Friday, September 30, 2011

Đất hiếm

Các nguyên tố đất hiếmCác kim loại đất hiếm, theo IUPAC là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười bốn trong mười lăm của nhóm Lantan (loại trừ promethi), có hàm lượng rất nhỏ có trong Trái Đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Nhóm đất hiếm thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học. Tuy vậy, đất hiếm vẫn được tổ chức USPTO sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.Nhiều tin báo chí nói rằng Trung Quốc có thể gây áp lực chính trị và kinh tế đối với Nhật Bản bằng cách giảm bớt nhịp độ xuất khẩu “đất hiếm.”

Trung Quốc phủ nhận việc đưa ra hành động như vậy.

Các khoáng chất “đất hiếm” được sử dụng trong nhiều sản phẩm kỹ thuật cao như máy vi tính và bình điện dùng cho xe hơi vừa chạy xăng vừa chạy điện, khiến các vật liệu này trở nên thiết yếu đối với những sản phẩm điện tử xuất khẩu của Nhật Bản.

“Đất hiếm” bao gồm 17 nguyên tố kim loại trong đó có Yttrium và lanthanum. Đất hiếm có tính chất xúc tác, hóa học, và điện cùng các đặc tính khác.

Đại đa số “đất hiếm” xuất khẩu từ Trung Quốc là nơi có các mỏ lớn nhất chứa các chất liệu này.

Cũng có các mỏ “đất hiếm” tại Úc, Hoa Kỳ, và một số quốc gia khác.
Năm 1992, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Trung Đông có dầu hỏa, Trung Quốc chúng tôi có đất hiếm”. Đất hiếm gồm 17 khoáng chất chiến lược sử dụng trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Do đó, cũng như dầu hỏa, đất hiếm có thể trở thành vũ khí như cuộc khẩu chiến Trung-Nhật xảy ra vài tháng gần đây đã chứng minh.
Hàng hiếm, giá tăng
Trước những năm 1980, Mỹ là nước sản xuất đất hiếm số một thế giới. Sau đó, trọng tâm dịch chuyển sang Trung Quốc. Đất hiếm Trung Quốc càng có giá hơn khi công ty duy nhất còn khai thác đất hiếm ở Mỹ là Công ty Molycorp đóng cửa năm 2002.
Mỹ và Úc tuy sở hữu lần lượt 15% và 5% tài nguyên đất hiếm nhưng đã ngừng khai thác vì hai lý do: Ô nhiễm môi trường và cạnh tranh không lại với giá bán đất hiếm Trung Quốc. Như thế, Trung Quốc sở hữu 1/3 tài nguyên đất hiếm nhưng năm 2009 sản xuất đến 97% sản lượng tiêu thụ đất hiếm toàn cầu.
Tổng Giám đốc Matthieu Courtecuisse và chuyên viên tư vấn Quentin Derumaux của Công ty SIA Conseil (trụ sở chính ở Pháp) nhận định: Trung Quốc nhận thức rõ vai trò chiến lược của đất hiếm và đã chơi ván bài hai mặt.
Đất hiếm chờ xuất khẩu sang Nhật ở Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: AFP
Một thời gian dài Trung Quốc bán đất hiếm với giá rẻ và đã đánh sập ngành sản xuất đất hiếm của các nước khác. Nguyên nhân giá đất hiếm Trung Quốc rẻ hơn vì chi phí sản xuất thấp và những ràng buộc về ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc không cao.
Từ năm 2006, Trung Quốc bắt đầu siết hầu bao lại trong bối cảnh các nước đã lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc. Quota xuất khẩu đất hiếm giảm từ 5% đến 10% mỗi năm với lý do nguồn dự trữ đất hiếm có thể cạn kiệt.
Tháng 7 mới rồi, Trung Quốc lại gia tăng sức ép khi quyết định giảm quota xuất khẩu 72% trong nửa cuối năm 2010. Giữa tháng 10, Trung Quốc tuyên bố dự kiến sẽ giảm quota trong năm tới khoảng 30%. Sản lượng xuất khẩu 60.000 tấn đất hiếm Trung Quốc năm 2004 giảm chỉ còn phân nửa trong năm 2010. Giá đất hiếm theo đó tăng lên vùn vụt. Ví dụ như giá dysprosium từ 150 USD/kg đã tăng lên 400 USD hồi năm ngoái.
Các dự án mới
Nhật tiêu thụ 1/5 nhu cầu đất hiếm thế giới và dự báo nguồn dự trữ đất hiếm của Nhật sẽ cạn kiệt vào tháng 3-2011. Tuy nhiên, cuối tháng 9, các công ty Nhật ghi nhận nguồn xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc bắt đầu teo tóp dần.
Báo New York Times (Mỹ) đưa tin, từ cuối tháng 10, đến lượt đất hiếm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ có thể sẽ bị hạn chế vì Trung Quốc muốn trả đũa Mỹ đã điều tra Trung Quốc trợ cấp trái phép cho ngành công nghiệp xanh.
Hồi tháng 6, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã lập danh sách 14 loại đất hiếm mà nguồn cung cấp mang tính chất sống còn cho ngành công nghiệp châu Âu, ở châu Âu không có mỏ khai thác nào và có nguy cơ sẽ thiếu.
Thái độ của Trung Quốc đối với đất hiếm đã làm nhiều nước phải tìm đường xoay xở. Nhật đã đưa ra một chương trình quốc gia nhằm khơi nguồn cung cấp đất hiếm và nghiên cứu tìm kiếm nguyên liệu thay thế đất hiếm.
Dự kiến năm 2011, Nhật sẽ chi ngân sách 1,25 tỉ USD (tương đương tổng giá trị đất hiếm sản xuất trong một năm) để cung cấp đất hiếm ngoài nguồn Trung Quốc. Nhật và Việt Nam cũng sẽ hợp tác khai thác đất hiếm. Tại Việt Nam, theo các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở vùng Tây Bắc và ven biển các tỉnh miền Trung.
Mỹ bắt đầu tổ chức khai thác lại các mỏ đất hiếm ở Mỹ. Dự kiến Công ty Molycorp sẽ khai thác mỏ ở California trở lại vào năm 2011 với sản lượng 20.000 tấn quặng mỗi năm. Lầu Năm Góc đã tiến hành nghiên cứu để hạn chế sự phụ thuộc của quân đội Mỹ đối với đất hiếm.
Đức (nhập khẩu mỗi năm từ 3.000 đến 5.000 tấn đất hiếm) đưa ra hàng loạt biện pháp sẽ tìm nguồn cung cấp đất hiếm từ Mông Cổ, Namibia và Mỹ.
Ở Úc, Công ty Lynas sẽ khai thác mỏ Mount Weld vào năm tới với sản lượng hằng năm dự kiến 20.000 tấn. Ở Nam Phi, Tập đoàn Mỏ Great Western Minerals của Canada cũng bắt đầu khai thác mỏ Steenkampskraal từ năm tới với sản lượng 5.000 tấn/năm. Nhiều dự án khai thác khác cũng đã khởi động tại Canada.
Ngày 24-10, trong buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Tương Diệu Bình tại Nhật, Bộ trưởng Bộ Thương mại Nhật Akihiro Ohata đã đề nghị Trung Quốc hủy bỏ lệnh ngưng xuất khẩu đất hiếm.
Thứ trưởng Tương Diệu Bình khẳng định Trung Quốc không cấm vận xuất khẩu đất hiếm mà hải quan Trung Quốc đang siết chặt thủ tục, kiểm tra kỹ lưỡng hơn mọi lô hàng đất hiếm xuất đi các nước chứ không riêng gì Nhật nhằm mục đích chống buôn lậu. Thứ trưởng Tương Diệu Bình hứa sẽ không để cuộc khủng hoảng đất hiếm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hai nước.
Bộ trưởng Akihiro Ohata đã đề nghị lãnh đạo hai nước nên gặp nhau bàn về vấn đề đất hiếm bên lề hội nghị ASEAN tại Hà Nội vào cuối tháng này. Đến chiều 24-10, hải quan Trung Quốc vẫn chưa duyệt cho xuất khẩu lô hàng đất hiếm nào.
Khi ưu thế sản xuất các nguyên tố đất hiếm chuyển từ Mountain Pass của Hoa Kỳ sang Bayan Obo của Trung Quốc trong các năm đầu thập niên 1990 thì các ngành công nghệ cao phương Tây biết rằng đã đến lúc phải sống chung với châu Á, trong đó có Việt Nam, để bảo đảm nguồn cung yttrium và 15 nguyên tố lanthanid vốn là nguyên liệu chìa khóa cho hàng ngàn ứng dụng kỹ thuật cao.
Việc khai thác công nghiệp các quặng đất hiếm lần lượt bắt đầu từ các năm 1950, đến nay, trải qua 4 thời kỳ: Trước hết là thời kỳ khai thác monazit sa khoáng trên các bãi biển; nhưng khoáng vật phosphat đất hiếm này chứa nhiều thorium có tính phóng xạ, nên từ năm 1965 bắt đầu thời kỳ mới khai thác carbonat đất hiếm bastnasit nơi các mạch đá vùng núi Pass bang Colorado (Mỹ). Từ năm 1983, đất hiếm Hoa Kỳ mất thế độc tôn do việc mở ra nhiều mỏ đất hiếm ở các nước khác nhau. Đến năm 1991 thì ưu thế lại nghiêng về phía Trung Quốc với sự phát hiện các mỏ đất hiếm ngoại sinh giàu yttrium, dễ khai thác, dễ chế biến, bao gồm hai loại quặng sắt đất hiếm và quặng laterit đất hiếm. Năm 2005 vùng mỏ Bayan Obo (Bạch Vân Ngạc Bác) của Trung Quốc cung cấp phần lớn nguyên liệu cho việc sản xuất 98.000 tấn trong tổng số 105.000 tấn đất hiếm của thế giới.
Nguyên liệu chính của công nghệ cao
Suốt 4 thập kỷ qua, các tính năng vật lý và hóa học đặc biệt của các nguyên liệu đất hiếm là trung tâm của các nghiên cứu, sáng tạo, phát minh với rất nhiều ứng dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, kiểm tra ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu cho các ứng dụng từ tính… và dĩ nhiên trong các ngành chiếu sáng, luyện kim, điện tử, trong các kỹ thuật quân sự từ màn hình radar đến tia laser và hệ thống điều khiển tên lửa. Thật hiếm có loại nguyên liệu nào như đất hiếm, vừa có tính ứng dụng phổ quát, vừa có tính kỹ thuật cao, lại vừa có nhiều triển vọng áp dụng cho tương lai, ví như sản xuất các thùng chứa và ống dẫn hydrogen nhiên liệu cho thời kỳ thế giới cạn kiệt dầu mỏ.
Giá các kim loại đất hiếm, sau nhiều lần điều chỉnh nhờ phát hiện các trữ lượng bổ sung và cải tiến công nghệ sản xuất, cho đến nay vẫn còn rất cao và vì thế còn hạn chế nhiều phạm vi ứng dụng. Giá bán mỗi ký kim loại lanthanum và cerium năm 2003 lần lượt là 25 và 30 USD, gadolinium và yttrium là 78 và 96 USD, erbium và ytterbium là 180 và 484 USD, đặc biệt lên đến 1.600 USD, 3.000 USD và 4.000 USD đối với europium, thullium và lutetium! Nhưng, do tính chất không độc hại và các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay.
Nguồn tài nguyên đất hiếm Việt Nam
Theo Tổng cục địa chất, trữ lượng các mỏ đất hiếm ở Việt Nam khoảng 7 - 8 tỉ tấn, điều kiện khai thác thuận lợi. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển ngành công nghiệp điện tử, thủy tinh, luyện kim...
Mỏ đất hiếm Đông Pao nằm trên địa phận xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản 3 quản lý khai thác. Mỏ đất hiếm Đông Pao bao gồm trên 30 thân quặng lớn nhỏ đã được tìm kiếm tỉ mỉ với tài nguyên trữ lượng đạt trên 10,6 triệu tấn R2O3; 34,7 triệu tấn CaF2; 66,7 triệu tấn BaSO4. Riêng 2 thân quặng F.3 và F.7 do Tổng công ty khoáng sản Việt Nam quản lý khai thác đã được thăm dò trữ lượng. Hiện tại, mới chỉ tiến hành khai thác quặng fluorit với sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn CaF2 hàm lượng 75 - 80%, cung cấp cho luyện kim.
Nguồn đất hiếm ở nước ta đã được phát hiện và khảo sát hàng chục năm trước trong nền đá cổ ở miền Bắc (Promeli, 1989). Việc ban hành và gần đây sửa đổi bổ sung Luật khoáng sản đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư quan tâm tốt hơn đối với nguồn tài nguyên quý giá này, vừa có giá trị kinh tế cao vừa là tiền đề phát triển nhiều ngành công nghệ cao ở ngay trong nước, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO và trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới. Điều đáng mừng là cho đến nay tài nguyên đất hiếm nước ta vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, gồm các mạch đá “kiểu Mountain Pass” ở miền Bắc và các đới quặng ngoại sinh dễ khai thác “kiểu Bayan Obo” ở miền Nam. Ở Trung Quốc, nhằm mục đích hiện đại hóa ngành công nghiệp, việc “nghiên cứu cơ bản nguyên liệu đất hiếm” được xếp vào một trong 15 nội dung tối ưu tiên của Bộ khoa học và công nghệ nước này.
Cụm công trình “Công nghệ đất hiếm phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường” vừa được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ 2005. Nhóm nghiên cứu đề tài thuộc Viện Khoa họa vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tìm ra những công nghệ biến đất hiếm thành những sản phẩm hữu ích, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

17 kim loại có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất gọi là đất hiếm, thường nằm trong các mỏ quặng và cát đen. Sở dĩ chúng được gọi là "hiếm" bởi chiết tách những nguyên tố tinh sạch này rất khó. Từ những năm 60, các nhà địa chất đã đánh giá trữ lượng đất hiếm ở ta khoảng 10 triệu tấn năm rải rác ở các mỏ quặng nằm ở vùng Tây Bắc, đặc biệt nhiều ở Yên Bái và dạng cát đen phân bố ở ven biển miền Trung.
Công nghệ chiết tách, ứng dụng đất hiếm xuất hiện đầu những năm 1970 và hiện mới có Viện Khoa học vật liệu, Viện Năng lượng nguyên tử và Viện Khoáng sản nghiên cứu quặng này.
Ba hướng ứng dụng đất hiếm:
1. Sử dụng làm chế phẩm vi lượng ĐH 93 nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
2. Sử dụng trong xúc tác lọc khí độc từ lò đốt rác y tế và ôtô xe máy.
3. Sử dụng để chế tạo nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ.
Cả ba hướng nghiên cứu trên đều được tiến hành từ 1990. Theo PGS-TS Lưu Minh Đại, ĐH 93 dùng trong nông nghiệp như một thứ phân bón vi lượng, giảm lượng phân bón thông thường. Với kết quả thử nghiệm trên lúa, kết quả cho thấy lúa được phun ĐH 93 tăng 8% đến 12% sản lượng, giảm lượng hạt lép, lá lúa dày hơn, cứng cáp hơn. Đặc biệt, lúa trổ đều, chín sớm hơn một tuần giảm nhiều công chăm sóc.
Đất hiếm còn có tác dụng giảm thải khí độc từ lò đốt rác y tế và khói xe. Sau khi chiết tách được các kim loại đất hiếm sạch, các nhà khoa học sử dụng chúng trong một loại vật liệu xúc tác, được đùn đúc dưới dạng than tổ ong. Đặt những "viên than” này trong hệ thống xả khói của lò đốt hoặc ống xả của xe, khi khí thải đi qua sẽ xảy ra phản ứng hóa học.
Đất hiếm là thành phần cơ bản để chế tạo nam châm vĩnh cửu NdFeB. Đây là loại nam châm tối ưu hiện nay dùng trong máy phát thủy điện cỡ nhỏ. Theo TS. Đại, hiện sáu máy phát điện công suất từ 200 đến 1.000W đã được lắp đặt ở các vùng đồng bào thiểu số Hoàng Su Phì (Hà Giang), Kỳ Sơn (Nghệ An). Nhóm nghiên cứu đãcó thể khảo sát, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, nghe nhìn cho nhiều cụm dân cư chưa có lưới điện quốc gia, chi phí này chỉ bằng 1/10 so với phương án trạm thủy điện nhỏ. Thiết bị này có chất lượng tương đương mà giá thành chỉ bằng 20% sản phẩm nhập ngoại.
Triển vọng ngành khoa học non trẻ:
Hiện tỉnh Đồng Tháp, một vựa lúa của Nam Bộ đã nhận bàn giao công nghệ ứng dụng đất hiếm để sản xuất phân vi lượng ĐH 93.
Tháng 10 tới một nhà máy chế biến ĐH 93 đặt trong khuôn viên Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam sẽ đi vào sản xuất, cung cấp nhiều hơn cho người nông dân chế phẩm độc đáo này. Lò đốt rác thải y tế CAMAT do Viện chế tạo, có bộ lọc khí độc đã được lắp đặt ở Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Tây Ninh...
Ngoài các tác dụng trên, đất hiếm còn có thể ứng dụng chế tạo các thiết bị tuyển từ trong công nghiệp khai khoáng, diệt những cây cổ thụ đã mục ở các di tích cổ…
Chỉ ba năm sau năm1985 (năm nghiên cứu đầu tiên) các nhà khoa học đã chiết tách được những ôxít đất hiếm sạch đến 99% và nay, ứng dụng của nó đã thu lợi hàng trăm tỷ đồng. Viện Vật liệu đã làm chủ được các công nghệ cơ bản như chiết tách, dùng đất hiếm làm phân vi lượng, làm nam châm vĩnh cửu.
Dưới đây là danh sách 17 nguyên tố đất hiếm.
Z↓ Kí hiệu↓ Tên↓ Từ nguyên học Ứng dụng tiêu biểu
21 Sc Scandi từ tiếng Latin Scandia (Scandinavia), nơi quặng đất hiếm này đầu tiên được phát hiện. hợp kim Nhôm-scandi
39 Y Yttri từ làng Ytterby, Thụy Điển, nơi phát hiện quặng đất hiếm này đầu tiên. granat YAG, YBCO Siêu dẫn nhiệt độ cao
57 La Lantan trong tiếng Hy Lạp "lanthanon", nghĩa là Tôi ẩn nấp. High refractive index glass, flint, hydrogen storage, battery-electrodes, camera lenses, fluid catalytic cracking catalyst for oil refineries
58 Ce Xeri for the dwarf planet Ceres. Chemical oxidizing agent, polishing powder, yellow colors in glass and ceramics, catalyst for self-cleaning ovens, fluid catalytic cracking catalyst for oil refineries
59 Pr Praseodymi from the Greek "praso", meaning leek-green, and "didymos", meaning twin. Rare-earth magnets, lasers, green colors in glass and ceramics, flint
60 Nd Neodymi from the Greek "neo", meaning new-one, and "didymos", meaning twin. Rare-earth magnets, lasers, violet colors in glass and ceramics, ceramic capacitors
61 Pm Promethi for the Titan Prometheus, who brought fire to mortals. Nuclear batteries
62 Sm Samarium for Vasili Samarsky-Bykhovets, who discovered the rare earth ore samarskite. Rare-earth magnets, lasers, neutron capture, masers
63 Eu Europi for the continent of Europe. Red and blue phosphors, lasers, mercury-vapor lamps
64 Gd Gadolini for Johan Gadolin (1760–1852), to honor his investigation of rare earths. Rare-earth magnets, high refractive index glass or garnets, lasers, x-ray tubes, computer memories, neutron capture
65 Tb Terbi for the village of Ytterby, Sweden. Green phosphors, lasers, fluorescent lamps
66 Dy Dysprosi from the Greek "dysprositos", meaning hard to get. Rare-earth magnets, lasers
67 Ho Holmi for Stockholm (in Latin, "Holmia"), native city of one of its discoverers. Laser
68 Er Erbi for the village of Ytterby, Sweden. Lasers, vanadium steel
69 Tm Thuli for the mythological land of Thule. Portable X-ray machines
70 Yb Ytterbi for the village of Ytterby, Sweden. Infrared lasers, chemical reducing agent
71 Lu Luteti for Lutetia, the city which later became Paris.

Viết tắt

Dưới đây là các kí hiệu viết tắt của các nguyên tố đất hiếm thường được sử dụng:
  • RE = đất hiếm
  • REM = kim loại đất hiếm
  • REE = nguyên tố đất hiếm
  • REO = ôxit đất hiếm
  • LREE = nguyên tố đất hiếm nhẹ (La-Sm)
  • HREE = nguyên tố đất hiếm nặng (Eu-Lu)

[sửa] Ứng dụng

  • Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện
  • Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng
  • Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng
  • Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử
  • Dùng chế tạo các đèn catot trong các máy vô tuyến truyền hình
  • Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
  • Dùng làm vật liệu siêu dẫn
  • Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện
  • Được ứng dụng trong công nghệ laser
Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã tách được các nguyên tố đất hiếm đạt đến độ sạch đến 98-99% và ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau trong công nghiệp.
Kim loại đất hiếm gần đây thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Kim loại đất hiếm được ví như “muối của cuộc sống” với cuộc cách mạng công nghệ cao.
Tháng trước, Trung Quốc đã cắt nguồn cung cấp đất hiếm xuất khẩu sang Nhật Bản. Trung Quốc và Nhật Bản trước đó đã xảy ra tranh chấp hàng hải, và lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm được cho là "hệ quả" từ đó. Dĩ nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, động thái này là "đáng báo động" với các nhà sản xuất Nhật Bản - đối tượng phụ thuộc lớn vào đất hiếm Trung Quốc.
Cụm từ "đất hiếm" chỉ một nhóm kim loại hiếm như cerium, rhodium và neodymium. Đây là nguyên liệu không thể thiếu dùng trong nhiều ngành công nghệ chủ chốt, từ động cơ tổ hợp đến điện thoại di động, chất siêu dẫn, rađa và bom thông minh...
Kim loại đất hiếm được ví như "muối của cuộc sống" với cuộc cách mạng công nghệ cao - khi xuất hiện từ iPad tới Blackberry, tivi tinh thể lỏng, máy lọc nước, hoặc laser. Ngành công nghiệp ô tô cũng phụ thuộc lớn vào kim loại đất hiếm. Các quốc gia không thể sở hữu những kim loại này - ở bất cứ giá nào - cũng sẽ không có "phần" trong cuộc cách mạng công nghệ.
Theo tài liệu của Cục điều tra địa chất Mỹ, tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học với những tên gọi rất khó phát âm như yttrium, dysprosium and neodymium... gọi là kim loại đất hiếm. Chúng có có hàm lượng rất nhỏ có trong trái đất.
Mỏ đất hiếm Bayan Obo, Trung Quốc. Ảnh: aist.
Những nguyên tố này được dùng trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao như laser, tấm pin năng lượng mặt trời, đánh bóng thủy tinh và đồ sứ; bộ chuyển đổi tiếp xúc ô tô, màn hình máy tính, chiếu sáng, ti vi và dược phẩm... Kim loại đất hiếm là thứ hàng hóa "được khao khát" trong công nghệ cao và khá đắt đỏ.
Nhật Bản là quốc gia công nghệ cao hàng đầu thế giới. Trên thực tế, đây là nước tiêu dùng đất hiếm lớn nhất thế giới. Trung Quốc lại là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, khoảng 97% thị trường.
Khi tranh cãi, bất đồng xảy ra, Nhật Bản đã cam kết sẽ tìm các nguồn cung cấp đất hiếm mới.
Những nhà cung cấp mới dĩ nhiên sẽ có, nhưng để sản lượng đáp ứng đủ nhu cầu sẽ phải mất ít nhất hai năm nữa tính từ bây giờ. Trong lúc ấy, giá đất hiếm sẽ tăng gấp bốn lần so với năm nay.
Tuy nhiên, giá tăng vọt sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn, kiểu như giá dầu tăng lên bốn lần. Đó là vì ở trong hầu hết các ứng dụng, đất hiếm chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ giá thành sản phẩm cuối cùng. Theo thống kê của hãng Stratfor, đất hiếm thường chiếm 1-2% tổng giá thành một sản phẩm.
Nhưng, giá cả tăng vọt cũng đủ để trở thành một nguyên nhân đáng báo động ở Nhật Bản.
Và tình hình ấy không chỉ làm Nhật bất an, mà còn với những ngoiwf sử dụng đất hiếm ở khắp mọi nơi. Và nó thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.
Theo một báo cáo của Thời báo Tài chính (FT, Anh), Trung Quốc đã phê chuẩn việc phát triển một mỏ đất hiếm mới ở tỉnh Giang Tây. Tờ báo bình luận: "Củng cố lĩnh vực đất hiếm của Trung Quốc là một phần nỗ lực của chính phủ nước này trong việc chuyển dịch khỏi những sản phẩm giá trị thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường".
Cuối cùng, Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu đất hiếm lên 25%. Sản lượng đất hiếm của Trung Quốc có thể sẽ giảm sút, và có thể nước này sẽ tiêu dùng nhiều hơn chính những gì họ sản xuất được nhiều.
Nhật Bản đang tìm kiếm nguồn đất hiếm ở bên ngoài Trung Quốc. FT cho hay, các hãng sản xuất ở Nhật đang tìm kiếm nguồn tài nguyên này ở Việt Nam, Ấn Độ, Canada và Brazil. Tuy nhiên, phần lớn các dự án này mới đang ở giai đoạn đầu tiên.
Nhật Bản cũng tìm cách sử dụng ít đất hiếm hơn trong một số trường hợp. Như Stratfor nhấn mạnh, cuộc bùng nổ đất hiếm "khiến rất nhiều ngành công nghiệp lao vào cuộc đua chống chọi với thời gian để tìm kiếm nguồn cung thay thế đất hiếm có thể được thiết lập trước khi xảy ra quá nhiều tổn thất kinh tế".
Nhưng ở đây, một cơ hội vẫn mở ra. Junji Nomura, người chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển tại Panasonic nói. "Đất hiếm sẽ là một vấn đề lớn trong hai năm, nhưng trong bốn năm, vấn đề sẽ qua đi".
Kim loại hiếm trên thực tế không phải quá hiếm. Một số lượng lớn tồn tại ở Mỹ, Canada, Australia, Nam Phi, Nga, Thụy Điển, Việt Nam...Hiếm là ở chỗ có thể tìm ra những tài nguyên ấy ở một nơi tập trung.
Các cường quốc phương Tây hiện tại đã bắt đầu đổ tiền của vào khai thác trở lại kim loại hiếm. Những nhà đầu tư mạo hiểm có thể muốn nhìn vào Molycorp Inc, đã mở lại mỏ Mountain Pass. Cùng với Arafura và Lynas Corp ở Australia, hãng này hy vọng sẽ sản xuất khoảng 50.000 tấn kim loại đất hiếm vào giữa thập niên này.
Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới
TT - Ít ai biết Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ năm 1960. Với trữ lượng lên đến trên 22 triệu tấn, giới khoa học đánh giá Việt Nam có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.
Mốc trạm quan trắc môi trường phóng xạ mỏ đất hiếm Nậm Xe của Liên đoàn Địa chất xạ hiếm - Ảnh: K.H.
Kỳ 1: Trở lại khu mỏ cũ
Quặng đất hiếm vốn quá quen thuộc với người dân hai huyện Phong Thổ, Tam Đường (Lai Châu). Từ hàng chục năm trước, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng và hợp tác với một số nước khai thác thử nghiệm.
Trở lại mỏ đất hiếm Nậm Xe (huyện Phong Thổ), Đông Pao (huyện Tam Đường), phóng viên Tuổi Trẻ dựng lại bức tranh về những ngày đầu khai thác đất hiếm ở Việt Nam.
Đường lên mỏ Nậm Xe
Đất hiếm là gì?
Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất. Đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính...; đưa vào các chế phẩm phân bón để tăng năng suất và khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng. Đặc biệt, đất hiếm được sử dụng chủ lực trong cáp quang viễn thông; công nghệ in tiền; công nghệ màn hình LED; công nghệ bán dẫn, siêu dẫn...
Các nước trên thế giới có trữ lượng đất hiếm lớn gồm Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ấn Độ. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia được đánh giá có trữ lượng đất hiếm cao.
Mỏ đất hiếm Nậm Xe nằm trọn trong khu vực xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, được phân chia thành hai khu nam - bắc. Cách đây hàng chục năm, người dân trong vùng đã quen với tiếng máy móc, tiếng ôtô vận chuyển quặng đất hiếm chạy rầm rập suốt ngày đêm. Không ít người dân trong vùng đã trở thành công nhân hầm lò và tuyển luyện quặng cho các đơn vị nước ngoài khai thác như Tiệp Khắc (cũ), Ba Lan...
Nhớ lại những ngày đầu tiên các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đến thăm dò, khai thác mỏ, phó chủ tịch UBND xã Nậm Xe Lý Văn Chúc ấn tượng nhất là chuyện ôtô chạy suốt ngày đêm.
“Người ta đến nhanh, đi cũng nhanh, để lại trên triền núi những miệng hầm ôtô có thể chạy ra, chạy vào để chở quặng. Giờ vẫn còn những hầm sâu hun hút ngoác miệng trên đỉnh núi Mỏ, ngay dân địa phương cũng không dám vào sâu vì không biết trong đó có gì...” - ông Chúc nói.
Nhận lời dẫn chúng tôi lên một miệng hầm trên đỉnh núi Mỏ, ông Lương Văn Ngân (bản Co Muông, xã Nậm Xe) e ngại: “Liệu các chú đi được không, gần 3km chỉ leo theo vách núi dựng đứng thôi, chỗ hầm đó sạt lở rồi, không thể vào được đâu”.
Quả thật, nhìn từ xa triền núi Mỏ thoai thoải đổ về phía bờ suối nhưng chỉ khi leo mới cảm nhận được độ dốc của ngọn núi. Dẫn chúng tôi theo đường tắt, ông Ngân chỉ sang ngọn núi bên cạnh rồi nói: “Đường chính lên mỏ ở bên kia, xa lắm, trước đây ôtô chạy được từ chân lên đến đỉnh núi nhưng đường đó sạt rồi, cây cỏ mọc đầy không đi được, leo đường này khó nhưng nhanh”.
Con đường ôtô quanh co ngày xưa nay phủ đầy cỏ dại, trải qua những trận mưa lũ đã sạt lở nên không còn hình thù một con đường, những đoạn dưới thấp từ lâu trở thành nương rẫy của bà con các bản làng xung quanh.
Sau gần hai giờ leo dốc núi, cuối cùng chúng tôi đến được miệng hầm khai thác đất hiếm đầu tiên của phía Tiệp Khắc. Miệng hầm ngày xưa, theo lời ông Ngân, to và rộng đến mức một chiếc ôtô có thể chui lọt đã bị đá lấp gần hết, giờ chỉ còn một khe rộng từng người chui vào được.
Chui sâu vào, trước mắt chúng tôi là một đường hầm đen kịt sâu hun hút, chạy ngoằn ngoèo vào lòng núi. Trên vách hầm vẫn hằn in những vết khoan sâu hoắm vào lòng núi, những vỉa đá bị vạt từng mảng do nổ mìn từ hàng chục năm trước. Từ trong đường hầm, mùi ngai ngái, tanh tanh của đất, của quặng khoáng bốc ra nồng nặc. Chỉ vài phút trong đường hầm ai cũng cảm giác đau đầu, buồn nôn, ông Ngân lý giải đó là mùi của quặng.
“Ngày xưa, công nhân đến khai thác đều có quần áo bảo hiểm để vào núi mới đi sâu được” - ông Ngân nói. Cũng chính vì lý do này mà khi không khai thác nữa, người Tiệp Khắc đã đổ bêtông bịt miệng hầm thứ hai lại để người dân không vào hầm. Riêng chiếc hầm đầu tiên bị sập trong quá trình khai thác, đá bít gần kín miệng nên không đổ được bêtông lấp lại.
Lối vào hầm khai thác quặng đất hiếm bị sập tại khu mỏ Nậm Xe do Tiệp Khắc khai thác giờ chỉ còn là một khe nhỏ - Ảnh: K.H.
Người Tiệp đến rồi đi
Qua sự giới thiệu của một già làng ở bản Mầu, chúng tôi tìm gặp một trong những công nhân trực tiếp tham gia khai thác mỏ Nậm Xe khi người Tiệp Khắc đến đây. Là người bản xứ thuộc huyện Phong Thổ, được các chuyên gia Tiệp Khắc trực tiếp tuyển chọn và đào tạo, từ một nông dân thuần túy, ông Trần Thế Lương (xã Mường So, huyện Phong Thổ) trở thành một công nhân lành nghề trong nghề khai khoáng.
Trong quãng đời làm công nhân khai khoáng, ông Lương nhớ mãi từng đi khai thác đất hiếm tại mỏ Nậm Xe và sau đó trở thành công nhân khoan thăm dò tại mỏ Đông Pao (Bản Hon, huyện Tam Đường, Lai Châu).
Năm 1984, khi điện lưới còn chưa xuất hiện ở những bản làng xa xôi của Phong Thổ thì cả vùng Nậm Xe đã rực sáng nhờ hệ thống phát điện được người Tiệp Khắc đưa vào phục vụ khai khoáng ở mỏ. Cũng chính tại chiếc hầm chúng tôi tìm đến, ông Lương và năm người khác đã thoát chết khi hầm này bị sập. Ngày đó, mỗi tổ công nhân trực tiếp nổ mìn, khai khoáng có hai chuyên gia Tiệp Khắc và bốn công nhân Việt Nam.
Ca làm việc của ông Lương bắt đầu từ 6g-14g, không hiểu sao hôm đó mới hơn 12g chuyên gia Tiệp bỗng dưng cho cả tổ nghỉ giải lao, ra cửa hầm uống nước. Khi tổ công nhân ra khỏi cửa hầm vài phút thì trong hầm vang lên những tiếng chấn động như tiếng mìn nổ, hàng loạt tảng đá lớn từ trên đỉnh núi sầm sập đổ xuống cách khu vực công nhân làm việc vài mét. Và chỉ sau đó vài chục phút, cả phần lõi hầm đổ sụp, chôn vùi toàn bộ máy móc, thiết bị trong đường hầm.
Sau khi hầm đầu tiên bị sập, phía Tiệp Khắc và các công nhân Việt Nam đào hầm khoáng thứ hai cách hầm thứ nhất khoảng 30m. Ông Lương nhớ lại đường hầm được đào, khoan cao 2,5m, rộng 2,8m, đủ diện tích lắp đường ray cho xe goòng chở quặng, đất đá chạy.
Các công nhân Việt Nam và chuyên gia Tiệp Khắc làm ngày làm đêm, chia ba ca suốt 24/24 giờ để đảm bảo tiến độ. Sau khi tìm được mạch khoáng, các công nhân dùng khoan máy khoan thẳng vào gương lò (những điểm có khoáng vật) rồi cho nổ mìn phá đá lấy quặng và chuyển theo xe goòng ra ngoài. Tại cửa lò, tổ công nhân tuyển luyện rửa sạch rồi đưa thẳng lên ôtô chở về xuôi.
Đường hầm thứ hai, hầm chính được công nhân đào sâu vào lòng núi đến 199m, các đường ngách cũng dài đến gần 100m, trở thành đường hầm dài nhất ở mỏ Nậm Xe. Tuy nhiên, sau một năm khai thác theo đúng hợp đồng ký kết, các chuyên gia Tiệp Khắc về nước vào năm 1985 thì hầm khoáng này được đổ bêtông bịt kín hoàn toàn.
“Ngày đó, cuộc sống công nhân chúng tôi sung sướng lắm. Tiền lương tính ra là 100 đồng/ngày trong khi một cân thịt chỉ có 9 hào. Mỗi tháng còn được hai cân chè, mỗi khi đi làm về có người pha sẵn, phải uống hết để chống độc hại và 24 cân gạo, 12 hộp sữa, 12 cân đường bồi dưỡng” - ông Lương kể lại. Ngoài người Tiệp khai thác tại Nậm Xe, ông Lương khẳng định còn có người Ba Lan và một số nước khác cũng đã đến đây thăm dò, khai thác đất hiếm.
Theo một công bố của Cục Địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên - môi trường), đất hiếm VN chủ yếu tập trung ở Tây Bắc với bốn mỏ lớn gồm các mỏ Đông Pao, Nậm Xe (Lai Châu), Yên Phú (Yên Bái) và Mường Hum - Nậm Pung (Lào Cai) với trữ lượng hàng triệu tấn. Theo quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani đến năm 2015, có xét đến năm 2025, tổng trữ lượng tiềm năng đất hiếm của VN dự báo có trên 22 triệu tấn ôxit đất hiếm (REO).
Tiềm năng lớn
Trong số các mỏ đã phát hiện, hai mỏ Nậm Xe, Đông Pao được đầu tư thăm dò chi tiết hơn cả. Mỏ Nậm Xe được thăm dò từ năm 1958 tại khu vực phía bắc và từ năm 1974 tại khu vực phía nam, xác định có nhiều quặng đất hiếm có chất lượng. Riêng tại khu mỏ bắc Nậm Xe, ước tính có tổng trữ lượng khoảng 7,8 triệu tấn.
Trong khi đó tại mỏ Đông Pao, việc thăm dò được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 1964-1968, sơ bộ phát hiện trên 60 thân quặng trữ lượng lớn. Đặc biệt tại khu mỏ Đông Pao, đất hiếm chủ yếu lộ thiên, dễ dàng khai thác và tinh tuyển ngay tại chân mỏ. Để đánh giá sơ bộ trữ lượng, các nhà khoa học đã khoan hàng chục nghìn mét khoan, đào hàng chục nghìn mét giếng và hào để lấy mẫu khoáng vật nghiên cứu.
Từ những kết quả nghiên cứu này và các con số trữ lượng được công bố của các quốc gia trên thế giới, giới khoa học VN đánh giá nước ta đứng thứ ba trên thế giới về tiềm năng đất hiếm, có khả năng phát triển thành một ngành công nghiệp trong tương lai.
Cũng theo quy hoạch, giai đoạn 2008-2015 tiến hành thăm dò mỏ Đông Pao, Yên Phú và giai đoạn 2016-2020 thăm dò mỏ nam Nậm Xe. Riêng tại Đông Pao trong giai đoạn này sẽ được tập trung khai thác với công suất khoảng 200.000 tấn quặng/năm để chế biến các sản phẩm ôxit đất hiếm riêng rẽ, đến năm 2015 đạt khoảng 10.000 tấn/năm chủ yếu xuất khẩu và một phần nhỏ tiêu dùng trong nước.
Đến năm 2025 sẽ nâng sản lượng lên gấp đôi, đạt 20.000 tấn/năm, phấn đấu sản xuất được một số sản phẩm ứng dụng của đất hiếm. Do tình hình thực tế về nhu cầu đất hiếm của thế giới, việc thăm dò và khai thác đất hiếm đã được đẩy nhanh với việc cấp phép cho hai đơn vị thực hiện nhiệm vụ này.
Cụ thể, Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải được cấp phép thăm dò mỏ nam Nậm Xe và Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Tổng công ty Khoáng sản VN thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN - TKV - giữ cổ phần chi phối) được thăm dò bổ sung tại mỏ Đông Pao.
Mẫu quặng có chứa đất hiếm được lấy từ năm 1998 tại mỏ Đông Pao (Lai Châu), hiện trưng bày tại Bảo tàng Địa chất VN (Hà Nội) - Ảnh: Q.Thanh
Hai đơn vị được cấp phép thăm dò
Ông Lương Văn Ngân (bản Co Muông, xã Nậm Xe) cho biết khoảng đầu tháng 9-2010, Công ty Hưng Hải đã cho người lên núi Mỏ lấy một số mẫu khoáng vật về phân tích, chính ông được thuê vận chuyển một phần khoáng vật từ trên khu hầm mỏ bị sập xuống chân núi. Song song với việc này, phía công ty đã bố trí lực lượng bảo vệ khu mỏ với diện tích được cấp phép thăm dò hơn 328ha.
Theo ông Hoàng Minh Hải - phó phòng địa chất, khoáng sản (Sở Tài nguyên - môi trường Lai Châu), Công ty Hưng Hải được cấp phép từ tháng 5-2010, hiện đang bước vào công đoạn chuẩn bị cho dự án và trong 24 tháng phải có báo cáo về kết quả thăm dò, báo cáo trữ lượng khoáng sản tại hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.
Ông Lý Văn Chúc - phó chủ tịch UBND xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - cũng nói người của Công ty Hưng Hải đã tới xã làm các thủ tục để tiến hành thăm dò như chôn cột mốc đánh dấu vùng thăm dò, thuê địa điểm xây dựng lán trại cho công nhân.
Trong khi đó công tác thăm dò tại mỏ Đông Pao được tiến hành khẩn trương hơn, bởi trước khi Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu được cấp phép thăm dò, một đơn vị cũ của TKV thăm dò và khai thác quặng fluorit từ nhiều năm.
Thậm chí UBND tỉnh Lai Châu từng đề nghị Thủ tướng cho phép khai thác, chế biến tại các thân quặng đã được thăm dò là F1, F3 để phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; tìm đối tác liên doanh đầu tư thiết bị, công nghệ cao trong khâu chế biến đất hiếm; đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, từng bước xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho Lai Châu.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã không đồng ý với đề nghị này mà yêu cầu phải thăm dò, đánh giá trữ lượng toàn bộ mỏ để có cơ sở lập dự án đầu tư khai thác, chế biến.
Dẫn chúng tôi vào mỏ Đông Pao, anh Tao Văn Phát (bản Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường) cho biết từ nhiều tháng trước, anh và người dân địa phương được Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu thuê làm đường cho đoàn khảo sát tiến hành khoan, đào hào, đào giếng lấy mẫu khoáng vật trong khu vực này.
Hàng trăm mét hào, hàng chục giếng lấy mẫu sâu khoảng chục mét và các lỗ khoan đã được thực hiện. Trên các quả đồi và triền núi, thậm chí ngay giữa các nương chè của người dân, vết tích đào hào, đào giếng thăm dò còn hiển hiện rõ nét. Sau khi khoan lấy mẫu khoáng vật, tất cả được tập kết về một địa điểm, sắp xếp, đánh dấu để đưa đi phân tích.
Theo UBND tỉnh Lai Châu, việc khai khác, chế biến mỏ đất hiếm tác động rất lớn đến môi trường nên cần phải được xem xét đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế, xã hội với tác động môi trường. UBND tỉnh Lai Châu cho rằng mỏ đất hiếm Đông Pao cũng phải được đánh giá đầy đủ để có dự án khai thác, chế biến có hiệu quả.
Chính vì vậy, dù Tổng công ty Khoáng sản VN, Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm thân quặng F3 với hai đối tác của Nhật là Công ty Toyota Tsusho và Công ty Sojsitz nhưng việc khai thác vẫn chưa được tiến hành.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý việc khai thác, chế biến quặng đất hiếm phải hết sức thận trọng để tránh những tác động tới môi trường...
Nhiều đối tác quan tâm
Từ năm 2000-2001, Công ty Khai khoáng kim loại Nhật Bản đã khoan hơn 2.000m khoan thăm dò tại khu vực mỏ Đông Pao, đánh dấu sự có mặt của người Nhật trong việc tìm kiếm nguồn đất hiếm ở VN. Giữa tháng 10-2007, Bộ Tài nguyên - môi trường đồng ý để Tổng công ty Dầu, khí và kim loại quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) tiến hành các hoạt động thăm dò tìm đất hiếm tại các tỉnh Tây Bắc.
Ngay sau đó, Cục Địa chất - khoáng sản VN và JOGMEC đã ký một thỏa thuận ghi nhớ nhằm “điều tra cơ bản địa chất về các nguyên tố đất hiếm đi kèm với khoáng hóa vàng, đồng, ôxit sắt ở cả ba tỉnh: Lào Cai, Yên Bái và Lai Châu”. Theo đánh giá của JOGMEC, VN là một nước có tiềm năng đất hiếm lớn nên việc điều tra này được JOGMEC nhấn mạnh là “rất quan trọng đối với Nhật Bản”.
Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lai Châu cho biết gần đây nhiều đoàn chuyên gia đến từ Nhật tiếp tục trở lại những vùng có tiềm năng đất hiếm lớn ở tỉnh này. Trong đó, riêng Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã cùng đối tác Nhật Bản (hai công ty Toyota Tsusho và Sojitz) lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi việc khai thác và chế biến đất hiếm thân quặng F3 Đông Pao (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Thân quặng này được thăm dò từ sớm và năm 1986 đã được phê duyệt đánh giá trữ lượng trên 1 triệu tấn, trong đó khoáng chất có thể chế biến đất hiếm trên 8%.
Theo TKV, việc khai thác chế biến thân quặng F3 có ý nghĩa rất lớn để tiếp cận và thử nghiệm công nghệ khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm đất hiếm. Kết quả này sẽ là cơ sở kỹ thuật, công nghệ và kinh tế cho các dự án khai thác, chế biến quặng đất hiếm của các thân quặng còn lại trong khu vực mỏ Đông Pao. Tại mỏ đất hiếm nêu trên, không chỉ có thân quặng F3 mà bước đầu đánh giá của các nhà địa chất qua thăm dò cho thấy có 60 thân quặng khác nhau với hàng chục thân quặng “có khả năng đạt chất lượng khai thác”.
Tuy nhiên theo ông Bùi Đình Hội - nguyên phó giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản 3 (đơn vị đã tiếp nhận và quản lý mỏ đất hiếm Đông Pao đến năm 2008), nếu chỉ bán quặng đất hiếm thô thì giá trị sẽ không cao, không được bao nhiêu và lãng phí tài nguyên. “Trữ lượng đất hiếm của nước ta tương đối lớn, do vậy nên phát triển ngành công nghiệp này và tôi cho là nó sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực, biến đất hiếm thành tài nguyên có giá trị cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước” - ông Hội nói.
Đánh giá đầy đủ tác động môi trường
Hiện nay giá đất hiếm trên thị trường thế giới phần lớn dao động theo giá của Trung Quốc, do nước này đang là quốc gia xuất khẩu đến 97% lượng đất hiếm sang Canada, EU, Mỹ và Nhật Bản.
Tính đến chiều 1-11, giá đất hiếm các loại REO (đất hiếm carbonat) ở mức 20.000-21.000 nhân dân tệ/tấn (2.992-3.141 USD), giá các loại ôxit đất hiếm dao động từ 19.000-260.000 nhân dân tệ/tấn (2.842-38.896 USD). Riêng các loại ôxit terbium, dysorisium, europium giá khá cao, từ 1.350-2.980 nhân dân tệ/kg (201-445,8 USD). (Nguồn: Alibaba.com)
MỸ LOAN
Báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc TKV xin khai thác thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao, UBND tỉnh Lai Châu cho rằng “việc khai thác, chế biến mỏ đất hiếm tác động rất lớn đến môi trường khu vực”, do đó phải xem xét đánh giá đầy đủ về mọi mặt mới thực hiện khai thác, chế biến để có hiệu quả toàn diện.
Theo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lai Châu, phải nghiên cứu có dự án khai thác, chế biến đất hiếm tại mỏ Đông Pao với công nghệ tiên tiến nhất và “chỉ khai thác, chế biến sau khi đã thăm dò, đánh giá đầy đủ trữ lượng, đánh giá tác động môi trường”. Tương tự, nhiều nhà chuyên môn cho rằng với mỏ đất hiếm Nậm Xe, về lâu dài cũng phải đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu hài hòa giữa các yếu tố hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường...
TS Trần Trọng Hòa, trưởng phòng đá magma - Viện Địa chất, cho rằng việc thăm dò, đánh giá, khai thác khoáng sản nói chung và đất hiếm nói riêng cần tuân thủ theo một quy trình, với những quy chuẩn chặt chẽ. Ông Hòa nói: “Thường các mỏ được phát hiện có nhiều loại khoáng sản khác nhau, đều có giá trị. Việc đánh giá không thận trọng và khai thác thiếu quy trình khoa học không chỉ gây lãng phí mà còn có nhiều tác hại khác”.
Đáng lưu ý hơn cả, theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Địa chất VN, khu vực Tây Bắc có ít nhất 10 điểm có tiềm năng phóng xạ cao, trong đó có các điểm phát hiện mỏ đất hiếm như Nậm Xe, Đông Pao... TS Trần Trọng Huệ, nguyên viện trưởng Viện Địa chất VN, nói: “Nếu chất phóng xạ với dạng tồn tại ban đầu là các hạt chưa phân rã thì trong quá trình chuyển hóa, khí radon có khả năng gây ô nhiễm rất nặng cho môi trường sống, không cần tiếp xúc trực tiếp, chỉ hít không khí có khí radon, sức khỏe con người cũng có thể bị đe dọa”.
Theo ông Huệ, việc khai thác khoáng sản không đúng quy trình và các quy chuẩn đảm bảo an toàn, nhất là việc thả nổi cho khai thác bừa bãi, trong khi nhận thức của người dân còn thấp có thể dẫn đến các hậu quả khôn lường. Tại Lào Cai, Hà Giang có những địa điểm người dân hồn nhiên lấy đá ở mỏ về bài trí trong nhà hoặc chế làm vật dụng, có những hòn đá có hàm lượng phóng xạ rất cao.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Bùi Cách Tuyến cũng khuyến cáo cần thận trọng mọi mặt vì khai thác đất hiếm là lĩnh vực mới ở VN, trên thế giới cũng chưa có nhiều bài học kinh nghiệm nên cần thiết phải nghiên cứu thật kỹ, đánh giá tổng quan về môi trường trước khi thực hiện.
Theo ước đoán, Việt Nam có khoảng trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn tài nguyên đất hiếm , song giới chuyên môn cho rằng không nên quá kỳ vọng vào nguồn quặng hiếm của Việt Nam đóng góp cho nền kinh tế.
TS Bùi Đức Thắng, Tổng Hội địa chất Việt Nam cho biết: “Hiện chưa có chương trình nghiên cứu đánh tổng thể về trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam, song các nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy lượng khoáng sản này không dồi dào như chúng ta tưởng”.

Phản ánh chưa chính xác
PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng Hội địa chất Việt Nam cho biết, các kết quả nghiên cứu tìm kiếm từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (thuộc tỉnh Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Tại dọc bờ biển miền Trung cũng phát hiện quặng Monazit, Xenotim đi kèm với Ilmenhit trong sa khoáng ven biển.

Khai thác khoáng sản (Ảnh: P. Nguyên)

Dù nhiều tài liệu đưa ra con số trữ lượng đất hiếm hiện có của Việt Nam khoảng gần một triệu tấn, song TS Thắng cho rằng đây không phải là con số chính xác.Ông cho biết, những năm trước đây, hàng năm Cục Địa chất khoáng sản có xin kinh phí khoảng một tỷ đồng nhưng chỉ được phê duyệt khoảng 500-600 triệu đồng nên việc đánh giá thăm dò chưa đến nơi, đến chốn.

Trước đó, tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố liên tục trong nhiều năm gần đây thì thế giới có tổng tài nguyên đất hiếm là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng là 99 triệu tấn. Sản lượng khai thác hàng năm là 120 ngàn tấn. Như vậy nếu tính cả nhu cầu tăng hàng năm là 5% thì thế giới còn có thể khai thác đất hiếm đến gần 1.000 năm nữa. Theo TS Vinh: “Với tình hình tài nguyên cung và cầu đất hiếm trên thế giới và trong nước như hiện nay, rõ ràng không nên hy vọng quá nhiều vào nguồn quặng hiếm của Việt Nam đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước”.

Hiện Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, chế tạo hợp kim gang, thủy tinh, bột màu... nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm.

Không biết, sao quản lý!
“Việc xác định rõ trữ lượng là quan trọng, Nhà nước cần phải đầu tư đánh giá đúng, sau đó mới bàn đến các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Nếu biết chính xác trữ lượng, quy mô phân bố có thể tổ chức đấu thầu, nhà nước quản lý sẽ thuận tiện hơn rất nhiều”, TS Thắng nói.

Theo
Các nguyên tố đất hiếm và Các kim loại đất hiếm là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendelev. Chúng có hàm lượng rất nhỏ có trong Trái đất. Các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Tại Việt Nam, đất hiếm phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.
một kết quả điều tra mới đây của Viện Tư vấn phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho thấy, tính đến năm 2007 số doanh nghiệp tham gia khai khoáng là 1.692 (tăng gấp 4 lần so với năm 2000). Các loại khoáng sản được các doanh nghiệp khai thác nhiều nhất gồm titan, than, sắt, apatit, kẽm, chì, thiếc... Tình trạng khai thác chế biến khoáng sản ở quy mô nhỏ, tận thu đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, kẽm, quặng ilmenhit... khai thác bằng thủ công hoặc bán cơ giới là chủ yếu.

Hiện có rất nhiều đối tác như Ba Lan, Sec, Đức, Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đến và dự định đến Việt Nam để hợp tác trong việc khai thác và cung cấp đất hiếm. Đặc biệt, gần đây, có tin Trung Quốc định ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm 2012 nên Nhật Bản càng chú ý đến đất hiếm ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo TS Thắng cho biết, các công ty, tập đoàn của Nhật Bản vào Việt Nam với tính chất nhỏ lẻ, còn việc hợp tác trên quy mô lớn chưa được sự đồng thuận. “Lý do đây là nguồn nguyên liệu quý và hiếm nên chưa mở rộng hợp tác”, TS Thắng nói.

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy dù không có chủ trương xuất thô các nguyên liệu quý hiếm này, song hàng năm Việt Nam vẫn khai thác nhỏ cỡ vài chục tấn quặng Bastnaesit và vài nghìn tấn quặng Monazit ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo con đường tiểu ngạch. Theo TS Thắng: “Việc khai thác vội vàng để kiếm lời cùng với công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công thô sơ đang khiến Việt Nam lãng phí tài nguyên nghiêm trọng”.

Do việc Trung Quốc, nước cung ứng đến 97% đất hiếm trên thế giới, giảm bớt xuất khẩu loại khoáng sản này, nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, buộc phải tìm những nguồn cung cấp khác và đây là cơ hội để Việt Nam khai thác tài nguyên này. Nhưng khai thác đất hiếm cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ về môi trường, như bài học của Trung Quốc.
Ô nhiễm nguồn nước từ một mỏ khai thác đất hiếm ở Baotou, Nội Mông, Trung Quốc
Ô nhiễm nguồn nước từ một mỏ khai thác đất hiếm ở Baotou, Nội Mông, Trung Quốc. Reuters
Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng thấp trong vỏ Trái Đất. Đất hiếm được sử dụng trong việc chế tạo rất nhiều sản phẩm như micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính, trong cáp quang viễn thông, công nghệ màn hình LED, công nghệ in tiền, công nghệ bán dẫn, siêu dẫn, v.v. . .
Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà khoa học đã từng làm việc trong ngành điạ chất ở Việt Nam trong 34 năm trước khi nghỉ hưu, và đã từng là người phát hiện khả năng chứa uran ở vùng than Nông Sơn, cho biết thêm về đất hiếm :
“Các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười bốn trong mười lăm của nhóm Lantan. Trong đó, yttri xuất phát từ tên làng Yterby, Thụy Điển, nơi quặng này được phát hiện đầu tiên; còn scandi là từ bán đảo Scandinavia.
Do các tính năng vật lý và hóa học đặc biệt, suốt bốn thập kỷ qua, các nguyên liệu đất hiếm đã trở thành đối tượng nghiên cứu, phát minh tạo ra rất nhiều ứng dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, kiểm tra ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu cho các ứng dụng từ tính… Có nhóm cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt là cho các màn hình tinh thể lỏng. Có nhóm cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay. Có nhóm để sản xuất moment từ cực mạnh sử dụng trong kỹ thuật làm lạnh từ tính. Trong tương lai, nó sẽ còn cần cho sản xuất các thùng chứa và ống dẫn hydrogen nhiên liệu khi thế giới cạn kiệt dầu mỏ.”
Năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã từng tuyên bố rằng : “ Trung Đông có dầu hỏa, thì Trung Quốc có đất hiếm”. Sở dĩ Trung Quốc hiện nay trở thành nguồn cung ứng đến 97% đất hiếm cho thế giới, đó là vì nhiều nước khác thấy rằng khai thác khoáng sản này tốn kém, mà lại gây nhiều tác hại cho môi trường, theo lời ông Nguyễn Thanh Giang:
“ Thực ra việc khai thác công nghiệp các quặng đất hiếm không khởi nguyên từ Trung Quốc. Từ những năm 1950, người ta đã khai thác monazit sa khoáng trên các bãi biển; nhưng khoáng vật phosphat đất hiếm này chứa nhiều thorium có tính phóng xạ, nên từ năm 1965 chuyển sang khai thác carbonat đất hiếm bastnasit tại các mạch đá vùng núi Pass, bang Colorado, Mỹ.
Về sau, phần do các phí tổn khai thác đất hiếm quá cao, phần e ngại các tác hại đối với môi trường, các nước phương Tây, mà cụ thể là Mỹ, đã đình chỉ sản xuất đất hiếm để dựa vào nguồn cung ứng dồi dào và giá rẻ đến từ Trung Quốc. Sự ỷ lại đó đã tạo điều kiện cho Trung Quốc mặc nhiên độc quyền trong lĩnh vực đất hiếm. Cho đến năm 2009, họ đã nắm tới 97% lượng đất hiếm xuất khẩu trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, thực ra trữ lượng đất hiếm Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 trữ lượng của thế giới. Nhiều mỏ đất hiếm lớn đang được triển khai ở Úc, Canada và ở Mỹ. Nhiều nơi khác cũng có các mỏ có trữ lượng lớn như ở Nga, Ấn Độ, Brazil hay Mông Cổ. Ngày 3/1 vừa rồi, tạp chí trực tuyến Money Morning của Mỹ đưa tin một công ty khai khoáng của nước này đã phát hiện mỏ kim loại đất hiếm được cho là lớn nhất thế giới.
Cho nên Junji Nomura, người chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển của hãng Panasonic nói. “Đất hiếm sẽ là một vấn đề lớn trong hai năm, nhưng trong bốn năm, vấn đề ấy sẽ qua đi.”
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia được đánh giá là có trữ lượng đất hiếm cao. Cho nên, một số nước như Nhật Bản đang quay sang Việt Nam để tìm nguồn cung ứng bổ sung.
Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 10 năm ngoái của thủ tướng Naoto Kan, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo Việt Nam chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác lâu dài trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam.
Theo tin AFP, hai công ty của Nhật là Toyota Tsusho và Sojitz đang hợp tác với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) để chuẩn bị khai thác các mỏ đất hiếm tại đây. Dự án sẽ bắt đầu ngay sau khi các nhà lãnh đạo hai bên thỏa thuận xong các điều khoản liên quan.
Một công ty khác là Sumitomo cũng đang thực hiện một cuộc khảo sát tại một mỏ đất hiếm ở tỉnh Yên Bái, Việt Nam. Công ty này hy vọng Nhật Bản sẽ được nhận những lô đất hiếm đầu tiên vào năm 2013.
Các dự án của Sumitomo và Toyota Tsusho-Sojitz dự kiến khai thác ít nhất 7.000 tấn đất hiếm mỗi năm, tương đương với 20% nhu cầu của Nhật Bản. Vốn đầu tư ban đầu dành cho hai dự án này vào khoảng 200 triệu đôla.
Còn theo tờ nhật báo The Australian, số ra ngày 4/1 vừa qua, Hàn Quốc cũng sẽ lao vào tìm kiếm đất hiếm ở bốn quốc gia gồm Việt Nam, Úc, Kyrgyzstan và Nam Phi trong năm nay.
Thật ra, hiện người ta vẫn chưa biết được đích xác trữ lượng đất hiếm của Việt Nam là bao nhiêu. Về điểm này, ông Nguyễn Thanh Giang cho biết :
“Ở Việt Nam, những công trình khảo sát sơ bộ và tìm kiếm khóang sản cho biết trữ lượng đất hiếm dự đoán khoảng 10 triệu tấn, gồm đầy đủ các nhóm trong 17 nguyên tố. Trữ lượng xác định qua thăm dò thì mới được khoảng một triệu tấn. Mỏ Đông Pao tới nay được xem là lớn nhất với trên 30 thân quặng lớn nhỏ, nằm trên địa phận xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.”
Mặt khác, một vấn đề khác được đặt ra, đó là khai thác đất hiếm sẽ mang lại những mối lợi gì cho kinh tế Việt Nam? Theo ông Nguyễn Thanh Giang :
« Giá bán các kim loại đất hiếm khá cao và ngày càng tăng. Năm 2003, giá mỗi kg kim loại lanthanium là 25 USD và cerium là 30 USD. Đất hiếm được chế biến sâu thành sản phẩm hàng hoá có giá thương mại rất cao. Năm 2008 Europium tinh khiết 99,99% giá khoảng 221.000 USD/kg, Terbium 145.000 USD/kg …
Thập kỷ 70 thế kỷ trước, Tiệp Khắc, Ba Lan đã từng khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Sau cơn chấn động đất hiếm do Trung Quốc gây ra, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đàm phán để xúc tiến kế hoạch thăm dò, khai thác đất hiếm ở Việt Nam với chính phủ ta. Nhu cầu đất hiếm của Nhật khoảng 7 đến 10 nghìn tấn/năm.
Nước ta có cả hai dạng mỏ đất hiếm gồm các mạch đá kiểu Mountain Pass trong nền đá cổ ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái và trong các dải cát đen ven biển miền Trung.
Việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam không gây vấn đề gay cấn như đối với khai thác bauxite, nhất là đối với việc khai thác các mạch quặng trong nền đá cổ vì diện tích các mỏ khai thác sẽ không rộng lớn như đối với bauxite. Vả chăng, vấn đề gay cấn cơ bản đối với khai thác bauxite lại nằm ở chỗ : Sao lại đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên !
Không nên kỳ vọng nhiều vào việc đóng góp của đất hiếm vào nền kinh tế Việt Nam, nhưng đấy cũng không phải là nguồn lợi quá nhỏ. Vả chăng ý nghĩa của nó còn nằm ở một vài lĩnh vực khác nữa. »
Hiện giờ Việt Nam vẫn còn thiếu công nghệ chế biến hiện đại, mà cũng chưa có đủ vốn đề đầu tư một cách quy mô, cho nên chỉ có thể hợp tác khai thác với các nước có công nghệ tiên tiến, để dần dần tiếp thu công nghệ cần thiết cho việc phát triển ngành công nghiệp đất hiếm.
Khai thác, chế biến đất hiếm có nguy cơ gây ô nhiễm lớn hơn nhiều so với các loại khoáng sản khác như than đá, dầu mỏ vì chế biến đất hiếm phải dùng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, trong quặng đất hiếm có khoáng chất mang tính phóng xạ với cường độ cao hơn các loại khoáng sản khác. Tức là khai thác, chế biến đất hiếm chứa đựng hai nguy cơ ô nhiễm : ô nhiễm của hóa chất và ô nhiễm phóng xạ từ đất hiếm. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ sức khỏe của công nhân khai thác, sức khoẻ của người dân trong khu vực mỏ và hoàn nguyên môi trường sau khai thác.
Ngay cả Trung Quốc nay cũng chuẩn bị ban hành những quy định mới để chống nạn ô nhiễm môi trường do khai thác đất hiếm. Theo tờ China Daily, số ra vào đầu tháng Giêng, các công ty khai thác đất hiếm của Trung Quốc sẽ được lệnh là trong thời hạn từ 2 đến 3 năm phải tuân thủ các chuẩn mực mới về ô nhiễm môi trường. Cụ thể theo những quy định sẽ được ban hành sau ngày Tết Nguyên Đán 3/2, nước thải được sử dụng trong khai thác đất hiếm không được chứa quá 15 mg azote ammoniacal/lít so với 25 mg như hiện nay. Các chất phóng xạ và phosphore cũng không được vượt quá những mức quy định.
Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm thật ra cũng chính là nhằm tập trung các nhà sản xuất lại, để kiểm soát tốt hơn các chất thải gây ô nhiễm, như vậy, những nhà sản xuất nhỏ gây nhiễm nhất sẽ phải đóng cửa. Hàng trăm nhà máy nhỏ sản xuất đất hiếm ở thành phố Baotou, vùng Nội Mông, Trung Quốc, cho tới nay vẫn đổ các chất thải này xuống Hoàng Hà một cách vô tội vạ, bởi vì chưa có những quy định chặt chẽ về việc này.
Một báo cáo vào năm 2005 đã báo động là việc khai thác đất hiếm ở Baotou đã khiến con sông này bị ô nhiễm phóng xạ. Báo cáo viết : « Tại Baotou, nơi mà gần 150 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước của Hoàng Hà, toàn bộ cá đều chết. Nhiều người độ tuổi 30 làm việc gần các mỏ đất hiếm đã chết vì ung thư, rất có thể là do nhiễm phóng xạ ».Các nhóm bảo vệ môi trường từ lâu đã chỉ trích việc khai thác đất hiếm vì nó thải các hóa chất độc hại cũng như các chất phóng xạ thorium và uranium vào không khí, nước và đất. Các chất này có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh cho cả người và động vật. Dù từ giữa năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt dần việc khai thác đất hiếm, áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn và thực thi một số dự án làm sạch môi trường, nhưng để giải quyết hậu quả tích lũy từ hàng chục năm trước đó, cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn nữa.

Tại Dalahai, ngôi làng nhỏ nằm ngay bên cạnh khu chứa chất thải đất hiếm của Tập đoàn Baogang (nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất Trung Quốc), khá nhiều thửa ruộng bị bỏ hoang. Những cơn gió mạnh thổi qua khu chứa hàng triệu tấn chất thải, cuốn theo chất phóng xạ và hóa chất độc hại sang các khu vực xung quanh. Nghiên cứu do cơ quan môi trường địa phương thực hiện năm 2006 cho thấy, mức thorium, phụ phẩm của quá trình xử lý đất hiếm trong đất ở làng Dalahai cao gấp 36 lần so với các khu vực khác của Bao Đầu. Trong 12 năm, từ 1993 - 2005, đã có 66 ca tử vong do ung thư tại đây, trong khi sản lượng nông nghiệp giảm mạnh.

Nông dân ở Dalahai được đền bù khoảng 60.000 nhân dân tệ cho mỗi mẫu đất (tương đương với 9.200 đô la/mẫu; Mẫu Trung Quốc = 0,067ha) để tái định cư ở một làng mới cách đó 4km. Tuy nhiên, ở đó, họ sẽ không có đất để canh tác.

Wang Guozhen, cựu phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Kim loại màu, một cơ quan có liên hệ với Chính phủ Trung Quốc cho rằng, những tổn thất về môi trường do việc khai thác đất hiếm tại Trung Quốc là không thể phục hồi và tiền thu được từ bán đất hiếm không đủ để giải quyết vấn đề này.

Malaysia rút kinh nghiệm

Cuối tháng 4 vừa qua, Chính phủ Malaysia đã quyết định sẽ mời các chuyên gia quốc tế tham gia đánh giá tác động môi trường của dự án tinh chế đất hiếm mà Tập đoàn Lynas Corp. Ltd (Australia) đang tiến hành ở đây. Quyết định này xuất phát từ nỗi lo ngại về nguy cơ ô nhiễm phóng xạ hàm lượng thấp mà nhiều nước sản xuất đất hiếm, trong đó có Trung Quốc đã phải đối mặt. Vào năm 1992, Malaysia đã phải đóng cửa khu tinh chế đất hiếm cuối cùng của mình, do phản đối dữ dội của người dân, với cáo buộc nó làm tăng tỷ lệ quái thai và bệnh máu trắng ở những khu dân cư lân cận.

Những gì đã xảy ra qua vụ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải đã cho chúng ta thấy là ở Việt Nam, nguy cơ ô nhiễm thường không được ngăn chận trưóc, đợi đến khi xảy ra rồi mới xử lý, thì lúc đó tác hại đã lan rộng rồi. Đất hiếm mở ra những triển vọng mới cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đặt ra những yêu cầu về bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân. Dung hòa hai điều này là một thách đố lớn đối với chính phủ Việt Nam.RFI
Đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố hóa học. Các mỏ đất hiếm thường ở dưới lòng đất dưới dạng đá quặng. Phạm vi sử dụng đất hiếm rất rộng, từ vật dụng sử dụng hằng ngày như đá lửa cho bật lửa, bột màu cho gốm sứ thủy tinh, các hợp chất dùng để đánh bóng kính đến các lĩnh vực chuyên môn cao như pin hạt nhân, máy chụp X-quang, bộ nhớ máy tính. Đặc biệt, đất hiếm rất cần trong thiết bị quân sự như radar, thiết bị phát hiện tàu ngầm, máy định vị tầm xa và tên lửa tự định vị.
Trong các ngành công nghệ xanh, đất hiếm cũng rất quan trọng. Xe chạy bằng điện, bóng đèn tiết kiệm năng lượng nhỏ gọn, chất siêu dẫn, tuabin gió hoàn toàn phụ thuộc vào đất hiếm. Ví dụ: Các nam châm vĩnh cửu được chế tạo cho một tuabin gió có công suất 3 megawatt cần khoảng 2 tấn kim loại đất hiếm. Pin sạc trong động cơ chính của xe điện cần khoảng 2 kg neodymium, 1 kg lanthanium và praeseodimium.
Chất thải nhiều độc hại
Chiết xuất đất hiếm thành bột kim loại tinh khiết để sử dụng là quá trình phức tạp. Hàm lượng nguyên tố đất hiếm có trong đất hiếm rất ít. Để thu được các nguyên tố đất hiếm cần sử dụng nhiều hóa chất độc hại như acid, sulfate và ammoniac.
Mỏ quặng sắt Bạch Vân Ngạc Bác tại TP Bao Đầu (Nội Mông). Ảnh: bayourenaissanceman.blogspot
Tạp chí Công Nghệ MIT giải thích: Tất cả 17 nguyên tố có xu hướng xuất hiện cùng nhau trong một nhóm khoáng sản. Vì chúng có những tính chất tương tự nhau nên rất khó tách ra khỏi nhau. Chúng cũng có xu hướng xuất hiện cùng nhóm các nguyên tố phóng xạ, đặc biệt là thorium và uranium. Trong bước đầu tiên của quá trình tách đất hiếm từ quặng, nếu chất thải không được xử lý đúng, nó có thể trở thành mối đe dọa đối với môi trường và con người.
Trong quá trình sản xuất đất hiếm phải bơm acid vào lòng đất và dùng rất nhiều nước trong mới có thể luyện thành. Nước thải trong quá trình sản xuất này chứa đựng không chỉ đất, đá mà còn chứa hàng trăm loại hóa chất và cả phóng xạ. Do đó, chẳng những đất trồng trọt và hệ thống tưới tiêu nông nghiệp mà cảnh quan xung quanh khu vực sản xuất đất hiếm sẽ bị một lượng lớn chất phóng xạ tàn phá nghiêm trọng.
Một trong những mỏ sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới là mỏ Mountain Pass ở bang California (Mỹ). Mỏ này từng sản xuất trên 70% nguồn cung ứng đất hiếm của thế giới nhưng năm ngoái phải ngừng sản xuất vì được xem là không bền vững về kinh tế và môi trường.
Ông Lý Tuấn Phong, Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu năng lượng thuộc Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia Trung Quốc, thừa nhận nhiều nước ngừng khai thác đất hiếm bởi quá trình sản xuất gây ô nhiễm lớn và tốn chi phí quá cao để khôi phục môi trường trở lại nguyên trạng. Hiện nay, trừ Trung Quốc, không nước nào sẵn sàng chấp nhận rủi ro để khai thác đất hiếm. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao lĩnh vực sản xuất đất hiếm đã dịch chuyển đến Trung Quốc.
Đất hiếm sau khi xử lý hóa học được tạo thành khối. Ảnh: BÁO CHIỀU BẮC KINH
Bao Đầu: Kinh đô đất hiếm
Trong những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu khai thác các nguyên tố đất hiếm như sản phẩm phụ từ mỏ quặng sắt Bạch Vân Ngạc Bác tại TP Bao Đầu ở Nội Mông cách thủ đô Bắc Kinh 650 km. Sau đó, Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở sản xuất đất hiếm tại Trung Quốc. Hiện nay, tất cả nguyên tố quan trọng trong chế tạo các thiết bị công nghệ cao và nam châm vĩnh cửu cho tuabin gió đều được khai thác từ Bao Đầu. 50% nguồn cung ứng đất hiếm toàn cầu được lấy từ một mỏ sắt ở những ngọn đồi phía bắc TP này.
TP công nghiệp Bao Đầu với 1,8 triệu dân hiện là trung tâm khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới và được mệnh danh là kinh đô đất hiếm của Trung Quốc. TP này đã biến Trung Quốc trở thành nước đi đầu thế giới trong ngành công nghiệp đất hiếm. Trong thập niên vừa qua, Tập đoàn Thép Bao Đầu đã đóng góp 50% sản lượng đất hiếm ở Trung Quốc và khoảng 44% sản lượng toàn cầu với tổng sản lượng lên đến 60.000 tấn đất hiếm mỗi năm.
Sau khi khai thác, quặng được xử lý tại nhà máy chiết xuất các khoáng chất đất hiếm ở ngoại ô. Các nhà máy chiết xuất và máy nghiền quặng sắt bơm chất thải vào hồ nước nhân tạo. Hồ rộng 10.359.952 m2, chứa cả bùn nhiễm phóng xạ được bao quanh bằng một nền đất cao bốn tầng bằng bùn đen. Hồ có diện tích lớn gấp 100 lần hồ chứa chất thải từ nhà máy tinh chế bauxite ở Kolantar (Hungary) đã từng bị vỡ làm ngập lụt thị trấn này bằng bùn đỏ hồi tháng 10 mới đây.
Người dân địa phương đã mô tả TP Bao Đầu là nơi không có gì ngoài các mỏ đất hiếm. Một số người cho biết đất đai của họ ngập thứ chất lỏng màu đỏ quánh đặc từ hồ chứa chất thải độc hại trong quá trình sản xuất đất hiếm. Sông hồ xung quanh khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ruộng đồng không thể trồng trọt. Nguồn nước cũng không thể uống được. Gia súc chết hàng loạt.
Thợ mỏ Trung Quốc đang khai thác đất hiếm. Ảnh: TELEGRAPH
Chi phí khắc phục ô nhiễm
Thông thường, sản xuất 1 tấn oxide đất hiếm thải từ 2.000 đến 3.000 tấn chất thải.
Hiện dung lượng hồ chứa chất thải đã lên tới 170 triệu tấn. Mỗi năm, chi phí bảo dưỡng lên tới hơn 40 triệu nhân dân tệ (114,4 tỉ đồng VN). Từ năm 2008, chính quyền TP Bao Đầu và Tập đoàn Thép Bao Đầu đã phải đầu tư hơn 0,5 tỉ nhân dân tệ (1.430 tỉ đồng VN) để xây dựng khu tái định cư cho người dân năm ngôi làng dưới hạ lưu hồ chứa chất thải. Trong khi đó, hồ lại chỉ cách lưu vực sông Hoàng Hà 10 km trong khi sông Hoàng Hà là nguồn cung cấp nước uống cho toàn miền Bắc Trung Quốc. Tốc độ chất thải ngấm vào đất và lan về phía sông Hoàng Hà hiện là 300 m/năm.
Ông Trương Thiện Kỳ, tổng công trình sư Công ty TNHH Đất hiếm Hồng Kim, cho biết hiện cơ quan chức năng của Trung Quốc đã hoàn thành chế định và sắp công bố Tiêu chuẩn thải chất ô nhiễm ngành sản xuất đất hiếm. Tiêu chuẩn này sẽ quy định nồng độ chất ô nhiễm trong chất thải sản xuất đất hiếm trong phạm vi 50 ppm.
Giáo sư Vương Quốc Trân ở Viện Nghiên cứu thiết kế công trình kim loại màu Trung Quốc cho rằng nếu thực thi tiêu chuẩn nói trên đúng đắn thì khoảng 80% doanh nghiệp ngành sản xuất đất hiếm sẽ phải đóng cửa vì không đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Biên tập viên quốc tế Lindsay Hilsum của Đài Truyền hình Channel 4 News (Anh) mô tả điều kiện làm việc khắc nghiệt của công nhân khai thác đất hiếm ở TP Bao Đầu như sau: “Trong một phân xưởng nhỏ gần Bao Đầu, công nhân trông coi các thùng lớn chứa acid và hóa chất không mặc bất kỳ quần áo bảo hộ nào. Hơi nước thoát ra từ các đường ống bị hỏng khi họ trộn, gói chất lỏng và thứ bột độc hại để chuyển các nguyên tố đất hiếm thành các hợp chất, oxide để tiếp tục chế tạo thành pin và nam châm. Không có mặt nạ, họ hít thở không khí đầy khói bụi và xử lý các hóa chất mà không có găng tay”.

1 comment: