Wednesday, March 28, 2012

Phụ nữ giàu nhất thế giới




Bà Wu Yajun, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Longfor Properties vươn lên là nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc.

Từ một phóng viên, Wu Yajun phấn đấu trở thành chuyên gia địa ốc, và sau đó là Chủ tịch tập đoàn bất động sản Longfor Properties, với tài sản 6,6 tỷ USD.Theo số liệu từ Hurun, tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của bà Wu Yajun, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Longfor Properties Co., là khoảng 42 tỷ nhân dân tệ (6,6 tỷ USD). Với khối tài sản này, bà trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc. Tài sản của bà nhiều hơn 3 tỷ USD so với nữ tỷ phú giàu nhất châu Âu Rosalia Mera - chủ sở hữu hãng thời trang Zara, và nhiều hơn 3,7 tỷ USD so với trùm truyền thông Mỹ, Oprah Winfrey.Khối tài sản của bà Wu năm 2011 đã tăng 50% so với năm trước đó, phần lớn là nhờ doanh thu của tập đoàn Longfor Properties, nơi gia đình bà Wu nắm giữ phần lớn cổ phần, tăng 74% giá trị tương đương 18,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,8 tỷ USD) so với năm 2010.

Bà Wu, năm nay 48 tuổi, không chỉ là một nữ doanh nhân thành đạt mà còn là đại biểu quốc hội Trung Quốc. Không được thừa hưởng khối tài sản nào, bà Wu đã vươn lên trở này nữ tỷ phú tự lập giàu nhất thế giới. Năm 1984, bà tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật và ra làm việc xí nghiệp Qianwei Meter Factory. Năm năm sau đó, bà chuyển sang làm phóng viên và biên tập viên tại tờ China City Sightseeing, trực thuộc sở xây dựng thành phố Trùng Khánh (Chongqing).
Sau năm năm gắn bó với tờ báo, bà đã trở thành một chuyên gia bất động sản và thiết lập được nhiều mối quan hệ với giới doanh nghiệp thành phố. Năm 1995, bà thành lập công ty bất động sản Chongqing Zhongjianke Real Estate Co Ltd với vốn đăng ký chỉ 10 triệu nhân dân tệ. Đây chính là tiền thân của Chongqing Longfor Properties Co Ltd. sau này. Hiện tập đoàn của bà đã có mặt tại 14 thành phố lớn của Trung Quốc với gần 7.000 nhân viên.
Theo xếp hạng thường niên của hãng nghiên cứu và tư vấn Hurun, ngành công nghiệp bất động sản vẫn là nguồn làm giàu lớn nhất của những nữ tỷ phú Trung Quốc với 6 người nằm trong top 10 năm 2011. Bà Wu cũng là một trong 18 tỷ phú tự lập giàu nhất thế giới người Trung Quốc.
Ba nữ tỷ phú Zhang Lan, Yang Lan và Zhang Xin. Ảnh: News Week.

Từng phải ngủ giữa một bên là chuồng lợn và bên kia là chuồng gà; đi làm ban ngày và học ban đêm; nằm trên bàn học vì không có nổi cái giường, những nữ tỷ phú giàu có nhất Trung Quốc nay đều xinh đẹp và tự hào về con đường làm giàu gian khó mà họ đã đi.

Trong năm con rồng này, tác gia nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa Amy Chua khắc họa chân dung bốn phụ nữ quyền lực của Trung Quốc. Họ đã vượt lên những quan niệm truyền thống để trở thành những người giàu, siêu giàu.
Sau những phấn đấu không ngừng, Trung Quốc giờ đây đang mong muốn đạt được vị trí đứng đầu trong nhiều lĩnh vực. Đó là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Trung Quốc cũng tự hào là nước có nhà máy thủy điện lớn nhất cùng với các trung tâm mua sắm và trang trại cá sấu (nuôi dưỡng khoảng 100,000 con thuộc loài động vật dữ tợn này). Trung Quốc cũng đang xây dựng sân bay lớn nhất thế giới, kích cỡ bằng với hòn đảo Bermuda. Và bây giờ cường quốc này có số lượng nữ tỷ phú giàu lên do quá trình tự thân phấn đấu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Điều này chắc chắn không phải vì Trung Quốc có số lượng phụ nữ nhiều hơn các quốc gia khác. Nhiều người trong số những phụ nữ xuất chúng này khởi nghiệp từ con số không, mặc dù họ phải sống trong một xã hội có truyền thống trọng nam khinh nữ. Chính những người này là hình mẫu quảng cáo tốt nhất cho một đất nước Trung Quốc mới - táo bạo, phát triển về kinh doanh và từ bỏ các hủ tục.
Bốn phụ nữ xuất sắc trong số những phụ nữ đầy quyền lực và hấp dẫn của Trung Quốc là Zhang Xin - từ một công nhân nhà máy đã trở thành một tỷ phú bất động sản quyến rũ, thu hút đến ba triệu người đăng ký nhận cập nhật mới nhất từ tài khoản của bà trên Weibo, kiểu như Twitter của Trung Quốc; Yang Lan - bà trùm một talk-show, người có nét pha trộn của cả Audrey Hepburn và Oprah Winfrey; Zhang Lan - nữ tỷ phú trong lĩnh vực nhà hàng, người đã từng phải ngủ giữa một bên là chuồng heo và bên kia là chuồng gà; Peggy Yu Yu - nhà đồng sáng lập và cũng là CEO của một công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc.
Bốn phụ nữ này nổi tiếng ở các lĩnh vực khác nhau nhưng ở họ có một điểm chung là không ai trong số họ được hưởng thừa kế tiền bạc từ gia đình. Không giống như những người Trung Quốc giàu có khác, những người luôn ngần ngại không muốn công khai con đường đưa họ đến sự giàu có, bốn phụ nữ này tự hào kể các câu chuyện về họ.
Làm thế nào để những người phụ nữ này có thể đứng đầu ở phương Đông? Liệu họ có phải trả giá, cả trong cuộc sống gia đình và sự nghiệp? Ở họ có điều gì khác với những người đồng hương nổi tiếng chăm chỉ, cần cù?
"Khi tôi đặt ra mục tiêu khám phá những câu hỏi này, sự quan tâm của tôi có phần nào đó mang tính cá nhân", tác giả series bài giới thiệu về các nữ tỷ phú, Amy Chua, viết. "Tất cả bốn phụ nữ mà tôi đang tìm hiểu đều có một thời gian dài sống ở phương Tây. Bản thân tôi cũng là một người Mỹ gốc Hoa, và giờ là một bà mẹ hổ khét tiếng. Tôi thực sự tò mò: làm thế nào mà Trung Quốc có được những 'con hổ cái' mới này?"
Ở những phụ nữ này, trong một cách riêng nào đó, là sự kết hợp năng động của phương Đông và phương Tây. Có lẽ đây là một bí mật trong sự thành công ngoạn mục của họ.

Zhang Xin, nữ tỷ phú bất động sản

Zhang Xin, đồng sáng lập tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Soho. Ảnh: Forbes
Zhang Xin, đồng sáng lập tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Soho. Ảnh: Forbes
Câu chuyện làm giàu từ mớ giẻ rách của Zhang Xin bắt đầu từ nước Anh. Bà sinh năm 1965, tại Bắc Kinh. Vào năm sau đó, chủ tịch Mao phát động cuộc cách mạng văn hóa, hàng triệu người bao gồm các nhà trí thức và những người bất đồng chính kiến bị thanh trừng hoặc là bị cưỡng bức di dời đến những vùng nông thôn hẻo lánh. Con cái của những gia đình này được khuyến khích đi theo bố mẹ và giáo viên của họ, những người bị cho là phản cách mạng. Trở về Bắc Kinh năm 1972, Zhang nhớ rằng bà đã phải ngủ trên bàn làm việc, xếp sách chồng lên nhau làm gối đầu. Năm 14 tuổi, bà cùng mẹ tới Hong Kong. Tại đây, trong năm năm liền, ban ngày bà làm việc ở một nhà máy và ban đêm đến lớp học.
“Tôi là đứa trẻ bất hạnh,” bà nói. Trong chiếc áo choàng da sang trọng và tiếng cười dễ khiến người đối diện phải cười theo, nhà đồng sáng lập đế chế bất động sản Trung Quốc Soho trị giá 4,6 tỷ USD ngày nay là sự kết hợp kỳ lạ giữa sự tính toán một cách cẩn thận cũng như những táo bạo có tính ngẫu hứng. “Mẹ tôi ép buộc tôi học rất vất vả. Những người thuộc thế hệ đó không biết cách thể hiện sự yêu quý.”
“Nhưng không phải chỉ với mình tôi. Cả đất nước Trung Quốc lúc đó đều như vậy. Tôi nghĩ rằng chẳng ai cảm thấy vui vẻ cả. Nếu nhìn lại những bức ảnh thời đó, sẽ chẳng nhìn thấy ai mỉm cười.” Bà cũng nhắc đến họa sĩ đương đại Zhang Xiaogang, người vẽ những khuôn mặt lạnh lùng, và vô cảm. “Chúng tôi đã lớn lên theo cách như vây.”
Năm 20 tuổi, liều lĩnh bỏ trốn, Zhang đã tới nước được Anh với vốn liếng không gì hơn ngoài một quyển từ điển, một cái chảo và một con dao phay. “Giây phút tôi đặt chân đến Anh, mọi thứ đã thay đổi,” bà nói. Ở Trung Quốc, “không thể tin rằng một người như tôi lại có thể được vào học ở trường đại học. Tuy nhiên, ở Anh có ai không đi học đại học đâu. Đó là bởi vì, nếu bạn không có tiền, bạn có thể nộp hồ sơ xin tài trợ để theo học.”
Tình cảm của Zhang đối với phương Tây bắt đầu từ đó. Ở Đại học Sussex, “Tôi đọc rất nhiều về lịch sử, triết học. Tôi cũng rất yêu thích opera. Tôi đi du lịch nhiều và say mê khám phá văn hóa phương Tây, nền văn minh khai sáng.” Vào năm 1992, một năm sau khi tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế ở Trường đại học Cambridge, bà vào làm việc cho Goldman Sachs ở phố Wall.
Mặc dù vậy, Zhang mong mỏi được trở về Trung Quốc. Năm 1994, trong khi ở Bắc Kinh, bà gặp Pan Shiyi - một nhà tài phiệt bất động sản với một xuất thân rất khiêm tốn, nhưng lúc đó Pan Shiyi đã khá thành công với việc đầu cơ đất đai trong thời kỳ ban đầu của những bong bóng bất động sản ở Trung Quốc. Một tình yêu sét đánh, chỉ bốn ngày sau, hai người đính hôn. Một năm sau họ thành lập công ty là công ty tiền thân của Soho bây giờ ở Trung Quốc.
Những ngày đầu đối với họ không hề dễ dàng. Quan điểm có phần táo bạo do ảnh hưởng của phương Tây của Zhang đụng độ với những ý kiến thiên về truyền thống nhiều hơn của chồng bà khiến họ cãi nhau liên tục. Một số đồng nghiệp của Pan chê rằng bà như là một người “vợ ngoại” của Pan… Cuối cùng cũng đến lúc họ chia tay. Zhang trở về Anh.
Tuy nhiên sau đó hai người vẫn tiếp tục qua lại với nhau. Họ đã có với nhau hai con trai. Sự kết hợp những mánh lới làm ăn của Pan ở Trung Quốc cùng với tài năng của Zhang trong việc tìm ra các ý tưởng về các mẫu thiết kế đã đưa họ trở thành những nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản ở Bắc Kinh. Trong một thập kỷ qua họ chính là một cặp đôi nổi tiếng nhất của Bắc Kinh, tổ chức các bữa tiệc với khách mời là những nhân vật nổi tiếng, đồng thời tiến hành xây dựng những tòa nhà được cho là biểu tượng của thành phố này.
Zhang, một trong số 50 phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes, đã tạo ra khu phức hợp tuyệt vời của Trung Quốc có tên Commune gần Vạn lý trường thành, công trình đã mang về cho Zhang giải thưởng Venice Biennale vào năm 2002. Nằm ngay dưới chân Vạn lý trường thành, khu phức hợp này bao gồm các tòa biệt thự riêng được thiết kế bởi 12 kiến trúc sư lừng danh châu Á.
Zhang quan niệm rằng sự thiếu các ý tưởng là một căn bệnh trầm kha ở Trung Quốc. “Để tiến lên, chúng ta cần những người có thể phát minh. Lý do Trung Quốc không có được một nhân vật như Steve Jobs là vì hệ thống giáo dục. Hệ thống này cần phải đổi mới cùng với các hệ thống khác. Trung Quốc không đào tạo ra những con người để tư duy.”
Zhang cho rằng bà có nhiều điểm tương đồng với Steve Jobs. “Giống như ông ấy, tôi là một người cầu toàn.” Với mọi mẫu thiết kế mà các nhân viên trình lên, “Tôi đều nói ‘Không tốt, không tốt!’ Tôi có thể tức giận bởi vì khi tiêu chuẩn của bạn cao và những người khác thì không đáp ứng được, bạn thấy rất thất vọng”.
Thành công vậy, song Pan và Zhang vẫn luôn cảm thấy thiếu thốn về mặt tâm linh. Năm trước cả hai đã cải đạo. Những trải nghiệm mới, theo Zhang, đã thay đổi hoàn toàn con người bà. “Không phải chỉ có động lực hay tiêu chuẩn của tôi thay đổi, bây giờ tôi hiểu ra rằng chúng ta cần giúp mọi người phát triển và nhận thức được tầm quan trọng của mình.”
Trong vai trò người mẹ, Zhang vẫn dạy dỗ con cái theo cách của Trung Quốc hơn là phương Tây. Khi hai cậu con trai của bà đi học về, Zhang bắt chúng phải luyện viết chữ tiếng Trung hai tiếng mỗi ngày, không cho phép chúng sang nhà bạn chơi hay ra ngoài đá bóng.
Zhang Lan
Zhang Lan, chủ tập đoàn kinh doanh nhà hàng South Beauty, Trung Quốc. Bà có nửa tỷ USD trong tay. Ảnh: CRI

Những nhà hàng thuộc tập đoàn South Beauty là các địa điểm ẩm thực đầy quyền thế ở Trung Quốc. Chủ của đế chế kinh doanh ăn uống này là bà Zhang Lan, người từng nhiều năm làm việc chân tay cả ngày lẫn đêm chỉ mong có 20.000 đô.

Sinh ra trong một gia đình trí thức tại Bắc Kinh, khi Zhang 9 tuổi cũng là lúc cuộc Cách mạng văn hóa làm tan nát cuộc sốn vốn đầm ấm của gia đình bà. Được đưa đến trại cải tạo cùng với mẹ ở vùng nông thôn Hà Bắc, Zhang đã phải nuôi lợn và ngủ trên nền đất. Cứ mỗi tối cô bé đều chứng kiến cảnh mẹ mình phải quỳ tại một cửa hàng ăn uống, trên tay cầm một cái biển viết rằng bà là một kẻ "phản động".
“Bóng tối bao phủ khắp đất nước Trung Quốc vào thời điểm đó,” Zhang nói (Zhang là người duy nhất trong số bốn nữ tỷ phú không nói được tiếng Anh). "Tuy nhiên mẹ tôi chưa bao giờ khóc hay kêu ca gì cả".
Zhang kể rằng những năm tháng tại trại cải tạo đã dạy cho bà cách “ngậm cay nuốt đắng,” một thành ngữ tiếng Trung nói về chịu đựng gian khổ.
Khi cậu con trai Xiaofei nhỏ bé của bà run lên vì lạnh trong ngôi nhà cấp bốn sưởi bằng than, Zhang đã quyết chí sẽ phải tìm đường đi Tây. Khi có cơ hội di cư sang Canada nhờ một người chú, Zhang chớp ngay lấy dù phải bỏ lại phía sau cậu con trai, mẹ và bà ngoại.
Tại Toronto, mục tiêu Zhang đặt ra cho mình là dành dụm lấy 20.000 USD để quay trở về với con. Zhang đã phải mất nhiều năm lao động, làm nhiều việc một lúc, chủ yếu là những công việc lao động chân tay trong các nhà hàng. “Tôi làm cả cuối tuần và những ngày nghỉ, để được trả gấp đôi. Tôi chưa bao giờ nghỉ làm một ngày nào cả.”
Quay trở lại Bắc Kinh năm 1990, Zhang dùng số tiền dành dụm được để bắt tay vào kinh doanh nhà hàng. Bà bắt đầu từ một tiệm ăn nhỏ, nhưng đã nhìn ra cái mà những nhà hàng khác không thấy, đó là các bữa tiệc lịch sự được tổ chức trong không gian kiểu Tây phương kết hợp với các món ăn Trung Quốc dành cho các nhân viên văn phòng. Hiện nay Zhang sở hữu khối tài sản có trị giá gần 500 triệu USD, với trên 40 nhà hàng sang trọng ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc. Hiện Zhang giữ vai trò chủ tịch. Bà vừa nhường lại chức vụ CEO cho con trai Xiaofei.
Là một bà mẹ nghiêm khắc, Zhang thường la mắng hay cho con ăn roi khi cậu không đạt điểm tối đa. Khi cậu con trai lên 14 tuổi, Zhang gửi con sang một trường bên Pháp, nhưng bắt cậu phải làm việc để tự trả học phí. Giờ đây, cả hai mẹ con bà rất gần gũi, và người cin luôn nói rằng anh rất biết ơn mẹ mình.
Zhang đã ly dị. Hiện bà đang sống với bạn trai là một nhiếp ảnh gia. Anh con trai Xiaofei có cuộc sống rất sang trọng. Ở tuổi 30, Xiaofei sở hữu một chiếc Ferrari, đồng thời có một cuộc hôn nhân “sặc mùi lá cải” với một nữ diễn viên người Đài Loan Barbie Hsu.
Xiaofei là một công tử nhà giàu cổ điển, người có một lối sống xa hoa và thường trở thành đối tượng bị săm soi. Zhang luôn bảo vệ con trai mình, khẳng định rằng mọi đồng cắc trong số tài sản giàu có của con bà là do anh ta tự kiếm được.
“Nó chỉ được thừa hưởng những giá trị và tính cách từ tôi thôi,” Zhang nói.

Nữ tỷ phú truyền thông Yang Lan trong chương trình trò chuyện TED. Ảnh: Shanghaiist

Từ buổi đầu thất bại với chương trình truyền hình không ăn khách, Yang Lan đã đi lên và giờ đây làm chủ một “đế chế” truyền thông tư nhân lớn nhất Trung Quốc với khối tài sản lên đến 1,1 tỷ USD.Trong vai trò một người mẹ, Yang Lan, nữ tỷ phú truyền thông cũng có những suy tư riêng về việc nuôi dạy con cái. Yang lo rằng thế hệ sau này có thể đang ngày càng trở nên dễ dãi trong việc thúc ép con cái học hành, khác với những gì nữ tỷ phú này đã trải qua trước đây.

“Bây giờ, ở Trung Quốc, vấn đề mà giáo viên hết sức lo ngại là tất cả trẻ con - “những ông vua con” - sẽ bị hư hỏng, luôn cho rằng mình phải ở vị trí trung tâm của sự chú ý, và không còn coi bố mẹ chúng ra gì”, Yang Lan chuyện trò trong bữa ăn trưa với mái tóc búi cao và làn da trắng như sứ. Ở người phụ nữ 43 tuổi toát lên dáng vẻ đầy quyền lực của một người nổi tiếng.
Bà nói với tôi về việc một trường học đã mời 1.000 phụ huynh đến ngồi trên ghế ở một khu sân chơi của trường, “sau đó các con rửa chân cho bố mẹ trước mặt mọi người. Đây là một cử chỉ để bày tỏ lòng hiếu thảo và sự quan tâm đối với cha mẹ.”
Yang nói: “Tôi có thể hiểu được sự thất vọng của các giáo viên, họ sợ rằng những đứa trẻ đang mất dần lòng hiếu thảo, sự kính trọng và quan tâm đến cha mẹ. Những điều này là điểm mấu chốt nhất của hệ tư tưởng Nho giáo.”
Ở tuổi 43, Yang có sự pha trộn giữa hiện đại và truyền thống. Mặc dù phải công du khắp thế giới và làm say lòng các khán giả phương Tây ở chương trình trò chuyện TED, nhưng Yang vẫn sống chung với bố mẹ. “Gia đình tôi là một gia đình truyền thống với ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà,” Yang cho biết.
Cũng giống như hầu hết những người Trung Quốc khác, bà thích dùng nước ấm hơn là nước đá. Bởi vì, theo bà “trong y học cổ truyền Trung Quốc thì vấn đề nguy hiểm nhất đối với phụ nữ là bị nhiễm lạnh.” Và mặc dù bà tuyên bố không thúc ép con cái - “nhiệm vụ của bố mẹ là giúp con cái khám phá niềm đam mê thực sự của chúng” - nhưng bà cũng quan niệm một cách vô thức theo kiểu Trung Quốc “Miễn là chúng đạt được điểm 90 hoặc là cao hơn. Đó là tất cả những điều tôi đòi hỏi.”
Trong số bốn nữ tỷ phú xinh đẹp giỏi giang trong loạt bài này, Yang có thời thơ ấu dễ chịu hơn cả. Gia đình bà xuất thân từ Thượng Hải và có cuộc sống tương đối khá giả. Cha của Yang là giáo sư chính trị và có liên quan đến tiếng Anh. Thỉnh thoảng ông được mời làm thông dịch viên cho Thủ tướng Chu Ân Lai.
Năm 21 tuổi, cùng với 1.000 cô gái khác, bà đã tham gia cuộc thi làm người dẫn chương trình talk-show hàng đầu của Trung Quốc. Sau khi vượt qua sáu vòng, một người trong ban giám khảo bảo bà rằng “Cô không đẹp”. Chính bởi “cú sốc” đầu tiên này, Yang quyết tâm giành chiến thắng bằng “sự thông minh trước các cô gái xinh đẹp hơn mình”. Khi được hỏi liệu bà “có dám mặc bikini” không, bà đáp rằng cũng còn tùy thuộc vào bà mặc nó ở nơi nào: nếu là ở bãi biển khỏa thân ở Pháp thì một bộ bikini vẫn là quá nhiều. Bà đã chiến thắng và được tung hô như một siêu sao.
Bốn năm sau, bà bỏ việc ở chương trình truyền hình này để đi du học tại Đại học Columbia ở New York vì bà nói rằng muốn nhìn ra thế giới. Trong khi đang học thạc sĩ về ngoại giao, bà đã gặp “Bruno” Wu Zheng, con trai của một gia đình giàu có ở Thượng Hải. Họ kết hôn năm 1995.
Năm 1998, cùng với Bruno, Yang cho ra mắt chương trình tin tức - phỏng vấn và bà đã trở lại lĩnh vực này. Trong những năm qua, bà đã phỏng vấn nhà Clinton, Tony Blair, Kobe Bryant, Henry Kissinger.
Vào năm 2002, để đáp ứng sự hâm mộ của khán giả, bà đã cùng chồng thành lập đài truyền hình TV Sun đặt trụ sở ở Hong Kong. Bà đã đầu tư hàng triệu USD vào đây và trực tiếp cạnh tranh với công ty Star TV của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch.
Dự án không thành công, TV Sun không những không thể đánh bật được Murdoch, mà còn không xin được giấy phép phát sóng ở Trung Quốc đại lục. Thất bại, năm 2003, Yang đã phải bán công ty trong tình trạng bị lỗ nặng. “Khi tôi bán Sun TV, cảm giác giống như là khi bạn phải cho con bạn đi. Tôi đã phải mất mấy năm mới có thể chấp nhận được chuyện này.”
Tuy nhiên, sau đó bà và Bruno nảy ra ý tưởng mới - truyền hình của phụ nữ. Hầu như là Trung Quốc không có talk show nào dành cho phụ nữ. Hai người lập ra một chương trình có tên là Her Village. Mục tiêu của chương trình là nhắm vào những cô gái trẻ ở thành thị và đôi khi chương trình mời những vị khách là những người nổi tiếng tham dự và chia sẻ về cuộc sống riêng tư của họ. Ra mắt năm 2005, chương trình đã gặt hái được rất nhiều thành công, và giờ đây Yang cùng chồng làm chủ một “đế chế” truyền thông tư nhân lớn nhất của Trung Quốc. Nằm trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, tài sản ròng của cặp vợ chồng này ước tính vào khoảng 1,1 tỷ USD (mặc dù con số này chưa bao giờ được xác nhận).
Trở lại với chuyện về con trẻ, là một người mẹ, Yang lo lắng về sự nuông chiều con cái thái quá của các bậc cha mẹ. Trong ba mươi năm Trung Quốc duy trì chính sách một con, rất nhiều người lo ngại về hiện tượng phổ biến là việc làm hư trẻ con. Bà chỉ trích những ông bố bà mẹ luôn bao bọc con cái quá mức, những người “làm việc vì con cái và mua sắm nhà cửa cho chúng”.
Tuy nhiên, những “ông vua con” ở Trung Quốc được nuông chiều theo cách riêng của người Trung Quốc. Dù chúng được nuông chiều đến mức đòi gì được nấy chúng cũng có những áp lực nặng nề là phải đáp ứng sự mong mỏi của bố mẹ - những người đã đầu tư tất cả giấc mơ - chứ không phải chỉ có tiền bạc - cho đứa con duy nhất của họ. Những đứa trẻ bị gọi là “hư” này hàng ngày thường phải học hành và luyện tập từ bảy giờ sáng tới tận mười giờ đêm.
“Thật là buồn cho nhiều phụ nữ,” Yang nói. “Ý nghĩ cuộc sống của họ phụ thuộc vào điểm thi của con cái họ. Họ chỉ biết đến vài tên trường như Harvard hay Yale nhưng cũng không biết ở các trường đó người ta dạy những gì.”
Nữ tỷ phú bán lẻ trực tuyến Peggy Yu Yu. Ảnh: Ichinastock

Khi đang làm việc tại phố Wall, Yu lần đầu nghe nói về Amazon với trang web mua bán trực tuyến, Yu thử mua một vài thứ và trở nên hết sức say mê và nay bà trở thành CEO của đế chế bán lẻ qua mạng Dangdang với khối tài sản lên tới 330 triệu USD.Yu bắt đầu câu chuyện trong lúc uống trà tại văn phòng được làm toàn bộ bằng kính của bà tại Bắc Kinh, bằng việc kể về cậu con trai Xander. Cậu từ chối không dùng đũa và mỗi ngày đều ăn sáng ở nhà hàng McDonald. Ở tuổi 14, cậu biểu diễn tấu hài và có một công việc kinh doanh nhỏ. "Nó rất có khiếu về kinh doanh, và rất độc lập. Hai mẹ con thường coi nhau là động lực để phấn đấu”, Yu nói một cách tự hào

Nhưng tuổi thơ của Yu gian khổ hơn rất nhiều so với cậu con trai của mình. Mặc dù là một trong những học sinh luôn “đứng đầu hoặc thứ hai trong lớp có 240 bạn, tôi chưa bao giờ giỏi được như bố mẹ tôi mong muốn. Nếu có môn nào đó không được 100 điểm, tôi sẽ khóc như mưa.” Bố mẹ Yu từng bị xử lý trong thời kỳ cách mạng văn hóa, bố mẹ Yu trừng phạt cô bé theo cách họ đã phải làm: “Khi tôi làm gì sai, bố mẹ bắt tôi viết bản kiểm điểm cá nhân rồi dán lên tường.”
Cũng như ba nữ tỷ phú khác, Yu là Hoa kiều hồi hương. Bà trở lại Trung Quốc sau khi đã sống ở phương Tây. Lần đầu tiên gặp gỡ với một người phương Tây khi Yu đang là sinh viên đại học ở Bắc Kinh, khi tham gia dạy tiếng Trung cho một số du khách Mỹ. “Họ là một nhóm rất vui vẻ,” Yu nhớ lại. “Điều đó làm tôi muốn xích lại gần họ hơn.”
Năm 1987 Yu có cơ hội được đến thăm Mỹ. “Cứ lúc nào rảnh là tôi lại gọi điện từ sảnh của khách sạn đến các trường đại học để xem có trường nào nhận lời phỏng vấn tôi hay không... Tôi cần phải nhảy từ Trung Quốc sang Mỹ, bất cứ đâu cũng được.” Yu bắt đầu học tại trường đại học Oregon, và sau đó học tiếp thạc sỹ quản trị kinh doanh tại trường kinh doanh Stern của Đại học New York.
Tại Mỹ, Yu cảm thấy rất thích thú với chủ nghĩa tiêu dùng. “Nếu tôi muốn mua giầy, quần áo, hay đồ ăn, tôi đều có rất nhiều lựa chọn.” Ở Trung Quốc, “bạn chẳng có quyền lựa chọn. Mua sắm ở Trung Quốc rất khó chịu.”
Năm 1995 trong khi đang làm việc tại phố Wall, Yu nghe nói về việc Amazon bắt đầu trang web mua bán trực tuyến. Điều này đã khiến Yu rất thích thú. Yu thử mua một vài thứ, và trở nên hết sức say mê. Một năm sau, Yu gặp người chồng tương lai của mình, một nhà kinh doanh trong lĩnh vực xuất bản đầy tham vọng, Li Guoqing. Cả hai đã sáng lập ra Dangdang tại Bắc Kinh vào năm 1999.
Cũng như Amazon, Dangdang ban đầu chỉ bán sách, nhưng sau đó đã mở rộng. “Tôi không nghĩ là mình sẽ có ngày trở nên giàu có. Tôi chỉ muốn chia sẻ thú vui mua sắm của tôi với những người dân Trung Quốc”.
Dù rất yêu quý Mỹ, Yu cho rằng những phụ nữ trong môi trường kinh doanh ở Trung Quốc có lợi thế hơn so với những nữ doanh nhân trên đất Mỹ. “Trung Quốc có những nền tảng xã hội mà Mỹ không có, chẳng hạn như thị trường người giúp việc không đắt, hay truyền thống ông bà giúp trông cháu cho bố mẹ đi làm.”
Trong thực tế, cả bốn nữ tài phiệt đều có chung cảm nhận rằng ít ra trong kinh doanh, phụ nữ và đàn ông Trung Quốc được cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng. “60 năm chủ nghĩa cộng sản đã mang lại sự bình đẳng giới. Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc được dạy dỗ để tin rằng phụ nữ cũng có khả năng như nam giới”, Yu nói
Minh chứng cho điều này có thể thấy rõ rằng, tất cả 4 nữ tài phiệt, trừ trường hợp của Zhang Lan đều có sự hậu thuẫn lớn từ những người chồng thành đạt và quảng giao.
Trong thực tế nhiều phụ nữ trẻ của Trung Quốc không mấy lạc quan về triển vọng của họ trong một nền kinh tế mà nhiều người cho rằng bị thao túng bởi đồng tiền và quan hệ, đã cho rằng tốt nhất là nên cưới một ông chồng giàu. Trên một chương trình truyền hình về tình yêu rất thịnh hành ở nước này, một người mẫu đã từ chối bạn trai đáng yêu, hợp tính cách nhưng nghèo của mình và nói “Tôi thà khóc trong một chiếc BMW còn hơn cười trên xe đạp.”
Trong một cuộc khảo sát của tờ China Daily với 50 cô gái, 80% đồng ý rằng “Chỉ những người đàn ông có khả năng kiếm hơn 4,000 nhân dân tệ (634 USD) một tháng xứng đáng có quan hệ yêu đương với phụ nữ”. Khắp trên đất nước Trung Quốc quan niệm về hôn nhân và tình dục dường như đang thay đổi.
Trong một giai đoạn, Trung Quốc từng đi ngược lại với truyền thống khi bài trí thức, bài Nho giáo, coi trọng chủ nghĩa tập thể hơn là gia đình, ngày nay nước này lại quay trở lại với những giá trị truyền thống, tuy nhiên những giá trị này cũng không còn như nguyên gốc.
Chẳng hạn gia đình truyền thống Trung Quốc giống như hình kim tự tháp với chỉ vài người già được đáng kính ở trên đỉnh, bên dưới có rất nhiều thành viên thuộc các thế hệ sau. Trong gia đình điển hình ở Trung Quốc bây giờ, hình tháp này bị lộn ngược, với duy nhất một “ông vua con” được nuông chiều bởi các thành viên lớn tuổi trong gia đình như ông bà, bố mẹ.
Đồng thời, trong khi xã hội Trung Quốc ngày càng có nhiều sức ép về việc quay trở lại với truyền thống Nho giáo, những giá trị nhân văn như lòng vị tha, nhân ái, danh dự, chính trực, vẫn chưa lấy được chỗ đứng hàng đầu trong xã hội. Bởi thế, nhiều người lo ngại rằng trong tương lai sẽ chỉ có chủ nghĩa vật chất và giàu có trong xã hội Trung Quốc mà thiếu vắng các giá trị đạo đức.
“Khi lớn lên, chúng tôi đều mong muốn trở thành y tá, bác sĩ, phi hành gia, hay giáo viên. Ngày nay, người ta nghi ngờ tất cả những thứ đã từng được coi trọng. Trẻ em chỉ mong muốn trở nên giàu có và nhiều quyền lực”, Yang nói.
Trung Quốc là một đất nước có bề dày lịch sử, đến mức ở đây chẳng có gì là mới. Trong 5000 năm lịch sử của mình có rất nhiều thời kỳ chứng kiến căn bệnh tham nhũng lan tràn và xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Cũng có những thời kỳ có cuộc sống đô hội cởi mở và nền kinh tế thịnh vượng. Và cũng có những phụ nữ đầy quyền lực như nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên tới đệ nhất phu nhân đầy toan tính của Mao.
Nhưng bốn người phụ nữ giàu có và giỏi giang này của Trung Quốc thuộc tuýp khác: tiến bộ, hòa đồng và cởi mở với báo chí. Trên nhiều khía cạnh, họ không phải là những đại diện tiêu biểu của Trung Quốc dù trong quá khứ hay hiện tại. Có lẽ họ chỉ là những người may mắn thành đạt trong những năm 1990 khi nền kinh tế vận hành theo kiểu mở cửa “tự do cho tất cả mọi người” ở Trung Quốc.
Có lẽ họ là những người tiên phong của một đất nước Trung Quốc đang tiến lên, với con đường phía trước còn rộng mở. Mỗi người trong số họ đã tìm được cách để hòa trộn phương Đông và phương Tây một cách năng động, để có được những thành công đáng khâm phục về mặt thương mại. Họ đã kết hợp tiềm năng kinh tế to lớn và giá trị truyền thống của Trung Quốc với ý tưởng sáng tạo, hệ thống pháp luật, tự do cá nhân kiểu phương Tây.

10 phụ nữ giàu nhất thế giới

1. Christy Walton

Tuổi: 56
Quốc tịch: Mỹ
Tổng tài sản: 24,5 tỷ USD
Công ty quản lý: Walmart
Nghề nghiệp: Nhà hoạt động từ thiện
Người phụ nữ giàu nhất thế giới hiện nay cũng được hưởng lợi từ Walmart. Số tài sản mà bà nhận được là thừa kế từ người chồng đã mất năm 2005 - John Walton. Bà đã quyên góp hàng triệu USD cho các tổ chức từ thiện, bao gồm cả quỹ Walton Family Foundation.

2. Liliane Bettencourt

Tuổi: 89
Quốc tịch: Pháp
Tổng tài sản: 23,5 tỷ USD
Công ty quản lý: L’Oreal
Chức vụ: Cổ đông chính
Người thừa kế đế chế mỹ phẩm L’Oreal có thể được hưởng hàng tỷ USD trên giấy, nhưng sự thực lại không phải vậy. Trong nhiều năm, Bettencourt đã tặng nhiếp ảnh gia thân thiết François - Marie Banier hàng triệu USD quà tặng và tiền mặt. Vì vậy, gần đây, tòa án đã kết luận Bettencourt không còn đủ minh mẫn để quản lý tài sản và số tiền thừa kế sẽ do con gái bà giám sát.

3. Alice Walton

Tuổi: 61
Quốc tịch: Mỹ
Tổng tài sản: 20,9 tỷ USD
Công ty quản lý: Walmart
Chức vụ: Thành viên hội đồng quản trị
Sự giàu có của Alice Walton là do Walmart mang lại. Hiện bà chỉ tập trung vào công việc từ thiện cũng như sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật.

4. Iris Fontbona

Quốc tịch: Chile
Tổng tài sản: 19,2 tỷ USD
Công ty quản lý: Antofagasta
Chức vụ: Chủ tịch
Iris Fontbona trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất thế giới sau khi chồng bà là Andrónico Luksic qua đời năm 2005. Bà đã tiếp quản Antofagasta -công ty của chồng. Đây là một trong số những công ty khai thác đồng lớn nhất thế giới và là tổ chức lớn thứ 30 niêm yết trên sàn chứng khoán London.

5. Gina Rinehart

Tuổi: 57
Quốc tịch: Australia
Tổng tài sản: 18 – 20 tỷ USD
Công ty: Hancock Prospecting
Chức vụ: Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành
Gina Rinehart là người duy nhất trong danh sách này không thừa kế khối tài sản khổng lồ từ người thân. Chính bà là người đã xoay chuyển tình thế giúp cha mình đưa Hancok Prospecting phát triển như ngày nay. Rinehart có lẽ sẽ trở thành người phụ nữ giàu nhất thế giới vào năm 2013, khi tài sản của bà được nhân đôi nhờ bán cổ phần trong công ty quặng thép Roy Hill của Hancock cho công ty thép Hàn Quốc Posco.

6. Susanne Klatten

Tuổi: 48
Quốc tịch: Đức
Tổng tài sản: 14,6 tỷ USD
Công ty từng làm: BMW, Altana
Chức vụ hiện tại: Ban kiểm soát BMW
Sau khi cha mình là Herbert Quandt qua đời, Susanne không chỉ được thừa kế một phần quyền sở hữu BMW mà còn có cổ phần trong công ty hóa chất Altana. Tuy nhiên, vài năm trước, người phụ nữ từng trải với tấm bằng MBA này lại bị dính vào một scandal video sex không đáng có với bạn trai cũ và suýt phải bỏ ra 14 triệu euro để bịt miệng anh ta.

7. Birgit Rausing

Tuổi: 87
Quốc tịch: Thụy Sỹ
Tổng tài sản: 14 tỷ USD
Công ty quản lý: Tetra Pak
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị
Khi người chồng là Gad Rausing qua đời hơn một thập kỷ trước, Birgit Rausing đã tiếp quản công ty đóng gói thực phẩm Tetra Laval và trở thành một trong những phụ nữ giàu có nhất thế giới.

8. Jacqueline Mars

Tuổi: 71
Quốc gia: Mỹ
Tổng tài sản: 13,8 tỷ USD
Công ty quản lý: Mars
Chức vụ: Phó giám đốc
Jacqueline Mars từng được mệnh danh là nữ hoàng “kẹo ngọt” với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Snickers, Milky Way và M&Ms. Trong gia đình Mars, bà là một trong những người thân thiện với công chúng nhất khi tham gia vào tất cả các sự kiện, dù là cưỡi ngựa hay nghệ thuật, và cho phép các ký giả thoải mái chụp ảnh mình.

9. Savitri Jindal

Tuổi: 61
Quốc tịch: Ấn Độ
Tổng tài sản: 13,2 tỷ USD
Công ty điều hành: O.P.Jindal Group
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị
Là một trong số những phụ nữ giàu có và quyền lực nhất Ấn Độ, Savitri Jindal đang nắm trong tay công ty có sản lượng thép lớn nhất nước này. Bà trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của O.P.Jindal Group khi chồng bà là O.P.Jindal qua đời năm 2005 trong một tai nạn máy bay. Bà cũng đảm nhiệm luôn vai trò giám đốc cơ quan năng lượng bang Haryana kể từ năm 2010.

10. Anne Cox Chambers

Tuổi: 92
Quốc tịch: Mỹ
Tổng tài sản: 12 tỷ USD
Công ty điều hành: Cox Enterprises
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị
Tài sản của Ann Cox Chambers đều đến từ đế chế truyền thông Cox Enterprises do cha bà - James Cox - sáng lập sau khi mua lại tờ Dayton Evening News với giá 26.000 USD năm 1898. Cha của bà từng làm thống đốc bang Ohio và là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 1920. Anne cũng nối gót sự nghiệp chính trị của cha và từng là đại sứ Mỹ tại Bỉ năm 1977.

10 kiều nữ giàu nhất thế giới

Họ được thừa kế hàng triệu, hàng tỷ đôla từ những đại gia đình tỷ phú danh giá như Hilton, Donald, Bloomberg hay Ralph Lauren... Song người ta biết đến họ phần nhiều vì sắc đẹp và những phi vụ đình đám trong giới showbiz. Cả 10 quý cô đều chưa chồng.
1. Ivanka Trumps
Ivanka Trump
Ivanka Trump trên trang bìa của tạp chí Stuff số ra tháng 8. Ảnh: News.cn.
Cô con gái rượu của ông trùm Donald Trump đứng vị trí số 1 trong danh sách 10 nữ thừa kế xinh đẹp và giàu có nhất thế giới. Ivanka bắt đầu làm người mẫu năm 16 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 1997, khi tròn 17 tuổi, lần đầu tiên cô được lên trang bìa của một tạp chí (Seventeen) và trở thành người dẫn chương trình Hoa hậu tuổi teen của Mỹ cùng năm đó. Tháng 8 năm nay, cô được chọn làm gương mặt của trang bìa tạp chí Stuff.
2. Paris Hilton
Paris Hilton nổi tiếng vì những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng.
Paris Hilton nổi tiếng vì những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Ảnh: News.cn.
Paris Hilton là chắt gái của tỷ phú Conrad Hilton, người sáng lập ra chuỗi siêu thị Hilton, và là cháu gái của tỷ phú William Hilton. Năm ngoái, ngoài phần tài sản thừa kế từ gia đình, Paris còn tự kiếm thêm 7 triệu USD từ những thương vụ quảng cáo béo bở, cho phép các hãng mỹ phẩm, thời trang, các hộp đêm hay các dịch vụ game trực tuyến gắn tên tuổi của cô lên sản phẩm, dịch vụ của mình. Thời gian gần đây, Paris nổi như cồn khi xuất hiện trên chương trình truyền hình The Simple Life và đặc biệt là hàng loạt scandal liên quan đến đời tư như chơi ma túy, suýt tụt áo, quên mặc quần...
3. Julia Louis
10 kieu nu giau nhat the gioi
Julia Louis cứng tuổi nhất trong top 10 quý cô giàu có. Ảnh: News.cn.
Đứng thứ 3 trong danh sách là con gái cặp vợ chồng tỷ phú người Pháp Judith Bowles và Gérard Louis Dreyfus. Tuy nhiên, người ta biết đến cô chủ yếu qua các giải thưởng điện ảnh danh tiếng như Emmy hay Quả cầu vàng. Nữ diễn viên hài này đang khá thành công với chương trình Saturday Night Live của kênh truyền hình Mỹ NBC.
4. Anna Anisimova
10 kieu nu giau nhat the gioi
Anna Anisimov không tiếc tiền để thuê những căn hộ đắt tiền Ảnh: News.cn.
Cha của Anna là tỷ phú Vassily Anisimov, giàu thứ 67 ở Nga (theo bình chọn của tạp chí Forbes). Anna được nhắc tới nhiều vì rất chịu chơi, đặc biệt là mạnh tay chi tiêu trong các kỳ nghỉ hè. Mùa hè năm nay, nàng quẳng 600.000 USD để thuê một căn hộ xa hoa ở Hamptons. Số tiền mà nàng dành ra để thuê nhà trong các kỳ nghỉ hè hai năm trước cũng lên đến 950.000 USD.
5. Georgina Bloomberg
10 kieu nu giau nhat the gioi
Kiều nữ nhà Bloomberg rất thích cưỡi ngựa. Ảnh: News.cn.
Georgina không hổ danh là thục nữ nhà Michael Bloomberg, một trong những người giàu nhất thế giới và là tỷ phú đứng thứ 34 trong danh sách 400 tài phiệt Mỹ năm 2004 do Forbes bình chọn. Nàng đang học Đại học New York. Song người ta thường thấy Georgina có mặt thường xuyên tại tư gia ở Wellington và tham gia các cuộc đua ngựa. Nữ kỵ sỹ này đã hai lần giành huy chương vàng tại cuộc đua thường niên dành cho các tay đua trẻ Bắc Mỹ. Georgina cũng là vận động viên trẻ nhất tham gia giải vô địch thế giới. Con gái rượu của tỷ phú Bloomberg hy vọng sẽ có cơ hội tranh tài trong Olympics 2008 và tham gia điều hành quỹ từ thiện của các nữ kỵ sỹ.
6. Amanda Hearst
10 kieu nu giau nhat the gioi
Mỗi năm Amanda Hearst tốn hơn 136.000 USD tiền son phấn. Ảnh: News.cn.
Amanda đang là sinh viên và kiếm tiền bằng nghề người mẫu, vừa xuất hiện trên trang bìa tạp chí Town & Country số ra mới đây. Cô đang tỏ ra lấn lướt Paris Hilton trong thế giới của những kiều nữ mang dòng máu quý tộc. Nhiều người trong gia đình nhà Hearst hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới báo chí và xuất bản. Cụ nội của Amanda là ông trùm xuất bản William Randolph Hearst. Ông nội William từng đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1955. 4 người chú của Amanda là những người lập ra danh sách 400 người giàu nhất Mỹ mà tạp chí Forbes công bố hàng năm.
7. Lydia Hearst-Shaw
10 kieu nu giau nhat the gioi
Lydia Hearst-Shaw xếp ngay sau người chị Amanda. Ảnh: News.cn.
Lydia Hearst-Shaw cũng được thừa hưởng một phần tài sản của đế chế William Randolph Hearst. Mẹ của Lydia là chị em với mẹ Amanda. Cô cùng chị họ Amanda đang là người mẫu của hãng Ford, và là gương mặt được ái mộ của nhãn hiệu thời trang xa xỉ Louis Vuitton.
8. Nicky Hilton
10 kieu nu giau nhat the gioi
Nicky Hilton vừa chịu tai tiếng với chị qua vụ chụp ảnh sex. Ảnh: News.cn.
Cô em gái của Paris Hilton đang cố gắng gây dựng sự nghiệp riêng. Nicky bắt đầu thiết kế túi xách từ hồi còn nhỏ xíu và giờ đây đã sở hữu chuỗi cửa hàng quần áo mang tên Chick by Nicky Hilton. Đầu hè năm nay, cô tuyên bố kế hoạch khai trương hai khách sạn Nicky O, ở Miami và Chicago. Nicky đang thụ hưởng một phần từ doanh thu của chuỗi khách sạn Hilton và 5-15% tài sản của cha, ông Richard Hilton. Cô là gương mặt của hãng đồ lót Australian Antz Pantz.
9. Aerin Lauder
10 kieu nu giau nhat the gioi
Aerin Lauder là con gái tỷ phú Ronald Lauder. Ảnh: News.cn.
Aerin Lauder là cháu gái của nữ doanh nhân huyền thoại Estee Lauder, người gây dựng đế chế mỹ phẩm có bề dày lịch sử hơn 50% và doanh thu 3,5 tỷ USD mỗi năm. Cha cô, tỷ phú Ronald Lauder hiện điều hành hãng Clinique Laboratories trong vai trò Chủ tịch tập đoàn và từng là đại sứ Mỹ tại Áo. Bản thân Aerin cũng được tín nhiệm bầu là phó chủ tịch cấp cao của tập đoàn, ít thời gian sau khi cô gia nhập Clinique vào năm 2004.
10. Dylan Lauren
10 kieu nu giau nhat the gioi
Dylan theo học ngành nghệ thuật tại đại học Duke. Ảnh: News.cn.
Con gái rượu của nhà thiết kế thời trang lừng danh Ralph Lauren cũng lọt vào top 10 quý cô độc thân giàu nhất thế giới. Cô đang khá thành đạt với chuỗi nhà hàng mang tên Dylan"s Candy Bar và có tham vọng biến kẹo thành một thứ thời trang cho mọi lứa tuổi trong thế kỷ 21. Tất cả món ăn cung cấp trong chuỗi nhà hàng của cô đều liên quan tới kẹo. Thậm chí nước hoa bán tại đây cũng có loại mang mùi kẹo. Theo học ngành nghệ thuật tại đại học Duke, trong năm đầu tiên, cô cất công sưu tầm các loại kẹo khắp châu Âu và sử dụng chúng để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Cô cũng tham gia dẫn chương trình thời trang làm bằng chocolate dành cho các nghệ sỹ. Chuỗi cửa hàng của cô đang bán tất cả 4.000 loại kẹo và 300 hương vị kem khác nhau.

50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán VN 2010

Nắm giữ số cổ phiếu trị giá 2.340 tỷ đồng, bà Phạm Thu Hương lần đầu tiên trở thành nữ cổ đông giàu nhất sàn chứng khoán 2010 do VnExpress.net công bố, cho dù tài sản thấp hơn người đứng đầu Top 50 năm ngoái.

Bà Hương đang sở hữu 17,5 triệu cổ phiếu VIC và 15 triệu cổ phiếu VPL với tư cách vợ ông Phạm Nhật Vượng, thành viên hội đồng quản trị hai công ty Vincom và Vinpearl, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010. Theo giá chốt phiên giao dịch cuối năm, số cổ phiếu của bà Hương tương đương 2.341 tỷ đồng, chưa bằng 15% tài sản của phu quân và kém 300 tỷ so với người đứng đầu Top 50 năm ngoái, song vẫn đủ giúp bà trở thành người giàu nhất trong hơn 3.300 cổ đông nữ thuộc diện phải công bố thông tin trên thị trường chứng khoán niêm yết năm 2010. So với cuối năm 2009, tài sản của bà Hương tăng gần gấp đôi.
Là cặp vợ chồng giàu nhất thị trường chứng khoán, hai công ty Vincom và Vinpearl được chú ý trong giới kinh doanh cũng như truyền thông, tuy nhiên cả bà Hương và ông Vượng hầu như không xuất hiện trước công chúng. Trong những dịp hiếm hoi, ông Vượng thường tham gia với tư cách Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Còn hình ảnh bà Hương chưa một lần xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong hai công ty Vincom và Vinpearl, nhiều năm nay bà Hương đứng tên sở hữu cổ phiếu với tư cách cổ đông có liên quan. Riêng năm 2010, bà sở hữu cổ phiếu VPL với tư cách cổ đông lớn.
Như vậy, vị trí số một Top 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2010 thuộc về một người không trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Người phụ nữ giàu nhất năm 2009, bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo đã phải lùi xuống hàng thứ hai. Số cổ phiếu ITA bà Yến đang sở hữu tăng gần 90%, song do giá giảm hơn một nửa, nên tính chung tài sản của bà giảm hơn 650 tỷ đồng so với cuối năm 2009.
2 nhân vật mới gia nhập Top 5 phụ nữ của năm 2010, trong đó có bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG). QCG mới lên sàn giữa năm 2010, trong trào lưu tìm kênh huy động vốn mới của các công ty bất động sản, và nhanh chóng thu hút sự chú ý trên thị trường, đặc biệt vì trong công ty có một thành viên hội đồng quản trị nổi tiếng, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường - con trai bà Loan. Tính đến cuối năm 2010, bà Loan đang sở hữu 1.640 tỷ đồng cổ phiếu QCG, trong khi cậu con trai chỉ nắm 12 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ của doanh nhân nổi tiếng Nguyễn Đăng Quang đến từ Tập đoàn Ma San, lần đầu tiên lọt vào Top 5, với số tài sản 1.633 tỷ đồng. Năm 2009, bà Yến chỉ đứng thứ 12 trong Top 50 phụ nữ giàu có trên sàn chứng khoán do VnExpress.net công bố, với số tài sản 744,8 tỷ đồng.
Cùng với xu hướng giảm điểm trên toàn thị trường chứng khoán năm 2010, tài sản của hầu hết các nữ đại gia đều giảm đáng kể. 18 người trong Top 50 của năm 2009 đã phải rời ra Top 50 của năm 2010. Trong số 32 người ở lại, 21 người đều giảm tài sản phần nhiều vì giá cổ phiếu đi xuống, hoặc bán bớt để cơ cấu danh mục đầu tư.
Tổng tài sản của 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán năm 2010 đạt gần 23.800 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2009 chủ yếu do sự góp mặt của các nhân vật đến từ những công ty mới lên sàn.
Cũng như danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán, Top 50 được VnExpress.net khảo sát, thống kê dựa trên các thông tin công bố công khai tại hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM. Trong số hơn 10.000 người thuộc diện công bố thông tin, có khoảng 3.300 phụ nữ, với số tài sản 30.430 tỷ đồng. Dữ liệu xây dựng danh sách người giàu năm 2010 được củng cố với sự tham gia của đối tác VNDIRECT, công ty chứng khoán uy tín và có thị phần môi giới hàng đầu Việt Nam.(http://vnexpress.net/customize/chung-khoan/top/2010/top50/)
Những phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2006-2010
Năm Họ và Tên Tài sản
(tỷ đồng)
Chu Thị Bình - Phó tổng giám đốc MPC 1.146
VnExpress.net
Người phụ nữ giàu nhất Việt Nam
"Mình không thể ở sát bên con để đặt tay chỉ việc, mà nuôi dạy con có niềm đam mê, nuôi dưỡng con biết ước mơ lớn để chính các cháu tự phấn đấu theo đuổi ước mơ của đời mình", đó là tâm sự dạy con của chị.
Không chỉ là một người phụ nữ thành công trong sự nghiệp, chị còn là người có trái tim nhân hậu. Công việc kinh doanh bận rộn, nhưng trên đất Mỹ chị luôn hướng về quê hương với tâm sự ấp ủ: “Mình làm được tại đất khách quê người, thì tại sao mình lại không giúp đỡ nhiều hơn nữa cho người dân quê hương, cho những người nghèo khó Việt Nam giống như mình ngày trước”.
Được đến trường nhờ những thùng nước gạo

Đặng Thị Hoàng Yến sinh ngày 1/6/1959 trong một gia đình công chức nghèo và là chị cả 6 người em. Cha luôn dặn chị: “ Con là con chim đầu đàn, con bay theo hướng nào thì các em con cũng sẽ bay theo hướng đó”. Hiểu rõ được trách nhiệm lớn lao mà cha mẹ đặt vào mình, chị luôn cố gắng vượt khó vươn lên.
Năm 1976, chị đỗ vào trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Do gia đình nghèo, nên con đường từ nhà đến trường dài hàng chục cây số, nhưng hàng ngày chị phải dậy từ rất sớm đi bộ đến trường.
Khi cha mẹ mua được chiếc xe đạp cho chị bằng tiền đi vay, thì hàng ngày chị lại kiêm luôn nhiệm vụ chở hai thùng đến khu tập thể để xin nước gạo, cơm thừa về nuôi heo. Chính nhờ những con heo đó mà mấy chị em Hoàng Yến được học hành.
“Có một kỉ niệm mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên, đó là có lần ba tôi đã cho tay vào mồm con heo để lấy cho được trái khế chặn trong cổ họng nó, mặc cho con heo cắn tới chảy máu lênh láng. Vì nếu con heo mà chết thì cả gia đình chúng tôi sẽ chẳng còn Tết nữa! Bây giờ mỗi khi nghĩ về cha, tôi lại thấy hiện lên hình ảnh người cha với bàn tay đầy máu, vì cái Tết của chúng tôi”, chị Yến nghẹn ngào kể.
Chính điều đó đã đi cùng năm tháng theo chị, đốt cháy trong chị khát vọng vươn lên để đổi đời. Năm 1980, chị tốt nghiệp trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh và được phân công về làm việc cho Quận 5 ( TP Hồ Chí Minh).
Sau đó, năm 1992 chị được bổ nhiệm chức vụ giám đốc đầu tư của Trung tâm Xúc tiến Đầu tự trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh. Ở đây, chỉ trong 2 năm, chị đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài và nâng tiền đầu tư lên 1,5 tỉ USD.
Quyết chí làm giàu
Năm 1993, chị quyết định bỏ chức giám đốc đầu từ của trung tâm Xúc tiến Đầu tư, ra ngoài đi làm thuê cho các công ty nước ngoài với khát khao “ phải làm được cái gì đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và tạo được nhiều công ăn việc làm cho những người nghèo”. Chị đã dành dụm từng đồng lương để thực hiện khát khao ấy. Khi có một chút vốn, chị thành lập công ty riêng.
Đầu tiên, chị chọn vùng đất nhiễm mặn Tân Tạo thuộc huyện Bình Chánh, một trong những huyện nghèo nhất TP Hồ Chí Minh để khởi nghiệp. Không ít nhà đầu tư nước ngoài đến khảo sát vùng đất này rồi lại lắc đầu ra đi.
Chị nghĩ: người nước ngoài ra đi thì chỉ có người Việt Nam mình mới có thể đánh thức mảnh đất quê hương mình. Chị đã bắt tay vào biến vùng đất sình lầy, ngập mặn kia thành khu công nghiệp được như ngày nay.
“Nhìn vào sự thành công của Khu công nghiệp Tân Tạo ngày hôm nay, tôi không thể không nói lên sự biết ơn của mình đối với những đồng chí lãnh đạo như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người đã kí quyết định đầu tiên giao đất cho một công ty tư nhân để làm khu công nghiệp và không thể không kể đến chị Nguyễn Thị Hiệp, anh Tam Bảo, Chủ tịch và Bí thư của huyện Bình Chánh, giáo sư Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Đỗ Quốc Sam, đồng chí Trương Tấn Sang, Bí thư thành ủy và đồng chí Thanh Hải, chủ tịch UBND TP HCM khi đó. Các đồng chí đã mạnh dạn tin tưởng cho chúng tôi một cơ hội để tự khẳng định mình", chị Hoàng Yến nói.
Tính đến thời điểm năm 2008, chỉ riêng khu công nghiệp Tân Tạo đã thu hút hơn 300 nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư thực hiện trên 600 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 30.000 lao động.
Không ngừng vươn xa
Mặc dù đã trở thành người phụ nữ thành công và giàu có nhất Việt Nam, nhưng lời dạy bảo ân cần của người cha vẫn thôi thúc chị. Chị quyết định bay sang nước Mỹ để tiếp tục sự nghiệp kinh doanh đầy chông gai với mong muốn sẽ học được cách làm ăn chuyên nghiệp ở một cường quốc lớn nhất về kinh tế của thế giới.
Từ bỏ cuộc sống tiện nghi, chị một mình dấn thân sang nơi đất khách quê người, không người thân thích, không bạn bè. Vốn ít, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế chưa có,cơ hội làm ăn thật mong manh, xa vời. Các ngân hàng đã ví chị như người ngoài hành tinh.
Vì ở Mỹ, mỗi doanh nghiệp, mỗi con người được đánh giá qua độ tín nhiệm mà người ta gọi là Credit – Credit của chị là con số 0. Có lẽ khó ai có thể hình dung ra được những khó khăn, thử thách và chông gai trùng trùng điệp điệp đối với một nữ doanh nhân đơn độc nơi đế chế của nền kinh tế thị trường đã phát triển mất trăm năm.
Làm gì đây để vượt qua thử thách này? Phải tìm ra con đường mới, phải tìm lấy một cơ hội, dù chỉ là qua khung cửa hẹp. Chị tâm sự: “Việc đầu tiên tôi phải làm là tìm hiểu các quy định về thuế, miệt mài lướt web, đọc sách báo tìm thông tin liên quan, đầu tư bất động sản là lĩnh vực mà tôi đã có ít kinh nghiệm khi đã khởi nghiệp tại Việt Nam”
Cuối cùng cánh cửa tưởng như kép kín cũng đã được chị bật tung ra và dự án đầu tiên được đầu tư bằng giấy phép đầu tư nước ngoài do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp: đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở trên diện tích 10.43 area ở Mỹ đã được khởi đầu và món nợ 500.000 USD chính là món nợ đầu tiên được ngân hàng cho vay, tiếp theo các dự án cứ lớn dần lên hàng năm. Chị đã xây dựng được chỉ số tín dụng của mình và của công ty bằng cách luôn trả lãi suất đúng hạn…
Bà tiên của người nghèo
Không chỉ là một người phụ nữ thành công trong sự nghiệp , chị còn là người có trái tim nhân hậu. Công việc kinh doanh bận rộn, nhưng trên đất Mỹ chị luôn hướng về quê hương với tâm sự ấp ủ: “Mình làm được tại đất khách quê người, thì tại sao mình lại không giúp đỡ nhiều hơn nữa cho người dân quê hương, cho những người nghèo khó Việt Nam giống như mình ngày trước”.
Từ suy nghĩ đến hành động, chị đã giúp người nghèo trên quê hương mua nhà trả góp, tài trợ cho giáo dục… Hàng chục năm qua, chị và Tập đoàn Tân Tạo đã xây dựng hàng nghìn căn nhà tình nghĩa, xây dựng nhiều trường học, tặng nhiều học bổng cho học sinh, sinh viên cả nước.
Chỉ trong 4 năm qua, Tập đoàn đã đóng góp gần 49 tỉ đồng để xây dựng hàng ngàn căn nhà tình nghĩa, tình thương, xây dựng trường học… để tặng cho các địa phương nghèo, tham gia tích cực vào hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lụt… trong nước và ở cả các nước bạn như Lào, Campuchia…
Đặc biệt, tháng 5/2007,chị đã tự nguyện bỏ ra lợi nhuận làm ra được từ nước ngoài cùng tập thể Ban lãnh đạo Tập đoàn quyết định sáng lập 3 quỹ từ thiện xã hội. Thứ nhất ITA-Vì tường lai (dành cho những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi). Thứ hai, ITA- Chiến thắng bệnh tật (dành cho trẻ em nhiễm chất độc màu da cam).
Thứ ba, ITA Hàn gắn vết thương (dành cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người già không nơi nương tựa). Với mong muốn làm sao có thể đến được nhanh nhất, hiệu quả nhất với các đối tượng đang rất cần sự quan tâm, chia sẻ của xã hội.
Trong ngày ra mắt chính thức 30/9/2007, Qũy ITA-s đã dành số tiền hơn 21 tỉ đồng cho các quỹ và chương trình từ thiện. Tháng 9 vừa qua chị và Tập đoàn đã tài trợ 1.480 suất học bổng cho “Hoa Trạng Nguyên” với niềm hy vọng các em rồi đây sẽ trở thành những cánh chim góp phần đưa đất nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 21.
ITA với các hoạt động mạnh trải dài trên mọi miền đất nước, đến trực tiếp với những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, không phân biệt độ tuổi, giới tính, địa phương… đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của nhiều đối tượng.
Bên cạnh đó với lực lượng hơn 50.000 thanh niên công nhân đang công tác, Khu công nghiệp Tân Tạo là một trong những nơi có sự quan tâm chăm sóc về vật chất lẫn tinh thần cho lực lượng thanh niên công nhân tốt nhất với các chương trình hội thao, các tuần lễ văn hóa, các đêm diễn văn nghệ với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng, các chương trình ngày hội việc làm, thăm và tặng quà cho công nhân ăn Tết xa nhà… được tổ chức thường xuyên, thu hút được hàng nghìn lượt thanh niên công nhân tham gia.
Cái tên Hoàng Yến không còn xa lạ gì với các em học sinh sinh viên thủ khoa trên cả nước và những công nhân nghèo. Nếu ai đã từng được nghe chị chia sẻ kinh nghiệm với học sinh sinh viên mới thấy hết được cái nhiệt huyết của chị với thế hệ trẻ.
Mỗi lần đứng trước các sinh viên, chị không còn là một bà Chủ tịch tập đoàn lớn hay một người phụ nữ giàu nhất Việt Nam mà là một người mẹ, người chị cả đang truyền lại cho con em mình những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và hơn ai hết là những nghị lực và bản lĩnh mà chị đã từng trải qua để các em học tập mai sau ra đời lập nghiệp.
“Khó khăn trong kinh doanh được ví như là cánh cửa đóng chặt nhưng nếu chỉ có một khe hở nhỏ đủ để một sợi tóc xuyên qua, tôi cũng sẽ bẩy tung cánh cửa đó để bước chân vào”, chị Yến chia sẻ. Còn khi được các em sinh viên và giáo sư đại học hỏi: “Điều gì chị muốn khuyên các em sinh viên - những người chủ của tương lai nên tránh?” chị đã trả lời ngay, bởi nó đã có sẵn và đã trở thành lẽ sống của chính chị: “Điều mà mình không muốn người khác làm với mình thì đừng nên làm”.
Hiện tại chị đang hoàn thành nốt dự án “Xây dựng trường Đại học chất lượng cao Tân Tạo ở Long An”, chị nói: “Đây là trường học dành cho các em học sinh, sinh viên nghèo, nhưng nó sẽ là trường Harvard riêng của Việt Nam".
Chị có sự nghiệp thành công rạng rỡ, nhưng chuyện gia đình của chị thật buồn. Nhiều năm trước, một vụ tai nạn giao thông đã cướp mất của chị người chồng thân yêu. Đến giờ khi nhắc về chồng, chị vẫn thẫn thờ: “Mất anh là tổn thất lớn nhất trong đời tôi. Tôi đã nghĩ mình sẽ không vượt qua được nỗi đau này. Nhưng cuộc sống cứ trôi và chị phải giấu trái tim yếu đuối trong mình để gánh vác việc nhà, chăm lo dạy bảo con cái nên người.
Người mẹ dịu dàng
Hai người con gái của chị chính là động lực mạnh mẽ để chị đứng dậy và vươn lên như ngày nay. Các con gái của chị cũng luôn xứng đáng với sự hi sinh của mẹ. Cả hai đều ngoan và học giỏi.
Cô con gái đầu của chị - Nguyễn Phương Anh, đã tốt nghiệp trường Đại học Oxford (Anh) là một trong ba người được trường Kịch nghệ Hoàng gia Anh (Royal Drama Academics School – RADA) chọn làm đạo diễn.
Năm 2002, Phương Anh là một trong 10 sinh viên đạt điểm tuyệt đối về Luật của nước Anh. Đến năm 2003, Phương Anh lại đoạt giải nhì Văn chương toàn nước Anh và năm 2004 cô đoạt giải nhì cuộc thi phim danh cho các đạo diễn đang là sinh viên ở Anh.
Hiện nay, cô quyết định tạm ngừng việc học để quay trở về Việt Nam tạo dựng một sự nghiệp mới còn rất non trẻ ở Việt Nam, đó chính là lĩnh vực truyền hình và công nghệ điện ảnh. Còn cô gái út năm nay cũng đã vào trường đại học và đang phấn đấu sẽ nối tiếp sự nghiệp kinh doanh của mẹ.
Đối với chị, con cái là điều quan trọng nhất. Do công việc kinh doanh, chị phải thường xuyên xa các con, nhưng khi các con cần thì chị luôn có mặt.
Chị chia sẻ: "Mình không thể ở sát bên các con để đặt tay chỉ việc, mà phải biết nuôi dạy cho con có niềm đam mê, nuôi dưỡng cho con biết có một ước mơ lớn để chính các cháu tự phấn đấu theo đuổi ước mơ của đời mình. Điều quan trọng là bản thân mình phải luôn là tấm gương sáng để các con nhìn vào đó mà phấn đấu".
Theo Gia đình Việt Nam
Nữ đại biểu giàu nhất Quốc hội bị tố cáo từng tham gia vào đường dây chạy thầu từ những năm cuối thập niên 1990.
Trang tin của Hội Cựu Chiến binh, một trang mạng chính thức ở trong nước, mới đăng tải đơn tố cáo nặc danh về bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Tân Tạo.
Báo này nói đây là "đơn kiến nghị của một số cán bộ có trách nhiệm ở tỉnh Long An", những người đặt câu hỏi 'có thế lực nào đứng đằng sau bao che cho bà Yến'.
Trước tờ Cựu Chiến binh Việt Nam, tố giác mới về các sai phạm cũ của nữ đại biểu này cũng đã được tung ra trên một số trang mạng không chính thức. Điều đáng chú ý là thời điểm của các tố giác này trùng hợp với cuộc bầu bán vào các vị trí quan trọng trong nhà nước và chính phủ sau Đại hội Đảng XI.
Một nguồn thạo tin nói những cáo giác này là 'đúng' và bà Yến đã được lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đỡ đầu.
BBC chưa thể liên hệ với bà Yến để hỏi bà về các cáo buộc này.

'Chạy thầu'

Theo đơn tố cáo trên tờ Cựu Chiến binh, bà Đặng Thị Hoàng Yến và đường dây chạy thầu đã bị điều tra hồi năm 1998, sau khi có cáo buộc những người thuộc đường dây đánh cắp thông tin của các cơ quan nhà nước nhằm giúp một công ty nước ngoài trúng thầu.
Bản thân bà Yến nói bà sang Houston thuộc bang Texas Hoa Kỳ năm 1997 và bắt đầu đầu tư vào bất động sản từ đó.
Bà trở về nước làm ăn hồi năm 2007, cũng là năm bà Bấm đăng ký kết hôn ở Texas với ông Jimmy Tran, người bà nói đã ly dị và hiện đang bị công an Việt Nam truy nã.
Bản tin về vụ việc này của báo ngành công an đã không nhắc gì tới bà Đặng Thị Hoàng Yến hay tập đoàn Tân Tạo của bà mà chỉ nói:
"Tại Việt Nam, với cái mã bề ngoài, y đã được một doanh nghiệp có uy tín mời làm Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Phát triển đô thị Việt Nam, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Trần Jimmy đã có hành vi thông đồng cùng đồng bọn làm thất thoát và chiếm đoạt của doanh nghiệp này nhiều tỷ đồng.
Báo Công an Nhân dân cũng viết ông "Trần Jimmy đã bí mật bỏ trốn về Hoa Kỳ qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.
Trang mạng bằng tiếng Anh của tập đoàn Tân Tạo cũng Bấm đăng lệnh truy nã ông Jimmy Tran.
Những người chỉ trích bà Yến nói cũng giống như vụ bà xuất cảnh sang Mỹ, ông Jimmy Tran cũng có thể đã được để cho ra khỏi biên giới mà không bị chặn lại.
Báo Công an cũng nêu địa chỉ của ông Jimmy Tran tại Houston trong khi theo các dữ liệu công khai trên mạng, công ty của bà Yến và chính bà đã đồng sở hữu nhà này từ năm 2005.
Hiện chưa rõ bà đã bán ngôi nhà này hay chưa. Thông tin duy nhất mà BBC có thể tìm thấy là một ngôi nhà được bán với giá 5,4 triệu đô la hồi tháng 1/2007 mà chủ sở hữu là người có tên Hoang-Yen T Dang , nhưng đây không phải là nhà mà báo Công an nêu địa chỉ.
'Người đương thời'
Bà Yến cũng là người đã từng được mời làm khách của chương trình truyền hình 'Người Đương thời' của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn chương trình này hồi năm 2009, bà Yến nói bà sang Hoa Kỳ năm 1997 và chọn Houston làm điểm dừng chân để bắt đầu kinh doanh bất động sản.
Doanh nhân năm nay 52 tuổi nói bà tìm một nơi cho phép người nước ngoài mua nhà, giá nhà còn khả năng tăng và mức giá hợp lý cho người Việt Nam.
Houston dường như đã đáp ứng được những điều kiện này.
Bà Yến cũng nói bà đã rất chật vật mới có thể tìm được ngân hàng cho công ty US Southern Homes mà bà lập ra vay vốn để xây nhà đem bán.
Bà nói với 'Người đương thời' bà ghét nhất tính dối trá và điều bà không hài lòng nhất về bản thân là 'nóng tính'.
Vị Chủ tịch hội đồng quản trị Bấm cũng nói: "Tôi nghĩ rằng có muốn làm được cái gì đi chăng nữa thì mỗi một người đều phải có mục đích...Cái quan trọng nhất là mình phải có quyết tâm, có nghị lực để vượt qua tất cả mọi cái, và luôn luôn có niềm tin, phải nghĩ rằng ngày hôm nay có thể mình chưa biết hoặc là chưa có nhưng không có nghĩa là ngày mai mình không biết."
Trên YouTube cũng xuất hiện Bấm một đoạn video trong đó bà Yến đọc nhầm tên quan chức và đọc không lưu loát một diễn văn về giải thưởng "Hoa Trạng Nguyên" mà tập đoàn Tân Tạo của bà lập ra.
Trong kỳ bầu cử Quốc hội trong tháng Năm, bà Yến đã đắc cử ở Long An với hơn 62% số phiếu trong khi em trai bà, ông Đặng Thành Tâm, thắng cử ở thành phố Hồ Chí Minh với gần 58% số phiếu bầu, theo báo chí trong nước.

No comments:

Post a Comment