Wednesday, February 8, 2012

Sức khỏe của chúng ta(125)

ĂN CƠM MỚI, NÓI CHUYỆN CŨ (MỚI)

Có gì mới trong vấn đề ăn uống sao cho lành mạnh? Trong vòng một vài chục năm trở lại đây, có nhiều điều mới không giống những kiến thức ta có từ trước.


Sau đây là những tóm lược của khoa dinh dưỡng thuộc Viện Đại Học Berkeley.


Bơ và margarine


Chuyện cũ: Có một thời người ta ca tụng margarine, vì margarine có nguồn gốc thực vật nên không có cholesterol và ít chất béo bão hòa hơn là bơ. Sau đó lại thấy là cũng phải coi chừng margarine vì chất dầu trong margarine có nhiều thứ chất béo gọi là “trans” (transfat), cũng có hại cho tim mạch như chất béo bão hòa.


Chuyện mới: Có một số margarine mới được tung ra thị trường gần đây, không có chất béo trans. Thí dụ như margarine làm bằng dầu canola. Hoặc là những thứ margarine lỏng, margarine “diet” trong đó chất béo trans được giảm đi nhiều. Ngoài ra cũng có những margarine mới, như Benecol, Take Control ăn vào có thể giảm cholesterol phần nào. Nếu chỉ lâu lâu dùng chút đỉnh, thì thật ra cũng không cần chọn lựa gì nhiều, bơ hay margarine đều được cả.


Vấn đề muối


Chuyện cũ: Ăn mặn thì sẽ bị cao huyết áp.


Chuyện mới: Không phải cứ ăn mặn thì huyết áp bị cao. Chỉ có những người do yếu tố di truyền hay nguyên do nào khác mà nhạy cảm với muối, thì mới cần kiêng mặn.


Tuy nhiên, về thực tế, không biết được ai là người nhạy cảm, ai không, và huyết áp có cao lên thì cũng bị từ từ không thấy được ngay, cho nên tốt hơn hết là đừng nên ăn mặn quá. Ngoài những món mặn, như đồ ăn kho, những thực phẩm bán sẵn như đồ hộp, xúc xích, chips... thường có rất nhiều muối. Ngoài ra, ăn nhiều muối cũng có thể làm cho xương bị xốp.


Đậu nành


Chuyện cũ: Đậu nành là một thứ ngũ cốc không có gì đặc sắc.


Chuyện mới: Đậu nành và những chế phẩm làm từ đậu nành như tàu hũ, sữa đậu nành không những làm cho cholesterol giảm bớt, mà còn có thể làm đỡ bị ung thư. Nếu bạn ăn uống theo chế độ, ít cholesterol, ít chất béọ lại thêm chừng 25 grams chất đạm từ đậu nành thì sẽ giảm thiểu được rủi ro bị bệnh nghẹt động mạch vành sinh, đứng tim.


Tuy nhiên, đậu nành, cũng như những rau cỏ khác (và tất cả thực phẩm khác), là một hợp thể phức tạp của nhiều chất. Cho nên ăn có chừng mực vẫn là điều quan trọng.


Ăn bắp


Chuyện cũ: Ăn bắp không tốt bằng ăn cơm hay bánh mì.


Chuyện mới: Bắp là một thứ ngũ cốc cũng tốt không kém gì các loại gọi là “whole grain” khác. Bắp vàng có chứa nhiều chất tiền phẩm của sinh tố A, nhóm carotenoid, làm cho “sáng mắt.” Tuy nhiên cũng nên nhớ là sinh tố A nhiều quá mức lại có hại. Bắp màu trắng thì không được tốt như bắp vàng.


Cà chua


Chuyện cũ: Cà chua có nhiều sinh tố C, nhưng phải là cà chua tươi mới được.


Chuyện mới: Đúng là cà chua có nhiều sinh tố C, và càng tươi thì sinh tố càng nhiều. Nhưng ngoài sinh tố C, cà chua còn có một chất gọi là lycopene. Chất này có thể phòng ngừa bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Có điều đặc biệt là cà chua đã chế biến (như xốt cà) thì chất lycopene lại dễ hấp thụ vào cơ thể hơn.


T
ôm, cua, mực...

Chuyện cũ: Tôm có nhiều cholesterol, không nên ăn.


Chuyện mới: Đúng là tôm và mực có nhiều cholesterol nhất so với nghêu, sò, hến. Một nửa pound tôm có khoảng 300 mg cholesterol, là mức tối đa cho một ngày. Nhưng tôm lại rất ít chất béo bão hòa, là thứ làm hại tim nhiều hơn là cholesterol. Ngoài ra, tôm cũng có chất béo omega-3 là thứ chất béo giúp cho đỡ bị nghẹt tim. Như vậy thì ăn vừa phải là tốt hơn cả.


Cũng nên ghi thêm là tôm, cua (kể cả tôm hùm), scallop, nghêu, sò, chem chép... có ít cholesterol hơn là thịt bò.


Cà phê và trà


Chuyện cũ: Uống cà phê có hại. Có người nói uống trà bị xốp xương.


Chuyện mới: Cà phê là thứ đồ uống được nghiên cứu kỹ càng nhất trên thế giới. Các kết quả cho thấy là cà phê, cũng như chất caffeine trong các thực phẩm khác, không làm hại tim, không sinh ung thư, không làm loét bao tử.


Có một số người uống nhiều quá thì cảm thấy bứt rứt, nhưng nói chung thì uống vừa phải không có hại gì nếu không sẵn có bệnh như bệnh loạn nhịp tim. Nếu đang uống cà phê nhiều đều đều mà muốn thôi, thì đừng ngưng ngang, mà phải bớt từ từ trong nhiều ngày để tránh khỏi bị nhức đầu.


Trà có chất “kháng oxyt hóa” (antioxidant), nên có thể giảm thiểu rủi ro bị ung thư. Ngoài ra, trà cũng làm cho đỡ nghẹt mạch máu vì cholesterol. Trà không làm xốp xương. Dĩ nhiên là những thứ lá lẻo linh tinh gọi là “herb tea” vì không phải là trà, nên không kể .


Tin vui cho người mê sô cô la


Chuyện cũ: Sô cô la có hại, nhiều ca lo ri lắm, đừng ăn.


Chuyện mới: Đúng là sô cô la có nhiều ca lo ri. Nhưng sô cô la cũng như trà, có nhiều chất kháng oxyt hóa.


Ngoài ra có một cuộc khảo sát đại quy mô, cho thấy là trong số những người bình thường có hoạt động thể dục thể thao, thì nhóm người có ăn mỗi tháng vài phong sô cô la sống lâu hơn nhóm người không ăn sô cô la. Lý do thì không hiểu tại sao. Cuộc khảo sát chưa kết thúc.


Cam, chanh, bưởi


Chuyện cũ: Các trái cây này có nhiều sinh tố C.


Chuyện mới: Vẫn đúng vậy. Nhưng ngoài ra, cam, chanh, bưởi còn có nhiều chất giúp cho đỡ bị ung thư và trúng gió.


Màu sắc của rau quả


Chuyện cũ: Không để ý đến màu sắc.


Chuyện mới: Những loại rau và trái cây đậm màu, thường có nhiều sinh tố và chất khoáng hơn. Thí dụ như nho đỏ, dâu, mận “Đà Lạt,” cam, cà rốt, rau dền, rau cải xanh, củ cải đỏ, v.v. Ngoài ra, chất màu của thực vật còn có thể phòng ngừa nhiều bệnh kinh niên, kể cả ung thư, vì có nhiều chất kháng oxyt hóa.


Trái Bơ


Chuyện cũ: Ngày xưa người ta, cả giới y khoa, cũng cho là trái bơ nó nhiều chất béo lắm, nên nó còn có nickname là "butter pear" nữa. Một trái trung bình có 30 grs chất béo, tương đương với một cái hambuger to), và vì thế các vị "chuyên môn" thường khuyên mình nên hạn chế ăn uống thứ trái cây này.


Chuyện mới: Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, hầu hết chất béo từ trái bơ thuộc loại "monounsaturated", lại là tốt cho mình. Tốt vì nó có thể làm giảm mức độ cholesterol. Vì thế nên chính phủ Mỹ đã sửa "guidelines" và khuyên dân chúng nên ăn thêm trái này. Em mừng hết lớn.


Cụ thể hơn, trong một cuộc thử nghiệm năm 1996, 45 người đã ăn trái bơ mỗi ngày trong một tuần. Kết quả là họ đã thấy cholesterol ở những người này giảm trung bình khoảng 17%. Tưởng cũng nên nói thêm một tí rằng cholesterol của mình nó gồm :


- LDL (low density lipoprotein, hoặc "bad fat") và triglycerides, có thể gây hoặc làm trầm trọng hơn những chứng bịnh tim


- HDL (high density lipoprotein, hay "good fat" levels), có thể làm giảm bớt nguy cơ bệnh tim


Số 45 người kia thì sau một tuần "thí nghiệm", số LDL của họ xuống và HDL lên.


Họ tìm thấy trái bơ có nhiều beta-sitosterol, một chất natural có thể làm giảm nhiều số lượng cholesterol trong máu.


Nói vậy, nhưng người ta cũng khuyên mình nên ăn có chừng mực, vì nó nhiều calories hơn nhiều trái cây khác.


Tóm lại:


Về vấn đề dinh dưỡng, nếu đọc càng nhiều càng thấy mù mờ hơn, hoặc là không thể nào nhớ nổi các chi tiết lẻ tẻ, thì có lẽ nên theo nguyên tắc là ăn uống gì cũng chừng mực, trừ phi là mình có bệnh thì phải theo chế độ của bác sĩ chỉ dẫn.
Vũ Quí Đài,
Nguyên Khoa Trưởng Đại Học Y Khoa Sài Gòn

CHỮA MẸO(Không cần thuốc)
1- ĐỔ MÁU CAM.

Nguyên nhân:
Đổ máu cam có nhiều nguyên nhân như mũi bị ngộ nạn,bị va chạm mạnh; bị cảm sốt thương hàn, huyết áp cao, bướumũi, hoặc do các bệnh gan.
Người sắp bị chảy máu cam, cảm thấy nóng ở hốc mũi, sau đó máu chảy ra, một phần lọt xuống cổ họng, có mùi vị tanh tanh. Cùng lúc, nạn nhân cảm thấy hồi hộp, tim đậpnhanh, và đổ mồ hôi lạnh. Nặng có thể bị xỉu.
Điều Trị:
Theo lối thông thường, một người bị máu cam, lập tức cho ngồi thẳng và không cử động. Dùng ngón tay bóp chặt mũi độ 10 phút hay cho tới khi cầm máu . Nếu không cầm thì lấy cục bông, tẩm thuốc cầm máu như adrénaline, Adresnoxyl. . .nhét vô mũi, rồi lại bóp mũi 10 phút nữa . . .
Mẹo vặt:
1/ Nếu mũi thường bị chảy máu, hãy bôi vaseline trong lỗ mũi.
2/ Có người lấy một nắm cỏ mền chầu, giã lấy nước uống cũng khỏi luôn.
3/ Thường xuyên ăn cam, cà chua hay những thứ giống như vậy, giúp các tĩnh mạch khỏe lên cũng đỡ chảy.
Ngoại khoa :
Cách điều trị bệnh này theo phương pháp trên đây
cũng gặp nhiều phức tạp và mất nhiều thời giờ, nhưng có khi cũng kéo dài thời gian mới khỏi. Cũng có người trị nhiều cách rồi mà vẫn không khỏi.
Chúng tôi xin cống hiến quy' độc giả một phương pháp điều trị xem ra rất khó tin hay coi như mê tín, dị đoan. Nếu chính chúng tôi không chứng kiến tận mắt, hoặc chính mình đã được chữa khỏi thì cũng chẳng tin.
Lm Đinh Vương C. khi còn nhỏ cũng bị đổ máu cam, chữa chạy mãi không khỏi, nhưng phúc cho ngài, có người bày cách chữa trị như sau : Khi nào bị đổ máu cam thì hãy:
1/ Đứng sát vô tường nhà nín thở.
2/ Đồngthời chạm trán vào tường (nam 7 cái, nữ 9 cái)
Lập tức máu sẽ cầm lại ngay.
- Một hôm, tại trường Tiểu Học Công Giáo, xứ Saint Ann, California, một em học sinh Mỹ ôm mặt, máu chảy ướt cả mặt và 2 bàn tay, cô giáo dẫn em vô phòng rửa mặt. Tôi cũng chỉ cách chữa trị như trên, lập tức máu cầm lại ngay. Cả trò và cô
giáo đều ngỡ ngàng thốt ra một câu ngộ nghĩnh: "Magic" !
- Cách đây một thời gian, một chị ở Wichita Falls, Texasđã gọi điện thoại báo tin mừng: ông chồng chị bị đổ máu cam mấy ngày rồi mà không cầm lại được. Lúc đó chị nhớ lại đã đọc sách gia truyền, chị tìm lại và chỉ cho chồng cách chữa trị trên, lập tức máu cầm lại và không thấy tái phát nữa.
*Chữa Máu cam theo Bí Truyền (bằng đọt tim tre):
Cụ Đinh văn Tình, là Nhân Viên Hoạt Động Đạo Binh Đức Mẹ, Cụ được người bạn tại Canada tặng cho tập sách Gia Truyền Tập I, sau khi ứng dựng thấy kết quả tốt và đã in ra trên 100 tập tặng cho Hội Viên để làm việc Tông Đồ, cụ đã gửi cho
tôi một bài thuốc gia truyền quý báu để trị máu cam sau đây:
Người con gái đầu của cụ bị máu cam, chữa đủ thứ thuốc mà không khỏi, may có người chỉ cho:
*Hái một nắm đọt tim lá tre, sao cho vàng rồi hạ thổ, sắc uống. Chỉ có vậy thôi mà bệnh đã khỏi dứt trên 30 năm, không bị tái phát.
Chân thành cám ơn Cụ Tình đã góp phần cho tập sách này.
2- CHỮA HÓC XƯƠNG ( khỏi ngay trong nháy mắt) :
Đây cũng là cách chữa mẹo rất lạ kỳ mà chính kẻ này đã thấy tận mắt. Trên chuyến xe chở một số anh em từ Thủ Đức ra Qui Nhơn. Tới trạm nghỉ ăn sáng, (ăn cháo gà), anh Đoàn Đ. B. vô ý đã nuốt phải đốt xương gà, mắc vô họng, mặt anh đã đỏ lên, một số anh em đã bàn chở đi nhà thương gấp. Bỗng một người anh em ở trên xe nhảy xuống đường, gặp một cành cây nhỏ nằm ngang đường, anh đá cành cây cho nằm dọc lại, rồi quay sang hỏi đã khỏi chưa ? Anh B trả lời: Khỏi rồi !
Theo cách này, người ta thường giấu... không cho bệnh nhân biết ai là người chữa bệnh cho mình; nhưng trong thực tế không cần như vậy ; tự mình có thể chữa cho mình được.
Theo kinh nghiệm của Cụ Chánh H, khi bị hóc, Cụ cũng tự tìm cọng rác hay cành cây đang nằm ngang, rồi lấy chân đá dọc lại, thế là Cụ Chánh đã thoát chết yểu.
- Cụ Tô Văn ở New Orleans cũng đã nổi danh về việc chữa hóc xương, chẳng những chữa tại chỗ mà cả người bệnh ở bất cứ nước nào, nơi nào, khi họ gọi đến nhờ cụ chữa, cụ cũng ra ngã ba đường gặp cành cây nằm ngang thì đá dọc lại, đồng thời đọc lời sau đây: "Mày nằm ngang, tao đặt mày nằm dọc, cứu được một người, phúc đẳng hà sa", dù ở phương trời nào, cũng được khỏi liền. Cụ đã cứu được rất nhiều người từ xa gọi đến.
*CHỮA HÓC CÁCH KHÁC :
l. Giũa móng tay cả 10 ngón, rồi lấy bột đó pha vô nước cho uống, móng của ai cũng được. Uống xong, xương sẽ xuôi xuống (Lm Nguyễn Linh cho biết)
2/ Cỏ gà nhai đắp chỗ cổ tay (chỗ bắt mạch). Nam đắp tay tả, Nữ hữu. Xương sẽ xuôi xuống. Cách chữa này do Thầy Hoè giúp các Cha hưu dưỡng tại Thủ Đức, đã chữa cho các Cha rất hiệu quả.

Làm thế nào để nhanh có thai?

Bạn đang nóng lòng muốn có “baby” hoặc bạn muốn có thai vào thời gian xác định. Sáu cách dưới đây sẽ giúp bạn thụ thai thành công.
1. Biết được ngày rụng trứng
Đây là một yếu tố quan trọng nếu bạn muốn nhanh chóng đậu thai. Tưởng tượng quả trứng như một điểm mắt đen và tinh trùng như một mũi tên, nếu mũi tên rơi trúng điểm đen thì bạn có thể có thai.
Hầu hết phụ nữ đều rụng trứng mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chỉ một vài ngày trong mỗi chu kỳ khi quan hệ tình dục sẽ dẫn đến có thai. Biết khi nào trứng rụng nghĩa là bạn và bạn tình có thể xác định được điểm mắt đen và nhằm đến đó. Cơ hội thành công là rất cao. Có rất nhiều cách để bạn tính chu kỳ trứng rụng của mình như dựa vào hiện tượng màng nhầy tử cung, đo thân nhiệt, kiểm tra nước tiểu hay đi khám siêu âm tại bệnh viện...
Chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ khó cho việc xác định ngày rụng trứng. Nếu không tự mình xác định ngày rụng trứng bạn có thể gặp bác sỹ để được tư vấn.
2. “Yêu” đúng thời điểm
Khi biết thời điểm trứng rụng, hãy sắp xếp thời gian để có cuộc yêu hoàn hảo: tốt nhất là nên yêu từ 3 ngày trước khi tới ngày rụng trứng. Vì tinh trùng có thể sống từ 2 đến 3 ngày sau khi vào tử cung nên quan hệ trong vòng những ngày đó xác suất “dính” là rất cao.
Nếu không chắc chắn thời điểm thích hợp nhất của mình thì cách đơn giản nhất là quan hệ đều đặn. Điều đó có nghĩa là tinh trùng mạnh khỏe sẽ luôn đợi trong ống dẫn trứng mỗi ngày, sẵn sàng “hoạt động” khi trứng rụng. Tuy nhiên nên căn cứ vào tình hình sức khỏe để yêu thường xuyên mà không gây mệt mỏi cho cơ thể.
Một mẹo nhỏ: Nếu bạn và đối tác đang canh ngày rụng trứng để quan hệ, hãy chắc chắn cả hai cùng không quá “nhịn” . Tinh trùng nên được xuất ít nhất 1 lần trong khoảng 3 ngày trước khi tới ngày trứng rụng. Nếu nam giới không xuất tinh trước đó, tinh trùng trong tinh dịch có thể chết trước khi tới ngày trứng của đối tác nữ rụng. Tinh trùng chết sẽ không thể giúp nữ giới mang thai.
3. Nắm giữ tinh trùng
Trước đây không ai thực sự biết liệu nằm thẳng sau khi quan hệ (để ngăn tinh trùng rò ra) có thể tăng cơ hội cho tinh trùng tiếp cận và thụ tinh cho trứng. Nhưng hiện nay khoa học đã chứng minh rằng sau khi quan hệ nằm ngang và kê phần hông lên trên chiếc gối sẽ có cơ hộ thụ thai thành công hơn 50% so với những phụ nữ không giữ tư thế đó sau khi quan hệ.
Trong khi nhiều người không chắc chắn liệu điều này có đúng trong quá trình giao hợp hay không thì cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng nên giữ nguyên tư thế yêu sau khi đã phóng tinh trùng vào khoảng 5 đến 10 phút.
4. Tận hưởng cảm giác mang thai
Nếu quá mong muốn có thai sẽ khiến bản thân luôn lo lắng và nghĩ về chuyện đó. Trong khi thực tế là tư tưởng thoái mái sẽ thụ thai thành công hơn khi bị stress. Vùng não điều khiển – tuyến trong não bộ điều chỉnh kích thích hóc môn làm rụng trứng – không có chức năng khi bạn căng thẳng, điều này có nghĩa là bạn có thể rụng trứng muộn hơn bình thường và không theo đúng chu kỳ.
Vì vậy, hãy làm bất cứ điều gì để bạn có thể tận hưởng cảm giác mang thai. Vui vẻ với đời sống tình dục thực sự sẽ giúp có hội thụ thai thành công.
5. Thiết lập giai đoạn cho siêu tinh trùng
Tinh trùng phóng tốt nhất vào trứng khi chúng khỏe mạnh và nhiều. Muốn tinh trùng có chất lượng tốt, nam giới nên:
- Hạn chế uống rượu: các nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu hàng ngày có thể giảm mức testosterone (kích thích tố sinh dục nam) và số lượng tinh trùng, tăng số lượng tinh trùng bất thường.
- Không hút thuốc lá và thuốc kích thích (những thứ này sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng)
- Ăn đủ chất dinh dưỡng quan trọng nhất định như kẽm, acid folic, canxi, và vitamin C và D giúp tinh trùng khỏe mạnh và nhiều.
- Tránh tắm bồn nóng, xông hơi và phòng tắm nóng vì nhiệt độ nóng có thể làm tinh trùng chết (nhiệt độ tắm thích hợp với tinh hoàn nhất là 34 – 36 độ).
Nếu nam giới càng sớm thực hiện được các điều này càng tốt: Tinh trùng cần một thời gian để phát triển do đó nếu ý định muốn nhanh có con hãy thực hiện càng sớm càng tốt.
6. Nhận biết cơ thể sẵn sàng mang thai
Bạn sẽ có một thai kỳ thành công nếu cơ thể bạn sẵn sàng cho việc đó. Tìm hiểu khi nào thai nhi hình thành và nhận biết các thay đổi trong thai kỳ để đi thăm khám bác sĩ là cần thiết đối với thai phụ. Hãy lên lịch hẹn và khám rõ ràng để không mất thời gian chờ đợi.
Đồng thời hãy cắt bỏ rượu, thuốc kích thích, và hút thuốc nếu có thể, vì những điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (chưa kể là có hại cho thai nhi.) Cũng nên nghĩ đến việc giảm lượng cà phê để cơ hội thụ thai thành công cao hơn.
Khi nào cần đi khám?
Nếu bạn dự định có thai tự nhiên, điều này có thể xảy ra trong vòng 3 tháng đầu sau khi cưới. 6/10 cặp vợ chồng thường có con sau khoảng thời gian này.
Sau đó, bạn nên đến khám tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Khả năng sinh sản giảm khi bạn già đi vì thế nếu bạn trên 40 tuổi thì nên đi khám bác sỹ ngay. Nếu bạn ở độ tuổi 35 – 40, hãy đến gặp chuyên gia sinh sản sau 6 tháng mà chưa có thai. Với độ tuổi dưới 35 thì việc thăm khám không cần gấp gáp, nếu sau 12 tháng mà vẫn chưa “đậu” thì bạn mới cần đến gặp bác sỹ.
Tuy nhiên nếu bạn có lý do để nghi ngờ một vấn đề khả năng sinh sản của bản thân hoặc với đối tác, hãy đi khám ngay.
Chú ý: Ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai bạn nên bổ sung axit folic để hạn chế tối đa nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.Trong các phương pháp thụ thai theo ý muốn có một cách rất đơn giản đó là chọn đúng thời điểm giao hợp. Tại sao lại như vậy? Và giao hợp khi nào thì có thể sinh con trai và khi nào thì có thể sinh con gái?


Có hai loại tinh trùng : tinh trùng X tạo thành bé gái, tinh trùng Y tạo thành bé trai. Tinh trùng X chịu axit hơn tinh trùng Y, trong môi trường tính kiềm thì tình Y có thể hoạt động mạnh.
Lợi dụng tính chất khác nhau của tinh trùng và độ axit trong âm đạo nếu muốn sinh con gái thì chỉ cần cho tinh trùng X đến chỗ trứng sớm, muốn sinh con trai thì thì cho tinh trùng Y đến chỗ trứng sớm để tạo nên một hoàn cảnh thụ tinh thuận lợi là được.
Nhưng cần phải chú ý là cơ quản sinh sản của nữ đặc biệt là độ PH trong âm đạo.
Giá trị PH trong âm đạo cao nhất là vào ngày rụng trứng. Lúc này cổ tử cung sẽ tiết ra chất nhầy có tính kiềm mạnh.
Xét tuổi thọ của tinh trùng X và Y, có thể chọn lưạ ngày giao hợp để sinh con trai hay con gái như sau:
- Tiến hành giao hợp vào ngày rụng trứng hoặc sau khi vừa rụng trứng thì dễ sinh con trai.
- Tiến hành giao hợp trước lúc rụng trứng 2-3 ngày thì dễ sinh con gái
2-3 ngày trước khi rụng trứng, cổ tử cung không tiết ra chất nhầy có tính kiềm, vì thế có thể giữ được độ acid trong âm đạo. Trong môi trường có tính axit thì tinh trùng X sống lâu hơn tinh trùng Y, vì thế số tinh trùng X đến được ống dẫn trứng sẽ nhiều hơn.
Ngoài ra trong sự khác nhau về tính chất của hai loại tinh trùng cũng bao gồm sự khác nhau về tuổi thọ của chúng. Tinh trùng X hoạt động chậm hơn tinh trùng Y, thời gian đi đến miệng cổ tử cung cũng khá lâu, nhưng tuổi thọ của nó cũng dài, khoảng 2-3 ngày.
Còn tinh trùng Y mặc dù nhanh nhạy hơn tinh trùng X nhưng tuổi thọ của nó ngắn, chỉ khoảng 1 ngày. Vì thế, nếu muốn sinh con trai thì phải giao hợp vào ngày rụng trứng. Trứng sau khi rụng ra có tuổi thọ khoảng 1 - 3 ngày. Muốn sinh con gái thì có thể giao hợp vào 2 ngày trước khi rụng trứng. Khi trứng rụng thì tinh trùng Y đã chết, vì thế mà tinh trùng X dễ thụ tinh cho trứng.
Như vậy theo lý thuyết này nếu muốn thụ thai theo ý muốn thì vợ chồng bạn cần chọn cho mình một thời điểm "giao ban " thật thích hợp. Tuy nhiên, cũng như các phương pháp khác phương pháp thụ thai này không phải là phương pháp đạt hiệu quả tuyệt đối trong việc thụ thai theo ý muốn. Vì vậy bạn đừng nên quá kỳ vọng vào hiệu quả của nó mà ảnh hưởng đến sự chào đời của bé.

Nam giới cần chuẩn bị những gì trước khi thụ thai?

Chất lượng tinh trùng của người cha có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Vì thế, trước khi quyết định có thai, nam giới cũng cần có những chuẩn bị cơ bản. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý để phái mạnh có thể tham khảo.
Kiểm tra sức khoẻ
Trước khi quyết định có thai, nam giới cần đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra sức khỏe của mình. Qua đó, bạn có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý nếu mắc phải như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục...Nếu đang dùng thuốc để điều trị một bệnh nào đó, bạn cần xin lời khuyên của bác sĩ xem loại thuốc bạn đang dùng có ảnh hưởng đến việc thụ thai và sức khoẻ thai nhi sau này không? Vì có một số loại thuốc có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng như: thuốc điều trị cao huyết áp, thấp khớp, động kinh…

Kiểm tra tính di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền như: máu khó đông; thiếu máu; hồng cầu hình lưỡi liềm; bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down); chậm phát triển trí tuệ; mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… thì bạn cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Chế độ ăn uống
- Cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Cụ thể, nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như: ngũ cốc, rau có lá màu xanh đậm (rau cải, xúp lơ xanh, rau muống), gan động vật, lòng đỏ trứng, quả bơ, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu… và thực phẩm giàu kẽm như: hàu, thịt hải sản, trứng…
- Tránh ăn các đồ ăn nhanh trong một vài tháng trước khi thụ thai.
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như: bưởi, cam, chanh, nho… vì vitamin C giúp tinh trùng vận động hiệu quả.

Có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý

Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, các ngành công nghiệp nặng… Những hoá chất này có thể gây hại cho các tế bào sinh sản.
Nếu do đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại thì bạn cần đảm bảo an toàn lao động và trước khi quyết định có thai, cần hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên hữu ích nhất, hạn chế được những rủi ro có thể đối với thai nhi.
Bạn cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng, gây ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Chuẩn bị về mặt tinh thần
Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái sẽ giúp quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi. Hơn thế, đứa trẻ được sinh ra trên cơ sở một tình yêu nồng thắm giữa bố và mẹ sẽ có điều kiện để phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.

Giữ gìn sức khoẻ sinh sản
Để đảm bảo sức khoẻ sinh sản được sung mãn trước khi thụ thai, bạn cần tránh những điều sau:
- Không mặc quần lót, quần bò quá chật hay bó sát…
- Hạn chế đạp xe, ngồi ô tô đường dài.
- Tránh ngâm mình lâu trong bồn nước nóng hoặc tắm hơi, hoặc dùng bể tắm có xoáy nước.
- Vệ sinh tốt trước và sau khi quan hệ để tránh nhiễm khuẩn.
- Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích, vì những thành phần độc tố trong rượu, thuốc lá và các chất kích thích rất có hại cho tinh trùng, khiến tinh trùng bị dị dạng, gây ra những bất thường ở bào thai. Ngoài ra, rượu còn ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng, có thể làm giảm nồng độ testosterone và chức năng cương cứng. Thuốc lá làm tinh trùng có hình thể không bình thường và di chuyển chậm.

Thời gian chuẩn bị
Những công việc cần chuẩn bị cần được tiến hành trong thời gian là 5 tháng, vì tinh trùng phải cần hơn 2 tháng để trưởng thành.

Xuất tinh sớm

Xuất tinh sớm là một trong những chứng thường gặp ở các quý ông và gây rất nhiều phiền toái trong đó một điều đáng lo ngại là nó cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh và hiếm muộn. Tuy nhiên đây là một chứng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có sự hiểu biết và điều trị đúng đắn.
Xuất tinh sớm là gì?
Mới đây các nhà khoa học đưa ra khái niệm tổng quan nhất về xuất tinh sớm là khi thời gian lên đỉnh của nam giới xảy ra trước thời gian lên đỉnh của người phụ nữ, đây là một định nghĩa khá cầu toàn và khó áp dụng trong thực hành. Nhưng áp dụng trong lĩnh vực thực hành điều trị, tiêu chí được đưa ra là khoảng thời gian giao hợp tính từ lúc đưa dương vật vào âm đạo cho đến khi xuất tinh, khoảng thời gian này là mốc để đánh giá xuất tinh sớm. Thời gian này trước 5 phút được coi là sớm và cần tiến hành điều trị. Mặc dù tiêu chí này chưa thật thỏa mãn cho cả các bác sĩ điều trị hay với người bệnh nhưng nó cũng khá đơn giản và dễ áp dụng.
Hầu hết đàn ông đều bị ra sớm trong một số trường hợp, đặc biệt khi bị căng thẳng hoặc quá phấn khích. Tuy nhiên, nếu bạn không thể kiểm soát hơn 50% số lần, thì nó thực sự là một vấn đề.
Một số đàn ông chỉ bị xuất tinh sớm khi đang giao hợp. Một số khác lại cảm thấy ra quá nhanh khi gặp bất cứ sự kích thích nào từ bạn đời. Còn số ít trường hợp cảm thấy không thể kiểm soát nổi và sẵn sàng xuất tinh ngay khi thấy có bất kỳ một kích thích nào đó.
Nguyên nhân
- Do bệnh lý: Các yếu tố thực thể gây xuất tinh sớm bao gồm: tăng nhạy cảm vùng dương vật, viêm tuyến tiền liệt mạn tính, trĩ tắc mạch gây đau, trĩ nội viêm mạn tính, nhiễm trùng tổ chức liên kết quanh tuyến tiền liệt, rò hậu môn, tổn thương tủy sống, thiểu năng sinh dục, suy tuyến yên, rối loạn cương dương, tổn thương thần kinh do rượu…
- Do yếu tố tâm lý: do căng thẳng cao độ, do quá lo lắng, buồn phiền, mâu thuẫn… Nó có thể bắt nguồn từ việc luôn ở trong tình thế vội vàng, hoặc gắn liền với cảm giác tội lỗi hay lo lắng. Đôi khi đàn ông cũng nhanh chóng về đích là bởi sức ép từ bạn đời luôn muốn làm cho xong. Cho dù lý do ban đầu là thế nào, thì cơ thể cũng sẽ quen dần với việc phản ứng nhanh và xuất tinh sớm sẽ trở thành một cố tật.
- Do hoàn cảnh và kỹ thuật quan hệ: đôi khi vấn đề xuất tinh sớm thường xảy ra ở những cặp vợ chồng xa nhau lâu ngày, ít có điều kiện quan hệ, hoặc do người vợ quá kích thích chồng khiến chồng không kiềm chế được.
Ảnh hưởng của xuất tinh sớm
Xuất tinh sớm là nguyên nhân làm mất hưng phấn tình dục và khoái cảm tình dục ở phụ nữ, nếu người chồng bị xuất tinh sớm trong thời gian dài rất dễ làm cho người vợ trở lên lãnh cảm hoặc người vợ ham muốn nhưng không được đáp ứng vì vậy trong một số trường hợp xuất tinh sớm cũng là nguyên nhân làm rạn nứt mối quan hệ vợ chồng.
Xuất tinh sớm còn là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến hiếm muộn ở nam giới vì có một vài trường hợp chưa đưa được dương vật vào trong cơ quan sinh dục của vợ thì đã xuất tinh làm cho tinh trùng không thể vào trong để thụ tinh hoặc có một số trường hợp xuất tinh sớm khiến tinh trùng không bắn vào sâu được hoặc cơ quan sinh dục của người vợ còn khép kín cũng gây khó khăn cho việc thụ tinh.
Những biện pháp khắc phục
• Giải quyết vấn đề tâm lý: Đây là điều quan trọng nhất bạn cần làm vì xuất tinh sớm chịu ảnh hưởng nhiều nhất của những vấn đề tâm lý, bạn không nên quá lo lắng về điều này, hãy nghĩ rằng có rất nhiều người đàn ông mắc chứng bệnh như mình, hãy tìm nguyên nhân của vấn đề và kiên trì loại bỏ nó, nhất định bạn sẽ có đời sống tình dục viên mãn. Nếu có điều gì đó trong công việc hay trong tình cảm tác động đến bạn trong lúc này thì bạn hãy giải quyết điều đó ngay, có thể vợ chồng bạn cần sự nghỉ ngơi, thư giãn, đi dạo, đi du lịch hoặc đơn giản như đi tắm, hít thở sâu, hoặc ngồi tĩnh tâm…
• Luyện tập khung xương chậu: Nhiều đàn ông cho biết họ có thể trì hoãn việc xuất tinh bằng cách siết chặt hoặc đẩy mạnh cơ xương chậu. Tập các bài tập về cơ đáy chậu khoảng 20 nhịp/lần. Thực hiện 1-2 lần trong ngày. Bạn có thể tưởng tượng bài tập như khi bạn buồn đi tiêu, nhưng không có toilet ở gần đó. Trong tình huống như vậy, bạn cần phải co cơ hậu môn. Lặp lại động tác co lại và thả lỏng cơ trong 2 phút mỗi ngày.
• Dừng lại rồi tiếp tục: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong liệu pháp tâm lý. Luyện tập kích thích bản thân lên đến điểm trước khi xuất tinh rồi dừng lại. Làm lại tự đầu khi xúc cảm đã giảm xuống. Lặp lại 3 lần. Bạn sẽ thấy khoảng thời gian trước mỗi lần dừng lại sẽ kéo dài ra.
• Thay đổi kiểu kích thích: Nếu bạn thấy đã giành được nhiều sự kiểm soát bằng phương pháp trên, thử thay đổi kiểu tác động của mình để giảm bớt kích thích, thay vì dừng lại tất cả. Bạn có thể dụng bao cao su để giảm bớt sự kích thích tới cậu nhỏ của bạn.
• Thay đổi vị trí: Trong quá trình giao hợp, thử biện pháp dừng lại rồi tiếp tục khi cảm xúc quá mạnh. Khi bạn tự tin hơn, đổi vị trí thay vì dừng hẳn lại.
• Tăng cường tần suất "giao ban" để giúp chấm dứt tình trạng xuất tinh sớm. Ngược lại, nếu bạn lười "yêu", ham muốn tăng đồng nghĩa với xuất tinh sớm dễ xảy ra.
• Áp dụng những tư thế khác nhau thay thay đổi vị trí giữa hai người. Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể nào để xác minh điều đó. Thay đổi lối sống bao gồm cả những bài tập thể dục hữu ích cũng có thể mang lại tác dụng cho việc điều trị.
Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng, địa điểm, thời gian cũng phần nào ảnh hưởng đến việc xuất tinh sớm vì vậy khi bạn mắc chứng này thì bạn cần tham khảo các món ăn chữa trị xuất tinh sơm, tráng dương bổ thận như các món ăn làm từ thịt dê, ngọc dương, tâm sen, tim lợn… Địa điểm vợ chồng quan hệ cần kín đáo, không ồn ào dễ làm mất tập trung, xuất tinh sớm. Thời gian để vợ chồng quan hệ cũng cần thoải mái, không bị thúc ép như vào thời gian chuẩn bị đi ăn, chuẩn bị đi làm…
• Tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sỹ điều trị, các chuyên gia tâm lý... Những người có chuyên môn sẽ giới thiệu cho bạn một phương pháp hiệu quả cho dù tình trạng xuất tinh sớm đã kéo dài khá lâu.
Xuất tinh sớm là một chứng bệnh thường gặp ở nam giới, xuất tinh sớm không chỉ làm vợ chồng bạn vơi bớt đi những xúc cảm trong khi yêu mà còn là nguy cơ dẫn đến vô sinh, hiếm muốn. Vì vậy, khi ông xã nhà mình mắc phải chứng này, bạn đừng quá lo lắng hãy kiên trì, khéo léo giúp ông xã vượt qua những khó khăn này.
Liệu pháp tâm lý học
Cần tìm ra nguyên nhân làm cho người chồng hồi hộp quá, lo lắng quá, thiếu tự tin và xuất tinh sớm. Việc thiếu sự động viên của vợ, thậm chí một sự lỡ lời “anh làm gì mà nhanh quá vậy?” tất cả sự chuẩn bị tâm lý từ trước. Người vợ phải được tư vấn để có đủ kiên trì và hiền dịu, sẵn sàng chiều và động viên chồng trong mọi tình huống.
Đôi khi xuất tinh sớm xảy ra do trong cuộc sống vợ chồng có sự bất hòa trong mối quan hệ vợ chồng, vì vậy tốt nhất bạn đừng mang theo những bực tức vào căn phòng hạnh phúc của gia đình bạn, bạn nhé! Hãy thảo luận với chồng để giải quyết những bất hòa trong cuộc sống.
Kỹ thuật kích thích bằng tay
Kỹ thuật này huấn luyện người đàn ông bị xuất tinh sớm kiểm tra, giám sát cảm xúc điểm khoái cực của mình qua cách tập luyện sau:
Người phụ nữ kích thích, vuốt ve bằng tay mặt lưng dương vật cho đến khi người chồng sắp đạt đến đỉnh cao thì dừng lại. Nghỉ và chờ cho qua giai đoạn này. Người chồng sẽ tự chỉ định khi nào lại tiếp tục được. Nghe lệnh chồng, người vợ lại kích thích, rồi lại ngừng. Nhiều lần thực hành như vậy mà không cho xuất tinh.
Trong khi thực hành như thế, người chồng không được quan tâm đến vợ dù người vợ có tỏ ra buồn bực hay mệt mỏi. Anh ta chỉ được tập trung vào cảm xúc của mình ở dương vật mà thôi. Anh ta cũng không được phép tưởng tượng ra các chuyện lãng mạn với nàng tiên nữ nào đó ở một thế giới khác. Kết quả của sự huấn luyện như vậy, anh ta sẽ học được cách kiềm chế và chỉ huy xuất tinh ở ngoài âm đạo. Khi đã kiềm chế được rồi, chỉ huy được sự xuất tinh ngoài âm đạo theo ý muốn rồi thì anh ta được phép giao hợp trong âm đạo với sự chỉ huy của người vợ, nghĩa là người vợ ở trên và anh chàng ở dưới để bớt đi sự cuồng nhiệt say mê của anh ta. Sau khi cho vào, người vợ chỉ làm những động tác lên xuống nhẹ nhàng và phải ngừng lại khi chồng bảo ngừng và phải bất động ngay cho đến khi anh ta cho thực hiện tiếp tục.
Dần dần, qua nhiều lần thực tập như vậy, người chồng mới được phép “ở trên” với vai trò chủ động tích cực của mình, với sự ngừng nghỉ chủ động. Thời gian luyện tập tùy theo từng người. Có người phải mất tới một năm hoặc hơn nữa. Thiếu kiên trì trong huấn luyện có thể làm tái phát ngay xuất tinh sớm.
Kỹ thuật dừng lại và tiếp tục
Vẫn phải có sự cộng tác phối hợp của cả hai vợ chồng; cũng dựa trên sự huấn luyện nhận biết cảm xúc sắp xuất tinh của mình và ngừng lại đúng thời điểm cần thiết. Người đàn ông vẫn có thể nằm trên. Khi đến thời điểm “sắp” thì cả hai đều phải nằm im, đến khi kết thúc thời điểm gay cấn nhất thì lại tiếp tục.
Người đàn ông có thể “dừng lại” và rút ra ngoài nghỉ. Tích cực hơn nữa là có sự tham gia thêm của người vợ, dùng những ngón tay bóp mạnh vào quy đầu gây đau, ức chế mạnh thậm chí làm dương vật bị xìu đi. Khi hết giai đoạn “gay cấn”, cuộc sinh hoạt lại có thể tiếp tục, và lại “dừng lại” khi đến “hạn độ” và lại khởi đầu lại khi “đến hạn” cho phép. Nhiều khi người phụ nữ phải bóp mạnh “không thương tiếc” và chính vì có hành động cương quyết đó, sự thành công của ông chồng trong việc kiểm soát xuất tinh của mình sẽ đến nhanh chóng hơn.
Thay đổi phương pháp làm “chuyện ấy”
Nếu trước khi làm chuyện ấy mà bạn kích thích chồng mình quá nhiều có thể làm cho chồng bạn không thể chịu đựng được chỉ chờ đến khi được nằm trong thâm cung của vợ là sẵn sàng xuất ra ngay, trong khi đó bạn được kích thích ít nên mọi thứ vẫn dường như mới bắt đầu mà chồng đã kết thúc. Bạn hãy thảo luận với chồng để chồng bạn kích thích, âu yếm cơ thể vợ, thể hiện tình yêu và kích thích lửa yêu của vợ.
Tư thế quan hệ cũng ảnh hưởng đến việc xuất tinh sớm. Vì vậy nếu bạn và chồng thường xuyên có một tư thể quan hệ nào đó mà nó dẫn đến việc xuất tinh sớm thì hai vợ chồng có thể làm mới chuyện yêu, bạn hãy nói với chồng cùng thử những tư thế mới biết đâu nó sẽ hợp với vợ chồng bạn mà xóa tan được chứng “chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền” của ông xã.
Kỹ thuật từ trái tim đến dạ dày
Chuyện ấy của đàn ông cũng có mối liên kết đặc biệt với dạ dày, bạn hãy tìm hiểu một số món ăn ngon để thay đổi thực đơn trong gia đình mà lại có tác dụng làm tăng nồng độ yêu của chồng bạn như những món ăn làm từ thịt dê, đỗ trọng nấu nghiêu, thịt chó, thịt bò, hải sản… có nhiều món ăn được đăng tải trong mục chuẩn bị mang thai trên trang mangthai.vn bạn có thể tham khảo để nấu cho ông xã của mình.
Điều trị bằng thuốc
Nhiều thuốc điều trị thần kinh - tâm thần có tác dụng phụ rõ rệt trong việc làm thay đổi khả năng cương cứng, giảm và ức chế sự đạt được khoái cực của đàn ông được ứng dụng trong việc điều trị xuất tinh sớm. Nhiều thuốc an thần được sử dụng như valium, chlopromazin, các thuốc chống trầm uất ba vòng như clomiprasin, sertraline, imiprasine. Các thuốc này cần có sự chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa sau khi đã khám kỹ lưỡng tình trạng thực tế của bệnh nhân xuất tinh sớm vì chúng đều có những tác dụng ngoài ý muốn, nhất là khi dùng liều không thích hợp.Tinh trùng có chất lượng sẽ giúp phái mạnh có đời sống tình dục hoàn hảo và khả năng sinh sản tốt nhất. Vậy, nam giới cần phải làm gì để có được những tinh binh khỏe mạnh?
Tiêu chuẩn tinh trùng chất lượng

Tinh dịch bao gồm 2 thành phần chủ yếu là chất dịch và tinh trùng. Tinh dịch cũng có thể nhất thời thay đổi theo tình trạng sức khỏe nên những đánh giá bằng mắt thường không chính xác lắm. Chỉ có thể quan sát được bằng mắt về màu sắc, lượng của tinh dịch khi được xuất ra ngoài. Tinh trùng có chất lượng tốt là khi đủ số lượng, có hình thể bình thường và có khả năng di chuyển nhanh. Nhìn bằng mắt thường không thể biết được số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng. Vì vậy, để thăm dò số lượng và chất lượng tình trùng cần phải làm xét nghiệm tinh dịch đồ mới biết kết quả chính xác.

Số lượng: Mỗi ngày, một người đàn ông khoẻ mạnh có thể sản sinh khoảng 70 đến 150 triệu tinh trùng. Lượng tinh trùng được coi là bình thường khi có từ 20 triệu tinh trùng/ml tinh dịch. Dung lượng tinh dịch đảm bảo phải có trên 2ml. Số tinh trùng có thể chuyển động là hơn 50%, trong đó phải có hơn 15% tinh trùng dạng bình thường.

Hình dạng
: Nếu quan sát trên kính hiển vi, tinh trùng bình thường có đầu hình bầu dục, thân được cấu tạo ở giữa là 1 dây trụ, hai bên là hai dây xoắn ốc, đuôi dài hình roi. Tinh trùng bất thường sẽ có nhược điểm ở đầu hoặc đuôi, như đầu quá lớn hay méo, đuôi bị xoắn, thậm chí có 2 đuôi, không có đuôi… Những dị thường này đều có thể làm suy yếu khả năng hoạt động, di chuyển của tinh trùng. Nguyên nhân tinh trùng dị dạng có thể do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm, cơ thể yếu… Vì thế, hình dáng tinh trùng có sự thay đổi nhất thời hoặc vĩnh cửu. Chỉ có thể làm tinh dịch đồ từ 4-6 tuần mới có thể có kết luận chính xác về hình dạng tinh trùng.

Trạng thái
: Thường là nhớt, quánh, tuy nhiên độ đậm đặc của tinh dịch thay đổi giữa các ngày và rất có thể sẽ đặc hoặc ở trạng thái đóng cục, lổn nhổn nếu tình trạng sức khỏe của bạn không tốt. Điều này không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới khả năng sinh sản.

Màu sắc
: Tinh trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên chỉ có thể nhận biết màu sắc của tinh dịch. Tinh dịch khi mới phóng ra thường có màu trắng đục và sẽ lỏng dần khi được xuất ra ngoài.
Trường hợp tinh trùng có màu sắc bất thường là do viêm nhiễm. Nếu tinh trùng có màu hơi hồng, có thể do bạn bị viêm và tổn thương bên trong niệu đạo hay còn gọi là đường tiết niệu, ống dẫn tinh.
Nếu tinh dịch có màu vàng thì có thể do lẫn nước tiểu hoặc do nhiễm trùng.
Khi phát hiện tinh dịch có màu sắc bất thường, bạn nên tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ để biết kết quả chính xác nhất về thể trạng sức khỏe của bộ phận sinh dục của mình.

Khả năng di chuyển của tinh trùng:
Tinh trùng có thể di chuyển được từ 1 – 3 mm/phút.

Khả năng sống sót của tinh trùng
: Trong ống sinh tinh và ống dẫn tinh, tinh trùng có thể sống được vài tuần, nhưng khi đã được phóng vào âm đạo thì tinh trùng thường chỉ sống và đủ khả năng thụ thai trong khoảng 24 - 48 giờ. Nếu phải chờ đợi lâu mới gặp được noãn để thụ tinh thì chất lượng tinh trùng cũng sẽ kém đi.

Để có được tinh trùng đạt chất lượng

Bổ sung vitamin và vi chất
: Uống multivitamin hàng ngày có thể cung cấp đủ selenium, kẽm, acid folic để sản xuất ra đủ số lượng và chất lượng tinh trùng. Tinh trùng rất nhạy cảm với các chất ôxy hóa, những phân tử ôxy không ổn định có thể làm tổn thương màng tế bào. Trong multivitamin chứa các vitamin chống ôxy hóa như vitamin C và E, có tác dụng bảo vệ tinh trùng không bị tổn thương.

- Giảm stress: Cuộc sống có quá nhiều yếu tố gây căng thẳng (stress) và nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ gây ảnh hưởng đến một số hormon để tạo ra tinh trùng. Nếu bạn có khó khăn về khả năng sinh con trong một thời gian dài cũng là một tác nhân gây stress và trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến một số hormon, chức năng tình dục.
- Vận động thân thể thường xuyên: Điều này tốt cho sức khỏe toàn thân và sức khỏe sinh sản. Ngay cả loại vận động lâu như chạy maratông cũng không ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, chỉ cần bạn không tập quá sức.
- Kiểm soát cân nặng: Lượng mỡ của cơ thể quá nhiều hay quá ít có thể làm cho sự sản xuất ra các hormon sinh sản bị rối loạn, dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ các tinh trùng bất thường. Để có thể sản xuất ra tinh trùng có chất lượng cao, bạn nên giữ chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trong khoảng 20 – 25.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng như ăn nhiều chất giàu năng lượng gồm: trứng, sữa, pa tê, thị bò, giá sống, hải sản..., bạn nên uống bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B như B1, B6, B12, vitamin E; các yếu tố vi lượng như kẽm; thể dục thể thao nhẹ nhàng; không uống bia, rượu; bỏ thuốc lá; tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại đã nêu... Sau 7 tuần, bạn làm xét nghiệm lại và làm đúng các yêu cầu lấy mẫu ở trên để xác định kết quả chính xác.

Những điều thai phụ cần lưu ý:

Về việc mùa nào nên mang bầu thì có rất nhiều cách nói khác nhau, có người nói mùa xuân là tốt nhất nhưng có người lại nói mùa thu mới là tốt. Các nhà chuyên môn lại cho rằng, tầm từ tháng 5 đến tháng 10 mang thai là hơp lý.
Nếu bạn mang thai vào tháng 7 hoặc tháng 8 thì đến khoảng tháng 4 tháng 5 sẽ lâm bồn, tháng 6 em bé đầy tháng, lúc đó bạn có thể mang bé ra ngoài sưởi nắng mà không phải lo lắng gì. Hơn nữa, do hoa quả vào mùa hè và mùa thu rất phong phú, bà bầu ốm nghén có thể thoải mái lựa chọn vừa phù hợp với mình mà lại rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, cho dù là bạn có mang bầu vào mùa hè nóng nực đi nữa chỉ cần tránh một vài yếu tố không tốt ảnh hưởng đến thai nhi thì bạn hoàn toàn có thể sinh ra một em bé khỏe mạnh. Vậy, bà bầu cần chú ý những điều gì?

1.Thời tiết oi bức càng phải chú ý đến điều chỉnh tâm lý
Thời tiết mùa hè nóng nực dễ khiến bà bầu cảm thấy bực mình khó chịu, chế độ nghỉ ngơi không tốt, lại không có cảm giác thèm ăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trước khi mang thai, phụ nữ cần chuẩn bị một tâm lý thật tốt, khi mang thai cũng hết sức chú ý đến chế độ ăn uống nghỉ ngơi của mình, nên ăn nhiều hoa quả và cá vì nó rất tốt cho phát triển trí não của trẻ nhỏ và làm ổn định tâm lý cho phụ nữ.

2. Chú ý đến vệ sinh thực phẩm.
Mùa hè, thực phẩm phong phú, bổ dưỡng tuy nhiên do thời tiết nóng nực mồ hôi đổ ra nhiều hơn khiến mọi người ai cũng muốn ăn đồ lạnh, ngay cả đến thức ăn để trong tủ lạnh cũng không muốn nấu lại vì sợ nóng. Nếu với những người bụng dạ tốt thì không sao nhưng với bà bầu thì đây quả là một điều tai hại với chính sức khỏe của mình và em bé. Những thực phẩm ngay cả sau khi được rửa thì vẫn không thể loại bỏ hết được vi khuẩn ẩn nấp trong đó, chúng tấn công đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, nhẹ thì tiêu chảy, nôn ói, nặng thì có thể sốt cao, mất nước, rối loạn tiêu hóa, muốn chữa thì phải dùng thuốc kháng sinh và một số thứ thuốc khác, tất cả những điều trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nguy hiểm hơn, nếu dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ thì rất dễ dẫn đến tình trạng đẻ non, bé có vấn đề về trí não, thậm chí là bị dị dạng. Vì vậy, mùa hè, bà bầu nên hết sức chú ý đến về sinh an toàn thực phẩm, đặt biệt là hoa quả, đừng mua hoa quả không có nguồn gốc rõ ràng, mua về rồi cần phải rửa sạch sẽ, diệt khuẩn rồi hãy dùng.
Những điều bà bầu nên chú ý, Bà bầu, bà bầu, nên chú ý, chuẩn bị mang thai, sinh nở
3. Chú ý đến giờ giấc sinh hoạt
Mùa hè, mọi người thường hay ngủ rất muộn, làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng nhanh nhạy của tinh trùng và trứng. Vì vậy, khi chuẩn bị mang thai cần điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt cho đều đặn, hạn chế việc thức đêm.

4.Trong chuyện chăn gối cũng cần chú ý
Nếu như muốn nhanh có con thì chuyện sinh hoạt cũng không cần phải quá gấp gáp, mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần là thích hợp, tốt nhất là nên tiến hành vào thời kỳ rụng trứng. Bình thường các bác sĩ sẽ khuyên nên quan hệ vào khoảng thời gian trước khi có kinh nguyệt 14 ngày thì tỷ lệ thụ tinh thành công rất cao. Vì bình thường trứng sau khi rụng chỉ có thể sống được từ 12 – 24 giờ, tinh trùng cũng chỉ sống được 1 -3 ngày trong cổ tử cung, do đó chuẩn xác nhất nên quan hệ trong khoảng thời gian 3 ngày trước và 1 ngày sau khi trứng rụng thì khả năng có thai đạt đến 90%.

5.Không nên thụ thai khi trời mưa gió, sấm chớp

Mùa hè mưa gió sấm chớp nhiều cũng rất dễ ảnh hưởng đến tâm trạng khi mang thai. Hơn nữa, sấm chớp sẽ sản sinh ra một lượng từ trường rất mạnh, làm cho các nhiễm sắc thể trong tinh trùng và trứng bị dị biến, do vậy tốt nhất trong những ngày mưa gió sấm chớp không nên thụ thai. Những lúc thấy hứng thu và ham muốn với bạn tình thì đừng bỏ qua điều đó. Các nhà nghiên cứu của Mỹ sau khi quan sát kết luận rằng: trong con người luôn tồn tại một “thời khắc hứng tình”, từ tầm 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, lúc này mức độ hoạt động của tinh trùng và trứng đạt đến đỉnh điểm và rất dễ dàng thụ thai.
Rất nhiều chị em phụ nữ đang mong mỏi có một bé trai và họ thậm chí đã phải mất rất nhiều tiền, thời gian để đến các phòng khám sinh sản xin tư vấn. Nếu bạn cũng đang rơi vào tính huống trên, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Những hướng dẫn về sự lựa chọn giới tính thai nhi này chỉ là những kinh nghiệm vui, chúng tôi chưa dám chắc kết quả sẽ chính xác 100% nhưng bạn vẫn có thể tham khảo nhé!
Tạo môi trường pH thấp
Chúng ta đều biết, nhiễm sắc thể nữ (X) chậm hơn nhưng lại khỏe hơn nhiễm sắc thể nam (Y). Tuy nhiên, nhiễm sắc thể nam lại có thời gian tồn tại ngắn hơn nhiễm sắc thể nữ. Để giúp nhiễm sắc thể nam sống lâu hơn và bạn có khả năng thụ thai một bé trai, bạn phải giữ cho môi trường pH trong cơ thể thấp bởi vì nhiễm sắc thể nam rất dễ chết trong môi trường pH cao. Vì vậy, nếu bạn muốn thụ thai con trai, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm có chứa nhiều chất kali và natri như các loại hạt, quả sung, nho khô và quả mơ. Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như pho mát và sữa chua.
Mách nhỏ bí quyết sinh con trai, Bà bầu, mang thai be trai, bi quyet mang thai be trai, mang thai, ba bau, kinh nghiem mang thai,
Làm 'chuyện ấy' trong thời gian rụng trứng dễ sinh con trai. (Ảnh minh họa)
Làm 'chuyện ấy' trong thời gian rụng trứng
Yếu tố thứ hai giúp bạn có thể mang thai một bé trai là làm ‘chuyện ấy’ trong thời gian rụng trứng. Thông thường, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày thì thời gian rụng trứng sẽ là ngày 14-16. Vợ chồng bạn nên làm ‘chuyện ấy’ trong những ngày này vì nhiễm sắc thể nam thường không sống lâu bằng nhiễm sắc thể nữ. Nếu có quan hệ sớm hơn so với ngày rụng trứng, rất có thể tinh trùng nam (Y) sẽ không còn tồn tại.
Vị trí 'yêu'
Khi làm ‘chuyện ấy’, bạn cũng nên chú ý đến vị trí quan hệ. Nếu muốn mang thai một ‘cậu ấm’, hai bạn nên có vị trí giao hợp sâu để tinh trùng gần với trứng nhất. Vì tinh trùng nam (Y) có thời gian tồn tại ngắn hơn nên việc thâm nhập sâu sẽ giúp chúng dễ dàng tìm đến trứng.
Chú ý sau 'yêu'
Sau khi ‘ông xã’ xuất tinh, bạn nhớ phải nằm lại trên giường và lấy một chiếc gối nhỏ kê phía dưới lưng dưới. Điều này để tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển đến trứng nhanh hơn. Thực hiện đúng những kỹ thuật trên, khả năng mang thai một bé trai của bạn sẽ có thể chiếm đến 70% đấy.
Sinh trai gái theo ý muốn, Sinh con theo ý muốn, Bà bầu,
Nếu dựa trên cách tính ngày theo vòng kinh, thì giai đoạn từ sau tuần thứ hai (tức ngày thứ 12 đến 19) là ngày có khả năng thụ thai cao.
Nói về lý thuyết:
1- Tính theo chu kỳ kinh nguyệt:
Một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lấy gọn là 28 ngày, nếu lấy ngày thứ nhất hành kinh làm ngày đầu tiên thì chu kỳ sẽ xảy ra như sau
Giai đoạn 1: Ngày 1 đến 5: Hành kinh
Giai đoạn 2: Ngày 5 đến 12: thời kỳ tái tạo niêm mạc tử cung (lớp màng nằm phủ lên bề mặt bên trong của tử cung hay dạ con của phụ nữ) chuẩn bị để đón trứng thụ tinh, và thời kỳ trứng trưởng thành đến “chín”
Giai đoạn 3: Ngày 12 giao động đến ngày thứ 19: trứng có thể rụng bất kỳ lúc nào trong những ngày này, nhưng thường xảy ra ở ngày thứ 14.
Giai đoạn 4: Từ ngày 19 đến 28: nếu trứng được thụ tinh thì niêm mạc của tử cung tiếp tục phát triển để cho trứng được thụ tinh đi vào làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, thì lớp niêm mạc này bị thoái hoá, hoại tử và tống xuất ra ngoài tức là tạo ra một chu kỳ hành kinh mới cho kỳ sau.
Chu kỳ này được lặp đi lặp lại như thế trong suốt quãng đời có khả năng sinh sản của phụ nữ (reproductive period).
Như vậy, nếu dựa trên cách tính ngày theo vòng kinh, thì giai đoạn từ sau tuần thứ hai (tức ngày thứ 12 đến 19) là ngày có khả năng thụ thai cao.
2 - Tính dựa trên thân nhiệt của người phụ nữ:
Mỗi một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được diễn ra đều đặn như vậy là nhờ các nội tiết tố của người phụ nữ điều khiển. Và vì thế mà thân nhiệt của người phụ nữ cũng biến đổi theo sự thay đổi này. Và thân nhiệt của người phụ nữ trong chu kỳ kinh sẽ biến đổi như sau:
a. Giai đoạn 1 cho đến trước ngày rụng trứng: Nhiệt độ bình thường, giao động trong khoảng 36.5 độ C cho đến 37 độ C.
b. Ngay ngày rụng trứng, nhiệt độ tụt xuống so với giai đoạn trước khoảng 0.3 đến 0.5 độ C
c. 24 giờ sau rụng trứng, nhiệt độ tăng lên cao hơn so với giai đoạn 1 khoảng 0.3 đến 0.5 độ C tức là khoảng 37 độ đến 37.2 hoặc 37.5 độ C.
Như vậy, nếu bạn thực hiện phối hợp cách ghi lại ngày kinh nguyệt cho mỗi tháng, cộng thêm đo thân nhiệt (của vợ bạn) đều đặn mỗi ngày, ghi xuống thành một biểu đồ, càng nhiều tháng càng tốt thì bạn sẽ nhận ra ngày nào là ngày khả năng cao nhất trứng của vợ bạn rụng. Cách cặp nhiệt độ: mỗi buổi sáng, vào một giờ nhất định trước khi xuống giường, cặp nhiệt và ghi lại.
Khả năng thụ thai:
Về lý thuyết thì đời sống của một trứng đã rụng chỉ kéo dài có 24 giờ.
Đời sống của một tinh trùng Nam kéo dài cũng chỉ 24 giờ,
Đời sống của một tinh trùng Nữ kéo dài tối đa 72 giờ (3 ngày)
Như vậy khả năng thụ thai chỉ có thể xảy ra trong khoảng 48 giờ trước khi rụng trứng và 24 giờ sau rụng trứng, như vậy cũng chỉ có khả năng trong vòng 3 ngày đó mà thôi.
Áp dụng:
Giao hợp quanh những ngày thân nhiệt chuẩn bị hạ xuống, và tăng cao trong chu kỳ kinh nguyệt là có khả năng thụ thai cao nhất.
Tuy nhiên, thực tế để một trứng có thể thụ tinh được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Phía người chồng, tinh trùng phải đủ số lượng và chất lượng, phía người vợ phải đủ điều kiện để cho tinh trùng đến được vòi trứng trong thời gian cần thiết và còn sống khoẻ mạnh. Hệ thống vòi trứng phải hoàn hảo. Tử cung phải đủ điều kiện cho trứng đã được thụ tinh làm tổ. Và điều kiện hiển nhiên là trứng phải rụng (vì có những chu kỳ hành kinh không rụng trứng).
1. Tôi tăng thêm cân ở...
A. phần đằng trước.
B. xung quanh khu vực hông.
2. Lông ở chân tôi phát triển…
A. nhanh hơn rất nhiều so với trước khi mang thai.
B. giống như trước khi mang thai.
3. Bụng thai của tôi…
A. cao.
B. thấp.
4. Tôi thường ngủ với gối quay theo hướng…
A. Bắc.
B. Nam.
Trắc nghiệm vui, bạn sinh con trai hay con gái?, Bà bầu,
Bụng hình quả dưa hấu có thể bạn sinh con trai
5. Chân của tôi…
A. lạnh hơn so với trước khi mang thai.
B. giống như khi mang thai.
6. Chồng tôi…
A. lên cân cùng với tôi.
B. không lên cân.
7. Tóc của mẹ tôi có màu…
A. xám.
B. không xám.
8. Tôi ốm nghén sớm hơn người khác.
A. Có
B. Không
9. Tôi đang trông rất…
A. tốt trong suốt thai kỳ.
B. không tốt.
Trắc nghiệm vui, bạn sinh con trai hay con gái?, Bà bầu,
Hay ăn đồ chua có thể là sinh con gái
10. Trong suốt thai kỳ, ngực của tôi phát triển…
A. đáng kinh ngạc.
B. không thay đổi là mấy.
11. Nước tiểu của tôi có màu…
A. vàng nê ông sáng.
B. màu vàng sậm.
12. Tôi thèm…
A. đồ ngọt
B. đồ mặn hoặc đồ chua.
13. Mũi của tôi…
A. rộng ra khi mang thai.
B. vẫn giữ nguyên như trước khi mang thai.
14. Tôi thường xuyên thèm ăn…
A. thịt và phó mát.
B. hoa quả.
15. Tim thai đập…
A. Trên 140 nhịp/phút.
B. 140 nhịp/phút hoặc thấp hơn.
16. Tôi bị đau đầu.
A. Có
B. Không
17. Bụng của tôi trông như…
A. quả dưa hấu.
B. quả bóng rổ.
Nếu hầu hết các câu trả lời là A thì bạn sinh con trai đấy, còn nếu câu trả lời phần lớn là B thì có thể bạn sinh bé gái.
Trên đây chỉ là những câu hỏi mang tính chất vui vẻ, thư giãn. Con nào cũng là con và đều được yêu thương như nhau phải không bạn?Các loại tài liệu giúp sinh con trai, con gái theo ý muốn đang có mặt khá nhiều trên thị trường và được không ít người áp dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc áp dụng chế độ ăn đặc biệt hay thay đổi môi trường âm đạo... theo sách rất ít mang lại hiệu quả.Chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về vấn đề sinh con. Tỉ lệ con trai và con gái được sinh ra là cân bằng như nhau. Theo khoa học, nếu nắm được cơ chế hình thành giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hóa giới tính thì có thể chủ động điều chỉnh thay đổi tỷ lệ đực cái.
Tuy nhiên, việc sinh con theo ý muốn không biết có thể đúng được bao nhiêu phần trăm nhưng các phương pháp sinh đó gây không ít khó khăn cho các phụ nữ và các gia đình. Họ mua các cuốn sách bán trong các hiệu sách tư nhân, sách vỉa hè để áp dụng các chiêu bài trong đó.
Sinh con theo ý muốn - Cứ muốn là được?, Bà bầu, sinh con theo y muon, sinh no, ba bau, mang thai, bao phu nu,
Tỷ lệ con trai và con gái sinh ra là cân bằng. (ảnh minh họa)
Đầu tiên phải kể đến chế độ ăn uống. Với giả thuyết cho rằng nếu ăn nhiều chất canxi như sữa, trứng thì tỷ lệ sinh con gái sẽ nhiều hơn, và thay vào đó là phải ăn nhiều natri, kali như thịt, khoai tây, chuối… Và thực tế là nhiều bà bầu cảm thấy rất khó chịu khi cứ phải cố nhai những loại thức ăn họ không thích, hoặc ăn những thức ăn không đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, muốn sinh con theo ý muốn phải định ngày thụ thai. Để sinh con trai, giao hợp đúng ngày rụng trứng vì tinh trùng Y khỏe hơn sẽ bơi đến để thụ tinh với trứng trước, còn sinh con gái thì phải giao hợp trước ngày rụng trứng vì tinh trùng X yếu hơn, bơi chậm hơn. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại không như vậy.

Các bà vợ sẽ phải đến cơ phòng khám tư để soi trứng và dự đoán ngày giờ rụng trứng liên tục trong cả tuần, vừa gây tốn kém vừa mất thời gian. Ngoài ra vợ chồng không phải lúc nào cũng sinh hoạt đúng ngày giờ trứng rụng vì bận công việc, vì mệt mỏi…

Hiện cũng có dịch vụ làm thay đổi môi trường âm đạo bằng cách cho dung dịch mang tính kiềm hay acid để giúp lựa chọn tinh trùng giới tính X hoặc Y.
Sinh con theo ý muốn - Cứ muốn là được?, Bà bầu, sinh con theo y muon, sinh no, ba bau, mang thai, bao phu nu,
Sức khỏe và hạnh phúc của mỗi cặp vợ chồng mới là điều quan trọng. (ảnh minh họa)
Thực tế những cách này không có mấy hiệu quả. Kết quả cho thấy nhiều cặp vợ chồng đã tốn nhiều tiền của và thời gian vào những vấn đề sinh con theo ý muốn nhưng chỉ sinh được con gái trong khi họ muốn sinh con trai. Và các chuyên gia đã chỉ ra rằng thực phẩm ăn vào hoàn toàn không thể làm thay đổi tính kiềm hay acid vùng sinh dục nên tinh trùng X hoặc Y không có cơ hội tự do “tác chiến”.

Điều quan trọng là các cặp vợ chồng nên biết cách giữ gìn sức khỏe, sinh con trai hay con gái đều tốt và hoàn toàn tự nhiên. Nếu ăn uống thất thường và chạy theo những phương pháp gây tốn kém và mất thời gian thì chỉ thiệt hại, gây cãi cọ và hạnh phúc gia đình khó nguyên vẹn.
Chịu bao khó nhọc để chọn giới tính cho con
"Trước hết là phải thay đổi chế độ ăn trong vài tháng.... Những thứ giàu canxi như sữa thì ăn in ít thôi vì đó là thực đơn sinh con gái" - chị Hòa nói. Chế độ ăn này, theo các tài liệu, sẽ tạo ra môi trường kiềm trong âm đạo, rất thuận lợi cho hoạt động của tinh trùng Y (còn môi trường axit sẽ có lợi cho tinh trùng X). Nhiều món trong "thực đơn chuẩn" không hợp khẩu vị như cà phê, các loại đậu... nhưng chị vẫn phải cố, món ưa thích là sữa thì phải bấm bụng nhịn, tất cả vì con.
Chị Hòa cho biết, ăn uống mới chỉ là chặng khởi đầu. Vấn đề tiếp theo là định ngày thụ thai hợp lý, trước hoặc trùng vào ngày trứng rụng để tính ra xác suất có con trai hoặc gái. Vấn đề là phải canh đúng ngày rụng trứng.
Mẹo sinh con theo ý muốn ít hiệu quả, Sinh con theo ý muốn, Bà bầu,
"Canh trứng vất vả lắm".
"Canh trứng vất vả lắm" - chị Giang, một bà mẹ đang mong có thêm con trai nhận xét. Hằng tháng, cứ đến ngày thứ 12 của chu kỳ kinh nguyệt, chị lại đến một cơ sở tư nhân để soi trứng: "Theo lý thuyết, trứng rụng vào ngày giữa chu kỳ nhưng thực ra, điều này có thể xảy ra vào các ngày xung quanh. Vì vậy, cứ phải soi liên tục cả tuần cho chắc". Chị Giang đã canh như vậy 4-5 tháng nay mà vẫn chưa "hoàn thành dự án" được vì liên tiếp gặp trục trặc: Khi thì chồng đi vắng vào ngày nhạy cảm, khi thì vì bận không đi soi được liên tục khiến trứng rụng mất lúc nào không biết, có khi "động binh" sớm quá khiến các chàng tinh trùng kể cả X hay Y đều không chờ được đến ngày trứng rụng.
Ngoài ra, để tăng khả năng thành công, chị Hòa còn đến một phòng khám tư nhân ở quận Hoàn Kiếm, nổi tiếng về dịch vụ tư vấn sinh con theo ý muốn, với sự có mặt của nữ bác sĩ từng là trưởng khoa của một bệnh viện phụ sản lớn tại Hà Nội. Không chỉ hướng dẫn cách ăn uống, tính ngày quan hệ, vị bác sĩ ở đây còn dặn khách hàng khi đến ngày quyết định thì đến để "cải tạo" môi trường âm đạo. Bác sĩ sẽ dùng dung dịch mang tính kiềm hay axit (tùy nhu cầu sinh trai hay gái) để làm vệ sinh vùng âm hộ và âm đạo cho khách hàng để giúp những tinh trùng được chọn dễ "làm ăn" hơn.
Hiệu quả không đáng kể
Kỳ công vậy nhưng không phải ai cũng được thỏa nguyện. Vợ chồng chị Thành ở quận Hai Bà Trưng lên kế hoạch từ đứa đầu tiên nhưng liên tiếp 2 lần vẫn chỉ được "vịt giời". Còn chị Thu ở tập thể Thanh Xuân (Hà Nội) sinh 3 lần để kiếm mụn con gái nhưng kết quả đều ngược lại. Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, cho biết, hiện chưa có thống kê nào về hiệu quả thực sự của các biện pháp sinh con theo ý muốn kể trên, nhưng theo ông, chúng không mấy hiệu quả.
"Việc ăn cái gì hầu như không thể làm thay đổi tính chất kiềm hay axit của các dịch thể, trong đó có dịch vùng sinh dục" - ông Tiến khẳng định. Theo ông, để các hoạt động sống không rối loạn, cơ thể mỗi người đều có cơ chế duy trì độ pH luôn ở mức cân bằng. Chẳng hạn, nếu ta ăn thừa một chất nào đó, các cơ quan sẽ lọc bỏ bớt đi để thải loại ra ngoài, nếu không loại bỏ được sẽ gây thừa chất đó và làm hại cho cơ thể. Lấy ví dụ người phụ nữ muốn sinh con trai nên cố ăn mặn, thận sẽ phải lọc bỏ lượng muối thừa để duy trì sự cân bằng sinh lý giữa các chất. Khi cố gắng ăn quá nhiều chất nọ chất kia, người phụ nữ chẳng những đã làm khổ mình vô ích mà còn có khả năng gây ra sự mất cân bằng.
Mẹo sinh con theo ý muốn ít hiệu quả, Sinh con theo ý muốn, Bà bầu,
Nhiều người đã áp dụng các biện pháp do sách chỉ dẫn và cũng sinh được đứa con có giới tính mong muốn.
Về phương pháp dùng dung dịch kiềm hay axit để trực tiếp cải tạo môi trường âm đạo, tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến cho là hoàn toàn nhảm nhí, chẳng những không có tác dụng gì mà còn gây hại. Môi trường âm đạo ở mỗi người có độ pH đặc thù và nó đã ở mức hợp lý. Việc tác động theo cách trên có thể gây rối loạn, đồng thời nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ gây viêm nhiễm, dẫn đến tắc vòi trứng và vô sinh. Các bác sĩ sản phụ khoa vẫn luôn khuyến cáo phụ nữ không bao giờ thụt dung dịch vệ sinh vào sâu trong âm đạo.
Ông Tiến thừa nhận, việc chọn đúng ngày giờ "hành sự" có thể làm tăng xác suất sinh con theo ý muốn, nhưng không đáng kể, vì việc sinh con trai hay gái do nhiều yếu tố quyết định. Mặt khác, rất nhiều quý ông chỉ có tinh trùng X hoặc Y, vì vậy dù có quan hệ ngày nào thì cũng chỉ "sinh con một bề" mà thôi.
Nhiều người đã áp dụng các biện pháp do sách chỉ dẫn và cũng sinh được đứa con có giới tính mong muốn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không thể khẳng định rằng đó là kết quả của chế độ ăn nhiều natri hay canxi hay của lịch "quan hệ". Ngay cả khi không làm gì cả, mỗi lần thụ thai đều có 50% xác suất sinh trai và 50% xác suất sinh gái, đấy là quy luật của tự nhiên nhằm duy trì sự cân bằng giới tính.
1. Khám thai theo định kì
Đây là một công việc hoàn toàn mang lại lợi ích cho bạn và vô cùng quan trọng. Khám thai sẽ biết được sự phát triển của thai nhi cũng như sự thay đổi thể chất của chính bà bầu. Chỉ cần có biểu hiện mang thai, bạn nên thử thai và nếu cho kết quả dương tính thì hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được những hướng dẫn khoa học, chu đáo.
Hơn thế nữa, bà bầu cần kiểm tra sức khỏe toàn thân, xét nghiệm máu, nước tiểu và tiêm phòng các loại vacxin cần thiết.
6 lưu ý bà bầu không thể bỏ qua, Bà bầu,
Khám thai theo định kì là công việc quan trọng của bà bầu
2. Chú tâm tới vấn đề ăn uống
Như trên đã nói, cách tốt nhất là bạn liên hệ với bác sĩ có chuyên môn về thai phụ để nhận được sự tư vấn. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là axit folic và sắt. Sự đòi hỏi của cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi sẽ khiến bạn cần hấp thu hơn 300 calo. Tuy nhiên, hạn chế thực phẩm chứa vitamin A vì nếu nhiều vitamin A quá, sẽ gây hại cho thai nhi.
6 lưu ý bà bầu không thể bỏ qua, Bà bầu,
Bà bầu nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, thịt, cá, sữa để đủ chất
3. Thể dục
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng có nhiều lợi ích cho cả thai phụ và thai nhi. Hơn thế nữa, nó còn giúp bạn trở lại thân hình hoàn hảo như trước khi mang thai sau khi sinh bé xong. Những bài tập thể dục sẽ giúp cho cơ bụng và lưng khỏe mạnh. Luyện yoga, đi bộ, bơi và đạp xe tại nhà… là những bài tập mà bà bầu có khả năng thực hiện thường xuyên được. Bạn nên dừng luyện tập nếu như bạn cảm thấy bất kì dấu hiệu nguy hiểm nào như đau hoặc nghẹt thở.
Nên tới các lớp học tiền sản để có những hướng dẫn tốt nhất, khoa học nhất.
6 lưu ý bà bầu không thể bỏ qua, Bà bầu,
Yoga là môn luyện tập nhẹ nhàng, hữu ích với bà bầu
4. Nghỉ ngơi
Khi bạn mang thai, hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy cần phải nghỉ. Khi nằm nghỉ, bạn nên nằm nghiêng về bên trái để lượng máu tới thai nhi được thuận tiện hơn, giảm được chứng phù của cơ thể. Ngủ nhiều trong đêm và có thể ngủ ngắn trong ngày.
6 lưu ý bà bầu không thể bỏ qua, Bà bầu,
Cần nghỉ ngơi hợp lí
5. Sử dụng thuốc
Đối với mỗi loại thuốc, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Không tự ý dùng hoặc tự ý dùng các loại vitamin tổng hợp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
6. Những điều không nên làm
Thuốc lá, rượu bia và bất cứ thứ gì có hại tới thai nhi thì nên hạn chế. Lượng caffeine hấp thu cũng nên giảm. Không nên ăn thịt gỏi, thịt, hải sản chưa nấu chín. Nên tránh các động vật nuôi, dùng găng tay khi làm vườn. Không tắm nóng, xông hơi, luyện thể dục khi trời quá nóng.
1. Phản đối chất kích thích
Theo các nghiên cứu khoa học thì các khiếm khuyết khi sinh và thậm chí là sảy thai thường có nguyên nhân từ việc bà bầu sử dụng thuốc lá, rượu cồn, ma túy, đặc biệt là các dung môi như sơn, chất tẩy móng khi làm đẹp.
Nếu bạn là đối tượng nghiện của một trong những chất kích thích trên thì trước khi có thai, nên đến các trung tâm cai nghiện và phục hồi sức khỏe có uy tín để được tư vấn.
2. Chú ý tới các phản ứng phụ
Dù kiêng kỵ mọi thứ nhưng vẫn không cảm thấy khỏe lên. Sức khỏe của bạn có vấn đề? Trước khi thực hiện một chế độ bổ sung vitamin hoặc một chế độ ăn uống tập luyện nào đó, hãy để bác sỹ khám và hiểu rõ cơ địa của cơ thể bạn bằng các xét nghiệm y học chuyên ngành. Nếu cơ thể bạn đặc biệt, sẽ cần tránh cả những nhóm thuốc kháng sinh là tác nhân gây sảy thai và ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu như ibuprofen (Motrin, Advil)…
Hạn chế dùng các chất có nồng độ caffeine, bạn chỉ có thể sử dụng 2 tách cà phê trong 1 ngày thôi.
5 điều bà bầu không nên bỏ qua, Bà bầu,
Sống lành mạnh, bà bầu sẽ có một thai nhi khỏe mạnh
3. Quan tâm tới cảm xúc của bản thân
Có khoảng 10-20% bà bầu gặp trầm cảm khi mang thai do quá lo lắng hoặc do những biến đổi tâm lý khi hormone trong cơ thể thay đổi. Nếu bạn bị trầm cảm, bạn có thể bị sinh non. Bạn có thể cảm thấy buồn vui bất chợt, cáu kỉnh, giận dỗi không nguyên nhân, không nói không rằng, buồn bực vô cớ với người khác và cảm thấy chán ghét thai nhi, bạn nên gặp bác sỹ tư vấn tâm lý để điều trị.
Sự suy nhược về tinh thần của bạn không đơn giản chút nào. Đôi khi các biện pháp điều trị tâm lý cũng không thể giúp gì cho bạn. Cách tốt nhất là tự bản thân bạn vượt qua bằng những hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia vào nhóm bà mẹ để cùng chia sẻ những khó khăn cũng như bí quyết chăm sóc bản thân.
4. Tắm rửa thường xuyên
Việc tắm rửa thường được các bà mẹ chồng khó tính khuyên nên cẩn thận và kiêng kỵ. Nhưng tắm rửa thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn thoát khỏi ảnh hưởng từ virus thuộc nhóm B, sởi và cytomegalo. Bạn cũng có thể rửa cơ quan sinh dục bằng dung dịch vệ sinh có một chút cồn etylic theo hướng dẫn của bác sỹ.
5 điều bà bầu không nên bỏ qua, Bà bầu,
Nên chú ý chăm sóc bản thân nhiều hơn
5. Chăm sóc bản thân kỹ càng hơn
Nên từ chối tất cả những công việc nặng nhọc để xả hơi, thư giãn, nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và thai nhi được tốt nhất. Đặc biệt đối với bà bầu gặp chuyện buồn gia đình khi mang thai thì việc quan tâm chăm sóc với bản thân là điều sống còn. Vượt qua được những nỗi đau mất mát người thân, ly hôn… tránh được stress sẽ giảm thiểu những nguy cơ cho bé từ sinh non, sinh nhẹ cân.
Dành 8 tiếng để ngủ, tắm nắng, thư giãn cùng với âm nhạc, đọc sách, mua sắm đồ dùng cho bé, thăm hỏi bạn bè và người thân, tập thể dục, luyện Yoga…
Chúc bạn có một thai nhi khỏe mạnh và sức khỏe tốt!
Dinh dưỡng trong thời gian mang thai sẽ có tác động rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của em bé. Vì vậy, mẹ bầu rất cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong suốt 9 tháng mang thai.
Trong những tuần đầu thai kỳ này, hầu hết mẹ bầu đều phải chịu đựng những cơn ốm nghén hành hạ. Chính vì vậy mà bà bầu nên đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để bổ sung đủ dưỡng chất vào cơ thể.
Chế độ ăn uống hàng ngày
Nhiều bà bầu lo lắng về hình thức của mình trong suốt những tháng mang thai. Nhưng ở giai đoạn đầu tiên này, nhu cầu năng lượng của bạn rất ít vì vậy hãy để cơn thèm ăn được thoải mãn và cũng đừng quá dè chừng rằng mình sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu thực.
• Bạn có thể được khuyên "ăn cho 2 người" nhưng sự thật là bạn chỉ cần 200 - 300 calo/ngày. Tương đương với 2 lát bánh mỳ nướng với bơ hay một đĩa nhỏ khoai tây trộn bơ hoặc đơn giản là 1 ly sữa lớn.
• Chăm sóc cơ thể lúc này cũng đồng nghĩa với việc tránh xa khói thuốc và các loại thuốc.
Ăn uống chuẩn theo tuần thai: Từ 1-4 tuần, Bà bầu, ba bau an gi, dinh duong cho ba bau, ba bau an theo tuan, mang thai,mang bau, bao phu nu,
Phụ nữ mang thai những tháng đầu nên ăn nhiều bữa trong ngày. (ảnh minh họa)
• Ăn nhiều bữa. Chọn các thực phẩm giúp chống lại mệt mỏi.
• Nếu muốn ăn vặt, hãy chọn các thực phẩm nhóm cacbon hydrat, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong nhiều chẳng hạn như các món sa lát, hoa quả trộn, bánh gạo.
• Bánh quy, sô cô la và các loại đồ uống ngọt chỉ đem đến cho bạn năng lượng trong chốt lát và cảm giác đói sẽ nhanh chóng quay lại.
Bạn cũng nên ăn nhiều thực vật giàu folate dưới đây:
• Rau xanh: súp lơ xanh, đậu Hà Lan, táo, súp lơ trắng, xà lách, bạc hà, lá củ cải, củ cải đường,đỗ đen và ớt
• Ăn sáng với ngũ cốc nguyên cám, yến mạch,ngô, men bia
• Cam, chanh ngọt
• Hạnh nhân và hạt điều
Về đồ uống
Uống 8 - 10 cốc nước mỗi ngày cùng với các loại chất lỏng khác (súp, nước hoa quả...). Nếu cảm thấy mệt mỏi thì cũng đừng uống đồ uống có cafein để mong tỉnh táo. Chúng sẽ khiến cơ thể bạn bị khử nước. Thay vào đó, hãy uống nước quả hay nước mát hoặc sữa.
Ăn uống chuẩn theo tuần thai: Từ 1-4 tuần, Bà bầu, ba bau an gi, dinh duong cho ba bau, ba bau an theo tuan, mang thai,mang bau, bao phu nu,
Bà bầu cần bổ sung nhiều axit folic. (ảnh minh họa)
• Một cốc nước khoáng mát cùng với vài lát chanh hay thêm chút nước dừa sẽ giúp việc uống nước trở nên đơn giản.
• Các loại nước rau ép cũng rất giàu vitamin và khoáng chất.
• Không nên uống đồ uống chế biến ngoài hàng quán, nhất là trong những tháng mùa hè.
• Nếu muốn ăn nhẹ, hãy chọn hoa quả thay vì nước quả để cơ thể nhận được nhiều chất xơ hơn.
Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đối với các món ăn nhiều chất béo vì việc tránh xa các thực phẩm này sẽ khiến cho khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ rau xanh giảm sút. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều mỡ động vật, dầu thực vật chuyên dùng rán xào... mà chỉ nên ăn dầu ngô,dầu nành, dầu ôliu, dầu hạt cải.
Dưới đây là những phòng khám thai được cho là uy tín nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các mẹ bầu cùng tham khảo.
Các mẹ lưu ý khi đi khám thai tại những phòng khám này nên gọi điện đặt lịch trước hoặc đến sớm hơn một chút so với giờ làm việc. Các mẹ cũng nên mang theo chai nước nhỏ và ăn sáng đầy đủ trước khi đi khám.
Dưới đây là những phòng khám được nhiều mẹ bầu tin tưởng tại TP.HCM:
Phòng khám của BS Kiều Dung

Địa chỉ: số 221 đường Nguyễn Thiện Thuật (phường 1, quận 3).
Các mẹ phải gọi điện đặt giờ khám trước 3 ngày vì phòng mạch rất đông. Bác sỹ Dung làm việc ở bệnh viện Từ Dũ và là giảng viên trường ĐH Y Dược TPHCM.

Phòng khám của BS Duyên
Địa chỉ: F1 Khu phố chợ- Hoàng Hoa Thám, Phường 13, quận Tân Bình
ĐT: 08. 3810.0799

Phòng khám của BS Mỹ Ý

Địa chỉ: 453/9 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3
Tham khảo phòng khám thai tốt nhất TP.HCM, Bà bầu, phong kham thai TP.HCM, phong kham thai, kham thia, sieu am thai, ba bau, bao phu nu,
Ảnh minh họa
Phòng khám của BS Vũ Hải

Địa chỉ: số 52 Huỳnh Tịnh Của (phường 8, quận 3).

Bác sỹ Vũ Hải là bác sỹ trưởng khoa Sản bệnh viện Từ Dũ. Phòng khám bắt đầu làm việc từ 5 giờ chiều nhưng các mẹ nhớ đăng ký từ sáng nhé. Vào thứ 2, 4, 6 và sáng thứ 7, bác sỹ khám và siêu âm. Thứ 4 có thử máu. Thứ 3 và thứ 5, bác sỹ chỉ khám, không siêu âm.


Phòng khám của BS Từ Vân (BV Đại học Y dược)

Địa chỉ: 218A NKKN Q3
Phòng khám của BS Nguyễn Anh Danh

Địa chỉ: 149/25 Lê Thị Riêng, Quận 1

ĐT: 08. 3913.3400
Phòng khám của BS Thiềm

Địa chỉ: ngay trong khu trường Cao Đẳng Hải Quan.

ĐT: 08.38457783

Các mẹ đã khám cho biết bác sỹ rất hiền, mát tay và chịu khó lắng nghe và giải thích những thắc mắc của người khám.
Phòng khám Minh Khai (do các BS BV Từ Dũ phụ trách)

Địa chỉ: - số 414A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3

- số 150/29 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1ĐT: 3929.2508

Phòng khám của BS Chu Thị Bá

Địa chỉ: 100A Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3

ĐT: 08. 3835.6022

Phòng khám của BS Lê Đức (Y dược)

Địa chỉ: 128/19 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3

ĐT: 08. 3931.5434
Chắc chắn mẹ bầu nào cũng mong ngóng muốn biết chính xác khi nào con mình chào đời. Mời các mẹ tham khảo cách tính sau.
Cách tính ngày dự sinh theo phương pháp Naegele:
Các mẹ lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cộng 1 năm trừ 3 tháng cộng 7 ngày sẽ ra ngày dự sinh (trong trường hợp vòng kinh của chị em đều đặn 28 ngày).
Ví dụ:
Kỳ kinh cuối cùng: 07.07.2011 (vòng kinh đều đặn 28 ngày)
Cộng 1 năm: 07.07.2012 trừ 3 tháng = 07.04.2012 cộng 7 ngày
Vậy ngày dự sinh sẽ là ngày: 14.04.2012.
Chúc các mẹ bầu mẹ tròn con vuông!
Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sanh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.

Tuần lễ đầu tiên:

Sự phát triển của trứng thụ tinh:

Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sinh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Trong suốt quá trình mang thai, tình trạng sức khỏe của Bạn và bé có liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, trong khi còn đang chuẩn bị kế hoạch để mang thai, Bạn hãy dành thời gian chăm sóc và chuẩn bị thật tốt cho cơ thể để có thể thực hiện tốt chức năng làm mẹ sau này. Khi Bạn dự định mang thai, Bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
  • Không uống rượu, không sử dụng thuốc bừa bãi và nhất là không được hút thuốc lá. Vì các chất này có thể là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bé có nguy cơ mắc phải hội chứng thai nhi bị nghiện rượu, các vấn đề về hô hấp, bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân và rất nhiều các rắc rối nghiêm trọng khác về sức khỏe.
  • Thông báo cho BS biết về tất cả các loại thuốc Bạn đang sử dụng. Bạn nhất thiết phải cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi vì nhiều loại thuốc có thể gây tác động xấu đến thai nhi, như hoạt chất Isotretinoin, có trong thuốc trị mụn, làm cho thai nhi không phát triển. Một số các loại thuốc thông dụng khác mà BS có thể cho Bạn biết ngay rằng không được sử dụng bao gồm Aspirin và các loại thuốc giảm đau có hoạt chất Acetaminophen, các loại thuốc chống trầm cảm, các thuốc chống dị ứng, kháng sinh như Streptomycin và Tetracycline, các chất kháng đông dùng để chữa rối loạn đông máu, các thuốc chống động kinh trong điều trị các cơn động kinh. Tốt hơn hết Bạn nên tham khảo ý kiến của BS khi Bạn quyết định ngưng không sử dụng các toa thuốc này nữa và khi đó BS sẽ cho Bạn biết những lợi ích và những rủi ro có thể xảy ra khi tiếp tục sử dụng toa thuốc Bạn đang điều trị.
  • Duy trì thực đơn hằng ngày với đầy đủ các Vitamin, đặc biệt là Axit folic. Những phụ nữ đang muốn có thai nên sử dụng ít nhất 0.4 đến 0.8 milligram Axit folic mỗi ngày. Lượng Axit Folic được cung cấp đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra rủi ro khiếm khuyết về hệ thần kinh cho bé (dị tật sơ sinh gây ra bởi sự phát triển không hoàn chỉnh của não bộ và hệ tuỷ sống), chẳng hạn như dị tật đốt sống chẻ đôi. Hãy cho BS biết lượng Axit folic mà Bạn sử dụng mỗi ngày khi Bạn đang chuẩn bị mang thai.

Tuần lễ thứ 2:

Sự phát triển của Bé:

Bây giờ Bạn đang nghĩ về một màu hồng dễ thương hay một màu xanh mạnh mẽ vậy? Cho dù Bạn đang thật sự rất mong chờ để có thể biết được màu sắc nào để trang trí và sơn phết cho căn phòng bé cưng của Bạn, thì Bạn có biết không giới tính của Bé đã được xác định ngay tại thời điểm thụ thai, vào cuối tuần lễ đầu tiên. Trong 46 nhiễm sắc thể để tạo nên bộ gen của Bé, có hai nhiễm sắc thể – một từ tinh trùng và một từ trứng – quyết định giới tính của Bé. Mỗi một trứng có chứa một nhiễm sắc thể X, mỗi một tinh trùng có thể chứa một nhiễm sắc thể X hoặc một nhiễm sắc thể Y. Nếu tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng, Bạn sẽ sinh con gái, còn nếu tinh trùng đó chứa nhiễm sắc thể Y, Bạn sẽ có một Bé trai.
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1
Vào tuần lễ thứ hai, mặc dầu vừa mới được thụ tinh nhưng trứng vẫn hoạt động một cách liên tục. Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi. 30 tiếng sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ phân chia làm đôi, sau đó là 4, sau nữa là 8 và cứ thế cứ nhân đôi liên tục trong suốt quãng đường di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Khi đến được tử cung, số tế bào lúc này đã là 32 và được gọi là noãn bào. Một tuần lễ sau khi thụ tinh, số tế bào lúc này sẽ là 256.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Mỗi lúc trứng rụng, lòng tử cung của Bạn sẽ dầy lên để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi sau này. Cơ thể Bạn sẽ tiết ra một loại hocmon (follicle stimulating – FSH) để kích thích trứng trưởng thành. Vào cuối tuần lễ này, trứng sẽ được phóng thích vào ống dẫn trứng.
Thường thì trứng rụng vào thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt của Bạn (nếu chu kỳ kinh nguyệt của Bạn dài 28 ngày), khi trứng rụng thì khả năng thụ thai là cao nhất. Nếu Bạn gần gũi chồng vào lúc này mà không áp dụng bất kỳ một phương pháp tránh thai nào cả, Bạn có thể có thai. Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển một cách nhanh chóng từ âm đạo đến ống dẫn trứng, ở đó đã có một trứng chờ sẵn. Một trứng phóng thích sẽ cho phép chỉ một tinh trùng thâm nhập vào, và quá trình thụ tinh xảy ra. Trong suốt quá trình thụ tinh, gen di truyền của tinh trùng và trứng kết hợp với nhau. Vậy là giờ đây Bạn đã có thai – mặc dù có thể ngay cả Bạn cũng chưa biết rằng mình đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng.

Tuần thứ 3:

Sự phát triển của bé yêu:

Mặc dù Bạn Vẫn chưa biết rằng mình đã mang thai, nhưng trứng thụ tinh vẫn không ngừng thực hiện quá trình phân bào một cách liên tục. Qua hai tuần lễ đầu, trứng thụ tinh bây giờ đã phân chia thành hàng trăm tế bào và chúng đuợc gọi là phôi thai. Phôi thai có dạng hình ống và chứa đầy dịch lỏng – Bây giờ nếu như có thể nhìn thấy bên trong tử cung, phôi thai cũng đủ lớn để Bạn có thể nhìn thấy rõ.
Thường là vào khoảng giữa ngày thứ tư cho đến ngày thứ bảy sau khi thụ tinh, quá trình làm tổ diễn ra bằng cách phôi thai sẽ bám rễ và cắm chặt vào lớp lót bên trong lòng tử cung (nội mạc tử cung). Sự bám rễ vào nội mạc tử cung là một sự kết nối thiết yếu – nội mạc tử cung đã dầy lên sẵn sẽ cung cấp các dưỡng chất cho bào thai và giúp đưa các chất thải của bào thai ra ngoài. Và quan trọng hơn hết, lớp nội mạc tử cung tại vị trí này sẽ phát triển thành bánh nhau. Trong suốt quá trình mang thai, bánh nhau sẽ nuôi dưỡng và bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Bây giờ thời gian đã hơn một tuần kể từ lúc trứng thụ tinh, có thể bây giờ Bạn đã nhận ra mình đang có thai. Phôi thai sẽ bắt đầu tiết ra một loại hormon giúp cho lớp nội mạc tử cung không bị bong ra – đó là lý do tại sao Bạn có thể nhận biết được rằng Bạn đã bị mất kinh.
Cung cấp đầy đủ Vitamin cho cơ thể, đặt biệt là Axit Folic, chất đạm, Can-xi và Sắt là điều tối cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi của Bạn. Lượng Axit Folic mà Bạn cần bổ sung lý tưởng nhất là vào thời điểm trước khi Bạn có thai – đó là một điều rất quan trọng bởi vì Axit Folic giúp ngăn ngừa những khiếm khuyết của hệ thần kinh (Não, sống lưng và các cấu trúc có liên quan) được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ.
Bạn nên ăn nhiều chất đạm, đó là thành phần tạo ra các mô mới, Bạn nên bổ sung gấp đôi lượng đạm trong suốt quá trình mang thai bằng cách nên ăn ít nhất 60 gram thịt mỗi ngày. Thêm vào đó là Can-xi, ít nhất 1.200 mili gam, rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng cho bé. Vì vậy hãy chắc chắn rằng Bạn đã cung cấp một lượng đầy đủ các chế phẩm từ sữa, rau xanh và các loại củ quả. Chất Sắt rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai để hỗ trợ cho sự gia tăng liên tục khối lượng máu của bé. Những thực phẩm cung cấp chất Sắt gồm có thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, …), rau củ, trứng, và rau xanh. Bạn nên ăn lượng thức ăn có chứa ít nhất 30 miligam Sắt mỗi ngày.

Tuần thứ 4:

Sự phát triển của bé yêu:

Đã 4 tuần lễ trôi qua, trứng thụ tinh giờ đây đã là một phôi thai có 3 lớp khác nhau. Lớp bên trong, được gọi là lớp nội bì, sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của bé. Lớp giữa, được gọi như lớp trung bì, sẽ phát triển thành xương, cơ, thận, cơ quan sinh dục và tim. Cuối cùng, lớp ngoại bì hoặc lớp bên ngoài sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh.
Một xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu cho thấy Bạn đã mang thai vì phôi thai đã tiết ra hormon hCG (human Chorionic Gonadotropin), một loại hormon có liên quan đến thai kỳ. Que thử thai tại nhà cũng sẽ cho kết quả dương tính nhưng không chính xác bằng thử máu khi đang ở trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Các hormon do phôi thai tiết ra là nguyên nhân khiến Bạn có thể có các triệu chứng ốm nghén trong tuần lễ này của thai kỳ. Các triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác ngứa ngáy, ù tai, đau vú hoặc là rất buồn nôn làm cho Bạn tưởng rằng mình sắp có kinh nguyệt bởi vì các triệu chứng nghén cũng tương tự như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Và có thể một thời gian rất lâu sau đó Bạn mới nhận ra rằng thai nhi chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu trên.
Phụ nữ mang thai trong những ngày tết cũng cần ăn đủ dưỡng chất nhưng không quá mức. Ăn quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng không tốt lên thai nhi. Nên đảm bảo ăn đúng bữa chính và thêm vài bữa phụ. Bữa chính thì ăn cùng gia đình, các món thịt kho trứng, khổ qua hầm, canh măng, bánh tráng cuốn, lẩu... đều có thể ăn được.

Chú ý ăn đủ rau để tránh táo bón, đủ trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể. Không nên uống nhiều nước ngọt và thức ăn quá béo vì sẽ làm tăng cân rất nhanh mà vẫn không đủ dưỡng chất cho thai. Hơn nữa, phụ nữ mang thai nếu uống nhiều nước ngọt có ga sẽ dễ làm đầy bụng, buồn nôn. Nên uống sữa hoặc sử dụng sản phẩm từ sữa (phômai, yaourt trong bữa phụ là rất tốt). Bánh kẹo, mứt ngọt chỉ nên sử dụng ít vì không mang đến dưỡng chất cho thai.

Phụ nữ mang thai cũng cần được nghỉ ngơi đầy đủ, không nên đi chơi xa và tránh những nơi đông người để bảo đảm an toàn cho thai nhi.
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của trái bơ với sức khỏe bà bầu và thai nhi:
Ngăn ngừa dị tật
Những chị em đang mang thai hoặc có ý định mang thai không nên bỏ qua bơ vì loại trái cây này chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật.
Bảo vệ tim mạch
Folate có trong trái bơ cũng tăng cường các hoạt động chức năng của thần kinh, bảo vệ tim mạch tốt do tác động kép. Folate làm giảm hàm lượng chất homocystein (thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch), còn chất oleic acid làm giảm chứng xơ vữa động mạch.
Trái bơ cũng có chứa một lượng kali (potassium), nhờ đó có khả năng hạ huyết áp, ngừa đột quỵ...
Công dụng tuyệt vời của quả bơ với bà bầu, Bà bầu nên ăn gì, Bà bầu, qua bo voi ba bau, ba bau an bo, qua bo, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Trái bơ là nguồn thực phẩm rất giàu axit folic. (ảnh minh họa)
Một nghiên cứu được đăng tải trong Journal of Nutrition cho thấy, việc ăn trái bơ trong bữa cơm sẽ giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta- carotene, lutein, lycopene... vì chúng cần có sự hiện diện của chất béo để được hấp thu tốt hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Vì vậy, chị em nhớ đừng bỏ qua loại quả này trong thời gian cần bổ sung folate vào cơ thể.
Giảm chứng ốm nghén
Ngoài ra, bơ còn chứ nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Vitamin B6 cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
Bên cạnh đó, quả bơ cũng rất an toàn và giàu dinh dưỡng đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
Dừa là loại quả khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chính vì vậy nước dừa cũng không phải là loại đồ uống hiếm. Tuy nhiên, lợi ích của chúng với bà bầu thì vô cùng to lớn. Bạn có biết rằng trong nước dừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như canxi, kali, clorua, vitamin A,E…
Dinh dưỡng từ nước dừa
- Nước dừa chứa một hàm lượng cao clorua, kaki, magiê và hàm lượng trung bình đường, natri, protein. Kali từ nước dừa có tác dụng điều chỉnh huyết áp, duy trì chức năng ổn định của tim. Nước dừa cũng là nguồn tuyệt vời của chất xơ, mangan, canxi, riboflavin và vitamin C.
- Nước dừa giúp bổ sung chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể thai phụ.
- Nước dừa còn nổi tiếng với tăng cường hệ miễn dịch do giàu axit lauric.
Công dụng của nước dừa với bà bầu
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Phần lớn nhiều chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Vì thế nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể giúp tăng lưu lượng và tần số của nước tiểu.
Như vậy, nước dừa giúp xả độc tố ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho chị em bầu bí. Nó cũng là một nguồn tự nhiên và an toàn để hydrat trong cơ thể. Chúng có thể cho phép việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
Uống nước dừa để mẹ bầu khỏe, con đẹp, Bà bầu nên ăn gì, Bà bầu, ba bau uong nuoc dua, mon ngon cho ba bau, nuoc dua, ba bau, mang thai, mang bau, bao phu nu,
Nước dừa có rất nhiều công dụng với bà bầu. (Ảnh minh họa)
Chống táo bón
Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.
Cải thiện sức khỏe xương và răng
Uống nước dừa rất có lợi cho cơ thể, bởi trong nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, kali, clorua, Vitamin A, E. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của xương và răng.
Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Tăng cường hệ miễn dịch
Một lợi ích về sức khỏe của nước dừa nữa là giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, bởi trong nước dừa chứa thành phần acid lauric, có khả năng kháng khuẩn, vi trùng, virus, nấm. Do vậy, nước dừa có thể giúp đẩy lùi các vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh, đau họng cũng như một loạt các triệu chứng đau ốm khác.
Tốt cho tim mạch
Acid lauric trong nước dừa còn hỗ trợ “đắc lực” cho tim và huyết mạch luôn hoạt động khỏe mạnh. Sự hiện diện của acid lauric cùng với một số chất béo no bão hòa và các thành phần acid có lợi khác cũng giúp chống lại bệnh tim hay xơ vữa động mạch.
Chăm sóc da bà bầu
Nước dừa còn được xem như là một liệu pháp tự nhiên tại nhà, giúp chăm sóc da và tóc khỏe mạnh, giúp tái tạo da, tóc và ngăn ngừa các bệnh về da, tóc.
Uống nước dừa để mẹ bầu khỏe, con đẹp, Bà bầu nên ăn gì, Bà bầu, ba bau uong nuoc dua, mon ngon cho ba bau, nuoc dua, ba bau, mang thai, mang bau, bao phu nu,
Bà bầu nên uống 1 ly nước dừa mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Chống ung thư
Hiện có nhiều chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nước dừa, có thể giúp ngăn chặn các bệnh ung thư, lão hóa da, nếp nhăn, thị lực kém, và các vấn đề về xương.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Thêm nước dừa vào chế độ ăn uống cũng rất tốt cho bộ máy tiêu hóa, ngoài việc giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn thì nó còn có khả năng kháng khuẩn gây đầy bụng, khó tiêu trong dạ dày.
Một số lưu ý khi bà bầu sử dụng nước dừa
- Khi uống nước dừa, bạn nên uống trong ngày và không nên uống trước khi đi ngủ bởi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon vào ban đêm. Cách uống nước cũng quan trọng không kém, nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc.
- Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm đột ngột. Cần nghỉ ngơi trước khi uống nước hoặc nước dừa.
- Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa bởi mặc dù có tác dụng tốt nhưng nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi. Khi bước sang tháng thứ 4, bà bầu có thể bắt đầu uống nước dừa đều đặn hàng ngày, có thể uống thay nước lọc và cần đảm bảo duy trì lượng nước đủ trong ngày.
Bà bầu ăn gì để thai phát triển tốt?, Bà bầu,
Bà bầu nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
Thông thường, trong ba tháng đầu thai kỳ, người mẹ thường bị nghén (hay còn gọi là thai hành), ăn uống không ngon miệng, có người bị nôn ói nhiều. Bạn nên chọn những thức ăn cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu, hợp vệ sinh. Với những thai phụ không bị nghén nên ăn đầy đủ các chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu…); chất đường (cơm, xôi, bắp, trái cây vị ngọt, chè…); chất béo (dầu thực vật, đậu phộng, mè, cơm dừa, cá…); các chất khoáng và vitamin. Nên ăn thêm chất xơ trong các loại rau để tránh táo bón. Sữa dành cho bà bầu có thể uống từ những tháng đầu thai kỳ. Các nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng thuốc chống nứt da bụng từ tháng thứ hai của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải tất cả các thai phụ dùng kem chống nứt da đều có hiệu quả. Bạn nên khám thai ở các BV hoặc các phòng khám có chuyên khoa sản.
Đây là những kinh nghiệm đoán giới tính thai nhi trên khắp thế giới mà chúng tôi đã thu thập được, bạn có thể tò mò một chút để chiêm nghiệm xem thai nhi của mình là ‘hoàng tử’ hay ‘công chúa’ và dù đã biết được giới tính thai nhi qua siêu âm thì bạn cũng nên tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để xem có đúng với thực tế không nhé!
Bạn đang mang thai một bé trai nếu:
- Nhịp tim thai nhi ít hơn 140 nhịp/phút.
- Mang bầu ở bụng dưới
- Không bị ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai
- Ngực bên phải lớn hơn ngực bên trái
- Soi gương ít nhất một phút và nhận thấy con ngươi (đồng tử) trong mắt bị giãn nở.
- Thích ăn đồ mặm và giàu protein, chẳng hạn như phô mai và thịt.
- Bàn chân của bạn hay lạnh hơn nhiều so với trước khi mang thai.
Đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian, Bà bầu, doan gioi tinh thai nhi, gioi tinh thai nhi, ba bau, mang thai, thai nhi, gioi tinh thai nhi, be trai hay be gai,
Nếu ngực bên phải lớn hơn ngực bên trái có thể bạn đang
mang thai một bé trai. (Ảnh minh họa)
- Bạn treo nhẫn cưới của bạn bằng sợi tóc trên bụng và nó quay theo vòng tròn.
- Trọng lượng của bạn dồn về phía trước bụng
- Làn da của bạn trở nên khô hơn
- Tóc của bạn dày và bóng hơn khi mang thai
- Các sợi lông chân phát triển nhanh hơn lúc trước khi bầu bí
- Hay bị nhức đầu
- Khi ngủ bạn thường quay gối về phía Bắc
- Nước tiểu của bạn màu vàng trong, màu sắc tươi sáng
- Mũi bạn sưng to
- Nhũ hoa có quầng đen
Sẽ là con gái, nếu:
- Mỗi buổi sáng bạn đều thức dậy với thể chất ốm yếu và mệt mỏi
- Nhịp tim của thai nhi đập ít nhất là 140 nhịp đập / phút
- Trọng lượng của bạn dồn về hông và phía sau
- Ngực bên trái lớn hơn vú bên phải
- Bạn soi gương trong vòng 1 phút nhưng không thấy con ngươi (đồng tử) giãn ra.
- Tóc của bạn chuyển sang màu hoe đỏ
Đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian, Bà bầu, doan gioi tinh thai nhi, gioi tinh thai nhi, ba bau, mang thai, thai nhi, gioi tinh thai nhi, be trai hay be gai,
Theo quan niệm dân gian, sử dụng nhẫn cưới có thể đoán được giới tính thai nhi. (Ảnh minh họa)
- Bụng dưới cao (thai cao)
- Bạn rất thích ăn kẹo, trái cây và đặc biệt là nước cam
- Tâm trạng của bạn ủ rũ hơn bình thường trong thời gian mang thai
- Làn da bạn mềm hơn
- Mặt bạn sưng to hơn bình thường
- Bầu ngực nở to
- Bạn thường quay gối về phía Nam khi nằm ngủ
- Nước tiểu của bạn màu vàng đục
- Bạn treo nhẫn cưới của bạn trên bụng và nó đung đưa từ bên nọ sang bên kia thay vì quay vòng tròn.
Chú ý: Trên đây chỉ là những kinh nghiệm dân gian được đúc rút ra từ thực tế cuộc sống mà các thế hệ đi trước để lại. Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những kinh nghiệm trên là đúng hay sai nhưng bạn vẫn có thể đọc nó như một tài liệu tham khảo. Ngày nay, để biết chính xác giới tính thai nhi, rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện siêu âm khi thai thi khoảng 12-20 tuần tuổi.

Khi tập thể dục

Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho quá trình mang thai và sinh đẻ của thai phụ, tuy nhiên nếu tập không đúng phương pháp thì việc luyện tập có thể đi ngược lại lợi ích với thai phụ và thai nhi. Vậy trong quá trình tập thể dục thai phụ cần lưu ý gì?
- Mỗi tuần thai phụ nên luyện tập ít nhất 3 lần, nên luyện tập ở mức độ nhẹ nhàng, nhịp tim khoảng 140 lần/phút.
- Trước khi luyện tập khoảng 20 phút thai phụ nên uống nhiều nước. Uống nước nhiều đến khi luyện tập ra nhiều mồ hôi, cơ thể sẽ tỏa nhiệt nhanh, có thể phòng tránh thân nhiệt tăng cao.
- Trước khi luyện tập thai phụ phải làm tốt các động tác khởi động khớp xương và cơ bắp.
- Khi luyện tập thai phụ cần tăng cường luyện tập sức dẻo dai của đôi chân để làm cho đôi chân có thể thích ứng với tốc độ phát triển nhanh của cơ thể và giảm sự chèn ép của thai nhi đối với bộ phận chân.
- Giai đoạn cuối thai kỳ, cần tăng cường luyện tập sức dẻo dai cơ bắp âm đạo để có lợi cho sự sinh nở tự nhiên.
- Giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ không nên đi xe đạp, đến giai đoạn giữa thai kỳ thì thai phụ đi xe nhưng không nên đạp nhanh quá, không nên khởi động vội vàng và không nên phanh gấp.
- Phụ nữ mang thai khi vận động, luyện tập nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, phải đi giày thể thao, mặc áo nịt ngực.
- Thai phụ luyện tập có thể bắt đầu từ đi bộ, tập thể dục, tiếp đến là chạy bộ chậm rồi đi xe đạp, cùng với sự gia tăng trọng lượng cơ thể thì các động tác cũng phải nhẹ nhàng dần.
- Phụ nữ mang thai khi luyện tập mà cảm thấy đầu óc quay cuồng, buồn nôn, đau đớn cục bộ, mệt mỏi quá sức thì nên lập tức dừng việc luyện tập lại, nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hoặc ra máu âm đạo thì nên lập tức đến bệnh viện kiểm tra và không nên vận động vội vàng.Trừ các chống chỉ định như dọa sẩy thai, ra máu, sảy thai liên tiếp... liệu pháp thể dục khi mang thai có thể cải thiện sức khoẻ của sản phụ, làm giảm cảm giác nặng ở bụng, mỏi ở hai chân. Để quá trình sinh đẻ diễn ra suôn sẻ, thai phụ nên luyện các bài tập thể dục sau:


Bài 1. Vận động chi trên
Người đứng thẳng, hai chân dạng bằng vai, hai tay đưa ngang ra trước, lòng bàn tay hướng lên trời, gấp khuỷu, bàn tay đặt lên trước vai, rồi duỗi thẳng. Lặp lại động tác này 6 - 8 lần.

Bài 2. Vận động chi dưới
Thông qua các vận động nhẹ nhàng, mềm dẻo của các vị trí ở chi dưới (bàn chân, cổ chân, gối, háng) làm thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch ở chân, tăng cường thể lực, phòng trừ thủy thũng ở chi dưới.

Động tác như sau:
- Ngồi trên ghế, đầu ngẩng thẳng, hướng mắt ra trước làm cho 3 khớp háng, gối, cổ chân tạo thành các góc 90o, điều chỉnh nhịp thở. Móc căng các ngón chân bám đất, đợi sau khi hô hấp một chu kỳ (hít vào, thở ra) thì thả lỏng về vị trí ban đầu. Có thể làm lần lượt một chân hoặc đồng thời cả hai chân. Làm 6 - 8 lần.
- Để gan bàn chân phải đặt lên trên mu bàn chân trái, mũi bàn chân phải vận động từ từ lên xuống, xoay cổ chân phải ra ngoài, vào trong và xoay vòng tròn. Lặp lại động tác 6 - 8 lần rồi đổi chân.

Bài 3. Luyện phần đầu - não
Ngồi thẳng trên ghế, hai tay buông lỏng tự nhiên, đưa phần đầu hướng ra trước khi hít vào; khi thở ra đưa đầu về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 6 - 8 lần.

Bài 4. Ưỡn hông và đầu
Nằm ngửa trên giường phẳng, hai tay buông xuôi dọc thân mình, nâng hông đồng thời nhấc mông, hít thở và thu cơ thắt hậu môn, sau đó thả lỏng về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 6 - 8 lần.

Bài 5. Ôm gối nằm ngửa
Nằm nghiêng trên giường phẳng, hai tay buông thẳng theo thân, luân phiên cặp từng gối vào bụng, đồng thời hai tay vòng ôm chặt gối, hít thở đồng thời thu cơ thắt hậu môn. Lặp lại động tác 6 - 8 lần.

Bài 6. Ngồi xổm
Người đứng thẳng, hai tay buông thẳng dọc thân mình, sau đó gập gối, hạ thấp người, đồng thời hai tay đưa ra trước và sau. Lặp lại động tác 6 - 8 lần.
Lưu ý khi luyện tập
- Đến khám bác sĩ chuyên ngành sản khoa để loại trừ các chống chỉ định: tiền sử sảy thai liên tiếp, thai ra máu, động thai, đau bụng khi có thai...
- Nghiêm cấm vận động quá sức để sau mỗi buổi tập luyện không bị mệt mỏi.
- Trước khi luyện tập nên đại, tiểu tiện để cơ thể thật thoải mái.
- Nếu có cảm giác khó chịu trước và trong khi luyện tập, nên liên hệ nhờ bác sĩ khám xét, tư vấn.

Những bài tập thở giúp bà bầu vượt cạn hiệu quả

Ai cũng biết, thở và rặn đẻ đúng cách sẽ giúp cho cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, sản phụ sẽ bớt mệt mỏi và ít đau đớn hơn. Nhưng, phải thở và rặn đẻ như thế nào để đạt hiệu quả thì không phải bà bầu nào cũng biết, vì thế dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài cách thở đúng cho từng giai đoạn khác nhau của quá trình sinh con.

Bài tập 1: Thở ngực chậm
Khi thấy cổ tử cung mở 2 - 6 cm, cơn co diễn ra trong khoảng 20 - 25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài (khoảng 4 - 5 phút xuất hiện một cơn), bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều ôxy cho hai mẹ con.
Cách tiến hành: Bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng để đẩy hết thán khí ra.
Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ thở khoảng 9 - 11 lần/phút.
Bài tập 2: Thở ngực nông
Khi cổ tử cung mở 6 - 8 cm, các cơn co lúc này diễn ra mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn (40 - 50 giây/cơn), khoảng cách giữa các cơn khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, nếu không ngồi được thì bạn có thể đứng.
Cách tiến hành
• Khi bắt đầu cơn đau, hãy hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra bằng miệng.
• Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau.
• Khi cơn đau đạt đỉnh điểm hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.
• Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu.
• Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí (Cách cân bằng khí: lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình).
Khi tập thở kiểu này bạn sẽ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường, không cần lo lắng.
Bài tập 3: Thở ngắn - nhanh - nông
Khi cổ tử cung đã mở 8 - 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn ép vào bàng quang và trực tràng nên cảm giác đầu tiên của người mẹ là muốn rặn. Cơn đau dồn dập, rất mạnh (2 - 3 phút/cơn), cơn co kéo dài 50 - 55 giây.
Khi này, bạn càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.
Cách tiến hành: Khi cơn co bắt đầu, hãy thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh. Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng khí.
Lưu ý: Khi tập 3 bài tập trên, bạn cần áp dụng tư thế ngồi nghỉ của bà bầu đó là: Hai chân khoanh tròn trước mặt, không chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối. Nên ngồi tập nơi yên tĩnh và thoáng khí.
Bài tập 4: Thở khi rặn đẻ
Ngồi trên sàn, hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược, hai bàn chân mở rộng, hai bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và ôm lấy đùi.
Khi bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn, bạn hãy hít một hơn thật dài, nín thở ngậm hơi trong mồm và nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.
Chú ý khi rặn đẻ
1. Cằm phải tì xuống ngực để dồn ép không khí xuống dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.
2. Không được gào thét, kêu la to làm mất sức và thiếu không khí cho cả hai mẹ con. Làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Những bài tập này bạn nên bắt đầu tập từ tháng thứ 6 của thai kỳ cho đến khi sinh. Mục đích của bài tập là làm giãn tất cả các cơ cùng một lúc giúp thai phụ biết cách thư giãn cả về thể chất và tinh thần, thuận lợi cho quá trình mang thai và sinh đẻ.

Chuẩn bị
Thư giãn có nghĩa là bạn cần thư giãn hoàn toàn cả về thể xác và tinh thần, đó không phải là bài tập dễ dàng. Để thành công bạn cần tập nó trong điều kiện yên tĩnh. Khi bạn luyện tập tốt bạn sẽ có thể thư giãn được.
Bạn hãy bắt đầu bằng cách đóng các cửa cái và các cửa sổ của phòng bạn để khỏi nghe tiếng ồn. Rồi bạn hãy kéo tấm màn che lại để bớt ánh sáng trong phòng vì ánh sáng chói sẽ gây trở ngại cho việc thư giãn của bạn.
Bạn nên đi tiểu trước khi thư giãn và cất kính nếu bạn phải đeo kính.
Bạn cần chuẩn bị 1 tấm nệm hoặc miếng lót nền nhà để nằm, không nằm trực tiếp xuống nền nhà.
Thực hành
Đây thực chất là quá trình co thắt rồi buông lỏng các cơ của cơ thể bạn. Bạn hãy tập trung về những việc bạn cần làm và thực hiện mỗi động tác hết sức chậm.
Bài tập cho tay: Bạn nên bắt đầu bằng bàn tay phải, siết chặt bàn tay nhưng không co dúm, duy trì sức căng vài giây rồi buông lỏng từ từ.Bây giờ bạn co chầm chậm cách tay, giữ sức căng vài giây và thả ra từ từ. Tiếp tục làm như thế với tay trái.
Bài tập cho chân: Sau khi tập tay xong bạn di chuyển xuống cẳng chân, co và duỗi lần lượt ngón chân, các bắp chân, cơ đùi.
Các phần còn lại của cơ thể: Sau khi tập các chi bạn bắt đầu tập cho các phần còn lại của cơ thể: Bạn co các cơ mông, cơ bụng, cơ đáy chậu… Kết thúc với các cơ trên mặt. Ban đầu bạn rất khó thư giãn hoàn toàn các cơ vì mặt có gần 60 cơ. Trước tiên bạn cố gắng co các cơ cùng một lúc: bạn hãy nhắm mắt và miệng, co các cơ hàm, không quên trán. Giữ như thế vài giây. Thả lỏng hoàn toàn.
Làm lại bài tập ba hoặc bốn lần.
Về tâm trí: Bạn nên dành buổi thư giãn đầu tiên cho việc nhận thức tất cả các cơ của bạn. Bạn sẽ dành các buổi tiếp theo để tập giãn từng phần riêng rẽ của cơ thể, hôm nay hai cánh tay, ngày mai hai cẳng chân, ngày thứ ba mặt…
Những lưu ý:
Mỗi lần duy trì vài giây mức căng để bạn quen với việc phân biệt co và duỗi cơ.
Luôn luôn hít vào khi co thắt, thở ra buông lỏng mức căng.
Bạn cần tiến hành thư giãn lần lượt các bộ phận trên cơ thể, khi các bộ phận trên cơ thể bạn đã quen với việc thư giãn thì bạn bắt đầu thư giãn hai tay, kết hợp tay và chân, tất cả các bộ phận trên mặt, rồi thư giãn toàn bộ cơ thể cùng lúc.
Bạn không nên ngồi dậy đột ngột sau đợt thư giãn, đầu bạn sẽ có nguy cơ choáng váng. Trước hết bạn nên nín thở sâu khoảng hai đến ba lần, duối tay chân, ngồi dậy, sau đó từ từ đứng lên.
Bạn sẽ phải bỏ ra nhiều ngày để có thể thư giãn hoàn toàn. Bạn không nên chán nản nếu lúc đầu bài tập có vẻ khó với bạn.
Nếu bụng bạn cồng kềnh gây cho bạn khó khăn trong việc nằm ngửa bạn có thể luyện tập ở tư thế nằm nghiêng về một phía.

Các tư thế giúp bà bầu chuyển dạ thành công

Có rất nhiều tư thế mà bạn có thể áp dụng để giảm sự khó chịu trong giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh nở. Một số phụ nữ thích đứng thẳng và đi lại xung quanh để thời điểm chuyển dạ đến nhanh hơn. Khi chuyển dạ, bạn có thể chuyển sang tư thế ngồi xổm hay quỳ gối, dùng nệm, ghế tựa hoặc dựa vào chồng.

1. Tư thế đứng
Đứng dựa vào tường hoặc chồng. Lúc sắp sinh, trọng lượng của bào thai sẽ khiến bạn đau và mỏi lưng, và tư thế này có thể giúp bạn cảm nhận được sự thoải mái; giúp những cơn co bóp dạ con sẽ hiệu quả hơn vì trọng lực sẽ đẩy đầu thai nhi chúc xuống cổ tử cung. Lúc này, bạn hãy đung đưa hông theo vòng tròn và thở nhịp nhàng.
2. Tư thế ngồi
Nếu bạn cảm thấy ngồi sẽ dễ chịu hơn, hãy ngồi ngả người về phía trước, hai chân giang rộng lên tấm nệm hoặc gối vắt trên thành ghế. Hoặc có thể ngồi dựa vào chồng và nhờ anh ấy xoa lưng cho bạn. Tư thế ngồi thẳng khi sinh là tư thế tự nhiên nhất cho sản phụ, không chỉ nó làm cho họ dễ chịu mà còn vì lý do cơ học: Lúc đó, tử cung sẽ co bóp theo hướng xuống dưới, trùng với hướng đẩy của các cơ bụng khi sản phụ rặn, và trọng lực sẽ giúp thai nhi xổ ra.
Tư thế sinh ngồi thẳng hiệu quả hơn tư thế nằm ngửa, vì trọng lực sẽ giúp thai nhi lọt lòng mẹ dễ dàng hơn.
3. Tư thế quỳ
Khi những cơn co bóp mạnh hơn, thay vì đứng, bạn sẽ cảm thấy đỡ mệt hơn nếu chống hai tay và quỳ gối xuống. Tư thế này sẽ làm nhẹ bớt cảm giác đau lưng. Hai chân quỳ cách xa nhau, nhô thẳng hông về phía sau. Giữ cho lưng thẳng chứ không được võng xuống. Giữa những cơn co bóp để cánh tay đỡ mỏi bạn có thể đặt cả cánh tay xuống đất hoặc ngồi lên gót chân.
4. Tư thế nằm
Lúc chuyển dạ bạn sẽ thấy thoải mái nhất nếu ở tư thế nằm. Thay vì nằm áp lưng xuống giường, bạn có thể nằm nghiêng sang một bên, kê gối dưới đầu và đùi. Hai chân đặt cách xa nhau.
Nếu sản phụ sinh ở tư thế nằm ngửa, tử cung sẽ co bóp để đẩy thai nhi theo hướng âm đạo, tức là chếch lên trên, khi đó trọng lực lại trở thành tác nhân cản trở và sản phụ phải dùng thêm sức chống lại nó. Điều này chẳng những kéo dài thời gian chuyển dạ mà còn có thể đưa đến nhiều tai biến.
Những bất lợi khi sinh con ở tư thế nằm ngửa:
- Huyết áp hạ, làm giảm lượng máu và dướng khí nuôi thai nhi.
- Đau nhiều hơn.
- Có nhiều khả năng phải cắt tầng sinh môn.
- Có nhiều khả năng phải dùng forceps để giúp sinh.
- Gây cản trở quá trình bong nhau tự nhiên.
- Dễ gây đau thắt lưng.

Hiện tượng đau đẻ

mangthai.vn Tìm hiểu đôi chút về quá trình đau đẻ là một việc rất quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết được khi nào mình đau đẻ và biết phải làm gì khi cơn đau đẻ bắt đầu.

Nguyên nhân đau đẻ
Rất tiếc là chúng tôi lại không có câu trả lời xác đáng cho vấn đề này, vì nguyên nhân gây ra những cơn đau đẻ hiện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu tìm ra. Có rất nhiều lý thuyết giải thích nguyên nhân dẫn đến đau đẻ. Một trong số đó cho rằng, các loại hoóc môn do cả bà mẹ và thai nhi sản xuất ra đã “châm ngòi” cho hiện tượng này. Một lý thuyết khác lại cho rằng, chính cơ thể của bào thai đã sinh ra loại hoóc môn làm tử cung co thắt.
Qúa trình đau đẻ
Đau đẻ là quá trình mở dần cổ tử cung (giãn và nở). Đau đẻ xuất hiện do cơ ở tử cung co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài. Khi thai nhi đã được đẩy ra, cổ tử cung sẽ giãn.
Nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy tử cung thắt lại, co bóp hoặc bị ép mạnh, nhưng đó không thực sự là đau đẻ cho tới khi diễn ra một số thay đổi ở cổ tử cung.
Những dấu hiệu trước khi đau đẻ
- Nước đầu ối: Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm với “nước đầu ối”, việc tiết ra một thứ chất nhầy màu hồng nhạt/đỏ từ âm đạo. Chất nhờn này bảo vệ dạ con khỏi nhiễm trùng trong thời gian mang thai và sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu cho thấy rằng, cơn đau đẻ sẽ có thể bắt đầu trong một vài giờ/ngày sắp tới.
- Đau lưng dưới: Cần phải đi vệ sinh và chứng chuột rút giống như thời kỳ tiền kinh nguyệt là những dấu hiệu của việc đau đẻ sớm.
- Nước ối vỡ: Điều này có thể xảy ra với một dòng chảy, phụ thuộc vào lượng chất lưu màng ối của bạn. Chất lưu đó hoàn toàn sạch với màu vàng nhẹ và có thể bị nhuốm máu đầu tiên. Sử dụng băng vệ sinh, nếu dung dịch vẫn tiếp tục chảy, nhưng nếu có nhiều chất lưu bạn có thể cần đến một băng thấm lớn. Bạn nên liên lạc với bệnh viện trong trường hợp dịch ngừng chảy, bởi vì lúc đó có thể bắt đầu bị nhiễm trùng.
- Các cơn co bóp bắt đầu: Nó có thể diễn ra trong hàng giờ, thậm chí là hàng ngày đối với các cơn co bóp để tạo nên và gây áp lực cho cổ tử cung mở ra (giãn ra).
Ba giai đoạn của quá trình đau đẻ
Giai đoạn 1: Giai đoạn một bắt đầu với những cơn co thắt tử cung dài, liên tục với cường độ mạnh làm mở cổ tử cung. Giai đoạn 1 kết thúc khi cổ tử cung đủ mở (thường khoảng 10 cm) để đầu thai nhi có thể chui lọt.
Giai đoạn 2: Giai đoạn của quá trình này bắt đầu khi cổ tử cung mở hoàn chỉnh 10 cm và kết thúc khi đứa trẻ chào đời.
Giai đoạn 3: Giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi đứa trẻ chào đời và kết thúc khi nhau thai và màng ối được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ.
Một số bác sĩ cho rằng, quá trình này gồm 4 giai đoạn, giai đoạn thứ 4 là khoảng thời gian sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài, tử cung co bóp trở lại. Sự co bóp của tử cung là rất quan trọng trong việc khống chế chảy máu sau khi sinh và sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài.
Quá trình đau đẻ kéo dài bao lâu?
Thời gian đau đẻ qua 2 giai đoạn 1 và 2 của quá trình đau đẻ, từ khi cổ tử cung mở rộng đến khi hoàn tất việc sinh nở là khoảng từ 14 - 15 tiếng, có thể kéo dài hơn ở những trường hợp sinh con lần đầu. Thời gian đau đẻ của nhiều phụ nữ có thể ngắn hơn, không phải trường hợp nào cũng là 14 đến 15 tiếng.
Các bà mẹ từng sinh nở một hoặc hai lần thường đau đẻ nhanh hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thời gian đau đẻ trung bình thường giảm đi vài tiếng đồng hồ ở những lần sinh thứ 2 và thứ 3.
Cũng có những phụ nữ chỉ mất khoảng từ 1 đến 2 tiếng để đau đẻ và sinh con, nhưng lại có những phụ nữ phải mất 18, 20, 24 tiếng hoặc lâu hơn nữa.
Chúng tôi không thể đoán trước được khoảng thời gian đau đẻ của từng phụ nữ, bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn, nhưng chắc rằng câu trả lời nhận được cũng chỉ là một sự phỏng đoán.

Dấu hiệu vỡ ối

Nhiều thai phụ bất ngờ bị vỡ ối, thậm chí có thai phụ còn không biết mình bị vỡ ối do nhầm tưởng đó là són tiểu hoặc tiết dịch âm đạo bình thường, vì hai triệu chứng trên rất dễ gặp trong thời gian mang bầu.
Hiện tượng vỡ ối
Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi được bảo vệ bởi túi nước gọi là túi ối. Bề mặt chất lỏng này giống như cái đệm, giúp bé an toàn và bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn. Nhiều người mẹ băn khoăn và lo lắng rằng, điều gì sẽ xảy đến với bé khi túi ối bị vỡ, đặc biệt là vào thời gian cuối của thai kỳ vì khả năng bị rò (chảy) ối ở nơi công cộng là rất lớn.
Theo thống kê, có khoảng 10% thai phụ bị vỡ ối trước khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Có những trường hợp bị rò ối sớm ở mức độ nhẹ, trong khi ngày sinh dự kiến còn cách quá xa; hoặc phải sinh mổ sớm do cạn ối. Ngay cả khi bạn đã mang thai lần đầu mà không có dấu hiệu vỡ ối sớm thì cũng không thể chắc chắn rằng lần sinh thứ hai sẽ lại như vậy.
Khi túi ối bị vỡ, bạn có thể cảm nhận được tiếng “bục” của túi ối và dòng nước ối tràn ra từ vùng kín, có khi chảy xuống cả chân. Nhiều thai phụ còn không biết chắc chắn điều gì đang xảy ra (do nước tiểu hay nước ối?).
Một số thai phụ khác thì đột nhiên thấy ướt quần lót. Tình trạng này vẫn tiếp diễn dù họ đã thay quần lót vài lần. Trường hợp này, bạn có thể nằm trên tập giấy thấm và nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút. Nếu bạn vẫn cảm nhận được dòng nước thoát ra từ vùng kín thì nhiều khả năng là túi ối đã hoàn toàn bị vỡ và bạn cần nhập viện sớm. Một khi túi ối đã bị vỡ, nước ối sẽ tiếp tục rò chậm cho đến khi bạn sinh con thì thôi. Bởi vì, nước ối là “nguyên liệu” chủ yếu để bé hít vào và bài tiết ra, do vậy bé không thể phát triển được nếu thiếu nước ối.
Nước ối có thể mang màu trắng trong, hồng, nâu hoặc xanh. Nếu chất lỏng có màu vàng và có mùi của nước tiểu thì có thể bạn đang bị són tiểu. Rò ối (vỡ ối) thường xảy đến vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nếu chất lỏng từ vùng kín có màu xanh hoặc nâu, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nhiều trường hợp thì đây là hiện tượng đi tiêu lần đầu tiên của bé dù vẫn nằm trong bụng mẹ, gọi là “meconium lẫn trong dịch âm đạo”.
Không chắc chắn bị vỡ (rò) ối

Nếu bạn không thể quyết định được mình có bị rò (vỡ) ối hay không thì bạn cần đến bệnh viện khám và cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng của bạn cho bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định điều này. Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ vùng kín của thai phụ và thử phản ứng trên giấy quỳ để kiểm tra độ pH của chất lỏng. Nếu là nước ối, giấy quỳ sẽ nhanh chóng chuyển màu, vì nước ối nhiều kiềm hơn các chất dịch âm đạo khác.
Thỉnh thoảng, kết quả xét nhiệm có độ sai lệch vì nước ối ra từng cơn, không liên tục. Khi đó, siêu âm sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được mực nước ối.
Nếu sát ngày sinh mà bị vỡ ối, cơn chuyển dạ có thể xuất hiện trong vòng 24h sau đó. Nếu bị vỡ ối sớm hơn tuần thứ 36 thì khả năng xuất hiện cơn chuyển dạ là ít. Nếu bị vỡ ối mà không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ kích thích đẻ sớm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn bào thai.

Phối hợp với bác sỹ khi sinh

Sinh đẻ là một quá trình sinh lý tự nhiên cho nên sản phụ không nên có tâm lý hoảng sợ, căng thẳng, chỉ cần không có tình trạng khác thường thì có thể phối hợp tốt với bác sỹ và y tá hộ sinh để việc sinh đẻ tự nhiên được diễn ra thuận lợi.

Sản phụ cần phối hợp với bác sỹ hộ sinh như thế nào?
Sau khi chuyển dạ, thai phụ cần bổ sung nước và các chất dinh dưỡng, nên ăn một số thức ăn có năng lượng cao để bổ sung năng lượng như chocolat, sữa bò, trứng gà, thức ăn chế biến từ bột mỳ… để chuẩn bị sức lực cho cuộc “lao động thể lực” tốn nhiều năng lượng.
Khi đến nhà hộ sinh chuẩn bị sinh đẻ thai phụ nên biết cách phối hợp tốt với các bác sỹ và y tá hộ sinh để giúp cho cuộc sinh đẻ của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Trong mỗi giai đoạn của “cuộc đẻ” bạn cần phối hợp với bác sỹ và y tá hộ sinh như sau:
Giai đoạn đầu của quá trình sinh nở
Khi tử cung co bóp kèm theo cổ tử cung mỏ, sản phụ cảm thấy bụng nhỏ. Tử cung co bóp càng gấp, khoảng cách giữa những lần ngắn, miệng tử cung càng mở nhanh thì sản phụ càng đau bụng dữ dội hơn. Do đó sản phụ nhất đinh phải bình tĩnh, không nên la hét mà tập trung hít thở lấy sức để bảo toàn thể lực. Hô hấp sâu khi tử cung co rút, để ý những lần tử cung co rút để nắm bắt thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Trong thời kỳ này bạn chưa cần nhiều đến sự trợ giúp của bác sỹ hộ sinh, bạn nên dành tâm trạng thư giãn, thoải mái. Khi không cảm thấy đau thì nói chuyện với người nhà cho ăn một ít thức ăn dễ tiêu và bổ sung được năng lượng cho cơ thể nhưng bánh mỳ, socola, trứng chiên… Nếu buồn ngủ thì sản phụ cũng nên chợp mắt một chút để lấy lại năng lượng đồng thời thư giãn tinh thần. Nếu sản phụ muốn đi lại trong phòng thì cần hỏi ý kiến của bác sỹ để đi lại một chút cho thoải mái. Bác sỹ sẽ thường xuyên đo huyết áp, nghe nhịp tim của thai, tìm hiểu tình trạng co bóp tử cung của sản phụ, đồng thời thường xuyên theo dõi để tìm hiểu quá trình mở rộng tử cung, độ cao thấp của đầu thai. Sản phụ khi này cần phối hợp với các bác sỹ trong việc trả lời đúng những câu hỏi mà bác sỹ hỏi, thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sỹ và thường xuyên đi tiểu để làm trống bàng quang tránh ảnh hưởng đến việc hạ xuống của đầu thai nhi.
Giai đoạn thứ hai của “cuộc đẻ”
Cổ tử cung đã mở hết, cơn đau do co bóp tử cung giảm nhẹ, sản phụ sẽ nín thở xuống đất và dùng sức một cách không tự chủ như dạng đi tiêu. Lúc đó sản phụ nên nằm thẳng trên giường, hai chân giang ra, hai tay vị hai bên giường, nghe theo chỉ dẫn của y tá hay bác sỹ hộ sinh.
Khi tử cung co bóp thì hít một hơi sâu và dùng sức dài đẩy xuống dưới, mông không nên xoay động. Khi ngắt quãng co bóp tử cung thì không nên dùng sức mà nên nghỉ ngơi thư giãn. Lúc này nên phối hợp với làn sóng của cơn đau, khi cơn đau đến, không cần phải nhận thức cảm giác của cơn đau mà đặt ý nghĩ lên việc cố gắng gia tăng sức ép bụng, giống như việc dùng lực khi đi đại tiện.
Trong giai đoạn này người chồng nên đứng cạnh nắm chặt tay vợ, động viên vợ dùng sức xuống dưới.
Sản phụ không cần quá lo lắng, càng không nên la lối, đạp phá loạn xạ để tránh tiêu hao thể lực, nên để tự nhiên, chú ý không nên co rút hai chân, cũng không nên chạm vào vị trí đã được khử trùng trên người.
Khi đầu thai muốn ra, bác sỹ sẽ để cho sản phụ hà hơi, để tránh việc luôn dùng sức, làm cho tầng sinh môn kéo nứt. Khi cần thiết bác sỹ sẽ ứng dụng phẫu thuật cắt tầng sinh môn để rút ngắn quá trình sinh, giúp thai nhi chào đời thuận lợi và tránh tầng sinh môn bị rách không đều khiến sản phụ đau và khó khâu lại.
Giai đoạn cuối của “cuộc đẻ”
Sản phụ có thể nghỉ một lát, để bác sỹ và y tá hộ sinh chăm sóc trẻ. Sau khoảng 5 đến 15 phút, sản phụ lại cảm thấy tử cung co bóp, đây là tín hiệu nhau thai sắp ra. Không có cơn đau kịch liệt, chỉ cần dùng sức nhẹ thì có thể cho nhau thai ra ngoài thuận lợi dưới sự giúp đỡ của y tá trợ sản hay bác sỹ. Bác sỹ sẽ vừa quan sát vừa tiến hành chuẩn bị vết cắt tầng sinh môn.
Sinh sản phải tiêu hao năng lượng thể lực lớn. Do đó sau khi sinh thì sản phụ nên nghỉ ngơi ngay, tránh hưng phấn bởi sự thăm nom của người thân.

Thời gian sinh đẻ

Chúng tôi không thể khẳng định được với bạn là ca sinh đẻ của bạn sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu. Nhưng những thông tin về thời gian trung bình của một ca sinh đẻ thông thường, thời gian của từng giai đoạn đẻ và sự khác nhau giữa thời gian sinh đẻ của thai phụ sinh con đầu với thai phụ sinh con thứ cũng là những kinh nghiệm quý báu để bạn đối chiếu với trường hợp của mình. Qua đó bạn có thể kiểm soát được thời gian sinh đẻ của bạn dựa vào tiến trình cuộc đẻ của bạn.

Sinh con đầu lòng và sinh con thứ
Theo các con số thống kê chúng tôi nhận được, chúng tôi đưa ra thứ tự như sau: Để sinh con đầu lòng người phụ nữ cần trung bình từ 8 đến 9 giờ cho một cuộc đẻ thường. Đối với phụ nữ sinh con từ thứ hai trở đi thì ít hơn khoảng 3 tiếng đó là từ 5 đến 6 giờ bởi vì lúc này cổ tử cung và âm đạo đã từng được giãn nở, sẽ ít cản trở lại việc giãn nở mới.
Thời gian tương ứng với mỗi giai đoạn
Giai đoạn giãn nở tử cung là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong một ca đẻ nó thường chiếm từ 7 đến 8 giờ đối với người sinh con đầu lòng và 4 đến 5 giờ đối với người sinh con thứ.
Giai đoạn tống thai chỉ kéo dài từ 20 đến 2
5 phút đối với người sinh con đầu lòng và dưới 20 phút với sản phụ sinh con thứ.
Những tác động đến thời gian sinh đẻ
- Trọng lượng của trẻ: Thông thường đứa trẻ càng lớn, việc sinh đẻ càng kéo dài hơn.
- Ngôi sinh: Ca đẻ có ngôi mông sẽ kéo dài hơn cả đẻ ngôi đầu.
- Công suất và tần số các co bóp thay đổi rất nhiều tùy vào điều kiện sức khỏe, đặc điểm cơ thể sản phụ.
Những lưu ý
Những con số về thời gian sinh đẻ mà chúng tôi cung cấp trên đây chỉ là những con số trung bình được thiết lập dựa trên hàng ngàn ca sinh đẻ. Việc sinh đẻ của bạn có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn. Có một điều chắc chắn là hiện nay các bác sỹ hộ sinh sẽ không thể để cho việc sinh đẻ của bạn kéo dài quá 24 tiếng (thường không quá 15 tiếng). Y học đã đưa ra nhiều biện pháp để rút ngắn thời gian sinh đẻ lại, nếu đẻ thường không được các bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn đẻ mổ vì thời gian rặn đẻ quá lâu sẽ làm cho thai phụ mệt mỏi, tử cung cũng không mở. Nói chung bạn nên tin tưởng và thực hiện theo ý kiến của bác sỹ hộ sinh.

Giai đoạn tống thai: Sự chào đời

Khi giãn nở đã trọn vẹn, giai đoạn thứ hai của việc sinh đẻ sẽ bắt đầu. Ở giai đoạn này, các co bóp gần nhau hơn và kéo dài hơn. Đầu đứa trẻ tựa trên các cơ đáy chậu, việc tựa này khiến bạn có nhu cầu rặn. Nếu như trong giai đoạn giãn nở bạn phải chịu đựng các đợt co bóp, không rặn đẻ và tập trung thư giãn thì ở giai đoạn này việc rặn đẻ là việc làm chính của bạn. Bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ khi rặn đẻ.

Ý nghĩa của việc rặn đẻ
Bạn đang tham gia tích cực vào việc giúp trẻ chào đời dễ dàng thuận tiện và nhanh chóng, việc rặn đẻ của bạn sẽ giúp cho tử cung làm việc để đẩy đứa con về phía trước. Đứa trẻ đang ra khỏi đường hầm xương của khung chậu, nó sẽ vượt qua đường hầm mềm mại hơn được cấu tạo bởi âm đạo và đáy chậu. Các cố gắng rặn của bạn, cộng với công việc của tử cung, sẽ giúp cho đầu đứa trẻ vượt qua những chướng ngại.
Giai đoạn tống thai này không phải là giai đoạn khó khăn với bạn vì nếu bạn rặn hết sức lực, họ sẽ không còn cảm thấy cơn đau của co bóp tử cung, cơn đau bị vùi dưới sự cố gắng.
Những việc bạn cần làm trong giai đoạn này
Hạ cơ hoành và co bóp các cơ bụng. Tử cung, bị éo từ trên xuống dưới bởi cơ hoành, từ trước ra sau do các cơ bụng, sẽ gia tăng sức ép của nó trên đứa con. Nhưng điều quan trọng là những cố gắng rặn của bạn phải ăn khớp nhịp nhàng với các cơn co bóp. Để đạt được kết quả tốt, bạn nên tiến hành như sau:
Trước khi co bóp
Bạn hãy đặt mình trong tư thế tống ra: Lưng nâng lên, bắp đùi dạng ra, hai chận để trong bàn đạp. Đây là tư thế sinh đẻ cổ điển. Trong tư thế này hãy buông lỏng đáy chậu. Hãy hít thở toàn thân.
Trong lúc co bóp
Ngậm miệng, hít vào thở sâu, nhờ đó bạn hạ thấp tối đa cơ hoành. Khi hít vào tối đa, bạn hãy ngưng hơi thở của bạn. Rồi bạn hãy co mạnh cơ bụng từ dạ dày để tựa trên đứa trẻ và đẩy nó về phía trước. Trong khi cố gắng giữ cho đáy chậu thật giãn. Để rặn được tốt, bạn hãy dùng hai tay nắm thanh đỡ bàn đạp và kéo mạnh trên hai tay. Khi cố sức, đôi vai bạn nâng lên khỏi giường nằm: bạn hãy cong lưng, cúi đầu xuống trên ngực.
Nếu bạn không thể ngưng hơi thở của bạn lâu bằng thời gian co bóp, bạn nên tống hơi trong phổi ra, bằng đường miệng, nhanh chóng hớp lại ngụm không khí, ngưng thở một lần nữa và tiếp tục rặn cho đến khi co bóp chấm dứt.
Sau đợt co bóp
Bạn vừa thực hiện một số cố gắng, lúc này bạn hãy hít vào và thở ra thật sâu.
Giữa hai đợt co bóp
Buông lỏng cơ để lấy lại sức và thở bình thường
Ngoài sự chỉ dẫn của thầy thuốc, bạn không nên rặn giữa hai đợt co bóp.
Khi nào không cần rặn đẻ
Đó là khi đầu của trẻ đã bắt đầu chui ra khỏi tử cung đến âm hộ, bác sỹ đã có thể nhìn thấy mái tóc của trẻ. Mỗi lần co bóp âm hộ sẽ giãn ra nhiều hơn và phần lớn cái đầu đang hiện ra. Lúc này bác sỹ sẽ yêu cầu bạn không rặn đẻ nữa, vì nếu bạn cố gắng rặn bạn sẽ có nguy cơ đẩy đầu đứa trẻ ra ngoài một cách đột ngột làm rách cơ đáy chậu. Thời điểm này bạn không nên ngẩng đầu lên, bạn hãy nằm và hít thở nhanh và sâu (hay còn gọi là thở hổn hển).
Những cách rặn đẻ
- “Hít vào, ngưng thở, rặn”: Đó là điều căn bản của kỹ thuật đẻ cổ điển. Theo cách đẻ trước kia thì cách rặn này thực hiện trong suốt thời gian tống thai. Tuy nhiên theo các nghiên cứu của các bác sỹ sản khoa gần đây thì nên dùng phương pháp này chỉ áp dụng vào đầu giai đoạn tống thai cho đến khi đầu đứa trẻ làm căng vùng đáy chậu và âm hộ.
- “Thở ra và nén lại”: Khi phản xạ rặn xảy ra, các cơ bụng co thắt lại một cách tự nhiên trên đứa bé và đẩy nó về phía trước. Vào lúc đó, người mẹ không phải ráng sức rặn đứa trẻ về phía dưới mà họ “kéo” đứa trẻ lui lại, bằng cách để nó lướt qua đáy chậy đang mở ra phía trước nó.Việc rặn này được thực hiện tốt hơn khi mẹ ngồi xổm hoặc ngồi bệt và trong tư thế này người mẹ có thể vươn mình: chẳng hạn như bằng cách bám vào cổ của chồng, hoặc bằng một thanh ngang hoặc được đỡ phía dưới nách. Tình trạng vươn mình này làm tăng cường việc siết chặt bụng và buông lỏng đáy chậu. Nếu không ta có thể bố trí tư thế sinh đẻ cổ điển: Nằm ngửa, hai đầu gối đưa lên ngực, người mẹ dùng tay đẩy ngược hai đầu gối ngược trở lại. Khi làm động tác này họ làm tăng sức ép lên bụng.

Giai đoạn giãn nở trong một cuộc đẻ

Giai đoạn giãn nở là giai đoạn sinh đẻ đầu tiên, nó bắt đầu khi bạn còn ở nhà, bạn đã cảm thấy những co bóp ban đầu, khi đến bệnh viện nó sẽ tiếp tục.

Những chẩn đoán để đánh giá giai đoạn giãn nở
- Hiệu quả của những co bóp tử cung
- Tính cách tuần tự và đều đặn của sự giãn nở tử cung
- Việc tiến vào đường hầm khung chậu của đầu đứa trẻ.
- Tình trạng sức khỏe của trẻ nhờ nghe tiếng đập của tim
Trong giai đoạn giãn nở, bác sỹ sẽ giúp bạn như sau:
- Bác sỹ sẽ cho bạn những loại thuốc khác nhau qua đường tiêm bắp thịt hoặc thuốc pha loãng để tiêm qua đường tĩnh mạch. Chúng có mục đích điều chỉnh tiến trình sinh đẻ và tránh kéo dài tiến trình này. Cũng có thể bạn được truyền nước và gluco qua đường tĩnh mạch.
- Nếu bạn ra nước ối một cách tự phát có thể bác sỹ sẽ phá vỡ các màng bọc trong lúc chuyển dạ. Thao tác này tuyệt đối không gây đau đớn bạn chỉ có cảm giác nước nóng đang chảy ra.
- Cũng có thể hiệu quả của các cơn co bóp và nhịp đập tim của đứa trẻ được theo dõi bằng thiết bị điện tử.
Khi cổ tử cung của bạn hoàn toàn giãn nở bạn sẽ chuyển sang giai đoạn mới giai đoạn tống thai (hay còn gọi là giai đoạn sinh nở chính thức).
Bạn cần làm gì trong lúc giãn nở
Các co bóp đều không tùy ý thay đổi: Bạn không thể làm gia tăng, làm giảm sút hay làm thay đổi nhịp điệu của chúng. Tần số của những co bóp này là cứ 3 đến 5 phút một lần và mỗi lần kéo dài từ 40 đến 60 giây. Tuy nhiên thái độ, cách xử sự của bạn có thể có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình sinh đẻ: Bạn càng bình tĩnh và thì giãn thì tiến trình sinh đẻ càng nhanh chóng.
Có hai điều quan trọng mà bạn phải làm: thở sâu, thư giãn.
Thở sâu: Khi một cơ co bóp, tức khi đang làm việc, nó tiêu thụ oxy. Nó càng co bóp, nó càng tiêu thụ oxy nhiều hơn vì tử cung của bạn đang phải lao động rất nặng nhọc nên nó rất cần oxy. Bạn phải tiếp tục gửi oxy đến cho con bạn. Vì thế chỉ có một biện pháp: Thở thật đều.
Thư giãn: Các co bóp của tử cung đều không tùy ý thay đổi nhưng nếu bạn không thể kích thích nó, bạn có thể làm chúng đau đớn ít nhiều. Vậy thì tử cung của bạn làm gì trong lúc này? Như bạn biết nó co bóp đều đặn để mở dần cổ từ cung ra.
Trong những điều kiện bình thường, cổ tử cung mở ra từng bước cho đến khi giãn nở hoàn toàn. Nhưng khi người mẹ căng thẳng, cổ tử cung đã có xu hướng đối kháng lại tình trạng giãn nở, lúc này nó lại đối kháng hơn nữa và bạn càng đau đớn hơn.
Để giải thích điều này, bác sỹ Read đã so sánh với bàng quang: giống như tử cung, bàng quang cũng được đóng kín bằng một cái cổ. Lúc nghỉ ngơi, cổ tử cung co lại và ngăn chặn nước tiểu chảy ra. Khi bàng quang cấn trút cạn, cổ đóng bàng quang lại giãn ra, thành của bàng quang co lại tống nước tiểu ra. Nhưng vào lúc đó, nếu bạn buộc phải “kiềm chế”, bạn co lại để ngăn lại việc mở cổ đóng bàng quang. Cố gắng này càng trở lên đau đớn hoặc thậm chí không chịu nổi nếu nó kéo dài. Cơn đau chỉ dịu đi khi bạn để cho bàng quang làm giãn nở cổ của nó ra và trút cạn nước đi.
Vì vậy để khỏi làm trái với quy luật tự nhiên, trong thời gian giãn nở, bạn phải thư giãn hoàn toàn. Để đạt đến điều đó, trước tiên bạn hãy tìm một tư thế tốt.
Tư thế tốt nhất trong giai đoạn giãn nở: Thường đó là nằm nghiêng một phía, nhưng bạn cũng sẽ tìm được tư thế thư giãn tốt nhất: đứng, ngồi, nằm. Hơn nữa không có gì ngăn trở bạn đi bộ nếu bạn cảm thấy thoải mái.
Nếu bạn còn ở nhà, bạn nên tắm nước ấm và thư giãn lâu, điều này cũng giúp cho cổ tử cung giãn nở. Tuy nhiên nếu bạn đang ra nước ối thì bạn không nên tắm.
Nếu bạn đã ở viện, bạn nên thư giãn hoàn toàn bằng cách buông lỏng các cơ. Khi nào bạn cảm thấy bắt đầu co bóp, bạn nên tránh co quắp lại, kháng cự lại. Bác sỹ Read nói: “ Phụ nữ nào căng thẳng, cổ tử cung căng thẳng, phụ nữ nào thư giãn, cổ tử cung thư giãn”.

Các giai đoạn chuyển dạ

Sinh đẻ không phải lúc nào cũng bắt đầu một cách rõ ràng và chính xác, vì trên thực tế chỉ có 5% trẻ được sinh ra đúng với ngày dự sinh, còn đa phần các bà mẹ chuyển dạ trong vòng 2 tuần trước, hoặc sau ngày dự sinh. Do vậy tốt nhất bà bầu nên chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để nhập viện khi thai ở tuần 36.

Khi mang thai đến tháng thứ 9, bụng sẽ tụt xuống và bà bầu cảm thấy đau tức ở vùng xương cùng và bụng dưới, đi tiểu nhiều lần. Đó là dấu hiệu của việc sinh đẻ sắp bắt đầu. Toàn bộ quá trình sinh đẻ hay cơn chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn sau:

1. Giai đoạn đầu của chuyển dạ

Là giai đoạn dài nhất của quá trình sinh nở, thường kéo dài từ 6 đến 10 tiếng tính từ khi mới bắt đầu chuyển dạ. Trong giai đoạn này sự co thắt tăng dần về cường độ để cổ tử cung của bạn mở ra từ từ cho bé di chuyển vào đường sinh.

Dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ
Đối với nhiều phụ nữ, những dấu hiệu cho thấy, cơn chuyển dạ sắp bắt đầu là cảm giác co thắt, tựa hồ như đau bụng khi đến kỳ kinh. Bạn cũng có thể cảm thấy bị sưng phù, táo bón hoặc đau một chút ở phần bụng dưới hay ở lưng. Một số phụ nữ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi hoặc buồn nôn.
Trong suốt giai đoạn đầu của chuyển dạ, bạn có thể không muốn ăn uống chút nào, do vậy bạn nên chọn những đồ ăn nhẹ như súp, ngũ cốc hay bánh mì, và nhớ uống thật nhiều nước. Lúc đầu, bạn chỉ cảm thấy hơi khó chịu như vẫn thường thấy, nhưng khi đã vào cơn chuyển dạ thì càng ngày bạn càng thấy các cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, đó chính là những cơn co thắt tử cung.
Co thắt tử cung

Là những cơn co vào và giãn ra của cơ bụng và cơ lưng và chúng thường mạnh hơn các cơn co giãn mà đôi khi bạn vẫn thấy trong suốt thời kỳ mang thai.
Khi bạn chuyển dạ, bạn sẽ thấy các cơn co thắt tử cung ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, thời gian kéo dài hơn và cường độ cũng mạnh hơn.
Ban đầu, một cơn co thắt tử cung trong giai đoạn đầu của chuyển dạ thường kéo dài khoảng 40 giây và cứ 10 phút lại xuất hiện một lần. Gần đến lúc bạn sinh bé, các cơn co thắt tử cung sẽ chỉ kéo dài hơn 30 giây và xuất hiện cứ 1 phút/lần. Những con số này chỉ mang tính tham khảo và thường khác nhau ở từng thai phụ.
Ngoài sự co thắt, hai dấu hiệu nữa để nhận biết thời điểm sinh, chúng có thể xuất hiện trước đó hoặc nối tiếp theo nhau.
- Bong nút nhầy: Là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc lót cổ tử cung. Bạn có thể phát hiện thấy một chất dịch đặc, hay vài mảng nhỏ màu hồng (gọi là máu cá) dính trên quần lót.
- Vỡ túi nước ối: “Nước” ở đây thực chất là chất lỏng trong màng ối, bao quanh bé trong suốt thời kỳ mang thai. Khi bạn sắp sửa chuyển dạ, túi đựng nước ối sẽ vỡ ra và nước ối sẽ chảy ra ngoài qua âm đạo. Có người thì chảy ào ạt, một số khác lại chảy nhỏ giọt...

2. Giai đoạn hai

Giai đoạn hai bắt đầu khi cổ tử cung đã giãn nở hoàn toàn (khoảng 10cm) và kết thúc khi bé đã lọt lòng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ, nhưng đôi khi chỉ 10 phút hoặc kéo dài đến 2 tiếng đồng hồ. Thông thường các bác sĩ sẽ can thiệp khi giai đoạn này kéo dài quá hai giờ.
Giai đoạn chuyển tiếp
Là khoảng thời gian kết thúc giai đoạn đầu và bắt đầu bước vào giai đoạn hai. Đây cũng là giai đoạn nhiều thử thách và kiệt sức nhất của quá trình chuyển dạ. Khoảng thời gian này có thể rất ngắn hoặc cũng có thể rất dài. Cổ tử cung lúc này đã gần như giãn nở hoàn toàn và những cơn co thắt đã trở nên rất mạnh, kéo dài và liên tục hơn.
- Trong khoảng thời gian này, bạn thường cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, đôi khi đan xen cả hai trạng thái này, ngoài ra còn cảm thấy buồn nôn hay thậm chí ói mửa, muốn đại tiện.
- Bạn sẽ cảm giác như có sự thúc đẩy thật mạnh, khiến bạn phải rặn mạnh ra.

Rặn bé ra ngoài
Cơ thể của bạn sẽ cho bạn biết khi nào thì nên rặn, thực ra cảm giác hối thúc rặn rất mạnh và bạn khó lòng cưỡng lại.
Bắt đầu bằng việc mở rộng hết mức cổ tử cung và kết thúc bằng việc chào đời của đứa trẻ. Vào thời điểm này, cứ mỗi lần đau là tử cung lại đẩy thai nhi chuyển động về phía trước . Cơn chuyển dạ gắn liền với cơn đau mà khi đó không chỉ cổ tử cung co bóp mà cả cơ bụng và cả thân mình. Từ lúc này cho đến khi đầu thai chui ra, sản phụ sẽ có cảm giác nóng rát do bộ phận bên ngoài âm đạo bị căng ra.
Sau khi đầu thai nhi đã chui ra được, các bộ phận còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi lôi được đứa trẻ ra, thứ nước ối ấm cũng tràn nốt ra.
Đứa trẻ đã ra đời bình an, nhưng cuống nhau vẫn nối liền với nhau thai ở trong dạ con. Lúc này cổ tử cung đã mở hoàn toàn, dạ con không còn dạng thắt như quả bầu nữa mà trở thành một cái túi thô.

3. Giai đoạn ba

Giai đoạn ba của quá trình sinh nở thường diễn ra rất nhanh. Dạ con sẽ co dần lại, nước ối cũng bị đẩy ra ngoài, nhau thai sẽ được tống hết ra ngoài từ lớp màng lót của tử cung khi bé đã lọt lòng.
Xổ nhau
Kéo dài từ 20 - 30 phút. Trong thời gian này, nhau tách khỏi thành tử cung và rơi vào âm đạo tạo cho người mẹ ý muốn gắng sức. Qua vài lần căng cơ bắp không đáng kể, nhau thoát ra cùng với màng bọc và phần sót lại của dây rốn. Tuy nhiên, thường bạn sẽ được tiêm một liều hoóc môn có tên là ôxytôcin - chất này sẽ được cơ thể tiết ra khi bạn cho bé bú sữa mẹ, do đó những người theo thuyết sinh sản tự nhiên cho rằng việc tiêm ôxytôcin nhân tạo là dư thừa ôxytôcin giúp tử cung co thắt và tống nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai đã tách ra khỏi tử cung, bác sĩ sẽ kéo nhẹ dây rốn để nhau thai xổ hết ra ngoài, nếu còn sót lại mảnh nào sẽ gây xuất huyết và nhiễm trùng.
Sau đó, vùng đáy chậu sẽ được khâu lại, nếu trước đó nó đã bị rách hoặc bị rạch cho em bé lọt ra. Thân nhiệt, nhịp tim, huyết áp, tử cung và sự chảy máy âm đạo sẽ được kiểm tra cẩn thận. Cuối cùng bạn sẽ được nghỉ ngơi và làm quen với em bé mới chào đời của mình.

Cách thở và thư giãn khi chuyển dạ

Khi chuyển dạ việc thở và thư giãn có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng kết hợp giữa thở và thư giãn như thế nào cho đúng và phát huy được tác dụng cho giai đoạn chuyển dạ cũng là một việc rất đáng quan tâm.

Khi cơn co bóp đến gần
Khi bạn thấy những dự báo của các cơn co bóp đang chuẩn bị xảy ra bạn hãy hít thở thật sâu theo lối thở hoàn toàn. Sau đó thở nông với những lần hít vào thở ra nhanh, nhẹ và nhịp nhàng. Bạn cần thở nhẹ trong khi co bóp để tránh cho cơ hoành không tựa vào tử cung ngăn cản tử cung co bóp mạnh. Bởi vì cơ hoành là cơ nằm giữa lồng ngực và bụng. khi thở nó co lại và hạ xuống. Do đó, thở càng sâu, cơ hoành càng hạ xuống. Khi thở nông và nhẹ, cơ hoành chỉ động đậy sơ sơ.
Đôi khi trong lúc chuyển dạ, trong cánh tay và trong cẳng chân xảy ra những hiện tượng kiến bò có kèm theo những cơn co cơ và cảm giác khó chịu toàn thân. Tất cả tình trạng này sẽ biến mất nhanh khi tiêm canxi vào tĩnh mạch.
Trong suốt thời gian chuyển dạ, nhất là cuối giai đoạn giãn nở, nếu đầu đứa trẻ đã tiến vào, có thể bạn cảm thấy nhu cầu “rặn” giữa những cơn co bóp.Vào giai đoạn này bằng cách rặn, bạn sẽ không giúp cho việc chuyển dạ, bạn chỉ làm cho nó gây đau đớn hơn mà thôi. Hơn nữa điều đó không có ích lợi gì chỉ làm phí thời gian và công sức của bạn. Rặn khi cổ tử cung chưa được giãn nở đầy đủ sẽ cản trở việc giãn nở và kéo dài thời gian sinh đẻ. Ngoài ra những cố gắng rặn quá sớm ngày có nguy cơ làm cho bạn mệt mỏi và mất sức vào lúc bạn cần tham gia tích cực vào việc sinh đẻ và phung phí toàn bộ cơ năng của bạn. Bác sỹ hộ sinh sẽ thông báo cho bạn khi nào bạn có thể rặn được.
Khi hết cơn co bóp
Khi bạn cảm thấy cơn co bóp chấm dứt, bạn hãy hít thở hoàn toàn trở lại, thật sâu, thật chậm, nhưng trong một tiếng thở dài, sâu.
Sau đó bạn thở lại bình thường, thư giãn càng nhiều càng tốt, điều đó sẽ giúp bạn làm chủ hoàn toàn cơ co bóp tiếp theo. Và nếu mỗi cơn co bóp bạn lại bắt đầu lại chu kỳ: thở sâu, thở nông, thở hoàn toàn.
Thư giãn tâm trí
Dù ở thời điểm này, bạn rất đau nhưng tập kiên nhẫn thư giãn tâm trí. Cũng như khi ngồi thiền, bạn cố gắng để cho tâm trí mình thật sự trống rỗng, lắng dịu và đừng nghĩ ngợi bất cứ điều gì. Hãy thở chậm và đều, động tác thở ra nhẹ như đang thở dài, không nên thở quá mạnh. Nếu không thể tập được theo cách này, bạn có thể tập trung vào những gì bạn thường cảm thấy thú vị trong cuộc sống và cố gắng đừng đuổi theo bất kỳ ý nghĩ nào đó bất chợt nảy ra.

Gây tê quanh màng cứng

Gây tê quanh màng cứng có tác dụng làm mất cảm giác đau của sản phụ, đem lại sự thoải mái, thanh thản trong thời gian sinh, nhờ đó việc sinh đẻ thuận lợi hơn.

Ưu điểm của gây tê quanh màng cứng
+ Tránh được sự gây mê toàn phần khi phải dùng fooc-xep hay phẫu thuật.
+ Áp dụng cho các ca đẻ lâu và đau nhiều: gây tê quanh màng cứng làm giảm thời gian sinh đẻ, khiến cho sinh đẻ dễ dàng hơn.
+ Nếu cần có một hoạt động nào đó trong khi sinh đẻ bất ngờ xảy ra: sử dụng cặp thai, sổ thai, khâu vết rạch hoặc mổ tử cung… thì không cần phải gây mê bổ sung.
+ Áp dụng cho trường hợp cổ tử cung mở chậm: Thuốc có tác dụng chống co cơ làm cho cổ tử cung mềm và mỏng.
+ Giúp cho sản phụ có bệnh tiểu đường, yếu tim sinh đẻ bình thường không cần phẫu thuật.
Nhược điểm:
+ Làm giảm khả năng rặn đẻ thai vì thế dùng phương pháp này thường làm tăng khả năng mổ đẻ.
+ Thường gây đau lưng trong vòng 24 -36 giờ sau khi gây tê.
Thực hiện gây tê quanh màng cứng
Khi cổ tử cung đã mở ra khoảng 3cm thì bác sỹ sẽ tiêm thuốc tê vào giữa đốt thứ 3 và đốt thứ 4 của các đốt sống thắt lưng để làm tê các dây thần kinh từ tủy sống đi ra, nó sẽ lan tỏa quanh các màng tủy sống. Khi rút kim tiêm ra bác sỹ để lại một ống nhỏ ở điểm tiêm để nếu cần lại tiêm thêm. Thoạt đầu chỉ dùng ít thuốc để không làm sản phụ mất cảm giác sinh đẻ ở vùng xương chậu. 10 phút sau khi tiêm thuốc cơn đau biến mất. Sau khi sinh sản phụ có thể ngồi dậy sau 6 giờ.
Những lưu ý:
- Gây tê quanh màng cứng phải thực hiện sau khi tử cung mở ra khoảng 3 cm, nếu sớm hơn biện pháp này có nguy cơ ngăn chặn các co bóp và làm chận tiến trình chuyển dạ, nếu quá trễ vào lúc tống thai nó không còn tác dụng.
- Những chống chỉ định với biện pháp này:
+ Không sử dụng gây tê màng cứng với phụ nữ nhiềm trùng da, vẹo cột sống nghiêm trọng do dị ứng với các thuốc gây mê từng được sử dụng trước đó, các bệnh về thần kinh, rối loạn do đông máu.
+ Gây tê quanh màng cứng cũng chống chỉ định với những trường hợp sản phụ bị sốt trong khi sinh, thay đổi huyết áp, xuất huyết.

Khi mang thai:

Da căng hơn, cơ thể trông phì nhiêu hơn, những cơn bốc hỏa thường xuyên, rồi nôn ọe... Đó là những bất tiện bạn phải chịu khi muốn có một thiên thần! Nhưng đừng vội bi quan quá, vẫn có thuốc giải mà…
1. Quan tâm đến liệu pháp massage trước khi sinh. Việc này giúp giải tỏa những căng thẳng và stress trong khi tăng cường sự lưu thông của máu bằng bài xoa bóp phía dưới được thiết kế dành riêng cho phụ nữ có thai.
Hầu hết các cơ sở spa bây giờ đều cung cấp dịch vụ massage trước khi sinh chuyên biệt để làm giảm các cơn đau nhức do mang thai mà ra. Nhưng cần có sự tư vấn kỹ của bác sĩ theo dõi và những chuyên viên massage nhiều kinh nghiệm và uy tín.
2. Mua sắm quần áo mới dành cho việc mang thai. Đã đến lúc bạn nên nói lời giã biệt những bộ quần áo thường ngày không phù hợp cho việc mang thai của bạn. Hãy chọn cho bạn những bộ đồ dành mặc riêng cho giai đoạn đặc biệt này, vừa thoải mái vừa tôn lên những đường cong khác bấy lâu chưa lộ diện cho đến khi bạn có thai.
3. Ăn uống hợp lý. Đừng quá kiêng khem, hãy cho phép bạn thoải mái với những món ăn bạn vẫn hằng dùng trước kia. Tất nhiên vẫn cần có sự tham vấn của bác sĩ. Tuy vậy, cần lưu ý đến các món ăn ngọt. Hãy giảm bớt khẩu lượng đường bạn ưa thích xuống một chút. Vì nếu quá lạm dụng đường trong giai đoạn này bạn có thể gặp tình trạng tâm tính thay đổi bất thường tùy theo việc trồi sụt của lượng đường hấp thụ.
4. Thể dục thể thao. Các bài tập aerobic nhẹ, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng, các bài tập yoga trước khi sinh sẽ giữ cho cơ thể và tinh thần của bạn trong trạng thái tốt nhất suốt chín tháng mang nặng, bất chấp thời tiết. Không nên quên tham vấn bác sĩ mỗi khi bạn muốn bắt đầu hay chuyển sang một hoạt động thể dục thể thao nào khác.
5. Lên kế hoạch. Lên kế hoạch trước cho ngày nở nhụy khai hoa sẽ giúp bạn giảm nhiều stress và những lo lắng không đáng có. Ví dụ: sửa soạn những gì cần khi đến bệnh viện phụ sản, chuẩn bị sẵn tem và bì thư cho việc thông báo ngày bạn sinh, rồi những gì dành cho việc chăm sóc bé như tã lót, phấn cho bé… Bạn có thể ghi ra một bảng danh mục những gì cần thiết và chỉ định người nào có trách nhiệm chăm sóc bạn tìm mua.
6. Quan hệ tình dục! Khi có thai dẫu cho có những khó khăn về phương diện tiếp xúc hình thể nhưng không vì thế mà các nội tiết tố có liên quan đến ham muốn tình dục của bạn cũng phải câm lặng, và một khi bác sĩ đã bật đèn xanh cùng với những chỉ dẫn về tư thế quan hệ thích hợp thì bạn hãy yên tâm! Những đè nén không đáng có sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tâm tính của cả người mẹ lẫn đứa con sau này.
BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (theo Pregnancy and baby)
Tìm hiểu những thuật ngữ trong kết quả khám thai là điều cần thiết với những người lần đầu làm mẹ.
Tuổi thai
Số tuần mang thai của bạn, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Xét nghiệm nước tiểu
Mẫu nước tiểu được đem đi xét nghiệm tại mỗi lần khám thai theo định kỳ, cho biết những điều sau:
- Có đường: đây có thể là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ (chứng tiểu đường trong thời kỳ mang thai). Nếu đường xuất hiện lặp lại, xét nghiệm máu là cần thiết.
- Albumin (Alb): protein này có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (triệu chứng nặng của thai kỳ ảnh hưởng đến nhau thai). Nhiều phụ nữ được phát hiện có protein trong nước tiểu ở một vài thời điểm trong thai kỳ. Dù protein trong nước tiểu là khá phổ biến nhưng nó vẫn cần được xem xét cẩn thận.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20120117-145537-1-oanhntk2011117111733844-1.jpeg
Ảnh minh họa.
- Ketones: hóa chất này được sản xuất khi cơ chế đốt cháy chất béo của cơ thể hoạt động không đúng. Có thể xảy ra khi bạn mắc tiểu đường thai kỳ, ăn uống không đủ hoặc khi bạn bị ốm.
Nếu albumin hoặc ketones được chẩn đoán có trong nước tiểu, hàm lượng tăng lên của chúng được mã hóa bằng +, ++ hoặc +++. Bạn cũng có thể thấy chữ Tr (viết tắt của trace), nghĩa là có một chút albumin hoặc ketones được tìm thấy. Các ký hiệu khác gồm “tick”, “nil” hoặc “NAD” mang nghĩa tương tự, không có gì bất thường cả.
Áp suất máu (huyết áp)
Áp suất máu được viết bởi hai số, chẳng hạn 120/70. Trong thai kỳ, huyết áp bình thường ở mức giữa 95/60 và 135/85.
Ngôi thai
Ngôi thai liên quan đến vị trí đỉnh đầu bé ở trong xương chậu của mẹ.
Tim thai
Khoảng tuần thứ 12, bác sĩ có thể nghe rõ ràng nhịp tim của bé.
FHH hay H: nghe được tim thai.
FHNH: chưa nghe được tim thai nhưng không cần lo lắng.
FMF: cảm nhận được thai di chuyển.
Phù
Thuật ngữ y tế chỉ sự sưng lên và trữ nước, phổ biến ở chân, mắt cá chân, tay khi có thai do cơ thể giữ lại nhiều chất lỏng hơn. Nó cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, cần được kiểm tra bởi bác sĩ.
Hb
Hb chỉ haemoglobin, chất tìm thấy trong hồng cầu giúp chuyên chở oxy từ mẹ tới bé. Thành phần cần thiết của haemoglobin là sắt. Xét nghiệm máu quyết định lượng haemoglobin cho bạn. Hàm lượng – nếu haemoglobin là thấp và cần được bác sĩ chỉ đùng bổ sung sắt để làm tăng lượng haemoglobin.

Nhiều thai phụ rất thích, thậm chí còn "nghiện", muốn ngày nào cũng được ngắm nhìn con nên đi siêu âm là phương pháp tối ưu của họ. Thế nhưng theo nhận định của giới chuyên khoa, trong 9 tháng 10 ngày mang thai, thai phụ chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để biết bé có khỏe mạnh, có vấn đề gì không.

Lần siêu âm thứ nhất lúc bạn mang thai được 12 tuần, thời điểm này bác sĩ sẽ xác định cho bạn biết phôi thai có tốt không, tim thai như thế nào, thai đơn hay đôi.
Lần siêu âm thứ hai lúc thai được 22 tuần (bạn mang thai được khoảng 4,5 tháng). Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất để bác sĩ dựa vào đó chẩn đoán và theo dõi thai nghén cho sản phụ. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài tứ chi, đường kính sọ não, xác định sự hiện diện của các cơ quan khác (tim, phổi, dạ dày...).
Lần siêu âm thứ ba là khi thai nhi được 32 tuần. Lần siêu âm này, các bác sĩ sẽ phát hiện thêm những bất thường khác xuất hiện rõ hơn hoặc chưa nhìn thấy từ lần siêu âm trước và cũng xác định cụ thể hơn ngày sinh, khối lượng nước ối (nhiều - ít - đục) cho thai nhi.
Tuy nhiên, siêu âm thai không nhất thiết chỉ được 3 lần trong suốt quá trình mang thai mà bác sĩ sẽ tùy vào sức khỏe của bạn, của thai nhi để hẹn bạn nên siêu âm nhiều hay ít.
Theo BS THU PHƯƠNGTập thể dục cho vùng sàn khung chậu
Các bài tập cho vùng khung xương chậu là rất cần thiết cho quá trình sinh nở của thai phụ. Những bài tập cho vùng này cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc tập theo hướng dẫn sau đây:
Mẹ bầu ngồi như đi vệ sinh. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây sau đó đứng dậy và lại lặp lại động tác đó.
Cứ như thế tập luyện lập lại 10 lần mỗi ngày sẽ rất hữu ích cho việc sinh nở trong tương lai.
Không được bỏ qua bữa sáng
Phụ nữ mang thai cần phải ăn bữa sáng để cung cấp đủ protein cho cả một ngày làm việc. Thực đơn cho bữa sáng là bánh mì, cơm, nước hoa quả… Không nên ăn nhiều đồ chiên, hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ vào buổi sáng.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/2131410674-1-ba-bau1.jpeg
Bà bầu nên có thời gian nghỉ ngơi thoải mái. (ảnh minh họa)
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và hạn chế mệt mỏi đáng kể. Phụ nữ mang thai nên giành thời gian ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Chị em cũng nên dành thời gian buổi trưa khoảng 30 phút để nghỉ ngơi.
Uống sinh tố hàng ngày
Sinh tố trái cây không những giúp bản thỏa con thèm đường khi mang thai mà còn rất tốt cho sức khỏe. Bà bầu nên uống mỗi ngày 1 ly sinh tố dâu hoặc đào, hoặc chuối… đều rất có lợi.
Ăn nhiều bữa
Đối với những mẹ bầu bị chứng ốm nghén hoành hành thì việc ăn thành nhiều bữa là rất quan trọng. Ngoài 3 bữa chính, chị em nên ăn thêm 3 bữa phụ hoặc ăn bất cứ khi nào bạn muốn.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là việc làm cần thiết và rất hữu ích khi mang thai. Tuy nhiên, mang thai không phải là thời gian lý tưởng để bạn tập luyện một môn thể thao mới. Bà bầu cần duy trì một chế độ tập luyện cân bằng và vừa phải. Những môn thể thao số 1 cho thai phụ là bơi lội, đi bộ hoặc yoga.
Tránh các loại gia vị
Trong thời gian mang thai quý 3, chị em rất dễ mắc chứng ợ nóng, vì vậy nên tránh những thực phẩm gây ợ hơi như gia vị cay, gia vị nóng: ớt, tiêu cũng như những loại đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20120116-144157-2-1326610803-babau1.jpeg
Bổ sung Vitamin D khi mang thai là rất cần thiết. (ảnh minh họa)
Hấp thụ đủ Vitamin D
Vitamin D và canxi rất quan trọng cho bạn và sự phát triển của xương em bé. Vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua loại dưỡng chất cần thiết này. Cách đơn giản nhất để cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin D là tắm nắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn hàng ngày những loại thực phẩm như cá, sữa và các loại sữa chua.
Tránh táo bón
Áp lực của em bé lên thành tử cung cùng với sự thay đổi của hormone thai kỳ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón, bệnh trĩ. Trong trường hợp này, chị em nên uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Trong trường hợp bị nặng, bà bầu có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp chữa trị phù hợp với mình.
Đừng quên chăm sóc răng miệng

Mang thai có thể làm nướu răng của bạn mềm hơn và tăng nguy cơ viêm, chảy máu chân răng. Vì vậy việc chăm sóc răng miệng khi mang thai là rất quan trọng. Bạn nên có cuộc kiểm tra răng miệng định kỳ và sử dụng nước súc miệng hàng ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Làm việc an toàn
Tại nơi làm việc bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc ghế thoải mái nhất để ngồi làm việc. Trong khi làm, chị em cũng không nên ngồi quá lâu mà cần đứng lên, đi lại thường xuyên. Phụ nữ mang thai cũng cần tránh những công việc có tiếp xúc với hóa chất độc hại để tránh nguy cơ gây bệnh cho thai nhi.
Với tiết trời giá lạnh và khắc nghiệt của mùa đông sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Song có nhiều cách để bạn bảo vệ cho mình và cả thai nhi bé bỏng của mình có một sức khỏe tốt, để vượt qua mọi khó khăn ấy, hãy cùng chúng tôi thực hiện một trong những lưu ý dưới đây.
Chăm sóc đôi chân
Mùa đông giá lạnh, phụ nữ mang thai cần giữ ấm đôi chân, chọn và sử dụng các loại giày dép đúng kích thước và đẹp về hình thức. Riêng giày, dép dành cho nhóm mang thai phải đúng cỡ, gót cao vừa phải, đảm bảo đủ độ kết dính, chống trơn và cổ cao đủ ấm. Ngoài ra, nên chủ ý chăm sóc đôi chân cho sạch sẽ, vệ sinh, mát xa cho đỡ nhức mỏi.

Nếu sơn móng chân, nên dùng các loại sơn đảm bảo chất lượng để hạn chế hóa chất nguy hiểm ngấm vào cơ thể.

Sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm

Khi mang thai, sức đề kháng cơ thể suy giảm, vì vậy bà bầu nên hạn chế ra ngoài trời lạnh, nên sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nằm hoặc ngồi mà nên đi lại, làm những việc phù hợp với bản thân trong từng giai đoạn mang thai.

Chú ý về trang phục

Về mùa đông thời tiết biến đổi, phụ nữ mang thai cần mặc đủ ấm, để đi lại và làm việc thuận lợi. Không nhất thiết phải dùng những trang phục quá đắt, quá mốt mà phải đảm bảo đủ ấm, đảm bảo sức khỏe khi đi ra ngoài tham dự hội hè, nhất là những khi thời tiết giá lạnh kéo dài.

Chú ý khi dùng thuốc chữa bệnh

Giai đoạn mang thai cơ thể người phụ nữ mẫn cảm với thời tiết nên rủi ro mắc bệnh là rất cao. Một số loại thuốc thuộc nhóm không kê đơn như Claritin, Chlortrimeta, Benadryl, Tenenol, thuốc muối nhỏ mũi được xem là an toàn nhưng trước khi sử dụng cũng nên tư vấn và hỏi han bác sĩ trước khi dùng nó.

Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ mắc chứng viêm xoang, khó thở, ho, ngạt mũi vì vậy nên tư vấn bác sĩ để sử dụng các loại thuốc cho phù hợp, kể cả thuốc bổ.

Những lưu ý khi mang thai mùa đông, Bà bầu, ba bau mua dong, mang thai mua dong, ba bau, mang thai, bao phu nu,
Mùa đông giá lạnh, phụ nữ mang thai cần giữ ấm đôi chân. (Ảnh minh họa)
Những chú ý khi bị ốm

Vào mùa đông nếu bị sốt, ho, cảm cúm, … thì nên nghỉ ở nhà, hạn chế tiếp xúc đông người, hãy lắng nghe cơ thể để nghỉ ngơi, ăn uống và sử dụng thuốc cho phù hợp. Tăng cường thực phẩm tươi, ăn nóng, nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức khỏe thể chất.

Bảo vệ bàn tay từ tháng thứ 6 trở đi

Nếu mang thai vào giai đoạn mùa đông giá lạnh, thì từ tháng thứ 6 trở đi nên mang gang tay thường xuyên, kể cả khi phải nhúng tay xuống nước (nên đeo găng tay khi giặt giũ hay rửa ráy).

Tốt nhất là dùng nước ấm để rửa, để bảo vệ đôi tay, hạn chế tay trần khi tiếp xúc với nước lạnh.


Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn có ích cho vẻ đẹp của một làn la tươi trẻ. Cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể chịu đựng tốt với thời tiết khô hanh, hạn chế đau nhức, rát da do thiếu nước và giúp cho thai nhi phát triển thuận lợi.

Ngoài việc uống nước, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại kem tăng ẩm để giúp da giữ nước, đảm bảo vẻ đẹp. Nhất là vào buổi sáng khi đi ra khỏi nhà, vì giai đoạn này, da phụ nữ có độ nhạy cao với môi trường xung quanh.

Nên mua hàng trực tuyến

Thay vì phải đi siêu thị, đi chợ vào mùa đông giá lạnh, nhất là những tháng cuối của thai kì, phụ nữ mang thai nên áp dụng cách mua hàng trực tuyến (mua hàng on- line), kể cả đồ dùng cá nhân, gia đình hay mua cho bé.

Việc làm trên vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, lại khỏi phải tiếp xúc với đám đông. Nên mua hàng của những hãng cung cấp quen biết, có uy tín để đảm bảo chất lượng và tiến độ.


Nên tự nấu ăn

Nhằm hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, tiết kiệm chi phí trong thời kì bão giá, phụ nữ mang thai nên tự nấu ăn tại gia đình, theo thực đơn mà bản thân, và người nhà mình ưa thích.

Nhờ việc làm này, mà phụ nữ mang thai có thể sắp đủ món, chia nhỏ các bữa trong ngày một cách phù hợp để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp cho bản thân.


Tăng cường món socola nóng

Vào những ngày lễ cuối tuần thay vì dùng đồ uống rượu bia, phụ nữ mang thai nên dùng món sô cô la nóng, nó rất có lợi cho sức khỏe trong mùa đông. Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao gấp đôi so với rượu vang đỏ, nên có tác dụng ngừa bệnh rất tốt, nhất là bệnh ung thư vú và bệnh tim mạch.

Tập thể thao trong nhà

Do thời tiết lạnh, vào mùa đông, phụ nữ mang thai nên duy trì những bài tập nhẹ nhàng như yoga.

Theo nghiên cứu, mỗi tuần phụ nữ mang thai, nên tập ít nhất 150 phút thể thao, tương đương với 30 phút/ ngày, 5 lần /tuần sẽ có lợi cho sức khỏe và hạn chế được những biến chứng khi sinh và rút ngắn thời gian đau đẻ.

Có nên dùng thuốc “dưỡng thai”?

Thuốc Đông y cũng có thể gây hại cho thai nhi Khi có thai, bà mẹ cũng như người thân trong gia đình đều mong muốn con cái họ sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh và đẹp đẽ. Rất nhiều người đã tìm mua các thuốc bổ để dưỡng thai, thuốc nam, thuốc bắc cho an toàn hơn thuốc Tây.

Thực tế về mặt khoa học, khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi hỏi nhiều chất bổ để không những nuôi dưỡng cơ thể mình mà còn cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế một trong các công tác chăm sóc trước đẻ cho bà mẹ của người cán bộ y tế là phải thực hiện tư vấn tốt cho bà mẹ có thai về dinh dưỡng sao cho mẹ khỏe mạnh, con phát triển bình thường.
Thực sự bà mẹ có thai có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng thì không cần phải bổ sung thuốc bổ (hay thuốc dưỡng thai). Bạn sẽ đặt câu hỏi: “Thế tại sao y tế lại khuyên những người có thai cần uống viên sắt và axit folic?”. Sở dĩ có lời khuyên đó vì tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai ở nước ta rất phổ biến, viên sắt và axit folic ngoài việc chống thiếu máu cho thai phụ và thai nhi còn ngăn ngừa một dị tật của thai là nứt đốt sống do thiếu loại axit này.
Nhiều người cho rằng uống thuốc bổ là vô hại nhưng không phải. Thuốc bổ Tây y thường được sử dụng là các vitamin nhưng nếu thực sự cơ thể không thiếu thì không cần uống. Uống thừa vitamin thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài qua các chất bài tiết (với những vitamin tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin C); nhưng với các vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, K, E) thì chúng có thể lưu giữ lại trong mỡ và khi dùng nhiều có thể gây ngộ độc, gây dị tật cho thai nhi.
Với thuốc nam, thuốc bắc được coi là thuốc “dưỡng thai” thì đều do kinh nghiệm của các ông bà lang. Theo các kinh nghiệm đó có thể các thuốc này không gây nguy hại gì cho bà mẹ cũng như thai nhi, tuy nhiên không một ai có thể biết đích xác trong các chén thuốc dưỡng thai này có những hoạt chất gì.
Đối với Tây y, thuốc men đưa ra sử dụng đều là đơn chất, được chiết xuất từ một hợp chất hoặc từ cây cỏ. Các hoạt chất này được làm thuần khiết, được thử nghiệm trên các con vật thí nghiệm về tác dụng cũng như liều dùng rồi phải đem dùng thử trên các nhóm người tự nguyện thấy an toàn mới được đưa ra thị trường. Rất nhiều thuốc men do chưa có được những nhận xét xác đáng, đầy đủ về nguy cơ cho thai nhi đều được khuyên không nên sử dụng cho người có thai hoặc đang nuôi con bú.
Với thuốc nam, thuốc bắc, mỗi chén thuốc có rất nhiều vị; mỗi vị đó chứa không biết bao nhiêu hoạt chất khác nhau làm cho một thang thuốc có thể có tới hàng chục hoặc hàng trăm hoạt chất. Có thể nhiều hoạt chất trong chén thuốc đó không gây hại gì cho thai nhi nhưng chỉ cần một vài chất nào đó có nguy cơ thì đã có thể gây tai biến. Vì vậy tốt nhất khi có thai không nên nghe lời mách bảo của bạn bè để dùng thuốc. Nếu thật sự bạn thấy cơ thể mệt mỏi, “có vấn đề” trong lúc mang thai thì nên đi khám thai và đề nghị thầy thuốc hoặc thầy lang có kinh nghiệm cấp đơn dùng thuốc là an toàn hơn cả.
Theo BS PHÓ ĐỨC NHUẬN
Sự thụ thai xảy ra khoảng 2 tuần trước khi người phụ nữ thấy chậm kinh, điều đó có nghĩa là thực tế thai có thể đã được 3 tuần thì người phụ nữ mới biết mình có thai.
Thế mà giai đoạn từ 2 đến 8 tuần kể từ khi thụ thai lại là giai đoạn rất nhạy cảm, thời kỳ mà những nét chính của của gương mặt và nhiều cơ quan quan trọng như tim, thận bắt đầu hình thành. Bất cứ thứ gì người phụ nữ ăn, uống, hút đều có thể ảnh hưởng đến thai.
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đề ra hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc, cả loại thuốc thông thường bán tự do ở các quầy thuốc cho đến các loại thuốc do thầy thuốc kê đơn:
- Loại A: Đã có bằng chứng tin cậy cho thấy không tăng nguy cơ gây ra những bất thường cho thai, ví dụ như folic acid, vitamin B6, hoóc-môn tuyến giáp ở liều vừa phải.
- Loại B: Những nghiên cứu trên động vật không thấy có hại cho thai nhưng chưa có bằng chứng tin cậy khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc những nghiên cứu trên động vật thấy có tác dụng phụ phơ nhưng chưa có bằng đáng tin cậy chứng tỏ có nguy cơ cho thai: một vài loại kháng sinh, acetaminophen (Tylenol), aspartame (đường nhân tạo), famotidine (Pepcid), prednisone (cortisone), insulin (để điều trị bệnh tiểu đường) và ibuprofen (Advil, Motrin) trước 3 tháng cuối. Phụ nữ có thai không nên dùng ibuprofen trong 3 tháng cuối của thai nghén.
- Loại C: Những nghiên cứu trên động vật thấy có tác động phụ nhưng chưa có bằng chứng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc chưa có nghiên cứu trên động vật và chưa có đủ nghiên cứu đáng tin cậy trên phụ nữ có thai. Những thuốc thuộc nhóm này bao gồm: prochlor perzaine (Compazine), Suldafed, Fluconazole (Diflucan) và ciprofloxacin (Cipro). Một số thuốc chống trầm cảm cũng thuộc nhóm này.
- Loại D: Đã có một số nghiên cứu quan sát đáng tin cậy trên phụ nữ có thai rằng thuốc có nguy cơ cho thai nghén nhưng vì lợi ích điều trị lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn, đó là rượu, lithium (dùng để điều trị bệnh thao cuồng trầm uất), phenytoin (Dilantin) và hầu hết các loại thuốc của hoá liệu pháp dùng cho ung thư. Trong một vài trường hợp, thuốc dùng cho hoá liệu pháp được chỉ định dùng khi đang có thai.
- Loại X: Đã có đủ nghiên cứu hoặc quan sát đáng tin cậy trên động vật hoặc trên phụ nữ có thai và thấy rằng thuốc hay sản phẩm chắc chắn có gây bất thường cho thai. Có chống chỉ định dùng thuốc/sản phẩm cho phụ nữ có thai hoặc có thể có thai. Thuộc nhóm này là những thuốc để điều trị bệnh ngoài da như bệnh trứng cá bọc (Accutane) và bệnh vẩy nến (Tegison hoặc Soriatane); thuốc an thần (thalidomide) và thuốc phòng sẩy thai đã được dùng cho đến năm 1971 ở Mỹ và đến năm 1983 ở châu Âu (Doethylstilboestrol hay DES).
Aspirine và nhiều thuốc khác có chứa salicylate không được dùng khi có thai. Trong một số ít trường hợp, thầy thuốc có thể cho phụ nữ dùng những thuốc này nhưng cần được theo dõi chặt chẽ. Acetylsalicylate là chất rất thường có trong thành phần của nhiều loại thuốc chống đau bán tự do ở quầy có thể làm cho thai nghén kéo dài hơn và có thể gây chảy máu nặng trước và sau khi sổ thai. Tháng 7-1990, FDA quy định aspirin và các thuốc có aspirin dạng uống và dạng đặt trực tràng phải ghi thêm lời cảnh báo ở nhãn đặc biệt lưu ý không dùng trong 3 tháng cuối thai nghén.
Một số trường hợp vẫn phải dùng thuốc kể cả khi có thai và mối hiểm nguy khi không được điều trị.
Với những dẫn chứng nói trên thì việc sợ dùng thuốc khi đang mang thai là điều dễ hiểu và còn chứng tỏ một bước tiến bộ trong dân trí nhưng nhiều khi có những bệnh nếu không được điều trị đủ mạnh hay hoàn toàn không được điều trị lại có thể gây nguy hiểm hoặc thậm chí đe doạ sinh mạng.
Ví dụ khi bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh toxoplasmosis (tiếp súc với phân mèo, do ăn thịt có màu đỏ không nấu kỹ hoặc khi làm vườn, đụng chạm với đất có nhiễm phân mèo), một bệnh thường không có hại cho trẻ em và người trưởng thành nhưng có thể gây dị tật bẩm sinh cho não, mắt, tim và nhiều cơ quan khác cho nên cần được điều trị bằng kháng sinh khi đang mang thai.
Nhiễm HIV ở phụ nữ có thai cũng cần được điều trị bằng ziđovuine (AZT) vì nghiên cứu cho thấy thuốc làm giảm được đến 2/3 nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi ở những bà mẹ có HIV dương tính và cả mẹ vàcon đều không có tác dụng phụ nào đáng kể ngoài thiếu máu nhẹ.
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị làm tăng nguy cơ sẩy thai và đẻ ra con chết.
Bệnh hen làm giảm ôxy trong máu nuôi dưỡng thai nhi, có thể làm cho thai kém phát triển và đe doạ sự sống của thai. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ cho nhau thai và làm cho thai chậm phát triển.
Có thuốc còn có khả năng phòng dị tật bẩm sinh cho thai, ví dụ không đủ folic acid dễ sinh ra con có vấn đề nghiêm trọng ở não hoặc ở tuỷ sống. Phải dùng folic acid từ trước khi có thai vì những vấn đề nói trên có thể xảy ra rất sớm - khi thai mới mới 3- 4 tuần, thời điểm mà người phụ nữ chưa nhận biết mình có thai. Mỗi ngày cần 0.4mg folic acid. Có thể dùng multivitamin hoặc ăn nhiều rau quả, cam, chuối, sữa, đậu đỗ, thịt cơ quan (gan gà…).
Vậy điều quan trọng là thầy thuốc cần cân nhắc vấn đề lợi ích của thuốc phải lớn hơn nguy cơ cho mẹ và cho thai.
BS ĐÀO XUÂN DŨNG
Thuốc dưỡng thai: Việc chăm sóc cho mẹ và bé trong tháng đầu tiên của thai kỳ có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần kịp thời xác định thời gian mang thai của mình và có chế độ dưỡng thai một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn dưỡng thai trong tháng thứ nhất.
Đặc điểm thai nhi ở tháng thứ nhất
Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, tinh trùng đã phá vỡ vỏ trứng để chui vào kết hợp với trứng, tạo thành một thể mới là trứng đã được thụ tinh. Trong khoảng 30 giờ thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia và đồng thời di chuyển khoảng 4 - 5 ngày, rồi chuẩn bị làm tổ và bắt đầu sinh trưởng, phát triển.
Trong 2 tuần đầu này, cơ thể người mẹ khó nhận thấy sự biến đổi, nhưng người mẹ có thể biết được thời gian mang thai của mình thông qua việc sử dụng que thử thai, thử máu và siêu âm.
Sau 2 tuần thụ thai thì tim thai bắt đầu đập. Sang tuần thứ 3, cột sống và hệ thống xương cốt dần dần được hình thành. Tiếp theo đó là mắt, tai, mũi, miệng và các chi lần lượt xuất hiện; hệ tuần hoàn máu, gan cũng được hình thành.
Bạn nên khám thai theo định kì
Khi biết chính xác là mình đã có thai, bạn cần đến bệnh viện để khám thai và có cách chăm sóc bản thân, thai nhi một cách tốt nhất. Việc khám thai theo định kỳ giúp bạn nắm được tình hình phát triển của thai nhi và những bất thường ở có thể xảy ra.
Nếu bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đó trong thai kỳ thì cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt một cách hợp lí
Khi có thai, bà bầu nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Đặc biệt, thai phụ cần đảm bảo ngủ đủ và chú ý đến giấc ngủ trưa; không làm việc nặng, quá sức; tránh tiếp xúc với các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, các chất ô nhiễm...
Chú ý đến dinh dưỡng
Trong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt.
Bổ sung Vitamin B11, Axit folic...
Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11 và mỗi ngày khoảng 0,4 mg. Vitamin B11 giúp tránh dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch… bẩm sinh cho bé. Tuy nhiên, thai phụ không được uống quá nhiều.
Bổ sung Axit folic: Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với thai phụ, bởinó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnhhưởngkhông tốt đến sức khỏecủa thai phụ và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng Axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ trong 3 tháng đầu tiên của thai kì.
Lưu ý: Không được tự tiện mua thuốc về uống.
Đảm bảo cho tinh thần luôn vui vẻ
Những trạng thái tâm lý tiêu cực như: lo lắng, buồn tủi, đau thương… không những có ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống hô hấp, tuần hoàn máu, tiêu hoá, hít thở… của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm... có thể sẽ sinh ra những đứa trẻ bị tự kỷ, không khoẻ mạnh về mặt tinh thần…
Do những biến đổi về cơ thể nên trong tháng đầu tiên của thai kỳ, thai phụ rất dễ thay đổi trạng thái cảm xúc như: vui, buồn, cáu giận…vì vậy, gia đình, người thân nên hiểu, thông cảm và cố gắng tạo cho không khí gia đình luôn được thoải mái, vui vẻ.
Những điều cần lưu ý
- Thai phụ không nên tắm nước ở có nhiệt độ quá cao, vì trong mấy tuần đầu tiên của thai kỳ, xương, hệ thần kinh của bé đang được hình thành nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi tắm hoặc lau người, thai phụ nên dùng nước ở nhiệt độ từ 35 – 40 là vừa.
- Đề phòng sảy thai: Thời kỳ này, thai nhi mới hình thành, phôi thai vẫn chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi những kích thích bên ngoài như: nhiễm virut từ thức ăn thiếu vệ sinh… và có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy, thai phụ cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp vệ sinh; nghỉ ngơi hợp lý; tránh lây nhiễm bệnh từ người khác...
Nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường như: đau bụng dưới, chảy máu âm đạo… thì bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra.
Người mẹ cần ăn uống đầy đủ để bảo đảm sức khỏe và sự phát triển của thai.
Chúng ta đều biết thai nhi lớn lên trong bụng mẹ, mọi chất dinh dưỡng cần thiết hoàn toàn do cơ thể mẹ cung cấp. Như vậy rõ ràng người có thai cần được ăn uống đầy đủ để nuôi mình và nuôi đứa con đang lớn lên trong bụng. Thai càng lớn nhu cầu dinh dưỡng càng nhiều.
Trong 3 tháng đầu thai còn lớn chậm, mỗi ngày khoảng 1 - 2g, người mẹ vẫn có thể giữ chế độ ăn uống bình thường vì nhu cầu dinh dưỡng của thai chưa nhiều. Nhưng từ tháng 4 trở đi thai phát triển nhanh, nhất là ba tháng cuối, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi nhiều, người có thai cần ăn uống đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của mình và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai. Nếu người có thai ăn uống thiếu thốn hoặc ăn uống kiêng khem vô lý sẽ làm cho cả hai mẹ con bị thiếu dinh dưỡng, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại: mẹ yếu, con yếu, sẩy thai, đẻ non, v.v... Thai không đủ chất nuôi dưỡng sẽ phải lấy những chất này của cơ thể mẹ để sống và phát triển làm sức khỏe người mẹ suy sụp, gầy mòn, dễ mắc các chứng thiếu máu, loãng xương, và nhiều bệnh tai hại sau đẻ (thời kỳ hậu sản). Đứa trẻ yếu sẵn từ trong bụng mẹ, đẻ ra thường rất yếu, ốm đau sài đẹn luôn, dễ làm mồi cho bệnh tật.
1. ‘Hiện tôi mang thai sang tháng thứ 3. Nước tiểu rất đục, dù tôi đã cố uống nhiều nước. Tôi có làm sao không?’
Tham khảo câu trả lời từ Pregnancy: Một số trường hợp, nước tiểu đục có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra, phân tích mẫu nước tiểu. Từ đó sẽ chỉ định việc dùng kháng sinh nếu bạn còn kèm theo dấu hiệu bị đau khi (hoặc sau khi) đi tiểu, tiểu rắt, sốt hoặc nước tiểu có lẫn máu.

2. ‘Tôi bị đau nhói khi đi tiểu. Nhưng sau đó lại bình thường. Điều này là như thế nào?
Chứng nhiễm trùng đường tiểu có nhiều cấp độ khác nhau. Triệu chứng điển hình là đau rát sau khi đi tiểu, tiểu rắt và nước tiểu có thể lẫn máu. Nếu không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan tới và hủy hoại thận. Khi ấy, bạn dễ xuất hiện những dấu hiệu nặng như bị sốt, nôn… Tốt nhất, bạn nên đi khám để đảm bảo không mắc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bị mắc bệnh, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp cho bạn.
3. ‘Tôi mang thai đến tháng thứ 6 thì bị sốt. Có ảnh hưởng đến thai không?’
Sốt có thể do cảm cúm hoặc bệnh truyền nhiễm (cần kiểm tra máu để biết bệnh gì). Ở giai đoạn này, sốt có thể khiến thai phụ chuyển dạ sớm hoặc gây nhiễm trùng cho bào thai.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20120118-083710-1-mangthai1.jpeg
Hình minh họa.
4. ‘Buổi sáng ngủ dậy, tôi thường bị chảy nước mũi và hắt hơi. Đó có phải là triệu chứng của viêm mũi thai kỳ?’
Khi mang thai, lớp da trong khoang mũi trở nên nhạy cảm hơn; ví dụ, trước khi mang thai, khói thuốc và bụi bẩn không khiến bạn hắt hơi nhưng bây giờ, chúng còn khiến bạn chảy nước mũi và đau mũi. Các cơ trong khoang mũi dễ bị sưng phồng và nước mũi cũng tiết ra nhiều hơn. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn vệ sinh mũi bằng thuốc nhỏ mũi.
5. ‘Trong vòng 24 giờ đồng hồ liên tục không cảm nhận được thai máy thì có bình thường không?’
Từ tuần 24 trở đi, bé sẽ chuyển động ít nhất vài lần mỗi ngày đêm. Vì thế, nếu trong vòng 24 giờ đồng hồ liên tiếp, bạn không cảm nhận được một cú máy nào của thai thì bạn nên đi khám.
6. ‘Tôi có nên cố chịu đựng những cơn đau lưng trong thai kỳ?’
Đau lưng phần lớn là do sự gia tăng hormone (chủ yếu là progesterone) trong thời kỳ mang thai. Kết quả, hệ cơ và dây chằng bị mềm đi, khiến các khớp xương (gồm cả xương) vùng lưng căng, gây đau. Thai nhi càng lớn thì người mẹ càng cảm nhận được những cơn đau lưng rõ rệt. Hầu hết các cơn đau lưng là bình thường nhưng bạn nên đi khám nếu cơn đau tới mức bạn phải cong lưng mới cảm thấy dễ chịu.
7. ‘Tôi muốn biết thông tin về tình trạng đa ối?’
Phần lớn trường hợp, đa ối không gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Một số trường hợp, dư ối khiến cử động nuốt của bé kém đi, đường dẫn vào thực quản và dạ dày của bé bị nghẽn lại. Để tránh lo lắng, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về triệu chứng này.
8. ‘Khó thở có phải dấu hiệu của tiền sản giật?’
Không. Khó thở và thở gấp là một trong những dấu hiệu bình thường khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu tiền sản giật ở cấp độ nghiêm trọng (như nước tràn vào phổi) thì nó cũng khiến bạn khó thở và thở ngắn.
Các dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ mang thai
Một số dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Để tìm hiểu về từng dưỡng chất này, hãy xem những thông tin dưới đây.


Axít Folic

Axít Folic giúp giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, ở thai nhi. Thời điểm quan trọng nhất để bổ sung axít Folic là khoảng vài tháng trước khi bạn thụ thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ (12 tuần đầu). Trong suốt thời kỳ này, bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, bạn còn cần uống bổ sung axít Folic. Bạn cũng cần đưa vào khẩu phần ăn của mình những thức ăn giàu axít Folic như rau xanh đậm (bông cải xanh, bắp cải, đậu hạt và đậu Hà Lan, v.v…), và các loại trái cây như cam.
Sắt và vitamin C
Sắt là một trong các dưỡng chất quan trọng cho bạn trong suốt thời kỳ mang thai. Sắt rất cần thiết cho việc trữ thêm ôxy trong hồng cầu của bạn và cho sự phát triển trí não của bé.
Nếu lúc này bạn thiếu sắt, em bé của bạn có thể không sao nhưng bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, dẫn đến mỏi mệt, kiệt sức và nói chung là tổn hại sức khỏe. Bác sĩ sản khoa của bạn có thể đề nghị bạn bổ sung thêm chất sắt. Nếu bạn không uống thêm chất sắt thì hãy đảm bảo là bạn ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như thịt đỏ, cá, trứng, trái cây sấy, điểm tâm với ngũ cốc nguyên cám, bánh mì và các loại rau xanh.
Sắt được hấp thụ tốt nhất vào cơ thể bạn nếu bạn ăn cùng với các loại rau quả giàu vitamin C. Vì thế, hãy uống một ly nước trái cây khi ăn bột ngũ cốc hoặc khai vị bằng trái cây tươi trước khi ăn món chính.
Chất béo Omega
Hấp thụ đủ axít béo Omega 3 khi mang thai là điều quan trọng, vì chất này giúp cho hệ thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh cũng như giúp cho bạn không bị bệnh tim. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy chất béo Omega hấp thụ khi có thai còn có thể giúp bé của bạn thông minh hơn!
Các loại cá nhiều mỡ như cá mòi, cá thu và cá hồi rất giàu chất béo Omega 3 nhưng bạn không nên dùng quá 2 suất trong một tuần, vì chúng có thể có thủy ngân, ăn nhiều có thể gây hại cho bé. Nguồn chất béo Omega 3 dồi dào khác là các loại hạt như hạt bí ngô và hạt hướng dương. Bạn cần khoảng hai muỗng (thìa) canh mỗi ngày, hoặc bạn cũng có thể uống chất béo Omega bổ sung.
Vitamin bổ sung trước khi sinh
Bạn có thể chọn uống bổ sung duy nhất một loại thuốc đa vitamin dành cho phụ nữ muốn thụ thai hoặc đang mang thai. Nó sẽ cung cấp cho bạn đủ lượng dưỡng chất cân bằng cần thiết để mang thai khỏe mạnh, bao gồm cả axít Folic và sắt.
Tuy nhiên hãy đảm bảo là bạn chọn đúng loại dưỡng chất bổ sung dành cho người muốn thụ thai hoặc đang mang thai, chứ không phải loại thuốc đa vitamin thông thường, vì loại thuốc này có thể chứa nhiều vitamin bạn cần tránh khi mang thai.
Các vitamin cần tránh trong thời kỳ mang thai
Vitamin A
Các loại thức ăn như pa-tê và xúc-xích gan rất giàu chất sắt nhưng cũng chứa hàm lượng vitamin A rất cao, có thể gây hại cho bé nếu bạn dùng quá nhiều. Hãy nhấn vào đây để biết các thức ăn cần tránh khi mang thai. Bạn cũng nên lưu ý rằng một số loại thuốc bổ sung vitamin có hàm lượng vitamin A rất cao, vì vậy bạn phải chọn đúng loại dưỡng chất bổ sung an toàn dành cho người mang thai. Bác sĩ sản khoa của bạn có thể giúp bạn lựa chọn đúng.
Tuy nhiên, có một dạng vitamin A gọi là Beta-carotene lại an toàn cho phụ nữ mang thai. Beta-carotene có trong các loại ớt đỏ, ớt vàng, cam, xoài, cà-rốt, khoai lang, mơ, cà chua và rau cải xoong.
Dù bạn đang mang bầu ở những tháng cuối của thai kỳ, bạn vẫn có thể diện những bộ cánh hợp thời trang bởi thời trang dành cho bà bầu giờ đây không còn hạn chế như trước nữa.

Nếu trong dịp Tết này tiết trời hơi se lạnh bạn có thể diện những chiếc váy bằng chất liệu voan mềm, chất liệu nhung the mềm mại đi cùng với quần tất đen dày, hoặc bạn có thể diện một chiếc quần lửng đến mắt cá chân kết hợp với áo phông dài tay ôm sát và khoác ngoài một chiếc áo kiểu xinh xắn…

Còn nếu trời trở lạnh bạn hãy sắm cho mình những chiếc áo dạ, váy dạ và những chiếc quần dạ ống rộng cùng với những chiếc áo len cổ lọ bởi những bộ cánh này sẽ làm bạn trở nên ấm áp và vẫn thật thời trang.

Xin gợi ý cho bạn một số mẫu thời trang dành cho bà bầu du xuân - đây đều là những mẫu váy bầu hot nhất đông xuân 2012:
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Nếu thời tiết không quá lạnh, bạn có thể chọn mẫu váy ren, kết hợp với quần tất mỏng. Hiện tại, mẫu váy ren đang được rất nhiều mẹ ưa chuộng trong mùa đông xuân này.
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Mẫu váy voan nhiều lớp cũng rất hot trong mùa đông xuân năm nay.
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Váy bầu dáng chữ A dễ dàng che bụng bầu để mẹ bầu vẫn hợp thời trang và thật sành điệu.
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Váy họa tiết kết hợp với quần legging và boot cùng với chiếc mũ len thời trang trông mẹ bầu thật duyên dáng.
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Mẫu váy kẻ ngang, ôm sát, tối màu rất hợp với bà bầu dáng cao.
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Những mẫu váy ren luôn giữ độ hot mỗi khi mùa xuân về.
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Nếu những ngày đầu năm nay, thời tiết lạnh giá mẹ bầu nên chọn cho mình những chiếc áo khoác, áo dạ để giữ ấm cho cơ thể.
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu áo khoác thời trang được
thiết kế dành riêng cho mẹ bầu.
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Chọn váy cho mẹ bầu chơi Tết, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau mac gi, mac gi ngay tet, mang thai, ba bau, bao phu nu,
Bạn có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích và màu sắc để hợp hơn với mình.Chúc các mẹ bầu có một cái Tết ấm cúng và tràn nhập niềm vui!
Thượng Mã Phong và Cao Máu
Thượng mã phong là gì? Thượng mã phong có nghĩa là “ bị phong trên lưng ngựa”. Theo dân gian Việt Nam thì có hai loại phong. Thứ nhất là bệnh gì xẩy ra bất thình lình, làm chết người bất thình lình (bất đắc kỳ tử) thì bảo là trúng gió. Ví dụ lên cơn đứng tim (heart attack), đứt gân máu não lăn đùng ra chết thì cho là bị trúng gió, bị tê liệt thần kinh mặt (Bell’s palsy) làm méo miệng cho là do trúng gió… Muốn rủa ai cho chết tươi thì bảo họ bị trúng gió, là « phải gió » (thằng phải gió, đồ phải gió mắc toi)…Loại thứ hai là các thứ bệnh « oái oăm » khó trị thì gọi là phong như phong cùi, phong tình, phong giật, phong ngứa, phong đòn gánh… Thượng mã phong thuộc loại phong thứ nhất. Thượng mã phong tạm dịch sang Anh ngữ là “Sudden death on the saddle back”. Nói cho dễ hiểu là chết bất đắc kỳ tử trong khi làm tình. Nếu tôi nhớ không lầm thì trước đây có một trường hợp nổi tiếng một dạo ở Việt Nam là có một vị tướng bị “trúng gió” kiểu này, không phải ở sa trường (da ngựa bọc thây) mà ở một quân trường. Đông y có thể giải thích theo quan niệm là bị “phong” của y lý phương Đông. Có người bảo cách chữa trị cấp thời theo phong cách Đông Y hay nhất là người nữ nhổ ngay mấy sợi lông gần hậu môn của người “bị trúng gió ngã ngựa” thì có thể cứu được. Tây Y dĩ nhiên giải thích và chữa trị theo một cách khác. Trong khi làm tình, nhịp tim và áp huyết tăng cao. Huyết áp có trường hợp quá nhậy cảm có thể nhẩy vọt lên tới 50%. Một thí nghiệm làm ở Middlesex, England cho thấy áp huyết tăng cao 48% ở phái nam và 57% ở phái nữ khi làm tình (điểm này cho thấy phái nữ có nhiều người hào hứng hơn phái nam). Sự gia tăng áp huyết này khiến cho một số phụ nữ bị xây xẩm, ngất xỉu trong khi làm tình, gây ra nhức đầu khủng khiếp ở một số phái nam và gây ra tai biến mạch máu não hay đứt gân máu não (stroke) ở cả hai phái. Vì thế bị đứng tim (heart attack) gây ra chứng thượng mã phong không phải là hiếm thấy trong lúc đạt tới đỉnh cao nhất của kích thích.
Những người bị cao máu không ổn định hay dễ chao đảo lên xuống dễ dàng hay cao máu ác tính dĩ nhiên có nguy cơ cao hơn người có áp huyết bình thường.
Ngoài ra cũng nên biết là những cuộc phiêu lưu tình ái cũng có thể phải trả một giá của chúng: chết bất đắc kỳ tử do thượng mã phong thấy xẩy ra nhiều trong các cuộc ngoại tình (những cuộc phiêu lưu tình ái dĩ nhiên làm… lên máu). Chắc chắn ông tướng nọ cũng đã chết trên một mình ngựa…hoang. Hiển nhiên một con ngựa hoang nữ mà “ngựa” quá thì có nguy cơ cao bị thượng mã phong nhiều hơn. Còn những tay “phải gió” thích quất ngựa truy phong hay thích chuyện gió trăng dĩ nhiên chơi dao có ngày bị đứt tay, gặp lúc trái gió trở trời cũng có nguy cơ cao bị trúng thượng mã phong (phải gió mà gặp trái gió thì bị trúng gió quay mòng mòng như trong cơn gió lốc bị chóng mặt lăn quay ra ngay).
Phải hiểu bệnh mới khắc phục được bệnh dễ dàng. Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang
Thiết nghĩ trước hết cần nhắc sơ qua về sinh lý học của sự giao hợp để từ đó có thể có sự suy đoán hợp lý về vấn đề thượng mã phong (TMP).

Trong hoạt động làm tình có sự phối hợp của hai hệ thần kinh trực và đối giao cảm xảy ra.
Nhìn chung, chu kỳ của phản ứng tình dục nơi con người gồm có các giai đoạn sau:

1/ giai đoạn ham muốn tình dục (libido/ sexual drive):
- do can thiệp của hypothalamus và limbic system từ thần kinh trung ương.
- chịu ảnh hưởng bởi androgen ở hai phái. Mực testosterone trong máu thấp có thể làm phương hại tới sự ham muốn này. Chích testosterone không cải thiện được khả năng làm tình.

2/ giai đoạn kích thích (sexual arousal):
- kéo dài trung bình khoảng 10 phút cho hai phái (theo các khoa học gia tại McGill University Health Center,Montreal,Canada).
- kích thích có thề là phản xạ (reflexogenic) bởi sờ mó bộ phận sinh dục theo đường thần kinh đối giao cảm có trung tâm S2-S4 ở vùng thiêng tủy sống (sacral center), và làm dãn nở mạch máu bộ phận sinh dục.
- kích thích có thể từ tâm linh (psychogenic/ imaginative) do suy nghĩ, tưởng tượng, và nghe thấy (audio-visual stimuli) như xem phim tình dục có âm thanh. Nó đi xuống trung tâm trực giao cảm của tủy sống thân -lưng (thoraco-lumbar), đến các tiếp nhận đối giao cảm beta ( beta adrenoreceptors ) gây dãn nở mạch máu bộ phận sinh dục.
- đại để ở phái nam dương vật cương lớn và dài ra; phái nữ có mồng đốc (clitoris) trương phình, xung huyết các môi nhỏ (engorgement of labia minor), và âm đạo trương phình cùng bôi trơn ướt (vaginal ballooning and lubrication).
- nhịp tim, nhịp thở, và áp huyết tăng.
- các bắp thịt toàn thân cảm thấy căng (generalized muscle tension).

3/ giai đoạn kích thích cực điểm (plateau):
- kéo dài khoảng vài giây tới vài phút trước khi đạt đến tình trạng cực khoái.
- đặc trưng bởi sự cương to tối đa của bộ phận sinh dục.
- nhịp tim, nhịp thở, và áp huyết tăng cao thêm.
- bắp thịt căng thêm lên.

4/ giai đoạn cực khoái (orgasm/ release):
- cảm nhận qua vỏ não.
- kiểm soát bởi trung tâm trực giao cảm.
- ở phái nam có sự chảy tinh dịch vô niệu đạo (emission) kế tiếp theo là sự bắn
tinh vọt ra ngoài đường thoát tiểu (ejaculation) đi kèm với cảm giác khoái lạc
tột đỉnh.
- ở phái nữ không có sự bắn tinh , và cảm giác cực khoái xảy ra cùng lúc với
những co thắt nhịp nhàng của bắp thịt của phần âm đạo gần phía ngoài (outer vagina) mà đương sự có thể không cảm nhận hoặc hay biết được.
- trong giai đoạn kích thích cực điểm và giai đoạn cực khoái, phái nam và nữ có thể phát ra tiếng nói (vocalization) như kêu la ( oh my God), rên thành tiếng, hay chửi thề văng tục.
- nhịp tim, nhịp thở, và áp huyết tăng cao tối đa; phái nữ có áp huyết và nhịp tim tăng cao hơn ở phái nam.

5/ giai đoạn xả nghỉ và không thể kích thích để có được thêm một cơn cực khoái kể liền nữa (refractory period/ resolution):
- bộ phận sinh dục mềm và nhỏ lại.
- ở giới trẻ phái nam, dương vật có thể cương cứng trở lại ngay sau khi xuất tinh, nhưng phải đợi 1 thời gian tối thiểu mới có thể đạt đến cơn cực khoái lần nữa.
- kiểm soát bởi luồng trực giao cảm phát ra (sympathetic outflow) từ trong giai đoạn cực khoái.
- thay đổi tùy theo cá nhân. Đàn ông trên 55 tuổi phải mất từ 8 tới 12 giờ mới có thể có được cơn cực khoái lần thứ hai kế sau lần thứ nhứt ; và ở tuổi trẻ phái nam chỉ chờ từ vài phút đến vài giờ.
- đặc biệt ở giới phụ nữ, có một số ít có thể có được nhiều cơn cực khoái liên tiếp (multiple orgasms) đến từ giai đoạn kích thích cực điểm (plateau) mà không kinh qua giai đoạn xả nghỉ như nam phái.
- các bắp thịt nghỉ xả dãn, nhịp thở, nhịp tim, áp huyết trở lại mức bình thường.

Tóm tắt về thay đổi thay đòi áp huyết và nhịp tim khi làm tình:
a/ ở người trẻ:
- nhịp tim tối đa là 115-180 mỗi phút.
- áp huyết thu tâm tối đa bằng hay nhỏ hơn 190 mmHg.
b/ ở người già:
- nhịp tim tối đa là 80-185 mỗi phút.
- áp huyết thu tâm tối đa bằng hay nhỏ hơn 150 mmHg.

Theo Drory và đồng nghiệp , họ thấy rằng ở người không có bịnh thiếu máu cơ tim (ischemic heart disease) thì nhịp tim cao nhứt trong giao hợp là 117 +- 21 một phút. Như vậy nó vẫn thấp hơn nhịp tim trong lúc tập thể dục là 150 +- 13 mỗi phút.

Cái giá năng lượng phải trả cho sự giao hợp:
- định nghĩa của 1 MET (metabolic equivalent): là số năng lượng phải tiêu xài của một người ngồi nghỉ yên và không làm gì cả.
1 MET = 3.5 ml oxygen/ kg/ mỗi phút.
Nhìn chung, hoạt động làm tình bình thường không kiểu cách cần một số năng lượng mà trái tim phải làm việc để cùng cấp là khoảng 3 tới 5 METS. Đây là số năng lượng đòi hỏi từ 1 công việc tương đối nhẹ giống như khi cào lá rụng (raking leaves) trong làm vườn, hay lúc lau chùi cửa sổ nhà. Năng lượng cần cho giao hợp có thể tăng cao thêm 3 METS nữa (tổng công là 8 METS) nếu như nó xảy ra với người tình mới là hay bồ nhí, và trong môi trường khác lạ kích thích.
khả năng của tim làm việc để cung cấp tối đa năng lượng (aerobic capacity; METS) thay đổi theo các nhóm như sau:

a/ người lớn khỏe mạnh (healthy adults): 10-12 METS.
b/ người bịnh tìm loại I và II ( theo phân loại của hội tim NY ) : 6-8 METS.
c/ lực sĩ có sức chịu đựng bền (endurance athlete): 15-20 METS.

Thượng Mã Phong (TMP, sudden coital death) đối với người Việt Nam được nghe nói và hiểu như là người đàn ông lúc đang làm tình bị chết đột ngột với tư thế vẫn nằm trên bụng người đàn bà. Ueno M tìm thấy hơn 1% của các cái chết bất ngờ (sudden death) tại Nhật Bản là do làm tình gây ra.

Theo tây y , định nghĩa đột tử (sudden death) là cái chết bất ngờ xảy ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Gần 90% các cái chết tự nhiên đột ngột (sudden natural death) có nguyên nhân đến từ tim và 80% chúng là do bịnh động mạch vành (coronary artery disease).

Như trên đã nói, hoạt động giao hợp là một công việc tương đối nhẹ đòi hỏi một số năng lượng tương đối thấp, và hầu hết cơ thể những người lớn tuổi khỏe mạnh (healthy, fit) đều dư khả năng
để cung cấp số năng lượng này. Quan sát cũng cho thấy rằng nhịp tim đập trong lúc làm tình thì tặng tương đương bằng với nhịp tim đập khi leo 2 cầu thang (flights of stairs). Phản ứng huyết lưu (hemodynamic response) trong lúc giao hợp gồm có sự tăng cao áp huyết và nhịp tim trong mức sinh lý. Sự tăng cao này trở nên bất bình thường và nguy hiểm cho tính mạng nếu như cơ thể có thêm bịnh về tim mạch ( như động mạch vành hay cao huyết áp ) đã phát hiện từ trước rồi hoặc chưa hề phát hiện.

Trong chứng cao huyết áp với tổn hại tim (target damage) có trước, người bị TMP đột tử có thể do cơn khủng hoảng áp huyết cao (hypertensive crisis) xảy ra đang lúc giao hợp và dẫn tới rồi
loạn nhịp chết người (lethal dysrythmias). Nó cũng có thể làm xuất huyết vùng chân não thấp (low brain stem ) gây tổn thương trung tâm thở và điều chỉnh tim mạch,hoặc làm tách dọc lớp giữa của vách động mạch (aortic dissection) dẫn đến cái chết bất ngờ đột ngột. Người có bịnh động mạch vành tim chết vì TMP bởi vì tim không chịu đựng nổi "stress" do tăng huyết áp và mạch khi làm tình, từ đó dẫn đến rối loạn nhịp chết người.

Dĩ nhiên các điều trình bày vừa qua chỉ là kịch bản giả thiết suy diễn tử sinh lý và binh lý tim mạch. Chỉ có sự khám bịnh tại hiện trường và khám nghiệm tử thi thì mới biết được chính xác nguyên nhân của TMP.

Cũng có giai thoai nói về trường hợp TMP được cứu sống lại được là do người bạn gái trong cuộc biết hành động nhanh chóng như sau:
a/ vẫn để nguời bạn trai nằm yên trên bụng mình và tránh không xê dịch di chuyển;
b/ lấy cây trâm cài tóc (nếu có sẵn) đâm mạnh phần nhọn vào chỗ vùng xương cùng của người nam;
c/ hoặc lấy tay giựt mạnh các sợi lông quanh hậu môn.

Nếu TMP mà được cứu sống như nói trên, thì đây chắc hẳn là trường hợp ngất xỉu (syncope) mà nguyên nhân ở người lớn tuổi là thường do nhịp tim đập nhanh hay chậm (thường là do đập chậm ). Hành động đâm kim trâm cài tóc hay giật long quanh hậu môn có thể giải thích là nó tạo ra loại đau nhanh (fast pain) và kích thích "hệ thống mạng kích thích đi lên" (ascending reticular activating system) của "mạng lưới mạng" (reticular formation), và làm thức tỉnh người bị xỉu.

Ngoài ra cái đau này cũng kích thích hệ thần kinh giao cảm nữa.
Có một điều khó hiểu là tại sao TMP không nghe nói xảy ra ở phụ nữ trong khi mạch và áp huyết của họ tăng lên cao nhiều hơn ở phái nam khi làm tình.

Vài hướng dẫn về an toàn giao hợp cho người lớn tuổi:

a/ tránh ăn uống 1 giờ trước khi nhập cuộc.
b/ nếu đã ăn uống rồi, phải chờ 2 tới 3 giờ sau đó.
c/ tránh ăn quá độ hay uống quá nhiều rượu trước khi làm tình.
d/ khi làm tình với đối tượng mới hay bồ nhí, hoặc trong khung cảnh lạ hồi hộp kích thích, thì tim phải làm việc nhiều thêm lên. Do đó năng lượng cho cuộc mây mưa này lên tới 8 METS thay vì 5 METS như thường lệ.
e/ người bị nhồi máu cơ tìm mà không biến chứng (noncomplicated MI) có thể trở lại làm tình 6 tuần lễ sau biến cố này.
f/ lý tưởng nhứt là nếu có được thử nghiệm thể dục (exercise stress test) để biết rõ khả năng cung cấp năng lượng tối đa của tim là bao nhiêu. Nếu đạt được 5-7 METS mà không có triệu chứng gì thì có thể giao hợp trở lại.
g/ nếu không có phương tiện làm thử nghiệm trên , thì một loại thử nghiệm lâm sàng (clinical test) tự mình có thể làm được mà không cần qua bác sĩ như sau:
-đi bộ nhanh 10 phút (120 bước/ mỗi phút theo sau đó là leo 2 cầu thang (flight
of stairs, chừng 22 bậc tổng cộng, mỗi bậc cách nhau 17 cm), bước 2 bậc cho mỗi giây.
- nếu không có triệu chứng khó thở hay đau ngực hay mệt thì có nghĩa là có thể sẵn sàng cho hoạt động làm tình.
h/ đối với người có bịnh đau ngực kinh niên và ổn định do tim(chronic stable angina), nên uống nitroglycerine 15 phút, và một liều beta blocker có tác dụng ngắn hạn (short acting) 1 giờ, trước khi làm tình (theo Braunwald's Heart Disease).
BS VÕ TẤN PHÁT - QYHD-Khóa 18


Cholesterol xấu, Cholesterol tốt
Hồi mấy chục năm trước, dân Mỹ (kể cả giới bác sĩ), ăn uống bừa phứa, hút thuốc lá thả dàn. Tới thập niên 60, mới thấy cái hại của thuốc lá, và một hai chục năm sau mới dần dần biết ăn uống nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Cholesterol nổi bật lên như là thủ phạm chính. Nhưng rồi lại nói đến 2 thứ Cholesterol, thứ tốt, thứ xấu. Vấn đề biến dưỡng Cholesterol trong cơ thể rất phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng, vì thế đã có tới 2 kỳ giải thưởng Nobel về Y Khoa được trao tặng cho các nhà khảo cứu về Cholesterol, một lần vào năm 1964, và một lần năm 1985.
Cholesterol là gì
Hơn 200 năm trước, người ta tìm ra công thức hoá học của sạn mật, và đặt tên là Cholesterol. Cái tên Cholesterol, nếu phân tích kiểu chiết tự ra, gồm 3 phần gốc chữ Hy Lạp: chole nghĩa là mật, stereos có nghĩa là chất đặc, hình khối (âm thanh nổi stereo cũng là ở gốc chữ nầy) và cái đuôi ol đặc thù do công thức hoá học.

Cholesterol thấy nhiều ở màng các tế bào trong cơ thể, giúp cho màng các tế bào được mềm mại, ổn định. Cholesterol là một thành phần của mật tiết ra từ các tế bào gan, giúp tiêu hoá các chất mỡ béo trong ruột, và cũng giúp cho việc hấp thụ các sinh tố như A, D, E, K. Cholesterol là tiền thân của sinh tố D, của nhiều chất nội tiết quan trọng, kể cả các chất nội tiết nam nữ như testosterone, estrogen, progesterone.

Phần lớn Cholesterol được tổng hợp mỗi ngày từ trong cơ thể, phần nhỏ hơn là hấp thụ từ thực phẩm ăn vào.
Cholesterol xấu
Cholesterol không vận chuyển qua hệ thống tuần hoàn trần trụi được, mà là dưới dạng "chất đạm béo" (lipoprotein : lipo là chất béo, protein là chất đạm): cái bao protein ở ngoài, bên trong là cholesterol và một thứ chất béo nữa gọi là triglyceride
.
Chất béo ta ăn vô, đi từ ruột non lên gan, gan biến dưỡng thành Cholesterol và triglyceride, từ đó qua hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào dưới dạng chất đạm béo.

Những hạt chất đạm béo nầy nhẹ, có tỷ trọng thấp, tiếng Anh gọi là "Low Density Lipoprotein" và hay gọi tắt là LDL. Người khỏe mạnh bình thường, có ít LDL trong máu. Người có nhiều LDL hay bị Cholesterol cùng với tiểu cầu (là một thứ huyết cầu) đóng thành mảng bên trong động mạch, có thể làm nghẹt mạch máu, thí dụ nghẹt động mạch vành nuôi tim sinh đứng tim, nghẹt mạch máu nuôi của một phần của óc, sinh tai biến mạch máu não.

Vì lẽ đó, cho nên người ta gọi LDL là "Cholesterol xấu". LDL trong máu tăng lên là do ăn uống và ít tập luyện thể lực. Cũng có phần nào là do huyết thống di truyền.

Còn một thứ chất đạm béo, tỷ trọng rất thấp, thường là mang chất béo triglyceride nhiều hơn là Cholesterol. Trước kia người ta không rõ vai trò của triglyceride, nhưng ngày nay thì thấy rằng nhiều triglyceride cũng là một rủi ro sinh bệnh tim mạch. Chất đạm béo nầy tiếng Anh tên là "Very Low Density Lipoprotein", gọi tắt là VLDL. Như vậy, VLDL cũng là một thứ xấu.
Cholesterol tốt
Một thứ chất đạm béo nữa vận chuyển Cholesterol về gan cho gan phá huỷ đi. Chất đạm béo nầy nặng, có tỷ trọng cao, tiếng Anh gọi là "High Density Lipoprotein", tên tắt là HDL. HDL có khả năng lấy bớt Cholesterol từ các mảng bám vào thành mạch máu để mang về gan huỷ đi. Cho nên người có nhiều HDL thì giảm dược nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Nếu HDL ít quá, thì rủi ro đứng tim và tai biến mạch máu não nhiều lên.
Vì vậy, HDL có tên là "cholesterol tốt”. HDL trong máu bị thấp, có thể là do di truyền, nhưng nếu tập luyện thể lực nhiều, thì HDL sẽ tăng cao.
Đo Cholesterol trong máu
Cholesterol trong máu bao nhiêu là tốt ? Tài liệu cua Hội Tim Hoa Kỳ xếp hạng như sau :
- Lượng cholesterol (mg/dl) ít hơn 200, hoặc ít hơn 5,2 nếu tính ra mmol/dl* , thì được xếp hạng tốt.
- Lượng cholesterol (mg/dl) từ 200 đến 239, hoặc từ 5,2 đến 6,2 mmol/dl, có thể bị tăng rủi ro bệnh tim mạch.
- Lượng cholesterol nhiều hơn 240, hoặc nhiều hơn 6,2 mmol/ dl, thì nhiều rủi ro bệnh tim mạch.
(* Ở Mỹ thường đo lượng cholesterol trong máu bằng con số mg trong 1 decilit máu (mg/dl). Các phòng thí nghiệm ở Việt Nam hay dùng đơn vị milimole/dL).

Dựa theo những kết quả khảo cứu gần đây, nhiều Bác Sĩ khuyên bệnh nhân nên giữ cholesterol ở mức dưới 180 mg/dL.

Nhưng ngày nay việc đo lượng cholesterol trong máu thường đi thêm vào chi tiết, cho biết lượng LDL và HDL, nên căn cứ vào hai thứ này thì chính xác hơn .

LDL nên ở mức dưới 100 mg/dl, nếu là người bình thường. Nếu , là người có những rủi ro khác về bệnh tim mạch, như là di truyền, hút thuốc, tiểu đường, mập phì, v.v thì nên giữ LDL ở mức dưới 70 mg/dL. Trẻ em nên có lượng LDL dưới 35 mg/dL.

Trái lại, HDL cao thì tốt. Nên giữ HDL ở mức trên 50 mg/dl.

Cũng có khi phòng thí nghiệm cho biết tỷ số cholesterol/HDL, gọi là ước lượng rủi ro tim mạch.
Thí dụ cholesterol là 200 mg/dl, HDL là 50 mg/dl, thì tỷ số là 200/50 hay là 4. Tỷ số này đừng để quá 5. Giữ ở mức 3,5 là tốt nhất. Tuy nhiên, có ý kiến cho là không cần biết tỷ số này, cứ căn cứ vào lượng cholesterol tổng quát và LDL, HDL là được rồi.

BS Vũ Quí Đài / QYHD-Khóa 5


No comments:

Post a Comment