Friday, January 6, 2012

Lược vàng, mật nhân, cây nắp ấm & NẦN VÀNG TIÊN THẢO

Hơn 4.000 cây thuốc quý được phát hiện tại VN nhưng trong số đó, đa số (hơn 500 cây thuốc quý hiếm) lại đang có nguy cơ tuyệt chủng.
http://skds.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2008/10/24/20081024165010656/2008/10/cay%20va%20hoa%20luoc%20vang.JPGLược vàngKhoảng từ giữa năm ngoái, vùng thành phố Thanh Hóa và phụ cận rộ lên thông tin “thần dược” Lược vàng, nhà nhà trồng cây thuốc, ít là 1 – 2 chậu, nhiều thì cả vườn, cả ruộng để người người “tự làm bác sĩ”, cơn sốt giá cao khi lên 50 – 60 ngàn đồng/cây.
Theo Báo cáo đề xuất về việc nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh từ nguyên liệu “cây Lược vàng” ngày 10/4/2008 của Cty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa, do Tổng Giám đốc, Thầy thuốc Nhân dân Lường Văn Sơn ký, Viện nghiên cứu Dược liệu Bộ Y tế xác định Lược vàng (bà con xứ Thanh còn gọi là Lan vòi, Lan rũ, Địa lan vòi…) có tên khoa học: Callificia Frangranx Commelinace.
Cây có nguồn gốc từ Mexico, qua Nga, di thực đầu tiên vào Thanh Hóa mươi năm trước.
Đại tá Mai Trọng Phước 85 tuổi nguyên Cục trưởng Cục xăng dầu quân đội tặng tôi cả một… ôm gồm nhiều tập phô tô bìa bóng kính đóng xén rất đẹp đề “Quà tặng sức khỏe cho đời”– “Tủ thuốc gia đình”…
Vợ ông, bà Hoàng Thị Phúc (79 tuổi, bác sĩ), vẻ ngoài và tính tình xởi lởi, hiền lành, phúc hậu kể, ông bị đau thần kinh tọa, chỉ lết quanh quẩn trong phòng, thế mà đồng đội trong Thanh Hóa ra thăm cho Lược vàng uống, bóp – đúng ngày thứ hai khỏi hẳn.
Vì thế, ông Phước mê Lược vàng, Bầu đất, Tiềm phong hoàng, Hoa sói… quên ăn, quên ngủ. Ông dẫn tôi ra “vườn” ngoài rìa sân tầng hai tới vài chục mét vuông đủ các thứ chậu, bình, cho “anh em nó” chữa tiểu đường, huyết áp cao, gút, mất ngủ… Phòng bên trong bàn to, bàn nhỏ, chai lọ… như một xưởng bào chế dược phẩm, phòng nữa – sách báo.
Riêng bà bị bệnh tim, huyết áp cao từ lúc trẻ, thêm liệt dây thần kinh số 5, chữa khắp nơi, tốn bộn tiền. Đau khớp gối từng đợt, thuốc Tây, thuốc ta cũng đã uống cả. Hôm trước, bà bị con mèo cắn khiến nửa móng ngón trỏ bật ra, ngón đeo nhẫn rách toạc cả đốt đầu bàn tay, máu chảy ròng ròng, tay kia nâng lên, máu chảy ngược xuống khuỷu.
Thế mà ông xã ra ngắt Lược vàng cả cành cả lá, rửa sạch cho bà nhai, nuốt, đắp. Như phép thần, không xót mà mát, dịu dần, cầm máu ngay… chỉ hai ngày là liền da. Bà bảo, chưa thấy thứ thuốc nào kỳ diệu đến thế.
Chủ nhà mến khách tặng lọ Lược vàng xay nát ngâm rượu. Đang cần thử nghiệm: Hôm nọ trời mưa đi ủng ra phố, gần mắt cá chân bị xước lớp da giấy, tấy đỏ, mưng mủ, “tự làm bác sĩ” đủ cách, vết loét vẫn đỏ tấy.
Tôi lấy bã Lược vàng đắp lên, cảm nhận chỗ đau “hun hút” bên trong, vùng ngoài da sắc hơi tím đỏ. Vài tiếng sau bã thuốc khô, bóc ra, thì sướng quá, vết loét mặt khô, hết mủ. Lại đắp… Tuyệt vời, sau hai ngày đêm, vết loét đóng vảy, khô – khỏi hoàn toàn.
Nhà khoa học và nhân dân cùng nghiên cứu
Câu lạc bộ Hàm Rồng với Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Thanh Hóa đã nhanh nhạy, sớm nắm bắt hiện tượng dân sinh thời sự tổ chức cuộc khảo sát khá bài bản để khảo sát qua lập phiếu điều tra một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng như chăm bón, chế biến, cách dùng, tác dụng với sức khỏe, bệnh tật, tác dụng phụ… của cây Lược vàng.
Kết quả cuộc khảo sát dân dã là ngày 16/4/2008, được sự tài trợ của Dự án ENABLE (Dự án nâng cao hiệu quả hợp tác học hỏi của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam) và Cty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh và CLB Hàm Rồng đã mở Hội thảo khoa học Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng chữa bệnh.
Từ phát biểu đề dẫn của Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỉnh đến hơn 20 tham luận đều khẳng định, sử dụng Lược vàng chữa bệnh thật tuyệt vời…
Chỉ có điều, tài liệu khoa học trong nước, thế giới chính thức văn y chưa thu thập được. Do đó, hai đơn vị chủ quản: Sở KH&CN, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đồng thuận giao Cty Cổ phần Dược – Vật tư y tế nghiên cứu sản xuất các dạng thuốc từ nguyên liệu Lược vàng, thực nghiệm lâm sàng tại 3 bệnh viện tỉnh, 1 thành phố: Đông y, Đa khoa, Phụ sản.
Đề tài cấp tỉnh, kinh phí chủ yếu từ quỹ sự nghiệp – Khoa học, thời gian triển khai 4 năm (6/2008 – 6/2012). Kết quả thành công sẽ lập hồ sơ đăng ký thương hiệu thuốc trình Bộ Y tế cho phép sản xuất, lưu hành toàn quốc.
Rất mong Bộ Y tế cũng như các cơ quan, tổ chức trong ngoài quốc doanh có tiềm lực nghiên cứu sản xuất kết hợp với nhiều loại dược liệu, biệt dược đặc dụng chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trịnh Tố Long
Bản thống kê tổng hợp kèm danh sách 90 phiếu điều tra được chia thành 7 nhóm bệnh dùng Lược vàng chữa giảm – khỏi, gồm:
1) bệnh răng lợi, viêm họng, phế quản, ho, rát cổ, long đờm.
2) Khớp gáy, cổ, tay, chân, cột sống, lưng, gối, cơ, buồn tay chân, cứng cơ khó vận động.
3) Bệnh đại tràng, dạ dày, nhuận tràng, thông đại tiểu tiện, ăn ngủ tốt.
4) Vết thương, bỏng, cầm máu, huyết áp, tuyến tiền liệt, sỏi thận, mỡ máu, đường máu.
5) Bệnh gút, tim mạch, tai biến não.
6) U, bướu, ung thư sau mổ.
7) Cảm hàn, tê liệt chân tay. Xem các chi tiết tham luận thì còn nhiều bệnh dùng Lược vàng cũng tốt như các chứng viêm gan, ruột tiết niệu, tiểu đường, các dạng u nang, xơ nội tạng, cả đục nhân mắt…
“Thần dược” lược vàng có thể chữa bách bệnh đang làm xôn xao TP Thanh Hóa những ngày qua. Tuy nhiên, theo các cơ quan chuyên môn, lược vàng có thể là cây thuốc dân gian “mọc nhanh như khoai lang” với những dược tính chưa được khoa học kiểm chứng
“Lược vàng hả? Dễ thôi, nếu thích, anh dẫn chú em đến chỗ mua, bao nhiêu cũng có!”. Anh xe ôm bến xe khách tỉnh Thanh Hóa tỏ ra quen thuộc với những câu hỏi về loại cây này.

“Câu lạc bộ” lược vàng

Nổi tiếng nhất về trồng cây lược vàng có lẽ là CLB Hàm Rồng, nơi sinh hoạt của 750 cán bộ hưu trí. Ông Nguyễn Đình Quí, hội viên CLB Hàm Rồng, cho biết hầu hết hội viên đều trồng cây này, vừa làm cây cảnh vừa chữa bệnh. Vì thế, nhiều người gọi vui đây là “CLB lược vàng”.

Do quá nhiều người quan tâm, tháng 4 vừa rồi, Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật Thanh Hóa đã tổ chức một hội thảo để bàn về công dụng của loại cây này. Theo lời kể của những người từng dùng, lược vàng có thể chữa được các bệnh: viêm răng, lợi, niêm mạc miệng, viêm họng, rượu ngâm lược vàng (thân, lá) chữa các bệnh khối u nội tạng, điều trị sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, bệnh dạ dày, gan, đường tiết niệu, tiểu đường, tim mạch... Lá cũng có thể dùng để xoa bóp chữa chấn thương do va đập, đau nhức, thoái hóa khớp xương, đốt sống...

Ông Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, đã đề xuất hẳn một chương trình nghiên cứu sản xuất thuốc từ cây lược vàng.

Mất giá quá nhanh

Các cụ trong CLB Hàm Rồng kể thời gian đầu mới được đồn đại, cây lược vàng bị mất trộm khá nhiều. Một vài người mua cả chó để canh vườn thuốc quý. Cách đây hơn một năm, có lúc, lược vàng được bán tới hơn 100.000 đồng/cây. Một số người còn trồng sẵn vào bình, in thêm công dụng của cây bán kèm.

Bây giờ, gần như cây lược vàng không bán được nữa vì hầu như nhà nào cũng có. “Cái giống lược vàng dễ trồng và mọc nhanh như khoai lang. Cắt bất kỳ một nhánh nào cắm xuống đất cũng sống. Gần đây, nhiều người phải nhổ bớt đi, vì nó phát triển nhanh quá!” - ông Mai Văn Long, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa, cho biết.

Hiện nay, thỉnh thoảng, chỉ có khách từ nơi khác đến mua, giá chỉ từ 3.000 - 5.000 đồng/cây giống. Trong khi đó, ở Hà Nội, cây lược vàng được chào bán với giá 25.000- 45.000 đồng/cây.

Chưa có trong y văn, chỉ theo kinh nghiệm (?)

Tìm đến nhà ông Lê Ngọc Xướng, nghe kể lại, chúng tôi mới biết trước đó ông đã phải khổ sở sống chung với nhiều căn bệnh: đau dạ dày, viêm họng, viêm lợi, đau nhức xương, rỉ hậu môn... Con trai ông là anh Lê Ngọc Huy, định cư ở Đức, gửi về cho ông một cây thuốc cùng với bài báo được dịch lại của Nga. Sau khi gây giống và sử dụng theo hướng dẫn, các bệnh của ông Xướng thuyên giảm rõ rệt. Ông mang cây giống và tài liệu phổ biến cho CLB Hàm Rồng.

Đối với những ai làm trong ngành y và có quan tâm đến cây lược vàng, tìm hiểu về cây lược vàng là quá khó khăn. Ông Nguyễn Văn Việt, Trưởng Phòng Quản lý dược, Sở Y tế Thanh Hóa, nhận định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động. Vì hầu như không có một thông tin khoa học đáng tin cậy nào về cây lược vàng được công bố trên y văn. Đa số đều dùng theo kinh nghiệm truyền lại, cụ thể là từ bản dịch do ông Lê Ngọc Xướng cung cấp.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, không ai có thể biết chính xác là có bao nhiêu trường hợp sử dụng cây lược vàng không hiệu quả. Với những thông tin lan truyền về tác dụng chữa bách bệnh của cây lược vàng, đã có hiện tượng “nhiễu thông tin” về chức năng và hiệu quả của cây lược vàng. “Có thể cây lược vàng là một dược liệu quý nhưng cũng có thể chỉ là cây thuốc dân gian bình thường. Trong khi chờ kết luận thông qua các bằng chứng khoa học, việc sử dụng cây lược vàng theo kinh nghiệm cần phải cẩn trọng, tránh tạo ra một dư luận thái quá về cây lược vàng” - ông Thành nói.
VN chưa có công trình khoa học về cây lược vàng
Lược vàng là cây thân thảo, màu xanh lục, mọng nước, có thể cao tới 1,5 m; lá mọc so le, dài 20-30 cm, rộng 5-7 cm, đầu lá nhọn. Thân bồ non thường có màu nâu tím, đường kính khoảng 8 mm, ở các mấu mọc nhiều rễ phụ. Hoa nhỏ, đường kính dưới 1 cm, màu trắng, mùi thơm, tập trung ở các mấu của cuống cụm hoa phân nhánh có dạng chùy. Từ lâu, nhiều nước trên thế giới trồng cây lược vàng để làm cảnh, do cây có dáng đẹp, dễ nhân giống bằng các đoạn thân hoặc thân bồ (xuất phát từ các mấu trên thân chính).

Tuy nhiên, về dược học, PGS-TS Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cây thuốc VN, khẳng định cho đến thời điểm này VN chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về tác dụng sinh học, liều dùng và cả độc tính của cây lược vàng. Không rõ nó được đưa vào nước ta từ khi nào, nhưng trong các sách về hệ thực vật cũng như sách cây thuốc VN thì không tìm thấy tên cây này. Vì vậy, người dân phải hết sức thận trọng, tin vào những điều chưa được nghiên cứu, chứng minh để trị bệnh có thể nguy hiểm cho tính mạng.

Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu - Bộ Y tế, cho rằng không thể có một loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Trong đông y, cách sử dụng thuốc không bao giờ giống nhau, tùy theo từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân chữa bệnh theo lời đồn thổi. Ông Thuần dẫn chứng, trước đây cũng có một thời gian dư luận đồn thổi về nấm cổ linh chi, rồi đổ xô tìm mua với giá “cắt cổ”. Tuy nhiên, sau 3 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra kết luận: Nấm cổ linh chi chỉ có tác dụng miễn dịch chút ít, công dụng chẳng khác gì linh chi thường.

Tới đây, Viện Dược liệu sẽ bắt tay và nghiên cứu thực hư về công dụng của loại cây này.
“Khá nhiều bệnh nhân mắc chứng nan y, hoặc từng bị trả về từ bệnh viện K trung ương, sau khi sử dụng cây lược vàng đã thuyên giảm, khỏi bệnh”, khẳng định với chúng tôi, bác sỹ Nguyễn Thế Dân – Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm, cây lược vàng đã chính thức được đưa vào nghiên cứu thử nghiệm trong thời hạn 48 tháng, sau đó sẽ trình Bộ Y tế xét duyệt, đăng ký lưu hành làm thuốc chữa bệnh trên toàn quốc.
Từ những kết quả khảo sát ban đầu, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp cùng Câu lạc bộ Hàm Rồng – Thanh Hóa đã chính thức đưa cây lược vàng vào nghiên cứu thử nghiệm trong vòng 48 tháng (từ tháng 6/2008 đến 6/2012). Triển khai nhân giống lược vàng trên diện rộng, trước mắt dành 1000 m2 trồng lược vàng phục vụ việc nghiên cứu. Đồng thời đưa vào thử nghiệm lâm sàng 2 loại dược phẩm chế từ cây lược vàng (thuốc bóp và thuốc uống) trong vòng 30 tháng tại các bệnh viện Đông y Thanh Hoá, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá và bệnh viện Thành phố Thanh Hoá.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, Sở Y tế Thanh Hóa sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký các dạng thuốc trình Bộ Y tế duyệt cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc trong 18 tháng tiếp theo. Nhiều năm nay, cây lược vàng (còn gọi là lan vòi – tên khoa học là Callisia fragrans), vẫn được người dân sử dụng như một “thần dược” chữa bách bệnh. Từ năm 2006, tại Thanh Hóa bắt đầu rộ lên “phong trào” trồng lược vàng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc tại các hộ gia đình.
Từ những chuyện thật khó tin
Rất tình cờ khi anh bạn đồng nghiệp nhắn nhủ: “Về miền Trung, nhớ ghé qua Thanh Hóa mua giùm mấy cây lược vàng làm thuốc”. Thấy tôi lúng túng vì chưa bao giờ nghe nhắc đến loại cây này, anh bạn tròn mắt: “Thần dược dân gian đấy! Chữa bách bệnh, từ cảm mạo thương hàn đến mỏi gối, đau răng. Nghe đồn còn chữa cả… ung thư (?)”. Vốn tậm tịt về kiến thức đông y, tôi chẳng dám đặt niềm tin vào lời đồn thổi lạ tai ấy, nhưng vẫn ghé về xứ Thanh bởi nể lời người bạn tri âm.
cauluocvang1.jpg
Cây lược vàng
Mãi tới khi có mặt tại TP. Thanh Hóa, chúng tôi mới ngỡ ngàng vì dư luận đang rất “nóng” bởi thông tin về tác dụng chữa bệnh của “thần dược” lược vàng. Tại trung tâm Câu lạc bộ (CLB) Hàm Rồng, những vườn cây lược vàng mới được ươm trồng xen lẫn các loại cây thuốc nam đang lên xanh tốt. Ông Nguyễn Văn Thìn (phường Trường Thi – TP. Thanh Hóa) thành viên CLB Hàm Rồng vui mừng cho biết căn bệnh gút hành hạ ông suốt 5 năm nay đã khỏi hẳn chỉ sau 3 tháng chữa trị bằng cây lược vàng.
Từ năm 2003, cơn đau khớp âm ỉ từ căn bệnh gút đã làm ông Thìn mất ăn mất ngủ mỗi khi trở trời. Tháng 8-2008, nhờ người quen mách bảo về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, ông xin về trồng. Dùng thân ngâm rượu bóp và lấy lá ăn sống hàng ngày. Sau 3 tháng, cơn đau biến mất, bắt đầu tăng cân; qua kiểm tra xét nghiệm máu, nồng độ A-xít Uric từ 625 Mol/l đã giảm chỉ còn 457Mol/l.
Không chỉ riêng ông Thìn, nhiều người quanh khu phố như bà Tập bị bệnh tiểu đường, ông Phan Tiến Nhật bị tá tràng, ông Đỗ Văn Tất bị viêm lợi, lung lay răng, sau một thời gian sử dụng cây lược vàng đều đã thuyên giảm hoặc khỏi bệnh. Ông Đỗ Xuân Thắng, 60 tuổi (khu phố 4, đường Lê Thánh Tông, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) bị vôi hóa đĩa cột sống, u xơ tuyến tiền liệt cách đây 5 năm, sau gần 1 năm dùng rượu lược vàng đã hết đau lưng và xẹp khối u xơ. Từ những tác dụng chữa bệnh hiệu quả trên, hầu hết các gia đình thành viên CLB Hàm Rồng đều tự trồng lược vàng trong vườn làm thuốc.
Có những gia đình như ông Trịnh Minh Hùng (phường Trường Thi), Lê Đức Việt (phường Điện Biên), Lê Ngọc Xướng (phường Đông Hưng) trồng tới hàng trăm cây. Nhiều người dân từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội đã về tận Thanh Hóa mua giống cây lược vàng vì nghe đồn về tác dụng chữa bệnh của loại “thần dược” này. Có thời điểm, cây giống lược vàng bán rất chạy với giá 50.000 đến 70.000 đồng/cây.
Niềm hy vọng lớn cho những bệnh nhân nghèo
Trao đổi với chúng tôi, ông Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa cho biết: “Mặc dù chưa có công trình khoa học nào chính thức khẳng định về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, nhưng kết quả khảo sát do CLB Hàm Rồng tổ chức vừa qua đối với 115 bệnh nhân đã sử dụng cây lược vàng, cho thấy những hiệu quả vô cùng bất ngờ”.
cayluocvang2.jpg
Từ lâu, cây lược vàng được sử dụng tại Thanh Hóa như một “thần dược” đối với người nghèo
Bác sĩ Phùng Sĩ Các, Chủ nghiệm CLB Hàm Rồng đưa ra kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò với kết quả khả quan: trong 115 bệnh nhân dùng lược vàng 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, viêm phế quản; 21 người khỏi bệnh đau khớp xương; 8 người khỏi bệnh đau dạ dày, tá tràng; 6 người khỏi bướu cổ, khỏe mạnh trở lại dù đã mắc ung thu di căn; 3 người khỏi cảm hàn, tê liệt chân tay… Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân ung thu Trịnh Thị Chính, 52 tuổi, (trú tại số nhà 240, đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá) từng bị trả về từ bệnh viện K do u nang buồng trứng di căn. Theo bác sĩ Phùng Sĩ Các, bà Chính về nhà trong tình trạng rất yếu, mạng sống chỉ tính bằng ngày.
Tuy nhiên chỉ sau vài tuần dùng rượu chế từ cây lược vàng, bà Chính tăng cân trở lại, đến nay, sau 4 tháng từ ngày trở về từ bệnh viện K, sức khỏe của bà hồi phục như chưa từng có bệnh gì xảy ra.
Cây lược vàng đã được Viện Nghiên cứu Dược liệu – Bộ Y tế xác định thuộc họ thài lài có nguồn gốc từ Mexico. Theo ông Nguyễn Văn Thát, Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, hiện chưa ai có thể khẳng định những dược chất chứa trong cây lược vàng gồm những thành phần gì. Đa số đều dùng theo kinh nghiệm từ một tạp chí Sức khoẻ – Đời sống của Nga, do tác giả Vladimir – Ogarkov viết.
Theo tài liệu này, cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, không độc. Khi sử dụng có thể dùng lá ăn sống, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp. Theo kết quả kiểm chứng từ những bệnh nhân đã sử dụng, dược phẩm chế từ cây lược vàng có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng, đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.
Hiện tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng đã phối hợp triển khai chương trình nghiên cứu đồng thời 2 dạng sản phẩm thuốc bóp và Siro dùng để uống chế từ cây lược vàng. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng đối với những người dân nghèo để có thể tự trồng hoặc mua dược phẩm chữa bệnh hiệu quả cao với chi phí rẻ.
Theo Hoàng Anh Thắng
Chúng tôi vào nhà ông Lê Ngọc Xướng, ở xã Đông Hương, TP Thanh Hoá. Ông Xướng là người đầu tiên mang loại cây này về trồng trong nước.
Ông Xướng cho biết, ông có người con trai cả tên là Lê Ngọc Huy, sống ở Đức. Trước đây, ông bệnh tật quanh năm, chữa nhiều loại thuốc nhưng vẫn không khỏi. Năm 2004, anh Huy gửi về cho ông một cây thuốc cùng với một bản dịch lại về cách dùng, công dụng của nó từ một tờ báo của nước Nga.
Lúc đầu, ông Xướng vẫn còn hoài nghi về những công dụng của loại cây này, nhưng sau một thời gian gây giống và làm theo hướng dẫn, điều kỳ lạ đã xảy ra, các bệnh của ông đều thuyên giảm trông thấy. Tất cả các chứng bệnh mà ông mắc phải như: đau dạ dày, viêm họng, viêm lợi, đau nhức xương, rỉ hậu môn... đều dần biến mất.
Ông mang cây giống và tài liệu đó lên phổ biến cho CLB Hàm Rồng. Tin lành đồn xa, chẳng mấy chốc cây lược vàng trở nên nổi tiếng như một loại thần dược. Từ đây, phong trào trồng lược vàng ở TP Thanh Hóa bắt đầu rầm rộ.
Ông Xướng đưa chúng tôi đến CLB Hàm Rồng, nơi sinh hoạt của hơn 700 cán bộ hưu trí. Đây là nơi có phong trào trồng lược vàng rầm rộ nhất. Ông Nguyễn Đình Quý, hội viên CLB Hàm Rồng cho biết, hầu hết các hội viên đều trồng cây lược vàng vừa làm cây cảnh, vừa sử dụng chữa bệnh.
Thời gian đầu, khi cây lược vàng đang trong thời kì “đồn thổi”, nhiều gia đình còn bị mất trộm. Lược vàng được bày bán ở ngoài đường quốc lộ đắt như tôm tươi, có gốc còn bán được hơn 100.000 đồng. Sáng tạo hơn, một số người trồng sẵn vào bình, in thêm công dụng của cây bán kèm, nên đã giàu lên nhanh chóng.
Nhưng bây giờ, với người dân địa phương, người ta không bán cho nhau được nữa vì cả TP đều có. Ông Mai Văn Long, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa cho biết: “Giống lược vàng dễ trồng và mọc nhanh như khoai lang. Cắt bất kỳ nhánh nào cắm xuống đất cũng sống. Có nhà còn phải nhổ bớt đi, vì nó mọc nhiều quá! Lược vàng mọc nhanh, nhiều, nên cũng vì thế mà ít “quý” đi”.
Tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa còn có tới 20 xã, thị trấn trồng lược vàng và thu được khá nhiều tiền nhờ bán giống sang các địa phương khác. Nếu khách từ nơi khác tìm đến đây mua, thì giá cũng chỉ 3.000- 5.000 đ/cây giống. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, tại đường chuyên bán chim, cây cảnh Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, cây lược vàng được chào bán với giá 25.000 - 45.000đ/cây.
Tác dụng chưa được kiểm chứng
Do có nhiều người quan tâm, tìm hiểu về công dụng của loại dược liệu này nên tháng 4/2008, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa đã tổ chức cuộc hội thảo để bàn về công dụng của loại cây này. Ông Lường Văn Sơn, Tổng giám đốc Công ty Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã đề xuất hẳn một chương trình nghiên cứu sản xuất thuốc từ cây lược vàng trên cơ sở tác dụng chữa bệnh đã được áp dụng trong nhân dân.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, tác dụng của cây lược vàng đều dùng theo kinh nghiệm truyền lại, cụ thể là từ bản dịch do ông Lê Ngọc Xướng cung cấp. Không có một thông tin khoa học đáng tin cậy nào về cây lược vàng được công bố trên y văn. Với những thông tin lan truyền về tác dụng chữa bách bệnh của nó, đã có hiện tượng nhiễu thông tin về chức năng và hiệu quả của cây lược vàng.
“Có thể cây lược vàng là một dược liệu quý, nhưng cũng có thể chỉ là cây thuốc dân gian. Trong khi chờ đợi kết luận thông qua các bằng chứng khoa học, việc sử dụng cây lược vàng theo kinh nghiệm cần phải cẩn trọng, tránh tạo ra một dư luận thái quá về cây lược vàng” - ông Thành bày tỏ quan điểm.
Theo một số tài liệu tiếng Nga, cây lược vàng còn có tên là Thân bồ vàng. Nó được coi như một cây thuốc dân gian ở Nga, dùng chữa các bệnh phổi, hen phế quản, dạ dày và đường tiêu hoá, bỏng, dị ứng, hắc lào, vết thương ngoài da và cả ung thư.
“Có lẽ tên lược vàng được gọi phỏng theo nghĩa của tiếng Nga, chứ cũng không có nghiên cứu” - PGS Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Việt Nam nói. Vì vậy, người dân phải hết sức thận trọng, tránh tin vào những cái chưa được nghiên cứu, chứng minh để trị bệnh, bỏ qua giai đoạn đến bác sĩ, có thể nguy hiểm cho tính mạng.
>> TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, Bộ Y tế: Không thể có một loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Trong Đông y, cách sử dụng thuốc cũng không bao giờ giống nhau, việc gia giảm là khác nhau đối với từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân cứ chữa bệnh theo lời đồn thổi…
Rất có thể cây lược vàng cũng là một kiểu tung tin đồn tương tự như nấm cổ linh chi. Vì thế, tới đây Viện dược liệu sẽ bắt tay vào nghiên cứu về công dụng của loại cây này.
>> PGS.TS Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Việt Nam: Cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về tác dụng sinh học, liều dùng và cả độc tính của cây lược vàng. Không rõ nó được đưa vào nước ta từ khi nào, nhưng trong các sách về hệ thực vật cũng như sách về cây thuốc Việt Nam thì không tìm thấy tên cây này.
Ảnh minh họa
Cây lược vàng được truyền tụng là chữa khỏi nhiều bệnh một cách thần kỳ, nhưng nghiên cứu bước đầu của Viện Dược liệu cho thấy nó không giúp kháng khuẩn, chống viêm, thậm chí còn có độc.Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, cho biết thời gian qua có nhiều người dân liên lạc với viện để hỏi về lược vàng, loại cây đang được đồn thổi rất nhiều về khả năng chữa viêm đường hô hấp, tiết niệu và nhiều bệnh khác. Tháng 9/2008, một nhóm các nhà khoa học của viện quyết định nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của nó, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng lược vàng làm thuốc một cách hiệu quả và an toàn. Cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Có thông tin cho rằng, ở Nga, loại cây này được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu... Tuy vậy, trên thế giới có rất ít công bố khoa học về thành phần và tác dụng của nó. Tại Việt Nam , cây lược vàng cũng mới chỉ được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhóm thu được thật bất ngờ. Với liều dùng tương đương với 50 gr dược liệu tươi cho mỗi kg thể trọng chuột, lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm.Về khả năng kháng khuẩn, trong ba chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng chỉ có tác dụng chống Staphylococcus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh đối chứng là azithromycin.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống 2.100-3.000 gr dược liệu tươi chomỗi kg thể trọng.
Theo tiến sĩ Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu, về nguyên tắc, có độc tính không có nghĩa là không nên dùng. Vấn đề đáng quan tâm là liều dùng nào đạt được tác dụng dược lý mong muốn và liều dùng nào gây ảnh hưởng bất lợi. Trên thực tế một số loại thuốc có tính độc vẫn được dùng chữa bệnh nhưng phải đặt dưới sự theo dõi của bác sĩ. Với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường mà người dân sử dụng là 5-6 lá mỗi ngày thì liều độc gây chết phải gấp 1.000 lần như thế. Điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống.
Qua kết quả bước đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân dùng 5-6 lá mỗi ngày có bị ảnh hưởng sức khỏe hay không. Theo tiến sĩ Điệp, nghiên cứu này chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của lược vàng nhưng cũng cho thấy, cây phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ đến chuột thí nghiệm. Vì thế, Viện Dược liệu đã đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ để tìm hiểu về cây lược vàng đầy đủ hơn xem nó có tác dụng chữa bệnh không, hoạt chất của nó là gì. Khi chưa có kết quả cuối cùng, người dân nên thận trọng khi sử dụng lược vàng chữa bệnh.
Cây mật nhân chữa bệnh
Cây mật nhân - Ảnh: T.Tùng
Mật nhân là một cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, nó còn được gọi với những cái tên khác đó là: cây bá bệnh, hay cây bách bệnh. Từ lâu, người ta thường đi chặt cây mật nhân về làm thuốc. Cây mật nhân thường mọc hoang ở miền Trung và miền Đông Nam Bộ, cây có thể cao tới 7-8 mét.
Bộ phận dùng của cây gồm, lá, vỏ thân cây, quả và rễ. Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc. Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân.
Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị.
Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được.
Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Mật nhân là loại cây mọc ở miền Trung, tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack.Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả bốn mùa trong năm), say rượu và tẩy giun.
Có người cho rằng cây có khả năng tăng tiết testosterone nên trong giới lực sĩ cây dùng như vị thuốc bổ để thêm năng lực cơ thể. Có thể anh uống rễ cây mật nhân, vị thuốc khắc phục được chứng ăn không tiêu, ruột hấp thu được chất dinh dưỡng nên anh thấy khỏe.
Loại lá mơ mà anh nói có nơi gọi là mơ long hay mơ tam thể. Chúng không thể thiếu trong các cửa hàng thịt chó. Cũng phải thôi vì nếu thịt chó không sạch, nhiều trực khuẩn lỵ thì chính lá mơ lông tiêu diệt được trực khuẩn này. Nếu ăn phải thịt đã ôi, lên men làm sình bụng thì dung lá mơ ăn kèm cũng khắc phục được tình trạng rối loạn tiêu hóa. Lá mơ cũng điều trị được tình trạng co thắt dạ dày. Tức là sau khi ăn bạn thấy dạ dày cuộn lên từng đợt và buồn nôn, nếu lấy một nắm lá mơ (tương đương 100g) giã nát, vắt nước uống thì tình trạng trào ngược sẽ hết. Dân gian dùng lá mơ sắc uống chữa bí tiểu do phản xạ vì có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn.
Như vậy rễ cây mật nhân và lá mơ chỉ giúp sát khuẩn và tiêu hóa tốt. Chúng không gây độc cho gan nhưng cũng không diệt được siêu vi C. Anh vẫn có thể sử dụng hai vị thuốc quí này. Theo tôi, anh nên dùng kèm với diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa). Cây diệp hạ châu được chứng minh là giúp tế bào gan khỏe hơn để chống đỡ với siêu vi. Uống diệp hạ châu một thời gian men gan sẽ giảm. Tuy nhiên nếu đã được xác nhận là xơ gan thì anh nên theo dõi chặt chẽ.
Hiện tân dược điều trị đa số là nâng đỡ tế bào gan để chúng tự diệt siêu vi. Tế bào gan lại là loại tế bào sinh trưởng được, sẽ có một số tế bào mới sinh ra làm nhiệm vụ thay những tế bào bị siêu vi hủy hoại. Nếu anh phối hợp đông - tây y hiệu quả thì rất nên tiếp tục, đừng dừng lại. Ta cứ theo phương châm “có bệnh vái tứ phương” thuốc nào, vị thuốc gì làm cơ thể anh khỏe thì đó là phù hợp. Chúc anh tự tin và khỏe mạnh.
Tin đồn cây mật nhân (còn gọi là cây bá bệnh) chữa bách bệnh khiến nhiều người lặn lội vào rừng săn lùng. Tuy nhiên, thực hư về công dụng của cây mật nhân như thế nào và cách sử dụng hiệu quả đối với loại cây thuốc quý này là điều cần làm sáng tỏ.

Mô tả ảnh.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Phùng bên cạnh cây mật nhân trên 30 năm tuổi.
Chữa được nhiều bệnh

Theo một Lương y có gần 40 năm làm nghề bốc thuốc cho biết, mật nhân là cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, còn được gọi với những cái tên khác: cây bá bệnh, cây bách bệnh. Từ lâu, người ta thường đi chặt cây mật nhân về làm thuốc. Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông).

Qua tìm hiểu, cây mật nhân cao tới 7-8 mét, chỉ mọc rải rác trên núi cao và có nhiều ở vùng núi khu vực miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Mật nhân ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 hằng năm. Nếu gặp vùng đất tốt, cây mật nhân cao khoảng 8 đến 10 mét, có 2 nhánh vươn lên như hình chữ V, lá kép, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc, cuống lá màu nâu đỏ, hoa mọc ra từ ngọn thành chùm, bao phủ đầy lông. Thân cây và cả củ, rễ đều chắc và cứng. Những cây nhiều năm tuổi, bộ rễ nặng tới 10-15kg. Đến nay, mặc dù chưa có một kết luận khoa học nào về tác dụng chữa bệnh của cây mật nhân nhưng theo kinh nghiệm dân gian và thực tế điều trị thì củ và cây mật nhân đã mang lại hiệu quả đối với một số bệnh như: Sốt rét, gai cột sống, viêm khớp, chân tay tê nhức...

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Phùng, người có hơn 10 năm nghiên cứu về công dụng của cây mật nhân cho biết, bộ phận có giá trị nhất của cây mật nhân là rễ của nó. “Rễ càng lâu năm càng quý. Khách du lịch Việt Nam qua Malaisia, thường được khuyến cáo mua sâm Tongcat Ali hay cây mật nhân với giá rất cao, gấp nhiều lần giá ở Việt Nam. Trên thị trường đang quảng bá sâm Alipas làm từ rễ cây mật nhân cũng với giá rất cao”, bác sĩ Phùng chia sẻ.

Centokat từ rễ mật nhân

Bài thuốc thông thường là lấy rễ cây mật nhân về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20-50ml rượu ngâm với cây mật nhân có thể chữa một số bệnh về xương, khớp, sức khỏe tình dục nam giới… Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.

Trong năm 2010, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Hữu Phùng kết hợp với Công ty TNHH một thành viên dược Trung ương 3 chế tạo thành công sản phẩm Centokat chiết xuất 100% tinh chất từ rễ cây mật nhân. Với gần 65 hợp chất tìm thấy trong rễ cây mật nhân, trong đó nổi bật là Glyco Saponin, có thể làm tiết testosterone trong máu ở động vật thí nghiệm. Điều đặc biệt là Centokat nên sử dụng nguyên liệu từ rễ cây mật nhân từ 10 năm tuổi và không pha trộn với các thảo dược khác. Sản phẩm này được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và đây cũng là sản phẩm đầu tiên được sản xuất theo quy trình đặc biệt với dây chuyền hiện đại tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO tại Công ty TNHH một thành viên dược Trung ương 3.

Cây mật nhân có nhiều công dụng quý, tuy vậy điều đáng lo trong thời điểm hiện tại là làm thế nào để bảo vệ những cánh rừng đầu nguồn còn sót lại nguồn dược liệu quý hiếm như cây mật nhân. Do vậy, cần có kế hoạch bảo tồn, trồng, khai thác hợp lý mới có thể phát huy hết giá trị nguồn dược liệu quý hiếm này trong chăm sóc sức khỏe của người dân. Người dân không nên vì nguồn lợi trước mắt mà đổ xô vào rừng săn lùng, đào rễ, chặt phá cây mật nhân một cách vô tội vạ.
NẦN VÀNG TIÊN THẢO
Đầu những năm 1970, trong lúc đi sưu tầm cây thuốc, TS lương y Nguyễn Hoàng gặp một số người Dao và một cụ già chỉ cho tôi một dây leo cuốn, thân cây sắn, củ có màu vàng, nhấm có vị đắng và chỉ mọc ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển. Cụ bảo cây này quý lắm đấy, nhưng chỉ làm thuốc thôi không ăn được đâu, nó giúp một số cán bộ bụng to đã bé lại và chữa đau nhức xương khớp rất hiệu nghiệm; dân ở đây gọi nó là nâu vàng. Về mặt thực vật học, tôi nhận ra nó thuộc họ củ nâu, thuộc chi Dioscorea mà tôi đã lưu ý sưu tầm từ vài năm trước.
Hình ảnh cây và củ Nần Vàng
Cây thuốc này sau đó đã xác định được tên khoa học là Dioscorea collettii, đã chiết xuất saponin steroid từ củ với hàm lượng khá cao. (Những năm sau đó trong các công trình khoa học đăng trên tạp chí Dược học trong nước và ở Liên Xô cũ, tôi đặt tên cho cây này là Nần nghệ - Nần Vàng). Vấn đề về thuốc hạ mỡ máu (do rối loạn chuyển hóa lipid) được cả thế giới quan tâm vì hàm lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.… Những loại thuốc này lúc đầu được tổng hợp từ hóa chất, nhưng do vấn đề tác dụng phụ và nguy cơ gây độc với gan thận. Nên về sau các nhà khoa học hướng vào nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc thảo mộc.

Các công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của cây thuốc quý Nần vàng.

Cuối những năm 70 thế kỷ trước, ở Liên xô cũ đã lưu thành các chế phẩm Diosponin, Polysponin là thuốc giảm mỡ máu. Hoạt chất của các thuốc này là saponin tan trong nước chiết xuất từ Dioscorea caucasica; Dioscorea nipponica là những loài thực vật rất gần gũi, cùng chi với cây Nần vàng.
* Năm 1985 tại trường Đại học y số 1 Xêtrênốp – Matxcơva, luận án PTS về cây Nần vàng cùng 5 cây thuốc khác đều thuộc chi Dioscorea ở Việt Nam đã được bảo vệ thành công.
* Sau khi được về nước, cùng với sự cộng tác của cố giáo sư Phạm Khuê (viện lão khoa), GS.BS Nguyễn Trung Chính, các thầy thuốc ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, PGS.TS Hoàng Kim Huyền cùng các đồng nghiệp tại trường ĐH Dược Hà Nội. Kết quả là thuốc Diosgin đã ra đời vào năm 1995; từ quy mô la-bô đến nghiên cứu lâm sàng đánh giá trên người bệnh một cách cẩn trọng, đã được hội đồng nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội đánh giá xuất sắc; công trình cũng được vinh dự đạt giải nhất hội nghị khoa học Y Dược trẻ toàn quốc. Sử dụng trên 500 người có rối loạn chuyển hóa lipid, kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein trong máu cho thấy tất cả các chỉ số lipid máu đều trở lại bình thường, đặc biệt hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần) Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của 100% người bệnh đều giảm. Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.
Kết quả của quá trình nghiên cứu về cây thuốc quý Nần Vàng.
Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, đa số bệnh nhân bị viêm, sưng khớp sau khi dùng thuốc đã khỏi. Nghiên cứu dược lý cũng cho thấy thuốc có tác dụng điều hòa nhịp tim.
Vậy là sau 40 năm nghiên cứu, chúng tôi thấy cây Nần vàng có 3 tác dụng:
- Một là giúp hạ cholesterol, hạ mỡ dư thừa trong máu
- Hai là giúp hạ huyết áp và điều hòa nhịp tim (xử lý được tận gốc)
- Ba là chống viêm khớp (Hiệu quả cao với thể phong thấp và hàn thấp)
*** Cải tiến công nghệ, tối ưu hóa công thức, dạng dùng tiện lợi, đóng gói phù hợp, bảo quản tốt hơn, tinh chất thảo dược 100%.

Vì sao bạn nên chọn sản phẩm Nần Vàng Tiên Thảo của chúng tôi?

Với công nghệ chiết xuất và bào chế hiện đại, Nần Vàng Tiên Thảo tinh chất thảo dược 100% từ củ Nần vàng được bổ sung thêm các vị thuốc trong dân gian là Ngưu tất và Hoa Hòe giúp cải thiện tác dụng hạ cholesterol, hạ huyết áp và tăng sức bền thành mạch máu, ngăn ngừa chứng xuất huyết.
Chế phẩm đã được nghiên cứu kỹ về thành phần, hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý – tác dụng lâm sàng với dạng dùng tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản; Sản phẩm phát huy tối ưu tác dụng: HẠ MỠ (Hạ Cholesterol, mỡ máu) - BÌNH ÁP (Bình ổn huyết áp) – DƯỠNG MẠCH (Bảo vệ thành mạch) – AN TÂM (Nhịp tim được điều hòa, an dưỡng)
Nần Vàng - Tiên thảo hạ mỡ xấu dư thừa
CÔNG THỨC:
Mỗi viên nang Nần Vàng Tiên Thảo 500mg có chứa: Cao rễ Nần Vàng... 480 mg; Cao rễ Ngưu Tất ...10 mg; Cao nụ Hoa Hòe ...1 mg;
Sản phẩm đã được chứng minh đạt hiệu quả cao trong các trường hợp:
- Mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ;
- Phòng ngừa xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim;
- Thấp khớp, hỗ trợ điều trị bệnh béo phì.
CÔNG DỤNG:
Cung cấp các hoạt chất quý từ thảo mộc giúp giảm Cholesterol trong máu; giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp; giảm đau nhức xương khớp.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Người có mỡ máu cao;
- Người béo phì;
- Người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp;
- Người bị thấp khớp, đau nhức xương khớp.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 1 lọ 30 viên nang
CÁCH DÙNG: Uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày, uống sau ăn ~ 45’ với nhiều nước >300ml
+ Mỡ máu cao: Uống liên tục 4 tuần, đảm bảo xét nghiệm các chỉ số Lipoprotein trong máu có xu hướng trở về bình thường, đặc biệt hạ rất mạnh mỡ xấu (LDL c ) và giúp tăng mỡ tốt (HDL c).
+ Gan nhiễm mỡ, huyết áp cao: Nhờ xử lý tận gốc căn nguyên nên giúp hạ mỡ xấu dư thừa, hạ và ổn định huyết áp. Trong trường hợp này uống liên tục 8 tuần.
+ Những trường hợp có nguy cơ tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, có các biểu hiện tổn thương mạch, nghẽn mạch, vữa xơ động mạch: dùng liên tục trong 3 tháng để đạt hiệu quả tối ưu.
+ Người béo phì nên uống 2 viên/lần x 3 lần/ngày.

Cây thuốc quý Nần vàng là thảo dược quý, đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá rất cao. Đây là thảo dược quý hiếm, khai thác khó khăn và vất vả, vì nguyên liệu còn hạn chế nên sản phẩm cũng chưa có nhiều.

Nắp ấm - cây thuốc quý trị gan nhiễm mỡ
Đặc điểm của cây nắp ấm
Nắp ấm còn có tên cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, cây bắt mồi, trư tử lung (Trung Quốc). Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce. Thuộc họ nắp ấm Nepenthaceae.
Theo tài liệu ở Việt Nam có 5 loài, mọc leo, hoặc dựa vào cây khác. Chúng tôi gặp loài N.annamensis ở Khánh Hòa, Bà Rịa, Lâm Đồng. Loài N. mirabilis ở Bình Dương, Kiên Giang. Loài N. Thorelii ở Bình Phước, Bà Rịa. Loài N. distillarotia L. ở Bình Thuận. Các loài trên đều phân bố vùng đất chua, đất phèn hoặc đất đầm lầy, trên núi mọc ở thung lũng có suối ấm quanh năm.
Nắp ấm thân hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già, lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân rất dai, đường kính 5-6mm (loại thấp), 10-20mm (loại cao). Lá có cuống ôm thân, phiến dài hình bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1-2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5-20cm.

Cây nắp ấm (Nepenthes mirabilis).
Ảnh NĐN.
Cụm hoa chùy mảnh mọc thẳng đứng, đực hoặc cái 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài. Mùa ra hoa tháng 5-10, quả tháng 11-12.
Phân bố: loài của nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Quốc và Việt Nam, thường gặp từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Cà Mau.
Công dụng của cây nắp ấm
Bộ phận dùng: thu hái toàn cây, đem về rửa nhanh, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác.
Tính vị, tác dụng: vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, hóa đàm, chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Công dụng: theo kinh nghiệm dân gian, dùng thân cây sắc uống trị tiêu chảy và hoa sắc uống thơm.
Ở Trung Quốc dùng trị: viêm gan hoàng đản; đau loét dạ dày-tá tràng; sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; cao huyết áp, đái tháo đường; cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu).
Liều dùng: 15-30g hoặc 30-60g khô.
Đơn thuốc sử dụng có cây nắp ấm
Gan nhiễm mỡ (dựa vào siêu âm và kết quả xét nghiệm máu): toàn cây nắp ấm phơi khô, liều dùng 30-50g/ngày.
Cách dùng: nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, chúng tôi chưa gặp phản ứng nào.
Sỏi thận, sỏi đường niệu: nắp ấm 30g, dây bòng bong 20g, bạch tật lê 12g, thương nhỉ tử 12g, mộc hương 6g, trần bì 6g. Nấu với 1.500ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Đơn này có thể dùng 30 ngày.
Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ: nắp ấm 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3-4 lần uống trong ngày, liên tục 1-3 tháng. Theo dõi đường huyết thường xuyên.
Chú ý khi dùng vị thuốc nắp ấm:
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa.
- Uống nước nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng.
Lương y NGUYỄN ĐỨC NGHĨA

1 comment:

  1. Hiện nay trên thị trường đang có Sâm ALIPAS 1005 thiên nhiên. Mọi người có thể đến mua sản phẩm ở showroom VINAVITAMIN tại:
    124 Nguyễn Trãi, P.NGuyễn Cư Trinh, Q1, TPHCM
    Tham khảo: Thực Phẩm Chức Năng Sâm ALIPAS Tại TPHCM
    Thuc Pham Chuc Nang Sam ALIPAS Tai TPHCM

    ReplyDelete