Tuesday, April 10, 2012

Những vùng đất kỳ lạ

Rotorua, New Zealand
Đây cũng là vùng đất có một không hai trên thế giới. Nơi đây luôn bốc lên mùi trứng ung (chứng tỏ sự có mặt của chất dihydro sunfua). Trên bề mặt của nó có rất nhiều núi lửa và suối phun chất bẩn. Chất bẩn ở đây nhiều đến nỗi tạo thành những cái hồ lớn (hình trên). Bên cạnh đó, nước của vùng đất này rất nhiều màu sắc - từ vàng tới cam, xanh… Vì thế, nhiều khách du lịch lặn lội tới đây chỉ để tận mắt ngắm điều kỳ lạ này.

Suối nước nóng phunFlying Geiser, Reno (thành phố ở phía Tây của tiểu bang Nevada (Mỹ)
Quang cảnh nơi đây nhìn giống như trên một hành tinh khác hoặc là cảnh trong một bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, nó thực sự tồn tại trên Trái đất của chúng ta mà cụ thể là tại Nevada, Mỹ. Suối nước nóng này nằm ở thung lũng Hualapai gần Gerlach và thuộc quyền sở hữu của tư nhân.

Vào năm 1916, chủ nhân khu vực này tiến hành tìm kiếm nguồn nước với hi vọng có thể xây dựng một khu nông nghiệp trù phú trong vùng sa mạc này. Họ tình cờ tìm thấy nước và giếng khoan đã hoạt động trong nhiều thập kỷ cho đến một ngày, máy khoan tình cờ khoan trúng một mạch nước ngầm phun lớn và kết quả là khu vực này trở thành một suối nước nóng phun với quang cảnh tuyệt đẹp như chúng ta thấy hiện nay.Tại khu vực này có hai suối phun. Một suối thường xuyên hoạt động. Cái thứ hai là dấu tích của một giếng khoan trúng vào một mạch khí ngầm rất mạnh. Nơi này hiện vẫn thuộc quyền sở hữu tư nhân nên không một khách du lịch nào có thể đặt chân đến để chiêm ngưỡng cảnh tượng kỳ ảo này.

Kauai, Hawaii
Tại Hawaii có rất nhiều điều thú vị. Kauai là một trong những hòn đảo lâu đời nhất của Hawaii. Đây không phải là hòn đảo lớn nhất, chỉ đứng thứ tư về diện tích, nhưng lại là một địa điểm vô cùng thú vị với những sự hình thành địa chất lạ lùng khiến nơi này không hề giống những quang cảnh thường thấy ở địa cầu.

Núi Roraima (Venezuela, Brazil and Guyana)
Đây là hòn núi của riêng những người bản xứ trước khi người châu Âu tìm ra nó. Cho đến giờ, người ta vẫn coi nơi này là một nơi thiêng liêng. Hòn núi có dáng vẻ kỳ ảo, độ cao trên 400 mét so với xung quanh, trông giống như chiếc bàn ăn dành cho các vị thần. Để leo lên đến mặt phẳng lớn đó, chỉ có một con đường duy nhất, còn xung quanh chỉ toàn các vách dựng đứng, bào nhẵn như những bức tường. Phía dưới chân núi hầu như lúc nào cũng có mưa. Phong cảnh nơi đây vô cùng kỳ ảo
  Đảo Socotra

Cảnh vật nơi đây quả là hoang sơ và huyền bí khác xa những gì mà chúng ta thường thấy trên Trái đất. Khi tới đây, người ta như được sống ở thưở hồng hoang. Hòn đảo nằm ở khu vực Ấn Độ Dương này được tạo thành từ 4 hòn đảo nhỏ, hình thành từ cách đây 4-7 triệu năm. Nó cách Somali 250 km và cách Yemen 340 km, nơi đây có những bãi biển dài, những cao nguyên đá vôi có nhiều hang động còn hoang sơ, có những động dài tới 7km và những núi đá cao 1.225m.
Giống như đảo Galapagos, Socotra là quê hương của hơn 700 loài thực vật cực kì quý hiếm, trong đó có 1/3 loài mà chỉ ở nơi đây mới có. Khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt và dường như “chỉ dành cho những người ngoài hành tinh”. Có những thực vật hình thù kì quái xuất hiện, đặc biệt là cây huyết rồng kì lạ với mủ đỏ như máu tươi. Vào tháng 7/2008, đảo Socotra đã được UNESCO chính thức công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.
Rio Tinto, Tây Ban Nha

Đây vốn là một khu mỏ lộ thiên và nó có cảnh vật giống như... Mặt trăng. Không chỉ có vẻ đẹp của núi non và thung lũng, Rio Tinto còn có cả những ngôi làng dù dân cư đã chuyển sang sinh sống ở những đặc khu gần đó. Nơi đây có con sông chảy qua và nước sông lúc nào cũng đỏ như máu. Nguyên nhân là nó có hàm lượng axít cực đậm và chứa nhiều kim loại. Ngoài ra, ở đây còn có cái hố trông rất đẹp, người ta gọi là hố Địa đàng, sâu tới 335 m và trải dài tới 1.200m.
Salar de Tunupa, Bolivia

Đây là cánh đồng muối lớn nhất thế giới, nó có diện tích là 10.582km2 với trữ lượng khoảng 5 tỷ tấn muối nhưng người ta chỉ khai thác có 25.000 tấn/năm. Salar được coi là vùng đất lạ kì nhất thế giới với những núi lửa còn đang hoạt động, những đảo xương rồng và những mạch nước ngầm lớn. Chính vì cảnh quan chẳng giống nơi nào trên Trái đất nên nơi đây thu hút được rất nhiều du khách đến thăm quan. Và người ta xây dựng cả khách sạn làm bằng muối ở đây trông rất hấp dẫn và lạ mắt. Bãi muối rộng bạt ngàn trong như phalê in cả hình bầu trời trên mặt nước làm người ta có cảm tưởng đây không phải là ở Trái đất.
Vale da Lua, Brazil

Được mệnh danh là thung lũng Mặt trăng, Vale da Lua có những hố đá trông giống như ở chốn chị Hằng, chỉ có điều là đá ở nơi đây nhẵn bóng hơn. Chính nhờ đá được bào mòn từ hàng triệu năm qua nên nó trở thành những “bể bơi” tự nhiên có một không hai trên thế giới. Nhiều du khách đến đây cảm thấy rất thoải mái khi được đắm mình trong bể bơi tự nhiên. Theo các nhà khoa học, Vale de Lua là quần thể đá cổ nhất hành tinh, được tạo nên chủ yếu là thạch anh và tinh thể lộ thiên nên lại càng quý hiếm
Pamukkale (Thổ Nhĩ Kỳ)

Pamukkale trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “lâu đài bông”, trước kia, đây là vị trí của thành phố cổ đại Hierapolis. Khu vực này là quần thể của những vùng đá vôi và suối nước nóng giàu khoáng chất.



Các đồi đá vôi tại đây có màu trắng phau, nhìn lấp lóa trong nắng trông như tuyết phủ. Tuy nhiên đó là do hợp chất calcium bocarbonate trong nước suối tích tụ qua nhiều ngàn năm tạo thành những mảng đá vôi trắng tinh, xếp lớp như vỏ sò. Nước suối ở đây được cho là rất tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều loại bệnh như huyết áp cao, tim mạch, thấp khớp.

Tháp băng của núi Erebus (Nam Cực)
 

Núi Erebus là một trong những núi lửa đang hoạt động lớn nhất trên Trái đất. Ngọn núi này nổi tiếng với hồ dung nham luôn sôi sục nằm ngay trên miệng núi lửa. Đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới mà lửa và băng kết hợp với nhau tạo nên những tháp băng lớn cao khoảng 20m. Khí nóng từ núi lửa phả qua các miệng tháp băng làm cảnh quan nơi đây trông thật sự kì thú và ngoạn mục.



Dãy núi đá Kasha Katuwe (New Mexico, Mỹ)

Dãy núi đá Kasha Katuwe là một di tích quốc gia của New Mexico, nơi những ngọn núi đá được định hình sau một đợt phun trào núi lửa lớn từ 6 đến 7 triệu năm trước. Trải qua thời gian, do sự xói mòn của tự nhiên tạo nên hình dáng độc đáo của chúng với một dãy những ngọn núi đá hình chóp nhọn có độ cao từ vài m cho đến 50m trải dài hơn 16km2.

Thung lũng Mặt Trăng (Argentina)

Ischigualasto, nghĩa là "nơi mà bạn đặt mặt trăng" là một thung lũng hẻo lánh ở Argentina. Nó được tạo nên bởi sự hình thành địa chất với những cơn gió lớn, những tảng đá đứng tuyệt đẹp và những viên đá tròn nhẵn trông như những viên bi lớn. Nền đất nơi đây một thời vô cùng màu mỡ, bây giờ chỉ còn khô cằn sỏi đá nhưng lại chứa đựng một kho báu lớn với rất nhiều các hóa thạch động vật và cây cối, thu hút sự quan tâm của các nhà sinh vật học trên khắp thế giới.

Danxia Lanform (Trung Quốc)

Hiện tượng địa chất độc đáo này, được gọi là “Danxia Landform” có thể thấy ở nhiều nơi tại Trung Quốc như tại tỉnh Cam Túc. Danxia, có nghĩa là “đám mây hồng” là một dạng địa hình đặc biệt được hình thành từ loại đá sa thạch đỏ đã bị bào mòn theo thời gian thành một loạt các dãy núi bao quanh bởi những vách đá dựng đứng và nhiều khối đá với hình dáng “dị thường”.

Hồ thần tiên - Vườn quốc gia Chapada Diamantina (Brazil)


Poco Encantado hay còn gọi là hồ thần tiên nằm trong Vườn quốc gia Chapada Diamantina tại tỉnh Bahia, Brazil. Nước tại khu hồ trũng khổng lồ với độ sâu hơn 41m này trong tới mức có thể nhìn thấy rõ những tảng đá và gốc cây cổ thụ nơi đáy hồ. Khi mặt trời lên tới đỉnh, ánh sáng lọt qua kẽ hở và soi bóng lên mặt nước, cảnh tượng đó quả thực đẹp vô cùng. Tuy nhiên, việc thăm quan khu vực này được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái vô cùng phong phú và quí hiếm tại đây.
Rừng đá Thạch Lâm- Vân Nam, Trung Quốc

An lạc ở một huyện của thành phố Côn Minh, Vân Nam, khu du lịch Thạch Lâm nổi tiếng là “thiên hạ đệ nhất kì quan” của Trung Quốc với nhiều cánh rừng đá lớn nhỏ khác nhau… Sự độc đáo của Thạch Lâm chính là những hòn đá nhỏ cho đến những tảng đá khổng lồ được thiên nhiên sắp xếp thành những hình thù độc đáo, tạo nên một cánh rừng toàn đá. Rừng đá Thạch Lâm có diện tích lên tới 400km2 và cũng là điểm du lịch “hút” khách của Trung Quốc.

Rừng Đá, hay còn gọi là Thạch Lâm là một rừng đá tự nhiên ở huyện tự trị Di Thạch Lâm, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thạch lâm là điển hình của địa chất hình thành và biến hoá qua hàng tỷ năm và có địa mạo đặc biệt. Nơi đây được mệnh danh là Thiên hạ đệ nhất kỳ quan. Nó có những “cây” đá cao 30 m và mang những hình thù kì quái. Chính nước mưa và thời gian đã tạo ra sự xói mòn tuyệt phẩm này.
Richat, Sahara

Vùng đất kì quái này nằm ở phía Tây Nam của sa mạc Sahara. Người ta chú ý đến nó kể từ sau các vụ phóng tàu con thoi lên vũ trụ. Lý do là nó rất dễ thấy từ trên cao với những vòng tròn trông như mắt trâu có đường kính rộng tới gần 50km. Các nhà khoa học cho rằng, cái “mắt trâu” khổng này là kết quả của quá trình vỏ hành tinh chúng ta bị nâng lên hạ xuống cùng với tác động bào mòn. Nhưng lý do tại sao có những hình tròn và màu sắc khác nhau đó thì vẫn còn là bí ẩn.
Động băng đá Eisriesenwelt, Áo

Có nhiều hang động băng trên thế giới, nhưng động băng Eisriesenwelt ở Áo là động băng lớn nhất từng được biết đến.  Nó nằm bên trong núi Tennengebirge, gần Salzburg và kéo dài khoảng 40 km. Mặc dù chỉ có một phần của động này được mở để đón du khách nhưng nó cũng đủ cho bạn biết được phần còn lại của động: một mê cung quyến rũ của đấng tạo hoá. Động băng này khác nhiều so với những động bình thường, du khách thường có cảm giảm khác lạ về nó như thể họ không phải đang ở trên hành tinh này khi bước vào đây. Người ta đồn rằng đây là động mà người ngoài hành tinh hay ghé thăm vào những ngày không có du khách.
Hồ “máu” ở Nhật

Mặc dù nước ở đây đỏ như máu người nhưng người dân xứ hoa anh đào lại rất thích tắm vì đó là suối nước nóng tự nhiên đặc biệt thuộc vùng Beppu của Nhật. Sở dĩ nước ở đây có màu đỏ tươi là do có chứa nhiều chất sắt và đây chính là điểm spa chữa bệnh lý tưởng cho du khách tham quan.
Hồ Kliluk

Hồ nước nằm ở  giữa British và Washington, Mỹ trông thật loang lổ. Nó có chứa rất nhiều khoáng chất quý như muối, magiê, canxi, bạc, titan. Vào mùa hè, dưới sự tác động của  ắnh nắng, hồ nước bốc hơi nước và kết tủa thành khoáng chất hình thành nên những vòng tròn lớn có rìa trắng trên mặt hồ rất lạ mắt. Những người thổ dân da đỏ thường lấy nước và bùn của con hồ này để làm lành vết thương và cơn đau trong cơ thể.
Thung lũng khan (Dry Velley), Nam Cực

Thung lũng khô hạn này lâu nay được xem là nơi giống sao Hoả nhất và là sa mạc duy nhất của Nam Cực. Mặc dù gần như không có tuyết nhưng Thung lũng khan lạnh đến mức gần như không có sự sống ngoài loài địa y và một số thực vật sống nhờ bám vào vách đá kín gió. Nhờ gió thổi mạnh nên những dãy núi ở đây có hình uốn xoắn và các viên đá ở đây có đủ loại hình thù, trông giống như những tác phẩm điêu khắc lạ mắt.
Một số con hồ ở đây có đặc điểm kì lạ, luôn luôn bao phủ bởi tuyết nhưng ở dưới lòng sông là nước có chứa muối và hệ sinh học rất bí hiểm. Người ta đã thấy xác của một số con hải cẩu ở gần hồ nhưng lại cách xa biển hàng trăm km. Thung lũng khô là một địa điểm thám hiểm lý tưởng cho những nhà địa chất và vi trùng học. 
Wulingyan, Hồ Nam (Trung Quốc)



Khu vực Hồ Nam của Trung Quốc là một địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới với những cảnh quan ấn tượng và vô cùng thu hút, trong đó có kì quan Wulingyan được tạo nên từ hơn 3000 vùng đá vôi khác nhau. Nơi đây có những thác nước tuyệt đẹp và những hang động đá vôi lớn nhất châu Á.

Salar de Uyuni (Bolivia)

Salar là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của Bolivia, một cánh đồng muối lớn nằm giữa Altiplano. Nó là một hồ muối cạn hầu như bằng phẳng, giống như một tấm gương lớn soi bóng trời xanh.


Khoảng 40.000 năm trước, khu vực này là một phần của hồ Minchin, một hồ lớn khổng lồ trong thời tiền sử. Khi hồ này khô cạn, nó tạo thành hai hồ là Poopó và Uru Uru cùng hai sa mạc muối lớn là Salar de Coipasa và Uyuni. Người ta ước tính nó chứa tới 10 tỷ tấn muối, với sản lượng hàng năm đạt được là 25.000 tấn.Khu làng Cawsand, Anh



Cawsand là tên một ngôi làng ở ở phía đông nam Cornwall, Vương quốc Anh. Cả ngôi làng được bao phủ bởi một màu xanh ngút ngàn của cây cối và những vườn hoa ngát hương thơm. Nơi đây cũng đã đi vào nhiều áng thi ca và là địa điểm ưa thích để các nhà quay phim chọn làm điểm đến cho ra đời những tác phẩm điện ảnh kinh điển. Vào tháng 3 đến tháng 6, Cawsand biến thành “tiên cảnh trần gian” với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng quyến rũ và mê hoặc lòng người.

Dòng địa chất Nazca, Peru


Hơn 1.000 tác phẩm hội họa khổng lồ hằn sâu trên những vùng đất khô cằn phủ đầy cát ở phía Nam Peru là sản phẩm của một nền văn minh đã diệt vong cách đây chừng 1.500 năm. Người Nazca sống trong những thung lũng ở phía Nam Peru từ năm 200 trước Công nguyên tới năm 500 sau Công nguyên. Những di vật còn sót lại cho thấy, bộ tộc này rất khéo tay, lãng mạn và tài hoa. Nền văn minh của họ suy tàn rồi diệt vong từ khoảng 1.500 năm trước. Nguyên nhân khiến nền văn minh Nazca biến mất cũng là một bí ẩn lớn giống như những kiệt tác hội họa khổng lồ của họ.

“Hoả diệm sơn” Kilauea, Mỹ


Kilauea là một trong những núi lửa thường hoạt động nhất thế giới tại Pahoa, Hawaii và thu hút nhiều người đến đây thưởng lãm cảnh núi lửa phun. Đến với “hoả diệm sơn” Kilauea, du khách sẽ được chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ đang diễn ra như trong một bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị: hàng trăm cái “miệng lửa” đang phun khói lên, tạo thành những đám mây khói dày đặc trong cái hơi lạnh của vùng núi cao Mauna Loa.

Lâu đài muối Krakow, Ba Lan


Ở Uylika thuộc Krakow- một kinh đô cổ của Ba Lan, xưa kia có một mỏ muối được khai thác liên tục từ thế kỷ XII. Giờ đây nó trở thành một công trình nghệ thuật hiếm có: Sâu dưới lòng mỏ có nhiều tượng to nhỏ với các kích cỡ khác nhau và cả những nhà nguyện khắc tạc bằng muối mỏ. Ở đây còn có những hồ ngầm, một phòng nhảy kỳ diệu. Theo thang máy xuống sâu 225m có một khu an dưỡng. Tại đó các thầy thuốc còn tận dụng môi trường muối để điều trị bệnh hen, suyễn và các bệnh dị ứng.

Hẻm núi Bryce,Mỹ


Bryce thuộc vườn quốc gia Bryce Canyon nổi tiếng của Mỹ có những dãy núi với màu sắc cực kỳ quyến rũ. Đá núi ở  Bryce do đá vôi đọng lại dưới đáy hồ Claron cách đây 50 triệu năm. Đá vôi ở đây có 3 lớp, mỗi lớp có một loại màu đặc biệt. Lớp dưới cùng màu hồng đỏ. Chất sắt oxit hóa tạo nên màu đỏ, hồng và vàng của phần dưới vách đá. Tiếp đó  là lớp đá màu hồng, lớp kế là màu đỏ pha trộn một chút tím. Phần trên của đá màu trắng, do đá vôi ở trên tinh khiết hơn, không chứa những khoáng chất làm cho đá đổi màu.Tại điểm mặt trời lặn, có thể nhìn ngắm khu Bryce với nhiều dạng núi lởm chởm dày đặc, màu sắc rất tuyệt vời.
Sa mạc huyền thoại Namaqualand, Nam Phi


Đi du lịch tới Namaqualand vào khoảng tháng 8-10, bạn sẽ thấy phong cảnh khô cằn này biến thành một tấm thảm tươi sáng với những bông hoa mùa xuân đua nở. Cảnh quan ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sau những cơn mưa mùa đông, sa mạc bụi bặm sẽ trở thành một cánh đồng đầy màu sắc và hương thơm.

Thành phố ngầm Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ


Tên gọi Cappadocia xuất phát từ tên Katpatuka theo tiếng địa phương có nghĩa là “Vùng đất của những con ngựa đẹp”. Từ những hang ngầm thô sơ ban đầu cùng với sự gia tăng về dân số, ổn định về đời sống, những người Thiên Chúa giáo đã xây dựng nên cả một hệ thống các thành phố rộng lớn và có tổ chức ngầm sâu trong lòng đất. Hiện nay, một số khách sạn khác thường được xây dựng trong những khối đá mềm vốn là tro núi lửa, có thể là một điểm lưu trú sang trọng khiến du khách phải ngạc nhiên.

Thung lũng trăng - Sa mạc Atacama, Chile


Sa mạc Atacama bao phủ một phần rộng lớn phía bắc Chilê, kéo dài đến Bolivia và phía nam Peru là một nơi khô hạn bậc nhất trên thế giới. Một trong những điểm thú vị nhất ở vùng đất này là thung lũng Luna, một vị trí địa lý tuyệt vời nằm ở phía đông sa mạc. Thung lũng này đem đến cho du khách cảm giác kì lạ của màu sắc được tạo ra từ sự xói mòn của núi muối. Ngắm hoàng hôn, bình minh hay những đêm trăng sáng ở Luna là những hoạt động thu hút du khách nhất tại thung lũng này.
Đồi Chết, Đầm Ma, Thung lũng Chết... - đó là những địa danh gắn liền với nhiều hiện tượng kỳ bí mà tới nay khoa học vẫn không sao giải thích nổi.
Cho đến nay, có rất nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên mà khoa học vẫn bó tay chưa thể tìm ra lời giải đáp hợp lý. Một trong những hiện tượng đó là những vùng đất “chết” gắn liền với nhiều hiện tượng kỳ bí. Đồi Chết, Đầm Ma hay Thung lũng Chết... là những địa danh như vậy.
Núi Chết
Núi Chết còn được biết đến như một cao nguyên có từ năm 1079 tại miền bắc Urals, Kholat Sjahyl. Sở dĩ nó có tên Núi Chết là bởi người dân địa phương muốn chứng tỏ cái tên đó hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra.Trên thực tế, những cái tên nhuốm màu chết chóc như vậy thường được người dân địa phương đặt ra để cảnh báo đối với khách bộ hành. Ví như cao nguyên 1079 tại miền bắc Urals, Kholat Sjahyl, được dịch theo ngôn ngữ của người Mansi là “Núi Chết” khi thời gian và thực tế đã chứng tỏ cái tên đó hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra.
Những người sống lâu đời tại vùng này vẫn nhớ như in một tai nạn đã từng xảy ra tại Núi Chết. Vào ngày 2/2/1959, một đoàn khách du lịch từ Học viện Bách khoa Urals đã dựng trại trên sườn núi này và vài ngày sau, tất cả họ đều được phát hiện là đã chết. Không ai rõ nguyên nhân của những cái chết này là do đâu.
Người ta cũng phỏng đoán rằng có thể đoàn người đã bị sét đánh hay bị đĩa bay tấn công. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, họ đã bỏ mạng vì thâm nhập vào đúng nơi đã diễn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí. Tuy nhiên, không ai chứng minh được các giả thiết này.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là khi khám nghiệm thi thể của các nạn nhân, người ta thấy trên lớp da của họ có những vạch đỏ rất khác thường. Do đó có thể khẳng định họ đã bị thương từ bên trong và bị xuất huyết.
Những triệu chứng tương tự thường được quy cho những tai nạn gây ra bởi bom khinh khí đã làm loãng không khí của một vùng rộng lớn trong khu vực. Khi đi vào những khu vực này, mạch máu của con người có thể nổ tung vì áp suất bên trong lên rất cao, có thể dẫn đến cơ thể bị nổ tung thành nhiều mảnh. Mặc dù vậy, giả thiết này cũng chưa được khẳng định.Trong số những cái chết bí ẩn đã xảy ra ở địa điểm này thì cho đến nay, người ta vẫn truyền nhau câu chuyện thương tâm về một tai nạn khủng khiếp hồi tháng 2/1959. Đó là khi một đoàn người du lịch của Học viện Bách khoa Urals đã dựng lều trại trên sườn núi để nghỉ thì vài ngày sau, tất cả họ đều chết mà không ai tìm được nguyên nhân do đâu.
be65afb0724382c599dd051307b5b085 Những vùng đất chết bí ẩn trên thế giới
Nhiều người đã bỏ mạng tại Núi Chết nhưng nguyên nhân tử vong chưa có lời giải (ảnh minh họa)
Mặc dù đã có những giả thiết như tất cả đều bị sét đánh, đĩa bay tấn công hay vì nạn nhân đã “nghỉ ngơi” tại nơi đã diễn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí nhưng chẳng ai có thể chứng minh được những giả thiết này là đúng.
Duy có một điều lạ là khi khám khám nghiệm tử thi thì người ta thấy tất cả các nạn nhân đều có những vạch đỏ trên da và các nhà khoa học khẳng định họ bị thương từ bên trong. Các nhà khoa học cũng nghi ngờ những người này đã bị xuất huyết theo kiểu mạch máu bị nổ tung vì áp suất bên trong rất cao. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giả thuyết được đặt ra.
Thung lũng Chết
c9944338a2572140d9a48ad9ca40236b Những vùng đất chết bí ẩn trên thế giới
Các giả thuyết đã được đặt ra để tìm lời giải cho những cái chết nhưng chưa đủ sức thuyết phục (ảnh minh họa)
Những hiện tượng kỳ lạ tương tự còn được phát hiện tại Thung lũng Chết ở Kamchatka, thung lũng nằm trên biên giới của khu vực cấm săn bắn Kronotsky. Cho đến nay đã không còn ai thấy xa lạ với những đống xương trắng chất chồng trong thung lũng. Có cả xác của các loài chim, những chú chồn gulo và thậm chí cả những con gấu rất lớn.Những người dân địa phương ở đây đã quá quen với những đống xương trắng chất chồng lên nhau, trong đó bao gồm cả xương người, chim muông, thú dữ…
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận những cái chết này xảy ra do khí xyanic phát ra từ núi lửa tại các điểm nứt trên bề mặt trái đất, khí này đã làm tê liệt hệ hô hấp của các sinh vật.
Mặc dù các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận cho những cái chết này là vì khí xyanic phát ra từ núi lửa làm tê liệt hệ hô hấp của các sinh vật. Tuy nhiên, lời giải thích này chưa được công nhận và chưa có những căn cứ chính xác.Một địa danh khác cũng được đặt tên là Thung lũng Chết nằm tại cộng hòa Yakutia, Nga cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Thung lũng này nằm tại vùng Vilyui Thượng và những câu chuyện kỳ lạ ở đây xoay quanh tác hại của những vật có hình bán cầu bằng kim loại nằm nhô ra tại những nơi bị đóng băng. Những câu chuyện này kể rằng, chỉ cần ngủ qua đêm tại một nơi gần những vật thể đó, không ai tránh khỏi cái chết. Người ta đã nghiên cứu những nạn nhân xấu số tại đây và thấy rằng họ giống hệt như những người chết vì tia phóng xạ. Tuy nhiên, liệu ở khu Yakutia này có nguồn phóng xạ mạnh như vậy hay không? Tiếng tăm về Thung lũng Chết ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hay còn gọi là thung lũng Tre Đen, cũng không nằm ngoài những hiện tượng bí ẩn. Mùa hè năm 1950, có khoảng 100 người đã đột ngột bị biến mất ở đó và một chiếc máy bay cũng gặp nạn tại khu vực này không rõ lý do.
Con số nạn nhân lớn như vậy lại một lần nữa xảy ra vào năm 1962. Một người đàn ông dẫn đường cho đoàn lữ hành là các nhà địa lý sống sót đã kể lại tai nạn đó như sau: “Ngay khi đoàn thám hiểm bước vào thung lũng, một đám sương mù dày đặc bao vây lấy đoàn người. Người ta nghe thấy những âm thanh rất mơ hồ nhưng không rõ là tiếng gì. Và khi sương mù tan, những âm thanh đó cũng biến mất.
Các nhà khoa học mới đây đã tổ chức một chuyến thám hiểm đến khu vực bí ẩn ở Tứ Xuyên. Họ nói rằng những vụ việc kỳ kạ đó xảy ra có lẽ là do hơi độc đậm đặc từ những thực vật chết phân hủy và làm người ta nghẹt thở, sau đó mất phương hướng và chết tại những khe đất có rất nhiều trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác lại cho rằng nguyên nhân của những cái chết bí ẩn là hoàn toàn có thể nhìn thấy được.
Trên thực tế, các thảm kịch xảy ra ở đó bởi vì một khu vực đất có lực từ cực mạnh nằm trong thung lũng Tre đen. Hiện tượng kỳ lạ này cũng điển hình cho một thung lũng chết khác ở Trung Quốc nằm trong khu vực miền núi thuộc tỉnh Cát Lâm. Vì những lý do không ai biết, các vụ đâm máy bay liên tục xảy ra tại đó cùng với lượng người mất tích ngày càng tăng lên.
Những vụ tai nạn hay xảy ra đến nỗi mà những người đi đào củ sâm, vốn rất quen thuộc với khu vực, cũng lần lượt mất tích một khi họ dám đi vào vùng núi. Cứ vào đến đó, la bàn lại quay lung tung và người ra dễ dàng mất trí nhớ và phương hướng. Những người du hành cùng lạc tại một địa điểm nhưng đều không thể tìm được đường ra. Và thung lũng chết ngày càng lấy đi mạng sống của nhiều người xấu số.
Death Valley National Park, ở độ cao 282 feet trên mực nước biển, thuộc California - nơi nóng nhất nước Mỹ vào mùa hè.
Death ValleyDeath Valley National Park, ở độ cao 282 feet trên mực nước biển, thuộc California - nơi nóng nhất nước Mỹ vào mùa hè.
Thung lũng Tre Đen
6a36280fc309fd74b9f462005e90f6b1 Những vùng đất chết bí ẩn trên thế giới
Các nhà khoa học vẫn phải “bó tay” với những hiện tượng bí ẩn xảy ra ở thung lũng chết này (ảnh minh họa)
Một cái tên khác dành cho thung lũng này cũng được gọi là Thung lũng Chết nằm ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) cũng không nằm ngoài danh sách những địa điểm xảy ra hiện tượng bí ẩn không lời giải. Câu chuyện điển hình về Thung lũng Tre Đen là vào mùa hè năm 1950, gần 100 người bất ngờ biến mất và một chiếc máy bay cũng bị tai nạn ở đây nhưng không ai có thể đưa ra nguyên nhân.
Cũng từng ấy người như thế lại một lần nữa đột ngột biến mất vào năm 1962. Rất may, một người sống sót duy nhất kể lại rằng, khi ông dẫn đoàn thám hiểm vào thung lũng thì bất ngờ gặp một đám sương mù dày đặc quấn quanh đoàn người. Những âm thanh mơ hồ xuất hiện và rồi ông không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Các nhà khoa học đã đến thung lũng này để tìm nguyên nhân và giả thuyết họ đưa ra là người ta bị nghẹt thở bởi khí độc từ các sinh vật chết đã bị phân hủy.
Nhưng giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết và những địa danh trên đã, đang và sẽ vẫn còn lấy đi mạng sống của nhiều người xấu số. Các nhà khoa học đau đầu muốn lý giải những bí ẩn này nhưng dường như họ đành phải… bó tay!
Không một cuộc thám hiểm địa lý nào tại vùng này lại tìm ra một chất phóng xạ như vậy.

7 Vùng Đất Đáng Sợ Nhất Trên Thế Giới
1.Hang chết Java-Indonesia:
Thung lũng Java ở Indonesia một nơi kỳ bí thật đáng sợ. Trong thung lũng này có 6 chiếc hang núi cỡ lớn, miệng hang lớn nhỏ đều dạng hình hoa loa kèn và đều là những chiếc bẫy sâu hun hút tựa như không đáy.Nói gì đến lạc lối ''vào nhầm'' chết đã đành , ngay cả những người vô tình đi ngang qua miệng hang- dù cách xa tới 5-7m cũng bị một sức mạnh vô hình hút tụt, nuốt chửng vào lòng hang.Theo điều tra của các nhà khoa học thì hiện tượng này đã có từ lâu.
2.Vùng chết -Kamchatka:
Thung lũng chết ấy nằm trên bán đảo Kamchatka Nga : Trong thung lũng chết ***c dài tới 2,000 m, rộng từ 100-300m này có địa thế rất ghồ ghề hiểm trở, lởm chởm những mô đá lớn nhỏ nhọn hoắt , sắc lẻm , các loài thú hoang như chồn , cáo , lợn lòi , sơn dương........chết rất nhìu, xương phơi trắng trảng đất , hốc đá trông rất kinh sợ. Người lạ nếu chẳng may đi lạc vào sâu trong thung lũng này coi như đi gặp Diêm Vương lun. Theo thống kê của dân địa phương thì trong vòng nửa thế kỉ qua đã có 36 người mất mạng trong thung lũng. Các nhà khoa học suy đoán rằng trong thung lũng thỉnh thoảng lại xuất hiện một luồng khí độc chưa bít đến. Điều đáng ngạc nhiên là những người dân cư ngụ tại một bản nhỏ gần đấy vẫn bình an vô sự , tuy nhiên họ chẳng dại gì vào sâu trong thung lũng.
3. Kupadon-Vùng đất ung thư:
Các ống khói trong thị trấn Kupadon Brazil không ngừng đùn lên không trung những bưng khí thải công nghiệp đủ màu sắc, trong phố xá cũng thường xuyên nồng nặc mùi khó chịu, có điều mọi người dân ở đây đều hiểu rằng, trong vòng 20 năm qua chính quyền thị trấn Kupadon đã tìm đủ mọi biện pháp để cố lột bỏ chiếc mũ '' Thị trấn ô nhiễm nhất thế giới nhất '' của mình.Theo điều tra của tổ chức bảo vệ môi trường và các nhà khoa học Brazil, tình trạng ô nhiễm ở vùng này ko chỉ ẩn họa trong không khí , mà cả trong đất đai và nguồn nước. Họ phát hiện, xác suất mắc các bệnh ung thư trong cư dân nơi đây cao đến đáng sợ.Tai Kupadon là thị trấn Santos bên cạnh , tỷ lệ người mắc bệnh ung thư bàng quang cao gấp 6 lần, ung thư hệ thống thần kinh ( bao gồm não bộ )cao gấp 4 lần so với cư dân nơi khác. Ngoài ra ung thư phổi , ung thư cuống họng,...vv.. cũng cao gấp 2 lần so với các nơi khác.
4. Địa ngục với người , thiên đường của động vật:
Tại một vùng giáp ranh giữa bang California và tiểu bang Nevada Mỹ có một dải thung lũng rất lớn , dài tới 300km, chổ hẹp nhất là 6km, rộng nhất là 26 km, kẹp đôi bên là vách đá dựng đứng cao vút. Mùa xuân năm 1949, có một đội tìm kiếm ôm giấc mộng đào vàng và đã háo hức tiến vào '' vùng đất trinh nguyên chưa hề khai khẩn '' , kết quả là ko một ai sống sót trở về. Vào những năm thuộc thập kỉ 50, 60 đã có mấy đoàn thám hiểm quyết vén tấm màn bí mật của thung lũng '' The death'' này nhưng cũng chung số phận với những người tìm vàng xưa.Về sau , các nhà khoa học chuyển sang dùng trinh sát đường không và họ đã kinh ngạc phát hiện ra rằng , nơi đây là địa ngục trần gian của người nhưng lại là heaven ( thiên đường ) của muông thú. Theo thống kê khảo sát đo đạc hàng không thì trong thung lũng chết người này , các loài muông thú vẫn '' sống khoẻ '' , cụ thể có tới gần 300 loài chim, 2000 con lừa rừng , hơn 20 loài rắn , 17 loài tắc kè, chúng bay nhảy , bò , chạy... bình thường như những nơi khác.
5. Nghĩa địa động vật , thiên đường con người :
Thung lũng chết ***c ở gần Napoli và Vavilno , Italy, chuyên sát hại cầm thú nhưng rất ưu ái với người , được mệnh danh là ''nghĩa địa động vật''.Theo điều tra của các nhà khoa học , căn cứ vào số bộ xương cầm thú lớn nhỏ đếm được rải rác trong thung lũng thì ít nhất đã có hơn 4000 con mất dạng nơi đây, bao gồm mấy chục loài chim , bò sát và dộng vật có vú. Nguyên nhân về cái chết của chúng chẳng phải giết lẫn nhau , cũng ko phải là hiện tượng tự sát tập thể, càng ko phải do con người giết, vậy do nguyên nhân gì thì đến nay vẫn chưa ai giải thích được.Điều kì lạ hơn là thung lũng này chỉ tàn sát cầm thú. Theo thống kê mới đây thì mỗi năm trong thung lũng này trung bình có tới hơn 30,000 con cầm thú '' bất đắc kì tử ''.
6.Tạng Bắc - Khu vực không người:
Tại miền Trung cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng, Trung Quốc, có một vùng đất mà các nhà khoa học gọi là '' Khu cấm của sự sống'', đó chính là khu vực không người Tạng Bắc.''Khu không người'' này nàm ở vùng Tây Bắc xứ Tây Tạng với diện tích rộng tới 60 vạn km2 , cao 5,000m so với mực nước biển.Trên vùng đất mênh mông này ngoài núi đồi , sông suối , hồ ao thì ko có một bóng người. Trong lịch sử, từng có một số người lặn lội thám hiểm vùng đất này nhưng vì lạc đường hoặc thiếu lương thực nen ko ai đến được và sống sót trở về.
7.Vùng đất chết có nhìu người chinh phục nhất_Robubai:
Robubai nàm trong '' khu ko người '' kể trên. Cảnh đẹp hoang sơ tuyệt trần. Khu ko người có thể coi là một công viên động vật hoang dã thiên nhiên lớn nhất thế giới. Nơi đây thảo nguyên rộng mênh mông, ngoài ra còn thấy những loài động vật quí hiếm ẩn hiện khắp nơi nhưng trước đó lại là một vùng đất ko sự sống đầy đáng sợ.


Những vùng đất hình trái tim kỳ lạ nhìn từ Google Earth
Hòn đảo tình yêu ở vùng biển phía nam Hàn Quốc.
Những vùng đất hình trái tim kỳ lạ nhìn từ Google Earth
Trái tim hoang dã trên sa mạc Mông Cổ.
Công viên tình yêu ở Đài Bắc (Đài Loan).
Hồ tâm tình của nước Đức.
Bang Indiana ở Mỹ có hồ nước lãng mạn để nhiều người đến tắm nắng.
Bang Ohio gần đó cũng có hồ nước nhân tạo hình trái tim.
Bang Indiana cũng có một đồng cỏ hình trái tim màu xanh.
Một khuôn viên biệt thự ở bang California (Mỹ) có bể bơi hình trái tim xanh như ngọc.
Tam giác quỷ Bermuda

Chắc hẳn bạn đọc ai cũng từng một lần nghe đến cái tên rùng rợn này. Đó là một quần đảo nằm ở phía tây Đại Tây Dương có diện tích 53km2 được cấu thành bởi 145 đảo nhỏ, trong đó khoảng 20 đảo có người ở.
Không hiểu sao, phần lớn máy bay, tàu thuyền khi đi đến vùng biển này đều gặp tai nạn hoặc mất tích. Từ đó, Bermuda mới có tên là Tam giác quỷ.
Sở dĩ vùng biển này có tên là Bermuda là do nó được đô đốc người Tây Ban Nha tên là Huan Bermuda lần đầu tiên khám phá ra năm 1503. Bermuda do rất nhiều đảo san hô và những lớp đá ngầm hợp thành. Phong cảnh ở đây đẹp đến mê hồn bởi những bãi cát trắng, ánh nắng chói chang, cỏ hoa đua nhau khoe sắc. Từ xa nhìn lại, biển Bermuda xanh ngắt màu da trời. Đẹp và quyến rũ là vậy nhưng Bermuda lại như con cá độc dưới đại dương tuy khoác trên mình những màu sắc sặc sỡ nhưng chỉ cần con mồi đến gần là nó tiêm nọc độc giết chết. Kẻ hám sắc chỉ chết sau vài giây.
Trong thế giới tự nhiên không thiếu những con vật tự tạo cho mình một hình thức quyến rũ như vậy để khiến kẻ khác sập bẫy. Với các đoàn tàu, thuyền, máy bay, những thuỷ thủ đi qua vùng biển Bermuda họ luôn chuẩn bị sẵn tư thế đi vào miền nguy hiểm. Vậy điều gì đã xảy ra ở vùng biển này mà thường sau đó không còn lại bất kỳ dấu vết gì? Cho đến nay khoa học chưa lý giải được điều này, và con người vẫn chấp nhận Tam giác Quỷ đó mà không có cách gì khống chế nó.

Ngày 5/12/1945, Bermuda trời quang mấy lạnh. 5 chiếc máy bay cường kích của không quân Mỹ bay thành hàng ngang trên không phận vùng biển Bermuda. Chợt trời tối sầm, mưa xối xả. Đến khi trởi tạnh ráo thì 5 chiếc máy bay mất tích hoàn toàn. Bộ Quốc phòng Mỹ liền phái hai chiếc máy bay khác đến cứu hộ thì một cái lại tiếp tục biến mất. 7 năm sau ngày 8/4/1952, tàu chở hầng Laifudan của Nhật Bản cũng đột ngột chìm ở quần đảo Bermuda.
Người Nhật thuê một chiếc tàu ngầm bị thương tích đầy mình buộc phải nổi lên mặt nước và tháo chạy. Không ai lý giải được những gì đã xảy ra chỉ biết xung quanh thân tàu ngầm bị nhiều vết tấn công làm lõm sâu vào cả vài chục cm. Đến năm 1970, máy bay chở khách cỡ lớn của Mỹ lại bị Tam giác Quỷ nuốt chửng cùng với hơn 180 hành khách và phi trường Charles de Gaule an toàn. Điều làm người ta kinh ngạc là đồng hồ trên khoang lái máy bay chạy chậm đúng 30 phút so với đồng hồ trên mặt đất. Gần đây nhất, một chiếc tàu chở khách cũng bị chìm ở Bermuda mang theo 300 hành khách xuống đáy đại dương.
Nhưng vì Bermuda kỳ bí như vậy nên hàng năm vẫn có 500 , 600.000 người tìm đến quần đảo để đi du lịch, khám phá, và cũng để nhìn tận mặt Tam giác Quỷ, xem hình thù nó gớm ghiếc ra sao. Nhưng thật lạ, vùng biển này như đã nói rất đẹp và thơ mộng, không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự hung dữ chết chóc. Ấy thế mà từ thế kỷ 20 đến nay, nó đã xơi khoảng 100 tàu thuyền, 30 máy bay và trên dưới 1.000 nhân mạng. Nó thực sự là nỗi kinh hoàng với những người đi biển.
Các ngành khoa học hàng hải, hàng không, địa chất, thủy văn, hoá học, vật lý, toán học, thiên văn đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian, công sức để đi tìm bản chất Tam giác quỷ Bermuda nhưng đều thất bại. Cho đến nay nó vẫn là bí ẩn khoa học lớn nhất thời đại, và nó còn tiếp tục thách thức nhân loại.
Nhà khoa học Anh tên là Ben Celennel thì cho rằng Bermuda như một cái phễu nước khổng lồ. Phễu nước ấy không thể nhìn bằng mắt thường, vì vậy nó che được mắt các thuỷ thủ và khi tàu thuyền đi đến liễn bị hút vào. Ông còn nói đáy biển Berumda có cấu tạo đặt biệt, rất nóng. Hơi nóng làm khí mê tan trong đáy biển bốc lên thành những ống khói với tiếng nổ lớn. Chính tiếng nổ khiến các máy bay mất phương hướng và rơi tự do. Còn giới khoa học Nga lại nghiêng về giả thuyết là có một loại sóng thứ âm ở Bermuda làm rối loạn tâm thần con người, làm gấy tàu thuyền và phá hỏng máy bay.
Vậy thì tại sao thổ dân sống cách Bermuda không xa lại không bị rối loạn thần kinh? Câu hỏi không có câu trả lởi. Lại một giả thuyết của các nhà khoa học Pháp làm sửng sốt thế giới. Đó là các phân tử nước ở Bermuda có cấu tạo hết sức đặc biệt, theo hình đa diện, vì vậy nó có sức hút với tàu thuyền, máy bay đi qua. Vậy những tàu thuyền bị hút đi đâu mà không để lại dấu vết? Cũng không có câu trả lời.
Nói tóm lại, đến nay con người đã chinh phục được vũ trụ cách xa chúng ta cả tỷ kim nhưng vùng biển Bermuda ở rất gần chúng ta thì các nhà khoa học vẫn bó tay
Tam giác Bermuda có nguy hiểm thật không?
Huyền thoại về Tam giác Quỷ bắt đầu vào lúc 2 giờ10 phút chiều ngày 5/12/1945, chính là thời điểm số phận của Chuyến bay 19 đột ngột bị kết liễu.
Đó là sự kiện đầu tiên, cũng là sự kiện bí ẩn nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử của tam giác Bermuda. Trong ngày định mệnh ấy, 2 viên phi công dày dạn kinh nghiệm đã cất cánh theo đúng lộ trình thông thường hướng vào trời trong sáng như pha lê. Vậy mà chẳng mấy chốc, họ đánh điện về trung tâm thông báo bị lạc hướng trong cơn hỗn loạn và hoảng sợ, sau đó thì biến mất không tăm tích.
Kể từ đó tới nay, huyền thoại về Tam giác Quỷ bắt đầu được thêu dệt bằng hàng trăm câu chuyện kỳ bí. Vùng biển Bermuda nằm giữa mũi Gatterac, bán đảo Florida và quần đảo Puerto Rico của Cuba thoắt biến thành ác thú khát máu, nổi tiếng với vô số vụ nuốt chửng tàu bè và máy bay.
Vả chăng, người đời cũng thích lý giải bí ẩn này bằng những niềm tin huyễn hoặc: nào là người ngoài hành tinh lẩn trốn dưới làn nước đen vĩnh cửu, nào là dưới biển Bermuda có cánh cửa dẫn tới chiều không gian khác, thậm chí có người còn vẽ ra quả cầu sôi ùng ục khí me-tan với kích thước khổng lồ...
Thực ra, câu trả lời chỉ gói gọn trong một phép suy luận logic cực kỳ đơn giản: Tam giác quỷ là vùng biển tập trung nhiều tàu bè qua lại nhộn nhịp nhất, tuy nhiều tai nạn là vậy nhưng tính ra tỷ lệ cũng chỉ ngang bằng với những vùng biển khác mà thôi.
Thêm nữa, do đặc trưng về vị trí địa lý mà vùng nước này thường xuyên chịu tác động của bão lốc bất ngờ. Theo Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, dòng hải lưu từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương đến châu Âu, trên đường ghé ngang qua đây luôn xóa sạch mọi tàn tích thảm họa, một cách tích cực và nhanh chóng không ngờ.
Độ sâu lòng biển tới 30.000 feet (gần 9.000 mét) ở vùng nước này cũng đóng một vai trò không nhỏ trong những vụ mất tích bí hiểm trên tam giác Bermuda.
Còn về Chuyến bay số 19, các nhà điều tra tiết lộ sự thật bị giấu diếm rằng: hai viên phi công “nhiều kinh nghiệm” ngày hôm đó thực chất chỉ là 2 tay lái tập sự, và thời tiết không có dấu hiệu gì để có thể gọi là “trong sáng như pha lê”.

Bermuda là một trong các đảo san hô nằm ở tận cùng phía bắc, khí hậu ôn hòa và ẩm ướt quanh năm, nắng chói, có nhiều cảng nước sâu và bãi cát trắng. Cây cối, hoa cỏ rậm rạp, thạch nhũ kết thành động thủy tinh muôn màu muôn vẻ. Từ đỉnh núi cao 4.200 m nhìn xuống, biển xanh bát ngát một màu.
Bermuda là một trong các quần đảo nằm ở phía tây Đại Tây Dương, cách lục địa Bắc Mỹ hơn 900 km, gồm 145 đảo và rất nhiều đá ngầm hợp thành. Quần đảo này có dạng như cần cẩu, diện tích là 53 km2 với khoảng 20 đảo có cư dân. Ở 7 đảo lớn có các con đường và cầu trên đê nối liền các đảo. Đảo có hơn 50.000 người, với 60% là người da đen. Năm 1503, thực dân Tây Ban Nha, dẫn đầu là Huan Bermuda, là người da trắng đầu tiên đến đảo và quần đảo được mang tên ông. Đến năm 1609, Quaozri Samos người Anh cập bến đảo này. Do đó, quần đảo được đổi tên thành Samosaite. Từ năm 1612, thực dân Anh đến đây buôn nô lệ da đen. Từ 1864, quần đảo chính thức trở thành thuộc địa của Anh, năm 1968 thực hiện tự trị nội bộ.
Do đảo nằm giữa đường hàng hải, đường hàng không giữa Tây Âu và Bắc Mỹ, gần Mỹ và Canada nên trở thành điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới. Từ thập niên 1970 đến nay, mỗi năm Bermuda đón khoảng 500.000 đến 600.000 du khách. Quần đảo tuyệt vời này lại nằm giữa vùng biển tam giác, phía nam bán đảo Florida trên đảo Puerto Rico. Rất nhiều tàu thuyền và máy bay đã mất tích tại đây khiến người ta kinh hãi.
Ngày 5/12/1945, khí trời mát mẻ, mây tạnh. 5 chiếc máy bay của không quân Mỹ đang bay thành hàng trên không phận vùng biển này đột nhiên mất dấu vết. Mặt đất mất liên lạc với đội bay, liền phái hai chiếc máy bay đến cứu hộ. Một trong 2 chiếc này cũng mất tích. Ngày 8/4/1952, tàu chở hàng Laifudan của Nhật chở đầy lúa mạch, đang chạy trên khu vực này cũng đột ngột mất tích. Năm 1997, một tàu thủy hạng trung đi vào vùng này. Tàu như bị mê hoặc, hoàn toàn mất định hướng rồi lật xuống biển. Hơn 300 người trên tàu đều thiệt mạng.
Điều khó hiểu là vào năm 1970, máy bay chở khách cỡ lớn của Mỹ lúc đi qua vùng biển này đột nhiên mất liên lạc với đài chỉ huy của sân bay. Máy bay biến mất trên màn hình radar theo dõi trong 10 phút, sau đó lại hiện ra và đáp xuống. Tất cả các đồng hồ trên máy bay đều chạy chậm 10 phút so với trái đất. Theo thống kế, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, có 30 máy bay, 100 tàu và khoảng 1.000 người đã biến mất tại đây, xác cũng không tìm thấy. Vì vậy, người ta gọi nơi đây là Tam giác quỷ.
Rất nhiều nhà khoa học hàng hải đã nghiên cứu nhưng chưa tìm ra nguyên nhân của những thảm họa tại vùng biển Bermuda. Tuy nhiên, một số giả thuyết rất có sức thuyết phục. Có nhà khoa học nhận định, ma quỷ ở đây là sóng âm thứ, có thể truyền đi rất xa. Con người không nghe được nhưng có thể quan sát được sóng âm thứ hơn 180 dm. Loại sóng âm này không chỉ có hại cho khí quản mà còn dẫn đến rối loạn tâm lý, sau cùng là cái chết. Vì vậy, có thể gọi đây là kiểu giết người không thấy máu. Nếu như tần số rung của sóng âm thứ thấp hơn 16 lần mỗi giây, sức phá hoại của nó sẽ rất lớn, có thể làm gãy thân thuyền, cột buồm, máy bay, khiến con người không thể chịu đựng nổi và không thoát nổi cái chết.
Đối với vùng biển tam giác, biên giới không phải là đất liền mà là sự kết hợp của dòng nước ngược chiều kim đồng hồ của những dòng chảy ở Đại Tây Dương. Do động đất và núi lửa xảy ra dưới đáy biển, khiến biển sinh ra độ rung tần số thấp. Dòng xoáy của nước cũng tạo ra sóng âm thứ. Sóng âm thứ được truyền trong nước với tốc độ 6.000 km/giờ (cao hơn trong không khí). Do đó, dù biển lặng sóng yên, nhưng gần mặt nước biển có bão. Tàu thuyền đột ngột bị sóng âm thứ tấn công, dẫn đến tai nạn.
Những xác tàu thuyền và máy bay bị tai nạn đó sẽ đi về đâu? Theo phân tích của các nhà khoa học, chúng có thể bị cuốn xuống đáy biển sâu thẳm của Đại Tây Dương. Một số nhà khoa học khác phát hiện, vùng biển tam giác có một toà Kim tự tháp lớn, cạnh đáy dài 300 m, cao 200 m. Họ khảo sát nhiều lần và phát hiện Kim tự tháp này có những lỗ to. Nước biển tràn qua đó với tốc độ rất lớn. Sóng biển vỗ dồn dập, mặt biển có màn sương dày đặc. Tàu thuyền qua lại nơi đây có thể bị cuốn xuống đáy.
Đây chỉ là những giả thuyết. Hy vọng sẽ có ngày sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ khám phá ra điều bí ẩn này.
BÍ MẬT TAM GIÁC QUỶ BERMUDA
Tam giác Becmuda hay còn gọi là tam giác quỷ(Devil’s triangle) hay điềm xúi quẩy(Hoodoo sea). Tam giác quỷ hiểu đại khái là một hình tam giác với các cạnh kéo từ Miami bang Forida(Hoa kỳ), tới Puerto rico, rồi tới Becmuda và quay về lại
Tuy nhiên, pham vi ảnh hưởng của vùng đại dương bí ẩn này có thể vượt ngoài ranh giới nói trên. Tuy nhiều máy bay và tàu thủy đã biến mất ko hề để lại một dấu vết, nhưng một số người may mắn còn sống để kể lại những trải nghiêm kinh khủng này. Những người khác thì để lại các tư liệu dược ghi lại trong lần vô tuyến……”cuối cùng” trước khi họ biến mất khỏi màn hình rada của không lực. những tài liệu này nói về hiên tượng la bàn chạy loạn xạ, những màn sươn mù lạ lùng khiến bầu trời và mặt biển hòa làm một, và một trường hợp đặc biệt khác. Họ đã nhình thấy vật thể bay ko xác định (gọi tắt là U.F.O). năm 1980, khi các phi công Jose’ Torres và Jose’ Santos trên đường bay từ Dominicana về Pureto Rico thì các tín hiệu cho thấy họ đang cố tránh một……..UFO. Người ta không bao giờ còn gặp lại họ nữa. Trong trường hợp này cũng như bao trường hợp khác hình như máy bay, tàu thuyền cùng toàn bộ phi hành đoàn hay thủy thủ đoàn đã…….”bốc hơi” một cách bí ẩn. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm không hề thấy một chút dấu vết gì còn tồn tại cả. Sau đây là một số trường hợp xãy ra tại “vùng đất dữ này”. Sáng ngày 30-01-1948 một chiếc máy bay dân dụng Tudor thuộc hãng hang không Nam Mỹ của nước Anh (BSAAC) magn tên Star Tiger đã bất ngờ biến mất khi chỉ còn cách Becmuda chưa đến hai giờ bay. loại máy bay Tudor IV không còn được sữ dụng sau khi chiếc Star Ariel mất tích Một cuộc điều tra đã dẫn tới một báo cáo kết luận rằng “… số phận của Star Tiger là một bí ẩn chưa có lời giả đáp”. Gần một năm sau, vào ngày 17-01-1949, một chiếc máy bay Tudor IV khác của BSAAC, chiếc Star Tiger cất cánh từ Becmuda, đích đến là Jamaica, cũng không bao giờ được trông thấy nữa! 20 ngày trước đó, một chiếc DC3 (chuyến bay NC16002) đang bay gần tới Cảng Hàng Không Quốc Tế Miami, chở theo 30 hành khách và phi hành đoàn. Phi công thông báo qua vô tuyến rằng anh ta chỉ còn cách 80 km nữa. Được thiết kế năm 1935,DC3 là loại máy bay vững chắc đã trở thành máy bay dân dụng thành công nhất trên thế giới.
Đây là thong báo cuối cùng mà người ta nhận từ chiếc máy bay. Khu vực nơi mà nó biến mất là vùng biển nông, nên lẽ ra phải dễ tìm thấy các mảnh vỡ. Thế nhưng người ta đã không hề tìm ra môt dấu vết gì trong cuộc tìm kiếm diễn ra sau đó… Những điều bí ẩn này vẫn chưa được giải thích thì, một vụ mất tích của Phi Đội 19 lại xãy ra. Một cách kì lạ và cực kì đầy bí ẩn. cái ngày định mệnh đó là ngày 05-12-1945,ngày trong xanh và không có dấu hiệu của bão. 1 giờ chiều, tại sân bay hải quân Fort Lauderdale, bang Florida Hoa Kỳ, mép phía tây của Tam Giác Quỷ. Đại úy E.J. Powers di tới phòng huấn luyện cùng với các thành viên của phi đội 19. Họ sắp đươc hướng dẩn về chuyến bay diễn tập thứ ba và cũng là cuối cùng của họ. các thợ máy đã kiểm tra lần cuối 5 chiếc may Grumman Avenger của Phi Đội 19. Mọi thứ được kiểm tra một cách kĩ lưỡng đảm bảo cho một chuyến đi bình an. Người hướng dẩn của phi đội hôm đó là Trung Úy Charles Taylor, anh là một quân nhân kì cựu có thâm niên hơn 2500 giờ bay. Ngày hôm đó trung úy có cảm giác không muốn bay chuyến này, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác.14:39(02:39 pm). Phi đội 19 tới các bãi cạn gà mái và gà con. Ho thực tập ném bom trong 30 phút. 15:00(03:00 pm). Một thuyền trưởng tàu đánh cá đang hoặt động gần khu vực diễn tập nhìn thấy những chiếc máy bay đang bay về hướng Đông. Một lát sau các máy bay của phi đội thực hiện phần hai của cuộc diễn tập. Và điều không may đã xãy đến với phi đội. Vào lúc 15:40 (03:40 pm) có một chút sự cố xãy ra các la bàn của phi đội không chỉ hướng. Các thông tin ghi nhân qua đường vô tuyến thì phi đội xác nhận mình đang bay trên chuỗi đảo Key nhưng co một điều khó hiểu ở đây là nếu đang ở chuỗi đảo Key thì phải thấy dươc bán đảo Florida vậy có thể hiểu một điều là phi đội không phải đang ở trên chuỗi đảo Key rồi. gần tối mà tin tức về phi đội vẫn “phập phồng” và bổng nhiên mây đen kéo tới dự đoán sẽ có một trận bão nhỏ. Tình hình vẫn thế kéo dài đến 18:04(06:04 pm) và bây giờ phi đội đang trong tình trạng sợ hãi vì nhiên liệu đang cạn dần. Vào lúc 18:20(06:20 pm) một chiếc thủy phi cơ bắt đươc thong điệp cuối cùng có lẫn tĩnh điện. Phi đội 19……biến mất. trong khi tìm kiếm phi đội 19 một chiếc thủy cơ bốc cháy người ta thấy nó nổ tung ngoài biển vào hồi 07:35 tối. Không tìm thấy một mảnh xác máy bay nào. Hang trăm tàu biển và máy bay đã suc soạn khu vưc đại dương rộng 518.000km2. Việc tìm kiếm phi đội kéo dài năm ngày trước khi có lệnh chấm dứt. Không tìm thấy một mảnh vỡ hay cai áo phao nào. Ban điều tra của hải quân không thể hiểu nổi sự mất tích hoàn toàn của phi đội 19. Một trong những chiếc máy bay của phi đội 19. Loại máy bay ném bom thủy lôi
Theo những ghi chép lai thì loại máy bay này là loại này là loại máy bay chiến đấu cực nặng. Nếu chúng có bị rơi trên biển thì ít có khả năng trôi đi xa, nếu có trôi. Sau nhiều năm đi tìm lời giải đáp cho những sự kiện trên, thì chỉ co những giả thiết được coi là có thể phù hợp với những hiện trên. Nhiều giả thiết cho rằng do điều kiện thời tiết ở đây rất….vô cùng khắc nghiệt khác với những nơi khác. Nghĩa là điều kiện ỏ đây luôn ở mức nguy hiểm nhất. Khu vực này luôn chịu những cơn bão và lốc xoáy bất ngờ. Và còn một giả thiết có thể coi như là hợp lí nhất.khu vực này bất ngờ sẽ sinh ra một sóng âm cực kì cao. Nó có thể bốc một vật nặng hàng tấn lên khỏi không trung và biến mất với làn sóng âm khi vừa dứt không hề để lại một dấu vết. Những giả thiết trên chỉ nhằm trả lời qua loa cho những con mắt tò mò giảm đi sự tò mò của mọi người. Song sự việc về tam giác Bermuda vẫn là một bí ẩn.

Tam giác quỷ vùng biển Bermuda
Bermuda là một trong các đảo san hô nằm ở tận cùng phía bắc, khí hậu ôn hòa và ẩm ướt quanh năm, nắng chói, có nhiều cảng nước sâu và bãi cát trắng. Cây cối, hoa cỏ rậm rạp, thạch nhũ kết thành động thủy tinh muôn màu muôn vẻ. Từ đỉnh núi cao 4.200 m nhìn xuống, biển xanh bát ngát một màu.
Đường tới Bermuda. (Bermuda-triangle.org)

Bermuda là một trong các quần đảo nằm ở phía tây Đại Tây Dương, cách lục địa Bắc Mỹ hơn 900 km, gồm 145 đảo và rất nhiều đá ngầm hợp thành. Quần đảo này có dạng như cần cẩu, diện tích là 53 km2 với khoảng 20 đảo có cư dân. Ở 7 đảo lớn có các con đường và cầu trên đê nối liền các đảo. Đảo có hơn 50.000 người, với 60% là người da đen. Năm 1503, thực dân Tây Ban Nha, dẫn đầu là Huan Bermuda, là người da trắng đầu tiên đến đảo và quần đảo được mang tên ông. Đến năm 1609, Quaozri Samos người Anh cập bến đảo này. Do đó, quần đảo được đổi tên thành Samosaite. Từ năm 1612, thực dân Anh đến đây buôn nô lệ da đen. Từ 1864, quần đảo chính thức trở thành thuộc địa của Anh, năm 1968 thực hiện tự trị nội bộ.
Do đảo nằm giữa đường hàng hải, đường hàng không giữa Tây Âu và Bắc Mỹ, gần Mỹ và Canada nên trở thành điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới. Từ thập niên 1970 đến nay, mỗi năm Bermuda đón khoảng 500.000 đến 600.000 du khách. Quần đảo tuyệt vời này lại nằm giữa vùng biển tam giác, phía nam bán đảo Florida trên đảo Puerto Rico. Rất nhiều tàu thuyền và máy bay đã mất tích tại đây khiến người ta kinh hãi.
Ngày 5/12/1945, khí trời mát mẻ, mây tạnh. 5 chiếc máy bay của không quân Mỹ đang bay thành hàng trên không phận vùng biển này đột nhiên mất dấu vết. Mặt đất mất liên lạc với đội bay, liền phái hai chiếc máy bay đến cứu hộ. Một trong 2 chiếc này cũng mất tích. Ngày 8/4/1952, tàu chở hàng Laifudan của Nhật chở đầy lúa mạch, đang chạy trên khu vực này cũng đột ngột mất tích. Năm 1997, một tàu thủy hạng trung đi vào vùng này. Tàu như bị mê hoặc, hoàn toàn mất định hướng rồi lật xuống biển. Hơn 300 người trên tàu đều thiệt mạng.
Điều khó hiểu là vào năm 1970, máy bay chở khách cỡ lớn của Mỹ lúc đi qua vùng biển này đột nhiên mất liên lạc với đài chỉ huy của sân bay. Máy bay biến mất trên màn hình radar theo dõi trong 10 phút, sau đó lại hiện ra và đáp xuống. Tất cả các đồng hồ trên máy bay đều chạy chậm 10 phút so với trái đất. Theo thống kế, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, có 30 máy bay, 100 tàu và khoảng 1.000 người đã biến mất tại đây, xác cũng không tìm thấy. Vì vậy, người ta gọi nơi đây là Tam giác quỷ.
Bermuda (vàng) trên bản đồ. (Bermuda-triangle.org)

Rất nhiều nhà khoa học hàng hải đã nghiên cứu nhưng chưa tìm ra nguyên nhân của những thảm họa tại vùng biển Bermuda. Tuy nhiên, một số giả thuyết rất có sức thuyết phục. Có nhà khoa học nhận định, ma quỷ ở đây là sóng âm thứ, có thể truyền đi rất xa. Con người không nghe được nhưng có thể quan sát được sóng âm thứ hơn 180 dm. Loại sóng âm này không chỉ có hại cho khí quản mà còn dẫn đến rối loạn tâm lý, sau cùng là cái chết. Vì vậy, có thể gọi đây là kiểu giết người không thấy máu. Nếu như tần số rung của sóng âm thứ thấp hơn 16 lần mỗi giây, sức phá hoại của nó sẽ rất lớn, có thể làm gãy thân thuyền, cột buồm, máy bay, khiến con người không thể chịu đựng nổi và không thoát nổi cái chết.
Đối với vùng biển tam giác, biên giới không phải là đất liền mà là sự kết hợp của dòng nước ngược chiều kim đồng hồ của những dòng chảy ở Đại Tây Dương. Do động đất và núi lửa xảy ra dưới đáy biển, khiến biển sinh ra độ rung tần số thấp. Dòng xoáy của nước cũng tạo ra sóng âm thứ. Sóng âm thứ được truyền trong nước với tốc độ 6.000 km/giờ (cao hơn trong không khí). Do đó, dù biển lặng sóng yên, nhưng gần mặt nước biển có bão. Tàu thuyền đột ngột bị sóng âm thứ tấn công, dẫn đến tai nạn.
Những xác tàu thuyền và máy bay bị tai nạn đó sẽ đi về đâu? Theo phân tích của các nhà khoa học, chúng có thể bị cuốn xuống đáy biển sâu thẳm của Đại Tây Dương. Một số nhà khoa học khác phát hiện, vùng biển tam giác có một toà Kim tự tháp lớn, cạnh đáy dài 300 m, cao 200 m. Họ khảo sát nhiều lần và phát hiện Kim tự tháp này có những lỗ to. Nước biển tràn qua đó với tốc độ rất lớn. Sóng biển vỗ dồn dập, mặt biển có màn sương dày đặc. Tàu thuyền qua lại nơi đây có thể bị cuốn xuống đáy.
Lý giải mới nhất về “tam giác quỷ” Bermuda


Các nhà nghiên cứu đã xác nhận tính chính xác của thuyết về "các hidrat tinh thể của metan" (lần đầu tiên được đưa ra tròn hai mươi năm trước)- các hidrat tinh thể này có thể là mối nguy hiểm lớn đối với đời sống trên Trái đất, chứ không phải chỉ riêng đối với những con tàu và máy bay rơi vào vùng tam giác Bermuda bí ẩn này.

Những vụ tai nạn và mất tích khó hiểu
Các tai họa trong khu vực này đã xảy ra trước đây, cũng như ở các tam giác, các khu bầu dục và hình vuông khác, mà có thể hình dung chúng trên địa cầu. Nhưng trong tam giác Bermuda nổi tiếng chúng đã xảy ra thường xuyên hơn nhiều, và điều chủ yếu nhất - trong những hoàn cảnh rất kỳ lạ.
Tất cả chúng được tập hợp trong cuốn sách của Ch. Berlis. Kết luận quan trọng nhất của Berlis đó là khẳng định rằng, không thể giải thích các tai nạn với tàu và máy bay ở khu vực này bằng các lý do tự nhiên.
Tam giác Bermuda đã có sự nổi tiếng đáng buồn của mình từ năm 1840, khi mà cách cảng Nassau - thủ phủ của quần đảo Baham - không xa, người ta đã phát hiện ra con thuyền buồm “Rozali” của Pháp, đang nổi tại chỗ. Mọi cánh buồm của nó đều được giương hết lên, mọi dây dợ trang bị cần thiết đều có, nhưng chính thủy thủ đoàn của con tàu lại chẳng có. Điều này rất lạ lùng.
Sau khi xem xét người ta xác định rằng con tàu nằm trong trạng thái bình thường, không hề có bất cứ hỏng hóc nào, hàng hóa xếp đầy. Nhưng thủy thủ đoàn biến đi đâu? Trong nhật ký hành trình của tàu không có một ghi chép nào giải thích thực chất sự việc. Việc kiểm tra tiếp theo đã xác định rằng tên gọi của con tàu không phải là “Rozali”, mà là “Rossini”.
Trong thời gian bơi gần quần đảo Baham nó đã bị mắc cạn. Thủy thủ đoàn đã rời khỏi nó trên xuồng cao su, còn trong lúc thủy triều lên, các con sóng đã nhấc con tàu và đưa nó ra biển khơi. Do lầm lẫn người ta đã gọi nó là “Rozali”. Có một số người đã tin vào câu chuyện thực này, và đó lại có quan điểm khác: “Rozali” là con tàu ma, nó bị liệt vào đội ngũ “Người Hà Lan bay”.
Thậm chí, còn xuất hiện một câu chuyện khác “đáng tin cậy”, rằng con tàu hình như đã rơi vào chỗ nước xoáy rõ ràng do "các thế lực" bên ngoài trái đất tạo ra. Trong đó, thủy thủ đoàn được cho xuống đáy biển, còn con tàu ở lại không có điều khiển, và bởi vậy khu vực biển giữa quần đảo Bermuda, Maiami ở Florida và Puerto Rico, nơi nó được phát hiện, được gọi là tam giác bí ẩn và nguy hiểm hay còn gọi là "tam giác quỷ".
Khi rơi vào đó con tàu có thể nếm trải mọi phong ba khác nhau và khó giải thích của số phận, nguy hiểm không chỉ đối với hàng hải, mà cả với thủy thủ đoàn. Lịch sử của tam giác Bermuda đã được bắt đầu như thế. Sau “Rossini” còn tiếp theo những con tàu khác. Nhưng, không chỉ có chúng...
Ngày 5/12/1945, một số máy bay mang thủy lôi loại “Evenjer” biên đội 19 của quân đội Mỹ đã mất tích trong tam giác này. Trong đó không thể tìm thấy khung máy bay, cũng như thi thể các thành viên của phi hành đoàn. Chiếc máy bay tìm kiếm “Mariner” với 13 thành viên cũng mất tích không để lại dấu vết trong khu vực tam giác Bermuda.
Theo giả thiết kinh điển, mọi máy bay của biên đội đã đồng thời bị mất định hướng. Sau sự kiện này, mọi tai nạn xảy ra trong tam giác đã bắt đầu được hệ thống hóa, được nghiên cứu và dần dần biến thành một trong những huyền thoại nổi tiếng nhất của nhân loại hiện nay.
“Vào chính những ngày mà chiếc máy bay quân sự lớn C-19 của Mỹ mất tích trong khu vực tam giác Bermuda, tàu vũ trụ “Jemini- IV” đang trong chuyến bay quỹ đạo. Phi hành gia Jeims Makdivitt và phi công vũ trụ thứ hai Ed Wait đã nhận thấy vật thể bay không xác định (UFO).
Việc nghiên cứu các bức ảnh do các phi công vũ trụ quay được cho thấy: UFO mà họ nhìn thấy không có điểm gì chung với một vệ tinh thông thường. Và cho đến giờ không ai có thể giải thích được, các phi công vũ trụ đã bắt gặp đối tượng nào”, - nhân viên Trường tổng hợp Arizon, cựu phi công Lourens Kushe viết.
Ông đã tập hợp và phân tích trong trình tự ngắn gọn hơn 50 trường hợp tàu và máy bay biến mất trong khu vực này và đi đến kết luận rằng, huyền thoại về “tam giác” không hơn gì trò lừa bịp được tạo ra, là kết quả của các nghiên cứu được tiến hành không cẩn thận, rồi sau đó được các tác giả, thích chuyện “giật gân”, hoàn thành.
Viện sĩ Liên Xô L.M. Brekhovxki và nhiều nhà nghiên cứu khác cũng tán thành quan điểm này. Cần bổ sung thêm rằng, thật ra các tai nạn ở địa điểm “đáng sợ” này cũng không nhiều lắm so với số lượng lớn máy bay và tàu thuyền qua lại khu vực này của Atlantica.
Sau khi xuất hiện huyền thoại về tam giác Bermuda, trong hồ sơ lưu trữ đã ghi lại được tin tức về các tai nạn khó giải thích được xảy ra trước đây. Chẳng hạn, ngay từ năm 1909 du thuyền “Sprei” do thủy thủ nổi tiếng Joshua Slocam điều khiển đã mất tích trong tam giác. Ông đã kịp nổi tiếng sau khi hoàn thành chuyến vượt biển vòng quanh thế giới đầu tiên chỉ có một mình, và theo nhận xét của nhiều người quen biết ông, ông không thể lâm nạn một cách đơn giản như vậy.
Năm 1918, tàu chở than “Siklop” với 309 thành viên thủy thủ đoàn. Đó là một trong những con tàu đầu tiên được trang bị máy vô tuyến, nhưng tín hiệu “SOS” vì sao đó lại không được phát đi từ nó. Sớm hơn nữa, từ 1781 đến 1812 - 4 tàu chiến của Mỹ bị mất tích trong những hoàn cảnh khó hiểu.
Năm 1991, tàu “Dip Si” của Hãng “Saientific Serch Projekt” đã tiến hành tìm kiếm chiếc galeon cùng số vàng của Tây Ban Nha bị chìm ở phía đông bắc Phort-Loderdeila. Thủy thủ trên boong tàu đã đùa cợt với những bí mật của tam giác Bermuda. Có ai đó đã cười nhạo khi nhớ đến các câu chuyện khác nhau, trong đó có chuyện về các máy bay mang thủy lôi.
Bởi vậy khi có thông báo “Phía dưới chúng ta có các máy bay mang thủy lôi”, mọi người cho đó là chuyện đùa. Đó là 4 chiếc “Evenjer” nằm thành hàng ở độ sâu 250 mét, chiếc thứ 5 với số hiệu 28 nằm cách những chiếc còn lại khoảng 1 hải lý. Bốn chiếc kia chắc bị tụt lại so với chiếc máy bay đi đầu mang số 28.
Ở tam giác Bermuda hàng năm, tai nạn đã xảy ra với vài chục con tàu và với 1-2 máy bay. Hành trình của hàng chục tuyến bay đến các đảo nghỉ mát của biển Caribe đều bay qua tam giác. Và dù ở khu vực này hay có bão, gần bờ biển vẫn có nhiều bãi cạn và các ám tiêu san hô, một số tai nạn của các máy bay và tàu thuyền cho đến giờ vẫn chưa được giải thích.

Nguy hiểm đối với toàn bộ Trái đất
Diện tích của tam giác Bermuda - trong biên giới giữa quần đảo Bermuda, Maiami ở Florida và Puerto Rico gồm hơn 1km2. Khu vực này chẳng khác là mấy so với các khu vực khác trên trái đất. Tuy nhiên, chính trong vùng tam giác Bermuda các con tàu và cả các máy bay đi qua khu vực này đã bị biến mất một cách đầy bí ẩn. Nhiều người đã nói về điều đó và nhiều người cũng tin vào điều đó.
Cái được gọi là mô hình cấu trúc klatrat của nước đã được đưa ra từ năm 1959. Liên kết của các phân tử nước thành những hình đa diện, giống như hình dạng của quả bóng đá mà khoang bên trong của chúng được so sánh về giá trị với các phân tử nước cũng như với các phân tử của một số chất tạo khí - trong đó có metan, được gọi là klatrat.
Ngoài những phân tử nước liên kết thành những hình đa diện, trong nó còn có cả các phân tử đơn lẻ - chúng có thể hoặc là đi vào khoang bên trong của các klatrat, hoặc là nằm trong khoảng không gian giữa chúng.
Trong các điều kiện tự nhiên, các phân tử khí tự nhiên có thể chiếm các khoang trong các klatrat, tạo thành các hidrat tinh thể. Loại phổ biến nhất - thường gặp ở vùng đóng băng vĩnh cửu và trên đáy biển, đáy đại dương - là hidrat tinh thể của metan. Nó là một khối giống như tuyết ẩm. Những hidrat tinh thể như vậy có thể được sử dụng với tính chất nhiên liệu, tuy nhiên trong đó chúng sẽ là mối nguy hiểm đối với đời sống của trái đất.
Giả thiết các tinh thể hidrat metan

Giả thiết, về việc chính các hidrat tinh thể metan này là nguyên nhân của các vụ biến mất không để lại dấu vết của các tàu biển và máy bay ở khu vực tam giác Bermuda, đã được nhà địa chất người Anh Ben Klennel đưa ra từ năm 1988.
Dưới ảnh hưởng của nhiệt lượng từ trong lòng đất và các yếu tố khác, metan tách khỏi các hidrat tinh thể và tạo ra các bong bóng lớn dưới các chất trầm lắng ở đáy. Dưới tác động của các ứng lực không đáng kể, những bong bóng như thế có thể nổi bật lên mặt biển. Nó sẽ làm lật các con tàu và sau đó tàu bị hút vào phễu nước được hình thành. Còn khí bật lên bề mặt nước biển có thể nổ khi gặp không khí, vì vậy máy bay sẽ bị phá hủy.
Hai người Australia, Joseph Monagan và David Mei đã tiến hành các thí nghiệm trên mô hình các con tàu trong bể bơi và hàng loạt thử nghiệm với mô hình máy tính, và họ đã cho thấy rằng khả năng tác động của cơ chế này thậm chí cao hơn giả thiết của Ben Klennel.
Như vậy, việc tách của metan khỏi hidrat tinh thể, và sau đó là sự bùng cháy của nó không loại trừ các thảm hoạ tương tự cả trong tương lai. Sự ấm lên - nó có thể bị kích thích bởi việc thải khí cacbonic vào khí quyển - là mối nguy hiểm đặc biệt trong mối quan hệ này. Việc hủy hoại trạng thái cân bằng tự nhiên do hoạt động công nghệ của con người có khả năng đánh thức và đưa vào hoạt động cơ chế tách metan khỏi các hidrat tinh thể của các đại dương với những hậu quả xuất phát từ đây.
Giả thiết về chiều thứ tư: Sự biến động của nhân trái đất

Nhà bác học - sáng chế nổi tiếng của Nga Nicolai Coroviacov đã xem xét kỹ lưỡng một hiện tượng khác thường căn bản ở tam giác Bermuda và đã đưa ra lời giải thích cặn kẽ cho những tai nạn đáng sợ đã xảy ra tại khu vực nguy hiểm này của thế giới. Nó liên quan đến việc thay đổi chu trình thời gian, chiều thứ tư.
Theo giả thiết của Coroviacov, nhân trái đất không nằm ở trung tâm của địa cầu, mà dưới tác động lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác nó bị kéo về phía chúng. Khi quay, nhân dường như “lăn” phía dưới lớp vỏ, gây ra dòng ngược của macma nằm giữa chúng, và như một hệ quả - xuất hiện trường điện từ.
Ngoài ra, do trục quay của hành tinh nghiêng nên nhân đi lên - đi xuống, mùa hè có mặt ở Bắc bán cầu, còn mùa đông - ở Nam bán cầu. Vì lý do này xích đạo của nhân không trùng với xích đạo vỏ ngoài của trái đất, mà ở trên vĩ tuyến 28. Lòng dẫn của dòng macma nằm ở chính đây. Thời gian qua đi, nhân đập vào vỏ, gây ra chuyển động của lục địa, sự trôi của các cực từ trường và sự phun của núi lửa.
Coroviacov đã “bố trí” xích đạo của nhân trái đất ở vĩ tuyến 28, chính trên chiều rộng này thiên nhiên đã giăng những cái bẫy bí ẩn của mình: 5 bẫy về phía bắc xích đạo của trái đất, còn 5 về phía nam. Nếu kết nối chúng một cách tưởng tượng bằng 5 đường thẳng, thì trước chúng ta sẽ xuất hiện 2 ngũ giác đều. Ở các điểm trùng với các đỉnh của ngũ giác là những chiếc bẫy này, nơi các con tàu và máy bay biến mất không dấu vết, nơi có những con tàu không có thủy thủ đoàn hoặc họ bị chết hết trong khoang. Một trong những cái bẫy này là tam giác Bermuda 
Đi tìm lời giải cho những vòng tròn bí hiểm

Các nhà khoa học thực tế đã bắt đầu quan tâm đến các vòng tròn bí ẩn này từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Chúng xuất hiện nhiều nhất trong các cánh đồng ngũ cốc của nước Anh và chỉ hiện ra vào ban đêm, thậm chí chỉ trong vài phút!
Những vòng tròn bí ẩn thường được kết hợp với sự xuất hiện của các vật thể bay không xác định (UFO). Đã có được một số khám phá kỳ lạ khiến người ta liên tưởng đến sự hiện diện của trí thông minh ngoài trái đất.
Người ta gọi chúng là “crop circles”, tức là vòng tròn hình thành trên cánh đồng, các hình họa biến đổi từ các môtíp tròn đơn giản đến các biểu tượng hình học rộng lớn và phức tạp. Vòng tròn cổ xưa nhất chính thức được ghi chép trong tạp chí Nature (Anh) vào thế kỷ XIX. Từ năm 1980, riêng ở nước Anh đã xuất hiện khoảng 800 vòng tròn bí hiểm ấy. Và khoảng 9.000 vòng tròn được ghi nhận trên khắp thế giới trong 30 năm sau.
Theo dòng thời gian, các vòng tròn này ngày càng trở nên phức tạp hơn. Ban đầu chỉ là những vòng tròn đơn giản, nhưng sau đó biến thành các hình ảnh rất phức tạp. Chúng có mặt ở một số quốc gia trồng trọt ngũ cốc như Australia, Nhật, Nga, Canada, Pháp, Mỹ, kể cả trên các bề mặt khác như mặt tuyết của dãy núi Hymalaya. Miền Namnước Anh dường như đặc biệt thuận lợi để quan sát hiện tượng này.
Mặc dù con số các vòng tròn gia tăng không ngừng trên thế giới, nhưng 90% vòng tròn này xuất hiện cách vùng Stonehenge, ở miền Namnước Anh, chưa đầy 65 km. Một số vòng tròn còn hiện diện trên các vùng đất quân sự bị cấm, như Salisbury, cũng ở nước Anh.
Trên các cánh đồng liên quan, các thân cây trồng không bị cắt hay bứt. Chúng đổ nghiêng rồi sau đó được bện lại thật tinh xảo theo một vòng xoắn ốc. Khi đó là các vòng tròn đồng tâm, chiều của xoắn ốc ngược lại trong mỗi vòng tròn kế tiếp. Phân tích hóa học những loại ngũ cốc bị đổ nghiêng trong một số vòng tròn cho thấy các thân cây trồng này chịu được một nhiệt độ dữ dội trong khoảng vài giây. Phân tích một vòng tròn ở Anh cho thấy sự có mặt của 10 nguyên tố phóng xạ hiếm mà trong các loài thực vật thông thường không có. Đó là: Lead 208, Europium 146, Tellurium 119 m, Lodine, Bismuth 205, Vanadium 48, Protectinum 230, Ytterbium 169, Rhodium 102.
Các nguyên tố phóng xạ này không tồn tại trong trạng thái tự nhiên, mà phải có máy gia tốc cộng hưởng từ hay các lò phản ứng hợp nhất để tổng hợp chúng. Từ năm 1993, các phân tích càng được củng cố thêm. Các bi sắt cực nhỏ được phát hiện trong tuyệt đại đa số các vòng tròn. Các viên bi sắt này luôn được phát hiện bên trong các vòng tròn chứ không bao giờ ở bên ngoài.
Sự gian trá hay trò đánh lừa?
Tháng 9/1991, hai nghệ sĩ tên là Douglas Bower và David Chorley tuyên bố với báo chí chính họ là tác giả của gần 200 vòng tròn trong khoảng thời gian 15 năm. Họ còn chứng minh kỹ thuật tạo tác của họ trước các ống kính camera! Nhưng chứng cứ này hoàn toàn không có sức thuyết phục. Bởi lẽ, họ không thể giải thích làm thế nào mà các vòng tròn này xuất hiện gần như đồng loạt tại nhiều quốc gia, như Anh, Mỹ, Nga, v.v... Ngoài ra, họ cũng không giải thích được làm thế nào mà họ thực hiện được các hình ảnh có chiều ngang gần 700 mét trong thời gian chỉ một đêm? Cuối cùng nên nhấn mạnh rằng, những chữ tượng hình xuất hiện trong mọi nước, kể cả ở Canadahay Nhật Bản.
Một vòng tròn trên cánh đồng gần khu rừng Grove
Ngược lại, chắc chắn từ sau năm 1991, sự chứng minh được truyền thông rộng rãi của David Chorley và Douglas Bower đã làm dậy lên nhiều cuộc so tài về lĩnh vực này. Thậm chí một số kẻ giả mạo còn được các kênh truyền hình cũng như các tạp chí lớn khích lệ. Như tờ The Guardian đã tổ chức một cuộc so tài tạo tác các “crop circles”! Nhưng dù sao, qua những cuộc thi này, các nhà khoa học càng thấy rõ sự khác biệt rất lớn giữa các vòng tròn của con người và các “crop circles” thật. Tuy nhiên, ngày nay qua phân tích hóa học các thân cây trồng trong một số “crop circles” đã cho thấy chúng không phải là tác phẩm của con người.
Bằng chứng của một cuộc sống thông minh ngoài hành tinh?
Nếu đi từ nguyên tắc rằng những hình vẽ này không có nguồn gốc từ thiên nhiên hay con người trái đất, thì chúng ta chỉ còn một khả năng: đó là do bàn tay của người ngoài hành tinh! Nhưng tại sao họ tìm đến trái đất để gây chú ý bằng các hình vẽ này để cuối cùng bỏ đi vội vã như thế?
Một số người nhìn thấy trong đó các thông điệp, số khác cho đó là sự trợ giúp về công nghệ. Nhằm mục đích gì? Sự thật là nhiều vòng tròn hiện diện gần Avebury và Stoehenge chắc chắn đã kích thích nhiều người có được một cách lý giải mang tính siêu nhiên hay phản tự nhiên. Người ta không thể chối bỏ rằng các vòng tròn này hiện đang tồn tại và kết quả phân tích chúng thể hiện một bí ẩn to đùng.
Ngày nay, chúng không còn là những vòng tròn đơn giản và không còn chỉ duy nhất xuất hiện trong các cánh đồng ngũ cốc, mà chúng đã bắt đầu xuất hiện trong các ruộng lúa, khu rừng thông và trên những ngọn núi phủ tuyết ở Thổ Nhĩ Kỳ. Không thể nào có người rỗi hơi leo lên đỉnh núi ngập tuyết để vẽ nên các hình tròn kỳ bí đó mà đùa với thiên hạ. Trước những yếu tố đó, chúng ta đành để thời gian trả lời...

No comments:

Post a Comment