Tuesday, September 27, 2011

Hỏa giáo

Hỏa giáo (Zoroastrianism) còn được gọi là Bái hỏa giáo hoặc Đạo Zarathushtra là một tôn giáo cổ của Ba Tư do nhà tiên tri Zarathushtra sáng lập cách đây hơn 1000 năm trước Công Nguyên và là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại, với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư). Đạo phát triển mạnh ở Iran khoảng thế kỉ 10 - 7 trước công nguyên, sau đó, phát triển sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn ĐộTrung Hoa.  Thăm đền thờ Hỏa giáo để tìm hiểu một tôn giáo và xem kiến trúc & văn hoá của họ.
http://www.himalayanacademy.com/resources/books/dws/images/dws-t-is-one-Zoroastrian.jpgHỏa giáo cho rằng thế giới gồm hai bản nguyên đối lập đấu tranh với nhau đó là:
  • Trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, con người có thể có ý chí lựa chọn tự do, cũng có quyền quyết định vận mệnh của mình.
  • Tôn giáo này tin rằng, con người sau khi chết, linh hồn phải chịu sự phán xét cuối cùng của Ahura Mazđa. Thần quang minh căn cứ vào lời nói và việc làm trên trần gian của con người và cho họ lên thiên đường hay vào địa ngục. Do đó, trong lúc còn sống, mọi người phải làm điều thiện, tránh điều ác, bỏ đen tối đi vào chỗ sáng. Tôn chỉ đạo đức của Hỏa giáo là: "Nghĩ điều thiện, nói điều thiện, làm điều thiện".
  • Hỏa giáo cho lửa là đại biểu của quang minh và điều thiện, là tượng trưng cho Ahura Mazđa, do đó có nghi lễ thờ lửa. Trong đền thờ của Hỏa giáo thường xuyên có một ngọn lửa để thờ, gọi là ngọn lửa vĩnh cửu vì được giữ không bao giờ tắt. Ngọn lửa trong ngôi đền Ateshkadeh, ngôi đền chính của Hỏa giáo có từ năm 470 sau Công Nguyên, truyền qua nhiều nơi trước khi được lấy về đền này vào đầu thế kỷ 20. Ngọn lửa hiện đang cháy trong một cái lò bằng đồng, đặt trong căn phòng có những lớp tường kính bao quanh. Mọi người chụp ảnh ngọn lửa qua bức tường kính ấy.
Đồng thời có tục cấm chôn cất người chết mà để xác cho loài chim thú ăn thịt gọi là Thiên táng. Hỏa giáo tôn thờ sự sạch sẽ của đất, nước, lửa và không khí... vì vậy người ta không hỏa táng để làm ô uế lửa và không khí, không thủy táng để làm ô uế nước, không địa táng để làm ô uế đất. Nhưng tục thiên táng không phù hợp với quan niệm của thời đại mới, nên từ những năm 1960 tín đồ Hỏa giáo đã phải bỏ tháp thiên táng và chấp nhận tục mai táng trong nghĩa trang ở dưới chân núi. Người ta mai táng tử thi trong những ngôi mộ bêtông, hạn chế việc làm “tổn hại” cho đất.

Lịch sử

  • vào năm 651 nhà Sassanid bị lật đổ trong cuộc chinh phạt của người Hồi giáo, kể từ đó Hỏa giáo suy yếu dần tại Ba tư trước sự bành trướng của Hồi giáo trong khu vực

Hỏa giáo trên thế giới

http://www.religionfacts.com/a-z-religion-index/images/zoro-temple-of-yazd-iran-wp-gfdl.jpg
Đền thờ Hỏa giáo Ateshkadeh ở Yazd (Iran)
Hiện nay, Hỏa giáo chỉ có khoảng 190.000 tín đồ tập trung chủ yếu ở Ấn Độ (khoảng 69.601 phần đông tập trung quanh thành phố Mumbai) ngoài ra còn có một vài nhóm nhỏ phân bố ở Iran, Pakistan, Trung Á, MỹAustralia.

HỎA GIÁO BA TƯ LÀ TIỀN THÂN CỦA CÁC ĐẠO THỜ CHÚA

http://www.andrewmarcec.com/wordpress/wp-content/uploads/2009/08/Zoroaster.jpgKhi nghiên cứu tôn giáo Tây Phương, người ta sẽ nhận thấy có rất nhiều tôn giáo khác nhau nhưng đều thờ một vị Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God). Những tôn giáo này xuất hiện tại nhiều nơi khác nhau và trong những thời điểm khác nhau, có thể cách nhau nhiều thế kỷ, nhưng những tôn giáo xuất hiện trước đều có những ảnh hưởng không nhiều thì ít đến giáo lý của những tôn giáo xuất hiện sau. Do đó, khi nghiên cứu về đạo Hồi chẳng hạn, chúng ta không thể bỏ qua ảnh hưởng của Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo là những đạo Thiên Chúa đã có trước nó nhiều thế kỷ.
http://www.deathreference.com/images/medd_02_img0161.jpgHỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism) cũng là một đạo Thiên Chúa xuất hiện từ một ngàn năm trước Công Nguyên và bị Hồi Giáo tiêu diệt vào thế kỷ 10 sau Công Nguyên. Như vậy, Hỏa Giáo đã có trước Ki Giáo cả ngàn năm và có thể đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Do Thái Giáo. Qua hai ngàn năm tồn tại, Hỏa Giáo đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong cả ba đạo Thiên Chúa là Do Thái, Ki Tô và Hồi. Vì Hỏa Giáo đã bị suy tàn hơn 10 thế kỷ qua nên ít có ai quan tâm đến nó, nhưng đối với các nhà chuyên nghiên cứu về tôn giáo thì Hỏa Giáo vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử các đạo thờ Chúa. Việc tìm hiểu những điều sơ lược về Hỏa Giáo Ba Tư thiết tưởng cũng là một điều cần thiết và bổ ích để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các đạo Chúa hiện nay.
http://media.radiosai.org/Journals/Vol_03/12DEC01/images/Prasanthi-diary/01.%20Festival%20of%20Joy%20Photos/12.-Zoroastrianism---Parsee.jpgẢnh hưởng rõ rệt nhất của Hỏa Giáo Ba Tư đối với các đạo thờ Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) là ý niệm về Thiên Thần. Tất cả các tên thiên thần quen thuộc như Mi-ca-e (Michel, Micheal) Gabriel, Raphael và ý niệm về các thiên thần hộ mạng (guardian angels) đều là những sản phẩm của Hỏa Giáo Ba Tư. Những ý niệm về thiên thần xuất hiện lần đầu tiên tại Ba Tư (nay là Iran) vào khoảng năm 1000 TCN, khi nước này phát triển một tôn giáo gọi là Zoroastrianism. Tôn giáo này mang tên của vị sáng lập là Zarathrusta, phiên âm sang tiếng Hy Lạp là Zoroaster. Các học giả tôn giáo hiện nay tin rằng Zoroaster là một người có thật, sinh khoảng năm 1000 TCN hoặc sớm hơn và có thể cùng thời với Moses tức khoảng 1250 TCN.
http://www.markville.ss.yrdsb.edu.on.ca/projects/classof2008/chong2/naheed/zoroastrianism1.jpgCó một điều rõ rệt nhất là lịch sử Ba Tư đã xác nhận đạo Hỏa Giáo đã từng là quốc giáo của nước này từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên, tức ròng rã trong 13 thế kỷ! Vào cuối thế kỷ 7, nước Ba Tư bị quân Hồi Giáo Ả Rập xâm chiếm và toàn dân bị cưỡng bách theo đạo Hồi.
http://www.sairamtour.com/uzbekistan/Zoroastrianism/toprakkala.jpgNgười Trung Quốc gọi đạo Zoroastrianism là Hỏa Giáo, hoặc Thánh Hỏa Giáo, vì trong đền thờ Zoroastrianism, người ta chỉ đốt một ngọn lửa duy nhất đặt trên một cái khay ở bàn thờ để mọi tín đồ tập trung tư tưởng khi cầu nguyện Thượng Đế. Vì vậy, người ta gọi đền thờ của tôn giáo này là "Đền thờ lửa" (The Fire Temple). Sự thật, Hỏa Giáo không thờ lửa và cũng không thờ ai ngoài một Thiên Chúa Duy Nhất mà thôi. Ngôn ngữ Ba Tư gọi vị Thiên Chúa Duy Nhất là Ahura Mazda hoặc gọi là Đấng Toàn Năng (Ormazd). Khi giáo chủ Zoroaster giảng đạo thì cả nước Ba Tư lúc đó đang theo Đa Thần Giáo (Paganism). Zoroaster giảng đạo rất hấp dẫn nên được đa số quần chúng tin theo, nhưng khi Zoroaster yêu cầu họ chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất thì nhiều người lại cảm thấy e ngại vì họ không thể bỏ các vị thần của họ được. Dần dần, các tín đồ Hỏa Giáo biến các vị thần của Đa Thần Giáo thành các thiên thần. Họ mượn tiếng Hy Lạp ANGELUS, có nghĩa là "kẻ được Thiên Chúa sai đến" (One who was sent by God) để gọi các vị thần này. Về sau, Angelus được chuyển sang Anh Ngữ thành Angels. Lâu dần, các thiên thần được hiểu là các Thiên Sứ (Messengers) được Thiên Chúa sai xuống thế gian để thực hiện một sứ mạng nào đó. Trong khi đó, các ác thần của Đa Thần Giáo đều biến thành quỉ (demons).
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEghh036VbnNX_gEJNFuluemmw7i6zWI0e7l8_W3v_xF8Y8L0Iw0M0FJl7Q7FdQmnBiEU94Bz7QZ0K3b3XMbQqXsnXGbfUSTHibSLvGBmOD6puir83oI6ycbpzIkOJbnyB-J1esj_krlw5g/s1600/Supernatural-Zoroastrianism-Faravahar.jpgNgười Hỏa Giáo Ba Tư biến đổi các vị thần của Đa Thần Giáo bằng cách thêm hai cánh cho các vị thần mà họ mến chuộng như Vata, Vayu, Mithra v.v... thêm đuôi cho các thần hung ác. Những biến đổi này đều xảy ra khoảng thế kỷ 10 TCN. Đến thế kỷ 6 TCN, Hỏa Giáo biến thành quốc giáo của Ba Tư, những ý niệm về Thiên Thần và Ma quỉ đã trở thành những tín điều của tôn giáo này.
Năm 597 TCN, Ba Tư chiếm xứ Judah (tức Do Thái) và năm 539 TCN Ba Tư chiếm toàn vùng Trung Đông trong đó có Babylon, tức Iraq ngày nay.
Sau nhiều thế kỷ Ba Tư cai trị Trung Đông, trong đó có Do Thái và Babylon, Hỏa Giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên giáo lý của Do Thái Giáo. Sau đó, qua trung gian của Do Thái Giáo, những ảnh hưởng của Hỏa Giáo Ba Tư đã xâm nhập Ki Giáo và Hồi Giáo. Ngày nay, có rất nhiều điều chúng ta tưởng như những sản phẩm tự nhiên của Ki Tô Giáo hoặc Hồi Giáo nhưng thực ra nó đã được sáng tạo bởi Hỏa Giáo từ 1000 năm TCN.
Trước đây, các sách trong Bộ Kinh Thánh Cựu Ước thường được gán cho là của Maisen (Moses) thuộc thế kỷ 13 TCN nhưng theo các học giả chuyên về Thánh Kinh thì các giảo nghiệm khoa học xác nhận hầu hết các sách đó đều được viết trong khoảng thế kỷ 6-5 TCN. Do đó, Maisen không thể là tác giả và chính nhân vật Maisen cũng không có thật. Những phép lạ của Maisen như biến cây gậy thành con rắn và hóa phép cho biển Đỏ rẽ ra để dân Do Thái đi qua an toàn v.v... chỉ là những chuyện thần thoại. Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái hoặc đã được sáng tác hoặc được viết lại dưới thời Do Thái bị Ba Tư đô hộ trong thế kỷ 6-5 TCN. Tác giả Cựu Ước đã đem vào Kinh Thánh Do Thái những điều họ hấp thụ từ Hỏa Giáo Ba Tư:
- Sách Sáng Thế Ký được viết trong thế kỷ 6 TCN kể chuyện Adam và Eve bị Thiên thần đuổi ra khỏi vườn địa đàng.
- Sách Xuất Hành (Exodus 3:4) kể chuyện thiên thần của Chúa hiện ra với Maisen trong ngọn lửa.
Tất cả những sách của đạo Do Thái được viết trước thế kỷ 6 TCN đều không nói gì đến thiên thần. Điều đó chứng tỏ từ lúc nguyên thủy lập đạo, người Do Thái không có một ý niệm nào về thiên thần cả. Họ đã vay mượn ý niệm về thiên thần từ Hỏa Giáo trong thời gian Do Thái lệ thuộc Ba Tư vào các thế kỷ 6-5 TCN và sau đó đã truyền lại cho hai tôn giáo hậu sinh là Ki Tô Giáo và Hồi Giáo.
Ngoài những ý niệm về thiên thần và ma quỉ, Hỏa Giáo còn đem lại cho Do Thái Giáo nhiều tư tưởng thần học và nhiều giáo lý liên quan đến Ngày Tận Thế và cuộc sống đời sau. Quan niệm chủ yếu của Hỏa Giáo là trong vũ trụ này, mọi thứ đều có lưỡng cực. Đời sống tâm linh cũng có lưỡng cực, đó là Thiện và Ác. Con người được Thiên Chúa ban cho quyền tự do lựa chọn giữa thiện và ác nên con người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.
Hỏa Giáo chủ trương không thờ ảnh tượng vì Thiên Chúa là đấng thiêng liêng vô hình. Mọi sự tạc tượng hoặc vẽ hình của Ngài được coi như một sự nhục mạ Thiên Chúa. Các đạo Do Thái, Hồi Giáo và Tin Lành đều chấp nhận quan niệm này của Hỏa Giáo. Riêng Công Giáo, Anh Giáo và Chính Thống Giáo vẫn thờ ảnh tượng mặc dầu việc này bị các tôn giáo khác lên án nghiêm khắc.
Nhiều học giả chuyên nghiên cứu tôn giáo cho rằng Zoroaster là người đầu tiên đưa ra thuyết Mạt Thế (Eschatology). Theo Zoroaster, mọi vật trong vũ trụ cuối cùng sẽ bị hủy diệt. Thế gian và loài người sẽ có ngày tận cùng gọi là Ngày Tận Thế (The Doomsday). Trong ngày tận thế, Thiên Chúa sẽ xét xử công tội của tất cả mọi người, do đó ngày Tận Thế còn được gọi là Ngày Phán Xét Cuối Cùng (The Last Judgement).
Để có thể tham dự Phiên Xử Cuối Cùng của Chúa thì mọi người chết đều được sống lại. Zoroaster cho rằng khi chết thì thân xác con nguời bị phân hủy thành tro bụi nhưng linh hồn chìm đắm trong cõi vô thức như trong lúc ngủ. Đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Thiên Chúa sẽ sai thiên thần thổi kèn (clarion) đánh thức linh hồn và xác kẻ chết sống lại hết. Tất cả mọi người đều tập trung ở một nơi để nghe Chúa phán xử.
Sau khi được xét xử, kẻ thiện lành được lên Thiên Đàng và kẻ ác bị đày xuống Hỏa Ngục. Chính Thuyết Mạt Thế đã đưa đến niềm tin vào Thiên Đàng và Hỏa Ngục.
Theo các giáo sư chuyên nghiên cứu Thánh Kinh James L. Lewis và Everlyn Dorothy Olivier, tác giả cuốn "Angels A to Z" thì các cách Cựu Ước của Do Thái được viết trong thế kỷ 3 TCN đã chịu ảnh hưởng sâu đậm các học thuyết của Zoroaster, nhất là Book of Daniel và Book of Enoch.
Từ thế kỷ 2 TCN xuất hiện một giáo phái mới của đạo Do Thái là giáo phái Essenes, trụ sở đặt tại Qumran ở gần Biển Chết. Tu sĩ của giáo phái này sống khổ hạnh, chuyên việc chữa bệnh miễn phí cho kẻ nghèo và đi khắp nơi trong nước Do Thái rao giảng về Ngày Tận Thế. Một tu sĩ nổi tiếng của giáo phái này là Gioan Baotixita với đặc điểm là lúc nào cũng chỉ khoác trên người một tấm da cừu. Rất nhiều người đến bờ sông Jordan để nghe Gioan thuyết giảng và được ông làm phép rửa tội tập thể, trong số đó có Jesus. Lúc đó là vào khoảng năm 24 sau Công Nguyên.
Ba năm sau, Gioan Baotixita bị vua Herod bắt giam rồi chém đầu, đệ tử của Gioan là Jesus đã thay thế sư phụ đi giảng đạo. Lúc đó vào khoảng năm 27 sau Công Nguyên. Sau đó, cũng đúng 3 năm, Jesus bị đế quốc La Mã bắt và xử tử về tội "âm mưu gây bạo loạn chống chính quyền". Thực ra Gioan Baotixita và Jesus đều không giảng thuyết điều gì khác với học thuyết của Zoroaster: Chỉ thờ một Thiên Chúa Duy Nhất. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón ngày tận thế đang đến rất gần, gần như trong tầm tay (Doomsday is at hand). Xác loài người sẽ sống lại để được xét xử trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Nước Trời sẽ đến với thế gian (Nước Cha Trị Đến) Những người lành được lên thiên đàng và kẻ ác phải xuống hỏa ngục...
Zoroaster đã rao giảng những điều này tại Ba Tư một ngàn năm trước khi Jesus sinh ra. Tới thế kỷ 6 TCN, đế quốc Ba Tư cai trị Do Thái và toàn vùng Trung Đông đã đem học thuyết của Zoroaster đến với quần chúng nhân dân tại các nước này. Học thuyết của Zoroaster đã hòa nhập vào đạo Do Thái và trở nên một xương một thịt với đạo này. Sáu trăm năm sau, tức đến đời Gioan Baotixita và Jesus, người Do Thái không còn biết giáo lý nào là của Do Thái và giáo lý nào là của Ba Tư nữa.
Các giáo sư James Lewis và Everlyn Oliver chuyên nghiên cứu về tôn giáo đã viết: "Ba Tư chiếm Do Thái năm 597 TCN và cai trị nước này nhiều thế kỷ.
http://homepage.mac.com/pkk/blog/514/2.jpgDo hậu quả của nhiều thế kỷ, Ba Tư cai trị Trung Đông nên nguời Do Thái đã chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng tôn giáo của Zoroaster, đặc biệt là học thuyết về sự đối kháng giữa thiện và ác, về thế giới lưỡng cực trong đó có cuộc chiến đấu giữa các thiên thần và ma quỉ. (As a result of several centuries of Persian control of the Middle East, Jews were brought into contact with Zoroastrian religious ideas, particularly Zoroaster's doctrine of the struggle between good and evil, a dualistic world view that included war between good and evil angles - Angels A to Z, James Lewis & Everlyn Oliver. Visible Ink Press 1996, page 236)
Một trong những học thuyết của Zoroaster có ảnh hưởng mạnh nhất đối với Gioan Baotixita và Jesus là học thuyết về Ngày Tận Thế. Jesus cũng như Gioan luôn luôn kêu gọi mọi người chuẩn bị đón ngày tận thế sắp đến. Ngày tận thế cũng là ngày Nước Chúa Trị Đến (The Kingdom of God Comes). Những kẻ gian ác như đế quốc La Mã, bọn chính quyền bù nhìn Herod và bọn thầy tu đạo đức giả ở đền thánh Jerusalem sẽ bị Chúa trừng phạt. Cuộc sống thanh bình của toàn dân tự nhiên sẽ được thực hiện. Nhưng thực tế đã xác nhận những điều Gioan Baotixita và Jesus rao giảng về ngày tận thế đều sai. Cho nên sau khi Jesus chết, cả Jesus lẫn sư phụ đều bị gọi là "các tiên tri giả về ngày tận thế" (False apocalyptic prophets). Cả Jesus và đồng đạo Do Thái của ông ta đã vâng theo Luật Mười Điều Răn và các lời của những tiên tri thuở xưa một cách máy móc mà không hề tự hỏi tại sao. Họ đã tuân theo các lẽ đạo một cách mù quáng và máy móc vì họ không sử dụng đến tri thức của họ. Đó là nhận xét của giáo sư Humphrey Carpenter, trong tác phẩm "Jesus" (Oxford University Press, 2nd edition 1983 trang cuối cùng: Jesus and his fellow Jews obeyed the Commandments of the Law and the words of their prophets without questioning why. Their obedience was blind and mechanical, for their intellect was not involved in it).
Truyền thuyết Ba Tư kể rằng: Một hôm Zoroaster leo lên núi cao thì gặp Thiên Chúa hiện ra trong tiếng sét và tia chớp. Chúa trao cho ông một bộ sách Luật, tiếng Ba Tư gọi là Zend Avesta. Tên Zoroaster của ông là một tên ghép: Zoro có nghĩa là con (son) và aster có nghĩa là vì sao. Vậy Zoroaster có nghĩa là Con của một Vì Sao (Son of Star). Nhiều người cho rằng Cựu Ước Do Thái được viết sau thế kỷ 6 TCN đã mô phỏng truyền thuyết về Zoroaster. Chẳng hạn như Maisen leo lên núi Sinai được Chúa hiện ra trong bụi gai có lửa cháy và Chúa trao cho Maisen bộ sách luật, tiếng Do Thái gọi là Torah.
Chúng ta đã biết Hỏa Giáo là quốc giáo của Ba Tư trong 13 thế kỷ (từ TK 6 TCN - TK 7 sau Công Nguyên). Đế quốc Ba Tư thống trị Trung Đông từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 TCN. Sau đó, từ năm 224 đến 634 sau Công Nguyên, đế quốc Ba Tư mang tên Sassanians lại thống trị Trung Đông một lần nữa. Điều đó cho thấy Ba Tư đã gieo rắc học thuyết của Zoroaster cùng khắp các nước Ả Rập qua nhiều thế kỷ. Do đó, hầu như đại đa số dân Ả Rập đều tin có Thiên Chúa, thiên đàng hỏa ngục, thiên thần và nhất là tin có ngày tận thế, ngày phán xét cuối cùng, mọi người chết sẽ sống lại v.v...
Ảnh hưởng của Hỏa Giáo hết sức lớn lao đối với các đạo Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) vì chính nó đã tạo nên những điểm tương đồng đặc thù của các đạo này.
Vấn đề được đặt ra: Ai là người đầu tiên lập ra đạo Thiên Chúa (tức Độc Thần Giáo)?
Truyền thuyết Do Thái tin rằng Abraham là người đầu tiên lập ra đạo Thiên Chúa (chỉ thờ Một Thiên Chúa).
Người quan trọng thứ hai là Maisen (Moses) với bộ Kinh Thánh Torah (Sách Luật). Ngày nay, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì cả Abraham lẫn Mai-sen (Moses) đều là những nhân vật thần thoại. Vậy chỉ có Zoroaster có thể tin được là người đã sáng lập đạo Thiên Chúa từ thế kỷ 10 TCN vì ông ta là người có thật đã rao giảng tại Ba Tư về một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only One God). Đó là yếu tố quan trọng nhất của Độc Thần Giáo (Monotheism).
Theo truyền thuyết Ba Tư thì Zoroaster bắt đầu đi giảng đạo vào năm 30 tuổi (Một ngàn năm sau, Jesus cũng bắt đầu giảng đạo ở tuổi 30). Năm 42 tuổi, Zoroaster thuyết phục Vua Ba Tư là Vishtaspa theo Hỏa Giáo. Nhờ đó, Hỏa Giáo đã được truyền bá khắp nước. Ông có vợ và nhiều con. Năm 77 tuổi, ông bị một đạo sĩ thuộc cấp giết chết.
Các đạo sĩ của Hỏa Giáo được gọi là Magus (số nhiều Magi) thường là những người trí thức, ham chuộng khoa học nhất là thiên văn học. Họ làm công việc thờ phượng nhưng không phải là những tu sĩ vì họ đều có gia đình. Họ thường lấy vợ là người có họ hàng gần.
Các tín đồ Hỏa Giáo tránh việc chôn người chết ở dưới đất hoặc thiêu xác người chết trên đống củi. Phương thức được Hỏa Giáo ưa chuộng nhất là điểu táng bằng cách đưa xác người chết lên tháp cao, gọi là "Tháp Yên Lặng" (Towers of Silence) để cho các ác điểu như quạ, diều hâu, kên kên đến rỉa thịt người chết.
Các đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư nổi tiếng là những người thông thái nên người Do Thái thường gọi họ là "những người thông thái đến từ phương Đông" (the wise men from the East). Vào năm Jesus sinh ra đời có hiện tượng ba ngôi sao Mars, Saturn, Jupiter cùng nằm trên một đường thẳng với trái đất. Do đó, khi nhìn lên trời với mắt thường, người ta thấy ba sao hội tụ trở thành một ngôi sao rất lớn. Mọi người cho đó là một "sao lạ". Cũng trong lúc đó, tại Do Thái có ba đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư thấy hiện tượng sao lạ đã ra những nơi trống trải để quan sát nghiên cứu.
Matthew và Luke chộp lấy chuyện này cho vào sách Tân Ước để thêm mắm thêm muối với dụng ý biến sự ra đời của Jesus thành một biến cố giáng sinh thần thánh (divine birth). Thế là hiện tuợng ba ngôi sao hội tụ trở thành "Ngôi sao dẫn đường" và ba đạo sĩ Ba Tư biến thành "Ba Vua Phương Đông" đến kính thờ lạy Chúa Hài Đồng! Ngày nay, trong các hang đá Noel không bao giờ thiếu hình ảnh của "Ba Vua Phương Đông". Sự thật đó chỉ là ba đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư lo việc nghiên cứu thiên văn nhằm vào lúc Jesus ra đời mà thôi.
Hỏa Giáo Ba Tư có những nghi lễ đơn giản và ít có những điều huyền hoặc nhảm nhí so với những nghi lễ của Công Giáo La Mã vì họ không có những cái gọi là "phép bí tích". Trước hết, Hỏa Giáo cũng như Do Thái Giáo và Hồi Giáo hoặc Tin Lành không thờ ảnh tượng nên đền thờ của họ gần như trống trơn. Chỉ có một bàn thờ duy nhất, trên đó có hai cái khay. Một cái khay có chân cao để bày 4 thứ:
- Trái cây tượng trưng cho các loài thảo mộc.
- Rượu nho tượng trưng cho con người.
- Sữa (loài vật) tượng trưng cho mọi loài vật.
- Nước tượng trưng cho các đại dương.
Một cái khay có chân thấp dùng để đốt một bó củi nhỏ và ít gỗ trầm hương. Đối với Hỏa Giáo, ngọn lửa tượng trưng cho Thiên Chúa, nguồn gốc của Sự Sống và Sự Sáng.
Vào cuối thế kỷ 7, Hồi Giáo Ả Rập chiếm Ba Tư và mọi người dân xứ này bị buộc phải bỏ đạo Hỏa Giáo để theo Hồi Giáo. Nhiều tín đồ Hỏa Giáo phải giữ đạo trong bí mật. Đến thế kỷ 9 và 10, chính quyền Hồi Giáo truy nã gắt gao những người Hỏa Giáo còn sót lại khiến cho các tín đồ Hỏa Giáo trung kiên phải bỏ chạy ra nước ngoài. Nhiều người thuộc giáo phái Manichaeanism của Hỏa Giáo trốn sang Trung Quốc và gây nhiều ảnh hưởng quan trọng tại nước này. Từ thế kỷ 9 người Trung Quốc đã biết đến tôn giáo của Ba Tư và gọi tôn giáo này là Hỏa Giáo hoặc Thánh Hỏa Giáo. Một số người Ba Tư thuộc giáo phái Mithraism trốn sang Âu Châu, còn lại số đông chạy sang Ấn Độ.
Mặc dầu bị Hồi Giáo đàn áp qua nhiều thế kỷ, hiện nay tại Ba Tư (tức Iran) vẫn còn khoảng 200.000 tín đồ Hỏa Giáo. Con cháu của những người Ba Tư tỵ nạn tôn giáo cách đây hơn một ngàn năm vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ khoảng 150.000 người. Người Ấn Độ gọi họ là người Parsi do đọc trại tên nước Persia (Ba Tư) mà ra.
Hỏa Giáo Ba Tư coi như đã bị xóa tên khỏi danh sách các tôn giáo trên thế giới hiện nay nhưng rất nhiều giáo lý quan trọng của Hỏa Giáo Ba Tư như: chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, tin có Thiên Thần và Ma Quỉ, Thiên Đàng và Hỏa Ngục, Ngày tận thế, mọi người chết sẽ sống lại để hiện diện trong ngày Phán Xét Cuối Cùng... Tất cả đều đã hòa nhập vào cốt tủy của đạo Do Thái. Rồi từ đạo Do Thái, các đạo hậu sinh như Ki Tô Giáo (Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống) và Hồi Giáo đã sao chép lại những giáo lý đó mà họ tưởng là của các tiên tri Do Thái, nhưng họ không hề biết rằng tác giả của những giáo lý đó là một người Ba Tư tên là Zoroaster. Các tiên tri Do Thái chỉ là những đứa học trò đã học những bài học giáo lý của Zoroaster trong những thế kỷ Do Thái bị Ba Tư đô hộ, từ thế kỷ 6 đến 4 trước Công Nguyên. Những giáo lý của Hỏa Giáo Ba Tư đã tạo nên những yếu tố đồng nhất tiêu biểu cho tất cả các đạo thờ Chúa hiện nay. Nói cách khác, Hỏa Giáo Ba Tư vẫn hiện diện và mãi mãi tồn tại trong linh hồn của các đạo thờ Chúa.
Ngọn lửa vĩnh cửu của Hỏa giáo ở Iran
TTCT - Tehran đang giữa mùa xuân. Sau một mùa đông có nhiều đợt tuyết rơi và kéo dài, đây là lúc cây cối ra lộc biếc. Thỉnh thoảng lại có trận mưa xuân, đủ cho cây càng xanh và hoa càng nở rộ. Tiết trời dịu mát này mà chọn một nơi gần sa mạc để thăm thú là thích hợp.
Một trong hai ngọn tháp Bình Yên của Hỏa giáo - Ảnh: Hồ Anh Thái
Chúng tôi chọn thành phố Yazd ở miền trung Iran, gần sa mạc. Chỉ một chuyến xe đêm, chưa đầy tám giờ là đến Yazd, thành phố cách thủ đô 600km. Dân số thành phố hiện nay là hơn 500.000 người, toàn tỉnh gần 1 triệu.
Theo các nhà khảo cổ phương Tây, Yazd là một trong những vùng có con người đến sinh sống lâu đời bậc nhất trên thế giới: từ 7.000 năm trước.
Hỏa giáo và ngọn lửa vĩnh cửu
Yazd có cộng đồng Hỏa giáo (Zoroastrianism) đông đúc nhất Iran. Hỏa giáo do giáo sĩ Zarathustra sáng lập hơn 1.000 năm trước Công nguyên - cũng là tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại.
Nói Hỏa giáo người Việt có thể thấy hơi xa lạ, nhưng nếu đã đọc Zarathustra đã nói như thế, bản dịch từ cuốn Thus Spake Zarathustra của triết gia người Đức Nietzsche, coi như phần nào nắm bắt cái thần của triết học Hỏa giáo. Hỏa giáo tồn tại được một thời gian ngắn ở xứ Ba Tư rồi bị đàn áp, phải bỏ chạy sang Ấn Độ. Ở Bombay ngày trước, tôi đã đến thăm cộng đồng Hỏa giáo và tháp Bình Yên của họ (Tower of Silence).
Tổng số tín đồ Hỏa giáo trên thế giới hiện nay là 150.000 người, chủ yếu sinh sống ở Ấn Độ. Cộng đồng Hỏa giáo ở Bombay rất phát đạt trong kinh doanh và công nghiệp. Loại xe ôtô Mazda là lấy tên thần Ánh Sáng của tôn giáo này. Theo đó, Hỏa giáo còn có tên là Mazdaism hoặc Magism. Ảnh hưởng của cộng đồng Hỏa giáo ở Ấn Độ có ý nghĩa đến mức mỗi khi xảy ra bất đồng giữa Ấn Độ và Pakistan thì họ được coi là một kênh liên lạc.
Đền thờ Hồi giáo Jameh với hai ngọn tháp cao nhất Iran - Ảnh: Hồ Anh Thái
Ở “chính quốc” Iran, Hỏa giáo bây giờ là cộng đồng không đáng kể. Trong vùng Yazd, tín đồ Hỏa giáo chỉ 5.500 người, ở vùng sâu vùng xa họ phải có hiệu cắt tóc riêng và hàng quán riêng vì người Hồi giáo và các tôn giáo khác không cho chung đụng.
Đến thành phố Yazd, không ai có thể bỏ qua hai tháp Bình Yên trong quần thể di tích của Hỏa giáo. Tháp Bình Yên là nơi dùng để thiên táng, xây trên hai đỉnh núi gần nhau. Theo một con đường ngoằn ngoèo chênh vênh lên đỉnh núi, người ta bước vào tháp Bình Yên nay đã bỏ hoang. Trên cao lộng gió, không khí thanh sạch, thật sự là bình yên hoặc là sự yên tĩnh đời đời.
Theo tập quán, người Hỏa giáo đặt tử thi vào từng ô trên nền đá, chờ cho kền kền rỉa hết thịt rồi thu lượm xương bỏ vào cái giếng ở chính giữa tháp. Đến khi nào xương cốt chất đầy, người ta đổ hóa chất vào để tiêu hủy.
Triết lý của thiên táng: Hỏa giáo tôn thờ sự sạch sẽ của đất, nước, lửa và không khí... vì vậy người ta không hỏa táng để làm ô uế lửa và không khí, không thủy táng để làm ô uế nước, không địa táng để làm ô uế đất. Nhưng tục thiên táng không phù hợp với quan niệm của thời đại mới, nên từ những năm 1960 tín đồ Hỏa giáo ở Yazd đã phải bỏ tháp thiên táng và chấp nhận tục mai táng trong nghĩa trang ở dưới chân núi. Người ta mai táng tử thi trong những ngôi mộ bêtông, hạn chế việc làm “tổn hại” cho đất.
Trong đền thờ của Hỏa giáo thường xuyên có một ngọn lửa để thờ, gọi là ngọn lửa vĩnh cửu vì được giữ không bao giờ tắt. Ngọn lửa trong ngôi đền Ateshkadeh có từ năm 470 dương lịch, truyền qua nhiều nơi trước khi được lấy về đền này vào đầu thế kỷ 20. Ngọn lửa hiện đang cháy trong một cái lò bằng đồng, đặt trong căn phòng có những lớp tường kính bao quanh. Mọi người chụp ảnh ngọn lửa qua bức tường kính ấy.
Tháp điều hòa nhiệt độ badgir trên nóc một ngôi nhà cổ - Ảnh: Hồ Anh Thái
Những kỳ quan của Yazd
Thành phố Yazd nổi tiếng về hệ thống điều hòa nhiệt độ cổ điển (badgir). Trên các mái nhà đều có xây điều hòa kiểu này, trông như những ngọn tháp. Khá tinh xảo về mặt kỹ thuật, hệ thống điều hòa nhiệt độ được coi là một kỳ quan của vùng Yazd.
Kênh dẫn nước ngầm dưới mặt đất (qanat) là một kỳ quan khác. Dù đã có hệ thống thủy lợi hiện đại, khắp Iran vẫn có khoảng 50.000 qanat như vậy. Thợ đào kênh của vùng Yazd do đó làm không hết việc. Vào bảo tàng nước, qua những hiện vật và bộ ảnh miêu tả tỉ mỉ, người ta sẽ hình dung được kỹ thuật và nghệ thuật đào kênh ngầm. Khi xuống hầm làm việc, thợ đào kênh mặc đồ trắng, khăn quấn đầu cũng màu trắng, đề phòng sập hầm, chết thì đã có sẵn đồ trắng coi như khâm liệm luôn.
Nhà cổ của Yazd phần lớn xây bằng gạch màu đất sét, gạch chỉ phơi nắng mà không nung, màu vàng nhạt, hơi xanh. Những ngõ phố cổ tường đất màu nâu đỏ. Những pháo đài đồ sộ như Narein ở Meybod, hơn 1.000 năm tuổi, cũng bằng gạch phơi nắng.
Ở trung tâm thành phố, đền Jameh có vòm cổng cao nhất Iran. Hai tháp hai bên cổng cũng thuộc loại cao nhất: 52m. Du khách có dịp chiêm ngưỡng kiến trúc đền thờ Hồi giáo Ba Tư và nghệ thuật khảm gốm màu độc đáo từ mái vòm xuống đến những bức tường. Từ thành phố, đi thêm 100km nữa sẽ đến sa mạc Kavire Bafgh. Đã đến đây thì không ai bỏ qua cơ hội được cưỡi lạc đà đi vào sa mạc.
Cưỡi lạc đà trong sa mạc Kavire Bafgh - Ảnh: Hồ Anh Thái
Có một sự kiện liên quan: ngày 24-4-1980, quân đội Mỹ xâm nhập sa mạc này để thực hiện cuộc hành quân Móng vuốt đại bàng (Operation Eagle Claw). Kế hoạch của Mỹ là giải cứu con tin, gồm 52 nhà ngoại giao Mỹ bị Iran bắt giữ sau cách mạng Hồi giáo 1979. Tám trực thăng và ba máy bay C-130 tập kết trong sa mạc để từ đó bay về thủ đô Tehran.
Vừa vào cuộc thì bão cát nổi lên, hai trực thăng bị cát vào động cơ, một chiếc đâm xuống đất, chiếc kia phải cố bay về tàu sân bay USS Nimitz. Đến lượt chiếc trực thăng thứ ba cũng trục trặc, nhưng dụng cụ sửa chữa và phụ tùng lại ở trong chiếc đã bay đi. Chiếc thứ tư bay lên thì đâm vào một máy bay vận tải C-130 Hercules chở dầu, cả hai bốc cháy làm chết tám người Mỹ. Kế hoạch thế là phải hủy bỏ. Tổng thống Carter bị mất điểm và thua trong cuộc tranh cử tổng thống cùng năm ấy.
Chúng tôi đến Yazd sáng sớm ngày 29-4, nhưng trước đó đã đọc tin về lễ kỷ niệm 31 năm Mỹ bị thất bại trong sa mạc Yazd. Hằng năm thành phố Yazd tổ chức lễ kỷ niệm vào đúng ngày 24-4, là dịp để nêu cao tinh thần cách mạng Hồi giáo của đất nước Iran.
HỒ ANH THÁI
Ngọn lửa vĩnh cửu của Hỏa giáo ở Iran
TTCT - Tehran đang giữa mùa xuân. Sau một mùa đông có nhiều đợt tuyết rơi và kéo dài, đây là lúc cây cối ra lộc biếc. Thỉnh thoảng lại có trận mưa xuân, đủ cho cây càng xanh và hoa càng nở rộ. Tiết trời dịu mát này mà chọn một nơi gần sa mạc để thăm thú là thích hợp.
Một trong hai ngọn tháp Bình Yên của Hỏa giáo - Ảnh: Hồ Anh Thái
Chúng tôi chọn thành phố Yazd ở miền trung Iran, gần sa mạc. Chỉ một chuyến xe đêm, chưa đầy tám giờ là đến Yazd, thành phố cách thủ đô 600km. Dân số thành phố hiện nay là hơn 500.000 người, toàn tỉnh gần 1 triệu.
Theo các nhà khảo cổ phương Tây, Yazd là một trong những vùng có con người đến sinh sống lâu đời bậc nhất trên thế giới: từ 7.000 năm trước.
Hỏa giáo và ngọn lửa vĩnh cửu
Yazd có cộng đồng Hỏa giáo (Zoroastrianism) đông đúc nhất Iran. Hỏa giáo do giáo sĩ Zarathustra sáng lập hơn 1.000 năm trước Công nguyên - cũng là tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại.
Nói Hỏa giáo người Việt có thể thấy hơi xa lạ, nhưng nếu đã đọc Zarathustra đã nói như thế, bản dịch từ cuốn Thus Spake Zarathustra của triết gia người Đức Nietzsche, coi như phần nào nắm bắt cái thần của triết học Hỏa giáo. Hỏa giáo tồn tại được một thời gian ngắn ở xứ Ba Tư rồi bị đàn áp, phải bỏ chạy sang Ấn Độ. Ở Bombay ngày trước, tôi đã đến thăm cộng đồng Hỏa giáo và tháp Bình Yên của họ (Tower of Silence).
Tổng số tín đồ Hỏa giáo trên thế giới hiện nay là 150.000 người, chủ yếu sinh sống ở Ấn Độ. Cộng đồng Hỏa giáo ở Bombay rất phát đạt trong kinh doanh và công nghiệp. Loại xe ôtô Mazda là lấy tên thần Ánh Sáng của tôn giáo này. Theo đó, Hỏa giáo còn có tên là Mazdaism hoặc Magism. Ảnh hưởng của cộng đồng Hỏa giáo ở Ấn Độ có ý nghĩa đến mức mỗi khi xảy ra bất đồng giữa Ấn Độ và Pakistan thì họ được coi là một kênh liên lạc.
Đền thờ Hồi giáo Jameh với hai ngọn tháp cao nhất Iran - Ảnh: Hồ Anh Thái
Ở “chính quốc” Iran, Hỏa giáo bây giờ là cộng đồng không đáng kể. Trong vùng Yazd, tín đồ Hỏa giáo chỉ 5.500 người, ở vùng sâu vùng xa họ phải có hiệu cắt tóc riêng và hàng quán riêng vì người Hồi giáo và các tôn giáo khác không cho chung đụng.
Đến thành phố Yazd, không ai có thể bỏ qua hai tháp Bình Yên trong quần thể di tích của Hỏa giáo. Tháp Bình Yên là nơi dùng để thiên táng, xây trên hai đỉnh núi gần nhau. Theo một con đường ngoằn ngoèo chênh vênh lên đỉnh núi, người ta bước vào tháp Bình Yên nay đã bỏ hoang. Trên cao lộng gió, không khí thanh sạch, thật sự là bình yên hoặc là sự yên tĩnh đời đời.
Theo tập quán, người Hỏa giáo đặt tử thi vào từng ô trên nền đá, chờ cho kền kền rỉa hết thịt rồi thu lượm xương bỏ vào cái giếng ở chính giữa tháp. Đến khi nào xương cốt chất đầy, người ta đổ hóa chất vào để tiêu hủy.
Triết lý của thiên táng: Hỏa giáo tôn thờ sự sạch sẽ của đất, nước, lửa và không khí... vì vậy người ta không hỏa táng để làm ô uế lửa và không khí, không thủy táng để làm ô uế nước, không địa táng để làm ô uế đất. Nhưng tục thiên táng không phù hợp với quan niệm của thời đại mới, nên từ những năm 1960 tín đồ Hỏa giáo ở Yazd đã phải bỏ tháp thiên táng và chấp nhận tục mai táng trong nghĩa trang ở dưới chân núi. Người ta mai táng tử thi trong những ngôi mộ bêtông, hạn chế việc làm “tổn hại” cho đất.
Trong đền thờ của Hỏa giáo thường xuyên có một ngọn lửa để thờ, gọi là ngọn lửa vĩnh cửu vì được giữ không bao giờ tắt. Ngọn lửa trong ngôi đền Ateshkadeh có từ năm 470 dương lịch, truyền qua nhiều nơi trước khi được lấy về đền này vào đầu thế kỷ 20. Ngọn lửa hiện đang cháy trong một cái lò bằng đồng, đặt trong căn phòng có những lớp tường kính bao quanh. Mọi người chụp ảnh ngọn lửa qua bức tường kính ấy.
Tháp điều hòa nhiệt độ badgir trên nóc một ngôi nhà cổ - Ảnh: Hồ Anh Thái
Những kỳ quan của Yazd
Thành phố Yazd nổi tiếng về hệ thống điều hòa nhiệt độ cổ điển (badgir). Trên các mái nhà đều có xây điều hòa kiểu này, trông như những ngọn tháp. Khá tinh xảo về mặt kỹ thuật, hệ thống điều hòa nhiệt độ được coi là một kỳ quan của vùng Yazd.
Kênh dẫn nước ngầm dưới mặt đất (qanat) là một kỳ quan khác. Dù đã có hệ thống thủy lợi hiện đại, khắp Iran vẫn có khoảng 50.000 qanat như vậy. Thợ đào kênh của vùng Yazd do đó làm không hết việc. Vào bảo tàng nước, qua những hiện vật và bộ ảnh miêu tả tỉ mỉ, người ta sẽ hình dung được kỹ thuật và nghệ thuật đào kênh ngầm. Khi xuống hầm làm việc, thợ đào kênh mặc đồ trắng, khăn quấn đầu cũng màu trắng, đề phòng sập hầm, chết thì đã có sẵn đồ trắng coi như khâm liệm luôn.
Nhà cổ của Yazd phần lớn xây bằng gạch màu đất sét, gạch chỉ phơi nắng mà không nung, màu vàng nhạt, hơi xanh. Những ngõ phố cổ tường đất màu nâu đỏ. Những pháo đài đồ sộ như Narein ở Meybod, hơn 1.000 năm tuổi, cũng bằng gạch phơi nắng.
Ở trung tâm thành phố, đền Jameh có vòm cổng cao nhất Iran. Hai tháp hai bên cổng cũng thuộc loại cao nhất: 52m. Du khách có dịp chiêm ngưỡng kiến trúc đền thờ Hồi giáo Ba Tư và nghệ thuật khảm gốm màu độc đáo từ mái vòm xuống đến những bức tường. Từ thành phố, đi thêm 100km nữa sẽ đến sa mạc Kavire Bafgh. Đã đến đây thì không ai bỏ qua cơ hội được cưỡi lạc đà đi vào sa mạc.
Cưỡi lạc đà trong sa mạc Kavire Bafgh - Ảnh: Hồ Anh Thái
Có một sự kiện liên quan: ngày 24-4-1980, quân đội Mỹ xâm nhập sa mạc này để thực hiện cuộc hành quân Móng vuốt đại bàng (Operation Eagle Claw). Kế hoạch của Mỹ là giải cứu con tin, gồm 52 nhà ngoại giao Mỹ bị Iran bắt giữ sau cách mạng Hồi giáo 1979. Tám trực thăng và ba máy bay C-130 tập kết trong sa mạc để từ đó bay về thủ đô Tehran.
Vừa vào cuộc thì bão cát nổi lên, hai trực thăng bị cát vào động cơ, một chiếc đâm xuống đất, chiếc kia phải cố bay về tàu sân bay USS Nimitz. Đến lượt chiếc trực thăng thứ ba cũng trục trặc, nhưng dụng cụ sửa chữa và phụ tùng lại ở trong chiếc đã bay đi. Chiếc thứ tư bay lên thì đâm vào một máy bay vận tải C-130 Hercules chở dầu, cả hai bốc cháy làm chết tám người Mỹ. Kế hoạch thế là phải hủy bỏ. Tổng thống Carter bị mất điểm và thua trong cuộc tranh cử tổng thống cùng năm ấy.
Chúng tôi đến Yazd sáng sớm ngày 29-4, nhưng trước đó đã đọc tin về lễ kỷ niệm 31 năm Mỹ bị thất bại trong sa mạc Yazd. Hằng năm thành phố Yazd tổ chức lễ kỷ niệm vào đúng ngày 24-4, là dịp để nêu cao tinh thần cách mạng Hồi giáo của đất nước Iran.
HỒ ANH THÁI

No comments:

Post a Comment