Wednesday, March 28, 2012

NHỮNG PHỤ NỮ MỞ NƯỚC

 Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng.  Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Ba đã được nói đến nhiều.  Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra.  Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d’Arc(1412-1431) của Pháp gần 14 thế kỷ.
Sau Hai Bà Trưng, trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến các Công Chúa Huyền Trân, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa.
1/Công Chúa Huyền Trân.
Vào cuối thế kỷ 13, sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành (Champa) khá tốt đẹp.  Tháng 2 năm Tân Sửu (1301), nước Chiêm Thành gởi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao.  Khi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nước, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đi theo.  Lúc đó, Thượng Hoàng đã xuất gia đi tu, gặp khi rảnh rỗi, ông qua thăm Chiêm Thành, vừa để trả lễ, vừa để du ngoạn, từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm.
Vua Chiêm Thành Chế Mân (Jaya Simhavarman IV, trị vì 1287-1307), nguyên là Thái Tử Bổ Đích(Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI(trị vì 1257-1287).  Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhavarman III đã già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước, đã chỉ huy quân Chiêm đẩy lùi lực lượng của Toa Đô(Sogatu).
Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gả con gái mình là Công Chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân này.  Lời hứa của Thượng Hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đình nước ta.  Thời đó, quan điểm khắt khe về phân biệt chủng tộc đã khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vi vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân này.
Mãi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lý) ở phía Bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông mới nhận lời và lễ cưới diễn ra năm 1306(Bính Ngọ).  Năm 1307 (Đinh Mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu[Thuận=theo, theo lẽ phải], châu Lý thành Hóa Châu[hóa=thay đổi, dạy dỗ].  So với ngày nay, Thuận Châu từ phía nam tỉnh Quảng Trị và phía Bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu gồm phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên và phía Bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay, diện tích tổng cộng vùng đất này khoảng 10,000km2.
Huyền Trân được vua Chế Mân phong tước Hoàng hậu Paramecvari.  Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307). Vua Trần Anh Tông thương em, sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng trong tục lệ Chiêm Thành(1) nên nhà vua cho tướng Trần Khắc Chung (tức Đỗ Khắc Chung) sang Chiêm lấy cớ viếng tang, rồi lập mưu đưa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt(2).  Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định, sau khi trở về nước, Huyền Trân Công Chúa đã đến tu ở chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng,tỉnh Nam Định.  Sách này không biết chính xác thời điểm công chúa đi tu, nghĩa là công chúa đã đi tu ngay khi về nước hay sau khi đã về già? (3).  Số phận Hoàng tử Đa Da không được sử nhắc đến.
Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân tượng trưng cho sự phát triển một cách hòa thuận về phương nam theo truyền thống sống cùng và để người khác cùng sống của người Việt.  Sự hy sinh của Công Chúa Huyền Trân đã được một tác giả vô danh đề cao trong một bài ca Huế theo điệu Nam Bình rất được truyền tụng cho đến ngày nay:
 
Nước non ngàn dặm ra đi, mối tình chi,
Mượn màu son phấn, đền nợ Ô Ly,
Đắng cay vì, đương độ xuân thì,
Số lao đao hay nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết
Vàng lộn với chì,
Khúc ly ca cớ sao mà mường tượng Nghê thường!
Thấy chim hồng nhạn bay đi, tình tha thiết.
Bóng dương hoa quỳ
Nhắn một lời Mân quân, nay chuyện mà như nguyệ,
Đặng vài phân, vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay trăm phần...(4)
 
2/Công Chúa Ngọc Vạn.
Vào đầu thế kỷ 17, sau khi Nguyễn Hoàng từ trần năm 1613, con là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, lúc đó 51 tuổi(tuổi ta), lên kế vị và cầm quyền ở Đàng Trong từ 1613 đến 1635.  Theo di mệnh của Nguyễn Hoàng, Sãi Vương quyết xây dựng Đàng Trong thật vững mạnh để chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.  Do đó, ông giao hảo với các nước Phương Nam để củng cố vị thế của ông.
Phía Nam nước ta là Chiêm Thành và Chân Lạp(tức Cambodia ngày nay). Lúc đó, vua Chân Lạp mới lên ngôi là Chey Chetta(trị vì 1618-1628).  Ông này muốn kết thân với Chúa Nguyễn để làm thế đối trọng với vua Xiêm La (Siam tức Thái Lan ngày nay), nên đã cầu hôn với con gái Sãi Vương.
Không có sử sách nào ghi lại diễn tiến đưa đến cuộc hôn nhân này.  Có thể vì ngày trước, quan niệm người Chân Lạp là man di, nên các sách sử nhà Nguyễn tránh không ghi lại việc này.  Bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên, khi ghi chép về các con gái của Sãi Vương, đến mục Ngọc Vạn đã ghi rằng: Khuyết truyện, tức thiếu truyện, nghĩa là không có tiểu sử.  Gần đây, bộ gia phả mới ấn hành năm 1995 của gia đình chúa Nguyễn cho biết là vào năm 1620 (Canh Thân) Sãi Vương gả người con gái thứ nhì là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II.(5).
Ba năm sau cuộc hôn nhân của Ngọc Vạn, Sãi Vương cử một sứ bộ sang Chân Lạp xin vua Chey-Chetta II nhượng khu dinh điền ở vùng Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay.  Nhờ sự vận động của Hoàng Hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ý cho người Việt đến đó canh tác.  Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân  lên đất Chân Lạp, và Mô Xoài là bàn đạp để người Việt dần dần tiến xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Chồng công chúa Ngọc Vạn, vua Chey-Chetta II từ trần năm 1628.  Từ đó triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra cuộc tranh chấp ngôi báu giữa các hoàng thân.  Năm 1658 (Mậu Tuất) hai hoàng thân So và Ang Tan nổi lên đánh vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Ông Chân(trị vì 1642-1659), nhưng thất bại, xin nhờ Thái Hậu Ngọc Vạn giúp đỡ.  Thái Hậu Ngọc Vạn chỉ cách cho hai người này cầu cứu chúa Nguyễn.  Chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tân, cháu gọi Thái Hậu Ngọc Vạn bằng cô ruột, liền cử phó tướng Tôn Thất Yến (hay Nguyễn Phúc Yến), đang đóng ở Phú Yên (dinh Trấn Biên), đem 3,000 quân qua giúp, bắt được Nặc Ông Chân ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay), đưa về giam ở Quảng Bình vì lúc đó nhà chúa đang hành quân ở Quảng Bình.  Tại đây, Nặc Ông Chân từ trần năm 1659.(6).
Chúa Nguyễn phong So lên làm vua Chân Lạp tức Ba-tom Reachea (trị vì 1660-1672).  Từ đó, nước ta càng ngày càng can thiệp vào công việc của Chân Lạp và đưa người thâm nhập nước này, dần dần tiến đến sinh sống tận mũi Cà Mau như ngày nay.
Như thế, đã hai lần bà Ngọc Vạn đã dẫn đường cho người Việt mở đất về phương Nam.  Lần thứ nhất sau cuộc hôn nhân năm 1620 và lần thứ nhì trong cuộc tranh chấp nội bộ vương quyền Chân Lạp năm 1658.
3/Công Chúa Ngọc Khoa
Như đã viết, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên có bốn cô con gái.  Hai người lớn nhất và trẻ nhất có chồng Việt.  Người thứ nhì là công chúa Ngọc Vạn kết hôn với vua Chân Lạp.  Vậy số phận cô công chúa thứ ba tên là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa như thế nào mà trong Đại Nam liệt truyện tiền biên, tiểu truyện của Ngọc Khoa cũng đề là khuyết truyện.
May thay, sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, do chính Hội Đồng Nguyễn Phúc tộc viết lại, đã chép rằng: “Năm Tân Mùi[1631] bà Ngọc Khoa được đức Hy Tông [Sãi Vương] gả cho vua Chiêm Thành là Pôrome.  Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp.(7)
Vấn đề không đơn giản chỉ là tình giao hảo giữa hai nước, mà lý do cuộc hôn nhân này còn sâu xa hơn nhiều.
Thứ nhất, chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vừa mới bùng nổ năm Đinh Mão(1627) tại vùng Bố Chính (Quảng Bình ngày nay).
Thứ nhì, năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong (không biết họ) liên kết với người Chiêm Thành nổi lên chống lại chúa Nguyễn.  Sãi Vương liền cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinhm chồng của Công chúa Ngọc Liên, đem quân dẹp yên, và đổi thủ phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên.(Sãi Vương rất lo ngại nếu ở phía Nam, Chiêm Thành mở cuộc chiến tranh chống chúa Nguyễn thì ông sẽ lâm vào tình trạng “lưỡng đầu thọ địch”.)
Thứ ba, vào cưới thế kỷ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Macao, thuộc địa của Bồ trên đất Trung Hoa.  Thương thuyền Bồ Đào Nha hay ghé buôn bán trao đổi với người Chiêm ở các hải cảng Cam Ranh và Phan Rang(9).  Do đó, nếu triều đình Chiêm Thành liên kết với người Bồ Đào Nha để chống lại Đại Việt, thì thật là nguy hiểm chẳng những cho chúa Nguyễn và nguy hiểm cho cả nước ta.  Điều này làm cho Chúa Nguyễn lo ngại, nhất là khi Porome là một người anh hùng, lên làm vua Chiên Thành(trị vì 1627-1651).(10).
Có thể vì các nguyên nhân trên, Sãi Vương quyết định phải dàn xếp  với Chiêm Thành, và đưa đến cuộc hôn nhân hòa hiếu Việt-Chiêm năm 1631 giữa Ngọc Khoa, con của Sãi Vương, với vua Chiêm là Porome, nhằm rút ngòi nổ của phía Chiêm Thành, bảo đảm an ninh mặt Nam.
Các sách Tây Phương ghi nhận rằng không hiểu vì sao, sau năm 1639 thì cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha không còn được nghe nói đến nữa(11).  Phải chăng việc này là hậu quả của chuyện Công Chúa Ngọc Khoa sang làm Hoàng Hậu Chiêm Thành tám năm trước đó(1631)?
Sử sách không ghi lại là bà Ngọc Khoa đã làm những gì  ở triều đình Chiêm Thành, chỉ biết rằng truyền thuyết cũng như tục ngữ Chiêm Thành đều có ý trách cứ, nếu không muốn nói là phẫn nộ, cho rằng bà Ngọc Khoa đã làm cho vua Poreme trở nên mê muội và khiến cho nước Chiêm sụp đổ.
Trong sách dân tộc Chàm lược sử, hai ông Dohamide và Dorohiem cho biết theo lời của một vị “Pô Thea”, người phụ trách giữ tháp Porome, kể cho tác giả E. Ay-monier câu chuyện rằng vua Porome có ba vợ.  Bà vợ đầu là Bia Thanh Chih, con của vị vua tiền nhiệm đã truyền ngôi cho Porome.  Bà này không có con.  Porome cưới người vợ thứ nhì là một cô gái gốc Ra Đê, tên là Bia Thanh Chanh.  Bà này sinh được một công chúa, sau gả cho hoàng thân Phik Chơk.  Hoàng Thân Phik Chơk lại “liên kết với vua Yu-ôn[chỉ người Việt] và cho triều đình Huế rõ nhược điểm trong tâm tánh của Porome: sự yếu đuối trước sắc đẹp mỹ nhân.  Vua Yuon đã cho một Công chúa thật đẹp giả dạng làm khách thương sang nước Chàm.  Do sự sắp xếp khéo léo, tin tức về nữ kháhc thương duyên dáng ngoại bang này đến tai Porome, nên Porome đã cho mời đến và khi vừa thấy mặt thì đã phải lòng ngay.  Người Chàm gọi vị công chúa Yuon này là Bia Ut hay Nữ hoàng Ut cũng thế.(12).
Theo truyền thuyết Chiêm Thành, bà Ngọc Khoa hay Bia Ut đã dùng sắc đẹp mê hoặc Porome, khiến ông chặt bỏ cây “kraik”, biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chiêm Thành, vì vậy sau đó vương quốc này sụp đổ(13). Dân chúng Chàm thường truyền tụng câu đố: “Ô hay ngài linh thiêng, rước vợ từ kinh, lim ngài mất ứng”.(Sanak jak po ginroh patrai, tok kamei Ywon mưrai kraik po lihik ginroh).  Ngoài ra, người Chàm còn dùng tên bà Bia Ut trong một câu thành ngữ để mỉa mai những phụ nữ béo mập: “Béo như bà Ut” (Limuk you Bia Ut)(14).
Ngoài việc thần linh hóa câu chuyện, truyền thuyết trên đây đã phản ánh một phần sự thật lịch sử, đó là nước Chiêm Thành, một lần nữa suy yếu hẳn đi sau cuộc hôn nhân Việt-Chiêm năm 1631, nhờ đó, người Việt nhanh chóng vượt qua Chiêm Thành, xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Như thế, hai công chúa Ngọc Khoa và Ngọc Vạn, tuy không chính thức đem lại đất đai về cho đất nước như công chúa Huyền Trân, nhưng cả hai đều đã mở đường cho cuộc Nam tiến, và quả thật khoảng một thế kỷ sau đó, chúa Nguyễn đã mở rộng biên cương về phía Nam như địa hình nước Việt ngày nay.
Trong lịch sử, những chiến công oanh liệt để bảo vệ đất nước và mở nước ở dạng bùng nổ luôn luôn được ghi nhận đầy đủ, nhưng những cuộc mở nước âm thầm như việc làm của các bậc nữ lưu trên đây ít được chú ý đến.  Thi sĩ Pierre Corneille (Pháp, 1606-1684), trong kịch phẩm cổ điển Le Cid, đã viết: “A vaincre sans peril, on triomphe sans gloire” (chiến thắng không gian nguy thì khải hoàn không vinh dự).  Tuy nhiên những cuộc mở nước êm đềm, không tốn xương máu của dân tộc, thì chỉ có những bậc nữ lưu can đảm và anh hùng như trên mới có thể thực hiện.SỬ GIA TRẦN GIA PHỤNG
  http://a9.vietbao.vn/images/vn902/2010/6/20915459-images1979955_anh_6___dam_cuoi_vua_Champa.jpg
Chế Mân (chữ Hán制旻), hay Jaya Sinhavarman III, là vị vua thứ 34 của vương quốc Chiêm Thành (tức là vua thứ 12 của triều đại thư 11) vào thế kỷ 14.
Trước là thái tử Bổ Đích tức Sri Harijit Po Devada Svor (hay Po Devitathor), sách Trung quốc chép là Pou Ti, là con của vua Indravarman V và hoàng hậu Gaurendraksmi. Ông vốn có tài thao lược, vào năm 1282, khi Hốt Tất Liệt với hơn 500 ngàn quân Mông Cổ tấn công Chiêm Thành, ông được cử ra chỉ huy quân đội kháng chiến. Điều khiển 20 ngàn quân Chiêm, được Đại Việt yểm trợ ngăn chặn đường bộ quân Nguyên, ông chống cự lại được quân xâm lăng trong nhiều năm liền và sau đó quân Nguyên bỏ mộng xâm lược Chiêm Thành và Đại Việt.
Thái tử trở thành anh hùng dân tộc và năm 1288 lên ngôi nối nghiệp cha, lấy hiệu Jaya Sinhavarman III, người Việt gọi là Chế Mân. Là một vị vua anh minh, lại thương dân và hiếu hòa, nên được nhân dân rất tôn trọng.
Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông của Đại Việt nhận lời mời du ngoạn vào Chiêm Thành, được Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Năm 1306, Jaya Sinhavarman III dâng hai châu Ôchâu Lý (khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam) cho nhà Trần của Đại Việt làm của hồi môn để được kết hôn với Huyền Trân công chúa. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân qua đời. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân đem về.
Chiêm Thành coi sự việc này là quốc nhục và các vị vua Chiêm kế tiếp đã từng dùng vũ lực, vào các năm 1311, 1312,1317-1318, 1326 và 1353, nhằm yêu cầu Đại Việt trao trả cho vương quốc này hai châu Ô Lý nhưng không thành công.
http://img.zing.vn/ttk/images/data/tin/28-chieu-thuc-1.jpgHuyền Trân (chữ Hán玄珍;1287 - 1340), một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).
Bà sinh vào năm 1287 Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, hoàng thái tử Trần Thuyên lên nối ngôi ( tức là hoàng đế Trần Anh Tông ). Vua Trần Nhân Tông trở thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.
Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.
Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309), dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng 
Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự 
Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần" .
Nhận định
Tuy nhiên, một số người đời sau cho rằng câu chuyện này có phần thêu dệt, chuyện nêu lý do công chúa phải lên giàn hỏa chỉ là cớ do sách Việt sau này viết thêm. Theo tiến sĩ Po Dharma, công chúa Huyền Trân không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa vì nếu theo truyền thống Champa xưa, đây là một vinh dự và chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép hủy thân trên giàn hỏa với chồng của mình. Trong kinh điển theo đạo Bà La Môn đều không nhắc đến tục lệ này của người Champa, chưa chắc đã có tục lệ như thế. Cho dù có tục lệ đó đi nữa, thì việc hỏa táng phải tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu nhiệt đới không cho phép bảo quản thi hài được lâu hơn, đến khi tin đưa về Đại Việt và dù Trần Khắc Chung có lên tàu sang ngay cũng không thể nào kịp, trong điều kiện giao thông thời đó. Chuyện Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân có thể là vì bị gièm pha, đồn thổi vì sự chênh lệch tuổi tác quá lớn và Trần Khắc Chung được tiếng đạo đức, trên tàu còn rất nhiều người khác cùng đi, như là An Phủ Sứ Đặng Vân (Đặng Thiệu), không dễ dàng hành động.
Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy nàng Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu
Duy việc Trần Khắc Chung lập mưu đưa Huyền Trân trở về nước sau khi Chiêm Vương qua đời, dù muốn sao ta cũng phải nhận là một việc bất tín đối với Chiêm Thành. Thì phản ứng của nước Chiêm là lẽ dĩ nhiên và chính đáng.
Còn người Việt đã thắng một canh bạc không lương thiện lắm lại còn ra bộ não nùng xót xa ….
Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ Quốc gia, có những vấn đề của Quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ.

Huyền Trân trong thi ca nghệ thuật


Bia ký tại Điện thờ Huyền Trân Công Chúa, Huế
Câu chuyện về Huyền Trân đã trở thành một đề tài trong thi ca, nghệ thuật.
Trong dân gian, có lẽ vì thời đó người Việt coi người Chăm là dân tộc thấp kém nên đã có câu:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo
Tương truyền là bài "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, có người cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc:
Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?...
Một số tác phẩm có nói đến Huyền Trân như:
Âm nhạc
Năm tê trong lúc sang Xuân
Tôi theo Công chúa Huyền Trân tôi lên đường
Đường máu xương đã lắm oán thương
Đổi sắc hương lấy cõi giang san
Tôi đi theo bước ái tình
Đi cho trăm họ được hòa bình ấm no
Đèo núi cao nghe gió vi vu
Thổi phấn son bay tới kinh đô....
Thơ
Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười,
Vốn đà không mất lại thêm lời,
Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi... !
  • Tiễn biệt Huyền Trân của Đào Tiến Luyện
Tiểu thuyết lịch sử
Bộ “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải gồm 4 tập: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân Công chúa, Vương triều sụp đổ, được xuất bản lần đầu cả bộ năm 2003. Dịch giả Chapuis Gérard đã hoàn thành bản dịch Huyền Trân Công Chúa/Requiem pour une Princesse sang tiếng Pháp cuối năm 2009 và dự kiến phát hành năm 2012
Trong suốt mấy năm trường lãnh đạo để chống quân xăm lăng của Mông Cổ, quốcvương Champa là Indravarman V qua đời vì tuổi già, mà nhà thương thuyền Âu Châulà Marco Polo, nhân dịp ghé thăm Champa vào năm 1288, có nói đến.
Sau ngày từ trần của vua cha, hoàng tử Harijit, con của hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Sinhavarman III, mà tài liệuTrung Quốc gọi là Pou Ti và tài liệu Việt Nam gọi là Chế Mân.
Từ khi lên nắm chính quyền, Chế Mân không ngừng đem lại niềm an vui và thịnhvượng cho quốc gia này. Gần 20 năm lãnh đạo quốc gia, ngài đã để lại cho hậuthế hai công trình kiến trúc đồ sộ đó tháp Yang Mum (Kom Tum) và tháp Po Klaong Garai (Phan Rang). Sau thế kỷ thứ 15, vươngquốc Panduranga trưng dụng tháp này để thờ một trong ba vị thần quan trọng nhấtở địa phương, đó là vua huyền sử Po KlaongGarai.

Hết đương đầu với quân Mông Cổ của Koubilai, ngài chủ trương tiếp tục bang giaovới Ðại Việt nhưng không bao giờ qui phục nước láng giềng. Ngài cũng tìm cáchliên kết chính trị với vương quốc Majapahit của Mã Lai bằng cách kết hôn vớicông chúa Tapasi của quốc gia này.
Bước vào thiên niên thế kỷ thứ 14 đánh dấu một khúc quanh mới trong chính sáchbang giao giữa Champa và Ðại Việt. Nhân dịp viếng thăm Champa vào năm 1301,thượng hoàng Trần Nhân Tôn hứa gả công chúa Huyền Trân (tức là em gái của vuaTrần Anh Tôn) cho vua Chế Mân, với điều kiện Champa phải nhường cho Ðại Việthai Châu Ô và Lý. Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) là ngày kết hôn giữa vua Chế Mânvà công chúa Huyền Trân. Tháng giêng năm Ðinh Mùi (1307), vua Trần Anh Tôn đổihai châu Ô và Lý thành châu Thuận và châu Hóa. Tháng 5 năm Ðinh Mùi (1307),quốc vương Chế Mân từ trần. Tháng 10 cùng năm Ðinh Mùi (1307), vua Trần Anh Tônsai Trần Khắc Chung sang Champa tìm cách đưa công chúa Huyền Trân về nước.

Ðây là cuộc tình hi hữu chưa từng xảy ra trong tiến trình lịch sử ở các nước Ðông Nam Á và cũng là một bi kịch tình sử mà các sử gia, các nhà văn và cả kịchảnh Việt Nam không ngừng bàn đến, tùy theo gốc độ quan điểm của mỗi tác giả,như Bao La Cư Sĩ, G. Coedes, Lê Ước, Lê Trang Kiều, G. Maspero, Ðỗ Trọng Huề,Phạm Văn Sơn, Thái Văn Kiểm, Võ Liêu (xem thư mục), v.v.

Dù dưới gốc độ ngòi bút nào đi nữa, những bài viết về cuộc tình giữa Chế Mân vàHuyền Trân của các chuyên gia Việt Nam chỉ nói lên quan điểm riêng tư của nhữngtác giả này, thường mang màu sắc chính trị hay bộc lộ lòng ái quốc của một dântộc lớn có bốn ngàn năm văn hiến, để rồi quên đi những yếu tố lịch sử quantrọng nhằm dựa vào đó để phân tích lại một cách nghiêm túc và trung thực, dù sựtrung thực đó có tổn thương đến danh dự người quá cố đi nữa. Vì vậy chúng tôicó quyền đặt lại những nghi vấn sau đây :
1. Chế Mân có quyền dânghiến đất đai cho ˜Ðại Việt hay không
2. Huyền Trân có đủ tư cách pháp lý để lên dàn hỏa hay không
3. Tại sao Huyền Trân phải bỏ cung đình chạy trốn
4. Ðâu là danh dự của quốc gia Ðại Việt
5. Ðâu là đạo đức và thể diện của công chúa nhà Trần
Ðó là 5 vấn đề trọng yếu còn chứa đựng bao điều bí ẩn cần được phân tích trongbài khảo luận, mà chúng tôi hy vọng đem lại sự sáng tỏ về biến cố này, nhânngày kỷ niệm 700 năm cuộc tình sử Chế Mân-Huyền Trân Công Chúa (1306-2006).
Cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa

Cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân không phải là câu truyện hoang đường, mà là mộtbiến cố lịch sử được ghi lại lần đầu tiêu trong Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư(ÐVSKTT).
Ai cũng biết ÐVSKTT là biên niên sử chính thức của vương quốc Ðại Việt và cũnglà tài liệu duy nhất đưa ra những dữ kiện rất là chi tiết liên quan đến cuộctình Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa. Vì là biên niên sử chính thức, thành ratài liệu này luôn luôn mang màu sắc văn chương chính trị, viết theo quan điểmcủa vua chúa Ðại Việt và nhằm tôn vinh vua chúa Ðại Việt hơn là nói lên sự thậtcủa một biến cố đã xảy ra. Ðó là qui luật chung của tất cả tư liệu lịch sử cổ ởkhu vực các quốc gia Ðông Nam Á. Chính vì thế, chúng tôi cần suy xét và phântích lại một cách nghiêm túc từng khía cạnh của vấn đề trước khi đưa ra lời kếtluận.

Ðây là phần trích dẫn từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư (tập II, Nhà xuất bản Khoa Họcxã Hội, Hà Nội, 1971) liên quan đến cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân :


– Tân sửu năm thứ 9 [1301] Nguyên Ðại-đức thứ 5 (...).Tháng 2, nước Chiêm-thànhsang cống. Tháng 3, thượng hoàng đi chơi các địa phương, sang Chiêm-thành(...). Mùa đông, tháng 11, thượng hoàng tự Chiêm-thành về (tr. 96).

– Quý mão năm thứ 11 [1303] (...) Mùa đông, tháng 10, (...) Lấy Ðoàn Nhữ Hàilàm tham tri chính sự (...). Trước đây sứ nước ta sang Chiêm-thành đều lạy vuanước Chiêm trước, rồi sau mới mở chiếu thư. Khi Nhữ Hài đến, bưng ngay chiếuthư để lên trên án và bảo vua Chiêm rằng : “Từ khi sứ giả đem chiếu thư củathiên tử đến, xa cách ánh sáng lâu ngày, nay mở chiếu thư ra, hình như trôngthấy mặt thiên tử, tôi phải lạy chiếu thư đã rồi mới tuyên độc sau”. Rồi lậptức hướng vào chiếu thư lạy xuống. Lúc ấy vua nước Chiêm đứng ở bên cạnh, lạythế không khỏi có chút chưa ổn, nhưng lấy cớ là lạy tờ chiếu thì là thuận lễ,mà sứ thần cũng không phải khuất. (...). Sau này ngững người đi sứ Chiêm-thànhkhông lạy vua nước Chiêm là bắt đầu từ Nhữ Hài (tr. 98)


– Ất tị năm thứ 13 [1305] (...) Tháng 2, Chiêm-thành sai Chế Bồ-đài và bộ đảnghơn trăm người đem vàng bạc, hương quý, vật lạ để dâng làm lễ vật cầu hôn. Cácquan triều đều cho là không nên, duy có Văn-túc vương là Ðạo Tái chủ trương lànên và Trần Khắc Chung tán thành, việc bàn mới quyết (tr. 100).


– Bính ngọ năm thứ 14 [1306] (...). Mùa hạ tháng 6, gả công chúa Huyền-trân chovua nước Chiêm-thành. Trước đây, thượng hoàng đi chơi các địa phương sang nướcChiêm-thành, đã trót hứa gả con gái cho. Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiềungười mượn điển vua nhà Hán đem Chiêu-quân gả cho Hung-nô làm thơ bằng quốc ngữđể chê cười (tr. 102).


Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : Ngàyxưa Hán Cao hoàng vì nước Hung-nô thường quấy phá biên giới, mới lấy con gáicủa dân làm công chúa gả cho thiền vu, kết hôn với người không phải giống nòi,các tiên nho đã từng chê (...).Còn như Nhân tôn đem con gái gả cho vua nướcChiêm-thành là nghĩa gì ? Nói rằng nhân khi đi chơi mà chót hứa gả, sợ thấttín, thì sao không làm việc đổi mệnh có được không ? Vua giữ ngôi trời màthượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi mệnh thì có khó gì, mà lại đem gả chongười xa không phải giống nòi cho đúng lời hẹn ước, rồi lại dùng mưu gian trácướp lại về sau, thế thì tin ở đâu ? (tr. 102).


– Ðinh Mùi năm thứ 15 [1307] Mùa xuân tháng giêng. Ðổi haichâu Ô Lý làm châu Thuận và châu Hóa, sai hành khiển Ðoàn Nhữ Hài đến vỗ yênnhân dân. Trước là vua Chiêm-thành Chế Mân đem đất hai châu ấy làm lễ vật dẫncưới, người các thôn La-thủy, Tác-hồng, Ðà-bồng không chịu theo, vua sai NhữHài đến tuyên dụ đức ý của triều đình, chọn người trong bọn chúng bổ cho làmquan, lại cấp cho ruộng đất, tha tô thuế cho 3 năm để vỗ về (tr. 103)


– Mùa hạ tháng 5. Vua Chiêm-thành là Chế Mân chết (tr. 103)
– Mùa thu, tháng 9. Con vua Chiêm-thành là Chế Ða-da sai sứ thần là Bảo Lộc-kêdâng voi trắng (tr. 103).
– Mùa đông, tháng 10, sai nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần KhắcChung và an phủ Ðặng Văn sang Chiêm-thành đón công chúa Huyền-trân và thế tửÐa-da về. Tục nước Chiêm-thành, hễ vua chết thì hoàng hậu phải vào dàn thiêuchết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung sang, mượn cớlàm lễ viếng và nói rằng : “Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không cóngười chủ trương, chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn ở ven trời, đón linhhồn cùng về, rồi sẽ vào dàn thiêu. Người Chiêm nghe theo (tr. 103).
Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với côngchúa, loanh quanh mãi ở đường biễn, lâu ngày mới về đến Kinh sư. Hưng nhượngđại vương ghét lắm, mỗi khi trông thấy Khắc Chung thì mắng rằng : “Người ấy đốivới nước ta là bất tường, họ tên là Trần Khắc Chung thì nhà Trần có lẽ hết vìngười này chăng” Khắc Chung thường sợ phải lẩn tránh (tr. 104)

Sử thần Ngô sĩ Liên bàn :Trần Khắc Chung là người gian tà biết chừng nào ? Không những là làm việc chólợn này, đến sau lại vào tụi với Văn-hiến hầu vu hãm quốc phu thượng tể (53)vào tội phản nghịch, làm chết oan hơn trăm người mà nó được hưởng phú quý trọnđời (...)(tr. 104).


– Mậu thân, năm thứ 16 [1308] (...)Mùa thu, tháng 8, côngchúa Huyền-trân. Thượng hoàng sai trại chủ Hóa Châu cho thuyền đưa 300 ngườiChiêm về nước (tr. 104).

Phải công nhận rằng, ÐVSKTT kể lại cốt truyện hôn nhân giữa Chế Mân và HuyềnTrân rất là chi tiết và hấp dẫn đối với độc giả bình dân. Tiếc rằng những chitiết này, nếu nhìn trên khía cạnh lịch sử, còn mang một số điều vừa bí ẩn vừamâu thuẫn mà chúng tôi xin đưa ra để bình luận.

1. Chế Mân có quyền dâng hiến đất đai cho Ðại Việt haykhông


Theo ÐVSKTT, sau khi nhận lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tôn, vua Chế Mânsai Chế Bồ Ðài và hơn trăm người đem vàng bạc, hương quý, vật lạ để dâng làm lễvật cầu hôn vào tháng 2 năm Ất Tị (1305). Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), HuyềnTrân về Champa chung sống với Chế Mân. Chỉ trong vòng 6 tháng sau, tức là thánggiêng năm Ðinh Mùi (1307), vua Trần Anh Tôn tiếp thu hai châu Ô và Lý mà vuaChế Mân đã dâng hiến cho ˜Ðại Việt để làm quà cưới công chúa Huyền Trân.

Ðứng trên phương diện lịch sử mà phân tích, việc vua Chế Mân dâng hiến đất đaiChampa cho nước láng giềng, dù sự dâng hiến này để chuộc sứ mạng vì bị bắt làmtù binh chưa nói đến là dâng hiến đất đai để trao đổi lấy một đàn bà có sắcđẹp, hoàn toàn ngược lại với qui chế chính trị của vương quốc Champa thời đó.

Ai cũng biết, Champa là một quốc gia theo chế độ mẫu hệ, tức là một hệ thống tổchức xã hội trong đó mọi tài sản (dù đất đai hay châu báu) và con cái trong giađình là thuộc quyền sở hữu của người đàn bà. Người đàn ông dù họ là chồng, vuachúa hay quan lại, không có quyền chiếm đoạt, chuyển nhượng, mua bán hay đổichác tài sản và con cái này.

Champa là một quốc gia theo chế độ “mẫu hệ” chứ không phải chế độ “mẫu quyền”.Thành vậy mọi quyền lực chính trị và xã hội đều nằm trong tay của người chồng.Ðàn ông là người làm chủ gia đình và lãnh đạo quốc gia, nhưng mọi ngôi báu,vương niệm và quyền nối ngôi thuộc về gia đình mẫu hệ. Hoàn toàn khác hẳn vớithể chế chính trị của nền văn minh Ðại Việt, chủ nhân của ngôi báu và đất đai ởChampa là bà hoàng hậu. Vua lên ngôi nhân danh bà hoàng hậu và phải phục vụ đểduy trì ngôi báu của dòng tộc hoàng hậu này. Chính vì thế, tất cả những ai cóliên hệ trực tiếp (như anh hay em trai của vợ cũng như cậu, bác phía bên vợ)hay gián tiếp (như chú rể) với thân tộc của bà hoàng hậu đều có quyền lên ngôinếu hội đồng gia đình hoàng gia mẫu hệ chấp thuận.
Theo qui ước chế độ mẫu hệ ở Champa, vua là người lãnh tụ tối cao của một quốcgia, nắm toàn quyền chính trị, quân sự và pháp lý. Vua có quyền lấy bao nhiêungười vợ cũng được nếu bà hoàng hậu chấp thuận, nhưng ông vua không có quyềnchuyển nhượng hay đổi chác bất cứ những gì thuộc di sản thuộc về hoàng gia củabà vợ mình, dù đó chỉ là áo quần, chứ đừng nói đến vàng bạc, đất đai và concái. Thế thì Chế Mân đã dựa vào qui ước nào của vương quốc Champa này để rồi tựtiện dâng hiến đất đai châu Ô và Lý cho Ðại Việt để được cưới công chúa HuyềnTrân ?
Không ai phủ nhận là ÐVSKTT đã xác nhận sự chuyển nhượng đất đai này. NhưngÐVSKTT quên rằng Chế Mân là một nhà vua cai trị một quốc gia theo chế độ mẫuhệ. Thành vậy, mọi sự dâng hiến đất đai cho Ðại Việt hoàn toàn đi ngược lại vớithể chế pháp lý của Champa thời đó.

2. Huyền Trân có ˜đủ tư cách pháp lý để lên dàn hỏa hay không


Chưa đầy một năm sau ngày kết hôn, vua Chế Mân chết vào tháng giêng năm ÐinhMùi (1307). Nghe tin này vua Ðại Việt sai Trần Khắc Chung sang Champa lập mưukế để đưa Huyền Trân về nước. Ðể giải thích cho vấn đề này, vua Ðại Việt chorằng theo tục lệ nước Champa, “hễ vua chết thì hoàng hậu phải vào dàn thiêuchết theo”.
Theo truyền thống Champa, một khi vua từ trần thì bà hoàng hậu thường xin lêndàn hỏa chết chung với chồng, chứ không bị bắt buộc phải lên dàn hỏa với chồngnhư một số người hiểu lầm. Tục lên dàn hỏa là một vinh dự lớn lao chỉ dànhriêng cho bà hoàng hậu nhằm bày tỏ lòng thủy chung của mình đối với chồng, vớiđiều kiện là phải được hội đồng hoàng gia chấp thuận. Chính vì thế, trong suốt18 thế kỷ của sự tiến trình lịch sử ở Champa, người ta đã ghi nhận chỉ có vàibà hoàng hậu mà thôi đã nhận được ân huệ của hội đồng hoàng gia để lên dàn hỏachết theo chồng.
Huyền Trân công chúa chỉ là một nằm trong danh sách hàng thứ phi của Chế Mân.Giả sử Huyền Trân công chúa có van xin thật sự đi nữa để lên dàn hỏa cùng chếtvới Chế Mân, thì hội đồng hoàng gia Champa, tức là cơ quan tập trung các nhânvật cùng dòng tộc với bà hoàng hậu chính thức, không bao giờ chấp nhận, vì tụclên dàn hỏa thiêu có những qui luật sau đây :
a). Chỉ dành riêng cho bà hoàng hậu chính thức.
b) Phải có dòng máu Champa. Bà Tapasi là hoàng hậu gốc người Java, dù đã giữmột vai trò vô cùng quan trọng trong hoàng cung Champa thời đó mà bia kí thườngnói đến, vẫn không nhận được ân huệ lên dàn hỏa với Chế Mân.
Vì không phải là hoàng hậu chính thức và không có dòng máu Champa, Huyền Trânkhông bao giờ nhận được ân huệ để cùng chết với Chế Mân được. Thế thì chúng tôikhông biết vua chúa Ðại Việt thời đó dựa vào cơ sở nào để rồi kết luận rằngHuyền Trân bị buộc lên dàn hỏa sau ngày từ trần của Chế Mân.

3. Tại sao Huyền Trân phải bỏ cung đình chạy trốn


Ðứng trên phương diện pháp lý, mọi nhân vật dù là vua chúa hay dân thường tìmcách thoát thân chạy trốn trước một biến cố có liên hệ đến xác người chết, đềubị cơ quan pháp lý nghi ngờ là kẻ “phạm pháp”.
Vào tháng 5 năm Ðinh Mùi (1307), vua Chế Mân từ trần. Trước cái chết của ChếMân, đúng ra Huyền Trân phải buồn rầu than khóc để tiễn đưa cho số phận hẩm hiucủa người chồng quá cố, dù rằng hai người chỉ mới chung sống với nhau vừa trònmột năm. Ðó là quy luật tự nhiên của đôi vợ chồng. Tiếc rằng Huyền Trân khôngthan khóc mà lại tìm đường chạy trốn về Thăng Long. Chúng tôi không nói làHuyền Trân ám hại Chế Mân, nhưng chỉ đặt vấn đề ở đây có chăng Huyền Trân đãlàm một việc phạm pháp nào đó có liên hệ đến cái chết của Chế Mân thành ra mớitìm cách chạy trốn. Chính đây mới là chìa khóa quan trọng trong vụ tình sử vôcùng bí ẩn của Chế Mân và Huyền Trân.

Theo ÐVSKTT (tr. 103), nếu Huyền Trân tìm cách thoát thân chạy trốn, là vì :
“Tục nước Chiêm Thành, hễvua chết thì hoàng hậu phải vào dàn thiêu chết theo. Vua biết thế, sợ công chúabị hại, sai bọn Khắc Chung sang, mượn cớ làm lễ viếng và nói rằng : Nếu côngchúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng hãy ra bờbiển làm lễ chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn về, rồi sẽ vào dàn thiêu. NgườiChiêm nghe theo”.
Ðây là lý luận hoàn toàn phi khoa học. Chế Mân từ trần vào tháng 5 năm Ðinh Mùi(1307). Theo phong tục của Champa, lễ hỏa táng Chế Mân phải tiến hành vào ngàytốt nhất trong vòng một tháng sau cái chết. Trần Khắc Chung đến Champa vàotháng 10 năm Ðinh Mùi (1307) có nghĩa là lễ hỏa táng đã xong rồi trước khi pháiđoàn từ Ðại Việt đến tiếp cứu. Thì đâu còn đám tang nữa mà vua chúa Ðại Việtbày mưu sai Trần Khắc Chung tìm cách đưa Huyền Trân chạy trốn.

Cũng theo ÐVSKTT, vụ thoát thân chạy trốn của Huyền Trân không phải là quyếtđịnh riêng tư của công chúa này mà là mệnh lệnh của vua chúa Ðại Việt. Ngay cảsử gia Ngô Sĩ Liên, tác giả của Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư (tr. 102), cũng côngnhận dữ kiện này.


Ðứng trên phương diện chính trị mà phân tích, sự bày mưu của vua chúa Ðại Việtđể đưa Huyền Trân về nước bằng con đường thoát thân chạy trốn sau ngày từ trầncủa Chế Mân hoàn toàn đi ngược lại với qui luật ngoại giao thời đó. Sự kết hôngiữa Chế Mân và Huyền Trân là một hiệp ước chính thức được ký kết giữa hai quốcgia Champa và Ðại Việt. Nếu Chế Mân từ trần thì vương quốc Champa phải có nghĩavụ làm lễ, cho người tháp tùng đưa Huyền Trân về nước. Bà Tapasi, hoàng hậu gốcngười Jawa cũng trở về nước sau ngày Chế Mân từ trần. Thế thì tại sao Ðại Việtquá vội vã tìm cách “dùng mưu gian trá” cướp Huyền Trân về Thăng Long. Hànhđộng này của vua chúa Ðại Việt đã đưa chúng tôi đặt lại một nghi vấn ngắn gọnsau đây :

“Có chăng vua chúa ÐạiViệt không sợ Huyền Trân lên dàn hỏa mà chết ; vì hội đồng hoàng gia không aiyêu cầu công chúa này lên dàn hỏa ; mà chỉ sợ triều đình Champa đưa Huyền Trânra pháp lý để xét sử về tội dùng mưu trá mà Ðại Việt đã xếp đặt để ám hại ChếMân ?”


Ngô Sĩ Liên, một quan lại trong triều đình Ðại Việt thờiđó cũng đồng quan điểm với chúng tôi. Tác giả đặt lại nghi vấn có chăng HuyềnTrân đã nhận mệnh lệnh của vua cha để làm việc phi pháp gì đó ở Champa, thànhvậy vua Trần Anh Tôn phải “dùng mưu gian trá cướp” công chúa đưa về Thăng Long(ÐVSKTT, tr. 104).

Ai cũng biết, chính sách mỹ nhân kế dùng đàn bà Việt làm để phục vụ cho ý đồchính trị của Việt Namcũng thường xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Ðiển hình nhất là trong thế kỷ thứ17, vua Lê Thần Tôn cũng gả một công chúa Việt cho vua Lào là Suliya Vongsa,cũng như Chúa Sãi Vương đã gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là CheyChetta II và công chúa Ngọc Khoa (con của Chúa Sãi Vương) cho vua Champa là PoRomé (1627-1651).


Ngọc Khoa có tên là Bia Ut trong tư liệu viết bằng tiếng Chăm, có nghĩa là“hoàng hậu miền bắc” (Ut có nghĩa là phía bắc). Sau ngày kết hôn với vua PoRomé, bà ta đã tiếp tay với vua cha ở Phú Xuân hầu cung cấp tin tức liên quanđến chiến lược quân sự của chồng mình. Nhờ tin này, Chúa Nguyễn xua quân chinhphạt Champa bắt được vua Po Romé và nhốt trongrọ sắt. Vì quá hổ thẹn, Po Romé quyết địnhchấm dứt cuộc đời của mình bằng cách tự tử mà một người truyền giáo tây phươngJésuite Joseph Tissanier đã kể lại. Sau ngày chết của Po Romé, hoàng cungChampa đưa Bia Ut (Ngọc Khoa) ra pháp lý và kết tội tử hìnhvì tội phản bội tổ quốc bằng cách đạp đầu bà ta vào bùn lầy cho đến khi tắtthở. Sau đó, cung˜đình Champa ra lệnh tạc tượng bà ta với tư thế đầu chúi xuốngđất để hậu thế không quên vụ án này. Theo Nghiêm Thẩm, tượng Bia Ut vẫn còn vàonăm 1960 tọa lạc ở cánh ˜đồng Hamu Biuh (Phan Rang) cách đền Po Romé vào khoảng8 cây số.

Bia Ut, tức là Ngọc Khoa, con của Chúa Sãi Vương bị hoàng cung Champa lên án tửhình vì tội làm gián điệp. Có chăng Huyền Trân cũng mang thân phận như côngchúa Ngọc Khoa, tức là bị Champa lên án vì đã nhận sứ mệnh của triều đình ÐạiViệt nhằm ám hại Chế Mân để rồi vua Trần Anh Tôn phải tìm mưu kế đưa Huyền Trânvề Thăng Long. Ðây chỉ là giả thuyết của chúng tôi mà thôi. Nhưng giả thuyếtnày rất gần gủi với quan điểm của nhà sử gia Ngô Sĩ Liên (tác giả của ÐVSKTT),tức là không chấp nhận hành động gian trá của vua chúa Ðại Việt trong vụ hônnhân giữa Chế Mân và Huyền Trân.


Ngô Sĩ Liên là một quan lại quan trọng trong cung đình của Ðại Việt. Mặc dù ôngta không nói ra một cách công khai là vua chúa Ðại Việt ra lệnh cho Huyền Trânám hại Chế Mân, nhưng nội dung của một đoạn văn ông viết : “dùng mưu gian tracướp về sau, thế thì tin ở đâu ?” đã cho chúng tôi một minh chứng rõ rệt thếnào là ý đồ của vua chúa Ðại Việt liên quan đến cái chết của Chế Mân và cuộcchạy trốn của Huyền Trân.
Những dữ kiện đã nêu ra, cho phép chúng tôi đề ra một nghi vấn : Huyền Trânchạy trốn không phải vì sợ lên dàn hỏa với Chế Mân mà là sợ bị cung đình Champakết án về tội liên luỵ đến cái chết của vua Chế Mân vào năm 1307. Nhưng đây chỉlà một giả thuyết mà thôi.

4. Ðâu là danh dự của quốc gia Ðại Việt

Là hai quốc gia láng giềng có hai nền văn hóa và văn minh khác nhau, Champa vàÐại Việt không tránh khỏi những xung đột quân sự đẫm máu mà người thắng trậnthường giữ quyền ưu thế chiếm đóng đất đai của người thua trận. Trận chiến vẻvang của vua Lý Thánh Tôn chống lại vua Rudravarman III vào năm 1069 đã chophép Ðại Việt xâm chiếm lãnh thổ Champa ở khu vực Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chính(Quảng Bình-Quảng Trị).
Sự thất thủ của Champa vào năm 1069 là tiếng chuông báo hiệu cho chính sách NamTiến của Ðại Việt. Kể từ đó, Champa và Ðại Việt chỉ biết dùng chiến tranh trongsuốt 237 năm để giải quyết sự tranh chấp giữa hai quốc gia, nhưng không ai đạtđược phần thắng lợi.

Một khi giải pháp quân sự không còn hiệu nghiệm để chinh phạt Champa nữa, vuachúa Ðại Việt lại nghĩ đến mưu đồ đê tiện hơn, đó là dùng mỹ nhận kế để phục vụcho ý đồ chính trị. Vì quyền lợi chung của dân tộc, vua chúa Ðại Việt không cầnnghĩ đến thế nào là danh dự của một quốc gia, dù là quốc gia hùng mạnh gấp bộiso với lực lượng quân sự Champa thời đó. Năm 1306, vua Trần Nhân Tôn tìm cáchdâng hiến con gái của mình là Huyền Trân cho vua Chế Mân, một quốc vương nướcngoài mà tuổi đã già, để đổi lấy hai châu Ô và Lý. Ngô Sĩ Liên, tác giả củaÐVSKTT là người đầu tiên đã lên án nhà Trần. Vì lòng tham lam một mảnh đất ởchâu Ô và Lý, vua Trần Nhân Tôn không còn biết đâu là thể diện của vương quốcÐại Việt để rồi bán đứng trinh tiết con gái của mình cho một người không cùnggiống nòi. Ngô Sĩ Liên lý luận rằng, nếu : “Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô thường quấy phá biêngiới, mới lấy con gái của dân làm công chúa để kết hôn với người không phảigiống nòi, các tiên nho đã từng chê” (ÐVSKTT, tr. 102),thì sử gia Ngô Sĩ Liên còn tha thứ được vì người đàn bà này không phải là convua chúa, ngược lại “[Trần] Nhân Tôn đem con gái gả cho vua nước Chiêm Thành lànghĩa gì ?” (ÐVSKTT, tr. 102).
Thêm vào đó, Ngô Sĩ Liên còn bày tỏ lòng phẫn nộ của mình trước mưu đồ quá đehèn mà cấp lãnh đạo Ðại Việt đã áp dụng để phục vụ cho ý đồ chính trị của mình,chẳng những không biết đến danh dự quốc gia, nhà Trần còn ra lệnh cho con mìnhám hại người khác, tức là Chế Mân để rồi “dùng mưu gian trá” cướp con của mìnhđưa về Thăng Long. Ðây là lời trăn trối của Ngô Sĩ Liên :

“Nói rằng nhân khi đi chơimà chót hứa gả, sợ thất tín, thì sao không làm việc đổi mệnh có được không ?Vua giữ ngôi trời mà Thượng Hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi mệnh thì có khó gì,mà lại đem gả [Huyền Trân] cho người xa không phải giống nòi cho đúng lời hẹntrước, rồi lại dùng mưu gian trá cướp lại về sau, thế thì tin ở đâu ?” (ÐVSKTT,tr. 102).

Ngô Sĩ Liên là một quan lại quan trọng trong triều đình màkhông “tin” nhà Trần, thế thì ai là người còn tin vào chủ trương bang giao vớinước láng giềng của Ðại Việt nữa.

Ðối với Ðại Việt, thể diện quốc gia không phải là một vấn đề thực tiễn mà làmục tiêu chính trị. Chính vì thế, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sáchnày bằng cách dâng hiên công chúa Ngọc Khoa cho vua Po Romé (1627-1651) để làmcon tin hầu đánh bại cho bằng được quốc vương Champa vào giữa thế kỷ thứ 16.

5. Ðâu là đạo đức và thể diện của công chúa nhà Trần


Theo ÐVSKTT, tháng 5 năm Ðinh Mùi (1307), vua Chiêm Thành là Chế Mân chết.Tháng 10 cùng năm, vua Trần Anh Tôn sai Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành đóncông chúa Huyền Trân và thế tử là Chế Ða Da về. Hơn một năm trôi dạt ở giữa đạidương, tháng 8 năm Mậu Thân (1308), công chúa Huyền Trân về đến Thăng Long. Lợidụng cơ hội trên đường về, Trần Khắc Chung “tư thông với công chúa [HuyềnTrân], loanh quanh mãi ở đường biển, lâu ngày mới về đến Kinh sư” (ÐVSKTT, tr.103). Nghe tin này, vua Trần Anh Tôn vô cùng phẫn nộ và mỗi khi trông thấy TrầnKhắc Chung thì mắng rằng : “Người ấy đối với nước là bất tường, họ tên là TrầnKhắc Chung thì nhà Trần có lẽ hết vì người này chăng ?” (ÐVSKTT, tr. 104). Nếuthật sự Huyền Trân chấp nhận cho Trần Khắc Chung khám phá tiết trinh của mìnhtrong suốt 16 tháng lênh đênh ở ngoài biển khơi, thì người ta phải đặt lại vấnđề đâu là đạo đức và thể diện của công chúa Ðại Việt thời đó.

Ai cũng biết, trong triều đại của nhà Trần luôn luôn đề cao tôn ti trật tựtrong gia đình, đạo đức của người đàn bà Việt Nam. Sự dâng hiến tiết trinh củamột công chúa cho quan lại trong triều là Trần Khắc Chung hoàn toàn đi ngượclại với qui ước đạo đức của người đàn bà Việt do nhà Trần chủ trương. Nếu chorằng đây chỉ là do sự cưỡng ép của Trần Khắc Chung đi nữa, chúng tôi cho rằngvấn đề này không thể xảy ra được nếu Huyền Trân từ chối. Xưa kia, công chúaChampa là Mỵ E, vợ vua Sạ Ðẩu (Jaya Sinhavarman II) bị bắt làm tù binh vào năm1044. Trên đường dẫn độ về Thăng Long, tướng Phật Mã dùng quyền lực để uy hiếpdâm bà ta. Vì danh dự của một công chúa Champa, bà ta phải nhảy xuống sông tựtử để giữ trọn tiết trinh với người chồng.


Chế Mân vừa chết chưa đầy 6 tháng. Nhân danh công chúa của một vương quốc ÐạiViệt có bốn ngàn năm văn hiến, vừa là hoàng hậu của Champa dù chỉ mới một năm,nếu Huyền Trân không thực tâm để tang cho chồng như đàn bà Chăm trong cung đìnhđã từng thủ tiết thờ chồng bằng cách không phấn son và không gội đầu trong suốtmột năm trường, thì ít ra Huyền Trân cũng phải làm thế nào để giữ danh dự vàthể diện một công chúa Việt Nam.


Kết Luận
:  700 năm đã trôi qua, nhưng cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa vẫn để lạicho hậu thế nhiều câu hỏi lớn. Bài khảo luận của chúng tôi không ngoài mục đíchlà đem lại một số dữ kiện để làm sáng tỏ lại một số vấn đề bí ẩn nằm trongchính sách bang giao giữa hai quốc gia láng giềng Champa và Ðại Việt vào đầuthế kỷ thứ 14.
(Harak Champaka số 16, 14-11-06)


Dominique Nguyễn - tức là Nguyễn Ðố, dân tộc Chăm gốc làng Minh My, Bình Thuận, cựu sinhviên của Ðại Sorbonne (Paris), cộng tác viên thuộc Trung Tâm Lịch Sử và Nền VănMinh Bán Ðảo Ðông Dương và là thành viên của Chương Trình Thế Giới Mã Lai-Thế Giới Ðông Dương của Trường Viễn Ðông Bác Cổ Pháp (EFEO) đặt dưới quyền hướng dẫn của Pgs. Ts. Po Dharma.

No comments:

Post a Comment