1. Trái dứa
Tại một số quốc gia trên thế giới, Trái dứa là biểu tượng của sự hân hoan đón tiếp và lòng hiếu khách. Dứa đã được trang trí trên các cánh cửa ra vào chính, trên tường và ngay cả trong nhà, trên các kỷ vật bằng kim loại, gốm, sứ hoặc bàn ghế gỗ quý.
Khi mới du nhập Âu châu, dứa được coi như quý hiếm, nên được trồng trong các phòng khách rất trân trọng. Đầu thập niên 1700, thương gia người Pháp La Cour là người tiên khởi thành công ở Âu châu khi trồng dứa trong một căn nhà kiếng, để làm cảnh cũng như để lâu lâu thưởng thức.
Lịch sử
Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ.
Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương như Phi Luật Tân.
Tiếng Anh của dứa lá Pinapple. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thấy trái dứa nom giống như cái chóp quả thông, bèn đặt tên là “Pina”. Người Anh thêm chữ “Apple” để nói rõ hơn về tính cách ngọt dịu, ăn được của trái này.
Tiếng Việt còn gọi dứa là trái thơm, có lẽ vì hương thơm dìu dịu thoát ra từ trái dứa vừa chín tới.
Trồng dứa
Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá.
Thực ra, trái dứa không phải là một trái đơn điệu, mà là một tập hợp của cả trăm bông hoa (sorosis) kết tụ trên một cái cuống mà thành.
Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960. Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á châu cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn.
Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt nên nhu cầu dứa được cung cấp đầy đủ với giá phải chăng.
Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 3 tháng 7. Trung bình thời gian từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Trước khi hái, dứa được thử để ước tính lượng đường của trái.
Dứa thường được hái khi đã chín nên sẵn sàng để ăn.Hái khi hãy còn xanh, dứa sẽ không chín tiếp vì không có đủ tinh bột để chuyển thành đường. Do đó, không nên để dành chờ dứa chín mà dứa sẽ hư thối dần.
Tại Hoa Kỳ, có hai loại dứa phổ thông là dứa Cayenne dài, vỏ mầu vàng trồng ở Hawai và dứa Red Spanish ngắn hơn vỏ nâu đỏ trồng ở tiểu bang Florida và Puerto Rico.
Ở Việt Nam, dứa được trồng rất nhiều ở Phú Thọ, Ninh Bình, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang, Cần Thơ. Dứa Bến Lức vẫn nổi tiếng khắp miền Nam.
Mỗi trái dứa có thể nặng khoảng từ 1/2kg tới 3 kg.
Dinh dưỡng
Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum.
Thành phần dinh dưỡng của 100gr dứa:
Độ ẩm 81.3-91.2 g
Tinh chất Ether 0.03 0.29 g
Chất xơ 0.3-0.6 g
Nitrogen 0.038-0.098 g
Tro 0.21-0.49 g
Calcium 6.2 37.2 mg
Phosphorus 6.6-11.9 mg
Iron 0.27-1.05 mg
Carotene 0.003 0.055 mg
Thiamine 0.048 0.138 mg
Riboflavin 0.011-0.04 mg
Niacin 0.13-0.267 mg
Ascorbic Acid 27.0-165.2 mg
Dứa còn có chất bromelain, một loại enzyme thủy phân protid giống như papain của đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho thịt vị thơm ngon. Br cũng hay gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ. Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng bromelain bị hơi nóng thiêu hủy.
Ăn dứa
Ngoài cảm giác ngon miệng, ăn dứa còn có tác dụng nhuận tràng. Vị chua ngọt của quả dứa đã chinh phục... nhưng không nên lạm dụng loại quả này vì chúng có tính a-xít khá cao. Mua dứa nên chọn quả to, cầm nặng tay là còn tươi. Quả dứa có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm đặc trưng. Dứa chín gọt vỏ, bỏ mắt,... cơ thể. Đây là loại quả thích hợp làm món tráng miệng, ép nước uống và có thể dùng để chế biến thành các món ăn hàng ngày như canh chua, kho cá, kho thịt bò, làm món trộn… Dứa rất giàu vitamin,... Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.
Miếng dứa phía đít, gần phía gốc thường ngon hơn phần khác, vì như kinh nghiệm của ông cha ta là “dứa đằng đít, mít đằng cuống”.
Sau khi gọt vỏ, khía xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo. Nước dứa hòa với đường ngọt húp vào lạnh mát cả người.
Nhiều người lại thích chấm dứa với tí muối ớt, ăn vừa ngọt, vừa mặn, hơi cay, rất thỏa mãn khẩu vị.
Dứa còn dùng để xào nấu với thịt cá. Món canh chua cá lóc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết.
Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá.
Một đĩa sà-lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái nhỏ ăn càng ngon.
Nướng gà, nướng cá mà nướng kèm theo mấy lát dứa là một hỗn hợp món ăn hấp dẫn. Vừa vị ngọt của thịt vừa vị ngọt của trái cây. Dứa mau chín, cho nên đợi khi thịt cá gần chín hãy đặt dứa lên vỉ.
Năm 1892, một người Anh là Đại úy John Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp. Dứa thường được hái khi đã chín mùi, mà phải chuyên chở xuất cảng đi xa, mau hư nên được đóng hộp cho dễ di chuyển. Dứa đóng hộp là dứa đã chín từ dưới cuống trở lên, nên thường cần đến ba quả dứa mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp được thêm nước đường để bảo quản nên có nhiều calori.
Ngoài ra còn dứa sấy khô hoặc nước dứa ép cũng là những món ăn thức uống ngon, bổ.
Công dụng y học
Đông y coi dứa như có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
-Nước rễ dứa là chất lợi tiểu tiện rất tốt.
-Súc miệng bằng nước trái dứa làm giảm cơn đau viêm cuống họng.
-Thổ dân Indians ở Panama dùng nước dứa để tẩy ruột, loại trừ sán lải.
-Nước lá dứa non làm hạ nóng sốt.
Cắt bổ dứa
Đây cũng là cả một nghệ thuật vì phải cắt làm sao cho sạch hết mắt dứa mà vẫn giữ được phần thịt ăn được của dứa.
Trước hết, đặt trái dứa nằm trên thớt cắt bỏ phần cuống của trái, rồi cắt bỏ một khoanh mỏng ở đầu và đít trái.
Dựng đứng trái, cắt dọc để bỏ phần vỏ. Gọt vừa phải để tránh mất hết thịt.
Trên trái dứa vẫn còn nhiều mắt cần loại bỏ. Có thể dùng dao sắc khía vòng xéo trên trái dứa hoặc dùng một dao nhọn cậy bỏ mắt dứa.
Sau đó, cắt dứa theo chiều ngang hoặc dọc thùy theo ý thích hoặc tùy theo định dùng vào việc gì.
Giữa trái dứa có phần lõi nếu mềm có thể ăn được, nhưng thường thường đều cứng, có thể cắt bỏ.
Lựa, cất giữ dứa
Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa còn tươi chứ không phải đã lên men, lá trên cuống còn xanh. Dùng ngón tay gõ, dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc tay, không chỗ nào mềm hoặc dập vỡ. Vỏ dứa có thể hơi xanh hoặc vàng tùy loại cũng không sao. Nhiều người cho rằng, khi dễ dàng kéo lá rời khỏi cuống là dứa chín tới, nhưng điều này cũng không luôn luôn đúng. Tránh mua các trái dứa nom có vẻ khô già, nhăn nheo, mắt thâm đen, lá úa vàng.
Mặc dù có vỏ cứng nhưng dứa rất dễ hư hao, dập nát và mau lên men nếu để ở ngoài không khí quá lâu. Do đó nên dùng sau vài ba ngày. Muốn để dành dăm ngày, bọc dứa trong túi nhựa có lỗ rồi cất trong tủ lạnh.
Sau khi gọt cắt mà chưa ăn, bọc kín và cất dứa trong tủ lạnh và dùng trong vòng 5 ngày.
Dứa hộp có thể để dành ngoài không khí, nơi mát và khô khoảng 1 năm. Nếu ăn không hết, nên để trong tủ lạnh với nước dứa phủ kín.
Lưu ý
Dứa là món ăn rất lành và bổ dưỡng.
Tuy nhiên, đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain.
Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt” Health Food có bán viên Bromelain và được giới thiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiểu tiện, trật gân, bong gân và vài bệnh khác. Tuy nhiên chưa có chứng minh khoa học đối với các tác dụng này. Cũng nên nhớ bromelain là một enzyme không cần thiết.
Dùng chung với kháng sinh như Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol, bromelain có thể gia tăng sự hấp thụ các kháng sinh này và làm cho mức độ thuốc trong máu lên cao.
Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cũng tiết ra nhiều tyrosine. Nên mấy ngày trước khi thử máu tìm u bướu này lại ăn dứa thì thử nghiệm có thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra không có.
Một vài báo cáo khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.
Khi còn xanh, dứa không những không ăn được mà đôi khi gây ra kích thích cuống họng và tiêu chẩy.
Ăn quá nhiều lõi dứa có thể tạo ra cục chất xơ trong ruột.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, Texas-Hoa Kỳ
Quả dứa (dứa, khóm…) có tên gọi khoa học Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới. Trái thơm có nhiều công dụng trong chữa bệnh… Thơm (Dứa) chữa viêm gân, lợi tiêu hóa
Thơm chứa nhiều nước và các chất protit, gluxit, canxi, sắt, vitamin C, photpho… Thơm còn có các sinh tố A, B1, B2, C, P, PP, E. Đặc biệt trong nước dứa có men (enzyme) mang tên Bromelin và ở vỏ nhiều hơn quả. Men này có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và tổn thương trong thể thao. Tại các nước Anh, Pháp, Đức, Bromelin đã được cho vào các viên thuốc phân hủy Fibrin chống viêm nhiễm sau chấn thương. Bromelin bôi lên vết thương làm tiêu tổ chức chết, chống tụ huyết, giảm phù nề, mau lành sẹo. Bromelin còn được phối hợp với các thuốc khác như kháng sinh để giúp tăng tác dụng trong điều trị viêm nhiễm bộ máy hô hấp, hen phế quản. Trong một số phẫu thuật của nha khoa, người ta dùng Bromelin để tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề bằng cách mỗi ngày uống một cốc nước thơm ép (1 quả) liền trong 15 ngày.
Bromelin là một loại enzyme thủy phân protein thành các acid amin nên có tác dụng tốt trong tiêu hóa các chất thịt. Một số thuốc chữa bệnh dạ dày có chứa Bromelin. Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với trái thơm hoặc xào cùng thịt thì thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của thơm có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).
Và một số bệnh khác
Thơm (Dứa) được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.
- Viêm thận: trái thơm 60g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.
- Viêm phế quản: trái thơm 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.
- Sỏi thận: 1 trái thơm chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 – 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem trái thơm đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.
Thơm (Dứa) còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước ép trái thơm, hoặc nấu canh, xào với các món ăn.
Trái thơm (Dứa) thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng. Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột.
Say thơm (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu trái thơm bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút – 1 giờ ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 giờ. Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ trái thơm 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).
Để phòng say thơm (Dứa), ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và ăn ngay
Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các "mắt dứa". Quả dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng hoặc đồ hộp nước dứa hoặc nước quả hỗn hợp.
Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric).
Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao[4].
Một tài liệu khác cho biết: Trong 100g phần ăn được cho 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16mg ca, 11mg phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ. [5].
Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng.
Dứa là một loại quả với đặc tính mát (Mọi người luôn lầm tưởng dứa nóng).
Tại một số quốc gia trên thế giới, Trái dứa là biểu tượng của sự hân hoan đón tiếp và lòng hiếu khách. Dứa đã được trang trí trên các cánh cửa ra vào chính, trên tường và ngay cả trong nhà, trên các kỷ vật bằng kim loại, gốm, sứ hoặc bàn ghế gỗ quý.
Khi mới du nhập Âu châu, dứa được coi như quý hiếm, nên được trồng trong các phòng khách rất trân trọng. Đầu thập niên 1700, thương gia người Pháp La Cour là người tiên khởi thành công ở Âu châu khi trồng dứa trong một căn nhà kiếng, để làm cảnh cũng như để lâu lâu thưởng thức.
Lịch sử
Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ.
Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương như Phi Luật Tân.
Tiếng Anh của dứa lá Pinapple. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thấy trái dứa nom giống như cái chóp quả thông, bèn đặt tên là “Pina”. Người Anh thêm chữ “Apple” để nói rõ hơn về tính cách ngọt dịu, ăn được của trái này.
Tiếng Việt còn gọi dứa là trái thơm, có lẽ vì hương thơm dìu dịu thoát ra từ trái dứa vừa chín tới.
Trồng dứa
Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá.
Thực ra, trái dứa không phải là một trái đơn điệu, mà là một tập hợp của cả trăm bông hoa (sorosis) kết tụ trên một cái cuống mà thành.
Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960. Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á châu cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn.
Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt nên nhu cầu dứa được cung cấp đầy đủ với giá phải chăng.
Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 3 tháng 7. Trung bình thời gian từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Trước khi hái, dứa được thử để ước tính lượng đường của trái.
Dứa thường được hái khi đã chín nên sẵn sàng để ăn.Hái khi hãy còn xanh, dứa sẽ không chín tiếp vì không có đủ tinh bột để chuyển thành đường. Do đó, không nên để dành chờ dứa chín mà dứa sẽ hư thối dần.
Tại Hoa Kỳ, có hai loại dứa phổ thông là dứa Cayenne dài, vỏ mầu vàng trồng ở Hawai và dứa Red Spanish ngắn hơn vỏ nâu đỏ trồng ở tiểu bang Florida và Puerto Rico.
Ở Việt Nam, dứa được trồng rất nhiều ở Phú Thọ, Ninh Bình, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang, Cần Thơ. Dứa Bến Lức vẫn nổi tiếng khắp miền Nam.
Mỗi trái dứa có thể nặng khoảng từ 1/2kg tới 3 kg.
Dinh dưỡng
Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum.
Thành phần dinh dưỡng của 100gr dứa:
Độ ẩm 81.3-91.2 g
Tinh chất Ether 0.03 0.29 g
Chất xơ 0.3-0.6 g
Nitrogen 0.038-0.098 g
Tro 0.21-0.49 g
Calcium 6.2 37.2 mg
Phosphorus 6.6-11.9 mg
Iron 0.27-1.05 mg
Carotene 0.003 0.055 mg
Thiamine 0.048 0.138 mg
Riboflavin 0.011-0.04 mg
Niacin 0.13-0.267 mg
Ascorbic Acid 27.0-165.2 mg
Dứa còn có chất bromelain, một loại enzyme thủy phân protid giống như papain của đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho thịt vị thơm ngon. Br cũng hay gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ. Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng bromelain bị hơi nóng thiêu hủy.
Ăn dứa
Ngoài cảm giác ngon miệng, ăn dứa còn có tác dụng nhuận tràng. Vị chua ngọt của quả dứa đã chinh phục... nhưng không nên lạm dụng loại quả này vì chúng có tính a-xít khá cao. Mua dứa nên chọn quả to, cầm nặng tay là còn tươi. Quả dứa có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm đặc trưng. Dứa chín gọt vỏ, bỏ mắt,... cơ thể. Đây là loại quả thích hợp làm món tráng miệng, ép nước uống và có thể dùng để chế biến thành các món ăn hàng ngày như canh chua, kho cá, kho thịt bò, làm món trộn… Dứa rất giàu vitamin,... Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.
Miếng dứa phía đít, gần phía gốc thường ngon hơn phần khác, vì như kinh nghiệm của ông cha ta là “dứa đằng đít, mít đằng cuống”.
Sau khi gọt vỏ, khía xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo. Nước dứa hòa với đường ngọt húp vào lạnh mát cả người.
Nhiều người lại thích chấm dứa với tí muối ớt, ăn vừa ngọt, vừa mặn, hơi cay, rất thỏa mãn khẩu vị.
Dứa còn dùng để xào nấu với thịt cá. Món canh chua cá lóc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết.
Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá.
Một đĩa sà-lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái nhỏ ăn càng ngon.
Nướng gà, nướng cá mà nướng kèm theo mấy lát dứa là một hỗn hợp món ăn hấp dẫn. Vừa vị ngọt của thịt vừa vị ngọt của trái cây. Dứa mau chín, cho nên đợi khi thịt cá gần chín hãy đặt dứa lên vỉ.
Năm 1892, một người Anh là Đại úy John Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp. Dứa thường được hái khi đã chín mùi, mà phải chuyên chở xuất cảng đi xa, mau hư nên được đóng hộp cho dễ di chuyển. Dứa đóng hộp là dứa đã chín từ dưới cuống trở lên, nên thường cần đến ba quả dứa mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp được thêm nước đường để bảo quản nên có nhiều calori.
Ngoài ra còn dứa sấy khô hoặc nước dứa ép cũng là những món ăn thức uống ngon, bổ.
Đông y coi dứa như có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
-Nước rễ dứa là chất lợi tiểu tiện rất tốt.
-Súc miệng bằng nước trái dứa làm giảm cơn đau viêm cuống họng.
-Thổ dân Indians ở Panama dùng nước dứa để tẩy ruột, loại trừ sán lải.
-Nước lá dứa non làm hạ nóng sốt.
Cắt bổ dứa
Đây cũng là cả một nghệ thuật vì phải cắt làm sao cho sạch hết mắt dứa mà vẫn giữ được phần thịt ăn được của dứa.
Trước hết, đặt trái dứa nằm trên thớt cắt bỏ phần cuống của trái, rồi cắt bỏ một khoanh mỏng ở đầu và đít trái.
Dựng đứng trái, cắt dọc để bỏ phần vỏ. Gọt vừa phải để tránh mất hết thịt.
Trên trái dứa vẫn còn nhiều mắt cần loại bỏ. Có thể dùng dao sắc khía vòng xéo trên trái dứa hoặc dùng một dao nhọn cậy bỏ mắt dứa.
Sau đó, cắt dứa theo chiều ngang hoặc dọc thùy theo ý thích hoặc tùy theo định dùng vào việc gì.
Giữa trái dứa có phần lõi nếu mềm có thể ăn được, nhưng thường thường đều cứng, có thể cắt bỏ.
Lựa, cất giữ dứa
Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa còn tươi chứ không phải đã lên men, lá trên cuống còn xanh. Dùng ngón tay gõ, dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc tay, không chỗ nào mềm hoặc dập vỡ. Vỏ dứa có thể hơi xanh hoặc vàng tùy loại cũng không sao. Nhiều người cho rằng, khi dễ dàng kéo lá rời khỏi cuống là dứa chín tới, nhưng điều này cũng không luôn luôn đúng. Tránh mua các trái dứa nom có vẻ khô già, nhăn nheo, mắt thâm đen, lá úa vàng.
Mặc dù có vỏ cứng nhưng dứa rất dễ hư hao, dập nát và mau lên men nếu để ở ngoài không khí quá lâu. Do đó nên dùng sau vài ba ngày. Muốn để dành dăm ngày, bọc dứa trong túi nhựa có lỗ rồi cất trong tủ lạnh.
Sau khi gọt cắt mà chưa ăn, bọc kín và cất dứa trong tủ lạnh và dùng trong vòng 5 ngày.
Dứa hộp có thể để dành ngoài không khí, nơi mát và khô khoảng 1 năm. Nếu ăn không hết, nên để trong tủ lạnh với nước dứa phủ kín.
Lưu ý
Dứa là món ăn rất lành và bổ dưỡng.
Tuy nhiên, đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain.
Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt” Health Food có bán viên Bromelain và được giới thiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiểu tiện, trật gân, bong gân và vài bệnh khác. Tuy nhiên chưa có chứng minh khoa học đối với các tác dụng này. Cũng nên nhớ bromelain là một enzyme không cần thiết.
Dùng chung với kháng sinh như Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol, bromelain có thể gia tăng sự hấp thụ các kháng sinh này và làm cho mức độ thuốc trong máu lên cao.
Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cũng tiết ra nhiều tyrosine. Nên mấy ngày trước khi thử máu tìm u bướu này lại ăn dứa thì thử nghiệm có thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra không có.
Một vài báo cáo khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.
Khi còn xanh, dứa không những không ăn được mà đôi khi gây ra kích thích cuống họng và tiêu chẩy.
Ăn quá nhiều lõi dứa có thể tạo ra cục chất xơ trong ruột.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, Texas-Hoa Kỳ
Quả dứa (dứa, khóm…) có tên gọi khoa học Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới. Trái thơm có nhiều công dụng trong chữa bệnh… Thơm (Dứa) chữa viêm gân, lợi tiêu hóa
Thơm chứa nhiều nước và các chất protit, gluxit, canxi, sắt, vitamin C, photpho… Thơm còn có các sinh tố A, B1, B2, C, P, PP, E. Đặc biệt trong nước dứa có men (enzyme) mang tên Bromelin và ở vỏ nhiều hơn quả. Men này có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và tổn thương trong thể thao. Tại các nước Anh, Pháp, Đức, Bromelin đã được cho vào các viên thuốc phân hủy Fibrin chống viêm nhiễm sau chấn thương. Bromelin bôi lên vết thương làm tiêu tổ chức chết, chống tụ huyết, giảm phù nề, mau lành sẹo. Bromelin còn được phối hợp với các thuốc khác như kháng sinh để giúp tăng tác dụng trong điều trị viêm nhiễm bộ máy hô hấp, hen phế quản. Trong một số phẫu thuật của nha khoa, người ta dùng Bromelin để tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề bằng cách mỗi ngày uống một cốc nước thơm ép (1 quả) liền trong 15 ngày.
Bromelin là một loại enzyme thủy phân protein thành các acid amin nên có tác dụng tốt trong tiêu hóa các chất thịt. Một số thuốc chữa bệnh dạ dày có chứa Bromelin. Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với trái thơm hoặc xào cùng thịt thì thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của thơm có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).
Và một số bệnh khác
Thơm (Dứa) được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.
- Viêm thận: trái thơm 60g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.
- Viêm phế quản: trái thơm 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.
- Sỏi thận: 1 trái thơm chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 – 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem trái thơm đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.
Thơm (Dứa) còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước ép trái thơm, hoặc nấu canh, xào với các món ăn.
Trái thơm (Dứa) thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng. Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột.
Say thơm (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu trái thơm bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút – 1 giờ ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 giờ. Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ trái thơm 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).
Để phòng say thơm (Dứa), ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và ăn ngay
BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG
Sức khỏe và Đời sống
Dứa hay thơm hay khóm, tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brazil.Sức khỏe và Đời sống
Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các "mắt dứa". Quả dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng hoặc đồ hộp nước dứa hoặc nước quả hỗn hợp.
Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric).
Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao[4].
Một tài liệu khác cho biết: Trong 100g phần ăn được cho 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16mg ca, 11mg phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ. [5].
Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng.
Dứa là một loại quả với đặc tính mát (Mọi người luôn lầm tưởng dứa nóng).
Đặc tính của cây dứa
Dứa có các lá gai mọc thành cụm hình hoa thị. Các lá dài và có hình dạng giống mũi mác và có mép lá với răng cưa hay gai. Hoa mọc từ phần trung tâm của cụm lá hình hoa thị, mỗi hoa có các đài hoa riêng của nó. Chúng mọc thành cụm hình đầu rắn chắc trên thân cây ngắn và mập. Các đài hoa trở thành mập và chứa nhiều nước và phát triển thành một dạng phức hợp được biết đến như là quả dứa (quả giả), mọc ở phía trên cụm lá hình hoa thị.Trồng dứa tại Việt Nam
Sản lượng
Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước. Năm 2007, sản lượng dứa của tỉnh Tiền Giang đạt 161.300 tấn. Tiếp theo là Kiên Giang (85.000 tấn), Ninh Bình (47.400 tấn), Nghệ An (30.600 tấn), Long An (27.000 tấn), Hà Nam (23.400 tấn), Thanh Hoá (20.500 tấn). Tổng sản lượng cả nước năm 2007 đạt 529.100 tấn[6]. Nhiều địa phương xây dựng thương hiệu đặc sản quả dứa như dứa Đồng Giao (Tam Điệp - Ninh Bình), hoặc ở Kiên Giang, Tiền Giang đều có những nhà máy chuyên sản xuất, chế biến các thực phẩm từ quả dứa.Các giống dứa và vùng trồng tại Việt Nam
- Dứa Victoria (dứa tây, dứa hoa) có các giống:
-
- Hoa Phú Thọ: thuộc nhóm Queen, trồng được nơi đất chua xấu. Lá có nhiều gai và cúng, quả nhỏ, thịt quả vàng đậm, thơm, ít nước, giòn[5].
- Na hoa: lá ngắn và to, quả to hơn dứa hoa Phú Thọ, phẩm chất ngon, năng suất cao.
- Dứa Cayen: lá chỉ có ít gai ở đầu mút lá, lá dài cong lòng máng, quả to, khi chưa chín quả màu xanh đen, khi chín chuyển màu da đồng. Quả nhiều nước, thịt vàng ngà, mắt dứa to và nông, vỏ mỏng, thích hợp với đóng hộp.
- Dứa ta thuộc nhóm Red Spanish: chịu bóng rợp, có thể trồng xen trong vườn quả, vườn cây lâm nghiệp.
- Dứa ta (Ananas comosus var spanish hay Ananas comosus sousvar - red spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít ngọt.
- Dứa mật (Ananas comosus sousvar - Singapor spanish) có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An và Thanh Hóa.
- Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được nhập nội từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt.
- Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên.
Trồng dứa
Khí hậu
Dứa thích ấm áp, nhiệt độ bình quân năm là 22-27 °C. Quá nóng và quá rét cây ngừng sinh trưởng. Rét 1-2 °C kéo dài cây dễ bị chết. Cây dứa ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, lượng mưa hàng năm 1200-1500mm là thích hợp. Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Trồng dày, thiếu ánh sáng qua nhỏ, không ngọt.Đất đai
Cây dứa không kén đất, đất đồi dốc, tráng nắng, dễ thoát nước. Đất phèn nhẹ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có thể trồng được. Độ chua thích hợp pH 4,5-5,5. Dứa là cây chịu hạn, chịu phèn.Nhân giống
Nhân giống bằng chồi, chọn những chồi nách ở những khóm dứa xanh tốt, quả to cân đối. Khi trồng bóc vỏ là vàng khô ở gốc, nhúng gốc vào dung dịch Aliette nồng độ 0,3% để trừ nấm; diệt rệp sáp bằng các loại thuốc Lindafor, Sevidol 26 hoặc Mocap 20C đều hiệu quả tốt. Thời gian ngâm trong dung dịch từ 1-3 phút. Sau đó lấy ra để sấp cả bó xuống.Thời vụ trồng
- Miền Bắc: vụ xuân hè (tháng 3-5) và thu đông (tháng 9-10).
- Miền Nam: trồng vào tháng 4-5 (trước mùa mưa).
Thu hoạch
Dứa ra hoa tự nhiên vào tháng 2-3 và thu hoạch vào tháng 4,5,6.Tác dụng chữa bệnh
Toàn bộ trái Dứa chứa bromelin hay bromelain. Các nghiên cứu vào các năm 1960 - 1970, đã xác định bromelin của trái dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm. Từ đó, vài công ty dược đã đưa ra các thực phẩm bổ sung có chứa chất chiết từ Dứa để giải quyết viêm mô tế bào, để làm tan các cục mỡ nổi cộm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định Dứa có khả năng làm tan các khối mỡ không đẹp này.Bromelin giảm thiểu viêm xoang
Ở Đức, trẻ em bị viêm xoang thường được chữa trị bằng bromelin, chiết xuất từ Dứa. Bromelin cho kết quả tốt, nó làm giảm thời gian bị bệnh (từ 8 ngày, còn 6 ngày).Bromelin dùng làm thuốc tẩy giun
Một loại giun nhỏ, thường gặp ở trẻ em. Qua nghiên cứu của Hordegen P., bromelin cũng cho kết quả tốt như Pyratel.Dứa làm liền sẹo
Một số enzym của quả Dứa làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng. Ở chuột bị phỏng, chất chiết xuất từ Dứa giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.Bromelin giảm đau nhức do hư khớp
Ở Đức, trên thị trường có một sản phẩm chứa 90 mg bromelin, 48 mg trypsin (enzym nguồn động vật) và 100 mg rutin (một flavonoid bảo vệ mao mạch). Thử nghiệm nhằm so sánh sản phẩm này trong 6 tuần trên 90 người bị hư khớp háng với diclofenac (100 mg/ ngày), là một kháng viêm không steroid. Kết quả điều trị tốt như diclofenac về đau nhức do hư khớp, không có tác dụng phụ. Kết quả tốt đối với đau nhức ở các khớp khác.Dứa không chỉ dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn mà nước ép của trái dứa còn giúp giải nhiệt và giải khát rất tốt. Nước cốt trái dứa giúp giảm mệt mỏi vì nó có chứa vitamin A, C, canxi, mangan… giúp cơ thể tránh khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.
Vì vậy, uống nước ép từ trái dứa sẽ giúp giảm stress và làm việc hiệu quả hơn. Những ly sinh tố mát lạnh bổ dưỡng từ trái dứa sẽ làm cho mùa hè của bạn không còn nóng nực mà trở nên ngọt ngào, thơm mát.
Chính nhờ tác dụng chống lại tác hại của quá trình oxy hóa nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép đều đặn còn đem đến cho bạn sự thanh xuân. Một số thức uống đơn giản, dễ làm từ dứa có tác dụng thanh nhiệt và giúp bạn trẻ lâu như: sinh tố dứa, sinh tố chuối dứa, sinh tố xoài dứa, sinh tố dứa cam mật ong, sinh tố dứa sữa chua…
Cách làm: Dứa gọt vỏ, bỏ hết mắt rồi rửa lại bằng nước lọc. Xắt dứa thành những miếng nhỏ để xay cho dễ và nhanh nhuyễn.Các loại quả khác cũng bỏ vỏ, bỏ hạt, xắt miếng nhỏ để dễ xay. Cho dứa (hoặc cùng quả khác), chút nước lọc, đường theo tỷ lệ vừa với khẩu vị của từng người vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Cho tiếp đá bào vào hỗn hợp nước dứa đã xay nhuyễn (nhiều hay ít đá tùy ý thích của mỗi người) và xay lại 1 lúc cho sinh tố mát đều. Đổ sinh tố ra cốc, trang trí cho đẹp mắt và thưởng thức.
Các bạn gái đẫy đà xin đừng e ngại vị ngọt thanh trong dứa vì các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng ăn dứa chính là một cách giảm béo khá hiệu quả mà lại không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, chỉ cần lưu ý trước khi ăn, bạn nên cho dứa vào nước muối 5% (nước muối nhạt ) ngâm độ 1 tiếng rồi vớt ra ăn, vừa ngon, vừa lành. Người đau dạ dày thì chỉ nên ăn dứa lúc no.
Mặt nạ chăm sóc da nhé!
Hàng ngày, do tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn thường xuyên sẽ khiến cho da mặt bị sần sùi và dễ nám. Đắp mặt nạ từ nước cốt trái dứa sẽ làm cho làn da của bạn tươi sáng hơn mỗi ngày vì trong dứa có chứa một hàm lượng lớn các chất vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, chất acid bromatic có trong dứa sẽ lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài làm cho da mịn màng và trắng hơn. Ngoài tác dụng làm mịn và sáng da, cách đắp mặt nạ dứa này còn là phương pháp trị nám tự nhiên rất tốt.
Vì vậy, mỗi tuần bạn nên đắp mặt nạ một lần để cải thiện làn da nám. Tuy nhiên, đối với những người có làn da nhạy cảm và đang sử dụng thuốc điều trị mụn, trị nám thì không nên dùng hoặc thời gian dùng phải cách xa nhau: 2 tuần/lần và chỉ nên để từ 3 đến 5 phút.
Cách làm: Gọt sạch vỏ, cắt bỏ hết mắt dứa rồi thái miếng và đem ép lấy nước. Lấy một chiếc mặt nạ giấy đặt lên mặt, bôi nước cốt dứa lên, tránh phần mắt. Thư giãn khoảng 15 phút thì rửa mặt với nước sạch.
Dứa (Thơm) không chỉ là món tráng miệng sau bữa ăn mà hôm nay bạn sẽ được biết thêm dứa còn được sử dụng trong món ăn hằng ngày.
Cá rán xốt dứa
(Thời gian: 20 phút)
Nguyên liệu:
1 khứa cá thu, ½ quả dứa, ¼ củ hành tây, ¼ quả ớt chuông xanh, đỏ, 1 thìa cà phê tỏi xay, 1 cây xà- lách. Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, tương ớt, tương cà, đường, tiêu.
Thực hiện:
Thái miếng ¼ quả dứa, phần dứa còn lại ép lấy nước. Củ hành tây, ót chuông xanh, đỏ thái miếng vuông. Ướp cá với 1 thìa cà- phê hạt nêm, 1/3 thìa cà- phê tiêu, rán chín vàng
Làm nước xốt: Đun nóng dầu, phi thơm tỏi. Cho hành tây, dứa, ớt chuông vào xào. Nêm 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp tương cà, nước dứa, 1 thìa cà- phê hạt nêm, 2 thìa cà- phê đường, 1 thìa súp nước mắm, đun cho nước hơi sánh lại
Thưởng thức:
Xếp xà- lách ra đĩa, cho cá lên trên, rưới nước xốt, rắc tiêu. Món này dùng nóng với cơm trắng.
Bò nướng dứa
(Thời gian:25 phút)
Nguyên liệu:
1 qủa dứa, 250g bò phi lê, 1 thìa cà-phê bột cà-ri, ¼ thìa cà-phê bột ớt, 1 thìa súp nước cốt dừa, 1 thìa cà-phê hạt nêm, ¼ thìa cà-phê tiêu, 2 thìa cà-phê vừng rang, 1 thìa súp dầu ăn, vài nhánh rau mùi
Thực hiện:
Bổ dọc qủa dứa, khoét lấy phần thịt, giữ lại phần vỏ. Phần thịt qủa dứa thái thành những thanh dài mỏng. Chừa lại một ít dứa để băm nhỏ, lược lấy một thìa súp nước dứa. Thịt bò thái miếng mỏng, to bản. Cho bột cà-ri, bột ớt, nước dừa, hành, tỏi xay, hạt nêm, tiêu, vừng, dầu ăn, nước dứa vào ướp cho thịt bò ngấm đều. Trải miếng bò ra, cho dứa vào cuộn lại. Làm nóng vỉ than, cho cuốn bò lên vỉ nướng chín.
Thưởng thức:
Xếp bò vào trong vỏ trái dứa, rắc vừng lên trên, có thể trang trí thêm vài nhánh rau mùi.
Ức vịt xào dứa
(Thời gian: 20 phút)
Nguyên liệu:
1 cái ức vịt, ¼ quả dứa, 50g cà rốt, 50g cần tây, 2 tai nấm đông cô, 1 quả ớt sừng, 2 củ hành tím, ít rau mùi, 2 thìa cà-phê tỏi xay. Hạt nêm, tương ớt, đường, dầu ăn
Thực hiện:
Ức vịt thái miếng vừa ăn. Cà-rốt tỉa hoa, thái miếng, trụng chín. Cần tây, dứa thái miếng. Hành tím thái lát mỏng. Đun nóng một thìa súp dầu, phi thơm tỏi, hành tím. Cho thịt vịt vào xào săn. Cho tiếp cà-rốt, dứa, cần tây, ớt, nấm vào. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê tương ớt, 1 thìa cà-phê đường, 2 thìa súp nước vào. Xào chín thịt.
Thưởng thức:
Cho thịt ra đĩa, rắc tiêu, rau mùi lên. Dùng nóng với cơm trắng, nước tương, ớt thái lát.
Tôm nướng xốt dứa
(Thời gian: 20 phút)
Nguyên liệu:
250g tôm sú to, ¼ quả dứa chín, 1 quả ớt. Hành lá, ¼ củ hành tím. Hạt nêm. Tiêu, đường. Dầu ăn, tương ớt.
Thực hiện:
Tôm sú rửa sạch, chẻ lưng lấy chỉ đen. Ớt bỏ hạt, thái sợi. Hành là tước sợi. Củ hành thái hạt lựu nhỏ. Dứa băm nhỏ, lược lấy một ít nước. Tôm ướp với 2 thìa cà-phê hạt nêm, ½ thìa cà-phê tiêu, 1 thìa súp nước dứa, xiên que nướng chín. Đun nóng 1 thìa súp dầu, cho hành vào phi thơm. Cho dứa băm nhuyễn vào, nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 2 thìa cà-phê tương ớt, ½ thìa cà-phê đường, nếm vừa ăn.
Thưởng thức:
Xếp tôm ra đĩa, rưới nước xốt, rắc hành lá, ớt sợi lên trên.
(Thời gian: 20 phút)
Nguyên liệu:
1 khứa cá thu, ½ quả dứa, ¼ củ hành tây, ¼ quả ớt chuông xanh, đỏ, 1 thìa cà phê tỏi xay, 1 cây xà- lách. Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, tương ớt, tương cà, đường, tiêu.
Thực hiện:
Thái miếng ¼ quả dứa, phần dứa còn lại ép lấy nước. Củ hành tây, ót chuông xanh, đỏ thái miếng vuông. Ướp cá với 1 thìa cà- phê hạt nêm, 1/3 thìa cà- phê tiêu, rán chín vàng
Làm nước xốt: Đun nóng dầu, phi thơm tỏi. Cho hành tây, dứa, ớt chuông vào xào. Nêm 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp tương cà, nước dứa, 1 thìa cà- phê hạt nêm, 2 thìa cà- phê đường, 1 thìa súp nước mắm, đun cho nước hơi sánh lại
Thưởng thức:
Xếp xà- lách ra đĩa, cho cá lên trên, rưới nước xốt, rắc tiêu. Món này dùng nóng với cơm trắng.
Bò nướng dứa
(Thời gian:25 phút)
Nguyên liệu:
1 qủa dứa, 250g bò phi lê, 1 thìa cà-phê bột cà-ri, ¼ thìa cà-phê bột ớt, 1 thìa súp nước cốt dừa, 1 thìa cà-phê hạt nêm, ¼ thìa cà-phê tiêu, 2 thìa cà-phê vừng rang, 1 thìa súp dầu ăn, vài nhánh rau mùi
Thực hiện:
Bổ dọc qủa dứa, khoét lấy phần thịt, giữ lại phần vỏ. Phần thịt qủa dứa thái thành những thanh dài mỏng. Chừa lại một ít dứa để băm nhỏ, lược lấy một thìa súp nước dứa. Thịt bò thái miếng mỏng, to bản. Cho bột cà-ri, bột ớt, nước dừa, hành, tỏi xay, hạt nêm, tiêu, vừng, dầu ăn, nước dứa vào ướp cho thịt bò ngấm đều. Trải miếng bò ra, cho dứa vào cuộn lại. Làm nóng vỉ than, cho cuốn bò lên vỉ nướng chín.
Thưởng thức:
Xếp bò vào trong vỏ trái dứa, rắc vừng lên trên, có thể trang trí thêm vài nhánh rau mùi.
Ức vịt xào dứa
(Thời gian: 20 phút)
Nguyên liệu:
1 cái ức vịt, ¼ quả dứa, 50g cà rốt, 50g cần tây, 2 tai nấm đông cô, 1 quả ớt sừng, 2 củ hành tím, ít rau mùi, 2 thìa cà-phê tỏi xay. Hạt nêm, tương ớt, đường, dầu ăn
Thực hiện:
Ức vịt thái miếng vừa ăn. Cà-rốt tỉa hoa, thái miếng, trụng chín. Cần tây, dứa thái miếng. Hành tím thái lát mỏng. Đun nóng một thìa súp dầu, phi thơm tỏi, hành tím. Cho thịt vịt vào xào săn. Cho tiếp cà-rốt, dứa, cần tây, ớt, nấm vào. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê tương ớt, 1 thìa cà-phê đường, 2 thìa súp nước vào. Xào chín thịt.
Thưởng thức:
Cho thịt ra đĩa, rắc tiêu, rau mùi lên. Dùng nóng với cơm trắng, nước tương, ớt thái lát.
Tôm nướng xốt dứa
(Thời gian: 20 phút)
Nguyên liệu:
250g tôm sú to, ¼ quả dứa chín, 1 quả ớt. Hành lá, ¼ củ hành tím. Hạt nêm. Tiêu, đường. Dầu ăn, tương ớt.
Thực hiện:
Tôm sú rửa sạch, chẻ lưng lấy chỉ đen. Ớt bỏ hạt, thái sợi. Hành là tước sợi. Củ hành thái hạt lựu nhỏ. Dứa băm nhỏ, lược lấy một ít nước. Tôm ướp với 2 thìa cà-phê hạt nêm, ½ thìa cà-phê tiêu, 1 thìa súp nước dứa, xiên que nướng chín. Đun nóng 1 thìa súp dầu, cho hành vào phi thơm. Cho dứa băm nhuyễn vào, nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 2 thìa cà-phê tương ớt, ½ thìa cà-phê đường, nếm vừa ăn.
Thưởng thức:
Xếp tôm ra đĩa, rưới nước xốt, rắc hành lá, ớt sợi lên trên.
Nguyên liệu:
Thịt heo 50g
Thơm 50g (7-8 lát)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Hành lá, đường, nước mắm, muối...
Thơm 50g (7-8 lát)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Hành lá, đường, nước mắm, muối...
Cách làm:
Thịt heo cắt miếng nhỏ, ướp với hành tỏi giã nhuyễn và nước màu
Thơm cắt miếng nhỏ
Hành lá lặt rửa sạch, cắt nhỏ
Bắc chảo cho dầu ăn vào đợi nóng, cho thịt vào xào qua, thêm nước mắm, chút đường đến khi sôi tiếp cho thấm vào thịt.
Thêm chút nước, cho thơm vào kho tiếp cho thịt mềm, nêm lại cho vừa ăn, để hành, dầu vào nhắc xuống.
Thịt heo cắt miếng nhỏ, ướp với hành tỏi giã nhuyễn và nước màu
Thơm cắt miếng nhỏ
Hành lá lặt rửa sạch, cắt nhỏ
Bắc chảo cho dầu ăn vào đợi nóng, cho thịt vào xào qua, thêm nước mắm, chút đường đến khi sôi tiếp cho thấm vào thịt.
Thêm chút nước, cho thơm vào kho tiếp cho thịt mềm, nêm lại cho vừa ăn, để hành, dầu vào nhắc xuống.
Xuất xứ từ đảo Guadeloupe (thuộc Pháp), dứa vừa là thứ giải nhiệt mặc dù tính nóng, vừa là thuốc quý chữa nhiều bệnh thời khí và nội tạng suy yếu nhờ các hoạt tính dược liệu.
Dược tính của dứa gồm: nước 89,8g, protein 4g, chất béo 1g, đường 1,2g, can-xi 20mg, phốt-pho 9mg, sắt 2,42 mg, vitamin B2, B9 0,19 mg, vitamin C 39 mg.
Nhưng giá trị y tính chữa bệnh cao hơn hết là bởi dứa chứa 59,32% chất bromelain là một enzyme trong thịt và nước dứa có khả năng trị đông máu, xoa dịu bỏng, mau liền da, tái tạo tế bào da, xóa áp- xe và các mụn loét. Nước ép dứa cũng giúp hệ tiêu hóa tốt, mau lành bao tử bị viêm, loét. Tái tạo tủy và can-xi giúp xương chắc nhờ giàu vi lượng can-xi, ma-giê, tránh loãng, gãy xương.
- Phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sanh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng dứa làm nước giải khát, dứa giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp.
- Mới mổ hoặc sưng a-mi-đan, ca sĩ giảm cường độ âm thanh nên ăn dứa chín hoặc uống nước giá ngày 2 lần (tối, sáng sớm) sẽ nhanh chóng lấy lại giọng.
- Nam suy thận, nữ lãnh cảm (khi giao hợp) uống ngày 3 lần nước dứa ép (150ml) với món súp gồm 100g chim câu, 15g hạt sen và 10 quả táo tầu đỏ hầm nhừ sau 30 phút. Ăn 3 lần ngày, liên tục 2 tuần.
- Dứa tươi có tính kháng khuẩn, kháng vi-rút cảm cúm, bôi trơn nhu động thành ruột, thanh lọc cholesterol nên giúp bài tiết các độc tố, chất thải thực phẩm ra khỏi đại tràng, chống viêm ruột cùng.
- Về mặt thẩm mỹ, dứa bảo dưỡng tế bào da, viêm da, tạo hồng cầu biểu bì. Khi kết hợp với đu đủ vừa chín (mỗi thứ 20g) quết nhuyễn làm mặt nạ đắp. Sau 20 phút, rửa lại với nước. (Nhờ dứa trung hòa a-xít béo và loại chất nhờn trên da).
Cần lưu ý khi bụng đói không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép. Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.
Theo Đông y sĩ Kiều Bá Long
Thanh niên
Phòng ngộ độc Dứa
Phòng ngộ độc Dứa
Dứa là loại quả thơm ngon được rất nhiều người ưa thích, chứa nhiều dinh dưỡng phong phú nhưng cũng cần đề phòng bởi bạn có thể bị dị ứng khi ăn dứa do cơ thể quá nhạy cảm với protein có trong loại quả hấp dẫn này.
Ngộ độc do men phân giải protein
Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.
Xử trí khi bị ngộ độc dứa
- Cấp cứu ngộ độc dứa chủ yếu là gây nôn (càng sớm càng tốt), sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.
Có phải từ bỏ món “khoái khẩu”?
Không nhất thiết bạn phải từ bỏ món dứa vì sợ dị ứng. Để tránh dị ứng, sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối.
Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.
Bên cạnh đó, dưới tác dụng của nhiệt độ khi xào, nấu món dứa thì khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn kể cả với người mẫn cảm nhất.
Với những người không có cơ địa dị ứng, khi ăn nhiều thịt, cá, để tránh đầy bụng, khó tiêu có thể ăn vài miếng dứa tươi. Dứa sẽ đẩy nhanh việc phân giải abumin có trong thức ăn giúp tiêu hoá tốt hơn.
Ngộ độc do men phân giải protein
Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.
Xử trí khi bị ngộ độc dứa
- Cấp cứu ngộ độc dứa chủ yếu là gây nôn (càng sớm càng tốt), sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.
Có phải từ bỏ món “khoái khẩu”?
Không nhất thiết bạn phải từ bỏ món dứa vì sợ dị ứng. Để tránh dị ứng, sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối.
Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.
Bên cạnh đó, dưới tác dụng của nhiệt độ khi xào, nấu món dứa thì khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn kể cả với người mẫn cảm nhất.
Với những người không có cơ địa dị ứng, khi ăn nhiều thịt, cá, để tránh đầy bụng, khó tiêu có thể ăn vài miếng dứa tươi. Dứa sẽ đẩy nhanh việc phân giải abumin có trong thức ăn giúp tiêu hoá tốt hơn.
Để có được 4 ly kem bạn chỉ cần có 5 phút chuẩn bị. Loại kem này vừa thơm mùi hoa quả lại dễ làm mà vẫn hấp dẫn những người sành ăn.
Nguyên liệu:
- 1 hộp thơm (dứa) xay 450 gr
- 1 tách nước cốt dứa
- ¾ tách nước cốt dừa
- Vài lát thơm dứa
Thực hiện:
Bỏ chung dứa xay, 1 tách nước dứa vào bình hoặc tách đo lường
Sau đó từ từ chế nước cốt dừa, đồng thời dùng quặng đánh đều rồi đổ sang 1 trái dứa đã gọt hết ruột ra để thay vào đó là kem dứa, trang trí bằng vài lát thơm, cerise, nho... cho hấp dẫn rồi dọn ra ăn liền.
No comments:
Post a Comment