1. Singapore:

Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là siMha (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một truyền thuyết về một vị hoàng tử nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là thành phố Sư Tử (Singapura). Ngay tại bờ biển, một bức tượng Sư Tử trắng thật lớn đang phun nước là biểu tượng của đảo quốc Sư Tử này.

Singapore từng là một làng cá của người Mã Lai khi nó bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ 19. Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai và sau này là một phần trong Liên bang Mã Lai. Khi giành được độc lập, Singapore là một nước nhỏ với rất ít tài nguyên thiên nhiên, không ổn định về chính trị- xã hội và cũng không phát triển về kinh tế. Đầu tư nước ngoài và việc công nghiệp hóa do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra một nền kinh tế chủ yếu dựa vào vị trí địa lý là một hải cảng nằm trên đường qua lại giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (eo biển Mallacca), với những văn phòng đại diện của nhiều tập đoàn và đại công ty tư bản (chủ yếu là Anh-Mỹ và Tây Âu) cần nhân viên có khả năng Anh Ngữ và giao tế - quảng bá, tập trung xuất khẩu hàng điện tử và gia công. Chính bộ máy nhà nước gọn nhẹ với những lãnh đạo giỏi và thanh liêm biết đề ra những chủ trương, chính sách thích hợp, dứt khoát và hiệu quả đã là động lực thúc đẩy Singapore nhanh chóng đi lên và tạo được sự kính phục của các nước khác.

Hơn 90% dân cư Singapore sống trong các khu nhà xây dựng sẵn của Ban Phát


Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Nhật xâm chiếm Malaya và những vùng lân cận, lên đến cực điểm tại Singapore. Quân Anh nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15-2-1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to(nghĩa là "Ánh sáng Miền Nam") và chiếm đóng cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo vào tháng 10-1945.

Ngày quốc khánh: 9 tháng 8
Tổng thống: Sellapan Ramanathan, nhậm chức ngày 1 tháng 9 năm 1999, nhiệm kỳ 6 năm
Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004
Thể chế nhà nước: chế độ cộng hoà.
Chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền. Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm 1992 đến nay Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện nay là Tony Tan.
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor của Malaysia — một con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor-Singapor ở phía Bắc, băng qua eo biển Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu phía Tây nối với Juhor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc Singapore bao quanh

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.
Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 34°C (72°–93°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C (65,1°F) và 37,8°C (100,0°F).
Quá trình đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng nhiệt đới, hiện chỉ còn lại một trong các khu rừng này là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ, như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa (reservoir) hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả. Do vậy nông nghiệp không phát triển. Hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn(semi-conductor). Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Hệ thống giao thông công chánh ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh (tay lái bên trái, khác với giao thông tay phải của châu Âu lục địa). Xa lộ cao tốc (freeway) rất tốt.
Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus và tàu điện ngầm (subway) mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit). Người đi xe bus trả tiền mua vé cho từng chặng, ngoại trừ trường hợp họ có thẻ từ tự động EZlink (thẻ này cho phép họ sử dụng dịch vụ của xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 42 ga (hiện vẫn tiếp tục phát triển) từ 06:00 tới 24:00, rất sạch và tiện lợi. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore và không quá đắt.
Do Singapore có diện tích rất hẹp nên chính quyền Singapore thường có những b

Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy đa số chỉ dùng cho du lịch. Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.
Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7-2007) trong đó 76,8% là người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người gốc khác. Khá nhiều người Việt đang đi du học và "lao động hợp tác" cùng với một số cô gái kết hôn hay làm gái mại dâm ở đây.
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai... Trẻ em bắt đầu đi học từ 6 tuổi. Hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm: 6 năm cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp dự bị đại học (pre-university) hoặc vào các trường kỹ thuật (polytechnic).
![[PGP.jpg]](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjE8-rJ8gYRElQNZGfGC_kBFo_o8Ss7tUEs_BjHm-C-9WXjdmN_kKeDhLi2RdgnvusJpv7dguQrvRU-Lsq9k5q1sE4JcFteaOQBfiZ_jbS7ILswaNmFgJdE1e7JsNZxe2m6UGHSSevKz_g8/s1600/PGP.jpg)
Vào thập niên 1980, Singapore cũng có trại tị nạn cho thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi. Nhiều nước phương Tây có chương trình cứu vớt những thuyền nhân này với sự trợ giúp của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR). Trong số những nước có tàu vớt người vượt biển có Hoa Kỳ với tàu Akuna (do ông Jack Bailey làm thuyền trưởng), Đức với tàu Cap Anamur. Trại tị nạn có địa chỉ là Hawkins Road, Singapore 2775. Sau một thời gian tạm trú tại Trại tị nạn Singapore, những thuyền nhân này được đi định cư ở một nước thứ ba theo tiêu chuẩn của mỗi người. Tôi tìm đến báo Straits Times, Singapore News và đài Singapore FM để nhờ họ chỉ dẫn và giúp đỡ trong việc đi tìm những "ân nhân" đã cứu vớt chúng tôi năm xưa. Suốt 2 ngày đi vào khu cảng đánh cá Sentosa rồi qua các đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và tìm đến khu Pasir Ris, cảng Punggol nhưng vẫn chưa tìm ra đầu mối nào nên có lẽ sẽ phải trở lại nhiều lần nữa thì may ra... 20 năm qua, biết bao thay đổi.
Năm 2006 là năm Singapore quảng cáo mạnh mẽ cho kỹ nghệ du lịch nên giá rẻ hơn và nhiều người Việt đã có cơ hội qua tham quan Singapore và tham dự nhiều lễ hội, đi mua sắm và sẵn dịp cũng qua Malaysia chơi. Đến Singapore, ai cũng thích đi cáp treo qua đảo Sentosa chơi(như Disneyland/ Mỹ), hay shopping ở những thương xá như Ngee Ann City , Tangs Department Store , Wisma Atria , The Heeren hay Centrepoint trên đường Orchard (mệnh danh là Champs-Élysée của Sing), hay vô Night Safari với trên 100 thú hoang dã và động vật quý hiếm. Ăn tối trong khu Chinatown (phố Tàu) và thưởng thức chương trình nhạc nước (dancing water) màu kỳ ảo tại Asian Village (Làng Châu Á), tham quan khu SunTec City Mall với hồ nước phun, vườn bách thảo, tham quan một vòng quanh vườn chim Jurong nổi tiếng bằng xe điện (monorail) và ghé coi bird show hấp dẫn hơn LA ZOO, sở thú, phi trường Changi, bến tàu (boat quay), các siêu thị, trung tâm thương mại và khu ngân hàng (Financial district) đồ sộ của Singapore, thưởng thức chương trình biểu diễn nhạc nước đặc sắc nhất Châu Á và tiết mục biểu diễn tia Laser phát ra từ đỉnh tượng Sư Tử biển cao 37m trong công viên Sư Tử biển (Merlion Park), xem tòa nhà quốc hội, lên đỉnh Mount Faber (đỉnh cao nhất Singapore) ngắm toàn cảnh Singapore y như Victoria Peak của Hongkong... là những "điểm hẹn" nổi tiếng của Sing. Đảo quốc nhỏ bé này chỉ đi 2 ngày là ...hết ! Nổi bật nhất là sạch sẽ và kỷ luật nhất Thế Giới nhưng nhà vệ sinh công cộng ở ngay tại cửa khẩu Sing - Mã cũng ...khai ngấy nồng nặc mùi nước tiểu! Singapore có "khu đèn đỏ" Geylang "sống" dậy trái ngược hoàn toàn với khu trung tâm dọc đại lộ Orchard với những đại siêu thị và khu mua sắm luôn đi "ngủ" sớm từ lúc chín giờ rưỡi, mười giờ. Cuộc sống về đêm ở khu Geylang không chỉ cho thấy một góc tối của xã hội Sing mà nó còn là nơi kiếm sống của bao cô gái đến từ các nước Châu Á, trong đó có các cô gái Việt đứng đường và sẳn sàng qua đêm với bất kỳ ai muốn nữa. Từ đầu đường đến cuối đường Joo Chiat nhỏ hẹp, dài chừng 500m nhưng san sát quán bar, karaoke và quán ăn đêm đèn đóm sáng choang. Có không ít quán ăn VN. Một bát phở kiểu... Việt-Sing cỡ medium cũng không ăn hết được vì quá... dở, giá sáu (6) đô Sing, tính ra gần 70.000 đồng VN. Một giọng hát Việt vẳng ra từ một quán karaoke làm cho con phố xứ người này mang đến cho tôi cảm giác gần gũi hơn. Phía trước tôi là một quán ăn VN, quán Trang. Hai cô gái vừa bước ra từ đó, thoắt cái đã nghe họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt thay cho những câu tiếng Hoa ngọng líu trước đó khi họ ngồi chung bàn với mấy gã đàn ông Sing.Các cô được phép nhập cảnh theo diện du lịch vào Sing nhưng phải ráo riết hành nghề để kịp trả dần cả vốn lẫn lãi. Bốn, năm cô thuê chung một nhà trọ giá rẻ, mỗi người mỗi ngày phải trả tiền thuê mười đô Sing. Ăn uống và cái gì ở Sing cũng đắt đỏ nên họ luôn dè sẻn để tiết kiệm chi phí, vậy mà chi phí tối thiểu mỗi ngày của mỗi cô cũng phải từ 40-50 đô Sing. Những năm trước, gái Việt sang Sing thường được cho phép nhập cảnh đến một tháng. Dần dà chuyện sang Sing làm gái lậu bị lộ nên thời hạn bị rút ngắn xuống còn hai tuần. Nhiều cô "đi du lịch" liên tục bị an ninh sân bay Changi tại Sing nghi ngờ, bắt phải lăn tay để lưu vào tàng thư, đồng thời đóng thế chân 1.000 đô Sing mới cho nhập cảnh vào Sing mười ngày. Thời hạn nhập cảnh ngắn như vậy khiến nhiều cô chưa kịp bắt nhịp hành nghề ở xứ người nên mắc lõm là cái chắc. Để tránh thất thu nợ, nhiều cô nhờ "người quen" (đường dây sex tour quốc tế?) đưa sang Mã Lai theo đường bộ, trong ngày nhập cảnh trở lại Sing để được đóng dấu cho nhập cảnh thêm mười bữa nửa tháng nhưng thời hạn được nhập cảnh không phải là nỗi lo duy nhất mà các cô gái Việt ở Joo Chiat cần phải đối phó. Các cô gái Việt vốn đã hết thời ở VN khó cạnh tranh lại gái Trung Quốc và gái Thái với hình thức khêu gợi và công nghệ "làm nghề" cũng cao hơn một bậc. Còn một nỗi lo luôn ám ảnh các cô gái Việt hoạt động mại dâm lậu ở Sing là sự truy quét của cảnh sát. Nếu các cô bị bắt cùng với khách mua dâm cũng sẽ bị trục xuất về nước và không bao giờ còn được phép nhập cảnh vào Sing. Nghề mại dâm ở Sing được luật pháp cho phép với sự quản lý khá chặt từ an ninh đến vấn đề y tế, sức khoẻ. Các nhà chứa có phép nếu bị khách làng chơi hay dân du côn, giang hồ nào tới quậy phá nếu được báo cảnh sát sẽ đến ngay, thẳng tay trừng trị. Song nếu bán dâm lậu như các cô gái Việt thì chỉ còn cách nín chịu hoặc lo thoát thân cho xong, dù có bị khách làng chơi hung tợn hành hạ và cưỡng ép đi nữa. Đã có nhiều cô gái Việt bị trục xuất. Cũng không ít cô sang Sing với ước mong kiếm chút vốn để đổi nghề nhưng bất thành. Họ trở về VN với danh nghĩa "đi du lịch Singapore" nhưng thực chất đã có một quãng thời gian mang thân phận làm gái dạt trôi nơi xứ người. An ninh và chính quyền VN cũng biết rõ chuyện này nhưng họ làm lơ vì lý do gì thì ai cũng biết, không cần nói ra đây. Qua Malaysia cũng gặp chuyện này, thậm chí bi đát hơn nhiều vì dân Mã ác hơn.Ai đến Singapore cũng ghé Sentosa - một hòn đảo rất bình thường, loại đảo này có vô số tại Việt Nam, nhưng qua mắt nhìn và bàn tay quy hoạch can thiệp một cách chuyên nghiệp của những nhà kinh doanh du lịch, Sentosa trở thành điểm du lịch nhiều ấn tượng. Hãy đi cáp treo ngắm cảnh đến đảo Sentosa, có thể ngắm nhìn bao quát đường chân trời Singapore và hải cảng sầm uất của đảo quốc này. Chương trình tour trên đảo sẽ bắt đầu với chuyến tham quan đến "Bảo tàng sáp" Singapore bao gồm các khu vực chuyên đề như “Những người sáng lập Singapore” (Pioneers of Singapore), Phòng trưng bày hình ảnh về các sự kiện đầu hàng (Surrender Chambers) và Lễ hội Singapore (Festivals of Singapore) để hiểu biết thêm về lịch sử, văn hoá, con người & đất nước Sing(chỉ bằng đảo Phú Quốc). Nhiều người nói rằng Sentosa là sự kết hợp hoàn hảo giữa một khu vui chơi giải trí nhiệt đới, công viên thiên nhiên và những trung tâm di sản văn hóa. Chỉ sau vài phút đi bằng cáp treo, xe điện hoặc bus là tới khu nghỉ mát trên đảo Sentosa (Island Resort) rộng 390 hecta với cảnh quan tuyệt đẹp và nhiều hoạt động giải trí phong phú của Singapore. Năm 1972, nơi này còn là 1 làng chài Sentosa (có nghĩa là hòa bình và thanh bình) mà trước kia từng là khu doanh trại của quân Anh, được đầu tư để trở thành một khu nghỉ mát yên bình trên đảo. Khi đặt chân lên hòn đảo này, du khách có thể khám phá một phần thiên đường của riêng mình trong số nhiều điểm tham quan hấp dẫn - lịch sử và văn hóa sống động, các chương trình giải trí suốt ngày đêm, cây cối sum suê, những khu vườn được cắt tỉa nghệ thuật, những vòi nước nhảy múa và hai sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế với những cảnh quang tuyệt đẹp. Tới đây, những người yêu thích biển sẽ cảm thấy thích thú với các trò chơi và môn thể thao trên bãi biển thú vị được tổ chức trên 3,2km bờ biển chạy dọc Siloso, Palawan và Tanjong như đi xe đạp, canô, trượt patin, hay đơn giản chỉ là thư giãn trong các quán bar bên bờ biển. Hãy xem những con công, những chú khỉ và các chú sóc thân thiện. Sentosa có rất nhiều quạ, từng đàn quạ bay liệng, thư thái, thậm chí là quá bạo dạn trước mắt người, có những chú quạ đứng rỉa lông ở cành cây thấp nơi nhiều khách du lịch đang đi qua. Lại có con nhảy xuống sân, nhặt ăn thức ăn thừa. Quạ đen như chim cảnh. Ði dạo dọc theo lối mòn Nature Walk/Dragon qua khu rừng mưa nhiệt đới và dừng lại tại một vị trí thuận lợi trên đỉnh Imbiah để chiêm ngưỡng cảnh đẹp như tranh của những hòn đảo lân cận. Ðể gần gũi hơn với những tạo vật của thiên nhiên, hãy tìm đến “Thế giới nước” và hồ cá heo hồng, làm quen với những cô nàng cá heo hồng đáng yêu và các sinh vật biển thú vị khác. Hoặc ngắm nhìn 2.500 chú bướm (hơn 50 loài) và những loài côn trùng quý hiếm như rệp mặt người, bọ que, động vật nhiều chân khổng lồ, bọ cạp và xén cánh tê giác tại “Công viên Bướm” và “Vương quốc Côn trùng”. Có thể tìm hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh tại Singapore, nền văn hóa đa dạng cùng những di sản ấn tượng tại Bảo tàng sáp (Wax Museum) Singapore được chia theo 3 thời kỳ, được kể lại thông qua những nhân vật trông như người thật, kỹ thuật hoạt hình sinh động và những hiệu ứng đặc biệt. Giải trí đơn thuầnĐứng sừng sững ở độ cao 37m là tượng Sư tử biển - biểu tượng du lịch của Singapore với hình ảnh một con thú đầu sư tử, mình cá. Tại đây, du khách sẽ có một cái nhìn toàn cảnh Sentosa, đường chân trời thành phố Singapore và các hòn đảo lân cận. Ðắm mình vào những cảnh đẹp tuyệt vời đến không ngờ ở tầng 9 (miệng sư tử) và tầng 12 (đầu sư tử) để có cái nhìn toàn cảnh ngoạn mục ở góc nhìn 360 độ. Nếu du khách muốn chinh phục độ cao, hãy đến với Đài quan sát Carlsberg với sức chứa lên đến 72 người trong một cabin ấm cúng có gắn máy lạnh với chuyến tham quan kéo dài 7 phút. Hãy chuẩn bị đón nhận những cảm giác hồi hộp đầy bất ngờ tại Rạp chiếu phim 3 chiều Cinemani, và chuẩn bị tinh thần để la hét cho đến khi khản giọng! Sijori WonderGolf là điểm vui chơi dành cho cả gia đình gồm một công viên golf thu nhỏ ngoài trời với tất cả những chướng ngại, dốc, đường hầm và bẫy nhân tạo. Ðược xây dựng vào thập niên 1880, Siloso là pháo đài cuối cùng của quân đội Anh vào thời kỳ Nhật Bản xâm chiếm Singapore. Hãy khám phá những vùng đất lịch sử khác trên đỉnh Imbiah, nơi còn tàn tích của những trận chiến trước đây. Với vô số những hoạt động giải trí quanh năm, bạn sẽ tha hồ lựa chọn! Hãy khám phá những buổi tiệc trên biển, các chương trình liên hoan khiêu vũ, các buổi hòa nhạc văn hoá dân gian hiện đại, những sự kiện thể thao quốc tế và còn nhiều hơn thế nữa!
Cuộc sống về đêm: Khi màn đêm buông xuống, chương trình dạ tiệc lại bắt đầu! Hãy đi bộ dọc theo Công viên nhạc nước, đắm mình dưới ánh đèn lung linh màu sắc. Hoặc chiêm ngưỡng đường chân trời lộng lẫy từ trên đầu tượng Sư tử biển hoặc Dragon Court. Hãy khám phá truyền thuyết về biểu tượng Sư tử biển khi bạn dạo bước dọc Merlion Walk, con đường dành cho người đi bộ dài 120m được tô điểm với những vòi phun nước rực rỡ sắc màu. Chương trình nhạc nước nổi tiếng hơn bao giờ hết - một vũ điệu giữa nước và lửa - một màn trình diễn tuyệt vời với sự phối hợp của ánh sáng và âm thanh vào buổi tối. Công nghệ laser tối tân này là sự phối hợp tuyệt vời giữa những hình ảnh động, hình ảnh không gian 3 chiều, những vũ điệu balê của các vòi nước cùng thế giới âm thanh và ánh sáng đa chiều. Nghỉ lại 1 đêm trên đảo Sentosa, từ các loại khách sạn 5 sao (The Sentosa Resort & Spa, Shangri-La’s Rasa Sentosa Resort và Sijori Resort) đến những biệt thự nhỏ bằng gỗ với giá cả phải chăng (Sentosa Holiday Chalets và NTUC Sentosa Beach Resort) cùng những khu cắm trại rẻ tiền. Sentosa đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của du khách. Các khu dịch vụ ẩm thực đa dạng( từ thức ăn Tàu, Ấn tới Pháp, Ý hay Malay...) trên đường Adam, Zion (mé sông),khu Chomp Chomp, Lau Pa Sat, Newton Circus,etc... luôn sẵn sàng phục vụ du khách với Satay (Malays, Chinese), Roti Prata (Indian "pizza"), Fried Kway Tiao (mì), Hokkien Noodles (mì seafood, cơm gà Hảinam, đồ ngọt Kachang(có nước đá bào), Chendol (chè), Grass Jelly và Tao Suan (bánh bột chiên). Fast food có McDonald’s, Kentucky Fried Chicken (KFC), Pizza Hut, Burger King, MOS Burger... Càphê có Starbucks, Coffee Bean & Tea Leaf, Coffee Club. Vài nhà hàng ngon như La Smorfia (Italian), Ponderosa (Western),The Pinnacle và khá nhiều quán ăn Tàu, Malay ở khắp nơi (dĩ nhiên mắc hơn Chợ Lớn/ VN hay Chinatown/ Los Angeles nhiều !). Nói thật, thức ăn ở Sing - Mã không ngon như VN; chỉ có lẩu Mông Cổ và các món Tàu.
Dịch vụ xe buýt và xe điện MRT cũng luôn sẵn sàng để đưa du khách đi tham quan khắp nơi trên hòn đảo xinh đẹp này. Singapore quả là nhà kinh doanh du lịch chuyên nghiệp nên khi đi với Viet Travel mới thấy công ty du lịch này quá tệ, hết dám đi lần nữa.
2. Malaysia:
Malaysia là một liên bang gồm 13 bang, với hai vùng địa lý bị chia tách bởi Biển Đông:

- Bán đảo Malay (hay Tây Malaysia) có biên giới trên bộ mà phía bắc giáp với Thái Lan và phía nam nối với Singapore; gồm 9 lãnh thổ quốc vương hồi giáo (Johor, Kedah, Kelantan, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Selangr và Terengganu - tỉnh này có đảo Pulau Bidong là trại tị nạn của hàng trăm ngàn người Việt Nam), hai bang dưới sự lãnh đạo của Thống đốc (Malacca và Penang) và hai vùng lãnh thổ liên bang (Putrajaya và Kuala Lumpur).
- Malaysian Borneo (hay Đông Malaysia) chiếm phần phía bắc đảo Borneo, giáp với Indonesia và bao quanh Vương quốc Hồi giáo Brunei. Gồm các bang Sabah và Sarawak cùng với vùng lãnh thổ liên bang Labuan.
Cái tên "Malaysia" được chấp nhận năm 1963 khi Liên bang Malaya (tiếng Malay:


Malaysia bán đảo, gọi là bán đảo Malaysia, phía bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông, phía nam giáp eo biển Singapore, phía đông giáp eo biển Malacca.Malaysia hải đảo, gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia.
Hai phần này chia tách nhau bởi Biển Đông và có nhiều đặc điểm địa hình tương tự ở cả Tây và Đông Malaysia với những đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc và núi non, điểm cao nhất là Núi Kinabalu ở độ cao 4,095.2 mét (13,435.7 ft), cao nhất Đông Nam Á, trên đảo Borneo. Khí hậu địa phương là khí hậu xích đạo đặc trưng bởi những cơn gió mùa tây nam (tháng 4 tới tháng 10) và đông bắc (tháng 10 tới tháng 2). Eo Malacca, nằm giữa Sumatra và Bán đảo Malaysia, được cho là tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới. Putrajaya

Thay vì dựa vào nguồn nhân lực người Malay bản xứ, người Anh đã đưa người Trung Quốc, Ấn Độ tới làm việc tại những mỏ khai thác và trên những cánh đồng. Dù nhiều người trong số họ sau đó đã quay về quê hương khi hết hạn hợp đồng, một số người đã ở lại Malaysia và định cư vĩnh viễn.Khi Malaya tiến tới độc lập, chính phủ bắt đầu đưa ra những kế hoạch kinh tế năm năm. Trong thập kỷ 1970, Malaysia bắt đầu bắt chước những "con Hổ Châu Á" và bắt đầu quá trình chuyển tiếp từ nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp mỏ và nông nghiệp sang nền kinh tế chế tạo. Với đầu tư từ Nhật Bản, các ngành công nghiệp nặng nhanh chóng phát triển trong vài năm. Xuất khẩu của Malaysia trở thành khu vực mang lại tăng trưởng chủ yếu. Malaysia liên tục đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7% với tỷ lệ lạm phát thấp trong thập niên 1980 và 1990.
Sự bùng nổ kinh tế đã dẫn tới nhiều vấn đề về cung cấp nguyên liệu. Thiếu hụt nhân công nhanh chóng dẫn tới làn sóng hàng triệu lao động nước ngoài tràn vào, nhiều người trong số họ là lao động bất hợp pháp. Sau này, Malaysia đã có được sự phục hồi kinh tế tốt hơn các nước láng giềng. Tuy tốc độ phát triển hiện nay không cao nhưng nó được coi là bền vững.
Vận tải và viễn thông:

Đường xá tại Đông Malaysia và bờ biển phía đông Bán đảo Malaysia nói chung chưa được phát triển. Dịch vụ đường sắt tại Tây Malaysia do Keretapi Tanah Melayu (Malayan Railways) điều hành và mạng lưới đường sắt lớn của nước này kết nối mọi thành phố và thị trấn lớn trên bán đảo, gồm cả Singapore. Cũng có một tuyến đường sắt ngắn tại Sabah do North Borneo Railway điều hành chủ yếu dùng để vận chuyển hàng.
Có các cảng biển tại Tanjong Kidurong, Kota Kinabalu, Kuching, Kuantan, Pasil Gudang, Tanjung Pelepas, Penang, Cảng Klang, Sandakan và Tawau.
Những sân bay tầm vóc quốc tế, như Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur tại Sepang, Sân bay Quốc tế Penang tại Penang, Sân bay Quốc tế Kuching và Sân bay Quốc tế Langkawi phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế. Cũng có sân bay tại các thị trấn nhỏ cũng như đường băng nội địa tại vùng nông thôn Sabah và Sarawak. Có các chuyến bay hàng ngài giữa Đông và Tây Malaysia, đây là các di chuyển duy nhất của hành khách giữa hai phần đất nước, cũng như các chuyến bay thường xuyên tới nhiều điểm trên thế giới. Malaysia là nước có hãng hàng không giá rẻ đầu tiên trong vùng, Air Asia. Kuala Lumpur là đầu mối của hãng và hãng này có nhiều đường bay quanh khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Y tế - Chăm sóc sức khoẻ
Xã hội Malaysia đặt nặng tầm quan trọng trên việc mở rộng và phát triển dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chi 5% ngân sách lĩnh vực phát triển công cộng chính phủ cho y tế — tăng 47% so với trước đó. Con số này đồng nghĩa với mức tăng hơn 2 tỷ Ringgit Malaysia. Với số người cao tuổi ngày càng lớn, chính phủ muốn cải thiện nhiều lĩnh vực gồm nâng cấp các bệnh viện sẵn có, xây dựng và trang bị mới các bệnh viện, mở rộng số bệnh viện đa khoa, cải tiến đào tạo và mở rộng chăm sóc sức khỏe từ xa. Trong vài năm vừa qua họ đã gia tăng đang kể nỗ lực nhằm cải thiện những hệ thống sẵn có và thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Hệ thống y tế Malaysia đòi hỏi các bác sĩ phải làm việc 3 năm trong các bệnh viện cô

Giáo dụcViện Victoria là trường lâu đời nhất tại Đông Nam Á. Giáo dục tại

5 trường đại học quốc tế có uy tín đã thiết lập chi nhánh tại Malaysia từ năm 1998 gồm: Đại học Monash (Sunway Campus), Đại học Công nghệ Curtin (Sarawak Campus), Đại học Swinburne Chi nhánh Sarawak, Đại học Nottingham Chi nhánh Malaysia và Đại học FTMS-De Monfort Chi nhánh Malaysia tại Kuala Lumpur.
Sinh viên có thể chọn lựa theo học các trường đại học tư sau khi hoàn thành cấp hai. Đa số trường có liên kết giáo dục với các trường đại học nước ngoài, đặc biệt với Hoa Kỳ, Anh Quốc và Australia. Sinh viên Malaysia ở nước ngoài chủ yếu học tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Canada, Singapore, và Nhật Bản. Ngoài chương trình giảng dạy Quốc gia, Malaysia có nhiều trường quốc tế, gồm: Trường Quốc tế Australi, Malaysia (Chương trình giảng dạy Australia), Trường Alice Smith (Chương trình giảng dạy Anh), Trường Quốc tế Garden (Chương trình Anh), Trường Quốc tế Lodge (Chương trình Anh), Trường Quốc tế Kuala Lumpur (Chương trình giảng dạy Mỹ và Tú tài Quốc tế), Trường Nhật Kuala Lumpur (Chương trình Nhật), Trường Quốc tế Penang (Tú tài Quốc tế và Chương trình Anh), Lycée Français de Kuala Lumpur (Chương trình Pháp) và các trường khác.
Dân số:
Dân số Malaysia gồm nhiều nhóm sắc tộc, với nhóm người Malay nắm ưu thế

Khoảng 380,000 người nước ngoài không giấy phép đã rời nước này trong một thời hạn "ân xá" bắt đầu năm 2004 và đã được kéo dài nhiều lần. Trong thời hạn này, người nước ngoài không giấy phép có thể ra đi mà không bị phạt. Ngày 1 tháng 3 năm 2005, khoảng 300,000 cảnh sát và 560,000 Người tình nguyện Nhân dân đã bắt đầu lục tìm những người nước ngoài không giấy phép còn ở lại trong nước trong Chiến dịch Tegas; những người tình nguyện được nhận 100 RM cho mỗi người nước ngoài họ bắt được.
Tôn giáo:Malaysia là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của


Trong quá khứ, tiếng Malay thường được viết bằng ký tự Jawi, một ký tự dựa trên ngôn ngữ Ả rập. Cùng với thời gian, ký tự Latinh hoá dần chiếm vị trí của Jawi trở thành ký tự phổ biến. Điều này phần lớn vì sự ảnh hưởng của hệ thống giáo dục thuộc địa, vốn dạy trẻ em viết bằng ký tự Latinh chứ không phải ký tự Ả rập.
Nhóm bản xứ không Malay lớn nhất là người Iban tại Sarawak với số lượng hơn 600,000 người. Một số người Iban vẫn sống trong các ngôi nhà dài truyền thống trong rừng già dọc theo các con sông Rajang và Lupar và các phụ lưu của chúng, dù nhiều người đã tới sống tại các thành phố. Người Bidayuh, số lượng khoảng 170,000 người, sống tập trung ở vùng phía tây nam Sarawak. Bộ tộc bản xứ lớn nhất tại Sabah là Kadazan. Họ chủ yếu là những nông dân theo Thiên chúa giáo. 140,000 người Orang Asli, hay những bộ tộc thổ dân, gồm một số cộng đồng sắc tộc khác nhau sống trên Bán đảo Malaysia. Đa số những người sinh sống bằng nông nghiệp hay săn bắn hái lượm du mục truyền thống, đã định cư và hòa nhập một phần vào xã hội hiện đại Malaysia. Tuy nhiên, họ vẫn là nhóm nghèo nhất trong nước.
Người Hoa tại Malaysia chủ yếu theo Phật giáo (phái Đại Thừa), Lão giáo hay Thiên chúa giáo. Người Trung Quốc tại Malaysia sử dụng nhiều loại tiếng địa phương Trung Quốc gồm tiếng phổ thông, Hokkien/Fujian, Quảng Đông, Hakka và Teochew. Nhiều người Trung Quốc tại Malaysia cũng sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Người Trung Quốc từ lâu đã chiếm vị trí quan trọng trong cộng đồng thương mại Malaysia, nắm hầu hết những ngành thương mại, nhất là buôn bán nhỏ và tiêu dùng.
Người Ấn Độ tại Malaysia chủ yếu là người Hindu Tamil từ miền nam Ấn Độ nói tiếng Tamil, cũng có các cộng đồng Ấn Độ khác nói tiếng Telugu, Malayalam và Hindi, sống chủ yếu tại các thị trấn lớn ở ven biển phía tây bán đảo. Nhiều người Ấn Độ thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu sống tại Malaysia cũng dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ và họ nắm phần lớn bộ máy hành chánh công quyền từ trung ương đến địa phương. Cũng có một cộng đồng người Sikh khá lớn tại Malaysia với hơn 83,000 người. Đa số người Ấn Độ di cư tới đây đều là các thương nhân, giáo viên và những thợ thủ công có chuyên môn. Một số lượng lớn khác là những nhân công nhập cư từ Ấn Độ ở thời thuộc địa Anh làm việc trong ngành lâm nghiệp
Người Âu Á, Campuchia, Việt Nam và các bộ tộc bản xứ khác chiếm phần dân số còn lại. Một số lượng nhỏ người Âu Á, hậu duệ người lai Bồ Đào Nha và Malay, nói một thứ thổ ngữ dựa trên tiếng Bồ Đào Nha được gọi là Papiá Kristang. Cũng có những người Âu Á hậu duệ người lai Philippines và Tây Ban Nha, chủ yếu sống tại Sabah. Là hậu duệ của những người nhập cư từ Philippines, một số sử dụng tiếng Chavacano, thổ ngữ dựa trên tiếng Tây Ban Nha duy nhất tại Châu Á. Người Campuchia và người Việt Nam chủ yếu theo Phật giáo (người Campuchia theo Tiểu Thừa, người Việt Nam theo Đại Thừa).
Âm nhạc truyền thống Malaysia bị ảnh hưởng nhiều từ phong cách Trung Quốc và Hồi giáo.
Quyền công dân :

Phong tục:
Phong tục và những điều cấm kỵ: khi gặp nhau người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay người kia, sau đó chắp hai bàn tay với nhau. Người Malaysia rất kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Nữ thường mặc áo dài tay. Chủ đề tốt nhất bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, bóng đá, lịch sử... tránh nói đến chủng tộc và chính trị, mức sống, mức thu nhập. Dân Malay và gốc Ấn thường ăn cơm bằng ...tay (không cầm đũa, muỗng, nĩa gì hết!) - nghĩa là ăn bốc ! Đừng quên dân đạo Hồi không ăn thịt heo và dân Hindu không ăn thịt bò.
Ngày lễ:
Người Malaysia có nhiều ngày lễ hội suốt cả năm. Một số ngày lễ được liên bang coi là ngày nghỉ lễ côgn cộng và một số ngày lễ khác chỉ được tổ chức tại từng bang riêng biệt. Các lễ hội khác thuộc các nhóm sắc tộc và tôn giáo riêng biệt, nhưng không phải ngày lễ công cộng.
Đồ ăn lễ hội đặc trưng trong dịp Hari Raya Puasa hay Hari Raya Haji (theo chiều kim đồng hồ từ dưới bên trái): súp thịt bò, nasi himpit (cơm nặn khuôn), thịt bò rendang và sayur lodeh.
Ngày lễ quan trọng nhất là "Hari Merdeka" (Ngày độc lập) ngày 31 tháng 8 kỷ niệm nền độc lập của Liên bang Malaya năm 1957, tuy Ngày Malaysia chỉ được tổ chức tại bang Sabah ngày 16 tháng 9 đều kỷ niệm việc thành lập Malaysia năm 1963. Hari Merdeka, cũng như Ngày Quốc tế Lao động (1 tháng 5), ngày Sinh nhật Nhà Vua (thứ 7 đầu tiên của tháng 6) và một số ngày lễ khác được coi là ngày lễ công cộng trên toàn liên bang.
Người Hồi giáo tại Malaysia (gồm tất cả người Malays và những người Hồi giáo không Malay khác) kỷ niệm Những ngày lễ Hồi giáo. Lễ hội quan trọng nhất, Hari Raya Puasa (cũng được gọi là Hari Raya Aidilfitri) là tên tiếng Malay của Eid ul-Fitr. Nói chung đây là một ngày lễ được tất cả người Hồi giáo trên thế giới đón chào đánh dấu sự kết thúc của tháng chay Ramadan. Ngoài Hari Raya Puasa, họ cũng tổ chức lễ Hari Raya Haji (cũng được gọi là Hari Raya Aidiladha, tên dịch của Eid ul-Adha), Awal Muharram (Năm mới Hồi giáo) và Maulidul Rasul (Ngày sinh Nhà tiên tri).Người Trung Quốc tại Malaysia nói chung tổ chức những ngày lễ hội theo kiểu của tất cả những người Trung Hoa khác trên thế giới. Năm mới Âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất, kéo dài mười lăm ngày và kết thúc với Chap Goh Mei. Những ngày lễ khác của người Trung Quốc gồm Thanh Minh, Lễ Thuyền Rồng và Trung Thu. Ngoài những lễ hội truyền thống Trung Quốc, những người Trung Quốc theo Phật giáo cũng tổ chức Vesak Day.
Đa số người Ấn Độ tại Malaysia là tín đồ Hindu giáo và họ tổ chức ngày lễ Deepavali (Diwali), lễ hội ánh sáng, trong khi Thaipusam là lễ hội khi người hành hương từ khắp đất nước đổ về Hang Batu. Ngoài người Hindu, người Sikhs tổ chức lễ Vaisaki, Năm mới của người Sikh.
Những ngày lễ khác như Thứ sáu Tuần Thánh (chỉ tại Đông Malaysia), Giáng sinh, Hari Gawai của người Iban (Dayak), Pesta Menuai (Pesta Kaamatan) của người Kadazan-Dusun cũng được tổ chức tại Malaysia.
Dù đa số lễ hội gắn liền với một sắc tộc hay tôn giáo nhất định, tất cả người Malaysia cùng nhau chào mừng lễ hội không phân biệt tôn giáo và sắc tộc.
Du lịch:
a. Kuala Lumpur: Kuala Lumpur hôm nay đã quá tải với những khu cao ốc, nạn kẹt xe... nên Malaysia đã chuẩn bị cho một đô thị mới sau nhiều lần mở rộng thủ đô. Tuy hầu hết cơ sở hạ tầng đều được xây mới(trong đó có phi trường, khách sạn, office building, apartment, nhà ga...) nhưng có lẽ thiếu tu bổ, bảo trì (maintenance) nên xuống cấp khá nhiều. Thời tiết ở đây giống Saigon nhưng oi bức hơn về mùa hè. Không nên đi taxi mà nên dùng phương tiện công cộng (bus, metro LRT hay monorail) với bản đồ trong tay; coi chừng móc túi, giựt đồ.
- Tháp đôi Pétronas từng đạt kỷ lục cao nhất TG, có trên 300 cửa tiệm hạng

- Kuala Lumpur Tower (Menara Kuala Lumpur) là một tháp (truyền hình) khác cao 421 m, đứng hàng thứ 4 châu Á và là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng với mái vòm ở tất cả cổng vào và tầng trên cao - nơi du khách có thể ngồi thưởng thức đồ ăn ngon, giá phải chăng (90 RM/ buffet/ dinner), nghe nhạc mà xem được toàn cảnh thành phố và thấy rõ tháp đôi Petronas (giống như Space Needles ở Seattle), lát kính trong nên phản chiếu ánh sáng long lanh như kim cương. Gần đó là ks Shangri La và mono rail đi về khu shopping Times Square.
- Merdeka Square nằm giữa Toà Án và Selangor Club - một club mà thực dân Anh đến chơi cricket, chỉ cách trạm xe Masjid Jamek LRT station có 5 phút. Merdeka Square có cột cờ cao nhất và một hồ nước rất cũ nhưng rất nổi tiếng dưới hàng cây cao bóng mát nên thu hút nhiều du khách. Gần đó là Textile Museum, Natural History Museum, St Mary's Church và KL Library. Chợ trung tâm(Central Market) và phố Tàu (Chinatown) cũng gần đó. Khoo Kongsi là một ngôi chùa Tàu khá nổi tiếng. Nói tới Merdeka, người Việt Nam nhớ tới Tam Lang và lần đoạt cúp Merdeka của đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa. Dân KL gọi là "bird park" vì có nhiều chim bay xuống đậu trên sân xin ăn tỉnh bơ.
- Sunway Lagoon Theme Park - khách sạn này có khu shopping complex với trên 300 shops, vừa có hồ bơi, vừa có Lagoon trong xanh, vừa có vườn hoa, vườn thú nhỏ,vừa có chổ chơi games, Bowling, vừa có Theme Park và bán nhiều loại thức ăn ngon lành.
Ngoài Kuala Lumpur, Malaysia còn có nhiều nơi để tham quan như Sunway Pyramid, Hoàng Cung (King Palace), hang Batu...; nhất là với những ai đã từng là "boat people" ở Malaysia thì chắc chắn không thể quên Pulau Bidong, Sungai Besi, Johor với Pulau Tengah và Mersing & Endau, Terengganu.
Đi shopping ở Suria và Pavillion hay Sungei Wang, KL Plaza... Ăn ở Char Way Teou hoặc Teppanyaki, hay ra khu Jalan Tuanku Abdul Rahman(khu Coliseum), khu đèn đỏ Jalan Alor( có tiệm Wong Ah Wah bán cánh gà chiên, tiệm mì thịt quay Toong Kwoon Chye), khu Pudu, khu Damansara(đủ thứ: Malay, Chinese, Indian, Fusion), Petaling (đồ ăn Tàu như tiệm mì Koon Kee, Hung Kee, Weng Heng, Lai Fong, Kin Kin...) hay khu Bukit Bintang Plaza(có KFC). Yut Kee,Choon Tian,Soo Kee Mee bán xủi cảo, mì xào.... Cơm gà Hải Nam ở tiệm Sin Seng Nam,Nam Heong,Adik-Beradik Chua,Soo Kee ngon và rẻ. Seafood ở nhà hàng Mei Keng Fatt, Fatty Crab restaurant (gần States Theatre) ngon & rẻ. Vịt quay ở tiệm Siew Ngap Fei.
Sau đây là danh sách khách sạn, nhà trọ ở KL:
* 5 Star Hotels - Equatorial Hotel Hotel Istana Mandarin Oriental Kuala Lumpur Micasa All Suites Hotel JW Marriott Hotel New World Hotel Hilton Hotel Kuala Lumpur Hotel Nikko Kuala Lumpur Le Meridien Hotel Best Western Premier Seri Pacific Kuala Lumpur Parkroyal Kuala Lumpur Prince Hotel & Residence Kuala Lumpur Grand Milennium Hotel Kuala Lumpur Renaissance Kuala Lumpur Ritz Carlton Kuala Lumpur Shangri-La Kuala Lumpur Sheraton Imperial Kuala Lumpur Westin Kuala Lumpur Legend Hotel Hotel Maya
* 4 Star Hotels - Boulevard Hotel Corus Hotel Concorde Hotel Crown Princess Kuala Lumpur Hotel Dorsett Regency Hotel The Federal Kuala Lumpur Grand Seasons Hotel Melia Kuala Lumpur Pearl International Hotel Quality Hotel Swiss Garden Hotel Novotel Hyro Majestic Impiana KLCC Traders Hotel
* 3 Star Hotels - Allson Genesis Hotel Ancasa Hotel Bestotel City Centre Capitol Hotel Corona Inn Cititel Mid Valley Cititel Express Hotel Citrus Hotel City Villa KL Coronade Hotel Dynasty Hotel Flamingo By The Lake Grand Continental Kuala Lumpur Grand Central Grand Centrepoint Hotel Grand Olympic Hotel Grand Pacific Hotel Mandarin Court Hotel Kuala Lumpur International Hotel Malaya Hotel Hotel Maluri Midah Hotel Mint Hotel Plaza Hotel Prescott Inn Medan Tuanku Radius International Royale Bintang Hotel Seasons View Hotel Sri Petaling Hotel Swiss Inn Vistana Hotel Wenworth Hotel
* 2 Star Hotels - Agora Hotel Bintang Warisan Hotel First Business Inn Fortuna Hotel Furama Hotel Garden City Hotel Heritage Station Hotel KL Lodge Nova Hotel Noble Hotel Palace Hotel Puduraya Hotel Wira Hotel
* 1 Star Hotels/Motels - Orkid Hotel Cardogan Hotel
Budget Inns & Homestays - Attapsana Backpackers Travellers Lodge Backpackers Travellers Inn Coliseum Hotel & Cafe Eight Guesthouse Hotel Chinatown Town Inn Katari Hotel Kowloon Hotel Pondok Lodge Pujangga Homestay Red Palm KL Golden Plaza Hostel Traveller Moon Lodge The Haven Guesthouse Blessings Homestay
* Service Apartments - The Ascott Kuala Lumpur Holiday Villa Apartment Suites Lanson Place Ambassador Row Legend Apartments Maple Suite Micasa All Suites Hotel PNB Darby Park Pacific Regency Hotel Apartments Prince Hotel & Residence Kuala Lumpur Sucasa Service Apartments The Zon All Suites Residences Duta Vista Executive Suites Somerset Seri Bukit Ceylon Crown Regency Serviced Suites Wedgewood Serviced Residences Mont Kiara .
Những thắng cảnh nổi tiếng là:

- cầu treo Penang nối liền với "Silicon Island" trong cả 2 nghĩa địa lý lẫn kinh tế.


Malaysia còn có biết bao địa danh mà du khách có thể ghé qua. Từ những con đường, đền chùa hay nhà thờ, lăng tẩm, khu shopping hay công viên, dinh thự mà khó ai có thể kể hết. Phải đi đến Malaysia mới có thể tìm hiểu và hưởng thụ (enjoy) tất cả những cái hay và đẹp của Malaysia. Năm 2007, Malaysia đang có chương trình "khuyến mãi" thì phải.
b. Putrajaya là thành phố mới được thành lập năm 1995, toạ lạc khoảng 30 km về
phía Nam của Kuala Lumpur. Từ mỏ thiếc bỏ hoang, Putrajaya trở thành "thành phố vườn thông minh" nhưng riêng tôi thích gọi là "Thành phố mỏ thiếc" bởi thành phố mới này mới được hình thành trong vòng một thập kỷ từ một mỏ thiếc đã bị khai thác và bỏ hoang. Đó là một thành phố ra đời theo yêu cầu phát triển của Malaysia, đáp ứng nguyện vọng của người dân và là niềm tự hào dân tộc. Một thành phố vệ tinh đúng nghĩa khi thủ đô Kuala Lumpur đã trở nên quá tải, có nguy cơ phình rộng vô tổ chức. Từ ý tưởng thành lập trung tâm hành chính mới của chính phủ liên bang được bàn cãi từ thập niên 1980, 5 đồ án đã được lọt vào chung kết. Năm 1993, khu đất ở bang Prang Besar được chọn do vị trí chiến lược của nó giữa Kuala Lumpur và sân bay quốc tế mới xây dựng. Từ hai nơi này đến thành phố tương lai chỉ mất 30 phút đường bộ. Năm 1996, nó trở thành “Trung tâm điều hành chính phủ”, được đặt tên Putrajaya để tưởng niệm thủ tướng đầu tiên của Malaysia - ông Raman Putra Al Haj. Chính phủ đã mua lại khu mỏ thiếc bỏ hoang và một phần đất đang canh tác của người dân, tổ chức thi tuyển thiết kế quy hoạch. Sau khi phương án thiết kế được chọn, các biện pháp thúc đẩy xây dựng thành phố được đưa lên hàng đầu. Biện pháp thúc đẩy đó là chính phủ chỉ bỏ một phần vốn để mua đất và đầu tư phần hạ tầng chính, các công trình tôn giáo (các đền thờ Hồi giáo rất đẹp), văn hóa, giáo dục, xây dựng trước các trụ sở của chính phủ, ngoại giao đoàn, các viện nghiên cứu, trường đại học. Phần còn lại đem bán đấu giá từng lô đất, kêu gọi các tập đoàn trong nước, nước ngoài tham gia. Hàng loạt các công ty đã đặt văn phòng tại đây cũng là lúc các khu dân cư với từng căn hộ liên kế, chung cư cao tầng được xây dựng với nguồn vốn từ cổ phiếu của người dân - tạo ra một thành phố phát triển nhanh không thể tưởng. Từ đó, chính phủ thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ để tái đầu tư vào cảnh quan môi trường và an ninh xã hội. Putrajaya trở thành là trung tâm hành chính mới của liên bang, nhiều toà nhà chính phủ và văn phòng đã dời về đây để tránh vấn đề giao thông và môi trường đông đúc tại Kuala Lumpur. Phía Tây của thành phố là Cyberjaya - một thành phố hiện đại và được coi như Silicon valley của Malaysia cùng nằm trên "Siêu hành lang Truyền thông đa phương tiện" của đất nước này. Thú vị nhất là chuyện người dân ở đây xài thẻ điện từ "thông minh" (vừa là chìa khóa nhà, vừa là thẻ chứng minh/ ID card + bằng lái xe, credit card, ghi nhóm máu + gene... luôn nữa). Cây cầu dây văng ở đây đẹp hơn cầu My Thuận. Ngồi trên du thuyền dạo quanh hồ và ngắm toàn cảnh Putrajaya mới thấy đây là thủ phủ rất lý tưởng.

c. Hãy ghé đến Kuala Lumpur với Sungai Besi, Johor với Pulau Tengah và Mersing & Endau, Terengganu với Pulau Bidong - "hòn đảo tị nạn" lịch sử !
Từ Genting theo đường phía Nam thuộc xa lộ cao tốc Bắc-Nam về KL(VN nên học kinh nghiệm xây dựng xa lộ của Malaysia), rẻ vô "Sungai Besi 
Từ Kuala Lumpur đến Kuala Terengganu, ra bến tàu Merang đi tàu cao tốc thêm 30 dặm nữa sẽ đến đảo Pulau Bidong (đi tàu khoảng 15 hay 20 phút cho dù chỉ cách khoảng 5 dặm ở phía nam của quần đảo Pulau Redang nổi tiếng về du lịch, nhất là với bộ môn bơi lặn- diving). Pulau Bidong đã từng là trại tị nạn nổi tiếng của 245, 513 người ở ĐNÁ phải bỏ nước ra đi vì họa cộng sản suốt từ 1978 đến 11-1990 khi người tị nạn Việt Nam cuối cùng rời đảo. Vài di tích còn sót lại, trong đó có vài barrack (dãy nhà ở cho dân tị nạn) và những nấm mộ cho những "thuyền nhân" xấu số vĩnh viễn

Kết luận: So với miền Nam Việt Nam trước năm 1961, Singapore và Malaysia vẫn còn thua sút nhưng hôm nay, họ đã là những con rồng thật sự của châu Á mà VN còn lâu lắm mới đuổi kịp sự phát triển kinh tế của họ. Có rất nhiều điều chúng ta cần phải học từ 2 quốc gia láng giềng này. Hiện nay đã có khá nhiều người Việt sang sống, làm ăn, học hay lao động ở Malaysia và Singapore. (9-2007)
No comments:
Post a Comment