Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Đi sâu vào những cây cùng có họ với nhân sâm (Panax ginseng) làm thuốc bổ, qua rất nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm. Viện y học Quân đội Việt Nam đã tìm ra cây đinh lăng với những tính chất của nhân sâm. Qua nghiên cứu và qua thực nghiệm của Viện y học Quân đội, kết quả nghiên cứu đã xác nhận rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống độc. Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ. Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở những cây đã có từ 4-5 tuổi trở lên, cỡ độ tuổi này, rễ mới có nhiều hoạt chất. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Tính chất dược liệu: có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, được dùng với các dạng như sau: Ngâm rượu: Rễ Đinh lăng khô, sao khi đã thu hái "không sao tẩm" 150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35-40o trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút. Thuốc bột và thuốc viên: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm (150gr) tán nhỏ, rây mịn, ngày uống 0,5 đến 1gr. Trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50gr. Ngày uống 2-4 viên chia làm 2 lần, trước bữa ăn độ 30 phút. Thuốc hãm: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm (10-15gr) hãm với nước sôi như hãm với nước chè, uống nhiều lần trong ngày. Nói chung rễ Đinh lăng tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.
Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias fluticosa (L.) Harms. Rễ cây có vị ngọt, lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm.
Thành phần hóa học: Trong rễ cây có glucosid, alkaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại axit amin, vitamin B1, ngoài ra trong thân và lá cũng có những chất này nhưng ít hơn.
Đinh lăng dùng làm thuốc tăng lực, giúp tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đặc biệt, người ta dùng đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và giúp cơ thể chịu được sức nóng. Người bệnh bị suy mòn uống đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Nó cũng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng ít độc hơn nhân sâm và khác với nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp.
Người ta dùng đinh lăng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá cây còn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.
Cách dùng: Thường sử dụng ở dạng bột, ngày dùng 2g trở lên. Cũng có thể thái miếng phơi khô, ngày dùng 1-6g dạng thuốc sắc. Lá đem phơi khô lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm để phòng bệnh kinh giật. Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc lá khô giúp cơ thể nhẹ nhõm, khỏe mạnh có nhiều sữa. Lá tươi 50-100g băm nhỏ dùng với bong bóng lợn trộn với gạo nếp nấu cháo ăn cũng lợi sữa.
Ở Campuchia, người ta còn dùng lá phối hợp với các loại thuốc khác làm bột hạ nhiệt và thuốc giảm đau. Lá dùng xông làm ra mồ hôi và chứng chóng mặt. Dùng lá tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh và thấp khớp và các vết thương. Lá nhai nuốt nước với một chút phèn trị hóc xương cá. Vỏ cây nghiền thành bột làm thuốc uống hạ nhiệt.
Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú. Lá đinh lăng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30 g, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây. Đinh lăng còn được dùng để chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ. Phối hợp với sữa ong chúa làm thuốc bổ là rất tốt. Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.Cây này dễ trồng và lá non thường dùng để ăn sống, nhất là khi ăn gỏi cá. Tác dụng chữa bệnh của đinh lăng đã được nhiều nghiên cứu khẳng định. Có các cách sử dụng đinh lăng như sau:
- Lấy rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng, cân 0,5g, thêm 100 ml nước, đun sôi 15 phút, chia làm 2-3 lần để uống trong ngày. Tăng cường sức khỏe, chống mỏi mệt.
- Lấy 30-40g rễ đinh lăng, thêm 500ml nước. Sắc còn 250ml. Uống nóng trong 2-3 ngày để thông tia sữa và chống căng vú sữa.
- Lấy lá đinh lăng giã nát đắp lên vết thương cho chóng lành.
- Lấy bột đinh lăng khô (0,2-0,5g) dùng mỗi ngày (dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu) sẽ tăng cường sức khỏe và sức dẻo dai của cơ thể.
Đây là cây thuốc quý đã được các nhà khoa học xác nhận, vì vậy nên trồng và sử dụng thường xuyên cho thanh niên và người cao tuổi. Khi ngâm rượu nên dùng loại rượu gạo 30 độ.
Polyscias fruticosa
Họ Ngũ gia bì _ Araliaceae
Trồng bằng tách bụi hay các đoạn thân rễ dạng củ.Các loài cho thân lá đẹp làm Bonsai có thể kể:
v Polyscias guifoylei : Đinh lăng lá vằn.
v Polyscias filicifolia : Đinh lăng lá ráng.
v Polyscias balfouriana : Đinh lăng lá tròn. Mô tả
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi "thuốc bắc". Lá tươi không có mùi thơm này.
Dược tính và công dụng Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.
Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Một vài đơn thuốc có sử dụng Đinh lăngBồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng
Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
Chữa tắc tia sữaRễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứngLá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Ho suyễn lâu năm
Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Phong thấp, thấp khớpRễ đinh lăng 12g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 08g; Vỏ quít, quế chi 04g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống).
Đổ 600ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc bắc”. Lá tươi không có mùi thơm này.
Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
- Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.
- Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
- Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
- Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Một vài đơn thuốc có sử dụng Đinh Lăng
Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng
Lá đinh lăng tươi từ 150-200 g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
Chữa tắc tia sữa
Rễ đinh lăng 40 g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng
Lá đinh lăng khô 80 g, đổ 500 ml nước sắc còn 25 0ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
- Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.
- Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
- Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
- Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Một vài đơn thuốc có sử dụng Đinh Lăng
Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng
Lá đinh lăng tươi từ 150-200 g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
Chữa tắc tia sữa
Rễ đinh lăng 40 g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng
Lá đinh lăng khô 80 g, đổ 500 ml nước sắc còn 25 0ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Ho suyễn lâu năm
Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8 g, củ xương bồ 6 g; Gừng khô 4 g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Phong thấp, thấp khớp
Rễ đinh lăng 12 g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8 g; Vỏ quít, quế chi 4 g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8 g, củ xương bồ 6 g; Gừng khô 4 g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Phong thấp, thấp khớp
Rễ đinh lăng 12 g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8 g; Vỏ quít, quế chi 4 g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
|
Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.
Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.
Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.
Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.
BS. Vũ Nguyên Khiết
Cây đinh lăng - Ảnh: Internet |
- Cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngon, ngủ yên, mau lên cân.
Theo các kết quả nghiên cứu, trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ. Ngoài công dụng trên, rễ đinh lăng thường được dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lấy rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
Lá đinh lăng cũng được dùng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy. Tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, ban sởi, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
Theo kinh nghiệm dân gian, để phòng chống bệnh co giật cho trẻ em hoặc trẻ mới sinh, người ta lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Phối hợp với sữa ong chúa làm thuốc bổ rất tốt. Vận động viên đô vật uống nước sắc từ lá đinh lăng sẽ giúp sức lực dẻo dai và bền bỉ trong khi thi đấu.
Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.
DS LÊ KIM PHỤNG
Bộ phận nào của cây đinh lăng có thể dùng làm thuốc? "Ngoài rễ đinh lăng, có thể tận dụng cành lá của cây để làm thuốc chữa bệnh được không?".
Trả lời:Rễ đinh lăng mới được nghiên cứu thử nghiệm và xác nhận tác dụng bổ dưỡng trong những năm gần đây, còn lá và thân cây thì đã được xem là thuốc chữa bệnh từ lâu theo kinh nghiệm của dân gian. Ngày trước, các đô vật thường dùng lá đinh lăng để tăng sức dẻo dai khi thi đấu. Lá đinh lăng 10 g, phơi khô, sao vàng, sắc uống còn chữa được dị ứng, mẩn ngứa, ho, kiết lỵ. Lá non và lá già phơi khô dùng lót gối, trải giường cho trẻ nằm có thể chống kinh giật. Thân và cành đinh lăng sắc uống với liều 20-30 g trị được đau lưng, mỏi gối, tê thấp. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, bưởi bung, cam thảo dây.Th.S Nguyễn Thị Lai, KH&ĐS
Ở nhiều vùng quê thuộc các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên... hàng ngày người dân vẫn thấy những người phóng xe máy mua cây đinh lăng, với giá từ 50- 60 ngàn đồng cho một cây từ năm tuổi trở lên.
Một số người đi mua cây cho biết, nghề này mới nở rộ vài năm trở lại đây do các công ty dược gom mua và một số xuất sang Trung Quốc. Người mua cho biết, trước đây đi nửa ngày có thể mua được chục gốc, nay được vài gốc là mừng.
Một số người đi mua cây cho biết, nghề này mới nở rộ vài năm trở lại đây do các công ty dược gom mua và một số xuất sang Trung Quốc. Người mua cho biết, trước đây đi nửa ngày có thể mua được chục gốc, nay được vài gốc là mừng.
Cây đinh lăng bị vét mua |
Xin giới thiệu với độc giả một số loại cây rất quen thuộc được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Các loại cây này có thể trồng trong các chậu cảnh trong nhà, chăm sóc đơn giản.
Cây húng chanh vừa là một vị thuốc vừa là rau thơmCây lá húng chanh Còn gọi là rau thơm lông, dương tử tô, tần dày lá, lá mọc đối hình bầu dục dày, trông như mọng nước. Lá húng chanh là một vị thuốc chữa cảm cúm, ho hen rất tốt, ngoài ra còn dùng để giã đắp lên vết thương do rết hoặc bọ cạp cắn. Khi bị ho đối với người lớn thì 5 – 7 lá rửa sạch ngâm nước muối sau đó nhai ngậm, trẻ em thì hái từ 3 – 5 lá rửa sạch cho một thìa cà-phê mật ong, đường phèn hấp cách thuỷ.
Cây lá hẹ, còn gọi là nén tàu, phỉ tử, cửu, cứu thái… Cây lá hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, làm thuốc. Lá hẹ và củ (dò) thường dùng chữa bệnh cho trẻ em. Lá hẹ hấp với đường phèn, mật ong trị ho long đờnn rất tốt. Ngoài ra, còn có thể chữa các bệnh kiết lỵ ra máu, làm thuốc bổ giúp tiêu hoá tốt cho gan, thận (chữa di tinh, đi tiểu nhiều lần). Liều dùng hằng ngày 20 – 30g nấu canh hoặc ăn sống. Nước sắc lá hẹ còn dùng để chữa giun kim rất tốt.
Cây gai, còn có tên gọi khác là củ gai, cây trữ ma. Lá cây có thể dùng để làm bánh gai, sợi để làm lưới đánh cá rất bền. Rễ cây thường được dùng làm thuốc an thai (ra huyết hoặc đau bụng), chữa sa dạ con, lợi tiểu, tiểu đục, tiểu tiện ra máu, viêm tử cung, lòi rom, dùng trung bình 10 – 30g sắc với nước uống. Bài thuốc an thai: Rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, sau khi đun còn lại 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Chỉ 1 – 2 ngày là có kết quả, không dùng kéo dài.
Cây vạn niên thanh Có công dụng trị bệnh rất tốt như chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Cách dùng: dùng toàn cây từ 20 – 40 gam cây tươi sắc với 300ml nước, uống trong ngày. Trẻ em do bị táo bón có thể dùng nước sắc từ cây vạn niên thanh để rửa rất có hiệu quả (rửa lúc nóng). Còn nếu bị mụn nhọt, dùng cây vạn niên thanh (tươi) rửa sạch, giã nát đắp lên (không kể liều lượng).
Cây thuốc bỏng, còn có tên gọi khác là cây trường sinh, thổ tam thất, sái bất tử, sống đời… có tác dụng trị bỏng rất tốt (khi bị bỏng lấy lá rửa sạch giã nát đắp lên vết thương có tác dụng làm mát vết thương khiến cho vết thương không bị phồng rộp). Ngoài ra, cây bỏng có tác dụng đắp vết thương, đắp đau mắt đỏ (mắt đo do bỏng lửa hàn), lá bỏng có tác dụng chữa viêm tai giữa cấp tính (lá bỏng tươi rủa sạch giã nát, lọc nước nhỏ vào tai), hoặc khi bị đánh thổ huyết, lấy 7 lá rửa sạch giã nát thêm rượu, đường vào uống trong ngày.
Cây bông mã đề Còn có tên gọi khác là mã đề thảo, xa thảo. Cây mã đề có tác dụng chữa lợi tiểu, ho tiêu đờm rất tốt. Bài thuốc chữa lợi tiểu: Hạt mã đề (xa tiền tử) 10g, cam thảo 2g, 600ml nước (khoảng 3 bát con), sắc trong vòng 30 phút chia 3 lần uống trong ngày. Chữa ho tiêu đờm: Xa tiền thảo (cây mã đề) 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml, sắc nhỏ lửa trong vòng 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày.
Cỏ nhọ nồi, còn có tên gọi là cây cỏ mục, hạn liên thảo. Cỏ nhọ nồi có tác dụng để làm hạ sốt cho trẻ em rất tốt (trẻ bị sốt ngắt một nắm lá nhọ nồi giã nát, uống nước, bã đắp lên trán hoặc buộc vào cổ tay). Trong dân gian thường lấy cây nhọ nồi giã nát lấy nước uống để cầm máu trong rong kinh, trị ra máu, nếu sơ ý bị đứt tay có thể hái vài ngọn nhọ nồi nhai nát đắp vào vết thương, vết thương cầm máu ngay, những người thợ nề (thợ xây) thường hái lá nhọ nồi để xoa tay chữa bệnh bỏng rát do vôi vữa tạo ra. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa bệnh nấm ngoài da.
Cây hoa ngâu, đây là loài cây cho hoa nhỏ mầu vàng, rất thơm, cây có thể sống lâu năm và cao tới 4 – 7m. Cây ngâu thường được dùng ướp trà, hoa và lá ngâu còn dùng để chữa sốt vàng da, hen xuyễn rất tốt, mỗi ngày có thể dùng tới 10 – 16g (hoa và lá) dưới dạng thuốc sắc. Lá ngâu tươi còn dùng đê nấu nước tắm trị bệnh ghẻ rất công hiệu.
Cây đinh lăng, rễ cây đinh lăng còn được xem như sâm nam chữa mỏi mệt, biếng hoạt động. Nước sắc từ từ rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, đắp vết thương, làm thông tắc tia sữa ở phụ nữ mới sinh. Bài thưốc chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động: đinh lăng (lấy rễ) phơi khô, thái mỏng 50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2, 3 lần uống trong ngày (uống nóng). Bài thuốc thông tia sữa, căng vú sữa: rễ cây đánh lăng 30 – 40g, thêm 500ml nước, đun sắc nhỏ lửa còn 250ml, uống nóng. Uống trong 2 – 3 ngày vú hết nhức, sữa chảy bình thường.
Những cây thuốc quý cho sức khỏe phụ nữ
Những cây thuốc dưới đây đều là những cây thuốc quý rất tốt với nhiều bệnh của chị em phụ nữ, các bạn hãy tham khảo để biết rõ hơn về công dụng của chúng.
Ích mẫu
Cây ích mẫu mọc hoang ở nhiều nơi và được bà con ở một số vùng trồng để làm thuốc. Theo y học cổ truyền, ích mẫu có vị đắng, tính mát, có tác dụng khử ứ, sinh tân, điều hòa kinh nguyệt, lợi thủy, dùng chữa các bệnh cho phụ nữ như kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh, trước khi thấy kinh bị đau bụng, hoặc kinh ra quá nhiều.
Ích mẫu còn có tác dụng làm an thai, giảm đau, dễ đẻ. Thân và quả của cây giã đắp ngoài chữa vú sưng đau. Hạt dùng làm thuốc phụ khoa và có tác dụng làm co tử cung. Trong cây chứa một số hoạt chất có tác dụng đối với huyết áp, tim mạch, hệ thầ kinh, viêm thận phù cấp tính và kháng khuẩn.
Ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, kinh nguyệt không đều, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu do băng huyết, chứng bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh, đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, đau dây thần kinh và ghẻ lở. Có thể dùng tươi hay phơi khô sắc uống, hoặc tán thành bột uống. Phối hợp với ích mẫu, cỏ cú dùng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ. Dùng ngải cứu phối hợp với tía tô sắc uống hoặc giã uống, có tác dụng chữa động thai.
Rau ngải cứu.
Nhân trần
Nhân trần có vị đắng, tính bình, hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chữa thân thể nóng, da vàng, tiểu tiện không tốt. Đặc biệt, nhân trần là loại cây rất thích hợp cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Dùng cây phơi khô sắc uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi sinh có tác dụng tiêu hóa tốt, làm săn cơ bắp, da thịt hồng hào, chóng lại sức. Trong dân gian có câu ca truyền miệng: "Nhân trần, ích mẫu đi đâu/ Để cho gái đẻ ốm đau thế này?"
Rau mùi
Toàn cây rau mùi có tinh dầu với thành phần chính là coriandrol (65-70%) được dùng làm nước hoa, dầu gội đầu, làm rượu, ướp chè. Hạt tươi quả mùi hắc nhưng sấy lên thì mùi trở nên thơm, dễ chịu. Tính năng công dụng của mùi trong Đông Tây y tương tự các cây cỏ có tinh dầu, như gây hưng phấn thần kinh, kích dục, tăng trí nhớ, kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn trướng bụng (gây trung tiện) giảm đau răng, đau thắt dạ dày ruột. Hàm lượng catoren (tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột và đậu ván. Hàm lượng canxi, sắt cao hơn các rau khác. Ngoài ra còn chứa các vitamin B1, B2, B6, B12, C, E và các chất khoáng như kẽm, selen, magie, đồng...
Rau mùi còn làm cho sởi mọc nhanh và đều. Trước mùa sởi lấy cây rau mùi già rửa sạch, hong gió cho khô để nấu nước tắm, giặt quần áo cho trẻ 1-2 tuần một lần. Khi bị sởi dùng lá hay hạt giã nhỏ, nhuyễn với ít rượu trắng, cho vào gói vải xoa nhẹ lên người thứ tự từ trên xuống tay chân (trừ mặt) hoặc phun bằng miệng (sau khi đã súc miệng sạch) xong mặc áo kín, tránh gió lùa.
Chè Vằng
Cây chè Vằng mọc tự nhiên ở khắp nơi trên đất nước ta, ở đồng bằng cũng như miền núi, từ Hà Giang đến Lâm Đồng. Nó có thể mọc ở các bờ rào, bờ giậu và chịu đựng tốt trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu. Chính vì khả năng phân bố rộng rãi của cây chè Vằng nên nó đã trở thành nguồn dược liệu phong phú.
Cây chè Vằng có công dụng chữa thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương. Chè Vằng còn có thể dùng cho chị em phụ nữ sau khi sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, viêm hạch bạch huyết, điều kinh, đau bụng hay khớp xương, mọi người có thể sắc uống một liều 20-30g khô/1ngày.
Với các bệnh như thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, đau bụng hay vàng da, mỗi ngày ta có thể uống 8-16 g. Ở một số vùng như Quảng Nam, Đà Nẵng hay Bình Trị Thiên, phụ nữ sau sinh sắc chè Vằng khô uống cả ngày để kích thích ăn ngon miệng, tăng tiết sữa. Nước chè Vằng còn dùng để tắm trị ghẻ ngứa.
Củ gừng
Gừng có tác dụng tán hàn, ôn trung, hồi dương, thông mạch, hạ khí, hóa đàm, trừ ho, trợ lực cho thuốc phát biểu và lợi tiểu. Trong ăn uống: gừng giảm bớt tính lạnh của thức ăn lạnh (bầu bí, các loại cải, thủy hải sản (ốc, của, cá), gia cầm (vịt), gia súc (thịt bò thịt trâu)). Ốc hấp lá gừng là sản phẩm tuỵêt vời, ngon bổ!
Gừng làm thức ăn uống dậy mùi thơm (bánh xuân cầu, mứt, chè bà cốt, rượu, bia...). Chống nhiễm vi sinh vật trong các loại dưa.
Gừng có tác dụng phòng và chữa bệnh:
Cảm lạnh, ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa.
- Uống trong: bằng nhiều cách nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc.
- Dùng ngoài ở trường hợp cảm lạnh: dùng gừng đánh gió, dã gừng đắp khi bị chấn thương, gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn. Gừng phòng chống thấp khí vùng rừng núi nên rất cần cho đồng bào dân tộc thiểu số để bảo vệ sức khỏe lâu dài bằng những cách trên như một vị thuốc quý tại chỗ.
Khi đi xa hoặc đi du lịch, chị em nên mang theo gừng. Gừng để chống say tàu xe nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình, chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng rất tiện lợi và hữu ích, khi đi xa nên mang theo để có thể sử dụng.
Rau thơm cần thiết chẳng khác gia vị với món ăn. Dưới đây là kỹ thuật trồng một số loại rau thơm thông dụng.
Kỹ thuật trồng các loại rau thơm tại nhà
Cho đất sạch hoặc các loại giá thể sản xuất rau mầm vào khay trồng được làm bằng nhựa hoặc hộp xốp có kích thước 35 x 50 x 15cm hoặc trong chậu, rổ, rá có đường kính miệng tối thiểu 25cm và san phẳng.
2. Gieo hạt
- Với các loại rau thơm như: tía tô, kinh giới, thì là, húng quế, húng chó: gieo đều trên bề mặt mỗi khay khoảng 0,5-1g hạt giống, phủ lên trên một lớp đất mỏng 0,5cm rồi tưới nước, giữ ẩm, sau 7-10 ngày hạt sẽ nẩy mầm.
- Với cây rau mùi (rau ngò rí) bà con cần dùng chai thủy tinh chà nhẹ cho hạt nứt vỏ rồi đem ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 10-12 giờ. Sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước rồi mới đem gieo khoảng 20 hạt/khay, sau 7-10 ngày hạt sẽ nẩy mầm.
- Với các loại rau mầm như: cải xanh, cải củ, đậu xanh, rau muống… cũng nên ngâm trong nước ấm và gieo dày (5g/khay), tưới nước giữ ẩm chỉ sau 2-3 ngày là mọc mầm; sau 5-7 ngày có thể tỉa thưa để sử dụng và tiếp tục chăm sóc để có rau xanh ăn dần.
- Chú ý: Dùng các tấm che (phên, bìa các tông, giấy báo…) đậy kín các khay sau khi gieo hạt và tưới đủ ẩm đem vào chỗ tối trong 2-3 ngày đầu cho hạt nhanh nẩy mầm. Khi hạt đã nẩy mầm thì dỡ các tấm đậy ra, kiểm tra độ ẩm để thường xuyên cung cấp nước cho khay. Khi rau đã mọc 1-2 lá mầm thì đưa ra chỗ sáng cho rau nhanh phát triển.
3. Chăm sóc
- Tưới nước thường xuyên cho rau, những ngày đầu tưới 2 lần/ngày (sáng, chiều), những ngày sau có thể tưới thêm tùy độ ẩm trong khay và điều kiện thời tiết bên ngoài. Không tưới khi trời đang nắng nóng. Nên dùng các loại bình phun có tia nhỏ, mịn để tránh làm rau bị dập lá.
- Các loại rau thơm như: húng quế, húng chó, tía tô, kinh giới… khi được 20-30 ngày tuổi có thể bấng trồng ra các chậu riêng (1-2 cây/chậu) cây sẽ nhanh lớn, bấm ngọn, bón thêm phân, tưới đủ ẩm để cây phân nhiều cành và thu hái ngọn, lá được lâu hơn (từ 6 tháng đến 1 năm).
4. Thu hoạch
- Các loại rau thu hoạch 1 lần như: rau mùi (ngò rí), thì là: 40-45 ngày sau gieo có thể thu hái để sử dụng. Thu hết thì đem giá thể phơi khô, trộn thêm đất hoặc giá thể mới để trồng lại lứa khác.
- Các loại rau thu hoạch nhiều lần: 30-35 ngày sau khi gieo hạt thu hái phần ngọn non, tiếp tục bón phân, chăm sóc để thu hái các lứa tiếp theo 5-7 ngày sau đó.
Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Khi cây kinh giới bắt đầu nở hoa, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô.
Toàn kinh giới
Kinh giới. |
Theo kinh nghiệm dân gian, toàn kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.
Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức: lấy toàn kinh giới 5g phối hợp với lá tía tô 3g, cam thảo đất 3g, sài hồ nam hoặc cúc tần 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày; kết hợp lấy lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng. Hoặc toàn kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g.
Chữa cảm hàn ở trẻ em: toàn kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 – 4g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa ban chẩn: toàn kinh giới, lá dâu, mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống ngày một thang.
Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ: toàn kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g với nước ấm, sau bữa ăn.
Chữa sưng vú, mụn nhọt. toàn kinh giới, thương nhĩ tử, vòi voi, liên kiều, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, mỗi thứ 10g; bồ công anh 8g. Tất cả sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa ho, mất tiếng: toàn kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.
Kinh giới tuệ
Tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là những cụm hoa kinh giới (hoa đã nở, bông còn xanh) kèm theo 1 – 2 lá ngọn. Dược liệu có dạng bông lệch (các hoa đều mọc hướng về một bên) dài 6 – 10cm, đường kính 0,5 – 0,6cm, tràng hoa phần lớn đã rụng, chỉ còn đài hoa màu lục hoặc tím nhạt, trong chứa hạt màu nâu đen. Chất nhẹ, giòn, dễ gẫy, vị hơi chát, cay và mát, mùi thơm. Thứ màu tím nhạt, cuống nhỏ, bông to nhiều hoa là loại tốt.
Tùy theo cách chế biến mà tính vị, tác dụng của kinh giới tuệ thể hiện cụ thể như sau:
Kinh giới tuệ để sống: Có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.
Chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi: kinh giới tuệ sống và rễ bạch chỉ với lượng bằng nhau phơi khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g với nước chè nóng cho ra mồ hôi.
Chữa cảm, sốt, cúm: kinh giới tuệ sống, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, lượng mỗi vị 20g, sắc với nước nhiều lần, rồi cô thành cao đặc, luyện với bột nếp làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 7 – 8 viên với nước sắc lá tre; trẻ em tùy tuổi, 2 – 4 viên. Thuốc còn chữa kiết lỵ (chiêu thuốc với nước sắc lá mơ lông).
Chữa mụn nhọt: kinh giới tuệ sống 12g; mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi thứ 10g; thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa viêm họng, khản tiếng: Kinh giới tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên, ngâm làm nhiều lần trong ngày.
Chữa trĩ: kinh giới tuệ sống, hoàng bá, ngũ bội tử, mỗi vị 12g; phèn phi 4g; sắc lấy 300 – 400ml nước, dùng ngâm hậu môn hằng ngày.
Phòng chống bệnh sởi: kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút.
Kinh giới tuệ sao vàng: Dùng riêng, tán bột mịn, uống ngày hai lần, mỗi lần 6 – 8g chữa cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng. Hoặc phối hợp với tía tô, lượng mỗi thứ 20g, sắc nước uống, rồi nằm nghỉ, đắp kín cho ra mồ hôi.
Kinh giới tuệ sao đen (dược liệu sống đem rang nhỏ lửa đến khi có màu đen sém, không để cháy thành than). Có tác dụng cầm máu. Dùng riêng, mỗi ngày 12g, dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột. Dùng phối hợp, chữa băng huyết, rong huyết: kinh giới tuệ sao đen, gương sen (sao cháy), ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao qua), bách thảo sương, mỗi thứ 12g; rau má 20g; sắc uống ngày một thang.
Chữa tiêu chảy ra máu: kinh giới tuệ sao đen và lá trắc bá sao sém, với lượng mỗi thứ 15 – 20g, sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt: kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khói; trộn đều, uống với nước chè làm một lần trong ngày.
Đương quy - Angelica sinensis (Oliv.) Diels, thuộc họ Hoa tán - Apitaceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Rễ rất phát triển. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bế, dẹt, có rìa màu tím nhạt.
Mùa hoa quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Củ - Radix Angelicae Sinensis, thường gọi là Đương quy
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc phát triển ở vùng cao 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Ta nhập trồng vào đầu những năm 60 hiện nay phát triển trồng ở Sapa (Lào Cai). Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhân giống bằng hạt. Cây trồng được 3 năm sẽ cho củ tốt. Đào củ vào mùa thu, cắt bỏ rễ con, phơi trong râm hoặc cho vào thùng sấy lửa nhẹ đều khô. Củ to, thịt chắc, dẻo, màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt sau cay là loại tốt.
Khi dùng thì bào chế như sau: Rửa qua rễ bằng rượu (nếu không có rượu thì rửa nhanh bằng ít nước, sau vẩy cho ráo nước). ủ một đêm cho mềm, bào mỏng 1mm. Nếu muốn để được lâu, rửa bằng nước và muối; sau đó, phải sấy nhẹ qua lưu huỳnh.
Thành phần hoá học: Rễ chứa tinh dầu 0,2%, trong đó có 40% acid tự do. Tinh dầu gồm có các thành phần chủ yếu sau: Ligustilide, n-butyliden phthalide, o-valerophenon carboxylic acid, n.butyl - phtalide, bergapten, sesquiterpen, dodecanol, tetradecanol, safrol, p-cymen, carvacrol, cadinen, vitamin B12 0,25-0,40%, acid folinic, boitin.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng và thông tiện.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh. Liều dùng 4,5-9g có thể tới 10-20g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Còn được dùng trị cao huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm dau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.
Đơn thuốc:
1. Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, dùng bài Tứ vật thang gồm Đương quy 8g, Thục địa 12g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Bổ máu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, thiếu máu, dùng bài Đương quy kiện trung thang gồm Đương quy 8g, Quế chi, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 6g, Bạch thược 10g, Đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, thêm Đường chia làm 3 lần uống trong ngày.
3. Chữa viêm quanh khớp vai, vai và cánh tay đau nhức không giơ tay lên được: Đương quy 12g, Ngưu tất 10g, Nghệ 8g sắc uống. Kết hợp với luyện tập hàng ngày giơ tay cao lên đầu.
4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, dùng Đương quy sắc nước uống trước khi thấy kinh 7 ngày, Phụ nữ sắp sinh nếu uống nước sắc Đương quy vài ngày trước khi sinh thì đẻ dễ dàng.
Cho đến nay, Đương quy là một vị thuốc dùng rất phổ biến trong Đông y, lá đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ 600 loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: Cần phải làm gì?
Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện được gần 4.000 loài cây thuốc và nấm lớn được dùng làm thuốc. Nhưng trong số đó đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng; theo số liệu của cơ quan chức năng, trên 50% nguyên liệu dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài... Đó là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị
Các loài cây thuốc quý đang lụi tànPGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong 20 năm qua mặc dù công tác bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc đã thu được những kết quả khả quan như phát hiện 3.948 loài thực vật và nấm lớn dùng làm thuốc. Trên phạm vi toàn quốc hiện có 730 giống cây thuốc được bảo tồn, chuyển vị. Trong những năm qua, Bộ Y tế cũng đã phê duyệt một số đề tài khoa học về cây thuốc có nguồn gốc từ dược liệu để nghiên cứu, bào chế thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân như phát triển cây sâm Việt Nam, cây thanh hao hoa vàng, trinh nữ hoàng cung, tram gió ở vùng Đồng Tháp Mười... Tuy nhiên, một số loài cây thuốc quý có giá trị kinh tế và chữa bệnh cao như ngũ gia bì, vàng đắng, hoàng đằng, ba kích, kim tuyến, hoàng liên chân gà, sâm vũ điệp, hoàng tinh vòng, bình vôi... trước kia vẫn còn khá phong phú nhưng đến nay bị suy giảm nghiêm trọng hoặc đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Nguyên nhân là do chúng ta khai thác một cách ồ ạt, không có kế hoạch và chưa chú ý đến tái sinh, bảo vệ rừng làm nguồn cây thuốc ở Việt Nam bị tàn phá nhanh và cạn kiệt. Theo Viện Dược liệu, Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam có khoảng 600 loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Những lý do trên đã khiến cho thuốc có nguồn gốc từ dược liệu hiện chỉ đứng khiêm nhường bên cạnh tân dược trên thị trường dược phẩm. DS. Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, trong tổng số hơn 20.000 sản phẩm thuốc được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam đến thời điểm này chỉ có 2.040 sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, chiếm khoảng 10%. Theo đó, giá trị kinh tế của thuốc từ dược liệu đem lại cho ngành dược cũng chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng trị giá thuốc sản xuất trong nước.
Nhiều nguồn nguyên liệu, dược liệu khó kiểm soát
Liên quan đến vấn đề quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, tại hội nghị, DS. Nguyễn Văn Thanh cũng thẳng thắn thừa nhận, mặc dù cơ quan quản lý cũng như hệ thống kiểm nghiệm trong cả nước đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tiền kiểm, hậu kiểm thị trường thuốc nói chung, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu nói riêng, nhưng do nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu dược liệu "rất đa dạng", trong đó 53,5% dược liệu được nhập khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Ngoài ra, còn có một khối lượng khá nhiều dược liệu nhập lậu vào Việt Nam chất lượng rất kém. Đơn cử như cơ quan kiểm nghiệm lấy mẫu của dược liệu hoàng kỳ đưa vào Việt Nam để phân tích, kiểm nghiệm thì phát hiện hoàng kỳ chỉ còn là dược liệu rác vì các tinh chất đã được chiết xuất cạn kiệt. Chính điều này đã khiến chất lượng thuốc có nguồn gốc dược liệu bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, DS. Thanh cũng cho biết mặc dù Bộ Y tế đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm phải dần đảm bảo tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt), song hiện tại trong số 300 cơ sở sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu chỉ có 78 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP, 200 tổ hợp sản xuất nhỏ lẻ còn lại chủ yếu tập trung ở phía Nam sẽ rất khó thực hiện được tiêu chuẩn này. Do đó, đã dẫn đến kết quả có khá nhiều mẫu thuốc có nguồn gốc từ dược liệu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (chiếm khoảng 10% trong tổng số gần 4.000 mẫu được lấy chủ yếu là do không đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh, nấm mốc, độ nhiễm khuẩn...).
Cũng theo thông tin từ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, gần đây cơ quan kiểm nghiệm đã liên tục phát hiện tình trạng thuốc tân dược ngụy tạo đông dược, nhất là từ các thuốc đông dược không rõ nguồn gốc, chưa được đăng ký khiến người tiêu dùng không hay biết mà vẫn vô tư sử dụng. Tuy nhiên, tình trạng này ngày một có dấu hiệu gia tăng, khiến cơ quan chức năng đã phải ra không ít quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc. Theo đó, các loại thuốc đông dược thường bị ngụy tạo tân dược bao gồm các nhóm: các hoạt chất có tác dụng tăng cường khả năng sinh lý (sidenafil và dẫn chất...), các thuốc hạ nhiệt giảm đau (paracetamol, aspirin...), các thuốc chống viêm steroid (dexamethason, prednisolon...) và phi steroid (diclofenac, ibuprofen, indometacin...), các thuốc kháng histamin (clorpheniramin...), các thuốc an thần gây ngủ (diazepam...). Các thuốc đông dược ngụy tạo tân dược bị cơ quan chức năng phát hiện là: Dân tộc cứu nhân vật, Giải biểu hoàn, Thận khí hoàn...
Theo sk&đs
Chuyên Mua Bán Rể Đinh Lăng Chùm Ngây ngâm rượu (Bổ dương, Dưỡng Khí, Đả thông kinh mạch, khí huyết, Dưỡng não v.v..v...)
ReplyDeleteĐược mệnh danh là " RƯỢU ÔNG UỐNG BÀ KHEN"
Lưu ý: giá Bán Cây Đinh Lăng có thể thay đổi theo mùa vụ
- Giá Bán Cây Đinh Lăng: Tùy thuộc vào trọng lượng và hình thức của củ .Giá bán chưa có phí chuyển phát đối với khách hàng ở xa.
1/Bán củ Đinh Lăng loại xô : Dùng ngâm rượu cho nhà hàng.Tuổi củ đinh lăng không quá 10 năm tuổi : 250.000/kg tươi
2/Bán củ Đinh Lăng loại 2 (đẹp) : Trọng lượng từ 2 -4 Kg .Tuổi củ đinh lăng dao động trên dưới 15 năm : 320.000/kg tươi
3/Bán củ Đinh Lặng loại 1 (đẹp) : Trọng lượng từ 5 kg trở lên dùng ngâm trong bể,bình cực to.Tuổi củ đinh lăng trên 20 năm:400.000/kg tươi
4/Bán củ Đinh Lặng loại Vip (đẹp) : Trọng lượng từ 7kg trở lên dùng ngâm trong bể,bình cực to.Tuổi củ đinh lăng trên 40 năm:1.200.000/kg tươi
4/Bán củ Đinh Lặng loại Siêu Vip " Đại Tướng "(đẹp) : Trọng lượng từ 15kg trở lên dùng ngâm trong bể,bình cực to.Tuổi củ đinh lăng trên 50 năm: Không tính kg tính nguyên củ 30.000.000/củ tươi
Chuyển hàng toàn quốc qua Chuyển Phát Nhanh .Vui lòng không liên hệ nếu bạn còn nghi ngại chất lượng hoặc sợ chúng tôi không gửi hàng.
- Rể Chùm Ngây Sắc Nước Uống Hoặc Ngâm Rượu Chung Với Rễ Cây Đinh Lăng Tác Dụng Bổ Dương, Dưỡng Khí " Đài Truyền Hình Đồng Nai "
________________________________________
Hãy gọi chúng tôi để đặt hàng ngay.
* Khu vực: Các quận, Thủ Đức, Q9, Q2, Q12, Bình Thạnh, Gò Vấp
Shop T Dược Liệu
Địa chỉ: 171G ,Đường số 8 - Đặng Văn Bi - P.Trường Thọ - Q.Thủ Đức.
Mobi: 0903.804.243 (A.Thanh)
ReplyDeletevé máy bay eva
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
hang may bay korean
cách mua vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch
ve may bay di canada gia re