
Tôi đến Nha Trang rất nhiều lần rồi nên khi về Việt Nam lần này,

Từ Cam Ranh ra Nha Trang, con đường mới làm lại trông rộng rãi, khang trang hơn. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, chưa đầy một giờ sau đã hít thở không khí trong lành của bán đảo xinh đẹp này. Mặc dù đã được đầu tư hơn 40 tỉ đồng, đã có thể tiếp nhận được những chiếc Airbus, Boeing hạng nặng, nhưng sân bay Cam Ranh hiện mới chỉ có thể phục vụ 300 hành khách vào giờ cao điểm. Hiện nay cả thị xã này chỉ có mấy khách sạn, nhà trọ bình dân và vài nhà hàng (tạm gọi là ăn được để đón du khách) dọc theo quốc lộ. Tôi thật sự không muốn Cam Ranh là hải cảng quân sự mà ao ước Cam Ranh sẽ là 1 thương cảng quốc tế khi mà vịnh Cam Ranh có tiếng là 1 vịnh đẹp và tốt cho tàu bè lớn vào trốn bão. Chính quyền VNCH trước đây cũng đã từng lên kế hoạch xây dựng Cam Ranh thành một đặc khu kinh tế lớn, gồm cảng biển quốc tế, công nghiệp đóng tàu, khai thác cát trắng và chế tạo thủy tinh... cho thời hậu chiến. Khi chiến tranh VN bùng nổ ác liệt, Mỹ đã biến Cam Ranh thành một khu quân sự tầm cỡ khu vực Thái Bình Dương, là nơi tập trung các lực lượng hải - lục - không quân mà dấu vết còn để lại đến nay là sân bay cho phi cơ vận tải hạng nặng, bãi neo chiến hạm, tàu ngầm, hệ thống phòng không và hàng trăm kilômet đường bêtông chằng chịt để vận chuyển... Thời đó, hoạt động kinh tế chính của dân địa phương là buôn bán với lính Mỹ. Sau 1975, dân Cam Ranh chuyển sang khai thác phế liệu chiến tranh, trồng trọt, đánh bắt hải sản ven bờ, rồi buôn bán với người Nga. Khoảng từ năm 1990 trở lại đây, ngành nuôi tôm phát triển. Nhiều ông chủ giàu có, nhiều ngôi nhà hàng trăm triệu đồng nối tiếp nhau xuất hiện song song với hình ảnh những vùng đất rộng của Cam Ranh cứ lỗ chỗ dần thành vuông tôm. Thời kỳ vàng son nhất của con tôm Cam Ranh là trước năm 2001. Những tên tuổi "đại gia" một thời là giáo viên, kỹ sư, y tá như Hoàng Tình, Nguyễn Nho, Ngô Minh Huấn, Cao Lộc... đều làm giàu từ thời ấy. Mỗi người đang có đến hàng hecta vuông nuôi tôm giống lẫn tôm thịt. Một số đã lên công ty cung cấp sản phẩm từ Nam ra Bắc. Năm 2003, mặc dù bị dịch bệnh hoành hành nhưng Cam Ranh vẫn có 2.100ha nuôi và 6.980 lồng tôm hùm với sản lượng gần 2.500 tấn, tăng 33% so với năm trước. Riêng nuôi giống có 550 trại hoạt động với 1.140 triệu con tôm post đưa ra thị trường, xếp hàng đầu trong các địa phương sản xuất giống. Nhiều người dân còn chuyển sang nghề mới như nuôi hải sâm, trồng rong sụn...
Cam Ranh nay vẫn có vẻ ngoài là một thị xã bình yên với tán xoài xanh mướt, với những con đường thẳng tắp, giao nhau theo hình ô bàn cờ được qui hoạch chi tiết từ trước năm 1975. Đất Cam Ranh sau thời điểm người Nga rút đi, nhất là sau dự án khu du lịch Bãi Dài chuyển động, đã tăng giá chóng mặt. Ở khu trung tâm đường số 2, mỗi mét tới nền mặt tiền đang sốt giá hơn 20 lượng vàng, khác hẳn so với vài năm trước nó được bán theo số lượng... sào và vàng chỉ. Nhiều Việt kiều và dân kinh doanh đất ngoài địa phương cứ “thòm thèm” đất khu trung tâm này nhưng không còn bao nhiêu để bán. Phía bắc Cam Ranh (khu Bãi Dài) đang được xúc tiến xây dựng thành một phức hợp du lịch với qui mô trên 2.000ha nối liền Nha Trang. Nó nằm ngay cửa ngõ sân bay, theo đại lộ Nguyễn Tất Thành đi Nha Trang chỉ 30km, ngược về Cam Ranh cũng khoảng đó đường (sắp tới, cầu Cam Ranh vượt eo vịnh xây xong sẽ ngắn hơn nữa). Ngược về hướng nam Cam Ranh, dự án khu công nghiệp đa ngành rộng 300ha đã được giao đất. Đặc biệt, dự án cấp quốc gia về qui hoạch khu tập trung nuôi tôm giống qui mô 500ha (mỗi năm sản xuất 8-10 tỉ con tôm post) hiện đang làm đường, giải tỏa mặt bằng. Còn dự án nuôi tôm thịt công nghiệp qui mô 103ha với vốn đầu tư hạ tầng 32 tỉ đồng đã làm xong một giai đoạn. Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu và nghiền linker cũng sẽ được tính đến như một động lực lớn để đánh thức tiềm năng Cam Ranh. Khu du lịch và giải trí Nha Trang (Diamond Bay Resort & Golf) tọa lạc trên diện tích 175 ha, nằm trên trục đường chính từ sân bay Cam Ranh về TP Nha Trang, được bao bọc bởi núi, đồi, sông, suối và biển; giao thông khá thuận lợi (cả đường bộ, đường hàng không và đường thủy); khí hậu mát mẻ quanh năm. Những điều đó đã tạo cho Diamond Bay một vị thế mà hiếm khu đất nào ở Nha Trang có được. Trước đây, nơi này là khu sình lầy với tên gọi Đồng Bò (hay sông Lô). Việc biến Đồng Bò thành Diamond Bay như ngày hôm nay là cả một quá trình dài do bà Tư Hường (Trần Thị Hường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang, kinh tài cho Tỉnh Uỷ Nha Trang) là chủ đầu tư với kinh phí đến thời điểm hiện nay lên đến hơn 600 tỉ đồng. Nguyễn Quốc Cường (Phó chủ tịch HĐQT Công ty Hoàn Cầu) sẽ là 1 trong 2 người VN tham gia Ban giám khảo cho đêm trình diễn chung kết 8.7 (diễn ra tại Crown Convention khu resort Diamond Bay Nha Trang - Khánh Hòa), vừa là Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Rất nhiều công trình đã và đang xây dựng trong Diamond Bay có thời gian thi công chỉ trong vòng vài tháng khi Nha Trang được chọn là nơi đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 với 80 người đẹp đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nên có thể được xếp vào danh sách kỷ lục Việt Nam và thế giới. Hồ bơi với diện tích hơn 3.000m2 chỉ thi công trong 2 tháng. Khu Spa hiện đại 3.000m2, được thiết kế và thi công trong vòng 45 ngày. Sân golf và sân tập đánh golf ra biển (có lưới kéo banh golf vào) duy nhất ở Việt Nam do chuyên gia thiết kế sân golf hàng đầu thế giới Andy Dye thực hiện. Sảnh đón hoàn thành chỉ trong vòng một tuần nhưng được chăm chút kỹ lưỡng, mang đậm phong cách dân dã của Việt Nam: từ quầy thu ngân là một căn chòi, đến quầy reception được làm từ 15 tảng đá thiên nhiên (mỗi tảng nặng đến vài tấn) với 40 nhân viên cùng lúc đón được nhiều người; khu lưu trú nghỉ dưỡng được trang trí hiện đại, nhưng lại mang phong cách riêng biệt theo từng khu... Sân khấu đa năng mang tên Crown Convetion Center là một điểm nhấn đặc biệt trong toàn bộ khu Diamond Bay, vì chính nơi đây sẽ tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 với sức chứa 7.500 chỗ ngồi - được thiết kế, giám sát xây dựng từ các chuyên gia tên tuổi ở nhiều nước. Diện tích nền hơn 10.000m2 với hệ thống trang thiết bị hiện đại, toàn sàn của Crown Convention Center từ khu khán giả đến sân khấu được áp gỗ. Thiết bị âm thanh, ánh sáng hơn 50 tấn được vận chuyển về từ Mỹ; có cả máy phát điện 2.000 kVA đảm bảo đủ công suất, phòng khi sự cố mất điện xảy ra. Điều khá đặc biệt là với tầm vóc hoành tráng của một sân khấu như thế, nhưng thời gian thiết kế và thi công chỉ gói gọn trong 5 tháng, có thể được xem là “tốc độ kỷ lục thế giới”. Ngay việc mua 7.500 ghế ngồi cũng phải ra nước ngoài đặt hàng vì không có đơn vị nào trong nước dám đảm nhận để giao kịp hàng. Số công nhân hiện nay làm việc ở các công trình xây dựng trong Diamond Bay là 1.000 người nhưng khi cao điểm con số này lên đến 3.000 người. Khu trung tâm báo chí rộng 2.000m2 với trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên trong và ngoài nước tác nghiệp trong suốt những ngày diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Khu lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp với khu resort 334 phòng, khu khách sạn 168 phòng, rồi đến khu thiết kế dành riêng theo từng cụm gia đình 166 phòng... Nhưng ấn tượng nhất là khu “nhà thông minh” được thiết kế và xây dựng để cho tỉ phú Donald J.Trump (người Mỹ, liên doanh cùng hãng NBC Unversal tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008) ở trong những ngày diễn ra cuộc thi tổng kết với kinh phí lên đến hơn 1 triệu USD. Trong "khu nhà thông minh" này, có cảm ứng điện, hệ thống cửa cũng như đèn điện hoàn toàn tự động(y như các khách sạn ở TQ suốt 10 nămnay). Sàn bê tông và tường bê tông cốt thép dày có thể chống đạn hiệu quả(ai sợ ai ám sát?). Chính vì sự thuận lợi về địa lý và sự hoành tráng về đầu tư nên có người đã ví Diamond Bay trong tương lai có thể xứng tầm là khu du lịch đạt tiêu chuẩn 6 sao.
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa ở miền Nam Trung Việt.

Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là
Nha Trang có rất nhiều "danh lam thắng cảnh". Từ những hòn đảo nhỏ như đảo
Khu vực Hòn Chồng là một quần thể những khối đá lớn, nhỏ nhiều tầng, nhiều lớp



Gần đó là Tháp Bà Po Naga - nơi thờ mẹ của một thị tộc Champa sống

Suối nước nóng Tháp Bà: cách TP Nha Trang 5 km về phía Bắc, nằm bên bờ sông
Cái với không gian thơ mộng, trung tâm suối nước khoáng nóng Tháp Bà thực sự là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Đến với trung tâm, du khách có cảm giác thật mát dịu bởi những rặng cây xanh, hồ tạo cảnh, công viên, hồ bơi, những ngôi nhà xinh xắn, những khóm hoa đủ màu khoe sắc... và cảm thấy thích thú bởi những dịch vụ như: ôn tuyền thủy liệu pháp, hồ bơi và thác khoáng nước ấm, ngâm tắm nước khoáng nóng, ngâm tắm bùn khoáng tập thể. Thú vị hơn là ngâm tắm bùn khoáng nóng đặc biệt trong các hồ đôi, hồ đơn. Tại đây, ngâm tắm cũng phải theo quy định: đầu tiên là làm sạch cơ thể rồi tắm phun mưa, tiếp đến là ngâm trong hồ bùn riêng biệt chừng 20 phút, sau đó dành thêm 20 phút phơi nắng để các khoáng chất có lợi cho cơ thể ngấm vào da, rồi xả sạch bằng nước khoáng nóng. Nếu không tắm bùn mà chỉ ngâm tắm bằng nước khoáng ấm, khoáng nóng hoặc hồ bơi thì thời gian kéo dài tùy thích. Những chiếc hồ tắm nước khoáng đủ các kích cỡ, mang những cái tên dễ thương như Chiền Chiện, Bạch Hạc, Hoa Hồng, Hoàng Yến, Thiên Nga... nằm rải rác theo triền đồi Ngọc Sơn tạo cho du khách cảm giác lãng mạn. Chen giữa những chiếc hồ là các tảng đá nằm chồng lên nhau, những tán cây rừng xanh tốt. tiếng chim hót lảnh lót, tiếng gió thổi rì rào tạo nên âm thanh tuyệt hay. Tắm xong, du khách cảm thấy rất sảng khoái, người như nhẹ nhàng hơn, da mịn màng hơn, tóc mượt hơn. Nơi đây còn có các dịch vụ: xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu. Nếu khách có nhu cầu sẽ được nghỉ ngơi trong những nhà Bungalow nép mình bên rặng cây xanh hoặc những nhà nghỉ dưỡng biệt lập trên đồi dành riêng cho cá nhân hay từng gia đình. Nơi đây còn có nhà hàng đáp ứng các nhu cầu ăn uống của mọi người, được thưởng thức các món ăn ngon trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, thật là ấn tượng. Nước khoáng nóng và bùn được khai thác từ hai nguồn: Vĩnh Phương (Nha Trang) và Ninh Lộc (Ninh Hòa). Nước khoáng nóng được lấy lên từ mỏ ở Vĩnh Phương sâu 100 m, bảo đảm tuyệt đối vệ sinh được bơm thẳng về trung tâm với chiều sâu dài hơn 4 km. Bùn sau khi lấy lên từ lòng đất được qua máy ly tâm loại bỏ các tạp chất nặng (cát, đá, sỏi...) để lọc ra chất bùn nhuyễn mịn nhất và được đun nóng để tắm. Nước khoáng nóng Tháp Bà là nước khoáng Clorua natri silic có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh hơn làm cơ thể mau phục hồi, xóa tan mệt mỏi, chữa những chứng bệnh về đau khớp, thần kinh tọa, đau gân, cơ, căng thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên... Bùn khoáng Tháp Bà có hiệu quả rất tốt đối với một số bệnh như bệnh gút, khớp mãn tính, lao xương, hạch, viêm mãn tính phụ khoa, các rối loạn chức năng sinh dục ... 

Nha Trang có Viện Bảo tàng Hải dương học - viện nghiện cứu biển lớn nhất Đông 
Con đường Trần Phú (trước 75 là Duy Tân), nhất là đoạn


Du khách bây giờ ra Nha Trang sẽ được đi tàu cao tốc tham quan vịnh Hòn Tre, đi


Ði về phía bắc 50km là bãi tắm Dốc Lết thoai thoải với cát trắng, nước trong xanh, sóng nhỏ, hàng dừa và phi lao... sau khi lết qua một con dốc. Bãi biển đẹp



Cho dù thành phố Nha Trang giờ đã khang trang, tiện nghi hơn với rất nhiều

Trước đây du khách có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay tại sân bay Nha

Kinh tế Nha Trang chủ yếu là du lịch và


Du lịch Nha Trang: một lần đi rất khó quay lại
Nha Trang được xem là Địa trung hải của Việt Nam, là nơi thu hút một lượng du khách thuộc vào hàng nhất nhì ở Việt Nam. Điều này cũng dễ hiểu, vì Nha Trang có bờ biển dài, sạch, và đẹp; có nhiều hòn đảo hoang sơ chờ sự khám phá của du khách; và nhất là người dân ở đây rất thân thiện. Đây là lần thứ 3 tôi đến Nha Trang, nhưng 2 lần trước đến đây chỉ làm việc chứ không có thì giờ dạo quanh thành phố, còn lần này tôi có chút thời gian để làm du khách.
Do vậy, nhân một ngày ”mất dạy”, tôi tranh thủ đi một tour du lịch của công ti Long Phú. Tôi mua vé tốn chỉ 200.000 đồng hay 120.000 đồng (tôi quên) và chờ giờ đi tham quan. Buổi sáng, xe bus đên khách sạn đón tôi và một khách khác. Lên xe bus, đã có khoảng 20 khách từ các khách sạn khác trên xe. Tôi nhìn chung quanh thì thấy có một số khách người Nga, và một anh khách người Đức ngồi bên cạnh tôi. Người hướng dẫn là một thanh niên nhanh nhẹn, hoạt bát, và vui tính. Trên xe bus anh ta nói qua về chương trình du lịch và kèm theo những lời pha trò vui nhộn. Theo chương trình của tour, chúng tôi sẽ tháp tùng với các khách khác để đi tham quan các nơi như Hòn Thị, đảo Khỉ, và tắm suối Hoa Lan. Anh ta nói tiếng Việt, vì phần lớn là khách người Việt. Anh chàng người Đức không hiểu mấy, nên tôi trở thành một thông dịch bất đắc dĩ. Cái khổ là anh chàng người Đức này cũng không rành tiếng Anh mấy, nên tôi phải nói chậm để anh ta hiểu những câu nói của hướng dẫn viên.
Chúng tôi đến bến Đá Chồng (cách trung tâm thành phố Nha Trang chắc khoảng 10 km) để lên tàu đi ra đảo. Chúng tôi được đi trên một tàu đánh cá đã thiết kế lại cho các tour du lịch, nên không được tiên nghi mấy. Ngồi trên tàu, nhìn biển trời mênh mông, trong cái nắng dịu dàng của tháng 12, tôi như bỏ quên tất cả những phiền lụy sau lưng và thả hồn mình bồng bềnh theo sông nước trời mây ... Đương nhiên, tôi vẫn duy trì nhiệm vụ thông dịch của mình cho anh bạn người Đức. Nói chuyện một hồi tôi mới biết anh này sống ở một thành phố gần thành phố Basle bên Thụy Sĩ. Ngày xưa tôi từng làm postdoc ở thành phố Basle, và thỉnh thoảng cũng sang Đức đi chơi, nên nhân dịp này tôi kể về những kỉ niệm của tôi ở Đức. Chúng tôi trở thành hai người bạn đồng hành.
Thái độ thiếu thân thiện của nhân viên
Sau khoảng 30 phút, chúng tôi lên Hòn Thị. Rời tàu lên đảo, tôi thấy du khách chỉ loe ngoe vài người. Thật ra, chuyến tàu của chúng tôi là chuyến thứ hai, sau chuyến trước gồm chỉ 7 người. Nhìn qua quầy hàng bán nước ngọt trống trơn và xiêu vẹo tôi thấy du lịch nước ta sao mà ảm đạm thế!
Chúng tôi được dẫn đến khu cưỡi đà điểu (ostrich). Nghe nói giống đà điều cao to này được du nhập từ châu Phi, và nó vẫn sống bình thường ở Đông Nam Á. Giá vé hình như là 20.000 đồng / người. Chỉ có người dưới 65 kg mới được mua vé, và người ta không có cân, nên chỉ chủ quan nhìn khách mà phán là có đủ tiêu chuẩn cưởi đà điểu hay không. Tôi biết mình nặng 72 kg, nên tự nguyện rút lui, không mua vé, mà chỉ đứng nhìn khách trong chuồng. Chuồng đà điểu thiết kế rất tạm bợ, theo hình tròn với đường kính rộng chỉ khoảng 20 mét. Khi mua vé xong, khách được một nhân viên mặc đồng phục bảo vệ hướng dẫn cưỡi đà điểu. Anh nhân viên bảo vệ này nói giọng Huế, nhưng tỏ ra rất thiếu thân thiện với khách. Tôi chứng kiến một khách phàn nàn rằng sao đà điểu đi chậm quá, thì bị anh bảo vệ nạc rằng "chỉ trả có 20 ngàn mà đòi đi nhanh à?" Một người khác xin vào chụp hình người yêu anh ta đang cưỡi đà điểu, thì bị gạt phăng ra như ra lệnh: "anh đứng đó, không được vào"! Tôi thật ngao ngán cho cách làm du lịch kiểu này.
Trong khi chờ các khách cùng chuyến đi đà điểu, tôi lang thang vào khu mua đồ lưu niệm trên đảo. Đến quầy hàng Hoa Lan tôi để ý đến cái áo T-shirt có in chữ "Nha Trang" và hàng dừa trông cũng khá đẹp, mà tôi đã thấy từ lúc còn trong bến ở đất liền. Giá áo trong bến là 30.000 đồng. Nhưng khi tôi hỏi giá ở đây thì cô bán hàng nói là 35.000 đồng. Tôi hỏi là tại sao giá áo trong bờ và ngoài đảo, cũng cùng một công ti, mà chênh lệch đến 5.000 đồng. Thay vì nói lí do của sự chênh lệch, cô nhân viên bán hàng phang một câu: "Anh tìm được chỗ nào bán 30000 đồng, tôi cho anh 2 cái áo đó." Tôi sững sờ trước cách nói khiêu khích đó, nhìn cô một phút để xem cô ấy phản ứng ra sao, nhưng cô ta cắm cúi viết gì đó mà không nhìn tôi. Tôi bèn nói nhỏ rằng: chị chưa trả lời câu hỏi của tôi. Chị ta ngẩng mặt lên và lặp lại câu nói đó: "Anh tìm được chỗ nào bán 30000 đồng, tôi cho anh 2 cái áo đó." Đến lúc này thì tôi đành phải nói: xin lỗi chị, tôi hỏi chị rất rõ ràng là tại sao có sự chênh lệch giá, có phải vì chi phí vận chuyển hay vì khác hiệu may, hay vì lí do khác; tôi không trách móc gì, tôi chỉ muốn biết lí do. Nếu chị không muốn bán thì chị đừng thách thức khách như thế. Làm du lịch cũng cần có văn hóa chị à. Vài người chung quanh nhìn tôi tỏ vẻ đồng tình và gật đầu. Cô nhân viên bán hàng lẳng lặng bỏ vào trong, mặc cho chúng tôi ngẩn ngơ nhìn.
Khách còn được dẫn đến trại nuôi nai cũng chỉ cách đó vài bước. Người ta nuôi nai để lấy sừng làm thuốc Bắc. Nhìn những chú nai ngây thơ bị cắt sừng làm tôi thấy thương cho mấy con vật này quá. Nghe nói người ta lấy sừng để ngâm thuốc Bắc và bán cho khách. Anh hướng dẫn viên an ủi tôi rằng dù không cắt sừng thì khi già chúng cũng rụng ra mà thôi; và lại cắt sừng cũng cho bác sĩ thú y làm và không sợ nhiễm trùng như tôi quan tâm đâu. Nghe vậy thì biết vậy, chứ tôi vẫn không thể nào tưởng tượng việc nuôi nai chỉ để cắt sừng nai đem đi bán. Con người đúng là ... dã man.
Tiếp theo cưỡi đà điểu, là đi tắm suối Hoa Lan. Anh hướng dẫn viên cảnh báo trước rằng đường lên suối khoảng 1 cây số và phải lội bộ theo những bậc thang nhân tạo khá mệt, nên ai không muốn đi có thể ở lại đây tắm biển. Tôi và anh bạn người Đức giơ tay chọn đi tắm suối. Một số người cũng đi theo, nhưng một số khác nghe đi lên dốc 1 cây số thì hơi ngán nên chọn khâu tắm biển. Trên đường đi lên suối, tôi phàn nàn về thái độ của cô bán hàng với anh hướng dẫn viên đoàn. Anh này rất dễ mến, thích đi bên tôi để nói chuyện đời và học tiếng Anh. Anh cám ơn tôi rối rít vì đã làm thông dịch viên bất đắc dĩ cho anh. Anh hướng dẫn viên nói với tôi rằng những nhân viên này không biết văn hóa du lịch là gì đâu, họ chỉ làm hết giờ, ăn lương nhà nước mà thôi, anh thông cảm. OK, thông cảm.
Không có biển cảnh báo nguy cơ
Sau gần 30 phút, chúng tôi cũng đến suối Hoa Lan. Đó là một suối nước tương đối nhỏ, với diện tích chỉ khoảng 20 x 20 mét. Suối nước trong veo, rất lí tưởng cho tắm biển. Đến nơi thì đã có một số khách người Nga đang tắm suối. Tôi nhìn chung quanh chẳng thấy chỗ nào thay đồ, nên đành phải chui vào một bụi cây để thay đồ tắm, và quay lại tắm biển. Một số người trong đoàn đi đến đây thì chỉ ngồi nhìn mà không tắm, có lẽ vì không có chỗ thay đồ, hay vì thấy nước tương đối lạnh. Riêng tôi đã có gần nửa tiếng tắm suối thoải mái. Đây là lần đầu tiên tôi được tắm suối nên rất thích.
Tuy nhiên ở đây tôi cũng thấy một vài “hạt sạn”. Vấn đề không có phòng thay đồ cá nhân là một khiếm khuyết có thể bỏ qua, vì trong thực tế khách vẫn có thể làm như tôi, tức là vào bụi rậm thay đồ. Nhưng khiếm khuyết đáng ngại nhất là vấn đề an toàn cho khách. Như nhiều suối tắm khác, có nơi tương đối cạn, nhưng cũng có nơi khá sâu. Nếu khách chủ quan không biết thì rất dễ hụt chân và dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra, phía dưới và chung quanh suối có nhiều đá, nếu không cẩn thận khách có thể va chạm phải đá và “đau thấu trời” chứ chẳng chơi. Chính tôi đã chạm vào một hòn đá đau điếng tay! Ấy thế mà người ta không có bất cứ một bảng nào cảnh báo về chiều sâu của suối, chẳng có một biển nào cảnh báo về đá dưới suối. Nếu anh nào muốn chơi trò mạo hiểm nhảy từ trên xuống suối thì sẽ … lãnh đủ.
Chung quanh suối đầy những bọc plastic, lon bia, lon nước ngọt … trông rất phản cảm. Tôi có nói với anh hướng dẫn viên, và anh cũng đồng ý. Nhưng khi nào sẽ có những tấm biển cảnh báo thì tôi không biết.
Điểm tham quan thứ 2 là Hòn Lao (còn gọi là Đảo Khỉ). Gọi là Đảo Khỉ vì trên đảo có hàng ngàn chú khỉ nhỏ đang gọi đây là nhà. Khách được xem một màn xiếc khỉ rất thú vị, nhưng cách tổ chức có phần lượm thượm, và vẫn còn cái gì đó rất đặc thù … Việt Nam. Tôi muốn nói đến sự tạm bợ, nhếch nhác, và thiếu chuyên nghiệp trong show diễn. Tuy nhiên, sau màn trình diễn tôi và khách vẫn tặng tiền (trong một hộp tiền giống như hộp tiền từ thiện) cho đoàn xiếc một cách xứng đáng.
Qua tìm hiểu tôi mới biết rằng hồi xưa (cách đây trên 15 năm) đây là một đảo hoang. Thời thập niên 1980s, các nhà khoa học Nga nuôi vài trăm con khỉ để làm thí nghiệm ở Nha Trang. Sau khi Liên Xô sụp đổ, họ không còn kinh phí để làm nghiên cứu, và bàn giao số khỉ này cho phía Việt Nam. Có lẽ do không biết làm gì với mấy chú khỉ này, người ta chở chúng ra đảo này và … sống chết mặc bay. Đến nay, đàn khỉ ban đầu đã sản sinh ra nhiều ngàn con khỉ khác, nhưng con số chính xác thì không ai biết được, vì chẳng ai quan tâm. Giới kinh doanh du lịch thấy tiềm năng du lịch của đàn khỉ nên biến đảo này thành một điểm du lịch để du khách có dịp tiếp xúc với đàn khỉ.
Nói chung mấy chú khỉ khá thân thiện với khách, nhưng chúng cũng láu cá lắm. Chúng cũng giành ăn, cũng học thói ăn cắp của con người nếu du khách lơ đễnh với hành lí cá nhân của mình. Khi thấy khách có đồ ăn, chúng quay quần như là một đàn khỉ đói xin ăn. Tuy nhiên, khi có khỉ chúa xuất hiện thì các khỉ quân thần phải biến mất hay ngồi chung quanh chứ không dám đến gần giành ăn. Mỗi một “cộng đồng” có một chú khỉ chúa, và “chức danh” của nó có thể nhận dạng qua cái đuôi cong vút lên.
Tôi vẫn phân vân với cách làm du lịch dựa vào khỉ này. Tôi không biết ngày xưa các nhà khoa học Nga nghiên cứu gì, có nghiên cứu bệnh truyền nhiễm hay không, có can thiệp các chú khỉ này bằng các biện pháp làm cho chúng nhiễm trùng (một phương pháp nghiên cứu rất thông dụng) không? Nếu có thì tình trạng sức khỏe của mấy chú khỉ này ra sao, và nếu tiếp xúc với con người, nhiều chuyện không hay có thể xảy ra. Sự tăng trưởng của khỉ sẽ được kiểm soát như thế nào? Thức ăn cho chúng ra sao? Hiện nay chúng chỉ chủ yếu ăn dừa (mấy cây dừa trên đảo không có trái vì bị mấy chủ khỉ thành toán sạch). Nói chung là đàn khỉ này đặt ra nhiều vấn đề sinh thái và sức khỏe. Nhưng hình như giới làm thương mại du lịch không chia sẻ những quan tâm này của tôi, vì trước mắt họ chỉ thấy đồng tiền.
Ướt như chuột lột
Sau chuyến ghé thăm Đảo Khỉ thì trời đột nhiên đổ mưa. Mưa càng lúc càng nặng hạt, buộc đoàn du khách phải lên tàu quay về bến (đất liền). Chúng tôi lũ lượt lên tàu. Lên tàu xong tôi mới phát hiện tàu không có bất cứ một tấm màn cao su che mưa che nắng cho khách! Không một ai trong nhóm hướng dẫn du lịch quan tâm. Mà, thật ra, có quan tâm họ cũng bó tay chứ làm gì được. Một điều quan trọng tôi còn phát hiện là tàu không có phao cứu hộ! Thật là một chuyến đi nguy hiểm!
Trên tàu có một số khách có con nhỏ đi theo, thậm chí có chị bồng con trên tay. Nhưng không các chị này phải gồng mình chịu mưa tạt vào làm ướt cả quần áo. Bản thân tôi cũng chẳng may mắn hơn ai, vì ngồi ghế phía ngoài nên cũng lãnh đủ mưa. Một số chúng tôi ướt như … chuột lột. Thật khó mà tưởng tượng được mới hồi sáng chúng tôi còn vui vẻ với chuyến đi thì chiều nay, chúng ta phải chịu cái cảnh trớ trêu này. Chuyến đi du lịch đáng nhớ, nhưng cái đáng nhớ nhất và để lại dấu ấn trong chúng tôi lâu dài nhất có lẽ là chất lượng dịch vụ quá kém cỏi.
Nha Trang có nhiều cảnh đẹp, nhưng hình như các sản phẩm du lịch (tôi dùng chữ "sản phẩm" ở đây để chỉ những tour tham quan) chưa khai thác hết tiềm năng của vùng đất được mệnh danh là Địa trung hải của Việt Nam này. Tuy tôi chỉ nói về du lịch Nha Trang, nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy các điểm du lịch ở nhiều nơi trong nước cũng kém cỏi như thế. Thật ra, dịch vụ du lịch Nha Trang đã khá hơn nhiều so với các tỉnh khác. Tôi chợt nhớ đến những chuyến đi ở Thái Lan, nơi mà du khách được chăm sóc chu đáo trong một chu trình khép kín. Nghĩ và so sánh với cách làm du lịch của nước láng giềng tôi chỉ biết lắc đầu và càng hiểu vì sao 75% du khách đến nước ta không muốn quay trở lại. Tôi nghĩ giới kinh doanh du lịch cần phải xem xét lại chính mình và sản phẩm của mình trước khi quá trễ.
NVT
TB. Sau đây là vài hình cho thấy chất lượng du lịch của ta kém như thế nào. Đặc điểm du lịch ở VN là cái gì cũng phải mua: muốn tắm nước ngọt? Mua vé. Muốn có dù che nắng? Mua vé. Muốn đi toilet? Mua. Người ta tận dụng mọi nơi, mọi lúc, mọi tình huống để móc túi du khách. Nhưng chất lượng có xứng đáng với đồng tiền bỏ ra mua không? Tôi nghĩ là không. Tôi nghĩ Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét quá chính xác: đó là một nền du lịch hỗn hào.
Hổng ham đi chơi nữa
Tôi trình với các anh chị trong báo Tuổi Trẻ Cười rằng tôi có tham vọng đi chơi, tắm gội tinh thần và thể xác ở vịnh Nha Trang – một nơi được bình bầu là vịnh biển đẹp hạng nhất của thế giới. Mọi người cười rần rần, khuyên tôi nên tỉnh táo đọc lại các thông tin về vịnh Nha Trang. Thôi rồi vịnh Nha Trang yêu dấu của tôi! Ngày xưa khi chưa công nghiệp hóa, sông Cái với dòng nước xanh chảy qua cầu Xóm Bóng đổ ra biển, vẽ nên một nét lãng mạn tiêu sơ. Ngày nay nhờ sự giúp vui nhiệt tình của khu công nghiệp Bình Tân, đoạn sông Cái về đây trở thành… sông Đực. Bởi nói tới sông Cái là nói đến chuyện sinh sôi nảy nở. Nay, con sông này mang theo “tinh hoa” của mọi thứ nước thải công nghiệp thì còn có con gì sống nổi với nó mà gọi là sông Cái?
Đối diện Hòn Chồng có cống xả thải. Hai con đường xinh đẹp Trần Phú và Phạm Văn Đồng cũng có nhiều cống. Nước thải sinh hoạt từ thành phố xả thẳng ra biển. Sóng biển hòa tan nó, đưa nó theo thủy triều phiêu du khắp vịnh Nha Trang. Du khách yêu biển muốn tắm gội lỡ hớp nhằm một miếng nước này thì e rằng thụt lưỡi ba năm, họ tên mình là gì cũng quên tuốt.
Đó là nước gần bờ. Còn nước ngoài khơi của vịnh Nha Trang – cái màu nước xanh như ngọc kia – thì sao? Biên niên sử của ngành du lịch cho biết có 205 tàu du lịch không lắp khoang vệ sinh chứa chất thải được xử lý theo công nghệ vi sinh. Du khách đến chơi Nha Trang cũng không phải là những con người mình đồng da sắt. Họ cũng có nhu cầu bài tiết. Và dù là những con người rất biết yêu môi trường, rất muốn được góp phần nhỏ bé bảo vệ cái màu nước xanh như ngọc kia thì họ cũng phải… quặn đau lòng mà xả thải trực tiếp ra biển.
Mà thưa quý vị, trên 3.000 cây số bờ biển của ta, nào đâu chỉ có một vịnh Nha Trang? Vịnh Vĩnh Thủy ở thành phố Phan Thiết cũng có cống xả thải sinh hoạt trực tiếp ra biển vậy. Nó đã từng biến những du khách mê tắm biển trở thành những bệnh nhân mắc bệnh ngoài da. Vịnh Thanh Khê ở Đà Nẵng cũng rứa.
Đường thì thẳng tắp láng on
Kè thì sóng vỗ dập dồn hổng sao
Nhưng nước thải ào ào đổ miết
Du khách mình không điếc cũng đui!
Kè thì sóng vỗ dập dồn hổng sao
Nhưng nước thải ào ào đổ miết
Du khách mình không điếc cũng đui!
Câu văn xuôi chợt hóa ra thành thơ song thất lục… chén, rền rẫm ca cẩm cho những vịnh biển đẹp dành cho khách du lịch hóa thành những nơi chứa nước thải ô nhiễm.
Mỗi thành phố biển của chúng ta giống như một người lãng mạn, giàu mơ mộng. Con người ấy vừa muốn kiếm đồng tiền ngay ngắn qua việc khuếch trương công nghiệp du lịch, vừa… quên không biết làm chỗ chứa nước thải, vật thải ở đâu. Thoạt nhìn vào, du khách thấy con người ấy xinh đẹp tốt tươi, đến chừng ở chung vài ba ngày mới nhận ra mùi xú uế.
Có hai cách bảo vệ môi trường biển. Cách thứ nhất là cứ đợi cho môi trường dơ, chất thải tràn lan trên biển, rồi mới kiên quyết xử lý. Cách này giống như ta thả một bầy ngựa chạy rông rồi bắt từng con lại, chích ngừa bệnh lở mồm long móng cho chúng. Cách này có vẻ vui nhộn, nhưng… rất tốn tiền, rất dài dòng và nhiều khi làm không được – tục gọi là bất khả thi.
Cách thứ hai là quản lý và xử lý chất thải ngay từ đầu để bảo vệ cho môi trường biển sạch. Nước thải dân sinh và công nghiệp trong thành phố được khoanh vùng xử lý sạch rồi mới cho ra biển. Trên mỗi con tàu du lịch bắt buộc phải có khoang vệ sinh theo công nghệ vi sinh. Khoanh vùng khu vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, không để cho phát triển tràn lan và tràn trề ra biển. Cách này giống như ta nhốt bầy ngựa trong chuồng, chích ngừa tử tế rồi sau đó mới cho chúng được… ngựa!
Lai tỉnh đi, hỡi các thành phố biển! Mở mang dịch vụ gì, phát triển thêm khu du lịch gì thì trước hết phải bảo đảm không làm cho biển dơ. Đừng để cho du khách đi chơi biển xong là mang bệnh lang ben, hắc lào, ghẻ ngứa, ghẻ phỏng… phải đi bệnh viện da liễu. Đừng làm cho du khách phải thụt lưỡi hay nói cà lăm sau khi chơi biển về.
Nghe chuyện vịnh Nha Trang, tôi không ham đi chơi biển nữa, bèn quyết định chọn đi Lâm Đồng, thăm hồ Tuyền Lâm chơi. Mở tờ Tuổi Trẻ ra đọc, lại thấy chuyện con voi du lịch bị giết chết. Lên đó chơi mà ngửi phải mùi voi chết thì cũng… đau lỗ mũi thật. Giá cả phòng ốc lên cao ngất ngưởng. Bèn sợ, không ham đi chơi nữa. Ở nhà, ngồi rù gãi đầu gối, sướng hơn!
ĐỒ BÌ
| ||
| ||
| ||
| ||
|
Giám đốc đảm đương Nghiên cứu CBRE tại Singapore và khu vực Đông Nam Á, Desmond Sim nhận định: “Hiện vẫn còn phổ thông rào cản và tránh van tai hang hoa Bac Kan mà những nước trong khối ASEAN cần phải vượt qua”. trước tiên là khả năng điều hành yếu kém của vận chuyển đi Thanh Hoá, nguồn cung sôi động với thể dẫn tới biến động giá thuê mặt bằng chuyen hang di Bac Giang.
ReplyDeleteĐiều này sẽ gây trì trệ hoặc thậm chí ngăn cản việc mở rộng của những nhà bán lẻ. Thứ hai là việc thiếu nguồn cần lao có tay nghề cao cũng là thách thức, có thể gây trở ngại trong việc dịch vụ vận tải hàng hoá Hà Nội, van chuyen hang hoa di Bac Ninh, chanh xe van chuyen di Cao Bang, vận chuyển đi Điện Biên Phủ và mở rộng của những dịch vụ công nghiệp sở hữu trị giá cao.
Thứ ba là sự chênh lệch to về chuyên môn van chuyen hang hoa giữa các nước thành viên cũng hạn chế những ảnh hưởng tích cực của đề xuất tự do hóa cần lao ASEAN.
Cảm ơn bạn phổ quát nhé.