Tuesday, September 27, 2011

Bắc Cực

http://i.hexindia.net/theosin/i/2008/06/north-pole-arctic-ocean.pngBắc Cực hay cực Bắc của Trái Đất (Cực Bắc địa lý) là điểm có vĩ độ bằng +90 độ trên Trái Đất (hay là điểm xuất phát tất cả kinh tuyến). Tại Bắc Cực mọi hướng đều là hướng Nam. Bao phủ nó là Bắc Băng Dương. Điểm Cực Bắc nói trên là Cực Bắc địa lý, đây chỉ là điểm tưởng tượng và nó khác với cực từ Bắc của Trái Đất. Cực từ Bắc là một điểm có thật tại Bathurst Island, Canada và cách 1600 km so với Cực Bắc địa lý, có tọa độ là 82°42′N 114°24′W / 82.7, -114.4.
Cực Bắc địa lý là điểm giao nhau giữa trục tự quay của Trái Đất và bề mặt Trái Đất ở Bắc Bán Cầu, được chọn làm mốc vĩ độ. Tại đây, theo phương dây dọi hướng thẳng lên trên thì sẽ gặp điểm cố định của thiên cầu.
Điểm cực bắc địa lý này có thể thay đổi, phụ thuộc sự di chuyển trục quay của Trái Đất. Bản thân Trái Đất không phải là một chất điểm, cũng không phải là một khối chất rắn lý tưởng; các chuyển động của nước biển trên bề mặt, chuyển động tương đối của các lớp nhân bên trong lòng quả đất so với bề mặt[1] (tạo thành hiệu ứng kiến tạo mảng) cộng với tác động hấp dẫn của Mặt Trăng và các thiên thể khác làm cho chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là chuyển động quay tròn đều mà có biến đổi theo thời gian. Kết quả là các điểm cực địa lý của Trái Đất cũng thay đổi theo, dù là rất nhỏ.

http://keetsa.com/blog/wp-content/uploads/2007/07/north_pole_map.jpgCác cuộc thám hiểm

Trước 1900

Ngay từ thế kỷ 16, nhiều người nổi tiếng tin rằng (chính xác) Bắc Cực ở trên biển, vào thế kỷ 19 nó được gọi là Polynia hay Biển Cực Mở. Vì thế mọi người hy vọng rằng con đường tới đó có thể được tìm thấy qua các tảng băng ở thời điểm thích hợp trong năm. Nhiều cuộc thám hiểm đã được tiến hành để tìm kiếm con đường, nói chung với các tàu săn cá voi, vốn thường được sử dụng trên các kinh độ bắc lạnh giá.
Một trong những chuyến thám hiểm sớm nhất với mục tiêu cụ thể đi tới Bắc Cực là của sĩ quan hải quân Anh William Edward Parry, người vào năm 1827 đã tới kinh độ 82°45′ Bắc. Năm 1871 đoàn thám hiểm Polaris, một nỗ lực của người Mỹ, do Charles Francis Hall chỉ huy, đã chấm dứt trong thảm hoạ. Một cuộc thám hiểm năm 1879–1881 do sĩ quan hải quân Mỹ George Washington DeLong chỉ huy cũng chấm dứt một cách bất hạnh khi con tàu của họ, chiếc USS Jeanette, bị băng nghiền nát. Hơn nửa thuỷ thủ đoàn, gồm cả DeLong, thiệt mạng.
http://www.john-daly.com/NP1987.jpg
Tháng 4 năm 1895 các nhà thám hiểm người Na Uy Fridtjof NansenFredrik Hjalmar Johansen đề ra kế hoạch tới Bắc Cực bằng ván trượt tuyết sau khi rời con tàu đang bị kẹt trong băng của Nansen. Hai người tới kinh độ 86°14′ Bắc trước khi buộc phải quay về.
Năm 1897 kỹ sư người Thuỵ Điển Salomon August Andrée và hai người bạn tìm cách tới Bắc Cực trên khí cầu hydro Örnen ("Eagle"), nhưng đã bị mắc kẹt 300 km phía bắc Kvitøya, điểm xa nhất về phía đông bắc của Quanf đảo Svalbard, và chết đói trên hòn đảo xa xôi này. Năm 1930 những dấu tích của đoàn thám hiểm được chuyến Thám hiểm Bratvaag của Na Uy phát hiện.
Nhà thám hiểm người Italia Luigi Amedeo, Công tước Abruzzi và Đại uý Umberto Cagni thuộc Hải quân Hoàng gia Italia (Regia Marina) đã ra khơi trên chiếc tàu chuyển đổi từ tàu săn cá voi Stella Polare từ Na Uy năm 1899. Ngày 11 tháng 3 năm 1900 Cagni dẫn một đội đi trên băng tới kinh độ 86° 34’, ngày 25 tháng 4, lập một kỷ lục mới khi vượt quá kỷ lục cũ của Nansen năm 1895 từ 35 tới 40 kilômét. Cagni chỉ đơn giản tìm cách quay lại trại, ở đó cho tới ngày 23 tháng 6. Ngày 16 tháng 8 chiếc Stella Polare rời Đảo Rudolf đi về phía nam và đoàn thám hiểm quay về Na Uy.

1900–1940

http://popartmachine.com/artwork/LOC+1153632/0/%5BFrederick-Albert-Cook,-full-length-portrait,-standing,-dressed-in...-painting-artwork-print.jpgNhà thám hiểm người Mỹ Frederick Albert Cook tuyên bố đã tới Bắc Cực ngày 21 tháng 4 năm 1908 với hai người Inuit, Ahwelah và Etukishook, nhưng ông không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục và tuyên bố này không được chấp nhận rộng rãi.
Việc chinh phục Bắc Cực trong nhiều năm được gán cho kỹ sư hàng hải Mỹ Robert Peary, người tuyên bố đã tới Bắc Cực ngày 6 tháng 4 năm 1909, cùng với Matthew Henson người Mỹ và bốn người đàn ông Inuit tên là Ootah, Seeglo, Egingwah, và Ooqueah. Tuy nhiên, tuyên bố của Peary vẫn còn gây tranh cãi. Đội cùng đi với Peary ở chặng cuối cùng của cuộc hành trình không có ai được huấn luyện về hoa tiêu và có thể xác nhận một cách độc lập công việc hoa tiêu của mình, mà một số người cho là rất tuỳ tiện khi ông tới Cực.
Các khoảng cách và tốc độ mà Peary tuyên bố đã vượt qua khi đội hỗ trợ cuối cùng quay trở về dường như không thể tin được với một số người, dù ông đã ba lần hoàn thành tới điểm đó. Lời kể của Peary về chuyến hành trình tới Bắc Cực và quay trở lại tuy đi theo một đường thẳng – các duy nhất phù hợp với sự thúc ép của thời gian mà ông phải đối mặt – trái ngược với lời kể của Henson về những đường đi ngoằn ngoèo để tránh các chỏm áp lực và những máng nước mở.
Nhà thám hiểm người Anh Wally Herbert, ban đầu là một người ủng hộ Peary, đã nghiên cứu những ghi chép của Peary năm 1989 và kết luận rằng chúng đã bị giả mạo và rằng Peary chưa tới Cực[5]. Tuy nhiên, sự ủng hộ cho Peary lại tới năm 2005, khi nhà thám hiểm người Anh Tom Avery và bốn đồng đội thử lại chuyến đi của Peary với các xe trượt gỗ tái tạo và các đội Chó Eskimo Canada, đã tới Bắc Cực trong 36 ngày, 22 giờ – nhanh hơn gần 5 giờ so với Peary. Avery viết trên website của mình rằng "Sự ngưỡng mộ và tôn trọng mà tôi có với Robert Peary, Matthew Henson và bốn người Inuit đã tới Bắc Cực năm 1909, đã tăng lên rất nhiều từ khi chúng tôi ra đi từ Mũi Columbia. Chúng tôi đã thấy bằng mắt mình cách ông làm thế nào để vượt qua các khối băng, tôi càng tin tưởng hơn lúc nào hết rằng Peary quả thực đã khám phá ra Bắc Cực."[6]
Tuyên bố về chuyến bay đầu tiên qua Bắc Cực được thực hiện ngày 9 tháng 5 năm 1926 bởi sĩ quan hải quân Hoa Kỳ Richard E. Byrd và phi công Floyd Bennett trên chiếc máy bay Fokker ba động cơ. Dù ở thời điểm đó đã được Hải quân và một uỷ ban của National Geographic Society xác nhận, tuyên bố này từ đó đã bị tranh cãi.
Lần quan sát Bắc Cực đầu tiên không gây tranh cãi diễn ra ngày 12 tháng 5 năm 1926 bởi nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen và nhà tài trợ người Mỹ Lincoln Ellsworth từ khí cẩu Norge. Norge, dù thuộc sở hữu của Na Uy, được thiết kế và điều khiển bởi Umberto Nobile người Ý. Chuyến bay bắt đầu từ Svalbard và vượt qua các núi băng tới Alaska. Nobile, cùng với nhiều nhà khoa học khác và phi đoàn chiếc Norge, đã bay qua Cực một lần nữa ngày 24 tháng 5 năm 1928 trên chiếc khí cầu Italia. Khí cầu Italia đâm xuống đất khi quay trở về, giết chết một nửa phi đoàn.

1940–2000

Tháng 5 năm 1945 một chiếc Lancaster của Không quân Hoàng gia thuộc đoàn thám hiểm Aries trở thành chiếc máy bay đầu tiên của Khối thịnh vượng chung bay qua Bắc Cực và Cực Bắc Địa lý. Chiếc máy bay do phi công David Cecil McKinley thuộc Không quân Hoàng gia điều khiển. Nó mang theo phi đoàn 11 người, với Kenneth C. Maclure thuộc Không quân Hoàng gia Canada chịu trách nhiệm về toàn bộ quan sát khoa học. Năm 2006, Maclure được vinh danh với một vị trí trên Canadian Aviation Hall Of Fame.[8]
Không tính tuyên bố gây tranh cãi của Peary, những người đầu tiên đặt chân tới Bắc Cực, theo một số nguồn tin, là một đội của Liên xô. Có rất nhiều miêu tả về số người trong đoàn gồm cả Pavel Gordiyenko (hay Geordiyenko) và ba[9] hay năm[10] người khác, hay Aleksandr Kuznetsov và 23 người khác,[11] họ đã hạ cánh một chiếc máy bay (hay nhiều chiếc máy bay) xuống đó ngày 23 tháng 4 năm 1948. Theo Antarctica.org, ba chiếc Li-2 đã hạ cánh, mang theo tổng cộng 7 người.[12]
Ngày 3 tháng 5 năm 1952, Trung tá Không quân Hoa Kỳ Joseph O. Fletcher và trung uý William P. Benedict, cùng với nhà khoa học Albert P. Crary, đã hạ cánh trên một chiếc C-47 Skytrain đã được chuyển đổi xuống Bắc Cực. Một số nguồn coi đây là lần đầu tiên (ngoài phi vụ của Liên xô) một chiếc máy bay hạ cánh xuống Bắc Cực.
http://www.csp.navy.mil/asl/ScrapBook/Boats/Skate1958.jpgUSS Skate
Tàu ngầm của Hải quân Mỹ USS Nautilus (SSN-571) đã đi qua Bắc Cực ngày 3 tháng 8 năm 1958, và vào ngày 17 tháng 3 năm 1959, chiếc USS Skate (SSN-578) đã nổi lên ở Cực, trở thành chiếc tàu đầu tiên làm như vậy.
Ngoài tuyên bố của Peary, cuộc chinh phục Bắc Cực đầu tiên bằng đường bộ là chuyến đi của Ralph Plaisted, Walt Pederson, Gerry Pitzl và Jean Luc Bombardier, họ đã đi trên băng bằng môtô trượt tuyết và tới nơi ngày 19 tháng 4 năm 1968. Không quân Hoa Kỳ độc lập xác nhận vị trí của họ.
Ngày 6 tháng 4 năm 1969, Wally Herbert và các đồng đội Allan Gill, Roy Koerner và Kenneth Hedges thuộc Đoàn thám hiểm Xuyên Bắc Cực Anh trở thành những người đầu tiên tới Bắc Cực bằng cách đi bộ (dù với sự trợ giúp của các đội chó kéo và tiếp tế từ trên không). Họ tiếp tục hoàn thành chuyến đi đầu tiên vượt qua bề mặt Bắc Băng Dương – và theo trục dài nhất của nó, Barrow, Alaska tới Svalbard – một điều kỳ công chưa từng được lặp lại. Vì những đề nghị của Plaisted về việc sử dụng vận tải đường không, một số nguồn coi chuyến thám hiểm của Herbert là lần tới Bắc Cực được xác nhận đầu tiên trên mặt băng bằng bất kỳ phương tiện nào.
Ngày 17 tháng 8 năm 1977, tàu phá băng nguyên tử Liên xô Arktika đã hoàn thành chuyến đi trên mặt biển đầu tiên tới Bắc Cực.
Năm 1982 Ngài Ranulph Fiennes và Charles Burton trở thành người đầu tiên vượt Bắc Băng Dương trong chỉ một mùa. Họ xuất phát từ Mũi Crozier, Đảo Ellesmere, này 17 tháng 2 năm 1982 và tới Cực Bắc Địa lý ngày 10 tháng 4 năm 1982. Họ đi bộ và dùng ván trượt. Từ Cực, họ đi về phía nam tới Svalbard, nhưng vì băng không ổn định, chuyến đi của họ đã kết thúc sau khi họ bị trôi dạt về phía nam trên một tảng băng trong 99 ngày. Cuối cùng họ họ có thể đi bộ tới chiếc tàu thám hiểm "MV Benjamin Bowring" của mình và lên boong ngày 4 tháng 8 năm 1982 ở 80:31Bắc 00:59Tây. Như một kết quả của chuyến đi này, là một phần của Cuộc thám hiểm Transglobe dài ba năm 1979–1982, Fiennes và Burton trở thành người đầu tiên hoàn thành một chuyến đi vòng quanh trái đất qua cả Bắc và Nam Cực, chỉ bằng di chuyển trên bề mặt. Kỳ công này vẫn chưa từng được lặp lại cho đến ngày nay.

Thế kỷ 21

USS Charlotte tại Bắc Cực năm 2005
Những năm gần đây, các chuyến đi tới Bắc Cực bằng máy bay (hạ cánh bằng trực thăng hay trên một đường băng trên băng) hay bằng tàu phá băng đã trở nên thường xuyên, và thậm chí có thể với cả những nhóm khách du lịch nhỏ thông qua các công ty du lịch.
Năm 2005, chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ USS Charlotte (SSN-766) đã nổi lên qua lớp băng dày 155 cm (61 inches) ở Bắc Cực và ở đó trong 18 giờ.[17]
Ngày 23 tháng 4 năm 2007, y tá chuyên nghiệp đã nghỉ hưu Barbara Hillary đã hoàn thành một chuyến đi bằng xe chó kéo tới Bắc Cực. Bà là người phụ nữ Phi-Mỹ đầu tiên thực hiện điều này.[18]
Tháng 4 năm 2007, nghệ sĩ sắp đặt người Hà Lan Guido van der Werve đã thực hiện một tác phẩm tại Bắc Cực. Bằng các đứng đúng trên Cực trong 24 giờ và quay chậm theo chiều kim đồng hồ (trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ), bằng cách theo bóng của chính ông, Van der Werve đã không quay cùng thế giới trong một ngày. Cuộc trình diễn này được gọi là: 'nummer negen [tiếng Hà Lan có nghĩa Số 9], ngày tôi không quay cùng thế giới'. Van der Werve đã rút gọn thời gian 24 giờ còn 9 phút. 
Tháng 7 năm 2007, vận động viên bơi đường dài người Anh Lewis Gordon Pugh đã hoàn thành một cuộc bơi 1 km tại Bắc Cực. Kỳ công của ông, được thực hiện để nhấn mạnh những hiệu ứng của sự thay đổi khí hậu, diễn ra trong vùng nước mở giữa các phiến băng. Sau này ông đã thử dùng một chiếc kayak tới Bắc Cực vào cuối năm 2008, sau dự đoán sai lần về rằng có vùng nước quang tới tận Cực, và đã phải dừng chuyến thám hiểm chỉ sau ba ngày khi bị kẹt trong băng. Chuyến thám hiểm này sau đó đã bị huỷ bỏ.
Một phần năm 2007 của chương trình ô tô của BBC Top Gear, trong đó những người dẫn chương trình được miêu tả như đang đi tới "Bắc Cực," trên thực tế là một chuyến thám hiểm năm 1996 tới Cực Từ Bắc

Vụ lặn xuống đáy biển Bắc Cực năm 2007

Ngày 2 tháng 8 năm 2007, một chiếc VASU của Nga đã thực hiện chuyến lặn có điều khiển đầu tiên xuống đáy Bắc Cực, tới độ sâu 4.3 km, như một phần của một chương trình nghiên cứu hỗ trợ cho tuyên bố lãnh thổ của Nga năm 2001 xuống một thềm lớn của Bắc Băng Dương. Việc này diễn ra trong lần lặn của tàu ngầm MIR và được lãnh đạo bởi nhà thám hiểm cực Liên xô và Nga Arthur Chilingarov. Trong mộthành động mang tính biểu tượng, cờ Nga đã được đặt trên đáy biển ở đúng vị trí Cực.
http://blog.joinsmsn.com/usr/j/s/js3491/93/73220_0d.jpgCuộc thám hiểm này là mới nhất trong một loạt những động thái kéo dài nhiều thập kỷ của Nga nhằm thể hiện rằng họ là quốc gia có ảnh hưởng vượt trội ở Bắc Cực.[26] Sự ấm lên của khí hậu Bắc Cực và sự tan băng vào mùa hè ở đây đã bất ngờ lôi cuốn sự chú ý của các quốc gia từ Trung Quốc tới Hoa Kỳ, nơi có những nguồn tài nguyên và những tuyến đường thuỷ có thể nhanh chóng được khai thác.

http://www.arcticdirect.co.uk/Originals/north_pole_clip_image001.jpg

Ngày và đêm

http://img.geocaching.com/cache/3a782e25-282f-4003-a067-c3eb850e53d1.jpg
Ở Bắc Cực, Mặt trời luôn ở trên chân trời trong các tháng mùa hè và luôn ở dưới chân trời vào mùa đông. Mặt trời mọc chỉ diễn ra trước xuân phân (khoảng 19 tháng 3); sau đó mặt trời mất ba tháng dể lên tới cực điểm khoảng 23½° vào điểm chí mùa hè (khoảng 21 tháng 6), sau thời gian đó nó bắt đầu hạ thấp xuống, đạt tới mặt trời lặn ngay sau thu phân (khoảng 24 tháng 9). Khi mặt trời có thể được quan sát trên bầu trời cực, nó có vẻ chuyển động theo một hình tròn theo chiều kim đồng hồ trên chân trời. Vòng tròn này dần nâng lên từ gần chân trời ngay sau xuân phân tới cực điểm (theo độ) bên trên chân trời vào điểm chí mùa hè và sau đó lặn xuống dưới chân trời vào thu phân.
Một giai đoạn civil-twilight khoảng hai tuần diễn ra trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn, một giai đoạn nautical twilight khoảng năm tuần diễn ra trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn và một giai đoạn astronomical twilight khoảng bảy tuần diễn ra trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn.
Những hiệu ứng này do sự kết hợp của trục nghiêng của Trái đất và chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất. Hướng trục nghiêng của Trái đất, cũng như góc của nó so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời, hầu như giữ nguyên trong cả năm (chúng đều thay đổi rất chậm và trong giai đoạn rất dài). Ở giữa mùa hè Bắc Cực đối diện với Mặt trời ở mức lớn nhất. Khi năm trôi qua và Trái đất di chuyển quanh Mặt trời, Bắc Cực dần quay ngược hướng với Mặt trời cho tới giữa mùa đông là thời điểm lớn nhất. Một hậu quả tương tự cũng được quan sát thấy ở Nam Cực, với sự khác biệt sáu tháng.

http://www.blavish.com/wp-content/uploads/2006/04/North%20Pole.jpgThời gian

Ở hầu hết mọi nơi trên Trái đất, giờ địa phương hầu như đồng bộ với vị trí của mặt trời trên bầu trời. Vì thế, lúc giữa trưa mặt trời gần như ở vị trí cao nhất. Điều này không đúng ở Bắc Cực nơi mặt trời luôn ở trên bầu trời trong sáu tháng. Không có sự hiện diện thường xuyên của con người tại Bắc Cực, và không có múi giờ riêng biệt cho nó. Các đoàn thám hiểm Cực so thể sử dụng bất kỳ múi giờ nào thuận tiện, như GMT, hay múi giờ của quốc gia nơi họ xuất phát.

http://beautifulplacestovisit.com/wp-content/uploads/2009/12/The-North-Pole51.jpgKhí hậu

Bắc Cực ấm hơn khá nhiều so với Nam Cực vì nó nằm ở mức nước biển ở giữa một đại dương (có vai trò như một bộ máy giữ nhiệt), chứ không phải ở một độ cao trên một lục địa.
Nhiệt độ vào mùa đông (tháng 1) ở Bắc Cực có thể thay đổi trong khoảng từ −43 °C (−45 °F) tới −26 °C (−15 °F), có lẽ mức trung bình khoảng −34 °C (−30 °F). Nhiệt độ mùa hè (tháng 6, tháng 7 và 8) trung bình khoảng quanh mức đóng băng (0 °C, 32 °F).
Băng biển tại Bắc Cực nói chung dày khoảng 2 đến 3 mét, dù có sự khác biệt rất lớn và sự di chuyển thỉnh thoảng của những khối băng khiến nước biển lộ ra.Những cuộc nghiên cứu cho thấy độ dày trung bình của băng đã giảm trong những năm gần đây. Nhiều người cho nó có lý do từ sự ấm lên toàn cầu, dù kết luận này vẫn bị một số người tranh cãi. Các báo cáo cũng đã dự đoán rằng trong vài thập kỷ Bắc Băng Dương sẽ hoàn toàn hết băng vào các tháng mùa hè. Điều này có thể mang lại sự thay đổi quan trọng trong vận tải thương mại; xem "Tuyên bố lãnh thổ," ở dưới.

http://screensaver.qweas.com/nature/screen/dart_north_pole_vol_1_1.jpgĐộng thực vật

Gấu cực được cho là hiếm khi đi quá 82° Bắc vì sự khan hiếm thức ăn, dù những dấu vết đã được thấy ở vùng lân cận Bắc Cực, và một chuyến thám hiểm năm 2006 thông báo quan sát thấy một chú gấu cực chỉ cách Bắc Cực 1 dặm (1.6 km).[33][34] Hải cẩu vòng cũng đã được quan sát thấy ở Cực, và những chú cáo Bắc Băng Dương cũng đã được quan sát thấy cách chưa tới 60 km từ 89°40′ Bắc.
Những con chim đã được thấy ở hay ở rất gần Cực gồm Chim sẻ đất tuyết, Hải âu Fulmar BắcMòng biển xira chân đen, dù một số lần quan sát có thể là không chính xác bởi những chú chim thường có xu hướng bay theo tàu và các đoàn thám hiểm.
Cá đã được quan sát thấy trong những vùng nước Bắc Cực, nhưng chúng có thể rất hiếm.[37] Một thành viên của một đội khảo sát Nga xuống đáy biển Bắc Cực tháng 8 năm 2007 thông báo không thấy một sinh vật biển nào sống ở đó.[23] Tuy nhiên, sau này có thông báo rằng một con cò chân ngỗng biển đã được đội Nga moi lên từ lớp bùn đáy biển và rằng đoạn video từ chuyến lặn cho thấy có những con tômgiáp xác chân hai loại chưa được xác định.[38]

http://www.earth.columbia.edu/news/images/NorthPole2001.jpgCác tuyên bố lãnh thổ với các vùng Bắc Cực

Theo luật quốc tế, không nước nào hiện sở hữu Bắc Cực hay vùng Bắc Băng Dương bao quanh nó. Năm nước quanh Bắc Cực, Nga, Canada, Na Uy, Đan Mạch (qua Greenland), và Hoa Kỳ (qua Alaska), bị hạn chế bởi một Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển nước mình, và vùng bên ngoài giới hạn này thuộc quyền quản lý hành chính của Cơ quan Quản lý Đáy biển Thế giới.
Từ khi phê chuẩn Thoả ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, một quốc gia có thời hạn mười năm để ra tuyên bố chủ quyền với vùng 200 hải lý.Na Uy (phê chuẩn thoả ước năm 1996[40]), Nga (phê chuẩn năm 1997), Canada (phê chuẩn năm 2003) và Đan Mạch (phê chuẩn năm 2004) đều đã đưa ra các dự án dựa trên các tuyên bố của họ rằng một số khu vực của Bắc Cực phải thuộc lãnh thổ của họ.

http://www.ctf74.navy.mil/imagery/2008/07/080701-N-4305C-002.jpgNhững sự liên tưởng văn hoá

Trong một số nền văn hoá phương Tây, Bắc Cực Địa lý là nơi sinh sống của Santa Claus. Bưu điện Canada đã quy định mã H0H 0H0 cho Bắc Cực (theo thán từ truyền thống của Santa "Ho-ho-ho!").[42]
Điều dường như siêu thực này thực tế phản ánh một truyền thuyết bí truyền từ hàng thế kỷ về người Hyperborea từng sống ở Bắc Cực, trục thế giới của thế giới bên kia, như sự siêu thực của Chúa và những siêu nhân (xem Joscelyn Godwin, Arktos: The Polar Myth). Nhân vật theo truyền thuyết thường sống ở cực, Santa Claus, vì thế như một hình mẫu của sự tinh khiết đạo đức và siêu việt . Như Henry Corbin đã chứng minh, Bắc Cực đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá thế giới về đạo Sufi siêu thực và đạo thần bí Iran, trans. N. Pearson, 1978 Cực cũng được gắn liền với một ngọn núi bí ẩn ở Bắc Băng Dương, được gọi là Núi Qaf (cf. Rupes Nigra), việc trèo lên nó, giống như Dante trèo lên Núi Purgatory, thể hiện quá trình hành hương qua các trạng thái tinh thần.Trong thuyết thần trí Iran, Cực thiên đàng, điểm trung tâm của sự lên tới đỉnh tinh thần, như một nam châm hút mọi người về "các cung điện sáng chói với chất phi vật chất" của nó.
Những chuyến bay tưởng tượng thường đề cập tới một chuyến bay tới Bắc Cực vì cùng những lý do đó.
Bắc Cực: Vùng đất của ngày mai
Thử tưởng tượng vùng Bắc Cực của năm 2050 giống như tiểu bang sa mạc Nevada đầy băng giá, một cảnh quan trống trải điểm tô bằng những thị trấn long lanh đua nhau mọc lên. Các đường ống dẫn khí chạy tỏa ra khắp vùng lãnh nguyên, cung cấp cho các đô thị đang tăng trưởng nhanh, như Calgary và Moscow, chúng đều là điểm đến đầy ao ước của hằng triệu di dân trên khắp địa cầu. Ðây là một mạng lưới giao thương bận rộn của cả toàn cầu, nơi các con tàu trên khắp thế giới đổ về đây mỗi độ hè, là mùa mà biển băng giá tan đi nhiều, hay gần như biến mất.
Vào thế kỷ tới, hầu hết cái phần tư vĩ độ Bắc của trái đất, gồm cả vùng Bắc Cực sẽ chịu sự thay đổi toàn diện. Trong khi dân số đông đảo trên thế giới không ngừng đòi hỏi tài nguyên thiên nhiên của trái đất, và trong khi những miền đất gần vùng Xích Ðạo trực diện với viễn ảnh của sự khan hiếm nước, hạn hán và những đổi thay khác, đại loại như thế, các quốc gia ở phương Bắc trở nên nổi bật, cộng với mùa đông trở nên dễ chịu hơn.
(Hình: Ray Bartkus/KIA Motors)
Nếu duyên hải Florida không còn bảo đảm nữa và California bước vào một thời kỳ hạn hán triền miên, liệu người ta có nghĩ đến việc di chuyển lên Minnesota hay Alberta không? Liệu người Tây Ban Nha có lăm le nhòm ngó đất nước Thụy Ðiển? Biết đâu chừng nước Nga một ngày nào đó trở nên thiếu hụt dân số, phải cần đến di dân, họ quay về với kế hoạch thời Soviet, thực hiện kênh đào dài 1,600 dặm nối liền Tây Bá Lợi Á với vùng biển Aral, chỉ để mời mọc dân Kazakhstan và nông dân trồng bông ở Uzbekistan rời bỏ những cánh đông bụi bặm, lên định cư ở Tây Bá Lợi Á để làm việc trên những cánh đồng sản xuất khí đốt?
http://www.seaice.org.uk/research/graphics/tireless2004/Nick_at_The_North_Pole_2.jpgNăm thế kỷ trước, những nhà thám hiểm người Âu đã tìm cách lên phía Bắc để tìm một lối đi khác qua Phương Ðông. Mãi đến Thế Kỷ 19 và đầu Thế Kỷ 20, khắp thế giới, nhiều người đóng góp tiền bạc để thực hiện những cuộc thám hiểm mở đường tìm Hành Lang Tây Bắc (Northwest Passage) và Bắc Cực. Nỗi sợ hãi Ðế Quốc Nhật xâm lăng và ý thức hệ Cộng Sản khiến nhiều chi tiêu quân sự đổ vào vùng này trong thời gian Thế Chiến Thứ Hai. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Mỹ Nga chơi trò mèo chuột nơi đây với các chuyến bay dọ thám lẫn tàu ngầm nguyên tử võ trang.
http://news.nationalgeographic.com/news/2004/11/photogalleries/north_pole/images/primary/northpole.jpgNgày nay, các nhà khoa học nghiên cứu về tiềm năng dầu khí, và xét thấy biển băng tan đi trong mùa hè khiến việc tiến tới được các mỏ ở ngoài khơi được dễ dàng hơn, điều này đang thuyết phục các chính phủ và nhà đầu tư rằng vùng này sẽ có giá trị chiến lược cao. Nhiều công ty tư nhân chộp lấy con đường thiết lộ chạy lên miền cực Bắc Canada và cảng Churchill, chi ra US $2.8 tỉ, thuê bao dài hạn nguồn năng lượng ngoài khơi. Họ bắt đầu thiết kế loại tàu dầu và dàn khoan đặc biệt hoạt động trong môi trường băng giá. Năm nay Nga và Na Uy vừa giải quyết xong vụ tranh chấp biên giới ở vùng Bắc Băng Dương vốn đã kéo dài cả bốn thập niên, mở đường thêm cho nhiều cuộc khai thác ngoài khơi. Ba nước Nga, Canada và Na Uy đang củng cố quân đội với tàu tuần, khu trục hạm, tàu ngầm tấn công, lẫn chiến đấu cơ chịu được băng giá.
http://www.hickerphoto.com/data/media/30/north_pole_MG0233.jpgÐể đáp ứng với chứng cớ khoa học rằng vùng Bắc Cực đang ấm dần, kỹ nghệ du lịch lên vùng này bắt đầu bùng phát mạnh. Trong năm 2004, có hơn 1,2 triệu du khách đi lên ngoạn cảnh ở vùng Bắc Cực bằng du thuyền, chỉ ba năm sau, con số này tăng lên gấp ba. Tính đến năm 2008, chỉ riêng Greenland đã có hơn 400 du thuyền ghé bến. Nguyên do vì nhiều du khách muốn thỏa mãn ước nguyện “được thấy Bắc Cực trước khi không còn nữa.” Trong khi chưa đến thời điểm vùng Bắc Cực trở nên toàn nước, nhiều công ty du lịch bắt đầu được thành lập để đáp ứng nhu cầu này.
Nghiên cứu và phát triển cũng tăng theo. Riêng tổ chức National Science Foundation của Mỹ đã đổ ra gần nửa tỉ đô-la hằng năm để khảo cứu vùng địa cực, so với hơn gấp đôi họ bỏ ra cho thập niên 1990. NASA và Cơ quan Không gian Âu châu ESA đang phát triển những loại vệ tinh mới để vẽ bản đồ và tìm hiểu thêm về vùng địa cực, điều chưa từng thấy trước đây. Riêng NASA, tính đến giữa thập niên này, họ đầu tư đến gần $2 tỉ.
http://www.treehugger.com/north-pole-photo.jpgVùng Bắc Cực được phân ranh từ vĩ tuyến Bắc 66 độ 36 phút, được gọi tên là Vòng Ðịa Cực (Artic Circle), chiếm khoảng 4,2% bề mặt quả đất, chỉ 4,6% của vùng này là đất không có băng giá bao phủ, và nằm ở phía Bắc của Vòng Ðịa Cực. Còn lại hầu như hoàn toàn không có cây cỏ, bị phủ lấp thường xuyên bằng lớp băng giá, và quanh năm gần như chìm trong màn đêm.
Tuy nhiên, từ vùng vĩ tuyến 45 độ Bắc trở lên, hình thành một vùng gọi tên là “Bắc Mới” (New North), gồm phần phía Bắc của Hoa Kỳ, Canada, Greenland, Iceland, Na Uy, Thụy Ðiển, Phần Lan và Nga. Vùng này là một nơi mà con người sẽ hiện diện đông hơn bây giờ và cũng là vùng thế giới chú tâm đến nhiều nhất trong thế kỷ thứ 21. Khu vực này rộng chừng 12 triệu dặm vuông (hơn gấp ba lần diện tích nước Tàu), dân số khoảng một phần tư tỉ người, với một số đô thị có thể sống được thoải mái và có một nền kinh tế $7 ngàn tỉ, khá sung túc.
Các quốc gia trong vùng “Bắc Mới” thường xuyên hợp tác với nhau về vấn đề đánh cá, bảo vệ môi trường, cứu nạn và khoa học. Họ cùng chia xẻ biên giới một cách ôn hòa và ổn định. Trái với quan niệm thông thường, họ cùng tiếp nhận các mỏ khoáng sản ở thềm lục địa của vùng địa cực một cách yên bình, ngay cả hợp tác với nhau nữa, chiếu theo Ðiều 76 của Qui Ước LHQ về luật biển.
Các quốc gia trong vùng “Bắc Mới,” ngoại trừ Nga, được xem là giao thương với nhau thân thiện hơn cả, toàn cầu hóa kinh tế, và cũng là những quốc gia tuân thủ nhất thế giới, theo luật pháp. Họ cùng kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên béo bở và hơn bao giờ hết, họ dang tay đón chào di dân. Họ trở nên láng giềng tốt. Mùa đông ở đây luôn luôn đông giá nhưng ít khắc nghiệt hơn so với ngày nay. Việc sản xuất nông nghiệp trở nên mạnh mẽ, trái với tình trạng tương lai bấp bênh của vùng nông nghiệp rộng lớn hơn ở phía Nam.
Vùng “Bắc Mới” có những trung tâm trụ cột như Toronto, Montreal, Vancouver, Seattle, Minneapolis-St. Paul, Ottawa, Reykjavik, Copenhagen, Oslo, Stockholm, Helsinki, St. Petersburg và Moscow, tất cả đều phát triển nhanh và thu hút di dân ngoại quốc. Nơi di dân đến ít hơn có Anchorage, Winnipeg, Saskatoon, Quebec, Hamilton, Goteborg, Trondheim, Oulu, Novosibirsk và Vladivostok. Một số thị trấn ở phía Bắc có thể cũng tăng trưởng, như Fairbanks, Whitehorse, Yellowknife, Iqaluit, Tromso, Rovaniemi, Murmansk và Surgut.
Ðô thị là điểm then chốt của vùng “Bắc Mới” vì như ở mọi nơi, đâu đâu cũng nhanh chóng trở nên đô thị hóa. Con người rời bỏ những làng mạc nhỏ ở các vùng địa cực xa xôi để đổ về những nơi như Fairbanks, ở Alaska; Fort McMurray, ở Canada; và Yakutsk, ở Nga. Thị trấn tí hon như Barrow ở Alaska cũng trở thành một đô thị theo tiêu chuẩn Bắc Cực, vì nó đang tiếp nhận dân từ các thôn làng xa xôi ngang qua vùng North Slope kéo về.
Một cái nhìn về các nước có đất nằm bên trên Vòng Ðịa Cực, so sánh về dân số hiện tại với năm 2050, tổng sản lượng nội địa tính trong năm 2009. (Map by Joe Le Monnier)
http://www.americanthinker.com/blog/NP%20ice%201987.jpgBên ngoài các đô thị và thị trấn, thật khó có nơi nào có thể thu hút được người ta đến định cư, đặc biệt là trong nội địa của vùng địa cực. Kinh tế vùng Bắc Cực chính yếu là nguyên liệu thô như kim loại, nhiên liệu hóa thạch, kim cương, tôm cá và gỗ. Dịch vụ công cộng đứng hàng thứ nhì chỉ sau ngành giao thông vận tải. Ngành du lịch và bán lẻ chỉ quan trọng ở một vài nơi. Trường đại học thật hiếm thấy và ngành chế tạo cũng cực kỳ hiếm hoi, ngoại trừ kỹ nghệ điện tử đang bùng phát mạnh ở phía Bắc Phần Lan, quanh thành phố Oulu (Nokia hoạt động tại đây.)
Do đó nền kinh tế địa cực là một sự pha trộn giới hạn giữa kỹ nghệ khai thác quặng mỏ với tiền của chính phủ đổ vào, mà lực lượng lao động gồm thành phần có trình độ học vấn thấp và không đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn. Chính quyền nơi đây phụ cấp cho các dịch vụ công cộng thay vì thu lợi từ việc lấy thuế ở địa phương.
Việc chọn nghề ở đây rất hạn chế mặc dù lương bổng cao, nhưng mức sinh hoạt cũng đắt đỏ không kém. Người ta phải trả $250 một đêm ở một khách sạn bình dân và $15 cho một cái cheese burger tại một thị trấn ở vùng địa cực. Các đường ống dẫn khí và mỏ kim cương mang về nguồn lợi kếch sù, nhưng hầu hết những lợi nhuận này tuôn chảy hết về phía Nam (hoặc sang nước Nga ở phía Tây.) Dưới sự kiểm soát của một loạt các công ty tư nhân, đa quốc hoặc quốc doanh, và chính quyền trung ương, ở Bắc Mỹ, hầu hết những gì còn lại đều nằm trong tay các tổ hợp doanh nghiệp do người bản xứ làm chủ và/hoặc điều phối bởi hàng loạt các thỏa ước bao hàm toàn diện về đất đai, mà nay tất cả hầu như đã bao gồm hết rồi.
http://img.dailymail.co.uk/i/pix/2007/06_03/northpoleG2806_468x307.jpgÐơn giản mà nói, vùng Bắc Cực không còn là nơi dễ ăn cho những ai mới đến hay mới bắt đầu kinh doanh bên ngoài phạm vi những hoạt động vốn đã quá hạn hẹp. Ngoài cái lạnh tê tái và u tối của mùa đông địa cực, mùa hè lại nóng ẩm và muỗi mòng có đến hằng tỉ con, ta thấy ngay, Bắc Cực sẽ không bao giờ lôi kéo được người ở dưới phương Nam tìm đến. Ngay cả ở vùng hạ Cực (sub-Arctic) với các đô thị đang phát triển như Fort McMurray; Noyabr’sk và Novy Urengoy ở Nga, phải huy động tuyển mộ nhân công rầm rộ mới lôi kéo đủ công nhân nước ngoài. Trong khi sự định cư ở vùng địa cực sẽ tăng trưởng đều đặn cùng với sự lớn mạnh của các cơ sở năng lượng, khai thác hầm mỏ và hàng hải, sự tăng dân số nhanh chóng của dân bản xứ (ở vùng Bắc Mỹ), và khuynh hướng đô thị hóa vẫn đều đặn, thật khó tưởng tượng được nhiều thành phố lớn mọc lên rải dài cho đến năm 2050, hay ngay cả vào năm 2100.
Ta có thể hình dung vùng “Bắc Mới” ngày nay như nước Mỹ vào thời gian 1803, sau khi mới mua lại vùng đất Louisiana thuộc Pháp. Nơi đây cũng có những đô thị lớn được liên tục đổ vào với di dân ngoại quốc, một một vùng biên cương rộng mênh mông, chưa thể sinh sống được, xa hẳn với những đô thị chính. Những sa mạc nơi đây cũng tựa như vùng lãnh nguyên Bắc Cực, khí hậu khắc nghiệt, nguy hiểm và có nền kinh tế mong manh. Ở đó cũng có nguồn tài nguyên phong phú. Ðó cũng không hẳn là vùng biên cương trống trải mà đã có dân bản xứ sinh sống từ hàng ngàn năm trước.
Bay trên miền Tây Hoa Kỳ ngày nay, người ta vẫn thấy những cảnh sắc khô cằn, thưa thớt dân cư. Thị trấn và đô thị ít ỏi, rải rác đó đây giữa hằng muôn dặm sa mạc trống vắng. Tuy nhiên dân số ở những nơi này đang tăng dần, các thành phố của nó như Phoenix, Salt Lake City và Las Vegas có lực lượng kinh tế mạnh với tầm chính trị và văn hóa quan trọng. Ðiều này cho ta thấy vùng “Bắc Mới” cũng có sự tăng trưởng dân số tương tự. Hẳn nhiên tất cả chúng ta sẽ không đổ dồn đến đó nhưng nó sẽ hợp nhất với phần còn lại của thế giới theo những cách quan trọng nào đó.
Hãy tưởng tượng vùng Bắc Cực đặc biệt giống với vùng Nevada, một cảnh quan gần như trống trải nhưng nơi đó có những đô thị đang tăng trưởng nhanh. Vai trò kinh tế xã hội căn bản của nó trong thế kỷ 21 không phải là nơi để định cư nhưng là một động cơ kinh tế, dùng để xúc lấy dầu khí, khoáng sản và tôm cá đổ vào cái bao tử đói ăn của toàn cầu.
(Trích dịch từ ‘Unfreezing Arctic Assets’ của Lawrence C. Smith, đăng ở Wall Street Journal, Sept 18, 2010)
Các hình ảnh mới nhất do vệ tinh cung cấp cho thấy, độ dày của băng tại Bắc Cực đã giảm tới mức thấp nhất trong lịch sử. Một số nhà khoa học Mỹ cảnh báo rằng, có thể trong vòng chưa đầy 10 năm nữa, cực bắc của địa cầu sẽ không còn băng.
Sự tan băng ở Bắc Cực không chỉ thu hẹp môi trường sống của gấu trắng, mà còn làm thay đổi khí hậu trên khắp hành tinh. Ảnh:
Sự tan băng ở Bắc Cực không chỉ thu hẹp môi trường sống của gấu trắng, mà còn làm thay đổi khí hậu trên khắp hành tinh.

Ảnh: thelivingmoon.com.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, diện tích bề mặt có băng tại Bắc Cực đã giảm 444.800 km vuông so với mức trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1979 tới năm 2.000. Độ dày của các lớp băng cũng giảm tới mức thấp nhất trong lịch sử.
Walt Meier, một chuyên gia của Đại học Colorado (Mỹ), cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu khiến băng tan nhanh trong hai thập kỷ gần đây. Ông dự đoán Bắc Băng Dương sẽ không còn băng trong khoảng thời gian từ năm 2020 tới 2040. Thậm chí viễn cảnh đó còn có thể xảy ra vào năm 2013.
“Phần lớn chúng ta đều tán thành quan điểm cho rằng băng ở Bắc Cực sẽ biến mất vào mùa hè, vấn đề là khi nào điều đó xảy ra. Nhiệt độ khí hậu tiếp tục tăng lên cùng với lượng CO2 trong khí quyển. Ngay cả khi chúng ta không thải ra CO2 nữa thì nhiệt độ toàn cầu vẫn tăng. Bắc Băng Dương sẽ tiếp tục hấp thu nhiệt khiến băng không ngừng tan chảy”, ông nói.
Nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình máy tính cho thấy, cực bắc của địa cầu sẽ hết băng trước năm 2037. Cực nam của hành tinh cũng không thoát khỏi tình trạng đó. Các hình ảnh của vệ tinh cho thấy một chiếc cầu băng khổng lồ tại Nam Cực vừa gãy vào tuần trước. Chiếc cầu này giúp cố định vị trí của một khối băng có diện tích bằng một nửa Scotland.
Theo Meier, băng ở Bắc Cực tan nhanh hơn dự báo của giới khoa học vì hiệu ứng nhà kính. Tình trạng đó không chỉ tác động xấu tới gấu Bắc Cực, mà còn làm thay đổi khí hậu trên toàn thế giới. Băng có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời khiến lượng nhiệt mà đại dương hấp thu giảm đi. Khi băng ở một nơi nào đó trên đại dương biến mất, nước sẽ hấp thu nhiều nhiệt hơn.
Hậu quả là băng ở nơi khác tiếp tục tan và diện tích của nước ngày càng mở rộng. Sự tan chảy của băng cũng có thể gây nên tranh chấp giữa các quốc gia trong hoạt động khai thác tài nguyên như dầu mỏ và vận tải đường biển.Trạm Barneo là một thị trấn đặc biệt, được xây dựng mới mỗi năm một lần bên trên một tảng băng trôi ở Bắc Cực.
Kể từ khi được xây dựng lần đầu tiên hồi đầu những năm 2000, Barneo đã trở thành một điểm dừng chân cho các du khách du lịch tới Bắc Cực.
Thị trấn Barneo được xây dựng vào tháng 4 hàng năm và tồn tại trong khoảng từ 4-6 tuần như một trung tâm du lịch và nghiên cứu Bắc Cực. Các công đoạn chuẩn bị xây dựng thường bắt đầu với vận việc chuyển nhiên liệu tới đảo Sredny, cho phép các trực thăng tiếp nhiên liệu.
Một chiếc máy bay vận tải AN-12 cất cánh từ Mátxcơva để đưa nhiên liệu tới Bắc Cực.
Trước khi tiến hành xây dựng, các chuyên gia sẽ chọn một tảng băng trôi làm nơi toạ lạc cho Barneo. Họ phải chọn ra vài địa điểm thích hợp cho một đường băng và một thị trấn trong trường hợp khẩn cấp thị trấn bị di dời. Ảnh: Máy bay hạ cánh trên đường băng tại Bắc Cực.
Khi đã chọn xong địa điểm thích hợp, một chiếc máy bay vận tải IL-76 sẽ cất cánh từ thành phố Murmansk ở tây bắc nước Nga 76 chở nhiên liệu và trang thiết bị tới cho căn cứ.
Công tác thi công thị trấn Barneo bắt đầu với việc xây dựng đường băng ngay trên tảng băng trôi.
Do thị trấn không tồn tại vĩnh viễn trên các tảng băng trôi nên mọi thứ phải được vận chuyển và xây dựng lại mỗi năm.
Barneo – thị trấn độc nhất vô nhị trên băng - được xây dựng trong mùa xuân ngắn ngủi ở Bắc Cực.
Thị trấn Barneo không đứng yên một chỗ. Nó dịch chuyển theo chiều gió thổi tảng băng trôi, di chuyển gần hơn về phía Bắc Cực hoặc ra xa.
Thị trấn có tất cả những thứ thiết yếu: lều, nhà tắm, bếp. Nơi đây cũng có một bác sĩ và trung tâm trợ giúp.
Nhu cầu năng lượng của thị trấn Barneo được cung cấp bởi 2 máy phát điện diesel hoạt động thay phiên nhau. Ảnh: Một chiếc máy bay vận tải IL-76 vận chuyển hàng hoá tới thị trấn.
Du khách từ khắp nơi trên thế giới hàng năm đã đến thăm thị trấn độc nhất vô nhị trên băng. Số tiền thu được từ hoạt động du lịch được sử dụng cho công tác nghiên cứu tại đây.
An Bình-
Loài cáo Bắc Cực có thể di chuyển từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương trong vài tháng.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Quebec, Canada đã bám theo cáo Bắc Cực trên đảo Bylot thuộc công viên quốc gia Sirmilk của Canada trong khoảng một năm.
Họ nhận thấy một con cáo cái đi được 4.600 km trong 5 tháng rưỡi. Trung bình mỗi ngày nó di chuyển 90 km.
Nghiên cứu cho thấy cáo nhớ đường rất giỏi. Con cáo này có thể rời tổ vào mùa đông, di cư tới một nơi cách đó 600 km rồi trở về tổ vào mùa hè năm sau.
Các nhà khoa học gắn thiết bị phát tín hiệu để theo dõi lũ  cáo qua vệ tinh nhân tạo.
Các nhà khoa học gắn thiết bị phát tín hiệu để theo dõi lũ cáo qua vệ tinh nhân tạo.
Cáo Bắc Cực dành khá nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi và  kiếm ăn trên băng.
Cáo Bắc Cực dành khá nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi và kiếm ăn trên băng. Như vậy sự tan chảy của băng do biến đổi khí hậu sẽ gây nên hậu quả nặng nề đối với chúng.
Chúng rụng lông hai lần trong năm.
Chúng rụng lông hai lần trong năm. Trong mùa đông lông của chúng trắng như tuyết, còn vào mùa hè bộ lông chuyển sang màu xám. Lông của cáo Bắc Cực có khả năng cách nhiệt tốt hơn gấu trắng.
Các trại của nhóm nghiên cứu trên đảo Bylot.
Các trại của nhóm nghiên cứu trên đảo Bylot. Họ phải dùng trực thăng để chở các thiết bị và thực phẩm.
Các nhà khoa học bắt cáo bằng bẫy hoặc lồng. Sau khi gây  mê
Các nhà khoa học bắt cáo bằng bẫy hoặc lồng. Sau khi gây mê họ lấy mẫu máu, lông và móng vuốt của chúng.
Hai cáo đỏ con chơi đùa gần tổ của chúng.
Cáo Bắc cực có kẻ thù là cáo đỏ. Trogn ảnh, hai cáo đỏ con chơi đùa gần tổ của chúng.
Cáo Bắc Cực rất thực dụng và chúng chủng loại thức ăn của  chúng rất đa dạng.
Chủng loại thức ăn của cáo Bắc Cực rất đa dạng. Chúng rất thích bắt những con lemming. Con cáo này đang tha hai con lemming về tổ cho đàn con.
Nhóm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc xác định  tuổi của cáo Bắc Cực.
Nhóm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tuổi của cáo Bắc Cực. Hiện tại răng là thứ duy nhất cung cấp manh mối về tuổi của chúng. Tuy nhiên, cáo Bắc Cực rất hiếm khi khoe răng như thế này.
http://www.hoax-slayer.com/images/north-pole-moon2.jpgTheo Ria Novosti

No comments:

Post a Comment