Wednesday, May 30, 2012

Máy bay quân sự(3)

10 máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới

Theo các tài liệu sử học, con người sử dụng máy bay chiến đấu đầu tiên vào năm 1794 trong trận chiến Fleurus khi quân Pháp dùng một khinh khí cầu quan sát để bí mật theo dõi binh lính Áo di chuyển trên mặt trận. Sau ba thế kỉ, không còn ai dùng cỗ máy lạc hậu đó cho mục đích quân sự trên không nữa. Trái lại, bạn có thể thấy những phi cơ chiến đấu hoặc bạn sẽ không thể thấy gì nếu đó là một chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit Bomber.Dưới đây là danh sách 10 mẫu máy bay quân sự tốc độ nhất trong lịch sử từng được biết tới. Tất cả đều là máy bay có người lái và sử dụng động cơ phản lực cũng như đạt tốc độ siêu âm thanh (mach). Hầu hết máy bay này đều được tạo ra từ thời kỳ chiến tranh lạnh.

10. F-14D Super Tomcat – tốc độ 2,34 mach (Hoa Kỳ)


Chính thức được đưa vào sử dụng ngày 9/2/1990, F-14D Tomcat là mẫu cuối cùng của dòng F-14. F-14D Tomcat có khả năng đạt tốc độ 2,34 mach (cao gấp 2,34 lần tốc độ âm thanh) và có nhiệm vụ tiêu diệt máy bay địch vào ban đêm. Không chỉ có khả năng tấn công ban đêm và trong mọi thời tiết, F-14D Tomcat còn có thể ngắm tới 6 đích cùng một lúc. Nó cũng có thể dò tìm máy bay địch cách xa khoảng 160 km. Ngoài ra, F-14D được trang bị hơn những mẫu cùng dòng khác ở công nghệ vi tính cao cấp và đáng tin cậy.

Có khoảng 712 chiếc F-14D Tomcat được chế tạo, tuy nhiên hầu hết chúng ngày nay không còn bay nữa. Thư ký Bộ Quốc phòng Mỹ Dick Cheney tuyên bố lý do không thể cạnh tranh được với công nghệ hiện đại do đó đã cho dừng sản xuất dòng F-14 năm 2008.

Ngày 8/2/2006 là ngày cuối cùng F-14D Tomcat tham gia chiến đấu khi nó được gọi đi thả một quả bom xuống Iraq. Căn cứ Không quân DavisMothan hiện vẫn cất giữ Tomcats. Bạn cũng có thể gặp Tomcat ở nhiều bảo tàng hàng không và vũ trụ khác nhau. Những chiếc khác đã bị phá hủy vì mục đích quân sự. Năm 2007, quân đội Mỹ đã tháo dỡ, phá hủy 23 trong tổng số 165 máy bay Tomcat. Chi phí phá hủy đúng cách mỗi chiếc lên tới 900.000 USD, bằng khoảng 42% chi phí chế tạo.

9. MiG-23 Flogger – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)


Liên Xô cũ đã chế tạo MiG-23 Flogger nhằm thay thế cho MiG-21 Fishbed trước đó. Chiếc phi cơ được trang bị một động cơ mạnh hơn rất nhiều dòng cũ. Phi cơ chiến đấu này tích hợp hệ thống cánh cụp cánh xòe có thể thay đổi linh hoạt các biến số như tốc độ, thời gian cất cánh và thời gian hạ cánh.

Những người đã bay chiếc phi cơ này cho biết nó là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất và tương đối dễ bay cũng như điều khiển. Năm 1985, đã có tới 769 huấn luyện viên và 4.278 chiếc MiG-23 một ghế mặc dù chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo thành công ngày 10.6.1967 và nó chính thức tham gia phục vụ quân đội vào năm 1973. Hoa Kỳ đã mua lại và thực hiện một số thay đổi rồi đặt lại tên MiG-23 Flogger là YF-113.

Có khoảng 11.000 MiG-23 đang được dùng trên thế giới. Dù Nga ngưng sử dụng từ năm 1994, MiG-23 hiện vẫn là một máy bay rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Tuy không được sử dụng thường xuyên như trước, quân đội Nga vẫn giữ MiG-23 tại nhiều căn cứ quân sự khác nhau. Họ dùng máy bay này để hộ tống cho Su-30. Nhiều quốc gia như Ai Cập, Syria, Angola, Ukraina, Sudan, Kazakhstan, Cuba, Bắc Triều Tiên, và Ấn Độ cũng sở hữu MiG-23. Quân đội Israel cũng sử dụng một mẫu Flogger được đơn giản hóa.

8. Su-27 Flanker – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)


Khi Hoa Kỳ có F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon, không quân Nga bị đặt vào thế bất lợi rất lớn và quốc gia này cần một câu trả lời cho thách thức đó. Và câu trả lời chính là chiếc Su-27 Flanker.

Mẫu máy bay này được chế tạo nhằm bay trong vùng lãnh thổ quân địch và kiểm soát mặt trận trên không. Có khả năng bay với tốc độ 2,35 mach, Flanker thường được coi là máy bay thượng hạng trong thời đại của nó. Mẫu máy bay thử đầu tiên bay vào ngày 20/5/1977. Thiết kế cuối cùng của Su-27 được hoàn thiện vào ngày 20/4/1981. Trong suốt thời gian sử dụng, Flanker đã lập nhiều kỉ lục, bao gồm tốc độ cất cánh và độ cao bay cao nhất.

Hiện nay, Su-27 Flanker vẫn xuất hiện trên bầu trời. Mặc dù Liên bang Xô Viết không còn. Nga vẫn có 449 máy bay hiện tại đang hoạt động, Belarus có 19, Ukraina có 74 chiếc. Bên cạnh những quốc gia này, Hoa Kỳ, Ethiopia, Indonesia và những nước khác cũng sở hữu vài chiếc Su-27. Phần lớn Flanker có giá khoảng 5 triệu USD.

7. F-14 Tomcat – tốc độ 2,37 mach (Hoa Kỳ)


Mỹ chế tạo F-14 Tomcat để thay thế F-111B khi hải quân Hoa Kỳ cần một phi cơ có khả năng chiến đấu tầm xa. Nó được sản xuất năm 1970 nhưng sau đó các kỹ sư Mỹ thấy động cơ TF30 rất hạn chế. Họ liền nâng cấp động cơ. Ngoài vấn đề về động cơ ban đầu, F-14 chứng tỏ mình là một máy bay vĩ đại.

Được trang bị loại cánh cụp cánh xòe và dung tích nhiên liệu khổng lồ, F-14 Tomcat là một con át chủ bài khi đó. Máy bay này cũng có khả năng bắn tên lửa và chiến đấu với máy bay địch từ khoảng cách 160 km. Điều này tỏ ra đặc biệt hữu dụng vì như thế nó có thể bảo vệ các máy bay chuyên chở khỏi bị tấn công.

Khả năng giúp tấn công mặt đất của F-14 Tomcat bị hạn chế bớt trong suốt những năm 1990 sau khi Liên bang Xô Viết không còn tồn tại khiến Mỹ thấy các yêu cầu khả năng đó không cần thiết nữa. Ngày nay, máy bay này được thay thế bởi F/A 18E/F Super Hornet vì lý do chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. F-14D Tomcat “nghỉ hưu” vào ngày 22/9/1996. Iran hiện là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ vẫn sử dụng máy bay này.

6. Su-24 Fencer – tốc độ 2,4 mach (Liên Xô cũ)


Su-24 Fencer của Liên Xô cũ thường được so sánh với F-111 của Hoa Kỳ. Trên thực tế, chiếc phi cơ này được cho là một trong những phi cơ nguy hiểm nhất mà Liên bang Xô Viết từng sở hữu. So với F-111, nó nhanh hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn và mạnh hơn.

Điểm ưu việt của Su-24 là nó có thể đạt tốc độ 2,4 mach ở độ cao rất thấp (Để đạt được tốc độ này, thường các máy bay siêu âm thanh cần bay ở độ cao nhất định). Fencer cũng được trang bị tên lửa có thiết bị định vị mục tiêu bằng la-ze. Công nghệ này cùng với hệ thống radar mặt đất (terrain-radar) giúp Fencer trở nên siêu quyền năng. Chiếc máy bay bay thử lần đầu tiên vào ngày 2/7/1967 và chính thức được quân đội Liên Xô sử dụng từ năm 1974.

Khoảng 1.400 chiếc Su-24 Fencer đã được chế tạo, 60 chiếc này thuộc về Liên bang Xô Viết. Hiện tại, Fencer đang dần được thay thế bởi mẫu tiên tiến hơn là Su-34. Tuy nhiên, nhiều máy bay này vẫn được Không quân Nga và Không quân Ukraina sử dụng cho tới khi chính phủ Nga có thể đảm bảo đủ tiền bao quát tất cả chi phi lắp đặt Su-34. Bên cạnh hai quốc gia này, những nước như Iran, Algeria, Iraq, Lybia, Belarus và nhiều nước khác cũng trang bị Su-24 cho quân đội của mình.5. F-111 Aardvark – tốc độ 2,5 mach (Hoa Kỳ)


F-111 Aardvark (Lợn đất F-111) có lẽ được biết đến nhiều vì khả năng tách thành hai cỗ máy con cho hai phi công trong trường hợp họ cần tách ra khẩn cấp, sau đó lại có thể ghép lại. Được phác thảo lần đầu vào năm 1960 bởi Tập đoàn General Dynamics, F-111 Aardvark được dùng làm oanh tạc cơ chiến lược. Chiếc máy bay được đưa vào sử dụng quân sự tháng 7.1967.

Nhiệm vụ của F-111 là đánh chặn máy bay địch từ xa cho hải quân Mỹ cũng như thực hiện ném bom cho không quân. Tuy nhiên, chiếc máy bay chỉ chứng tỏ hữu hụng đối với không lực bởi sau khi được lắp ghép hoàn chỉnh, nó tỏ ra quá nặng. Mặc dù vậy, không quân Mỹ vẫn sử dụng F-111 hữu hiệu. Ngay khi chào đời, F-111F tỏ ra là chiến đấu cơ đỉnh cao với động cơ mạnh, hệ thống theo dõi radar mặt đất, trang bị vũ khí được định vị mục tiêu bằng la-ze.

Trong suốt chiến tranh ở Việt Nam, Lợn đất F-111 được sử dụng rộng rãi; tuy nhiên nó đã bị tổn thất nặng nề. Hiện nay Lợn đất F-111 không còn được Hoa Kỳ sử dụng nữa. Không quân Hoa Kỳ đã ngưng sử dụng nó vào năm 1998. Úc vẫn có một hạm đội nhỏ F-111C hoạt động nhưng quốc gia này có kế hoạch thay thế nó bằng F-35 hồi cuối năm 2010 vừa qua.

4. F-15 Eagle – tốc độ 2,5 mach (Hoa Kỳ)


Năm 1965, khi muốn thay thế F-4 Phantom, không quân Hoa Kỳ ra thông cáo tìm kiếm một chiến đấu cơ siêu đẳng tầm xa. Và ý tưởng về chiếc F-15 Eagle (Đại bàng F-15) đã ra đời. Chỉ 7 năm sau, máy bay này đã lần đầu tiên cất cánh bay thử và được đưa vào dùng chính thức từ năm 1979. Công ty sáng chế McDonnell Douglas (hiện đổi tên là Boeing) đã thiết kế hệ thống cánh lớn có kích cỡ chiều dài khoảng 20 mét và chiều ngang giữa hai mút cánh 13 mét.

Mặc dù có kích cỡ lớn hơn hầu hết các máy bay chiến đấu khác, cỗ máy này được cấu thành từ kim loại Titan cũng như có cấu tạo van linh hoạt giúp điều chỉnh nén lại hoặc mở rộng ra; cho phép máy bay có thể đạt tới tốc độ 2,5 mach trong nháy mắt. Tuy nhiên, Đại bàng chỉ đạt 1,78 mach khi chở thêm vũ khí. F-15 Eagle có rất nhiều dòng khác nhau như F-15A và F-15D. Những mẫu thiết kế hiện đại hơn được trang bị thêm hệ thống radar hàng đầu, công nghệ vi tính và nhiều công nghệ khác nữa.

Hiện nay, F-15 Eagle là một trong số ít máy bay còn được sử dụng bởi quân đội Mỹ, trong đó có Cảnh vệ quốc gia và Không quân. Eagle thường được cho là một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất từng được tạo ra. Máy bay đã thực hiện trên 100 chuyến bay nhiệm vụ từ khi xuất hiện lần đầu tiên. Chúng được dùng rộng rãi trong các cuộc xung đột Trung Đông trước đây. Trong chiến tranh Iraq, F-15 đã chứng tỏ là chìa khóa cho thành công cuộc chiến. Nhật Bản, Israel, Saudi Arabia cũng sở hữu F-15.

3. MiG-31 Foxhound – tốc độ 2,83 mach (Liên Xô cũ)


MiG-31 Foxhound được chế tạo để thay thế MiG-25; lần đầu tiên tham gia bay thử ngày 16.9.1975 và chính thức đi vào sử dụng từ năm 1983.

Nhiệm vụ MiG-31 là đánh chặn máy bay địch ở tốc độ cao cũng như cản trở tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp và các máy bay bay tốc độ thấp khác. Dù giống hệt MiG-25, Foxhound đã được cải tiến rất lớn. Cỗ máy này to hơn và khỏe hơn MiG-25. Nó có khả năng bay với tốc độ siêu thanh tại độ cao rất thấp. Foxhound có gắn động cơ hiện đại mạnh hơn và hệ thống radar dò tìm tiên tiến.

Có khoảng 400 - 500 máy bay MiG-31 được chế tạo cho Nga và Liên bang Soviet. Hiện nay Nga, Kazakhstan và Syrian cũng sử dụng MiG-31. Nga có khoảng 286 chiếc sử dụng cho mục đích quân sự với 100 chiếc còn lại được dự trữ trong trường hợp đất nước này cần dùng.

2. MiG-25R Foxbat-B, tốc độ 3,2 mach (Liên Xô cũ)


MiG-25R Foxbat được Nga cũ chế tạo nhằm cạnh tranh với Lockheed SR-71 và XB-70 của Bắc Mỹ; nhiệm vụ khi chế tạo của nó là tham gia đánh chặn và trinh sát. Tháng 3 năm 1964, chiếc MiG-25R Foxbat thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Năm 1972, không lực Soviet đưa MiG-25R vào dùng hẳn.

Sau đợt nâng cấp năm 1980, MiG-25R Foxbat được trang bị thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động cũng như hệ thống radar look-down/shoot-down (radar có khả năng phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar). Phi cơ này cũng có khả năng oanh tạc mục tiêu cố định bằng cách sử dụng bom thả rơi từ độ cao 19.812 mét trong khi vẫn di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Ngoài ra nó thể thả 10 quả bom cùng lúc.

Nhiều quốc gia trên thế giới hiện vẫn sử dụng MiG-25R. Azerbaijan, Kazakhstan, Syria, Turkmenistan, Iran, và Algeria và nhiều nước khác sở hữu loại máy bay này. Tất nhiên Nga còn tiếp tục sử dụng chúng. Không lực Nga sử dụng khoảng 39 chiếc MiG-25 hoạt động hiện tại.

1. SR-71 Blackbird – tốc độ 3,2+ (Hoa Kỳ)


Dù được giới thiệu từ năm 1966, SR-71 Blackbird (Chim két SR-71) vẫn là máy bay trinh sát có người lái nhanh nhất sau 4 thập kỉ. Sản xuất bởi Lockheed, SR-71 chính thức được sử dụng từ tháng 1.1966. Có khả năng bay ở tốc độ 3,2+ Mach, SR-71 là một cỗ máy phải-có đối với Mỹ thời gian đó khi máy bay trinh sát U-2 bị phòng không Soviet cùng thời khuất phục.

Thực tế, cỗ máy bay này chưa bao giờ bị bắn hạ; thay vào đó 12 trong tổng số 32 chiếc được sáng tạo đã bị phá hủy vì tai nạn rủi ro. Máy bay này có lớp sơn công nghệ hiện đại khiến radar không thể dò ra. Hình dạng toàn thân của Chim két cũng khiến nó là một máy bay công nghệ tàng hình số một.

SR-71 đã về hưu hẳn từ năm 1998 khi Quốc hội và Không lực Hoa Kỳ thấy rõ việc bảo dưỡng và vận hành quá tốn kém. Thực chất SR-71 được chế tao như một vũ khí chạy đua trong suốt thời kì chiến tranh lạnh. Nếu muốn ngắm Chim két SR-71, bạn có thể đến bảo tàng Mỹ và Anh.

Phan Khôi (VNN- Theo Toptenz)Một trong những yếu tố gây “bất ngờ” để giành ưu thế trên chiến trường của quân đội Mỹ hiện tại và trong tương lai được thể hiện qua công nghệ chế tạo các phương tiện chiến tranh có khả năng “tàng hình” (stealth technology).

Một chiếc chiến đấu cơ F-117A  của Không lực Mỹ.
Một chiếc chiến đấu cơ F-117A của Không lực Mỹ.

Ưu thế kỹ thuật tàng hình của quân đội Mỹ được chiến đấu cơ F-117A (do Lockheed Martin) chế tạo thể hiện khá rõ nét qua chiến dịch oanh kích 6 tuần liên tiếp nhằm vào các mục tiêu quan trọng ở thủ đô Baghdad của Iraq do liên quân NATO tiến hành vào năm 2003.

Các máy bay F-117A với biệt danh “Chim ưng đêm” đã “ung dung” bay thẳng vào thủ đô Baghdad, nơi quân đội Iraq bố trí một hệ thống phòng không dày đặc để ném bom các mục tiêu chỉ định và quay về nơi xuất phát mà không hề bị bất kỳ một vệt đạn phòng không nào của Iraq bắn trúng.

F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo.
F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo.

Trước khi các hãng sản xuất vũ khí áp dụng công nghệ “tàng hình” cho các chiến đấu cơ F-117A hiện đại, quân đội Mỹ này đã từng ứng dụng nó trong việc chế tạo các tàu ngầm chiến lược và tàu ngầm đa năng hơn 30 trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh lật đổ chế độ Saddam Hussein ở Iraq vào năm 2003.

Không chỉ có vậy, lực lượng lục, hải quân Mỹ cũng đã và đang ứng dụng công nghệ tàng hình để sản xuất ra các loại xe tăng, tàu chiến, tên lửa và một số loại vũ khí khác nhằm tăng cường khả năng bảo vệ sinh lực binh lính, hạn chế tối đa việc bị phát hiện và tấn công trước các loại vũ khí đối xứng của đối phương.

F-117A với các biệt danh
F-117A với các biệt danh "Chim ưng đêm", "Con ma" và "Hạt huyền".

Năm 1962, hãng Lockheed Martin đã chế tạo thành công loại máy bay A-12 và SR-71 với khả năng “tránh mặt” được rất nhiều các loại ra đa phòng không. Bí quyết của hai dự án thành công này nằm ở công nghệ chế tạo vật liệu và sơn phủ ngoài máy bay.

Trong thập niên 70, nhờ nền tảng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là sự trợ giúp của các phần mền tương thích máy tính, ngành chế tạo máy bay chiến đấu của mốt số hãng sản xuất tên tuổi của Mỹ đã có thêm nhiều khả năng mới.



Chương trình “ECHO” (Tiếng vang) cho phép hãng Lockheed Martin hiện đại hoá các cấu trúc thân máy bay chiến đấu bằng kỹ thuật đồ hoạ vi tính, xác định khả năng hiện hình trên màn hình ra đa mà không cần mô hình thực tế.

Kết quả là vào năm 1975, Lockheed Martin đã cho ra đời và thử nghiệm một chiếc chiến đấu cơ F-117A mô hình đầu tiên.
Chính nhờ mô hình đầy hứa hẹn này mà Lockheed Martin đã giành được hợp đồng chế tạo hàng chục máy bay chiến đấu tàng hình F-117A cho không quân Mỹ trước một đối thủ tầm cỡ khác là hãng Nortrop.

Một chiếc F-22 đang được tiếp dầu trên không.
Một chiếc F-22 đang được tiếp dầu trên không.

Mùa đông năm 1977, những chuyến bay F-117A thử nghiệm đầu tiên đã được tiến hành và quân đội Mỹ đã ngay lập tức đặt hàng Lockheed Martin sản xuất và cung cấp cho lực lượng không quân chiến lược 24 chiếc F-117A.
Chiếc đầu tiên được Lockheed Martin hoàn thành vào năm 1981, sau đó 2 năm (1983) nó đã chính thức thuộc biên chế của lực lượng không quân Mỹ.

Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ đã chế tạo thành công và đang khai thác sử dụng loại chiến đấu cơ tiêm kích thế hệ mới hiện đại nhất F-22 Raptor. F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4.



Ban đầu F-22 Raptor được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Xô viết, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.

Dựa trên tìm hiểu về công nghệ tàng hình của các máy bay chiến đấu và một số loại vũ khí tấn công hiện đại của quân đội Mỹ, các chuyên gia kỹ thuật quân sự của Liên Xô trước đây đã từng hé lộ những bí mật được coi là các “yếu tố gây bất ngờ” để giành ưu thế trên các chiến trường của quân đội Mỹ.



Để có thể hấp thụ được năng lượng sóng phát đi và thu về từ các ra đa trinh sát của quân đối phương, phần thân của các máy bay tàng hình của quân đội Mỹ đã được chế tạo và sơn phủ bằng một loại vật liệu đặc biệt có đặc tính sắt từ.
Khi sóng điện từ phát ra từ các ra đa đối phương tiếp xúc với các loại máy bay này sẽ bị hấp thụ bởi lớp màng phủ có giải tần rộng, khiến năng lượng phản hồi về ra đa phát bị giảm đi đáng kể dẫn đến hoả lực đối phương sẽ không thể phát hiên được đâu là mục tiêu giả và đâu là mục tiêu thật.
Thân máy bay tàng hình được thiết kế theo kiểu cơ chế nhiều mảng ghép lại, tạo ra bề mặt tiếp xúc có khả năng phản năng lượng sóng điện từ và bắn năng lượng này đi theo các hướng khác chứ không quay về hướng ra đa đã phát đi khiến hoả lực phòng không của đối phương bị phân tán và không chính xác.


Một trong những đặc điểm được xem là bản chất của công nghệ tàng hình đó là việc khắc phục hệ thống ống xả của máy bay chiến đấu. Thực tế cho thấy, bộ phận động cơ máy bay là bộ phận phản hồi năng lượng sóng điện từ tốt nhất nên các ra đa đối phương (chưa kể tính năng vượt trội của các loại tên lửa tầm nhiệt).
Để khắc phục nhược điểm trên, trong thiết kế của các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ, nhà sản xuất đã bố trí bộ phận đặc biệt để “che” ống xả phản lực với chức năng hướng năng lượng sóng ra đa vào phía trong và hấp thụ luôn nó.
Cấu trúc đặc biệt của động cơ cho phép tạo luồng khí thải có góc rộng, giảm nhiệt thải, hạn chế khả năng bị phát hiện trong giải hồng ngoại. Hai động cơ đều có hệ thống giảm âm, giảm nhiệt nhờ đó mức độ phát tia hồng ngoại cũng được hạn chế đến lức tối đa. Hệ thống giảm nhiệt lấy không khí thổi trực tiếp vào ống xả, trộn với khí thải làm giảm nhiệt độ đầu ra của ống xả.

Các bộ phận mặt đứng thân, ghế ngồi phi công được thiết kế theo dạng bề mặt lượn sóng có tác dụng tản mác năng lượng sóng ra đa. Đuôi máy bay được thiết kế hình chữ V cũng làm giảm đáng kể khả năng phát hiện của ra đa đối phương.
Nga thử máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất
Hôm qua mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga đã có 45 phút bay đầu tiên thành công.
Máy bay cất cánh từ Komsomolsk-on-Amur, ở vùng Viễn đông.
"Máy bay đã có một màn trình diễn tuyệt vời. Nó đáp ứng toàn bộ kỳ vọng của chúng tôi trong lần cất cánh đầu tiên", Ria Novosti dẫn lời phát ngôn viên của hãng sản xuất phi cơ Sukhoi.
Một chiếc T-50 thuộc dự án PAK FAhạ cánh trên đường băng ở nhà máy chế tạo của Sukhoi ở Komsomolsk-on-Amur. Ảnh: Reuters.
Sukhoi cho hay các đặc tính tàng hình của máy bay cho phép tăng hiệu quả chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.
Các đặc tính vượt trội cơ bản của máy bay thế hệ mới này gồm: tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cất cánh từ đường băng ngắn chỉ cần 300-400 mét, duy trì tầm bay dài với tốc độ siêu thanh, tiếp liệu trên không, hệ thống điện tử hàng không tối tân, có khả năng thực hiện đồng thời các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu trên không và dưới mặt đất.
Ngắm máy bay ở đây.
Đây là thế hệ máy bay hoàn toàn mới đầu tiên được Nga thiết kế kể từ khi Liên Xô tan rã. Các quan chức quân sự cao cấp của Nga trước đó cho biết phi cơ chiến đấu tàng hình với phạm vi hoạt động lên tới 5.500 km này sẽ được đưa vào phục vụ không lực năm 2015.
Dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga mang tên PAK FA của hãng Sukhoi và phiên bản hiện nay được gọi là T-50. Máy bay chiến đấu này được cho là sẽ cạnh tranh với F-22 Raptor của Mỹ, cho đến trước hôm qua là phi cơ chiến đấu thế hệ 5 duy nhất trên thế giới.
Phi cơ PAK FA được trang bị công nghệ hiện đại và có vũ khí đạt độ chính xác được cho là cao nhất hiện nay. Giới quân sự Nga cho hay họ phải mất năm đến sáu năm để phát triển loại máy bay này, qua đó chứng minh rằng Nga vẫn duy trì đẳng cấp về công nghệ và thậm chí còn có thể vượt trội so với Mỹ.
Một chiếc F-22 Raptor tại căn cứ không quân Mỹ ở đảo Okinawa, phía tây nam Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Anatoly Kornukov, cựu tư lệnh không quân Nga, nói rằng phản lực cơ chiến đấu mới này "không kém cạnh chiếc F-22" của Mỹ, và nói thêm: "Tôi từng ngồi trong F22 rồi, tôi biết".
"Các phi cơ Su-27 và MiG-29 của chúng ta đều tốt", Interfax dẫn lời ông bình luận, "nhưng chúng cũ rồi. Chúng đã 20 tuổi hoặc hơn thế nữa và đã đến lúc cần có sự thay thế".
Tuy nhiên một số chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra hoài nghi về khả năng T-50 là một bước nhảy vọt trong công nghệ quân sự của Nga. Tờ Times Online của Anh dẫn lời Alexander Golts - một nhà phân tích quân sự độc lập - nói rằng T-50 dựa trên các động cơ cũ, và tiến bộ đáng kể nhất chỉ là khung sườn máy bay có khả năng làm mù radar tốt hơn các thế hệ trước.
Máy bay nhẹ như ‘ruồi’ của Israel có đáng sợ?
Israel đã cho ra đời một chiếc máy bay siêu nhỏ, khiến cho mọi người có thể nhầm tưởng đó chỉ là một chú ruồi. Nhưng trên thực tế, đó là dự án mới đây nhất của họ - một chiếc máy bay do thám chỉ nặng có 20g, nhẹ nhất trong hạng mục máy bay này và có thể thu thập thông tin tình báo trong các tòa nhà.
Máy bay không người lái siêu nhẹ của Israel
Thiết bị thanh mảnh này có thể chụp ảnh màu, và có thể bay theo chiều thẳng đứng, thậm chí chao liệng y hệt như máy bay trực thăng. Hãng công nghiệp Không gian Israel (IAI) cho biết chiếc máy bay này có thể tham gia chiến đấu bình thường. Một binh sĩ chỉ cần bỏ ‘chú ruồi’ ra khỏi túi và điều tới phòng tuyến của quân địch.
Camera và thẻ nhớ của máy bay ‘ruồi’ này chỉ nặng 0,15g. Máy bay được điều khiển từ xa cùng với một chiếc mũ ‘bảo hiểm’ đặc biệt. Trên chiếc mũ bảo hiểm này, mọi người sẽ có cảm giác không khác gì trong ‘phòng lái’ của máy bay ‘ruồi’, và sẽ nhìn thấy tất cả những gì mà máy bay ghi lại được ngay khi đó.
“Thế mạnh của ‘chú ruồi’ này là khả năng bay trong địa bàn giáp ranh. Hiện nay, không có bất kỳ phương tiện bay nào có thể làm được điều này” - Dubi Binyamini, lãnh đạo bộ phận các robot siêu nhỏ của IAI nói.
‘Chú ruồi’ này có thể quan sát trong điều kiện mọi kết cấu, từ các ga tàu điện cho tới sân bay, hoặc thậm chí cả các tòa nhà văn phòng – cho tới chiến trường hoặc thậm chí cả rừng rậm.
Máy bay có hệ thống điều khiển từ xa, có thể 'ngụy trang' trong môi trường thiên nhiên
“Chú ruồi” này không hề gây ra tiếng động trong lúc làm nhiệm vụ, với tần suất đập cánh là 14 lần/giây. Với màu thân cánh màu trong mờ, trông ‘chú ruồi’ này gần giống như một loại bướm đêm hơi ‘quá khổ’, nhưng trên thực tế thì nó vẫn nhỏ hơn một số loài ruồi tư nhiên.
Điều đáng kinh ngạc nữa là, thiết kế này có khả năng ‘bắt chước’ và hòa lẫn trong tự nhiên, khiến cho đối phương rất khó phát hiện (giống như đặc tính của một số loài động vật có khả năng ngụy trang). Khi thử nghiệm bay ở độ cao 50m, các loài chim và ruồi có xu hướng bay thấp xuống thiết bị này, và tập hợp thành một đàn.
IAI cho biết họ cần thêm 2 năm nữa để chú ruồi này trông ‘bóng bẩy’ hơn. Sản phẩm này dường như nhằm mục tiêu giảm kích thước của các máy bay do thám. Các mẫu hình gần đây chú trọng tới việc do thám tại các khu vực tranh chấp hoặc quan sát trong thành phố, chẳng hạn như chiếc “Bóng ma” nặng 4kg hoặc “Muỗi” chỉ nặng có 500g.
Trong khi các ‘chú ruồi’ này có thể sẽ mang lại ‘một cuộc cách mạng công nghệ thực sự’ trong lĩnh vực quân sự như nhiều nhà phát triển tiên đoán, thì các câu hỏi đặt ra lại xoay quanh việc: chúng sẽ thay đổi cuộc sống đời thường như thế nào? Cảnh sát sẽ dùng các loại máy bay do thám này, và tất nhiên các đơn vị mật vụ càng không thể không dùng loại vũ khí tinh vi này.
(Theo RT)
Loại máy bay tiêm kích Su-35S vừa hoàn thành chuyến bay thử nghiệm thứ 500, tính từ năm 2008. Hãng Sukhoi tuyên bố, chiếc tiêm kích này vượt trội so với các loại máy bay cùng loại của nước ngoài và cả chiếc F-22A của Mỹ.
Hiện có 4 chiếc Su-35S đang tham gia chương trình thử nghiệm có trang bị vũ khí và khi kết thúc chúng sẽ được biên chế vào không lực Nga. 
Từ trung tuần tháng 3.2012, có thông tin là không lực Nga đến cuối năm sẽ tiếp nhận 6 chiếc Su-35S. Còn theo thỏa thuận ký từ năm 2009, đến năm 2015, sẽ có 48 chiếc tiêm kích loại này được trang bị cho quân đội Nga. Đại tá không quân Nga - Vladimir Drik, cho biết: “Su-35 là sự cải tiến toàn diện của chiếc Su-27SM3”.
 
Su-35S - Ảnh: sdelanounas.ru
Trong quá trình thử nghiệm, hãng Sukhoi đã kiểm tra các tính năng của Su-35S, kể cả tính cơ động, sự ổn định, hệ thống định vị, hệ thống điều khiển, hệ thống điện tử và động cơ. Tốc độ cao nhất của Su-35 ở tầm thấp là 1,4 nghìn km/giờ, còn ở trên cao là 2,4 nghìn km/giờ, trần bay là 18 nghìn mét. Radar của Su-35S ở chế độ “không đối không” có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400 km.
“Các tính năng kỹ thuật của Su-35S cho phép nó vượt trội so với các loại tiêm kích thế hệ 4 và 4+ kiểu như Rafale và EF 2000 do Eurofighter Typhoon sản xuất, hay các loại F-15, F-16, F-18,
F-35 cải tiến và kể cả chiếc F-22A hiện đại nhất”, theo thông cáo báo chí của Sukhoi. Đương nhiên, Su-35S  “qua mặt” nhiều loại máy bay chiến đấu khác mà hiện không lực Nga đang sở hữu.
Nội dung thông cáo báo chí nêu trên là điểm cộng cho ngành công nghiệp hàng không Nga, nhưng không hiểu sao Sukhoi lại liệt chiếc F-35 Lightning II của Mỹ vào loại cải tiến. Bởi chiếc tiêm kích đa năng này sẽ hoàn tất thiết kế vào năm 2016-2018 và hoàn toàn không dựa vào mô hình loại máy bay có sẵn nào khi thiết kế.
Bên cạnh đó, hãng Sukhoi không đưa ra các số liệu về tính năng kỹ thuật của các máy bay nước ngoài khi so sánh. Nếu như tính năng kỹ thuật của F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và  Super Hornet được biết đến từ lâu, thì F-35 và F-22 vẫn còn là ẩn số. Nhiều tính năng của 2 chiếc tiêm kích thuộc thế hệ thứ năm này của Mỹ vẫn được giữ kín. Đặc biệt là với F-22 khi nó không được xuất khẩu nhằm bảo vệ các bí mật công nghệ.
Hơn thế, so sánh luôn có sự khập khiễng. Trong trường hợp cụ thể này các tiêm kích hạng nhẹ là F-15, F-16 và F/A-18, hoàn toàn khác so với chiếc hạng nặng Su-35S. Bởi, theo tiêu chuẩn của ngành hàng không, loại tiêm kích hạng nhẹ có trọng lượng từ 10 đến 17 tấn, hạng trung  từ 17 đến 25 tấn, còn loại hạng nặng là trên 25 tấn. Tuy thế, trong thời gian gần đây, các chuyên gia quân sự gộp loại tiêm kích hạng trung và hạng nặng làm một, bởi chúng không có mấy khác biệt về kiểu loại, tính năng kỹ thuật cũng như mục đích tác chiến.
 
Su-27 - Ảnh: img.mota.ru
Mặc dù vậy, tiềm năng của Su-35S được nước ngoài đánh giá cao. Chẳng hạn, vào đầu tháng 2.2012, tại Úc đã có cuộc họp của Ủy ban Các vấn đề nước ngoài về vũ khí và thương mại (JSCFADT) nhằm đánh giá việc không lực Úc có cần thiết phải mua chiếc tiêm kích F-35 của Mỹ hay không. Tại cuộc họp, đại diện của hãng phân tích Air Power Australia và hãng RepSim chuyên về mô phỏng đều cho rằng, F-35 là loại tiêm kích không nên mua. Đại diện RepSim khi đó đưa ra một kịch bản mô phỏng: “Có trận không chiến tại bờ biển của Đài Loan, Trung Quốc vào năm 2018”. Tham dự có 240 chiếc F-35 và 240 chiếc Su-35S. Theo số liệu tính toán của RepSim, trong trận không chiến này 240 chiếc Su-35S bị tiêu diệt hoàn toàn, 240 chiếc F-35 còn lại 30 chiếc. Một kịch bản mô phỏng khác giữa 240 chiếc F-22 và từng ấy chiếc Su-35S thì có 139 chiếc F-22 bị tiêu diệt, trong khi chỉ có 33 chiếc Su-35S bị hạ gục.
Trước đó vào năm 2009, Air Power Australia công bố bảng đánh giá các máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm. Theo bảng này, chiếc T-50 (FAK FA) của Nga nhận điểm 5+ (điểm cao nhất), chiếc F-22 và Su-35S cùng nhận điểm 2+, trong khi đó chiếc F-35 nhận điểm thấp nhất (-8).
Vào năm 2010, hãng Eurofighter của Liên minh châu Âu muốn chứng minh chiếc Typhoon ưu việt hơn chiếc F-35 khi lấy các tiêu chí chuẩn (từ năm 2000) về máy bay thế hệ thứ năm của hãng Lockheed Martin - nhà sản xuất F-22 và thiết kế chiếc F-35. Đó là tính tàng hình, tốc độ siêu thanh, tính cơ động, hệ thống định vị, động cơ... Trong khi Typhoon đáp ứng 8/9 tiêu chí thì F-35 chỉ đạt 3/9 tiêu chí. Điều này nếu nói theo ngôn ngữ của hãng Sukhoi thì Typhoon vượt trội so với các loại máy bay cùng loại của nước ngoài. Trước đó hãng Dassault của Pháp và Boeing của Mỹ cũng có các báo cáo tương tự, trong đó khẳng định sản phẩm của mình là chiếc Rafale và F/A-18 hơn hẳn so với các loại tiêm kích cùng loại khác của nước ngoài.  
Có thể thấy thông báo của Sukhoi, Eurofighter hay Dassault, Boeing khá “ranh mãnh” và mang tính quảng bá nhằm bán được hàng trong tương lai. Vào ngày 28.3, ông Aleksandr Fomin, Phó giám đốc cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga cho biết:
Su-35S có thể sẽ quay lại tham gia cuộc đấu thầu FX-2 của Brazil (nhắm bán cho Brazil 36 chiếc tiêm kích và nhượng quyền lắp ráp thêm 84 chiếc khác). FX-2 khởi động từ năm 2008. Ngay giai đoạn đầu chiếc F-35 đã bị đánh bại. Hiện còn chiếc F/A-18 của Mỹ, Saab Gripen NG của Thụy Điển và Rafale của Pháp đang ganh đua với nhau.
Ngoài Brazin, còn có Libya và Venezuela cũng quan tâm đến chiếc Su-35S. Nga đang đàm phán để bán cho Trung Quốc 48 chiếc tiêm kích này. Họ hy vọng sẽ bán được nhiều Su-35S cho các nước đang sở hữu loại Su-27, bởi Su-35S chính là loại mà Nga sản xuất nhằm thay thế cho chiếc Su-27 được cho là già cỗi và lạc hậu.
Cũng cần nhắc lại rằng, dù có quảng bá thế nào, thì điều quan trọng nhất là mỗi một loại máy bay chiến đấu phải đáp ứng các tiêu chí mà khách hàng - quân đội - đặt ra. Nhìn nhận theo quan điểm quân sự hiện đại,
Su-35S là một trong những loại tiêm kích tốt nhất của không lực Nga. Ngoài Su-35S, Nga còn có Su-27 đã được nâng cấp, loại Su-30 mới và chiếc tiêm kích thế hệ thứ năm T-50.  Trong tương lai gần, Su-35S sẽ phối hợp cùng các loại máy bay chiến đấu khác để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến của mình.
Ông Vương Hoàng

Tìm ra nguyên nhân vụ rơi chiếc F-22

Sau hơn một năm điều tra nghiên cứu, mới đây Mỹ mới chính thức công bố nguyên nhân khiến chiếc tiêm kích thế hệ thứ năm F-22 bị rơi hôm 16.11.2010.
Một thời gian dài sau khi chiếc F-22 bị tai nạn, các chuyên gia đều nghi rằng do hệ thống điều tiết ô xy không hoạt động, làm phi công bị ngất, không điều khiển được máy bay. Tuy thế, kết luận của Ủy ban Điều tra (AIB) cho thấy, chiếc máy bay bị rơi đúng là do có một số lỗi kỹ thuật, nhưng tai nạn xảy ra lại là do phi công không kịp thời mở hệ thống dẫn không khí dự phòng và không ghi nhận những thay đổi của máy bay khi đang bay.
Chiếc F-22 Raptor của không lực Mỹ mang số hiệu 06-4125, thuộc phi đội 525 của căn cứ quân sự Elmendorf-Richardson ở Alaska, khi đang bay tập thì bị rơi vào ngày 16.11.2010, cách sân bay Anchorage 160 km. Phi công lái chiếc máy bay này là Jeffrey Haney không kịp nhảy dù nên tử nạn. Theo AIB, vụ tai nạn không gây ảnh hưởng đến dân thường nhưng khiến chính quyền Mỹ thiệt hại 147,7 triệu USD.
 
Phi công Jeffrey Haney - Ảnh: Airforcetimes.com
Trong khi dựng lại lộ trình của chuyến bay tập, AIB xác định là vào lúc 19 giờ 42 phút 18 giây (giờ địa phương) ngày 16.11, chiếc F-22 số hiệu 06-4125 khi đang bay thì hệ thống dẫn khí từ động cơ cùng hệ thống bổ trợ không hoạt động. Khi đó viên phi công Jeffrey Haney bắt đầu hạ thấp độ cao và giảm lực đẩy của động cơ về số không. Vào lúc 19 giờ 42 phút 53 giây máy bay bắt đầu xoay quanh trục dọc và rơi. Đến 19 giờ 43 phút 24 giây, viên phi công toan tính lấy lại thăng bằng cho máy bay và điều khiển nó bay lên cao, nhưng chỉ 3 giây sau đó chiếc F-22 đã đâm xuống đất với tốc độ 1,3 nghìn km/giờ.
 Do hệ thống dẫn khí từ động cơ không hoạt động nên hệ thống tạo khí nhân tạo (ECS), hệ thống tuần hoàn không khí (ASS), hệ thống duy trì áp suất buồng lái (CPS), hệ thống điều dẫn khí trơ (OBIGGS) và ô xy (OBOGS) cũng tự động đóng lại. Điều đáng nói là 30 giây trước khi các hệ thống vừa nêu tự động đóng, hệ thống cảnh báo (ICAWS) đã phát tín hiệu về sự không bình thường này. Theo quy trình chuẩn, khi nhận được tín hiệu cảnh báo, phi công cần phải khởi động hệ thống cung cấp khí ô xy dự phòng (EOS) và cho máy bay hạ cánh ngay tại sân bay gần nhất. Tiếc thay, Jeffrey Haney đã không thực hiện điều mà lý ra anh cần phải làm.
 
Nơi chiếc F-22 bị rơi - Ảnh: Media.thenewstribune.com
Trong khi bay, ICAWS phát tín hiệu khi hệ thống dẫn khí nóng bất thường và sau đó 30 giây, hệ thống máy tính đã ngắt các thiết bị dẫn không khí. 5 giây sau đó đến OBOGS và OBIGGS bị ngắt và điều này có thế khiến viên phi công bị ngạt thở (!?). 50 giây và 60 giây tiếp theo CPS và ECS bị ngắt. Một loạt hệ thống không hoạt động khi máy bay đang ở độ cao 5,8 nghìn mét. 
AIB cho rằng, Jeffrey Haney bắt đầu cảm thấy bị ngạt thở và khó điều khiển máy bay, không chú ý đến thay đổi của các hệ thống máy móc. Lúc này nhiều khả năng anh ta chỉ quan tâm đến việc khôi phục đường dẫn khí vào mặt nạ. Điều này hầu như là chắc chắn, bởi từ khi máy bay bắt đầu hạ độ cao cho đến khi đâm xuống đất, Jeffrey Haney không hề liên lạc với mặt đất. Theo AIB, có thể Jeffrey Haney bị mất phương hướng nên không thể lấy lại thăng bằng cho máy bay.
Nhưng giả thiết cho rằng Jeffrey Haney bị ngất là khó xảy ra, bởi khi OBOGS đóng lại, máu của viên phi công này vẫn còn đủ lượng ô xy. Hơn thế, chiếc F-22 hạ độ cao rất nhanh, nên không cần đến mặt nạ vẫn có thể thở bình thường được.

Máy bay F-22 - Ảnh: Bp.blogspot.com
Sau tai nạn, các chuyên gia của không lực Mỹ và các hãng sản xuất các hệ thống của chiếc F-22 đã nghiên cứu xác của chiếc máy bay này. Tại OBIGGS người ta phát hiện thấy dấu vết của khí độc carbon, nhưng lượng khá ít không đủ để khiến viên phi công ngạt thở. Trong khi đó hệ thống máy tính không cảnh báo sự thay đổi của lượng khí ô xy.
Phân tích thi thể của Jeffrey Haney cho thấy viên phi công này không bị ngạt thở, hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện uống thuốc hay dùng chất kích thích. Người ta cũng điều tra cả các nhân vật chịu trách nhiệm cho chuyến bay này. Hai trong số những người này có uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhưng hoàn toàn khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến quy trình chuẩn bị cho chuyến bay.
Trong quá trình điều tra, AIB cũng đặt giả thiết là viên phi công bị ngất do quá căng thẳng. Khi chiếc F-22 bay và thực hiện các động tác nhào lộn, thì sức ép sẽ lên đến 2,5G, nhưng trong các chuyến bay tập trước đó, Jeffrey Haney có thể chịu đựng sức ép lên đến 4,8G. Sức ép ở thời điểm mà Jeffrey Haney muốn lấy lại thăng bằng cho chiếc F-22 là 7,5G, nhưng nó đã nằm ngoài giả thiết vì chỉ 3 giây sau đó chiếc máy bay đã lao xuống đất.
AIB kết luận: Dù một loạt các hệ thống ngưng hoạt động, nhưng lỗi thuộc về viên phi công khi đã không sử dụng đúng mặt nạ dưỡng khí và không khởi động hệ thống dẫn khí dự phòng theo quy định. Ngoài ra, không lực Mỹ còn cáo buộc Jeffrey Haney điều khiển không đúng chiếc F-22 trong các tình huống phức tạp cho dù anh được huấn luyện khá tốt (viên phi công này đã thực hiện 21 chuyến bay với F-22 và có tổng cộng hơn 29 giờ bay trong vòng 90 ngày trước khi tử nạn).
Dù vậy, các phi công lái F-22 đều khẳng định, nút để khởi động hệ thống dẫn khí dự phòng rất không thuận tiện vì nó nằm ở phần dưới bên trái của ghế phi công trong buồng lái. Một phi công cho rằng, Jeffrey Haney tính với tới nút khởi động hệ thống dẫn khí dự phòng nhưng không được. Bằng chứng là khi máy bay đạt đến độ cao nhất lại bắt đầu xoay quanh trục dọc và lực kéo của động cơ trở về số không. Trên mặt đất, người ta thử làm thao tác này và đã cho kết quả tương tự như vừa nêu.
Các kết luận mà AIB đưa ra hiển nhiên chưa làm hài lòng giới chuyên môn và các phi công lái F-22. Chưa rõ Mỹ có tiếp tục điều tra thêm về vụ việc rơi máy bay này hay không. Bên cạnh đó Lockheed Martin - hãng sản xuất chiếc F-22 - đang có hợp đồng với không lực Mỹ để tìm kiếm các nguyên nhân gây ngạt thở với phi công và sửa chữa chúng. Có thể nói, các biện pháp đã được đề ra để vụ việc tương tự sẽ không tái diễn. Từ ngày 20.9.2011 các chuyến bay tập của F-22 được khởi động lại và diễn ra khá tốt đẹp. Hy vọng sẽ không có vụ việc nào tồi tệ xảy ra khiến các chuyên gia hàng không quân sự Mỹ phải đau đầu.
Ngữ Tử Yên
Vào tháng 11.2011, khi Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE, tỏ dấu hiệu có thể sẽ không mua 60 chiếc tiêm kích Rafale của Pháp, nhiều chuyên gia quân sự đã nghĩ đến kịch bản Pháp phải dừng sản xuất loại máy bay hiện đại này. Nhưng nay thì ánh sáng đã le lói ở cuối đường hầm…
Bộ Quốc phòng các nước Qatar, Kuwait mới đây vừa tỏ ý sẽ mua chiếc tiêm kích Rafale do hãng Dassault sản xuất, hãng tin Defende News, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp - Gerard Longuet. Ông Longuet nhấn mạnh, hai quốc gia này sẽ chỉ mua Rafale sau khi UAE ký hợp đồng mua loại máy bay này cho không lực của mình. "Họ sẽ không quyết định mua nếu "ai đó" không là người ký hợp đồng đầu tiên", ông Longuet giải thích.
Hiện Kuwait đang có nhu cầu mua từ 16 - 22 chiếc máy bay tiêm kích, còn Qatar là 24 chiếc. Cả hai quốc gia này đều muốn xây dựng quân đội với sự phối hợp chặt chẽ của UAE. Pháp tiến hành thỏa thuận về việc bán 60 chiếc Rafale cho UAE. Và dù Pháp rất nỗ lực nhưng đến nay kết quả vẫn là con số không. Hơn thế, hiện hãng Boeing và Eurolighter cũng đang vào cuộc khi lần lượt giới thiệu chiếc F/A-18 Super Hornet và Typhoon. Trong tình thế như vậy, ông Longuet tuyên bố: "Nếu như không có đơn hàng xuất khẩu, đến năm 2018 Pháp sẽ phải ngừng sản xuất loại Rafale.
 
Chiếc JAS 39 Gripen của Thụy Điển có giá bán rẻ hơn nhiều chiếc Rafale - Ảnh: aeroseum.se
Niềm tự hào của Pháp
Pháp bắt đầu thiết kế chiếc Rafale từ giữa thập niên 1980. Chiếc tiêm kích này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 7.1990. Đến năm 2000 bắt đầu sản xuất hàng loạt Rafale để cung cấp cho quân đội. Không lực Pháp dự kiến mua 180 chiếc Rafale và những chiếc cuối cùng sẽ được biên chế vào năm 2018.
Với Pháp, chiếc Rafale là biểu tượng của nước này, bởi chiếc tiêm kích được thiết kế, sản xuất hoàn toàn bằng kỹ thuật, công nghệ Pháp. Chiếc máy bay này được Pháp tự hào khi nó là chiếc tiêm kích đa năng, cánh hình tam giác và sử dụng khái niệm "'Omni Role" (toàn năng) làm thuật ngữ tiếp thị nhằm phân biệt loại máy bay này với các loại máy bay chiến đấu "đa năng" (multi-role) khác có phân biệt nhiệm vụ chính và các nhiệm vụ phụ. Chiếc Rafale có thể thay thế được hoạt động của bảy loại máy bay khác nhau.
 Bộ Quốc phòng Pháp và không lực Pháp đánh giá Rafale là chiếc tiêm kích hoàn thiện nhất nếu nhìn từ góc độ kỹ thuật của máy bay thế hệ thứ tư. Tuy thế, Bộ Quốc phòng các quốc gia khác không chia sẻ đánh giá này. Điều này là dễ hiểu, bởi Rafale có thể hoàn hảo với các yêu cầu cụ thể của Pháp, nhưng lại không đáp ứng với các mục tiêu tác chiến của các quốc gia khác. Vì thế, đã 12 năm qua không có một đơn đặt hàng từ nước ngoài để mua "chiếc tiêm kích hoàn thiện nhất" này.
Có thời gian Pháp rất hy vọng Libya mua chiếc Rafale. Bởi từ năm 2006, Pháp đã tiến hành thương thảo để bán cho Libya 18 chiếc Rafale với tổng trị giá 3,24 tỉ USD. Đến năm 2010, thỏa thuận có bước tiến đáng kể khi hợp đồng đã được hai phía soạn thảo. Nhưng vào tháng 2.2011, cuộc nổi dậy của phe đối lập tại Libya có sự hậu thuẫn của NATO khiến thương thảo bị chấm dứt. Và như số phận trớ trêu, chiếc Rafale bay vào không phận Libya để nhằm lật đổ những đối tác "đầy tiềm năng" của chính nó.
Trong khi Pháp thương thảo với LiIbya về chiếc Rafale, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố sẽ mua 100 chiếc Rafale để thay thế cho loại F-35B Lightning II mà Anh dự kiến mua của Mỹ. Song song đó, vài năm qua Pháp còn thương thảo với Oman và Kuwait, nhưng kết quả là không có tín hiệu khả quan nào.
Vận xui nối tiếp vận xui
Trong vòng một vài năm gần đây, vận xui đeo đuổi chiếc tiêm kích này của Pháp tại các cuộc đấu thầu quốc tế. Vào năm 2008, Rafale tham dự đấu thầu tại Ma Rốc. Khi đó các đối thủ cạnh tranh là JAS 39 Gripen (Thụy Điển), Typhoon (Eurofighter - châu Âu). Nhưng cả ba hãng sản xuất các loại vừa nêu rất thất vọng, khi vào giờ chót Ma Rốc lại chọn chiếc F-16 Fighting Falcon, loại máy bay không hề tham dự đấu thầu trước đó.
 
Một chiếc Rafale vừa cất cánh từ tàu sân bay của Pháp - Ảnh: media.defenseindustrydaily.com
Từ năm 2007, Brazil mở cuộc đấu thầu F-X2, trong đó ngoài chiếc Rafale còn có JAS 39 Gripen, F/A-18 Super Hornet (của Boeing) và Su-35 (của Nga). Và scandal đã diễn ra vì khi đó Tổng thống Brazil Jose Silva  chọn chiếc Rafale, còn Bộ Quốc phòng nước này chọn chiếc Gripen. Không  bên nào chịu bên nào và kết cục do tài chính khó khăn nên Brazil hủy luôn cuộc thầu. Đấy là chưa kể vụ UAE như đã nói ở trên.
Cuối cùng, vào tháng 11.2011, Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ đã tổng kết cuộc đấu thầu mua 22 chiếc tiêm kích nhằm thay thế cho loại F-5 Tiger II cũ kỹ. Tham dự cuộc đấu thầu này có Rafale, Typhoon, Gripen và Super Hornet. Phía Thụy Sĩ đã chọn chiếc tiêm kích của Thụy Điển vì nó đáp ứng yêu cầu của không lực nước này và giá lại rẻ hơn (tổng giá trị hợp đồng là 3,3 tỉ USD). Sau vụ thua thầu này, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp - Gerard Longuet tuyên bố vào ngày 7.12.2011, nếu không xuất khẩu được, Dassault sẽ phải ngừng sản xuất chiếc Rafale.
Giá bán của Rafale từ 85 - 124 triệu USD/chiếc (tùy mẫu thiết kế), trong khi đó một chiếc F-35 của Mỹ giá trung bình chỉ từ 130 - 135 triệu USD. Còn chiếc Super Hornet của Boeing bán trên thị trường quốc tế chỉ từ 60 - 80 triệu USD/chiếc, trong khi F-15 Silent Eagle (đối trọng của F-35) chỉ khoảng 100 triệu USD/chiếc. Với 120 triệu có thể mua một chiếc Typhoon, còn 50 - 60 triệu là có thể sở hữu chiếc Gripen. So sánh như thế để thấy giá của Rafale là đắt nên rất khó xuất khẩu.
Hiện Rafale còn một "cửa" duy nhất để hy vọng có thể xuất khẩu. Đó là tham dự cuộc đấu thầu MMRCA của Ấn Độ để cung cấp 126 chiếc máy bay tiêm kích đa năng. Tham dự đấu thầu có Mig-35 (Nga), F-16IN, F/A-18E, Gripen, Rafale và Typhoon. Hiện vòng chung kết chỉ còn Rafale và Typhoon và trong vòng đầu năm nay Ấn Độ sẽ công bố hãng thắng thầu. Vào cuối tháng 11.2011 có thông tin cho rằng Typhoon thắng thầu. Nhưng biết đâu nói trước bước không qua!? Trong mua bán hay trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, không ít khi duy tâm lại đóng vai trò thành bại!? Hay chờ xem liệu Rafale có thắng thầu.

Các thông số kỹ thuật của Rafale
Phi hành đoàn: 1-2 người (tùy mẫu thiết kế)
Chiều dài: 15,27m; Sải cánh: 10,80m; Chiều cao: 5,34m
Diện tích cánh: 45,7m²
Trọng lượng không tải: 9.060 kg
Trọng lượng có tải: 9.500 kg
Trọng lượng cất cánh tối đa: Từ 22.000 kg - 24.500 kg (tùy mẫu thiết kế)
Động cơ: 2 x SNECMA M88-2
Tốc độ tối đa: 2.250 km/giờ
Bán kính hoạt động tác chiến: 1.900 km
Trần bay: 18.000m
Hệ thống vũ khí: pháo 30 ly GIAT30/719B với 125 viên đạn. Có 14 điểm treo cho 9, 5 tấn vũ khí. 
Các tên lửa không đối không: MICA IR/EM, AIM-9 Sidewinder, AIM-132 ASRAAM… Các tên lửa không đối đất: MBDA Apache, SCALP EG, AASM, Tên lửa hạt nhân ASMP. Hiện Rafale sử dụng radar lưới loại RBE@, nhưng từ năm nay nó sẽ được nâng cấp bằng radar RLS RBE2-AA hiện đại hơn.
Ngữ Tử Yên
Top 10 máy bay quân sự đắt đỏ của Mỹ
Thượng viện Mỹ vừa bỏ phiếu phản đối kế hoạch chế tạo thêm 7 chiếc chiến đấu cơ F-22, được coi là máy bay chiến đấu toàn diện thuộc hàng tốt nhất thế giới. Dưới đây là bộ sưu tập những máy bay quân sự tốn kém của Mỹ.
FF/A-18 Hornet: 94 triệu USD: Bắt đầu hoạt động từ thập niên 80, chiếc máy bay hai động cơ này là phi cơ chiến đấu đầu tiên của Mỹ. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu dưới mặt đất và trên không. Máy bay này thuộc phi đội Blue Angels của Hải quân Mỹ. Nó còn góp mặt trong quân đội của Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.
EA-18G Growler: 102 triệu USD: Chiếc Growler là phiên bản tác chiến điện tử của máy bay F/A-18 Hornet. Những phi cơ này không chỉ có khả năng tìm kiếm, phá sóng radar phòng không mà còn gây nhiễu thông tin của đối phương.
V-22 Osprey: 118 triệu ISD: Phi cơ V-22 vô cùng linh hoạt nhờ hệ thống hai cánh quạt có khả năng xoay 90 độ. Nó cất cánh và hạ cánh như trực thăng song thực hiện hành trình giống những phi cơ bình thường. V-22 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Iraq năm 2007 và bị cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney liên tiếp yêu cầu ngừng sử dụng. Dù vậy, nhờ ưu thế về tính đa năng, quân đội Mỹ vẫn triển khai một phi đội V-22 tới Afghanistan vào cuối năm.
F-35 Lightning II: 122 triệu USD: Năm 2001, Lockhead Martin nhận hợp đồng phát triển một loại phi cơ chiến đấu siêu thanh. Đây là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 được đưa ra để thay thế một loạt máy bay già nua và được phát triển trong chương trình Joint Strike Fighter (JSF) giữa Mỹ và đồng minh. Nó bị chỉ trích là quá nặng và không đủ mạnh, khiến nó trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng.
E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD: Việc phát triển chiếc Advanced Hawkeye này là một bước tiến đáng kể về trinh sát và ngụy trang. Hệ thống radar của nó có thể tăng phạm vi kiểm soát của phi cơ lên tới 300%. "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington phát biểu hồi tháng 7. Dù tiến trình phát triển loại máy bay này diễn ra đúng tiến độ và hai phiên bản bay thử đã được đưa tới Hải quân Mỹ, việc cắt giảm ngân quỹ có thể khiến máy bay này chưa thể đưa vào sử dụng ít nhất 1 năm lâu hơn kế hoạch.
VH-71 Kestrel: 241 triệu USD: Việc phát triển những chiếc VH-71 được thực hiện nhằm thay thế phi đội trực thăng già nua của tổng thống. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách dành cho chương trình trước khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức. Ngay sau khi tuyên thệ vào Nhà Trắng, Obama thông báo kế hoạch hủy dự án này. Tuy nhiên, vào ngày 22/7, Ủy ban Biểu Quyết Ngân sách Hạ viện đồng loạt thông báo việc nối lại việc cấp ngân sách để phát triển phi cơ VH-71.
P-8A Poseidon: 290 triệu USD: Phiên bản quân sự của máy bay Boeing 737 sẽ được Hải quân Mỹ sử dụng để tiêu diệt các phương tiện chống ngầm của đối phương và thu thập tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác. Máy bay này dự kiến sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2013.
C17A Globemaster III: 328 triệu USD: Máy bay chuyên chở của Không lực Mỹ dùng để đưa binh lính tới vùng chiến sự, thực hiện các viện trợ và sứ mệnh thả dù. Có 190 máy bay C17A đang hoạt động. Chiếc phi cơ được vận hành bởi 4 động cơ phản lực và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, máy bay này đã đưa binh sĩ và hàng cứu trợ nhân đạo tới Afghanistan và Iraq.
F-22 Raptor: 350 triệu USD: Được thiết kế để đối trọng với một loại máy bay của Liên Xô, F-22 được nhà sản xuất Lockhead Martin tán tụng là phi cơ chiến đấu toàn diện tốt nhất thế giới, không kể là đắt nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối phương, bay những chặng dài với tốc độ siêu thanh và tránh tất cả các loại radar dò tìm. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự.
B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD: Phi cơ ném bom B-2 đắt tới mức Quốc hội Mỹ đã giảm đơn đặt hàng từ 132 xuống còn 21. Phi cơ có thể tránh tất cả các loại thiết bị dò tìm tín hiệu, nhờ đó, nó có thể tấn công đối phương mà không lo ngại đến việc bị trả đũa. Bắt đầu sử dụng năm 1993, B-2 từng được triển khai tới cả Iraq và Afghanistan.

No comments:

Post a Comment