Wednesday, March 28, 2012

10 nền văn minh cổ đại bí ẩn nhất thế giới

Các nền văn minh cổ đại là nền tảng căn bản của văn minh nhân loại. Lịch sử loài người đã ghi nhận có tới 7 nền văn minh cổ đại như Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Maya... Đến nay, không ít trong số đó chỉ còn là những dòng chữ trong sử sách, còn những thành trì, đền đài... đã đột ngột biến mất mà nguyên nhân là câu hỏi chưa có lời giải cuối cùng.
Thành Troy - hư hay thực
Câu chuyện về thành Troy được gắn liền với hai trường thi của Homer: Iliad và Odyssey trong thần thoại Hy Lạp. Trong khi rất nhiều các nền văn minh cổ đại để lại di tích vật chất cho hậu thế thì thành Troy được coi như một câu chuyện trong trí tưởng tượng của người xưa bởi trên trái đất thời hiện đại, người ta không thấy dấu vết của bức thành gắn liền với cuộc chiến tranh bất hủ và con ngựa gỗ huyền thoại.
Tikal-Guatemala, dấu ấn huy hoàng của nền văn minh Maya. (Ảnh: Allposters)
Thế nhưng theo những nghiên cứu mới đây của các nhà sử học, thành Troy là có thật. Họ khẳng định rằng cách đây hơn 3.000 năm, thành Troy nằm trên một đỉnh đồi, gần bến cảng thông ra biển Aegae (hiện cảng này đã bị cát vùi lấp). Khi những nhà buôn Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha dong thuyền từ biển Aegae tới Biển Đen, họ đều dừng chân ở Troy để tiếp tế lương thực và giải trí. Những dấu tích khảo cổ học mới được phát hiện như: mảnh thuyền và cọc sắt nằm rải rác dưới những lớp đất cách thành Troy (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) khoảng 4 km là bằng chứng cho thấy chiến thuyền Hy Lạp đã từng đậu ở đây trước khi tấn công vào thành, giống như lời kể của Homer trong anh hùng ca Iliad.
Vì sao thành Troy biến mất? Đó là câu hỏi mà nhiều thế hệ các nhà khoa học mất công đi tìm câu trả lời.
Giáo sư vật lý Amos Nur tại Đại học Stanford, Mỹ cho biết: “Chúng tôi tin rằng các thảm họa tự nhiên, đặc biệt là động đất, đã đóng vai trò quan trọng trong sự mất tích bí ẩn của nhiều nền văn minh”. Các nhà khoa học khác của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ lại phát triển một giả thuyết hoàn toàn khác. Khi nghiên cứu vùng phía đông Địa Trung Hải ở cuối thời kỳ đồ đồng, họ cho rằng một trận động đất lớn có thể là thủ phạm chính đằng sau sự biến mất của nhiều thành phố như Troy, Mycenae và Knossos. Các thành phố này đã bị quét khỏi bản đồ thế giới trong khoảng năm 1.225 - 1.175 trước Công nguyên. Và luận điểm này đã được Hiệp hội Địa lý, Vật lý Mỹ ủng hộ.
Văn hóa Harappa - những pháo đài bằng đất sét nung
Một nền văn minh cổ đại nằm trong tổng thể các nền văn minh Sông Ấn là một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 đến năm 1.800 trước Công nguyên. Sử sách còn ghi nhận sự phát triển cao của nền văn minh này về sự phát triển kinh tế, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật, chữ viết... Nhưng nền văn hóa này đã biến mất mà nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa rõ nhưng hàng loạt đền thờ được phát hiện đã chứng minh cho sự tồn tại.
Giả thuyết phổ biến nhất là do người du mục Arian (tiếng Anh: Aryan) xuất hiện và đánh chiếm. Giả thuyết thứ hai được nhiều người chấp nhận là về những biến đổi khí hậu. Vào khoảng 1.800 năm trước Công nguyên, khí hậu trong lưu vực sông Ấn thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn, sông Ghaggra-Hakra trở nên khô cạn làm biến đổi kiến tạo mảng, nguồn nước của hệ thống sông bị chuyển hướng về đồng bằng sông Hằng dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh Harappa.
Các thuyết khác cho rằng sự suy tàn của nền văn minh sông Ấn có liên quan đến việc vương quốc người Sumer chấm dứt và các quan hệ buôn bán với vương quốc này đã không còn nữa, hay xung đột quân sự và bệnh tật đã chấm dứt nền văn hóa này. Nguyên nhân quyết định cho sự suy vong vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Giáo sư Amos Nur và đồng nghiệp Prasad, khi xem xét lịch sử địa chấn, đã nhận thấy có những trận động đất thảm khốc đổ xuống vùng ven biển gần biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo giả thuyết của họ, một hoặc nhiều chấn động lớn có thể đã làm vỏ trái đất di chuyển, kéo theo việc chặn dòng chảy của một con sông lớn trong vùng. Nền sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, các trận lụt nghiêm trọng xảy ra và cuối cùng vùi lấp các thành phố dưới bùn lầy.
Những tường thành của văn hóa Harappa. (Ảnh: Globalheritagefund)
Và nền văn minh Maya
Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ từ năm 1.000 trước Công nguyên. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian. Những di tích khảo cổ học đã chứng minh người Maya đã phát triển khái niệm “số 0” vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm, xác định chính xác độ dài của một năm, thời gian trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời, chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó. Không những thế, tôn giáo của người Maya cũng rất đặc biệt vì có sự kết hợp giữa lễ nghi với các chu kỳ của vũ trụ.
Cùng chung số phận với thành Troy và văn minh Harappa, hai thành phố Quirigua (Đông Guatemala ngày nay) và Benque Viejo, vốn là trung tâm văn hóa của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao, đột ngột biến mất vào cuối thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên. Nhiều nhà sử học trên thế giới cho rằng sự biến mất này là hậu quả của những cuộc chiến liên miên, ban đầu là ngay trong bộ tộc của người Maya nhằm tranh giành quyền lực và sau đó là của người Maya chống lại sự xâm lăng mang tên đế quốc Tây Ban Nha. Nhưng kết quả nghiên cứu của nhà địa - vật lý Robert Kovach lại cho chúng ta một nguyên nhân hủy diệt khác: một trận động đất kinh hoàng.
Những cơn giận dữ của hành tinh vốn là nguyên nhân của đổ nát nhưng đến nay, đây còn được xác định là nguyên nhân dẫn đến sự mất tích bí hiểm của nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người.
Dưới đây là 10 nền văn minh cổ đại bí ẩn nhất thế giới:  1. Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư khổng lồ Sphinx (Ai Cập)


Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là sự tập trung dày đặc các công trình xây dựng vĩ đại. Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư khổng lồ Sphinx là quà tặng vô giá - một trong bảy kì quan thế giới mà Ai Cập cổ đại để lại cho nhân loại. Mặc dù theo thời gian, chúng bị phá hủy phần nào, các đền thờ xung quanh cũng bị đổ nát nhưng kích thước của công trình hùng vĩ này vẫn khiến nhiều du khách phải sửng sốt.

Được đánh dấu như một trong những thành tựu đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử loài người, cho đến bây giờ, cách thức các thợ xây cổ đại áp dụng vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

2. Vòng đá cổ Stonehenge (Great Britain)


Những dấu tích cổ đại xa xưa nhất của con người tại đây, là những công trình tượng đài trên các ngọn đồi vùng Wiltshire nước Anh.
  Nó bao gồm các tảng đá lớn, được xếp thành một hình tròn, được bố trí theo một ý nghĩa thiên văn của thời cổ đại, mà cho tới nay vẫn là một bí ẩn lớn của thế giới, vẫn đang được khám phá. Vòng đá cổ Stonehenge được xây dựng khoảng 2500 trước Công Nguyên.
 3. Đảo Phục Sinh (Chile)


Đảo Phục Sinh nằm ở Đông Nam Thái Bình Dương thuộc Chile, vốn nổi tiếng với những bức tượng hình người bằng đá khổng lồ mang tên là Moai có tuổi thọ khoảng 6000 năm.
  Nhà thám hiểm Hà Lan Jacob Roggeveen, được tin là người đầu tiên khám phá ra hòn đảo này, vào ngày Chủ nhật Phục Sinh năm 1722, vì thế nó có tên gọi là đảo Phục Sinh. Các pho tượng nằm rải rác, khắp nơi trên hòn đảo là một phần của việc thờ cúng tổ tiên. Lí do vì sao dân cư cổ xưa có thể dựng những bức tượng này, cho tới nay vẫn là một điều bí ẩn.
 4. Khối cự thạch cổ Baalbeck (Lebanon)


Baalbeck một thành phố ở miền đông Lebanon, nó là một thành phố phồn thịnh khi mà người Hy Lạp chiếm nó năm 331 trước công nguyên và trở thành một thuộc địa của Hoàng đế La Mã Augustus.
Người La Mã đã cho xây dựng ba đền thờ Baalbeck ở Lebanon có niên đại từ 2000 năm trước công nguyên. Điều làm nên sự kỳ diệu của cấu trúc bằng đá này là nền móng đồ sộ của những ngôi đền La Mã, có những tảng đá có trọng lượng xấp xỉ 350 tấn. Điều bí ẩn là chúng đã được xẻ ra, đẽo tạc, và vận chuyển qua hàng dặm, nâng lên tới độ cao 7m, để đặt bên trên những tảng đá nhỏ hơn như thế nào.
5. Pháo đài Machu Picchu (Peru)


Machu picchu là một tàn tích Inca thời tiền Columbo, ở độ cao 2.400m ẩn trong dãy Andes trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba Peru. Bị thế giới bên ngoài lãng quên từ nhiều thế kỷ, dù người dân vẫn biết tới nó và được tái khám phá trở lại bởi nhà khảo cổ học Hiram Bingham vào năm 1911.
6. Đường kẻ Nazca lines (Peru)


Các đường kẻ Nazca Lines được tìm thấy trên sa mạc cách Lima, Peru được xem là hiện tượng rất bí ẩn.
Các đường kẻ này nằm trên một vùng đất dài và rộng lớn được con người phát hiện ra đầu thập niên 30 ở thế kỷ trước. Những đường thẳng này rất hoàn hảo, chạy thẳng và đôi lúc chạy song song với nhau, nhìn từ xa trông giống như một đường băng hay hình con chim khổng lồ được khắc họa trên mặt đất. Nhiều giả thiết cho rằng, hình vẽ này là dùng để nhận biết độ cao, dùng cho dự báo thời tiết hoặc có thể là cho mục đích tín ngưỡng…

7. Tiahuanacu (Bolivia)


Tihuanacu hay còn được gọi là Tiwanaku vẫn còn là một bí ẩn lớn với khoa học thế giới chính xác về độ tuổi, được ước tính xây dựng khoảng từ năm 300 đến 700 với đá và công nghệ đặc biệt.
Có nhiều ý kiến cho rằng, Tiahuanaco là một thánh điện để thực hiện các nghi lễ thiêng liêng với một nền văn hóa, đã lây lan sang nhiều khu vực lân cận. Những người cổ đại, đã xây dựng một kim tự tháp bằng đá được gọi là Akapana, là một trong những công trình vĩ đại nhất ở Nam Mỹ thời kỳ trước khi Columbus phát hiện ra “tân thế giới” và tạo nên ý nghĩa tâm linh lớn cho nền văn minh Tiwanaku.

Bí ẩn về Sacsayhuaman và Tiahuanaco: Ở châu Nam Mỹ có 2 nơi thần bí: Sacsayhuaman và thành Tiahuanaco hấp dẫn đông đảo các nhà khảo cổ trên thế giới.
Tượng đại thần (Ảnh: dudeman)
Tiahuanaco thần bí, trong vũng bùn đã khô cạn các nhà khảo cổ tìm thấy một loại lịch thiên văn đưa ra những căn cứ và sự thực, chứng minh rằng: Sinh vật làm ra và sử dụng loại lịch thiên văn này có một nền văn mình và văn hóa cao hơn rất nhiều so với loài người chúng ta ngày nay. Ở đây các nhà khảo cổ còn có một phát hiện kỳ lạ nữa là Tượng đại thần. Tượng thần được tạc bởi nguyên một khối nham thạch màu hồng, dài 8,5m nặng hơn 30 tấn, được tìm thấy trong Cổ thần miếu. Các nhà khoa học đã không thể lý giải được hàng trăm ký hiệu vô cùng tinh xảo trên áo của tượng thần và kỹ thuật xây dựng công trình kiến trúc để bảo tồn tượng thần rất nguyên thủy nhưng lại vô cùng siêu việt. Chính từ sự nguyên thủy của kỹ thuật xây dựng này mà công trình đó mới được gọi là Cổ thần miếu.
Belami và Aron trong cuốn "Tượng đại thần của Tiahuanaco" đã có những giải thích tương đối hợp lý đối với những ký hiệu đó. Họ cho rằng, những ký hiệu này ghi lại rất nhiều kiến thức thiên văn học, hơn nữa những tri thức đó lấy sự thực Trái đất hình tròn làm cơ sở. Những quan điểm này của họ hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của Horbeca trong cuốn "Học thuyết vệ tinh". Trong khi đó, cuốn sách của Horbeca xuất bản năm 1930 sớm hơn 5 năm so với việc phát hiện ra bức tượng thần. "Học thuyết vệ tinh" chỉ ra, có một vệ tinh đã từng bị Trái đất hút. Khi vệ tinh bị kéo về phái Trái đất thì tốc độ quay của Trái đất trở nên rất chậm, cuối cùng thì vệ tinh bị vỡ ra làm nhiều mảnh và sản sinh ra Mặt trăng. Những ký hiệu trên tượng thần cũng ghi lại một cách chính xác lý luận về hiện tượng thiên văn này. Hồi đó, một năm Trái đất có 290 ngày, mỗi năm vệ tinh quay quanh Trái đất 427 vòng. Do vậy, tính ra lịch thiên văn trên tượng thần đã ghi lại hiện tượng thiên văn từ 27.000 năm trước. Belami và Aron đã viết trong sách: "Nói tóm lại là ấn tượng của bài văn trên tượng thần là một ghi chép để lại cho hậu thế".
Nói một cách chính xác, tượng thần đó là một vật rất cổ. Nếu chỉ nói rằng "đây là tượng thần cổ đại" thì chưa chuẩn nên các nhà khoa học cần có một cách giải thích chính xác hơn nữa. Nếu cách giải thích của Belami và Aron đủ chứng thực thì không thể không đặt câu hỏi: Như vậy, ngay cả việc xây nhà cũng cần phải học tập những người có khả năng tích lũy những kiến thức thiên văn ấy ư? Những kiến thức ấy họ học từ đâu, có thể nào từ một nền văn minh của người ngoài hành tinh? Bất luận thế nào, tượng thần và lịch thiên văn ấy đã thể hiện tính phức tạp của một tri thức làm cho chúng ta vô cùng kinh ngạc.

Quang cảnh thành Tiahuanaco trước Cổng Mặt trời (Ảnh: dudeman)
Thành Tiahuanaco nằm trên cao nguyên cao 5000m so với mực nước biển còn chứa đầy những điều thần bí. Xuất phát từ Cuzco của Vicero, đi mấy ngày tàu biển và tàu hỏa chúng ta mới đến được địa điểm khai quật thành phố. Cảnh tượng cao nguyên này trông giống như một hành tinh khác:
Cổng Mặt trời (Ảnh: dudeman)
Về mặt sức khỏe, đối với một người không phải là dân bản địa thì khó có thể chịu đựng được bởi áp suất ở đây rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/3 so với mặt biển; hàm lượng dưỡng khí trong không trung vô cùng ít, chỉ chiếm 1/3 mức bình thường. Nhưng trên cao nguyên này đã từng có một thành phố. Bây giờ chỉ còn lại một đống phế tích hoang tàn, khắp nơi đầy những dấu ấn bí mật cổ xưa thần bí khôn lường. Bức tường của Thành Tiahuanaco được xây bằng những tảng nham thạch nặng 150 tấn, xếp lên những tảng đá nặng 70 tấn. Mặt ngoài của đá được mài sáng bóng, độ lớn của các góc ghép với nhau cũng chính xác tuyệt đối, đều dùng mộng bằng đồng để liên kết, thế mà chúng gắn với nhau rất chặt. Ở một số tảng đá nặng khoảng 10 tấn, các nhà khảo cổ học phát hiện ra một số lỗ sâu tới 3m, những cái lỗ này được dùng để làm gì cho tới nay vẫn chưa ai giải thích được.
Từ một tảng đá bảy lên, người ta nhìn thấy ở dưới có những phiến đá mài lớn dài tới 5m, có những vòi nước bằng đá dài 2m to 1m giống như những thứ đồ chơi rơi lả tả trên mặt đất. Có thể những di vật này do một đại họa nào đó tạo nên, những ống nước này được chế tác rất tinh xảo so với ống nước xi măng cực chuẩn ngày nay cũng còn thua kém nhiều. Tổ tiên của người Thành Tiahuanaco không có những công cụ tiên tiến, tại sao họ lại làm ra được những ống nước vô cùng tinh xảo như vậy? Điều này thực sự cho tới nay chưa ai giải thích được.
Một số những đầu tạc tượng bằng đá thể hiện những giống người khác nhau (Ảnh: dudeman)
Trong cái sân đã được sửa chữa, các nhà khảo cổ tìm thấy một đống lộn xộn với những đầu tạc tượng bằng đá. Nhưng khi xem kỹ lại mới thấy những đầu tượng này thể hiện nhiều giống người khác nhau: người môi mỏng, người môi dày, người mũi dài, người mũi tẹt, người tai to dày, người tai nhỏ mỏng, người lộ rõ góc cạnh, người ôn hòa nhã nhặn và còn có một số đầu tượng đội những cái mũ kỳ lạ. Tại sao có nhiều giống người khác nhau đến thế?
Ở đây còn có Cổng Mặt trời được làm từ một tảng đá nguyên khối lớn, nặng tới khoảng 10 tấn. Hai bên Cổng có những bức đồ án hình vuông, quây lấy một bức tượng giống như tượng phi thần (Thần biết bay). Truyền thuyết của Thành Tiahuanaco kể lại rằng, ngày xưa có một phi thuyền từ trên trời bay xuống. Từ phi thuyền có một phụ nữ tên là Malianna bước ra với nhiệm vụ sẽ trở thành "Người phụ nữ vĩ đại" của Trái đất. Malianna chỉ có 4 ngón tay, giữa các ngón tay đều có màng. Bà mẹ vĩ đại Malianna sinh được 70 người con cho Trái đất, sau đó bay về trời. Ở Tiahuanaco cũng có bức tường đá vẽ một sinh vật có 4 ngón, tuy nhiên niên đại của bức tranh này chưa thể xác định được.
Tượng phi thần (Ảnh: dudeman)
Ngoài Thành Tiahuanaco ra, di tích đáng để người ta nói tới là Pháo đài Sacsayhuaman, cách thành Inca nổi tiếng không đầy 900m. Chúng ta không thể tưởng tượng nổi vào thời ấy các cư dân ở đây đã dùng kỹ thuật gì mà từ bãi đá họ chọn ra những tảng đá lớn nặng tới hơn 150 tấn, sau đó vận chuyển tới một nơi rất xa để tiến hành gia công đục đẽo Pháo đài phòng ngự Sacsayhuaman. Khi đã đục đẽo đủ 4 tầng, họ chuyển pháo đài về đặt trong một núi lửa. Tảng đá khổng lồ này đã được điêu khắc tinh xảo và tỉ mỉ, có hình thang và sườn dốc, có hốc mắt và đường hoa văn hình xoắn ốc trang trí, làm nên một tảng đá lớn vô tiền khoáng hậu như vậy chẳng phải là cái thú nhàn tản của người Inca cổ ư? Nhưng thật khó tưởng tượng nổi người Inca cổ có thể dùng bàn tay của mình, dựa vào chính sức lực của mình để khai thác rồi vận chuyển và đục đẽo những tảng đá khổng lồ thành một pháo đài đẹp kỹ vĩ. Chắc hẳn, để làm được việc này họ cần phải có một sức mạnh ghê gớm. Nhưng người Inca cổ làm việc này để đạt mục đích gì và đã làm như thế nào?

Pháo đài Sacsayhuaman (Ảnh: peruexpediciones)
Ngoài ra, ở một nơi cách tảng đá khổng lồ trên 800m các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy một tảng nham thạch dạng pha lê, loại nham thạch này chỉ có thể hình thành từ đá nung với nhiệt độ cực cao.
Nơi cỏ dại um tùm của thành Tiahuanaco còn có những ngọn núi nhỏ, những ngọn núi này đích thực là do con người tạo nên. Đỉnh núi bằng phẳng, diện tích rộng 5000m2. Không biết những ngọn núi ấy có tàng trữ vật liệu kiến trúc gì không? Cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm hiểu về điều kỳ diệu này.

Những bức đồ án quây quanh tượng phi thần (Ảnh: dudeman)

8. Chichen Itza (Mexico)

Chichen Itza là một địa điểm khảo cổ thời tiền Colombo, do nền văn minh Maya xây dựng, nằm ở trung tâm phía bắc Bán đảo Yucatan, Mexico. Địa điểm này chứa đựng vô số các phong cách kiến trúc lớn, khác nhau lớn như El Castillo (đền thờ của Kukulkán) và đền thờ của Warriors. Nó được xây dựng bởi một bộ tộc của người Maya là Itzáes trong thế kỷ thứ 9 và phát triển thành một thủ đô trong khu vực chính cho đến thế kỷ thứ 12. Nguồn gốc thực sự của người Itza vẫn còn bí ẩn.
9. Những quả cầu đá bí ẩn (the Stone Spheres of Costa Rica)


Một trong những bí ẩn lạ lùng nhất, được các nhà khảo cổ học phát hiện ở đồng bằng sông Diquis, Costa Rica.
Kể từ năm 1930, hàng trăm quả cầu bằng đá này, đã được tìm thấy có kích thước từ vài cm đến hơn 2m và một số có cân nặng tới 16 tấn. Các nhà khoa học tin rằng chúng được tạo thành với hình dạng này từ khoảng trước năm 200 trước công nguyên. Những quả cầu lớn này là tác phẩm điêu khắc bằng đá nguyên khối được thực hiện bởi bàn tay của con người.
10. Thành phố dưới nước tại Nhật Bản


Được phát hiện, bởi một hướng dẫn viên lặn khoảng 20 năm trước, trên bờ biển phía nam của Yonaguni, Nhật Bản. Tàn tích ngập dươi nước này có ước tính khoảng 8.000 năm tuổi, tranh cãi đã nảy sinh xung quanh một kim tự tháp bí ẩn được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Những cấu trúc này dường như đã được trổ khắc ngay trong khối đá, sử dụng những công cụ trước đây được cho là không có sẵn ở các nền văn hóa cổ trong khu vực này. (theo Tiền Phong)

http://farm3.static.flickr.com/2221/2251934013_540c4f3480_o.jpgNền văn minh Lưỡng Hà 
Lưỡng Hà là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh ở nơi gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Tên gốc của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp μέσος "giữa" và ποταμός "sông", để chỉ hai vùng châu thổ sông Euphrates và sông Tigris cũng như vùng đất nằm giữa chúng. Tương tự, trong tiếng Ả rập nó được gọi là بين نهرين Bayn Nahrain "giữa hai con sông". Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà học giả đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người Châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19
http://www.truongdinh.edu.vn/forum/uploads/images/2010/khoai_nuong/2010/7/22/truongdinhi_Attachments_mapbabylonAutosave_278433025.gifLịch sử Lưỡng Hà bắt đầu từ sự xuất hiện của nền văn minh tại miền nam Iraq vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên cho tới khi Alexander Đại Đế tới đây vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên (đây được coi là thời điểm bắt đầu sự Hy Lạp hoá vùng Cận Đông, vì thế cũng đánh dấu sự "chấm dứt" của Lưỡng Hà). Thông thường, mọi người cho rằng có một sự nối tiếp văn hoá và đồng nhất không gian cho toàn bộ thời gian lịch sử địa lý này ("Truyền thống Vĩ đại"), dù còn một số điểm chưa rõ ràng. Lưỡng Hà là nơi tồn tại của một số vương quốc cổ nhất thế giới, với trình độ tổ chức xã hội ở mức cao và phức tạp. Vùng này là một trong bốn nền văn minh phát sinh dọc theo các con sông nổi tiếng trên thế giới, nơi phát minh ra chữ viết, cùng với đồng bằng châu thổ sông Nile tại Ai Cập, châu thổ sông Indus tại Tiểu lục địa Ấn Độ và châu thổ sông Hoàng Hà tại Trung Quốc.
Lưỡng Hà cũng là nơi phát sinh của nhiều thành phố có tầm quan trọng lịch sử như Uruk, Nippur, NinevehBabylon cũng như nhiều vương quốc rộng lớn khác như vương quốc Akkadian, Vương triều Ur thứ baĐế chế Assyri. Một số nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà là Ur-Nammu (Vua xứ Ur), Sargon (người thành lập nên Vương quốc Akkad), Hammurabi (người thành lập quốc gia Babylon cổ), Tiglath-Pileser I (người thành lập Đế chế Assyri), và Tigranes Đại Đế (người thành lập Đế chế Armenia).
"Lưỡng Hà cổ đại" bao gồm giai đoạn từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên cho tới khi những người Achaemenid trỗi dậy vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Khoảng thời gian dài này có thể được phân chia thành những giai đoạn như sau:
Ngày tháng thuộc thiên niên kỷ thứ hai và thứ ba trước Công Nguyên chỉ gần đúng; so sánh Bảng niên đại Cận Đông Cổ Đại.gôn ngữ viết sớm nhất tại Lưỡng Hà là tiếng Sumer, một tử ngữ. Các học giả đồng ý rằng nhiều ngôn ngữ khác cũng đã được sử dụng ở Lưỡng Hà trong thời kỳ đầu song song với tiếng Sumer. Sau này Tiếng Semit, tiếng Akkad, dần trở thành ngôn ngữ phổ thông, dù tiếng Sumer vẫn được giữ lại sử dụng trong hành chính, tôn giáo, văn học, và khoa học. Nhiều biến thể khác nhau của tiếng Akkad vẫn được sử dụng cho tới cuối thời kỳ Tân Babalon. Sau đó, tiếng Aramaic, vốn đã trở thành phổ thông tại Lưỡng Hà, trở thành ngôn ngữ chính thức của triều đại Achaemenid thuộc Đế chế Ba Tư. Tiếng Akkad bị bỏ rơi, nhưng cả nó và tiếng Sumer vẫn được sử dụng trong các ngôi đền trong một số thế kỷ.

http://www.vinamilkcafe.com.vn/upload/photos/image/2-2010/8/ZIGGURAT2.jpgCác thư viện và bảo tàng hoàng gia

Một trong những bộ sưu tập văn bản chữ hình nêm lớn nhất thuộc các văn khố của Ashurbanipal, nhà lãnh đạo Assyria. Khoảng năm 650 TCN ông đã quyết định thành lập một thư viện tại Nineveh. Bởi vì mọi ngôi đền tại Babylonia đều có thư viện, ông đã cử các sứ thần tới thu thập các văn bản khắc tại đó. Nếu ngôi đền nào từ chối trao những văn bản của mình, các vị sứ thần sẽ tiến hành sao chụp lại. Chỉ một thời gian ngắn, thư viện hoàng gia tại Nineveh đã trở thành thư viện lớn nhất ở Assyria. Đa số những gì chúng ta hiện biết về Lưỡng Hà cổ đại đều có được ở thư viện này.
Vua Babylon, Nebuchadnezzar II, đã thành lập một bảo tàng, nơi trưng bày một số bức tượng, các đồ vật và một số văn bản. Đây là một ví dụ về văn học Babylon.Cư dân Lưỡng Hà đã phát triển nhiều kỹ thuật như gia công kim loại, làm kính, dệt vải, trồng cấy và tích trữ nước cũng như tưới tiêu. Họ cũng là những cư dân đầu tiên trên trái đất tiến vào thời kỳ đồ đồng. Ban đầu họ sử dụng đồng đỏ, đồng thauvàng, sau này họ sử dụng sắt. Những cung điện được trang trí bằng hàng trăm cân những kim loại quý giá đó. Tương tự, đồng đỏ, đồng thau và sắt cũng được dùng làm áo giáp cũng như các loại vũ khí khác nhau như kiếm, dao găm, giáo, và chùy.Người dân Lưỡng hà sử dụng hệ thống số đếm căn bản 60. Đây là nguồn gốc của giờ 60 phút và ngày 24 giờ hiện nay, cũng như vòng tròn 360 độ. Lịch Summer cũng tính theo tuần bảy ngày. Sự hiểu biết toàn học này đã được sử dụng trong việc lập bản đồ.Những nhà thiên văn học Babylon rất chú tâm nghiên cứu các ngôi sao và bầu trời, và đa số họ đã có thể dự đoán các kỳ nhật nguyệt thực và các điểm chí. Con người cho rằng mọi hiện tượng thiên văn học đều có một mục đích nào đó. Đa số chúng có liên quan tới tôn giáo và các điềm báo hiệu. Các nhà thiên văn Lưỡng Hà đã tạo ra lịch 12 tháng dựa trên những vòng quay của mặt trăng. Họ chia năm làm hai mùa: mùa hè và mùa đông. Những nguồn gốc của thiên văn học có lẽ bắt đầu từ thời điểm này.
Tôn giáo Lưỡng Hà là tôn giáo cổ nhất được ghi chép tới ngày nay. Người dân Lưỡng Hà tin rằng thế giới là một cái đĩa phẳng, được bao quanh bởi một khoảng không gian to lớn và trống rỗng, phía trên thế giới là thiên đường. Họ cũng tin rằng nước có mặt ở mọi nơi, ở trên, dưới, và hai bên, và rằng vũ trụ đã sinh ra từ trong biển cả vô biên đó. Tôn giáo Lưỡng Hà là đa thần giáo, người dân ở đây tin vào rất nhiều vị thần.
Dù những niềm tin được miêu tả như ở trên là điều thông thường đối với mọi người dân Lưỡng Hà, vẫn có một số khác biệt theo từng vùng. Từ của người Summer để chỉ vũ trụ là an-ki, gồm tên nam thần An và nữ thần Ki. Con của họ là Enlil, vị thần không khí. Họ tin rằng Enlil là vị thần có nhiều quyền lực nhất. Ông ta là người đứng đầu các thần Pantheon, tương tự thần Zeus của người Hy Lạp và thần Jupiter của người La Mã. Người Sumer cũng tự đặt ra một số câu hỏi triết học như: Chúng ta là ai? Chúng ta đang ở đâu? Tại sao chúng ta lại ở đây. Họ cho rằng những câu hỏi đó sẽ được các vị thần linh của họ giải đáp.
Nếu ai đó bị ốm, họ sẽ cầu nguyện các vị thánh để được lành bệnh. Như đã đề cập ở trên, các bác sĩ Lưỡng Hà không có trình độ cao về y học, vì thế người dân phải trông đợi sự giúp đỡ của các thánh thần.

http://nghiencuuluat.com/uploads/news/2011_09/code_of_hammurabi.pngNhững vị thần đầu tiên

  • Anu là vị thần bầu trời của người Sumer. Ông lấy nữ thần Ki, nhưng trong một số tôn giáo Lưỡng Hà, ông có một người vợ tên là Uraš.
  • Marduk là vị thần chính của Babylon. Người dân ca ngợi ông, vì thế ông sẽ cho phép Babylon từ một nước nhỏ trở thành một Đế chế hùng mạnh.
  • Gula,*Utu (cũng được gọi là Šamaš hay Sahamash) là vị thần mặt trời.
  • Ishtar là nữ thần tình yêutình dục.
  • Enlil là vị thần nhiều quyền lực nhất trong tôn giáo Lưỡng Hà. Vọ ông là Ninlil, và các con của ông gồm Inanna, Iškur, Nanna-Suen, Nergal, Ninurta, Pabilsag, Nushu, Utu, Uraš ZababaEnnugi.
  • Nabu là vị thần chữ viết Lưỡng Hà. Ông rất tử tế, và được kính trọng vì tài viết chữ của mình. Ở một số nơi, ông được cho là người kiểm soát thiên đường và trái đất.
  • Iškur (hay Adad) là vị thần của các cơn bão.
  • Ninurta là vị thần chiến tranh của người Sumer. Ông cũng là vị thần của những người anh hùng.
  • Inanna, vị nữ thần tình yêu và chiến tranh của Sumer, cũng là vợ của Ninurta.
  • Pazuzu, cũng được gọi là Zu, là vị thần ma quỷ, người đã lấy trộm những tờ giấy số mệnh của Enlil và vì thế bị giết. Ông cũng là người mang đến bệnh dịch không thể cứu chữa.

Kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại

     Những tàn tích nổi tiếng nhất từ thời Lưỡng Hà là các tổ hợp đền tại Uruk từ thiên niên
Bình minh Lưỡng Hà
kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, những đền đài và cung điện từ các địa điểm thuộc Triều đại sớm tại thung lũng Sông Diyala như Khafajah và Tell Asmar, những tàn tích của Triều đại Ur thứ 3 tại Nippur (điện thờ Enlil) và Ur (điện thờ Nanna), những tàn tích giữa Thời đồ đồng tại các địa điểm ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ Ebla, Mari, Alalakh, AleppoKultepe, những cung điện giai đoạn cuối thời đồ đồng ở Bogazkoy (Hattusha), Ugarit, AshurNuzi, các cung điện thời kỳ đồ sắt và các đền đài tại Assyria (Kalhu/Nimrud, Khorsabad, Nineveh), Babylonian (Babylon), Urartian (Tushpa/Van Kalesi, Cavustepe, Ayanis, Armavir, Erebuni, Bastam) và các dịa điểm Neo-Hittite (Karkamis, Tell Halaf, Karatepe). Các ngôi nhà thường là
tàn tích còn sót lại của Babylonia cổ tại Nippur và Ur. Trong số những văn bản về việc xây dựng công trình và mục đích của chúng, Gudea từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên là đáng chú ý nhất, cũng như những văn bản ghi chép hoàng gia Assyria và Babylonia từ Thời đồ sắt.

     Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng Hà cổ đại bao gồm hai mặt chính là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc. Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn hoa. Vì thiếu đá, gỗ, các công trình kiến trúc của Lưỡng Hà đều xây dựng bằng gạch nhưng cũng rất to lớn và hùng vĩ.

      Công trình tiêu biểu vào loại sớm là tháp đền của thành bang Ua xây dựng vào khoảng thế kỷ XXII TCN.

      Nền tháp là một hình chữ nhật dài 62,5m rộng 43m. Tháp gồm 4 tầng, phía trong là lõi đất, phía ngoài xây gạch, mỗi tầng một màu:

+ Tầng 1: màu đen, đại biểu cho thế giới dưới đất.
Ziggrat ở Ur

+ Tầng 2: màu đỏ, đại biểu cho thế giới của con người.

+ Tầng 3: màu xanh, đại biểu cho thiên đường.

+ Tầng 4: màu trắng, đại biểu cho mặt trời. Tầng này đồng thời là một cái đền nhỏ.

      Cả tháp có bậc cấp ở bên ngoài để đi lên đến đỉnh. Ngọn tháp này là nơi cúng thần đồng thời là nơi quan sát thiên văn.

     Thành tựu kiến trúc nổi bật nhất của Lưỡng Hà là hệ thống công trình gồm: thành quách, cung điện, tháp, vườn hoa của Tân Babilon.

      Thành của Tân Babilon ở phía nam thủ đô Bátđa của Irăc ngày nay. Toàn bộ tòa thành này màu vàng, dài 13,2km, cứ 44m có một tháp canh, tổng cộng có hơn 300 tháp canh. Thành có 3 lớp, chỗ dày nhất là 7,8m, chỗ mỏng nhất là 3,3m. Giữa các lớp thành có hào sâu và tường đất. Thành còn có một công trình phòng ngự bằng nước rất phức tạp. Nếu có địch tấn công thì có thể tháo nước để làm ngập vùng xung quanh để quân địch không đến gần thành được.

Ziggurat ở Nippur, Iraq
      Cửa phía Bắc của thành là nơi thờ thần Ixta nên gọi là cửa Ixta. Cửa có 2 lớp cao 12m. Trên cửa ốp gạch men xanh, trên gạch có nhiều phù điêu hình bò rừng, rồng với màu sắc rực rỡ. Từ cửa Ixta có một con đường rất thẳng đi đến phía Nam của thành. Đây là con đường để đám rước đi qua trong các dịp tế lễ vì vậy gọi là "đường thánh". Con đường này được lát bằng những tấm đá vôi vuông mỗi cạnh 1,05m, ở giữa lát đá màu trắng và màu hồng, hai bên lát màu đỏ. Trên đá có khắc chữ tiết hình. Hai bên đường thành có hai bức tường có tượng sư tử màu trắng và màu vàng. Cuối con đường thành là đền thờ thần Mácđúc. Trước đền có một cái hồ xây bằng đá cẩm thạch tượng trưng cho cái vực thẳm đã sinh ra thế giới. Bên cạnh đền có một tháp cao. Phía Bắc đền và tháp là cung điện và vườn hoa trên không.

      Ngọn tháp gần đền Mácđúc cao 90m, đáy hình vuông, mỗi cạnh 91m. Tháp gồm bảy tầng, mỗi tầng có một màu riêng tượng trưng cho bảy ngôi sao. Tầng trên cùng của tháp là một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch men xanh nhạt, bốn góc có mạ vàng. Trong đền có tượng thần Mácđúc và các đồ dùng như giừơng, bàn, ghế bằng vàng. Có một bà cốt thường xuyên ở trong đền vì mọi người tin rằng thần Mácđúc cứ đến đêm lại về ở trong đền. Bà cốt ấy cũng được coi như một vị thần.

       Cung điện Tân Babilon rất tráng lệ nhưng ngày nay chỉ biết được rằng riêng phòng đặt ngai vàng đã rộng đến 1200m2 (60m x 200m), qua đó có thể thấy được qui mô của tòa cung điện này.

     Vườn hoa trên không (còn gọi là vườn treo) là một công trình rất độc đáo. Toàn bộ vườn treo thực chất là một vườn hoa được tạo dựng trên một cái đài lớn cao 25m. Cái đài này có 4 lớp, lớp dưới cùng là đá, lớp thứ hai là gạch, lớp thứ ba là những tấm chì và lớp trên cùng là đất. Chính trên lớp đất với độ cao 25m này, người ta trồng hoa thơm cỏ lạ tạo thành một vườn thượng uyển.

      Tương truyền rằng vườn hoa này là do vua Nabusôđônôxo ra lệnh kiến tạo để chiều lòng vương hậu của ông vốn là một công chúa nước Mêđi chỉ quen với phong cảnh của đất nước nhiều rừng núi, chứ không thích cảnh đồng bằng ở Babilon. Vì vậy nhà vua phải tạo ra khu rừng nhân tạo cách biệt với khu vực xung quanh để cho vương hậu dạo chơi giải buồn.

      Vườn  hoa trên không và thành Babilon về sau được người Hy Lạp coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới.

      Toàn bộ các công trình này đã đổ nát, nay chỉ còn lại những di tích mà giới khảo cổ học đã phát quật được.

     Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu. Những tác phẩm tương đối tiêu biểu là "bia diều hâu", "cột đá Naramxin", "Bia luật Hammurabi", các tượng thần Atxiri...

      Bia diều hâu là tấm bia ghi sự tích vua Lagát đánh thắng quân Uma vào giữa thiên kỷ III TCN. Trên mặt sau của bia chạm cảnh thần Ninghiêcxu cầm lưới tung vào quân địch, bãi chiến trường đầy tử thi, bầy diều hâu bay lượn trên các xác chết; Cảnh vua Lagát đi trên xe ngựa dẫn đầu đội quân được trang bị bằng vũ khí nặng; cảnh chôn cất người chết; cảnh hiến tế tù binh...

      Bia luật Hammurabi phần trên có chạm hình của Hammurabi đang đứng trang nghiêm
Trang trí mặt tường kiến trúc Lưỡng Hà cố đại
trước thần mặt trời và Samát (thần Tư Pháp).

   Các tượng thần Atxiri thường cao lớn, quái dị. Tượng cao 3-4m, hoặc là đầu người mình sư tử hoặc là mình bò có cánh. Tác phẩm sinh động nhất là sư tử bị bắn.

     Mặc dầu cũng có một tác phẩm điêu khắc như trên nhưng nhìn chung về mặt này ở Lưỡng Hà không nổi bật lắm.
Các cư dân người Sumer đầu tiên đã định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cho đến thời đại Babylon....
Lưỡng Hà (Mesopotamia) là một bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Tây Á, ngày nay là miền Nam của Iraq.
Kiến trúc của người Sumer
 
Mô phỏng Ziggrat



     Các cư dân người Sumer đầu tiên đã định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cho đến thời đại Babylon. Kiến trúc của vùng Lưỡng Hà thường được xem như bắt đầu với sự hình thành các thành phố của người Sumer và sự sáng tạo nên chữ viết và khoảng 3100 năm trước Công nguyên. Các công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kì Protoliterate là chủ yếu là các đền đài tôn giáo. Người Sumer sử dụng vật liệu chủ yếu xây dựng bằng gạch-bùn, với thể loại công trình nổi tiếng là các Đài chiêm tinh Ziggurat, còn được gọi là bệ núi, ra đời trên cơ sở sùng bái đồi núi, sùng bái thiên thể và tục lệ xem sao, các vì tinh tú trên trời. Ziggurat là loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng lên cao thì thu dần lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên đỉnh, trên đỉnh có một đền thờ nhỏ. Bậc thang có khi đi lên từ bên phải và bên trái khối xây, cũng có kiểu bậc thang xoáy trôn ốc. Mỗi thành phố đều có một hoặc một số Ziggurat. Dấu vết còn lại đã chứng minh đó là những công trình kiến trúc bằng đất nện, bên ngoài có xây một lớp gạch. Ziggurat còn lại ở thành phố Ur là chứng tích nổi tiếng nhất của loại hình kiến trúc này, có niên đại khoảng năm 2125 TCN, có kích thước đáy 65 x 43 m, tầng một cao 9,75 m, tầng hai có kích thước 347 x 23 m, cao 2,5 m, chiều cao tầng trên cùng khoảng 21 m. Ngoài Ziggurat ở Ur, người ta còn tìm thấy dấu vết các Ziggurat khác ở Uruk, Eridou, Ninive và tạo dựng lại cả hình ảnh Ziggurat ở Babilon. Nhìn chung, các Ziggurat có từ ba đến bảy bậc, mỗi tầng được trang trí một màu khác nhau, tượng trưng cho một ngôi sao thờ.
Đài chiêm tinh Ziggurat ngày nay
        Các ngôi đền điển hình của thời kì Protoliterate, bất kể dạng nền bằng hoặc dạng nền nâng cao được xây dựng tỉ mỉ hơn trong mặt bằng và các chi tiết trang trí. 
Tường nội thất thường được trang trí bằng các họa tiết hoặc hình mẫu khảm bằng đất nung màu sáng hoặc được mạ đồng. Ở cổng vào các thành phố của người Sume ở Uruk (ngày nay là Tall al-Warka, Iraq) thường có các cột được trang trí theo cách đó. Trong nội thất các tường nền bằng được trang trí với các tranh tường miêu tả các sự tích thần thánh như ở Uqair
      Do vùng bình nguyên Tigris-Euphrates không có khoáng vật và cây cối lớn, các cấu trúc của người Sumer thường là từ gạch bùn dạng lồi (plano-convex mudbrick). Gạch lồi này được sản xuất từ đất nung hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Viên gạch có hình dạng với mặt dưới phẳng, mặt trên có dạng chỏm cầu. Người ta sử dụng bùn làm vữa kết dính trong kết cấu xây dựng mà không dùng đến xi măng. Để tạo được độ ổn định cho kết cấu, người ta đặt một hàng gạch phẳng xuống đáy của mỗi hàng gạch. Phần lỗ thủng giữa các viên gạch được trét bằng nhựa cây, rơm, sậy và cỏ dại.
      Do xây dựng bằng bùn đất, các công trình bằng cuối cùng sẽ bị hư hỏng, do vậy người Sumer phải phá hủy định kì, san phẳng và xây dựng lại trên cùng một địa điểm. Chu kì tái xây dựng các công trình trên cùng một địa điểm dần dần đã nâng cao cốt nền chung của toàn thành phố hơn vùng bình nguyên xung quanh thành các đồi. Các đồi này được tìm thấy ở khắp vùng Cận Đông. Các cuốn sách Sumer cổ đại (cylinder seals) cũng miêu tả quá trình xây dựng từ cây sậy, không giống với những công trình được xây dựng ở vùng đầm lầy Ả rập phía nam Iraq ngày nay. Các ngôi đền và cung điện của người Sumer được xây dựng bằng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến hơn, ví dụ như trụ tường, hõm tường, bán cột và nền đất sét.

  Kiến trúc Babylon
 
Vườn treo Babylon cổ đại
   Kỳ quan thế giới này được NebuchADnezzar xây dựng vào khoảng năm 605-562 TCN.Ông coi đó như một món quà dành cho người vợ, một người đã trưởng thành trong vùng đất quanh Media, khao khát cảnh núi rừng hùng vĩ.
Những đường rãnh hùng vĩ cùng các vòi phun nước theo phong cách boroque treo lơ lửng trên các mái vòm đan xen nhau, điều tuyệt diệu trong phong cách núi rừng của đất nước Iran được chuyển về vùng đồng bằng Mesopotamia ảm đạm - Vườn treo Babylon kết hợp trình độ bậc thầy về kỹ thuật với giấc mộng trữ tình. Sử gia có uy tín, người đầu tiên đề cập đến vườn treo là Berossus, một người dân thành Babylon đã viết về vườn treo vào khoảng năm 270 TCN. Ông kể rằng, NebuchADnezzar (605-562 TCN) xây một cung điện mới trong 15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong cảnh núi rừng. Theo lời Berossus, cây cối được trồng tại đây, cái được gọi là vườn treo, nhằm làm vui lòng một vị hoàng hậu.

Một trong số những thành tích của NebuchADnezzar, theo Berossus biết, mô tả cung điện mới của nhà vua như sau: cung điện cao như núi, một phần xây dựng bằng đá, nghe nói chỉ trong 15 ngày là hoàn tất. Không nêu cụ thể một khu vườn nào cả, nhưng các cung điện chỉ chăm sóc có một khu vườn.

      Người Hy Lạp về sau bổ sung thêm nhiều chi tiết. Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120 m2, chiều cao của bức tường thành cao khoảng 25 m. Khu vườn có bãi đất tạo hình bậc thang như một nhà hát, với các công trình nhỏ hòa quyện bên trong. Phần nền xây nhiều vách tường, mỗi vách rộng khoảng 7m và cách nhau 3m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba lớp riêng biệt - sậy đặt trong lớp nhựa đường, hai lớp đá xây bằng gạch, và lớp vỏ ngoài cùng làm bằng chì. Đất trong khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây lấy từ các cỗ máy ngụy trang hút nước từ con sông chảy bên dưới.
     Một giả thuyết thứ hai cho rằng, có đến 20 vách tường chống. Một giả thuyết thứ ba lại kể khu vườn nằm trên các mái cong dạng vòm xây bằng gạch và nhựa đường: các đinh vít kiểu Archimede nằm dọc theo cầu thang cung cấp nước. Một mô tả khác cho rằng có một công trình phụ gồm các cột bằng đá đỡ các dầm bằng gỗ: dầm làm bằng thân cây cọ. Thay vì bị mục rữa, đã mang chất bổ đến nuôi dưỡng rễ cây trồng trong khu vực treo ở phía trên, toàn bộ khuôn viên được tưới tiêu bằng một hệ thống gồm các vòi phun nước và máng dẫn thiết kế thật tài tình.
    Vì có những mô tả trái ngược nhau, một số tỏ ra ngờ vực liệu vườn treo có thật hay không. Tuy không có một đề cập đến bất cứ đặc điểm kiến trúc nào, ngoại trừ các thân cây không bị mục rữa, quả đáng ngạc nhiên. Du khách Hy Lạp chắc hẳn đã chứng kiến việc đưa cây cối lên cao, và chúng ta có thể tìm kiếm những gì còn lại trong đống đổ nát hiện tại theo cách hợp pháp. Nhưng thật không may, các cung điện ở Babylon đã bị những người háo hức tận dụng những viên gạch nung tráng lệ tàn phá hàng ngàn năm trước. Ngày nay chỉ còn lại phần nền móng mà thôi.
Vườn treo Babylon hiện nay
    Bất kỳ ai tìm kiếm mặt bằng tầng trệt thuộc khu vực cung điện sẽ nhận thấy các cung điện phía Bắc và phía Nam nằm bên sườn hướng Bắc và Tây, gắn với Euphrates, bằng các công trình nào trong số này cũng đều có các khu vườn tạo hình bậc thang, có lẽ gây ấn tượng nhất là công trình phụ phía Tây. Phần bao quanh này, có diện tích khoảng 190 x 80 m, với các tường ngoài rộng khoảng 20 m, làm bằng gạch đặt trong lớp nhựa đường. Có nhiều căn phòng ở đầu phía Bắc, trong khi ở đầu phía Nam có một góc hình vuông, có lẽ cầu thang đặt trong một góc. Trong công trình độc đáo này, có thể người ta đã tạo hình một khu vườn hình vuông, gần bằng với kích thước yêu cầu, với các ngôi nhà nghỉ trong mùa hè cùng một khu núi non bộ tạo hình bậc thang.

Tang lễ

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng trăm ngôi mộ ở một số nơi tại Lưỡng Hà. Những ngôi mộ ấy kể lại cho chúng ta nhiều điều về phong tục tang lễ Lưỡng Hà. Tại thành phố Ur, đa số mọi người được chôn trong những ngôi mộ gia đình bên dưới nhà họ. Trẻ em được đặt trong những chiếc bình lớn và được mang tới nhà nguyện gia đình. Những người khác được chôn trong nghĩa trang chung của thành phố. Một số người được quấn trong những chiếc chiếu và thảm. Trong đa số các ngôi mộ, một số đồ vật cá nhân của người chết được chôn cùng họ, và có 17 ngôi mộ có những đồ vật quý, vì thế chúng được cho là những ngôi mộ của hoàng gia.

Ziggurat

Ziggurat là những ngôi đền to lớn được xây dựng để cúng tế các vị thần. Chúng được xây bằng đất sétbùn và có ba hay bốn phần. Chúng được xây rất cao để luôn được giữ khô ráo bởi ở thời ấy thường xuyên xảy ra những trận lũ lụt. Cần nhiều nhân công để xây dựng một ziggurat. Ít nhất phải có đủ người để đào đất sét, làm gạch, và xếp những viên gạch đó lại với nhau. Những viên gạch được làm bằng bùn và sậy ép. Chỉ ziggurat tại Ur còn tồn tại tới ngày nay bởi những người xây dựng chúng sau này đã nhân ra rằng việc nung đất sét sẽ khiến những viên gạch có tuổi thọ lâu hơn.
Những ziggurat được xây dựng theo hình kim tự tháp, với những bậc thang dẫn lên mặt phẳng trên đỉnh - rất giống những vườn treo. Chúng được xây trông giống như những ngọn núi, vì người dân muốn có được số cây gỗ và các khoáng chất phong phú như ngọn núi Zargos, nằm giữa Lưỡng hà và nước Iran hiện nay, cũng như bởi núi là nơi trú ngụ của các vị thần, và việc xây dựng một hòn núi giả khiến con người gần gũi hơn với các vị thánh thần cũng như sẽ thường xuyên được thừa huệ hơn khi luôn có các vị thần bên cạnh.

Âm nhạc và bài hát

Những bài hát được sáng tác để ca ngợi các vị thần thánh, nhưng cũng có nhiều bài hát ghi lại các sự kiện quan trọng. Dù âm nhạc và các bài hát là để tiêu khiển cho các vị vua và các quan cai trị, chúng cũng được nhiều người dân thường hâm mộ và họ thường hát, nhảy múa tại nhà riêng hay tại các khu chợ. Những bài hát được dạy cho trẻ em và trẻ em lại truyền lại cho các thế hệ sau đó. Nhờ thế những bài hát được lưu truyền cho tới khi có ai đó viết lại chúng. Những bài hát đó là phương tiện lưu trữ các thông tin quan trọng qua nhiều thế kỷ về các sự kiện lịch sử còn lại đến chúng ta ngày nay.
Oud (tiếng Ả Rập: العود) là một nhạc cụ dây nhỏ. Bức tranh cổ nhất về Oud có từ giai đoạn Uruk ở phía Nam Lưỡng Hà hơn 5000 năm trước. Nó hiện ở tại Bảo tàng Anh và do Tiến sĩ Dominique Collon tìm thấy. Hình ảnh thể hiện một phụ nữ ngồi bên các nhạc cụ trên một chiếc thuyền, chơi bằng tay phải. Nhạc cụ này đã xuất hiện hàng trăm lần trong lịch sử Lưỡng Hà và tái hiện ở cả thời Ai Cập cổ đại từ vương triều thứ 18 trở về sau, nhạc cụ có các biến thể cổ dài và ngắn mới.
Oud được coi là tiền thân của sáo Châu Âu. Tên của nó xuất phát từ العود al-‘ūd (gỗ) trong tiếng Ả Rập, có lẽ là loại cây có gỗ dùng chế tạo ra oud.
Nền văn minh Trung Hoa cổ đại:
Lịch sử Trung Quốc được các nhà sử học nghiên cứu chi tiết dựa trên những văn bản ghi chép lịch sử có nguồn gốc khởi đầu từ thế kỷ 16 TCN. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Các mai rùa với những dấu hiệu khắc trên đó tương tự với chữ viết Trung Quốc cổ thời Nhà Thương (商朝) đã được xác định niên đại bằng phương pháp carbon là có từ khoảng năm 1500 TCN. Những bản khắc đó cho thấy nguồn gốc văn minh Trung Hoa khởi đầu từ các thành bang tại châu thổ sông Hoàng Hà. Năm 221 TCN thường được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một vương quốc rộng lớn, hay một đế chế. Các triều đại kế tiếp đã phát triển các hệ thống quan lại cho phép Hoàng đế Trung Quốc kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn để trở thành nước Trung Quốc ngày nay.
Lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, cha mẹ...), rất ít mê tín, một vũ trụ quan duy vật (thuyết âm dương) và một lối chữ tượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.
Việc quy định bắt buộc sử dụng một hệ thống chữ viết chung của Hoàng Đế nhà Tần (秦) vào thế kỷ thứ 3 TCN và sự phát triển một ý thức hệ tư tưởng quốc gia dựa trên Khổng giáothế kỷ thứ 2 TCN, đã đánh dấu sự xác lập nền văn minh Trung Quốc. Về mặt chính trị, Trung Quốc được cho là luôn thay đổi giữa các giai đoạn đồng nhất và chia rẽ chính trị, thỉnh thoảng lại bị các nhóm dân tộc bên ngoài chinh phục, một số nhóm thậm chí đã bị đồng hóa vào bên trong dân tộc Trung Quốc. Những ảnh hưởng chính trị và văn hóa từ nhiều phần của Châu Á, tràn tới cùng những đợt sóng di dân liên tục, đã hòa trộn để tạo thành hình ảnh của Văn hóa Trung Quốc ngày nay.
Dưới thời quân chủ ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều đại. Người Trung Quốc cổ đại gọi các tộc lạc hậu ở phía nam là Man (蠻), ở phía đông là Di (夷), ở phía tây là Nhung (戎) và ở phía bắc là Địch (狄); còn nước họ là quốc gia văn minh ở giữa nên họ gọi là Trung Hoa hay Trung Quốc. Tuy nhiên, từ này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa phải là tên nước. Đến năm 1912, chữ Trung Hoa mới trở thành quốc hiệu chính thức nhưng thông thường ta quen gọi là Trung Quốc.Có lẽ hơn một triệu năm trước, người Homo erectus đã cư ngụ ở Trung Quốc. Những cuộc khai quật tại Nguyên Mưu và sau đó tại Lam Điền đã hé lộ những dấu tích cư trú đầu tiên. Có lẽ mẫu vật nổi tiếng nhất của Homo erectus được tìm thấy tại Trung Quốc là người vượn Bắc Kinh (北京人) được phát hiện năm 1923. Homo sapiens hay người hiện đại có thể đã tới Trung Quốc từ khoảng 65.000 trước từ Châu Phi. Bằng chứng sớm nhất về việc trồng cấy tại Trung Quốc được xác định niên đại bằng các bon vào khoảng năm 6000 TCN, và có liên quan tới Văn hóa Bùi Lý Cương (裴李崗文化) ở huyện Tân Trịnh (新鄭縣), tỉnh Hà Nam (河南省). Cùng với nông nghiệp, dân cư ngày càng đông đúc, tăng khả năng tích trữ và tái phân phối lương thực và đủ cung cấp cho những người thợ thủ công cũng như quan lại. Cuối thời kỳ đồ đá mới, vùng châu thổ sông Hoàng Hà (黃河) bắt đầu trở thành một trung tâm văn hóa, nơi những làng xã đầu tiên được thành lập; những di tích khảo cổ đáng chú ý nhất của chúng được tìm thấy tại Bán Pha (半坡), Tây An.

Những nguồn gốc đầu tiên của Trung Quốc 
Văn minh cổ đại ở Bình nguyên Hoa Bắc
Vào năm 5000 trước Công Nguyên các cộng đồng nông nghiệp đã trải dài khắp trên đa phần lãnh thổ Trung Quốc hiện nay, và đã có những làng nông nghiệp từ đồng bằng sông Vị chạy về phía đông, song song với dòng sông Hoàng Hà vĩ đại, bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn chảy về hướng vùng hoàng thổ nơi có cánh rừng trụi lá ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc. Ở đó con người có rừng và có nước để trồng , khoảng năm 5500 trước Công Nguyên họ săn hươu, nai và các loài thú khác, câu cá làm thức ăn. Họ thuần hóa chó, lợn và gà. Họ đào đất để xây những ngôi nhà một phòng, với mái bằng đất sét hay rạ, nhiều ngôi nhà ngầm như vậy tạo thành một làng. Họ đã có guồng quay tơ và biết đan cũng như dệt sợi. Họ cũng chế tạo đồ gốm có trang trí.
Tình trạng lụt lội của sông Hoàng Hà tồi tệ hơn rất nhiều so với khu vực dọc sông Dương Tử về hướng nam. Dọc theo sông Dương Tử, qua lòng chảo Hồ Bắc (湖北) và ở đồng bằng ven biển về hướng vịnh Hàng Châu, việc trồng trọt cũng đã phát triển, nhưng người dân sống gần sông Hoàng Hà phải chống chịu với thiên nhiên khắc nghiệt hơn để chế ngự lũ lụt và tưới tắm mùa màng, và có lẽ điều này đã kích thích một nỗ lực tổ chức tốt hơn. Ở bất kỳ mức độ nào, đồng bằng phía bắc Trung Quốc đã trở thành vùng lớn nhất với số dân cư tập trung đông đảo nhất.
Ở những nơi con người sản xuất ra được nhiều lương thực hơn nhu cầu của họ, các chiến binh đã được thúc đẩy để không chỉ đi cướp đoạt mà còn để chinh phục. Và các vị vua chinh phục đã bắt đầu nổi lên ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc cũng như tình trạng ở phía tây châu Á. Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bắt đầu ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc đã được miêu tả là thuộc về nhà Hạ – giai đoạn cai trị của họ được tin rằng đã bắt đầu khoảng năm 2200 trước Công Nguyên.

Xã hội nguyên thủy

Trong thời gian từ năm 1927 đến năm 1937, tại Chu Khẩu Điếm phía tây nam Bắc Kinh, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện được di tích người vượn Trung Quốc, còn gọi là người vượn Bắc Kinh, với hài cốt đã hóa thạch và các di tích văn hóa còn tồn tại. Người vượn Trung Quốc là giống người nguyên thủy Trung Quốc sinh sống hàng 50 đến 60 vạn năm trước đây. Họ có thể chế tạo và sử dụng đồ đá đơn giản như rìu, búa, cũng biết dùng đồ xương của người xưa. Những nơi có người vượn Bắc Kinh sinh sống đã phát hiện được nhiều xương hóa thạch cùng các dụng cụ bằng đá, các nồi chảo đã có lửa đốt đun, chứng minh họ đã biết dùng lửa. Trong 2 năm 1922 và 1923 đã phát hiện được người Hà SáoNội Mông Cổ, giống người này gần người hiện đại hơn, cách đây khoảng 20 vạn năm. Trong 2 năm 1933 và 1934 đã phát hiện được người Sơn Đỉnh Động ở Chu Khẩu Điếm. Giống người này đã dùng nhiều đồ đạc chế tạo bằng xương, đồ đá ít. Xã hội nguyên thủy thành lập các công xã không có bóc lột, không có giai cấp, cuộc sống lạc hậu, mông muội. 
Nhà Hạ
Theo truyền thuyết, trong thời gian Hạ Vũ trị vì, Vũ đã phát minh ra lối tát nước vào ruộng, lại bắt sống được một số người dân tộc Man về làm nô lệ. Vũ bắt đầu xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong dòng họ. Của cải của Vũ, để lại cho con là Hạ Khải thừa hưởng. Khải lên ngôi, tình thế chưa ổn định, phải lấy đất An Ấp (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay) để đóng đô. Những con cháu sau này nối ngôi Khải đều nhiều lần đánh phá lẫn nhau, luôn gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ. Kinh tế xã hội lúc bấy giờ đã phát triển khá tiến bộ. Phương pháp làm lịch cũng bắt đầu xuất hiện. Từ khi lên ngôi, Khải cho đặt tên triều đại là Hạ. Theo truyền thuyết, đời Hạ đã có 9 cái vạc đồng do Khải cho đúc. Như vậy, có thể thời kỳ này đã có đồng và nghề đúc đồng.
Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà Hạ (夏朝) là từ khoảng 4.000 năm trước, nhưng điều này không thể được chứng thực. Một số nhà khảo cổ học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật được tại Nhị Lý Đầu ở trung tâm tỉnh Hồ Nam, một bức tượng đồng niên đại từ khoảng năm 2000 TCN. Những dấu hiệu sớm của thời kỳ này được tìm thấy trên các bình gốm và mai rùa trông tương tự như những đường nét đầu tiên của chữ Trung Quốc hiện đại, nhưng nhiều học giả vẫn không chấp nhận ý kiến này. Bằng chứng về sự tồn tại của Nhà Hạ vẫn cần phải được hỗ trợ thêm nữa qua các cuộc khảo cổ. Vì không có những văn bản ghi chép rõ ràng như các văn bản trên các loại xương hay mai rùa dùng để bói của nhà Thương hay những ghi chép trên vại đồng của nhà Chu nên thời đại nhà Hạ vẫn còn chưa được biết đến kỹ lưỡng.
Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt được hơn bốn trăm năm thì diệt về tay Thành Thang nhà Thương
Nhà Thương:
Từ thời Nhà Thương (商朝) có lẽ ở thế kỷ 13 TCN, và chúng là những đoạn văn khắc dùng để bói toán trên xương thú hoặc mai rùa—được gọi là giáp cốt văn (甲骨文). Những hiện vật khảo cổ cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhà Thương, 1600 TCN1046 TCN và nhà Thương được chia làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, từ đầu thời nhà Thương (1600–1300 TCN) với các bằng chứng tại Nhị Lý Cương (二里崗), Trịnh Châu (鄭州) và Thương Thành. Khuynh hướng thứ hai từ cuối thời nhà Thương hay giai đoạn Ân (殷), gồm rất nhiều văn bản giáp cốt. An Dương.
Các nhà sử học Trung Quốc sống ở cuối những giai đoạn này đã làm quen với khái niệm về những triều đại nối tiếp nhau, nhưng tình hình thực tế chính trị ở giai đoạn đầu trong lịch sử Trung Quốc thì phức tạp và rắc rối hơn nhiều. Vì thế, như một số nhà sử học Trung Quốc đề xuất, nhà Hạ và nhà Thương có lẽ chỉ các thực thể tồn tại đồng thời, giống như nhà Chu ở giai đoạn sớm (triều đại kế tiếp nhà Thương), đã được chứng minh là đã cùng tồn tại đồng thời với nhà Thương
Nhà  Chu: Tới cuối thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, nhà Chu (周朝) bắt đầu nổi lên ở châu thổ sông Hoàng Hà, tiêu diệt nhà Thương. Có lẽ ban đầu nhà Chu đã bắt đầu thời kỳ cai trị của mình theo một hệ thống nửa phong kiến. Vị vua nhà Chu là Vũ Vương, với sự hỗ trợ của người em là Chu Công trong vai trò nhiếp chính đã đánh bại nhà Thương tại trận Mục Dã. Lúc ấy vị vua nhà Chu đã viện dẫn khái niệm Thiên Mệnh để hợp pháp hóa vai trò cai trị của mình, một khái niệm về sau này sẽ có ảnh hưởng trên mọi triều đại kế tiếp. Ban đầu nhà Chu đóng đô ở vùng Tây An ngày nay, gần sông Hoàng Hà, nhưng họ đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục mở rộng vào châu thổ sông Dương Tử. Đây là lần đầu tiên trong số nhiều lần di dân từ phía bắc xuống phía nam trong lịch sử Trung Quốc. 
Xuân Thu:Từ thế kỷ 8 TCN, trước sức ép của các bộ tộc phía tây thường xuyên tấn công và cướp bóc, nhà Chu đã bỏ kinh đô phía tây để chuyển sang phía đông ở châu thổ sông Hoàng Hà. Nhà Chu đã nhờ cậy các vương hầu của mình bảo vệ trước sự tấn công của các bộ lạc, nhân cơ hội nhà Chu suy yếu các vương hầu đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ nhỏ hơn. Cuối cùng, còn lại vài chục nước, trong đó các chư hầu mạnh nhất lần lượt nổi lên tranh ngôi bá chủ Trung Quốc là Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt. Trên danh nghĩa nhà Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằm trong tay các chư hầu.
Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Quốc được nhà Tần thống nhất năm 256 TCN, tư tưởng Trung Quốc bước vào giai đoạn nở rộ nhất của mình. Tất cả các trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc đều hiện ra ở giai đoạn không thể tin nổi này của văn hóa Trung Quốc; các nhà sử học Trung Quốc coi giai đoạn nảy nở văn hóa này là “Giai đoạn trăm nhà đua tiếng” (Bách gia chư tử) (551-233 TCN). Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Phu Tử (hay Confucius trong tiếng Anh), người sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ sáu TCN. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.
Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, một cách tiếp cận tiêu cực và siêu hình tới Đức với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức thì trái lại Lão giáo khuyên không can thiệp và không phấn đấu (vô vi). Trong khi có thể trên thực tế không có người thực sự tên là Lão Tử, người thứ hai lập lên Đạo giáo chính là Trang Tử, chắc chắn có tồn tại. Ông cũng dạy một triết lý gần giống hoàn toàn. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời; vì vậy sách của họ rất mâu thuẫn và thường là không thể hiểu nổi. Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết "kiêm ái": Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất.
Cuối cùng, trường phái lớn nữa là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là "Pháp gia". Không trường phái nào trong số trên, vốn đều có mục tiêu thay đổi triều đình, gây ảnh hưởng tới nhà Chu. Triều đình đầu tiên chấp nhận một trong những lý thuyêt trên là nhà Tần, họ chọn Pháp gia. Kết quả thật bạo tàn, nhưng những sáng tạo của phái Pháp gia nhà Tần đã trở thành thứ trung tâm nhất của các triều đình Trung Hoa sau đó. 
Thời Chiến quốc
Thời đại này xảy ra vì sự cân bằng mong manh giữa các vương quốc biến thành hỗn loạn trong một thế kỷ và vì một phần ở sự kết thúc thời đại cai trị của nhà Chu. Các liên minh dễ thay đổi và thường bị tan rã khi các nước lớn bắt đầu xâm chiếm và sáp nhập các nước nhỏ hơn. Bắt đầu từ thế kỷ 4 TCN, chỉ tám hay chín nước lớn còn sót lại. Tất cả các cuộc xung đột thời Chiến quốc đều có mục đích tìm kiếm kẻ có thể kiểm soát toàn bộ Trung Quốc.
Trung Quốc đang trên con đường trở thành một quốc gia thống nhất và duy nhất, một đế chế duy nhất. Dân số Trung Quốc đã tăng mạnh ở giai đoạn Xuân Thu; công cụ bằng sắt và ảnh hưởng của nó đến nông nghiệp đã làm tăng mạnh dân số (vào thế kỷ thứ 4 TCN, Trung Quốc là vùng đông dân nhất thế giới, không có thời điểm nào trong lịch sử mà điều này không chính xác). Chiến tranh đã trở thành một công việc lớn trong thời đại Xuân Thu, quân đội nhỏ và dưới sự chỉ đạo của tầng lớp quý tộc không còn nữa. Chúng đã thành những đội quân to lớn và gồm những người lính chuyên nghiệp. Một triều đình gồm tầng lớp chuyên nghiệp ngày càng phát triển, một tầng lớp quý tộc tự gọi mình bằng cái tên “quân tử” (jun zi) hay “những người bên trên”. Tất cả những yếu tố đó dẫn Trung Quốc theo hướng không thể lay chuyển tiến tới một quốc gia thống nhất. Cuối cùng, kẻ thống nhất Trung Quốc là nhà Tần, một dân tộc ở miền tây bắc Trung Quốc ngày nay. 
Nhà TầnCác nhà sử học thường coi thời kỳ từ khi bắt đầu nhà Tần tới khi kết thúc nhà Thanh là giai đoạn Đế quốc Trung Quốc. Dù thời gian thống nhất dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng Đế (秦) chỉ kéo dài mười hai năm, ông đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn để tạo nên cơ sở cho nhà Hán sau này và thống nhất chúng dưới một chính phủ Pháp gia tập trung trung ương chặt chẽ, với thủ đô tại Hàm Dương (咸陽) (Tây An hiện nay). Học thuyết của Pháp gia đã khiến Tần đặt trọng tâm trên sự tôn trọng triệt để một hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Triết học này, trong khi rất hữu dụng để mở rộng đế chế bằng quân sự, thì lại cho thấy không thể hoạt động tốt ở thời bình. Nhà Tần dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm chí gồm cả việc Đốt sách chôn Nho. Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ đó những trường phái cai trị có tính ôn hòa hơn.
Nhà Tần nổi tiếng vì đã khởi đầu công trình Vạn lý trường thành, sau này được sửa chữa và xây dựng thêm ở thời nhà Minh (明朝). Các đóng góp quan trọng khác của nhà Tần gồm thống nhất và tiêu chuẩn hóa pháp luật, chữ viết, tiền tệ, đo lường Trung Quốc sau giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc đầy biến loạn. Thậm chí cả chiều dài trục xe cũng được quy định thống nhất ở thời kỳ này để đảm bảo hệ thống thương mại có thể hoạt động trên khắp đế chế.
Việc huy động đông đảo dân chúng xây dựng các công trình công cộng cũng như cung điện, sự phân biệt đối xử giữa người Tần và dân sáu nước cũ gây cho họ sự phẫn nộ lớn. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng chết, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong đế chế và quân đội Tần không thể dẹp yên. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng VũLưu Bang lãnh đạo lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu hàng đánh dấu sự kết thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. 
Nhà Hán
Năm 202 TCN, Lưu Bang đã đánh bại kẻ thù nguy hiểm và hung bạo của mình là Hạng Vũ. Ông lên ngôi Hoàng đế. Do từng được phong ở đất Hán Trung, ông đặt tên triều đại của mình là Hán, mà người đời sau gọi là vương triều Lưu Hán.
Cuộc đấu tranh cho quyền lực của Lưu Bang vẫn tiếp diễn, ông phải chiến đấu nhiều cuộc chiến nhỏ để củng cố quyền lực, một số cuộc chiến để chống lại các đồng minh cũ. Một việc khác để củng cố quyền lực mà Lưu Bang phải đối mặt là liên minh các bộ lạc ở biên giới phía bắc Trung Quốc, có họ ngữ âm Thổ Nhĩ Kỳ, gọi chung là Hung Nô, cầm đầu bởi một Thiền vu (vua Hung Nô). Các bộ tộc Hung Nô là những bộ tộc du mục và trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ. Và cũng giống như những bộ tộc du mục khác, người Hung Nô có truyền thống chiến tranh và đã từng nhiều lần tiến hành các vụ tấn công vào Trung Quốc. Lưu Bang tin rằng ông vẫn chưa đủ mạnh để đánh bại các bộ tộc phương bắc, vì thế ông đút lót thực phẩm và quần áo cho họ để đổi lấy sự thỏa thuận của họ không xâm phạm vào đế quốc mới của ông. Thậm chí ông đã phải gả cho vị vua Hung Nô (Thiền vu) một cô gái mang danh là công chúa Trung Quốc.
Tất nhiên, triều đình của Lưu Bang bắt buộc phải quay lại kiểu cai trị độc tài. Dân chủ không bao giờ là vấn đề đối với người Trung Quốc như nó đã từng có ở các nền văn minh khác ở khoảng năm 200 TCN. Giống với JeroboamIsrael, Lưu Bang không phải là nhà cách mạng. Đối với ông triều đình tốt là một triều đình mạnh, một triều đình có thể duy trì sự phục tùng đầy đủ. Lưu Bang đã bắt đầu xây dựng một kinh đô mới tại Trường An, đây sẽ trở thành thành phố lớn nhất thế giới thời kỳ đó. Nhưng ngoài mục tiêu xây dựng một triều đình mạnh ông muốn tập trung sự quản lý đế chế của mình, và vì thế ông cần một đội quân gồm những bầy tôi dân sự trung thành. Để có thể kiểm soát một cách đáng tin cậy đế chế vĩ đại của mình, ông đưa các anh em, chú bác, họ hàng làm những lãnh chúa địa phương. Ông tìm kiếm những sự ủng hộ tiếp tục của các tướng lĩnh địa phương những người từng góp phần trong đồng minh của ông để giành quyền lực, và những người từng làm tướng văn tướng võ của ông, ông phong thành các quý tộc ở cấp nhỏ hơn. Những quan lại địa phương cũ của nhà Tần đã từng ủng hộ ông vẫn được giữ chức vụ cũ, và một số nhà quý tộc thân thiện với ông vẫn được giữ đất đai của mình.
Lưu Bang cũng tìm kiếm sự ủng hộ từ phía nông dân. Ông giảm thuế cho họ và cho những người khác. Ở khắp nơi, ông đều tìm cách bảo vệ nông dân khỏi những nhà quý tộc cũ đang tìm cách lấy lại đất đai đã mất. Ông cải thiện đời sống cho họ bằng cách không bắt họ phải đi làm việc nhiều như dưới triều đại cũ, Tần Thủy Hoàng. Và các nông dân tin rằng bởi vì Lưu Bang cũng từng là một nông dân nên ông sẽ tiếp tục cai trị theo cách có lợi cho họ.

Sự bắt đầu của tầng lớp quý tộc nhỏ Trung Quốc

Dựa vào nguồn gốc nông dân của mình, Lưu Bang tỏ thái độ khinh thị với người trí thức bằng cách đái vào trong mũ của một người trí thức trong triều, nhưng trong nỗ lực để cai trị quốc gia ông đã thấy lợi ích trong việc sử dụng người trí thức, và ông đã dàn hòa với họ. Nhiều người trí thức là thuộc Khổng giáo, và ông đã bắt đầu đối xử với Khổng giáo với sự khoan dung lớn hơn trong khi ông tiếp tục đặt ra ngoài vòng pháp luật những sự tố cáo của Khổng giáo đối với các quan điểm của Pháp gia. Với sự hỗ trợ bên cạnh của Khổng giáo, Lưu Bang tìm cách thu hút các bầy tôi dân sự giỏi và ông đã tìm thấy họ trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu mới trong nông nghiệp gọi là những quý tộc nhỏ, một tầng lớp khác biệt với quý tộc. Đầu tiên, Lưu Bang và quan lại xung quanh tìm cách đưa những người bạn chiến đấu của mình vào các vị trí quản lý dân sự, nhưng sau đó họ thấy rằng những người đó không đủ khả năng làm quản lý hành chính. Và sau khi có sai lầm vì thấy các tướng quân đội không có khả năng quản lý hành chính, Lưu Bang không cho họ giữ các chức vụ đó nữa. Các triều đình trước thường rất thành công khi cho các nhà buôn giữ các chức vụ quản lý dân sự, nhưng đối với Lưu Bang và quan lại xung quanh vốn có nguồn gốc nông dân nên họ không tin các nhà buôn. Thay vào đó, họ dùng những người thuộc gia đình trồng trọt giàu có, đa phần số họ trở nên giàu ở một vài thế hệ gần đây. Tầng lớp mới này (quý tộc nhỏ) đã gửi những đứa con ưu tú nhất của mình đi làm việc trong triều đình và cho những đứa kém hơn ở nhà làm ruộng. Và với quyền lợi mới trong việc cưới xin hợp lúc, tầng lớp mới đã bắt đầu có nhiều ảnh hưởng hơn nhờ vào họ ngoại.

Hán Văn Đế, Khởi đầu một thời đại mới

Lưu Bang chết năm 195 TCN ở tuổi sáu mươi ba, được trao tên thuỵ (honorific name) là Cao Đế. Quyền lực rơi vào tay vợ ông, Lữ hậu. Ở Trung Quốc cũng như ở những nơi khác cai trị độc tài đồng nghĩa với cai trị gia đình, và những cuộc tranh giành quyền lực diễn ra bên trong gia đình. Lữ hậu tống các thành viên gia đình họ Lưu ra khỏi các vị trí quyền lực và thay thế họ bằng những người họ Lữ. Sau năm năm cai trị bà mất, và họ hàng của Lưu Bang lại quay lại nắm quyền cai trị, họ giết tất cả các thành viên gia đình Lữ hậu. Một người con thứ của Lưu Bang với người thiếp là vợ cũ của Ngụy vương Báo tên là Lưu Hằng được lập làm hoàng đế, phục hồi lại quyền cai trị nhà Hán, tức là Hán Văn Đế.
Với hệ thống quan liêu triều đình, sự cai trị nhà Hán đang dần hướng về thảm họa, nhưng trong ngắn hạn thì dưới triều Hán Văn Đế ông là người biết cai trị, nổi tiếng về chú ý đến quyền lợi của nhân dân. Khi nạn đói xảy ra ông cho tổ chức cứu tế, trợ cấp cho người già. Ông thả tự do nhiều nô lệ và bãi bỏ nhiều cách hành hình man rợ. Trong thời cai trị của ông, kinh tế được nghiên cứu kỹ lưỡng, và Hán Văn đế rất coi trọng những nội dung kinh tế. Ông phát triển kinh tế bằng cách giảm bớt ngăn cấm khai mỏ đồng, bằng cách chi tiêu tiết kiệm và giảm thuế đánh vào nông dân.
Dưới thời Văn đế, Trung Quốc có hòa bình bên trong và một sự thịnh vượng chưa từng có. Điều này giúp nghệ thuật phát triển cao và vẫn còn làm thế giới ngày nay chiêm ngưỡng. Và cùng với sự thịnh vượng, dân số Trung Quốc bắt đầu tăng lên, người dân lao vào khai phá và trồng cấy các vùng đất mới.
Tầng lớp quý tộc nhỏ được nhiều lợi ích từ phát triển kinh tế và nhiều người trong số họ chuyển tới thành phố. Quý tộc nhỏ muốn được coi là những người quý phái giống tầng lớp quý tộc cũ. Sự phát triển tầng lớp ưu tú này, cộng với sự thịnh vượng, đã giúp Khổng giáo phát triển. Có thời gian học tập, quý tộc nhỏ trở nên hứng thú với những trường phái học cũ. Với một sự phục hưng những trường phái học cũ, các cố gắng đã có nhằm tái tạo lại các cuốn sách đã bị đốt dưới thời cai trị của Tần Thủy Hoàng. Bị lôi cuốn bởi sự ngưỡng mộ của Khổng giáo đối với chính quyền và cách xử sự đúng mực, các trí thức học giả trở nên rất nhiều thuộc Khổng giáo. Văn đế khuyến khích môn đệ Khổng giáo vào các chức vụ cao nhất trong chính quyền. Ông đã trở thành vị vua đầu tiên hoàn toàn chấp nhận việc lưu truyền Khổng giáo – như Khổng Tử từng mơ về một vị vua như vậy. Nhưng sự lớn mạnh của Khổng giáo không cứu vãn được Trung Quốc khỏi thảm họa chính trị và xã hội.

Vũ Đế, Mở rộng và Suy tàn

Năm 156 TCN, con trai Văn Đế, Cảnh Đế, kế tục cha. Ông cai trị 16 năm và cố gắng mở rộng sự thống trị của gia đình đối với các gia đình quý tộc. Các cuộc chiến giữa các quý tộc đó và Cảnh Đế đã kết thúc một cách có lợi cho ông. Nó kết thúc trong sự thỏa hiệp rằng các quý tộc vẫn giữ một số quyền ưu tiên và quyền lực nhưng không được phép chỉ định quan lại trong đất đai của mình nữa.
Năm 141 TCN, con Cảnh Đế là Hán Vũ Đế kế vị. Vị vua mười sáu tuổi thông minh và mạnh mẽ, luôn thích liều mạng trong những cuộc săn lớn. Vũ Đế kéo dài thời thịnh vượng của Hán triều. Vũ Đế bắt đầu thời cai trị của mình bằng một nỗ lực không can thiệp vào thương mại và các cơ hội kinh tế, điều này cho phép kinh tế tư nhân phát triển. Ông vẫn giữ các vị quan dân sự dưới sự quản lý chặt chẽ và trừng phạt sự bất tuân nhỏ nhất cũng như sự không trung thành. Ông kết thúc sự thỏa hiệp của Cảnh Đế bằng một cuộc chiến quý tộc chống lại các hoàng tử có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc, và ở tầm địa phương ông trao nhiều quyền lực cho các vị quan đại diện của mình.
Vũ Đế thay đổi luật thừa kế. Thay vì việc đất đai gia đình rơi vào tay người con trai cả, ông trao cho mọi người con trong gia đình phần chia bằng nhau đối với đất đai của ông cha, điều này phá vỡ các khoảnh đất lớn thành cách mảnh nhỏ. Và vào năm 138 TCN, Vũ Đế tiến hành cuộc thám hiểm được biết đến lần đầu tiên của Trung Quốc, Trương Khiên đến Tây Á, phía tây của Bactri để thiết lập quan hệ với Quý Sương (Kushan) (Nguyệt thị Yuzhi).

Khổng giáo trở thành chính thức

Trong hai mươi năm cai trị, Vũ đế biến Khổng giáo thành triết lý chính trị chính thức của Trung Quốc. Khổng giáo trở thành thống trị trong giới quan lại dân sự trong khi các đối thủ Pháp gia vẫn giữ được vị trí của mình. Các cuộc thi cử được tổ chức để chọn ra 130.000 hoặc còn hơn thế nhân viên dân sự, họ phải trải qua cuộc thi về sự hiểu biết lý thuyết Khổng giáo, hiểu biết về chữ viết cổ và các nguyên tắc thứ bậc xã hội hơn là sự thành thạo kỹ thuật. Về mặt lý thuyết, các cuộc thi đó cho phép mọi người dân tham dự, nhưng trên thực tế chỉ những người có đủ sự tôn trọng, trong đó không bao gồm thợ thủ công, nhà buôn và các tầng lớp bên dưới quý tộc nhỏ tham dự - không nghi ngờ rằng nhiều người trong số họ có khả năng để phụng sự Trung Quốc. Việc huấn luyện làm việc cho các nhân viên dân sự được tiến hành ở cấp quan liêu địa phương. Và việc thích hợp với truyền thống Khổng giáo đã trở thành một thứ để truyền dạy trong thời gian học việc. Một người trẻ tuổi chứng minh được mình có khả năng như một thư ký có thể được phong làm một nhà quản lý. Và sau khi đã chứng minh được khả năng quản lý của mình anh ta sẽ được thăng chức làm cố vấn và được tham dự vào triều đình, hay anh ta sẽ có một vị trí cao hơn trong một triều đình địa phương.

Mở cửa ra phía Tây và các cuộc chiến mở rộng lãnh thổ

Nhờ nền kinh tế thịnh vượng, Trung Quốc có nhiều khả năng hơn để chi phí chiến tranh. Vũ đế tin rằng ông đủ mạnh để không cần phải cống nạp cho Hung nô, vốn bắt đầu từ thời Lưu Bang nữa. Ông lo ngại rằng Hung nô có thể phái quân vào thảo nguyên miền bắc dân cư thưa thớt của Trung Quốc hay họ có thể lập thành liên minh với người Tây Tạng, và ông muốn lập nên một con đường thương mại nhằm buôn bán với vùng Trung Á bảo đảm được an toàn. Vì thế Vũ đế mở nhiều chiến dịch quân sự. Chúng được các tướng của ông ta chỉ huy, nhưng chúng lại mang lại cho Vũ đế sự công nhận như là một vị vua mạnh mẽ và can đảm.
Việc Vũ đế quay sang chống lại Hung Nô làm tốn nhiều nhân lực nhưng nó giúp đẩy lùi Hung nô ra khỏi biên giới phía bắc Trung Quốc. Có lẽ khoảng hai triệu người Trung Quốc đã di cư đến các vùng mới chinh phục được và Vũ đế thành lập các thuộc địa ở đó với các binh sỹ và nhân viên dân sự của mình. Những người Hung nô bị bắt phải chuyển sang làm nghề trồng trọt, công nhân xây dựng và lao động tại các trang trại. Một số trong số họ gia nhập quân đội Trung Quốc, gia đình của họ bị bắt buộc phải ở tại nơi cũ làm con tin để đảm bảo họ không phản bội.
Cuộc chiến chống lại Hung nô khuyến khích việc khai phá xa hơn về phía tây. Sau mười ba năm vắng mặt và mười năm bị Hung nô bắt giữ, nhà thám hiểm Trương Khiên quay trở về triều đình Vũ đế và mang theo miêu tả đáng tin cậy đầu tiên về Trung Á. Vũ đế ra lệnh cho Trương Khiên và tay chân quay trở lại Trung Á, và họ đã thu thập thông tin về Ấn ĐộBa Tư và khám phá các vùng đất trồng trọt màu mỡ ở Bactria. Các cuộc thám hiểm đó, và sự thắng lợi của Trung Quốc trướng Hung nô mang lại một sự trao đổi sứ thần thường xuyên giữa Trung Quốc và các nước phía Tây, và nó mở ra cho Trung Quốc con đường thương mại dài 4.000 dặm sau này sẽ được biết đến với cái tên Con đường tơ lụa. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu các ngũ cốcngựa tốt, họ cũng bắt đầu trồng cỏ đinh lăngnho. Vũ đế biết thêm nhiều về nguồn gốc của những hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu. Để kiếm thêm lợi nhuận ông yêu cầu các nước lân cận trả thuế cho mình để được phép bán hàng cho người dân Trung Quốc, và tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm buộc họ phải làm thế.
Trong lúc đó, Vũ đế gửi quân đội của mình tới phía bắc và phía Nam. Năm 108 TCN vì muốn kiểm soát vùng đông bắc, Vũ đế chinh phục một vương quốc đang ở thời đồ sắt phía bắc Triều Tiên, vương quốc Cổ Triều Tiên (Gojoseon). Đây là một vương quốc tồn tại cùng mức với nhiều tiểu quốc tại Trung Quốc trước khi chúng thống nhất với nhau năm 221 TCN, và nó cũng có nhiều người tị nạn Trung Quốc chạy đến từ những thế kỷ trước. Ở phía Nam, quân đội của Vũ đế chinh phục lại những đất đai mà Trung Quốc đã mất trong cuộc nội chiến đưa nhà Hán lên ngôi, gồm cả thành phố cảng Quảng Châu (Guangzhou). Những người di cư Trung Quốc theo chân quân đội. Sau đó, với những trận chiến lớn, quân đội của Vũ đế chinh phục phía bắc Việt Nam, một vùng mà người Trung Quốc gọi là Annam, hay “miền nam yên ổn”.
Tuy nhiên về tiếng nói, người Trung Quốc không thể đồng hóa được người Việt Nam. Người Trung Quốc biến người Annam từ cách trồng cấy theo kiểu khai hoang và đốt sang kiểu đời sống ổn định hơn. Họ chia Annam thành hai vùng hành chính, mỗi vùng có trách nhiệm thu thuế và cung cấp binh sỹ cho triều đình địa phương. Nhưng sự cai trị của Trung Quốc đối với Annam luôn mong manh, các cánh rừng và núi đồi ở đó cung cấp nơi trú ẩn cho người Việt Nam tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa liên tục và chiến tranh du kích chống lại người Trung Quốc.

Suy tàn kinh tế và nạn nhân mãnTây Hán.

Các cuộc chiến mở mang đất đai của Vũ đế và việc cung cấp cho một quân đội chiếm đóng đông đảo là một gánh nặng cho kinh tế Trung Quốc. Chúng lớn hơn nhiều nhưng lợi ích thu lại được từ việc tăng trưởng thương mại theo sau các cuộc chinh phục. Nhập khẩu góp phần thỏa mãn nhu cầu của người giàu hơn là góp phần tăng sinh khí cho kinh tế Trung Quốc. Các quan chức triều đình theo pháp Pháp gia thậm chí làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Họ rất thù địch với những thương nhân, và họ vận động việc triều đình quản lý kinh tế. Dưới ảnh hưởng của họ, triều đình đánh thuế mới trên các tàu và xe buôn bán hai loại hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong công nghiệp của Trung Quốc đó là muốisắt. Và với việc triều đình ngày càng can thiệp sâu, kinh tế suy yếu.
Tích tụ ruộng đất đã từng làm thay đổi nông nghiệp của đế quốc La Mã giờ đây cũng làm thay đổi nông nghiệp Trung Quốc, ngoại trừ việc dân số vùng nông thôn Trung Quốc đã tăng lên. Với việc ruộng đất của người giàu ngày càng tăng và nông dân cũng tăng, một sự thiếu hụt đất đai xuất hiện. Quan liêu tiểu quý tộc tìm cách ngăn chặn sự bấp bênh bằng cách mua đất và thường lợi dụng ưu thế của mình để làm việc đó, và thông thường họ có thể miễn trừ thuế cho đất đai của mình. Những người dân thường phải chịu phần thuế nặng hơn, dẫn tới kết quả là họ phải vay mượn nhiều hơn - với lãi rất nặng. Khả năng sản xuất nông nghiệp giảm sút. Nhiều nông dân bị đuổi đi hay bị buộc phải rời bỏ đất đai, làm cho tiểu quý tộc càng có nhiều đất hơn. Một số nông dân rời ruộng đất để làm nghề ăn cướp, và một số nông dân bắt buộc phải bán con làm nô lệ.
Chế độ bắt lính và bắt lao động cũng làm tăng sự bất mãn của nông dân. Học giả nổi tiếng Trung Quốc Đổng Trọng Thư (Dong Zhongshu), bất bình trước cảnh tuyệt vọng của người dân và ông đã bày tỏ những lo lắng về tình trạng suy tàn của xã hội. Ông phàn nàn về sự mở rộng to lớn của những vùng đất của người giàu trong khi người nghèo không có chỗ đứng chân. Ông phàn nàn rằng những người canh tác trên đất của người khác phải mất năm mươi phần trăm thu hoạch cho chủ đất. Đổng Trọng Thư công nhận sự bất mãn đối mặt với những người nông dân không thể có tiền để mua công cụ bằng sắt, những người phải trồng cấy bằng dụng cụ gỗ và và phải nhổ cỏ bằng tay. Ông phàn nàn rằng người dân thường phải bán mùa màng của mình khi giá thấp và sau đó lại phải vay tiền vào mùa xuân để bắt đầu gieo hạt khi mức lãi rất cao. Và ông phàn nàn về việc hàng nghìn người bị giết hàng năm vì tội ăn cướp. Đổng Trọng Thư đề nghị Vũ đế một phương thuốc chữa khủng hoảng kinh tế: giảm thuế đánh vào người nghèo và giảm số nhân công bắt buộc mà người dân phải thực hiện cho nhà nước; bãi bỏ độc quyền nhà nước về muối và sắt; và cải thiện phân phối đất đai bằng cách hạn chế số đất sở hữu của mọi gia đình. Không một đề xuất nào của Đổng Trọng Thư được thi hành. Vũ đế muốn nông dân được phồn thịnh nhưng ông quá bị ảnh hưởng bởi bọn quý tộc nhỏ quan liêu những người cai trị địa phương ở mọi cấp. Cuộc vận động cải cách do những người theo Khổng giáo đề xuất nhưng những quý tộc Khổng giáo lại không chống lại quyền lợi kinh tế của mình. Sự trả lời quan trọng duy nhất của Vũ đế cho sút giảm kinh tế là đánh thuế cao hơn vào người giàu và gửi điệp viên đi khám phá các vụ trốn thuế. Ông không muốn phân phối lại đất đai, không muốn tấn công những chủ đất giàu có, tin rằng ông cần sự hợp tác của họ để có tiền chi cho các chiến dịch quân sự.

Những người kế tục Vũ đế

Năm 91 TCN, khi thời đại trị vì 54 năm của Vũ đế dần tới hồi kết, quanh thủ đô các cuộc chiến nổ ra về việc ai sẽ kế tục ông. Một phía là hoàng hậu vợ Vũ đế cùng con thừa kế của ông, bên kia là gia đình người thiếp của ông. Hai gia đình gần đạt tới mức hủy diệt lẫn nhau. Cuối cùng, chỉ ngay trước khi Vũ đế chết, một vị thừa tự thỏa hiệp mới được lựa chọn: một đứa trẻ tám tuổi là Chiêu Đế, đặt dưới quyền nhiếp chính của một cựu tướng lĩnh tên là Hoắc Quang.
Hoắc Quang tổ chức một hội nghị để thu thập những bất bình của dân chúng. Mời các quan chức triều đình thuộc phái Pháp gia và những người có uy tín phái Khổng giáo. Pháp gia phàn nàn việc giữ tình trạng không thay đổi. Họ kêu ca rằng các chính sách kinh tế của họ giúp Trung Quốc tự bảo vệ chống lại những thù nghịch ngày càng tăng từ phía người Hung nô và họ đang bảo vệ người dân khỏi sự bóc lột của những thương gia. Họ đòi hỏi triều đình phải có một chính sách khai thác đất đai phía tây sẽ giúp đế chế có thêm ngựa, lạc đà, hoa quả và nhiều đồ xa xỉ nhập khẩu khác, như lông thú, thảmđá quý. Những người theo Khổng giáo, trái lại, đưa ra vấn đề đạo đức đối với những khó khăn của nông dân. Họ cũng đòi hỏi rằng người Trung Quốc không nên buôn bán với vùng Trung Á và rằng Trung Quốc chỉ cần sống trong lãnh thổ của mình và sống hòa bình với các nước láng giềng. Phái Khổng giáo cho rằng thương mại không phải là hành động đúng đắn của triều đình, rằng triều đình không nên cạnh tranh với những nhà buôn tư nhân, và họ phàn nàn rằng những hàng hóa nhập khẩu mà phái Pháp gia nói chỉ có thể thỏa mãn người giàu. Dưới sự nhiếp chính của Hoắc Quang, thuế được cắt giảm và các cuộc thương lượng hòa bình với các thủ lĩnh Hung nô bắt đầu. Vị vua trẻ Chiêu Đế chết năm 74 TCN, và xung đột trong triều đình lại một lần nữa diễn ra. Người nối ngôi Chiêu Đế là Xương Ấp vương (Lưu Hạ) chỉ làm vua trong 27 ngày và bị Hoắc Quang thay thế bằng một người khác mà Hoắc Quang cho rằng mình có thể kiểm soát là Tuyên Đế. Sáu năm sau, Hoắc Quang chết yên ổn, nhưng những đối thủ trong triều đình trả thù gia đình ông: vợ ông, con và nhiều họ hàng của Hoắc Quang và họ đã bị hành quyết.
Sau đó Tuyên Đế cai trị trong hai sáu năm, trong thời gian đó ông luôn phải mệt mỏi với việc giảm bớt tình trạng thạm nhũng vốn đã lan tới triều đình, và cố gắng giúp người nông dân đỡ khó khăn. Nhưng những cố gắng của ông không đạt mục đích, và con trai thừa kế của ông, Nguyên Đế, là điểm tựa chính đầu tiên của triều đình hoạt động không bình thường – cơ hội của một triều đình vô nghĩa nhận được quyền lực để tự thể hiện nó.
Nguyên Đế nắm quyền năm 48 TCN ở tuổi hai bảy. Ông là một trí thức rụt rè, người chỉ dành phần lớn thời gian cho thê thiếp của mình - họ nhiều đến nỗi ông không biết được hết số họ. Thay vì cai trị, Nguyên Đế trao quyền vào tay các hoạn quan của mình và các thành viên gia đình bên họ mẹ.
Con của Nguyên Đế, Thành Đế, lên làm vua năm 32 TCN ở tuổi 19, và ông ta cũng không chú tâm lắm tới việc trị nước và chỉ lo ăn chơi, kể cả việc đến các nhà thổ vào buổi tối. Trong hai bảy năm cầm quyền của Thành Đế ông tìm sự hướng dẫn từ các thầy bói và để làm giảm sự ghen tuông của một trong những bà vợ của mình, ông giết hai đứa con của mình với một phụ nữ khác.
Năm thứ 6 TCN, Ai Đế nối ngôi Thành Đế, sống cùng những đứa trẻ đồng tính, một trong số chúng được cử làm tổng tư lệnh quân đội. Với sự suy tàn về chất lượng triều đình tiếp sau thời cai trị của Vũ đế, một số người trí thức Khổng giáo tuyên bố rằng vương triều Hán đã mất Thiên mệnh và điều này được người dân mạnh mẽ tin tưởng.

Âm Dương và học thuyết triết học khác

Như ở thời Chiến Quốc (475-221 TCN) và như ở thời Hy Lạp trong thời gian diễn ra cuộc chiến Peloponnesus, thời kỳ khó khăn của Trung Quốc không gây trở ngại cho sự nảy nở của kiến thức. Sự suy tàn ở Trung Quốc dẫn tới những bất mãn, và với sự bất mãn đã trở thành sự hồi sinh của trí thức Đạo giáo, trong khi trường phái Pháp gia tiếp tục giữ vị trí của mình, đặc biệt trong triều đình. Khổng giáo tìm cách phản công các triết thuyết của đối thủ bằng cách lập ra nhiều quan điểm toàn diện hơn về con người và vũ trụ. Đổng Trọng Thư mang rất nhiều tư tưởng vào trong triết lý Khổng giáo, gồm cả ý tưởng Âm và Dương - một ý tưởng đã mọc ra để giải thích mọi sự thay đổi, về cả vật chất và xã hội.
Để phát triển quan điểm của mình về vũ trụ, phái Khổng giáo chấp nhận một sự giải thích về những nguồn gốc của vũ trụ. Họ tin rằng lúc khởi đầu tất cả là mơ hồ và vô định, tiếp theo là trạng thái trống rỗng, rồi cái trống rỗng đó tạo nên vũ trụ. Họ tin rằng những thứ sáng và nhẹ bị đẩy lên trên thành trời, những thứ tối và nặng liên kết với nhau thành đất. Sự liên kết tinh hoa của trời và đất tạo thành Âm và Dương và một sự thống nhất vĩ đại.

Vương Mãng, người Khổng giáo tử vì đạo

Năm thứ 6 CN, Bình Đế được con trai hai tuổi là Nhũ Tử Anh nối ngôi. Sự ngự trị triều đình thuộc về tay bà quả phụ của vị vua từ năm 48 đến 32 TCN, Nguyên Đế, và bà đưa cháu trai mình là Vương Mãng, nhiếp chính cho Tử Anh. Vương Mãng là một nhà nho và nhiều nhà nho coi ông là hy vọng để Trung Quốc sẽ lại được cai trị với những tư tưởng đạo đức, và một số người trông chờ vào ông sẽ có được một vương triều mới. Được khuyến khích bởi những ủng hộ ngày càng tăng trong giới Khổng giáo, năm 9 CN, Vương Mãng tuyên bố lập làm hoàng đế nhà Tân, kết thúc sự cai trị của Hán triều. Và Vương Mãng bắt đầu chiến đầu để được công nhận sự hợp pháp của mình.
Vương Mãng hy vọng có được sự ủng hộ của người dân thông qua các cuộc cải cách. Giống như thầy tế Do Thái (Yawhist) dưới thời vua Josiah, Vương tuyên bố phát hiện ra một bản sách: những cuốn sách do Khổng Tử viết, được cho là đã tìm thấy ở nhà Khổng Tử vốn đã bị phá hủy hai trăm năm trước. Những bản sách tìm thấy chứa những tuyên bố ủng hộ những cuộc cải cách mà Vương Mãng đang tiến hành. Vương bảo vệ các chính sách của mình bằng cách công bố những đoạn trong các cuốn sách được tìm thấy. Theo những thứ được coi là được miêu tả bởi Khổng Tử, ông quy định sẽ quay trở lại vào một thời kỳ vàng son khi mọi người đều có đất đai để canh tác, và trên nguyên tắc đất đai thuộc về nhà nước. Ông tuyên bố rằng một gia đình dưới tám người mà có hơn mười lăm acre đất đai bị bắt buộc phải phân phát chỗ dư thừa cho người không có. Ông cố giảm bớt gánh nặng thuế má trên những người dân nghèo, và ông nghĩ ra một kiểu ngân hàng nhà nước nhằm cho người cần tiền vay với mức lãi suất mười phần trăm một năm, trái với mức lãi ba mươi phần trăm của những kẻ cho vay tư nhân. Nhằm làm ổn định giá lương thực, ông đưa ra những kế hoạch lập kho thóc nhà nước, hy vọng rằng nó có thể làm cho người giàu không còn tích trữ lúa gạo và ăn lãi khi giá thay đổi. Vương cũng uỷ quyền cho một hội đồng quan chức quản lý kinh tế và ấn định giá ba tháng một lần, và ông ra lệnh rằng những kẻ chỉ trích dành cho kế hoạch của mình sẽ bị bắt lính. Vương tuyên bố rằng ông đang làm theo ý nguyện của Khổng Tử. Ông tuyên bố rằng cách cai trị của ông là lấy theo nhà Chu thời kỳ đầu - một thời kỳ mà các nhà Khổng giáo Mạnh Tử cho rằng cứ năm trăm năm lại xuất hiện một lần. Từ khi nhà Chu xuất hiện đến lúc đó đã khoảng 1.000 năm và cách Khổng Tử 500 năm.
Vương tin rằng thần dân của mình sẽ tuân theo lệnh ông, nhưng một lần nữa quan liêu tiểu quý tộc lại không quan tâm nhiều tới Khổng giáo bằng tới sự giàu có của mình. Họ và những kẻ có nhiều đất đai khác không hợp tác với nhau để thực hiện những cải cách của Vương. Còn người dân địa phương thì không hề hay biết gì về các cải cách đó. Những thương nhân giàu có mà triều đình Vương Mãng sử dụng để thực hiện cái cách không chống nổi sự mua chuộc và chỉ có tác dụng làm họ giàu thêm lên. Vương cần có một cơ sở tuyên truyền để ủng hộ ông và một lực lượng muốn cải cách chống lại những kẻ đang vi phạm luật cải cách của ông, nhưng ông vẫn ngù ngờ và trung thành với một chủ nghĩa lý tưởng hòa bình chủ nghĩa. Thay vì huy động quân đội nông dân tăng cường cho những cải cách của mình, thì một đội quân nông dân dưới sự lãnh đạo của những chủ đất giàu có nổi lên chống lại ông.

Nạn đói và Nội chiến

Năm 11, sông Hoàng Hà vỡ đê, tạo ra lũ lụt từ phía bắc Sơn Đông cho tới chỗ nó chảy ra biển. Những cố gắng không thành để tích trữ lương thực cho những lúc khó khăn đã làm cho người dân không có thực phẩm. Và vào năm 14 tình trạng ăn thịt người diễn ra. Tin rằng chương trình cải cách là một sai lầm, Vương bãi bỏ nó. Nhưng những cuộc nổi loạn quân sự chống lại ông đã diễn ra. Ở tỉnh Sơn Đông, gần cửa sông Hoàng Hà, Vương phải đối mặt với một phong trào gồm các nhóm nông dân vũ trang có tổ chức gọi là giặc Xích Mi, xuất thân là một toán cướp. Tại các tỉnh lân cận cho đến phía bắc, những cuộc nổi loạn khác cũng diễn ra, và tình trạng hỗn loạn lan khắp Trung Quốc. Ở một số nơi, những người nông dân nổi loạn dưới cờ chủ đất. Một số nhóm nổi loạn coi sự cai trị của Vương là trái pháp luật, mà một trong số đó đặt dưới sự lãnh đạo của Lưu Tú, hậu duệ của Lưu Bang.
Các đội quân nông dân giết hại và cướp bóc, và những người nông dân kéo tới kinh đô giết hại các quan chức. Những đội quân Vương cử đi dẹp loạn lại theo quân nổi loạn hay chỉ chè chén và cướp bóc, lấy đi dù chỉ một chút lương thực kiếm được. Lòng tốt cơ bản của con người mà Khổng giáo tin tưởng dường như đã tan biến. Vào năm 23, một đội quân nổi loạn xông vào và đốt kinh đô Trường An. Binh sỹ của họ tìm thấy Vương Mãng trên ngai đang đọc lại những cuốn sách của Khổng Tử trước kia, và Vương Mãng đã bị một tên lính chặt đầu.

Đông Hán

Năm năm sau cái chết của Vương Mãng, hàng triệu người chết trong các cuộc chiến tranh phe phái nhằm giành quyền lực. Phe thắng lợi nhất do hoàng thân nhà Hán Lưu Tú dẫn đầu. Ông có nhiều tay chân học thức và rất nổi tiếng trong binh sỹ. Quân đội của ông là lực lượng duy nhất không cướp bóc sau khi chiếm được các thành phố, và điều đó giúp ông chiếm được trái tim và tình cảm của người dân. Lưu Tú kiểm soát được thủ đô Trường An đã bị đốt phá. Ông tự xưng làm hoàng đế, tức là Hán Quang Vũ Đế, khôi phục Hán triều - được gọi là Hậu Hán. Ông chuyển thủ đô về Lạc Dương phía đông, do đó nhà Hậu Hán cũng gọi là nhà Đông Hán. Trong 11 năm sau đó ông phải dẹp yên các đối thủ. Ông thu hút một số nhóm Xích Mi vào quân đội của mình, và sau đó quân đội của ông cũng giết hại rất nhiều quân Xích mi.
Những điều chưa được hoàn thành bởi các cuộc cải cách lại được hoàn thành bằng bạo lực: rất nhiều người đã chết đột ngột đến mức mọi người nếu muốn đều có đất, và nhiều kẻ cho vay lãi cũng đã chết nên lại có càng nhiều hơn nữa những nông dân đã thoát khỏi nợ nần. Lưu Tú phát triển kinh tế bằng cách giảm thuế, nhiều đến mức tối đa mà ông cho là có thể: ở mức mười hay mười ba phần trăm sản lượng hay lợi nhuận. Trong thời kỳ cai trị dài 32 năm của ông, ông cố gắng đưa ra các cải thiện bằng cách thúc đẩy học hành và cắt bớt ảnh hưởng của hoạn quan và một số kẻ khác xung quanh gia đình hoàng gia. Ông bảo vệ biên giới phía tây và phía bắc Trung Quốc bằng cách tung ra nhiều chiến dịch quân sự thắng lợi trên các mặt trận đó, đẩy lùi Hung Nô, cho phép ông kiểm soát Tân Cương (điểm cực tây bắc Trung Hoa hiện đại). Cũng như vậy, ông thắt chặt sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các vùng quanh sông Liêu và phía bắc Triều Tiên, và ông đã có thể mở rộng tầm kiểm soát tới mọi vùng từng thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Việc khôi phục Hán triều dường như đã lấy lại được "Thiên mệnh".

Sự thịnh vượng quay trở lại

Năm 57, Lưu Tú chết. Ông được tôn miếu hiệu là Quang Vũ đế, và con trai ông là Minh Đế lên nối ngôi, cai trị trong vòng 18 năm, trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục hồi phục. Thời cai trị của Minh Đế được coi là tàn bạo.[cần dẫn nguồn] Ông tự đồng hóa mình với Đạo giáo và thần học Khổng giáo, ông tự cho mình là một nhà tiên tri.[cần dẫn nguồn] Ông ủng hộ sự phát triển của cái mà hồi bấy giờ cho là giáo dục, và ông thuyết giảng về lịch sử tại trường đại học mới của đế quốc ở Lạc Dương - một buổi thuyết giảng có hàng ngàn người tham gia. Chương Đế nối ngôi Minh Đế và cai trị từ năm 75 đến 88. Hòa Đế tiếp tục nối ngôi từ 88 đến 106. Dù Hòa Đế là một người tầm thường, Trung Quốc vẫn tiếp tục được hưởng sự thịnh vượng ngày càng tăng. Đại học ở Lạc Dương có đến 240 căn nhà và 30.000 sinh viên. Thương mại của Trung Quốc đạt tới tầm cao mới. Tơ từ Trung Quốc đã trở nên quen thuộc với những người ở tận vùng Đế chế Roma – lúc ấy cũng đang ở thời vàng son. Và đổi lại, Trung Quốc có được kính, ngọc bích, ngựa, đá quý, mai rùa và vải vóc.
Việc Trung Quốc trở nên thịnh vượng lại làm xuất hiện cố gắng mở rộng về phía tây. Một vị tướng quân đội Trung Quốc, Ban Siêu, dẫn một đội quân sáu mươi nghìn người không hề bị ngăn cản đến tận bờ phía đông biển Caspi. Ông muốn gửi sứ thần đến tận Roma, nhưng người nước Parthia (ở Trung Á) sợ sẽ có một liên minh giữa Trung Quốc và Roma nên đã khuyên Ban Siêu từ bỏ ý định với những câu chuyện thêu dệt về sự nguy hiểm, và ông đã quay lại.

Đạo giáo và Thiên đường

Sau khi đã có hiểu biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài Trung Quốc, người Trung Quốc được nghe nhiều tin đồn về những nơi tuyệt vời. Những tín đồ đạo giáo - những người vẫn coi văn minh Trung Hoa là xấu xa và lý tưởng hóa thiên nhiên cũng như sự chất phác – giúp truyền bá những miêu tả về những nơi tuyệt vời xa xăm và thiên đường. Các câu chuyện về những nơi chất phác và thiên đường xuất hiện trong triều đình, do những người đến để trình diễn ma thuật và giải trí, và thỉnh thoảng triều đình lại trả lời bằng cách tài trợ một số chuyến thám hiểm để tìm kiếm những nơi thiên đường.
Một câu chuyện như vậy miêu tả thiên đường dọc theo bờ biển viễn đông bắc Trung Quốc. Thời tiết ở đó êm dịu hơn trong đất liền, và họ nói rằng ở đó không hề có bệnh tật, con người không bao giờ đau ốm và tự quản lý lấy mình. Họ nói rằng ở thiên đường đó người già và người trẻ đều có quyền như nhau, rằng người dân thì lịch sự và không cãi cọ, rằng không bao giờ có xung đột giữa con người và thiên nhiên, rằng con người nhận được số lương thực mà họ cần từ một dòng sông từ thiện, rằng uống nước từ con sông đó có thể làm thân thể con người có lại sự hoàn hảo và khoẻ mạnh của tuổi thanh xuân, và rằng con người ở đó sống lâu hàng trăm tuổi.
Một thiên đường khác được đồn đại là ở vùng núi Tây Tạng xa xôi. Ở đó, có thiên đường do Tây vương mẫu cai trị; bà có rất nhiều người hầu kẻ hạ. Ở thiên đường đó, có gió mát thổi – trái với ẩm và nóng ở vùng lục địa và châu thổ Trung Hoa vào mùa hè. Họ cho rằng ở thiên đường đó có những vườn treo, với những ao và hồ tuyệt đẹp, rằng nước ở đó cho người ta sự bất tử, rằng mọi người có thể trèo lên đỉnh núi và trở thành thần linh có quyền lực đối với gió và mưa, và rằng mọi người có thể trèo sang đỉnh núi bên cạnh để lên thiên đường.

Đạo giáo mới

Tín đồ Đạo giáo vẫn giữ niềm tin vào đức tin vào sự đồng điệu và sự an ủi của thiên nhiên. Họ tin vào một số mệnh bên ngoài sự thay đổi liên tục của cuộc sống vật chất, và họ vẫn giữ niềm tin vào đức tin ở sự mộc mạc cảm xúc. Ví dụ, một người Đạo giáo mộ đạo sẽ vẫn giải thích việc anh ta không khóc cho người vợ vừa chết bằng cách nói rằng nếu anh ta khóc than như vậy thì sẽ chứng tỏ rằng anh ta còn kém hiểu biết về số mệnh. Đạo giáo vẫn giữ những sự bày tỏ trái ngược như vậy, và nó vẫn giữ các quan niệm chống Khổng giáo như con traicon gái của một người thì không thuộc sở hữu của người đó.
Đạo giáo mở ra nhiều ý tưởng mới, gồm cả việc tìm cách sống lâu hay trường sinh bằng cách chấp nhận một thái độ đúng đắn và những kỹ thuật thể chất. Một số người theo đạo giáo tìm cách tìm kiếm sự cứu rỗi trong tự nhiên bằng cách tập trung vào niềm vui sướng trong quan hệ tình dục, và một số người sùng đạo tìm cách có được cuộc sống vĩnh cửu bằng các kiểu tập thần thành hay các chế độ ăn kiêng - một sự trải nghiệm theo kiểu sẽ hỏng nếu có một người chết. Nhưng thay vì chấp nhận rằng cuộc sống vĩnh cửu là không thể có được bằng cách thực hiện một số chương trình đặc biệt, những người theo đạo giải thích sự sai lệch như là một kết quả của hoàn cảnh chứ không phải là do cái chết của con người.
Đạo giáo thu nhập những hoạt động ma thuật đã từng tồn tại ở một số cộng đồng nông nghiệp Trung Quốc. Một số đạo sỹ chấp nhận các vị thần vốn bị quý tộc nhỏ và người theo Nho giáo chế nhạo. Trái với niềm tin ban đầu của Đạo giáo ở sự vô vi, một số đạo sỹ hăng hái tìm cách cải đạo, và một số đạo sỹ trở thành những nhà hoạt động nhằm thay đổi xã hội và khởi xướng các chương trình chính trị. Đạo giáo không có định nghĩa rõ ràng về tính chính thống hay sự tổ chức chặt chẽ các nhà hành đạo, nhưng ở nơi này và nơi khác, các tổ chức do các nhà hành đạo chỉ huy vẫn phát triển. Các nhà hành đạo đạo sỹ tập hợp quanh mình những kẻ sùng tín, những người tin rằng họ đã gia nhập vào một nhóm đặc biệt, lúc nào cũng lo lắng cho sự tồn tại đúng đắn của mình. Cái này làm chính quyền Trung Quốc khó chịu – các nhà Nho và giới quan lại tiểu quý tộc - vốn sợ rằng sự thờ cúng các đạo giáo không được cho phép có thể phát triển thành một điểm đối lập với chính quyền của họ.
Trong số những nhóm thờ cúng Đạo giáo có một do Trương Lăng lãnh đạo (hay Trương Đạo Lăng) ở tỉnh Tứ Xuyên. Trương Lăng đi loanh quanh vùng nông thôn hứa hẹn những người thú nhận trước công chúng tội lỗi của mình sẽ được ông ta chữa khỏi bệnh tật và sự kém may mắn. Ông tuyên bố rằng bệnh tật là một sản phẩm của những suy nghĩ đen tối. Sử dụng sự mê hoặc và bùa chú ông đòi phải được tôn làm người chữa bệnh, và những buổi thú nhận trước công chúng của ông làm cho người nông dân có cảm giác rằng họ đang tự làm sạch mình khỏi tội lỗi và gia nhập vào một cộng đồng. Năm 142, Trương Lăng lập ra tôn phái Đạo giáo, gọi là “Thiên sư đạo” (Đạo của những pháp sư vĩ đại), chuyển Đạo giáo của mình từ một cách bắt buộc của cuộc sống thành một tôn giáo được tổ chức. Tôn giáo của ông cũng được gọi là “Ngũ đấu mễ đạo” (Đạo của năm thùng gạo); năm thùng gạo trở thành một nhiệm vụ hàng năm mà các tín đồ phải thực hiện. Trương Lăng hứa những người theo ông sẽ sống lâu và bất tử, và ông có được lòng biết ơn của người dân địa phương bằng cách làm được những việc mà chính quyền của nhà vua không làm được: sửa đường xá và cầu, tích trữ lúa gạo và phân phối lương thực cho người đói. Trương Lăng đã tạo ra một triều đình địa phương đối lập với chính quyền của nhà vua. Không biết đến điều đó, các đạo sỹ lại chui lại vào thế giới của quyền lực chính trị.

Những cuốn sách thần thánh về hòa bình

Một tư tưởng bao trùm ở Trung Quốc, dù muốn hay không, rằng xã hội đang chuyển sang một trạng thái nhà nước tuyệt vời và công bằng, và đi kèm với tư tưởng đó là khái niệm phục vụ cộng đồng, nó sống dậy từ thời đại và ảnh hưởng của Mặc Địch. Khái niệm phục vụ cộng đồng đã xuất hiện trong sách Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi (Lu Bu-wei, 呂布韋), vốn được một số người coi là sự khởi đầu của truyền thống xã hội của Trung Quốc.
Các vị hoàng đế và các quý tộc Khổng giáo coi những cuốn sách đó là có tính phá hoại, và thỉnh thoảng chính quyền tịch thu chúng. Một số cuốn sách cho rằng hòa bình và bình đẳng sẽ xuất hiện nếu có một sự can thiệp của trời. Một số kêu gọi người dân tỏ thái độ sùng kính và tìm kiếm sự cứu rỗi. Có những người dân coi những cuốn sách đó là thuộc thần thánh và ít nhất có một cuốn được coi là do một người nào đó viết ra và gửi về từ thiên đường. Một số cuốn được gọi là Những cuốn sách của Nền hòa bình cao hơn và chứa nhiều sự lên án tính tham lam và ích kỷ của những ông vua, và các cuốn sách cho rằng xã hội là để dành cho những người dân bình thường. Một cuốn như vậy, tên là Thái Bình Kinh (Tai-ping-Jing, 太平經), tìm cách loại bỏ vũ khí và nhờ đó con người sẽ sống trong hòa bình vĩnh cửu.

Sự suy yếu của vương triều Hán

Trong khi những người Trung Quốc lao vào tìm tòi trong thế giới của sự thần bí và linh hồn thì họ cũng khám phá ra một số điều và phát triển khả năng châm cứu và bấm huyệt. Tới thế kỷ thứ hai, Trung Quốc đã đuổi kịp và ở một số lĩnh vực đã vượt qua trình độ khoa họckỹ thuật của Châu Âu và Tây Á. Giấy bắt đầu được sử dụng ở Trung Quốc. Trung Quốc đã có một chiếc đồng hồ nước với độ chính xác mà người Châu Âu không thể chế tạo nổi trong hơn một nghìn năm sau đó. Trung Quốc có một lịch mặt trăng mà tới thế kỷ hai mươi chúng ta vẫn sử dụng tốt. Họ có một máy ghi địa chấn đã được phát minh vào năm 132 – có tám chân và làm bằng đồng. Người Trung Quốc quan sát các vết đen trên mặt trời, ở Châu Âu mãi về sau này Galileo là người đầu tiên làm việc đó. Người Trung Quốc đã vẽ bản đồ 11.500 ngôi sao và đo đạc quỹ đạo quay của mặt trăng. Người Trung Quốc có một cái máy gieo hạt và một cái máy xay lúa. Họ có bơm nước, và không giống như nền văn minh Roma, người Trung Quốc có xe cút kít có bánh. Người Trung Quốc cũng có hàm thiếc và bàn đạp cho ngựa. Họ cải thiện cách dùng thảo mộc làm thuốc và biết thêm nhiều về giải phẫu người và sự chẩn đoán sự rối loạn về cơ thể. Họ đã biết làm các phẫu thuật nhỏ và thuật châm cứu, và họ biết được những lợi ích của một chế độ ăn kiêng tốt.
Nhưng cuộc sống của người dân thường Trung Quốc - những nông dân - vẫn rất khó khăn. Họ vẫn bị đánh thuế nặng. Họ vẫn phải đi lao động công ích mỗi tháng một lần cho nhà vua. Những sự trừng phạt vẫn rất khốc liệt. Một nông dân nghèo có thể bị hành quyết chỉ vì dám đi ở giữa đường lớn, nó chỉ dành cho nhà vua. Và họ không có đủ lương thực dự trữ cho những khi cần thiết.
Sự thịnh vượng của Trung Quốc đã tăng lên dưới thời Hán Hòa Đế (giữa năm 88 và 106), và triều đình Hòa Đế đã trở nên cũng xa hoa như những triều đình trước Hán đó. Trong triều, vua hàng trăm vợthiếp cùng một số lượng lớn hoạn quan để cai quản họ. Dưới thời Hòa Đế, các hoạn quan và các gia đình họ hàng vua có ảnh hưởng lớn hơn, qua hoạn quan họ có thể gây ảnh hưởng đến nhà vua.
Những người có liên quan tới việc lựa chọn người kế vị ngai vàng thường thích một đứa trẻ bởi vì họ dễ dàng cai quản nó hơn so với một người lớn, nên họ có được một quyền lực cực lớn. Tất cả các vị vua Hán kể từ thời Hán Minh Đế đều được lên làm vua khi còn vị thành niên, hai người mới chỉ lên hai tuổi, và đa số đều bắt đầu thời cai trị của mình với hoàng hậu nhiếp chính. Những người đàn bà đó thường bị cô lập và phụ thuộc vào những người đàn ông - thường là họ hàng. Khi vua đến tuổi thành niên, nếu ông bãi chức những người cố vấn họ hàng đó thì ông lại phải nhờ ở những người đàn ông mà ông có quan hệ - những hoạn quan – và ông đưa họ lên những vị trí cao để làm đối lập với ảnh hưởng của mẹ.
Trong thời cai trị của Hán Thuận Đế (125-144), những lời đồn đại nổi lên ở trong đám nông dân Trung Quốc rằng các vị vua Hán một lần nữa lại mất Thiên Mệnh. Khắp nơi, những cuộc nổi loạn nông dân lại diễn ra. Trong thời Hán Hoàn Đế (146-168) sự suy sụp chính trị tiếp tục diễn ra. Năm 159 vị hoàng hậu nhiếp chính qua đời, các hoạn quan quanh Hoàn Đế, cảm thấy thời cơ đã đến, liền hạn chế ảnh hưởng của đối thủ bằng cách xếp đặt sự hủy diệt các thành viên thuộc phe cánh hoàng hậu. Hoàn Đế trở nên phụ thuộc vào hoạn quan. Ông uỷ quyền cho bọn họ, và các hoạn quan chiếm hết các vị trí triều đình cho họ hàng mình, đòi các vị quan hay tướng được phong chức phải hối lộ vàng cho họ.
Hoàn Đế chết năm 168, và ngày hôm sau vợ ông, Đậu hoàng hậu, tuyên bố lên làm hoàng hậu nhiếp chính. Bà thỏa thuận lựa chọn một đứa trẻ mười hai tuổi ở nông thôn tên là Lưu Hoằng, chút của Hán Chương Đế. Sau đó, bà cùng với Đậu Vũ đón Lưu Hoằng vào cung lập làm hoàng đế, tức Hán Linh Đế. Trong thời Linh Đế một cuộc xung đột xảy ra giữa hoạn quan và các quan chức theo Khổng giáo. Phái Khổng giáo từ lâu vốn không thích các hoạn quan, coi họ là thiếu giáo dục và gây trở ngại cho một triều đình tốt.
Chiến tranh xảy ra giữa các hoạn quan và phái Khổng giáo về sự ảnh hưởng của một vị phù thủy Đạo giáo. Vị phù thủy Đạo giáo tiên đoán rằng một lòng khoan dung khắp nơi sắp đến và sai con mình đi giết một người nào đó để bày tỏ sự tin tưởng vào sự tiên tri đó. Con trai của ông là người hầu cận của các hoạn quan, và các hoạn quan đã ngăn chặn sự hành hình của vị phù thủy. Tuy nhiên vị quan cai trị vẫn hành hình con vị phù thủy. Các hoạn quan buộc tội vị quan cai trị vi phạm vào điều luật của đế chế và âm mưu với sinh viên và những bậc trí thức để thành lập một liên minh bất hợp pháp nhằm chống lại chính quyền. Các hoạn quan có được lệnh từ Linh Đế, ra lệnh bắt giữ các nho sinh dám biểu tình và dám tìm cách khấn nguyện lên hoàng đế. Và nhanh chóng, họ giết nhiều nho sinh trong ngục.
Tại các tỉnh, sự tôn trọng quyền lực của vua ngày càng suy tàn. Các quan lại hành chính địa phương và quan cai trị mất quyền lực vào tay những người giàu, vì họ thường đút lót cho bọn hoạn quan ở triều đình. Những người địa phương đó thường có thói quen che giấu những tên côn đồ để bảo vệ quyền lợi của họ. Và với sự bùng nổ xung đột giữa hoạn quanh và tiểu quý tộc trong triều, những vị quan võ đang nắm quân đội tại các tỉnh Trung Quốc ngày càng trở nên độc lập.
Một người theo Đạo giáo tên là Trương Giác, tự cho mình là "đại hiền lương sư", đã đi quanh vùng làng quê giống như Trương Lăng. Ông trình diễn những trò ma thuật, chữa khỏi các phiền não bằng nước và những lời khấn mà ông gọi là "thái bình yếu thuật". Trương Giác cũng nói rằng nhà Hán đã mất Thiên Mệnh, và ông tự tuyên bố sự sụp đổ sắp tới của họ. Trong vòng mười năm, phong trào của ông có hàng trăm nghìn người. Phong trào của ông phân chia vào các tỉnh, và mỗi tỉnh có một thủ lĩnh lãnh đạo.
Năm có tính chất quyết định đối với phong trào của Trương Giác là năm 184. Ngày mùng năm tháng ba âm lịch được hẹn làm ngày cho một cuộc khởi nghĩa tổng thể ở Lạc Dương và các vùng lân cận. Nhưng triều đình đã biết được tin đó, và chính quyền bắt các thủ lĩnh địa phương của cuộc nổi loạn và hành quyết họ. Trương Giác thay đổi kế hoạch và kêu gọi một cuộc nổi dậy ngay lập tức, kêu gọi những người theo ông đốt những trụ sở chính phủ và cướp bóc thành phố. Đây được gọi là cuộc khởi nghĩa khăn vàng, được đặt theo kiểu đội đầu của phong trào – màu vàng biểu thị sự liên kết của họ với yếu tố đất như đối kháng với yếu tố lửa, mà họ coi là của nhà Hán. Cuộc nổi loạn lan rộng, và người dân khắp mọi nơi trong nước bắt đầu cướp phá, giết chóc và kéo nhau đến thủ đô.
Các hoạn quan và quan lại ở Lạc Dương bỏ quan sự khác biệt giữa hai bên vì sợ cuộc nổi dậy Khăn Vàng. Các lực lượng chính phủ củng cố quanh Lạc Dương, và chính phủ cho phép quan cai trị địa phương được tổ chức quân đội riêng để chiến đấu chống nổi loạn. Các chúa đất giàu có cũng tổ chức quân đội để tự bảo vệ mình. Nhưng hết thành phố này tới thành phố khác rơi vào tay quân Khăn Vàng, quan đầu tỉnh và cấp dưới bỏ trốn không đối đầu với họ để tránh bị đem ra hiến tế cho thần thánh của quân nổi loạn.
Ở giữa cuộc hỗn loạn, Hung nô lại bắt đầu tổ chức các cuộc tấn công Trung Quốc. Và tại Triều Tiên, các bộ tộc chiến binh trên lưng ngựa tràn từ trên cao nguyên xuống đánh Trung Quốc. Chính phủ ở Lạc Dương không thể giúp đỡ, và người Triều Tiên tràn qua vùng đất của họ trước đó bị đặt dưới sự thống trị của Trung Quốc.
Trong nỗ lực nhằm tự bảo vệ mình, triều đình Hán bắt đi lính rất nhiều người, lập lên những đội quân đông đảo với chi phí rất lớn, và mặc dù quân Hán yếu kém và không có hiệu quả vì nạn tham nhũng, quân Khăn Vàng cũng không phải là đối thủ của họ. Về mặt quân sự, quân Khăn Vàng không được tổ chức, và họ bị tuyên truyền rằng chúa của họ biến họ thành một đội quân vì cái tốt đẹp, rằng họ không thể bị tấn công, và thậm chí họ cũng chẳng cần đến vũ khí - một quan điểm không thích hợp cho một chiến dịch quân sự. Đạo thần bí là một phần của sự thành lập phong trào và cũng là một phần của sự hủy diệt của nó. Trong năm đầu tiên của cuộc nổi loạn, Trương Giác chết, và chỉ trong vòng một năm cuộc khởi nghĩa bị đánh bại. Trong năm năm thỉnh thoảng có những cuộc nổi loạn rời rạc vẫn tiếp diễn. Chín tỉnh của Trung Quốc bị tàn phá, Các lực lượng đối lập với Khăn Vàng tiêu diệt hết nhóm Khăn Vàng nọ đến nhóm kia. Những cuộc chiến rời rạc vẫn tiếp diễn trong hàng thập kỷ sau, trong khi những người nông dân ủng hộ cho Khăn Vàng quay trở về với công việc của mình kiếm sống bằng cách làm việc và hy vọng về một thế giới thiên đường ở đâu đó.

Sự sụp đổ của quyền lực nhà Hán

Linh Đế chết năm 189, ở tuổi 33, trong khi các tướng lĩnh ngày càng đòi nhiều quyền lực hơn so với lúc họ chiến đấu chống lại Khăn Vàng. Đại tướng quân Hà Tiến, một người anh em họ của vị thái hậu nhiếp chính tìm cách tóm lấy quyền lãnh đạo triều đình. Ông âm mưu chống lại bọn hoạn quan trong triều và những kẻ ủng hộ họ, và mời tướng Đổng Trác đem quân về kinh đô để tiêu diệt bọn hoạn quan. Nhưng trước khi Đổng Trác đến, chiến tranh nổ ra trong triều. Tập đoàn hoạn quan giết Hà Tiến. Các thế lực quân sự ủng hộ Hà Tiến phản công và đốt cung điện, giết mọi hoạn quan mà họ gặp – hay bất kỳ ai trông giống với hoạn quan vì không có râu. Và hơn hai nghìn hoạn quan, cùng những kẻ ủng hộ bị giết.
Ngay sau đó, Đổng Trác đến kinh đô và giết cả Thiếu Đế lẫn Hà thái hậu nhiếp chính. Ông chọn Lưu Hiệp, hoàng tử chín tuổi, là em của Thiếu Đế lên làm vua, tức là vua Hiến Đế. Đổng Trác doạ nạt cả triều đình bằng thanh gươm của mình, với cách cư xử được miêu tả là trác táng và cục súc, trong khi quân đội của ông ta, đa phần đến từ Hung Nô, cướp phá và giết hại cho sướng tay quanh kinh đô.
Trước sự thao túng triều đình của Đổng Trác, nhiều trấn chư hầu nổi dậy chống lại. Đổng Trác thua trận mang Hiến Đế di cư đến Trường An. Trước khi đi, ông đốt cháy Lạc Dương. Sách vở nói, họ mang theo hơn một triệu thường dân, đa phần đã chết vì kiệt sức và cái đói dọc đường.
Sự vô tình của Đổng Trác với nhân dân khiến mọi người chống lại ông. Sự khát máu vô biên của ông cùng tâm tính nóng nảy làm binh lính bên dưới xa lánh, và trong năm 192, Lã Bố, một thuộc tướng đã ám sát ông và quẳng xác vào một đám đông quần chúng ghét ông. Một cuộc chiến giành quyền kiểm soát ngôi báu diễn ra giữa các tướng lĩnh. Tới năm 196, một vị tướng chư hầu khác là Tào Tháo đã tìm được vị vua trẻ con Hiến Đế. Ông kiểm soát vua nhỏ và tuyên bố mình là “Thừa tướng”, có quyền bảo vệ đế chế.
Tào Tháo là một vị tướng mạnh mẽ, khôn ngoan và có khả năng lãnh đạo, đồng thời là một nhà thơ. Quân đội của ông được tuyên bố là có hàng triệu người. Trong những trận chiến đẫm máu ở phía bắc Trung Quốc, ông đã đánh bại hết đối thủ này đến đối thủ khác và lập lại trật tự ở đó. Năm 208, Tào Tháo tiến về phía nam trong một nỗ lực nhằm thống nhất Trung Quốc. Trận chiến tiếp theo ở Xích Bích, dọc sông Dương Tử, đã trở thành nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong trận đó, Tào Tháo giáp mặt với đội quân đồng minh của của Lưu BịTôn Quyền (Sun Quan), và đồng minh đó đã đánh bại ông, buộc Tào Tháo phải quay trở về phía bắc. Sau khi quay về phía bắc, Tào Tháo đã dốc sức tham gia các chiến dịch quân sự để đánh bại các thế lực cát cứ còn lại là Mã Siêu, Hàn Toại trong các trận Đồng Quan và Kí Thành, ổn định được hậu phương của mình.
Lưu Bị vốn là một thành viên trong Hán tộc, có tiếng là người nhân từ. Ông liên kết với Tôn Quyền để chống lại Tào Tháo hùng mạnh phía bắc và mưu thống nhất Trung Quốc. Tôn Quyền dựng lên nước Đông Ngô ở phía đông nam Trung Quốc và liên minh với Tào Tháo, người đã lập lên nhà Ngụy ở phía Bắc - lấy theo tên nước Ngụy ở thời Chiến Quốc (475-221 TCN), Lưu Bị lập ra nhà Thục ở tỉnh Tứ Xuyên. Giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc được gọi là thời Tam Quốc bắt đầu từ đó.

Sự nổi lên và sụp đổ của một Nhà nước Thần quyền Độc lập

Tuy nhiên, dọc sông Dương Tử gần Tứ Xuyên, một nhánh thuộc Đạo giáo vẫn tồn tại với quân đội riêng đã lập nên một nhà nước thần quyền. Người sáng lập là Trương Lỗ, hậu duệ của Trương Lăng. Giống như Trương Lăng, ông ta thực hiện những thứ mà ngày nay chúng ta gọi là chữa bệnh bằng cách thần bí, và ông ta thuyết giảng những thông điệp của Trương Lăng về cách có một tinh thần và thể chất khoẻ mạnh, tuyên bố rằng các bệnh tật là sự trừng phạt cho những hành vi xấu xa và rằng bệnh tật có thể được chữa trị bằng sự ăn năn và sự thú tội ở các buổi lễ. Cộng đồng của Trương Lỗ có những bữa ăn tập thể, “thân mật”, và giống như Trương Lăng, ông ta có hệ thống phúc lợi cho cộng đồng của mình và tích trữ lương thực và thịt. Ông thúc đẩy sự công bằng. Cộng đồng của ông cho những kẻ lang thang không nhà một chỗ trú ngụ và bữa ăn. Và họ tỏ ra khoan dung đối với những kẻ phạm tội.
Một người theo Đạo giáo khác, Trương Tú lập ra một nhà nước độc lập khác ở bên cạnh. Dù họ có chung sự sùng bái đối với Đạo giáo, nhưng hai cộng đồng Trương Lỗ và Trương Tú lại đánh lẫn nhau – còn hơn cả những người Thiên chúa. Và Trương Lỗ, như kể lại, đã giết được Trương Tú. Ngay sau đó, Trương Lỗ có một đối thủ còn kinh khủng hơn, Tào Tháo. Với quân đội của mình, Tào Tháo chiếm đất đai của Trương Lỗ. Trương Lỗ đầu hàng Tào Tháo và được ban thưởng thái ấp. Lịch sử kể rằng Trương Lỗ chết một thời gian ngắn sau đó – năm 217. Và có truyền thuyết rằng 26 năm sau khi ông chết, nhiều người đã thấy ông bay lên trời. Truyền thuyết cũng nói rằng khi khai quật mộ ông vào năm 259, thân thể ông vẫn còn nguyên vẹn, có nghĩa là ông chỉ chết theo nghĩa ông đã tách khỏi thể xác và đã lên thiên đường. 
Nhà Tấn 
Chấm dứt thời Tam quốc
Kiến trúc
Người Trung Quốc sử dụng đủ loại vật liệu xây dựng như gỗ, đá, gạch, ngói, đất bùn, và kim loại. Từ thời xa xưa, họ chủ yếu dùng gỗ để xây nhà ở và kỹ thuật thiết kế và xử lý các kết cấu gỗ của họ thực là tài tình. Tại di chỉ Hà Mẫu Độ tỉnh Chiết Giang, người ta đã khai quật được những mảnh gỗ bắt mộng vào nhau, và chúng được giám định là xuất hiện trên 6500 năm.  
Mái ngói men (lưu ly ngoã) đặc trưng của Trung Quốc
Đời Hạ, Thương, Chu, đã xuất hiện kết cấu kiến trúc xây nhà xung quanh và sân ở giữa. Kỹ thuật đầm đất và kết cấu gỗ đã phát triển cao nhờ các công cụ bằng đồng, bằng sắt đã xuất hiện. Kinh đô lấy cung điện nhiều bậc thềm làm chính, xung quanh có tường thành bằng đất nện. Đời Tần và đời Hán, do sự thống nhất đất nước và giao thông thuận lợi hơn, kỹ thuật xây dựng phát triển do sự giao lưu giữa các địa phương. Giới thống trị đã xây dựng rất nhiều đền đài, lăng mộ, thành trì, công trình thuỷ lợi, v.v... Đời Tấn và Nam Bắc Triều, kỹ thuật xây dựng dung hợp các cách thức của các dân tộc, và cả nước ngoài nữa. Đạo giáo và Phật giáo phát triển, cho nên các kiến trúc tôn giáo mới mẻ xuất hiện. Đời Đường, kiến trúc đạt đến sự tinh vi và thuần thục rất cao. Việc chế tạo ngói tráng men (lưu ly ngoã) đã xuất hiện từ đời Nam Bắc Triều nay có tiến bộ hơn ở đời Đường và được sử dụng rộng rãi hơn. Đời Tống là thời kỳ chuyển biến của kỹ thuật xây dựng. Phong cách kiến trúc trang trọng và giản dị của đời Đường chuyển sang phong cách hoa mỹ cầu kỳ vào đời Tống. Vào đời này bắt đầu xuất hiện tác phẩm Doanh Tạo Pháp Thức của Lý Giới. Đây là sách giáo khoa về kỹ thuật xây dựng, trình bày toàn bộ quá trình xây dựng, từ thao tác đo đạc tính toán nền móng, tính toán vật liệu, thiết kế, thi công, trang trí, v.v... Sang đời Minh và Thanh, nghề làm gạch phát triển, và gạch được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng, từ nhà ở của dân đến đền đài, cung điện, thành quách, cầu đường, v.v...
 Kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành:
Một góc bên trong Tử Cấm Thành Lan can đá chạm trổ Sư tử đá và mái cung điện
 
2. VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH
«Bất đáo Trường Thành phi hảo hán» là câu nói cửa miệng của người Trung Quốc. Vạn lý Trường Thành (tức Trường Thành) là công trình kiến trúc vĩ đại nhất, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, và là niềm tự hào của dân tộc này. Trường Thành bắt đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây, uốn khúc chập chùng chạy sang phía đông đến ải quan Sơn Hải (Hà Bắc). Trường Thành đã xuất hiện trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Nó nguyên là các bức tường của các nước thời Chiến Quốc dùng ngăn giặc. Trong trận chiến cổ đại, quân dội dựa vào kỵ binh, bộ binh, và chiến xa (ngựa kéo). Do đó các tường thành này rất quan trọng để ngăn chặn quân địch. Trước khi Tần thống nhất Trung Quốc, tường thành của nước Tần bắt đầu từ Lâm Triệu (huyện Mân, Cam Túc ngày nay) ở phía tây, chạy qua Cố Nguyên ở đông bắc và đến Hoàng Hà. Tường thành của nước Triệu từ Cao Quyết (huyện Lâm Hà, Nội Mông ngày nay) chạy đến đất Đại (huyện Úy, Hà Bắc ngày nay). Và tường thành của nước Yên từ Tạo Dương (Độc Thạch, Sơn Hà Bắc ngày nay) chạy đến Liêu Đông. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước năm 221 tcn, ông cho gia cố các tường thành cũ và xây nối liền chúng với nhau.
Năm 221 tcn, vừa mới thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng Đế sai tướng Mông Điềm kéo quân đánh Hung Nô, chiếm cứ vùng Hà Nam. Để ngừa Hung Nô tiến xuống phía nam, vua Tần sai xây dựng thêm và gia cố ba tường thành cũ (của Tần, Triệu, và Yên). Việc này cũng do tướng Mông Điềm chỉ huy coi sóc trong mười năm, huy động rất nhiều công sức lao động của quân lính, dân chúng, và phạm nhân. Ngoài việc nối liền ba tường thành cũ, vua Tần cho mở rộng thêm về hướng bắc. Những triều đại về sau (trừ đời Thanh) đều góp phần gia cố tu bổ thêm Trường Thành.
Vạn lý Trường Thành
Đời Hán, Trường Thành được nối dài sang phía tây đến ải quan Ngọc Môn, để phòng bị giặc từ phía Tây Vực. Dọc theo Trường Thành có nhiều trại quân và nhiều tháp canh gọi là phong hoả đài. Chế độ biên phòng này rất nghiêm nhặt. Nếu thấy giặc, ban ngày thì đốt khói, ban đêm thì đốt lửa báo tin cho nhau, từ xa mấy trăm dặm quân cứu viện có thể đến ngay được.
Đời Nam Bắc Triều, vua Tuyên Vũ Đế của Bắc Nguỵ cho xây thêm một đoạn thành 1000 km từ phía tây sang đông, tức là từ Ngũ Nguyên (thuộc Nội Mông ngày nay) đến Xích Thành (thuộc Hà Bắc ngày nay). Đời Bắc Tề cũng  tu sửa Trường Thành, đặt thêm các trạm biên phòng nơi xung yếu. Đời Tùy huy động trăm vạn nhân công tu bổ Trường Thành để chống rợ Đột Quyết.
Sau khi triều đại Nguyên sụp đổ, biên giới phía bắc không an ninh, phía đông bắc có giặc Nữ Chân quấy phá, do đó triều đình nhà Minh đã tu bổ Trường Thành một cách qui mô để ngăn ngừa giặc tràn xuống phía nam. Việc tu bổ này tiến hành suốt 100 năm. Trường Thành đời Minh dài 6 ngàn km, chạy dài từ ải quan Gia Dụ đến Áp Lục giang. Dọc theo Trường Thành, triều đình nhà Minh đặt 9 trại quân đồn trú tại Cam Túc, Cố Nguyên, Ninh Hạ, Diên Tuy, Thái Nguyên, Đại Đồng, Tuyên Phủ, Bào Châu, và Liêu Đông. Đến đời Thanh, vì giai cấp thống trị là người Mãn Châu, tức là đối tượng từng bị Trường Thành cản trở trong các triều đại trước, do đó họ không quan tâm tu bổ Trường Thành.

5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành

Có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ vũ trụ không? Người ta xây nó bằng gì? Còn nhiều điều thú vị để khám phá về công trình vĩ đại này.

Vạn Lý Trường Thành được xây từ bao giờ?
Những đoạn Trường Thành chính đầu tiên được Tần Thủy Hoàng cho xây dựng bằng cách ghép nối các đoạn thành nhỏ do các nước bại trận thời Chiến quốc xây nên. Mục đích là để ngăn chặn các đợt tấn công của những bộ tộc du mục phương Bắc, mối đe dọa lớn vào thời đó. Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành thời Tần chỉ còn là phế tích và nằm xa hơn về phía bắc so với Trường Thành hiện tại.
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành
Một đoạn trường thành thời Minh còn được giữ nguyên vẹn.
Sau thời Tần, các vua chúa khác của Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm các đoạn thành mới. Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây từ thời Minh, bắt đầu vào nửa sau thế kỷ 14 và kết thúc vào giữa thế kỷ 17. Oái oăm là dù các vua thời Minh đầu tư rất nhiều cho Trường Thành, triều đại này lại sụp đổ khi tướng Ngô Tam Quế phản bội và mở cổng Trường Thành tại Sơn Hải Quan để người Mãn Châu tràn vào.
Vạn Lý Trường Thành dài bao nhiêu?
Tên Vạn Lý Trường Thành (Tường thành dài vạn dặm) chỉ làmang ý nghĩa tượng trưng, vì mỗi thời có chiều dài khác nhau, thay đổi liên tục vì nhiều đoạn bị hư hại hoặc được xây dựng thêm. Ngày nay, Trường Thành dài 6.352 km và chạy từ bờ biển Bột Hải tới Tân Cương.
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành
Bản đồ Vạn Lý Trường Thành. Đoạn còn lại ngày nay có màu vàng.
Xây Vạn Lý Trường Thành bằng gì?
Tên gọi nghe hoành tráng nhưng khởi đầu, Vạn Lý Trường Thành được xây bằng đất nện với các tháp canh ở khoảng cách đều nhau. Thời đó, triều đình bắt người dân phải đắp thành và họ thường xuyên bị bọn cướp tấn công. Số người chết nhiều tới mức các công trường được gọi là “Nghĩa địa dài nhất Trái đất” và có số liệu cho biết khoảng 1 triệu người đã chết trong quá trình xây dựng.
Sau này, Vạn Lý Trường Thành vẫn được xây bằng đất nên rất dễ bị mưa gió hay tác động từ con người làm hư hại. Đến thời Minh, Trường Thành được xây bằng gạch đá kiên cố hơn và nhờ vậy nhiều đoạn dài vẫn còn tới ngày nay.
Vật liệu xây dựng cũng tùy theo từng địa phương. Ở những nơi sẵn đá thì dùng đá để đắp Trường Thành, cũng có những nơi vẫn dùng gạch nung. Thậm chí cả loại keo làm từ gạo và lòng trắng trứng cũng được dùng trong xây dựng. Rùng rợn hơn nữa còn có những lời đồn đại khi xây bức tường thành, cần phải huy động một số lượng lớn nhân lực, phần đông số họ là những nông dân bần cùng. Họ vừa xây thành vừa bị đánh đập thúc giục nên hầu hết đều bỏ mạng trong khi "làm nhiệm vụ". Xác của những người này bị ném hết vào công trình, sau đó phủ đất lên.
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành
Một đoạn thành như con rồng đá như nằm trong sương.
Có những điểm gì nổi tiếng trên Vạn Lý Trường Thành?
Điểm nhấn trên hàng ngàn dặm của Trường Thành chính là các cửa ải. Đó là những nơi tập trung đông quân canh gác vì là cửa ngõ để ra vào vùng đất được bảo vệ. Có khá nhiều cửa ải nổi tiếng trong hàng ngàn năm lịch sử của Trường Thành và dưới đây là 3 cái tên quen thuộc nhất.
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành
Một cửa ải nằm chênh vênh trên núi cao.
Sơn Hải Quan là cửa ải đầu tiên ở phía đông, và vẫn còn trong tình trạng tốt. Nơi đây gắn với sự kiện người Mãn Châu vượt Trường Thành vào Trung Quốc, đánh dấu sự sụp đổ của nhà Minh cũng như vai trò quân sự của Vạn Lý Trường Thành. Tường thành tại pháo đài Sơn Hải Quan cao 14m và dày 7m.
Nhạn Môn Quan là cửa ải rất nổi tiếng trong truyện kiếm hiệp vì thường được xem là nơi phân chia ranh giới giữa Trung Quốc và đại mạc Mông Cổ. Nhân vật Kiều Phong trong truyện "Thiên Long bát bộ" của Kim Dung đã tự sát tại đây và được xem là biểu tượng của sự bi tráng. Cái tên Nhạn Môn Quan xuất phát từ địa thế hiểm yếu khiến ngay cả bầy chim nhạn cũng phải bay men theo vách núi mới qua được ải.
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành
Gia Dụ Quan nằm ở điểm cực Tây của Vạn Lý Trường Thành ngày nay và cũng đánh dấu nơi bắt đầu của Con đường tơ lụa danh tiếng. Đây cũng là một trong các điểm du khách thường viếng thăm.
Tuy vậy, nơi mà khách du lịch biết tới nhiều nhất lại là Bát Đạt Lĩnh, đoạn Trường Thành nằm gần Bắc Kinh, một trong các điểm du lịch chính của thành phố này. Tuy nhiên, đoạn Trường Thành này đang bị xuống cấp vì các du khách thiếu ý thức thường vẽ bậy nhằm “để lại dấu ấn”.
Có nhìn được Vạn Lý Trường Thành từ vũ trụ không?
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành
Trước đây, người Trung Quốc thường tự hào rằng Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn được từ mặt trăng. Nhưng các nhà du hành vũ trụ đã phản bác điều này. Thực tế cho thấy, người ta chỉ nhìn được Vạn Lý Trường Thành từ độ cao dưới 50km, trong điều kiện thời tiết tốt và phải biết rõ vị trí. Vạn Lý Trường thành có độ rộng chỉ vài mét và màu sắc giống với môi trường xung quanh, vì thế chuyện nhìn thấy từ trên mặt trăng chỉ là đồn đại.
3. HOÀNG CUNG
Cung điện là nơi vua giải quyết việc nước cũng như cư ngụ. Mỗi cung điện của vua đều tượng trưng cho vương quyền. Tất cả các toà nhà (đôi khi cả trăm căn) đều được thiết kế và xây dựng sao cho phản ánh được cái uy quyền tối cao đó. Thời cổ đại, cung điện luôn là trung tâm của thủ đô. Qua phát hiện khảo cổ, người ta thấy cung điện đầu đời Thương được xây dựng trên gò đất và gồm tám gian, kết cấu khung gỗ, bên ngoài có tường bao bọc. Cung điện gồm có đường (nơi họp triều) và thất (nơi ở). Di chỉ Ân khư (tại An Dương) cho thấy cung điện đời Ân-Thương (tức cuối đời Thương) gồm ba khu: khu phía bắc là nơi cư ngụ của vương thất; khu giữa là khu trung tâm với qui mô lớn, làm tông miếu và hành chính; và khu phía nam là nơi cúng tế. Ba khu xếp theo một trục đối xứng, theo thiết kế gọi là «tiền điện, hậu tẩm» (phía trước là cung điện, phía sau là phòng thất để ở). Do đó có thể thấy đây là tiền thân của các hoàng cung về sau. Đời Chu, bố cục của hoàng cung là «tiền triều, hậu tẩm, tả tổ, hữu tắc» (phía trước làm nơi họp triều, phía sau làm nơi nghỉ ngơi, phía trái thờ tổ tiên tức tông miếu, phía phải thờ xã tắc). Đa số khu hoàng cung đều có tường thành vây bọc, gọi là «thành cung» (cung điện có thành bao bọc).
Nhà Thái Miếu
    
Cửa và trần nhà của Nhân Thọ Điện (trong Di Hoà Viên)
Hoàng  cung đời Tần và đời Hán cũng theo phong cách tiền điện hậu tẩm, các cung điện phân bố rải rác, nối với nhau bằng các đường nhỏ. Hoàng cung Tây Hán ở Trường An lấy cung  Vị Ương của vua làm chính, gọi là tiền điện. Hoàng cung Đông Hán ở Lạc Dương lấy Thái Cực Điện làm tiền điện. Hoàng cung đời Nguỵ, Tấn, và Nam Bắc Triều cũng noi theo đời Đông Hán, lấy Thái Cực Điện làm tiền điện, nhưng áp dụng bố cục tam triều, xếp trên trục dọc nam bắc: đại triều, nhật triều, và thường triều. Đại triều là cổng chính (Thừa Thiên Môn); nhật triều là Thái Cực Điện, thường triều là Lưỡng Nghi Điện. Hoàng cung đời Đường ở Trường An tuân thủ bố cục tam triềutiền triều hậu tẩm, tả tổ hữu xã. Phía sau hoàng cung là vườn hoa, bên trái là Dịch Đình, bên phải là Đông Cung (nơi thái tử ở); phía nam hoàng thành có cơ quan cấm vệ, nhà Thái Miếu (thờ tổ tiên) và nhà Thái Xã (thờ xã tắc). Kiến trúc hoàng cung Tống, Liêu, Kim cũng bắt chước đời Đường.
Hoàng cung đời Thanh trên trục nam bắc với cấu trúc «ngũ môn tam điện» (năm cửa, ba cung điện) gồm lần lượt: Thiên An Môn (cửa chính hoàng thành), Đoan Môn, Ngọ Môn, Thái Hoà Môn, Thái Hoà Điện, Trung Hoà Điện, Càn Thanh Môn, Càn Thanh Cung. Từ Thiên An Môn đến Ngọ Môn là khu ngoại triều; Thái Hoà Môn và Thái Hoà Điện là khu nội triều; Càn Thanh Môn đến Càn Thanh Cung là khu yên triều (hay tẩm). Trung Hoà Điện là nơi vua chuẩn bị cử hành đại triều. Bảo Hoà Điện là nơi thiết đãi yến tiệc. Ngoài ra còn các nơi ở của vua (Càn Thanh Cung), hoàng hậu (Khôn Ninh Cung), phi tần cung nữ (6 cung ở phía đông và tây), hoàng tử (ngũ sở).
 
4. PHẬT TỰ VÀ ĐẠO QUÁN
Chùa chiền (phật tự) Trung Quốc xuất hiện từ khi Phật giáo du nhập vào đất nước này. Ban đầu Hán Minh Đế (cai trị 58-75) cho xây riêng một toà nhà ở Lạc Dương để hai cao tăng Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan làm chỗ cư ngụ và tàng trữ kinh Phật. Vì kinh phật ban đầu được chở bằng ngựa trắng chở sang, nên chùa được đặt tên là Bạch Mã tự.
Đại Nhạn Tháp tại Tây An xây dựng năm 652 (đời Đường) Bạch Tự (tức Vĩnh An Tự) tại Bắc Kinh với kiến trúc Phật giáo Tây Tạng, xây dựng năm 1651, đổi tên là Vĩnh An Tự năm 1741 (đời Vua Càn Long), trùng tu vào các năm 1743 và 1751.
Khi Phật giáo phát triển, các chùa mọc lên rất nhiều, bố cục kiến trúc chùa còn ảnh hưởng theo kiểu kiến trúc qua các dinh phủ quan lại đời Hán (một số quan lại đã hiến nhà làm chùa). Theo cấu trúc này, cổng vào nằm trên trục nam bắc, cách một khoảng sân lại có toà điện, xung quanh là hành lang. Bố cục thông thường của quần thể này là: Cổng chính có ba cửa nhỏ. Bước qua cổng thì thấy ngay một điện thứ nhất (Thiên Vương Điện, có gác chuông hai bên). Kế đó là lớp điện chính (Đại Hùng Bảo Điện), gồm đại điện thờ chư phật; sau đại điện là pháp đường để thuyết pháp giảng kinh. Hai bên pháp đường là trai đường và thiền đường. Nơi ở của phương trượng (sư trụ trì), nhà kho, nhà bếp, nhà tắm, và nhà tiếp khách thì thiết kế xung quanh.
Lục Hoà Tháp ở Hàng Châu, xây dựng năm 971 (đời Tống)
Quần thể kiến trúc chùa theo kiểu Ấn Độ còn có tháp đá. Kiểu kiến trúc này du nhập vào Trung Quốc qua ngả Trung Á. Khi tháp xuất hiện tại Trung Quốc (có lẽ cuối đời Hán), thì tháp có dáng cao và thon thả. Tháp có khoang rỗng để đặt tượng phật. Khi tháp được bản địa hoá thì nó thay đổi kiểu dáng, có nhiều tầng lầu, vừa có thể để tượng phật vừa có thể đứng ngắm cảnh. Các tháp thông thường có 7 tầng (cũng có khi 9 hay 11 tầng) xây dựng trên nền cao, các tầng dưới thì cao và to, các tầng trên thì thu nhỏ dần.
Tháp đời Nam Bắc Triều có tầng trệt cao rộng, các tầng trên rất thấp là khít nhau. Tháp đời Đường bằng gạch hay gỗ, phổ biến là tháp hình vuông, lục giác, và bát giác. Tháp bát giác thịnh hành sau đời Đường. Đời Tống, tháp bằng gạch và xây đặc ruột. Sang đời Nguyên do Phật giáo Tây Tạng hay Lạt Ma giáo thịnh hành, tháp Lạt Ma giáo xuất hiện cũng nhiều; kể cả trong đời Minh và đời Thanh cũng vậy.
Các đạo quán có rất nhiều khắp nơi của Trung Quốc. Quan trọng nhất là Bạch Vân Quán tại Bắc Kinh. Bạch Vân Quán ở phiá ngoài cửa tây của Bắc Kinh, là tổ đình của Toàn Chân phái, nổi tiếng là «Thiên hạ đệ nhất tùng lâm». Tên ban đầu của nơi này là Thiên Trường Quán, xây dựng năm 722 theo sắc lệnh của Đường Huyền Tông. Đời Kim, giặc Khiết Đan phương bắc kéo xuống phương nam đánh phá, Thiên Trường Quán bị hủy hoại nặng nề. Năm 1167 Kim Thế Tông sắc lênh trùng tu, đặt tên lại là Thập Phương Đại Thiên Trường Quán. Năm 1202, đạo quán bị đốt cháy, Kim Chương Tông ban sắc lệnh trùng tu năm 1203, đổi tên là Thái Cực Điện, rồi lại đổi thành Thái Cực Cung.
Sơn môn của Bạch Vân Quán
Đời Nguyên, đạo quán nổi danh kể từ Khưu Xứ Cơ được Thành Cát Tư Hãn quý trọng. Khưu Xứ Cơ về trụ trì Thái Cực Cung năm 1224. Nguyên Thái Tổ ban sắc lệnh tu sửa nơi này và đổi tên thành Trường Xuân Cung. Cuối đời Nguyên, Trường Xuân Cung cũng bị hư hoại trong chiến tranh. Vào những năm Vĩnh Lạc (1403-1424), vua Minh Thành Tổ ban sắc
Trong khuôn viên của
Bạch Vân Quán
 lệnh trùng tu, và đổi tên nơi này thành Bạch Vân Quán năm 1443. Quần thể Bạch Vân Quán gồm Bài Lâu (lầu gỗ cao 7 tầng để quan sát tinh tú), Linh Quan Điện (thờ thần hộ pháp của Đạo giáo là Vương Linh Quan), Ngọc Hoàng Điện (thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế), Lão Luật Đường (tức Thất Chân Điện, thờ Toàn Chân Thất Tử), Khưu Tổ Điện (kiến trúc trung tâm của Bạch Vân Quán, thờ Khưu Xứ Cơ), Tam Thanh Các, Tứ Ngự Điện (thờ chư thần của Đạo giáo). Những điện đường này xây dựng không cùng thời gian, bên trong có tượng thờ và hình ảnh trang trí tùy theo mục đích thờ phụng.
 
5. KIẾN TRÚC CHO KIẾP SAU
Việc mai táng là một trong những nét cơ bản của văn minh Trung Quốc. Những gì khai quật được ở lăng mộ vua chuá đời Thương ở An Dương và lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng Đế ở Lâm Đồng (Tây An) khiến người ta phải kinh ngạc. Trước khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc không có quan niệm về tái sinh, luân hồi, và kiếp sau. Họ quan niệm sau khi chết  linh hồn sẽ «sống» ở cõi âm. Quan niệm này khiến họ phải tuỳ táng những đồ vật cho người quá cố hưởng thụ như thể người đó còn sống ở cõi dương. Những vật tùy táng này gọi là minh khí.
Thần đạo (lối đi dẫn vào Thập Tam Lăng) với hai hàng lính gác và quái thú canh giữ
Cửa vào Thập Tam Lăng và nơi hoá vàng cho vua
Mặc dù kiến trúc cổ đại trên mặt đất thường là kết cấu gỗ, kiến trúc cho các mộ thất thì bằng đất, gạch, và đá. Những gia đình giàu có xây các ngôi mộ nhỏ bé hơn các ngôi mộ vua chuá, nhưng cũng có đủ cả các đồ minh khí (vật tùy táng) y hệt như những vật mà người quá cố đã dùng lúc sinh tiền.
Bên trong một lăng mộ
Cổng đá và thần đạo dẫn vào Thập Tam Lăng đời Minh, xây năm 1540, cao 14 mét, rộng 19 mét
Bắc Kinh trở thành kinh đô dưới các triều đại Nguyên, Minh, Thanh. Các vua chuá đời Nguyên vốn là dân tộc du mục, cho nên họ không xây những lăng mộ vĩ đại và huy hoàng tráng lệ như các vua đời Minh và đời Thanh. Sự khác biệt này xuất phát từ quan điểm khác nhau về cái chết. Dân du mục sống trên thảo nguyên, họ cho rằng họ sinh ra từ đất. Cho nên họ chấp nhận cái chết đơn giản: người chết được đặt vào thân cây nam mộc khoét rỗng, rồi sau đó được chôn dưới đất cỏ. Chẳng bao lâu sau đó cỏ mọc lấp đầy, xoá đi dấu vết của ngôi mộ. Ngược lại, các vua đời Minh và đời Thanh tin vào kiếp sau – một đời sống khác sau khi chết – cho nên người chết sẽ «sống» một cuộc sống tương tự như trên dương thế. Do đó họ xây những lăng mộ vĩ đại. 
Thập Tam Lăng là quần thể lăng mộ 13 vua đời Minh (1368-1644), cách Bắc Kinh 50 km về phía tây bắc. Thập Tam Lăng được xây dựng từ năm 1409 cho đến 1644, rộng trên 40 km vuông với tường thành bao bọc dài 40 km. Mỗi lăng mộ toạ lạc trên một gò cao và nối với lăng mộ khác bằng lối đi gọi là «thần đạo». Hai bên thần đạo có hai hàng tượng lính gác, lạc đà, voi, và quái thú bằng đá để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540, cao 14 mét, và rộng 19 mét.
6. NGHỆ THUẬT HOA VIÊN VƯỜN CẢNH
Người Trung Quốc xem hoa viên là một chủng loại nghệ thuật nghiêm túc không kém gì thư pháp và hội hoạ. Sự thiết kế hoa viên thể hiện sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều của thiên nhiên, có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non, v.v... nhằm đạt sự quân bình hài hoà của tâm hồn con người với thiên nhiên. Hoa viên Trung Quốc gồm ba chủng loại: vườn rừng (lâm viên), hoa viên của đế vương, và hoa viên của tư nhân.
Lối vào hoa viên với khung cửa tròn (nguyệt môn) tiêu biểu – Hai chữ Hán bên trên là «nhập thắng» (đi vào thắng cảnh)
Hình tượng rồng điêu khắc trên các công trình kiến trúc
Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã xem hoa viên là một bộ phận thuộc quần thể kiến trúc. Từ đời Thương và Tây Chu, giới quý tộc đã dựa theo địa thế thiên nhiên mà lập những vườn trại (gọi là hữu hay hữu uyển) để nuôi động vật, làm nơi vui chơi săn bắn, giải trí; tức là một lâm viên (vườn rừng). Quan chăm sóc hữu uyển gọi là hữu nhân. Khi vua quan rời cung điện để vào vui chơi săn bắn trong đó thì gọi là hữu du.
Hầu hết các lâm viên của đế vương đều xây dựng ở miền bắc Trung Quốc, do đó chúng thường được gọi là «Bắc viên» (vườn phía bắc). Bắc viên lâu đời nhất phải kể đến hoa viên của Tần Thuỷ Hoàng Đế, xây dựng bên ngoài kinh đô Hàm Dương. Tương truyền hoa viên có chu vi 150 km, rộng 300 mẫu, có hồ nhân tạo, và cung A Phòng được xây dựng nơi đây. Đến đời Hán, vua Cao Tổ xây cung điện và hồ nơi đây. Rồi vua Vũ Đế xây thêm một cung điện và hồ Côn Minh. Đời Tuỳ và Đường, vườn thượng uyển phát triển nhiều. Tuỳ Dạng Đế xây Hỉ Viên, chu vi 100 km. Hồ trong Hỉ Viên chu vi 5 km. Đời Thanh, trong Tử Cấm Thành có bốn hoa viên. Trong hoàng thành có 3 cái hồ. Ở khu ngoại thành phía tây Tử Cấm Thành có năm hoa viên, nổi tiếng nhất là Viên Minh Viên. Một hoa viên để nghỉ mát vào mùa hè được xây dựng tại Thành Đô chu vi trên 300 km.
 Những lâm viên đế vương tại Bắc Kinh chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử lâm viên Trung Quốc. Từ đời Liêu và Kim về sau, Bắc Kinh trở thành Kinh Đô, do đó việc kiến thiết lâm viên bắt đầu có qui mô lớn. Đời Kim xuất hiện Tây Uyển, Đồng Lạc Uyển, Thái Dịch Trì, Quảng Lạc Viên, Phương Viên, Bắc Uyển, v.v... đồng thời kiến tạo ly cung và vườn cấm, lớn nhất là Vạn Ninh Cung (nay là một phần thuộc công viên Bắc Hải). Ở ngoại thành, triều đình cho xây dựng Ngọc Tuyền Sơn, Phù Dung Điện, Hương Sơn Hành Cung. Đời Nguyên chú trọng phát triển Vạn Tuế Sơn (nay là Cảnh Sơn) và Thái Dịch Trì (Bắc Hải). Trong hoàng cung có Hậu Uyển (nay là cố cung Ngự Hoa Viên), bốn mặt ngoài cung điện có Đông Uyển, Tây Uyển, Bắc Quả Viên, Nam Hoa Viên, Ngọc Hi Cung. Vùng ngoại thành có Lạp Trường (để săn bắn), Thượng Lâm Uyển, Tụ Yến Đài. Đời Minh xây dựng vườn hoa nơi đàn cúng tế như Hoàn Khâu Đàn (nay là Thiên Đàn), Phương Đàm Đàn (nay là Địa Đàn), Nhật Đàn, Nguyệt Đàn, Tiên Nông Đàn, Xã Tắc Đàn. Đời Thanh, lâm viên của đế vương phát triển mạnh với cách nói «Tam sơn, Ngũ viên» (ba núi năm vườn) tức là Ngọc Tuyền Sơn với Tĩnh Nghi Viên, Hương Sơn với Tĩnh Nghi Viên (trùng tên vườn), và Vạn Thọ Sơn với Thanh Y Viên, Sướng Xuân Viên, và Viên Minh Viên. Trong các hoa viên đời Thanh, nghệ thuật trang trí rất cao. Nổi bật là Viên Minh Viên, chủ yếu có hồ và núi, được thiên hạ ca ngợi là «vườn của muôn vườn». Đáng tiếc liên quân Anh-Pháp đã huỷ hoại Viên Minh Viên năm 1860.
Tị Thử Sơn Trang
Tị Thử Sơn Trang (nghĩa đen là «trang trại trên núi để tránh nóng») là một lâm viên danh tiếng của đế vương hiện tồn, toạ lạc ở huyện Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc. Nguyên tên của nó là Nhiệt Hà Hành Cung, còn người đời hay gọi là Thừa Đức Ly Cung (hành cung hay ly cung là cung điện dành cho vua nghỉ ngơi khi xuất du). Sơn Trang được xây dựng từ năm 1703 đến 1792, trải dài ba đời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long. Diện tích gấp đôi Di Hoà Viên và gấp tám lần công viên Bắc Hải. Sơn Trang gồm hai bộ phận lớn: khu cung điện và khu vườn cảnh. Khu cung điện bao gồm bốn kiến trúc có phong cách cổ phác và điển nhã: Chính Cung, Đông Cung, Tùng Hạc Trai, và Vạn Hác Tùng Phong. Khu vườn cảnh bao gồm hồ, núi, đất bằng. Sơn Trang có nhiều lâu đài điện các, am, miếu, chùa, đạo quán, v.v...
Sơn Trang còn là nơi vua cùng quan lại hội ý việc nước, nên có thể gọi là một trung tâm chính trị thứ hai. Quần thể kiến trúc tôn giáo trong Sơn Trang qui tụ các giòng nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Mãn, Hán, Mông, Tạng rất đặc sắc. Năm 1994, Tổ chức Văn hoá Khoa học Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã liệt Tị Thử Sơn Trang vào danh sách di sản văn hoá của thế giới.
Di Hoà Viên với Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh
Một trong vô số cây cầu trong Di Hoà Viên
Trong các hoa viên của đế vương của Trung Quốc, Di Hoà Viên cũng danh tiếng như Tử Cấm Thành. Cách Bắc Kinh 15 km về phía tây bắc, Di Hoà Viên thật sự nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc. Di Hoà Viên (nghĩa đen là «vườn nuôi dưỡng sự ôn hoà») đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt tại Bắc Kinh.  Di Hoà Viên xuất hiện đến nay trên 800 năm. Đầu đời Tấn, cung vua tên là Kim Sơn Cung được xây dựng tại khu vực mà nay là Di Hoà Viên. Năm 1750, vua Càn Long xây hoa Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Trong chiến tranh Nha Phiến, năm 1860 liên quân Anh-Pháp bắn phá hoa viên này. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ (để hiện đại hoá hải quân) mà trùng tu hoa viên trong 10 năm và đặt tên là Di Hoà Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên. Hai cảnh nổi bật ở Di Hoà Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực:  khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa), và khu phong cảnh.
Điện Thái Hoà và điện thờ trong Di Hoà Viên
Thuyền đá trên hồ Côn Minh
Nói chung, đặc điểm của các hoa viên của đế vương là:
1. Qui mô lớn, chiếm diện tích rộng. Thí dụ Thanh Y Viên đời Thanh chiếm gần 300 mẫu.
2. Phong cách kiến trúc đa dạng, cảnh sắc muôn vẻ. Bao gồm phong cách hoa viên tiểu xảo của phương nam (đặc trưng của Sư Tử Lâm ở Tô Châu) và nét hùng tráng của kết cấu các kiểu tháp dân tộc thiểu số (như Bạch Tháp kiểu Tây Tạng ở Bắc Hải), thậm chí còn hấp thu phong cách nghệ thuật phục hưng Âu Châu (như ở Viên Minh Viên).
3. Hoa viên có đa chức năng. Hoa viên là nơi đế vương có thể xử lý việc hành chánh, hội kiến riêng với quan lại, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, cúng tế, săn bắn, v.v...
Toàn cảnh Võng Sư Viên
Thư phòng trong Võng Sư Viên
Một góc cảnh quan của Võng Sư Viên
Các hoa viên của tư nhân (chủ yếu là giới thượng lưu) xuất hiện khá nhiều. Có thể kể đến Võng Sư Viên, xây năm 1174 (đời Tống) tại Tô Châu, tiêu biểu cho thể loại nhà-vườn (tức là nhà kết hợp hoa viên). Võng sư trong Hán ngữ là người chài lưới (ngư phủ). Tên hoa viên gợi nhớ nhân vật ngư phủ đã từng gặp gỡ thi nhân Khuất Nguyên (khoảng 340-278 tcn), nghĩa là chủ nhân có tâm sự ngao ngán tình đời, muốn tiêu dao, vui thú điền viên như một ngư phủ. Thế kỷ 18, Võng Sư Viên được trùng tu như là nơi hưu trí của một vị quan. Võng Sư Viên gồm ba khu vực: phía đông là nhà nghỉ ngơi, phía tây là vườn hoa nhỏ với thư phòng của chủ nhân, và phần chính yếu là vườn lớn với đủ loại kỳ hoa dị thảo.
Một nét đặc trưng của hoa viên Trung Quốc là một nhà thủy tạ bên bờ nước. Một nửa kiến trúc ở trên bờ, một nửa kiến trúc lấn ra hồ nước và đứng trên các cây cột. Một nét đặc trưng khác là hành lang có mái che, giúp người ta có thể thưởng ngoạn hoa viên ngay cả khi trời mưa hay đổ tuyết. Từ nhà thuỷ tạ hay hành lang có mái che nhìn ra, người ta có cảm giác như ngắm một bức tranh qua một cái khung. Khung cũng có thể là cửa sổ nhà thủy tạ thiết kế hình vuông, tròn, trái xoan, lá sen, v.v... Những nét đặc sắc khác có thể tìm thấy qua từng chi tiết. Chẳng hạn lối đi lát gạch hay đá. Những hình trang trí hay các bộ phận kiến trúc hình vuông và tròn có ý nghĩa sâu sắc «trời tròn đất vuông» (thiên viên địa phương). Những biểu tượng con dơi là điềm hạnh phúc. Năm con dơi trang trí theo hình tròn là «ngũ phúc lâm môn» – năm điều phúc đến nhà: thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (khoẻ mạnh bình an), du hiếu đức (chuộng đạo đức), khảo chung mệnh (hưởng trọn mệnh trời). Những tranh vẽ tùng hạc trang trí trong các toà nhà thuộc quần thể này cũng ngụ ý sống lâu (tùng hạc diên niên). Mai lan cúc trúc – dù là trong tranh vẽ treo trong nhà hoặc chen vai giữa những kỳ hoa dị thảo khác trong vườn – là biểu tượng cho tiết tháo của người quân tử. Như vậy quần thể kiến trúc hoa viên là sự kết hợp giữa thiên nhiên, triết lý, văn hoá, nghệ thuật rất cao, rất sâu sắc.
Các nghệ nhân Trung Quốc đúc kết nghệ thuật hoa viên thành năm điểm:
1. Thiết kế phải thuận theo địa thế tự nhiên, bố cục linh hoạt. Trong quần thể phải có giả sơn, cây cảnh, hoa cỏ, hồ ao, thủy tạ, hành lang, cầu bắc ngang dòng nước, lối đi quanh co, tường vách.
2. Thiết kế phải có tính lưỡng nguyên (hay âm dương), nghĩa là trong cái nhỏ ẩn tàng cái lớn, trong cái hư chất chứa cái thực, một khu đất phải tạo được nhiều mảng phong cảnh. Thí dụ như vườn tuy nhỏ nhưng phải tạo các lối đi quanh co, cầu bắc phải có nhiều nhịp, những tường vách giả sơn ao hồ đan xen v.v... Hết cảnh này thì mở ra cảnh mới, khiến người dạo chơi cảm giác như quang cảnh mênh mông.
3. Lối đi phải quanh co thâm u dưới hàng cây um tùm, lúc ẩn lúc hiện, loanh quanh một khe nước chảy, gợi nên tâm trạng trầm mặc nơi khách du. Thí dụ lối đi có thể bị khuất sau một tường vách hay giả sơn, nhưng rồi hiện rõ phía sau đó. Đó là thủ pháp tạo sự ẩn hiện.
4. Tạo được nhiều không gian. Không gian được chia ra bởi tường vách, nhà cửa, sân, vườn, khe nước, ao hồ, giả sơn, v.v... Nhưng chúng phải tạo được cảm giác lưu thông, thoáng đãng.
5. Thiết kế phải gợi được khung cảnh nên thơ, trữ tình, kết hợp văn học với hội họa và thư pháp. Trong phòng thất có hoành phi, câu đối, các tác phẩm thư pháp và hội họa. Vách nhà thủy tạ đề thơ, v.v...
Trong 5 năm tới, một dự án khảo cổ học cực lớn sẽ được thực hiện tại Trung Quốc, nhằm lật lại lịch sử của nền văn minh Trung Hoa cổ đại, nền văn minh duy nhất trên thế giới đã phát triển liên tục trong vòng 5.000 năm.
“Tại sao nền văn minh Trung Hoa cổ đại có thể kéo dài tới 5.000 năm, trong khi các nền văn minh cổ khác trên thế giới đã rơi vào quên lãng dù chúng từng huy hoàng đến mấy trong lịch sử? Trong nghiên cứu tới đây, nguồn gốc, quá trình phát triển và cơ cấu của nền văn minh Trung Hoa cổ đại sẽ được các nhà khảo cổ học làm sáng tỏ”, Li Xueqin, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết.
Các nhà nghiên cứu sẽ cố gắng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi như: có tồn tại thực sự hay không Huangdi và Yandi, hai tổ tiên theo truyền thuyết của người Trung Hoa; có thứ chữ viết nào cổ hơn những nét khắc hoạ trên xương động vật và những chiếc mai rùa nổi tiếng Yin Ruins (có tuổi hơn 3.000 năm)…
Thực hiện nghiên cứu này, người ta sẽ trích gene từ các mảnh xương cốt cổ đại được tìm thấy trong một khu vực, mà theo lịch sử và truyền thuyết, từng là nơi mà các bộ lạc Huangdi và Yandi chiếm lĩnh từ 4.000 đến 5.000 năm trước đây. Các gene này sẽ được đối chứng với gene của người sống ở triều đại Tần và Hán (khoảng 1.000 năm trước đây) và với gene của người ngày nay, sống tại nhiều nơi trên khắp đất nước Trung Quốc.
Quy mô hoành tráng
Dự án vĩ đại này sẽ quy tụ các nhà khoa học từ hơn 20 lĩnh vực có liên quan, tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 3.000 tới năm 221 trước Công nguyên. Dự án bao trùm lên khắp các lĩnh vực như : văn hoá và xã hội thời kỳ Huangdi và Yandi; nguồn gốc chữ viết Trung Quốc; sự thay đổi môi trường cổ đại dưới triều Hạ, Thương và Chu (từ năm 2070 - 220 trước Công nguyên); nguồn gốc của nghề trồng trọt và chăn nuôi, sự phát triển của ngành thủ công nghiệp; nguồn gốc của các thành phố; mối liên quan giữa chiến tranh và nền văn minh, tôn giáo…
Từ lâu nay, nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa đã là một vấn đề phức tạp và gây tranh cãi trong giới học thuật Trung Quốc. Đầu thế kỷ 20, một số học giả châu Âu tranh luận rằng nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ phương Tây. Giả thuyết này bị các nhà khảo cổ học nổi tiếng trên thế giới bác bỏ. Họ cho rằng đại lục Trung Hoa mới thực sự là nguồn gốc của nó.
Ngoài những giai đoạn loạn lạc được gọi tên chính thức trong và phân định rõ bằng niên biểu trong lịch sử như Xuân Thu - Chiến Quốc, Ngũ Hồ thập lục quốc, Ngũ đại Thập quốc, trong lịch sử Trung Quốc còn có những cách gọi khái quát về các giai đoạn, các triều đại:

No comments:

Post a Comment