Dấu hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo
Có những triệu chứng bệnh tưởng chừng rất mơ hồ nhưng nếu sớm nhận biết, kiểm tra, chẩn đoán đúng có thể giúp chúng ta “thoát” được những căn bệnh hiểm nghèo...10 triệu chứng cần phải được quan tâm điều trị ngay bởi vì rất có thể chúng chỉ dấu cho một căn bệnh hiểm nghèo nào đó phía sau.
1. Sụt cân không rõ nguyên nhân: Điều này có thể là một món quà cho những người đang dư cân, nhưng sụt cân là tính chất phổ biến của nhiều bệnh lý mãn tính ẩn náu bên trong (ung thư, các bệnh lý nhiễm trùng mãn tính, trầm cảm). Sụt cân 5% thể trọng trong một tháng hay 10% thể trọng trong vòng từ 6 tháng đến một năm không có nguyên nhân rõ rệt thì cần được gióng hồi chuông báo động về sức khỏe.
2. Mệt mỏi kéo dài: Sốt nhẹ lúc có lúc không mà không có lý do rõ rệt rất hay gặp và không cần quan ngại nhưng nếu nó kéo dài quá 1 tuần thì cần đi kiểm tra sức khỏe. Triệu chứng này có thể biểu hiện của nhiễm trùng mãn tính bên trong, ung thư hay nhiều bệnh lý khác. Một cơn sốt nhẹ thường khoảng trên 37.5 độ C.
3. Thay đổi thói quen đi vệ sinh không rõ nguyên nhân: Đây là một trong những bệnh lý ruột như viêm ruột hay ung thư. Tiêu chảy nặng kéo dài, táo bón kéo dài từ 2 tuần trở lên, có máu lẫn trong phân hoặc phân đen đặc sệt trong thời gian dài là các dấu hiệu đáng báo động. Các triệu chứng đường tiêu hoá khác như buồn nôn, chán ăn, đau bụng, nôn ói không rõ nguyên nhân; tất cả các dấu hiệu này gợi ý bệnh lý đường tiêu hoá như loét, ung thư hay nhiễm trùng.
4. Đau ngực: Đặc biệt là đau như thắt và lan lên hàm hay cánh tay có thể là triệu chứng của bệnh tim. Cơn đau thường kèm theo khó thở và toát mồ hôi lạnh.
5. Đau đầu đột ngột không rõ nguyên nhân: Đặc biệt nếu xảy ra ở người trên 50. Cũng có thể không có gì nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý hiểm nghèo đang diễn tiến trong não như nhiễm trùng hoặc khối u. Triệu chứng này đặc biệt nghiêm trọng nếu cũng có sốt, cứng cổ, phát ban trên da, lú lẫn, co giật, tầm nhìn bị thu hẹp hoặc mất, yếu liệt cơ, cảm giác tê rần hay khó phát âm.
6. Mất kiểm soát cơ thể đột ngột: Yếu liệt cơ đột ngột hay cảm giác tê rần trên mặt, cánh tay, chân hay nửa bên cơ thể , thay đổi giọng nói, khó phát âm hay khó hiểu được người khác nói, nhìn mờ hay mất khả năng nhìn, Triệu chứng này báo hiệu một cơn đột quị hay là một cơn nhồi máu máu thoáng qua và cần phải được chữa trị ngay.
7. Lú lẫn: Các thay đổi hành vi hay suy nghĩ , mất định hướng, ảo giác xảy ra ở người trước đó hoàn toàn tỉnh táo là dấu hiệu cảnh báo khả năng có thể xảy ra do hạ đường huyết, tác dụng phụ của thuốc, có khả năng chấn thương đầu hay bệnh tâm thần.
8. Khó thở: Khó thở đột ngột, thở hổn hển hay khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc bệnh lý phổi.
9. Thấy quầng sáng trước mắt: Thấy quầng sáng trước mắt ở người trước đó có thị lực bình thường có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh bóc tách võng mạc mắt, trong bệnh này, một phần võng mạc của bệnh nhân bị bóc tách ra khỏi phía sau mắt và bệnh này cần phải phẫu thuật gấp để phục hồi thị giác.
10. Các khớp sưng, nóng, đỏ: Có thể là bệnh lý viêm khớp bên trong hay nhiễm trùng khớp cần phải phẫu thuật gấp.
1. Sụt cân không rõ nguyên nhân: Điều này có thể là một món quà cho những người đang dư cân, nhưng sụt cân là tính chất phổ biến của nhiều bệnh lý mãn tính ẩn náu bên trong (ung thư, các bệnh lý nhiễm trùng mãn tính, trầm cảm). Sụt cân 5% thể trọng trong một tháng hay 10% thể trọng trong vòng từ 6 tháng đến một năm không có nguyên nhân rõ rệt thì cần được gióng hồi chuông báo động về sức khỏe.
2. Mệt mỏi kéo dài: Sốt nhẹ lúc có lúc không mà không có lý do rõ rệt rất hay gặp và không cần quan ngại nhưng nếu nó kéo dài quá 1 tuần thì cần đi kiểm tra sức khỏe. Triệu chứng này có thể biểu hiện của nhiễm trùng mãn tính bên trong, ung thư hay nhiều bệnh lý khác. Một cơn sốt nhẹ thường khoảng trên 37.5 độ C.
3. Thay đổi thói quen đi vệ sinh không rõ nguyên nhân: Đây là một trong những bệnh lý ruột như viêm ruột hay ung thư. Tiêu chảy nặng kéo dài, táo bón kéo dài từ 2 tuần trở lên, có máu lẫn trong phân hoặc phân đen đặc sệt trong thời gian dài là các dấu hiệu đáng báo động. Các triệu chứng đường tiêu hoá khác như buồn nôn, chán ăn, đau bụng, nôn ói không rõ nguyên nhân; tất cả các dấu hiệu này gợi ý bệnh lý đường tiêu hoá như loét, ung thư hay nhiễm trùng.
4. Đau ngực: Đặc biệt là đau như thắt và lan lên hàm hay cánh tay có thể là triệu chứng của bệnh tim. Cơn đau thường kèm theo khó thở và toát mồ hôi lạnh.
5. Đau đầu đột ngột không rõ nguyên nhân: Đặc biệt nếu xảy ra ở người trên 50. Cũng có thể không có gì nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý hiểm nghèo đang diễn tiến trong não như nhiễm trùng hoặc khối u. Triệu chứng này đặc biệt nghiêm trọng nếu cũng có sốt, cứng cổ, phát ban trên da, lú lẫn, co giật, tầm nhìn bị thu hẹp hoặc mất, yếu liệt cơ, cảm giác tê rần hay khó phát âm.
6. Mất kiểm soát cơ thể đột ngột: Yếu liệt cơ đột ngột hay cảm giác tê rần trên mặt, cánh tay, chân hay nửa bên cơ thể , thay đổi giọng nói, khó phát âm hay khó hiểu được người khác nói, nhìn mờ hay mất khả năng nhìn, Triệu chứng này báo hiệu một cơn đột quị hay là một cơn nhồi máu máu thoáng qua và cần phải được chữa trị ngay.
7. Lú lẫn: Các thay đổi hành vi hay suy nghĩ , mất định hướng, ảo giác xảy ra ở người trước đó hoàn toàn tỉnh táo là dấu hiệu cảnh báo khả năng có thể xảy ra do hạ đường huyết, tác dụng phụ của thuốc, có khả năng chấn thương đầu hay bệnh tâm thần.
8. Khó thở: Khó thở đột ngột, thở hổn hển hay khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc bệnh lý phổi.
9. Thấy quầng sáng trước mắt: Thấy quầng sáng trước mắt ở người trước đó có thị lực bình thường có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh bóc tách võng mạc mắt, trong bệnh này, một phần võng mạc của bệnh nhân bị bóc tách ra khỏi phía sau mắt và bệnh này cần phải phẫu thuật gấp để phục hồi thị giác.
10. Các khớp sưng, nóng, đỏ: Có thể là bệnh lý viêm khớp bên trong hay nhiễm trùng khớp cần phải phẫu thuật gấp.
Theo các chuyên gia y tế thì các triệu chứng kể trên là các dấu hiệu báo nguy. Bệnh nhân có các triệu chứng trên chớ nên chủ quan coi thường. Bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt,vì càng để lâu thì bệnh càng nặng và khó trị.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư
Khi ung thư vừa phát sẽ không thấy đau đớn hay có dấu hiệu nào nên các xét nghiệm tầm soát là rất quan trọng. Khi ung thư phát triển theo các loại khác nhau, các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác cho nên cần đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, phát hiện và điều trị ung thư càng sớm, càng có nhiều cơ may chữa trị dứt bệnh.
Ung thư bàng quang:
- Đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu đỏ sậm hay mờ nhạt, lợn cợn.
- Đau buốt khi tiểu.
- Đi tiểu nhiều lần hay tiểu gấp.
Ung thư vú:
- Cảm thấy có một cục u dày lên trong ngực, vùng xung quanh, dọc theo vùng xương cổ và dưới bầu vú hay vùng nách.
- Thay đổi kích cỡ hay hình dáng của bầu vú.
- Chảy nước (không phải sữa), hay máu từ núm vú rỉ ra.
- Thay đổi màu sắc hay cảm giác ở da vú, núm vú, hay quầng vú (vùng thâm xung quanh núm vú). Da vú bị co rút, nhăn hay có vảy.
Ung thư đại tràng, trực tràng:
- Thay đổi thói quen đi ngoài.
- Táo bón. Đi ngoài nhiều lần và có thể phân lỏng bất thường.
- Cảm thấy ruột luôn đầy.
- Máu nằm trong hay ngoài phân. Có thể màu đỏ sậm hay đỏ tươi.
- Phân ra hẹp hơn bình thường.
- Bao tử phình to, đầy hay co rút.
- Thường sình hơi.
- Sụt cân không lí do.
- Mệt mỏi thường xuyên.
Ung thư thận:
- Tiểu ra máu;
- Một khối ở vùng hông;
- Đau mơ hồ vùng lưng hay quanh vùng hông;
- Ho không rõ nguyên nhân trên ba tuần.
Ung thư phổi:
- Ho kéo dài, có thể là ho vì hút thuốc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tức ngực. Có người bị đau lưng.
- Khàn tiếng.
- Thở đứt quãng hay khò khè.
- Viêm phổi hay viêm cuống phổi nhiều lần.
- Ho ra máu.
- Mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân.
- Cảm thấy vai, cánh tay, bàn tay yếu đi.
Ung thư buồng trứng:
Thường không có triệu chứng sớm. Khi có triệu chứng, các dấu hiệu bao gồm:
- Sưng nề hay khó chịu vùng bụng dưới.
- Cảm thấy đầy bụng sau bữa ăn nhẹ. Sụt cân và chán ăn.
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn ói.
- Tiêu chảy, táo bón hay đi tiểu nhiều lần;
- Chảy máu từ âm đạo;
Thường thì ung thư đã phát tán ở thời điểm phát hiện.
Ung thư tuyến tiền liệt:
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Nếu có các dấu hiệu này là:
- Đi tiểu nhiều lần, nhất là đi nhiều về đêm;
- Khó đi tiểu, nhất là lúc bắt đầu, khó giữ lại nước tiểu hay bí không tiểu được;
- Dòng nước tiểu phun ra yếu hay bị gián đoạn;
- Đau hay cảm giác rát bỏng khi đi tiểu;
- Đau khi phóng tinh;
- Máu trong nước tiểu hay trong tinh dịch;
- Đau kéo dài hay cứng vùng phía dưới lưng, hông hay bắp đùi.
Ung thư tinh hoàn:
- Một khối ở tinh hoàn;
- Cảm giác nặng ở bìu;
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới hay ở vùng háng;
- Đột ngột có nước ở bìu;
- Đau hay khó chịu một bên tinh hoàn hay ở bìu;
- Vú to lên hay nặng;
Đàn ông từ 15 tuổi trở lên nên tự khám tinh hoàn đều đặn để phát hiện khối u hay thay đổi kích thước, hình dạng tinh hoàn.
Ung thư vòm họng:
- Khàn tiếng hay thay đổi giọng nói;
- Khối ở vùng cổ hay cảm giác có một cục trong họng;
- Ho kéo dài;
- Khó nuốt. Cảm giác nặng hay rát bỏng khi nuốt;
- Thường xuyên bị khó tiêu và nóng ngực. Hay bị ói hay nghẹn;
- Đau trong ngực hay trong họng.
Những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường
Có 1/3 người bị tiểu đường không biết mình mắc bệnh. Nên đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn có ít nhất một trong các dấu hiệu sau :
- Tiểu nhiều lần;
- Khát nước quá mức;
- Đói bụng quá mức;
- Sụt cân bất thường;
- Mỏi mệt;
- Bứt rứt;
- Mờ mắt.
Ở tiểu đường type 1, các triệu chứng diễn ra nhanh chóng hơn. Với loại này, cơ thể không tạo được Insulin hay số lượng rất ít.
Ở tiểu đường type 2, các triệu chứng diễn ra chậm hơn. Cơ thể không tạo ra đủ Insulin hay tạo ra không đúng cách. Loại này thường gặp ở người trên 40 tuổi trở lên, béo phì và không rèn luyện tập thể dục.
Tiền tiểu đường xảy ra trước khi bị tiểu đường type 2. Chẩn đoán và điều trị loại này giúp bạn không bị tiểu đường type 2.
Tiểu đường có thể diễn ra âm thầm không triệu chứng. Phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận
Điều bí ẩn
Người ta chưa hiểu rõ về sỏi thận nhưng cho rằng có một số người dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác, trong đó có yếu tố di truyền.
Một số bệnh cũng làm gia tăng sự hình thành sỏi thận, bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu tái diễn thường xuyên, bệnh thận, bệnh chuyển hóa và nhiễm toan ống thận (thận không có khả năng bài tiết axit – bệnh có yếu tố di truyền). Những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao gồm những người bị viêm đường ruột mãn hay phải thay thế một đoạn ruột hoặc phẫu thuật tạo hậu môn. Tình trạng khử nước cũng là 1 yếu tố quan trọng có thể dẫn tới sỏi thận bởi vì các khoáng chất này hiện diện tự nhiên trong nước tiểu và sẽ trở nên đậm đặc khi lượng nước ít đi.
Người ta chưa hiểu rõ về sỏi thận nhưng cho rằng có một số người dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác, trong đó có yếu tố di truyền.
Một số bệnh cũng làm gia tăng sự hình thành sỏi thận, bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu tái diễn thường xuyên, bệnh thận, bệnh chuyển hóa và nhiễm toan ống thận (thận không có khả năng bài tiết axit – bệnh có yếu tố di truyền). Những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao gồm những người bị viêm đường ruột mãn hay phải thay thế một đoạn ruột hoặc phẫu thuật tạo hậu môn. Tình trạng khử nước cũng là 1 yếu tố quan trọng có thể dẫn tới sỏi thận bởi vì các khoáng chất này hiện diện tự nhiên trong nước tiểu và sẽ trở nên đậm đặc khi lượng nước ít đi.
101 tinh thể tạo nên sỏi thận
Một viên sỏi thận có chứa thành phần chính là can-xi oxalate (vốn có sẵn trong nước tiểu), axit uric, xsytin hay methionine. Khi đó là ‘tín hiệu’ bệnh thận Quả thận làm việc như một máy lọc của cơ thể. Chúng lọc máu và đưa các chất thải từ máu vào nước tiểu. Nếu lượng nước tiểu quá ít hoặc thường xuyên bị ứ lâu thì các tinh thể rắn nhỏ sẽ kết hợp với nhau và hình thành những viên sỏi thận.
Một số viên sỏi thận nhỏ đến mức mà chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu tiện mà không thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu chúng quá lớn, thì sẽ phải cần tới sự can thiệp y tế. Những viên sỏi lớn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe thực sự bởi vì chúng sẽ gây tắc, khiến thận bị ứ nước và gây viêm thận. Nếu chúng lọt vào niệu quản sẽ gây ra các cơn đau quặn.
Các biểu hiện của sỏi thận
Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng. Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.
Một viên sỏi thận có chứa thành phần chính là can-xi oxalate (vốn có sẵn trong nước tiểu), axit uric, xsytin hay methionine. Khi đó là ‘tín hiệu’ bệnh thận Quả thận làm việc như một máy lọc của cơ thể. Chúng lọc máu và đưa các chất thải từ máu vào nước tiểu. Nếu lượng nước tiểu quá ít hoặc thường xuyên bị ứ lâu thì các tinh thể rắn nhỏ sẽ kết hợp với nhau và hình thành những viên sỏi thận.
Một số viên sỏi thận nhỏ đến mức mà chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu tiện mà không thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu chúng quá lớn, thì sẽ phải cần tới sự can thiệp y tế. Những viên sỏi lớn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe thực sự bởi vì chúng sẽ gây tắc, khiến thận bị ứ nước và gây viêm thận. Nếu chúng lọt vào niệu quản sẽ gây ra các cơn đau quặn.
Các biểu hiện của sỏi thận
Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng. Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.
Tiêu sỏi
Hầu hết các viên sỏi thận sẽ tự đào thải với thời gian là 6 tuần. Trong giai đoạn này, sẽ cần một đơn thuốc giảm đau, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để mọi thứ được lọc thải và phòng khử nước. Nếu viên sỏi quá lớn để có thể tự tiêu thì sẽ đòi hỏi sự can thiệp để phá vỡ viên sỏi này, giúp nó tự tiêu. Các cách thường áp dụng là dùng sóng siêu âm hay máy tán sỏi.
Nếu viên sỏi lớn đến mức không thể áp dụng hai cách trên thì sẽ phải phẫu thuật.
Hầu hết các viên sỏi thận sẽ tự đào thải với thời gian là 6 tuần. Trong giai đoạn này, sẽ cần một đơn thuốc giảm đau, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để mọi thứ được lọc thải và phòng khử nước. Nếu viên sỏi quá lớn để có thể tự tiêu thì sẽ đòi hỏi sự can thiệp để phá vỡ viên sỏi này, giúp nó tự tiêu. Các cách thường áp dụng là dùng sóng siêu âm hay máy tán sỏi.
Nếu viên sỏi lớn đến mức không thể áp dụng hai cách trên thì sẽ phải phẫu thuật.
Phòng sỏi thận như thế nào?
Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận. Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.
Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận. Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.
Những dấu hiệu cảnh báo triệu chứng đau tim
- Khó chịu ở ngực. Thường diễn ra trên vài phút hay biến mất rồi bị lại, cảm giác giống như đè ép, nặng ngực hay đau.
- Khó chịu ở nửa trên thân người. Có thể đau hay khó chịu ở một, hai tay hay ở vùng lưng, cổ, hàm, vùng dạ dày;
- Thở gấp. Thường đi kèm với khó chịu ở ngực, nhưng cũng có thể xảy ra trước đó;
- Các triệu chứng khác. Bao gồm vã mồ hôi lạnh, buồn ói hay đầu óc quay cuồng;
Triệu chứng thường gặp nhất ở cả nam lẫn nữ là đau hay khó chịu ở ngực... Nhưng phụ nữ thường có thêm các dấu hiệu khác như thở gấp, buồn ói, ói và đau lưng hay đau hàm.
Nếu có dấu hiệu cảnh báo đau tim, nên đi cấp cứu ngay.
Những dấu hiệu cảnh báo triệu chứng đột qụy
- Đột ngột bị tê hay yếu ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên người;
- Đột nhiên bị lẫn lộn, khó nói chuyện hay nói bậy bạ vô nghĩa;
- Đột ngột khó nhìn ở một hay hai mắt;
- Đột ngột khó đi đứng, chóng mặt, mất thăng bằng hay không phối hợp được;
- Đột ngột nhức đầu dữ dội, không rõ nguyên nhân;
Nếu bạn có nhiều nguy cơ bệnh tật, các xét nghiệm nên làm sớm hơn. Các xét nghiệm phụ trợ như tầm soát tiểu đường hay tăng nhãn áp cũng có thể cần thiết. Nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mặc dù hiếm, đàn ông vẫn có thể bị ung thư vú và nếu thấy một cục trong vú nên đi gặp bác sĩ ngay.
Một trong những cách thức phòng chống các loại bệnh ung thư đơn giản và hữu hiệu chính là cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Top 5 vitamin "đánh bại" các bệnh ung thư
1. Beta carotene
Beta carotene là tiền thân của Vitamin A, chúng có trong các loại rau màu cam và xanh lá cây như cà rốt, khoai lang, rau bina, cải xoăn… Nghiên cứu cho thấy, beta carotene giúp bảo vệ phổi chống lại độc tố gây bệnh ung thư phổi.
Trong một nghiên cứu khác cho biết những người đã từng hút thuốc nếu ăn rau xanh và thực phẩm có beta carotene mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư phổi.
2. Vitamin B6
Vitamin B6 rất cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ đường hô hấp khỏi nhiễm trùng. Nghiên cứu cho biết Vitamin B6 có thể giúp chống lại ung thư cổ tử cung. Vitamin này chủ yếu được tìm thấy trong cà rốt, táo, thịt nội tạng, chuối, rau lá xanh và khoai lang.
3. Vitamin C
Một trong các chất dinh dưỡng được nghiên cứu, vitamin C đã cho thấy nhiều khả năng hứa hẹn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư, cả trong giai đoạn phòng chống và điều trị bệnh. Các nghiên cứu gần đây trên các bệnh nhân bị ung thư vú, buồng trứng, tử cung, cổ tử cung được sử dụng bổ sung thêm axit ascorbic (vitamin C) trong quá trình điều trị có thể kéo dài sự sống lên từ 13 đến 21 lần.
Vitamin B6 rất cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ đường hô hấp khỏi nhiễm trùng. Nghiên cứu cho biết Vitamin B6 có thể giúp chống lại ung thư cổ tử cung. Vitamin này chủ yếu được tìm thấy trong cà rốt, táo, thịt nội tạng, chuối, rau lá xanh và khoai lang.
3. Vitamin C
Một trong các chất dinh dưỡng được nghiên cứu, vitamin C đã cho thấy nhiều khả năng hứa hẹn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư, cả trong giai đoạn phòng chống và điều trị bệnh. Các nghiên cứu gần đây trên các bệnh nhân bị ung thư vú, buồng trứng, tử cung, cổ tử cung được sử dụng bổ sung thêm axit ascorbic (vitamin C) trong quá trình điều trị có thể kéo dài sự sống lên từ 13 đến 21 lần.
4. Folic Axit
Axit folic, còn được gọi là folate hay vitamin B9, giúp bảo vệ chống lại ung thư cổ tử cung và là chất cần thiết cho việc hình thành vật liệu di truyền của cơ thể - AND, ARN. Axit folic được tìm thấy trong củ cải đường, bắp cải, trứng, trái cây, và hầu hết các loại cá.
Axit folic, còn được gọi là folate hay vitamin B9, giúp bảo vệ chống lại ung thư cổ tử cung và là chất cần thiết cho việc hình thành vật liệu di truyền của cơ thể - AND, ARN. Axit folic được tìm thấy trong củ cải đường, bắp cải, trứng, trái cây, và hầu hết các loại cá.
5. Vitamin E
Để bảo vệ chống lại ung thư ruột, vitamin E là một lựa chon rất cần thiết. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm giảm những thiệt hại gây ra bởi ozone và các chất gây hại các tế bào. Nó được tìm thấy trong trứng, mầm lúa mì, gan, dầu thực vật chưa tinh chế, và các loại rau màu xanh đậm.
Để bảo vệ chống lại ung thư ruột, vitamin E là một lựa chon rất cần thiết. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm giảm những thiệt hại gây ra bởi ozone và các chất gây hại các tế bào. Nó được tìm thấy trong trứng, mầm lúa mì, gan, dầu thực vật chưa tinh chế, và các loại rau màu xanh đậm.
5 dấu hiện không ngờ của ung thư vú
Những dấu hiệu này có thể khiến bạn nghĩ đến các bệnh khác hơn là ung thư vú. Tuy nhiên, đã đến lúc bạn nên cẩn trọng và cân nhắc hơn nếu gặp phải chúng.
1. Ngứa, đau, hoặc đỏ ở ngực
Nếu có cảm thấy nóng hoặc rát khi chạm vào da thì đây là một trong các dấu hiệu của bệnh ung thư vú dạng viêm, một dạng hiếm của ung thư vú. Ung thư vú dạng viêm có thể làm vú sưng to và đau. Da tại vùng ngực thường có màu đỏ, có vảy hoặc tím giống như bị bầm. Ngoài ra, bề mặt da cũng biến đổi trở nên gập ghềnh như bị cenlullite trên ngực.
Lúc đầu, cảm giác đau nhức có thể giống các cơn đau nhức thường thấy của hội chứng tiền kinh nguyệt. Da bị tấy đỏ và ngứa dễ làm bạn lầm tưởng với dị ứng da. Nhưng các triệu chứng này sẽ không hề biến mất sau vài ngày.
Ung thư vú dạng viêm chỉ chiếm 3% trong tổng các trường hợp ung thư vú. Ở dạng ung thư này, tế bào ung thư phát triển nhanh chóng làm nghẽn mạch máu nuôi da. Bởi vì da có biểu hiện như đỏ, ngứa, nóng nên thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm vú hoặc nhiễm trùng trong ống dẫn sữa xung quanh núm vú.
2. Đau lưng trên
Một số phụ nữ đã từng cảm thấy bị đau lưng trước khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào khác báo hiệu bệnh ung thư vú. Cảm giác đau thường tập trung tại khu vực giữa lưng lên bả vai nên dễ khiến chúng ta tưởng rằng mình bị đau cơ bắp, dây chằng hoặc viêm xương khớp cột sống.
Nguyên nhân hiện tượng này là do hầu hết các khối u phát triển trong mô tuyến vú, mở rộng sâu vào ngực, gần thành ngực. Nếu khối u tăng trưởng ngược về phía xương sườn và xương sống thì bạn có thể cảm thấy đau ở phía lưng hơn là ở vú. Ung thư vú cũng có xu hướng di căn hay lan đến cột sống hoặc các xương sườn, trở thành ung thư xương thứ cấp.
3. Núm vú thay đổi
Một trong những nơi khối u xuất hiện phổ biến nhất chính là bên dưới núm vú. Nó có thể làm biến đổi hình dạng và cảm giác tại vùng núm vú. Nam giới mắc ung thư vú thường có hiện tượng này. Phần núm vú có thể bị phẳng, thụt vào, giảm độ nhạy cảm, có vảy và bị viêm…
Hiện tượng này xảy ra khi một khối u xuất hiện trong ống dẫn sữa, nằm phía sau núm vú hoặc ép núm vú qua một bên. Trong trường hợp này, khối u có thể gây kích ứng và nhiễm trùng.
4. Một bên vú thay đổi hình dạng và kích thước
Không chỉ khi cảm nhận được một khối u bên trong ngực bạn mới nghi ngờ đến ung thư vú. Thực tế, một số phụ nữ cho biết, khi họ bị ung thư vú, điều đầu tiên họ thấy là sự thay đổi hình dạng của một bên ngực. Một bên ngực có thể mang hình bầu dục, treo thấp hơn so với bên còn lại… Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra hình dạng ngực bên ngoài của mình trong gương trước khi cảm thấy có khối u bên trong nó.
5. Đau, sưng, hoặc có một khối u ở nách
Bạn biết tại sao các hạch bạch huyết ở cổ và cổ họng của bạn cảm thấy đau khi bạn bị cúm? Điều tương tự cũng xảy ra với các hạch bạch huyết ở nách của bạn, bởi vì đó là nơi ung thư vú lây lan đầu tiên thông qua dịch bạch huyết từ vú. Các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng có thể bị sưng phồng hoặc phát triển một khối u. Bất kỳ cơn đau nào xảy ra ở vùng nách cũng là một dấu hiệu nên được kiểm tra cẩn thận bằng ngón tay. Đặc biệt lưu ý khi có một khu vực mô cứng hơn hoặc khó di chuyển khi bạn rê ngón tay.
Nguyên nhân khiến khối u xuất hiện tại nách là do các hạch bạch huyết khu vực này gần nhất với vú và do đó có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bạch huyết. Khi bệnh ung thư vú lây lan, đây thường là nơi đầu tiên nó di căn.Quá trẻ thì sẽ không lo bị ung thư vú, hay trong gia đình không có ai bị bệnh này thì mình cũng không bị... Có thể bạn không tin, nhưng sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Hiểu một cách chính xác về căn bệnh ung thư vú sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi và có khả năng ngăn ngừa, phòng tránh căn bệnh này tốt hơn
1. Tôi còn quá trẻ nên không cần lo lắng về căn bệnh ung thư vú
Sự thật: Đúng là bạn càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng cao, nhưng sự thật là phụ nữ ở tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc ung thư vú.
2. Trong gia đình tôi không ai bị ung thư vú, nên tôi cũng sẽ không bị mắc bệnh này
Sự thật: Thực tế phần lớn phụ nữ chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vú, thì tiền sử gia đình đều không có người mắc căn bệnh này. Tuy nhiên nếu mẹ bạn, chị em gái hoặc bà bạn mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn.
1. Tôi còn quá trẻ nên không cần lo lắng về căn bệnh ung thư vú
Sự thật: Đúng là bạn càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng cao, nhưng sự thật là phụ nữ ở tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc ung thư vú.
2. Trong gia đình tôi không ai bị ung thư vú, nên tôi cũng sẽ không bị mắc bệnh này
Sự thật: Thực tế phần lớn phụ nữ chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vú, thì tiền sử gia đình đều không có người mắc căn bệnh này. Tuy nhiên nếu mẹ bạn, chị em gái hoặc bà bạn mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn.
Sự thật: Cơ thể bạn là sự kết tinh được tạo ra từ sự kết hợp những đặc tính riêng được thừa hưởng từ bố mẹ. Nhưng không phải vì vậy mà bạn giống chị gái mình. Thậm chí ngay cả khi bạn kiểm tra có genes gây ung thư vú, thì bạn vẫn có thể hoàn toàn kiểm soát được sức khỏe của mình. Ăn uống tốt, không hút thuốc, không nghiện rượu, và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh này.
4. Ung thư vú có thể ngăn ngừa được
Sự thật: Dù các loại thuốc chứa thành phần antiestrogen và Tamoxifen có thể giảm bớt nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, nhưng sự thật thì nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này đến nay vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi và không thể ngăn ngừa được. Cách tốt nhất là bạn cần phát hiện và điều trị sớm.
Sự thật: Điều ngược lại mới đúng. Cho con bú sẽ giảm nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ.
6. Thuốc tránh thai có thể gây ra ung thư vú
Sự thật: Trước kia, thuốc tránh thai được sử dụng với hoomon liều cao hơn để giảm khả năng có thai, nhưng hooc môn liều cao chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp. Thuốc tránh thai hiện nay có chứ hoocmon estrogen và progesterone, nhưng liều dùng ít hơn so với trước kia. Hoocmon liều thấp hơn không đồng nghĩa với nguy cơ bị ung thư vú cao hơn.
Chị em phụ nữ không nên nghĩ rằng mình có thể miễn dịch với bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, các hoạt động lành mạnh có thể giúp chị em ngăn ngừa phần nào nguyên nhân gây bệnh.
Hầu hết ai đó cũng có một số dạng ung thư nào đó, có vẻ như ít người tránh được những loại ung thư nhẹ nhất trong cuộc đời mình. Ngày nay, vô khối chất độc trong không khí, nước, thực phẩm và đất… là nguyên nhân gây ra rất nhiều dạng ung thư. Ung thư vú có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn rất nhiều so với nam giới. Chị em phụ nữ không nên nghĩ rằng mình có thể miễn dịch với bệnh ung thư vú, cho dù trong gia đình mình không có ai bị bệnh này đi chăng nữa. Tuy nhiên, các hoạt động lành mạnh có thể giúp chị em ngăn ngừa phần nào nguyên nhân gây bệnh hoặc nếu không thì cũng giúp chị em sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. Dưới đây là 8 bước để ngăn ngừa bệnh ung thư vú mà chị em nên tham khảo:
8. Cho con bú
Nhiều người vì lý do vóc dáng mà không muốn cho con bú, nhưng thự tế việc này rất có lợi cho cả mẹ và bé. Trong khi bé được nhận tất cả chất dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ thì mẹ lại có thể giảm được nguy cơ bị ung thư vú. Mặc dù tỷ lệ giảm nguy cơ ung thư vú chỉ là 4% nhưng cũng có ý nghĩa vô cùng, và có nghĩa là bạn ít có nguy cơ bị bệnh hơn những chị em không cho con bú.
Nhiều người vì lý do vóc dáng mà không muốn cho con bú, nhưng thự tế việc này rất có lợi cho cả mẹ và bé. Trong khi bé được nhận tất cả chất dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ thì mẹ lại có thể giảm được nguy cơ bị ung thư vú. Mặc dù tỷ lệ giảm nguy cơ ung thư vú chỉ là 4% nhưng cũng có ý nghĩa vô cùng, và có nghĩa là bạn ít có nguy cơ bị bệnh hơn những chị em không cho con bú.
7. Không hút thuốc lá
Hút thuốc có xu hướng gây ra bệnh ung thư phổi nhiều hơn so với ung thư vú. Nhưng các nghiên cứu vẫn cho thấy phụ nữ hút thuốc lá vẫn có nguy cơ bị ung thư vú. Chỉ trong trường hợp không hút thuốc lá mới có thể có khả năng chống lại nguy cơ ung thư vú.
6. Ăn nhiều sản phẩm đậu nành
Đậu tương có chứa phytoestrogens. Phytoestrogen là chính là estrogen thực vật có chứa chất lignans, flavone, coumestans và isoflavone. Tiêu thụ thực phẩm có chứa phytoestrogen có thể làm giảm cơ hội phát triển tuyến tiền liệt và ung thư vú cũng như bệnh tim mạch và loãng xương. Điều này có nghĩa là phụ nữ tiền mãn kinh sẽ không phải lo lắng về việc quá nhiều estrogen trong cơ thể và sẽ có nguy cơ bị ung thư vú thấp hơn.
5. Hạn chế dùng các loại thuốc ảnh hưởng estrogen
Tiếp nhận quá nhiều estrogen không bao giờ là tốt đối với phụ nữ ở bất kì nhóm tuổi nào, thậm chí có thể là bất lợi với nhóm phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ qua tuổi mãn kinh có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn. Hầu hết phụ nữ sau mãn kinh đều uống bổ sung estrogen, do mức độ estrogen trong cơ thể thấp, nhưng cần hết sức cẩn thận để không bị bổ sung quá nhiều.
Tiếp nhận quá nhiều estrogen không bao giờ là tốt đối với phụ nữ ở bất kì nhóm tuổi nào, thậm chí có thể là bất lợi với nhóm phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ qua tuổi mãn kinh có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn. Hầu hết phụ nữ sau mãn kinh đều uống bổ sung estrogen, do mức độ estrogen trong cơ thể thấp, nhưng cần hết sức cẩn thận để không bị bổ sung quá nhiều.
4. Tập thể dục thường xuyên
Bạn không nhất thiết phải đến các phòng tập thể dục mới mong ngăn ngừa ung thư vú. Đi bộ vào buổi sáng hoặc đầu buổi tối cũng là cách thức thể dục rất hiệu quả. Vấn đề không phải là cường độ tập thể dục mà là mức độ đều đặn. Thường xuyên duy trì thói quen tập thể dục sẽ là tốt nhất cho sức khỏe.
3. Ăn các bữa ăn lành mạnh
Rau họ nhà cải nổi tiếng là loại thực phẩm chống ung thư, bao gồm: súp lơ, cải bắp, bông cải xanh, và cải Brussels. Nếu bạn không thể tiêu thụ bất kì loại rau cải nào thì bạn có thể chọn biện pháp thay thế là ăn các loại rau lá xanh đậm, cà chua, hoặc cà rốt. Ngay cả quất, anh đào, và trái cây cũng là nguồn bổ sung tuyệt vời cần thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để phòng ngừa ung thư.
2. Ăn nhiều chất béo omega-3
Ăn uống dầu cá sẽ cho phép bạn bổ sung tất cả các chất béo omega-3 cần thiết. Cá được coi là thực phẩm có lượng omega-3 cao, ví dụ như cá mòi, cá ngừ, cá hồi. Nếu không thích ăn cá, bạn có thể bổ sung omega – 3 từ các loại dầu không bão hòa như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải thay vì dầu thực vật hay mỡ lợn.
1. Kiểm tra thường xuyên
Mặc dù thường xuyên kiểm tra có thể không thực sự giúp bạn tránh được ung thư vú nhưng lại giúp bạn sớm phát hiện và ngăn chặn được sự lây lan của bệnh ở bất kì hình thức nào. Nếu không làm kiểm tra thích hợp mỗi năm một lần thì khả năng phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là gần như không thể.
Thường xuyên làm theo 8 bước trên để ngăn ngừa bệnh ung thư vú cũng như để giúp cho bạn khỏe mạnh và hạnh phúc.Không cần tìm kiếm những biện pháp phòng bệnh đắt đỏ,chị em vẫn có thể tránh ung thư "núi đôi" bằng những thực phẩm gần gũi quanh mình.
Những phụ nữ muốn giảm nguy cơ phát triển ung thư vú nên nghiêm túc xem xét việc tăng lượng chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. Một nghiên cứu báo cáo trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy rằng những người thường ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ nhất có nguy cơ phát triển ung thư núi đôi thấp hơn 11% so với những phụ nữ ít ăn chất xơ.
Các tác giả của cuộc nghiên cứu nhấn mạnh, theo phát hiện của họ, rằng chính một chế độ ăn uống giàu chất xơ khiến sức khỏe của chúng ta nói chung tốt lên rất nhiều. Nhờ đó mà khả năng phòng ngừa ung thư cũng tăng lên đáng kể, gia3mn rủi ro mắc bệnh.
Các tác giả của cuộc nghiên cứu nhấn mạnh, theo phát hiện của họ, rằng chính một chế độ ăn uống giàu chất xơ khiến sức khỏe của chúng ta nói chung tốt lên rất nhiều. Nhờ đó mà khả năng phòng ngừa ung thư cũng tăng lên đáng kể, gia3mn rủi ro mắc bệnh.
Jia Yi-Dong, nhà nghiên cứu đến từ Phòng dinh dưỡng và Vệ sinh thực phẩm, Trường Y khoa bức xạ và Y tế Công cộng, Đại học Soochow, Tô Châu, Trung Quốc, và nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu trên các nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2011. Họ đã xem xét 10 nghiên cứu trước đó, tập trung vào chế độ ăn của phụ nữ và nguy cơ ung thư trong thời gian 7-18 năm.
Trong số 712.195 phụ nữ, 2,4% (16.848) đã phát triển ung thư núi đôi. Họ thấy rằng phụ nữ ăn chất xơ càng nhiều chất xơ càng ít bị mắc bệnh. Tất nhiên nghiên cứu này cũng đã xem xét đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến ung thư như tiền sử gia đình có ai mắc bệnh không, đối tượng nghiên cứu có uống rượu bia không và họ có dùng liệu pháp trị liệu hormone nào hay không.
Jia Yi cho rằng có thể những người ăn chất xơ thường có thói quen và lối sống lành mạnh, và điều đó góp phần bảo vệ họ khỏi bệnh ung thư vú.
Jia Yi cho rằng có thể những người ăn chất xơ thường có thói quen và lối sống lành mạnh, và điều đó góp phần bảo vệ họ khỏi bệnh ung thư vú.
Khoảng 1 trong 8 phụ nữ ở Mỹ phát triển ung thư vú, và có khoảng 20% đến 25% trong số họ chết vì căn bệnh này.
Trong món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư.
Một công trình nghiên cứu của Viện Ung Thư Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng trong món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư.
Một công trình nghiên cứu của Viện Ung Thư Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng trong món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư.
Ảnh minh họa Nguồn Internet |
Cuối cùng khi đã hoàn thành món nướng trước khi đặt lên bàn ăn, bạn nên dùng kéo để loại bỏ những phần thịt đã bị cháy thay vì “thưởng thức” cả chúng. Nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên quan giữa bệnh nhân ung thư vú và chế độ ăn giàu tinh bột (bột mì). Theo đó, mức độ tiêu thụ bột thấp hơn đã giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Chế phẩm từ bột mì làm tăng nguy cơ bị ung thư vú |
Các nhà nghiên cứu tin rằng mức tăng insulin có thể do carbohydrate đã qua chế biến kích hoạt đã kích thích sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Tỷ lệ tái phát khối u ở những phụ nữ tăng lượng tinh bột trong món ăn của họ là 14,2%, trong khi chỉ có 9,7% đối với những người giảm tiêu thụ tinh bột.
"Kết quả cho thấy nguyên nhân không phải là do toàn bộ tất cả các món ăn chứa carbohydrate mà đặc biệt đối với bột lúa mì. Những phụ nữ tăng lượng tinh bột trong một năm có nguy cơ tái phát ung thư vú hơn", nhà nghiên cứu Jennifer Emond cho biết theo trích dẫn DailyMail ngày 13/12/2011.
Carbohydrates là "nhiên liệu" quan trọng nhất đối với cơ bắp, và là một nguồn năng lượng quan trọng cho não và hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm chứa Carbohydrates có thể an toàn hơn một số loại khác.
Mặc dù nghiên cứu vẫn còn trong quá trình phát triển và thu kết quả cuối cùng nhưng không có gì là sai nếu chúng ta nhận thức được khả năng rủi ro để hạn chế nó.
Trị bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt
Trị táo bón
Táo bón là vấn đề của nhu động ruột, vì vậy bác sĩ chỉ cần kích thích nhu động ruột đúng cách. Việc điều trị táo bón bằng xoa bóp bấm huyệt chỉ có tác dụng cải thiện tuần hoàn, tăng nhu động ruột nên cần thực hiện kiên trì, đều đặn. Thân nhân có thể thực hiện cho bệnh nhân tại nhà.
Ảnh: shutterstock |
Lưu ý, nếu táo bón đã lâu nên thao tác nhẹ nhàng và kéo dài từ 25-30 phút. Còn táo bón mới mắc nên dùng thủ thuật xoa bóp bấm huyệt nhanh, mạnh và thời gian chỉ 10-15 phút.
Cải thiện chứng ho
Người bệnh nằm ngửa trên giường, toàn thân thở đều và thư giãn, bác sĩ đứng hoặc ngồi bên cạnh. Xát vùng ngực: để bôi trơn da với bột talc hoặc với dầu xoa, dùng hai tay áp sát cổ qua 2 bên vai vòng xuống ngực qua đầu vú (đối với bệnh nhân nam) theo đường giữa đưa lên cổ, làm 5 lần. Phân vùng hạ sườn: cho 2 tay ôm sát cổ theo đường giữa (xương ức) kéo tay xuống tới mũi kiếm xương ức, hai ngón tay cái phân ra hai bên vùng hạ sườn. Miết các kẽ sườn: miết từ giữa ngực ra hai bên, các ngón tay miết kẽ sườn 1, 2, 3, miết ra hai bên; sau đó miết kẽ sườn 4, 5, 6 miết vùng hạ sườn ra 2 bên; có thể miết từng ngón tay hoặc miết một lúc 3 ngón tay theo kẽ sườn ra 2 bên; làm 5 lần. Bóp cơ ngực: dùng bàn tay bóp nắn cơ ngực hai bên, làm 5 lần. Nhào cơ ngực lớn: dùng 2 bàn tay bóp nâng cơ lên và véo chéo nhau. Day cơ ngực: dùng gốc bàn tay ấn xuống lực vừa phải day các cơ ở vùng ngực theo vòng tròn.
Ảnh: shutterstock |
Ngồi nhiều một chỗ dễ khiến bạn bị chứng tê chân. Đông y có những thủ thuật rất đơn giản, dễ thực hiện. Đó là ngâm chân với nước ấm hoặc muối hột, theo nguyên lý giữ cho đầu mát và bàn chân ấm để âm dương giao hòa, tránh bệnh tật. Nếu làm thường xuyên mà tình trạng tê chân không giảm thì cho thêm lá lốt đập dập hoặc lá ngải cứu vào nước ấm để ngâm. Khi ngồi nên lâu lâu chuyển vị trí chân.
Cảnh giác với tẩm quất Các tỉnh phía Bắc có hình thức xoa bóp thư giãn gọi là tẩm quất do những người “tay ngang” thực hiện. Theo y học cổ truyền, tẩm quất là phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh dùng bàn tay, ngón tay là chính, nhằm tác động lên da thịt, gân khớp để đạt mục đích phòng và chữa bệnh. Xoa bóp cũng như kỹ thuật thực hành khác đều có ba bước: bắt chước (trò làm theo thầy), rèn luyện kỹ năng (thành thục) và kỹ xảo (điêu luyện). Trung bình một người học xoa bóp cần mất thời gian từ 1-2 tháng, còn để thành thục phải mất từ 1-2 năm, còn những người xoa bóp dạo thì không được kiểm chứng về bằng cấp nên mới có kiểu người thực hiện đứng trên lưng người bệnh để tẩm quất. Bác sĩ Vũ cho biết đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị tai biến do tẩm quất, nhẹ thì bong gân sai khớp, nặng thì liệt tay chân, thậm chí bị gãy cổ và tử vong do người làm tẩm quất thực hiện động tác sai, mạnh đột ngột. Vì vậy, nếu có điều kiện nên đưa những người tẩm quất rong vào hội xoa bóp, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp, vì họ cũng góp phần cải thiện sức khỏe người dân sau một ngày làm việc căng thẳng, bởi đây là một nghề bỏ công sức ra đổi lấy chén cơm manh áo. Hướng dẫn họ chỉ nên xoa bóp để cải thiện sức khỏe, không nên xoa bóp trong các bệnh lý, nên chuyển các bệnh nhân đến cơ sở y tế chăm sóc khi phát hiện những dấu hiệu bất thường. Có nên mua máy xoa bóp, bấm huyệt? Hiện trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thiết bị y tế có chức năng xoa bóp, bấm huyệt như máy massage bằng tay vừa xoa bóp vừa bấm huyệt với 7 đầu chức năng; gối trị liệu và xoa bóp bằng đèn hồng ngoại, ghế thư giãn và xoa bóp... có giá từ vài triệu tới vài chục triệu đồng và không ít người đã bỏ tiền mua.Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM từng tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng do dùng các loại máy trên như mao mạch yếu do các cơ bị chà xát nhiều, bị bầm tím do máy tác động mạnh, vì khi người được xoa bóp bị viêm tĩnh mạch huyết khối, xoa bóp có thể làm vỡ các cục huyết khối di chuyển theo đường tuần hoàn và gây tình trạng nghẽn mạch... Chưa kể, đối với người bị gù lưng, máy lại cứ ấn xương sâu vào thì tình trạng gù ngày càng nặng. Đông y quan niệm, việc trị bệnh ở từng cá thể là không giống nhau do đó chỉ có da tác động lên da mới hiệu quả, máy móc là vật vô tri - bác sĩ Vũ nhấn mạnh. Thông qua chẩn trị trực tiếp, bác sĩ mới biết bệnh nào cần dùng thuốc, bệnh nào cần châm cứu hoặc xoa bóp. Bệnh nào là cấp, bệnh nào mạn. Do đó, không khuyến khích trị bệnh bằng các loại máy xoa bóp, bấm huyệt bán trên thị trường. Hiện y tế Mỹ cấm chỉ định dùng thiết bị xoa bóp cho người bị loãng xương nhưng tại nước ta, điều này bị lờ đi, do khi giới thiệu người bán chỉ nghĩ tới lợi nhuận. Người mua máy hầu như mù tịt về thông tin sức khỏe do người bán chỉ là nhân viên kinh doanh chứ không phải chuyên gia y tế. |
Y học cổ truyền định nghĩa, xoa bóp là những thủ thuật xoa nắn các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống, tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tuần hoàn tổng thể.
Cần lưu ý khi thực hiện các thủ thuật nên khuyến cáo bệnh nhân không để quá đói hoặc quá no. Bởi quá đói sẽ dễ hạ đường huyết, còn quá no dễ bị ói trong các thủ thuật xoa bóp bụng. Bệnh nhân mới đến cần được nghỉ ngơi 5-10 phút trước khi được xoa bóp.
Xoa bóp tại đâu và bấm huyệt nào cần phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chứ không thể theo yêu cầu của bệnh nhân. Sau một lần xoa bóp, nếu hôm sau bệnh nhân thấy mệt mỏi nghĩa là phương pháp đó không hợp, cần điều chỉnh lại.
Hiện nay, đông y có 30 thủ thuật xoa bóp cơ bản và 5 vùng bấm huyệt. Mỗi đợt xoa bóp thường kéo dài từ 5-10 ngày, thời gian xoa bóp toàn thân từ 45-60 phút, từng bộ phận từ 10-15 phút. Ấn huyệt phải giữ từ 30 giây đến 1 phút mới có hiệu quả. Quá trình xoa bóp khiến cơ thể tiết ra chất giúp an thần, vì vậy không nên lạm dụng để tránh bệnh nhân bị ghiền và lờn. Chẳng hạn như có bệnh nhân mỗi khi mất ngủ là yêu cầu được xoa bóp nhưng làm nhiều quá thì dù có xoa bóp cũng không ngủ được.
Spa giúp cơ thể thư giãn hiệu quả nhưng nếu lạm dụng sẽ khiến giãn da. Đối với kỹ thuật viên nên thực hành làm sao cho hiệu quả mà ít mất sức. Nên nhìn da bệnh nhân để biết chọn dược liệu, nếu da nhờn thì dùng phấn khô, da khô dùng tinh dầu.
Để duy trì sự dẻo dai của sức khỏe, cần hiểu rằng xoa bóp bấm huyệt chỉ là ngọn, tập dưỡng sinh mới là gốc.
No comments:
Post a Comment