Monday, June 20, 2011

Lào

Du lịch LàoNước Lào, một trong số quốc gia nghèo nhất thế giới, theo chế độ Cộng sản nhưng bây giờ bắt đầu xây dựng kinh tế tư bản y như VN, chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật Giáo nhưng về chính trị thì bị chi phối bởi VN cho dù TQ & Thái Lan vẫn cố tình tạo ảnh hưởng về kinh tế, văn hoá, chính trị nhưng dân Lào vẫn thích VN hơn. http://www.transon.com.vn/transon/images/stories/lao%20bao.jpgĐường dễ đi nhất từ Saigon qua Lào là qua cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, đến Savannakhet rồi từ đó đi ngược lên phía tây bắc tới Viên Chăn; tổng cự ly khoảng 1600km. Hai là đi lên cửa khẩu A Lưới ở Huế. Ba, gần nhất là lên cửa khẩu Bờ Y(thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum), khoảng 650km - Đây là cửa khẩu nằm ngay ngã ba Đông Dương, có thể đến Lào và Campuchia cũng ngay tại cửa khẩu này. Liên lạc công ty xe taxi Mai Linh hay Saigon Tourist(mắc hơn). Tôi đi Lào vì 5 lý do: vì nghe nói dân Lào hiền nhất(nhiều người nói rằng dân Lào vừa lười, vừa ham ăn chơi, vừa láu cá - nhất là mục "xin-cho" viện trợ từ nước ngoài nhưng tôi thấy họ tự trọng, tôn trọng luật pháp và rất kính trọng sư sãi; đáng khen nhất là bảo vệ môi sinh), vì đó là xứ Triệu Voi (Vạn Tượng?), xứ Phật (hơn 1400 chùa, chiếm tỉ lệ cao nhất TG so với dân số Lào), vì những điều ba tôi kể về nước Lào ngày xưa khi còn chiến tranh và vì BS Ngô Thế Vinh kể về Lào khi ông du khảo về sông Mekong. Tất cả tò mò đó khiến tôi chấp nhận làm Visa Lào và đi vô Lào qua đường bộ cho dù đoạn đường gian nan từ VN qua Lào kéo dài quá lâu và nạn "mãi lộ" khủng khiếp khiến tôi ngao ngán, chán nãn ngay khi vượt qua biên giới.Lào không có thng cnh nổi tiếng mà chỉ có những di tích, nhất là chùa Phật giáo vì đây có thể xem là đất Phật và dân Lào xem đạo Phật là quốc giáo.
Hiện đại và truyền thống trước Khải Hoàn môn
Bạn ở Hà Nội thì gần nhất là đi bằng đường số 9 qua cử khẩu Lao Bảo ở Quảng Trị, hay đường 12A qua của khẩu Cha Lo ở QUẢNG BÌNH. Đường số 8 qua cửa khẩu CẦU TREO ở Hà Tĩnh, đường số 7 qua cửa khẩu NẬM CẮN ở THANH HÓA, qua cửa khẩu NA MÈO ở HÒA BÌNH theo đường 217, qua cử khẩu PA HÁNG ở SƠN LA, qua cử khẩu TÂY TRANG ở ĐIỆN BIÊN.
Nếu bạn đến từ Thái Lan xuất cảnh qua cửa khẩu Chiang Không (hoặc ngược lại) thì Huay Xai là điểm bắt đầu của một hành trình trên đất Lào, một thị trấn nhỏ bên bờ sông Mekong ở phía Thượng Lào thuộc tỉnh Bó Kẹo, một cửa khẩu khá nổi tiếng đối với dân du lịch mỗi lần đi từ Lào qua Thái hoặc ngược lại. . Cửa khẩu Huay Xai và Chiang Không làm thủ tục xuất nhập cảnh từ 8g sáng đến 5g chiều mỗi ngày, riêng ở cửa khẩu Lào sẽ phải trả phí xuất nhập cảnh, thậm chí trả thêm vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Hai cửa khẩu được nối với nhau bằng những chuyến đò, giá vé là 8.000kip / người.
Một số tượng trong bãi Phật
Từ Luang Prabang có thể tới Huay Xai bằng tàu chậm hoặc tàu cao tốc ngược dòng sông Mekong. Tàu chậm đi mất hai ngày, nghỉ một đêm tại PakBeng và chi phí khoảng 800 baht/ khách.
Tàu cao tốc - một dạng tàu mũi tên với sáu chỗ ngồi vừa đủ không thể duỗi chân, chạy với tốc độ khá cao băng qua những xoáy nước và thác ghềnh lởm chởm của sông Mekong, chỉ nên lựa chọn nếu bạn là người ưa thích sự mạo hiểm và muốn tìm kiếm cảm giác mạnh, chi phí 30 USD/ người. Một phương án khác là du khách có thể tới Huay Xai bằng đường bộ từ Luang Nậm Thà, tuy nhiên đường khá xấu và hành trình sẽ kéo dài trong 10 tiếng. Ở Lào, có thể dễ dàng tiêu cả ba loại tiền: kip, Baht, USD và trong một số trường hợp cả tiền VND. Giá khách sạn và nhà nghỉ khá rẻ, dao động 7- 15 USD/phòng.
Khách lữ hành dừng chân lại chốn này ngày một đông khiến thị trấn trở nên sầm uất và náo nhiệt nhưng vẫn theo một phong cách rất Lào! Xứ sở triệu voi, đất rộng - người thưa, cuộc sống luôn thanh bình và giản dị, kể cả ở chốn đô thành. Có lẽ chưa khi nào và ở đâu tôi lại có thể cảm nhận nhịp thời gian trôi một cách chậm rãi và nhẹ nhàng đến thế khi bước chân lang thang qua mọi miền đất của nước bạn Lào. Giống như một ly cà phê buổi sớm, từng giọt tí tách buồn rơi, đều đặn và lặng lẽ, cuộc sống ở chốn biên ải Huay Xai dường như không bao giờ có thể vội vàng. Tức cười khi người VN gọi gió nóng là gió Lào, thuốc lá nặng là thuốc Lào, hứa cuội gọi là hứa Lèo.... nhưng đến Lào rồi mới thấy dân Lào hiền hòa nhất ĐNÁ, nước Lào ít ồn ào, bon chen nhất. Tin hay không, bạn đến Lào rồi sẽ biết. Ấn tượng đầu tiên khi tôi đến Lào là đường vắng, ít xe,không ai vượt đèn đỏ như dân Saigon, vừa ảnh hưởng Phật giáo, vừa lịch sự như Tây.
Chúng tôi cập bến Pak Tha sau bảy giờ ngược dòng Mekong hoang dại từ phía Luang Prabang. Bến thuyền nghèo nàn với một căn nhà tranh bán vé xe tuck tuck đi về thị trấn 25.000 kip/1 người. Vội vã chất đồ, vội vã leo lên xe. Hai cô gái người Tây không còn tiền lục tìm trong ví những đồng 500 xu (tiền VN) cuối cùng để trả cho anh bạn cùng đoàn tốt bụng đã mua vé cho các cô lên chuyến xe này. Chiếc xe lọc xọc chạy trên con đường mờ mịt bụi, thấp thoáng dưới kia là bóng của Mekong. Đàn trâu bò sau một ngày ăn cỏ đang lững thững trở về nhà với chiếc bụng căng tròn, trẻ con nô đùa bên những rãnh nước đầy lá ải, cảnh vật thật gần gũi và quen thuộc như thể ở trên chính quê hương mình vậy.
Thị trấn chỉ có một con phố chính dài chừng vài kilômet chạy song song với bờ sông. Nơi đông vui và nhiều ánh đèn nhất là khu xung quanh cửa khẩu. Nhà nghỉ, quán ăn, quầy hàng truyền thống và đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch san sát bên nhau. Màu sắc của hàng hóa khá đa dạng, thể hiện một sự tiện nghi và thịnh vượng chứ không đơn điệu và tẻ nhạt như nhiều thị trấn heo hút nằm trên đường biên giới. Chúng tôi chọn nhà nghỉ Manirath ngay cạnh đường xuống cửa khẩu, ngôi nhà có một hàng lan can dài với những chiếc giỏ hoa bằng gỗ mộc mạc. Ngay bên kia đường là lối lên chùa Wat Chomkhao Manirath. Chùa nằm trên đỉnh đồi, nhìn thẳng xuống sông Mekong, bên kia sông là xứ Chiang Khong của Thái, phố xá rộn ràng và đông đúc hơn hẳn Huay Xai.
Giống như nhiều chùa chiền ở Lào, Wat Chomkha Minarath có kiến trúc ba mái và được trang trí phù điêu khá cầu kỳ, đặc sắc quanh các hàng cột và trên các bức tranh tường(chịu ảnh hưởng của Ấn + Thái + Miên?) Chùa được sơn son thếp vàng rực rỡ, dưới ánh mặt trời càng trở nên lấp lánh. Ngôi nhà của các tăng lữ lại giản dị đến ngỡ ngàng ở phía sau chùa.
Trên sông Mekong, những con thuyền đang neo đậu. Mặt trời rọi thứ ánh nắng vàng suộm cuối ngày lên mặt nước, lấp lánh như dát vàng, những dải núi xa mờ xanh sẫm lại, chìm hẳn vào đường chân trời. Bình yên và lặng lẽ, thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng chó sủa hay tiếng động cơ xe chạy vút qua trên đường. Huay Xai êm đềm trong ráng chiều nhàn nhạt. Dãy phố nhỏ dài chạy mãi về phía xa, trầm tư với những căn nhà hai tầng bằng gỗ và rất nhiều cửa sổ. Chúng tôi ghé qua tham quan một cửa hàng bán đồ nướng bên đường và quyết định ăn tối ở đó. Bữa ăn có gà, thịt lợn xiên, chả bò viên các loại đều nướng và xôi nếp Lào. Hơi khô, bù lại bia Lào với đá mát rượi và ngon tuyệt, xả tan cái nóng oi ả của mùa hè Thượng Lào.
Đêm xuống lặng lẽ từ bao giờ. Ánh đèn vàng tư lự hắt ra từ những ô cửa nhỏ càng khiến thị trấn thêm trầm lặng và co mình. Cánh đàn ông sau bữa tối ghé một quán nhỏ bên sông tiếp tục thưởng thức thứ bia Lào mát lạnh. Tôi cùng hai người bạn tản bộ loanh quanh thị trấn. Khách tây rất nhiều, dường như ai cũng thấy thỏa mãn bởi cái không khí trong lành và bình lặng của thị tứ chốn biên thùy. Một quán nét diup duy nhất với một chiếc máy tính duy nhất, nơi đã có một anh bạn Tây đang ngồi viết email cho bạn bè. Internet cực kỳ chậm và tốt hơn cả, hãy thu xếp để có thể kiểm tra và thu thập thông tin cho chuyến đi khi bạn đang ở trên đất Chiang Không hoặc Chiang Saen. Sau gần ba giờ lê la tán chuyện, ngắm nhà và xe pick up trong đêm, trên con phố duy nhất với âm thanh ồn ào duy nhất là tiếng chó sủa đinh tai nhức óc, chúng tôi quay về nhà nghỉ, chân rã rời vì đi bộ. Tình cờ gặp ba cậu thanh niên Tây, một đến từ Úc, một New Zealand, một Đức đang tụ họp đàn hát ầm trời cùng một thanh niên Lào bên vỉa hè, chúng tôi sà vào nhập hội… Ở Lào ít thấy xe bus hay taxi mà chỉ có xe ôm và tuktuk.
Anh em đang hát hò rất máu lửa thì xuất hiện một “bóng đen” cứ lảng vảng dưới lòng đường. Một thanh niên có cặp mắt sắc lẻm, hai tay đút túi quần, nhìn chúng tôi chằm chằm và đôi môi mấp máy. Đột nhiên, không hẹn cả ba chúng tôi đều nghe rõ mồn một hai chữ “cần sa” thoát ra từ đôi môi của bóng đen, và động tác đưa tay lên hút thuốc liền kề sau đó. Và cũng gần như không hẹn, cả ba chúng tôi đều trả lời “No, thanks” … Hai bên cùng im lặng trong thoáng chốc rồi bóng đen bỏ đi… Chúng tôi tiếp tục hòa mình vào cuộc vui với tiếng đàn ghita bập bùng, những bài hát tiếng Thái và tiếng Lào vui nhộn. Đó là một trong những trải nghiệm thú vị và ấn tượng nhất của chúng tôi suốt hành trình chinh phục ba nước ở vùng tam giác vàng Đông Nam Á.
Buổi sớm ở Huay Xai, dòng chảy cuộc sống vẫn chậm chạp trôi, nước dưới sông Mekong buông mình hờ hững, dân địa phương túc tắc đèo hàng xuống chợ, những vị khách du lịch hí hoáy chuẩn bị xe cộ cho hành trình dời thị trấn nhỏ sau hàng tuần nghỉ lại nơi này. Chúng tôi theo những bậc thang đầy nắng để lên tham quan chùa Wat Chomkhao Minarath. Đây có lẽ là vọng cảnh đài đẹp nhất của thị trấn, nơi thời gian như ngừng lại trong tiếng rầm rì cầu kinh sớm của những sư tăng bên hiên nhà, tiếng học bài ê a của học sinh Phật giáo, nơi bạn có thể thanh thản tự ru mình vào sự bình an trong tâm hồn hay thu vào tầm mắt dòng sông biên giới hoang dại, ngút ngàn xuôi xuống từ phương bắc xa xôi.
Lào được chia làm 7 vùng du lịch chính: Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Thakhek, Savanakhet, Pakse và Champasak. Các điểm du lịch trong 7 vùng này là:
1.Vientiane: Xứ Lào là xứ Chùa. Tổng cộng Lào có 1.400 ngôi chùa. Do đó, đến Vientaine bạn nên viếng thăm mấy cảnh chùa (Vat) nổi tiếng như cảnh quan That Luang và Chùa Phra Keo nói trên, Chùa Ông Tự, Chùa Sí Mương, Chùa Sisaket, Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức Vườn Chư Phật), quần thể hàng trăm bức tượng đúc theo Phật thoại, trong vùng Thà-Đừa, cách Vientiane khoảng 25 km, gần cầu Hữu Nghị Lào-Thái. Ở Vientiane có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, bạn đã thấy sừng sững đài Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Patousay (Khải Hoàn Môn), toạ lạc giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. That Luang uy nghiêm dưới trời trong xanh
Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Vientiane.
Con đường huyết mạch ở Vientiane là đường Sí Mương-Samsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu That Khao lên trung tâm Ô Điên - Seng Lao, ra đến vùng Si Khay - Wattay, rồi bổng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn.
Patousay
Thủ đô Vientiane có hai sân bay kề sát bên nhau trong địa phận Wattay, cách trung tâm thành phố độ 4 km. Một quốc tế. Một nội địa. Thủ tục nhập cảnh rất đơn giản, nhanh chóng và sẽ không có cảnh mè nheo, cố ý làm khó, vòi vấn đề đầu tiên trong thủ tục thị thực visa, kiểm tra hành lý.

Vientiane là tên của thủ đô và cũng là tên của thị trấn. Mộ bia thời Sai Fong đã chứng mình địa phận Vientiane, xưa, vốn thuộc đế quốc Khmer và sử biên niên của Lào có ghi vua Fa Ngum đã đánh chiếm hai vùng đất nầy vốn kề nhau, cai quản bởi hai ông hoàng. Vientiane trở thành thủ đô Vương Quốc Lào từ 1563 dưới triều vua Setthathirat. Cả hai (thủ đô và thị trấn) Vientiane gộp lại rộng 19.837 km vuông với dân số 1.066.600 người (2004). Chia ra bốn khu chính: Chanthaboury và Saysettha là trung tâm; Sikhottabong phía Tây và Sisattanak phía Nam. Chính vua Setthathirat đã cho xây dựng cảnh quan That Luang với ngôi chùa và đại tháp cùng tên (1566) và Chùa Phra keo (1565), nổi danh cho đến ngày nay.http://www.luavietours.com/Data/Tours/Lao/26.2.07_Khai_hoan_mon_Vieng_Chan.jpgKhải Hoàn môn
Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mêkông. Bên kia bờ là tỉnh NongKhai (Thái Lan). Khúc sông nầy, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc cầu Hữu Nghị Lào-Thái (Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1240m. Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc nên ăn uống rất rẻ. Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, bạn có thể gọi bất cứ món ăn Lào nào, lạ miệng, ngon mà giá lại quá phải chăng so với Dollar hay Euro. Mỗi ngày đưa nhau đi viếng cảnh thủ đô, chân cẳng rã rời, chạng vạng ra bờ sông gọi vài chai bia Lào (Beer Lao) hay vài trái dừa nướng ướp lạnh, gắp thịt gà nướng, đĩa Tằm Mạc Hùng (nộm đu đủ), đĩa lạp bò chín hay tái (gỏi thịt), tô canh chua gà hay cá, típ xôi trắng dẻo hay nếp lam nướng trong ống tre... Gió sông hây hẩy, trời chiều bảng lảng... Bạn bè cũ, kỷ niệm xưa, chuyện trên trời dưới đất. Đâu mất cả rồi những phiền toái ngay ngáy mang theo từ các xã hội "văn minh đúng, văn hoá cao"?
That Luang
Khi phố đã lên đèn, ở Vientiane có mục gì? Ở Lào cũng giống hệt ở Việt Nam, hồi mới "giải phóng", chuyện bia bọt tuyệt đối bị cấm, chuyện chị em ta là tội lỗi đối với cách mạng; song khi men chiến thắng tiêu hết nồng độ, đâu lại hoàn đấy, địa điểm du hí mọc lên như nấm, đa dạng, rẻ và hiện đại hơn thời "đồi trụy" gấp nhiều lần. Lào dạo này còn bị TQ "bành trướng" nên đi đâu cũng thấy hàng hoá Tàu, người Tàu và cả ăn chơi theo kiểu Tàu.
Cộng đồng người Việt có mặt tại Vientiane từ những năm 1930, sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Hiện có khoảng 10.000 người (1%, nguồn: Sứ quán Lào tại Pháp, 2004) sống rải trong 13 phường như Thạt Kháo, Sí Mương, Khoua Đinh, Sa La Đeng, Ban Phai, Đông Pa Lan, Sái Lôm ... Nghề chính: Buôn bán và xây cất. Nhìn chung người mình thành công trên phương diện thương mại, kinh tế. Có Hội Người Việt tại Vientiane, trực thuộc đại sứ quán CHXHCNVN, hiện nay do bà chị Trần Thị Huệ (Mayvanh Phouleuanghong) điều hành với sự khích lệ, phụ giúp cật lực của chồng là ông Anh Đồng (Somphou Phouleuanghong). Trước 1975, Vientiane đã có nhiều ngôi trường Việt như Nguyễn Du, Hy Vọng, Việt Anh ... Hiện nay Hội Người Việt tại Vientiane đang khởi công một dự án dài hơi, đồ sộ: xây nguyên một khuôn viên trường học cho người Việt trên một chu vi đất 10 ha do chính phủ Lào biếu, cách Vientiane 25 km.
Nói đến thủ đô Vientiane không thể không nhắc tới Lễ Hội hay Hội Chợ That Luang (Boun That Luang).
Thạt Luông hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào. Thạt này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.Thạt Luông đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hiện nay khuôn viên chùa đã được rào lại không cho xe vào, trước kia khách tham quan có thể lái xe chạy xung quanh chùa. Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.
Cảnh quan That Luang (Đại Tháp, tên chữ nguyên văn là Phra Chedi Lokatiounlamani = Phrả chê đi lô ka chun la ma ni, tạm dịch là Hoàn Vũ Đại Đỉnh Phật Tích) toạ lạc cách Vientiane 3 km, về hướng Đông, được tôn tạo từ 1566 dưới triều vua Setthathirat. Theo truyền thuyết, trong tháp nầy có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. That Luang gồm tháp chính cao 45 m, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng rực rỡ, uy nghiêm dưới trời xanh trong.
Người Lào gọi lễ hội là Bun. Bun có nghĩa là phước, làm Bun = làm phước để được phước. Lễ Hội That Luang được tổ chức hàng năm vào ngày 13 đến 15 tháng 12 lịch Lào ( tháng 11 dl), gồm phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ trong Boun That Luang
Lễ là nghi thức tế tự do chính con người tưởng tượng ra để giao cảm với thần linh. Ngoài tính cách tín ngưỡng dân gian như nghi thức rước Phí Mương (thần bảo hộ tỉnh) từ Chùa Sí Mương đến That Luang, lễ trong Boun That Luang còn mang ý nghĩa chính trị của Một Ngày Hội Thề. Từ thời vua Fa Ngum (thế kỷ XIV) cho đến 1975, lễ nầy do quốc vương Lào làm chủ tế. Trong lễ Hội Thề người ta thấy có mặt đầy đủ chức sắc, đại biểu, tỉnh mường, làng bản trưởng được mời về bàn việc nước... và mỗi vị có một cái kiệu bằng sáp ong (hó phợng), xếp thành hàng ngang trước nơi hành lễ. Nhà sư chủ trì cầm một cuộn dây bằng sợi vải trắng đi vòng nối các tỉnh mường, làng bản lại với nhau. Biểu tượng nầy phản ánh sự cam kết trung thành, thống nhất, đoàn kết quốc gia, cấm chia rẽ.
Phần Hội trong Boun That Luang
Câu cửa miệng của nguời Lào là "khôn Lao mặc muồn" (người Lào thích vui) được thể hiện rõ nét trong phần hội. Hội chủ yếu là vui chơi, giải trí dưới nhiều hình thức từ ẩm thực đến văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán, triển lãm. Đặc biệt Boun That Luang cũng là thời điểm của Hội Chợ triển lãm tầm vóc quốc tế, kéo dài ba ngày, ba đêm. Việt Nam, trước và sau 1975 đều có gian hàng triển lãm hàng hoá đặc sản trong dịp nầy kèm theo các bộ môn văn nghệ rất được bà con Việt kiều yêu thích. Những tên tuổi như Thanh Thúy, Trang Thanh Lan ... Duy Khánh, Elvis Phương ... đều từng có mặt nhiều lần trong Boun That Luang trong phái đoàn Tâm Lý Chiến thời VNCH.
Xứ Lào có một nguồn vốn văn nghệ dân gian, cổ truyền phong phú, rực rỡ. Trong dịp này, mọi thể loại tiêu biểu từ Lăm Lưởng (hát truyện thơ), I Kề (giống cải lương) ; đến vô số hình thức hò, ngâm như khắp, xởng, cạp, còn ...; đối đáp giao duyên như lăm (hò) vạy, lăm loòng, lăm tơi ; các loại lăm có tính địa phương như lăm Sa La Văn, lăm Si Phăn Đon (Nam Lào), lăm Tằng Vạy (Trung Lào), vũ điệu quốc gia như Lam Vôông, Natasine ... đều được phô diễn, hài hoà vui nhộn trong tiếng khèn, tiếng la-nạt (bộ đàn gõ), tiếng khui (sáo), tiếng Koong (trống) ... (2)
"Ti Khi" là một trò chơi không có không được trong Boun That Luang, nó vừa có tính cách thể thao vừa phản ánh nội dung tín ngưỡng. Ti Khi là lối chơi đánh cù trên sân cỏ, nguồn gốc của môn Polo rất thịnh hành tại Ấn Độ và Anh, với chút khác biệt là người chơi Polo ngồi trên lưng ngựa, còn người chơi Ti Khi thì dùng cặp giò. Trước 1975, vị khán giả đặc biệt là quốc vương Lào, nay là chủ tịch nước. Ti Khi được chia ra hai phe. Phe áo đỏ tượng trưng cho quan chức (nay là cán bộ cao cấp). Phe áo trắng hay phe cởi trần là nông dân. Ti Khi không có luật lệ, không có trọng tài. Một trận đấu được chia làm 3 hồi, mỗi hồi 20-30 phút. Mục đích của đôi bên là làm thế nào dùng cù đánh văng trái banh gỗ (loukkhi) cho quá làn ranh nửa phần sân bên kia. Sau ba hồi, phe nào có điểm cao là phe thắng. Theo tín ngưỡng dân gian, nếu năm nào phe áo đỏ (phe quan chức) thắng phe nông dân thì đất nước sẽ khó được yên, nhân dân sẽ bị khổ. Do đó, hầu như năm nào phe áo trắng hay phe cởi trần cũng thắng cả. Ngoài ra, Ti Khi còn có thêm ý nghĩa cầu nắng vì vào tháng nầy việc nông tang, đồng áng đã xong.
2. Luang Prabang: Luông Pra Băng hay Luông Pha Băng, Luông Phá Băng (nghĩa Phật Vàng Lớn) (phiên âm latinh kiểu phương Tây: Luang Prabang, hay Louangphrabang), là một thị xã của Lào. Theo các thư tịch cổ Việt, địa điểm này còn có tên gọi là Nam Chưởng, và theo Đại Nam chính biên liệt truyện, nó còn có tên là Lao Long quốc, tục gọi là Lào Qua Gia. Trước kia nó từng là kinh đô của một vương quốc tên Lạn Xạng ("vương quốc triệu voi") từ thế kỉ 14. Trước năm 1975, nó vẫn là thủ đô hoàng gia, trung tâm của Vương quốc Lào. Ngày nay, nó là tỉnh lỵ của tỉnh Luông Pra Băng. Luông Pra Băng được UNESCO công nhận là một di sản thế giới(văn hóa).
Luông Pra Băng nằm ở phía bắc miền trung Lào, bên sông Cửu Long cách Viêng Chăn 425 km về phía Bắc. Dân số của thành phố này khoảng 22.000 người.
Gồm có các điểm tham quan : Haw Kham,Wat Xien Thong, động Pak Ou, mộ nhà khoa học Henri. Luông Pra Băng có Sân bay quốc tế Luang Prabang với đường bay thẳng tới Phongsali, Viêng Chăn, Xiêng Khoảng(Lào), Bangkok, Chiang Mai(Thái Lan),Siem Reap(Campuchia)
Luông Pra Băng có đường 13 nối tới Văng Viêng và Viêng Chăn, Đường 1 nối tới Muang Xay.Sông Cửu Long là một đường nối vận tải quan trọng. Có thể đi tới Huay Xai, phía thượng nguồn gần biên giới Thái Lan, bằng tàu thủy chậm trong hai ngày, với một điểm dừng tại Pak Beng.Đến cố đô Luang Prabang
Từ Xiêng Khoảng giáp giới với Việt Nam, chúng tôi đi vòng vèo 600 cây số đường rừng núi trùng điệp để đến với Luang Prabang - cố đô của đất nước Lào. Luang Prabang theo tiếng Lào có nghĩa là Phật vàng lớn và theo Đại Nam chính biên liệt truyện, nơi này còn được gọi là Lao Long Quốc, kinh đô của một vương quốc gọi là Lạn-Xạng (Triệu Voi) tồn tại từ năm 1346.
Trước 1975, Luang Prabang còn là thủ đô của Vương quốc Lào nhưng nay là một tỉnh lỵ nằm cách thủ đô mới Viêng Chăn 425 km về phía Bắc, dân số khoảng 25 ngàn người. Năm 1995, Luang Prabang đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa của thế giới.
Có một truyền thuyết gắn liền với Luang Prabang là ngày xưa, có một vị thần đã đố con người rằng: “Một ngày sắc mặt con người thay đổi mấy lần?”. Con người trả lời: “Tất cả ba lần, buổi sáng thức dậy rửa mặt, buổi trưa ra đường đội nón và buổi tối rửa chân trước khi ngủ”. Thần chịu thua và cắt đầu mình giao cho con người. Tuy nhiên từ đó, mỗi năm con người phải tưới nước tắm đầu thần, nếu không đất đai sẽ bị khô hạn. Bảy người con gái xinh đẹp của thần hàng năm đều tắm đầu cho cha.
Ngày nay, mỗi năm trước lễ hội vào ngày 15-4, cố đô Luang Prabang đều tổ chức thi hoa hậu để tuyển chọn bảy cô gái xinh đẹp nhất tham gia lễ tưới nước Phật cầu mưa. Truyền thuyết đó đã góp phần làm cho Luang Prabang luôn là một nơi linh thiêng trong trái tim của mỗi người dân Lào. Ở Xiêng Khoảng, Nick - người tài xế trẻ lái xe tuk-tuk đi cùng chúng tôi suốt chuyến hành trình nói rằng mỗi người Lào, dù ở đâu cũng ao ước một lần được đặt chân đến Luang Prabang.
Thác Kuang Si
Ngoài thác Kuang Si nằm cách trung tâm 29 km có nước xanh như ngọc và vẫn giữ được vẻ hoang sơ trong lành, nếu thích, du khách còn có thể tắm tại những bãi cạn và hồ nhỏ tạo từ những dòng chảy của thác trong vắt, mát lạnh. Bảo tàng Cung điện Hoàng gia dát một màu vàng óng ánh hay ngôi chùa Wat Xieng Tong cổ kính soi mình trên dòng sông Mekong với hàng đoàn sư sãi trầm mặc là những ấn tượng đậm nét trong lòng mỗi du khách đã từng đặt chân đến đất nước này. Luang Prabang không chỉ có thế, không chỉ hoang sơ hay cổ kính và u linh mà còn thật dân dã và gần gụi.Sớm tinh mơ, từng đoàn sư sãi trong tấm áo choàng màu vàng cam lũ lượt đi khắp các nẻo đường. Nghi lễ này vẫn được tôn trọng qua cách những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em cung kính quỳ trước cổng nhà, tay đặt lên món quà khất thực dâng cho nhà sư. Khi đoàn sư đến, hai bên kính cẩn trao và nhận món quà này, dù đó là việc đều đặn diễn ra mỗi ngày. Xong việc, thì người ta vẫn quỳ yên ở đó, nghe một đoạn tụng niệm ngắn giống như lời ban phước lành từ các vị sư.

http://www.activetravellaos.com/country/wp-content/uploads/2008/07/wat-si-saket.jpgWat Sisaket
Kết thúc bài tụng, hai bên kính cẩn vái nhau. Khi đoàn sư đi khuất thì người vừa cho khất thực mới đứng lên mở cổng bước vào nhà. Hình ảnh đó đã nói thay rất nhiều cho quan điểm vì sao ngày nay, một số nhà nghiên cứu đã lên tiếng về việc Luang Prabang đang bị giằng co giữa gìn giữ di sản và cố gắng thoát khỏi cảnh nghèo đói.Từng đoàn sư sãi đi khất thực khắp nẻo đường. Nhà ở Lào đa số xây bằng ván gỗ hay nứa, vách & mái cũng vậy, với ngói gỗ, trên nóc vài nhà giàu có gắn antenne parabol thật to.
Chúng tôi bắt xe tuk-tuk đi dạo phố phường. Tuk-tuk ở đây thú vị nhất là tài xế vì trong mười người lái xe thì cả mười đều giỏi ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh, sau đó là tiếng Việt! Thật an tâm khi đi lại ở đây vì ngôn ngữ không là vấn đề trở ngại. Đa phần dân chúng Luang Prabang cũng biết tiếng Việt vì người Lào sang Việt học hành nhiều, mà người Việt sang Lào sống cũng đông. Nghe nói rất nhiều công chức Lào đã được đào tạo tại Việt Nam. Thế nên cũng không ngạc nhiên khi vừa đặt chân đến cửa khẩu Nậm Cắn, bạn sẽ được nhân viên hải quan Lào yêu cầu bỏ thêm 5.000 kip vào passport nếu muốn thủ tục nhập cảnh được nhanh chóng! Dạo chơi xứ Lào có mệt thì tấp vô quán bên đường ăn xôi Lào, gà nướng than chấm muối ớt, uống bia Lào...
Luang Prabang
Khi phố xá vừa lên đèn, khách lữ hành kéo nhau ra đường dạo mát thì dưới chân núi Pousi, ngay trên con đường nhựa uốn quanh chân núi đã có hàng dãy những mái lều đỏ rực dựng lên, chuẩn bị cho phiên chợ đêm bên bờ sông thành cổ. Đứng từ lưng núi nhìn xuống, cả khu chợ lung linh, sáng rực ánh đèn phản chiếu dưới những mái đỏ và cơ man hoa văn, sắc màu rực rỡ của xách tay, rèm cửa, vỏ chăn, khăn trải bàn, khăn choàng cổ… Luang Prabang thật không hổ danh là đất cố đô với nghề dệt thêu truyền thống.
http://www.mofahcm.gov.vn/mofahcm/hoptac_qt/nr041014110554/26.2.07_Chua%20Wat%20Sisaket%20Vieng%20ChanKhác với Chinatown của Singapore, Mongkoh của Hong Kong, hay chợ Bến Thành ở Việt Nam vốn đầy rẫy những sản phẩm lưu niệm giống nhau như móc khóa, xe mô hình, đồ chơi vốn cùng sinh ra từ “lò” Trung Quốc, Thái Lan, chợ đêm Luang Prabang chỉ bán những sản phẩm may thêu thủ công đặc trưng và “rất Lào”. Đường nét tinh xảo, hoa văn cổ điển và rất nhã nhặn, màu sắc phong phú của những chiếc áo gối, những tấm xà rông sẽ làm du khách ngắm không chán mắt. Giá bán lại cực mềm vì có thể mua một bộ sáu cái bao gối với đủ loại hoa văn được thêu tay tỉ mỉ mà chỉ tốn 60.000 kip (chưa đến 120.000 đồng tiền Việt).
Điều thú vị nữa là do có địa hình đồi núi, ba mặt là rừng, lại nằm dọc bờ sông, Luang Prabang có đủ loại sản vật tự nhiên để hình thành nền văn hóa ẩm thực đa dạng. Bạn có thể thấy nhan nhản dọc đường những tấm biển hiệu bằng tiếng Việt trước các quán ăn “Ở đây có dê núi, gà đồi”. Chỉ cần rong xe ra ngoại ô một chút, bạn có thể bắt gặp từng đàn dê cỏn dăm ba con đi lại vơ vẩn như ở Việt Nam nuôi bò thả đi lại ngoài đường quốc lộ. Gà ở Luang Prabang không phải nuôi công nghiệp nên ngon, thơm và chắc. Thích thú nhất là món thịt heo. Ở đây, việc chăn nuôi chưa bị lạm dụng thuốc tăng trưởng nên thịt heo rất ngon, da giòn và sớ thịt nhuyễn như heo rừng.
Đó chỉ là những món bình dân và phổ biến ở Luang Prabang. Món sang nhất ở nơi này lại là cá nướng mà người Luang Prabang ngưỡng mộ gọi là “fish barbecue”. Lào không có biển, vì vậy hải sản chính là món ăn hiếm hoi và đắt đỏ ở đất nước này. Luang Prabang may mắn nằm bên sông, có nguồn tôm cá từ sông phong phú nên người Luang Prabang có “fish barbecue” - một món được xem là đặc - đặc sản! Nói vậy cũng không sai vì cá ở đây rất tươi, rất ngọt.
Vì cuộc sống chậm chạp và yên bình của cố đô, bên cạnh đó là việc vận chuyển trên địa hình đồi núi giữa thành phố này đến thành phố khác rất khó khăn nên ở đây đã hình thành thói quen tự cung tự cấp khá rõ nét. Ăn miếng cá nướng chấm xốt me, bạn sẽ có cảm giác như cá vừa vớt dưới hồ lên, thơm đến từng sớ thịt. Xốt me được làm từ me chín, đậu tương, gia vị, rất hợp khẩu vị Việt Nam và thật ngon!
Vật giá ở Luang Prabang cao hơn Việt Nam một chút. Một tô mì bình dân ngoài đầu ngõ có giá 10.000 kíp (khoảng 18.000 đồng), một chai bia Lào thông thường giá khoảng 12.000 kíp (khoảng 20.000 đồng). Thế nhưng giá phòng khách sạn lại cực rẻ. Chúng tôi thuê phòng hai giường lớn dành cho bốn người, dịch vụ khá tốt, tương đương khách sạn 3 sao ở Việt Nam mà giá chỉ có 10 USD/đêm, bằng nửa giá thuê phòng tại một khách sạn ở thành phố Vinh trước khi sang Lào. Nhân viên sẵn sàng chấp nhận việc ở nhiều người trong một phòng là điểm lạ khác.
Những ngày rong ruổi ở đây, nhiều lần chúng tôi được Việt kiều phục vụ nhưng lại theo… kiểu Việt! Một tài xế người Việt đưa chúng tôi đến khách sạn giá rẻ nhưng quá tồi tàn, khiến chúng tôi phải tự mò mẫm đi thuê chỗ khác. Khi tới văn phòng đặt vé, một Việt kiều bán vé xe cho chúng tôi với giá đắt gấp đôi. Loại trừ đôi chút khó chịu ấy, bạn có thể mạnh dạn khoác ba lô lên đường đến Luang Prabang, bởi ở đó có quá nhiều điều thú vị đang chờ đón.(http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=281953&ChannelID=100)
3. Champasak (hoặc Champassak) là một tỉnh tây nam của Lào, giáp biên giới Thái Lan và Campuchia. Đây là một trong ba lãnh địa kế tục Vương quốc Lan Xang. Dân số: 500.994 (ước tính năm 2001). Sông Mê Kông chảy qua tỉnh này. Tỉnh lỵ là Paksé nhưng tỉnh này lại lấy tên của thị xã Champasak - cố đô của Vương quốc Champasak. Di sản văn hóa đền Wat Phu là di tích của Vương quốc Khmer ngày nay vẫn còn nằm ở tỉnh Champasak.
4. Vang Vieng là một thị xã tại tỉnh Vientiane của Lào với dân số khoảng 25.000 người. Thị xã này có một đường băng sân bay lâu ngày hầu như không sử dụng, nằm song song với con sông Nam Song. Sân bay này dùng cho các máy bay Air America trong Chiến tranh Việt Nam. Thị xã này bắt đầu phát triển từ thập niên 1980 do lượng khách du lịch ba lô (backpackers) đến đây tham quan cảnh tuyệt đẹp của Đồng bằng Vang Vieng. Thị xã nằn bên tuyến quốc lộ chính từ Luang Prabang đến Viêng Chăn. Vang Vieng ngày nay là một thị xã của du khách ba lô, với nhiều cơ sở khách sạn, nhà hàng, hãng lữ hành phụ vụ cho đối tượng khách du lịch này. Chợ Vang Vieng có bán các loại thịt dơi, sóc, khỉ, và thịt chuột. Trong thị xã có một ngôi chùa. Những điểm thu hút khách là các núi đá vôi, hang động, trong đó thú vị nhất là động Tham Phu Kham gần Vieng Vang.

5. Xieng Khouang đặc biệt có Cánh đồng Chum. Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thành phố Khăm Muộn, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng của Lào, nơi có hàng ngàn chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xiêng Khoảng tại cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn - một "mắt xích" quan trọng của "đường mòn Hồ Chí Minh" trước đây. Trong Chiến tranh Việt NamChiến tranh bí mật, "Cánh đồng chum" được đề cập đến một cách đặc thù để chỉ cả vùng đồng bằng Xiêng Khoảng (đây cũng là nơi xảy ra những cuộc giao tranh giữa phe Vang Pao được CIA hậu thuẫn và phe Pathet Lào được VC giựt dây và TQ lẫn CSQT hậu thuẫn; chưa kể đến chuyện buôn lậu vàng và thuốc phiện) chứ không phải chỉ địa điểm văn hóa này. Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm được những người thuộc nhóm Môn-Khmer mà nền văn hóa ngày nay không được người ta hiểu biết thấu đáo. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên - 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại học và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng làm chum được di cốt hoặc chứa thực phẩm. Các câu chuyện của người Lào và các huyền thoại cho rằng họ đã từng định cư ở trên khu vực này. Theo truyền thuyết, có một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung - đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến thắng. Người phương tây đầu tiên tiến hành khảo sát, nghiên cứu và ghi chép liệt kê các hiện vật của cánh đồng chum là một nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani thuộc Viễn đông Bác cổ (École Française d'Extrême Orient những năm 1930. Bà đã khai quật khi vực cánh đồng chum với đội nghiên cứu của mình và phát hiện ra một hang động gần đấy với các di hài của con người, bao gồm cả xương và tro bị đốt. Các khai quật của bà là toàn diện nhất dù đã có những cuộc khai quật khác. Một quả bom của Hoa Kỳ đã phá hỏng một động trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam khi quân đội Pathet Lao sử dụng hang động làm căn cứ.Madeleine Colani suy đoán, với nhiều bằng chứng kèm theo, rằng các cánh đồng chum có liên hệ với một con đường bộ hành từ bắc Ấn Độ. Cánh đồng chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh thuộc Chiến tranh bí mật vẫn gây thương thích mỗi tuần. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2 và Vị trí 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ nhưng nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này. "Di sản" chiến tranh vẫn rải rác khắp Xiêng Khoang nhưng nhiều du khách thích sưu tầm loại "souvenir" chết người này.* Cầu Hữu Nghị Thái-Lào (Thai Saphan Mittraphap Thai-Lao) là một cầu bắc qua sông Mê Kông nối Tỉnh Nong Khai và thành phố Nong KhaiThái Lan với thủ đô Vientiane của Lào. Với nhịp cầu lên đến 1170 m, cầu này có 2 làn xe rộng 3,5 m cho xe cơ giới, hai làn rộng 1,5 m cho bộ hành và một đường sắt đơn chưa hoàn thành ở giữa. Tuy vậy, nó vẫn được khánh thành ngày 8/4/1994, đây là cây cầu đầu tiên vượt sông Mê Kông phần hạ lưu, là cây cầu thứ 2 trên dòng sông Mê Kông. Tổng mức đầu tư là 30 triệu USD, do chính phủ Úc tài trợ dưới dạng ODA cho Lào. Cầu được các công ty Úc xây dựng. Việc lẫn lộn giữa viện trợ phát triển và lợi ích thương mại mà Úc thu được bị một số tổ chức phi chính phủ phê phán.Giao thông trên cầu lái xe bên trái như ở Thái Lan, trong khi giao thông ở Lào lái xe bên phải. Việc thay đổi hướng này được chỉ dẫn bằng đèn đường ở phía Lào. Một tuyến xe bus hoạt động qua hai điểm biên giới. Một đường sắt từ nhà ga xe lửa mới Nong Khai chạy qua cầu này. Ngày 20/3/2004, một thỏa thuận giữa hai chính phủ Lào và Thái Lan đã được ký kết để kéo dài đường ray này đến Tha Nalaeng ở Lào, khoảng 3,5 km từ cầu. Đây sẽ là liên kết đường sắt đầu tiên đến Lào. Ngày 22/2/2006, ngân quỹ đầu tư thêm cho tuyến đường sắt này được phê duyệt bởi Cơ quan Phát triển Pháp (French Development Agency). Chính phủ Thái Lan đồng ý cung cấp tài chính hoàn toàn cho tuyến đường sắt nối đến Tha Nalaeng, còn chính phủ Pháp hỗ trợ giai đoạn 2 đến Viêng Chăn cách đó khoảng 30 km.Chẳng ở đâu có phà ngộ nghĩnh như ở Pakse: 3 chiếc tàu làm bằng tôn ghép lại với 1 tấm ván sơ sài, chẳng có tay vịn hay lan can gì ráo trọi, vậy mà dám chở xe khách qua sông ! Đi 1 lần, hú vía ! Hết dám đi lần nữa.
Sáng 20/12, cầu Hữu nghị số 2 nối tỉnh Mục Đa Hãn (Thái Lan) và Savannakhet (Lào) chính thức khai thông. Như vậy, toàn bộ hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối từ Myanmar đến cảng Đà Nẵng đã hoàn toàn thông tuyến. Bây giờ, việc đi lại giữa VN và Lào rất dễ dàng, thuận tiện, có thể du lịch theo kiểu sáng ở Hà Nội, trưa ở Luang Prabang, tối ngủ ở Huế. Trở ngại nhất là các cửa khẩu và hệ thống đường bộ còn kém nên ngồi lâu rất ê ẩm !
* Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan : cay, chua và ngọt. Tuy nhiên , ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng.
Ngoài cá nước ngọt thì thịt heo, gà, trâu và vịt là những thành phần quan trọng để nấu nướng nhiều thứ món ăn thông thường. Người Lào cũng ăn những thứ thịt thú săn như nai, gà rừng, chim cút nếu có dịp kiếm được.
Người Lào ăn gạo là chính nên lúa gạo rất được trân trọng ở Lào. Người Lào đặc biệt thích ăn gạo nếp (khao nyao) dù rằng gạo tẻ (khao chao) và bún gạo (khao poon) cũng rất phổ biến. Các thành viên trong gia đình ăn cơm từ một cái thố chung hoặc dùng riêng mỗi người một bát. Cơm nếp thì người ta ăn bốc bằng tay. Người ăn sẽ nắm cơm thành từng viên nhỏ, và sau đó dùng nó như cái thìa để vét và lùa thức ăn trên đĩa vào miệng, hoặc chấm vào nước chấm. Gạo là thứ lương thực có nhiều công dụng, dùng để làm vỏ bọc cho các loại bánh, làm khuôn cho các món tráng miệng và bánh kẹo. Cơm trộn với khoai sọ, nước cốt dừa, và ngó hoa súng để làm món điểm tâm, chẳng hạn như món Khao tom - gồm cơm trộn với chuối, gói vào lá chuối rồi đem hấp. Một món điểm tâm thông dụng khác là Tom nam hua bua, được làm bằng cách trộn cơm với nước cốt dừa và hoa sen.
Ở Lào, cơm nếp thường được dát lên những bức tượng Phật hoặc những bức tường của tư gia để cúng cho các vị thần cư ngụ tại đó. Phụ nữ thường được liên tưởng mạnh mẽ với lúa gạo. Trong nhiều làng bản hẻo lánh có truyền thuyết kể rằng nữ thần lúa đã hiến dâng mình cho ngọn lửa, và tro của nữ thần đã giúp cho dân làng được một mùa bội thu. Ở một số làng bản người Phuan, hài cốt của các bà tổ bà sơ được giữ trong ngôi tháp nhỏ xây giữa ruộng lúa của gia đình. Cơm lam (nướng ống tre) được người Lào ưa thích và phải công nhân là xôi nếp Lào rất ngon; nhất là nấu với nước dừa và ăn với gà nướng như ở ngã 3 Seno thì khỏi chê. Tôi mê xôi nếp Lào ăn với gà nướng như ở ngã 3 Seno.
Các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế , ớt hầm, ớt luộc … Chính vị cay này cũng là một nét văn hóa vì phần đông người Lào sử dụng nguồn lao động chân tay, vị cay gây kích kích, tạo món ăn ngon, giúp người lao động ăn được nhiều, tăng sức lao động. Ở mỗi vùng cũng có các món ăn đặc trưng, có các tên gọi khác nhau và được chế biến theo đặc trưng của từng vùng, nhưng không thể không có vị cay của ớt…Một món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Cá đánh bắt được từ sông, hồ, suối được người Lào chế biến có sự pha trộn của các lọai gia vị thảo mộc. Mắm cá ( pa dek ) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm ( nám pla ) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến. Người Lào thường xây dựng bên cạnh nhà mình một vườn rau y hệt VN, trên đó người ta trồng các lọai rau như hành,khoai từ, dưa chuột, đậu ván, củ cải,cần tây, xà lách,..v..v.. Nó là những thứ bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của người Lào.Món ăn Lào có khá nhiều món ngon , có thể kể ra như : gà nướng, lạp, lạp xưởng, thịt heo hấp măng (hoặc cá hấp lá chuối), gà (cá) nấu me, rau luộc, cơm (xôi). Ngoài ra còn có các món khác như như: ếch, mực chiên tỏi, sườn nướng, nem chua cá thịt… Ẩm thực Lào, ngoài các món này, còn có những món được xem là đặc sản như : Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm chay gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu, tôm Yum Kung(canh chua, y hệt Thái), cá nướng… Mỗi món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá nướng được ướp muối ngoài da, khi nuớng chín, da cá không cháy nhưng phủ trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da, mùi thơm, chấm với nước “chẻo” (đặc chế từ ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột ngọt và chanh). Món tép nhảy được xem là đặc sản trên đất Lào,tép sống được đánh bắt trên sông Mê Kông còn tươi được vắt chanh vào, tép sẽ bị chín tái cùng với gia vị được ăn sống kèm nước chấm.
Gia vị chính của Lào trong các món ăn là hai vị thuốc “gialang” và “macụt”, cùng với các gia vị khác như ớt, tỏi, phà đẹt… cùng các gia vị Việt Nam. Người Lào đặc biệt thích ăn nướng; từ thịt, cá, cơm đến cả rau củ và gia vị. Họ có thói quen luôn chừa lại một ít thức ăn trong đĩa và không ngồi ăn khi khách đã đứng dậy.Thức uống của Lào có LauLao, Fanthong(gần giống với rượu cần), NamSa (trà pha nhạt), cà phê… Đặc biệt là món dừa nướng. Dừa để nguyên trái nướng vừa phải, lột vỏ rồi ướp lạnh. Nước dừa có vị ngọt và thơm rất lạ, cơm dừa dẻo ăn rất ngon.Món ăn truyền thống trong lễ hội của người Lào, và cũng là một món ăn dân tộc gần gũi nhất của họ, được gọi là Lạp, nghĩa là "may mắn". Lạp là một món đãi tiệc, thường được dọn ra trong những dịp đặc biệt hoặc cho những vị khách danh dự, được người ta so sánh với món thịt nướng của người Tác-ta hay món bít tết Cerviche của người Mexico.
Lạp được làm từ thịt bò, thịt hươu bằm nhuyễn (hoặc thịt trâu, cá) với rau bạc hà xắt nhỏ và nước cốt chanh.
Người Lào cũng rất thích món ăn Việt mà món khoái khẩu nhất là Phở. Phở ăn với một đĩa rau để riêng, gồm rau diếp, bạc hà và măng tre để có thể cho thêm vào nước dùng.
Món ăn Pháp cũng được ưa chuộng tại Lào vì Lào cũng là một thuộc địa của Pháp ở Đông Dương cùng với VN và KPC, cũng chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp và có thể dễ dàng tìm thấy ảnh hưởng này ở mọi nơi, nhất là trong những nhà hàng ở VientianeLuang Phrabang. Món đùi ếch và filet Mignon, bít tết vẫn được ưa chuộng trong nhân dân. Bánh mì giòn kiểu Pháp hay Baguette là món ăn sáng của người Lào. Người Lào nhúng baguette vào cà phê sữa để ăn hay ăn với trứng rán hay nhét pate vào trong như bánh sandwich. Người Lào còn thường dùng bánh mì Croissant và bánh mì socola với một ly cà phê đậm.
Không giống như Phương Tây, người Lào không ăn quanh bàn ăn cao mà người Lào ngồi xổm trên nền nhà, người Lào mang lên bàn cùng một lúc các món ăn. Quan niệm Piep – là cha mẹ, là bề trên luôn ăn miếng đầu tiên để khai mạc bàn ăn, theo thứ tự tuổi tác sẽ ăn các món sau tiếp theo.
Khách đến nhà sẽ tuân theo những quy tắc bắt buộc được xem là nét văn hóa rất riêng của mình, khách không được ngồi ăn trong khi những người khác đã đứng dậy. Tập quán của người Lào là luôn chừa lại thức ăn trong đĩa khi đã ăn xong, nếu khách không chừa lại thức ăn, người ta sẽ cho là khách ăn không đủ no, chủ nhà sẽ bị mất thể diện. Người Lào rất sạch sẽ đến mức kỹ tính, họ có thói quen rửa tay không chỉ trước mà cả sau bữa ăn. được tìm thấy hầu hết trong các lọai thức uống, người Lào có thói quen hay pha trộn nước dừa với các lọai thức uống khác. Lau Lao – một lọai rượu nhẹ làm từ cơm nếp lên men uống với chút chanh và Pepsi. Rượu Lào dễ uống, khó say, nhưng khi say không gây nhức đầu. Các thực phẩm dùng để nấu rượu, xôi, cơm… và gia vị của người Lào và không bắt chước được. Theo tập quán, trong các bữa tiệc lễ hội, vài người ngồi uống Lau lao cùng một lúc bằng những cái ống dài hút rượu từ một bình sứ.
Cà phê Lào thì tuyệt vời, đa số được trồng từ cao nguyên Bolovens màu mỡ ở Nam Lào. Người Lào thích uống cà phê đậm và ngọt, vì thế người ta hay cho thêm đường và sữa đặc vào cà phê. Cà phê thường được pha từng ly, uống kèm với một cốc Nam Sa, một thứ Trà Tàu pha nhạt. Cách Vientiane 15km có chợ Dan Xang chuyên bán "đặc sản" là sâu bọ(bọ xít, bọ hung, bọ vừng, sâu măng tre, nhộng, ve sầu...), côn trùng, dế, trứng kiến... ăn với xôi Lào và vài loại rau, "thập cẩm" thì 25.000 kíp($23.000 VNĐ).
Lào cũng có thương hiệu bia riêng, bia Lào dễ uống và dễ dàng tìm thấy ở hầu hết quán ăn hay nhà hàng nào trên khắp đất nước.À quên, cầu tiêu ngồi xổm vẫn còn rất phổ biến ở Lào ! Bạn nhớ ghé ăn buffet ở phi trường Vientiane, có rượu vang và beer Lào thoải mái. Món gà nướng với xôi Lào ở ngã 3 Seno vừa ngon, rẻ, vừa đỡ đói sau bữa cơm chiều quá dở ở cửa khẩu Lao Bảo.
Savannakhet có casino nổi tiếng là Savan Vegas với hotel khá sạch sẽ(5 sao Lào). Khách sạn Mekong của Quân Khu 4 dọc theo sông Mekong o Thakhet vừa tệ mà thức ăn cũng quá dở, cũng không xài được internet nhưng đó là trạm dừng chân cho hầu hết du khách từ VN qua Lào sau khi qua cửa khẩu Lao Bảo.
Du lịch Lào để hiểu biết về người láng giềng hiền lành và hơi...lười biếng của VN, về văn hoá - lịch sử - phong tục tập quán - danh lam thắng cảnh của một đất nước có chung biên giới và chia sẻ khá nhiều tai họa với VN. Trước đây, Lào cũng là một thuộc địa của Pháp ở Đông Dương cùng với VN và KPC, cũng chịu đô hộ và ảnh hưởng văn hoá Pháp, cũng bị chiến tranh tàn phá y như VN; nhất là khi 2 anh em (cùng cha khác mẹ) ông hoàng Souvanna Phouma và Souphanouvong ngu dại nghe theo lời xúi của VC và Tây mà chia phe đánh nhau y như VC & VNCH. Tức cười nhất là quân của 2 ông có thể vừa bắn nhau xong thì ....ngưng bắn để cùng chui vô quán nào đó ăn nhậu và coi như chưa hề bắn giết nhau ! Họ có thể "hồn nhiên vô tư" dễ dàng như vậy nhưng với lính H'Mong của ông Vang Pao và lính VC thì ...đừng hòng ! Có thể tìm thấy ảnh hưởng của Phật giáo trong bản tánh của dân Lào. Rất nhiều người Việt sinh ra và lớn lên ở Lào. Sau này, nhiều người từ miền Bắc tràn qua làm ăn sinh sống tại Lào; thậm chí nhiều quan chức của Lào là gốc Việt y như thủ tướng Hun Sen ở Campuchia. Các công ty xây dựng VN cũng qua Lào làm ăn, như xây cầu, mở đường, làm thầu hay công nhân; kể cả các công trình thuỷ điện trên dòng Mékong. Khoảng vài năm trở lại, TQ bắt đầu tràn qua buôn bán và đưa dân vào Lào, ráo riết lấn át VN trong việc tạo ra ảnh hưởng chính trị - kinh tế - văn hoá. Thái Lan cũng muốn mở mang làm ăn qua Lào và bắt tay với VN theo kế hoạch của Nhật trong việc mở đường xuyên Á, thông thương từ Thái qua Lào ra Đà Nẳng, Quảng Trị. Lào đã trở thành miếng mồi ngon cho nhiều "đại gia" trong khu vực này. Trong khi Vang Pao bị Mỹ đưa ra Toà Án California để "dằn mặt" các phe chống Cộng thì đồng bào của ông đang bị tiêu diệt sau khi bị dồn vào đường cùng. Có lẽ bây giờ Vang Pao và dân H'Mong mới thấm thía câu nói rất hay của cựu Thủ Tướng Sirik Matak(KPC) - làm "đồng minh" với Mỹ khó thiệt; nhất là khi chơi với CIA thì càng khó hơn khi số phận của Ngô Đình Diệm & Nhu, Phác Chính Hy... mãi mãi là "bài học nhớ đời" cho bất kỳ ai ngu và điên khi quá tin chính phủ Mỹ, bám đít Mỹ, làm "tay sai" cho Mỹ !
Nếu thức dậy sớm bạn mới có thế bắt gặp những hình ảnh này ....
DSCN1552
Đến cố đô Luang Phabang (Lào), du khách dễ dàng cảm nhận nét hiền hòa của người dân Lào, chứng kiến hàng trăm nhà sư đi khất thực vào sáng sớm hay tham quan những đền chùa được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Phố trung tâm Luang Phabang với những ngôi nhà cổ bên đường.
Chùa Xieng Thong được xây từ năm 1560, từng bị phá hủy và được xây lại.
Chùa Mai, một công trình khá đặc sắc với 5 tầng mái.
Chùa Visoun với một ngôi mộ hình quả dưa.
Uy nghiêm.
Cổng của ngôi chùa Xieng Thong.
Những hoa văn trạm khắc tinh tế.
Những pho tượng cổ được bảo tồn.
Buổi sáng, người dân Lào và du khách dậy sớm dâng xôi, thức ăn cho các nhà sư.
Hàng trăm nhà sư đi khất thực mỗi sáng là nét văn hóa độc đáo ở Luang Phabang.
Trên đường phố, nhà sư cũng lao động như người dân.
 
 
Region: Southeast Asia
Area total: 236,800 km2
Coast line: Landlocked country

Capital: Vientiane
Vientiane
Parliament building
City hall
Patuxai (victory gate)
Patuxai
Patuxai details

Patuxai details
Pha That Luang
Pha That Luang entrance
Buddha Park
Buddha statues
Wat Si Saket
Wat Si Saket - Unique collection of Buddha statues of various styles and eras, made of wood, stone, silver, bronze or clay..
Drum tower
 
Night market



Akha woman
Akha woman
All Lao Elephant Camp in Luang Prabang
Attached                                                           Image:                                                           monthly_04_2011/post-2019-0-67909600-1302647868.jpg
Before the cremation of the deceased

Luang Prabang
Luang Prabang at night
Museum Luang Prabang

Cave Temple-Pak Ou
Cave Temple-Pak Ou
Pak Ou
Wat Xieng Thong Temple
Temple interior
Wat Ho Phra Bang
Temple guardian
 
Haw Pha Beng Temple interior
Mekong River
Don Det
Don Khone
Attached                               
                               Image:                                                           monthly_04_2011/post-2019-0-68836900-1302728766.jpg
Khouang Si Waterfall
Irgendwo
Kong island
Khouang Si waterfall
Luang prabang
Mekong
Mekong

;-))

No comments:

Post a Comment