Có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng, song tất cả đều thống nhất cho rằng: Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm (truyền thống – Food) và thuốc (Drug). Thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc (Food-Drug).
Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác. Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi.
Các nhà chuyên môn đưa ra một số tiêu chí để phân biệt giữa thực phẩm chức năng với thực phẩm truyền thống và thuốc như sau:
1. Thực phẩm chức năng (Functional Food) khác với thực phẩm truyền thống (Food) ở chỗ:
* Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).
* Có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn (tác dụng với một hay một số chức năng sinh lý của cơ thể) hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm truyền thống (cơ bản) như các loại thực phẩm gạo, thịt, cá…
* Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc.
* Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…
2. Thực phẩm chức năng khác với thuốc ở chỗ:
* Nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể.
Ví dụ: Trà bạc hà
Nếu ghi trên nhãn: Nước uống giải nhiệt, thì là Thực phẩm
Nếu ghi trên nhãn: Chỉ định điều trị rối loạn dạ dày, thì là Thuốc.
* Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.
* Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn… Để hiểu được tại nên sử dụng thực phẩm chức năng để bảo vệ sức khỏe thì trước tiên chúng ta phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh tật và những chức năng cơ bản của thực phẩm chức năng. Các kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học cho chúng ta biết rõ hai vấn đề này:
Vì sao chúng ta bệnh ?
Sống khỏe - không bệnh tật" đó là niềm ao ước của con người ở bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, sức khỏe của con người tùy thuộc vào các yếu tố như di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng và phòng trị bệnh, trong đó việc dinh dưỡng để phòng ngừa các bệnh tật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tầm vóc thân thể, thể lực con người do các yếu tố như: dinh dưỡng, di truyền, thể dục thể thao, môi trường... Theo đó, yếu tố dinh dưỡng chiếm tỷ trọng cao nhất 31%, tất nhiên là bảo đảm đủ chất và phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý.Cơ thể chúng ta cần một lượng cân bằng và đầy đủ các Vitamin và khoáng chất hằng ngày để hoạt động được tốt và nhịp nhàng, nhưng chắc gì bạn đã ăn uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng để có thể làm được điều đó từ nguồn thức ăn dinh dưỡng hằng ngày?
Theo kết quả của các cuộc khảo cứu, hầu hết mọi người trong chúng ta đều thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng, Ngay cả đối với những người trẻ, dù có ăn đầy đủ, ta vẫn không có đủ các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân làm cho thực phẩm chúng ta nghèo nàn về chất như đất đai bạc màu hoặc do thực phẩm phải qua nhiều khâu chế biến công nghiệp làm mất đi nhiều chất. Mặt khác, do vật nuôi, cây trồng đang đựợc chạy theo năng suất nên phát triển mất tự nhiên, mất cân đối. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nữa là thực phẩm chứa nhiều độc tố, đó là những chất độc trong rau, quả do phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, những chất đi vào vật nuôi như thuốc tăng trọng, thuốc tiêm phòng bệnh dịch, rồi những chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. .
Bên cạnh những yếu tố về ăn uống thì môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hằng ngày cơ thể chúng ta phải chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ, tia cực tím, chất thải công nghiệp, khí thải ô tô, xe máy, nguồn nước ô nhiễm… những tác động có hại này là nguyên nhân chính của các bệnh tim mạch, ung thư, và các bệnh nguy hiểm khác.Ngoài những nguyên nhân này, sức khỏe của chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi stress. Hằng ngày chúng ta phải sống trong sự căng thẳng nhiều mặt. Từ những vấn đề khó chịu như tắc đường, mất điện, đến những vấn đề lớn như hạnh phúc gia đình, sự nghiệp… những căng thẳng này đốt cháy một lượng chất cần thiết mà chúng ta không thể bù đắp được, càng tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho hệ miễn dịch của chúng ta không có đủ điều kiện hoạt động, sức đề kháng của cơ thể ngày một kém đi và cơ thể rất dễ mắc bệnh.Vậy làm cách nào để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phòng bệnh ?
Với việc sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày đã có những tác động rất hiệu quả trong việc hổ trợ điều trị và phòng chống một số bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa, tăng miễn dịch giúp các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể những Vitamin và khoáng chất là những nhóm chất hữu cơ cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Các nhà khoa học cũng dự báo rằng: thực phẩm chức năng chính là thức ăn của con người thế kỷ 21.
Chức năng cơ bản của thực phẩm chức năng
Chức năng thải độc: Đưa ra khỏi cơ thể những chất cặn bã, chất độc đã lưu trữ lâu ngày, chủ yếu là theo đường bài tiết, có thể qua da.
Chức năng dinh dưỡng: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết vào từng tế bào.
Chức năng bảo vệ: Giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
Hiểu đúng về thực phẩm chức năng
Sau khoảng 10 năm vào Việt Nam, hiện nay thực phẩm chức năng (TPCN) đã nở rộ, tạo ra một thị trường lớn, vàng thau lẫn lộn. Có lẽ tiền của bỏ ra thì mua được “thau” là nhiều dù đôi khi cũng được “vàng”, nhưng ngay cả “ăn vàng” thì khi nào có ích? Nhiều người có học cũng nghĩ loại TPCN nào đó là thuốc tiên, còn dân chúng thì càng dễ tin như vậy.
Hãy thử xem một (trong hàng ngàn) lời giới thiệu, chẳng hạn về sữa ong chúa Royal Jelly do Good Health New Zealand sản xuất và Good Health Việt Nam phân phối: “Royal Jelly - Sữa ong chúa có tác dụng chống mệt mỏi, làm việc quá sức, suy nhược, lo lắng kéo dài, mất ngủ, biếng ăn. Đặc biệt có tác dụng tốt đối với người mới ốm dậy, hoặc người suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, béo phì, cholesteron cao, tiểu đường, có tác dụng điều hòa huyết áp (từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao). Chống lão hóa da, điều hòa hệ tim mạch, kích thích và phục hồi hệ thống thần kinh. Nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Viêm gan, viêm tuyến tụy, bệnh thận. Loét dạ dày, suy cuống phổi. Giảm mỡ máu. Chống viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gút”. Giới thiệu như vậy là khá nghiêm túc, tuân thủ quy định rằng đây không phải là thuốc. Tuy nhiên nếu ai đang bị cao huyết áp mà đọc thấy dòng: “…có tác dụng điều hòa huyết áp (từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao)” thì có thể các bạn sẽ bỏ tiền mua vàng mà hóa thau đấy! Không có thực phẩm chức năng nào đưa huyết áp từ cao xuống thấp và từ thấp lên cao như quảng cáo trên đây. Vì vậy nói thật nghiêm túc thì trong đoạn quảng cáo nói trên, thì đoạn nói về sự kéo huyết áp xuống hoặc đẩy huyết áp lên là sai, làm cho người hiểu biết không tường tận cho rằng sữa ong chúa Royal Jelly là thứ “thuốc” có thể điều trị bệnh về huyết áp, cả 2 chiều! Thêm nữa, một loạt bệnh liệt kê ở phần cuối với dụng ý gì? Hầu như phần lớn các quảng cáo về TPCN đều ở dạng mập mờ như vậy. Điểm qua vài con số được thống kế của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thể hiện gần đây nhất: trung bình, mỗi tuần Cục tiếp nhận 20 hồ sơ công bố chất lượng TPCN và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, trong số 5.000 sản phẩm thực phẩm công bố chất lượng thì trong đó đã có khoảng 600 là TPCN, chiếm tỷ lệ đến 30%. Và cho đến thời điểm năm 2008, có khoảng 3.000 loại TPCN được cấp phép lưu hành, trong đó gần 2.000 loại nhập khẩu và 1.000 loại do nội địa sản xuất. Với trên 3.000 loại “thức ăn” mới, nằm ở ranh giới “đồ ăn” và “thuốc trị bệnh” thì phần lớn dân ta nghiêng về phía cho chúng là thuốc! Có lẽ không có ngành sản xuất – kinh doanh nào mà số lượng các sản phẩm tung ra thị trường tăng dữ như ngành hàng TPCN.
Những ý kiến khác nhau về TPCN
Trên báo chí, đặc biệt trên mạng, chúng ta thấy vô số các bài viết về TPCN nói chung hoặc về một loại TPCN nào đó nói riêng. Chúng ta có thể nhóm lại một số ý như sau:
1. Đa số các bài đều khẳng định TPCN không phải là thuốc chữa bệnh, không có giá trị chữa bệnh, thậm chí có tác giả phủ nhận hoàn toàn tác dụng của TPCN. Trong khi đó có những bài viết cho rằng TPCN là rất tốt, có vài loại TPCN cụ thể nào đó đã được chính các tác giả kiểm chứng trên bản thân mình như những thần dược!
2. Đa số các tác giả chấp nhận luận điểm chung là một số loại TPCN nào đó (phải được kiểm chứng nghiêm túc) có tác dụng giúp cơ thể phòng chống một số loại bệnh nào đó, làm cho chúng không phát tác hoặc diễn biến xấu được kìm hãm bớt.
3. Tuyệt đại đa số các bài giới thiệu, quảng cáo, bao bì đóng gói của TPCN đều chứa các nội dung và hình thức mập mờ khá tinh vi như đã dẫn chứng ở trên, làm cho người thiếu hiểu biết bị lẫn lộn và ngộ nhận về khả năng chữa bệnh của TPCN.
Vài định nghĩa TPCN
Thuật ngữ thực phẩm chức năng ra đời tại Nhật Bản vào những năm 80 của thế kỷ 20 với ý nghĩa ban đầu là những thực phẩm được chế biến chứa các hoạt chất ngoài công dụng dinh dưỡng còn có thể hỗ trợ chức năng hoạt động của một vài bộ phận trong cơ thể.
Viện Y học Hoa Kỳ định nghĩa: “TPCN là những thực phẩm chứa các chất có khả năng tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này bao gồm bất cứ thực phẩm chế biến hoặc thành phần nào có thể cung cấp lợi ích cho sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng cố hữu của thực phẩm”.
Với giới chức y tế Canada: “TPCN có hình dáng bên ngoài tương tự như thực phẩm thông thường. Ngoài khả năng dinh dưỡng cố hữu, các thực phẩm này phải được chứng minh một cách khoa học là có thể cung cấp những lợi ích sinh học và có khả năng giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh mãn tính”.
Giới chức y tế Hàn Quốc coi: “TPCN là các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng và các chất khác dưới dạng cô đặc, có tác dụng nuôi sống hoặc sinh học với mục đích phụ thêm cho thực phẩm tự nhiên”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: “TPCN là loại thực phẩm không chỉ cung cấp cho cơ thể con người những chất dinh dưỡng cơ bản, mà về một mặt nào đó, nó còn có thể phòng ngừa một số bệnh tật và giúp tăng cường sức khỏe”.
Còn ở Việt Nam, thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 của Bộ Y tế quy định: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.
Dù có trong tay những định nghĩa như trên thì nhiều người vẫn lầm tưởng TPCN là thuốc, đôi khi là “thần dược”.
Những ý nên thống nhất
1. Không TPCN nào được phép tự giới thiệu là có tác dụng làm thuyên giảm (chứ đừng nói là chữa lành) được bệnh này, bệnh nọ. Tất cả những quảng cáo loại này đều là gian dối và bất hợp pháp. Không có TPCN nào làm huyết áp cao xuống thấp, huyết áp thấp lên cao như sữa ong chúa Royal Jelly đã tự giới thiệu. Nếu quả có như vậy thì nó là thuốc! Các TPCN với những kiểm chứng khoa học có thể được phép tự giới thiệu là có tác dụng ngăn ngừa bệnh này, bệnh nọ phát tác (trên một cơ thể mạnh khỏe), nghĩa là có thể có giá trị “phòng bệnh” (khi chưa mắc bệnh). TPCN được kiểm nghiệm cũng có thể tự giới thiệu có tác dụng làm chậm quá trình diễn biến xấu của loại bệnh này, bệnh nọ, có nghĩa là có tác dụng “hỗ trợ điều trị” (khi đã mắc bệnh). Chẳng hạn với sữa ong chúa Royal Jelly, nếu nhà sản xuất giới thiệu rằng: dùng sữa ong chúa Royal Jelly, các bạn sẽ có nhiều khả năng duy trì tình trạng huyết áp thì còn có thể chấp nhận được (dĩ nhiên phải kiểm chứng).
2. Do việc nghiên cứu TPCN không nghiêm ngặt như thuốc chữa bệnh, việc cho phép lưu hành tương đối dễ hơn so với thuốc, nên có thể xảy ra là với một số TPCN cụ thể nào đó thì có những tác dụng mà nhà sản xuất chưa kiểm soát được hết. Những tác dụng này có khi là tiêu cực, là không tốt cho cơ thể nhưng cũng có khi là tích cực và đôi khi đạt đến sự kỳ diệu. Vì vậy với TPCN cũng cần dùng thận trọng. Ngay cả ăn nhiều thịt quá cũng ngộ độc chứ đừng nói là “uống” các viên TPCN! Mặt khác, nếu may mắn dùng TPCN nào đó mà đạt được sự kỳ diệu thì cũng không lấy làm ngạc nhiên. Đã có những đứa trẻ còi xương nặng, được mẹ nhai chuối mớm cho mỗi ngày một trái, đã trở lại bụ bẫm mạnh khỏe sau vài tháng.
3. Chưa nên tiêu nhiều tiền cho TPCN trong hoàn cảnh còn tranh tối tranh sáng, đặc biệt là ở nước ta khi mà tình trạng thiếu thông tin, thông tin sai lạc, năng lực và trách nhiệm quản lý của nhà nước về vấn đề này còn rất hạn chế.
Chúng ta không thể phủ nhận TPCN vì thị trường này không nhỏ. Tác giả Lê Hồng Thọ trong bài viết trên http://vietsciences.org cho biết: thị trường TPCN năm 2003 tại Nhật là 15 tỷ USD, Hoa kỳ 31 tỷ USD, các nước EU hơn 15 tỷ USD và phần còn lại là khoảng 5 tỷ USD. Xu hướng gia tăng chung khoảng 15% năm. Chỉ có điều đừng bao giờ cho chúng là thần dược (dù rằng đôi khi có người bệnh nặng chỉ... ăn cái gì đó mà … đứng dậy được!) và cũng đừng tin vào bất cứ khả năng chữa bệnh nào theo nghĩa là khi đã lâm bệnh thì không nên xem TPCN là liệu pháp để điều trị. Điều này không mâu thuẫn với việc có thể có loại TPCN nào đó có tác dụng chữa bệnh thật. Vấn đề là mức độ nghiên cứu của các nhà sản xuất chưa đủ, họ chỉ phỏng chừng và mong muốn thôi. Nếu họ nghiên cứu đã đủ sâu đến mức độ khẳng định và được xác nhận là sản phẩm của họ có thể chữa bệnh thì họ đã được phép chuyển nó sang phạm trù “thuốc chữa bệnh” chứ không để ở phạm trù “TPCN”.
Vì sao chúng ta bệnh ?
Sống khỏe - không bệnh tật" đó là niềm ao ước của con người ở bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, sức khỏe của con người tùy thuộc vào các yếu tố như di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng và phòng trị bệnh, trong đó việc dinh dưỡng để phòng ngừa các bệnh tật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tầm vóc thân thể, thể lực con người do các yếu tố như: dinh dưỡng, di truyền, thể dục thể thao, môi trường... Theo đó, yếu tố dinh dưỡng chiếm tỷ trọng cao nhất 31%, tất nhiên là bảo đảm đủ chất và phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý.Cơ thể chúng ta cần một lượng cân bằng và đầy đủ các Vitamin và khoáng chất hằng ngày để hoạt động được tốt và nhịp nhàng, nhưng chắc gì bạn đã ăn uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng để có thể làm được điều đó từ nguồn thức ăn dinh dưỡng hằng ngày?
Theo kết quả của các cuộc khảo cứu, hầu hết mọi người trong chúng ta đều thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng, Ngay cả đối với những người trẻ, dù có ăn đầy đủ, ta vẫn không có đủ các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân làm cho thực phẩm chúng ta nghèo nàn về chất như đất đai bạc màu hoặc do thực phẩm phải qua nhiều khâu chế biến công nghiệp làm mất đi nhiều chất. Mặt khác, do vật nuôi, cây trồng đang đựợc chạy theo năng suất nên phát triển mất tự nhiên, mất cân đối. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nữa là thực phẩm chứa nhiều độc tố, đó là những chất độc trong rau, quả do phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, những chất đi vào vật nuôi như thuốc tăng trọng, thuốc tiêm phòng bệnh dịch, rồi những chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. .
Bên cạnh những yếu tố về ăn uống thì môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hằng ngày cơ thể chúng ta phải chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ, tia cực tím, chất thải công nghiệp, khí thải ô tô, xe máy, nguồn nước ô nhiễm… những tác động có hại này là nguyên nhân chính của các bệnh tim mạch, ung thư, và các bệnh nguy hiểm khác.Ngoài những nguyên nhân này, sức khỏe của chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi stress. Hằng ngày chúng ta phải sống trong sự căng thẳng nhiều mặt. Từ những vấn đề khó chịu như tắc đường, mất điện, đến những vấn đề lớn như hạnh phúc gia đình, sự nghiệp… những căng thẳng này đốt cháy một lượng chất cần thiết mà chúng ta không thể bù đắp được, càng tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho hệ miễn dịch của chúng ta không có đủ điều kiện hoạt động, sức đề kháng của cơ thể ngày một kém đi và cơ thể rất dễ mắc bệnh.Vậy làm cách nào để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phòng bệnh ?
Với việc sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày đã có những tác động rất hiệu quả trong việc hổ trợ điều trị và phòng chống một số bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa, tăng miễn dịch giúp các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể những Vitamin và khoáng chất là những nhóm chất hữu cơ cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Các nhà khoa học cũng dự báo rằng: thực phẩm chức năng chính là thức ăn của con người thế kỷ 21.
Chức năng cơ bản của thực phẩm chức năng
Chức năng thải độc: Đưa ra khỏi cơ thể những chất cặn bã, chất độc đã lưu trữ lâu ngày, chủ yếu là theo đường bài tiết, có thể qua da.
Chức năng dinh dưỡng: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết vào từng tế bào.
Chức năng bảo vệ: Giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
Hiểu đúng về thực phẩm chức năng
Sau khoảng 10 năm vào Việt Nam, hiện nay thực phẩm chức năng (TPCN) đã nở rộ, tạo ra một thị trường lớn, vàng thau lẫn lộn. Có lẽ tiền của bỏ ra thì mua được “thau” là nhiều dù đôi khi cũng được “vàng”, nhưng ngay cả “ăn vàng” thì khi nào có ích? Nhiều người có học cũng nghĩ loại TPCN nào đó là thuốc tiên, còn dân chúng thì càng dễ tin như vậy.
Hãy thử xem một (trong hàng ngàn) lời giới thiệu, chẳng hạn về sữa ong chúa Royal Jelly do Good Health New Zealand sản xuất và Good Health Việt Nam phân phối: “Royal Jelly - Sữa ong chúa có tác dụng chống mệt mỏi, làm việc quá sức, suy nhược, lo lắng kéo dài, mất ngủ, biếng ăn. Đặc biệt có tác dụng tốt đối với người mới ốm dậy, hoặc người suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, béo phì, cholesteron cao, tiểu đường, có tác dụng điều hòa huyết áp (từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao). Chống lão hóa da, điều hòa hệ tim mạch, kích thích và phục hồi hệ thống thần kinh. Nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Viêm gan, viêm tuyến tụy, bệnh thận. Loét dạ dày, suy cuống phổi. Giảm mỡ máu. Chống viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gút”. Giới thiệu như vậy là khá nghiêm túc, tuân thủ quy định rằng đây không phải là thuốc. Tuy nhiên nếu ai đang bị cao huyết áp mà đọc thấy dòng: “…có tác dụng điều hòa huyết áp (từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao)” thì có thể các bạn sẽ bỏ tiền mua vàng mà hóa thau đấy! Không có thực phẩm chức năng nào đưa huyết áp từ cao xuống thấp và từ thấp lên cao như quảng cáo trên đây. Vì vậy nói thật nghiêm túc thì trong đoạn quảng cáo nói trên, thì đoạn nói về sự kéo huyết áp xuống hoặc đẩy huyết áp lên là sai, làm cho người hiểu biết không tường tận cho rằng sữa ong chúa Royal Jelly là thứ “thuốc” có thể điều trị bệnh về huyết áp, cả 2 chiều! Thêm nữa, một loạt bệnh liệt kê ở phần cuối với dụng ý gì? Hầu như phần lớn các quảng cáo về TPCN đều ở dạng mập mờ như vậy. Điểm qua vài con số được thống kế của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thể hiện gần đây nhất: trung bình, mỗi tuần Cục tiếp nhận 20 hồ sơ công bố chất lượng TPCN và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, trong số 5.000 sản phẩm thực phẩm công bố chất lượng thì trong đó đã có khoảng 600 là TPCN, chiếm tỷ lệ đến 30%. Và cho đến thời điểm năm 2008, có khoảng 3.000 loại TPCN được cấp phép lưu hành, trong đó gần 2.000 loại nhập khẩu và 1.000 loại do nội địa sản xuất. Với trên 3.000 loại “thức ăn” mới, nằm ở ranh giới “đồ ăn” và “thuốc trị bệnh” thì phần lớn dân ta nghiêng về phía cho chúng là thuốc! Có lẽ không có ngành sản xuất – kinh doanh nào mà số lượng các sản phẩm tung ra thị trường tăng dữ như ngành hàng TPCN.
Những ý kiến khác nhau về TPCN
Trên báo chí, đặc biệt trên mạng, chúng ta thấy vô số các bài viết về TPCN nói chung hoặc về một loại TPCN nào đó nói riêng. Chúng ta có thể nhóm lại một số ý như sau:
1. Đa số các bài đều khẳng định TPCN không phải là thuốc chữa bệnh, không có giá trị chữa bệnh, thậm chí có tác giả phủ nhận hoàn toàn tác dụng của TPCN. Trong khi đó có những bài viết cho rằng TPCN là rất tốt, có vài loại TPCN cụ thể nào đó đã được chính các tác giả kiểm chứng trên bản thân mình như những thần dược!
2. Đa số các tác giả chấp nhận luận điểm chung là một số loại TPCN nào đó (phải được kiểm chứng nghiêm túc) có tác dụng giúp cơ thể phòng chống một số loại bệnh nào đó, làm cho chúng không phát tác hoặc diễn biến xấu được kìm hãm bớt.
3. Tuyệt đại đa số các bài giới thiệu, quảng cáo, bao bì đóng gói của TPCN đều chứa các nội dung và hình thức mập mờ khá tinh vi như đã dẫn chứng ở trên, làm cho người thiếu hiểu biết bị lẫn lộn và ngộ nhận về khả năng chữa bệnh của TPCN.
Vài định nghĩa TPCN
Thuật ngữ thực phẩm chức năng ra đời tại Nhật Bản vào những năm 80 của thế kỷ 20 với ý nghĩa ban đầu là những thực phẩm được chế biến chứa các hoạt chất ngoài công dụng dinh dưỡng còn có thể hỗ trợ chức năng hoạt động của một vài bộ phận trong cơ thể.
Viện Y học Hoa Kỳ định nghĩa: “TPCN là những thực phẩm chứa các chất có khả năng tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này bao gồm bất cứ thực phẩm chế biến hoặc thành phần nào có thể cung cấp lợi ích cho sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng cố hữu của thực phẩm”.
Với giới chức y tế Canada: “TPCN có hình dáng bên ngoài tương tự như thực phẩm thông thường. Ngoài khả năng dinh dưỡng cố hữu, các thực phẩm này phải được chứng minh một cách khoa học là có thể cung cấp những lợi ích sinh học và có khả năng giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh mãn tính”.
Giới chức y tế Hàn Quốc coi: “TPCN là các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng và các chất khác dưới dạng cô đặc, có tác dụng nuôi sống hoặc sinh học với mục đích phụ thêm cho thực phẩm tự nhiên”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: “TPCN là loại thực phẩm không chỉ cung cấp cho cơ thể con người những chất dinh dưỡng cơ bản, mà về một mặt nào đó, nó còn có thể phòng ngừa một số bệnh tật và giúp tăng cường sức khỏe”.
Còn ở Việt Nam, thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 của Bộ Y tế quy định: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.
Dù có trong tay những định nghĩa như trên thì nhiều người vẫn lầm tưởng TPCN là thuốc, đôi khi là “thần dược”.
Những ý nên thống nhất
1. Không TPCN nào được phép tự giới thiệu là có tác dụng làm thuyên giảm (chứ đừng nói là chữa lành) được bệnh này, bệnh nọ. Tất cả những quảng cáo loại này đều là gian dối và bất hợp pháp. Không có TPCN nào làm huyết áp cao xuống thấp, huyết áp thấp lên cao như sữa ong chúa Royal Jelly đã tự giới thiệu. Nếu quả có như vậy thì nó là thuốc! Các TPCN với những kiểm chứng khoa học có thể được phép tự giới thiệu là có tác dụng ngăn ngừa bệnh này, bệnh nọ phát tác (trên một cơ thể mạnh khỏe), nghĩa là có thể có giá trị “phòng bệnh” (khi chưa mắc bệnh). TPCN được kiểm nghiệm cũng có thể tự giới thiệu có tác dụng làm chậm quá trình diễn biến xấu của loại bệnh này, bệnh nọ, có nghĩa là có tác dụng “hỗ trợ điều trị” (khi đã mắc bệnh). Chẳng hạn với sữa ong chúa Royal Jelly, nếu nhà sản xuất giới thiệu rằng: dùng sữa ong chúa Royal Jelly, các bạn sẽ có nhiều khả năng duy trì tình trạng huyết áp thì còn có thể chấp nhận được (dĩ nhiên phải kiểm chứng).
2. Do việc nghiên cứu TPCN không nghiêm ngặt như thuốc chữa bệnh, việc cho phép lưu hành tương đối dễ hơn so với thuốc, nên có thể xảy ra là với một số TPCN cụ thể nào đó thì có những tác dụng mà nhà sản xuất chưa kiểm soát được hết. Những tác dụng này có khi là tiêu cực, là không tốt cho cơ thể nhưng cũng có khi là tích cực và đôi khi đạt đến sự kỳ diệu. Vì vậy với TPCN cũng cần dùng thận trọng. Ngay cả ăn nhiều thịt quá cũng ngộ độc chứ đừng nói là “uống” các viên TPCN! Mặt khác, nếu may mắn dùng TPCN nào đó mà đạt được sự kỳ diệu thì cũng không lấy làm ngạc nhiên. Đã có những đứa trẻ còi xương nặng, được mẹ nhai chuối mớm cho mỗi ngày một trái, đã trở lại bụ bẫm mạnh khỏe sau vài tháng.
3. Chưa nên tiêu nhiều tiền cho TPCN trong hoàn cảnh còn tranh tối tranh sáng, đặc biệt là ở nước ta khi mà tình trạng thiếu thông tin, thông tin sai lạc, năng lực và trách nhiệm quản lý của nhà nước về vấn đề này còn rất hạn chế.
Chúng ta không thể phủ nhận TPCN vì thị trường này không nhỏ. Tác giả Lê Hồng Thọ trong bài viết trên http://vietsciences.org cho biết: thị trường TPCN năm 2003 tại Nhật là 15 tỷ USD, Hoa kỳ 31 tỷ USD, các nước EU hơn 15 tỷ USD và phần còn lại là khoảng 5 tỷ USD. Xu hướng gia tăng chung khoảng 15% năm. Chỉ có điều đừng bao giờ cho chúng là thần dược (dù rằng đôi khi có người bệnh nặng chỉ... ăn cái gì đó mà … đứng dậy được!) và cũng đừng tin vào bất cứ khả năng chữa bệnh nào theo nghĩa là khi đã lâm bệnh thì không nên xem TPCN là liệu pháp để điều trị. Điều này không mâu thuẫn với việc có thể có loại TPCN nào đó có tác dụng chữa bệnh thật. Vấn đề là mức độ nghiên cứu của các nhà sản xuất chưa đủ, họ chỉ phỏng chừng và mong muốn thôi. Nếu họ nghiên cứu đã đủ sâu đến mức độ khẳng định và được xác nhận là sản phẩm của họ có thể chữa bệnh thì họ đã được phép chuyển nó sang phạm trù “thuốc chữa bệnh” chứ không để ở phạm trù “TPCN”.
(TNTS) Trước thực tế nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) quảng cáo như là thuốc chữa bệnh, ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng VN, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, bức xúc: "Tôi phải khẳng định ngay là TPCN không thể chữa bệnh nào hết!".
* Thưa ông, vậy phải hiểu đúng về TPCN như thế nào?
- TPCN được coi như là vắc-xin phòng các dịch bệnh mãn tính không lây nhiễm của xã hội hiện đại. Đó là xã hội mà con người lười vận động hơn, sử dụng các thực phẩm chế biến nhiều hơn. Các thực phẩm chế biến thường bị hao hụt các chất có ích: chất chống ôxy hóa, vitamin, các hoạt chất sinh học cơ thể cần nhưng không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thực phẩm đưa vào. Nhưng thực phẩm chế biến lại hao hụt rất nhiều những thành phần hữu ích này. Điều tra của Viện Dinh dưỡng cho biết, nhu cầu người trưởng thành bình thường cần 1.000 mmg can-xi/ngày nhưng khẩu phần ăn của người Việt mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Bởi vậy, TPCN chính là sản phẩm giúp bù đắp các chất bị những thiếu hụt.
Cơ thể chúng ta cũng bị rối loạn bởi tác động từ môi trường, cái thấy rõ nhất là các tia có hại từ điện thoại di động, máy tính, từ đường dây cao thế. Các yếu tố bất lợi trong sinh hoạt, ăn uống, môi trường làm tăng bệnh mãn tính gây nên dịch bệnh mãn tính: tim mạch, tiểu đường, lú lẫn, tăng huyết áp.
TPCN là sản phẩm có chứa các vitamin, vi chất, khoáng chất. Chúng ta có thể dự phòng các dịch bệnh của xã hội hiện đại bằng cách bổ sung các chất thiếu hụt có trong TPCN. Nhưng tôi xin nói rõ, TPCN có vai trò dự phòng và hỗ trợ chứ không phải là chữa bệnh.
* Ông cho biết, TPCN tác động tới cơ thể theo cơ chế nào?
- Theo tôi, TPCN có các tác dụng: chống ôxy hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng đề kháng cho cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tật; hỗ trợ làm đẹp mà cơ chế chính là bổ sung các chất vitamin, khoáng chất... bị thiếu hụt. Nhờ đó giúp tăng đề kháng, tác động đến các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tăng sức khỏe con người, giảm các nguy cơ gây bệnh. Ví dụ: bổ sung can-xi chống loãng xương; sản phẩm giúp giảm mỡ máu làm giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp, tim mạch... Với cơ chế này, việc dùng lâu dài giảm nguy cơ mắc một số bệnh chứ không phải có tác dụng chữa một bệnh nào cụ thể. TPCN hỗ trợ làm giúp tăng sức đề kháng. Còn điều trị là các phương thức giúp kéo dài cuộc sống.
* Riêng với bệnh ung thư đang được rất nhiều người bệnh kỳ vọng thì nên sử dụng như thế nào?
- Cũng chỉ là hỗ trợ ở mức nhất định, tuyệt đối không thể là chữa ung thư. TPCN hỗ trợ theo cơ chế tăng đề kháng vì ung thư khiến thể trạng bệnh nhân suy yếu, nhất là khi hóa, xạ trị thì không chỉ tế bào ung thư mà tế bào non, tế bào lành cũng bị tiêu diệt. Sử dụng TPCN giúp thải loại bớt chất độc trong cơ thể, vì khi độc chất ứ đọng làm cơ thể suy yếu. Vì vậy, trong trường hợp này TPCN có thể làm giảm bớt các tác dụng phụ có hại của thuốc tây chứ không phải là khỏi bệnh ung thư.
Với vai trò trong chăm sóc sức khỏe, TPCN đang phát triển rất mạnh. Nếu năm 2005, VN mới có 143 cơ sở sản xuất kinh doanh với 730 sản phẩm thì đến hết 2010 đã có 1.620 cơ sở với 3.712 sản phẩm TPCN. Trong năm 2005, 2/3 sản phẩm là nhập khẩu thì hiện tại 2/3 lượng sản phẩm là sản xuất trong nước.
* Nhưng giữa một rừng TPCN người tiêu dùng làm sao có thể lựa chọn đúng?
- Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được công bố chất lượng tại cục ATVSTP, các sản phẩm thuộc các cơ sở uy tín. Sử dụng các sản phẩm đã qua một quá trình nghiên cứu, bào chế thử nghiệm nghiêm túc. Nhưng tôi cũng muốn chỉ rõ rằng thị trường TPCN đang có rất nhiều cái khó cho người sử dụng vì sản phẩm không được kê đơn, người dùng không có người hiểu biết hướng dẫn. Trong khi đó có quá nhiều lộn xộn liên quan đến TPCN.
* Ông có thể chỉ rõ những tồn tại này?
- Trước hết đó là tình trạng quảng cáo thái quá về TPCN do nhà sản xuất kinh doanh vi phạm. Đặc biệt là tình trạng lưu hành sản phẩm chưa được phép nên đang tồn tại nhiều sản phẩm không an toàn. Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm vẫn chưa sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt). Trong khi đó, tại các nước đó là bắt buộc. Việc kiểm soát về chất lượng như hiện nay là chưa ổn vì chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm.Ví dụ, công bố thực phẩm đó có các hàm lượng chất A, B, C nhưng thành phần, hàm lượng có đủ hay không thì vẫn chưa biết được; hay một chất trong sản phẩm có tác dụng cho người sử dụng cũng chưa kiểm soát được thực chất tồn tại ở mức độ nào, có như công bố hay không? Ví dụ như sâm thì hàm lượng "sâm" thực sự là bao nhiêu hay chỉ là mùi sâm trên một "xác" sâm đã không còn hoạt chất? Rồi các chất vitamin, các vi chất... công bố trong các TPCN thực chất như thế nào? Chúng ta hầu như chưa kiểm soát được chất lượng TPCN, nếu kiểm tra chỉ loanh quanh mấy chỉ tiêu về: kim loại nặng, nấm mốc, vi sinh...
Thêm nữa là việc bán TPCN còn nhiều hình thức tùy tiện. Hiện nay đang nổi lên chiêu bán hàng: công ty có sản phẩm núp dưới chương trình khám bệnh từ thiện, đem mấy thiết bị về đo nhăng nhít cho bà con, sau đó phán đường huyết cao, loãng xương, thiếu can-xi, thiếu kẽm... rồi tư vấn bán các sản phẩm bổ sung can-xi phòng loãng xương, hướng dẫn mua sản phẩm kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Đến khi người uống thấy không ra gì điện thoại đến số máy tư vấn thì không liên lạc được. Đấy chính là một kiểu lừa đảo. Là Chủ tịch Hiệp hội TPCN, tôi cũng cứ nói thật về những khuyết điểm này, phải mạnh dạn nói để người dân biết. Mà cơ quan quản lý cũng cần kiểm soát các hình thức bán hàng núp danh nghĩa khám bệnh từ thiện.
Thụy Miên
- TPCN được coi như là vắc-xin phòng các dịch bệnh mãn tính không lây nhiễm của xã hội hiện đại. Đó là xã hội mà con người lười vận động hơn, sử dụng các thực phẩm chế biến nhiều hơn. Các thực phẩm chế biến thường bị hao hụt các chất có ích: chất chống ôxy hóa, vitamin, các hoạt chất sinh học cơ thể cần nhưng không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thực phẩm đưa vào. Nhưng thực phẩm chế biến lại hao hụt rất nhiều những thành phần hữu ích này. Điều tra của Viện Dinh dưỡng cho biết, nhu cầu người trưởng thành bình thường cần 1.000 mmg can-xi/ngày nhưng khẩu phần ăn của người Việt mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Bởi vậy, TPCN chính là sản phẩm giúp bù đắp các chất bị những thiếu hụt.
Cơ thể chúng ta cũng bị rối loạn bởi tác động từ môi trường, cái thấy rõ nhất là các tia có hại từ điện thoại di động, máy tính, từ đường dây cao thế. Các yếu tố bất lợi trong sinh hoạt, ăn uống, môi trường làm tăng bệnh mãn tính gây nên dịch bệnh mãn tính: tim mạch, tiểu đường, lú lẫn, tăng huyết áp.
* Ông cho biết, TPCN tác động tới cơ thể theo cơ chế nào?
- Theo tôi, TPCN có các tác dụng: chống ôxy hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng đề kháng cho cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tật; hỗ trợ làm đẹp mà cơ chế chính là bổ sung các chất vitamin, khoáng chất... bị thiếu hụt. Nhờ đó giúp tăng đề kháng, tác động đến các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tăng sức khỏe con người, giảm các nguy cơ gây bệnh. Ví dụ: bổ sung can-xi chống loãng xương; sản phẩm giúp giảm mỡ máu làm giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp, tim mạch... Với cơ chế này, việc dùng lâu dài giảm nguy cơ mắc một số bệnh chứ không phải có tác dụng chữa một bệnh nào cụ thể. TPCN hỗ trợ làm giúp tăng sức đề kháng. Còn điều trị là các phương thức giúp kéo dài cuộc sống.
* Riêng với bệnh ung thư đang được rất nhiều người bệnh kỳ vọng thì nên sử dụng như thế nào?
- Cũng chỉ là hỗ trợ ở mức nhất định, tuyệt đối không thể là chữa ung thư. TPCN hỗ trợ theo cơ chế tăng đề kháng vì ung thư khiến thể trạng bệnh nhân suy yếu, nhất là khi hóa, xạ trị thì không chỉ tế bào ung thư mà tế bào non, tế bào lành cũng bị tiêu diệt. Sử dụng TPCN giúp thải loại bớt chất độc trong cơ thể, vì khi độc chất ứ đọng làm cơ thể suy yếu. Vì vậy, trong trường hợp này TPCN có thể làm giảm bớt các tác dụng phụ có hại của thuốc tây chứ không phải là khỏi bệnh ung thư.
Với vai trò trong chăm sóc sức khỏe, TPCN đang phát triển rất mạnh. Nếu năm 2005, VN mới có 143 cơ sở sản xuất kinh doanh với 730 sản phẩm thì đến hết 2010 đã có 1.620 cơ sở với 3.712 sản phẩm TPCN. Trong năm 2005, 2/3 sản phẩm là nhập khẩu thì hiện tại 2/3 lượng sản phẩm là sản xuất trong nước.
* Nhưng giữa một rừng TPCN người tiêu dùng làm sao có thể lựa chọn đúng?
- Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được công bố chất lượng tại cục ATVSTP, các sản phẩm thuộc các cơ sở uy tín. Sử dụng các sản phẩm đã qua một quá trình nghiên cứu, bào chế thử nghiệm nghiêm túc. Nhưng tôi cũng muốn chỉ rõ rằng thị trường TPCN đang có rất nhiều cái khó cho người sử dụng vì sản phẩm không được kê đơn, người dùng không có người hiểu biết hướng dẫn. Trong khi đó có quá nhiều lộn xộn liên quan đến TPCN.
* Ông có thể chỉ rõ những tồn tại này?
- Trước hết đó là tình trạng quảng cáo thái quá về TPCN do nhà sản xuất kinh doanh vi phạm. Đặc biệt là tình trạng lưu hành sản phẩm chưa được phép nên đang tồn tại nhiều sản phẩm không an toàn. Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm vẫn chưa sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt). Trong khi đó, tại các nước đó là bắt buộc. Việc kiểm soát về chất lượng như hiện nay là chưa ổn vì chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm.Ví dụ, công bố thực phẩm đó có các hàm lượng chất A, B, C nhưng thành phần, hàm lượng có đủ hay không thì vẫn chưa biết được; hay một chất trong sản phẩm có tác dụng cho người sử dụng cũng chưa kiểm soát được thực chất tồn tại ở mức độ nào, có như công bố hay không? Ví dụ như sâm thì hàm lượng "sâm" thực sự là bao nhiêu hay chỉ là mùi sâm trên một "xác" sâm đã không còn hoạt chất? Rồi các chất vitamin, các vi chất... công bố trong các TPCN thực chất như thế nào? Chúng ta hầu như chưa kiểm soát được chất lượng TPCN, nếu kiểm tra chỉ loanh quanh mấy chỉ tiêu về: kim loại nặng, nấm mốc, vi sinh...
Thêm nữa là việc bán TPCN còn nhiều hình thức tùy tiện. Hiện nay đang nổi lên chiêu bán hàng: công ty có sản phẩm núp dưới chương trình khám bệnh từ thiện, đem mấy thiết bị về đo nhăng nhít cho bà con, sau đó phán đường huyết cao, loãng xương, thiếu can-xi, thiếu kẽm... rồi tư vấn bán các sản phẩm bổ sung can-xi phòng loãng xương, hướng dẫn mua sản phẩm kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Đến khi người uống thấy không ra gì điện thoại đến số máy tư vấn thì không liên lạc được. Đấy chính là một kiểu lừa đảo. Là Chủ tịch Hiệp hội TPCN, tôi cũng cứ nói thật về những khuyết điểm này, phải mạnh dạn nói để người dân biết. Mà cơ quan quản lý cũng cần kiểm soát các hình thức bán hàng núp danh nghĩa khám bệnh từ thiện.
Thụy Miên
Triển lãm quốc tế thực phẩm chức năng và mỹ phẩm VN 2011 do Hiệp hội Thực phẩm chức năng, Đài THVN và Công ty Truyền thông Quê hương tổ chức sẽ diễn ra từ 1-4/9/2011.
Nguồn: Internet |
Trước thực tế không ít người “dị ứng” khi nhắc tới thực phẩm chức năng, mục đích của triển lãm là mang tới cho người tiêu dùng cơ hội tiếp cận, hiểu đúng, dùng đúng, dùng hiệu quả các sản phẩm chức năng, dược, mỹ phẩm và dịch vụ làm đẹp. Trong khuôn khổ triển lãm còn có các hoạt động: lễ dâng hương danh y Tuệ Tĩnh (tại Hải Dương), chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện “Tình yêu và cuộc sống” (truyền hình trực tiếp trên VTV tối 4/9) nhằm ủng hộ quỹ chương trình “Trái tim cho em” giúp đỡ các bệnh nhi tim bẩm sinh, trao giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng...Khái niệm thực phẩm chức năng (Functional foods) được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản. Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc.
- Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng (TPCN) được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau: Các nước Tây Âu gọi là "thực phẩm - thuốc" (Alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (Nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement); Trung Quốc gọi là “thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe”; Việt Nam gọi là “thực phẩm đặc biệt”. Hiện nay các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng dùng các TPCN hơn dùng thuốc. Chính vì vậy, đa số các tập đoàn sản xuất thuốc đang chuyển sang sản xuất TPCN và tìm được đối tượng tiêu thụ lớn hơn. Theo dự báo của chuyên gia, thì “thức ăn của con người trong thế kỷ 21[1] là TPCN”. Thức ăn không chỉ đảm bảo đủ calo, ăn ngon ăn sạch, mà còn phải được bổ sung các hoạt chất sinh học nguồn gốc tự nhiên cần cho sức khỏe và sắc đẹp, không chỉ có tác dụng phòng một số bệnh, mà còn tạo ra cho con người khả năng miễn dịch chống sự già hóa và điều khiển được chức năng của từng hệ cơ quan trong cơ thể.
Phân biệt thực phẩm chức năng (Functional Food) với thực phẩm (Food) và thuốc (Drug)
1. Thực phẩm chức năng (Functional Food) khác với thực phẩm (Food) ở chỗ:
- Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).
- Có tác dụng với sức khỏe (một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá…
- Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc.
- Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…
- Đối với thực phẩm chức năng, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể.
- Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.
- Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn…
Các loại thực phẩm chức năng
1. Các loại thực phẩm thiên nhiên chưa qua chế biến- Đậu nành
- Cà chua
- Tỏi
- Bông cải và các loại rau họ cải
- Cam, quýt, chanh, bưởi
- Trà
- Rau lá xanh giàu Lutein
- Cá
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất
- Nhóm bổ sung chất xơ
- Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa
- Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác
- Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần
- Các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt
Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng
- Đối với những thực phẩm ở dạng tự nhiên, việc chọn lựa cần lưu ý chọn lựa những sản phẩm tươi, mới và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để đạt được những lợi ích về sức khỏe, cần sử dụng thường xuyên với số lượng khuyến nghị.
- Những sản phẩm đã qua chế biến, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kỹ năng đọc nhãn bao bì. Thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như thực phẩm thông thường. Ngoài các thông tin của một thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng bắt buộc phải ghi rõ tên nhóm sản phẩm như thực phẩm bổ sung vi chất hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm ăn kiêng, ….
- Trên bao bì thường cung cấp 2 loại thông tin:
- Xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claim):Ví dụ như sản phẩm dành cho người tiểu đường hoặc sản phẩm dùng để nuôi qua ống thông dạ dày. Những thực phẩm có xác nhận về sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường và sản phẩm phải được chứng minh bằng các nghiên cứu.
- Xác nhận về cấu trúc chức năng (structure / function claims). Những thực phẩm này dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) đối với sức khỏe con người. Ví dụ thực phẩm bổ sung Oligofructose có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, sản phẩm có chứa Chondroitin, Glucosamin, Canxi gluconate có tác dụng tăng dịch khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các nguy cơ thoái hóa hệ thống xương khớp, loãng xương. Hoặc các sản phẩm có chứa nhiều loại acid amin và các nguyên tố vi lượng: kẽm, iode, sắt.... được gọi là nguyên sinh chất men bia tươi giúp trẻ tăng chiều cao. Những xác nhận về cấu trúc/chức năng có thể do tác dụng đã được biết đến của một hay nhiều thành phần có sãn hoặc được bổ sung vào thực phẩm.
- Để chọn lựa đúng những thực phẩm cần thiết, người tiêu dùng nên đọc kỹ cả phần đối tượng sử dụng, liều dùng, công dụng, các lưu ý đặc biệt xem có phù hợp với mục đích sử dụng. Đừng quên xem tên, địa chỉ của nhà sản xuất để tránh hàng giả, hàng nhái.
FDA CẢNH BÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Tình hình lừa đảo trong y học ngày càng tinh vi khi các nhà kinh doanh nghĩ ra trò thực phẩm chức năng để lừa người tiêu dùng. Gần đây một số người bệnh của tôi đã vì quảng cáo đa cấp của các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng điều trị bá bệnh. Cuối cùng tiền mất tật mang. Câu chuyện FDA cảnh báo về những loại thực phẩm chức năng đã được thông báo từ cuối tháng 3/2010. Nhưng vì quá bận tôi chưa có dịp thông tin đến mọi người. Danh sách của nó khá dài và khá nhiều bà con tự tìm hiểu khi bị quảng cáo cho mình nhé.
Hôm nay sau một ngày làm việc cực nhọc với bao nhiêu vấn đề từ 8h00 AM đến 16h00 PM, để xả stress tôi viết vài dòng ngắn về thực phẩm chức năng để bà con được rõ là Thực phẩm chức năng là trò bịp của những tay kinh doanh chuyên đánh vào trình độ dân trí thấp và kẽ hở của pháp luật để moi tiền người dân kém hiểu biết, nhẹ dạ cả tin. Hầu hết những sản phẩm này đều với những lời quảng cáo rổn rảng như quảng cáo xà phòng, nước tương hay mì ăn liền. Nhưng về mặt khoa học các sản phẩm này hầu như chưa được kiểm nghiệm một cách khoa học và được kẽ hở của pháp luật tạo ra nền tảng là loại thuốc không cần kê toa của bác sĩ. Điều này đã tạo sân chơi rất rộng để chúng hoành hành trong chiến dịch lừa đảo khách hàng.
Có 2 câu nói rất bình dân và khoa học cần đưa cho bà con để có thể tự lo mình là: “Ăn là thuốc. Biết ăn thì thức ăn là thuốc chữa bệnh. Không biết ăn thì thức ăn sẽ trở thành thuốc độc gây bệnh”. Đặc biệt câu sau: “Ăn sáng là ăn cho mình, ăn trưa là ăn cho bạn và ăn tối là ăn cho kẻ thù.” Ý của câu này là sáng dậy, trước khi làm việc, cơ thể cần năng lượng đầy để làm việc. Nên ăn sáng rất cần thiết như xăng đổ đầy xe để nổ máy lăn bánh. Ăn trưa là để bù thêm năng lượng để làm việc cho phần còn lại trong ngày. Còn với buổi tối, chỉ cần ăn nhẹ hoặc không cần ăn, vì khi nghỉ ngơi không cần nhiều năng lượng. Nếu ăn tối nhiều là ăn thuốc độc để gây ra những tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, đạm và mỡ cho cơ thể và hậu quả của chúng.
Vấn đề thực phẩm chức năng cũng đã được báo trong nước đưa lên hồi tháng 01/2010. Bà con cẩn thận không nên tin bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào. Vì không biết là họ có làm thực chất từ cây cỏ và có kiểm nghiệm khoa học về giá trị lâm sàng hay không? Hay là chỉ là một hỗn hợp những hóa chất màu, mùi được mua từ chợ hóa chất Kim Biên của Sài Gòn, rồi sau đó được các sở khoa học công nghệ các tỉnh lẻ vo tròn bóp méo, hoặc tự đi quảng cáo mà chưa được cấp phép và công nhận để làm hại khách hàng?
Chúc mọi người sáng suốt và không bị bịp.BS Hồ HảiNhững Đông dược cấm dùng trong thực phẩm chức năng
Dược phẩm cấm dùng trong bảo kiện thực phẩm (TPCN)Bát giác liên, bát lý ma, thiên kim tử, thanh thổ mộc hương, sơn lương đang, xuyên ô, quảng phòng kỷ, mã tang diệp, mã tiền tử, lục giác liên, thiên tiên tử, ba đậu, thủy ngân, trường xuân hoa, cam toại, sinh thiên nam tinh, sinh bán hạ, sinh bạch phụ tử, sinh lang độc, bạch giáng đan, thạch toán, quan mộc thông, nông cát lỵ, hiệp trúc đào, chu sa, anh túc xác, hồng thăng đan, hồng đậu sam, hồng hồi hương, hồng phấn, dương giác ảo, dương trịch trục, lệ giang sơn từ cô, kinh đại kích, côn minh sơn hải đường, hà đồn, náo dương hoa, thanh nương trùng, ngư đằng, dương địa hoàng, dương kim hoa, khiên ngưu tử, phê thạch (bạch phê, hồng phê, phê sương), thảo ô, hương gia bì (giang liễu bì), lạc đà liên, quỷ cữu, mãng thảo, thiết bổng chùy, linh lan, tuyết thượng nhất chi cao, hoàng hoa hiệp trúc đào, ban miêu, lưu hoàng, hùng hoàng, lôi công đằng, điên gia, lê lô, thiềm tô.
Trong Đông y truyền thống "Dược thiện" được phân thành 2 loại hình chính.
Loại thứ nhất: Chỉ sử dụng nguyên liệu là thuốc. Nhưng các vị thuốc được gia công, chế biến dưới dạng thức ăn; như bánh phục linh.
Loại thứ hai: Thức ăn có bổ sung dược liệu. Bao gồm các loại cháo thuốc, canh thuốc, trà thuốc, rượu thuốc,... Loại hình này có ưu điểm là vẫn bảo trì được tác dụng chữa bệnh của thuốc cũng như giá trị dinh dưỡng của thức ăn, lại vẫn có hương vị đặc biệt như một món ăn ngon.
TPCN ngày nay, tuy vô cùng đa dạng, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, nhưng về mặt cấu trúc nguyên liệu, cũng không vượt ra ngoài hai loại hình trên.
Theo thuyết "Dược thực đồng nguyên": Thuốc và thức ăn có chung một nguồn gốc, có chung một cấu trúc, có chung công hiệu và được sử dụng với cùng một mục đích. Thuốc và thức ăn đồng cấu, nên tính năng đều được phân loại theo "tứ khí" (hàn nhiệt ôn lương - lạnh nóng ấm mát) và "ngũ vị" (tân cam khổ toan hàm - cay ngọt đắng chua mặn), thăng giáng phù trầm, quy kinh, ....
Xét theo bản chất, thuốc và thức ăn chỉ khác biệt trên phương diện cường độ tác dụng: Tứ khí ngũ vị của thức ăn tương đối bình hòa, còn tứ khí ngũ vị của thuốc thì mạnh hơn hoặc là mãnh liệt.
Căn cứ vào cường độ của thuốc, năm 2002, Bộ Y tế (Vệ sinh bộ) Trung Quốc đã công bố 3 danh sách đông dược, có liên quan đến thực phẩm chức năng (Bảo kiện phẩm). Xin giới thiệu để chúng ta tham khảo.
Một loại thực phẩm chức năng được làm từ ngThực phẩm chức năng có gây độc hại cho cơ thể?
“Thực phẩm được làm giàu bằng những hợp chất sinh học mạnh cũng có khả năng chữa bệnh. Đây là giải pháp lý tưởng dành cho những bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc” – các nhà sản xuất cái gọi là thực phẩm chức năng đã lớn tiếng quả quyết như vậy. Nhưng sự thật có đúng thế không?“Thuốc vờ” trên bàn ăn!
Những năm gần đây, trên thị trường các nước Âu Mỹ xuất hiện rất nhiều loại thực phẩm có bổ sung các hợp chất sinh học mà người ta gọi là thực phẩm chức năng như đồ uống, nước ép hoa quả, bánh mỳ được làm giàu vitamin và khoáng chất; các chế phẩm từ sữa, đồ ăn tráng miệng bổ sung canxi, chất xơ, vi khuẩn hữu ích… Người tiêu dùng không còn xa lạ gì với các sản phẩm như bỏng lúa mạch, sữa chua được làm giàu acid folic; bánh quy, bánh mỳ bổ sung canxi, L-canitin, vitamin; bơ sinh học hay sôcôla cho thêm vi khuẩn Lactobacillus, Bifi dobacterium, nước uống bổ sung chất ôxy hóa, fluor...
(Hình minh họa)
Những thực phẩm loại này theo quảng cáo của các nhà sản xuất - phát huy tác dụng y hệt biệt dược: hạ huyết áp, hạ nồng độ cholesterol trong máu, loại trừ chứng đau nửa đầu, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, phòng chống cảm cúm, các bệnh ung thư, tim mạch, làm trẻ hóa làn da, bảo vệ răng…
Những lời quảng cáo có cánh đó đã khiến cho trên một nửa người dân châu Âu và Mỹ - những người đang ngày càng quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và muốn tự bảo vệ mình trước các căn bệnh của nền văn minh, tin rằng: thực phẩm được làm giàu bằng hợp chất sinh học hoàn toàn có thể thay thế tân dược trong việc cải thiện và tăng cường sức khỏe.
Gần 60% trong số họ đã sử dụng các sản phẩm được làm giàu bằng hợp chất mạnh. Một nửa dân số Mỹ thường xuyên sử dụng nước uống có bổ sung chất chống ôxy hóa, 20% thường xuyên ăn súp có bổ sung vitamin C để chống cảm cúm. Đối với các nhà sản xuất thực phẩm chức năng, đó là mỏ vàng thực sự. Bộ phận này của thị trường phát triển nhanh tới mức, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây nó đã chiếm tối thiểu 20% thị phần các mặt hàng thực phẩm.
“Sự thật là người tiêu dùng đang tin tưởng một cách mù quáng vào các nhà sản xuất - đối tượng đã lạm dụng khái niệm thực phẩm chữa bệnh hoặc tự phong cho sản phẩm của mình những tác dụng không hề có thực” - GS. Aneta Czervonodka, chuyên gia dinh dưỡng Đại học y Vacsava khẳng định.
Ông cũng cho biết thêm: Cho đến nay, các nghiên cứu lâm sàng chưa hề xác nhận tác dụng điều trị của đa số các sản phẩm trên. Và người tiêu dùng nên biết rằng những hợp chất mạnh như tiền sinh học, chất xơ, polifenon, chất đạm, peptid, các chất béo không no hoặc các vitamin khi được cho thêm vào thực phẩm sẽ chỉ có giá trị dinh dưỡng tối thiểu nếu thiếu các phụ gia thân thiện với sức khỏe.
Còn TS. Ski Komandun - chuyên gia nghiên cứu dạ dày - ruột của Trung tâm nghiên cứu y khoa thuộc Đại học Rush Chicago sau khi quan sát quá trình điều trị một số bệnh rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy và hội chứng nhu động ruột thái quá bằng những sản phẩm làm giàu vi khuẩn có ích đã đưa ra kết luận: tác dụng của những sản phẩm được gọi là thực phẩm chức năng này chỉ duy nhất mang ý nghĩa hiệu ứng placebo - tức chỉ giống như một loại “thuốc vờ” trên bàn ăn!
Gạo lứt, ngũ cốc, rau quả và một thực đơn cân bằng là lựa chọn tối ưu.
Tác dụng phụ lúc nào cũng có
Đây là khẳng định của hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng khi xem xét tính an toàn của các loại thực phẩm chức năng. “Đưa vào thực đơn hằng ngày những loại thực phẩm có bổ sung hợp chất sinh học có thể dẫn đến việc cơ thể phải tiếp nhận quá liều các hợp chất hóa học dẫn đến gây độc hại cho cơ thể bởi việc sử dụng chúng không được kiểm soát chặt chẽ như đối với thuốc chữa bệnh” - GS. Aneta Czervonodka lưu ý.
Các nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ đã rút ra kết luận: tình trạng dư thừa acid folic sẽ che lấp hiện tượng cơ thể thiếu vitamin B12 ở người cao tuổi - yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương vĩnh viễn não bộ. Tiếp theo, việc sử dụng beta-caroten liều cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến hủy hoại gan và trở thành nguyên nhân gây ung thư. Không hiểu vấn đề này, nhiều bậc cha mẹ đã cho con nhỏ uống vô tội vạ nước cà rốt ép hay các thức uống khác có bổ sung beta-caroten.
Thậm chí, nếu như tác động của những hợp chất giàu hoạt tính bổ sung trong thực phẩm là rất nhỏ thì chúng vẫn có thể tham gia vào những phản ứng tương tác với những hợp chất khác và làm rối loạn quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Thí dụ, chất xơ được sử dụng để làm giàu ngày càng nhiều trong thực phẩm bên cạnh tác dụng tích cực cũng làm giảm thiểu khả năng cơ thể hấp thụ chất sắt. Hay khi bổ sung canxi bừa bãi vào các chế phẩm từ sữa cũng có mặt trái tương tự, các thức ăn làm giàu fitynian gây cản trở cơ thể hấp thụ sắt, kẽm và canxi. Hay vitamin A khi tương tác với các hợp chất hoạt tính cao khác như vitamin E và beta - caroten có thể làm gia tăng 30% nguy cơ gây ung thư…
Hiệu quả đối với sức khỏe con người?
Việc làm giàu thực phẩm bằng những chất sinh học hoạt tính cao được thực hiện tại Mỹ từ những năm 30 của thế kỷ trước thế nhưng cho đến nay cuộc tranh cãi về ý nghĩa và tác dụng thực sự của nó vẫn chưa kết thúc.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, việc cho thêm các hợp chất hoạt tính cao vào thực phẩm cho đến nay vẫn chỉ là một cuộc thí nghiệm chưa đến hồi kết trên cơ thể con người.
“Trong nỗ lực ngăn ngừa các bệnh của nền văn minh, quan trọng nhất vẫn là áp dụng một thực đơn cân bằng bao gồm các sản phẩm thực phẩm giàu thành phần dinh dưỡng tự nhiên như gạo lứt, các loại ngũ cốc, cá hay rau củ quả sạch. Thực phẩm chức năng chỉ nên sử dụng trong trường hợp bị các rối loạn sinh lý” - GS. Aneta Czervonodka khuyến cáo.
Ngay GS. Carl Linus Pauling, cha đẻ của liệu pháp vitamin, người được nhận giải thưởng Nobel cũng từng có ý tưởng thực hiện một thực đơn như thế khi ông khẳng định rằng: Chế độ dinh dưỡng tự nhiên hợp lý mới chính là nền tảng phát triển của y học tương lai.
theo Trung Kiên (Sức khỏe & Đời sống)
Đinh hương, bát giác hồi hương, đậu đao (đậu rựa), tiểu hồi hương, tiểu kế, sơn dược (củ mài), sơn tra, mã xỉ hiện (rau sam), ô tiêu xà, ô mai, mộc qua, hỏa ma nhân, đại đại hoa, ngọc trúc, cam thảo, bạch chỉ, bạch quả, bạch biển đậu, bạch biển đậu hoa, long nhãn nhục, quyết minh tử, bách hợp, nhục đậu khấu, nhục quế, từ cam tử, phật thủ, hạnh nhân, sa táo, mẫu lệ, khiếm thực, hoa tiêu, xích tiểu đậu, a giao, kê nội kim, mạch nha, côn bố, đại táo, la hán quả, uất lý nhân, kim ngân hoa, thanh quả, ngư tinh thảo, khương (sinh khương, can khương), chỉ cụ tử, câu kỷ tử, chi tử, sa nhân, bạng đại hải, phục linh, hương duyên, đào nhân, tang diệp, tang thầm, cát cánh, ích trí nhân, hà diệp, lai bặc tử, liên tử, cao lương khương, đạm trúc diệp, đạm đậu sị, cúc hoa, cúc cự, hoàng giới tử, hoàng tinh, tử tô (cành lá tía tô), tử tô tử (hạt tía tô), cát căn, hắc chi ma, hắc hồ tiêu, hòe mễ, bồ công anh, phong mật, phỉ tử, toan táo nhân, tiên bạch mao căn (rễ cỏ tranh tươi), tiên lô căn (rễ sậy tươi), phục xà, quất bì, quất hồng, bạc hà, ý dĩ nhân, giới bạch, phúc bồn tử, hoắc hương.
Dược phẩm có thể sử dụng trong bảo kiện thực phẩm (TPCN)
Nhân sâm, nhân sâm diệp, nhân sâm quả, tam thất, thổ phục linh, đại kế, nữ trinh tử, sơn thù du, xuyên ngưu tất, xuyên bối mẫu, xuyên khung, mã lộc thai (thai hươu ngựa), mã lộc nhung, mã lộc cốt, đan sâm, ngũ gia bì, ngũ vị tử, thăng ma, thiên môn đông, thiên ma, thái tử sâm, ba kích thiên, mộc hương, mộc tặc, ngưu bàng tử, ngưu bàng căn, xa tiền tử, xa tiền thảo, bắc sa sâm, bình bối mẫu, huyền sâm, sinh địa hoàng, sinh hà thủ ô, bạch cập, bạch truật, bạch thược, bạch đậu khấu, thạch quyết minh, thạch hộc (cần kèm theo chứng minh tính khả dụng), địa cốt bì, đương quy, trúc nhự, hồng hoa, hồng cảnh thiên, tây dương sâm, ngô thù du, hoài ngưu tất, đỗ trọng, đỗ trọng diệp, sa uyển tử, mẫu đơn bì, lô hội, thương truật, bổ cốt chi, kha tử, xích thược, viễn chí, mạch môn đông, quy giáp, bội lan, trắc bách diệp, chế đại hoàng, chế hà thủ ô, thích ngũ gia bì, thích mai quả, trạch lan, trạch tả, mai quế hoa, mai quế nhự, tri mẫu, la bố ma, khổ đinh trà, kim kiều mạch, kim anh tử, thanh bì, hậu phác, hậu phác hoa, khương hoàng, chỉ xác, chỉ thực, bá tử nhân, trân chu, giảo cổ lam, hồ lô ba, tây thảo, tất bát, cửu thái tử, thủ ô đằng, hương phụ, cốt toái bổ, đẳng sâm, tang bạch bì, tang chi, chiết bối mẫu, ích mẫu thảo, tích tuyết thảo, dâm dương hoắc, thỏ ty tử, dã cúc hoa, ngân hạnh diệp, hoàng kỳ, hồ bắc bối mẫu, phan tả diệp, cáp giới, việt quất, hòe thực, bồ hoàng, tật lê, phong giao, toan giác, hạn liên thảo, thục đại hoàng, thục địa hoàng, miết giáp.
Lương y Thái Hư