Monday, June 20, 2011

Trung Quốc(13)

Phiêu lãng trong thế giới Kim Dung
1- Thiếu Lâm tự
Dưới ngòi bút Kim Dung, Thiếu Lâm tự đại diện cho đỉnh cao của võ lâm chính phái với các vị cao tăng võ công tuyệt luân và Tàng Kinh các chứa đầy bí kíp mà nhiều cao thủ thèm muốn. Ngoài đời, Thiếu Lâm tự nằm trên núi Tung Sơn (huyện Dengfeng, tỉnh Khai Phong).
Tác giả trước cổng Thiếu Lâm Tự
Tàng Kinh Các
Các tháp mộ của các cao tăng Thiếu Lâm Tự
Du khách thích thú "thử" chiêu Kim Cương chỉ nổi danh của Thiếu Lâm tự
Trong lần đến thăm Thiếu Lâm tự gần đây, tôi nhận thấy ngôi chùa danh tiếng này đã phần nào bị thương mại hóa. Dưới chân núi Tung Sơn nhan nhản các trường dạy võ ăn theo tên tuổi Thiếu Lâm tự.
Nhờ Kim Dung “quảng cáo”, hàng ngày chùa thu hút hơn 5.000 du khách dù vé vào cổng không “mềm” chút nào, trị giá 100 tệ (tương đương 280.000 đồng).
Trong khuôn viên chùa có đầy đủ các dịch vụ biểu diễn kungfu, xe điện đưa rước tham quan, quán ăn giải khát, quà lưu niệm, bán nhang… khiến không khí thanh tịnh, yên tĩnh nơi cửa Phật bị phá vỡ.
Biểu diễn Kungfu trong chùa
Bán hàng cho khách

2- Đào Hoa đảo
Đào Hoa đảo gắn liền với cuộc đời đầy giai thoại của Đông Tà Hoàng Dược Sư và cô con gái nổi tiếng đa mưu túc trí Hoàng Dung. Không chỉ vậy, nhiều tên tuổi võ lâm khác cũng từng làm khách trên đảo Đào Hoa như chàng khờ Quách Tĩnh, “thần điêu hiệp lữ” Dương Quá, “Lão Ngoan Đồng” Châu Bá Thông, “Cửu chỉ thần cái” Hồng Thất Công…
Giờ đây, Đào Hoa đảo là danh lam bậc nhất ở Hàng Châu – Triết Giang nhờ phong cảnh hữu tình với đền đài, hồ nước. Không hổ danh cái tên “Đào Hoa”, khắp đảo trồng rất nhiều hoa đào và có cả liễu rủ. Mùa xuân là thời điểm du khách cùng dân địa phương nườm nượp rủ nhau lên đảo ngắm hoa đào.
Bia ghi “Đào Hoa đảo” do Kim Dung đề tặng trên đảo
Cảnh đình đài, liễu rũ, hoa đào, sông nước… biến đảo Đào Hoa thành điểm du lịch nổi tiếng
3- Hoa Sơn luận kiếm
Còn trong “Tiếu ngạo giang hồ”, Hoa Sơn của chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung là một trong Ngũ Nhạc kiếm phái cùng với Thái Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn và Hành Sơn.
Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Núi được tạo thành bởi năm ngọn núi có hình dáng tựa bông hoa, nên gọi là Hoa Sơn. Với độ cao trung bình 2.900m, Hoa Sơn nổi tiếng cheo leo nhiều đồi dốc, trên đỉnh thường có mây mù bao phủ, đẹp như tiên cảnh.
Hoa Sơn bao phủ bởi mây mù
Trên đỉnh Hoa Sơn, trước bia “Hoa Sơn luận kiếm” do Kim Dung đề
Ngày nay, Hoa Sơn đã có cáp treo nhưng chỉ đưa du khách lên núi một đoạn, phần còn lại vẫn phải cuốc bộ nên ngọn núi này trở thành nơi thử thách của nhiều du khách.
Cáp treo chỉ có một đoạn, còn lại du khách phải tự leo lên núi Hoa Sơn
Dọc đường lên núi với các ổ khóa và dây cầu may mắn, bình an của du khách

4- Hằng Sơn
Trong “Tiếu ngạo giang hồ”, Hằng Sơn là nơi trú ngụ của ni cô Nghi Lâm thánh thiện ôm mối tình câm với lãng tử Lệnh Hồ Xung.
Hằng Sơn nằm ở thành phố Đại Đồng của tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp giữa trung nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ. Nắng chói chang trên bầu trời trong xanh thấp thoáng cánh đại bàng, chim ưng, Hằng Sơn đưa du khách về lại thiên nhiên khoáng đạt.
Hằng Sơn với Huyền Không Tự cheo leo trên vách núi
Hằng Sơn còn có chùa Huyền Không, chùa treo lơ lửng trên không, rất độc đáo. Chùa được xây dựng trên vách núi cheo leo và đã tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung hòa cả ba triết lý Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa. Kim Dung đã hư cấu ra tình tiết Lệnh Hồ Xung bị bà câm bắt được, nhốt tại chùa Huyền Không rồi sau đó nhậm chức trưởng môn phái Hằng Sơn.

5- Nga My
Nhắc đến Nga My, những cái tên Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái… của “Ỷ thiên đồ long ký” sẽ hiện lên trong tâm trí bạn đọc.
Núi Nga My nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, chiều cao trên 3.099m nên khí hậu mát mẻ. Giữa khung cảnh thiên nhiên bạt ngàn thông cổ thụ điểm xuyết những thác nước rì rào, du khách lắng nghe tiếng chuông chùa đều đều điểm tiếng mỗi buổi chiều sẽ thấy như lạc vào cõi thiền, trút bỏ mọi phiền muộn. Khi thu về, rừng phong trên núi đổi sang sắc đỏ càng khiến Nga My lộng lẫy khác thường.
Chưa hết, đứng trên đỉnh núi Nga My, ngắm ánh sáng mặt trời phản chiếu vào những đám mây che phủ vào các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ hiện ra nhiều cảnh đẹp hùng vĩ khác nhau.
Nga My trong mây

Mặt trời chiếu vào mây mù, tạo ra những cảnh đẹp khác nhau tùy theo thời điểm
6- Nhạn Môn quan
Nhạn Môn quan - nơi xảy ra bi kịch của gia đình Kiều Phong trong “Thiên long bát bộ” – chính là một trong những cửa ải nổi tiếng nhất Trung Quốc từ xưa đến nay.

Cửa ải Nhạn Môn quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa

Là chốt chặn giữa trung nguyên với đại mạc thảo nguyên, Nhạn Môn quan nằm ở tỉnh Sơn Tây, có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn. Tuy khung cảnh hùng vĩ, nhưng mỗi khi chiều tàn, tiếng sáo văng vẳng ngân nga trong bóng mặt trời đỏ ối khiến không khí chốn biên ải càng thêm u uất.
7 – Đại mạc Nội Mông Cổ
Ra khỏi Nhạn Môn quan là đến địa phận của Nội Mông Cổ, nơi đại hiệp Quách Tĩnh trải qua thời niên thiếu nhiều biến động trong bộ truyện “Anh hùng xạ điêu”.
Thảo nguyên Nội Mông Cỏ xanh mướt màu thanh bình
Có dịp đến Nội Mông Cổ vào mùa hè, trải rộng trước mắt chúng tôi là một thảo nguyên xanh mướt, đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ thật thanh bình, thấp thoáng trên bầu trời xanh biếc là những chú chim ưng, diều hâu bay lượn săn mồi…
Đến với Nội Mông Cổ, bạn tha hồ cưỡi ngựa tung vó. Người dân du mục hiếu khách sẽ thết đãi bạn ly rượu sữa ngựa thơm nồng ngay khi vừa xuống xe. Ban đêm còn có thể nằm trong những túp lều da cừu, ngửa mặt ngắm những vì sao lấp lánh thơ mộng…
Tác giả đứng trước những túp lều du mục
Đêm đại mạc lấp lánh trời sao
16 mặt hàng chỉ bán ở WALMART TQ:
  • 1. Crocodiles

  • 2. Bulk Rice

  • 3. Mixed Meat

  • 4. Orange Juice And Cooking Oil

  • 5. Turtles

  • 6. ?

  • 7. Walmart Brand Spirits ($0.15)

  • 8. Rib Cages

  • 9. Assorted Dried Reptiles

  • 10. Boxes Of Liquor

  • 11. Frogs

  • 12. A Large Selection Of Chopsticks

  • 13. Ducks

  • 14. Great Value Brand Beef Granules

  • 15. Pig Faces

  • 16. Antibacterial Bikini Underwear For Men

Xe hybrid sản xuất ở TQ:
Great-Wall-Kunna-chinese-electric-468.jpg
Chery: A3 Hybrid
chery-A3-chinese-hybrid-468.jpg
BYD: E6
byd-e6-electric-car-001-468.jpg
BYD: F6DM and F3DM F6-byd-chinese-hybrid-468.jpgBYD: F1
F1-byd-chinese-hybrid-468.jpg
Haima: H1/Fu Shi Da
h1-electric-haima-468.jpg
Geely: FCE
fce-geely-chinese-hybrid-468.jpg
Great Wall: Kulla
kulla-468.jpg
Great Wall: Peri
peri_ev-chinese-468.jpg
Great Wall: Hover Hybrid
hover-hybrid-chinese-468.jpg
Guangzhou Automotive Group: AHEV
ahev-two-door-coupe-electric-concept-468.jpg
Soueast: X1 Plug-in HEV
Soueast-X1-HEV-chinese-hybrid-468.jpg
BBC: 99 nghi phạm nước ngoài bị bắt, chủ yếu là người Trung Quốc và Đài Loan
Các nghi phạm khi bị bắt (ảnh của cơ quan công an)
Công an Việt Nam vừa bắt giữ 99 người Trung Quốc và Đài Loan bị nghi là sử dụng công nghệ internet để chiếm đoạt tiền của các cá nhân.
Truyền thông trong nước trích nguồn cơ quan an ninh cho hay các cuộc bắt giữ này được "tiến hành khẩn cấp" trong một tuần từ 29/06 đến 06/07 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Số nghi phạm này bao gồm 76 người Đài Loan và 23 người Trung Quốc. Họ bị bắt tại các quận 2, 7 và 8.
Công an Việt Nam nói những người này bị phát hiện đã "sử dụng công nghệ thông tin để tấn công vào ngân hàng và tài khoản của công dân một số nước trong khu vực".
Những kẻ này được nói đã thâm nhập các tài khoản ngân hàng cá nhân bằng thiết bị đọc thẻ ATM và các máy móc tinh vi khác nhằm chiếm đoạt tiền của chủ tài khoản.
Một chiêu thức khác là giả danh nhân viên hãng bưu chính viễn thông hay cảnh sát gọi điện yêu cầu nộp tiền vào các tài khoản tội phạm.
Tổng số tiền chiếm dụng, lừa đảo lên tới hàng triệu đôla.
Cơ quan an ninh cũng nói những kẻ vừa bị bắt có thể thuộc về các băng đảng xã hội đen hoạt động xuyên quốc gia, đã bị truy lùng tại Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan..., chuyển sang Việt Nam từ khoảng tháng Ba năm nay.
Thông thường, các nghi phạm này thuê cả một khách sạn 30 - 40 phòng để làm địa điểm hoạt động.
Công an Việt Nam nói sẽ chuyển giao số người bị bắt cho an ninh Trung Quốc và Đài Loan xử lý. 26 người Đài Loan đã bị trục xuất.
Tiền TQ
BBC:Trung Quốc xử tử quan chức Trùng Khánh. Vụ bê bối liên quan đến hàng chục quan chức Trùng Khánh
Trung Quốc đã xử tử một quan chức hàng đầu của ngành tư pháp tại thành phố Trùng Khánh, là một phần của chiến dịch thanh trừng tội phạm và chống tham nhũng tại đây.
Văn Cường, cựu giám đốc sở tư pháp Trùng Khánh, là quan chức cao cấp nhất bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối.
Ông này bị kết tội nhận hối lộ, hãm hiếp và che chở cho các băng đảng tội phạm.
Hàng chục quan chức bị truy tố trong vụ thanh trừng tội phạm do lãnh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh là Bạc Hy Lai khởi xướng.
Văn Cường từng là phó cảnh sát trưởng trong 16 năm, trước khi trở thành lãnh đạo sở tư pháp.
Nhận hối lộ
Theo Tân Hoa xã, ông này bị kết tội đã nhận hơn 12 triệu nhân dân tệ (1.76 triệu USD) tiền hối lộ trực tiếp hoặc thông qua vợ.
Ông này còn nhận hối lộ để bảo vệ cho năm băng đảng tội phạm có tổ chức. Vào tháng 8/2007, ông ta còn hãm hiếp một sinh viên đại học.
Tháng 5 năm nay, ông Văn Cường thất bại trong đơn kháng án chống lại bản án tử hình. Tòa Thượng thẩm nói bằng chứng chống lại ông là quá rõ ràng.
Tòa Trùng Khánh
Vợ và ba cộng sự của ông ta cũng bị xét xử và chịu án tù.
Em dâu của Văn Cường, Tạ Tài Bình - thường được gọi là bà trùm Trùng Khánh - bị kết án 18 năm tù vì nhiều tội, trong đó có tội mở các sòng bạc và bảo kê cho dân xài ma túy.
Cho tới nay, hơn 90 quan chức đã bị truy tố, là một phần trong vụ thanh trừng được báo chí theo dõi sát, vốn bắt đầu từ giữa năm 2009.
Vụ này làm cho ông Bạc Hy Lai thêm nổi tiếng. Một số người còn cho rằng vụ thanh trừng tội phạm giúp ông Bạc Hy Lai có thể kiếm một chỗ trong bộ chính trị cầm quyền.
Hàng ngàn người bị bắt trong chiến dịch thanh trừng tham nhũng
Thành phố Trùng Khánh tự nhận là có dân số lớn nhất trên quả đất.
Thống kê lần cuối, năm 2005, cho hay Trùng Khánh có hơn 30 triệu cư dân có hộ khẩu, còn nhiều hơn các nước như Canada hay Ba Lan. Không ai biết có bao nhiêu người sống phi pháp tại đó.
Nó đạt kích cỡ khổng lồ chỉ sau 13 năm. Trước 1997, Trùng Khánh chỉ là một trong các thành phố hạng trung ở Trung Quốc.
Nhưng sự phát triển đột ngột có nghĩa là nhiều tiền, và nhiều tiền thường đem lại nhiều tham nhũng. Tại Trùng Khánh, tham nhũng leo lên tận cấp cao.
Các quan chức cao cấp có thể mua và bán. Tội phạm có tổ chức tiến vào.
Thành phố đang ở giữa kỳ thanh trùng chống lại tham nhũng và gangster. Khoảng 3000 người tới nay đã bị bắt và trong đó có khoảng 50 viên chức, gồm cả giám đốc sở tư pháp, Wen Qiang.
Ông này có liên hệ, thông qua hôn nhân, với bà Xie Caiping, người phụ nữ quản lý sòng bài phi pháp lớn nhất Trùng Khánh - chỉ cần băng qua con đường có trụ sở Tòa án Tối cao là thấy ngay.
Một trong những đồng sự, một cựu chánh án, đã tự sát trong tù.
Chính trị
Người đứng đằng sau cuộc thanh trừng là một chính khách trung ương, Bí thư Thành ủy Bạc Hy Lai.
Ông Bạc, một người cứng rắn, học thức và tham vọng, xuất thân từ hàng con cha cháu ông của Đảng - cha ông là một trong những đồng chí của Mao Trạch Đông.
Nhưng ông cũng là ví dụ về một Trung Quốc mới - ông ăn mặc đẹp và gửi con trai đi Anh học tại Harrow - một trong những trường tư nổi danh và đắt tiền nhất - và sau đó là học ở Đại học Oxford.
Trong cố gắng diệt trừ tham nhũng ở Trùng Khánh, ông Bạc bị cáo buộc là đã dùng một số biện pháp đáng ngờ.
Zhu Mingyong, luật sư ở Bắc Kinh đại diện trong một bị cáo chính mà nay bị kết án tử hình, nói với BBC rằng ông không được phép tiếp xúc thân chủ đàng hoàng.
Ông cũng nói thân chủ đã bị tra tấn.
Ông Zhu nói ông cảm thấy bị đe dọa vì vụ bắt giữ và cầm tù một luật sư biện hộ khác liên quan vụ án.
Người này bị tố cáo làm giả bằng chứng khi đại diện cho ông trùm mafia tại Trùng Khánh, và bị kết án 18 tháng tù.
Bạc Hy Lai là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh
Nhưng Bạc Hy Lai biết chiến dịch của ông rất được lòng dân và báo chí phương Tây nói ông có tham vọng lãnh đạo đất nước.
Ông gửi các tin nhắn ngẫu nhiên đến người dân tại Trùng Khánh, giống như Barack Obama đã làm khi chạy đua cho chức tổng thống Mỹ.
Những người dân chúng tôi trò chuyện trên phố đa số thích ý tưởng này.
Tham nhũng là lo âu số một tại Trung Quốc.
Vì chiến dịch của ông, một nhà quan sát phương Tây gần đây nói nếu Quốc hội Trung Quốc có thể tự chọn ban lãnh đạo chính trị của nước này, ông Bạc sẽ thắng lớn vào năm sau, khi quyết định chung cuộc được đưa ra.
Nhưng hiện nay chỉ một nhóm nhỏ lãnh đạo Đảng được tham gia chọn lựa, và họ có vẻ âu lo trước sự sung sức của ông Bạc.
Lên tiếng
Mọi thứ đang thay đổi rất nhanh ở Trung Quốc và ở Trùng Khánh thì điều này lại càng đúng.
Người dân sẵn sàng lên tiếng theo cách mà họ đã không hề dám trong quá khứ.
Chỉ vài năm trước, một luật sư như ông Zhu, bảo vệ cho một trùm mafia bị kết án tử, chẳng bao giờ đến với BBC và cáo buộc nhà chức trách tra tấn thân chủ.
Tốc độ thay đổi ở Trùng Khánh nhanh một phần là vì giới chức tại đây biết họ phải cố gắng làm việc để có sự chú ý và đầu tư của quốc tế.
Thành phố nằm sâu trong nội địa, và không có những lợi thế tự nhiên mà các đô thị ở vùng duyên hải miền đông có được.
Vì thế, thành phố cảm thấy cần phải cởi mở và hiếu khách hơn.
Nhưng một vài sự ngần ngại cũ vẫn còn đó. Nhóm của tôi được mời tới Trùng Khánh bởi chính quyền thành phố này. Tôi được lãnh sự Anh tại đó mời có bài phát biểu về quyền lực và trách nhiệm của truyền thông.
Hơn 100 nhà báo lâu năm đã nhận lời mời. Nhưng chẳng ai có mặt. Chỗ của họ dành cho các sinh viên truyền thông địa phương.
Ông Bạc, người tôi từng gặp hơn một lần, thì quá bận không tiếp chúng tôi. Thị trưởng Trùng Khánh, đã định giờ hẹn cho chúng tôi phỏng vấn, thì bất ngờ phải rời thành phố phút chót.
Và mọi nơi chúng tôi lái xe đi qua, chúng tôi đều bị một chiếc Honda màu bạc ngầm đi theo, có lẽ là của an ninh.
Ngay cả tại thành phố mới nhất, lớn nhất, tiên tiến nhất của Trung Quốc, các thói quen cũ vẫn khó bỏ.

Bát tiên

Trương quả Lão

Hán Chung Li

Hàn Tương Tử

Hà Tiên Cô

Lã Động Tân

Lâm Thái Hòa

Lý thiết Qủai

Tào Quốc Cửu
Toàn Chân Thất Tử

Toàn Chân Thất Tử

hực Dân Mới Trung Quốc Tại Angola

Thực Dân Mới“ thật sự không phải là một khái niệm xa lạ đối với người Việt chúng ta. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam các nước phương Tây và đặc biệt là Hoa Kỳ đã từng được các nước thuộc khối Xã Hội Chủ Nghĩa gọi là Thực Dân Mới. Ngày hôm nay, một trong những nước đó là Trung Quốc lại đang bị thế giới gay gắt lên án đang thực hiện chủ nghĩa Thực Dân Mới tại lục địa châu Phi, rõ ràng nhất là tại Angola. Kể từ năm 2008 đến nay Angola được xem là đối tác buôn bán quan trọng nhất thuộc lục địa châu Phi với Trung quốc.
Để có thể đi đến kết luận nghiêm túc khi cho rằng Trung quốc là một Thực Dân Mới tại Angola, chúng ta cần định nghĩa rõ ràng Thực Dân Mới là gì và xem xét những hoạt động của Trung quốc hiện nay tại Angola liệu có phù hợp với bộ mặt của một Thực Dân Mới hay không và nếu thật sự như vậy thì Việt Nam chúng ta, một đất nước nhỏ bé có nhiều kinh nghiệm lịch sử xương máu với anh hàng xóm khổng lồ mang nhiều tham vọng này, nên có thái độ như thế nào khi thực tế cho thấy chúng ta ngày càng bị Trung quốc khuynh đảo hiếp đáp.
Chủ nghĩa Thực Dân Mới là gì?
Thực Dân Mới (TDM) là khái niệm chung tổng hợp về những dạng thức và những phương pháp bóc lột, áp bức của các đế quốc về mặt kinh tế đối với những nước yếu kém và những khu vực trấn chiếm trong thời đại mới này. Dù cùng tham vọng đến bóc lột các nước kém mở mang nhằm kiếm lợi nhuận nhưng TDM tỏ ra khôn ngoan qủy quyệt hơn các chế độ thực dân cũ. Chúng không tỏ ra lộ liễu đi xâm chiếm, dùng võ lực trấn áp dã man mà ngược lại, TDM đến với một bộ mặt „nhân đạo“, núp bóng dưới chiêu bài trợ giúp phát triển.
Song song với chương trình trợ giúp phát triển không hoàn lại, TDM còn đưa ra nhiều dự án đầu tư hấp dẫn nhằm chiêu dụ giới lãnh đạo các nước bị trị này cũng như nhằm loại bỏ các đối thủ TDM khác cũng muốn gây ảnh hưởng nhằm tạo thế đứng trên đất nước bị trị. Khác với trước đây, dư luận quốc tế ngày nay không chấp nhận một loại Thực dân „độc quyền“ trên một đất nước nào đó vì vậy các thế lực TDM thường phải ra sức cạnh tranh cùng nhau hòng chiếm thế thượng phong. Lối cạnh tranh này không mang ý nghĩa tích cực đem lại lợi ích cho đất nước bị trị mà trái lại chỉ gây nghèo đói thêm mà thôi. Trong trường hợp sức cạnh tranh quá mãnh liệt, các thế lực TDM đành phải ngầm chấp nhận cùng nhau để dễ dàng bóc lột. Đây là thế „chia để trị“ không khác thời xưa bao nhiêu.
Mục tiêu đầu tiên của TDM khi nhắm vào một nước kém mở mang nào đó là giới lãnh đạo độc tài tham lam. Dùng tiền bạc, vật chất mua chuộc nhằm đánh gục sức kháng cự của giới lãnh đạo. Thủ thuật mua chuộc của TDM cũng trăm cách ngàn kế như từ những cách cổ điển đút lót trực tiếp đến việc cung cấp tiền viện trợ, lập những dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng lại cố tình không kiểm soát nhằm tạo cơ hội cho giới lãnh đạo móc rút. Song song vào đó do nghèo đói không có vốn cũng như không cố tâm và không có khả năng nhằm giữ vững những cơ cấu hạ tầng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng giao thông, giữ vững sức cạnh tranh cùng thế giới v.v… đất nước bị trị ngày càng lún sâu lệ thuộc vào mặt kinh tế cũng như nhằm giữ vững cơ cấu cai trị hòng tiếp tục thu lợi cho cá nhân giới lãnh đạo, các nước thuộc địa mới không còn cách nào khác đành phải nhắm mắt giao quyền lợi đất nước cho các TDM. Quyền tự trị quốc gia khi đó chỉ còn là hình thức trên giấy tờ mà thôi. Từ lệ thuộc kinh tế bước sang lệ thuộc chính trị chỉ là một vói tay ngắn. Từ sau hậu trường các thế lực TDM giật dây điều hành quốc gia bị trị. Tài sản đất nước dần dần được chuyển về đế quốc mẹ.
Nhằm xây dựng thế lực trên quốc gia bị trị TDM thường dùng những phương cách như sau:
- Gây nợ quốc gia cho các đất nước bị trị như cho vay dễ dàng với lãi suất cao hầu gây lệ thuộc kinh tế tài chánh. Hàng năm các thuộc địa mới phải vay nợ mới để có thể trả tiền lời và một phần tiền vốn. Càng vay nợ thì sức ép càng cao, mức lệ thuộc vào TDM lại càng nặng nề hơn.
- Tạo áp lực kinh tế lên giới lãnh đạo bị trị một khi cần thiết như đe dọa tẩy chay cấm vận, không cho vay tiếp, v.v…
- Tự quyết định giá bán xuất khẩu hàng từ đế quốc mẹ và giá mua sản phẩm từ quốc gia bị trị. Tận dụng thu mua, tự đề ra giá rẻ các sản phẩm và nhất là nguyên nhiệt vật liệu như dầu hỏa, nguồn sắt thép v.v… Bán hàng từ đế quốc mẹ với giá cao (cũng do tự đề ra giá) qua đó TDM thu được mối lợi khổng lồ.
- Đầu tư, giúp quốc gia bị trị khai khoáng sản xuất nguyên vật liệu bất kể đến việc tác hại môi trường. Trong lãnh vực này TDM chiếm độc quyền cung cấp Kỹ thuật Công nghệ cao gây ảnh hưởng độc tôn trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Thu lợi qua việc thu dụng nhân tài đem về sử dụng tại đế quốc mẹ. Đây là hình thức mà chúng ta thường gọi là „Chảy máu chất xám“.
- Những hình thức đầu tư trợ giúp đứng đắn của quốc tế dành cho các đất nước kém mở mang thường dùng đến nhân công của đất nước sở tại nhằm giúp chận đứng nạn thất nghiệp, chuyển giao công nghệ đến người địa phương v.v… Trong khi đó các thế lực TDM thường đem lực lượng lao động bất kể tay nghề cao hay thấp từ đế quốc mẹ sang thuộc địa mới của họ để làm việc. Xâm chiếm thị trường lao động, cố tình cho lai giống với người địa phương, tạo nên một lực lượng quần chúng hổ trợ dần dần tạo nên một quốc gia trong một quốc gia. Khi cần thiết dùng lực lượng này gây bất ổn, tạo áp lực lên giới lãnh đạo thuộc địa mới. Trầm trọng hơn nữa, TDM sẽ thúc đẩy người của họ gây rối để bị đàn áp để từ đó TDM kéo quân sang thuộc địa mới dưới chiêu bài bảo vệ người dân của họ nhưng thực chất chính là để có cớ xâm chiếm nước khác.
- Một khi không còn cách nào khác phải dùng đến lao động của thuộc địa mới, TDM trả mức lương bóc lột sức lao động người địa phương. Trong hãng xưởng cấp chỉ huy là người từ đế quốc mẹ đưa sang điều hành được toàn quyền nhục mạ, đàn áp hành hạ lực lượng lao động. Trong tiến trình thu tóm thuộc địa TDM không những chỉ nuôi dưỡng giới lãnh đạo mà còn cố tình tạo nên một tầng lớp người dân thuộc địa có đời sống sung túc. Vì quyền lợi riêng tư, tầng lớp này rất trung thành ủng hộ những chính sách do TDM ngấm ngầm đưa ra dù đi ngược lại với quyền lợi của Tổ quốc. Điển hình cho thấy tại những quốc gia kém mở mang hiện nay trong khi đại đa số quần chúng vẫn đang còn trong cảnh lầm than thì cuộc sống của người dân tại một vài thành phố lớn phát triển ở mức độ chóng mặt. Hố sâu cách biệt giàu nghèo thăm thẳm không nhìn thấy đáy. Tầng lớp nhỏ sung túc này chính là chỗ dựa vững chắc của TDM.
Về mặt chính trị TDM đặc biệt chú ý đến các khu vực, các quốc gia bất ổn kém mở mang, các chế độ nhà nước độc tài quân phiệt. Những đất nước nào càng bị cộng đồng quốc tế lên án, cô lập vì vi phạm nhân quyền trầm trọng thì đó lại chính là miếng mồi ngon cho TDM. Không những chỉ dành riêng cho nhà nước lãnh đạo mà TDM còn tìm cách giúp đỡ những lực lượng đối lập võ trang chống đối nhằm gây áp lực lên nhà nước bị trị hoặc giữ mối quan hệ tốt một khi tình hình biến chuyển.
Những hoạt động của Trung quốc tại Angola
Ngay giữa thập kỷ 50 trong thời gian chiến tranh giải phóng thuộc địa giành lại độc lập Trung quốc đã sớm có mối liên hệ cùng với Angola. Vào thời đó Bắc kinh công khai ủng hộ ba phong trào giải phóng thuộc địa UNITA, FLNA và MPLA chống lại đế quốc Bồ Đào Nha. Năm 1975 Angola tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Phong trào giải phóng dân tộc MPLA. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Luanda bị „đóng băng“ do MPLA ngã vào vòng tay của Liên Xô. Chẳng bao lâu sau khi giành được độc lập, ba tổ chức bị ngoại bang chi phối UNITA được Mỹ hậu thuẫn, MPLA từ Liên Xô và FLNA được chính quyền phân biệt chủng tộc da trắng Nam Phi ủng hộ lao vào cuộc nội chiến tương tàn đẫm máu kéo dài hơn ba thập kỷ. Liên hệ ngoại giao giữa Trung quốc và Angola được bình thường hóa vào năm 1983 sau khi thành trì xã hội chủ nghĩa Liên xô bị sụp đỗ. Năm 1994 hòa bình được xem như trở lại tại Angola, một chính quyền được gọi là dân chủ được lập ra dưới sự lãnh đạo của MPLA. Gọi là dân chủ vì chính quyền được lập nên qua một cuộc tuyển cử nhưng thật ra đây chỉ là một chính quyền độc tài trá hình. Sau một thời gian dài hy sinh cho độc lập dân tộc, người dân Angola lại một lần nữa bị tước đoạt tự do, nhân quyền tiếp tục bị chà đạp.
Cũng trong thời gian này Trung quốc lại trên đà phát triển kinh tế nhảy vọt, sức tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu vượt qua những gì Bắc Kinh có thể dự trù trước. Do nhu cầu chiến lược mang tính sinh tử, bằng mọi giá để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu nhằm phục vụ nhu cầu kinh tế nội địa Trung quốc bắt đầu dòm ngó đến tài nguyên thiên nhiên của những nước lân bang trong đó vùng Biển Đông của Việt Nam là một trong những tầm ngắm của Trung quốc. Một châu Phi nói chung và một Angola tiềm tàng nguyên nhiên vật liệu chưa được khai thác do những bất ổn trong quá khứ là miếng mồi ngon mà Bắc kinh thèm muốn không dễ dàng bỏ qua. Kể từ năm 2002 sau khi cuộc nội chiến tại Angola được xem là chấm dứt, một phần do các nước phương Tây không ngó ngàng đến vùng đất nhiều tai ương này vì không muốn mang tiếng tiếp xúc làm ăn với một thể chế chuyên quyền tham nhũng mặt khác do không bằng lòng vì những đòi hỏi tôn trọng nhân quyền của các nước phương Tây đưa ra được Angola xem là „can thiệp vào nội bộ“, chính quyền Luanda liền mở cửa thân thiện đón chào anh bạn hàng dễ tánh Bắc Kinh.
Angola vui mừng đón nhận những tài trợ hào phóng, những khoản cho vay không điều kiện từ Bắc kinh. Trong khi Ngân Hàng Thế Giới WBG và quỹ tiền tệ thế giới IWF từ chối không cho giới lãnh đạo Luanda vay tiền vì tình trạng tham nhũng tại đây ngày càng tồi tệ, Trung quốc lập tức chìa ra 5 tỷ Dollar cho Luanda vay không điều kiện. Bù lại nhà nước Luanda hầu như dành độc quyền đầu tư, thiết lập và thi hành các dự án cho các nhà thầu Trung quốc. Hàng chục ngàn cây số đường xá đang được các công ty của Trung quốc thi công với giá mỗi cây số đường vào khoãng 400.000 Dollar. Tiền đổ ra rất cao nhưng chất lượng lại rất kém. Người dân Angola than phiền „Chỉ cần một cơn mưa lớn đường nhựa của Trung quốc đã bị cuốn trôi“. Mọi công trình xây dựng lớn nhỏ trường học, bệnh viện, phi trường… những dự án về hạ tầng cơ sở điện nước, về hệ thống truyền thông liên lạc, về hạ tầng cơ sở giao thông cầu đường hệ thống đường xe hỏa, khai thác mỏ nguyên vật liệu như nhôm, đồng, vàng, gỗ và đặc biệt về dầu hỏa hầu như đều nằm trọn trong tay các tập đoàn của Trung quốc.
Sau cuộc nội chiến kéo dài 35 năm giới quân đội Angola lên nắm quyền lãnh đạo. Các công ty thuộc nhà nước trước đây được tư nhân hóa bằng cách giao trọn vào tay các lãnh tướng. Thiếu trí tuệ cần thiết để quản trị, các lãnh tướng cho Join Ventur đại đa số công ty trong nước với người ngoại quốc đặc biệt với các công ty hào phóng Trung quốc.
Vào đầu năm nay tập đoàn lãnh đạo Luanda chấp nhận nhường 50% cổ phần từ công ty chuyên khai thác dầu khí ngoài biển sâu Angola thuộc khu vực khai thác dầu lô số 18 cho công ty Sonangol Sinopec International Trung quốc, đây là một công ty con của China Petroleum & Chemical Corp (Sinopec). Sau khi nhảy vào Sinopec liền lập tức tăng lượng dầu hút thêm 8,8% tương đương với 72.520 Barrel mỗi ngày. Hiện nay 40% lượng dầu hút lên trong tổng số hai triệu thùng dầu hàng ngày của Angola chảy sang Trung quốc. Tổng doanh thu của Sonangol vào năm 2007 lên đến 17 tỷ Dollar chiếm 1/3 tổng doanh thu trên toàn nước. Nhằm trấn an quốc tế Sinopec biện minh cho hành động mua gọn công ty chuyên khai thác dầu khí ngoài biển sâu Angola là để giữ vững giá dầu thô trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên không ai lại không hiểu Trung quốc chỉ muốn thu góp dầu hỏa của Angola với giá cực rẻ trong thời gian lâu dài.
Sau khi gặp khó khăn hạng ngạch xuất cảng hàng vải vóc sang hai thị trường quan trọng EU và Mỹ, Trung quốc làm áp lực mua toàn bộ các công ty may mặc quốc doanh của Angola để từ đó hàng vải của Trung quốc dưới danh nghĩa hàng của Phi châu lại được ưu đãi nhập vào hai thị trường khổng lồ này. Hàng chất lượng thấp giá rẻ của Trung quốc ngày nay đang bị các nước phương Tây dần dần tẩy chay thì nay lại tràn ngập thị trường Phi châu. Tại Angola khó kiếm một mặt hàng tiêu dùng nào từ cái tô nhựa cho đến hệ thống điện thoại cầm tay với trên 5 triệu người sử dụng, đến 2000 chiếc xe hơi cập cảng Luada hàng tuần, mà lại không có xuất xứ từ Trung quốc.
Tìm hiểu Angola người ta mới thực sự hiểu được danh từ mới được dành riêng cho Phi châu là „China-Africa“, lại càng thấy mức độ xâm nhập của Trung quốc vào đất nước giàu có về tài nguyên này. Tất cả mọi công trình xây dựng, mọi dự án thi công lớn nhỏ hầu như đều do nhân công người Tàu được đưa sang thực hiện. Đối với một cơ chế viện trợ phát triển đúng nghĩa, các chuyên gia kỹ thuật cần thiết được đưa đến để hổ trợ thực hiện dự án. Qua đó nhân viên người bản xứ không có tay nghề được huấn luyện, công nghệ được truyền tải v.v… Trái lại, tại Angola hiện nay, khi đến đầu tư các công ty Trung quốc đều đi theo cùng một sách lược „Tiền của người Tàu dùng để nuôi người Tàu“, qua đó từ nhân viên bảo vệ cho đến chuyên gia kỹ thuật đều là người Tàu. Với dân số 14 triệu và sau chưa đầy một nữa thập kỷ dành ưu tiên cho Trung quốc hiện nay Angola có tối thiểu chừng hơn 100 000 công nhân viên người Tàu được các công ty đưa sang làm việc và một số lớn người Tàu di dân khác. Quyền lợi của người Tàu tại đây được nâng cao trong khi người dân địa phương bị chính nhà nước của họ bóc lột thì việc tranh chấp giữa người dân Tàu và người dân Angola là điều không thể tránh khỏi và đó cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Trong vòng vài thập kỷ đến liệu Angola có trở thành một Nam Phi thứ hai với nhóm thiểu số cầm quyền là người Tàu da vàng đầy mánh khóe?
Ai là người hưởng lợi với một nền kinh tế bùng phát tại Angola?
Từ một đất nước bị tàn phá vì chiến tranh những năm gần đây mức phát triển kinh tế của Angola tăng nhanh với chỉ số trên 20% hàng năm. Thủ đô Luanda nay biến thành một công trường xây cất khổng lồ. Người dân đổ về Luanda để tìm cách sinh sống. Một thủ đô từng có 500 000 dân nay dân số lại nhảy vọt lên xấp mười lần. Hệ thống giao thông tồi tệ làm thủ đô Luanda „chết cứng“ vì nạn kẹt xe. Nhà cửa mọc lên như nấm, xe hơi kẹt cứng ngoài đường có ai lại không bảo nhóm lãnh đạo tài ba đưa đất nước tiến lên sánh mặt cùng nước người?
Sự thật nhóm lãnh đạo Luanda không làm gì hơn là „cho rừng chảy máu“, phá rừng bán gỗ, đào đất bán nguyên vật liệu và nhất là hút dầu bán rẻ cho Trung quốc. Tài sản quốc gia nằm sâu trong lòng đất nay chảy vào túi của một nhóm nhỏ được xem là „ưu tú“, các lãnh tướng và nhất là Bắc Kinh.
Khuôn mặt Luanda thay đổi nhưng đại đa số dân chúng thì vẫn sống lầm than. Trong khi giá thuê một mét vuông văn phòng nằm trên đường ven biển lên đến 9000 Dollar mỗi tháng thì 2/3 số dân sống dưới mức nghèo đói tuyệt đối một Dollar mỗi ngày. Trong khi những căn nhà tại Luanda có giá hàng triệu Dollar là chuyện bình thường thì cứ mỗi bốn đứa trẻ lại có một đứa sống không đến năm tuổi. Trong khi giới thống trị nhà nước Angola thu lợi từ tiền vay nợ đầu tư của Trung quốc thì người dân lại phải hối lộ tiền cho bệnh viện một khi muốn được chữa trị. Những nghịch lý nêu trên chỉ có thể xảy ra tại một đất nước bị cai trị dưới một tập đoàn chuyên quyền được sự tiếp tay của Thực Dân mà thôi.
Việt Nam học được gì qua bài học Angola?
Không phải là vô tình khi vừa qua, để trả lời lối tuyên truyền từ Bắc kinh đưa ra „xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” với từng nước châu Phi, hoặc „Trung Quốc rất vui khi trở thành bạn bè tốt, đối tác tốt, anh em tốt” của các nước châu Phi, Thabo Mbeki, Tổng Thống Nam Phi trong một dịp nói chuyện cùng với sinh viên tại Kapstadt về đề tài „Trung quốc, người bạn mới của Phi châu“ tỏ ý lo ngại về một Trung quốc hùng mạnh về kinh tế nhưng lại là mối nguy đáng ngại để Phi châu biến thành một loại thuộc địa mới, trở thành người phục vụ cho người bạn mới, là nơi chuyên cung cấp nguyên liệu dầu thô, sắt thép, cà phê v.v…Phi châu là kho dự trữ nguyên liệu của Trung quốc. Thabo Mbeki nhấn mạnh „Qua đó khốn nạn thay, Phi châu lại càng kém phát triển. Có nguy cơ, phát triển bang giao với Trung quốc để rồi tiếp tục bị lệ thuộc như một loại thuộc địa.“
Xét đến những hoạt động đầy tham vọng về kinh tế nhằm thu hút nguồn nguyên liệu, chiếm lĩnh thị trường, những mưu mô nuôi dưỡng tầng lớp lãnh đạo chuyên quyền tham nhũng, việc đưa người dân sang tràn ngập Phi châu nói chung và Angola nói riêng v.v… người ta không còn ngần ngại để đi đến kết luận Trung quốc là một Thực Dân Mới gian ngoa nguy hiểm.
Không riêng tại Angola mà ngay chính Việt Nam chúng ta cũng đang trải nghiệm với những ý đồ của tên TDM này. Chúng ta nên gọi Trung quốc là gì khi Bắc Kinh có ý đồ dùng cái lưỡi bò liếm hết 90% vùng biển Đông giàu tài nguyên? Phải chăng Trung quốc không phải là một TDM khi chúng dùng mọi áp lực từ ngoại giao đến quân sự, dùng tiền bạc mua chuộc để hầu chiếm trọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam? Ý đồ của Trung quốc là gì khi đưa toàn bộ nhân công và gia đình của họ đến sống và làm việc tại các khu vực khai mỏ và nhất là tại vùng Cao nguyên chiến lược? Sống bên cạnh một TDM gian ngoa như vậy mà lãnh đạo Hà Nội vẫn một mực giữ đúng phương châm ngoại giao „mười sáu chữ vàng“ do Trung quốc đề ra „Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai„ là một chuyện lạ cần nghiên cứu để biết những khúc mắc, những mưu toan ở trong chưa được phơi bày.
Riêng người dân Việt Nam thấy rõ ràng làm sao có thể có được một „Láng giềng hữu nghị“ khi hàng năm người Láng Giềng này ra lệnh cấm ngư dân người Việt đánh cá ngay trong vùng biển Việt Nam, những ai không tuân lệnh sẽ bị đâm chìm tàu hoặc bị bắt chuộc tiền như những tên cướp biển? Hãy nhìn vào bản đồ thế giới và đọc lại lịch sử để thấy mười sáu chữ vàng „Láng giềng hữu nghị…„ không đáng một xu khi mới đây nhất Trung quốc chính thức tuyên bố cùng Mỹ, chúng xem Biển Đông rộng lớn thuộc vào vùng „Quan tâm Chủ chốt“ như Tân Cương, Đài Loan, Tây Tạng. Điều này cùng nghĩa Biển Đông thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung quốc và đây là điều không gì để tranh cãi. Không thể nào có được „Láng giềng hữu nghị“ một khi cao điểm 1.500m nằm trong huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang, một nửa thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng hoặc Ải Nam Quan vẫn còn bị Trung quốc chiếm đoạt.
Không thể nào có được một loại „Hợp tác toàn diện“ một khi „…lúc mới lập lại quan hệ ngoại giao (1991), xuất và nhập khẩu giữa hai nước hầu như tương đương, nhất là từ những năm đầu của thế kỷ này, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam. Năm 2008 xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ bằng 29% kim ngạch nhập khẩu từ nước này và riêng nhập siêu với Trung Quốc chiếm 60% tổng nhập siêu của Việt Nam, một yếu tố gây bất ổn định kinh tế vĩ mô từ nhiều năm nay. Cơ cấu mậu dịch giữa hai nước cũng đáng quan ngại. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp trong khi xuất khẩu phần lớn nguyên liệu thô hoặc sơ chế, riêng than đá và dầu thô chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2008. Mậu dịch biên giới phát triển mạnh nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ, hàng xuất và nhập lậu còn nhiều nên nếu các con số phản ảnh đầy đủ thực trạng có lẽ tình hình còn đáng quan ngại hơn nữa…“
Trải qua những kinh nghiệm xương máu do Cha Ông để lại, học được bài học của Phi châu cũng như những sự kiện hiện đang xảy ra trước mắt, người dân Việt Nam khẳng định dù bị bất kỳ một áp lực nào đi chăng nữa, không bao giờ chúng ta chấp nhận „Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai„ với một Thực dân Mới Trung Quốc nham hiểm.
Phương Tôn - Tháng 7.2010
Tranh cãi về tội phạm tình dục ở Trung Quốc
Ma Yaohai. Ảnh: china.org.cn.
Ngoài đời, Ma Yaohai là giáo sư điện toán hết lòng vì sinh viên và hiếu thảo chăm sóc mẹ già. Trong cuộc sống riêng, Ma tổ chức những cuộc dâm loạn tập thể và cuối cùng lĩnh án 3 năm rưỡi tù.
Dưới đây là bài viết của New York Times về những tranh cãi về tội phạm tình dục ở Trung Quốc.
Giáo sư Ma, 53 tuổi, đã có một cách sống mà giới chức Trung Quốc không cho phép. Trong 6 năm qua, anh ta là thành viên của một nhóm quan hệ tình dục tập thể và trao đổi bạn tình. Ma đã tổ chức ít nhất 18 cuộc hành lạc tập thể, hầu hết diễn ra trong những phòng khách sạn hai giường ở thành phố Nam Kinh, Giang Tô, nơi anh ta sống cùng bà mẹ già mắc bệnh mất trí nhớ.
Ba năm rưỡi tù là mức án nghiêm khắc mà tòa án Trung Quốc đưa ra nhằm trừng phạt Ma với tội danh "gây rối trật tự công cộng". Giờ đây Ma trở thành kẻ trao đổi bạn tình nổi tiếng nhất Trung Quốc. Anh ta cho biết không chấp nhận bản án và sẽ kháng án với lý do cuộc sống tình dục là của riêng anh ta, không vi phạm pháp luật và không gây hại cho xã hội.
"Sự riêng tư cần được bảo vệ", luật sư của Ma là Yao Yong’an nói.
Vụ việc của giáo sư Ma - bị bắt từ tháng 8 năm ngoái và vừa lĩnh án tù tuần trước - thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc không chỉ bởi những chi tiết ly kỳ. Nó còn đặt ra những câu hỏi về giới hạn của tự do tình dục và giới hạn của những chuyện được cho là riêng tư, trong một xã hội thay đổi rất nhanh về kinh tế và có sự lấn lướt của Internet đối với các giá trị truyền thống.
Nhiều động mại dâm tồn tại trá hình một cách sơ sài dưới dạng những salon làm tóc hoặc tiệm mát xa; những cửa hàng bán đồ chơi tình dục ở các thành phố lớn, thậm chí ở cả nông thôn; tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân là những điều đang phổ biến trong giới trẻ ở nước này.
Theo Li Yinhe, một nhà tình dục học có tiếng ở Trung Quốc, hiện có hàng chục nghìn người nước này tham gia việc trao đổi bạn tình. Trên một website mang tên "Làng sung sướng", thậm chí còn có một chatroom dành riêng cho việc trao đổi.
Trong một cuộc phỏng vấn sau khi bị bắt, Ma bảo vệ lối sống của anh ta. "Hôn nhân như là nước", anh ta nói. "Nước thì phải uống. Đổi bạn tình giống như rượu. Một số người thấy ngon ngay từ lần nếm đầu tiên, nên cứ uống tiếp. Nhưng cũng có những người thấy khó chịu và không bao giờ uống nữa. Chuyện đó hoàn toàn tự nguyện. Chẳng ai ép buộc ai".
Chính quyền giờ đây không còn kiểm soát chặt chẽ đời sống riêng của mỗi cá nhân, nhưng vẫn có những người bị truy tố nếu đi ngược lại chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Theo điều luật mà Ma và những người cùng tham gia các cuộc hành lạc tập thể bị truy tố, mức án có thể lên đến 5 năm tù.
Người dùng Internet ở Trung Quốc và thậm chí một số tổ chức cũng đang tranh luận về vấn đề này. Các chuyên gia về luật chỉ ra rằng tòa án quận Qinhuai - nơi xử Ma - đã mất rất nhiều thời gian để đi đến phán quyết. Điều đó có thể cho thấy là họ phải cân nhắc giữa rất nhiều yếu tố.
"Chuyện này đã gây tranh cãi, có nghĩa là người ta ngày càng nhận thức được các quyền liên quan đến tình dục", bà Li, người mới đây đã kiến nghị đòi bỏ điều luật nói trên, nhận xét. Li hiện là nghiên cứu viên của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Luật chống quan hệ tình dục theo nhóm, thường được các quan tòa diễn giải là sự quan hệ giữa ba người trở lên, là sự tiếp nối của một luật chống "bạo hành" có trước đó, theo bà Li. Luật chống "bạo hành" này từng được dùng để xử tử những người ngoại tình những năm 1980. Luật đã bị hủy bỏ năm 1997.
Ma không nói gì với báo giới sau khi bị tuyên án, nhưng trong một cuộc phỏng vấn trước đó, anh ta đã kể về con đường dẫn tới những cuộc hành lạc tập thể. Sau hai lần ly hôn, Ma bắt đầu tìm kiếm bạn gái qua mạng. Anh ta trao đổi thư từ với một phụ nữ 23 tuổi có nick là "Phượng Hoàng mê đắm". Một thời gian sau cô này đến Nam Kinh và nói với Ma rằng cô đang đi khắp cả nước để tìm kiếm những người có ý thích trao đổi bạn tình.
Hai người gặp và kết đôi. Dịp tết năm 2004 họ bắt đầu thử nghiệm trao đổi bạn tình lần đầu tiên với một cặp khác ở Giang Tô. Nhưng Ma không đi đến cùng trong vụ này được. "Tôi quá căng thẳng", anh ta kể lại.
Nhưng về sau, Ma không còn e ngại nữa. Năm 2007 anh ta bắt đầu mở một chatroom để kiếm bạn tình. Số lượng thành viên của diễn đàn này lên tới 200.
Cảnh sát bắt Ma trong một lần đột kích khách sạn ở Nam Kinh và bắt 5 người nữa, vì nghi ngờ tham gia dâm loạn tập thể. Ma đã từ chức giảng viên ở Đại học Công nghệ Nam Kinh, và sống bằng tiền tiết kiệm cùng lương hưu của mẹ.
"Công việc ngày càng khó kiếm", anh ta nói trong một cuộc phỏng vấn báo chí. "Có lẽ tôi sẽ xin làm phát ngôn viên thương mại cho những cửa hàng bán đồ dành cho người lớn".
Nhiều người Trung Quốc mơ lấy vợ Việt
Cộng đồng mạng ở Trung Quốc từ lâu lưu truyền lời đồn rằng phụ nữ Việt Nam luôn mong ngóng lấy chồng Trung Quốc. Các hãng môi giới quảng cáo rằng các cô dâu Việt Nam "ngoan ngoãn và hiền dịu", và các chàng không tốn quá nhiều tiền cũng như thời gian để lấy vợ. Báo China Daily viết bài về hiện tượng nhiều đàn ông nước này bắt đầu theo xu hướng đi tour tìm vợ ở Việt Nam.
Sau 100 cuộc hẹn hò thất bại với các cô gái Trung Quốc, Dai Wensheng quyết định đi Việt Nam để tìm người vợ lý tưởng.
Dai và vợ - Ngân - trong ngày cưới. Ảnh: China Daily.
Dai và vợ - Ngân - trong ngày cưới. Ảnh: China Daily.
Anh chàng 43 tuổi người Nam Kinh tìm được ý trung nhân - Ngân, người Việt Nam - hồi tháng 8 năm ngoái. "Tôi biết nàng không giống những phụ nữ khác. Khi tôi giương ô che cho nàng khỏi nắng gắt, nàng giành lấy và che cho tôi", Dai kể lại.
Họ cưới nhau chỉ hai tháng sau và Ngân giờ đây đã mang bầu 1 tháng. Cô hòa nhập khá nhanh, đã biết một chút tiếng Trung và thậm chí đã quen với cái lạnh ở Nam Kinh.
Từ tháng 9 năm ngoái, Dai bắt đầu tổ chức các tour hôn nhân cho những người như anh. Hơn một nửa những chàng này xuất thân từ Bắc Kinh hoặc Thượng Hải. Các chàng đều có ít nhất một tấm bằng cử nhân, tuổi từ 35 tới 45. Một phần ba trong số đó nắm chức vụ khá lớn trong các công ty đa quốc gia.
Những chàng rể tiềm năng nói trên được đưa đến Việt Nam và tham gia các cuộc hẹn hò chóng vánh với 10 cô gái từ 18 tới 25 tuổi mỗi ngày. Đối tác ở Việt Nam của Dai chọn các cô có ít nhất trình độ trung học trở lên. Kết quả là, họ đã kết duyên cho gần 50 cặp mà họ mô tả là "trời sinh".
Trào lưu này vẫn còn khá mới ở đại lục dù ở Đài Loan chuyện này đã cũ. Có tới 87.000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan trong khoảng thời gian từ tháng 1/1987 tới tháng 3/2008, theo kết quả khảo sát trên mạng của Mạng lưới hôn nhân xuyên biên giới châu Á. China Daily nhận định khó có thể xác định số cô dâu Việt ở đại lục vì họ có thể đăng ký kết hôn với chính quyền một trong hai nước.
Chuyên gia về hôn nhân xuyên quốc gia ở Đại học Thượng Hải Deng Weizhi cho rằng nguyên nhân của hiện tượng trên một phần là do vị thế của phụ nữ Trung Quốc trong xã hội đã tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ mất cân bằng nam nữ cũng là một yếu tố đáng kể. Trung Quốc, theo ông, cũng là một nơi khá hấp dẫn với phụ nữ Việt vì văn hóa hai nước có nhiều điểm tương đồng. "Chính tính cách nhu mì và việc luôn tôn trọng chồng khiến phụ nữ Việt Nam có giá", Deng nói thêm.
Zhou, quản lý trang web Vietnam Blind Dating, đồng tình. Anh nói một trong những động cơ khiến đàn ông Trung Quốc tìm tới Việt Nam là vì họ "chán ngấy thái độ cao ngạo" của con gái trong nước. Zhou, 40 tuổi, cũng tổ chức các tour hôn nhân tới Việt Nam. Mỗi tháng anh đưa 3 người tới Việt Nam và từ chối những anh nào mới ngoài 20 tuổi vì cho rằng họ chưa nghiêm túc về hôn nhân.
Đám cưới của Đông - người Trung Quốc - và cô dâu Việt Nam -  Tiến. Ảnh: China Daily.
Đám cưới của Đông - người Trung Quốc - và cô dâu Việt Nam - Tiến. Ảnh: China Daily.
Dai Wensheng nảy ra ý định tìm kiếm vợ Việt khi anh đọc một bài báo nói về hiện tượng này năm 2008. Hai năm hẹn hò thất bại cũng là nguyên nhân khiến anh tìm tới phương nam. "Tôi có cảm giác những phụ nữ tôi gặp trước đó chỉ muốn kết hôn vì tiền và địa vị", Dai nói.
Sau 3 tháng chuẩn bị, Dai lên đường tới Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái. Anh tường thuật trực tiếp 1 tháng kiếm vợ trên blog và thu hút được nhiều sự quan tâm. Phần lớn những người đọc blog bày tỏ ý muốn theo chân anh. Một người trong số họ là Zhao, người Bắc Kinh, đã tìm được vợ nhờ sự giúp đỡ của Dai. Anh chàng quản lý trang web 39 tuổi này vốn rất ngượng ngùng khi đứng cạnh phụ nữ. Viễn cảnh yêu đương của chàng cũng không mấy sáng sủa khi anh nghĩ cần thăng tiến trong sự nghiệp và kiếm nhiều tiền hơn.
Zhao tham gia tour hôn nhân lần đầu vào tháng 2 để trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Tháng này, anh trở lại và tìm được một cô gái ưng ý. Họ đang chờ sự đồng ý của cha mẹ cô. "Phụ nữ Việt Nam có những tiêu chuẩn hoàn toàn khác", Zhao nói. "Tất cả những gì họ cần là một người chồng biết yêu thương, chân thành và một gia đình hạnh phúc", Zhao nói.
Những anh muốn kiếm vợ sẽ phải trả khoảng 5.100 USD để tham gia các tour này. Một số người còn trả thêm để đi tour tìm hiểu đất nước Việt Nam. Dai chọn khoảng 10 chàng trong số 100 ứng viên mỗi tháng.
Do 50% những chàng rể tương lai đều đã ly hôn, Dai phỏng vấn để bỏ những người có ý định không tốt. Dai thường chọn những người có lương trên trung bình bởi vì phụ nữ khi tới Trung Quốc thường phải sống nhờ chồng do rào cản ngôn ngữ khiến họ khó kiếm việc. Họ cũng không được hưởng phúc lợi xã hội trong 5 năm đầu tiên.
Dù nhiều cặp yêu từ cái nhìn đầu tiên, việc giành được tình cảm của cha mẹ nàng không dễ dàng. Nhiều anh phải trở lại Việt Nam tới hai, ba lần để cưới vợ. May mắn cho Dai, vợ anh rất muốn lấy chồng Trung Quốc vì anh rể của cô là người Hong Kong và Đài Loan và họ đều là những anh chồng tốt.
Dai - cũng sở hữu một công ty truyền thông - thường tổ chức các cuộc gặp gỡ cho những cô dâu Việt ở Thượng Hải. Anh cũng mở một diễn đàn trên mạng cho các anh chồng để bàn luận về chuyện gia đình, ví dụ như quốc tịch cho con.
Dai đã đăng thông tin cho tour tháng sau tới Việt Nam. "Tôi rất hài lòng khi giúp nhiều người gặp được nhau", anh nói, song cũng cảnh báo các ứng viên nhớ rằng những thứ như rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa có thể gây cản trở cho cuộc sống của họ sau này.


Chinese Girls
Asian Hot Girls
Chinese Women
Asian Girls
China teen girls
Chinese Girlshttp://cache4.asset-cache.net/xc/72844621.jpg?v=1&c=IWSAsset&k=2&d=77BFBA49EF878921F7C3FC3F69D929FD9F13B2FA8D725EB39B13E0A374A060A9906E551A4018E717B01E70F2B3269972

http://washingtonbureau.typepad.com/photos/uncategorized/2007/11/24/kittyhawk2.jpgTrung Quốc tập trận: Hàng chục chiến hạm và máy bay Trung Quốc tham gia cuộc tập trận tại vùng biển Hoa Đông từ đầu tháng này.
Tàu chiến Trung Quốc hôm qua bắn tên lửa ở biển Hoa Đông trong cuộc tập trận của lực lượng hải quân.
Trong cuộc diễn tập, tàu hải quân sẽ bắn vào mục tiêu giả định tại 8 khu vực đánh cá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (EEZ).
Phi cơ chiến đấu quần lượn trên vùng biển Hoa Đông.
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa đánh chặn. Tàu thuyền bị cấm đi vào khu vực đánh cá này trong thời gian diễn tập.
Các sĩ quan Trung Quốc bàn bạc tình huống tác chiến.
Một hạm đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc; mối đe dọa cho biển Đông?

No comments:

Post a Comment