Wednesday, March 14, 2012

12 lễ hội hấp dẫn nhất xứ Hàn

Hàn Quốc là đất nước có lịch sử và truyền thống rất phong phú. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa đã khiến cho nền văn hóa phần nào bị ảnh hưởng. Rời xa phố xá đông đúc tới tham dự những lễ hội là dịp người dân Hàn Quốc tận hưởng cuộc sống ngoài trời đầy sắc màu. Vẫn còn rất nhiều ngày hội thú vị ở xứ Hàn để du khách khám phá. Ảnh trên Korea Herald.

1. Lễ hội băng ở núi Trout
Vào tháng một hàng năm, du khách có dịp được ăn mừng cảnh băng tuyết đẹp lung linh ở Hwacheon, tỉnh Gangwon. Lễ hội băng ở núi Trout có các hoạt động dành cho các đôi lứa, hộ gia đình như câu cá, trượt băng, tạc tượng từ băng...

2. Lễ hội đi bộ qua biển Jindo
Trong một năm, biển ở Jindo phân tách do có một con đường hẹp nổi lên. Người dân có thể đi bộ từ bờ biển sang hòn đảo gần đó. Hiện tượng này do tác động của thủy triều. Con đường dài khoảng 2,8 km có chiều ngang 40-60m.
3. Lễ hội bướm ở Hampyeong
Vào dịp cuối tháng tư hàng năm, du khách có thể ngắm thoải mái hàng nghìn loại bướm khác nhau ở festival tại Hampyeong. Trong tiết trời trong lành của mùa thu, du khách của thể đi giữa cánh đồng hoa dại và ngắm đàn bướm trong môi trường sống tự nhiên.
4. Lễ hội tre ở Damyang
Mảnh đất này nổi tiếng với những khu rừng xanh ngút ngàn. Festival được tổ chức 5 ngày liên tiếp vào đầu tháng 5. Hệ sinh thái này mang nét đặc biệt với rất nhiều tre trúc cùng nhiều loại cây và khu văn hóa. Khoảng 1,2 triệu du khách tới Damyang dự festival vào năm 2009. Tới đây, bạn còn có thể nghe nhạc giao hưởng, nhạc truyền thống, câu cá...
5. Lễ hội đom đóm Muju
Khi màn đêm buông xuống, hàng nghìn chú đom đóm làm bừng sáng một vùng. Lễ hội đom đóm tổ chức vào giữa tháng sáu ở Muju. Trong văn hóa Hàn Quốc, đom đóm được coi như một biểu tượng rất đặc biệt. Trong dịp festival này, bạn có thể tìm hiểu về cuộc sống của đom đóm.
6. Lễ hội bùn ở Boryeong
Địa danh này có phong cảnh đẹp với những dãy núi và đường bờ biển trải dài. Lễ hội bùn diễn ra ở biển Daecheon. Những người tham gia trát bùn có nguồn gốc từ Boryeong có tác dụng cải thiện làn da do có nhiều chất khoáng. Tại festival diễn ra vào tháng 7 cũng có thi đấu vật, bắn pháo hoa, trượt trên bùn, nhảy hip hop...
 
6. Lễ hội múa mặt nạ quốc tế Andong
Festival được tổ chức vào cuối tháng 9. Tại làng văn hóa dân gian Hahoe, hoạt động trình diễn này diễn ra hàng ngày. Ở sân khấu chính ở thành phố Andong gần đó, không chỉ có những điệu múa mặt nạ của người Hàn Quốc mà còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ quốc tế. Khi hoàng hôn buông xuống, bạn có thể ngắm pháo hoa rơi xuống như mưa tạo ra cảnh tượng tuyệt đẹp trên sông.
8. Lễ hội đèn lồng Jinju
Hàng trăm chiếc đèn lồng giấy đủ hình dáng, kích thước được thả trên sông Nam. Ở lễ hội đặc biệt diễn ra vào cuối tuần thứ nhất của tháng 10, mọi người có thể viết những điều ước và đính lên đèn.
9. Lễ hội đấu bò Cheongdo
Năm 2010, lễ hội được tổ chức từ 17 tới 21/3. Để vào xem, mỗi du khách mua vé với mức tiền 4.000 tới 5.000 won. Có hơn 100 trận đấu được tổ chức và các hoạt động giới thiệu về văn hóa đấu bò.
10. Lễ hội văn hóa Bongpyeong
Festival diễn ra vào mùa thu giữa những cánh đồng hoa kiều mạch. Loại hoa này tượng trưng cho mối tình đầu, ý tưởng bắt nguồn từ tiểu thuyết nổi tiếng "Khi hoa kiều mạch nở" của Lee Hyo-seok. Câu chuyện xảy ra tại đúng nơi diễn ra festival ở Bongpyeong. Lễ hội từ 3 tới 21/9 với mục đích đề cao vẻ đẹp tự nhiên nơi đây.
11. Lễ hội trà xanh Boseong
Ngành công nghiệp và văn hóa trà được tôn vinh tại festival diễn ra từ 1 tới 5/5. Có rất nhiều hoạt động thú vị như làm trà và tìm hiểu về văn hóa trà.
12. Lễ hội gốm Icheon
Có rất nhiều điều hấp dẫn để bạn tìm hiểu ở đây như tự nặn gốm hay học cách uống trà, đi mua đồ gốm sứ, ngắm các tác phẩm triển lãm. Festival diễn ra tằ tuần thứ 2 của tháng năm tới tuần đầu của tháng 6.
Ngoài những loại rượu và trà ở Hàn Quốc mà chúng tớ đã kể tuần trước vẫn còn rất nhiều loại đồ uống khác được người dân xứ sở kim chi cực kỳ yêu thích đấy các bạn.
Có rất nhiều loại trà truyền thống khác nhau ở Hàn Quốc.
Một loại trà khá phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, đó chính là trà mận. Đây là loại trà có tác dụng đặc biệt trong việc chữa bệnh khó tiêu. Trái mận để dùng làm loại trà này này có tên gọi là maesil - trong tiếng Nhật được gọi là ume – đây cũng là loại mận phổ biến ở khắp khu vực Đông Á. Trà mận Hàn Quốc được chế biến bằng cách ủ mận lên men cùng với đường và các sirô maesil. Trà mận thường được chế biến chủ yếu vào mùa hè, tuy nhiên nếu ủ lên men mận quá lâu thì trà mận sẽ trở thành rượu mận và mang một hương vị hoàn toàn khác – loại rượu này được biết đến với tên gọi là maesil-ju. Ở Hàn Quốc, Sukara ở Hongdae là một trong những nhà hàng có trà mận ngon và nổi tiếng nhất bởi họ có rất nhiều cách pha chế thú vị khác nhau.
Trà mận được yêu thích ở các nước khu vực Đông Á.
Tiếp đến phải kể đến trà ngô - một trong những sự lựa chọn thường ngày của các ngôi sao ở Hàn Quốc. Bằng chứng là nam diễn viên Hyun Bin trước khi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng đã thưởng thức trà ngô. Trà ngô được chế biến chủ yếu từ râu ngô, các hạt ngô khô (hoặc rang) và nó mang hương vị khá lạ. Ở Hàn Quốc, trà ngô được coi là một thứ đồ uống cực hữu ích, đặc biệt là cho phái nữ vì nhiều người tin rằng nó có tác dụng mang lại một khuôn mặt thon gọn hình chữ V hoàn hảo. 
Người Hàn Quốc tin rằng trà ngô có tác dụng mang lại một khuôn mặt thon gọn hình chữ V hoàn hảo cho những ai thưởng thức nó.
Trà lúa mạch là một trong những thức uống nổi bật ở Châu Á, bạn có thể tìm thấy các biến thể của trà lúa mạch rang ở Trung Quốc cũng như Nhật Bản. Ở Hàn Quốc cũng vậy, trà lúa mạch được uống quanh năm và có tác dụng bổ mát, trẻ hóa. Bên cạnh trà lúa mạch nguyên chất còn có trà lúa mạch bầu trời - một phiên bản sản xuất hàng loạt của loại trà này - được chế biến từ hạt giống lúa mạch rang trộn với ngô, bánh gạo nâu, rau diếp tạo nên một hương vị vô cùng mới mẻ.
Trà lúa mạch được chế biến từ hạt giống lúa mạch rang trộn với ngô, bánh gạo nâu, rau diếp tạo nên một hương vị vô cùng mới mẻ.
Sungnyung là loại đồ uống khá lạ dường như chỉ có ở Hàn Quốc. Trước khi có sự ra đời của bạc niken và những chiếc nồi chống dính hay nồi cơm điện, người Hàn Quốc thường nấu cơm trong vạc sắt nặng. Sau khi nấu cơm trong những vạc sắt (hoặc bát đá nóng), sẽ có một lớp vỏ gạo cháy (gọi là nurungji) dính vào đáy cứng, giòn và ngon (người Việt Nam vẫn hay gọi là “cháy” cơm). Để làm sạch vạc, người Hàn Quốc đổ nước hoặc trà lúa mạch vào nồi, thứ nước này giúp làm bong lớp cơm cháy dưới đáy nồi và tạo thành một thứ nước uống bổ dưỡng khá phổ biến ở xứ sở kim chi cho tới ngày nay. Thứ đồ uống này rất ấm áp, giàu tinh bột và còn có công dụng giúp làm sạch miệng. Bởi vậy, ở Hàn Quốc, có rất nhiều nhà hàng chuẩn bị sẵn sungnyung cho thực khách sau mỗi bữa ăn.
 
Sungnyung – thức uống độc đáo được pha chế từ nước (hoặc trà lúa mạch) với cháy cơm.
Được biết đến với tên gọi "giọt nước mắt của Job" trong tiếng Anh, yulmu là thứ đồ uống chế biến từ những hạt ngũ cốc - thường là các loại hạt nhỏ với lớp vỏ cứng, có hình dạng như giọt nước mắt và chỉ bé như hạt đậu. Vỏ hạt thường được dùng làm đồ trang sức, vòng đeo tay, chuỗi hạt Mân Côi. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, ngũ cốc thường ở dạng bột và được chế biến cùng với quả óc chó, hạnh nhân và các loại hạt khác. Với hàm lượng protein cao, yulmu được coi là một lựa chọn hoàn hảo hơn một tách cà phê vào buổi sáng ở Hàn Quốc.
Yulmu – thứ đồ uống với tên gọi “giọt nước mắt của Job”.
 
Một bát sikye ngọt lạnh sẽ làm dịu cơn khát và khiến bạn cảm thấy sáng khoái hơn.
Một trong những thức uống truyền thống của Hàn Quốc phải kể đến sikye - loại đồ uống được chế biến từ mạch nha, cơm nguội và được xem như “món tráng miệng” sau mỗi bữa ăn. Tại các nhà hàng hay bất cứ quán cà phê nào, bạn cũng có thể tìm thấy một bát sikye ngọt mát lạnh. Tuy nhiên, người Hàn Quốc cho rằng thời điểm thích hợp nhất để uống sikye là sau khi vừa rời khỏi phòng tắm hơi, bởi nó sẽ làm dịu cơn khát của bạn và khiến cho bạn cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều. 
Misutgaru - sự pha trộn kỳ diệu từ các loại bột ngũ cốc với mật ong (hoặc đường).
Misutgaru là đồ uống được trộn từ các loại bột ngũ cốc rang với vị ngọt được pha chế từ mật ong hoặc đường. Số lượng các loại ngũ cốc, đậu và các loại hạt khác nhau phụ thuộc vào thương hiệu, nhưng các thành phần chủ yếu được yêu thích nhiều nhất và có lợi cho sức khỏe gồm lúa mạch, gạo (nếp và tẻ đen, nâu, trắng), kê, đậu nành, hạt mè. Với hàm lượng protein cao, misutgaru là một trong số những loại đồ uống tốt cho sức khỏe và đem đến cho bạn nhiều dinh dưỡng từ ngũ cốc. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn thử pha trộn misutgaru cùng với một chút rượu, sữa, mật ong và đá, vị ngon của hỗn hợp này sẽ “quyễn rũ” bất kỳ ai một lần đã thưởng thức nó!
 
Sujeonggwa mang hương vị mùa thu đặc trưng của Hàn Quốc.
Trong những loại thức uống tráng miệng quen thuộc được yêu thích ở Hàn Quốc, không thể không kể đến sujeonggwa. Đây là loại đồ uống được chế biến từ gừng, quế cùng với mật ong, đường nâu và quả hồng khô. Sujeonggwa mang đến cho người thưởng thức một hương vị rất đặc biệt – hương vị của mùa thu. Mỗi tách sujeonggwa đều được rải những hạt thông nhỏ trang trí xung quanh càng khiến cho chúng trở nên hấp dẫn hơn. 
Xứ sở kim chi có một nền văn hóa ẩm thực lâu đời và thật hấp dẫn phải không các bạn? Nếu có cơ hội, bạn hãy tự mình khám phá và cảm nhận vị ngon của những đồ uống này nhé!

http://x01.xanga.com/0a9f774437d32257592553/m204993255.jpg 

Những món lẩu ngon của xứ Hàn

Ăn lẩu vào mùa đông là hợp lý nhất với các nước có thời gian lạnh kéo dài. Mời bạn tham khảo một số món lẩu ngon của Hàn Quốc nhé.

http://1.bp.blogspot.com/_eJa2_nPL5k0/TBrSbHXcYpI/AAAAAAAAAcU/ctsgJ0Kv60I/s320/K-10.jpg1. Lẩu chiên Sinseollo
Món ăn này có xuất xứ rất lâu đời ở Trung Hoa và được coi là món ăn Hoàng gia. Cùng với thời gian, món ăn này được du nhập đến Hàn Quốc. Nhiều thành phần trong lẩu chiên được rán trước khi sắp xếp vào nồi lẩu. Nguyên liệu chính là thịt bò, cá, trứng rán cùng nhiều loại rau củ như cà rốt, cần... Đầu bếp khéo léo sắp xếp khiến nồi lẩu trông đẹp và ngon mắt.
2. Lẩu thịt bò Sogogi jeongol
Món lẩu này gần giống với loại lẩu bò quen thuộc với người Hà Nội nhưng được nêm nếm thêm một số thành phần như cá cơm, tảo biển...

 http://s.sitoes.com/live/userfiles/photo/-sogogi-jeongol-3784_l.jpg    
3. Lẩu bạch tuộc Nakji jeongol
Ngoài bạch tuộc nhỏ, tôm, món lẩu này khá đậm đà và cay với nhiều loại gia vị, nhất là hạt tiêu cay nồng.

http://asiansupper.com/files/imagecache/recipe_page/202-nakji-jeongol-octupus-casserole2_0.JPG
4. Lẩu nấm Beoseot jeongol
Món lẩu với các loại nấm thường được ưa chuộng bởi nước ngọt và bổ dưỡng. Nếu bạn thích thêm chút "chất" cho bữa ăn của mình, có thể bổ sung một ít thịt bò.

http://s.sitoes.com/live/userfiles/photo/-beoseot-jeongol-3778_l.jpg
5. Lẩu kim chi Kimchi jjigae
Món canh kim chi đã quen thuộc với nhiều người nhưng nếu trong ngày lạnh, bạn thích ăn lẩu thì thêm chút đồ nhúng như thịt bò hay các loại hải sản (mực, tôm...) thì cũng có thể biến tấu thành món lẩu.

http://studentweb.cortland.edu/Tanya.Smith02/miniproj1/kimchi%20jjigae.jpg
6. Lẩu đậu phụ Dubu jeongol
Nói là lẩu đậu phụ không có nghĩa là món ăn của bạn nhạt nhẽo đâu nhé. Trong nồi lẩu vẫn có chút thịt bò, nấm và nước dùng rất ngon ngọt.

http://atlantic.edu.vn/wp-content/uploads/2012/02/Untitled-8.jpg
7. Lẩu hải sản Haemul jeongol
Ngoài vị ngọt từ các loại hải sản, nồi lẩu không thể thiếu chút kim chi cay cay. Nhìn thành phần của món ăn đủ các loại cua, tôm, mực đầy ăm ắp thật là ngon mắt nhỉ.

http://s3-media1.ak.yelpcdn.com/bphoto/b9qum2oIpWuFkp9LdFNFIg/l.jpg
8. Lẩu Mandu jeongol
Ngoài nấm, kim chi, miến, trong nồi lẩu còn có những miếng mandu (gần giống sủi cảo).
http://s.sitoes.com/live/userfiles/photo/-mandu-jeongol-3783_l.jpg

9. Lẩu thập cẩm Gaksaek jeongolhttp://www.yeutretho.com/anh-tre-tho/2012/02/16/160212afamilyDLlau12_296e1.jpg

Lẩu 'sữa mẹ' giá 450.000 đồng ở Hà Nội

http://sohanews.vcmedia.vn/thumb_w/570/Article/2012/03/08/220536lsm.jpgw320Chế biến từ gạo non, sốt kem và nước hầm xương, lẩu sữa mẹ - món ăn mới rộ lên ở thủ đô dịp 8/3. Chủ kinh doanh cho hay, tên gọi đó mang ý nghĩa tượng trưng, không phải là nguyên liệu.

Tìm đặt quán để cả nhà cùng liên hoan tối 8/3, anh Nguyễn Mạnh Chung, sống ở Lê Đại Hành, Hà Nội không khỏi giật mình khi thấy cửa hàng gần nhà trưng biển giới thiệu: lẩu sữa mẹ. Nghe qua, anh Chung thấy món đó hấp dẫn để kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ, song lại ngần ngại khi thấy từ sữa mẹ trong tên của món ăn.
"Chẳng biết mẹ và vợ mình có thích không? Lạ thì rõ rồi nhưng ai lại mang sữa mẹ ra để kinh doanh bao giờ? Chẳng may cả nhà tự ái thì nguy", anh Chung băn khoăn. Hỏi ra, anh được biết, lẩu sữa mẹ thực chất cũng được hầm từ xương thông thường, song có thêm nước gạo sữa non và hoàn toàn không có phụ gia nào từ sữa mẹ.
Cũng với tâm trạng như vậy khi nghe tên món ăn lạ mới xuất hiện, chị Thành, một nhân viên văn phòng ở Hà Nội hoài nghi: "Xưa nay, đủ các loại thực phẩm đã được mang ra chế biến lẩu như gà, bò, tôm, ốc, ếch... nay đến ‘sữa mẹ’ cũng bị kinh doanh thì thật khó hiểu".
Bên cạnh đó lại có không ít thực khách hào hứng với vị lẩu này. Từng thử nghiệm món ăn này cách đây 2 hôm, anh Ngô Văn Hoài, nhân viên của một công ty IT, lên kế hoạch đưa ba mẹ đi thưởng thức.
"Trong ngày đặc biệt, cả nhà cùng đi thưởng thức món ăn có vị ngọt, bùi, thanh và cả tên gọi cũng nhớ về ơn cha mẹ thì chẳng gì xúc động bằng. Vì mình lớn lên từ sữa mẹ, 8/3 là ngày của mẹ", anh Hoài bày tỏ. Bản thân vị khách này còn cho rằng, cách đặt tên như vậy vừa mang lại sự tò mò cho người tiêu dùng, vừa rất thời sự khi đúng vào dịp Quốc tế Phụ nữ.
Thủ đô hiện có khoảng 3 nhà hàng kinh doanh lẩu sữa mẹ, ở Ngô Thì Nhậm, Cửa Đông và Mai Hắc Đế. 2 quán trong đó đều mới khai trương thực đơn này khoảng một tháng gần đây. Giá mỗi nồi lẩu dao động từ 450.000 đồng đến hơn 600.000 đồng, tùy kích cỡ, bao gồm nước dùng, rau, nấm, mỳ chũ, đậu, hải sản hoặc thịt...
Quản lý nhà hàng Thắm Hùng, một địa chỉ kinh doanh lẩu sữa mẹ, cho biết món ăn này mới được đưa vào thực đơn khoảng một tuần nay, trước dịp 8/3. Bà cung cấp, lẩu sữa mẹ được chế biến từ gạo non, sốt kem và nước hầm xương, ăn kèm với hải sản hoặc các loại thịt.
"Chúng tôi phải đặt gạo sữa non, xay lấy nước, nấu cùng nước hầm, sau đó cho một ít sốt kem để gợi vị bùi, hợp nhất là ăn với hải sản vì nó khử được tanh. Lẩu sữa mẹ chỉ là tên gọi tương trưng, vừa lạ, vừa thân quen để gợi mọi người nhớ đến cội nguồn và công ơn của người mẹ. Đó không phải là nguyên liệu", vị đại diện này cho hay.
Bà cung cấp thêm, trong một tuần đầu ra mắt, nhà hàng đã phục vụ 15 nồi lẩu sữa mẹ. Tính đến chiều ngày 7/3, tại đó có 5 người đặt bàn món trên cho tối 8/3. Theo quản lý cửa hiệu, do kinh doanh kèm nhiều loại lẩu khác, lại là thực đơn mới nên mức đó được xem là có triển vọng hút khách. Còn trong thời gian tới, việc tiếp tục giữ hay cải tiến theo hướng mới phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong khi đó, anh Phạm Ngọc Dương, quản lý nhà hàng Trùng Dương, cho biết, lẩu sữa mẹ thực chất là món ăn xuất xứ từ Singapore, đã được kinh doanh gần 4 năm nay ở Hà Nội, song mới rộ lên gần đây. Chủ kinh doanh này cho biết, trưa ngày 8/3 có khoảng hơn 100 người đã đặt bàn trước. Lượng khách buổi tối có khả năng đông hơn như vậy.
"Tôi kinh doanh lâu rồi nhưng đúng là một tháng gần đây thì món này mới rộ lên, thực khách quan tâm nhiều hơn, những cũng chưa nghe ai phàn nàn về tên gọi của nó. Chiết xuất từ gạo non, nước sánh nên rất thích hợp khi ăn với hải sản và quẩy giòn", anh Dương tư vấn.

1 comment: