Above: Aberglasney, Wales - Image Credit: Kev Bailey
Above: Taiwan - Image Credit: Matthew Fang
Above: Kanagawa, Japan - Image Credit: wilmack
Above: California, USA - Image Credit: travisimo
Above: Burgos, Spain - Image Credit: sanguedolces
Above: Hawaii - Image Credit: Hapuu
Above: Florida, USA - Image Credit: taurusami
Above: Adelaide, Australia - Image Credit: Gr8 Cashman
Above: Missouri, USA - Image Credit: Little Laddie
Above: Vila Real, Portugal - Image Credit: lanier67
Kỳ diệu hoa ‘bảy sắc cầu vồng’ - Bạn chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng, trên bầu trời sau những cơn mưa, nhưng bây giờ, bạn có thể thấy cầu vồng ngay trên các cánh hoa. Bạn nghĩ những cánh hoa này là giả? Thực chất, đó là những cánh hoa tự nhiên, thật 100%.Những bông hoa kì diệu này, được trồng tại vườn hoa River Flowers và vườn hoa Zandbergen & Zn, thuộc Hoà Lan (Netherland). Mỗi cánh hoa là một màu khác nhau, cả bông hoa là cả một “vương quốc" màu sắc.Điều đặc biệt ở đây, chính là những cánh hoa này không phải được sơn, mà màu được bơm vào phía dưới bầu hoa, cánh hoa hấp thụ màu được tiêm vào, và mang màu sắc như vậy. Cho đến bây giờ nhiều người vẫn không tin đây là sự thật. Chi phí cho những bông hoa này, không hề rẻ chút nào nhưng nó thật sự là món quà rất có ý nghĩa. Nhìn thấy những bông hoa màu sắc này chắc chắn bạn cũng sẽ "mê" luôn!
KEUKENHOF GARDENS - River Flowers thuộc Hoà Lan (Netherland) nổi tiếng bấy lâu nay về hoa tulip nhưng đó cũng là 1 trong những vườn hoa đẹp nhất TG1. Bồ kết - vị thuốc hay
Nếu bị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang, bạn có thể đốt quả bồ kết, xông khói vào mũi. Mũi sẽ thông và dễ thở hơn.
Bồ kết còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tên khoa học là gleditsia australis. Quả thường được dùng để gội đầu. Các bộ phận có thể dùng làm thuốc gồm:
Quả (tạo giác): Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.
Quả (tạo giác): Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.
Hạt (tạo giác tử): Thu ở quả già đã phơi hay sấy khô.
Gai (tạo giác thích): Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.
Theo Đông y, quả bồ kết vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, gây hắt hơi; dùng làm thuốc tiêu đờm, gây nôn và thông đại tiện, sát trùng. Chủ yếu nó được dùng điều trị trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, hạ suyễn, sáng mắt. Liều dùng 0,5-1 g/ngày dưới dạng thuốc bột, hoặc đốt thành than để dùng, hoặc thuốc sắc.
Gai (tạo giác thích): Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.
Theo Đông y, quả bồ kết vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, gây hắt hơi; dùng làm thuốc tiêu đờm, gây nôn và thông đại tiện, sát trùng. Chủ yếu nó được dùng điều trị trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, hạ suyễn, sáng mắt. Liều dùng 0,5-1 g/ngày dưới dạng thuốc bột, hoặc đốt thành than để dùng, hoặc thuốc sắc.
Hạt có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông đại tiện, điều trị mụn nhọt. Liều dùng 5-10 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc. Gai có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu thũng, sát trùng, giảm sưng vú, làm xuống sữa. Liều dùng 5-10 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than (dùng sống). Triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.
Các đơn thuốc kinh nghiệm có bồ kết
Trúng phong, cấm khẩu, hôn mê, bất tỉnh: Dùng quả bồ kết (cả hạt) đốt cháy, tán bột (có thể phối hợp với bạc hà), lấy một ít thổi vào lỗ mũi cho hắt hơi và xát một ít vào chân răng sẽ tỉnh.
Co giật, kinh giản, đờm ngược lên nghẹt cổ, miệng sùi đờm rãi, hoặc hen suyễn, đờm kéo lên khò khè khó thở: Dùng bột bồ kết đốt tồn tính và phèn phi lượng bằng nhau, trộn đều, hòa vào nước cho uống mỗi lần 0,5 g, ngày uống 3-6 g cho đến khi nôn đờm ra hoặc hạ đờm xuống được thì thôi.
Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than (dùng sống). Triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.
Các đơn thuốc kinh nghiệm có bồ kết
Trúng phong, cấm khẩu, hôn mê, bất tỉnh: Dùng quả bồ kết (cả hạt) đốt cháy, tán bột (có thể phối hợp với bạc hà), lấy một ít thổi vào lỗ mũi cho hắt hơi và xát một ít vào chân răng sẽ tỉnh.
Co giật, kinh giản, đờm ngược lên nghẹt cổ, miệng sùi đờm rãi, hoặc hen suyễn, đờm kéo lên khò khè khó thở: Dùng bột bồ kết đốt tồn tính và phèn phi lượng bằng nhau, trộn đều, hòa vào nước cho uống mỗi lần 0,5 g, ngày uống 3-6 g cho đến khi nôn đờm ra hoặc hạ đờm xuống được thì thôi.
Bí đại tiện, tắc ruột hoặc bụng trướng sau mổ không trung tiện được, hoặc phù ứ nước: Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu lạc hoặc dầu vừng tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ trung tiện được và thông đại tiện.
Giun kim: Làm như trên vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.
Sâu răng, nhức răng: Quả tán nhỏ, đắp vào chân răng, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi; hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính xỉa vào chân răng.
Lở ngứa do nấm, trẻ em chốc đầu: Ngâm bồ kết vào nước nóng rửa sạch chỗ tổn thương. Sau đó lấy bột bồ kết đã đốt tồn tính tán bột rắc vào.
Lỵ lâu ngày: Hạt bồ kết sao vàng tán nhỏ, dùng bột nếp nấu thành hồ, viên lại bằng hạt ngô. Dùng 10-20 viên/ngày, uống với nước chè đặc (nên uống vào sáng sớm tránh mất ngủ).
Trị ho: Bồ kết 1 g, quế chi 1 g, đại táo 4 g, cam thảo 2 g, sinh khương 2 g, thêm nước khoảng 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Mụn nhọt bọc không vỡ mủ: Gai bồ kết 5-10 g nấu nước uống. Có thể phối hợp gai bồ kết với kim ngân hoa, cam thảo, mỗi vị 2-8 g, sắc nước uống. Dân gian còn có kinh nghiệm dùng gai bồ kết và quả bồ hòn đốt thành than, tán bột mịn, trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông làm cao dán nhọt cho rút mủ rất tốt.
Chú ý: Người suy nhược, phụ nữ có thai không nên dùng bồ kết để uống. Bồ kết là loại quả rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Bồ kết được sử dụng chủ yếu trong việc làm đẹp cho mái tóc. Tuy nhiên ít người biết được những tác dụng kỳ diệu của nó trong việc tăng cường sức khoẻ và chữa bệnh.
Giun kim: Làm như trên vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.
Sâu răng, nhức răng: Quả tán nhỏ, đắp vào chân răng, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi; hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính xỉa vào chân răng.
Lở ngứa do nấm, trẻ em chốc đầu: Ngâm bồ kết vào nước nóng rửa sạch chỗ tổn thương. Sau đó lấy bột bồ kết đã đốt tồn tính tán bột rắc vào.
Lỵ lâu ngày: Hạt bồ kết sao vàng tán nhỏ, dùng bột nếp nấu thành hồ, viên lại bằng hạt ngô. Dùng 10-20 viên/ngày, uống với nước chè đặc (nên uống vào sáng sớm tránh mất ngủ).
Trị ho: Bồ kết 1 g, quế chi 1 g, đại táo 4 g, cam thảo 2 g, sinh khương 2 g, thêm nước khoảng 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Mụn nhọt bọc không vỡ mủ: Gai bồ kết 5-10 g nấu nước uống. Có thể phối hợp gai bồ kết với kim ngân hoa, cam thảo, mỗi vị 2-8 g, sắc nước uống. Dân gian còn có kinh nghiệm dùng gai bồ kết và quả bồ hòn đốt thành than, tán bột mịn, trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông làm cao dán nhọt cho rút mủ rất tốt.
Chú ý: Người suy nhược, phụ nữ có thai không nên dùng bồ kết để uống. Bồ kết là loại quả rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Bồ kết được sử dụng chủ yếu trong việc làm đẹp cho mái tóc. Tuy nhiên ít người biết được những tác dụng kỳ diệu của nó trong việc tăng cường sức khoẻ và chữa bệnh.
Bồ kết là loại cây sống lâu năm, thân có gai, hạt giống hình hạt đậu. Mỗi quả bồ kết trung bình có từ 30 - 40 hạt. Hạt bồ kết có chứa một hàm lượng lớn dầu thực vật. Vì vậy, gội đầu thường xuyên với bồ kết sẽ giúp tóc đen và óng ả.
Ngoài ra, trong hạt bồ kết còn có rất nhiều thành phần các chất dinh dưỡng khác, giàu năng lượng, prôtêin, đường tự nhiên, giúp nhuận tràng, thông mạch, mát gan, lợi tiểu, tiêu đờm… Các bài thuốc chữa bệnh thông thường được chế biến từ hạt bồ kết vừa đơn giản, vừa hiệu quả, không gây ra các tác dụng phụ và thích hợp với mọi người, kể cả với những người mắc bệnh tiểu đường.
Hạt bồ kết có thể sử dụng để làm thuốc chữa một số căn bệnh như:
1. Kiết lỵ
Rửa sạch 100g hạt bồ kết tươi. Bỏ vào bát sạch, cho thêm 50ml rượu trắng và để trong vòng 15 phút. Sau đó sao nhỏ lửa trong vòng 1giờ cho tới khi hạt bồ kết khô, giòn. Cho tiếp 50gr đường phèn cùng hạt bồ kết đã sao khô vào hấp cách thuỷ trong vòng 15 - 20 phút, sau đó để nguội.
Dùng 15- 20gr hạt bồ kết đã chế biến vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng, phòng tránh được các bệnh về hệ tiêu hoá như: kiết lị, bí đại tiện.
2. Đau răng
Lấy 50gr hạt bồ kết tươi đã được rửa sạch cho vào lọ thuỷ tinh. Đổ thêm 200 ml nước sôi. Đậy kín miệng lọ. Sau 3 giờ, bỏ ra lọc lấy nước.
Dùng nước này để ngậm từ 2-3 lần/ngày sẽ giúp giảm đau răng một cách nhanh chóng.
3. Ho lâu ngày
Dùng 10gr hạt bồ kết, rửa sạch. Thêm 100ml nước, đun sôi từ 3-5 phút. Chắt bỏ nước. Cho thêm 50ml rượu trắng vào hạt bồ kết, ngâm trong vòng 5-7 ngày.
Liều dùng thích hợp: 1-2 thìa rượu ngâm và 3-5 hạt bồ kết/ lần. 2-3 lần/ ngày.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
2. Cải bẹ trắngCẢI TRẮNG - CẢI BẸ TRẮNG hay Bok Choy cây rau rất thông dụngTrong số những cây thuộc đại gia đình Cruciferes (như cải bắp, cải củ, cải xanh..) bok choy có thể được xem là cây rau có vị ngon, và dễ sử dụng nhất khi nấu ăn. Bok choy trước đây chỉ có mặt tại các chợ thực-phẩm Á đông nhưng nay đã hầu như là một món hàng thường nhật ngay tại các chợ Mỹ. Tên gọi Chinese cabbage đã gây nhiều nhầm lẫn cho người sử dụng vì gọi chung không những cho hai loại thông dụng Brassica rapa var chinensis và B. rapa var. pekinensis.mà còn cho ngững loại khác ít gặp hơn như B.rapa var parachinensis, B. rapa ssp chinensis var rosularis.
Để dễ phân biệt, nên ghi nhận tiếng Trung Hoa để gọi chung các loại rau là cai (thái) (nếu nói theo tiếng Quảng Đông sẽ là choy hay choi), không có tiếng đơn độc để gọi bắp cải, và các loại cải được gọi bằng tên kép để mô tả hính dáng, màu sắc.. Do đó Bạch thái = Bai cai (Tiếng Quảng đông là Pak choi) nghĩa là Rau trắng hay cải trắng và Đại bạch thái hay Da bai cai là Rau trắng lớn.
Các cây rau cải được phát triển tại Trung Hoa song song với các loại rau cải bên Âu châu và cũng được lai tạo để biến đổi thành rất nhiều dạng Cải trắng sau đó từ Trung Hoa đã đến bán đảo Triều Tiên và Nhật vào cuối thế kỷ 19: tại Nhật, Cải trắng hay Hakusai đã được biến đổi để thích ứng với khí hậu (Lá to hơn và màu xanh hơn, nhăn và phần lõi có màu vàng nhạt).
Tên khoa học và những tên thông dụng:
• Brassica rapa ssp chinensis , thuộc họ thực vật Brassicaceae.
• Những tên thường gọi: Pak choi, Baak choi, Chinese White Cabbage, Chinese Mustard cabbage, White Celery Mustard..
• Tại Pháp: Chou de Chine
Đặc tính thực vật:
Cải bẹ trắng thuộc loại thảo hằng niên hay lưỡng niên, cao 25-70 cm, có khi đến 1m. Rễ không phình thành củ. Lá ở gốc to màu xanh nhạt, có gân giữa trắng, lá trưởng thành có thể dài đến 40-50 cm; phiến lá hình bầu dục, nhẵn mọc theo tới gốc nhưng không tạo ra cánh, các lá trên hình mũi giáo. Hoa mọc thành chùm ở ngọn, màu vàng tươi, dài 1-2 cm. Quả 4-11 cm. Hạt tròn nhỏ màu nâu tím..1 gram hạt chứa đến 300 hạt, có khả năng nẩy mầm kéo dài đến 5 năm.
Có nhiều giống được trồng và lai tạo:
• Giống có lá mọc sát nhau tạo thành bắp dài: var. cylindrica..
• Giống có lá tạo thành bắp tròn: var. cephalata..
• Có loại không tạo bắp chỉ có ít lá: var. laxa..
Tại Việt Nam, cải bẹ trắng rất thông dụng. Rất nhiều giống đã được du nhập từ Trung Hoa và địa phương hóa như cài Trung kiên, cải Nhật Tân, cải Hồ Nam. Một số giống được phân biệt do màu sắc hay hình dạng của lá như Cải trắng lá vàng, cải trắng lá xậm, cải trắng tai ngựa. Ngoài ra còn có cải dài Nam Kinh, Hàng Châu, Giang Tô...
Tại Nhật, từ cải trắng Hakusai, đã có thêm những giống địa phương Santo-sai, Hiroshima-na (không thấy bán tại các nước Phương Tây).
Cải trắng ngon nhất là thu hái khi còn non, chiều dài chừng 15 cm: lúc này cải được gọi là baby bok choy
Ngoài ra nên ghi nhận cây Brassica rapa chinensis var parachinensis, là loại đã được chuyển đổi thành Bắp cải trổ hoa = Flowering white cabbage, hay 'Thái tâm'= Cai xin (tiếng Quảng đông là Choi sam=Choy sum), được trồng để lấy cọng hoa, rất được ưa chuộng tại HongKong và vùng Nam Trung Hoa, bán lá cột thành từng bó, có hoa nhỏ màu vàng, cọng màu xanh. Choi sum rất giống với phần trong ruột của Bok choy. Phần tâm của Choi sum còn có thêm vị đắng nhẹ, ăn ngon hơn phần lá bên ngoài.
Loại B. rapa spp chinensis var rosularis hay Chinese flat-headed cabbage = Wu ta cai (Quảng đông là taai gwoo choi), thường gọi là Cải Thượng hải, mọc phát triển như một dĩa lớn, lan rộng trong vòng 30 cm bán kính và chỉ mọc cao 5 cm lá tròn, cọng lá xanh lục.
Thành phần dinh dưỡng:
100 gram phần ăn được chứa:
Rau Tươi Rau Nấu Chín
Calories 13 /12
Chất đạm 1.50 g/ 1.56 g
Chất béo 0.20 g/ 0.60 g
Chất xơ 0.60 g/ 0.60 g
Calcium 105 mg/ 93 mg
Sắt 0.80 mg/ 1.04 mg
Magnesium 19 mg/ 11 mg
Phosphorus 37 mg/ 29 mg
Potassium 252 mg/ 371 mg
Sodium 65 mg /34 mg
Beta Carotene 3000 IU /2568 IU
Thiamine (B1) 0.040 mg /0.032 mg
Riboflavine (B2) 0.070 mg /0.063 mg
Niacin (B3) 0.500 mg /0.428 mg
Ascorbic acid 45 mg /26 mg
Về phương diện dinh dưỡng, Cải trắng có thể được xem là nguồn cung cấp Calcium, Sắt và Potassium cho cơ thể. Lượng Vitamin A trong rau cũng đáng chú ý, vì giúp thêm làm sáng mắt. Rau hầu như không cung cấp calories và rất ít chất béo nên là cây rau thích hợp cho những người muốn giảm cân.
Dược tính và công dụng:
Cũng như các cây rau trong đại gia đình Brassica (Cruciferes), Cãi trắng là một nguồn cung cấp các glucosinolates : những chất này được thủy giải bởi myrosinase, có sẵn trong cây và được phóng thích trong giai-đoạn biến chế và tồn trữ. Các chất được thủy giải là những isothiocyanate như sulforaphane có khà năng ức chế một số hóa chất gây ung thư, và có thêm tác dụng chống oxy-hóa giúp cơ thể chống lại các tiến trình lão hóa.
Cải trắng được xem là một cây rau thực phẩm có tình dưỡng sinh, giúp trường-vị, thanh nhiệt, lợi tiểu, chống sưng. Hạt cải trắng có tính kích thích giúp dễ tiêu, nhuận trường.
o Tại Việt Nam: Cải trắng được dùng làm thuốc thanh nhiệt trị các chứng nội nhiệt của ngưới lớn và trẻ em: môi khô, lưỡi đỏ sinh cam, sưng chân răng, khô cổ họng.. Có thể xay cải trắng lấy nước uống hay nấu nước cải trắng pha sữa cho trẻ.
o Tại Triều Tiên: Cải trắng là thành phần chính của món 'Kim chi' (cải trắng muối , để lên men).
o Tại Nhật: Hakusai còn được muối để giữ lâu, dùng ăn hàng ngày và nấu trong nhiều món thông dụng.
o Theo khoa dinh-dưỡng mới của Trung Hoa: Cải trắng được xếp vào loại thực phẩm có tính bình hay tính mát, thích hợp cho nhựng trường hợp 'nhiệt'. Nước ép từ cải trắng có thể dùng để trị các bệnh ung loét bao tử (Xay hay vắt 2-3 lá cải trắng tươi, lấy nước cốt, hâm cho ấm, và uống mỗi ngày 2 lần trong 10 ngày để trị đau bao tử).Dược Sĩ Trần Việt Hưng
- Cây lớn, đẹp, dễ trồng, thích hợp nhiều vùng khí hậu khác nhau, trồng được quanh năm.
- Độ đồng đều cao, lá lớn, dày có màu xanh mướt, bẹ màu trắng.
- Cây cao 35-45cm.
- Thu hoạch 35-40 ngày sau khi trồng.
Tên Lettuce hiện dùng để chỉ nhóm rau thuộc gia đình Lactuca, họ Thực vật Asteraceae. Những cây rau sà lách khác được gọi chung là Salad Greens bao gồm các cây rau như Arugula, Belgian endive, Chicory, Chard, Escarole..
Tên khoa học và những tên thông dụng:
Tên thực vật Lactuca phát xuất từ tiếng la-tinh 'lac' , nghĩa là 'sữa' do từ chất nhựa đục như sữa tiết ra từ thân cây rau. Sativa là ở sự kiện cây rau đã được trồng từ rất lâu đời. Tên Anh' lettuce' do từ tiếng la-tinh mà ra.
Tên gọi tại các nơi: Laitue cultivée (Pháp), Lattich (Đức), Latouw (Hoà Lan), Salat (Đan mạch), Lattuga (Ý), Lechuga (Tây Ban Nha).
Vì chất 'sữa' trong lettuce được cho là có tính kích dục (aphrodisiac) nên người Ai-Cập đã dùng rau lettuce để dâng cho Thần Min (coi sóc việc phì nhiêu, sanh đẻ nhiều). Trong thế kỷ thứ 7 trước Tây lịch, ngày hôi mừng Phì nhiêu tại Hy Lạp hay ngày hội Adonis, lettuce được trồng trong chậu và đem ra diễn hành để mừng cho sự phì nhiêu, những chậu cây lettuce này, gọi là vườn hoa Adonis, có lẽ là nguồn gốc cho vệc trồng cây trong chậu, bày quanh nhà tại Âu châu.
Cây lettuce mọc hoang dại (Lactuca serriola) có lẽ phát xuất từ quanh vùng Địa Trung Hải, và đã là một cây rau ăn từ thời Cổ Đại. Lettuce thuộc chung gia đình thực vật với các cây Cúc và Gai sữa, những dạng cây khởi đầu có cọng dài và lá to. Cây xuất hiện trong những khu vườn tại La Mã và Hy Lạp từ khoảng 500 năm trước thời Ki-Tô giáo, nhưng lúc đó được xem là món sang trọng dành cho ngày Lễ hội, hay cho giới quý tộc. Antonius Musa, Y sĩ riêng của Hoàng Đế Augustus, đã biên toa dùng lettuce làm thuốc bổ dưỡng. Hoàng đế Domitian đã sáng chế ra nước sốt trộn lettuce (salad dressing), và lettuce đã trở thành món ăn 'hors d'oeuvre' thông dụng. Horace, sau đó, ghi chép rằng ' muốn thành một bàn tiệc cho đúng nghĩa, bắt buộc phài có món salad (lettuce) hay củ cải (radish) để khai vị..'
Tại Trung Đông, các nhà Vua Ba Tư đã biết dùng lettuce từ 550 BC.
Columbus đã đưa hạt giống lettuce đến Châu Mỹ vào năm 1493 và cây rau đã phát triển nhanh chóng ngay từ năm 1494 tại Bahamas, đến 1565 cây trở thành loại rau thông dụng nhất tại Haiti và cây đến Ba Tây từ 1610. Tại Hoa Kỳ, lettuce cũng theo chân các tay thực dân và đến 1806 đã có đến 16 loài lettuce được trồng tại các nhà vườn Mỹ, để sau đó trợ thành loại cây hoa màu đáng giá nhất và 85 % sản lượng tại Mỹ là do vùng phía Tây cung cấp: California, Arizona, Colorado, Washington, Oregon và Idaho.
Nhiều chủng loại sau đó đã được lai tạo, cho những cây rau hình dáng thay đổi, từ lá úp lại như bắp cải đến lá xoăn, lá mọc dài.
Lettuce được xếp thành 5 nhóm thông dụng gồm: Crisphead (Iceberg); Butterhead (Boston, Bibb), Cos (Romaine), Lá (Bunching) và Cọng.
Riêng Á châu có loại Asparagus lettuce hay Stem lettuce, còn có thêm tên tiêng là Celtuce.
• Crisphead lettuce hay Iceberg lettuce (L. sativa var. capitata)
(Tại Âu châu, nhóm sà lách này còn được gọi là Cabbage lettuce: Tên Pháp là Laitues pommées; Đức là Kopfsalat; Ý: Lattuga a cappucino; Tây Ban Nha: Lechuga acogollada..). Tại Việt Nam, đây là cây rau chính thức mang tên Xà lách (loài có lá xếp vào nhau thành một đầu tròn trông như cải bắp được gọi là Xà lách Đà Lạt)
Đây là loại xà lách lettuce thông thường nhất, nhưng lại ít có giá trị dinh dưỡng nhất trong các loại sà lách. Tên 'Iceberg' là do ở phương thức chuyên chở rau trong thương mãi: thường dùng các toa xe lửa chứa nước đá để cho rau giữ được độ dòn. Đa số sà lách loài Iceberg được trồng tại California và chở đi phân phối tại các nơi khác.
Lettuce Iceberg có lá lớn, dòn, xanh nhạt. Bắp sà lách tương đối chắc, vị nhạt. Đây là một trong những loài rau bị dùng nhiều hóa chất nhất trong khi nuôi trồng.
Cây thuộc loại thân thảo, hằng niên, có rễ trụ và có xơ. Thân hình trụ , thẳng có thể cao đến 60 cm, phân nhánh ở phần trên. Lá ở gốc xếp hình hoa thị. Nơi cây trồng, lá tạo thành búp dầy đặc hình cầu; lá màu xanh lục sáng, gần như tròn hay hơi thuôn, dài 6020 cm, rộng 3-7 cm, mép có răng không đều. Hoa mọc thành cụm, hình chùy ở ngọn, màu vàng. Quả thuộc loại bế quả, nhỏ và dẹp, màu xám có khía.
• Butterhead lettuce: Bibb và Boston lettuce
Hai loại thông dụng nhất trong nhóm 'butterhead' là Bibb và Boston. Sà lách Bibb thuộc loại sà lách đầu tròn, nhỏ, lá giống như cánh hoa hồng, và được tên để ghi nhớ John Bibb (từ Kentucky), người đã lai tạo ra giống rau này. Lá mềm, màu xanh lục xậm, đôi khi có màu nâu đỏ nơi mép lá, càng vào trong lõi lá càng xanh nhạt lần. Khá dòn, hương vị thơm ngon ngọt. Được xem là loại ngon nhất và đắt nhất trong các loại sá lách lettuce. Lettuce loại Boston, lớn bằng trái banh softball, đầu bắp tương đối ít chắc, lá có cảm giác hơi nhớt. Lá bên ngoài xanh đậm, bên trong chuyển về màu trắng, nhất là nơi lõi. Sá làch Boston không dòn lắm, nhưng lá mềm và ngọt, lá càng bên trong gần lõi càng ngọt dịu.
• Romaine hay Cos lettuce (Lactuca sativa var. longifolia)
(Tên gọi tại các nơi: Pháp là Laitues romaines; Đức: Romischer oder Bind-Salat; Ý: Lattuga romana; Tây Ban Nha: Lechuga romana..)
Tại Việt nam, cây được gọi là Rau diếp.
Sà lách Romaine có đầu tương đối lỏng, dài và dạng hình trụ, lá rau rộng cứng có màu từ xanh vàng nhạt ở gốc chuyển sang xanh đậm về phía ngọn. Lá rau rời hình thuôn dài, có dạng chiếc muỗng, tuy rau có vẻ thô, nhưng tương đối ngọt, lá phía trong mềm và nhiều hương vị hơn. Tên Romaine, có lẽ do ở viết sai chữ Roman, ngay tên Cos, do từ tên hòn đảo Kos (Hy Lạp), nơi sanh ra của Y sĩ Hippocrates, cũng là nơi người La Mã đã tìm ra cây rau sà lách loại này. Đây là loại có giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Cây thuộc loại thân thảo, lưỡng niên, có thân thẳng, hình trụ. Lá mọc từ gốc thân, càng lên cao càng nhỏ dần. Lá ở gốc có cuống, lá ở thân không cuống. Khác với xá lách ở điểm lá không cuộn bắp, và mềm màu xanh xậm. Hoa họp thành chùy đôi, màu vàng. Quả loại bế quả , dẹp, màu nâu.
Rau diếp được du nhập từ Âu châu để trồng tại Việt Nam và có nhiều chủng như Diếp vàng, diếp xanh, diếp lưỡi hổ..
• Leaf lettuce hay Sà lách bó, lá rời
Đây là loại sá làch thường trồng trong các vườn nhỏ, tư gia. Sá lách loại này có lá thẵng, soăn hay cuốn, đủ màu từ xanh sáng, đỏ xậm đến màu đồng.. Vị khá ngon, nhưng khó tồn trữ và chuyên chở.
• Sà lách Á châu: Asparagus lettuce hay Stem lettuce= Celtuce
Đây là loài sá lách của Trung Hoa. Năm 1938, một nhà truyền giáo tại vùng Tây Trung Hoa, gần biên giới Tây Tạng, đã gửi một ít hạt giống về cho một nhà vuờn Hoa Kỳ. Cây được đặt tên là Celtuce vì hình dạng có vẻ giống như một cây lai tạo giữa Cần tây (Celery) và Lettuce. Cây rau hiện được trồng tại Hoa Kỳ. Sà lách Celtuce cho lá xanh nhạt dạng hoa: vị có vẻ giống các loại Romaine và Cos. Lá già có nhựa, khiến có vị đắng. Cây phát triển có cọng dài có thể đến 1.5 m. Cọng, giống như cọng cần tây giữ được vị ngọt cho đến khi cây trổ hoa. Muốn ăn cho ngon, nên hái cọng khi phần chân cọng lớn tối đa 2.5 cm đường kính, cần tước bỏ vỏ có chứa nhựa đắng.
Tại Trung Hoa, celtuce được gọi là Wo ju và một số chủng loại được trồng, có những tên các nhau như:
• Wo jun sun (Lettuce bamboo shoot), thân bắp dày có thể ăn như măng.
• Qiu ye wo ju (Cầu diệp): hình dạng giống bắp cải.
• Zhou ye wo ju (Châu diệp), hay thông thường hơn là Sheng cai
• Chang ye wo ju (Trường diệp), hay Chun cai.
Thành phần dinh dưỡng: 100g phần ăn được chứa:
Iceberg Bibb/Boston Leaf Romaine Celtuce
Calories 13 13 18 16 22
Chất đạm 1.01 g 1.29 g 1.30 g 1.62 g 0.85 g
Chất béo :0.19 g 0.22 g 0.30 g 0.20 g 0.30 g
Chất sơ 0.53 g n/a 0.70 g 0.70 g 0.40 g
Calcium 19 mg n/a 68 mg 36 mg 39 mg
Sắt 0.50 mg 0.30 mg 1.40 mg 1.10 mg 0.55 mg
Magnesium 9 mg n/a 11 mg 6 mg 28 mg
Phosphorus 20 mg n/a 25 mg 45 mg 39 mg
Potassium 158 mg 257 mg 264 mg 290 mg 330 mg
Sodium 9 mg 5 mg 9 mg 8 mg 11 mg
Kẽm 0.22 mg 0.17 mg n/a n/a n/a
Đồng 0.028 mg 0.023 mg n/a n/a n/a
Manganese 0.151 mg 0.133 mg
Beta-carotene (A) 330 IU 970 IU 1900 IU 2600IU 3500 IU
Thiamine (B1) 0.046 mg 0.060 mg 0.05 mg 0.1 mg 0.055 mg
Riboflavine (B2 0.030 mg 0.060 mg 0.08 mg 0.1 mg 0.075 mg
Niacin (B3) 0.187 mg 0.3 mg 0.4 mg 0.5 mg 0.4 mg
Pantothenic acid 0.046 mg n/a 0.2 mg n/a n/a
Pyridoxine 0.04 mg n/a n/a n/a n/a
Folic acid 56 mcg 73.3 mcg 135.7 mcg n/a
Ascorbic acic (C) 3.9 mg 8 mg 18 mg 24 mg 19.5 mg
Thành phần hoá học:
Trong lá lettuce (Lactuca sativa) có những enzyme như :
• Lettucine, thuộc loại protease có những hoạt tính loại trypsine, ly giải casein..
• Succinic semialdehyde dehydrogenase (SSADH).
Ngoài ra còn có:
• Lactucarium (nhựa của cây, khi để ngoài không khí, chuyển sang màu nâu). Đây là một hổn hợp chứa một lactone loại ssesquiterpen: lactucin (0.2%), một tinh dầu bay hơi, caoutchouc, mannitol và lactucerol (taraxa sterol). Trong nhựa còn có lactucerin là chất chuyển hóa acetyl của taraxasterol. Các báo cáo cho rằng Lactucarium có chứa Hyoscyamine đã bị bác bỏ.
• Chlorophyll, Asparagin..
Một số đặc tính dược học:
Chất nhựa trắng lấy từ các cây Lactuca virosa (Xà lách hoang) và lactuca sativa var capitata , còn được gọi là Lettuce opium.
Gần đây trên thị trường 'Health Food' , lettuce opium được quảng cáo là có tác dụng' kích thích', thay thế được ma túy có thể dùng 'hút' riêng hay phối hợp với cần sa để tăng thêm độ 'phê'!.. Một số thành phẩm như Lettucine, Black Gold, Lettucene, Lettuce Hash, Lopium..có chứa các chất chuyển hóa từ sà lách, phần chính là Lactucarium, phương thức sử dụng là hút bằng ống vố hay bằng điếu bát (kiểu hút thuốc lào), thưởng cần phải 'nuốt hơi' : có thể có một số ảo giác nhẹ loại hallucinogic. Tuy nhiên các nghiên cứu dược học chưa chứng minh được hoạt tính này: Tuy lactucin và lactucopicrin có những tác dụng gây trầm cảm và trấn an thần kinh trung ương, nhưng các chất này đều ít ổn định và có rất ít hay hầu như không có trong các chế phẩm kể trên.
Tác dụng trên Nấm candida:
Chất nhựa Sà lách có khà năng ngăn chặn sự tăng trưởng của Candida albicans bằng cách tạo ra sự hủy biến nơi thành phần tế bào chất của nấm, tác động này được cho là do ở các enzymes loại glucanase có trong nhựa sà-lách (Nghiên cứu tại Laboratoire de Botanique et Cryptogamie, Faculté de Pharmacie, Marseille, Pháp.- Trên Mycoses Số Jul-Aug 1990).
Một số phương thức sử dụng trong Y-dược dân gian:
Xà lách được xem là có vị ngọt/đắng có những tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị (khi ăn vào đầu bữa ăn, có tác dụng kích thích các tuyến tiêu hóa), cung cấp khoáng chất, giảm đau, gây ngủ nên được dùng trong các trường hợp thần kinh căng thẳng, tâm thần suy nhược, đau bao tử.
Rau diếp được xem là có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng bồi bổ gân cốt, lợi cho tạng phủ, thông kinh mạch làm sáng mắt, giúp dễ ngủ.
Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng nhựa sà lách thoa ngoài da trị các vết thương có mủ; hạt dùng giúp sinh sữa nơi sản phụ; hoa và hạt giúp hạ nóng sốt.
4. Cây cacaoHàng năm cứ vào khoảng giữa tháng Hai Dương lịch, tại Hoa Kỳ có ngày lễ Valentine, được mệnh danh là ngày của Tình Yêu; tuy không phải là ngày lễ nghỉ nhưng người Mỹ vẫn giữ phong tục gửi tặng nhau hoa, thiệp và thường kèm theo kẹo chocolat dưới dạng quả tim đỏ thắm! Chocolat, món quà hiếm tại Việt Nam, nhưng rất rẻ tại Hoa Kỳ, được chế biến từ cây Cacao và cây này còn cung cấp thêm nhiều dược liệu khác nữa!
Nguốn gốc của ngày Valentine đã được kể lại như sau: ‘ Thời xa xưa, tại Âu châu có phong tục cứ vào giữa tháng Hai, dịp ngày lễ Lupercalia, những thanh niên mình trần, bôi máu trên người chạy đuổi bắt các cô thiếu nữ, đùa giỡn trong những cánh đồng, dùng những sợi dây làm bằng da trừu để trói các cô gái mà mình ưa thích. Để xóa bỏ ngày lễ ngoại đạo này, Đức Giáo Hoàng Gelasius, vào cuối thế kỷ thứ 5, đã lập ra ngày lễ Thánh Valentine (một vị Giám Mục tử đạo vào thế kỷ thứ 3), và phong Thánh Valentine làm Thánh Bổn Mạng cho những ’cặp tình nhân'.
Theo truyền thuyết thì Giám mục Valentine đã làm phép hôn phối một cách bí mật cho những cặp tình nhân, chống lại lệnh cấm dưới thời Hoàng đế Claudius II ( Ông này cấm làm đám cưới trong thời chiến tranh!). Bị tù và trong thời gian chờ bị hành quyết, Valentine đã đón nhận tình yêu của cô con gái người coi tù, cô này bị mù và đã được Valentine chữa cho sáng mắt. Vào buổi chiều tối trước ngày hành quyết ông đã viết bức thư cuối cùng cho cô gái và ký tên: ‘’ ..từ Valentine của em..’ (from your Valentine) và từ đó Tình Yêu có thêm một tình sử (Giáo Hội Công Giáo, đã bỏ ngày lễ Thánh Valentine, và loại tên Valentine ra khỏi danh sách những vị Thánh theo truyền thuyết, mà không thể xác định được sự chính xác).
Trong thời gian này, Châu Âu chưa biết đến chocolat nhưng tại phía bên kia của trái đất, những đôi tình nhân Mayan (tại Mexico) và tổ tiên của họ đã biết uống nước chocolat chế từ hạt cacao trong những dịp lễ thành hôn.
Hơn 1000 năm sau ngày Valentine chết, nhà thám hiểm Tây Ban Nha Cortes đã đổ bộ lên bãi biển Mexico, nếm thử chocolat và biết thêm được là Hoàng Đế Aztec, Montezuma đã uống nước chocolat thật đặc trước khi đến thăm các bà vợ và các cung phi, mỹ nữ!
Chocolat trở thành món hàng thời thượng, quý giá tại Âu châu từ thế kỷ 17. Đây là món hàng xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu và được xem là phương thuốc bổ óc, kích thích tình dục!
Thiệp chúc Valentine được sản xuất hàng loạt tại Anh, và hãng Cadbury là hãng đầu tiên đã tung ra thị trường Hộp kẹo chocolat, trang hoàng hình ảnh. Và Nữ hoàng Victoria đã mở rộng thêm ý nghĩa của ngày Valentine, không chỉ dành riêng cho những đôi tình nhân mà còn cả cho cha mẹ và con cái.
Ngày Valentine nay đã trở thành Ngày của Tình Yêu và là ngày tiêu thụ chocolat nhiều nhất trong năm Năm nay (2002), trong dịp Valentine, ngườI Mỹ sẽ chi khoảng 800 triệu đô la về chocolat, từ những viên kẹo đơn giản, rẻ tiền đến những hộp kẹo, làm bằng thủ công cầu kỳ đắt giá.
Cây Cacao và Chocolat:
Cây Cacao, tên khoa học: Theobroma cacao L. thuộc họ Thực vật Sterculiacaea hay Byttneriaceae.
Cây thuộc loại tiểu mộc có thể cao từ 6 đến 12m tùy điều kiện thổ nhưỡng. Cây non cần bóng mát (tại Nam Mỹ Cacao non được trồng dưới bóng cây Chuối và cây Cao-su) Lá có phiến tròn, dài 20-30 cm, cuống lá phù ở hai đầu. Hoa nhỏ, mọc ở thân và các nhánh lớn: cánh hoa màu trắng có sọc đỏ, có 10 nhụy màu đỏ đậm: 5 lép, 5 có thể sinh sản. Hoa được thụ tinh tự nhiên nhờ một loại sâu đặc biệt, sống nơi cây. Chỉ một số ít hoa phát triển thành quả; mỗi cây cacao cung cấp khoảng 30 quả/ năm. Quả (hay pod) thuôn như hình dưa chuột, dài 15-25 cm, u nần, màu vàng rồi chuyển sang đỏ, có thể thu hái quanh năm: Quả có vỏ dày, thịt màu trắng đục chứa 40-50 hạt nằm sát nhau thành một khối.
Nhà thực vật Linnaeus, vốn là người ưa thích chocolat, đã đặt tên cho cây là Theobroma = Thức ăn của các Vị Thần. Theobroma có đến 22 loài, tất cả đều có nguồn gốc từTrung và Nam Mỹ, có 2 loài đã được trồng: Theobroma bicolor, trồng tại Mexico, Ba Tây cung cấp Pataxte, có thể uống riêng hay pha với chocolat, và T. cacao, cung cấp chocolat.
Danh từ Cacao được dùng để gọi chung Cây và Hạt ( đôi khi còn gọi.sai trong Anh ngữ là cocoa). Hạt sau khi đi qua một tiến trình chế biến phức tạp gồm rang, lên men, nghiền sẽ trở thành chocolat. Hạt sau khi được ly trích chất béo để lấy bơ cacao, phần còn lại được bán dưới tên bột cocoa hay pha thành nước uống: nước chocolat!
Thành phần hóa học:
Quả Cacao, chứa khoảng 55% bơ-cacao (cocoa butter), được nghiền thành một khối nhão gọi là nước cốt chocolat=liquor chocolate, và được ép bằng máy thủy lực để trích bơ cacao. Bơ này còn gọi là Theobroma butter vẫn còn mùi chocolat, có thể được khử mùi nếu cần. Bánh còn lại sau khi ép được phơi khô, nghiền thành bột cacao ( cocoa powder) chứa 22 % chất béo. Loại bột cacao chế biến hay alkalinized cocoa được cho là có mùi, màu và vị thơm, dễ tan hơn.
Cacao chứa:
- Hơn 300 hợp chất dễ bay hơi: những hợp chất tạo mùi quan trọng nhất là những esters aliphatic, Polyphenols, Carbonyls thơm. Các polyphenols tan trong nước (5-10%) như epicatechol, leucoanthocyanins và anthocyanins , bị phân hủy trong các giai-đoạn chế biến, tạo thành màu đỏ đặc biệt là ‘cocoa red’.
- Các amine có hoạt tính sinh học: Phenyl-ethyl amine, Tyramine, Tryptamine, Serotonine..
- Các alkaloids: Theobromine (0.5-2.7%) ; Caffeine (0.025%), Trigonelline.. Một alkaloid mới nhất vừa được ly trích từ Cacao là Anandamine có tác dụng tạo sự khoan khoái dễ chịu.
- Các tannins catechin
Vị đắng của Cacao là do ở phản ứng giữa các Diketopiperazines với Theobromine trong quá trình rang.
Theobromine hay 3,7-dimethylxanthine, được chế tạo trong kỹ nghệ từ vỏ quả cacao.
Bơ cacao chứa các glycerides , phần chính gồm các acids oleic, stearic và palmitic. Khoảng 3/4 các chất béo trong bơ cacao ở dạng monounsaturates.
Đặc tính dược học:
- Theobromine, alkaloid chính trong Cacao, có những hoạt tính tương tự như Caffeine. Theobromine là một chất kích thích thần kinh trung ương nhẹ, nhưng có tính lợi tiểu mạnh hơn, kích thích tim và làm giãn nở động mạch vành mạnh hơn caffein.
- Dùng liều cao Theobromine, dưới dạng Chocolat xậm, trong suốt 1 tuần, không gây phản ứng sinh học đáng kể nơi người khoẻ mạnh bình thường (Clin Pharmacol Ther No 37-1985).
- Các chế phẩm từ Cacao được dùng rất nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm , mỹ phẩm và dược phẩm: Bột cacao và sirop dùng làm chất tạo mùi vị, Bơ cacao dùng làm tá dược trong thuốc nhét hậu môn (suppository) và nhét phụ khoa, dùng trong thuốc mỡ (ointment).
- Bơ cacao, được xem là một chất chống oxy-hóa, có tác dụng trung hoà cholesterol trong máu nhờ ở hàm lượng cao stearic acid, không làm tăng LDL nhưng làm tăng HDL.
- Nghiên cứu của JM Geleijnse và LJ Launer tại Rotterdam, 1999 ( Archives of Internal Medicine No 159-1999) ghi nhận Catechins trong Cacao (dưới dạng Chocolat) có những khả năng bảo vệ chống bệnh tim mạch, ung thư.. mạnh hơn trong trà xanh gấp 4 lần (?) Các tác giả đã phân tích các catechins trong chocolat, trà và tìm thấy: chocolat xậm (53.5 mg/100g); chocolat sữa (15.9 mg/100g), trà đen (13.9/100g). Ngoài ra Catechins trong Chocolat thuộc loại (+) Catechin và (-) Epicatechin; trong khi đó Trà đen chứa nhiều (-) epicatechin gallate..
Độc tính của Cacao:
- Cacao được xem là hoàn toàn không có độc tính trong những liều lượng bình thường.
- Một báo cáo ghi trong Medical Sciences Bulletin No 7-1985 cho biết: Trường hợp một con chó ăn 2 pounds Chocolat vụn (chip) đã bị kích ứng qúa mức, co giật và sau đó chết vì trụy hô hấp có lẽ do ở ngô độc theobromine/caffein.
- Bơ cacao có thể gây phản ứng kiểu dị ứng.
- Cacao có chứa một lượng rất nhỏ Safrole một chất gây ung thư trong danh sách cấm dùng của FDA
- Những bệnh nhân bị Hội chứng Ruột dễ mẫn cảm (Irritable bowel syndrome) không nên dùng Chocolat và các sản phẩm chứa cacao.
Cacao trong Kỹ nghệ Chocolat:
Tuy Cacao đã được các thổ dân Trung và Nam Mỹ như Mayan, Izapan, Aztec.. sử dụng từ hàng chục thế kỷ nhưng mãi đến khi các tay thực dân Tây ban Nha xâm chiếm Mexico thì hạt Cacao mới trở thành món uống chinh phục Âu châu.. Tên gọi của loại nước uống làm từ hạt Cacao có lẽ là do ở sự ‘ pha trộn’ ngôn ngữ giữa tiếng Maya chocol (=nóng) và tiếng Nahualt alt (=nước) để tạo ra danh từ Tây ban nha chocolalt. Và danh từ này sau đó được dùng để gọi tất cả những thức uống chế biến từ hạt cacao.
Chocolat thật sự đến với Âu châu vào 1544, trong một buổi tiệc khi Kekchi Maya từ Guatamala đến gặp Vua Tây ban Nha Philip II, mang theo các phẩm vật gồm Chocolat, Bắp.. Từ 1585, hạt Cacao đã trở thành sản phẩm trao đổi thương mãi., và đến 1644, chocolat được xem là một..vị thuốc tại Rome. Y sĩ Paolo Zacchia đã mô tả Chocolat như vị thuốc nhập từ Bồ đào Nha, qua ngõ West Indies, với tên gọi Chacolata.
Tại Pháp, người đầu tiên uống chocolat, được ghi lại, là Alphonse de Richelieu ( thế kỷ 17), anh của Vị Hồng Y nổi danh cùng tên. Người Pháp chỉ biết đến chocolat từ những người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha, di cư sang vùng Bayonne. Cho đến thế kỷ 18, người Pháp vẫn uống chocolat có thêm ớt (!) theo kiểu Mexico, nhưng cũng thêm đường, quế và vanilla.
Nhà máy chế tạo Chocolat đầu tiên tại Hoa Kỳ được thiết lập vào 1765 tại Dorchester, Massachusetts.
Nhu cầu Chocolat lên cao khiến cho nguồn cung cấp từ Mexico trở nên thiếu và các nhà thực dân đã khai phá để trồng Cacao tại các đảo vùng Caribbean như Jamaica, Trinidad và tại Venezuela. Sau đó người Bồ Đào Nha phát triển trồng Cacao tại Ba Tây, và đem sang Tây Phi Châu. Đến đầu thế kỷ 20, cacao được trồng tại Sri Lanka, Mã lai, Indonesia, Tân Guinea. Hiện nay Tây Phi (Ivory Coast, Ghana, Cameroon và Nigeria) là nguồn cung cấp cacao chính, giống cacao đắng Forastero chiếm khoảng 80 % thị trường.
Cho đến cuối thế kỷ 18, chocolat được uống và ăn dưới các dạng viên ngậm, thêm vào cà-rem, ăn tráng miệng. Và chocolat được dùng nguyên vẹn, chứa nhiều chất béo (hạt cacao thô chứa đến 50% chất béo tính theo trọng lượng). Đến 1828 nhà sản xuất Hòa Lan, Van Houten đã chế được hệ thống ép loại được đến 2/3 chất béo khỏi hạt cacao. Phần lấy được dễ tan và dễ tiêu hóa hơn.. sau đó cũng Van Houten đã phát minh được thêm phương pháp kiềm hóa (alkalizing hay Dutching), dùng Potassium carbonate trong quy trình chế biến để có được loại chocolat vị dịu hơn và màu xậm hơn.
Bơ cacao lấy ra, sau khi trộn với bột hạt tạo ra một khối mềm có thể đổ khuôn, và trở thành cứng khi làm lạnh nhưng lại dễ tan khi bỏ vào miệng! Năm 1842, anh em Cadbury đã bán chocolat đóng thành bánh và 1847, nhà sản xuất Fry đã đưa ra thị trường ‘Chocolat Délicieux à manger’. Giá của chocolat vẫn còn khá đắt cho đến 1876, khi nhà sản xuất Thụy Sĩ Henri Nestlé tìm được phương pháp pha chế chocolat với sữa bột. Thụy Sĩ đã chiếm ngự thị trường ‘Milk Chocolat, cho đến đầu thế kỷ 20.
Phương pháp chế tạo Chocolat gồm những công đoạn phức tạp và cần đến những dụng cụ máy móc đắt tiền:
Nguyên liệu là hạt cacao, nhập từ những nơi sản xuất dưới dạng hạt đã lên men, phơi khô: có khoảng 30 loại hạt cacao khác nhau, và nhà sản xuất sẽ tự đặt ra phương thức pha trộn (blending) giữa các loại hạt để có mùi vị vửa ý.
Sau khi rửa sạch, giai đọan đầu tiên là rang hạt (roasting): đây là giai đoạn quan trọng để tạo ra mùi, làm giảm bớt độ ẩm trong hạt đến một độ đã được định để sử dụng trong giai đoạn kế tiếp. Rang cũng giúp dễ tách bỏ vỏ để lấy được phần lõi của hạt (hay nib). Đây là phần được dùng để chế tạo Chocolat có thể sẽ được kiềm hóa, thêm mùi vị và màu sắc.
Nib sau đó được nghiền (grinding) thành khối nhão. Trước đây dùng cối đá theo kiểu của người Aztec, nhưng ngày nay các máy nghiền bằng kim loại với các hệ thống kiểm soát nhiệt độ tối tân đã được sử dụng. Nhiệt độ rất quan trọng vì khi nghiền, nhiệt tạo ra sẽ gây phóng thích chất béo hay bơ cacao. Khối nhão sau khi qua máy nghiền sẽ ở dạng nuớc lỏng..gọi là chocolate liquor: đây là thành phần chính để chế tạo các loại chocolat.
Khi làm lạnh và đông lại, dịch lỏng này sẽ thành chocolat không có vị ngọt (unsweetened chocolate). Một số dịch lỏng được dùng để chế Cacao. Để chế tạo plain chocolate, dịch lỏng được trộn với đường cát đã tán mịn, bơ cacao được thêm vào để tạo dạng.
Giai đoạn sau cùng được gọi là conching hay đúng hơn là sấy (conching vì hệ thống dùng đá cong như vỏ sò, conch= loại sò, để đưa đẩy tới-lui khối chocolat dưới nhiệt độ 55-85 độ C) đồng thời xoay liên tục. Đây là giai-đoạn tạo mùi vị, giảm hạ độ ẩm, loại bớt thêm chất béo có thể kéo dài từ vài tiếng đến cả tuần, tùy hương vị được gia thêm, thường là vanilla.
Milk Chocolate = Chocolat trộn sữa được chế biến theo phương thức: Sữa tươi cô đặc lại thành khối cứng chứa 30-40% sữa; thêm đường; hỗn hợp này được cô đặc trong chân không (vacuum) thành một hợp chất 90%. Hợp chất này được trộn với chocolate liquor và sau đó được chế biến theo quy trình: thêm bơ cacao, trộn, tinh chế và..sấy (conching): nhiệt độ conching thấp hơn (45-60 độ C) và kéo dài hơn để tránh cho lactose đóng cục.
White chocolate là loại chocolat không chứa chocolate liquor, chế tao từ bơ cacao được làm bốc hơi, pha trộn với sữa, đường và trích tinh vanilla. Loại white chocolate có vị ngọt và dạng kem sệt.
Các nhà sản xuất Chocolat nổi tiếng trên thế giới:
- Hoà Lan: Droste, van Houten..
- Thụy Sĩ: Lindt, Suchard..
- Pháp: Menier..
- Anh: Fry, Cadbury, Rowntree..
- Hoa Kỳ: Walter Baker ( thành lập từ 1779) và Hershey..
Giá trị dinh dưỡng của bột Cacao
(100 gram chứa )
- Calories 229
- Chất đạm 19.6 g
- Chất béo 13.7 g
- Calcium 128 mg
- Sắt 13.86 mg
- Magnesium 499 mg
- Phosphorus 734 mg
- Potassium 1.524 mg
- Sodium 21 mg
- Kẽm 6.81 mg
- Đồng 3.788 mg
- Mangnese 3.83 mg
-Beta Carotene (A) 20 IU
- Thiamine (B1) 0.078 mg
- Riboflavine (B2) 0.241 mg
- Niacin (B3) 2.185 mg
- Panthothenic acid 0.254 mg
- Pyridoxine 0.018 mg
- Folic acid 32 mcg
5. Cây Xương RồngKhi nói đến Xương Rồng, chúng ta thường nghĩ ngay đến một loại cây có thân đầy gai, chứa nhựa đáng ghét chỉ mọc nơi sa mạc hoang dã và ngay đến dê, là loài ăn tạp dễ tính cũng chê. Nhưng thật ra trong gia đình Xương Rồng còn có những cây cho hoa rất quý như Quỳnh và những cây có thể ăn được, dùng làm rau và còn có thể làm thuốc như Xương Rồng Bà.
Tại các Chợ Thực Phẩm ở Hoa Kỳ, chúng ta thấy có bày bán những lá Xương Rồng dẹt với tên Mễ là Nopales hay Nopalitos, lá Xương Rồng này là món ăn khá kỳ lạ đối với những dân tộc không phải gốc Mễ, nhưng thật ra bên cạnh đó còn có quả của cây này hay Opuntia (Cactus Pear) lại là một trái cây được ưa chuộng tại nhựng vùng Nam Âu châu, Bắc Phi châu, Tây Á (Ấn Độ), Úc, Nam và Trung Mỹ và Mexico.
Tên Khoa học: Opuntia ficus-indica thuộc họ thực vật Cacta ceae. Một loài khác cũng dùng được làm thực phẩm là O.megacantha (loài này chỉ gặp tại Hoa Kỳ và Mexico). Các loài được dùng làm thuốc là O.dillenii, O.streptacantha.
Tên thông thường:
Quả được gọi là Prickly Pear, hay Barbary Pear, Cactus Pear, Indian Pear, Indian Fig, Tuna Fig (loài Opuntia tuna mill).
Trong khi đó, phần ''lá'' (đúng hơn là thân) được gọi là Nopal cactus..
Opuntia là tên cổ La Tinh do Pliny dùng để đặt cho cây, có lẽ phát xuất từ Opus, một thành phố ở Hy Lạp. Ficus-indica có nghĩa là 'cây vả Ấn Độ'. Tên Anh 'nopal' do từ thổ ngữ Nahuatl: Nopalli, và 'prickly pear' chỉ là tên mô tả hình dạng của quả.
Không đúng như tên gọi tiếng Anh: 'Quả lê có gai' , quả này không giống như quả lê, hay quả vả, và được cung cấp bởi nhóm Xương Rồng thuộc loài Opuntia, vốn phát xuất từ những vùng khô cằn Trung Mỹ và sa mạc tại Hoa Kỳ. Ngay sau khi được khám phá bởi cư dân Bắc Mỹ, cây đã dược du nhập vào Tây Ban Nha, tìm được những điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nơi đảo Sicily và những nơi khô cằn quanh vùng Địa Trung Hải. Hình dạng của quả có vẻ thuôn nơi đầu rồi phình ra phía đuôi nên được so sánh với quả lê; quả bán trên thị trường lớn cỡ quả trứng ngỗng (tuy có những loài chỉ cho quả cỡ 12 cm). Tuy bọc bên ngoài một lớp da mỏng màu xanh, có chấm gai, nhưng thịt lại khá ngọt, mùi giống như dưa hấu. Tại Hoa Kỳ, còn có những giống cho quả màu xanh đậm đến tím magenta, và thịt bên trong có thể màu tím đỏ hay đỏ xậm. Những loải được xem là ngon nhất tại Mỹ là Cardona (đỏ, tím) và Amarilla (vàng, ít gai) .Những giống hiếm hơn có thể màu vàng-đất cả bên ngoài lẫn thịt bên trong. Loài cho quả ngon nhất trên thế giới, rất ngọt không hột, được cho là sản xuất từ Sicilia như Surfarina, Bastarduni (Tại Do Thái, tên gọi cùa quả là Sabra , còn dùng để chỉ tính nết người Do Thái - khó chịu ngoài mặt, nhưng lại dịu dàng trong tâm- (theo kiểu-xanh vỏ, đỏ lòng).
Tất cả các loài của Opuntia (khoảng 300 loài) đều phát xuất từ Châu Mỹ, và đa số từ Mexico và Tây-Nam Hoa Kỳ, là 2 quốc gia chính cung cấp loại quả này. Riêng Mexico, tổng sản lượng cao gấp đôi sản lượng mơ, đu đủ, avocado của thế-giới.
Xương Rồng bà (O. dillenii) thuộc loại cây nhỏ, cao 0.5-2 m. Thân do các lóng dẹp hình cái vợt bóng bàn (pingpong) dài 15-cm, rộng 4-10 cm. màu xanh nhạt, mang núm với 8-10 gai, gai to với sọc ngang dài 1-3 cm (phần này thường được xem lá bày bán tại các chợ). Hoa vàng rồi đỏ. Quả mọng to cỡ 5-10 cm.
Thành phần dinh dưỡng:
Quả: 100 gram phần ăn được chứa :
- Calories 41
- Chất đạm 0.73 g
- Chất béo 0.51 g
- Chất sơ 1.81 g
- Calcium 56 mg
- Sắt 0.30 mg
- Magnesium 85 mg
- Phosphorus 24 mg
- Potassium 220 mg
- Sodium 5 mg
- Beta Carotene (A) 51 IU
- Thiamine (B1) 0.014 mg
- Riboflavine (B2) 0.060 mg
- Niacin (B3) 0.460 mg
- Ascorbic acid (C) 14 mg
Thành phần hóa học:
Theo phân chất của Institut National de la Santé et de la Recherche Medicale, Nancy (Pháp) thì Opuntia ficus-indica
Phần thịt chứa Glucose (35%), Fructose (29%), trong khi đó vò ngoài chứa glucose (21%).
Tỷ lệ protein: Thịt (5.1%), Vỏ da (8.3%), Hạt (11.8%).
Chất bột có trong cả 3 phần: vỏ, thịt và hạt.
Chất xơ trong phần thịt chứa nhiều pectin (14.4%) trong khi đó Vỏ và Hạt chứa nhiều cellulose (Vỏ 29.1%; Hạt 45.1%).
Vỏ chứa nhiều Calcium (2.09%) và Potassium (3.4%).
Phần vỏ bọc bên ngoài hạt có chứa nhiều D-xylans.
Quả còn chứa:
Nhiều sắc tố loại betalains như Betanin, Indica xanthin ( sự phối hợp giữa các sac tố này tạo ra những màu sắc khác nhau cho quả, thay đổi từ vàng, đỏ đến trắng.).
Nhiều flavonoids như Quercetin, Dihydroquercetin, Querce tin 3-methyl ether. Kaempferol, Rutin.
Các polyphenols
Gai có chứa những hợp chất Arabinan-cellulose.
Đặc tính dược học:
Tác dụng trên hệ tiêu hóa và chống sưng-viêm:
Pectin và chất nhày của Opuntia có lợi cho hệ tiêu hóa. Hoa được dùng để trị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khó chịu đường ruột. Khả năng chống ung loét bao tử đã được nghiên cứu tại Messina -Ý (Journal of Ethnopharmacology Số 76 (Jan 2001) Opuntia đã được nghiên cứu để làm nguồn cung cấp chất sơ trong dinh dưỡng. Dịch chiết bằng ethanol cho thấy có hoạt tính bảo vệ niêm mạc ống tiêu hóa, làm giảm đau, ức chế sự di chuyển của leukocyte nơi chuột bị gây phù bằng carrageenan, đồng thời cũng ức chế sự phóng thích beta-glucuronidase (một loại enzym lysosomal có trong neutrophil của chuột) (Archive of Pharmacology Research Số 21-1998). Dịch chiết từ Quả Opuntia dillenii (liều 100-400mg/kg, tiêm qua màng phúc toan) có hoạt tính chống phản ứng sưng gây ra nơi chân chuột bị chích carrageenan, tác dụng cũng tùy thuộc liều sử dụng : các phản ứng khi chạm vào vật nóng bị ức chế khi dùng liều 100 mg/kg. (Journal of Ethnopharmacology Số 67-1999).
Tác dụng trên Lipids:
Opuntia ficus-indica, khi dùng tươi có những tác dụng tốt khi thử trên chuột : những thông số về tình trạng cholesterol cao trong máu đều giảm bớt rõ rệt. Pectin ly trích từ Opuntia làm giảm được mức LDL nơi chuột bọ thử nghiệm (Journal of Nutrition Số 120-1990).
Tác dụng làm giảm hạ đường trong máu:
Có nhiều nghiên cứu ghi nhận tác dụng làm hạ đường trong máu của Opuntia streptacantha nơi người và thú vật thử nghiệm. Nghiên cứu quan trọng nhất được công bố trên Diabetes Care Sổ-1990. Ngoài ra các loài Opuntia khác như O. fuliginosa và O. megacantha đều có tác dụng hạ đường, tuy nhiên O. megacantha bị ghi nhận là có tác dụng độc cho thận. Tác dụng hạ đường mạnh hơn khi dùng lá nấu sôi, sau khi dùng, tác dụng hạ đường tăng dần, lên đến điểm cao nhất sau 3-4 tiếng và có thể kéo dài đến 6 tiếng (Liều dùng được đề nghị là 500 g lá đun sôi, chia làm 2-3 lần trong ngày).
Hoạt tính ngoài da:
Hoa của Opuntia đã được dùng làm chất gây co mạch, chất chát nơi vết thương, và giúp vết thương mau lành. Lá Nopales đã được dùng phổ biến tại Mexico để trị phỏng, phỏng nắng, ngứa ..
Hoạt tính bảo vệ hệ thần kinh:
Nghiên cứu tại Khoa Dược lực học, ĐH Y Khoa Dongguk, Kyongju (Nam Hàn) ghi nhận những flavonoids trong Opuntia ficus-indica (trích bằng ethyl acetate) có hoạt tính bảo vệ thần kinh chống lại các hư hại do oxyd hóa gây ra bởi xanthine/xanthi ne oxydase (liều IC50 =4-5 microg/ ml), ức chế được tác dụng độc hại của các gốc tự do loại picrylhydrazyl và lipid peroxidase (Brain Research Số 7 tháng 3, 2003).
Vài phương thức sử dụng trong dân gian:
Dùng làm thực phẩm:
Khi dùng làm thực phẩm, nên chọn quả mềm nhưng đừng nhụn, quả nguyên vẹn, mầu xậm, không có những đốm mốc. Nếu quả còn cứng nên để vài ngày ở nhiệt độ bình thường, chỉ để vào tủ lạnh khi quả đã mềm. Có thể ăn lạnh , hay dùng thìa xúc lấy phần thịt, thêm nước cốt chanh, đường, xay nhuyễn, lược qua rây để bỏ hạt.. Lá hay Nopales có thể nấu sôi trong vài phút rồi xắt nhỏ ăn như salad hay chiên chung vớI trứng, cà chua.
Tại Việt Nam:
Cành (Lá) có nhựa được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt. (Lấy một khúc lá, cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi, rồi đắp vào mụn, hay nhọt đầu đinh).
Tại Trung Hoa:
Lá Xương Rồng bà (Tiên nhân chưởng= Xian ren zhăng) được xem lá có vị đắng, tính mát, có tác dụng 'hành khí, hoạt huyết', 'thanh nhiệt, giải độc', 'tán ứ, tiêu thụng', kiện vị và chỉ khái. Rễ và Thân dùng trị 'vị khí thống', báng, lỵ, ho, đau cổ họng..
Tại Ấn Độ:
Opuntia dillenii, được gọi là nagphana . Lá tươi nghiền nát đắp vào mụn nhọt, chống sưng. Quả dùng làm thuốc trị ho gà.
6. Cỏ CúCó rất nhiều loại cỏ được xem là loài hoang dại cần nhổ bỏ nơi những vườn hoa, công viên..nhưng lại là những nguồn dược liệu quý giá cần được nuôi trồng như cỏ tranh, cỏ cú, cỏ mực..
Cỏ cú, còn gọi là Củ gấu hay văn hoa hơn là Hương Phụ, Tam Lăng, là một trong những cây cỏ quý rất đáng chú ý.
Cỏ Cú, tên khoa học, Cyperus rotondus, thuộc họ thực vật Cyperaceae, là một loài cỏ dại mọc rất phổ biến tại các quốc gia nhiệt đới từ Ấn Độ, Trung Hoa qua Việt Nam đến cả những quốc gia hải đảo như Nhật, Indonesia. Tại Việt Nam, cây mọc dại trong vườn, trên mương, bãi cỏ, bãi cát, có thể sống cả trên đất nước lợ và nước mặn. Tại Hoa Kỳ cây được gọi là Nut-grass, Sedge weed hay Cyperus.
Cỏ cú thuộc loại cây đa niên, thân rễ nhỏ và dài nằm dưới đất, hình chỉ, thân có từng đoạn phình thành củ cứng từ đó mọc lên thân chồi khỏi mặt đất. Thân có thể cao 10-60 cm, hình tam giác (do đó có tên là Tam lăng). Lá dài bằng thân có thể đến 20 cm, mọc ở gốc, màu xanh xậm. Hoa mọc thành cụm đơn hay kép tạo thành tán ở ngọn thân. Quả thuộc loại bế quả có 3 cạnh, mảu vàng khi chín đổi sang đen nhạt. Cây trổ hoa, ra quả từ mùa hè sang mùa đông.
Thành phần hóa học:
Cỏ cú chứa:
- Tinh dầu dễ bay hơi: Chưng cất bằng hơi nước thân và củ rễ lấy được 0.5-0.9 % tinh dầu gồm phần chính là các hydrocarbon loại sesquiterpene (25%), epoxides (12%), ketones (20%) và các alcohol loại monoterpene và aliphatic (25%) bao gồm isocyperol, cyperone rotundines A-C, cyperene, cyperol, cyperlolone-cyperrotundone, rotundene, beta-selinene, patchoulenone, isopatchoula-3,5-diene, cary ophyllene-6,7 oxide, caryophyllene-alpha-oxide.. và nhiều monoter penes thông thường khác như cineole, limonene và camphene.
- Các triterpenes: Beta-sitosterol, oleanic acid và các chất khác.
- Các acid hữu cơ: p-hydroxybenzoic, lauric, linoleic, myristic, oleic, palmitic, stearic acid.
- Các chất như: Flavonoids,
- Các đường hữu cơ: Fructose, Glucose, Sucrose, Galactose..
- Các khoáng chất: Sắt, Phosphorus, Manganese, Magnesium..
Đặc tính Dược học:
1- Tác dụng chống nôn:
Dung dịch trich từ Rễ bằng ethanol có tác dụng chống nôn mửa nơi chó do ở hoạt tính đối kháng phản ứng tạo nôn mửa gây ra bởi apomorphine (Indian Journal of Medical Research Số 58-1970).
2- Hoạt tính kháng viêm và hạ nhiệt :
Dịch chiết từ Rễ Cò cú bằng những dung môi hữu cơ có tác dụng chống sưng rất rõ đối với phản ứng phù tạo ra do carageenan nơi chuột bạch tạng dịch chiết bằng petroleum ether ức chế được 75%, chloroform 60.6 %, methanol 57.7 % ở liều 10 mg/kg, so sánh với hydrocortisone ức chế được 57.7 %. Dịch chiết bằng alcohol từ thân có tác dụng hạ nhiệt, có thể so sánh với sodium salicylate ( trong thử nghiệm gây tăng thân nhiệt bằng men) (Planta medica Số 39-1980). Các hoạt tính này được cho là do ở beta sitosterol trong cây.
3-Tác dụng chống ký sinh trùng sốt rét:
Peroxycalamenene, một sesquiterpene loại endoperoxyde, ly trích từ thân cỏ cú có tác dụng chống ký sinh trùng sốt rét ở nồng độ EC50 2.33X10-6M (Phytochemistry Số 40-1995)
Các dịch chiết từ thân Cỏ cú bằng dichloromethane, petroleum ether và methanol cho thấy tác dụng chống Plasmodium falciparum chủng K1. Liều IC50 là 5-9 g/ml cho dịch chiết bằng dichloromethane, và 10-49 g/ ml cho petroleum ether hay methanol
4- Tác dụng chống béo phì:
Trong một thử nghiệm trên 30 người mập phì cho dùng bột tán từ thân Cỏ cú trong 90 ngày : Kết quả ghi nhận có sự giảm cân cùng với giảm cholesterol và triglycerides trong máu (Indian Medicine Số 4-1992).
5- Khả năng bảo vệ tế bào:
Nước sắc từ Rễ Cỏ cú đã được đánh giá về khả năng chống lại các tác hại gây ra nơi bao tử do ethanol: Dịch chiết, cho uống bằng những liều 1.25, 2.5 và 4 gram bột rể thô/ kg cho thấy có tác dụng chống u loét, tác dụng này tùy theo liều thuốc sử dụng. Hoạt tính bảo vệ có liên hệ đến việc ức chế bài tiết dịch vị và các chất prostaglandins nội sinh (Phytotherapy Research Số 11-1997).
6-Tác dụng trên các sắc tố:
Dịch chiết bằng methanol, sau khi được thăng hoa, có tác dụng kích thích sự sinh sản các tế bào mang sắc tố (melanocytes), giúp giải thích việc sử dụng Cỏ cú trong các sản phẩm làm đen tóc, thoa da.
7- Hoạt tính kháng sinh và chống nấm:
Dầu Cỏ cú ức chế sự tăng trưởng của Staphylococcus aureus, nhưng không tác dụng trên E.coli, E.typhosum, Vibrio cholerae và vài chủng Shigella. Trong số các phần chiết : cyperone hầu như không tác dụng, trong khi đó các phần hydrocarbon cyperene I và II tác động mạnh hơn là dầu và cyperol. (Current Science Số 4-1956)
Dịch chiết Cỏ cú có khả năng ức chế 100% các loại nấm Sclerotinia scle rotiorum, Phytophthora capsici và Colletotrichum chardoniacum, ức chế 44% trên Aspergillus niger. Dịch chiết bằng alcohol chống được các nấm Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosum và Microsporum gypseum.
8- Tác dụng trên Huyết áp-Tim mạch:
Dịch chiết bằng nước và alcohol gây hạ huyết áp rõ rệt nơi chó và mèo. Khi chích dưới da dịch chiết bằng nước vào ếch thử nghiệm đưa đến tim ngưng đập ở kỳ tâm thu ; chích tĩnh mạch cho ếch, mèo và thỏ gây ra sự giãn nở động mạch vành.
9- Tác dụng trên cơ trơn:
Dịch chiết bằng nước có tác dụng ức chế sự co thắt, làm thư giãn bắp thịt tử cung nơi phụ nữ bình thường và phụ nữ có thai, đồng thởi làm giảm đau.
Cỏ Cú trong Dược học dân gian:
Cỏ Cú là một vị thuốc khá phổ biến trong dược học dân gian tại rất nhiều nơi trên thế giới:
1- Tại Việt Nam:
Cỏ Cú được xem là một vị thuốc ‘Lý khí, giải uất, dùng ‘điều kinh, giảm đau’ với những chủ trị:
- Đau bao tử do thần kinh, sình bụng, đầy tức hông, ngực, nôn mửa, ợ chua.
- Kinh nguyệt không đều, thống kinh.
- Chấn thương do té ngã; lở độc, sưng nhọt.
Cách dùng thông thường: Dùng sắc uống cỏ khô mỗi ngày 6-12 gram hay đâm nhuyễn cỏ tươi đắp ngoài nơi chỗ sưng..Dùng tươi để giải cảm. Sao đen để cầm máu, trị rong kinh.
2- Tại Thái Lan:
Cỏ Cú được gọi là Yaa haew muu; Rễ được dùng lợi tiểu, hạ nhiệt và kiện vị. Chùm rễ (Căn hành) làm thuốc giúp đổ mồ hôi, giải nhiệt, trợ tiêu hóa, chống sưng. Nước sắc từ chùm rễ được uống thay trà để trị đau bao tử, có khi uống chung với mật ong.
3- Tại Ấn Độ:
Cây được gọi là Motha (Phạn ngữ là Mustak) : Thân và Rễ dùng chữa các bệnh về bụng nhất là loét bao tử, tiêu chẩy, ăn không tiêu ; cũng dùng để lợi tiểu, trị đau và cả bặt kinh lẫn kinh nguyệt không đều. Dùng trị bệnh ngoài da, bò cạp cắn, sưng và phù trướng.
Cỏ cú trong Đông Y:
Đông Y cổ truyền dùng rễ chùm (rhizome) cùa Cỏ cú để làm thuốc: Vị thuốc được gọi là Hương phụ (Xiang fu), Dược liệu trồng tại các tỉnh Sơn đông, Hồ Nam, Triết giang.. được thu hoạch vào mùa thu và phơi khô. Nhật dược gọi là Kobushi và Triều tiên gọi là Hyangbu.
Hương phụ được xem là có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt; tính bình và tác động vào các kinh mạch thuộc Can và Tam tiêu: ‘hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng, giảm đau’.
Hương phụ có những đặc tính
:
Điều hòa và Phân tán đều ‘Can Khi': giúp trị các chứng ‘Can Khí’ bị ứ tắc gây đau nơi thượng vị và căng cứng vùng hạ vị. Tính ‘bình’ của vị thuốc cùng với khả năng phân tán và điều hòa khiến thuốc được sử dụng khá phổ biến:
Để trị đau, tức ngực và vùng hông , Hương phụ được dùng phối hợp với Sài hồ (Chai-hu=Radix Bupleuri) và Bạch thược (Bai shao = Radix Paeoniae Lactiflorae)
Để trị đau vùng thượng vị và bụng dưới, ăn không tiêu, ói mửa , tiêu chảy do Khí tắc tại Can và Tỳ, Hương phụ được dùng chung với Mộc hương (Mu xiang=Radix Aucklandiae Lappae) và Phật thủ (Fo-shou= Fructus Citri Sarcodactylis).
Để trị đau, căng tức, trì trệ nơi bụng dưới do Hàn và Khí tắc tại Can, Thận: Dùng Hương phụ với Ô dược (Wu yao=Radix Linderae Strychnifoliae) và Tiểu hồi hương (Xiao hui xiang=Fructus Foeniculi Vulgaris).
Hương phụ dùng chung với Khương truật (Cang zhu= Rhizoma Atractylodis) để trị ăn không tiêu, đau, tức bên hông và bụng dưới, ói mửa, ợ chua..
Điều hòa Kinh nguyệt, Chỉ thống: dùng để điều hành sự di chuyển của Can Khí trong các bệnh Phụ khoa như Bặt kinh, Kinh không đều thường phối hợp với Đương quy (Dang gui=Radix Angelicae Sinensis) và Xuyên khung (Chuan xiong=Radix Lingustici Chuan xiong).
Liều dùng: 4.5-12 gram. Khi sao với giấm, thuốc sẽ tăng thêm khả năng đi vảo kinh mạch thuộc Can và tác dụng giảm đau gia tăng. Khi tẩm và sao với rượu trắng, thuốc tăng khả năng vào các kinh mạch.
Cách thức sao tẩm Hương phụ được cho là sẽ thay đổi tích chất trị liệu: Vị thuốc sống dùng khi chữ bệnh nơi hông, ngực và để giải cảm; Sao đen có tác dụng cầm máu, dùng trong trường hợp rong kinh. Tẩm nước muối, rồi sao cho bớt ráo, dùng chữa bệnh vể huyết. Tẩm nước tiểu trẻ em rồi sao để giáng Hòa Khí có chứng bốc nóng. Tẩm giấm sao để tiêu tích tụ, chữa huyết ứ, u báng.Tẩm rượu sao để tiêu đờm, chữa khí trệ. Hương phụ Tứ chế (tẩm cả 4 thứ rồi sao) dùng chữa các bệnh Phụ khoa ở cả hai dạng Hàn và Nhiệt.
7. Cỏ mựcCỏ mực, một cây thuốc Nam rất thông thường mọc hoang hầu như khắp nơi, hiện là một dược liệu đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan và trừ được nọc độc của một số loài rắn nguy hiểm.
Tại Ấn Độ, Cỏ mực là một trong mười cây hoa bổ ích (Dasapushpam), đã được dùng trong các mỹ phẩm thoa tóc, bôi da từ thời xa xưa đồng thời làm nguyên liệu để lấy chất phẩm đen nhuộm tóc.
Tại Java, lá cây được dùng làm thực phẩm.
Cây cỏ mực được ghi trong các sách thực vật và dược liệu Âu-Mỹ dưới tên Eclipta alba , họ thực vật Compositae (Asteriacea). Tên đồng nghĩa là Eclipta prostrata. Sách của J. Duke (Handbook of Medicinal Herbs), Võ văn Chi (Từ điển Cây thuốc Việt Nam) đều ghi là 2 tên chỉ chung một cây, riêng sách của Đỗ tất Lợi lại cho là 2 cây khác nhau (?) : Eclipta alba được cho lá Cò nhọ nồi (Cò mực) còn Eclipta prostrata..lại cho là Cây cúc áo(?)
Đặc tính thực vật:
Cỏ mực, còn gọi là Cỏ nhọ nồi, thuộc loại thân thảo hằng niên, cao trung bình 0.2-0.4 m, có khi đến 0.8 m, mọc bò , hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng cứng, thưa. Thân màu lục hay nâu nhạt hay hơi đỏ tía. Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp cở 2.5 cm x 1.2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt lá đều có lông. Hoa mầu trắng hợp thành đầu, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, có hoa cái bên ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả thuộc loại bế quả cụt đầu, có 3 cạnh màu đen dài chừng 3mm
Cỏ mực trong Dược học dân gian:
Cỏ mực đã được dùng rất phổ biến trong dân gian tại Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam, Trung Hoa và các quốc gia vùng Nam Á.
1- Tại Ấn Độ:
Cỏ mực được dùng trị sói đầu, nấm lác đồng tiền, thuốc nhuộm tóc và trị gan, lá lách phù trướng; sưng gan-vàng da và làm thuốc bổ tổng quát. Cây cũng được dùng trị ho, chảy máu miệng, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương..Rễ dùng gây nôn mửa, xổ. Lá giã nát đắp trị vết cắn do bò cạp.
2- Tại Pakistan:
Eclipta alba, được gọi tại Pakistan là Bhangra, bhringaraja, được dùng trong dân gian dưới nhiều dạng. Cây tươi được dùng làm thuốc bổ chung, giúp giảm sưng gan và lá lách, trị bệnh ngoài da, trị suyễn, khi dùng trị bệnh gan liều nước sắc sử dụng là 1 thìa cà phê hai lần mỗi ngày; cây giã nát, trộn với dầu mè được dùng để đắp vào nơi hạch sưng, trị bệnh ngoài da..Lá dùng trị ho, nhức đầu, hói tóc, gan và lá lách sưng phù, vàng da.
3- Tại Trung Hoa:
Eclipta prostrata, hay Mò hàn lian: Lá được cho là giúp mọc tóc. Toàn cây làm chất chát cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu; đau lưng, sưng ruột, sưng gan, vàng da.. Lá tươi được cho là có thể bảo vệ chân và tay nông gia chống lại sưng và nhiễm độc khi làm việc đồng-áng, tác dụng nãy theo Viện Y học Chiang-su là do ở thiophene trong cây.
4- Tại Việt Nam:
Cỏ mực được dùng trị xuất huyết nội tạng như ho ra máu, xuất huyết ruột, chảy máu răng, nướu, lợi; trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương. Cách dùng thông thường là dùng khô, sắc uống; khi dùng bên ngoài lá tươi đâm nát đắp nơi vết thương. Thợ nề dùng cỏ mực vò nát để trị phỏng do vôi.
Thành phần hóa học:
Cỏ mực chứa:
- Các glycosides triterpene và Saponins: 6 glycosides loại oleanane : Eclalbasaponins I-VI ( 2 chất mới ly trích được năm 2001 được tạm ghi là XI và XII) , Alpha và Beta-amyrin , Ecliptasaponin D Eclalbatin.
- Các Flavonoids và Isoflavonoids: Lá và đọt lá chứa Apigenin, Luteolin và các glucosides liên hệ. Toàn cây chứa các isoflavonoids như Wedelolactone, Desmethylwedelolactone, Isodemethylwedelolac tone, Strychnolactone
- Aldehyd loại terthienyl: Ecliptal ; L-terthienyl methanol; Wedelic acid.
- Sesquitepne lactone: Columbin.
- Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol..
- Các acid hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid ; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid..
Đặc tính dược học:
1. Tác dụng chống sưng-viêm: Trích tinh Eclipta alba, khi thử nghiệm trên các thú vật bị gây sưng phù cấp tính và kinh niên, cho thấy khả năng ức chế sự sưng đến 58.67 % (Journal of Research and Education in Indian Medicine Số 9-1990). Nơi chuột, dung dịch trích bằng nước-alcohol ức chế làm giảm được phản ứng gây ra bởi acid acetic đến 35-55 % khi dùng liều uống 200 mg/kg. Bột lá Eclipta alba dùng liều uống (1500 mg/kg) có tác dụng chống sưng hữu hiệu (ức chế đến 47.7%) so sánh với indomethacin (ức chế được 51%): Dược thảo có hiệu năng mạnh hơn vào giai đoạn thứ 2 của tiến trình sưng viêm, nên có lẽ hoạt động bằng ức chế sự tạo prostaglandins và kinins (Fitoterapia Số 58-1987).
2. Tác dụng bảo vệ gan: Trích tình Cỏ mực bằng ethanol: nước (1:1) đã được nghiên cứu trong thử nghiệm tác hại nơi gan gây ra bởi tetrachloride Carbon ( thử nơi chuột) ghi nhận trích tinh tão được sự bảo vệ gan bằng cách giúp điều hòa nồng độ của các men có liên hệ đến việc biến dưỡng thuốc nơi ty thể gan. (Journal of Ethnopharmaco logy Số 70-2000) Eclipta alba còn có hoạt tính mạnh hơn khi dùng phối hợp với Cây Chó đẻ (Phyllanthus niruri) và Curcumin (từ Nghệ) theo tỳ lệ 25:15:10 (P.niruni: E. alba: Curcumin). Nồng độ lipid cao trong gan và bilirubin trong huyết thanh sụt giảm và trở về mức bình thường. Hỗn hợp này làm tăng mức độ triglyceride trong máu, tăng tiền chất-beta-lipoproteins và cholesterol. Trích tinh bằng ethanol từ cây E. alba tươi cho thấy một tác dụng bảo vệ gan đáng kể (tùy thuộc vào liều sử dụng) trong các trường hợp hư gan do CCl4 gây ra nơi chuột thử nghiệm, không thấy dấu hiệu ngộ độc dù cho dùng đến 2 gram/ kg ở cả dạng uống lẫn chích qua màng phúc toan (Phytothera py Research Số 7-1993). Thử nghiệm nơi chuột bạch tạng ghi nhận tác dụng bảo vệ gan xẩy ra từ liều 100mg/ kg.
Các hiệu ứng bảo vệ gan của dịch chiết bằng nước đông khô cũng được nghiên cứu trong các trường hợp sưng gan cấp tính gây ra nơi chuột nhắt bằng 1 liều CCl4 hay acetaminophen và nơi chuột nhà bằng beta-D-galactosamin: Kết quả cho thấy có tác dụng ức chế đáng kể trong phản ứng tạo sự tăng transaminase trong máu gây ra bởi CCl4 nơi chuột nhắt và galactosamine nơi chuột nhà, nhưng không có hiệu ứng trong trường hợp hư hại gan do acetaminophen.
3. Tác dụng làm hạ huyết áp: Hỗn hợp polypeptides của E. alba có tác dụng hạ huyết áp nơi chó. Columbin, trích từ dịch chiết toàn cây bằng ethanol cho thấy khả năng hạ huyết áp rõ rệt nơi chuột đã bị gây mê.
4. Khả năng trung hòa tác dụng của nọc rắn:
Nghiên cứu tại ĐH Universidade Federal do Rio de Janeiro (Ba tây) (1989) ghi nhận dịch chiết bằng ethanol cúa E.alba có khả năng trung hòa các hoạt tính nguy hại (đến gây chết người) của nọc độc loài rắn chuông Nam Mỹ (Crotalus durissus terrificus). Các mẫu dịch chiết tương đương với 1.8 mg trích tinh khô dùng cho mỗi chuột thử có thể trung hoà được đến 4 liều nọc độc gây tử vong (LD 50 = 0.08 micro gram nọc/ g thú vật : Dịch chiết Eclipta ức chế được sự phóng thích creatinine kinase từ bắp thịt của chuột khi tiếp xúc với nọc rắn thô. (PubMed - PMID : 2799833).
Một nghiên cứu khác, cũng tại Ba Tây (1994) , khảo sát các tác dụng chống độc tính của nọc rắn trên bắp thịt và chống chảy máu, của 3 chất trong thành phần Cỏ mực: wedelolactone, WE; stigmasterol, ST và sitosterol, SI. Thử nghiệm dủng nọc độc của các loài rắn lục Bothrops jararacussu, Lachesis muta, độc tố tinh khiết hóa bothrops toxin, bothropasin và crotoxin. Sự hữu hiệu được đo lường bằng tốc độ phóng thích creatine kinase từ bắp thịt chuột. Kết quả cho thấy (in vitro) độc tính trên bắp thịt của nọc rắn crotalid và các độc tố tinh khiết đều bị trung hòa bởi WE và dịch trích Cỏ mực (EP), cả WE lẫn EP đều ức chế tác dụng gây chảy máu của nọc Bothrops, ức chế tác dụng của men phospholipase A2 trong crotoxin, và tác dụng ly giải protein của nọc B. jararaca. (PubMed - PMID 8079371).
Cỏ mực trong Đông Y cổ truyền:
Đông Y cổ truyền gọi Cỏ mực là Hạn Liên Thảo (Han Lian Cao), hay Mặc Hạn Liên. (Nhật dược gọi là Kanrensò) Dược liệu là toàn cây thu hái vào đầu mùa thu. Cây mọc hoang tại các vùng Giang Tây, Triết Giang, Quảng Đông.. được cho là có vị ngọt/ chua, tính mát; tác dụng vào các kinh mạch thuộc Can, Thận.
Han Lian Cao có những tác dụng:
- Dưỡng và Bổ Âm-Can và Âm-Thận: dùng trị các chứng suy Âm Can và Âm Thận với các triệu chứng choáng váng, mắt mờ, chóng mặt, tóc bạc sớm; thường dùng phối hợp với Nữ trinh tử (Nu zhen zi= Fructus Ligustri lucidi).
- Lương Huyết và Cầm máu (Chỉ huyết): trị các chứng Âm suy với các triệu chứng chảy máu do 'Nhiệt' tại Huyết như ói ra màu, ho ra màu, chảy máu cam, phân có máu, chảy màu tử cung và tiểu ra máu. Để trị tiểu ra máu cỏ mực được dùng chung với Mả đề (Xa tiền thảo=Che qian cao (Plantaginis) và Rễ cỏ tranh (Bạch mao căn= Bai mao gen (Rhizoma Imperatae); để trị phân có máu, dùng chung với Địa du= di yu (Radix Sanguisorbae); để trị ói ra màu, dùng chung với Trắc bách diệp xấy khô = Ce bai ye (Cacumen Biotae)..
8. Củ cải trắng
9. Đậu rồng
10. Đậu Tây
11. Đu đủ
12. Gai Chống
13.Hành Hương
14.Hành Tăm
15. Hẹ
DS Trần Việt HưngCỏ Chó Đẻ (Phyllanthus) - Dược Thảo Trị Sưng Gan Do Siêu Vi Trùng
Cỏ chó đẻ loài Phyllnthus đã được dùng từ lâu trong Y-Dược học Ayurvedic để trị những bệnh liên hệ đến gan như sưng gan gây vàng da, nhưng mãi đến năm 1988, dược thảo này mới được Y-học Phương Tây chú ý đến qua một nghiên cứu lâm sàng của Thyagarajan, công bố trên Tập san The Lancet 1988 ; 764-68.
Tuy nhiên, tên gọi Cỏ chó đẻ tại Việt Nam có thể những nhầm lẫn nguy hại , vì có 2 loại cỏ khác hẳn nhau đều được gọi là cỏ chó đẻ ! :
Nhóm cỏ Phyllanthus, thuộc họ Thực vật Euphor biaceae thường được gọi là Chó đẻ răng cưa. Đông Y gọi là Diệp hạ châu
Cây cứt lợn cũng được gọi là Chó đẻ hoa vàng, Siesgesbeckia orientalis, thuộc Họ thực vật Asteraceae. Cây này được Đông Y gọi là Hy thiêm dùng trị Phong thấp và Bệnh Phụ nữ..
Cỏ chó đẻ nhóm Phyllanthus là loài cây nhiệt đới, mọc phân bố ở Ấn Độ, Trung Hoa và các nước Đông Dương.. Tại Việt Nam cỏ mọc hoang hầu như khắp nơi : Hai loài được dùng làm thuốc thông dụng nhất gồm :
Cỏ chó đẻ răng cưa : Phyllanthus urinaria . Cây này mọc khá nhiều tại Ấn độ và được gọi là Hazarmani. Đây là cây Diệp hạ châu của Đông Y. Cây thuộc loại thảo hằng niên, cao 20- 30 cm , thân màu đỏ, phân nhánh nhiều. Lá mọc so le tương tự như một lá kép lông chim : mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới màu xanh mốc. Hoa đơn phái , mầu đỏ nâu không cuống, mọc ở nách lá hoa đực mọc ở ngọn cành, hoa cái ở gốc cành. Quả nang màu đỏ nhạt, đường kính 2mm, có gai nhỏ đeo dưới lá trong chứa 6 hạt hình tam giác..
Cỏ chó đẻ thân xanh : Phyllanthus amarus, cũng mọc nhiều tại Ấn độ, được gọi là Bahupatra . Cây thân thảo cỡ 10- 40 cm , thân ít phân nhánh. Lá mầu xanh đậm ở mặt trên và mầu xanh mốc ở mặt dưới. Hoa đơn tính cũng mọc ở nách lá, màu lục nhạt có cuống ngắn Quả nang hình cầu chia thành 3 mảnh khối, mỗi mảnh chứa 2 hạt nhỏ hình tam giác.
Ngoài ra trong nhóm Phyllanthus còn có những loài như Phyllanthus niruri ,Phyllanthus fraternus, Phyllanthus rubriflorus hay Cỏ chó đẻ hoa đỏ (chỉ mọc ở vùng Hòn tre, Khánh Hòa)
Thành phần hóa học :
Cỏ chó đẻ Phyllanthus chứa :
Các lignans như Phyllanthin và Hypophyllanthin
Các flavonoids.
Các hợp chất triterpenic
Các khoáng chất nhiều nhất là Potassium
Các alkaloids như Niranthin, Nirtetralin, Phylteralin
Các hợp chất loại tannins : acid ellagic, acid gallic và đặc biệt là Geraniin có tính kháng siêu vi trùng
Tác dụng dược học :
Tác dụng dược học của Phyllanthus được nghiên cứu tại Ấn độ trên các mẫu Phyllanthus amarus.
Tác dụng Kháng siêu vi trùng :
Phyllanthus có khả năng làm mất hoạt động (in vitro) của HBsAg (Hepatitis B Surface antigen).(Lancet 1990; 335)
Phyllanthus ức chế Siêu vi trùng sưng gan loại B (HBV) và gắn vào sinh kháng thể ngoài mặt (in vitro). HBV cần đến DNA polymerase để có thể tự tạo (replication) và Phyllanthus có khả năng ức chế men polymerase.
Hợp chất ly trích từ Phyllanthus amarus có tác dụng chống lại sinh-kháng thể HBV (in vitro), và ức chế tác dụng của HBsAg và sinh-kháng thể nơi vỏ ngoài của siêu vi trùng (HBeAg) với những kháng thể tương ứng.
Cây chó đẻ thực sự có tác động 'in vitro' nhưng các tác dụng 'in vivo' chưa được chứng minh rõ rệt : Tuy những thử nghiệm mới nhất cho thấy cây có thể loại được sự 'nén ép' gene HBsAg nơi tế bào ung thư gan của người , nhưng lại không có tác dụng ức chế sự 'tái lập' siêu vi (replication) nơi vịt, dù có xẩy ra một sự sụt giảm nồng độ HBsAg.(N Eng J Med No 334-1996)
Thử nghiệm tại Úc cho thấy 5 loài Phyllanthus đîa phương có thể gây ra phản ứng ức chế 50% khi dùng ở nồng độ 350-800 mg/ml HBV nơi vịt (in vitro)(New Zealand J Med No 107-1994)
Trích tinh Phyllanthus bằng nước ức chế sự nghịch đảo chuyển mã (reverse transcriptase) nơi Siêu vi trùng HIV Chất gây ra phản ứng ức chế này được xác nhận là Repandusic acid A. (Aids Res Hum Retrovir No 8-1992)
Tác dụng bảo vệ Gan
Các lignans của Phyllanthus cho thấy có một tác dụng bảo vệ gan , tương đối nhẹ (J Ethnopharmacol No 14-1985).
Các tác dụng khác :
Thử nghiệm trên chuột cho dùng liều 200mg/ ngày, các phản ứng gây ra bởi ethanol (như gia tăng tồn đọng acid béo nơi gan, óc,thận và tim) đều được bình thường hóa.
Trích tinh Phyllanthus có khả năng làm hạ glucose trong máu của chuột bị bệnh tiểu đường.
Các lignans Phyllanthin và Hypophyllanthin có tác dụng tăng cường sự đáp ứng chống lại độc hại tế bào gây ra bởi vinblastine nơi những tế bào được nuôi cấy có tính kháng nhiều loại thuốc..
Phyllantin có tác dụng diệt tôm ,cá (piscicidal)
Thử nghiệm lâm sàng :
_ - Thử nghiệm lâm sàng quan trọng nhất về Phyllanthus được công bố trên The Lancet 1988. Thử nghiệm được thực hiện bởi Nhóm nghiên cứu tại ĐH Madras Ấn Độ do BS Thyagarajan hướng dẫn. Liều được dùng là 600 mg lá mỗi ngày, chia làm 3 liều và thực hiện trên những bệnh nhân nhiễm Siêu vi trùng HBV. Kết quả ghi nhận 59% trong số 37 bệnh nhân mất hẳn HBsAg, sau ngay 2 tuần dùng thuốc (so sánh với 4 % nhóm dùng placebo).. Xét nghiệm HBsAg tiếp tục 'âm tính'..kéo dài đến 9 tháng sau ..
Các thử nghiệm sau đó tại Thái Lan, Hòa Lan..dùng Phyllanthus từ Surinam lại không tái lập được các kết quả trên (Lancet 1990).
Thử nghiệm tại ĐH Y Khoa Henan do BS Meixa hướng dẫn, dùng Phyllanthus urinaria công bố trên J Lab Clin Med No 126-1995 ghi nhận trên 123 bệnh nhân dùng liều 300mg/ ngày 3 lần trong tháng đầu, rồi tăng 600 mg trong tháng thứ 2 và 900 mg/ngày 3 lần trong tháng thứ 3.. cho thấy 60 % bệnh nhân HBeAg (dương tính) lúc bắt đầu uống thuốc..chỉ 40 % còn dương tính lúc ngưng thử nghiệm. Tác dụng của Phyllanthus được cho là do ở khả năng ức chế HBV-DNA polymerase .
Cỏ Chó đẻ trong Y-Dược Dân gian :
Dược học Ayuravedic dùng 3 loài Phyllanthus chính để trị các bệnh về gan : Phyllanthus fraternus (Jarmala); Phyllanthus niruri (Jar-amla) và Phyllanthus uninaria (Hazarmani) Đọt non trị kiết lỵ ; Rễ trị Hoàng đản; Lá giúp tiêu thực. Cả cây để trị Hoàng đản, Bệnh nhiễm trùng đường tiểu, thông tiểu ; Bệnh lậu mủ.
Trung Dược dùng Phyllanthus urinaria , đặt tên là Diệp hạ châu (cây có hạt , dưới mặt lá) hoặc Trân châu thảo (zhen zhu cao). Rễ dùng để kích thích thận, trị sưng thận, phù thũng.
Tại Kampuchea , cả cây được sắc, uống để trị bệnh gan
Thổ dân Úc lấy lá chà trên trán để trị nhức đầu.
Tại Đông Ấn, cây được dùng làm thuốc lợi tiểu, trị đau bụng.
Tại Việt Nam , cây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt thoa trị tưa lưỡi. Bã sau khi vắt dùng đắp lên mụn nhọt, ung sang, trị bị thương, vết đứt chẩy máu..
Tại đảo Guam , lá được dùng trị kiết lỵ
DS Trần Việt HưngCây Trinh Nữ Hoàng CungDẫn nhập:Ds Đàm-Giang gởi cho chúng tôi một bài viết tiếng Anh trên mạng VNS về cây Trinh nữ Hoàng cung. Ds Trần-Việt-Hưng cũng cung cấp cho chúng tôi một bài khác trên mạng về cây này. Điều đặc biệt có lẽ đây là dược liệu duy nhất viết bằng tiếng Anh mà công trình nghiên cứu toàn là người Việt-nam. Thấy vấn đề có vẻ thích thú, nên chúng tôi tò mò tìm hiểu từ đâu có tên Trinh nữ Hoàng cung và những chỉ định quảng cáo có đáng tin cậy không.
Định danh:
Trong các sách về dược liệu và cây cỏ Việt-nam chỉ có sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt-nam” do nhà xuất bản Khoa học ấn hành có tên Trinh nữ hoàng cung, trong khi sách của Võ-văn-Chi và của Phạm-Hoàng-Hộ gọi là cây “náng lá rộng” hay “tỏi lơi lá rộng”. Như vậy tên Trinh nữ Hoàng cung mới chỉ có sau này chứ trước đó không có.Ngoài ra, sách “Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt-nam” dịch tên họ Amaryllidacea ở cây náng hay náng hoa trắng (crinum asiaticum) là họ loa kèn, trong khi cây crinum latifolium cùng họ Amaryllidacea lại dịch là họ thủy tiên.
Những cây crinum trước kia gọi là amaryllis như cây náng hoa trắng còn có tên la-tinh là Amaryllis zeylanicum , tức là cây có hoa hình loa kèn và tìm thấy ở Tích-lan hay Srilanka. Tên Crinum do gốc Hy-lạp Krinon có nghĩa là hoa huệ, vì vậy cây Trinh nữ hoàng cung gọi là Trumpet Lily tức là huệ loa kèn, và cây náng hoa trắng gọi là Giant Crinum Lily có lẽ do từ này mới có tên đại tướng quân.
Như vậy do đâu có tên “Trinh nữ”? Có người giải thích có một loài crinum nào đó có hoa khép chặt như màn trinh nên mới gọi là Trinh nữ. Chúng tôi nhờ các nhà thực vật học giải thích giúp xem có đúng không?
Một giải thích thứ hai, khi người Việt-nam qua đánh Pol Pot ở xứ Chùa Tháp, thấy cây này trong hoàng cung ở Nam-vang nên đem về nhân giống, và gọi là Trinh nữ hoàng cung. Nếu đúng ý nghĩa này, thì tên tiếng Anh dịch là Royal Virgin chúng tôi e chưa được chỉnh, mà nên gọi là “ The virgin in the Royal Palace”hay theo cách gọi của một tác giả trên tờ Focus là “Medecine of the King’s Palace” hay “Royal Female Herb”.
Theo giải thích của VNS, thì cây này trước kia chỉ giành cho hoàng triều điều trị bệnh về cơ quan sinh dục cho hai phái nam và nữ kể cả thái giám. Nhưng tại sao là trinh nữ vẫn không biết được. Hơn nữa, nền quân chủ ở Việt-nam đã không còn hơn 60 năm, tại sao không ai đề cập đến tên này?
Thành phần hoạt chất:
Hoạt chất chính gồm có các alkaloid không dị vòng như latisolin và nhiều alkaloid dị vòng từ các tác giả ngoại quốc như Shibnath Glosal năm 1983, 1985 ,1986 ,1988.1989, Jeffs Peter W. 1985, Kobayashi Shigeru 1984. Những công trình này không thấy đưa lên trang mạng.Ngoài ra, rễ và thân rễ cũng chứa 2 glucan A và B.
Ở Việt-nam, theo Nguyễn-Hoàng và cộng sự năm 1997, cây này có 11 alkaloid và nhiều acid amin và acid hữu cơ. Trần-văn-Sung và cộng sự năm 1997 đã phân lập được từ thân cây này 5 alkaloid, trong đó 2 chất L. lycorin và pratorin được nhận dạng bằng quang phổ khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton carbon 13.
Võ-thị-Bạch-Huệ và cộng sự năm 1988 đã phân lập được từ lá 2 alkaloid là crimanidin, 6-hydroxycrinamidin được nhận dạng bằng các phân tích hóa học và quang phổ.
Tác dụng dược lý:
Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt-nam” thì cao methanol của rễ, thân và cao chiết alkaloid toàn phần của cây này đều có tác dụng ức chế phân bào.
Trong vài mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuột nhắt, hợp chất chứa cao cây này hạn chế sự phát triển khối u và hạn chế sự di căn tế bào.
Một số alkaloid trong cây này có hoạt tính sinh học. Lycorin ức chế protein và DNA của tế bào chuột và ức chế sự phát triển của u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm, lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u. Lycorin làm ngừng sự phát triển virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt.
Tác dụng lâm sàng:
Theo tài liệu của VNS, tiến sĩ Nguyễn-thị Ngọc-Trâm, du học ở Bulgary đã đưa cây này vào ứng dụng y khoa và hiện là giám đốc công ty Phytopharma nuôi trồng cây Trinh nữ hoàng cung và sản xuất thuốc Crila (cri từ crinum, và la từ latifolium):
Thuốc được thử lâm sàng ở viện y học cổ truyền quốc gia, viện y học cổ truyền TP Hồ-chí-Minh và viện lão học ở Hà-nội. Kết quả cho thấy giảm 33-93% triệu chứng tiểu tiện. 90% bệnh nhân giảm thể tích tuyến tiền liệt, một số đã trở lại kích thước bình thường và cơ quan tiểu tiện lành mạnh sau 2 tháng chữa trị.
Theo tài liệu của tiến sĩ Stephen Levine trên báo Focus tháng 4/08, có hơn 500 ca điều trị thành công phì đại tuyến tiền liệt bằng cây crinum. Sau 7 năm nghiên cứu, bệnh viện quốc tế ở Việt-nam báo cáo 92.6% bệnh nhân lớn tuyến tiền liệt có kết quả tốt sau khi dùng crinum (xác nhận bằng cách đo kích thước tuyến tiền liệt và đánh giá lâm sàng). Bác sĩ dùng cao cho uống trong 21 ngày và nghỉ 7 ngày. Không có báo táo tác dụng phụ và không có nồng độ gây tử vong ở thú vật ( như vậy thuốc rất an toàn).
Theo câu chuyện của Ken Malik, đồng sáng lập viên và là giám đốc điều hành hội Prostate awareness Foundation, ông ta uống viên crinum cùng với một số thuốc bổ túc khác trong 10 tháng, mức PSA tiếp tục tăng cao, tuy nhiên, làm sinh thiết cho thấy tuyến tiền liệt hoàn toàn không có tế bào ung thư. Nói một cách khác, người này lành bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Tháng 10 năm 2007, Crila được bộ y tế Việt-nam công nhận chửa xơ tử cung. Bột crinum latifolium có thể chống và giảm u bướu nhiều trường hợp, tránh phải giải phẫu.
Đánh giá thông tin và ứng dụng cây Trinh nữ hoàng cung:
Sau đây là một số ý kiến cá nhân của chúng tôi:
1/ Thông tin do nhà sản xuất cung cấp không đủ độ tin cậy, mà phải có nghiên cứu từ những cơ sở nghiên cứu độc lập với nhà sản xuất. Mặc dầu có bệnh viện quốc tế ở VN tham gia nghiên cứu, chúng tôi cần đọc toàn bản báo cáo nghiên cứu và nhất là cách thiết kế nghiên cứu, mới dám nói độ tin cậy kết quả nghiên cứu tới đâu. Ngay cả Hàn quốc là nước tiến bộ, vụ gian lận nghiên cứu tế bào mầm và “cloning” khiến các nhà khoa học thế giới dè dặt, nghiên cứu ở Trung quốc và Việt-nam lại cần phải đánh giá kỹ hơn nữa.
2/ Không phải thuốc nào có kết quả tốt trên dĩa cấy cũng có thể ứng dụng tốt cho điều trị lên con người.
3/ Những người làm nghiên cứu lâm sàng ở Việt-nam đã qua lớp huấn luyện nghiên cứu lâm sàng nào chưa?
4/ Mặc dầu thuốc này được hội Awareness Foundation hổ trợ, hội này do người bệnh thành lập chứ không phải là một hội của bác sĩ chuyên khoa.
5/ Theo tây y, chứng tuyến tiền liệt lớn có thể do một chất chuyển hóa của testosterone gây ra. Lý thuyết này không được đề cập đến trong nghiên cứu lâm sàng.
6/ Những nghiên cứu với dân số quá nhỏ hay chỉ một vài người cho biết kết quả tốt, không đủ sức thuyết phục là thuốc hiệu nghiệm và an toàn.
7/ Thuốc trinh nữ hoàng cung là dịch chiết alkaloid trong viên nang, viên này dễ hút ẩm và có thể mất hoạt tính.
Kết luận:
Hiện nay thuốc hóa dược chữa chứng phì đại tuyến tiền liệt thường không đủ sức làm nhỏ tuyến tiền liệt trở lại, và chỉ làm giảm triệu chứng. Một số thuốc gốc đối kháng thụ thể α-1 có thể gây tác dụng phụ giảm huyết áp khiến bệnh nhân dễ bị té hay ngất xỉu. Nếu crinum latifolium có được tính chất chống bệnh phì đại tuyến tiền liệt thì rất tốt, vì nghiên cứu cho thấy không độc ở liều điều trị.
Do tính chất chống phân hóa tế bào, nếu người bệnh còn có khả năng làm cha, và khi bà vợ có bầu, thì có an toàn cho thai nhi không, điều này chưa thấy ai nghiên cứu.
Một câu hỏi được đặt ra là cây crinum asiaticum chứa hoạt chất gấp 10 lần crinum latifolium, nhưng lại bị cho là độc, không nên dùng. Trong khi hoạt chất trong cây trinh nữ hoàng cung thấp hơn lại được sử dụng. Cần phải nghiên cứu điều này.
DS Trần Việt Hưng
eva flight
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
phong ve korean air
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
Vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch
ve may bay di canada gia re