Friday, August 26, 2011

Cần Giờ

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Vào năm 1978, huyện có tên là Duyên Hải với diện tích 714 km², số dân là 55.173 người, gồm các dân tộc Kinh (80%), Khmer và Chăm. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An.http://www.datphuongnamtour.vn/upload/images/place_090624021723.jpgDiện tích của huyện là 704,2 km². Địa hình chia cắt bởi sông, rạch, không có nước ngọt. Rừng sác và đước, đất rừng chiếm 47,25% diện tích.
Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng ngập mặn Cần Giờ.
Huyện này có 69 cù lao lớn nhỏ.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjb7B7oP4vzox_So1Hhr3ujxT_iwZNtYPi78LtoAXRNHnMWAeNLk4-4ccuZufLjfFTHEqLGhJda-e8FuOqnAs8JN16PmLlEBl_3nKrK7DMJSeFbHI-q0vPh-ms_YZPmPiXFO0grXX_Ti2Q/s1600/1cangio2.jpgHuyện Cần Giờ có 8 ngôi chùa; 2 chùa thuộc phái Tịnh Độ Cư sĩ; Chỉ có Chùa Hải Đức (xã Cần Thạnh), Chùa Quang Minh Như Lai (xã Bình Khánh) và Chùa Nhơn Hòa (xã Lý Nhơn) là có tu sĩ trụ trì. Chùa Thạnh Phước (Chùa Cây Me) ở xã Cần Thạnh là chùa cổ hơn cả.
đường Rừng Sác có tổng chiều dài 36 km với 6 làn xe, tổng vốn đầu tư Xây dựng là 1.561 tỉ đồng, chưa trải nhựa, vẫn đầy đá dăm, đá nhuyễn... Nhiều đoạn chỉ thấy rừng ngập mặn hay những vuông tôm ở 2 bên đường.
Tiềm năng về quần thể động-thực vật đặc biệt phong phú, đa dạng cùng với khả năng khôi phục, chăm sóc kỳ diệu của con người đã và đang hồi sinh Cần Giờ - vùng đất hoang hoá một thời do chất độc hoá học trong chiến tranh-thành khu bảo tồn thiên nhiên, một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
http://www.dulichviet.com.vn/images/stories/du-lich-trong-nuoc/mien-tay/du-lich-can-gio2.jpgKhu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ (thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới, không chỉ cung cấp nhiều loại lâm sản mà còn là nơi cư trú của nhiều loài hải sản, chim nước, chim di cư và một số loài động vật lưỡng cư trên cạn.
Một góc khu sinh quyển Cần Giờ Một góc khu sinh quyển Cần Giờ
Đây cũng là khu rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Với nhiều loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, Cần Giờ thu hút du khách bằng sự lựa chọn phong phú: tham quan Lâm viên Cần Giờ dành cho những người thích nghiên cứu hệ động-thực vật; thăm đảo nuôi hàng ngàn con khỉ sống tự do trong rừng; thăm sân chim tự nhiên với diện tích hơn 100 ha hay thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hiếm có ở Đầm Rơi.Sáng sớm, tôi ra Trạm điều hành Bến Thành, sau đó đi tuyến xe bus số 20 (Bến Thành - Nhà Bè) với giá $4.000VND hay đi tuyến xe bus số 90 với giá $6.000VND; nếu đi tuyến xe bus số 75 với giá $25.000VND thì nhanh hơn. Thấm thoát mà đã gần 30 năm sau tôi mới trở ra Cần Giờ. Từ Bến Thành qua quận 4 - KCX Tân Thuận - Thị Trấn Phú Xuân(Nhà Bè), từ đường Nguyễn Tất Thành theo đường Huỳnh Tấn Phát đi một lèo đến bến phà Bình Khánh.
8g sáng: Tôi đến bến phà Bình Khánh (ở cuối bến) khi trời vừa nắng lên nên tha hồ hít thở gió mát ban sớm rồi tà tà chụp hình thoải mái. Chợ Bình Khánh bây giờ tấp nập hơn, gần bến phà có thể thấy vài ụ sửa tàu hải quân, xa xa là vài chiếc tàu hàng đang neo hay ra vào sông Saigon. Sau đó tôi đi qua phà. Sau khi qua phà, tôi gặp bến xe bus Bình Khánh, ở đây chỉ có một tuyến duy nhất là Bình Khánh - Cần Thạnh (MST 90). Đi hết tuyến theo đường độc đạo Vàm Sát - Rừng Sác(khoảng 40 km) là tôi đã đến được trung tâm của Cần Giờ là thị xã Cần Thạnh. Từ chổ này, tôi không kiếm được anh xe ôm nào và thấy đi bộ rất là ...oải! Lúc này tôi mới thấy đi bằng xe gắn máy có lẽ sẽ thú vị hơn.
Xe bus ở Saigon nói riêng, VN nói chung có khá nhiều bất tiện: không đúng giờ, tài xế + tiếp viên thiếu cẩn trọng + nhã nhặn, bỏ trạm tùy tiện, không có máy lạnh, v.v... Giá như Bình Khánh sớm xây cầu thay phà thì hay biết mấy !
8:30
Từ Saigon đi Cần Giờ, trước khi đến cầu Dần Xây, nhìn bên tay phải có bảng(billboard) treo: khu Du lịch Vàm Sát(cổng vào treo bảng: Khu Nghiên cứu rừng ngập mặn Rừng Sác). Ngay chân cầu Dần Xây, tôi mua vé đi thuyền cano vào tham quan khu Du lịch Vàm Sát(do công ty Phú Thọ làm chủ, nghe nói công ty mẹ là khu Du lịch Đầm Sen ở quận 11). Vé: $415,000/ người, rất thoải mái khi chỉ có 1 mình tôi với anh tài công trẻ lái cano vun vút trên sông Dinh Ba vào Đầm dơi. Ghé vào Đầm dơi, anh Đông chèo xuồng đưa tôi đi tham quan đàn Dơi qu tự nhiên(nghe nói trước kia có 3000 con dơi nhưng nay chỉ còn vỏn vẹn 300 con !) trước khi câu cua giải trí. Một đoàn làm phim của HTV đang quay bộ phim Đồng Quê khiến nơi này bớt vắng vẻ.
Rời Đầm
dơi, anh tài công trẻ tiếp tục lái cano vun vút trên sông Dinh Ba vào khu Trung Tâm. Tôi thích thú leo lên Tháp tang bồng cao 25m đề ngắm nhìn toàn cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ (y như khu Đất Mũi Cà Mau!). Vào tham quan trại nuôi cá sấu, tôi bắt gặp những chú khỉ đuôi dài, vài con kỳ đà, mấy chú rắn nước.... Đi thuyền composite chơi trò câu cá sấu rồi qua tràm chim xem nhiều loại chim rừng ngập mặn, trở về khu Trung Tâm xem đàn hươu nai bên cạnh nhà hàng. Ngồi ăn trưa, tôi thích thú xem 1 chú vượn biểu diễn trên sào giữa đầm. Trở ra cano, tôi về bến đò ngay chân cầu Dần Xây để từ giã khu Du lịch Vàm Sát - Đầm dơi. Hình như khu Du lịch Vàm Sát học kinh nghiệm từ rừng ngập mặn Florida nhưng chỉ ở bước đầu, chưa đủ vốn & kinh nghiệm nên có lẽ chưa thu hút du khách nhiều lắm?
Tôi đến đảo Khỉ nhưng khi ghé vào thì đã muộn nên tôi quyết định đi luôn về Cần Thạnh. Đến ngã 3 Cần Giờ, tôi đi thẳng đến khu resort Phương Nam và tham quan "đảo Ngọc". Dạo chơi ven bờ biển cát đen đầy xác nghêu từ
khu Du lịch Tâm Ngọc qua khu Du lịch & resort Phương Nam, có hồ bơi nước biển nhung nổi bật nhất là cầu Nam Hải đưa ra tham quan "đảo Ngọc" thực tế là nhà hàng và nhà trọ giữa biển với giá $150USD/ đêm mà nói thật tiện nghi chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhìn khu kè đá ven biển ở đây, tôi cũng thất vọng khi thấy việc làm bờ kè ven biển ở VN còn nhiều hạn chế.
Rời
khu Du lịch & resort Phương Nam, tôi đến tham quan Lăng Ông Thủy Tướng (nơi thờ cá ông của ngư dân Cần Giờ) vì đang có lễ hội trong 2 ngày 12 -13 Âm Lịch rất đông vui với đoàn tuồng cổ giúp vui, hầu như ngư dân đều kéo về đây. Ngay sau chợ Cần Giờ cũng có Lăng Ông Thủy Tướng khác.
Tôi hối hả chạy qua khu Du lịch & resort 30/4 (được xem như khu trung tâm) với khu Du lịch & resort Cần Giờ do Saigon Tourist đầu tư nên rất "bài bản". Ngồi bên ly beer Saigon đỏ và cua & ghẹ rang me($300.000/ kg ),nghe giới thiệu Công trình đô thị lấn biển Cần Giờ & nghe giới thiệu đặc trưng của rừng ngập mận Cần Giờ... Tôi thử bước qua bãi cát đen để xuống tắm biển Cần Giờ để thấy nét độc đáo của nước biển êm & ấm, cát mịn của Cần Giờ.http://dulich.tuoitre.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=278000Lái xe dọc theo bờ biển Cần Giờ, theo đường Duyên Hải đi vào Cần Thạnh, có lẽ đây là con đường đẹp nhất Cần Giờ. Giống như hầu hết tỉnh & thị trấn khác của VN, nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác Cần Giờ thật to đẹp! Vào chợ Cần Giờ rồi qua khu công viên Cần Giờ, tôi có thể nhìn thấy Vũng Tàu xa xa với Núi Lớn, Núi Nhỏ, bãi Thùy Vân... Cần Giờ hôm nay có khá nhiều ngôi nhà to đẹp và đường sá cũng tôt & khang trang hơn nhiều. Ra đây, không thấy xe cộ chen chúc, không nghe còi xe inh ỏi, được ngồi cano lao vun vút trên sông giữa trời lộng gió...; tôi thấy hạnh phúc làm sao !
http://uploads.videonhadat.com.vn/property/292920/S/600x450/1862009122838359.JPGBạn có thể mua sắm, tham quan chợ, tham quan Lăng Cá Ông, thưởng thức món bánh khọt nổi tiếng ở gần chợ... Vào thời gian này, bạn có thể thuởng thức trái cây (xoài) tại vuờn, và đi dạo bờ biển... Bạn có thể liên hệ để đi vào tham quan rừng ngập mặn Vàm Sác - Đầm Dơi hay khu bảo tồn Rừng Sác ở gần đó, cũng có nhiều cái thú vị lắm. Còn nhà nghĩ thì mình đuợc biết là giá khoảng 100-150.000 đồng/phòng đó. Sau đó bạn sẽ lại tiếp tục đón tuyến xe bus số 90 để trở về bãi biển 30 tháng 4. Đây là bãi tắm khá nhất được khai thác để phục vụ khách du lịch ngay cửa ngỏ vào thị trấn Cần Giờ. Một phần nữa vào buổi tối ở khu vực bãi biển này không có đèn, nếu bạn may mắn gặp trời quang thì bạn sẽ ngắm được một bầu trời đêm đầy sao, cùng với gió và tiếng sóng biển. Thật tuyệt vời đúng không? Giống như hầu hết thành phố biển khác, Cần Thạnh cũng êm ả, dễ thương đến mức ...buồn hiu ! Vài cô cậu ôm nhau tình tứ bên mấy gốc phi lao hay hàng dương... Còn tôi ngồi nghe kể về chuyện Cần Giờ trong 36 năm qua thay đổi ra sao...
Sáng hôm sau tôi đón xe ôm đi ra khu đảo Khỉ và Rừng Sác.
Hợp lưu của sông Lò Rèn và sông Vàm Sát trong rừng Cần Giờ, nhìn phía xa hướng Đông có thể thấy Núi Lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền GiangLong An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.
Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò...
http://images02.jaovat.com/ui/1/76/91/40827591_1.jpgTrước chiến tranh, Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi đây trở thành “vùng đất tử thần ” khi đặc công Rừng sác của VC xây dựng căn cứ nổi tiếng ở đây. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi là huyện Duyên Hải và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.
http://media.vunvut.com/UserImages/87/6e6071b9-2144-4d82-9847-4b14138d2bfa.jpgĐảo Khỉ
Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
http://best-resort-in-vietnam.com/static/upload/2011/05/13/cangio.jpgSự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dân Cần Giờ. Hiện khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gònVàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, và các động vật có xương sống khác.[3]
  • Về thực vật: nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả.
Kỳ đà ở rừng ngập mặn Cần Giờ
Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành "lá phổi" đồng thời là "quả thận" có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn để ra biển Ðông.
Từ một vùng đất nghèo, Cần Giờ đã đổi thay khi được thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch và phát triển thành khu du lịch sinh thái. Năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập, tháng 2/2003 đã được chức du lịch thế giới cũng công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới ở nước ta. Ở đây có nhiều hoạt động du lịch thú vị như tham quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim với rất nhiều loài chim sinh sông, tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã , tìm hiểu về hệ thực vật - động vật nơi đây.
Hình ảnh Tau tren song.jpgTiềm năng về quần thể động-thực vật đặc biệt phong phú, đa dạng cùng với khả năng khôi phục, chăm sóc kỳ diệu của con người đã và đang hồi sinh Cần Giờ - vùng đất hoang hoá một thời do chất độc hoá học trong chiến tranh-thành khu bảo tồn thiên nhiên, một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ (thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới, không chỉ cung cấp nhiều loại lâm sản mà còn là nơi cư trú của nhiều loài hải sản, chim nước, chim di cư và một số loài động vật lưỡng cư trên cạn.
alt
Đây cũng là khu rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, Cần Giờ là khu rừng được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý tốt nhất Đông Nam Á. Với sự hiện diện của khoảng 160 loài, thảm thực vật Cần Giờ còn là môi trường sinh sống của hơn 700 loài động vật thủy sinh không xương sống, 137 loài cá, trên 40 loài động vật có xương sống.
Đặc biệt, nơi đây đang hình thành trở lại các sân chim tự nhiên với số loài đã chiếm tới 34% tổng số loài chim nước ở Việt Nam, trong đó có tới 9 loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ của thế giới.
Không chỉ có thế, văn hóa của cộng đồng người dân nơi đây cũng rất phong phú và mang đậm bản sắc bản địa, gắn liền với các làng nghề truyền thống như làng chài, làng rừng, làng nông.... Đây cũng là nơi đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á phát hiện ra khu mộ cổ chum với trên 300 ngôi, di chỉ có giá trị về nền văn hóa Óc Eo.
Hình ảnh LAMVIE3.jpgVới nhiều loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, Cần Giờ thu hút du khách bằng sự lựa chọn phong phú: tham quan Lâm viên Cần Giờ dành cho những người thích nghiên cứu hệ động-thực vật; thăm đảo nuôi hàng ngàn con khỉ sống tự do trong rừng; thăm sân chim tự nhiên với diện tích hơn 100 ha hay thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hiếm có ở Đầm Rơi.
http://rongbay2.vcmedia.vn/thumb_max/up_new/2010/07/09/201007131602_cangio_3.jpgcầu treo Vàm Sác
Du khách cũng có cơ hội tham quan rừng ngập mặn Vàm Sát-một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam- để tận hưởng không khí trong lành, thưởng thức những món ăn được chế biến từ những sản vật sẵn có ở đây như tôm, cua, ngao...
Thế mạnh du lịch, phát triển thuỷ sản của Cần Giờ đã và đang là điểm nhấn để cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây.
Quy hoạch về một khu đô thị lấn biến ở khu vực này đã được Chính phủ phê duyệt, với diện tích khoảng 872 ha, nhằm xây dựng Cần Giờ thành một trung tâm dịch vụ du lịch-thương mại, bao gồm cả các khu bảo tàng sinh thái biển vào năm 2010.
alt
Một Vài Loại Hình Du Lịch Đặc Trưng :
Du Lịch Thuyền Buồm
Nếu muốn du lịch bằng thuyền buồm mà không cần phải ra đến vịnh Hạ Long thì ngay trên sông Sài Gòn bạn có thể thực hiện một chuyến du ngoạn về Vàm Sát (Cần Giờ) bằng du thuyền sang trọng.
http://www.thuonghieuviettravel.com/upload/images/place_090730124149.jpgThú vị, đó là đánh giá của hầu hết du khách trên chiếc du thuyền của Công ty thuyền buồm Đông Dương. Ngay cả chủ những chiếc thuyền qua lại trên sông Sài Gòn cũng phải trầm trồ, thú vị khi chiêm ngưỡng “anh bạn khác người” đang nhẹ lướt trên dòng sông nặng phù sa.
http://www.camnangdulich.com/images/stories/abc/432377212_4a9fe1ceb1.jpgThêm nữa, những cảnh tượng trên chuyến hành trình luôn gây bất ngờ cho khách, từ cảnh đón bình minh trên thuyền đến cảng Bến Nghé, Nhà Bè, phà Bình Khánh, khu công nghiệp Hiệp Phước. Đặc biệt là nơi đến cuối cùng là Khu du lịch Sinh thái Vàm Sát (trực thuộc Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ, TPHCM) với những điểm tham quan độc đáo như: Đầm Dơi, sân chim, đầm cá sấu, tháp Tang Bồng, trại nai nuôi hoang dã trong rừng, nhà hàng đặc sản…
http://du-lich.chudu24.com/f/d/090611/bai-tam-can-gio0.jpgTrên đường trở về du khách còn có cơ hội ngắm hoàng hôn trên sông, khi thành phố lên đèn tuyệt đẹp.
Riêng các hãng lữ hành mừng vì tuyến du lịch trên sông Sài Gòn bằng tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng đến khu dự trữ sinh quyển thế giới - “lá phổi xanh” của thành phố rừng ngập mặn Cần Giờ có thêm dịch vụ mới phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.
http://www.danavacation.com/images/hinhtrichdan/Can%20Gio.jpg
Tiếp giáp về phía Nam của rừng Cần Giờ là biển Đông. Biển Đông trong xanh, bờ cát mịn, với không khí thoáng mát voi một khu sinh thái , đang được xây dựng trở thành khu du lịch hiện đại.
Hình ảnh Rừng ngập mặn Cần GiờTheo cung đường với màu xanh bạt ngàn của những loại cây đặc trưng như: Đước, Mắm, Sú, Vẹt, Giá, Cốc… đứng sát nhau trong nắng với những bộ rễ cuồn cuộn nổi trên mặt nước, du khách đến với Cần Giờ – khu rừng ngập mặn lớn nhất và cũng là lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh.. Lẫn trong màu rừng là nét hoang dại của cánh hoa Thọ kiểng, xanh lục của quả Đước, vàng của quả Mắm, tím dại của hoa Sam biển. Ngồi thuyền máy len lỏi sâu vào rừng ngập mặn, tìm về chiến khu Rừng Sác nổi tiếng một thời. Cần Giờ – một địa chỉ đỏ trong quyển sách bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên, sẽ là diểm đến hấp dẫn du khách yêu thích dã ngoại, muốn được khám phá nhất là vào mỗi cuối tuần.Với diện tích 70 ngàn ha (trong đó có 35 ngàn ha rừng ngập mặn)
http://www.thuonghieuviettravel.com/upload/images/place_090730124203.jpghttp://www.camnangdulich.com/images/stories/kinhnghiemdulich/can-gio-05.jpgKhu du lịch sinh thái Cần Giờ được bao phủ bởi một màu xanh thẳm với rừng cây cao ngất tầm nhìn, tạo nên một hệ sinh thái hài hòa, một bầu không khí trong lành.Khu du lịch sinh thái Cần Giờ còn có hai điểm Đầm Dơi và Tràm Chim, do thiên nhiên ưu đãi nên hai nơi này biến thành nơi làm chỗ trú ngụ của hàng triệu chim cò, vạc, dơi, quạ... Những đàn chim cò ầm ĩ bay đi kiếm ăn và gọi đàn về tổ ngơi nghỉ. Hiện nay hai nơi này đang xuất hiện ngày càng nhiều hệ động vật quý hiếm về đây sinh sống như trăn, rắn, rùa, cá sấu, kỳ đà... Khu nghỉ mát Hàng Dương cũng là bãi biển 30/4, một bãi biển lý tưởng đối với khách tham quan, ngày hè nóng bức du khách sẽ về đây tắm biển đón từng cơn gió mát thổi vào tạo cho mặt biển những lượn sóng liên tục nhấp nhô bỏ vòi trắng xóa, tâm hồn đầy sảng khoái quên đi những sự mệt mỏi sau bao ngày làm việc.
• Tham quan khu rừng khỉ thiên nhiên
• Tham quan nhà bảo tồn bảo tàng rừng Sát
• Đi thuyền máy trên kinh rạch tham quan khu rừng ngập mặn (UNESCO vừa công nhận vào ngày 28/12/2000) và khu căn cứ cách mạng Rừng Sác
11:30 Dùng cơm trưa tại nhà hàng Carrot (khu Cần Giờ Resort) hoặc nhà hàng Rừng Sác (khu Lâm Viên Cần Giờ)
13:30 Tham quan & dạo bộ chợ Cần Giờ (nơi cửa sông Sài Gòn đổ ra biển)

15:30 Trở về Saigon.Nói đến món ngon Cần Giờ, trước hết phải nói đến hải sản. Cần Giờ có đường bờ biển dài khoảng 13 km, phần lớn là những bãi nghêu được nuôi trong môi trường tự nhiên. Hàng ngày, tiếp nhận lượng lớn phù sa từ các con sông lớn từ Đồng Nai, Soài Rạp đổ vào, vì vậy hải sản ở đây rất mau lớn và có vị ngọt tự nhiên rất đậm đà. Nghêu có màu trắng đục như sữa, thịt dày và dai, khi bắt lên chỉ cần ngâm nước sơ qua rồi hấp gừng, ăn với nước mắm ớt ngọt hoặc muối tiêu chanh thì thật tuyệt vời.
Cần Giờ có khá nhiều loại hải sản, từ các loại cua, cúm, ghẹ đến tôm, ốc… Trong các món được du khách yêu thích nhất phải kể đến tôm. Tôm Cần Giờ phần lớn là tôm sú, được bắt từ biển hoặc các ao, đầm. Ngoài ra, còn có các loại khác như tôm sắt với lớp vỏ cứng, hay tôm đất với lớp vỏ mềm trong, thịt dẻo lại ngọt tuyệt vời.
Ngon nhất vẫn là loại tôm gạch son, thường có vào khoảng tháng 3-4 âm lịch. Khi chế biến, chỉ cần rửa sạch tôm và cho vào nồi hấp, để một tí bia là đã có một đĩa tôm đỏ tươi hấp dẫn còn nghi ngút khói. Nếu không muốn ăn theo kiểu hấp, bạn thể thể nhờ nướng tôm ngay tại chỗ. Mùi tôm thơm lừng, quyện vào mùi gió biển từ hàng dương sẽ khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn.
Bên cạnh cua còn có món ghẹ biển. Có loại màu đỏ hồng, có loại màu xanh. Ăn cua ghẹ ngon nhất là vào những ngày cuối tháng vì thịt sẽ chắc hơn. Không nên ăn vào những ngày rằm vì thịt ít – dân địa phương gọi là “óp”. Cần Giờ còn có loại cua cúm.
Về cơ bản, nó giống hình dạng như cua, sống chủ yếu trong rừng đước. Thân hình màu đen, mang chiếc mai xù xì, nhưng thịt thì rất chắc và đặc biệt thơm ngon. Còn ốc, Cần Giờ là nơi du khách có thể tìm thấy nhiều món ngon chế biến từ ốc như gỏi chua ốc đụn, ốc giác, ốc hương biển hấp xả, ốc mỡ xào me… Mỗi loại đều mang đến cho thực khách một cảm nhận riêng về vị ngon đặc trưng của món ăn. Nếu ốc giác cho du khách cảm giác dai dai, giòn giòn, thì ốc mỡ lại ngọt lịm và mềm mại. Lại có ốc hương biển với những chiếc bông lấm tấm, điểm xuyết thêm cho hương vị ngọt thanh và phảng phất hương biển của mình.
Phà Bình Khánh 5k hay 6k vé cho xe máy + 2 người, hiện nay có tới 8 phà cùng hoạt động 1 lúc rồi (mình đếm thấy) nên ko fải dài cổ chờ đợi
Đường đi:
Qua khỏi cầu Bình Khánh thì cứ 1 đường độc đạo Vàm Sát mà chạy. Trên đường bên tay phải sẽ thấy có ngã rẻ và biển chỉ đường, nếu tham quan Vàm Sát và Đảo Khỉ thì quẹo vào.
Đi thêm 1 đoạn nữa, cũng bên tay phải là quẹo vào đường Duyên Hải, đi thẳng 1 đường là vào khu du lịch Tâm Ngọc & Hòn Ngọc Phương Nam Resort 3*
Đi tiếp nữa sẽ tới vòng xoay có 4 ngã. Quẹo phải là vào bãi 30/4, đi thẳng là vào thị trấn Cần Thạnh, quẹo trái là vào khu dân cư mới. Cần Giờ Resort thì nằm ngay bãi 30/4 luôn.
Chú ý: HNPN Resort & Tâm Ngọc cách bãi 30/4 khoảng 6km lận nhé, đường đi hơi xấu. Ko tiện cho ai khoái ăn hải sản như mình vì phải đi tới đi lui. Giá trong resort thì dĩ nhiên mắc rồi >_<
Đường xá mỗi bên tới 3 lane, tổng cộng 6 lane, rộng như QL , vừa hoàn thành nên sẽ chạy tốt.
Lưu ý khi đi xe máy:
CSGT bắt ác lắm, nên đi thì có đủ các thứ sau để khỏi mất vui: 2 kiếng zin của xe, bằng lái, giấy tờ xe, bảo hiểm xe. Xe ko độ, thay đổi kết cấu xe nha. Bữa cái xe thay thắng đĩa ko dám vác đi đó + lo gắn thêm cái kiếng phải + mua bảo hiểm 1 năm luôn.
Tốc độ giới hạn 40km/ h. Nhưng cái này hên xui, bữa chạy 60 – 70 mà ko bị vịn.
Đổ đầy xăng khi vừa qua phà Bình Khánh
Nên đi nhóm 2 – 3 xe hoặc xe xài loại bánh ko bể vì có những đoạn chỉ rừng là rừng, bể bánh là khóc tiếng Irắc luôn

Xe bus:
Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe bus 20 hay 90(đi Nhà Bè), xe bus sẽ dừng ở ngay đầu bên này của Phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua Phà, sau khi qua Phà bạn bắt tiếp một tuyến xe bus nữa để đi ra Biển (tuyến số 90).
Trên đường đi, nếu muốn ghé thăm quan điểm nào thì xin xuống rồi đi bộ vô, sau đó lại ra bắt tiếp xe bus để đi.
Xe bus ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống xe mà có thể bắt và xuống ở mọi trạm.
Xe bus chạy rất dày, cứ 5 – 10’ là có 1 chuyến, giá vé mấy ngàn toàn tuyến

KDL Vàm Sát: Trong này có 1 chỗ đáng lưu ý là Biển Chết, được lấy nguyên mẫu của... Biển Chết. Sau đó là Đầm Dơi, Sân chim, Tháp Tang bồng, câu cá sấu, câu cua... Được cái là phải đi đò vào, cảnh cũng đẹp. Coi chi tiết giá các dịch vụ: http://www.vamsat.com.vn/index.php

KDL Đảo Khỉ: Khỉ quậy & giang hồ lắm nha, sẵn sàng giựt đồ, đtdđ, túi xách, mắt kiếng... nên chú ý vào đây nhớ cất hết đồ vào balô đeo cẩn thận. Có mẹo trị khỉ: cầm một khúc cây tầm 50cm là okay, tụi khỉ thấy người cầm cây, tự giác sẽ ko dám tới gần.

Lăng Cá Ông: Nằm ngay trong Chợ Cần Giờ, đang trưng bày bộ xương cá Ông (cá Voi) dài khoảng 17m. Vừa viếng lăng, vừa dạo chợ cũng là 1 cái thú.

Thánh thất Cao Đài: Ngoài ra tại trung tâm thị trấn Cần Thạnh có 1 Thánh thất Cao Đài khá đẹp, có thể vào tham quan và chụp ảnh.

Thị xã Cần Thạnh: cách khu du lịch 30/4 chừng 8km. Đó là một thị trấn nhỏ, êm đềm nằm trên mảnh đất hình mũi nhọn như một mũi tên chỉ về hướng Vũng tàu. Từ Cần Thạnh nhìn về hướng Vũng tàu, bạn có thể thấy rõ núi lớn, núi nhỏ, thấy cả con đường ven biển với những ánh đèn vàng lấp lánh về đêm. Tại công viên Cần Giờ (gần chợ Cần Giờ ) ngay trong thị xã, ban đêm nhìn qua là đường Hạ Long, bãi Thuỳ Vân của Vũng Tàu, lấp lánh ánh đèn.

NHÀ HÀNG DUYÊN HẢI
Địa chỉ:/2 KP MIỄU BA , Xã Cần Thạnh , Huyện Cần Giờ , TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08)8740366
Nên thưởng thức một đặc sản ở nhà hàng Duyên Hải (Hưu Trí cũ), đó là món Sò Tái Thái (hay gọi là tiết canh sò huyết), ngon tuyệt.

NHÀ HÀNG HÀNG DƯƠNG
Địa chỉ:ẤP LONG TH , Xã Long Hòa , Huyện Cần Giờ , TP Hồ Chí Minh. Điện thoại(08)8743610
Quán Thanh Lịch hay quán Cát Biển đối diện Thanh Lịch, ngon bổ rẻ.
Có món Lẩu Cua được khen ngon rất nhiều.
Dao ngoc Trai Dao Ngoc Trai Dao ngoc Trai
Dao Ngoc Trai Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có 2 khu du lịch & resort nổi tiếng nhất: khu 30/4 & khu Hòn Ngọc Phương Nam(đảo Ngọc Trai, trên đường ra mũi Đồng Tranh). Sông Đồng Hòa chạy từ Tây sang Đông, gặp sông Dinh Bà ở ngã 3 Cần Thạnh.

http://static.panoramio.com/photos/original/6157036.jpg

Chợ Cần Giờ hay gọi là chợ Cần Thạnh: Trong thị xã Cần Thạnh, giá rẻ, nhưng chỉ có nhiều cá tôm, chứ cua ghẹ, ốc ko đa dạng như ngay chợ Hàng Dương. Khoảng 2 – 3h chiều là ghe chài về, mua được giá rẻ.



Biển 30-4: Đã được quy hoạch lại nhìn cũng okay. Hàng quán ko còn xô bồ nữa. Đường ven biển cho xe máy chạy thoải mái, rất mát, còn có thể dắt luôn xe xuống bãi biển chạy chơi. Giá cả ko chặt chém.
Thuê ghế bố: 5k / cái, ngồi đến bao lâu tùy thích.
Tắm nước ngọt: 5k / lần
Trà xanh C2: 7000đ / chai (cái này mua uống thử cho biết giá đó mà, chấp nhận được)
Từ 4 – 5h chiều, biển vào sát bờ đá, sáng thì nước rút rất xa, bãi toàn là nghêu ko ah.
Biển CG dở cái là cát đen, biển bùn, chính là lý do ko fát triển du lịch mạnh đc.



Chợ Hàng Dương: chỉ cách bãi biển 30/4 khoảng 50m là tha hồ lựa chọn. Hải sản tại đây vừa tươi ngon, vừa được bán đúng giá, đặc biệt du khách sẽ được phục vụ chế biến món ăn theo ý thích ngay tại chỗ. Có cả một dãy tiệm bán đồ lưu niệm, cũng nhộn nhịp lắm, giá cả rẻ hơn Vũng Tàu. Điểm cộng nữa là bãi 30/4 và chợ đều ko có ăn xin, vé số và dân tình buôn bán hiền hòa, ko chèo kéo hay chặt chém.

RESORT:

- Hòn Ngọc Phương Nam Resort 3*: http://www.phuongnampearlresort.com/
Giá phòng coi trong link há, hình có trong album:
Vé tham quan, chụp hình, ko bao gồm tắm hồ bơi: 20k / người

- Cần Giờ Resort 3*: http://www.cangioresort.com.vn/
Em này thì ngay bãi 30/4

- Tâm Ngọc Resort: http://www.resorttamngoc.com/
Gần HNPN, nhưng thực tế nhìn vắng teo, tiêu điều lắm, ko vào nên ko biết ra sao

Rất buồn là đường lối kinh doanh của các resort tại đây hơi bị dở, vì DPGR liên hệ lấy giá tốt cho các bạn nhiều lần mà đáp lại chỉ là sự im lặng???!!!

KHU CÁC KS TỐT CÁCH BÃI 30/4 KHOẢNG 100M, trong 1 con đường riêng, yên tĩnh, nhiều cây, rộng rãi, khá giống Quận 7

Nhà Nghỉ Thái Dương

1, Đường Số 1, Huyện Cần Giờ, TP.HCM
Phone: ( 08) 3874 3985 – Gặp Dì Mười
Phòng chuẩn 2*, các phòng phía trước có ban-công, view ra ruộng lúa rất thoáng mát, nước nóng lạnh rất mạnh, wc sạch sẽ rất okie, chăn ga gối nệm xài drap cotton, mềm lông êm dễ chịu, xài đầu KTS truyền hình cáp, TV rõ đẹp. Bà chủ Dì Mười + 2 nhóc con trai rất hiếu khách dễ thương
Giá phòng 250k / ngày đêm, thuê từ 2 phòng thì trả giá 200k dẻo miệng xíu là okie. Có cho thuê theo giờ, rất tiện cho ai đi sáng đi chiều về, trưa ghé vô tắm rửa cho mát, ngủ 1 giấc, chiều về cho khỏe.
DPGR chọn ở hotel này vì mục tiêu đi CG: Ăn là chính, gần chợ, tiện cho cái bao tử ^__^

Nhà Nghỉ Tâm Tâm

3, Đường Số 1, Huyện Cần Giờ, TP.HCM
Phone: ( 08) 2214 4899
Thấy bên ngoài cũng cỡ Thái Dương, ko biết nội thất ra sao. Giá phòng bằng.

Nhà Nghỉ Bảo Hưng

Đường Số 1, Huyện Cần Giờ, TP.HCM
Phone: ( 08) 3874 4122
Hét giá tới 500k nên loại ra khỏi list luôn.
Tôi chọn Lâm Viên Cần Giờ của Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ làm điểm dừng chân đầu tiên. Nơi đây còn được gọi bằng một cái tên khác là Đảo Khỉ. Đúng như tên gọi, những đàn khỉ “chào đón” tôi ngay từ cổng vào Lâm Viên. Khỉ nơi đây thuộc giống khỉ đuôi dài, lúc trước sinh sống rất nhiều tại rừng Sác, nhưng do sự tàn phá của chiến tranh nên sau năm 1975 chỉ còn lại vài con. Đến năm 1978, rừng bắt đầu được trồng lại, cộng với sự quan tâm chăm sóc của các nhân viên Lâm Viên nên đàn khỉ phát triển nhanh chóng, đến nay số lượng đã lên hơn 1000 con.
Tổ chức bầy đàn của khỉ đuôi dài khá chặt chẽ, mỗi bầy thường có một khỉ đực to khoẻ nhất giữ vai trò đầu đàn, "điều hành" mọi hoạt động chung của bầy. Vào thời kỳ động dục, khỉ đầu đàn có quyền giao phối trước với mọi khỉ cái trong bầy. Khỉ đầu đàn sẽ giữ vai trò lãnh đạo cho đến khi có một khỉ đực khác trong bầy đánh bại nó. Con khỉ đực thua trong trận đánh giành chức đầu đàn sẽ phải tách bầy, sống một mình. Nếu may mắn hơn, nó có thể kéo theo được vài khỉ cái và lập bầy mới… Nói thật là khỉ ở đây phá dễ sợ!

Ngộ nghĩnh, tinh nghịch, nhốn nháo…, các bầy khỉ dễ dàng thu hút sự chú ý và thích thú của du khách khi đặt chân vào công viên. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, các du khách, nhất là khách nữ, sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của những “tên cướp cạn” này. Chỉ một phút lơ đễnh thì rất có thể đồ ăn, nón, túi xách và cả máy ảnh, điện thoại di động của bạn bị một chú khỉ chớp lấy và leo lên cây nhe răng “cười” với khổ chủ hoặc chạy biến vào rừng. Lúc này, khổ chủ chỉ biết mếu… Ngoài những đàn khỉ, Lâm Viên còn có một khu nuôi cá sấu hoa cà và chương trình biểu diễn xiếc thú vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.

Đường vào khu tái hiện Đường vào khu tái hiện
Tôi đi canô từ bến tàu phía ngoài Lâm Viên để đến với khu tái hiện Căn cứ Rừng Sác. Mười phút đi ca — nô để lại cho tôi cảm giác khó quên khi được chòng chành trên mặt nước, với tốc độ cao, len lỏi theo những con rạch nhỏ lẩn khuất dưới rừng đước um tùm. Căn cứ Rừng Sác ra đời từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp và tồn tại cho đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ. Được những cánh rừng ngập mặn và lòng dân che chở, nhiều cơ quan, đơn vị của miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn và các vùng lân cận tụ hội về đây, kề vai sát cánh để chiến đấu với quân thù. Giữa rừng ngập mặn, không một gò đất cao, không một giếng nước ngọt, thực phẩm thiếu thốn, kẻ thù càn quét liên tục, cộng với bệnh tật, cá sấu, muỗi mòng… nhưng các chiến sĩ rừng Sác vẫn kiên trì bám trụ, lập nên những chiến công làm run sợ kẻ thù.
Khu tái hiện chiến khu Rừng Sác Khu tái hiện chiến khu Rừng Sác
Tiêu biểu cho các đơn vị chiến đấu ở đây là Đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Đơn vị này có rất nhiều chiến công nhưng nổi bật nhất là trận đánh kho xăng Nhà Bè — chiến tích làm rung động dư luận trong nước và quốc tế. Kho xăng dầu Nhà Bè cung ứng 80% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên toàn miền Nam của chính quyền chế độ cũ, đặc biệt là nhu cầu quân sự. Bên trong kho xăng là 72 bồn, chứa trên 200 triệu lít xăng dầu, được bao bọc và canh chừng cẩn mật với 12 lớp kẽm gai các loại dày hàng trăm mét, giữa các lớp kẽm gai còn có chó săn và ngỗng, bên trong là bãi mìn và đường tuần tra. Ngoài ra, kho xăng còn được yểm trợ bởi lực lượng tàu chiến và trực thăng.
Được canh phòng cẩn mật như vậy, nhưng vào ngày 2/12/1973, hai mũi đặc công của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác vẫn đột nhập thành công, để đến rạng sáng ngày 3/12/1973, kho xăng Nhà Bè trở thành một biển lửa. Vụ cháy kéo dài 9 ngày đêm, thiêu hủy 200 triệu lít xăng dầu, một khu chứa khí đốt, hai nhà máy trộn nhớt, 2 nhà máy phát điện, một tàu dầu 12.000 tấn… Tám chiến sĩ đặc công tham gia trận đánh ấy, nhưng chỉ có sáu người trở về. Hai liệt sĩ Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm trên đường rút lui bị địch phát hiện và bắt sống, hai anh đã rút chốt lựu đạn để cùng chết với địch…
Tái hiện cảnh chiến sĩ rừng Sác chiến đấu với cá sấu Tái hiện cảnh chiến sĩ rừng Sác chiến đấu với cá sấu
Nồi nấu nước mặn thành nước ngọt Nồi nấu nước mặn thành nước ngọt
Để tưởng nhớ đến công lao, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ Rừng Sác, công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ đã phối hợp cùng các cựu chiến binh Rừng Sác tái hiện lại gần như nguyên bản căn cứ Rừng Sác năm xưa. Khu tái hiện bao gồm: nhà cảnh vệ, nhà đón tiếp, hội trường, nhà thông tin cơ yếu, nhà bếp, nhà quân y, nhà quân nhu… Du khách đến đây có thể hình dung được cuộc sống thường nhật gian khổ của các chiến sĩ rừng Sác qua mô hình bồn chứa nước mưa, nồi nấu nước mặn thành nước ngọt, cảnh chiến sĩ rừng Sác đánh nhau với cá sấu… Du khách cũng trầm trồ trước khẩu vị lạ lẫm của cơm nắm, của ba khía… - những món ăn ngày xưa của chiến sĩ rừng Sác.

Một góc Cần Giờ resort Một góc Cần Giờ resort
Sau một ngày tham quan mệt nhoài đầy cảm xúc, tôi rời Lâm Viên, đến với Cần Giờ resort. Khu resort 3 sao nép mình sau hàng phi lao của bãi biển 30/4 — bãi tắm chính của huyện Cần Giờ. Cảm giác thật tuyệt vời khi mở cửa sổ phòng, trong bóng tối thăm thẳm của biển khơi trước mặt, nghe tiếng phi lao xào xạc, tiếng sóng rì rào, và cả hương rừng Sác xa xa…
Căn cứ Rừng Sác ra đời từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp và tồn tại cho đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ. Được những cánh rừng ngập mặn và lòng dân che chở, nhiều cơ quan, đơn vị của Miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn Chợ Lớn và các vùng lân cận tụ hội về đây cùng kề vai sát cánh để chiến đấu với quân thù. Một điều mà chúng ta chưa hiểu được rằng tại sao trên sông nước mênh mông ,trong rừng sâu thăm thẳm, không một gò đất cao không một giếng nước ngọt không có một thứ gì có thể chống đói thay gạo, nước. Đối diện với bao kẻ thù, bệnh tật, muỗi mồng, bồ mắt, Cá Sấu, thiếu thốn mọi bề thế mà các chiến sĩ Rừng Sác vẫn sống, vẫn kiên trì bám trụ trên sông nước, vẫn lập nên những chiến công làm run sợ kẻ thù cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
http://du-lich.chudu24.com/f/d/090818/khutaihien.jpg?c=1&w=450Về chiến khu rừng Sác
Để ghi lại những hình ảnh về cuộc sống và chiến đấu cũng như tưởng nhớ đến những công lao, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ Rừng Sác năm xưa. Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ đã phối hợp cùng với các Cựu chiến binh Rừng Sác phục hồi tái hiện lại gần như nguyên bản Căn cứ Rừng Sác năm xưa. Bao gồm : Nhà Cảnh vệ – Nhà Đón tiếp – Hội trường – Nhà thông tin cơ yếu – Nhà Bếp – Nhà Quân y – Nhà Quân nhu – Nhà Quân giới – Hầm tránh bom – Nhà vệ sinh tự hoại. Đặc biệt xung quanh căn cứ từ xa cài cắm bãi chông bằng cây đước nhọn rất sắc xen kẽ còn có bãi chông bằng đinh và bằng sắt nhọn.
http://www.voh.com.vn/Data/News/201104/20110502165630doan-10-2511.jpgTuy còn chưa thật đầy đủ cần phải bổ sung phát triển thêm nhiều song những hình ảnh hiện vật trưng bày tại đây sẽ giúp quý khách hiểu thêm về quá khứ hào hùng của một thời Rừng Sác năm xưa.

http://farm3.static.flickr.com/2169/2426046381_27cebf8ed1.jpgTƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ RỪNG SÁC: ( nguyên bản cao 9m đặt tại Đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai ) . Tượng đài được Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM và Đồng Nai tặng giải nhất điêu khắc Trịnh Hoài Đức năm 2000.

Hình tượng hai chiến sĩ vươn lên trên sóng dữ, ôm vũ khí lao vào quân thù, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn, lòng dũng cảm và khát vọng vươn tới chiến thắng của chiến sĩ Rừng sác năm xưa.

Trước khi đi tham quan toàn khu Căn cứ, Quý khách có thể thành kính thắp nén hương để tưởng nhớ 860 chiến sĩ đã ngã xuống Rừng Sác nơi đây , góp phần cùng cả nước giành thắng lợi cho ngày đại thắng giải phóng Miền Nam 30/4 thống nhất đất nước.

- NHÀ CẢNH VỆ: Chủ yếu là bảo vệ tuyệt đối an toàn cho toàn bộ Căn cứ. Hệ thống bố phòng thành hai vòng. Vòng ngoài gồm những bãi chông cọc Đước, Dà, chông Đinh, mìn và hỏa lực đánh chặn từ xa, vòng trong bố trí các trái ĐH sẳn sàng đánh bật quân địch tiếp cận căn cứ.

Chiến sĩ cảnh vệ có tinh thần cảnh giác rất cao. Họ có thể phân biệt rất giỏi tiếng các loại động cơ, máy bay, tàu xuống để ứng phó kịp thới. Chỉ cần nghe một xuồng lạ chạy qua là các chiến sĩ nhanh chóng đuổi theo kiểm tra, vì vậy bọn thám báo ngụy rất khó lọt được vào căn cứ.

Trong suốt những năm chiến tranh, tiểu đội cảnh vệ luôn bảo đảm an toàn Căn cứ, duy chỉ có một trung đoàn phó Trần Việt Hải hy sinh do bị trúng bom Mỹ.

- NHÀ ĐÓN TIẾP: Cũng như nhà khách, khi có những chuyến hàng vào tiếp tế lương thực hoặc đón tiếp khách thì chỉ ngồi dừng chân ở nhà này không được vào khu vực bên trong, chỉ khi nào được lệnh của thủ trưởng thì mới được vào trong. Nơi đây còn là nhà vui chơi giải trí của các chiến sĩ trong lúc rãnh rỗi.

- NHÀ VỆ SINH: là một bộ phận không thể thiếu được của Căn cứ, vì nếu vệ sinh tự do thì phân thải ra sông rạch có thể gây hôi thối, ô nhiễm vùng căn cứ. Điều đáng lo hơn nữa là địch có thể dò theo mùi hôi và những đường phân chảy ra theo sông rạch để dò tìm đánh vào căn cứ. Chính vì vậy mà chiến sĩ Rừng Sác đã nghỉ cách làm nhà vệ sinh với hầm phân tự hoại, đây là sáng kiến quan trọng và thể hiện lối sống văn hóa của người chiến sĩ Rừng Sác năm xưa.

- ĐÂY LÀ HẦM TRÚ ẨN, phải đắp nổi trên mặt sình lầy để chui vào tránh phi pháo, nước lớn đầy đến cổ vẫn còn thở được. Qua nhiều tổn thất từ hầm chữ A, hầm có 2 cửa , vào không có hơi thoát ra làm tổn thất lực lượng rất nhiều . Vì vậy các chiến sĩ đã cải tiến sáng tạo ra hầm chữ T, hầm 3 cửa và đã chịu đựng nhiều đợt dội bom B52 nhưng vẫn an toàn tuyệt đối. Ở bên kia có hầm chữ H là hầm bốn cửa cũng để làm hầm trú ẩn tránh phi pháo.

- NHÀ HỘI TRƯỜNG: Nơi đây là sở chỉ huy căn cứ, cũng là hội trường dành cho hội họp . Tại đây đã tổ chức nhiều cuộc họp triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương cục, Quân ủy miền, vạch ra những kế hoạch tác chiến và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiều trận đánh vang dội làm quân thù khíp sợ, và rồi nơi đây cũng là nhà ăn, nơi giải trí và khi cần thì mắc võng lên thành nhà ngủ. Chủ nhân đầu tiên của sở chỉ huy là cố thiếu tướng Lương Văn Nho nguyên tư lệnh kiêm chính uỷ Đặc khu quân sự Rừng Sác người đã đóng góp nhiều công sức xây dựng căn cứ trong những ngày đầu mới thành lập (1965 – 1967).

Tiêu biểu cho tinh thần của Căn cứ Rừng Sác là cuộc chiến đấu của các chiến sĩ Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác Anh hùng

* Tiền thân của đoàn 10 đặc công rừng sác.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/05/05/Rung-sac-1.jpgCuối năm 1956, 60 chiến sĩ cán bộ cũ bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đã vượt nhà lao Biên Hoà về phối hợp với lực lượng cách mạng tại chỗ ẩn náu với nhiều hình thức hoạt động đã thành lập đoàn 508. Đoàn 508 đơn vị vũ trang đầu tiên được tổ chức tại rừng sác với quân số khoảng 200 người. Sau đó phòng công binh cục tham mưu miền cử một tiểu đội công binh chuyên đánh thủy lôi làm nhiệm vụ đánh tàu di chuyển trên địa bàn rừng sác. Tháng 5 hợp nhất các lực lượng vũ trang thành lập đoàn 125 lấy mật danh là 5001 do Nguyễn Khắc Bảo làm đoàn trưởng. Tháng 1 năm 1966 đoàn 125 nổi tiếng đổi thành đoàn 43. Đến ngày 15 – 4- 1966 Bộ chỉ huy miền quyết định thành lập Đặc Khu Quân Sự Rừng Sác với mật danh T10 sau đó đổi thành Đoàn 10 do đồng chí Lương Văn Nho ( Hai Nhã) làm đoàn trưởng và phiên hiệu đoàn 10 được lưu danh cho tới nay.

Nhiệm vụ cơ bản của đoàn 10 được xác định như sau:

+ Xây dựng khu căn cứ thành một khu căn cứ làm bàn đạp vững chắc bảo đảm cho lực lượng vũ trang luôn trong tư thế tiến công địch

+ Tiêu hao nhiều sinh lực địch, nhiều phương tiện chiến tranh của Mỹ Ngụy khi chúng di chuyển trên sông.

+ Tích cực xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, phát động phong trào chiến tranh du kích ở địa phương.

Do bị các chiến sĩ Rừng Sác tấn công, phục kích làm cho giặc bị tổn thất nặng nề, nên chúng ra sức càn quét, rải chất độc hóa học xuống các cánh rừng ngập mặn hầu biến nơi đây thành “ đất chết “, “ vùng trắng “ nhằm truy tìm xóa sạch lực lượng chiến sĩ Rừng Sác. Nhưng bọn Đế Quốc Mỹ xâm lược và tay sai Ngụy nguyền Sài Gòn đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân Cần Giờ mà đặc biệt là những cách đánh táo bạo và đầy sáng tạo của các chiến sĩ Đặc công Đoàn 10 Rừng Sác Anh hùng như đánh chìm tàu trên sông Lòng Tàu, đánh kho bom thành Tuy Hạ, bắn tên lửa vào trung tâm Sài Gòn, đốt cháy kho xăng Nhà Bè…Có rất nhiều chiến công nhưng trận đánh vào Kho xăng Nhà Bè vào lúc 0 giờ 35 phút rạng sáng ngày 3 tháng 12 năm 1973 làm xôn xao dư luận trong nước và quốc tế.

Đây là sơ đồ tác chiến đánh kho xăng Nhà Bè lịch sử năm ấy.

Kho xăng dầu Nhà Bè cung ứng 80% nhu cầu tiêu thụ toàn Miền Nam của chính quyền Sài Gòn, đặc biệt cho nhu cầu quân sự. Bên trong gồm 72 bồn, chứa trên 200 triệu lít xăng dầu, được bao bọc và canh chừng cẩn mật với 12 lớp kẽm gai các loại dày hàng trăm mét, giữa các lớp có chó săn và ngỗng canh chừng, bên trong là bãi mìn và đường tuần tra, còn đèn pha chiếu sáng suốt đêm, ngoài sông có tàu chiến, trên không khi cần có trực thăng và trinh sát L19 giúp sức.

Đánh vào kho xăng dầu Nhà Bè được giao cho Đội 5 Đặc công, đơn vị anh hùng được tuyên dương vào ngày 20/12/1972 thực hiện. Sau nhiều lần đột nhập, điều tra, vẽ sơ đồ lên phương án, được Ban chỉ huy Đoàn 10 góp ý phê duyệt. Đêm 2/12/1973, hai mũi Đặc công lên đường, vượt qua bao tình huống bất ngờ nguy hiểm đến mức sống còn. Trận đánh giành thắng lợi mỹ mãn, 0 giờ 35 phút ngày 3/12/1973 nhiều tiếng nổ vang lên, kho xăng dầu Nhà Bè bùng cháy như biển lửa. Vụ cháy kéo dài 9 ngày đêm, thiêu hủy trên 200 triệu lít xăng dầu, một khu chứa khí đốt Butaga, hai nhà máy trộn nhớt, hai nhà máy phát điện, một tàu dầu 12.000 tấn. Sau trận đánh, báo chí Sài Gòn và các nước phương tây bình luận xôn xao, chính quyền Thiệu phải ra lệnh tiết giảm xăng dầu, nhiều ngành liên quan giảm cường độ hoạt động, có đơn vị đình trệ nhiều ngày.

Nhưng chiến công ấy, 02 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để giành thắng lợi trọn vẹn cho trận đánh. Đó là liệt sĩ Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm, khi trên đường rút lui bị giặc phát hiện và bắt sống lôi lên tàu, các anh đã cắn chốt lựu đạn chia đôi với tốp lính trên tàu và đã anh dũng hy sinh.

Còn đây là một số hình ảnh thực và hiện vật về cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của các chiến sĩ Rừng Sác năm xưa.

Mỗi người từ thủ trưởng đến chiến sĩ đều trang bị chiếc thắc lưng chiến lợi phẩm, cây đèn nghoéo, dao găm, lựu đạn, ống thở + kẹp mũi , tấm vải dù hoa vừa là tấm đắp, tấm vải ngụy trang, tấm áo choàng. Chiếc bòng bột có bọc ni lông dán kính bằng dầu muỗi của lính Mỹ dùng làm chiếc phao chứa đựng lương thực, tài liệu cũng là phao gác súng khi vượt sông.

- BỘ PHẬN THÔNG TIN CƠ YẾU:
Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác là đơn vị trực thuộc bộ tư lệnh quân giải phóng miền Nam Việt Nam ( Bộ tư lệnh Miền), nhưng lại là đơn vị đặc công độc lập, hoạt động thọc sâu trên vùng đất Cần Giờ sông nước sình lầy, cách khá xa sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ tư lệnh. Vì vậy thông tin cơ yếu là phương tiện hết sức cần thiết để trung đoàn giữ vững liên lạc với Bộ tư lệnh Miền và các đơn vị trực thuộc. Trong điều kiện không thể sử dụng liên lạc hữu tuyến về Miền, tổ thông tin cơ yếu đã cố gắng phát huy tối đa khả năng liên lạc vô tuyến bằng cách sử dụng các tín hiệu mooc.

Để đảm bảo liên lạc trong phạm vi Trung đoàn, tổ thông tin tận dụng các loại máy PRC chiến lợi phẩm thu được từ những trận đánh quân Mỹ. Đã có hàng chục chiến sĩ thông tin cơ yếu ngã xuống nhưng chưa hề lộ mật mã bao giờ.

Mặc dù phương tiện thông tin hết sức thiếu thốn nhưng trong suốt 10 năm chiến đấu độc lập ở vùng sâu, trung đoàn vẫn luôn luôn giữ vững mạch máu liên lạc với Bộ tư lệnh miền ở Tây Ninh và Bình phước, góp phần không nhỏ vào những chiến thắng vang dội của Trung đoàn.

- BỒN CHỨA NƯỚC MƯA SINH HOẠT: Đây là những bồn nước được ghép bằng thân cây Chà Là hoặc Đước lại với nhau, bên trong lót tấm ni lông vào rồi buộc nhánh lá cây bó từ thân cây xuống làm máng hứng nước được sử dụng trong sáu tháng mùa mưa. Những bồn này đựơc đặt rải rác trong toàn bộ căn cứ và khắp rừng để cung cấp nứơc sinh hoạt cho toàn bộ trung đoàn và phòng khi giặc càn vào căn cứ vẫn có nưốc uống.

- NẤU NƯỚC MẶN THÀNH NƯỚC NGỌT: Toàn bộ rừng ngập mặn, quanh năm không có nước ngọt để sinh hoạt cũng là bài toán tính bằng xương máu, đặc biệt là vào mùa khô. Anh em phải chèo ghe ban đêm luồn lách tránh biệt kích, máy bay để vào các ấp chiến lược chở từng can, phuy nước giếng. Nếu gạo hết có thể nhịn được năm ba ngày, chớ nước thiếu thì thật gay go. Về sau, địch biết rõ, tiến hành phục kích án ngữ các miệng giếng, bờ ao. Nhiều dòng máu chiến sĩ đã đổ để đổi lấy thùng nước ngọt. Vào thời kỳ căng thẳng nhứt không còn cách nào bám đất liền, đơn vị phát huy sáng kiến lấy thùng phuy nấu nước mặn chảy ra từng giọt nước ngọt như kiểu nấu rượu ( Nước đun sôi – bốc hơi – gặp lạnh – ngưng tụ – nước ngọt chảy ra ngoài ). Với cách làm này, hai chiến sĩ nấu 24 tiếng có thể thu được 300 lít nước ngọt, đủ cho 01 trung đội ăn uống trong một ngày. Sáng kiến nấu nước mặn thành nước ngọt tuy đơn giản nhưng đã giải quyết được một vấn đề sinh tử của Trung đoàn.

- NHÀ HẬU CẦN: Trung đoàn 10 là đơn vị hoạt động độc lập thọc sâu, nên không được sự tiếp viện chủ yếu của cục hậu cần ( Bộ tư lệnh miền), phải tự lực đảm bảo hậu cần về mọi mặt. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và chiến đấu của một trung đoàn với quân số trên dưới 800 người, ban chỉ huy và ban hậu cần trung đoàn chủ yếu dựa vào sự che chở đùm bọc của nhân dân vùng ven đô. Gạo, đường, sữa, thuốc men, dụng cụ y tế, vải vóc mùng màn, giày vải, pin, điện v.v…. đều do các gia đình cơ sở bí mật thu mua chuyển vào căn cứ. Có những lúc địch phong tỏa gắt gao, đơn vị phải tổ chức thu mua gạo từ xa, vận chuyển trên biển theo con đường ngụy trang hợp pháp, đưa được hàng chục tấn gạo vào căn cứ. Có những năm tháng khó khăn ( 1960 – 1970), cán bộ chiến sĩ phải ăn cháo rau kềm thay cơm nhưng vẫn kiên cường bám trụ Rừng Sác chiến đấu. Thực phẩm của trung đoàn chủ yếu do cán bộ chiến sĩ tự lo liệu. Anh chị em phải sử dụng chài lưới đăng bắt cá tôm cải thiện đời sống vì thời đó hệ động thực vật rất phong phú nên cá tôm rất nhiều. Với lưới thả, lưới bén, lưới đăng, rập, trúm….Bữa cơm thường xuyên có cá, cua, tôm cải thiện cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho chiến sĩ.

- NHÀ QUÂN Y: Chiến trường Rừng Sác là nơi con người phải sống trong điều kiện thiếu thốn mọi bề dưới mưa bom lửa đạn.Trong chiến đấu thì thương vong là điều khó tránh khỏi, để cứu sống các chiến thương trong hoàn ảnh ấy phải khắc phục khó khăn gấp bội phần. Tình thương yêu đồng đội sâu sắc đã giúp các chiến sĩ quân y vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, chủ động sáng tạo tìm mọi phương cách để hoàn thành nhiệm vụ: không còn xuồng ghe để chuyển thương, chiến sĩ quân y tạo ra những chiếc xuồng bằng ni lông, có các túi phao nổi xung quanh, tận dụng nước thủy triều để đưa thương binh về hậu cứ. Đây là hình ảnh y sĩ Nguyễn Kim Mến sử dụng dao lam ( lúc này không còn dao mổ ) để mổ lấy đạn cho chiến sĩ Chu Văn Khí. Chị Tư Mến đã hy sinh tại Căn cứ quân y Rừng Sác này khi bị hàng loạt hỏa tiển 90 ly của giặc tuôn xuống làm bình địa cả khu Căn cứ.

Trong 10 năm vừa cứu chữa thương binh, vừa chiến đấu tự bảo vệ có 4 bác sĩ và 2 quân y sĩ đã hy sinh anh dũng ngay tại trận địa. Nhưng họ hy sinh không uổng phí vì gần 500 thương binh đã được cứu sống trở về đội ngũ. Các bác sĩ và quân y sĩ đã góp phần to lớn vào việc duy trì sức chiến đấu bền bỉ, dẻo dai của Trung đoàn 10.

- BỨC TRANH HOÀNH TRÁNG: Đây là bức tranh thu gọn lịch sử trên năm mươi năm của huyện Cần Giờ

Trước hết đây là hình ảnh của Căn cứ Rừng Sác, những làng nổi đông vui trên những cánh rừng ngập mặn. Tiếp theo là hình ảnh những chiến sĩ Rừng sác dũng cảm đã đánh chìm, đánh cháy, phá hủy hàng trăm tàu chiến, tàu hàng, kho tàng quân sự của địch trên sông Lòng Tàu và các bến cảng. Kế bên là hình ảnh các ba, các má, các chị, các em là những người nuôi dưỡng đội quân Rừng Sác xuất quỹ nhập thần gây bao kinh hoàng cho tàu chiến và căn cứ địch.

Sau chiến tranh, những chiến sĩ từng chiến đấu trên mảnh đất này cùng nhân dân Cần Giờ nhanh chóng khôi phục lại Rừng Sác, trả lại cho rừng máu xanh nguyên thủy, tái tạo lại một khu Dự trữ sinh quyển quý giá của thế giới. Cần Giờ hôm nay đang thay da đổi thịt từng ngày với những ruộng muối, vuông tôm , những con đường trải nhựa và những cây cầu tươi mới nước sơn. Mảnh đất Cần Giờ giàu tài nguyên và truyền thống lịch sử đang vươn tới một tương lai tươi sáng.

- CẢNH CHIẾN SĨ RỪNG SÁC DIỆT CÁ SẤU :
Cá Sấu Rừng Sác lúc chiến tranh còn nhiều và rất hung dữ. Những xác chết để lại trên sông rạch sau các trận chiến ác liệt giữa hai bên khiến Cá Sấu ngày càng quen với việc ăn thịt người. Chúng nằm phục sẳn trên những khúc sông mà Bộ đội và nhân dân hay qua lại, chờ khi đến chúng bất thình lình nhào tới quắp đi. Cá sấu đã cướp đi sinh mạng của 02 Trung đội trưởng Khét ( quê Long An ) và Nghĩa và nhiều người dân Rừng Sác.

Đây là hình ảnh tái hiện lại một nhân vật lịch sử có thật, đó là chiến sĩ Nguyễn Đức Chương : Trong một lần hành quân bằng xuồng đến ngã ba Thiềng Liềng ( xã Thạnh An ) lúc ban đêm, một tổ chiến đấu đang vượt sông thì biệt kích Mỹ trên bờ bắn xối xả, anh em phải đạp xuồng lặn sâu thoát khỏi vòng vây của lưới lửa. Chiến sĩ Nguyễn Đức Chương bị một con Cá Sấu lao tới nhe hai hàm răng nhọn hoắc quặp vào bên vai phải dìm xuống sâu, với phản ứng tự nhiên, anh dùng tay trái còn lại sờ soạng với hết tầm tay gặp phải mắt nó, anh móc mạnh vào, có lẽ bị đau nên thả anh ra. Chương trồi lên mặt nước thở hơi dài lập tức lại bị nó lao đến lần thứ hai quắp vào vai trái lôi đi. Anh hết sức bình tĩnh nhớ đến cây dao găm, một kỹ vật của bố ở Nam Định trao cho khi bắt đầu vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Rút dao ra khỏi vỏ, dùng hết sức mạnh còn lại của bàn tay phải đâm một nhát vào mắt nó vọt máu tươi. Sấu đành nhả Anh ra và lặn mất. Anh cố sức bơi vào bờ trườn lên bãi và nằm bất tỉnh, ngay trong đêm được đồng đội đưa về bệnh xá Trung đoàn cứu chửa, mãi bốn tháng sau, anh Chương mới ra viện với nhiều vết sẹo do răng Sấu kéo dài trên thân thể.

Tượng đài chiến sĩ Hoàng Dương Chương đang diệt sấu tại rừng Sác
Tượng đài chiến sĩ Hoàng Dương Chương đang diệt sấu tại rừng Sác
Khu bảo tồn cá sấu rừng Sác-
"Thủ phủ" của cá sấu Hoa Cà
Theo tài liệu ghi lại, rừng Sác là tên gọi cho vùng đất sình lầy ngập mặn, sông rạch chằng chịt, trong đó,có sông Soài Rạp vắt ngang qua quốc lộ 51, từ Nhà Bè (TPHCM) theo sông Lòng Tàu - Nhơn Trạch, Đồng Nai rồi đổ ra cửa biển Vũng Tàu. Nơi đây có sự hiện diện của loài cá sấu nước mặn dữ tợn, phàm ăn, sinh sống, có tên gọi là cá sấu Hoa Cà, loài cá sấu được xem là "chúa nước" ở vùng ngập mặn rừng Sác này.
Theo lời Đại tá Lê Bá Ước, nguyên chính ủy Trung đoàn 10 đặc công rừng Sác (đơn vị Anh hùng) kể lại, trong kháng chiến chống Mỹ, cá sấu rừng Sác trở thành một loại đối tượng phải tiêu diệt.Bởi với công việc đặc công, các cán bộ, chiến sĩ đặc công nước luôn phải lặn hụp ngày đêm trong sông nước. Muốn đánh được một trận tại bến cảng thì chân phải không đạp đất, bơi lội hàng mấy chục cây số... nhưng đáng sợ nhất là phải đối mặt với loài cá dữ nguy hiểm này.
Cá sấu hoa cà
Cá sấu hoa cà
Thực tế, 2 chiến sĩ đặc công tinh nhuệ đã từng bị cá sấu nuốt sống, nhiều người khác bị cá tấn công bị thương tật nặng nề.
Chính vì vậy, Ban chỉ huy Trung đoàn 10 phát động đợt thi đua đánh trả cá sấu, trong đó có việc đội phó Hùng hạ thủ con cá sấu dài đến 6m rất tinh khôn ở tắc Bào Khai, đoạn dọc theo sông Ông Kèo (Cần Giờ). Con cá sấu có cái đầu phải hai người mới khiêng nổi này khi làm thịt đem ra phân phối cho cả trung đoàn...
Màu xanh Cần Giờ
Ngày 21/01/2000, chương trình Con người và Sinh quyển - MAB của UNESCO công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bởi điều kiện môi trường rất đặc biệt nhất là có sự hiện diện của loài cá sấu Hoa Cà ngập mặn.
Sau khi được công nhận, khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ban quản lý Rừng Sác đã thành lập khu bảo tồn cá sấu Hoa Cà ngập mặn ở Lâm Viên, Cần Giờ, hiện nuôi khoảng hơn 80 con. Loài này đã không còn xuất hiện trong tự nhiên.
Trước đây, chúng có xuất hiện ở một số khu vực như: Vàm Sát (Tiểu khu 15), Đèn Xanh (Tiểu khu 13, 18) nhưng rất hiếm (chỉ 1 - 3 con), nay thì không còn...
Ngoài trại nuôi dưỡng cá sấu ngập mặn Hoa Cà, khu di tích đại bản doanh của Trung đoàn 10 bộ đội đặc công Rừng Sác cũng đã được phục dựng, bảo tồn.
Dưới đầm, hình tượng người chiến sĩ đặc công nước mình trần giữa hai hàm răng cá sấu. Anh đang thọc lưỡi dao găm sáng loáng vào mắt con quái vật.
Đó là hình tượng "dũng sĩ diệt cá sấu" Hoàng Dương Chương trong trận chiến trên sông Lòng Tàu, hình tượng một thời sống chung với cá sấu hung dữ ở vùng đất này.
http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/ps152.jpg
- NHÀ QUÂN NHU: Tiểu đội quân trang trực thuộc Ban hậu cần Trung Đoàn chủ yếu là nữ. Cuộc sống ở Rừng Sác thiếu nước ngọt rất cơ cực với phụ nữ. Nhưng cũng như 50 nữ chiến sĩ khác của trung đoàn, tiểu đội kiên cường bám trụ chiến trường phục vụ cuộc sống chiến đấu của bộ đội. Với 4 bàn máy may và một số dụng cụ thô sơ, tiểu đội quân trang đã may hàng nghìn bộ quần áo và nhiều vật dụng thiết yếu khác của chiến sĩ như : ruột tượng đựng gạo, bòng bột ( dùng đựng đồ thay cho ba lô), mũ bơi, quần bơi, túi cứu thương, túi đựng mìn, đạn, mũ tai bèo v. v… Sản xuất giỏi , chị em cũng chiến đấu giỏi. Mỗi lần địch tiến công càn quét căn cứ, chị em vừa chiến đấu ngăn chặn địch, vừa nhanh chóng cất giấu bàn máy, dụng cụ và các sản phẩm, không để lọt vào tay địch.

- NHÀ QUÂN GIỚI: Do chiến trường hoạt động cách xa Bộ tư lệnh , khó nhận được tiếp tế. Trung đoàn phải tự sản xuất nhiều loại vũ khí để đánh địch. Xưởng quân giới Trung đoàn đã sưu tầm các loại bom đạn lép ( có rất nhiều ở Rừng Sác ) , cưa lấy thuốc nổ để chế biến thành những quả mìn ĐH5, ĐH10, thủy lôi tiến công tàu chiến kho tàng của địch.

Chỉ bằng những công cụ thô sơ nhưng đã sản xuất được những loại mìn ĐH đặc biệt có thể tích nhỏ nhưng sức công phá rất mạnh, đã làm nổ tung kho bom Thành Tuy hạ ( 1972) và kho xăng Nhà Bè(1973). Các loại mìn ngòi phèn chua độc đáo do xưởng sản xuất có tính năng hơn hẳn các kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ của nước ngoài viện trợ, khống chế được ngòi từ trường của Mỹ, đạt hiệu quả chiến đấu cao.
Trong cuộc Tổng tiến công Mậu thân 1968, hỏa tiễn H12 ( bắn bằng cách châm điện kích nổ ) của Trung đoàn lần đầu tiên xuất hiện ở Nhơn Trạch đã rót 2 tấn rưỡi đạn vào Dinh Độc Lập và Tòa Đại sứ Mỹ.

Tính chung trong 10 năm sản xuất và chiến đấu, quân giới trung đoàn đã lấy được hơn 3 tấn thuốc nổ, sản xuất thành công nhiều loại vũ khí, góp công lớn đánh chìm hàng trăm tàu chiến kho tàng của địch trên sông Lòng Tàu, cảng rạch Dừa, Nhà Bè, Cát Lái , Thành Tuy Hạ.

- CẢNH ĐƯA TIỄN CHIẾN SĨ VÀO TRẬN ĐÁNH : Chiến sĩ Rừng Sác có cách đánh đặc biệt: sử dụng lực lượng ít nhưng tinh nhuệ bí mật tiêu diệt những mục tiêu lớn, quan trọng. Trong nhiều trận đánh đôi lúc không có được sự chỉ huy cũng như sự phối hợp của các binh chủng khác. Thắng lợi của trận đánh chủ yếu phụ thuộc vào lòng dũng cảm và trí thông minh của bản thân các chiến sĩ. Các chiến sĩ thường hành động với tinh thần cảm tử. Khẩu hiệu của chiến sĩ Rừng Sác là : “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh “
Đay là hình tượng 8 chiến sĩ đặc công giơ cao những khối bộc phá trước trận đánh kho xăng Nhà Bè xin thề : “ Không hoàn thành nhiệm vụ không trở về “. Trận đánh đã thắng lợi vang dội nhưng chỉ có 6 chiền sĩ trở về với đồng đội, hai chiến sĩ đã tự hy sinh thân mình để giữ gìn trọn vẹn thắng lợi của trận đánh.

Đến thăm Đại tá Lê Bá Ước, Nguyên Đoàn trưởng kiêm Chính ủy Trung đoàn 10 rừng Sác anh hùng giai đoạn từ năm 1968 – 1974 vào một chiều thứ 7 những ngày đầu tháng tư, tôi không khỏi bồi hồi bởi sợ vốn kiến thức ít ỏi của mình sẽ không thể nói hết, diễn đạt hết, đầy đủ về một con người từng gắn bó với những chiến công nay đã trở thành huyền thoại. Dù ở cái tuổi 81 nhưng ông vẫn còn khá minh mẫn. Nghe ý tôi muốn viết về những tháng ngày ở rừng Sác, Đại tá cười, “Cô muốn viết gì, chuyện về rừng Sác thì nhiều vô kể. Tôi nói cả ngày cũng chưa chắc đã hết. Những 10 năm ở đấy cơ mà”. Và sau một hồi làm quen, tôi mới bắt mạch được với câu chuyện và nghe ông kể về những tháng ngày “nếm mật nằm gai’ nơi rừng Sác cùng Trung đoàn 10.
Đại tá Lê Bá Ước.
Nói về lịch sử của Đoàn 10 Đặc công rừng Sác, Đại tá cho biết, đặc khu quân sự rừng Sác – Đoàn 10 có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Rừng Sác có diện tích khoảng 750 km2 , trải dài từ Nhơn Trạch, Nhà Bè ra biển với nhiều nhánh sông như Soài Rạp, Lòng Tàu, Thị Vải… Nếu Sài Gòn là dạ dày thì sông Lòng Tàu là cổ họng, sông Soài rạp và sông Thị Vải là hai mạch chủ còn nếu Vũng Tàu, Cần Giờ, Đồng Hòa, Vàm Láng là bốn con mắt nhìn ra đại dương thì Rừng Sác là pháo đài giáp chiến. Chính vị trí quan trọng đó mà ngay từ thời Pháp, rừng Sác đã được bọn xâm lược hết sức lưu ý và tìm mọi cách triệt phá, bình định.

Khi đế quốc Mỹ leo thang trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam bằng chiến lược “chiến tranh cục bộ”, rừng Sác đã trở thành tâm điểm của Mỹ - Ngụy. Chúng thực hiện hàng loạt kế hoạch thâm độc, dùng lực lượng hỗn hợp tinh nhuệ cùng phương tiện hiện đại để càn quét hòng tiêu diệt mọi lực lượng cách mạng và thiết lập hệ thống đồn bốt, chi khu, tiểu khu quân sự, ấp chiến lược.

Ban chỉ huy rừng Sác họp bàn đánh cảng Nhà Bè.
Để đối phó với những âm mưu của Mỹ - Ngụy, ngày 15 – 4 – 1966, Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập đặc khu quân sự rừng Sác, mang mật danh ngụy trang T10 sau đó đổi thành Đoàn 10. Đoàn 10 ban đầu có 4 nhiệm vụ chính là xây dựng vùng thành căn cứ làm bàn đạp cho các lực lượng vũ trang của ta đứng vững tại chỗ; đánh địch bằng mọi cách; kết hợp chặt chẽ với các tổ chức công tác đảng, dân chính tranh thủ xây dựng cơ cở, phát động mạnh mẽ chiến tranh du kích; bảo vệ an toàn hành lang vận chuyển hàng chiến lược của miền theo đường mòn Hồ Chí Minh. Sau này còn được bổ sung thêm hai nhiệm vụ tấn công vào kho tàng, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt cuối cùng của địch. Trong các nhiệm vụ đó, lấy nhiệm vụ đánh chìm tàu địch trên sông, tại cảng và đánh kho tàng lớn của địch làm chính.

Đại tá Lê Bá Ước, ngồi ngoài, bên phải tham gia chỉ huy trong một trận đánh.
Ngày ấy cũng như bao thanh niên Đồng Nai yêu nước, khi cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, tôi lên đường tham gia nhập ngũ”, Đại tá Lê Bá Ước nhớ lại. Đến năm 1954, khi thực dân Pháp thua trận đầu hàng, Đại tá tập kết ra Bắc và sau khi trở về, ông được phân công về hoạt động ở rừng Sác. Những tháng ngày bám trụ với rừng Sác tử chiến với kẻ thù là những tháng ngày muôn vàn khó khăn bởi không chỉ phải đối mặt với bom đạn của kẻ thù mà còn phải đối mặt với bao hiểm họa luôn rình rập từ thiên nhiên, nhất là những con cá sấu hung dữ. Ông rùng mình kể lại, trong số hơn 800 liệt sĩ hi sinh tại rừng Sác thì phải đến hơn 500 người không tìm được thấy xác do bị cuốn trôi hoặc cá sấu ăn thịt. Những tháng ngày bị địch bao vây tứ phía, giữa mênh mông chỉ toàn cây đước, cây bần thiếu lương thực, thiếu nước uống, ông và đồng đội phải nấu nước mặn để dùng, “có những ngày đói quá phải nhổ sắn của người dân ven rừng để ăn rồi tìm cách trả lại tiền sau cho bà con”, ông kể lại. Chính tình yêu thương, đùm bọc của những người dân sống ven rừng Sác, kể cả những người sống trong ấp chiến lược đã giúp Trung đoàn 10 bám trụ đối mặt với kẻ thù. Mặc dù cuộc sống vô vàn khó khăn ác liệt, luôn đối diện với cái chết nhưng chiến trường rừng Sác không lúc nào ngơi tiếng súng. Ra quân trận nào là hoàn thành xuất sắc trận đó, Đại tá tự hào kể lại.
Tháng 10 – 1967, để chuẩn bị kế hoạch cho thời cơ lớn và đáp ứng theo yêu cầu của tình hình hình mới, Đoàn 10 Đặc công rừng Sác cũng có nhiều thay đổi. Ban chỉ huy lúc này gồm Đoàn trưởng là đồng chí Nguyễn Việt Hoa còn đồng chí Lê Bá Ước giữ chức Phó Chính ủy. Sau xuân Mậu Thân năm 1968, nhân sự Đoàn 10 tiếp tục có sự thay đổi, đồng chí Nguyễn Hoàng Sơn được điều lên giữ chức Đoàn trưởng, đồng chí Lê Bá Ước được cử làm Chính ủy. Đến cuối năm 1969, do đồng chí Tám Sơn bị bệnh, đồng chí Lê Bá Ước (Bảy Ước) được cử làm Đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 10 Đặc công rừng Sác. Lúc này, một bộ phận được cử về xây dựng đơn vị mới, một số về xây dựng chính quyền cách mạng ở Cần Giờ, thế bố trí đội hình của Đoàn 10 được mở rộng để chuẩn bị cho chiến dịch lớn, Đại tá Bảy Ước nhớ lại.
Đại tá Lê Bá Ước bên kỉ vật rừng Sác.
Nói về những trận đánh lớn của đặc công Đoàn 10 mà Đại tá đã từng tham gia, ông xúc động kể lại, phát huy những chiến thắng Đoàn 10 đã đạt được, bước vào chiến dịch lịch sử tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968, Đoàn 10 được giao trọng trách khóa chặt sông Lòng Tàu, đánh phá bến cảng, kho tàng của địch đồng thời tiêu diệt đồn bốt, ấp chiến lược, giải phóng đất, giải phóng dân. Một đơn vị của đoàn 10 do đồng chí Tám Sơn và Bảy Ước chỉ huy đánh đồn Phú Hữu (Nhơn Trạch, Biên Hòa); một đơn vị khác do đồng chí Sáu Tao và Tám Lập chỉ huy đánh vào đồn xã Lý Nhơn (Cần Giờ). Bộ phận còn lại tấn công vào 6 ấp chiến lược khác.

Với sức tiến công dũng mãnh, Đoàn 10 đã nhanh chóng làm chủ các ấp chiến lược, tiêu hao sinh lực địch, cơ sở cách mạng được khôi phục và phát triển. Lợi dụng địch hoảng loạn, đặc công Đoàn 10 đột nhập đánh chìm tàu vận tải lớn hàng chục ngàn tấn của địch và thọc sâu pháo kích vào khu kho Thành Tuy Hạ, Cát Lái, Nhà Bè của địch. Bằng những chiến công xuất sắc, đặc công Đoàn 10 đã ngăn chặn quân địch trên đường thủy huyết mạch chi viện cho mặt trận Sài Gòn.

Chiến khu rừng Sác năm xưa (hình tư liệu).
Tiêu biểu như trận đánh chìm 3 tàu chở hàng quân sự Efflo, Touris, Anava US của Mỹ tại cảng Cát Lái vào đêm ngày 17 – 3 - 1968 chỉ bằng một khẩu ĐKZ 75 của Đội 3 do đồng chí Bảy Ước chỉ huy. Được đồng chí Ngọc xã đội trưởng Phú Hữu dẫn đường, Đội 3 đã đi qua ấp chiến lược Giồng Ông Đông, Cầu Kè, Đồng Phèn đến Cát Lái áp sát 3 chiếc tàu hàng quân sự đang neo đậu tại cảng. Cả 3 chiếc đều bị trúng đạn và bốc cháy khiến nửa tháng sau, cảng vẫn chưa thể hoạt động trở lại.

Pháo của đặc công Đoàn 10 tiếp tục gây tổn thất nặng nề cho địch khiến chúng rất hoang mang đồng thời cũng nêu cao cảnh giác. Tháng 4 – 1968 địch phát hiện sở chỉ huy của Đội 2 – Đoàn 10 nên chúng định dùng một đại đội tiêu diệt đối phương. Ba chiếc LCM xuất hiện lúc chập tối với ý đồ bất ngờ đánh úp khi nước lớn. Tại sở chỉ huy, đồng chí Lê Bá Ước lúc này là Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị đã quyết định hành động trước. Nhưng tình hình hết sức ngặt nghèo bởi không có súng đạn, nếu bắn không trúng mục tiêu là phải “chôn súng”. Vì vậy đồng chí Ước phải cùng chiến sĩ đến tận đơn vị quan sát, chỉ thị chiến đấu. Khi khẩu B41 áp sát, nhắm chính xác đã bắn trúng làm tàu địch cháy tại chỗ, gần một đại đội Mỹ chìm xuống sông trước khi chúng kịp hành động.

Sau Mậu Thân, địch tập trung phòng thủ xung quanh sài Gòn với nhiều tầng nhiều tuyến. Đặc biệt bằng tất cả mọi thủ đoạn đánh phá vô cùng ác liệt nhằm tìm cách xóa bỏ đặc khu Việt cộng rừng Sác, làm thay đổi trạng thái chiến trường Sài Gòn – Gia Định. Trong 6 tháng cuối năm 1968, địch mở 27 trận càn đánh vào rừng Sác trong đó sử dụng chiến thuật “hạm đội nhỏ trên sông” là chủ yếu. Trước sự phản kích điên cuồng của Mỹ - Ngụy, hoạt động của Đoàn 10 gặp muôn vàn khó khăn: căn cứ bị địch càn quét liên tục, quân số, vũ khí bị tiêu hao, thường xuyên phải di chuyển trên địa hình sình lầy, ngập mặn… Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn đó, các trận đánh của Đoàn 10 liên tiếp đã ngăn chặn hoàn toàn các trận càn quét như trận càn hơn một tháng vào sông Ông Kèo, đốt cháy kho xăng Nhà Bè…

Được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới thăm và tặng quà trong dịp xuân Tân Mão.
Đặc biệt, giữa lúc bị địch bao vay gắt gao nhất, tháng 8 năm 1968, Đoàn 10 rừng Sác nhận lệnh đánh vào dinh Độc Lập và Đại sứ quán Mỹ. Hơn 2,5 tấn đạn vượt qua các tuyến ngăn chặn của địch trên đường 15, chuyển từ ngoài vào chiến trường. Phó chính ủy Lê Bá Ước, trực tiếp chỉ huy trận đánh ngồi trên xuồng trinh sát, vạch đường luồn qua các chốt chặn của hải quân Mỹ tiến sát mục tiêu. Sau nhiều ngày vật lộn với dòng nước, hỏa tiễn ĐKB cũng đến kịp trận địa nhưng trễ giờ G (qui định đúng 12 giờ đêm, pháo phải nổ) do khó khăn trên đường vận chuyển, nước rút sình lầy. Tình thế vô cùng căng thẳng, có đồng chí bàn ém quân lại mai đánh nhưng đồng chí Bảy Ước kiên quyết: “đêm nay bằng mọi giá phải nổ súng. Tân Sơn Nhất và Long Bình cần được đoàn 10 chia lửa. Đúng 5 giờ sáng nổ súng sau đó ém lại đến tối sẽ rút quân”. Nhờ sự nhanh nhạy và đưa ra quyết định kịp thời, đồng chí Bảy Ước đã thực hiện đúng hiệp đồng chiến đấu ban đầu, không làm vỡ kế hoạch góp phần giảm những tổn thất về người và vũ khí. “Bởi nếu dừng lại không đánh, địch phát hiện ra tấn công thì tổn thất không thể kể hết, khi ấy mình sẽ có tội với Tổ quốc, với đồng đội”, Đại tá Bảy Ước chia sẻ. Cũng nhờ vậy nên mặc dù trận địa pháo bị lộ nhưng một bộ phận pháo của ta cũng đã kịp rút đi, bộ phận còn lại ém vào dân chờ trời tối mới rút. Trong trận này, chỉ hai ngày, đặc công rừng Sác đã đánh một trận hiệp đồng lịch sử, giáng một đòn nảy lửa vào dinh Độc Lập, tiêu diệt hàng trăm chiếc tàu trọng tải lớn của địch. Kết thúc chiến dịch Mậu Thân, Đoàn 10 được phong tặng nhiều danh hiệu cao quí “Thành đồng quyết thắng”.
Thất bại trong chiến dịch Mậu Thân, Mỹ - Ngụy càng điên cuồng tập trung lực lượng, phương tiện và biện pháp để trục “Việt cộng” ra khỏi rừng Sác. Chúng lớn tiếng kêu gào “phải lột da rừng Sác bằng mọi giá”, vì vậy phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại liên tiếp được tăng cường. Địch phong tỏa gắt gao, chia cắt địa hình kết hợp với càn quét liên tục khiến cho các đường liên lạc của ta hoàn toàn bị cắt đứt. Đầu năm 1969, Đoàn 10 thực sự bị cô lập trong rừng Sác. Cũng trong giai đoạn này, nữ y sĩ Tư Mến, đội phó đội Quân y, vợ của Đại tá Bảy Ước hi sinh. Trong ba lô còn ba chiếc áo gối dành cho 3 đứa con còn thêu dở, kể đến đây, giọng ông trở nên ngậm ngùi.
Đại tá Bảy Ước (người mặc áo chỉ tay phía trước) chỉ huy 8 dũng sĩ trong trận đánh kho xăng Nhà Bè đêm mùng 3 - 12 - 1973 (hình tư liệu).
Nhờ sự che chở, đùm bọc của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 10 đã vượt qua những tháng ngày cam go nhất. Ban chỉ huy Đoàn 10 nêu quyết tâm “Kiên quyết bám trụ rừng Sác bằng mọi giá đồng thời phát động phong trào thi đua hiến kế đánh địch, tinh thần tự lực tự cường, lạc quan chiến đấu được đẩy lên cao độ. Chính trong giai đoạn khó khăn này đã nảy sinh nhiều sáng kiến góp phần tạo nên hiệu quả chiến đấu diệt địch như chế tạo bệ phóng H72, đồng hồ định giờ bằng phèn chua, cải tiến mìn, đạn… nhất là chế tạo ngòi nổ hẹn giờ bằng phèn chua. Đây được xem là “phát minh” khoa học của tập thể có gía trị rất lớn trong điều kiện thiếu thốn vũ khí, Đại tá cười. Đặc biệt, chiến công cải tiến quả bom 750 cân Anh bị lép làm chìm hai chiếc tàu trên 10.000 tấn của địch tại cảng Nhà Bè của Đoàn đã được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba và nhận điện khen của đồng chí Trần Văn Trà – Tư lệnh B2.

Đại tá Bảy Ước bên bàn làm việc.
Bước sang những năm 1972 – 1973, Đoàn 10 lúc này do đồng chí Lê Bá Ước giữ chức Đoàn trưởng kiêm Chính ủy tiếp tục được Bộ chỉ huy Miền giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trong đó phải kể đến hai nhiệm vụ là đốt cháy kho xăng Nhà Bè và kho bom Thành Tuy Hạ. Thực hiện Chỉ thị của Miền, Đoàn 10 hạ quyết tâm sử dụng và triển khai lực lượng tổ chức đánh địch. Đồng chí Lê Bá Ước được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo mũi đánh Thành Tuy Hạ. Sau nhiều tháng điều nghiên, Ban chị huy Đoàn 10 đã quyết định tổ chức huấn luyện kỹ thuật đánh đặc chủng cho cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện.
Lại nói về kho vũ khí Thành Tuy Hạ, theo Đại tá Lê Bá Ước, đó là nơi dự trữ bom đạn, chất nổ lớn của địch cho cả chiến trường nam Đông Dương. Ngoài bảy hàng rào tổng hợp bằng dây thép gai còn có nhiều hàng rào đơn và hệ thống mìn, lựu đạn, pháo sáng dày đặc. Xung quanh là tường bao cao 3m, chó, ngỗng, hào sâu ngập nước, tháp canh. Sau 8 lần đột nhập điều nghiên, kế hoạch đánh kho bom lần thứ nhất được thực hiện làm nổ 23 nhà kho chứa chất nổ và 9 kho chất đầy bom napan. Trận đánh này, Đoàn 10 được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất. Phương án đánh kho bom lần hai được thông qua. Kết thúc, hơn 100.000 tấn bom trong kho Thành Tuy Hạ bị phá hủy. Đặc biệt trong đó bom CBU có sức công phá và hủy diệt chỉ đứng sau bom nguyên tử. Nhờ đó Trung đoàn được tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang trong năm 1973.
Bên bàn thờ các đồng đội rừng Sác.
Những năm 1974 – 1975, Đại tá Lê Bảy Ước chuyển về giữ chức Chính ủy Sư đoàn 2 Đặc công gồm 7 trung đoàn chiến đấu ở vùng ven Sài Gòn. Với nhiệm vụ đưa các trung đoàn này hoạt động tiến sâu vào ven đô Sài Gòn, kết hợp với việc tiến công làm suy yếu lực lượng của địch, chuẩn bị mọi mặt để thực hiện giải phóng Sài Gòn trong hai năm theo kế hoạch ban đầu. Đặc biệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975, Đại tá Lê Bá Ước là người đã trực tiếp nhận lệnh của tướng Hữu An – Tư lệnh Quân đoàn 2 và tướng Hoàng Cầm – Tư lệnh Quân đoàn 4 hợp đồng tác chiến đánh cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc, cầu Hóa An, cầu Gềnh, căn cứ thiết giáp Hốc Bà Tức để mở đường cho quân giải phóng tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, đồng chí về giữ chức Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai đồng thời làm Tỉnh ủy viên hai khóa 3 và 4 trong vòng 18 năm cho đến lúc về hưu. Với cương vị mới, Đại tá Bảy Ước lại cùng với quân dân Đồng Nai tham gia chiến trường Tây Nam bộ và tấn công tiêu diệt bọn lưu vong, phản động, giữ vững độc lập, hòa bình cho Tổ quốc trong đó có nhiệm vụ tiêu diệt 12 toán vũ trang phản động ở Xuân Lộc, Long Khánh. Với những đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, gắn với những chiến công oanh liệt của Trung đoàn đặc công rừng Sác anh hùng, Đại tá đã nhiều lần được gặp và nhận thư khen ngợi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhân dịp xuân Tân Mão 2011 vừa qua, gia đình Đại tá cũng đã vinh dự được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới thăm và tặng quà.Khoe với chúng tôi về kỷ vật chiến khu rừng Sác là một chiếc giày dính những con hào hóa thành đá, Đại tá bày tỏ, “Rất may trong dịp 300 năm hình thành, phát triển của vùng đất Đồng Nai – Gia Định, lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu đã đồng ý phương án xây dựng tượng đài Đặc công rừng Sác và đền thờ liệt sĩ Nhơn Trạch”. Mô hình tượng đài là sản phẩm của 3 người trong đó có chú Bảy phác họa đã được chọn để xây dựng. “Đây là món quà tri ân của những người còn sống gửi đến hương hồn những chiến sĩ, đồng đội đã ngã xuống ở rừng Sác trong cuộc chiến với kẻ thù”, Đại tá Bảy Ước nói.
Xếp lại đằng sau những chiến công vẻ vang của tuổi trẻ, trở về với cuộc sống bình dị của người lính già, Đại tá lại tích cực giáo dục con cháu mình về truyền thống cách mạng anh hùng. Chia sẻ với chúng tôi, Đại tá mỉm cười hạnh phúc, “gia đình tôi có 2 liệt sĩ, 2 bằng Tổ quốc ghi công, 2 thương binh. Vì vậy tôi luôn nhắc nhở con cháu cố gắng phấn đấu, xứng đáng với truyền thống gia đình”. Có lẽ chính nhờ truyền thống ấy mà gia đình ông hiện có tới 12 đảng viên, 4 sĩ quan và 2 hạ sĩ quan đang phục vụ trong lực lượng vũ trang tỉnh, 4 người có bằng đại học, 2 người là thạc sĩ.
http://i407.photobucket.com/albums/pp152/CHIHUAHUA1973/CAMBODIA/IMGP6805.jpgCăn cứ Rừng SácTừ mùa mưa năm 1966, theo báo cáo của các chiến sĩ trinh sát, hàng ngày có đến 30 tàu vận tải 6 tấn đến 13 ngàn tấn ra vào sông Lòng Tàu.
Không đợi đến ngày quân viễn chinh Mỹ vào chiến trường, kẻ thù mới chú ý "dọn bãi" Rừng Sác để giữ an toàn cái "sân sau" của "thủ đô". Từ năm 1962, một tổ chức quân sự của chúng được thành lập gọi là "Biệt khu Rừng Sác". Rừng Sác thành Đặc khu Rừng Sác, với ý nghĩa Đặc khu Rừng Sác là yết hầu của thủ đô Sài Gòn. Nếu Việt cộng chủ động và khống chế được thủy lộ quốc tế Lòng Tàu của Đặc khu Rừng Sác, đương nhiên tiềm lực chiến đấu của Việt Nam Cộng hòa trên ba bình diện quân sự, chính trị, kinh tế sẽ bị suy sụp và chịu ảnh hưởng trầm trọng bởi huyết lộ này.
http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/28/341daccong-rung-Sac.JPGVề phía ta, rừng Sác cũng là một căn cứ nổi tiếng từ thời chống Pháp. Năm 1963, nơi đây đã hình thành một trạm tiếp nhận hàng quân sự từ miền Bắc vào (vòng xuống Bến Tre rồi trở lên) và từ năm 1964 đã có phân đội đánh tàu của Bộ Tham mưu Miền, cắm chốt ở đây (trước chiến dịch Bình Giã), tiếp đó có đội công binh thủy từ miền bắc vào, hợp nhất lấy danh là đoàn 125, rồi đoàn 5001 (Nguyễn Khắc Bảo, Đoàn trưởng, Tư Hải, chính trị viên). Tháng 1 năm 1996, đoàn 125 phát triển lấy mật danh mới là đoàn 43 (Nguyễn Văn Mây là Đoàn trưởng). Ngày 17 tháng 3 năm 1996, bằng súng ĐKZ, đoàn 43 đánh cháy một tàu chở dầu trọng tải 8.000 tấn trên sông Lòng Tàu.
Trước năm 1968, Đặc khu Rừng Sác của ta là tổ chức quân sự cấp trung đoàn trực thuộc Bộ tham mưu Miền: lực lượng bao gồm chủ lực của Đặc khu, các lực lượng chiến tranh nhân dân tại chỗ, hệ thống dân chính đảng 10 xã ở rừng Sác 1. Nhiệm vụ của Đặc khu là: tập trung "chặn cổ" sông Lòng Tàu, đồng thời đánh các quân cảng, kho tàng, góp phần đánh vào "thủ đô" địch, phát triển chiến tranh nhân dân tại chỗ, giữ căn cứ, bàn đạp, đảm bảo hành lang vận chuyển. Chỉ huy trưởng kiêm chính ủy đầu tiên của Đặc khu là Lương Văn Nho tức Hai Nhã.
Sau khi hình thành, Đặc khu Rừng Sác chú trọng ngay việc xây dựng thực lực toàn diện. Chỉ sau một thời gian đã có lực lượng tập trung địa phương (ngoài lực lượng Đặc khu), mỗi xã đều có một tiểu đội du kích.
http://laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/thanhhaidv/20070319/1b221803.jpgMở màn đợt cao điểm đầu tiên của Đặc khu (từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 7 năm 1966) ngày 2 tháng 7 năm 1966, đội hai bắn cháy một tàu dầu 10.000 tấn, bắn bị thương hai tàu tuần tiễu trên vàm sông Giàn Xây và sông Lôi Giang.
Qua đợt này, ta diệt được một bộ phận sinh lực địch, nhưng điều quan trọng là rút được kinh nghiệm đánh tàu địch trên sông, đồng thời hiểu rõ hơn về khả năng, quy luật hoạt động của địch.
Ngày 20 tháng 7 năm 1966, hai tiểu đoàn của lữ đoàn 199 Mỹ mở cuộc phản kích ở Rừng Sác. Tại khu vực Giồng Chùa, Rạch Lá, 60 chiến sĩ đội 4 bẻ gãy nhiều đợt xung phong quyết liệt của địch. Ta hy sinh, bị thương một số đồng chí, nhưng giữ vững trận địa, diệt và làm bị thương 135 tên.
Tháng 8 năm 1966, Đặc khu Rừng Sác lần đầu sử dụng thủy lôi sừng chạm do Liên Xô chế tạo. Hai trái thủy lôi hiện đại nhưng không có đủ phương tiện kèm theo để ra trận được: chiến sĩ Rừng Sác phải khắc phục những khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, trong đó có sáng kiến "cần cẩu đước" (của Ban tham mưu trận đánh), để đưa hai trái thủy lôi xuống những chiếc ghe chài, (mỗi trái nặng 1075 kilô kể cả ghếch). 8 giờ sáng ngày 23 tháng 8 năm 1966, tại khúc quanh ngã ba Vàm Cống, chiếc tàu vận tải quân sự 10.000 tấn của Mỹ mang tên Baton Rouger Victory Franciscô ngày 8 tháng 8 năm 1966, trên tàu có 45 thủy thủ, 100 thiết giáp M. 113, 3 máy bay phản lực, một khối lượng thực phẩm đủ phục vụ cho sư đoàn 4 Mỹ trong một mùa khô. Đây là chiếc tàu quân sự lớn nhất từ trước đến nay của quân xâm lược bị đánh chìm trên đoạn sông Lòng Tàu. Địch phản kích dữ dội một tuần. Mười ngày sau trên ngã ba sông Lôi Giang, ĐKZ 75 của Đặc khu lại bắn cháy chiếc tàu dầu 8.000 tấn. Qua trận đánh tàu Gaton Rouger Victory, Đặc khu được tặng thưởng huân chương quân công hạng ba.
http://vndefence.info/uploads/News/pic/small_1177805010.nv.jpgTướng Westmoreland phái ngay một tiểu đoàn Mỹ xuống Rừng Sác để "đập tan thế cầm cự của Việt Cộng" cùng với một kế hoạch "mưa dầm chất độc" 15 ngày xuống Rừng Sác. Bộ tư lệnh Hoa Kỳ cũng quyết định lấy Rừng Sác làm thí điểm và sau đó làm trọng điểm trong chương trình khống chế mặt nước mang tên Game Warden. Cuộc chiến đấu ở Rừng Sác ngày càng ác liệt.
Năm 1996, một tổn thất cũng là bài học xương máu còn ghi lại trong lịch sử Rừng Sác: trên một trận địa Cù Lao không tên bên sông Lôi Giang, pháo ta hạ một tàu giặc, nhưng sau tiếng nổ, đoàn trực thăng võ trang đến vây chặt Cù Lao suốt một giờ liền. Tiếp đó là một cuộc đổ từ sau lưng đánh tới, đại đội ta coi như bị hất ra hía bờ sông. Anh em chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, trên 30 chiến sĩ hy sinh.
Lịch sử Đặc khu cũng ghi lại bài học ở Thiềng Liêng, xã Thạch An. Địch phát hiện ý định ta phục kích đánh tàu tại đây, chúng ra tay trước. Đơn vị hành quân vừa chặn chân vị trí tập kết, chưa kịp moi hầm, quân Mỹ đã ì xèo trên mặt sông, trên trời. 13 tàu LCM, 40 lượt máy bay HUIB Mỹ bao vây, đổ chụp. Ở thế cù lao cô lập ta đã mất một đại đội bộ binh (về mặt biên chế), một trung đội pháo, gần nửa tiểu đội trinh sát. Địch kênh xuống tàu chiến lợi phẩm trong đó có 4 ĐKZ, 2 cối 82.
Nếu nói địa đạo Củ Chi là "căn cứ chìm" thì Rừng Sác là "căn cứ nổi". Trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của một chiến khu trên mặt nước, lại ở vị trí "sân sau" quân thù, để đảm bảo sự tồn tại và tiến công được, lực lượng Đặc khu Rừng Sác phải xây dựng theo hướng đặc công hóa toàn bộ về tổ chức và hoạt động. Do đó, từ một tổ chức quân sự toàn diện (phụ trách cả quân dân chính đảng địa phương), Đặc khu đê vào chuyên môn hóa (đặc công nước, đặc công bộ, pháo đặc công....) và trở thành một trung đoàn đặc công gọi là "đoàn 10 Rừng Sác", thực hiện những nhiệm vụ quân sự. Sự tồn tại của một lực lượng quân sự "xuất quỷ nhập thần" ở một chiến khu trên mặt nước đã buộc Westmreland phải thừa nhận: những người lính Mỹ ở đây đã gặp phải "một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiến tranh kỳ lạ"
("Tường trình người lính")
http://www.ubvk.hochiminhcity.gov.vn/Uploads/duchau/Bien-Can-Gio.jpg
Năm 1698, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam để đặt phủ, huyện. Khi triều đình nhà Nguyễn thiết lập phủ Gia Định; Cần Giờ là một làng thuộc tổng Bình Dương và huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định. Vùng đất Cần Giờ lúc bấy giờ đã có dân cư, tuy còn thưa thớt, làm nghề buôn bán gần các đồn bảo, đánh cá và trồng trọt bên cạnh số binh lính giữ gìn cửa biển, viên chức thu thuế ở đồn tuần; cho thấy ngay từ thế kỷ XVII, cửa Cần Giờ trở thành nơi quan trọng cả về thương nghiệp lẫn quân sự.
Đến năm 1808 địa bàn Cần Giờ thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An, thành Gia Định.
Năm 1832, triều đình nhà Nguyễn đổi trấn Phiên An thành Tỉnh Phiên An và đến năm 1836 tỉnh Phiên An được đổi thành tỉnh Gia Định. Lúc bấy giờ, dân số Cần Giờ tăng nhanh qua các cuộc di dân mở rộng đất trồng lúa ở phía Bắc, làm đồ gốm, giao thương, đặt biệt là đánh cá ở phía Nam.
Năm 1871, địa bàn Cần Giờ được chia ra hai Tổng và trực thuộc tỉnh Gia Định gồm Tổng An Thịt ( xã Tam Thôn Hiệp ngày nay ) và tổng Cần Giờ.
Năm 1920, một cấp hành chánh trung gian là Quận được đặt ra giữa cấp Tổng và Tỉnh, địa bàn Cần Giờ thuộc quận Nhà Bè, tỉnh Gia Định.
Năm 1947, Pháp tách vùng Rừng Sác Cần Giờ ( gồm cả tổng An Thịt và tổng Cần Giờ ) từ tỉnh Gia Định sang cho thị xã Ô Cấp để thiết lập một tỉnh mới là tỉnh Cap Staint – Jacques. Như vậy suốt thời gian chống Pháp, Cần Giờ nằm trong tỉnh Vũng Tàu.
Sau hiệp định Genever năm 1954, chế độ Ngô Đình Diệm chia cắt và phân bố lại ranh giới hành chánh gây nhiều xáo trộn. Hai tổng Cần Giờ và An Thịt hợp thành quận Cần Giờ nằm trong tỉnh Phước Tuy ( gom lại từ 2 tỉnh Vũng Tàu và tỉnh Bà Rịa ).
Năm 1959, từ quận Cần Giờ lập thêm Quảng Xuyên ( quận Cần Giờ có địa bàn của Tổng Cần Giờ, và quận Quản Xuyên có địa bàn của tổng An Thịt trước đó ). Đến năm 1965, chính quyền cũ chuyển hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên từ tỉnh Phước Tuy sang tỉnh Biên Hoà.
Năm 1970, hai quận Cần Giờ, Quảng Xuyên từ tỉnh Biên Hoà chuyển về tỉnh Gia Định như cũ. Tháng 2/ 1978, huyện Duyên Hải đã được chuyển từ tỉnh Đồng Nai về Thành Phố Hồ Chí Minh và ngày 18/ 12/ 1991, Hội Đồng Bộ Trưởng đã ra quyết định đổi tên huyện Duyên Hải thành Huyện Cần Giờ cho đến ngày nay.