Khác với hình dung của nhiều người rằng xăng dỏm chỉ có ở những điểm bán nhỏ lẻ bên lề đường, trong nhiều ngày thâm nhập, PV Thanh Niên đã phát hiện sự thật kinh hoàng đằng sau những chuyến xe bồn chở xăng dầu đến các cây xăng lớn của nhà nước lẫn tư nhân để bán cho người tiêu dùng. Nguyên nhân xảy ra những vụ cháy liên tục cũng có thể từ đây. Khác với hình dung của nhiều người rằng xăng dỏm chỉ có ở những điểm bán nhỏ lẻ bên lề đường, trong nhiều ngày thâm nhập, PV Thanh Niên đã phát hiện sự thật kinh hoàng đằng sau những chuyến xe bồn chở xăng dầu đến các cây xăng lớn của nhà nước lẫn tư nhân để bán cho người tiêu dùng. Nguyên nhân xảy ra những vụ cháy liên tục cũng có thể từ đây.
Theo đúng quy trình vận tải xăng dầu, xe bồn (thường là loại 16.000 lít, 4 hầm chứa) sau khi lấy hàng từ kho phải chở thẳng đến các cây xăng hoặc nhà máy, xí nghiệp để bán cho người tiêu dùng. Thế nhưng, tại TP.HCM, những xe bồn sau khi “ăn hàng” ở Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đã rẽ ngang các “trạm pha chế” bí mật
Những bãi đáp bất thường
Những ngày đầu đeo bám theo các xe bồn xuất phát từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, chúng tôi đã rất ngạc nhiên không hiểu nhiều khu vực vắng vẻ, thưa thớt dân cư tại các cung đường Hoàng Quốc Việt, Đào Trí, Huỳnh Tấn Phát... (Q.7) “có cái gì” hấp dẫn mà các tài xế đều tranh thủ đưa xe ghé qua với hành tung bí hiểm.
Một đặc điểm chung của những bãi đáp này là rất kín cổng cao tường, phía trước cũng không hề ghi địa chỉ hay tên doanh nghiệp. Trước cổng ra vào luôn có một số thanh niên mặt mày bặm trợn cảnh giới, đi qua đi lại, láo liên quan sát không cho bất cứ người lạ nào có cơ hội tiếp cận. Khi thấy xe bồn quen vừa trờ tới, những người này nhanh chóng mở cổng để xe chạy thẳng vào trong và cánh cổng được đóng lại gần như ngay lập tức.
Điểm mặt những xe bồn “làm bùa”
Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi chứng kiến hàng loạt xe bồn ghé vào “trạm pha chế” với các thủ thuật tương tự. Chẳng hạn các xe 57K-7617, 57H-2316, 51E-003.28, 57M-0456 (trực thuộc Petrolimex), 57K-9343 (thuộc Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa H.P), các xe 51E-024.90, 57K-5052, 57K-5660...
Trong hơn nửa tháng đeo bám “trạm pha chế” này, chúng tôi ghi nhận trong khi các xe khác cách ngày hoặc vài ngày mới ghé một lần, thì riêng xe 57K-8275 của Công ty cơ khí xăng dầu ngày nào cũng vào đây pha chế.
Thông thường, cứ tầm 8 giờ sáng các ngày trong tuần, trừ chủ nhật, từng đợt xe bồn sau khi nhận hàng từ tổng kho liên tục đổ về đây. Khi còn cách bãi đáp không xa, tài xế điện thoại thông báo cho người canh gác để chuẩn bị mở cổng. Cứ vậy, xe bồn ghé vào các điểm tập kết chỉ trong 15 - 20 phút, lâu nhất là nửa tiếng, rồi những cánh cổng lại nhanh chóng được mở để các xe này tiếp tục hành trình chở xăng dầu đến các cây xăng đại lý. Sau khi xe bồn vừa phóng đi, cũng là lúc xuất hiện một lực lượng khác chở lỉnh kỉnh đủ thứ thùng, can nhựa... và chỉ vài phút sau họ đã nhanh chóng rời khỏi với những can nhựa đầy ắp xăng dầu.
Trong nhiều ngày quan sát bên ngoài, chúng tôi ghi nhận xe bồn của các hãng xăng dầu lớn như Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex), Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex), lẫn xe bồn của các doanh nghiệp vận tải được thuê để chở xăng dầu cho các cây xăng như H.P, H.N, T.P, N.B... đều ghé các bãi đáp này một cách bất thường.
Vào vai thợ bẫy chim lật tẩy “quy trình pha chế”
Các bãi đáp đều được canh phòng cẩn thận nên chúng tôi mất rất nhiều thời gian để tìm cách tiếp cận. Có lẽ ông chủ của các bãi đáp này đều đã có sự tính toán kỹ lưỡng để tránh mọi sự dòm ngó. Hơn chục địa điểm mà chúng tôi phát hiện không chỉ kín cổng cao tường, lau sậy um tùm che khuất mọi tầm nhìn, mà xung quanh cũng không có công trình cao tầng nào để có thể phóng tầm mắt quan sát các hoạt động bên trong.
Sau nhiều ngày suy tính, chúng tôi quyết định tiếp cận trực tiếp. Để tránh nghi ngờ của đội ngũ cảnh giới, từ 5 giờ sáng, chúng tôi đóng vai thợ bẫy chim, tay xách lồng chim mồi, vai đeo túi đựng thang dây. Kiên nhẫn chờ đến lúc những người canh gác không để ý, chúng tôi lách ra phía sau, men theo bãi lau sậy dọc đầm lầy, tiếp cận bức tường cao gần 3 mét, dùng thang để vượt tường. Toàn bộ khuôn viên bên trong rộng vài trăm mét vuông, chất đầy thùng phuy, bồn chứa, can nhựa, máy bơm nước...
Từ phía cổng, chiếc xe bồn mang biển kiểm soát 57K-8275 (của Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu, trực thuộc Petrolimex) vội vã tiến vào khu vực chúng tôi đang quan sát. Xe vừa dừng, rất nhanh chóng, một người đàn ông trong xe trèo lên, cúi xuống một góc của xe cầm lên chiếc kéo. Một cách thuần thục, người này dùng kéo cắt đứt niêm (loại niêm nhựa) của 2 trong số 4 hầm chứa xăng rồi lần lượt mở nắp hầm. Ở bên dưới, 2 người đàn ông chờ sẵn vội vã tháo ống bơm quấn dưới xe ra, xả đầy xăng vào 8 can nhựa loại 50 lít. Sau đó, người bên dưới kéo một ống dây từ máy bơm, đưa lên phía trên nóc xe. Người ở trên nhanh nhẹn cầm lấy ống, bơm vào từng hầm một loại chất lỏng khá trong.
Sau khi áng chừng lượng bơm vào tương đương với lượng xăng vừa rút ra, người ở trên tiếp tục chụp lấy một bình loại 1 lít (hoặc xô) do người bên dưới chuyền lên, rồi đổ chất trong bình vào các hầm xăng trên xe. Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, người này đóng nắp hầm lại, dùng kéo cắt bỏ phần dây của niêm nhựa đã bị cắt đứt trước đó, chỉ giữ lại miếng nhựa có ghi số niêm, rồi xâu một sợi dây khác qua và quấn niêm vào nắp hầm như cũ.
Toàn bộ quy trình trên diễn ra rất nhanh, thao tác của những người này cũng hết sức nhuần nhuyễn, kể cả thời gian xe bắt đầu vào đến khi ra khỏi “trạm pha chế” chỉ mất 15 - 20 phút. Xe vừa đi khỏi, người trong bãi liền nhanh chóng trút từng can xăng vào các thùng phuy và bồn chứa lớn, chờ giao lại cho “lực lượng vận chuyển thô sơ” xuất hiện ngay sau đó
Dùng kéo cắt niêm nhựa trên nắp hầm chứa xăng
Bơm chất lỏng vào hầm để bù cho lượng xăng đã rút bên dưới
Lần lượt đổ vào từng hầm một lượng chất lỏng - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn
Xăng dỏm khắp nơi
Chỉ tính riêng khu vực Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí (Q.7) với hàng chục chuyến xe bồn (16.000 lít) pha chế mỗi ngày, ước tính cứ một ngày có đến hàng trăm nghìn lít xăng “bẩn” được tung ra thị trường, bán hợp pháp tại các cây xăng.
Sau nhiều tuần phục kích tại các bãi pha chế xăng dầu dỏm, PV Thanh Niên bắt đầu đeo bám các xe bồn đến tận từng cây xăng. Việc bám theo không hề đơn giản, vì vừa ra khỏi “điểm pha chế”, tài xế xe bồn bắt đầu phóng bạt mạng nhằm "bù đắp" thời gian ghé qua các bãi đáp. Nhất là khi ra đến quốc lộ, xa lộ, ngã rẽ, không ít lần chúng tôi đã bị mất dấu. Chúng tôi đặc biệt chú ý và bám theo xe bồn 57K-8275 chở xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex) đều đặn ngày nào cũng ghé “điểm pha chế” trên đường Hoàng Quốc Việt để “làm bùa”. Ra khỏi bãi đáp, xe phóng ra đường Huỳnh Tấn Phát, vượt cầu Tân Thuận qua Q.4, Q.1, nhanh chóng rẽ vào đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh rồi vòng ra Điện Biên Phủ, hướng về vòng xoay Hàng Xanh và rẽ vào đường Bạch Đằng. Lúc sau, xe giảm tốc độ, rẽ vào cửa hàng xăng dầu Petrolimex Bạch Đằng (469 Bạch Đằng, P.2, Q.Bình Thạnh) - cũng là cây xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu.
Chúng tôi nhanh chóng tấp vào quán cà phê “cóc” cạnh cây xăng để quan sát quy trình giao hàng và bí mật ghi hình. Việc kiểm tra diễn ra qua loa, nhân viên kiểm hàng của cây xăng chỉ nhìn lướt các hầm xăng, hầu như không để tâm đến việc niêm nhựa đã bị cắt ra và quấn lại tạm bợ. Khi nhận thấy sự quan sát chăm chú của chúng tôi, nhân viên cây xăng cùng tài xế nhanh chóng tiến đến gần để nhìn. Ngay sau đó, một người mặc đồng phục Petrolimex yêu cầu chúng tôi nhích ra phía ngoài với lý do “tránh đường cho xe ra vào”, dù vị trí ngồi của PV hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động cây xăng. Sau đó, liên tiếp có 3 nhân viên cây xăng kéo ghế ngồi ngay phía trước nhằm che khuất tầm nhìn của chúng tôi. Các nhân viên cây xăng này “nhạy cảm” một cách bất thường trước sự quan sát của người lạ!
Xăng dỏm từ xe 57K-8275 giao cho cây xăng Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn
Ngoài cây xăng Bạch Đằng, xe 57K-8275 còn cung cấp xăng dầu cho nhiều cây xăng khác trực thuộc Petrolimex, như cây xăng đại học Nông Lâm (QL1A, Q.Thủ Đức), Sông La (114/7A khu phố Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương), Tân Bình (cụm công nghiệp Tân Bình, P.Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương)...
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đeo bám xe 57K-9343 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa Hiếu Phương xuất phát từ kho B của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đến “điểm pha chế” ở Q.7 rồi về giao hàng cho cây xăng Bình Chiểu (818 tỉnh lộ 43, khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức) - đây là cây xăng tư nhân làm đại lý cho PetroVietnam. Điều này cho thấy, xăng dỏm, xăng “bẩn” có thể tồn tại ở bất kỳ cây xăng nào dù lớn hay nhỏ, của nhà nước hay tư nhân.
Bất chấp để thu lợi
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tài xế xe bồn có vô số mánh lới để che giấu thủ thuật “rút ruột” và pha chế xăng. Theo quy trình chuẩn, trước khi xuất hàng, bao giờ nhân viên tổng kho cũng giữ lại một mẫu xăng, khi xe đến cây xăng giao hàng, nhân viên đại lý tiếp tục giữ một mẫu khác để phòng khi sự cố xảy ra, cơ quan quản lý sẽ kiểm nghiệm và đối chiếu 2 mẫu xăng này. Do đó, tài xế thường “thủ” bằng cách chỉ “rút ruột” và pha chế 2 trong số 4 hầm đựng xăng trên xe, sau đó lấy mẫu xăng ở hầm không pha chế. Với thủ thuật này, khi đổ xăng từ xe “làm bùa” vào bồn chứa của cây xăng, lượng xăng từ 4 hầm sẽ hòa trộn vào nhau, và trộn lẫn với xăng sạch do các xe khác chở đến, lúc này “vàng thau lẫn lộn”, các cơ quan chức năng muốn truy trách nhiệm cũng “bất khả thi”. Tài xế còn “ăn gian” bằng cách thường giao hàng vào buổi trưa khi nhiệt độ tăng cao nhằm lợi dụng độ giãn nở của xăng. Với điều kiện đó, dù “rút ruột” hàng trăm lít xăng nhưng chỉ cần bù vào một lượng nhỏ chất lỏng khác, phần thiếu hụt còn lại sẽ được làm đầy khi xăng giãn nở bởi nhiệt.
Thực tế, xăng dầu trữ tại tổng kho vốn sạch, nhưng với quy trình kiểm soát lỏng lẻo, lượng xăng dầu này dễ dàng bị pha chế, “làm bùa” ở bất kỳ công đoạn nào trước khi thực sự đến được với người tiêu dùng, đặc biệt là ở công đoạn vận chuyển. Hiện nay, việc dùng niêm chì, niêm nhựa để quản lý chất lượng xăng dầu đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Vì thường có sự “bắt tay” giữa tài xế và doanh nghiệp vận tải (DNVT) với nhân viên kiểm hàng nên các xe đã đứt niêm chì vẫn có thể vô tư giao hàng tại cây xăng. Chưa kể, dân trong nghề vận tải có thể dễ dàng tìm mua đủ “bộ đồ nghề” từ niêm chì, niêm nhựa, đồ bấm niêm tại các chợ dân sinh trên đường Nguyễn Công Trứ, Ký Con (Q.1)...
Đi sâu phân tích, sẽ thấy mánh làm ăn gian lận này đã mang lại món lợi khổng lồ cho tài xế và DNVT. Với mức “rút ruột” mỗi xe từ 400 - 500 lít, sau đó bán rẻ lại cho các “điểm pha chế” với giá 16.000 - 17.000 đồng/lít, cứ mỗi chuyến, tài xế có thể ung dung đút túi 7 - 8 triệu đồng. Nếu chạy thường xuyên, số tiền bất chính thu được có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng. Riêng các DNVT tư nhân được “ăn” đến 2 lần lợi nhuận. Bởi cùng với lợi nhuận từ hợp đồng vận tải xăng dầu cho khách hàng, các DNVT này đồng thời hưởng lợi bất chính từ việc “rút ruột” xăng dầu của những khách hàng đã bỏ tiền thuê mình chở hàng.
Ăn cắp xăng dầu ngay ngoài đường
Tình trạng “rút ruột” xăng dầu không chỉ diễn ra bên trong các điểm dịch vụ mà còn được thực hiện ngang nhiên ngoài đường. Theo đúng “quy trình của ông chủ” là phải đưa xe chạy thẳng từ tổng kho tới bến bãi mới thực hiện việc rút trộm, pha trộn, thì một số tài xế của DNVT tư nhân không ngần ngại đỗ xe ngay dọc đường. Sau đó, vài người đàn ông tại các điểm đầu nậu thu mua xăng dầu lẻ bên lề đường nhanh chóng cùng tài xế xách can chui xuống gầm xe, tháo van xả xăng dầu vào đầy 4 - 6 can loại 50 lít. Động tác này diễn ra một cách thuần thục chỉ trong vòng ít phút rồi tài xế lại phóng xe bạt mạng tới kho bãi của DN để “rút ruột” lần hai trước khi pha trộn. Trong nhiều ngày theo dõi trên các tuyến đường Q.7 chúng tôi thường xuyên chứng kiến cảnh các tài xế xe bồn ngang nhiên “rút ruột” xăng dầu ngoài đường kiểu này.Đầu tư bãi pha chế dầu bẩn với quy mô lớn, một số doanh nghiệp vận tải đã xây dựng cả một “quy trình” tái chế, sang chiết, pha chế dầu “bẩn” hoạt động ầm ào suốt ngày đêm.
Trong nhiều tuần “nằm vùng” tại Q.7, TP.HCM, chúng tôi phát hiện bên cạnh những “điểm pha chế” xăng dỏm trên đường Đào Trí còn có một khu vực rộng cả chục ngàn mét vuông của doanh nghiệp Tấn Phong lúc nào cũng tấp nập xe bồn ra vào. Điều khác biệt là trong khi ở những nơi khác, xe bồn chỉ ghé vào 15 - 20 phút rồi phóng đi giao hàng, thì xe vào bãi của Tấn Phong thường “cố thủ” đến hàng giờ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, doanh nghiệp này có một đội xe bồn hùng hậu hàng chục chiếc để chở dầu DO, FO, chủ yếu mang đầu số 57K, biển số đều vào loại đẹp. Ngay cả những ngày các “bãi đáp” xung quanh thưa thớt xe đến “làm bùa” thì Tấn Phong vẫn nhộn nhịp xe ra vào.
Thâm nhập “căn cứ” dầu bẩn
Sát bãi đỗ này có một con kênh chạy ngang, nên chúng tôi phải canh thời điểm con nước xuống, men dọc tường, đi sâu ra phía sau để tiếp cận bãi nấu dầu. Mặc dù vậy, việc tiếp cận vẫn rất khó khăn vì tường bao kiên cố cao tới 3 mét. Bên trên gắn hàng rào sắt sắc nhọn, xung quanh cũng không có điểm tựa nào để leo vào. Sau nỗ lực vượt tường, chúng tôi nhảy xuống một bãi đất trống nhưng vẫn phải vượt thêm một bức tường nữa được xây chắn bên trong thì mới có thể quan sát hoạt động của xe bồn. Điểm đáng chú ý của bãi này là từ xa đã có thể nghe thấy tiếng máy phát nổ ầm ầm. Đập vào mắt chúng tôi là khoảng gần chục bồn chứa khổng lồ, mỗi bồn cao gần 2 mét, rộng 10 mét xếp san sát nhau. Từ khu vực bồn chứa này có một ống khói nối thẳng ra bên ngoài tường, không ngừng xả khói đen ngòm về phía dòng kênh. Trong vòng nửa tiếng, hàng chục lượt xe bồn tới tấp chở dầu về đây, rồi xả vào các bồn chứa. Một người đàn ông ngồi trên nóc bồn, quan sát việc nấu dầu thông qua nắp bên trên bồn chứa. Việc nấu dầu, pha trộn dầu kéo dài vài tiếng đồng hồ, sau đó, vài thanh niên bên dưới kéo những ống xả lớn nối từ các bồn bắt đầu nấu bơm dầu vào xe. Sau đó, lần lượt từng xe bồn rời “bãi pha chế” để đi giao hàng cho các cây xăng, xí nghiệp, nhà máy.
"Hóa dầu"
Petrolimex đề nghị khởi tố vụ án Trao đổi với Thanh Niên chiều 10.1, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex), cho biết các nhân viên trực thuộc hai công ty cổ phần của Petrolimex tại TP.HCM là Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Petrolimex và Công ty cơ khí xăng dầu (Petrolimex nắm khoảng 30% vốn điều lệ) đã thừa nhận rút xăng dầu. Nhưng theo ông Dũng, trong báo cáo giải trình gửi về tập đoàn, các nhân viên này chỉ khẳng định rút ruột xe chở xăng mà không nói pha gì thêm vào xăng. “Việc có pha hay không phải điều tra để làm rõ. Petrolimex đã đề nghị cơ quan công an khởi tố vụ án. Chúng tôi xác định trước tiên đây là hành vi ăn cắp. Sau khi điều tra sẽ xác định rõ trách nhiệm”, ông Dũng nói và khẳng định, Petrolimex có quy trình giao nhận chặt chẽ từ kho về tới cửa hàng, công đoạn nào, cá nhân nào sai phạm khi điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm. Mai Hà |
Việc pha trộn dầu bẩn còn phổ biến và ngang nhiên hơn cả mặt hàng xăng, vì thường ít bị phát giác. Nhất là đối với dầu FO dùng đốt lò trong các nhà máy, xí nghiệp thì càng dễ pha trộn và trộn “cỡ nào, kiểu nào cũng được”. Bởi mọi dấu vết về chất lượng đều dễ dàng bị xóa khi đem vào lò đốt. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá dầu của Tấn Phong bán cho các cây xăng, nhà máy, xí nghiệp thường rẻ hơn cả giá của các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Vì sau khi mua dầu từ doanh nghiệp đầu mối, bằng các thủ thuật tại bãi nấu dầu lậu như nói trên, Tấn Phong đã “phù phép” để hạ thấp chất lượng nhưng lại tăng cao số lượng dầu, từ đó giá cả mềm hơn mà vẫn đem lại lợi nhuận khổng lồ.
Được biết, bãi nấu dầu lậu này đã tồn tại nhiều năm. Dù hoạt động tấp nập, chưa kể các dấu hiệu dễ nhận biết như khói cuộn mù mịt và tiếng máy phát ì ùng bất kể ngày đêm, song không hiểu sao vẫn có thể “qua mặt” các lực lượng chức năng Q.7 suốt một thời gian dài. Để chắc chắn, chúng tôi đã đến Sở Kế hoạch - Đầu tư TP. HCM để xác minh giấy phép kinh doanh của Tấn Phong. Doanh nghiệp này chỉ có chức năng vận tải, mua bán xăng dầu. Về nguyên tắc, doanh nghiệp mua bán xăng dầu có quyền tích trữ hàng hóa, song hoàn toàn không được quyền tác động vào mặt hàng xăng dầu dưới mọi hình thức (như dùng nhiệt, nấu, pha chế, tái chế, sang chiết...).
Không chỉ gây nguy hại trực tiếp cho xe cộ bằng cách phá hủy nhanh chóng động cơ, máy móc, dầu bẩn còn gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường, vì trong quá trình nấu, pha chế sẽ liên tục thải ra bầu không khí những khói thải độc hại mà không hề qua bất kỳ hệ thống xử thải nào. Chưa kể, lượng dầu bẩn sau đó được đem chạy xe hoặc dùng trong các lò đốt lại tiếp tục gây nguy hại cho môi trường hơn rất nhiều so với sử dụng dầu sạch.
Kiểm tra quá trình pha trộn dầu - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn
Các xe chờ bơm dầu bẩn để giao hàng
Xe xả dầu vào bồn chứa để nấu, pha chế
Bơm dầu vào xe sau khi "làm bùa"
Ngày 11.1, ông Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ KH-CN) - thông báo ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm, Bộ KH-CN đã yêu cầu Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam lấy mẫu xăng tại một số cây xăng mà các xe bồn vận chuyển để kiểm tra. Kết quả sẽ được cục thông báo vào hôm nay 12.1.
Chúng tôi "điểm mặt" một số xe thường xuyên ra vào "làm bùa" tại các bãi đáp: xe 57K-8275 của Công ty CP cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex), các xe trực thuộc Petrolimex: 57K-7617, 57H-2316, 57E-02490, 57M-0456; xe 57K-4212, 57K-9343 của Công ty TNHH TM-DV vận tải hàng hóa Hiếu Phương. Danh sách một số cây xăng liên tục nhận xăng dỏm: Petrolimex Bạch Đằng (469 Bạch Đằng, P.2, Q.Bình Thạnh), Petrolimex gần Đại học Nông Lâm (QL1A, Q.Thủ Đức), Petrolimex Sông La (114/7A khu phố Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương), Petrolimex Tân Bình (cụm công nghiệp Tân Bình, P.Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương), PetroVietnam (Petec) Bình Chiểu (818 tỉnh lộ 43, khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức). |
Liên quan đến các vụ cháy nổ xe trong thời gian gần đây, Chánh thanh tra Bộ KH-CN Trần Minh Dũng cho biết, Bộ KH-CN đã chỉ đạo tổng kiểm tra xăng trên toàn quốc. Theo đó, sẽ lấy 3.000 mẫu xăng nhằm tìm “tung tích” xăng kém chất lượng. Kết quả sẽ báo cáo Thủ tướng vào trước tết Nguyên đán 2012.
Do hành vi gian lận xăng dầu thời gian gần đây có những tình tiết mới, diễn biến phức tạp, chủ yếu kém về chất lượng, Bộ KH-CN quyết định năm 2012 sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hoạt động kiểm tra chuyên đề chất lượng sản phẩm hàng hóa xăng dầu - mặt hàng cần kiểm soát có khả năng gây mất an toàn. Trong quý 1, Bộ KH-CN sẽ tổ chức tập huấn cho thanh tra các địa phương. Dự kiến, đợt thanh tra toàn quốc sẽ triển khai trong quý 2/2012.
Sáng 11.1, PV Thanh Niên đã tiếp tục làm việc với cơ quan phía Nam - Bộ Công an để cung cấp thêm các hồ sơ, chứng cứ, video clip liên quan đến toàn bộ quy trình pha chế xăng dỏm, dầu bẩn tại hàng loạt cơ sở “lậu” ở khu vực Q.7, nhằm hỗ trợ cơ quan chức năng trong công tác điều tra, xử lý. Lãnh đạo các Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ KH-CN đều chỉ đạo phải làm rõ và quyết liệt đối với thực trạng “rút ruột” và pha chế xăng dầu bẩn được đề cập trong loạt bài điều tra của Thanh Niên.
Cần dẹp các bãi đáp phi pháp
Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, khu vực đường Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí (Q.7) có hàng chục "điểm pha chế" xăng, dầu bẩn không tên. Trong đó, chỉ riêng đường Huỳnh Tấn Phát có hơn chục điểm, đường Hoàng Quốc Việt có 2 điểm, đường Đào Trí nhộn nhịp nhất với khoảng chục bãi đáp quy mô lớn. Sau khi báo đăng, các bãi đáp này đã tạm thời ngưng hoạt động, song vẫn rất cần sự "mạnh tay" của các cơ quan chức năng để thực trạng này không tái diễn thời gian tới, nhằm loại trừ hiểm họa cho người sử dụng xăng dầu. Đó cũng là mong muốn mà người dân gửi gắm đến các cơ quan chức năng thông qua Báo Thanh Niên trong những ngày vừa qua.
Những chuyến xe bị rút ruột - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn |
Nghi vấn xăng xe pha xăng máy bay rút trộm Trong quá trình thực hiện loạt bài điều tra, PV Thanh Niên ghi nhận được phản ánh của người trong giới kinh doanh xăng dầu về tình trạng tài xế “rút ruột” xe bồn chở xăng máy bay (Avgas). Theo một cán bộ từng làm chỉ huy kho xăng dầu trong sân bay, trước đây việc vận chuyển xăng cho máy bay thông qua 2 đường ống (một cho quân sự và một cho dân sự) vừa an toàn vừa có chi phí thấp. Nhưng về sau, đường ống bị hỏng mà không được sửa chữa nên phải dùng xe bồn chuyên chở. Cách vận chuyển này nếu kiểm soát lơi lỏng, tài xế rất dễ “rút ruột” xăng để bán hưởng lợi.Dù giá nhập khẩu cao hơn các loại xăng khác, nhưng do tính chất đặc biệt chỉ có thể dùng cho máy bay (không thể dùng cho máy móc khác, thậm chí cũng không thể đem đốt lò), nên sau khi rút trộm xăng máy bay, tài xế thường bán lại cho các đầu nậu với giá rất bèo. Hiện nay, có nghi vấn tình trạng pha trộn xăng A92, A95 với xăng máy bay để hưởng chênh lệch giá. Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Bởi tính chất xăng máy bay là tạo nhiệt lớn, giữ nhiệt lâu, dễ phụt hơn xăng xe. Nếu pha với tỷ lệ lớn, ban đầu xe khó khởi động, nhưng khi chạy trong thời gian dài thì rất "bốc", động cơ rất nóng, thậm chí cả khi đã tắt máy động cơ vẫn còn nổ. Điều này tương đối khớp với một số trường hợp đã dừng xe, tắt máy nhưng khi quay ra thấy xe bị bốc cháy như vừa qua. Đáng lưu ý, xăng máy bay có chỉ số octan cao, các chỉ tiêu của xăng cũng đảm bảo, nên khi pha với xăng xe, thậm chí còn làm tăng chỉ số octan. Do đó, nếu cứ suy nghĩ mặc định rằng xăng gây cháy nổ xe phải là xăng kém chất lượng thì cũng không chắc chắn với trường hợp pha xăng máy bay và có thể làm lệch hướng điều tra nguyên nhân gây cháy, nổ xe thời gian qua. |
Nỗ lực điều tra
Thanh Niên cảm ơn rất nhiều lời động viên của độc giả về những nỗ lực trong việc điều tra, vạch trần thủ đoạn nguy hiểm của các đối tượng làm “xăng dỏm”. Đáp lại sự quan tâm của độc giả, chúng tôi xin chia sẻ rằng từ cách đây hơn 1 tháng, trước thực trạng cháy, nổ xe liên tục diễn ra, chúng tôi đã đặt nghi vấn về chất lượng xăng và nỗ lực theo dõi quy trình vận chuyển xăng dầu từ tổng kho về các cây xăng. Từ đây, PV Thanh Niên phát hiện các hoạt động bất thường của hàng loạt xe bồn chở xăng dầu, khi thường xuyên tấp vào các “điểm pha chế” ở Q.7 để “làm bùa”. "Đồ nghề" của PV Thanh Niên để xâm nhập các bãi pha chế xăng dỏm, dầu bẩn |
Trong thời gian này, có những ngày chúng tôi phải chạy xe máy hàng trăm km để đeo bám xe bồn. Dù tích cực cải trang, nhưng có lần PV đã bị nghi ngờ, đe dọa. Thậm chí, quản lý của một trong những cây xăng mà chúng tôi theo dõi còn đề nghị thẳng chúng tôi nhận một số tiền để bỏ qua cho họ.
Có sự tiếp tay của cây xăng
Từ loạt bài Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm trên Thanh Niên đã đặt ra hàng loạt câu hỏi cho cơ quan chức năng về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường xăng dầu... Đài truyền hình VN tổ chức chương trình đối thoại mang chủ đề “Làm sao để quản lý chất lượng xăng dầu?”, được truyền hình trực tiếp trên VTV9, lúc 9 giờ ngày 14.1. Đây là cơ hội để khán giả và bạn đọc đối thoại, chất vấn trực tiếp cơ quan quản lý xung quanh các vấn đề này. (H.S) |
Theo nhận định của ông Xiêm, có khả năng một số cây xăng “bắt tay” với người vận chuyển để “ăn” xăng, móc túi người tiêu dùng. Để “rút ruột” thường xuyên và quy mô thì không thể một mình tài xế làm được, mà phải có sự phối hợp, cấu kết, thông đồng với nhau giữa các khâu trong quy trình tiêu thụ xăng dầu. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Ô tô VN, cũng khẳng định không thể chỉ quy trách nhiệm cho tài xế và doanh nghiệp (DN) vận tải như cách các tổng công ty đầu mối xăng dầu - nhất là Petrolimex - vừa làm. “Không thể nói rằng “xăng dầu ra khỏi kho là chúng tôi không còn chịu trách nhiệm”, mà Petrolimex phải theo dõi, quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng xăng dầu cho đến khi đến người tiêu dùng. Nhất là khi các công đoạn đều do các đơn vị trực thuộc Petrolimex thực hiện, từ xe vận chuyển đến cây xăng đều nằm trong hệ thống phân phối của Petrolimex thì với tư cách tổng quản lý, Petrolimex không thể nói mình không biết được. Tương tự, các cây xăng cũng không vô can. Một biểu hiện dễ thấy là tại sao các niêm chì, niêm nhựa đã bị tài xế cắt ra và quấn lại tạm bợ mà nhân viên kiểm hàng của cây xăng vẫn không nhận ra, hay họ cố tình không nhận ra? Có sự “bắt tay” nào hay không? Đó là điều mà các cơ quan chức năng cần làm rõ”, ông Hùng nói.
Nhân viên Petrolimex rút ruột và pha xăng - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn |
Ông Lương Hoàng Trung, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, nhận xét hoạt động vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn thời gian qua đã bị buông lỏng. Các xe này vốn là nguồn nguy hiểm cao độ, chưa kể còn chuyên chở mặt hàng xăng dầu có nguy cơ cháy nổ cao. Xe chở xăng dầu, vì thế, không khác nào một “quả bom lửa” di động. Tuy nhiên, trong khi các loại xe vận tải khác như xe khách, xe tải, container, thậm chí taxi đều phải lắp hộp đen (GPS) để giám sát hành trình, thì hoạt động xe bồn lại chủ yếu phó thác cho tài xế. Tài xế chạy đường nào, ghé vào đâu, phóng nhanh vượt ẩu kiểu gì, đơn vị quản lý cũng không hề hay biết(?!). Nếu lắp hộp đen kiểm soát, sẽ không có chuyện các tài xế xe bồn ngang nhiên tạt vào các “điểm pha chế” như vừa qua.
Nhân viên cây xăng kiểm tra qua loa khi nhận hàng - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn |
Dùng xảo thuật để đánh lừa cơ quan chức năng? Chiều qua 12.1, ông Hoàng Lâm, Phó giám đốc Trung tâm tiêu chuẩn -đo lường - chất lượng khu vực 3 (trung tâm 3), cho hay đã có kết quả kiểm nghiệm mẫu xăng lấy từ cây xăng mà Báo Thanh Niên đăng tải trong bài viết Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm do Chi cục Quản lý hàng hóa miền Nam gửi. Kết quả, mẫu xăng đạt yêu cầu, không có dấu hiệu bất thường. Theo một chuyên gia của trung tâm, kết quả trên khiến những người trực tiếp xử lý mẫu đều bất ngờ. Chuyên gia này nghi ngờ khả năng cây xăng đã dùng "xảo thuật" để đánh lừa cơ quan chức năng. Bởi tại các cây xăng, bồn chứa thường được thiết kế có nhiều vách ngăn khác nhau dùng để chứa xăng dỏm và xăng xịn. Thậm chí, ngay một cây xăng cũng có cột bơm xăng dỏm, cột bơm xăng xịn. Nhân viên các cây xăng thường rất cảnh giác với những người mua xăng bằng can, nhất là can chuyên dùng nên xăng sẽ được bơm từ ngăn có chứa xăng đạt chất lượng. Còn nếu bơm vào xe thì bơm xăng dỏm. Có thể trong trường hợp này, mẫu xăng lấy là mẫu xăng lấy từ ngăn chứa xăng xịn. Do nghi ngờ kết quả phân tích nên Trung tâm 3 tiếp tục gửi mẫu xăng này sang một đơn vị khác để kiểm tra. Chậm nhất ngày 14.1 sẽ có kết quả. T.Hằng |
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú: Lái xe pha xăng thì công an xử lý
“Nếu đầu mối sai phạm, tổ chức nhập một lô xăng về pha bán cho đại lý, thì tùy mức độ pháp luật xử lý. Nếu lái xe xăng tự pha thì công an xử lý”.
Ông Võ Văn Quyền, Cục phó Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương: Bảo anh đầu mối vô can là không đúng
Về nguyên tắc, doanh nghiệp đầu mối phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm khi xảy ra vụ việc này. Xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, Nghị định 84 cũng quy định trách nhiệm thương nhân đầu mối với hàng hóa, trong đó có chất lượng trong hệ thống của mình. Bảo anh đầu mối vô can trước vụ việc là không đúng, trách nhiệm đến đâu tùy thuộc vào vụ việc và chứng cứ của vụ việc.
Ông Trần Minh Dũng - Chánh thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ: Petrolimex phải chịu trách nhiệm
Với những hành vi “ăn cắp” xăng, pha chế xăng trắng trợn như Thanh Niên nêu, trách nhiệm chính thuộc về DN quản lý đầu mối, cụ thể các DN nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là Petrolimex. Về nguyên tắc, các DN khi pha chế phụ gia phải đăng ký với Bộ KH-CN. Tuy nhiên, trừ xăng E5 ra, từ trước đến nay chưa có DN nào đăng ký.
Ông Nguyễn Anh Đức - Viện phó Viện Dầu khí: Những chất pha vào xăng khiến ăn mòn động cơ và dễ gây cháy nổ
Có nhiều chất có thể pha vào xăng như methanol, ethanol, acetone, methyl acetate, ethyl acetate, condensat, naphtha, ete dầu hỏa... Trong đó, rẻ nhất là methanol, trong suốt nên khi pha vào màu của xăng chỉ nhạt đi, rất khó phát hiện. Trong vụ việc rút ruột và pha trộn xăng được Thanh Niên phản ánh, tài xế đã pha 2 chất, một chất số lượng ít và một chất số lượng nhiều. Chất pha số lượng ít có thể là chất chống tách lớp (chất đơn giản nhất có thể sử dụng là MTPE - giá không đắt) nhằm giúp xăng và methanol hòa vào nhau, tránh tách lớp. Nguy hiểm ở chỗ chất chống tách lớp về lâu dài sẽ gây ăn mòn động cơ xe máy, ô tô. Do methanol dễ bay hơi hơn xăng, nên hàm lượng methanol trong không khí cao, chỉ cần có nguồn nhiệt sẽ gây cháy. Thêm nữa, chỉ số octan của methanol rất cao, nên khi pha vào xăng khó phát hiện.
Thu Hằng - Mai Hà
Dân hoang mang, lo lắng bởi vì chưa biết “tới phiên” mình khi nào. Với số lượng xe máy và ô tô cháy ngày càng tăng như hiện nay thì ai cũng có thể trở thành nạn nhân hoặc nạn nhân của nạn nhân. Ví dụ, hai chiếc ô tô đậu cạnh nhau, một chiếc bốc cháy thì chiếc kia khó có hy vọng thoát hiểm. Còn nữa, trong một bãi đậu xe máy hay ô tô, một chiếc bốc cháy thì đó là đám cháy của một kho xăng dầu và phát nổ như một kho... bom xăng.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Với người dân, tài sản, sinh mạng đang bị treo lơ lửng vì chưa có ai bảo vệ. Nhiều người chắt chiu mua được chiếc xe máy, vừa làm phương tiện vừa là tài sản. Sau một vụ cháy, tài sản chỉ còn nhúm sắt vụn. Nhiều người dành dụm mua được chiếc xe hơi, chỉ trong chốc lát, hàng trăm triệu thành tro như người ta đốt giấy vàng mã. Chưa kể nếu như xe đậu trong nhà, đang đêm bốc cháy thì nhà cháy theo và mạng người bị đe dọa. Dân mình khổ hết biết.
Dân chịu thiệt hại và nguy hiểm như vậy, còn các cơ quan quản lý làm gì? Xin thưa cho đến nay vẫn chưa có động thái gì tích cực ngoài một số tuyên bố sẽ và... sẽ tìm ra nguyên nhân và (lại) sẽ xử lý. Đúng ra, chỉ cần sau một vài vụ xe cháy, các cơ quan quản lý đã có kết luận nguyên nhân và xử lý lập tức. Nếu được như vậy thì sẽ không có nhiều vụ cháy xảy ra sau này. Nhưng đáng tiếc là họ đã không làm được điều đó.
Trao đổi với báo chí chiều 3.1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng hiện nay trách nhiệm về phương tiện cháy nổ không thuộc về ai, chứng tỏ có khoảng trống về pháp luật. Ông nói thêm: “Từ năm 2012, với chức năng quản lý nhà nước, Bộ GTVT sẽ phải chịu trách nhiệm khi xe cháy nổ. Chúng ta không mong muốn điều đó xảy ra, nhưng khi xe cháy nổ thì phải có cơ quan chịu trách nhiệm”.
Nhưng chỉ riêng Bộ GTVT chịu trách nhiệm về tình trạng cháy nổ xe nghe thật không ổn. Bởi vì, quản lý kinh doanh xăng dầu thuộc Bộ Công thương, kiểm định chất lượng xăng dầu thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ, điều tra nguyên nhân các vụ cháy thuộc về Bộ Công an. Hôm qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo việc kiểm tra chất lượng xăng dầu, điều này cho thấy, nghi vấn nguyên nhân gây cháy xe do xăng được đặt lên hàng đầu.
Nếu thủ phạm là xăng thì tại sao không lập đoàn kiểm tra, lôi các đại lý bán lẻ có pha methanol ra xử. Chỉ cần phạt thật nặng, thậm chí xử lý hình sự một vài trường hợp thì sẽ hạn chế được lối làm ăn theo kiểu “giết người” này.
Tôi luôn băn khoăn tự hỏi: Chả lẽ bao nhiêu bộ, ngành không giải quyết được vụ xăng dỏm có thể gây cháy nổ xe hay sao? Có hay không sự vô cảm?
Bạn có nghĩ thế không?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều lý do dẫn tới cháy, nổ ở môtô, xe máy và cả ôtô. Trong đó chủ yếu là rò rỉ nhiên liệu kết hợp tia lửa từ chập điện, hoặc nhiệt sinh ra từ động cơ quá nóng kết hợp rò rỉ nhiên liệu.PGS.TS Đỗ Trọng Hoan (bộ môn ôtô và xe chuyên dụng Viện Cơ khí động lực, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Theo lý thuyết, chủ yếu cháy từ chập điện do dây điện lâu ngày bị lão hóa, chuột cắn hoặc lắp ráp không tốt làm dây cọ xát vào bộ phận nào đó và bị rung cọ khi xe vận hành gây chạm điện.
Xe cũ, xe mới đều có thể cháy
Cũng theo ông Hoan, việc hở xăng dẫn đến cháy xe xảy ra khi có điều kiện bắt lửa. Với xe đời cũ sử dụng hệ thống chế hòa khí thì nguy cơ rò rỉ xăng thường xảy ra trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng lắp đặt hệ thống này không kín.
Bên cạnh đó, các mối nối đường ống dẫn xăng cũng có thể hở nếu lắp ghép không tốt và đường ống dẫn xăng làm bằng cao su hay nhựa lâu ngày lão hóa gây chảy xăng cũng có thể gây cháy khi có điều kiện bắt lửa.
Kể cả không chập điện nhưng ống xả nóng quá, làm muội bám trên ống xả nóng đỏ và có nhiên liệu dễ cháy như xăng nhỏ vào cũng bắt cháy” ông Hoan cho biết.
Với những nghi vấn chất lượng xăng kém cũng dẫn đến cháy xe, ông Hoan nhận định: “Xăng kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới công suất động cơ nhưng khó gây cháy nổ.
Nếu xăng có chỉ số octan không đúng chuẩn có thể gây kích nổ trong động cơ, không đến mức làm nổ động cơ nhưng làm động cơ quá nhiệt, nóng hơn bình thường có thể gây cháy xe”.
Không đấu nối thêm đèn, còi
Ông Hoan cho biết việc đấu nối thêm còi, đèn hay thiết bị không phù hợp vào hệ thống điện của xe cũng có khả năng gây hiện tượng chập điện. “Hệ thống điện của phương tiện được thiết kế cho một công suất nhất định. Khi động cơ chưa nổ thì xe lấy nguồn điện từ ăcquy.
Còn một số thứ cần công suất lớn thì lấy điện từ bộ phát điện xe máy. Công suất phát điện được nhà sản xuất tính đủ cho xe (chỉ dư một chút), nếu lắp thêm thiết bị khác thì gây quá tải, nóng chảy dây điện dẫn tới chập điện”- ông Hoan cảnh báo.
Để hạn chế việc cháy phương tiện, ông Hoan khuyến cáo người sử dụng phương tiện nên bảo trì bảo dưỡng định kỳ thường xuyên, nếu kiểm tra đúng thì đỡ được nhiều nguy cơ. Nếu lo lắng, chủ xe nên đề nghị người bảo dưỡng kiểm tra hệ thống điện cho cẩn thận và không nên đấu thêm phụ kiện quá công suất phát điện của phương tiện.
Liên quan đến việc kiểm định chất lượng, kỹ thuật đối với môtô, xe máy, ông Đỗ Hữu Đức - phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam - cho biết việc kiểm tra môtô, xe gắn máy sản xuất lắp ráp trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo quy trình quy định cụ thể tại quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, nếu chiếc xe mẫu được kiểm tra, thử nghiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận cho loại xe đó.
Một cháu bé 4 tuổi tử nạn vì nổ xe máy
Sau khi được cấp giấy chứng nhận, cơ sở sản xuất được phép lắp, tự kiểm tra và cung cấp ra thị trường các xe cùng loại sản xuất hàng loạt và có trách nhiệm duy trì chất lượng sao cho các xe sản xuất hàng loạt đúng với xe mẫu đã được thử nghiệm, cấp giấy chứng nhận.
Xe máy cũng cần kiểm định định kỳ?
Về vấn đề cần kiểm định môtô, xe máy định kỳ như đối với ôtô hiện nay, ông Đức cho biết hầu hết các nước trên thế giới ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore..., xe máy đều được quản lý chặt chẽ và kiểm tra an toàn kỹ thuật định kỳ bắt buộc trong suốt quá trình sử dụng giống như đối với ôtô.
“Tuy nhiên ở nước ta, do đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nên việc kiểm tra kỹ thuật định kỳ chưa thể thực hiện được. Có lẽ sau hàng loạt vụ cháy xe máy trong thời gian vừa qua cũng cần để suy nghĩ thêm về vấn đề này”.
Ngàu 13-12, bé Vân, cháu bé trong vụ nổ xe máy Super Dream tại Bắc Ninh đã mãi mãi trở về với người mẹ và đứa em chưa kịp cất tiếng khóc chào đời.
Theo cộng đồng mạng, giới thạo xe, những thợ sửa xe có uy tín: Trên xe máy chỉ có 3 bộ phận có thể nổ, đó là lốp xe (nổ lốp), nổ ắc quy, nổ bình xăng.
Nguyên nhân do nổ lốp là không tưởng.
Nguyên nhân nổ bình ắc quy nhanh chóng được loại bỏ vì sức công phá của nó là rất nhỏ. Các thợ sửa xe đã gặp rất nhiều trường hợp nổ bình ắc quy nhưng nó chỉ đủ sức xé rách lớp nhựa cứng bọc ngoài.
Một số ít lại cho rằng nổ từ đầu bò (bộ phận đốt nén của máy) nhưng các thợ sửa xe nhanh chóng bác bỏ vì xăng ở trong buồng đốt là rất ít. Đối với xe Dream chỉ là 100cc nên không thể phát nổ.
Nơi phát nổ lớn cuối cùng trên xe máy là bình xăng.
Hãy cùng xem thí nghiệm:
Bình xăng xe Dream mới, đổ gần đầy bình (khoảng 3 lít xăng), đóng nắp kín đúng như trên xe Dream.
Chủ xe ngao ngán: May mà chưa chết cháy
Hệ thống điện của ôtô, xe máy là hệ thống điện một dây là dây cấp điện chứ không có dây mát mà dùng khung xe làm phần mát. Nếu hở điện, va cọ thì chạm mát và chập điện gây cháy hệ thống điện và nếu có hở xăng thì càng gây cháy mạnh hơn. Với xe không có hở xăng thì chập điện cũng không gây cháy xe ngay”.Xe cũ, xe mới đều có thể cháy
Cũng theo ông Hoan, việc hở xăng dẫn đến cháy xe xảy ra khi có điều kiện bắt lửa. Với xe đời cũ sử dụng hệ thống chế hòa khí thì nguy cơ rò rỉ xăng thường xảy ra trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng lắp đặt hệ thống này không kín.
Bên cạnh đó, các mối nối đường ống dẫn xăng cũng có thể hở nếu lắp ghép không tốt và đường ống dẫn xăng làm bằng cao su hay nhựa lâu ngày lão hóa gây chảy xăng cũng có thể gây cháy khi có điều kiện bắt lửa.
Nhiều vụ cháy xe liên tiếp thời gian qua khiến người tiêu dùng lo lắng
Với xe đời mới có hệ thống phun xăng điện tử hiếm xảy ra rò rỉ, tuy nhiên về lý thuyết vẫn có nguy cơ rò rỉ. “Ngoài việc chập điện bắt lửa thì đường điện cao áp (dẫn điện thế cao 10.000 V hoặc hơn để đánh lửa bugi) hở thì tia lửa điện đánh ra gặp xăng cũng cháy.Kể cả không chập điện nhưng ống xả nóng quá, làm muội bám trên ống xả nóng đỏ và có nhiên liệu dễ cháy như xăng nhỏ vào cũng bắt cháy” ông Hoan cho biết.
Với những nghi vấn chất lượng xăng kém cũng dẫn đến cháy xe, ông Hoan nhận định: “Xăng kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới công suất động cơ nhưng khó gây cháy nổ.
Nếu xăng có chỉ số octan không đúng chuẩn có thể gây kích nổ trong động cơ, không đến mức làm nổ động cơ nhưng làm động cơ quá nhiệt, nóng hơn bình thường có thể gây cháy xe”.
Không đấu nối thêm đèn, còi
Ông Hoan cho biết việc đấu nối thêm còi, đèn hay thiết bị không phù hợp vào hệ thống điện của xe cũng có khả năng gây hiện tượng chập điện. “Hệ thống điện của phương tiện được thiết kế cho một công suất nhất định. Khi động cơ chưa nổ thì xe lấy nguồn điện từ ăcquy.
Còn một số thứ cần công suất lớn thì lấy điện từ bộ phát điện xe máy. Công suất phát điện được nhà sản xuất tính đủ cho xe (chỉ dư một chút), nếu lắp thêm thiết bị khác thì gây quá tải, nóng chảy dây điện dẫn tới chập điện”- ông Hoan cảnh báo.
Để hạn chế việc cháy phương tiện, ông Hoan khuyến cáo người sử dụng phương tiện nên bảo trì bảo dưỡng định kỳ thường xuyên, nếu kiểm tra đúng thì đỡ được nhiều nguy cơ. Nếu lo lắng, chủ xe nên đề nghị người bảo dưỡng kiểm tra hệ thống điện cho cẩn thận và không nên đấu thêm phụ kiện quá công suất phát điện của phương tiện.
Liên quan đến việc kiểm định chất lượng, kỹ thuật đối với môtô, xe máy, ông Đỗ Hữu Đức - phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam - cho biết việc kiểm tra môtô, xe gắn máy sản xuất lắp ráp trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo quy trình quy định cụ thể tại quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, nếu chiếc xe mẫu được kiểm tra, thử nghiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận cho loại xe đó.
Một cháu bé 4 tuổi tử nạn vì nổ xe máy
Sau khi được cấp giấy chứng nhận, cơ sở sản xuất được phép lắp, tự kiểm tra và cung cấp ra thị trường các xe cùng loại sản xuất hàng loạt và có trách nhiệm duy trì chất lượng sao cho các xe sản xuất hàng loạt đúng với xe mẫu đã được thử nghiệm, cấp giấy chứng nhận.
Xe máy cũng cần kiểm định định kỳ?
Về vấn đề cần kiểm định môtô, xe máy định kỳ như đối với ôtô hiện nay, ông Đức cho biết hầu hết các nước trên thế giới ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore..., xe máy đều được quản lý chặt chẽ và kiểm tra an toàn kỹ thuật định kỳ bắt buộc trong suốt quá trình sử dụng giống như đối với ôtô.
“Tuy nhiên ở nước ta, do đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nên việc kiểm tra kỹ thuật định kỳ chưa thể thực hiện được. Có lẽ sau hàng loạt vụ cháy xe máy trong thời gian vừa qua cũng cần để suy nghĩ thêm về vấn đề này”.
Thí nghiệm: Kích lửa vào đầu ti-ô bình xăng xe Dream, bình xăng được bịt kín, tuy nhiên bình xăng không nổ mà chỉ bùng cháy.
Bé Vân, cháu bé trong vụ nổ xe Super Dream tại Bắc Ninh
Tuy nhiên cho tới thời điểm này, nguyên nhân của vụ nổ xe kinh hoàng ấy vẫn là một dấu hỏi.Theo cộng đồng mạng, giới thạo xe, những thợ sửa xe có uy tín: Trên xe máy chỉ có 3 bộ phận có thể nổ, đó là lốp xe (nổ lốp), nổ ắc quy, nổ bình xăng.
Nguyên nhân do nổ lốp là không tưởng.
Nguyên nhân nổ bình ắc quy nhanh chóng được loại bỏ vì sức công phá của nó là rất nhỏ. Các thợ sửa xe đã gặp rất nhiều trường hợp nổ bình ắc quy nhưng nó chỉ đủ sức xé rách lớp nhựa cứng bọc ngoài.
Một số ít lại cho rằng nổ từ đầu bò (bộ phận đốt nén của máy) nhưng các thợ sửa xe nhanh chóng bác bỏ vì xăng ở trong buồng đốt là rất ít. Đối với xe Dream chỉ là 100cc nên không thể phát nổ.
Nơi phát nổ lớn cuối cùng trên xe máy là bình xăng.
Hãy cùng xem thí nghiệm:
Bình xăng xe Dream mới, đổ gần đầy bình (khoảng 3 lít xăng), đóng nắp kín đúng như trên xe Dream.
Bình xăng xe Dream mới, đổ gần đầy bình 3 lít xăng
Phần rò rỉ xăng: Đầu ti-ô dẫn xăng (đại đa số cho rằng xe Dream mới chỉ có thể rò rỉ xăng ở đầu ti-ô do chuột cắn hoặc bị đốt cháy).Chiều 13-12, Honda Việt Nam chính thức lên tiếng về các vụ cháy xe Honda xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây. Liên doanh Nhật Bản khẳng định chưa tìm thấy bất cứ sản phẩm nào có lỗi gây ra việc cháy, đồng thời từ chối trả lời nghi vấn liên quan đến khả năng bị "chơi xấu".
Theo văn bản vừa được Tổng giám đốc Honda VN Koji onishi ký và gửi tới báo chí cách đây ít phút, Honda VN cho biết, gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các trường hợp xe cháy, bao gồm trường hợp xe Honda Air Blade cháy ngày 9-12 và xe Honda SH cháy ngày 12-12.
Với trường hợp xe Honda Air Blade cháy ngày 9-12, Honda VN cho biết chiếc xe hiện đang được cơ quan công an giữ phục vụ cho quá trình điều tra, do đó công ty không thể tiến hành điều tra nguyên nhân cháy với chiếc xe cũng như chưa có bất cứ thông tin gì về nguyên nhân vụ cháy tại thời điểm này. "Chúng tôi sẽ tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng để tìm ra nguyên nhân"văn bản khẳng định.
Trong ngày 12-12, PV đã liên lạc và hỏi lãnh đạo Honda VN về giả định Honda VN bị phá hoại, gây ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu thông qua các vụ cháy xe dồn dập, nghiêm trọng nhất là vụ nổ xe Super Dream ở Bắc Ninh khiến đến thời điểm này, cả hai mẹ con đi trên xe đều thiệt mạng. Tuy nhiên, Honda VN đã từ chối trả lời câu hỏi này, cũng như chưa đưa ra thông tin nào mới về nguyên nhân vụ nổ xe ở Bắc Ninh.
Theo kết luận ban đầu của Trung tâm nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), khả năng tự cháy của xe gắn máy là do bình xăng ở trạng thái cạn, xăng có pha methanol (hoặc ethanol) trong điều kiện áp suất hơi thấp, nhiệt độ thấp.
Với trường hợp xe Honda Air Blade cháy ngày 9-12, Honda VN cho biết chiếc xe hiện đang được cơ quan công an giữ phục vụ cho quá trình điều tra, do đó công ty không thể tiến hành điều tra nguyên nhân cháy với chiếc xe cũng như chưa có bất cứ thông tin gì về nguyên nhân vụ cháy tại thời điểm này. "Chúng tôi sẽ tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng để tìm ra nguyên nhân"văn bản khẳng định.
Liên tiếp 4 vụ xe máy Honda cháy trong vòng 12 ngày đầu tháng 12-2011, trong đó có vụ nổ xe Super Dream làm 2 người thiệt mạng
Với trường hợp xe Honda SH cháy ngày 12-12, Honda VN xác định chiếc xe SH này không phải là sản phẩm do họ sản xuất nhưng sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng để cùng tìm ra nguyên nhân sự việc.Văn bản của Honda VN gửi tới báo chí ngày 13-12
Honda VN cũng thừa nhận, từ trước tới nay có một số trường hợp xe cháy xảy ra với sản phẩm của Honda Việt Nam. Tuy nhiên, từ những điều tra của liên doanh Nhật, đến thời điểm này họ chưa tìm thấy bất cứ sản phẩm nào có lỗi gây ra việc xe cháy. Honda cam kết sẽ tích cực quảng bá để khách hàng hiểu hơn về việc bảo quản và sử dụng sản phẩm đúng cách.Trong ngày 12-12, PV đã liên lạc và hỏi lãnh đạo Honda VN về giả định Honda VN bị phá hoại, gây ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu thông qua các vụ cháy xe dồn dập, nghiêm trọng nhất là vụ nổ xe Super Dream ở Bắc Ninh khiến đến thời điểm này, cả hai mẹ con đi trên xe đều thiệt mạng. Tuy nhiên, Honda VN đã từ chối trả lời câu hỏi này, cũng như chưa đưa ra thông tin nào mới về nguyên nhân vụ nổ xe ở Bắc Ninh.
Hé lộ nguyên nhân xe cháy
TT - Ngày 13-1, Trung tâm nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu và Phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong (khoa kỹ thuật giao thông ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) đã có báo cáo bước đầu nguyên nhân gây cháy nổ xe.
Theo đó, những nguyên nhân là do bình xăng cạn, xăng có pha methanol hoặc ethanol phát cháy khi áp suất và nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản biện.
Cuối tuần trước, Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM đã giao Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây cháy nổ xe. Theo nhiệm vụ sở giao, Trung tâm nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu sẽ phân tích các nguyên nhân về mặt nhiên liệu dẫn đến nguy cơ có thể cháy xe và phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong thuộc khoa kỹ thuật giao thông của ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ phân tích những lý do có thể gây cháy xe về mặt động cơ. Đến ngày 13-1, hai đơn vị này đã nộp báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu về sở.
Sơ đồ phân tích nguyên nhân gây cháy xe - Đồ họa: V.CƯỜNG |
Xăng có pha ethanol, methanol
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng chống cháy nổ xe Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Khoa học - công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an thực hiện ngay các nhiệm vụ nhằm tăng cường biện pháp phòng chống cháy nổ xe cơ giới. Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Khoa học - công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về chất lượng, đo lường; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan soát xét lại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhiên liệu, đặc biệt quan tâm đến thành phần các chất phụ gia ảnh hưởng đến khả năng gây cháy nổ. Bộ Công thương được giao nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra điều kiện kinh doanh xăng dầu của các đại lý bán lẻ xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định. Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ khảo sát, nghiên cứu các nguyên nhân gây ra việc cháy nổ ôtô, xe máy thời gian qua. Bộ Công an có nhiệm vụ hướng dẫn người dân cách đề phòng cháy nổ và điều tra, xử lý các trường hợp cố tình gian lận trong kinh doanh, vận tải xăng dầu cũng như điều tra các nguyên nhân gây cháy nổ và phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý liên quan. |
TS Huỳnh Quyền, giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu, cho biết thực nghiệm về khả năng tự bốc cháy của nhiên liệu xăng có pha thêm ethanol và methanol cho thấy trong trường hợp bình xăng của động cơ cạn (còn khoảng 5% so với dung tích của bình chứa) phần không gian trên bề mặt của lớp nhiên liệu xăng pha methanol sẽ hình thành hỗn hợp bão hòa hydrocacbon.
Hỗn hợp này có thể nằm ở vùng dưới mức giới hạn trên vùng tự cháy của hỗn hợp nhiên liệu xăng, cồn và có thể gây ra tự cháy nổ. Quá trình này thông thường xảy ra ở nhiệt độ thấp.
Theo TS Quyền, quá trình gây cháy này đã được các nghiên cứu trên thế giới công nhận. Điều này hoàn toàn phù hợp với các vụ cháy đã xảy ra ở khu vực miền Bắc khi thời tiết lạnh và cả các vụ cháy khi xe ngừng hoạt động hoàn toàn. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác với điều kiện môi trường VN, trung tâm cần thời gian để tạo mô hình bình chứa xăng, mức độ cạn của bình chứa, thử nghiệm thay đổi nhiệt độ, hàm lượng methanol...
TS Quyền cũng cho biết thêm hiện nay trên thị trường có một số chất phụ gia để pha xăng có nguồn gốc Trung Quốc và một số có nguồn gốc VN theo quảng cáo nếu dùng sẽ tiết kiệm nhiên liệu. Trung tâm đang tiếp tục phân tích để tìm ra các chất phụ gia này là gì, có thể là nguyên nhân gây cháy hay không.
Dùng 13 mẫu xăng
Trước đó, TS Huỳnh Quyền cho biết trung tâm đã sử dụng phương pháp loại trừ để tìm kiếm nguyên nhân. Để tiến hành nghiên cứu, trung tâm đã dùng năm mẫu xăng của các công ty phân phối khác nhau tại khu vực TP.HCM, sáu mẫu xăng do trung tâm pha trộn trong phòng thí nghiệm giữa xăng A92 với methanol, acetone, ethanol hàm lượng thay đổi từ 10%, 20%, 30% và hai mẫu xăng đối chứng của Petrolimex và Saigon Petro. Sau đó, trung tâm nghiên cứu các nghi vấn có thể là nguyên nhân gây cháy như rò rỉ nhiên liệu giàu methanol lên động cơ có nhiệt độ cao, pha trộn nhiều thành phần khác nhau vào xăng tạo ra phản ứng hóa học gây nổ, chập mạch dòng điện khi sử dụng xăng có hàm lượng cồn cao, cháy do tạo nên hỗn hợp hơi và khí hỗn hợp này nằm trong vùng giới hạn tự cháy.
Sau khi phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy không có vết của sự hình thành các hợp chất peroxyde (hợp chất dễ gây cháy nổ trong điều kiện bình thường) trong nhiên liệu khi pha methanol vào xăng, kể cả khi pha xăng A92 với các hỗn hợp xăng trên. Do vậy, khả năng tự gây cháy khi hình thành các hợp chất tự cháy nổ ở nhiệt độ thường là không xảy ra.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã cho 13 mẫu xăng này chảy từng giọt trên chén nung bằng inox có nhiệt độ từ 100-500OC nhằm kiểm tra khả năng tự cháy khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt lớn mà không cần phải có tia lửa điện của xăng và hỗn hợp của xăng thì cũng không thấy xăng tự bốc cháy kể cả ở 500OC. Kết luận từ thực nghiệm này xác định không thể có nguyên nhân gây cháy nổ từ việc nhiên liệu giàu methanol rò rỉ tiếp xúc với các chi tiết có nhiệt độ cao trong động cơ.
Trung tâm kiểm tra và khẳng định nguyên nhân gây chập mạch của hệ thống điện trong động cơ xe máy tại vị trí thiết bị đo mức nhiên liệu của bình chứa cũng được loại trừ. Ngoài ra, trung tâm cũng nghiên cứu và cho rằng khả năng tự cháy của nhiên liệu trong trường hợp có ethanol (hoặc methanol) hơn 15% là không thể.
SaigonNews - Sau sự việc một chiếc xe máy bỗng dưng phát hỏa khi đang đổ xăng tại quận Bình Thạnh, Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (thuộc Tổng cục Chất lượng đo lường, Bộ Khoa học Công nghệ) đã cho kiểm nghiệm mẫu xăng lấy từ hai cửa hàng và phát hiện có chứa nước.
Đó là cửa hàng xăng dầu Bạch Đằng, thuộc công ty cổ phần cơ khí xăng dầu, tại 469 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh và cửa hàng xăng dầu số 982 Xuyên Á Thủ Đức, địa chỉ 982 Trường Sơn (Quốc lộ 1A), quận Thủ Đức, TP HCM.
Theo Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, hàm lượng nước có trong mẫu xăng tại cửa hàng xăng Bạch Đằng là 172mg/kg và cửa hàngsố 982 Xuyên Á Thủ Đức là 151mg/kg. Hàm lượng nước chứa trong xăng làkhá cao. Đây chính là nguyên nhân làm mau hỏng động cơ và xe máy có thể sẽ không nổ. Nước trong xăng sẽ làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của nhiên liệu, đặt tính bay hơi, nhiệt độ bắt cháy…
Xe máy bị cháy tại cửa hàng xăng dầu Bạch Đằng, Bình Thạnh. Ảnh: NLDO
Trong khi đó, theo quy chuẩn Việt Nam 2009 không có quy định nào về hàm lượng nước trong xăng không chì. Nếu có nước trong xăng được xem như chất phụ gia thì phải có giấy phép của Bộ khoa học Công nghệ nhưng hai cơ sở này đều không có giấy phép đó.
Liên quan đến việc hàng loạt xe máy bỗng dưng bốc cháy trong thời gian gần đây, trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá (Tổng cục Chất lượng đo lường, Bộ Khoa học Công nghệ) Trần Quốc Tuấn cho biết, theo kết quả kiểm tra các mẫu xăng thì chưa đủ căn cứ khẳng định nguyên nhân cháy nổ ôtô, xe máy là do xăng.
Theo các chuyên gia, để có thể xảy ra cháy nổ trong điều kiện bình thường phải cần hai yếu tố là nhiệt độ cao, có lửa và có nhiên liệu. Xăng là nhiên liệu dễ cháy nhưng để cháy được phải cần nguồn nhiệt cao nhất là lửa. Sẽ không tự dưng mà xăng bốc cháy nếu không có nhiệt độ cao. Thế nhưng, vẫn không loại trừ trường hợp các cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận đã cho vào đó chất phụ gia. Các chất này gây ảnh hưởng đến linh kiện, phụ tùng xe khiến nhiên liệu bị rò rỉ và phát cháy khi có tia lửa điện đi qua.
Trước đó, vào ngày 1/2, tại cửa hàng xăng dầu Bạch Đằng, Bình Thạnh, một chiếc xe máy sau khi đổ xăng xong đã bốc cháy, khiến nhiều người hốt hoảng.
No comments:
Post a Comment