Wednesday, March 14, 2012

Sức khỏe của chúng ta(127)

Huyết áp, đo sao cho đúng?
http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/images/bloodpressuretest.jpg
Có gì đó nghịch lý
Trong khi hầu như tất cả y sĩ đoàn trên thế giới lên tục báo động về mối nguy khó lường của bệnh huyết áp cao thì việc theo dõi huyết áp, ngay cả ở các nước đã có mạng lưới y tế với cấu trúc đã ổn định, vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đó chính là một trong các lý do khiến nhiều người phải sống kiếp phế nhân oan uổng vì tai biến mạch máu não!
Muốn theo dõi huyết áp lại quá đơn giản vì chỉ cần đo huyết áp, nhất là khi huyết áp kế hiện nay chính xác và quá tiện dụng nếu so với trước đây. Ấy thế mà khi thăm dò một nhóm 50 đối tượng đã bị cao huyết áp, đã có máy đo huyết áp, về thao tác đo huyết áp thì kết quả lại không có gì đáng phấn khởi vì:
• 38 trong số đó sử dụng máy đo không đúng cách!
• 48 trong số đó chưa hiểu huyết áp là gì!
http://homepage.smc.edu/wissmann_paul/anatomy1/bloodpressuremeasurement.JPGÐo sai cũng như không!
Muốn đo huyết áp cho đúng cần lưu ý ít điểm như sau:
1. Tư thế: Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước đó nên thư giãn 5 phút. Đo huyết áp nếu muốn thực sự chính xác không thể mất dưới 10 phút. Không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang (trừ khi thầy thuốc cần đo lúc gắng sức), vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt…, vì huyết áp khi đó cao hay thấp hơn con số trung thực.
2. Vị trí đo huyết áp: Với máy đo điện tử có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngữa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.
http://www.merckmanuals.com/media/home/figures/MMHE_03_022_02_eps.gif
3. Phương tiện:
• Máy đo: Nói chung, máy đo hiện nay hầu như đều có độ chính xác cao. Muốn chắc chắn nên so sánh kết quả của máy tự động với máy kinh điển đo bằng thính lực. Nếu dùng máy điện tử tự động nên chọn máy:
- Vận hành đơn giản chỉ với một nút (one touch) để người đo đỡ phân tâm.
- Bơm nhanh và không gây tiếng động lớn khi bơm hơi để người đo bớt lo lắng trong khi chờ đợi.
- Có tính cảm ứng cao thể hiện qua dấu hiệu máy ngưng vận hành ngay khi cánh tay cử động thay vì tiếp tục bơm rồi cuối cùng báo lỗi.
• Bao quấn tay: phải dài tối thiểu 33cm nếu đo ở bắp tay và 19,5cm nếu đo ở cổ tay. Nếu bao quá dài hay quá ngắn do người quá ốm hay quá mập phải thay bao khác với chiều dài thích hợp. Bao khi quấn phải chặt nhưng không gây cảm giác khó chịu cho người đo.
http://www.umm.edu/graphics/images/en/19255.jpg4. Thao tác:
• Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
• Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn.
• Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám.
http://www.empowher.com/files/ebsco/images/EM00001.jpg
5. Kết quả:
• Phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ) vì thầy thuốc chỉ có thể định bệnh cũng như đánh giá diễn tiến khi có đủ hai trị số.
• Trị số huyết áp không cố định, thay đổi theo nhịp sinh học, trọng lượng, nếp sinh hoạt…, thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm, đúng ngọ và buổi tối. Do đó, không nên mất bình tĩnh nếu thấy huyết áp trong ngày dao động ít nhiều.
• Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 và huyết áp trương tâm > 90. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày. Mặt khác, trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).
• Nếu ghi nhận huyết áp cao nên nằm nghỉ 15-30 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao nên tham vấn ý kiến thầy thuốc cho sớm thay vì tự điều trị hay chần chờ.
• Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp.
Đo huyết áp là tối cần thiết. Nhưng nếu đo không đúng cách rồi dựa vào kết quả sai lệch để quyết định uống thuốc hay không uống thuốc thì nhiều khi tai hại không kém việc quên đo huyết áp. Rất thường khi giải pháp của một vấn đề phức tạp lại tương đối đơn giản. Muốn tránh hậu quả của bệnh cao huyết áp phải biết huyết áp có cao hay không?
Kinh Nghiệm Của Một Phụ Nữ Khi Lên Cơn Đau Tim
http://www.topnews.in/files/Woman_Blood_Pressure.JPG
“Bạn nên nhớ là không phải bất cứ trường hp nào cũng thấyđau bên tay tráikhi lên cơn đau tim. Điều chính là cảm thấy đau nhiều nơi quai hàm Ban có thể không thấy đau nơi ngực ngay lúc mới lên cơn đau tim. Buồn nônđmồ hôi cũng là những triệu chứng thông thường. Khoảng 60 phẩn trăm số người lên cơn đau tim trong khi ngủ đều “đi luôn”. Đau nơi quai hàm có thể đánh thức bạn khi đang ngủ say”.
Trên đây là vài điều tối thiểu các phụ nữ nên biết về các triệu chứng của cơn đau tim do một bác sĩ về tim đưa ra để giúp mọi người cảnh giác. Khi một người lên cơn đau tim thì sự hiểu biết về triệu chứng căn bệnh rất hữu ích. Mời qúi vị đọc dưới đây bài phỏng dịch bức thư ngỏ của một phụ nữ bị nhồi máu cơ tim (myocardial infarctus--MI) , nhưng nhờ sự hiểu biết nên đã giữ bình tĩnh tìm đươc sự giúp đỡ mà thoát cơn hiểm nghèo
Tôi lên cơn đau tim vào lúc 10 giờ rưỡi tối . Sự việc xẩy ra quá đột ngột chẳng biết do nguyên nhân gì vì trước đó tôi không hề bị chấn thương cảm xúc mà người ta bảo là thường hay gây ra cơn đau tim.
Chiều hôm ấy trời lạnh và tôi đang ngồi ấm áp trên ghế đọc cuốn truyện vừa mươn của một ngươi bạn, trên đùi có con mèo đang nằm liu riu ngủ. Cuốn truyện thật là hay. Tôi đang đọc thích thú thì đột nhi ên có cảm gi ác kỳ lạ như bị đầy bụng, giống như khi ta nuốt vội một miếng bánh săng-uyích rồi chiêu một ngụm nước. Tôi thấy như có một trái banh gôn đang trôi từ từ xuống trong thực quản, thật là hết sức khó chịu
Đó là cảm giác đầu tiên của tôi --nhưng cũng là điều thắc mắc duy nhất của tôi vì từ 5 giờ chiều tôi chưa ăn gì hết. Sau đó mọi sự lại lắng dịu cho tới khi tôi cảm thấy những nén ép nhẹ truyền nhanh dọc theocột sống ( lúc đó tôi tự nhủ chắc là động mạch chủ bị co thắt), nhưng các nén ép này truyền mỗi lúc một nhanh cho tới dưới xương ức (xương ngực mà người ta thuờng ấn theo nhịp đều khi cấp cứu- sternum) rồi tiếp tục chạy lên cuống họng và toả sang hai bên quai hàm. Tôi đã nghe thấy nói là đau quai hàm là một trong những dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim ( MI) nên lúc đó tôi mới chợt nghĩ là có thểmình bị lên cơn đau tim.
Tôi vội hạ cái gác chân xuống, đẩy con mèo xuống đất rồi đứng lên. Nhưng khi mới cất bước thì đã ngã lăn ra đất. Tôi biết là khi lên cơn đau tim như vậy tôi không được đi ra phòng khách để gọi điện thoại, nhưng nếu không làm như thế thì làm sao ai biết mình đang cần giúp đỡ, mà nếu cứ nằm chờ thêm nữa thì chắc chẳng qua khỏi.
Tôi cố níu lấy tay ghế để đứng dậy rổi lết qua phòng kế bên để bấm số cấp cứu. Tôi cho họ biết là tôi bị lên cơn đau tim vì thấy có áp lực nơi phía dưới xương ức và áp lực này truyền tới quai hàm. Tôi không thấy hoảng loạn hay sợ hãi và chỉ trình bày cho họ các sự kiện. Họ bảo tôi là sẽ gởi xe cấp cứu tới ngay và hỏi tôi cửa ra vào có gẩn chỗ tôi hay không, nếu có thì tôi hãy mở khóa cửa và nằm ngay xuống sàn nhà để khi vào đội cấp cứu nhìn thấy ngay.
Tôi mở khoá cửa rồi nẳm xuống sàn nhà như họ bảo, sau đó tôi ngất xỉu luôn. Vì vậy tôi không biếtđội cấp cứu tới lúc nào, khám nghiệm tôi ra sao và đưa tôi ra xe cứu thương khi nào . Nhưng khi tới bệnh viện St Jude tôi chợt tỉnh lại và nhìn thấy bác sĩ chuyên về tim trong bộ áo giải phẫu mẩu xanh đang giúp kéo giường nằm của tôi ra khỏi xe cứu thương. Ông ta đã cúi xuống gần tôi và hỏi tôi nhiều điều (dường như là “bà có uống thuốc gì không?) nhưng trí óc tôi không làm sao hiểu đươc ông ta nói gì . Rồi sau đó tôi lại ngất đi và chỉ tỉnh lại sau khi bác sĩ đã luồn qủa bóng nhỏ chụp hình mạch từ động mạch đùi chạy lên động mạch chủ và tim và đã đặt ống nong để mở rộng động mạch vành bên mặt.
Tôi tưởng thời gian tôi suy nghĩ và hành động lúc ở nhà lâu đến ít nhất 20-30 phút trước khi tôi gọi cấp cứu nhưng thật ra nó chỉ lâu khoảng 4-5 phút , và sở cứu hỏa cũng như bệnh viện St Jude chỉ cách nhà tôi vài phút. Vì vậy khi tôi đươc chở tới bệnh viện thì bác sĩ tim đã sẵn sàng và đã kịp hổi sinh tim cho tôi (tim đã ngưng đập trong khoảng từ lúc tôi tới bệnh viện tới khi lên bàn mổ) và đặt ống nong mạch máu cho tôi.
Bạn có biết tại sao tôi lại viết dông dài như vậy cho bạn hay không? Đó là vì tôi muốn chia sẻ cùng bạn những kinh nghiêm đẩu tay của tôi
1- Bạn nên để ý nhận định những gì khác lạ xẩy ra trong cơ thể của bạn,không phải những triệu chứng thông thuờng của phái nam mà là những điểu xẩy ra không thể giải thích đươc (cho tới khi xương cụt và quai hàm của tôi bị đau). Người ta bảo là so với đàn ông,nhiều phụ nữ bị chết khi bị nhổi máu cơ tim lần đẩu (MI) vì họ không biết là điều đó xẫy ra cho họ mà chỉ nghĩ đó chỉ là chứng không tiêu bình thường, chỉ cần uống Maalox hay một dung dịch chống ợ nóng nào khác rồi đi ngủ là sáng hôm sau sẽ lại khoẻ khoắn như thường….nhưng mà sự việc không xẩy ra như thế. Bạn nên nhớ là các triệu chứng của bạn có thể không giống như của tôi, vì vậy tôi khuyên bạn nên gọi cấp cứu nếu có BẤT CỨ CẢM GIÁC GÌ khó chiụ xẩy ra mà bạn chưa từng thấy. Như vậy bạn sẽ tránh đươc rủi ro nguy hại đến tính mạng chỉ vì ngổi đoán mò chuyện gì sẽ xẩy ra.
2- Tôi nhấn mạnh là bạn phải gọi cấp cứu. Nếu cần thì bạn hãy uống một viên aspirin. Bạn nhớ cho rằng “THỜI GIAN LÀ VÀNG NGỌC”. Bạn không đươc lái xe đến phòng cấp cứu vì có thể gây tai nạn. Đừng để chồng bạn lái xe đưa bạn đi vì ông ta sẽ lái quá nhanh và chỉ bận lo cho bạn mà quên cả an toàn ngoài đường phố. Bạn cũng đừng gọi bác sĩ gia đình của bạn làm gì vì họ không biết bạn ở đâu vả lai ban đêm thì không gặp được mà ban ngày thì y tá sẽ bảo bạn gọi cấp cứu. Ngoài ra bác sĩ làm gì có sẵn bình oxy trong xe nhưng xe cứu thương thì có mà muốn cứu sống bạn thì cần có oxy.

http://www.healthcentral.com/common/images/1/19233_3670_5.jpg
3- Bạn đừng bao giờ nghĩ là mình không thể bị nhồi máu cơ tim vì mức cholesterol của bạn bình thường. Nghiên cứu đã chứng tỏ là số đo cholesterol tăng cao ít khi là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim MI (trừ khi cao qúa mức tưởng tượng và/hay kèm theo cao huyết áp). Nhồi máu cơ tim thường ra do tình trạng căng thẳng (stress) và viêm trong cơ thể kéo dài. Đau quai hàm có thễ làm bạn thức giấc khi đang ngủ ngon. Tóm lại tôi nghĩ bạn nên cẩn thận và ý thức đươc vấn đề. Bạn càng hiểu biết nhiểu chừng nào thì lại càng tốt cho bạn nhiều chừng nấy
Xin cầu chúc bạn sống lành mạnh. vui vẻ ,hạnh phúc và không bao giờ gặp điều không may như tôi
CHỮA MẸO
(Không cần thuốc)
http://www.bestcare.vn/File/news/012010/1262692847_chay-mau-cam.jpg
1- ĐỔ MÁU CAM.
Nguyên nhân:
Đổ máu cam có nhiều nguyên nhân như mũi bị ngộ nạn,bị va chạm mạnh; bị cảm sốt thương hàn, huyết áp cao, bướumũi, hoặc do các bệnh gan.
Người sắp bị chảy máu cam, cảm thấy nóng ở hốc mũi, sau đó máu chảy ra, một phần lọt xuống cổ họng, có mùi vị tanh tanh. Cùng lúc, nạn nhân cảm thấy hồi hộp, tim đậpnhanh, và đổ mồ hôi lạnh. Nặng có thể bị xỉu.
Điều Trị:
Theo lối thông thường, một người bị máu cam, lập tức cho ngồi thẳng và không cử động. Dùng ngón tay bóp chặt mũi độ 10 phút hay cho tới khi cầm máu . Nếu không cầm thì lấy cục bông, tẩm thuốc cầm máu như adrénaline, Adresnoxyl. . .nhét vô mũi, rồi lại bóp mũi 10 phút nữa . . .
Mẹo vặt:
1/ Nếu mũi thường bị chảy máu, hãy bôi vaseline trong lỗ mũi.
2/ Có người lấy một nắm cỏ mền chầu, giã lấy nước uống cũng khỏi luôn.
3/ Thường xuyên ăn cam, cà chua hay những thứ giống như vậy, giúp các tĩnh mạch khỏe lên cũng đỡ chảy.
Ngoại khoa :
Cách điều trị bệnh này theo phương pháp trên đây
cũng gặp nhiều phức tạp và mất nhiều thời giờ, nhưng có khi cũng kéo dài thời gian mới khỏi. Cũng có người trị nhiều cách rồi mà vẫn không khỏi.
Chúng tôi xin cống hiến quy' độc giả một phương pháp điều trị xem ra rất khó tin hay coi như mê tín, dị đoan. Nếu chính chúng tôi không chứng kiến tận mắt, hoặc chính mình đã được chữa khỏi thì cũng chẳng tin.
Lm Đinh Vương C. khi còn nhỏ cũng bị đổ máu cam, chữa chạy mãi không khỏi, nhưng phúc cho ngài, có người bày cách chữa trị như sau : Khi nào bị đổ máu cam thì hãy:
1/ Đứng sát vô tường nhà nín thở.
2/ Đồngthời chạm trán vào tường (nam 7 cái, nữ 9 cái)
Lập tức máu sẽ cầm lại ngay.
- Một hôm, tại trường Tiểu Học Công Giáo, xứ Saint Ann, California, một em học sinh Mỹ ôm mặt, máu chảy ướt cả mặt và 2 bàn tay, cô giáo dẫn em vô phòng rửa mặt. Tôi cũng chỉ cách chữa trị như trên, lập tức máu cầm lại ngay. Cả trò và cô
giáo đều ngỡ ngàng thốt ra một câu ngộ nghĩnh: "Magic" !
- Cách đây một thời gian, một chị ở Wichita Falls, Texasđã gọi điện thoại báo tin mừng: ông chồng chị bị đổ máu cam mấy ngày rồi mà không cầm lại được. Lúc đó chị nhớ lại đã đọc sách gia truyền, chị tìm lại và chỉ cho chồng cách chữa trị trên, lập tức máu cầm lại và không thấy tái phát nữa.
*Chữa Máu cam theo Bí Truyền (bằng đọt tim tre):
Cụ Đinh văn Tình, là Nhân Viên Hoạt Động Đạo Binh Đức Mẹ, Cụ được người bạn tại Canada tặng cho tập sách Gia Truyền Tập I, sau khi ứng dựng thấy kết quả tốt và đã in ra trên 100 tập tặng cho Hội Viên để làm việc Tông Đồ, cụ đã gửi cho
tôi một bài thuốc gia truyền quý báu để trị máu cam sau đây:
Người con gái đầu của cụ bị máu cam, chữa đủ thứ thuốc mà không khỏi, may có người chỉ cho:
*Hái một nắm đọt tim lá tre, sao cho vàng rồi hạ thổ, sắc uống. Chỉ có vậy thôi mà bệnh đã khỏi dứt trên 30 năm, không bị tái phát.
Chân thành cám ơn Cụ Tình đã góp phần cho tập sách này.
Hầu hết chúng ta đều biết cách làm mũi ngưng chảy máu cam: nghiêng đầu về phía sau và tạo áp lực ấn lên mũi.
Nhưng các chuyên gia y tế cho biết những gì mà chúng ta biết như trên về chảy máu cam đều sai. Nghiêng đầu ra phía sau, một kỹ thuật phổ biến cơ bản trong sơ cấp cứ, có thể khiến cho trường hợp chảy máu cam trở nên phức tạp hơn bởi vì bằng cách đó đã cho phép máu chảy vào thực quản. Điều này gây nên nguy cơ tắc nghẽn và có thể làm cho máu lưu thông trong dạ dày có thể dẫn đến ói mửa và dị ứng.
Học viện bác sĩ gia đình Mĩ cho biết cách chữa trị tốt nhất là ngồi xuống, tựa lên phía trước và giữ cho đầu ở phía trên phần tim sẽ làm giảm chảy máu cam. Việc tựa về phía trước cũng giúp máu chảy hết ra khỏi mũi và không chảy vào thực quản.Một báo cáo trong tạp chí BMJ Anh cho biết có thể làm ngưng chảy máu cam bằng cách dùng ngón tay cái và trỏ ấn chặt vào mô mềm chỉ dưới sóng mũi trong 5 đến 10 phút. Một miếng băng gạc lạnh hay túi đá 2 bên sống mũi cũng có ích.Nếu tất cả cách trên đều không hiệu quả và chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút hoặc gây choáng váng đầu óc, hãy đến y tế chữa trị.Tóm lại, không bao giờ chữa máu cam bằng cách nghiêng đầu về phía sau.
2- CHỮA HÓC XƯƠNG ( khỏi ngay trong nháy mắt) :
Đây cũng là cách chữa mẹo rất lạ kỳ mà chính kẻ này đã thấy tận mắt. Trên chuyến xe chở một số anh em từ Thủ Đức ra Qui Nhơn. Tới trạm nghỉ ăn sáng, (ăn cháo gà), anh Đoàn Đ. B. vô ý đã nuốt phải đốt xương gà, mắc vô họng, mặt anh đã đỏ lên, một số anh em đã bàn chở đi nhà thương gấp. Bỗng một người anh em ở trên xe nhảy xuống đường, gặp một cành cây nhỏ nằm ngang đường, anh đá cành cây cho nằm dọc lại, rồi quay sang hỏi đã khỏi chưa ? Anh B trả lời: Khỏi rồi !
Theo cách này, người ta thường giấu... không cho bệnh nhân biết ai là người chữa bệnh cho mình; nhưng trong thực tế không cần như vậy ; tự mình có thể chữa cho mình được.
Theo kinh nghiệm của Cụ Chánh H, khi bị hóc, Cụ cũng tự tìm cọng rác hay cành cây đang nằm ngang, rồi lấy chân đá dọc lại, thế là Cụ Chánh đã thoát chết yểu.
- Cụ Tô Văn ở New Orleans cũng đã nổi danh về việc chữa hóc xương, chẳng những chữa tại chỗ mà cả người bệnh ở bất cứ nước nào, nơi nào, khi họ gọi đến nhờ cụ chữa, cụ cũng ra ngã ba đường gặp cành cây nằm ngang thì đá dọc lại, đồng thời đọc lời sau đây: "Mày nằm ngang, tao đặt mày nằm dọc, cứu được một người, phúc đẳng hà sa", dù ở phương trời nào, cũng được khỏi liền. Cụ đã cứu được rất nhiều người từ xa gọi đến.
*CHỮA HÓC CÁCH KHÁC :
l. Giũa móng tay cả 10 ngón, rồi lấy bột đó pha vô nước cho uống, móng của ai cũng được. Uống xong, xương sẽ xuôi xuống (Lm Nguyễn Linh cho biết)
2/ Cỏ gà nhai đắp chỗ cổ tay (chỗ bắt mạch). Nam đắp tay tả, Nữ hữu. Xương sẽ xuôi xuống. Cách chữa này do Thầy Hoè giúp các Cha hưu dưỡng tại Thủ Đức, đã chữa cho các Cha rất hiệu quả.
I. Nếu miếng hóc là xương nhỏ, bị găm chặt vào thực quản:
Hãy lấy 1 ít rau má rửa sạch, nhai (nhai càng dối càng tốt) và nuốt, chỉ một vài miếng là xương sẽ bị các dây rau má cuốn trôi vào dạ dày ngay.
II. Nếu miếng hóc là 1 miếng lớn:
Hãy lấy ngay 1 tàu cây dọc mùng (loại hay dùng để nấu canh cá) bảo người bị hóc há miệng và chọc từ từ nhưng phải dứt khoát miếng thức ăn sẽ trôi ngay vào dạ dày.
Cá ngựa biển - vị thuốc quý của biển
Công dụng

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trước đây công dụng của cá ngựa chủ yếu dựa theo kinh nghiệm dân gian, được rút ra từ thực tế của các bệnh nhân đã từng dùng. Về sau, các kết quả nghiên cứu cho thấy, cá ngựa có chứa enzyme sinh tổng hợp prostaglandin, là chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormone và hệ miễn dịch. Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người.

Lương y Quốc Trung lưu ý, với những người âm hư hỏa vượng, cảm cúm, sốt, phụ nữ có thai, thì không nên dùng cá ngựa.

Ngoài ra, chính hàm lượng cao của docosahexaenoic acid (DHA) – vật liệu cơ bản để sản sinh tinh trùng, liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản tinh trùng được tìm thấy trong cá ngựa đã giải thích và chứng minh cho tác dụng tăng cường sinh lý ở nam giới của cá ngựa. Theo Đông y, cá ngựa vị ngọt, mặn, tính ấm, đi vào can thận.

Tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh di niệu, thần kinh suy nhược, đẻ khó, nam giới bất lực về sinh lý…

Cách dùng


Lương y Quốc Trung cho hay: cá ngựa bắt về, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, rồi đem phơi hay sấy khô; cũng có thể ngâm trong rượu hồi hay quế trước khi phơi khô. Cách dùng phổ biến nhất là ngâm một cặp cá ngựa trong rượu để uống hằng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hoặc chế biến thành món ăn. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa như:

* Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml, có thể pha thêm mật ong. Cách này dùng chữa liệt dương, và phụ nữ chậm có con do dương khí suy.

* Cá ngựa 5g, đương quy 10g, đem nấu với 200 ml, nấu còn lại 50-70 ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày để chữa hen suyễn khò khè.

* Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, cắt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột. Bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào, rồi đem hấp cách thủy.

Ăn hết trong ngày, dùng liền 15-20 ngày cho người viêm thận mạn tính.

* Cá ngựa ngâm rượu: Cá ngựa một cặp, đại hồi 6g, dâm dương hoắc 6g, khởi tử 12g, câu kỷ tử 10g. Ngâm các nguyên liệu trên vào nửa lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 30 ml. Dùng cho trường hợp di tinh, liệt dương, yếu sinh lý.

* Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng cho các trường hợp liệt dương.

* Cá ngựa từng đôi (cứ 1 con đực 1 con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4-6g, uống với nước nóng, ngày uống 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, suy nhược thần kinh.
Làm sao có đươc omega-3 và omega-6 cho đúng mức?

Bạn hãy đi dạo quanh siêu thị một vòng, bạn sẽ thấy những hộp trứng , nước cam, margarine và ngay cả bơ đậu phọng “kiêu hãnh” với hàm lương Omega-3 ghi trên nhãn dán. Các con buôn chỉ biết sử dụng các kết quả nghiên cứu về acid béo để làm ăn , chứ thực ra câu chuyện về omega đâu phải chỉ có thế.
Omega – 3 là gì?
Omega – 3 thuộc về họ các axít béo cần thiết và chưa bão hòa, những “chất béo tốt” mà chúng ta có thể ăn thường xuyên.
Vì cơ thể không thể sản xuất được trong khi các tế bào lại cần đến chúng để vận hành tốt, chúng ta phải tìm kiếm các omega – 3 trong thực đơn hàng ngày.
Omega-3 được quan tâm đến từ bao giờ?
Từ đầu những năm 80, các nhà khoa học đã xây dựng một mối quan hệ giữa việc ăn nhiều cá (thực phẩm giàu Omega-3) của người Nhật Bản và tỷ lệ bệnh tim mạch thấp ở dân tộc này.
Kể từ đó, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để cân nhắc những đặc tính của các axit béo này. Ngày nay, người ta đã bổ sung thêm cho chúng tác dụng chống lại sự trầm cảm, giảm năng lượng, các bệnh nhiễm trùng, thấp khớp.v.v.
Tác dụng của chúng có bị thổi phồng?
Omega-3 không tạo nên điều kỳ diệu giống như một số người suy nghĩ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là chúng là đồng minh của động mạch. Các axit béo này giảm tỷ lệ triglixerit trong máu, giảm cholesteron tốt.
Tuy nhiên, dù cho kết quả của những nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau rất khả quan, một số những lợi ích của Omega-3 vẫn chưa được chứng minh trên diện rộng.
Thực phẩm nào có chứa nhiều Omega-3?
Chủ yếu là trong mỡ cá và loài thân giáp, nhất là tài sản. Nguyên nhân là do những loại này thích ăn tảo và các sinh vật phù du, rất giàu Omega-3.
Với một tỷ lệ ít hơn, người ta cũng tìm thấy các loại axit béo này trong các hạt lanh, dầu hạnh nhân, dầu lanh, dầu cải và dầu gai, cũng như các loại rau có lá xanh như rau má, rau cải, tảo biển, rau bồ công anh và rau sam.
Nên ăn bao nhiêu mỗi ngày?
Thông thường, chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên có 2g axit Omega-3 trong nguồn thực phẩm hàng ngày.
Liệu có thể thay thế dưới dạng thuốc bổ?
Trên thị trường đã có những viên nhộng dầu cá. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ đều thống nhất rằng nguồn Omega-3 tốt nhất vẫn là thực phẩm, các loại thuốc bổ sung có thể gây rắc rối về tiêu hóa.
Ai cần Omega-3 nhất?
Tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch hoặc đang có nguy cơ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hay cho con bú cần hỏi ý kiến của bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc bổ sung.
Làm thế nào để biết mình thiếu Omega-3?
Chưa có một xét nghiệm y tế nào cho phép đo tỷ lệ Omega-3 trong cơ thể.
Ăn quá nhiều Omega-3 liệu có gây nguy hiểm?
Người ta có thể ăn không hạn chế các loại cá béo, hải sản, rau má, hạt và dầu đậu nành, chỉ cần thận trọng với thuốc bổ sung. Cũng giống như Asperin, các Omega-3 đóng viên có tác dụng chống đông máu.
Uống với số lượng lớn có thể gây những vết bầm tím dưới da và tăng thời gian cầm máu. Vì vậy, trước khi tìm đến thuốc bổ sung, cần có ý kiến bác sĩ.
Vai trò của Omega-3 trong việc bảo vệ tim đươc củng cố hơn bao giờ hết. Chẳng hạn như công trình nghiên cứu mới đây của giáo sư AkiraSekikawa thuộc Đại học Pittsburg cho thấy là ăn cá chứa nhiều Omega-3 có thể tránh đươc bệnh vữa xơ động mạch. Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý là Omega-3 có thể giúp kiểm soát hay bảo vệ chống viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid  arthritis), ung thư, hen xuyễn, trầm cảm và nhiểu bệnh khác. Nhưng mà các omega-3 không có giống nhau. Omega-3 từ cá tốt cho sức khoẻ hơn Omega-3 thực vật (và thường được dùng để thêm sinh tố cho các thực phẩm chế biến). Thêm vào đó, các nhà khoa học hãy còn bất đồng với nhau về vai trò của các acid béo Omega-6, mà một số người tin rằng các acid này sẽ có hại cho sức khoẻ nếu mất quân bình với các Omega-3.
Các acid béo đều tối quan trọng. Cả hai loại acid béo đều giữ vai trò chủ yếu.Chẳng hạn như các Omega-3 giúp cho sự phát triển thần kinh và làm giảm bớt viêm quá mức trong khi các Omega-6 giúp cho máu đông cục và chống lại nhiễm khuẩn. Cơ thể không thể sản xuất ra cả hai loại acid này nên phải lấy từ các nguồn thực phẩm. Hội American Heart Association khuyên chúng ta nên ăn tối thiểu hai khẩu phần cá mỗi tuần, tốt nhất là những loại cá có mỡ giầu Omega-3 như cá hồi (salmon) và cá ngừ (tuna). Thế nhưng một thực chế điển hình của người Mỹ thì lại có ít Omega-3 mà lại nhiều Omega-6.. Và một nghiên cứu mới đây gợi ý là một vài loại cá không có mỡ ,nuôi ở nông trại --- như cá rô tilapia và cá catfish----làm cho sự mất quân bình giữa Omega-3 và Omega-6 tệ hại hơn nữa.
Các cá có mỡ thông thường là nguồn cung ứng tốt nhất về hai dạng omega-3 mà cơ thể cần: eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid(DHA).
Các nguổn thực vật như hạt lanh (flaxseed), dầu canola và hạt óc chó (walnut) chứa một dạng  omega-3 khác  gọi là alpha-linolenic acid có chuỗi cacbon ngắn hơn. Trong cơ thể, acid béo Omega-3 từ thực vật có thể trở thành EPA và DHA nhưng suất chuyển hoá rất thấp ( khoảng 5% hay ít hơn).
Ngươc lại, các Omega-6 lại có nhiều trong các dầu thực vật dùng để  chế biến và nướng  thực phẩm ( như dẩu đậu nành, dầu bắp và dầu hạt bông)  cũng như trong thịt và lòng đỏ trứng.
Các chuyên gia bất đồng ý kiến với nhau về mối quan tâm trong việc người dân Mỹ tiêu thụ Omega-6. Một số chuyên gia luận cứ rằng Omega-6 dư thừa trong cơ thể  có thể gây viêm nguy hại cho sức khoẻ và làm tăng rủi ro bị bệnh tim mạch , và một nghiên cứu vào năm 2004 cho biết  là có một dạng Omega-6 gọi là arachidonic acid có thể gây viêm dẫn tới  vữa xơ động mạch cho những người nhạy cảm do di truyền. Theo giáo sư Floyd Chilton, giám đốc Center for Botanical Lipids tại Đại học Wake Forest , thì tỉ lệ giữa Omega 6 và Omega-3 trong một thực chế điển hình của người Mỹ đã tăng từ 2 trên 1 cho các thế hệ trước lên tới mức hiện nay cao hơn nhiều ( 40 trên 1). Sự thay đổi này “ít nhất cũng có một phần trách nhiệm vào dịch bệnh viêm như hen xuyễn, viêm khớp và tiểu đường.
Tuy vậy, tính cách bất lợi của sự quá tải Omega-6 trong cơ thể không có dứt khoát như thế. Thật vậy một nghiên cứu trên 2,200 người  lại cho thấy có sự liên hệ giữa  việc dung nạp một lương lớn omega-6 phần lớn từ các dẩu thưc vật và một sự suy giảm nhỏ về áp huyết. Chính vì thế bác sĩ Robert Eckel, nguyên chủ tịch American Heart Association, nói “ Các acid béo Omega-6 không có hại cho sức khoẻ”. Một số chuyên gia đề nghị mọi người nên đồng lòng ngưng tranh cãi vể Omega-6. Bác sĩ tim mạch Stephen Nicholls thuộc Dưỡng đường Cleveland đề nghị “ Chúng ta hãy nêu cao giá trị của Omega-3 thay vì để bị lún xâu vào vấn đề Omega-6
Vấn đề bây giờ là giới tiêu thụ phải tự quyết định lấy. Tháng vừa qua, trên tạp chí Journal of the American Dietetic Association có bài phân tích vể tỉ lệ Omega- 3 trên Omega-6 trong các cá đươc tiêu thụ nhiểu nhất. Theo bài này thì các cá rô tilapia và cá catfish nuôi ở nông trại  có nhiều Omega 6 và rất ít Omega-3, nhưng   các cá hồi salmon và cá trout  nuôi ở nông trại lại chứa nhiểu Omega-3 và ít Omega-6. Ngoài ra một chuyên viên sinh hoá hổi hưu sinh sống tại Maryland tên là Bill Lands đã viết một chương trình điện toán gọi là “Keep it Managed” cho biết chi tiết vể Omega chứa trong các thực phẩm khác nhau. Đậu kidney và pinto bean hơn hẳn đậu chickpea ; rau bina (spinach) cải hoa( broccoli) và bông cải (cauliflower) tốt hơn bắp (corn). Còn cua King crab và tôm thì sao?. Dĩ nhiên là nhiều Omega 3 hơn Omega- 6, vì thế ông Lands ,73 tuổi, tối nào cũng nhậu đồ biển!!!
Tạp chí Journal of the American Medical Association cho biết là một thực chế gồm nhiều cá và các nguồn acid béo omega-3 khác giúp giảm bớt rủi ro bị bệnh tiểu đường cho các trẻ em thuộc những gia đình có “dòng máu” bị bệnh này.
Bác sĩ Jill Norris, tác giả bài báo cáo, nói “ Thật là đáng mừng vì như vậy chúng ta có thể triển khai một chế độ dinh dưỡng  để ngăn chặn bệnh tiểu đường”
Bệnh tiểu đường loại I (trước gọi là juvenile diabetes) là dạng tiểu đường thông thường nhất nơi các trẻ em. Trong bệnh này, hệ miễn dịch bị trục trăc và bắt đầu tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuỵ tạng.. Không ai biết rõ nguyên nhân của căn bệnh nhưng người ta cho rằng di truyền và các yếu tố môi sinh như thực chế (diet)có thể giữ vai trò nào đó
Nhìều thí nghiệm trên động vật đã chứng tỏ là các acid béo omega-3 chứa trong cá, hạt gai (flaxseed) , hạt óc chó (walnut) , đậu nành (soybean) và nhiều thức ăn khác có thể giúp chống lại bệnh này.
Để trắc nghiệm hiệu ứng bảo vệ tốt của các acid béo omega-3, bác sĩ Norris và các cộng-sự tại đai hoc Colorado đã quan sát trong thời gian từ 1994 đến 2006 tổng cộng 1,770 trẻ em có nhiều rủi ro bị tiểu đường . Trong số trẻ này 58 phần trăm đều có trong máu chất kháng thể mà hệ miễn dịch tiết ra để tấn công các tế bào tạo insulin của tụy tạng . Nhưng nếu cho các trẻ này ăn nhiều thức ăn chứa omega-3 thì nói chung ra rủi ro có trong máu các chất kháng thể nói trên giảm 55 phần trăm. Theo bác sĩ Norris thì “ đây là thí nghiệm đầu tiên chứng tỏ là tất cả các loại acid béo omega-3 ---- chứ không phải riêng gì omega-3 có trong cá—đều có tác dụng bảo vệ chống bệnh tiểu đường”
Bác sĩ Norris kết luận “ Tuy nhiên chưa tới lúc đưa ra một khuyến cáo nào vì còn phải chờ kết quả nghiên cứu trên các thành phần dân số khác
Bệnh tiểu đường loại I có thể đươc kích phát bởi những enzyme gây viêm xưng và chính các acid béo omega-3 đã làm nhiễu loạn các enzyme này
Trên thế giới hiện có ít nhất 194 triệu người bị tiểu đường và Tổ chức Y tế Quốc tế ước tính con số này có thể lên tới 300 triệu vào năm 2025. Phần lớn những người này đều bị tiểu đường loại 2 có liên quan tới thực-chế và thiếu vận động. Các người bị bệnh tiểu đường loại I thường ra phải chích insulin để kiểm soát mức đường trong máu. Axít béo omega 3 rất cần cho sự phát triển trí não, phòng chống các bệnh tim mạch,... chính vì vậy, việc bổ sung Omega 3 trong các bữa ăn là rất cần thiết.
Omega 3 giúp trẻ phát triển trí não
Can bo sung Omega 3 trong cac bua an
Các loại thức ăn giàu Omega 3
Thức ăn giàu omega 3 và 6 là những loại thực phẩm không thể thiếu cho hoạt động của hệ thần kinh cũng như khả năng tri giác. Bộ não của trẻ sơ sinh được tạo thành bởi 50- 60 % lipit, đó cũng là lý do vì sao con người cần một lượng lớn axit béo để phát triển não.
Axit béo giúp cho việc hình thành các neron thần kinh, vận chuyển gluco- dưỡng chất chính giúp cho quá trình hoạt động của não.
Đối với trẻ sơ sinh việc bổ sung omega 3 trong bữa ăn cần được chú ý nhiều hơn do cơ thể trẻ vẫn chưa có lượng lipid dự trữ.
Omega 3 giúp phòng chống các bệnh tim mạch.
Omega 3 giúp giảm áp lực lên thành động mạch ở những người bị bệnh huyết cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu có một hàm lượng lớn omega 3 ở trong máu sẽ giúp giảm 44 % nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến động mạch vành. Omega 3 cũng giúp cho điều hòa nhịp tim, lưu thông máu tốt hơn
Như vậy, trong các bữa ăn hàng ngày, chúng ta nên chú ý bổ sung đầy đủ Omega 3. Điều này cũng rất đơn giản vì Omega 3 có nhiều trong các loại dầu thực vật, các loại cá có hàm lượng mỡ cao ( cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,..),...
Acid béo Omega-3 có thể cản trở bệnh Alzheimer
Một loại acid béo omega-3 tên là decosahexaenoic acid (DHA) có thể làm chậm sự phát-triển của hai loại thương-tổn não liên-quan tới bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên-cứu tại Đại-học Irvine (California) cho biết là phát-hiện của họ chứng- tỏ là một thực-chế (diet) chứa nhiều DHA như cá, trứng, phủ-tạng gia- cầm gia- súc, rêu rong, các thực-phẩm tăng-cường và bổ-sung có thể ngăn- chặn sự phát-triển của bệnh Alzheimer khi chúng ta bắt đầu già.
Trong thử-nghiệm với chuột đã đựợc biến-đổi di-truyền, các nhà nghiên-cứu đã nhận thấy là DHA làm chậm sự tich-tụ của tau, một protein dẫn đến sự tạo- thành các mớ rối tơ thần- kinh ( neurofibrillary tangles)
Giáo-sư Frank LeFerla thuộc nhóm nghiên-cứu nói ” Chúng tôi rất phấn- khởi với những kết- quả đã đạt đươc vì nhờ vậy chúng ta đã biết là chỉ cần đơn-giản thay đổi chế-độ ăn uống là đã có thể thay đổi sự hoạt-động của não và giúp bảo-vệ chồng bệnh Alzheimer”
Giáo-sư LaFerla và các đồng-nghiệp  đã giải-thích tại sao  DHA có thể chế-ngự được beta amyloid như sau “ DHA làm giảm lượng presinilin và chính enzyme này giúp beta amyloid tách rời ra khỏi protein phát- sinh ra nó (tức là protein tiền-khởi). Như thế không có presinillin thì beta amyloid không thể đươc phóng-thích để mà tạo-thành các mảng amyloid (amyloid plaque) trong não.
Tóm lại thay đổi thực-chế (diet) và nếp sống (lifestyle) có thể giảm rủi-ro bị bệnh Alzheimer như giáo-sư Kim Green trưởng nhóm nghiên-cứu đã nói “Ăn uống lành mạnh , tránh căng-thẳng và không hút thuốc kết-hợp với kích-thích tâm-thần và thể-dục chắc chắn sẽ có lợi ích đáng kể trong việc chống lại bệnh Alzheimer”
Không ai phủ nhận việc ăn cá hoặc sử dụng dầu cá sẽ mang đến cho sức khỏe một “quà tặng” vô giá. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều cần phải nói với “lý thuyết” cho rằng “cá là số 1”.
Nếu chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào những điều chúng ta được nghe thì dầu cá quả thật là “viên đạn thần kỳ” có thể bắn tan vô số bệnh tật. Gần đây, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng dầu cá có một số tác động tích cực lên thị giác, sức khỏe tin mạch, sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em. Dầu cá cũng được cho là giảm tần suất rủi ro bị dính trầm cảm. Đúng. Nhưng nếu không ăn cá thì sao? Xin được dẫn chứng một thí dụ dễ thấy nhất. Đó là khẩu phần của những người ăn chay. Không một ai ăn chay lại đi ăn... cá. Nếu cho rằng cá là nguồn duy nhất cung cấp omega-3 thì những người ăn chay phải bị dính các chứng trầm cảm, trí thông minh bị hạn chế, mắc phải các bệnh về tim mạch... Thế nhưng, sự thật hoàn toàn ngược lại. Những người ăn chay không những có một bộ não bình thươn g ma  ho  con đươc xêp vaò nhom ngươi co  tỉ lê măc bênh tim mạch thâp nhất thế giới.

 Các loại đậu, hạt giàu omega-3
Để hiểu rõ vấn đề này thì cũng cần phải hiểu về “hành tung” của dầu cá. Những giá trị tuyệt hảo mà dầu cá mang lại cho sức khỏe là do cá rất giàu các acid béo  omega-3 (omega-3 fatty acids) nhất la  eicosapentaenoid acid (EPA) va  docosahexaenoic acid (DHA). Ca  EPA va DHA đêu la  nhưn g chât beó thiêt yêu ma  cơ thê  cân . Thât la  may măn cho nhưn g ngươi ăn chay (va  cho tât ca  chun g ta), ca không chỉ là nguôn duy nhât cung câp cac omega-3. Một loại omega-3 khác có tên là alpha-linolenic acid (ALA). ALA được tìm thấy trong rau cải, các loại đậu, hạt, đậu nành, quả óc chó (walnut)... Một trong những nguồn cung cấp nhiều ALA nhất là dầu hạt lanh (flaxseed oil), vốn cung cấp các omega-3 nhiều gấp đôi so với cá. ALA được xem là “mẹ đẻ” của tất cả các omega-3 khác. Khi ALA vào cơ thể con người, chúng sẽ được chuyển hóa thành EPA và DHA vốn là 2 loại omega-3 quan trọng có ở cá. Vậy thì ALA có “tuyệt chiêu” nào hay hơn so với EPA và DHA?
Không phải tất cả ALA sau khi được tiêu hóa đều chuyển thành EPA và DHA. Vậy thì lượng ALA không được chuyển hóa thành EPA và DHA sẽ có công dụng gì? Theo các nhà nghiên cứu, ngoài việc được chuyển hóa thành EPA và DHA thì ALA còn được chuyển hóa theo nhiều con đường sinh hóa khác nhau. Một trong những con đường sinh hóa này là sự tạo thành các loại acid béo như acid béo bão hòa (saturated fatty acids) và acid béo đơn chưa bão hòa (monounsaturated fatty acids) trong hệ thống thần kinh. Những nghiên cứu trên động vật cho thấy ALA đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho da và lông, nhiều nghiên cứu khác cũng đã thực hiện để chứng minh rằng ALA cũng có tác động tương tự trên người.
Khẩu phần giàu ALA thường được gọi một cách “hàn lâm” là bữa ăn Địa Trung Hai (Mediterranean diet). Loai khẩu phần này có nhiều trái cây, rau cải và dầu ô-liu. Không những giàu ALA, bữa ăn Địa Trung Hải còn cung câp cho cơ thê  nhiêu hoá chât thưc vât (phytochemicals) và các chất kháng oxy hóa (antioxidants), chất xơ... có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch.
Ăn cá được thì dĩ nhiên rất tốt. Tuy nhiên, cá không phải lúc nào cũng “dễ nuốt” như ta tưởng. Việc ăn cá cũng xảy ra nhiều vấn đề như săn bắt cá vô tội vạ, hàm lượng cao thủy ngân và các độc tố có trong cá (và dầu cá), sự đội giá cá cao ngất ngưởng sẽ là một rào cản trong việc tiêu thụ cá. Cũng có một số người không chịu nổi mùi cá, nhất là trẻ em. Vì vậy, cũng đừng quá lo lắng vì thiếu omega 3 do không ăn cá. Chúng ta có thể bổ sung omega-3 từ những nguồn thực phẩm khác. Đừng bỏ phí “của giời”, sao không thử ăn những loại rau, quả, các loại hạt giàu ALA như: trái bơ, trái oliu, dâu olive, hat bí, dâu hat lanh...
DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Khoa Dược - ĐH Murdoch - Úc)

Sau đây là một vài mẹo nho nhỏ nhưng rất hữu ích khi chẳng may bạn bị hóc xương cá.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thai phụ " chăm" ăn cá sinh em bé thông minh hơn, học sinh ăn cá sẽ đạt điểm số tốt hơn, còn người lớn ăn cá sẽ minh mẫn và khỏe mạnh hơn. Có điều, khả năng hóc xương cá lại không chừa một ai. Sau đây là một vài mẹo nho nhỏ nhưng rất hữu ích khi rơi vào trường hợp này.
Nuốt cơm khi bị hóc xương là cách mà nhiều người hay sử dụng vì cho rằng, xương cá sẽ bám vào cơm mà trôi xuống cổ. Nhưng thật ra hiệu quả như mong muốn của cách này chỉ là may mắn thôi. Có nhiều trường hợp cơm bị rơi xuống động mạch còn gây hậu quả nguy hiểm hơn.




- Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Còn nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.
Ngậm vỏ cam rất có tác dụng khi bị hóc xương nhỏ
Những mẹo nêu trên chỉ áp dụng cho trường hợp bị hóc nhẹ với những loại xương nhỏ. Nếu trót nuốt phải xương to, tốt nhất bạn nên cầu cứu đến bác sĩ vì càng để lâu nguy cơ nhiễm trùng càng càng lớn.
10 mẹo vặt chữa bệnh hiệu quả
Trà làm dịu vết bỏng nắng. Ảnh: Tea-chapter.
Để làm dịu đi vết phồng rộp do cháy nắng, bạn nhúng khăn vào cốc trà đặc có đá rồi đắp từ 30 phút đến 1 tiếng, tùy mức độ tổn thương. Axit tanic có trong trà sẽ làm da bạn dịu lại.
Sau đây là những cách chữa chữa bệnh thông thường khác, rất đơn giản nhưng hiệu quả:
Đau đầu: Dùng một túi đá đặt lên trán hoặc cổ, tắm nước nóng. Một lượng caffein trong một tách cà phê hoặc lon cola làm cho cơn đau đầu giảm dần. Thậm chí tập những bài tập mạnh một vài phút cũng có thể xóa đi cơn đau. Khi nào tất cả các giải pháp trên không hiệu quả, thì bạn hãy dùng thuốc giảm nhức đầu.
Nóng bụng: Nếu bạn thấy đầy bụng, khó tiêu, thử uống hỗn hợp gồm soda và nước với tỷ lệ bằng nhau, hay một thìa canh mật ong để tránh hình thành axit. Có thể đặt một chai nước nóng lên lá gan (vị trí phía trên ngay bên phải bụng dưới) để giúp gan và túi mật tiêu hóa tốt hơn những gì bạn đã ăn. Cuối cùng, để chữa ợ chua, bạn hãy ăn một quả chuối.
Bị bỏng: Bạn bị mỡ bắn hay bị phồng rộp da tay khi cố gắng nhấc nồi xuống bếp bằng tay? Có nhiều cách giúp bạn khỏi bị phồng rộp và mau lành vết bỏng: Thoa một ít sữa lạnh lên chỗ bỏng, hoặc ngâm tay trong nước đá. Để giảm đau và nhanh liền vết thương, bạn có thể bôi thêm một lớp kem vitamin E thật mỏng.
Đứt tay: Trong khi vội vàng, bạn đã làm đứt tay. Đừng coi thường những vết thương hở này vì hằng ngày tay bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, rất dễ gây nhiễm trùng. Bạn nên lấy chất nhờn từ nha đam (lô hội) để bôi lên chỗ trầy xước hay chỗ đứt tay.
Nghẹt mũi: Bạn có thể thông mũi bằng cách cho nước nóng và xông hơi bằng bạc hà. Cho vài giọt tinh dầu bạc hà cay vào trong chậu nước; nhúng khăn vào chậu, trùm khăn kín đầu và hít thở thật sâu bằng mũi hoặc miệng. Nếu bạn đủ can đảm, hít nước pha một chút muối tinh vào trong mũi để làm sạch đường thông khí.
Viêm họng: Súc miệng với nước ấm thêm một chút muối. Một thìa cà phê mật ong nguyên chất cũng làm mát họng hơn. Bạn cũng có thể lấy giá đậu rửa sạch, giã nhỏ, trộn với một chút muối tinh, rồi ngậm trong họng. Bạn đừng để cho chỗ viêm họng lan rộng vì đến lúc đó bạn sẽ ăn không thấy ngon và rất dễ bị mất tiếng.
Đau và mỏi chân: Bạn có một ngày shopping thú vị, nhưng đôi chân đau nhừ. Hãy ngâm chân vào nước muối ấm và thư giãn. Sau đó, để khô chân và bôi kem dưỡng. Nếu bạn sẽ phải đi bộ nhiều, nên mang theo thuốc xịt làm mát chân. Nếu bị bong gân, bạn cho đá vào khăn và đắp lên vết thương cho đến khi đỡ đau hơn. Hãy kiên nhẫn, bong gân cần nhiều thời gian để phục hồi hơn là bạn nghĩ.
Đau bụng kinh: Tránh ăn những thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo và caffeine. Cá hồi, vitamin E, dầu anh, thảo, gừng, trà hoa cúc và việc chườm nước ấm có thể làm bạn thấy thoải mái hơn. Một chế độ ăn kiêng hợp lý với không quá nhiều sản phẩm từ sữa, thịt tươi, hoặc chất béo bão hòa có thể giúp cơ thể giảm bớt lượng oestrongen trong giai đoạn này. Oestrongen chính là nhân tố làm cơ thể mệt mỏi.
Đau lưng: Đau lưng không chỉ xẩy ra với phụ nữ mang thai mà còn với cả người già. Đây là chứng bệnh một phần là do lười vận động. Để thoát khỏi chứng đau lưng, bạn chỉ cần đắp lên đó gừng đã được nghiền nát hoặc xoa bóp bằng dầu khuynh diệp. Một cách chữa nữa là lấy dầu từ tỏi được cắt nhỏ trộn với dầu vừng, đun nhỏ lửa khoảng 5 phút, đợi đến khi hơi nguội thì đặt lên chỗ đau.
(Theo Tư Vấn Tiêu Dùng)1. Cháy nắng

Giải pháp: Dấm

Dấm chứa acid acetic giống như thành phần có trong aspirin. Có tác dụng giảm đau do cháy nắng, ngứa ngáy và viêm nhiễm.

Ngâm một vài miếng vải mềm, khăn giấy trong dấm trắng sau đó xoa , đắp lên vùng da bị cháy. Để nguyên khăn trên da khi nào khô thì bỏ ra. Có thể làm
lại một đến hai lần cho đến khi khỏi hẳn.

2. Phát ban nhiệt

Giải pháp: Baking Soda


Dùng baking soda (Natri bicacbonat) là loại hoá chất mà người ta quen gọi là xôđa để làm bánh nhưng lại rất tốt chữa bệnh phát ban nhiệt.

Cách làm như sau: cho một vài thìa bột xôđa vào bồn tắm sau đó ngâm mình trong đó, bột xôđa có tác dụng làm giảm bớt ngứa, giảm phát ban và tạo ra cảm giác khoan khoái dễ chịu. Cũng có thể bổ xung thêm bột yến mạch vào bồn tắm cùng với bột xôđa sẽ làm tăng hiệu quả trị bệnh.

Ngoài cách làm trên cũng có thể dùng bột xôđa bôi trực tiếp lên những vị trí phát ban để da hấp thụ độ ẩm, mồ hôi. Đây là cách làm cổ truyền nhiều dân tộc thường áp dụng bởi đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên trước khi bôi bột xô đa cần vệ sinh , tắm rửa sạch sẽ.

3. Chữa phồng rộp da

Giải pháp: Dùng lô hội (Aloe Vera)


Trước tiên là vệ sinh sạch sẽ vị trí da bị phồng rộp bằng xà phòng và nước, sau đó dùng lá cây lô hội đắp vào và dùng băng băng lại.

Nên dùng lá mới, tươi, tuy nhiên nếu không có lá tươi có thể dùng sản phẩm đã chế biến có chứa thành phần của cây lô hội ví dụ như rượu lô hội hay bột lô hội sấy khô cũng có tác dụng tích cực.

4. Viêm nhiễm tai mùa hè

Giải pháp: Dùng tỏi


Những người hay bơi lội trong mùa hè thường dễ mắc bệnh viêm tai , nhất là nhiễm trùng ống tai do nước tích tụ trong tai, làm cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển. Để đối phó với, người ta có thể dùng các loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc acetaminophen.

Nhưng còn một cách khá đơn giản là dùng đệm nóng áp vào tai và thứ hai là dùng nước tỏi ép nhỏ vào tai . Nước tỏi ép có chứa chất kháng khuẩn rất tốt hoặc mua các loại dầu nhỏ tai được chế từ tỏi (dầu tỏi) cũng có tác dụng rất tốt .

5. Trị côn trùng cắn

Giải pháp: Dùng dầu bạc hà Peppermint


Thay vì gãi ngứa ngưòi ta có thể dùng dầu bạc hà (Peppermint) để trị và thực tế đã mang lại kết quả rất tốt. Cách làm, dùng vài ba giọt dầu bạc hà xoa trực tiếp lên vùng bị côn trùng cắn, nó sẽ soa dịu, làm mát và làm tăng quá trình lưu thông máu tới cho các vị trí chấn thương này.

Ngoài ra, có thể dùng kem đánh răng có chứa dầu bạc hà xoa lên chỗ côn trùng cắn cũng có tác dụng tương tự..

6. Vết cắt, vết xước

Giải pháp: Dùng mật ong


Thông thường khi bị thương, cắt vào tay hoặc các vết chầy xước chảy máu thì người ta có thể cầm máu và giữ cho vết thương sạch ngừa nhiễm trùng bằng cách dùung cồn rửa sau đó băng lại hay dùng thuốc kháng sinh.

Cách làm này đôi khi không phát huy tác dụng, thậm chí còn có thể phản ứng phụ nếu lạm dụng nhưng dùng mật ong sẽ có tác dụng rất tốt hơn. Lý do trong mật ong có chứa các thành phần kháng sinh rất tuyệt vời, thậm chí có thể khử trùng và làm lành vết thương nhanh gấp 3 so với dùng kháng sinh. Đơn giản bằng cách rửa sạch vết thương và dùng một chút mật ong xoa lên chỗ bị chấn thương sau đó băng lại.

7. Dị ứng sơn độc

Giải pháp: Dùng lá chuối hột


Dị ứng sơn độc, có thể từ cây sơn hoặc từ các loại cây cảnh là căn bệnh rất hiếm gặp và chỉ có một số người mắc phải, gây khó chịu, phồng rộp dưới dạng phản ứng. Sau khi tiếp xúc 15 phút nếu thấy hiện tượng bất thường thì dùng xà phòng không chứa chất tăng ẩm và nước ấm tắm.

Dùng một ít lá chuối hột (Lawn Weed Plantain) vò nát thành nước để tắm sau đó dùng lá cây chuối hột giã nát đắp lên vùng da bị dị ứng. Lý do lá cây chuối hột có chứa một hợp chất có tên là allantoin, có khả năng kháng khuẩn và chống viêm nhiễm rất hiệu quả.

8. Tóc cháy xém

Giải pháp: Dùng quả bơ


Vào mùa hè nếu tiếp xúc nhiều với nắng gió có thể làm cho tóc khô cháy, xoăn giòn và dễ gẫy. Để khắc phục tình trạng nên dùng quả bơ (Avocado).

Cách làm như sau: Lấy 1 trái bơ chín, bóc vỏ nghiền nát cùng với một thìa cà phê dầu ngũ cốc và một thì cà phê dầu sáp. Sau đó đắp vào đầu, dùng khăn choàng hoặc túi nhựa buộc chặt, sau 15-30 phút mở khăn, gội sạch. Cách làm này không chỉ giảm cháy tóc mà còn giúp tóc mượt mà trở lại bởi nó được cung cấp thêm dưỡng chất và độ ẩm.

Theo Afamily.vn
10 Mẹo nhỏ làm trắng răng
Hòa 1 một thìa nước cốt chanh tươi cùng 1 thìa muối nhỏ, nhúng bàn chải vào hỗn hợp này và cọ lên răng; những mảng ố sẽ nhanh chóng biến mất.

Sau đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả khác:

Thường xuyên ăn táo, cần tây, cà rốt, rau cải, rau diếp... Lượng axit tự nhiên trong các loại thực vật này và chất xơ của táo giúp loại đi mảng bám và làm răng bạn trắng hơn.

Nếu bạn chăm chỉ ăn mía, hàm răng sẽ trắng và sạch sẽ bởi khi nhai, xơ mía chà đi chà lại trên răng.

Dùng miếng cau bổ tư chà kỹ những vết ố trên răng, hàm răng bạn sẽ mau chóng trở lại bóng sạch.

Dùng giấm táo chải răng. Cách này không chỉ làm trắng mà còn làm sạch răng.

Cắn ngập quả dâu tây và để nguyên trong vòng 5 phút. Chất tẩy nhẹ trong dâu tây sẽ xóa sạch những vết ố trên răng. Hoặc bạn cũng có thể nghiền dâu tây và hòa chung với kem đánh răng để chải hàm răng ố vàng của mình.

Nướng một mẩu bánh mì cho tới khi vỏ bánh cháy đen. Cạo lớp cháy này và hòa lẫn với kem đánh răng, chà mạnh răng bằng hỗn hợp này trước khi đi ngủ.

Dùng hỗn hợp natri cacbonat và nước để loại bỏ vết ố vàng trên răng.

Lấy nửa thìa baking soda hòa cùng một chút nước. Dùng hỗn hợp này chải đi chải lại qua răng. Nếu áp dụng cách này thường xuyên, răng bạn sẽ đạt độ trắng như mong muốn.

Theo BSGĐ

Phân biệt nhân sâm thật, giả thế nào?

Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ, ích phế, sinh tân, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí, phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư nhược, thần chí rối loạn, dương nuy (liệt dương). Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản Kinh”.

Trong Đông y, duy nhất chỉ mỗi nhân sâm là có khả năng hình thành phương thuốc độc vị, vì nó có rất nhiều tác dụng dược lý thật tuyệt vời.

Cũng chính vì vậy mà giá cả cao hơn hẳn các vị thuốc khác, khiến nhiều người hám lời với lợi nhuận cao đã làm giả nhân sâm để tiêu thụ trên thị trường. Muốn phân biệt chính xác được nhân sâm thật hay là nhân sâm giả chúng ta cần nắm những đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm thật đã được chế biến hiện có mặt trên thị trường thuốc, kết hợp nắm các đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm làm giả sẽ nêu dưới đây, hy vọng với những nội dung cụ thể này giúp mọi người có thể nhận biết được hàng thật hay giả.

Nhân sâm có những loại nào?

Nhân sâm có hai loại là nhân sâm rừng và nhân sâm vườn. Nhân sâm được bào chế thành các loại như sâm phơi sống (thường là bạch sâm, chính là nhân sâm tươi rửa sạch phơi khô).

Loại hồng sâm (còn gọi là thạch trụ sâm, tức là nhân sâm bỏ rễ, râu rồi sấy khô lên mà thành).

Đại lực sâm (là loại nhân sâm chần qua nước sôi một lát). Loại đường sâm (là loại nhân sâm được ngâm tẩm trong nước đường đặc).

Loại cáp bì sâm (là nhân sâm trước tiên ngâm trong nước sôi, sau lại được ngâm trong nước đường loãng).

Còn nhân sâm tu (râu nhân sâm), tức là rễ, râu nhân sâm nhưng cũng có 2 loại là râu nhân sâm phơi sống và râu hồng sâm.

Ngoài ra còn các loại như sâm cao ly, là loại nhân sâm được sản xuất tại Triều Tiên nên còn gọi là nhân sâm Triều Tiên. Hoặc biệt trực sâm là loại nhân sâm của Triều Tiên gia công thành hồng sâm.

Đặc điểm của từng loại nhân sâm

Sâm rừng là loại sâm mọc hoang có số lượng ít (nhưng tốt hơn hẳn sâm trồng) và có niên hạn sinh trưởng tương đối dài, chất lượng tốt. Rễ của nhân sâm rừng thường ngắn thô, chỉ dài bằng hoặc ngắn hơn thân củ sâm một chút. Phần nhiều có 2 nhánh rễ chính tạo thành dạng hình người. Đầu trên của sâm có đường vằn ngang nhỏ và sâu. Thân rễ nhỏ dài khoảng từ 3 – 9cm, phần trên uốn khúc gồ ghề nên quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng nên thường gọi là rễ tròn. Rễ râu thưa thớt, dài gấp khoảng 1 – 2 lần rễ chính và dai, khó bẻ gãy, lại có nốt sần nổi lên rất rõ nên gọi là hạt trân châu.

Biệt trực sâm: Sau khi đun hấp, gia công chế biến thành thân thẳng hình lập phương. Phía rễ có 1 đầu râu rễ, đuôi rễ phần nhiều là bỏ đi. Toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, chất nặng, từng chiếc khá to, chất lượng tốt.

Hồng sâm thì toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, giống chất sừng.

Đường sâm toàn bộ có màu trắng ngà, rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen vào nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc ra 1 hoặc vài sợi rễ. Đầu trên rễ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh. Mặt cắt ngang có màu nâu trắng ngà, có vằn hình tia.

Cách phân biệt với nhân sâm giả

Giả từ đậu đũa dại: Thường thấy có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm, bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi tanh của đậu.

Giả từ loại sâm đất: Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.

Làm giả từ thương lục: Sâm giả có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.

Giả từ sơn oa cự: Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, vị hơi đắng.

Giả từ hoa sơn sâm: Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 – 14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.

Như vậy, có 5 loại thường được làm giả bằng những thứ như vừa mô tả ở trên, ta dựa vào những đặc điểm của sâm thật, sau đó đối chiếu với những đặc điểm của sâm giả để chọn lựa không bị nhầm lẫn.

Theo SK&ĐS

Để da mau lành sẹo: Bạn lo lắng vì những sẹo lồi, sẹo lõm gây thiếu thẩm mỹ hoặc khó chịu. Khi đó, bạn sẽ lựa chọn cách dùng thuốc, thảo dược hay massage.

1. Massage


Để tránh sẹo bị cứng, hóa xơ, hãy vận dụng kỹ thuật massage với ba ngón tay (trỏ, giữa, áp út) để xoa nhẹ bằng những động tác vòng tròn trên vùng sẹo như để dẫn lưu. Thực hiện massage mỗi ngày, trong vài phút. Bạn có thể massage với tinh dầu hoa hồng còn nguyên chất để kích hoạt sự tái tạo của da.


2. Kẽm


Kẽm có khả năng giúp làm lành da và đạt hiệu quả cao khi được sử dụng kết hợp với vitamin C. Vì thế, nếu như da của bạn đang trong giai lên da non hãy chọn sử dụng 30mg kẽm mỗi ngày.


3. Vitamin nhóm B


Một số vitamin thuộc nhóm B, trong đó có vitamin B12 và B5 có khả năng chữa lành da và là chất hỗ trợ hữu ích cho vitamin C và kẽm. Thành phần bổ sung B complex nên sử dụng hàng ngày trong suốt giai đoạn làm lành da.


4. Vitamin C


Sau phẫu thuật hoặc bị thương, khả năng tự làm lành của da lệ thuộc một mức độ nhất định nào đó vào sự cung cấp một số chất dinh dưỡng, trong đó quan trọng nhất là thành phần vitamin C. Vì thế, bạn cần sử dụng từ 1g cho 2 lần/ngày cho đến khi da hẳn.


5. Lô hội (nha đam)


Uống chất dịch từ cây lô hội, khoảng 10mg mỗi ngày và đắp tại chỗ có thể giúp da liền sẹo.


6. Nghệ


Cố gắng ăn một muỗng cà phê nghệ mỗi ngày bằng cách cho vào cà ri hoặc cơm. Trong nghệ có chứa thành phần curcumin có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.


Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải những dấu hiệu đáng lo ngại như: sẹo dày lên vượt quá rìa vết thương (sẹo lồi); sẹo nhỏ hơn, nhưng vẫn còn đỏ; sẹo lõm xuống: sẹo bị teo, da ở dưới co lại. Lúc này bạn cần sử dụng băng nước hoặc màng dính để sẹo không to ra.


Sẹo vẫn nhô cao, nằm bên trong rìa vết thương: sẹo phì đại. Loại sẹo này không đáng sợ bằng sẹo lồi, vì theo thời gian nó có thể nhỏ dần lại. Còn sẹo lồi không biến mất, khó chỉnh sửa, đôi khi vẫn đau dù đã qua một thời gian dài.


Trên thực tế, người da đen dễ gặp nguy cơ gây sẹo lồi hơn so với da trắng. Da mỏng liền sẹo nhanh hơn so với da dày. Điều này lý giải sự lên sẹo khác nhau tùy theo các phần của cơ thể. Ở mí mắt, da rất mỏng, sự lên sẹo hầu như không gặp vấn đề gì và ở những phần còn lại của mặt cũng vậy.


Ngược lại, da dày hơn ở lưng, sẹo sẽ lâu lành hơn. Ở những vùng khác như cánh tay, nơi có sức căng lớn do sự hiện hữu của các cơ, sự lên sẹo không dễ dàng.


Sau khi bạn phẫu thuật hoặc bị thương tích, sẹo hình thành và thay đổi trong vòng từ 12 đến 18 tháng. Đầu tiên, sẹo bị đỏ, hơi phồng và đau. Sau một tháng, sẹo hóa trắng. Đó là dấu hiệu tiến triển bình thường. Sẹo hóa thành trắng hoàn toàn sau ba tháng.


Theo BSGĐ

Những mẹo giữ sức khoẻ độc đáo

Có những cách đơn giản để mang lại một cơ thể khỏe mạnh như đứng một chân đánh răng, hạn chế chải đầu, hay mở cửa sổ khi đi ngủ...

1. Đứng một chân đánh răng

Kiểu đứng này sẽ giúp làm săn chắc cơ, bảo vệ lưng. Bài tập còn giúp duy trì sự cân bằng và cải thiện dáng vóc. Trước tiên đứng bằng chân trái cho đến khi bạn thấy mỏi và chuyển sang chân kia.

2. Đặt gương trước mặt trên bàn làm việc

Thỉnh thoảng nhìn vào gương sẽ giúp bạn thấy mình có đang ngồi ở tư thế không đúng gây đau cổ, lưng và vai hay không. Nhìn hình ảnh mình trong gương sẽ giúp bạn luôn chuyển về tư thế đúng.

3. Đi mua giày vào cuối ngày

Đôi chân thường sưng lên sau một ngày làm việc và cũng do sức nóng tạo ra. Mua vào thời điểm cuối ngày nghĩa là bạn sẽ chọn đôi giày vào lúc chân mình lớn nhất, như thế sẽ vừa vặn hơn cả.

4. Ăn nhẹ trước đi ngủ

Khi không có thức ăn, cơ thể sẽ lấy đường từ năng lượng dự trữ và điều này có thể gây ra chứng đau đầu. Bằng cách ăn một bát ngũ cốc trước khi đi ngủ, chúng ta có thể loại bỏ được nguy cơ đau đầu.

5. Mang theo thuốc chống dị ứng khi đi ra ngoài

Mỗi khi đi đâu cả ngày, đặc biệt là vào mùa hè, bạn nên mang theo thuốc chống dị ứng. Chúng sẽ rất hữu ích khi bị côn trùng cắn và nếu dùng kịp thời, thuốc sẽ giảm sự ngứa ngáy khiến bạn không còn biết là mình đã bị đốt. Chờ đến khi về nhà mới dùng thuốc chỉ khiến tình trạng thêm khó chịu và khó chữa.

6. Đánh răng trước khi ăn sáng

Khi ngủ, vi khuẩn và bựa bẩn hình thành trên răng. Nếu chúng ta ăn sáng ngay mà không chải răng, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở nhờ đường và axit trong thức ăn, từ đó làm gia tăng nguy cơ bị sâu răng.

7. Dùng kem chống nắng hằng ngày

Có rất nhiều lợi ích khi dùng kem chống nắng cả trong mùa đông để bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Kem không cần có độ SPF cao, từ 15 đến 20 là đủ. Nhưng vào mùa hè có thể dùng loại 30-40, cho dù mặt trời không gay gắt đến thế.

8. Đeo nút bịt tai khi dùng máy xén cỏ

Bạn có thể không bận tâm nhưng hoạt động này có cường độ âm thanh khá cao - hơn 85 decibel sẽ làm hỏng tai trong khi một chiếc máy xén cỏ có thể lên tới 94 decibel. Cứ khi nào làm những công việc nhà gây ồn ào, bạn nên đeo nút bịt tai.

9. Bỏ kính ra để bớt mỏi mệt

Với người cận thị, mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, hãy bỏ kính ra trong vài phút, dừng việc đang làm như đọc sách, nhìn màn hình máy tính, và nhắm mắt lại. Nó sẽ giúp làm dãn cơ mắt và sự căng cơ gây mệt mỏi sẽ tan biến.

10. Bỏ áo khoác ra mỗi khi làm việc

Nếu phải mặc vét, hãy bỏ áo ra ngay khi có thể. Bất cứ loại áo gây gò bó nào cũng sẽ khiến cơ thể không thoải mái và làm đau lưng. Nó còn khiến chúng ta phải thở bằng nửa trên của phổi và làm đau vai, gây khó thở.

11. Nhổ ra chứ không tráng miệng sau khi đánh răng

Khi đánh răng xong, nên nhổ ra chứ không tráng những gì còn lại trong miệng. Dùng nước tráng sẽ làm giảm tác dụng của fluoride bởi bạn sẽ rửa sạch nó đi. Vì thế, cũng không nên dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng.

12. Nằm nghiêng về bên phải để tránh khó tiêu

Khi bạn cảm thấy ăn quá no hoặc bị chứng khó tiêu, hãy nằm về bên phải. Thực quản nối với dạ dày ở phía bên trái cơ thể nên nằm về bên phải, thức ăn có thể di chuyển tốt hơn qua đường tiêu hóa.

13. Nằm trên ga lụa để tránh bị khô da

Nếu có làn da khô, nên nằm trên vải lụa. Nó không chỉ khiến bạn thoải mái hơn mà còn làm da sáng bóng thay vì gây trầy xước. Lụa cũng ít gây dị ứng, vì vậy phù hợp với người bị hen suyễn hay eczema.

14. Hạn chế chải tóc và không dùng khăn lau khô

Thay vì dùng khăn vò khô tóc, bạn chỉ nên thấm khô hoặc để nó khô tự nhiên - cọ xát sẽ làm hỏng tóc. Ngoài ra cũng dùng lược răng thưa để chải đầu. Càng chải nhiều bạn càng khiến tóc xơ gãy.

15. Đông lạnh đồ chơi để loại bụi bẩn

Giữ đồ chơi của trẻ luôn sạch là điều khó làm, và với một số món đồ, không thể lúc nào cũng cho vào máy giặt. Tuy nhiên một số con ve, bọ có thể bám vào đồ chơi và gây ngứa, ho. Khi không thể giặt thì hãy đặt nó vào ngăn lạnh. Nhiệt độ dưới -20 độ C sẽ giết chết các con ve bụi.

16. Đi bộ đi làm

Bạn không có thời gian để đi tập thì hãy tận dụng mọi cơ hội để đi bộ. Mỗi ngày đi bộ khoảng 40 phút sẽ rất hữu ích cho sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.

17. Nhét tay trong túi quần ở những nơi đông người

Mỗi khi ở nơi đông người như trên xe buýt, nên giữ tay trong túi quần hoặc đọc một quyển sách. Virus gây cảm cúm có thể truyền từ người này qua người khác bằng tiếp xúc tay hoặc chạm vào những bề mặt ô nhiễm rồi lại cho lên mắt và mũi.

18. Khi đi ăn ngoài, hãy chọn món cá

Mỗi khi đi ăn hàng hãy tận dụng cơ hội để ăn nhiều món cá thay vì thịt. Chúng ta cần ăn nhiều cá hơn bởi nó có ít chất béo mà lại giầu omega có lợi cho sức hỏe.

19. Chỉ làm việc trong giờ làm

Duy trì sự cân bằng giữa công việc và đời thường là rất quan trọng cho một sức khỏe tốt. Vì vậy đừng có làm thêm ngoài số giờ bạn được trả công. Nếu không nó sẽ lấn vào khoảng thời gian bạn dành để nghỉ ngơi hoặc làm các việc giải trí khác, đồng thời còn tăng sức ép và stress.

20. Mua loại snack bạn không thích

Mỗi khi đi mua snack cho ai đó, hãy đảm bảo mua loại bạn không thích để ngăn ngừa sự thèm ăn.

21. Thử loại trái cây và rau củ mới

Khi đi chợ hoặc ăn hàng, nên chọn những loại rau củ mà bạn chưa thử bao giờ. Càng ăn được nhiều loại, bạn càng thu nhận được nhiều dưỡng chất có trong các loại rau củ.

22. Uống nước soda khi bị ợ nóng

Trong các buổi tiệc xã giao, nếu bị ợ nóng, một cách nhanh chóng để loại bỏ là gọi nước soda, không phải tonic. Soda có tính kiềm và sẽ trung tính hóa axit gây ợ nóng.

23. Mở cửa sổ khi đi ngủ

Cho dù ngoài trời lạnh thế nào, thì cũng nên để cửa mở. Thân nhiệt cần phải giảm để chúng ta ngủ ngon hơn. Nhiều người sai lầm khi luôn giữ nhiệt độ phòng quá ấm áp (lý tưởng là khoảng 16 độ C).

Mỗi khi trằn trọc, hãy ra khỏi giường và quay lại. Thông thường mỗi đêm chúng ta chuyển tư thế khoảng 40 lần và nằm trên cánh tay hay cổ bị vẹo sẽ gây khó chịu khiến chúng ta khó ngủ ngon. Đi ra khỏi giường buộc chúng ta phải chuyển về tư thế phù hợp trước khi ngủ tiếp.

24. Nằm ngả lưng

Cố gắng nằm ngửa mặt khi ngủ. Nằm nghiêng hay sấp mặt sẽ khiến da mặt vùi vào gối và làm tăng nếp nhăn. Mỗi khi thức dậy giữa đêm và thấy mình đang nằm nghiêng hay sấp, hãy chuyển về tư thế nằm trên lưng.

Theo VnExpress

Chữa tiêu chảy bằng cây cỏ

Tiêu chảy là do ăn phải đồ ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn hoặc do dị ứng thực phẩm, thay đổi thời tiết. Nếu rơi vào tình huống “đi nhanh về chậm” này thì làm thế nào là tốt nhất?

Dạ dày không tốt sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong người. Sau một vài ngày thì cơ thể sẽ trở lại bình thường nhưng điều quan trọng là trong thời gian bị tiêu chảy bạn cần có những biện pháp tránh bị mất nước. Để làm được điều này thì tốt nhất nên uống nước chanh pha một chút muối và đường. Hoặc sử dụng loại thuốc ozone hydrat có bán sẵn ở các hiệu thuốc pha với nước uống.


Một số cách để điều trị tiêu chảy:


1. Một cách chữa rất đơn giản là nhai lá ổi sống. Lấy hai đến ba lá ổi rửa sạch và nhai sống. Thông thường nó sẽ giúp dạ dày bạn ổn định lại trạng thái cân bằng nhanh chóng. Nhưng nếu sau 5 giờ bạn cảm thấy chưa ổn lắm thì nên nhai tiếp một vài lá nữa.


2. Cách chữa khác rất nhanh để trị tiêu chảy là dùng hạt cỏ cà ri (một loại cỏ thuộc họ đậu có hạt thơm dùng để chế cà ri). Lấy 5gam (một thìa cà phê) hạt cà ri rang lên sau đó cho vào nửa cốc nước ấm đã pha sẵn và uống. Sau 4giờ bạn sẽ thấy thoải mái ngay.


3. Bệnh tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng đầy hơi nên bạn có thể dùng lô hội (có tác dụng giải độc để loại arsenic ra khỏi cơ thể).


Trong trường hợp dạ dày bạn gặp phải một số trục trặc thì nhờ bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên dùng kháng sinh sẽ làm mất vị giác của miệng và gây cảm giác chán ăn cho người bệnh. Đặc biệt trong quá trình điều trị tiêu chảy cần tránh cho cơ thể khỏi mất nước và uống nhiều dung dịch bù điện giải.


Tốt nhất nên dùng thuốc chữa tiêu chảy từ dược thảo thiên nhiên để tránh phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Nhưng nếu sau hai ngày tự điều trị mà dạ dày bạn vẫn cảm thấy không “ổn” thì cần đến gặp bác sĩ để tránh cho niêm mạc dạ dày và ruột bị tổn thương nặng


Biết cách nghỉ ngơi chính là một trong những chìa khoá đem lại hạnh phúc và sức khoẻ cho bạn. Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả nhất.

1. Thuê một bộ phim hài hay lang thang những trang web hài hước


Nụ cười có công rất lớn trong việc xua đuổi “sự căng thẳng” và đem lại sự lạc quan.


2. Tập yoga


Nếu bạn không có thời gian tham gia lớp học


yoga ít nhất 1lần/tuần, bạn có thể mua video dạy yoga. Bạn nên dành 15 phút mỗi ngày để tập luyện. Điều này sẽ giúp bạn co giãn và thư giãn cơ bắp đấy.


3. Nhảy


Thư giãn không nhất thiết cần một không gian yên tĩnh. Hãy chọn một đĩa nhạc bạn yêu thích hoặc bật radio và nhảy theo nhạc. Chúng sẽ đem lại sức sống cho cơ thể và sự thoải mái trong tâm hồn. Bạn sẽ sẵn sàng đối mặt với mọi thứ!


4. Dọn sạch “inbox” hàng ngày


Tất nhiên không phải inbox thư điện tử mà chính là bộ não của bạn. Bạn không nên để quá nhiều thứ trong đầu. Tốt nhất là viết ra giấy hoặc một file nào đó trong máy tính những điều bạn phải làm, những khó khăn và những suy nghĩ của bạn. Đầu óc thoải mái, bạn sẽ thư giãn và ngủ dễ dàng hơn.


5. Dọn sạch inbox hàng tuần


Lần này thì đó là chiếc máy tính của bạn. Ít nhất, một tuần một lần bạn nên đọc và trả lời thư của mọi người, “delete” những thư không cần thiết. Thêm vào đó, bạn cũng nên sắp xếp các file trong máy tính sao cho ngăn nắp hơn.


6. Tắm


Bạn nên bật một thứ nhạc nhẹ nhàng, thắp một ngọn nến thơm trong khi tắm. Chắc chắn sau đó bao nhiêu mệt mỏi trong ngày sẽ tan biến.


7. Dành một chút thời gian cho bản thân


Mỗi ngày bạn chỉ nên dành từ 5 đến 10 phút cho riêng mình. Tốt nhất là vào buổi sáng, bạn nên thức dậy sớm hơn một chút so với mọi người, ra ban công ngắm cảnh hay chỉ là suy nghĩ về điều gì đó và tự thưởng cho mình một tách trà nóng.

Theo Dân trí

Mẹo phòng viêm họng mùa hè

Viêm họng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta do môi trường ô nhiễm, do uống nước lạnh kết hợp với thức ăn ướp muối khiến cổ họng bị ngứa sau đó tổn thương gây nên viêm họng. Ngoài ra viêm Amidan cũng là nguyên nhân gây ngứa họng và ho.

Khi bị viêm, bắt buộc chúng ta phải dùng kháng sinh nhưng kháng sinh cũng gây hại cho sức khoẻ và nếu dùng lâu, dùng nhiều gây nhờn thuốc khiến thuốc không còn tác dụng. Điều tốt nhất là bạn cần bảo vệ họng không bị viêm ngứa trở lại và những cách sau sẽ giúp bạn điều đó:


1. Đừng bao giờ coi thường bàn chải đánh răng vì nó là một trong những nguyên nhân gây viêm họng và miệng do vi khuẩn bám trên bàn chải. Hãy pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để tẩy uế bàn chải trước khi đánh răng như vậy nó cũng giúp cho bàn chải luôn sạch sẽ.

2. Cây đinh hương là chất khử trùng tự nhiên rất hiệu quả để điều trị viêm họng và miệng. Nhai một ít đinh hương mỗi sáng (sau khi ngắt bỏ hoa) sẽ bảo vệ họng tránh khỏi những vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập.

3. Tuy nhiên, nếu bạn không thích mùi vị của cây đinh hương, bạn có thể thay thế nó bằng cách nhai 5 đến 6 lá húng quế. Trồng một chậu húng quế nhỏ ở trước nhà vừa làm cảnh và cũng vừa là phương thuốc giúp bạn tránh bị viêm họng mỗi ngày.

4. Một cách đơn giản khác là ép một ít nước gừng tươi (khoảng 3 - 4 ml) vào buổi sáng. Trộn với 5ml mật ong và uống nó sau khi đánh răng. Gừng và mật ong sẽ bảo vệ họng bạn suốt cả ngày.

5. Một loại thảo dược khác cũng có tác dụng tương tự là nghệ. Nghệ có thành phần chống dị ứng sẽ giúp chống lại các điều kiện gây viêm dị ứng họng. Để sử dụng nghệ có hiệu quả, bạn nên pha một ít muối với 5g bột nghệ vào nửa cốc nước nóng và uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

6. Các cách trên cần được kết hợp với thói quen súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng. Thói quen tốt này sẽ giúp tẩy trùng họng và miệng, nó có tác dụng bảo vệ họng khỏi viêm nhiễm trong thời gian dài.

7. Nếu bạn còn lo lắng gì về việc đau họng và cuống phổi do thời tiết và môi trường làm việc ô nhiễm thì có thể nhai một miếng nhỏ đường thô (đường thốt nốt) trong ngày. Đường thốt nốt sẽ làm sạch và giữ cho họng, cuống phổi không bị khô rát.

Theo Báo Nông Nghiệp

Bài thuốc trị rôm sảy theo kinh nghiệm dân gian

Rôm là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa hè, nhất là ở trẻ nhỏ.

Bệnh rôm cần được điều trị kịp thời, nếu bệnh phát nặng việc điều trị sẽ rất phức tạp. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh rôm theo kinh nghiệm dân gian do lương y Huyên Thảo (Hà Nội), xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:


1. Dùng gừng tươi:

- Gừng tươi (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Thông thường, bôi xong vài tiếng thì rôm lặn; mỗi ngày có thể bôi 2-3 lần.

- Lấy một mẩu gừng, cỡ ngón tay, giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Kinh nghiệm cho thấy, đối với trẻ nhỏ, rôm sảy mọc dày đặc, tắm liên tục 3-4 ngày, đã thấy kết quả. Tuy nhiên chớ nên sắc quá đặc. Để tránh trẻ bị dị ứng, lần đầu chỉ nên dùng ít gừng, sau đó sẽ tăng dần liều lượng.

2. Dùng lá dâu tằm:

Hái lá dâu tằm, khoảng 200g, cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Thông thường, tắm liên tục 3-5 ngày là rôm hết mọc.

3. Dùng lá bọ mẩy:

- Uống trong: Dùng lá bọ mẩy tươi 50g (trẻ nhỏ giảm bớt liều), sắc 2 lần, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.

- Bôi ngoài: Dùng lá bọ mẩy tươi 70-100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước thuốc xát rửa chỗ bị bệnh, ngày 2-3 lần.

(Cây bọ mẩy còn có tên là "bọ nẹt", "đại thanh", "đắng cay", "mẩy kỳ cáy", "thanh thảo tâm", "lộ biên thanh",...).

Theo Thanh Niên

Xử trí khi bị say nắng

Say nắng thường là do cơ thể bị "phơi" dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh. Khi bị say nắng cần được sơ cứu kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Triệu chứng thường gặp

Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, da khô, đỏ và toát mồ hôi, mạch đập nhanh và mạnh, sốt cao, mắt lờ đờ, ngất, hay bất tỉnh.

Sơ cứu

Khi gặp người bị say nắng bạn cần nhanh chóng tiến hành các thao tác dưới đây, để sơ cứu kịp thời cho nạn nhân.

- Đưa nạn nhân vào khu vực mát mẻ, tránh nắng.

- Nới lỏng hay cởi bớt quần áo nạn nhân.

- Dùng một chiếc khăn rộng như khăn tắm hay ga trải giường nhúng vào nước lạnh đắp quanh người nạn nhân để giúp hạ nhiệt.

- Dùng một chiếc khăn lạnh đắp lên vùng trán, cổ và khu vực nách.

Lưu ý: Không nên cho nạn nhân sử dụng bất cứ loại thuốc hạ nhiệt nào, bởi lẽ nó không những giúp đem lại hiệu quả như mong muốn mà thậm chí còn rất nguy hiểm. Cũng thật sai lầm nếu dùng rượu hay cồn để trà xát lên người nạn nhân.

Ngay khi nạn nhân bị say nắng, bạn không nên cho nạn nhân sử dụng bất cứ thứ gì để đưa vào miệng ngay kể cả khi đấy là nước lọc, mà hãy bình tĩnh chờ cho đến khi tình trạng của người bị say nắng trở lại bình ổn.

Mẹo nhỏ

Cây oải hương được xem như một loại thảo dược kỳ diệu có khả năng chữa trị chứng say nắng. Bạn có thể dùng loại cây này để sắc uống hay xông đều đem lại hiệu quả nhanh chóng, giúp điều hoà thân nhiệt về trạng thái ổn định.

Trái dứa không chỉ hấp dẫn bạn bởi hương thơm và vị ngọt vốn có của nó mà còn có khả năng “ứng phó” khi bị say nắng. Sau khi nạn nhân đã trở lại trạng thái bình ổn, hãy dùng nước dứa ép để uống.

Phòng ngừa

Để hạn chế nguy cơ bị say nắng bạn có thể tự tập cho mình thói quen bổ sung vitamin C một cách thường xuyên thông qua các loại rau xanh và trái cây.

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, đặc biệt khi ra nắng và có những hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, cần lưu ý khi luyện tập thể dục thể thao bạn không nên sử dụng các loại đồ uống như cà phê hay đồ uống có cồn.

Nên “nguỵ trang” khi ra nắng, bằng cách mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang, kính râm, và đặc biệt đừng quên thoa kem chống nắng với độ SPF trên mức 30 và trước 30 phút khi ra nắng.

Hạn chế ra nắng trong thời gian dài. Nếu muốn luyện tập thể thao nên chọn chỗ mát mẻ và vào những thời gian trời đã mát.

Theo VTC


Nào, hãy cùng nhẩm đọc thuộc bài thơ dưới đây để tránh những món ăn kỵ nhau nhé!

Mật ong, sữa, sữa đậu nành?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau !

Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu !

Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!

Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!

Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!

Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!


Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!

Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!

Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!

Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!

Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!

Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!

Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!

Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!


Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!

Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
(1) Các loại thực phẩm giàu Vitamin C không được nấu, ăn cùng các loài nhuyễn thể.

No comments:

Post a Comment