Tuesday, January 31, 2012

Vài cổ vật bí ẩn của nhân loại

Hiện tại khoa học vẫn chưa "giải mã" hoàn toàn được các đồ vật này.
http://www.livius.org/a/1/mesopotamia/cyrus_cilinder.JPGThe Cyrus Cylinder Cyrus The Great Cylinder, in the British Museum, London
Iran là một trong những nước đầu tiên có tuyên ngôn về vấn đề nhân quyền đầu tiên trên thế giớiThe size of Cyrus Cylinder is 23 cm long, 11 cm wide with 40+ lines of writing (although broken) and it is dated 539 BCE.


Transliteration
(Rogers 1912: 380-84)
Translation
(Adapted from Rogers 1912: 380-84)
1 [. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .]-ni-Šu [. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .] his troops
2 [. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .]-ki-ib-ra-tim [. . . . . . . . . . . . four] quarters of the world
3 [. . .]-ka gal ma tu-û i Š -Šak-na a-na e-nu-tu ma-ti- Šu [. . .] a weakling was established as ruler over his land
4 Ši-[. . . . . . . . . . ta-am]-Ši-li ú- Ša-aŠ-ki-na si-ru-Š u-un and [. . . . .] a similar one he appointed over them,
5 ta-am-Ši-li É-sag-ila i-te-[. . . . . . -ti]m a-na Uriki ù si-it-ta-tim ma-ha-za like Esagila he made [. . .] to Ur and the rest of the cities,
6 pa-ra-as la si-ma-a-ti- Šu-nu ta-[. . . . . l]i û-mi- Šá-am-ma id-di-ni-ib-bu-ub ù ana na-ak-ri-tim a command dishonouring them [. . . . .] he planned daily and in enmity,
7 sat-tuk-ku ù-Šab-ti-li ú-ad-[di . . . . . . ] -tak-ka-an ki-rib ma-ha-zi pa-la-ha iluMarduk Šar ilâni [Šá]-qi- Še a-Šu-uŠ- Šu he caused the daily offering to cease; he appointed [. . .] he established within the city. The worship of Marduk, king of the gods [ . . . ]
8 li-mu-ut-ti ali-Šu [i-te]-ni-ip-pu-uŠ &ucirc-mi- Šá-am-ma na-[. . . . niŠe ] i-na ab-Ša-a-ni la ta-ap-Š ú-úh -tim ú-hal-li-iq kul-lat-si-in he showed hostility toward his city daily
[. . .] his people; he brought all of them to ruin through servitude without rest.
9 a-na ta-zi-im-ti-Ši-na iluEllil lililani iz-zi-iŠ i-gu-ug-ma [. . .] ki-su-úr-Šú-un ilâni a- Ši-ib lib-bi-Š ú-nu i-zi-bu ad-ma-an- Šú-un On account of their complaints, the lords of the gods became furiously angry and left their land; the gods, who dwelt among them, left their homes,
10 i-na ug-ga-ti Šá ú- Še-ri-bi a-na ki-rib Babili ilu Marduk ti-[. . . .] li-sa-ah-ra a-na nap-har da-ád-mi Šá in-na-du-ú Šú-bat-su-un in anger over his bringing into Babylon. Marduk [. . .] to all the dwelling places, which had become ruins,
11 ù niŠe mât Šú-me-ri ù Ak-ka-dikiŠ a i-mu-ú Ša-lam-ta-aŠ ú-sa-ah-hi-ir ka- [. . . .]- Ši ir-ta-Š i ta-a-a-ra kul-lat ma-ta-a-ta ka-li- Ši-na i-h i-it ib-ri-e-Šu and the people of Sumer and Akkad, who were like corpses [. . . .] he turned and granted mercy. In all lands everywhere
12 iŠ-te-'-e-ma ma-al-ki i- Ša-ru bi-bil lib-bi Šá it-ta-ma-a h qa-tu-uŠ-Šú m Ku-ra-aŠŠar ali An- Šá-an it-ta-bi ni-bi-it-su a-na ma-li-ku-tim kul-la-ta nap- h ar iz-zak-ra Šú-[ma- Š u] he searched; he looked through them and sought a righteous prince after his own heart, whom he took by the hand. He called Cyrus, king of Anshan, by name; he appointed him to lordship over the whole world.
13 mâtQu-ti-i gi-mir Um-man Man-da ú-ka-an-ni- Ša a-na Š e-pi-Šu ni Še sal-mat qaqqaduduŠa ú- Š á-ak-Ši-du ka-ta-a-Šu The land of Qutu, all the Umman-manda, he cast down at his feet. The black-headed people, whom he gave his hands to conquer,
14 i-na ki-it-tim ú mi-Š a-ru iŠ-te-ni-'e-Ši-na-a-tim iluMarduk belu rabu ta-ru-ú niŠ e- Šu ip-Še-e-ti Šá dam-qa-a-ta ù lib-ba-Šú i-Šá-ra ha-di-i Š ip-pa-al-li-is he took them in justice and righteousness. Marduk, the great lord, looked joyously on the caring for his people, on his pious works and his righteous heart.
15 a-na ali-Šú Bab-ilani ki a-la-ak-Šú ik-bi ú- Š a-as-bi-it-su-ma har-ra-nu Babili ki-ma ib-ri ú tap-pi-e it-tal-la-ka i-da-a-Šu To his city, Babylon, he caused him to go; he made him take the road to Babylon, going as a friend and companion at his side.
16 um-ma-ni-Šu rap- Ša-a-tim Šá ki-ma me-e nari la &uacute-ta-ad-du-ú ni-ba-Š&uacute-un kakke-Š ú-nu sa-an-du-ma i-Šá-ad-di- ha i-da-a- Šú His numerous troops, in unknown numbers, like the waters of a river, marched armed at his side.
17 ba-lu qab-li ù ta-ha-zi ú- Še-ri-ba-aŠ ki-rib Babili ala- Šú Bab-ilaniki i-ti-ir i-na Š ap-Šá-ki m, iluNabu-na'id Šarru la pa-li-hi-Š ú ú-ma-al-la-a qa-tu-u Š- Šu Without battle and conflict, he permitted him to enter Babylon. He spared his city, Babylon, a calamity. Nabonidus, the king, who did not fear him, he delivered into his hand.
18 niŠe Babili ka-li- Šú-nu nap-har mâtŠ ú-me-ri u Ak-ka-diki ru-bi-e ù Š ak-ka-nak-ka Šá-pal-Š ú ik-mi-sa ú-na-aŠ -Š i-qu Še-pu-u Š- Šú ih-du-ú a-na Š arru-ú-ti- Šú im-mi-ru pa-nu-uŠ - Šú-un All the people of Babylon, Sumer, and Akkad, princes and governors, fell down before him and kissed his feet. They rejoiced in his sovereignty; their faces shone.
19 be-lu Šá i-na tu-kul-ti- Šá ú-bal-li-tu mi-tu-ta-an i-na bu-ta-qu ú pa-ki-e ig-mi-lu kul-la-ta-an ta-bi-iŠ ik-ta-ar-ra-bu- Šu iŠ-tam-ma-ru zi-ki-ir-Š ú The lord, who by his power brings the dead to life, who amid destruction and injury had protected them, they joyously blessed him, honoring his name.
20 a-na-ku mKu-ra-aŠ Šar kiŠ-Š at Šarru rabu Šarru dan-nu Š ar Babili Šar mât Š ú-me-ri ú Ak-ka-di Šar kib-ra-a-ti ir-bit-tim I am Cyrus, king of the world, the great king, the powerful king, king of Babylon, king of Sumer and Akkad, king of the four quarters of the world,
21 mar mKa-am-bu-zi-ia Šarru rabu Šar alu An-Š á-an mar mari mKu-ra-aŠ Šarru rabu Šar alu An-Š á-an ŠA.BAL.BAL m Š i-iŠ-pi-iŠ Š arru rabu Šar alu An-Š a-an son of Cambyses, the great king, king of the city of Anshan, grandson of Cyrus, the great king, king of the city of Anshan; great-grandson of Teispes, the great king, king of the city of Anshan;
22 ziru da-ru-ú Ša Šarru-ú-tu Ša iluBel u ilu Nabu ir-a-mu pa-la-a-Š ú a-na tu-ub lib-bi- Šú-nu i h-Ši-ha Šarru-ut-su e-nu-ma a-na ki-rib Babili e-ru-bu sa-li-mi-i Š eternal seed of royalty whose rule Bel and Nabu love, in whose administration they rejoice in their heart. When I made my triumphal entrance into Babylon,
23 i-na ul-si ù ri- Š á-a-tim i-na ekal ma-al-ki ar-ma-a Š ú-bat be-lu-tim iluMarduk belu rabu lib-bi ri-it-pa- Š ú Šá mare Babili ú . . . an-ni-ma û-mi- Šam a-Š e-'-a pa-la-ah- Šú I took up my lordly residence in the royal palace with joy and rejoicing; Marduk, the great lord, moved the noble heart of the residents of Babylon to me, while I gave daily attention to his worship.
24 um-ma-ni-ia rap-Ša-tim i-na ki-rib Babili i-Šá-ad-di-ha Šú-ul-ma-niŠ nap-har mat [ Šu-me-ri] ù Akkadiki mu-gal-[l]i-tim ul ú- Šar-Ši My numerous troops marched peacefully into Babylon. In all Sumer and Akkad I permitted no enemy to enter.
25 dannat Babili ù kul-lat ma-ha-zi- Šu i-na Šà-li-im-tim a Š -te-'-e mare Babi[li . . .] ki ma-la lib-[. . .]-ma ab- Š a-a-ni la si-ma-ti-Šu-nu Š ú-bat-su-un The needs of Babylon and of all its cities I gladly attended to. The people of Babylon [and . . .], and the shameful yoke was removed from them. Their dwellings,
26 an-hu-ut-su-un ú-pa-a Š -Ši-ha ú-Š á-ap-ti-ir sa-ar-ba- Šu-nu a-na ip- Še-e-ti-[ia] iluMarduk belu rabu ú-ih-di-e-ma which had fallen, I restored. I cleared out their ruins. Marduk, the great lord, rejoiced in my pious deeds, and
27 a-na ia-a-ti mKu-ra-a ŠŠarru pa-li-ih-Š u ù mKa-am-bu-zi-ia mari si-it lib-bi-[ia ù a]-na nap- har um-ma-ni-ia graciously blessed me, Cyrus, the king who worships him, and Cambyses, my own son, and all my troops,
28 da-am-ki-iŠ ik-ru-ub-ma i-na Ša-lim-tim ma-har-Š a ta-bi-iŠ ni-it-ta-['-id i-lu-ti- Šu] sir-ti nap-har Šarri a- Ši-ib parakke while we, before him, joyously praised his exalted godhead. All the kings dwelling in palaces,
29 Ša ka-li-i Š kib-ra-a-ta iŠ-tu tam-tim e-li-tim a-di tam-tim Šap-li-tim a-Ši-ib kul-[. . . .] Šar-ra-ni mati A-mur-ri-i a- Ši-ib kuŠ-ta-ri ka-li-Š u-un of all the quarters of the earth, from the Upper to the Lower sea dwelling [. . .] all the kings of the Westland dwelling in tents
30 bi-lat-su-nu ka-bi-it-tim ú-bi-lu-nim-ma ki-ir-ba Babili ú-na-aŠ-Š i-qu Še-pu-ú-a iŠ-tu [. . . .] a-di alu A ŠŠurki ù Šu-Š anki brought me their heavy tribute, and in Babylon kissed my feet. From [. . .] to Asshur and Susa,
31 A-ga-deki mâtu E Š -nu-nak aluZa-am-ba-an aluMe-túr-nu Deriki a-di pa-at mât Qu-ti-i ma-ha-za [ Šá e-bir]-ti nâruDiqlat Š á i Š-tu ap-na-ma na-du-ú Šú-bat-su-un Agade, Eshnunak, Zamban, Meturnu, Deri, with the territory of the land of Qutu, the cities on the other side of the Tigris, whose sites were of ancient foundation—
32 ilâni a-Ši-ib lib-bi- Šu-nu a-na aŠ-ri-Šú-nu ú-tir-ma ú-Šar-ma-a Š ú-bat da-er-a-ta kul-lat niŠe- Šu-nu ú-pa-ah -hi-ra-am-ma ú-te-ir da-ád-mi- Šu-un the gods, who resided in them, I brought back to their places, and caused them to dwell in a residence for all time
33 ù ilâni mât Šú-me-ri ù AkkadikiŠ á m, iluNabu-na'id a-na ug-ga-tim bel ilâni ú- Še-ri-bi a-na ki-rib Babili i-na ki-bi-ti iluMarduk belu rabû i-na Š á-li-im-tim And the gods of Sumer and Akkad—whom Nabonidus, to the anger of the lord of the gods, had brought into Babylon—by the command of Marduk, the great lord,
34 i-na maŠ-ta-ki- Šu-nu ú-Še-Ši-ib Šú-ba-at tu-ub lib-bi kul-la-ta ilâni Š a ú-Še-ri-bi a-na ki-ir-bi ma-ha-zi- Šu-un I caused them to take up their dwelling in residences that gladdened the heart. May all the gods, whom I brought into their cities,
35 û-mi-Ša-am ma- h ar iluBel ù iluNabu Š a a-ra-ku ume-ia li-ta-mu-ú lit-taŠ-ka-ru a-ma-a-ta du-un-ki-ia ù a-na iluMarduk beli-ia li-iq-bu-ú Ša mKu-ra-aŠ Šarri pa-li- hi-ka u mKa-am-bu-zi-ia mari- Šu pray daily before Bêl and Nabû for long life for me, and may they speak a gracious word for me and say to Marduk, my lord, "May Cyrus, the king who worships you, and Cambyses, his son,
36 da [. . .] ib-Šu-nu lu-ú [. . .] ka-li-Ši-na Š ú-ub-ti ni-ih-tim ú-Še- Ši-ib [. . .] paspase u TU.KIR.HU [. . .] their [. . .] I permitted all to dwell in peace [. . .]
This translation of Cyrus the Great Cylinder is the courtesy of K. C. Hanson's HomePage.
http://ice.mobile9.com/download/wmpreview/158/1266792867-1.png
Máy tính Hy Lạp


Chiếc máy tính cổ nhất thế giới xuất hiện sớm hơn chúng ta vẫn tưởng khoảng 2.000 năm. Thực tế thì nó được tìm thấy trong một con tàu chìm và có thể chứng minh rằng khoa học kỹ thuật tồn tại từ rất lâu đời. Các nhà khoa học đã biết rằng cổ vật Hy Lạp này có thể dự đoán nhật thực, xếp lịch theo chu kỳ 4 năm và có mối liên quan tới nhà bác học Archimedes. Cho tới nay mới chỉ có 1 mẫu vật được tìm thấy nhưng người ta tin rằng còn nhiều thứ như thế nữa đã được chế tạo khoảng năm 100 trước Công nguyên.
Cục pin Baghdad

Tại sao người cổ đại lại cần pin trong khi điện còn chưa tồn tại? Cục pin Baghdad được tìm thấy tại thành phố cùng tên ở Iraq năm 1936 và là một lọ nhỏ bằng đất sét, trong đó có một thanh sắt nhỏ nằm trong xylanh bằng đồng. Tất cả được niêm phong lại bằng nhựa đường. Người ta đã thử làm theo mẫu này và quả thực cục pin hoạt động, nhưng rốt cục mục đích của nó là gì thì chưa ai giải thích được.
Toilet của người ngoài hành tinh

Người ta gọi đây là Toilet của người ngoài hành tinh vì hình dáng của nó. Chúng chỉ gồm vài ống sắt gỉ có hình dạng lạ lùng nhưng lại xuất hiện ở một khu vực chưa từng có người sinh sống. Kích thước của các ống này rất đều và rõ ràng được tạo ra một cách có mục đích. Hiện tại người ta vẫn tranh cãi kịch liệt về các đường ống Trung Quốc và chưa câu trả lời nào được chấp nhận rộng rãi.

Bugi nửa triệu tuổi


Khi một cái bugi được tìm thấy trong một cục đá nửa triệu năm tuổi, người ta đưa ra 3 giả thuyết. Thứ nhất, nó có thể là tác phẩm của một nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến như Atlantis. Thứ 2, người ngoài hành tinh đã từng viếng thăm Trái đất và thứ 3, người tương lai đã du hành ngược về quá khứ và để lại đồ vật này. Tất cả nghe đều hoang đường nhưng chẳng ai nghĩ ra điều gì có lý hơn, nhất là khi chiếc bugi đã biến mất.
Đồng xu bí ẩn

Khi một đồng xu Bắc Âu cổ có niên đại từ thế kỷ 11 được tìm thấy trong một phế tích của người Bắc Mỹ bản địa, chúng ta có thể kết luận rằng người Viking đã tới châu Mỹ sớm hơn Christopher Columbus rất nhiều. Nhưng điều này chưa thể được kết luận chính xác vì đồng xu này là đồ vật Bắc Âu duy nhất được tìm thấy.
Chiếc đĩa Phaistos
Chúng ta biết rất ít về chiếc đĩa Phaistos. Nó làm bằng chì và có niên đại khoảng 2000 năm trước Công nguyên nhưng chúng ta chẳng biết nó có tác dụng gì hay có nguồn gốc từ đâu. Chiếc đĩa được tìm thấy tại đảo Crete, Hy Lạp và có hàng loạt biểu tượng ở trên. Một số trong đó khá dễ dịch nghĩa vì chúng vẽ người, đồ vật hay cây cối và động vật. Nhưng vì không có bất cứ cổ vật nào khác cùng thời kỳ có tính chất tương tự nên ý nghĩa của chiếc đĩa vẫn là điều bí ẩn.
Khối đa diện La Mã
Những món đồ La Mã có kích cỡ bằng nắm tay này được tìm thấy ở Pháp, Thụy Sĩ và Đức khiến các nhà khảo cổ rất đau đầu vì họ chẳng hiểu chúng dùng để làm gì. Các biểu tượng trên đó có nhiều thứ không thể giải nghĩa, một số khác liên quan tới các cung Hoàng Đạo. Một số người đã nghi ngờ là các món đồ này có khi chỉ là mấy chiếc… chân nến được làm công phu.
Vải liệm thành Turin
Một tấm vải lanh có hình ảnh mờ ảo của một người đàn ông với các vết thương ghê rợn là trung tâm của sự chú ý kể từ khi nó được tìm thấy thời Trung Cổ. Liệu đó có phải là tấm vải liệm xác Chúa Jesus không? Người ta đã kiểm tra và biết được tấm vải chỉ có từ khoảng năm 1260 tới 1390 sau Công nguyên, qua đó loại bỏ thuyết trên. Nhưng người ta vẫn chưa biết nó được tạo ra như thế nào.
Các quả cầu Costa Rica
Chúng là các hòn đá hình cầu hoàn hảo không tì vết và có kích cỡ dao động từ vài cm tới khoảng trên 2m, tất cả được tìm thấy ở vùng châu thổ Diquis và đảo de Cano ở Costa Rica. Các hòn đá đó nặng tối đa tới 16 tấn và thật khó tưởng tượng là con người có thể dịch chuyển chúng từ các mỏ đá tới nơi hiện tại. Quãng đường đó dài tới khoảng 80km và chỉ dùng sức người thì đó là điều không tưởng. Hơn 300 hòn đá như thế nằm ở Costa Rica và chẳng ai hiểu vì sao. Những người làm ra chúng cách đây 1000 năm đã ra đi mà chẳng để lại lời giải thích nào.
Quyển sách Voynich
Bản viết tay Voynich là bằng chứng của một nền văn minh đã mất hay đơn giản chỉ là một trò đùa. Quyển sách viết tay này chứa thứ chữ mà ngay cả các nhà giải mã hàng đầu thế giới cũng không thể dịch được. Nó ra đời từ thế kỷ thứ 15, được phát hiện năm 1912 và đã gần 100 năm qua, nhân loại vẫn bó tay. Nếu đây là trò đùa thì thực sự là một trò đùa rất ấn tượng vì thứ chữ trong đó có mối liên hệ với nhau giống như ngôn ngữ tự nhiên.
Cổ vật Trung Quốc phá kỷ lục thế giới

Một sưu tập các tác phẩm nghệ thuật cung đình của Trung Quốc đã phá vỡ kỷ lục thế giới về giá đồ cổ. Trong bộ sưu tập trên, một dấu triện bằng ngọc bích màu trắng của Hoàng đế đời Thanh Càn Long (1711-1799) đã được một nhà sưu tầm châu Á mua với giá 12,29 triệu USD, cao hơn gần gấp đôi so với giá dự tính và phá vỡ kỷ lục thế giới về đồ vật này.
Điểm chú ý khác trong cuộc đấu giá của hãng Sotheby’s ở Hong Kong là chiếc dây chuyền bằng ngọc trai được cho là của Hoàng đế đời Thanh Ung Chính (1678-1735) được một người mua qua điện thoại trả giá 8,7 triệu USD, cao hơn gấp 5 lần so với giá dự tính và phá vỡ kỷ lục đối với bất kỳ đồ trang sức hoàng cung nào. Hay chiếc quyền trượng bằng tre có khắc hoa văn của Vua Càn Long đạt giá 2 triệu USD, phá vỡ kỷ lục thế giới cho một đồ vật bằng tre. Ông Nicolas Chow, phụ trách về đồ sứ và tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc tại hãng Sotheby’s, cho biết mối quan tâm tới tác phẩm nghệ thuật Trung Hoa đang ngày càng gia tăng.

http://vietnamtime.org/articles-images/van-hoa/23/An-cua-vua-Khang-Hy-dat-ki-luc-dau-gia--4,7-trieu-euro-14402-1.jpgTuần san Le Nouvel Observateur của Pháp số ra mới đây đăng bài “Trung Quốc trỗi dậy” cho biết các cổ vật và tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường thế giới. Theo báo trên, doanh thu của thị trường kinh doanh cổ vật và các tác phẩm nghệ thuật của thế giới năm 2010 đã đạt mức 43 tỷ USD, tương đương với năm 2006 sau khi "tụt dốc" vào năm 2008. Năm qua đã ghi nhận sự "bứt phá" ngoạn mục của các cổ vật và sản phẩm nghệ thuật Trung Quốc. Nếu năm 2002, các cổ vật đến từ Trung Quốc chỉ đạt giá trị 691 triệu USD thì sau 8 năm, con số này đã vọt lên mức 6 tỷ USD. Các tác phẩm và cổ vật Trung Quốc đã vượt qua Pháp và Anh để giữ vị trí số 2 (sau Mỹ) trên thị trường này. Về lý do dẫn tới sự thay đổi này, Le Nouvel Obervateur cho rằng chú trọng đầu tư bảo tồn di sản dân tộc đã khiến các "thượng đế" hướng tới những cổ vật và tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc.
Những cổ vật có giá trị lịch sử luôn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà sưu tầm cổ vật thế giới. Năm 2008, chiếc ấn của Hoàng đế Khang Hi được bán với giá 4,7 triệu euro. Năm 2010, một chiếc bình từ thời Ung Chính có giá tới 5,5 triệu euro.
Theo một chuyên gia Pháp, trước kia, thị trường cổ vật và các tác phẩm nghệ thuật thế giới chỉ tập trung ở châu Âu và Mỹ. Nhưng ngày nay, thị trường này đã trở nên “đa cực,” không chỉ được mở rộng về địa bàn (Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ...) mà còn đa dạng về quốc tịch người mua. Các "thượng đế" săn tìm cổ vật đang tìm đến Trung Quốc, Singapore và những nước Trung Đông./.

Chiếc bình thời Càn Long được bán tại London được cho là đã rời khỏi Trung Quốc khoảng 150 năm trước
Chiếc bình thời Càn Long được bán tại London được cho là đã rời khỏi Trung Quốc khoảng 150 năm trước.
Tại một nhà đấu giá nhỏ ở London, chiếc bình gốm Trung Hoa có từ thế kỷ 18 đã được bán với giá 43 triệu bảng Anh (tương đương 66 triệu USD), thêm cả phí và tiền hoa hồng nữa là 53 triệu bảng. Số tiền này cao gấp 40 lần so với ước tính ban đầu.
Còn tại Hong Kong, có người đã chi gần 17 triệu USD để sở hữu một cặp sếu bằng gốm tráng men cao khoảng 1,5 mét. Cặp sếu này được cho là quà tặng của một vị hoàng đế Trung Hoa hồi thế kỷ 18 cho người con trai.
Một nhà sưu tập Hong Kong khác cũng trả 32 triệu USD cho một chiếc bình hoa Trung Quốc có từ thế kỷ 18.
Năm ngoái, người ta cũng thường xuyên chứng kiến những số tiền khổng lồ được chi ra cho các tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác Trung Hoa. Các nhà phân tích cho rằng sự phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến tầng lớp giàu có mới nổi đổ xô đến các nhà đấu giá.
Trung Quốc đã không thể đòi lại hai báu vật này. Ảnh: AP
Trung Quốc đã không thể đòi lại hai báu vật này. Ảnh: AP
Theo nhà sử học Zhang Lifan, tham gia đấu giá cổ vật Trung Hoa tại Hong Kong, London hay các nơi khác là các nhà đầu tư, chứ không phải là các nhà sưu tập: “Một số là những người mới giàu lên, họ mua cổ vật để khoe sự giàu có của mình. Một số lại là những người theo chủ nghĩa dân tộc. Họ muốn mua lại cổ vật từ hải ngoại để mang về Trung Quốc, nhưng đó chỉ là số ít.”
Ma Weidu, một nhà sưu tầm có tiếng tại Trung Quốc, cho biết: “Đa số những giá cao nhất lại được trả cho những đồ vật bình thường. Phải mất thời gian rèn luyện thì người ta mới có khả năng thẩm định cổ vật. Trước đây, các nhà sưu tập là những người hiểu biết. Còn ngày nay, giới sưu tập lại là những người giàu có, có người thậm chí còn không đọc nổi phần chữ viết trên các bức tranh, nhưng họ vẫn mua. Lĩnh vực này không còn là văn hóa nữa mà là tư bản. Nó giống như một trận chiến, ai mạnh là người đó thắng.”
Hoạt động đấu giá cổ vật tại Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu từ 15 năm trước. Trong 5 năm vừa qua, hoạt động này đã diễn ra khá nhộn nhịp, nhưng đây không phải là một thị trường rộng lớn. Ông Ma cho biết, Trung Quốc không có nhiều cổ vật như các nước phương tây, một phần là vì rất nhiều cổ vật đã bị thất lạc hoặc hư hỏng trong những thời kỳ đất nước loạn lạc trước đây. Đó là lý do tại sao khi có thêm người tham gia mua bán thì lĩnh vực này lại mau chóng trở nên đông đúc.
Jonathan Stone, Giám đốc điều hành nhà đấu giá Christie’s tại Hong Kong, cho biết mùa đấu giá này, tỷ lệ người mua đến từ Trung Quốc đại lục đã tăng từ 40% năm 2009 lên đến 51% trong năm nay. Giá trị toàn thị trường đã tăng lên đáng kể, do vậy, giá trị từ các vụ mua bán của khách hàng đến từ đại lục đã cao hơn 250% so với năm trước đó.
“Theo tôi, tại Trung Quốc, người ta thực sự mong muốn mua lại văn hóa của chính mình, những thứ vốn bị phân tán khắp thế giới trong hàng trăm năm. Nhưng không chỉ có người Trung Quốc. Trên hết, người phương tây cũng tha thiết muốn sở hữu những tác phẩm nghệ thuật Trung Hoa đặc sắc”, ông nhận định.
Qin Jie, thành viên của Hiệp hội các nhà sưu tầm Trung Quốc, cho rằng: “Khi người châu Á giàu lên, họ bắt đầu quan tâm đến lịch sử của mình. Họ muốn làm phong phú cuộc sống của mình bằng những tác phẩm nghệ thuật cổ.”
Từ ngày 01/05 - 20/11 năm nay, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng 8 cổ vật tiêu biểu cho nền văn minh khoa học, kĩ thuật và công nghệ Trung Hoa cổ đại lần đầu tiên được đưa ra trưng bày theo ý tưởng thể hiện “tứ đại phát minh” của người Trung Hoa ra thế giới.
Tượng đồng sơ đồ các huyệt châm cứu thời Minh.
Trống đồng cổ Thao thiết văn được khai quật từ lăng mộ Tằng Hầu Ất thời Chiến quốc là tác phẩm tiêu biểu đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng xanh với rất nhiều họa tiết tinh xảo mà tới tận hôm nay, dù khoa học kĩ thuật đã phát triển rất cao vẫn không thể nào phục chế nguyên bản
Trống đồng cổ Thao thiết văn
Bức tượng đồng sơ đồ huyệt đạo châm cứu thời Minh thể hiện rõ nét và đầy đủ hệ thống kinh mạch, huyệt đạo toàn thân trên cơ thể con người. Chỉ với những cây kim nhỏ bé, các thầy thuốc Trung y nói riêng, Đông y nói chung đã chữa khỏi rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo cũng như bệnh thường gặp cho người dân, thậm chí có nhiều trường hợp đã qua phẫu thuật của Tây y vẫn không khỏi lại bình phục hoàn toàn sau khi được châm cứu.
Bia khắc thần Mặt trời có lẽ là cổ vật được phát hiện sớm nhất tại Trung Quốc về phong tục sùng bái Mặt trời, sùng bái tự nhiên từ thời kì đồ đá mới, tới nay đã 7000 năm có lẻ. Chiếc trống cổ Thao thiết văn đời Thương hiện chỉ còn 2 phiên bản, một cái sắp trưng bày, cái còn lại đang được lưu giữ tại Nhật Bản.
Những cổ vật quốc bảo khác của TQ từng trưng bày tại Viện Bảo Tàng khoa học kỷ thuật Bắc Kinh tháng 7, năm 2008:
Vật dụng bằng đồng thời nhà Thương (1600 - 1046 BC)
Hoàng bào của hoàng đế Minh triều (1368-1644)
Tượng lạc đà và kỵ phu gốm tam thái
Tượng phật sứ bạch địnhMai bình men lam vẽ tích cổ Trung Hoa
Bí mật bất ngờ về cổ vật ở Việt Nam
Đầu tháng 10.2008, tại hội nghị thông báo kết quả khảo cổ học năm 2007, phát biểu của Viện trưởng Viện Khảo cổ học Tống Trung Tín đã như một “trái bom” khiến những “tay mơ” mới tập tọe vào thú chơi cổ vật “mất ăn mất ngủ”. Ông Tín cho biết theo kết quả khảo sát của cơ quan này, đã phát hiện một số trung tâm làm giả cổ vật ở Hoa Lư (Ninh Bình), quận Hai Bà Trưng và huyện Mê Linh (Hà Nội). Đồ giả cổ được làm tinh vi, khéo léo, đạt trình độ cao đến mức một số nhà khảo cổ nếu không có nhiều kinh nghiệm, không chuyên sâu thì cũng có thể bị “qua mặt”.
Âm thầm hám lợi, âm thầm ăn “quả đắng”

“Chơi đồ cổ thì trước tiên phải có tiền. Nhưng quan trọng hơn là phải có kinh nghiệm, trình độ. Nếu chỉ tung tiền ra mua đồ cổ, chơi đồ cổ bằng mắt, bằng tai thì dễ bị lừa lắm”, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội cổ vật Thăng Long, người có hơn 20 năm đeo đuổi thú vui cổ ngoạn cho biết. Ông Long thú thật: “Trong bộ sưu tầm đồ gốm, đồ đồng của tôi có khi lọt vào những đồ giả cổ tinh vi. Sau này, nhờ trao đổi với bạn bè, những người am hiểu người ta chỉ cho biết thì mình mới ngã ngửa ra là bị lừa. Người sưu tầm cổ vật chân chính thường tập hợp với nhau thành hội để trao đổi, học hỏi lẫn nhau là vì thế. Chứ cứ âm thầm chơi một mình thì nhiều khi mắc lỡm mà không biết”.
Bí mật bất ngờ về cổ vật ở Việt Nam

V., một con buôn cổ vật ở Hà Nội cho biết có bốn nguồn chính cung cấp hàng cho thị trường buôn bán cổ vật. Nguồn thứ nhất là những cổ vật được giữ lại trong các gia đình theo kiểu “báu vật gia truyền”, loại này rất ít khi được bán ra thị trường, “thường thì gia đình nào gặp lúc quá túng bấn mới bán những đồ thừa tự như vậy” như lời V. nói. Nguồn thứ hai phổ biến hơn là những cổ vật do người dân vô tình phát hiện ra trong lúc đào móng nhà, phá đá làm đường, rà phế liệu kim loại... Nguồn thứ ba là cổ vật do những tay chuyên đào bới mộ cổ, nền móng của các phế tích hoặc trục vớt lén lút từ những tàu cổ chìm đắm. Nguồn cung thứ tư, số lượng ít hơn và chủ yếu được bán sang nước ngoài là cổ vật đánh cắp từ các bộ sưu tập cá nhân hoặc các bảo tàng.

Theo V., những năm gần đây không chỉ các bảo tàng, các nhà sưu tầm cổ vật lâu năm mà cả những người mới giàu lên đều có nhu cầu săn lùng, chuốc cổ vật về bày để “làm sang”. “Cổ vật thì đương nhiên không thể “sản xuất” ra được, nhu cầu sưu tầm cổ vật lại đang tăng lên từng ngày, vì vậy đương nhiên người ta phải nghĩ đến chuyện chế... đồ cổ”, V nói.

Nhập nhèm thật giả

V cho biết trên thị trường buôn bán có hai loại là “hàng xịn” và “hàng mông”, khách “gà” thường mua phải loại hàng mông (hàng giả cổ) với giá cao ngất ngưởng. “Có những thứ đồ được bán với giá cao gấp đến 20 lần khi mua”, V. bật mí.

Chúng tôi quyết định lấy bản thân mình ra làm “vật thí nghiệm”, và quả thật V. ngay lập tức có ý định “làm thịt” chúng tôi. Đã biết “giá làng” của một chiếc trống đồng Minh Khí loại nhỏ giả cổ là từ 150 - 300 ngàn nếu mua ở Thanh Hoá, thế nhưng khi vờ hỏi mua một chiếc trống loại này ở cửa hàng của V., anh ta hét giá lên đến 2,5 triệu và cùng vờ “ưu ái” lại: “Đấy là giá cho người quen nên anh bán lấy vốn, chứ khách lạ thì anh còn bán giá cao hơn nữa”. V. nói thêm: “Hàng giả cổ mới có giá như vậy, chứ hàng thật thì ít nhất cũng phải 2, 3 ngàn USD”.

Dọc một số con phố ở Hà Nội như Nghi Tàm, Tô Tịch cũng có những cửa hàng chuyên bán đồ cổ như cửa hàng của V. Giới chơi đồ cổ cho biết, dân sưu tầm chuyên nghiệp ít khi lai vãng đến đây vì họ cho rằng phần lớn những đồ bán ở đây là giả cổ. Những cửa hàng này thường không treo biển, hoặc chỉ treo biển “Đồ thủ công, mỹ nghệ”, người sưu tầm rỉ tai nhau chỉ giới thiệu thì mới biết. Vào những cửa hàng nay, cảm giác đầu tiên của khách sẽ là khung cảnh tôi tối, âm u dễ đánh lừa thị giác; khiến người xem thấy những món đồ treo trên tường, bày la liệt trên giá, sập, phản cũng tôi tối, cũ cũ trong ánh sáng nhập nhoạng này. Chỉ vào món đồ nào hỏi cũng được chủ cửa hàng quảng cáo với những mỹ từ “bốc tận mây xanh” như “Đây là đồ độc, không tìm được cái thứ hai ở Việt Nam”. Một chiêu khác khi bán hàng ở đây là chủ cửa hàng “nhìn mặt mà bắt hành dong”: thấy khách bình dân thì giả lả: “Biết em thích nhưng điều kiện mình có hạn nên mua thứ này vừa đẹp, vừa phù hợp túi tiền”; khách sang hơn thường được rỉ tai dắt vào buồng, lên gác hoặc đến “cơ sở hai” để xem hàng “xịn”.

Hàng giả cổ có hai loại: giả cổ cấp thấp và giả cổ cao cấp. Đồ giả cổ cấp thấp có giá khá “mềm” vì không phải kỳ công “chế”, và khó có thể bịp ai. Đồ giả cổ cao cấp được làm đặc biệt tinh vi nên giá cao thấp tùy vào độ “gà mờ” của người mua. Các con buôn còn thêu dệt nên những huyền thoại về món đồ, hoặc bắt tay nhau “nổ” về món đồ khiến người mua rơi vào bẫy đã bị gài. Hiện nay, những người sưu tầm một câu chuyện “thật như bịa” như sau: gần 10 năm trước, một tay được đánh giá là “sành chơi” trong làng cổ vật bỏ ra 8 triệu đồng để mua một chiếc bình bằng đồng thời Đông Sơn. Chiếc bình cổ này được trang trọng bày trên giá như một bảo vật. Bất ngờ một hôm, có bậc cao thủ đến chơi nhìn thấy chiếc bình đó đã cười nhạt và lắc đầu. Muốn chứng minh mình không phải là "gà", chủ nhà nghiến răng cạo lớp đồng rỉ xanh trước mặt khách và té ngửa khi nhìn thấy lõi của chiếc “bình cổ” là... vỏ lon Coca Cola.

Tinh vi “công nghệ” sản xuất… cổ vật

Theo quy định trong Luật Di sản văn hóa, “Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”. Thế nhưng trên thị trường “ngầm”, nhiều món đồ được quảng cáo là ngàn năm tuổi, nhưng sự thực thì có khi chúng chỉ chưa đầy ngàn... ngày tuổi. Lý do: đó là cổ vật “nhái”.

Cách thành phố Thanh Hóa chừng 9km, huyện Đông Sơn nổi tiếng là nơi lưu giữ được nghề đúc truyền thống. Theo chân M., một dân buôn đồ giả cổ đã “rửa tay gác kiếm”, chúng tôi đã tìm đến một làng nghề tại huyện này để nghe những thợ đúc kể về quy trình sản xuất... đồ cổ.
Bí mật bất ngờ về cổ vật ở Việt Nam
Đồ cổ thật giả lẫn lộn

Theo phân loại của người làm nghề, đồ giả cổ được làm giả toàn bộ hoặc giả một phần (sửa chữa từ đồ vỡ thành đồ lành để bán cho được giá). Ví dụ như trống đồng giả được “phù phép” thành đồ cổ như sau: Trống đồng được đúc mới rồi dùng hóa chất (có thể có thành phần là sơn ta) phủ lên bên ngoài. Sau đó dùng đèn khò khò cho lớp sơn cháy, bong ra và chuyển màu. Trong lòng trống, người ta dùng muối ăn và axit dạng nhẹ trộn vào đất, đắp vào để tạo thành những vết han, rỗ.

Trình độ những thợ làm giả cổ vật thực sự điêu luyện với trường hợp làm đồ giả cổ từ nguyên liệu cũ. Người thợ sẽ lấy vật liệu của đồ đồng Đông Sơn hoặc những mảnh trống bé, không có hoa văn, không phục hồi được đem trộn với composit, sau đó ép thành từng tấm, đưa vào khuôn trống, tạo trống mới và trang trí hoa văn. Những “cổ vật” này do được làm từ vật liệu cũ nên rất khó có thể phát hiện được.

Kỳ công hơn, những đồ giả cổ như súng thần công bằng đồng, nếu muốn tăng thêm phần “cổ kính”, sau khi được xử lý hóa chất sẽ được thả xuống vùng biển gần bờ để những con hà bám vào. Nhìn vào những “cổ vật” này, người sưu tầm cổ vật “tay mơ” sẽ hoàn toàn tin tưởng cổ vật có niên đại hàng nghìn năm, vừa mới được một đám thợ săn đồ trục vớt được.

So với đồ đồng, quy trình giả cổ của đồ đá còn tinh vi hơn nhiều lần. Các nhà sưu tầm cổ vật kinh nghiệm cho biết, để làm giả tượng đá sa thạch, các “nghệ nhân” khu vực miền Nam Trung Bộ lấy đá trong mỏ đá địa phương (chính là đá được dùng làm cổ vật từ hàng nghìn năm trước). Bức tượng sau khi hoàn thành được tẩm axit để tạo ra các vết mòn. Công đoạn tiếp theo là chôn tượng xuống đất hoặc ngâm vào bể dung dịch có hoà chính loại đất của di tích. Sau một thời gian được ngâm trong lớp bùn loãng, nước và đất ngấm vào trong các thớ đá, vết nứt. Lúc đó khó ai có thể phát hiện ra bức tượng là đồ giả cổ.

Bí mật bất ngờ về cổ vật ở Việt Nam
Trống đồng giả cổ.
Gần đây, để rút ngắn quá trình, một số thợ lấy đá trong chính di tích (đá kê nền nhà, bệ cột) có niên đại rất cổ để làm tượng. Cách làm tương tự được phát hiện với tượng đất nung. Khi tượng đất nung có niên đại sớm (thế kỷ I - thế kỷ III) trở thành thứ cổ vật có giá thì hàng loạt các mộ gạch ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh bị đào bới. Không tìm thấy cổ vật, bọn đào trộm còn gỡ cả những viên gạch mang đi để tạc tượng. Tượng đất nung kiểu “tân thời” này là sự sao chép lại từ các tượng nguyên mẫu với số lượng hạn chế và được hét giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Đồ sứ cổ là loại đồ dễ “nhái” nhất. Đầu tiên, những món đồ sứ bình thường sẽ được ngâm axit để bong bớt lớp vỏ mới ở ngoài. Sau đó, người ta rửa sạch và bôi thật nhiều nhựa cây đu đủ lên, ngâm dưới ao một thời gian năm để cho ốc bám vào ăn hết lớp nhựa đu đủ. Khi đó vớt lên, rửa sạch thì nhìn món đồ đã có rất nhiều lớp thời gian” mà những tay buôn quảng cáo là “đồ cổ vớt dưới biển”.

Một cán bộ của Bảo tàng Quảng Ninh cho biết, do tỉnh có cửa khẩu Móng Cái nên thường xuyên có những vụ tuồn hàng lậu là cổ vật qua biên giới và những tang vật này thường được giao lại cho bảo tàng quản lý. “Chúng tôi nhận thấy trong số này có đến khoảng 60% là cổ vật “rởm”, và loại cổ vật nào cũng có thể bị làm nhái, từ tượng phật, trống đồng đến đồ trang sức bằng đá bán quý (ngọc lưu ly). Nhiều hiện vật được làm giả rất tinh vi khiến chuyên gia giám định cho rằng chúng không phải được làm trong nước mà được “cổ hóa” ở nước ngoài rồi trung chuyển qua Việt Nam”.

Bó tay với tình trạng cổ vật rởm?

Có cách nào để hạn chế tình trạng làm giả cổ vật tràn lan không? Trả lời câu hỏi này, tất cả những người sưu tầm đều lắc đầu ngao ngán: “Làm sao cấm họ được, họ làm như thế không có tội tình gì. Họ nói tôi bán đồ mỹ nghệ, đồ lưu niệm chứ có làm giả cổ vật đâu. Và thế là “cuộc chiến” giữa người làm cổ vật rởm, người mua, người trung gian cứ thế dai dẳng. Ai dại thì chịu thiệt”.

Một chuyên gia trong giới sưu tầm đồ cổ cho rằng hiện nay quy định về làm bản sao đối với cổ vật chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng làm đồ giả cổ tràn lan. Luật Di sản văn hóa có hiệu lực từ năm 2002 quy định về việc làm bản sao cổ vật như sau: bản sao phải đảm bảo có mục đích rõ ràng, có bản gốc để đối chiếu, có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc, có sự đồng ý của chủ sở hữu cổ vật và giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá thông tin. Tuy nhiên, như trên đã nói, những người chế bản sao vẫn có thể nại ra lý do đó là đồ thủ công mỹ nghệ để “lách luật”.

Lý giải nguyên nhân khiến tình trạng “lập lờ đánh lận con đen” trong thị trường cổ vật, một chuyên gia khác nhận định: một phần là do chúng ta chưa có một thị trường cổ vật minh bạch. Theo chuyên gia này, hiện nay chưa có một công ty đấu giá cổ vật nào được thành lập, việc định giá cổ vật cũng còn gặp nhiều vướng mắc. “Trước hết phải có một định nghĩa đầy đủ, chi tiết đâu là “báu vật quốc gia”, đâu là “cổ vật loại một”, “cổ vật loại hai”... để dễ dàng trong quản lý và định giá. Thứ hai là phải tổ chức được những phiên đấu giá công khai cổ vật thì những hiện vật lấy cắp hay cổ vật giả mới không xuất hiện trên thị trường. Thị trường minh bạch cho các cổ vật vừa giúp Nhà nước thu được thuế, vừa giảm được tình trạng cổ vật “rởm” như hiện nay”, chuyên gia này nói.

Một số phương pháp phát hiện đồ giả cổ Một chuyên gia trong lĩnh vực sưu tầm đồ cổ cho biết, nếu tinh ý vẫn có thể phát hiện những đồ giả cổ. Ví dụ với trống đồng, đôi khi thợ làm giả cổ không nắm chắc quy luật hoa văn trang trí nên hoa văn trên trống rởm không phù hợp với hình dáng trống “xịn”, kích thước sai so với những tỷ lệ quen thuộc. Ngoài ra, trống đồng cổ được đúc rất mỏng, tạc khắc tinh vi; đồ giả cổ thường nặng hơn vì kỹ thuật đúc không được chú ý.

Với đồ gốm, gốm cổ không có những sản phẩm cùng loại, cùng một kích thước. Vì vậy, nếu phát hiện những sản phẩm gốm màu có cùng kích thước, hoa văn trang trí giống hệt nhau thì chắc chắn, đó là hàng giả. Do bị chôn vùi lâu dưới lòng đất, tùy nơi ruộng cạn hoặc ruộng nước mà độ kiềm lắng đọng trên bề mặt cũng khác nhau, có loại, khi khai quật, trên sản phẩm có một lớp kiềm dày màu vàng hoặc trắng, rất cứng; có loại lại không có ngấn nước nào. Hàng giả cũng có ngấn nước, nhưng ngấn nước này được làm bằng keo trong, khá mỏng, không có độ cứng, khi sờ vào có cảm giác dính.

1 comment: