Wednesday, February 8, 2012

Những điều kỳ lạ nhất(8)

vViết bằng chân vẫn đỗ hai trường đại học
Mất 81% sức khoẻ, cụt tay phải, liệt tay trái vì một tai nạn năm 12 tuổi, nhưng em vẫn thi đậu hai trường đại học. Chàng trai giàu nghị lực còn có thể làm nhiều việc của một người bình thường và trở thành thầy giáo dạy phụ đạo cho đám trẻ ở làng.
- Mất 81% sức khoẻ, cụt tay phải, liệt tay trái vì một tai nạn năm 12 tuổi, nhưng em vẫn thi đậu hai trường đại học.


Em Đặng Văn Thành 
Em là Đặng Văn Thành, tân sinh viên khoa Kỹ thuật phần mềm - Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Dám làm dám chịu

Theo lời kể của mẹ Thành, em bị tai nạn khi cùng với các bạn chăn trâu trèo lên một cột điện và bị điện giật. Em bị rơi xuống từ độ cao 4m và nằm bất động suốt mấy tiếng đồng hồ. Khi tỉnh dậy, câu đầu tiên mà Thành nói là: "Mẹ ơi, tại con đấy". Sau này, Thành bảo, việc mình làm thì phải nhận trách nhiệm, "dám làm dám chịu".
Thành được đưa đi bệnh viện và em phải ở lại trong đó suốt 5 tháng cùng 7 lần phẫu thuật. Cô Phong - mẹ Thành nhớ lại: "Tay phải của em nó phải cắt bỏ, bác sĩ muốn cắt luôn cả tay trái, nhưng nếu mất cả hai tay thì tội lắm, đành để lại. Nhưng mà tay trái da hỏng hết, phải cắt da ở vùng đùi đắp vào, cơ cũng dần teo hết, có lúc lộ cả xương ra".

Khi Thành trở lại trường vào năm sau, mẹ em cũng chỉ nghĩ rằng cho em đi học để có bạn có bè, con mình đỡ phải thui thủi ở nhà một mình, đỡ phải ngậm ngùi nhìn chúng bạn cắp sách tới trường.

Trở về từ bệnh viện, nhìn những dòng nước mắt cứ lăn dài trên mặt mẹ cùng với những cái lắc đầu của mọi người xung quanh "rồi chẳng làm được gì nữa đâu" khiến lòng tự ái của Thành trỗi dậy. Biết tay mình đã trở nên vô dụng, Thành bắt đầu tập "cầm nắm" những viên sỏi bằng chân.
Những viên sỏi ở bãi chăn trâu từ ương ngạnh đã trở nên thuần phục dưới những ngón chân của Thành. Thời gian sau, Thành dùng các viên sỏi để tập viết xuống đất và em đã thành công trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

Không chỉ tập viết để đi học, với một phần cánh tay phải còn lại và cánh tay trái bị liệt, Thành vẫn cố luyện để chúng trở nên chắc khoẻ và làm được việc. Em vẫn nấu cơm, trồng cây, xách nước tưới cây, cho lợn ăn giúp mẹ…Không xách được nhiều thì em xách từng ít một. Thành bảo: "Em là con trai, ngay cả những việc bình thường như thế còn không làm được thì làm được việc gì nữa".

Cậu học trò "vô lễ"

Những ngày khó khăn nhất với Thành là vào mùa đông, chân bị lạnh tê cứng lại, không kẹp được bút viết nữa, nhiều lần kiểm tra các bạn đã viết được 15 – 20 phút rồi thì chân em mới bắt đầu khởi động được…

Lên cấp 3, nhà cách trường những 7km, em phải đi xe đạp đến trường, ngày 4 lần đạp đi đạp về. Con đường quê nhiều đoạn là đường đất, ổ gà ổ voi chằng chịt, khổ nhất là trời mưa, đường trơn trượt, người bình thường đi còn khó, nhưng em vẫn không bỏ buổi học nào. Em đã tập xe đạp nhiều đến nỗi, từ năm lớp 11 có thể bỏ tay cầm lái mà đạp một quãng đường dài. "Em là người đi xe đạp giỏi nhất ở trường rồi đấy", Thành dí dỏm.

Một kỷ niệm mà Thành không bao giờ quên là đầu năm học lớp 12, thầy Hoàng Phùng Xuân - giáo viên chủ nhiệm bước vào lớp, thấy Thành quay sang một bên và lúi húi ở bên dưới. Nghĩ cậu học trò này cố tình vô lễ với giáo viên, lúc đó thầy Xuân đã sẵng giọng với em nhưng bị cả lớp phản ứng ngay lập tức. Biết chuyện, thầy đã xuống lớp xin lỗi em.

Những cố gắng của em đã được đền đáp, đầu năm học này em đã nhận được giấy báo đậu của 2 trường đại học: Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Em quyết định theo học tại khoa Kỹ thuật phần mềm - trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, là ngành học mà em mơ ước từ lâu.

Thành bên người anh họƯớc mơ du học
Khi còn học cấp 3, nhà Thành trở thành một lớp học thứ 2 của trẻ con trong xóm. "Thầy giáo" Thành nhỏ thó trong đám học sinh chuẩn bị thi lên cấp 3. Thành học giỏi nên bọn trẻ con trong xóm thường xuyên hỏi bài, ban đầu là mấy đứa, rồi cứ tăng dần, cho đến lúc tăng lên cả hơn chục cô cậu, có những hôm 12h đêm rồi mà lớp học vẫn chưa giải tán.
Được hỏi về những ngày làm gia sư nhưng không thu học phí, Thành cười: "Học có kiến thức cũng chỉ để đi giúp người, mình có cơ hội giúp đỡ ngay những đồng hương của mình tại sao lại không giúp nhiệt tình được".

Những ngày ra Hà Nội thi đại học, Thành nhanh chóng kết thân với các bạn cùng xóm trọ và còn giúp các bạn ấy ôn lại bài trước ngày thi. Bố Thành nhớ lại: "Lúc mấy đứa vào phòng thi, các ông bố rủ nhau đi uống nước, thi xong, tìm mãi không thấy Thành đâu, về phòng trọ mới thấy nó đang giảng bài cho con bác chủ nhà".

Riêng Thành thì rất nhớ kỉ niệm với cậu em cùng xóm: "10h đêm nó mới gọi em qua giúp mấy bài toán khó, thế là hai anh em ngồi đến 2h30 mới đi ngủ, sáng 5h lại dậy học tiếp".

Từ ngày lớp 9, em đã mơ ước theo học ngành công nghệ thông tin. Lý giải cho ước mơ này, em giải thích: do tay em không thể làm việc được như những người khác, em phải chọn cho mình nghề nghiêng hẳn về làm việc trí óc. Thành đang cố gắng để thực hiện ước mơ du học.

Chúng tôi chợt nhớ tới nhận xét của thầy Hoàng Phùng Xuân – giáo viên chủ nhiệm của em năm lớp 12: "Thành là một học sinh có cá tính".

Chàng trai làm bài thi tốt nghiệp bằng chân

Bị dị tật bẩm sinh, không có hai cánh tay nhưng chàng trai Nguyễn Minh Phú vẫn quyết tâm học viết bằng chân và tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Sinh ra ở làng quê nghèo xã Thọ Thành huyện Yên Thành (Nghệ An), Nguyễn Minh Phú bị ảnh hưởng chất độc da cam nên từ nhỏ không có hai cánh tay. Thân hình còi cọc, xanh xao nhưng từ nhỏ Phú lại rất ham học. Thấy cô em gái đến trường, Phú cũng cố gắng đi theo rồi nhìn các em học chữ qua cửa sổ lớp học. Về nhà, từ sách vở của em, Phú tự luyện tập viết. Đôi chân mỏi nhừ, lở loét nhưng cậu bé vẫn không bỏ cuộc.
1000515990_cut-tay
Ban đầu, Phú tập cầm bút bằng chân rồi viết các chữ đơn giản, viết chữ với kích thước lớn, dần dần, chữ nhỏ lại, đẹp hơn. Sau hai năm miệt mài, đến năm 8 tuổi, Phú đã có thể viết chữ bằng chân nắn nót và được nhận vào lớp học.
Mặc dù gia đình chỉ hy vọng Phú học hết tiểu học nhưng với ý chí, nghị lực, cậu bé Phú đã lần lượt vượt qua các kỳ thi và trở thành học sinh trung học phổ thông với học lực khá, giỏi. Năm 2005, Nguyễn Minh Phú trở thành một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bầu chọn và trở thành tấm gương sáng cho tuổi trẻ tỉnh Nghệ An. Năm học vừa qua, Phú đạt học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh và đăng kí thi vào đại học ngoại ngữ Hà Nội.
Hôm nay, cũng như những học sinh cuối cấp khác, Phú dự thi tốt nghiệp THPT tại Hội đồng thi Bắc Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Thầy giáo Nguyễn Bá Thủy - Phó chủ tịch Hội đồng coi thi Trường trung học phổ thông Bắc Yên Thành cho biết, Phú được bố trí ngồi ở bàn đầu để tiện viết bài. Theo các giám thị, em làm bài thậm chí còn làm nhanh hơn nhiều thí sinh lành lặn khác.
Ngày thi đầu tiên, Phú tự tin với kết quả môn Văn và môn Vật Lý. “Dù môn Văn phải viết nhiều, chân có hơi mỏi nhưng em tự tin sẽ đạt kết quả tốt. Môn Vật Lý cũng vừa sức của em”, Phú phấn khởi cho biết.
Trong ngôi nhà sâu hun hút giữa xóm ở thôn Phước Lộc, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Sang đưa bàn chân phải kẹp viên phấn cong người cần mẫn tập viết trên chiếc bảng đen treo ở tường. Ngày nào cũng chứng kiến đứa con tật nguyền của mình ham học chữ như vậy, lòng người mẹ là chị Đỗ Thị Bé xót xa, nước mắt chảy dài.
"Năm 2003, cháu tròn 6 tuổi, tôi đưa đi học mầm non, hiệu trưởng từ chối tiếp nhận chỉ vì con tôi là trẻ khuyết tật. Năn nỉ mãi, cô giáo ở điểm trường lẻ trong thôn thấy thương tình cho học. Cháu lần lượt vào học lớp 1, rồi đến lớp 2 thì đành nghỉ vì nhà trường không nhận dạy trẻ khuyết tật nữa", chị Bé xót xa nói.
Hàng ngày Nguyễn Tấn Sang vẫn cần mẫn tập viết bằng chân trên tấm bảng đen ở nhà, nuôi dưỡng ước mơ được đến trường học tập. Ảnh: Trí Tín
Không được đến trường, suốt những năm tiểu học, hàng ngày Sang vẫn đều đặn mang cặp sách đến bên cửa sổ nhìn vào bên trong lớp học. Thầy cô giáo, bà con lối xóm chứng kiến cảnh cậu bé khao khát cái chữ nhưng không được đến lớp bình thường như bao đứa trẻ khác, họ ngậm ngùi, lúng túng không còn cách nào để giúp đỡ.
Thấy con ham học, chị Bé đã dò hỏi các giáo viên tiểu học mua sách về hướng dẫn cho con tập đọc, tập viết bằng chân trên tấm bảng đen treo ở một góc nhà. Từ những nét phấn nguyệch ngoạc đầu tiên, giờ đây bàn chân phải của Sang đã có thể kẹp được viên phấn viết được chữ cái lên bảng.
Trong những ngày cuối năm, được người quen giới thiệu, chị Bé đã lặn lội đạp xe chở con vượt hơn 30 km đến trường khuyết tật của tỉnh để xin cho con vào học. Kiểm tra trí nhớ, khả năng viết chữ bằng chân của Sang, lãnh đạo trường khuyết tật Quảng Ngãi đã đồng ý tiếp nhận cậu bé. Tuy nhiên Sang chỉ được học tập ở trường với thời gian bán trú chứ không ở nội trú, với lý do cậu bé không thể tự lo cho sinh hoạt  của bản thân mình.
Mỗi lần nghe con nằng nặc đòi đến trường, bà Đỗ Thị Bé (mẹ của Sang) lại mếu máo khóc, thương cho ước mơ đi học của con mình chưa thể thực hiện được. Ảnh: Trí Tín
Người mẹ chỉ còn biết ôm con khóc, xin trường tạo điều kiện cho chị vừa làm tạp vụ tại đây vừa chăm sóc  con ở nội trú để học tập. Do vướng cơ chế, lời khẩn cầu của chị Bé không được chấp thuận. Chị đành "ngậm đắng, nuốt cay" đưa con về.
"Nhà tôi ở cách trường khuyết tật của tỉnh đến hơn 30 km thì làm sao có thể sáng đưa đi, chiều đưa về. Sau tết Nguyên đán này, tôi dự tính ra TP Quảng Ngãi kiếm việc gì đó làm thuê để con có thể học bán trú ở trường khuyết tật", người mẹ thổ lộ.
Đồng cảm vì cùng cảnh nghèo với nhau, anh Nguyễn Tấn Trãi và chị Đỗ Thị Bé đến với nhau giữa cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh. Một năm sau, chị Bé sinh hạ được bé trai đầu lòng, thế nhưng niềm vui của hai vợ chồng chưa đầy 3 năm thì phải gánh chịu nỗi đau con mất vì bệnh bại não. Lần thứ hai mang thai, một lần nữa hai vợ chồng khấp khởi mừng thầm, hy vọng cuộc sống luôn có luật "bù trừ". Bé trai sinh ra lành lặn, bụ bẫm, đến khi tròn tháng hai vợ chồng đặt tên con là Nguyễn Tấn Sang với ước nguyện đời con giàu sang, phú quý không còn cơ cực, khốn khổ như cha mẹ nữa.
Hồi họp chờ đợi, đến tháng thứ 10, thấy con nằm mãi không trườn, không lật, phát hoảng, hai vợ chồng tất tả ôm con đến bệnh viện khám thì mới biết đứa con trai lại bị bệnh bại não. Quyết không lùi bước, anh Trãi - chị Bé bắt đầu chuỗi ngày ôm con gõ cửa khắp các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng ở các tỉnh: TP HCM, Đồng Nai... cố giành lại sự sống cho đứa con trai của mình. Cuộc sống vốn dĩ khó nghèo, con bị bệnh tật càng khiến cho gia đình anh Trãi lâm vào cảnh khốn cùng.
Dù đã tròn 14 tuổi thế nhưng cơ thể Nguyễn Tấn Sang nhỏ thó như hai cô em gái của mình. Ảnh: Trí Tín
Trong lúc tưởng chừng buông xuôi, tuyệt vọng thì ngày tròn 3 tuổi bé Sang bắt đầu chập chững đi trong xe đẩy. Khốn nỗi từ đó đến nay đôi chân càng bước đi trên mặt đất cứng cáp, vững chãi bao nhiêu thì đôi cánh tay lại co rút, cong queo không thể cầm vật gì được. Sang nói: "Ngày nào cháu cũng tập viết bằng chân, thích được đến trường học tập như các bạn. Cháu ước ao được đến trường trở lại, đôi tay cháu bị tật nhưng đôi chân cháu có thể tập viết chữ được mà".
Hiện tại, ngoài bé Sang, hai vợ chồng chị Bé còn sinh hạ thêm hai bé gái: Nguyễn Đỗ Thủy Tiên, đang học lớp 2 trường tiểu học Hòa Lộc và Nguyễn Đỗ Thúy Tiễn, đang học lớp mầm non trong thôn. Hoàn cảnh kinh kế gia đình chị Bé - anh Trãi đang gặp nhiều khó khăn: Do lao lực làm thuê, làm mướn, anh Trãi sức khỏe  ngày càng suy kiệt còn chị Bé thì vừa mới qua ca phẫu thuật ruột thừa, đang mang chứng bệnh đau thần kinh toại.
Anh Trãi tâm sự: "Cuộc đời hai vợ chồng tôi đã khốn khổ nhiều rồi, bao nhiêu cơ cực cũng có thể chịu đựng được. Chúng tôi chỉ cầu mong các con học hành đến nơi, đến chốn trở thành người có ích cho xã hội. Nhất là đứa con trai tật nguyền được đến trường để biết được mặt chữ, biết viết biết đọc để sau này có thể lo được cuộc sống của mình".
Độc giả quan tâm vui lòng liên hệ vợ chồng ông Nguyễn Tấn Trãi - bà Đỗ Thị Bé ở thôn Phước Lộc, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, điện thoại 0169.874.9002. Số tài khoản Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi 0271000963795, chủ tài khoản Nguyễn Tấn Trãi.
Cụt 2 tay vẫn làm nghề vá xe!


Figure 1 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 2 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn




Figure 3 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 4 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn


Figure 5 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 6 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 7 -Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 8 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn


Figure 9 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 10 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 11 -Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 12 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn


Figure 13 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 14 -Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 15 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn



Figure 16 - Cụt hai tay, vá xe đạp bằng chân ở vỉa hè để kiếm ăn
Mất 2 tay, cụt 1 chân, vẫn là “quái xế”
Mat 2 tay cut 1 chan van la quai xe
Michael Wiley trên chiếc Corvette màu xanh lá yêu thích. (Ảnh: Sptimes).
Dù không thể tự cột dây giày và rót nước uống, gã quái xế 39 tuổi bang Florida (Mỹ) vẫn có thể khiến cảnh sát đuổi hụt hơi với tốc độ lạng lách 120 dặm/ giờ.
13 tuổi, Michael Wiley mất ¾ số chi trong 1 vụ tại nạn điện giật. 2 năm sau, cậu bé chứng minh chân lý “tàn nhưng không phế” bằng cách tập tành lái xe.
Tuy nhiên, lái xe không tay chưa phải là khả năng “phi thường” duy nhất của Michael Wiley. Ngay cả cái cách hắn điều khiển vô lăng, bấm còi bằng… mấu tay cụt rất điệu nghệ cũng không phải là điều người ta quan tâm bậc nhất.
Sở dĩ Michael Wiley nổi tiếng khắp vùng cảng Richey (bang Florida, Mỹ) là bởi, hiếm có ai cả gan liên tiếp gây ra những vụ trêu tức cảnh sát như hắn: vận chuyển thuốc cấm, đâm xe, chạy quá tốc độ và để cho các nhà chức trách rượt theo bở hơi tai.
Trong “bộ sưu tập” của Wiley, đến nay đã có ít nhất 19 lần hắn bị treo hoăc thu hồi giấy phép lái xe. Những cũng vì nghĩ cảnh “không chân không tay” mà nhiều lần tòa án bang Florida đã nhân nhượng miễn đưa vào khám.
Tuy nhiên gần đây nhất là hồi tháng 6, tay quái xế một lần nữa lại bị kết tội lái xe không bằng và vận chuyển thuốc gây tê methadone mà không có giấy phép. Sự việc này đã buộc Wiley ra đối chất trước tòa và mất toi 5.000 USD để được tại ngoại tạm thời. Rất có thể, quái xế sẽ lãnh án 5 năm tù giam - hình phạt cao nhất cho những anh hùng xa lộ cứng đầu.

Cụt hai tay vẫn lái xe gắn máy 2 bánh!
Cụt hai tay vẫn lái xe máy!
Chỉ khi dừng chiếc xe máy đang vi phạm luật giao thông, viên cảnh sát tỉnh Sơn Đông bỗng tá hoả bởi người điều khiển bị cụt cả hai cánh tay!

Ngay sau đó, người thanh niên điều khiển xe máy mà không có tay được xác định là Liu, 27 tuổi đang sống tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Liu kể rằng mình đã bị mất cả hai cánh tay trong một vụ điện giật khi anh lên 7 tuổi. 3 năm sau, gia đình Liu đã cố gắng gửi anh đến trường xiếc để tập luyện cho anh có thể đi xe mà không cần đến hai cánh tay.
Chiếc xe máy mà Liu sử dụng được hàn một khung sắt hình chữ H với hai đầu nối vào hai đầu tay nắm trên tay lái. Phần còn lại được ốp sát vào phần thân của Liu và anh lái nó bằng cách lắc người hoặc nghiêng người khi muốn đổi hướng xe cũng như giữ thăng bằng. Anh Liu bị cảnh sát giao thông bắt khi bị phát hiện đang chở tới ba người trên xe và anh còn không hề có giấy phép lái xe!
"Tôi nhìn chiếc xe máy vi phạm giao thông từ phía xa, nhưng khi dừng được chiếc xe lại thì chúng tôi cảm thấy bất ngờ vì những gì chúng tôi nhìn thấy. Người lái hoàn toàn không có tay!" Viên cảnh sát Xhang Jie nói. Viên cảnh sát đã tha tội cho Liu khi biết anh này là người khuyết tật và "không một xu dính túi" và sau khi Liu hứa rằng anh sẽ không điều khiển xe máy nữa.
Mất mắt, cụt tay vẫn thành triệu phú
Thời kỳ tham gia Thanh niên xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới, một quả bom còn sót lại đã phát nổ, cướp mất của ông đôi mắt, bàn tay trái và 2 ngón của bàn tay phải.
Mat mat cut tay van thanh trieu phu
Ông Đàm đang chăm sóc cây cảnh
Trở thành người tàn tật, nhưng nghị lực sống đã giúp ông đứng dậy để làm giàu. Ông là Trần Văn Đàm ở phường Phú Hiệp (thành phố Huế).
Từ người hát rong ...
“Trở thành tàn phế khi mới 24 tuổi, tui bi quan và mặc cảm ghê gớm. Sau những ngày nghĩ đến cái chết, tui đã quyết định làm việc kiếm sống bằng chính nửa bàn tay còn lại của mình” - Ông Đàm kể.
Ông rời quê nhà lên thành phố Huế kiếm sống bằng nghề hát rong. “Những ngày đó cực lắm, suốt ngày lang thang khắp phố phường, hát khản cổ mà vẫn không đủ ăn” - Ông ngậm ngùi.
Nhưng đó cũng là những ngày hạnh phúc đối với chàng trai bất hạnh này. Một người con gái xinh đẹp, hiền dịu đã yêu và lấy ông làm chồng. “Lúc đầu tui chỉ thương cảnh ngộ éo le của anh, rồi dần dần tui yêu luôn anh ấy, thế là nên vợ nên chồng” – Bà Nguyễn Thị Phước - vợ ông, kể. Sau ngày lấy vợ, ông Đàm thấy không thể bám mãi nghề hát rong.
Đến triệu phú cây cảnh
Ông Đàm quyết định kiếm sống bằng nghề cây cảnh. “Chơi cây cảnh đòi hỏi phải có con mắt nghệ thuật mới có thể sáng tạo ra những chậu cây đẹp mắt. Còn tui, một mắt không còn, một mắt không thấy chi, tay lại cụt ngủn, nên khi tui nói ra quyết định của mình nhiều người đã gọi tui “điên”, cả vợ tui cũng rứa” - Ông cười.
Nhưng quyết định của ông không hề “điên” tí nào, bởi lẽ từ ngày còn nhỏ ông đã từng mê cây cảnh, từng lẽo đẽo theo một số nghệ nhân trong làng để xem họ uốn cây cảnh, làm hòn non bộ.
Hơn nữa, theo ông, làm cây cảnh không chỉ tận dụng được năng khiếu của mình mà còn không cần nhiều vốn liếng. Đầu tiên, ông đi đào những gốc mưng để đưa về trồng.
Với người khỏe mạnh, việc đào gốc cây đã khó, với một người vừa khiếm thị vừa cụt như ông, lại càng gian nan. Rất nhiều lần ông bị ngã dúi mặt mày xuống đất, tay chân bê bết máu.
Nhưng ông không nhụt chí, tiếp tục đào cây, mày mò tạo ra những chậu cây cảnh, hòn non bộ. Để có thêm kiến thức và kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh, ông mò mẫm đi khắp nơi trong thành phố, kể cả những nơi xa xôi để học hỏi, nhờ những nghệ nhân cây cảnh giúp đỡ.
Ông còn đi khắp các hiệu sách trong thành phố, tìm mua những cuốn sách viết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, đưa về nhà nhờ vợ và con đọc cho nghe.
Bằng sự kiên trì học hỏi, những gốc mưng do ông đào về trồng, chăm sóc đã cho kết quả tốt. Từ đôi tay cụt ngủn nhưng khéo léo và óc tưởng tượng phong phú, ông đã tạo ra những thế cây ấn tượng, bắt mắt, khiến nhiều người đến xem phải ngỡ ngàng.
Sau thành công bước đầu, ông bàn với vợ làm đơn vay vốn của Hội Người mù để kinh doanh cây cảnh. Lúc đầu ông vay 5 triệu đồng để mua giống cây. Sau thời gian đầu chăm sóc và kinh doanh có hiệu quả, ông tiếp tục vay số vốn lớn hơn để mở rộng mô hình. Đến nay vườn cây cảnh của ông có giá trị lên đến hơn 500 triệu đồng.
Cây cảnh của ông Đàm đã nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh, được nhiều người tìm đến mua. Nhờ đó, ông đã xây được nhà, nuôi 4 người con học giỏi.

Bị cụt hai tay vẫn viết chữ thành thạo
hỵ
Ông Hoa Xuân Tứ dùng hàm răng và dùng vai cào lúa, dùng chân quét sân. Ảnh: CAND.
"Không có tay nhưng còn đôi chân, thế là tôi kẹp phấn, kẹp bút vào hai ngón chân tập viết, rồi dùng má và vai kẹp bút... Dần dần, cả hai cách này đều thành thạo, chữ viết không thua kém ai", ông Tứ - người đàn ông tật nguyền chia sẻ.
Câu chuyện Hoa Xuân Tứ, sinh năm 1952 (quê Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An), lên 6 tuổi bị cụt hai tay vẫn học giỏi, sống tự lập, được nhiều người biết đến.
Hay tin nhà có khách, Hoa Xuân Tứ quần đùi, áo cộc đi thoăn thoắt từ đồng về, mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Mặc dù đôi tay cụt lên tận vai, bộ ngực lép kẹp vì thiếu đôi tay vận động, nhưng bù lại, đôi chân ông rắn chắc, nước da nắng gió nên trông ông vẫn dáng vẻ một lão nông thực thụ. Vội vàng dùng vai và má phải kẹp cán cào, hai chân điều khiển lưỡi cào, ông tranh thủ cào lại số lúa đang phơi cho được nắng.
Tiếp đó, ông dùng chân và miệng bó lúa, nâng bổng những bó lúa ấy xếp gọn lại để lấy lối đi rồi ông kẹp chiếc chổi trện vào ngón chân, mềm mại quét lối đi cho khách vào nhà… Tất cả những động tác ấy điêu luyện như một nhà ảo thuật.
Ông mãi mãi không thể quên cái ngày khủng khiếp cách đây nửa thế kỷ. Ngày mới lên 6 tuổi, bé Tứ xem anh trai mình ép mía nấu mật. Lúc anh trai có việc đi ra ngoài, Tứ tò mò cho mía vào che. Rốp một cái, che kẹp mía đồng thời kẹp luôn bàn tay trái của Tứ. Phản xạ ngây thơ, tự nhiên của Tứ lúc ấy là thét lên kinh hoàng vì đau đớn, đồng thời dùng tay phải cầm cổ tay trái nhằm kéo tay bị kẹp ra khỏi che.
Khi cả làng kịp đến, thì đôi tay Tứ bị che kẹp dập nát lên tận hai vai. Sau nhiều tháng điều trị, Tứ thành "con chim cụt cánh". Không có đôi tay để được đến trường như bè bạn, Hoa Xuân Tứ khóc cạn nước mắt bởi niềm khát khao được học hành mà lại thiếu mất đôi tay. Nhưng nghị lực, lòng kiên trì khổ luyện đã giúp Tứ vượt qua.
Tứ trở thành tấm gương sáng vượt lên chính mình để học tốt. Năm 1970, Hoa Xuân Tứ tốt nghiệp phổ thông trung học cũng là lúc anh tròn 20 tuổi, chỉ vì "cụt cánh" nên anh không thể vào đại học, càng không thể gia nhập quân đội, mặc dù khao khát trong anh cháy bỏng.
Nhà Tứ có hai anh em trai, người anh vào bộ đội không tin tức, bố mẹ già lo người nối dõi, giục Tứ lấy vợ đẻ con. Nhiều cô gái làng thương anh nhưng e ngại không dám lấy anh làm chồng.
Mãi về sau, người chị gái lấy chồng xa mai mối và mất một năm tìm hiểu, chị Lê Thị Sự, người con gái xã Nghi Văn, Nghi Lộc chia sẻ hoàn cảnh của Hoa Xuân Tứ, tự nguyện lấy anh, sau khi chị mãn hạn khoá dân công hỏa tuyến trở về. 35 năm, sinh năm người con, vợ chồng anh Tứ sống nghèo khó nhưng hạnh phúc bởi nồng nàn tình yêu thương.
Bốn người con của anh chị đã yên bề gia thất nhưng chẳng ai khá giả. Người con gái thứ 3 "hoạ vô đơn chí" chung cảnh tật nguyền như anh, do năm lên 4 tuổi, một viên đá do lũ trẻ cùng lứa ném nhau trúng vào chỗ hiểm trên đầu, khiến người con gái này trở nên tàn phế. Năm nay đã 30 tuổi mà cô không biết khóc cười, người nhỏ thó như bé lên 10, luôn nằm một chỗ, co quắp.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm 65 tuổi, cán bộ hưu trí nhà cạnh anh Tứ cho biết: "Ông Tứ một con người đặc biệt, ông làm quần quật và luôn chứng tỏ nghị lực vươn lên. Dù khó khăn thiếu thốn đến đâu, ông cũng không trách đời, trách phận. Đặc biệt không nương nhờ cầu cạnh vay mượn phiền luỵ đến ai".(Theo Công An Nhân Dân)

No comments:

Post a Comment