Wednesday, March 14, 2012

Sức khỏe của chúng ta(132)

Chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều do chế độ ăn vì vậy hiểu biết và áp dụng một chế độ ăn khoa học là hết sức cần thiết... Đặc san Y tế Harvard vừa đăng tải phát hiện mới của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Trái với quan niệm rằng bệnh nhân tiểu đường không nên ăn đường, nhóm nghiên cứu khuyên người bệnh nên theo chế độ ăn như người khỏe mạnh, nhưng chú trọng kiểm soát cân nặng, lượng đường huyết và tránh các món ăn có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 được khuyên ăn nhiều loại trái câyrau quả, trừ khoai tây trắng và thay thế các chất béo gây hại bằng dầu thực vật. Họ cũng được khuyến khích chọn thực phẩm chứa carbonhydrate (đường, tinh bột) phức thay cho loại tinh chất; tăng lượng chất xơ trong bữa ăn; hấp thu protein cóá lợi như đậu, hạt, cá và thịt heo thay thịt đỏ (như thịt bò); uống rượu có chừng mực; hạn chế ăn mặn, ăn nhiều món chứa calcium và uống một viên đa sinh tố mỗi ngày.

Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép
Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm
Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.
Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ.
Ngược lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.
Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.
Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường
Căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn.
Bảng1: Các thực phẩm có chỉ só đường huyết ³70 (cao )
Tên thực phẩm
Chỉ số đường huyết
Bánh mì trắng
100
Bánh mì toàn phần
99
Gạo trắng, miến, bột sắn
83
Gạo giã dối, mì
72
Dưa hấu
72
Đường kính
86
Khoai bỏ lò
135
Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 ( trung bình)
Tên thực phẩm
Chỉ số đường huyết
Chuối
53
Táo
53
Cam
66
Soài
55
Sữa chua
52
Kem
52
Bánh qui
55-65
Khoai lang
54
Khoai sọ
58
Khoai mì (sắn)
50
Củ từ
51
Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50  (Thấp)
Tên thực phẩm
Chỉ số đường huyết
Cà rốt
49
Đậu hạt
49
Đậu tương
18
Lạc
19
Anh đào
32
Mận
24
Nho
43
Lúa mạch
31
Thịt các loại
<20
Rau các loại
<20

Nên ăn các loại cá gì và ăn như thế nào?

image

HỎI : Bệnh tiểu đường nên ăn các loại cá nào? Các loại cá béo có tốt cho tim mạch không? Nên ăn mỗi tuần bao nhiêu lần ?
image
cá trích
ĐÁP: Bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nên tìm mọi biện pháp có thể để phòng ngừa biến chứng này.
Nếu bạn ăn hai suất cá mỗi tuần, bạn sẽ giảm được đến một phần ba nguy cơ bị các cơn đau tim.
image
cá hồi
Từ lâu, người ta đã biết các loại acid béo không bão hòa có mỡ trong cá, có tên là acid béo omega 3, có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Từ nhiều năm nay, Hội tim mạch Mỹ (American Heart Association) đã khuyên mọi người nên ăn các loại cá giàu omega 3 ít nhất hai lần mỗi tuần.
image
cá pecca vàng (tilefish)
Khi thay thế ăn thịt bằng cá, các bạn đã loại trừ được các acid béo bão hòa có rất nhiều trong thịt bằng các loại aci béo không bão hòa có trong cá, điều này sẽ làm giảm được lượng cholesterol trong máu của bạn. Chính acid béo omega 3 có trong mỡ cá đã mang lại lợi ích này. Acid béo omega 3 là một loại acid béo không bão hòa có tác dụng làm giảm được hiện tượng viêm trong toàn bộ cơ thể của bạn. Chính hiện tượng viêm này là thủ phạm làm tổn thương các mạch máu và gây ra các biến chứng tim mạch.
image
Acid béo omega 3 có tác dụng lảm giảm lượng mỡ xấu triglyceride trong máu, giảm huyết áp, giảm được các cục máu đông, làm tăng khả năng miễn dịch, cải thiện các triệu chứng đau khớp, và có thể làm tăng khả năng học tập ở trẻ em. Ăn một hoặc hai suất cá mỗi tuần, nhất là các loại cá giàu omega 3, sẽ giảm được nguy cơ bệnh tim và giảm được khả năng bị chết đột ngột (đột tử) do bệnh tim.
image
cá da trơn catfish
Nên ăn các loại cá nào?
Nhiều loại cá béo nước mặn rất giàu omega 3 như cá hồi, cá trích và cá ngừ, bạn nên ăn. Tuy vậy, nhiều loài hải sản khác củng có chứa một lượng omega 3 nhất định.
image
tuna fish
Các loài cá nước ngọc có ít omega 3 hơn cá nước mặn, ngoại trừ loài cá hồi nước ngọt (trout) cũng có chứa nhiều omega 3.
Không nên ăn các loại cá nào?
Một số loài cá nước ngọt có lẽ không có lợi cho tim mạch vì có thêm nhiều aci béo không tốt, như cá da trơn catfish, cá rô phi (tilapia). Nhưng các bạn nên nhớ, ăn cá có lợi hay không còn tùy vào cách thức các bạn chuẩn bị cá để ăn như thế nào. Ví dụ, kho cá, nấu canh, nướng cá, bỏ lò hoặc bằng vỉ nướng chắc chắn sẽ có lợi hơn chiên xào.
image

Một số nhà nghiên cứu cũng khuyên không nên ăn cá nuôi ở các ngư trường mà nên ăn cá được đánh bắt trong môi trường tự nhiên. Họ cho rằng các loại kháng sinh, thuốc trừ sâu và nhiều hóa chất sử dụng trong ngư trường có thể làm hại chính người tiêu dùng.
image
Cuối cùng, khi ăn các loài cá nước mặn, không nên chọn các con cá quá lớn (hoặc quá già) như cá nhám, cá kiếm, cá ngừ to, cá thu vua (king mackerel), cá pecca vàng (tilefish) . . . vì chúng là nhóm động vật thuộc nhóm trên cùng của chuỗi thứ ăn ở biển, kích thước lớn chứng tỏ chúng sống đã lâu năm nên đã ăn vào một lượng lớn các loài cá khác nhỏ hơn, do đó cơ thể chúng sẽ bị tích lũy rất nhiều độc chất có trong nước biển từ những con mồi này. Các loại độc chất cuả nước biển thường tích lũy trong cá là thủy ngân, dioxin và polychorinated biphenyls (PCBs). Nồng độ tích lũy cuả các độc chất này trong cá tùy thuộc vào loài cá và nơi đánh bắt.
image
cá thu vua ( king mackerel )
Nên ăn cá mỗi tuần bao nhiêu lần ?
Người trưởng thành nên ăn mỗi tuần ít nhất hai suất cá giàu omega 3. Mỗi suất cá tương đương 85 grams cá (3 ounces).
Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.
Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.
Điều trị tiểu đường như thế nào?
Để điều trị tiểu đường hiệu quả cần có sự đóng góp của nhiều chuyên khoa:
- Bác sĩ nội khoa, nội tiết
- Chuyên gia về dinh dưỡng
- Điều dưỡng: chăm sóc trong bệnh viện và hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà
- Nhân viên y tế khác: bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên khoa bàn chân, dược sĩ, bảo hiểm xã hội…
- Sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân và sự ủng hộ của người thân, gia đình, bạn bè.
Điều trị tiểu đường cần phải có:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Rèn luyện cơ thể
- Chương trình huấn luyện bệnh nhân
- Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin).
Vai trò của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường như thế nào?
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.
Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:
1. Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)
2. Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)
3. Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%
4. Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).
Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.
Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.
Trường hợp bác bạn muốn thay đổi thuốc thì cần phải trao đổi với bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh đái tháo đường kết hợp với việc tuyến tuỵ không thể tạo ra đủ insulin để phân hủy các loại đường trong thực phẩm. Đái tháo đường phát bệnh sớm thường là do di truyền và dẫn đến việc người bệnh phải lệ thuộc insulin, nhưng biến thể phát bệnh muộn - thường bắt đầu từ độ tuổi 60 – 70 – rất thường khi là do thiếu dinh dưỡng với chế độ ăn quá nhiều đường và ăn uống thất thường. Có nhiều loại dược thảo có khả năng làm giảm glucose huyết (giảm mức đường trong máu), trong khi nhiều loại khác làm tăng glucose huyết (giúp làm tăng mức đường huyết ở những người có mức đường huyết thấp). Những bệnh nhân đái tháo đường phát bệnh muộn thường được trao cho một bộ dụng cụ thử máu hoặc nước tiểu để theo dõi mức đường huyết. Nhiều loại trà thảo dược có thể giúp làm giảm lượng đường huyết nhưng việc sử dụng cần phải được quan tâm kỹ càng và phải thường xuyên theo dõi.Người bị tiểu đường nên ăn nhiều thức ăn có crom. Ngoài ra để giúp hỗ trợ điều trị tốt cho người tiểu đường thì bạn nên tham dự một buôi tư vấn của các dược sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng(nutritionist) chuyên về bệnh đó.
Điều trị
• Điều chế thuốc pha chứa các thành phần có liều lượng bằng nhau gồm hạt cỏ càri (Trigonella foenum graecum/胡芦巴巴), lá việt-quất (Vaccinium myrtillus/黑果越桔), lá tầm ma (Urtica dioica/大荨麻), và sơn-dương-đậu (Galega officinalis/山羊豆 ). Ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 cốc.
• Ngày 2 lần uống cỏ cà ri dạng viên nang, mỗi lần 2 viên (mỗi viên 200mg)
• Uống 2 thìa nhỏ dịch chiết lô-hội (cây nha đam).
• Dùng nhiều tỏi trong việc nấu nướng hoặc mỗi ngày uống 2 gr dạng viên nang.
• Ngày 3 lần uống cồn thuốc điều chế từ vỏ của thiết-tuyến-liên (Chionanthus virginicus/美国流苏树), mỗi lần uống 10 giọt pha với nước.
• Áp dụng chế độ ăn giàu phức hợp các hyđrat-cacbon và chất xơ, như là gạo lứt, các loại ngũ cốc còn nguyên cám và mầm, yến mạch, các lại đậu, và các lạo rau.
• Dùng các loại thực phẩm như là chuối, đu đủ, rau diếp, củ cải, và ôliu để thúc đẩy cơ thể tạo ra insulin.

Chú ý: Các bệnh nhân đái tháo đường lệ thuộc insulin không nên dùng các loại dược thảo làm giảm lượng đường huyết mà không có sự hướng dẫn chuyên môn. Những người đái tháo đường phát bệnh muộn phải hỏi ý chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của mình trước khi sử dụng các phương thuốc tự điều trị.Khi đột ngột bị ngã bệnh (cảm cúm, viêm nhiễm), hoặc bị thương tích, lượng đường trong máu của bạn thường có xu hướng tăng cao nên nhu cầu về Insulin cũng tăng theo. Do đó lúc này bạn cần phải theo dỏi đường huyết thường xuyên hơn, thậm chí cả thử nghiệm tìm ceton trong nước tiểu. Bạn vẫn tiếp tục dùng thuốc uống hạ đường huyết hoặc chích Insulin theo liều đang dùng. Nên chia nhỏ bữa ăn và phải điều chỉnh thức ăn sao cho đảm bảo các chất dinh dưỡng và nhu cầu năng lượng cần thiết, cũng lưu ý uống đủ nước. Nếu không ăn được các thức ăn thông thường hàng ngày, có thể uống các loại nước trái cây (cam vắt, nước mía) hoặc sữa... thay thế. Nếu đường máu tăng cao bạn nên gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Thật tiếc khi phải nói với bạn rằng, tiểu đường là một căn bệnh nan y, không thể hy vọng chữa khỏi nó một cách nhanh chóng. Những biến chuyển tích cực của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là chế độ ăn uống, luyện tập, lòng kiên trì cũng như ý chí “chiến đấu” của bạn với căn bệnh nguy hiểm này.
Thay đổi thói quen ăn uống hay áp dụng một chế độ ăn kiêng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Nhưng điều này cũng có thể đem lại cho bạn những ích lợi về mặt sức khỏe.
Và tất nhiên, điều này phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn kiêng đó như thế nào (cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, số lượng…).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn kiêng lành mạnh nên hạn chế tới mức thấp nhất các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, các sản phẩm từ bơ sữa, các loại thịt gia súc và gia cầm.
Trái lại, người tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, bổ sung thêm chất xơ. Nên nhớ rằng, một chế độ ăn kiêng luôn phải áp dụng theo những loại thực đơn có chứa hàm lượng calo thấp hơn so với mức bình thường.
Chưa dừng lại ở đó, những người áp dụng chế độ ăn kiêng, không chỉ đơn thuần giữ được “phom” chuẩn mà quan trọng hơn họ còn loại trừ được nguy cơ mắc bệnh béo phì, kẻ thù của căn bệnh tiểu đường.
Tất cả những yếu tố trên, tuy không thể giúp bạn chữa khỏi hẳn căn bệnh tiểu đường nhưng sẽ giúp bạn “chung sống hòa bình” với nó. Bên cạnh đó, bạn cũng giảm được nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch và dư thừa hàm lượng cholesterol trong máu.
Nếu không may bạn là “nạn nhân” của căn bệnh tiểu đường, trước khi muốn áp dụng chế độ ăn kiêng, hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng, để việc ăn kiêng đạt được hiệu quả và mang lại những ích lợi cho sức khỏe.
Bệnh tiểu đường (Diabetes mellitus, thường nói tắt là diabetes) là do lượng đường (nói chính xác là đường glucose) trong máu quá cao.
Tại sao đường bị cao?
Khi ăn món lòng chay, ngoài món tim, gan, ta còn thấy có lá miá, thái ngang thì hình tam giác. Cơ thể con người cũng có lá miá, hình dáng tương tự như lá miá heo, nằm ép dưới bao tử chỗ đầu ruột non. Lá miá có hai phận sự chính. Một là giúp tiêu hóa đồ ăn trong ruột, hai là sinh chất insulin, một nhân tố quan trọng trong việïc điều hòa lượng đường trong máu. Nhờ có insulin, mà đường được đưa đến các tế bào đẻ sinh năng lượng (cần cho cơ thể hoạt động cũng như máy xe cần xăng vậy). Nếu insulin tiết ra không đủ, hay là vì cớ gì tế bào tiếp nhận insulin không đủ, thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao mà sinh bệnh.
Còn nguyên nhân sâu xa, tại sao người này bị, người kia không, thì có vẻ như có yếu tố di truyền, cha mẹ có người bị thì con cái dễ bị bệnh hơn.

Hai loại bệnh tiểu đường
Loại thứ nhất là do lá miá tiết ra quá ít insulin, và bệnh nhân cần phải chích insulin mỗi ngày (tiếng Anh gọi là insulin dependent, hay type I). Loại bệnh này thường khởi phát cỡ tuổi mười mấy hai mươi, ít khi quá tuổi ba mươi.
Trường hợp bệnh tiểu đường loại hai, (tiếng Anh gọi là type II hay non-insulin-dependent), thì lá miá vẫn tiết ra insulin như thường, nhưng tế bào làm như kháng với hiệu lực của insulin, thành ra đường cũng bị cao. Loại II này tuy có thể thấy ở tuổi trẻ, nhưng thường thì khởi phát ở tuổi ba bốn mươi. Bệnh này mà kiêng cữ cho tử tế thì nếu nhẹ không phải dùng thuốc, còn nếu cần thuốc thì có thuốc uống không phải chích mỗi ngày.
Bệnh loại I phát nhanh và có thể đưa tới cơn hôn mê nguy hiểm cấp thời.
Bệnh loại II thường thấy hơn, nhưng phát triển chậm, có khi âm thầm cả chục năm không thấy triệu chứng gì hết (tuy vậy vẫn có thể sinh biến chứng làm hại cơ thể).

Triệu chứng bệnh như thế nào?
Thường người ta lấy con số đường trong máu cao quá 130 (130 mg /dL) làm mốc, để gọi là có bệnh. Khi đường lên tới quá 160 thì thận bài tiết qua nước tiểu, mà muốn thải được nhiều đường thì cần nhiều nước để pha cho đủ loãng, vì vậy sinh triệu chứng tiểu nhiều và do đó thêm triệu chứng khát nước. Vì đường bị thải đi nhiều nên mất nhiều calori (năng luợng), cho nên người bệnh cảm thấy hay đói muốn ăn nhiều.
Ngoài những triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, thì bệnh nhân cũng cảm thấy người mệt mỏi, chóng mặt, và bệnh loại I thì thấy sụt ký.
Nhân đây xin kể lại mẩu chuyện thời tôi còn là sinh viên y khoa ở Sài gòn.
Hồi đó có nhiều bệnh nhân lặn lội từ Hậu giang lên xin nằm chữa trị ở bệnh viện Chợ Rãy vì bị tiểu đường. Làm hồ sơ bệnh lý, hỏi mấy ông bà hồi thoạt đầu sao biết mình bị bịnh, thì được trả lời là : "tôi đi tiểu ở góc vườn rồi sau đó thấy kiến bu".
Âu cũng là một điểm đặc biệt cho giới Y khoa quốc tế lưu ý!

Nếu không chữa trị sẽ bị những biến chứng gì?
Ngoài những cơn hôn mê là biến chúng cấp thời, cái tai hại căn bản lâu dài của bệnh là do đường trong máu quá cao, tạo các hợp chất bám vào thành mạch máu ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của nhiều phần trong cơ thể và làm hại dây thần kinh.
Vì thể biến chứng của bệnh tiểu đường thấy gần như cùng khắp cơ thể:
• -Nghẹt mạch tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não (stroke)
• -Bại thận (thận không bài tiết được các chất độc qua đường tiểu nữa), đến nỗi phải đi lọc mảu mấy lần một tuần.
• -Mù mắt, vì mạch máu trong võng mạc bị hư.
• -Hay bị nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng ngoài da, vết thương khó lành
• -Bàn chân bị loét không lành, và sinh hoại thư (mô bị chết) phải cưa chân.
• -Giây thần kinh bị hư có thể làm yếu tay chân, hoặc sinh đau nhức, hay là tê, có khi lại bị mất cảm giác .

Vấn đề định bệnh
Như trên đã nói, nếu đường trong máu lúc bụng đói lên quá 130 thì kể là có bệnh. Vì đây là một bệnh kinh niên, phải tiếp tục chữa trị suốt đời, nên thường bác sĩ cho thử tới ba lần rồi mới kết luận. Có 2 cách thử đường trong máu. Một là lấy máu sáng sớm lúc bụng đói để thử. Cũng có khi bác sĩ cho làm thử nghiệm "uống nước đường" gọi là glucose tolerance test: cũng thử lúc sáng sớm bụng đói, nhưng cho bệnh nhân uống nước đường rồi coi xem đường trong máu lên như thế nào, hai ba giờ sau đó.

Vấn đề chữa trị
Nói một cách vắn tắt , thì phải ăn uống kiêng khem (diet), luyện tập thân thể và nếu cần thì dùng thuốc. Chích insulin cho loại I, còn loại II thì có thuốc uống.
Đi vào chi tiết thì khá dài giòng , tuy vậy cũng có nhiều điều nên biết.
Vì có nhiều bà con bè bạn yêu cầu, nên đề tài kỳ tới sẽ là vấn đề chữa trị bệnh tiểu đường.


B.S. Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.,
Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Ðại Học Sàigòn
Chữa tiểu đường theo phương thuốc dân gian
LÁ DỨA CHỮA TIỂU ĐƯỜNG

Xin chuyển anh em tham khảo.

Một sự tình cờ, TRỜI đã ban cho gia tộc chúng tôi. Người em gái thứ 5 lúc về Việt Nam, mang Lá Dứa qua Tây Đức để làm bánh. Nhưng không làm, lại tiếc của, lấy lá Dứa đem phơi khô nhưng còn thấy màu xanh, nấu nước uống cho thơm, nào ngờ đâu đo thử Đường lại quá tốt, tốt chưa từng thấy !

Em Năm báo cho Em Sáu của tôi biết sự việc đã xảy ra như thế.

Em Sáu bắt đầu dùng Lá Dứa và Kết Quả quả tốt. Trước đó phải chích Insulin, bây giờ không cần chích Insulin nữa và có thể ăn cơm nhiều hơn trước.

Được tin tốt ấy, tôi bắt đầu uống Lá Dứa và bỏ thuốc tây. Tôi cũng đạt được kết quả Tuyệt Vời.

Theo sự hướng dẫn của tôi, bà Trần Vũ Bản vừa báo cho tôi là bà uống Lá Dứa cũng đạt kết quả tốt.
Hiện nay có rất rất nhiều người đã dùng phương thuốc nầy có kết quả tốt. Bài thuốc nầy đã truyền đi Toàn Thế Giới qua nhiều trang WEB và báo chí.
Lá Dứa là loại lá có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Người miền Bắc gọi là Lá Thơm (?)

Lá Dứa là loại lá có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Lá Dứa mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá Dứa nầy uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá Dứa. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

Tất cả 10 anh em trong gia đình chúng tôi uống Lá Dứa đều đạt được kết quả TỐT.

Chúc các bạn có bệnh Tiểu Đường uống lá Dứa có Kết Quả TỐT.

Uống Lá Dứa là quan trọng, NHƯNG kiêng cử trong ăn uống còn quan trọng hơn nhiều.

Một điều quan trọng nữa là Tập Thể Dục. Mỗi ngày nên tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút thí dụ như đi bộ hay chạy bộ.

Khi có Kết Quả Tốt, Xin Thông Báo cho tôi rất Cám Ơn.


KT61 Nguyễn Văn Bảnh 259 Westmoreland Ave,
Toronto, Ontario, CANADA Tel : 416-533-6757
Thảo dược chữa bệnh tiểu đường
Dùng thuốc bằng thảo dược, bạn sẽ không phải lo tác dụng phụ như thuốc tây. 
Lưu ý: Trước khi dùng thảo dược hay điều trị bằng thuốc tây bạn cần lưu ý 3 cách sau. Chúng có ảnh hưởng rất hiệu quả đến bệnh tiểu đường. 
- Tập thể dục hàng ngày: Đi bộ nhanh hai lần một ngày, mỗi lần đi khoảng 2km sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là cách tốt nhất cho tất cả những bệnh nhân bị tiểu đường. 
- Giảm béo phì: Nếu bạn vượt quá cân nặng cho phép đối với chiều cao và tuổi thì bạn cần có những biện pháp để giảm cân. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường thì điều quan trọng là giảm cân phải dưới sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ. Làm được điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân. 
- Điều chỉnh ăn kiêng: Đừng ăn vượt quá mức tiêu chuẩn mà phải thực hiện chặt chẽ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đưa ra. 
Cách dùng thảo dược để chữa trị tiểu đường 
1. Mướp đắng 
http://3tpharma.com.vn/wp-content/uploads/2011/05/1287734433-1-images565418_muop_20dang.jpegĐây là một phương thuốc truyền thống. Loại rau thuốc này có tác dụng rất tốt đối với bệnh tiểu đường và đã được dùng từ thời xa xưa.  
Ép hoặc xay mướp đắng để được khoảng 29g (xấp xỉ 6 -7 thìa cà phê). Uống trước lúc ăn sáng và một lần vào bữa tối và thực hiện ít nhất trong khoảng 30 ngày, sẽ giúp bạn cải thiện được mức độ đường trong máu.
2. Cỏ cà ri 
http://files.myopera.com/dangtien/blog/fenugreek_leaves.jpgPhân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia): Fabaceae
Phân họ (subfamilia): Faboideae
Tông (tribus): Trifolieae
Chi (genus): Trigonella
Loài (species): T. foenum-graecum

Tên hai phần
Trigonella foenum-graecum L.

Cỏ ca ri hay hồ lô ba (danh pháp khoa học: Trigonella foenum-graecum) là một loài cây thuộc về họ Đậu (Fabaceae). Cỏ ca ri được sử dụng như là cây thuốc (phần lá) cũng như một loại gia vị (phần hạt). Nó được trồng rộng khắp trên thế giới như là một loại cây trồng bán khô hạn.

Tên gọi khoa học của cỏ ca ri là foenum-graecum có nguồn gốc từ tiếng La tinh để chỉ "cỏ khô Hy Lạp".
Zohary và Hopf lưu ý rằng người ta vẫn chưa chắc chắn nòi giống hoang dã nào của chi Trigonella đã tiến hóa để trở thành giống cỏ cải được con người trồng, nhưng tin rằng nó được đem vào gieo trồng lần đầu tiên tại khu vực Trung Cận Đông. Các hạt cỏ ca ri hóa than đã được phục hồi tại Tell Halal, Iraq (với niên đại cacbon phóng xạ là khoảng năm 4000 TCN) và tại các tầng thuộc thời kỳ đồ đồng ở Lachish (Shephelah, Israel), cũng như các hạt khô tìm thấy trong mộ của Tutankhamen [1]. Cato Già liệt kê cỏ ca ri cùng cỏ ba lá và đậu tằm như là các cây trồng để nuôi bò (De Agri Cultura, 27).
Các hạt cỏ ca ri màu vàng hay hổ phách, hình thoi, nói chung hay được sử dụng trong việc làm các món ngâm, bột ca ri khô và nhão, và nói chung hay bắt gặp trong các món ăn của ẩm thực Ấn Độ. Các lá non và chồi cỏ ca ri cũng được sử dụng làm rau ăn còn lá tươi hay khô được dùng để tạo hương vị trong nhiều món ăn khác. Các lá khô (người Ấn Độ gọi là kasuri methi) có vị đắng và mùi mạnh đặc trưng.

Tại Ấn Độ, các hạt cỏ ca ri được trộn với sữa chua và được dùng làm dầu dưỡng tóc. Nó cũng là một thành phần để sản xuất khakhra, một loại bánh mì. Nó được sử dụng trong injera/taita, một loại bánh mì chỉ có trong ẩm thực Ethiopia và ẩm thực Eritrea.
Từ để chỉ cỏ ca ri trong tiếng Amhara là abesh (ኣብሽ), và tại đây nó được dùng làm cây thuốc để điều trị bệnh đái tháo đường. Nó đôi khi cũng được dùng như một thành phần để sản xuất một loại bơ (tiếng Amhara: qibé, Tigrinya tại Ethiopia và Eritrea: tesme), và nó là tương tự như ghee trong cách nói của người Ấn Độ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tên gọi của cỏ ca ri (çemen) cũng là tên gọi cho một loại bột nhão sử dụng trong pastirma (một món thịt bò ướp gia vị và đem phơi khô trong không khí). Tại Yemen, nó là gia vị chính và là một thành phần thêm vào món ăn dân tộc gọi là saltah. Sự tương tự giữa từ hulba trong tiếng Ả Rập và từ huluba trong tiếng Trung quan thoại biểu lộ tầm quan trọng của cỏ ca ri trong lịch sử. Cỏ ca ri, hay Şambélilé trong tiếng Ba Tư, là một trong bốn cây thuốc được sử dụng trong đơn thuốc của người Iran là ghormeh sabzi.
Tại Ai Cập, các hạt cỏ ca ri được dùng như chè.
Các hạt cỏ ca ri là nguồn giàu polysacarit galactomannan. Nó cũng là nguồn chứa các saponin như diosgenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin và neotigogen. Các thành phần hoạt hóa sinh học khác còn có chất nhầy, tinh dầu và các ancaloit như cholin và trigonellin.
Hiệu ứng phụ khi sử dụng, thậm chí chỉ một lượng nhỏ cỏ ca ri (ngay cả khi pha loãng với nước) là mùi xi rô phong hay ca ri trong mồ hôi và nước tiểu, do hợp chất thơm sotolon gây ra. Cỏ ca ri cũng hay được dùng trong sản xuất chất tạo mùi cho các loại xi rô nhân tạo. Hương vị của cỏ ca ri nướng là do các pyrazin thay thế, giống như thì là Ai Cập (Cuminum cyminum). Tự bản thân nó thì nó có vị hơi đắng.
Hạt cỏ ca ri khôCỏ ca ri được sử dụng chủ yếu là hỗ trợ tiêu hóa. Nó là lý tưởng để điều trị rò xoang, sung huyết phổi, giảm viêm nhiễm [3]. Nó cũng được sử dụng trong vai trò của chất làm tăng tiết sữa cho các bà mẹ đang nuôi con bú. Nó có thể được tìm thấy trong dạng viên nang tại các hiệu thuốc thực phẩm.
Việc sử dụng hạt cỏ ca ri cho thấy nó có tác dụng hạ cholesterol, triglyxerit và các lipoprotein có tỷ trọng thấp ở người và các vật mẫu thực nghiệm (Basch và ctv., 2003). Several human intervention trials chứng minh rằng các hiệu ứng chống đái tháo đường của hạt cỏ ca ri cải thiện phần lớn các triệu chứng trao đổi chất có liên quan tới đái tháo đường kiểu 1 và kiểu 2 ở cả người lẫn các động vật thực nghiệm (Basch và ctv., 2003; Srinivas, 2005). Hiện tại, nó đã có bán dưới dạng viên nang theo các đơn thuốc như là chất bổ sung ăn kiêng để kiểm soát bệnh đái tháo đường và cao cholesterol.
Trong một số thí nghiệm gần đây, hạt cỏ ca ri có tác dụng chống lại ung thư vú (Amin và ctv., 2005) và ruột kết (Raju và ctv., 2006). Các tính chất bảo vệ gan của hạt cỏ ca ri cũng được thông báo trong một vài vật mẫu thực nghiệm (Raju và Bird, 2006; Kaviarasan và ctv., 2006; Thirunavukarrasu và ctv., 2003).
Cỏ cà ri cũng cho kết quả tốt. Một thìa nước lá cỏ cà ri xay lấy từ sáng sớm, đều đặn trong 3 tháng sẽ chữa được bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu.  
Bột hạt cà ri(methi) cũng có tác dụng tương tự. Một cách khác là ép lấy nước hạt cà ri sau đó trộn lẫn với 5g bột ngày uống hai lần. 
http://www.foodsubs.com/Photos/fenugreek6.jpgMETHI SEEDS TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.
-1 muổng nhỏ (muổng cà phê) hột methi seeds cho vào bình thủy nước sôi, (pha như pha trà ) rồi chế ra uống như uống trà cả ngày. Uống hết nước đầu thì chế thêm nước sôi pha lần thứ 2 cho đến khi nào hột methi seeds nhạt hết, không còn mùi vị thì đổ xác đi.
Mỗi ngày pha uống 1 muỗng nhỏ thôi. Uống chừng 2, 3 ngày là có kết quả, nhưng vẫn tiếp tục uống như uống nước trà mỗi ngày. Khi nào hết bệnh thì bớt lại pha nửa muỗng methi seeds thôi.
Trong thời gian uống nước Methi seeds này, đường có giảm nhưng phải cẩn thận. Vẫn cố gắng kiêng cử và tập thể dục đều. ( Các bạn tham khảo cẩn thận và tùy ý sử dụng tài liệu này )
 
3. Bột quế 
http://www.giavithienthanh.com/Products/BotQue01.jpgMột thìa bột quế pha với nước, ngày hai lần sáng tối. Phương pháp này rất dễ thực hiện đối với tất cả các bệnh nhân và nên cố gắng thực hiện nó trong khoảng 2 đến 3 tuần, bạn sẽ phát hiện ra nó thực sự có hiệu quả với bạn hay không. 
4. Một số loại thảo dược khác  
Có công dụng chữa tiểu đường như lá vối và các loại hạt sung, hạt rau răm, lá diếp, hoa hồng đỏ và hạt thì là.  
Nghiền các loại hạt này thành bột và trộn lẫn với nhau, ngày dùng hai lần. Các loại hạt này rất sẵn có ở chợ, có thể kết hợp từ hai hay nhiều loại hạt thảo dược cũng được. 

Với những bệnh nhân tiểu đường cần phải tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường, giảm cân nặng nếu bị béo phì và nên cố gắng dùng thuốc bằng thảo dược. Việc điều trị bệnh cần kiên trì kết hợp với việc thay đổi lối sống là liều thuốc tốt nhất cho bạn.

Ảnh: BBC.
Ảnh: BBC.
Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng ăn súp lơ xanh có thể giúp bệnh nhân tiểu đường đảo ngược tổn hại mà bệnh gây nên đối với các mạch máu.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Warwick (Anh) tin rằng sulforaphane, một hợp chất có trong súp lơ, làm nên điều đó.
Sulforaphane kích thích quá trình sản xuất những enzyme bảo vệ mạch máu, đồng thời làm giảm nồng độ những chất gây tổn thương tế bào. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, những loài rau thuộc họ cải bắp có tác dụng ngăn ngừa đau tim và đột quỵ.
Các chuyên gia tại Đại học Warwick kiểm tra những tác động của sulforaphane đối với tế bào mạch máu bị tổn thương bởi đường glucose – tác nhân gây bệnh tiểu đường.
Kết quả cho thấy sulforaphane làm giảm 73% số lượng phân tử glucose trong mạch máu, nhờ đó mà số lượng tế bào bị tổn thương cũng giảm đáng kể.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sulforaphane kích hoạt nrf2 - một loại protein bảo vệ tế bào và mô khỏi những tổn hại nhờ khả năng kích hoạt các tác nhân chống oxy hóa và khử độc enzyme.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim cao gấp 5 lần so với người khỏe mạnh.
TS James Lane, nhà tâm lý học ở Duke, trưởng nhóm nghiên cứu đã theo dõi 10 bệnh nhân mắc tiểu đường týp 2, những người này đều uống ít nhất 2 tách cà phê mỗi ngày nhưng luôn cố gắng kiểm soát bệnh của mình bằng chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc.
Mỗi bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ mức glucose trong máu liên tục trong 72 giờ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi bệnh nhân uống đồ uống chứa cafein, lượng đường trong máu tăng 8%. Cafein cũng làm tăng lượng glucose sau bữa ăn lên nhanh, cụ thể là tăng 9% sau bữa sáng, 15% sau bữa trưa và 26% sau bữa tối.
“Chúng tôi không chắc chắn rằng cafein làm tăng mức đường huyết nhưng chúng tôi có 2 giả thuyết. Một là cafein gây cản trở quá trình chuyển glucose từ máu sang hệ cơ và các tế bào trong cơ thể. Hai là cũng có thể cafein kích thích sản xuất adrenaline, hormon góp phần làm tăng đường huyết”, TS Lane chia sẻ.
Tuy nhiên, dù cách giải thích nào đúng thì rõ ràng mức đường huyết càng cao càng bất lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Hiện không có bất cứ khuyến cáo nào về việc người mắc tiểu đường không được uống cà phê nhưng với nghiên cứu này, bản thân những người đang mang bệnh tiểu đường nên cảnh giác với loại đồ uống có chứa cafein vốn rất phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới này.

TS. Anne Helen Hardinh và các đồng nghiệp của mình làm việc tại trường ĐH Cambridge - Anh đã tiến hành phỏng vấn về thói quen ăn uống trong vòng 12 năm của 21.831 người. Trong số này có tới 2/3 là nữ. Trong thời gian tiến hành nghiên cứu này họ đã phát hiện ra 735 trường hợp mắc bệnh tiểu đường.
 Nhóm nghiên cứu đã chia những người tham gia nghiên cứu thành 5 nhóm khác nhau tùy vào tỷ lệ dùng vitamin C. Những người thuộc nhóm thứ 5 tức là những người dùng nhiều vitamin C cao nhất và họ có thể giảm tới 62% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhóm 2 so với những người dùng ít vitamin C hơn.
 Đây là một trong những lý do giải thích vì sao những người ăn nhiều rau quả giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những thực phẩm này cung cấp cho cơ thể chúng ta rất nhiều vitamin C. Vitamin C có khả năng chống oxi hoá rất cao. Nó cho phép cơ thể chúng ta chống lại sự lão hoá - nguyên nhân gây nên sự rối loạn chuyển hoá gluco và tăng glucoza huyết.
Trái cóc dành cho người bị tiểu đường
Ảnh: Lê Hân
Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng.
Nhưng trái cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường "mắc phải"). Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi). Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột cốc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).
Cần lưu ý rằng đây không phải là một loại thuốc có tác dụng điều trị tiệt căn bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường: Không nên ăn các loại có đường, nên bổ sung chất đạm, tốt nhất là đạm thực vật như đậu nành, đậu phụng; ăn nhiều rau có chất xơ và rèn luyện (tốt nhất là đi bộ) để tránh bị thừa cân. Vì ở bệnh nhân tiểu đường týp II rất "nhạy cảm" với tình trạng tăng cân, khi bị tăng cân thì hàm lượng đường trong máu cũng dễ tăng theo.



1. Mật ong có phải là thực phẩm tốt cho cho bệnh nhân tiểu đường?
Không. Thành phần của mật ong gồm có 38% fructoza, 31% đường gluco và một số chất hoá học polisacarit khác. Chính vì vậy, mật ong không được khuyên dùng đối với bệnh nhân tiều đường
 2. Mật ong là loại thực phẩm chống chỉ định?
 Không. Mật ong không gây hại gì cho bệnh nhân tiểu đường do đó nó không phải là thực phẩm chống chỉ định.
 Trong trường hợp cần bổ sung lượng gluco vào khẩu phần ăn hàng ngày để giữ cân bằng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, có thể dùng mật ong. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên sử dụng một lượng rất nhỏ.
 3. Một số loại mật ong có công dụng trong điều trị bệnh tiều đường
 Không. Chất fructoza không được coi là phương thuốc chữa bệnh tiều đường, hơn thế nó còn tác động không tốt đối với quá trình chữa bệnh. Do đó, ngay kể cả loại mật ong có thành phần fructoza cao cũng không được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
 4. Khi nào mật ong có lợi cho bệnh nhân tiều đường?
 Đối với bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng insulin, mật ong được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc quá liều, dẫn đến bị hạ đường huyết, thậm chí hôn mê.
 Trong những trường hợp như vậy, uống một chút mật ong sẽ là cách cấp cứu kịp thời, làm tăng nhanh lượng gluco trong máu, giúp hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do dùng thuốc quá liều gây nên. Đây thực sự là biện pháp rất đơn giản mà những bệnh nhân tiểu đường và gia đình cần ghi nhớ.
Ảnh: resourcesforattorneys.
Tập thái cực quyền sẽ giúp những người bị tiểu đường type 2 kiểm soát được căn bệnh tốt hơn, như giảm hàm lượng đường trong máu và gia tăng hệ miễn dịch.
> Tập thái cực quyền ngăn ngừa bệnh zona
Hai nghiên cứu độc lập đã tìm thấy một chương trình luyện tập kéo dài 12 tuần đủ để kích thích hệ miễn dịch, cắt giảm lượng đường trong máu. Môn võ cổ truyền của Trung Quốc kết hợp các kỹ thuật thở sâu cùng những động tác nhẹ nhàng để tăng cường sự thư thái cho cơ thể.
Nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Đài Loan, so sánh 30 người bị tiểu đường với 30 người khỏe mạnh. Trong vòng 12 tuần, những người tham gia học 37 động tác thái cực quyền dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia. Họ cũng được mang băng video về nhà để tập các tư thế chính xác. Mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 1 giờ.
Đến cuối chương trình, các cuộc xét nghiệm cho thấy nhóm bị tiểu đường type 2 giảm đáng kể hàm lượng đường trong máu, hàm lượng tế bào và hóa chất quan trọng với phản ứng miễn dịch cũng được đẩy mạnh.
Nghiên cứu thứ hai do Đại học Queensland, Australia, thực hiện trên 11 người bị bệnh. Những người này tham gia các buổi học thái cực quyền 3 buổi một tuần, mỗi buổi kéo dài 60-90 phút.
Ngoài việc giảm lượng đường trong máu, những người tham gia cũng giảm cân và hạ huyết áp. Khả năng kháng insulin cũng tăng cường. Họ còn ngủ ngon hơn, khỏe khoắn hơn, ít bị đau và ít thèm ăn đồ ngọt.
Các chuyên gia khuyên rằng những người bị tiểu đường nên hoạt động vừa phải trong ít nhất 30 phút, khoảng 5 ngày mỗi tuần. Bất cứ hoạt động nào khiến bạn nóng lên và hơi thở gấp một chút, nhưng vẫn nói chuyện được, thì sẽ được coi là bài tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như lau nhà, đưa chó đi dạo nhanh và tất nhiên là thái cực quyền.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Phát hiện lần này đã mở rộng thêm danh sách tổng số gene có liên quan tới tiểu đường là 16 và tạo thêm những chứng cứ cho thấy cơ chế sinh học kiểm soát hàm lượng đường trong máu trở nên lệch lạc như thế nào khi người bệnh bị tiểu đường type 2.
Ông Mark McCarthy, chuyên gia nghiên cứu tiểu đường thuộc ĐH Oxford, đồng chủ trì nghiên cứu nói trên cho biết, “Đây là những gien hoàn toàn chưa được biết tới đối với các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tiểu đường. Chính vì thế, mỗi một loại gene này sẽ cung cấp thêm những cứ liệu mới về tình trạng trầm trọng hơn khi bệnh tiểu đường gia tăng và mỗi loại đồng thời là một cơ hội cho một loạt những cách điều trị hay phòng ngừa mới với căn bệnh này”.
Hàm lượng đường glucoza trong máu người bị tiểu đường có xu hướng tăng quá cao. Quá nhiều glucoza trong máu có thể gây tổn thương mắt, gan và thần kinh đồng thời dẫn tới bệnh tim, đột quỵ và phải cắt bỏ các chi.
Tiểu đường typ 2 chiếm khoảng 90% trong tổng số các trường hợp bị tiểu đường và có liên quan mật thiết với bệnh béo phì và chứng lười vận động. Theo ước tính của WHO, trên thế giới có hơn 180 triệu người bị tiểu đường và con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Trong nghiên cứu xuất bản trên tờ Nature Genetics, các nhà nghiên cứu từ hơn 40 trung tâm đã phân tích dữ liệu gene của hơn 70.000 người. Họ đã tìm ra 6 loại gene khác nhau và mỗi loại đều gây tăng nhẹ nguy cơ tiểu đường ở người. Theo ông McCathy, những người không may mắn thừa hưởng cả 6 kiểu gene này thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp 2 đến 3 lần bình thường.
Một trong những phát hiện gây ngạc nhiên lần này là mối liên hệ giữa tiểu đường type 2 với một gene có tên JAZF1, loại gene theo các nhà nghiên cứu gần đây được biết có vai trò trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các gene như CDC123-CAMK1D, TSPAN8-LGR5, THADA, ADAMTS9 và NOTCH2 cũng có liên quan tới việc điều phối số lượng tế bào sản sinh insulin trong tuyến tuỵ.
Chứng cảm lạnh, cúm hay viêm nhiễm nói chung đều không tốt cho sức khỏe con người và đặc biệt chúng có thể gây ra nhiều rắc rối hơn nữa nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường.
Những lưu ý cho người mắc tiểu đường
Khi bạn thấy không được khoẻ, cơ thể ở trong tình trạng mệt mỏi và căng thẳng thì sẽ tự động thải ra các hóc môn ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu.
Dưới sự hợp tác của Hiệp hội những người mắc bệnh tiểu đường của Mĩ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những gợi ý nhằm cải thiện căn bệnh này:
- Giám sát chặt chẽ và điều chỉnh đường trong máu của bạn, nó có thể dao động thất thường hơn thường lệ trong khi bạn đang cảm cúm
- Luôn ghi lại trong một quyển sách nhỏ mức đường trong máu và kiểm tra nước tiểu
- Nói chuyện với bác sĩ để thấy rằng liệu đơn thuốc của bạn cần được điều chỉnh hay không khi bạn đang cảm.
- Trước khi bạn thấy có một chút bất ổn về sức khoẻ của mình, hãy chuẩn bị một danh sách các tên cần liên lạc và số điện thoại của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia về bệnh tiểu đường.
- Cần biết khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ. Ví dụ, nếu bạn ốm trong một thời gian dài hay không thể nhận được lượng đường trong máu dưới tầm kiểm soát
Những chiếc ghế có hình dáng đặc biệt tại một công viên ở vùng Tây Nam Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các lớp mỡ dưới da ở khu vực vùng hông và đùi sẽ giúp giảm lượng insulin và làm tăng độ nhạy của việc sản xuất insulin.
Như vậy ngược với việc tập trung chất béo ở bụng có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường trong khi những người có vóc dáng “quả lê” (chất béo tập trung ở hông) ít có nguy cơ mắc các bệnh này hơn.
Trong những nỗ lực cố gắng giải mã tại sao việc chất béo tập trung ở những phần khác nhau của cơ thể lại ảnh hưởng đến sự biến dưỡng (sự trao đổi chất) của cơ thể, Ronald Kahn và các đồng nghiệp của ông tại trường Y Harvard đã thực hiện việc bóc tách các lớp mỡ dưới da ở vùng xung quanh hông của các tình nguyện viên.
Họ phát hiện ra rằng khi các tế bào mỡ dưới da ở vùng bụng được bóc tách thì cân nặng của cơ thể giảm, khối chất béo, lượng glucose và insulin đều giảm trong khi độ “nhạy” của chất insulin lại tăng lên. Ngược lại, việc bóc tách lớp chất béo dưới da ở các vùng khác ngoài bụng lại không gây ra bất cứ tác động nào đối với cơ thể.
“Điều này đã mở ra một cơ hội mới trong việc làm sao để có được sự biến dưỡng chất glucose tốt nhất bằng cách tác động tới lớp mỡ dưới da”, TS Kahn kết luận.

Ăn trái cây như thế nào mới đúng?‏

image

Dr Stephen Mak treats terminal ill cancer patients by "un-orthodox" way and many patients recovered. Before he used solar energy to clear the illnesses of his patients.  He believes on natural healing in the body against illnesses. See his article below.Thanks for the email on fruits and juices. It is one of the strategies to heal cancer. As of late, my success rate in curing cancer is about 80%. Cancer patients shouldn't die. The cure for cancer is already found. It is whether you believe it or not. I am sorry for the hundreds of cancer patients who die under the conventional treatments. Thanks and God bless. - Dr Stephen Mak.

Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị "không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây,  ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới.
Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.
Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.

image
 
EATING FRUIT...   We all think eating fruits means just buying fruits, cutting it and just popping it into our mouths. It's not as easy as you think. It's important to know how and when to eat.What is the correct way of eating fruits?

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.

Ăn trái cây như thế nào mới đúng?

image

IT MEANS NOT EATING FRUITS AFTER YOUR MEALS! * FRUITS SHOULD BE EATEN ON AN EMPTY STOMACH. If you eat fruit like that, it will play a major role to detoxify your system, supplying you with a great deal of energy for weight loss and other life activities.

Không ăn trái cây sau bữa ăn!

Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.

FRUIT IS THE MOST IMPORTANT FOOD. Let's say you eat two slices of bread and then a slice of fruit. The slice of fruit is ready to go straight through the stomach into the intestines, but it is prevented from doing so.

Trái cây là thức ăn quan trọng nhất.
Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.

In the meantime the whole meal rots and ferments and turns to acid. The minute the fruit comes into contact with the food in the stomach and digestive juices, the entire mass of food begins to spoil....

image

Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít.  Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.

So please eat your fruits on an empty stomach or before your meals! You have heard people complaining — every time I eat watermelon I burp, when I eat durian my stomach bloats up, when I eat a banana I feel like running to the toilet, etc — actually all this will not arise if you eat the fruit on an empty stomach. The fruit mixes with the putrefying other food and produces gas and hence you will bloat!

Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.

Greying hair, balding, nervous outburst and dark circles under the eyesall these will NOT happen if you take fruits on an empty stomach.
image

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.

There is no such thing as some fruits, like orange and lemon are acidic, because all fruits become alkaline in our body, according to Dr. Herbert Shelton who did research on this matter. If you have mastered the correct way of eating fruits, you have the Secret of beauty, longevity, health, energy, happiness and normal weight.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.

When you need to drink fruit juice - drink only fresh fruit juice, NOT from the cans. Don't even drink juice that has been heated up. Don't eat cooked fruits because you don't get the nutrients at all. You only get to taste. Cooking destroys all the vitamins.

Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.

But eating a whole fruit is better than drinking the juice. If you should drink the juice, drink it mouthful by mouthful slowly, because you must let it mix with your saliva before swallowing it. You can go on a 3-day fruit fast to cleanse your body. Just eat fruits and drink fruit juice throughout the 3 days and you will be surprised when your friends tell you how radiant you look!

image

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa  với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!

KIWI: Tiny but mighty. This is a good source of potassium, magnesium, vitamin E & fiber. Its vitamin C content is twice that of an orange.

KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.

APPLE: An apple a day keeps the doctor away? Although an apple has a low vitamin C content, it has antioxidants & flavonoids which enhances the activity of vitamin C thereby helping to lower the risks of colon cancer, heart attack & stroke.

image


Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.


STRAWBERRY: Protective Fruit. Strawberries have the highest total antioxidant power among major fruits & protect the body from cancer-causing, blood vessel-clogging free radicals.

image

Dâu tây: (không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.

ORANGE : Sweetest medicine. Taking 2-4 oranges a day may help keep colds away, lower cholesterol, prevent & dissolve kidney stones as well as lessens the risk of colon cancer.

image

Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.

WATERMELON: Coolest thirst quencher. Composed of 92% water, it is also packed with a giant dose of glutathione, which helps boost our immune system. They are also a key source of lycopene — the cancer fighting oxidant. Other nutrients found in watermelon are vitamin C & Potassium.

image

Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

GUAVA & PAPAYA: Top awards for vitamin C. They are the clear winners for their high vitamin C content.. Guava is also rich in fiber, which helps prevent constipation. Papaya is rich in carotene; this is good for your eyes.

image

Ổi & Ðu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.

Drinking Cold water after a meal = Cancer! Can u believe this?? For those who like to drink cold water, this article is applicable to you. It is nice to have a cup of cold drink after a meal. However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion. Once this 'sludge' reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestine. Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.

image

Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?
Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong.  Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu,  nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn. (Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.)

A serious note about heart attacks HEART ATTACK PROCEDURE': (THIS IS NOT A JOKE!) Women should know that not every heart attack symptom is going to be the left arm hurting. Be aware of intense pain in the jaw line. You may never have the first chest pain during the course of a heart attack. Nausea and intense sweating are also common symptoms. Sixty percent of people who have a heart attack while they are asleep do not wake up. Pain in the jaw can wake you from a sound sleep. Let's be careful and be aware. The more we know the better chance we could survive.

Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra.  60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.

No comments:

Post a Comment