Bánh tiêu Giò chéo quẩy ở Việt Nam. | |||||||
Món khoai tây chiên(French fries), củ hành tây chiên dòn(onion rings) và mực chiên xù (squid fried) ở Mỹ. | |||||||
Bánh pizza của Italy. | |||||||
Kem & nước giải khát với đủ các loại trang trí đẹp mắt ở Philippines. | |||||||
Bánh empanada (Bánh quai vạt chiên) thường xuyên có trong bữa ăn của người Argentina với nhân thịt bò, gà kèm rau, nấm | |||||||
Há cảo & Bánh bao của Trung Quốc. | |||||||
Không chỉ ở Kyoto, kem là món tráng miệng được yêu thích trên toàn thế giới. | |||||||
Món tráng miệng làm từ quả óc chó của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. | |||||||
Bánh ngọt Doughnut ở Canada & USA. | |||||||
Chè đậu đỏ ở Indonesia. Chè Nam Bộ(Việt Nam): Trà trân châu hay trà sữa trân châu (珍珠奶茶) của người Đài Loan xôi ngũ sắcxôi lạp xưởng Xôi sầu riêng xôi mặn thập cẩmXôi vò Xôi vò - cơm rượu là sự kết hợp tuyệt vời Bánh mì thịt Nơi ăn ngon nhất: TP.HCM hay Bolsa, Nam California Cứ đến 5g chiều mỗi ngày ở số 37 Nguyễn Trãi, Q.1, cô bán hàng lại nhóm lò than trên cái xe bánh mì nhỏ xíu. Bạn hỏi mua, cô sẽ làm cho bạn một cái bánh mì kiểu Pháp đã được “Việt hóa”. Gỡ miếng giấy báo bọc ngoài và cắn! Răng bạn sẽ ngập sâu vào lớp vỏ bánh mì có pha chút bột gạo khiến bánh giòn tan và bên trong là những miếng thịt heo nướng còn ấm nóng, cùng với thanh dưa leo giòn rụm, vị chua ngọt của cà rốt, củ cải ngâm chua, có trét thêm một loại xốt kiểu VN. Thêm vào một chút tương ớt, đó có thể là món sandwich ngon nhất bạn từng được ăn. Taco Nơi ăn ngon nhất: San Miguel de Allende, Mexico Taco được phát minh có lẽ do những người chăn bò ở Mexico muốn cái đĩa đựng món ăn ấy có thể xơi luôn được. Căn cứ vào nguồn gốc khiêm nhường này, chẳng ngạc nhiên khi giới am hiểu đề cử những nơi bán taco ngon nhất, họ thường nhắc đến những góc phố hơn là các nhà hàng nghiêm chỉnh. Điều này được kiểm chứng hết sức chính xác tại San Miguel de Allende, một thành phố thuộc địa đầy vẻ nghệ sĩ, cách thủ đô Mexico khoảng bốn giờ lái xe về phía bắc. Đêm đến, khi du khách bản xứ và người nước ngoài bắt đầu tìm kiếm những địa chỉ ăn tối tuyệt ngon thì những người bán hàng rong khởi sự đốt lò nướng. Dễ thấy người bán taco ngon nhất ở cái góc phố chỉ cách quảng trường chính một đoạn ngắn đi bộ (hãy nhìn đám đông hớn hở bao quanh một cái xe đẩy). Khi bạn hỏi mua tacos al pastor, người bán hàng cắt những khoanh thịt từ một khối thịt heo màu đỏ nhạt đang được nướng trên một cái xiên rồi đặt vào giữa hai lớp bánh mỏng làm bằng bắp, sau đó rắc thêm một ít xốt dứa có vị mặn. Mỗi cái taco chỉ cắn vài miếng là hết, để lại hương vị xốt và chút mỡ bóng trên tay và môi bạn. Thật tiếc cho những du khách đã lăn ra ngủ vào giờ ấy! Sandwich lòng bò Nơi ăn ngon nhất: Florence, Ý Dân Florence tôn sùng món ăn quê mùa truyền thống này và một khi đã đến đây, dù bạn chẳng hề ưa thích lòng bò chút nào nhưng hãy nhắm mắt lại thử cắn một miếng sandwich ấy, cam đoan bạn sẽ thay đổi ý kiến ngay! Người Florence hầm bao tử bò với tỏi và hương liệu đến khi thấm, mềm rồi cho vào một ổ bánh giòn tan, điểm thêm chút xốt ớt đỏ hay xốt xanh bằng bạch hoa, ngò tây và cá trồng (anchovy) đầy hương vị. Bạn có thể chọn một quán ăn nào đó hoặc đơn giản hơn: một xe bán lòng bò tại quảng trường Piazzale di Porta Romana, ở đó người bán có khuynh hướng thay đổi món ăn này theo mùa, chẳng hạn thêm atisô vào sandwich khi mùa xuân đến. Gỏi đu đủ xanh Nơi ăn ngon nhất: Bangkok, Thái Lan Có một thứ âm thanh cực kỳ quyến rũ với đông đảo người Thái: tiếng “cốp cốp” của chày đá giã đu đủ xanh, báo hiệu sự có mặt của som tam, món salad kết hợp được cả bốn hương vị: mặn, ngọt, chua, cay đặc trưng của ẩm thực Thái. Som tam là món đu đủ xanh giã trộn với đậu phộng, tôm khô, chút nước mắm, đường thốt nốt và nước cốt chanh rồi cho vào bịch nilông để khách hàng mang đi. Bạn có thể tìm thấy món này ở khắp Bangkok nhưng nơi có som tam tuyệt vời nhất là ở Phaholyothin Soi 7, một con đường luôn đông đúc xe bán thức ăn đường phố. Hoặc ghé quán ăn ngoài trời nổi tiếng Foon Talop ở chợ cuối tuần Chatuchak, nơi món salad này được chế biến với plara, một loại nước mắm đậm đặc mà hương vị của nó không dễ gì quên được. Xúc xích Currywurst Nơi ăn ngon nhất: Berlin, Đức Nước Đức có lẽ có nhiều xúc xích cũng như Pháp có nhiều phô mai, vì vậy trong số món ăn đường phố được ưa chuộng nhất ở Berlin không thể thiếu wurst (xúc xích thịt heo). Currywurst không phải loại xúc xích thông thường mà là thứ xúc xích dài khoảng 40cm, khi ăn được cắt thành từng khoanh, cho thêm xốt cà có trộn bột cà ri và ớt bột. Currywurst phản ánh một Berlin hôm nay: truyền thống nhưng lại toàn cầu và là món ăn tuyệt vời cho một đêm dài vui chơi. Những chỗ bán ngon nhất thường tự làm nước xốt, nhưng ở bất cứ nơi đâu, khi ăn currywurst bạn đừng quên kèm theo một pint (chừng nửa lít) bia lạnh Warsteiner nhé. Bất kỳ món châu Á nào ở Singapore Nơi ăn ngon nhất: Makansutra Singapore là nơi tụ họp đông đảo dân châu Á: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia - một đội ngũ ẩm thực trong mơ khiến thức ăn đường phố Singapore trở nên đa dạng và được du khách khắp nơi tán thưởng. Đây cũng là nơi an toàn nhất: tất cả các đầu bếp đường phố hành nghề trong những “trung tâm hàng rong” được tổ chức ngoài trời, nơi luật lệ nhà nước buộc phải đảm bảo chặt chẽ sức khỏe của thực khách. Tại Old Airport Road Food Centre, bạn sẽ thấy món ăn kiểu Ấn: cà ri đầu cá sôi lục bục ở một quầy và cơm gà Hải Nam (Trung Quốc) ở kế bên cùng với hành tươi và gừng. Rồi đến quầy bán đặc sản nổi tiếng: cua xốt ớt đặc trưng Singapore. Ở The Matter Road Seafood Barbecue bày những con cua đỏ au ngập trong mùi tỏi quyến rũ và rất nhiều thứ xốt khác nhau sẵn sàng cho khách thưởng thức. Còn ở Toa Payoh Rojak chỉ bán rojak, một loại salad tuyệt vời gồm trái thơm, dưa leo cùng với nhiều loại rau trái khác, trộn với một loại xốt làm bằng me và tôm quết nhuyễn. Quá nhiều lựa chọn phong phú tại đây đã truyền cảm hứng cho những khách sành ăn, trong đó có người viết sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng K.F.Seetoh. Theo ông, Makansutra là nơi có những món ăn đường phố ngon nhất ở Singapore. Bhel Puri Nơi ăn ngon nhất: Mumbai, Ấn Độ Bhel puri gồm cơm, sev (mì sợi nhỏ chiên), khoai tây, hành tím và ngò. Trước khi ăn, tương ớt me được cho vào đĩa để không chỉ kích thích khẩu vị mà còn làm cơm và sev mềm đi, trở thành một hỗn hợp vừa mềm vừa giòn. Thánh đường của món ăn đường phố tại Mumbai là bãi biển Chowpatty ở vịnh Back Bay, nơi du khách có thể thưởng thức món bhel puri ngon nhất thành phố trên nền âm thanh là tiếng rao mời ầm ĩ (và cũng là nơi được coi không mấy an toàn về vệ sinh thực phẩm!). Họ có thể lôi kéo bạn thử nếm thêm món pav bhaji (bánh mì kiểu Bồ Đào Nha dùng kèm rau củ nấu với xốt cà và bơ) hay kulfi, loại kem lạnh đặc nổi tiếng của Ấn Độ. Khoai tây chiên Nơi ăn ngon nhất: Brussels, Bỉ Người Bỉ tuyên bố - rất đụng chạm với dân Pháp - rằng chính họ mới là người phát minh món ăn mà bây giờ được gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp! Khoai tây chiên ở Brussels được chứa trong những cái phễu giấy cùng với rất nhiều xốt mayonnaise và có bán tại các kiôt nhỏ khắp thành phố. Những nơi bán khoai tây chiên ngon nhất ở Brussels chỉ dùng khoai tây Bintje - một loại khoai địa phương dường như sinh ra để chiên. Khoai được chiên hai lần với dầu phộng tinh chế hay mỡ bò, trở nên xốp và giòn không tưởng nổi mà không hề béo chút nào, rồi được đổ lên trên xốt mayonaise, xốt tartar (trộn với hành, dưa leo...), xốt cà chua - dứa... hay bất cứ thứ xốt nào trong khoảng mười thứ xốt được bày đầy ra đó. Ăn rồi chẳng biết sau chuyến du lịch trở về bạn có kham nổi những món ăn ở nhà không nữa! Arepas Nơi ăn ngon nhất: Cartagena, Colombia Colombia có lẽ là xứ sở Mỹ Latin duy nhất dùng gạo nhiều hơn bắp. Nhưng người Colombia đã dành một chỗ đặc biệt trong tim họ cho món bánh bắp arepas. Đó là cái bánh tráng tròn và dẹp làm bằng bột bắp, chứa đầy phô mai hoặc trứng rồi được nướng hay chiên giòn tan. Cắn một miếng arepas, bơ chảy xuống cằm bạn và với người Colombia, hình ảnh đó gợi nhớ những kỷ niệm thời thơ ấu bên bếp lò. Bạn hãy tới Cartagena và đi tìm nhà hàng Club De Pesca ở gần khu Manga. Nhưng trong thực đơn nhà hàng này không hề có món arepas! Vậy nó ở đâu? Ở sân đá banh cạnh đó, nơi nhiều phụ nữ bán những món ăn hè phố và quan trọng nhất là món arepas tuyệt diệu. Thịt heo ướp nướng và gà nướng Nơi ăn ngon nhất: Ocho Rios, Jamaica Những người nô lệ Maroons đào thoát khỏi Jamaica vào thế kỷ 17 - khi người Anh đô hộ xứ sở này - đã sống bằng thịt lợn rừng và để bảo quản thức ăn, họ xát lên thịt một hỗn hợp gia vị. Ngày nay, món thịt nướng ở Jamaica được ướp với đủ thứ gia vị như nhục đậu khấu, húng tây... Thường thì gà được dùng nhiều hơn heo và lò nướng làm bằng các thùng dầu thay vì bếp củi truyền thống. Du khách đến khu resort ở North Coast thuộc thị trấn Ocho Rios thường làm một chuyến du lịch ngắn khoảng 12 dặm đến thung lũng Faith's Pen. Trên đường đi có hàng chục quầy bán thịt thăn heo ướp và nướng tuyệt hảo. Khói từ gỗ và ớt tiêu Jamaica càng làm tăng thêm mùi thơm của những thứ gia vị cực kỳ kích thích, tạo nên một món thịt nướng tuyệt vời. Bạn có thể nghĩ mình đã tìm ra thiên đường trên những bãi biển Jamaica! Dù trên phương diện văn hóa hay tôn giáo, ẩm thực vẫn có vai trò quan trọng trong mọi nghi thức, lễ hội hay những dịp đặc biệt ở bất kỳ quốc gia nào. Tây Ban Nha: Rosca de Reyes Đây là món bánh nướng truyền thống, xuất hiện trên bàn ăn của mọi gia đình Tây Ban Nha vào ngày 6/1 hằng năm để ăn mừng cho ngày Dia de ló Reyes (Ngày của đức Vua). Chiếc bánh hình oval này tượng trưng ba 3 người đàn ông lanh lợi, được trang trí cùng một số loại mứt hoa quả. Philipine: Bibingka Australia: Pavlova Pavlova rất phổ biến ở đất nước Australia, là loại bánh có vị ngọt nhẹ, giống như bánh trứng đường nhưng sử dụng nguyên liệu bột ngô. Kết quả là bánh rất xốp và mềm bên trong nhưng lại giòn ở mặt ngoài. Tên của loại bánh truyền thống này đặt theo một diễn viên balê người Nga, Anna Pavlova, người đã ghé thăm Australia và New Zealand vào năm 1926. Cộng hòa Czech: Kolache Thổ Nhĩ Kỳ: Asure Asure hay còn có tên gọi khách là Noah’s Pudding là món bánh tráng miệng “ngon tuyệt cú mèo” của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù loại bánh này không có ý nghĩa liên quan tới tôn giáo hay tín ngưỡng, nhưng nó rất phổ biến trong những dịp ăn mừng hay xum họp gia đình. Ấn Độ: Gulab Jamun Hàn Quốc: Tteok Tteok, món bánh làm từ bột gạo và bột mỳ, thường dùng trong dịp sinh nhật và cưới xin. Tteok là một phần văn hóa Hàn Quốc từ 2.000 năm trước. Có khoảng 200 loại bánh gạo khác nhau, với rất nhiều kích cỡ, hình dáng, màu sắc, tuy nhiên chỉ có bốn phương pháp chính để làm chín bánh, gồm luộc, hấp, rán. Hiện nay, Hàn Quốc đã chính thức mở một bảo tàng về loại bánh Tteok. |
Buche de Noel – Yule Log
Đây là một loại bánh được sử dụng trong dịp lễ hội Giáng sinh theo truyền thống Pháp. Chiếc bánh này thường được chuẩn bị và trang hoàng như là một khúc củi dùng để đốt trong lò sưởi. Chiếc bánh bûche truyền thống được làm từ bánh nướng xốp, cuộn lại thành hình trụ tròn sau đó được phủ kem bề mặt và xung quanh. Bánh khúc cây ( Buche de Noel ) có nguồn gốc từ một khúc củi thật sự dùng để đốt lò từ ngày 24 tháng 12 đến ngày đầu năm mới.
Theo tục lệ, trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, rượu nóng và đọc lên những lời cầu nguyện. Trong một vài gia đình, người con gái trẻ trong gia đình sẽ nhóm lửa đốt khúc cây bằng một ít gỗ vụn mà họ đã chuẩn bị và cất giữ từ năm trước. Ở một số gia đình khác thì người mẹ được ưu tiên thực hiện động tác này. Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau.Từ thế kỷ thứ XII, tục lệ này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia tại Châu âu, đặc biệt tại Pháp và Italia. Tục lệ này vẫn còn được duy trì ở đếnnhững năm cuối thế kỷ 19. Sau đó nó dần biến mất khi những lò sưởi đá lớn được thay thế bởi những lò sưởi hiện đại bằng kim loại. Những khúc cây lớn được thay thế bởi những khúc cây nhỏ hơn, được trang trí xung quanh bằng những ngọn nến và cây cỏ, đặt giữa bàn như là một vật trang trí.
Ngày nay, bánh khúc cây Giáng sinh đã trở thành một món bánh ngọt truyền thống, được phủ bởi kem cà phê hoặc sô-cô-la và trang trí đẹp mắt.
Đặc sản bánh ngọt cùng với món bít-tết của những nhà hàng ở thủ đô Paris hay hải sản tươi sống của Tokyo đang là các món ăn truyền thống bán chạy nhất hiện nay.
1. Paris
Bánh qui bơ, bánh mì sô-cô-la được chế biết bằng bí quyết gia truyền tại Paris. |
Dù là món ăn nhanh tại tiệm ăn đêm hay bữa ăn trưa ở nhà hàng thì những người ưa thích ẩm thực đều hài lòng với thủ đô này. Bánh qui bơ, bánh mì sô-cô-la được chế biết bằng bí quyết của các lò sản xuất tạo cho các loại bánh hương vị thơm ngon độc đáo.
2. Rome
2. Rome
Roma nổi tiếng với món pizza vuông phết bơ |
Một trong những nguồn cảm hứng bất tận mà du khách có thể tìm thấy ở các món ăn ở đây là bánh mì, bánh ngọt, bánh pizza vuông phết bơ. Bánh sandwiche là một món ăn nổi tiếng ở những tiệm ăn đường phố của thành phố này.
3. Tokyo
3. Tokyo
Các món ăn dọc đường tại Tokyo rất ngon miệng |
Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Nhật Bản hải sâm tẩm bột chiên giòn, các món ăn bình dân bán tại các tiệm ăn dọc đường hiện nay cũng rất ngon miệng. Chẳng hạn như bánh nhân thịt nhồi cải bắp, bánh nhồi nhân hải sản, cơm chiên thịt bò hành tây.
4. Mexico City
4. Mexico City
Các món ăn độc đáo tại Mexico City mang phong cách đặc trưng của Nam Mỹ |
Các món ăn độc đáo của thành phố này mang phong cách đặc trưng của Trung & Nam Mỹ: taco, burrito, salsa, nacho.... Bạn có thể tìm thấy món súp gà nấu với ngô và ớt ngon tuyệt đỉnh, các món ăn làm từ trái ớt poblano chỉ có ở nước này và sô-cô-la nóng của nhà hàng El Cardenal.
5. Barcelona
5. Barcelona
Bánh mỳ phết gia vị nổi tiếng Barcerona |
Các món ăn của thành phố này khá phong phú, từ cơm hải sản thập cẩm cho đến các món ăn truyền thống Catalan như thịt quay Escalivada, rau xông khói, xa-lát cá tuyết và bánh mì phết gia vị.
6. Madrid
6. Madrid
Madrid nổi tiếng với các món ăn mặn |
Những món ăn mặn của Tây Ban Nha đương nhiên là thành phần chủ yếu trong thực đơn ở thủ đô nước này. Xúc xích tẩm cocktail và thịt xông khói, bánh mì suất tẩm dầu ô-liu, muối tỏi, hạt tiêu. Đậu chickpea hầm cải bắp, cần tây, cà-rốt, khoai tây, thịt gà và thịt lợn. Súp tỏi Sopa de Ajo cũng là món ăn đắt giá mà những du khách khi đến đây không thể bỏ qua.
7. Hong Kong
7. Hong Kong
Các món hấp là đặc trưng của Hong Kong |
Các món ăn như bánh hấp Dim Sum, đùi gà rán Tandoori, mì nấu wonton, bánh cá rán xiên que của đặc khu hành chính có vị ngon khác lạ do kết hợp với cách nấu nướng của người Anh để lại. Khách sạn Peninsula phục vụ các món ăn kiểu Quảng Đông, gồm bánh bao hấp nhân thịt và vây cá mập. Trong khi nhà hàng Alain Ducasse cung cấp các món ăn kiểu Pháp như gan ngỗng hấp tương ớt và trái lê, và tôm hùm rim.
8. Bắc Kinh
8. Bắc Kinh
Bắc kinh nổi tiếng với món vịt quay |
Không chỉ nổi tiếng với món vịt quay, mà các món ăn bình dân khác tại đây cũng không kém phần hấp dẫn. Chẳng hạn như gà giò bọc lá sen bỏ lò, tôm chiên tỏi ớt. Ngoài ra còn có nhà hàng Fangshan chuyên phục vụ các món ăn cung đình như súp rùa và chân gấu hầm thuốc bắc.
9. Milan
9. Milan
Milan nổi tiếng với món thịt bò nướng ăn kèm bánh pizza |
Mỗi suất đồ ăn tại thành phố này có giá trung bình 40 USD. Theo Golsmith đã từng sống và làm việc tại đây trong 4 năm kể lại, bánh mì kẹp thịt, nước sốt cà chua pho mát của nhà hàng Luini, thịt bò nướng ăn kèm bánh pizza tại nhà hàng La Terza Carbonaia chính là những món đặc sản đáng để thưởng thức.
10. Thượng Hải
10. Thượng Hải
Bánh bao, bánh rán nóng kèm thịt và nước sốt là các món ăn được du khách ưa thích tại Thượng Hải |
Các món ăn được ưa thích tại đô thị này do các quán ăn đường phố cung cấp bao gồm cua biển loại to nhiều lông, bánh bao, bánh rán nóng kèm thịt và nước sốt.
Các món ăn vặt ở Sài Gòn
Sài Gòn vốn là mảnh đất cho dân tứ phương về đây lập nghiệp. Chính vì thế, có thể nói nơi đây hội tụ mọi tinh hoa ẩm thực Việt.
Trong một cuốn sách viết về du lịch Sài Gòn có đề cập đến những món ăn vặt phổ biến của Sài Gòn xưa là: bột chiên, há cảo, gỏi đu đủ (hay còn gọi là gỏi khô bò), bò bía, phá lấu…
Ngày nay, thực đơn ăn vặt của Sài Gòn đã dài ra rất nhiều bao gồm: bánh tráng trộn, cá viên chiên, bò viên chiên, bánh tiêu, bánh bột lọc… Xin giới thiệu một số món ăn vặt mà người Sài Gòn ưa chuộng.
1. Bột chiên
Người Sài Gòn ai mà không biết bột chiên mới là chuyện lạ. Đầu tiên chỉ là những khối bột được cắt sẵn vuông vức, trắng nõn đem chiên trên một chảo nóng.
Dầu để chiên chỉ là một muỗng dầu bé, đủ để bột không dính vào trong chảo, không giống như khi người ta chiên đậu phụ dầu ngập đầy chảo. Đợi đến khi bột vàng đều sẽ đập vào chảo một quả trứng gà. Đảo đều tay cho đến khi trứng chín là vừa ăn.
Phía trên đĩa bột chiên được trang trí một bên là màu đỏ của tương ớt, một bên là màu trắng hồng của đu đủ thái sợi, kế đến là chén xì dầu nâu nâu đã được pha dấm, đường vừa miệng với chút ớt cay cay…
Bột chiên ăn vào vừa có độ giòn của lớp vỏ bột bên ngoài, dừa có độ dẻo của lớp bột chín bên trong, thêm hương vị của trứng gà thơm thơm, béo béo, quả thật là một món ăn lạ mà hấp dẫn.
Bột chiên được khởi nguồn rất bình dân, có mặt từ chiếc xe nhỏ ven đường đến các quán ăn, nhà hàng sang trọng. Tùy từng nơi mà bột được chế biến khác nhau một chút từ nguyên liệu cơ bản là bột gạo và bột sắn, loại bột có tính mát và độ kết dính cao. Món ăn này tuy đơn giản nhưng khi nhắc đến ẩm thực Sài Gòn, mấy dễ ai quên.
Giới thiệu cho bạn một địa điểm bán bột chiên khá ngon và lạ là ở đường Nguyễn Án (Nguyễn Trãi quẹo phải, gần trường Mạch Kiếm Hùng. Vị bột ở đây rất lạ, không giống loại bột chiên thường ăn. Ngoài ra đường Võ Văn Tần (đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám quẹo sang) cũng là một con đường bột chiên nổi tiếng ở Sài Gòn.
Một đĩa bột chiên tùy từng nơi mà có giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng
2. Há cảo
Há cảo là món ăn chơi dễ chế biến và không gây nặng bụng. Đây là một trong những món ăn vặt của người Sài Gòn xưa. Há cảo là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nguyên liệu cũng như cách làm thì lại rất gần với người Việt Nam.
Muốn há cảo ngon thì trong từng công đoạn làm bánh đều phải tỉ mẫn. Vỏ bánh thường được làm từ bột gạo, bột năng, bột sắn dây. Tuy nhiên, làm bằng bột sắn dây sẽ làm bánh trong hơn. Sau đó là thêm vào một ít nước, một muỗng muối và bắt đầu nhào nặn.
Càng nhào mịn bao nhiêu bánh càng trong và dai bấy nhiêu. Nhân bánh thường làm bằng thịt hoặc tôm băm nhuyễn. Nhân bánh ngon hay dở tùy vào việc người làm ướp gia vị có đều tay hay không.
Há cảo có hai loại là há cảo chiên và há cảo hấp. Há cảo hấp có vỏ dai dai sừng sực, chấm chút nước tương với tương ớt rất ngon. Há cảo chiên lại đem đến vị giòn giòn vui miệng. Miếng há cảo bé bé, nhân thịt ngọt, ăn với rau sống là đúng khẩu vị lại không bị ngấy.
Muốn ăn há cảo đúng vị phải sang khu phố người Hoa ở Quận 5. Tại đây, bước chân vào quán ăn nào của người Hoa bạn cũng có thể thưởng thức được hương vị há cảo ngon tuyệt.
Một dĩa há cảo tùy theo nhân bánh và cửa hàng bán mà có giá khác nhau, thường từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng.
3. Phá lấu
Nếu bạn đã từng ăn phá lấu ở Sài Gòn chắc bạn không thể nào quên được mùi vị đặt trưng . Nồi phá lầu nóng hổi sền sệt , miếng phá lấu chắm với nước mắm me, ăn kèm với bánh mì, nghe thôi đã thấy thòm thèm.
Ai cũng biết phá lấu là một món ăn quen thuộc của người Hoa. Món phá lấu quen thuộc nhất được làm bằng bao tử và ruột non heo như phổi, gan, tim heo và cả bò nữa vẫn được dùng làm phá lấu với cách chế biến rất giản dị là tẩm ướp gia vị mà trong đó ngũ vị hương là chính, sau đó được chiên vàng và luộc lại cho mềm.
Nước phá lấu được nấu từ nước cốt dừa, vừa ngọt lại béo. Bí quyết của một nồi phá lấu ngon là ở khâu canh lửa và châm thêm nước cho ruột non có độ mềm vừa ăn. Nấu cho đến khi nước dùng vừa sắc lại và hơi sệt là có thể dùng được.
Món phá lấu chỉ có dùng cây xiên từng miếng lên ăn mới ngon chứ điệu đàng dùng đũa, dĩa hay muỗng lại có cảm giác như vị ngon giảm đi một nửa. Nước chấm ăn kèm, ngoài nước hầm xăm xắp chung với phá lấu còn phải có thêm chén nước mắm chua chua ngọt ngọt, hòa quyện vào nhau thật đậm đà.
Chung cư Nguyễn Đình Chiểu (đường Hoàng Sa, phường Đakao, quận 1) là một địa điểm bán phá lấu nổi tiếng từ trước đến nay. Một phần từ 8.000 đồng -20.000 đồng.
4. Gỏi khô bò
Gỏi khô bò đích thị xuất phát từ đường phố, là một món ăn dân dã quen thuộc của học sinh và người bình dân. Nhưng chẳng biết từ khi nào, gỏi khô bò đã đặt chân vào các nhà hàng sang trọng hoặc các đám tiệc linh đình, thế mới biết món ăn đạm bạc này có sức hấp dẫn như thế nào.
Gỏi khô bò là một món ăn đơn giản, dễ chế biến. Đi ăn gỏi khô bò cũng chẳng phải đợi lâu. Vừa gọi món đã có ngay một đĩa gỏi khô bò đầy màu sắc mà ngon miệng. Khô bò thường là loại phổ bò qua chế biến và ướp gia vị kỹ càng, không giống như loại khô làm từ thịt bò được đóng gói bán sẵn trong các siêu thị.
Gỏi khô bò phải ăn với đu đủ bào. Đu đủ được bào sợi, ngâm nước muối để khử mủ vào tăng độ giòn. Phía trên được trang trí bởi mấy cộng rau răm thái nhỏ, tăng mùi vị và tạo màu sắc bắt mắt thanh nhã, lại thêm mấy hạt đậu phụng rang vàng giòn rụm.
Gỏi đu đủ khô bò hơn thua nhau ở nước trộn gỏi, hương vị nước trộn mỗi nơi đều có bí quyết riêng. Nước gỏi ngon thường được pha giữa giấm, nước tương và nước ớt. Tùy theo liều lượng pha mà ra hương vị ngon hay dở. Ăn gỏi khô bò không thấy no, rất nhẹ bụng mà lại kích thích vị giác.
Muốn ăn gỏi khô bò ngon có thể đến công viên Lê Văn Tám (đường Võ Thị Sáu). Quán gỏi của ông Năm bán ở đây rất được lòng mọi người. Đặc biệt là ăn gỏi khô bò trong khuôn viên công viên Lê Văn Tám rợp bóng cây sẽ cho bạn một cảm giác rất thư thái và thú vị.
Một đĩa gỏi khô bò giá 10.000 đồng đến 15.000 đồng
5. Bò bía
Người mới đến Sài Gòn thường nhầm lẫn bò bía với gỏi cuốn và bì cuốn. Cứ nhìn những chiếc xe đẩy ngoài đường, sau khung kính là những chiếc cuốn be bé, trắng trắng xanh xanh thoạt nhìn rất giống nhau. Thật khó để nhận ra đâu là gỏi cuốn, bì cuốn với bò bía.
Bò bía là tên phiên âm từ tiếng Quảng Đông, trong thành phần của nó không có bất kỳ món nào chế biến từ bò như tên gọi. Đặc điểm để nhận dạng bò bía chính là ở thành phần của nó. Bò bía thường được cuốn với thành phần chính là lạp xưởng, tép khô, xà lách. Ngoài ra còn có trứng vịt luộc và củ sắn.
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản và dễ làm. Đây là món khá quen thuộc với người miền Nam. Chỉ cần cuốn hỗn hợp nhân ở trên vào trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía đúng nghĩa.
Tuy nhiên, khi cuốn bò bía đòi hỏi bánh tráng phải mỏng nhưng có đủ độ dai để khi cuốn không bị rách. Người cuốn phải khéo tay thì cuốn bò bía mới đẹp mắt và hấp dẫn.
Bò bía ngon ở nước chấm. Tương hột được chưng lên là món chấm không thể thiếu của bò bía miền Nam. Nước chấm phải vừa đủ ngọt của đường, hơi cay của ớt, beo béo của dầu và bùi bùi của đậu phọng. Người lần đầu ăn loại nước chấm này sẽ thấy vị thật lạ, nhưng đã ăn một lần thì rất khó quên hương vị nước chấm này.
Bất kỳ con đường nào ở Sài Gòn cũng có thể bắt gặp một xe bò bía dạo. Ăn bò bía thường là mua về nhà ăn, các quán bán bò bía thường không ngon bằng các xe bò bía ven đường. Giá một cuốn bò bía chỉ 2.000 đồng, ngon mà lại rẻ.
đủ loại bánh chuối, bánh cay, bánh khoai
bò bía
chuối nếp nướng
xôi
xôi
cóc
hạt dẻ đài loan
há cảo món khoái khẩn của tớ ra quân 5 quất há cảo thì ko còn gì để nói nhưng ở đây chỉ bàn tớ hàng rong thuiu
cá viên
mực nướng
bánh cay trên đường nguyễn bỉnh khiêm
chuối chiên
mận đỏ
me ngào đường
bắp luộc chung với hột vịt lộn
bánh bao
bánh bò bánh tiêu bánh bao chiên
bánh xếp
Từ Nguyễn Văn Cừ quẹo vào An Dương Vương (q5), đi 1 chút nhìn bên tay phải các bạn sẽ thấy một quán cafe cóc. Không gian ở đây thật thoải mái, nếu đi 1 nhóm bạn thì vui biết mấy, có thể tụ tập lại, rôm rả vài ba câu chuyện, ngắm đường phố về đêm.
Mực tươi nướng. Giá từ 30-35k/1 con.
Bạch tuộc khô 5k/1 con & mực khô 10k/1 con
Bạch tuộc khô
bạch tuộc
Bắp xào 5k/1 dĩa (hộp).
Bún bò :
+ Bún bò chợ chiều, đường Ngô Tất Tố (gần nhà Loan Anh và Yến đấy nhé , 12.000/ tô
+ 115 Bùi Thị Xuân Q1 ( ngay góc ngã ba Bùi Thị Xuân - Cống Quỳnh ) 10 nghìn/tô chất lượng
+ 19bis Trần Cao Vân Q1 ( ngay gần ngã tư Hai Bà Trưng - Trần Cao Vân ) 8 nghìn/tô nhỏ , 9 nghìn/tô lớn chất lượng
+ 110a Nguyễn Du ( chính giữa báo công an và nhạc viện thành phố ) 10 nghìn/tô
+ 1241 Mùng 3 Tháng 2 Q10, 10 nghìn/tô chất lượng như vàng
+ Bùi Viện - Đỗ Quang Đẩu (cách đây 3 năm 11000) chổ này ngon hơn ở chỗ BTX
+ Bún bò đường Nguyễn Thị Minh Khai (gần quán món huế Hồng Hạnh), 13.000 và 15.000/ tô. Rất lạ, tô bằng inox, nhỏ xíu hà
+ Trên đường Bạch Đằng gần chợ Bà Chiểu có 2 quán cũng rất ngon, lề đường thui
- Xôi gà 111 Bùi Thị Xuân Q1 ( gần bún bò ) giá dao động từ 6 nghìn - 12 nghìn
- Bánh mì 122c Bùi Thị Xuân Q1 . Ngon cực . Giá chỉ 4 nghìn/ổ
- Cơm tấmBa Ghiền trên đường Đặng Văn Ngữ ( đối diện trường Phú Nhuận ), miếng sườn to như cái dĩa , ăn phê mún chít
Thêm 1 quán ở Lê Văn Sỹ, miếng sườn cũng to lắm, nhưng LA ko thích lắm vì cơm ít quá. Thích nhất là quán cơm tấm Mai ở Nơ Trang Long (Đinh Tiên Hoàng cũ), món kim chi ngon tuyệt.
Trên đường XVNT (khúc đường 2 chiều) có khá nhiều quán cơm tấm, nhưng ngon nhất chỉ có quán gần ngã 4 Hàng Xanh là ngon nhất, cơm hơi ít nên bắt buộc phải kêu cơm thêm. Món canh củ ngon tuyệt có cả xương, 5000/ chén
- Mì gõbên cạnh trường Đồng Khởi . Giá ( chưa cập nhật )
Ở gần trường GTVT Tp. HCM cũng có 1 chỗ, ăn được lắm, giá 3000 đ. Đủ loại, hủ tiếu, hoành thánh, mì... Ngay gần quán cafe V.V phía đường Ung Văn Khiêm, gần ngã tư với đường D2.
Đường Nguyễn Công Trứ ( Ngô Tất Tố quẹo vô , chạy đến ngã 4 nhìn bên trái, ngon cực kỳ. ĐẶC BIỆT: bỏ ớt rất nhìu, món hoành thánh thật tuyệt, chỉ 3000/ tô
- Mì dzịt tiềm
+Dìn chón mì gia trên đường Phan Đình Phùng ( gần chợ Phú Nhuận ) . 26 nghìn 1 tô chất lượng
+1 tiệm trong hẻm ở đường Nguyễn Tri Phương gần ngay ngoài đường . Giá rất sinh viên 11 nghìn 1 tô ( hồi đầu chỉ 10 nghìn )
- Bánh bèo
Thanh Nga ( đúng gốc Huế ) nằm trong hẻm 45b Kỳ Đồng ( đối diện hồ bơi Kỳ Đồng ) ngon nhất trong những tiệm bánh bèo đã ăn . 8 nghìn/dĩa.
Thêm 1 địa chỉ nữa, đường Rạch Bùng Binh (nằm giữa đường Nguyễn Thông và Trương Định đóa)
Trên đường 3/2 cũng có 1 quán, ngay gần đối diện làng nướng (chưa đến Kỳ Hòa). Ngồi dạng quán cóc. Ngay đầu hẻm có treo biển bánh bèo, ngồi dọc theo con hẻm đó. Hẻm kế bên 1 tiệm bán giày Bata. 7000 / dĩa- Phá lấu
+ Bờ kè , chạy từ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Hai Bà Trưng tới cầu Thị Nghè thì rẽ trái vào bờ kè đi 1 xíu sẽ thấy ngã 3 . Rẽ trái vào sẽ thấy toàn bán phá lấu . Ăn ở tiệm trong cùng là ngon nhất . 5 nghìn/chén (hồi trước thì ngon, bi giờ dở òm)
+ Cô Oanh 200/20 Xóm chiếu, P.14, Q.4, TP. Hồ Chí Minh . Điện thoại 9000384 . Vào Q.4 hỏi đường xóm chiếu, chợ 200, tới chợ hỏi quán phèo hoặc phá lấu cô Oanh
- Khu ăn uống tổng hợp nằm trong 1 cái hẻm trên đường Võ Văn Tần ( gần ngã tư Võ Văn Tần - CMT8 ) có rất nhiều món để lựa chọn
- Hủ tíu Nam Vang(món khoái khẩu) :
Hoàng nằm ở ngay ngã tư Vĩnh Viễn - Nguyễn Tri Phương . Giá 8 nghìn/tô , ăn ngon lém
Tuyệt nhất là ở Chú Há, Võ Văn Tần, nhưng đến 25000/ tô, hix
Ở đường Võ Văn Tần, kế Bảo tàng chứng tích chiến tranh cũng rất ngon đó
Một tiệm nữa trên đường Bạch Đằng - Bình Thạnh. Đi theo hướng từ đường Đinh Tiên Hoàng đến Vòng xoay, wa chợ Bà Chiểu một chút, bỏ 1 cái ngã ba, ngã ba tiếp theo, ngay đầu đường có 1 quán. 14.000/tô, ăn cực kỳ, đủ cả tôm, mực. hehe
Phở
-Phở gà hẻm 14 Kỳ Đồng , đi vào trong sẽ gặp 1 tiệm phở rất đông , ăn ngon vãi . 8 nghìn/tô. Hoặc là Phở 24, Phở Lệ...
- Bún riêu cua ốc-Trong hẻm 14 Kỳ Đồng đi sâu vô hơn nữa là gặp . 8 nghìn 1 tô ăn phê lắm. Kế đó là quán kế sân vận động Hoa Lư, đường Đinh Tiên Hoàng đó
- Bánh canh cua ngay góc Trần Đình Xu - Cao Bá Nhạ . Cách đây 1 năm mấy 8000/1 tô
1 tiệm chỉ bán buổi sáng ngay khu Ngân hàng, đi đường Hàm Nghi, đến gần ngã tư có Như Lan thì quẹo về phía quận 4. Ngon cực. 12.000 / 1 tô, quá trời cua luôn.
Tại quán Hồng Hạnh, đường NTMK cũng tuyệt lắm đó. Tại đó cũng có khá nhiều món ăn Huế, ngon nhất là món bánh cuốn nóng và bánh hỏi- Súp cua : đối diện chợ bà chiểu buổi chiều , 3000 1 tô, nếu thích mua thêm 2000 cua , ăn một chén thoải mái
- Súp óc heo : đâu đó gần khu đại học ktế NG TRI PHUƠNG , 3000 chén súp , 7000 bộ óc heo - Gà nướng Dziệt Nam , nằm dọc theo đường Vĩnh Viễn từ Ngô Gia Tự - Vĩnh Viễn tới Nguyễn Tri Phương - Vĩnh Viễn có 3,4 tiệm bán gà nướng phết mật ong ăn rất phê . 40 nghìn/con (cái này anh em để nhậu thì hết ý ) . Còn thèm chân gà nướng thì mời đến đường Trường Sơn, gấn sân bay, 6000/chân, nhưng coi chừng chạy công an nha
- Cháo mực Thanh Sơn 144 Nguyễn Đình Chiểu f6 q3 . 5 nghìn/tô
-Bít tết
+Hoả Diệm Sơn 41 Võ Văn Tần và 102 Cao Thắng 28 nghìn/phần
+Nam Sơn ( 2 chi nhánh ) 200Bis Nguyễn Thị Minh Khai và 188 Nam Kỳ Khởi Nghĩa 24 nghìn/phần
+1 tiệm đối diện hồ bơi Kỳ Đồng trên đường Kỳ Đồng , ngon mà rẻ lắm . Chỉ 13 ngàn 1 phần ( gần bánh bèo Thanh Nga )
+1 tiệm mà họp lớp A4 được 3-4 lần đều ăn ở đó (thật nhiều kỉ niệm) . Nằm trên đường An Dương Vương thì phải . 15 ngàn 1 phần
+1 tiệm ở Lý Chính Thắng, gần tới Hai Bà Trưng, quẹo vào hẻm bên trái. Quán nì có món mì ý là tuyệt nhất
- Bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu 59b Cao Thắng
- Bánh xèoĐinh Công Tráng ( ngay ngã ba Hai Bà Trưng-Đinh Công Tráng quẹo vào ) . Giá mắc . Quán "Ăn là ghiền" nghe quảng cáo và khen quá trời mà LA chưa đc ăn, hix
- Sủi cào , há cảo , cảo chạp nằm trên đường Hà Tôn Quyền, ngay góc ngã 3 Hà Tôn Quyền - mùng 3 tháng 2. Có 1 tiệm bán mì người Hoa ở đường Camette, Q.1, ăn thứ món há cảo ở đó 9ko ăn ko ghiền) - Đồ chay : cuối đường Trần Đình Xu . 5000 1 tô phở chay, mì chay , hủ tiếu chay . Đừng khinh thường nhá , hơi bị nổi tiếng đó . Có lúc ngày rằm , ca sĩ Thu Minh đi chiếc xe hơi lại đó ăn luôn đó , ngon lắm (theo bé P nói )
- Đồ tàu cơm gà Đông Nguyên ở góc Nguyễn Trãi với Châu Văn Liêm , bán đủ từ mấy món bình thường tới mấy món đặc biệt . Trước khi đi có ăn óc heo tiềm thuốc bắc ở đó, ngon lắm. Giá thì tùy món , từ 8000->60000
Sành điệu 1 tí
- Nhà hàng Cổ Ngưnằm trên đường Pastuer ( gần ngã tư Pastuer - Điện Biên Phủ ) , không gian đẹp cực kì , riêng tư cho 2 người , đốt nến , vô cùng lãng mạn , bàn riêng , có người đánh Violon , có bồi bàn riêng , thích hợp cho các bro thích làm bạn gái choáng miss . Có thể lên đặt bàn trước và chọn món , chọn rượu trước . Nếu đặt 3 món : ví dụ 1 món hải sản khai vị , 1 món tôm lăn bột và 1 món lẩu cá hồi ALASKA , 2 ly rượu Bordeaux ( 45 ngàn 1 ly ) . Tất cả chỉ khoảng trên dưới 500 ngàn . Lưu ý : nên lên đặt bàn , chọn món , chọn rượu trước để kiểm soát được giá và khi đón nàng nhớ tặng nàng 1 bó hồng 5 trắng , 5 đỏ chỉ 30 nghìn để cầm tới cho sang và lãng mạn nhé
- Làng nướng Nam Bộnằm trên đường CMT8 ( gần ngã ba CMT8-Tô Hiến Thành ) không gian đẹp , phục vụ rất tốt , các món nướng ăn rất ngon , cũng là 1 chỗ ăn lí tưởng . Nếu đi 2 người thì khoảng 100 ngàn tất cả .
- Gà nướng Pháp Letoire354 Võ Văn Tần và Hai Ba Trưng (gần ngã tư Điện Biên Phủ), nằm giữa Kinh Đô và Đức Phát, thực đơn gồm 30 món đặc biệt là món Gà Nướng Pháp, Bò, Cừu, Bò nấu rượu vang, Cơm gà và Kem chuối
. Lần đầu tiên ăn 1 chỗ có thuế GTGT 10% . Khoảng 25-35 nghìn/phần
- Quán nướng Chiều naykiểu Nga 30B Võ Văn Tần Quận 3 , rất nhiều món ngon và độc đáo như : kangaroo nướng , đà điểu nướng , cà ri dê , xúc xích nướng , heo nướng kiểu Nga , ... , giá rất hợp lí 30-55 ngàn/món hehe
- Quán Tri Kỷ, ngay góc ngã tư Lê Văn Sỷ - Phạm Văn Hai , đầy đủ tất cả các món ăn 3 miền , từ heo , bò , gà , dê cho tới chuột , dơi ,nhím cho tới cá hồi , cá mập , cá Nhật , cá đuối cho tới nai , cheo , hoẵn , kangoroo ... Nếu các bạn thích các món lạ thì nên ghé wán này . Giá phải chăng : 30-60 ngàn/món hoặc lẩu
- Vú dê nướng , lẩu cá : quán 77 ở DHQG Linh Trung Thủ Đức 15000
- Nước cam , bưởi122b Bùi Thị Xuân Q1 . 4 nghìn/ly ( bịch ) wá chời cam còn hơn vào cafe 8 nghìn - 18 nghìn/ly cam có tí tẹo
-Trái cây tươi , sinh tố :
+Cuối đường Nguyễn Cảnh Chân Q1 , ngay góc ngã 3 Nguyễn Cảnh Chân - Trần Hưng Đạo , ngay chỗ Công An TP quẹo vào đi đến gần cuối đường . 4 nghìn/dĩa trái cây ăn phê lòi
+Ngay ngã tư Trần Quốc Thảo - Võ Thị Sáu có tiệm bán sinh tố trái cây ngon cực . Giá dao động 3-5 nghìn/ly
+ Sinh tố ở Võ Văn Tần hay Lê Văn Sỹ, An Dương Vương cũng tuyệt!
Địa Điểm: 61 Hàm Nghi, Q.1
Quán chuyên bán đồ ăn khuya, hương vị Bắc. Nếu teen đi học khuya về mà đói bụng thì hãy ghé vào thưởng thức món phở cay của quán nhé!
Giá cả: khoảng 20k thui
Tip4u: Phở cay ăn ngon nhất vào những ngày trời se lạnhQuán 47Địa điểm: 47 Trịnh Hoài Đức, Q. Bình Thạnh ( gần Lăng Ông, chợ Bà Chiểu nha)
Toàn các món ăn vặt cho teen mình nhâm nhi: bò bía, súp cua, cá viên chiên,… :Đặc biệt ở đây có món phá lấu bò và hoành thánh chiên ngon tuyệt cú mèo.
Giá cả : Mỗi món chỉ nhúc nhích từ 3-10k mà thôi. Trọn gói cho một bữa túy lúy + no nê là 15k nhé.
Tip4u: Phá lấu có giá là 5k/chén, nhưng nếu mang về cũng giá đó + đổ ra tô ăn thì… nhiều lắm đấy! Tớ rất kết cô bán hàng vì cô tính tiền siêu nhanh. Tuy nhiên, bạn phải trả tiền gởi xe là 2k.
Chè Nam Bộ
Địa điểm : đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1 ( đi qua sân vận động Hoa Lư và nhìn bên phải đường là thấy liền à! )
Hội tụ đủ các họ hàng nhà chè cộp mác Nam Bộ: chè táo xọn, chè bưởi, chè thập cẩm, chè thưng, chè bạch quả, có thể chọn ăn nóng hoặc ăn lạnh.
Giá cả: từ 5k trở lên.
Tip4u: Quán cũng có bán tôm viên, xúc xích chiên. Thực phẩm có… nguồn gốc hẳn hoi nên teen cứ yên tâm mà ăn nhé!
Xì-tinĐịa điểm: đường Lê Quang Định, Q. Bình Thạnh ( lấy mốc từ chợ Bà Chiểu, đi thẳng xuống một xíu là thấy.)
Cũng như quán 47, quán Xì-tin chuyên bán đồ ăn vặt cho teen. Xì-tin không có phá lấu nhưng bù lại có món bột chiên khoai môn số dzách!
Giá cả: 4-10k. Ăn muốn rụng rốn luôn! Hehe
Tip4u: Trong tuốt tuột các loại kem ở quán thì kem xì-tin là ổn nhất. Ăn xong thì có thể uống trà Lipton dâu/ chanh. Giá cực rẻ : 2k."Thiên đường ăn uống" ở Thanh ĐaĐịa điểm: công viên gần chợ Thanh Đa, Q. Bình Thạnh
Menu thì nhiều lắm: cá viên chiên, bò viên, bò bía, bắp xào…
Giá cả: 3k trở lên.
Tip4u: khu này chỉ bán vào buổi tối. Vừa ăn vừa ra bờ sông chơi thì vui lắm.Cá viên chiên Sương Nguyệt ÁnhĐịa điểm: đầu đường Sương Nguyệt Ánh, đối diện công viên Tao Đàn ( đường Cách Mạng Tháng 8, Q.1)
Quán này lâu đời lắm rồi nhe. Món ngon độc nhất = cá viên chiên !
Giá cả: 4k/xâu. Ăn thả cửa.
Tip4u: ở đây bonus thêm đồ chua ăn cùng nên ngon . Quán chỉ bán vào buổi chiều, khoảng 16h trở đi. Kế bên còn có tiệm bánh xếp, kế nữa là tiệm chuyên bán đồ ăn cho teen. Tha hồ mà ăn nhá! .
Rich House
Địa điểm: 370 Cao Thắng, P.12, Q. 10
Ở đây có đặc sản là món lẩu kem cực cool và món pizza kem cực đã.
Giá cả: 90-150k/ 2- 7 người ăn cho 1 cái lẩu và 45k cho 1 cái pizza kem nha.
NTXĐịa điểm: 1B Hàn Thuyên, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức
Những món nghe tên cũng phải miệng chữ O mồm chữ A đây ạ: Bia sữa và gỏi trái cây.:-O
Giá cả: 15k/ly và 35k/lẩu 4 người.
Mix
Địa điểm: 78/29 Khánh Hội, P.4, Q.4
Quen + cực lạ = bánh tráng trộn với mực ống dai dai, cay cay, tôm chua chua ngọt ngọt, rau trộn và cả sốt mayonaise beo béo nữa. Nghe đã thấy thèm.
Giá cả: 15-20k/món nha.BavaroiseĐịa điểm: 193/137 Nguyễn Cư Trinh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1
Ở đây có các loại bánh Pháp nhưng đã qua quá trình “ Việt hóa” nên đã trở thành một loại bánh mới ngon, lạ.
Giá cả: 70k/ổ
Bé heo nhỏĐịa điểm: 3/20A, đường 12, khu phố 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức
Gà chiên chanh dây bạn đã nghe chưa? Gà được tẩm gia vị sao cho vừa ăn, sau đó chiên lên cho giòn và cuối cùng là rưới nước sốt chanh dây lên trên.
Giá cả: 30-35k/phần.
Các món ăn vặt ở Hà Nội
ỐC LUỘC HÀ NỘI
Ốc luộc là món ăn quen thuộc trên mọi phố phường Hà Nội. Ăn ốc mùa nào cũng có cái thú riêng của nó nhưng thú vị nhất có lẽ là được ngồi ở vỉa hè trong không khí trời thu dịu mát, khi không còn cái nóng oi bức của mùa hè. Một bát ốc luộc nóng hổi, vài ba que xiên là đủ làm ngày thu của bạn vui rôm rả.
Nhắc đến món ốc luộc Hà Nội sẽ thật “vô tâm” nếu bỏ quên quán ốc luộc lá chanh số 1 Đinh Liệt. Đây là địa chỉ quen thuộc của dân “nghiền” món ăn dân dã này. Gọi là quán chứ kỳ thực nơi đây rộng có khoảng 1,5m2, không ai muốn ngồi. Thực khách thích ngồi bên ngoài, trên cái vỉa hè có chiều sâu chừng 70cm, chiều dài chừng 3m. Nếu không còn chỗ, phục vụ sẽ nhanh chóng kê thêm bàn ngồi ở vỉa hè đối diện cũng chừng ấy diện tích cho khách.
Món ốc luộc có ngon hay không, quan trọng nhất là ở bát nước chấm. Nước mắm gừng của quán số 1 Đinh Liệt được giới sành ăn xếp vào hàng 5 sao. Ngon đến lạ lùng! Quán ốc nào pha nước chấm cũng đủ các loại gia giảm nào ớt, tỏi, gừng giã, thêm vài lát sả tươi và lá chanh thái chỉ nhưng không phải quán nào cũng ngon. Với bí quyết riêng của mình, nước mắm chấm ốc ở đây lúc nào cũng “hút hồn” thực khách.
Trong khi chờ luộc ốc hãy thử nếm trước một chút mắm của quán, bạn sẽ thấy vị mặn của mắm, ngọt nhẹ của đường chen lẫn trong mùi thơm ngào ngạt của gừng, của ớt xắt cay đến xé họng. Những miếng gừng già, cắt nhỏ rồi được đâm, không nhuyễn quá cũng không để lại vết tích thô kệch nào. Thả gừng vào nước mắm, tự nhiên tan ra, hòa lẫn cực nhanh để hoàn thành sứ mạng cao cả là nâng tầm của miếng ăn dân dã lên thành tuyệt hảo.
Nước chấm ốc không những ngon mà còn đẹp mắt với màu vàng của gừng, màu đỏ của ớt, màu trắng của sả và thêm màu xanh của lá chanh thái chỉ nổi bật trong lòng bát nước chấm trông thật vui mắt. Tùy khẩu vị người ăn mà có thể thêm mấy giọt chanh hay quất để tăng phần đậm đà. Nước mắm chấm ốc ở số 1 Đinh Liệt ngon đến nỗi chẳng mấy ai lại không gọi thêm bát thứ hai. Người ăn húp nước mắm như thưởng thức một ly rượu hảo hạng, xì xụp tận hưởng cái thú của món ngon.
Nói đến món ốc không thể không nhắc đến ốc. Ốc ở đây tươi ngon, luộc liên tục nên thịt vừa chín tới là mang ra, thịt ốc mềm ngọt và không có lẫn bùn hay cát. Có ba loại để gọi: ốc bu, ốc nhồi và ốc lẫn. Tốt nhất bạn nên gọi một bát ốc lẫn có pha trộn hai loại ốc kia để có thể thưởng thức hết cái ngon ngọt của từng loại.
Ốc đã ngon, thêm nước mắm lại càng ngon. Không có cớ gì không gọi thêm một vài chén rượu cay nồng để kiểm nghiệm câu ca dao của người xưa “Ốc tháng mười, người Hà Nội”.
Nộm bò khô
Đã từ lâu, nộm bò khô là thứ quà vặt rất đỗi thân quen trong thực đơn quà rong vốn rất phong phú của người Hà Nội.
Ta dễ dàng bắt gặp những quán nộm xuất hiện ở hầu hết các chợ, các ngõ phố, trên vỉa hè, mà các bà, các chị và cả những em học sinh, những cô cậu sinh viên... vẫn chen nhau ngồi ăn mà không khỏi xuýt xoa vì vị cay của ớt, cái sậm sựt của gân bò, vị giòn của đu đủ xanh nạo cũng như vị bùi béo của lạc.
Tôi còn nhớ, hồi học sinh, sau giờ học chúng bạn vẫn thường rủ nhau đi đâu đó ăn chút quà vặt để làm dịu cái bụng đói đang sôi lên òng ọc sau năm tiết học vất vả. Tất nhiên, lựa chọn đầu tiên bao giờ cũng là Nộm bò khô. Chỉ cần một tiếng "nộm Hàm Long không mày ?" là y như rằng mấy cái đầu còn lại gật lấy gật để.
Tất nhiên là Hà Nội có rất nhiều quán nộm bò khô mà đắt khách như: ngõ Hàm Long, chợ Hôm, phố cổ....rất bình dân đã trở thành địa chỉ ăn ngon không thể quên đối với lũ nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.
Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản "cây nhà lá vườn", dưới bàn tay khéo léo của các chị, các cô đã tạo ra món ăn dân dã mang hương vị của quê hương. Với trái đu đủ xanh, cà rốt rửa thật sạch rồi được nạo thành từng sợi mỏng và tơi đã thấy sự kết hợp màu sắc để món ăn trông được hấp dẫn.
À, chắc chắn phải nhắc tới thịt bò khô rồi nhỉ. Về cơ bản, thịt bò được thái thành miếng to bản, chỉ dày khoảng 5mm thôi, sau đó được đem tẩm ướp kỹ với các loại gia vị: muối, đường, gừng, tỏi, sả, dầu hào, tương ớt hoặc ớt bột hay ớt tươi và để qua đêm. Tẩm ướp kỹ càng xong, thịt phải được vớt ra và đợi cho đến khi róc hết nước mới cho vào lò nướng. Luôn nhớ là thịt càng khô thì càng để được lâu và phải cay thì mới đúng là vị của thịt bò khô.
Một thứ quan trọng để quyết định món ăn ngon hay không đó chính khâu pha nước trộn. Cũng chỉ với đường, dấm, nước mắm, mỳ chính, ớt....nhưng được chia với tỷ lệ như nào, cách pha ra sao để nước trộn mang hương vị dịu, đậm vừa phải mà không bị gắt. Đó chính là bí quyết riêng của người chế biến.
Vậy đấy, một món ăn bình dị, dân dã nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo từ cách lựa chọn cho đến khi chế biến. Mọi thứ đã đâu vào đấy, sẵn sàng mời gọi mọi người cùng thưởng thức. Những khi quán đông khách, tay chị bán hàng nhanh thoăn thoắt làm theo yêu cầu của từng người, nào là nhiều ngọt ít cay, nào là nhiều lạc, nào là nhiều chua...cái tiếng kéo lách cách như tăng thêm sự mời mọc cho món ăn đầy hấp dẫn này. Những sợi đu đủ, cà rốt mỏng dính, những cọng rau thơm xanh mát cùng thịt bò khô tước nhỏ hoà lẫn với thứ nước dùng có đủ vị chua chua ngọt ngọt. Thêm chút lạc rang xát sạch vỏ rắc lên trên cùng nữa mới đủ vị, trông lại càng bắt mắt nữa chứ. Quên làm sao được cái cảm giác cay tê vẫn còn đọng lại nơi đầu lưỡi mà khi ăn xong lại trào lên cảm giác thòm thèm.
Ăn nộm bò khô đối với dân nhậu thì còn ăn kèm với một đĩa hỗn hợp gồm lá lách rán khô, sụn bò quay, sách bò quay va tỏi chiên vàng trông thật hấp dẫn. Món này chấm với tương ớt thật là cay để vừa ăn vừa hít hà nhưng vẫn cứ muốn ăn mãi.
Không cầu kỳ, chẳng kén chọn người thưởng thức, nộm bò khô làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất. Một món ăn bình dị như chính nếp sống của người Hà Nội, chỉ cần một món tiền nhỏ là bạn và bạn bè của mình ngồi bên nhau thật vui vẻ để có thể thưởng thức đủ cả cái hương vị chua, cay, mặn, ngọt....nhất là trong tiết trời đầu đông như thế này.
Chân gà nướng Mỹ Miều
Chân gà nướng là món khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là trong cái lạnh của mùa đông Hà Nội. Ngồi bên bạn bè, người thân, nhấm nháp cái vị ngon ngọt, đậm đà của những chiếc chân gà nướng, thêm vài miếng khoai tây chiên nóng giòn và chút dưa ghém ăn kèm thì tuyệt biết bao.
Đi dọc phố Phạm Ngọc Thạch, chúng ta dễ dàng nhận ra quán Mỹ Miều với sắc đỏ ấm áp. Quán được mở ra từ 14 năm trước.
Chân gà, cánh gà ở đây có những vị đặc trưng riêng, đậm đà, ngoài giòn nhưng trong lại mềm. Đó là do nó đã trải qua một quá trình tẩm ướp và nướng rất chuyên nghiệp. Chân, cánh gà tươi sau khi được rửa sạch sẽ được rửa lại một lần nữa bằng nước muối nóng, rồi nước gừng tươi.
Tiếp đó, chúng sẽ được tẩm ướp hàng loạt những loại gia vị khác nhau, trộn đều, ướp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình tẩm ướp thì mật ong là thứ quan trọng nhất để chân gà, cánh gà nướng có được mùi thơm và vị ngon ngọt.
Thợ nướng được tuyển chọn kỹ lưỡng, thực hiện các khâu rất cẩn thận, nghiêm túc. Chân gà, cánh gà phải nướng thật kỹ, đảm bảo chín vàng. Chân gà sau khi ra lò nhất thiết phải phồng rộp, không được quắt, màu phải vàng và có mùi thơm của mật ong.
Thực khách đến với quán có hai sự chọn lựa không gian thưởng thức món ăn khác nhau, hoặc là ngồi một cách dân dã ngoài vỉa hè, hoặc là ngồi quây quần ấm áp trong một không gian khá sang trọng, rực sắc đỏ ấm áp.
Trải qua một thời ký khó khăn vì dịch cúm gia cầm và dịch tiêu chảy cấp nhưng quán Mỹ Miều vẫn đứng vững. Đó là nhờ quán đã chú trọng tới khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn bộ số chân gà, cánh gà được dùng làm nguyên liệu trong quán đều được nhập khẩu từ Brazil và Úc. Tại đó, gà được nuôi theo một quy trình chuyên nghiệp, đảm bảo sạch sẽ và không hề có dịch bệnh.
Chân, cánh gà nguyên liệu trước khi xuất sang Việt Nam đã được kiểm dịch ở nước sở tại, sau đó lại được kiểm dịch một lần nữa tại Việt Nam. Quán Mỹ Miều nhập chân cánh gà nguyên liệu qua các Công ty Metro, Công ty Cổ phần thực phẩm Việt Nam. Đây đều là những công ty có uy tín, và đều đóng bảo hiểm cho người tiêu dùng.
Chân gà nguyên liệu nhập về được bảo quản cẩn thận trước khi đem ra chế biến. Đặc biệt, trong quá trình chế biến, quán tuyệt đối không sử dụng các loại phẩm màu hay hóa chất. Màu vàng của chân, cánh gà thành phẩm là do quá trình tẩm ướp và nướng được thực hiện công phu, kỹ lưỡng.
Năm 2007, quán chân gà nướng Mỹ Miều đã được Phòng Y tế quận Đống Đa cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước đó, năm 2006, thương hiệu Mỹ Miều đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền.
Đây là quán cuốn ở đường Trần Xuân Soạn
Có vài loại cuốn khác nhau, nói chung chất lượng có thể chấp nhận được, giá cả cũng tương đối, nghĩa là ko rẻ ko đắt. Cá nhân em chỉ kết quán này vì một số điểm đặc biệt em nói ở trên. Các bác nên tự mình thử nghiệm và đánh giá.
Nem tai heo bà Hồng
Nói đến món nem tai heo Hà Nội, người sành ăn nghĩ ngay đến quán nem của bà Hồng ở 37 Hàng Thùng. Nem tai Bà Hồng từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc không chỉ của người Hà Nội mà còn nổi tiếng ngay cả những du khách thập phương. Người ta ăn nem như một món ăn thanh cảnh, ăn chơi chứ không phải ăn lấy no.
Theo Hà Nội Mới, ngày nào cũng vậy, cứ quãng 8-9h sáng và cuối giờ chiều, quán nem bà Hồng đông nghịt khách. Chỗ để ngồi ăn tại quán không đủ cung cấp cho lượng người đến mỗi lúc một đông. Khách mua hàng phải đứng xếp hàng trước cửa chờ đợi được mua món nem nổi tiếng đất Hà Thành.
5-6 cậu bé giúp việc đứng chờ sẵn ở sân, chỉ cần thấy có người đỗ xịch xe là hỏi ngay: “Mua bao nhiêu?”. “Cho túi 15.000!”. Thế là chỉ 5 phút sau khách đã có trong tay một túi nặng trịch, bên trong có đầy đủ lệ bộ của món ăn: nem, rau kèm, dấm ớt, sung muối, bánh đa nem… Tốc độ phục vụ nhanh là thế nhưng nhiều lúc cũng không kịp cung cấp cho lượng khách hàng đứng chen chân trước cửa quán.
Nem tai Bà Hồng nổi tiếng Hà Nội từ vài chục năm nay. Bà Hồng bảo đây là món gia truyền của gia đình. Ngày nhỏ, khi bà còn ở Nam Định cùng gia đình, bố mẹ bà đã làm món ăn này và đã có tiếng quê nhà. Bà học làm nem từ thời con gái, đến khi lấy chồng quê Ước Lễ ( Hà Tây), bà theo chồng chuyển về Hà Nội và mở cửa hàng làm nem tai gia truyền. Quê chồng bà Hồng là làng làm giò chả nổi tiếng Hà Tây, vì vậy, bà bán luôn cả giò và nem chua, hai món đặc sản nổi tiếng của làng Ước Lễ để ăn kèm với món nem tai cuốn. Không hiểu sao, hai món đặc sản ở hai vùng đất khác nhau đó, khi được cuốn chung với nhau, ăn kèm lại có vị thơm lạ và ngon không ngờ. Bà Hồng cười bảo: “Âu cũng là cái duyên cô ạ. Tôi và ông nhà hợp nhau từ tính tình đến sở thích. Ngay cả món ăn gia truyền của hai dòng họ không hiểu sao cũng hợp nhau đến thế”.
Ở Hà Nội bây giờ có hàng chục cái chợ, trong mỗi chợ lại có hàng chục hàng bán nem tai, nhưng không quán nào có được vị thơm ngon đặc trưng như quán Bà Hồng. Để có được hương vị riêng ấy, Bà Hồng đã rất “kỹ tính” trong khâu làm. Tai lợn phải được làm sạch, khử trùng bằng muối và dấm, sau đó cho lên hấp cách thuỷ từng mẻ một để tai không bị mất nước mà vẫn đảm bảo độ giòn, mềm. Tai chín, mang thái mỏng, dài, để ráo nước. Tai lợn làm xong phải trắng trong mới đúng tiêu chuẩn.
Chị Nguyễn Thuý Vân, con dâu trưởng của bà Hồng, bảo, khâu quyết định thành công của món nem tai là làm thính. Nem tai có thơm, ngon hay không cũng phần lớn nhờ vào thính rắc bên trên. Chính vì thế làm thính là khâu quan trọng nhất của món nem. Chị Vân cho biết, thính của quán nem Bà Hồng gồm rất nhiều loại ngũ cốc nhưng chủ yếu là gạo nếp thơm, đỗ tương, đỗ xanh và nhiều loại gia vị gia truyền của gia đình. Những nguyên liệu này được làm khá kỳ công, cho lên bếp lửa liu riu, rang lên rồi hạ thổ, rồi lại cho rang lửa 2 lại hạ thổ… cứ như vậy, rang đến lửa 4, lửa 5, khi ngũ cốc đã vàng đều và dậy mùi thơm thì mới cho vào cối xay nhuyễn. Thính thơm ngậy, rắc vào tai lợn đã thái sạch để ráo và trộn đều cho đến khi màu vàng ruộm của thính đã bao toàn bộ các miếng tai thải mỏng thì xong.
Món nem tai được ăn theo dạng cuốn. Một ít lá sung, lá đinh lăng, dải lên bánh đa nem, cho nem tai vào, kèm với một vài miếng sung muối chua, cộng với một lát giò lụa hoặc nem chua. Sau đó cuốn kỹ thành một miếng nhỏ vừa tay cầm, khách ăn sẽ chấm miếng nem tai cuốn vào nước mắm dấm cay nhẹ. Độ dai của bánh đa nem, độ giòn, mềm, thơm ngậy của nem tai, cộng với một chút vị chan chát, xin xít của rau kèm và vị chua chua, ngòn ngọt, cay dịu của nước chấm sẽ làm khách đến thưởng thức nhớ mãi.
Trong món ăn này, rau kèm là một phần không thể thiếu. Đĩa rau kèm của quán bà Hồng có trên chục loại nào lá sung, lá đinh lăng, kinh giới, xà lách, lá mơ… khách thích dùng loại rau kèm nào cũng có. Chính vì vậy, món nem tai bà Hồng càng thêm hấp dẫn khách đến ăn. Chị Vân, con dâu bà Hồng, khoe, cửa hàng phải đặt hẳn một nơi để trồng rau ở Hà Tây để cung cấp cho riêng quán. Như vậy quán mới đủ các loai rau ăn kèm để phục vụ khách.
Quán nem tai Bà Hồng đã trở thành địa chỉ thường xuyên của không ít người Hà Nội. Bạn bè gặp mặt thường rủ nhau đi thưởng thức món nem Bà Hồng, những đôi trai gái yêu nhau cũng lui tới quán này như một chỗ để ăn vui. Nhiều gia đình thiết đãi khách, cũng tới đây mua nem về bày tiệc. Chị Vân kể, có người tận Sài Gòn, ra Hà Nội chơi còn cố qua cửa hàng mua một chút nem tai để làm quà cho người nhà.
Quán nem của bà Hồng đã trải qua nhiều đời, bây giờ đến đời của con dâu bà là thứ 4, nhưng quán nem vẫn giữ được hương vị thơm, ngon quyến rũ mà không một cửa hàng nào có.Xôi cá rô phi
Vị thơm dẻo của nếp cái hoa vàng quyện với mùi thơm đặc trưng của hành khô và cá phi thơm rất thích hợp với những cơn gió se lạnh đầu mùa.
Nguyên liệu:
500g gạo nếp cái hoa vàng, 500g cá rô phi (hoặc cá đồng), 100g hành khô, 5 cọng hành tươi tước nhỏ, 1 chén con nước cốt dừa, 1 nhánh con gừng, giã nhỏ, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
Gạo nếp ngâm nước ấm khoảng 2 giờ. Đãi sạch, xóc với ít muối, cho vào nồi đồ, thỉnh thoảng rưới ít nước cốt dừa lên. Cá rô phi đánh vẩy, moi bỏ ruột, rửa sạch, bóp với gừng, rượu rồi hấp chín, để nguội, gỡ thịt ướp với hạt nêm, tiêu. Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho hành khô vào phi vàng, vớt ra, chắt bớt dầu, cho hành tươi vào phi thơm, cho cá vào xào ngấm gia vị. Xôi chín, bắc xuống, đánh tơi, cho cá vào, đánh đều lên, nhẹ tay để cá không bị nát. Xúc ra đĩa, rắc hành khô.
Nem tai cuốn lá đinh lăng
Món cuốn này dùng làm món nhậu rất ngon bởi độ giòn của tai heo, mùi thơm của thính gạo được cuộn tròn trong những chiếc lá đinh lăng.
Nguyên liệu:
1 cái tai heo, 30g lá chanh, xắt sợi, 3 lá chanh, xắt sợi, lá đinh lăng, bánh tráng mỏng (bánh đa nem), muối tinh.
Cách làm:
Tai heo rửa sạch, bóp qua với giấm, rửa cho sạch, cho vào nồi nước sôi, trụng khoảng 5 phút cho chín, ngâm vào tô nước sôi để nguội, vớt ra để ráo, xắt lát mỏng. Rau đinh lăng ngâm, rửa sạch. Trộn tai heo với thính gạo, muối và lá chanh. Trải bánh tráng ra đĩa, bày rau đinh lăng và tai heo vào, cuốn tròn lại. Chấm với nước mắm chua ngọt.
Thịt heo xào hành tây
Để giữ dáng không nhất thiết bạn chỉ ăn rau xanh mà những thực phẩm cung cấp đạm vẫn rất cần thiết để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Nguyên liệu:
150g thịt nạc mông heo, ½ củ hành tây, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê nước mắm, dầu ăn, hạt nêm.
Cách làm:
Thịt heo xắt miếng mỏng, ướp với nước tương, hạt nêm khoảng 10 phút. Hành tây lột vỏ, bổ cau. Bắc chảo lên bếp, láng qua một chút dầu ăn, cho thịt vào xào săn, cho hành tây vào, nêm nước mắm, xào chín cho ra đĩa.
Cá nướng sốt chua cay
- thực phẩm cung cấp nhiều chất bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tùy vào sự khéo léo trong cách nêm nếm gia vị mà bạn có thể sáng tạo ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn từ loại thực phẩm này.
Nguyên liệu: 4
lát cá thờn bơn (600g), 3 trái ớt, bằm nhỏ, 1 muỗng cà phê tỏi bằm nhỏ, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muống canh giấm, 2 muỗng cà phê bột ngô, 1 chén con nước dùng gà, 1 nhúm con rễ ngô (mùi) băm nhỏ, rau thì là, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
Cá tráng qua nước lạnh, để ráo, ướp với ít hạt nêm. Xếp cá vào khay nướng, phết dầu ăn lên trên, cho vào lò nướng, nướng chín mềm. Bắc chảo dầu lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho tỏi, ớt, rễ ngô vào phi thơm, cho nước.
dùng gà, nước mắm, đường, giấm, đun sôi, đổ bột ngô (đã hòa nước lạnh), đun cho đến khi hỗn hợp đó sánh đều. Rưới hỗn hợp lên đĩa cá, trang trí với rau thì là.
Teen trường Trần Phú rủ nhau đi ăn vặt.
Ăn vặt vốn là một “sở trường” đáng yêu của teen Hà thành. Nhất là khi thời tiết đã chuyển sang tiết thu với gió heo may hơi se lạnh, cùng “rủ rê” nhau sau tiết 5 đói meo, túm năm tụm ba tại một quán vỉa hè và xuýt xoa thưởng thức những món ăn đậm chất Hà Nội thì còn gì bằng.Đừng lạ rằng quán càng xập xệ, thậm chí chỉ là gánh cháo sườn dưới cột điện cũng làm tấp nập hẳn con phố Lý Quốc Sư. Cháo không hề đắt, chỉ 5k/bát là “ấm bụng”. Cầm bát cháo nóng hổi trên tay, thêm chút quẩy giòn tan, và vị cay cay của ớt bột, nồng nồng của hạt tiêu rồi cứ thế… lủi ra một góc vỉa hè “oánh chén” ngon lành. Chè sắn ở Lý Quốc Sư cũng rất ngon, phải cái dân tình phải đến sớm bởi… hết nhanh lắm, quá 5 rưỡi chiều là bác chủ hàng đã lắc đầu, còn khách cứ thế tiếc hùi hụi. Chè ngọt lịm mà không ngán, sắn vừa dẻo vừa thơm.Cháo trai 26b Trần Xuân Soạn cũng là một địa chỉ thích hợp cho mùa lạnh. Thứ cháo nhuyễn với hạt li ti, quyện vào vị bùi bùi, ngọt lịm của trai xào phía trên đủ khiến người ăn “ngây ngất”. Rất nhiều teen Hà Nội ưa thích vị cháo trai vừa ngọt, vừa đậm đà ở hàng này. Và thế là “bất chấp” cháo nóng phải vừa thổi vừa ăn, thực khách vẫn say mê thưởng thức.Một món ăn nổi tiếng trong dịp hè, nhưng vào mùa chớm lạnh này cũng được teen hưởng ứng “nhiệt liệt”, đó là bún cuốn tôm ở gần ngã tư Trần Xuân Soạn – Thi Sách. Món lạnh, thế mà tầm cuối chiều vẫn đông nghẹt khách. Bà chủ tên Dung xởi lởi với khách ngay từ khâu gửi xe, nhất là với xì-tin vì khách quen của bác hầu như toàn là học sinh các trường quanh đó.Quán này cực đơn giản với cái tủ kính, bàn ghế nhựa xếp bừa ra vỉa hè, trong đó bày la liệt nào thì cuốn tôm, bánh xèo, tôm cuốn dứa, đến cá quả cuốn, bánh bột lọc…Vị tôm luôn nổi bật trong các món cuốn, nhưng đặc biệt nhất vẫn là bún cuốn tôm. Rau xà lách trải rộng, một chút bún, một nhúm dấm bỗng, một miếng thịt ba chỉ, tất nhiên không thể thiếu tôm, cứ thế cuốn và buộc bằng một cọng hành lá. Nước chấm chua chua, ngòn ngọt, thêm chút đu đủ thái nhỏ cắn sần sật nữa. Cắn một miếng sẽ thấy mát lịm ở cổ họng bởi vị thơm của dấm bỗng, béo bùi vị tôm, và ăn mãi vẫn không chán nhờ bún sợi thanh mát.Ở Hà Nội, những quán ăn vặt ngon thường có chung đặc điểm ngồi vỉa hè, hoặc sâu trong ngõ, đã thế thì lấy đâu ra cửa hàng cửa hiệu để trưng bày tên cơ chứ. Vì thế, teen thích ăn món nào, là gọi luôn tên món + tên phố. Chẳng cần chưng biển lớn, chẳng cần phải PR quảng cáo rầm rộ, tất cả chỉ nhờ “truyền miệng” mà vẫn đông khách đến lạ.Cô em Sài Gòn ra Hà Nội chơi, câu đầu tiên khi bước chân xuống máy bay là: “Nhất định phải đi ăn bánh đúc ngay, nghe nói lâu rồi thèm quá đi!”, thì chiều. Đưa qua số 8 Lê Ngọc Hân ăn bánh đúc thịt nóng. Nằm sâu trong ngõ, ở ngoài chỉ vỏn vẹn cái biển chưa đến hai dòng, vậy mà dăm bảy cái nhà hàng sang trọng bên cạnh vẫn phải “thòm thèm” ghen tỵ với nhà bánh đúc gia truyền nổi tiếng này, vì hình như là chẳng bao giờ thấy vơi khách. Ở đây có đủ cả bánh đúc, miến trộn và bún ốc chuối đậu. Bát bánh đúc nghi ngút khói được bưng ra, trên đó sóng sánh nước riêu chan thịt béo ngậy, rau mùi rau dăm thơm phức, hành khô vàng ruộm, bánh đúc dẻo trắng muốt phía dưới…, ăn vào tiết thu se lạnh này thì khỏi bàn. Thật không còn gì có thể hài hòa hơn.Thời tiết mát mẻ rủ nhau đi ăn ngao xào bơ tỏi, ốc xào me cũng là lời mời vô cùng hấp dẫn. Quán ngao xào 46 Đường Thành chỉ mở từ 5h chiều, đúng chất hàng rong bởi chủ thì mải tay đảo tay bốc dưới vỉa hè, khách quây quần quanh sạp hàng trên bộ bàn ghế di động.Gọi là di động bởi một khoảng vỉa hè Đường Thành lúc nào cũng đông khách, hết tốp này lại đến đám kia tới thưởng thức mặc dù bà chủ “chảnh” hết biết, sẵn sàng quát khách nếu dựng xe bừa bãi. Còn khách cũng... sẵn sàng nghe, miễn sao không bỏ lỡ món ngon là được.Lạ rằng khi ăn ngao ở đây, thực khách nhớ tới một thứ khác, được cho là phụ gia nhưng lại quan trọng hơn hẳn. Đó là dừa. Từng lát dừa thái mỏng, trong quá trình xào đã ngấm vị ngọt của ngao, ngấm mùi thơm của hành tỏi hay vị ngậy của bơ nên bùi béo lạ thường. Ngao vừa chín tới nên rất mềm và ngọt. Cứ thế, bà chủ hút khách bằng công thức xào nấu rất lạ. Đủ để những chiều mưa gió, khách thèm ăn vẫn phải co mình dưới mái hiên di động, tránh mưa thì ít, mà không nỡ bỏ lỡ đĩa ngao xào thì nhiều.Lang thang hết buổi với những hàng quán hấp dẫn quanh phố cổ Hà Nội, bạn có thể “chốt” danh sách bằng cách tự thưởng cho mình một suất chè khoai môn, chè chuối đặc biệt tại 31 Đào Duy Từ. Phố rất bé, nên chỉ cần đi qua là nhìn thấy hàng ngay. Chè ở đây bày rất đẹp, khách nào mới ăn lần đầu chắc phải bỏ ra ít phút để... ngắm cái đã. Này nhé, lớp khoai bày khéo ở dưới, trên phủ nước chè trong suốt và cuối cùng là nước cốt dừa trải làm sao mà nhìn thật bắt mắt. Chè khoai môn ăn nóng, luồn thìa qua lớp nước ở trên rồi mới đến khoai dẻo phía dưới. Khoai rất ít thôi, nên ăn xong lúc nào cũng thòm thèm.Muốn ăn chè lạnh thì có chè chuối trân châu. Trâu châu với thạch nhỏ li ti, lẫn trên 5 lát chuối vàng óng trông thật hấp dẫn. Khi đã ngán vị ngọt của chè, có thể gọi thêm trà chanh. Cốc trà chanh cực đơn giản: trà xanh, vắt chanh, bỏ đường... Vậy mà đã trở thành “đặc sản” của quán. Đủ để khách mỗi khi khát cháy cổ lại thèm tha thiết một cốc trà chanh uống tới đâu, mát lịm tới đó. Không ít teen đã là khách ruột của quán này, chiều nào cũng phải tới gọi bằng được một ly trà hay bát chè rồi cứ thế ngồi đồng hàng giờ liền, ngắm con phố cổ tấp nập người qua lại.Hà Nội còn rất nhiều những quán ăn vặt hấp dẫn mà teen yêu thích. Những món ngon vừa đơn giản, lại hợp với túi tiền và gắn liền với bao kỷ niệm tuổi học trò nên vô tình đã trở thành thói quen khó bỏ của dân xì-tin. Còn bạn, bạn thích món ăn vặt nào của Hà Nội nhất?
8 món mắm ngon làm nức lòng người Việt
Trong nền văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ, mỗi món mắm có một phong vị rất riêng. Ở đây có đủ các loại mắm thật hấp dẫn.
Mắm cá – Châu Đốc
Theo bà con làm nghề ủ mắm ở Châu Đốc cho biết thì bất cứ loài cá nào cũng có thể làm mắm được. Nhưng theo kinh nghiệm của làng nghề thì chỉ có một số loài cá như cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh... làm mắm là thơm ngon, do thịt cá có độ dai của sớ, khi đem làm mắm mới đạt chuẩn của mắm ngon.
Có nhiều cách để ăn món mắm cá Châu Đốc. Nếu các bạn thích ăn món lẩu mắm, mắm kho thì dùng mắm cá sặc, cá linh. Còn nếu như bạn thích món mắm chưng thì đương nhiên phải dùng mắm cá lóc chưng với thịt băm nhuyễn cùng với củ hành đỏ, hành tây và trứng.
Mắm ruột – U Minh
Nhưng có một loại mắm đặc biệt có tên gọi ngày xưa là mắm ruột. Đây là loại mắm chỉ làm toàn bằng ruột cá lóc, rất đắt tiền. Vì hiếm, nên loại mắm này chỉ dành cho giới quý tộc, quan lại... nay, nếu có thì chỉ để dành ăn trong gia đình.
Mắm Thái – Châu Đốc
Mắm thái chính là món dễ ăn nhất và hấp dẫn nhất, vì cách ăn khá đơn giản. Chỉ cần vài trăm gram mắm thái, bún, thịt ba rọi luộc, rau sống và bánh tráng là chúng ta có thể ăn ngay mà không phải chế biến gì cả.
Mắm rươi – Trà Vinh
Rươi thuộc họ nhà giun chân đốt, thân có nhiều tơ nhỏ, sống ở vùng nước lợ. Chúng có nhiều ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có nhiều bãi bồi phù sa. Riêng tại tỉnh Trà Vinh, các xã như: Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải đều có rươi xuất hiện nhiều hằng năm.
Mắm rươi là một đặc sản hiếm có, độ đạm rất cao bởi chỉ có một số vùng ven biển bãi bồi phù sa mới có rươi ra.
Chén mắm rươi chưng hay sống thêm vỏ quýt, gừng, ớt đánh cho bông lên rồi rắc một ít ruốc tôm hồng hồng lên mặt. Vây quanh là cải cúc, là cần, là hành hoa cắt khúc, là húng. Ăn cùng mắm là đĩa thịt chân giò luộc thái mỏng hoặc thế chỗ của nó là đĩa ba chỉ thì không còn gì bằng.
Mắm cua đồng
Mắm Cua Đồng, những con cua nướng chín vàng, tách mai, tách yếm, bỏ ngoe càng. Một nắm lá é trắng (hương nhu trắng). Một ít nước mắm ngon, quậy thêm lưng thìa bột ngọt. Và... ớt; rất nhiều ớt. Ớt càng cay càng tốt. Cay đến mức nào mà thực khách còn có thể chịu đựng - dẫu rằng đôi lúc vừa ăn vừa “khóc”... Đó là món mắm cua đồng.
Những con cua đồng giã nhỏ, quết nhuyễn cùng với ớt đỏ, lá é xanh; sau đó cho mắm bột ngọt vào trộn lên sền sệt. Mâm cơm dọn lên; nồi cơm trắng bốc khói; tô mắm cua đồng xanh um, thơm phức. Chẳng cần thịt cá, nếu có thêm rổ rau sống cũng tốt, bằng không, cứ việc “liệu cơm” mà “gắp mắm”.
Mắm sò – Lăng Cô
Nằm ngay dưới chân dãy Trường Sơn nhô ra biển, vịnh Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên – Huế không chỉ tạo nên một khung cảnh đẹp đến nao lòng mà còn có giống sò huyết từ lâu đã rất nổi tiếng.
Sò Lăng Cô có quanh năm, và từ lâu được du khách biết đến với nghề làm mắm sò. Nếu có lần từng thử mắm sò Lăng Cô, ắt hẳn không ai quên được cái mùi vị độc đáo, thơm dịu và hương vị cay nồng đầu lưỡi.
Mắm sò ngon nhất là khi chín, múc ra chén thấy mắm có màu đỏ au, nước đặc sệt và còn nguyên ruột sò. Khi ăn, cho thêm vào các gia vị như tỏi ớt, chút đường cát hoặc bột ngọt, nếu thật sành điệu thì thêm ít đu đủ bào hoặc trái vả xắt nhỏ, khế cùng chuối chát.
Mắm bò hóc – Sóc Trăng
Ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang món mắm bò hóc, có nơi còn gọi là mắm prahốc, được xem là món ăn truyền thống, không thể thiếu được trong bữa cơm gia đình. Nhiều người không biết cứ lầm tưởng mắm bò hóc được làm bằng thịt bò hoặc có khi bằng ếch nhái. Nhưng thật ra, mắm bò hóc được làm bằng cá. Tất cả các loại cá đều có thể làm mắm bò hóc.
Món ăn hầu như không có bán ở chợ, nhưng gia đình Khmer nào cũng có sẵn, sử dụng trong gia đình. Nếu có dịp một lần đến Trà Vinh, Sóc Trăng hay An Giang, bạn cũng nên cố tìm cách một lần nếm thử món mắm bò hóc để hiểu thêm nghệ thuật ẩm thực vô cùng phong phú của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Mắm còng - Châu Bình, Bến Tre
Con còng thường sống ở vùng bãi bồi ven sông rạch của vùng nước lợ. Có nhiều loại còng: còng vôi ó một càng to một càng nhỏ, còng lửa mập chắc thịt, hai càng bén, còng quều màu gạch sậm, hai càng bằng nhau.
Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng Châu Bình - Bến Tre. Khi ăn bún riêu cua, người ta thường dùng mắm còng nguyên chất cho hương vị đậm đà. Còn cho thêm ít gia vị chanh, tỏi, ớt dùng làm nước chấm cuốn bánh tráng thịt phay thì thật đã đời.
Nguồn gốc các món ăn giáng sinhBạn thắc mắc tại sao nguời ta lại ăn gà Tây quay hay bánh khúc cây vào Giáng sinh? Nhiều món ăn Giáng sinh bắt nguồn từ các món truyền thống thuộc lễ hội Yule của người Scandinavia cổ hoặc 22-12 để mừng sự trở lại của mặt trời sau một mùa đông dài, giá rét.
Trải qua nhiều thế hệ, các món ăn này được truyền bá khắp nơi và thay đổi cho phù hợp với thói quen ăn uống của từng dân tộc.
Gà Tây quay
Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh về, công quay và đầu lợn rừng cho bữa tiệc Noel.
Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã mang vào tác phẩm kinh điển của mình, A Christmas Carol. Món ăn truyền thống này được truyền sang Úc vào tháng 1- 1788.
Bánh Pudding
Mỗi độ Giáng sinh, trên bàn tiệc nhà nhà không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy.
Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa tổ tiên xưa của chúng. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thả dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.
Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng nếu ăn phải phần bánh mỳ này, họ sẽ gặp may mắn cả năm.
Bánh khúc cây
Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân câu cháy trước lúc kết thúc lễ hội.
Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ. Người ta rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.
Kẹo bạc hà cây
Cách đây rất lâu, kẹo cây thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã bẻ cây kẹo thành hình chiếc gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình.
Vào thế kỷ thứ XIX, người ta thêm những vằn đỏ và vị bạc hà vào kẹo. Rồi mỗi dịp Giáng sinh, chiếc kẹo hình cây ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt này trở thành thức quà hấp dẫn đối với trẻ em từ đó.
10 món giải khát tuyệt hảo nhất thế giới
Bubble tea - một trong những thức uống tuyệt hảo nhất thế giới
1. Lassi, Ấn ĐộLassi là một loại đồ uống phổ biến của Ấn Độ. Nghe tên thì hơi lạ nhưng nếu hiểu đơn giản thì Lassi chỉ là sữa chua (sữa dê lên men ) pha với hoa quả nghiền như xoài, dâu, kiwi… hoặc nước hoa quả như lê, táo, đào… Bên cạnh đó, còn có những loại lassi lạ hơn một chút do được cho thêm nước hoa hồng, thảo quả, quế, bạc hà hay những mùi vị đặc trưng khác của Á Đông.Ngoài lassi trái cây, người Ấn Độ có plain lassi (sữa chua không đường), salt lassi (lassi mặn), sweet lassi (sữa chua có đường).2. Cendol, IndonesiaCendol là một món tráng miệng với các nguyên liệu chính để làm món cendol là nước cốt dừa, bánh lọt với hương lá dứa nhân tạo và đường thốt nốt.Thêm một số nguyên liệu trên ly chè như đá bào, đậu đỏ, gạo dẻo, thạch rau câu và chè ngô khiến món tráng miệng ngon tuyệt này lại càng tuyệt vời hơn bao giờ hết vào những ngày nắng nóng. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món chè này ở những hàng bán rong trên bãi biển kuta, Indonesia.3. Sujeonggwa, Hàn QuốcSujeonggwa là một đồ uống truyền thống của người Hàn Quốc, có vị ngọt, cay và ấm. Nguyên liệu làm sujeonggwa là các loại quả ngọt phơi khô, nhất là quả hồng, và các thứ tạo hương vị như quế, và gừng; hạt thông thường được dùng để trang trí và tạo vị cay. Sujeonggwa có màu đỏ nâu sẫm.Sujeonggwa thường được người Hàn Quốc dùng vào những dịp đặc biệt như trong tiệc cưới. Ngày nay, thức uống này đã được đóng chai.4. Mojito, CubaLà một thức uống truyền thống của người Cuba, mojito (hay còn gọi là mohito) không xa lạ với người sành cocktail trên toàn thế giới.Hương vị mát lạnh cộng với chút the nồng của bạc hà và độ chua dịu của chanh tươi là sức hút giản dị để mojito trở thành loại cocktail được ưa chuộng bậc nhất trong mùa hè.5. Chocolate MilkShake, MỹChocolate MilkShake là hỗn hợp được xay nhuyễn từ kem, sữa tươi và chocolate; được tạo thêm hương vị bởi một lớp kem sữa phủ lên trên cùng. Khi thưởng thức sẽ quấy đều kem tươi với hỗn hợp để vị ngậy béo và thơm mát hòa quyện vào nhau.6. Bubble tea – Trà sữa chân châu , Đài LoanTrà trân châu hay trà sữa trân châu là tên gọi của người Đài Loan cho một thức giải khát, chế biến từ lá chè trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt.Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn.7. Eggnog, AnhEggnog là loại cocktail được làm bằng kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng, có thể kết hợp với hương với quế hay nhục đậu khấu, thêm rượu brandy, rum hay whiskey.Eggnog rất phổ biến trong dịp Giáng sinh, lễ tết ở Anh, Mỹ hay Canada.8. Es kelapa muda, IndonesiaEs kelapa muda là một loại thức uống từ nước dừa tươi, đá, sirô, và cùi dừa được bào mỏng. Đây là đồ uống rất được ưa chuộng tại đất nước Indonesia bởi vị thanh mát.9. Sangria, Tây Ban NhaSangria là loại thức uống “độc nhất vô nhị” trên thế giới. Nó có màu đỏ thắm đậm đà, hay một chút sắc vàng nhẹ, điều đó còn tùy thuộc vào loại rượu dùng để pha chế là rượu trắng hay rượu đỏ.Tại Tây Ban Nha có 3 loại Sangria truyền thống. Loại Sangria có cùng tên gọi Sangria, được làm từ rượu đỏ, rượu brandy và trái cây như táo, lê và nho. Sangria blanco cũng có nguyên liệu tương tự, chỉ có điều khác là được làm từ rượu trắng hoặc rượu vang. Zurra được chế biến ở miền Nam Tây Ban Nha và cũng sử dụng rượu đỏ, nhưng chỉ có trái đào và xuân đào.10. Chocolate nóng và kẹo dẻo, MỹThật không có gì thú vị trong những ngày đông lạnh bằng việc thưởng thức ly chocolate nóng cùng những viên kẹo dẻo ngọt ngào.Chocolate nóng và kẹo dẻo là sự kết hợp hoàn hảo. Những viên kẹo dẻo tan chảy tạo lên lớp kem trên cốc chocolate. Tuy nhiên, để làm được lớp kem bông ngon lành thì chocolate của bạn phải đủ độ nóng để làm tan chảy những viên kẹo dẻo.
ReplyDeleteeva airline
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
hang khong korean air
tìm vé máy bay đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich
ve may bay di canada gia re