Wednesday, April 4, 2012

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA


Nhân dịp tham quan thành phố Tây An (XiAn) chúng tôi được giới thiệu đến con đường tơ lụa nơi mà chúng ta thường nghe đọc trên báo chí và truyền hình. Con đường tơ lụa đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người là những hình ảnh của những đàn súc vật chất đầy hàng hoá, tơ lụa trên lưng, nhẫn nại hướng tới những miền đất lạ…
Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Truyền thuyết từ hơn 4 000 năm trước thời lão tổ của người Trung Quốc các nguyên phi đã tự trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa và dạy dân mở mang nghề này. Năm 1958, tại vùng Tiền Sơn thuộc huyện Thiệu Hưng tỉnh Triết Giang người ta đã đào được những di vật thời Tân Thạch Khí trong đó phát hiện một khung tre rất đặc biệt. Những phương pháp khảo sát khoa học đã xác định được đây là bộ phận còn sót của khung cửi dệt tơ lụa thời cổ đại, một di vật cách đây hơn 4.000 năm. Lịch sử qua thời kỳ bán khai, trang phục đã trở thành nhu cầu cấp thiết hàng đầu của toàn xã hội. Do đó, mà ngành nghề dâu tằm ngày càng được trọng thị. “Kinh Thi” (tác phẩm thi ca lâu đời của văn học Trung Quốc) cũng có không ít bài mô tả sinh hoạt trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại. Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương Đông - Tây thời cổ đại, ước hơn 8 000 km (5 000 miles). Xuất phát từ Tây An (kinh thành Trường An xưa), qua hành lang Hà Tây (Cam Túc) đến Đôn Hoàng (Dunhuang) thì chia thành ba nhánh vượt qua Tân Cương. Thực ra “con đường tơ lụa” không chỉ là một con đường bình thường để buôn bán tơ lụa thời bấy giờ. Mặc dù dân tộc tây phương rất chuộng tơ lụa nhưng ấy chỉ là một trong những hàng xa xí phẩm sang trọng như đá quý, kim cương, ngọc và vải satin xuất phát từ nhiều quốc gia như Ấn độ, Ba tư đến vùng Địa Trung Hải. Hơn nữa “con đường tơ lụa” còn là huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", “con đường tơ lụa” còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn. Do sự thông thương của “con đường tơ lụa” những tinh hoa văn hóa, kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phương tây cũng giao lưu rất rộng rãi, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Trung Quốc và phương tây.
Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên (Zhang Qian) nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi (Yueh-chih) nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô, nhưng không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Mặc dù con đường tơ lụa được hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu con đường này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại.
Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực. Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa. Sau đó, Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.

Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là “con đường tơ lụa”. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ. Ngày nay vẫn còn nhiều truyền thuyết công nhận Trương Khiên là cha đẻ của “con đường tơ lụa”.
Nhánh nam đi dọc theo rìa nam sa mạc Taklimakan, nhánh giữa đi theo mạn bắc sa mạc Taklimakan, còn nhánh bắc đi theo hướng bắc dãy Thiên Sơn, qua Urumqi… Sau đó, xuyên qua các nước Trung Á, Tây Á đến các quốc gia bên bờ Địa Trung Hải. Ngoài ra còn có hai tuyến đường tơ lụa mà ít người biết đến. Một tuyến là “con đường tơ lụa tây nam”. Khởi điểm từ Tây An (Xian) Trung Quốc qua Vân Nam đến phía bắc Mianmar, rồi đến vùng đông bắc Ấn-độ, sau đó dọc theo sông Hằng đến tây bắc Ấn-độ và đến cao nguyên Iran. Con đường tơ lụa này có sớm hơn con đường tơ lụa trên bộ. Đầu tiên là mặt hàng tơ lụa đến thế kỷ thứ 4 khi kỹ thuật trồng dâu, dệt lụa được truyền bá qua các nước Trung Á và Tây Á thì từ các mặt hàng mỹ nghệ khác đến những phát minh khoa học như thuật in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép…của Trung Quốc cũng tiếp tục theo “con đường tơ lụa” truyền bá qua phương tây. Đồng thời những sản vật vùng Trung Đông như Bồ Đào (nho), quả lựu, hạt điều, Chi ma, mục túc (hai giống rau quả)...cũng theo ngã đường này lục tục đổ vào Trung Quốc. Cả ngành nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, vũ khúc...qua đó cũng ảnh hưởng nhau rất sâu đậm. Năm 1986, các nhà khảo cổ lại phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi huyền bí ở thành phố Quảng Hán tỉnh Tân An, có cách đây khoảng hơn 3 nghìn năm, phát hiện những cổ vật có liên hệ với văn hoá Tây Á, Ấn độ và Hy Lạp. Trong đó Kim Trượng dài 142 cm, “cây thần” cao khoảng 4 mét và những người đồng, đầu đồng, mặt nạ đồng có kích thược như người...Các chuyên gia cho rằng những thứ này là được truyền vào Trung Quốc trong thời kỳ giao lưu văn hóa giữa phương đông và phương tây. Nếu quan điểm này được thành lập thì còn đường tơ lụa này được hình thành cách đây hơn 3.000 năm.

Còn một con đường tơ lụa nữa là từ Quảng Châu đáp thuyền qua eo biển Malacca, đến Xích Lan (Sri-Lanca ngày nay), qua Ấn-độ và đến Đông Phi. Mọi người gọi con đường này là “con đường tơ lụa trên biển”. Theo các cổ vật được khai quật tại Somalia ...ở vùng đông Phi, con đường tơ lụa trên biển này được hình thành vào thời kỳ Nhà Tống Trung Quốc.
Con đường tơ lụa trên biển đã kết nối Trung Quốc với các nước văn minh thời cổ và cội nguồn văn hoá, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa của những khu vực này, được gọi là “con đường đối thoại giữa phương đông và phương tây”. Theo sử sách ghi lại, Marco-Polo năm xưa đã đến Trung Quốc bằng con đường tơ lụa trên biển. Khi về nước ông cũng đáp thuyền từ Tuyền Châu Phúc Kiến về với quê hương ở Venise.
Tây An (Trường An) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này.
Con đường tơ lụa được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, nó được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây.
Nhà địa lý học danh tiếng người Đức Ferdinand von Richthofen chính là người khai sinh ra cái tên bằng tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa) khi ông xuất bản hàng loạt những cuốn sách và những bài nghiên cứu vào những năm 1870 về con đường thương mại cổ đại này. Tuy nhiên lịch sử của Con đường tơ lụa có từ trước đó rất lâu.
Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh, con đường này mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới. Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng.  Còn một con đường tơ lụa nữa là từ Quảng Châu đáp thuyền qua eo biển Malacca, đến Xích Lan (Sri-Lanca ngày nay), qua Ấn-độ và đến Đông Phi. Mọi người gọi con đường này là “con đường tơ lụa trên biển”. Theo các cổ vật được khai quật tại Somalia ...ở vùng đông Phi, con đường tơ lụa trên biển này được hình thành vào thời kỳ Nhà Tống Trung Quốc.Con đường tơ lụa trên biển đã kết nối Trung Quốc với các nước văn minh thời cổ và cội nguồn văn hoá, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa của những khu vực này, được gọi là “con đường đối thoại giữa phương đông và phương tây”. Theo sử sách ghi lại dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc bằng con đường tơ lụa trên biển và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Khi về nước ông cũng đáp thuyền từ Tuyền Châu Phúc Kiến về với quê hương ở Venise. Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển. Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu (Guangzhou) đã được xem là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Trước tiên là các thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư (Persia tức Iran ngày nay) dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư (Persia ngày nay là Iran) tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.
Trong những chuyến khảo cổ sau này, người ta đã tìm ra khoảng 50.000 cổ vật nằm rải rác trên Con đường tơ lụa. Chúng là những hiện vật vô giá về lịch sử thương mại thời xưa. Con đường tơ lụa với những chuyến hàng đầy ắp đã trở thành dĩ vãng, những dấu chân lạc đà giờ đã bị cát bụi sa mạc xóa nhòa nhưng cái tên "Con đường tơ lụa" sẽ còn mãi trong lịch sử như một cây cầu kết nối ngoại thương giữa hai nền văn minh Trung Quốc và La Mã.
Dọc theo Con đường tơ lụa có sự hoà trộn và biến hoá trong đức tin tại các địa phương khác nhau đã làm nảy sinh nhiều kiểu đạo Phật khác nhau và có khi không hề giống với đạo Phật nguyên thủy tại Ấn Độ.
Từ kỹ thuật nấu rượu tới Phật giáo và thường được "đổi" bằng hàng hóa, sản vật, người Trung Hoa chuyển đi tơ lụa, thuốc súng, giấy và gốm sứ bằng Con đường tơ lụa. Đổi lại, những hàng hóa quý như vàng, ngà voi, đá quý, kính và kiến thức về thiên văn học giúp Trung Quốc làm sâu thêm những hiểu biết của mình về vũ trụ. Những bản vẽ Mặt Trăng, ngôi sao đã chứng tỏ sự khao khát tìm tòi của người Trung Hoa về vũ trụ. Một tấm bản đồ tìm được ở Đôn Hoàng, Cam Túc làm người ta phải ngạc nhiên: toàn bộ 1.500 vì sao mà con người biết đến 8 thế kỷ sau này đều giống với những gì đã được tả trong tấm bản đồ đó.
Bất chấp vô số những kỳ quan phương Đông mà các thương gia phương Tây đã miêu tả trong các chuyến đi dọc theo Con đường tơ lụa, vẫn có rất nhiều người hoài nghi việc con đường đó có thực sự tồn tại hay không. Chỉ sau khi cha con nhà thám hiểm người Venezia - Niccolò Polo và Marco Polo - trở về sau chuyến hành trình thứ hai, người ta mới bắt đầu tin rằng Con đường tơ lụa là có thật.
Theo bà Susan Whitfield, "Con đường tơ lụa là con đường: Thương mại, Du hành, Chiến tranh và Niềm tin" và gần 800 năm sau chuyến hành trình của Marco Polo, Con đường tơ lụa huyền thoại lại được tái hiện trong cuộc triển lãm do Thư viện Anh vừa tổ chức năm 2004 giúp cho công chúng nhận biết những giá trị thực của Con đường tơ lụa. Chứng tỏ những ảnh hưởng của Con đường tơ lụa đối với những nền văn minh dọc theo con đường là một thành công cực lớn của cuộc triển lãm. Người ta đã phải mất công chuẩn bị suốt 5 năm, và những hiện vật từ Bảo tàng Guimet ở Paris, Pháp, Bảo tàng Nghệ thuật Ấn Độ ở Berlin, Đức, Bảo tàng Miho ở Tokyo, Nhật Bản và bộ sưu tập riêng của Thư viện Anh... đã truyền cho công chúng niềm cảm hứng mà Withfield đã có được sau 20 năm tìm tòi về Trung Hoa cổ đại do làm việc lâu năm ở Trung Quốc.
“Con đường tơ lụa” ngày nay
Năm 1972 UNESCO thông qua hiệp ước nhằm mục đích bảo vệ những di tích lịch sử trên thế giới nên ra đề nghị cho 146 quốc gia bỏ phiếu chấp nhận  “con đường tơ lụa” như một di sản của văn minh nhân loại. Để được công nhận như một “di sản quốc tế” thì người ta phải loại bỏ những trở ngại về chính trị, địa lý cũng như nguồn gốc dân tộc. Cũng theo hiệp ước này thì cộng đồng quốc tế phải bảo tồn giá trị những di tích được gọi là có ý nghĩa nhân loại.  Trong danh sách di tích sử hiện nay có trên 721 địa danh của trên 100 quốc gia đang được xếp hạng trong đó có “con đường tơ lụa”. Có nhiều địa danh đang bị tàn phá hư hao bởi thiên nhiên sẽ được quỹ UNESCO đài thọ để trùng tu. Đồng thời với sự công nhận của UNESCO, hiệp hội liên đoàn du lịch quốc tế (World Tourism Organization - WTO) cũng bành trướng mạnh mẻ nghành du lịch trong thời gian này, mục đích là khai thác triệt để thị hiếu của du khách đang rất thịnh hành. Đến năm 1998 thì đã có hơn 650 triệu du khách viếng thăm “con đường tơ lụa” và đem vào một lợi tức 445 tỉ đô la đáng kể cho ngành du lịch quốc tế. Tuy nhiên, Cao ủy Âu Châu vẫn còn e ngại vì tình trạng suy đồi của những địa danh trên “con đường tơ lụa” nên họ hô hào và đề nghị ra chỉ đạo “bảo tồn di sản của thế kỷ 21” nhân lần hội họp thứ 12 của WTO. Ngày nay hàng ngàn con đường được mở ra cho du khách viếng thăm nhưng con đường dài nhất là 12 800 km còn được gọi là “con đường lớn tơ lụa”. Cũng năm 1998 UNESCO tuyên bố cuộc khởi đầu việc nghiên cứu thập niên đặc biệt “con đường lớn tơ lụa - con đường của đối thoại”. Rất nhiều cuộc viễn chinh được thực hiện để quan sát những nơi trên con đường tơ lụa của 19 quốc gia như Ý, Nhật, v.v....bắt đầu từ Tân An (XiAn) đến Kashgar (tây bắc Tây Tạng) rồi vào nội địa Trung Quốc. Những phái đoàn viễn chinh này đặt cho cái tên “Serindia – vùng đất của Phật”. Cuối năm 1990 và đầu năm 1991 nhiều đoàn viễn chinh gồm nhiều nhà khoa học và nhà báo quốc tế làm một cuộc thám hiểm từ đông sang tây vỉ đại nhất thế kỷ bằng cách khởi hành từ Venice đến Osaka – Nhật và họ khám ra được tổng cộng 27 ngàn cây số của “con đường tơ lụa”. Tương tự cũng có nhiều quốc gia bắt đầu cảm thấy thích thú về sự phổ biến của đạo Phật. Tháng 9 năm 1995 một phái đoàn viễn chinh với danh nghĩa “con đường của Phật giáo” được đài thọ bởi Nepal và UNESCO – khâu Khảo cổ bao gồm nhiều nhà khoa học quốc tế lên đường tiếp tục khám phá “con đường tơ lụa”
Phần kết:
       “Con đường tơ lụa” được khai mở từ mối lợi của các thương nhân nhưng, hoàn chỉnh trong vai trò lịch sử trọng đại. Đây không chỉ là con đường mậu dịch buôn bán Đông Tây thời cổ đại mà, còn là huyết mạch giao lưu chính trị, tôn giáo, văn hóa văn minh giữa Trung Quốc với vùng Trung Đông và cả các nước châu Âu, Trong lịch sử, “con đường tơ lụa” ảnh hưởng sâu đậm đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Tây phương và là tổng hợp tinh hoa, thúc đẩy phát triển văn minh nhân loại. Huyết mạch này tồn tại suốt 17 thế kỷ khi nhân loại chưa phát triển đường hàng hải...
Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu
 Hệ thống Con đường tơ lụa
 Con đường tơ lụa là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa ĐôngTây), bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn QuốcNhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7 ngàn km.Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là Con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn.
Trường An (nay là Tây An) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này.
Con đường tơ lụa được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, nó được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây.
Nhà địa lý học danh tiếng người Đức Ferdinand von Richthofen chính là người khai sinh ra cái tên bằng tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa) khi ông xuất bản hàng loạt những cuốn sách và những bài nghiên cứu vào giữa thế kỷ 19 về con đường thương mại cổ đại này. Tuy nhiên lịch sử của Con đường tơ lụa có từ trước đó rất lâu. Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên (張騫) người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về vùng đất phía Tây. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ.
Con đường tơ lụa nó được hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu con đường này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại. Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô (匈奴), năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao trong tay, nhưng không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực. Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba TưLa Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.
Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh, con đường này mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.
Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, Con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển. Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Trước tiên là các thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư (Iran ngày nay) dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.
Trong những chuyến khảo cổ sau này, người ta đã tìm ra khoảng 50.000 cổ vật nằm rải rác trên Con đường tơ lụa. Chúng là những hiện vật vô giá về lịch sử thương mại thời xưa. Con đường tơ lụa với những chuyến hàng đầy ắp đã trở thành dĩ vãng, những dấu chân lạc đà giờ đã bị cát bụi sa mạc xóa nhòa nhưng cái tên "Con đường tơ lụa" sẽ còn mãi trong lịch sử như một cây cầu kết nối ngoại thương giữa hai nền văn minh Trung Quốc và La Mã.
Dọc theo Con đường tơ lụa có sự hoà trộn và biến hoá trong đức tin tại các địa phương khác nhau đã làm nảy sinh nhiều kiểu đạo Phật khác nhau và có khi không hề giống với đạo Phật nguyên thủy tại Ấn Độ.
Từ kỹ thuật nấu rượu tới Phật giáo và thường được "đổi" bằng hàng hóa, sản vật, người Trung Hoa chuyển đi tơ lụa, thuốc súng, giấygốm sứ bằng Con đường tơ lụa. Đổi lại, những kiến thức về thiên văn học giúp Trung Quốc làm sâu thêm những hiểu biết của mình về vũ trụ. Những bản vẽ Mặt Trăng, ngôi sao đã chứng tỏ sự khao khát tìm tòi của người Trung Hoa về vũ trụ. Một tấm bản đồ tìm được ở Đôn Hoàng, Cam Túc làm người ta phải ngạc nhiên: toàn bộ 1.500 vì sao mà con người biết đến 8 thế kỷ sau này đều giống với những gì đã được tả trong tấm bản đồ đó.
Bất chấp vô số những kỳ quan phương Đông mà các thương gia phương Tây đã miêu tả trong các chuyến đi dọc theo Con đường tơ lụa, vẫn có rất nhiều người hoài nghi việc con đường đó có thực sự tồn tại hay không. Chỉ sau khi cha con nhà thám hiểm người Venezia - Niccolò PoloMarco Polo - trở về sau chuyến hành trình thứ hai, người ta mới bắt đầu tin rằng Con đường tơ lụa là có thật.
Theo bà Susan Whitfield, "Con đường tơ lụa là con đường: Thương mại, Du hành, Chiến tranh và Niềm tin" và gần 800 năm sau chuyến hành trình của Marco Polo, Con đường tơ lụa huyền thoại lại được tái hiện trong cuộc triển lãm do Thư viện Anh vừa tổ chức năm 2004 giúp cho công chúng nhận biết những giá trị thực của Con đường tơ lụa. Chứng tỏ những ảnh hưởng của Con đường tơ lụa đối với những nền văn minh dọc theo con đường là một thành công cực lớn của cuộc triển lãm. Người ta đã phải mất công chuẩn bị suốt 5 năm, và những hiện vật từ Bảo tàng GuimetParis, Pháp, Bảo tàng Nghệ thuật Ấn ĐộBerlin, Đức, Bảo tàng MihoTokyo, Nhật Bản và bộ sưu tập riêng của Thư viện Anh... đã truyền cho công chúng niềm cảm hứng mà Withfield đã có được sau 20 năm tìm tòi về Trung Hoa cổ đại do làm việc lâu năm ở Trung Quốc.
Con đường tơ lụa đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người là những hình ảnh của những đàn súc vật chất đầy hàng hoá, tơ lụa trên lưng, nhẫn nại hướng tới những miền đất lạ.

picture Vị trí cảng Piraeus (Hy Lạp) khá đắc địa.

Con đường tơ lụa mới của Trung QuốcTrung Quốc đang đặt nền móng cho “con đường tơ lụa mới” tới châu Âu, bằng cam kết đầu tư những khoản sinh lợi kếch xù vào lục địa già còn đang ì ạch phục hồi kinh tế, bất chấp hố sâu ngăn cách về ý thức hệ với phương Tây.
Trước khi xảy ra vụ Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hoàn tất chuyến thăm viếng có tính bước ngoặt tới Hy Lạp, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo hãng tin AFP, các hợp đồng kinh tế được ký kết trong chuyến đi của ông Ôn Gia Bảo đã giúp mở rộng hơn tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á này ở châu Âu.
Tại Roma (Italy), hôm 7/10, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thông qua các thỏa thuận trị giá 2,25 tỷ Euro (3,13 tỷ USD), trong đó bao gồm các dự án điện mặt trời và Internet băng thông rộng. Ông cũng cam kết sẽ nâng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Một ngày sau đó ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ký một loạt hợp đồng khác, trong đó có thỏa thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt Thổ Nhĩ Kỳ dài 4.500 km.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, đã gọi dự án này là “Con đường tơ lụa mới”, ám chỉ tới mạng lưới thương mại xa xưa kết nối châu Á với các quốc gia Địa Trung Hải.
Riêng tại Hy Lạp, quốc gia đang ngập đầu trong nợ nần và phải vật lộn với chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ mua trái phiếu Hy Lạp, khi nước này gây quỹ trở lại trên thị trường quốc tế.
Ông cũng ký những thỏa thuận nhằm mở rộng mậu dịch và giúp tăng tiến ngành hàng hải của Hy Lạp. Hy Lạp hiện rất cần đầu tư quốc tế kể từ khi tránh được sự sụp đổ về tài chính trước đây.
Thủ tướng Hy Lạp thừa nhận rằng, những thỏa thuận vừa được ký kết với Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đáng kể. Ông Ôn Gia Bảo tuyên bố, Trung Quốc sẽ nỗ lực giúp các quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn vượt qua được cơn khủng hoảng tài chính.
“Trung Quốc luôn luôn coi trọng các mối quan hệ của họ với Liên minh châu Âu”, Wang Liqiang, một nhà nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận xét.
“Việc giúp đỡ Hy Lạp trong phạm vi khả năng của Trung Quốc sẽ ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ sang phần còn lại của khu vực đồng tiền chung châu Âu”, ông này nói thêm.
Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc, Cosco, đang mở rộng khu vực container của họ tại cảng Piraeus, ngay bên ngoài thủ đô Athens của Hy Lạp. Hai năm trước, Trung Quốc đã thuê cảng biển này với thời hạn sử dụng 35 năm.
Trong chuyến thăm Athens hôm 2/10, chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc trong vòng 24 năm qua, ông Ôn Gia Bảo cho biết, số container qua cảng Piraeus sẽ tăng 800.000 lượt trong năm nay và đạt 3,7 triệu lượt vào năm 2015.
Giao thương biển là một yếu tố quan trọng trong sự hợp tác giữa hai nước, bởi 60% lượng dầu thô được nhập khẩu vào Trung Quốc là bằng tàu thuyền của Hy Lạp và 50% hàng hóa Trung Quốc cũng được vận chuyển bằng con đường này, ông cho biết thêm.
Hy Lạp hiện có đội thương thuyền lớn nhất thế giới. Cũng trong chuyến thăm này, các ngân hàng Trung Quốc đã đồng ý cho 3 hãng tàu của Hy Lạp, gồm Diana Shipping Inc., Angelicoussis Shipping Group, và Cardiff Marine vay 267 triệu USD.
Trong đó, Diana sẽ nhận khoản vay 82,6 triệu USD, trong khi Angelicoussis nhận 111 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Cardiff Marine nhận 74,2 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Hãng tin Hellenic Shipping cho biết, Cardiff Marine sẽ dùng khoản vay này để mua một tàu chở dầu cỡ lớn. Hôm 24/8, tập đoàn công nghiệp nặng Jiangsu Rongsheng của Trung Quốc cũng nhận đơn đặt hàng hai tàu chở dầu lớn của Cardiff Marine.
Một số nhà bình luận cho rằng, kể từ Kế hoạch Marshall, khi Mỹ viện trợ tái thiết Hy Lạp sau cuộc nội chiến 1946-1949 tới nay, thì Trung Quốc là quốc gia đơn lẻ có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Hy Lạp thông qua những cam kết mới đây.
Cũng có một số quan điểm khác về sự đầu tư này. Đài Radio Netherlands Worldwide cho rằng, triển vọng của Hy Lạp là trở thành “thuộc địa đầu tiên của Trung Quốc ở châu Âu”, trong khi tờ Asia Times thì lại ví von “Con ngựa thành Troa đã bị con rồng nắm đuôi”.

Nỗ lực tăng cường đầu tư năng lượng của Trung Quốc đã mở rộng tới mọi ngóc ngách của Trung Đông Lớn, đặc biệt ở Lòng chảo Caspi và những giao điểm quan trọng như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Trong nhiều trường hợp, vị thế kinh tế đang trỗi dậy đã chuyển thành một địa vị quân sự, dẫn tới sự tham gia với mức độ lớn của giới quân sự Trung Quốc trong các dự án năng lượng và những "quan hệ đối tác chiến lược" mà Bắc Kinh hình thành với các quốc gia quan trọng.

Biển Caspi
Ở lòng chảo Biển Caspi, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Kazakhstan, Turkmenistan, và Iran, đồng thời gia tăng quan hệ với Azerbaijan.
Các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng chủ chốt của họ trong khu vực là hệ thống dẫn dầu Kazakhstan - Trung Quốc (hoàn thành tháng 7/2009 với công suất tối đa là 20 triệu tấn/năm) và hệ thống dẫn khí Turkmenistan - Trung Quốc (hoàn thành tháng 12/2009 với công suất tối đa là 40 tỉ mét khối/năm hay còn lại hệ thống ống dẫn Trung Á - Trung Quốc).
Bắc Kinh cũng đầu tư vào mỏ dầu Bắc Azadegan của Iran và mỏ khí Nam Pars; giữa năm 2005 và 2010, các hãng Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng trị giá 120 tỉ USD với ngành khai thác hydrocarbon của Iran. Thêm vào đó, Bắc Kinh còn đang xem xét những dự án cơ sở hạ tầng để cuối cùng nối kết Trung Quốc và Iran thông qua hệ thống ống dẫn, đường sắt, đường bộ, cho phép Trung Quốc nhập khẩu nguồn năng lượng Iran trên đất liền trong trường hợp các lộ trình hàng hải ở khu vực vùng Vịnh bất ổn hoặc bị đe dọa.
Và như đề cập ở trước, Tổng thống Turkmenia Berdimuhamedov đã tuyên bố dự án trị giá 2 tỉ USD vào tháng 6/2010 nối hệ thống ống dẫn phía đông Trung Quốc với nguồn tài nguyên phía tây của Turkmenistan, từng được đánh dấu bởi hệ thống ống dẫn Nabucco do EU hỗ trợ.
Giao điểm vùng Vịnh
Iran có ý nghĩa đặc biệt với Trung Quốc vì có biên giới giáp ranh với cả Biển Caspi và Vịnh Ba Tư. Tại vùng Vịnh, Bắc Kinh coi Iran như là "đối trọng" với các quốc gia Ảrập được Mỹ ủng hộ như Ảrập Xêút và những vương quốc láng giềng. Đặc biệt hơn, nhiều người còn tin rằng Hải quân Mỹ không có khả năng phong tỏa hoàn toàn vùng Vịnh chừng nào Iran còn kiểm soát sườn phía đông. Tehran còn là một giao điểm chủ chốt trong Con đường Tơ lụa trên biển và đất liền của Trung Quốc. Vì thế, Bắc Kinh đang tìm cách kết nối các tuyến đường sắt với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, thậm chí có thể thiết lập một căn cứ hải quân trên một trong các đảo của Iran.
Trong một số trường hợp, tính chất bất ổn của quan hệ năng lượng giữa Trung Quốc và Iran dường như trái ngược vào tầm quan trọng chiến lược của quan hệ song phương ở tầm lớn hơn. Phần lớn quan hệ năng lượng vùng Vịnh của Trung Quốc là với Iran, Ảrập Xêút và Iraq. Theo nhà phân tích Erica Downs, trong khi Bắc Kinh xem Ảrập Xêút là đối tác đáng tin cậy và Iraq là một mảnh đất cơ hội cho Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), thì họ coi Iran như một nơi khá khó khăn để kinh doanh.
Mặc dù người ta chứng kiến các hợp đồng trị giá nhiều tỉ USD giữa Trung Quốc và Iran, nhưng trên thực tế, đầu tư của Trung Quốc lại thấp hơn. Downs cho rằng, các phương tiện truyền thông Iran đã cố tình phóng đại con số nhằm khẳng định rằng, nước này không bị cô lập, ngược lại báo chí Trung Quốc lại cố giảm bớt vì những mục tiêu "mập mờ". Ví dụ, một số hạng mục đầu tư được "cam kết" trong các bản ghi nhớ giữa Tehran và Bắc Kinh nhưng không nhất thiết phải hoàn thành. Và chi tiết của bất kỳ "thỏa thuận" nào trong số ấy thường không được rõ ràng.
Hơn thế nữa, các công ty dầu khí Trung Quốc "có lịch sử ký kết các thỏa thuận mà họ không có ý định giành khoản đầu tư đáng kể cho tới khi các biện pháp cấm vận được dỡ bỏ và những rủi ro địa chính trị giảm bớt. Ví dụ, CNPC đã ký một hợp đồng với chính phủ của Saddam Hussein về mỏ dầu al-Ahdab trong năm 1997, nhưng trì hoãn đầu tư vì lệnh cấm vận của LHQ, và sau đó ký thỏa thuận mới với chính quyền thời hậu chiến năm 2008". Đúng như nhà phân tích Afshin Molavi chỉ ra rằng, về nhu cầu năng lượng và kinh tế, Iran cần Trung Quốc như một đối tác hơn là Trung Quốc cần Iran.
Tuy nhiên, về mặt địa chính trị, Iran vẫn là một đối tác chiến lược với Trung Quốc trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Và Bắc Kinh xem các đồng minh vùng Vịnh quan trọng hơn các đồng minh Địa Trung Hải vì họ gần biển Ảrập, vịnh Aden, Biển Đỏ, Đông Phi và Ấn Độ Dương cũng như cảng Gwadar của Pakistan, nơi Trung Quốc đã xây dựng được một vị trí chắc chắn và hy vọng cuối cùng có thể thiết lập một căn cứ hải quân.
Đặt nền móng với Ảrập Xêút
Bắc Kinh cũng cố gắng để cân bằng các lợi ích của Iran trong môi quan hệ giữa họ với Ảrập Xêút. Kể từ năm 2005, khi Quốc vương Abdullah lên ngôi, Riyadh đã thông qua một chính sách "hướng đông" và xem Trung Quốc như một thị trường ổn định cho xuất khẩu dầu. Hơn một nửa lượng dầu của Ảrập Xêút giờ đây tuôn chảy tới châu Á so với 14% tới Mỹ. Hãng Saudi Aramco là chủ một cơ sở lọc dầu ở tỉnh Thanh Đảo, Trung Quốc và một nhà máy lọc dầu khác tại Phúc Kiến, trong khi các công ty Trung Quốc đã bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghiệp tại Ảrập Xêút, bao gồm một tuyến đường sắt vận chuyển vừa hoàn thành gần đây để đưa người hành hương Mecca.
Trong khi đó, thương mại song phương đạt 40 tỉ USD năm 2010. và vương quốc này vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại Trung Đông. Dĩ nhiên, hợp tác Trung Quốc - Ảrập Xê út còn vượt qua cả các lợi ích dầu mỏ và thương mại. Trung Quốc đã cung cấp cho Ảrập Xêút các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân CSS-2 mà Washington giờ đây lo ngại rằng, Riyadh có thể tìm kiếm khả năng ngăn chặn chống lại Iran bằng cách tậu nhiều tên lửa thiết kế của Trung Quốc cũng như các đầu đạn hạt nhân từ Pakistan.
Cả hai nước cũng tăng cường hợp tác quân sự, đặc biệt trong lĩnh vực hải quân. Ngày 27/11/ 2010, một đội tàu hộ tống hải quân Trung Quốc đã tới cảng Jeddah, trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới Ảrập Xêút. Thiếu tướng Hải quân Abdullah al- Sultan, chỉ huy một hạm đội của Ảrập Xêút đã đón tiếp đội tàu, và bày tỏ hy vọng rằng, chuyến thăm sẽ thúc đẩy hợp tác quân sự song phương. Điểm dừng Jeddah nằm trong lịch trình cập cảng của hải quân quân đội Trung Quốc trong năm 2010 tới Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Ai Cập, Hy Lạp và Italy khi Trung Quốc gia tăng sự hiện diện hải quân ở vịnh Aden và Địa Trung Hải.
Mặc dù Mỹ vẫn là nước đảm bảo an ninh chủ chốt của Ảrập Xêút (ví như gói vũ khí trị giá 60 tỉ USD gần đây), nhưng vương quốc này vẫn nỗ lực tự "bảo hiểm rủi ro" khi đối mặt với nguy cơ hạt nhân Iran. 
Về mặt chiến lược, nhà nước mỏng manh của Iraq đại diện cho một "vết rạn" trong liên minh Trung - Nga đang nổi lên kéo dài từ Iran ở phía Đông tới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây.
Cùng lúc đó, Iraq nổi lên như một quân bài tự do giữa các lợi ích an ninh và chiến lược của Trung Quốc. Gần đây, Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã điều chỉnh ước tính trữ lượng dầu Iraq lên 143,1 tỉ thùng - tăng 25% so với các ước đoán trước đó và xếp trên Iran với 137 tỉ thùng. Trung Quốc đã tăng cường các danh mục đầu tư của họ ở Iraq và giờ đây là nhà đầu tư dầu khí hàng đầu của nước này.
Ví dụ vào tháng 11/2008, CNPC và Tổng Công ty Công nghiệp Bắc Trung Quốc đã thành lập một liên doanh và ký hợp đồng phát triển 20 năm với khu khai thác dầu al-Ahdab. Trong tháng 6/2009, CNPC và BP đã trúng thầu hợp động dịch vụ kỹ thuật cho khu khai thác Rumaila mệnh danh "siêu khủng" với trữ lượng đã xác định vào khoảng 17,7 tỉ thùng. Hai tháng sau đó, Sinopec đã mở rộng phạm vi hoạt động ở nước này bằng cách theo đuổi mua lại hãng dầu Addax của Thụy Điển hoạt động tại Iraq. Cuối năm 2009, CNPC thành lập một liên minh với hãng Total, Pháp và Petronas của Malaysia để phát triển mỏ dầu Halfaya. Và trong năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc đã hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Thổ Nhĩ Kỳ trong hợp đồng 20 năm để phát triển mỏ dầu Maysan ở phía nam Iraq.
Iraq gần đây sản xuất khoảng 2,5 triệu thùng dầu/ngày (bpd), với mục tiêu đạt 4 triệu thùng vào năm 2015. Tuy nhiên, gần đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế thông báo, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc sẽ tăng 11,3 triệu bpd vào năm 2015, điều đó có nghĩa là nước này sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp chính hiện tại: Ảrập Xêút, Angola và Iran.
Hơn nữa, an ninh tiếp tục là vấn đề tại Iraq. Ví dụ, vào ngày 27/9/ 2010, Trung Quốc đã gặp phải vấn đề khi chính quyền địa phương vây ráp các cơ sở al-Ahdab của CNPC, yêu cầu xem hợp đồng của công ty với chính phủ Iraq và đưa ra cáo buộc quản lý yếu kém. Nói chung, người Trung Quốc không tương tác với cộng đồng hay tạo việc làm địa phương, thay vào đó họ nhập khẩu phần lớn công nhân dầu khí. Vụ việc này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gắn kết với cư dân địa phương và tiếp tục thách thức tính hợp pháp của Baghdad trong số các chính quyền tỉnh. Việc thiếu duy trì một đạo luật khai thác hydrocarbon ở tầm quốc gia là một vấn đề khác, nhiều công ty nước ngoài từ Trung Quốc và các nơi khác đã ký thỏa thuận với chính quyền khu vực người Kurd để phát triển những vùng giàu năng lượng ở phía bắc Iraq.
Ảnh: Reuters
Về mặt chiến lược, nhà nước mỏng manh của Iraq đại diện cho một "vết rạn" trong liên minh Trung - Nga đang nổi lên kéo dài từ Iran ở phía Đông tới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây. Qũy đạo ấy sẽ tiếp tục diễn ra trong quá trình tái thiết kể cả Trung - Nga hay liên minh Mỹ - phương Tây sẽ đóng vai trò chính trong cấu trúc an ninh khu vực.
Ảrập Xêút sẽ vẫn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy chính của Trung Quốc trong tương lai gần với sản lượng hiện tại vào khoảng 10,9 triệu bpd, hơn gấp đôi nước sản xuất lớn thứ hai trong OPEC (Iran, ở mức 4 triệu bpd). Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng thực hiện đa dạng hóa các nhà cung cấp khác (Iraq, Iran, Angola, Trung Á) và tài nguyên (khí tự nhiên cùng với năng lượng mặt trời, phong điện, điện hạt nhân và thủy điện).
Biển Đen và Địa Trung Hải
Thổ Nhĩ Kỳ là một giao điểm quan trọng khác trong chiến lược Con đường Tơ lụa của Trung Quốc. Ngoài việc giáp cả Biển Đen và Địa Trung Hải, nước này còn là thành viên NATO, hưởng lợi một liên minh thuế quan với EU (và triển vọng cuối cùng sẽ gia nhập liên minh), được coi là hành lang vận chuyển năng lượng trong điểm cho 12 dự án đường ống dẫn đa quốc gia. 8 trong số này đang tồn tại: ống dẫn khí Blue Stream, ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC), mạng lưới dẫn khí Nga - Thổ Nhĩ Kỳ (Turusgas), ống dẫn dầu Kirkuk-Iskenderun, hệ thống dẫn khí Baku-Tbilisi- Ezurum, dẫn khí Iran-Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống dẫn khí Ảrập và mạng lưới dẫn khí Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp - Italy.
Bốn dự án khác được đề xuất hoặc trong giai đoạn lên kế hoạch gồm: hệ thống dẫn khí Nabucco, dẫn khí xuyên Caspi, hệ thống dẫn dầu Samsun- Ceyhan và hệ thống dẫn khí Iraq - Thổ Nhĩ Kỳ. Vị trí địa chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ là rất lý tưởng cho những mạng lưới đường sắt kết nối châu Âu với Trung Đông và châu Á, nước này cũng đã có một thỏa thuận kết nối lưới đạn với Ai Cập, Iraq, Lebanon, Jordan, Libya và Syria. Theo nhà phân tích Selcuk Colakoglu thì, Bắc Kinh "muốn sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ về mặt hậu cần để tiếp cận châu Âu và xây dựng Con đường Tơ lụa hiện đại".
Thực tế là, gần đây Trung Quốc đã nâng cấp quan hệ song phương của họ với Thổ Nhĩ Kỳ trở thành "hợp tác chiến lược" khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới thăm Ankara vào tháng 10/ 2010. Chuyến công du của ông diễn ra tiếp theo một cuộc tập trận không quân chiến đấu chung mang tên Đại bàng Thổ Nhĩ Kỳ, do lực lượng không quân quân đội Trung Quốc (PLAAF) và không quân Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện từ 20/9-4/10 cùng năm. Tập trận Đại bàng Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống là cuộc diễn tập NATO giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và các thành viên NATO khác cũng như Israel. Tuy nhiên, Ankara dường như đã thay thế Israel bằng Trung Quốc. Trong chuyến công du của ông Ôn tới Ankara - chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Trung Quốc trong tám năm qua - ông đã ký các thỏa thuận hợp tác chiến lược liên quan tới thương mại, xây dựng đường sắt, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, và trao đổi văn hóa. Những thỏa thuận này còn kêu goi hai bên thực hiện thương mại song phương trong đồng tiền riêng của mình, không bao gồm đồng đô la Mỹ.
Khi Washington và Israel ngày càng quan ngại về việc Bắc Kinh mở rộng quan hệ quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, thì các vấn đề an ninh đã được đặt ra liên quan tới việc những bí mật quân sự như công nghệ, hoạt động... từ Mỹ và NATO có khả năng bị tiết lộ với Trung Quốc. Hơn thế nữa, Ankara và Bắc Kinh đã bày tỏ sự quan tâm trong việc tổ chức các cuộc diễn tập chung trong tương lai. Theo một chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc diễn tập không quân đề cập ở trên chỉ là sự "khởi đầu" và quân đội hai bên dường sẽ tiếp tục hoạt động hợp tác như vậy "bất cứ khi nào thích hợp". Tương tự như vậy, một nguồn tin Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng rằng "Không quân Trung Quốc thường xuyên được đào tạo tại Thổ Nhĩ Kỳ và hai nước sẽ phát triển thành công trong nhiều lĩnh vực hợp tác khác".
Thực tế là, Bắc Kinh có ý muốn duy trì sự hiện diện quân sự ở sườn nam của NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cũng hy vọng xâm nhập thị trường quốc phòng nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn thế nữa, cả Ankara và Bắc Kinh đều quan tâm tới việc ổn định Afghanistan sau khi Mỹ và NATO rút quân. Điều này có thể giải thích vì sao các máy bay Su -27 của PLAAF trên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn địa điểm tiếp dầu tại căn cứ không quân Gayem al-Muhammad gần thị trấn Birjand, Iran - nơi đối diện với một căn cứ lớn của Mỹ ở thị trấn Heart, biên giới Afghanistan và Iran.

  • Nguyễn Huy (Theo thecuttingedgenews)
Có bao nhiêu con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa là con đường quan trọng truyền bá nền văn minh cổ đại của Trung Quốc sang phương tây, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Trung Quốc và phương tây.
 Con đường tơ lụa mà mọi người thường nói là chỉ đường bộ từ Tràng An ở phía đông đến La Mã ở phía tây trong thời Tây Hán Trung Quốc. Con đường này có hai nhánh nam và bắc, nhánh phía nam từ Đôn Hoàng đi về phía tây tới Tây Đạt Đại Nguyệt Thị , An Tức , Điều Thị và cuối cùng đến đế quốc La Mã. Nhánh phía bắc từ Đôn Hoàng đến Kinh Đại Ntuyên, Khang Cư rồi theo hướng tây nam hội nhập với nhánh phía nam. Hai tuyến đường này được gọi chung là “Con đường tơ lụa trên bộ”.
 Ngoài ra còn có hai tuyến đường tơ lụa mà ít người biết đến. Một tuyến là “con đường tơ lụa tây nam”. Khởi điểm từ Tứ Xuyên Trung Quốc qua Vân Nam đến phía bắc Mi-an-ma, rồi đến vùng đông bắc Ấn-độ, sau đó dọc theo sông Hằng đến tây bắc Ấn-độ và đến cao nguyên I-ran. Con đường tơ lụa này có sớm hơn con đường tơ lụa trên bộ. Năm 1986, các nhà khảo cổ lại phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi huyền bí ở thành phố Quảng Hán tỉnh Tứ Xuyên, có cách đây khoảng hơn 3 nghìn năm, phát hiện những cổ vật có liên hệ với văn hoá Tây Á và Hy Lạp. Trong đó Kim Trượng dài 142 cm, “cây thần” cao khoảng 4 mét và những người đồng, đầu đồng, mặt nạ đồng có kích thược như người...Các chuyên gia cho rằng những thứ này là được truyền vào Trung Quốc trong thời kỳ giao lưu văn hóa giữa phương đông và phương tây. Nếu quan điểm này được thành lập thì còn đường tơ lụa này được hình thành cách đây hơn 3 nghìn năm.
  Còn một con đường tơ lụa nữa là từ Quảng Châu đáp thuyền qua eo biển Ma-lắc-ca, đến Xích Lan , qua Ấn-độ và đến Đông Phi. Mọi người gọi con đường này là “con đường tơ lụa trên biển”. Theo các cổ vật được khai quật tại Xô-ma-li-a ...ở vùng đông Phi, con đường tơ lụa trên biển này được hình thành vào thời kỳ Nhà Tống Trung Quốc.
  Con đường tơ lụa trên biển đã kết nối Trung Quốc với các nước văn minh thời cổ và cội nguồn văn hoá, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa của những khu vực này, được gọi là “con đường đối thoại giữa phương đông và phương tây”. Theo sử sách ghi lại, Mác-cô Pô-lô năm xưa đã đến Trung Quốc bằng con đường tơ lụa trên biển. Khi về nước ông cũng đáp thuyền từ Tuyền Châu Phúc Kiến về với quê hương ở Vơ-ni-dơ.

Con đường tơ lụa trên biển

Debal, Pakistan
Ningbo, Trung Quốc
Tuyền Châu, Trung Quốc
Quảng Châu, Trung Quốc
Ulsan, Hàn Quốc
Colombo, Sri Lanka
Poompuhar , Tamil Nadu, Ấn Độ
Korkai, Tamil Nadu, Ấn Độ
Musiri, Kerala, Ấn Độ
Goa, Ấn Độ
Mumbai, Ấn Độ
Cochin, Ấn Độ
Masulipatnam , Ấn Độ
Lothal, Ấn Độ
Astrakhan , Nga
Derbent, Nga
Muscat, Oman
Aden, Yemen
Suez, Ai Cập
Ayas, Thổ Nhĩ Kỳ
Venice, Italy
Rome, Italy

Đông Nam Á

Kedah ( Buổi đầu lịch sử của Kedah )
Langkasuka
Ligor
Chi Tu
Gangga Nagara
Malacca
Pan Pan
Phù Nam
Muziris, Ấn Độ
Chân Lạp, Ấn Độ
Vijaya, Champa
Khmer / Kambuja
Hà Nội, Việt Nam
Hội An, Việt Nam
Srivijaya , Indonesia
Pasai, Indonesia
Perlak, Indonesia
Triển lãm quy mô lớn nhất từ trước đến nay về “Con đường tơ lụa” trên biển Đông sẽ được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 5 và kéo dài trong 3 tháng.

Một xác tàu cổ dưới đáy biển Đông của Việt Nam
Ngoài các hiện vật chọn lọc từ cuộc khai quật các con tàu đắm, triển lãm sẽ trưng bày nhiều hiện vật thu thập trong quá trình nghiên cứu khác do những phái đoàn truyền giáo, tàu buôn ghi chép lại. Cuộc trưng bày sẽ chia thành 4 giai đoạn từ thời tiền sử cho đến thế kỷ 18 gắn liền với nhiều vùng biển của Việt Nam như cảng Cù Lao Chàm, cảng Vân Đồn, cảng Thị Nại… Đây là minh chứng cho thấy biển Đông của Việt Nam đã từng là một trong những tuyến thông thương quan trọng, không chỉ là điểm trung chuyển mà còn là điểm đến, điểm xuất phát của nhiều con tàu. Sau các cuộc triển lãm đã diễn ra vào năm 2006 và 2011, năm nay Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ mang đến cho công chúng một cuộc triển lãm sinh động về những “kho vàng” dưới đáy biển Đông. 
Myanmar - Con đường tơ lụa mới
Trung Quốc tiến hành chính sách hai đại dương trong khi Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng đông.
Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc và Ấn Độ bị chia cắt bởi rừng núi, dãy Hy Mã Lạp Sơn và vùng đất hoang sơ của cao nguyên Tây Tạng. Khi sức mạnh kinh tế toàn cầu chuyển về hướng đông, khoảng cách hai nước đã thu hẹp lại với Myanmar giữ vai trò then chốt.
Theo tạp chí Slate (Mỹ), từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã bộc lộ ý định nối liền Trung Quốc với Ấn Độ Dương. Đến năm 2000, kế hoạch dần dần hiện thực. Nhiều đường cao tốc mới chạy cắt ngang cao nguyên Myanmar nối liền Trung Quốc với Ấn Độ và vịnh Bengal.
Một đường cao tốc dẫn thẳng đến cảng biển mới đầu tư trị giá nhiều tỉ USD. Từ cảng này, hàng xuất khẩu Trung Quốc thâm nhập vào thị trường phía tây, đồng thời đưa dầu từ vịnh Ba Tư và châu Phi về Trung Quốc.
Dầu được vận chuyển qua đường ống dài hơn 1.600 km đến thẳng các nhà máy lọc dầu ở tỉnh Vân Nam. Đường ống thứ hai song song sẽ dẫn khí thiên nhiên từ Myanmar về Trung Quốc để cung cấp cho Côn Minh và Trùng Khánh.


Chiều 30-11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến thủ đô Naypyidaw thăm Myanmar trong ba ngày. Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar Myo Myint (phải) đón tiếp bà tại sân bay. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES
Trung Quốc cũng vừa đầu tư 20 tỉ USD vào Myanmar để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc. Dự kiến đến năm 2016, tuyến đường sắt này sẽ có đoạn chạy thẳng từ cố đô Rangoon của Myanmar tới Bắc Kinh. Đây là một phần của dự án đường sắt có tham vọng nối liền Bắc Kinh với Delhi (Ấn Độ) và thậm chí sang cả châu Âu.
Lâu nay, Trung Quốc không hài lòng với tình trạng phát triển chênh lệch giữa các tỉnh thịnh vượng ở miền đông và khu vực nghèo nàn, lạc hậu ở miền tây. Vì vậy, Trung Quốc cần tìm lối ra Ấn Độ Dương để ngành công nghiệp miền tây dễ dàng tìm được thị trường mới ở nước ngoài.
Trong chiến lược của Trung Quốc, Myanmar có thể phục vụ nhu cầu cấp bách này. Bởi thế, tạp chí Thế giới Ngoại giao của Mỹ nhận định Myanmar có khả năng sẽ trở thành “California của Trung Quốc”.
Các học giả Trung Quốc đã từng công khai chính sách hai đại dương của Trung Quốc (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương). Theo chiến lược này, Myanmar chính là cầu nối dẫn đến vịnh Bengal cũng như các biển khác. Một lý do quan trọng khác là an ninh năng lượng. Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ nhập khẩu, trong đó 80% qua eo biển Malacca gần Singapore. Eo biển rất hẹp nhưng là một trong các tuyến giao thông đường biển sầm uất nhất thế giới.
Theo các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc, nếu eo biển này bị tấn công, Trung Quốc sẽ mất nguồn cung ứng nguyên liệu quan trọng. Tuyến vận chuyển thứ hai đi qua Myanmar sẽ giải tỏa lo âu của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn trông đợi nguồn nguyên liệu thô của Myanmar.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng ấp ủ tham vọng riêng. Từ những năm 1990, Ấn Độ đã đưa ra chính sách hướng đông bao gồm phục hồi và tăng cường các mối quan hệ lâu đời với Đông Á. Vì vậy, Ấn Độ muốn có đường biển và đường bộ đi qua Myanmar đến Đông Á và Đông Nam Á.
Ở phía Bắc các đường ống dẫn dầu và khí của Trung Quốc là cảng biển mới khôi phục của Ấn Độ. Cảng trở thành tuyến đường biển quan trọng nối liền bang Assam của Ấn Độ với các bang hẻo lánh và đầy xung đột vùng Đông Bắc.
Ấn Độ đã nhiều lần nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược với Myanmar nhằm bảo vệ và phát triển vùng đông bắc Ấn Độ, đồng thời để mắt tới Trung Quốc. Do đó, Ấn Độ đã dự kiến mở lại tuyến đường Stilwell (con đường do phe Đồng minh xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó bị bỏ rơi, liên kết miền đông Ấn Độ tới tận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).
Diễn biến ở khu vực này có thể dẫn đến xung đột giữa hai cường quốc mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ hoặc cũng có thể biến con đường đi qua Myanmar trở thành một con đường tơ lụa mới.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Myanmar
Báo chí Mỹ ngày 30-11 đã đưa tin dày đặc về chuyến thăm lịch sử Myanmar của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
New York Times: Cải thiện quan hệ với Myanmar có thể định dạng lại chính sách ngoại giao Mỹ vào lúc Tổng thống Obama muốn chuyển dịch trọng tâm địa chính trị đến châu Á.
CNN: Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Mỹ đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Myanmar. Chuyến thăm Myanmar diễn ra ngay sau chuyến công du châu Á của Tổng thống Obama đã tái khẳng định chiến lược củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á.
Bloomberg: Chuyến thăm cho thấy các nhà lãnh đạo Myanmar muốn tìm kiếm đối trọng để cân bằng với Trung Quốc (ông Douglas Paal, Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố quan hệ Mỹ-Trung và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Myanmar không phải là trọng tâm của chuyến thăm Myanmar của Ngoại trưởng Hillary Clinton.

No comments:

Post a Comment