Friday, January 6, 2012

Sức khỏe của chúng ta(121)

Vỏ hành tây giúp ngừa tiểu đường
Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học thuộc ĐH Madrid (Tây Ban Nha) và ĐH Cranfield (Anh) vừa tiến hành các thí nghiệm về công dụng của hành tây đối với sức khỏe.
Theo đó, vỏ nâu và những lớp bên ngoài của hành tây có chứa nhiều chất xơ và các hợp chất như quercetin và flavonoids, trong khi phần lõi bên trong cũng chứa nhiều hợp chất sunphur và fructan - tất cả đều có công dụng tốt cho sức khỏe và ngừa bệnh tật.
“Việc tiêu thụ nhiều chất xơ trong hành tây có thể giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh dạ dày và béo phì”, nhà khoa học Vanesa Benitez thuộc khoa Hóa học nông nghiệp của ĐH Madrid, cho biết. Ngoài ra lớp vỏ ngoài của hành tây chứa nhiều hợp chất phenol nên còn có tính năng chống ôxy hóa cao, giúp ngừa ung thư. Kết quả nghiên cứu này vừa được đăng chi tiết trên chuyên san Plant Foods for Human Nutrition. (Theo Times of India)
Ăn táo giúp ngừa đột quỵ
Chỉ cần ăn một quả táo mỗi ngày là bạn có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ đến phân nửa. Đó là phát hiện lý thú của các nhà khoa học thuộc ĐH Wageningen (Hà Lan) khi nghiên cứu trên 20.000 người trưởng thành.
Cụ thể nhóm tính toán được rằng hễ bạn ăn mỗi 25g táo hay lê mỗi ngày thì nguy cơ đột quỵ giảm 9%, và nếu trung bình một quả táo hay lê nặng từ 100-125g thì nguy cơ này có thể giảm từ 36% đến gần 50%.
Theo lý giải của nhóm, sở dĩ như thế vì những loại trái cây có ruột trắng và mọng nước như táo hay lê thường chứa nhiều chất quercetin vốn làm giảm tình trạng sưng viêm và xơ vữa động mạch, từ đó giúp ngừa nguy cơ đột quỵ. “Rõ ràng để ngăn ngừa đột quỵ, hãy ăn thật nhiều trái cây ruột trắng”, Linda Oude Griep - tác giả chính của nghiên cứu, đưa ra lời khuyên trong báo cáo đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. (Theo Daily Mail)
Chữa cao huyết áp từ dưa hấuVề khía cạnh y học cổ truyền, dưa hấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, giảm say nắng, lợi tiểu tiện, giã rượu, chữa viêm hầu họng, lở miệng, trị nhiệt độc, các chứng phế nhiệt, vị nhiệt, cảm nắng, sốt cao, tiểu tiện đỏ, viêm thận phù thũng, và cả chứng huyết áp cao như anh chị hỏi. Các nhà chuyên môn ghi nhận, chất đường, muối, a-xít hữu cơ có trong dưa hấu có tác dụng chữa trị viêm thận và làm hạ huyết áp, vì lượng đường thích hợp làm lợi tiểu, lượng muối kali làm tiêu viêm ở thận, tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm thận... Vỏ dưa hấu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giáng hỏa, trừ phiền, lợi tiểu tiện. Hạt dưa hấu thì có vị ngọt tính mát, tác dụng tăng sinh lực, chữa đau lưng, hạ huyết áp, trị giun sáng, làm mát phổi, tan đàm, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Ngoài ra rễ và lá dưa hấu chữa được bệnh tiêu chảy và kiết lỵ nữa ở mùa hè.
Với người cao huyết áp, có thể dùng vỏ dưa hấu 30g, kết hợp với vỏ bí đao 40g, và vị thuốc ngưu tất 15g đem nấu lấy nước dùng. Với người có bệnh đái tháo đường, có thể dùng vỏ dưa hấu 60g, kết hợp cùng vị thuốc kỷ tử 60g, và ô mai 10g đem nấu lấy nước uống. Những ai hay bị đái dắt, có thể dùng 100g dưa hấu (thịt dưa hấu), và 30g rau diếp cá đem ép lấy nước uống. Bị kiết lỵ ra máu, có thể dùng nước ép dưa hấu hòa với đường đỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần một ly. Bị cảm nóng, thì dùng nước ép dưa hấu một ly lớn, dùng vài lần/ngày.
Lương y Như Tá
Huyết áp thất thường
Hỏi: Thưa bác sĩ, mẹ em năm nay 42 tuổi, lúc về đêm (tầm 2-3 giờ sáng) khi nằm người khó chịu, cảm giác quay cuồng, thấy buồn nôn, khi ngồi dậy thì nôn thốc nôn tháo, lúc ngồi dậy đo huyết áp thì huyết áp bình thường, nhưng khi nằm thì huyết áp tụt nhanh. Mong các bác sĩ chẩn đoán bệnh giúp mẹ em với. Em xin chân thành cảm ơn!
- Trả lời: Chào bạn, những dấu hiệu trên rất có thể là biểu hiện của hội chứng rối loạn thần kinh thực vật hay các dấu chứng của hội chứng tiền mãn kinh sớm ở những phụ nữ trên 40 tuổi. Việc lên xuống bất thường của huyết áp có thể do sự giãn nở hay co thắt của hệ thống động mạch ngoại vi. Muốn xác định rõ bệnh bạn cần đưa mẹ vào viện để thầy thuốc theo dõi và chứng kiến cũng như ghi nhận các triệu chứng khi xảy ra tình trạng trên. Từ đó mới có cơ sở chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hết bệnh.
Yoga giúp giảm đau lưng
Theo một thử nghiệm vừa được Viện Nghiên cứu sức khỏe nhóm (GHRI) của Mỹ tiến hành mới đây thì tập yoga thường xuyên có thể giúp giảm chứng đau lưng mạn tính.
Cụ thể các chuyên gia GHRI tiến hành thử nghiệm các bài tập yoga trên 228 tình nguyện viên bị chứng đau lưng mạn tính nhẹ trong 12 tuần, mỗi bài tập mất khoảng 75 phút. Sau khi kết thúc thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy những tình nguyện viên tích cực tham gia tập yoga thay vì tập những dạng thức khác đều giảm đáng kể các triệu chứng đau lưng, thậm chí 6 tháng sau đó cũng không cần dùng đến thuốc giảm đau.
"Kết quả thu được cho thấy yoga là một lựa chọn an toàn và thích hợp cho những ai đang tìm đến các hoạt động thể dục nhằm làm dịu những cơn đau lưng khó chịu" , Karen J. Sherman - trưởng nhóm nghiên cứu nhận xét. (Theo Times of India)
Tác dụng của hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ (bí ngô) có thể dùng làm phương thuốc chữa bệnh. Bạn có thể áp dụng một trong những cách làm như sau: Để trị bệnh giun đũa, bạn lấy hạt bí đỏ đem phơi khô, rồi sắc (nấu) lấy nước uống; hoặc rang chín hạt để ăn. Với trẻ em, thông thường mỗi lần dùng 30 - 60g, uống vào buổi sáng khi bụng đang đói, dùng liên tục từ 5 đến 7 ngày. Hoặc có thể áp dụng cách khác là: lấy hạt bí đỏ (bỏ vỏ lấy nhân) từ 30 - 60g, nghiền nhỏ, cho vào nước sôi, mật hoặc đường làm thành dạng hồ để dùng.
Còn để trị bệnh giun kim, bạn dùng nhân hạt bí đỏ (còn tươi) độ 60g, nghiền nhỏ, cho vào nước để uống lúc bụng đang đói, có thể cho đường hoặc mật ong vào uống. Trẻ em dùng một nửa lượng nói trên. Để chữa viêm họng do thay đổi thời tiết, bạn có thể lấy hạt bí đỏ (sau khi tách từ quả bí ra để vậy đem phơi khô, không được rửa qua nước). Sau đó đem nấu nước, cho vào một ít đường phèn để uống, uống từ 6 - 9g/ngày. Để chữa chứng ho gà, bạn dùng hạt bí đỏ nghiền thành bột, cho vào nước cùng một ít đường cát để uống, uống vài lần/ngày.
Lương y Quốc Trung
Mí mắt màu vàng và nguy cơ đau tim
Ảnh: Daily Mail
Mí mắt có màu vàng có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cùng nhiều chứng bệnh khác gia tăng. Đó là phát hiện của các nhà khoa học thuộc ĐH Copenhagen (Đan Mạch) sau khi nghiên cứu gần 13.000 người bị chứng xanthelasmata (tức u vàng hay ban vàng quanh mi mắt) từ năm 1976 đến 2009.
Cụ thể nhóm khoa học gia nhận thấy những bệnh nhân bị xanthelasmata dễ bị đau tim và bị đột quỵ hơn trong vòng 10 năm tham gia nghiên cứu. Sở dĩ như thế vì họ dễ bị tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó dễ dẫn đến những cơn đau tim hay đột quỵ.
Nguy cơ này đặc biệt rõ ở nam từ 70-79 tuổi. Cũng từ phát hiện này, nhóm nghiên cứu khuyến cáo những người mắc chứng xanthelasmata nên thay đổi lối sống và điều trị để giảm bớt lượng cholesterol xấu trong cơ thể. (Theo Daily Mail)
Trẻ chậm lớn vì tiêu hóa
Ảnh: shutterstock
Đi ngoài phân xanh, phân mỡ, phân sống… là những dấu hiệu của sự rối loạn tiêu hóa, tùy theo mức độ nhưng đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng của trẻ.
Táo bón bẩm sinh
Đã lên 5 tuổi nhưng bé Sóc vẫn bị chứng táo bón theo đuổi suốt từ lúc sơ sinh tới giờ mặc cho mẹ đã rất nỗ lực. Mẹ đưa Sóc đến bác sĩ dinh dưỡng từ lúc vài tháng tuổi, chăm chỉ làm các món ăn dễ tiêu như sinh tố trái cây; các thực đơn nhiều rau nhưng bé vẫn bị táo bón. Mỗi lần đi cầu bé nhăn nhó khổ sở. Nếu tuần nào mẹ bận mà không chăm sóc bữa ăn chu đáo là thời gian bé Sóc táo bón tỷ lệ thuận theo, thường phải dùng các dụng cụ, dung dịch để thụt tháo. Quá lo lắng, mẹ đưa Sóc đến một bác sĩ chuyên về tiêu hóa có thâm niên. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ kết luận bé bị táo bón do phình đại tràng bẩm sinh, không thể can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng đơn thuần.
Lý giải về hiện tượng trên, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm, khoa Nhi Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc cho biết, đây là bệnh lý bẩm sinh, phải phẫu thuật mới điều trị triệt để, bởi nếu để lâu dài sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Trị táo bón tại nhà
Nhắc đến rối loạn tiêu hóa không thể không nhắc đến chứng táo bón, đây không hẳn là bệnh lý nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. BS CK1 Hoàng Lê Phúc - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhấn mạnh, táo bón mạn có thể làm trẻ nứt hậu môn, són phân, chán ăn và chậm phát triển.
Việc điều trị tại nhà có thể khắc phục chứng táo bón, nhưng cần duy trì điều độ. Trái với việc điều trị chứng TNDDTQ, trẻ bị táo bón cần pha loãng sữa hoặc pha thêm 1 muỗng nước quả. Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột. Cho trẻ ăn cả múi các loại cam, quýt, bưởi, đu đủ, chuối tiêu, thanh long… kết hợp uống nhiều nước. Trẻ cũng có thể ảnh hưởng từ bú mẹ nếu mẹ bị táo bón, nên cần điều trị cho mẹ trước.

Chứng phình đại tràng (Hirschsprung) là bệnh lý bẩm sinh, dễ phát hiện vì trẻ có triệu chứng sớm ngay từ lúc mới sinh (có phân su chậm hơn 24 giờ) và thường những ngày kế tiếp, trẻ không tự đi phân được mà phải can thiệp bằng cách bơm hậu môn hay thụt tháo. Nguyên nhân của bệnh là do không có hạch thần kinh trên một đoạn ruột, làm cho nhu động ruột không thể hoạt động bình thường. Khi bị táo bón, trẻ rặn nhiều sẽ khiến cho khúc ruột trên đoạn ruột bệnh lý bị phình ra, lâu ngày dẫn tới ứ phân nên viêm ruột, thậm chí thủng ruột. Hiện nay, phương pháp duy nhất giúp trẻ khỏi bệnh là phẫu thuật. Theo bác sĩ Minh Tâm, trẻ phải được khám kỹ, chụp phim, sinh thiết trước khi kết luận có bệnh Hirschsprung hay không. Trước đây, một ca phẫu thuật thường kéo dài 5-6 tiếng. Hiện nay thời gian đã được rút ngắn lại, còn khoảng 1 tiếng đồng hồ và có thể dùng phương pháp nội soi để phẫu thuật.
Điều quan trọng là phụ huynh phải nhận biết được dấu hiệu lâm sàng ở trẻ như táo bón kéo dài, bụng trướng, gầy sút, kém ăn, suy dinh dưỡng; thậm chí có trẻ còn không tự đại tiện được mà phải thụt tháo thường xuyên. Lúc này nên đưa trẻ đến các bệnh viện nhi có chuyên khoa tiêu hóa, nếu được chỉ định phẫu thuật, trẻ sẽ được chuyển qua khoa ngoại.
Phân sống, phân xanh, phân mỡ
Bố mẹ có thể nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa qua cách quan sát phân của bé: đi ngoài phân sống (trong phân còn lẫn những mảnh rau, sợi thịt), hoặc phân xanh, phân mỡ (phân có ánh mỡ). Đặc biệt khi đi ngoài phân sống bé sẽ đại tiện nhiều lần trong ngày. Trẻ thiếu men tiêu hóa thường do dùng nhiều thuốc kháng sinh - bác sĩ Minh Tâm nhấn mạnh, muốn chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải thử phân của bé mới biết được.
Trước mắt, để tránh bé đi phân sống do rối loạn tiêu hóa, ở nhà phụ huynh nên xay nhuyễn thịt và rau trước khi cho trẻ ăn để giúp hệ tiêu hóa trẻ dễ hấp thu. Kết hợp cho trẻ uống các loại men vi sinh hoặc dùng sữa chua mỗi ngày.
Trường hợp bé đại tiện phân xanh, phân mỡ thì nguy hiểm hơn. Trẻ thường bị bệnh này trong khoảng sơ sinh đến 2 tuổi, với biểu hiện phân nhiều thường có màu xám sẫm và láng mỡ, đôi khi lỏng hoặc táo bón. Bệnh đại tiện phân mỡ (Coeliac) là loại bệnh do ruột non teo các vi nhung mao dẫn tới không dung nạp được gluten (có trong lúa mì, phô-mai nhưng không có trong gạo, ngô). Nếu loại bỏ gluten trong thức ăn thì chức năng của ruột non trở lại bình thường. Bệnh làm cho hệ tiêu hóa của bé kém hấp thu các chất dinh dưỡng; nước; điện giải; muối; sinh tố; các yếu tố vi lượng … Về lâu dài nếu không điều trị có thể gây ung thư ruột non hoặc u lympho.

Trào ngược dạ dày thực quản
Là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi, trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) xảy ra khi trẻ ăn quá no, nuốt nhiều hơi hoặc không khí trong khi bú, dẫn tới dịch tiết dạ dày trào ngược lên thực quản. Thông thường, sau khi bú xong, các bà mẹ sẽ bế bé lên, vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi bé ợ để tống không khí ra ngoài thì hết nôn; nhưng cũng có trường hợp sau khi ợ xong bé vẫn nôn hoặc nôn trong khi bú. Cho nên, tuy TNDDTQ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng các bác sĩ vẫn lo ngại tình trạng nôn có thể gây sặc hoặc tắc đường thở gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, khi thấy trẻ nôn nhiều và tím tái, cần để trẻ nằm nghiêng cho sữa trào ra, vuốt nhẹ lưng và xoa lòng bàn chân, sau đó nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện.
Một vài khuyến cáo để các bà mẹ có thể phòng TNDDTQ cho trẻ tại nhà. Chọn thức ăn đặc (bằng cách pha thêm tinh bột vào sữa hoặc nấu cháo đặc) - tuy nhiên cần chú ý có thể gây táo bón hoặc giảm khả năng hấp thu can-xi trong sữa. Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ; tránh những thực phẩm gây nôn như sốt cà chua, các loại nước ép bưởi, cam, quýt; thức ăn nhiều chất béo hoặc hành tỏi.
Sau khi trẻ ăn hoặc bú xong nên bế trẻ thẳng trong 15 - 30 phút; đặt trẻ nằm với gối cao; cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng, tránh cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn mà phải đợi vài giờ sau.
Du Miên
Tê tay chân khi ngủ
Hỏi: Tôi là nữ, năm nay 48 tuổi, thời gian gần đây có hiện tượng tay, chân hay bị tê, đặc biệt khi ngủ ban đêm nếu để nguyên tay chân ở một vị trí. Có phải tôi bị thế là do lượng máu lưu thông kém hay không? Tôi nên đi khám ở khoa nào, có cần phải làm xét nghiệm gì không? Mong được quý báo, các nhà chuyên môn tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn! - Trả lời: Chào chị, với phụ nữ, tuổi 48 là tuổi tiền mãn kinh, đây là một giai đoạn khó khăn của một đời người. Trong thời kỳ tiền mãn kinh sẽ có rất nhiều rối loạn xảy ra trong cơ thể do lượng nội tiết tố nữ estrogen bị giảm sút, gây giảm hàm lượng can-xi trong máu và trong các mô, nhất là trong xương, tạo ra tình trạng giảm mật độ xương mà dân gian thường gọi là loãng xương. Việc lưu thông kém của máu như chị hỏi cũng có thể là một trong những nguyên nhân, nhưng cần phải kiểm tra mới xác định được.
Muốn chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần phải đi đo mật độ xương; kiểm tra huyết áp tứ chi… Nếu bị giảm mật độ xương, bệnh nhân cần được tư vấn điều chỉnh về chế độ ăn uống, vận động (đi bộ hay đi bơi…). Những trường hợp như chị không nên mặc quần áo quá chật khi ngủ.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam
Hội chứng ống cổ tay
Hỏi: Tôi là nam, ngoài 40 tuổi, làm công việc văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên. Gần đây thỉnh thoảng tôi có biểu hiện: hơi tê ở các đầu ngón tay, không phải tê tất cả, mà chủ yếu là các ngón dùng máy tính nhiều (ngón giữa, ngón trỏ), ngón cái và ngón út thì không bị. Những lúc như vậy, tôi nghỉ ngơi, xoa tay, vuốt cánh tay (kiểu làm giống như cho máu lưu thông) thì không còn triệu chứng trên. Nhưng sau đó thỉnh thoảng tôi bị lại như trên. Tôi hơi lo, vì nghe nói tê đầu ngón tay có liên quan đến cột sống cổ (thoái hóa, hay thoát vị đĩa đệm), không biết có đúng không? Xin bác sĩ tư vấn giùm. Chân thành cám ơn! - Trả lời: Triệu chứng anh mô tả khiến chúng tôi nghĩ đến "hội chứng ống cổ tay". Đây là trường hợp thần kinh giữa bị kẹt bởi dây chằng ngang cổ tay. Bệnh này hay gặp ở những người sử dụng cổ tay thường xuyên như gõ máy tính, máy đánh chữ, công nhân sử dụng máy đào đường… Triệu chứng thường gặp là: bệnh nhân cảm thấy tê vùng ngón tay được chi phối cảm giác bởi thần kinh giữa, đó là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngoài ngón đeo nhẫn. Có một triệu chứng khác rất hay gặp mà các sách giáo khoa nước ngoài không mô tả nhưng chúng tôi thường gặp khi khám cho bệnh nhân là: người bệnh thường than tê các ngón kể trên khi chạy xe gắn máy. Chúng tôi nhận thấy triệu chứng xuất hiện khi đoạn đường chạy xe càng ngắn thì bệnh nhân bị càng nặng. Hoặc bệnh nhân có thể than tê tay khi chắp hai tay vào nhau lâu. Bệnh này nếu không điều trị sẽ làm teo cơ ở mô ngón cái và làm mất động tác đối chiếu ngón cái vào các ngón còn lại. Khi đó chức năng bàn tay kém đi vì động tác đối chiếu ngón cái rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Điều trị có thể dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, nghỉ ngơi. Có thể chích corticoide tại chỗ hoặc phẫu thuật giải phóng thần kinh…
Thân!
Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh
Thực phẩm bổ sung chất sắt
Sắt là một vi khoáng chất quan trọng tham gia quá trình tạo máu và một phần cấu trúc của bộ não. Sắt trong cấu trúc tạo Hemoglobin (Hb) của hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Sắt còn có trong myoglobin ở cơ vân có tác dụng như là nơi dự trữ oxy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt động cơ bắp. Vì vậy, thiếu sắt sẽ dẫn đến giảm phát triển về trí tuệ và khả năng lao động.
Chất sắt thường được dự trữ trong gan, để khi cơ thể thiếu thì lấy ra sử dụng. Nếu kho dự trữ này cũng cạn kiệt thì người ta sẽ bị thiếu máu. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy đối với các em học sinh chỉ mới thiếu dự trữ sắt trong "kho" mà chưa có biểu hiện thiếu máu (nghĩa là chỉ mới thiếu nguyên liệu tạo máu, chưa phải thiếu máu), thế nhưng khả năng toán học cũng đã thấp hơn các em học sinh có dự trữ sắt đầy đủ. Khi đã đến mức thiếu máu thì sự phát triển thể chất của các em sẽ chậm lại, các em sẽ rất dễ "oải", lười hoạt động, học kém tập trung, và còn dễ ngủ gật trong lớp.

Ảnh: shutterstock
Ảnh hưởng của sắt đến hoạt động trí não không chỉ ở việc cung cấp oxy cho não mà còn vì chất sắt cũng tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển chức năng não bộ. Nhiều cấu trúc trong não có hàm lượng sắt cao tương đương lượng sắt ở gan. Do đó, sắt cần được cung cấp cho tế bào não trong giai đoạn sớm của quá trình phát triển não bộ. Nếu thiếu sắt xảy ra sớm (từ giai đoạn hình thành và phát triển não) có thể dẫn đến tổn thương tế bào não không hồi phục. Lúc sinh, sắt ở não chỉ có khoảng 10%, đến 10 tuổi não chỉ đạt 50% lượng sắt bình thường, và đạt tối ưu trong não ở độ tuổi 20-30.
Thiếu hụt sắt lâu dài làm giảm khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là các hoạt động đòi hỏi sức bền (chạy điền kinh, bơi lội, bóng đá, đua xe đạp...). Tuy nhiên, khi bổ sung đủ sắt thì khả năng này sẽ được hồi phục.
Thiếu sắt còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Mặc dù khả năng miễn dịch sẽ hồi phục lại bình thường sau 4-7 ngày cung cấp sắt nhưng vấn đề là phải giải quyết tình trạng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng hiện mắc trước rồi sau đó mới bổ sung chất sắt được, vì nếu đang nhiễm trùng mà bổ sung sắt thì có thể nhiễm trùng sẽ nặng hơn, do có một số vi trùng ái sắt có thể dùng sắt để phát triển.
Chất sắt có nhiều trong các loại thịt cá đỏ như thịt bò, thịt heo, cá ngừ... (thịt trắng như thịt gia cầm thì ít hơn). Chất sắt còn có nhiều ở gan, huyết, lòng đỏ trứng hoặc rau xanh như rau dền, bồ ngót, rau muống... và các loại đậu hạt. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ dễ hấp thu hơn nguồn gốc thực vật. Trong bữa ăn nên có rau xanh hoặc ngay sau bữa ăn chính nên dùng thêm trái cây tươi giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, sơ-ri, đu đủ, chuối... giúp hấp thu tốt chất sắt từ bữa ăn. Ngược lại, chất tanin trong trà sẽ hạn chế việc hấp thụ sắt. Do vậy, không nên uống nước trà đặc quá gần bữa ăn mà nên uống cách khoảng 2 giờ sau khi ăn.
Các đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao như phụ nữ có thai, cần bổ sung thêm chất sắt mỗi ngày một liều với 60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg axit folic ngay từ khi biết có thai cho đến sau sinh một tháng. Phụ nữ tuổi từ 15-49 tuổi nên bổ sung chất sắt với liều khoảng 60 mg mỗi tuần một lần và uống 16 tuần mỗi năm.
BS CK1 Đào Thị Yến Thủy
(Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM)
Đau Thắt Lưng Ðau lưng là bệnh thường thấy ở mọi người sống tại bất cứ quốc gia nào.
Theo kết quả thăm dò của National Health and Nuitrition Examination Survey thì từ 75 tới 85% dân chúng đều bị đau nhức hành ở thắt lưng ít nhất một vài lần trong cuộc đời. Bệnh là lý do thứ nhì để đi khám bác sĩ; có nhiều ở lớp tuổi từ 45 tới 64, nhiều hơn ở nam giới. Bên Hoa Kỳ, mỗi năm có trên 65 triệu người bị đau lưng và là nguyên nhân thông thường khiến ta phải giới hạn một số sinh hoạt trong ngày.
May mắn là nhờ sự tiến bộ của y khoa học, hiện nay đã có nhiều phương pháp nội công ngoại kích để điều trị chứng đau lưng này.
Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra nhiều khi do thói quen ỷ y bất cẩn của con người. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo một vật nặng nào đó không đúng cách, đưa tới tổn thương cho các thành phần cấu tạo của lưng. Mà khi đã bị một lần thì cũng có nguy cơ tái phát.
Các nhà chuyên môn cũng ước lượng là 80% các trường hợp Đau Lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút trong sinh hoạt hàng ngày hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cái cột sống.
Cấu trúc cột sống
Cột sống với 33 đốt xương là cái đà dọc chính giữa để treo đỡ các bộ phận ở phần trên của cơ thể. Thay vì là một uốn lưng hơi cầu vồng như ở động vật bốn chân, cột sống con người lại có bốn nhịp cong trước sau như một cái lò so hình chữ S dựng đứng. Bẩy đốt sống cổ cong về trước; 12 đốt sống ngực về phía sau; 5 đốt sống lưng cong đằng trước và 9 đốt cuối dính liền với nhau lại cong ra sau. Ðây là một sự sắp xếp rất tài tình của tạo hóa để cột sống chịu được sức nặng của cơ thể mà không siêu vẹo, ngả nghiêng.
Có khoảng 400 cơ thịt, dây chằng và gân để giữ cột sống đứng thẳng. Dây chằng là những dải tế bào sợi rất dai neo các đốt xương với nhau. Gân nối bắp thịt với xương. Khi các dây neo này quá căng, chúng sẽ rách, suy yếu, đốt sống lệch không đứng vững, thịt gân sưng và đưa tới thương tổn đau nhức.
Giữa cột là ống chứa tủy và là nơi xuất phát của các dây thần kinh vận động, cảm giác dẫn truyền thông tin giữa não và các bộ phận trong cơ thể.
Nằm giữa hai đốt xương là một cấu trúc dẹp ( đĩa đệm) với chất collagen rất bền chắc dùng làm chất đệm chống cọ sát khi đốt xương cử động. Phần ngoài đĩa khá cứng nhưng ruột mềm, nên đĩa có thể phình lòi ra hoặc bị chấn thương, ép vào rễ thần kinh và gây ra đau đớn vô cùng. Đốt ở phía cuối cột là nơi gây ra nhiều đau hơn cả.
Nguyên nhân
Mặc dù đau lưng có thể do gẫy cột sống, rối loạn của đĩa đệm, u bướu nhưng các nguyên nhân thường xẩy ra nhất vẫn là tổn thương dây chằng sprain do bất chợt bị căng quá mức. Có nhiều nguy cơ đưa tới chứng Đau Lưng:
a- Chị Vân bụng mang dạ chửa vượt ngực. Tử cung lớn lên cộng với thai nhi nặng từ 11 tới 13 kí lô, kéo các bắp thịt, khớp xương và xương chậu về phía trước. Bà bầu thường than phiền đau lưng, hai tay đỡ mạng mỡ, dáng đi hơi lạch bạch, ngả nghiêng, bung ưỡn ra trước;
b-Bà Chánh Thi vừa vào tuổi mãn kinh, kích thích tố nữ giảm, đưa đến thoái hóa xương. Xương sống yếu không chịu đựng được sức nặng của cơ thể, gây đau lưng nhức khớp;
c-Các bạn thanh thiếu niên ngồi dùi mài kinh sử, nhân viên ôm máy vi tính hoặc quý bà quý cô mải miết may vá suốt ngày suốt buổi trong tư thế không ngay thẳng làm cho cột sống trẹo nghiêng, dây chằng căng thẳng, khi đứng lên là ôm lưng kêu đau.
đ-Lão niên ít vận động, cơ thịt yếu khiến lưng cũng đau như giần;.
e-Anh Ðô, tay bốc vác bến tầu, ỷ mình trai tráng luôn luôn trổ tài đứng mà nâng, mang bao gạo, thùng đồ nặng với sức mạnh của lưng. Thì một ngày đẹp trời không hẹn trước khớp xương trật trẹo, gân thịt căng. Thế là thắt lưng đau như xé, phải nghỉ việc cả mấy tuần lễ;
g-Bà con ta có những cơn xúc động mạnh như quá nóng giận, quá vui, quá lo âu cũng làm cơ thịt căng co, gây ra đau lưng;
h-Các bệnh u bướu, viêm khớp, gẫy teo cột sống, lao cột sống, bệnh tim, thận, nhiếp tuyến, tụy tạng là nguyên nhân thường trực của đau lưng;
i-Mập phì với sức nặng trên dưới một tạ là gánh nặng cho xương sống, lâu ngày xương thịt mệt mỏi, suy yếu và đau lưng. Mập phì cũng đưa tới sớm thoái hóa cột sống, đĩa đệm.
k-Nằm ngủ trong vị thế bất thường, giường nệm quá mềm xương cong xuống cũng là nguy cơ gây đau lưng.
Ấy là còn phải kể đau lưng khi phụ nữ mình thấy kinh mỗi tháng,
Thường thường, những đau nhức lưng như vậy chỉ kéo dài ít bữa rồi hết, ngoại trừ khi ta ở vị thế mà cơ thịt, khớp xương bị liên tục căng thẳng. Bệnh có thể trở thành kinh niên với đau nhức suốt đời, lan xuống cả hạ chi, bàn chân ngón chân tê, kim chích. Ðôi khi có các dấu hiệu biến chứng thần kinh như rối loạn đại tiểu tiện, giao hợp sinh lý...
Phòng ngừa.
Phòng ngừa có mục đích tránh các căng giãn không cần thiết cho bắp thịt, gân, dây chằng, tránh tổn thương cho đĩa đệm, sợi thần kinh và cũng để tăng cường sức mạnh cho các phần mềm neo giằng hỗ trợ cột sống.
a- Khi mang vật nặng từ mặt đất, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên. Ta nên bước tới càng gần vật càng tốt, ngồi xuống, hai tay ôm vật đó vào lòng rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của hai đầu gối. Khi đặt vật xuống, gấp đầu gối, ngồi xuống rồi đặt vật vào vị trí. Làm như vậy là để tránh được sự tổn thương cho các thành phần cấu tạo của thắt lưng.
Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
Khi vật ở cao, không nên cố sức với lên cao mà đứng trên một ghế vừa tầm tay lấy đồ.
Tránh nâng vật nặng quá sức của mình và vật cồng kềnh.
b- Giới hạn đi giầy quá cao. Ði giầy gót quá cao, con người nghiêng về phía trước, cột sống xiêu vẹo, yếu.
c-Giữ dáng điệu ngay ngắn khi đi cũng như khi ngồi làm việc, ăn uống. Ði thì người vươn cao, mắt nhìn thẳng phía trước, bước đi dài gọn, hai bàn chân chạm đất, hai tay vung vẩy tới lui nhịp nhàng. Ngồi với lưng thẳng, ngực ưỡn, bụng hơi thót vào.
d-Khi đứng, bụng thót phẳng, hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau rồi lâu lâu ít phút đổi sang chân kia. Tránh đứng quá dài thời gian ở một vị trí.
e-Ngồi liên tục đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế đôi khi ta nên đứng dậy, đi qua đi lại, làm công việc lặt vặt khác, vươn vai, duỗi chân cho thư giãn xương lưng, đầu gối, gót chân. Tránh nệm ghế quá mềm. Khi ngồi, đầu gối đừng cao hơn hông và hướng hông về phía sau của ghế để tránh tư thế không ngay thẳng. Nên lót lưng với một cái gối nhỏ và để tay trên miếng tựa.
Khi đứng lên từ vị trí ngồi, di chuyển bàn tọa về mép ghế. Ðứng lên với cẳng chân duỗi thẳng , tránh khom lưng và ưỡn ngực về phía trước.
g-Khi lái xe, đẩy ghế gần tay lái và dựa lưng với một gối tròn nhỏ.
g-Nên ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng , đầu gối co thước thợ hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng;
h-Nếu làm vườn, nhổ có cần cúi liên tục, nên lâu lâu đứng thẳng, vươn vai, đi loanh quanh một lúc vừa để tránh quá căng cho gân cốt, cơ thịt vừa kiếm miếng nước uống.
k- Khi coi truyền hình hoặc đọc sách lâu nên nằm thẳng để tránh căng cho xương sống.
l-Quần áo không nên quá bó sát vào người để máu lưu thông dễ dàng và co bắp thoải mái..
m-Tập thể dục với các cử động làm thư giãn tất cả khớp xương và bắp thịt, gân, dây chằng và tăng cường sức mạnh cho các phần mềm này.
n-Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu.
o-Dinh dưỡng cân bằng đa dạng vừa phải để tránh mập phì. Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng giãn. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều ở tình trạng quá cân.
Định bệnh
Trước khi điều trị thì bác sĩ cần xác định bệnh bằng tìm hiểu tại sao, trong hoàn cảnh nào mà có chuyện đau lưng; khám kỹ toàn bộ cơ thể để tìm ra chấn thương, nếu có; chụp X quang xương lưng, CAT scans, MRI để xem tổn thương ở phần nào của cột sống. Bác sĩ gia đình có thể làm công việc này. Đôi khi cần đến các bác sĩ chuyên khoa như về Xương, Thần Kinh để được khám nghiệm thêm.
Theo nhiều nhà chuyên môn, 85% nguyên nhân của Đau Thắt Lưng đều không được biết rõ. Cho nên y giới đặt ra một cái tên như “ Căng bắp thịt” muscle strain hoặc Ðĩa Ðệm Bị Hở (herniated disk) cho có, chứ chẳng lẽ lại nói không có bệnh gì.
Điều trị.
Với một số bệnh nhân gặp may mắn thì nằm nghỉ vài ngày, đắp hơi nóng lạnh, thoa bóp với dầu nóng và uống vài viên acetaminophen (Tylenol) là có thể giải quyết được cơn đau..
a-Nằm nghỉ có mục đích là để bắp thịt và dây chằng bớt căng thẳng. Nhưng cũng có nhiều bác sĩ lại khuyên cứ tiếp tục sinh hoạt như thường lệ. Theo họ, khoảng vài ngày thì được chứ nằm nghỉ lâu, xương thịt sẽ yếu và đưa tới đau nhức hơn.
Nằm ngửa trên mặt bằng cứng với tấm nệm mỏng để cột sống khỏi lún xuống theo nệm mềm; gối đầu mềm và thấp; hai chân hơi co với một cái gối dưới đầu gối.
b-Sau khi bị chấn thương, chườm nước đá 15 phút nhiều lần trong ngày để làm giảm đau và sưng. Hơi lạnh làm mạch máu co hẹp, giảm lưu lượng chất lỏng tiết ra mô bào chung quanh nơi tổn thương, giảm sưng, giảm bắp thịt, gân co cứng.
Chứa nước đá trong túi nhựa, lót một tấm khăn vải mỏng để tránh cóng lạnh da. Thị trường có bán cục chất lỏng để đông lạnh rất tiện dụng.
c-Sau đó khoảng 48 giờ nếu còn đau thì chườm nóng. Sức nóng làm mạch máu giãn mở, đưa máu tới mô bào nhiều, tăng dinh dưỡng và oxy cũng như loại bỏ chất cặn bả cần phế thải. Hơi nóng cũng khiến cơ khớp thư giãn, giảm đau và cử động được dễ dàng.
Hơi nóng có thể là nước nóng để trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa, túi cao su, khăn lông ngâm nước nóng, dầu nóng hoặc từ đèn hồng ngoại, tia laser với công suất thấp. Không bao giờ đặt nguồn nóng trực tiếp trên da mà nên bọc với một cái khăn lông để tránh phỏng. Hơi nóng cũng được dùng trước khi trị lưng đau với vật lý trị liệu hoặc tập thư giãn phần mềm của lưng.
d-Các thuốc chống viêm sưng và chống đau không có steroid (NSAID) như Ibuprofen, Napoxen, thuốc thư giãn bắp thịt có thể dùng trong vài ngày. Một số dược phẩm mới loại áp chế COX-2 như Celebrex đều rất công hiệu nhưng tác dụng phụ đương là vấn đề gây ra tranh luận. Thuốc thư giãn bắp thịt như Cyclobenzapine ( Flexeril), Methocarbamol ( Robaxin) cũng được dùng khi đau nhiều. Các thuốc có chất á phiện đều tốt cho các trường hợp đau nặng nhưng nên tránh dùng quá lâu, kẻo có thể thành quen ghiền.
Nếu cơn đau kéo dài cả tuần thì nên đi bác sĩ để được khám coi có tổn thương nặng hơn nhất là ở dây thần kinh, cột sống.
Chẳng hạn khi bị nóng sốt ngay khi đau, là có thể bị viêm tủy sống; mất cân là một trong nhiều dấu hiệu của u bướu; tê dưới bẹn, hậu môn hoặc không kiểm soát đại tiểu tiện được là phải nghĩ tới dây thần kinh bị kẹt.
Sau khi cơn đau giảm, nên tập để tăng sức mạnh cho bắp thịt ở bụng.
Nằm ngửa, thẳng người, dưới lưng có một miếng vật liệu xốp. Nằm thẳng khi nào lưng đè miếng sốp xuống sàn là tốt vì khi đó cơ thịt ở bụng đều căng thẳng.
Chỉ một số ít bệnh nhân với thương tích dây thần kinh mới cần đến giải phẫu, nhất là khi các phương thức trị liệu thông thường không có hiệu quả.
e-Giải phẫu cột sống
Ðau lưng do bong gân, căng dây chằng đôi khi quá đau khiến nhiều người nghĩ tới giải phẫu. Nhưng đa số các trường hợp như vậy đều có thể giải quyết thòa đáng bằng thuốc men, vật lý trị liệu.
Theo các nhà chuyên môn, chỉ có dưới 5% đau thắt lưng cần đến phẫu thuật. Chẳng hạn như khi thần kinh cột sống bị đè ép, cấu trúc đốt sống biến dạng, có dấu hiệu rối loạn thần kinh như mất chức năng kiểm soát đại tiểu tiện, tê dại suy yếu phần dưới cơ thể.
Nếu phải giải phẫu, nên hỏi rõ mục đích mổ để làm gì; sau khi mổ bệnh lành được bao nhiêu phần trăm; rủi ro mổ xẻ ra sao ...Ðừng bao giờ ngần ngại hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên môn thứ hai, thứ ba trước khi ký giấy đồng ý.
Ngoài ra có thể dùng các phương thức như Vật lý trị liệu, Chỉnh Cột Sống, châm cứu, thoa bóp, yoga, Thủy trị liệu với tắm nước khoáng nóng Spas, bơi lội, thoa uống mật gấu, đắp lá xương sông giã nhỏ...
Kết luận
Liệt vận động là tình trạng giảm hoặc mất vận động của cơ do mất sự điều khiển của thần kinh chi phối. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới cứng khớp, teo cơ, rối loạn dinh dưỡng, suy giảm sự lưu thông huyết dịch vùng chi liệt. Liệu pháp xoa bóp sẽ giúp tăng tuần hoàn tại chỗ, hồi phục các dây thần kinh và hạn chế các biểu hiện trên.e="text-indent: 36pt; color: rgb(0, 0, 0);"> Công luận thường nói Ðông và Tây nhìn thế giới dưới nhãn quan khác nhau. Nhưng ở chuyện đau thắt lưng thì đôi bên dường như có ý kiến gần nhau.
Ðông Y cho rằng “Thông thì bất Thống; Thống vị bất Thông”, khí huyết lưu thông thì không đau; đau vì khí huyết trì trệ. Cho nên “ngồi lâu tổn thương thịt; đứng lâu tổn thương xương; đi lâu tổn thương gân”.
Tây Y cũng cùng ý nghĩ: không vận động là một trong nhiều rủi ro đưa tới đau nhức xương khớp và “Use it or loose it”, không dùng thì mất. Nhưng dùng mà không đúng cách lại là rủi ro ôm lưng mà than đau đau.
Cho nên lẽ “Tri-Hành Hiệp -Nhất” phải sánh vai đi đôi với nhau. Chứ biết vậy mà không làm vậy thì e rằng chẳng sớm thì chầy, đau lưng nhức xương sẽ đột ngột tới thăm.
Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức,Texas-Hoa Kỳ.
Vi Trùng mới gây Tiêu Chảy Du Lịch Bacteroids Fragil
(Tiêu Ch
ảy Khi Du Lịch. Bài này do Nicholas J. Beeching và Bs Clinton White phổ biến trong báo Current Opinion in Infectious Diseases, 23: 481, 2010).
Các tác giả cho biết bệnh tiêu chảy khi du lịch tại những nước Nam Á Châu, Nam Mỹ Châu hay miền gần Sahara Phi Châu. Theo các tác giả thì những di thể như nucleotide trong lactoferrin, Osteoprotegerin và IL-10 có thể liên hệ tơí nguy cơ tiêu chảy và vi trùng đường ruột khi du lịch. Vi trùng mơí Bacteroides fragilis gây nguy cơ tiêu chảy du lịch. B. Fragilis là vi trùng âm tính, kỵ khí, sống trong ruột, gây nhiễm trùng làm mủ. Vi trùng này thấy nhiều ở những nước đang mở mang.
Ngoài ra, chúng ta đã từng biết vi trùng E. Coli gây tiêu chảy. Vi trùng E. Coli vơí độc tố khó tiêu hủy vì nhiệt gây nguy cơ tiêu chảy nhiều hơn vi trùng E. Coli vơí độc tố dễ tiêu hủy vì nhiệt.
Tê đầu ngón tay là do bệnh gì?"Vì công việc, tôi hay lái xe máy. Gần đây, 10 đầu ngón tay bị tê, có phải do tôi cầm tay lái nhiều nên máu không lưu thông?" Ngọc Thủy, 23 tuổi, Quế Sơn, Quảng Nam.
Trả lời:

Tình trạng của bạn là một chứng bệnh rất thường gặp, được gọi là hội chứng ống cổ tay. Các đầu ngón tay bị tê do dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua vùng cổ tay. Bệnh này thường gặp ở nữ, tuổi trung niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ, lao động hoặc công việc phải sử dụng cổ tay quá mức như đánh máy tính, nội trợ, chèo thuyền, chạy xe...

Lúc đầu, triệu chứng tê chỉ xảy ra khi làm việc, về sau có cả khi ngủ dậy lúc sáng sớm và có thể kéo dài liên tục trong ngày. Hội chứng ống cổ tay nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì có thể khỏi hẳn.

Cách điều trị là giảm bớt những công việc phải sử dụng cổ tay, mang nẹp vào buổi tối, dùng thuốc kháng viêm. Trường hợp nặng hơn có thể phải chích corticoid vào ống cổ tay hoặc phẫu thuật. Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa và đo điện cơ để xác định chắc chắn trước khi điều trị.
Benh cua 12 doi day than kinh so naoCác nhà giải phẫu từ lâu đã phát hiện ra 12 đôi dây thần kinh xuất phát từ não, chui qua các lỗ của hộp sọ, phân nhánh vào các cơ ở đầu, mặt, cổ và cơ quan nội tạng. Mỗi dây thần kinh có nhiệm vụ riêng, và nếu bị tổn thương sẽ gây ra loại bệnh đặc trưng.Dây số 1 - dây khứu giác - là các sợi bắt nguồn từ niêm mạc mũi, chui qua lỗ sàng xương bướm ở đáy não vào hành khứu đi vào não. Chúng nhận cảm giác về các mùi khi ngửi. Rối loạn về ngửi có thể do viêm niêm mạc mũi, do thịt thừa (pôlip). Tình trạng mất hẳn cảm giác ngửi có thể do các sợi này bị chèn ép do u hoặc bị đứt do chấn thương.

Dây số 2 - dây thị giác - bắt nguồn từ các tế bào ở võng mạc, tập trung lại thành dây thần kinh thị giác, chui qua 2 lỗ thị giác vào sọ, điểm tận cùng là trung tâm thị giác ở vỏ não. Dây thần kinh thị giác dẫn truyền cảm giác về ánh sáng và các đồ vật về não. Nếu dây này bị teo sẽ khiến người bệnh nhìn các vật như nhìn vào một ống nứa. Ngoài ra, nếu khối u đè vào dây thị giác sẽ sinh bệnh bán manh, chỉ nhìn thấy một bên mắt.
Dây số 3 - dây vận nhãn chung - đi từ cuống đại não (trung não), chạy ra phía trước, vào ổ mắt, vận động một số cơ mắt đưa nhãn cầu lên xuống và vào trong. Dây số 3 bị tổn thương sẽ gây mắt lác ra ngoài. Nguyên nhân thường do viêm màng não, chảy máu ở cuống não, chấn thương nền sọ hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.

Dây số 4 - dây cảm động - bắt nguồn từ trung não, chạy vào ổ mắt, chi phối cơ chéo to, vận động đưa mắt ra ngoài, xuống dưới. Khi tổn thương dây số 4, mắt sẽ không đưa xuống thấp được. Nguyên nhân tổn thương cũng giống như dây số 3.

Dây số 5 - dây tam thoa - xuất phát từ cầu não và được chia thành 3 nhánh gồm nhánh mắt, nhánh hàm trên và nhánh hàm dưới. Nhánh mắt, nhánh hàm trên nhận cảm giác vùng mắt, hốc mũi, da mí trên, trán, da đầu, phần trên hầu, các tuyến hạnh nhân. Nhánh hàm dưới nhận cảm giác 2/3 trước lưỡi và răng hàm dưới, tuyến nước bọt. Các sợi vận động chi phối cơ cắn, cơ nhai. Tổn thương dây số 5 thường gây mất cảm giác các phần dây phân nhánh, làm bệnh nhân nhức đầu hoặc không cắn chặt, làm hàm dưới kém vận động. Nguyên nhân là do tổn thương nền sọ, viêm đa dây thần kinh, bệnh Zona thần kinh.
Dây số 6 - dây vận nhãn ngoài - đi từ rãnh hành - cầu ra trước, vào ổ mắt, phân nhánh vào cơ thẳng ngoài, đưa nhãn cầu liếc ra ngoài. Tổn thương dây số 6 khiến mắt bệnh nhân bị lác vào trong. Nguyên nhân tổn thương giống dây số 3.
Dây số 7 - dây thần kinh mặt - vận động các cơ ở mặt. Xuất phát từ rãnh hành cầu, qua xương đá, lỗ ức - chũm, bám vào các cơ ở mặt, nhận cảm giác một số tuyến nước bọt, nước mắt. Khi bị liệt dây thần kinh mặt, các triệu chứng thường gặp là lệch mặt về bên lành, nhân trung kéo về bên không liệt. Mắt bên liệt nhắm không kín nếu liệt dây thần kinh ngoại biên. Có người liệt rõ, có người liệt kín đáo (chỉ nhìn rõ khi cười, há miệng, huýt sáo), ăn và uống nước hay bị rơi vãi, đôi khi nói khó. Nguyên nhân là do bị chảy máu não, nhũn não (tai biến mạch máu não), u não thường kèm liệt nửa thân. Liệt dây số 7 ngoại biên do viêm màng não, bệnh ở tai giữa, xương đá, do can thiệp sản khoa bằng focxep, do viêm đa dây thần kinh, Zona và liệt do lạnh.
Dây số 8 - dây thần kinh thính giác - gồm hai nhóm sợi. Phần ốc tai phụ trách nghe và phần tiền đình phụ trách giữ thăng bằng và tư thế. Hai nhóm hợp lại thành dây số 8 chui vào hộp sọ và tận cùng ở vỏ não. Tổn thương dây số 8 có thể ảnh hưởng đến sức nghe và hội chứng tiền đình là chóng mặt, ù tai. Nguyên nhân có thể do u chèn ép, chấn thương sọ, tăng huyết áp, do một số bệnh xơ động mạch ở tiền đình, ốc tai, do viêm màng não, viêm thận mạn, nhiễm độc, trong đó có thể do dùng một số thuốc như Streptomycin.
Dây số 9 - dây thần kinh thiệt hầu - xuất phát từ rãnh bên hành não, đi vào khoang hầu. Nó vận động các cơ vùng hầu, cảm giác 1/3 sau lưỡi. Dây số 9 không bao giờ bị liệt riêng.
Dây số 10 - dây thần kinh phế vị - là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, chi phối vận động, cảm giác hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng (tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục). Thoát qua hộp sọ, cặp dây số 10 xuống cổ, ngực và bụng. Đến ngực, chúng tách ra 2 nhánh quặt ngược lên vận động dây thanh âm. Khi bị tổn thương dây số 10, bệnh nhân hay bị sặc thức ăn lỏng, nghẹn thức ăn đặc, liệt dây quặt ngược sẽ nói giọng khàn. Nguyên nhân tổn thương: có thể do các phẫu thuật vùng cổ, ngực, do khối u trung thất.
Dây 11 - dây gai sống - xuất phát từ rãnh bên sau của hành não, chui qua hộp sọ, đi xuống phân nhánh, vận động cơ ức đòn chũm, cơ thang và cơ thanh quản. Tổn thương ở hành tủy thường liệt cả 3 cặp dây 9, 10, 11.
Dây số 12 - dây hạ thiệt (dưới lưỡi) - xuất phát từ rãnh trước hành não, chui qua nền sọ vào vùng hàm hầu, chi phối vận động các cơ ở lưỡi. Liệt dây 12 khiến lưỡi sẽ đẩy sang bên lành khi thè lưỡi. Nguyên nhân do viêm màng não hay vỡ xương nền sọ.
Tiến sĩ Đào Kỳ Hưng, Sức Khỏe & Đời Sống
Việc xoa bóp nên được tiến hành bởi những kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân cũng nên biết một số phương pháp đơn giản để áp dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị (làm 1-2 lần/ngày). Các động tác xoa bóp thường dùng bao gồm:
- Xoa xát: Dùng phần gốc gan bàn tay và mô ngón tay út (hoặc mô ngón tay cái) vận động trượt trên da theo chiều thẳng, chiều ngang (xát), hoặc chiều xoay tròn (xoa). Trước khi xoa xát, nên bôi bột tan (talc) để làm trơn, tránh gây tổn thương da.
- Day: Dùng phần gốc gan bàn tay và mô ngón tay út (hoặc mô ngón tay cái) ấn nhẹ lên da, từ từ di động theo đường tròn. Lực ấn phải đồng đều tại các thời điểm. Khi day, da người bệnh và tay người day luôn luôn dính sát nhau.
- Lăn: Các ngón tay hơi khum lại. Vận động khớp cổ tay nhẹ nhàng sao cho phần mu bàn tay, mô ngón út, các khớp bàn và ngón tay lăn nhẹ nhàng trên da của bệnh nhân với một lực ép nhất định.
- Bóp: Dùng ngón tay cái và các ngón còn lại chụm như gọng kìm để bóp và hơi kéo thịt lên. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy từng vùng cơ dày hay mỏng (hình 4).
- Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt với mức tăng dần, cho tới khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì giữ yên trong khoảng 1 phút. Khi bấm, đốt 1 và đốt 2 ngón cái vuông góc với nhau.
Sau đây là các bước xoa bóp cho người liệt vận động:
1. Chi trên
- Bệnh nhân nằm nghiêng sang bên tay lành hoặc ngồi thẳng trên ghế. Người xoa bóp đứng đằng sau, xoa vùng vai cho nóng lên, day vùng vai 3 lần, lăn vùng vai 3 lần, sau đó bóp vùng vai phía trước, phía sau 3 lần.
- Dùng tay trái nâng cánh tay liệt của người bệnh, tay phải xát dọc mặt trong, ngoài, trước, sau cánh tay (từ dưới lên trên) 3 lần. Day từ cổ tay tới bả vai mặt trước và sau 5 lần. Lăn dọc từ cổ tay tới bả vai trước sau 3 lần. Bóp từ trên xuống dưới trước sau 3 lần. Sau đó dùng ngón tay cái day mặt gan tay và mặt mu bàn tay liệt, miết dọc kẽ ngón tay.
- Bấm các huyệt kiên tỉnh (điểm giữa bờ trên vai), kiên ngung (ở ngay dưới mỏm cùng vai), khúc trì (điểm tận cùng ngoài nếp gấp khuỷu), hợp cốc (nằm ở kẽ giữa xương đốt bàn ngón cái và ngón trỏ).
- Một tay giữ cố định vai người bệnh, tay kia nắm vào phần cánh tay bệnh nhân, vận động khớp vai bệnh nhân nhẹ nhàng theo các chiều của khớp. Sau đó, dùng một tay cố định cánh tay bệnh nhân, tay kia nắm cẳng tay bệnh nhân để vận động khớp khuỷu. Tiếp theo là cố định cẳng tay bệnh nhân để vận động khớp cổ tay và các khớp bàn ngón với cách tương tự. Nên làm nhẹ nhàng, tránh vận động quá tầm, gây tổn thương dây chằng quanh khớp.
2. Chi dưới
- Bệnh nhân nằm ngửa, tay trái người xoa bóp nắm chắc cổ chân, tay phải thao tác theo các bước: xát dọc mặt trước, sau, trong, ngoài từ cổ chân tới đùi, mỗi mặt 3 lần; day mặt trong, trước, ngoài theo chiều từ dưới lên, mỗi mặt 3 lần; lăn mặt trong, trước, ngoài theo chiều từ dưới lên, mỗi mặt 3 lần; bóp dọc từ dưới lên cả 4 mặt, mỗi mặt 3 lần.
- Bấm các huyệt lương khâu (từ góc trên bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng lên 3 cm), túc tam lý (từ góc dưới bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng xuống 4,5 cm), dương lăng tuyền (từ đầu dưới xương bánh chè đo xuống 3 cm rồi đo ngang ra ngoài 1,5 cm).
- Một tay giữ cẳng chân bệnh nhân, tay kia nắm đầu gối bệnh nhân, nhẹ nhàng nâng chân cho cẳng chân gập vào đùi, đùi gập vào bụng, làm khoảng 5-10 lần. Sau đó, một tay giữ gót bệnh nhân, tay kia nắm ngón chân bệnh nhân, quay cổ chân 2-3 lần, đẩy ngược bàn chân về phía cẳng chân 2-3 cái.
ThS Phạm Đức Dương, Sức Khỏe & Đời Sống
Chứng đau nửa đầu và cách điều trị
Phần lớn nạn nhân của chứng đau nửa đầu là phụ nữ.Đây là một dạng đau đầu rất đặc biệt, chiếm khoảng 10% dân số (tỷ lệ mắc ở nữ cao gấp 3 lần nam). Tuy chưa biết rõ nguyên nhân gây đau nửa đầu nhưng các nhà khoa học đã xác định được bệnh có yếu tố gia đình. Các vấn đề tâm thần kinh (căng thẳng, trầm cảm, lo âu...), rượu và một số chất trong thực phẩm có thể làm bệnh xuất hiện hoặc nặng thêm.
Bệnh đau nửa đầu thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên với từng cơn kéo dài 2-4 giờ (cũng có thể 1-2 ngày). Cơn đau chỉ khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập, mức độ từ vừa phải đến dữ dội, có thể nối tiếp từ cơn này đến cơn khác. Bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng. Một số trường hợp (khoảng 10%) có vài triệu chứng báo trước cơn đau như dị cảm, rối loạn thị giác, rối loạn tiêu hóa...
Tần suất xuất hiện cơn đau nửa đầu có thể là 1-2 lần/tháng, nhưng cũng có thể cao hơn: 4-5 lần/tháng. Nguyên nhân dẫn đến cơn đau chính là sự co rồi giãn mạch máu não (do tăng chất trung gian hóa học serotonin hoặc sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh).
Trong chứng đau nửa đầu, bệnh nhân được dùng thuốc với 2 mục đích: điều trị và dự phòng các cơn đau.
1. Điều trị cơn đau đầu: Đối với các thể nhẹ, cơn đau xảy ra thưa, nhanh chấm dứt, cường độ đau nhẹ hoặc vừa phải, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giảm đau thông thường không steroid (aspirin, aidometacin, diclofenac...). Người có bệnh dạ dày được dùng paracetamol.
Với những thể nặng, cơn đau dày, có thể dùng thuốc sau:
- Naproxen: Là thuốc chống viêm giảm đau không steroid có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp các prostaglandin, giúp hạ nhiệt, giảm cơn đau nửa đầu. Uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Không dùng cho người bị loét dạ dày, hen, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi.
- Gynergen: Làm mất cơn đau nửa đầu do làm co các nhánh ở động mạch cảnh ngoài, trị nhức đầu do vận mạch. Không dùng quá 7 ngày, nếu quá cần thì phải nghỉ mấy ngày mới được dùng tiếp. Thuốc có chống chỉ định với phụ nữ có thai, người bị bệnh tim, suy gan thận nặng, xơ cứng động mạch, suy tuần hoàn ngoại vi.
2. Dự phòng cơn đau: Áp dụng cho những người có cơn đau dày, thể nặng. Chọn một trong các thuốc có tác dụng trực tiếp đến những yếu tố tạo cơn đau:
- Dihydroergotamin: Có tác dụng duy trì thế cân bằng vận mạch ở não, kháng serotonin. Nó làm ổn định tính tăng phản ứng ở các mạch máu, nhất là ở hệ thống động mạch cảnh ngoài. Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người suy gan, thận nặng.
- Pizotifen: Phụ nữ có thai, nam giới phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh tăng nhãn áp (glaucome) không được dùng.
- Flunarizin: Ngăn chặn sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh, phòng đau nửa đầu. Chỉ dùng thuốc này khi đã được bác sĩ chuyên khoa thần kinh thăm khám, có chẩn đoán xác định và kê đơn.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh đau nửa đầu cần có chế độ ăn uống thích hợp: kiêng rượu và thuốc lá (tránh hít phải khói thuốc), hạn chế bia, cà phê. Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh những cơn căng thẳng về thần kinh; đảm bảo ngủ đủ (tối thiểu 7 giờ mỗi ngày), tập luyện thân thể đều đặn để giảm huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu.
BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống
Bệnh tay chân miệng:
“Cả nước đã có 114 người tử vong vì bệnh tay chân miệng với gần 62.000 ca mắc trên khắp 61 tỉnh, thành phố. Viện Pasteur Nha Trang vừa công bố kết quả xét nghiệm phát hiện chín người lành mang virút gây bệnh tay chân miệng, chiếm tỷ lệ hơn 20% số mẫu xét nghiệm.
Điều này cho thấy, người lành cũng có thể lây bệnh cho người khác. Một số địa phương đã đến mức để công bố dịch”.
Bệnh tay chân miệng: Nên công bố dịch
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện quá đông khiến khoa nhi, bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi quá tải.
Tiến sĩ Viên Quang Mai, phó viện trưởng viện Pasteur Nha Trang, đơn vị được giao nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh cho 11 tỉnh miền Trung đã nói như trên sau chuyến kiểm tra tình hình dịch bệnh tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng.
TS Mai cho biết, từ tháng 1.2011, tại miền Trung đã rải rác xuất hiện những ca tay chân miệng và tăng mạnh từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7. Sang tháng 8, bệnh giảm khoảng 30% nhưng từ cuối tháng 9 đến nay tăng mạnh trở lại, có tuần lên đến 730 ca. Chủng virút EV71 nguy hiểm (tỷ lệ gây tử vong cao) tỉnh nào cũng có, riêng Bình Định, số ca có EV71 chiếm đến 60% số mẫu xét nghiệm.
Tiến sĩ có thể cho biết những khó khăn mà các tỉnh miền Trung gặp phải khi phòng chống bệnh tay, chân, miệng?
11 tỉnh miền Trung đã có 10 trường hợp tử vong, trong đó có hai trường hợp xác định do EV71, tám trường hợp khác không lấy mẫu kịp thời nên không xác định được. Bệnh tay chân miệng mới xuất hiện tại miền Trung từ năm 2006, các năm tiếp theo có người mắc nhưng không tử vong. Vì vậy, công tác giám sát không chú ý nhiều. Ngay cả bộ Y tế cũng phải đến năm 2008 mới có hướng dẫn giám sát điều trị. Cũng vì không có tử vong nên số liệu thu thập không đầy đủ. Tháng 5 có ca tử vong đầu tiên, bệnh lan ra nhiều tỉnh, viện phải gửi công văn liên tục, các địa phương mới chú ý nhiều, lấy mẫu chính xác hơn.
Theo ông, vì sao năm nay, bệnh tay chân miệng lại diễn biến phức tạp như vậy?
Cục Y tế dự phòng: vẫn kiểm soát tốt!
Ngày 4.10, TS Nguyễn Văn Bình, cục trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) vẫn tiếp tục nhận định, bệnh tay chân miệng sẽ diễn biến phức tạp trong những tháng tới, gia tăng số ca mắc và tử vong nhưng “trong tầm kiểm soát”. Đến thời điểm này, chưa có địa phương nào công bố dịch, các ca mắc tăng là do số tỉnh có bệnh nhân tay chân miệng tăng lên chứ tại một tỉnh không tăng đột biến về số ca mắc mới. Để hạn chế bệnh gia tăng, bộ Y tế và bộ Giáo dục và đào tạo đang phối hợp triển khai kế hoạch hành động liên ngành về phòng chống bệnh dịch tay chân miệng trong trường học năm học 2011 – 2012.
Lệ Hà
Do khí hậu thay đổi nên dịch bệnh biến đổi nhanh và tác nhân gây bệnh cũng thay đổi rất nhanh, chủng này vừa giảm, chủng khác đã nổi lên. Bản thân người dân ít được tuyên truyền, nên cũng coi thường. Bây giờ tuyên truyền nhưng người dân vẫn chưa thấm nhiều. Mọi năm, bệnh này tập trung ở nhà trẻ, năm nay có tỉnh thống kê được 87% số trẻ bị bệnh là trong cộng đồng. Bệnh đã lây lan rộng nên phải tuyên truyền để mỗi hộ gia đình phải tự ý thức vệ sinh cho trẻ nhỏ và người lớn. Quản lý chặt phân trẻ em, tránh mầm bệnh lây ra thực phẩm, bởi mầm bệnh vào ruột phát triển rất nhanh. Trẻ lớn và người lớn không biểu hiện bệnh ra ngoài nhưng cũng có thể chứa mầm bệnh làm lây lan. Vừa rồi xét nghiệm 34 người nhà bệnh nhân, chúng tôi phát hiện đến chín người có EV, và EV71. Ngay từ trong tư duy, người dân phải hiểu rằng bản thân mình cũng mang mầm bệnh, bản thân mình phải thực hiện vệ sinh, ăn chín, uống sôi… Nơi công cộng, các khu vui chơi, siêu thị cần vệ sinh hai lần/ngày. Bệnh dễ phát tán vì lây chủ yếu qua nước giải và phân trẻ.
Bệnh đã lây lan rộng, vậy theo ông, các địa phương có nên công bố dịch?
Theo tôi, một số địa phương đã đến mức công bố dịch. Theo quy định thì địa phương có các ca dịch bệnh tăng lên bất thường, tác nhân gây bệnh mới, quy mô vượt tầm kiểm soát… sẽ phải công bố dịch. Hiện bệnh tay chân miệng tại Quảng Ngãi đã ở mức độ nặng, 14/14 huyện, thành phố có ca bệnh. Những tỉnh khác có thể công bố dịch theo huyện, theo xã. Còn yếu tố vượt tầm kiểm soát của từng địa phương thì phải do lãnh đạo chính quyền quyết định. Tuy nhiên, các địa phương rất khó và không dám nói là dịch vượt tầm kiểm soát của mình. Họ ngại vì nhiều lý do khác nhau.
Bệnh tay chân miệng: Nên công bố dịch, Tin tức trong ngày, benh tay chan mieng, suc khoe, vi rrut, pasteur, dich benh
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện quá đông khiến khoa nhi, bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi quá tải.
Việc các địa phương “ngại” công bố dịch sẽ ảnh hưởng như thế nào, thưa ông?
Mặc dù không công bố dịch, nhưng qua kiểm tra, tất cả các tỉnh đều có chỉ đạo các ngành hỗ trợ ngành y tế dập dịch. Tuy nhiên, nếu công bố dịch, các địa phương sẽ dễ dàng mua sắm vật tư, hoá chất, trang bị để cứu chữa bệnh nhân, để phòng chống dịch như máy thở, máy lọc máu… Hay tiền công chi trả phòng chống dịch. Hiện nay, có quy định 50.000 đồng/1 công đi phun hoá chất chloramine B, nhưng không địa phương nào thuê được, có địa phương phải trả đến 200.000 đồng cho một công phun mà không có người làm. Rồi chi trả hỗ trợ cho những người chăm sóc bệnh nhân, những người phòng chống dịch. Bệnh này có một số ca chuyển biến nhanh khi từ độ 1 sang độ 3 – 4 chỉ trong vòng 24 giờ, chết rất sớm, nên người dân tìm đến bệnh viện nhiều, dẫn đến bệnh viện quá tải. Chính vì vậy lực lượng điều trị cũng rất mệt mỏi. Đà Nẵng, Quảng Ngãi có nơi chỉ có 50 giường nhưng có đến 200 bệnh nhân, nằm ra tận hành lang. Nếu không công bố dịch thì lực lượng cán bộ y tế, những người tham gia phòng chống dịch vẫn phải làm nhưng không được động viên kịp thời.
Công bố dịch tuỳ phạm vi, mức độ, cấp độ xử lý ở từng địa phương, chứ không phải tất cả. Theo tôi, quan trọng nhất là ngay lúc bắt đầu nghi có dịch, cần quy chế đặc biệt để giám sát, khoanh vùng. Chi phí một ca lúc đó có thể rất đắt nhưng hiệu quả sẽ rất cao. Chúng tôi đã đề nghị về việc này nhiều lần nhưng không được.
Theo Lê Anh (Sài Gòn tiếp thị)
Tại sao nữ dễ mắc bệnh loãng xương hơn nam giới?

Loãng xương là một bệnh xương rất thường gặp. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị bệnh này.
Loãng xương (LX) gặp ở cả hai giới nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ 13-15% phụ nữ sau mãn kinh.
Loãng xương có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương. LX không phải chỉ khu trú ở một vị trí nào mà đó là một bệnh lý toàn thân, có thể gây tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cẳng tay, xương sườn, xương cánh chậu....
Tai sao nu de mac benh loang xuong hon nam gioi
Loãng xương ở phụ nữ
Bệnh LX thường xảy ra ở phụ nữ có tuổi. Ở phụ nữ trên 45 tuổi, loãng xương chiếm một số lượng lớn số ngày nằm viện, nhiều hơn tất cả các bệnh khác, bao gồm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú.
Người ta đánh giá rằng sau 50 tuổi có 1 trong 3 phụ nữ sẽ là nạn nhân của tối thiểu một gãy xương do loãng xương trong quãng đời còn lại. Tỷ lệ LX ở phụ nữ trong độ tuổi 50-59 mới chỉ là 10%. Tuy nhiên tỷ lệ LX nhanh chóng tăng lên theo độ tuổi và đạt tới 70% ở phụ nữ trên 80 tuổi.
Người ta phân ra một thể riêng là LX ở phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh từ 5-10 năm thường hay bị mất xương cột sống. Khi sự mất xương vượt quá ngưỡng gẫy xương là 11% thì sẽ xảy ra lún xẹp các cột sống, đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng.
Biểu hiện thường gặp là giảm chiều cao, gù lưng, đau cột sống, đau thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa. Ở giai đoạn muộn, mất xương diễn ra ở cả các xương dài. Khi đó phụ nữ dễ bị gẫy cổ xương đùi hoặc gẫy các xương dài khác.
Tai sao nu de mac benh loang xuong hon nam gioi
Tại sao nữ lại hay bị mắc bệnh LX hơn nam giới?
Đầu tiên là những phụ nữ có tiền sử gia đình bà hoặc mẹ bị loãng xương. Những phụ nữ này được thừa hưởng một bản sao bộ xương yếu ớt dễ gãy từ bà hay mẹ của họ.
Thứ hai là nữ giới có kích thước bộ xương nhỏ và khối lượng xương đỉnh thấp hơn nam. Đặc biệt người châu Á có nguy cơ cao hơn do khối xương nhỏ, thường gầy yếu và có lối sống tĩnh tại hơn nam giới. Họ cũng thường có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là khẩu phần canxi trong thức ăn thiếu.
Thứ ba tình trạng mất kinh hay mãn kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt ở phụ nữ là một tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của họ, đảm bảo bởi hoạt động nhịp nhàng của hệ thống nội tiết, đặc biệt là vai trò của các hormon sinh dục. Tuy nhiên kinh nguyệt đồng thời cũng góp phần đánh giá sức khoẻ của xương.
Những phụ nữ chơi thể thao chuyên nghiệp như vận động viên chạy Marathon, diễn viên balet thường bị mất kinh, đều giảm tỷ trọng xương. Phụ nữ mất kinh kéo dài trên 12 tháng; phụ nữ mãn kinh, hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi, bị mất xương nhiều hơn và dễ mắc chứng loãng xương. Phẫu thuật cắt buồng trứng làm mất xương nhanh chóng (12%/năm).
Thứ tư là phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú. Khi đó cơ thể họ phải cung cấp nguồn canxi rất lớn cho phát triển thai và cho nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó họ bị giảm lượng canxi nhanh chóng nếu không được cung cấp lượng canxi đầy đủ. Những người có từ ba con trở lên hay bị loãng xương.
Thứ năm là phụ nữ thường hay bị một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Chính các bệnh này và các thuốc điều trị bệnh như corticoid là thủ phạm gây nên sự mất xương thái quá. Các bệnh nội tiết như đái tháo đường, cường cận giáp, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh gan, thận, bệnh đường tiêu hoá cũng làm gia tăng nguy cơ LX.
Thứ sáu là đặc điểm cầu trúc và hình thái xương của phụ nữ. Xương bị loãng xương có tình trạng mỏng vỏ xương, rỗ trong vỏ xương, mỏng bè xương và đứt các liên kết gian bè.
Dự phòng LX như thế nào?
Mục tiêu dự phòng LX là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy cần dự phòng LX càng sớm càng tốt, ngay từ giai đoạn bào thai.
Chế độ dinh dưỡng cần điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Cần ăn cả các loại thức ăn giàu chất khoáng như canxi, magiê, phospho, vitamin D.
Cần ăn các loại sữa và sản phẩm sữa (sữa chua, phomát...) vì chúng có hàm lượng canxi cao, canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Vitamin D trong sữa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn canxi. Một lượng calcium và vitamin D vừa đủ cần thiết cho xương khoẻ. Tổng lượng calcium tiêu thụ mỗi ngày ít nhất là 1000mg. Bổ sung vitamin D 800UI/ngày nếu ít tiếp xúc ánh nắng.
Ngoài ra bổ sung vitamin K, photpho, magiê làm tăng mức độ gắn canxi vào xương, tạo xương hiệu quả hơn. Vitamin K có trong các loại rau có lá xanh lục, đậu khô, dầu thực vật, đậu nành.
Tránh rượu, thuốc lá, café; Vận động thể lực hợp lý; Tập thể dục, aerobic và tập thể dục có tải trọng... Mục tiêu của ngăn ngừa và điều trị là giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương. Cần tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ té ngã gãy xương.(Theo SK&ĐS)
12 triệu người Việt có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần
Khoảng 12 triệu người Việt Nam mắc và có dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm thần, theo nghiên cứu của bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.
Tình trạng trẻ hóa độ tuổi nghiện rượu và nổi cộm là tình trạng nghiện game gây rối loạn hành vi ứng xử ở thanh thiếu niên đang ngày càng nghiêm trọng. Theo bác sĩ Cương, ông đã gặp nhiều trường hợp thay đổi hẳn tính cách, từ ôn hòa trở lên cáu gắt, nổi khùng cả với bố mẹ. Những người này còn “giam mình” từ chối hòa nhập với gia đình.

Bên cạnh nghiện game, tình trạng rối loạn stress, áp lực công việc, làm ăn thua thiệt sinh ra trầm cảm cũng là mối lo mà nhiều người phải đối mặt. Theo thạc sĩ Tô Xuân Lân, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm chiếm 3% - 5% dân số và càng ngày càng tăng. Nguyên nhân trầm cảm lại đến từ những lý do có vẻ rất không đâu. Chẳng hạn, nhiều người tỉnh lẻ về thành phố làm việc sống đơn độc, ngoài công việc không có gì vui chơi nên dẫn đến lo âu, trầm cảm.
Cần giải trí, nghỉ ngơi
Bác sĩ La Đức Cương cho hay, từ trước đến nay nhiều người vẫn có quan niệm sai về sức khỏe tâm thần khi cho rằng chỉ những người có những hành động kỳ quặc, đầu tóc bù xù mới là bệnh nhân tâm thần. Thực ra, đối với các bệnh lý rối loạn tâm thần thì những người có biểu hiện tóc tai bù xù rất ít. Trong khi đó, các bất thường về tâm lý học như ăn kém ngon, đau đầu, mất ngủ vài tuần, buồn chán mông lung, hay cáu gắt, người uể oải không rõ lý do... đều được coi là vấn đề tâm thần và tỷ lệ này mới nhiều.

Còn theo thạc sĩ Tô Xuân Lân, bất kỳ vấn đề gì không như ý muốn đều có khả năng dẫn đến lo âu. Đây có thể là nguyên nhân cấp tính khiến người bệnh bị hoảng loạn ngay như thiên tai, người thân qua đời. Những trường hợp nhẹ hơn nhưng kéo dài như mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc… sẽ tích lũy lại dần và đến một thời điểm sẽ bùng lên thành bệnh, nhiều trường hợp nảy sinh ý định tự tử.
Vì vậy, khi có bất kỳ thay đổi bất thường về tâm lý như ăn kém ngon, ứng xử thiếu hòa hợp, hay cáu gắt không rõ lý do kéo dài hơn hai tuần, cần đến gặp bác sĩ tâm thần để có phương pháp điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh tình trạng rối loạn lo âu, mọi người nên nhận biết nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, trực tiếp đối mặt và không trốn tránh. Nếu như áp lực công việc quá lớn, nên tìm cách tự cân bằng, hoặc thay đối công việc hoặc chấp nhận nó, nhưng bên cạnh công việc có thêm thời gian giải trí, nghỉ ngơi, bình thường hóa các stress trong gia đình.(theo Báo ĐV)
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú không chỉ đối với những phụ nữ nghiện rượu mà còn ngay cả ở người ít uống bia rượu. Kết luận gây sốc này được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (American Medical Association) số ra ngày 1-11.
Các nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Harvard và Bệnh viện Phụ nữ Brigham (Mỹ) đã khảo sát gần 106.000 phụ nữ về tình trạng sức khỏe và lượng rượu bia họ tiêu thụ trong giai đoạn 1980-2008.

Kết quả cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ chỉ uống từ 3-6 cốc rượu mỗi tuần cao hơn 15% so với những phụ nữ không sử dụng đồ uống có cồn. Trong khi đó, tỉ lệ này đối với những người uống trung bình 2 cốc rượu/ngày lên tới 51%.
Ket luan gay soc ve ung thu vu
Theo TTXVN, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ uống rượu từ khi còn trẻ và những phụ nữ uống rượu sau tuổi 40 là như nhau. Đặc biệt, ở những đối tượng này, không có bằng chứng nào cho thấy việc ngừng sử dụng các đồ uống có cồn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, các chuyên gia gợi ý chị em có thể uống một chút rượu vang đỏ bởi điều này rất tốt cho sức khỏe.Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu. Đến nay, nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này vẫn là một ẩn số, song có nhiều giả thuyết cho rằng có thể là do sự tăng hormon giới tính trong cơ thể phụ nữ sau khi uống bia rượu.
5 loại thực phẩm tốt nhất trong tháng 11
Mùa nào thực phẩm ấy, cuối thu sang đông cũng có những loại thực phẩm đặc trưng. Vậy loại thực phẩm nào mới là tốt nhất cho cơ thể chúng ta?
Thời tiết thay đổi, nhất là khi chuyển sang đông sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị cúm và một số bệnh phổ biến về mùa đông. Nhiệm vụ của chúng ta lúc này là trang bị "vũ khí" cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. 5 loại thực phẩm phổ biến sau có thể làm tốt "nhiệm vụ" này.
Cải Brussels

Loại cải này có thể không được coi là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng nó lại là một nguồn tuyệt vời của vitamin C. Chính vì vậy mà nó được đánh giá là loại thực phẩm tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn uống của bạn trong mùa lạnh và phòng chống cúm. Là một loại rau họ cải, cải Brussels có chứa các hợp chất chống ung thư và cũng có thể giúp ngăn ngừa khối u phát triển. Ngoài ra, cải Brussels còn chứa ít calo (khoảng 1/2 bát rau cải này nấu chín chỉ chứa chỉ có 32 calo.
Bắp cải

Bắp cải rất giàu vitamin C và K, và cũng là một trong những thực phẩm hàng đầu để phòng ngừa ung thư. Ăn nhiều cải bắp có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt. Thêm vào đó, một nghiên cứu mới cho thấy ăn loại rau họ cải có thể giúp giữ cho chức năng hệ thống miễn dịch của bạn luôn hoạt động tốt.
Cà rốt
5 loại thực phẩm tốt nhất trong tháng 11, Tin tức trong ngày, suc khoe, thuc pham, toi tay, suc de khang, mien dich, bao
Cà rốt
Không chỉ là món ăn ưa thích của loài thỏ, cà rốt còn mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng đối với con người. Chất beta-carotene làm cho cà rốt màu cam tươi sáng, là một loại carotenoid có thể chuyển thành vitamin A trong cơ thể, và có thể giúp cải thiện tầm nhìn ban đêm của con người. Hơn nữa, carotenoid cũng như beta-carotene đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.
Tỏi tây
Tỏi tây là một thành phần tuyệt vời để thêm hương vị cho nước sốt, súp, thịt hầm và các món xào, nó cũng cung cấp một nguồn cung cấp chất xơ, sắt và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời tiết "ẩm ương" này.
Các loại bí
Bí là một nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa các chất chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất beta-carotene có trong bí sẽ chuyển thành vitamin A trong cơ thể, cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh và phát triển xương. Các loại bí về mùa đông cũng rất giàu kali, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển huyết áp cao.
Những thực phẩm không nên ăn sốngCó rất nhiều thực phẩm phổ biến hàng ngày bạn không nên ăn sống chúng vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Một số người ăn sống một số loại thực phẩm vì không phải chúng có lợi cho sức khỏe mà vì chúng có hương vị tuyệt vời. Nhưng có những thực phẩm dưới đây bạn không nên ăn sống mà cần phải được nấu chín để loại bỏ các chất độc hại và nhận được thêm nhiều giá trị dinh dưỡng khác.
Cà chua
Những thực phẩm không nên ăn sống, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, an toan thuc pham, mat ong, rau mam, thit bo
Khi ăn sống cà chua, sẽ chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ của lycopene được hấp thu vào cơ thể khi ăn chúng. Ngược lại, khi cà chua nấu chín, lycopene sẽ được hấp thụ nhiều hơn.
Bông cải xanh và súp lơ trắng
Những thực phẩm không nên ăn sống, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, an toan thuc pham, mat ong, rau mam, thit bo
Trong bông cải xanh và súp lơ trắng có chứa nhiều flavon. Nhưng nếu bạn ăn sống thì hầu như flavon không được hấp thụ. Hơn nữa chúng cũng chứa goitrogens ức chế chức năng tuyến giáp nếu không được nấu chín.
Khoai tây
Những thực phẩm không nên ăn sống, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, an toan thuc pham, mat ong, rau mam, thit bo
Trong củ khoai tây có chứa một hóa chất độc hại là alkaloid solanine. Hóa chất này tập trung ở hoa, mầm và vỏ khoai tây. Do đó, ăn khoai tây sống hoặc ăn khoai tây cả vỏ hay mầm khoai tây sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều hóa chất alkaloid solanine hơn. Đây là nguyên nhân gây nên những triệu chứng khó chịu với dạ dày, ruột, gan cũng như làm tổn thương tim.
Bột bánh ngọt
Bột làm bánh ngọt thường có chứa trứng sống. Trứng sống lại chứa khuẩn E.coli có thể gây ngộ độc cho bạn.
Cá hồi
Những thực phẩm không nên ăn sống, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, an toan thuc pham, mat ong, rau mam, thit bo
Những món ăn như sushi, gỏi sống có thể mang nhiều ký sinh trùng ceviche. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị lây nhiễm sán dây đường ruột lây truyền từ các loài cá nước ngọt này.
Rau mầm
Những thực phẩm không nên ăn sống, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, an toan thuc pham, mat ong, rau mam, thit bo
Đậu, đỗ và các loại rau mầm khác có thể chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli, và vi khuẩn Bacillus từ môi trường ủ mầm nóng ẩm và có thể mang tới nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, những trẻ em, người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu không nên ăn rau mầm.
Thịt bò và thịt lợn
Những thực phẩm không nên ăn sống, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, an toan thuc pham, mat ong, rau mam, thit bo
Có một danh sách dài các bệnh tật bạn có thể nhận được từ thịt sống vì chúng có chứa neurocysticercosis - một ký sinh trùng từ thịt lợn hoặc thịt bò chưa nấu chín. Từ đó chúng xâm nhập vào ruột, đến não bộ của bạn và có thể sinh sống nhiều năm trong cơ thể và gây ra những cơn động kinh.
Mật ong
Những thực phẩm không nên ăn sống, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, an toan thuc pham, mat ong, rau mam, thit bo
Mật ong có chứa các bào tử vi khuẩn gây ngộ độc, một căn bệnh thường gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Người lớn và trẻ em có nồng độ acid dạ dày cao nên có thể giết các bào tử vi khuẩn trong mật ong. Còn trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong.
Những lợi ích của thực phẩm nấu chín
Nấu chín thực phẩm thường mang lại sự hài lòng cho người thưởng thức nhiều hơn khi ăn sống chúng. Chưa kể, sự tăng nhiệt độ khi nấu nướng trong thực phẩm cũng tạo cảm giác no cho não bộ.
Những thực phẩm nấu chín cũng rất có lợi cho đường tiêu hóa của bạn, vì nó phản ứng hiệu quả hơn với những thức ăn được làm ấm.
Một số rau củ quả sẽ tạo nên nhiều chất xơ và được hấp thu tốt hơn khi nấu chín. 7 món ăn từ tôm, tép bổ thận tráng dương: Người xưa thường nói: Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã... ý nói ăn tôm sẽ giữ mãi được tuổi thanh xuân. Tôm rất giàu chất dinh dưỡng như protein, lipid và vitamin B12, magie, photpho, iôt, đồng… và cung cấp nhiều calo.
1. Trường thọ như ý: Tôm tươi bóc vỏ 20g, trứng gà 2 quả, thịt lợn xay 30g, tinh bột, gia vị vừa đủ. Tôm băm nhỏ, trộn với thịt lợn xay, lòng trắng trứng, tinh bột, gia vị, gừng tỏi làm thành viên nhồi vào nấm hương chưng chín. Đây là món “Trường thọ như ý”.
7 món ăn từ tôm, tép bổ thận tráng dương, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, bo than, trang duong, nam khoa
2. Tôm xào tam thất: tôm bóc vỏ 100g, rau hẹ 300g, trứng gà 1 quả, bột tam thất 5g, bột ướt, gia vị . Bột tam thất bỏ vào bát với bột ướt, muối, trứng gà rồi trộn đều, xào với dầu rồi cho rau hẹ xào chín, nêm gia vị là được. Bài này dùng tốt cho nam giới yếu sinh lý và nữ bị lãnh cảm, vô sinh do tử cung lạnh.
3. Tôm càng xanh 150g, sài hồ 10g, quế chi 10g, đậu xị 15g, gừng hành tỏi vừa đủ. Các vị thuốc cho vào túi, đổ nước vừa đủ rồi nấu với tôm chừng 20 phút, vớt tôm ra. Các vị kia xào thơm rồi cho tôm vào xào lại, thêm nước tinh bột vào thành nước sền sệt để ăn. Ngày ăn 1 lần, ăn trong 1 tháng.
4. Tôm nõn 250g, rau hẹ 100g. Cho tôm đã rửa sạch vào rán, sau đó cho hẹ vào xào chín để ăn. Món này thích hợp với bệnh nhân vô sinh do ít tinh trùng.
5. Đảng sâm 10g, đương quy 9g, tôm 200g, trứng gà 1 quả, cải non 200g, bún tàu 50g, bột năng 30g, xì dầu 10g, tiêu, muối vừa đủ, canh gà 500ml, sâm quy sấy khô tán bột. Tôm giã nhuyễn, cải thái khúc. Trộn tôm, đảng sâm, đương quy, xì dầu, muối với trứng đánh đều vo thành viên. Bỏ canh gà vào nồi, cho bún tàu vào đun sôi rồi cho viên tôm vào nấu chín. Ngày ăn 1 lần, ăn thịt tôm, uống canh. Món này có tác dụng ôn dương bổ thận.
6. Thịt dê 200g thái miếng 200g, rau hẹ 100g, tép moi 50g ngâm vào nước ấm 10 phút sau đó cho rượu gạo, muối trộn đều để khử mùi tanh. Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào nóng đổ thịt dê vào xào, sau đó cho tép moi vào, thêm một ít nước hầm âm ỉ. Sau khi thịt dê chín nhừ thì cho hẹ, mì chính, muối vừa ăn. Nên chọn thịt dê có da là tốt nhất vì hầm lâu, nước canh sau khi hầm có nhiều chất béo, đậm đà ăn rất ngon. Món này có tác dụng bổ hư nhược, ích tinh khí, cường lưng thận.
7. Tép moi khô 200g, tỏi 100g, bột gia vị vừa đủ. Phi thơm tỏi và cho tép vào xào, nêm bột gia vị xào đến khi chín là được. Món này có tác dụng chữa liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, đau lưng mỏi gối.
theo BS. Phó Đức Thuần (Sức khỏe & Đời sống)
Bài thuốc chữa viêm họng cấp và mạn tính

Thời tiết nóng lạnh, mưa nắng thất thường cùng với môi trường ngày càng ô nhiễm, nghiện thuốc lá… khiến bệnh viêm họng rất phổ biến trong cộng đồng.
Theo Ðông y, viêm họng thuộc phạm vi chứng tý, gọi là hầu tý. Viêm họng có hai thể cấp tính và mạn tính. Viêm họng cấp tính nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn kết hợp đàm nhiệt bên trong cơ thể mà gây bệnh; viêm họng mạn tính do đàm nhiệt lâu ngày tích tụ làm tổn thương phế âm mà gây bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm họng theo từng thể bệnh.
Bài thuốc chữa viêm họng cấp và mạn tính, Tin tức trong ngày, Suc khoe, y te, bai thuoc dan gian, viem hong, ho
Bạc hà.
Viêm họng cấp tính: Người bệnh thấy đau rát trong cổ họng, niêm mạc họng rất đỏ, sưng nề, ho từng cơn, có đờm nhầy, lúc đầu trắng, sau đặc có màu vàng. Người bệnh có thể sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Phương pháp chữa: sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm. Có thể dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: kinh giới 16g, bạc hà 8g, kim ngân 12g, cỏ nhọ nồi 8g, huyền sâm 12g, xạ can 4g, sinh địa 12g, tang bạch bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
Bài 2:kinh giới 12g, bạc hà 6g, kim ngân 20g, cát cánh 4g, liên kiều 12g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 12g, sinh địa 12g, cương tàm 12g, huyền sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Viêm họng mạn tính: Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm quánh dính hoặc trắng nhầy (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, gặng hắng. Niêm mạc họng có những điểm sung huyết màu đỏ nhạt, rải rác có những hạt lympho màu trắng (viêm họng hạt). Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virut, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp. Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, hóa đàm. Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1:sinh địa 16g, xạ can 6g, huyền sâm 16g, kê huyết đằng 12g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, tang bạch bì 12g, bạch cương tàm 8g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: sa sâm 16g, thiên hoa phấn 6g, hoàng cầm 12g, cát cánh 4g, tang bạch bì 12g, cam thảo 4g.
Nếu cổ họng có nhiều hạt lympho gia xạ can 8g. Họng khô rát gia thạch hộc 16g, huyền sâm 12g. Nếu đờm quánh dính, khó khạc ra được gia qua lâu 8g, bối mẫu 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Để phòng tránh viêm họng, hằng ngày cần:
Súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng để sát khuẩn họng và miệng.
Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Nên ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…
Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc, hạn chế các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
Không hút thuốc, uống rượu.
Thường xuyên mở cửa để không khí lưu thông.
Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây viêm họng đỏ cấp.
theo Lương y Thái Hòe (Sức khỏe & Đời sống)
Thực phẩm tốt cần thiết cho bà bầu
Thật ra nhu cầu năng lượng khi mang thai tăng không nhiều, chỉ cần thêm 300-350 kal. Bạn không cần ăn quá nhiều nhưng là phải ăn đủ chất cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cần thiết cho bà bầu.Điều đầu tiên là bạn cần xem lại trọng lượng của chính mình để lựa chọn thực phẩm cho đúng hướng. Có nhiều cách khác nhau giúp bạn và em bé bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn không cần ăn tất cả các loại thực phẩm dưới đây nhưng có thể lựa chọn một số loại thực phẩm bạn thích. Chúng là những loại thực phẩm hàng đầu tốt cho sức khỏe thai phụ.
1. Trứng
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Bạn có ngạc nhiên không khi quả trứng chỉ chứa có 90 calo nhưng chúng chứa tới 12 loại vitamin và khoáng chất. Trứng chứa nhiều protein rất tốt cho thai kì. Mỗi tháng, em bé của bạn phát triển theo cấp số nhân, mà mỗi tế bào lại cầu tạo nên từ protein nên nhu cầu protein của bạn cần thiết tới mức nào.
Trứng cũng chứa nhiều choline, thúc đẩy sự phát triển của bé đặc biết là trí não, giúp ngăn ngừa khuyết tật ở ống thần kinh. Ngoài ra trứng còn chứa omega 3 cần thiết cho sự phát triển của não và thị lực.
Trứng có chứa nhiều chất béo bão hòa trong trứng không nhiều cholesterol bằng các thực phẩm khác tìm thấy trong tự nhiên. Phụ nữ với hàm lượng cholesterol bình thường trong máu có thể ăn một đến 2 quả trứng mỗi ngày.

2. Cá hồi
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Cá hồi với hàm lượng protein cao đặc biệt là omega3 hoàn toàn tốt cho thai phụ. Những đứa trẻ mà mẹ của chúng trong thời gian mang thai ăn đủ lượng axit béo omega 3, khi lớn lên chúng sẽ có chỉ số IQ cao. Không giống với cá kiếm, cá thu, cá ngừ, cá hồi có hàm lượng metyl thủy ngân thấp nên không gây hại với sự phát triển thần kinh của bé.

Tuy vậy, ngay cả với cá hồi có hàm lượng thủy ngân thấp như vậy, các chuyên gia cũng chỉ khuyên bạn nên ăn nhiều nhất là 0,3kg trong một tuần.


3. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu lăng, dậu xanh, đậu đỏ, đậu đen... là sự lựa chọn tốt cho thai phụ. Chúng ta nên biết rằng các loại đậu rất giàu năng lượng, chất xơ và protein như các loại rau.
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Bạn đã biết vai trò của protein với quá trình mang thai nhưng chắc bạn chưa biết rằng chất xơ là người bạn tốt nhất trong 9 tháng thai kì của bạn. Khi mang thai, hệ thống tiêu hóa của bạn chậm lại. Bạn có nguy cơ mắc bệnh táo bón và bệnh trĩ. Chất xơ sẽ giúp bạn ngăn ngừa và giảm các bệnh này.

Ngoài chất xơ ra, các loại đậu còn chứa một số chất khác như sắt, canxi, folate và kẽm.


4. Khoai lang

Khoai lang màu vàng chứa nhiều carotein, và nhiều sắc tố thực vật được chuyển thành vitamin A tốt cho sức khỏe thai phụ.
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Mặc dù tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây nguy hiểm nhưng với carotein thì lại là chuyện khác. Carotein sẽ chỉ chuyển thành vitamin A khi thật sự cần thiết. Do vậy, bạn không nên hạn chế ăn các loại rau và trái cây giàu vitamin A.

Khoai lang cũng cung cấp cả vitamin C, folate và chất xơ. Bà bầu có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn với khoai lang.

5. Bỏng ngô và các ngũ cốc khác.

Bạn có thể ăn các loại bỏng ngô hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và nhiều dưỡng chất khác trong đó có vitamin E, selenium và các hợp chất thực vật bảo vệ các tế bào.
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Trong đó, gạo lức, lúa mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, yến mạch là nguồn thực phấm rất giàu chất xơ, sắt và vitamin B. Chúng ta đều biết nhóm vitamin B rất quan trọng giúp cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh và tạo tiền đề để thai nhi phát triển tốt nhất.

6. Thịt
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng 50%. Nhu cầu hấp thụ chất sắt hàng ngày tăng lên gấp đôi nên cần phải bổ sung thêm nhiều thức ăn giàu sắt. Nếu bà bầu không có đủ lượng sắt cần thiết trong cơ thể thì sẽ rất dễ bị mệt mỏi. Thịt chứa nhiều chất sắt mà cơ thể dễ dàng hấp thụ.Vì vậy, ăn thịt sẽ giúp cho cơ thể bé hình thành và phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai.

7. Rau

Các bà bầu nên ăn nhiều rau xanh để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng vitamin và các chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho cả sự phát triển của thai nhi. Rau bina chứa hàm lượng axit folic và sắt cao. Cải xoăn và cây củ cải cũng là nguồn cung cấp calcium rất tốt. Bạn có thể sử dụng loại rau diếp lá xanh thẫm cho món xa lát bởi màu lá càng xanh thì càng giàu vitamin.
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Khi mang thai, nhu cầu về những loại chất dinh dưỡng kể trên rất nhiều. Nếu trong thời kỳ thai nghén, bạn sợ ăn rau thì có thể bổ sung bằng cách uống nước ép của chúng. Bạn nên dùng thử một ít với những thứ mà bạn thích nhất. Dần dần, hãy nâng số lượng sử dụng lên.

8. Sữa
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Sữa cung cấp canxi và các loại vitamin khác như A, D… Bạn có thể dùng sữa bà bầu hoặc vitamin tổng hợp ngay trước thời gian có em bé từ 2 – 3 tháng. Lợi ích của nó sẽ giúp cho cơ thể mẹ hoàn thiện hơn về thể chất để sẵn sàng đón nhận thai nhi và đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ cũng như sức khỏe của mẹ sau sinh và em bé được sinh ra sau này.

9. Táo
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Với đầy đủ các vitamin, hyđrat cácbon, chất khoáng… đặc biệt là vitamin C, táo giúp cơ thể chống lại dịch bệnh, giúp ăn ngon miệng và ngủ tốt. Một vài lát táo cắt mỏng khi vừa ngủ dậy cũng giúp giảm buồn nôn vào mỗi buổi sáng.

10. Các loại quả mọng
10 thuc pham tot nhat cho ba bau
Các loại quả mọng được gọi là siêu thực phẩm đối với bà bầu vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C. Vai trò của chất chống oxy hóa trong thời gian mang thai có thể nhiều người chưa biết. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng này vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cho trẻ.

Nghiên cứu cũng cho thấy có một mối liến hệ giữa lượng chất chống oxy hóa và tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật – một bệnh nghiêm trọng trong thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ đặc biệt là bà bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này vào cơ thể mỗi ngày.


Ý kiến chuyên gia:

- Từ bỏ thói quen uống cà phê mỗi sáng. Bạn cần ăn bữa sáng đầy đủ với đạm, ngũ cốc, vitamin.

- Không được bỏ bữa trưa và không được để đói bụng.

- Dần chuyển sang chế độ ăn 5 bữa/ngày.

- Ăn từng bữa nhỏ, nhai chậm, không ăn vội.

- Đừng ép mình ăn. Hãy thay thế những món không ưa thích bằng những món khác nhưng phải bổ dưỡng.

- Từ chối các loại bánh ngọt.

4 loại rau cần tăng cường ăn trong mùa đông
(Dân trí) - Tạp chí New York gần đây đã công bố danh sách 4 loại rau bạn và gia đình nên ăn trong mùa đông để tăng cường hệ miễn dịch và tránh xa bệnh tật mùa lạnh giá này.
Theo đó, bạn nên bổ sung thường xuyên 4 loại rau dưới đây vào thực đơn lành mạnh hàng ngày để chống lại cảm lạnh, cho làn da không bị khô nẻ và nhiều nếp nhăn. Nguyên nhân là do những loại rau này có nhiều vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó chúng lại có nhiều chất chống ô xy hóa rất tốt để ngăn ngừa tình trạng da lão hóa trong mùa đông.
1. Quả bí ngô

Là một loại quả rất phổ biến trong mùa đông và chúng có màu vàng tươi sáng bắt mắt. Điều này cũng có nghĩa là chúng có chứa nhiều chất carotenoids giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hữu hiệu.
Bí ngô cũng rất giàu chất chống ô-xy hóa và là một loại thực phẩm chống viêm có thể ngăn chặn tất cả các nguy cơ bệnh tật xâm nhập vào cơ thể.
Vào mùa đông, bạn có thể nấu canh bí ngô hay nướng chúng hoặc làm súp bí ngô đều là những món ăn rất tuyệt và nhận được nhiều lợi ích bảo vệ sức khỏe.
2. Củ cải đường

Củ cải đường cũng là một loại rau phổ biến trong thời tiết lạnh. Củ cải đường rất giàu folate và vitamin C, chúng nổi tiếng là một loại thực phẩm trị khản tiếng, chảy máu cam, nhiệt miệng trong mùa đông.
Để nhận được những lợi ích từ củ cải đường, bạn có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, kho, xào, làm dưa…
3. Củ cải trắng

Củ cải trắng giúp làm sạch và hỗ trợ tiêu hóa bởi nó giúp làm sạch dạ dày, đào thải các độc tố của cơ thể ra ngoài.
Ngoài chế biến củ cải thành món ăn, bạn có thể uống nước ép củ cải cũng giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng để đối phó với cảm lạnh, cảm cúm trong mùa đông.
4. Cải bắp
Cải bắp cũng được coi là một loại rau phổ biến trong mùa đông. Đặc biệt những cải bắp lá xoăn là thực phẩm tuyệt vời để ăn kèm cùng các món hầm, súp, mì ống nóng hổi trong ngày đông giá lạnh.
Cải bắp cũng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều chất chống ô-xy hóa và nhiều vitamin thực vật lành mạnh. Đây là một loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

1 comment: