Monday, May 7, 2012

Khất thực ở Lào

Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Từ ban đầu, họ không phải là những nhà tu khổ hạnh tự hành xác để sám hối và không xem lối sống đơn giản tự nó là cứu cánh mà chỉ là phương tiện để giải thoát những phiền toái hàng ngày hầu có thể tập trung toàn lực vào công việc quan trọng duy nhất là đạt giác ngộ cho mình và giúp ích cho người.

Khất thực có nghĩa là xin ăn. Cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh. Tưởng cũng nên nói thêm ở đây là tu sĩ của một số tôn giáo khác ở xã hội Ấn Ðộ thời đức Phật còn tại thế, thường dùng những phương tiện không chính đáng để mưu sinh, bởi lẽ những công việc ấy nhẹ nhàng, dễ làm, không khó nhọc như các nghề coi bói toán, xem tinh tú, bùa chú, xem ngày xấu, giờ tốt, xem phong thổ, địa lý, xây nhà, đào ao, v…v... Ðức Phật nhận thấy đây là điều không thể chấp nhận và không phải là việc làm của người tu sĩ Phật giáo, không phải là hành chánh mệnh thanh tịnh.

Đi khất thực còn gọi là đi bình bát hay trì bát. Chữ Bát có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, bằng đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, chứ không được làm bằng vàng bạc hay tất cả những kim khí quý, ... Nếu dùng bằng kim khí quý thì không đúng phẩm hạnh của người xuất gia. Các vị đã phát tâm xuất gia tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, kể cả thân mạng nếu cần và đúng với chánh pháp, nghĩa là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Ở các nước theo Nam Tông Phật giáo, chư Tăng đi khất thực nên thường dùng bình bát. Các nước theo Bắc Tông Phật giáo thì không đi khất thực nên chỉ dùng bình bát trong ba tháng an cư kiết hạ, có nơi còn ba tháng kiết đông nữa; đồng thời, thỉnh thoảng có quý thí chủ phát tâm cúng dường trai tăng thì cũng dùng bình bát để cúng Phật trước khi thọ trai.

Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng. Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín. Nếu chưa đủ dùng, chư vị tiếp tục đi theo hàng dọc đến nhà bên cạnh nhưng không được quá bảy nhà. Chư vị không được phép bỏ sót nhà nào, hoặc dành ưu tiên cho phố xá ở các thị trấn phồn thịnh, các gia chủ giàu hay nghèo đều phải được tạo cơ hội đồng đều để gieo trồng phước duyên, cũng không muốn gây cảm tưởng là chư vị ham thích những khu phố giàu có vì thức ăn ngon hơn.

Khất thực xong, các vị trở về tịnh xá để ăn trước khi mặt trời đứng bóng. Đây là bữa ăn duy nhất trong ngày. Thông thường thức ăn được phân ra làm bốn phần: một phần nhường lại cho các bạn đồng tu nếu thấy họ không có hay có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho loại chúng sinh không phải là người nhưng sống chung với người và cuối cùng còn lại là phần mình dùng. Khi thọ dụng thức ăn các vị Tỷ kheo xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành, ngon không ham, dở không bỏ. Thọ dụng cúng phẩm của người đời vừa khỏi đói khát thì thôi, không được ham cầu cho nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ. Sau bữa ăn, các vị rửa bát, xếp gọn các y, ngơi nghỉ trong chốc lát, liền lại đến một gốc cây hay căn nhà trống, hay tịnh thất ngồi thiền định như hành Tứ niệm xứ hay niệm hơi thở vào, hơi thở ra.

Hằng năm, chư Tăng ni an cư vào ba tháng mùa mưa. Tất cả trở về sống chung trong các tịnh xá lớn. Trong thời gian này, chư Tăng không đi khất thực, đã có thiện nam, tín nữ, đến tịnh xá "để bát" và lo tứ sự cúng dường. Cứ đến ngày lễ Bố-tát vào ngày trăng tròn và ngày đầu trăng, chúng Tỳ kheo cùng sống trong một vùng phải tập họp lại một chỗ gọi là giới trường để tụng đọc Giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa. Chư Ni thì có đại diện đến xin lãnh giới ở chư Tăng và trở về tịnh xá riêng của Ni để tụng đọc Giới bổn Ni. Ngoài ba tháng an cư, chư Tăng được tung ra khắp các phương hướng, đi đến các trú xứ khác nhau, trong các quốc độ, vừa khất thực để độ nhật, vừa thuyết pháp độ sinh, và vừa nỗ lực tinh cần tiếp tục hành Thiền để đoạn trừ tham sân si.
MỘT BUỔI SỚM MAI TẠI LUANG PRABANG
Chúng tôi đến Luang Prabang vào một buổi chiều gần cuối tháng ba khi thành phố vẫn còn chìm trong sương khói. Nằm nép mình bên hai dòng sông Mekong và Nậm Khan ở miền bắc nước Lào, Luang Prabang đã từng là kinh đô của các vương triều Lào kéo dài hơn 200 năm, bắt đầu từ thời vua Fa Ngum năm 1353.  Hiện nay Luang Prabang vẫn còn được xem là trung tâm Phật giáo quan trọng của Lào với rất nhiều quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hoá Phật giáo Nam truyền, được cơ quan văn hoá Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. 
Để đến được nơi đây chúng tôi phải mất khoảng tám tiếng đồng hồ, vượt hơn 200 cây số đường đèo quanh co từ thủ đô Vientiane, một đoạn đường đèo khá dài và nguy hiểm mà chỉ những người không biết mới dám đi, nhưng vẫn còn khá hơn đi bằng đường hàng không vì hãng máy bay Lào được xem là một hãng máy bay thiếu an toàn nhất trên thế giới. 
Sau một đêm nghỉ ngơi, chúng tôi, theo lời của cô Ma Ni, hướng dẫn viên du lịch người Lào nói tiếng Việt của đoàn, đã thức dạy sớm để tham gia một nghi thức cúng dường thực phẩm cho các sư.  Trời còn tờ mờ sáng, hai chiếc xe tuk tuk đã đến đón chúng tôi tại khách sạn, đưa đến một địa điểm ven đường, nơi mà từng đoàn sư áo vàng sẽ đi khất thực vào lúc trời chưa sáng tỏ.  Một số người trong đoàn du lịch chúng tôi là Phật tử, đã hoà đồng cùng người dân bản xứ, sắp sẵn một số thực phẩm cúng dường gồm xôi, bánh, hoa trái và một số tiền, đứng hoặc ngồi lặng lẽ chờ đoàn sư đến như là một cách để thể hiện lòng tôn kính của mình với chư tăng, những người đang đại diện cho đạo Phật và thành phố sở tại. 
Dù đã biết trước qua hình ảnh trên báo chí, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy choáng ngợp vì hình ảnh thật đang lung linh hiển hiện trước mắt.  Một đoàn nhà sư khoảng 100 người, khoác trên người y cà sa mầu cam rực rỡ và chiếc bình bát to, đang bước từng bước trên đôi chân trần, người này nối bước theo người kia, người tu trước đi trước, người tu sau đi sau và cuối cùng là các chú tiểu tuổi đời còn rất nhỏ.  Tất cả cứ lặng lẽ bước qua các tấm chiếu vuông của người dân trong thành phố đang chờ đợi để được cúng dường thức ăn.  Khi các sư đến, người Phật tử nâng giỏ xôi nhỏ lên ngang trán khấn nguyện đôi điều rồi bốc một ít dâng cúng sư, rồi một cái bánh gói bằng lá, một thỏi kẹo…  Trong nhóm Phật tử người Việt còn cúng dường mỗi sư một số tiền Lào nữa.  Được hỏi tại sao lại cúng dường tiền vì hình như giới luật nguyên thuỷ không cho phép sư nhận tiền mà chỉ nhận thực phẩm, bất kỳ thứ nào, một người trả lời là do cô hướng dẫn viên du lịch bảo như vậy. 
Nói về thực phẩm cúng dường, một vị cư sĩ người Lào đứng tuổi nói tiếng Việt một cách sành sõi cho chúng tôi biết “Thức ăn cúng của người dân cho đoàn sư khất thực phải được mua từ chợ mang về nấu nướng ở nhà, chứ không được mua vội mua vàng thức ăn bán sẵn ở hàng quán. Cũng không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín. Cả sư khất thực và người cúng dường đều thầm chúc phúc cho người thân hay cho tha nhân, chứ tuyệt nhiên không ai cầu chúc cho riêng mình”. 
Vị cư sĩ này cũng cho chúng tôi biết thêm, khi về đế tu viện, đoàn sư khất thực tập hợp lại phân chia thức ăn thành bốn phần: một phần nhường lại cho các bạn đồng tu nếu thấy họ không có hay có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho loại chúng sinh không phải là người nhưng sống chung với người và cuối cùng còn lại là phần mình dùng.  Khi thọ dụng thức ăn, các vị sư xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành.  Ai cho gì ăn nấy, không phân biệt thức ăn tốt xấu, ngon dở, chay mặn.  Khi ăn thường phải trộn chung các món ăn với nhau để không còn phân biệt món này với món khác, món ngon món dở và không phân biệt mùi vị. Mục đích để không còn luyến ái mùi vị thơm ngon, mà chỉ cần ăn để nuôi sống xác thân mà tu hành giải thoát. 
Truyền thống khất thực này đã có từ thời đức Phật và hiện vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia theo truyền thống Phật Giáo Nam truyền.  Cúng dường cho các nhà sư đi khất thực dường như là một bổn phận thiêng liêng và cũng là niềm hạnh phúc của người Phật tử tại gia ở các xứ này.  Họ xem như một bổn phận hàng ngày, một bổn phận tự nguyện chân thành cần làm và nên làm vào mỗi buổi sáng sớm trước khi mặt trời ló dạng và trước các công việc khác trong ngày.
Nhìn những nhà sư áo vàng đi khất thực và những người dân Phật tử thành kính quỳ xuống dâng thức ăn cho sư, lòng tôi không khỏi dâng tràn niềm cảm xúc. Khởi đầu một ngày sống như vậy thì thật khó mà làm điều gian, điều ác, khó mà nói những điều điêu ngoa xảo quyệt, khó mà tranh dành hơn thua trong ngày. Hạnh phúc thay cho người dân xứ Lào, thanh bình thay cho quốc gia Lào. 
Tịnh Thuỷ (viết từ Luang Prabang)
Dưới đây là chùm ảnh:
Đoàn Phật tử từ quận Cam miền Nam California
Các thiếu nữ Lào tươi cười chờ đón
Một em bé Lào đang ngồi thiền lặng lẽ chờ đoàn sư đi đến
Một nữ Phật tử người Việt đang thành tâm chú niệm trước khi cúng dường
Từng đôi chân trần trên hè phố mỗi sáng

Tịnh Thủy  
Khất thực là một trong những truyền thống của những người Lào theo đạo Phật, có thể là các nhà sư, cũng có thể là các thanh thiếu niên ngoài đời đang vào chùa để tu một thời gian ngắn để bày tỏ lòng kính trọng với cha mẹ, tổ tiên. Ngược lại, người dân Lào xem việc mang đồ ăn đi cho các nhà sư mỗi sáng là một việc làm tỏ lòng tôn kính đối với đạo Phật, như một công việc mang tính tu thân tích đức.
Nguồn: giadinh.net.vn
Ở Luang Prabang, một thành phố cổ ở phía Bắc Lào, vốn là cố đô của đất nước triệu voi, các nhà sư đi khất thực từ rất sớm, trời còn tối.

Đi xem và chụp ảnh khất thực là một điều rất thường thấy ở Luang Prabang nhưng điều này không hề làm ảnh hưởng đến các nhà sư.

Các nhà sư xếp thành hàng dài, chậm rãi và không bao giờ chen lấn.

Hai nhà sư khất thực ngay ở cổng chùa tại một vùng ven thủ đô Vientiane.

Một người dân quì dưới đất trước một đoàn nhà sư đi khất thực trên quảng trường trung tâm thủ đô Vientiane.

Dâng thức ăn cho các nhà sư, người Lào luôn nâng lên quá đầu để tỏ lòng thành kính. Đó thường là xôi, hoa quả, cũng có khi là tiền mặt.

Nhận đồ ăn xong, bao giờ các nhà sư cũng đọc một số lời cầu nguyện và rót nước trắng xuống đất để cầu chúc sự may mắn.

Người dâng đồ ăn luôn quỳ gối và bỏ giầy dép.

Trở về chùa khi khất thực xong, với số đồ ăn mang về, các nhà sư sống cả ngày mà không dùng thêm các thực phẩm khác.

5h30 sáng, chiếc xe khách dừng lại tại cách thành phố Luang có đến 3km. Trời tờ mờ đất. Ai nói với rằng nóng như nắng Lào khi mà chúng tôi đang co ro trong cái lạnh buổi sớm.

Vài chiếc xe tuk tuk đến đón khách đưa về khách sạn. Chúng tôi theo một chiếc đi về phía thành phố. Mặt trời vui vẻ vượt ra khỏi đỉnh núi phía xa báo hiệu một ngày nắng. Vầng hồng lan rất nhanh trên bầu trời và cả không gian sáng bừng trong ngày mới.
Trong lúc chúng tôi đang hí hoáy với mặt trời và cảnh vật hai bên thì bất ngờ gặp bên kia đường, trên vỉa hè sạch sẽ, một dãy dài những nhà sư đi khất thực vào buổi sớm. Một đoàn khoảng hơn 20 nhà sư khoác trên mình chiếc áo cam rực sáng như một dòng sông màu cam trên đường phố.

Starting the daily alms ritual
Young monks
Dù đã có những nghiên cứu trước về địa danh nơi mình sẽ đến, nhưng chúng tôi vẫn ngớ người chóang ngợp vì hình ảnh thật đang ở ngay trước mắt. Một đoàn tăng lữ đang bước những bước chầm chậm trên đôi chân trần trên đường khất thực. Các tăng lữ bước sát theo nhau, người này nối theo sau người khác, người lớn tuổi hơn đi trước, nhỏ hơn đi sau. Họ bước qua những chiếu nghỉ của người dân sùng đạo trong thành phố đang chờ đợi, trên vai khoác những chiếc bình bát bằng bạc được bọc bằng đồ mây tre đan bên ngoài. Nghi thức khất thực mỗi sáng đã tồn tại bao đời nay.


Đám chúng tôi lúc đầu còn ngồi nguyên trên xe chụp hình. Sau đó, đồng loạt nhảy cả xuống xe. Lặng lẽ đi bên cạnh các nhà sư, không dám gây huyên náo hay làm phiền. Ngay đến cả chụp ảnh cũng cố gắng để tiếng máy không làm kinh động đến không gian yên tĩnh này. Không ồn ào, không chuyện trò, chỉ có tiếng tà áo sột soạt theo mỗi bước chân và tiếng Nam mô a di đà phât của phật tử.
Các chõ xôi và mì tôm buổi sớm vơi dần, người ta lại mang ra những chõ xôi mới. Mỗi người một nắm xôi nhỏ. Một vài du khách nước ngoài thay vì chụp ảnh cũng đã ngồi xuống với người dân bản địa. Bố thí cho các nhà sư dường như là nghĩa vụ thiêng liêng và là niềm tự hào của người dân thành phố này.
Theo Thanh niên

Luang Prabang, cố đô của nước bạn Lào anh em trong những năm gần đây đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Có đến 40 ngôi chùa tập trung rải rác trong thành phố nằm giữa hai con sông này và số lượng tăng lữ cũng chiếm hàng đầu cả nước. Kể từ khi được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1995, lượng khách du lịch đổ về đây đã khiến thành phố gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì những nét yên bình vốn có. Một trong những hệ lụy là việc khách ầm ĩ vào mỗi sáng khi có đoàn tăng lữ đi qua.


Mỗi sáng, các tăng lữ từ các chùa lại bước ra khỏi ngôi chùa mà họ đang sống, đôi dép để gọn lại nơi cổng chùa, đầu trần, chân đất, tay cầm theo những chiếc bình bát, khất thực trên khắp các con phố. Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ. Các nhà sư đi khất thực không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt nhà giàu nghèo, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. 




Các thí chủ chỉ cúng những thức ăn đã được nấu sẵn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín. Nếu chưa đủ dùng, chư vị tiếp tục đi theo hàng dọc đến nhà bên cạnh nhưng không được quá bảy nhà. Khất thực xong, các vị trở về tịnh xá để ăn trước khi mặt trời đứng bóng. Đây là bữa ăn duy nhất trong ngày. 



Theo Thanh niên
Hòa nhập vào cuộc sống, lũ chúng tôi buổi sớm hôm sau không còn đứng chụp ảnh nữa. 5h30 sáng, mỗi đứa chia một ngả mang theo những chõ xôi nhỏ cùng ngồi với người dân trong các ngõ nhỏ, chờ đợi những dòng áo màu cam đi qua. Một cách để thể hiện lòng tôn kính của mình với thành phố xinh đẹp và lịch sử này.
Bài: Lam Linh
Ảnh: Litlle Mouse
Đến Luang Prabang sống chậm
Ngồi cạnh chúng tôi là một giáo sư Australia - người sở hữu một ngôi nhà có vườn và hai phòng khách tại Sydney, thu nhập nuôi đủ vợ và bộ sưu tập 30 con mèo của bà. Ông nhận lời đến Luang Prabang dạy triết và tiếng Anh chỉ vì “muốn nhìn thấy thời gian chạy chậm lại giữa mùi thơm của bánh mới ra lò và của càphê mới pha... ”.
Đoàn sư khất thực buổi sáng.
Đoàn sư khất thực buổi sáng.
The Lao-down on Laos – Luang Prabang, Laos
Buổi sáng khất thực
5 giờ sáng, cố đô của Lào hiện ra trước mắt chúng tôi từ những đỉnh núi xanh mờ ở chỗ gặp nhau của sông Mêkông và sông Nậm Khan. Trong ánh bình minh ló rạng, thành phố thanh bình như làn sương mai ẩn khuất trong các bụi cây mọc theo những con đường dốc thoai thoải và những ngôi nhà vẫn còn ngái ngủ xây từ thời Pháp đô hộ hoặc mô phỏng theo phong cách thuộc địa, rất ít cái quá 2 tầng, có hàng rào bằng gỗ thấp, sơn trắng và các cửa sổ không có chấn song đặt những bình hoa. Giữa sự yên tĩnh nghe rõ cả tiếng sột soạt của một con chó đứng gãi mài lưng vào hàng rào của phố vắng, bỗng rộn tiếng trống, chuông chùa gọi các nhà sư đến giờ khất thực.
Lát sau, trên đường xuất hiện hàng trăm nhà sư mặc cà sa vàng tía, đeo âu khất thực, mà người nhà chùa gọi “bình bát”. Chân trần, hàng một, chậm rãi, dòng áo vàng lặng lẽ qua từng con phố. Người dân đã nấu sẵn cơm (xôi) từ khi trăng chỉ còn là một chiếc sừng màu vàng tan biến dần trong mây mờ. Hai bên đường, trước cửa nhà, đàn ông được ngồi trên những ghế thấp, đàn bà phải quỳ, không ai được đứng cao hơn nhà sư, không ai được nhìn vào mắt nhà sư, kính cẩn nâng “coóng” xôi lên ngang trán, rồi bốc xôi bỏ vào âu của mỗi nhà sư đi tới. Không chỉ có xôi, họ cúng sư cả hoa quả, bánh kẹo, nước uống...







Tất cả diễn ra trong niềm im lặng thành kính. Đến cuối con đường khất thực về chùa, các nhà sư quay đầu hướng về người dân cất lời đọc kinh chúc phúc cho những người nuôi sống họ. Giọng kinh trong trẻo bay lên không gian trong lành khiến cho lòng người trong sáng. Chuyến khất thực kết thúc, để lại đường phố lũ trẻ con lấm lem, hớn hở ôm những hộp nhựa đựng xôi, bánh trái mà các nhà sư vừa chia sẻ cho chúng. Bằng thứ tiếng Anh giả cầy “Hello, money!”, vài đứa láu lỉnh nhất bọn nhân tiện giở trò “khất thực” với du khách bên đường. Một đám đông du khách đủ các màu da lục tục trở lại khách sạn ngủ tiếp. Họ đã dậy sớm vì không chịu lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng một trong những cảnh tượng thi vị ở đất nước mà Phật giáo là quốc đạo.
Luang Prabang là thành phố của du lịch. Trên nhiều đường phố, du khách còn đông hơn người địa phương. Họ đến đây để chiêm bái những ngôi chùa cổ, tu viện Wat Mai, Wat Xieng Thoong... được xây dựng từ thế kỷ 18. Dù không nổi tiếng và hoành tráng như Shwedagon ở Rangoon, Myanmar hay chùa Vàng ở Bangkok, Thái Lan, song cửa Phật thì ở đâu cũng thế, những pho tượng phật uy nghi, những bức tranh tường đồ sộ đều như nhắc nhở chúng sinh: Rồi ai cũng phải đến lúc từ giã cõi đời sống tạm. Cái chết chẳng làm cho những cây xoài mọc trước cổng chùa rơi lệ. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến tính cách rất thuần hậu, hiền hoà, lương thiện của người dân Lào.
Song rõ ràng rằng du khách đến cố đô Lào vì cái gì đó sâu sắc, khác hơn những cuộc hành hương. Phải chăng họ muốn đi tìm một nơi thời gian như chảy chậm lại giữa một thế giới phẳng đầy sôi động bởi các cuộc đua tốc độ đã khiến họ quá mệt mỏi, căng thẳng ở quê nhà.
Một đôi uyên ương Lào trong trang phục truyền thống chụp ảnh cưới trong chùa.
Một đôi uyên ương Lào trong trang phục truyền thống chụp ảnh cưới trong chùa.
Xin đừng có vội!
Người Pháp đã gọi buổi sáng ở Luang Prabang là “buổi sáng héo”, tức là buổi sáng cho phép người ta thả mình hoàn toàn biếng nhác, trễ nải. Buổi sáng cảm nhận được làn gió thổi rất nhẹ. Không khí thơm mùi xôi mới và mùi hương thảo, gia vị toả ra từ một quán ăn đầu phố. Dưới những hàng cây rợp lá là các nhà sư bước đi thong thả. Du khách thoải mái ngồi duỗi chân trước cửa nhà bởi họ không bị quấy rầy bởi một đám trẻ ăn mày, đánh giày, bán báo, bán đồ lưu niệm. Luang Prabang không có các thành phần dân cư này. Một vài chiếc xe đạp phóng vụt qua (rất hiếm ôtô chạy trên những con đường nhỏ hẹp của Luang Prabang). Thành phố chỉ có vài chục con phố, xe đạp chính là phương tiện xê dịch lý tưởng nhất của du khách. Người cho thuê xe ở cạnh Muang Lao Guest House chẳng cần hỏi tôi là ai, ở đâu, phải đặt cọc bao nhiêu kíp (tiền Lào), với một nụ cười thân thiện giao xe cho tôi, đi chán chê về trả tiền.
Bằng xe đạp, chúng tôi đi đến các bản của người Mông nằm dọc theo sông Mêkông chưa bị văn minh vật chất thuần hoá, ngồi dưới chân các thác nước Tat Kuang Si và Tat Sae - nằm trong những thắng cảnh đẹp nhất của nước Lào - mặc dù đã gần cạn vào mùa khô. Khi vào chợ Sáng mua rau chưa bị dính thuốc trừ sâu, chúng tôi tưởng đã phạm phải sai lầm vì dựng xe vào hàng thịt lại đi vào mua hàng rau. Nào ngờ chúng tôi đã không bị... chửi, mà còn được một nụ cười từ cô bán thịt.

07alms.jpg
Mới 10 giờ sáng, du khách rỗi rãi lục tục ghé những nhà hàng bằng gỗ dọc sông Nậm Khan. Người ngồi trầm ngâm trong các khu vườn sum sê tuyệt đẹp của Bar Utopia nổi tiếng. Người ngồi dưới gốc cây cọ thảnh thơi ngắm chiếc cầu tre và các con thuyền dài như những con rắn nước chậm chạp bơi theo dòng sông lười nhác, với cuốn sách mở trước mặt, kiên nhẫn chờ bữa cơm trưa. Bạn đừng bao giờ hy vọng những người phục vụ quán ăn sẽ lập kỷ lục SEA Games khi chạy đến bàn của bạn. Ai biết được gã du khách vui tính nào đã chơi chữ: Nước CHDCND Lào - Lao PDR thành Please Don’t Rush! “Xin đừng có vội! Đây là nước Lào!”. Quả thật, bạn sẽ phải chờ rất lâu để được thưởng thức món lạp nổi tiếng của Lào từ một cô bé hầu bàn chân ngắn và lúc nào cũng bình thản như các ngọn núi nơi cô sinh ra. Khi có cảm giác phiêu diêu uể oải của buổi trưa hè, du khách cũng chẳng ngại ngùng ngủ thiếp như một gốc cây trong quán, mặc cho lũ chó đang nằm dưới chân sưởi nắng gắt nhặng lên vì có đám mây xốp, béo tròn và trắng như một cục bông bay qua che mất mặt trời.

05monks.jpg
Các điểm du lịch của cố đô Lào đóng cửa lúc 16 giờ. Hãy đến Bảo tàng Cung điện Hoàng gia, bạn sẽ thấy các vua Lào sống thế nào. Đặc biệt là bộ sưu tập hai chiếc ôtô hảo hạng Lincoln Continental 1960 quà tặng của Hãng Ford (Mỹ), một chiếc Citation 1958. Không thì bạn có thể đi lang thang vào các cửa hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo (tôi đã mang về Việt Nam 3 con kiến gỗ ngộ nghĩnh, ở đuôi có lắp chong chóng làm bằng lông gà quay tít khi gặp cơn gió; chúng đã làm 2 con mèo nhà tôi phấn khích phát cuồng), mua đồ của người thợ bạc ngày xưa chế tác cho Hoàng gia Lào.
Khi nắng chỉ còn đọng lại rất nhạt trên những bụi cây xương rồng làm rào quanh nhà, chúng tôi thuê một chiếc thuyền đi dọc sông Mêkông. Con sông hùng vĩ về mùa nước cạn vẫn rộng mênh mông, để lộ ra dưới lòng sông những bãi đá ngầm sắc lẻm. Rất lâu rồi tôi mới lại được nhìn thấy sợi khói lam chiều bay lên từ những ngôi chùa nằm rải rác bên kia sông. Người lái đò dừng thuyền lại giữa dòng cho chúng tôi chụp ảnh mặt trời lặn, ngắm vẻ đẹp của hoàng hôn trùm lên mặt sông, bờ cát, làng bản và những con thuyền.
Buổi tối chúng tôi chia đôi, những người phụ nữ tìm đến chợ đêm để hưởng niềm vui mua được những thứ chẳng bao giờ dùng, còn chúng tôi đến quán bar để uống bia Lào. Chúng tôi gặp lại vị giáo sư Australia. Ông không nhận ra chúng tôi, chắc chắn vì ông đã kịp “đầu tư” quá nhiều vào hai chai vang trước mặt. Nhạc Debusy bay lên nhè nhẹ. Nhìn vẻ thư thái của ông, tôi đoán ông chưa nghĩ đến ngày mai trở về Sydney cùng bà vợ với 30 con mèo.
image
Nếu ai đã một lần đến các nước theo truyền thống Phật giáo nam truyền, hẳn sẽ nhìn thấy hình ảnh các vị sư với chiếc y màu vàng đang đi khất thực vào buổi sáng sớm. Sẽ có bạn tự hỏi (nhất là những bạn không hiểu về Phật giáo nam truyền): tại sao họ lại đi khất thực và khất thực là gì mà ở xứ mình hiếm thấy?
Phải chăng đó là hình thức ‘xin ăn’ như những ‘cái bang’ đang tích cực thi hành khắp nơi ở Việt nam? Nếu để ý kỹ hơn, có thể bạn sẽ nói rằng dường như có cái gì đó khác hơn vì những vị sư nhận phẩm vật trong sự tôn kính của người cúng dường. Nó hoàn toàn khác với hình ảnh tranh đua của những ‘cái bang’ khi được tài vật. Thế thì, điều gì làm nên sự khác biệt ấy và ý nghĩa của khất thực là gì?




Khất thực là một thuật ngữ Phật học mà nếu ta dịch nghĩa sẽ dễ bị hiểu lầm như là ‘xin ăn’ bình thường. Khất thực là một sinh hoạt thường nhật của tăng đoàn thời đức Phật. Đó là một cách hành trì, một hạnh nguyện của các vị xuất gia theo Phật giáo nam truyền (nguyên thủy). Khất thực là phương cách có thể đem lại nhiều lợi lạc thiết thực cho vị khất sĩ cũng như Phật tử cúng dường; là cách truyền bá và duy trì Phật pháp hiệu quả thông qua hình ảnh tăng đoàn hành khất. Tuy nhiên, những giá trị lợi lạc ấy chỉ có thể đạt được khi pháp này được hành trì đúng mục đích.
thaiworldview.com
Ảnh: thaiworldview.com
Quay về quá khứ cách nay hơn 25 thế kỷ, nơi xứ Ấn độ linh thiêng và đầy màu sắc tôn giáo, người ta nhận thấy có một tăng đoàn hành khất đo đức Phật Thích Ca Mâu Ni lãnh đạo. Hình ảnh đoàn hành khất thật trang nghiêm và thanh tịnh đã gây xúc động không biết bao nhiêu con tim và tạo nên tình cảm kính quý vô vàn trong lòng xã hội từ vua chúa cho đến thứ dân. Hình ảnh ấy biểu trưng cho sự giải thoát của những bậc đã giải thoát mà đức Phật là vị khai sáng. Họ đã giải thoát khỏi sự ràng buộc bởi vật chất và tình cảm thế gian và sống một đời sống tâm linh thanh thoát ngay trong cuộc đời lắm sự trói buộc này. Có lẽ, không ai nghĩ rằng đức Phật khất thực vì cái ăn bởi vì ai cũng biết rằng Ngài xuất thân từ địa vị thái tử của một nước giàu có. Vậy thì, mục đích thực hành hạnh nguyện này, theo lời Phật đáp lại yêu cầu của vua cha, là theo truyền thống của chư Phật. Là vị Phật, Ngài cũng phải kế thừa truyền thống ấy và cũng để làm tấm gương mô phạm hướng dẫn tăng đoàn đệ tử cũng như giáo hóa chúng sanh.
laos_1197
Ảnh: travel.mongabay.com
Thoạt nhìn qua hình ảnh tăng đoàn khất thực, nhiều người cho rằng đây là hành động tiêu cực vì chỉ đi nhận phẩm vật của người khác như cách nhìn của người phương Tây. Tuy nhiên, khi phân tích sâu vào bản chất của pháp hành trì thì chúng ta sẽ thấy được những giá trị rất có ý nghĩa của nó. Sẽ không phải là hành trì hạnh khất thực nếu như vị hành khất chỉ đi để nhận phẩm vật với tâm mong muốn mà không vì mục đích tu tập. Chỉ đi để mong nhận phẩm vật thì ý nghĩa của nó không khác mấy so với việc làm của những ‘cái bang’. Với tâm mong cầu thì chắc chắn vị ấy có tâm thích và không thích, những mầm móng của tâm tham và sân. Cho nên, đó không phải là pháp hành trì của vị khất sĩ. Ngược lại, vị khất sĩ đầu ‘đội trời’ chân ‘đạp đất’ là biểu trưng cho sự thực hành hạnh xả bỏ bản ngã và thể hiện tấm lòng từ bi hướng đến với mọi người. Không phân biệt sang hèn, phẩm vật ngon dỡ, nhiều ít thì làm gì có tâm tham và sân khởi lên khi nhận phẩm vật. Sự thanh tịnh của tâm sẽ chế tác nên năng lượng công đức và phước báo để có thể nuôi lớn tâm vị hành khất và mặt khác hồi hướng cho các Phật tử cúng dường. Có thể nói đây là một nghệ thuật sống, một phương pháp thực tập mà đức Phật đã thực hành khi còn tại thế, và giờ đây truyền thống ấy vẫn còn giữ ở một số nơi. Hình ảnh những vị khất sĩ bước đi những bước khoan thai, thảnh thơi trong chánh niệm, bước đi theo thứ tự từng nhà một mà không phân biệt giàu nghèo là biểu trưng của lòng bình đẳng và sự an lạc.
thuvienphatphap.com
Ảnh:thuvietphatpahp.com
Ở Việt nam, hình ảnh chư tăng khất thực cũng rất phổ biến trong cộng đồng người theo Phật giáo nam truyền ở các tỉnh tây nam bộ, Sài Gòn và một số tỉnh khác. Tuy nhiên, do có hiện tượng thật giả lẫn lộn nên Giáo hội đã có biện pháp tạm ngưng sinh hoạt khất thực ở Sài Gòn và một số tỉnh khác. Việc tạm ngưng là để tìm ra giải pháp và quy định cụ thể cho việc hành trì hạnh nguyện thiêng liêng này nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy sự phục hoạt trở lại.
Đã có nhiều vị giảng sư Phật giáo có uy tín, vì nhìn thấy được giá trị lợi lạc của hạnh khất thực, thấy được giá trị thiết thực của nhiệm vụ hoằng pháp qua hình ảnh tăng đoàn khất thực, đã mạnh dạn đề nghị Giáo hội nên cho phép chư tăng khất thực với những quy định cụ thể. Những vị ấy đã gợi ý là nên cấp thẻ cho những vị phát nguyện hành trì hạnh khất thực và quy định thời gian nhất định, cũng như là phải khất thực thành từng đoàn. Như thế, những vị sư giả sẽ dễ bị phát hiện và việc khất thực không làm ảnh hưởng xấu đến Phật giáo. Thiết nghĩ, những đề xuất trên có tính khả thi và mong rằng Giáo hội sẽ sớm ban hành hướng dẫn cụ thể cho những hành giả tu tập theo truyền thống này. Có lẽ, đây cũng là mong mỏi chung của những người con Phật mong muốn nhìn thấy hình ảnh truyền thống có ý nghĩa của Phật giáo được duy trì.
Trong khi chờ đợi, thiết nghĩ, những vị sư bên tăng đoàn nam truyền và những vị phát nguyện hành trì hạnh nguyện này nên có những đề xuất và có chương trình cụ thể để trình Giáo hội xin phép được tiếp tục hành trì. Như vậy, việc phục hoạt sẽ sớm trở thành hiện thực hơn là chúng ta cứ trông chờ từ Giáo hội trong khi Giáo hội có rất nhiều việc phải giải quyết. Điều đó cũng thể hiện ý chí của những hành giả Phật giáo không khuất phục trước những khó khăn để vượt qua những thách thức mà Phật giáo đối mặt cũng như góp phần phổ biến Phật giáo trong nhân gian. Đó là cách hành xử tích cực hơn nhiều so với sự thất thủ, lùi bước an toàn mỗi khi có những khó khăn hay thử thách xảy đến.
khatthuc_27
Ảnh:thuvietphatpahp.com
Trên tinh thần hoằng pháp về văn hóa tâm linh, hình ảnh tăng đoàn khất thực hôm nay sẽ tạo nên bức tranh sinh động về một hình ảnh tăng đoàn thời đức Phật, tạo nên một nét văn hóa Phật giáo truyền thống. Song song với các hình thức tổ chức lễ hội Phật giáo, nên chăng chúng ta cũng tổ chức ít nhất mỗi năm 2 lần khất thực tập thể như tăng đoàn thời đức Phật vào tuần lễ Phật đản và mùa Vu lan. Sẽ thật có ý nghĩa về giá trị văn hóa nếu Phật giáo Việt nam thực hiện được điều này trong thời gian sắp tới.
  Hạnh Chơn
Một nhóm 9 chú nhóc đáng yêu vừa được chọn xuống tóc tại ngôi đền Jogye ở Seoul (Hàn Quốc) cuối tuần rồi để chuẩn bị cho đại lễ Phật Đản vào ngày 2-5 tới đây.
9 chú tiểu này chỉ trải nghiệm đời tu hành trong 18 ngày ngắn ngủi. Sau khi xuống tóc, cả nhóm cùng tham gia một nghi lễ có sự chứng kiến của các bậc phụ huynh. Nhưng dẫu còn tóc hay hết tóc, 9 chú nhóc này vẫn giữ nguyên nét thơ ngây con trẻ.

Chú tiểu tập sự Myo Sung tỏ ra rất nghiêm túc
Nhưng cũng có chú ngáp quên cả che miệng
Thậm chí chú tiểu tập sự Dam Jung mơ màng ngủ gật ngay sau lễ xuống tóc.
Còn hai chú tiểu này có vẻ rất lạ lẫm với mái đầu không tóc của mình nên liên tục đưa tay... rờ đầu.

Những ngày qua, hàng ngàn phật tử từ khắp nơi đổ về chùa Sùng Đức (quận Thủ Đức, TPHCM) mong được chiêm bái 4 bức tượng Phật bằng ngọc bích, màu xanh trong, trọng lượng mỗi bức từ 60-70kg.  

Gian chính điện, nơi tôn trí 4 pho tượng Phật ngọc
Tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni bình yên an lạc. Tác phẩm có kích thước: 520x400x350mm, trọng lượng: 60kg, màu sắc: xanh trong, được điêu khắc và dát vàng thật trong thời gian là 238 ngày. Áo choàng của Đức Phật sáng lấp lánh nhờ gắn 2.000 viên kim cương nhân tạo.
Tượng Phật ngọc Quan Thế Âm từ bi phổ độ. Tác phẩm có kích thước: 790x280x230mm, trọng lượng: 40kg, màu sắc: xanh trong được thiết kế, điêu khắc và dát vàng thật trong thời gian 142 ngày. Nghệ nhân khắc họa nét buồn trên khuôn mặt Quan Thế Âm để thể hiện tâm trạng nặng lòng với nỗi đau trần thế của nhân loại.
Tượng Phật Ngọc Quan Thế Âm cưỡi rồng cứu khổ cứu nạn. Tượng có kích thước: 950x360x300mm, trọng lượng: 70kg, màu sắc: xanh trong được thiết kế, điêu khắc và dát vàng thật. Thời gian hoàn thành tác phẩm là 188 ngày.
Tượng Phật A Di Đà Tây Phương tiếp dẫn. Pho tượng có kích thước: 800x320x300mm, trọng lượng: 50kg, màu sắc: xanh trong được điêu khắc và dát vàng thật. Thời gian hoàn thành tác phẩm là 168 ngày. Pho tượng thể hiện hạnh nguyện tiếp dẫn chúng sinh của Đức Phật A Di Đà với tư thế đứng trên hoa sen, mắt nhìn xuống, tay phải cầm đóa hoa sen, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những chúng sinh đang ngụp lặn trong biển cả sóng lớn.
Nhân mùa Vu Lan, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội Phật giáo TPHCM long trọng tổ chức chiêm bái 4 bức tượng Phật Ngọc tại chùa Sùng Đức từ ngày mùng 8 tới 15/7 âm lịch. 4 pho tượng Phật ngọc được thương hiệu Buda chế tác tại Việt Nam qua bàn tay của 50 người thợ làm ròng rã trong suốt 5 tháng, với chất liệu quý là ngọc bích (cùng chất liệu với pho tượng Phật ngọc Hoà Bình Thế Giới) được nhập khẩu từ Canada. Phật diện được dát bằng vàng, trên tấm áo choàng của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được gắn gần 2.000 viên kim cương nhân tạo.
Sư bà Thích Mỹ Thuận, trụ trì chùa Sùng Đức cho biết: “Mỗi ngày nhà chùa đón tiếp hàng ngàn phật tử từ khắp nơi về chiêm bái. Chùa sẽ mở cửa gian chính điện, nơi tôn trí 4 pho tượng Phật ngọc từ sáng sớm đến 6 giờ chiều”.
Sau một tuần ngự lãm tại đây, 4 pho tượng Phật ngọc sẽ tiếp tục được trì chú ở nhiều ngôi chùa khác để bà con Phật tử tới chiêm bái. Điểm đến tiếp theo sẽ là chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn.
Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni: nặng 60kg; gắn 2.000 viên Cubic Zicornia của Swarovski
 
Từ trái qua: Quán Thế Âm cưỡi rồng, Phật A Di Đà Tây phương tiếp dẫn, Quán Thế Âm – phổ độ chúng sinh
  
Nhiều Phật tử tới chiêm bái và chạm vào thân kim tượng để cầu anĐây là bốn bức tượng phật ngọc có đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam
 
 
Bốn bức tượng Phật ngọc được tạo từ một khối ngọc bích có trọng lượng 3,5 tấn, nhập từ Canada, màu xanh trong, trọng lượng mỗi bức tượng từ 60-70 kg, chiều cao 1m, bức thấp nhất cao 80cm. Các bức tượng được tạo tác qua bàn tay của 50 người thợ làm ròng rã trong suốt 5 tháng. Phần diện của 4 pho tượng Phật được dát bằng vàng. Trên tấm áo choàng của tượng Phật Thích ca Mâu Ni được gắn gần 2.000 viên kim cương nhân tạo.

Điêu khắc gia Nguyễn Vạn Toàn, người chịu trách nhiệm chính trong việc tạo tác 4 pho tượng trên cho biết: “Bốn bức tượng này mang đặc điểm riêng của phật giáo Việt Nam: Mắt hai mí, vai rộng, bàn tay lớn, sống mũi cao… khác với các pho tượng mang dáng dấp Trung Hoa (mặt tròn, vai suôn hẹp, tay nhỏ, môi nhỏ, hẹp, đỉnh mũi không cao, sống mũi tẹt…)”. 
 
Ông Vũ Xuân Khanh, giám đốc Công ty Buda, đơn vị nhập khẩu và chế tác 4 pho tượng trên nói: “Một tác phẩm nghệ thuật thực sự không nằm ở cân nặng hoặc chiều cao, mà nó nằm ở cái hồn và nghệ thuật điêu khắc. Hiểu điều đó, chúng tôi phải đi đến một quyết định rất khó khăn là phải cô đúc khối ngọc chỉ còn 1/5 khối lượng tảng ngọc bích. Khi nhìn tác phẩm hoàn thành đúng như những gì mong đợi chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm”.
 
Trước dòng người kéo về chiêm bái bốn pho tượng Phật ngọc ngày càng đông, sư bà Thích Mỹ Thuận, trụ trì chùa Sùng Đức, cho biết: “Mỗi ngày nhà chùa chuẩn bị hàng ngàn phần chay phục vụ bà con tới chiêm bái. Nhà chùa mở cửa gian chính điện, nơi trưng bày 4 pho tượng phật ngọc nói trên, từ 6 giờ chiều”.
 
Sau ngày 14-8 bốn pho tượng Phật ngọc sẽ tiếp tục được trì chú ở nhiều ngôi chùa khác nhằm phục vụ bà con phật tử tới chiêm bái và ngôi chùa tiếp theo sẽ là chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn.

No comments:

Post a Comment