Wednesday, February 22, 2012

Lễ Hội Việt Nam

Nước ta có quá nhiều lễ hội.Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh... Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của mình. Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm Mới...Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Lễ Hội Miền Bắc

Hội Thăng Long 1000 năm (2008)

Hội Bạch Hạc

Hội Chém Lợn

Hội Chen

Hội Chọi Trâu Đồ Sơn

Hội Chùa Hương

Hội Chùa Keo

Hội Chùa Thầy

Hội Đánh Cá Làng Me

Hội Đánh Cá Thờ

Hội Đả Ngư

Hội Đền An D. Vương

Hội Đền Bà Tấm

Hội đền Chử Đồng Tử

Hội Đền Cổ Loa

Hội Đền Cửa Ông

Hội Đền Đô

Hội Đền Đồng Nhân

Hội đền Đồng Nhân

Hội Đền Hai Bà Trưng

Hội Đền Hùng

Hội đền Kiếp Bạc

Hội Đền Thương

Hội đền Trèm (Chèm)

Hội Đình Châm Khê

Hội Đống Đa

Hội Hồ Ba Bể

Hội Làng Bát Tràng

Hội Làng Cổ Trai

Hội làng Đăm

Hội Làng Phù Đổng

Hội Lệ Mật

Hội Lim

Hội Lồng Tồng

Hội Mùa Thu L. Đầu Giang

Hội Nhồi Với Tục Rước Bà Đống

Hội Phủ Giầy

Hội Quang Trung

Hội Rằm Trung Thu

Hội Rước Kẻ Giá

Hội Sáo Đền

Hội Tết Âm Lịch

Hội Thánh Gióng

Hội Triều Khúc

Hội Trường Yên

Hội Võ Vật Liễu Đôi

Hội Yên Tử

Lễ Hội Miền Trung

Lễ hội đền Cuông
Lễ hội Cá Ông
Lễ hội Cầu Ngư
Lễ Hội Xuân Bình Định
Hôi đua voi ở Tây Nguyên
Lễ hội điện Hòn Chén
Lễ hội Katê
Lễ hội làng Sình
Lễ hội Quan Thế Âm
Hội xuân Tây Nguyên
Hội Vật Cù
Lễ Hội Đà Nẵng
Lễ Hội Nghệ An
Hội Vật Cù Lễ Hội Quảng Nam

Lễ Hội Miền Nam

. Lễ hội Xa Mắc
. Lễ hội Bà Chúa Xứ
. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
. Lễ hội Dinh Cô
. Lễ hội đình Thần Thắng Tam
. Lễ hội đua bò của người Khmer
. Lễ hội lăng Ông
. Hội Xuân Núi Bà
. Lế giỗ Nguyễn Trung Trực

Lễ hội Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Âu Cơ: Ngày 12-2 (tức 18 tháng Giêng năm Kỷ Sửu), HĐND, UBND huyện Thuận Thành và nhân dân thôn Á Lữ (xã Đại Đồng Thành ) long trọng tổ chức Lễ hội Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Âu Cơ. Sau màn trống khai hội và lễ dâng hương tại Đền thờ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân - Âu Cơ, nghi thức rước kiệu Thuỷ tổ Việt Nam từ Đền ra Lăng Kinh Dương Vương và từ Lăng trở lại Đền được nhân dân thôn Á Lữ tiến hành trang trọng theo nghi lễ truyền thống trong khoảng 3 giờ. Đoàn rước gần 400 người, đi đầu là đội múa lân, múa rồng, điểm nhấn là các kiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Được biết, xưa kia Lễ hội Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân - Âu Cơ được mở từ ngày 12 đến 24 tháng Giêng để nhân dân trong vùng đến tạ lễ, bái yết và tri ân với các Đức Thuỷ Tổ Việt Nam. Những năm gần đây, lễ hội truyền thống này được tổ chức gọn trong một ngày 18 tháng Giêng, 5 năm mở hội rước 1 lần.

kinhduongvuong2009b.jpg
Vào Lăng tế lễ
Trước đó, chiều ngày 17 tháng Giêng, đồng chí Trần Văn Tuý, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã về dâng hương và trồng cây lưu niệm tại khu di tích Lăng Kinh Dương Vương.
Le hoi Kinh Duong Vuong Lac Long Quan Au Co
Múa lân trên đê
Hội năm làng Mọc
Đó là năm làng Quan Nhân, Chính Kinh, Cự Lộc, Giáp Nhất, Phùng Khoang vốn có tục kết nghĩa từ lâu đời. Lệ cũ 5 năm mở hội rước một lần, các làng luân phiên nhau đăng cai, 4 làng rước kiệu đến tế lễ tại đình làng đến phiên trực hội.
Vào ngày 11 tháng 2 âm lịch, từ sáng sớm, kiệu, rồng, sư tử, đội tế nam hàng ngũ chỉnh tề, đi theo tiếng tróng, tiếng nhạc bát âm từ đình làng minh đến đình cai đám, kiệu đi qua làng nào được dân làng đó ra tận cổng đón mừng, đốt pháo, múa rồng, múa lân làm lễ bái ọng rồi nhập đám rước của làng mình đi theo. Làng Quan Nhân có tục rước kiệu Đức Thánh Ông và Đức Thánh Bà do ông khởi chỉ, bà khởi chỉ và các giai nam, giai nữ ăn mặc đúng lễ cổ truyền thực hiện. Đoàn rước của 4 làng nối đuôi nhau kéo dài hàng km để đến đình làng đăng cai. Đến chiều khi làm lễ tạ, đoàn rước kiệu về lại theo trình tự cũ và làng sở tại đưa tiễn đám rước đến tận đầu làng. Hội làng Mọc mang ý nghĩa kết chạ, góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân cả một vùng rộng, làm lành mạnh các quan hệ xã hội với láng giềng của làng xóm.
Lễ hội chùa Thầy
Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, nơi thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua và được nhân dân coi là ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày 7 tháng 3 âm lịch là chính hội. Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm. Quần chúng bị cuốn hút theo nhịp hát kinh của các nhà sư.
Hội chùa ThầyTrong các ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi, đặc biêt là khách được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc mà sân khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Ðình. Có nhiều tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật.
Trẩy hội chùa Thầy ngoài lễ Phật, khách còn hưởng thú vui leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của xứ Ðoài. Ngoài ra khách còn được về thăm vùng quê nổi tiếng về văn hiến gắn với những huyền tích về những danh nhân, những thiền sư của nhiều thời đại đã từng đến đây và làm giàu thêm những giá trị truyền thống của miền đất danh thắng này.
Nhất vui là Hội Chùa Thầy
Không tổ chức hội linh đình, quy mô như những năm trước, nhưng đến với hội chùa Thầy năm nay, dường như mỗi người đều có thêm những cảm nhận rất mới và lạ.
Cảm nhận đó, có lẽ bắt đầu từ một không gian di tích thoáng đãng, sạch sẽ và văn minh đem lại; cũng có thể từ sự đồng điệu trong ý thức cộng đồng bảo tồn, phát huy giá trị di tích danh thắng của mỗi người dân Sài Sơn đã khiến cho du khách có sự nhìn nhận như vậy. Chùa vẫn linh thiêng, núi vẫn huyền diệu, nhưng hôm nay vẻ đẹp của non nước chùa Thầy còn lung linh hơn, làm vui lòng khách đến hội chùa.
Không phải đến bây giờ, “ngấp nghé” vào hội rồi thì xã Sài Sơn mới tập trung vào những công việc chăm lo cho Hội. N_ từ tháng 10/2004, sau chuyến đi kiểm tra của Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTT ở chùa Thầy, Huyện ủy, UBND huyện Quốc Oai đã chỉ đạo Phòng VHTT huyện, xã Sài Sơn phối hợp với nhà chùa, có phương án cụ thể chuẩn bị cho hội chùa năm 2005. Tuy không mở hội lớn, nhưng nghi lễ vẫn được tiến hành trang nghiêm theo phong tục cổ truyền như lễ tắm tượng, lễ cúng Phật và chạy đàn, rước kiệu, có chương trình biểu diễn rối nước truyền thống, các hoạt động văn nghệ, giao lưu...Vì vậy, BCĐ lễ hội chùa Thầy của huyện Quốc Oai và xã Sài Sơn đã sớm được kiện toàn và triển khai kế hoạch từ cuối tháng hai.
Chưa năm nào, xã Sài Sơn lại tập trung chăm lo nhiều tới công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang khu di tích thắng cảnh, quy hoạch hàng quán, có phương án bảo vệ an ninh trật tự cho lễ hội và bên cạnh đó còn tiến hành tu bổ, hoàn thiện một số hạng mục công trình có giá trị. Các sư trụ trì trong chùa và đông đảo phật tử ở Sài Sơn và các nơi cùng lo lắng cho mùa hội được chu đáo. Xung quanh chùa được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, đường đi lối lại trong sân chùa và trên núi phong quang hơn. Đó là kết quả của Ngày chủ nhật tình nguyện tham gia tổng vệ sinh môi trường do Đoàn TN và Trường THCS xã Sài Sơn vừa tổ chức. Hơn 300 học sinh đảm nhận làm vệ sinh môi trường khu vực trung tâm chùa; gần trăm đoàn viên thanh niên đảm nhận khu vực trên núi. Tại khu vực trong chùa và dọc đường lên núi, các thùng đựng rác đã được bổ sung thêm nhiều. Nếu như hội năm 2004, người ta còn thấy trong sân chùa có các quầy hàng bày bán đủ thứ, từ đồ lưu niệm đến mực khô... thì nay, việc quy hoạch hàng quán được sắp xếp gọn gàng, văn minh từ sân chùa đến cổng chùa. Hơn bốn mươi quầy hàng lưu niệm đã được dịch chuyển ra bên ngoài sân từ cuối năm 2004, trả lại cho chùa Thầy không gian thoáng đạt và môi trường trong lành. Được đầu tư 700 triệu đồng và thêm 700 triệu đồng vốn đối ứng của nhà chùa, hai hành lang biên ở chùa Cả- nơi thờ 24 vị La Hán đã được tu bổ, đến nay gần xong; một số chỗ hư hại cũng đã được sửa chữa.
Giờ đây, đến với chùa Thầy, du khách hoàn toàn yên tâm chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thưởng thức các màn rối nước đặc sắc- một môn nghệ thuật truyền thống mà Tổ sư của nghề không ai khác chính là Từ Đạo Hạnh truyền lại. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch, nhưng cũng giống như chùa Hương, du khách đến chùa Thầy lai rai hết xuân và vãn cảnh quanh năm. Ngày hội quan trọng nhất là ngày mồng 7, tương truyền đó là ngày Pháp sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật và hội chùa Thầy được mở ra chính là để tưởng niệm sư Từ Đạo Hạnh. Thiền sư Từ Đạo Hạnh khi đã học được pháp thuật, trở về núi Sài dựng gậy tích, ngày đêm tụng tập rồi đi khắp nơi tham thiền vấn đạo, sau trở về núi Sài dạy học, hái thuốc cứu dân, dạy dân nhiều trò vui, trong đó có múa rối nước. Nhân dân đã tôn thiền sư làm thầy, vì vậy chùa ngài tu là chùa Thầy, núi ngài hóa là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy.
Ngoài những sinh hoạt lễ hội hấp dẫn, đến hội chùa Thầy, du khách còn được thưởng ngoạn danh thắng nổi tiếng: “Có động, có hồ, có chợ Trời/ Núi sông tiểu biểu giải kỳ quan”. Kiến trúc ban đầu của chùa Thầy chỉ là một thảo am nhỏ, xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127) là nơi Thiền sư tu tập; sau mới xây thành quy mô lớn, gồm hệ thống chùa Thượng, chùa Trung, chùa Hạ, chùa Cả. Quy mô, kiến trúc nghệ thuật chùa Thầy đặc sắc, có hệ thống tượng thờ quý giá. Qua cầu Nguyệt Tiên Kiều, là đường lên núi, trên đường lên núi có chùa Cao với hang Thánh Hóa (tương truyền là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông); có hang Các Cớ (tương tuyền là nơi nghĩa quân họ Lã tuẫn tiết). Trên núi có chợ Trời. Từ hang Cắc Cớ lên là đến đền Thượng, đi tiếp sẽ đến chùa Bối Am (chùa Một Mái), cạnh chùa có đền kỷ niệm Phan Huy Chú, có Nhà lưu niệm Bác Hồ...
Như vậy, chùa Thầy không chỉ là công trình kiến trúc cổ có giá trị, thỏa mãn các hoạt động tín ngưỡng mà còn thỏa mãn những hoạt động du lịch thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách. Hội chùa Thầy hàng năm diễn ra là sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Đạo giáo. Nhận thức được ý nghĩa và giá trị của di tích danh thắng và để phát huy giá trị đó, hàng năm xã Sài Sơn luôn dành kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ, tôn tạo, làm đẹp thêm phong cảnh chùa Thầy. Riêng mùa lễ hội năm nay, xã đã dành kinh phí hơn 30 triệu đồng để thực hiện công việc cho mùa hội. Tâm nguyện của người Sài Sơn là đem đến cho du khách sự ngưỡng mộ để luôn luôn mang trong lòng niềm vui sau mỗi lần đến với hội chùa, như câu ca truyền tụng “Nhất vui là hội chùa Thầy”...Lễ rước Vua - Lễ hội độc đáo của làng Thụy Lôi
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 35 km về phía Bắc, làng Thụy Lôi (thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội), là một làng cổ gần khu di tích Thành Cổ Loa. Lễ hội truyền thống rước vua của làng diễn ra vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm.Đầu năm Kỷ Sửu, trong bầu không khí ấm áp, lất phất mưa phùn rất đặc trưng cho tiết Xuân phương Bắc, Thụy Lôi lại mở hội làng. Từ sáng sớm, khắp đường thôn, ngõ xóm đã nhộn nhịp tiếng kèn, tiếng trống. Người già, trẻ nhỏ và các nam thanh nữ tú ai nấy đều xúng xính trong những bộ áo mão đỏ, vàng để rước kiệu vua, chúa cùng các quan đại thần.Lễ hội chùa Bà
Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là Chùa Bà (Chợ Lớn) của người Hoa, toạ lạc tại 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, T.P Hồ chí Minh. Bà con người Hoa còn gọi là Phò Miếu, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Chùa do nhóm người Hoa Quảng Đông rời bỏ quê hương sang lập nghiệp tại Việt Nam xây dựng vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XVIII, lúc đầu chỉ là một ngôi miếu và đã trải qua 5 lần trùng tu (theo thứ tự thời gian: 1800, 1842, 1890, 1916) mới có được quy mô bề thế như hiện tại. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong các ngôi chùa lớn và đẹp nhất trong hơn 30 chùa Hoa ở T.P Hồ Chí Minh.

Chùa thờ nữ thần Thiên Hậu. Theo truyền thuyết được ghi ở tấm bia đá đặt ở chùa, Bà sinh vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (Công nguyên 960), là con thứ 6 của gia đình họ Lâm ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Khi mới lọt lòng mẹ, bà đã toả ánh hào quang và hương thơm. Lớn lên, Bà thường cỡi thảm bay lượn trên biển và du ngoạn nhiều nơi. Đến đời Tống Ung Hy tứ niên (Công nguyên 987), năm 27 tuổi Bà từ giã cõi trần và hiển linh. Đời Nguyên, Bà được phong là Thiên Phi, đến đời Thanh, vua Khang Hy gia phong làm Thiên Hậu. Và danh hiệu Thiên Hậu tồn tại mãi cho đến nay. Từ truyền thuyết dân gian đã chuyển hoá thành tín ngưỡng và Bà được những thế hệ sau hương khói, phụng thờ ở nhiều nơi. So những điều ghi ở bia đá nói trên với một số truyền thuyết về Bà ở các chùa khác thì có ít nhiều khác biệt, nhưng tựu trung họ đều ca ngợi suy tôn Bà là một người phụ nữ đức hạnh có lòng hiếu thảo xả thân cứu người đời và khi chết trở thành hiển linh, được các triều đại phong kiến Trung Quốc phong tặng. Đề cao Bà Thiên Hậu, ngưỡng mộ và phụng thờ Bà như một vị hiển thánh, bà con người Hoa muốn thông qua tấm gương của Bà mà giáo dục cộng đồng của mình hãy học tập lòng hiếu thuận, đức nhân hậu của Bà, sống có đạo nghĩa. Mặt khác, trên con đường vượt sóng gió biển khơi, đi về hướng nam tìm đất lập nghiệp đầy gian truân, họ luôn cầu nguyện Bà giúp đỡ, phù hộ và sau khi đã định cư, ổn định đời sống, sum họp đông vui, làm ăn phát đạt trên đất Việt Nam, quê hương thứ hai của họ, họ cùng nhau lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với Bà.
Trải qua nhiều năm tháng, chùa Bà Thiên Hậu đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh, không chỉ có người Hoa Quảng Đông, mà cả người Triều Châu, Phúc Kiến, người Hẹ. Nhiều người Việt cũng thường đến cúng bái ở chùa tham gia các lễ hội, ngày tết hằng năm với lòng thành kính chân tình, điều đó nói lên sự gần gũi về mặt tín ngưỡng, đồng thời cũng phản ánh tinh thần đoàn kết cộng đồng giữa Hoa và Việt đã được hình thành trong quá trình khai phá vùng đất mới.Được xây dựng tương đối sớm so với nhiều chùa Hoa khác trong thành phố, trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Bà Thiên Hậu vẫn giữ được phong cách của một chùa Hoa, từ cách bố trí mặt bằng, đường nét kiến trúc (cửa vào, mái ngói, nóc chùa) cho đến các tổ hợp điện thờ, hành lang, sân thiên tỉnh ... cùng nghệ thuật trang trí bên trong.
Chùa Bà Thiên Hậu được xây theo hình chữ quốc hay còn gọi là hình cái ấn - một kiểu triến trúc mang đặc tính Trung Hoa... trên một diện tích khá rộng.
Ở tiền điện, bên trong hai cánh cửa có hai bia đá đặt sát tường, ghi lại truyền thuyết về Bà bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ; bên phải có bệ thờ tượng Phúc Đức chánh thần (tức Ông Bổn) bên trái thờ Môn quan Vương Tả (thần giữ của). Trên cửa, một bức tranh cao gần sát nóc miêu tả Bà đang bay lướt trên sóng nước giữa trùng khơi.
Ở nơi trung điện không trang thờ, mà chỉ đặt một bộ lư Phát lan mang niên hiệu Quang Tự thứ 12 trên một bàn đá. Một bên bộ lư là chiếc kiệu lớn sơn son thếp vàng và một là chiếc thuyền rồng Thuận phong thuyền (Biểu tượng của sự may mắn, an lành trên biển) cũng sơn son thếp vàng, có chạm hình nhân. (Xưa kia, kiệu và thuyền được khiêng đi trong đám rước, nay tục này đã bỏ).
Sân Thiên tỉnh (giếng trời) đã được các nhà kiến trúc tính toán bố trí khá chặt chẽ, hài hoà, vừa có đủ diện tích thoáng, rộng để thông gió, vừa đón nhận được ánh sáng tự nhiên đầy đủ, tạo cho bên trong chính điện một không khí trang nghiêm, u nhã của một kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng.
Chùa được xây dựng để thờ Bà Thiên Hậu, nên tượng Bà được đặt ở nơi trang nghiêm nhất của chính điện. Bên trên trang thờ, 3 tượng Bà đặt theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thành một hàng thẳng, hai bên có 4 quân hầu. Phía bên trên điện thờ có khắc dòng chữ Hán Thiên hậu cung. Trước điện là một dãy bàn đá, nơi để vật cúng. Bên phải chính điện là trang thờ bà Kim Huê , bên trái thờ bà Long Mẫu Nương Nương . Đặc biệt trong tủ kính còn lưu giữ một "tướng lệnh" do Ariès ký năm 1860 (chữ viết bị mờ trên giấy ố vàng) cấm binh sĩ Pháp và Y Pha Nho không được phá phách chùa. Chùa còn thờ một số nhân vật khác như Quan Đế, Địa Tạng và Thần Tài ở gian phụ nằm hai bên chính điện.
Ngoài những vật liệu xây dựng mang từ vùng nam Trung Quốc sang, ở chùa bà Thiên Hậu còn có nhiều tượng gốm nung với nghệ thuật thể hiện sắc sảo rút từ những đề tài lịch sử, trong các tiểu thuyết cổ Trung Quốc như Tam Quốc chí, Đông Chu liệt quốc v.v... Các nhóm tượng đất nung này được bố trí một cách hài hoà với các hình tượng thuộc đề tài cổ điển khác như tứ linh (long, lân, quy, phụng), lưỡng long tranh châu, bái tổ vinh quy... Các mẫu vật trang trí bằng gốm màu được bố trí dọc trên các đường diềm mái ngói, trên nóc chùa rêu phong, tạo nên một vẻ đẹp đa dạng pha màu huyền thoại làm tăng thêm chất mỹ thuật cũng như nội dung tín ngưỡng của công trình.
Bên trong chùa, có thể nói là một sự phối hợp của nhiều bộ môn điêu khắc, trang trí, hội hoạ khá đa dạng và phong phú phục vụ cho mục đích tôn giáo và tín ngưỡng của người Hoa. Bên cạnh những tượng tròn được tạc bằng những nét tả thực chân phương, các phù điêu chiếm một vị trí quan trọng trong việc trang trí, từ các bao lơn, hoành phi, câu đối cho đến bậu cửa, vòm mái. Những bức chạm lộng và chạm nổi về đề tài chim muông, hoa trái xen lẫn với những đề tài huyền thoại vừa tạo nên không khí cổ kính trang nghiêm vừa hiện thực, thể hiện hoài bão ước vọng một cuộc sống thái bình thịnh vượng nơi mảnh đất mà những người Hoa di cư đã chọn làm quê hương thứ hai của họ.
Cũng như ở nhiều chùa Hoa khác, hằng ngày vẫn có người đi lễ chùa Bà, nhưng tập trung đông nhất ở đây là ngày sóc (mồng một) và ngày vọng (ngày rằm), đặc biệt là ngày rằm tháng giêng, rằm tháng mười và buổi cúng tất niên chiều 29 tháng chạp.
Lễ vía Bà Thiên Hậu (23-3) được xem là lễ hội lớn nhất hàng năm của chùa Bà trong đó số nữ bao giờ đi lễ cũng đông hơn nam giới nhiều lần. Lễ hội không chỉ thu hút người Việt và người Hoa ở trong quận và thành phố, mà còn có đông đảo người ở các tỉnh khác về dự.
Trước đây, lễ vía Bà thường kéo dài cả tuần, việc cúng kiếng, lễ vật mang đến cũng rất linh đình (riêng heo quay, có năm đến 200 con). Có cả lễ rước tượng Bà đặt trong kiệu sơn son thếp vàng cùng Thuyền thuận phong và các nghi trượng ghi tên các vị thần có thờ ở chùa. Ngày nay, việc rước này trên đường phố đã được giảm đi, chỉ còn tổ chức ở trong khuôn viên chùa.
Để chuẩn bị cho ngày lễ vía Bà, từ những ngày trước đó, ban quản trị nhà chùa đã tổ chức trang hoàng, sửa sang lại bên trong nội thất và chăng đèn, kết hoa ở bên ngoài. Ngay từ chiều 22 tháng 3, ban quý tế tổ chức lễ vía Bà với thành phần dự gồm có ban quản trị, những thiện tín có nhiều đóng góp công sức, tiền của cho chùa, các quan khách địa phương và nhiều thiện nam tín nữ khác. Lễ vật dâng cúng gồm có heo quay, gà, ngỗng (nói chung là thức cúng mặn) cùng các loại hoa quả, bánh trái. (Xưa lễ vía Bà thường cúng đủ tam sanh - heo, gà, dê - làm thịt, mổ ruột và để sống). Nay thì tục lệ cũng như vật dâng cúng đã giản lược hơn.
Sau lời khấn khai mạc của vị chánh tế, người phụ tế đọc bản văn viết sẵn bằng tiếng Quảng Đông ca tụng công đức của Bà, nay nhân ngày vía Bà, mọi người xin biểu để tỏ lòng biết ơn chân thành và mong sao Bà phù hộ cho mọi người, mọi nhà sống yên vui, làm ăn phát đạt, đoàn kết tương thân tương ái với nhau ... Sau bài văn tế, các thành viên trong ban quản trị tổ chức bốc thăm để chọn người cầm ấn (một chiếc ấn bằng đồng có khắc cổ tự) lên trước ngai thờ Bà, đóng lên tấm giấy đỏ mang dòng chữ nhỏ đậm viết bằng mực tàu, để dán lên hai bên các điện thờ trong chùa.
Sau nghi lễ dâng ba tuần rượu và ba tuần trà ở nơi chính điện, thì ở phía trước, nơi sân Thiên tỉnh bắt đầu đốt vàng mã. Mọi người làm lễ chào Bà lần cuối, một người trong ban quản trị đi thâu nhang tận tay của từng người dự lễ để đem đi cắm rải rác chung quanh chùa.
Bước sang ngày 23 - ngày chánh vía Bà - từ 4 giờ sáng, trong chùa, trên các điện thờ đèn nến sáng choang, nhang trầm được đốt lên toả hương thơm ngào ngạt. Sau một hồi chuông dóng lên, cửa chùa từ từ mở rộng để đón các đoàn khách đến cúng Bà. Lễ vật dâng cúng thì tuỳ hoàn cảnh và lòng hảo tâm của từng người, riêng món nhang đèn, giấy vàng bạc, giấy tiền là những lễ vật không thể thiếu, vì người Hoa quan niệm đây là quà biếu dâng lên các thần. Ngoài phần lễ bái ở nơi chính điện thờ Bà Thiên Hậu, khách còn tuỳ theo nhu cầu và ước vọng riêng của từng người, từ việc gia đạo đến tình duyên, con cái, từ việc cầu sức khoẻ đến chuyện buôn bán, làm ăn ... mà mang lễ vật đến tiếp tục cúng bái ở các điện thờ nhân vật khác.
Sau khi cúng lễ xong, thân chủ thường để lại cho nhà chùa một phần, còn một phần thì mang về nhà, gọi là để hưởng lộc Thánh. Trong khi cúng lễ, khách có thể mua ngay lại chỗ những vòng nhang cầu an có đường kính trung bình từ 50 đến 60cm, có loại đường kính đến một mét. Nhà chùa ghi tên người đó trên một miếng giấy đỏ dính kèm vòng nhang, rồi treo lên trần đốt. Mỗi vòng nhang cầu an như thế cứ cháy suốt ngày đêm trong vòng một tháng trời. Đây là một nét đặc trưng ở chùa Hoa, đặc biệt ở chùa Bà Thiên Hậu và chùa Ông (Nghĩa An hội quán).
Người đi lễ, sau khi cúng bái, thường nhận của nhà chùa 3 tấm giấy đỏ (12x25cm) trên có in dòng chữ Hán và đóng triện son: Thánh mẫu toạ trấn, hợp gia bình an, bảo hộ an khang. Theo cách gọi của người Hoa, đây là "rước vía Bà" đưa về nơi bàn thờ ở gia đình.
Đến chiều 24-3, lễ vía Bà kết thúc. Vào lúc đó, những đội lân cùng xuất hiện, trình diễn nơi sân chùa, rồi toả về một số ngả phố, như để báo hiệu với mọi người một hội lễ vía Bà diễn ra thuật lợi, tốt lành và hy vọng sẽ gặp nhau lại trong lễ hội năm sau.
Trước ngày giải phóng, lễ vía Bà Thiên Hậu, ngoài việc cúng bái linh đình, kéo dài cả tuần lễ, còn có các tục lệ mê tín như xin xăm, bói toán, coi ngày, vay tiền thần v.v... Nay, những tục lệ ấy đã giảm đi khá nhiều.
Chùa Bà Thiên Hậu là một ngôi chùa lớn của thành phố, là một di tích văn hoá có giá trị cao về mặt nghệ thuật và kiến trúc. Nếu như sự hình thành các chùa Hoa nói chung, trong đó có chùa Bà Thiên Hậu, gắn liền với lịch sử định cư của khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, thì trên bình diện tôn giáo, tín ngưỡng, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội hằng năm ở nơi đây là một biểu hiện rõ nét của quá trình hội nhập của người Hoa vào cộng đồng Tổ quốc Việt Nam từ vô thức đến ý thức. Đã từ khá sớm, chùa Hoa ở thành phố không chỉ là của riêng của người Hoa, mà không ít chùa có sự đóng góp xây dựng của bà con người Việt, và bà con người Việt cũng chân thành chia sẻ những niềm tín ngưỡng của bà con người Hoa. Không ít thợ thủ công, nghệ nhân người Việt đã đóng góp vào nghệ thuật xây dựng, trang trí làm tăng thêm vẻ đẹp của các chùa Hoa.
Bên cạnh những nhu cầu về tinh thần và đời sống tâm linh, được phản ánh rõ nét trong lễ hội, ý thức hoà nhập cộng đồng và đoàn kết giữa bà con người Hoa và bà con người Việt còn được thể hiện rõ ở những mặt hoạt động xã hội - từ thiện mà nhà chùa ở đây đang đóng vai trò trung tâm. Như ta biết, số tiền Phước Sương của chùa Bà Thiên Hậu hằng năm rất lớn do bá tánh tự nguyện đóng góp. Phần lớn số tiền này đã được sử dụng các việc công ích như: xây dựng trường học, bảo trợ học sinh nghèo học giỏi, hay những em thiếu điều kiện đến trường, đỡ đầu cung cấp thuốc men, phương tiện cho một số bệnh viện, bệnh xá, cung cấp thêm tiền ăn cho các cụ già ở trại dưỡng lão, cho bệnh nhân các trại phong v.v..
Cõi thiêng Yên Tử ngày khai hội
Cõi thiêng Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) ngày khai hội 4/2 (mùng 10 tháng Giêng) thật trang nghiêm. Tiếng nhạc Long âm, tiếng trống khai hội… như một lời mời du khách đến với chốn non thiêng - kinh đô của Phật giáo Việt Nam. yen-tu5209.jpg
(Ảnh: dulichhag.com) Ngay từ sáng sớm, dọc trên con đường Dốc Đỏ, dẫn vào khu Yên Tử đã có nhiều tăng ni, phật tử với cờ hoa sẵn sàng cung đón du khánh hành hương về Đất Phật. Con đường trải nhựa quanh co dài gần 18 km với cờ, khẩu hiệu chào mừng rực rỡ kéo dài từ quốc lộ 18 vào đến chân chùa Giải Oan. Tiết trời hôm nay cũng thật khác, khí lạnh, sương mù đã lùi xa thay vào đó là tiết trời trong lành, những tia nắng ấm áp giúp du khách hành hương về với cõi Phật thật thoải mái.
Từ xưa, núi rừng Yên Tử được biết đến và ngợi ca là "phúc địa", bởi nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ, có không gian thiên nhiên bao la kỳ vĩ. Yên Tử là vùng non thiêng đại ngàn trong tâm thức của người Việt Nam, nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền mang đậm bản sắc văn hoá, tín ngưỡng dân tộc...
Khu di tích Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, Uông Bí. Đặc biệt, Chùa Đồng - "đoá sen" trên đỉnh Phù Vân chỉ "cách trời ba thước" sẽ là tâm điểm của du khách.
Năm nay, Yên Tử đã được đầu tư xây dựng 2 tuyến cáp treo từ chân Giải Oan lên đến chùa Hoa Yên và từ chùa Một Mái lên đỉnh An Kỳ Sinh nên việc hành hương lên đỉnh non thiêng đã rút ngắn được thời gian và sức lực cho du khách hành hương tìm về với nguồn cội. Đây là hệ thống cáp treo đạt nhiều kỷ lục về sự hiện đại, tiến độ thi công, địa hình dốc đứng và độ cao, với tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng.
Công ty Tùng Lâm còn đầu tư nâng cấp mở rộng sân lễ Chùa Đồng và đường từ An Kỳ Sinh lên Chùa Đồng; mở rộng bến xe Giải Oan, nâng công suất lên gần gấp hai lần để tránh ùn tắc xe. Chuẩn bị cho ngày khai Hội Yên Tử, Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm còn tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống nhà ga 3, nhà ga 4; nâng cấp các tuyến đường đi bộ và lắp đặt hệ thống chiếu sáng hai bên đường; mở rộng bến xe...
Nhiều phương án đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, giải phóng xe nhanh chóng… cũng đã được địa phương chuẩn bị chu đáo, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hành hương.
Cùng hoà vào dòng người về dự lễ khai hội xuân năm nay, bà Nguyễn Thị Thắm, du khách từ Hà Nội cho biết: “Từ năm 1997 đến nay, mỗi năm đều hành hương về với cõi thiêng. Năm nay, tôi thấy công tác tổ chức của tỉnh Quảng Ninh rất tốt khiến du khách hành hương rất an tâm. Về với cõi thiêng Yên Tử năm nay, tôi cầu chúc sức khoẻ cho mọi người trong gia đình và cầu cho quốc thái dân an để cho đất nước được phồn vinh, tươi đẹp hơn”.
Bà Trần Thị Hà, một du khách từ Hà Nội nhận xét: “Tôi đã có gần 20 năm liên tục hành hương về Yên Tử, mỗi năm, tôi lại thấy Yên Tử một khác. Môi trường ở đây được bảo vệ sạch sẽ, khang trang; con đường đã được mở rộng, nâng cấp vào đến chân núi. Về với Yên Tử năm nay, tôi cảm thấy đúng là được hành hương về với Đất Phật”.Lãnh đạo thị xã Uông Bí cho biết: Năm nay là năm Yên Tử sẽ đón nhận và tổ chức nhiều sự kiện lớn: dựng tượng Trần Nhân Tông trên đỉnh non thiêng Yên Tử; tôn tạo Chùa Suối Tắm; Chùa Bảo Sái; hoàn thành việc lập dự án phát triển mở rộng Yên Tử trình Chính phủ phê duyệt… Từ đầu năm đến nay, Yên Tử đón khoảng 16 vạn khách hành hương. Dự kiến năm 2009, Yên Tử sẽ đón khoảng 2 triệu khách hành hương (năm 2008, đón gần 1,8 triệu lượt khách). Đặc biệt, trong ngày khai hội hôm nay, ước khoảng 5 vạn lượt khách hành hương về Yên Tử.Về với cõi thiêng Yên Tử, du khách cùng dâng hương tưởng niệm Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị anh hùng dân tộc, vị Vua Phật của Việt Nam, cảm nhận tấm lòng của phật tử Trúc Lâm, những phật tử nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc.
Lễ hội xã Dương Liễu
lehoi.jpg
Tái hiện lại cảnh luyện quân
của Tướng công Lý Phục Man
Sáng 19/4 (tức 11 tháng 3 Âm lịch), Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) đã diễn ra tưng bừng, long trọng, với hàng trăm người tham gia rước kiệu, nghiềm quân, múa cờ, tế lễ. Lễ hội diễn ra tại Đình làng, nơi thờ vọng tướng quân Lý Phục Man - vị tướng tài đã có nhiều công lao phò vua, giúp nước dưới thời nhà Lý. Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu là lễ hội tiêu biểu trong toàn Tổng Sấu-Giá từ trước tới nay, góp phần tôn vinh nét đẹp truyền thống và lịch sử của người dân địa phương.
Ngay từ sáng sớm, người dân trong xã và khu vực lân cận đã háo hức tập trung tại sân Đình chờ xem hội. Đình làng Dương Liễu hôm nay được trang hoàng rực rỡ với rất nhiều cờ, hoa, kiệu, lọng... Từ các cụ cao niên, thanh niên đến các em thiếu nhi tham gia lễ rước đều mặc trang phục lễ cổ, nhằm tái hiện khung cảnh và không khí lễ hội thuở xưa.
Theo sử sách để lại, cách đây 1.500 năm, tại ngôi Quán thờ (nay là Đình làng Dương Liễu),.Tướng công Lý Phục Man trên đường đi đánh giặc đã tổ chức “nghiềm quân” tại Quán. Đoàn quân dưới lá cờ do Tướng công chỉ huy sau đó đã đánh thắng giặc ngoại xâm dưới thời nhà Lý. Nhớ công lao to lớn của vị tướng tài, người dân nơi đây phong tướng là Thành Hoàng làng. Từ đó, cứ mỗi dịp đầu xuân, người dân làng Dương Liễu lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Lý Phục Man- vị Thành Hoàng làng và đội quân tinh nhuệ đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Cứ 5 năm mộ lần người dân Dương Liễu lại tổ chức hội chính. Ngày đầu tiên của hội chính là lễ dâng hương của đại biểu khách thập phương và các cụ phụ lão, nhân dân trong làng. Đoàn nhạc lễ theo suốt chương trình lễ hội, từ rước Văn, rước Nghinh tới rước Hoàng cung. Phần Lễ luôn thu hút nhân dân và khách thập phương đông nhất, vì yếu tố tâm linh của người dân đất Việt cầu mong một năm mới nhiều tài, lộc, sức khỏe, an lành…
Phần hấp dẫn nhất trong lễ hội chính là hoạt cảnh “nghiềm quân” của gần 500 trai làng. Từ sân Đình làng, 500 chàng trai tráng kiện, ăn mặc rực rỡ, đầu quấn khăn đỏ, miệng ngậm còi, tay cầm cờ diễu hành quanh làng, và cuối cùng tập trung “nghiềm quân” ở sân bóng của xã. Đây chính là phần tái hiện lại cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của Tướng công Lý Phục Man đang thời giúp nước.
Trong suốt 3 ngày hội, dân trong làng và các xã lân cận tạm gác việc đồng áng, làm nghề, mặc quần áo mới, rực rỡ với mâm oản quả, hoa tươi đi lễ và xem hội. Sau phần “nghiềm quân” là một chuỗi các hoạt động như hát thờ (vào đêm đầu tiên của lễ hội), hát chèo đò (vào đêm thứ hai của lễ hội), các hoạt động vui chơi như: Cờ tướng, kéo co, chọi gà, bắt dê, bắt vịt, trồng cây chuối… Lễ hội kết thúc sau lễ rước Hoàn cung và văn nghệ.
Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu là hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tưởng nhớ và tôn vinh truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
Lễ hội Mường HamHàng năm, vào mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch, tại Mường Ham, xã Châu Cường, huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) lại rộn rã tiếng trống, cồng chiêng, khua luống cầu chúc cho một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.Lễ hội Mường Ham là Lễ Hội văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ còn được lưu giữ và phục hồi những năm gần đây. Năm nay, Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân từ khắp nơi đến tham gia... Theo sử sách, vào đời Nguyễn, dòng họ Lo Kăm ở Mường Tôn (xã Châu Kim, huyện Quế Phong) có một thời thất thế đã mang đứa con trai duy nhất của Tạo Mường đến giấu ở Hoong Chò Cờ gần Mường Ham. Khi trời yên biển lẳng, dân chúng khai bản lập mường xong mới lấy kiệu vào Mường Nọi rước ra Mường Lớn để trông quản dân mường. Từ đấy tên gọi Mường Ham (Ham tiếng Thái có nghĩa là khiêng, rước) được gọi là Mường gốc của cả vùng Khủn Tinh xưa. Để tưởng nhớ công ơn của Tạo Mường, Tạo Nọi hàng năm dân Mường đến Đền Ham để thờ phụng và tổ chức vui hội.
Hàng ngàn học sinh trên địa bàn toàn huyện hoà cùng mọi người đi rước... Mường Ham là xóm có từ lâu đời, là trung tâm kinh tế chính trị của cả vùng Quỳ Hợp xưa, chủ yếu do hai dòng họ Lang và Lo Kăm cai quản.Trước đây người dân Mường vẫn thường xuyên tổ chức phụng thờ và vui hội. Nhưng từ sau năm 1954 do chiến tranh loạn lạc, nên việc tổ chức Lễ hội hàng năm bị gián đoạn. Từ năm 2006, để bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái nói riêng và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, UBND huyện Quỳ Hợp đã quyết định khôi phục lại Lễ hội Mường Ham.
Tạo Nọi sau khi rước trong các bản làng đã được đưa về Hàng Pửn Pang - Mường Ham
Một nét đặc sắc trong Lễ hội Mường Ham là Hội thi viết chữ Thái cổ. Đây là một nét văn hoá mới nhằm bảo tồn và phát huy vốn chữ Thái cổ của dân Mường đang đứng trước nguy mai một.Cũng trong Lễ hội này, nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: ném còn, thi bắn cung, kéo co, đánh cồng chiêng… đã diễn ra rộn ràng giữa một vùng rừng núi bao la của miền Tây xứ Nghệ.Theo những dân Mường lớn tuổi trong vùng, Lễ hội năm nay đông vui nhất, người dân trong vùng tập trung được đông đủ. Đây cũng là dịp để lớp trẻ của dân Mường học hỏi giao lưu và tưởng nhớ về truyền thống cội nguồn của mình.Sau đây là những hình ảnh được ghi lại tại Lễ Hội Mường Ham lễ hội lớn nhất Miền tây Nghệ An:
Các em học sinh cùng người lớn thi viết chữ Thái cổ
Cồng chiêng không thể thiếu trong mọi lễ hội của người Thái
nhaysap.jpg
Đến nhảy sạp...
Ném còn
Phụ nữ thi bắn nỏ - một phong tục được gìn giữ hàng ngàn năm qua
Một tiết mục văn nghệ của thiếu nữ Thái bên hang Pửn Pang
Các em học sinh khác lo bán nến để du khách vào hang xem. Hang Pửn Pang rất sâu, có nhiều phong cảnh đẹp tiềm ẩn để du khách khám phá

Thiếu nữ Thái đến tuổi cập kê, thường đi hội để khoe sắc, mong năm mới tìm cho mình một anh chàng ưng ý
Du khách có thể mua một số sản vật rất riêng của dân tộc Thái về làm quà. Trong đó, nhiều sản phẩm được trưng bày tại các Hội chợ, cũng như có mặt khắp các thị trường trong và ngoài nước
Lễ hội xuân Thăng Long - Hà Nội 2009
Hội tụ Thăng Long là chủ đề của "Lễ hội Xuân Thăng Long - Hà Nội 2009". Chương trình sẽ chính thức khai mạc vào lúc 14:00 ngày mồng 4 Tết (29/1/2009), tại vườn hoa Lý Thái Tổ.20 giờ ngày mồng 4, sân khấu đền Bà Kiệu sẽ là trung tâm của chương trình nghệ thuật "Hoa Lư hội Thăng Long" của đoàn Ninh Bình và Nhà hát Chèo Hà Nội. Tại vườn hoa Lý Thái Tổ sẽ là lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn vua Lý Thái Tổ. Ngoài ra, các làn điệu quan họ Bắc Ninh, thả đèn trời, hoa đăng có biểu tượng hoa sen số 999 trên hồ Thiền Quang cũng là điểm nhấn của đêm khai mạc.
Bắt đầu từ ngày mồng 5 Tết (tức 30/1/2009) cho đến ngày mồng 6 Tết (tức 31/1/2009), các đoàn nghệ thuật của Hà Nội và một số huyện thị mới sáp nhập về Thủ đô sẽ tổ chức lễ hội và các tiết mục mừng xuân, mừng Thăng Long - Hà Nội 999 năm: Chương trình lễ hội chiến thắng Đống Đa tại gò Đống Đa sẽ mang chủ đề "Cánh đào báo tiệp"; "Hoa, cây cảnh, câu đối Tết" được trưng bày tại Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Trung tâm Thể thao Tp. Sơn Tây sẽ góp mặt cùng lễ hội xuân các tiết mục "Hội vật cổ truyền Hà Nội"...
Đúng 22 giờ ngày mồng 6 Tết, "Lễ hội Xuân Thăng Long - Hà Nội 2009" sẽ khép lại trong màn biểu diễn nghệ thuật của của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, phối hợp với đoàn nghệ thuật Hà Nội theo đúng chủ đề "Hội tụ Thăng Long".
Lễ hội du xuân Ba Bể - Bắc Kạn

Cứ hàng năm vào ngày mùng 10 tháng Giêng, lễ hội du xuân vùng Ba Bể lại rộn ràng hẳn lên và thu hút nhiều bà con các dân tộc trong vùng tới tham gia. Ban tổ chức phải chuẩn bị chu đáo cho một lễ hội mang đậm sắc dân tộc.
Lễ hội “Lồng tồng” với nhiều trò chơi hấp dẫn, mang đậm chất dân gian như: bịt mắt bắt dê, chọi bò, đấu vật, đẩy gậy, hát đối đáp được tổ chức trên đảo An Mã của hồ Ba Bể, bà con trong vùng nô nức kéo đến cùng vui ngày lễ hội. Đặc biệt và sôi động nhất là đua thuyền trên hồ Ba Bể, một trong những trò chơi được hấp dẫn thu hút nhiều người đến xem, đặc biệt là khách ngoài tỉnh đến tham quan du lịch tại vùng hồ, người xem vòng trong, vòng ngoài reo hò cổ vũ cho những “vận động viên” của làng mình, bản mình. Những cô gái dẻo tay trong bộ váy của dân tộc Tày, những chàng trai khỏe tay cùng nhau đua thuyền độc mộc trên hồ, những chiếc thuyền lao vun vút để lại phía sau dòng nước trắng xóa. Ném còn cũng là trò chơi thu hút nhiều nam thanh, nữ tú vì qua trò chơi này họ có thể giao duyên, tìm bạn, nếu nhặt được quả còn của nhau là họ sẽ có cuộc hẹn hò khi trong những ngày xuân ấm áp. Thế nên khi mỗi một mùa lễ hội đến, ở Ba Bể lại có thêm nhiều đôi nên vợ nên chồng. Mỗi năm phong tục lễ hội càng thêm phong phú nhưng nét truyền thống vẫn được giữ gìn. Người dân nơi đây đang háo hức đón chờ một năm mới 2007 sắp tới và lại chuẩn bị cho một lễ hội du xuân thật độc đáo và hấp dẫn. Ba Bể là một khu du lịch hấp dẫn, đến với lễ hội du khách còn được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời của hồ Ba Bể và con người nơi đây.Festival Huế 2008: Đêm 3/6, cả thành phố Huế như gần như không ngủ. Toàn bộ nhân dân Huế đổ về khu Ngọ Môn và Đại Nội để chứng kiến Lễ khai mạc Festival và những hoạt động văn hoá trong chương trình Đêm hoàng cung. Có thể thấy, chủ đề di sản văn hoá, hội nhập và phát triển của Festival năm nay đã được thể hiện rất sâu sắc trong buổi tối đầu tiên của mùa lễ hội năm nay. Với sự có mặt biểu diễn của các đoàn nghệ thuật đến từ các nước Nga, Pháp, Hàn Quốc, Bỉ, Trung Quốc và đông đảo diễn viên Việt Nam, đêm khai mạc Festival giống như một bữa đại tiệc nghệ thuật dành cho công chúng mà ở đó rất nhiều màu sắc văn hoá được thể hiện.Chương trình nghệ thuật Đêm hoàng cung diễn ra trong Đại Nội tái hiện một số sinh hoạt của cung đình như chơi cờ người, văn hoá trà cung đình, cảnh các quan lại cưỡi ngựa, vua đi tuần, cung tần mỹ nữ, nghệ thuật ẩm thực chè Huế, ca Huế, Lục cúng hoa đăng và các trò chơi dân gian của Huế như thả thơ, xăm hường....Ngoài ra tại sân khấu xung quanh thành phố còn diễn ra các chương trình nghệ thuật tổng hợp, nghệ thuật đường phố và nghệ thuật ẩm thực. Ngày 4/6 sẽ tiếp tục diễn ra nhiều sự kiện văn hoá như Lễ tế Nam Giao, Lễ hội thả diều, Trưng bày nghệ thuật nhiếp ảnh... Xin giới thiệu với bạn đọc những hình ảnh ghi lại trong đêm đầu tiên của Festival.
Ảnh minh họa
Màn múa khai mạc
Ảnh minh họa
Long phụng hội tụ
Ảnh minh họa
Hoà tấu kén đá và múa của nhà hát Thăng Long
Ảnh minh họa
Lời ru Âu lạc của Cỏ Lạ
Ảnh minh họa
Khúc hát tiên rồng của ca sĩ Mai Hoa
Ảnh minh họa
Tiết mục múa lụa kinh điển của nhà hát Hoa sen Quảng Tây (Trung Quốc).
Ảnh minh họa
Nghệ thuật trà cung đình
Ảnh minh họa
cờ người
Ảnh minh họa
Ca Huế
Ảnh minh họa
Bắn pháo hoa khai mạc.

Lễ Tế Đức Thái Tổ Hoàng Đế
Hàng năm cứ đến ngày 19 tháng 12 âm lịch, Hội đồng Nguyễn Phước Tộc cùng Đại Nội Huế (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ) tổ chức lễ tế (kỵ) Vua Gia Long. Lễ tế năm nay được tổ chức trang trọng tại Thế Miếu - Đại Nội Huế.
14.jpg
Lễ hội dừa Bến Tre 2009

hoidua.jpg
Từ ngày 13-19/01, tại Trung tâm Văn hoá Bến Tre sẽ khai mạc Lễ hội dừa Bến Tre lần thứ nhất năm 2009. Lễ hội diễn ra nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ĐCSVN, kỷ niệm 49 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi, chào mừng khánh thành cầu Rạch Miễu và đón chào Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009.
Lễ hội nhằm giới thiệu quảng bá tiềm năng kinh tế của Bến Tre, tiềm năng du lịch sinh thái, di tích và văn hóa lịch sử, đặc biệt là tiềm năng kinh tế qua các sản phẩm từ dừa của tỉnh Bến Tre, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp không khói. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp gặp gỡ giao lưu tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vự khác.
Lễ hội còn là dịp con người được trở về với cội nguồn tự nhiên, dân tộc, là điểm du xuân tuyệt vời để tận hưởng và làm mới cảm xúc, để trở về với thiên nhiên, để khám phá bí ẩn của một vùng văn hóa và thưởng thức những món ngon vật lạ truyền thống, dân dã.
Lễ phong tặng danh hiệu Làng nghề Việt Nam 2008. Xác lập các kỷ lục về dừa ở Việt Nam cũng sẽ diễn ra tại lễ hội.
Đến nay đã có trên 250 gian hàng tham gia trưng bày các sản phẩm từ dừa. Bên cạnh đó còn có phần triển lãm các sản phẩm của các đơn vị chế biến nông - thủy sản của nhiều đơn vị trên cả nước tham gia, thi đan giỏ, đan thảm từ lá dừa, xơ dừa, thi bánh mứt từ dừa và ẩm thực xứ dừa.
Lễ hội trái cây Nam bộ

Sáng 27-5, tại khu du lịch Suối Tiên, Lễ hội trái cây Nam bộ 2006 đã khai mạc. Lễ hội do Sở Du lịch TP.HCM và khu du lịch văn hóa Suối Tiên phối hợp tổ chức. Lễ diễu hành trái cây mang tên "Bách quả tứ quí thần tiên hội" với gần 150 diễn viên đã diễn ra trong ngày khai mạc và sẽ kéo dài đến hết hè, mỗi ngày hai suất lúc 9g và 13g30. Ngoài phần lớn là các loại trái cây Nam bộ, lễ hội trái cây năm nay còn qui tụ nhiều loại trái cây đặc sản của miền Bắc và miền Trung.
Khai hội văn hóa - Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009
Đã thành thông lệ, kể từ năm 2007 trở đi, cứ vào mỗi dịp tết nguyên đán cổ truyền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều tổchức chương trình Khai hội văn hóa – Du Lịch nhằm tạo ra sân chơi vui xuân cho nhân dân và du khách. Đây còn là cơ hội để quảng cáo tiềm năng du lịch, giới thiệu hình ảnh “ấn tượng, than thiện” của du lịch tỉnh nhà đến với du khách trong và ngoài nước.
Những chương trình mới lạ, hấp dẫn
So với những năm trước, Khai hội văn hóa - Du Lịch 2009 có nhiều điểm mới và hấp dẫn. Đầu tiên là chương trình nghệ thuật với chủ đề Lộc An – huyền thoại những con tàu vào đêm mùng 5 tết Kỷ Sửu tại khu vực Đài tưởng niệm bến Lộc An. Chương trình sẽ tái hiện hình ảnh lịch sử của biển Lộc An từng là nơi vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, góp phần vào chiến thắng Bình Giả lẫy lừng những năm 1964 – 1965. Tại chương trình nghệ thuật này, 15 loạt đạn sung thần công sẽ được khai hỏa. Trong khuôn khổ chương trình sẽ có màn trình diễn 2009 chiếc bánh tét bắp đăng ký kỷ lục Việt Nam.
Điểm mới thứ 2 là chương trình nghệ thuật với chủ đề Bà Rịa Vũng Tàu Xưa và nay diễn ra vào đêm mùng 9 Tết Kỷ Sửu tại di tích mộ Bà Rịa, huyện Long Điền. Chương trình tái hiện hình ảnh những bậc nữ tiền nhân đã đi vào huyền thọai và đi vào lòng ngươi dân về công đức khai phá và tạo dựng mảnh đất Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay. Như thong lệ hàng năm, Lễ khai hội chính là chương trình nghệ thuật đặc sắc vẫn sẽ diễn ra tại Công viên mũi Nghinh Phong, Tp.Vũng Tàu vào đêm mùng 8 Tết Kỷ Sửu. Trong đêm lễ chính này sẽ có 15 lọat đạn thần công được khai hỏa với mong muốn một năm mới hanh thong, làm ăn thuận bườm xuôi gió của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên cạnh những hoạt động chính, trong suốt thời gian diễn ra Khai hội Văn Hóa – Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009, từ 26 – 1 – 2009 đến 4 – 2 – 2009 (mùng 1 đến mùng 10 Tết Nguyên đán Kỷ Sửu) sẽ có nhiểu hoạt động văn hóa, du lịch, nghệ thuật diễn ra ở khắp các địa phương như: xông đất đầu năm; bóng chuyền bãi biển, đấu cờ tướng và cờ thế, các trò chơi dân gian, biều diễn lân – sư – rồng, máy bay mô hình, triển lãm thư pháp và ảnh nghệ thuật du lịch; công bố 5 kỷ lục Việt Nam của Bà Rịa – Vũng Tàu, hội hoa xuân…
Năm 2009 là năm thứ 3 liên tiếp, kể từ sau thành công của Festival Biển năm 2006, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Khai hội Văn hóa – Du Lịch với mong ước mở đầu một năm mới gặp nhiều may mắn, đón nhiều du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng, tạo điều kiện cho ngành văn hóa – du lịch và các ngành kinh tế khác phát triển. Ông Trần Văn Thông, Giám đốc Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nói:”Việc tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch mang tính định kỳ thường xuyên như chương trình Khai hội Văn Hóa – Du Lịch cho thấy những cố gắng của tỉnh trong việc tạo ra hình ảnh “ấn tượng – than thiện” của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong lòng du khách. Các họat động tại khai hội Văn hóa – Du Lịch còn dần trở thành một nét đẹp văn hóa, nghệ thuật ngày xuân”.
Tổ chức chương trình Khai hội văn hóa – Du lịch năm 2009 còn là dịp để tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công bố các chương trình, sự kiện trọng điểm về du lịch, thể thao năm 2009 nhằm thu hút du khách trong và ngòai nước. Theo đó, trong năm 2009, trên địa bàn tỉnh sẽ có 15 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch gồm: Khai hội văn hóa – Du lịch (từ 26 – 1 đến 4 – 2 – 2009, tức mùng 1 đến mùng 10 Tết Kỷ Sửu); khánh thành khách sạn Omperial – khách sạn 5 sao đầu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tháng 1 - 2009); Festival diều Quốc tế (20 đến 22 – 2 – 2009 ); Hành trình về Côn Đảo (tháng 4 - 2009); giải bóng chuyền biển (tháng 5 - 2009); Festival quà tặng Việt Nam (7 - 2009); Hội thi xác lập kỷ lục Viêt Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (8 - 2009); cuộc thi tuyển chọn đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt thế giới (8 - 2009); vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt thế giới (11 - 2009); đại hội thể dục thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; khởi công; khánh thành các công trình văn hóa, du lịch….
Chương trình chi tiết khai hội văn hóa - du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2009. CHỦ ĐỀ: ”BÀ RỊA – VŨNG TÀU – ĐẤT ẤM TÌNH NGƯỜI”
1. Mùng 1 Tết Kỷ Sửu (26.01.2009):
Lễ xông đất các doanh nghiệp du lịch đầu năm mới của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh… tại khách sạn Imperial, tp.Vũng Tàu.
Hội hoa xuân Tp.Vũng Tàu từ 28 đến mùng 10 tết Kỷ Sửu tại bãi trước.
2. Mùng 3 Tết Kỷ Sửu 2009 (28.01.2009):
Khai hội văn hóa – Du Lịch huyện Tân Thành tại trung tâm thương mại huyện Tân Thành.
3. Mùng 5 Tết Kỷ Sửu (26.01.2009):
Chương trình nghệ thuật lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển.
Chủ đề: “ Lộc An – huyển thọai những con tàu” kết hợp Khai hội văn hóa du lịch huyện Đất Đỏ và Xuyên Mộc tại khu di tích đường Hồ Chí Minh trên biển và huyện Xuyên Mộc.
Chương trình nghệ thuật tái hiện hình ảnh lịch sử cửa biển Lộc An từng là nơi các đòai tàu chuyên chở vũ khí chi viện cho chiến trường chống Pháp và chống Mỹ của Trung Ương từ miền Bắc vào miền Nam.
Nghị thức bắn 15 phát sung thần công
Lễ hội bắp với 16 món, trong đó có nấu 2009 đòn bánh tét bắp đăng ký kỷ lục Việt Nam.
4. Mùng 6 Tết Kỷ Sửu (26.01.2009):
Chương trình nghệ thuật “Điểm hẹn mùa xuân” chào mừng Khai hội văn hóa – Du Lịch năm 2009 tại công viên Mũi Nghinh Phong Tp.Vũng Tàu.
Công bố 5 kỷ lục Việt Nam của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tôn vinh một số doanh nghiệp, có thành tích đóng góp chocác phong trào từ thiện của tỉnh, tặng quà cho một số trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, hộ nghèo tiêu biểu.
5. Mùng 7 Tết Kỷ Sửu (26.01.2009):
Triển lãm ảnh các kỷ lục của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại khu du lịch Hồ Tràm Beach (huyện Xuân Mộc).
8h00: Khai hội văn hóa – Du Lịch huyện Long Điền tại khu du lịch Long Hải Beach Resort.
Chương trình nghệ thuật “Bà Rịa – Vũng Tàu xưa và nay”.
Lễ hội tôn vinh các bậc tiền nhân có công mở đất, tạo dựng một quê hương Bà Rịa – Vũng Tàu.
6. Mùng 8 Tết Kỷ Sửu (26.01.2009):
20h00: Chương trình Khai hội văn hóa – Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2009.
Chủ đề: Âm vang phố biển tại công viên Mũi Nghinh Phong Tp.Vũng Tàu.
Bắn 15 phát sung thần công chào mừng Khai hội.
( Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên song VTV hoặc HTV và BRT)
7. Mùng 9 Tết Kỷ Sửu (26.01.2009):
Khai hội Văn Hóa – Du Lịch thị xã Bà Rịa
Chương trình văn hóa, nghệ thuật tại Khu mộ Bà Rại, xã An Ngãi, huyện Long Điền.
8. Mùng 9 Tết Kỷ Sửu (26.01.2009):
Khai hội Văn Hóa – Du Lịch Côn Đảo.
CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ KHAI HỘI KHÁC:

1.Khai trương và khởi công một số dự án đầu tư du lịch:
Tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đầu tư du lịch cho dự án Vườn thú hoang dã Safari; Tăng vốn và khởi công dự án Saigon Atlantis…mùng 8 Tết tại khách sạn Palace, Tp.Vũng Tàu.
2.Hoạt động thể dục thể thao:
- Mùng 4 đến mùng 6 Tết: Biểu diễn bóng đá xưa trên bãi biển, các trò chơi dân gian thả diều nghệ thuật và máy bay mô hình tại khu du lịch Biển Đông, hội diễn lâm sư rồng.
- Từ mùng 7 Tết: Đua thuyền thúng truyền thống của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu và biểu diễn cờ người, võ thuật, biểu diễn lân sư rồng võ thuật, mai hoa thung, múa truyền thống tại Công viên bãi trước.
- Từ mùng 1 Tết đến mùng 10 Tết Kỷ Sửu (29.01 đến 04.02.2009):
- Triển lãm các dự án đầu tư du lịch và tranh thư pháp tại khu tam giác Bãi Trước.
- Từ mùng 6 đến mùng 10 Tết (31.01 đến 04.02.2009): Triển lãm ảnh đẹp Bà Rịa – Vũng Tàu tại Công viên Mũi Nghinh Phong.
- Lễ hội rượu và ẩm thực: Từ ngày mùng 04 tết đến 10 tết tại Khu du lịch Biển Đông.

Một Cách Nhìn Nhận Lễ Hội Việt

Một số bài phiếm luận về các lễ hội đã in :
-- Sự lên ngôi của thói vụ lợi
-- Sự hỗn độn kéo dài
-- Nhạt hội bởi chưng hội nhạt
--Tự hiểu mình hơn
-- Cái dung tục vốn có từ … truyền thống
-- Mô hình thu nhỏ của đời sống.

Sự lên ngôi ca thói v li

Không gì xa lạ với văn hoá bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một hoạt động văn hoá có quy mô lớn như lễ hội.
Thật khó hình dung đời sống văn hóa những năm gần đây, mà lại bỏ qua câu chuyện lễ hội. Trong khi các rạp chiếu bóng trở nên vắng vẻ, và nhiều rạp hát chỉ sống thoi thóp, thậm chí cả đến những trận bóng đá trong nước cũng để trống cả khoảng lớn trên khán đài, thì nhiều lễ hội lại hiện ra như một cảnh diễn sôi động và cùng lúc có sức thu hút tâm trí của hàng triệu người. Sau những ngày lễ hoặc chủ nhật, trong những phút kể cả bên quán nước, hoặc trước khi bàn việc làm ăn, trên cửa miệng nhiều người là câu chuyện rôm rả, hào hứng chung quanh lễ hội vừa được tham dự. Một phương diện khác, có thể quan sát để không cần đi đến lễ hội, mà vẫn có thể bảo nó đang bùng nổ, là những lời mời mọc hàng ngày kêu gọi người ta đến với lễ hội... Vào dịp đầu xuân, ở mục thông tin quảng cáo của truyền hình, nơi lâu nay là đất tung hoành của các loại bia, dầu nhờn và xa xỉ phẩm, bỗng xuất hiện những dòng chữ khiêm tốn, nhã nhặn: Chùa X...làng (xã) Y... mới được trùng tu, mời bà con cô bác về dự. Nếu như kể đến cách thức tuyên truyền quảng cáo sang trọng hơn, chẳng hạn nhân ngày xuân, có cả những trang báo miêu tả kỹ lưỡng hội này lễ nọ, thì phải nhận hoạt động văn hoá này đã tìm ra được những cách thức tốt nhất để... không ai yên được với nó.
Có vẻ như nay là lúc mà các hoạt động lễ hội ở vào thời điểm “trăm hoa đua nở” và trong khi nhiều người vẫn rủ rê nhau đi tiếp, lác đác bắt đầu thấy có tiếng phàn nàn, mà lời phàn nàn đầu tiên đáng để ý là: Sao nhiều lễ hội thế? Theo trí nhớ của một nguời nổi tiếng là “cường ký” (nói nôm na là giỏi nhớ ) như nhà văn Tô Hoài, những năm từ 1945 về trước, ở vùng Bưởi quê ông, đây không phải là việc làm dàn đều: Cúng bái thì làng nào cũng có cúng bái. Nhưng hội thì không chắc. Chỉ có một số làng như thế nào đó mới có hội và hội ở đấy mở ra, không chỉ cho dân làng ấy (dân sở tại) mà còn cho dân làng khác đến xem. Quay nhìn cảnh đua đả mở lễ hội hiện nay, người ta không khỏi tự nhủ: hình như lễ hội đang trở thành món thời thượng, thành mốt, cả mốt tham dự, lẫn mốt đứng ra làm chủ lễ chủ hội?! Nếu giả thiết này đúng, thì tức là một hiện tượng, tưởng như hoàn toàn có sắc thái truyền thống lại đang tồn tại theo quy luật của thị trường - điều oái oăm khó giải thích mà cũng khó rành mạch với nhau trong thái độ, chính là ở chỗ này.

Xét trên lý thuyết về lễ hội, tức thử nhìn lễ hội dưới góc độ văn hóa, có thể nhận thấy từ xưa, con người đã đến với lễ hội với hai định hướng.
Một là, tìm về sự thiêng liêng, để tinh thần có dịp thăng hoa cộng cảm với đời sống linh diệu mà đôi khi trong sinh hoạt hàng ngày, nó bị đánh mất.
Hai là, tìm về cộng đồng, đám đông, để củng cố thêm sự tự tin, lòng ham sống. Đi hội tức là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng thú vị, người ta cảm thấy như được vượt ra khỏi sự thống khổ của đời sống thường nhật, để tha hồ sống thoả thích, sống theo ý muốn.
Từ xưa tới nay, hai hướng này đã là động cơ thúc đẩy người ta lo dọn bãi, dựng rạp, trình diễn các trò vui trong dịp hội làng, hoặc kiên nhẫn lần theo những vệt đường mòn, tìm tới những lễ hội lớn, quy tụ cư dân một vùng đất. Có cảm tưởng là hình thức lễ hội xưa thích hợp một cách tuyệt vời với trạng thái tâm lý của con người lúc ấy. Còn giờ đây thì sao? Ý niệm thăng hoa suy cho cùng vẫn chìm sâu trong mỗi cá nhân, song chắc chắn, sức tác động của nó không còn như cũ. Đốt đuốc đi tìm cũng không sao tìm thấy người đi hội để mong ướm thử hài tiên và trở thành vợ vua, như cô Tấm ngày nào. Trong ngưỡng vọng về nguồn lờ mờ ám ảnh cả cộng đồng, người ta chỉ cảm thấy phải tiếp xúc với những đền đài di tích, phải biết chút ít về lịch sử như mọi người thì mới phải đạo. Lại như chuyện sống buông thả, giờ đây,khi mà hàng quán vidéo, karaoke mọc lên như nấm ở các phố phường và các loại bia ôm, cơm ôm nhan nhản khắp nơi đến độ báo chí phải lên tiếng thì còn ai phải chờ đến lễ hội mới thực hiện cuộc sống ngoài vòng cấm đoán như con người trung thế kỷ. Vậy mà người ta vẫn đi hội, tại sao? Đi để “xả hơi:” du ngoạn, ngắm cảnh. Và nhất là đi để được sống trong hội, khổ sở về hội, và trở về, nhìn vào mắt những người hàng xóm với chút tự hào nho nhỏ là mình đã đi hội. Tóm lại, đi để cảm thấy, mình đã sống giống như tất cả mọi người, để khỏi cảm thấy lạc lõng, cái ý sâu xa là thế. Đây là nói về khách thập phương, bao gồm viên chức tư nhân có nhà nước có, và các loại dân đô thị, đang tạo nên không khí nô nức của các lễ hội. Đám dân đô thị này còn đi, thì người các địa phương có hội còn tích cực phục vụ. Đôi bên hợp cả lại, làm nên những lễ hội tấp nập hơn bao giờ hết và cũng xa lạ với lễ hội ban đầu hơn bao giờ hết... Mặc! Lễ hội cũng phải thích ứng với hoàn cảnh chứ! Giá có ai bài bác, người ta đã có đủ lý lẽ để đáp lại.

Trong một tham luận đọc tại một cuộc hội thảo quốc tế về lễ hội truyền thống tổ chức ở Hà Nội 2-1993, một giáo sư tiến sĩ chuyên về văn hoá dân gian đã nhận xét “Con người tổ chức và tiến hành lễ hội chính là vì quyền lợi của họ. Về thực chất, mối quan hệ giữa con người với những đối tượng được tin là mang tính vụ lợi hay ít nhất cũng là sự trao đổi. Con người dâng lên đối tượng được tin những vật hiến tế, vật dâng cúng. ít hay nhiều tuỳ theo từng trường hợp. Để đổi lại, họ yêu cầu đối tượng được tin trả lại cho họ, phù hộ giúp đỡ họ cái cần” (Niềm tin và lễ hội --Tô Ngọc Thanh, in trong Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội, 1994, trang 268-269). Không rõ nhận xét này có đúng với lễ hội trên thế giới nói chung (kể cả những xứ, ở đó, người dân có niềm tin tôn giáo sâu sắc), song đối chiếu với xã hội Việt Nam thì thật chí lý, càng hôm nay càng có lý. Với đà trưởng thành của nhận thức, niềm tin vào cái thiêng liêng ở nhiều ngưòi có thể xói mòn. Song niềm tin vào khả năng giao cảm với thần thánh (trước tiên là cái quy ước ngầm “có đi có lại”) không bao giờ mất.
Với những người này, đến với lễ hội giờ đây thực sự là chuyện đi lễ, nói nôm na là đi cầu tài, là tìm sự hỗ trợ của thần thánh trong những mưu đồ hốt bạc. Chả thế mà người ta tranh nhau bộc lộ lòng chân thành và trên nét mặt người có lễ vật hậu hĩ hơn cứ thấy lồ lộ một niềm tin như đinh đóng cột, tin rằng đấng thiêng liêng thế nào cũng phù hộ mình đầy đặn hơn những kẻ sửa lễ sơ sài. Chừng đoán ra rằng sau những chuyến lễ bái như thế này, đám dân đô thị sẽ hái ra của, nên người địa phương nơi lễ hội cũng tìm mọi cách để kiếm chác. Hàng bán được đưa lên ngay bên những nơi linh thiêng nhất để quát với giá thật đắt và nếu trước khi ra về, có dúi vội cho đám khách thập phương ấy một số thứ hàng kỷ niệm loại rổm, thì không bao giờ người ta lại hối hận cả. Thôi thì lạy trời lạy phật, mỗi bên một tí, cho hợp với lẽ công bằng! Lại đã thấy có những trường hợp, sự vụ lợi tiến sát đến điều giả dối, chẳng hạn biến một ngôi đền vốn thuộc dâm từ thành đền thờ anh hùng dân tộc, hoặc sửa sang tô điểm một điểm du lịch vừa phát hiện thành một nơi có ý nghĩa lịch sử. Trong cơn say lễ hội sự đắp điếm còn đương quá lộ liễu ấy bắt đầu bị nghi ngờ. Nhưng chưa ai buồn lên án. Và nó vẫn tồn tại. Biết đâu, chả có lúc, thời gian sẽ mang lại cho thứ di tích mới được kiến tạo ấy một vẻ rêu phong và các nhà khoa học lại đổ xô vào mà phát hiện, nghiên cứu. Lúc bấy giờ, sự vụ lợi mới thật đắc ý về khả năng bách chiến bách thắng của nó.

Sự hỗn độn kéo dài
Cái cảm giác bao trùm trong tâm trí nhiều người sau khi tham dự một số sinh hoạt văn hoá hiện thời không phải bao giờ cũng một chiều tốt đẹp. Ngược lại, trong nhiều trường hợp, người ta cảm thấy vừa phải đối diện với một thực thể hỗn độn. Giống như khi phải nghe quá nhiều tiếng ồn. Hoặc giống như khi đứng trước một mảnh vườn đủ các loại cây mọc lên mà không ra hàng ra lối gì hết. Mọi thứ đều có song trật tự lại thiếu, và có những sự pha tạp tuỳ tiện, không dễ chấp nhận.
Cái cảm giác ấy trở nên nặng nề hơn khi đến một số lễ hội. Ở hội này, nhìn quanh chỗ nào cũng thấy biển quảng cáo, hết Cô-ca hoặc Pep-si, lại đến Tai-gơ (trong một số trường hợp họ là nhà tài trợ chính nên mặc sức tung hoành). Và, ở hội kia, trong khi thiếu vắng những trích đoạn văn hoá dân gian cổ truyền có khả năng dựng tạo không khí huyền thoại thì ngược lại nhan nhản những trò chơi “hiện đại” chỗ này đu quay (hoặc xiếc mô tô bay) chỗ kia ném vòng ăn tiền. Thành thử người đến tham dự được sống với quá khứ thiêng liêng thì ít, mà phần nhiều toàn phải nhét vào tai những tiếng hò, tiếng quát thét, tiếng mời chào mua hàng “mua cái này đi ông anh”, “thử một chuyến may đi bà chị”. Ấn tượng còn lại sau một ngày dự hội do vậy là một cái gì nhoè nhoẹt, cái nọ lẫn vào cái kia, và người quẩn vào nhau, chen chúc hỗn hào, và bụi bay mù mịt. Giá mệt nhoài mà hào hứng không sao, đằng này mệt nhoài lại kèm theo bực bội.
Nói cho cùng, quy luật của lễ hội là quy luật của đám đông. Quanh năm làm ăn vất vả, được ít ngày rỗi rãi, chẳng lẽ lại bắt mọi thứ vào khuôn khổ như trong một buổi họp? Hoặc với khách thập phương, phóng xe mấy chục cây số về đây để xả hơi, chẳng lẽ không được phép cười đùa ngả ngốn? Vâng, tôi biết có tới hàng trăm lý do để mỗi người về dự hội cho phép mình bừa bãi một chút, để rồi góp lại làm nên cái ồn ào lộn xộn của đám đông, và người ta bảo rằng rút cục chỉ có người xem người chứ có ai xem hay nghe được cái gì cho rõ ràng. Nhưng trong một chuyến đi theo đoàn du lịch bình dân sang Trung Quốc thời gian gần đây, khi vào thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở xứ người, tôi đã được chứng kiến những đám đông khác. Người cũng bạt ngàn, chen chân nhau mà đi, có những chỗ người đi sau chỉ thấy lưng của người đi trước, nhưng người ta vẫn giữ được trật tự, từ tốn, yên lặng và các ban tổ chức ở đó không cần giăng loa ra nhắc nhở kêu gọi! Hỗn độn không phải là định mệnh của mọi đám đông, càng không phải nhược điểm không thể sửa chữa của mọi lễ hội, chẳng qua do chúng ta không biết bảo nhau mà thôi.
Có một khía cạnh tâm lý, nó là nguồn gốc gây nên cảnh hỗn độn ở một số lễ hội, ấy là sự thiếu thành kính ở một số người đến dự, và trong nhiều trường hợp, của người đứng ra tổ chức.
“Có yêu mến di tích thắng cảnh và muốn sống lại không khí thiêng liêng của lễ hội, tôi mới bỏ công tới đây, sao anh lại bảo tôi không thành kính?”, người ta có thể cãi lại như thế và bằng lý lẽ, thì có ai chịu ai bao giờ! Nhưng con người ta bộc lộ không phải qua tài cãi lý mà qua cử chỉ hành động; nhiều khi chỉ một nụ cười, một ánh mắt đã nói lên tất cả và cái này, thì người đến hội làm sao giấu nổi! Khi người ta đi hội không phải do người ta ham muốn “tìm về dân tộc” thực sự, mà chỉ mang máng cảm thấy một việc làm hay hay nên làm, rồi do vui bạn vui bè, do đua đả mà làm, khi sự thành kính bay đến chốc lát cũng bay biến đi rất nhanh. ý thức không đủ mạnh để chi phối hành động. Đôi khi nó chỉ còn là một thứ chiêu bài, và chiêu bài càng đẹp, thì người thiếu ý thức càng dễ làm bậy. Chuyện này lại càng khó sửa, vì xem ra, có từ đã lâu, báo chí từ trước 1945 đã kêu nhiều lắm. Trong một số báo Ngày nay ra năm 1938, tôi đã đọc một bài viết của Tứ Ly mang tên Hội Lim... Hội liếc, trong đó kể chuyện bọn công tử Hà thành về Hội Lim thường dở trò cợt nhả. Và một người như nhà văn Tô Hoài cũng thú thực với bọn tôi là thuở ông 18-20, thanh niên đi hội chủ yếu là đi... trêu gái. Giờ đây, báo chí không thấy nói tới chuyện đó, thôi cũng cho qua, song trật tự công cộng và niềm thành kính thiêng liêng có phải bỗng chốc mà tạo dựng được đâu.
Một biểu hiện của sự thiếu thành kính thấy rõ rành rành nên không ai biện hộ nổi - và còn cộm lên hơn, so với ngày xưa - đấy là tâm lý vụ lợi. Nếu được “gọi sự vật bằng cái tên của nó”, hoặc nói theo cách nói dân gian “đi guốc trong bụng nhau”, người ta phải nhận rằng, nhiều nam thanh nữ tú đến hội xem là phụ, cái chính là đi cầu tài cầu lộc cho bản thân và gia đình, và chắc hôm sau, về nhà chỉ khoe chuyện cúng bái, chứ khung cảnh lễ hội như thế nào chẳng thể nhớ nổi. Mà có riêng khách thập phương đâu, cả dân sở tại với ban tổ chức địa phương cũng theo tinh thần ấy mà làm việc. Dân làng lo bán hàng, hàng giăng ra từ xa đến gần (đến mức một bài báo viết về lễ hội nọ đã trương lên cái đầu đề khái quát: Chùa hay chợ?) Còn ban tổ chức thì sao? Việc quản lý một đám đông hàng trăm hàng vạn người là cả một chuyện phức tạp. Song không ai nhận là mình không biết, mà chỉ bảo nhau cứ để tự nhiên, thế nào cũng xong(!) Năm nào cũng rút kinh nghiệm mà chẳng năm nào thấy trật tự vệ sinh nhúc nhích. Thành công của một lễ hội, sau hết hình như trông vào mức “công đức” thu được nhiều hay ít, và sự thực người ta đã nghĩ về nó nhiều hơn mọi chuyện khác.
Thường thường, đến khoảng 3-4 giờ chiều các lễ hội đã vãn hẳn người và cho đến sẩm tối thì chẳng còn ai. Không khí lặng lẽ bao trùm tưởng như chưa có đám đông nào tụ họp ở đây cả.
Nhưng đến lúc này, vẫn chưa thể nói rằng sự bình thường đã trở lại. Không có tiếng ồn, song bóng dáng của sự hỗn độn vừa đi qua còn rõ rành rành. Mặt đất là nơi mọi thứ rác thải tự do trình diện. Vỏ chai vỏ đồ hộp hiện ra la liệt. Túi ni lông to có nhỏ có, cái bên trong đầy rác, cái rỗng không để cùng với những mảnh giấy báo giấy lót bay phất phơ khắp nơi. Có những bãi rộng tới mấy ngày sau, người ta vẫn ngại đi qua, vì sợ ruồi nhặng, phải chờ cho nắng gió làm cho chúng khô xác đi và biến mất, rồi người ta mới bình tâm nhớ lại lễ hội. Và bởi lẽ ai cũng chỉ ưa nhớ lại những điều tốt đẹp, nên sự hỗn độn ở đây mới cứ thế kéo dài từ năm này qua năm khác.

Nhạt hội bởi chưng hội nhạt
Nguyễn Đình Chiểu từng viết trong Lục Vân Tiên: “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương “.
Tôi cũng đang ở trong tình trạng dở dang vậy, vì quá yêu các lễ hội mà gần đây cứ nghĩ đến hội là ngại. Trình độ tổ chức các lễ hội hiện nay không theo kịp nhận thức của cộng đồng, toàn lặp đi lặp lại, hỗn tạp, tầm thường.
Chùa chiền được sang sửa nhiều. Nhưng đáng lẽ phải nghiêm túc nghiên cứu để trùng tu cho ra không khí cổ kính thì người ta lại chỉ lo tô lại một ít chữ nho làm dáng, và thường là tô sai. Các bức tường bị bôi xanh bôi đỏ khiến công trình sặc sỡ một cách khó coi.
Phần hội mà các ban tổ chức buộc khách thập phương phải xem cũng không khá hơn. Một hai chiếc thuyền rồng đặt trong cái ao cạn không sao gợi được vẻ trữ tình cần thiết. Các điệu múa ở các địa phương khác nhau mà quá giống nhau, hình như quanh quẩn học của nhau cả.
Với tư cách một người nghiên cứu văn hóa, tôi thường băn khoăn về tính chính xác của các chi tiết liên quan đến lễ hội cũng như chùa chiền. Theo tôi, chính nó là cơ sở tạo nên sự thiêng liêng có thực. Còn cái kiểu trùng tu theo tinh thần “ có gia giảm thêm dấm ớt “ phổ biến hiện nay chỉ làm cho người tới hội thêm thất vọng vì lộ rõ tính phàm tục của nó.
Những phản cảm trong khung cảnh càng bị tô đậm bởi sự có mặt của con người. Đã quá biết rằng cái gì ở mình mà chẳng luộm thuộm, đã đám đông là xô bồ, nhếch nhác – mà sao vẫn thấy khó chịu, bao niềm háo hức xẹp dần.
Một lần đi Hội bà chúa Kho, tôi hãi hùng mãi về cảnh xếp hàng chờ đặt mâm cúng lên bàn thờ, người sau phải nhấc mâm cúng lên đầu người trước, mỏi đến gẫy tay. Còn nghĩ tới những lần đi hội chùa Hương là sợ tắc đường, sợ chờ đò, sợ phải tranh nhau cáp treo. Trong cảnh chen lấn, lòng người trở nên nguội lạnh, chỉ thấy ngán ngẩm về tình trạng đất nước lạc hậu, và ghê sợ cho sự học đòi đua đả của con người, đến mức không còn can đảm nghĩ chuyện lần sau đi tiếp.
Đang thiếu một tâm thế văn hóa trong tâm lý người đi hội ngày nay. Nhiều khi đơn giản không biết làm gì thì người ta đi, đua nhau mà đi, đi để cầu cúng vụ lợi.
Và sự vụ lợi này lan tới người tổ chức hội cũng như những người tự nhận là phục vụ hội.
Lần ấy tôi theo bà xã đi lễ Bà chúa Kho. Vừa xuống xe đã có người bám theo, miệng thao thao những là để em sửa lễ cho bác, để em dẫn bác đi viết sớ. Lẽo đẽo theo mãi đến lúc vào đến cổng đền mà chúng tôi không nhận đặt hàng, họ quay lại chửi, những là đồ ngu với lại phí cả lời chào của họ. “ Tưởng là con cá quả, hóa là con tép ranh !”. Họ khái quát về chúng tôi như vậy.
Nếu phần lễ không tạo được cảm giác thiêng liêng thì phần hội lại thường là tẻ nhạt -- trong một bài tạp văn in trong tập Giấc mộng ông thợ dìu mới in ra đầu 2007, Tô Hoài đã phải dùng đến câu thành ngữ “nhạt như nước ốc”. Các trò chơi hoặc cổ lỗ khiến không ai muốn tham gia, hoặc toàn ngả sang màu sắc hiện đại, mô tô bay, xiếc giả cầy, chẳng hợp gì với khung cảnh. Không thiếu cờ bạc ăn may, nó là di lụy từ các làng quê tha hóa.
Đến cả việc cho chữ nữa. Mới đây thôi, một tờ báo đã tả lại cảnh tại một ngôi chùa thuộc loại lớn nhất đẹp nhất Hà Nội, thầy trụ trì cho chữ đúng kiểu bán hàng bao cấp. Cứ ai nộp tiền thì thầy viết, viết như cái máy. Và chính thầy cũng mù mờ không cắt nghĩa được mấy chữ “ Xuân phong hòa hợp “ đã viết đến mỏi tay đó.
Nghĩ về các lần tham dự lễ hội, không khỏi thấy lòng trống trải, bởi đặt quá nhiều hy vọng mà tính lại, các lễ hội ấy không được như mình mong đợi.
Cái chính có lẽ là chúng ta phải thêm chất tri thức, chất lý tính cho các lễ hội, chứ không thể thả nó trong vòng tay của cảm hứng tùy tiện như hiện thời.
Lại nhớ có lần thấy trên TV cảnh mấy người khách phương xa tới hỏi thăm mấy cụ già trong làng về một ngôi đền gần đấy. Chính đền thờ ai các cụ không biết. Các cụ chỉ nhắc đi nhắc lại là đền thiêng lắm, có cần cầu cúng gì các cụ nói giúp.
Tôi không muốn mình rơi vào cái cảnh như thế. Tôi định tạm nghỉ đi hội một hai năm. Thay vào đấy, tôi tìm về lịch sử -- văn hóa cổ truyền dân tộc qua các cuốn sách như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí, các sách Thiên nam ngữ lục, Lĩnh nam chích quái … Chỉ cần vượt qua sự sốt ruột và bình tĩnh tra cứu các chữ Hán cổ là thả nào cũng gặp được nhiều kiến thức hấp dẫn, sẽ có ích khi nay mai trở lại với các lễ hội.

Tự hiểu mình hơn

Ai đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm, muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo bắt Tấm chọn xong mới được đi.
Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh. Mỗi năm mỗi có thêm những lễ hội tổ chức kém, luộm thuộm cẩu thả, nó là tình trạng chung của các hoạt động công cộng hiện nay. Và quan trọng hơn, trong một hoạt động được xem là thiêng liêng như thế, ở cả người tham dự lẫn người tổ chức laị thấy bộc lộ --khi len lỏi kín đáo, khi trắng trợn công khai -- cả một quan niệm quá ư trần tục nếu không muốn nói rằng tầm thường xa lạ với văn hóa.
Vào cái “ Tháng giêng là tháng ăn chơi này”, đây là câu chuyện đầu miệng giữa mọi người và đã được báo chí khai thác dưới nhiều góc độ … cười ra nước mắt.
Vấn đề tôi muốn đề nghị mọi người cùng suy nghĩ hôm nay là tại sao lễ hội lại diễn biến theo kiểu đó, tại sao dần dà chúng ta đã làm hỏng lễ hội đi trong khi vẫn bị cuốn theo nó và có vẻ như không thể thoát khỏi nó.
Trong một công trình nghiên cứu được sự bảo trợ của Viện Harvard Yenching mang tên Sự biến đổi của tôn giáo và tín ngưỡng ở VN hiện nay (in 2006), ngay trong phần dẫn luận, người ta đã đọc được một nhận xét đại ý nói trong xã hội hiện đại, sự hồi sinh của tôn giáo kể cả hình thức sơ khai như các lễ hội các cuộc hành hương cầu cúng… chính là một cách phản ứng của con người trước những thay đổi lớn lao mà nền kinh tế thị trường mang lại.
“ Có cung nên mới có cầu”. Như một phóng viên PLTP đã nêu trong bài phỏng vấn, chính những người đang đảm nhiệm thứ dịch vụ niềm tin --tức là các ban tổ chức-- đã biện bạch cho công việc của mình như vậy.
Nhu cầu nói ở đây trước tiên là trên phương diện tinh thần. Vào những ngày xuân trong mỗi con người chúng ta thức dậy cả một định hướng tâm linh. Muốn tìm tới phần sâu kín trong chính mình và chung quanh. Muốn hiểu. Muốn tự cắt nghĩa.
Trở về cội nguồn …Cố kết với cộng đồng thông qua các biểu hiện thờ cúng… Cân bằng đời sống tâm linh… Vừa sáng tạo vừa hưởng thụ văn hóa… Những luận điểm ca tụng lễ hội đã được các nhà nghiên cứu văn hóa ở ta nêu khá đầy đủ và nhiều người chia sẻ. Nhưng đó mới chỉ là một phần sự thực.
Nguyễn Văn Huyên từng viết trong Văn minh Việt Nam (1944) “ Người Việt chỉ có những niềm tin mơ hồ”.” Đời sống tôn giáo của con người ở đây không lấy gì làm sâu sắc cho lắm “. “ Ở người Việt có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng chấp nhận hết thẩy và bắt chước hết thảy”.
Ngày nay chúng ta vẫn chưa tiến được xa bao nhiêu so với con người mà Nguyễn Văn Huyên miêu tả.
Gần như trong lòng mọi người đi hội, một mục đích kép đã được đặt ra-- đồng thời với việc hành hương văn hóa, ta đặt vào đấy khá nặng những nguyện vọng cá nhân như là cầu may và cầu lợi.
Tâm lý cầu may vốn là bạn đường của những con người bối rối. Thế giới luôn luôn hàm chứa những bất trắc. Cuộc sống còn nhiều bóng tối, người ta đánh mất cả niềm tự tin, thường xuyên họ cảm thấy họ chỉ là vật hy sinh của số phận. Cuộc truy đuổi vận may không biết có hứa hẹn kết quả gì không, nhưng có làm vẫn hơn. Những lực lượng siêu nhiên và cả những ngẫu nhiên bất chợt thành chỗ bấu víu cho những ảo tưởng.
Bởi sự bất trắc cũng đang bao trùm trong việc làm ăn, nên khía cạnh cầu may cũng đã có mặt trong việc cầu tài cầu lợi. Thực tế là bao người tử tế vì không biết trơ tráo liều lĩnh làm càn vẫn thất bát, ngược lại làm bậy vẫn được, giỏi mưu mô xảo quyệt tự khắc giàu lên đùng đùng.
Trong những lúc lắng lại đối diện với mình, những kẻ thành đạt bằng con đường gian dối không khỏi hoảng sợ. Cùng một lúc nẩy sinh hai tâm trạng. Một mặt lo bị trừng phạt, phải đi tìm thần thánh để hối lộ. Mặt khác tiếp tục phiêu lưu vào con đường tội lỗi, mong rằng cái vận may hôm qua nay lại gặp lại. Cầu cúng chính là một dịp nuôi dưỡng những tham vọng ngầu đục muốn tìm vào chỗ tăm tối của lễ hội để được nuôi dưỡng và an tâm sống tiếp.
Tâm lý cầu lợi đang chi phối cả những người làm lễ hội đón khách cầu cúng. Bởi họ cũng chỉ như chúng ta. Ban đầu họ cũng say người vì những mục đich cao cả. Nhưng rồi cuộc sống hàng ngày chi phối, họ cũng sa đà vào cảnh buôn thần bán thánh, nhân danh sự thiêng liêng của lễ hội để làm chuyện lừa lọc.
Phan Kế Bính viết trong Việt nam phong tục ”Xét cái tục hội hè của ta rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình”. Ông cũng nói thêm hội hè là dịp người ta chơi bời, cờ bạc, thanh niên bỏ cả công việc ở nhà đi hội, vậy thì “chẳng những vô ích mà lại hại cho làng xóm”.
Để thoát ra khỏi tình trạng mà Phan Kế Bính cảnh báo, cần có sự nỗ lực của cả xã hội. Cần nghiên cứu những biến động mới trong tâm lý xã hội. Cần tìm ra những cách tổ chức mới cho nhu cầu vừa là giải trí vừa là hướng thượng cho con người. Mọi thứ mệnh lệnh không đủ, đến cả luật pháp nếu có chắc cũng bó tay. Cái mà chúng ta đang thiếu là văn hóa, không phải thứ văn hóa nặng về khoe mẽ và chiều nịnh nhau, mà là thứ văn hóa của trí tuệ.
Có điều là trong khi chờ đợi những chuyển mình của cả xã hội thì mỗi chúng ta vẫn như cô Tấm ngày nào, ngóng về lễ hội với nỗi bồn chồn không yên. Như tôi đã nói từ đầu, mặc dầu biết lễ hội đang bị biến tướng, nhưng tại sao mỗi người chúng ta vẫn vô cùng quyến luyến và nếu chưa được thả mình trong nó thì vẫn phải nghĩ về nó. Tại sao ? Là bởi chúng ta vốn yếu lòng. Ta sợ xa cách với mọi người. Bước vào cuộc sống hiện đại nhiều người vẫn lúng túng như gà mắc tóc mà không sao tìm được định hướng tâm linh đúng đắn. Một sự hốt hoảng trước tương lai đang bộc lộ mà không có cách gì che dấu.
 
Cái dung tục vốn có từ … truyền thống
Phan Bội Châu trong thời gian mười lăm năm cuối đời, sống ở Huế (1925-1940), có để lại một cuốn Tạp ký. Lúc này ông không còn tâm thế của người đứng ra vận động cứu nước mà thiên về cái nhìn của một trí thức từng trái, đau lòng trước tình trạng lạc hậu của đất nước.
Dưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt – miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn :
Tế có nghĩa là giao tế vì nó ở trong phạm vi nghi lễ. Quá lắm thì xa xỉ, không đúng mức thì bủn xỉn, đều chưa hợp lễ Dân gian tế tự, nghi thức không đủ, mà còn đùa bỡn vật mọn, cả nước như cuồng. Trước lúc chưa tế thì mồm nói cấm kỵ mà đòi uống tìm ăn. Nghe xướng hai tiếng “ lễ tất “, ai nấy đều nhao nhao. Bưng mâm thì ăn ngay trước cửa thần, rót rượu thì uống ngay trước mặt thánh. Đến khi dọn cỗ, trên các quan viên, dưới đến bình dân, ngồi đứng lung tung. Sau khi uống một hai chén rồi, Giáp thì đánh Ất, Ất thì đánh Bính, chửi mắng rầm rầm. Thậm chí chia thịt chưa đều thì đua sức đua hơi ngay ở đấy, để chia tôn ti, phân biệt thứ bậc đi lại thù tạc mời đãi nhau
Theo Trương Hữu Quýnh trong bài Tìm hiểu những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản truyền thống của dân tộc ta đầu thời Nguyễn, Gia Long từng có một đạo dụ liên quan đến tình trạng tế lễ ở các làng :
Vào đám hát xướng nhiều thì vài mươi ngày đêm, ít thì tám chín ngày. Chèo thuyền hát hỏng ăn uống xa hoa, tiêu không tiếc của, rồi lại đua thuyền múa rối, đủ mọi thứ trò. Lại kén lấy trai tơ gái trẻ đánh cờ đánh bài. Tưởng là thờ thần, thực là để thỏa lòng dục. Ngân quỹ hết thì sinh ra đóng góp, cầm bán ruộng công.

Trong các tiểu thuyết của các nhà văn tiền chiến, lễ hội cũng thường hiện ra như một khung cảnh ồn ào luộm thuộm và mang nhiều tính cách tầm thường. Trong tiểu thuyết Lan và Hữu, Nhượng Tống sau khi miêu tả cảnh đi hội chen chúc hỗn độn, lại đặc biệt than phiền về tình trạng bẩn thỉu mất vệ sinh ở các chùa:

Nếu tôi có tội phải người ta bắt đi đầy thì đầy tôi ra Côn Đảo ba năm tôi không sợ bằng đầy tôi nơi cửa chùa Thiên Trù suốt ba tháng hội.
 
Mô hình thu nhỏ của đời sống

Ở số báo Người đưa tin Unesco số ra tháng hai 1989, với tiêu đề Lễ hội nơi nơi, tôi đọc được một nhận xét tổng quát : Từ đông sang Tây, gần như ở tất cả các xã hội đã và vẫn đang còn hội hè đình đám. Tại sao? Bởi thế giới này hỗn độn đến cùng nên nhất thiết cần trật tự, -- một lễ hội được coi như có lý do tồn tại khi để lại trong con người tham gia cái dư vị có sức ám ảnh đó.
Thế còn ở ta, ở người Việt ta hôm nay, thì sao?
Báo Tuổi trẻ 18-2-2011 chạy trên trang nhất cái tít: Thảm hại lễ hội. Những chữ được dùng trong các phản hồi: vô văn hóa, cuồng tín, lố bịch, nhảm nhí, mê muội.
Tại sao lại có tình trạng như vậy?
Câu trả lời chung nhất trong trường hợp này chỉ có thể là sự giống nhau giữa nó và đời sống .
Lễ hội là một thứ mô hình đời sống thu nhỏ. Chúng ta đến với nó trong cái bối rối của những người đang đứng trước một tương lai vô định.Trong lúc cuống cuồng vượt lên để theo đuổi cái ảo ảnh phía trước, ta sẵn sàng chen chúc nhau giẫm đạp lên nhau, lừa lọc nhau, miễn cảm giác là mình được sống.
Với những đám đông hỗn độn, lễ hội là điển hình của tình trạng tự phát bản năng của đời sống người Việt.
Lễ hội hôm nay đang mất thiêng vì bao nhiêu phương diện khác nhau của đời sống đang bị hả hơi và nhiều khi người ta phải tự dối lòng để khỏi kêu thật to khi mỗi ngày một chút, âm thầm nhận ra sự mất mát lớn lao đó.
Tại sao, hết hội này đến hội khác, chúng ta đua đả nhau để đi bằng được? Vì biết bao việc hàng ngày ta làm đâu có hiểu vì sao mà làm, đúng ra là chỉ nhắm mắt đưa chân theo nhau mà sống, yên tâm làm vì có bao nhiêu người đang làm như mình.
Tại sao đi hội cứ phải kèm theo mua bán ăn uống hưởng thụ chơi bời hưởng lạc?
Trong số báo Người đưa tin Unesco nói trên, một nhà nghiên cứu văn hóa đã lý giải Lễ hội vừa hoan lạc vừa có tính chất lễ nghi. Lễ hội hòa giải những điều trái ngược. Lễ hội liên kết những gì mà dòng ngày tháng có xu hướng muốn tách rời— nghiêm trang và lêu lổng, tôn giáo và phàm tục, tàn phá và phục hồi. Trong khi đi tìm cái thiêng liêng, nhiều khi lễ hội chẳng khác gì một cuộc truy hoan phóng đãng.
Kinh doanh và lễ hội. Tại sao trên mảnh đất muôn đời nghèo khổ là đồng bằng Bắc bộ này, một không khí mua bán xoay xỏa kiếm chác cứ len vào làm nên một phần hồn cốt và cái vẻ hấp dẫn riêng của lễ hội? Không khó khăn gì để trả lời câu hỏi này cả. Khi đó đã là một thứ khí hậu của đời sống chúng ta thì tránh đâu cho thoát?
Cái sự buôn thần bán thánh ở đây chỉ là tiếp tục các vụ mua quan bán chức mua bằng bán học vị ngoài đời. Đến các buổi tập thể dục buổi sáng ở các công viên cũng có chợ nữa là ở đây. Một tờ báo đã khái quát nay là thời toàn dân vào cầu cả nước đánh quả. Làm sao lễ hội có thể nằm ngoài cái xu hướng nói chung đó?
Nhiều khi chúng ta sống bằng cách khai thác những lầm lạc mê muội của người khác. Với một bộ phận cư dân các làng nghề, mỗi mùa lễ hội là một vụ làm ăn. Nhiều địa phương sở dĩ tha thiết với việc xin được cấp trên công nhận di tích địa phương mình vì có thể vất vả một hai tháng mà sống cả năm.
Người ta giẫm đạp lên đồng tiền. Người ta nhét tiền vào bất cứ chỗ nào được cho là thiêng liêng. Trong thái độ tự khinh rẻ thành quả lao động của mình, người ta đang chứng tỏ rằng với tư cách là điểm tận cùng của phàm tục, sự hư vô đã bắt đầu xuất hiện.
Những điệu múa đơn sơ và giống nhau. Những điệu nhạc pha tạp. Những chi tiết trang trí lô lăng và cẩu thả, những ngôi chùa tối tăm, xấu xí … Lễ hội tố cáo chúng ta có một cuộc sống nghèo nàn và để che giấu cái sự nghèo đó nhiều người sẵn sàng nhắc đi nhắc lại đến ngàn lần không chán rằng chúng ta rất giầu có rất hạnh phúc.
Tại sao chỗ nào cũng thấy kêu về những ban tổ chức chỉ có trình độ làng xã, nhưng lại nhất quyết đứng ra tổ chức cho hàng chục ngàn người trong khi chỉ lo tổ chức một ít bãi giữ xe và giữ trật tự cũng không xong ? Có gì lạ đâu, có bao nhiêu việc hàng ngày nhỏ thì như tổ chức giao thông an toàn cấm hút thuốc lá …, lớn lao hơn thì như kéo con người vào sự học hành tử tế, sản xuất làm ăn hơn là buôn gian bán lận… các nhà quản lý cần làm mà đâu có làm nổi?
8000 là con số lễ hội diễn ra cùng lúc trên toàn quốc. Tính trung bình mỗi ngày có 20 lễ hội. Người đưa ra con số ấy bắt đầu gợi ý chúng một sự bùng nổ trên phạm vi số lượng giống như sự phát phì, sự làm hàng giả tràn lan trong cái hoạt động tâm linh này.
Lại nhớ từ xưa, mà nhất là thời chiến tranh liên miên như thuở Trịnh Nguyễn phân tranh Đàng Trong Đàng Ngoài, rất nhiều đền chùa mọc lên đến mức sau khi lên ngôi, Quang Trung đã có lệnh là phải soát xét lại để xóa bỏ các dâm từ.
Hoặc ngay từ thời đánh xong quân Minh, Lê Lợi cũng cho kiểm tra lại các chùa nếu chùa nào sư mô không đủ trình độ thì bắt phải hoàn tục.
Xô bồ và hỗn loạn đã bành trướng đến mức là phải gạn lọc, nhiều người gặp nhau trong ý nghĩ đó. Nhưng lễ hội làm sao có thể thực hiện cái việc mọi lĩnh vực khác bất lực.
Đã bắt đầu có ý kiến rằng phải hạn chế lễ hội.
Nhưng mùa xuân sang năm tôi đoán là sẽ gặp lại tất cả không khí lễ hội của mùa xuân này với những lời kêu ca phàn nàn những sự phiền trách và xấu hổ. Cuộc sống đang trên cái mạch của nó, chưa thấy dấu hiệu gì là nó có thể khác. Thì làm sao lễ hội có thể khác?

Vương Trí Nhàn (Nhà Nghiên Cứu Văn Hóa Nghệ Thuật)