Monday, April 2, 2012

Hàng nhái

Hàng nhái là gì? Hàng giả, hàng nhái có ý nghĩa giống nhau, đều là hàng kém phẩm chất, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, đặc điểm là ăn cắp mẫu mã hay nhãn hiệu của hãng khác đã đăng ký, thì được gọi là hàng giả hay hàng nhái.  Người làm hàng giả, hàng nhái rất phổ biến trong xã hội ngày nay, hầu như bất cứ cái gì người ta đều làm giả được, từ cây bút, quần áo, thực phẩm, thuốc uống, máy móc đều có hàng giả, hàng nhái trên thị trường tiêu thụ.Nói đến hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm là thế giới nghĩ ngay đến ...Trung Quốc vì ai cũng biết Trung Quốc là thiên đường hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm !
Thiên đường hàng nhái ở Trung Quốc 
Tại Trung Quốc, người ta không khó để bắt gặp nhưng cảnh tượng hài hước do hàng giả, hàng nhái gây nên. 
Một loạt nhà hàng trông sang trọng lộng lẫy nhưng vẫn chỉ là hàng nhái của McDonald's.
Chú cá sấu xanh đặc trưng của Lacoste mang tên mới tại Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, Dolce&Gabbana biến thành Dolce và quả chuối.
Cũng đóng hộp chỉn chu nhưng máy chơi game Play Station mang nhiều tên mới ở Trung Quốc.
Còn đây là một loạt thương hiệu cà phê Starbucks kiểu Trung Quốc.
Khi nhập tịch vào Trung Quốc, nhãn hiệu PUMA cùng biểu tượng con báo nổi tiếng đã được "du di" thành đủ thứ tên na ná như FOUM, PMUA, PURE.
Thậm chí chú báo còn được "khuyến mãi" thêm điếu thuốc....
... hoặc thêm chỏm lông trên đầu.
Hai phiên bản kiểu Trung Quốc của nhãn hàng thời trang nổi tiếng Nike.
Thêm một chiếc iPhone kiểu "lạ" có phím bấm.
Một "phát minh" của công ty nhái Trung Quốc: quạt cá nhân dành cho tín đồ Apple.
Hầu như không một nhãn hiệu nổi tiếng nào trên thế giới "thoát" khỏi bàn tay các "phù thủy" nhái xứ sở này.
Không chỉ xuất hiện ở chợ bình dân, hàng nhái còn đàng hoàng xuất hiện đằng sau những ô cửa kính sang trọng của các trung tâm thương mại.
The Best And Worst Of The Chinese Victoria's Secret Show Knockoff
Từ trước đến nay, Trung Quốc đã được mệnh danh là xứ sở của hàng nhái, hàng giả kém chất lượng.Show diễn thời trang đồ lót VS cũng nhái luôn !
Hầu như tất cả các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều có một vài đến hàng chục bản sao "na ná" tại đây.
Riêng thương hiệu Converse đã có ít nhất vài kiểu copy.
Hãng Apple mới sản xuất đến iPhone 4S, nhưng người Trung Quốc còn tiến xa hơn với iPhone 5.
 
Quần áo lót Victoria's Secret cũng nhái luôn!
front
in01

in02

in03

in04
Trong những thương hiệu bị nhái nhiều nhất phải kể đến hãng đồ ăn nhanh KFC đến từ Mỹ. Tại Trung Quốc, KFC có đủ mọi phiên bản từ KFG đến KLC.
Thậm chí ở Trung Quốc còn có cả Obama Fried Chicken.


Một trong những thương hiệu bị làm nhái nhiều nhất tại Trung Quốc là Adidas. Tại đây, thương hiệu này có hàng tá phiên bản lỗi với những cái tên na ná như Adibas, Odidoss...
Thay vì 3 vạch truyền thống, "Adidas" nhái tại Trung Quốc được khuyến mãi thêm một vạch.
Trên đây vẫn chỉ là những ví dụ "nhỏ" trong thiên đường hàng nhái của đất nước đông dân nhất thế giới.


Đồ nhái của Nhãn hiệu quần áo nổi tiếng Dolce&Gabbana.
Đồ nhái của Nhãn hiệu quần áo nổi tiếng Dolce&Gabbana.
Cùng giải mã các "độc chiêu" đánh lừa khách hàng qua những hình ảnh sau:

Lọ nước hoa nhái theo nhãn hiệu Lacoste (bên phải) trông bắt mắt hơn cả hàng thật.


Rexona cũng đã bị đổi tên....


Thương hiệu Puma cũng đã xuất hiện "anh em sinh đôi".


Chỉ cần hoán đổi vị trí các chữ cái thì đã có ngay thương hiệu giầy mới.


Đừng nhầm tưởng đây là ví của Gucci nhé.



Chiếc Nokla này có mẫu mã khác đẹp nhưng đừng nhầm lẫn với Nokia.


Đây có phải thương hiệu Apple nổi tiếng?


Hãy "soi" thật kỹ nhãn hiệu trên chiếc loa trước khi quyết định mua nhé

Nhìn từ xa sẽ nghĩ ngay tới Sony nhưng khi lại gần thì...


Panasonic đã bị thay chữ u.


Nhà hàng nổi tiếng KFC cũng có rất nhiều tên "nhái" khác như KLG...


...hay KFG.


Màu sắc, hình dáng giống hệt như nước giải khát Coca cola, nhưng hãy nhìn kỹ lại.


Bánh kẹo Orion cũng có "hàng fake" y hệt.


Đến bột giặt Tide cũng có thể gây hiểu nhầm khi thay chữ e thành sTrung Quốc từ lâu đã bị coi là "thiên đường" của hàng nhái, hàng giả. Không ở đâu mà hàng nhái được bày bán nhan nhản như ở đất nước này, và thậm chí tồn tại song song với hàng thật, hàng xịn.

Những phát hiện gần đây về các đại lý Quả táo khuyết bị làm nhái đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn hình vạn trạng kiểu nhái hàng, nhái sản phẩm đang tồn tại ở Trung Quốc.

Điều này đang làm các thương hiệu lớn, nổi tiếng thế giới điên đầu khi tìm cách nâng tầm nhận dạng thương hiệu của mình ở Trung Quốc. Và điều quan trọng hơn, là việc làm nhái, làm giả này có thể khiến khách hàng bị nhầm lẫn và tức giận.

Dưới đây là 10 thương hiệu bị nhái gây nhức mắt ở quốc gia châu Á này:

Đại lý Apple
Cư dân mạng gần đây đã bị sốc khi biết được ở Trung Quốc có những cửa hàng Apple nhái y chang, từ thiết kế nội thất cho tới trang phục của nhân viên. Phát hiện ban đầu tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, do một blogger tên là Bird Abroad người Mỹ đưa trên trang blog của cô. Ngay sau khi thông tin này được các báo quốc tế lấy lại, các nhà chức trách Côn Minh đã vào cuộc. Tuy nhiên, chỉ hai trong số 5 cửa hàng nhái bị đóng cửa do thiếu giấy phép kinh doanh.
Báo chí Trung Quốc cho hay, nước này có luật cấm sao chép thiết kế và thương hiệu khi xây dựng cửa hàng, nhưng các nhà chức trách ở Côn Minh chỉ dơ cao đánh khẽ và nhấn mạnh rằng, các sản phẩm họ kiểm tra đều hợp pháp, được nhập về từ những đại lý bán lẻ chính thức của Apple.
Công viên Disney
Không chỉ nhái cửa hiệu, ở Trung Quốc còn có cả công viên "nhái". Một trong những ví dụ điển hình nhất là công viên giải trí Shijingshan ở Bắc Kinh, thuộc quyền quản hạt của chính quyền quận Shijingshan. Công viên này có những kiến trúc tương tự như ở công viên Disney. Mặc dù đã bị Disney cảnh báo năm 2007, song khu vui chơi này vẫn hoạt động cho tới ngày nay và thậm chí trang web của công viên còn có bản tiếng Anh.
IKEA
Trong ảnh là siêu thị nội thất IKEA hợp pháp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ở thành phố Côn Minh, nơi tìm thấy các đại lý Apple giả hiệu, cũng có một trung tâm nội thất mang tên "11 Furniture" có 4 tầng, được xây dựng trên diện tích hơn 9.000 m2, với thiết kế y hệt IKEA chính hiệu.11 Furniture
Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming Knockoff IKEA In Kunming
"11 Furniture" bắt chước thiết kế xanh vàng của IKEA cho tới biển hiệu, cách bài trí trong cửa hàng và cả thiết kế của sản phẩm. Điều "thú vị" nhất, là tên tiếng Trung của "11 Furniture" cũng chính là IKEA.
Cà phê Starbucks

Nếu các cửa hàng này xuất hiện ở Mỹ - Âu, thì chúng rất dễ bị nhầm với chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks thứ thiệt. Năm 2006, Starbucks từng giành chiến thắng trong một vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ với công ty Trung Quốc Xingbake, tên tiếng Trung của Starbucks. Song vẫn có nhiều cửa hàng ở quốc gia này bắt chước Starbucks, như One Dollar Coffee, Seayahi Cofee, Lucky Coffee, Bucksstar Coffee...

Công viên World of Warcraft

Có vẻ như việc bắt chước công viên Disney vẫn chưa thỏa mãn, nên một công ty Trung Quốc còn mặc kệ dư luận, xây dựng nên một phiên bản nhái của công viên giải trí World of Warcraft vốn thuộc sở hữu của tập đoàn giải trí Blizzard. Công viên sao chép mang tên World Joyland nằm ở thành phố Thường Châu, phía tây Thượng Hải, có giá trị đầu tư vào khoảng 30 triệu USD.

Gà rán KFC

Mặc dù thương hiệu gà rán Kentucky (KFC) đã có mặt ở Trung Quốc, nhưng không vì thế họ không phải là nạn nhân của trò sao chép giả hiệu. Các cửa hàng KFC "dỏm" không những đổi hình ảnh trên nhãn hiệu của công ty xịn, mà còn cố ý thay đổi chữ "KFC" thành "KLC" để khiến khách hàng bị nhầm lẫn. Theo một nghiên cứu của trường kinh doanh Havard, KFC gần đây đã trở thành công ty kinh doanh nhà hàng lớn nhất ở Trung Quốc, nên có thể cửa hàng nhái khó tồn tại lâu.
Truyện Harry Potter

Theo phát hiện của báo New York Times, Trung Quốc nổi tiếng với việc sao chép các thương hiệu và hàng hóa của Mỹ, thậm chí cả với những cuốn truyện về cậu bé phù thủy Harry Potter. Thị trường Trung Quốc tràn ngập những cuốn sách bị làm giả với muôn hình vạn trạng. Các bản dịch và in trái phép cuốn truyện Harry Potter hay những tác phẩm văn học nổi tiếng khác được bán nhan nhản tại Trung Quốc.

Giày Nike

Nike là một thương hiệu giày thể thao nổi tiếng trên thế giới và ở cả Trung Quốc. Tuy nhiên, thương hiệu càng nổi tiếng thì hàng giả, hàng nhái cũng tăng trưởng theo. Chẳng hạn như cửa hàng trong ảnh, logo và cái tên na ná như Nike xịn. Nếu không tinh mắt, khách hàng nhầm lẫn là chuyện thường. Mặc dù, Nike đã sản xuất ở Trung Quốc hàng thập niên, nhưng ở quốc gia này vẫn đầy hàng giả.
Hamburger McDonald's


Trong ảnh là một cửa hàng chính thức của McDonald's. Thương hiệu hamburger này từ lâu đã nổi tiếng ở Trung Quốc và có vô số chi nhánh tại quốc gia này. Song không vì thế mà không có cửa hàng "nhân bản vô tính". Phần lớn cửa hàng nhái bắt chước kiểu thiết kế của nhà hàng, số khác thì sao chép thực đơn, câu khẩu hiệu của McDonald's, hoặc thô sơ như kiểu nhậm nhèm tên tuổi "Mini Dog" hay "Mcdnoalds".

Gian hàng Disney


Cửa hàng trong ảnh đã được Disney ủy quyền. Tuy nhiên, báo cáo của Reuters gần đây cho thấy, ở ngay tại cửa hàng xịn có trụ sở ở thành phố Côn Minh này cũng có bán cả những đồ giả. Cụ thể, theo báo cáo, cửa hàng bán nhiều sản phẩm của Disney, nhưng lại bán đồ chơi Angry Birds giả.
Truyền thống làm hàng giả, hàng nhái ở Trung Quốc không phải bây giờ mới được thế giới biết đến. Năm 1980, khi giao thương với nước ngoài chưa nhiều và hầu hết người dân Trung Quốc còn chưa biết đồng tiền Mỹ mặt mũi ra sao thì một tên tội phạm láu lỉnh đã lừa được một người bán hàng bằng một mảnh vải với vài hình vẽ nguệch ngoạc bằng mực tàu rằng đó là tờ tiền trị giá 250 đô la.

a
Công viên Thạch Cảnh Sơn, "anh em sinh đôi" của Disney Land.

Khi kinh tế phát triển, những mánh khóe thô thiển như vậy không còn dùng được nữa thì giới gian thương Trung Quốc cũng kịp phát triển hàng loạt những kỹ thuật làm hàng giả, hàng nhái tinh vi hơn rất nhiều. Từ thực phẩm, đồ chơi trẻ em, quần áo đến hàng gia dụng đều bị làm giả.
Trong đó, các thiết bị điện tử cầm tay là mặt hàng hay bị làm giả nhất. Nếu đặt một chiếc điện thoại Meizu M8 bên cạnh một chiếc iPhone thì nhiều người không thể phân biệt được vì chúng giống nhau từ vỏ ngoài, nút Home đến giao diện. Với những mặt hàng như vậy, nạn nhân không chỉ là người Trung Quốc. Theo cơ quan Biên phòng và Hải quan Mỹ, 2/3 trong tổng số hàng giả trị giá 124 triệu đô la mà cơ quan này thu giữ tại các cửa khẩu trong năm 2010 có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nhái cả công viên, cửa hàng
Không chỉ làm giả những hàng hóa vật chất, gian thương Trung Quốc còn rất giỏi trong việc sao chép các sản phẩm phục vụ nhu cầu tinh thần. Đại Phân, một thị trấn nhỏ nằm ở ngoại ô Thâm Quyến được coi là lò tranh chép của thế giới với 8.000 họa sĩ, mỗi năm hoàn thành không dưới 5 triệu bức tranh nhái các tác phẩm hội họa nổi tiếng. Ở đây, người ta có thể mua một kiệt tác hội họa vô giá của Van Gogh hay Picasso chỉ với giá vài chục đôla.
Với các độc giả yêu thích bộ truyện Harry Potter ở các nước khác thì tác phẩm này chỉ có 7 phần. Nhưng ở Trung Quốc, nó dường như dài vô tận. Những tập truyện như "Harry Potter và chiếc ống khói lớn" hay "Harry Potter và du học sinh Trung Quốc ở trường phù thủy Hogwart" không được xuất bản ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, trừ Trung Quốc. Đơn giản vì nó là sản phẩm nhái, do một nhóm tác giả nào đó ở Trung Quốc tự phóng tác, nhưng vẫn núp dưới tên văn sĩ người Anh J.K.Rowling, tác giả của bộ truyện thật.
Công viên giải trí Thạch Cảnh Sơn ở Bắc Kinh, dù không có liên quan chút nào đến hệ thống công viên Disney Land nổi tiếng của Công ty Walt Disney (Mỹ), nhưng các công trình lớn ở đây, từ lâu đài của nàng Lọ Lem đến khu trưng bày Epcot đều giống hệt nhau. Thậm chí, các nhân vật như chuột Mickey, vịt Donald của Thạch Cảnh Sơn cũng không khác gì tại Disney Land.
Phong cách làm giả "trọn gói" này đã được một doanh nghiệp ở Côn Minh học tập khi xây dựng hệ thống cửa hàng Apple Store giả. Tại đây, từ cách trưng bày sản phẩm đến thiết kế cửa hàng, đồng phục của nhân viên đều giống hệt các cửa hàng thật của Apple. Thậm chí, nhân viên bán hàng ở đây cũng ngỡ rằng mình đang làm việc cho hãng công nghệ nổi tiếng của Mỹ. Chỉ đến khi sự kiện này bị cộng đồng mạng phát giác, 2 trong số 5 cửa hàng này mới bị đóng cửa, nhưng cũng không phải vì sao chép, làm nhái, mà do chưa xin giấy phép kinh doanh.
Đây là khu giải trí Thạch Cảnh Sơn. Trước khi khu vui chơi này bị buộc đóng cửa vì vi phạm bản quyền của DisneyLand, những người quản lý ở đây vẫn cho rằng Thạch Cảnh Sơn của họ có những nhân vật khác với nhân vật Disney của phương Tây về cả khuôn mặt, trang phục, kích cỡ, vẻ mặt.
Tại lối vào của công viên này còn có một biển hiệu: “Disney quá xa, vì thế hãy đến với Thạch Cảnh Sơn”.


Theo hãng tin Reuters, có 2 cửa hàng Nike xuất hiện tại Côn Minh. Hai cửa hàng này đứng hầu như đối diện với nhau. Nếu nhà chức trách đứng ra giải quyết, cả hai cửa hàng này đều đáng bị đóng cửa.
Biểu tượng thương hiệu nhiều tỷ đôla hình mái vòm màu vàng của Mc’Donald mọc lên như nấm tại Trung Quốc.
Vào năm 2006, Starbucks đã thắng một vụ kiện pháp lý chống lại các công ty Trung Quốc bởi sự xuất hiện của một chuỗi các cửa hàng café mang tên Xingbake mà dịch ra là Starbucks.
Gà rán cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết tại Trung Quốc. .



Hình ảnh người đại tá này có vẻ “gầy” hơn hình ảnh một người mà hầu hết người dân Mỹ đều quen thuộc


 “Pizza Huh” xuất hiện tại Trung Quốc với tên và logo giống với một công ty pizza nổi tiếng của Mỹ “Pizza Hut”.

Vào thoáng 7 vừa qua, những hình ảnh về một cửa hiệu Apple giả mạo ở Trung Quốc xuất hiện trên một trang Blog đã gây xôn xao dư luận. Tại những cửa hàng Apple giả mạo này bán iphone, Macbook và một số sản phẩm khác mang nhãn mác Apple nhưng đều là giả.

Đây là một cửa hàng quần áo thời trang, logo của nó có vẻ giống hãng thời trang danh tiếng Dolce&Gabbana (D&G). Nhưng, nó có vẻ nó là sự kết hợp của Dolce&Gabbana và Banana bởi logo của nó là D&B…
Tuy nhiên, trong 10 năm qua, TQ cũng đã tạo nhiều "thương hiệu" khá nổi tiếng. Dưới đây là danh sách 18 thương hiệu đang phát triển rất mạnh mẽ của Trung Quốc theo báo cáo thường niên của Hurun Research Institute được Business Insider đưa ra.
18. Wahaha
Giá trị thương hiệu: 4,4 tỷ USD
Nhãn hiệu thực phẩm Wahaha thuộc sở hữu của tập đoàn tư nhân Hangzhou Wahaha, hãng sản xuất nước giải khát lớn nhất tại Trung Quốc. Sản phẩm của Wahaha gồm có nước đóng chai, nước trái cây, trà xanh, sữa, mỳ ăn liền, hạt hướng dương … gắn liền với văn hóa Trung Quốc, khác biệt với những thương hiệu quốc tế như Coca-Cola hay PepsiCo.
17. CPIC
Giá trị thương hiệu: 4,5 tỷ USD
Được thành lập năm 1991, tập đoàn bảo hiểm lớn thứ 3 Trung Quốc China Pacific Insurance Group hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm bất động sản và nhân thọ, cùng với quản trị tài sản và đầu tư. Niêm yết cổ phiếu vào năm 2007 nhưng hiện công ty này vẫn chưa thực sự có bước tiến lớn trên thị trường thế giới.
16. Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc (Bank of Communications - BoCom)
Giá trị thương hiệu: 4,5 tỷ USD
Qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, hiện BoCom là một trong 5 ngân hàng thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Năm 2005, HSBC đã mua 19,9% cổ phần của BoCom. Hiện nay, BoCom có chi nhánh tại New York, Tokyo, Singapore và văn phòng đại diện tại London, Frankfurt nhưng tên tuổi của nhà băng này vẫn khá xa lạ đối với Mỹ và châu Âu.
15. Taobao
Giá trị thương hiệu: 5 tỷ USD
Taobao là website mua sắm trực tuyến lớn thuộc sở hữu của tập đoàn Internet khổng lồ Alibaba. Trên website Taobao còn có không gian dành cho đấu giá (mặc dù đa số các giao dịch được thực hiện với mức giá cố định) cùng với các gian hàng khổng lồ dành cho các thương hiệu lớn.
Đối thủ lớn nhất của Taobao hiện nay là các thương hiệu Internet của Mỹ, đặc biệt là Amazon. Hiện Taobao đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.
14. Wuliangye
Giá trị thương hiệu: 7,5 tỷ USD
Wuliangye Yibin là một công ty chuyên sản xuất các loại rượu. Sản phẩm rượu của công ty này xuất hiện trên thị trường với tên gọi Wuliangye, được làm từ gạo, lúa nếp, ngô, bột mỳ … Sản phẩm Wuliangye là đại diện tiêu biểu cho rượu Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng chính là khó khăn cho Wuliangye khi phát triển trên thị trường quốc tế bởi rượu Trung Quốc vẫn còn xa lạ đối với khách hàng trên thế giới. Dù vậy, cơ hội cho Wuliangye không phải là không có. Với chất lượng và thương hiệu tốt, Wuliangye vẫn có thể tiến ra thế giới bởi mọi người đều muốn dùng thử những thứ mới.
13. China Telecom
Giá trị thương hiệu: 8,5 tỷ USD
Là công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc, China Telecom đồng thời cũng là công ty viễn thông di động lớn thứ 3 tại nước này. China Telecom đã niêm yết cả trên thị trường chứng khoán Hong Kong và New York nhưng phần lớn cổ phần vẫn thuộc sở hữu của chính phủ. China Telecom hiện đã và đang mở rộng ra thị trường châu Âu.
12. China Merchants Bank (CMB)
Giá trị thương hiệu: 9 tỷ USD
Thành lập năm 1987, China Merchants Bank hiện là ngân hàng lớn thứ 6 tại Trung Quốc và có trên 800 chi nhánh tại Trung Quốc và Hong Kong. Năm 2008, CMB đã mở chi nhánh của mình tại New York. Tuy nhiên, giống như các ngân hàng Trung Quốc khác hoạt động tại nước ngoài, CMB cũng phải chịu sự kỳ thị và thiếu tin tưởng của khác hàng quốc tế.
11. Chunghwa
Giá trị thương hiệu: 9,8 tỷ USD
Chunghwa là thương hiệu thuốc lá thuộc sở hữu của Tập đoàn Thuốc lá Thượng Hải (Shanghai Tobacco Group). Chunghwa đã lọt vào danh sách các thương hiệu thuốc lá có giá trị nhất theo thống kê của Hurun.
Bất chấp sự sút giảm doanh thu tại các thị trường lớn như Mỹ, Chunghwa vẫn phát triển rất mạnh mẽ bởi cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường thuốc lá lớn nhất thế giới.
10. Kweichow Moutai
Giá trị thương hiệu: 9,9 tỷ USD
Kweichow Moutai là công ty quốc doanh chuyên sản xuất loại rượu có nguồn gốc từ thời nhà Thanh có tên gọi Maotai. Năm 2008, Kweichow Moutai là công ty đồ uống có thị phần lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Wuliangye, theo Báo cáo Tổng quan Kinh tế Trung Quốc. Cũng giống như Wuliangye, Kweichow Moutai phải có chiến lược kết nối hình ảnh khác biệt của mình với các nền văn hóa khác nếu như muốn mở rộng ra thị trường quốc tế.
9. Ping An
Giá trị thương hiệu: 11 tỷ USD
Ping An là tập đoàn bảo hiểm khổng lồ được thành lập năm 1988. Ban đầu chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nhưng sau đó Ping An nhanh chóng mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ tài chính. Ping An niêm yết cổ phiếu năm 2004 và hiện nay HSBC là cổ đông lớn nhất với 16,8% cổ phần. Ping An có chi nhánh trải khắp 150 quốc gia trên toàn thế giới.
8. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China - AgBank)
Giá trị thương hiệu: 11,6 tỷ USD
AgBank hiện được coi là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Năm 2010, Trung Quốc. AgBank niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO) với tổng giá trị 22,1 tỷ USD – giá trị IPO lớn nhất từ trước đến nay. AgBank đứng thứ 25 trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới của Forbes.
Hiện AgBank vẫn là lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới, từ phố Wall cho đến Trung Đông.
7. Tencent QQ
Giá trị thương hiệu: 11,8 tỷ USD
Tencent QQ với biểu thượng chim cánh cụt đã trở thành một hiện tượng tại Trung Quốc khi trở thành một trong mạng xã hội lớn nhất trên thế giới với trên 800 triệu tài khoản. QQ.com cũng là cổng thông tin được sử dụng nhiều nhất tại Trung Quốc.
Năm 2009, QQ đã thiết lập một công thông tin quốc tế nhưng vẫn chưa thu lại được nhiều thành công.
6. ChinaLife
Giá trị thương hiệu: 15,6 tỷ USD
ChinaLife là công ty chuyên cung cấp các loại bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm niên kim. Sau khi niêm yết cổ phiếu năm 2003, ChinaLife là công ty bảo hiểm lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau AIG.
5. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Bank of China)
Giá trị thương hiệu: 22,4 tỷ USD
Được thành lập từ những năm 1900 với vai trò là ngân hàng trung ương, Bank of China là ngân hàng lâu đời nhất tại Trung Quốc. Năm 1923, Bank of China đã chuyển đổi trở thành một ngân hàng thương mại, và là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc.
Năm 2010, Bank of China cũng là ngân hàng Trung Quốc đầu tiên đưa ra các sản phẩm và dịch vụ bằng đồng nhân dân tệ (RMB) tại Mỹ. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng phải vượt qua những hạn chế bởi cái tên khiến người ta dễ lầm tưởng rằng nó thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc.
4. Baidu
Giá trị thương hiệu: 24,4 tỷ USD
Baidu là công ty dịch vụ web hàng đầu tại Trung Quốc, với công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất (chiếm 63% doanh thu về mảng tìm kiếm trên Internet tại Trung Quốc). Baidu cũng nằm trong danh sách các thương hiệu tư nhân hàng đầu của Hurun.
Đối thủ lớn của Baidu tại Trung Quốc là Google. Nhưng cho đến nay Baidu vẫn luôn thắng thế. Việc Baidu có thể vượt qua Google trên thị trường quốc tế hay không vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
3. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank – CCB)
Giá trị thương hiệu: 35,9 tỷ USD
CCB cũng là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Năm 2005, Bank of America đã mua lại 9% cổ phần của CCB nhưng đã bán ra phần lớn trong số cổ phần này trong năm nay.
Có chi nhánh tại London và New York và CCB là ngân hàng Trung Quốc duy nhất là thành viên của Liên minh ATM Toàn cầu (Global ATM alliance) cùng với sự tham gia của Bank of America, Barclays, Deutsche Bank …
2. China Mobile
Giá trị thương hiệu: 42,2 tỷ USD
Công ty quốc doanh China Mobile hiện là công ty viên viễn thông lớn nhất trên thế giới. China Mobile ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với nhu cầu về các dịch vụ viễn thông gia tăng không ngừng tại các thị trường mới nổi.
1. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC)
Giá trị thương hiệu: 42,2 tỷ USD
ICBC hiện là ngân hàng lớn nhất Trung Quốc và đứng đầu về doanh thu trong danh sách của Hurun. Năm 2006, ICBC tiến hành niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO) với tổng giá trị kỷ lục là 21,9 tỷ USD. Nhưng năm 2010, kỷ lục này đã bị ngân hàng AgBank phá vỡ.
ICBC hoạt động hết sức tích cực trên thị trường quốc tế bằng cách quảng bá tên tuổi tại thị trường châu Âu và hiện nay ngân hàng này đang có kế hoạch mở rộng sang Brazil và Peru.
Hàng nhái sắp hết thời ở Trung Quốc
Hàng nhái ở Việt Nam: Chủ cửa hàng thẳng thắn hỏi khách hàng, chị có loại xịn và hàng nhái, em muốn mua loại nào?
Các cửa hàng mắt kính bán Gucci, Emporio Armani, Max Mara, PRADA, Giorgio Armani, Burberry,... chỉ với giá 20.000 đến 100.000. trong khi hàng thật có giá đến vài triệu.
Những đôi giày nhái, mang thương hiệu converse, DC, Punma,... có giá 120.000 đến 300.000 được bày bán công khai trong cửa hàng, trên mạng.
Thời trang là một trong những nhóm sản phẩm được làm nhái nhiều nhất, và bày bán tràn làn. Không khó để biết thật - giả. Và thậm chỉ không cần hỏi, chủ cửa hàng cũng nói đó là hàng nhái nên mới có giá thấp như thế.
Hàng nhái mang lại hậu quả rất lớn, đó là mất niềm tin ở người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khi sử dụng những đôi mắt kính zởm, những đôi giày không đúng tiêu chuẩn, hơn nữa là lối sống, đạo đức kinh doanh, nhiều người đã bị lừa mua hàng nhái, hàng kém chất lượng. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính bị cạnh tranh bởi "chính họ" (những sản phẩm được người khác làm giả, giá rẻ, mang tên thương hiệu của họ)
Thực trạng này luôn rõ ràng ngay trước mắt chúng ta, chỉ cần Sống là Biết. Ai cũng thấy, và các nhà quản lý thì cũng chẳng lạ gì. Biết đâu một ai trong số họ, hoặc con cái của họ, đang mặc một chiếc áo thun Levis giá 50.000 vnđ mua ở chợ hoặc vỉa hè.
Vậy tại sao ở nước ta, hàng nhái lại được sản xuất và bày bán công khai như vậy? Phải chăng là để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhân dân có mức sống thấp? Đâu là giải pháp? Và theo bạn thì đến khi nào chúng ta sẽ chấm dứt được tình trạng này?
Thực trạng và giải pháp: Có hai nguyên nhân chính: đó là sự quản lý của nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước VN chưa có sự quản lý chặt chẽ về vấn đề này; nhất là việc thực thi luật pháp rất ư tùy tiện. Có rất nhiều cơ quan tham gia quản lý nhưng lại không có sự thống nhất với nhau dẫn đến không biết xử lý thế nào. Và các cơ quan này thì cũng không làm việc thật sự đúng chức năng. Có rất nhiều vấn đề ở các cơ quan này: tham ô, quan liêu nên việc thực thi luật pháp rất ư tùy tiện.
Còn về phía doanh nghiệp thì cũng không thực sự tham gia vào quá trình quản lý cùng nhà nước. Nhiều doanh nghiệp biết hàng của mình bị làm nhái nhưng không tố cáo vì sợ liên lụy đến tên tuổi là doanh nghiệp mình có hàng giả, hàng nhái. Nhiều doanh nghiệp thì không coi trọng công tác quản lý thị trường của mình nên không biết rõ tình hình hàng của mình bị làm nhái, làm giả nên cũng không có biện pháp ứng phó.  
Thực trạng hàng hóa của nhiều hãng nổi tiếng bị làm giả nhiều đến mức tràn lan trên thị trường giờ đây đã trở nên phổ biến. Để xảy ra tình trạng này trước hết phải kể đến sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước hoặc là bất lực trước tình trạng hàng nhái, hàng giả xuất hiện ào ạt trên các thành phố lớn. Sau đó cũng phải xét đến yếu tố cung cầu của thị trường, có cầu ắt sẽ có cung.Vậy cầu ở đây là những ai có nhu cầu sử dụng những hàng hóa biết là "dởm" như quần áo, giày dép... mà vẫn dùng bình thường,thậm chí là hài lòng với những sản phẩm "nhái" mà mình mua được vì rẻ hơn. Chữ cầu đó chủ yếu xuất phát từ chữ "nghèo" mà ra,; nhất là với cô cậu học sinh, sinh viên ở cái tuổi thích làm đẹp, thích thể hiện cá tính, thích chơi hàng hiệu nhưng "nghèo" như sinh viên thì chỉ có dùng đồ "nhái" là phù hợp nhất ( bạn có thể thăm quan một vòng những chợ quần áo cho sv như chợ đêm sinh viên đối diện ĐHQGHN để kiểm chứng những gì mình nói).... Kế tiếp là giới công nhân, nông dân, thầy cô giáo có thu nhập eo hẹp nhưng thích "hàng hiệu" cho dù biết rõ đó hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm nhưng vẫn thích mua vì rẻ.
Và nói đi thì cũng phải nói lại đó là nhà nước cũng chẳng bao giờ đi thu hồi được hết những sản phẩm nhái đồ hiệu đó được, một mặt vì nó đã tràn vào VN quá ồ ạt không thể ngăn cản được.Thứ 2 là thực tế những sản phẩm đó dù có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng cũng không thể gây chết người hay ngộ độc với người tiêu dùng như nước tương 3mcpd hay sữa nhiễm melamin được nên nhà nước cũng chẳng để ý làm gì khi chưa có hậu quả gì đó xảy ra với người sử dụng sản phẩm nhái đó cả.  Tóm lại, từ nhà nước đến người dân đều có trách nhiệm; chẳng qua là ai cũng quá ư ....vô trách nhiệm nên đã đồng lõa với hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm. Hầu như ai cũng nghĩ có làm ầm ĩ thì cũng chẳng được gì, chỉ thêm phiền toái khi mà thực trạng này ai cũng biết, khổ lắm, nói mãi cũng vậy thôi.  Người mua biết là hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm nhưng vẫn thích mua vì rẻ. Và kết quả là người tiêu dùng là người bị thiệt nhiều nhất.  Biết là bị lừa mà vẫn cứ thích bị lừa, đúng là ngu !

1 comment:

  1. Cá cược bóng đá Tá lả online – sóc đĩa online – chắn cạ online- đua ngựa- bóng bầu dục-bóng rổ - bóng chuyền-tennit—bóng đá vvv.Đến với chúng tôi nhà cái uy tín nhất để nhận được những ưu đãi lớn. Casino889 tặng hoa hồng không giới hạn, không cần điều kiện, cho tất cả các thành viên lên tới 1,5% tổng số giao dịch đặt cược. Chi tiết như sau: Ca cuoc bong da

    ReplyDelete