Wednesday, March 28, 2012

Đại gia Trung Quốc

10 đại gia giàu nhất Trung Quốc





Người giàu nhất Trung Quốc là Liang Wen’gen, Chủ tịch Sany Group - tập đoàn công nghiệp nặng chuyên sản xuất máy móc thiết bị xây dựng lớn nhất Trung Quốc.

Với tổng tài sản 11 tỷ USD, Wen'gen vươn lên đứng đầu danh sách những người giàu nhất Trung Quốc do hãng HuRun Report công bố. Ông đã thế chỗ cho tỷ phú đồ uống Zong Qinghou vì tài sản của ông này giảm từ 12 tỷ USD xuống còn 10,7 tỷ USD. Ngoài ra, trong danh sách năm nay cũng có 2 đại diện tỷ phú nữ.
Theo HuRun, số tỷ phú Trung Quốc năm nay đã tăng vọt từ 189 lên 271 người. Nhưng theo giám đốc HuRun Rupert Hoogewerf thì con số thực (gồm cả những người ẩn mặt) có thể lên tới gần 600 người. Thủ đô Bắc Kinh cũng là nơi trú ngụ ưa thích của các tỷ phú Trung Quốc, với 111 người. Trong top 50 tỷ phú, một phần ba giữ vị trí cố vấn cấp cao trong chính phủ, 29 người có nguồn thu chính là từ bất động sản. Tài sản trung bình của 1.000 người giàu nhất Trung Quốc là 924 triệu USD.
Dưới đây là danh sách 10 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc theo HuRun Report.

10. Yang Huiyan

Tài sản 5,6 tỷ USD
Trong ảnh trên được chụp tại lễ cưới của Yang hồi năm 2007.
Ảnh trên được chụp tại lễ cưới của Yang hồi năm 2007.
Yang là người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc với cổ phần chiếm đa số tại công ty Country Garden Holdings Co. trụ sở tại tỉnh Quảng Đông. Cô tốt nghiệp đại học bang Ohio, Mỹ chuyên ngành marketing năm 2003. Yang Huiyan sinh năm 1981, là con gái của một nhà kinh doanh bất động sản đi lên từ hai bàn tay trắng và thành lập công ty Country Garden Holdings Co. Năm 2005, ông Yang chuyển toàn bộ cổ phần cho con gái.

9. He Xiangjian

Tài sản: 6,3 tỷ USD
He Xiangjian
Xiangjian là chủ sở hữu của công ty Midea – một trong năm hãng sản xuất đồ dùng gia đình lớn nhất trên thế giới.
Năm 1968, ông He Xiangjian đã thành lập Midea với 23 nhân viên. Trong vòng 40 năm, Midea lớn mạnh không ngừng và cho tới nay công ty có khoảng 13.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu.

8. Liu Yongxing

Tài sản: 6,4 tỷ USD
Năm 1982, ông Liu thành lập East Hope, chuyên sản xuất về các mặt hàng thức ăn gia súc, hóa chất. Liu đã biến một cơ sở kinh doanh nhỏ trở thành một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc. Sau này công ty còn mở rộng với sang lĩnh vực sản xuất nhôm.

7. Wu Yajun

Tài sản: 6,6 tỷ USD
Wu Yajun
Bà Wu Yajun cũng là người phụ nữ tự lập giàu nhất thế giới. Hiện bà là giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Longfor Properties. Wu vốn là một kỹ sư, ban đầu làm việc tại Qianwei Meter Factory, sau đó chuyển sang China Shirong News Agency. Sau 5 năm làm việc tại China Shirong News Agency, bà trở thành chuyên gia bất động sản tại Trùng Khánh – quê hương mình. Hiện tập đoàn của bà đã có mặt trên 10 thành phố của Trung Quốc.

6. Wang Jianlin

Tài sản: 7,1 tỷ USD
Wang Jianlin
Wang hiện là chủ tịch Tập đoàn Dalian Wanda – một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á. Ông sở hữu 7 triệu m2 đất cho thuê, 50 rạp chiếu phim, 8 khách sạn 5 sao. Ông Wang cũng đầu tư 77 triệu USD cho Liên đoàn bóng đá Trung Quốc để phát triển các thế hệ cầu thủ trẻ.

5. Xu Jiayin

Tài sản: 7,2 tỷ USD
Xu Jiayin
Ông Xu Jiayin là chủ tịch Evergrande Property - một trong 10 tập đoàn bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc đại lục. Jiayin đã tăng 20 bậc để có mặt trong top 10 của HuRun năm nay.

4. Yan Bin

Tài sản: 7,8 tỷ USD
Yan là người sáng lập công ty Rouy Chai với bản quyền sản xuất nước tăng lực Red Bull. Trong năm 2011, tài sản của ông đã tăng 39% nhờ doanh số tăng vọt của nước tăng lực Red Bull.

3. Li Yanhong (Robin Li)

Tài sản: 8,8 tỷ USD
Li Yanhong
Ly là nhà đồng sáng lập công cụ tìm kiếm Baidu năm 2000, và từ năm 2004 đến nay, ông là CEO của công ty này. Baidu không chỉ là trang web tìm kiếm khổng lồ của Trung Quốc mà còn phát triển thành một công ty Internet khổng lồ. Li đã từng theo học tại Đại học Bắc Kinh và Đại học Buffalo tại New York.

2. Zong Qinghou

Tài sản: 10,7 tỷ USD
Zong Qinghou
Zong, được mệnh danh là ông vua đồ uống, là người sáng lập và điều hành công ty Wahaha, hãng sản xuất nước giải khát lớn nhất Trung Quốc. Mặc dù doanh thu của công ty tăng 30%, Zong vẫn bị tụt xuống trí số 2 trong danh sách năm nay.

1. Liang Wen’gen

Tài sản: 11 tỷ USD
Liang Wen'gen
Liang hiện là chủ tịch tập đoàn xây dựng Sany, một trong những công ty công ty công nặng lớn nhất Trung Quốc. Nhờ vào sự bùng nổ của ngành xây dựng tại Trung Quốc, nhu cầu các loại thiết bị xây dựng do Sany sản xuất luôn ở mức cao.
Giá cổ phiếu của Sany tăng gấp đôi, giúp Liang vươn lên trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Năm ngoái, ông Liang chỉ đứng ở vị trí thứ 4. Hiện ông nắm giữ 58% cổ phần của công ty.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm điểm mạnh trong năm 2011, khiến nhiều tỷ phú nước này hao hụt tài sản nghiêm trọng
Năm 2011, thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm điểm mạnh, với chỉ số Shanghai Composite sụt trên 20%. Đây chính là nguyên nhân khiến tài sản của nhiều tỷ phú ở nước này giảm chóng mặt.
Tạp chí quản lý tài sản Money Week cho biết, chỉ trong 6 tháng cuối năm 2011, 10 tỷ phú mất nhiều tiền nhất Trung Quốc đã chứng kiến giá trị tài sản ròng hao hụt tổng cộng 13,7 tỷ USD, tương đương mức giảm 35,2% tổng số tài sản trị giá 39,1 tỷ USD của các “đại gia” này.
Trong số 10 tỷ phú Trung Quốc mất nhiều tiền nhất trong thời gian từ tháng 7-12/2011, người “may” nhất cũng mất 794 triệu USD, trong khi người kém may nhất mất tới 2,57 tỷ USD.
Dưới đây là 10 tỷ phú Trung Quốc hao tán tài sản nhiều nhất trong 6 tháng cuối năm ngoái theo xếp hạng của Money Week, do trang China.org.cn giới thiệu:
10. Lu Guanqiu và gia đình
Công ty: Wanxiang Group và các công ty khác
Lĩnh vực hoạt động: Đa lĩnh vực
Cổ phần: 41,22% công ty Wanxiang Qianchao
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 1,83 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 794 triệu USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 30%
Gia đình tỷ phú Lu Guanqiu, Chủ tịch tập đoàn Wanxiang Group, đứng thứ 33 trong xếp hạng 3.000 gia đình giàu nhất Trung Quốc ở thời điểm tháng 7/2011 do Money Week thực hiện. Trong thời gian từ tháng 7-12/2011, giá trị tài sản nhà họ Lu đã suy giảm tới 30%, mà nguyên nhân chính là sự đổ dốc của giá cổ phiếu Wangxiang Qianchao - hãng phụ tùng ôtô lớn nhất Trung Quốc.
Tỷ phú Lu là một doanh nhân nổi tiếng ở Trung Quốc, kiểm soát một tập đoàn lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất phụ tùng ô tô và xe chạy nhiên liệu thay thế, tới bất động sản, nông nghiệp và tài chính. Với tham vọng đưa Wangxiang trở thành một thương hiệu xe hơi, tỷ phú này đã đầu tư vào lĩnh vực xe chạy nhiên liệu thay thế suốt 10 năm qua.
9. Chen Fashu và gia đình
Công ty: Newhuadu Industrial Group và các công ty khác
Lĩnh vực hoạt động: Đa lĩnh vực
Cổ phần: 48,9% công ty Newhuadu
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 1,32 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 873 triệu USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 39,9%
Gia đình người sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn công nghiệp Newhuadu Industrial có trụ sở ở Phúc Kiến - tỷ phú Chen Fashu - xếp thứ 36 trong danh sách 3.000 gia đình Trung Quốc giàu nhất. Bên cạnh cổ phần ở Newhuadu, tỷ phú này còn có cổ phần trong các lĩnh vực khai mỏ, bán lẻ, đồ uống…
Không chỉ nổi tiếng là người giàu nhất ở Phúc Kiến, tỷ phú Chen năm qua còn là tâm điểm chú ý của dư luận một vụ tranh chấp cổ phiếu với hãng sản xuất thuốc lá lớn nhất Trung Quốc Hongta Group. Vào tháng 9/2009, ông Chen chi 349 triệu USD để mua hơn 12% cổ phần của công ty Yunnan Baiyao từ Hongta Group. Đến nay, vụ chuyển nhượng này vẫn chưa được nhà chức trách thông qua.
8. Fang Wei và gia đình
Công ty: Fangda Carbon New Material và các công ty khác
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất công nghiệp
Cổ phần: 52,87% công ty Fangda Carbon New Material
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 1,32 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 1,08 tỷ USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 45%
Gia đình tỷ phú trẻ Fang Wei xếp thứ 22 trong số 3.000 gia đình giàu nhất Trung Quốc. Ông Fang là Chủ tịch của tập đoàn công nghiệp Liaoning Fangda Group Industrial, công ty mẹ của công ty Fangda Carbon New Material mà ông nắm cổ phần kiểm soát. Trong 6 tháng cuối năm 2011, tài sản của họ Fang “bốc hơi” 1,08 tỷ USD.
Ông Fang là người không mấy khi xuất hiện trước công chúng. Giá trị vốn hóa của công ty Fangda Carbon của ông dao động mạnh trong suốt năm, rồi bắt đầu sụt mạnh từ giữa tháng 9. Đến nay, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi về triển vọng của công ty này, cho dù tỷ phú Fang đã công bố nhiều kế hoạch đầu tư mới.
7. Qiu Guanghe và gia đình
Công ty: Zhejiang Semir Garment
Lĩnh vực hoạt động: Bán lẻ
Cổ phần: 84,13%
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 3,38 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 1,16 tỷ USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 25,5%
Gia đình tỷ phú Qiu Guanghe xếp thứ 11 trong số 3.000 gia đình Trung Quốc giàu có nhất. Ông Qiu là Chủ tịch hãng bán lẻ thời trang Zhejiang Semir Garment ở Ôn Châu. Trong thời gian từ tháng 7-12/2011, giá trị tài sản của gia đình này sụt 1,16 tỷ USD.
Vào tháng 3/2011, Semir phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn Thâm Quyến, huy động được 719,5 triệu USD. Ngay từ ngày giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu này đã sụt giảm mạnh do các nhà đầu tư đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh chất lượng sản phẩm của công ty, chi phí sản xuất gia tăng, cùng một số nguyên nhân khác. Từ đó đến nay, giá cổ phiếu Semir vẫn ì ạch ở mức thấp.
6. He Xiangjian và gia đình
Công ty: Midea Group
Lĩnh vực hoạt động: Electronic appliances
Cổ phần: 43,03% công ty Guangdong Midea Electric Appliances
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 2,83 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 1,32 tỷ USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 31,8%
Gia đình tỷ phú He Xiangjian, Chủ tịch hãng sản xuất đồ gia dụng hàng đầu Trung Quốc Midea, chiếm vị trí 14 trong danh sách 3.000 giàu nhất nước này năm 2011. Tuy nhiên, từ tháng 7-12/2011, tài sản của họ He giảm 1,32 tỷ USD, tương đương mức giảm 31,8%.
Năm 2011, tăng trưởng nhu cầu đồ gia dụng của Trung Quốc giảm mạnh do tăng trưởng kinh tế của nước này đi xuống. Trong nửa đầu năm, doanh thu của Midea tăng 40%, nhưng sau đó liên tục đi giảm, buộc công ty phải sa thải khoảng 8.000-9.000 nhân viên.
5. Li Li và gia đình
Công ty: Shenzhen Hepalink Pharmaceutical
Lĩnh vực hoạt động: Dược phẩm
Cổ phần: 75,59%
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 2,37 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 1,38 tỷ USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 36,9%
Gia đình tỷ phú Li Li, Chủ tịch kiêm nhà sáng lập của hãng dược Shenzhen Hepalink Pharmaceutical, xếp thứ 19 trong danh sách 3.000 gia đình giàu nhất Trung Quốc. Không may, trong 6 tháng cuối năm 2011, tài sản gia đình này sụt 1,38 tỷ USD, tương đương mức giảm 36,9%.
Giá cổ phiếu của Hepalink trong đợt IPO vào tháng 5/2010 lên tới 148 Nhân dân tệ, đánh dấu mức giá cổ phiếu cao kỷ lục trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, đẩy giá trị tài sản ròng của vợ chồng ông Li lên mức 8,17 tỷ USD. Nhưng chỉ vài ngày sau vị IPO, giá cổ phiếu Hepalink lao dốc sau khi bị phát hiện cung cấp thông tin IPO sai lệch nhằm đánh lừa nhà đầu tư. Cho đến nay, nhà Li tiếp tục chật vật cải thiện hình ảnh công ty sau bê bối trên, đồng thời đương đầu với sức cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác.
4. Huang Wei và gia đình
Công ty: Zhejiang Sinhoo Group
Lĩnh vực hoạt động: Bất động sản
Cổ phần: 69,6% công ty Xinhu Zhongbao
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 2,4 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 1,4 tỷ USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 36,4%
Gia đình ông Chủ tịch tập đoàn Sinhoo, tỷ phú Huang Wei, xếp thứ 18 về mức độ giàu có ở Trung Quốc. Tài sản họ Huang giảm 1,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm, tương đương mức giảm 36,4%. Thành lập vào năm 1994 tại Triết Giang, Sinhoo là một tập đoàn lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ tài chính, bất động sản, khoáng sản, dược phẩm, tới đầu tư.
Trong 6 tháng cuối năm 2011, công ty bất động sản dẫn đầu tập đoàn này là Xinhu Zhongbao ra tới 23 thông báo về sự sụt giảm của giá cổ phiếu.
3. Zhang Jindong và gia đình
Công ty: Suning Appliance và các công ty khác
Lĩnh vực hoạt động: Bán lẻ
Cổ phần: 31,67% công ty Suning Corp
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 2,97 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 1,56 tỷ USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 34,4%
Nhà tỷ phú Zhang Jingdong, Chủ tịch hãng bán lẻ hàng điện tử hàng đầu Trung Quốc Suning, chiếm vị trí thứ 10 về độ giàu ở Trung Quốc. Trong bối cảnh đi xuống của thị trường chứng khoán nước này năm qua, những cổ phiếu chất lượng cao như Suning cũng không nằm ngoài xu hướng mất giá. Đó là lý do chính khiến tài sản của họ Zhang hao hụt 1,56 tỷ USD, tương đương mức giảm 34,4 %.
Tuy nhiên, ông Zhang vẫn nuôi tham vọng lớn cho tương lai của Suning. Khi đối thủ lâu năm là hãng Gome đang khốn đốn vì đấu đá nội bộ, Suning đã nắm bắt cơ hội để vươn lên. Ông Zhang đang theo đuổi mô hình kinh doanh kết hợp giữa bán lẻ tại các cửa hiệu và bán lẻ trực tuyến như hãng Wal-mart của Mỹ. Trang thương mại điện tử Suning E-Go ra mắt vào tháng 1/2010 đã đạt doanh thu 317 triệu USD ngay trong năm đầu tiên. Vào tháng 11 năm ngoái, Suning ký thỏa thuận hợp tác với hãng IBM của Mỹ nhằm đưa Suning E-Go trở thành trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới.
2. Wang Chuanfu và gia đình
Công ty: BYD Auto
Lĩnh vực hoạt động: Ôtô
Cổ phần: 24,24%
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 1,38 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 1,62 tỷ USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 54,3%
Gia đình Chủ tịch hãng ôtô BYD, ông Wang Chuanfu, xếp thứ 21 trong số 3.000 gia đình giàu nhất Trung Quốc. Giá cổ phiếu lao dốc mạnh đã khiến tài sản họ Wang giảm mất 1,62 tỷ USD trong thời gian từ tháng 7-12/2011. Trong năm qua, tỷ phú này đương đầu thách thức từ mọi phía, từ việc các nhà phân phối từ bỏ công ty, doanh số sụt giảm, tới sa thải nhân viên…
Sau khi được thành lập vào năm 1995, BYD đã có vài năm ăn nên làm ra , nhất là sau khi được nhà đầu tư huyền thoại của Mỹ Warren Buffett rót 232 triệu USD tiền vốn vào tháng 10/2008. Sau đó, tốc độ tăng trưởng doanh số của BYD bắt đầu giảm từ năm 2010. Riêng trong năm 2010, cổ phiếu BYD mất giá 40%. Trong 6 tháng đầu năm 2011, lợi nhuận ròng của BYD giảm 80%.
1. Liang Wengen và gia đình
Công ty: Sany Heavy Industry và các công ty khác
Lĩnh vực hoạt động: Thiết bị xây dựng
Cổ phần: 36,61% công ty Sany Heavy Industry
Giá trị tài sản ròng hiện tại: 5,52 tỷ USD
Giá trị tài sản mất mát trong thời gian tháng 7-12/2011: 2,57 tỷ USD
Tỷ lệ tài sản hao hụt: 31,8%
Sany Group là hãng sản xuất máy móc hạng nặng lớn nhất của Trung Quốc. Gia đình ông Chủ tịch hãng này, tỷ phú Liang Wengen, cũng là gia đình giàu có nhất Trung Quốc năm 2011 theo xếp hạng của Money Week. Tỷ phú này cũng dẫn đầu các xếp hạng tỷ phú Trung Quốc do các tạp chí khác như Forbes của Mỹ hay Hồ Nhuận thực hiện. Đồng thời, ông Liang còn là tỷ phú mất nhiều tiền nhất Trung Quốc năm qua.
Do giá cổ phiếu Sany lao dốc, trong 6 tháng cuối năm 2011, họ Liang mất 2,57 tỷ USD, tương đương 31,8% giá trị tài sản. Nguyên nhân chính đẩy giá cổ phiếu này đi xuống là do doanh thu của Sany chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách thắt chặt bất động sản của Trung Quốc.
Những mỹ nhân siêu giàu của Trung Quốc
Từng phải ngủ giữa một bên là chuồng lợn và bên kia là chuồng gà; đi làm ban ngày và học ban đêm; nằm trên bàn học vì không có nổi cái giường, những nữ tỷ phú giàu có nhất Trung Quốc nay đều xinh đẹp và tự hào về con đường làm giàu gian khó mà họ đã đi.
Trong năm con rồng này, tác gia nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa Amy Chua khắc họa chân dung bốn phụ nữ quyền lực của Trung Quốc. Họ đã vượt lên những quan niệm truyền thống để trở thành những người giàu, siêu giàu.
Sau những phấn đấu không ngừng, Trung Quốc giờ đây đang mong muốn đạt được vị trí đứng đầu trong nhiều lĩnh vực. Đó là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Trung Quốc cũng tự hào là nước có nhà máy thủy điện lớn nhất cùng với các trung tâm mua sắm và trang trại cá sấu (nuôi dưỡng khoảng 100,000 con thuộc loài động vật dữ tợn này). Trung Quốc cũng đang xây dựng sân bay lớn nhất thế giới, kích cỡ bằng với hòn đảo Bermuda. Và bây giờ cường quốc này có số lượng nữ tỷ phú giàu lên do quá trình tự thân phấn đấu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Ba nữ tỷ phú Zhang Lan, Yang Lan và Zhang Xin. Ảnh: News Week.
Điều này chắc chắn không phải vì Trung Quốc có số lượng phụ nữ nhiều hơn các quốc gia khác. Nhiều người trong số những phụ nữ xuất chúng này khởi nghiệp từ con số không, mặc dù họ phải sống trong một xã hội có truyền thống trọng nam khinh nữ. Chính những người này là hình mẫu quảng cáo tốt nhất cho một đất nước Trung Quốc mới - táo bạo, phát triển về kinh doanh và từ bỏ các hủ tục.
Bốn phụ nữ xuất sắc trong số những phụ nữ đầy quyền lực và hấp dẫn của Trung Quốc là Zhang Xin - từ một công nhân nhà máy đã trở thành một tỷ phú bất động sản quyến rũ, thu hút đến ba triệu người đăng ký nhận cập nhật mới nhất từ tài khoản của bà trên Weibo, kiểu như Twitter của Trung Quốc; Yang Lan - bà trùm một talk-show, người có nét pha trộn của cả Audrey Hepburn và Oprah Winfrey; Zhang Lan - nữ tỷ phú trong lĩnh vực nhà hàng, người đã từng phải ngủ giữa một bên là chuồng heo và bên kia là chuồng gà; Peggy Yu Yu - nhà đồng sáng lập và cũng là CEO của một công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc.
Bốn phụ nữ này nổi tiếng ở các lĩnh vực khác nhau nhưng ở họ có một điểm chung là không ai trong số họ được hưởng thừa kế tiền bạc từ gia đình. Không giống như những người Trung Quốc giàu có khác, những người luôn ngần ngại không muốn công khai con đường đưa họ đến sự giàu có, bốn phụ nữ này tự hào kể các câu chuyện về họ.
Làm thế nào để những người phụ nữ này có thể đứng đầu ở phương Đông? Liệu họ có phải trả giá, cả trong cuộc sống gia đình và sự nghiệp? Ở họ có điều gì khác với những người đồng hương nổi tiếng chăm chỉ, cần cù?
"Khi tôi đặt ra mục tiêu khám phá những câu hỏi này, sự quan tâm của tôi có phần nào đó mang tính cá nhân", tác giả series bài giới thiệu về các nữ tỷ phú, Amy Chua, viết. "Tất cả bốn phụ nữ mà tôi đang tìm hiểu đều có một thời gian dài sống ở phương Tây. Bản thân tôi cũng là một người Mỹ gốc Hoa, và giờ là một bà mẹ hổ khét tiếng. Tôi thực sự tò mò: làm thế nào mà Trung Quốc có được những 'con hổ cái' mới này?"
Ở những phụ nữ này, trong một cách riêng nào đó, là sự kết hợp năng động của phương Đông và phương Tây. Có lẽ đây là một bí mật trong sự thành công ngoạn mục của họ.

Zhang Xin, nữ tỷ phú bất động sản

Zhang Xin, đồng sáng lập tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Soho. Ảnh: Forbes
Zhang Xin, đồng sáng lập tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Soho. Ảnh: Forbes
Câu chuyện làm giàu từ mớ giẻ rách của Zhang Xin bắt đầu từ nước Anh. Bà sinh năm 1965, tại Bắc Kinh. Vào năm sau đó, chủ tịch Mao phát động cuộc cách mạng văn hóa, hàng triệu người bao gồm các nhà trí thức và những người bất đồng chính kiến bị thanh trừng hoặc là bị cưỡng bức di dời đến những vùng nông thôn hẻo lánh. Con cái của những gia đình này được khuyến khích đi theo bố mẹ và giáo viên của họ, những người bị cho là phản cách mạng. Trở về Bắc Kinh năm 1972, Zhang nhớ rằng bà đã phải ngủ trên bàn làm việc, xếp sách chồng lên nhau làm gối đầu. Năm 14 tuổi, bà cùng mẹ tới Hong Kong. Tại đây, trong năm năm liền, ban ngày bà làm việc ở một nhà máy và ban đêm đến lớp học.
“Tôi là đứa trẻ bất hạnh,” bà nói. Trong chiếc áo choàng da sang trọng và tiếng cười dễ khiến người đối diện phải cười theo, nhà đồng sáng lập đế chế bất động sản Trung Quốc Soho trị giá 4,6 tỷ USD ngày nay là sự kết hợp kỳ lạ giữa sự tính toán một cách cẩn thận cũng như những táo bạo có tính ngẫu hứng. “Mẹ tôi ép buộc tôi học rất vất vả. Những người thuộc thế hệ đó không biết cách thể hiện sự yêu quý.”
“Nhưng không phải chỉ với mình tôi. Cả đất nước Trung Quốc lúc đó đều như vậy. Tôi nghĩ rằng chẳng ai cảm thấy vui vẻ cả. Nếu nhìn lại những bức ảnh thời đó, sẽ chẳng nhìn thấy ai mỉm cười.” Bà cũng nhắc đến họa sĩ đương đại Zhang Xiaogang, người vẽ những khuôn mặt lạnh lùng, và vô cảm. “Chúng tôi đã lớn lên theo cách như vây.”
Năm 20 tuổi, liều lĩnh bỏ trốn, Zhang đã tới nước được Anh với vốn liếng không gì hơn ngoài một quyển từ điển, một cái chảo và một con dao phay. “Giây phút tôi đặt chân đến Anh, mọi thứ đã thay đổi,” bà nói. Ở Trung Quốc, “không thể tin rằng một người như tôi lại có thể được vào học ở trường đại học. Tuy nhiên, ở Anh có ai không đi học đại học đâu. Đó là bởi vì, nếu bạn không có tiền, bạn có thể nộp hồ sơ xin tài trợ để theo học.”
Tình cảm của Zhang đối với phương Tây bắt đầu từ đó. Ở Đại học Sussex, “Tôi đọc rất nhiều về lịch sử, triết học. Tôi cũng rất yêu thích opera. Tôi đi du lịch nhiều và say mê khám phá văn hóa phương Tây, nền văn minh khai sáng.” Vào năm 1992, một năm sau khi tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế ở Trường đại học Cambridge, bà vào làm việc cho Goldman Sachs ở phố Wall.
Mặc dù vậy, Zhang mong mỏi được trở về Trung Quốc. Năm 1994, trong khi ở Bắc Kinh, bà gặp Pan Shiyi - một nhà tài phiệt bất động sản với một xuất thân rất khiêm tốn, nhưng lúc đó Pan Shiyi đã khá thành công với việc đầu cơ đất đai trong thời kỳ ban đầu của những bong bóng bất động sản ở Trung Quốc. Một tình yêu sét đánh, chỉ bốn ngày sau, hai người đính hôn. Một năm sau họ thành lập công ty là công ty tiền thân của Soho bây giờ ở Trung Quốc.
Những ngày đầu đối với họ không hề dễ dàng. Quan điểm có phần táo bạo do ảnh hưởng của phương Tây của Zhang đụng độ với những ý kiến thiên về truyền thống nhiều hơn của chồng bà khiến họ cãi nhau liên tục. Một số đồng nghiệp của Pan chê rằng bà như là một người “vợ ngoại” của Pan… Cuối cùng cũng đến lúc họ chia tay. Zhang trở về Anh.
Tuy nhiên sau đó hai người vẫn tiếp tục qua lại với nhau. Họ đã có với nhau hai con trai. Sự kết hợp những mánh lới làm ăn của Pan ở Trung Quốc cùng với tài năng của Zhang trong việc tìm ra các ý tưởng về các mẫu thiết kế đã đưa họ trở thành những nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản ở Bắc Kinh. Trong một thập kỷ qua họ chính là một cặp đôi nổi tiếng nhất của Bắc Kinh, tổ chức các bữa tiệc với khách mời là những nhân vật nổi tiếng, đồng thời tiến hành xây dựng những tòa nhà được cho là biểu tượng của thành phố này.
Zhang, một trong số 50 phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes, đã tạo ra khu phức hợp tuyệt vời của Trung Quốc có tên Commune gần Vạn lý trường thành, công trình đã mang về cho Zhang giải thưởng Venice Biennale vào năm 2002. Nằm ngay dưới chân Vạn lý trường thành, khu phức hợp này bao gồm các tòa biệt thự riêng được thiết kế bởi 12 kiến trúc sư lừng danh châu Á.
Zhang quan niệm rằng sự thiếu các ý tưởng là một căn bệnh trầm kha ở Trung Quốc. “Để tiến lên, chúng ta cần những người có thể phát minh. Lý do Trung Quốc không có được một nhân vật như Steve Jobs là vì hệ thống giáo dục. Hệ thống này cần phải đổi mới cùng với các hệ thống khác. Trung Quốc không đào tạo ra những con người để tư duy.”
Zhang cho rằng bà có nhiều điểm tương đồng với Steve Jobs. “Giống như ông ấy, tôi là một người cầu toàn.” Với mọi mẫu thiết kế mà các nhân viên trình lên, “Tôi đều nói ‘Không tốt, không tốt!’ Tôi có thể tức giận bởi vì khi tiêu chuẩn của bạn cao và những người khác thì không đáp ứng được, bạn thấy rất thất vọng”.
Thành công vậy, song Pan và Zhang vẫn luôn cảm thấy thiếu thốn về mặt tâm linh. Năm trước cả hai đã cải đạo. Những trải nghiệm mới, theo Zhang, đã thay đổi hoàn toàn con người bà. “Không phải chỉ có động lực hay tiêu chuẩn của tôi thay đổi, bây giờ tôi hiểu ra rằng chúng ta cần giúp mọi người phát triển và nhận thức được tầm quan trọng của mình.”
Trong vai trò người mẹ, Zhang vẫn dạy dỗ con cái theo cách của Trung Quốc hơn là phương Tây. Khi hai cậu con trai của bà đi học về, Zhang bắt chúng phải luyện viết chữ tiếng Trung hai tiếng mỗi ngày, không cho phép chúng sang nhà bạn chơi hay ra ngoài đá bóng.
Nữ tỷ phú truyền thông Yang Lan trong chương trình trò chuyện TED. Ảnh: Shanghaiist
Trong vai trò một người mẹ, Yang Lan, nữ tỷ phú truyền thông cũng có những suy tư riêng về việc nuôi dạy con cái. Yang lo rằng thế hệ sau này có thể đang ngày càng trở nên dễ dãi trong việc thúc ép con cái học hành, khác với những gì nữ tỷ phú này đã trải qua trước đây.
“Bây giờ, ở Trung Quốc, vấn đề mà giáo viên hết sức lo ngại là tất cả trẻ con - “những ông vua con” - sẽ bị hư hỏng, luôn cho rằng mình phải ở vị trí trung tâm của sự chú ý, và không còn coi bố mẹ chúng ra gì”, Yang Lan chuyện trò trong bữa ăn trưa với mái tóc búi cao và làn da trắng như sứ. Ở người phụ nữ 43 tuổi toát lên dáng vẻ đầy quyền lực của một người nổi tiếng.
Bà nói với tôi về việc một trường học đã mời 1.000 phụ huynh đến ngồi trên ghế ở một khu sân chơi của trường, “sau đó các con rửa chân cho bố mẹ trước mặt mọi người. Đây là một cử chỉ để bày tỏ lòng hiếu thảo và sự quan tâm đối với cha mẹ.”
Yang nói: “Tôi có thể hiểu được sự thất vọng của các giáo viên, họ sợ rằng những đứa trẻ đang mất dần lòng hiếu thảo, sự kính trọng và quan tâm đến cha mẹ. Những điều này là điểm mấu chốt nhất của hệ tư tưởng Nho giáo.”
Ở tuổi 43, Yang có sự pha trộn giữa hiện đại và truyền thống. Mặc dù phải công du khắp thế giới và làm say lòng các khán giả phương Tây ở chương trình trò chuyện TED, nhưng Yang vẫn sống chung với bố mẹ. “Gia đình tôi là một gia đình truyền thống với ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà,” Yang cho biết.
Cũng giống như hầu hết những người Trung Quốc khác, bà thích dùng nước ấm hơn là nước đá. Bởi vì, theo bà “trong y học cổ truyền Trung Quốc thì vấn đề nguy hiểm nhất đối với phụ nữ là bị nhiễm lạnh.” Và mặc dù bà tuyên bố không thúc ép con cái - “nhiệm vụ của bố mẹ là giúp con cái khám phá niềm đam mê thực sự của chúng” - nhưng bà cũng quan niệm một cách vô thức theo kiểu Trung Quốc “Miễn là chúng đạt được điểm 90 hoặc là cao hơn. Đó là tất cả những điều tôi đòi hỏi.”
Trong số bốn nữ tỷ phú xinh đẹp giỏi giang trong loạt bài này, Yang có thời thơ ấu dễ chịu hơn cả. Gia đình bà xuất thân từ Thượng Hải và có cuộc sống tương đối khá giả. Cha của Yang là giáo sư chính trị và có liên quan đến tiếng Anh. Thỉnh thoảng ông được mời làm thông dịch viên cho Thủ tướng Chu Ân Lai.
Năm 21 tuổi, cùng với 1.000 cô gái khác, bà đã tham gia cuộc thi làm người dẫn chương trình talk-show hàng đầu của Trung Quốc. Sau khi vượt qua sáu vòng, một người trong ban giám khảo bảo bà rằng “Cô không đẹp”. Chính bởi “cú sốc” đầu tiên này, Yang quyết tâm giành chiến thắng bằng “sự thông minh trước các cô gái xinh đẹp hơn mình”. Khi được hỏi liệu bà “có dám mặc bikini” không, bà đáp rằng cũng còn tùy thuộc vào bà mặc nó ở nơi nào: nếu là ở bãi biển khỏa thân ở Pháp thì một bộ bikini vẫn là quá nhiều. Bà đã chiến thắng và được tung hô như một siêu sao.
Bốn năm sau, bà bỏ việc ở chương trình truyền hình này để đi du học tại Đại học Columbia ở New York vì bà nói rằng muốn nhìn ra thế giới. Trong khi đang học thạc sĩ về ngoại giao, bà đã gặp “Bruno” Wu Zheng, con trai của một gia đình giàu có ở Thượng Hải. Họ kết hôn năm 1995.
Năm 1998, cùng với Bruno, Yang cho ra mắt chương trình tin tức - phỏng vấn và bà đã trở lại lĩnh vực này. Trong những năm qua, bà đã phỏng vấn nhà Clinton, Tony Blair, Kobe Bryant, Henry Kissinger.
Vào năm 2002, để đáp ứng sự hâm mộ của khán giả, bà đã cùng chồng thành lập đài truyền hình TV Sun đặt trụ sở ở Hong Kong. Bà đã đầu tư hàng triệu USD vào đây và trực tiếp cạnh tranh với công ty Star TV của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch.
Dự án không thành công, TV Sun không những không thể đánh bật được Murdoch, mà còn không xin được giấy phép phát sóng ở Trung Quốc đại lục. Thất bại, năm 2003, Yang đã phải bán công ty trong tình trạng bị lỗ nặng. “Khi tôi bán Sun TV, cảm giác giống như là khi bạn phải cho con bạn đi. Tôi đã phải mất mấy năm mới có thể chấp nhận được chuyện này.”
Tuy nhiên, sau đó bà và Bruno nảy ra ý tưởng mới - truyền hình của phụ nữ. Hầu như là Trung Quốc không có talk show nào dành cho phụ nữ. Hai người lập ra một chương trình có tên là Her Village. Mục tiêu của chương trình là nhắm vào những cô gái trẻ ở thành thị và đôi khi chương trình mời những vị khách là những người nổi tiếng tham dự và chia sẻ về cuộc sống riêng tư của họ. Ra mắt năm 2005, chương trình đã gặt hái được rất nhiều thành công, và giờ đây Yang cùng chồng làm chủ một “đế chế” truyền thông tư nhân lớn nhất của Trung Quốc. Nằm trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, tài sản ròng của cặp vợ chồng này ước tính vào khoảng 1,1 tỷ USD (mặc dù con số này chưa bao giờ được xác nhận).
Trở lại với chuyện về con trẻ, là một người mẹ, Yang lo lắng về sự nuông chiều con cái thái quá của các bậc cha mẹ. Trong ba mươi năm Trung Quốc duy trì chính sách một con, rất nhiều người lo ngại về hiện tượng phổ biến là việc làm hư trẻ con. Bà chỉ trích những ông bố bà mẹ luôn bao bọc con cái quá mức, những người “làm việc vì con cái và mua sắm nhà cửa cho chúng”.
Tuy nhiên, những “ông vua con” ở Trung Quốc được nuông chiều theo cách riêng của người Trung Quốc. Dù chúng được nuông chiều đến mức đòi gì được nấy chúng cũng có những áp lực nặng nề là phải đáp ứng sự mong mỏi của bố mẹ - những người đã đầu tư tất cả giấc mơ - chứ không phải chỉ có tiền bạc - cho đứa con duy nhất của họ. Những đứa trẻ bị gọi là “hư” này hàng ngày thường phải học hành và luyện tập từ bảy giờ sáng tới tận mười giờ đêm.
“Thật là buồn cho nhiều phụ nữ,” Yang nói. “Ý nghĩ cuộc sống của họ phụ thuộc vào điểm thi của con cái họ. Họ chỉ biết đến vài tên trường như Harvard hay Yale nhưng cũng không biết ở các trường đó người ta dạy những gì.”
Sinh ra trong một gia đình trí thức tại Bắc Kinh, khi Zhang 9 tuổi cũng là lúc cuộc Cách mạng văn hóa làm tan nát cuộc sốn vốn đầm ấm của gia đình bà. Được đưa đến trại cải tạo cùng với mẹ ở vùng nông thôn Hà Bắc, Zhang đã phải nuôi lợn và ngủ trên nền đất. Cứ mỗi tối cô bé đều chứng kiến cảnh mẹ mình phải quỳ tại một cửa hàng ăn uống, trên tay cầm một cái biển viết rằng bà là một kẻ "phản động".
“Bóng tối bao phủ khắp đất nước Trung Quốc vào thời điểm đó,” Zhang nói (Zhang là người duy nhất trong số bốn nữ tỷ phú không nói được tiếng Anh). "Tuy nhiên mẹ tôi chưa bao giờ khóc hay kêu ca gì cả".
Zhang kể rằng những năm tháng tại trại cải tạo đã dạy cho bà cách “ngậm cay nuốt đắng,” một thành ngữ tiếng Trung nói về chịu đựng gian khổ.
Khi cậu con trai Xiaofei nhỏ bé của bà run lên vì lạnh trong ngôi nhà cấp bốn sưởi bằng than, Zhang đã quyết chí sẽ phải tìm đường đi Tây. Khi có cơ hội di cư sang Canada nhờ một người chú, Zhang chớp ngay lấy dù phải bỏ lại phía sau cậu con trai, mẹ và bà ngoại.
Zhang Lan
Zhang Lan, chủ tập đoàn kinh doanh nhà hàng South Beauty, Trung Quốc. Bà có nửa tỷ USD trong tay. Ảnh: CRI
Tại Toronto, mục tiêu Zhang đặt ra cho mình là dành dụm lấy 20.000 USD để quay trở về với con. Zhang đã phải mất nhiều năm lao động, làm nhiều việc một lúc, chủ yếu là những công việc lao động chân tay trong các nhà hàng. “Tôi làm cả cuối tuần và những ngày nghỉ, để được trả gấp đôi. Tôi chưa bao giờ nghỉ làm một ngày nào cả.”
Quay trở lại Bắc Kinh năm 1990, Zhang dùng số tiền dành dụm được để bắt tay vào kinh doanh nhà hàng. Bà bắt đầu từ một tiệm ăn nhỏ, nhưng đã nhìn ra cái mà những nhà hàng khác không thấy, đó là các bữa tiệc lịch sự được tổ chức trong không gian kiểu Tây phương kết hợp với các món ăn Trung Quốc dành cho các nhân viên văn phòng. Hiện nay Zhang sở hữu khối tài sản có trị giá gần 500 triệu USD, với trên 40 nhà hàng sang trọng ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc. Hiện Zhang giữ vai trò chủ tịch. Bà vừa nhường lại chức vụ CEO cho con trai Xiaofei.
Là một bà mẹ nghiêm khắc, Zhang thường la mắng hay cho con ăn roi khi cậu không đạt điểm tối đa. Khi cậu con trai lên 14 tuổi, Zhang gửi con sang một trường bên Pháp, nhưng bắt cậu phải làm việc để tự trả học phí. Giờ đây, cả hai mẹ con bà rất gần gũi, và người cin luôn nói rằng anh rất biết ơn mẹ mình.
Zhang đã ly dị. Hiện bà đang sống với bạn trai là một nhiếp ảnh gia. Anh con trai Xiaofei có cuộc sống rất sang trọng. Ở tuổi 30, Xiaofei sở hữu một chiếc Ferrari, đồng thời có một cuộc hôn nhân “sặc mùi lá cải” với một nữ diễn viên người Đài Loan Barbie Hsu.
Xiaofei là một công tử nhà giàu cổ điển, người có một lối sống xa hoa và thường trở thành đối tượng bị săm soi. Zhang luôn bảo vệ con trai mình, khẳng định rằng mọi đồng cắc trong số tài sản giàu có của con bà là do anh ta tự kiếm được.
“Nó chỉ được thừa hưởng những giá trị và tính cách từ tôi thôi,” Zhang nói.
 
Nữ tỷ phú xinh đẹp Trung Quốc trốn nợ
Nhà chức trách tỉnh Giang Tô đang tìm kiếm nữ tỷ phú mất tích cùng với khoản nợ lên đến 95 triệu USD vay từ ngân hàng và các cá nhân.
"Nữ doanh nhân đẹp nhất tỉnh Giang Tô" mất tích cùng với khoản nợ lên đến 95 triệu USD. Ảnh: Asiaone
Cố Xuân Phương được mệnh danh là "nữ doanh nhân xinh đẹp nhất" Giang Tô, tỉnh miền đông Trung Quốc, biến mất sau khi vay 100 triệu tệ từ ngân hàng và 500 triệu từ các nguồn cá nhân. Cố hứa sẽ trả 40% lãi suất một năm.
"Hơn 30 chủ nợ đã đến trình báo với cơ quan cảnh sát địa phương. Một ủy ban gồm các cảnh sát, nhân viên tài chính, tư pháp của chính phủ được thành lập để điều tra vụ việc", China Daily dẫn lời phó trưởng ban tiếp dân thành phố Thường Thục cho hay.
"Bây giờ, việc quan trọng nhất là phải xác định đây là vụ án gian lận hợp đồng, vụ án hình sự hay gây quỹ tư nhân. Khi đó mới xác định được hình thức đền bù xứng đáng cho các chủ nợ", đại diện chính quyền thành phố nói.
Một người bạn của Cố, là chủ của một công ty, cho biết công việc kinh doanh mà bà ta đầu tư cần rất nhiều vốn. "Cô ấy vay tiền từ các bạn bè trong thành phố, ban đầu với lãi suất là 10-20%, sau đó tăng lên đến 40% vì cô ấy cần nhiều tiền để trả những món lãi mẹ đẻ lãi con trước đó".
Người bạn còn cho biết anh đã "lường trước sự rủi ro" của Cố, từ khi lãi suất vay tiền của cô tăng lên đến mức "không thể chấp nhận được".
Anh cho biết, chủ một công ty bất động sản của thành phố, người cho Cố vay 180 triệu tệ đã tự vẫn sau khi cô này bỏ trốn.
Cố khoảng ngoài 40 tuổi, có hai công ty thương mại, một cửa hàng thời trang và một cửa hàng làm đẹp cao cấp. Trước đó, Cố buôn bán mỹ phẩm và đôi khi còn làm người mẫu, từng xuất hiện trong đoạn phim tuyên truyền, quảng cáo về thành phố.
Đại diện thành phố xác nhận số nợ của Cố có thể còn hơn nữa, nhưng không đến con số 1 tỷ nhân dân tệ như mọi người đồn đại.
Thường Thục là một thành phố có mức tăng trưởng tương đối nhanh và số lượng vụ án về kinh tế xảy ra ngày một nhiều. Chu Tư Dương (Zhou Siyang), một thương nhân khác ở Thường Thục, nợ ngân hàng 230 triệu tệ, cũng mất tích từ cuối tháng hai.
Trước đó, dư luận Trung Quốc từng xôn xao vì vụ việc một nữ doanh nhân xinh đẹp khác, Ngô Anh, đã dùng các mối quan hệ để vay đến 770 triệu nhân dân tệ từ các ngân hàng. Ngô Anh bị tòa án tối cao Trung Quốc kết án tử hình vì tội chiếm đoạt tài sản.

Làn sóng đại gia lập 'phòng nhì' ở Trung Quốc
Cựu bộ trưởng đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân được cho là có tới 18 cô bồ. Ảnh: AP.
Cựu bộ trưởng đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân được cho là có tới 18 cô bồ. Ảnh: AP.

Ở tuổi 42, Jian, chuyên gia bất động sản ở Thâm Quyến, đã có đủ thứ: xe Mercedes-Benz, bộ sưu tập ngọc quý, một căn hộ sang trọng cho vợ và con gái, và một cô bồ.

Jian bắt đầu lao vào thú vui tốn kém này hai năm trước. Bồ của anh là một nữ sinh nghệ thuật 20 tuổi. Tình yêu của cô đáng giá 6.000 USD một tháng.
Jian, đã kết hôn được 20 năm nay, cho "phòng nhì" một căn hộ bí mật. "Nuôi bồ giống như chơi golf vậy. Cả hai đều là thú tiêu khiển tốn kém", anh nói.
Kinh tế bùng nổ ở Trung Quốc kéo theo một thế hệ trọc phú mới nổi sẵn sàng chi tiền để có nhiều "ái thiếp" giống như thời phong kiến xưa. Việc có bồ dường như là bình thường trong giới đại gia.
Hồi tháng 7, cựu phó thị trưởng Hàng Châu Xu Maiyong bị xử tử vì tham nhũng tới 30 triệu USD. Báo chí Trung Quốc gọi ông này là "Xu đại gia" và đưa tin ông nuôi hàng chục cô bồ. Vài tuần trước đó, một quan chức ở tỉnh Giang Tô và người tình bị bắt quả tang bàn chuyện hẹn hò trên mạng xã hội vì nghĩ rằng những trao đổi của họ là bí mật.
Hồi tháng 2, Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân, 58 tuổi, bị cách chức vì tham nhũng 152 triệu USD trong nhiều năm. Ông này bị cho là có 18 cô bồ. Hồi tháng 12 năm ngoái, một quan chức tỉnh Hồ Bắc bị bắt vì nghi ngờ đã thắt cổ người tình đang có bầu sinh đôi, và vứt xác cô này xuống sông. Trước đó, cô này đòi ông phải cưới hoặc trả cho cô 300.000 USD.
Năm 2007, cơ quan công tố cấp cao Trung Quốc cho hay 90% quan chức cao cấp dính vào bê bối tham nhũng một năm trước đó đều có bồ. Để đối phó với tình trạng này, Tòa án Tối cao Trung Quốc đã xem xét một văn bản liên quan đến luật hôn nhân, trong đó lần đầu tiên điều chỉnh vấn đề "phòng nhì". Văn bản này nói rằng, "phòng nhì" không có quyền đối với tài sản của những ông chồng hờ. Tuy nhiên, các ông chồng hờ này cũng không được đến tòa án kiện đòi lại tài sản đã trao cho các cô bồ khi quan hệ xấu đi.
Trong khi đó, một số chính quyền địa phương phát động chiến dịch giảng đạo đức và khuyên khích các cô gái trẻ tự nuôi sống bản thân. Giới chức Quảng Đông hồi tháng 3 cho biết từ kỳ học mùa thu, các cnữ sinh tiểu học và trung học được tham gia khóa học nhằm tăng cường "lòng tự trọng, tự tin, tự lập" của bản thân.
Những nỗ lực này khởi nguồn từ cái mà nhiều người gọi là khủng hoảng về đạo đức ở Trung Quốc. Thực tế là, có hẳn một nền công nghiệp mới nhằm thu hút các cô gái trẻ với lời hứa về con đường ngắn nhất tới thành công. Hồi tháng 4, cảnh sát Bắc Kinh đã phá vỡ một công ty mai mối nữ sinh đại học với các đại gia.
"Thử đi một vòng quanh Bắc Kinh, bạn thấy gì? 'Hãy mua Audi mới đi, xem chiếc Rolex này đây, bạn nên mua thêm quần áo ở Gucci'", Zhou Guanquan, giáo sư luật ở đại học Thanh Hoa, nói. "Đâu phải ai cũng mua được những thứ đó. Nhưng làm vợ bé của đại gia thì có thể mua được".
Tuy thế, không phải tất cả các cô bồ đều theo đại gia vì tiền. Ba năm trước, Lulu, 24 tuổi, phải lòng một nghệ sĩ đã có vợ ở Tứ Xuyên. Tuy nhiên, do vị trí danh giá của ông trong làng nghệ thuật, hai người không thể gặp nhau quá một lần trong tháng. "Tôi như đang yêu cái điện thoại vậy", Lulu nói, trong khi đau khổ lướt qua những tin nhắn.
Người tình không cho Lulu đi làm vì thế cô hoàn toàn phụ thuộc vào ông về tài chính. Cô cảm thấy tù túng. "Tôi không thể bỏ anh ấy", cô nói. "Có nhiều người cầu hôn với tôi nhưng họ chẳng hơn gì anh ấy cả. Họ cũng có những bí mật riêng".
Li, con gái của một nông dân mù chữ ở tỉnh Giang Tây, nhớ lại thời từng phải đắp chăn chung với bố mẹ và anh trai suốt mùa đông. Cô thường nghe câu nói: "cười kẻ nghèo chứ không ai cười con điếm". Lúc 9 tuổi, cô đã bắt đầu làm việc ở lò gạch để lấy ít tiền tiêu.
"Cha mẹ chẳng cho tôi bất cứ thứ gì ngoài gương mặt xinh đẹp và một cơ thể hấp dẫn", cô nói.
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Quảng Châu, cô đi thực tập ở một công ty điện, tại đây, cô lọt vào tầm mắt của ông chủ đã có vợ. Ban đầu, họ chỉ nhắn tin qua lại về công việc, kéo theo là hàng đêm hẹn hò bí mật ở khách sạn sang trọng. Vài tháng sau, ông chủ đưa cho Li một thẻ debit và cho cô căn hộ gần công ty.
Giờ đây 26 tuổi, Li có một tủ giày Jimmy Choos, một chiếc xe Porsche mới, một nhẫn đính hôn kim cương Cartier. Hồi tháng 5, ông chủ đã ly dị vợ và cầu hôn cô.
Tuy nhiên, tình yêu không phải là yếu tố quyết định tới chuyện lấy chồng của Li. "Có ai mài tình yêu ra mà ăn?", cô nói trong khi chuẩn bị cho đám cưới sắp tới.
Thay vì ở nhà làm bà nội trợ, Li tiếp tục làm việc ở công ty của chồng, tại đó, cô nhận lương vừa phải thôi, còn chuyện quan trọng hơn là để mắt canh chừng chồng.
"Phụ nữ không nên tin bất cứ anh đàn ông nào, ngay cả chồng. Phụ nữ chỉ có thể tin chính mình", cô nói.
Triệu phú Trung Quốc tuyển vợ: 60 cô gái xinh đẹp khoe thân hình nóng bỏng trong những bộ bikini ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, mong được các chàng triệu phú để mắt tới.
Ảnh: CFP.
Sự kiện có tên "Gặp người hùng giàu có" được tổ chức ở thành phố Vũ Hán. Để được tới dự, các chàng phải có tài sản ít nhất là 4,6 triệu USD và thu nhập hàng năm ít nhất là 150.000 USD. Ảnh: CFP.
Ảnh: CFP.
Để tham dự, các chàng cũng phải mua vé giá gần 15.500 USD. Ảnh: CFP.
Ảnh: CFP.
Một người đẹp tạo dáng trên sân khấu của cuộc tuyển chọn vợ cho triệu phú. Ảnh: CFP.
Ảnh: CRI.
Một cô gái vẫy tay về phía những chàng triệu phú dưới hàng ghế khán giả. Ảnh: CRI.
Ảnh: CFP.
Cuộc tuyển chọn diễn ra tuần trước. Trước đó, các cô đã thamg gia cuộc thi tài năng.
Ảnh: CFP.
Khán giả chiêm ngưỡng các cô gái xinh đẹp trong bộ đồ bikini. Ảnh: CFP.
Giàu như đại gia đại biểu Trung Quốc
Đánh giá danh sách 'đại gia' đang tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, CNN của Mỹ cho rằng 75 vị dân biểu giàu nhất nước có thu nhập tổng cộng trên 90 tỷ USD.
Bấm CNN hôm 12/3, hai ngày trước kỳ họp Đại hội Nhân dân Đại biểu của Trung Quốc năm nay bế mạc, cũng đặt câu hỏi như thế các đại biểu quốc hội nước này còn mang tính đại diện cao cho dân nữa hay không, ít ra là về thu nhập.
"Nếu nhìn vào kỳ họp Quốc hội hàng năm của Trung Quốc, bạn có thể ngỡ rằng đây là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới."
Con số 90 tỷ đôla thu nhập của các đại gia kiêm chính trị gia Trung Quốc trong năm 2011 được CNN nói là "hơn nửa khoản cứu trợ mới nhất cho Hy Lạp, 170 tỷ đô la".
Ông Tôn Khánh Hậu, chủ tập đoàn Wahaha, được cho là có 10,8 tỷ đô la tài sản và tiền mặt.
CNN so các dân biểu giàu nhất Trung Quốc với toàn thể 535 thành viên Quốc hội Mỹ cộng chính thẩm phán Tòa Tối Cao, và thêm vào cả Tổng thống Barack Obama cùng Nội các Hoa Kỳ.
Chơi toàn hàng hiệu
Theo đó thì tổng số thu nhập công bố của họ chỉ đạt 4,8 tỷ USD, quá nhỏ để so với chỉ 75 đại biểu Quốc hội giàu nhất Trung Quốc.
Các đồ dùng, phục sức của các đại biểu Quốc hội Trung Quốc cũng được truyền thông Phương Tây chú ý.
Theo BBC News, họ mang các loại hàng hiệu đắt tiền như Hermes, Emilio Pucci, Dior, Piaget.
Đây là các nhãn hiệu sang của Phương Tây trị giá từ hàng trăm tới cả chục nghìn USD.
Con gái cựu thủ tướng Lý Bằng, bà Lý Tiểu Lâm đóng bộ Emilio Pucci đi họp Quốc hội.
Ông Hứa Gia Ấn, chủ tịch tập đoàn bất động sản Evergrande ở Quảng Châu, đeo chiếc thắt lưng Hermes 'chỉ có' 950 USD mà thôi, theo báo chí nước ngoài.

Đại biểu Quốc hội Tôn Khánh Hậu làm chủ trên 10 tỷ đôla tài sản
Còn ngôi sao truyền hình trung ương CCTV, ông Lý Thụy Anh thì thấy đeo cặp kính Doir, theo phóng viên Martin Yip của BBC News.
Tống Tổ Anh, ca sĩ quân đội được người ta ghi nhận là đeo chiếc đồng hồ nạm kim cương của Piaget.
Một nữ dân biểu khác thì đeo chiếc sắc hiệu Marc Jacobs giá khoảng 10 nghìn đôla.
Trong lúc một số dân mạng Sina Weibo bất bình về cảnh các đại biểu Quốc hội trưng hàng hiệu "cho thấy lối sống hủ bại kiểu Phương Tây", một số khác phê phán các nhà báo trong và ngoài nước không lo đưa tin quan trọng, chỉ theo đuổi chuyện trang phục của các vị dân biểu.
Đài CNN trong lúc đó đã đặt câu hỏi có nên gọi 'Bắc Kinh - Beijing' là 'Bling-jing' với cách chơi chữ trong tiếng Anh 'bling' chỉ sự là hào nhoáng bề ngoài.
Còn theo phóng viên BBC John Sudworth tường thuật từ Thượng Hải hôm 7/3 thì quả là bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, bãi đỗ xe của các dân biểu là những hàng xe sang thẳng tắp.
"Các xe Audi đen bóng, rồi Mercedes và BMW được tài xế riêng lau bóng nhoáng xếp thành hàng hàng lớp lớp," nhà báo của BBC viết.
Bên cạnh xe riêng, các quan chức Trung Quốc cũng ồ ạt dùng tiền nhà nước sắm xe công hạng sang.
Được biết trong 10 năm qua, tiền chi phí mua xe công, đa số là xe nhập ngoại, làm ngân sách Trung Quốc mất đi khoảng 10 tỷ USD.
Điều này khiến có người đề nghị cấm nhập xe ngoại để buộc các quan chức mua xe sản xuất trong nước nhưng việc áp dụng quy định chắc sẽ không đi tới đâu, dù có thể gửi ra một thông điệp mạnh, theo John Sudworth. 
Đại gia Trung Quốc dùng tiền rải thảm trong đám cưới
(Dân trí) - Cách phô trương của cải của giới nhà giàu Trung Quốc đã đạt tới một cấp độ mới. Trong đám cưới của con trai một chủ tịch xã ở tỉnh Sơn Tây mới đây, 15.000 tờ 100 Nhân dân tệ đã được dùng để trải thảm đỏ cho cô dâu chú rể bước lên.
 

Cặp đôi này cho biết, tiền dùng để rải thảm không phải là tiền thật.  
Số tiền này tương đương 230.000 USD, tức vào khoảng hơn 4,8 tỷ VND.
Theo báo WantChinaTimes, tuy gia đình quan xã này tỏ ra khá “sáng tạo” trong cách khoe của, nhưng nhà và xe vẫn là những cách thể hiện đẳng cấp phổ biến nhất ở Trung Quốc.

Báo này trích thông tin từ tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết, một hãng xe Hàn mới đây đã thăm dò ý kiến 1.000 người trẻ có xe hơi ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Kết quả cho thấy, 60% trong số này mua xe để chứng tỏ địa vị và tránh mất mặt, cho dù sau khi mua xe họ phải chi tiêu dè xẻn.

Vụ rải tiền làm thảm ở Sơn Tây được đánh giá là phô của lộ liễu hơn nhiều so với việc mua một chiếc xe đắt tiền, vì đại gia này đã phơi hẳn tiền ra trước mặt quan khách.

Theo tờ báo địa phương Sanjin City News, một đoạn video về đám cưới xa xỉ này đã được tung lên mạng Internet, gây ra một làn sóng bình luận mạnh mẽ. Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi, làm thế nào mà một quan xã lại có nhiều tiền đến thế.

Phản ứng dữ dội của dư luận buộc cô dâu chú rể phải lên tiếng giải thích. Cặp đôi này cho biết, tiền dùng để rải thảm không phải là tiền thật.

Tuy nhiên, cách giải thích này càng khiến cư dân mạng bất bình. Họ cho rằng, dù đó có là tiền giả đi chăng nữa, thì tinh thần khoe của như vậy vẫn đáng bị lên án.
“Thú vui” ra nước ngoài săn bắn đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với các đại gia của đất nước đông dân nhất thế giới. Toàn bộ chi phí cho một chuyến đi săn tại các địa điểm ưa thích như châu Phi hoặc Bắc Mỹ rơi vào khoảng gần 80.000 USD (gần 1,7 tỉ đồng). Tuy nhiên, đó không phải là rào cản lớn với những người thuộc câu lạc bộ săn bắn Bắc Kinh, mà thành viên của câu lạc bộ này hầu hết đều là những người có tên trong top 500 người giàu nhất thế giới, hoặc là các quan chức chính phủ.
Cuộc săn bắn của các đại gia Trung Quốc.
Địa điểm săn bắn lý tưởng của những đại gia này thường là châu Phi hoặc Bắc Mỹ, con mồi ưa thích của họ là gấu bắc cực và vũ khí mà họ mang theo thường là súng trường hoặc cung tên.
Câu lạc bộ săn bắn Bắc Kinh được thành lập bởi một người Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc. Hầu hết các thành viên của câu lạc bộ đều là các doanh nhân thành đạt có niềm đam mê với môn mà họ gọi là “thể thao ngoài trời” này.
Những chú tê giác là "con mồi" đắt đỏ nhất.
Điều kiện để một “đại gia” được làm thành viên của câu lạc bộ săn bắn Bắc Kinh là hoàn thành một khóa học ngắn hạn về săn bắn, trước khi bắt đầu cuộc hành trình mà số lượng người tham gia thường rất hạn chế. Giá cho chuyến săn bắn cũng khác nhau. Một con sư tử đực hay chú gấu Bắc Cực trị giá 50.000 USD, sư tử cái là 15.000 USD, trong khi tê giác là “con mồi” đắt nhất, với số tiền phải bỏ ra lên đến 100.000 USD.
Ngay sau khi hình ảnh về những chuyến đi săn được đăng tải trên trang web chính thức của câu lạc bộ này, nó đã gặp phải sự phản đối gay gắt của cộng đồng mạng Trung Quốc. Có những người còn đặt ra câu hỏi về đạo đức của những nhân vật tiếng tăm này, khi họ bỏ ra một số tiền khổng lồ chỉ để thỏa mãn đam mê sát hại những con thú vô tội.
Gấu xám Bắc Mỹ cũng là con mồi ưa thích của thành viên câu lạc bộ săn.
Trước làn sóng chỉ trích của cộng đồng mạng, chủ nhiệm câu lạc bộ này đã tỏ ra khá lo lắng, nhưng họ vẫn khẳng định rằng, dịch vụ của họ là hợp pháp và đã nhận được sự đồng ý của chính phủ các nước mà họ tham gia săn bắn. 
Thú săn gấu bắc cực của các đại gia Trung Quốc 
Gấu bắc cực, một loại động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, lại đang trở thành một thú vui săn bắn của các đại gia Trung Quốc.
Gần đây, có khoảng một trăm người, chủ yếu là các doanh nhân Trung Quốc đã bỏ ra 80.000 USD (1,66 tỉ VND) để đến Canada săn gấu bắc cực. Ngoài thưởng thức thú vui mạo hiểm, các đại gia Trung Quốc cũng muốn được sở hữu chiến lợi phẩm là bộ da của loài gấu qúy.
Thú săn gấu bắc cực của các đại gia Trung Quốc (Ảnh  minh họa)
Câu lạc bộ Tôi Yêu Săn bắn “I Love Hunting Club” có trụ sở tại Bắc Kinh là đơn vị đứng ra tổ chức chuyến du lịch tai tiếng. Với dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ được bao từ A-Z, bao gồm chi phí đi lại, chỗ ở, giấy phép săn bắn cho người nước ngoài, các công cụ dẫn đường để tìm nơi ẩn náu của gấu, cung tên, súng trường, các dụng nhử mồi và cuối cùng là đĩa DVD ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ để làm “kỉ niệm”.
Chủ của câu lạc bộ I Love Hunting Club - Scott Lupien, một chuyên gia săn bắn người Mỹ giải thích rằng việc săn bắn là cách tốt nhất để bảo vệ sự tồn tại của loài gấu bắc cực. Thông thường, khi một con gấu đực tiến về phía con gấu cái, nếu gặp gấu con nó sẽ giết ngay. Vì vậy việc săn gấu đực là để bảo vệ cho các thế hệ gấu con sống sót. Đằng nào chúng cũng chết khi các khối băng tan ra, vì vậy săn chúng chẳng tốt hơn sao.
Việc săn bắn động vật quý hiếm được coi là cấm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng điều ngạc nhiên là ở Canada lại là hợp pháp trong một số trường hợp. Hiện nay loài gấu bắc cực này chỉ còn khoảng 500 con và chúng sống ở Canada. Mỗi năm số lượng ngày càng giảm đi do tác động của khí hậu nóng lên toàn cầu, cùng với sự săn bắn vô tội vạ của con người.
Trước nguy cơ diệt vong của loài gấu bắc cực, nhiều người Canada sẵn sàng bỏ ra 420.000 USD để bảo vệ chúng. Một con gấu bắc cực có thể đạt trọng lượng 1 tấn và dài hơn 3 mét.
2006 dường như là năm đại hạn cho một số người có tên trên danh sách "Những người giàu nhất Trung Quốc". Nhiều đại gia bị cảnh sát khám xét nhà cửa, tạm giam để điều tra và thậm chí có người còn lĩnh án tù chung thân vì làm ăn bất chính.
Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế Trung Quốc đã khai sinh ra các trùm kinh doanh, thống lĩnh các ngành quan trọng của nước này. Giới nhà giàu mới nổi liên tục khẳng định vị trí xã hội thượng lưu bằng quần áo, trang sức đắt tiền và lướt đi trên những "con xe" cực xịn. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới của hãng xe hơi siêu sang Rolls-Royce. Porsche cũng tăng gấp đôi số xe tiêu thụ vào cuối năm 2006. Thế nhưng, lối sống đầy phô trương và việc gia nhập danh sách những người giàu nhất nước này luôn nằm dưới con mắt tinh tường của giới chức thuế vụ và kiểm toán. Thậm chí, báo giới trong nước đã gọi "danh sách những người giàu nhất Trung Quốc" là "lời nguyền của người giàu". Không ít tỷ phú, triệu phú đã vào tù vì kinh doanh bất chính.
Trùm tập đoàn dầu tư nhân lớn nhất Trung Quốc vừa bị tạm giam do bị nghi ngờ có liên quan đến vụ biển thủ 127,9 triệu USD tiền quỹ phúc lợi. Đó là Gong Jialong, Chủ tịch Tập đoàn Tianfa, chủ sở hữu Công ty dầu khí Tianfa và là người đứng đầu Phòng Thương mại dầu khí Trung Quốc. Người đàn ông 52 tuổi này vốn là tài xế xe tải chuyển sang làm kinh doanh, đã tạo ra hiệp hội phân phối dầu khí tư nhân đầu tiên và nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong lĩnh vực nổi tiếng khắt khe tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, cuối cùng thì nhân vật nổi tiếng này cũng gặp rắc rối với pháp luật. Gong không phải là trùm kinh doanh đầu tiên của Trung Quốc "gặp hạn" trong năm nay.
Trường hợp nhẹ nhất là của trùm xây dựng Yan Jiehe. Hồi tháng 10, Tòa án Nam Kinh ra lệnh cho Yan không được tiêu xài hoang phí và không được sử dụng xe hơi đắt tiền. Theo tờ Wen Wei Po, tòa còn ra lệnh buộc Yan phải khai báo nguồn gốc tài sản. Các quyết định trên của tòa theo sau việc Yan, người đứng đầu Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc Thái Bình Dương, đã bị kiện vì các công ty của ông này không trả đủ số tiền vay ngân hàng 632.000 USD.
Theo các báo cáo trước đó, Yan còn dính líu vào 4 vụ tiền vay với tổng trị giá 4 triệu USD. Tòa Nam Kinh cũng đã đóng băng tài sản của hàng chục công ty bất động sản do Yan sở hữu. Trùm xây dựng Yan Jiehe đứng thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc do Hãng tư vấn Rupert Hoogewerf bình chọn, với tổng tài sản trị giá 950 triệu USD vào năm 2006. Tài sản của Yan vào năm 2005 là 1,6 tỷ USD, đứng thứ 2 toàn quốc. Mới đây, báo giới Trung Quốc loan tin người giàu nhất nước, Huang Guangyu, đang bị thẩm tra về vụ vay số tiền 21,5 triệu USD từ Ngân hàng Trung Quốc một cách mờ ám. Zhang Rongkun, đứng thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc của Forbes, cũng đã bị tống giam vì có liên quan đến vụ lạm dụng tiền quỹ phúc lợi tại Thượng Hải.
Đối với Zhou Yiming, người trẻ nhất trong danh sách 400 người giàu nhất Trung Quốc do Forbes bình chọn năm 2005, thì 2006 là một năm đại hạn. Hồi đầu tháng 12/2006, Zhou Yiming đã bị kết án tù chung thân vì tội lừa đảo. Tòa án thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên, buộc tội Zhou đã giả mạo các báo cáo tài chính để vay 48 triệu USD từ 3 ngân hàng cho mục đích mua 28% cổ phần của Công ty Điện lực Mingxing vào năm 2003. Sau đó, Zhou đã giở trò "ma", rút vốn (69 triệu USD) từ công ty trên và thu lợi 10 triệu USD. Hành động của Zhou đã đẩy Mingxing, vốn cung cấp điện cho gần 4 triệu dân thành phố Toại Ninh, vào tình trạng thâm hụt tài chính nghiêm trọng. Zhou tuyên bố sẽ kháng án. Thế nhưng, tình hình hiện nay cho thấy có thể Zhou sẽ phải ở hết đời trong nhà đá.
Làng giàu nhất Trung Quốc khánh thành khách sạn chọc trời
(Dân trí) - Làng Huaxi, được biết tới là ngôi làng giàu nhất Trung Quốc, đã kỷ niệm 50 năm thành lập bằng lễ khánh thành một toà tháp chọc trời cao 328m - minh chứng cho sự giàu có của ngôi làng này.
 
Công trình chọc trời này, mang tên gọi khách sạn quốc tế Longxi, toạ lạc tại làng Huaxi ở tỉnh Giang Tô thuộc phía đông Trung Quốc.
Khách sạn cao 328m, chỉ kém toà nhà cao nhất Bắc Kinh hiện thời 2m.
Lễ khánh thành khách sạn Longxi diễn ra hôm 8/10.
Các quan chức cắt băng khánh thành khách sạn.
Công trình này được khởi công năm 2007 và hoàn thành sau chưa đầy 4 năm. Khách sạn này được xếp hạng là toà nhà chọc trời cao thứ 15 trên thế giới.

Toà nhà có chi phí xây dựng là 470 triệu USD và được những người dân làng đóng góp một phần chi phí. 200 hộ gia đình tại làng Huaxi đã trở thành cổ đông của khách sạn khi góp vốn khoảng 1,6 triệu USD.

Các công nhân xây dựng tham dự lễ khánh thành khách sạn.
Các cô gái trong đồng phục đỏ chụp ảnh lưu niệm phía trước toà nhà cao tầng.

Một bé trai dùng điện thoại ghi lại hình ảnh toà nhà mới khánh thành.
Khách sạn có 800 dãy phòng, đủ chỗ đến đón 2.000 khách cùng lúc.
Một tượng trâu được làm hoàn toàn bằng vàng được đặt trên tầng 60 của khách sạn.
Một hành lang của khách sạn được trang trí lộng lẫy.

Khách sạn Longxi là công trình nổi bật nhất của làng Huaxi, ngôi làng giàu nhất Trung Quốc.

Làng Huaxi có dân số khoảng 2.000 người nhưng đón khoảng 2 triệu du khách tới thăm mỗi năm. Mỗi người dân trong ngôi làng sở hữu ít nhất một ngôi nhà, một xe hơi và 250.000USD trong tài khoản ngân hàng.
Vào năm 2003, Huaxi là ngôi làng đầu tiên của Trung Quốc đạt tổng thu nhập 150 triệu USD.

Làng Huaxi cũng có nhiều lao động nhập cư tới làm việc cho các công ty, xí nghiệp.
Một người đàn ông bước trên thảm đỏ trong lễ khai trương khách sạn.
Hai nghệ sĩ chỉnh sửa trang phục trước khi lên biểu diễn tại lễ khánh thành khách sạn.

Các vị khách tham dự tiệc tối nhân dịp khánh thành khách sạn.
An Bình TheoReuters, Chinadaily 
Một ngôi làng ở tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, đã công bố kế hoạch tậu 20 máy bay phục vụ du lịch và huấn luyện phi công, sau khi chính phủ cho biết sẽ mở rộng không phận tầm thấp cho máy bay tư nhân.
Ngôi chùa được bao quanh bởi hàng trăm biệt thự tại làng Huaxi.
Huaxi, ngôi làng giàu nhất Trung Quốc, tuyên bố làng sẽ có hạm đội máy bay riêng trong vòng 5 năm tới, với mục đích thành lập một căn cứ huấn luyện phi công.
“Chúng tôi đã chờ đợi quá lâu để không phận vùng thấp được mở rộng. 2 trực thăng tại ngôi làng sẽ cất cánh vào giữa tháng 12 tháng tới”, Zhou Li, người đứng đầu công ty du lịch làng Huaxi, nói.
Theo một thông tư chung của Uỷ ban quân sự trung ương và Hội đồng nhà nước, Trung Quốc sẽ mở cửa một phần không phận thấp để thúc đẩy lĩnh vực hàng không của quốc gia.
Hai trực thăng của ngôi làng - một chiếc do hãng McDonnell Douglas chế tạo và chiếc kia của hãng Eurocopter - có giá 13,56 triệu USD. Hai phi công đang thực hiện các chuyến bay du lịch thử nghiệm.
“Việc sử dụng máy bay sẽ giúp nâng cao ngành du lịch của ngôi làng và thu hút thêm nhiều du khách giàu có”, ông Zhou nói thêm.
Các du khách có thể ngắm toàn bộ ngôi làng từ máy bay với giá từ 300-500 nhân dân tệ.
Với ngành thép, dệt may và du lịch là các ngành công nghiệp mũi nhọn, Huaxi là ngôi làng đầu tiên ở Trung Quốc có GDP đạt 10 tỷ nhân dân tệ vào năm 2003.
“Nhiệm vụ khó khăn trước mắt là đào tạo các phi công. Điều này cũng cho thấy huấn luyện phi công là một thị trường có tiềm năng lớn và chưa khai thác”, ông Zhou nói.
Cũng theo ông Zhou, một chương trình huấn luyện phi công, với sự trợ giúp các trường cao đẳng hướng nghiệp địa phương, đang được cân nhắc.
“Chúng tôi đang lên kế hoạch đào tạo ít nhất 100 phi công và chúng tôi sẽ “cho thuê” họ nếu các vùng khác có nhu cầu”.
Làng Huaxi, với diện tích 0,96km2, có số dân khoảng 1.500 người.Tháng 3/2011, tàu sân bay HMS Ark Royal, một thời từng là ngôi sao của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh sau 25 năm hoạt động đã được Bộ quốc phòng nước này rao bán theo kế hoạch cắt giảm ngân sách của chính phủ. Theo thông tin từ trang web của Disposal Services Agency (DSA), một công ty đấu giá trên mạng thuộc Bộ quốc phòng Anh thì vụ bỏ thầu đã kết thúc hôm 6/7. Lãnh đạo của DSA cho biết sẽ gỡ bỏ các vũ khí, hệ thống thông tin và những thiết bị quân sự tiên tiến khác trước khi chuyển giao cho người mua cuối cùng. Vậy người mua cuối cùng sẽ là ai?

Cuộc đua giữa các thương nhân Trung Quốc

Huang Guangyu , 42 tuổi, thường được gọi bằng tiếng Quảng Đông là Wong Kwong-yu, đã từng là người giàu nhất Trung Quốc đại lục tính theo giá trị niêm yết tại Hồng Kông của Gome Electrical Appliances Holdings – Công ty kinh doanh hàng điện máy gia dụng lớn nhất Trung Quốc thuộc sở hữu của Huang. Hiện ông này đang chịu án tù 14 năm ở Trung Quốc vì tội hối lộ, giao dịch nội bộ và các hợp đồng kinh doanh bất hợp pháp hồi tháng Năm năm ngoái sau khi bị cảnh sát Bắc Kinh bắt cuối năm 2008.

Mặc dù ngồi tù nhưng Huang được giới thạo tin biết đến như là người đứng sau Eagle Vantage - Công ty quản lý tài sản đã tham gia đấu giá tàu sân bay Ark Royal nói trên.

Tàu sân bay, mốt kinh doanh mới của đại gia TQ?
Tàu sân bay của Hải quân Anh được đem bám đấu giá, HMS Ark Royal
Eagle Vantage có trụ sở ở Hồng Kông hoạt động trong lĩnh vực bán đồ gia dụng, đầu tư bất động sản và hoạt động câu lạc bộ ở Hồng Kông và Trung Quốc. Zhao Qiguang, giám đốc dự án của Eagle Vantage cho biết vụ mua bán này nhằm mục đích mở rộng phát triển kinh doanh của Eagle Vantage. “Nếu thành công, công ty sẽ chuyển Ark Royal thành trung tâm triển lãm di động lớn nhất thế giới về các ứng dụng hi-end và sản phẩn xa sỉ. Các công ty khác cũng sẽ được mời tham gia sử dụng tàu sân bay này”, Zhao nói.

Theo tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Zhao đã từ chối tiết lộ giá gói thầu nhưng cho biết công ty này dự kiến sẽ kéo tàu sân bay này về Hồng Kông hay Macau trước khi lắp đặt các sản phẩm công nghệ cao và chuyển đổi thành một địa chỉ trưng bày dành cho các khác hàng hi-end.

Tuy nhiên, Eagle Vantage không phải công ty Trung Quốc duy nhất đặt thầu tàu sân bay Ark Royal. Doanh nhân Trung Quốc Lam Kin-bong, người điều hành một chuỗi nhà hàng ở Birmingham, Anh chính là người thứ hai muốn có tàu sân bay này. Vào tháng Hai, nước Anh đã từ chối một gói thầu của Lam trị giá 5 triệu Bảng (8 triệu USD) cho chiếc Invincible sau khi ông này không cung cấp được các thông tin cần thiết. Đề xuất của Lam cao hơn gấp đôi giá mà một công ty tái chế tàu của Thổ Nhĩ Kỳ, công ty đã thắng thầu với giá ước tính khoảng 2 triệu Bảng.

Tàu sân bay Invincible nặng 17.000 tấn, hết hạn sử dụng năm 2005 và đã gỡ bỏ các động cơ và vũ khí cũng được chính DSA đứng ra rao bán.

“Với kinh nghiệm lần trước thì khả năng thắng thầu của tôi lần này lớn hơn”, Lam nói. Nếu đúng như vậy, ông này hy vọng sẽ biến tàu sân bay thành một trường học quốc tế để giúp thúc đẩy các quan hệ trao đổi thông tin và văn hóa giữa Anh và Trung Quốc.

Nhà thầu Trung Quốc thứ ba tham gia vụ Ark Royal là Philip Li Koi-hop, chủ tịch câu lạc bộ tàu biển Hồng Kông. Ông này đã đến Anh đầu tháng 5 để xem xét chiếc tàu và nộp hồ sơ thầu. Năm 2002, Li đã thất bại trong gói thầu mua một tàu sân bay của Nga.

Li cho biết câu lạc bộ của ông có khoảng 800 triệu đô la Hồng Kông (103 triệu USD) để đầu tư cho dự án. Trong đó khoảng 250 triệu đô la Hồng Kông sẽ dùng vào việc đấu thầu tàu sân bay và số còn lại dùng để chuyển đổi tàu thành một câu lạc bộ du thuyền cao cấp, có thể phục vụ như một cơ sở cho câu lạc bộ gồm 200 thành viên, trong đó mỗi người sẽ trả 10.000 USD để tham gia.

Li còn có kế hoạch sử dụng Ark Royal vào một vai trò mang tính công chúng hơn là thành lập một trung tâm nghiên cứu hàng hải và đại dương quốc tế. Ngoài ra một trung tâm đào tạo thanh niên cũng có thể được xây dựng trên đó.

Liệu còn có mối quan hệ nào với quân đội?

Khi tham gia đấu giá tàu sân bay Ark Royal, Lam Kin-bong đã nói rằng việc làm của mình không có mối liên hệ gì với quân đội và nếu được phép ông sẽ kéo tàu về Trung Quốc còn nếu không sẽ đậu tại Liverpool.

Nhưng chuyên gia phân tích quân sự Anthony Wong Dong, chủ tịch Liên hiệp quân sự quốc tế tại Macau cho rằng: “Mặc dù tàu sân bay Ark Royal có rất ít giá trị quân sự vì kích cỡ tương đối nhỏ của nó, chỉ khoảng 22.000 tấn nhưng Quân đội Trung Quốc sẽ vẫn phải tiến hành một kỳ kiểm tra kỹ lưỡng chiếc tàu này nếu vụ đấu thầu thành công”.

Những người nghi ngờ về động cơ thực sự của các doanh nhân Trung Quốc đã chỉ dẫn về một ví dụ điển hình đó là tàu sân bay Varyag. Varyag là một tàu sân bay cũ của Liên Xô được một doanh nhân ở Macau, Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1988 với giá 20 triệu USD. Ý định ban đầu được tuyên bố là chuyển đổi Varyag thành một sòng bạc nổi tại Macau. Tuy nhiên đầu năm 2002, Bắc Kinh đã đưa tàu sân bay này về cảng Đại Liên để nâng cấp, cải tạo và sẽ sớm trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy trong một vài tuần tới đây.

“Có thể tất cả ba nhà đấu giá Trung Quốc nêu trên sẽ phải được xem xét về phương diện chính trị. Lu Renbo, Phó tổng thư ký Phòng thương mại điện tử Trung Quốc nói. “Ark Royal đã từng là tàu đô đốc của Hải quân Hoàng gia Anh và một hợp đồng với nước ngoài có thể làm dấy lên lo ngại ở Anh về khả năng quân sự của Trung Quốc”.

Tất nhiên, trước đây, cũng đã có hai tàu sân bay cũ của Liên Xô được Trung Quốc mua là chiếc Kiev, đậu ở Tianjin, phía Nam Bắc Kinh và Minsk, đậu ở Shenzhen, gần Hồng Kông đều được chuyển thành những công viên quân sự nổi phục vụ mục đích du lịch.

Hệ thống giáo dục, luật pháp và môi trường trong lành là những yếu tố thu hút các gia đình giàu có ở Trung Quốc di cư ra nước ngoài.

Triệu phú tay trắng làm nên Li Weijie năm nay 43 tuổi. Bên cạnh những tài sản như khu nghỉ dưỡng golf và trượt tuyết gần Bắc Kinh, một công ty taxi lớn nhất nhì Bắc Kinh, hai đại lý kinh doanh ô tô và một công ty bất động sản, ông cũng rất tự hào về một tấm thẻ cư trú tại Canada của mình.

Ông có một căn nhà giá 6 triệu USD tại phía Tây Vancouver, Canada, nơi vợ ông và con trai ông đang sống. Hàng ngày bà "đi chợ" bằng chiếc Maybach màu đen còn cậu con trai 20 tuổi đến trường Đại học British Columbia bằng chiếc Maserati màu xám.

Gia đình ông Li là một ví dụ điển hình cho việc có cả một tầng lớp những người giàu có ở Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm tấm hộ chiếu nước ngoài, hay thẻ cư trú dài hạn (hay còn gọi là thẻ xanh ở Mỹ), chủ yếu ở các nước như Mỹ, Canada, Australia, Singapore và New Zealand. Hiện nay ở Trung Quốc có hơn 500.000 người có tài sản đầu tư trên 10 triệu nhân dân tệ (1,57 triệu USD), theo kết quả khảo sát hồi tháng 3 của China Merchants Bank and Bain & Co. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy có hơn 60% trong số họ đã di cư, đang bắt đầu di cư hoặc đang cân nhắc về việc này.

Tại Mỹ, từ đầu năm đến nay đã có gần 3.000 công dân Trung Quốc được cấp visa nhà đầu tư, so với con số 270 hồi năm 2007. Theo số liệu của Cục Nhập cư và Công dân Mỹ (USCIS), có khoảng 78% tổng số đơn xin cấp visa là thuộc loại visa này. Visa nhà đầu tư tại Mỹ, hay còn gọi là loại EB-5, đòi hỏi người xin cấp phải có số vốn đầu tư tối thiểu là 500.000 USD trong một dự án thương mại tại Mỹ, và sử dụng ít nhất 10 lao động Mỹ trong vòng 2 năm. Nếu không tạo ra đủ số việc làm trong thời gian quy định, nhà đầu tư Trung Quốc và gia đình có thể phải rời khỏi nước Mỹ.
Xu hướng di cư này cũng giúp cho nhiều ngành kinh doanh tại Mỹ phát đạt. Anh Jason Zhang, một nhân viên môi giới của công ty Realty Direct Boston, cho biết từ đầu năm đến nay anh đã giúp hàng chục gia đình Trung Quốc mua nhà, tậu xe, (đặc biệt là những người này thường trả bằng tiền mặt), và tìm trường cho con cái họ. Một vài năm trước, số khách hàng của anh chỉ là 2, 3 gia đình mỗi năm.
Tuy nhiên, đa số những đại gia Trung Quốc không chạy trốn hay có ý định rời bỏ quê hương vĩnh viễn như các ông trùm người Nga. Khoảng 80% những người giàu di cư không định từ bỏ hộ chiếu Trung Quốc. Thay vào đó, phần lớn họ lựa chọn giống như ông Li: Vợ và con cái có hộ chiếu nước ngoài và sống ở nước ngoài, còn người chồng có quyền cư trú nhưng vẫn chủ yếu sống ở Trung Quốc. Họ vẫn duy trì công việc kinh doanh trong nước và giữ phần lớn tài sản bằng đồng nhân dân tệ.

Vậy tại sao họ muốn sống ở nước ngoài ? Động cơ lớn nhất chính là tạo cơ hội học tập tốt nhất cho con cái. Quan điểm phổ biến của người Trung Quốc là các trường đại học Mỹ vượt trội hơn hẳn các trường trong nước và con cái của họ cần được tìm hiểu thế giới. Những bậc cha mẹ giàu có này chỉ ra rằng nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc cũng gửi con cái họ ra nước ngoài học tập. Ngoài ra, chất lượng môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm cũng là những lý do được kể đến.

Chuyển gia đình ra nước ngoài và kiếm được thẻ cư trú dài hạn cũng là một cách để phòng tránh những rủi ro về thay đổi chính sách hay luật pháp, bất ổn xã hội, mà có thể làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã phát triển rất nhanh, số người giàu cũng tăng theo nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với đó thì những mặt trái của sự phát triển như khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng.
Một số người giàu có di cư rất e ngại khi nói về lý do họ muốn sống ở nước ngoài.

Tại Trung Quốc, có hơn 800 công ty chính thức cung cấp dịch vụ di cư (và ngoài ra còn hàng trăm công ty chưa được cấp phép). Các công ty này hướng dẫn, tư vấn cho những người muốn di cư cách làm đơn xin visa, trả lời phỏng vấn, và nhận biết khả năng đầu tư ra nước ngoài. Well Trend United, một trong những công ty lâu năm và lớn nhất về dịch vụ này cho biết họ thu phí 30.000 USD/khách hàng.

Well Trend, với hàng chục văn phòng tại 10 thành phố lớn nhất Trung Quốc và hơn 400 nhân viên tư vấn visa, cho biết họ đã giúp 10.000 người Trung Quốc xin visa nước ngoài kể từ năm 1995. Larry Wang, người sáng lập công ty này cho biết, công việc kinh doanh sẽ vẫn phát đạt trong ít nhất 10 năm tới. "Dịch vụ này giúp cho nước Mỹ có thêm nguồn vốn đầu tư, đồng thời giúp người Trung Quốc hiện thực hóa giấc mơ vươn ra thế giới của họ. Vì vậy, đây là quan hệ cung cầu".

Một vấn đề quan trọng với cả người muốn di cư và đất nước họ định đến là nguồn gốc tài sản của họ. Để đảm bảo họ không có lí lịch đen và tài sản là hoàn toàn trong sạch, các quan chức Mỹ, Canada và nhiều nước khác cần có những chứng từ chi tiết về nguồn tài sản này. Trong khi điều này là rất khó. "Những người giàu Trung Quốc rất không thích liệt kê hay báo cáo rõ ràng về tài sản của họ bởi họ ngại những vấn đề về thuế".
Một số công ty trung gian đã cùng với khách hàng lập những giấy tờ giả, bởi nhiều người muốn nhập cư nhưng không có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc tài sản, hoặc họ làm giàu bằng những ngành nghề không hợp pháp. "Họ là những con sâu làm rầu nồi canh. Vì những vụ việc như vậy, USCIS đã kiểm tra rất nghặt nghèo với những đơn xin visa EB-5", Victor Lum, phó chủ tịch Well Trend cho biết.

Xét về dài hạn, nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, làn sóng di cư có thể thoái lui. Chủ nhân khu resort golf và trượt tuyết Li cho biết một số người bạn của ông đang xem xét lại kế hoạch di cư. Một phần bởi những quy định ngày càng chặt chẽ ở Canada và nhiều nước khác. Và mặc dù người Trung Quốc vẫn luôn mong ước con cái họ có tấm bằng tốt nghiệp ở Mỹ hay Canada, nhưng họ không hẳn muốn di cư. "Khi tôi đến Canada lần đầu tiên, tôi nghĩ Trung Quốc thật lạc hậu và có lẽ phải mất 50 năm mới có thể theo kịp các nước phát triển. Nhưng 10 năm sau, tôi cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể bắt kịp với những nền kinh tế lớn".

Tỷ phú Trung Quốc Huang Nubo đang có ý định mua một khu đất rộng tới 300 km2 tương đương 0,3% diện tích của Iceland với giá 8,8 triệu USD để xây dựng một khách sạn sang trọng và khu nghỉ dưỡng.

Đại gia Trung Quốc mua 0,3% diện tích của Iceland
Ông Nubo mua 300 km2 đất này để xây khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Khu vực ông Nubo định mua là một vùng nông thôn ở Iceland mang tên Grimsstadir a Fjollum. Vùng này rất gần với vườn quốc gia Jokulsargljufur của Iceland. Theo đó, ông sẽ cho xây dựng một khách sạn, khu nghỉ dưỡng kèm theo một sân golf tại đây.
Về phía nhà trức trách Iceland, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Bộ ngoại giao Iceland thì tỏ ra lạc quan về thương vụ mua bán của ông Nubo. Bộ này cho biết, nền kinh tế Iceland vừa qua đã gặp quá nhiều khó khăn và rằng Iceland đang đang rất cần những nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Trái lại, Bộ trưởng bộ Nội Vụ Iceland, ông  Ögmundur Jónasson thì tỏ ra rất thận trọng trước thương vụ này. Ông cho biết: “Trung Quốc rất tích cực trong việc mua đất trên khắp thế giới, vì vậy, sự việc này sẽ phải được thảo luận thật kỹ lưỡng trước khi đi đến kết luận cuối cùng”.
Ông Nubo là người giàu thứ 161 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc do tạp chí Forbes bình chọn trong năm 2010. Ông đã từng làm Trưởng ban Tuyên truyền trung ương Trung Quốc và một thời gian làm tại Bộ Xây dựng Trung Quốc.

Giới nhà giàu Trung Quốc đang ráo riết săn lùng bất động sản cao cấp tại Mỹ, đặc biệt là ở New York.

Đại gia Trung Quốc lùng bất động sản xa xỉ tại Mỹ
Đại gia Trung Quốc lùng bất động sản xa xỉ tại Mỹ.
Tờ New York Times cho biết nhu cầu mua căn hộ cao cấp tại thành phố này của giới nhà giàu Trung Quốc đại lục đã tăng lên đáng kể trong 2 năm qua, với mức giá trung bình là 1,45 triệu USD cho một căn hộ một phòng ngủ.
Thương vụ có mức giá ấn tượng nhất là căn hộ giá 20 triệu USD của doanh nhân Trung Quốc dành cho cô con gái đang theo học tại một trường tại Manhattan.
Những công trình chung cư cao cấp mới tại thành phố New York, như 15 Union Square West hay 57 Reade sắp ra mắt, với tiện nghi xa hoa bậc nhất sẽ luôn đáp ứng nhu cầu bùng nổ của giới đại gia Trung Quốc.
Mua nhà giá 1.500 USD/foot vuông tại New York là mức giá tương đối rẻ, so với giá 3.600 USD của những căn hộ tương tự tại London, 4.300 USD tại Monaco.
Ngoài vấn đề giá cả, những nhân tố khác như cộng đồng nói tiếng Trung tại New York hay chất lượng hàng không tốt hơn, đều tác động đến nhu cầu nhà đất New York đối với các đại gia Trung Quốc. Thêm vào đó, người Trung Quốc coi việc mua nhà tại đây là an toàn và là sự đầu tư đúng đắn.
Tờ New York Times cho biết, người Trung Quốc hiện nay có xu hướng yêu thích những ngôi nhà bằng kính với thiết kế kiểu cách.
Theo Shlomi Reuveni, giám đốc điều hành của Brown Harris Stevens Select, những tòa nhà này đều đáp đứng những tiêu chuẩn mà giới nhà giàu Trung Quốc đề ra, như có bể bơi, trung tâm thể dục thẩm mỹ, dịch vụ chăm sóc, bãi đỗ xe, spa cho thú nuôi, phòng nhạc cùng với những yêu cầu cao về thiết kế và nội thất cao cấp.

Lần đầu tiên, triển lãm siêu xe thường niên Top Marques được tổ chức tại Macau (Trung Quốc) cho thấy mục tiêu rõ ràng của những nhà sản xuất ra các mẫu xe cực đắt.

Số lượng triệu phú và tỷ phú Trung Quốc cùng độ chịu chơi của họ là lý do diễn ra Top Marques Macau năm nay, cũng là phiên bản Top Marques châu Á đầu tiên. Triển lãm có sự tham gia của các hãng siêu xe hàng đầu thế giới như Ferrari, Lamborghini, Pagani hay Koenigsegg.
Theo tờ Kansascity, các nhà quản lý doanh số của các hãng kỳ vọng ký được những hợp đồng béo bở với các đại gia trong số khoảng 20.000 khách tham quan. Một trong số họ là Steve Chen, người đang đứng ngắm siêu xe Pagani Huayra V12 công suất 700 mã lực có giá bán 1,1 triệu USD.
http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/minhhanh/2011_11_21/1/a.jpg
Siêu xe Pagani Huayra tại Top Marques Macau. Ảnh: Kansascity.
Chen chưa biết nên tậu một chiếc Pagani hay Bugatti Veyron Grand Sport để thêm vào bộ sưu tập gồm 15-16 mẫu xe cao cấp được anh chia ra giữa hai trụ sở tại Đài Loan và Thượng Hải. "Tôi đã đi xem rất nhiều triển lãm ôtô ở Trung Quốc. Tôi yêu xe từ khi còn nhỏ và đã sưu tập được nhiều xe thuộc các thương hiệu khác nhau". Vừa nói, Chen vừa mở túi cho xem chìa khóa của siêu xe Ferrari, Lamborghini và xe siêu sang Rolls-Royce.
Từng tới thăm xưởng sản xuất của Bugatti tại Pháp trong một lần thử xe, Chen cho biết anh ngưỡng mộ siêu xe Veyron với tốc độ tối đa hơn 400 km/h nhưng giá bán 6,1 triệu USD là quá đắt.
Bảng xếp hạng tỷ phú của Trung Quốc đã tăng lên 271 người trong năm 2011, hơn 82 người so với năm trước, theo tờ Hurun Report. Số lượng triệu phú tăng từ 85.000 người lên 960.000 người. Khắp châu Á, giới nhà giàu cũng ngày một đông, với 3,3 triệu người, lần đầu vượt qua số lượng các "đồng nghiệp" ở châu Âu và tiến sát tới Bắc Mỹ, theo một nghiên cứu của ngân hàng Merrill Lynch và hãng tư vấn tài chính Capgemini.
Diễn ra trong 4 ngày, từ 24 đến 27/11, Top Marques Macau dự kiến có khoảng 60% khách tham quan đến từ Trung Quốc đại lục, 20% từ Hong Kong và khoảng tương tự đến từ Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á.
Bugatti Veyron
Bugatti Veyron bên người đẹp ở Top Marques Macau. Ảnh: Kansascity.
Ăn theo số triệu phú và tỷ phú, thị trường siêu xe tại Trung Quốc thời gian gần đây cũng phát triển chóng mặt. Lamborghini kỳ vọng bán được khoảng 350 xe trong năm nay, tăng 70% so với năm 2010. Trung Quốc còn vượt mặt Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của hãng siêu xe Italy và dự kiến doanh số còn tăng lên trong 2 năm tới. Lamborghini đã mở 5 đại lý tại thị trường này trong năm nay, thêm vào 14 cái đã có trước đó.
Phần lớn khách hàng người Trung Quốc của Lamborghini đều có số tài sản ước tính ít nhất là 16 triệu USD. 2/3 trong số đó có tuổi từ 20 đến 32 và xuất thân từ các gia đình "có điều kiện". 10% đến 20% là những người nhiều tuổi hơn và thường chỉ lái siêu xe vào dịp cuối tuần. Còn 10% khác gần như chỉ mua để ngắm.
"Chúng tôi gọi họ là nhà các nhà sưu tập. Họ mang chúng về nhà giống như một món đồ nghệ thuật hay điêu khắc. Họ có một cơ ngơi rộng lớn và cả một bộ sưu tập xe sang để trưng bày. Một số xe còn chưa chạy một cây số nào", Wilson Lee, người đứng đầu trụ sở Lamborghini tại Bắc Kinh cho biết.

Hãng chuyên sản xuất xe chống đạn Dartz giới thiệu phiên bản đặc biệt Prombron Black Dragon nhân năm rồng với giá lên tới 7,9 triệu USD.

Bản vẽ của Dartz Prombron Black Dragon xuất hiện trên những trang tin ôtô Trung Quốc và thế giới. Phiên bản này được Dartz sản xuất để chào mừng năm rồng theo truyền thống châu Á. Chỉ 12 xe xuất xưởng với giá 50 triệu nhân dân tệ (7,9 triệu USD). Black Dragon sẽ xuất hiện tại triển lãm Bắc Kinh vào tháng 4 tới. Đây là phiên bản thứ hai mà Dartz dành cho thị trường ôtô lớn nhất thế giới, sau chiếc Kombat Gold Russian China Edition.
Dartz Prombron phiên bản hình rồng Black Dragon.
Dartz Prombron phiên bản in hình rồng Black Dragon.
Dựa trên phiên bản tiêu chuẩn Prombron, Black Dragon kéo dài thêm 60 cm để mở rộng không gian phía sau, đủ chỗ cho nội thất sang trọng với màn hình TV 3D Phillips 42 inch.
Black Dragon có 3 cửa phía bên phải và chỉ một cửa phía trái. Các logo gắn trên xe làm từ vàng 24K, bạc hoặc kim cương.
Thân chống đạn với chiều dày 70 mm, dẫn động 4 bánh và nặng dưới 4 tấn. Năng lượng lấy từ động cơ 8 xi-lanh, dung tích 8 lít với công suất 456 mã lực, mô-men xoắn cực đại 850 Nm.
Các hãng siêu xe, siêu sang nhìn Trung Quốc như một thị trường giàu tiềm năng bậc nhất hiện nay. Rolls-Royce đã bán hết 33 chiếc Phantom in hình rồng dành cho thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên hai xe đầu tiên lại được một người Việt đặt mua. 
"Chơi" hàng hiệu kiểu nhà giàu Trung Quốc
Jane Shi sải bước vào khu mua sắm thời trang cao cấp Lane Crawford ở Bắc Kinh, hăm hở cầm lấy chiếc túi xách rồi móc ví trả tiền, giống như khi cô đi vào trong các siêu thị bình thường khác.
Điều đáng nói là chiếc túi xách hiệu Balenciaga mà cô mua lần này có giá lên tới hơn 2.000 USD. Hiện Shi đang sở hữu 5 chiếc túi với đủ các thương hiệu nổi tiếng từ Balenciaga, Louis Vuitton, cho tới Vivian Westwood. 



Với mức thu nhập bình quân hơn 150.000USD/năm, Shi, Giám đốc một công ty quảng cáo đa quốc gia, là một trong số rất nhiều khách hàng ưa dùng đồ hiệu, một xu hướng đang nổi lên ở Trung Quốc. Hiệp hội hàng hóa Trung Quốc ước tính số lượng những người mua sắm hàng hiệu chiếm 13% tổng dân số nước này, khoảng 170 triệu người.



Ảnh minh họa.
Trong khi kinh tế thế giới đang bị suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp đà tăng trưởng ấn tượng và số người giàu lên tại nước này cũng không ngừng gia tăng, tạo ra trào lưu dùng hàng hiệu ngày càng lớn. 



Một bản báo cáo do công ty tư vấn Bain &Campany đưa ra hồi tháng 11/2009 cho thấy việc tiêu thụ hàng hiệu ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 12% trong năm 2009 (đạt 9,6 tỉ USD). Trong khi đó, lượng tiêu thụ hàng hiệu trong năm 2009 ở thị trường Mỹ giảm 16%, Nhật Bản giảm 10% và châu Âu giảm 8%. 


Theo báo cáo của Hiệp hội Hàng hóa xa xỉ thế giới, ngay trong đầu năm 2010, mức tiêu thụ hàng hiệu ở thị trường Trung Quốc đã đạt 8,6 triệu USD, chiếm 25% toàn thị trường thế giới, vượt trên cả Mỹ. Cơ quan nghiên cứu Goldman dự báo, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản, nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ hàng xa xỉ, vào năm 2015. 
Giáo sư Li Fei, Giám đốc Marketing thuộc đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cho biết: “Gu tiêu dùng của người Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn, thay vì chú trọng vào số lượng như trước kia thì nay nhiều người đã tập trung vào chất lượng. Tiêu dùng có chọn lọc và theo sở thích là một giá trị vô hình rất quan trọng của hàng hóa xa xỉ bởi chúng được sản xuất dựa trên các nhu cầu phát triển và nhu cầu cuộc sống thiết yếu của con người. Chúng có lịch sử hàng trăm năm và được làm từ các vật liệu quý hiếm với sự khéo léo tinh tế đặc biệt”. 
Giáo sư Li chỉ ra rằng địa vị xã hội và sĩ diện bản thân là những động cơ mua sắm mạnh nhất của người tiêu dùng Trung Quốc. Một điểm đặc biệt nữa là tầng lớp tiêu dùng hàng xa xỉ ở Trung Quốc phần lớn tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 40, trẻ hơn so với ở Mỹ và châu Âu, thường là trên 40 tuổi. 
Hiện nay có hơn 300.000 người Trung Quốc được xếp vào danh sách câu lạc bộ "triệu USD". Một nghiên cứu của công ty McKinsey nhận định Trung Quốc sẽ trở thành nước có số người giàu nhiều nhất thế giới vào năm 2015, ước tính lên tới 44 triệu người, chiếm ¼ số người giàu trên thế giới. 
Những chiếc xe Limousine đắt nhất thế giới với giá lên tới 1,2 triệu USD được bắt gặp ở thủ đô Bắc Kinh nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Xu hướng đi du lịch nước ngoài cũng đang rất được thịnh hành ở Trung Quốc. 
Trong năm 2008, khách du lịch Trung Quốc đã chi 30,5 tỉ USD cho các món hàng xa xỉ. Các công ty du lịch phương Tây chớp đã lấy cơ hội này và nhanh chóng mở các chi nhánh của mình ở các thành phố cấp hai, cấp ba của Trung Quốc. 
Về thứ hạng người "nghiện" hàng xa xỉ, trước hết phải kể đến tầng lớp siêu giầu, những người có thu nhập 10 triệu USD hoặc hơn. Họ là những người sẵn sàng phung phí tiền bạc để mua bằng được những món hàng hiệu theo ý thích như một cách để thể hiện đẳng cấp và sự sành điệu của bản thân. Thứ đến là những người mới giàu lên, bao gồm chủ yếu các nhà quản lý và những người lao động trí óc có mức thu nhập từ 200.000-300.000 USD/năm. 
Theo giáo sư Li, “mặc dù về phương diện cá nhân, họ mua sắm hàng hiệu ít hơn tầng lớp siêu giầu, song với số lượng đông đảo vượt trội, nhóm này đóng góp phần lớn lượng tiêu thụ sản phẩm xa xỉ của Trung Quốc”. 
Ngoài ra còn phải kể đến tầng lớp "tiểu hoàng đế”, những cậu ấm cô chiêu con một sinh ra sau 1980. Sở thích của họ là hàng hiệu và tiêu tiền. Nhóm này luôn được đáp ứng bởi một hậu phương hùng hậu (bố mẹ, ông bà nội ngoại) sẵn sàng hy sinh tất cả cho quí tử độc nhất. 
Giáo sư Li tin chắc rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hiệu lớn nhất thế giới do nhu cầu theo đuổi cuộc sống tốt hơn và sự gia tăng của tầng lớp giàu khi mặt bằng kinh tế bước lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý: “Học cách thưởng thức sự xa xỉ là rất quan trọng thay vì chỉ thể hiện chúng. Không thì những thứ hàng hiệu kia sẽ trở nên vô nghĩa”.
Chuyện đi học và ăn chơi của con 'đại gia' 
Đang ngồi trên xe để đến trường, thiếu gia lẳng lặng kéo hai tay áo của mình lên cho thoáng khí. Trên hai vai là hình xăm hai cái đầu lâu vừa xanh, vừa đỏ...
Chuyện đi học và ăn chơi của con 'đại gia'
Thiếu gia ăn chơi và miễn cưỡng đi học. Ảnh minh họa: internet 
Hẳn nhiên, thiếu gia là con của đại gia. Mà đại gia bao giờ cũng được xếp vào hạng... nhiều tiền ít con. Cũng cần khẳng định với bạn đọc rằng, tôi không hề kỳ thị những thiếu gia mặt búng ra sữa với ví tiền luôn dày cộm, bởi đơn giản người ta có quyền tiêu xài tiền của… phụ huynh mình một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp, miễn sao phụ huynh không có ý kiến gì là được.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những câu chuyện cười ra nước mắt của những "thiếu gia đeo cặp sách".
Cuộc mặc cả... hình xăm(!)
Thiếu gia đầu tiên đang là học sinh lớp 10 của một trường quốc tế tại TP HCM, thiếu gia có cái tên ngộ ngộ Trần Hoài Bão. Đó là con trai duy nhất của một đại gia trong ngành thu mua nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là lúa gạo. Nhà thiếu gia có hai kho gạo to vật vã ở Tiền Giang, vài cái đại lý ở TP HCM.
Ngay từ bé, thiếu gia đã được cung phụng. Tất tần tật mọi việc từ bé đến lớn đều có... mẹ thiếu gia lo. Những thứ mẹ thiếu gia không lo được thì người phục vụ sẽ lo. Năm thiếu gia học lớp 6, mẹ thiếu gia đã mua một lúc 2 căn biệt thự liền kề ở quận 8, cử hẳn 3 người giúp việc từ quê lên để phục vụ chuyện ăn học cho thiếu gia tại thành phố. Thời điểm này, thiếu gia không xài tiền mặt.
Thiếu gia đang lơ ngơ trên phố hoặc trong khu mua sắm sang trọng nào đó, thích gì thì cứ việc móc điện thoại gọi về cho mẹ. Mẹ thiếu gia sẽ nhanh chóng gọi điện thoại cho người giúp việc, yêu cầu đến địa điểm thiếu gia đang... đứng để mua món đồ đó cho thiếu gia. Thiếu gia mải chơi quên học, nhưng được cái cứ lần mò mãi thì cũng tốt nghiệp... trung học cơ sở (THCS) leo lên được trung học phổ thông (THPT).
Năm lớp 10, thiếu gia bị "đúp", tức là ở lại. Nhà trường kiên quyết mời thiếu gia ra... khỏi cổng. Mẹ thiếu gia từ quê lên, mang theo hàng đống tiền gõ cửa từ trường này sang trường khác, có trường nhận, trường không. Điều quan trọng nhất là mẹ thiếu gia ngại chuyện học ở trường có kỷ luật nghiêm khắc, thì sợ thiếu gia bị giám thị gõ đầu. Học trường siết chặt bài vở, thì sợ thiếu gia mệt.

Vậy là, thiếu gia được học trường Tây. Bởi, học trường Tây vừa được cái tiếng sang vừa nhẹ nhàng về bài vở. Mà thật tình, có những trường Tây cứ nạp USD vào rồi học sinh muốn làm gì thì làm. Nhà trường còn mải mê chuyện chiêu sinh, nên đâu quan tâm đến chuyện khác.
Thiếu gia vào trường Tây được dăm bữa nửa tháng thì cơn làm biếng lại đến. Vào lớp, thiếu gia toàn ngủ. Mà đã lớp 10, tức là thiếu gia đã được liệt vào lứa... bắt đầu thích xài tiền. Thiếu gia chơi quên đêm ở vũ trường, đi quên ngày ở trung tâm mua sắm. Thiếu gia tập tành tán gái, mà mấy em teen bây giờ, chuyện gì cũng không giỏi trừ chuyện... lang thang đi sắm hàng hiệu. Những chiếc túi xách có giá vài nghìn USD, chiếc quần jeans hiệu vài trăm USD, rồi áo thun và tất dài hình sọc dưa giá vài triệu... Tất cả đều được thiếu gia cung phụng cho bạn gái mình tận tình.
Những khi thiếu gia điện thoại về, yêu cầu mẹ "chỉ đạo" người giúp việc ra trả tiền mua sắm ngày càng nhiều hơn, mẹ thiếu gia sốt ruột lắm, bà không tiếc tiền chỉ sợ con mình hư, giao hết công việc mua bán gạo ở quê cho chồng, bà gọi tài xế nhảy lên xe hơi chạy một mạch lên Sài Gòn để giữ con. Vừa đến nhà, thiếu gia đã mỉm cười đòi bà mua cho chiếc bông tai kim cương có giá 5 nghìn USD để đeo bên tai phải cho sành điệu. Món quà diện kiến của hai mẹ con thiếu gia chỉ đơn giản vậy(!).
Mẹ thiếu gia kèm thiếu gia rất chặt. Bà theo tài xế đưa thiếu gia đến trường, ngồi cùng tài xế đưa thiếu gia về nhà. Thiếu gia bị giám sát như tội phạm, thiếu gia bực mình lắm nhưng chẳng biết làm sao. Một ngày, khi đang ngồi trên xe để đến trường, thiếu gia lẳng lặng như vô tình khi kéo hai tay áo của mình lên cho thoáng khí. Trên hai vai của thiếu gia là hình xăm hai cái đầu lâu vừa xanh vừa đỏ, phía trên đầu lâu còn tỏa khói vằn vện...
Mẹ thiếu gia thấy hai hình xăm trên vai thiếu gia thì hoảng lắm, bà chì chiết, rồi bà năn nỉ, khóc lóc, rồi bà xuống nước... bà làm đủ mọi thứ chỉ với một mong muốn duy nhất, thiếu gia chịu đi thẩm mỹ viện xóa hai hình xăm. Bà nói, nhà mình nhà kinh doanh, con xăm hai cái đầu lâu như vậy muốn nhà mình mạt à. Nhà mình mà mạt, thì liệu con có được là quý tử nữa không(?!).

Đáp lời mẹ, thiếu gia chỉ nhìn ngang rồi nói chậm rãi, xóa hình xăm bây giờ đắt tiền lắm, xóa hai hình trên vai thiếu gia giá cỡ 10.000 USD, chịu thì chi tiền, không chịu thì thôi. Như chết đuối vớ phải cọc, mẹ thiếu gia lập tức mở ví rút xoẹt 10.000 USD đưa cho thiếu gia đi... xóa hình xăm để làm người đàng hoàng.
Cầm tiền của mẹ, có đi xóa hình xăm hay không thì không biết, chỉ biết thiếu gia từ đó không vén vai áo đột ngột nữa. Hơn 2 tháng sau, thiếu gia thỏ thẻ với mẹ rằng, thiếu gia muốn có xe hơi và tài xế riêng, vì đi ké xe hơi của mẹ hoài, bạn bè thấy nên chọc ghẹo làm thiếu gia quê, thiếu gia không tập trung học hành được.
Với yêu cầu này của thiếu gia, mẹ của thiếu gia phản ứng rất quyết liệt. Bà bảo nhà thiếu gia không phải là xưởng in tiền để thiếu gia muốn làm gì thì làm, thiếu gia tốt nghiệp cấp III đi, rồi thiếu gia muốn xe hơi có xe hơi, muốn du học có nhà bên đó đợi thiếu gia qua, chứ giờ thiếu gia chỉ mới học lớp 10, mà có xe hơi thì nhất định không được.
Mẹ phản ứng quyết liệt, thiếu gia cũng phản ứng không kém. Thiếu gia lật con bài tẩy của mình, phán với mẹ rằng, nếu bà không cho thiếu gia xe hơi và tài xế riêng, thiếu gia sẽ xăm hàng chục cái đầu lâu lên người, rồi thiếu gia sẽ cởi trần trùng trục đi lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm cho mẹ thiếu gia xấu hổ, cho nhà thiếu gia lụn bại...
Cực chẳng đã, mẹ thiếu gia đành phải sắm cho thiếu gia cái Yaris trị giá hơn 600 triệu, thuê thêm một tài xế riêng trả lương gần 5 triệu/tháng để thiếu gia... không xăm và yên tâm học hành. Mà nghe đâu thì trường Tây đã tiễn thiếu gia về ngôi trường Tây khác, vì một thầy giáo người Thổ Nhĩ Kỳ không chịu đựng được chuyện thiếu gia suốt ngày ngủ gật trong lớp học.
Thiếu gia tên là Hoài Bão, và không biết giấc mơ nào đang đợi thiếu gia ở thì tương lai đây(?!).
Sáng đi audi, chiều ngồi xe "xịn"
Thiếu gia khác có tên là Toàn "hủ tiếu", thiếu gia là con của một đại gia buôn bán bất động sản, có tên cũng bắt đầu bằng chữ cái T. Tầm kinh doanh của đại gia T. đã vượt khỏi phạm vi mua bán vài căn biệt thự hoặc mảnh đất lẻ tẻ, đại gia đã kinh doanh đất theo dạng mua một lúc là mua gần hết... nửa con đường. Đại gia chỉ có một cậu con trai, nên đại gia cưng lắm. Toàn ngay từ bé đã muốn gì được nấy, có điều lạ là Toàn chỉ thích ăn hủ thiếu thịt băm, tuyệt đối không ăn cơm. Lâu dần người ta gọi thiếu gia là Toàn "hủ tiếu".
Thiếu gia từng làm bạn bè ở trường THCS của mình sốc khi vét trong túi ra hàng chục tờ 100 USD để khẳng định mình không có tiền Việt. Thời bạn bè thiếu gia, cũng là quý tử của những gia đình có tiền đang hí hoáy với điện thoại Nokia, thì thiếu gia đã có Iphone, thời công chức mang laptop nặng đến trĩu vai thì thiếu gia đã có cái netbook giá hơn 4.000 USD để nghe nhạc. Tất cả những gì thiếu gia đang sở hữu đều thuộc dạng level (đẳng cấp) cao so với bạn bè, thiếu gia luôn chiếm được ánh mắt ngưỡng mộ của các bạn gái trong trường kèm theo cái nhìn ganh tị của các quý tử khác.
Chuyện đi học và ăn chơi của con 'đại gia'
Thiếu gia cặp sách có những kiểu phục sức đố ai hiểu được. 
Tốt nghiệp THCS, con thiếu gia được bố đại gia cho đi Mỹ học THPT. Thiếu gia đi Mỹ học, chuyện tiền không phải là vấn đề lớn, cái chính là hình như bên đó không có hủ tiếu thịt băm cho thiếu gia ăn. Nhà thiếu gia phải đặt hủ tiếu kèm theo gia vị sấy khô, đúng chuẩn mà thiếu gia thích ăn để thiếu gia mang đi ăn dần. Không biết chương trình học bên đó nặng nề hay khí hậu, thổ nhưỡng không hợp, nên mới sang hơn 3 tháng thì thiếu gia đòi về Việt Nam bằng được. Lệnh của thiếu gia không thua lệnh thái tử, thiếu gia muốn đi là đi, muốn về là về, nhẹ tênh.
Cũng có chuyện xin kể nốt, đối với những người lắm tiền như thiếu gia, đi Mỹ học không phải là chuyện quá khó. Chỉ cần xem khối tài sản mà gia đình của thiếu gia sở hữu, người phỏng vấn thiếu gia sẽ hỏi những câu đại loại như: "Mày tên gì?", "Ba mày làm gì?", "Mày có dự tính sẽ định cư ở Mỹ luôn không?"... và đồng ý cho đi. Còn đối với những người ít tiền, muốn thông qua hình thức du học để kiếm đường định cư sang bên đấy thì... quên nhanh đi cho đỡ mất tiền phí(!).
Trở về Việt Nam, thiếu gia cũng được học trường Tây. Ba tháng ở nước ngoài, khiến thiếu gia thành con người khác. Thiếu gia chê chiếc Camry mà đại gia cho người đưa đón mình mỗi ngày là đồ... xe lam hoặc xe ba bánh. Giờ không ai đi Camry nữa, người ta phải đi Audi, đi Mercedes thì mới ra dáng kinh doanh. Mà thiếu gia cũng thích ngồi trên những chiếc xe ấy đi học, còn giả như cứ đi Camry, thiếu gia nghỉ ở nhà ăn hủ tiếu coi phim bộ Hồng Công còn thích hơn. Chiều con, đại gia cũng sắm Audi màu trắng đưa con đi học.
Ngày đầu ngồi trên Audi, thiếu gia cười nói huyên thuyên như chim sáo đến mùa tìm bạn. Ngày thứ hai cũng thế, ngày thứ ba cũng vậy... nhưng đến ngày thứ tư thì thiếu gia bắt đầu so sánh: “Thằng đầu đinh mặt tròn trong trường con sáng đi xe hơi này, chiều đi xe hơi kia, bước vô lớp cứ nghênh nghênh ngang ngang. Nhìn nó con thấy nhục không chịu được. Thôi con nghỉ học cho nó lành(!)”.
Vậy là để thiếu gia không nhục, đại gia buộc lòng phải sắm thêm cái Mercedes màu đen. Từ đó, sáng tài xế chở thiếu gia đi học bằng Audi trắng, trưa tài xế đón thiếu gia về bằng Mercedes đen, tối thiếu gia đi học phụ đạo bằng cái Camry mà thiếu gia coi như... xe ba bánh.
Thiếu gia đang tuổi lỡ cỡ giữa người lớn và trẻ con, nên thiếu gia cũng tập tành chuyện yêu đương. Thiếu gia yêu cô sinh viên năm nhất của Trường đại học Kinh tế. Chuyện chênh lệch tuổi tác được thiếu gia san lấp bằng những món quà sang trọng được "bắn" tới tấp đến cô sinh viên năm nhất này. Người ta nói cấm sai, cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng... nhiều tiền hơn. Cô sinh viên này đồng ý làm người yêu của thiếu gia.
Sinh nhật người yêu, thiếu gia đặt tiệc tại một nhà hàng trên đường Võ Văn Tần, nơi rất nổi tiếng trong giới làm báo tại Sài Gòn. Thiếu gia bao trọn gói nhà hàng suốt một đêm, yêu cầu nhân viên phục vụ cũng áo dài khăn đóng đứng tận ngoài vỉa hè đón thiếu gia và bạn gái. Mọi thứ hoành tráng đến mức chẳng khác một đám cưới là mấy...

Yêu bạn gái hết mình là vậy, nhưng cuối cùng cô sinh viên cũng chia tay với thiếu gia để chạy theo một mối tình mới. Lý do chia tay hết sức lãng xẹt - "Thằng đó còn con nít thấy mồ". Thiếu gia thất tình, thiếu gia vừa buồn vừa giận, nhưng biết phải làm sao(!). Vậy là có những thứ, thiếu gia không thể mua được bằng tiền của... bố mình.
Theo Ngô Nguyệt Hữu - Công an Nhân dân
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ một thiếu gia khác con của một ông chủ trong ngành kinh doanh sách ở quận 10. Thiếu gia này mới học lớp 8, được cả gia đình cưng như trứng mỏng. Thiếu gia muốn gì được đấy, nhưng thiếu gia muốn nghỉ học ở nhà chơi lông bông thì gia đình không cho. Vậy là, cứ mỗi lần đến giờ đi học, cả nhà xúm vào năn nỉ thiếu gia thay đồng phục để tài xế đưa đến trường.
Mỗi lần năn nỉ là mỗi lần thiếu gia bực bội, bực bội thiếu gia sẽ văng tục và luôn kèm theo lời cảnh báo: "Tui nói rồi à nha. Tui đi học hôm nay là bữa cuối à. Người ta đã không thích đi học mà sao cứ ép người ta hoài vậy. Ép hoài, người ta điên lên người ta đi... bụi rồi đừng có ở đó mà khóc"...
 Tiếng lầm bầm nghe đến nao lòng !
Ngày 22/5/2010 các trang báo mạng, diễn đàn online của Trung Quốc truyền đi hình ảnh chơi ngông có một không hai của một “đại gia" than lậu tỉnh Sơn Tây nước này.
Khi ăn sáng xong, đến lúc thanh toán hết hơn 200 ngàn nhân dân tệ, tuy nhiên hôm đó “đại gia” lại chỉ mang theo 100 ngàn. Chủ nhà hàng vốn nghe tiếng "anh hai than lậu" đã lâu, chỉ cười: “Có gì đâu, lần này anh không mang đủ thì lần sau trả em cũng được!”“Thằng này nó khinh mình, phải cho nó sáng mắt ra mới được!”, nghĩ bụng, “đại gia" than lậu rút di động gọi đàn em “chở” tiền đến trả, không thèm nợ. Chưa đầy 10 phút sau, hai chiếc xe con một đen một trắng đỗ “xịch” trước cổng nhà hàng. Đám tay chân của anh ta khệ nệ khiêng vào từng bao tải. Cả chủ lẫn nhân viên nhà hàng được phen tròn mắt.
Hai đống tiền to như cái nia, một chất đầy mặt bàn, một đổ thành đống dưới mặt thảm, toàn tờ tiền mệnh giá 1 nhân dân tệ. Gần như cả nhân viên ca sáng của nhà hàng được huy động để đếm tiền khách thanh toán trong sự choáng váng.Hồng Vũ (Theo Báo Phật Sơn)
Theo số liệu gần đây nhất của Merrill Lynch về người giàu trên thế giới (Merrill Lynch Cap Gemini World Wealth Report), Trung Quốc hiện có khoảng 500.000 triệu phú đô la, cao hơn 31% so với năm 2008.

Donald Holdsworth, giám đốc MatchPower tại Australia, cho biết tuổi trung bình của một triệu phú Trung Quốc là 39, trẻ hơn tuổi trung bình của các triệu phú ở các quốc gia công nghiệp phát triển tới 15 năm. Ông nói: “ Điều này trùng khớp với năm chính sách một con bắt đầu được áp dụng – ‘Năm của các tiểu Hoàng đế’. Những đứa trẻ này luôn được cha mẹ chúng dành cho những gì tốt nhất."
Vì vậy, các “tiểu Hoàng đế” lớn lên trong sự đầu tư càng nhiều càng tốt các nguồn lực mà cha mẹ của chúng có thể kiếm được - đây đồng thời cũng là thời điểm mà nền kinh tế Trung Quốc chuyển sang kinh tế thị trường.
Chỉ có điều tất cả các tỷ phú đô la Trung Quốc mà Nick Rosen, giám đốc công ty truyền thông Vivum Intelligent Media Ltd, có dịp tiếp xúc đều xuất thân từ nghèo khó. Không phải nghèo làng nhàng như ở phương Tây, mà là nghèo đến mức đói ăn và phải lao động khổ cực. Họ hiện là những người đang đứng đầu các đại công ty ngang tầm thế giới, thành công trong lĩnh vực xuất khẩu và tạo ra hàng triệu công ăn việc làm.
Hai loại người giàu
Những người giàu ở Trung Quốc có thể được chia thành hai loại dựa theo thái độ của họ đối với tiền bạc và cách sống xa hoa.
Loại thứ nhất có thể gọi là “giới truyền thống”. Điển hình là ông Tông Khánh Hậu, chủ công ty đồ uống và đồ may mặc Wahaha, người giàu nhất Trung Quốc. Trong một văn phòng bài trí khá khiêm tốn, ông Tông nói ông kiếm tiền cho xã hội chứ không phải cho bản thân và không thiết phải sống xa hoa. Tỷ phú Tông Khánh Hậu cho biết mỗi ngày ông chỉ tiêu có 20 USD.

Tỷ phú Tông Khánh Hậu
Loại thứ hai điển hình là Đới Chí Khang, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản, thuộc “giới quý tộc mới”. Những người này tiêu tiền một cách tự tin thoải mái hơn. Không giống như giới mới giàu ở Nga khoe khoang tài sản, những người này dùng tiền để mua các tác phẩm nghệ thuật, du lịch, mua nhà cửa và gửi con cái đi học ở các trường tư có tiếng tăm tại Anh hay Mỹ.
Phe truyền thống mặc complet Trung Quốc may. Còn phe quý tộc thì mặc đồ thường phục may kỹ và đắt giá.
Hàng xa xỉ lên ngôi
Theo Barclays Capital, Trung Quốc hiện đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới. Một báo cáo nghiên cứu của Barclays nói rằng tỷ lệ tăng trưởng trong việc mua xa xỉ phẩm của Trung Quốc có thể đạt từ 20-30% hàng năm. Điều đó có nghĩa là trong thời gian 5 năm tới, Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp. Đó là một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Đây chính là cơ hội tốt đối với số đông các nhà sản xuất hàng xa xỉ châu Âu.
LVMH - Moet Hennessy Louis Vuitton - là thương hiệu lớn nhất thế giới về hàng xa xỉ với hơn 50 mặt hàng nổi tiếng hàng đầu. Nhìn chung, LVMH đã kiếm được khoảng 40% lợi nhuận  từ Trung Quốc.
Prada cũng đang khai thác từ sự thịnh vượng của Trung Quốc. Giống như các hãng khác, hãng này đang xem xét việc nâng cao quy mô vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán Hong Kong.
Và tiếp sau đó là Gucci, hãng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và có khoảng 40 cơ sở ở một chuỗi các thành phố Trung Quốc.
BMW, hãng sản xuất ô tô Đức hiện sở hữu thương hiệu Rolls Royce nổi tiếng, đã tăng lợi nhuận gấp 4 lần trong quí này, chủ yếu nhờ bán hàng ở Trung Quốc. Các hãng khác có lợi nhuận ngày càng tăng còn có nhà sản xuất ô tô Audi của Đức, nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán xe hơi hạng sang ở Trung Quốc.

Nếu ta nhìn vào thị trường Anh hồi những năm 1980, Rolls-Royce - vốn từng là loại xe hơi ưa thích của giới trưởng giả - đã phải nhường bước cho thương hiệu Bentley với đẳng cấp thấp hơn. Ngày nay chính  là thời điểm của các thương hiệu ít khoa trương hơn là Audi và Mercedes.
Thú chơi du thuyền
Nhu cầu gần như không gì thỏa mãn nổi của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng xa xỉ là điểm tựa cho các công ty đóng thuyền buồm cũng như các công ty sản xuất hàng xa xỉ khác vào lúc mà các  thị trường truyền thống ở Mỹ và Châu Âu đang trì trệ.
Ông Silva Yim, chủ hãng bán hàng cho Princess Yachts - một công ty của Anh có trụ sở tại Plymouth, nhận xét người giàu Trung Quốc “mua đồng hồ xịn, họ mua xe sang trọng rồi mua du thuyền”.  Ông cho biết người Trung Quốc thích dùng thuyền buồm vào cuối tuần cùng với gia đình hay tiêu khiển với khách hàng. Khoảng trống trên boong thường nhỏ hơn vì người Trung Quốc thường không thích tắm nắng hay chơi thể thao nước. Thay vào đó họ muốn có không gian rộng rãi ở bên trong để tiếp khách. Thậm chí, một khách hàng còn đề nghị biến phòng ngủ chính thành phòng karaoke.
Frankie Chan, phó chủ tịch của Oursjia - một công ty cho thuê đồ xa xỉ chỉ dành cho những người là thành viên tại Quảng Châu – cho biết công ty của ông bắt đầu tìm mua thuyền buồm cách đây ba tháng vì có như cầu từ một số trong danh sách 500.000 khách hàng. Số khách hàng này phải trả phí 20.000 nhân dân tệ ($3.000USD) mỗi năm để có quyền thuê xe từ đội 3.000 chiếc xe hạng sang và các đồ đạc đắt tiền khác.
Oursjia ước tính 50.000 khách hàng này là những người có thể sử dụng thuyền buồm trong tương lai và thuyền họ mua của Sunseeker sẽ bao gồm cả thuyền trưởng và các thuyền viên.
“Câu chuyện kinh dị”
Một thương gia rượu vang hảo hạng kể lại chuyện về một nhóm doanh nhân Trung Quốc tại một buổi nhậu. Những người này được yêu cầu mang theo một chai rượu vang “xịn” nhất. Đó quả là một bộ sưu tập của một số loại rượu vang nổi tiếng nhất thế giới như  Chateau Lafite năm 1962, Chateau Latour 1970, mỗi chai rượu có giá 1.600 USD.
Những chai rượu vang đỏ hảo hạng và đặc sắc bậc nhất thế giới này sau đó được hòa lẫn vào nhau để mọi người cùng thưởng thức. Đây là một câu chuyện cho biết nhiều điều và minh họa cách thức mà các cự phú mới của Trung Quốc học cách tiêu xài các hàng hóa xa xỉ.
Những chuyện như các loại rượu vang hảo hạng được đổ lẫn với nhau trong một chiếc bát pha rượu - hoặc trộn lẫn với các thức uống như 7-Up hay Coca-Cola, chắc sẽ còn tái diễn. Đối với những người sành và yêu rượu vang, đây quả là “một câu chuyện kinh dị”.
Đó là chưa kể việc cụm từ Chateau Lafite dễ phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc hơn Bordeaux và có lẽ vì thế mà đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này.
Nhà buôn rượu Alun Griffiths cho biết hiện thời người giàu ở Trung Quốc mua rượu vang không phải vì hương vị mà vì tên tuổi của nó.
Theo Barclays Capital, hiện toàn Trung Quốc đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới. Trong thời gian 5 năm 'Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp.
Theo Barclays Capital, hiện toàn Trung Quốc đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới. Trong thời gian 5 năm 'Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp.
Trung Quốc
Cùng với sự phát triển nóng của nền kinh tế,
tầng lớp tư sản mới phất của Trung Quốc đang tìm cách thể hiện mình.
Một nhóm các doanh nhân Trung Quốc hẹn gặp gỡ vào một buổi tối để nhậu. Họ được yêu cầu mang chai rượu vang 'xịn' nhất của họ tới dự. Dưới đây là bộ sưu tập của một vài loại rượu vang nổi tiếng nhất trên thế giới. Chateau Lafite năm 1962, Chateau Latour 1970, mỗi chai rượu có giá 1.600 USD ở khu vực.
Khi mọi người tới nơi, vị chủ nhà nói: "Nào, hãy cho xem rượu của các bạn," và các vị khách đưa chai rượu của họ ra để đánh giá lẫn nhau. Tiếp đó chủ nhà nói: "Hãy mở rượu của các bạn", và tất cả đều làm như vậy.
Chủ nhà liền chỉ ra một chiếc bát pha rượu lớn bằng bạc và ra lệnh: "Hãy đổ rượu vang của quý vị vào," và tất cả đều đổ rượu vào đó. Vậy là những loại vang đỏ hảo hạng và đặc sắc bậc nhất thế giới được hòa lẫn vào nhau để mọi người cùng thưởng thức.
Đây là một câu chuyện đáng nhớ, cho biết nhiều điều, bởi vì nó minh họa cách thức mà các cự phú mới của Trung Quốc học cách tiêu xài các hàng hóa xa xỉ.
Nhu cầu tăng vọt
Không giống như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vốn đang chịu đựng nạn lạm phát cao, người giàu Trung Quốc không hề cảm thấy áp lực này đối với lối sống của họ
Khi đất nước này ngày một phất lên và ngày một nhiều hơn các đặc sản cao cấp của thế giới du nhập vào đây, các nhà sản xuất đang ngày một nâng cao sự hiểu biết của họ về thị hiếu của người Trung Quốc.
Không giống như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vốn đang chịu đựng nạn lạm phát cao, người giàu Trung Quốc không hề cảm thấy áp lực đó đối với lối sống của họ.
BMW, hãng cũng sở hữu thương hiệu Rolls-Royce, gần như tăng gấp bốn lần lợi nhuận quý đầu của hãng này một phần nhờ vào nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc.
BMW gia nhập một danh sách dài các thương hiệu hàng hóa cao cấp hàng đầu mà lợi nhuận tăng vọt nhờ nhu cầu ở đây. Theo Barclays Capital, hiện toàn Trung Quốc đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới.
Một báo cáo nghiên cứu của Barclays nói rằng mức tăng trưởng này của Trung Quốc có thể đạt từ 20-30% một năm. Điều đó có nghĩa là trong thời gian 5 năm 'Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp.
Đó là một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, nhưng nếu bạn nhìn vào sự gia tăng số lượng triệu phú, thì sẽ không thấy có gì khó hình dung ra sự tăng trưởng nhu cầu rất nhanh này.
Hiện có khoảng nửa triệu triệu phú Trung Quốc, cao hơn 31% so với năm 2008, theo số liệu gần đây nhất của một báo cáo Merrill Lynch về người giàu có trên thế giới (Merrill Lynch Cap Gemini World Wealth Report.)
Donald Holdsworth, Giám đốc MatchPower tại Úc, đã bị cuốn hút bởi sự yêu chuộng ngày một gia tăng của Trung Quốc đối với hàng hóa sang trọng từ những năm 1990.
Các tiểu hoàng đế
Tại sao ông ta nghĩ rằng những ước muốn về hàng hóa cao cấp lại chiếm lĩnh được đầu óc của người Trung Quốc chắc chắn đến như vậy? Và câu trả lời, theo Holdsworth, bắt nguồn từ vấn đề nhân khẩu học: "Tuổi trung bình của một triệu phú Trung Quốc là 39, hay 15 tuổi trẻ hơn ở các quốc gia đã phát triển.
"Điều này xảy ra trùng khớp với năm chính sách một con bắt đầu được áp dụng - Năm của Các Tiểu Hoàng Đế. Những đưa trẻ này đã luôn được cha mẹ của chúng dành cho những gì tốt nhất."
Vì vậy, các hoàng đế nhỏ lớn lên trong sự đầu tư càng nhiều càng tốt các nguồn lực mà cha mẹ của chúng có thể kiếm được - đây đồng thời cũng là thời điểm mà nền kinh tế của quốc gia này chuyển từ thể chế cộng sản sang kinh tế thị trường.
Điều này, theo Donald Holdsworth, làm sáng tỏ hơn về thị hiếu của người Trung Quốc: "Nếu bạn lớn lên trong một xã hội 'tuân lệnh', không có tự do ngôn luận, một khi xuất hiện một cơ hội để bạn có thể thể hiện bản thân mà không gặp nguy cơ gì, bạn sẽ chớp lấy nó.
"Nó cũng giống như khi người ta mở nút một chai nước có ga." Điều này chỉ càng tốt cho số đông các nhà sản xuất hàng xa xỉ châu Âu.
LVMH - Moet Hennessy Louis Vuitton - là thương hiệu lớn nhất thế giới về hàng xa xỉ với hơn 50 mặt hàng nổi tiếng hàng đầu. Nhìn chung, LVMH đã kiếm được khoảng 40% lợi nhuận của nó từ Trung Quốc.
Các hãng khác có lợi nhuận ngày càng tăng trong khu vực bao gồm Burberry và nhà sản xuất ô tô Audi của Đức mà mức gia tăng lợi nhuận cao nhất gần đây là nhờ một phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán xe hơi hạng sang ở Trung Quốc.
Prada cũng đang khai thác những cách thức khác để khai thác từ sự thịnh vượng của Trung Quốc. Giống như các hãng khác, hãng này đang xem xét việc nâng cao quy mô vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán Hong Kong.
Và tiếp sau đó là Gucci, hãng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và có khoảng 40 cơ sở ở một chuỗi các thành phố Trung Quốc.
Dễ nghe
Chateau Lafite phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc theo một cách thức mà các loại rượu vang Bordeaux không có. Điều này có thể thay đổi, nhưng đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này
Các tăng trưởng mạnh gần đây trên thị trường còn được biết tới với Berry Bros và Rudd, các nhà buôn rượu vang cao cấp.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực mua rượu Alun Griffiths nói rằng thị trường rượu vang Trung Quốc đã tăng trưởng từ 15-20% một năm và hãng của ông hiện kiếm được 25% doanh số tại Hồng Kông.
Năm năm trước, con số này chỉ là 6%.
Thị hiếu của người Trung Quốc chắc chắn là cao cấp; Bordeaux, một thương hiệu rượu vang đắt giá nhất trên thế giới là một lựa chọn được ưa thích. Nhưng dường như họ chỉ thích chỉ một vài loại rượu vang mà thôi.
Ông Griffiths nói rằng người ta không nhất thiết phải mua rượu vì hương vị của nó, như phần mở đầu của bài viết này minh họa đầy đủ, mà tên tuổi của rượu cũng là quan trọng.
"Chateau Lafite phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc theo một cách thức mà các loại rượu vang Bordeaux không có. Điều này có thể thay đổi, nhưng đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này."
Khoa trương, trình diễn
Những nhãn hiệu lớn là then chốt đối với khách hàng giàu có Trung Quốc, một phần vì thị trường này là mới mẻ.
Thị hiếu của người Trung Quốc có khả năng phát triển, như đã xảy ra ở nơi khác.
Donald Holdsworth nói rằng nếu ta nhìn vào thị trường Anh hồi những năm 1980, Rolls-Royce vốn từng là loại xe hơi ưa thích của giới trưởng giả, nhường bước cho các loại Bentley với đẳng cấp hạn chế hơn, và rồi ngày nay là thời điểm của các thương hiệu ít khoa trương hơn nữa là Audis và Mercedes.
Là một người yêu rượu, đây là một câu chuyện kinh dị, nhưng bạn sẽ phải chịu để cho người ta làm bất cứ thứ gì người ta muốn với những thứ mà họ đã mua
"Điều đó rất có thể sẽ xảy ra tại Trung Quốc, như từng xảy ra ở Nhật Bản, nơi mà người ta vẫn còn yêu thương các thương hiệu cao cấp, nhưng có thể ít khoa trương lộ liễu hơn một chút.
"Cho đến lúc đó, đây sẽ là một thị trường của sự trình diễn."
Trong lúc chờ đợi, những câu chuyện như các loại rượu vang hảo hạng được đổ lẫn lộn với nhau trong một chiếc bát pha rượu - hoặc trộn lẫn với các thức uống như 7-Up hay Coca-Cola, không nghi ngờ gì, sẽ còn tiếp tục lưu hành.
Nhưng, như Alun Griffiths nói: "Là một người sành và yêu rượu, đây là một câu chuyện kinh dị, nhưng bạn sẽ phải chịu để cho người ta làm bất cứ thứ gì người ta muốn với những thứ mà họ đã mua.
"Trên hết, không có quy tắc gì ràng buộc người giàu cả."
Sống ngập trong tiền vàng, nhung lụa, nhưng với đại gia Trung Quốc, điều đó vẫn chưa đủ. Phải chăng vì muốn thêm “gia vị”, “màu mè” cho cuộc sống, suốt năm qua, giới nhà giàu nước này đua nhau dụng trăm chiêu, nghìn trò quái đản, khiến dư luận nhiều phen “dựng tóc gáy”.
Cùng điểm lại những hành động bốc đồng gây chấn động dư luận của dân nhà giàu Trung Quốc trong năm qua.
7 đại gia vung tiền làm lễ... truy điệu sống
Vào tháng 7 vừa qua, một nhóm các đại gia đình đám trong giới doanh nhân Trung Quốc bỗng “rửng mỡ” rủ nhau làm lễ truy điệu cho chính mình.
“Liu Yonghao, Ma Yun, Feng Lun, Mao Yonghong, Zheng Yuewen, Zhang Zhengyu và tôi đã đưa ra quyết định táo bạo này khi hội ngộ tại Trùng Khánh. Mỗi người đọc điếu văn, tự tống tiễn những gì đã qua, chào đón một tương lai tươi sáng”, đại gia Shi Yuzhu ngày 5/7 khoe thông tin này trên Weibo. Lập tức, các cư dân mạng rầm rầm nhảy vào bình luận. Chỉ tính riêng tháng 7 vừa qua, có tới 6.211 lượt truy cập trang cá nhân của Shi Yuzhu để “hóng” thông tin giật gân này và 3.662 người tham gia bình luận.

Những hành động điên rồ của đại gia Trung Quốc
7 đại gia đình đám Trung Quốc lên kế hoạch làm lễ truy điệu sống cho mình để tống tiễn quá khứ, nghinh đón tương lai sáng lạn. Ảnh minh họa.
Theo ông Shi, ý tưởng được nảy sinh ngay trên bàn tiệc khi tham gia diễn đàn phát triển kinh tế doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc 2011. Chiều 4/7, đại gia Shi cùng Ma Yun đáp máy bay từ Thượng Hải tới Trùng Khánh, khoảng 18h cùng ngày có mặt tại sân bay Giang Bắc. Sau đó, hai người cùng Feng Lun và một số doanh nhân khác tham gia yến tiệc “tứ hải nhất gia” tại nhà hát lớn Trùng Khánh.
Trước đó, đại gia Feng cũng bộc bạch trên Weibo rằng: “Khi đứng trước điểm dừng của sinh mệnh, ngoảnh đầu trông lại chặng đường dài, bạn sẽ cảm ngộ ra nhiều điều. Nếu có thể xem cái chết là người bạn đường hay một hướng đạo sinh trong hành trình cuộc sống, bạn sẽ hiểu rằng, đừng để việc hôm nay kéo dài tới ngày mai. Có vậy mới khiến mỗi ngày được sống là một ngày ý nghĩa thiết thực”.
Khác với một vài ý kiến chỉ trích đây là thói "phú quý sinh lễ nghĩa", thừa tiền xài sang của dân nhà giàu, chuyên gia kinh tế học nổi tiếng Ma Guangyuan lại khá thiện cảm với màn truy điệu sống này: “Đối với các doanh nhân giàu có Trung Quốc, nếu dám tổ chức lễ truy điệu sống cho chính mình quả là dũng cảm. Tôi hy vọng họ sẽ gánh vác được sứ mệnh lịch sử giao phó. Không cần biết những lời truy điệu có nội dung ra sao, nhưng chắc chắn là theo chiều hướng tích cực”.
Đại gia ‘tồng ngồng’ đạp xe bảo vệ môi trường
Ou Zhihang, ông chủ đình đám của đài truyền hình Quảng Đông, Trung Quốc khiến bàn dân thiên hạ được phen “nổ đom đóm mắt” khi trần như nhộng, thong dong trên một chiếc xe đạp, diễu khắp thành phố. Mục đích duy nhất của đại gia này là kêu gọi người dân bảo vệ môi trường.

Những hành động điên rồ của đại gia Trung Quốc
Đại gia Ou trần như nhộng trên đường phố Quảng Đông.
“Dùng ngôn ngữ cơ thể trong tình trạng khỏa thân là cách làm tuy cực đoan những hiệu quả để xây dựng môi trường sống trong sạch, ít carbon”, Ou chia sẻ.
Ngoài những địa điểm công cộng tại trung tâm thành phố, đại gia Ou còn diễu thân hình không mảnh vải che thân của mình bên bờ sông Châu Giang. Tuy có gan khỏa thân trước chốn đông người, nhưng bản tính nhút nhát vốn có khiến ông Ou không dám để hở điểm nhạy cảm trên cơ thể trước ống kính phóng viên.
Rũ bỏ cơ nghiệp, “cao chạy xa bay” cùng nhân tình
Những ngày tháng 5 vừa qua, cộng đồng mạng Trung Quốc bỗng “tá hỏa” trước tuyên bố từ bỏ toàn bộ cơ nghiệp để trốn đi cùng người tình của tỷ phú Wang Gong Quan.
Vào tối 16/5, người sáng lập tập đoàn công nghiệp kỹ thuật và khoa học Zhongfu, Giang Tô này “mạnh miệng” thông báo trên Sina Weibo - một trang blog đình đám không kém Twitter: "Gửi bạn bè, người thân và các đồng nghiệp, tôi sẽ từ bỏ tất cả và ra đi với Wang Qin. Cảm ơn các bạn về sự quan tâm lẫn ủng hộ trong những năm qua. Tôi chúc mọi người hạnh phúc. Tôi không thể đáp lại sự mong mỏi và lòng tin tưởng của mọi người. Tôi xin lỗi vì ra đi không nói lời từ biệt. Xin mọi người tha thứ".

Tỷ phú Wang Gong Quan rũ bỏ cơ nghiệp để chạy theo tiếng gọi của tình yêu.
Chỉ vài phút sau, lời tuyên bố của tỷ phú lụy tình này nhanh chóng được phát tán trên các diễn đàn và thậm chí trở thành đề tài nóng hổi được khai thác dài kỳ trên nhiều tờ báo. Vì tình nhân, ông sẵn sàng rũ bỏ sạch bách cơ nghiệp gây dựng mấy chục năm qua, từ bỏ vị trí đứng đầu trong công ty CDH Investment, tập đoàn kinh tế hiện quản lý hơn 5,5 tỷ USD của hơn 100 công ty đầu tư trong và ngoài nước. Riêng ban lãnh đạo công ty CDH Investment dù chưa kịp hoàn hồn, vẫn lập tức tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, bàn bạc phương án tổ chức nhân sự trong thời gian tới.
“Điên khùng” đại gia cưỡi ngựa tới công sở
Trong khi nhiều người vẫn thèm thuồng mơ ước được vi vu trên những xế hộp siêu sang, thì ông He, một nhà giàu ở Tây An lại thể hiện thói “rửng mỡ” ngán tiền, chán của khi để mốc các "tuấn mã hạng sang" trong garage vài năm dòng và cưỡi ngựa tới công sở.

Đại gia He thong dong trên ngựa tới công sở.
Được biết, đây là một chủ doanh nghiệp tư nhân tại Hàm Dương, thành phố Tây An. Dù sở hữu vài chiếc xe sang trị giá hàng tỷ đồng, nhưng đại gia này rất hiếm khi phô diễn các xế hộp, ông chủ yếu cưỡi ngựa đi làm. Đại gia He lý giải: “Nhà tôi cách nơi làm việc chừng 7 – 8 km, lái xe mất 20 phút, cưỡi ngựa cũng chừng ấy thời gian. Nhưng cưỡi ngựa còn góp phần giảm bớt khí thải ra môi trường, nên tôi chọn cách này”.
Chú ngựa mà ông He đang cưỡi có tên “Wu Zhui”, được tậu về với số tiền 80.000 NDT (tương đương 256 triệu đồng). Được biết, chi phí chăm sóc chú tuấn mã này hàng năm cũng lên tới gần 60.000 NDT (tương đương 192 triệu đồng). Suốt hai năm qua, thói quen kỳ lạ này vẫn không hề thay đổi. Ông He cho hay, một ngày không cưỡi ngựa khiến ông thấy khó chịu tới mức “đứng ngồi không yên”.
Phơi tiền như phơi... cá khô
Tiền nhiều như lá đa, chất lâu trong nhà sợ ẩm mốc, một người đàn ông tên Yang, tại Quý Châu, Trung Quốc lâu lâu lại mang số tài sản rải trắng mặt sân hong nắng. Được biết, đây là bộ sưu tập tiền cổ với mệnh giá một hào được ông Yang “nâng như nâng trứng” suốt nhiều năm qua. Tổng giá trị thực của các đồng tiền khoảng 2.000 NDT (tương đương 6,7 triệu đồng), nhưng vì là đồ cổ nên đắt giá hơn gấp bội phần.

Ông Yang rải tiền khắp mặt sân để hong nắng.
Sau khi những hình ảnh phơi tiền như phơi cá khô này có sức lan nhanh như cháy rừng trên các trang mạng xã hội, nhiều ý kiến chỉ trích, đây là chiêu khoe khoang, phô của lố bịch của ông Yang. Nhưng chủ nhân của bộ sưu tập tiền cổ lại một mực khẳng định: “Tôi thường xuyên phơi tiền tại nhà mình, chỉ để tránh ẩm mốc, chứ không có ý khoe khoang gì”.
Phá nát siêu xe, xả stress
Việc một đại gia người Thanh Đảo vung không ít tiền, thuê người dùng búa tạ đập nát siêu xe Lamborghini Gallardo có trị giá tới 230.000 USD được nhiều cư dân mạng đánh giá là hành động điên rồ bậc nhất của giới lắm tiền Trung Quốc trong năm 2011.

Chiếc xế khủng Lamborghini bỗng chốc tan thành sắt vụn.
Thậm chí, một bạn có nickname “Chengxi wantai” còn bình luận: “Hành động này quả là “một mũi tên trúng hai đích”. Phá nát Lamborghini vừa tậu, không chỉ giúp ông ta xả cơn giận, mà còn là chiêu khoe giàu cực tinh vi trước bàn dân thiên hạ”.
Chiếc xe là hàng hiếm được nhập về từ Nhật Bản vào tháng 9/2010 với tổng giá trị 230.000 USD gồm cả phí hải quan. Nhưng đúng là “hữu danh vô thực”, chỉ bon bon trên đường tới ngày 29/11/2010, “chú chiến mã" bỗng dở chứng, không tài nào khởi động được. Sau năm lần bảy lượt đem xe tới chính hãng để bảo hành, sửa chữa sự cố, chiếc xe vẫn không thể khởi động.
Quá bức xúc vì trình độ bảo hành kém cỏi của đại diện hãng Lamborghini tại Thanh Đảo, chủ nhân của của Gallardo tiếp tục tìm cách liên lạc với Stephan Winkelmann, Giám đốc điều hành. Nhưng rốt cuộc vẫn bặt vô âm tín.
“Chi tiền khủng để nhận về một chiếc xe ẩm ương, thật quá bức xúc. Nhân ngày quốc tế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tôi phá hủy nó để phản đối thái độ phục vụ kém cỏi của hãng này.”, ông chủ chiếc Lamborghini Gallardo thẳng thừng tuyên bố trên một trang mạng xã hội Thanh Đảo. Nói là làm, vào 15h ngày 15/3, đại gia này tức tốc thuê người dùng búa đập nát chiếc xe cưng tại nơi công cộng, khiến người đi đường xuýt xoa tiếc rẻ.
“Nóng mắt” màn tuyển vợ trên sàn catwalk của đại gia
Năm qua, một sự kiện đình đám khác dính dáng tới các quý ông lắm tiền Trung Quốc  là ngày hội tuyển vợ tại Vũ Hán kéo dài từ 25/6 – 2/7.
Những đại gia tham dự ngày hội này phải sở hữu số tài sản từ 30 triệu NDT (tương đương 96 tỷ đồng), hoặc thu nhập bình quân hàng năm là một triệu NDT (tương đương 3,2 tỷ đồng). Giá vé vào cửa cũng “kếch xù” không kém với mức 99.999 NDT (tương đương gần 320 triệu đồng).

Đại gia trẻ chọn cả hai thiếu nữ xinh đẹp làm vợ yêu.
Các thiếu nữ được miễn phí đăng ký, sau khi trải qua các vòng tuyển dụng khắt khe mới lọt vào vòng trình diễn bikini ngày 25/6. Các "thí sinh" nóng bỏng, gợi cảm trong trang phục áo tắm, lần lượt lướt qua hàng dài đại gia ngồi dưới khán đài.
Ông Trần, một thương nhân tham dự ngày hội này cho hay: “Đây không chỉ là một buổi hẹn hò của dân nhà giàu, mà còn là nơi để các đại gia tuyển vợ yêu”.
 Theo ban tổ chức, trình diễn bikini chỉ là một trong các nội dung thi tuyển. Tuần trước, các thí sinh đã tham gia vòng thi tài năng, nhằm chọn ra những phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Nội dung, hình thức ngày hội đã khác thường là vậy, nhưng kết quả tuyển chọn càng khiến dư luận “bổ nhào”. Sau khi kết thúc ngày hội, một đại gia trẻ chơi trội bằng cách quyết định tuyển tới hai thiếu nữ xinh đẹp. Quý ông này cho biết: “Một cô là thạc sĩ, một cô xinh đẹp mặn mà, tôi chọn cả hai để tiếp tục trò chuyện, giao lưu, mới đưa ra quyết định cuối cùng”. Các đại gia khác thì cho rằng: “Tìm vợ không nhất định phải quá xinh đẹp, đa tài đa nghệ, nhưng trông phải vừa mắt, hiền thục đoan trang và mang nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Trung Quốc”.

Năm 2009, lớp người giàu Trung Quốc chịu tác động không nhỏ từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chi tiêu bình quân năm của giới này ở mức 1,7 triệu NDT, thấp hơn năm 2008 khoảng 300 nghìn NDT.

Kết quả điều tra trên do tạp chí Hồ Nhuận tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 4-11/2009, với 383 nhà giàu Trung Quốc có tài sản trị giá hàng chục triệu NDT, trong đó có 66 người sở hữu số tài sản hơn trăm triệu NDT. Độ tuổi bình quân của nhóm này là 41, nam nhiều hơn nữ.
Tuy chi tiêu giảm, nhưng cuộc sống của nhóm này vẫn “khá vương giả”. Theo Hồ Nhuận, bình quân, mỗi người có khoảng 3 chiếc xe hơi, 4,4 chiếc đồng hồ đeo tay, sở hữu nhiều vàng bạc đá quý.
Nhiều nhà giàu Trung Quốc tính mua du thuyền. (Ảnh minh họa: Seriouswheels)
Tranh chữ cổ và các tác phẩm nghệ thuật đương đại cũng là đối tượng được nhóm này thích sưu tầm. 1/6 số nhà giàu có tài sản trên trăm triệu NDT dự định mua máy bay riêng, một nửa tính mua du thuyền.
Năm 2009, du lịch trở thành lĩnh vực được giới giàu có Trung Quốc chi phí nhiều nhất. Kế đến là hàng hóa đắt tiền, chi phí giáo dục con cái, tiền quà cáp, sưu tầm đồ quý và giải trí.
Điều tra còn cho thấy, những năm gần đây, nhà giàu Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe. Năm ngoái, bình quân giới này nghỉ phép 16 ngày. 7 phần 10 có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, 1/3 không uống rượu và gần 1 nửa không hút thuốc lá.
Mặc dù mức chi dùng trong năm 2009 giảm, nhưng giới giàu Trung Quốc vẫn giữ thái độ lạc quan về triển vọng kinh tế đất nước. Năm nay, xu hướng đầu tư tài chính của khu vực này vẫn chủ yếu là bất động sản, chiếm 1/3. Đầu tư vào lĩnh vực cổ phiếu chỉ chiếm khoảng 23%

Chưa bao giờ người giàu Trung Quốc đổ nhiều tiền ăn Tết và chơi Tết như bây giờ. Từ những bữa tiệc giao thừa tiền tỷ, những món quà khiến nhà giàu châu Âu “lác mắt” đến cả việc tung tiền tấn để đốt pháo lấy may...

Du lịch nước ngoài mua sắm

Đi Las Vegas, sang Hongkong, tới Toronto, nhiều đại gia Trung Quốc, nhất là các tay giàu xổi đã lựa chọn cách đón Tết năm mới âm lịch (người Trung Quốc gọi là Tết Xuân) bằng một kỳ nghỉ ở các nước ngoài kết hợp mua sắm các thứ đồ xa xỉ. Đối với nhiều đại gia, thứ âm thanh họ nghe nhiều nhất trong dịp Tết không phải là tiếng pháo, tiếng nổ của Sâm-panh hay tiếng vỗ tay, mà là tiếng... rào rào của máy đếm tiền!
Theo báo “Shanghai Daily”, dịp Tết Nhâm Thìn đã có tới 5.000 du khách Đại lục Trung Quốc tới mua sắm ở Trung tâm thương mại Macy’s (Las Vegas), trong đó 800 người đến từ Bắc Kinh và Quảng Châu. Đó là những người có mức thu nhập từ 200 ngàn đến 1 triệu tệ/năm, họ đến đây để “càn quét” các món đồ xa xỉ mà người có thu nhập bình thường chưa bao giờ dám nghĩ tới. Đây là một ví dụ điển hình về cơn sốt mua sắm khiến các khách phương Tây cũng phải tròn mắt, lè lưỡi khi chứng kiến.
Cũng vào dịp cơn sốt mua sắm dịp Tết của khách Trung Quốc đang xuất hiện tại các trung tâm thương mại phương Tây này, cơ quan dự báo thị trường quốc tế CLSA Asia-Pacific Markets có trụ sở ở Lion (Pháp) đã đưa ra dự báo: đến cuối năm 2020 thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng cao cấp Trung Quốc có thể đạt tới 74 tỷ Euro (101 tỷ USD)/năm.
Cơn sốt mua sắm từ Trung Quốc tràn sang đã khiến các hãng bán lẻ quốc tế vui mừng khôn xiết. Các ông chủ cửa hàng thời trang xa xỉ ở London đang gây sức ép với chính phủ Anh, yêu cầu phải đơn giản hoá trình tự thủ tục cho phép du khách người Đại lục nhập cảnh Anh Quốc, nếu không họ sẽ chuyển sang các thị trường Paris hay Milano mất.
Theo tờ Financial Times, năm 2010, các du khách Trung Quốc tổng cộng tiêu 350 triệu Bảng ở đất Anh, nhưng nhiều chủ cửa hàng tin rằng nếu thủ tục nhập cảnh của khách Trung Quốc được đơn giản hoá thì doanh số bán hàng của họ còn cao gấp bội.
Cũng theo báo này, công ty Harrods thậm chí đã chuẩn bị tổ chức một đoàn du thuyết để gặp, đề đạt yêu cầu này với chính phủ. Harrods đã viện dẫn số liệu của tập đoàn bán lẻ Thuỵ Điển Global Blue Holdings AB cho thấy, trong hai năm tới, nếu các thủ tục phiền hà không được thay đổi thì các hãng bán lẻ hàng xa xỉ Anh sẽ bị thất thu tới 16,5 tỷ Bảng.
Với sự gia tăng của các đoàn khách du lịch mua sắm đến từ Trung Quốc, nền kinh tế Anh cũng bắt đầu coi trọng những đoàn cách với những thành viên trong túi trĩu tiền này. Tuy nhiên, sự coi trọng ấy nhiều khi cũng gây nên rắc rối. Đã xảy ra xô xát giữa những nhân viên hướng dẫn du lịch (tourguide) với du khách Trung Quốc do bị chèo kéo quá mức vào các điểm mua sắm đã được chọn sẵn.
Đốt tiền chơi pháo

Đối với nhiều người, đốt pháo ngày Tết là trò đốt tiền, nhưng đối với một số đại gia, tiền bạc không thành vấn đề thì việc mua pháo đốt là một thú chơi để người khác phải “lác mắt”...
Tết Tân Mão 2011, Công ty pháo hoa Thẩm Dương tung ra thị trường loại pháo hoa thăng thiên có tên là “Trăm hoa nở rộ”, giá 1000 tệ (1 tệ = 3.250 VNĐ), được rất nhiều người đặt mua, có người mua một lúc 20 dàn.
Bộ phận bán hàng của công ty cho biết, khách mua nhiều nhất là các chủ mỏ, chủ ngân hàng, người kinh doanh địa ốc... Bạo tay nhất là các chủ mỏ. Có ông rất chuộng các loại pháo hoa kiểu mới, độc đáo, chẳng ngần ngại chi tới 20, 30 vạn tệ cho thú chơi đốt tiền này.
Ông Châu Tân Tùng, chủ một xưởng luyện Đồng, Nhôm nói, để mừng làm ăn có lãi và muốn năm mới lãi nhiều hơn, năm nào ông cũng dành khoản tiền 13 vạn tệ (chú ý con số 13) mua pháo đốt để cho may mắn.
Số pháo trị giá 13 vạn tệ này ông đốt làm 2 lần: đêm Giao thừa đốt 2 vạn, ngày mở cửa đầu năm đốt 11 vạn. Riêng khoản tiền chi cho pháo đốt ngày khai trương đầu năm thì còn được chú ý “chỉn chu” hơn, ví dụ 118.888 tệ để cho “phát càng thêm phát” (!).
Hiệp hội Pháo Thẩm Dương thống kê thấy rằng, mỗi năm dân chúng ở đây đốt hết cỡ 100 triệu tệ tiền pháo, trong đó các đơn vị, tập thể chi khoảng 25 triệu, còn lại là các cá nhân. Điều lạ là bên cạnh các đơn vị kinh doanh ngân hàng, thông tin, mỏ ra, ngành y tế cũng đứng hàng “đại gia” về tiêu tiền mua pháo đốt.
Sắm hàng xa xỉ
Trả tiền lấy 10 đồng hồ đeo tay loại 10 vạn tệ, 30 thắt lưng giá 3 ngàn tệ/chiếc... Đó không phải là bán buôn mà là chuyện đại gia ở Thẩm Dương mua sắm... quà biếu Tết.
Trương Địch, nhà ở khu Doanh Khẩu sau khi xem kỹ chiếc đồng hồ hàng hiệu Thuỵ Sỹ giá 8 vạn tệ, đã quyết định rút tiền ra mua để đeo. Ông cho biết đây là một trong những món đồ ông sắm Tết. Những người đi mua hàng xa xỉ dịp Tết như Trương Địch rất đông. Họ mua hàng xa xỉ mà cứ như mua bắp cải vậy. Kéo cả nhà, đi thành đoàn, ào vào các trung tâm thương mại cao cấp để “quét” hàng trên các giá trưng bày.
Trong một trung tâm thương mại ở khu Thẩm Hà, phóng viên bắt gặp một đoàn khách mua sắm. Nghe giọng nói thì biết họ là người phương Nam. Nhân viên bán hàng cho biết những đoàn mua sắm kiểu này rất nhiều. Họ mua một lúc tới 10 vạn tệ tiền hàng.
Cô Vương, nhân viên bán hàng của cửa hàng chuyên doanh nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng của Thuỵ Sỹ kể: Tết Tân Mão cửa hàng bán hàng chạy chưa từng thấy. Loại đồng hồ giá 10 vạn tệ có người mua liền một lúc 10 chiếc. Ở cửa hàng đồ da bên cạnh, có vị mua liền 30 chiếc dây lưng loại 3 ngàn tệ.
Săn hàng ngoại ăn Tết
Hàng ngoại nhập cũng bán rất chạy trong dịp Tết năm ngoái. Ông Lưu, chủ một cửa hàng chuyên doanh thực phẩm nhập khẩu ở Tây Thuận cho biết: nhiều mặt hàng nhập khẩu bị cháy chợ. Ông cho biết, Tết là cơ hội tốt nhất trong năm để bán hàng ngoại nhập. Mỗi ngày cửa hàng ông bán được 2 – 3 vạn tệ, gấp 3-4 lần năm trước.
Tại một siêu thị thực phẩm ở Bắc Kinh, các mặt hàng bán chạy là bia Đức, Sushi Nhật, Cá trứng Na Uy, nước trái cây ép Italia và... Kẹo Dừa Việt Nam. Một bà khách hào hứng: “Tôi không ngờ hàng ngoại lại rẻ vậy, như Kẹo Dừa Việt Nam, ngon như thế mà còn rẻ hơn cả kẹo nội địa. Tôi mua nhiều để ăn, tiếp khách và làm quà biếu nữa”.

Những bữa tiệc giao thừa “khủng”
Mươi năm trở lại đây, người Trung Quốc sống ở các thành phố có thói quen đón giao thừa trong khách sạn. Vào ngày cuối năm, các gia đình đặt trước bữa tiệc tất niên, ăn uống và ngủ lại trong khách sạn, gọi là “Niên dạ phạn”, hoặc “Niên dạ yến”.
Tết Tân Mão 2011 vừa qua, cả Trung Quốc xôn xao bởi giá trọn gói “Niên dạ yến” của một khách sạn ở Tô Châu: 597.160 tệ (gần 2 tỷ VNĐ), sau khi chiết khấu, khách phải trả 388.888 tệ (1,28 tỷ VNĐ) - một con số kinh hoàng.
Được biết, thực đơn của bữa tiệc tất niên này có 10 món, trong đó bao gồm một số món “độc” như Vi cá mập nấu với sương ngưng trên cây Bạch Tùng, Tổ yến hầm với tổ ong rừng... Khách hàng được đưa đón bằng xe Hummer cao cấp, được thưởng thức tại chỗ các loại hình văn hóa như biểu diễn thêu tranh, bình đàn, ngâm thơ... được ngủ phòng hạng President.
Trước đó ít lâu, báo chí đưa tin một khách sạn 5 sao ở Hàng Châu đưa ra thực đơn “Niên dạ yến” 199 ngàn tệ/bàn, người ta đã lè lưỡi thất kinh, nay với thực đơn “khủng”: một bữa ăn giá tương đương một chiếc xế hộp sang trọng, bằng thu nhập trong 10 năm của một người Trung Quốc bình thường, nhiều người không dám tin đó là sự thực.
Báo chí Trung Quốc viết: “tiêu tiền kiểu này thì đến Bill Gates cũng phải kêu trời”. Vậy ai là những người “ném vàng qua cửa sổ” như vậy? Đó là những người giàu xổi như chủ mỏ, nhà đầu tư địa ốc, chủ thầu xây dựng những công trình lớn. Khách họ mời dự “niên dạ yến” dĩ nhiên là những người giúp họ phát tài sinh lợi, một bữa ăn có thể “biến người lạ thành quen, quen thành thân”, một bữa ăn thêm được người bạn, đem lại lợi ích lớn hơn nhiều số tiền bỏ ra.
Giới nhà giàu Trung Quốc chơi chim bồ câu bạc tỉ 
Giá của chú chim chiến thắng trong cuộc đua đường dài tại Bỉ được người Trung Quốc trả tới hàng chục ngàn euro.

Những người giàu có sành chơi chim bồ câu Trung Quốc đang đưa ra mức giá hàng chục ngàn euro (tương đương với hàng tỷ đồng Việt Nam) để mua những chú bồ câu vô địch của Bỉ, trong khi những người yêu chim bồ câu địa phương không thể cạnh tranh với mức giá "trên trời" này.
Vào cuối tháng Giêng, một nhà công nghiệp giàu có của Trung Quốc là Hun Zhen Yu đến châu Âu và trả 250.000 euro (328.000 USD) cho chú chim có tên là "Special Blue", một mức giá kỷ lục cho chú chim vô địch.
Theo trang web chuyên về chim bồ câu, có tên là Thiên đường chim bồ câu (Pigeon Paradise - PIPA), trong vài năm, người nuôi chú chim này, Pieter Veenstra ở Hà Lan, đã bán được 245 chú chim bồ câu, kiếm được hơn 2.000.000 euro, trong đó một nửa số khách hàng đến từ Trung Quốc.
Nuôi chim bồ câu là một niềm đam mê có từ lâu đời của người Trung Quốc, mặc dù tại đất nước này không hay diễn ra cuộc đua chim bồ câu đường dài như ở Bắc Âu.
Tại Bỉ, Hà Lan, miền Bắc nước Pháp và ở Anh, các cuộc đua chim bồ câu có thể diễn ra trên khoảng cách hơn 1.000km. Các chú chim ganh đua nhau bay càng nhanh càng tốt để trở về chuồng. Bản năng của loài chim thông minh này giúp chúng tìm đường.
Tại Bỉ, việc nuôi chim bồ câu làm cảnh đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhưng sự xuất hiện của những người thích chơi chim đến từ Trung Quốc đã làm cho thị trường trở nên sôi động.
Những người Trung Quốc giàu có sành nuôi chim bồ câu sẽ phải trả số tiền rất lớn "nếu chú chim bồ câu đã giành được nhiều giải thưởng và có giống tốt," Nikolaas Gyselbrecht, người đứng đầu của PIPA, nói bên lề Hội chợ chim bồ câu thế giới lần thứ 2, diễn ra tại Kortrijk, Bỉ.
Willy Anquinet, 75 tuổi, đến từ ngôi làng của Gooik, gần Brussels, cảm thấy mình là nạn nhân của cơn sốt này. Đầu tháng 2/2012, một trong con chim vô địch của ông, tên là "Black", đã bị bắt trộm.
"Tôi đã được đề nghị bán với giá 15.000 euro (19.600 USD), nhưng tôi đòi 20.000 euro để có thể mua một chiếc xe mới," ông nói. Vài ngày sau chuyến thăm của những vị khách hàng tương lai này, "khóa cửa chuồng chim bồ câu đã bị phá".
"Họ đã đánh cắp chú chim "Black" và đã cố gắng để lấy thêm một chú chim nữa, nhưng chưa lấy được và làm gãy 1 cánh của nó, ông nói một cách buồn rầu vì mất cả hai chú chim vô địch, và vết thương sẽ buộc chú chim thứ hai phải "nghỉ hưu" sớm.
Marc De Cock, người có 600 chú chim bồ câu sống ở Temse, miền Bắc nước Bỉ, đã đầu tư hệ thống khóa an toàn cho những chú chim của mình, trong đó có con trị giá 100.000 euro. Những chú chim này được quan sát bởi 15 camera ghi hình, có vòi hoa sen và nhà tắm nắng riêng, và được đối xử như những nhà vô địch thể thao hàng đầu.
Một đại gia Trung Quốc mới đây vung hàng chục tỷ đồng tậu căn biệt thự xa hoa hơn 700 m2 ngay tại trung tâm Bắc Kinh để làm nơi chứa rượu, khiến dân tình lại điên đảo vì thói chơi sang của giới nhà giàu nước này.Tầng hầm của căn biệt thự là nơi cất trữ các loại rượu cao cấp với chi phí xây dựng lên tới hàng tỷ đồng, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Ngoài rượu Mao Đài, phần lớn đều là vang nhập ngoại đắt giá.

Không chỉ chứa dưới tầng hầm, ông chủ giàu sang tên Vương Hồng Kiệt còn sửa chữa các gian nhà trong biệt thự thành không gian lý tưởng để trưng bày “trên trời dưới biển” các loại rượu. Đại gia Vương tiết lộ: “Mỗi căn phòng đều được bài trí theo một chủ đề riêng với các loại rượu quý phù hợp”.


Điên đảo thói chơi sang của giới nhà giàu
Căn biệt thự xa hoa giữa lòng Bắc Kinh được đại gia Vương tậu về làm nơi trưng bày rượu.

Nhiều người khó hiểu với hành động “vung tiền quá trớn” này của ông Vương. Thực chất, Vương Hồng Kiệt là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH vang Bordeaux. Vì đam mê với các loại rượu, đại gia này quyết định chi ra hàng chục tỷ đồng tậu biệt thự sang tại Bắc Kinh để thỏa chí trưng bày vàthưởng thức rượu.

Theo ông Vương, trong số những loại rượu nhập ngoại xa xỉ này, có cả Romanee Conti. Đây là loại từng được chuyên gia Robert Parker ca tụng: “Romanee Conti được dành riêng cho giới siêu giàu. Và chỉ những ai sở hữu khối tài sản hàng trăm tỷ đồng mới xứng đáng thưởng thức loại này”.

Tiểu Tạ, một nhân viên trong công ty Rượu vang Bordeaux, chia sẻ với phóng viên, vì được ông chủ Vương nhờ vận chuyển rượu tới nhà, anh mới có diễm phúc ngắm ngôi biệt thự xa hoa và căn hầm chứa rượu bí mật này. Tiểu Tạ tiết lộ, có lần, để chiêu đãi khách quý, đại gia Vương Hồng Kiệt đã mở một chai rượu nho quý và vài chai Mao Đài được hạ thổ hơn chục năm qua.
Hải Nam - chốn ăn chơi mới của nhà giàu Trung Quốc
Các vị khách đặc biệt trong sự kiện quảng bá du lịch hòn đảo tuần vừa rồi. Ảnh: Xinhua
Khu đậu bến du thuyền nhìn từ trên cao tại đảo Hải Nam. Ảnh: Xinhua
Một câu lạc bộ du thuyền trên đảo cho biết hơn 80 thành viên trong câu lạc bộ đã phải trả 92.000 USD mỗi người để được quyền ưu tiên đậu trên bến trong 23 năm. Ảnh: Xinhua
Điểm nhấn trên hòn đảo Hải Nam là chuỗi 4 tòa tháp bao gồm những căn hộ sang trọng và một khách sạn 7 sao mang tên Phoenix Island, đang trong quá trình chuẩn bị hoặc xây dựng. Ảnh: New York Times
Một căn hộ có tầm nhìn hướng ra biển, trang bị bồn tắm và sofa trên ban công, được rao bán với giá khởi điểm trung bình 9.500 USD một mét vuông, tương đương với giá một số phân khúc nhà ở New York. Ảnh: New York Times
"Người ta đang lao đến Hải Nam với những túi đầy tiền", Raymond Hau, giám đốc của khu sân golf Sun Valley Golf Resort nói. Sân golf này đang xây một hệ thống 220 căn biệt thự sang trọng. Ảnh: New York Times
Ông chủ Wang Dafu (trong ảnh) của Công ty Hongzhou là một trong những người đi tiên phong trong cuộc cách mạng đưa Hải Nam thành trung tâm du lịch đẳng cấp. Ông đang đẩy nhanh tiến độ dự án khu căn hộ cao cấp cùng bến du thuyền Times Coast. Khách du lịch đến với hòn đảo. Tại đây, giá phòng khách sạn 5 sao có thể lên đến cả nghìn đôla Mỹ mỗi ngày đêm.Ảnh: New York Times
Một bãi biển nằm trong khu resort Sanya. Cơn sốt mang tên Hải Nam đã đẩy giá nhà đất tại hai thành phố chính của tỉnh Hải Nam là Tam Á và Hải Khẩu tăng 50% trong vòng một năm qua, cao gấp 5 lần tỷ lệ tăng giá trung bình của Trung Quốc. Khu du lịch đảo Hải Nam đánh vào tâm lý muốn được phô trương của những người giàu mới phất ở Trung Quốc. Ảnh: New York Times
Khách du lịch đang nghỉ ngơi trên bãi biển ở Tam Á. Tháng trước, tờ Nhân dân Nhật báo và Thanh niên Nhật báo Trung Quốc đều có những quan ngại về cơn sốt giá nhà và giá khách sạn ở Hải Nam. Ảnh: New York Times
Đằng sau vẻ hào nhoáng của khu du lịch sang trọng, cuộc sống người dân trên đảo vẫn lặng lẽ. Ảnh: New York Times
Phía bên kia của hòn đảo, nhiều người vẫn phải sinh sống trong điều kiện tù túng chật hẹp. Hàng nghìn gia đình đã sống ở đây từ hàng nhiều thế hệ nay. Nhưng hiện nay, quan chức địa phương và các công ty bất động sản đang cố gắng thuyết phục họ rời khỏi khu vực. Ảnh: New York Times
Lin Mingkun, chủ một công ty du thuyền và căn hộ cao cấp cho biết họ đang xây khu căn hộ để cư dân trên đảo có thể chuyến đến đó ở, nhường chỗ để phát triển du lịch. Những con tàu đánh cá của người dân cũng sẽ được dời đến cảng khác, ông cho biết. Ảnh: New York Times
Ngày hội tuyển vợ của đại gia vừa hạ màn tại Vũ Hán, Trung Quốc ngày 2/7 vừa qua. 48 quý ông giàu có và 50 người đẹp trải qua các vòng tuyển chọn gắt gao đã có một “đêm hẹn hò chung kết” gây tranh cãi với kết quả: một năm cặp với hai nữ.
Sau khi chọn ra những thí sinh xuất sắc, các đại gia xếp hàng dài để bình chọn, đánh giá. Gọi là "đêm hẹn hò" nhưng nam nữ không thoải mái giao lưu, trò chuyện, mà các người đẹp giống như những người mẫu trên sàn catwalk, còn các quý ông thỏa sức bình phẩm, ngắm nghía, bình chọn ra những thiếu nữ nổi trội nhất.

Những cô gái xinh đẹp đang mong muốn tìm kiếm một nửa mình sải bước trên sàn catwalk trong buổi mai mối. 

Từ sân khấu,cô gái trẻ trong bộ bikini nhìn ra xa xăm.

Một cô gái tự tin tạo dáng trên sân khấu.
 
Nhiều cô gái được mẹ tháp tùng tới hội thi và háo hức trả lời: “Tôi không muốn tìm một người giàu có, mà mong có được một quý ông tận tâm và có chí tiến thủ trong sự nghiệp. Tôi cảm thấy cá tính và phong cách của mình sẽ hợp với người như vậy”.

Còn các đại gia thì cho rằng: “Tìm vợ không nhất định phải quá xinh đẹp, đa tài đa nghệ, nhưng trông phải vừa mắt, hiền thục đoan trang và mang nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Trung Quốc, đặc biệt phải là tình yêu sét đánh, mới gặp đã mê mẩn”.
Điều gây sốc là có một đại gia chơi trội với quyết định tuyển tới hai thiếu nữ xinh đẹp. Quý ông này cho biết: “Một cô là thạc sĩ, một cô xinh đẹp mặn mà, tôi chọn cả hai để tiếp tục trò chuyện, giao lưu, mới đưa ra quyết định cuối cùng”.
Các chân dài lộng lẫy trong trang phục dạ hội, đeo mặt nạ huyền bí, sải bước dài trên thảm đỏ tựa các minh tinh. Họ cố gắng phô diễn tài năng, độ gợi cảm, vẻ yêu kiều…nhằm toát lên nét đẹp hoàn mỹ với hy vọng lọt vào mắt xanh của những đại gia lắm tiền nhiều của và chịu chơi nhất.
Các cô gái mặc bikini gợi cảm lần lượt diễu qua nhóm nam giới ngồi bên dưới để mong lọt vào mắt xanh của vị đại gia nào đó. Buổi tuyển vợ của những người đàn ông giàu có Trung Quốc đó diễn ra hôm 25/6 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Sự kiện hẹn hò trên được tổ chức cho giới nhà giàu bên một khu hồ ở thành phố Vũ Hán.
Để tham dự buổi kén vợ này, các vị khách phải đáp ứng một số điều kiện như phải có tài sản cá nhân hơn 460.000 USD hoặc hơn, thu nhập hàng năm là khoảng 154.000 USD hoặc nhiều hơn số đó.
Phí vào cửa cho mỗi đại giá có giá hơn 15.000 USD.
Các cô gái được miễn phí khi đăng ký dự thi.
Tuy nhiên để có mặt trong sự kiện hẹn hò hôm 25/6, các ứng viên phải trải qua nhiều vòng thi có tính cạnh tranh cao.
Có thể là bạn trai, có thể là chồng nhưng những đại gia đó phần nào cũng đã làm cho tên tuổi của các mỹ nhân thêm nổi đình, nổi đám trong làng giải trí Hoa ngữ.
1. Triệu Vy
Chồng của Triệu Vy là một đại gia trong ngành bất động sản. Chỉ cao khoảng 1,7m vớivẻ ngoài rất bình thường nhưng Hoàng Hữu Long lại là một đại gia buôn bán nhà đất và vật liệu xây dựng ở Trung Quốc. Triệu Vy cũng đã nhiều lần cùng chồng tham gia các buổi chiêu đãi của công ty, không ai là không biết đến tiếng “bà chủ” Triệu Vy. Hiện nay, hai người đã có một cô con gái cưng vô cùng xinh xắn và đáng yêu.
Triệu Vy và chồng
2. Dương Tử Quỳnh
Bạn trai ngoại quốc của Dương Tử Quỳnh là một nhà quản lí cao cấp của giải đua F1, trong giới thể thao Âu Mỹ cũng có danh tiếng nhất định. Gần đây Dương Tử Quỳnh liên tục cùng bạn trai xuất hiện tại các sự kiện. Trước đây báo chí cũng đã từng đưa tin hai người sắp kết hôn.
Dương Tử Quỳnh và bạn trai người nước ngoài

Hai người tại trường đua xe F1
3.Trương Mạn Ngọc
Bạn trai của Trương Mạn Ngọc là một nhà kiến trúc sư quốc tế nổi tiếng có tên làOle Scheeren. Ole Scheeren kém Trương Mạn Ngọc 7 tuổi, đã từng thiết kế đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc. Tuy báo chí chưa hề động chạm đến gia cảnh nhưng là một kiến trúc sư nổi tiếng bạn trai Trương Mạn Ngọc không thể tầm thường được.
Trương Mạn Ngọc và Ole Scheeren
4. Tiểu S (Từ Hy Đệ)
Tiểu S khi kết hôn cùng Hứa Nhã Quân đã công khai tuyên bố:”Lấy chồng và về làm dâu nhà người ta chưa chắc đã có thể hạnh phúc, trừ khi tim được một người chồng thật tuyệt vời và bố mẹ chồng thật tuyệt vời”.Mẹ chồng của Tiểu S sau đó rất ưng ý con dâu, còn mua tặng cô căn biệt thư trị giá hơn 41 triệu tệ (khoảng 130 tỷđồng)và mời kiến trúc sư nổi tiếng đến thiết kế trang trí. Lấy chồng quả là một khoản đầu tư tốt của Tiểu S.
Tiểu S âu yếm bên chồng
Hai vợ chồng và con
Tiểu S và gia đình nhà chồng
5. Lâm Chí Linh
Bạn trai của chân dài Đài Loan Lâm Chí Linh là ông chủ đời thứ ba công ty Hòa Thành – Khưu Sỹ Khải. Cách đây không lâu, báo chí đã đưa tin hai người sẽ sớm kết hôn nhưng Lâm Chí Linh đã phủ nhận tin này.
Khưu Sỹ Khải
Lâm Chí Linh và Khưu Sỹ Khải
6. Chương Tử Di
Vivi Nevo ở Mỹ là một đại gia bạc tỷ nhưng ít khi xuất hiện trước công chúng. Từ trước đến nay khi báo chí Mỹ nhắc đến Vivi đều dùng những từ ngữ như “vô cùng trầm lặng ít nói”, “thương nhân quốc tế thần bí”,”nhà tài chính bí hiểm”.Cónguồn tin cho biếtngườiđànôngnày 41 tuổi, nguồn tin khác lại cho là hơn 50, ngoài ra không có thông tin nào khác về Vivi Nevo. Gần đây, Chương Tử Di đã tuyên bố chia tay với Vivi Nevo.
Chương Tử Di và Vivi Nevo
Chương Tử Di và bạn trên bên bãi biển 
Chỉ vì tiền mà giới trẻ Trung Quốc có thể chụp cả hình của mình , ăn mặt thiếu vãi để tung lên mạng tìm những anh đại gia háo sắc để lấy tiền chơi game . Tưởng lấy tiền để làm gì thì ra lấy tiền để chơi game online . Điều này chưa có xảy ra ở việt nam nhưng ở Trung Quốc thì có và hình khi được tung lên mạng đã lan truyền đi nhanh chóng .
   Hai cô nàng người Trung Quốc đã tự chụp hình của mình tung lên mạng kèm theo lời nhắn , nếu có anh nào đối tốt với các cô thì các cô sẵn sàng làm thỏa mãn đầy đủ cho họ . Trong những bức hình hai cô tung lên mạng hai cô không ngần ngại uốn éo thân hình với các tư thếnhư những bộ ảnh  nóng mà chúng ta thường thấy lan tràn trên mạng .
              
  Hai cô gái trẻ quyết định tung ảnh khoe thân để kiếm người bao tiền ăn chơi....Tin : Mai Anh .. ( Theo SiNa )
    Trước đó, một nữ sinh viên ĐH Phổ Đà, Thượng Hải, Trung Quốc tên là Viên Viên cũng khiến dư luận được phen "ngã bổ chửng" với loạt ảnh gợi cảm trong trang phục váy ngủ và nội y bó sát người với hy vọng kiếm được cho mình một đại gia hoặc thiếu gia giàu có bao tiền sinh hoạt. Trong các bức ảnh đăng tải, cô gái có khuôn mặt bầu bĩnh xinh xắn này táo bạo giơ tấm biển ghi rõ dòng chữ: “Tôi tên Viên Viên, cao 1m65, nặng 47 kg, vòng ngực 38D”. Những hành động quá phóng khoáng này của một bộ phận giới trẻ 9x đang khiến các bậc phụ huynh Trung Quốc vô cùng lo lắng về nhận thức và đạo đức của con em mình.
       Một số hình ảnh của hai thiếu nữ trẻ tự tung lên mạng:
                        
                       
                      
                     
                    
                    
     Với bạn chuyện này là tốt hay xấu . Những bạn này nghĩ gì mà phải làm vậy ? Có nên chỉ vì tiền chơi game mà phải đưa cả thân hình chính mình tung lên mạng vậy không ta ? Nếu là những người khôn ngoan chắc chắn họ sẽ không làm thế này đâu há . Còn bạn nghĩ sao? Có nên làm vậy không ?

No comments:

Post a Comment