Để so sánh mức độ giàu có giữa các quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, GPD/đầu người là căn cứ được sử dụng phổ biến
nhất. Xét về phương diện này, những nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa
hẳn đã là giàu có nhất.
Tạp chí Forbes của Mỹ vừa đưa ra danh sách 10 quốc gia
và vùng lãnh thổ giàu có nhất thế giới, xét trên GDP/đầu người. Các
quốc gia nhiều dầu mỏ và khí đốt chiếm đa số vị trí trong danh sách này,
dẫn đầu là Qatar với dân số 1,7 triệu người. Trong khi đó, nền kinh tế
lớn nhất thế giới là Mỹ chỉ đứng ở vị trí số 7. Trung Quốc và Nhật Bản
thậm chí không có chân trong top 10.
Qatar có trữ lượng khí tự nhiên lớn thứ ba trên thế
giới và đã đầu tư mạnh để khai thác nguồn tài nguyên này phục vụ xuất
khẩu. Ngoài ra, Qatar còn phát triển mạnh thị trường tài chính và dịch
vụ giáo dục. Nhiều tập đoàn tài chính lớn của thế giới đã chọn Qatar làm
cửa ngõ để tiến vào thị trường Trung Đông.
Hàng loạt trường đại học lớn của Mỹ cũng đã xây dựng
học xá ở nước này. Những năm gần đây, Chính phủ Qatar đầu tư những khoản
tiền khổng lồ cho cơ sở hạ tầng với hy vọng gia tăng sức hút đối với
các doanh nghiệp nước ngoài và phục vụ cho việc đăng cai Cúp bóng đá thế
giới (World Cup) 2022.
Đứng ở vị trí thứ nhì là Luxembourg. Đất nước châu Âu
với nửa triệu dân này đã trở thành một trung tâm tài chính từ nửa sau
của thế kỷ 20. Một phần nhờ luật bảo mật ngân hàng chặt chẽ, giúp
Luxembourg nổi danh là một “thiên đường thuế”. Xếp ngay sau Luxembourg
là đảo quốc sư tử Singapore, đất nước phát triển mạnh các ngành công
nghệ, công nghiệp và tài chính.
Dầu lửa chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu của Na
Uy - quốc gia đứng thứ 4 trong danh sách - và là nguồn đóng góp chính
cho GDP/đầu người của nước này. Nauy cũng là một trong những nước xuất
khẩu khí đốt lớn nhất thế giới.
Tương tự, Brunei - đất nước nằm trên hòn đảo Borneo -
hưởng lợi từ những mỏ dầu lửa và khí đốt khổng lồ. Nhờ nguồn tài nguyên
này, Brunei đứng thứ 5 trong xếp hạng. Xuất khẩu dầu khí cũng đóng góp
25% GDP của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), quốc gia xếp ở vị
trí số 6.
Đứng cuối bảng là “bộ ba” nền kinh tế châu Phi, bao
gồm Burundi, Liberia và Cộng hòa Congo, với GDP/đầu người tương ứng lần
lượt là 400 USD, 368 USD và 312 USD.
Để thực hiện xếp hạng này, Forbes đã rà soát GDP (đồng
giá sức mua)/đầu người của 182 quốc gia trên thế giới. Số liệu được lấy
từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tính đến năm 2010. Dưới đây là 10 quốc gia
và vùng lãnh thổ giàu có nhất thế giới theo công bố của Forbes:
1. Qatar
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 88.222 USD.
2. Luxembourg
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 81.466 USD.
3. Singapore
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 56.694 USD.
4. Nauy
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 51.959 USD.
5. Brunei
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 48.333 USD.
6. UAE
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 47.439 USD.
7. Mỹ
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 46.860 USD.
8. Hồng Kong
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 45.944 USD/
9. Thụy Sĩ
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 41.950 USD.
10. Hà Lan
GDP (đồng giá sức mua)/đầu người: 40.973 USD.
(Theo VnEconomy)
Các quốc gia sản xuất kim loại này đã đẩy mạnh khai
thác trong năm 2011, nâng tổng sản lượng vàng toàn cầu lên 2.700 tấn,
tăng 5,5% so với năm 2010. Đây là số liệu trong một báo cáo về khoáng
sản do Cơ quan Điều tra địa chất Mỹ (USGS) công bố mới đây.
Nguồn cung vàng của thế giới không phải là vô hạn.
Vàng có mặt trên mọi lục địa, trừ Nam Cực, nhưng cho đến nay, thế giới
mới chỉ khai thác được khoảng 170.000 tấn vàng.
Thực tế là, chỉ còn có khoảng 100.000 tấn vàng nữa
trong trữ lượng vàng đã được phát hiện của thế giới có thể được khai
thác có hiệu quả về mặt kinh tế trong tương lai. Thêm vào đó, sản lượng
vàng toàn cầu mỗi năm hiện vào khoảng 2.500 tấn. Như vậy, trữ lượng vàng
của thế giới có thể sẽ cạn kiệt trong vòng 4 thập niên tới đây.
Với các dữ liệu từ USGS, trang China.org.cn đưa ra danh sách 10 nước sản xuất nhiều vàng nhất thế giới năm 2011:
10. Uzbekistan
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 90 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 90 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 90 tấn
Uzbekistan là nước sản xuất vàng nhiều thứ 10 trên thế
giới trong năm ngoái. Mức sản lượng vàng năm 2011 của nước này không
thay đổi so với năm 2010. Từ năm 2000 tới nay, sản lượng vàng của
Uzbekistan duy trì ổn định.
Trữ lượng vàng đã được phát hiện của nước này hiện vào
khoảng 2.100 tấn. Mỏ vàng Muruntau ở sa mạc Kyzylkum thuộc miền Trung
Uzbekistan là một trong những mỏ vàng lộ thiên lớn nhất thế giới và đóng
góp chừng 70% sản lượng vàng của nước này.
8. Indonesia (đồng hạng)
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 100 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 120 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 120 tấn
Cùng với quốc gia châu Phi Ghana, Indonesia là nước
sản xuất vàng nhiều thứ 8 trên thế giới năm 2011. Sản lượng vàng của
nước này năm qua là 100 tấn, giảm 16,7% so với năm 2010. Nguồn tài
nguyên vàng của Indonesia tập trung chủ yếu ở các khu khai thác khoáng
sản Grasberg, Batu Hijau, Tujuh Bukit và Ertsberg.
Mỏ vàng Grasberg nằm ở tỉnh Papua của nước này là mỏ
vàng lớn nhất thế giới. Vào năm 1999, mỏ này cho sản lượng đỉnh cao là
93 tấn, tương đương 2,6 triệu ounce vàng. Do ảnh hưởng của một cuộc đình
công kéo dài 90 ngày từ tháng 9 năm ngoái, mỏ này chỉ sản xuất được 40
tấn vàng, tương đương 1,4 triệu ounce vàng, trong năm 2011, giảm từ mức
51 tấn, tương đương 1,8 triệu ounce vàng, trong năm 2010.
8. Ghana (đồng hạng)
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 100 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 82 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 82 tấn
Ghana đạt sản lượng vàng 100 tấn trong năm 2011, tăng
22% so với năm 2010. Nước này là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ nhì của
châu Phi sau Nam Phi. Nền kinh tế Ghana phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu
hai mặt hàng là ca cao và vàng.
Kim loại quý này chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất
khẩu khoáng sản của Ghana. Sản lượng vàng của Ghana tăng trưởng đều đặn
trong mấy năm gần đây. Các mỏ vàng của quốc gia này tập trung chủ yếu ở
khu vực phía Tây.
7. Canada
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 110 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 91 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 91 tấn
Đứng thứ 7 thế giới về sản lượng khai thác vàng trong
năm 2011 là Canada. Nước này sản xuất được 110 tấn vàng trong năm 2011,
tăng 20,9% so với năm 2010.
Các mỏ vàng ở Ontario, Quebec và British Columbia đóng
góp 86% tổng sản lượng vàng của Canada. Trong đó, mỏ Red Lake ở Ontario
là mỏ vàng lớn nhất của nước này, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng vàng
toàn quốc.
6. Peru
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 150 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 164 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 164 tấn
Peru xếp vị trí thứ 6 thế giới về sản lượng vàng trong
năm ngoái, với mức khai thác 150 tấn, giảm 8,5% so với năm 2010. Sản
lượng vàng của Peru đạt đỉnh 210 tấn vào năm 2006, nhưng đã liên tục đi
xuống kể từ đó. Trữ lượng vàng đã được tìm thấy của Peru vào khoảng 590
tấn, chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Cajamarca (30%), La Libertad
(16%), Apurimac (16%), và Arequipa (12%).
Mỏ vang Yanacocha ở Cajamarca là mỏ vàng lớn nhất của
khu vực Nam Mỹ, cung cấp 42,5 tấn vàng (tương đương 1,5 triệu ounce
vàng) trong năm 2010. Mỏ Lagunas Norte thuộc miền Bắc Peru là mỏ vàng
lớn thứ nhì nước này, với sản lượng 23 tấn vàng, tương đương 808.000
ounce vàng trong năm 2010.
5. Nam Phi
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 190 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 189 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 189 tấn
Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng vàng trong năm 2011,
Nam Phi đạt sản lượng 190 tấn vàng, tăng 0,5% so với năm 2010. Đây là
quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên vàng lớn nhất thế giới, với trữ lượng
vàng đã được tìm thấy là 31.000 tấn. Các mỏ vàng chính của Nam Phi tập
trung ở khu vực Archaean Witwatersrand Basin, nơi đã có 41.000 tấn vàng
được khai thác tính tới nay.
Vào năm 2007, Nam Phi để mất ngôi vị nước xuất khẩu
vàng lớn nhất thế giới mà quốc gia này đã nắm vững suốt từ năm 1896 vào
tay Trung Quốc. Kể từ đó, sản lượng vàng của Nam Phi duy trì đà đi
xuống. Sản lượng vàng của Nam Phi đạt đỉnh 1.000 tấn vào năm 1970, nhưng
sau đó giảm nhanh do những vấn đề như chất lượng quặng suy giảm, mất
điện, chi phí sản xuất gia tăng…
4. Nga
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 200 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 192 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 192 tấn
Với sản lượng 200 tấn vàng, tăng 4,2% so với năm 2010,
Nga là nước sản xuất vàng lớn thứ tư thế giới trong năm 2011. Trữ lượng
vàng đã được phát hiện của Nga là khoảng 7.000 tấn, lớn thứ nhì trên
thế giới.
Các mỏ vàng của Nga tập trung chủ yếu ở vùng Siberia
và Viễn Đông, trong đó phải kể tới các mỏ lớn như mỏ Kupol ở Chukotka,
mỏ Olympiada ở Krasnoyarsk, mỏ Voro ở Sverdlovsk, và mỏ Khakanja ở
Khabarovsk. Trong năm 2011, Ngân hàng Trung ương Nga đã mua hơn 90 tấn
vàng.
3. Mỹ
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 237 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 231 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 231 tấn
Sản xuất nhiều vàng thứ 3 thế giới năm 2011, nước Mỹ
đạt sản lượng vàng 237 tấn, tăng 2,6% so với năm 2010 và đánh dấu năm
tăng thứ 2 liên tục. Đóng góp chủ yếu vào phần sản lượng tăng thêm này
là hoạt động khai thác vàng được tăng cường ở các mỏ vàng được mở cửa
trở lại ở Montana và Nevada.
Hoạt động khai mỏ vàng của Mỹ diễn ra chủ yếu ở các
bang Nevada, Alaska, Utah và Colorado. Trong đó, Nevada là bang sản xuất
nhiều vàng nhất của Mỹ, chiếm 75% sản lượng vàng toàn quốc. Bang này
cũng là nơi có những mỏ vàng lớn nhất của Mỹ, bao gồm mỏ Carlin-Nevada
Complex, mỏ Goldstrike và mỏ Cortez.
2. Australia
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 270 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 261 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 261 tấn
Với sản lượng vàng 270 tấn trong năm 2011, Australia
là nước sản xuất nhiều vàng thứ nhì trên thế giới. So với năm 2010, sản
lượng vàng nước này năm qua tăng 3,45%. Khắp nơi trên đất nước
Australia, đâu cũng có mỏ vàng, nhưng những mỏ lớn nhất nằm ở phía Tây,
phía Nam và bang New South Wales. Miền Tây Australia đóng góp khoảng 2
phần 3 sản lượng vàng của nước này.
Các mỏ vàng quan trọng nhất của Australia bao gồm mỏ
Super Pit ở Kalgoorlie thuộc miền Tây, mỏ Telfer ở Pilbara, các mỏ St
Ives, Agnew, Boddington và Sunrise Dam ở khu vực Yilgarn Carton, mỏ
Candia-Ridgeway ở New South Wales, và mỏ Tanami ở phía Bắc. Mỏ Super Pit
có sản lượng vàng lên tới 20 tấn (850.000 ounce) mỗi năm.
1. Trung Quốc
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2011: 355 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 345 tấn
Sản lượng khai mỏ vàng năm 2010: 345 tấn
Là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới năm 2011,
Trung Quốc đạt sản lượng 355 tấn vàng, tăng 2,9% so với năm 2010. Đây là
năm thứ 5 liên tiếp, Trung Quốc đứng ở vị trí này, kể từ khi vượt lên
Nam Phi vào năm 2007.
Trung Quốc có trữ lượng vàng đã được phát hiện vào
khoảng 6.328 tấn, xếp thứ ba trên thế giới. Các mỏ vàng của Trung Quốc
tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông của đất nước. Tuy nhiên, trong mấy
năm gần đây, các tỉnh phía Tây như Quý Châu và Vân Nam cũng đã gia tăng
sản lượng vàng.
Trong năm ngoái, 5 tỉnh Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tây,
Phúc Kiến và Nội Mông đóng góp 59,9% sản lượng vàng của Trung Quốc.
Khoảng 184 tấn vàng, tương đương 51% tổng sản lượng vàng ở nước này, đến
từ 10 công ty khai mỏ lớn nhất Trung Quốc gồm Tập đoàn Khai mỏ Quốc gia
Trung Quốc, và hãng Zijin Mining. Hãng tư vấn GFMS có trụ sở ở London
dự báo, năm nay, Trung Quốc sẽ vượt Ấn Độ để trở thành nước tiêu thụ
vàng lớn nhất thế giới.
(Theo VnEconomy)
Trên thế giới, đến nay đã có khoảng 165.000 tấn vàng
được khai thác. Nhiều người cho rằng, mỏ vàng Muruntau ở Uzbekistan là
mỏ lớn nhất, trong khi nhiều người khác lại tin là mỏ Grasberg ở
Indonesia mới là mỏ dẫn đầu thế giới về sản lượng.
Dựa trên những nguồn dữ liệu đáng tin cậy nhất về sản
lượng vàng khai mỏ, ngoài báo cáo từ các công ty khai mỏ hàng đầu, trang
International Business Times đã điểm qua những mỏ vàng lớn nhất trên
thế giới. Xếp hạng dựa trên số liệu về sản lượng của các mỏ vàng này
trong năm 2010:
1. Mỏ Grasberg
Mỏ vàng có 19.500 công nhân này nằm ở tỉnh Papua của
Indonesia. Theo báo cáo thường niên của Rio Tinto, sản lượng của mỏ này
trong năm 2010 là 2,025 triệu ounce vàng. Cổ phần chính của mỏ Grasberg
thuộc quyền sở hữu của công ty Freeport-McMoRan Copper & Gold. Ngoài
vàng, mỏ này còn cung cấp bạc và đồng.
2. Mỏ vàng Muruntau
Mỏ Muruntau nằm 250 dặm về phía Tây thủ đô Tashkent
của Uzbekistan. Sản lượng vàng của mỏ lộ thiên này trong năm 2010 ước
tính khoảng 1,8 triệu ounce. Điều hành mỏ Muruntau là công ty quốc doanh
Navoi Mining and Metallurgical Combinat của Uzbekistan.
3. Mỏ vàng Carlin-Nevada
Năm 2010, mỏ vàng Carlin-Nevada ở bang Nevada của Mỹ
cho sản lượng 1,735 triệu ounce vàng. Đây là mỏ thuộc sở hữu của công ty
Newmont Mining Corp. Khai thác mỏ này, các nhà khai mỏ vừa tìm vàng lộ
thiên, vừa đào vàng trong lòng đất.
4. Mỏ vàng Yanacocha
Mỏ vàng tọa lạng ở miền Bắc Peru này là mỏ vàng lớn
nhất ở Mỹ Latin, với sản lượng 1,46 triệu ounce vàng trong năm 2010. Mỏ
do công ty Newmont Mining vận hành, đồng thời thuộc sở hữu của công ty
này và đối tác Peru có tên Buenaventurda.
5. Mỏ vàng Goldstrike (Betze Post)
Đây là mỏ vàng lớn tiếp theo ở bang Nevada của Mỹ, cho
sản lượng 1,24 triệu ounce vàng trong năm 2010. Mỏ thuộc quyền sở hữu
của công ty Barrick Gold Corp.
6. Mỏ vàng Cortez
Lại một mỏ vàng lớn nữa ở Nevada, Mỹ. Mỏ Cortez là nơi
sản xuất ra 1,14 triệu ounce vàng trong năm 2010. Đây là mỏ của công ty
Barrick Gold.
7. Mỏ vàng Valerado
Mỏ vàng lớn thứ 7 thế giới, Valerado nằm ở Argentina,
cho sản lượng 1,12 triệu ounce vàng trong năm 2010. Mỏ này thuộc sở hữu
của công ty Barrick Gold Corp.
8. Mỏ vàng Lagunas Norte
Nằm ở phía Bắc của quốc gia Nam Mỹ Peru, mỏ Lagunas
Norte là nơi sản xuất ra 808.000 ounce vàng trong năm 2010. Đây cũng là
mỏ vàng của công ty Barrick Gold Corp.
9. Mỏ vàng Lihir
Chủ sở hữu của mỏ vàng này là công ty Newcrest Mining,
nhà sản xuất vàng lớn nhất Australia. Năm 2010, mỏ cho sản lượng
790.974 ounce vàng.
10. Mỏ vàng Super Pit/Kalgoorlie
Đây là mỏ vàng lộ thiên nằm ở miền Tây, Australia,
thuộc quyền sở hữu của Barrick Gold Corp. và Newmont Mining. 788.000
ounce vàng đã được khai thác từ mỏ này trong năm 2010.
(Theo VnEconomy)
Hãng tin BullionStreet đưa tin nhiều mỏ vàng và bạc của Triều Tiên vẫn còn chưa được khai thác, đặc biệt tại các vùng miền núi nước này.
Ngoài ra, quốc gia này cũng có nhiều mỏ đồng, chì, sắt, chì, magiê, vonfram và kẽm với trữ lượng khá tiềm năng.
Khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, Triều Tiên đã bị
mất một lượng lớn viện trợ nước ngoài, từ cả Liên Xô và Trung Quốc.
Ngành công nghiệp khai thác nước này bị đình trệ và sản lượng khai
khoáng giảm đi đáng kể.
Các nhà quan sát đều cho rằng sau cái chết của vị lãnh
đạo Kim Jong-il, Triều Tiên có thể mở cửa với thế giới, thu hút đầu tư
vào khai thác tài nguyên và trở nên giàu có với lượng vàng và nhiều tài
nguyên của nước này.