Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: “religion” và “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.
Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).
Ngoài nghĩa rộng về tôn giáo trên, có nhiều cách sử dụng cũng như nhiều nghĩa của từ "tôn giáo." Một số lối giải thích như sau:
- Một cách định nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.
- Cách định nghĩa thứ hai, đôi khi được gọi là "lối theo hình thể", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một cách khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân bản thế tục, thuyết vô thần, triết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhưng dựa vào cách hiểu theo khoa học.
- Cách định nghĩa thứ ba, đôi khi được gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định nghĩa tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản.
- Cách định nghĩa thứ tư, đôi khi được gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo là các hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất cả các tôn giáo chính có tổ chức. Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngược với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh. Tuy nhiên, trong nghĩa này tôn giáo và tinh thần không cần phải "được cái này mất cái kia": một người sùng đạo có thể có tinh thần hay không tinh thần, và một người có tinh thần có thể có hay không sùng đạo. Theo tương tự, ta có thể xem "tôn giáo" như là than, củi, hay xăng, và "tinh thần" là ngọn lửa.
- Nếu không kể những chứng tích khảo cổ học cho thấy niềm tin tôn giáo về cuộc sống sau khi chết có từ rất xa xưa, khi mà người ta chôn đồ tùy táng cùng với người chết thì ít nhất cách đây 40.000 năm, tổ tiên con người đã có niềm tin tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo.[2] Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con người. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối...cũng có thể được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con người. Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình. Địa vị pháp sư (shaman) có thể được trao cho một người như là lãnh tụ tôn giáo nhưng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ thời gian của người đó.
- Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là nguyên nhân hình thành thế giới dần dần được phát triển. Một hệ thống văn hóa đạo đức được ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vượt qua khỏi phạm vi gia đình và thường gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thường được xem là vua và tăng lữ như các Pharaoh Ai Cập.
- Trước Cách mạng Công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa. Đây cũng là lúc các tôn giáo có nhiều xung đột với nhau: Kitô giáo với Hồi giáo qua nhiều cuộc Thập tự chinh; Ấn Độ giáo xung đột với Phật giáo và về cơ bản đã loại trừ tôn giáo này ra khỏi miền đất phát tích của nó vào thế kỷ 13; người Hồi giáo chinh phục và truyền bá tôn giáo của mình đến những vùng khác...
- Từ khi Cách mạng Công nghiệp nổ ra, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khiến cho ảnh hưởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ như trước, tôn giáo dần bị tách rời khỏi nhà nước. Trong đời sống xã hội, khoa học cũng dần thay thế cho tôn giáo, chẳng hạn một người khi gặp bệnh tật tìm đến bác sỹ nhiều hơn là tu sỹ. Tuy vậy, thậm chí ngay cả cho đến nay, nhiều phong trào tôn giáo mới vẫn tiếp tục phát triển.Những tôn giáo là những hệ thống tín ngưỡng thường tìm câu trả lời cho những khái niệm sau:
- Thượng đế - Siêu việt tính hay bản chất của tồn tại (hoặc cái được loài người nhận thức là tồn tại) trong mối tương quan với con người;
- Con người;
- Tạo hóa, những tín ngưỡng về nguồn gốc của vũ trụ, Trái Đất, sự sống, và nhân loại;
- Thần thánh, những tín ngưỡng về sự tồn tại (hay không tồn tại) và bản chất của thần thánh (hay Ông Trời), những gì linh thiêng hay siêu phàm;
- Những tín ngưỡng về cách liên lạc với thần thánh, vật linh thiêng, những người khác, loài vật, thế giới tự nhiên xung quanh ta và với chúng ta;
- Những tín ngưỡng về bản chất đạo lý và đạo đức, như đạo đức khách quan và đạo đức tương đối;
- Những cách để nhận dạng và ca tụng những kinh nghiệm giá trị;
- Việc tìm ra trọn vẹn về lĩnh vực nhu cầu và thèm muốn;
- Sự tìm ra mục đích của sự sống, và nhận dạng các mục tiêu trong đời;
- Tìm ra một cơ cấu đạo lý, và định nghĩa những hành vi "thiện" (tốt) và "ác" (xấu);
- Những tín ngưỡng về những trạng thái tồn tại khác như thiên đàng, địa ngục, hay Niết bàn và cách chuẩn bị vào những cõi này;
- Những giải thích và sự hiểu biết về điều ác và đau khổ, và viết về thiện ác.
Những phong tục dựa vào tín ngưỡng tôn giáo thường gồm có:
- Cầu nguyện
- Thờ phụng
- Họp mặt thường lệ với những người khác đồng tôn giáo
- Viên chức tôn giáo để lãnh đạo hay giúp đỡ những tín đồ, như nhà tu, mục sư, tăng lữ...
- Nghi lễ và phong tục đặc biệt trong tín ngưỡng
- Cách giữ gìn niềm tin vào những điều răn trong kinh sách và những tục lệ của tôn giáo đó
- Luật lệ ứng xử ngoài đời phù hợp với tín ngưỡng (đạo lý), như Mười điều răn trong Cựu Ước, đặt ra từ tín ngưỡng chứ không phải do tín ngưỡng định nghĩa, và đạo lý thường được tôn trọng đến địa vị giáo luật (luật pháp) và được các tín đồ thi hành
- Việc duy trì và học tập những kinh sách ghi chép những tín ngưỡng cơ bản của tôn giáo.
Những tín đồ của một tôn giáo thường họp mặt để làm lễ, đọc hay tụng kinh, cầu nguyện, thờ phụng, và giúp đỡ tinh thần lẫn nhau. Tuy nhiên, cầu nguyện và ngồi thiền một mình cũng thường được xem là quan trọng, cũng như sống theo tín ngưỡng ngoài đời hay với những người không theo đạo đó. Đây thường là một chức năng của tôn giáo đó.Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin và sự sùng bái thần thánh hay các quyền lực vô biên, siêu nhiên, vào cuộc sống sau khi chết..., tóm lại, là những phát biểu mà vì đó các thành viên của một tôn giáo nào đó gắn bó vào đó. Câu chuyện về Adam và Eva là một ví dụ về tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng thường phát sinh khi một lãnh tụ tinh thần khẳng định một số hiểu biết đặc biệt về chân lý thần thánh và tổ chức tín đồ của mình. Cũng có quan điểm cho rằng, tíng ngưỡng tôn giáo là hoạt động tôn giáo ít hay không có điểm chung với các tổ chức tôn giáo khác trong một xã hội cụ thể.Theo quan điểm này thì tín ngưỡng là một cái gì đó hoàn toàn mới, nó có thể là kết quả của sự truyền bá quan điểm tôn giáo từ một xã hội này sang một xã hội khác, nơi mà nó chưa từng có tiền lệ. Do vậy khi mới hình thành, tín ngưỡng thường chưa được chính thức hóa và hay có mâu thuẫn với xã hội, nếu tiếp tục phát triển, tín ngưỡng sẽ trở nên có tổ chức, nghi lễ chặt chẽ hơn và có thể trở thành tôn giáo. Tuy nhiên tín ngưỡng tôn giáo không phải là các giáo phái, giáo phái là những nhóm ly khai với giáo hội hay tổ chức tôn giáo truyền thống của nó còn tín ngưỡng thì hoàn toàn mới.
Tôn giáo là một phổ quát văn hóa nên nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người. Các nhà xã hội học, dù là duy chức năng hay duy xung đột đều nhất trí rằng tôn giáo là một định chế xã hội và có các chức năng chính sau:
- Chức năng tích hợp xã hội hay còn gọi là kết hợp xã hội: tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Từ xã hội nguyên thủy, những thành viên của xã hội đã có chung một vật tổ - biểu hiện hữu hình của sự gắn kết. Ngày nay, tất cả những đồng tiền giấy của nước Mỹ đều in dòng chữ: Chúng con tin tưởng tuyệt đối vào Chúa hàm ý sự đoàn kết tập thể dự trên niềm tin. Tôn giáo, dẫu đó là Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hay Do Thái giáo, cũng đều cung cấp cho người ta ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của họ. Nó mang đến cho họ những giá trị tối hậu và những cùng đích nào đó để giữ họ chung lại với nhau.[5]. Trong những thời điểm khủng hoảng hay hỗn loạn, tôn giáo cũng giúp cho con người gắn bó với nhau hơn. Tuy vậy, tôn giáo không phải là định chế xã hội duy nhất có chức năng tích hợp, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc...cũng là chất keo gắn kết những thành viên của một xã hội. Mặt khác, cũng có khi sự "rối loạn chức năng" xảy ra, đó là lúc tôn giáo góp phần vào sự căng thẳng, thậm chí xung đột giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia với nhau. Thời Trung Cổ, niềm tin tôn giáo thúc đẩy tín đồ Cơ Đốc châu Âu tổ chức thành những đạo quân Thập tự chống lại tín đồ Hồi giáo phương Đông. Ngày nay, mâu thuẫn giữa các tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo cũng góp phần vào sự bất ổn định chính trị của khu vực Trung Đông hay căng thẳng giữa các tín đồ Tin Lành với Thiên Chúa giáo ở Bắc Ireland; giữa các tín đồ Ấn Độ giáo với đạo Sikh ở Ấn Độ... Việc xung đột giữa các tôn giáo khác nhau cho thấy cái gọi là tôn giáo bản chất là không tồn tại, do cái gọi là tôn giáo một khi đã xuất hiện thì phải dựa trên một quan điểm nào đó, mà khi dựa trên một quan điểm nào đó thì đã có quan điểm đối lập với nó rồi, nếu có một tôn giáo khác dựa trên (ít hoặc nhiều, một phần hoặc toàn bộ) một quan điểm đối lập thì hai tôn giáo trở thành (ít hoặc nhiều, một phần hoặc toàn bộ) mâu thuẫn với nhau. Chính vì thế, cái gọi là tôn giáo không phải là "TÔN GIÁO" theo đúng ý nghĩa thánh thiện và tối hậu của nó, thật sự có nơi mỗi tôn giáo.
- Chức năng kiểm soát xã hội: tôn giáo không có chức năng kiểm soát xã hội, vì xã hội đối với tôn giáo chưa đủ "tiêu chuẩn" đáng để tôn giáo có thể xét đến, vì hiện tại nó quá nhiều khiếm khuyết về tính thánh thiện và đạo đức. Tuy nhiên, trong quá khứ, cũng từng có quan điểm sai lầm, trong đó có quan điểm duy xung đột, đặc biệt là của Karl Marx, tôn giáo ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến khích những người bị áp bức vào các quan tâm ở thế giới khác, thay vì vào sự đói nghèo, hay sự bóc lột đang hiện diện. Quan điểm này cho rằng tôn giáo góp phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng của xã hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp thống trị. Thiên Chúa giáo dạy con người sự vâng lời và như vậy rất có thể nó làm cho những người bị áp bức không chống lại; hay hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ định hình cấu trúc xã hội của đại đa số người theo Ấn Độ giáo; những người cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo để thực hiện quyền kiểm soát xã hội... Về điều này, có thể tóm tắt trong câu nói nổi tiếng của Karl Marx:
“ | Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân | ” |
Tuy nhiên, những nghiên cứu của Max Weber về giáo phái Calvin của đạo Tin Lành đã dẫn đến kết luận tôn giáo có tác dụng thúc đẩy xã hội. Các cải cách của Tin Lành đã dẫn đến việc duy lý hóa xã hội, con người thay vì chấp nhận số mệnh và hướng về đời sống sau khi chết theo truyền thống, phải đạt tới cuộc sống thịnh vượng, phải phấn đấu để thành công bằng mọi nỗ lực để thực hiện hoạch định của Chúa. Weber cho rằng chính vì thế chủ nghĩa tư bản hình thành vững chắc ở những nơi mà giáo phái Calvin phát triển mạnh, thậm chí còn gọi tinh thần của tôn giáo này là cốt tủy của chủ nghĩa tư bản.Chức năng hỗ trợ xã hội: dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai, bệnh tật,... cái chết của những người thân thuộc, yêu quý và cái chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn. Một số tôn giáo còn cung cấp cho con người những biện pháp như cầu nguyện, cúng bái thần linh trong niềm tin rằng những việc làm như vậy sẽ giúp cải thiện tình hình. Trên góc độ khác, tôn giáo còn cho con người một cứu cánh trong bất hạnh đó là coi bất hạnh ấy là ý của đấng thiêng liêng và có một ý nghĩa nào đấy mà con người không nhận thức được. Trong nghĩa cơ bản, tôn giáo tạo ra phương tiện để giải quyết những vấn đề sau cùng: sống, chết mà không có lẽ phải thông thường nào có thể đưa ra lời giải đáp. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của nhà xã hội học người Mỹ Peter Berger nêu rằng khi đối mặt với những đe dọa như tai họa hay cái chết, sức mạnh hỗ trợ của niềm tin thần thánh hay sự thiêng liêng giảm đi rất nhiều nếu con người xem thần thánh đơn thuần chủ yếu là công cụ để giải quyết bi kịch.
Niềm tin và thực tiễn tôn giáo vô cùng đa dạng và có rất nhiều tôn giáo trên thế giới ngày nay, có tôn giáo chỉ hạn chế trong một vùng địa lý không lớn nhưng có những tôn giáo có thể gọi là tôn giáo thế giới với nhiều triệu tín đồ ở khắp nơi trên thế giới. Nói chung có khoảng 87 phần trăm dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ có khoảng 13 phần trăm là không tôn giáo.
Tôn giáo | Số lượng tín đồ | Vùng lãnh thổ chủ yếu |
---|---|---|
Kitô giáo | 2,1 tỷ | Khắp thế giới, trừ Tây Phi, Bắc Phi, bán đảo Ả Rập và một phần của Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á. |
Hồi giáo | 1,5 tỷ | Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Albania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc. |
Ấn Độ giáo | 900 triệu | Nam Á, Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus. |
Đạo giáo | 400 triệu | Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại |
Tôn giáo dân gian Trung Quốc | 394 triệu | Trung Quốc |
Phật giáo | 365 triệu | Đông Á và Ấn Độ |
Tôn giáo của các bộ tộc | 300 triệu | Khắp thế giới trừ Châu Âu |
Nho giáo | 150 triệu | Đông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại |
Tôn giáo truyền thống Châu Phi | 100 triệu | Châu Phi |
Shintō | 30 triệu | Nhật Bản |
Đạo Sikh | 23 triệu | Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh |
Do Thái giáo | 14 triệu | Israel, Mỹ, châu Âu |
Bahá'í giáo | 9 triệu | Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới |
Cao Đài | 5 triệu | Việt Nam, Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc |
Đạo Jain | 1,2 triệu | Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh |
(Nguồn số liệu theo Adherents.com , riêng số lượng tín đồ Khổng giáo theo Macionis.)
Việc thống kê số liệu tín đồ của từng tôn giáo rất phức tạp và nhiều phương pháp khác nhau do đó các nguồn số liệu có thể cho kết quả khác nhau đáng kể, tuy vậy nó cung cấp cái nhìn tương đối về quy mô của các tôn giáo đặc biệt là trong tương quan với nhau.
- Kitô giáo: với ba nhánh lớn là Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành, là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới, khoảng 2,1 tỷ tín đồ, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Âu và rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Kitô giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo ở Trung Đông và do Chúa Jesus sáng lập. Kitô giáo theo thuyết độc thần thể hiện ở quan điểm về Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha - Đấng Tạo hóa; Đức Chúa Con (Jesus Christ) - Đấng Chuộc tội và Đức Chúa Thánh Thần - Đấng Thánh hoá. Jesus Christ bị hành hình bằng cách đóng đinh trên cây thập tự, từ đó cây thập tự trở thành biểu tượng thiêng liêng của tín đồ Kitô giáo và theo niềm tin của tín đồ Kitô giáo, Chúa phục sinh là bằng chứng về việc Người là Con Thiên Chúa, Người được phái đến để giải phóng xã hội loài người khỏi ách quỷ Satan. Con người không chỉ là tôi tớ của Chúa, kẻ được cứu rỗi, mà còn là con của Chúa, do vậy con người có bổn phận noi gương Chúa trong tình yêu cuộc sống, tình yêu đồng loại, con người phải sống thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng. Từ khi ra đời và trong giai đoạn đầu, Kitô giáo bị ngược đãi, đàn áp nhưng dần dần đã được truyền bá rộng rãi trên thế giới. Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới và là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây.
- Hồi giáo: là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới, với khoảng 1,5 tỷ tín đồ, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên trái đất. Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII, do Muhammad sáng lập. Muhammad là Đấng Tiên tri chứ không phải là thần thánh như Chúa Jesus Christ đối với người Kitô giáo, ông là Đấng tiên tri cuối cùng sau các Đấng tiên tri trước đó là Adam, Abraham, Moses và Jesus Christ. Vai trò của Muhammad là ghi lại lời của Thượng Đế và kinh Koran được các tín đồ coi là lời răn của Đấng Chí Tôn. Cũng giống Kitô giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày phán xét, mọi người có trách nhiệm giải thích trước Thượng Đế về những việc làm của mình trên trần thế. Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đức tin, chống lại mọi đe dọa và trong một số trường hợp, giáo lý này của Hồi giáo được sử dụng để biện minh cho các cuộc Thánh chiến.
- Ấn Độ giáo: được coi là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới[11], bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Khác với Kitô giáo và Hồi giáo, Ấn Độ giáo không liên kết với đời sống của một cá nhân nào, hay nói cách khác, không có người sáng lập. Qua hàng ngàn năm, Ấn Độ giáo và xã hội Ấn Độ với hệ thống đẳng cấp đan quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức người ta không thể dễ dàng mô tả riêng biệt, cũng chính vì thế mà Ấn Độ giáo khó truyền bá đến các xã hội khác. Thế nhưng đến nay, Ấn Độ giáo vẫn có khoảng 900 triệu tín đồ chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan và ở nhiều nơi khác trên thế giới với số lượng ít. Trong Ấn Độ giáo, công lý sau cùng không phải thuộc về vị thần tối cao mà thông qua chu kỳ tái sinh theo luật nhân quả. Mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả tinh thần trực tiếp, đó chính là nghiệp chướng (karma), đời sống chính đáng khiến cho tinh thần được hoàn thiện, ngược lại sẽ làm cho tinh thần suy đồi. Trạng thái cực lạc (nirvana) là sự hoàn thiện tinh thần, trong đó linh hồn được sẵn sàng cho việc tái sinh một cách hoàn hảo.
- Phật giáo: cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công nguyên. Tôn giáo này có nhiều phương diện giống với Ấn Độ giáo nhưng gắn với cuộc đời của người sáng lập - Đức Phật Thích Ca (Siddartha Gautama). Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới hiện có khoảng 365 triệu người, chủ yếu tập trung ở Châu Á và đang lan truyền khắp thế giới. Sau nhiều năm chu du và thiền định, Siddartha Gautama đạt đến trạng thái giác ngộ (bodhi), hiểu được bản chất của đời sống và Ngài trở thành Phật. Giống như Ấn Độ giáo, Phật giáo cho rằng có kiếp luân hồi, mọi hành động của con người đều có kết quả tinh thần và hoặc là thiện (dẫn đến sự hoàn thiện tinh thần) hoặc là ác (dẫn đến sự suy đồi tinh thần), vũ trụ mang tính đạo đức, có trật tự mà không có vị thần tối cao thực hiện công lý cuối cùng (hay nói cách khác toàn thể Vũ trụ đều là Chân như của Phật tính - Pháp thân của Phật khắp mọi nơi - điều này trùng với cái gọi là Đấng Tối Cao - Thiên Chúa trong niềm tin của tín hữu Thiên Chúa giáo). Mọi sự tồn tại của con người đều là khổ đau và muốn đạt đến sự bình an về tinh thần, Phật giáo phủ nhận mọi hình thức vui thú vật chất, thủ tiêu các ham muốn vật chất hay thể xác. Phật giáo cũng là tôn giáo đầu tiên đưa ra hệ thống phẩm cấp tu hành.
- Nho giáo: hình thành ở Trung Quốc và do Đức Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) sáng lập. Có ít nguồn số liệu thống kê về các tín đồ Nho giáo nhưng ước tính có hơn 150 triệu người là tín đồ của tôn giáo này và số người chịu ảnh hưởng còn nhiều hơn nữa [13] chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, Đông Bắc Á, Việt Nam, Singapore. Cũng như Phật giáo, Nho giáo quan tâm sâu sắc đến những đau khổ trên thế giới nhưng phương cách cứu rỗi, thay vì thủ tiêu ham muốn, là sống theo những nguyên tắc cụ thể về hạnh kiểm, đạo đức. Nho giáo đề cao nhân tính (jen), đạo đức luôn có vị trí cao hơn tư lợi, đạo đức của cá nhân tạo ra gia đình vững chắc và gia đình vững chắc trở thành nền tảng của xã hội vững mạnh. Không giống nhiều tôn giáo khác, Nho giáo không hướng con người vào tương lai mà hướng vào đời sống thực tại một cách có đạo đức trong xã hội có kỷ cương, trật tự. Trong Nho giáo, không có khái niệm rõ ràng về sự thiêng liêng, người ta có thể cho rằng Nho giáo xét cho cùng không phải là tôn giáo thuần túy mà đúng ra ra là nghiên cứu lịch sử Trung Hoa có kỷ cương...Nhưng cũng có điểm giống với tôn giáo là tập hợp niềm tin và hành lễ phấn đấu đạt cái thiện và tạo ra sự đoàn kết xã hội.
- Do Thái giáo: cũng hình thành ở vùng Trung Đông như Hồi giáo và Kitô giáo vào thời kỳ Đồ Sắt (khoảng 2000 năm trước Công nguyên). Mặc dù chỉ có khoảng 14 triệu tín đồ, chủ yếu ở Israel, Mỹ và châu Âu nhưng Do Thái giáo là một tôn giáo quan trọng vì đã tạo nền tảng lịch sử cho sự hình thành của Kitô giáo và Hồi giáo. Do Thái giáo do Abraham, tổ phụ và là nhà tiên tri của người Do Thái sáng lập. Do Thái giáo cũng theo thuyết độc thần, chỉ công nhận một mình Đức Chúa toàn năng. Điểm khác biệt của Do Thái giáo là mối quan hệ đặc biệt với Chúa, qua đó người Do Thái là "dân tộc được chọn" thông qua Giao ước (covenant). Giao ước được thể hiện dưới dạng như pháp luật và tập trung vào Mười điều răn Chúa tiết lộ cho Tiên Tri Moses, nhà tiên tri đã dẫn dắt dân tộc Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Do Thái giáo coi năm quyển đầu tiên của bộ kinh mà đối với người Kitô giáo chính là Kinh Thánh Cựu ước là Thánh thư - lịch sử cũng như pháp luật của mình. Do Thái giáo cũng không hướng đến thế giới bên kia mà xem quá khứ là nguồn hướng dẫn hiện tại và tương lai. Người Do Thái phục tùng ý Chúa bằng cách thực hiện đầy đủ tinh thần cũng như lời văn của Thánh thư thì một ngày kia, Chúa sẽ phái sứ giả mang thiên đàng xuống trái đất. Chúa Jesus được coi chính là sứ giả đó, nhưng người Do Thái không công nhận Người, vì Người đã chịu chết khốn cực chứ không vinh hiển như ý tưởng của họ theo lời Thánh thư.Những tôn giáo khác nhau có nhiều điểm bất đồng về các khái niệm trên, cũng như về phong tục của các tín đồ. Thí dụ:
[sửa] Số thần thánh
- Những tôn giáo độc thần chỉ tin vào một thần thánh, khác biệt với thiên nhiên. Trong những tôn giáo này có Đạo Do Thái, Đạo Sikh, Kitô giáo, Hồi giáo, và Đạo Bahá'í.
- Nhiều tín đồ Kitô giáo tin vào thuyết Ba Ngôi, nói rằng có một thần với ba thể. (Hầu hết các nhánh trong Kitô giáo tin vào điều này, trừ một vài nhánh nhỏ như các nhóm Chứng nhân Giêhôva, Phái Montanus, Phái Sabellius.)
- Một số giáo phái cuả Ấn Độ Giáo hay thường bị gọi nhầm là theo luận độc thần, nhưng thật sự là thuộc về Toàn thần.
- Các tôn giáo đơn nhất thần tin rằng có nhiều thần thánh với nhiều tính chất khác nhau, nhưng chỉ có một thần là cao hơn hết. Trong các tôn giáo này gồm có những nhánh của Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo (đặc biệt là hai nhánh Siva và Vishnu), và Đạo Do Thái tin vào thiên thần, quỷ thần, deva (chư thiên), asura (atula, phi thiên), hay các thần thánh khác trong đó có một thần cao hơn hết, cũng như một số tín ngưỡng về vạn vật hữu linh như ở châu Phi;
- Những tôn giáo đa thần như Tôn giáo Hy Lạp - La Mã tin tưởng vào nhiều thần thánh;
- Những tôn giáo phiếm thần, "thiên nhiên" tin rằng mọi vật trong thiên nhiên điều liên quan đến nhau và không thể tách rời nhau. Những tôn giáo này gồm có: những trường phái phiếm thần của nhánh Shiva và Vishnu trong Ấn Độ giáo, Thần đạo của Nhật Bản, và một vài tín ngưỡng về vạn vật hữu linh.
- Những tôn giáo không thần (như Đạo Phật, Nho giáo) không nói gì về sự hiện hữu hay không hiện hữu của thần thánh;
- Những tôn giáo vô thần (như Đạo Jain và Phật giáo) không tin tưởng vào thần thánh nào;
- Những người bất khả tri thường nói rằng họ không biết được số thần thánh là không, một, hay nhiều.
Giới tính thần thánh
- Một số tín đồ cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, có cả tính chất nam lẫn nữ;
- Một số tín đồ cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, nhưng có nhiều tính chất nam.
- Một số tín đồ khác cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, nhưng có nhiều tính chất nữ.
- Một số tôn giáo giáo cho rằng thần thánh của họ là nam hoặc nữ, như trong các tôn giáo thần thoại truyền thống.
Nguồn kinh sách
- Các văn bản thiêng liêng cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem các văn bản đó có thẩm quyền, được linh truyền, linh hứng và/hoặc không thể sai lầm. Thí dụ như kinh Coran, kinh Vệ Đà, kinh Aqdas (Kitáb-i-Aqdas) và Kinh thánh;
- Các nhà tiên tri cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem những người tiên tri đó có khả năng thông hiểu đặc biệt hoặc có khả năng tương giao cá nhân trực tiếp với đấng thiêng liêng. Thí dụ như Giêsu, Môsê, Bahá'u'lláh và Môhamét;
- Khoa học và lý trí cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem khoa học và lý trí có khả năng trả lời cho nhiều nghi vấn nền tảng của tôn giáo. Thí dụ như chủ nghĩa Nhân bản thế tục và thuyết Vô thần;
- Truyền thống cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem tập quán của tổ tiên là đặc biệt quan trọng và là nguồn cội của chân lý thiêng liêng. Thí dụ như Saman giáo (vu ngưỡng) và một số khía cạnh của Thần đạo;
- Kinh nghiệm cá nhân cung cấp căn cứ cho các tín đồ tin rằng họ có tiếp xúc cá nhân trực tiếp với Thượng đế hay thần thánh, hoặc một sự kiện cụ thể nào đó có tầm quan trọng đối với họ về mặt tôn giáo.
Cấu trúc tổ chức
- Những tôn giáo có tổ chức trung ương thành lập một tổ chức có cơ cấu nhằm để phát triển và giữ gìn sự trong sạch của niềm tin và giúp đỡ tín đồ sống theo đạo. Những tôn giáo này gồm có Giáo hội Công giáo Rôma, Hồi giáo lúc ban đầu và Đạo Do Thái theo phái Chasidut;
- Những tôn giáo không có tổ chức trung ương thường phát triển độc lập với nhau, cho nên các niềm tin và phong tục rất phong phú. Những tôn giáo này gồm có Ấn Độ giáo, các thần thoại của các nước Hy Lạp và Ai Cập cổ và các đạo ngẫu tượng mới như Wicca hay Ásatrú.
Đạo lý
- Những tôn giáo có căn cứ trong cách ăn ở chú trọng trong việc tham gia trong các tục lệ, lễ nghi và thái độ của các tín đồ. Những tôn giáo này có đạo Do Thái theo phái Chasidut và nhiều truyền thống hữu linh.
- Những tôn giáo có triết lý tinh thần chú trọng vào các điều dạy thực hành để dẫn đến hạnh phúc trong đời và ít quan tâm về những việc siêu phàm hơn. Thí dụ: đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng (Nho giáo). Một số tôn giáo khác như Ấn Độ giáo chú trọng những điều này nhưng vẫn tin tưởng vào một thần thánh tối cao trong nhiều hình thể.
- Những tôn giáo có căn cứ vào quan hệ chú trọng việc giữ gìn mối quan hệ đúng đắn với thần thánh, có thể bằng quan hệ cá nhân (như đạo Tin lành), bằng cách tuân theo các ý định của thần thánh (như Hồi giáo) hay bằng cách sám hối và tha thứ tội lỗi (như Kitô giáo truyền thống).
(Cũng nên nhắc rằng hầu hết các tôn giáo có đạo lý từ nhiều căn cứ, nhưng có căn cứ được chú trọng hơn những căn cứ khác)
Sau khi chết
- Ấn Độ giáo tin rằng loài người sẽ mãi mãi đầu thai cho đến khi họ đến trạng thái giải thoát (Moksha), được hợp nhất với thần (Vishnu hay Shiva) và họ tin vào thuyết quả báo; vì thế, đạo này không tin vào việc bị đọa đày vĩnh viễn sau khi chết vì chúng ta có cơ hội chuộc tội trong các kiếp sau cho đến khi được giải thoát. Tuy thế, nhiều tín đồ tin rằng có một nơi trời trừng trị những kẻ ác trước khi được đầu thai.
- Đạo Phật theo hệ phái Nam Tông cho rằng nghiệp của một người được tái sinh cho đến khi họ đến cõi Niết bàn, cho nên ta không nên đầu thai; hệ phái Bắc Tông thì gần với Ấn Độ giáo hơn trong các tín ngưỡng về đầu thai. Tuy thế, nhận thức về Niết bàn của đạo Phật và giải thoát của Ấn Độ giáo không tương đương với nhau vì Niết bàn là một trạng thái không tồn tại và không chú trọng vào một thần thánh cao siêu.
- Kitô giáo và Hồi giáo có khái niệm Thiên đàng và Địa ngục, và Chúa trời là người định đoạt số phận vĩnh cửu của chúng ta. Trừ điều này, các đạo này có nhiều khái niệm khác nhau.
- Công giáo tin rằng mỗi người sẽ được cứu vớt bằng cách đặt niềm tin vào Chúa trời, nhưng vẫn bị trừng phạt cho những tội lỗi trên đời chưa sám hối sau khi chết, nhưng sau đó được làm sạch tại nơi chuộc tội.
- Đạo Tin lành truyền thống tin rằng mỗi người sẽ được cứu vớt bằng cách đặt niềm tin vào khả năng cứu vớt của cái chết và phục sinh của chúa Giêsu.
- Một số tín đồ Kitô giáo khác tin rằng mỗi người tự chọn thiên đàng và địa ngục riêng của họ: nếu một người chọn sống trong một "địa ngục trần gian", họ sẽ tiếp tục chọn điều đó sau khi chết, Chúa trời sẽ cho họ toại nguyện: bị xa cách Chúa trời và niềm hạnh phúc. Ngược lại, những người mưu cầu "thiên đàng tại trần gian" sẽ tiếp tục mưu cầu thiên đàng sau khi chết, Chúa trời cũng sẽ cho họ toại nguyện: gần gũi với Chúa trời và hạnh phúc. Xem The Great Divorce của C.S. Lewis.
- Dưới hầu hết các tín ngưỡng truyền thống của Hồi giáo, Chúa trời xét xử chúng ta trong việc trung thành với năm cột trụ của Hồi giáo, trong đó có việc công nhận Chúa trời, Môhamét, và sống theo các điều lệ của Chúa trời về Công lý, Tín ngưỡng, và Từ bi, và thưởng chúng ta tùy theo các việc ta làm trên thế gian.
- Đạo Do Thái không nói gì về sau khi chết.
- Đạo Bahá'í tin rằng linh hồn của một người sẽ được đến cõi linh hồn của Chúa trời sau khi chết cho đến khi nó gặp Chúa trời.
- Đạo Cao Đài cho rằng một linh hồn sẽ trở về với Thượng Đế sau khi chết nếu lúc còn sống linh hồn ấy đã sống một cuộc đời thánh thiện và ngược lại nếu lúc sống làm những điều xấu sẽ bị đọa nơi địa ngục.
- Đạo Rastafari tin vào bất tử vật chất. Một khi thần Haile Selassie gọi họ về châu Phi để phán xét, họ sẽ được sống mãi mãi với Ngài trong thân thể của họ trong thế giới này.
- Chứng nhân Giêhôva tin rằng cho đến ngày tận thế, những người chết đang trong trạng thái ngủ, không nghe được lời cầu nguyện hay can thiệp vào các chuyện trên đời. Sau khi Satan bị bịt kín sau ngày tận thế, 144.000 người được chọn sẽ lên thiên đàng để thống trị với chúa Giêsu. Mọi người khác sẽ được phục sinh và được trường sinh bất tử trong thiên đàng trên trái đất. Sau 1000 năm, Satan sẽ được thả ra và được phép cám dỗ loài người một lần nữa. Những người bị cám dỗ vào tội lỗi sẽ bị chết vĩnh viễn với Satan, và Giêhôva sẽ trở thành người thống trị mới.
Tư tưởng về những người khác tín ngưỡng
Các tín đồ của các tôn giáo phải đối mặt với nhiều tư tưởng, nghi thức, tập quán của các tôn giáo khác và họ có nhiều các giải quyết khác nhau.
- Những người có tư tưởng bài ngoại cho rằng các tôn giáo khác đều sai lầm, là tà giáo hoặc bị sai lạc. Những người cực đoan như vậy đôi lúc gây ra những căng thẳng thậm chí dẫn đến xung đột với tín đồ của các tôn giáo khác.
- Những người có tín ngưỡng bao hàm nhận thức rằng mọi hệ thống tín ngưỡng đều có điều đúng cả, họ coi trọng các điểm giống với tôn giáo của mình và xem nhẹ các điểm khác biệt, thế nhưng luôn coi tín ngưỡng mà họ tin theo là cao hơn hết.
- Những người có tín ngưỡng đa nguyên không có thành kiến với các tôn giáo khác, xem mỗi tôn giáo đều phù hợp với những nền văn hóa mà trong đó nó tồn tại.
- Những người có tín ngưỡng hỗn hợp thường pha trộn các quan điểm từ nhiều tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau thành một tôn giáo mới để thể hiện đức tin, kinh nghiệm của họ.
- Trường hợp đặc biệt: người thực sự hiểu được bản chất tối hậu của các tôn giáo thì cho rằng các tôn giáo đều không tồn tại, mà chúng chỉ là phản ảnh của đầu óc và khái niệm của loài người. Do đó, những người như thế có thể sống với thực tại cuối cùng (thống nhất mọi niềm tin và tôn giáo của loài người làm một). Trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp những người vô thần là những người không tin vào tôn giáo nào, không có tín ngưỡng và đứng hoàn toàn độc lập và bên ngoài so với thế giới tâm linh nơi con người. Những người vô thần không đúng cũng không sai, họ chỉ đơn thuần chưa tiến hóa đủ để đến ngưỡng cửa phải đặt các chiều hướng hoạt động của họ nơi thực tại vào một niềm tin nào đó (ở cấp độ cao là đặt niềm tin vào một tôn giáo nào đó), họ là những sản phẩm sáng tạo của vũ trụ chưa thoát khoải "cái nôi" sự sống khi chưa tin vào một tôn giáo nào như những người tin vào tôn giáo (cấp độ mà ở đó con người không phải chỉ là những cỗ máy ăn, uống, ngủ, nghỉ, hoạt động tính dục mà còn có cấu trúc tâm linh)
Tôn giáo và khoa học
Quan điểm về tôn giáo và khoa học có thể đi từ thái cực cái nọ phủ nhận cái kia cho đến dung hòa hơn. Ở thái cực này, một số người cho rằng những hiểu biết tôn giáo có thể trả lời mọi câu hỏi liên quan đến vũ trụ và đời sống con người. Ở thái cực khác một số người lại cho rằng những hiểu biết tôn giáo là mê tín, phi lý, hoang đường, chỉ có khoa học mới đưa ra được câu trả lời đúng đắn. Ở giữa hai thái cực, có quan điểm coi tôn giáo và khoa học dùng các phương pháp, hay nói đúng hơn, trả lời cho các câu hỏi khác nhau để tìm đến Chân lý và kiến thức đồng thời bổ sung cho nhau. Tôn giáo dùng những phương pháp dựa theo sự hiểu biết chủ quan của trực giác cá nhân và kinh nghiệm và/hoặc căn cứ vào chức trách của các kinh sách hay người được xem là tiên tri. Khoa học, trái lại, dùng phương pháp khoa học, một quá trình khách quan để điều tra nghiên cứu dựa theo chứng cớ vật chất, dùng các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được. Tương tự, có hai loại câu hỏi mà tôn giáo và khoa học cố gắng trả lời: những câu hỏi về các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được (như các luật vật lý, hay cách hành xử của con người) và những câu hỏi về các hiện tượng không thể quan sát được và việc đánh giá về giá trị, ý nghĩa, mục đích (như làm sao có các luật vật lý, thế nào là "thiện" và "ác"). Quan điểm này có thể được minh họa bằng những lời Hồng y Barberini[15] đã từng nói với Galileo: "Anh dạy cho mọi người biết bầu trời di chuyển như thế nào; còn chúng tôi dạy cho mọi người biết cách lên trời"[16]. Nói cách khác, thế giới này hoạt động ra sao là vấn đề khoa học, nhưng tại sao chúng ta và phần vũ trụ còn lại nói chung lại tồn tại là vấn đề khoa học không sao giải thích được.
Trong khi nhiều nhà khoa học mang niềm tin tôn giáo, theo quan điểm hòa hợp giữa tôn giáo và khoa học thì có lúc cả hai đã xung đột với nhau. Galileo đã bị giáo hội bắt từ bỏ Thuyết Nhật tâm hay cuộc tranh luận về sự tạo thành sau khi Charles Darwin đưa ra Thuyết Tiến hóa là những ví dụ.
Trên thực tế, cho đến ngày nay, khoa học và tôn giáo vẫn cùng tồn tại, một số niềm tin tôn giáo có thể mờ nhạt đi và được thay thế bởi khoa học nhưng những chân giá trị của các tôn giáo cũ cũng vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó và vẫn đang ngày một hòa quyện hài hòa với khoa học, đặc biệt là trong những xã hội hiện đại nơi mà nhiều người cho rằng chủ nghĩa tiêu thụ đang chiếm ưu thế và đạo đức suy đồi.
Tôn giáo và chính trị
Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đế Trung Quốc lấy căn cứ quyền của họ từ Thiên mệnh (天命). Giáo hội Công giáo Rôma đã thống trị phần lớn châu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Đến Thời đại Ánh sáng vào thế kỷ 18 tại châu Âu, nhiều triết gia tin vào việc cách ly tôn giáo và nhà nước. Hiện nay tôn giáo đóng nhiều vai trò khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới:
- Tôn giáo cách ly: tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Việt Nam... hiến pháp cách ly tôn giáo và nhà nước. Các quốc gia này thường cho phép người dân tự do tín ngưỡng, nhưng không công nhận bất cứ tôn giáo nào để khỏi bị xem là thiên vị. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, khi một tổng thống nhậm chức, tổng thống phải đặt tay lên cuốn kinh thánh để tuyên thệ[18]
- Quốc giáo: Một số quốc gia có một quốc giáo, một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức và nhận thuế từ dân, tuy nhiên người dân vẫn được phép tự do tín ngưỡng. Trong các nước này gồm có một số nước Hồi giáo, Công giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo), Anh (Anh giáo). Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng.
- Thần quyền: Tại một số quốc gia, điển hình là Iran và Tòa thánh Vatican, tôn giáo và chính quyền là một. Các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng là viên chức trong chính quyền.
Nho giáo là hệ thống đạo đức triết lý do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Trong những năm qua, nhiều nước châu Á đạt được thành tựu kinh tế lớn nhưng xã hội vẫn ổn định là do vai trò không nhỏ của Nho giáo. Hồi giáo ra đời sau nhưng nó cũng là một hệ tư tưởng tôn giáo cực mạnh ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của xã hội Hồi giáo. Tuy vậy vì những lý do kinh tế, chính trị, thương mại, Hồi giáo lan truyền rất nhanh từ cái nôi Tây Á ra khắp thế giới.
Trong cuộc hội thảo khoa học về "Nho giáo ở Việt Nam" do trường Ðại học Harvard phối hợp với trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM tổ chức, từ ngày 18-20 tháng 7-2001 tại TP. HCM, nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi đã trình bày tham luận về mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam. Chúng tôi xin trích giới thiệu với bạn đọc phần thứ hai của tham luận)
... Nho giáo đến Việt Nam vào thời Bắc thuộc, tất nhiên nó đóng vai trò hệ tư tưởng thống trị và có tác dụng củng cố quyền thống trị của người Hán ở Giao Châu thời bấy giờ. Sức mạnh về quân sự, một chế độ thống trị chính trị kéo dài hàng nghìn năm, eộng với một nền văn hóa Nho, Lão có truyền thống lâu đời khíến cho dân tộc Việt thời bấy giờ có nguy cơ đồng hóa và Hán hóa, như một số bộ tộc người Việt ở Quảng Ðông và Quảng Tây đã bị Hán hóa vậy.
Tôi xin nhắc lại, Nho giáo là một hệ tư tưởng chính trị-tôn giáo đứng đầu là vua Trung Quốc cai trị thiên hạ theo mệnh Trời. Khái niệm thiên hạ ở đây bao quát cả người Hán và người phi Hán, mà sách Trung Quốc thường gọi thời bấy giờ là Di Ðịch. Phật giáo đến Trung Quốc theo con đường tơ lụa Trung Á, có thể là khoảng cùng một thời với Phật giáo du nhập vào Việt Nam theo đường biển. Tôi dùng từ có thể và khoảng bởi lẽ không có sử liệu ghi chép rõ ràng về vấn đề này.
Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam đề cập đến (như Nguyễn Lang, Hà Văn Tấn, Lê Mạnh Thát...) ở đây tôi không bàn lại.
Phật giáo là lực đối trọng, tuy đến từ xa nhưng rất mạnh lại đặc thù :
Trước hết Phật• giáo xuất phát từ Ấn Ðộ như là một trung tâm văn hóa hàng đầu của thế giới cổ đại, có liên hệ trực tiếp với trung tâm văn hóa cổ đại Hy Lạp-La Mã, Lưỡng Hà và Ai Cập.
Phật giáo là• một tôn giáo, một hệ triết học có tầm cỡ thế giới từ thế kỷ III trước Công nguyên, sau khi Hoàng đế Asoka (triều đại Maurya-Khổng Tước) gửi nhiều phái đoàn truyền giáo đến các nước ngoài (kể cả một phái đoàn đến vùng hiện nay là bán đảo Ðông Dương, và lúc bấy giờ gọi là Suvannabhumi Ðất xứ của Vàng). Trong khi đó, Nho giáo chủ yếu chỉ là hệ tư tưởng-tôn giáo của dân tộc Ðại Hán.
Từ thế kỷ IV• đến đầu thế kỷ IX Phật giáo trên thực tế đã trở thành một tôn giáo, một hệ tư tưởng ngự trị khắp vùng Ðông á, hầu như cả châu á, ngoại trừ Xi-bê-ri và Trung Cận Ðông. Hàng loạt Tăng sĩ Ðông á đã đến Ấn Ðộ cầu pháp, hoặc theo con đường biển, hoặc theo con đường bộ xuyên Trung Á. Sử liệu thống kê giữa những thế kỷ thứ IV và thứ IX có tới 200 Tăng sĩ, chủ yếu là người Trung Hoa, đã đến Ấn Ðộ theo nhiều đợt. Trong số Tăng sĩ trên, có cả người Triều Tiên (5 người) và người Việt Nam (trong đó có sư Ðại Thặng Ðăng, người Thanh Hóa).
Tuy nhiên, đó là một lực đối trọng rất đặc thù , vì khác với Nho giáo thường hẹp hòi, cố chấp, Phật giáo không bao giờ có tư tưởng độc tôn, đối với các tôn giáo khác và hệ tư tưởng khác, Phật giáo bao giờ cũng tỏ thái độ kính trọng, hợp tác, đoàn kết, tuy là không bao giờ hành xử trái ngược với tinh thần giải thoát và hỷ xả của đạo.
Ở Việt Nam, thái độ bao dung của đạo Phật thấy rõ:
Trong các sự• kiện như đời nhà Lý, các ông vua sùng đạo Phật như Lý Thánh Tông, đã cho thành lập Văn Miếu, tạc tượng Chu Công và Khổng Tử để thờ, mở các khoa thi tam giáo để tuyển chọn nhân tài.
Các triều đại• Phật giáo đời Lý và Trần đều trọng dụng Nho sĩ, như các ông Tô Hiến Thành, Lê Văn Thịnh, Chu Văn An, Mạc Ðĩnh Chi.
Tuy nhiên, như đã nhấn mạnh trên đây, tuy Phật giáo Việt Nam ngay dưới các tnều đại Phật giáo như Lý-Trần tôn trọng đạo Nho và trọng dụng Nho sĩ, thế nhưng đường lối trị nước, an dân, bảo vệ độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc thì lại thấm đượm tinh thần Phật giáo: bình đẳng, dân chủ, từ bi, hỷ xả v.v... Sau đây là một vài chứng cứ nổi bật:
Những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam
Sư Vạn Hạnh từng phục vụ các triều Ðinh, Tiền Lê, nhưng đã không ngại chủ trương thế nhà Tiền Lê, lập ra nhà Lý. Bởi vì, trước họa xâm lăng của nhà Tống mà một cánh quân xâm lược đã vào Lạng Sơn, ông nhận thấy triều đại Tiền Lê không còn thích hợp nữa, cho nên sư đã cùng với Ðào Cam Mộc phò Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều đại Phật giáo nhà Lý (không phải ngu trung).
Lý Công Uẩn mới lên ngôi, đã cho mở cừa các nhà tù, thả các tội nhân, đồng thời cho đốt bỏ hình cụ.
Nhà Lý cũng như nhà Trần để có thể đảm bảo kháng chiến thắng lợi chống mọi cuộc xâm lăng liên tiếp của phương Bắc, đã triệt để và nhất quán áp dụng chính sách đoàn kết dân tộc và đoàn kết toàn dân (chứng cớ: Bài thơ “Vận nước” của Thiền sư Pháp Thuận, chính sách khoan dung của nhà Lý đối với họ Nùng ở Việt Nam, các hội nghị Diên Hồng và Bình Than đời Trần, việc vua Trần gả cháu gái Huyền Trân cho vua Chiêm v.v...)
Tuy Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Ðộ, thế nhưng Phật giáo Việt Nam không mất thời giờ vào cái tệ tư biện siêu hình và mộng mơ như Phật giáo Ấn Ðộ (đặc biệt là từ thế kỷ IV trở đi ) 1. Vì dân tộc Việt Nam không thể mộng mơ trước họa xâm lăng thường trực của phong kiến Trung Quốc. Phật giáo Việt Nam có đầu óc thực tiễn, và giúp cho các ông vua Phật tử đời Lý và đời Trần có đầu óc thực tiễn đó, thì mới có thể thường xuyên cả nh giác phòng bị, bảo vệ được nền độc lập chính trị của Tổ quốc.
Tuy Phật giáo Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo T'rung Hoa và nền văn hóa Nho giáo của Trung Hoa, thế nhưng Phật giáo không tán thành quan điểm thiên mệnh, và cho rằng vua cai trị dân là theo ý dân (lấy ý muốn của dân làm ý muốn của mình : Trần Thái Tông trong cuốn “Thiền Tông Chỉ Nam”), đồng thời nhà vua ở cương vị lãnh đạo phải thực hành đạo đức vô ngã v.v...
Phản ứng chống Nho giáo của Phật giáo Việt Nam
Phản ứng mạnh nhất chống Nho giáo là cuốn Lý Hoặc Luận mà tác giả Mâu Tử 2 lại là một người Hán ở Giao Châu. Có thể nói đó là một người Hán đã Việt hóa, một Nho sĩ chính thống và uyên bác, nhưng về sau lại theo Ðạo Phật, điều này cho thấy ảnh hướng sâu đậm của Phật giáo đối với trí thức Trung Quốc vào cuối đời Hán, khi mà nhà Hán bắt đầu suy tàn, kèm theo là sự mất uy tín của văn hóa truyề n thống Trung Quốc vốn là chỗ dựa của chính quyền thống trị về mặt tư tưởng hệ.
Trong 37 câu vấn nạn và trả lời là nội dung cuốn Lý Hoặc Luận, chỉ có 5 câu đầu nói về Phật và Phật giáo, 7 câu sau cùng về Lão Tử và Lão giáo, 25 câu còn lại là những câu Nho gia vấn nạn Phật gìáo và Mâu Tử trả lời. Kết cấu cuốn Lý Hoặc Luận cho thấy thời bấy giờ Phật giáo là đối tượng công kích chính của Nho gia; nhưng Nho gia cũng là đối tượng phản bác chính của Phật giáo.
Nói chung, cái sai trong thái độ phê phán của Nho gia đối với Phật giáo là bao giờ cũng lấy Nho gia làm chuẩn mực của chân lý, tuy rằng Phật giáo không công nhận chuẩn mực đó, cho nên Mâu Tử khi trả lời đã ví Phật giáo như mặt trời giữa trưa, Nho giáo như đuốc sáng, Phật giáo như phượng hoàng, như núi Thái Sơn, như sông Trường Giang, còn Nho giáo thì như chim sẻ, như gò đống, như ngòi lạch v.v...
Có thể nói toàn bộ lời phê phán của Nho gia trong cuốn Lý Hoặc Luận đều phạm sai lầm chủ quan ấy, cái sai lầm mà lô-gíc học Phật giáo hay Nhân minh học Phật giáo gọi là Sở y bất thành nghĩa là chỗ dựa để lập luận là không vững, bất thành. Ðó là loại câu chất vấn như Nho giáo trọng kiệm ước, vì sao đạo Phật lại đề cao sự bố thí (điều 17), Nho gia xem như không có con nối dõi tông đường là đại bất hiếu, sao Tăng sĩ lại không có vợ. Nho gia không bàn chuyện chết và quỷ thần nhưng đạo Phật lại bàn đến chuyện chết và quỷ thần. Thậm chí, ngay khi Nho gia dẫn chứng ở Giao Châu thời bấy giờ có Tăng sĩ rượu chè, có vợ con, mua rẻ bán đắt, làm chuyện dối trá, sao gọi đạo Phật là coi trọng giới luật được và sống đạo đức? Tuy trong lời phê phán này, chỗ dựa của Nho gia là thực tế có thật nhưng vấn đề là thực tế nào, nếu đó chỉ là thực tế cá biệt, số ít, không phải là tiêu biểu thì dựa vào thực tế một vài người mà phê phán chung cả một đạo cũng là một sai trái về biện luận lôgíc.
Một phản ứng mạnh mẽ khác chống Nho giáo là của Khương Tăng Hội, một Tăng sĩ Trung Á nhưng sinh ra và lớn lên và tu học Phật pháp, thành đạt ở Giao Châu (200-280). Năm 247, Tăng Hội đến Kiến Nghiệp, thuộc Ðông Ngô, dưới triều đại của Ngô Tôn Quyền, ông dịch nhiều kinh Phật và biên soạn cuốn sách nhan đề Lục Ðộ Tập Kinh phản ánh thái độ phê phán Nho giáo và bênh vực đề cao Phật giáo.
Học giả Lê Mạnh Thát trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập I chương 5 về Khương Tăng Hội đã trích đẫn các câu của Tăng Hội viết trong Lục Ðộ Tập Kinh như: “Tôi ở đời đã lâu thấy Nho gia không bằng Phật tử” (trang 341).
“Phật giáo đề cập đến nhiều vấn đề mà Nho giáo không nói tới. Nho giáo là một hệ tư tưởng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, còn nhiều mắc mứu. Chỉ có Phật giáo là hoàn chỉnh và đầy đủ, giải đáp được hết mắc mứu của mọi người”(sách đã dẫn cùng trang).
Thái độ của trí thức Việt Nam đối với Khổng giáo cách tân đời Tống
Hiện nay, có một số người muốn đề cao họ Trình, họ Chu đời Tống trong việc khởi xướng phong trào Khổng giáo cách tân, đem lại sự ổn định cho xã hội Trung Hoa trong hàng nhiều thế kỷ, trước khi phong trào đó bị sụp đổ vì các cuộc xâm lược liên tiếp của quân Anh, quân Pháp và Liên quân Ðồng Minh.
Chỗ yếu và ehỗ mạnh của thiết chế Khổng giáo cách tân cũng là một. Cấu kết với chính quyền, nó tạo ra sự độc tôn của Khổng giáo, một sự nhất trí hình thức và giả tạo về tư tưởng hệ. Muốn thi đỗ ra làm quan, có chức có phận thì phải làm bài thi theo nhận thức khuôn mẫu của họ Chu, họ Trình, nếu không bị đánh hỏng . Không có chức, có phận thì nói gì đến ảnh hưởng tới đất nước, tới quốc gia?
Ðộc tôn Nho giáo dẫn tới làm cho Nho gìáo thoáì hóa, mất sức sống và sáng tạo, chỉ còn là một bậc thang của danh và lợi mà thôi. Ổn định là sức mạnh, nhưng cường điệu sự ổn định thành ra trì trệ; thì lại là chỗ yếu. Thống nhất vốn là chỗ mạnh, nhưng cường điệu sự thống nhất thành ra khuôn sáo, hình thức, không còn sáng tạo nữa, mất nhạy bén với cuộc sống thì lại là chỗ yếu. Tất cả những tệ hại này của Khổng giáo cách tân và độc tôn đã bị phong trào Ngũ Tứ đả kích kịch liệt, không cần bàn thêm nữa. Ấy thế mà bây giờ vẫn có người muốn đề cao Khổng giáo cách tân như là ngọn nguồn của cáe con rồng châu á thì cũng thật lạ kỳ .
Chúng ta đặt câu hỏi, Khổng giáo cách tân, chớm nở vào cuối đời Ðường và cực thịnh vào đời Tống với hai họ Chu, Trình có trách nhiệm gì không trong sự kiện hai lần cả nước Trung Quốc bị những dân tộc phi Hán là nhà Nguyên và nhà Thanh đô hộ, thống trị... những dân tộc phi Hán mà tổng cộng lại, dân số chỉ bằng khoảng 1/24 của dân số người Hán?
Người Việt chúng ta cũng học Tống nho, cũng học Khổng giáo cách tân, nhưng may sao chỉ học một nửa. Cho nên, Nguyên Mông, lật đổ nhà Tống thống trị Trung Quốc và 1/2 thế giới mà cả ba lần đánh ta đều bị quân dân nhà Trần đánh cho đại bại. Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, thống trị Trung Quốc rồi đem 20 vạn binh sang đánh ta cũng bị Nguyễn Huệ đánh cho kinh hồn tán đởm.
Nhưng đó chỉ mới là chiến thắng quân sự, mà cũng là nhờ hồn thiêng sông núi, kết tinh lại trong những anh hùng như Trần Hưng Ðạo và Nguyễn Huệ, đã biết phát huy cao độ tinh thần tự cường dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Nhưng còn về mặt văn hóa?
Sự xâm lược về quân sự bị chặn đứng và đẩy lùi, nhưng sự xâm lược về văn hóa vẫn tiếp tục, lặng lẽ mà kiên trì, cái đó mới đáng sợ. Trong một thế giới và xã hộì sôì động, với những phát minh khoa học có tính cách mạng làm đảo lộn biết bao khái niệm truyền thống tưởng chừng bất di dịch như núi Thái Sơn thế mà Khổng giáo cách tân lại cung cấp cho chúng ta mô hình một nền văn hóa tĩnh, đòi phục hồi những giá trị đạo đức thời Lưỡng Hán, đề cao tam cương, ngũ thường như là một thiết chế cố định, hợp với thiên mệnh... tôi nói cái chết, cái nguy hạí của Khồng giáo cách tân chính là ở chỗ đó.
Giặc đến ngoài ngõ mà trong nhà như là không hay, từng lớp hủ Nho thi đua ngâm vịnh, tán tụng Nghiêu Thuấn và Khổng Tữ, rồi lại mong chờ thiên binh của Thiên triều qua giúp để đánh đuổi bọn bạch quỷ đi. Francis Garnier với 175 quân đã hạ dễ dàng thành Hà Nội, trong khi 70 vạn quân Nguyên phải bó tay trước sự kháng cự ngoan cường của Trần Hưng Ðạo và quân dân nhà Trần. Cùng là người Việt cả , sao mà khác nhau đến thế. Tôi nghĩ: Di hại của Tống Nho thực đáng sợ là vậy.
Sau này cụ Phan Chu Trinh, kết án chế độ khoa cử và Hán học, Hán tự không phải là không có lý do. Thậm chí ông viết bài “Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc”, nghĩa là không bỏ chữ Hán, sẽ không đủ để cứu nước Nam. Tất nhiên, cụ Phan không ghét gì Hán tự, thế nhưng cái học khoa cừ, tầm chương trích cú, nhồi nhét vào đầu chữ nghĩa của thánh hìền, rập khuôn theo Tống Nho thì thật là tệ hại.
Cụ Phan không thích thú Tống Nho nhưng lại đề cao đạo Phật. Cụ viết: “Nay bà con thử xét, đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy Quân Nguyên thắng cả Á và Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà qua đến nước ta thì bại tẩu. Nào bị cướp giáo ở Chương Dương đô, nào bị bắt trói ở Bạch Ðằng, như vậy chẳng phải nhờ đạo Phật ở ta thời đó rất thịnh ư ? (Ðông kinh nghĩa thục-Nguyễn Hiến Lê, Lá Bối, 1974-chuyển dẫn từ Việt Nam Phật giáo sử luận, quyển III).
Cụ Phan Khôi bình luận về tình hình chính trị so sánh bên Trung Quốc và bên ta, cũng đồng ý như cụ Phan Chu Trinh:
“Xưa nay, bên Tàu, quốc thể có hai lần hèn yếu nhất, bị lũ mọi rợ phương Bắc vào đè đầu: lần trước vào thời kỳ Tấn Lục Triều, là kết quả của sự sùng thượng Lão Trang, lần sau vào thời kỳ Tống, Minh thì là kết quả của cuộc vận động Lý học. Còn Phật giáo thì theo lịch sử chẳng khi nào gây ra sự hèn yếu cả.
Ở nước ta cũng vậy, vào thời nhà Lý, nhà Trần, đạo Phật tràn ngập cả nước, chủa chiền khắp nơi, nhưng nước nhà chưa hề có cái vẻ tích nhược như hồi Lê trung hưng hay Nguyễn thống nhất là cái thời đạo Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lý, nhà Trần mạnh lắm, dân khí còn hăng lắm, mấy phen giặc Tàu sang chúng ta đuổi đi như đuổi vịt. Lịch sử là cái chứng mạnh lắm. Không ai cãi được. Nó đã làm bằng chứng cho Phật giáo: không phải là một thứ thuốc phiện làm mòn yếu con người”. (Báo Tiếng Chuông Sớm số 9, ngày 12-10-1935- chuyển dẫn từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tập III, trang 29).
Tôi nghĩ những trích dẫn trên đầy đủ cho chúng ta thấm thía tất cả cái tệ hại của lối học khoa cử mà phái Tống Nho và phong trào Khổng giáo cách tân truyền sang cho ta. Học giả Ðào Duy Anh đã có nhận định rất xác đáng về di hại của Tống Nho đối với từng lớp gọi là sĩ phu nước ta như sau:
“Chế độ khoa cử thế ấy thì phải sinh ra phương pháp giáo dục thế kia là lẽ tất nhiên. Học như vậy thì học trò chỉ chăm học thuộc lòng một số ít sách kể trên (Ðào Duy Anh muốn nói Tứ Thư, Ngũ Kinh và Bắc Sử tức là sử Trung Hoa, không phải sử Việt Nam-MC), và chăm lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, viết chữ cho tử tế, một ý tứ có thể điền ra năm, bảy cách miễn là lời văn cho bóng bẩy mà ý tứ dù là cặn bã của Tống Nho cũng không cần gì. Cái thói trọng từ chương, ưa hư văn đã trở thành một thiên tính của dân tộc ta. Với cách giáo dục ấy, thì dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhạt đi, huống gì những người tư chất tầm thường. Thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách vậy”. (Ðào Duy Anh–Chữ Nôm. NXB Khoa học Xã hội, 1975, tr. 260, chuyển từ cuốn Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Ðông Á. Vĩnh Sinh, tr. 159).
Tác hại của phong trào Khổng giáo cách tân tại Việt Nam, đã dẫn tới sự trì trệ yếu kém của triều Nguyễn, và đó cũng là một nguyên nhân chính để phương Tây đô hộ. Nếu ôn lại Phật giáo đời Lý Trần và những phê phán kịch liệt về Tống Nho của cụ Phan Chu Trinh và Ðào Duy Anh, chúng ta sẽ thấy rõ luận điểm nói trên.
Nho gia: Trong cuộc hội thảo khoa học về "Nho giáo ở Việt Nam" do trường Ðại học Harvard phối hợp với trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM tổ chức, từ ngày 18-20 tháng 7-2001 tại TP. HCM, nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi đã trình bày tham luận về mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam. Chúng tôi xin trích giới thiệu với bạn đọc phần thứ hai của tham luận)
... Nho giáo đến Việt Nam vào thời Bắc thuộc, tất nhiên nó đóng vai trò hệ tư tưởng thống trị và có tác dụng củng cố quyền thống trị của người Hán ở Giao Châu thời bấy giờ. Sức mạnh về quân sự, một chế độ thống trị chính trị kéo dài hàng nghìn năm, eộng với một nền văn hóa Nho, Lão có truyền thống lâu đời khíến cho dân tộc Việt thời bấy giờ có nguy cơ đồng hóa và Hán hóa, như một số bộ tộc người Việt ở Quảng Ðông và Quảng Tây đã bị Hán hóa vậy.
Tôi xin nhắc lại, Nho giáo là một hệ tư tưởng chính trị-tôn giáo đứng đầu là vua Trung Quốc cai trị thiên hạ theo mệnh Trời. Khái niệm thiên hạ ở đây bao quát cả người Hán và người phi Hán, mà sách Trung Quốc thường gọi thời bấy giờ là Di Ðịch. Phật giáo đến Trung Quốc theo con đường tơ lụa Trung Á, có thể là khoảng cùng một thời với Phật giáo du nhập vào Việt Nam theo đường biển. Tôi dùng từ có thể và khoảng bởi lẽ không có sử liệu ghi chép rõ ràng về vấn đề này.
Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam đề cập đến (như Nguyễn Lang, Hà Văn Tấn, Lê Mạnh Thát...) ở đây tôi không bàn lại.
Phật giáo là lực đối trọng, tuy đến từ xa nhưng rất mạnh lại đặc thù :
Trước hết Phật• giáo xuất phát từ Ấn Ðộ như là một trung tâm văn hóa hàng đầu của thế giới cổ đại, có liên hệ trực tiếp với trung tâm văn hóa cổ đại Hy Lạp-La Mã, Lưỡng Hà và Ai Cập.
Phật giáo là• một tôn giáo, một hệ triết học có tầm cỡ thế giới từ thế kỷ III trước Công nguyên, sau khi Hoàng đế Asoka (triều đại Maurya-Khổng Tước) gửi nhiều phái đoàn truyền giáo đến các nước ngoài (kể cả một phái đoàn đến vùng hiện nay là bán đảo Ðông Dương, và lúc bấy giờ gọi là Suvannabhumi Ðất xứ của Vàng). Trong khi đó, Nho giáo chủ yếu chỉ là hệ tư tưởng-tôn giáo của dân tộc Ðại Hán.
Từ thế kỷ IV• đến đầu thế kỷ IX Phật giáo trên thực tế đã trở thành một tôn giáo, một hệ tư tưởng ngự trị khắp vùng Ðông á, hầu như cả châu á, ngoại trừ Xi-bê-ri và Trung Cận Ðông. Hàng loạt Tăng sĩ Ðông á đã đến Ấn Ðộ cầu pháp, hoặc theo con đường biển, hoặc theo con đường bộ xuyên Trung Á. Sử liệu thống kê giữa những thế kỷ thứ IV và thứ IX có tới 200 Tăng sĩ, chủ yếu là người Trung Hoa, đã đến Ấn Ðộ theo nhiều đợt. Trong số Tăng sĩ trên, có cả người Triều Tiên (5 người) và người Việt Nam (trong đó có sư Ðại Thặng Ðăng, người Thanh Hóa).
Tuy nhiên, đó là một lực đối trọng rất đặc thù , vì khác với Nho giáo thường hẹp hòi, cố chấp, Phật giáo không bao giờ có tư tưởng độc tôn, đối với các tôn giáo khác và hệ tư tưởng khác, Phật giáo bao giờ cũng tỏ thái độ kính trọng, hợp tác, đoàn kết, tuy là không bao giờ hành xử trái ngược với tinh thần giải thoát và hỷ xả của đạo.
Ở Việt Nam, thái độ bao dung của đạo Phật thấy rõ:
Trong các sự• kiện như đời nhà Lý, các ông vua sùng đạo Phật như Lý Thánh Tông, đã cho thành lập Văn Miếu, tạc tượng Chu Công và Khổng Tử để thờ, mở các khoa thi tam giáo để tuyển chọn nhân tài.
Các triều đại• Phật giáo đời Lý và Trần đều trọng dụng Nho sĩ, như các ông Tô Hiến Thành, Lê Văn Thịnh, Chu Văn An, Mạc Ðĩnh Chi.
Tuy nhiên, như đã nhấn mạnh trên đây, tuy Phật giáo Việt Nam ngay dưới các tnều đại Phật giáo như Lý-Trần tôn trọng đạo Nho và trọng dụng Nho sĩ, thế nhưng đường lối trị nước, an dân, bảo vệ độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc thì lại thấm đượm tinh thần Phật giáo: bình đẳng, dân chủ, từ bi, hỷ xả v.v... Sau đây là một vài chứng cứ nổi bật:
Những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam
Sư Vạn Hạnh từng phục vụ các triều Ðinh, Tiền Lê, nhưng đã không ngại chủ trương thế nhà Tiền Lê, lập ra nhà Lý. Bởi vì, trước họa xâm lăng của nhà Tống mà một cánh quân xâm lược đã vào Lạng Sơn, ông nhận thấy triều đại Tiền Lê không còn thích hợp nữa, cho nên sư đã cùng với Ðào Cam Mộc phò Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều đại Phật giáo nhà Lý (không phải ngu trung).
Lý Công Uẩn mới lên ngôi, đã cho mở cừa các nhà tù, thả các tội nhân, đồng thời cho đốt bỏ hình cụ.
Nhà Lý cũng như nhà Trần để có thể đảm bảo kháng chiến thắng lợi chống mọi cuộc xâm lăng liên tiếp của phương Bắc, đã triệt để và nhất quán áp dụng chính sách đoàn kết dân tộc và đoàn kết toàn dân (chứng cớ: Bài thơ “Vận nước” của Thiền sư Pháp Thuận, chính sách khoan dung của nhà Lý đối với họ Nùng ở Việt Nam, các hội nghị Diên Hồng và Bình Than đời Trần, việc vua Trần gả cháu gái Huyền Trân cho vua Chiêm v.v...)
Tuy Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Ðộ, thế nhưng Phật giáo Việt Nam không mất thời giờ vào cái tệ tư biện siêu hình và mộng mơ như Phật giáo Ấn Ðộ (đặc biệt là từ thế kỷ IV trở đi ) 1. Vì dân tộc Việt Nam không thể mộng mơ trước họa xâm lăng thường trực của phong kiến Trung Quốc. Phật giáo Việt Nam có đầu óc thực tiễn, và giúp cho các ông vua Phật tử đời Lý và đời Trần có đầu óc thực tiễn đó, thì mới có thể thường xuyên cả nh giác phòng bị, bảo vệ được nền độc lập chính trị của Tổ quốc.
Tuy Phật giáo Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo T'rung Hoa và nền văn hóa Nho giáo của Trung Hoa, thế nhưng Phật giáo không tán thành quan điểm thiên mệnh, và cho rằng vua cai trị dân là theo ý dân (lấy ý muốn của dân làm ý muốn của mình : Trần Thái Tông trong cuốn “Thiền Tông Chỉ Nam”), đồng thời nhà vua ở cương vị lãnh đạo phải thực hành đạo đức vô ngã v.v...
Phản ứng chống Nho giáo của Phật giáo Việt Nam
Phản ứng mạnh nhất chống Nho giáo là cuốn Lý Hoặc Luận mà tác giả Mâu Tử 2 lại là một người Hán ở Giao Châu. Có thể nói đó là một người Hán đã Việt hóa, một Nho sĩ chính thống và uyên bác, nhưng về sau lại theo Ðạo Phật, điều này cho thấy ảnh hướng sâu đậm của Phật giáo đối với trí thức Trung Quốc vào cuối đời Hán, khi mà nhà Hán bắt đầu suy tàn, kèm theo là sự mất uy tín của văn hóa truyề n thống Trung Quốc vốn là chỗ dựa của chính quyền thống trị về mặt tư tưởng hệ.
Trong 37 câu vấn nạn và trả lời là nội dung cuốn Lý Hoặc Luận, chỉ có 5 câu đầu nói về Phật và Phật giáo, 7 câu sau cùng về Lão Tử và Lão giáo, 25 câu còn lại là những câu Nho gia vấn nạn Phật gìáo và Mâu Tử trả lời. Kết cấu cuốn Lý Hoặc Luận cho thấy thời bấy giờ Phật giáo là đối tượng công kích chính của Nho gia; nhưng Nho gia cũng là đối tượng phản bác chính của Phật giáo.
Nói chung, cái sai trong thái độ phê phán của Nho gia đối với Phật giáo là bao giờ cũng lấy Nho gia làm chuẩn mực của chân lý, tuy rằng Phật giáo không công nhận chuẩn mực đó, cho nên Mâu Tử khi trả lời đã ví Phật giáo như mặt trời giữa trưa, Nho giáo như đuốc sáng, Phật giáo như phượng hoàng, như núi Thái Sơn, như sông Trường Giang, còn Nho giáo thì như chim sẻ, như gò đống, như ngòi lạch v.v...
Có thể nói toàn bộ lời phê phán của Nho gia trong cuốn Lý Hoặc Luận đều phạm sai lầm chủ quan ấy, cái sai lầm mà lô-gíc học Phật giáo hay Nhân minh học Phật giáo gọi là Sở y bất thành nghĩa là chỗ dựa để lập luận là không vững, bất thành. Ðó là loại câu chất vấn như Nho giáo trọng kiệm ước, vì sao đạo Phật lại đề cao sự bố thí (điều 17), Nho gia xem như không có con nối dõi tông đường là đại bất hiếu, sao Tăng sĩ lại không có vợ. Nho gia không bàn chuyện chết và quỷ thần nhưng đạo Phật lại bàn đến chuyện chết và quỷ thần. Thậm chí, ngay khi Nho gia dẫn chứng ở Giao Châu thời bấy giờ có Tăng sĩ rượu chè, có vợ con, mua rẻ bán đắt, làm chuyện dối trá, sao gọi đạo Phật là coi trọng giới luật được và sống đạo đức? Tuy trong lời phê phán này, chỗ dựa của Nho gia là thực tế có thật nhưng vấn đề là thực tế nào, nếu đó chỉ là thực tế cá biệt, số ít, không phải là tiêu biểu thì dựa vào thực tế một vài người mà phê phán chung cả một đạo cũng là một sai trái về biện luận lôgíc.
Một phản ứng mạnh mẽ khác chống Nho giáo là của Khương Tăng Hội, một Tăng sĩ Trung Á nhưng sinh ra và lớn lên và tu học Phật pháp, thành đạt ở Giao Châu (200-280). Năm 247, Tăng Hội đến Kiến Nghiệp, thuộc Ðông Ngô, dưới triều đại của Ngô Tôn Quyền, ông dịch nhiều kinh Phật và biên soạn cuốn sách nhan đề Lục Ðộ Tập Kinh phản ánh thái độ phê phán Nho giáo và bênh vực đề cao Phật giáo.
Học giả Lê Mạnh Thát trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập I chương 5 về Khương Tăng Hội đã trích đẫn các câu của Tăng Hội viết trong Lục Ðộ Tập Kinh như: “Tôi ở đời đã lâu thấy Nho gia không bằng Phật tử” (trang 341).
“Phật giáo đề cập đến nhiều vấn đề mà Nho giáo không nói tới. Nho giáo là một hệ tư tưởng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, còn nhiều mắc mứu. Chỉ có Phật giáo là hoàn chỉnh và đầy đủ, giải đáp được hết mắc mứu của mọi người”(sách đã dẫn cùng trang).
Thái độ của trí thức Việt Nam đối với Khổng giáo cách tân đời Tống
Hiện nay, có một số người muốn đề cao họ Trình, họ Chu đời Tống trong việc khởi xướng phong trào Khổng giáo cách tân, đem lại sự ổn định cho xã hội Trung Hoa trong hàng nhiều thế kỷ, trước khi phong trào đó bị sụp đổ vì các cuộc xâm lược liên tiếp của quân Anh, quân Pháp và Liên quân Ðồng Minh.
Chỗ yếu và ehỗ mạnh của thiết chế Khổng giáo cách tân cũng là một. Cấu kết với chính quyền, nó tạo ra sự độc tôn của Khổng giáo, một sự nhất trí hình thức và giả tạo về tư tưởng hệ. Muốn thi đỗ ra làm quan, có chức có phận thì phải làm bài thi theo nhận thức khuôn mẫu của họ Chu, họ Trình, nếu không bị đánh hỏng . Không có chức, có phận thì nói gì đến ảnh hưởng tới đất nước, tới quốc gia?
Ðộc tôn Nho giáo dẫn tới làm cho Nho gìáo thoáì hóa, mất sức sống và sáng tạo, chỉ còn là một bậc thang của danh và lợi mà thôi. Ổn định là sức mạnh, nhưng cường điệu sự ổn định thành ra trì trệ; thì lại là chỗ yếu. Thống nhất vốn là chỗ mạnh, nhưng cường điệu sự thống nhất thành ra khuôn sáo, hình thức, không còn sáng tạo nữa, mất nhạy bén với cuộc sống thì lại là chỗ yếu. Tất cả những tệ hại này của Khổng giáo cách tân và độc tôn đã bị phong trào Ngũ Tứ đả kích kịch liệt, không cần bàn thêm nữa. Ấy thế mà bây giờ vẫn có người muốn đề cao Khổng giáo cách tân như là ngọn nguồn của cáe con rồng châu á thì cũng thật lạ kỳ .
Chúng ta đặt câu hỏi, Khổng giáo cách tân, chớm nở vào cuối đời Ðường và cực thịnh vào đời Tống với hai họ Chu, Trình có trách nhiệm gì không trong sự kiện hai lần cả nước Trung Quốc bị những dân tộc phi Hán là nhà Nguyên và nhà Thanh đô hộ, thống trị... những dân tộc phi Hán mà tổng cộng lại, dân số chỉ bằng khoảng 1/24 của dân số người Hán?
Người Việt chúng ta cũng học Tống nho, cũng học Khổng giáo cách tân, nhưng may sao chỉ học một nửa. Cho nên, Nguyên Mông, lật đổ nhà Tống thống trị Trung Quốc và 1/2 thế giới mà cả ba lần đánh ta đều bị quân dân nhà Trần đánh cho đại bại. Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, thống trị Trung Quốc rồi đem 20 vạn binh sang đánh ta cũng bị Nguyễn Huệ đánh cho kinh hồn tán đởm.
Nhưng đó chỉ mới là chiến thắng quân sự, mà cũng là nhờ hồn thiêng sông núi, kết tinh lại trong những anh hùng như Trần Hưng Ðạo và Nguyễn Huệ, đã biết phát huy cao độ tinh thần tự cường dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Nhưng còn về mặt văn hóa?
Sự xâm lược về quân sự bị chặn đứng và đẩy lùi, nhưng sự xâm lược về văn hóa vẫn tiếp tục, lặng lẽ mà kiên trì, cái đó mới đáng sợ. Trong một thế giới và xã hộì sôì động, với những phát minh khoa học có tính cách mạng làm đảo lộn biết bao khái niệm truyền thống tưởng chừng bất di dịch như núi Thái Sơn thế mà Khổng giáo cách tân lại cung cấp cho chúng ta mô hình một nền văn hóa tĩnh, đòi phục hồi những giá trị đạo đức thời Lưỡng Hán, đề cao tam cương, ngũ thường như là một thiết chế cố định, hợp với thiên mệnh... tôi nói cái chết, cái nguy hạí của Khồng giáo cách tân chính là ở chỗ đó.
Giặc đến ngoài ngõ mà trong nhà như là không hay, từng lớp hủ Nho thi đua ngâm vịnh, tán tụng Nghiêu Thuấn và Khổng Tữ, rồi lại mong chờ thiên binh của Thiên triều qua giúp để đánh đuổi bọn bạch quỷ đi. Francis Garnier với 175 quân đã hạ dễ dàng thành Hà Nội, trong khi 70 vạn quân Nguyên phải bó tay trước sự kháng cự ngoan cường của Trần Hưng Ðạo và quân dân nhà Trần. Cùng là người Việt cả , sao mà khác nhau đến thế. Tôi nghĩ: Di hại của Tống Nho thực đáng sợ là vậy.
Sau này cụ Phan Chu Trinh, kết án chế độ khoa cử và Hán học, Hán tự không phải là không có lý do. Thậm chí ông viết bài “Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc”, nghĩa là không bỏ chữ Hán, sẽ không đủ để cứu nước Nam. Tất nhiên, cụ Phan không ghét gì Hán tự, thế nhưng cái học khoa cừ, tầm chương trích cú, nhồi nhét vào đầu chữ nghĩa của thánh hìền, rập khuôn theo Tống Nho thì thật là tệ hại.
Cụ Phan không thích thú Tống Nho nhưng lại đề cao đạo Phật. Cụ viết: “Nay bà con thử xét, đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy Quân Nguyên thắng cả Á và Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà qua đến nước ta thì bại tẩu. Nào bị cướp giáo ở Chương Dương đô, nào bị bắt trói ở Bạch Ðằng, như vậy chẳng phải nhờ đạo Phật ở ta thời đó rất thịnh ư ? (Ðông kinh nghĩa thục-Nguyễn Hiến Lê, Lá Bối, 1974-chuyển dẫn từ Việt Nam Phật giáo sử luận, quyển III).
Cụ Phan Khôi bình luận về tình hình chính trị so sánh bên Trung Quốc và bên ta, cũng đồng ý như cụ Phan Chu Trinh:
“Xưa nay, bên Tàu, quốc thể có hai lần hèn yếu nhất, bị lũ mọi rợ phương Bắc vào đè đầu: lần trước vào thời kỳ Tấn Lục Triều, là kết quả của sự sùng thượng Lão Trang, lần sau vào thời kỳ Tống, Minh thì là kết quả của cuộc vận động Lý học. Còn Phật giáo thì theo lịch sử chẳng khi nào gây ra sự hèn yếu cả.
Ở nước ta cũng vậy, vào thời nhà Lý, nhà Trần, đạo Phật tràn ngập cả nước, chủa chiền khắp nơi, nhưng nước nhà chưa hề có cái vẻ tích nhược như hồi Lê trung hưng hay Nguyễn thống nhất là cái thời đạo Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lý, nhà Trần mạnh lắm, dân khí còn hăng lắm, mấy phen giặc Tàu sang chúng ta đuổi đi như đuổi vịt. Lịch sử là cái chứng mạnh lắm. Không ai cãi được. Nó đã làm bằng chứng cho Phật giáo: không phải là một thứ thuốc phiện làm mòn yếu con người”. (Báo Tiếng Chuông Sớm số 9, ngày 12-10-1935- chuyển dẫn từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tập III, trang 29).
Tôi nghĩ những trích dẫn trên đầy đủ cho chúng ta thấm thía tất cả cái tệ hại của lối học khoa cử mà phái Tống Nho và phong trào Khổng giáo cách tân truyền sang cho ta. Học giả Ðào Duy Anh đã có nhận định rất xác đáng về di hại của Tống Nho đối với từng lớp gọi là sĩ phu nước ta như sau:
“Chế độ khoa cử thế ấy thì phải sinh ra phương pháp giáo dục thế kia là lẽ tất nhiên. Học như vậy thì học trò chỉ chăm học thuộc lòng một số ít sách kể trên (Ðào Duy Anh muốn nói Tứ Thư, Ngũ Kinh và Bắc Sử tức là sử Trung Hoa, không phải sử Việt Nam-MC), và chăm lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, viết chữ cho tử tế, một ý tứ có thể điền ra năm, bảy cách miễn là lời văn cho bóng bẩy mà ý tứ dù là cặn bã của Tống Nho cũng không cần gì. Cái thói trọng từ chương, ưa hư văn đã trở thành một thiên tính của dân tộc ta. Với cách giáo dục ấy, thì dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhạt đi, huống gì những người tư chất tầm thường. Thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách vậy”. (Ðào Duy Anh–Chữ Nôm. NXB Khoa học Xã hội, 1975, tr. 260, chuyển từ cuốn Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Ðông Á. Vĩnh Sinh, tr. 159).
Tác hại của phong trào Khổng giáo cách tân tại Việt Nam, đã dẫn tới sự trì trệ yếu kém của triều Nguyễn, và đó cũng là một nguyên nhân chính để phương Tây đô hộ. Nếu ôn lại Phật giáo đời Lý Trần và những phê phán kịch liệt về Tống Nho của cụ Phan Chu Trinh và Ðào Duy Anh, chúng ta sẽ thấy rõ luận điểm nói trên.
Mộ Khổng Tử ở Khúc Phụ, Sơn Đông, TQ |
Nho giáo của Khổng Tử được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và ảnh hưởng của nó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Cùng với Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo của Không Tử đã tác động, chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, luân lý… ). Không phải ngẫu nhiên mà một số nhà khoa học được giải thưởng Nobel đã cho rằng, nhân loại muốn tồn tại được trong thế kỷ XXI, cần phải tìm học triết lý của Khổng Tử. Còn học giả William James Durant, trong cuốn “The story of civilisation” đã nhận xét: Càng hiểu biết về Nho giáo và người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử, chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy những lời giáo huấn của ông rất ít bị lỗi thời trước những tiến bộ như vũ bão của khoa học và những biến đổi của thời thế.
Thật vậy, cho đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục… của Khổng giáo vẫn còn giá trị và mang tính thời sự. Vì vậy, việc nghiên cứu và trao đổi về những ảnh hưởng của học thuyết này trong xã hội ta hiện nay là việc làm cần thiết, hữu ích.
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh năm 551 TCN tại huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Sinh ra và lớn lên ở thời Xuân Thu – thời kỳ rối ren, loạn lạc trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Đó là thời đại “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên”, chế độ tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi, các nước chư hầu tranh giành lẫn nhau, trăm dân rơi vào bể khổ. Khổng giáo ra đời nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội: “chuyển loạn thành trị” và đi đến “trị quốc, bình thiên hạ”.
Những tư tưởng sâu sắc của Khổng Tử về thế giới, về xã hội, về con người, đặc biệt là học thuyết “Chính Danh” và đạo đức đã đưa ông lên tầm cao của nhà triết học thông thái, nhà chính trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng.
Có thể nói, mục đích chủ yếu của Khổng giáo là tu kỷ (đạo đức, luân lý) và nhân trị (chính trị). Trong lĩnh vực đạo đức, “nhân” được Khổng tử coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và quan hệ giữa người với người từ gia đình đến xã hội. Như vậy, “nhân” có ý nghĩa sâu sắc, bao quát mọi mặt của đời sống con người, lúc trừu tượng khái quát, khi thì cụ thể sinh động, tùy hoàn cảnh mà biểu hiện ra một cách khách quan. Chẳng hạn, khi Nhan Uyên hỏi thế nào là nhân Khổng tử nói: “Sửa mình theo lễ là nhân” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 1). Phan Trì hỏi về nhân, Khổng Tử đáp: “Khi ở nhà thì giữ gìn cho khiêm cung, khi làm việc thì kính cẩn, khi giao tiếp với người thì trung thành. Dù đi tới các rợ Di, Dịch cũng không thể bỏ qua được ba cái đó” (Luận ngữ, Tử lộ, 19). Theo đó, có thể hiểu nhân là cái đức của con người, còn gọi là “đức nhân”.
Theo Khổng Tử, đạt được “đức nhân” không phải là dễ. Người đạt được “đức nhân” ở bậc cao nhất là thánh nhân, điều này ở trên đời khó có thể thấy được; người đạt được “đức nhân” ở bậc thứ là quân tử, ở đời này có thể thấy được. Từ đây, có thể thấy rằng, nhân cách mô phạm của Khổng giáo là người quân tử. Người quân tử , theo đạo Khổng là con người hoàn thiện mang tính lý tưởng hội đủ cả ba yếu tố: Nhân, trí, dũng. Đó là con người “chỉ lo đạo mà không lo nghèo” (luận ngữ, Vệ linh công, 31). “cái gì biết thì nói là biết, cái gì không biết thì nói là không biết, đó là biết vậy” (Luận ngữ, Vi chính, 17).
Là một nhà chính trị, Khổng Tử phản đối việc nhà cầm quyền dùng luật pháp, hình phạt để cai trị dân. Ông cho rằng, nguyên nhân làm cho xã hội loạn lạc, dân tình khổ sở là do không “chính danh”, muốn xã hội ổn định và phát triển thì phải giáo hoá đạo đức và thực hiện “chính danh, định phận”. “Chính danh, định phận” là làm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy cứ thế mà làm, trên dưới, vua tôi, cha con, chồng vợ trật tự được phân minh, “Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 11). Khi Tử Lộ hỏi về chính trị, Khổng Tử đáp: Muốn trị nước, trước hết phải thực hiện “chính danh”, bởi vì “nếu không chính danh thì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn sẽ dẫn đến việc thi hành sai… Cho nên nhà cầm quyền xưng danh thì đúng với phận, với nghĩa, đã xưng danh đúng với danh phận, thì phải tùy theo đó mà làm” (Luận ngữ, Tử Lộ, 3).
Là một nhà giáo dục, Khổng Tử cho rằng tri thức không phải ngẫu nhiên mà có, nó chỉ có được khi người ta chịu khó học tập, tu dưỡng. Nếu không học thì dù có thiện tâm, nhân đức, trung tín đến dâu cũng bị cái ngu muội, phản loạn che mờ (Luận ngữ). Mục đích của học, theo Khổng Tử không chỉ để biết đạo, “khắc kỷ phục lễ vi nhân” mà điều quan trọng là để làm quan, tham gia chính sự quốc gia. Ông chỉ rõ: “Trong lúc xã hội rối ren, không ra làm quan không phải là người nhân” (Luận ngữ, Dương Hoá, 1). Trong quá trình dạy học, Khổng Tử tập trung rèn luyện trí tuệ cho các môn sinh cách thức, phương pháp suy luận sáng tạo và tinh thần mẫn nhuệ. Ông đòi hỏi người học phải nỗ lực không mệt mỏi: “Kẻ nào không cố công tìm hiểu ta chẳng dạy cho, kẻ nào không bộc lộ được tư tưởng của mình, ta chẳng khai sáng cho, kẻ nào ta bày một mà không biết hai ta chẳng dạy nữa” (Luận ngữ).
Tóm lại, trong học thuyết Nho giáo của Khổng Tử, các khái niệm “chính danh, định phận”, “nhân, lễ, trí, dũng” có nội dung rất phong phú và luôn thâm nhập, tác động, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng luôn cố gắng giải đáp những vấn đề thực tiễn lịch sử – xã hội đặt ra. Tuy nhiên, trong xã hội loạn lạc, “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên”, chiến tranh triền miên… thì “nhân tri” (“đức trị”) cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Điều này không làm giảm đi giá trị của Khổng giáo. Học giả Will Durant nhận xét rằng, Khổng Tử chỉ thành công khi ông đã qua đời, nhưng sự thành công ấy thật là trọn vẹn, một dân tộc luôn tự hào về nền văn hiến của mình đã coi ông như một vị thánh sư, đúng là một hiện tượng ly kỳ cổ kim chưa từng có.
Một số học giả Trung Quốc cho rằng, trong đạo Khổng có cái gì cố chấp, nghiêm khắc trái với những xung đột tự nhiên của con người. Tuy nhiên, không nên chê trách Khổng Tử về tất cả những hạn chế nói trên, bởi không ai lại đòi hỏi một triết gia phải suy xét và giải quyết tất cả mọi việc trong hàng thế kỷ. Khi nghiên cứu Khổng giáo, Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của đời trước để lại” . Nghị quyết Trung ương II (Khoá VIII) của Đảng đã nhấn mạnh: “Bước vào thời kỳ đổi mới, chúng ta phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ… chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ chính là nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống Nhân, Trí, Dũng, nhân lên gấp bội sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá…”.
Thật vậy, cho đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục… của Khổng giáo vẫn còn giá trị và mang tính thời sự. Vì vậy, việc nghiên cứu và trao đổi về những ảnh hưởng của học thuyết này trong xã hội ta hiện nay là việc làm cần thiết, hữu ích.
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh năm 551 TCN tại huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Sinh ra và lớn lên ở thời Xuân Thu – thời kỳ rối ren, loạn lạc trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Đó là thời đại “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên”, chế độ tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi, các nước chư hầu tranh giành lẫn nhau, trăm dân rơi vào bể khổ. Khổng giáo ra đời nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội: “chuyển loạn thành trị” và đi đến “trị quốc, bình thiên hạ”.
Những tư tưởng sâu sắc của Khổng Tử về thế giới, về xã hội, về con người, đặc biệt là học thuyết “Chính Danh” và đạo đức đã đưa ông lên tầm cao của nhà triết học thông thái, nhà chính trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng.
Có thể nói, mục đích chủ yếu của Khổng giáo là tu kỷ (đạo đức, luân lý) và nhân trị (chính trị). Trong lĩnh vực đạo đức, “nhân” được Khổng tử coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và quan hệ giữa người với người từ gia đình đến xã hội. Như vậy, “nhân” có ý nghĩa sâu sắc, bao quát mọi mặt của đời sống con người, lúc trừu tượng khái quát, khi thì cụ thể sinh động, tùy hoàn cảnh mà biểu hiện ra một cách khách quan. Chẳng hạn, khi Nhan Uyên hỏi thế nào là nhân Khổng tử nói: “Sửa mình theo lễ là nhân” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 1). Phan Trì hỏi về nhân, Khổng Tử đáp: “Khi ở nhà thì giữ gìn cho khiêm cung, khi làm việc thì kính cẩn, khi giao tiếp với người thì trung thành. Dù đi tới các rợ Di, Dịch cũng không thể bỏ qua được ba cái đó” (Luận ngữ, Tử lộ, 19). Theo đó, có thể hiểu nhân là cái đức của con người, còn gọi là “đức nhân”.
Theo Khổng Tử, đạt được “đức nhân” không phải là dễ. Người đạt được “đức nhân” ở bậc cao nhất là thánh nhân, điều này ở trên đời khó có thể thấy được; người đạt được “đức nhân” ở bậc thứ là quân tử, ở đời này có thể thấy được. Từ đây, có thể thấy rằng, nhân cách mô phạm của Khổng giáo là người quân tử. Người quân tử , theo đạo Khổng là con người hoàn thiện mang tính lý tưởng hội đủ cả ba yếu tố: Nhân, trí, dũng. Đó là con người “chỉ lo đạo mà không lo nghèo” (luận ngữ, Vệ linh công, 31). “cái gì biết thì nói là biết, cái gì không biết thì nói là không biết, đó là biết vậy” (Luận ngữ, Vi chính, 17).
Là một nhà chính trị, Khổng Tử phản đối việc nhà cầm quyền dùng luật pháp, hình phạt để cai trị dân. Ông cho rằng, nguyên nhân làm cho xã hội loạn lạc, dân tình khổ sở là do không “chính danh”, muốn xã hội ổn định và phát triển thì phải giáo hoá đạo đức và thực hiện “chính danh, định phận”. “Chính danh, định phận” là làm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy cứ thế mà làm, trên dưới, vua tôi, cha con, chồng vợ trật tự được phân minh, “Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 11). Khi Tử Lộ hỏi về chính trị, Khổng Tử đáp: Muốn trị nước, trước hết phải thực hiện “chính danh”, bởi vì “nếu không chính danh thì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn sẽ dẫn đến việc thi hành sai… Cho nên nhà cầm quyền xưng danh thì đúng với phận, với nghĩa, đã xưng danh đúng với danh phận, thì phải tùy theo đó mà làm” (Luận ngữ, Tử Lộ, 3).
Là một nhà giáo dục, Khổng Tử cho rằng tri thức không phải ngẫu nhiên mà có, nó chỉ có được khi người ta chịu khó học tập, tu dưỡng. Nếu không học thì dù có thiện tâm, nhân đức, trung tín đến dâu cũng bị cái ngu muội, phản loạn che mờ (Luận ngữ). Mục đích của học, theo Khổng Tử không chỉ để biết đạo, “khắc kỷ phục lễ vi nhân” mà điều quan trọng là để làm quan, tham gia chính sự quốc gia. Ông chỉ rõ: “Trong lúc xã hội rối ren, không ra làm quan không phải là người nhân” (Luận ngữ, Dương Hoá, 1). Trong quá trình dạy học, Khổng Tử tập trung rèn luyện trí tuệ cho các môn sinh cách thức, phương pháp suy luận sáng tạo và tinh thần mẫn nhuệ. Ông đòi hỏi người học phải nỗ lực không mệt mỏi: “Kẻ nào không cố công tìm hiểu ta chẳng dạy cho, kẻ nào không bộc lộ được tư tưởng của mình, ta chẳng khai sáng cho, kẻ nào ta bày một mà không biết hai ta chẳng dạy nữa” (Luận ngữ).
Tóm lại, trong học thuyết Nho giáo của Khổng Tử, các khái niệm “chính danh, định phận”, “nhân, lễ, trí, dũng” có nội dung rất phong phú và luôn thâm nhập, tác động, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng luôn cố gắng giải đáp những vấn đề thực tiễn lịch sử – xã hội đặt ra. Tuy nhiên, trong xã hội loạn lạc, “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên”, chiến tranh triền miên… thì “nhân tri” (“đức trị”) cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Điều này không làm giảm đi giá trị của Khổng giáo. Học giả Will Durant nhận xét rằng, Khổng Tử chỉ thành công khi ông đã qua đời, nhưng sự thành công ấy thật là trọn vẹn, một dân tộc luôn tự hào về nền văn hiến của mình đã coi ông như một vị thánh sư, đúng là một hiện tượng ly kỳ cổ kim chưa từng có.
Một số học giả Trung Quốc cho rằng, trong đạo Khổng có cái gì cố chấp, nghiêm khắc trái với những xung đột tự nhiên của con người. Tuy nhiên, không nên chê trách Khổng Tử về tất cả những hạn chế nói trên, bởi không ai lại đòi hỏi một triết gia phải suy xét và giải quyết tất cả mọi việc trong hàng thế kỷ. Khi nghiên cứu Khổng giáo, Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của đời trước để lại” . Nghị quyết Trung ương II (Khoá VIII) của Đảng đã nhấn mạnh: “Bước vào thời kỳ đổi mới, chúng ta phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ… chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ chính là nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống Nhân, Trí, Dũng, nhân lên gấp bội sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá…”.
Thuyết nhân, ái thông, hòa của Nho gia
Học thuyết nhân của Nho gia có thể gọi là học thuyết nhân, ái, thông, hòa. Đó là tinh hoa của Nho học và tinh hoa này có thể cung cấp cơ sở tư tưởng quan trọng cho sự chuyển đổi và phát triển cao hơn của văn minh nhân loại.
Khổng Tử quy định nội hàm của nhân là ái nhân (yêu người). Còn Mạnh Tử cho đó là lòng trắc ẩn hoặc gọi là lương tâm. Nhân là một loại tình yêu của loài người, là sự đồng tình rộng lớn. Con người sinh ra trong tình yêu lớn lên trong tình yêu, bởi thế tất nhiên có lòng yêu, chỉ khác nhau ở rộng, hẹp, mạnh, yếu mà thôi. Nếu mất lòng yêu thì con người ấy cũng không còn nhân tính. Lòng nhân ái là viên đá làm nền cho mọi hành vi đạo đức. Bồi dưỡng ái tâm, mở rộng ái tâm là công trình nền tảng xây dựng văn minh, đạo đức. Đối với xây dựng luân lý phổ biến mà nói, nhiệm vụ cấp bách nhất, khó khăn nhất là mở rộng ái tâm ra toàn nhân loại. Thông thường, người ta không khó thực hiện yêu gia đình, yêu dân tộc, yêu quốc gia, yêu đồng đao song khó hơn là vượt khỏi những giới hạn đó để yêu nước khác, yêu dân tộc khác bởi vì họ cảm thấy quan niệm và quyền lợi hai bên có xung đột hoặc cách xa nhau quá, không liên quan gì với nhau. Thực ra lợi ích chung của nhân loại càng ngày càng lớn hơn mâu thuẫn và chia rẽ giữa họ do vậy, đề xướng tình yêu nhân loại càng có tính tất yếu. Nho gia nhấn mạnh “người trong bốn biển đều là anh em" coi thiên hạ như một nhà thì đời sống xã hội của loài người mới tiến tới hòa bình, ổn định.
Khổng Tử cho rằng kẻ nhân yêu người phải thể hiện bằng đạo trung, thứ. Nói theo cách khắng định thì đó là "kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân" (bản thân muốn đứng được trong xã hội thì cũng làm cho người khác đứng vững, bản thân muốn việc gì cũng thông suốt thì làm cho việc của người cũng thông suốt như thế), như vậy là trung. Nói theo cách phủ định thì “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (cái gì mình cũng không muốn thì chớ có đùn cho người khác) vậy là thứ. So với trung thì thứ có tính nền tảng và phổ biến hơn, là mực thước tối thiểu để xã hội loài người duy trì được trật tự bình thường. Đạo trung, thứ của Nho gia dùng tương đối nhiều vào việc tu dưỡng đạo đức cá nhân ngày nay, chúng ta nên mở rộng trung, thứ thành chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc chính trị giữa các dân tộc và quốc gia khiến cho trung, thứ khắp thế giới. Đặc biệt, đạo trung, thứ cần được thực hiện trong hành vi chính trị có như thế thì mọi tranh chấp quốc tế và xung đột ở từng miền mới dễ dàng giải quyết hoặc tránh được như vậy có lợi cho tất cả mọi người.
Đạo trung, thứ cần phối hợp với học thuyết thông hòa với hai quan niệm cơ bản: một là hòa, hai là thông. Hòa là sư thể hiện tinh thần nhân ái khi xử lý những khác biệt giữa con người, thông là con đường để thực hiện hòa. Không Tử nói: "Lê chi dụng, hòa vi qúy”. Quy định về lễ có làm người ta khác nhau nhưng không nên khiến người ta xa lánh, đối kháng nhau, mà nên giữ được quan hệ hài hòa giữa những sự khác nhau đó. Đạo nhân ái không đưa cái đơn phương cho người. không đòi hỏi người khác sống theo kiểu của mình mà tôn trọng tính đặc thù, tính độc lập của người khác, khiến đôi bên không đối kháng nhau mà phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Quan niệm hòa của Nho gia là một quan niệm đạo đức phù hợp nhất với nhân tính. Đó cũng là một quan niệm văn hóa và một quan niệm chính trị, bởi Nho gia chủ trương khoan đung về đạo đức đa dạng về văn hóa, hòa bình về chính trị. Nhờ quan niệm chủ hòa ấy của Nho gia mà Trung Quốc có truyền thống khoan dung, đôn hậu tốt đẹp, trong lịch sử từng có bách gia tranh minh. Nho và Đạo bổ trợ lẫn nhau ba đạo Nho, Phật, Lão dung hợp với nhau, không có bi kịch chiến tranh đổ máu vì tín ngưỡng bất đồng luôn giữ được thế cộng đồng đoàn kết, thống nhất giữa nhiều dân tộc. Đó chính là nhờ có cống hiến của Nho gia.
Quan niệm thông được nêu ra nhằm đối ứng với trạng thái tắc. Thông là đánh thông, liên hệ, bình đắng, cởi mở, giao lưu, hiểu biết lẫn nhau. Chu dịch cho rằng tinh thần dịch có thể "cảm hóa, thông suốt khắp thiên hạ". Một nhà tư tưởng thời cận đại là Đàm Tự Đồng có làm sách Nhân học, trong đó ông viết: " Thông là nghĩa đầu tiên của nhân là thông”, “hình tượng của thông là bình đẳng". Thông có bốn nghĩa: một là "thông trong, ngoài”, hai là "thông trên, dưới", ba là "thông nam, nữ", bốn là "thông người, ta”. Người nhân đương nhiên yêu người nhưng không thông thì chưa thật sự yêu. Xã hội tắc mà không thông thì nhất định là xã hội nghèo nàn, lạc hậu, ngu tối, tuy có ý nguyện yêu thương đấy nhưng không thực hiện được. Còn xã hội khai thông thì tất nhiên công, thương phát đạt chính trị thông dân chúng hòa, văn hóa, giáo dục phồn vinh, tự do bình đẳng. Cho nên mới có nhận định: "Phân biệt nhân và không nhân thì cần xem thông hay tắc". Từ đó có thể thấy rằng, quan niệm thông bao gồm cả dân chủ hóa về chính trị, quốc tế hóa về kinh tế, đa dạng hóa văn hóa, bình đẳng về nhân cách đạo đức. Từ góc độ luân lý mà xét, thông vừa là một thái độ đạo đức, vừa là phương pháp thực tiễn của đạo đức, thông có tinh thần hiện đại hơn cả những yêu cầu khác của đạo đức. Hòa là mục tiêu, thông là biện pháp thực hiện, vì hòa mà thông, thông rồi sau đó mới hòa, hai đằng kết hợp với nhau không thể cắt chia. Không thông hiểu thì không thực sự hài hòa được.
Ngày nay, vận dụng thông vào văn hóa tức là dùng đối thoại về văn minh để thay thế xung đột về văn minh, mở rộng giao lưu, học tập lẫn nhau cùng chung sức giữ gìn sự muôn màu muôn vẻ của cuộc sống tinh thần trên toàn thế giới. Vận dụng thông, hòa vào đạo đức nhân loại tức là phá bỏ tính hẹp hòi thích gây họa cho người, mở rộng lòng yêu nước, yêu dân tộc mình tới nước khác, dân tộc khác, thực hiện bác ái thực sự: ít nhất cũng uốn nắn lại tâm lý thù hận dân tộc hoặc nhóm người.
Thuyết nhân, ái, thông, hòa của Nho gia còn nên mở rộng thành triết học sinh thái nhân loại thời nay, dùng để xử lý mối quan hệ giữa xã hội loài người và hoàn cảnh tự nhiên. Nho gia hủ trương mở rộng lòng yêu đến vạn sự, vạn vật, để xuất tư tưởng "người nhân là cùng một thể với vạn vật trong thiên hạ". Người có lòng nhân thì tâm của họ không chỉ tương thông với nhân loại, mà còn tương thông với động vật và thực vật. Tấm lòng bác ái ấy là một phần không thể thiếu làm nên sự phát dục lành mạnh của nhân tính.
Như vậy, thuyết nhân, ái, thông, hòa của Nho gia có thể đạt tới ba loại hài hòa: hài hòa giữa người và thiên thiên, hài hòa giữa người với người, hài hòa trong nội tâm của con người. Ba loại hài hòa này gắn liền với hạnh phúc mai sau của nhân loại. Bởi vậy, đó là một học thuyết vĩ đại, xứng đáng được toàn thế giới tôn trọng và quan tâm, khiến cho học thuyết đó phát huy được tác dụng vốn có trong cuộc sống hiện thực.HỌC VẤN NGƯỜI QUÂN TỬ.
Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ, hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.
Cần phải hiểu rõ các danh từ riêng quân tử và tiểu nhân thì mới biết xã hội xưa đã đề cao nhân cách cao đẹp trong cuộc sống biểu hiện qua tư duy biểu đạt, giáo dục và hành vi của bậc chính nhân quân tử. Con người ta đi trên đường đời cũng giống như người lữ khách nhìn thấy trước mặt rất nhiều lối rẽ phải lựa chọn. Nếu đi đường thẳng quang minh thì sẽ đến đích suôn sẻ, nếu đi đường cong queo sẽ lạc bước sa chân, vì thế người quân tử bao giờ cũng xác định chọn đường thẳng, còn kẻ tiểu nhân toàn chọn những đường gấp khúc ngoắt ngoéo. Hai danh từ chủ yếu trong các sách vở, ngôn từ, sinh hoạt cổ này thoạt đầu chỉ đề cập đến địa vị trong xã hội, về sau mở rộng nghĩa ra thành người quân tử luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng. hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân, kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa. Ngay cả trong những người có văn hoá giáo dục, cũng vẫn chia làm hai loại là nho quân tử và nho tiểu nhân Nho quân tử là người học và làm theo đạo thánh hiền, lo tư thân sửa mình để hoàn thiện nhân cách chứ không nghĩ học lấy bằng cấp chỉ cốt lấy nghề kiếm ăn. Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình, khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho được thấy điều ác thì phải sợ hãi tránh xa. Muốn học làm quân tử cần phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình mà làm hại sự hiểu biết của chính bản thân và biết giữ chất phác trong nội dung và văn hoá ngoài hình thức.
Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức'' nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí tín trực dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tư thân, nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm. Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối. Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung. Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ. Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh. Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn. Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng... hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy. Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức. Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn.
Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi diều hay, điều tết trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ. Khổng tử còn cho rằng: "Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình. Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người". Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý. Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị. Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tư thân. Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn. Sách Luận ngữ nhận xét: "Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình. Quân tử nghĩ sợ pháp luật, tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà". Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất. Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng. Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đểu biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi".Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn thế Sư mà sinh ra cả... Vẫn “lời tựa” trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:
Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh bằng mồm, bằng mũi, bằng mắt, cả bằng tay... nữa. Kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.
Một hôm, có một lão già nom hơi cổ quái, gương mặt tuy gồ ghề song hai mắt rất long lanh, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát đến gõ cửa xin nhập học. Tử Thâm được phân công ra tiếp. Tử Thâm hỏi:
“Cụ già thế này, sắp xuống lỗ rồi còn học làm gì nữa cho mệt?”
Lão kia trả lời:
“Lão chẳng học cái gì khác. Song trước khi xuống lỗ cũng muốn học cho được mỗi cái cách nói thật đó mà thôi.”
Tử Thâm ngạc nhiên hỏi lại:
“Tại sao cụ phải học cách nói thật?”
Lão kia trả lời:
“Lão từng nghe cổ nhân truyền lại rằng nói thật một câu sẽ kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Vậy mà lão sống ngần này tuổi đầu rồi, tuyệt chẳng bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng gì cả. Điều đó phải chăng vì thiên hạ toàn kẻ nói dối. Tất nhiên trong đó có cả lão nữa. Vì thế lão mới phải đến đây để học cái đạo nói thật. Rất mong Phu Tử chiếu cố chỉ giáo cho, dẫu lão nói thật được một câu rồi chui xuống lỗ cũng hả lòng.”
Tử Thâm nghe ra bèn bảo:
“Rất tiếc ở đây chỉ dạy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Không dạy nói thật. Cụ đi tìm nơi khác mà học thôi.”
Lão kia nghe Tử Thâm nói thì có vẻ hơi thất vọng, song vẫn cố vớt vát:
“Lão nghe tiếng Phu Tử nức nở cả thiên hạ. Vậy ngoài Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ra, Phu Tử còn dạy cái gì nữa?”
Tử Thâm trả lời:
“Dạy đủ lục nghệ. Từ làm chính trị đến đi buôn, từ làm hàng thật đến hàng giả, từ chế đồ xịn đến đồ lô… Học đến đâu sáng ra đến đó. Cứ gọi là vua ra vua, tôi ra tôi. Bố ra bố, con ra con. Chồng ra chồng, vợ ra vợ. Thầy ra thầy, trò ra trò. Trên đời này động đến môn nào Phu Tử cũng tuyệt đối tinh thông cả. Duy có cái môn nói thật ấy thì bản sự đây quả chưa nghe nói đến bao giờ.”
Lão kia nghe thấy thế thì thất vọng quá, bèn thở dài một tiếng rồi than:
“Thế mà lão phu đây cứ tưởng bở. Ôi! Đến cửa này cũng không học được cách nói thật nữa thì lão đành nói dối cho trọn kiếp cùng với thiên hạ thôi.”
Than xong, lão ta vái Tử Thâm một cái rồi đi ra. Tử Thâm bèn vào kể lại toàn bộ đầu đuôi với Khổng Tử. Khổng Tử nghe kể đến đâu ngạc nhiên đến đấy. Nghe xong, Ngài trầm ngâm một lát rồi bảo:
“Ngươi chưa nghe nói đến cái môn nói thật bao giờ cũng phải. Học thuyết của ta toàn thị là chính trị. Mà đã gọi là chính trị thì cần gì phải biết cách nói thật. Thời thế này mà vẫn còn người muốn học cái đạo nói thật ư? Thì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học cái môn đệ nhất ngu ngốc ấy mà chưa tìm ra đấy.”
Một hôm khác, có người ăn mặc sang trọng ra dáng một vị quan to, xe cộ rình rang, tiền hô hậu ủng đến xin học. Tử Thượng được phân công ra tiếp. Tử Thượng lễ phép hỏi:
“Dám xin hỏi ông làm chức quan gì?”
Ông kia trả lời:
“Chức gì lớn nhất mà thầy có thể nghĩ tới được.”
Tử Thượng hỏi tiếp:
“Vậy ông còn muốn học Phu Tử để làm gì nữa?”
Ông kia trả lời:
“Ta học để bịt mõm thiên hạ.”
Tử Thượng nghe thấy hơi lạ tai. Bèn hỏi tiếp:
“Thế nào là bịt mõm thiên hạ?”
Ông kia trả lời:
“Thầy còn giả đò không biết ư? Ta vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn, song từ khi thành đạt thì chẳng thiếu thứ gì. Tước vị, bổng lộc, quyền hành, vây cánh... đủ cả. Chỉ phải cái bọn kẻ sĩ trong thiên hạ thấy ta không học hành gì, cứ chửi vụng ta là đồ thượng đẳng vô học. Ta thì không thèm chấp, song vợ con, cháu chắt ta thì không khỏi có lúc phiền lòng. Nay ta đến đây cốt để bù cái chỗ khiếm khuyết duy nhất ấy của mình mà thôi, để chúng nó không còn chửi vào đâu được nữa.”
Tử Thượng nghe ông ta nói, lưỡng lự không biết giải quyết ra sao. Cũng đành phải vào thưa lại với Khổng Tử. Khổng Tử thản nhiên phán ngay:
“Kẻ ấy đâu có cần học hành gì. Hắn đến đây chỉ cốt cho thiên hạ trông thấy hắn cũng từ cửa ta mà đi ra giống như những kẻ sĩ khác đó thôi.”
Tử Thượng nghe thầy nói chợt tỉnh ngộ, bèn lập tức trở ra. Quả nhiên thấy ông kia cùng đám lâu la, xe cộ đã rầm rĩ quay ra đến cổng, vừa đi vừa quảng cáo oang oang, cố tình cho thiên hạ chú ý. Chẳng thèm nói gì đến chuyện xin học nữa. Tử Thượng phục Khổng Tử quá, chỉ biết vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm:
“Ta ở ngay trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng... Mà đến bây giờ mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ: Cửa Khổng.”
Lại một hôm khác, có người đội nón tơi, đi chân đất, dáng như ăn mày đến xin nhập học. Cố nhiên là Tử Hạ được phân công ra tiếp. Tử Hạ hỏi:
“Anh muốn làm học trò của Phu Tử với mục đích gì?”
Bất ngờ người ấy không trả lời mà hỏi lại:
“Thầy hãy cho tôi hỏi trước. Thầy học Phu Tử để làm gì?”
Tử Hạ thấy thế thì hơi cáu, song vẫn nhã nhặn trả lời:
“Bình sinh ta học Phu Tử chỉ cốt để làm người.”
Người ấy hỏi tiếp:
“Thế đã làm người được chưa?”
Tử Hạ vẫn cố gắng nhã nhặn:
“Tất nhiên là chưa. Vậy cho nên vẫn đang phải học tiếp.”
Người ấy bảo:
“Thì ra thiên hạ đều cùng một giuộc cả. Kẻ nào cũng chỉ được cái leo lẻo cái lỗ mồm. Có biết đâu rằng làm người mà dở dang thì chi bằng làm vật quách cho rồi. Còn tôi muốn làm học trò của Ngài chỉ cốt được ăn thịt.”
Tử Hạ tròn mắt ngạc nhiên, bởi chưa nghe ai trả lời như thế bao giờ. Bèn hỏi tiếp:
“Tại sao anh lại nghĩ rằng làm học trò của Phu Tử thì sẽ được ăn thịt?”
Người ấy trả lời:
“Tôi nghe nói Phu Tử thịt thái không vuông thì không ăn. Mà con lợn, con gà, con dê, con bò... có con nào vuông đâu. Thế thì dứt khoát sẽ có nhiều chỗ phải bỏ đi. Tôi chỉ xin được chén những chỗ bỏ đi ấy mà thôi.”
Tử Hạ nghe nói cảm thấy hơi có lý. Song cũng chẳng biết quyết định ra sao, đành phải vào thưa lại nguyên văn với Khổng Tử. Khổng Tử ngẩn người ra một lát rồi mừng quớ lên bảo:
“Kẻ ấy chính là thầy ta đó. Ta vốn đã để ý dò tìm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy. Ngươi mau mau ra mời y vào đây, để chính ta phải làm lễ bái sư.”
Tử Hạ vội vàng chạy ra thì người kia đã bỏ đi đâu mất. Làm cho không những Khổng Tử, mà những đời sau, cho đến tận bây giờ, ai nghe đến câu chuyện này cũng than thở, tiếc rẻ mãi.
Về sau, cũng nhân chuyện này, có ông Mục công người đất Kinh còn bình luận một câu đại ý: “Chỗ bỏ đi hay là phần còn lại. Thế gian này, trừ thánh nhân ra, chính cái phần còn lại ấy của thiên hạ mới là thầy của thánh nhân vậy.” Thiên hạ rộng lớn, vẫn có những con đường gọi là độc đạo. Vũ trụ mênh mông, vẫn để cho thánh nhân độc hành. Sướng một đời là kẻ tục nhân, hận nghìn thu là bậc cao sĩ. Thế mà gọi là tục nhân thì bị cho là mắng, gọi là cao sĩ thì lại bảo rằng khen. Có ai ngờ đạo lý lại sinh ra từ đạo tặc? Lừa một người thì khó, lừa cả thiên hạ xem chừng dễ như trở bàn tay. Việc gặp trên đường té ra không đến nỗi phải ôm hận, việc chứng kiến cả đời, té ra vẫn phải ôm hận nghìn thu. Vui đến tận cùng thì nét mặt hoảng hốt, buồn đến tận cùng thì thần thái tỉnh bơ. Ngu đến tận cùng lại chính là đang ở chỗ chân lý. Hiểu đến tận cùng lại chính là quay trở lại cái lúc ngu… Rốt cuộc thánh nhân cái gì cũng giống hệt mọi người, chỉ khác duy nhất chỗ tận cùng đó mà thôi. Đổng Trọng Thư người Quảng Xuyên (thuộc huyện Táo Cường tỉnh Hà Bắc hiện nay), sinh năm 179 TCN. Ông xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, thuở nhỏ đã khổ công học tập, nổi tiếng là "ba năm không ngó tới điền viên" nhằm dốc lòng nghiên cứu “Công dương Xuân Thu truyện”. Thời Hán Cảnh Đế (156 TCN - 141 TCN) đã nhậm chức Bác sĩ (quan chuyên giảng dạy về kinh điển của Nho gia). Lúc Hán Vũ Đế (140 TCN -87 TCN) chọn người hiền lương có học vấn, ông lần lượt vâng chiếu ba lần trả lời đối sách, dâng vua bài Thiên nhân tam sách nổi tiếng. Vũ Đế đánh giá cao kiến nghị "bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học", rất mau chóng tiếp nhận ý kiến này, lại bổ nhiệm ông làm Tướng quốc cho Dịch vương ở Giang Đô. Ông trở thành chuyên gia tư tưởng của Hán Vũ Đế (Han Wudi).
Trung tâm tư tưởng là học thuyết Nho giáo, có pha lẫn với thuyết âm dương ngũ hành. Xây dựng nên hệ thống thần học phong kiến, trong đó thần quyền, quân quyền, phụ quyền, phu quyền liên kết chặt chẽ với nhau.Sau này do ca ngợi những biến cố tai dị (sự trừng phạt của thiên nhiên đối với con người), khuyên giải Vũ Đế vì đã giết hại đại thần thân cận, làm cho Vũ Đế phẫn nộ, ông bị cách chức và bị nhốt vào ngục. Sau khi được thả ra, ông giữ chức Tướng quốc của Giao Tây vương. Về già, ông xin cáo quan về nhà, không lưu tâm đến sản nghiệp, chỉ chăm lo viết sách và lập “học thuyết”.
Ông mất năm 104 TCN, thọ 75 tuổi. Tác phẩm gồm "Xuân thu phồn lộ", "Đổng Tử văn tập", "Cử hiền lương đối sách".Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo.
Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.
Đến đời Hán, Hán Vũ Đế theo ba đề nghị của Đổng Trọng Thư là:-
1.- Đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng.
Học thuyết nhân của Nho gia có thể gọi là học thuyết nhân, ái, thông, hòa. Đó là tinh hoa của Nho học và tinh hoa này có thể cung cấp cơ sở tư tưởng quan trọng cho sự chuyển đổi và phát triển cao hơn của văn minh nhân loại.
Khổng Tử quy định nội hàm của nhân là ái nhân (yêu người). Còn Mạnh Tử cho đó là lòng trắc ẩn hoặc gọi là lương tâm. Nhân là một loại tình yêu của loài người, là sự đồng tình rộng lớn. Con người sinh ra trong tình yêu lớn lên trong tình yêu, bởi thế tất nhiên có lòng yêu, chỉ khác nhau ở rộng, hẹp, mạnh, yếu mà thôi. Nếu mất lòng yêu thì con người ấy cũng không còn nhân tính. Lòng nhân ái là viên đá làm nền cho mọi hành vi đạo đức. Bồi dưỡng ái tâm, mở rộng ái tâm là công trình nền tảng xây dựng văn minh, đạo đức. Đối với xây dựng luân lý phổ biến mà nói, nhiệm vụ cấp bách nhất, khó khăn nhất là mở rộng ái tâm ra toàn nhân loại. Thông thường, người ta không khó thực hiện yêu gia đình, yêu dân tộc, yêu quốc gia, yêu đồng đao song khó hơn là vượt khỏi những giới hạn đó để yêu nước khác, yêu dân tộc khác bởi vì họ cảm thấy quan niệm và quyền lợi hai bên có xung đột hoặc cách xa nhau quá, không liên quan gì với nhau. Thực ra lợi ích chung của nhân loại càng ngày càng lớn hơn mâu thuẫn và chia rẽ giữa họ do vậy, đề xướng tình yêu nhân loại càng có tính tất yếu. Nho gia nhấn mạnh “người trong bốn biển đều là anh em" coi thiên hạ như một nhà thì đời sống xã hội của loài người mới tiến tới hòa bình, ổn định.
Khổng Tử cho rằng kẻ nhân yêu người phải thể hiện bằng đạo trung, thứ. Nói theo cách khắng định thì đó là "kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân" (bản thân muốn đứng được trong xã hội thì cũng làm cho người khác đứng vững, bản thân muốn việc gì cũng thông suốt thì làm cho việc của người cũng thông suốt như thế), như vậy là trung. Nói theo cách phủ định thì “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (cái gì mình cũng không muốn thì chớ có đùn cho người khác) vậy là thứ. So với trung thì thứ có tính nền tảng và phổ biến hơn, là mực thước tối thiểu để xã hội loài người duy trì được trật tự bình thường. Đạo trung, thứ của Nho gia dùng tương đối nhiều vào việc tu dưỡng đạo đức cá nhân ngày nay, chúng ta nên mở rộng trung, thứ thành chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc chính trị giữa các dân tộc và quốc gia khiến cho trung, thứ khắp thế giới. Đặc biệt, đạo trung, thứ cần được thực hiện trong hành vi chính trị có như thế thì mọi tranh chấp quốc tế và xung đột ở từng miền mới dễ dàng giải quyết hoặc tránh được như vậy có lợi cho tất cả mọi người.
Đạo trung, thứ cần phối hợp với học thuyết thông hòa với hai quan niệm cơ bản: một là hòa, hai là thông. Hòa là sư thể hiện tinh thần nhân ái khi xử lý những khác biệt giữa con người, thông là con đường để thực hiện hòa. Không Tử nói: "Lê chi dụng, hòa vi qúy”. Quy định về lễ có làm người ta khác nhau nhưng không nên khiến người ta xa lánh, đối kháng nhau, mà nên giữ được quan hệ hài hòa giữa những sự khác nhau đó. Đạo nhân ái không đưa cái đơn phương cho người. không đòi hỏi người khác sống theo kiểu của mình mà tôn trọng tính đặc thù, tính độc lập của người khác, khiến đôi bên không đối kháng nhau mà phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Quan niệm hòa của Nho gia là một quan niệm đạo đức phù hợp nhất với nhân tính. Đó cũng là một quan niệm văn hóa và một quan niệm chính trị, bởi Nho gia chủ trương khoan đung về đạo đức đa dạng về văn hóa, hòa bình về chính trị. Nhờ quan niệm chủ hòa ấy của Nho gia mà Trung Quốc có truyền thống khoan dung, đôn hậu tốt đẹp, trong lịch sử từng có bách gia tranh minh. Nho và Đạo bổ trợ lẫn nhau ba đạo Nho, Phật, Lão dung hợp với nhau, không có bi kịch chiến tranh đổ máu vì tín ngưỡng bất đồng luôn giữ được thế cộng đồng đoàn kết, thống nhất giữa nhiều dân tộc. Đó chính là nhờ có cống hiến của Nho gia.
Quan niệm thông được nêu ra nhằm đối ứng với trạng thái tắc. Thông là đánh thông, liên hệ, bình đắng, cởi mở, giao lưu, hiểu biết lẫn nhau. Chu dịch cho rằng tinh thần dịch có thể "cảm hóa, thông suốt khắp thiên hạ". Một nhà tư tưởng thời cận đại là Đàm Tự Đồng có làm sách Nhân học, trong đó ông viết: " Thông là nghĩa đầu tiên của nhân là thông”, “hình tượng của thông là bình đẳng". Thông có bốn nghĩa: một là "thông trong, ngoài”, hai là "thông trên, dưới", ba là "thông nam, nữ", bốn là "thông người, ta”. Người nhân đương nhiên yêu người nhưng không thông thì chưa thật sự yêu. Xã hội tắc mà không thông thì nhất định là xã hội nghèo nàn, lạc hậu, ngu tối, tuy có ý nguyện yêu thương đấy nhưng không thực hiện được. Còn xã hội khai thông thì tất nhiên công, thương phát đạt chính trị thông dân chúng hòa, văn hóa, giáo dục phồn vinh, tự do bình đẳng. Cho nên mới có nhận định: "Phân biệt nhân và không nhân thì cần xem thông hay tắc". Từ đó có thể thấy rằng, quan niệm thông bao gồm cả dân chủ hóa về chính trị, quốc tế hóa về kinh tế, đa dạng hóa văn hóa, bình đẳng về nhân cách đạo đức. Từ góc độ luân lý mà xét, thông vừa là một thái độ đạo đức, vừa là phương pháp thực tiễn của đạo đức, thông có tinh thần hiện đại hơn cả những yêu cầu khác của đạo đức. Hòa là mục tiêu, thông là biện pháp thực hiện, vì hòa mà thông, thông rồi sau đó mới hòa, hai đằng kết hợp với nhau không thể cắt chia. Không thông hiểu thì không thực sự hài hòa được.
Ngày nay, vận dụng thông vào văn hóa tức là dùng đối thoại về văn minh để thay thế xung đột về văn minh, mở rộng giao lưu, học tập lẫn nhau cùng chung sức giữ gìn sự muôn màu muôn vẻ của cuộc sống tinh thần trên toàn thế giới. Vận dụng thông, hòa vào đạo đức nhân loại tức là phá bỏ tính hẹp hòi thích gây họa cho người, mở rộng lòng yêu nước, yêu dân tộc mình tới nước khác, dân tộc khác, thực hiện bác ái thực sự: ít nhất cũng uốn nắn lại tâm lý thù hận dân tộc hoặc nhóm người.
Thuyết nhân, ái, thông, hòa của Nho gia còn nên mở rộng thành triết học sinh thái nhân loại thời nay, dùng để xử lý mối quan hệ giữa xã hội loài người và hoàn cảnh tự nhiên. Nho gia hủ trương mở rộng lòng yêu đến vạn sự, vạn vật, để xuất tư tưởng "người nhân là cùng một thể với vạn vật trong thiên hạ". Người có lòng nhân thì tâm của họ không chỉ tương thông với nhân loại, mà còn tương thông với động vật và thực vật. Tấm lòng bác ái ấy là một phần không thể thiếu làm nên sự phát dục lành mạnh của nhân tính.
Như vậy, thuyết nhân, ái, thông, hòa của Nho gia có thể đạt tới ba loại hài hòa: hài hòa giữa người và thiên thiên, hài hòa giữa người với người, hài hòa trong nội tâm của con người. Ba loại hài hòa này gắn liền với hạnh phúc mai sau của nhân loại. Bởi vậy, đó là một học thuyết vĩ đại, xứng đáng được toàn thế giới tôn trọng và quan tâm, khiến cho học thuyết đó phát huy được tác dụng vốn có trong cuộc sống hiện thực.HỌC VẤN NGƯỜI QUÂN TỬ.
Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ, hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.
Cần phải hiểu rõ các danh từ riêng quân tử và tiểu nhân thì mới biết xã hội xưa đã đề cao nhân cách cao đẹp trong cuộc sống biểu hiện qua tư duy biểu đạt, giáo dục và hành vi của bậc chính nhân quân tử. Con người ta đi trên đường đời cũng giống như người lữ khách nhìn thấy trước mặt rất nhiều lối rẽ phải lựa chọn. Nếu đi đường thẳng quang minh thì sẽ đến đích suôn sẻ, nếu đi đường cong queo sẽ lạc bước sa chân, vì thế người quân tử bao giờ cũng xác định chọn đường thẳng, còn kẻ tiểu nhân toàn chọn những đường gấp khúc ngoắt ngoéo. Hai danh từ chủ yếu trong các sách vở, ngôn từ, sinh hoạt cổ này thoạt đầu chỉ đề cập đến địa vị trong xã hội, về sau mở rộng nghĩa ra thành người quân tử luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng. hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân, kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa. Ngay cả trong những người có văn hoá giáo dục, cũng vẫn chia làm hai loại là nho quân tử và nho tiểu nhân Nho quân tử là người học và làm theo đạo thánh hiền, lo tư thân sửa mình để hoàn thiện nhân cách chứ không nghĩ học lấy bằng cấp chỉ cốt lấy nghề kiếm ăn. Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình, khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho được thấy điều ác thì phải sợ hãi tránh xa. Muốn học làm quân tử cần phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình mà làm hại sự hiểu biết của chính bản thân và biết giữ chất phác trong nội dung và văn hoá ngoài hình thức.
Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức'' nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí tín trực dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tư thân, nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm. Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối. Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung. Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ. Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh. Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn. Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng... hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy. Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức. Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn.
Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi diều hay, điều tết trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ. Khổng tử còn cho rằng: "Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình. Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người". Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý. Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị. Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tư thân. Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn. Sách Luận ngữ nhận xét: "Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình. Quân tử nghĩ sợ pháp luật, tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà". Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất. Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng. Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đểu biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi".Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn thế Sư mà sinh ra cả... Vẫn “lời tựa” trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:
Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh bằng mồm, bằng mũi, bằng mắt, cả bằng tay... nữa. Kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.
Một hôm, có một lão già nom hơi cổ quái, gương mặt tuy gồ ghề song hai mắt rất long lanh, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát đến gõ cửa xin nhập học. Tử Thâm được phân công ra tiếp. Tử Thâm hỏi:
“Cụ già thế này, sắp xuống lỗ rồi còn học làm gì nữa cho mệt?”
Lão kia trả lời:
“Lão chẳng học cái gì khác. Song trước khi xuống lỗ cũng muốn học cho được mỗi cái cách nói thật đó mà thôi.”
Tử Thâm ngạc nhiên hỏi lại:
“Tại sao cụ phải học cách nói thật?”
Lão kia trả lời:
“Lão từng nghe cổ nhân truyền lại rằng nói thật một câu sẽ kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Vậy mà lão sống ngần này tuổi đầu rồi, tuyệt chẳng bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng gì cả. Điều đó phải chăng vì thiên hạ toàn kẻ nói dối. Tất nhiên trong đó có cả lão nữa. Vì thế lão mới phải đến đây để học cái đạo nói thật. Rất mong Phu Tử chiếu cố chỉ giáo cho, dẫu lão nói thật được một câu rồi chui xuống lỗ cũng hả lòng.”
Tử Thâm nghe ra bèn bảo:
“Rất tiếc ở đây chỉ dạy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Không dạy nói thật. Cụ đi tìm nơi khác mà học thôi.”
Lão kia nghe Tử Thâm nói thì có vẻ hơi thất vọng, song vẫn cố vớt vát:
“Lão nghe tiếng Phu Tử nức nở cả thiên hạ. Vậy ngoài Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ra, Phu Tử còn dạy cái gì nữa?”
Tử Thâm trả lời:
“Dạy đủ lục nghệ. Từ làm chính trị đến đi buôn, từ làm hàng thật đến hàng giả, từ chế đồ xịn đến đồ lô… Học đến đâu sáng ra đến đó. Cứ gọi là vua ra vua, tôi ra tôi. Bố ra bố, con ra con. Chồng ra chồng, vợ ra vợ. Thầy ra thầy, trò ra trò. Trên đời này động đến môn nào Phu Tử cũng tuyệt đối tinh thông cả. Duy có cái môn nói thật ấy thì bản sự đây quả chưa nghe nói đến bao giờ.”
Lão kia nghe thấy thế thì thất vọng quá, bèn thở dài một tiếng rồi than:
“Thế mà lão phu đây cứ tưởng bở. Ôi! Đến cửa này cũng không học được cách nói thật nữa thì lão đành nói dối cho trọn kiếp cùng với thiên hạ thôi.”
Than xong, lão ta vái Tử Thâm một cái rồi đi ra. Tử Thâm bèn vào kể lại toàn bộ đầu đuôi với Khổng Tử. Khổng Tử nghe kể đến đâu ngạc nhiên đến đấy. Nghe xong, Ngài trầm ngâm một lát rồi bảo:
“Ngươi chưa nghe nói đến cái môn nói thật bao giờ cũng phải. Học thuyết của ta toàn thị là chính trị. Mà đã gọi là chính trị thì cần gì phải biết cách nói thật. Thời thế này mà vẫn còn người muốn học cái đạo nói thật ư? Thì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học cái môn đệ nhất ngu ngốc ấy mà chưa tìm ra đấy.”
Một hôm khác, có người ăn mặc sang trọng ra dáng một vị quan to, xe cộ rình rang, tiền hô hậu ủng đến xin học. Tử Thượng được phân công ra tiếp. Tử Thượng lễ phép hỏi:
“Dám xin hỏi ông làm chức quan gì?”
Ông kia trả lời:
“Chức gì lớn nhất mà thầy có thể nghĩ tới được.”
Tử Thượng hỏi tiếp:
“Vậy ông còn muốn học Phu Tử để làm gì nữa?”
Ông kia trả lời:
“Ta học để bịt mõm thiên hạ.”
Tử Thượng nghe thấy hơi lạ tai. Bèn hỏi tiếp:
“Thế nào là bịt mõm thiên hạ?”
Ông kia trả lời:
“Thầy còn giả đò không biết ư? Ta vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn, song từ khi thành đạt thì chẳng thiếu thứ gì. Tước vị, bổng lộc, quyền hành, vây cánh... đủ cả. Chỉ phải cái bọn kẻ sĩ trong thiên hạ thấy ta không học hành gì, cứ chửi vụng ta là đồ thượng đẳng vô học. Ta thì không thèm chấp, song vợ con, cháu chắt ta thì không khỏi có lúc phiền lòng. Nay ta đến đây cốt để bù cái chỗ khiếm khuyết duy nhất ấy của mình mà thôi, để chúng nó không còn chửi vào đâu được nữa.”
Tử Thượng nghe ông ta nói, lưỡng lự không biết giải quyết ra sao. Cũng đành phải vào thưa lại với Khổng Tử. Khổng Tử thản nhiên phán ngay:
“Kẻ ấy đâu có cần học hành gì. Hắn đến đây chỉ cốt cho thiên hạ trông thấy hắn cũng từ cửa ta mà đi ra giống như những kẻ sĩ khác đó thôi.”
Tử Thượng nghe thầy nói chợt tỉnh ngộ, bèn lập tức trở ra. Quả nhiên thấy ông kia cùng đám lâu la, xe cộ đã rầm rĩ quay ra đến cổng, vừa đi vừa quảng cáo oang oang, cố tình cho thiên hạ chú ý. Chẳng thèm nói gì đến chuyện xin học nữa. Tử Thượng phục Khổng Tử quá, chỉ biết vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm:
“Ta ở ngay trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng... Mà đến bây giờ mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ: Cửa Khổng.”
Lại một hôm khác, có người đội nón tơi, đi chân đất, dáng như ăn mày đến xin nhập học. Cố nhiên là Tử Hạ được phân công ra tiếp. Tử Hạ hỏi:
“Anh muốn làm học trò của Phu Tử với mục đích gì?”
Bất ngờ người ấy không trả lời mà hỏi lại:
“Thầy hãy cho tôi hỏi trước. Thầy học Phu Tử để làm gì?”
Tử Hạ thấy thế thì hơi cáu, song vẫn nhã nhặn trả lời:
“Bình sinh ta học Phu Tử chỉ cốt để làm người.”
Người ấy hỏi tiếp:
“Thế đã làm người được chưa?”
Tử Hạ vẫn cố gắng nhã nhặn:
“Tất nhiên là chưa. Vậy cho nên vẫn đang phải học tiếp.”
Người ấy bảo:
“Thì ra thiên hạ đều cùng một giuộc cả. Kẻ nào cũng chỉ được cái leo lẻo cái lỗ mồm. Có biết đâu rằng làm người mà dở dang thì chi bằng làm vật quách cho rồi. Còn tôi muốn làm học trò của Ngài chỉ cốt được ăn thịt.”
Tử Hạ tròn mắt ngạc nhiên, bởi chưa nghe ai trả lời như thế bao giờ. Bèn hỏi tiếp:
“Tại sao anh lại nghĩ rằng làm học trò của Phu Tử thì sẽ được ăn thịt?”
Người ấy trả lời:
“Tôi nghe nói Phu Tử thịt thái không vuông thì không ăn. Mà con lợn, con gà, con dê, con bò... có con nào vuông đâu. Thế thì dứt khoát sẽ có nhiều chỗ phải bỏ đi. Tôi chỉ xin được chén những chỗ bỏ đi ấy mà thôi.”
Tử Hạ nghe nói cảm thấy hơi có lý. Song cũng chẳng biết quyết định ra sao, đành phải vào thưa lại nguyên văn với Khổng Tử. Khổng Tử ngẩn người ra một lát rồi mừng quớ lên bảo:
“Kẻ ấy chính là thầy ta đó. Ta vốn đã để ý dò tìm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy. Ngươi mau mau ra mời y vào đây, để chính ta phải làm lễ bái sư.”
Tử Hạ vội vàng chạy ra thì người kia đã bỏ đi đâu mất. Làm cho không những Khổng Tử, mà những đời sau, cho đến tận bây giờ, ai nghe đến câu chuyện này cũng than thở, tiếc rẻ mãi.
Về sau, cũng nhân chuyện này, có ông Mục công người đất Kinh còn bình luận một câu đại ý: “Chỗ bỏ đi hay là phần còn lại. Thế gian này, trừ thánh nhân ra, chính cái phần còn lại ấy của thiên hạ mới là thầy của thánh nhân vậy.” Thiên hạ rộng lớn, vẫn có những con đường gọi là độc đạo. Vũ trụ mênh mông, vẫn để cho thánh nhân độc hành. Sướng một đời là kẻ tục nhân, hận nghìn thu là bậc cao sĩ. Thế mà gọi là tục nhân thì bị cho là mắng, gọi là cao sĩ thì lại bảo rằng khen. Có ai ngờ đạo lý lại sinh ra từ đạo tặc? Lừa một người thì khó, lừa cả thiên hạ xem chừng dễ như trở bàn tay. Việc gặp trên đường té ra không đến nỗi phải ôm hận, việc chứng kiến cả đời, té ra vẫn phải ôm hận nghìn thu. Vui đến tận cùng thì nét mặt hoảng hốt, buồn đến tận cùng thì thần thái tỉnh bơ. Ngu đến tận cùng lại chính là đang ở chỗ chân lý. Hiểu đến tận cùng lại chính là quay trở lại cái lúc ngu… Rốt cuộc thánh nhân cái gì cũng giống hệt mọi người, chỉ khác duy nhất chỗ tận cùng đó mà thôi. Đổng Trọng Thư người Quảng Xuyên (thuộc huyện Táo Cường tỉnh Hà Bắc hiện nay), sinh năm 179 TCN. Ông xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, thuở nhỏ đã khổ công học tập, nổi tiếng là "ba năm không ngó tới điền viên" nhằm dốc lòng nghiên cứu “Công dương Xuân Thu truyện”. Thời Hán Cảnh Đế (156 TCN - 141 TCN) đã nhậm chức Bác sĩ (quan chuyên giảng dạy về kinh điển của Nho gia). Lúc Hán Vũ Đế (140 TCN -87 TCN) chọn người hiền lương có học vấn, ông lần lượt vâng chiếu ba lần trả lời đối sách, dâng vua bài Thiên nhân tam sách nổi tiếng. Vũ Đế đánh giá cao kiến nghị "bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học", rất mau chóng tiếp nhận ý kiến này, lại bổ nhiệm ông làm Tướng quốc cho Dịch vương ở Giang Đô. Ông trở thành chuyên gia tư tưởng của Hán Vũ Đế (Han Wudi).
Trung tâm tư tưởng là học thuyết Nho giáo, có pha lẫn với thuyết âm dương ngũ hành. Xây dựng nên hệ thống thần học phong kiến, trong đó thần quyền, quân quyền, phụ quyền, phu quyền liên kết chặt chẽ với nhau.Sau này do ca ngợi những biến cố tai dị (sự trừng phạt của thiên nhiên đối với con người), khuyên giải Vũ Đế vì đã giết hại đại thần thân cận, làm cho Vũ Đế phẫn nộ, ông bị cách chức và bị nhốt vào ngục. Sau khi được thả ra, ông giữ chức Tướng quốc của Giao Tây vương. Về già, ông xin cáo quan về nhà, không lưu tâm đến sản nghiệp, chỉ chăm lo viết sách và lập “học thuyết”.
Ông mất năm 104 TCN, thọ 75 tuổi. Tác phẩm gồm "Xuân thu phồn lộ", "Đổng Tử văn tập", "Cử hiền lương đối sách".Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo.
Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.
Đến đời Hán, Hán Vũ Đế theo ba đề nghị của Đổng Trọng Thư là:-
1.- Đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng.
2.- Xây cất trường học , dạy nhiều học trò, dùng kẻ sĩ để dạy tập tục tốt đẹp cho nhân dân.
3.- Đặt nặng vấn đề thi cử để chọn nhân tài, các địa phương có thể đề cử hiền tài ra giúp nước.
Hán Vũ Đế đã sử dụng học thuyết của Đổng Trọng Thư , coi là hệ tư tưởng chính thống, là khuôn mẫu của đạo đức xã hội. Đổng Trọng Thư, tự cho mình là người tiếp tục tư tưởng của phái Nho gia, nhưng thực tế ông đã xuyên tạc, tiếp thu và khuếch trương những yếu tố duy tâm trong triết học của của Khổng Tử, Mạnh Tử, của phái “Âm dương - Ngũ hành” và các trường phái khác nhau để nhào nặn nên thứ học thuyết mới, một học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí và khắc nghiệt. Do sự biến dạng cơ bản của nó nên sau này người ta gọi Nho gia do Đổng Trọng Thư khởi xướng lập nên là Hán nho.
Từ đó, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị".
Về tư tưởng triết học và chính trị: Hai mệnh đề quan trọng nhất trong học thuyết của Đổng Trọng Thư là “Trời trao chính quyền” và “Trời và người có thể thông quan, hiểu biết lẫn nhau”(thiên nhân tương dữ).
Ông ra sức đẩy đến mặt cực đoan, mặt duy tâm trong tư tưởng “Mệnh trời” của Khổng Tử, mọi hiện tượng tự nhiên xã hội và trật tự của nó đều được xuất phát và sắp đặt theo ý “trời”, thân thể và ý thức của con người đều do thựơng đế ban cho. Ông cho rằng mọi hoạt động tốt hay xấu của giai cấp thống trị ở dưới trần thế đều gây nên những “cảm xúc” vui hay giận của trời, biểu hiện ra những hình thức “ban ơn” hay “trừng phạt” của trời như được mùa, mưa thuận, gió hòa. . .
Đổng Trọng Thư cũng sử dụng học thuyết “Âm dương - Ngũ hành” để xây dựng học thuyết duy tâm tôn giáo của mình, vận dụng vào xã hội. Ông đề ra lý luận xã hội có tính chất thần học cho rằng: trật tự và quy luật vận động của xã hội là do ý chí của Thượng đế xếp đặt và chi phối, giai cấp thống trị phải nắm được quy luật ấy để mà cai trị, mọi người phải biết mà tuân theo cho hợp với ý trời.
Ông đưa ra lý luận “dương thiện, âm ác”, “dương tôn, âm ti” khẳng định giai cấp thống trị, người quân tử biểu hiện thế lực “dương”, là sáng suốt, là người lãnh đạo... còn giai cấp bị trị, kẻ tiểu nhân là biểu hiện của thế lực “âm” là ngu đần, bị động, phục vụ cho thế lực “dương”; trệt tự của tự nhiên “âm dương” không thể thay đổi được, do vậy trật tự của xã hội hiện hành là hợp ý trời, là hợp lý vĩnh hằng.
Ông dùng cặp phạm trù “khí” “âm dương” “ngũ hành” để giải thích quy luật vận động phát triển của thế giới và khẳng định quy luật ấy do trời chi phối và chỉ có thiên tử “con trời-vua” được “Trời trao cho chính quyền” mới nắm được “Thiên thống” để cai trị dân cho hợp ý trời.
Như vậy chúng ta thấy tư tưởng triết học của Đổng Trọng Thư trong quan niệm về tự nhiên và chính trị xã hội là duy tâm tôn giáo, mang màu sắc mục đích luận rõ nét, ông mưu toan kết hợp thần quyền và vương quyền vào một cá nhân vua, người đứng đầu xã hội, được mệnh danh là “Thiên tử”.
Về lý luận đạo đức xã hội: Đổng Trọng Thư xây dựng một hệ thống các phạm trù “tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường” làm khuôn mẫu cho mọi hành vi cư xử, giao tiếp, giáo dục, tự trau dồi cá nhân của mội giai tầng trong xã hội.
Thuyết “Tam cương” của ông cho rằng, trong quan hệ giữa người với người trong xã hội có ba mối quan hệ là: vua - bề tôi; cha – con; vợ - chồng. Sau mở rộng ra hai mối quan hệ nữa là: anh - em; bạn bè thành “ngũ luân”. Thực ra đây là mối quan hệ đã được Khổng Tử, Mạnh Tử đề cập đến rồi, như Đổng Trọng Thư đã tước đi một số yếu tố có tính nhân đạo, tiến bộ mà đưa vào quan niệm một chiều khắt khe.
Đặc biệt là với “Tam cương” ông đưa ra thứ quy tắc đạo đức phi lí, phi nhân bản: “ vua xử tội chết thần phải chết nếu không mắc tội bất trung, cha bảo con chết, con phải chết, nếu không là mắc tội bất hiếu, chồng bảo vợ phải tuyệt đối tuân theo”. Ông đã dùng thuyết “âm dương” nhưng bỏ mặt duy vật, nên ông cho rằng đó là quy luật của tự nhiên và viện đến ý “trời”để biện minh cho học thuyết đạo đức của mình: “Vua là tượng của “trời”, nên có đức che chở, hướng dẫn; bề tôi là tượng của “đất”, nên có đức tính chuyên chở, tuân theo; chồng là khí “dương” nên có đức sinh, dẫn đầu, vợ là thuộc khí “âm” nên có đức phụ trợ, tuân theo; cha là thuộc “mùa xuân” nên có đức sinh, con là thuộc “mùa hạ” nên có đức dưỡng, tuân theo” và tất cả là “do trời định đoạt”.
Thuyết “Ngũ thường” (năm cái thường lý, thường tình của con người) là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Về mặt tên gọi và nội dung của nó là “chép lại” của Khổng Tử. Nhưng Đổng Trọng Thư đã giải thích và vận dụng nó theo mục đích của mình. Ông cho rằng con người phải có đủ “Ngũ luân” để thực hiện đạo “Tam cương”, và con người mới có đạo “Cương-Thường”.
Thực ra học thuyết về luân lý đạo đức của Đổng Trọng Thư nhằm mục đích cao nhất là “trung quân”, trung thành tuyệt đối với nhà vua. Bởi vì mối quan hệ vua-tôi là đứng đầu trong ba mối quan hệ được coi là rường cột, cơ bản của con người, xã hội. Điều này cho thấy hoàn toàn trái ngược với Khổng Tử, Mạnh Tử.
Về bản tính của con người: Đổng Trọng Thư chia con người thành ba loại:
- loại thứ nhất tình dục rất ít, không cần dạy dỗ cũng thành người tốt đó là “tính thánh nhân”;
-loại thứ hai tình dục quá nhiều có dạy dỗ cũng khó mà được người tốt gọi là “tính nhỏ mọn”;
-loại thứ ba là loại tuy có tình dục nhưng thể là tốt hoặc xấu gọi đó là “bậc trung”.
Ông lập luận về bản tính của con người là cơ sở lý luận để củng cố đẳng cấp bất bình đẳng trong xã hội phong kiến.
Như vậy, Nho giáo qua bàn tay “chế biến” của Đổng Trọng Thư thời Hán so với Nho giáo thời Khổng Tử, thậm chí cả thời Mạnh Tử là một bước thụt lùi nghiêm trọng.
Chính tính nghèo nàn, xơ cứng của nó đã đẻ ra một truyền thống học hành thi cử theo kiểu sách vở “Từ chương huấn hổ” và để lại tấm gương Hiếu - Trung mù quáng của các thế hệ nhà Nho sau này. Nó trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước trung ương tập quyền, chuyên chế của các triều đại phong kiến tiếp sau.Triết học Nho giáo của Đổng Trọng Thư là lập trường triết học duy tâm-bảo thủ . Những cái mà ông đã làm là, hạ thấp nhân trị, đề cao lễ trị. Vì nhân trị là cốt lõi của Khổng Tử nên ông không thể loại bỏ hoàn toàn mà dùng nhân trị như một cái vỏ bao bọc lễ trị.
Ông cũng đã loại bỏ tính dân chủ của Nho giáo nguyên thủy. Dân là chủ bị lờ đi mà thay vào đó họ đề cao "trời", tạo ra thuyết "thiên mệnh".
Vua là "thiên tử" (con trời), không nghe theo vua là phản lại trời. "Ngũ luân" trong Nho giáo nguyên thủy được rút gọn thành "tam cương": vua-tôi, cha-con, vợ-chồng. Đổng Trọng Thư đã chia tính người thành ba cấp (trên, giữa và dưới); xây dựng nên hệ thống phong kiến duy tâm thần học lớn nhất của Trung Quốc. Quan hệ "trung dung" trong ngũ luân được chuyển thành quan hệ một chiều duy nhất được tóm gọn trong bốn chữ "trung-hiếu-tiết nghĩa”. Cuối cùng ông đã thực hành việc hạn chế vai trò của văn hóa sao cho có lợi cho chế độ phong kiến.
Tóm lại, Đổng Trọng Thư đã xây dựng nên hệ thống thần học làm nền tảng cho chế độ phong kiến, trong đó thần quyền, quân quyền, phụ quyền, phu quyền liên kết chặt chẽ với nhau. Lí thuyết cơ bản là "thiên nhân cảm ứng", cho rằng Trời là "ông tổ của vạn vật", là "vua của trăm vị thần”. Trời Người có quan hệ mật thiết với nhau, con người đúng với danh nghĩa của nó, là phải toàn thiện, hoàn hảo như Trời.
Nhưng, độc tôn Nho giáo dẫn tới làm cho Nho gìáo thoái hóa, mất sức sống và sáng tạo, chỉ còn là một bậc thang của danh và lợi mà thôi. Những nhà chính trị sau nầy cũng vận dụng tư tưởng của Đổng Trọng Thư mà “hạn chế bớt một số mặt văn hóa, chỉ cho phổ biến cái nào có lợi cho giai cấp thống trị” mà thôi. Chủ nghĩa duy tâm thần bí “thiên tử, thiên mệnh” quá lỗi thời, không còn chỗ đứng trong xã hội ngày nay.
Hai điều chúng ta có thể áp dụng là , mở nhiều trường học , đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước; thực tâm đề cử, tiến cử người có đạo đức tốt , tài năng tốt ra tham chánh giúp nước giúp dân.
Thêm nữa, quan điểm con người là một “tiểu thiên địa” mà ông viết trong Xuân Thu Phồn Lộ cũng có chỗ cho chúng ta suy nghĩ , vận dụng : “ … Vũ trụ mà không có người thì vũ trụ không còn hoàn toàn, không thành được vũ trụ nữa . Bởi vì vũ trụ là một đại hòa điệu của Tam tài: Thiên, Địa, Nhân, nếu mất một yếu tố thì sự hòa điệu ấy không còn.
Cho nên: Trời Đất Người là gốc của muôn vật: “Trời sanh ra, Đất nuôi dưỡng, Người làm nên”.
3.- Đặt nặng vấn đề thi cử để chọn nhân tài, các địa phương có thể đề cử hiền tài ra giúp nước.
Hán Vũ Đế đã sử dụng học thuyết của Đổng Trọng Thư , coi là hệ tư tưởng chính thống, là khuôn mẫu của đạo đức xã hội. Đổng Trọng Thư, tự cho mình là người tiếp tục tư tưởng của phái Nho gia, nhưng thực tế ông đã xuyên tạc, tiếp thu và khuếch trương những yếu tố duy tâm trong triết học của của Khổng Tử, Mạnh Tử, của phái “Âm dương - Ngũ hành” và các trường phái khác nhau để nhào nặn nên thứ học thuyết mới, một học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí và khắc nghiệt. Do sự biến dạng cơ bản của nó nên sau này người ta gọi Nho gia do Đổng Trọng Thư khởi xướng lập nên là Hán nho.
Từ đó, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị".
Về tư tưởng triết học và chính trị: Hai mệnh đề quan trọng nhất trong học thuyết của Đổng Trọng Thư là “Trời trao chính quyền” và “Trời và người có thể thông quan, hiểu biết lẫn nhau”(thiên nhân tương dữ).
Ông ra sức đẩy đến mặt cực đoan, mặt duy tâm trong tư tưởng “Mệnh trời” của Khổng Tử, mọi hiện tượng tự nhiên xã hội và trật tự của nó đều được xuất phát và sắp đặt theo ý “trời”, thân thể và ý thức của con người đều do thựơng đế ban cho. Ông cho rằng mọi hoạt động tốt hay xấu của giai cấp thống trị ở dưới trần thế đều gây nên những “cảm xúc” vui hay giận của trời, biểu hiện ra những hình thức “ban ơn” hay “trừng phạt” của trời như được mùa, mưa thuận, gió hòa. . .
Đổng Trọng Thư cũng sử dụng học thuyết “Âm dương - Ngũ hành” để xây dựng học thuyết duy tâm tôn giáo của mình, vận dụng vào xã hội. Ông đề ra lý luận xã hội có tính chất thần học cho rằng: trật tự và quy luật vận động của xã hội là do ý chí của Thượng đế xếp đặt và chi phối, giai cấp thống trị phải nắm được quy luật ấy để mà cai trị, mọi người phải biết mà tuân theo cho hợp với ý trời.
Ông đưa ra lý luận “dương thiện, âm ác”, “dương tôn, âm ti” khẳng định giai cấp thống trị, người quân tử biểu hiện thế lực “dương”, là sáng suốt, là người lãnh đạo... còn giai cấp bị trị, kẻ tiểu nhân là biểu hiện của thế lực “âm” là ngu đần, bị động, phục vụ cho thế lực “dương”; trệt tự của tự nhiên “âm dương” không thể thay đổi được, do vậy trật tự của xã hội hiện hành là hợp ý trời, là hợp lý vĩnh hằng.
Ông dùng cặp phạm trù “khí” “âm dương” “ngũ hành” để giải thích quy luật vận động phát triển của thế giới và khẳng định quy luật ấy do trời chi phối và chỉ có thiên tử “con trời-vua” được “Trời trao cho chính quyền” mới nắm được “Thiên thống” để cai trị dân cho hợp ý trời.
Như vậy chúng ta thấy tư tưởng triết học của Đổng Trọng Thư trong quan niệm về tự nhiên và chính trị xã hội là duy tâm tôn giáo, mang màu sắc mục đích luận rõ nét, ông mưu toan kết hợp thần quyền và vương quyền vào một cá nhân vua, người đứng đầu xã hội, được mệnh danh là “Thiên tử”.
Về lý luận đạo đức xã hội: Đổng Trọng Thư xây dựng một hệ thống các phạm trù “tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường” làm khuôn mẫu cho mọi hành vi cư xử, giao tiếp, giáo dục, tự trau dồi cá nhân của mội giai tầng trong xã hội.
Thuyết “Tam cương” của ông cho rằng, trong quan hệ giữa người với người trong xã hội có ba mối quan hệ là: vua - bề tôi; cha – con; vợ - chồng. Sau mở rộng ra hai mối quan hệ nữa là: anh - em; bạn bè thành “ngũ luân”. Thực ra đây là mối quan hệ đã được Khổng Tử, Mạnh Tử đề cập đến rồi, như Đổng Trọng Thư đã tước đi một số yếu tố có tính nhân đạo, tiến bộ mà đưa vào quan niệm một chiều khắt khe.
Đặc biệt là với “Tam cương” ông đưa ra thứ quy tắc đạo đức phi lí, phi nhân bản: “ vua xử tội chết thần phải chết nếu không mắc tội bất trung, cha bảo con chết, con phải chết, nếu không là mắc tội bất hiếu, chồng bảo vợ phải tuyệt đối tuân theo”. Ông đã dùng thuyết “âm dương” nhưng bỏ mặt duy vật, nên ông cho rằng đó là quy luật của tự nhiên và viện đến ý “trời”để biện minh cho học thuyết đạo đức của mình: “Vua là tượng của “trời”, nên có đức che chở, hướng dẫn; bề tôi là tượng của “đất”, nên có đức tính chuyên chở, tuân theo; chồng là khí “dương” nên có đức sinh, dẫn đầu, vợ là thuộc khí “âm” nên có đức phụ trợ, tuân theo; cha là thuộc “mùa xuân” nên có đức sinh, con là thuộc “mùa hạ” nên có đức dưỡng, tuân theo” và tất cả là “do trời định đoạt”.
Thuyết “Ngũ thường” (năm cái thường lý, thường tình của con người) là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Về mặt tên gọi và nội dung của nó là “chép lại” của Khổng Tử. Nhưng Đổng Trọng Thư đã giải thích và vận dụng nó theo mục đích của mình. Ông cho rằng con người phải có đủ “Ngũ luân” để thực hiện đạo “Tam cương”, và con người mới có đạo “Cương-Thường”.
Thực ra học thuyết về luân lý đạo đức của Đổng Trọng Thư nhằm mục đích cao nhất là “trung quân”, trung thành tuyệt đối với nhà vua. Bởi vì mối quan hệ vua-tôi là đứng đầu trong ba mối quan hệ được coi là rường cột, cơ bản của con người, xã hội. Điều này cho thấy hoàn toàn trái ngược với Khổng Tử, Mạnh Tử.
Về bản tính của con người: Đổng Trọng Thư chia con người thành ba loại:
- loại thứ nhất tình dục rất ít, không cần dạy dỗ cũng thành người tốt đó là “tính thánh nhân”;
-loại thứ hai tình dục quá nhiều có dạy dỗ cũng khó mà được người tốt gọi là “tính nhỏ mọn”;
-loại thứ ba là loại tuy có tình dục nhưng thể là tốt hoặc xấu gọi đó là “bậc trung”.
Ông lập luận về bản tính của con người là cơ sở lý luận để củng cố đẳng cấp bất bình đẳng trong xã hội phong kiến.
Như vậy, Nho giáo qua bàn tay “chế biến” của Đổng Trọng Thư thời Hán so với Nho giáo thời Khổng Tử, thậm chí cả thời Mạnh Tử là một bước thụt lùi nghiêm trọng.
Chính tính nghèo nàn, xơ cứng của nó đã đẻ ra một truyền thống học hành thi cử theo kiểu sách vở “Từ chương huấn hổ” và để lại tấm gương Hiếu - Trung mù quáng của các thế hệ nhà Nho sau này. Nó trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước trung ương tập quyền, chuyên chế của các triều đại phong kiến tiếp sau.Triết học Nho giáo của Đổng Trọng Thư là lập trường triết học duy tâm-bảo thủ . Những cái mà ông đã làm là, hạ thấp nhân trị, đề cao lễ trị. Vì nhân trị là cốt lõi của Khổng Tử nên ông không thể loại bỏ hoàn toàn mà dùng nhân trị như một cái vỏ bao bọc lễ trị.
Ông cũng đã loại bỏ tính dân chủ của Nho giáo nguyên thủy. Dân là chủ bị lờ đi mà thay vào đó họ đề cao "trời", tạo ra thuyết "thiên mệnh".
Vua là "thiên tử" (con trời), không nghe theo vua là phản lại trời. "Ngũ luân" trong Nho giáo nguyên thủy được rút gọn thành "tam cương": vua-tôi, cha-con, vợ-chồng. Đổng Trọng Thư đã chia tính người thành ba cấp (trên, giữa và dưới); xây dựng nên hệ thống phong kiến duy tâm thần học lớn nhất của Trung Quốc. Quan hệ "trung dung" trong ngũ luân được chuyển thành quan hệ một chiều duy nhất được tóm gọn trong bốn chữ "trung-hiếu-tiết nghĩa”. Cuối cùng ông đã thực hành việc hạn chế vai trò của văn hóa sao cho có lợi cho chế độ phong kiến.
Tóm lại, Đổng Trọng Thư đã xây dựng nên hệ thống thần học làm nền tảng cho chế độ phong kiến, trong đó thần quyền, quân quyền, phụ quyền, phu quyền liên kết chặt chẽ với nhau. Lí thuyết cơ bản là "thiên nhân cảm ứng", cho rằng Trời là "ông tổ của vạn vật", là "vua của trăm vị thần”. Trời Người có quan hệ mật thiết với nhau, con người đúng với danh nghĩa của nó, là phải toàn thiện, hoàn hảo như Trời.
Nhưng, độc tôn Nho giáo dẫn tới làm cho Nho gìáo thoái hóa, mất sức sống và sáng tạo, chỉ còn là một bậc thang của danh và lợi mà thôi. Những nhà chính trị sau nầy cũng vận dụng tư tưởng của Đổng Trọng Thư mà “hạn chế bớt một số mặt văn hóa, chỉ cho phổ biến cái nào có lợi cho giai cấp thống trị” mà thôi. Chủ nghĩa duy tâm thần bí “thiên tử, thiên mệnh” quá lỗi thời, không còn chỗ đứng trong xã hội ngày nay.
Hai điều chúng ta có thể áp dụng là , mở nhiều trường học , đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước; thực tâm đề cử, tiến cử người có đạo đức tốt , tài năng tốt ra tham chánh giúp nước giúp dân.
Thêm nữa, quan điểm con người là một “tiểu thiên địa” mà ông viết trong Xuân Thu Phồn Lộ cũng có chỗ cho chúng ta suy nghĩ , vận dụng : “ … Vũ trụ mà không có người thì vũ trụ không còn hoàn toàn, không thành được vũ trụ nữa . Bởi vì vũ trụ là một đại hòa điệu của Tam tài: Thiên, Địa, Nhân, nếu mất một yếu tố thì sự hòa điệu ấy không còn.
Cho nên: Trời Đất Người là gốc của muôn vật: “Trời sanh ra, Đất nuôi dưỡng, Người làm nên”.
Mấy hiểu lầm về Nho giáo Tam Cương với Ngũ Luân
Nhiều người mang thành kiến coi Nho giáo là nền tảng xây dựng nên chế độ quân chủ tập quyền ở các nước Á Đông trước thế kỷ 20. Từ đó, họ suy ra rằng các xã hội Á Đông quen sống với giáo lý Khổng Mạnh thì không thích hợp để phát triển thể chế dân chủ. Các chế độ độc tài cũng nhân đó mà tự biện minh, chủ trương không nên dân chủ hóa, vì dân chủ là một truyền thống Tây phương, các nước Đông phương phải theo lối khác! Các chính quyền ở các nước như Singapore, và bây giờ thêm Trung Quốc, có ý đề cao Khổng giáo để biện minh cho tình trạng thiếu dân chủ trong nước họ. Nhưng tìm hiểu kỹ tận gốc, chúng ta sẽ thấy rằng Khổng Tử, Mạnh Tử không ủng hộ quyền hành tuyệt đối của người đứng đầu quốc gia, mà vào thời đại của họ từ thế kỷ thứ 6 tới thứ 3 trước Công Nguyên, đó là các ông vua chư hầu vị hoàng đế nhà Chu.
Khổng Tử
Nếu học cho kỹ chúng ta sẽ thấy trong Nho giáo từ thời Khổng Mạnh, tức là từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, vốn coi trọng vai trò của người dân (Mạnh Tử: Dân vi quý, quân vi khinh) chứ không đề cao vai trò của vua quan. Trải qua hơn 2000 năm các ý kiến trọng dân đã bị những người cầm quyền bỏ quên hoặc cố ý che đậy, xóa lấp đi. Chế độ chính trị ở Trung Quốc từ đời Hán thực sự đặt trên căn bản của Pháp Gia. Nho giáo chỉ được dùng trong việc giáo dục và huấn luyện những người sẽ được tuyển chọn làm quan; còn khi thực hành thì Pháp gia mới là công cụ chính. Chính Pháp gia chủ trương tôn quân quyền triệt để. Bộ máy quan lại muốn chiều ý vua đã gán ghép chủ trương tôn quân quyền đó cho Nho giáo, thí dụ trong khái niệm Tam Cương. Khổng Tử và Mạnh Tử không bao giờ nói đến khái niệm này.
Chúng tôi trình bầy một số điều hiểu lầm về Nho giáo, không phải với mục đích phục hồi lại các tư tưởng chính trị của Khổng Tử, Mạnh Tử, nhưng để tránh các thiên kiến đưa tới hệ quả sai lầm khác. Người ta thường nói rằng văn hóa Đông Phương coi trọng tập thể hơn là cá nhân, điều này đúng. Nhưng đề cao tập thể, tôn trọng cộng đồng, không có nghĩa là đề cao chính quyền và những người cầm quyền. Chế độ Tự do dân chủ không hạ thấp giá trị của tập thể mà chỉ xác định các giới hạn trên quyền hành của những người nhân danh tập thể. Các phong trào dân chủ không tìm cách hạ thấp tập thể, nhưng muốn những người nhân danh tập thể, tự xưng là đại diện cho tập thể, không được đàn áp cá nhân, triệt tiêu giá trị của mỗi cá nhân. Một điều ai cũng thấy là các nước chịu ảnh hưởng Nho giáo rất mạnh như Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan đều đã xây dựng các định chế tự do dân chủ vững chắc, trong khi họ vẫn coi Khổng Mạnh là những bậc thánh hiền để học. Nếu đọc lại Khổng Mạnh, chúng ta sẽ không thấy có xung khắc giữa Nho giáo và các quyền tự do căn bản của con người. Khổng Tử
Tam Cương
Khi nói tới quyền hành của ông vua trong xã hội cổ truyền ở Á Đông, người ta thường nhắc đến quan niệm Tam Cương. Học về Nho giáo, ai cũng nghe nói đến Tam Cương và Ngũ Thường.
Cương, theo nghĩa đen, là sợi dây chính, tức sợi dọc, trong tấm vải hay tấm lưới. Tam cương tức là ba giềng mối chính trong xã hội loài người. Tam Cương gồm có Quân thần (Vua và các quan), Phụ Tử (Cha và Con), Phu Phụ (Chồng và Vợ). Người ta thường giải thích rằng khi đề cao Tam Cương (cùng với Ngũ Thường), Nho giáo đã chủ trương người làm Vua, làm Cha và làm Chồng có quyền hành tuyệt đối đối với bầy tôi, con hay vợ.
The Analects of Confucius
Một điều mọi người hay quên đi là trong các sách của Khổng Tử, Mạnh Tử (và Tuân Tử sau đó) không chỗ nào nói đến Tam cương cả. Ngay cả Chu Hi, người giải thích Tứ Thư và Ngũ Kinh vào thế kỷ thứ 12 để sau đó tạo thành kinh điển căn bản trong nền giáo dục và chế độ cai trị của các nước Á Đông cho tới thế kỷ 20, cũng vậy. Chu Hi cũng không bàn đến quan niệm Tam Cương một cách kỹ lưỡng như ông bàn về các đề tài khác, tức là ông không coi Tam Cương là một quy tắc căn bản.
Theo các học giả nghiên cứu Nho giáo thì quan niệm Tam Cương đã được gán cho Khổng Tử ở trong Hiếu Kinh, một cuốn sách với nguồn gốc không được coi là chính xác lắm. Khái niệm Tam Cương chỉ bắt đầu được đề cao từ thời Tiền Hán, hơn 300 trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời. Đổng Trọng Thư (thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên) đã nói đến “ba giềng mối” này trong khung cảnh những lý giải về thuyết âm dương, ngũ hành trong sách Phồn Lộ. Đọc lịch sử đời Hán chúng ta hiểu khái niệm đó được diễn tả như thế nào.
Đọc sử gia Ban Cố (32 – 92) người viết bộ Hán Thư, chúng ta thấy vào thế kỷ thứ nhất có những cuộc thảo luận về các lời dậy của Khổng Tử, trong giới quan lại triều đình vua nhà Hán. Ban Cố đã ghi chép lại các ý kiến đó trong bộ Bạch Hổ Thông Đức Luận (白虎通德論). Trong sách này, khi viết về “Tam Cương Lục Kỷ,” Ban Cố viết: “Quân thần, phụ tử, phu phụ, tức có sáu người, tại sao gọi là tam cương? (Bởi vì) một âm một dương gọi là đạo; dương được âm mà thành tựu, âm được dương mà có trật tự; cương nhu tương phối, cho nên sáu người trở thành tam cương.” (Lục Hổ Thông, Quyển 7, đoạn 4, câu 2, 君臣,父子,夫婦,六人也,所以稱三綱何?
一陰一陽謂之道。陽得陰而成,陰得陽而序,剛柔相配,故六人為三綱). Ban Cố nhấn mạnh đến tính chất hòa hợp và cộng tác của hai vế, vua tôi, cha con, chồng vợ, giống như âm với dương, phân biệt và bổ túc, tương phối với nhau. Theo đúng lối hiểu trong truyền thống Nho giáo thì người ta không bao giờ chủ trương âm phải tùy thuộc vào dương. Không thể căn cứ vào thuyết âm dương để biện minh cho tình trạng bầy tôi nhất thiết phải phục tùng ông vua, con phải vâng lời cha tuyệt đối, cho tới vợ phải sợ chồng.
一陰一陽謂之道。陽得陰而成,陰得陽而序,剛柔相配,故六人為三綱). Ban Cố nhấn mạnh đến tính chất hòa hợp và cộng tác của hai vế, vua tôi, cha con, chồng vợ, giống như âm với dương, phân biệt và bổ túc, tương phối với nhau. Theo đúng lối hiểu trong truyền thống Nho giáo thì người ta không bao giờ chủ trương âm phải tùy thuộc vào dương. Không thể căn cứ vào thuyết âm dương để biện minh cho tình trạng bầy tôi nhất thiết phải phục tùng ông vua, con phải vâng lời cha tuyệt đối, cho tới vợ phải sợ chồng.
Từ đời Hán, các triều đại ở Trung Quốc duy trì guồng máy hành chánh thư lại do Tần Thủy Hoàng đặt ra để củng cố quyền ông vua và các quan lại, tức là họ sử dụng kỹ thuật cai trị của Pháp gia. Tuy nhiên, đối với bên ngoài, họ lại muốn dùng Nho giáo để biện minh cho chế độ trung ương tập quyền đó; cho nên người ta đã diễn tả thuyết Tam Cương theo nghĩa người này tùy thuộc người kia, giống như đề cao quyền uy tuyệt đối của dương trên âm. Vì thế thuyết Tam Cương được đưa lên địa vị quan trọng tương đương với Ngũ Thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) trong nền giáo dục Nho giáo. Đó là một thủ đoạn hiểu Khổng Mạnh một cách thiên lệch, với ý đồ củng cố quyền hành tuyệt đối của ông vua.
Nhưng không hề thấy chữ Tam Cương trong Luận Ngữ, là cuốn sách đáng tin cậy nhất thuật lại các lời nói và hành trạng của Khổng Tử vào thế kỷ thứ 6 và 5 trước Công Nguyên. Sau đó hơn một trăm năm, một cuốn khác trong Tứ Thư là Mạnh Tử cũng không hề nhắc đến Tam Cương; mặc dù phần lớn nội dung sách này bàn các vấn đề việc cai trị. Từ thế kỷ thứ 13, đời nhà Tống, Nho giáo được các học giả như Trình Hiệu, Trình Di tới Chu Hi hệ thống hóa và được các triều vua sau này dùng làm sách giáo khoa chính thức mà ai cũng phải học nếu muốn dự thi để làm quan. Chính Chu Hi cũng không coi Tam Cương là quan trọng; trong khi đó ông chỉ chú ý bàn luận về khái niệm Ngũ Luân. Tương tự như Tam Cương, Ngũ Luân mô tả năm quan hệ xã hội tiêu biểu. Ngũ Luân gồm có Quân thần, Phụ tử, Phu phụ, Huynh đệ và Bằng hữu; tức là ngoài “ba giềng mối” Vua, Cha và Chồng giống như Tam Cương còn thêm hai quan hệ quan trọng khác trong xã hội, là anh em và bè bạn.
Khái niệm Ngũ Luân được đề cập lần đầu trong sách Mạnh Tử, thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Sách do Mạnh Tử viết và các môn đệ hiệu đính, gồm bẩy quyển, mỗi quyển hai phần, thượng và hạ. Trong quyển 3, Đằng Văn Công (Thượng), câu thứ tư, Mạnh Tử nói, “Làm người ai cũng có đạo … Thánh nhân sai ông Tiết làm tư đồ dậy Nhân Luân: Cha con có tình thân (Phụ tử hữu Thân), Vua tôi có nghĩa (Quân thần hữu Nghĩa), Chồng vợ có sự phân biệt (Phu phụ hữu Biệt), người lớn người nhỏ (anh em) có thứ tự (Trưởng ấu hữu Tự), bằng hữu có lòng tin (Bằng hữu hữu Tín).” (Mạnh Tử, 3A: 4: 父子有親,
君臣有義,夫婦有別, 長幼有序,朋友有信)
君臣有義,夫婦有別, 長幼有序,朋友有信)
Ngũ Luân
Nhìn lại quan niệm Ngũ Luân này trong khung cảnh sách Mạnh Tử, chúng ta có thể thấy từ gốc Nho giáo không hề đề cao quyền của vua, của cha hay chồng như lối học thiên lệch sau này, nhất là từ đời Tống, thế kỷ thứ 12 bên Trung Quốc.
Trước hết, chúng ta thấy trong năm mối quan hệ gọi là “nhân luân” này, Mạnh Tử đặt tương quan giữa Cha và Con trước, giữa Vua và Tôi sau. Hoàn toàn khác với lối xếp đặt trong Tam Cương, đặt Vua trước Cha sau. Thứ tự trước sau rất quan trọng, vì đời xưa người ta rất chú ý tới thứ bậc ưu tiên, để nhấn mạnh đến tầm quan trọng, khi phát biểu.
Mạnh Tử
Tại sao Mạnh Tử đặt Cha trước Vua sau? Vì đi từ gần trước, xa sau. Chúng ta biết tư tưởng luân lý và chính trị của Mạnh Tử thường được đặt ra dựa trên căn bản những quan sát của ông về tình cảm tự nhiên và trực giác của con người. Khác với bên Tây phương, Mạnh Tử, giống như Khổng Tử, không trình bầy các ý kiến về đạo đức và xã hội giống như các lời chỉ dậy của thần thánh mà con người chỉ việc tuân theo; mà cũng không coi đó là kết luận của những suy nghĩ thuần lý. Các ông Khổng, Mạnh không đưa ra các nguyên tắc sống như là hệ luận của các lý thuyết, tư tưởng tổng quát và trừu tượng. Với xu hướng gọi là “cận nhân tình” đó, trong 5 mối quan hệ xã hội mà Mạnh Tử nêu ra, ba quan hệ chính đã thuộc về gia đình: Cha con, vợ chồng, và anh em; hai điều khác thuộc về xã hội bên ngoài là quan hệ giữa quốc gia (vua) với người dân (tôi), và quan hệ bạn bè. Vì chú trọng đến tình cảm tự nhiên cho nên Mạnh Tử đặt quan hệ Cha con trước quan hệ Vua tôi, tức là từ gần đi ra xa. Nhưng thứ tự này cũng phù hợp với một ý tưởng khác mà ông đã nói, là dân quý hơn vua (Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Cũng vậy, quan hệ vợ chồng được đặt trước anh em, mà anh em thì gần gũi hơn bạn bè cho nên huynh đệ cũng được đặt trước bằng hữu.
Khi nói đến 5 quan hệ Nhân Luân theo thứ tự từ gần đến xa, rõ ràng là Mạnh Tử không có ý nhấn mạnh đến nghĩa vụ xã hội của mỗi người đối với tập thể trong đó có cha, có vua. Vì nếu nói đến nghĩa vụ xã hội thì quốc gia có tầm quan trọng hơn gia đình, phải đặt vua trước, cha sau mới đúng.
Nhận xét thứ hai là khi nói đến 5 mối quan hệ Nhân Luân, Mạnh Tử không hề nói trong mỗi quan hệ đó ai là người có quyền quyết định, ai là kẻ dưới phải vâng lời. Chắc chắn không bao giờ Mạnh Tử chấp nhận có sự vâng lời tuyệt đối trong nhân luân, nếu chúng ta đọc những đoạn khác trong sách. Có thể nói, Mạnh Tử nhắc đến ngũ luân trước hết để làm công việc mô tả (positive) như các nhà xã hội học sau này,chứ không có tính cách quy phạm (normative) như một nhà truyền đạo.
Để hiểu đúng quan niệm của Mạnh Tử về ngũ luân, chúng ta nên nhìn vào toàn thể văn bản trong sách đó để thấy ông đưa quan niệm này ra trong văn cảnh nào. Chúng ta sẽ thấy Mạnh Tử nói về năm mối Nhân Luân này sau khi bàn về sự phân công trong xã hội. Có thể nói Mạnh Tử đã dùng con mắt của một nhà quan sát (hay nghiên cứu) xã hội đương thời, từ đó ông trình bầy 5 mối quan hệ căn bản này.
Trong Đằng Văn Công (thượng), Mạnh Tử nói đến ngũ luân nhân khi Trần Tương đến nói về một nhà hiền triết là Hứa Hành. Hứa Hành là người từ nước Sở ở phương Nam tới miền Sơn Đông nơi Mạnh Tử cư ngụ. Ông ta tự coi đã học theo tư tưởng Thần Nông, đem ra dậy vua nước Đằng hãy tự làm ruộng lấy lúa gạo, tự nấu cơm lấy mà ăn. Nghe vậy, Mạnh Tử đã giải thích rất dài về sự phân công và trao đổi trong xã hội (hơn 2000 năm sau, Adam Smith mới phân tích ích lợi kinh tế của sự phân công và trao đổi theo phong cách duy lý).
Trong cuộc hội đàm ngày 21/12/2011 của ông Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo Việt Nam, vị Phó Chủ tịch nước Trung Quốc cho biết mong muốn “thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện tiến lên 5 phương diện”. Một trong những phương diện ấy là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, y tế, đào tạo nguồn nhân lực. Nhấn mạnh điểm này, ông Tập cho biết mong muốn “nhanh chóng xây dựng Học viện Khổng Tử tại Việt Nam”.
Sở dĩ có sự thúc đẩy như thế vì vào tháng 4 năm 2009, văn phòng Chính phủ Việt Nam đã có công văn số 1992/VPCP-QHQT cho phép thành lập một “Học viện Khổng Tử” tại Việt Nam. Công văn ấy cũng được gửi đến các bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Công an và Văn phòng Trung Ương Đảng Cộng Sản nhưng chưa cho biết cụ thể thời điểm cũng như nơi chốn của việc xây dựng.
Học viện Khổng Tử hoạt động dưới sự chỉ đạo của Văn phòng về Hội đồng Ngôn ngữ Quốc tế - một tổ chức phi lợi nhuận phụ thuộc vào Bộ giáo dục Trung Quốc. Chức năng của các học viện Khổng Tử được người ta nói đến như Viện trao đổi văn hóa Pháp (Alliance Française), Học viện Goethe của Đức (Goethe Institute), Hội đồng Anh (British Council) hay Học viện Cervantes (Instituto Cervantes) của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Học viện Khổng Tử thường được đặt tại các trường học. Chính vì điều này, đã có những quan ngại cho rằng những học viện Khổng Tử có thể ảnh hưởng đến tính tự do trong học thuật.
Quyền lực "mềm"
Một điểm đặc biệt về Học viện Khổng Tử là đây không phải là nơi để tuyên truyền Nho giáo hay bàn về “hiếu, lễ, nhân, nghĩa” của ngài Khổng Tử – mà chính là nơi để quảng bá văn hoá và ngôn ngữ Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, người có các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, nói về các hoạt động của các Học viện Khổng Tử, mà theo ông thực chất là các trung tâm văn hóa của Trung Quốc:
Quyền lực "mềm"
Một điểm đặc biệt về Học viện Khổng Tử là đây không phải là nơi để tuyên truyền Nho giáo hay bàn về “hiếu, lễ, nhân, nghĩa” của ngài Khổng Tử – mà chính là nơi để quảng bá văn hoá và ngôn ngữ Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, người có các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, nói về các hoạt động của các Học viện Khổng Tử, mà theo ông thực chất là các trung tâm văn hóa của Trung Quốc:
"Học viện Khổng Tử ở Việt Nam nếu được thành lập trong tương lai thì cũng giống như những học viện Khổng Tử khác trên thế giới thực chất là trung tâm truyền bá và quảng cáo văn hóa của Trung Quốc. Tôi hình dung ra là trong đó sẽ có những hoạt động như dạy tiếng Hoa, giới thiệu về ẩm thực, về thư pháp về trà đạo...Bên cạnh đó còn có các hoạt động giao lưu giữa các nghệ sĩ Trung Quốc để giới thiệu về các hoạt động văn hóa nước họ. Bên cạnh đó, có thể có những trung tâm tư vấn về du học nữa”
Thêm vào đó là mối quan ngại về việc thông qua các học viện Khổng Tử, Trung Quốc có thể đưa những tin tức có lợi cho mình về các vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng. Ví dụ, vào năm 2009, tại học viện Khổng Tử của trường đại học Maryland ở Hoa Kỳ, trong một cuộc triển lãm về hình ảnh Tây Tạng, một chính khách Trung Quốc đã có những phát biểu chỉ trích Đức Đạt Lai Lạt Ma và cho rằng “Tây Tạng luôn là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại”.
Tính cho đến thời điểm này, đã có ít nhất 400 học viện Khổng Tử tại hơn 90 nước trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Triều Tiên. Tại Châu Á có khoảng trên 40 học viện Khổng Tử, ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Burma, Philippines và Singapore. Riêng tại Thái Lan đã có đến 13 học viện Khổng Tử; trong số đó 3 học viện ở Bangkok. Trong quyển sách “Asia Alone: The dangerous post crisis divide from America” (tạm dịch: “Riêng Châu Á: Mối nguy của sự tách biệt khỏi Hoa Kỳ trong thời kỳ hậu khủng hoảng”) của tác giả Simon S.C. Tay– chủ tịch Học viện Quan hệ Quốc tế Singapore, ông gọi sự phát triển của các viện Khổng Tử là “ấn tượng, vì học viện đầu tiên được xây dựng chỉ vào giữa năm 2004”. Và Trung Quốc có kế hoạch đến năm 2020, sẽ xây dựng khoảng 1000 học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài xem học viện Khổng Tử như một chương trình thực hiện “quyền lực mềm” nhằm quảng bá kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ và ngoại giao. Thậm chí, đã có những quan ngại cho rằng những học viện này có thể đóng vai trò tình báo như cảnh báo của một số nhân vật đối với học viện Khổng Tử tại Vancouver, Canada hồi năm 2008, 2009.
Bà Elizabeth Economy, một chuyên gia về Trung Quốc, từng cho rằng “Người ta thường định nghĩa quyền lực mềm là sự phát triển đầu tư và kinh tế”, nhưng “quyền lực mềm là văn hóa, giáo dục và ngoại giao”. Theo một bài phân tích đăng vào năm 2006 trên Hội đồng Quan hệ Đối ngoại–CFR, một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên phân tích các vấn đề đối ngoại, tác giả Esther Pan cho biết từ năm 2005, Trung Quốc bắt đầu thực hiện “quyền lực mềm” nhằm gia tăng ảnh hưởng của nước này. Và các học viện Khổng Tử đóng vai trò quan trọng đầu tiên. Ông Lý Trường Xuân, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương Trung Quốc đã từng phát biểu trên tờ Economist rằng các học viện Khổng Tử “đóng một vai trò quan trọng trong các tổ chức tuyên truyền Trung Quốc tại nước ngoài”.
"Màu sắc Trung Quốc" nơi nơi
Nói về việc thành lập các học viện Khổng Tử ở Việt Nam, TS Nguyễn Xuân Diện thể hiện quan ngại của mình:
"Màu sắc Trung Quốc" nơi nơi
Nói về việc thành lập các học viện Khổng Tử ở Việt Nam, TS Nguyễn Xuân Diện thể hiện quan ngại của mình:
“Tuy nhiên, có một điều như thế này. Hiện nay, phải thừa nhận rằng giới lãnh đạo về văn hóa của Việt Nam có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc. Mà việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh. Điển hình là vừa rồi có những công trình tu bổ hoặc xây mới mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Thêm vào đó, có hàng loạt các ngôi chùa từ Nam chí Bắc trùng tu, trang trí theo kiểu Trung Quốc. Nhiều công trình mới xây cũng có tượng sư tử Trung Quốc. Rồi hàng hóa, đèn lồng Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam”
Một nước có quyền lực mạnh mẽ là một nước biết quảng bá văn hóa của mình để đạt được hai mục đích. Thứ nhất là thúc đẩy kinh tế thông qua giao thương các mặt hàng văn hóa. Thứ hai là xây dựng một nền văn hóa phổ biến để thực hiện ý thức hệ của mình. Đây cũng là chính sách mà từ những năm 1950, Hoa Kỳ đã áp dụng thông qua Trung tâm Thông tin Hoa Kỳ - USIA nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trên thế giới.
Yếu tố lịch sử, địa lý chính trị
Xét đến yếu tố địa lý, đến lịch sử Việt–Trung, sẽ thấy việc xây dựng viện Khổng Tử tại Việt Nam mang ý nghĩa khác với bất kỳ một học viện Khổng Tử nào trên thế giới vì nó dễ tạo ra một ảnh hưởng văn hóa mạnh hơn bất cứ nước nào.
Yếu tố lịch sử, địa lý chính trị
Xét đến yếu tố địa lý, đến lịch sử Việt–Trung, sẽ thấy việc xây dựng viện Khổng Tử tại Việt Nam mang ý nghĩa khác với bất kỳ một học viện Khổng Tử nào trên thế giới vì nó dễ tạo ra một ảnh hưởng văn hóa mạnh hơn bất cứ nước nào.
Về mặt địa lý, Việt Nam chỉ giáp ba nước là Lào, Campuchia và Trung Quốc. Các phía Đông và phía Nam đều giáp biển. Xét về văn minh, Trung Quốc là nước có nền văn minh lâu đời và tiến bộ hơn cả nên Việt Nam không thể tránh việc lấy nền văn minh Trung Quốc làm thước đo của sự tiến bộ nước nhà.
Về mặt lịch sử, khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc lập ra Nam Việt nào năm 208 trước Công nguyên, thì văn minh Trung Quốc từ đó cũng được mang vào để cai trị. Vả lại, sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc từ thời Vũ đế nhà Hán đến khi Ngô Quyền đại thắng trên sông Bạch Đằng, dân tộc Việt Nam dù giữ được cái ý chí riêng, nhưng cũng bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Trong “Việt Nam Sử Lược”, cụ Trần Trọng Kim cũng đã viết “sự sùng tín, sự học vấn, cách cai trị thì bao giờ mình cũng chịu ảnh hưởng của Tàu”. Chính vì thế, cần phải có một “lập trường và bản lĩnh” để giữ vững những đặc trưng của dân tộc. Đó là ý của TS Nguyễn Xuân Diện:
“Vì vậy, để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng và văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa hay còn gọi là “quyền lực mềm” sẽ bị áp đặt tại Việt Nam. Lúc ấy, chúng ta sẽ không thể nào chống lại được. Văn hóa là một nền tảng của đất nước, một khi văn hóa bị thuần hóa thì đó là một điều nguy hiểm”.
Xét đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên văn hóa Việt Nam; xét đến lịch sử bị Trung Quốc đô hộ trong quá khứ, và xét đến những tranh chấp biên giới cũng như biển đảo còn kéo dài và chưa minh bạch đến ngày nay, việc tách văn hóa Việt Nam ra khỏi văn hóa Trung Quốc hoặc ít ra tiếp thu văn hóa thế nào để vẫn giữ đặc trung dân tộc là việc cần thiết.
Không thể phủ nhận văn hóa Việt Nam đã mang nhiều bóng dáng văn hóa Trung Quốc vì đặc thù lịch sử và địa lý. Tuy nhiên, dù là một mái đình, dù là một con sử tử đá, Việt Nam cũng cần được bảo trì bởi một đất nước chỉ được phân biệt và nhận dạng bằng chính ngôn ngữ, con người và những đặc trưng văn hóa như cách ứng xử, phong tục, tập quán, trang phục…của nước ấy. Nền văn hóa ấy không thể bị xâm lược bởi xâm lược văn hóa cũng là xâm lược.
Nguồn: RFA Việt ngữ.
Phật gia:THÔNG ÐIỆP CỦA ÐỨC THẾ TÔN
Thông điệp của Ðức Thế Tôn là thông điệp vô song qua các thời đại. Con đường Phật dẫn đến hạnh phúc sẽ chứng tỏ cho ta thấy rằng Phật Giáo không phải bi quan tiêu cực như người ngoại đạo thường nói, mà là một tôn giáo đưa đến phúc lạc tột đỉnh ngay tại đây và bây giờ.
Bằng cách nào để chúng ta sống được hạnh phúc? Hãy làm điều thiện. Tránh mọi điều ác. Tịnh hóa tâm thức. Ðó là lời dạy của chư Phật.
Nhờ nương theo những bước đi chân lý mà người ta đạt được hạnh phúc vì trí tuệ đưa đến hạnh phúc, si mê đưa đến bất hạnh. Làm điều thiện bạn sẽ hưởng phúc lạc. Ðiều thiện là gì? Thực hành 5 học giới là làm điều thiện. Năm học giớỉ cần phải được thọ trì bằng tinh thần cũng như bằng văn từ ngôn ngữ. Văn tự sát mạng còn tinh thần cứu mạng. Ðối tượng của 5 học giới là gì? Bố thí để diệt trừ tham, trì giới để diệt trừ sân, thiền định để diệt trừ si.
Năm học giới phải được thực hành thận trọng qua tâm ý, lời nói và hành động vì mọi sự việc đều do tâm. Tâm là kẻ tiên phong, thủ trưởng và là kẻ sinh sự đủ chuyện. Hãy chính niệm quán sát tâm thì mọi sự đều tiến hành tốt đẹp. Nhưng quán tâm bằng cách nào? Phật Giáo là phương pháp tu tập, điều phục tâm. Nếu chúng ta giữ yên lặng chỉ theo dõi tâm, chúng ta sẽ làm cho tâm trong sạch, bảo đảm như ánh mặt trời lên cao. Nhưng làm cách nào để tịnh hóa tâm được. Nếu trong khi quán tâm mà một ý niệm hay vọng tưởng nào khởi lên đi kèm theo với tham, sân, si thì bạn lập tức chuyển tâm sang hướng khác. Chẳng hạn tâm từ bi thay cho tâm thù hận. Nếu ai chuyển tâm đến Ðức Phật, vị đó sẽ đạt hiệu quả cấp kỳ bởi vì có sự hiện diện của đức Ðại từ bi thì không còn một niệm tưởng tham, sân, si nào khởi lên được.
Nếu phương pháp thứ nhất không thành công, bạn hãy thử phương pháp thứ hai. Nghĩa là cố gắng tư duy về những mối nguy hại của những vọng tưởng, bởi vì ý nghĩ về sân thường dẫn đến sát hại. Nếu bất cứ niệm sân nào khởi lên, hãy diệt ngay từ trong trứng nước. Nếu phương pháp thứ hai không đạt, bạn hãy làm theo phương pháp thứ ba.
Nghĩa là chúng ta đừng nuôi dưỡng, ấp ủ vọng tưởng mà đơn giản lái ý tưởng sang hướng khác không chú ý đến vọng tưởng, nó sẽ chết dần các mối duyên hợp.
Nếu phương pháp thứ ba cũng thất bại, hãy thử phương pháp thứ tư, cố gắng loại bỏ những điều đã tạo nên các vọng tưởng. Hãy tìm ra nguyên nhân rồi nhổ tận gốc rễ.
Nếu phương pháp thứ tư vẫn không kết quả, hãy thử phương pháp thứ năm. Ðây là hành động trực tiếp, không muốn nói hành động trực tiếp ở Ấn Ðộ bởi vì Ðức Phật không phải là thần Jinnah mà là vị Thánh Jina– người chiến thắng dục vọng–người chinh phục thế gian. Ngài tự chiến thắng mình chứ không phải là kẻ chiến thắng người khác.
Nhưng hiển nhiên khi người nào tự chiến thắng mình tức là vị đó muốn chinh phục người khác bằng chính tình thương vô bờ bến. Ðức Thế Tôn sau khi tự chiến thắng mình tại Bồ Ðề Ðạo Tràng cách đây 2500 năm đã trở thành ngọn đèn Á CHÂU và là ánh sáng thế giới. Bằng phương pháp trực tiếp, nghĩa là bạn nghiến chặt răng, uốn lưỡi lên đốc họng và tung toàn lực quét sạch vọng tưởng với sức mạnh của năng lực, ý chí giống như nhà đô vật khổng lồ đưa vai vác chú lùn, nâng bổng lên cao rồi ném chú ra khỏi dây, giống như bạn đang vật lộn với vọng tưởng của chính mình, bằng toàn sức mạnh và năng lực ý chí, bạn sẽ quăng vọng tưởng ra ngoài.
Một khi tâm đã được tịnh hóa rồi bằng một trong 5 cách trên, lúc đó bạn mới hưởng được sự thuần tịnh trầm mặc và an lạc. Ðồng thời các vọng tưởng đó không còn quấy phá bạn nữa. Nếu bạn hành động theo phương pháp này mỗi lần vọng tưởng khởi lên, rồi thì tất cả các vọng tưởng cũng trở nên yếu dần và sau cùng bị dập tắt hẳn. Giác ngộ không gì khác ngoài tiến trình tịnh hóa tâm thức. Nhờ sử dụng phương pháp này mà chúng ta đẩy lùi được những hắc ám trong tâm. Nhờ vậy mà đạt được sự thuần khiết như gương sáng.MƯỜI HAI CÁCH TẠO NGHIỆP TỐT
Đạo hữu Lillian Too, một nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), một tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng, như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề " 108 phương cách tạo nghiệp tốt" (108 ways to create Good Karma), sẽ được xuất bản vào đầu năm 2009.
Theo giáo lý nhà Phật, luật nhân quả được giải thích rằng mỗi sự việc xảy ra sẽ có một sự kiện khác đi theo sau đó. Hệ quả xảy ra có an lạc, hạnh phúc hay khổ đau, khó chịu, có lợi hay có hại cho người khác và cho chính mình, tất cả đều tùy thuộc vào nguyên nhân ban đầu của hành động đó. Luật nhân quả dạy rằng gieo gió sẽ gặp bão, trồng cam sẽ được quả ngọt, trồng chanh ắt phải hái trái chua, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh. Người ta không thể thoát khỏi nghiệp quả của mình một khi chính mình đã gây tạo. Có nhiều cách tạo ra nghiệp tốt để hóa giải đi những nghiệp xấu mà chính mình đã cố ý hay vô tình gây ra trước đó. Bài viết này xin cống hiến 12 cách mà bạn có thể làm được ngay trong kiếp này để đời sống của bạn thay đổi.
Thông điệp của Ðức Thế Tôn là thông điệp vô song qua các thời đại. Con đường Phật dẫn đến hạnh phúc sẽ chứng tỏ cho ta thấy rằng Phật Giáo không phải bi quan tiêu cực như người ngoại đạo thường nói, mà là một tôn giáo đưa đến phúc lạc tột đỉnh ngay tại đây và bây giờ.
Bằng cách nào để chúng ta sống được hạnh phúc? Hãy làm điều thiện. Tránh mọi điều ác. Tịnh hóa tâm thức. Ðó là lời dạy của chư Phật.
Nhờ nương theo những bước đi chân lý mà người ta đạt được hạnh phúc vì trí tuệ đưa đến hạnh phúc, si mê đưa đến bất hạnh. Làm điều thiện bạn sẽ hưởng phúc lạc. Ðiều thiện là gì? Thực hành 5 học giới là làm điều thiện. Năm học giớỉ cần phải được thọ trì bằng tinh thần cũng như bằng văn từ ngôn ngữ. Văn tự sát mạng còn tinh thần cứu mạng. Ðối tượng của 5 học giới là gì? Bố thí để diệt trừ tham, trì giới để diệt trừ sân, thiền định để diệt trừ si.
Năm học giới phải được thực hành thận trọng qua tâm ý, lời nói và hành động vì mọi sự việc đều do tâm. Tâm là kẻ tiên phong, thủ trưởng và là kẻ sinh sự đủ chuyện. Hãy chính niệm quán sát tâm thì mọi sự đều tiến hành tốt đẹp. Nhưng quán tâm bằng cách nào? Phật Giáo là phương pháp tu tập, điều phục tâm. Nếu chúng ta giữ yên lặng chỉ theo dõi tâm, chúng ta sẽ làm cho tâm trong sạch, bảo đảm như ánh mặt trời lên cao. Nhưng làm cách nào để tịnh hóa tâm được. Nếu trong khi quán tâm mà một ý niệm hay vọng tưởng nào khởi lên đi kèm theo với tham, sân, si thì bạn lập tức chuyển tâm sang hướng khác. Chẳng hạn tâm từ bi thay cho tâm thù hận. Nếu ai chuyển tâm đến Ðức Phật, vị đó sẽ đạt hiệu quả cấp kỳ bởi vì có sự hiện diện của đức Ðại từ bi thì không còn một niệm tưởng tham, sân, si nào khởi lên được.
Nếu phương pháp thứ nhất không thành công, bạn hãy thử phương pháp thứ hai. Nghĩa là cố gắng tư duy về những mối nguy hại của những vọng tưởng, bởi vì ý nghĩ về sân thường dẫn đến sát hại. Nếu bất cứ niệm sân nào khởi lên, hãy diệt ngay từ trong trứng nước. Nếu phương pháp thứ hai không đạt, bạn hãy làm theo phương pháp thứ ba.
Nghĩa là chúng ta đừng nuôi dưỡng, ấp ủ vọng tưởng mà đơn giản lái ý tưởng sang hướng khác không chú ý đến vọng tưởng, nó sẽ chết dần các mối duyên hợp.
Nếu phương pháp thứ ba cũng thất bại, hãy thử phương pháp thứ tư, cố gắng loại bỏ những điều đã tạo nên các vọng tưởng. Hãy tìm ra nguyên nhân rồi nhổ tận gốc rễ.
Nếu phương pháp thứ tư vẫn không kết quả, hãy thử phương pháp thứ năm. Ðây là hành động trực tiếp, không muốn nói hành động trực tiếp ở Ấn Ðộ bởi vì Ðức Phật không phải là thần Jinnah mà là vị Thánh Jina– người chiến thắng dục vọng–người chinh phục thế gian. Ngài tự chiến thắng mình chứ không phải là kẻ chiến thắng người khác.
Nhưng hiển nhiên khi người nào tự chiến thắng mình tức là vị đó muốn chinh phục người khác bằng chính tình thương vô bờ bến. Ðức Thế Tôn sau khi tự chiến thắng mình tại Bồ Ðề Ðạo Tràng cách đây 2500 năm đã trở thành ngọn đèn Á CHÂU và là ánh sáng thế giới. Bằng phương pháp trực tiếp, nghĩa là bạn nghiến chặt răng, uốn lưỡi lên đốc họng và tung toàn lực quét sạch vọng tưởng với sức mạnh của năng lực, ý chí giống như nhà đô vật khổng lồ đưa vai vác chú lùn, nâng bổng lên cao rồi ném chú ra khỏi dây, giống như bạn đang vật lộn với vọng tưởng của chính mình, bằng toàn sức mạnh và năng lực ý chí, bạn sẽ quăng vọng tưởng ra ngoài.
Một khi tâm đã được tịnh hóa rồi bằng một trong 5 cách trên, lúc đó bạn mới hưởng được sự thuần tịnh trầm mặc và an lạc. Ðồng thời các vọng tưởng đó không còn quấy phá bạn nữa. Nếu bạn hành động theo phương pháp này mỗi lần vọng tưởng khởi lên, rồi thì tất cả các vọng tưởng cũng trở nên yếu dần và sau cùng bị dập tắt hẳn. Giác ngộ không gì khác ngoài tiến trình tịnh hóa tâm thức. Nhờ sử dụng phương pháp này mà chúng ta đẩy lùi được những hắc ám trong tâm. Nhờ vậy mà đạt được sự thuần khiết như gương sáng.MƯỜI HAI CÁCH TẠO NGHIỆP TỐT
Đạo hữu Lillian Too, một nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), một tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng, như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề " 108 phương cách tạo nghiệp tốt" (108 ways to create Good Karma), sẽ được xuất bản vào đầu năm 2009.
Theo giáo lý nhà Phật, luật nhân quả được giải thích rằng mỗi sự việc xảy ra sẽ có một sự kiện khác đi theo sau đó. Hệ quả xảy ra có an lạc, hạnh phúc hay khổ đau, khó chịu, có lợi hay có hại cho người khác và cho chính mình, tất cả đều tùy thuộc vào nguyên nhân ban đầu của hành động đó. Luật nhân quả dạy rằng gieo gió sẽ gặp bão, trồng cam sẽ được quả ngọt, trồng chanh ắt phải hái trái chua, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh. Người ta không thể thoát khỏi nghiệp quả của mình một khi chính mình đã gây tạo. Có nhiều cách tạo ra nghiệp tốt để hóa giải đi những nghiệp xấu mà chính mình đã cố ý hay vô tình gây ra trước đó. Bài viết này xin cống hiến 12 cách mà bạn có thể làm được ngay trong kiếp này để đời sống của bạn thay đổi.
1/ Hãy lấy từ bi làm tôn giáo của mình: tạo nghiệp tốt không có nghĩa là theo tôn giáo hay mộ đạo. Người ta không cần phải là một tín đồ Phật Giáo hay thuộc về một tín ngưỡng nào đó để có thể tạo nghiệp tốt. Con người chỉ cần thể hiện thái độ tử tế ân cần với người khác. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nhắc nhở " Tôn giáo của tôi là lòng từ bi", như vậy đã tạo nghiệp tốt rồi, không phải chỉ tử tế với người khác trong chốc lát mà phải luôn luôn, suốt cuộc đời của mình, trong mọi phương diện của đời sống, trong mọi mối liên hệ, trong mỗi công việc làm, trong tất cả những giao tiếp; khi chúng ta tiếp cận một việc gì mình làm, được thể hiện tấm lòng từ bi, thì khi đó chúng ta đang tạo nghiệp tốt, và đó là loại nghiệp tốt tạo ra một hệ quả mà tất cả mọi người khác đều tử tế với mình. Đó là phương cách chắc chắn nhất để gây dựng một cuộc đời mà trong đó những phiền não khổ đau sẽ tiêu tan.
2/ Trì chú: trì chú là việc làm cơ bản và dễ nhất cho một hành giả tu theo Mật Tông để bắt đầu đi trên con đường mở ra những chân trời mới cho tâm trí. Trước hết trì chú là cách thức mạnh nhất để thanh lọc những ác nghiệp mà chúng ta đã mang tới trong thế gian này với mình từ quá khứ. Nghiệp quả xấu vẫn còn ở trong thần thức của mỗi người, giòng tâm thức mà chúng ta mang theo từ kiếp sống quá khứ. Chúng ta hãy bắt đầu với thần chú nổi tiếng nhất thế giới, đó là tâm chú của Bồ Tát Quán Thế Âm " Án Ma Ni Bát Di Hồng" (Om Mani Padme Hum). Khi trì thần chú này, hãy tập trung vào âm thanh của chú và để âm thanh thâm nhập vào tận tâm thức của mình. Luôn luôn trì chú với ý tưởng mang lợi ích đến cho người khác. Không bao lâu sau đó, chúng ta sẽ thấy kết quả với những lợi ích tuyệt vời thâm nhập qua tâm thức của mình. Chúng ta sẽ sớm cảm thấy mình trở nên dễ thương hơn, khoan dung hơn, bớt bối rối hơn và trở nên bình tĩnh hơn. Nhiều vị Lạt Ma cao cấp nói rằng trì thần chú " Án Ma Ni Bát Di Hồng" có thể đưa chúng ta đến giác ngộ. Đây là một trong những thần chú có nhiều oai lực nhất mà chúng ta có thể hành trì hằng ngày. Tóm lại là nếu lỡ làm việc xấu thì việc trì chú sẽ gột rửa được phần nào nghiệp quả xấu, tương tự như việc xưng tôi bên Ki tô giáo.
3/ Niệm Phật: Một cách thức mạnh mẽ không ngờ để giải trừ những ác nghiệp là niệm danh hiệu Phật và lễ Phật sám hối. Trong khi niệm Phật chúng ta phát khởi ý nghĩ sám hối về những nghiệp xấu đã tạo ra trong những kiếp trước và ngay trong kiếp sống này. Niệm Phật thành tâm, nhờ tha lực của chư Phật cùng với sự tự lực của bản thân sẽ giúp cho những bất thiện nghiệp của chúng ta tiêu tan dần theo năm tháng. Chúng ta phát tâm quy ngưỡng Phật, tôn kính Phật, lễ Phật và niệm danh hiệu Phật là pháp tu phổ thông để tội diệt phước sanh, là một phương pháp rất mạnh mẽ để hóa giải những chướng ngại gây ra phiền não khổ đau cho chúng ta trong đời sống này. Cần lưu ý là niệm ít thôi, vì các vị Phật cũng như chính chúng ta, không ai muốn mình bị réo tên suốt cả buổi cả!
4/ Thực hành thiền quán: Mấy năm trước khi gặp Thầy Bổn Sư của tôi là Lạt Ma Zopa (lãnh đạo tối cao của Hội Bảo Tồn Truyền Thống PG Đại Thừa, fpmt.org), tôi thỉnh ngài hướng dẫn tôi ngồi thiền, tôi trình với ngài rằng " lúc nào con cũng cảm thấy u uất trong lòng , xin Thầy hướng dẫn con tập thiền để tâm con được an tĩnh". Thầy Zopa cười nhẹ và nói " tham thiền là một pháp tu tuyệt vời. Thiền không phải chỉ để tâm trí an tĩnh thôi đâu, mà thiền còn có mục đích cao hơn nữa con ạ". Ngài vắn tắt giải thích rằng, thiền định hay sự phát triển tâm linh, hay sự quán chiếu về khổ đau, vô thường và vô ngã. Tham thiền là cách làm cho tinh thần tập trung, thanh thản và trong suốt như một dòng sông nước trong mà người ta có thể nhìn thấy tận đáy, từ đó ý thức biết được sự thể nghiệm về giải thoát và giác ngộ. Tham thiền cũng là quá trình tập trung và thấm nhập nhờ đó mà tâm chúng ta được an tĩnh và nhất tâm bất loạn, rồi đi đến
giác ngộ. Nên hiểu rằng Thiền là sự nhận chân ra một năng lực tâm linh mới để có thể phán đoán sự vật trên một quan điểm mới, với mục đích là dứt khoát lật đổ ngôi nhà giả tạm mà mình đang có để dựng lên cái khác trên một nền móng hoàn toàn mới. Mái nhà cũ gọi là vô minh khổ đau, và ngôi nhà mới được gọi là giác ngộ giải thoát. Đó là đích đến của mọi hành giả tu theo
Đạo Phật. Về căn bản, hành giả ngồi trên một tấm nệm với hai chân khoanh lại, lưng thẳng, hai mắt hé mở, nhìn khoảng một thước về phía trước, và bắt đầu thở đều hòa. Suy ngẫm và tập trung vào lý do hành thiền, động cơ ngồi thiền của mình, đó là phát tâm làm lợi ích cho chúng sanh. Xem động lực vị tha này là nền móng của việc tham thiền. Từ đó trở đi hành giả có thể quán tưởng về bất cứ một đề mục nào liên quan đến việc phát triển sự hiểu biết về đời sống của mình. Khi quán tưởng như vậy, hành giả nhẹ nhàng suy ngẫm về sự quý báu của đời người và sự may mắn là mình đã được sanh ra làm người, được sống, được gặp chánh pháp như hôm nay. Hành giả sẽ nhận thức rằng chỉ riêng việc sinh ra làm người đã là một may mắn rồi, vì mình có khả năng phân biệt, hiểu biết và suy nghiệm nghĩa lý sâu xa của Phật lý, để rồi biết tu tập để giải thoát vòng sinh tử khổ đau. Ngồi nhậu, ngồi họp hay kể cả ngồi đánh bài đều có thể vận dụng cách này được cả.
5/ Nhường đường khi lái xe: đã không ít tai nạn chết người xảy ra khi người lái xe giành đường, do vậy khi người Phật tử chạy xe trên đường phải giữ chánh niệm và biết rằng đây cũng là cơ hội cho ta tạo nghiệp tốt. Nhường đường cho người khác là chúng ta chạy chậm lại khi có người muốn vượt lên trước mình, dằn cảm giác khó chịu xuống hay không bóp kèn khi có người quẹo xe ẩu hoặc thậm chí đụng phải xe của mình. Những phiền não như vậy trong việc giao thông là những cơ hội cho ta đào luyện tâm trí với một nụ cười hoan hỷ trong bình tĩnh.
Chúng ta cũng có thể nhường đường cho người khác ngay cả khi mình có quyền ưu tiên. Khi không có ý tưởng xem con đường là nơi tranh chấp giữa mình và những người lái xe khác, việc giao thông của chúng ta sẽ thú vị hơn nhiều và mỗi lần nhường đường cho người nào, chúng ta sẽ rất vui lòng vì biết rằng việc kềm chế tánh dễ nổi nóng của mình và đây cũng là một cách để tạo nghiệp tốt mà kết quả có về sau là đời sống của mình luôn gặp mọi sự hanh thông và may mắn. Điều này rất đúng với thực trạng giao thông và ý thức của những người tham gia giao thông hiện nay!
6/ Dành phần thắng cho người khác và chấp nhận thua thiệt: khi nhường nhịn người khác,
chúng ta nhiếp phục được sự tự ái của mình, và không thể để cho tự ngã của mình nghĩ đến những điều vị kỷ. Khi chấp nhận thua thiệt, sẽ là cơ hội cho ta diệt trừ tính kiêu ngạo. Pháp tu đặc biệt hữu dụng khi hoạt động trong thế gian vật chất hay trong cách cư xử với người khác trong công việc. Khi làm việc gì quan trọng hay phải làm xong một việc nào đó trước thời hạn, sự căng thẳng thường phát sinh giữa mình và người khác, và đó là lúc người ta nghĩ đến ảo tưởng thắng và thua, được và mất. Hãy xem đó là những cơ hội tạo nghiệp tốt. Tôi nhớ có những lần tôi đã tranh luận một cách nóng nẩy chỉ để biện minh cho quan điểm của mình, để rồi rốt cuộc tôi nhận ra rằng mình đã không chỉ gây ra phiền não cho mình mà còn làm cho người khác bực mình, khó chịu nữa. Chỉ khi gặp được Lama Zopa và được học Phật, tôi mới học được phương cách đối trị tính háo thắng của mình. Tôi đã khám phá tính chất giải thoát của sự chịu thua thiệt, sự buông bỏ và sự không bị trói buộc vào tham vọng chiến thắng. Đó là lúc tôi nhận ra là mình đã cảm thấy an lạc nhiều hơn mỗi khi chấp nhận thua thiệt, nhường phần thắng cho người khác. Hành vi đầu hàng trước ý kiến hay quan điểm của người khác không phải là trốn tránh thảo luận, mà là một lối đồng ý với nhau rằng chúng ta không đồng ý kiến, và đồng thời vẫn tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ nhau. Khi làm như vậy, chúng ta đang tạo nghiệp tốt và tất nhiên bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ tương tự của người khác trong tương lai. Các cụ đã dạy rồi "một sự nhịn là chín sự nhục", cấm có sai!
7/ Tránh sát hại những sinh vật nhỏ nhất: Người ta dễ dàng xâm hại đến sinh mạng của các loài vật, đặc biệt là những loài nhỏ nhất. Một hôm đang đi trên lề đường, tôi nhận thấy có nhiều con kiến bò ngang lối đi, tôi biết rằng nếu mình không có ý thức thì mình đã vô tình giết chết nhiều sinh mạng và như vậy chúng ta dễ dàng tạo ác nghiệp về sát sinh ngay trên mỗi bước chân của mình. Tôi cẩn thận không giẩm đạp lên những con kiến nhỏ bé này và tôi ngạc nhiên cảm thấy sự vui sướng rộn lên trong lòng của mình. Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, ngay cả những con vật nhỏ nhất cũng có Phật tánh, nhưng vì kiếp này chúng vì nghiệp chướng nặng nề nên phải mang thân hình khác người, hiểu điều đó, nên ta cố gắng tránh sát hại một cách vô ý thức của chúng ta. Kết quả tránh sát hại sinh vật sẽ giúp chúng ta sống khỏe mạnh, không bệnh tật và tăng tuổi thọ về sau. Mấy việc sát sinh nên để cho người cung cấp thực phẩm hoăc nhà hàng làm, chúng ta không nên can thiệp sâu vào chuyên môn.
8/ Phóng sinh loài cá: phóng sinh là hành động cứu sống, công đức rất lớn, có thể giúp người làm việc này giảm bệnh tật và kéo dài tuối thọ ngay trong hiện đời. Mấy năm trước khi tôi đến thành phố Varanasi, Ấn Độ (nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên), trong chuyến hành hương với Thầy tôi, Lama Zopa. Ngài đã đưa chúng tôi đến thăm sông Hằng và hướng dẫn chúng tôi làm công đức. Chúng tôi ngồi trền thuyền cầu nguyện và thả cá xuống dòng sông. Tôi có cảm giác tuyệt vời khi nhìn thấy những con cá tươi sống mà chúng tôi vừa mua từ những người dân chài ở gần đó, chúng quẫy đuôi nhảy trở lại nước sông và bơi lội tự do. Sau đó thầy tôi ghi câu thần chú trên một trái bong bóng rồi cột ở mạn thuyền để cho bong bóng chạm vào làn nước trong khi chiếc thuyền lướt đi. Ngài giải thích rằng bằng cách này để cho thần chú của Phật chạm vào làn nước để ban phước cho những loài vật sống dưới nước. Lưu ý là hiện nay, rất nhiều sông hồ bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, vì vậy cần chọn nơi phóng sinh đáp ứng đủ điều kiện sinh tồn cho cá!
9/ Cúng nước: Mấy năm trước khi gặp Thầy tôi, Lạt Ma Zopa lần đầu tiên, tôi thỉnh Ngài về nhà tôi. Ngài rất hoan hỷ khi nhìn thấy bức tượng Phật độc nhất mà tôi chưng trong phòng khách. Ngài bảo tôi lấy chén nước để ngài cúng bức tượng đó. Ngài dạy tôi cúng chén nước sẽ tạo nhiều công đức và là phương thức có oai lực lớn để hóa giải những nghiệp xấu về sân hận và những vấn đề khác còn tồn tại trong tâm trí của mình. Tôi đã làm theo lời dạy của ngài mỗi ngày, và không bao lâu chúng tôi đã có hàng trăm chén nước trong nhà, chỉ vì thời gian qua tôi có thêm những tượng Phật mới. Tôi rất thích đi tìm những loại chén pha lê và việc thay nước mỗi buổi sáng đã trở thành một nghi lễ trong gia đình của tôi. Qua thời gian, tôi cảm thấy những kết quả tốt, căn nhà của tôi đã trở thành một ốc đảo thấm đầy an lạc, và những chướng ngại trước đây trong đời sống của chúng tôi nay đã tan biến mất.
Những sân hận cáu gắt, những trận cải vã vô nghĩa, nhỏ mọn thường phá sự yên tĩnh trong nhà chúng tôi, nay đã không còn nữa, những cơn nóng giận đã đi vào quá khứ. Thật là một điều kỳ diệu khi chúng ta cúng nước cho Chư Phật. Kể ra mà cúng rượu thì tốt hơn, tuy nhiên nếu làm teo phương pháp này thì rượu hả hết mất!
10/ Bố thí, đóng góp cho việc từ thiện: Hành động hiến tặng cho người khác là một cách thức tuyệt vời để tạo nghiệp tốt trong đời sống ngắn ngũi này. Bố thí là hạnh đi đầu của những ai muốn thực thi Bồ tát hạnh. Kết quả của hạnh bố thí là mình được giàu sang, phú quý về sau.
Về phương diện tinh thần thì lòng tham lam, bủn xỉn của mình nhỏ dần lại và biến mất sau một thời gian mình thực hành việc bố thí. Khi hiến tặng cho người cũng là lúc chúng ta gia tăng tích lủy thiện nghiệp xuất phát từ lòng từ bi. Mình luôn cho ra với một tấm lòng quảng đại, vui vẽ, hoan hỷ không có bất cứ một điều kiện nào đi kèm, đó là bố thí đúng nghĩa với lời Phật dạy.
Nếu bạn không có khả năng bố thí tiền bạc thì có thể bố thí thời giờ, công sức, sự hiểu biết hay tài năng của mình, để giúp cho đời sống này bớt khổ đau, tất cả những điều này cũng có giá trị ngang nhau với tiền bạc. Một khi động lực tinh truyền, không một ý đồ mưu toan xen lẫn vào hành động bố thí thì bạn đã thành công phần n ào đó trong công hạnh này rồi. Chú ý là đúng lúc, đúng chỗ, chúng đối tượng!!!
11/ Nuôi cá cảnh: khi viết những cuốn sách về phong thủy, tôi luôn đề nghị thân chủ nuôi cá cảnh để tạo lực thịnh vượng và sự mát mẻ trong gia tộc. Nhưng việc nuôi cá cũng có mục đích cao hơn về tinh thần. Mỗi buổi sáng khi cho cá ăn hoặc thay nước cho cá, đó là bạn đang tạo nghiệp tốt.
Thật vậy mỗi lần cung cấp thức ăn cho cá là bạn có niềm vui vì biết mình đang làm một việc tốt. Những con cá không cần phải đẹp và hồ nước của cá cũng không cần phải có ý nghĩa phong thủy để làm động lực cho lòng từ bi của bạn phát sinh. Hãy nghĩ như vậy rồi những con cá sẽ mang đến cho bạn những niềm vui lớn trong đời sống này. Như thế có thể tiết kiệm chi phí đầu tư và nếu cá có chết thì tâm lý cũng nhẹ nhàng hơn, đỡ tiếc hơn.
12/ Sẵn lòng lắng nghe tâm sự của người khác: khi có người nào tìm đến mình để tìm sự an ủi, chia sẻ hay để nương tựa vào bạn, vì họ không có người nào để tìm tới, bạn đừng xua đuổi họ, dù đó là người mà bạn chưa từng quen biết, dù bạn đang bận rộn, dù bạn không thích nghe người khác than thở. Bạn chỉ cần dành một chút thời gian cho họ. Hãy sẳn sàng làm bạn với cả những người xa lạ. Dùng tinh thần mạnh mẽ của mình để giúp những người yếu đuối. Chia sẻ kinh nghiệm an lạc của mình với người khác, dù cho người ấy không quen thân với mình, làm được như vậy là bạn đang thực hành tốt lòng từ bi trong đời sống và cũng là người đang đi trên lộ trình hành Bồ Tát Đạo. Cái vụ này mà đối tượng là một cô xinh xắn dễ thương thì chắc không khó lắm!!
2/ Trì chú: trì chú là việc làm cơ bản và dễ nhất cho một hành giả tu theo Mật Tông để bắt đầu đi trên con đường mở ra những chân trời mới cho tâm trí. Trước hết trì chú là cách thức mạnh nhất để thanh lọc những ác nghiệp mà chúng ta đã mang tới trong thế gian này với mình từ quá khứ. Nghiệp quả xấu vẫn còn ở trong thần thức của mỗi người, giòng tâm thức mà chúng ta mang theo từ kiếp sống quá khứ. Chúng ta hãy bắt đầu với thần chú nổi tiếng nhất thế giới, đó là tâm chú của Bồ Tát Quán Thế Âm " Án Ma Ni Bát Di Hồng" (Om Mani Padme Hum). Khi trì thần chú này, hãy tập trung vào âm thanh của chú và để âm thanh thâm nhập vào tận tâm thức của mình. Luôn luôn trì chú với ý tưởng mang lợi ích đến cho người khác. Không bao lâu sau đó, chúng ta sẽ thấy kết quả với những lợi ích tuyệt vời thâm nhập qua tâm thức của mình. Chúng ta sẽ sớm cảm thấy mình trở nên dễ thương hơn, khoan dung hơn, bớt bối rối hơn và trở nên bình tĩnh hơn. Nhiều vị Lạt Ma cao cấp nói rằng trì thần chú " Án Ma Ni Bát Di Hồng" có thể đưa chúng ta đến giác ngộ. Đây là một trong những thần chú có nhiều oai lực nhất mà chúng ta có thể hành trì hằng ngày. Tóm lại là nếu lỡ làm việc xấu thì việc trì chú sẽ gột rửa được phần nào nghiệp quả xấu, tương tự như việc xưng tôi bên Ki tô giáo.
3/ Niệm Phật: Một cách thức mạnh mẽ không ngờ để giải trừ những ác nghiệp là niệm danh hiệu Phật và lễ Phật sám hối. Trong khi niệm Phật chúng ta phát khởi ý nghĩ sám hối về những nghiệp xấu đã tạo ra trong những kiếp trước và ngay trong kiếp sống này. Niệm Phật thành tâm, nhờ tha lực của chư Phật cùng với sự tự lực của bản thân sẽ giúp cho những bất thiện nghiệp của chúng ta tiêu tan dần theo năm tháng. Chúng ta phát tâm quy ngưỡng Phật, tôn kính Phật, lễ Phật và niệm danh hiệu Phật là pháp tu phổ thông để tội diệt phước sanh, là một phương pháp rất mạnh mẽ để hóa giải những chướng ngại gây ra phiền não khổ đau cho chúng ta trong đời sống này. Cần lưu ý là niệm ít thôi, vì các vị Phật cũng như chính chúng ta, không ai muốn mình bị réo tên suốt cả buổi cả!
4/ Thực hành thiền quán: Mấy năm trước khi gặp Thầy Bổn Sư của tôi là Lạt Ma Zopa (lãnh đạo tối cao của Hội Bảo Tồn Truyền Thống PG Đại Thừa, fpmt.org), tôi thỉnh ngài hướng dẫn tôi ngồi thiền, tôi trình với ngài rằng " lúc nào con cũng cảm thấy u uất trong lòng , xin Thầy hướng dẫn con tập thiền để tâm con được an tĩnh". Thầy Zopa cười nhẹ và nói " tham thiền là một pháp tu tuyệt vời. Thiền không phải chỉ để tâm trí an tĩnh thôi đâu, mà thiền còn có mục đích cao hơn nữa con ạ". Ngài vắn tắt giải thích rằng, thiền định hay sự phát triển tâm linh, hay sự quán chiếu về khổ đau, vô thường và vô ngã. Tham thiền là cách làm cho tinh thần tập trung, thanh thản và trong suốt như một dòng sông nước trong mà người ta có thể nhìn thấy tận đáy, từ đó ý thức biết được sự thể nghiệm về giải thoát và giác ngộ. Tham thiền cũng là quá trình tập trung và thấm nhập nhờ đó mà tâm chúng ta được an tĩnh và nhất tâm bất loạn, rồi đi đến
giác ngộ. Nên hiểu rằng Thiền là sự nhận chân ra một năng lực tâm linh mới để có thể phán đoán sự vật trên một quan điểm mới, với mục đích là dứt khoát lật đổ ngôi nhà giả tạm mà mình đang có để dựng lên cái khác trên một nền móng hoàn toàn mới. Mái nhà cũ gọi là vô minh khổ đau, và ngôi nhà mới được gọi là giác ngộ giải thoát. Đó là đích đến của mọi hành giả tu theo
Đạo Phật. Về căn bản, hành giả ngồi trên một tấm nệm với hai chân khoanh lại, lưng thẳng, hai mắt hé mở, nhìn khoảng một thước về phía trước, và bắt đầu thở đều hòa. Suy ngẫm và tập trung vào lý do hành thiền, động cơ ngồi thiền của mình, đó là phát tâm làm lợi ích cho chúng sanh. Xem động lực vị tha này là nền móng của việc tham thiền. Từ đó trở đi hành giả có thể quán tưởng về bất cứ một đề mục nào liên quan đến việc phát triển sự hiểu biết về đời sống của mình. Khi quán tưởng như vậy, hành giả nhẹ nhàng suy ngẫm về sự quý báu của đời người và sự may mắn là mình đã được sanh ra làm người, được sống, được gặp chánh pháp như hôm nay. Hành giả sẽ nhận thức rằng chỉ riêng việc sinh ra làm người đã là một may mắn rồi, vì mình có khả năng phân biệt, hiểu biết và suy nghiệm nghĩa lý sâu xa của Phật lý, để rồi biết tu tập để giải thoát vòng sinh tử khổ đau. Ngồi nhậu, ngồi họp hay kể cả ngồi đánh bài đều có thể vận dụng cách này được cả.
5/ Nhường đường khi lái xe: đã không ít tai nạn chết người xảy ra khi người lái xe giành đường, do vậy khi người Phật tử chạy xe trên đường phải giữ chánh niệm và biết rằng đây cũng là cơ hội cho ta tạo nghiệp tốt. Nhường đường cho người khác là chúng ta chạy chậm lại khi có người muốn vượt lên trước mình, dằn cảm giác khó chịu xuống hay không bóp kèn khi có người quẹo xe ẩu hoặc thậm chí đụng phải xe của mình. Những phiền não như vậy trong việc giao thông là những cơ hội cho ta đào luyện tâm trí với một nụ cười hoan hỷ trong bình tĩnh.
Chúng ta cũng có thể nhường đường cho người khác ngay cả khi mình có quyền ưu tiên. Khi không có ý tưởng xem con đường là nơi tranh chấp giữa mình và những người lái xe khác, việc giao thông của chúng ta sẽ thú vị hơn nhiều và mỗi lần nhường đường cho người nào, chúng ta sẽ rất vui lòng vì biết rằng việc kềm chế tánh dễ nổi nóng của mình và đây cũng là một cách để tạo nghiệp tốt mà kết quả có về sau là đời sống của mình luôn gặp mọi sự hanh thông và may mắn. Điều này rất đúng với thực trạng giao thông và ý thức của những người tham gia giao thông hiện nay!
6/ Dành phần thắng cho người khác và chấp nhận thua thiệt: khi nhường nhịn người khác,
chúng ta nhiếp phục được sự tự ái của mình, và không thể để cho tự ngã của mình nghĩ đến những điều vị kỷ. Khi chấp nhận thua thiệt, sẽ là cơ hội cho ta diệt trừ tính kiêu ngạo. Pháp tu đặc biệt hữu dụng khi hoạt động trong thế gian vật chất hay trong cách cư xử với người khác trong công việc. Khi làm việc gì quan trọng hay phải làm xong một việc nào đó trước thời hạn, sự căng thẳng thường phát sinh giữa mình và người khác, và đó là lúc người ta nghĩ đến ảo tưởng thắng và thua, được và mất. Hãy xem đó là những cơ hội tạo nghiệp tốt. Tôi nhớ có những lần tôi đã tranh luận một cách nóng nẩy chỉ để biện minh cho quan điểm của mình, để rồi rốt cuộc tôi nhận ra rằng mình đã không chỉ gây ra phiền não cho mình mà còn làm cho người khác bực mình, khó chịu nữa. Chỉ khi gặp được Lama Zopa và được học Phật, tôi mới học được phương cách đối trị tính háo thắng của mình. Tôi đã khám phá tính chất giải thoát của sự chịu thua thiệt, sự buông bỏ và sự không bị trói buộc vào tham vọng chiến thắng. Đó là lúc tôi nhận ra là mình đã cảm thấy an lạc nhiều hơn mỗi khi chấp nhận thua thiệt, nhường phần thắng cho người khác. Hành vi đầu hàng trước ý kiến hay quan điểm của người khác không phải là trốn tránh thảo luận, mà là một lối đồng ý với nhau rằng chúng ta không đồng ý kiến, và đồng thời vẫn tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ nhau. Khi làm như vậy, chúng ta đang tạo nghiệp tốt và tất nhiên bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ tương tự của người khác trong tương lai. Các cụ đã dạy rồi "một sự nhịn là chín sự nhục", cấm có sai!
7/ Tránh sát hại những sinh vật nhỏ nhất: Người ta dễ dàng xâm hại đến sinh mạng của các loài vật, đặc biệt là những loài nhỏ nhất. Một hôm đang đi trên lề đường, tôi nhận thấy có nhiều con kiến bò ngang lối đi, tôi biết rằng nếu mình không có ý thức thì mình đã vô tình giết chết nhiều sinh mạng và như vậy chúng ta dễ dàng tạo ác nghiệp về sát sinh ngay trên mỗi bước chân của mình. Tôi cẩn thận không giẩm đạp lên những con kiến nhỏ bé này và tôi ngạc nhiên cảm thấy sự vui sướng rộn lên trong lòng của mình. Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, ngay cả những con vật nhỏ nhất cũng có Phật tánh, nhưng vì kiếp này chúng vì nghiệp chướng nặng nề nên phải mang thân hình khác người, hiểu điều đó, nên ta cố gắng tránh sát hại một cách vô ý thức của chúng ta. Kết quả tránh sát hại sinh vật sẽ giúp chúng ta sống khỏe mạnh, không bệnh tật và tăng tuổi thọ về sau. Mấy việc sát sinh nên để cho người cung cấp thực phẩm hoăc nhà hàng làm, chúng ta không nên can thiệp sâu vào chuyên môn.
8/ Phóng sinh loài cá: phóng sinh là hành động cứu sống, công đức rất lớn, có thể giúp người làm việc này giảm bệnh tật và kéo dài tuối thọ ngay trong hiện đời. Mấy năm trước khi tôi đến thành phố Varanasi, Ấn Độ (nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên), trong chuyến hành hương với Thầy tôi, Lama Zopa. Ngài đã đưa chúng tôi đến thăm sông Hằng và hướng dẫn chúng tôi làm công đức. Chúng tôi ngồi trền thuyền cầu nguyện và thả cá xuống dòng sông. Tôi có cảm giác tuyệt vời khi nhìn thấy những con cá tươi sống mà chúng tôi vừa mua từ những người dân chài ở gần đó, chúng quẫy đuôi nhảy trở lại nước sông và bơi lội tự do. Sau đó thầy tôi ghi câu thần chú trên một trái bong bóng rồi cột ở mạn thuyền để cho bong bóng chạm vào làn nước trong khi chiếc thuyền lướt đi. Ngài giải thích rằng bằng cách này để cho thần chú của Phật chạm vào làn nước để ban phước cho những loài vật sống dưới nước. Lưu ý là hiện nay, rất nhiều sông hồ bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, vì vậy cần chọn nơi phóng sinh đáp ứng đủ điều kiện sinh tồn cho cá!
9/ Cúng nước: Mấy năm trước khi gặp Thầy tôi, Lạt Ma Zopa lần đầu tiên, tôi thỉnh Ngài về nhà tôi. Ngài rất hoan hỷ khi nhìn thấy bức tượng Phật độc nhất mà tôi chưng trong phòng khách. Ngài bảo tôi lấy chén nước để ngài cúng bức tượng đó. Ngài dạy tôi cúng chén nước sẽ tạo nhiều công đức và là phương thức có oai lực lớn để hóa giải những nghiệp xấu về sân hận và những vấn đề khác còn tồn tại trong tâm trí của mình. Tôi đã làm theo lời dạy của ngài mỗi ngày, và không bao lâu chúng tôi đã có hàng trăm chén nước trong nhà, chỉ vì thời gian qua tôi có thêm những tượng Phật mới. Tôi rất thích đi tìm những loại chén pha lê và việc thay nước mỗi buổi sáng đã trở thành một nghi lễ trong gia đình của tôi. Qua thời gian, tôi cảm thấy những kết quả tốt, căn nhà của tôi đã trở thành một ốc đảo thấm đầy an lạc, và những chướng ngại trước đây trong đời sống của chúng tôi nay đã tan biến mất.
Những sân hận cáu gắt, những trận cải vã vô nghĩa, nhỏ mọn thường phá sự yên tĩnh trong nhà chúng tôi, nay đã không còn nữa, những cơn nóng giận đã đi vào quá khứ. Thật là một điều kỳ diệu khi chúng ta cúng nước cho Chư Phật. Kể ra mà cúng rượu thì tốt hơn, tuy nhiên nếu làm teo phương pháp này thì rượu hả hết mất!
10/ Bố thí, đóng góp cho việc từ thiện: Hành động hiến tặng cho người khác là một cách thức tuyệt vời để tạo nghiệp tốt trong đời sống ngắn ngũi này. Bố thí là hạnh đi đầu của những ai muốn thực thi Bồ tát hạnh. Kết quả của hạnh bố thí là mình được giàu sang, phú quý về sau.
Về phương diện tinh thần thì lòng tham lam, bủn xỉn của mình nhỏ dần lại và biến mất sau một thời gian mình thực hành việc bố thí. Khi hiến tặng cho người cũng là lúc chúng ta gia tăng tích lủy thiện nghiệp xuất phát từ lòng từ bi. Mình luôn cho ra với một tấm lòng quảng đại, vui vẽ, hoan hỷ không có bất cứ một điều kiện nào đi kèm, đó là bố thí đúng nghĩa với lời Phật dạy.
Nếu bạn không có khả năng bố thí tiền bạc thì có thể bố thí thời giờ, công sức, sự hiểu biết hay tài năng của mình, để giúp cho đời sống này bớt khổ đau, tất cả những điều này cũng có giá trị ngang nhau với tiền bạc. Một khi động lực tinh truyền, không một ý đồ mưu toan xen lẫn vào hành động bố thí thì bạn đã thành công phần n ào đó trong công hạnh này rồi. Chú ý là đúng lúc, đúng chỗ, chúng đối tượng!!!
11/ Nuôi cá cảnh: khi viết những cuốn sách về phong thủy, tôi luôn đề nghị thân chủ nuôi cá cảnh để tạo lực thịnh vượng và sự mát mẻ trong gia tộc. Nhưng việc nuôi cá cũng có mục đích cao hơn về tinh thần. Mỗi buổi sáng khi cho cá ăn hoặc thay nước cho cá, đó là bạn đang tạo nghiệp tốt.
Thật vậy mỗi lần cung cấp thức ăn cho cá là bạn có niềm vui vì biết mình đang làm một việc tốt. Những con cá không cần phải đẹp và hồ nước của cá cũng không cần phải có ý nghĩa phong thủy để làm động lực cho lòng từ bi của bạn phát sinh. Hãy nghĩ như vậy rồi những con cá sẽ mang đến cho bạn những niềm vui lớn trong đời sống này. Như thế có thể tiết kiệm chi phí đầu tư và nếu cá có chết thì tâm lý cũng nhẹ nhàng hơn, đỡ tiếc hơn.
12/ Sẵn lòng lắng nghe tâm sự của người khác: khi có người nào tìm đến mình để tìm sự an ủi, chia sẻ hay để nương tựa vào bạn, vì họ không có người nào để tìm tới, bạn đừng xua đuổi họ, dù đó là người mà bạn chưa từng quen biết, dù bạn đang bận rộn, dù bạn không thích nghe người khác than thở. Bạn chỉ cần dành một chút thời gian cho họ. Hãy sẳn sàng làm bạn với cả những người xa lạ. Dùng tinh thần mạnh mẽ của mình để giúp những người yếu đuối. Chia sẻ kinh nghiệm an lạc của mình với người khác, dù cho người ấy không quen thân với mình, làm được như vậy là bạn đang thực hành tốt lòng từ bi trong đời sống và cũng là người đang đi trên lộ trình hành Bồ Tát Đạo. Cái vụ này mà đối tượng là một cô xinh xắn dễ thương thì chắc không khó lắm!!
Thế nào là ma cảnh?
Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó sẽ trở thành chướng ngại cho người tu vì thiếu sự chỉ dẫn để nó quyến rũ mà tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách tánh khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã giảng rõ về 52 loài ma cảnh khác nhau. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng đến một lúc nào đó ma cảnh sẽ xuất hiện và điều nầy rất thông thường không có gì là lạ cả. Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói, hay mách bảo xui khiến, có người còn ngửi được những mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy. Có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiểm soát được.
Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình nầy lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa nó vẫn là ma cảnh. Vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng có nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong vô minh. Ảo ảnh về thị giác là điều thường xảy ra nhiều nhất vì mắt là giác quan gắn liền với tư tưởng mà con người thường xử dụng giác quan nầy nhiều hơn cả. Một ý niệm bỗng biến thành một con quái vật, một vết nứt trên tường bỗng biến thành con rắn. Nhiều người còn thấy cả hình ảnh ma quỷ, nhe nanh múa vuốt hoặc thấy các Đức Phật hiện ra với hằng hà sa số đệ tử đi quanh Ngài. Điều quan trọng nhất phải ý thức đó là ma cảnh, đừng để nó quyến rũ, lôi cuốn mà cứ để tự nhiên vì nó đến thì nó sẽ đi. Đừng để tâm vọng động, cứ tiếp tục công phu thiền tập, không sợ hãi và cũng không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng đều là những cảm giác làm khuấy động tâm thức của người tu. Vấn đề quan trọng trong việc thiền định là làm bặt mọi tư tưởng và làm sao để tâm trống rỗng, yên tĩnh như mặt nước hồ thu thì ánh trăng của chân lý mới có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm cản trở điều nầy đều là những chướng ngại. Do đó việc quan trọng nhất là phải biết tự chủ...
Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó sẽ trở thành chướng ngại cho người tu vì thiếu sự chỉ dẫn để nó quyến rũ mà tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách tánh khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã giảng rõ về 52 loài ma cảnh khác nhau. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng đến một lúc nào đó ma cảnh sẽ xuất hiện và điều nầy rất thông thường không có gì là lạ cả. Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói, hay mách bảo xui khiến, có người còn ngửi được những mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy. Có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiểm soát được.
Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình nầy lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa nó vẫn là ma cảnh. Vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng có nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong vô minh. Ảo ảnh về thị giác là điều thường xảy ra nhiều nhất vì mắt là giác quan gắn liền với tư tưởng mà con người thường xử dụng giác quan nầy nhiều hơn cả. Một ý niệm bỗng biến thành một con quái vật, một vết nứt trên tường bỗng biến thành con rắn. Nhiều người còn thấy cả hình ảnh ma quỷ, nhe nanh múa vuốt hoặc thấy các Đức Phật hiện ra với hằng hà sa số đệ tử đi quanh Ngài. Điều quan trọng nhất phải ý thức đó là ma cảnh, đừng để nó quyến rũ, lôi cuốn mà cứ để tự nhiên vì nó đến thì nó sẽ đi. Đừng để tâm vọng động, cứ tiếp tục công phu thiền tập, không sợ hãi và cũng không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng đều là những cảm giác làm khuấy động tâm thức của người tu. Vấn đề quan trọng trong việc thiền định là làm bặt mọi tư tưởng và làm sao để tâm trống rỗng, yên tĩnh như mặt nước hồ thu thì ánh trăng của chân lý mới có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm cản trở điều nầy đều là những chướng ngại. Do đó việc quan trọng nhất là phải biết tự chủ...
Nhà thơ PHẠM THIÊN THƯ - Người thi hoá kinh Phật
Bài viết của Hà Thi
Nhà thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như một đạo sĩ xuống núi, ông trở thành người rao giảng về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ..., ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát - Nhã của Phật giáo.
Trong lịch sử văn học, những nhà thơ Phật giáo, những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... đã góp phần không nhỏ làm phong phú, nâng cao giá trị cho văn học VN với những nét chấm phá ở mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và lịch sử dân tộc.
Bất ngờ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 1969 "Đoạn Trường Vô Thanh" của nhà thơ Phạm Thiên Thư với 3254 câu thơ được tác giả viết như là “hậu Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)” của thi hào Nguyễn Du. Những năm tiếp theo, Nguyễn Du có Văn Chiêu Hồn thì Phạm Thiên Thư có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu thì Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ...
Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1971. Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Động Hoa Vàng", “Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu”....
... Rằng xưa có gã từ quan
lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
Ừ, thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
.. Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
... Thì thôi! Tóc ấy phù vân
Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
... Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu...
(Động Hoa Vàng)
Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ. Nhân vật chính trong thơ là một ông sư lãng mạn như những chàng trai mới biết yêu:
...Em làm trang tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...
(Pháp Thân)
Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư là những cảm xúc thánh thiện, kín đáo với một chút bẽn lẽn: yêu nhau mà không dám tay trong tay, vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương:
... Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở
Muôn thuở còn vương...
Thiền tâm biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng:
... Đôi mày là Phượng cất cao
Đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
Tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
Tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
... Dù mai lều cỏ chân trời
Khói hương lò cũ khóc người trong thơ
Em còn ửng má đào tơ
Tóc xưa dù có bây giờ sương bay...
Đôi khi tình yêu nồng nàn đến nỗi “con vạc đậu bờ kinh” cũng ghẹo nhà sư ỡm ờ trần tục:
...Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...
(Động Hoa Vàng)
Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Sau 30.4.1975 ông còn thực hiện cuốn Kinh Hồng ca ngợi chế độ mới. Sau đó là một giai đoạn nhà thơ lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, Phạm thi sĩ không “lên non tìm động hoa vàng” như Nguyễn Đức Sơn mà nhà thơ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Từ 1981 – 1983 ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá… ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Tiếp theo đó, ông được bác sĩ – nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư vẫn lai rai cho đăng báo những bài thơ ngắn. Thỉnh thoảng đôi lần văn thi hữu cũng gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TPHCM. Phạm Thiên Thư thực sự hoà nhập trở lại với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng!
Bài viết của Hà Thi
Nhà thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như một đạo sĩ xuống núi, ông trở thành người rao giảng về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ..., ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát - Nhã của Phật giáo.
Trong lịch sử văn học, những nhà thơ Phật giáo, những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... đã góp phần không nhỏ làm phong phú, nâng cao giá trị cho văn học VN với những nét chấm phá ở mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và lịch sử dân tộc.
Bất ngờ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 1969 "Đoạn Trường Vô Thanh" của nhà thơ Phạm Thiên Thư với 3254 câu thơ được tác giả viết như là “hậu Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)” của thi hào Nguyễn Du. Những năm tiếp theo, Nguyễn Du có Văn Chiêu Hồn thì Phạm Thiên Thư có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu thì Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ...
Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1971. Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Động Hoa Vàng", “Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu”....
... Rằng xưa có gã từ quan
lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
Ừ, thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
.. Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
... Thì thôi! Tóc ấy phù vân
Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
... Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu...
(Động Hoa Vàng)
Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ. Nhân vật chính trong thơ là một ông sư lãng mạn như những chàng trai mới biết yêu:
...Em làm trang tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...
(Pháp Thân)
Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư là những cảm xúc thánh thiện, kín đáo với một chút bẽn lẽn: yêu nhau mà không dám tay trong tay, vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương:
... Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở
Muôn thuở còn vương...
Thiền tâm biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng:
... Đôi mày là Phượng cất cao
Đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
Tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
Tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
... Dù mai lều cỏ chân trời
Khói hương lò cũ khóc người trong thơ
Em còn ửng má đào tơ
Tóc xưa dù có bây giờ sương bay...
Đôi khi tình yêu nồng nàn đến nỗi “con vạc đậu bờ kinh” cũng ghẹo nhà sư ỡm ờ trần tục:
...Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...
(Động Hoa Vàng)
Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Sau 30.4.1975 ông còn thực hiện cuốn Kinh Hồng ca ngợi chế độ mới. Sau đó là một giai đoạn nhà thơ lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, Phạm thi sĩ không “lên non tìm động hoa vàng” như Nguyễn Đức Sơn mà nhà thơ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Từ 1981 – 1983 ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá… ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Tiếp theo đó, ông được bác sĩ – nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư vẫn lai rai cho đăng báo những bài thơ ngắn. Thỉnh thoảng đôi lần văn thi hữu cũng gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TPHCM. Phạm Thiên Thư thực sự hoà nhập trở lại với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng!
Có bao giờ chúng ta nghe từ miệng một vị thiền sư dạy Ðạo cho môn sinh như thế này chưa:
"- Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm kiếm khách Áo Trắng, ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém. Hàng tục sĩ gọi ta là Kiếm Vương.
Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm giang hồ kỳ thủ, ta ít khi chơi cờ. Khi đã chơi, một quân cờ đặt xuống - trọng lượng một quả núi - sẽ kết thành định mệnh. Ðịnh mệnh không lập lại hai lần. dòng sông đã chảy, vậy thì những quân cờ kế tục đi đến chung quyết. Không do dự. Không ngập ngừng. Người đời gọi ta là Kỳ Vương.
Này chư tử! Kiếm Vương ta cũng bỏ, Kỳ Thủ ta cũng lìa, khoác tay nải, dép cỏ, nón mê lang thang học Ðạo. Ba mươi năm chí thú tinh cần mới thấy được cửa vào. Mười năm lên núi sâu thiền tu, tịch mặc. Sở chướng đã trừ. Mê lầm đã tuyệt. Núi cũng là núi. Sông cũng là sông thôi. Kiếm Vương kia thành Kiếm Ðạo. Kỳ Vương kia thành Kỳ Ðạo. Tại sao như thế?
Này chư tử! Nay ta có mấy lời tâm huyết, như dao chạm đá, như kiếm xuyên mây. Hãy nghe mà lập tâm lập hạnh. Ðốt cháy kiến hoặc, dội tắt nghi tình, vào chốn ngũ trần mà thong dong tự tại.
Hãy nghe đây! Phàm người tu Phật, một niệm phóng đi, tác thành nghiệp báo. Vậy hãy như tay Kiếm Vương kia, chớ khinh suất mà ra chiêu, đừng cho ý tưởng tự do khởi động. Khi ngưng tụ sinh lực. Lúc buông xả nghỉ ngơi. Hãy xuất niệm như xuất kiếm. Ðã xuất là phải đạt
Này chư tử! Phàm người tu Phật, phải tinh luyện tư duy, Phải như tên kỳ thủ kia, một quân cờ đặt xuống, trọng lượng một quả núi. Giòng sông không chảy hai lần. Ðừng do dự. Ðừng ngập ngừng. Quân cờ đặt xuống là tác thành định mệnh, tác thành nhân quả, nghiệp báo.
Bài giảng kia đã từ một tu viện thâm u trên núi cao, đâm xuyên qua mấy đỉnh mây mù, băng tuyết, rơi xuống, cắm vào giữa lòng các đô thị. Người ta tỉnh giấc, bàng hoàng. Ngàn năm Phật Giáo kinh điển, từ chương, thụ động, tiêu cực, đắm say, bùa chú, hương khói vật vờ;
chợt đứng dậy, vươn cao, nắm định mệnh mình bước đi như thớt voi lâm trận, hùng dũng hô to, cánh sát cánh, vai sát vai... ánh lửa Trí Tuệ bùng lên, thổi sinh khí, đem lại Cái Ðẹp, Sức Mạnh và Tự Do Tối Thượng cho con người.
Truyện ngắn sau đây thuật lại một trường hợp dậy Ðạo của Người.Thanh niên Ka-jo-ju sau khi thất vọng về đường công danh, tình yêu, sự nghiệp bèn tìm đến một tu viện trên non cao và thưa với Tu Viện Trưởng:
- Thưa ngài! Con đã thấy rõ một mặt thật của đời nên mong muốn giải thoát khỏi những đau khổ. Thế nhưng, con không có khả năng hành trì một thứ gì lâu dài. Không bao giờ con có thể sống nhiều năm trong thiền định, học tập, giới luật hay cái gì nghiêm túc tương tự như vậy. Con sẽ thối chí và rơi trở vào cuộc đời, dẫu biết rằng mình không còn chịu đựng được. Quyên sinh là biện pháp hay nhất, có lẽ.
Thưa Ngài! Vậy thì con đường nào ngắn nhất, dễ dàng nhất dành cho những kẻ như con hay không?
- Có chứ! Tu Viện Trưởng, một thoáng lạ lùng nhìn người thanh niên rồi trả lời - Nếu con trung thực! Nhưng hãy cho ta biết là con đã học những thứ gì?
Ka-jo-ju có vẻ nghĩ ngợi, sau đó, y thở dài thườn thượt:
- Ôi! Thực sự thì không có thứ gì! Con chưa nghĩ là mình phải nên như thế này hoặc nên như thế nọ! Vả chăng, mục đích của sự học cũng chỉ đưa đến hư vô và phù phiếm! Công danh, sự nghiệp giữa cuộc đời này cũng chỉ là giấc mộng đầu hôm. Hiện giờ gia đình con lại khá giả nên con không cần phải làm việc. Riêng về sở thích thì... tuyệt, con thích đánh cờ nhất! Cả đời, dường như tâm chí con chỉ tập trung vào đó thôi.
- Rất tốt! Tu Viện Trưởng gật đầu - Chưa đến nỗi phải bỏ đi. Nhưng mà điều này mới thật là quan trọng, con có niềm tin nào nơi ta không chứ?
- Con đã chọn lựa.
- Thế nào?
- Ngài là Kiếm Vương - Thanh niên Ka-jo-ju chợt nói lớn - lại là Kỳ Vương nữa. Ngài đã dùng sức mạnh của đạo đức và trí tuệ để thu phục nơi tu viện này những con ngựa hung hăng nhất, những tay giang hồ kiêu ngạo và bạc hãnh nhất.
- Hỡi con, này Ka-jo-ju! Ta muốn hiểu cường độ tín phục ấy ở nơi riêng con thôi.
Nghe gọi đúng tên mình, Ka-jo-ju rúng động cả châu thân. Bất giác, thanh niên đưa mắt nhìn Tu Viện Trưởng, và y cảm thấy một sức thu hút kỳ lạ không cưỡng được.
Ka-jo-ju gật:
- Tín phục. Con hoàn toàn tín phục.
Tu Viện Trưởng chậm rãi quay qua bảo thị giả:
- Vậy hãy cho gọi tu sĩ Mu-ju đến đây cùng với bàn cờ của y.
Người được gọi là một tu sĩ trẻ, rất trẻ, vóc người tầm thước, dáng dấp nho nhã, khuôn mặt sáng rỡ, tròn trặn đầy phúc hậu.
- Bao nhiêu năm con theo thầy học đạo. Con mời cơm, ta ăn. Ta gọi, con dạ. Ta giẫy cỏ, con cuốc đất... Tình thầy trò giữa chúng ta thật không có gì đáng phải phàn nàn cả chứ?
- Dạ, quả thế thật.
- Rất tốt! Vậy này Mu-ju! Ngay bi giờ ta yêu cầu ở nơi con sự tuân phục "Kim Cương Bất Hoại" đó.
- Xin vâng.
Tu Viện Trưởng - chính là thiền sư Dai-so-kim - chợt đứng dậy, bước tới bức tường phía đông. Ở đó có treo một thanh kiếm cổ, vỏ nạm bạc khảm xà cừ, nhưng tuế nguyệt đã phủ lên đấy một lớp bụi đục. Gần nửa thế kỷ nay, ngài không đụng đến thanh kiếm ấy. Cái thời Kiếm Vương trai tráng oanh liệt dường như mới hôm qua đây thôi. Ngài thò tay. Một tiếng động khẽ vang lên. Kiếm đã ra khỏi vỏ. Mũi kiếm sắc lạnh ngời ánh thép xanh biếc.
Thiền sư Dai-so-kim quay lại, đứng thẳng như một cỗi tùng gân guốc.
- Này Mu-ju! Ngài nói chậm rãi - Con hãy chơi cờ với chàng thanh niên này. Và nghe đây! Nếu con thua, ta sẽ chém đầu con. Nhưng ta hứa là con sẽ được tái sanh vào một cõi lạc phúc. Nếu con thắng, ta sẽ chém đầu chàng thanh niên. Suốt đời anh ta mải mê ham thích trò chơi đó, nếu để thua thì chém đầu y chẳng oan tí nào.
Hai người lạnh toát sống lưng nhìn Tu Viện Trưởng, và trong thoáng giây đó, họ hiểu rằng ngài nói thật.
Thanh niên Ka-jo-ju đứng trân, bất động, loáng thoáng theo hơi gió buốt lạnh câu nói xa xưa của Kiếm Vương: "Ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém!" Bất giác, thanh niên đưa tay sờ lên cổ mình, mồ hôi lấm tấm, gai lạnh. Trọn đời bằng vào đức tin tuyệt đối nơi đức Thầy, nên việc giao phó định mệnh không phải là điều đáng suy nghĩ lâu.
Cả hai hoàn toàn bị khiếp phục.
Họ bắt đầu bước vào ván cờ sinh tử.
Ván cờ không còn là trò chơi nữa. Là cái gì nghiêm trọng nhất trên cõi đời này. Ván cờ chính là cuộc đời. Ván cờ chính là sinh tử. Và cả hai hoàn toàn tập trung tâm ý vào đó không một mảy may dám xao lãng.
Chỉ vài nước khởi đầu, thanh niên đã sớm hiểu là mình đang đối đương với một địch thủ kỳ tài và già dặn. Tu sĩ trẻ lại un đúc được đức trầm tĩnh của thiền môn. Ðó là những yếu tố đáng ngại. Mồ hôi từ trán chàng thanh niên chảy dài xuống ngực.
Chiến thắng chỉ còn là thời gian.
Ka-jo-ju quên ngoại cảnh, quên bản thân, quên cả việc sống chết. Ngay giây phút này - tình yêu, công danh, sự nghiệp, ưu hận - là những đám mây đen bị xua tan một cách nhanh chóng.
Tâm trí Ka-jo-ju hoàn toàn chú mục vào cái đam mê duy nhất của đời mình. Phong độ, sinh lực, thiện xảo, sự thông minh dễ dàng trở lại với chàng. Thế là Ka-jo-ju không khéo gỡ từng thế một. Tuy nhiên, tu sĩ Mu-ju vẫn tranh tiên. Rất chậm, vững chãi, từng bước vây hãm thành trì, không một sơ hở tối thiểu để cho chàng thanh niên lập lại thế quân bình.
Ðột nhiên, chàng thanh niên Ka-jo-ju bỏ thủ, bỏ thành trì, hy sinh quân mã, tung những đòn chớp giật. Lớp chết, lớp khác xông lên với khí thế quyết tử. Lấy công làm thủ là chiến thuật bình thường, nhưng tự hy sinh quá đột ngột, liều lĩnh và táo bạo như vật thì quả là Mu-ju mới thấy lần đầu. Ðến lượt tu sĩ trẻ toát mồ hôi, từng giọt, từng giọt rỏ xuống bàn cờ. Ka-jo-ju chỉ chờ có thế. Chỉ cần một thoáng bối rối lưỡng lự của đối thủ là y chém đông chém tây những thế táo bạo - nhưng chỉ là hư chiêu - rồi rút về an toàn, bình chân như vại.Tu sĩ trẻ bắt đầu thấy mình yếu thế. Tự tin một thoáng lay động là phía tả tiền bị viên hổ tướng của địch phá vỡ. Lão ngựa già của đối phương đưọc hai chốt hộ vệ chặt chẽ, hờm sẵn đã lâu, bây giờ hung hăng nhẩy đến thí mạng. Thế là đôi pháo bất khuất kiên cường của tu sĩ bị loại khỏi vòng chiến.
Mu-ju đã rơi vào thế thủ. Thỉnh thoảng vẫn đánh trả những đòn đầy trầm tĩnh và nội lực nhưng thanh niên vẫn đón đỡ dễ dàng. Vào phút bất ngờ nhất, thanh niên Ka-jo-ju tung quân dự bị. Hai pháo giữ nhà đồng loạt vọt qua sông, tung đòn tối hậu.
Tu sĩ đã nguy cơ thập tử nhất sinh.
Thanh niên len lén đưa mắt nhìn vị sư. Ðấy là một khuôn mặt trong sáng đầy trí tuệ do bao năm tinh cần giới luật. Ôi! Một dung dấp thật đẹp ở trong một tinh thần cao khiết. Thanh niên nghĩ. Vị tu sĩ này từ hòa và đôn hậu hết mực, mang linh hồn trong sáng như viên bạch ngọc không tỳ vết nhiễm ô; đâu có hắc ám, bụi bặm, hiếu chiến, táo tợn và đa sát như ta?
Ôi! Một nhân cách như vậy mà bị kết liễu cuộc đời thật uổng lắm thay! Ta là gì? Một kẻ du thủ du thực, vô tích sự, ăn bám mẹ cha và xã hội; nếp sống dơ dáy, hư hỏng, nội tâm đầy rẫy những ham muốn bất chánh và hèn hạ. Giá trị đời ta chỉ có thế thôi. Rơm rác còn có ích hơn ta.
Thanh niên nhè nhẹ thở dài. Và lòng từ bi khởi lên dịu dàng xâm chiếm lòng chàng. Ôi! Cuộc đời vô giá trị của ta nên hy sinh cho cuộc đời có giá trị.
Nghĩ thế xong, thanh niên khôn khéo tạo những sơ hở kín đáo, chỉ những kỳ thủ trứ danh mới biết được. Một thế, hai thế. Vậy là quá đủ cho tu sĩ lấy lại quân bình rồi chiếm luôn ưu thế tấn công.
Thanh niên Ka-jo-ju biết mình sẽ thua, lát nữa thôi, nhưng chàng không đổ mồ hôi, không lạnh lưng, không lạnh gáy. Một an tĩnh mênh mông, thân thiết vây phủ tâm hồn chàng. Chưa bao giờ mà chàng chờ đợi cái thua - nghĩa là chờ đợi cái chết - một cách dịu dàng trong sáng, bình lặng và thanh khiết như vậy.Tu sĩ trẻ ngần ngại. Ngón tay vừa thò xuống quân cờ định mệnh, vội rút lui. Cũng vì lòng từ bi mà tu sĩ không nỡ hạ thủ.
Bàn cờ bất động giữa hai người.
Ðối với những tay cờ ưu hạng, không có thế cuối cùng, Ka-jo-ju hiểu vậy, và vì đã nguyện hy sinh, bèn thò tay xuống...
Bỗng một làn khí lạnh lướt qua. Tu sĩ Mu-ju thoáng thấy thiền sư Dai-so-kim đứng dậy chập chờn sau làn khói hương. Và một tia chớp phủ chụp xuống đầu chàng thanh niên. Tu sĩ nhắm mắt lại, khẽ tuyên Phật hiệu...
Thiền đường lặng ngắt như tờ. Tu sĩ trẻ định thần mở mắt ra. Mắt y chợt tròn vo, khinh ngạc. Cái đầu với tóc tai rối bù của chàng thanh niên đã bị cạo nhẵn thín. Và giọng thiền sư Dai-so-kim trầm ấm, mồn một bên tai:
- Chỉ cần có hai điều, Ka-jo-ju con hỡi! Ấy là sự tập trung tâm ý hoàn toàn và lòng từ bi. Hai yếu tố quan trọng của Ðạo Giác Ngộ. Thế mà hôm nay con học được cả hai. Con đã tập trung tâm ý có hiệu quả vào ván cờ. Sau đó vì lòng từ bi mà con nguyện hy sinh mạng sống mình. Thôi, hãy ở lại đây, áp dụng kỷ luật của chúng ta trong tinh thần đó. Giải thoát sẽ là kết quả đương nhiên như mũi tên đến tiêu điểm theo đường nhắm đúng.
Thanh niên Ka-jo-ju đưa tay sờ lên đầu mình, chàng mỉm cười.Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn
Phật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc tưởng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp nơi.
Hiện nay, thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với tư tưởng tiến hóa của nhân loại đòi hỏi phải thẩm định lại nhiều tư tưởng triết học xưa và nay. Đương nhiên, những tư tưởng mang tính phi lý, lạc hậu, phản khoa học đều phải bị đào thải.
Thế nhưng tòa nhà cổ kính hơn hai mươi lăm thế kỷ của Chân lý Phật giáo vẫn trường tồn cùng năm tháng, thời gian, sừng sững như cây đại thọ giữa núi non trùng điệp.
Điều này chứng tỏ Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phú, tinh thần ấy thể hiện Chân lý và Giáo pháp của Chân lý Phật giáo, chúng ta đều biết rằng, Chân lý đạo Phật chứng ngộ được do Thái tử Tất Đạt Đa là Đức Thích Ca Mâu Ni cũng ở ngay thế giới này, chân lý này vận hành cùng vũ trụ - nhân sinh (Định lý duyên khởi).
Nó tồn tại khách quan trong sự sống của loài người. Do đó Đức Phật có xuất hiện hay không, nó cũng vận hành như vậy, nó lấy những điều Nhân bản, Vô ngã, Từ bi, Bình đẳng mà làm căn bản để vận hành.
Cũng vậy! Phật giáo Việt Nam vẫn sống trong lòng dân tộc, thịnh suy theo vận đất nước, Phật giáo có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho mọi người và phát triển quốc gia trong thời kỳ hội nhập, làm nền tảng luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức, trí tuệ cho mọi người.
Nhân bản là đánh thức con người đức tín tự tin, tự chủ, tự trọng với tinh thần trách nhiệm bản thân và xã hội; Vô ngã: đánh thức cái ta, còn gọi là cái tôi, cái của tôi, nó giả tạo, mong manh, không bền chắc, luôn luôn biến chuyển. Thay thế bức tường thành ích kỷ, trở thành sự hy sinh nhẫn nhục.
Trong Phật giáo quan niệm: Mọi người đều bình đẳng có trí tuệ như nhau, nhưng đặc tính cố hữu của từng người khó hay dễ, mau hay chậm, chỉ khác nhau để nhận được trí tuệ này. Phật giáo lấy từ bi vị tha là quan điểm quan trọng khiến phát huy và tồn tại trên toàn cầu. Nhưng muốn làm được những việc này, bản thân Phật giáo phải đào tạo cho được con người chúng ta ứng dụng được việc đó.
Những triều đại trước, các nhà sư là thành phần ưu tú của xã hội, thông minh, đức hạnh. Phật giáo từ thời các nhà vua Lê, Lý, Trần, qua các trường Đại học Phật giáo cung cấp cho xã hội giai tầng trí tuệ. Vì thế, tư tưởng và hành động người tu sĩ Phật giáo khác người thường.
Một đằng vì lợi ích cá nhân, một bên vì lợi ích cho đại chúng. Phải vận dụng trí tuệ hòa nhập vào cuộc sống và xã hội, giúp người an vui hạnh phúc, làm sáng tỏ Phật pháp. Đạo Phật là đạo trí tuệ, tự bản thân mình phải rọi tuệ giác vào cuộc sống để nhập thế hành đạo.
Trực diện với mọi người để hiểu thêm "chư pháp thường không tánh, các vật điều giả hợp, hay không cố định" chúng ta có thể hướng dẫn, thay đổi được người xấu, thay đổi diễn biến trong cuộc sống, làm giàu đẹp văn minh trí tuệ xứ sở chúng ta, chúng ta có thể liên hệ mấy đặc tính sau:
1 - Nhân bản: Điểm căn bản nhất mà chúng ta nhận thấy được ở Chân lý Phật giáo là, Vị giáo chủ không phải là một thần linh, không phải là một thượng đế đầy quyền uy thưởng phạt, mà là một con người thật sự như bao nhiêu con người khác tên là Tất Đạt Đa, ngài thuộc giai cấp Sát Đế Lợi, dòng dõi vua chúa, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da.
Ngài sinh ra, lớn lên, đi học. Vợ của ngài là công chúa Da Du Đà La, con của ngài là La Hầu La. Ngài thấu rõ nỗi thống khổ của sinh, lão, bịnh, tử, ngài chứng kiến những lầm than cơ cực của dân chúng trước những bất công của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài đã một mình ra đi tìm phương pháp giải quyết những vấn đề trên. Sau những tháng năm học đạo với các đạo sĩ nổi tiếng mà kết quả vẫn không làm vị đạo sĩ trẻ tuổi, thông minh Tất Đạt Đa giải quyết những vấn đề bức xúc trong lòng.
Cuối cùng ngài quyết định tự mình tham cứu. Suốt 49 ngày tham thiền nhập định dưới cội cây Bồ đề. Ngày cuối cùng, khi sao mai vừa mới mọc, ngài đã thấu đạt được Chân lý, rõ được chân tướng của vạn pháp. Ngài đã giác ngộ và thành đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Sự kiện trên đây đã hình thành một khái niệm về tính nhân bản của Phật giáo. Đạo Phật quan niệm, con người là trung tâm điểm, hay nói cách khác, không có nhân loại thì không có Chân lý Phật giáo hiện hữu trên cõi đời này.
Trong thế giới quan của đạo Phật, chủng loại chúng sinh được chia thành sáu bậc: Thiên, Nhân, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Trong sáu giới ấy, con người được coi là hội đủ điều kiện tốt nhất để đạt đến các quả vị tu chứng trí tuệ trong Phật giáo.
Chân lý Phật giáo giải thích rằng: Ở cõi Thiên thì khó nhận thức được khổ đau vì cuộc sống của họ quá ư sung sướng. Trái lại, các cõi Atula, Địa ngục, Súc sinh, Ngạ quỷ, chúng sanh quá si mê, ngu dốt trong hoàn cảnh tối tăm đọa đày nên cũng không dễ nắm bắt được Chân lý Phật Đà.
Duy chỉ có cõi Nhân, bản thân con người mới có hoàn cảnh nhận thức được khổ đau của cuộc sống (đây là điều kiện thích ứng để dễ dàng khai sáng) và có khả năng khai sáng được ngọn đèn trí tuệ nơi chính tấm thân nhỏ bé này.
Trong quan niệm Chân lý Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở cả ba thời: Quá khứ, hiện tại và vị lai, là thượng đế duy nhất có toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình. Ngoài mình ra không ai hoặc bất cứ thần linh nào có khả năng đưa mình lên thiên đàng hay ném mình xuống địa ngục. Trong Kinh Pháp Cú, câu 145, Đức Phật dạy rằng:
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch".
Lại nữa, Phật giáo luôn đề cao nỗ lực và ý chí của bản thân con người. Tinh tấn là một trong những đức tính quyết định việc thành tựu đạo quả Bồ Đề. Đến bờ giác ngộ chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, bạc nhược.
Với những tâm hồn khát khao tự do và giải thoát tuyệt đối, dốc hết sức bình sinh cùng với sự hiểu biết Chân lý của đạo Phật, mỗi chúng ta chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trên bước đường tu học tập và nhập thế. Nhược bằng ngược lại, cho dù có ngàn vị Phật giang tay tế độ cũng không làm sao đưa chúng ta thoát khỏi biển trần lao đầy thống khổ này.
Ngoài ra, Phật giáo còn đề cập đến những trường hợp của những người thời chưa có Đức Phật ra đời. Có những con người tự lực, tự vận dụng triệt để ý chí, khả năng của chính mình trong quá trình tư duy, chiêm nghiệm và tu tập đúng đắn, quán tưởng và thấu rõ lý vô thường của vạn pháp vẫn có thể bừng sáng được Chân lý. Đức Phật công nhận những người này là Bích Chi Phật.
Tính nhân bản đã được thể hiện mạnh mẽ ở điểm này. Đây là một điểm ưu việt của Chân lý đạo Phật mà chúng ta khó tìm thấy ở một giáo lý của bất cứ tôn giáo nào khác: Một vị giáo chủ lại đề cao khả năng của con người một cách khách quan hiện thực như vậy. Xuất phát từ tính nhân bản này, nhân cách con người được tôn trọng triệt để trong đạo Phật: Quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng đều có một giá trị đích thực.
Điều đáng nói nhất là khả năng của con người mà Phật giáo luôn nhấn mạnh, đó chính là trí tuệ chính mình tự có. Đây là khả năng tối cao của nhân loại, là di sản vô cùng quý báu mà bất kỳ ai cũng có, nếu biết vận dụng và phát huy đúng đắn, thì có thể tiêu diệt mọi khổ đau, đạt đến bến bờ hạnh phúc.
Điều này đã được minh chứng cụ thể qua đời sống của Đức Phật cũng như những bậc tiền nhân kế thừa trong lịch sử đạo Phật. Đức Phật đã tuyên bố: "Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật".
Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, từ cuộc sống thô sơ lạc hậu từ xa xưa cho đến hôm nay, những phát minh khoa học cùng với thành quả của nó đã đưa nhân loại đến thời kỳ vàng son của sự tối tân hiện đại. Kết quả ấy có được là do khả năng khối óc của con người.
Dù vậy, theo phân tích của Chân lý Phật giáo khả năng đó chỉ mới là một phần nhỏ giới hạn của trí tuệ, hay nói cách khác, con người khoa học chỉ mới vận dụng được một phần trí sáng thế gian của mình, chứ chưa phải là toàn bộ trí tuệ của mỗi con người từ nơi tâm thanh tịnh nơi chính mình sẵn có.
Như Đức Phật đã chỉ rõ trong giáo điển, thuật ngữ đó tạm gọi là trí tuệ Bát Nhã, và chính trí tuệ ấy là chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa Vô Sanh Niết Bàn Tịnh Tĩnh hạnh phúc.
Đối với Phật giáo, con người vốn là một chúng sanh ưu việt, có rất nhiều tiềm năng phi thường, nếu chúng ta khéo triển khai, thì không gì không thể thực hiện được trên cõi đời này.
Như vậy, ta có thể nói rằng: Phật giáo là đạo của con người, xuất phát từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là một đấng giác ngộ nhưng ngài chính là một con người, ngài đã cất tiếng nói và có một đời sống của con người, vì con người mà ngài khai thị Chân lý, hướng dẫn con người đi đến cuộc sống thực sự an vui, hạnh phúc.
2 - Bình đẳng: Chúng ta biết rằng: Phật giáo đã ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng phức tạp của một đất nước, mà trong đó đời sống con người phải chịu nhiều bất công, trong một xã hội phân chia năm giai cấp lâu đời là Ấn Độ. Một là giai cấp Bàlamôn giáo tập trung số người tu của 62 đạo khác nhau, chủ trương công việc nghi lễ, tế tự, cúng tế.
Giai cấp này chiếm vị trí tối cao. Hai là giai cấp Sát Đế Lợi, tập trung dòng dõi vua chúa, là giai cấp nắm quyền điều hành xã hội. Ba là giai cấp thương gia giàu sang. Giai cấp thứ tư là Tỳ Sá, bao gồm những người bình dân.
Giai cấp thứ năm là thuộc giai cấp Thủ Đà La, họ là những người hạ tiện hay còn gọi là dân nô lệ. Hai giai cấp Bàlamôn và Sát Đế Lợi thuộc giai cấp thống trị. Năm giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ làm nô lệ đời đời tạo thành một xã hội đầy rẫy những bất công.
Ngay trong buổi hoàng hôn tối tăm đó, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong, phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ và bức tường phi lý phân chia giai cấp bằng một châm ngôn bất hủ: "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn".
Lời tuyên bố hùng hồn của Đức Phật là nền tảng hình thành một hệ thống giáo lý mà trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn trên phương diện lý thuyết và cả thực tiễn.
Theo Phật giáo, vạn vật trên thế giới này đều tùy thuộc nhân duyên mà sanh khởi. Cũng vậy, sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hay thông minh, tất cả đều hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người, chứ không phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo thông lệ hay bất kỳ một quy định nào.
Trên tinh thần này, sự phân chia giai cấp trở thành phi lý và vô nghĩa. Việc Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngôi vị đế vương, quay lưng với tất cả mọi vinh hoa phú quý, khước từ mọi đặc ân cao tột dành cho giai cấp vua chúa.
Ngài đã một thân độc hành với mảnh áo vá thô sơ, đầu trần, chân đất, vân du đây đó, hình ảnh đó đã thể hiện tinh thần bình đẳng tuyệt vời của ngài. Và cũng chính Đức Phật, với đời sống giản dị khiêm tốn đã thể hiện tấm lòng bình đẳng trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sanh. Ngài rải tình thương vô biên xuống muôn loài một cách công bằng, vô phân biệt.
Từ hạng cùng đinh như gã gánh phân, thợ cạo tóc cho đến hạng vua chúa giàu sang phú quý, từ hạng thấp hèn ty tiện như gái giang hồ cho đến bậc quyền uy, Đức Phật luôn thương yêu chân tình, giúp đỡ, khuyên dạy để họ nhận thức được tính chất thật của cuộc sống tự thăng hoa tâm hồn, đạt đến an lạc hạnh phúc. Lòng bình đẳng ấy không phải dừng lại mà lan tỏa khắp muôn loài muôn vật.
Ngài đã dạy rằng "Tất cả chúng sanh đều có một tâm lý tham sống sợ chết. Vì vậy, không có lý do gì ta nỡ cướp đi mạng sống của kẻ khác, như vậy là không bình đẳng". Tâm trạng buồn nhớ mẹ của một chú cừu non lạc đàn chẳng khác gì sự đau buồn của một người mẹ phải chia lìa với đứa con thơ, bởi một nguyên nhân nào đó. Và vì vậy, sinh mạng của một con vật cũng quý như bất kỳ sinh mạng của một con người.
Với quan điểm này, trên bước đường du hóa, có lần Đức Phật đã tự tay bế một chú cừu non lạc đàn tìm về với mẹ. Và cũng chính ngài đã lên tiếng giải thích và vạch rõ những ngu xuẩn của bọn người mê tín, dị đoan làm lễ tế thần bằng cách dâng lên những con thú sống. Ngài đã cứu lấy những con vật thoát khỏi cái chết hỏa thiêu chỉ vì sự tín ngưỡng mù quáng.
Trong giáo điển, Phật giáo quan niệm rằng: Tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé đều có ẩn một khả năng thành Phật (Phật tính) nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó hay dễ, nhanh hay chậm khác nhau. Điều này có thể tóm ý trong một câu kinh: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Đây là nền tảng để hình thành đức tính bình đẳng triệt để, vô phân biệt trong đạo đức luân lý của Phật giáo.
3 - Từ bi: Tinh thần từ bi, vô ngã vị tha là một trong những quan điểm quan trọng khiến Phật giáo phát huy và tồn tại khi đến bất cứ quốc gia nào. Chính điểm này là một trong những căn bản tạo nên mạch sống cho Phật giáo mãi trường tồn cùng lịch sử tiến hóa của nhân loại.
Từ bi là chất liệu không thể thiếu trong đạo Phật. Từ là thương cho vui. Bi là thương cứu khổ. Đó là trọng trách thiêng liêng mà Chân lý đạo Phật mang theo suốt chặng đường hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển. Nó được thực hiện bằng mọi cách và ở bất cứ nơi đâu. Chính vì sứ mạng thiêng liêng này mà đạo Phật đã đi theo lịch sử loài người, phát triển nhịp nhàng bằng chất liệu tình thương mà hoàn toàn không sử dụng bạo lực, bạo quyền.
Chất liệu tình thương của Phật giáo như dòng suối mát lạnh, ngọt ngào làm cho vạn vật tốt tươi, cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời là thần dược xoa dịu những nỗi đau của nhân loại, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán căm thù hận. Và còn hơn thế nữa, lòng từ bi còn giải quyết những căn bản khổ đau của kiếp phù sinh, đưa người ta đến an vui trọn vẹn.
Theo nghĩa, "Từ nghĩa là từ năng giữ nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi nghĩa là bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ" hay vắn tắt là "Từ năng giữ lạc, bi năng bạt khổ". Như vậy, từ bi mang niềm vui cho tất cả chúng sanh. Ở trong lãnh vực tình cảm, tình thương yêu của Phật giáo có thể so sánh với lòng mẹ thương con bao la rộng rãi. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng từ bi là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ, bao trùm lên tất cả muôn loài.
Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc. Tuy nhiên, những loại tình cảm ở đời chỉ giới hạn trong một mối quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài, lắm khi chúng ta thường đối xử hững hờ, kỳ thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp.
Trong khi đó, từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi ích kỷ của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất cứ ý niệm kỳ thị nào.
Đối với Phật giáo tất cả chúng sanh đều là bạn hữu, và mọi nơi chốn trên thế gian này đều là nơi chôn nhau, cắt rốn, là quê hương, xứ sở của mình. Lòng thương yêu vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật.
Từ ý nghĩa này, Phật giáo có một tinh thần khoan dung và tha thứ. Chúng ta đang sống giữa một thời đại quyền lực và danh vọng đang khống chế con người, tham vọng của nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh.
Thảm trạng này đang có cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của sự diệt vong. Chính ngay lúc này, từ bi là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời. Và chỉ khi vận dụng lòng từ bi của Chân lý Phật giáo, chúng ta mới thực sự đủ năng lực dập tắt ngọn lửa chiến tranh và hận thù đang ngút ngàn giữa buổi hoàng hôn của thế kỷ XXI này.
Đức Phật đã dạy: "Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù, đó là định luật từ ngàn xưa".4 - Vô ngã: Nhận xét về thế giới sự vật hiện tượng, Phật giáo khẳng định rằng mọi sự vật, hiện tượng trên cõi đời này đều không có một tướng trạng nhất định, tất cả đều luôn biến đổi, chuyển động không ngừng. Nói cách khác, sự vật, luôn luôn chảy và biến đổi. Trong khi đó nhận thức thông thường của chúng ta tưởng chừng như mọi vật đang thực sự hiện hữu và cố định. Kỳ thực, tất cả vạn vật đều đang chuyển động một cách vi tế mà ta khó nhận thấy được.
Nhưng nếu bình tâm và chịu khó quan sát, ta có thể thấy rõ điều này. Chỉ cần nhìn vào các sự vật quen thuộc nhất trong đời sống thường nhật như cái bàn, căn nhà… ta sẽ nhận thức được ý nghĩa ấy. Cái bàn khi mới hoàn thành, nó rất mới, nhưng qua một thời gian sau, nó đã trở thành cũ.
Và cứ thế, theo thời gian, nó cứ cũ dần và cuối cùng hư hoại, có thể chỉ còn là những mảnh vụn. Tất cả các sự vật cũng đều tuân theo quy luật ấy. Vì vậy ta có thể nói rằng, tất cả các tướng đều là tạm thời, và nó luôn chuyển đổi.
Các sự vật mà ta nhận biết được chẳng qua là một tướng trong một chuỗi thay đổi liên tục của vô số tướng trạng từ mới đến cũ, từ trẻ đến già, từ sanh đến diệt. Phật giáo tạm phân quá trình vận động ấy thành bốn giai đoạn: Sanh, Trụ, Dị, Diệt hay Thành, Trụ, Hoại, Không.
Như vậy, tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều hoàn toàn không có cái chủ thể nhất định, nó luôn biến động. Vì vậy, tất cả đều là Vô ngã, nghĩa là không có một tướng trạng nào của sự vật là nhất định, bất di, bất dịch cả. Đây gọi là Vô ngã tính.
Liên hệ bản thân của mỗi người, vì không thấy rõ được sự thật của tướng trạng này, không nhận biết được sự giả hợp của ngũ uẩn mới tạo thành tấm thân này. Nên ngay từ lúc lọt lòng mẹ, một cái tên gọi cùng với nhận thức sai lầm về cái tôi đã tạo thành một ngộ nhận căn bản về sự hiện hữu, về giá trị của một con người. Từ đó tính chấp và sự ích kỷ hình thành, đây chính là giềng mối của bao sự thống khổ mà chúng ta phải cưu mang suốt cả kiếp người.
Chính ảo mộng về cái của tôi và cái tôi đã đưa đến thảm trạng chiến tranh, hận thù, cấu xé lẫn nhau. Chân lý Phật giáo đã soi sáng chân tướng của vạn pháp bằng ánh sáng Chân lý Vô ngã, sự soi sáng ấy không nhằm mục đích thỏa mãn tri thức của nhân loại, mà nó mang ý nghĩa trình bày một sự thực về tướng trạng của con người và thế giới. Đồng thời xây dựng cho nhân loại một nhận thức đúng đắn, hướng đến một nếp sống cao đẹp, đầy tình người.
Thật vậy, khi chúng ta đã nhận thức được thực trạng của tấm thân ta, thấu rõ được cái ta - còn gọi là cái tôi, cái của tôi - chỉ là những gì rất mong manh, không bền chắc, luôn biến chuyển. Khi ấy bức tường thành của sự ích kỷ, nhỏ nhen mới thực sự sụp đổ, ranh giới của chủ nghĩa cá nhân mới bị xóa nhòa, thành trì bảo thủ mới được thật sự phá vỡ, lòng bao dung, vị tha sẽ bừng sáng trong tâm hồn của mỗi con người.
Nhân loại sẽ xích lại gần nhau hơn để mỉm cười, thương yêu và cùng sống với nhau trong tinh thần bao dung hòa ái và tha thứ lẫn nhau, sẵn sàng quên đi những lỗi lầm mà chúng ta đã từng gây tạo cho nhau, hạnh phúc thực sự hiện hữu ngay trên quả đất này.
Tinh thần Vô ngã vị tha là một trong những điểm quan trọng khiến Phật giáo tồn tại và phát huy khi đi đến bất cứ một quốc gia nào. Chính điểm này là một trong những căn bản tạo nên mạch sống cho Chân lý Phật giáo tồn tại cùng với lịch sử tiến hóa của nhân loại. Phật giáo bao giờ cũng hiện hữu vì hạnh phúc, an lạc của mọi người.
Với tình trạng hiện thời của thế giới, tiếng chuông báo động của những nhà khoa học về các nguy cơ của trái đất thân yêu đang gióng lên liên tục, sinh mệnh của nhân loại đang bị đe dọa bởi quá nhiều nguyên nhân do chính mình gây tạo. Ngồi lại với nhau trong tình trạng yêu thương đoàn kết và cùng một chí hướng là điểm quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên - tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau là nhân tố cần thiết để thực hiện được điều ấy.
Những điều vừa trình bày trên đây: Nhân bản, bình đẳng, từ bi, vô ngã là những trọng điểm được đề cập trong Chân lý Phật giáo. Nhưng nó cũng là yếu tố cần thiết cho mọi người. Nếu muốn tạo hạnh phúc thật sự cho chính bản thân mình và thiết lập một nền hòa bình cho nhân loại.
Như vậy chúng ta có thể nói rằng: Chân lý đạo Phật là con đường để tự giải quyết những điều cơ bản nhất của con người, mặc dù đối tượng của Phật giáo là tất cả chúng sanh, nhưng con người là trung tâm điểm, là đối tượng chính để mang bức thông điệp cho cuộc đời, là loài người có khả năng tốt nhất để thực hiện bức thông điệp ấy. Muốn thực hiện được bức thông điệp ấy, nghĩa là phải thực sự vận dụng những tinh hoa của Phật pháp vào trong đời sống và tâm hồn của chính mình.
Mặc dù cuộc sống luôn biến động theo dòng chảy của thời gian, nhưng trong sự mong manh phù du ấy, ta vẫn luôn nhìn thấy một điều gì thật dễ thương, thật ý nghĩa, thật thú vị giữa trần gian đầy mộng mị. Chỉ khi nào con người sống trọn vẹn với tinh thần cao đẹp ấy của đạo Phật, chúng ta mới thấy, mới hưởng được niềm hạnh phúc vô biên.
* Trích từ tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, diễn ra từ ngày 4 tới ngày 7/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Giảng sư Thích Huệ Đăng
"- Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm kiếm khách Áo Trắng, ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém. Hàng tục sĩ gọi ta là Kiếm Vương.
Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm giang hồ kỳ thủ, ta ít khi chơi cờ. Khi đã chơi, một quân cờ đặt xuống - trọng lượng một quả núi - sẽ kết thành định mệnh. Ðịnh mệnh không lập lại hai lần. dòng sông đã chảy, vậy thì những quân cờ kế tục đi đến chung quyết. Không do dự. Không ngập ngừng. Người đời gọi ta là Kỳ Vương.
Này chư tử! Kiếm Vương ta cũng bỏ, Kỳ Thủ ta cũng lìa, khoác tay nải, dép cỏ, nón mê lang thang học Ðạo. Ba mươi năm chí thú tinh cần mới thấy được cửa vào. Mười năm lên núi sâu thiền tu, tịch mặc. Sở chướng đã trừ. Mê lầm đã tuyệt. Núi cũng là núi. Sông cũng là sông thôi. Kiếm Vương kia thành Kiếm Ðạo. Kỳ Vương kia thành Kỳ Ðạo. Tại sao như thế?
Này chư tử! Nay ta có mấy lời tâm huyết, như dao chạm đá, như kiếm xuyên mây. Hãy nghe mà lập tâm lập hạnh. Ðốt cháy kiến hoặc, dội tắt nghi tình, vào chốn ngũ trần mà thong dong tự tại.
Hãy nghe đây! Phàm người tu Phật, một niệm phóng đi, tác thành nghiệp báo. Vậy hãy như tay Kiếm Vương kia, chớ khinh suất mà ra chiêu, đừng cho ý tưởng tự do khởi động. Khi ngưng tụ sinh lực. Lúc buông xả nghỉ ngơi. Hãy xuất niệm như xuất kiếm. Ðã xuất là phải đạt
Này chư tử! Phàm người tu Phật, phải tinh luyện tư duy, Phải như tên kỳ thủ kia, một quân cờ đặt xuống, trọng lượng một quả núi. Giòng sông không chảy hai lần. Ðừng do dự. Ðừng ngập ngừng. Quân cờ đặt xuống là tác thành định mệnh, tác thành nhân quả, nghiệp báo.
Bài giảng kia đã từ một tu viện thâm u trên núi cao, đâm xuyên qua mấy đỉnh mây mù, băng tuyết, rơi xuống, cắm vào giữa lòng các đô thị. Người ta tỉnh giấc, bàng hoàng. Ngàn năm Phật Giáo kinh điển, từ chương, thụ động, tiêu cực, đắm say, bùa chú, hương khói vật vờ;
chợt đứng dậy, vươn cao, nắm định mệnh mình bước đi như thớt voi lâm trận, hùng dũng hô to, cánh sát cánh, vai sát vai... ánh lửa Trí Tuệ bùng lên, thổi sinh khí, đem lại Cái Ðẹp, Sức Mạnh và Tự Do Tối Thượng cho con người.
Truyện ngắn sau đây thuật lại một trường hợp dậy Ðạo của Người.Thanh niên Ka-jo-ju sau khi thất vọng về đường công danh, tình yêu, sự nghiệp bèn tìm đến một tu viện trên non cao và thưa với Tu Viện Trưởng:
- Thưa ngài! Con đã thấy rõ một mặt thật của đời nên mong muốn giải thoát khỏi những đau khổ. Thế nhưng, con không có khả năng hành trì một thứ gì lâu dài. Không bao giờ con có thể sống nhiều năm trong thiền định, học tập, giới luật hay cái gì nghiêm túc tương tự như vậy. Con sẽ thối chí và rơi trở vào cuộc đời, dẫu biết rằng mình không còn chịu đựng được. Quyên sinh là biện pháp hay nhất, có lẽ.
Thưa Ngài! Vậy thì con đường nào ngắn nhất, dễ dàng nhất dành cho những kẻ như con hay không?
- Có chứ! Tu Viện Trưởng, một thoáng lạ lùng nhìn người thanh niên rồi trả lời - Nếu con trung thực! Nhưng hãy cho ta biết là con đã học những thứ gì?
Ka-jo-ju có vẻ nghĩ ngợi, sau đó, y thở dài thườn thượt:
- Ôi! Thực sự thì không có thứ gì! Con chưa nghĩ là mình phải nên như thế này hoặc nên như thế nọ! Vả chăng, mục đích của sự học cũng chỉ đưa đến hư vô và phù phiếm! Công danh, sự nghiệp giữa cuộc đời này cũng chỉ là giấc mộng đầu hôm. Hiện giờ gia đình con lại khá giả nên con không cần phải làm việc. Riêng về sở thích thì... tuyệt, con thích đánh cờ nhất! Cả đời, dường như tâm chí con chỉ tập trung vào đó thôi.
- Rất tốt! Tu Viện Trưởng gật đầu - Chưa đến nỗi phải bỏ đi. Nhưng mà điều này mới thật là quan trọng, con có niềm tin nào nơi ta không chứ?
- Con đã chọn lựa.
- Thế nào?
- Ngài là Kiếm Vương - Thanh niên Ka-jo-ju chợt nói lớn - lại là Kỳ Vương nữa. Ngài đã dùng sức mạnh của đạo đức và trí tuệ để thu phục nơi tu viện này những con ngựa hung hăng nhất, những tay giang hồ kiêu ngạo và bạc hãnh nhất.
- Hỡi con, này Ka-jo-ju! Ta muốn hiểu cường độ tín phục ấy ở nơi riêng con thôi.
Nghe gọi đúng tên mình, Ka-jo-ju rúng động cả châu thân. Bất giác, thanh niên đưa mắt nhìn Tu Viện Trưởng, và y cảm thấy một sức thu hút kỳ lạ không cưỡng được.
Ka-jo-ju gật:
- Tín phục. Con hoàn toàn tín phục.
Tu Viện Trưởng chậm rãi quay qua bảo thị giả:
- Vậy hãy cho gọi tu sĩ Mu-ju đến đây cùng với bàn cờ của y.
Người được gọi là một tu sĩ trẻ, rất trẻ, vóc người tầm thước, dáng dấp nho nhã, khuôn mặt sáng rỡ, tròn trặn đầy phúc hậu.
- Bao nhiêu năm con theo thầy học đạo. Con mời cơm, ta ăn. Ta gọi, con dạ. Ta giẫy cỏ, con cuốc đất... Tình thầy trò giữa chúng ta thật không có gì đáng phải phàn nàn cả chứ?
- Dạ, quả thế thật.
- Rất tốt! Vậy này Mu-ju! Ngay bi giờ ta yêu cầu ở nơi con sự tuân phục "Kim Cương Bất Hoại" đó.
- Xin vâng.
Tu Viện Trưởng - chính là thiền sư Dai-so-kim - chợt đứng dậy, bước tới bức tường phía đông. Ở đó có treo một thanh kiếm cổ, vỏ nạm bạc khảm xà cừ, nhưng tuế nguyệt đã phủ lên đấy một lớp bụi đục. Gần nửa thế kỷ nay, ngài không đụng đến thanh kiếm ấy. Cái thời Kiếm Vương trai tráng oanh liệt dường như mới hôm qua đây thôi. Ngài thò tay. Một tiếng động khẽ vang lên. Kiếm đã ra khỏi vỏ. Mũi kiếm sắc lạnh ngời ánh thép xanh biếc.
Thiền sư Dai-so-kim quay lại, đứng thẳng như một cỗi tùng gân guốc.
- Này Mu-ju! Ngài nói chậm rãi - Con hãy chơi cờ với chàng thanh niên này. Và nghe đây! Nếu con thua, ta sẽ chém đầu con. Nhưng ta hứa là con sẽ được tái sanh vào một cõi lạc phúc. Nếu con thắng, ta sẽ chém đầu chàng thanh niên. Suốt đời anh ta mải mê ham thích trò chơi đó, nếu để thua thì chém đầu y chẳng oan tí nào.
Hai người lạnh toát sống lưng nhìn Tu Viện Trưởng, và trong thoáng giây đó, họ hiểu rằng ngài nói thật.
Thanh niên Ka-jo-ju đứng trân, bất động, loáng thoáng theo hơi gió buốt lạnh câu nói xa xưa của Kiếm Vương: "Ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém!" Bất giác, thanh niên đưa tay sờ lên cổ mình, mồ hôi lấm tấm, gai lạnh. Trọn đời bằng vào đức tin tuyệt đối nơi đức Thầy, nên việc giao phó định mệnh không phải là điều đáng suy nghĩ lâu.
Cả hai hoàn toàn bị khiếp phục.
Họ bắt đầu bước vào ván cờ sinh tử.
Ván cờ không còn là trò chơi nữa. Là cái gì nghiêm trọng nhất trên cõi đời này. Ván cờ chính là cuộc đời. Ván cờ chính là sinh tử. Và cả hai hoàn toàn tập trung tâm ý vào đó không một mảy may dám xao lãng.
Chỉ vài nước khởi đầu, thanh niên đã sớm hiểu là mình đang đối đương với một địch thủ kỳ tài và già dặn. Tu sĩ trẻ lại un đúc được đức trầm tĩnh của thiền môn. Ðó là những yếu tố đáng ngại. Mồ hôi từ trán chàng thanh niên chảy dài xuống ngực.
Chiến thắng chỉ còn là thời gian.
Ka-jo-ju quên ngoại cảnh, quên bản thân, quên cả việc sống chết. Ngay giây phút này - tình yêu, công danh, sự nghiệp, ưu hận - là những đám mây đen bị xua tan một cách nhanh chóng.
Tâm trí Ka-jo-ju hoàn toàn chú mục vào cái đam mê duy nhất của đời mình. Phong độ, sinh lực, thiện xảo, sự thông minh dễ dàng trở lại với chàng. Thế là Ka-jo-ju không khéo gỡ từng thế một. Tuy nhiên, tu sĩ Mu-ju vẫn tranh tiên. Rất chậm, vững chãi, từng bước vây hãm thành trì, không một sơ hở tối thiểu để cho chàng thanh niên lập lại thế quân bình.
Ðột nhiên, chàng thanh niên Ka-jo-ju bỏ thủ, bỏ thành trì, hy sinh quân mã, tung những đòn chớp giật. Lớp chết, lớp khác xông lên với khí thế quyết tử. Lấy công làm thủ là chiến thuật bình thường, nhưng tự hy sinh quá đột ngột, liều lĩnh và táo bạo như vật thì quả là Mu-ju mới thấy lần đầu. Ðến lượt tu sĩ trẻ toát mồ hôi, từng giọt, từng giọt rỏ xuống bàn cờ. Ka-jo-ju chỉ chờ có thế. Chỉ cần một thoáng bối rối lưỡng lự của đối thủ là y chém đông chém tây những thế táo bạo - nhưng chỉ là hư chiêu - rồi rút về an toàn, bình chân như vại.Tu sĩ trẻ bắt đầu thấy mình yếu thế. Tự tin một thoáng lay động là phía tả tiền bị viên hổ tướng của địch phá vỡ. Lão ngựa già của đối phương đưọc hai chốt hộ vệ chặt chẽ, hờm sẵn đã lâu, bây giờ hung hăng nhẩy đến thí mạng. Thế là đôi pháo bất khuất kiên cường của tu sĩ bị loại khỏi vòng chiến.
Mu-ju đã rơi vào thế thủ. Thỉnh thoảng vẫn đánh trả những đòn đầy trầm tĩnh và nội lực nhưng thanh niên vẫn đón đỡ dễ dàng. Vào phút bất ngờ nhất, thanh niên Ka-jo-ju tung quân dự bị. Hai pháo giữ nhà đồng loạt vọt qua sông, tung đòn tối hậu.
Tu sĩ đã nguy cơ thập tử nhất sinh.
Thanh niên len lén đưa mắt nhìn vị sư. Ðấy là một khuôn mặt trong sáng đầy trí tuệ do bao năm tinh cần giới luật. Ôi! Một dung dấp thật đẹp ở trong một tinh thần cao khiết. Thanh niên nghĩ. Vị tu sĩ này từ hòa và đôn hậu hết mực, mang linh hồn trong sáng như viên bạch ngọc không tỳ vết nhiễm ô; đâu có hắc ám, bụi bặm, hiếu chiến, táo tợn và đa sát như ta?
Ôi! Một nhân cách như vậy mà bị kết liễu cuộc đời thật uổng lắm thay! Ta là gì? Một kẻ du thủ du thực, vô tích sự, ăn bám mẹ cha và xã hội; nếp sống dơ dáy, hư hỏng, nội tâm đầy rẫy những ham muốn bất chánh và hèn hạ. Giá trị đời ta chỉ có thế thôi. Rơm rác còn có ích hơn ta.
Thanh niên nhè nhẹ thở dài. Và lòng từ bi khởi lên dịu dàng xâm chiếm lòng chàng. Ôi! Cuộc đời vô giá trị của ta nên hy sinh cho cuộc đời có giá trị.
Nghĩ thế xong, thanh niên khôn khéo tạo những sơ hở kín đáo, chỉ những kỳ thủ trứ danh mới biết được. Một thế, hai thế. Vậy là quá đủ cho tu sĩ lấy lại quân bình rồi chiếm luôn ưu thế tấn công.
Thanh niên Ka-jo-ju biết mình sẽ thua, lát nữa thôi, nhưng chàng không đổ mồ hôi, không lạnh lưng, không lạnh gáy. Một an tĩnh mênh mông, thân thiết vây phủ tâm hồn chàng. Chưa bao giờ mà chàng chờ đợi cái thua - nghĩa là chờ đợi cái chết - một cách dịu dàng trong sáng, bình lặng và thanh khiết như vậy.Tu sĩ trẻ ngần ngại. Ngón tay vừa thò xuống quân cờ định mệnh, vội rút lui. Cũng vì lòng từ bi mà tu sĩ không nỡ hạ thủ.
Bàn cờ bất động giữa hai người.
Ðối với những tay cờ ưu hạng, không có thế cuối cùng, Ka-jo-ju hiểu vậy, và vì đã nguyện hy sinh, bèn thò tay xuống...
Bỗng một làn khí lạnh lướt qua. Tu sĩ Mu-ju thoáng thấy thiền sư Dai-so-kim đứng dậy chập chờn sau làn khói hương. Và một tia chớp phủ chụp xuống đầu chàng thanh niên. Tu sĩ nhắm mắt lại, khẽ tuyên Phật hiệu...
Thiền đường lặng ngắt như tờ. Tu sĩ trẻ định thần mở mắt ra. Mắt y chợt tròn vo, khinh ngạc. Cái đầu với tóc tai rối bù của chàng thanh niên đã bị cạo nhẵn thín. Và giọng thiền sư Dai-so-kim trầm ấm, mồn một bên tai:
- Chỉ cần có hai điều, Ka-jo-ju con hỡi! Ấy là sự tập trung tâm ý hoàn toàn và lòng từ bi. Hai yếu tố quan trọng của Ðạo Giác Ngộ. Thế mà hôm nay con học được cả hai. Con đã tập trung tâm ý có hiệu quả vào ván cờ. Sau đó vì lòng từ bi mà con nguyện hy sinh mạng sống mình. Thôi, hãy ở lại đây, áp dụng kỷ luật của chúng ta trong tinh thần đó. Giải thoát sẽ là kết quả đương nhiên như mũi tên đến tiêu điểm theo đường nhắm đúng.
Thanh niên Ka-jo-ju đưa tay sờ lên đầu mình, chàng mỉm cười.Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn
Phật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc tưởng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp nơi.
Hiện nay, thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với tư tưởng tiến hóa của nhân loại đòi hỏi phải thẩm định lại nhiều tư tưởng triết học xưa và nay. Đương nhiên, những tư tưởng mang tính phi lý, lạc hậu, phản khoa học đều phải bị đào thải.
Thế nhưng tòa nhà cổ kính hơn hai mươi lăm thế kỷ của Chân lý Phật giáo vẫn trường tồn cùng năm tháng, thời gian, sừng sững như cây đại thọ giữa núi non trùng điệp.
Điều này chứng tỏ Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phú, tinh thần ấy thể hiện Chân lý và Giáo pháp của Chân lý Phật giáo, chúng ta đều biết rằng, Chân lý đạo Phật chứng ngộ được do Thái tử Tất Đạt Đa là Đức Thích Ca Mâu Ni cũng ở ngay thế giới này, chân lý này vận hành cùng vũ trụ - nhân sinh (Định lý duyên khởi).
Nó tồn tại khách quan trong sự sống của loài người. Do đó Đức Phật có xuất hiện hay không, nó cũng vận hành như vậy, nó lấy những điều Nhân bản, Vô ngã, Từ bi, Bình đẳng mà làm căn bản để vận hành.
Cũng vậy! Phật giáo Việt Nam vẫn sống trong lòng dân tộc, thịnh suy theo vận đất nước, Phật giáo có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho mọi người và phát triển quốc gia trong thời kỳ hội nhập, làm nền tảng luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức, trí tuệ cho mọi người.
Nhân bản là đánh thức con người đức tín tự tin, tự chủ, tự trọng với tinh thần trách nhiệm bản thân và xã hội; Vô ngã: đánh thức cái ta, còn gọi là cái tôi, cái của tôi, nó giả tạo, mong manh, không bền chắc, luôn luôn biến chuyển. Thay thế bức tường thành ích kỷ, trở thành sự hy sinh nhẫn nhục.
Trong Phật giáo quan niệm: Mọi người đều bình đẳng có trí tuệ như nhau, nhưng đặc tính cố hữu của từng người khó hay dễ, mau hay chậm, chỉ khác nhau để nhận được trí tuệ này. Phật giáo lấy từ bi vị tha là quan điểm quan trọng khiến phát huy và tồn tại trên toàn cầu. Nhưng muốn làm được những việc này, bản thân Phật giáo phải đào tạo cho được con người chúng ta ứng dụng được việc đó.
Những triều đại trước, các nhà sư là thành phần ưu tú của xã hội, thông minh, đức hạnh. Phật giáo từ thời các nhà vua Lê, Lý, Trần, qua các trường Đại học Phật giáo cung cấp cho xã hội giai tầng trí tuệ. Vì thế, tư tưởng và hành động người tu sĩ Phật giáo khác người thường.
Một đằng vì lợi ích cá nhân, một bên vì lợi ích cho đại chúng. Phải vận dụng trí tuệ hòa nhập vào cuộc sống và xã hội, giúp người an vui hạnh phúc, làm sáng tỏ Phật pháp. Đạo Phật là đạo trí tuệ, tự bản thân mình phải rọi tuệ giác vào cuộc sống để nhập thế hành đạo.
Trực diện với mọi người để hiểu thêm "chư pháp thường không tánh, các vật điều giả hợp, hay không cố định" chúng ta có thể hướng dẫn, thay đổi được người xấu, thay đổi diễn biến trong cuộc sống, làm giàu đẹp văn minh trí tuệ xứ sở chúng ta, chúng ta có thể liên hệ mấy đặc tính sau:
1 - Nhân bản: Điểm căn bản nhất mà chúng ta nhận thấy được ở Chân lý Phật giáo là, Vị giáo chủ không phải là một thần linh, không phải là một thượng đế đầy quyền uy thưởng phạt, mà là một con người thật sự như bao nhiêu con người khác tên là Tất Đạt Đa, ngài thuộc giai cấp Sát Đế Lợi, dòng dõi vua chúa, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da.
Ngài sinh ra, lớn lên, đi học. Vợ của ngài là công chúa Da Du Đà La, con của ngài là La Hầu La. Ngài thấu rõ nỗi thống khổ của sinh, lão, bịnh, tử, ngài chứng kiến những lầm than cơ cực của dân chúng trước những bất công của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài đã một mình ra đi tìm phương pháp giải quyết những vấn đề trên. Sau những tháng năm học đạo với các đạo sĩ nổi tiếng mà kết quả vẫn không làm vị đạo sĩ trẻ tuổi, thông minh Tất Đạt Đa giải quyết những vấn đề bức xúc trong lòng.
Cuối cùng ngài quyết định tự mình tham cứu. Suốt 49 ngày tham thiền nhập định dưới cội cây Bồ đề. Ngày cuối cùng, khi sao mai vừa mới mọc, ngài đã thấu đạt được Chân lý, rõ được chân tướng của vạn pháp. Ngài đã giác ngộ và thành đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Sự kiện trên đây đã hình thành một khái niệm về tính nhân bản của Phật giáo. Đạo Phật quan niệm, con người là trung tâm điểm, hay nói cách khác, không có nhân loại thì không có Chân lý Phật giáo hiện hữu trên cõi đời này.
Trong thế giới quan của đạo Phật, chủng loại chúng sinh được chia thành sáu bậc: Thiên, Nhân, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Trong sáu giới ấy, con người được coi là hội đủ điều kiện tốt nhất để đạt đến các quả vị tu chứng trí tuệ trong Phật giáo.
Chân lý Phật giáo giải thích rằng: Ở cõi Thiên thì khó nhận thức được khổ đau vì cuộc sống của họ quá ư sung sướng. Trái lại, các cõi Atula, Địa ngục, Súc sinh, Ngạ quỷ, chúng sanh quá si mê, ngu dốt trong hoàn cảnh tối tăm đọa đày nên cũng không dễ nắm bắt được Chân lý Phật Đà.
Duy chỉ có cõi Nhân, bản thân con người mới có hoàn cảnh nhận thức được khổ đau của cuộc sống (đây là điều kiện thích ứng để dễ dàng khai sáng) và có khả năng khai sáng được ngọn đèn trí tuệ nơi chính tấm thân nhỏ bé này.
Trong quan niệm Chân lý Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở cả ba thời: Quá khứ, hiện tại và vị lai, là thượng đế duy nhất có toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình. Ngoài mình ra không ai hoặc bất cứ thần linh nào có khả năng đưa mình lên thiên đàng hay ném mình xuống địa ngục. Trong Kinh Pháp Cú, câu 145, Đức Phật dạy rằng:
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch".
Lại nữa, Phật giáo luôn đề cao nỗ lực và ý chí của bản thân con người. Tinh tấn là một trong những đức tính quyết định việc thành tựu đạo quả Bồ Đề. Đến bờ giác ngộ chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, bạc nhược.
Với những tâm hồn khát khao tự do và giải thoát tuyệt đối, dốc hết sức bình sinh cùng với sự hiểu biết Chân lý của đạo Phật, mỗi chúng ta chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trên bước đường tu học tập và nhập thế. Nhược bằng ngược lại, cho dù có ngàn vị Phật giang tay tế độ cũng không làm sao đưa chúng ta thoát khỏi biển trần lao đầy thống khổ này.
Ngoài ra, Phật giáo còn đề cập đến những trường hợp của những người thời chưa có Đức Phật ra đời. Có những con người tự lực, tự vận dụng triệt để ý chí, khả năng của chính mình trong quá trình tư duy, chiêm nghiệm và tu tập đúng đắn, quán tưởng và thấu rõ lý vô thường của vạn pháp vẫn có thể bừng sáng được Chân lý. Đức Phật công nhận những người này là Bích Chi Phật.
Tính nhân bản đã được thể hiện mạnh mẽ ở điểm này. Đây là một điểm ưu việt của Chân lý đạo Phật mà chúng ta khó tìm thấy ở một giáo lý của bất cứ tôn giáo nào khác: Một vị giáo chủ lại đề cao khả năng của con người một cách khách quan hiện thực như vậy. Xuất phát từ tính nhân bản này, nhân cách con người được tôn trọng triệt để trong đạo Phật: Quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng đều có một giá trị đích thực.
Điều đáng nói nhất là khả năng của con người mà Phật giáo luôn nhấn mạnh, đó chính là trí tuệ chính mình tự có. Đây là khả năng tối cao của nhân loại, là di sản vô cùng quý báu mà bất kỳ ai cũng có, nếu biết vận dụng và phát huy đúng đắn, thì có thể tiêu diệt mọi khổ đau, đạt đến bến bờ hạnh phúc.
Điều này đã được minh chứng cụ thể qua đời sống của Đức Phật cũng như những bậc tiền nhân kế thừa trong lịch sử đạo Phật. Đức Phật đã tuyên bố: "Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật".
Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, từ cuộc sống thô sơ lạc hậu từ xa xưa cho đến hôm nay, những phát minh khoa học cùng với thành quả của nó đã đưa nhân loại đến thời kỳ vàng son của sự tối tân hiện đại. Kết quả ấy có được là do khả năng khối óc của con người.
Dù vậy, theo phân tích của Chân lý Phật giáo khả năng đó chỉ mới là một phần nhỏ giới hạn của trí tuệ, hay nói cách khác, con người khoa học chỉ mới vận dụng được một phần trí sáng thế gian của mình, chứ chưa phải là toàn bộ trí tuệ của mỗi con người từ nơi tâm thanh tịnh nơi chính mình sẵn có.
Như Đức Phật đã chỉ rõ trong giáo điển, thuật ngữ đó tạm gọi là trí tuệ Bát Nhã, và chính trí tuệ ấy là chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa Vô Sanh Niết Bàn Tịnh Tĩnh hạnh phúc.
Đối với Phật giáo, con người vốn là một chúng sanh ưu việt, có rất nhiều tiềm năng phi thường, nếu chúng ta khéo triển khai, thì không gì không thể thực hiện được trên cõi đời này.
Như vậy, ta có thể nói rằng: Phật giáo là đạo của con người, xuất phát từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là một đấng giác ngộ nhưng ngài chính là một con người, ngài đã cất tiếng nói và có một đời sống của con người, vì con người mà ngài khai thị Chân lý, hướng dẫn con người đi đến cuộc sống thực sự an vui, hạnh phúc.
2 - Bình đẳng: Chúng ta biết rằng: Phật giáo đã ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng phức tạp của một đất nước, mà trong đó đời sống con người phải chịu nhiều bất công, trong một xã hội phân chia năm giai cấp lâu đời là Ấn Độ. Một là giai cấp Bàlamôn giáo tập trung số người tu của 62 đạo khác nhau, chủ trương công việc nghi lễ, tế tự, cúng tế.
Giai cấp này chiếm vị trí tối cao. Hai là giai cấp Sát Đế Lợi, tập trung dòng dõi vua chúa, là giai cấp nắm quyền điều hành xã hội. Ba là giai cấp thương gia giàu sang. Giai cấp thứ tư là Tỳ Sá, bao gồm những người bình dân.
Giai cấp thứ năm là thuộc giai cấp Thủ Đà La, họ là những người hạ tiện hay còn gọi là dân nô lệ. Hai giai cấp Bàlamôn và Sát Đế Lợi thuộc giai cấp thống trị. Năm giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ làm nô lệ đời đời tạo thành một xã hội đầy rẫy những bất công.
Ngay trong buổi hoàng hôn tối tăm đó, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong, phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ và bức tường phi lý phân chia giai cấp bằng một châm ngôn bất hủ: "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn".
Lời tuyên bố hùng hồn của Đức Phật là nền tảng hình thành một hệ thống giáo lý mà trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn trên phương diện lý thuyết và cả thực tiễn.
Theo Phật giáo, vạn vật trên thế giới này đều tùy thuộc nhân duyên mà sanh khởi. Cũng vậy, sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hay thông minh, tất cả đều hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người, chứ không phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo thông lệ hay bất kỳ một quy định nào.
Trên tinh thần này, sự phân chia giai cấp trở thành phi lý và vô nghĩa. Việc Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngôi vị đế vương, quay lưng với tất cả mọi vinh hoa phú quý, khước từ mọi đặc ân cao tột dành cho giai cấp vua chúa.
Ngài đã một thân độc hành với mảnh áo vá thô sơ, đầu trần, chân đất, vân du đây đó, hình ảnh đó đã thể hiện tinh thần bình đẳng tuyệt vời của ngài. Và cũng chính Đức Phật, với đời sống giản dị khiêm tốn đã thể hiện tấm lòng bình đẳng trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sanh. Ngài rải tình thương vô biên xuống muôn loài một cách công bằng, vô phân biệt.
Từ hạng cùng đinh như gã gánh phân, thợ cạo tóc cho đến hạng vua chúa giàu sang phú quý, từ hạng thấp hèn ty tiện như gái giang hồ cho đến bậc quyền uy, Đức Phật luôn thương yêu chân tình, giúp đỡ, khuyên dạy để họ nhận thức được tính chất thật của cuộc sống tự thăng hoa tâm hồn, đạt đến an lạc hạnh phúc. Lòng bình đẳng ấy không phải dừng lại mà lan tỏa khắp muôn loài muôn vật.
Ngài đã dạy rằng "Tất cả chúng sanh đều có một tâm lý tham sống sợ chết. Vì vậy, không có lý do gì ta nỡ cướp đi mạng sống của kẻ khác, như vậy là không bình đẳng". Tâm trạng buồn nhớ mẹ của một chú cừu non lạc đàn chẳng khác gì sự đau buồn của một người mẹ phải chia lìa với đứa con thơ, bởi một nguyên nhân nào đó. Và vì vậy, sinh mạng của một con vật cũng quý như bất kỳ sinh mạng của một con người.
Với quan điểm này, trên bước đường du hóa, có lần Đức Phật đã tự tay bế một chú cừu non lạc đàn tìm về với mẹ. Và cũng chính ngài đã lên tiếng giải thích và vạch rõ những ngu xuẩn của bọn người mê tín, dị đoan làm lễ tế thần bằng cách dâng lên những con thú sống. Ngài đã cứu lấy những con vật thoát khỏi cái chết hỏa thiêu chỉ vì sự tín ngưỡng mù quáng.
Trong giáo điển, Phật giáo quan niệm rằng: Tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé đều có ẩn một khả năng thành Phật (Phật tính) nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó hay dễ, nhanh hay chậm khác nhau. Điều này có thể tóm ý trong một câu kinh: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Đây là nền tảng để hình thành đức tính bình đẳng triệt để, vô phân biệt trong đạo đức luân lý của Phật giáo.
3 - Từ bi: Tinh thần từ bi, vô ngã vị tha là một trong những quan điểm quan trọng khiến Phật giáo phát huy và tồn tại khi đến bất cứ quốc gia nào. Chính điểm này là một trong những căn bản tạo nên mạch sống cho Phật giáo mãi trường tồn cùng lịch sử tiến hóa của nhân loại.
Từ bi là chất liệu không thể thiếu trong đạo Phật. Từ là thương cho vui. Bi là thương cứu khổ. Đó là trọng trách thiêng liêng mà Chân lý đạo Phật mang theo suốt chặng đường hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển. Nó được thực hiện bằng mọi cách và ở bất cứ nơi đâu. Chính vì sứ mạng thiêng liêng này mà đạo Phật đã đi theo lịch sử loài người, phát triển nhịp nhàng bằng chất liệu tình thương mà hoàn toàn không sử dụng bạo lực, bạo quyền.
Chất liệu tình thương của Phật giáo như dòng suối mát lạnh, ngọt ngào làm cho vạn vật tốt tươi, cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời là thần dược xoa dịu những nỗi đau của nhân loại, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán căm thù hận. Và còn hơn thế nữa, lòng từ bi còn giải quyết những căn bản khổ đau của kiếp phù sinh, đưa người ta đến an vui trọn vẹn.
Theo nghĩa, "Từ nghĩa là từ năng giữ nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi nghĩa là bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ" hay vắn tắt là "Từ năng giữ lạc, bi năng bạt khổ". Như vậy, từ bi mang niềm vui cho tất cả chúng sanh. Ở trong lãnh vực tình cảm, tình thương yêu của Phật giáo có thể so sánh với lòng mẹ thương con bao la rộng rãi. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng từ bi là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ, bao trùm lên tất cả muôn loài.
Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc. Tuy nhiên, những loại tình cảm ở đời chỉ giới hạn trong một mối quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài, lắm khi chúng ta thường đối xử hững hờ, kỳ thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp.
Trong khi đó, từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi ích kỷ của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất cứ ý niệm kỳ thị nào.
Đối với Phật giáo tất cả chúng sanh đều là bạn hữu, và mọi nơi chốn trên thế gian này đều là nơi chôn nhau, cắt rốn, là quê hương, xứ sở của mình. Lòng thương yêu vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật.
Từ ý nghĩa này, Phật giáo có một tinh thần khoan dung và tha thứ. Chúng ta đang sống giữa một thời đại quyền lực và danh vọng đang khống chế con người, tham vọng của nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh.
Thảm trạng này đang có cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của sự diệt vong. Chính ngay lúc này, từ bi là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời. Và chỉ khi vận dụng lòng từ bi của Chân lý Phật giáo, chúng ta mới thực sự đủ năng lực dập tắt ngọn lửa chiến tranh và hận thù đang ngút ngàn giữa buổi hoàng hôn của thế kỷ XXI này.
Đức Phật đã dạy: "Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù, đó là định luật từ ngàn xưa".4 - Vô ngã: Nhận xét về thế giới sự vật hiện tượng, Phật giáo khẳng định rằng mọi sự vật, hiện tượng trên cõi đời này đều không có một tướng trạng nhất định, tất cả đều luôn biến đổi, chuyển động không ngừng. Nói cách khác, sự vật, luôn luôn chảy và biến đổi. Trong khi đó nhận thức thông thường của chúng ta tưởng chừng như mọi vật đang thực sự hiện hữu và cố định. Kỳ thực, tất cả vạn vật đều đang chuyển động một cách vi tế mà ta khó nhận thấy được.
Nhưng nếu bình tâm và chịu khó quan sát, ta có thể thấy rõ điều này. Chỉ cần nhìn vào các sự vật quen thuộc nhất trong đời sống thường nhật như cái bàn, căn nhà… ta sẽ nhận thức được ý nghĩa ấy. Cái bàn khi mới hoàn thành, nó rất mới, nhưng qua một thời gian sau, nó đã trở thành cũ.
Và cứ thế, theo thời gian, nó cứ cũ dần và cuối cùng hư hoại, có thể chỉ còn là những mảnh vụn. Tất cả các sự vật cũng đều tuân theo quy luật ấy. Vì vậy ta có thể nói rằng, tất cả các tướng đều là tạm thời, và nó luôn chuyển đổi.
Các sự vật mà ta nhận biết được chẳng qua là một tướng trong một chuỗi thay đổi liên tục của vô số tướng trạng từ mới đến cũ, từ trẻ đến già, từ sanh đến diệt. Phật giáo tạm phân quá trình vận động ấy thành bốn giai đoạn: Sanh, Trụ, Dị, Diệt hay Thành, Trụ, Hoại, Không.
Như vậy, tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều hoàn toàn không có cái chủ thể nhất định, nó luôn biến động. Vì vậy, tất cả đều là Vô ngã, nghĩa là không có một tướng trạng nào của sự vật là nhất định, bất di, bất dịch cả. Đây gọi là Vô ngã tính.
Liên hệ bản thân của mỗi người, vì không thấy rõ được sự thật của tướng trạng này, không nhận biết được sự giả hợp của ngũ uẩn mới tạo thành tấm thân này. Nên ngay từ lúc lọt lòng mẹ, một cái tên gọi cùng với nhận thức sai lầm về cái tôi đã tạo thành một ngộ nhận căn bản về sự hiện hữu, về giá trị của một con người. Từ đó tính chấp và sự ích kỷ hình thành, đây chính là giềng mối của bao sự thống khổ mà chúng ta phải cưu mang suốt cả kiếp người.
Chính ảo mộng về cái của tôi và cái tôi đã đưa đến thảm trạng chiến tranh, hận thù, cấu xé lẫn nhau. Chân lý Phật giáo đã soi sáng chân tướng của vạn pháp bằng ánh sáng Chân lý Vô ngã, sự soi sáng ấy không nhằm mục đích thỏa mãn tri thức của nhân loại, mà nó mang ý nghĩa trình bày một sự thực về tướng trạng của con người và thế giới. Đồng thời xây dựng cho nhân loại một nhận thức đúng đắn, hướng đến một nếp sống cao đẹp, đầy tình người.
Thật vậy, khi chúng ta đã nhận thức được thực trạng của tấm thân ta, thấu rõ được cái ta - còn gọi là cái tôi, cái của tôi - chỉ là những gì rất mong manh, không bền chắc, luôn biến chuyển. Khi ấy bức tường thành của sự ích kỷ, nhỏ nhen mới thực sự sụp đổ, ranh giới của chủ nghĩa cá nhân mới bị xóa nhòa, thành trì bảo thủ mới được thật sự phá vỡ, lòng bao dung, vị tha sẽ bừng sáng trong tâm hồn của mỗi con người.
Nhân loại sẽ xích lại gần nhau hơn để mỉm cười, thương yêu và cùng sống với nhau trong tinh thần bao dung hòa ái và tha thứ lẫn nhau, sẵn sàng quên đi những lỗi lầm mà chúng ta đã từng gây tạo cho nhau, hạnh phúc thực sự hiện hữu ngay trên quả đất này.
Tinh thần Vô ngã vị tha là một trong những điểm quan trọng khiến Phật giáo tồn tại và phát huy khi đi đến bất cứ một quốc gia nào. Chính điểm này là một trong những căn bản tạo nên mạch sống cho Chân lý Phật giáo tồn tại cùng với lịch sử tiến hóa của nhân loại. Phật giáo bao giờ cũng hiện hữu vì hạnh phúc, an lạc của mọi người.
Với tình trạng hiện thời của thế giới, tiếng chuông báo động của những nhà khoa học về các nguy cơ của trái đất thân yêu đang gióng lên liên tục, sinh mệnh của nhân loại đang bị đe dọa bởi quá nhiều nguyên nhân do chính mình gây tạo. Ngồi lại với nhau trong tình trạng yêu thương đoàn kết và cùng một chí hướng là điểm quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên - tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau là nhân tố cần thiết để thực hiện được điều ấy.
Những điều vừa trình bày trên đây: Nhân bản, bình đẳng, từ bi, vô ngã là những trọng điểm được đề cập trong Chân lý Phật giáo. Nhưng nó cũng là yếu tố cần thiết cho mọi người. Nếu muốn tạo hạnh phúc thật sự cho chính bản thân mình và thiết lập một nền hòa bình cho nhân loại.
Như vậy chúng ta có thể nói rằng: Chân lý đạo Phật là con đường để tự giải quyết những điều cơ bản nhất của con người, mặc dù đối tượng của Phật giáo là tất cả chúng sanh, nhưng con người là trung tâm điểm, là đối tượng chính để mang bức thông điệp cho cuộc đời, là loài người có khả năng tốt nhất để thực hiện bức thông điệp ấy. Muốn thực hiện được bức thông điệp ấy, nghĩa là phải thực sự vận dụng những tinh hoa của Phật pháp vào trong đời sống và tâm hồn của chính mình.
Mặc dù cuộc sống luôn biến động theo dòng chảy của thời gian, nhưng trong sự mong manh phù du ấy, ta vẫn luôn nhìn thấy một điều gì thật dễ thương, thật ý nghĩa, thật thú vị giữa trần gian đầy mộng mị. Chỉ khi nào con người sống trọn vẹn với tinh thần cao đẹp ấy của đạo Phật, chúng ta mới thấy, mới hưởng được niềm hạnh phúc vô biên.
* Trích từ tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, diễn ra từ ngày 4 tới ngày 7/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Giảng sư Thích Huệ Đăng
Như một dòng chảy liên tục trong dòng chảy lớn của lịch sử dân tộc, kể từ khi được các tăng sĩ Ấn Độ du nhập vào đất Việt từ thời Hùng Vương, Phật giáo đã hội nhập vào dòng sinh mệnh của đất nước và đóng góp những nỗ lực làm thăng hoa nếp sống chung của dân tộc. Trên đất nước lớn lên từ huyền thoại Tiên Rồng, Phật giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó đã trở thành một lối sống gắn liền với dòng sống của dân tộc. Nó không nổi trôi một cách thụ động theo sự thăng trầm của mệnh nước, mà luôn luôn tích cực góp phần vào những nỗ lực chung nhằm chận đứng sự bập bềnh này, tạo ổn định và an lạc cho đất nước.
Tinh thần Bồ tát nêu trong Lục Độ Tập Kinh “Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi hà khắc cứu dân khỏi lầm than ” (a) đã được giới xuất gia của dân Việt thực hành ngay từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị hà khắc của Thái thú Tô Định (năm 39). Kể từ đó, xuyên suốt trong mọi thời nhân dân lầm than vì các chế độ cai trị hà khắc như thời nhà Hán, nhà Đông Ngô, nhà Đường, nhà Minh, thời Pháp đô hộ … luôn luôn có sự tham dự dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau của giới tăng sĩ hoà duyên cùng Phật tử và đồng bào các giới dấn mình vào công cuộc vận động dành độc lập tự chủ và dân chủ tự do cho dân tộc.
Phật giáo Việt Nam do đó từ căn bản không phải là tiêu cực yếm thế, mà là Phật giáo tích cực dấn thân, nhập thế để chuyển thế. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi các hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ kiên trì trước mọi áp bức để tranh đấu bất bạo động cho tự do tôn giáo và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi các bậc tôn túc này được nhiều nhân sĩ trên thế giới cảm phục về nỗ lực tranh đấu bất bạo đông cho nhân quyền và đề nghị làm ứng viên giải Nobel Hoà Bình ( HT Huyền Quang năm 1981, HT Quảng Độ năm 2000 và 2001).
KHỞI NGUYÊN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Xác định khởi nguyên của dòng chảy Phật giáo Việt Nam là vấn đề có thể còn gây tranh luận. Tuy nhiên người ta không thể căn cứ vào danh hiệu “Nam Bang Học Tổ” mà chúa Trịnh Tạc (1657-1682) và Trịnh Sâm (1767-1782) sắc phong cho thái thú Sĩ Nhiếp (b), hoặc các sự kiện như tăng ni nước ta hiện nay tự coi là truyền thừa của dòng Lâm Tế (c), cộng với sự hiện diện của Bồ Đề Đạt Ma trên bàn thờ Tổ ở nhiều chùa Bắc tông và nghi thức tụng niệm mang nhiều âm hưởng Hoa văn để rồi kết luận vội vã là Phật giáo nước ta khởi nguyên từ Trung Quốc.
Có một số sự kiện lịch sử đủ để xác định kết luận trên là vội vã. Xin nêu lên 3 sự kiện tiêu biểu:
1- Năm 67 Hán Minh Đế cử một phái đoàn 18 người qua nước Đại Nhục Chi rước tượng Phật về thờ và các vị tăng Ma Đằng Ca Diếp, Trúc Pháp Lan qua kinh đô Lạc Dương. Ngôi chùa đầu tiên của Trung Quốc là chùa Bạch Mã xây năm 68 tại kinh đô Lạc Dương làm chỗ thờ tượng Phật, chỗ trú của các vị tăng và nơi chứa kinh do ngựa trắng chở tới. Theo lời sớ của Vương Độ đời Tấn ghi lại trong Cao Tăng Truyện: từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, người Hán không được phép xuất gia; nhà Ngụy (220-264) theo pháp chế của nhà Hán cũng chưa cho dân bản xứ xuất gia (dẫn theo Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tập 1, trang 23).
Tại nước ta, sư cô Thiều Hoa (3-40) xuất gia từ năm 16 tuổi tại chùa Phúc Khánh (nay là chùa làng Hiền Quan, tỉnh Phú Thọ). Các sư cô Phương Dung, Thục Nương và nàng Sa (Chiêu Tâm Phúc Từ, tịch năm 40), nàng Quốc đều xuất gia từ lâu trước khi rời chùa dẫn dân quân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 39. Trong lịch sử Phật giáo các nước, tăng đoàn luôn luôn xuất hiện trước ni đoàn, chưa thấy có trường hợp ngoại lệ. Cho nên có thể giả thiết tăng đoàn nước ta đã xuất hiện từ trước thời Trưng Vương. Tới ba thế kỷ sau, tăng đoàn Trung Quốc mới được thành lập mà trụ cột tiên khởi là Thích Đạo An (312-385).
2- Khi cử đại binh xâm lăng nước ta thời nhà Hồ, vua Minh Thành Tổ ban hành hai chỉ dụ vào tháng 4.1406 tiếp theo là chỉ dụ năm 1407 ra lệnh cho quân binh Trung quốc tịch thu đem về nước (và phá hủy tất cả những gì không thể mang đi được) toàn bộ thư bản văn tự từ sách vở cho tới văn bia. Năm 1418, vua Minh sai hai nho gia là Hạ Thanh và Hạ Thi sang nước ta chỉ đạo việc hủy diệt cho bằng hết các di sản văn hoá Đại Việt còn bị quân tướng nhà Minh bỏ sót lại. Tiếp đó, nhà Minh lập Tăng Cương Ty lo việc đồng hoá Phật giáo nước ta theo mẫu mực Trung quốc. Sự kiện có tính đàn áp và áp đặt thô bạo đó chứng tỏ ảnh hưởng của di sản Phật giáo Trung quốc đối với Phật giáo Việt Nam trước thời Minh thuộc rất mờ nhạt.
3- Năm 402 sư Huệ Viễn (334-416) sáng lập Bạch Liên xã, cơ sở Tịnh Độ tông đầu tiên ở Trung Quốc. Năm 425 sư Đàm Hoằng từ miền Bắc Trung Quốc tìm tới chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) tu học pháp môn Tịnh Độ và chuyên trì tụng kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và Thập Lục Quán. Để danh tiếng có thể lan tới tận miền Bắc Trung Quốc, trào lưu Tịnh Độ tại nước ta đã phải hình thành và phát triển từ nhiều thập kỷ trước, nghĩa là trước khi pháp môn này hình thành ở Trung Quốc.
4- Một báo cáo của Lưu An (chết năm 122 TTL) được ghi lại trong Tiền Hán Thư: Từ thời Tam Đại bên Tầu (gồm nhà Hạ 2140- 1711 TTL, nhà Thương hay nhà Ân 1711- 1066 TTL và nhà Chu 1066- 256 TTL) dân Việt đã không chịu dùng lịch pháp Trung Quốc. Lê Mạnh Thát (sđd tr. 64) và Nhất Hạnh (Nguyễn Lang, sđd tr. 41) đều cho rằng khi đó dân ta dùng lịch pháp Ấn Độ (một năm có 4 mùa, 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày).
Nguồn gốc Ấn Độ của khởi nguyên Phật giáo Việt Nam sẽ được trình bày chi tiết hơn trong một bài khác.
PHÂN KỲ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Sử gia Phật giáo Lê Mạnh Thát (TT Thích Trí Siêu) trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam đã phân chia lịch sử Phật giáo nước ta thành 5 thời kỳ :
1- Thời kỳ Phật Giáo Quyền Năng (từ khởi nguyên tới năm 544), tác động chính là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 39- 43). Ở thời kỳ này, đức Phật được quan niệm như một đấng toàn năng với nhiều quyền phép thần bí.
2- Thời kỳ Phật Giáo Vận Động Độc Lập (từ năm 544 tới 1069), tác động chính là việc Lý Bôn khởi nghĩa thành công và xưng đế năm 544. Các nhà sư dùng ảnh hưởng và khả năng của mình góp phần vào các nỗ lực vận động độc lập dân tộc.
3- Thời kỳ Phật Giáo Thế Sự (từ năm 1069- 1306), tác động bởi việc vua Lý Thánh Tông sát nhập ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính vào lãnh thổ Đại Việt năm 1069. Phật giáo góp phần chủ động vào nỗ lực bảo vệ và phát triển đất nước. Các thiền sư dù không mặc áo thế quyền vẫn có những tham dự quan trọng vào các quyết định trị nước.
4- Thời kỳ Phật Giáo Cư Trần Lạc Đạo (từ năm 1306- 1698), tác động bởi việc vua Trần Nhân Tông sát nhập hai châu Ô, Lý vào nước ta năm 1306.
5- Thời kỳ Phật Giáo Quần Chúng (từ 1698), tác động bởi việc chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào thiết lập chính quyền tại Gia Định năm 1698.
Lê Mạnh Thát cho rằng năm biến động lớn nói trên của lịch sử dân tộc đã tạo nên những thay đổi cơ bản trong bản thân Phật giáo để đáp ứng được yêu cầu của lịch sử trong từng giai đoạn liên hệ. Theo ông, mỗi thời kỳ có một nét đặc trưng nổi bật của nó, mà ngay cả sự thay đổi của các triều đại và sự tồn tại của các dòng Thiền khác nhau không có một ảnh hưởng to lớn nào. Khi phân kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam như vậy, ông chú trọng đến quá trình phát triển của dân tộc, đặc biệt là cuộc Nam tiến.
Cách phân kỳ trên là quan niệm riêng của Lê Mạnh Thát. Sự xác định đặc tính riêng của mỗi thời kỳ nói trên có những điểm cần được xét lại. Chẳng hạn quan niệm coi Phật như một đấng toàn năng với nhiều quyền phép huyền bí không phải chỉ có trên đất nước ta và cũng không phải chỉ có vào thời kỳ khởi nguyên. Theo Will Durant (Lich Sử Văn Minh Ấn Độ, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, trang 129, Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ không ghi năm): vào khoảng cuối đời của Thích Ca, tín đồ bắt đầu tôn sùng ngài là thần. Ngày nay ở trong nước cũng như hải ngoại, màu sắc thần thánh của Phật cũng còn hiện diện tại không ít chùa Đại thừa. Thế nhưng chúng ta phải chú ý đến một sự kiện đôc đáo khi Hai Bà Trưng phất cờ tổng khởi nghĩa vào năm 39, các sư cô Thiều Hoa, Phương Dung, Thục Nương và nàng Quốc rời chùa mộ quân và tham gia cuộc kháng chiến như các tướng lãnh quan trọng. Chắc chắn các sư cô không quan niệm Phật như một vị thần để cầu đảo mà đã nhân danh Phật giáo tham gia tích cực vào nỗ lực vận động dành độc lập cho dân tộc trong cuộc khởi nghĩa đầu tiên của lịch sử Việt. Như vậy không phải đợi tới cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (Lý Bôn) thành công vào năm 544, Phật Giáo nước ta mới tham gia vào nỗ lực vận động độc lập dân tộc như Lê Mạnh Thát quan niệm.
Với định chế chùa làng đã xuất hiện, với sự tập hợp thành đội ngũ khá mau lẹ của dân quân đáp ứng lời kêu gọi của các sư cô Thiều Hoa (3- 40), Phương Dung, Thục Nương và nàng Quốc tham gia khởi nghĩa chống lại chế độ bạo ngược của Tô Định, có thể nói là tính quần chúng của Phật giáo đã phải có ngay từ trước thời Hai Bà Trưng (d). Ở Trung Hoa, chùa vua (chùa Bạch Mã do Hán Minh Đế dựng năm 68) là định chế Phật giáo đầu tiên.
Mặt khác thời kỳ 1306- 1698 là thời kỳ đầy chiến tranh, nhiễu nhương và khổ lụy của dân tộc, khó mà nghĩ rằng Phật giáo Việt Nam có thể “cư trần lạc đạo” trong tình huống như vậy. Nạn đói trầm trọng xảy ra vào các năm 1321, 1344, 1357, 1392 dưới thời các vua cuối nhà Trần. Thêm vào đó, loạn lạc liên miên do các cuộc khởi loạn của nông dân như Ngô Bệ ở Hải Dương (kéo dài từ 1344 tới 1360), Trần Tề ở Bắc Giang (1354), Nguyễn Bổ ở Lạng Giang (1379), Nguyễn Thanh và Nguyễn Kỵ ở Thanh Hoá (1389) và sư Phạm Sư Ôn ở Sơn Tây.(1389).
Ngoài ra từ năm 1361 quân Chiêm Thành dưới sự lãnh đạo của Chế Bồng Nga liên tiếp tấn công nước ta. Năm 1371 và 1378, Chế Bồng Nga đã vào tận Thăng Long đốt phá và bắt dân mang đi. Chưa hết, kể từ năm 1387 khi Hồ Quý Ly được tham dự vào những quyết định quan trọng của triều đình nhà Trần thì Thiền phái Trúc Lâm (do vua Trần Nhân Tông sáng lập) khó mà được họ Hồ để yên cho “cư trần lạc đạo”. Nhất là sau khi xảy ra vụ Hội Thề Lũng Sơn (Kỷ Mão 1399) do Thượng tướng Trần Khát Chân triệu tập để diệt Hồ Quý Ly, âm mưu bị bại lộ, 370 tôn thất nhà Trần và các tùy tướng bị họ Hồ giết tại chân núi Đốn Sơn , Thanh Hoá.
Tiếp theo, vào giai đoạn 1407- 1428 dưới ách đô hộ của nhà Minh, vua Minh Thành Tổ ban chỉ dụ cho tướng Chu Năng (tháng 4.1406) phải phá hủy tất cả các sách vở bia ký tại những vùng đã chiếm đóng không được bỏ sót một chữ, một mảnh nào. Lệnh này được Minh Thành Tổ nhắc lại một cách nghiêm ngặt hơn vào đầu năm 1407 (Nguyễn Huệ Chi phát hiện ra những chỉ dụ này và công bố trong Thơ Văn Lý Trần tập 1, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1977). Năm 1418 nhà Minh sai hai nho gia Hạ Thanh và Hạ Thi sang nước ta đặc trách việc tiêu hủy hết các di sản văn hoá Đại Viêt mà bọn quan quân Minh trước đây còn để sót lại. Sau đó, nhà Minh cho lập Tăng Cương Ty để đồng hoá Phật giáo nước ta theo khuôn mẫu Trung Quốc.
Ngay cả sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh, lập ra nhà Hậu Lê, Phật giáo nước ta cũng chưa thể coi là đã có đủ duyên để “cư trần lạc đạo”. Cái chết của quan Tư đồ Trần Nguyên Hãn (tháng 2.1429), cái án tru di tam tộc đặt lên dòng họ Nguyễn Trãi năm 1442 có nghĩa là các vua đầu nhà Hậu Lê và những cận thần của họ không ưa gì hậu duệ của nhà Trần. Và dòng Thiền Trúc Lâm dưới mắt họ chỉ là cánh tay nối dài của họ Trần. Cho nên ngay sau khi lên ngôi, tháng 10 năm Kỷ Dậu (1429), vua Lê Thái Tổ ra lệnh cho tất cả tăng sĩ Phật giáo và đạo sĩ Lão giáo phải trình diện khảo thí. Ai không thi đậu bị bắt buộc phải hoàn tục. Tình trạng không thuận lợi cho Phật giáo kéo dài cho tới hơn 60 năm sau. Lương Thế Vinh, đỗ trạng nguyên khoa 1463, có chân trong hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập mà vẫn không được ghi tên trên văn miếu vì tội là nhà nho mà “sáng tác kinh Phật” (e). Vị vua đầu tiên của triều Hậu Lê hướng về đạo Phật là Lê Hiến Tông (1497- 1504). Nhưng sau thời đại ngắn ngủi của ông, nhà Hậu Lê bắt đầu suy thoái.
Từ năm 1532 ở Đàng Ngoài chiến tranh giữa nhà Mạc và vua Lê do Nguyễn Kim rồi Trịnh Kiểm và hậu duệ của ông phò tá kéo dài cho tới năm 1667 mới chấm dứt sau khi tướng Trịnh là Đinh Văn Tả đánh chiếm được Cao Bằng. Mặt khác trong khoảng 45 năm từ 1627 tới 1672, chúa Trịnh kéo đại quân vào Đàng Trong tấn công chúa Nguyễn 7 lần.
Nếu Phật giáo nước ta có được “cư trần lạc đạo” trong thời kỳ 1306-1698 thì đó chỉ là hai giai đoạn ngắn ngủi:
-1306-1330, thời kỳ rực rỡ nhất của thiền phái Trúc Lâm do Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông sáng lập (và 3 vị tổ Điều Ngự GiácHoàng, Pháp Loa và Huyền Quang lãnh đạo).
-1527-1540 khi đất nước còn dưới sự lãnh đạo của Mạc Đăng Dung với tư cách vua hoặc Thái thượng hoàng (1530-1541), dân chúng an lạc, Tam giáo (Phật-Lão-Nho) hoà đồng, hoàng tộc nhà Mạc tích cực hỗ trợ các hoạt động tôn giáo.
Dưới thời chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn, với định chế chùa chúa, chùa vua xuất hiện, giới tăng lữ chịu sự chi phối khá chặt chẽ của nhà cầm quyền. Đặc biệt là vị trụ trì các chùa lớn (Tăng cang) đều do triều đình bổ nhiệm qua sắc chỉ của vua. Tính cách quần chúng của Phật giáo nước ta do đó chưa có gì rõ rệt trong suốt thế kỷ 18.
Có lẽ phải đợi tới năm 1849, khi Phật Thầy Tây An (Đoàn Văn Huyên) khai sáng giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương tại Long Xuyên, quần chúng mới thực sự là đối tượng chính của việc truyền bá Phật pháp. Rõ rệt hơn vào đầu thập niên 1920, khi phong trào chấn hưng Phật giáo khởi động, giới cư sĩ bắt đầu góp phần tích cực vào việc hộ pháp và hoằng pháp, tương quan giữa quần chúng và Phật giáo mới trở thành trong sáng, lành mạnh, tích cực.
Vì những biến cố khơi mở mỗi thời kỳ của Phật giáo theo cách phân kỳ của Lê Mạnh Thát đều là những quyết định của nhà cầm quyền, cho nên trình bày lịch sử Phật giáo Việt Nam theo diễn biến của các triều đại có lẽ là điều hợp lý hơn. Đây cũng là cách phân kỳ của hầu hết các cuốn sử Phật giáo Việt Nam bằng quốc ngữ, khởi đầu từ cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Lược của Thích Mật Thể ( nxb Tân Việt, Hà Nội 1943). Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của lịch sử Phật giáo Việt Nam trước khi đất nước có các triều đại với chính quyền ổn định, chúng tôi đề nghị phân giai đoạn này làm hai thời kỳ:
1- Thời Kỳ Khởi Nguyên: từ lúc đạo Phật bắt đầu được các tăng sĩ Ấn Độ du nhập vào nước ta khoảng thế kỷ II TTL cho tới thời đại Trưng Vương. Biến cố năm 43 (tướng nhà Hán là Mã Viện tiêu diệt được chính quyền Trưng Vương) có một ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Cuộc khởi nghĩa Trưng Vương do giới quý tộc thời đại Hùng Vương lãnh đạo(Lạc hầu, Lạc tướng mà biểu trưng oai quyền là trống đồng) với sự tham dự của hàng trăm hào kiệt Việt tộc, trong đó có ít nhất là 4 ni cô (Thiều Hoa, Phương Dung, Thục Nương và nàng Quốc). Sau khi tiêu diệt Trưng Vương, Mã Viện cho tịch thu toàn bộ các trống đồng (để đúc thành ngựa) và đầy các thủ lãnh quý tộc Văn Lang còn sống sót (y gọi là cừ soái) vào vùng đất Giang Hoài, thay đổi luật lệ Văn Lang theo đúng luật Hán. Để chống lại nỗ lực đồng hoá một cách thô bạo của nhà Hán, Phật giáo Việt Nam dứt khoát bản địa hoá giáo lý, bản địa hoá tư tưởng, gởi gấm một số yếu tố Việt Nam vào kinh điển Phật giáo (theo Lê Mạnh Thát, sđđ tr. 151).
2- Thời Kỳ Xây Dưng Bước Đầu: Từ năm 43 đến năm 968, loạn 12 sứ quân chấm dứt, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng lập ra nhà Đinh. Năm 969, Đinh Tiên Hoàng phong cho sư Ngô Chân Lưu (930-1011) làm Tăng Thống, giáo hội Phật giáo nước ta được thành lập và các nhà sư bắt đầu được các vương triều tham vấn về những quốc sự trọng đại.
Thời kỳ này đã xuất hiện những đỉnh cao của Phật học như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông. Mâu Tử viết Lý Hoặc Luận năm 198, tác phẩm lý luận Phật học đầu tiên bằng Hán văn từng được coi là sách gối đầu giường của giới học Phật Trung Quốc và Nhật Bản thời đó. Khương Tăng Hội xuất gia và tu học ở Giao Châu rồi qua Trung Quốc năm 247 khơi mở và làm hưng thịnh Phật pháp ở Đông Ngô. Pháp môn Tịnh Độ của chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) vang động tới miền bắc Trung Quốc từ đầu thế kỷ V. Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc tới chùa Dâu (chùa PhápVân, Bắc Ninh) khai mở dòng thiền Pháp Vân năm 580. Vô Ngôn Thông cũng từ Trung Quốc tới chùa Kiến Sơ năm 820 lập phái Thiền Vô Ngôn Thông.
Chấp nhận sự phân kỳ Phật giáo Việt Nam theo diễn biến của lịch sử dân tộc là chấp nhận một sự thực lịch sử: Phật giáo Việt Nam luôn luôn ở trong dân tộc chứ không bao giờ ở trên hoặc ở ngoài dân tộc. Kinh nghiệm 20 thế kỷ vừa qua cho thấy diễn biến của lịch sử đất nước qua chính sách của mỗi triều đại định hướng đi của Phật giáo Việt Nam, cho dù hướng đi đó có thể thuận hay nghịch với nhà cầm quyền hoặc tùy duyên uyển chuyển.
Do phản ứng để tồn tại và phát triển trước sự thay đổi hoàn cảnh chính trị và xã hội của đất nước trên dòng lịch sử, Phật giáo Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn. Nhưng sự chuyển tiếp từ giai đoạn trước qua giai đoạn sau không giống như sự lật qua một trang mới hay một bước ngoặt dứt khoát với quá khứ, mà có tính cách giao thừa – giai đoạn trước chuyển giao và giai đoạn sau thừa tiếp. Tựa như những khúc sông của một dòng sông; sông vẫn chảy một dòng xuôi từ đầu nguồn ra cuối bãi cho dù hình dạng lòng sông có thể thay đổi tùy theo địa hình địa vật.
NHỮNG TÍNH CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Việc xác định các tính căn bản của Phật giáo Việt Nam do đó trở thành quan trọng. Một cách khái quát, Phật giáo Việt Nam có những tính căn bản sau: Tính dung hợp, tính dân tộc, tính dấn thân và tính khai phóng.
TÍNH DUNG HỢP:
Phật giáo không đi theo các chiến thuyền và đại pháo để hoằng pháp, cho nên để tồn tại trên vùng đất mới, Phật giáo phải thân thiện với nền tín ngưỡng bản địa đã bám rễ trong quần chúng từ lâu. Những phái đoàn truyền giáo Ấn Độ đầu tiên do vua Asoka Moriya (A Dục) phái đi tới các nước khác vào thế kỷ 3 BC đã nhận được chỉ dụ rõ ràng của nhà vua: Bất kỳ ai tôn trọng tôn giáo của mình nhưng lại chỉ trích tôn giáo khác, nghĩ rằng “tôi sẽ làm rạng rỡ tôn giáo của tôi”; nhưng thật là trái ngược, khi làm như vậy người đó đã làm thương tổn tôn giáo của mình một cách nghiêm trọng.
Các tăng sĩ Phật giáo người Ấn đi theo các thương thuyền tới thủ phủ Luy Lâu của nước Văn Lang vào cuối thời Hùng Vương hẳn nhiên đã phải tâm niệm chỉ dụ trên của vua A Dục. Cho nên mới có hiện tượng các vị thần của tín ngưỡng nông nghiệp nước ta là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện cùng Phật Mẫu Man Nương trở thành các vị Phật, được thờ tại các chùa Tứ Pháp từ thời thái thú Sĩ Nhiếp (185- 226) cho tới ngày nay. Hiện tượng thờ Mẫu tại các chùa Huế cho tới nay cũng là một biểu hiện của sự dung hợp Phật giáo Việt Nam với tín ngưỡng dân gian.
Khi đã nói tới dung hợp, đạo Phật Việt Nam trên tổng thể tất nhiên là một hoà hợp Thiền Tịnh Mật, cho dù các tăng ni hiện nay tự coi mình là truyền thừa của dòng Thiền Lâm Tế. Ngay từ thời Lý Thánh Tông, với sự thành lập dòng Thiền Thảo Đường (tổng hợp dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông mà Thiền sư Thảo Đường là quốc sư và nhà vua là đệ tử chân truyền đời thứ nhất) thì trào lưu Tịnh Độ cũng phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Qua thời nhà Trần, Tịnh độ được giải thích theo cái nhìn của Thiền qua các tác phẩm của Trần Thái Tông (1218-1277), Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230- 1291) và Trần Nhân Tông (1258-1308). Cho tới năm 2002, thiền sư Nhất Hạnh cũng chủ trương phối hợp Tịnh Độ và Thiền quán theo tinh thần tông phái Trúc Lâm (ông dẫn giải điều này trong cuốn Thiết Lập Tịnh Độ - Thiền Giải Kinh A Di Đà).
Với Mật tông, dù vua Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm vào năm 1299 thì các nhà sư Tây Tạng vẫn được tự do hoạt động ở Thăng Long. Tăng sĩ Tây Tạng Du-chi-bà-lam khi qua Đại Việt lần thứ hai năm 1311, dẫn theo con gái là Đa-la-thanh. Cô này được vua Trần Anh Tông tuyển vào cung làm phi ngay năm 1311. Pháp Loa, tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm thường làm lễ quán đảnh và tổ chức trai đàn chẩn tế với những ấn quyết và thần chú là những nghi thức của Mật tông.
Mặt khác, ngay sau khi quy y với Thiền sư Thảo Đường, vua Lý Thánh Tông (1054- 1072) cho lập Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và các tiên hiền của Nho giáo.Thiền sư Thảo Đường chịu ảnh hưởng của sư phụ ông (Thiền sư Tuyết Đậu, tác giả Bích Nham Lục, chủ trương đưa Nho gia tới gần Phật). Có lẽ sự dung hợp Phật-Nho-Lão rõ rệt nhất qua tuyên bố của vua Trần Nhân Tông: giáo lý của đức Phật ta phải nhờ Tiên Thánh mà truyền lại cho đời. Mặc dù HT Thích Thanh Từ giải thích Tiên Thánh ở đây là chư tổ Phật giáo nhưng có lẽ nên hiểu đó là Lão và Nho thì hợp lý hơn (vì không thấy ở chỗ nào khác gọi chư tổ Phật giáo là Tiên Thánh).
Ngày nay sự dung hợp trong hành trì đã trở thành khuynh hướng khá phổ thông trong Phật giáo thế giới. Chẳng hạn ở Trung Quốc, theo HT Thánh Nghiêm: ngay từ cuối đời Thanh đầu năm Dân Quốc đến nay, Phật Lão Khổng cộng thêm Gia Tô và Hồi giáo trở thành tôn giáo dân gian, mà người ta gọi là ngũ giáo đồng nguyên. Lần lần Phật giáo cũng mở cửa phương tiện để thích ứng với yêu cầu của tín ngưỡng dân gian (bài giảng: Phật Giáo Làm Cách Nào Để Thích Ứng Với Yêu Cầu Tín Ngưỡng Dân Gian).
Nói cho đúng, dung hợp không chỉ là đặc tính riêng của Phật giáo nước ta. Nó là xu hướng chung của thời đại mà Phật giáo Việt Nam đi những bước tiền phong từ nhiều thế kỷ trước. Thí dụ cụ thể nhất là việc làm tượng Tam giáo tại chùa Cao Dương (Thái Bình, năm 1578) và việc dựng ngôi chùa Tam giáo ở Hà Tây năm 1590 dưới thờ nhà Mạc. Thí dụ độc đáo nhất là sự thành lập đạo Cao Đài ngày 24.12.1925 tại Tây Ninh, tổng hợp Phật-Nho-Lão-Thiên chúa giáo. Một tôn giáo có tổ chức giáo hội chặt chẽ như Thiên Chúa giáo cũng phải chấp nhận sự dung hợp để tồn tại qua các diễn biến lịch sử. Giáo Hội TCG Trung Quốc đã công nhận việc thờ cúng tổ tiên ngay từ đầu thế kỷ 20, nghĩa là rất lâu trước khi công đồng Vatican II chấp nhận điều này. Cách hành trì nghi lễ của Thiên Chúa giáo Phi Luật Tân, Tây Ban Nha, Mễ có nhiều khác biệt do ảnh hưởng của nếp sống tâm linh tại mỗi địa phương. Cũng có không ít các ngôi nhà thờ Công giáo Việt Nam được kiến trúc gần gũi với ngôi chùa hơn là giống các nhà thờ La Mã.
TÍNH DÂN TỘC
Khi đã dung hợp với tín ngưỡng dân gian qua một quá trình dài nhiều biến động của lịch sử, Phật giáo tất nhiên mang tính dân tộc. Theo Lê Mạnh Thát (Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, tập 3 tr. 70) dẫn Tứ Phần Luật, Thập Tụng Luật và Ma Ha Tăng Kỳ Luật: có tới ba điều luật cấm tăng sĩ can dự vào việc binh bị cho dù đến xem quân đi ra trận. Thế nhưng thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm 39- 43, các sư cô Thiều Hoa, Phương Dung, Thục Nương và nàng Quốc mộ quân và cầm quân chống lại quân nhà Hán; thời Lý các tăng quan sinh hoạt ở trong quân; thời Trần năm 1381 vua Trần Phế Đế ra lệnh cho thiền sư Đại Than mộ các tăng sĩ ở miền quê, nhất là những người không có độ điệp (một loại giấy chứng nhận tăng sĩ), sung vào đạo quân đánh Chiêm Thành; năm 1389 sư Phạm Sư Ôn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại Hồ Quý Ly. Còn phải kể tới cuộc khởi nghĩa của sư Phạm Ngọc ở chùa Đồ Sơn (Kiến An) và sư An Quốc chống lại ách đô hộ của nhà Minh (1407 1428). Khi phong trào Cần Vương nổi lên hưởng ứng lời kêu gọi năm 1885 của Tôn Thất Thuyết, các chùa từ Bình Định tới Thanh Nghệ Tĩnh đã trở thành các căn cứ Cần Vương. Năm 1898, sư Võ Trứ ở chùa Đá Trắng (Phú Yên) khởi nghĩa chống Pháp được sự hưởng ứng của hầu hết các chùa ở Phú Yên và Bình Định (sử gọi là Giặc Thầy Chùa). Cùng năm, sư Vương Quốc Chính lãnh đạo Hội Thượng Chí quy tụ hàng ngàn tăng sĩ và Phật tử từ Nghệ An tới Bắc Ninh bạo động chống Pháp. Qua thế kỷ 20, dù đã ẩn tu ở Thất Sơn như sư Chí Thiền (1861- 1933) vẫn nhiều lần đàm đạo quốc sự với chí sĩ Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để tại chùa Phi Lai ở Thất Sơn, Châu Đốc. Hay tích cực theo một cách khác như sư Thiện Quảng (1862- 1911) dù đã ẩn tu ở Thái Lan vẫn quyết định vượt biên về nước vận động tài chánh cho phong trào vận động dân tộc do chí sĩ Phan Bội Châu chủ xướng và đã bỏ mình dưới lằn đạn phục kích của quân Pháp ở Tây Ninh.
Đây chỉ là danh sách còn nhiều thiếu sót, được trình bày như một khái niệm tổng quát. Có thể nói bất cứ thời nào đất nước gặp khó khăn nguy biến, luôn luôn có sự tham dự của giới tăng sĩ nước ta, dù khi nhiều khi ít, vào các nỗ lực vận động dân tộc.
Các sử gia Phật giáo quan trọng như Thích Mật Thể (Việt Nam Phật Giáo Sử Lược), Nguyễn Lang (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận) và Lê Mạnh Thát (Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam) đều không hề phê phán những tăng sĩ trên là giới luật không nghiêm minh, mặc dù sự tham gia chính sự có tính bạo động này không được giới luật công nhận. Dòng chảy nhỏ Phật giáo Việt Nam đã chuyển mình theo hướng đi của dòng chảy lớn dân tộc những lúc qua ghềnh, vượt thác.
TÍNH TÍCH CỰC, DẤN THÂN
Những tích cực tham gia vào nỗ lực vận động dân tộc nói trên của giới tăng sĩ cũng là một thể hiện tính dấn thân của Phật giáo Việt Nam. Tính tích cực, dấn thân trở thành điều tất nhiên một khi tu hành trong Phật giáo Việt Nam không được quan niệm là xa lánh trần tục.
Năm 1680, vua Lê Hy Tông nghe lời tâu của một số nho thần, ra lệnh các nhà sư hoặc phải hoàn tục hoặc phải rời khỏi chùa vào rừng núi tu để giữ mình cho thanh tịnh. Đại sư Chân Dung Tông Diễn (1640-1709)(f) nghe tin này quá đau lòng vì các nhà sư là người chủ trì nghi thức quan hôn tang tế, thầy dạy chữ Hán, thầy thuốc và người nuôi dạy trẻ mồ côi của làng xã. Chùa đã trở thành cái xương sống văn hoá của thôn quê. Ông quyết định phải cứu cho bằng được cái tính tích cực dấn thân của Phật giáo để giữ cho đạo Phật có thể phục vụ xã hội một cách hữu ích mà sống mãi trong lòng dân tộc. Ông liền tới kinh đô, liều lĩnh nghĩ ra một kế: xin yết kiến vua để dâng lên một viên ngọc quý. Vua không muốn tiếp nên không cho nhà sư vào hoàng cung, chỉ ban lệnh nếu quả thật có ngọc, vua sẽ sai quan ra nhận. Sau ba tháng chờ đợi bên ngoài hoàng cung không được vua cho vời, nhà sư viết tờ biểu trình bày giáo lý đạo Phật đẹp đẽ như viên ngọc quý soi sáng mười phương, xoá tan mây mờ vô minh. Ông để tờ biểu này trong một hộp thật đẹp, dán kín lại, trình với quan coi thành: nếu vua không cho sư vào chầu, xin cử một quan văn thanh liêm trung trực, trai giới ba ngày rồi ra nhận ngọc quý. Vua chấp thuận. Trao hộp cho quan coi thành, đại sư căn dặn không được tự ý mở ra mà phải trình ngay tới tay vua. Tại triều, vua sai mở hộp, chỉ thấy có tờ biểu bèn sai đọc lên. Nghe được lời lẽ trong sáng, ý tứ thâm sâu, vua chợt tỉnh ngộ, nhận ra sự sai lầm của mình trong quyết định bắt các nhà sư phải rời khỏi quần chúng mà đi ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc.
Vua cho vời đại sư Tông Diễn vào triều để tham vấn đạo lý. Sáng lẽ đạo, vua cho thâu hồi lệnh đã ban, cho phép các nhà sư được trở lại chùa cũ tiếp tục hoằng pháp độ sanh. Để chứng tỏ sự thành tâm sám hối, vua sai tạc tượng Phật Thích Ca toạ trên lưng nhà vua đang quỳ mọp xuống. Tượng gỗ cao 1.78 mét này hiện còn để trong chánh điện chùa Hoè Nhai (19 Dốc Hàng Than, Hà Nội). Có lẽ đây là pho tượng có ý nghĩa độc đáo nhất không chỉ đối với Phật giáo Việt Nam mà còn đối với Phật giáo thế giới. Trong cuốn Thiền Tông Bản Hạnh, thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726) ca ngợi sự sáng suốt và tích cực sám hối của vua Lê Hy Tông, goị nhà vua là Hoàng Giác Lê Gia (ông vua giác ngộ nhà Lê).
Chính do tính tích cực mà nhiều chùa Việt hiện nay ở hải ngoại mở các lớp dạy Việt ngữ và phục hoạt nhanh chóng tổ chức Gia Đình Phật Tử với sinh hoạt thống nhất trong hoàn cảnh có nhiều giáo hội khác biệt nhau. Ở trong nước, không ít chùa trở thành nơi nuôi dạy trẻ mồ côi, trường lớp cho các trẻ em nghèo ở vùng hẻo lánh, phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí dù trong khả năng tài chánh rất giới hạn. Từ xưa cho tới nay, chùa Việt Nam thường không được quan niệm chỉ là chỗ để tụng kinh, gõ mõ và lạy Phật.
TÍNH KHAI PHÓNG
Phật giáo Việt Nam tiếp thu có chọn lựa truyền thống văn hoá Phật giáo Trung quốc và Ấn Độ. Một thí dụ là sự kiện các tăng ni nước ta mới chỉ bắt đầu mang họ Thích từ nửa sau thế kỷ 20. Người đầu tiên lấy họ Thích sau khi xuất gia và qua du học tại Trung Quốc trở về là sư Thích Mật Thể (1912-1961), tác giả cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Lược (Tân Việt, Hà Nội 1943). Tại Trung Quốc người đề xướng việc lấy họ Thích cho người xuất gia (để nêu cao tinh thần mọi người xuất gia đều là huynh đệ) là sư Thích Đạo Cao (312-385), sống trước Thích Mật Thể 16 thế kỷ.
Phật giáo Việt Nam không chỉ tiếp thu mà còn chuyển hoá giáo pháp của Thích Ca thành hình thức thích hợp với quần chúng. Phật giáo Hoà Hảo là một tiếp thu theo tinh thần khai phóng đó, với những kinh điển được giáo chủ Huỳnh Phú Sổ chuyển hoá thành kệ thơ là bộ Sấm Giảng, mà việc phổ biến dưới hình thức đọc giảng ngâm có sức thu hút cao. Bộ Sấm Giảng này có thể là một triển khai Bộ Sấm Giảng bằng chữ Nôm của Phật Thầy Tây An (Đoàn Văn Huyên 1807-1856) người khai lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, một hình thức Phật giáo có bản sắc dân tộc sinh động trong môi trường nông dân chất phác ít học của đồng bằng sông Cửu Long (không lập chùa, không thờ tượng mà lập các “trại ruộng” tạo nên các cộng đồng nông dân khai thác đất hoang rất nhiều tại miền tây Nam Bộ. Đường hướng này được đức Bổn Sư núi Tượng là Ngô Lợi (1831-1890) nối tiếp với việc thành lập giáo phái Phật Giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa năm 1872. Cũng trong chiều hướng đó, tổ sư Minh Đăng Quang (1923-1954) khai sáng hệ phái Khất Sĩ năm1944, đã tổng hợp các kinh điển Phật giáo Nam tông và Bắc tông soạn thành bộ Kinh Chơn Lý bằng văn vần.
Việc sử dụng chữ quốc ngữ vào việc truyền bá Phật pháp ngay từ thập niên 1920 vào buổi đầu của nền văn chương quốc ngữ (dẫn tới việc thành lập nhà xuất bản Thạnh Mậu năm 1927 để chuyên xuất bản sách Phật giáo), việc đưa lễ Bông Hồng Cài Áo vào nghi thức lễ Vu lan từ năm 1962, việc sử dụng Internet từ năm 1994 qua số lượng ngày càng đông đảo các trang Web của các tự viện, tổ chức Phật giáo và các nhóm Phật tử tu học, việc phổ biến Phật pháp qua băng audio rồi CD và gần đây là CD-Rom, MP3, việc sử dụng Kỹ thuật Paltalk để một vị sư có thể giảng pháp qua âm thanh tới nhiều nơi cùng lúc trên mạng lưới Internet, việc phát triển lễ nhạc Phật giáo qua nỗ lực của Võ Tá Hân, Bạch Tuyết … cho thấy Phật giáo Việt Nam không cố chấp bảo thủ lệ thuộc vào di sản Trung Quốc qua những nghi thức xưa cũ, mà biết tận dụng những kỹ thuật có khả năng giúp cho việc hoằng pháp đạt hiệu quả cao.
Sự kiện trong buổi lễ Phật đản năm 1935 tổ chức tại chùa Diệu Đế ở Huế có vua Bảo Đại tới dự, sư cô Diệu Hương giảng kinh A Di Đà và sư cô Diệu Viên thuyết về Phật Học Đối Với Phụ Nữ trên micro trước hàng ngàn thính chúng, sự kiện Ni bộ của giáo hội Khất Sĩ Việt Nam do ni sư Huỳnh Liên dẫn đạo, hoạt động độc lập với Tăng đoàn ngay từ đầu thập niên 1970 cho thấy Ni giới nước ta tuy không đóng vai trò tiền phong nhưng có những nỗ lực theo kịp biến chuyển chung của Ni giới Phật giáo thế giới. Cho nên không có gì ngạc nhiên vào những năm gần đây khi Ni giới Đài Loan nêu lên việc huỷ bỏ Bát kỉnh pháp (g), vấn đề bình đẳng giữa nam nữ trong giới xuất gia đã được một số ni chúng trong và ngoài nước lưu tâm đặc biệt. Khá nhiều các bài tham luận về vấn đề này đã được một số ni dịch hoặc viết và phổ biến trên nhiều trang Web. Và mặc dù không được tất cả các giáo hội Phật giáo trong nước cũng như hải ngoại khuyến khích hay hỗ trợ, một số ni chúng Việt Nam đã tự túc tham dự và thuyết trình trong các Đại Hội Phụ Nữ Phật Giáo Thế Giới kể từ kỳ họp thứ 6 vào tháng 2 năm 2000, tại vườn Lâm Tỳ Ni ở Nepal. (Kỳ họp thứ 5 vào đầu năm 1998 tại Nam Vang, dù ở ngay sát Việt Nam, Ni giới nước ta vẫn không được khuyến khích tham dự).
Cũng nên kể thêm việc đề nghị canh tân giới luật Phật giáo do sư ông Nhất Hạnh công bố tại Đại Hàn năm 2003 như một bổ sung cho giới luật hiện hành để giới tăng sĩ nam nữ có thể phục vụ hữu hiệu hơn cho nhân loại và đạo pháp trong thời đại mới (h). Việc cư sĩ Tâm Diệu đã cho phổ biến công khai giới luật này trên trang web www.thuvienhoasen.org cũng được xem là một quyết định có tính khai phóng, tán đồng một cách cụ thể quan niệm của TT Thích Phước Sơn cho rằng giới luật Phật giáo phải là công truyền không thể là bí truyền.
Phật giáo Việt Nam, cũng như Phật giáo các nước khác và cũng như các tôn giáo khác, thời nào cũng có những mặt tiêu cực bên cạnh các mặt tích cực. Để tồn tại được tới ngày nay, Phật giáo Việt Nam đã vượt qua được sự kiêu mạn trong vài giai đoạn ở một số tăng sĩ có ưu thế với nhà cầm quyền, vượt qua được khuynh hướng phân phái biệt lập ở một số thời kỳ phát triển, để nhập dòng một cách tích cực trong dòng chảy lớn của dân tộc (i).
CHÚ THÍCH:
(a) Lục Độ Tập Kinh gồm 91 truyện tích, mỗi truyện đầu có trích dẫn kinh điển nói về lục độ ba la mật, xếp thành 8 quyển. Ba quyển đầu nói về hạnh bố thí, năm quyển sau mỗi quyển nói về một độ còn lại (trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ). Khương Tăng Hội, một nhà sư gốc Ấn được đào tạo tại nước ta từ nhỏ vào thế kỷ 3 là dịch giả bản kinh này. Theo Lê Mạnh Thát (LSPGVN tập 1) Khương Tăng Hội có thể đã dịch từ bản dịch tiếng Việt cổ của kinh này. Lê Mạnh Thát đã dịch Lục Độ Tập Kinh và phổ biến trong Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam tập 1, NXB TP/HCM 2001.
(b) Việt Sử Toàn Thư, Phạm Văn Sơn, Đại Nam in lại ở Hoa Kỳ không ghi năm, tr. 125.
(c) Lâm Tế Nghĩa Huyền (?- 867 ) khai sáng dòng thiền Lâm Tế tại Trung Quốc vào thời gian Phật giáo xứ này bị đàn áp. Truyền thống hoằng hoá của thiền phái Lâm Tế là sử dụng tiếng hét và gậy đập và quán công án. Dạng nguyên thủy này ngày nay chỉ còn được duy trì gần nguyên vẹn nơi thiền phái Lâm Tế ở Nhật. (Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách, Từ Điển Phật Học tr. 229-30, nxb Thuận Hoá, Huế 1999). Tại nước ta Thiền phái Lâm Tế phân làm 5 dòng: Tổ Đạo (còn gọi là dòng Vạn Phong), Đạo Bổn Nguyên (còn gọi là Đạo Mẫn), Trí Huệ, Chúc Thánh, Liễu Quán. Mỗi dòng đều có bài kệ truyền thừa riêng. Phái Lâm Tế do thiền sư Nguyên Thiều (người Quảng Đông) theo tàu buôn Trung Quốc tới lập chùa Thập Tháp (Qui Nhơn) truyền pháp ở Đàng Trong năm 1677 (có tài liệu ghi 1665). Trong 5 dòng Lâm Tế ở nước ta, Thiền sư Liễu Quán (1667- 1742) là người Việt, nổi tiếng sau Nguyên Thiều.
(d) Theo các thần phả, sư cô Hoàng Thiều Hoa tu tại chùa làng Hiền Quan năm 16 tuổi; Thục Nương trên đường trốn tránh sự truy nã của thái thú Tô Định, khi dừng chân tại chùa làng Tiên La đã cắt tóc xuất gia và được dân làng mời ở lại trông coi chùa làng. Theo truyền thuyết xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) nàng Quốc khi còn nhỏ có tên là bé Nước được bà mẹ là Đào Tuyết Tĩnh gởi vào chùa làng, nhà sư nhận và đặt tên là Quốc. Trong lực lượng khởi nghĩa của Trưng Vương năm 40, bà phụ trách thủy quân. Trong các nữ tướng thời Hai bà Trưng, còn có hai Phương Dung khác. Phương Dung cùng chồng là Đào Kỳ, cũng là một tướng lãnh quan trọng của Hai Bà Trưng, được thờ tại làng Cối, huyện Đông Anh, Hà Nội. Trương Phương Dung cùng với 3 em trai được thờ tại làng Nan, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
(e) Vụ án Lương Thế Vinh quả là khó hiểu. Vì “kinh Phật” được đề cập ở đây là Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn, được các sử gia Phật giáo (Lê Mạnh Thát, Nhất Hạnh, Lý Kim Hoa) cho là sáng tác của vua Lê Thánh Tôn, người ra lệnh trừng phạt Lương Thế Vinh vì tội “sáng tác kinh Phật”.
(f) Đại sư Chân Dung Tông Diễn đã được huyền thoại hoá dưới danh hiệu Hoà thượng Cua vì có khả năng dùng Phật lực giải nghiệp sát sanh cua cho mẹ ông. Huyền thoại này được truyền tụng rộng rãi như một điển tích sâu sắc trong Phật giáo miền Bắc. Với Phật giáo Trung Hoa, khi một vị sư được giới thiệu bằng hai tên, chẳng hạn Nam Nhạc Hoài Nhượng, tên đầu Nam Nhạc chỉ nơi ông trụ trì là núi Nam Nhạc, tên sau Hoài Nhượng là đạo hiệu. Trường hợp Phật giáo Việt Nam, tên đầu Chân Dung là pháp danh, tên sau Tông Diễn là đạo hiệu.
(g) Bát kỉnh pháp là 8 điều luật đòi hỏi một vị ni phải tuyệt đối kính trọng một vị tăng bất kể tuổi tác và trình độ tu chứng. Sư cô Phổ Tịnh ở Canada có lẽ muốn bác bỏ Bát kỉnh pháp khi gọi các sư cô bằng danh hiệu đại đức hoặc đại đức ni. Ở miền Bắc nước ta, dân chúng không phân biệt tăng hay ni đều gọi chung là thầy, chẳng hạn trong tác phẩm Chùa Đàn, Nguyễn Tuân gọi cô Tơ, vị sư nữ có pháp danh Tuệ Không ở chùa Đàn là sư thầy. Gần đây nhà văn thời đổi mới ở trong nước là Nguyễn Khải cũng gọi vị sư nữ chùa Cốc là thầy (truyện ngắn Ngôi Chùa Các Chị).
(h) Về nguyên bản giới luật tân tu của thầy Nhất Hạnh, xin xem phần Giới Luật, trang web: www.thuvienhoasen.org. Quan niệm phổ biến trong Phật giáo nước ta cho rằng giới luật là bí truyền, nghĩa là cư sĩ và sa di không được phép biết đến giới luật của tỳ kheo.
(i) Một thí dụ là giai đoạn từ tháng 12.1963 tới tháng 4.1975 tại miền Nam với biến cố hai Viện Hoá Đạo (Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự) của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và những hoạt động có tính chính trị của TT Thích Trí Quang.
Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,3 tỷ.
Đối với người ngoài, đạo Hồi giáo ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael . Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael.
Điều đầu tiên chúng ta nên biết và hiểu rõ về Islam là từ “Islam” có nghĩa là gì. Tên Islam không được đặt theo tên người như trong trường hợp Cơ đốc giáo, được đặt tên theo Chúa Giê-su, Phật giáo được đặt tên theo Đức Phật, đạo Khổng được đặt tên theo Đức Khổng Tử, và chủ nghĩa Mác được đặt tên theo Các Mác.
Nguyên nghĩa của « Hồi giáo » trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng Đế". Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là Muslim, do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp. Danh từ « Hồi giáo » xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á [1], và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành « Hồi Hồi ». Tài liệu xưa nhất dùng danh từ « Hồi Hồi » là Liêu Sử, soạn vào thế kỷ 12. [2] Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung quốc, cụm từ « người Hồi Hồi » được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 - 1644), cụm từ « người Hồi Hồi » mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam. [3]
Trước đó, người Hán thường gọi Islam là « Đại Thực giáo » hay « đạo A-lạp-bá ». [4] « A-lạp-bá » là phiên âm tiếng Hán của danh từ « Ả Rập ». « Đại Thực » là phiên âm của chữ « Tazi », tiếng Ba Tư dùng gọi người « Ả Rập », vì « Tazi » là tên một bộ tộc người « Ả Rập » tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa. [5]
Bởi « Hồi Hồi » là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ « Hồi giáo » hay « đạo Hồi ». Trường hợp các tên « Đại Thực » hay « A-lạp-bá » cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán[6]. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán [7]. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều "Thanh Chân tự" (清真寺) (thánh đường Islam) và "Thanh Chân thực đường" (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).
Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (伊斯蘭教 Yīsīlán jiào). [8]. Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là "Trung Quốc Y Tư Lan giáo hiệp hội" (中国伊斯兰教协会 Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì) được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.
Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều năm nay cũng dùng danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếng Việt vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen nghĩ đến, nói đến danh từ này một cách tôn kính.
Giáo lý
Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.
Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
- Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Qur'an đã phán:
- Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật." (trích 6:101)
- Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.
Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:
- Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
- Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
- Tôn trọng quyền của người khác.
- Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
- Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
- Cấm ngoại tình.
- Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
- Hãy cư xử công bằng với mọi người.
- Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
- Hãy khiêm tốn
(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:
- Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
- Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
- Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
- Nghiêm cấm cờ bạc.
- Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
- Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
- Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
- Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
- Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng
Năm điều căn bản của đạo Hồi:
- Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
- Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
- Bố thí.
- Nhịn chay tháng Ramadan.
- Hành hương tại Mecca.
Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ. (thật ra đạo Islam không dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo như đã nêu, và việc gọi đạo Islam theo cái tên đạo Muhammad là hoàn toàn sai bởi vì Thiên Sứ Muhammad không phải là người sáng lập Người chỉ là người được Allah lựa chọn ban cho lời mặc khải của Ngài rồi truyền đạt lại cho người khác.)
Tuy nhiên, với những tín đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người "thuật nhi bất tác", thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi. Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad. Với họ, con người đầu tiên do Thượng Đế tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế tự do ý chí nên vấn đề nảy sinh từ đây. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Thượng Đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là Thiên Sứ đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối. Do thế mà Thượng Đế lại phải gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có hằng trăm ngàn Thiên Sứ giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham (Ibrohim), Moses (Musa), David (Dawud) và Jesus (Ysa)... Tuy nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do sự ngoan cố, tự cao, tự đại của con người, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế kỷ 7, Thượng Đế khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những Thiên Sứ tiền nhiệm. Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia. Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo, và Jesus Christ (Ysa) cử xuống cho Cơ Đốc Giáo, đều có vị trí Thiên Sứ trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một. Nói về Hồi giáo, chúng ta vẫn thường hay nhắc Thánh Allah, nhưng gọi như thế là sai, vì Allah trong tiếng Ả Rập mang nghĩa là Thượng Đế. (Những tín đồ Cơ Đốc người Ả Rập khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thượng Đế dĩ nhiên phải cao hơn Thánh và là duy nhất, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh. Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Cơ Đốc cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.
Bên cạnh việc chấp nhận đức tin Islam, mỗi một tín đồ phải thực hiện năm bổn phận tôn giáo. Những bổn phận này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ý thức của tín đồ với cộng đồng Islam nói chung. Chúng được coi là "Năm cột trụ của Islam".
- 1. SHAHADAH là sự tuyên xưng và đồng thời là điều cốt lõi trong đức tin của một tín đồ. Nó bao gồm việc lặp lại hai câu: "Không có Chúa Trời nào khác ngoài Allah", và "Mohammed là sứ giả của Ngài" . Các tín đồ Islam nhắc lại những câu này hàng ngày khi cầu nguyện. Việc coi Mohammed là sứ giả cuối cùng của Chúa đã phân biệt Islam với Kitô giáo và Do Thái giáo.
- 2. SALAT là việc cầu nguyện. Tín đồ Islam phải cầu nguyên năm lần một ngày, vào lúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, khi mặt trời lặn và tối. Tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu - tại trường học, nơi làm việc, tại nhà hay ngoài trời - nhưng phải theo quy định. Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải ở trong một trạng thái tinh thần và thể xác thanh khiết. Trước tiên họ phải súc miệng, sau đó rửa mặt, cổ, tay và chân.
Buổi cầu nguyện bao gồm việc đọc một số đoạn Kinh Koran, quỳ lạy và chạm đầu xuống đất, thể hiện sự phục tùng Chúa Trời. Tín đồ sử dụng một tấm thảm để quỳ. Khi cầu nguyện, tín đồ phải quay mặt về hướng Mecca, trung tâm tinh thần của Islam. Tại Mecca có Ka'bah, Đại thánh đường lưu giữ Tảng đá đen. Tín đồ Islam tin rằng tảng đá này rơi khỏi Thiên đường khi Adam và Eva bị đuổi khỏi đó.
- 3. ZAKAT là sự bố thí. Theo Kinh Koran, một người phải trao cho người khác "những thứ dư thừa" . Vì thế cột trụ thứ ba liên quan đến việc trao một tỉ lệ nào đó tài sản của một người cho người nghèo và người gặp cảnh không may.
- 4. SAWM là việc nhịn ăn. Mọi tín đồ Islam phải nhịn ăn vào ban ngày trong tháng Ramadan, trừ trẻ em, người già và những người ốm đau bệnh tật. Những người đang có việc phải đi xa không phải nhịn ăn, nhưng họ sẽ nhịn bù sau đó. Cuộc sống như dừng lại trong tháng Ramadan, nhiều cửa hiệu đóng cửa cho đến sau buổi cầu nguyện trưa. Người Islam tin rằng trong tháng Ramadan, cửa thiên đường sẽ mở ra và cửa địa ngục đóng lại, và mọi lỗi lầm sẽ được tha thứ. Đây là thời gian dành cho sự suy tưởng tôn giáo. Tín đồ hay trở dậy vào ban đêm để đọc Kinh Koran và đến giáo đường nhiều hơn ngày thường. Vào ngày kết thúc tháng Ramadan có một lễ hội lớn với rất nhiều đồ ăn và quà tặng. Đó là lễ Eid al-Fitr, kỉ niệm việc chấm dứt thời kì ăn chay.
- 5 HAJJ là việc hành hương. Ít nhất một lần trong đời, những tín đồ Islam có khả năng phải hành hương tới thánh địa Mecca. Việc hành hương thể hiện sự phục tùng Chúa Trời và diễn ra vào tháng thứ 12, tháng cuối cùng của năm Islam. Eid al Adha, lễ hiến tế, đánh dấu ngày kết thúc kì hành hương, kéo dài trong mười ngày.
Mỗi năm, hàng triệu tín đồ Islam từ khắp nơi trên Thế giới đổ về Mecca thuộc \\Ả Rập Xê Út]]. Những người hành hương mặc áo choàng trắng đơn sơ, bất kể giàu nghèo. Điều này tượng trưng cho đức tin của Islam rằng mọi người đều bình đẳng trước Chúa. Người hành hương không đeo trang sức hay xức nước thơm. Họ phải gạt bỏ phù hoa để tìm kiếm sự tha thứ, dẫn dắt và cứu rỗi linh hồn từ Chúa.
Sau khi nhà tiên tri Mohammad của Hồi giáo qua đời, không bao lâu sau đó và trong quá trình phát triển, mâu thuẫn giữa những người theo dòng Sunni và dòng Shiite ở nước này hay nước khác thường xuyên xảy ra và dẫn đến những vụ xung đột, trong đó có những vụ đánh bom tàn sát lẫn nhau ngày một tăng lên và phức tạp; gây ra những lo âu, sợ hãi cho tín đồ Hồi giáo nói riêng và người dân nói chung ở nhiều quốc gia.
Vậy đâu là nguyên nhân? Có ý kiến cho rằng người Sunni và Shiite có thể bất đồng vài vấn đề về giáo lý và một vài chi tiết nào đó về lịch sử ra đời và sự phát triển của Hồi giáo, nhưng những sự khác biệt này là nhỏ bởi vì họ nhất trí cơ bản về kinh Qu’ran và tôn kính nhà tiên tri Mohammad, người sáng lập ra đạo Hồi.
Sự phân ly của Hồi giáo bắt đầu vào năm 632 sau Công nguyên, nghĩa là ngay sau khi sáng lập ra Hồi giáo và nhà tiên tri Mohammad trước khi qua đời đã không chỉ định người kế tục. Một vài môn đồ của ông tin rằng vai trò Caliph (Khalip) hay Phó Vương của Đức Chúa Trời cần được truyền theo con đường huyết thống của Mohammad, bắt đầu bằng người họ hàng và con rể của ông – Ali ibn Abi Talib, nhưng đại đa số tín đồ lại ủng hộ người bạn của nhà tiên tri là Abu Bakr mà theo họ là người có đủ tư cách để trở thành Caliph và cho rằng người kế vị cần được bầu chọn công bằng. Ali cuối cùng trở thành Caliph thứ tư trước khi ông bị giết hại vào năm 661 sau CN bởi một người theo dị giáo gần [[Kufa] thuộc Iraq. Việc kế vị một lần nữa lại được đem ra tranh luận và lần này đã dẫn đến một sự chia rẽ chính thức. Đại đa số tín đồ ủng hộ lời đề nghị của Mu’awiyah, người thống trị Sirya và con trai của ông Yazid. Những người ủng hộ Ali, những người cuối cùng được gọi chung là Shi’at Ali đã vận động để giành sự ủng hộ cho người con trai của ông ta là Hussein.
Jacques Rolleet là giảng viên môn khoa học chính trị ở Đại học Tổng hợp Rouen (Pháp), tác giả cuốn sách “Tôn giáo và chính trị”. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của ông với phóng viên tờ Le Point (thực hiện hồi cuối tháng 9), trong đó, Rolleet đã bàn về nội dung chính trị, xã hội của đạo Hồi và chủ nghĩa Hồi giáo.
- Phải chăng đạo Hồi chứa đựng bạo lực?
- Trước hết, tôi khẳng định là không. Đạo Hồi đại diện cho tư tưởng của Thượng đế. Nó kêu gọi tín đồ tôn trọng người khác, tôn trọng dân nghèo. Xuất phát từ quan điểm này, tôi cho rằng đạo Hồi không hàm chứa bạo lực. Nhưng xét một cách công bằng và biện chứng, tôi cũng nghĩ là có. Nếu tôi không nhầm thì thiên Xura thứ IX trong kinh Koran nói rằng kẻ vô thần có thể bị tiêu diệt. Trong đạo Hồi, kẻ tà giáo phải bị hành hạ về thể xác. Ví dụ, hãy xem đoạn 29 cũng trong thiên Xura thứ IX này: “Hãy phát động chiến tranh với những kẻ không tin vào Thượng đế, cũng không tin vào Ngày Tận Thế…”
- Từ “jihad” nguyên nghĩa là “một cuộc đấu tranh về tinh thần của mỗi tín đồ nhằm tự hoàn thiện”. Nó đã mang nghĩa “thánh chiến chống lại những kẻ không theo đạo Hồi” như thế nào?
- Ngay từ thời Mohammed (thế kỷ VII), đạo Hồi đã đi chinh phục thế giới. Bản thân Mohammed từng là chiến binh. Trong một thời gian rất ngắn kể từ khi ra đời, đạo Hồi bành trướng rất mạnh. Thắng lợi quân sự khiến người Hồi giáo trung cổ quan niệm rằng tôn giáo của họ thuộc về chân lý, đồng thời cũng truyền bá tư tưởng cho rằng đạo Hồi không thể là đạo Hồi, nếu nó không chiến thắng (các tôn giáo khác) về mặt quân sự. Vì thế, thật dễ hiểu tại sao chủ nghĩa Hồi giáo ra đời.
- Chủ nghĩa Hồi giáo là gì? Ai là người đặt nền tảng lý thuyết cho nó?
- Đó là một phong trào do Al-Banna, người sáng lập tổ chức Những Người Anh Em Hồi giáo, và đệ tử là Sayyid Qutb khởi xướng tại Ai Cập từ cuối những năm 20. Mục đích của họ là tiếp thêm sức sống cho cộng đồng Hồi giáo, bằng cách củng cố một mối liên hệ chặt chẽ giữa tôn giáo và chính trị, biến các tín đồ thành những chiến binh của đạo Hồi. Al-Banna và Qutb đã căn cứ vào các công trình nghiên cứu của một nhà thần học Syria thế kỷ 14 là Ibn Taymyya. Hiện nay, những cuốn sách của ông này vẫn được dùng để tham khảo trong các trường đạo Hồi. Taymyya là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh rằng cộng đồng Hồi giáo phải giữ gìn sự liên kết tuyệt đối nhất. Điều đó bao hàm việc tôn trọng đầy đủ luật Hồi (Sharia) và tổ chức chiến tranh chống lại những kẻ đạo đức giả, những kẻ muốn tách biệt thần quyền khỏi thế quyền.
- Những người Hồi giáo biện hộ cho thánh chiến như thế nào?
- Vì đạo Hồi là chân lý nên phải tiêu diệt những kẻ phủ nhận chân lý đó, hoặc những kẻ để mặc cho xã hội muốn sống ra sao thì sống. Al-Mawdudi, người Pakistan, một trong các cha đẻ của chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến, đã đưa ra khái niệm Jahiliyya. Từ này dùng để chỉ thái độ vô tín ngưỡng, vô đạo, thể hiện qua sự dốt nát và đồi trụy.
- Nhưng phần lớn tín đồ Hồi giáo là người ôn hòa…?
- Xin nhắc lại, tôi không muốn đánh đồng đạo Hồi với chủ nghĩa Hồi giáo. Đa số dân chúng là tín đồ, không phải là phần tử Hồi giáo. Họ không bao giờ suy nghĩ hoặc phát biểu theo quan điểm Hồi giáo. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị cũng vậy.
Rõ ràng, một người Hồi không nhất thiết là một phần tử Hồi giáo. Nhưng bất kỳ phần tử Hồi giáo nào cũng là tín đồ đích thực. Tất nhiên, chủ nghĩa Hồi giáo là một quan điểm cấp tiến của đạo Hồi. Nhưng phải chăng quan điểm này là sai lầm? Đó là vấn đề cơ bản.
- Đạo Hồi có chứa đựng nội dung chính trị không?
- Khi mới hình thành, đạo Hồi không có lý luận tương đương với lý luận của nhà nước phúc lợi ở Pháp. Điều duy nhất bắt buộc là mỗi người Hồi giáo đều phải bố thí cho ai đó nghèo hơn mình. Nhưng truyền thống Hồi giáo không phân biệt người theo tôn giáo với người làm chính trị. Đối với một tín đồ đạo Hồi coi trọng truyền thống, hầu như không thể tách bạch người làm chính trị với người theo tôn giáo được. Do vậy, nền dân chủ Tây phương là điều không thể tưởng tượng nổi trong thế giới người Hồi. Ngay cả những nhà tư tưởng Iran có đầu óc cởi mở nhất cũng vẫn chủ trương duy trì một xã hội Hồi giáo, trong đó đạo Hồi là tôn giáo chính thức, chứ không chấp nhận đa nguyên.
- Trong cuốn sách “Sự xung đột giữa các nền văn minh”, nhà khoa học chính trị Mỹ Samuel Huntington đã phân tích những xung đột giữa văn minh Hồi giáo và văn minh Cơ Đốc giáo. Ông nghĩ thế nào về luận điểm của tác giả?
- Đây là một luận điểm thái quá. Rõ ràng là tính chất chụp mũ cho toàn cầu của nó cần phải bị phê phán. Không thể khẳng định rằng tất cả các cuộc chiến tranh hiện nay đều là hậu quả của những mâu thuẫn, xung đột về văn minh.
Luận thuyết của Samuel Huntington đã đề cập tới thế giới quan khác nhau giữa đạo Cơ Đốc với đạo Hồi. Tất nhiên, có một sự đối đầu giữa hai nền văn hóa, trong đó một bên là tính chất thế tục và dân chủ của phương Tây, một bên là tính chất không thế tục và không dân chủ. Không phải thanh niên Hồi giáo cứ mặc quần bò và uống Coca thì tức là họ đã bị Tây hóa. Họ vẫn khác, vì văn hóa, theo Tocqueville (chính trị gia Pháp thế kỷ 19), là những tình cảm và tập quán của xã hội.
Tuy nhiên, dù giữa hai nền văn minh có điểm xung khắc thì người Hồi giáo cũng vẫn cần tham gia trào lưu đa nguyên tôn giáo và chính trị, đồng thời phải chấp nhận rằng trong một chế độ dân chủ, tôn giáo không thể áp đặt luật lệ cho cả xã hội. Điều đó không có lợi chút nào.
No comments:
Post a Comment