Những bông hoa Tết xinh tươi không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà trong ngày Tết:
Hoa Mai
Hoa đào
Hoa Lan
Hoa cúc
Hoa cúc đại đóa
Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc họa mi Hoa cúc bách nhật
Hoa đồng tiền hay cúc đồng tiền (danh pháp khoa học: Gerbera) L. là một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc (Asteraceae).
HOA THƯỢC DƯỢC
Hoa Cẩm chướng
Hoa kaffir lily
Hoa lily trắng
Hoa lily
Hoa Lay ơn (Gladiolus undulatus)
Hoa Calla Lily
Hoa thủy tiên
Hoa tulip
| ||
| ||
| ||
Hoa Thiên Điểu
Hoa cẩm tú cầu
Chi Tú cầu tên khoa học là Hydrangea là một chi thực vật có hoa trong họ Tú cầu bản địa Đông Á từ Nhật Bản đến Trung Quốc, Nam Á, Đông Nam Á như Hymalaya, Indonesia và châu Mỹ. Chi này có hàng chục loài. Cẩm tú cầu là cây thân mộc, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ pH của thổ nhưỡng, ưa bóng râm ẩm thấp. Cũng lưu ý thêm rằng tất cả bộ phận của cây đều có chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.
Màu hoa tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất. Nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) sẽ cho hoa màu lam, nếu đất có độ pH là 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa, nếu đất có độ pH lớn hơn 7 cây cho hoa màu hồng hoặc màu tím nên có thể diều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng. Anthocyanin là sắc tố quyết định màu sắc của hoa. Ở trạng thái bình thường, phân tử này tạo cho hoa sắc tố đỏ. Nhưng khi có sự hiện diện của ion nhôm, anthocyanin sẽ dễ dàng tạo phức với Al để hình thành màu xanh dương.
Như vậy bằng cách thay đổi hàm lượng Al trong đất, ta có thể điều khiển được màu sắc của hoa. Nếu pH của đất trồng lớn hơn 7, hàm lượng ion Al sẽ rất thấp, hoa tú cầu sẽ có màu đỏ, nhưng nếu pH dao động từ 5,0 đến 6,0, hàm lượng nhôm trong đất sẽ tăng, từ đó quá trình tạo phức giữa nhôm và anthocyanin được thúc đẩy, tạo cho hoa màu xanh. Tùy nồng độ nhôm mà màu xanh sẽ dao động từ xanh da trời đến xanh dương.
Từ đây có rất nhiều cách đơn giản để điều khiển màu sắc tú cầu. Phương pháp đơn giản nhất để tạo ra tú cầu xanh là đóng các đinh sắt xung quanh gốc hoa (trong phim nhân vật nam đã dùng cách này đấy). Các đinh sắt này sẽ bị thủy phân, tạo ra thêm H+ cho môi trường và làm giảm pH của môi trường. Ngoài ra, ta có thể bổ sung thêm nhôm sulfate vào trong đất. Đây là cách trực tiếp gia tăng hàm lượng Al trong đất. Tuy nhiên, cần sử dụng các phân bón thích hợp chứa hàm lượng phosphate thấp vì phosphate sẽ gây kết tủa nhôm.
Ngược lại để có những đóa tú cầu hồng hoặc đỏ, ta có thể dùng phân bón có hàm lượng phosphate lớn. Ta cũng có thể bón vào gốc cây một ít vôi bột, nhằm làm tăng pH của đất trồng, từ đó tạo ra sắc đỏ cho hoa.
Hoa Thạch thảo
Hoa Mào Gà
Hoa vạn thọ
Hoa hướng dương
Hoa huệ
Hoa huệ Tây
hoa lily trắng
hoa huệ dạ hươngHoa quỳnh
Hoa loa kèn
Hoa hồng
Sen
Hoa Tulip :
Hoa tulip là loại hoa thuộc dòng họ lạnh, độ bền thường kéo dài từ 5-7 ngày nếu bình hoa được để trong phòng lạnh. Khi cắm thả đá lạnh vào bình cộng 2 muỗng đường, đây là chất dinh dưỡng nuôi hoa, mỗi ngày thay nước một lần. Nước đá từ từ chảy ra sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.
Hoa hồng:
Muốn hoa tươi lâu, bạn nên cắt gốc hoa mỗi ngày một lần. Buổi tối, đem hoa ra sương cho hoa hít khí trời. Bạn nên ngắt bớt cánh hoa bị úa màu để luôn có một bình hoa tươi mới.
Hoa hồng là loại hoa không chịu được gió nên tránh để những nơi đón gió như cửa sổ, ban công... Yêu cầu quan trọng nhất để hoa tươi lâu chính là nước phải sạch. Muốn vậy, khi cắm hoa, bạn nên tỉa hết lá dưới gốc, rửa thật sạch. Khi hoa héo, có thể dốc ngược lại để giữ thành đóa hoa hồng khô.
Cẩm chướng
Là loại hoa khá bền, cách chăm sóc tương tự hoa hồng. Các bước cơ bản là cắt gốc, tỉa lá... Tương tự, bạn có thể áp dụng cách chăm sóc này với hoa cúc và một số loại hoa khác.Hoa loa kèn Khi cắm hoa, cắt gốc, lấy băng keo quấn sơ ở dưới gốc hoa để tránh gốc bị toe ra. Vì thân hoa loe kèn là thân ống (thân rỗng) nên thân rất dễ bị dập nát. Nếu bảo quản tốt, hoa loa kèn có thể cắm được rất bền. Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước hàng ngày.
Hoa lyly Đây là loại hoa rất bền, thơm. Khoảng 2 ngày thay nước một lần. Tắm cho hoa mát bằng cách xịt nước hàng ngày.Lưu ý:
- Chớ mua hoa cắm vào nước đá hoặc để tủ lạnh.
- Dùng lọ và các dụng cụ sạch.Trước khi cắm hoa vào bình, bạn hãy rửa thật sạch lọ, nhưng nhớ xúc cho hết hẳn xà phòng bởi nếu còn sẽ làm thay đổi độ pH của nước và khiến hoa nhanh hỏng.
- Bỏ hết lá ở phần cọng ngập nước bởi chúng sẽ sẽ làm các vi khuẩn phát triển, cản trở sự lưu thông của hoa.
- Nên cắt cuống hoa dưới nước.
- Dùng búa nhỏ đập hơi giập thân gỗ của một số loại hoa có cành to, cứng như hoa tú cầu, tử đinh hương... để chúng dễ hút nước hơn.
- Những hoa mọc lên từ củ (như thủy tiên) sống tốt hơn trong nước lạnh.
- Đừng để lẫn cây thủy tiên hoa vàng với những loại hoa khác bởi loại hoa này sẽ tiết nhựa và dính vào thân các hoa khác.
- Thay nước hoa mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối, buổi tối nên mang ra ngoài sân để hoa được hứng những giọt sương mai.
- Một lít nước bình hoa có thể pha 2 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường, nửa muỗng cà phê thuốc tẩy. Cũng có thể dùng nước súc miệng Listerine pha vào nước cắm hoa theo tỉ lệ 60g Listerine/5 lít nước sẽ giúp hoa tươi lâu hơn. Các giống hoa vạn thọ
Hoa vạn thọ cao: Sovereign Series
Trước đây, vạn thọ cao màu vàng đậm, vàng chanh và cam. Nổi tiếng là loại vạn thọ cắt cành trang trí tại Thái Lan.
Hoa vạn thọ cao thế hệ mới: Dollar Gold
Giống vạn thọ cao mới – Dollar Gold – là bước phát triển đáng kể của vạn thọ cao. Giống Dollar Gold mang đến sự hoàng thiện cao hơn về mặt chất lượng so với giống Sovereign. Nó có màu vàng đậm hơn, cổ hoa và đài hoa khỏe và chắc hơn. Chiều dài của thân cây được rút ngắn xuống một chút (còn 90cm) để phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng châu Á, hạn chế tối đa sự gãy đổ hoa trong mùa thu hoạch. So với giống Sovereign, Dollar Gold có nhiều hoa trên một cây hơn và đường kính hoa lớn hơn, có thể đạt đến 13cm. Cánh hoa nhiều hơn và dồn chặt hơn trong mỗi bông hoa giúp cho hoa giữ được lâu hơn sau khi thu hoạch. Tương tự như vậy, việc các cánh hoa xếp chặt với nhau trong đài hoa sẽ giúp cho hoa không bị ngậm nước trong suốt quá trình trồng và ra hoa. Ngậm nước trong hoa là nguyên nhân chính dẫn đến việc cây hoa bị nhiễm bệnh Botrytis.
Giống Dollar Gold đã nhận được sự đánh giá và kết quả rất tốt từ phía khách hàng. Do đó nó sẽ vượt xa sự mong đợi và sẽ thay thế được vị trí độc tôn của hoa Sovereign trong giai đoạn hiện nay.
Đối với những khách hàng vẫn muốn trồng loại hoa Sovereign do thích ứng của nó đối với những yêu cầu về thổ nhưỡng, khí hậu và chiều cao, chúng tôi hiện đang có giống Sovereign vàng và cam thế hệ mới (Sovereign Improved). Hai giống hoa này đã được áp dụng các tiến bộ mới như Dollar Gold, nghĩa là có khả năng chịu được mưa và kháng bệnh tốt.
Hoa vạn thọ lùn – Galore Series
Giống vạn thọ lùn Galore có chiều cao thấp hơn nhiều so với giống Sovereign, đạt khoảng 60cm. Có 3 màu chủ yếu là vàng chanh, vàng đậm, và cam. Trong cùng điều kiện trồng, giống thọ lùn sẽ có cùng số lượng hoa với cùng kích cỡ như giống vạn thọ cao (Sovereign). Hoa vạn thọ lùn có đường kính 10cm và cây cho hoa khá sớm trong khoảng từ 55 – 65 ngày.
Do đặc điểm ngắn ngày của nó, rất nhiều nhà nông trồng vạn thọ lùn trong mùa mưa. Theo kinh nghiệm đã được kiểm chứng tại nông trại của chúng tôi, cả 3 giống hoa nói trên đều có cùng một khoảng thời gian sinh trưởng như nhau. Cụ thể là:
Mất 50 – 55 ngày để cây bắt đầu cho những bông hoa đầu tiên.
Mất 60 – 65 ngày để có thể thu hoạch vụ đầu tiên.
Mất 90 – 95 ngày để cây có thể cho những bông hoa cuối cùng (nếu bạn thu hoạch từng bông hoa).
Các thông tin chung về trồng hoa vạn thọ (Marigold)
Hoa vạn thọ rất nhạy cảm với những điều kiện môi trường như nước tưới, ngập úng, thời gian chiếu sáng trong ngày, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần đất, phân bón và đặc biệt là độ pH. Những yếu tố này luôn có ảnh hưởng rõ rệt và quan trọng đến chiều cao của cây, số lượng hoa, đường kính, trọng lượng và màu sắc của hoa.
Để trồng vạn thọ thành công, tất cả những yêu cầu nói trên phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Tương tự như vậy, các bước và quy trình trồng trọt cũng phải được thực hiện đúng.
Thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài này nhằm hướng dẫn cách trồng hoa vạn thọ để đạt được lợi nhuận tối đa với nhà nông.
Những thông tin sau cần được chú ý khi bạn quyết định trồng vạn thọ.
Khí hậu: Khô và ẩm.
Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng đối với cây vạn thọ là 260C – 320C vào ban ngày và 200C vào ban đêm. Nhiệt độ vào ban đêm thấp hơn 200C sẽ giúp cho cây khỏe hơn và cho hoa có đường kính lớn hơn. Cây vẫn có thể sống và phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn nói trên, tuy nhiên cây cho hoa với đường kính nhỏ hơn.
Thời gian chiếu sáng (ngày dài): Thời gian chiếu sáng lý tưởng của cây vạn thọ là 12 tiếng mỗi ngày hoặc hơn. Chiếu sáng từ 12 tiếng trở lên sẽ giúp cho cây cho hoa lớn hơn
Màu sắc của hoa: Có thể thay đổi nhẹ theo điều kiện chiếu sáng. Ánh sáng mạnh sẽ giảm màu sắc của hoa.
Nhìn chung, màu sắc của hoa, độ lớn của hoa, chiều cao của cây và số lượng hoa trên cây có thể giao động khác nhau (tuy không nhiều) theo từng mùa vụ khác nhau. Để đạt được kết quả tốt nhất, thu hoạch khi 2/3 số hoa trên cây vừa nở hết, trước khi những cành hoa đầu tiên bắt đầu héo hoặc nhạt màu đi.
Những yếu tố quyết định vào sự thành công của việc gieo trồng hoa vạn thọ
Kỹ thuật làm vườn và chăm sóc trang trại: 60%
Chủng loại hoa 20%
Thời tiết 20%
Chuẩn bị trước khi trồng hoa vạn thọ
Thời gian lý tưởng để trồng vạn thọ
Theo kinh nghiệm đã được kiểm chứng tại Thái lan và nông trại của chúng tôi, vạn thọ trồng tốt nhất trong mùa khô (không mưa). Chúng tôi bắt đầu xuống giống vạn thọ vào cuối mùa mưa khi trời vẫn còn mưa. Điều kiện ẩm ướt sẽ giúp cho hạt dễ nẩy mầm và cây con phát triển tốt trong giai đoạn đầu. Giai đoạn phát triển chính của cây sẽ rơi vào khoảng thời gian sau mùa mưa và mùa thu hoạch sẽ rơi vào những tháng mùa khô. Có thể trồng vạn thọ vào khoảng cuối tháng 3, tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên tính toán sao để thời gian thu hoạch không lọt vào khoảng thời gian mưa nhiều nhất trong năm. Dối với các vùng mà lượng mưa không quá nhiều, không gây ra tình trạng ngập úng hoặc với những vùng mà mà mùa mưa kéo dài, bạn có thể trồng hoa vạn thọ quanh năm. Chỉ cần nhớ là bạn phải tính toán sao để thời gian thu hoạch không lọt vào khoảng thời gian mưa nhiều nhất trong năm.
Điều kiện về thổ nhưỡng
Nói chung, đất sét nhiều bùn sẽ giúp cho cây sản xuất ra nhiều hoa với đường kính lớn trên mỗi cây. Đất cát nhẹ sẽ làm cho nước dễ bốc hơi và phân bón dễ bị trôi theo nước.
Chọn những khu vực có điều kiện thoát nước tốt để trồng vạn thọ. Vạn thọ không thìch hợp với việc “ướt chân” có nghĩa là rễ luôn bị ngâm trong nước. Trong những vùng thường xuyên có mưa lớn, phải đảm bảo nước thoát đi nhanh chóng, không gây ngập úng. Không trồng vạn thọ ở những vùng đất trũng, có nguy cơ ngập úng cao hoặc đất ngậm nước.
Nếu bạn không có sự lựa chọn nào khác và phải trồng vạn thọ trong giai đoạn mưa lớn hoặc đất trũng và dễ bị ngập úng, hãy chọn khu vực có độ dóc cao để nước thoát nhanh nhất.
Độ pH trong nước và trong đất
Không giống như các loại hoa khác, vạn thọ thích ứng với điều kiện kiềm nhẹ. Nước tưới và đất luôn phải đảm bảo độ pH ở mức 6.5 – 7,5. Nếu độ pH thấp hơn 6,5 cây sẽ bị nhiễm độc Mangê hoặc sắt.
Công tác chuẩn bị đất
Khâu chuẩn bị đất tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng hoa vạn thọ. Nếu vùng đất dự định trồng vạn thọ có cỏ dại (dù ít), hãy xịt thuốc trừ cỏ (Roundup – Glyphosate) 7 ngày trước khi xới đất. Vào lúc này, cỏ dại đã bắt đầu úa vàng và chết.
Không xịt loại thuốc Gromoxone vì thuốc này chỉ có tác dụng diệt cỏ trên bề mặt. Trong khi đó Groundup có tác dụng diệt cỏ đến tận gốc rễ.
Đất phải được cày sâu ít nhất 25 – 50cm và làm luống. Với những khu vực đã từng sử dụng trồng lúa, chung tôi yêu cầu phải cày sâu 1m trước khi trồng vạn thọ. Sau khi đã được cày lên, đất phải được xới tơi ra trước khi làm luống. Đất xới càng tơi thì hiệu quả càng cao…
Trong suốt quá trình cày xới đất bảo đảm chôn sâu các loại cỏ dại và rác dưới bề mặt đất. Nếu rác và cỏ vẫn còn trên mặt đất, bệnh Altenaria sẽ dễ dàng xuất hiện. Mầm mống bệnh này được ủ trong rác của cỏ dại vào những vụ mùa trước, khi gặp nước sẽ dễ dàng chuyển qua cây vạn thọ, gây hiệu quả nghiêm trọng.
Bón phân trước khi xuống giống
Đất được chuẩn bị tốt với lượng phân bón trong đất đầy đủ sẽ giúp cho cây phát triển tốt và đạt sản lượng cao. Để đạt được điều này, việc bón phân cho đất trước khi xuống giống là hết sức cần thiết. Bón 35 – 40kg phân NPK (16 – 20 -10) cho 0,14ha đất 2 tuần trước khi xuống giống. Sau khi bón xong, xới đất lần cuối trước khi làm luống. Thực tế đã chứng minh việc bón phân trước khi xuống giống giúp cây phát triển tốt, khỏe, đồng thời tăng đường kính của hoa và sản lượng hoa.
Tuyệt đối không được bón phân trực tiếp trong giai đoạn gieo hoặc gần rễ cây con vì nó sẽ làm cháy rễ và ảnh hưởng xấu đến cây. Nếu muốn bón phân trong giai đoạn gieo hạt hoặc cây con, phân phải được bón cách cây 15 – 20cm (theo bề ngang hoặc bề sâu). Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là bón phân 2 tuần trước khi xuống giống nhằm hạn chế khả năng làm thương tổn cây.
Gieo hạt sang luống
Phương pháp gieo hạt trực tiếp
Gieo hạt trực tiếp bằng tay hay máy trồng cây ở độ sâu 0,5 – 1,0cm. Cây con sẽ không mọc nếu chôn hạt giống quá sâu.
Khoảng cách và mật độ cây
Các luống hoa cách nhau 90cm (khoảng cách từ giữa luống hoa này đến giữa luống hoa kia).
Chiều ngang luống 60cm và đường thoát nước (rãnh – furrow) nên rộng 30cm.
Luống cao khoảng 20 – 30cm nếu trồng vụ mùa vào mùa mưa hoặc khi luống hoa bị ngập do hệ thống tưới tiêu.
Khoảng cách và mật độ ảnh hưởng tuyệt đối đến sản lượng hoa.
Mỗi luống trồng một hàng cây. Mỗi hàng 1m trồng từ 15 – 20 cây.
Nếu trung bình có 15 cây trên hàng dài 1m thì sẽ có 156.250 cây/ha
Tỉ lệ hạt trên Ha
Thí dụ:
1. Chúng tôi cần một mâm cây tối thiểu 156.250cay/Ha
2. Tỉ lệ hạt nẩy mầm tối thiểu 80%
3. Thất thoát mùa màng do côn trùng, bệnh dịch, động vật… khoảng 15%
4. Hạt vạn thọ khoảng 300 hạt/g
Cách tính toán dưới đây cho thấy số lươnmg5 hạt giống gieo trực tiếp trên 1ha:
156.250 + 20% = 187.500 + 15% = 215.625 : 300 = 718.5g hạt/ha
Trong 1ha đất có hàng bề ngang 90cm sẽ cần hàng luống chiều dài 11.100m dài.
Nếu chia 718.5g hạt giống cho luống 11.100m thì tỉ lệ hạt giống sẽ là 0.067g trên hàng 1m
Nếu nhân 0.067 X 300 hạt/g sẽ có tỉ lệ hạt là 20 hạt trên hàng 1m. Khi trồng trên đồng, nên gieo 25 – 30 hạt trên hàng 1m.
Hãy nhớ là nếu có quá nhiều cây, bạn có thể nhổ bớt để phù hợp với số lượng cây con cần thiết. Nếu có quá ít cây, bạn không thể gieo hạt thêm hoặc trồng thêm cây con vào luống vì cây mới sẽ không nở hoa cùng thời điểm với cây đã gieo trước đó.
Trồng 156.250 cây/ha có thêm thuận lợi nữa: Cây mọc lên sẽ che phủ đất, cỏ dại bớt lây lan và giảm chi phí lao động và thuốc xịt. Ngoài ra, khi lá vạn thọ che kín đất thì nước trong đất ít bay hơi, lượng nước tưới sẽ giảm, do đó chi phí về nước cũng giảm.
Chuẩn bị luống trước khi gieo hạt
Cần phải xới đất đều trước khi gieo hạt trực tiếp xuống đất. Luống cần phải tưới nước nhưng không làm ngập trước khi gieo hạt 36 giờ và từ bề mặt của đất tới độ sâu 6cm phải khô ráo. Nếu gieo hạt bằng tay, tạo đường rãnh nhỏ hình chữ V giữa luống và đặt hạt giống theo chiều dọc đường rãnh từ 25 – 30 hạt/1m và phủ đất không quá 1cm.
Nếu gieo hạt bằng máy, thiết lập tỉ lệ gieo hạt theo yêu cầu và đẩy máy gieo hạt dọc theo đỉnh luống. Kiểm tra xem máy có gieo hạt theo đúng tỉ lệ yêu cầu trên 1m không? Và điều chỉnh máy khi cần thiết. Cố gắng gieo hạt trên một đường thẳng. Không ngừng lại cho đến khi gieo tới cuối luống.
Tưới khu vực chung quanh hạt ngay lập tức và giữ đất trồng ẩm ướt từ 8 – 10 ngày cho đến khi hạt nẩy mầm. Cây non sẽ mọc lên trong vòng 5 – 10 ngày sau khi gieo hạt và tưới tiêu, tùy theo loại đất, độ sâu của cây và nhiệt độ. Không đổ nước tràn luống cây.
Sau 8 – 10 ngày, lá mầm và chiếc lá đầu tiên nhô lên trên đường rãnh. Cho nước vào trong đường rãnh không quá 2 giờ và không để nước trên đỉnh luống. Chúng ta để rễ đi tìm nước dưới đất chứ không phải nước trên bề mặt đất.
Phương pháp 2 – Gieo hạt trong vườn ươm hay hộp và sang luống cây con
Nếu không muốn gieo hạt trực tiếp thì có thể chuẩn bị vườn ươm gần cánh đồng trồng vạn thọ, gieo hạt ở đây và sau 15 ngày sẽ cấy cây con vào luống đã được chuẩn bị sẵn. Hoặc có thể trồng trong hộp gieo hạt và sang luống sau 15 ngày.
Nếu sang luống thay vì gieo hạt trực tiếp, nhà nông phải tuân theo kỹ thuật sau: Phải sang luống tối thiểu 187.500cây/ha. Trong luống ươm, gieo không quá 20g (6000 hạt) trên 1m2 luống hạt giống.
Để có tối thiểu 187.500 cây/ha, gieo tối thiểu 35.000 hạt (120g) trên diện tích 6m2
Để sang luống 1ha, gieo tối thiểu 218.750 hạt (729g) trên diện tích 37.5m2
Chuẩn bị luống ươm hạt giống
Trước khi gieo hạt, đất trồng phải được cày xới đều để không còn cỏ dại và rác. Tưới và xịt Prevacure 0.5cc trong 1 lít nước hay Terrachlor 3cc trên 1 lít nước để ngăn ngừa nấm Pithium và Phytophtora.
Rải hạt giống đầu trên bề mặt đất và phủ một lớp đất mỏng 0.5 – 1cm. Tưới thường xuyên từ phía trên bằng bình tưới giọt nhỏ hay bình tưới gương sen. Đất ở luống hạt phải luôn luôn ẩm nhưng không quá ướt. Sau khi hạt nẩy mầm, chỉ tưới một ngày một lần vào buổi sáng. Nếu xuất hiện Altenaria, xịt cây con bằng hỡn hợp Rovral & Mancozeb / Dithane.
Sang luống
Sang luống cẩn thận cây sẽ mọc khỏe. Sau 15 ngày gieo hạt, có thể sang luống, lúc này cây cao khoảng 10cm với 3 – 5 lá. Không để cây quá cao, cỡ 15cm, sẽ khó sang luống và đòi hỏi nhiều nước. Nếu sang luống cây non 20 ngày tuổi và cao quá 15cm, cây sẽ ra hoa sớm và giảm số lượng hoa, cũng như kích thước hoa trên một cây. Hãy tưới luống đất vào buổi sáng trước khi sang luống nhưng không để ngập.
Tưới luống cây non vào 3giờ chiều và sang cây non sau 4 giờ chiều. Cẩn thận không làm hư rễ, lá và thân cây. Rễ bị hư sẽ dễ bị úng; thân và lá bị hư làm cho Altenaria dễ xâm nhập và tấn công cây. Sang luống vào buổi chiều hay buổi tối khi sức nóng đã giảm.
Sử dụng thước để định chính xác khoảng cách giữa các cây non/ Mỗi mét khoảng 15 – 20 cây con và khoảng cách giữa chúng là từ 5 – 6cm.
Khi sang luống, đặt cây sâu trong đất để lá mầm chỉ hiện ra trên mặt đất. Tưới nước ngay nhưng không làm ngập úng. Bất cứ hình thức nào nhằm kéo dài thân hoa trong giai đoạn này đều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây. Nếu cây quá lớn hoặc bị kéo dài ra trước khi sang luống cây sẽ phát triển chậm và thu hoạch không đạt yêu cầu.
Buổi sáng hôm sau khi sang luống, tưới cây quanh thân và cách 2 tiếng đồng hồ kiểm tra xem có xảy ra tình trạng héo rũ. Vào thời gioan này, có thể tưới nhiều lần trong ngày cho đến khi cây hồi phục và bắt đầu phát triển
Khi cây phát triển thì bắt đầu việc tưới ở khe rảnh, tuy nhiên chỉ nên để nước đọng trong rãnh tối đa 2 giờ và không bao giờ để nước ngập luống.
Ngắt lá: - Trong điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên bấm ngọn chính của cây sau khi sang luống 1 – 2 tuần để giúp cây ra nhiều nhánh dày hơn và ra nhiều nụ hoa. Việc này cũng giúp giống vạn thọ cao không bị cụp đầu xuống do sức nặng của hoa.
Thuốc diệt cỏ
Trừ diệt cỏ dại ở cánh đồng trồng vạn thọ là việc làm rất quan trọng. Nếu cỏ dại không bị diệt, côn trùng tấn công vạn thọ như bọ trĩ và sâu vẽ bùa sẽ gia tăng và bắt buộc phải xịt thuốc trừ sâu. Cỏ dại khô hay chết trên bề mặt đất gây ra bệnh dịch Altenaria.
Trước khi cày xới đất, hãy xịt thuốc chung quanh để diệt cỏ dại, sau đó 7 – 10 ngày, cày xới đất thật kỹ và chôn hết cỏ dại.
Một trong những cách dễ dàng nhất làm giảm dịch cỏ dại là trồng nhiều hơn 156.250 cây vạn thọ/ha. Mật độ vạn thọ cao hơn sẽ che phủ cỏ dại vì vạn thọ mọc dày che phủ khoảng cách giữa các hàng.
Nếu dùng máy kéo để trồng trọt các hàng bên trong thì khoảng cách giữa 2 bánh xe phải bằng khoảng cách giữa các rãnh tưới nước. Trong trường hợp này, máy kéo có thể đưa lên đưa xuống các hàng bằng một thanh ngang và một cái chĩa cắt cỏ dại giữa các hàng luống.
Ở máy kéo nhỏ Kubota của AFM, thì khoảng cách từ tâm của 2 bánh xe là 88 – 90cm. Với những máy kéo lớn hơn thì có thể có 2 hàng luống giữa 2 bánh xe.
Band spraying là một hình thức khống chế cỏ dại khác bằng cách dùng 1 cánh tay đòn, giữ bình phun với 1 cái mũ trùm trên vòi xịt để ngăn bụi nước rơi trên cây vạn thọ.
Người điều khiển sẽ xịt vòng quanh hay Gromoxone giữa các hàng vạn thọ. Không được để bụi nước chảy trên cây vạn thọ.
Không được để có dại mọc trên cánh đồng vạn thọ
Tưới tiêu
Sử dụng bình phun, ống nhỏ giọt hay hệ thống tưới bằng tay từ ngày thứ nhất gieo hạt/ sang luống cho đến khi cây trồng phát triển tốt - thường là từ 10 -15 ngày. Sau thời gian này, không dùng bình tưới nước từ phía trên nữa. Không để nước ngập cây. Chỉ sử dụng hệ thống tưới nước dưới khe rãnh và nước đọng trong luống không quá 2 giờ trong 1 lần tưới. Vạn thọ được xem là cần lượng nước dưới trung bình. Ở điều kiện khô ráo, tưới vạn thọ cách 2 – 3 tuần một lần. Lượng nước và số lần tưới tùy thuộc vào thổ nhưỡng, độ ẩm và nhiệt độ.
Không tưới dư nước cho vạn thọ!
Tưới nước thiếu hay dư sẽ làm cây ngắn hơn hoặc dài hơn cũng như làm giảm kích cỡ và sản lượng hoa. Chỉ tưới nước nhiều sau khi gieo hạt trực tiếp và/ hoặc sang luống.
Vạn thọ có hệ thống rễ sâu trong đất đến 2m. Nếu tưới quá nhiều nước trên bề mặt, rễ sẽ không căm sâu mà ở gần bề mặt đất. Vì vậy chỉ tưới trong rãnh nước 30cm. Không bao giờ được tưới nước ngay trên đầu luống và bón phân hột nhỏ cách tối thiểu 15cm cho cây gần rãnh nước.
Chỉ tưới nước ngay khi cây bắt đầu có dấu hiệu héo úa.
Khi cây cứng cáp và rễ đã đâm sâu hơn thì không cần tưới thường xuyên nữa vì cây sẽ sử dụng nước dự trữ trong lòng đất.
Bón phân sau khi trồng
Thiếu phân bón sẽ làm cho thân cây và hoa nhỏ, nhiều phân bón quá (đặc biệt là nitơ) thì cây phát triển quá mức và cho ít hoa.
Như đã đề cập trên, cần phải bón phân trước khi gieo hạt hoặc sang luống là 219 – 250kg/ha với công thức 16 – 20 – 10 hay tuiong7 tự khi trồng vạn thọ.
Chúng tôi đề nghị áp dụng cách bón phân theo công thức 20 – 10 – 20 sau khi gieo hạt hay sang luống 3 – 4 tuần theo tỉ lệ 156ký/ha.
Có thể áp dụng cách thức này bằng cách kéo dài luống hoa cách mỗi cây 15cm, sau đó phủ lớp đất lấy từ rãnh tưới nước.
Chú ý là không để phân bón dạng bột dính vào thân cây hoặc rễ vì nó sẽ làm cháy rễ và thân cây.
Không được dùng amonium nitrat hay urê dưới dạng nitơ làm tăng nồng độ acid (pH), sẽ làm cho cây phát triển vượt bậc và giảm sản lượng hoa.
Côn trùng
Côn trùng có thể gây hại là ốc sên, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, sâu ngài đêm và sâu bướm. Kiểm tra và xịt thuốc thường xuyên. Dùng bẫy keo vàng để bắt côn trùng (yellow sticky card trap). Lịch xịt bọ trĩ và sâu vẽ bùa trong thời gian 5 -7 ngày một lần và trong vòng 4 – 5 tuần. Một lần xịt sẽ không khống chế được côn trùng. Kiễm tra cẩn thận bọ trĩ và chúng thường hút chất lỏng từ ngọn cây và nụ hoa non và làm tổn hại đến hoa. Côn trùng đục rễ như mối làm cây thiệt hại nặng nề và việc áp dụng thuốc trừ sâu có phương pháp trước khi trồng sẽ đạt hiệu quả cao.
Ốc sên
Sử dụng Engol – Slug (Metaldehyd) viên tròn dạng hạt ở tỷ lệ 5 – 6 viên/m2
Bọ trĩ (thrip)
Bọ trĩ hoạt động mạnh vào buổi chiều. Chúng rất nhỏ và khó tìm thấy. Nếu dùng tay chải tán lá vạn thọ, bạn sẽ thấy thrip bay lả tả như một đám mây nhỏ. Xịt thuốc trừ 5 – 7 ngày một lần, tuy nhiên có thể xịt 2 -3 ngày một lần khi bọ trĩ tấn công mạnh.
Có thể xịt bọ trĩ vào buổi chiều từ 3 – 5giờ với các hoa chất lần lượt như sau:
Confidor 2cc trong 1 lít nước.
Ascent 1cc trong 1 lít nước
Dicaazol 1cc trong 1 lít nước
Carmag (fort) 2cc trong 1 lít nước
Parzon 2cc trong 1 lít nước
Sâu vẽ bùa (Leaf miner)
Chỉ có thể khống chế sâu vẽ bùa bằng chương trình xịt thuốc với các hóa chất lần lượt dưới đây và xịt trên lá, cách 5 – 7 ngày 1 lần từ 6 – 9 giờ sáng. Nếu xịt vào giờ khác sẽ không có hiệu quả
Talstar 2cc trong 1 lít nước
Neporex 1.30cc trong 1 lít nước
Confidor 2cc trong 1 lít nước
Ascent 2cc trong 1 lít nước
Vertinec 2cc trong 1 lít nước
Sâu ngài đêm và sâu bướm
Sâu ngài đêm và sâu bướm thường ăn lá vào ban đêm và ngay sáng hôm sau có thể thấy ngay lá bị sâu cắn.
Thuốc trừ sâu thắm qua rễ có tác dụng tốt nhất. Xịt vào nửa đêm (2 giờ sáng) hoặc sáng sớm (6 – 7 giờ) hoặc tối (7 – 9 giờ)
Sâu ngài đêm và sâu bướm thường ăn từ điểm giữa lá lan ra phía ngoài. Trong trường hợp này, phun thuốc trên và chung quanh vùng lá bị sâu ăn và kiểm tra xem vùng lá bị thiệt hại có giảm không. Nếu lá vẫn bị sâu cắn, xịt lần nữa và sử dụng loại thuốc khác và xịt trên bề mặt rộng hơn. Tiếp tục cho đến khi lá không còn bị hư nữa
Chúng tôi đề nghị công thức thuốc lần lượt như sau:
Onsband 2,40cc trong 1 lít nước
Karate 0,80cc trong 1 lít nước
Cytech 0,80cc trong 1 lít nước
Lanate 0,20cc trong 1 lít nước
Ortho 0,75cc trong 1 lít nước
Bệnh dịch
Từ giai đoạn cây non (sang luống) đến khi thu hoạch, độ ẩm dư do tưới tiêu, độ ẩm cao và mưa là nguyên nhân chính gây nên những bệnh dịch làm giảm sản lượng vụ mùa. Botrytis, Alternaria và Mildew là những bệnh thường gặp ở vạn thọ. Phytophtora và Pythium cũng tấn công cây vạn thọ con. Cách tốt nhất để giảm bệnh dịch là trồng vạn thọ trên luống sạch suốt mùa khô.
Để khống chế Mildew (nấm), hãy sử dụng:
Benlate 0,75g trong 1 lít nước
Daconil 1,5g trong 1 lít nước
Tilt 1cc trong 1 lít nước
Độ chịu đựng chất hóa học
Điều kiện quan trọng nhất là khi xịt thuốc trừ sâu và bệnh dịch, phải xịt các loại thuốc khác nhau lần lượt. Không sử dụng một loại thuốc nhiều hơn 1 lần trong số 5 loại thuốc. Lý do là sau 1 thời gian, côn trùng và dịch nấm sẽ quen thuốc và có sức đề kháng với thuốc. Có nghĩa là thuốc không còn hiệu lực với bệnh dịch nữa.
Cây trưởng thành và thu hoạch
Vụ mùa đầu tiên bắt đầu 70 ngày sau khi gieo hạt và tiếp tục hàng ngày cho đến khi hoa nhỏ lại. Vụ mùa diễn ra trong vòng 30 – 40 ngày cho đến 100 ngày. Dưới điều kiện ngày ngằn (ít hơn 12 tiếng đồng hồ một ngày), cây sẽ ra hoa với thân ngắn và trong thời gian ngắn.
Việc thu hoạch hoa mỗi ngày rất quan trọng khi hoa có kích thước lớn nhất và màu cam đậm nhất. Khi hoa già đi sẽ co lại, giảm trọng lượng và màu sắc.
Hoa nặng, lớn với màu đậm sẽ gia tăng lợi nhuận cho nhà nông.
Hoa phải được thu hoạch vào buổi sáng sớm. Không thu hoạch vào lúc thời tiết nóng vào buổi chiều.
Kéo hoa trực tiếp từ đỉnh bằng cách đặt tay bạn ngay bên dưới hoa, kéo đầu hoa thẳng lên phía trên. Có thể nghe một tiếng bốp.
Với hoa vạn thọ trồng cho mục đích làm thức ăn cho gà thì phần dưới đài hoa càng ngắn càng tốt.
Nếu là hoa cắt cành, thì không buộc hoa chặt quá và cũng đừng để hoa bị ép.
Trồng vạn thọ cắt cành trong mùa mưa dưới mái che plastic
Suốt mùa mưa khi thị trường vạn thọ cắt cành rất có lợi, hãy thêm một ít chi phí để trồng vạn thọ bằng cách:
1. làm khung tre cao 1 – 1,5m và rộng 70cm bao quanh luống vạn thọ và che bằng mái plastic trong. Như vậy cây và hoa sẽ không bị mưa tạt.
2. Trồng ở đất dốc nghiêng cho nước có thể rút nhanh.
3. Luống phải cao hơn rãnh tưới ít nhất 30cm.
Hoa Thạch thảo hay ngoài bắc còn gọi là sen cạn
Hoa cẩm tú cầu màu xanh rất lạ
Hoa cúc bi mang vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết
Lan Hồ điệp lại mang vẻ kiêu sa, lộng lẫy
Dạo qua các con đường trên khắp thành phố không khí mua sắm chuẩn bị tết đang nhộn nhịp hẳn lên từng ngày. Mỗi người chọn cho mình những loại hàng hóa nhất định để chuẩn bị Tết nhưng những hàng hoa có lẽ là nơi không người nào không muốn ghé qua để chọn cho mình những chậu hoa đủ màu sắc trang trí cho ngôi nhà thêm rực rỡ và ấm cúng trong năm mới.
Khách chọn hoa trên đường Thành Thái
Không giống như các chợ hoa chỉ bán hoa cành, những hàng hoa cây cảnh thường bãn những chậu, giỏ hoa và các loại cây cảnh cả gốc. Điều này có nghĩa bạn sẽ có được hoa tươi lâu hơn và thêm nhiều màu xanh hơn cho không gian nhà mình.
Trên các con đường như Thành Thái, Nguyễn Trãi hay Nguyễn Hữu Cảnh,... những cửa hàng hoa- cây cảnh ngập tràn màu sắc với hàng loạt loài hoa đủ màu sắc được các chủ quán nhập về phục vụ cho nhu cầu trang trí nhà cửa dịp cuối năm.
Bước vào các cửa hàng hoa trong những ngày này, bạn sẽ thực sự choáng ngợp trước một rừng những loài hoa đủ chủng loại và màu sắc đa dạng.
Những bông Đồng tiền vàng đỏ, những chậu Cẩm tú cầu tim tím, những chậu lan Hồ Điệp như những cánh bướm rực rỡ, những cây Phát tài được ghép với nhau khéo léo, những giỏ hoa cúc dại nhỏ xinh, khóm Cẩm chướng phớt hồng, xanh thẫm những chậu những giỏ Lan chuỗi ngọc, lạ mắt với những cây Cẩm thạch,...
Cây móng rồng mang vẻ đẹp sang trọng
Hoa ở đây, được lấy nguồn chủ yếu từ các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang... một số loài được lấy nguồn từ Đà Lạt mang xuống để kịp phục vụ cho nhu cầu hoa ngày Tết. Đặc biệt có một số giống lan được nhập từ Đài Loan, Singapore,... về để phục vụ cho nhu cậu dịp tết.
Một số chậu hoa được nhập từ Đài Loan về
Theo chủ những hàng hoa thì giá các loại hoa tùy vào mức độ đẹp và quý có thể chênh lệch từ 25.000 đồng tới vài trăm ngàn, đặc biệt có những loài lan quý hoặc một số loại cây chỉ có vào dịp này giá có thể cao hơn nhiều. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà mọi người có thể lựa chọn cho mình những chậu hoa ưng ý và hợp sở thích.
Bên cạnh đó, ở các cửa hàng này bạn cũng có thể chọn cho mình những chậu hay giỏ đựng hoa bằng nhiều vật liệu khác nhau phù hợp với các loại cây cũng như không gian và diện tích ngôi nhà của bạn.
Nếu bạn có nhu cầu về hoa Đào, Quất hãy ghé qua chợ hoa ở công viên 23/9 ngay cạnh chợ Bến Thành, những người yêu bonsai, mai thế thì nên ghé qua chợ hoa ở công viên Gia Định. chợ hoa tết Thành Thái với nguồn hoa cung ứng từ miền Tây lên sẽ có giá cả phải chăng hơn và hoa tươi hơn.
Cây cảnh bonsai thu hút người mua bởi dáng lạ
Bonsai Viet:Trước đây trong các cuộc thi cây cảnh, chúng ta thường dựa vào quy chuẩn của những cây cảnh cổ để xem xét, đánh giá. Trước hết là xem xét đánh giá việc tạo dựng cây cảnh có đúng niêm luật như đã quy định từ xưa hay không? cụ thể là xem xét đánh giá bộ phận gốc rễ, tiếp đến là thân, cành, tán, lá... và tất cả các bộ phận đó có hài hoà cân đối không, có thể hiện được sự già cỗi và tuổi đời lâu năm hay không...
Việc xem xét đánh giá từng bộ phận như trên vẫn có phần đúng và có thể ứng dụng cho hiện nay nhưng không phải là sự tuân thủ những niêm luật cứng nhắc xưa cũ. vì vậy xét về căn bản, những quy chuẩn kể trên phù hợp với lối tạo hình sao chép vốn cổ nên không còn phù hợp hoàn toàn với lối tạo tác cây cảnh đương đại mang tính phóng khoáng sáng tạo. Do đó nhiều năm qua những người nghiên cứu, tạo tác và chơi bộ môn nghệ thuật này đã tốn nhiều tâm lực nhằm tìm ra những tiêu chí cơ bản để đánh giá một cây cảnh nghệ thuật (CCNT) như thế nào là chuẩn xác.
Kết cục, Thuật ngữ " Cổ - Kì - Mĩ " lần đầu tiên được phát ra trên cầu truyền hình " Tết làm điều hay " vào tối 4/2/2007 và sau đó thuật ngũ này chính thức xuất hiện bằng văn tự trên tạp chí VNHS số tháng 3/2008.
Đến nay, thuật ngữ " Cổ - Kì - Mĩ " đã thâm nhập vào đời sống và được cuộc sống chấp nhận, coi đó là 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá một CCNT. Đa số người làm và chơi cây cảnh đều hiểu đúng hiểu sâu sắc 3 từ " Cổ - Kì - Mĩ " nhưng cũng còn một số người hiểu chưa thấu đáo cho lắm.
Những người hiểu đúng, hiểu sâu không coi từ "Cổ" đơn thần là già lão - sống lâu năm mà còn đề cao tài năng của người tạo tác đã biến một cây không có tuổi đời cao thành một cây cổ lão; cũng không coi cái "Kì" đơn thuần chỉ là cái kỳ là càng không phải là kì quặc mà là cái mới cái không giống ai trong tạo tác hình tượng nghệ thuật; cũng không coi cái "Mĩ" chỉ đơn thuần là cái đẹp hình thức mà còn là cái đẹp nội dung mang ý nghĩa nhân văn truyền thống và hiện đại sâu sắc.
Người hiểu đúng và hiểu sâu sắc không câu nệ vào thứ tự trước sau của 3 từ " Cổ - Kì - Mĩ " để rồi coi cái "Cổ" là tiêu chí số 1, tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, hoặc coi yếu tố "Kì" và "Mĩ" chỉ là thứ yếu, đứng hàng thứ 2, 3; ngược lại, hiểu sâu sắc rằng cái "Mĩ" mới là tiêu chí số 1 mới là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất. Đó là cái "Đẹp" thống nhất biện chứng giữa hình thức và nội dung của hình tượng nghệ thuật. Và trong cái "Mĩ" của một cây cảnh nghệ thuậ đã có yếu tố của cái "Kì" và cái "Cổ" rồi. Phải nhìn tổng thể tác phẩm để đánh giá, từ hình dáng cây đến đôn chậu, thảm rêu... tất cả phải hài hoà, hợp lý.
Có ý kiến muốn đưa thêm tiêu chí thứ tư đó là " Cổ - Kì - Mĩ - Văn " là không cần thiết vì như trên đã trình bày trong cái "Mĩ" không thể thiếu ý nghĩa nhân văn cao cả mà tác giả gửi gắm.
Một số người do chưa hiểu thấu đáo tiêu chí " Cổ - Kì - Mĩ ", coi yếu tố "Cổ" là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất nên khi đứng trước một tác phẩm cây cảnh, việc đầu tiên là xem cây cảnh đó có thực cổ lão, có thực lâu năm và hoành tráng hay không. Thứ đến là xem cây cảnh đó có nét kỳ lạ, kì quái gì không. Và hầu như rất ít quan tâm đến cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. Vì lệ đó cứ thấy một cây có yếu tố cổ lão và kì quái thì cho là của độc, của quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đáng "ôm" về chơi dù giá cả "trên trời"!
H1. Tác phẩm phần nào đạt được 3 tiêu chí " Cổ - Kì - Mĩ"
Lựu(Punica granatum): Cây có nguồn gốc từ Ba tư đến Ấn độ. Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày. Cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng. Hoa lớn mọc đơn độc ở nách lá, màu đỏ tía. Quả lớn hình cầu, vỏ cứng dày chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tía. Cây ra hoa đỏ rực vào mùa hè và kết trái quanh năm.
Đổ quyên(Rhododendron): Cây gỗ lùn chỉ cao 2 m. Cành nhánh nhiều mọc thẳng thành tàn tròn. Lá tập trung ở đầu cành, dạnh bầu dục thuôn, xanh bóng, lúc non có lông. Cụm hoa trắng ở đầu cành, hoa lớn có màu hồng, cánh hoa làm thành ống loe rộng ở đỉnh. Cây cho hoa nở rộ vào mùa xuân và kéo dài đến mùa hè. Những vùng có khí hậu lạnh ẩm thích hợp với cây như Nam trung bộ( Đà Lạt), Miền Bắc ( Sa Pa)
Cây Trang( Ixora Coccinea): Cây gỗ nhỏ cao khoảng 2 - 3 m. Cụm hoa dạng tán lớn, mang hoa dày đặc. Màu hoa đỏ, hình trụ dài, đầu loe rộng thành 4 thùy đều. Quả hình cầu màu đen.
Sam( Antidesma acidum): Cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao đến 6 m. Thân gỗ sần xùi, cành nhánh cong queo và mọc khỏe. Lá mọc cách, dạng trái xoan, gốc thuôn nhọn, đầu tù, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xám. Quả bầu dục, hơi dẹt, xếp sát nhau thành 2 dải trên cuốn mọc chung xuống. Cây thích hợp khí hậu nắng nóng miền Trung bộ
Sanh(Ficus bennamia): Trong tự nhiên thuộc cây gỗ lớn, thân có nhiều múi lớn cong queo, cành nhánh dài. Lá dạng trái xoan, đầu nhọn kéo dài thành mũi, gốc tù, phiến dầy, màu xanh bóng. Cụm hoa dạng dung xếp đôi một, không cuốn, màu đỏ rồi đậm đen nhẵn. Cây dể trồng bằng các đoạn thân hày gieo hạt.
Mai chiếu thủy(Wirghtia religiosa): Cây mọc hoang theo các bờ nước rừng phía Nam nước ta, đã được dùng làm cây thế lâu đời ở trong dân gian. Cây gỗ nhỏ gốc xù xì, có khi nổi u lên( thường gọi là mai gù). Nhánh nhỏ dài dễ uốn nắn. Lá dạng lá xoan mọc đối, màu xanh nhạt cả hai mặt. Cụm hoa dạng xim thưa. Hoa nhỏ màu trắng, có cuốn dài màu xanh bóng. Hoa nở chúc xuống đất( mọc ở nước thì soi bóng nên gọi là Mai chiếu thủy), mùi rất thơm. Cây mọc khỏe, dể nảy chồi mới nên chỉ cần tách gốc trồng sau một thời gian sẽ được cây khỏe mạnh.
Phi Lao(Casuarina equisetifolia): Có nguồn gốn từ Australia. Trồng dọc các vùng duyên hải Việt Nam để tránh gió, giữ đất. Cây gỗ lớn cao đến 20 m, cành non có màu xanh như lá, chia đốt, mỗi đốt có 1 vòng lá dạng vẩy xếp sát nhau thành bẹ ngắn dạng răng. Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa đực dạng bông uốn cong ở đầu cành. Hoa chỉ có 1 bầu 2 ô. Quả có cánh. Cành non dể uốn tỉa thích hợp tạo những dáng cây Bonsai chịu nghiệt ngã của hoàn cảnh sống
Mai vàng(Ochna integerrima): Cây mọc hoang dại dọc trong rừng miền Trung và miền Nam nước ta, thường dọc theo bờ biển và các con sông. Đây là loại cây dùng làm kiểng lâu đời ở các tỉnh phía Nam vì cho hoa nở vào dịp tết. Thường có hai loại là Mai Sẻ có hoa nhỏ hơn nhưng mọc dày đặc hơn và Mai Châu cho cánh hoa lớn, xòe. Mai thường được xuốt lá vào giữa tháng chạp để bung nụ ra hoa vào những ngày đón tết.
Ngọa Tùng, Tùng sà(Sabina chinensis): Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản được nhập vào nước ta làm cây kiểng có dáng thân, lá đẹp. Trong tự nhiên cây có thể cao đến 20 m. Thân màu đỏ nhạt. Cành non hơi mảnh và có các đốm trắng. Là kim , màu xanh mốc, lúc già chuyển thành vẩy, mọc gần rất đối sát nhau. Cây ưa khí hậu ẩm mát, nhưng cũng cần nhiều nắng.
Me(Tamarindus indica): Cây có nguồn gốc từ châu Phi thường được trồng che bóng mát, lấy quả làm mứt. Cây gỗ lớn, thường xanh, thân ít khi tròn, thường vặn xoắn và có mũi, vỏ màu xám có nhiều rãnh ngang dọc đều đặn. Cành non mềm chúc xuống, lá kép lông chim chẵn, có đến 20 đôi lá phụ nhỏ. Cụm hoa dạng chùm mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa nhỏ cánh tràng màu vàng có vân nổi trên cánh dài màu trắng. Quả dẹt dài, chua.
Tùng La Hán(Podocarpus brevifolius): Cây cao mọc chủ yếu ở các vùng rừng núi cao phía Bắc. Cây gỗ nhỏ, thân cong queo, vỏ nứt dọc đều đặn, màu xám nâu gợi dáng cổ thụ. Cành non màu xanh, sau chuyển thành màu xám, dể uốn nắn theo dáng cong, hay lượn khúc. Lá hình giáo hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, xanh bóng ở mặt trên xám ở mặt dưới. Cây trồng thường bằng cánh chiết cành, tạo dáng dể, đẹp.
Cây sơ ri(Malbighia glabra): Cây có nguồn gốc từ Trung Châu Mỹ, được gây trồng ở các tỉnh phía Nam để làm cây ăn trái. Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh sớm, sát gốc, chỉ lộ một thân lùm, mập, vặn xoắn, cành mềm dài. Là đơn nguyên, dạng bầu dục, màu xanh bóng đậm, lúc non có cuốn dài, màu hồng khá đẹp. Nhị đực 10 chiếc, màu vàng nổi giữa các cánh hoa. Quả nhẳn bóng, màu đỏ hay màu gạch tôm treo lơ lững trên cuốn mảnh.
Việc xem xét đánh giá từng bộ phận như trên vẫn có phần đúng và có thể ứng dụng cho hiện nay nhưng không phải là sự tuân thủ những niêm luật cứng nhắc xưa cũ. vì vậy xét về căn bản, những quy chuẩn kể trên phù hợp với lối tạo hình sao chép vốn cổ nên không còn phù hợp hoàn toàn với lối tạo tác cây cảnh đương đại mang tính phóng khoáng sáng tạo. Do đó nhiều năm qua những người nghiên cứu, tạo tác và chơi bộ môn nghệ thuật này đã tốn nhiều tâm lực nhằm tìm ra những tiêu chí cơ bản để đánh giá một cây cảnh nghệ thuật (CCNT) như thế nào là chuẩn xác.
Kết cục, Thuật ngữ " Cổ - Kì - Mĩ " lần đầu tiên được phát ra trên cầu truyền hình " Tết làm điều hay " vào tối 4/2/2007 và sau đó thuật ngũ này chính thức xuất hiện bằng văn tự trên tạp chí VNHS số tháng 3/2008.
Đến nay, thuật ngữ " Cổ - Kì - Mĩ " đã thâm nhập vào đời sống và được cuộc sống chấp nhận, coi đó là 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá một CCNT. Đa số người làm và chơi cây cảnh đều hiểu đúng hiểu sâu sắc 3 từ " Cổ - Kì - Mĩ " nhưng cũng còn một số người hiểu chưa thấu đáo cho lắm.
Những người hiểu đúng, hiểu sâu không coi từ "Cổ" đơn thần là già lão - sống lâu năm mà còn đề cao tài năng của người tạo tác đã biến một cây không có tuổi đời cao thành một cây cổ lão; cũng không coi cái "Kì" đơn thuần chỉ là cái kỳ là càng không phải là kì quặc mà là cái mới cái không giống ai trong tạo tác hình tượng nghệ thuật; cũng không coi cái "Mĩ" chỉ đơn thuần là cái đẹp hình thức mà còn là cái đẹp nội dung mang ý nghĩa nhân văn truyền thống và hiện đại sâu sắc.
Người hiểu đúng và hiểu sâu sắc không câu nệ vào thứ tự trước sau của 3 từ " Cổ - Kì - Mĩ " để rồi coi cái "Cổ" là tiêu chí số 1, tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, hoặc coi yếu tố "Kì" và "Mĩ" chỉ là thứ yếu, đứng hàng thứ 2, 3; ngược lại, hiểu sâu sắc rằng cái "Mĩ" mới là tiêu chí số 1 mới là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất. Đó là cái "Đẹp" thống nhất biện chứng giữa hình thức và nội dung của hình tượng nghệ thuật. Và trong cái "Mĩ" của một cây cảnh nghệ thuậ đã có yếu tố của cái "Kì" và cái "Cổ" rồi. Phải nhìn tổng thể tác phẩm để đánh giá, từ hình dáng cây đến đôn chậu, thảm rêu... tất cả phải hài hoà, hợp lý.
Có ý kiến muốn đưa thêm tiêu chí thứ tư đó là " Cổ - Kì - Mĩ - Văn " là không cần thiết vì như trên đã trình bày trong cái "Mĩ" không thể thiếu ý nghĩa nhân văn cao cả mà tác giả gửi gắm.
Một số người do chưa hiểu thấu đáo tiêu chí " Cổ - Kì - Mĩ ", coi yếu tố "Cổ" là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất nên khi đứng trước một tác phẩm cây cảnh, việc đầu tiên là xem cây cảnh đó có thực cổ lão, có thực lâu năm và hoành tráng hay không. Thứ đến là xem cây cảnh đó có nét kỳ lạ, kì quái gì không. Và hầu như rất ít quan tâm đến cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. Vì lệ đó cứ thấy một cây có yếu tố cổ lão và kì quái thì cho là của độc, của quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đáng "ôm" về chơi dù giá cả "trên trời"!
H1. Tác phẩm phần nào đạt được 3 tiêu chí " Cổ - Kì - Mĩ"
Lựu(Punica granatum): Cây có nguồn gốc từ Ba tư đến Ấn độ. Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày. Cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng. Hoa lớn mọc đơn độc ở nách lá, màu đỏ tía. Quả lớn hình cầu, vỏ cứng dày chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tía. Cây ra hoa đỏ rực vào mùa hè và kết trái quanh năm.
Đổ quyên(Rhododendron): Cây gỗ lùn chỉ cao 2 m. Cành nhánh nhiều mọc thẳng thành tàn tròn. Lá tập trung ở đầu cành, dạnh bầu dục thuôn, xanh bóng, lúc non có lông. Cụm hoa trắng ở đầu cành, hoa lớn có màu hồng, cánh hoa làm thành ống loe rộng ở đỉnh. Cây cho hoa nở rộ vào mùa xuân và kéo dài đến mùa hè. Những vùng có khí hậu lạnh ẩm thích hợp với cây như Nam trung bộ( Đà Lạt), Miền Bắc ( Sa Pa)
Cây Trang( Ixora Coccinea): Cây gỗ nhỏ cao khoảng 2 - 3 m. Cụm hoa dạng tán lớn, mang hoa dày đặc. Màu hoa đỏ, hình trụ dài, đầu loe rộng thành 4 thùy đều. Quả hình cầu màu đen.
Sam( Antidesma acidum): Cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao đến 6 m. Thân gỗ sần xùi, cành nhánh cong queo và mọc khỏe. Lá mọc cách, dạng trái xoan, gốc thuôn nhọn, đầu tù, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xám. Quả bầu dục, hơi dẹt, xếp sát nhau thành 2 dải trên cuốn mọc chung xuống. Cây thích hợp khí hậu nắng nóng miền Trung bộ
Sanh(Ficus bennamia): Trong tự nhiên thuộc cây gỗ lớn, thân có nhiều múi lớn cong queo, cành nhánh dài. Lá dạng trái xoan, đầu nhọn kéo dài thành mũi, gốc tù, phiến dầy, màu xanh bóng. Cụm hoa dạng dung xếp đôi một, không cuốn, màu đỏ rồi đậm đen nhẵn. Cây dể trồng bằng các đoạn thân hày gieo hạt.
Mai chiếu thủy(Wirghtia religiosa): Cây mọc hoang theo các bờ nước rừng phía Nam nước ta, đã được dùng làm cây thế lâu đời ở trong dân gian. Cây gỗ nhỏ gốc xù xì, có khi nổi u lên( thường gọi là mai gù). Nhánh nhỏ dài dễ uốn nắn. Lá dạng lá xoan mọc đối, màu xanh nhạt cả hai mặt. Cụm hoa dạng xim thưa. Hoa nhỏ màu trắng, có cuốn dài màu xanh bóng. Hoa nở chúc xuống đất( mọc ở nước thì soi bóng nên gọi là Mai chiếu thủy), mùi rất thơm. Cây mọc khỏe, dể nảy chồi mới nên chỉ cần tách gốc trồng sau một thời gian sẽ được cây khỏe mạnh.
Phi Lao(Casuarina equisetifolia): Có nguồn gốn từ Australia. Trồng dọc các vùng duyên hải Việt Nam để tránh gió, giữ đất. Cây gỗ lớn cao đến 20 m, cành non có màu xanh như lá, chia đốt, mỗi đốt có 1 vòng lá dạng vẩy xếp sát nhau thành bẹ ngắn dạng răng. Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa đực dạng bông uốn cong ở đầu cành. Hoa chỉ có 1 bầu 2 ô. Quả có cánh. Cành non dể uốn tỉa thích hợp tạo những dáng cây Bonsai chịu nghiệt ngã của hoàn cảnh sống
Mai vàng(Ochna integerrima): Cây mọc hoang dại dọc trong rừng miền Trung và miền Nam nước ta, thường dọc theo bờ biển và các con sông. Đây là loại cây dùng làm kiểng lâu đời ở các tỉnh phía Nam vì cho hoa nở vào dịp tết. Thường có hai loại là Mai Sẻ có hoa nhỏ hơn nhưng mọc dày đặc hơn và Mai Châu cho cánh hoa lớn, xòe. Mai thường được xuốt lá vào giữa tháng chạp để bung nụ ra hoa vào những ngày đón tết.
Ngọa Tùng, Tùng sà(Sabina chinensis): Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản được nhập vào nước ta làm cây kiểng có dáng thân, lá đẹp. Trong tự nhiên cây có thể cao đến 20 m. Thân màu đỏ nhạt. Cành non hơi mảnh và có các đốm trắng. Là kim , màu xanh mốc, lúc già chuyển thành vẩy, mọc gần rất đối sát nhau. Cây ưa khí hậu ẩm mát, nhưng cũng cần nhiều nắng.
Me(Tamarindus indica): Cây có nguồn gốc từ châu Phi thường được trồng che bóng mát, lấy quả làm mứt. Cây gỗ lớn, thường xanh, thân ít khi tròn, thường vặn xoắn và có mũi, vỏ màu xám có nhiều rãnh ngang dọc đều đặn. Cành non mềm chúc xuống, lá kép lông chim chẵn, có đến 20 đôi lá phụ nhỏ. Cụm hoa dạng chùm mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa nhỏ cánh tràng màu vàng có vân nổi trên cánh dài màu trắng. Quả dẹt dài, chua.
Tùng La Hán(Podocarpus brevifolius): Cây cao mọc chủ yếu ở các vùng rừng núi cao phía Bắc. Cây gỗ nhỏ, thân cong queo, vỏ nứt dọc đều đặn, màu xám nâu gợi dáng cổ thụ. Cành non màu xanh, sau chuyển thành màu xám, dể uốn nắn theo dáng cong, hay lượn khúc. Lá hình giáo hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, xanh bóng ở mặt trên xám ở mặt dưới. Cây trồng thường bằng cánh chiết cành, tạo dáng dể, đẹp.
Cây sơ ri(Malbighia glabra): Cây có nguồn gốc từ Trung Châu Mỹ, được gây trồng ở các tỉnh phía Nam để làm cây ăn trái. Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh sớm, sát gốc, chỉ lộ một thân lùm, mập, vặn xoắn, cành mềm dài. Là đơn nguyên, dạng bầu dục, màu xanh bóng đậm, lúc non có cuốn dài, màu hồng khá đẹp. Nhị đực 10 chiếc, màu vàng nổi giữa các cánh hoa. Quả nhẳn bóng, màu đỏ hay màu gạch tôm treo lơ lững trên cuốn mảnh.
Những loài hoa và cây cảnh rất đẹp. Mình rất thích.
ReplyDeleteĐình Vĩ – Student
-------------------------------------------------------------------
• Xem chi tiết về Dịch vụ trang trí đám cưới tiệc cưới trọn gói
• Hoặc Dich vu trang tri dam cuoi tiec cuoi tron goi