Friday, January 6, 2012

Giảo cổ lam

Trong quá trình khảo sát, tìm kiếm các nhà khoa học thuộc trường ĐH Dược Hà Nội do GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Trưởng bộ môn Dược liệu (ĐH Dược Hà Nội) chủ trì đã tìm thấy cây giảo cổ lam ở độ cao trên 2.000m thuộc vùng núi phía bắc nước ta là Cao Bằng và Lào Cai. Tên khoa học đầy đủ của cây là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae.
clip image002 GIẢO CỔ LAM clip image002 1 GIẢO CỔ LAM clip image002 2 GIẢO CỔ LAM clip image002 5 GIẢO CỔ LAM
G.pentaphyllum
(Giảo cổ lam 5 lá)
G. pubescens
(Giảo cổ lam 7 lá)
G. laxum
(Giảo cổ lam 3 lá – Cổ yếm)
GCL hoang dã tại VN
(Nguồn Tuệ Linh)
Giảo cổ lam là một dược liệu rất quý hiếm và mới chỉ phát hiện thấy tại Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Cây này được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản với tên gọi Phúc âm thảo còn ở Trung Quốc gọi tên là JIAOGULAN.
GS.TS Phạm Thanh Kỳ cho biết: giảo cổ lam có tác dụng tăng cường chuyển hóa lipid giúp ổn định mức cholesterol trong máu và làm giảm béo hiệu quả mà không phải kiêng khem quá mức; bình ổn huyết áp, chống huyết khối, ngăn ngừa biến chứng tim, mạch, não, chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc...
Cây thuốc này đã được cấp kinh phí để nghiên cứu và thuộc đề tài cấp nhà nước mã số KC:10.07.03.03 nghiên cứu trong thời gian (2002 - 2004). Cuối năm 2005, giảo cổ lam đã được dùng sản xuất chè. Đầu tháng 6/2006, Bộ Y tế đã thông qua đề tài nghiên cứu sản xuất giảo cổ lam thành thuốc dưới dạng viên nang. Nếu kết quả nghiên cứu thành công trong vòng 2-3 năm nữa thuốc dạng viên nang sẽ ra đời.
Giảo cổ lam (GCL) là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ.

1. Giảo cổ lam là gì ?

Giảo cổ lam (GCL) là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ.
Việt Nam gọi là Rền toòng (tiếng dân tộc Tày). Đây là một dược liệu đầu vị quý hiếm được ghi trong sách cổ “Nông chính Toàn thư Hạch chú’’ quyển hạ. Từ xa xưa được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Năm 1976 Nhật Bản tình cờ phát hiện cây này khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi có tuổi thọ bình quân rất cao mà nguyên nhân là do người dân nơi đó thường xuyên uống cây này. Kể từ đó cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Tại Việt Nam, GCL được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng hạ đường huyết.

2. Những nghiên cứu về Giảo cổ lam.

a) Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự.
Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà nội thực hiện từ năm 1997 đã đi đến kết luận sau:
- Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.
- GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
b) Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy điển.
- Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
c) Nghiên cứu trên thế giới.
- Wang và cộng sự đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống u rõ rệt, tăng cường miễn dịch.
- Ji Lin và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp.
- Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh GCL tốt cho tim mạch, giảm béo.

3. Phân biệt cây Giảo cổ lam.

Có nhiều loài khác nhau đều dùng chung tên Giảo cổ lam dẫn đến những hiểu lầm. Hiện nay loại Giảo cổ lam thông dụng nhất được Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam sử dụng rộng rãi và nghiên cứu kỹ lưỡng có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (ảnh dưới) cây này có 5 lá chét (pentaphylla có nghĩa là 5 lá). Ngoài ra còn có cây 7 lá chét (Gynostemma pubescens), cây 3 lá chét (Gynostemma laxum) đều có thể dùng làm thuốc nhưng ít dùng hơn và không phổ biến. Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định các loài này tác dụng khác nhau như thế nào. Cũng cần phân biệt với một số loài thuộc họ Vitaceae rất giống nhưng không có tác dụng như GCL.
Giảo cổ lam Việt Nam - Cùng họ với Giảo cổ lam Trung Quốc, Nhật Bản
Thưa GS, nguồn gốc nghiên cứu GCL có phải xuất phát từ Trung Quốc và Nhật Bản?
Đúng như vậy. GCL là một dược liệu rất quý hiếm và mới chỉ phát hiện thấy tại Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Cây này được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản với tên gọi Phúc âm thảo còn ở Trung Quốc gọi tên là Jaogulan.
Trong một lần đi công tác ở Trung Quốc, chúng tôi tình cờ được biết đến sản phẩm của thảo dược quý này và ngay sau khi về VN, nhóm nghiên cứu đã quyết tâm đi tìm.
Vậy nơi đầu tiên GS phát hiện ra cây GCL?
Nơi đầu tiên mà chúng tôi tìm thấy cây GCL là trên rừng nguyên thủy núi Phanxipăng thuộc tỉnh Lào Cai, ở độ cao 2.000m.
Sau khi phát hiện ra GCL thì quá trình nghiên cứu dược liệu này diễn ra như thế nào, thưa GS?
Chúng tôi phải theo dõi để chờ cây ra hoa và đơm trái chứ không phải là xác định được ngay.
Chỉ khi cây có hoa, có quả thì mới xác định được tên khoa học của nó, lúc này thì mới có cơ sở để đối chiếu với các tài liệu của Trung Quốc xem nó có phù hợp hay không. Thời gian để làm được điều này mất cả năm trời.
Sau khi thực hiện được những bước trên thì mới bắt tay vào nghiên cứu sâu.
Việc đầu tiên trong quá trình nghiên cứu là xem cây GCL có thể sống được ở những vùng sinh thái nào để đi tìm tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây GCL thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu mát.
Qua quá trình tìm kiếm, chúng tôi tiếp tục phát hiện ra ở Hoà Bình, Cao Bằng cũng tồn tại loại cây này.
Nghiên cứu tiếp theo là về thành phần hóa học của dược liệu. Việc nghiên cứu này nhằm mục đích đối chiếu với các thành phần hóa học của các nước công bố coi nó có tương ứng hay không.
Cuối cùng mới nghiên cứu độc tính cấp xem nó có độc hay không, nghiên cứu độc tính bán trường diễn coi có ảnh hưởng đến tính năng của máu, chức năng của gan hay không…
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ
Thưa GS, vậy thành phần hóa học chủ yếu của cây GCL là gì?
GCL có hai thành phần chủ yếu là Saponin và Flavonoid. Saponin ở đây có cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất. Flavonoid có tác dụng sinh học cao và chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
Vậy cây GCL có thành phần gây độc?
Qua kết quả nghiên cứu thì xác định cây không có độc tính.
Tốt hơn Trung Quốc!
Những tác dụng đã được khẳng định của GCL là gì, thưa GS?
Kết quả nhiên cứu cho thấy, hiện nay thành phần GCL ở VN tốt hơn ở Trung Quốc vì chúng ta vẫn đang khai thác ở dạng tự nhiên.
Qua thực nghiệm thì có một số tác dụng của GCL thể hiện rất rõ đó là:
- Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Chống lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.
- Tác dụng chống ôxy hóa, stress…
- Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi.
Trên thực tế sử dụng GCL ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sau khoảng vài tháng, người dùng sẽ thấy được những công dụng sau:
- 3 giúp: giúp ngủ ngon, giúp mạnh khỏe, giúp tiêu hóa.
- 3 chống: chống viêm nhiễm (nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể), chống ung thư, chống lão hóa.
- 3 giảm: giảm mệt, giảm béo, giảm căng thẳng.
- 6 tốt: ăn cơm ngon, nhuận tràng, ngủ được, tăng khả năng làm việc, giúp cơ thể trẻ lâu, mau lại sức.
Trong khi đó, GCL ở Việt Nam được các nhà khoa học nhận định là tốt hơn GCL của Trung Quốc và Nhật Bản.
Ngay cả khi nó chưa được chế biến thành chè hay thuốc thì theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam ở nơi có dược liệu này: Cây GCL có khả năng thanh nhiệt mạnh. Các trường hợp sốt cao, cảm nắng, người nóng bức, người bị ngộ độc rượu dùng rất tốt.
Hiện, có nhiều cây rất giống GCL nhưng thuộc họ Vitaceae nên không có tác dụng, thậm chí gây tiêu chảy khi sử dụng.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, chỉ có duy nhất cơ sở Tuệ Linh là được phép sản xuất và cung cấp loại chè này ra thị trường và nguồn nhiên liệu thu mua tươi GCL đều được GS Phạm Thanh Kỳ trực tiếp kiểm định trước khi đưa vào sản xuất.
Hiện nay GCL được chế biến như thế nào, thưa GS?
Sau khi nghiên cứu thấy công dụng tốt của GCL thì mới tính đến dạng bào chế. Dạng đầu tiên và dễ dàng nhất là dạng chè. Sau đó mới tính đến chuyện chế biến thành thuốc.
Hiện nay thì mới có dạng chè và dạng viên do cơ sở Tuệ Linh sản xuất. Còn dạng thuốc thì chúng tôi còn phải tiếp tục nghiên cứu sau đó sẽ xin phép Cục quản lý dược để đưa vào sản xuất. Dự kiến trong năm 2008 sẽ sản xuất GCL dạng thuốc.
Vậy GCL mà cơ sở Tuệ Linh sản xuất dưới dạng chè và dạng viên có có được gọi là “thuốc” không thưa GS?
Chúng ta cần phải quan niệm như thế này, chè GCL không phải là thuốc. Dạng viên hiện nay cũng có tác dụng như chè mà thôi, đây chỉ là cách chế biến để người dùng dễ sử dụng vì không phải ai cũng thích uống chè.
Công dụng của dạng này là khi uống vào sẽ có tác dụng hỗ trợ giúp cho ổn định trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tây y, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe.
Ví dụ như: Một người bị cao huyết áp, khi dùng thuốc tây sẽ giảm xuống thì chè GCL có tác dụng giúp cho ổn định còn thuốc huyết áp kia vẫn phải uống.
Giảo cổ lam - loài cây đỏng đảnh
Hiện nay rất nhiều người sử dụng chè GCL hàng ngày. Vậy nếu dùng liên tục thì có ảnh hưởng gì không thưa GS?
Như tôi nói ở trên là cây GCL không có thành phần độc tính nên dùng bao nhiêu cũng không sao.
Nó có thể dùng thường xuyên liên tục trong ngày. Nhưng khi sử dụng đến dạng viên hay dạng thuốc thì cần phải sử dụng theo chỉ định.
Ở đây người dùng cũng cần lưu ý một số điểm khi dùng dạng chè hay dạng viên của Giảo Cổ Lam:
- Nên uống GCL vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, không uống lúc tối hoặc trước khi đi ngủ vì sẽ làm tỉnh táo, khó ngủ giống như uống nhân sâm.
- Người hay bị đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no hoặc thêm một vài lát gừng tươi.
- GCL làm tăng chuyển hóa cơ thể, do vậy khi uống xong có cảm giác nóng người, có khả năng sẽ tăng huyết áp nhẹ, khát nước, khô miệng vì vậy cần phải uống thêm nước lọc để cơ thể điều chỉnh về trạng thái ổn định…
GCL rõ ràng là một loại “thần dược” nhưng lại không quá hiếm vì như GS có kể là nó xuất hiện ở nhiều vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng…Vậy, chúng ta đã có một nguồn nguyên liệu rất dồi dào?
Thực ra, tuy xuất hiện ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng GCL lại khó ươm trồng. Hiện tại thì chỉ có Hòa Bình mới đáp ứng được điều kiện phát triển của cây và cho kết quả thành phần hóa học tương đối ổn định. Chúng tôi đã mang cây GCL đem trồng thử nghiệm ở một số tỉnh có khí hậu mát ở khu vực miền Bắc để duy trì nguồn thảo dược này nhưng thấy cây phát triển chậm, bên cạnh đó thành phần hóa học lại không ổn định.
Xin hỏi GS một câu hơi riêng tư một chút, điều GS trăn trở nhất trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình là gì?
(Cười). Đối với tôi thì có nhiều điều để trăn trở nhưng có lẽ điều tôi quan tâm nhất hiện nay là cần phải sớm phát hiện và duy trì sự tồn tại của các nguồn dược liệu quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam.
Tôi có đi công tác một số nơi ở vùng biên giới thường và hay quan tâm đến những cây mà người dân địa phương bán cho Trung Quốc. Trung Quốc đã thu mua thì chắc chắn họ đang làm một cái gì đó. Do vậy tôi thường hỏi và xin mẫu đem về nghiên cứu để từ đó chế biến phục vụ cho nhân dân mình. Nếu không phát hiện sớm thì chắc chắn người dân sẽ khai thác, bán hết và chúng ta đã vô tình đánh mất nguồn dược liệu quý.
Một điều tôi cũng băn khoăn, là hiện nay người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại cây thuốc. Họ chỉ biết tìm kiếm rồi đem bán để lấy tiền chứ không nghĩ đến chuyện duy trì sự tồn tại của nguồn thảo dược.
Xin cảm ơn GS về cuộc trò chuyện!
Theo Trí TriVài năm trở lại đây, tại rất nhiều hiệu thuốc trên cả nước bày bán loại trà nghe rất lạ tai: Trà Giảo cổ lam. Loại trà này cũng được quảng cáo nhiều trên các phương tiện truyền thông. Người bình thường vẫn còn khá mơ hồ, tuy nhiên, phần lớn những người mắc bệnh ung thư đều biết đến. Số người mắc ung thư mới ở nước ta mỗi năm lên đến con số 200.000 người, cộng với hàng vạn người đang mắc bệnh chính là thị trường rất lớn tiêu thụ các sản phẩm từ giảo cổ lam.

Giảo cổ lam là thần dược trị bách bệnh?

Giảo cổ lam phiên âm từ jiaogulan, hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo, cam trà vạn, thất diệp đảm, hoặc những cái tên thể hiện sự quý hiếm như ngũ diệp sâm, sâm phương nam, cây cỏ thần kỳ... Tên khoa học của cây này là gynostemma pentaphyllum. Mỗi nước có một tên gọi khác nhau. Người Nhật gọi là phúc âm thảo. Ở Việt Nam thường được gọi là giảo cổ lam hoặc cây bổ đắng.
Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
Vườn giảo cổ lam trồng ở Viện Dược liệu trên Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược), giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
Giảo cổ lam có nhiều loại: 3 lá, 5 lá, 7 lá và 9 lá.

Quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen. Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên cũng có.

Giảo cổ lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc.
Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
Giảo cổ lam 3 lá mọc tự nhiên trên đá trong rừng Hoàng Liên Sơn trông rất khác với giảo cổ lam trồng trong vườn.

Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là do người dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.

Kể từ khi giảo cổ lam được phát hiện ở Nhật Bản, phong trào nghiên cứu, tìm kiếm cây giảo cổ lam sôi sục ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia.
Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
Các dòng quảng cáo đều có điểm nhấn: chống ung thư, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư...

Trong các cuộc nghiên cứu về giảo cổ lam, có thể kể ra đây một số nghiên cứu mà trang web của Công ty TNHH Tuệ Linh, một công ty sản xuất nhiều sản phẩm từ giảo cổ lam nhất, dẫn ra:

GS. Tan, Liu đã chứng minh giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.

GS. Lin và cộng sự chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Tác dụng chống viêm của giảo cổ lam mạnh hơn Indomethacin.

GS. Wang và cộng sự chứng minh giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u rất mạnh.

TS. Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan cũng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết mạnh của giảo cổ lam và GS-TS Phan Thị Phi Phi cũng đã nghiên cứu tác dụng tăng miễn dịch rất tốt của giảo cổ lam.

Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Cũng chính vì đặc tính và công dụng này mà nó có tên là ngũ diệp sâm.

Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid, là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, nó chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
Một vị bác sĩ quảng cáo tác dụng của giảo cổ lam trong một hội thảo (ảnh sưu tầm).

Các hoạt chất chiết xuất từ giảo cổ lam đã được thử nghiệm trên cả động vật lẫn trên cơ thể người và các nhà khoa học đã có được các kết quả rất đáng kinh ngạc. Giảo cổ lam có tác dụng ức chế tăng cholesteron 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh, do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên chuột bơi và nhận thấy tác dụng tăng lực tới 214,2%. Với tác dụng tăng lực như trên, các vận động viên của Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng giảo cổ lam trước các cuộc thi đấu và họ gọi loại cây này là Doping thiên nhiên (?!).

Giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc, làm tăng tiết mật và làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất…

Còn rất nhiều tác dụng khác nữa mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu, chiết xuất, ứng dụng.
Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư
Có cả trăm doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, quảng cáo tràn lan trên mạng các sản phẩm từ giảo cổ lam (ảnh sưu tầm).

Chỉ cần nêu những công dụng trên đây cũng có thể thấy giá trị của giảo cổ lam là rất lớn. Tuy nhiên, người dân trong nước lại quan tâm đặc biệt đến loại cây này bởi theo công bố của các nhà khoa học, nó có khả năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, căn bệnh khiến số người chết trên thế giới nhiều chỉ sau tim mạch.

Theo dự đoán, bệnh tim mạch sẽ phải “nhường ngôi” cho bệnh ung thư trong thời gian không xa, vì những phương tiện điều trị bệnh tim mạch mỗi ngày thêm hiện đại, song khả năng điều trị bệnh ung thư thì vẫn như… rùa bò.

Theo các nhà khoa học, giảo cổ lam có khả năng ức chế khối u từ 20-80% và khả năng phòng ngừa u hóa cực kỳ tốt (?!).

Lợi dụng những công bố khoa học này, nhiều doanh nghiệp, nhiều ông lang đã thổi vào cây thuốc công dụng “thần kỳ” là trị bệnh ung thư. Giữa hai cụm từ “hỗ trợ điều trị” và “điều trị” là một khoảng cách rất xa, nhưng trong những lời quảng cáo họ rất hay bỏ quên hai chữ “hỗ trợ”.

Bệnh nhân ung thư là những đối tượng quan tâm đến loại cây thuốc này nhiều nhất. Rồi những người lo lắng mình có thể mắc ung thư cũng tìm kiếm các sản phẩm từ giảo cổ lam để uống thay nước hàng ngày những mong ngăn ngừa được căn bệnh tử thần.

Giảo cổ lam được đồng bào ở Sapa sử dụng như một loại thuốc trị giun sán. Nếu ai mắc giun sán, cứ sắc giảo cổ lam uống hàng ngày, các loại giun sán sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể.
“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)
Giảo cổ lam được trồng như cỏ ở Viện Dược liệu (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
VTC News đã từng có một số bài viết về ông Trần Ngọc Lâm, người sống cùng gấu trong rừng Hoàng Liên Sơn để tìm cây thuốc chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Ông Trần Ngọc Lâm cũng chính là người đã phát hiện và sử dụng cây giảo cổ lam ở Hoàng Liên Sơn cùng với nhiều vị thuốc quý khác để tự chữa bệnh cho mình.

Người dân ở Sapa thì đã dùng cây thuốc này từ hàng trăm năm nay như một thứ nước uống thông thường. Đồng bào gọi nó là cây bổ đắng (đơn giản vì nó rất đắng). Tác dụng mà đồng bào thấy rõ nhất ở loài cây này là chữa mụn nhọt do tính chất giải độc mạnh, làm mát cơ thể. Ngoài ra, giảo cổ lam còn được đồng bào nơi đây sử dụng như một loại thuốc trị giun sán. Nếu ai mắc giun sán, cứ sắc giảo cổ lam uống hàng ngày, các loại giun sán sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể.
“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)
Đồng bào ở Sapa dùng giảo cổ lam để trị giun sán.

Tuy nhiên, giảo cổ lam chỉ thực sự trở nên nổi tiếng, được nhiều người quan tâm, khi GS Phạm Thanh Kỳ phát hiện và công bố bằng những công trình nghiên cứu cấp Nhà nước.

Tôi đã có nhiều ngày lang thang trong rừng Hoàng Liên Sơn cùng ông Trần Ngọc Lâm để tìm hiểu về cây thuốc này.

Theo ông Lâm, người Tây Tạng có khá nhiều bài thuốc trị bệnh ung thư, trong đó, phổ biến họ kết hợp dùng những loại cây như: kim tuyến, ngũ trảo long, mộc hoàng cô, giảo cổ lam, thúc cốt lam, bạch xà hoa, địa tàng thiên, đoái tâm bồng…
“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)
Ông Trần Ngọc Lâm là người đầu tiên phát hiện ra cây giảo cổ lam ở Việt Nam.

Hiện tại, ông Lâm vẫn dùng những loại cây cỏ này để sắc nước uống và ông vẫn sống khỏe mạnh dù đã mắc ung thư phổi từ 20 năm nay.

Ông Lâm từng làm nghề lái xe siêu trường siêu trọng cho người Trung Quốc, chở hàng qua Tây Tạng sang các nước Tây Á. Trong thời gian sống ở vùng La Tư (thị trấn trên độ cao 4.000 của Tây Tạng), vào năm 1993, ông đã được các nhà sư Tây Tạng chữa bệnh và dạy cho bài thuốc này.

Các nhà sư Tây Tạng đã cho ông Lâm đi hái thuốc cùng trên dãy Hymalaya và chỉ dạy từng loại cây thuốc quý hiếm. Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng.
“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)
GS. Phạm Thanh Kỳ (bên phải) là người đầu tiên nghiên cứu kỹ lưỡng về cây giảo cổ lam (ảnh sưu tầm).

Sau khi bệnh tình thuyên giảm, ông Lâm đã về nước cùng với một bao tải thuốc mà ông tự hái trên núi do các nhà sư chỉ dẫn.

Về nước, khi số thuốc mang về từ Tây Tạng hết, ông Lâm lại đổ bệnh nặng. Biết không sống được nữa, ông đã vào rừng Hoàng Liên Sơn để… chết.

Không ngờ, trong quá trình leo lên đỉnh Fansipan, ông Lâm đã phát hiện ra rất nhiều loại cây thuốc mà các nhà sư Tây Tạng dùng để điều trị ung thư. Riêng giảo cổ lam thì mọc bạt ngàn, từ chân núi lên đến đỉnh núi, khắp Hoàng Liên Sơn đâu đâu cũng thấy loài cây này mọc.
“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)

“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)

“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)
Các sản phẩm giảo cổ lam trên thị trường (ảnh sưu tầm).

Cứ dùng đúng những loài cây mà ông từng sắc nước uống hồi ở Tây Tạng, bệnh tình của ông Lâm lại thuyên giảm và hiện ông vẫn sống chung khỏe mạnh với căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Theo lời ông Lâm, cách đây hơn 10 năm, GS-TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn Dược liệu) dẫn sinh viên vào rừng Hoàng Liên thực tập và đã gặp ông Trần Ngọc Lâm.

Nghe ông Lâm kể về những cây thuốc quý, ông Kỳ đã bỏ công tìm hiểu. Ông đã ở lại nhiều ngày trong lán với ông Lâm để nghiên cứu về các loại cây thuốc và tìm hiểu bí quyết ông Lâm sống được với căn bệnh ung thư phổi suốt nhiều năm. Ông Lâm đã chỉ cho GS. Kỳ cây giảo cổ lam.

Sau khi được GS. Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác, GS Kỳ đã đăng ký đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và được cấp ngân sách để nghiên cứu về cây giảo cổ lam, phục vụ cho lợi ích quốc gia. Sự phát hiện này đã gây ra dư luận xôn xao một thời.

Ngoài việc công bố cây giảo cổ lam, ông Lâm còn công bố phát hiện của mình về một số loại cây thuốc quý khác nữa, trong đó có cây cỏ nhung, hay còn gọi là kim tuyến (lá hình trái tim và có nhiều đường chỉ lấp lánh như kim tuyến).
“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)
Tôi và ông Trần Ngọc Lâm phải đi bộ cả ngày trong rừng Hoàng Liên Sơn mới tìm thấy một cây cỏ nhung bé xíu.

Việc tiết lộ cây cỏ nhung là sai lầm nhớ đời của ông Trần Ngọc Lâm. Người Trung Quốc biết Fansipan có cây này đã kéo sang thuê đồng bào Mông ở Sapa nhổ sạch.

Lúc đầu, người Trung Quốc thu mua với giá vài chục ngàn đồng/kg, sau đó nâng giá lên đến 500 ngàn, và cuối cùng là 1 triệu đồng/kg, vẫn để dính đất cát. Ông Lâm đã có nhiều năm sống và làm việc ở Trung Quốc và ông thấy người Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra số tiền 4-5 triệu đồng để mua một kg cỏ nhung tươi để dùng cho bài thuốc trị ung thư.

Thời kỳ đó, người Mông ở Sapa bỏ hết ruộng nương vào rừng Hoàng Liên Sơn để tìm loại cây này bán sang Trung Quốc. Vì thế, từ chỗ cây cỏ nhung mọc rất nhiều trong rừng Hoàng Liên Sơn, giờ thì đã sạch bách. Do đó, theo ông Lâm, giá trị tiền triệu ở Trung Quốc và Nhật Bản chỉ là cây cỏ nhung, chứ không phải là cây giảo cổ lam.
“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)
Người dân Sapa tỉ mỉ gieo trồng cây cỏ nhung trong những chai nhựa.

Tôi và ông Trần Ngọc Lâm cùng ông Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Du lịch Sapa, cuốc bộ cả ngày trong rừng Hoàng Liên Sơn mới kiếm được một cây cỏ nhung bé bằng cọng tăm.

Theo quan điểm của ông Lâm, trong số những bài thuốc điều trị ung thư mà ông Lâm học được từ các nhà sư bên Tây Tạng thì cây cỏ nhung mới là cây cực quý, tiếp theo là cây ngũ trảo long, còn giảo cổ lam hiện đang bán tràn lan ở thị trường trong nước là cây rẻ tiền nhất trong số những cây thuốc trong bài thuốc điều trị bệnh ung thư mà ông Lâm học được từ các nhà sư Tây Tạng.
Các doanh nghiệp, các ông lang bán giảo cổ lam với giá 50-70 ngàn đồng/gói vài chục gram, không phải rẻ mà là… cắt cổ. Với cái giá đó, tính ra, người tiêu dùng phải bỏ ra 2-3.000 đồng mới mua được 1gram, tương đương với 2-3 triệu đồng/kg.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Giảo cổ lam mọc như cỏ ở Sapa, chứ chẳng phải thứ quý hiếm. Ảnh VTC.vn
Hiện tại, có một số doanh nghiệp trong nước chế biến các sản phẩm từ cây giảo cổ lam, phổ biến là các sản phẩm dưới dạng trà, viên nén, dung dịch và có tới cả trăm thầy thuốc tư nhân chế biến loại trà này để bán.

Các doanh nghiệp, thầy thuốc đều đua nhau quảng cáo công dụng chữa bách bệnh của cây giảo cổ lam, khiến cây thuốc này nhuốm màu huyền bí, tạo sự quan tâm đặc biệt với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, tác dụng “thần kỳ” với cả trăm loại bệnh cũng không thể sánh được với một tác dụng duy nhất, đó là trị bệnh ung thư.
Hiện tại, có một số doanh nghiệp trong nước chế biến các sản phẩm từ cây giảo cổ lam, phổ biến là các sản phẩm dưới dạng trà, viên nén, dung dịch và có tới cả trăm thầy thuốc tư nhân chế biến loại trà này để bán.
Các doanh nghiệp, thầy thuốc đều đua nhau quảng cáo công dụng chữa bách bệnh của cây giảo cổ lam, khiến cây thuốc này nhuốm màu huyền bí, tạo sự quan tâm đặc biệt với người tiêu dùng.
Trong các lời quảng cáo, họ trích dẫn rất nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước khẳng định loài cây này có tác dụng “hỗ trợ điều trị bệnh ung thư”, có khả năng “ức chế khối u” và phòng ngừa ung thư.

Còn tác dụng hỗ trợ được đến mức nào, và ức chế, phòng ngừa được bao nhiêu phần trăm khối u thì có… trời mới biết được, vì chưa có một cuộc thử nghiệm thực tế nào trên cơ thể hàng loạt bệnh nhân ung thư. Lợi dụng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khả năng “hỗ trợ điều trị” và “ức chế khối u”, một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ cây này và đặc biệt là các ông lang, đã tung hô giảo cổ lam lên tận trời xanh về khả năng “trị ung thư”, ngăn ngừa bệnh ung thư.

Và thế là, hàng vạn bệnh nhân ung thư trên khắp đất nước bỏ tiền mua các loại sản phẩm chế biến từ cây thuốc này sử dụng. Tuy nhiên, kết quả “điều trị” ung thư của các sản phẩm chế biến từ giảo cổ lam với bệnh nhân ung thư thế nào, đã có ai khỏi bệnh hay chưa thì có trời mới biết được.

Một điểm “chết người” nữa, có thể nói là lừa bịp, đó là, các doanh nghiệp, các ông lang đều quảng cáo rằng, giảo cổ lam được bán với giá 4 triệu đồng/kg tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản (?!). Những lời quảng cáo này luôn được các ông lang nói ra đằng miệng khi tư vấn, khám chữa cho bệnh nhân. Còn trang web của các doanh nghiệp thì không bao giờ quên trích dẫn câu đó.

Có thể chắc chắn rằng, chuyện các doanh nghiệp quảng cáo giảo cổ lam được bán ở Nhật Bản và Trung Quốc với giá 4 triệu đồng là hoàn toàn bịa tạc. Nếu thực sự giảo cổ lam đắt kinh khủng như vậy, thì các doanh nghiệp đã thuê người vặt sạch loài cây này rồi đem bán sang đó, vừa đỡ vất vả lại đạt siêu lợi nhuận, chứ tội gì mất công chế biến, quảng cáo, tiếp thị cho mệt người. Trong khi đó, một gói trà giảo cổ lam do các doanh nghiệp bán ra chỉ có giá trên dưới 50.000 đồng. Và thực sự, nếu loại cây này có giá trị như thế ở Trung Quốc, thì người dân đã nhổ hết đem bán sang bên kia biên giới, tạo ra cơn sốt còn khủng khiếp hơn cả gỗ sưa. Cứ cho là các doanh nghiệp Việt Nam, các ông lang chế biến các sản phẩm từ giảo cổ lam đặt tinh thần yêu nước, sức khỏe nhân dân, lợi ích quốc gia trên cả lợi ích bản thân, nhưng thực sự giá trị của cây giảo cổ lam có đến mức như thế?

Đem thắc mắc này gặp ông Trần Ngọc Lâm, người phát hiện đầu tiên và rất hiểu biết về cây giảo cổ lam, ông Lâm khẳng định, thông tin người Trung Quốc thu mua giảo cổ lam với giá vài triệu đồng/kg là hoàn toàn bịa đặt, lừa đảo.

Còn việc các doanh nghiệp, các ông lang bán giảo cổ lam với giá 50-70 ngàn đồng/gói vài chục gram, không phải rẻ mà là… cắt cổ. Với cái giá đó, tính ra, người tiêu dùng phải bỏ ra 2-3.000 đồng mới mua được 1gram, tương đương với 2-3 triệu đồng/kg.

Theo ông Lâm, cây giảo cổ lam không hiếm như người ta tưởng, mà chúng mọc như cỏ dại khắp đất Sapa, tràn ngập trong rừng Hoàng Liên Sơn, thậm chí mọc thành bụi ven ruộng bậc thang. Loài cây này cũng mọc bạt ngàn bên Trung Quốc và họ không thèm mua loại cây này chứ đừng nói với giá bạc triệu.

Ông Lâm kể chuyện vui rằng, có một doanh nghiệp, tưởng người Trung Quốc thu mua với giá trên trời như lời đồn đại, liền thu gom cả xe tải chở lên Hà Khẩu, tính bán kiếm lời bạc tỷ. Tuy nhiên, đem sang bên kia, người Trung Quốc bảo: “Cây này mọc như cỏ khắp Trung Quốc, chúng tôi phải thu gom làm phân bón ruộng, nếu người Việt Nam dùng, chúng tôi nhổ cho không!”. Thế là doanh nghiệp này chở ngược lại Việt Nam, đổ thối cả góc núi.
Cây cỏ nhung ở Sapa mới là loại cây được người Trung Quốc thu mua với giá bạc triệu. Nghĩ tôi không tin, ông Lâm đã dẫn tôi về nhà ông và cho tôi xem một gian phòng chứa đầy giảo cổ lam. Ông Lâm bảo, ông thuê vài người Mông ở Sapa hái một ngày có mà được mấy tạ.

Những ngày đầu, ông Lâm thu mua với giá 1.000đồng/kg, nhưng thương đồng bào lặn lội vất vả nên nâng lên 2.000đồng/kg. Giờ loài này hiếm hơn một chút, phải đi xa hơn, nên ông mua với giá 3-4 ngàn đồng/kg, tùy chất lượng.

Ông Lâm tiết lộ rằng, từ khi các nhà khoa học công bố giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa, điều trị ung thư, khiến người dân cả nước như phát sốt với loại cây này, nên ông cũng có cơ hội kiếm chút tiền. Một số doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến đã giàu lên nhanh chóng vì sản xuất không kịp đáp ứng thị trường.

Cách đây mấy tháng, người bạn rất thân của ông Lâm ở Hà Nội, là một quan chức, đã lên Lào Cai gặp ông Lâm và đề nghị ông cung cấp nguyên liệu giảo cổ lam để ông này phân phối cho hàng vạn cán bộ trong đơn vị dùng… tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư.

Ông Lâm đã nói thật rằng giảo cổ lam không phải “thần dược” chữa ung thư như người ta đồn đại, mà phải kết hợp với nhiều thảo dược khác nữa, mới có tác dụng, song vị này đã gạt đi và đề nghị ông Lâm cứ cung cấp cho ông ta với giá 150 ngàn đồng/kg khô, còn tác dụng đến đâu thì… thây kệ.

Thế là, chỉ băm chặt mấy tháng, gia đình ông Lâm đã kiếm được cả trăm triệu đồng, sắm được mấy cái xe máy đẹp cho con cái.
Trang web của Công ty Tuệ Linh nói rằng, giảo cổ lam được người Trung Quốc và Nhật Bản thu mua với giá 1-4 triệu đồng/kg. Liệu có tin được điều này?

Ông Trần Ngọc Lâm bảo: “Tôi cứ băm chặt loài cây mọc nhiều như cỏ này rồi bán với giá cắt cổ như vậy nên mỗi tháng kiếm mấy chục triệu đồng ngon ơ. Tuy nhiên, tôi không muốn người dân mù quáng tin vào khả năng thần kỳ của loài cây này để rồi bị các ông lang băm, các doanh nghiệp lừa bán với giá cắt cổ, trong khi người bệnh mất tiền mà tật vẫn mang. Tôi muốn nói thẳng cho nhà báo viết lên sự thật, dù tôi không còn kiếm được mấy chục triệu đồng một tháng nữa”. Con người ông Trần Ngọc Lâm luôn kỳ lạ, chẳng màng giàu sang, tiền bạc.

Sau nhiều ngày lang thang ở Sapa đi tìm các loài cây thuốc quý, tôi thực sự ngạc nhiên vì thấy giảo cổ lam ở đây quá nhiều và quá rẻ, cho dù giảo cổ lam ở Sapa được xác định là có chất lượng cao nhất.

Lang thang ở thị trấn Sapa, ghé vào các cửa hàng buôn bán lá lẩu, thuốc thang, thứ bày bán nhiều nhất, chất đống chính là giảo cổ lam. Giảo cổ lam được người ta phơi hoặc sấy khô, đóng trong các túi 0,5-1kg.

Bà lang Phạm Thị Thành, 70 tuổi, ở đường Thạch Sơn, thị trấn Sapa có cửa hàng thuốc Nam khá lớn. Bà Thành bảo, nguồn giảo cổ lam ở Sapa rất nhiều, muốn bao nhiêu tấn cũng có, giá rẻ hơn cả trà thường. Nói rồi, bà Thành lôi ra mấy túi giảo cổ lam khô và bảo: “Chả biết dưới xuôi quý cái này thế nào, chứ ở trên đây, tôi chỉ bán 50 ngàn đồng/kg. Chủ yếu khách du lịch dưới xuôi lên mua, chứ người dân ở đây chỉ cần ra bờ dậu hái là có”. Theo bà Thành, để có được 1kg giảo cổ lam khô, cần tới 10kg lá tươi. Đồng bào H’Mông thường gùi đến bán cho bà với giá 2.000 đồng/kg lá tươi.
Như vậy, thực tế, giá giảo cổ lam ở Sapa chỉ có 2.000 đồng/kg, chứ không đến mức 4 triệu đồng như các doanh nghiệp tuyên truyền. Và người Trung Quốc, Nhật Bản cũng chả thèm mua loại cây cỏ này, chứ đừng nói bán cho họ được với giá đó.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là, không chỉ vùng Sapa, mà khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn… giảo cổ lam nhiều như cỏ dại.
Mới đây, GS. Phạm Thanh Kỳ cũng công bố tìm thấy giảo cổ lam ở rất nhiều vùng núi của tỉnh Hòa Bình từ độ cao vài trăm mét trở lên. Như vậy, có thể nói, giảo cổ lam không là thứ đặc biệt quý hiếm. Tôi tìm đến vườn thuốc của Viện Dược liệu ở Tam Đảo Vĩnh Phúc. Vào khu vườn dược liệu, thứ tôi thấy mọc nhiều nhất, um tùm, tốt nhất, rậm rạp nhất là mấy luống giảo cổ lam. Loài dây leo này mọc như cỏ dại, trùm lên bờ dậu, chiếm không gian, đè bẹp các loài cây khác.

Cán bộ vườn dược liệu cho biết, người ta cứ đồn thổi ầm ĩ giá trị của giảo cổ lam, chứ thực chất nó có đắt đỏ như vậy đâu. Vườn dược liệu ở Tam Đảo và ở Sapa đủ sức cung cấp cho nhiều doanh nghiệp chế biến, song bán rất khó. Theo các cán bộ ở đây, thi thoảng cũng bán được một ít, song giá đắt lắm thì cũng chỉ 40 ngàn đồng/kg, chứ không đến bạc triệu như những lời quảng cáo của các doanh nghiệp.

Qua các kết quả nghiên cứu khoa học, có thể thấy lợi ích của giảo cổ lam với sức khỏe con người là có, tuy nhiên, công dụng của nó có “thần kỳ” và giá trị của nó có “trên trời” như lời quảng cáo hay không thì người tiêu dùng đã rõ. Người tiêu dùng nên sử dụng giảo cổ lam đúng với bệnh tật của mình, chứ không nên tin rằng đây là một loại thần dược quý hiếm chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
Tuy nhiên, tác dụng “thần kỳ” với cả trăm loại bệnh cũng không thể sánh được với một tác dụng duy nhất, đó là trị bệnh ung thư.
Trong các lời quảng cáo, họ trích dẫn rất nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước khẳng định loài cây này có tác dụng “hỗ trợ điều trị bệnh ung thư”, có khả năng “ức chế khối u” và phòng ngừa ung thư.
Còn tác dụng hỗ trợ được đến mức nào, và ức chế, phòng ngừa được bao nhiêu phần trăm khối u thì có… trời mới biết được, vì chưa có một cuộc thử nghiệm thực tế nào trên cơ thể hàng loạt bệnh nhân ung thư.
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Giảo cổ lam có tác dụng với bệnh ung thư?
Lợi dụng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khả năng “hỗ trợ điều trị” và “ức chế khối u”, một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ cây này và đặc biệt là các ông lang, đã tung hô giảo cổ lam lên tận trời xanh về khả năng “trị ung thư”, ngăn ngừa bệnh ung thư.
Và thế là, hàng vạn bệnh nhân ung thư trên khắp đất nước bỏ tiền mua các loại sản phẩm chế biến từ cây thuốc này sử dụng. Tuy nhiên, kết quả “điều trị” ung thư của các sản phẩm chế biến từ giảo cổ lam với bệnh nhân ung thư thế nào, đã có ai khỏi bệnh hay chưa thì có trời mới biết được.
Một điểm “chết người” nữa, có thể nói là lừa bịp, đó là, các doanh nghiệp, các ông lang đều quảng cáo rằng, giảo cổ lam được bán với giá 4 triệu đồng/kg tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản (?!). Những lời quảng cáo này luôn được các ông lang nói ra đằng miệng khi tư vấn, khám chữa cho bệnh nhân. Còn trang web của các doanh nghiệp thì không bao giờ quên trích dẫn câu đó.
Có thể chắc chắn rằng, chuyện các doanh nghiệp quảng cáo giảo cổ lam được bán ở Nhật Bản và Trung Quốc với giá 4 triệu đồng là hoàn toàn bịa tạc. Nếu thực sự giảo cổ lam đắt kinh khủng như vậy, thì các doanh nghiệp đã thuê người vặt sạch loài cây này rồi đem bán sang đó, vừa đỡ vất vả lại đạt siêu lợi nhuận, chứ tội gì mất công chế biến, quảng cáo, tiếp thị cho mệt người. Trong khi đó, một gói trà giảo cổ lam do các doanh nghiệp bán ra chỉ có giá trên dưới 50.000 đồng. Và thực sự, nếu loại cây này có giá trị như thế ở Trung Quốc, thì người dân đã nhổ hết đem bán sang bên kia biên giới, tạo ra cơn sốt còn khủng khiếp hơn cả gỗ sưa.
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Người Trung Quốc coi loài cây này như cỏ dại, chỉ đáng làm phân bón.
Cứ cho là các doanh nghiệp Việt Nam, các ông lang chế biến các sản phẩm từ giảo cổ lam đặt tinh thần yêu nước, sức khoẻ nhân dân, lợi ích quốc gia trên cả lợi ích bản thân, nhưng thực sự giá trị của cây giảo cổ lam có đến mức như thế?
Đem thắc mắc này gặp ông Trần Ngọc Lâm, người phát hiện đầu tiên và rất hiểu biết về cây giảo cổ lam, ông Lâm khẳng định, thông tin người Trung Quốc thu mua giảo cổ lam với giá vài triệu đồng/kg là hoàn toàn bịa đặt, lừa đảo.
Còn việc các doanh nghiệp, các ông lang bán giảo cổ lam với giá 50-70 ngàn đồng/gói vài chục gram, không phải rẻ mà là… cắt cổ. Với cái giá đó, tính ra, người tiêu dùng phải bỏ ra 2-3.000 đồng mới mua được 1gram, tương đương với 2-3 triệu đồng/kg.
Theo ông Lâm, cây giảo cổ lam không hiếm như người ta tưởng, mà chúng mọc như cỏ dại khắp đất Sapa, tràn ngập trong rừng Hoàng Liên Sơn, thậm chí mọc thành bụi ven ruộng bậc thang. Loài cây này cũng mọc bạt ngàn bên Trung Quốc và họ không thèm mua loại cây này chứ đừng nói với giá bạc triệu.
Ông Lâm kể chuyện vui rằng, có một doanh nghiệp, tưởng người Trung Quốc thu mua với giá trên trời như lời đồn đại, liền thu gom cả xe tải chở lên Hà Khẩu, tính bán kiếm lời bạc tỷ. Tuy nhiên, đem sang bên kia, người Trung Quốc bảo: “Cây này mọc như cỏ khắp Trung Quốc, chúng tôi phải thu gom làm phân bón ruộng, nếu người Việt Nam dùng, chúng tôi nhổ cho không!”. Thế là doanh nghiệp này chở ngược lại Việt Nam, đổ thối cả góc núi.
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Cây cỏ nhung ở Sapa mới là loại cây được người Trung Quốc thu mua với giá bạc triệu.
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng (TGĐ cty thực phẩm chức năng Thăng Long - đứng giữa) đã tìm lên tận Sapa khi biết nơi đây có cây cỏ nhung. Ông đã rất xúc động khi nhìn thấy một thân cây bé xíu.
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Khó khăn lắm mới tìm được một cây cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn.
Nghĩ tôi không tin, ông Lâm đã dẫn tôi về nhà ông và cho tôi xem một gian phòng chứa đầy giảo cổ lam. Ông Lâm bảo, ông thuê vài người Mông ở Sapa hái một ngày có mà được mấy tạ.
Những ngày đầu, ông Lâm thu mua với giá 1.000đồng/kg, nhưng thương đồng bào lặn lội vất vả nên nâng lên 2.000đồng/kg. Giờ loài này hiếm hơn một chút, phải đi xa hơn, nên ông mua với giá 3-4 ngàn đồng/kg, tuỳ chất lượng.
Ông Lâm tiết lộ rằng, từ khi các nhà khoa học công bố giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa, điều trị ung thư, khiến người dân cả nước như phát sốt với loại cây này, nên ông cũng có cơ hội kiếm chút tiền. Một số doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến đã giàu lên nhanh chóng vì sản xuất không kịp đáp ứng thị trường.
Cách đây mấy tháng, người bạn rất thân của ông Lâm ở Hà Nội, là một quan chức, đã lên Lào Cai gặp ông Lâm và đề nghị ông cung cấp nguyên liệu giảo cổ lam để ông này phân phối cho hàng vạn cán bộ trong đơn vị dùng… tăng cường sức khoẻ, ngăn ngừa ung thư.
Ông Lâm đã nói thật rằng giảo cổ lam không phải “thần dược” chữa ung thư như người ta đồn đại, mà phải kết hợp với nhiều thảo dược khác nữa, mới có tác dụng, song vị này đã gạt đi và đề nghị ông Lâm cứ cung cấp cho ông ta với giá 150 ngàn đồng/kg khô, còn tác dụng đến đâu thì… thây kệ.
Thế là, chỉ băm chặt mấy tháng, gia đình ông Lâm đã kiếm được cả trăm triệu đồng, sắm được mấy cái xe máy đẹp cho con cái.
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Trang web của Công ty Tuệ Linh nói rằng, giảo cổ lam được người Trung Quốc và Nhật Bản thu mua với giá 1-4 triệu đồng/kg. Liệu có tin được điều này?
Ông Trần Ngọc Lâm bảo: “Tôi cứ băm chặt loài cây mọc nhiều như cỏ này rồi bán với giá cắt cổ như vậy nên mỗi tháng kiếm mấy chục triệu đồng ngon ơ. Tuy nhiên, tôi không muốn người dân mù quáng tin vào khả năng thần kỳ của loài cây này để rồi bị các ông lang băm, các doanh nghiệp lừa bán với giá cắt cổ, trong khi người bệnh mất tiền mà tật vẫn mang. Tôi muốn nói thẳng cho nhà báo viết lên sự thật, dù tôi không còn kiếm được mấy chục triệu đồng một tháng nữa”. Con người ông Trần Ngọc Lâm luôn kỳ lạ, chẳng màng giàu sang, tiền bạc.
Sau nhiều ngày lang thang ở Sapa đi tìm các loài cây thuốc quý, tôi thực sự ngạc nhiên vì thấy giảo cổ lam ở đây quá nhiều và quá rẻ, cho dù giảo cổ lam ở Sapa được xác định là có chất lượng cao nhất.
Lang thang ở thị trấn Sapa, ghé vào các cửa hàng buôn bán lá lẩu, thuốc thang, thứ bày bán nhiều nhất, chất đống chính là giảo cổ lam. Giảo cổ lam được người ta phơi hoặc sấy khô, đóng trong các túi 0,5-1kg.
Bà lang Phạm Thị Thành, 70 tuổi, ở đường Thạch Sơn, thị trấn Sapa có cửa hàng thuốc Nam khá lớn. Bà Thành bảo, nguồn giảo cổ lam ở Sapa rất nhiều, muốn bao nhiêu tấn cũng có, giá rẻ hơn cả trà thường.
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Bà lang Phạm Thị Thành và những túi giảo cổ lam khô có giá 50 ngàn đồng/kg.
Nói rồi, bà Thành lôi ra mấy túi giảo cổ lam khô và bảo: “Chả biết dưới xuôi quý cái này thế nào, chứ ở trên đây, tôi chỉ bán 50 ngàn đồng/kg. Chủ yếu khách du lịch dưới xuôi lên mua, chứ người dân ở đây chỉ cần ra bờ dậu hái là có”. Theo bà Thành, để có được 1kg giảo cổ lam khô, cần tới 10kg lá tươi. Đồng bào H’Mông thường gùi đến bán cho bà với giá 2.000 đồng/kg lá tươi.
Như vậy, thực tế, giá giảo cổ lam ở Sapa chỉ có 2.000 đồng/kg, chứ không đến mức 4 triệu đồng như các doanh nghiệp tuyên truyền. Và người Trung Quốc, Nhật Bản cũng chả thèm mua loại cây cỏ này, chứ đừng nói bán cho họ được với giá đó.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là, không chỉ vùng Sapa, mà khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn… giảo cổ lam nhiều như cỏ dại.
Mới đây, GS. Phạm Thanh Kỳ cũng công bố tìm thấy giảo cổ lam ở rất nhiều vùng núi của tỉnh Hoà Bình từ độ cao vài trăm mét trở lên. Như vậy, có thể nói, giảo cổ lam không là thứ đặc biệt quý hiếm.
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Thần dược giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?
Người tiêu dùng, đặc biệt là bệnh nhân ung thư có nên tin vào thứ thần dược này? (Ảnh sưu tầm).
Tôi tìm đến vườn thuốc của Viện Dược liệu ở Tam Đảo Vĩnh Phúc. Vào khu vườn dược liệu, thứ tôi thấy mọc nhiều nhất, um tùm, tốt nhất, rậm rạp nhất là mấy luống giảo cổ lam. Loài dây leo này mọc như cỏ dại, trùm lên bờ dậu, chiếm không gian, đè bẹp các loài cây khác.
Cán bộ vườn dược liệu cho biết, người ta cứ đồn thổi ầm ĩ giá trị của giảo cổ lam, chứ thực chất nó có đắt đỏ như vậy đâu. Vườn dược liệu ở Tam Đảo và ở Sapa đủ sức cung cấp cho nhiều doanh nghiệp chế biến, song bán rất khó. Theo các cán bộ ở đây, thi thoảng cũng bán được một ít, song giá đắt lắm thì cũng chỉ 40 ngàn đồng/kg, chứ không đến bạc triệu như những lời quảng cáo của các doanh nghiệp.
Qua các kết quả nghiên cứu khoa học, có thể thấy lợi ích của giảo cổ lam với sức khoẻ con người là có, tuy nhiên, công dụng của nó có “thần kỳ” và giá trị của nó có “trên trời” như lời quảng cáo hay không thì người tiêu dùng đã rõ. Người tiêu dùng nên sử dụng giảo cổ lam đúng với bệnh tật của mình, chứ không nên tin rằng đây là một loại thần dược quý hiếm chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
Phạm Ngọc Dương - VTC
Link nguồn :
http://vtc.vn/394-245186/phong-su-kham-pha/than-duoc-giao-co-lam-gia-4-trieu-hay-2000dkg.htm

1 comment: