Tuesday, September 27, 2011

Nam Cực

http://www.4x4offroads.com/image-files/south-pole-world-record-1.jpgChâu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh Nam Cực của Trái Đất. Đây là nơi lạnh nhất trên Trái Đất và thường xuyên được bao phủ gần như toàn bộ bởi băng.http://www.nsf.gov/od/opp/images/prss/south_pole_ds.jpg 
Nam Cực hay Cực Nam Địa lý là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất. Nó là điểm cực nam trên bề mặt Trái đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực. Không có điểm nào trên Trái Đất nằm ở phía Nam của Nam Cực.
Nam cực là điểm giao nhau giữa trục tự quaybề mặt phía nam của trái đất. Nam cực khác với cực từ nam (là điểm mà mọi đầu nam của kim nam châm trong la bàn đặt nơi khác đều hướng về và tại cực từ thì kim la bàn hướng theo phương vuông góc với mặt đất, có tọa độ là 64°31′48″S 137°51′36″E / -64.53, 137.86) do sự lệch nhau giữa trục quay và trục từ của trái đất. Nam cực được xác định tại điểm có độ cao 2800m so với mực nước biển trung bình, tại điểm đặt Trạm Nam Cực Amundsen-Scott của Hoa Kỳ, được thành lập năm 1956 và luôn có người đồn trú từ đó đến nay..

Địa lý

http://www.antarctic-adventures.de/img/pole10.jpg
Cho hầu hết các mục đích, Cực Nam Địa lý được xác định là điểm phía nam của hai điểm nơi trục quay của Trái đất giao với bề mặt của nó (điểm kia là Cực Bắc Địa lý). Tuy nhiên, trục quay của Trái đất thực tế có hiện tượng 'lắc' khá nhỏ, vì thế định nghĩa này không đủ cho những công việc đòi hỏi sự chính xác cao, xem Cực Bắc Địa lý để biết thêm thông tin.
Các toạ độ địa lý của Nam cực thường được coi đơn giản là 90°Nam, bởi kinh độ của nó không được xác định về địa lý và không thích hợp. Khi cần có một kinh độ, nó có thể được coi là 0°Tây. Ở Nam Cực mọi hướng đều là hướng bắc. Vì lý do này, các hướng tại Nam Cực đều "chỉ bắc", hướng về hướng bắc dọc theo đường kinh tuyến gốc.
Cực Nam Địa lý nằm trên lục địa Châu Nam Cực (dù nó không phải là trường hợp luôn xảy ra trong toàn bộ Lịch sử Trái đất bởi sự trôi dạt lục địa). Nó ở trên một cao nguyên không có đặc điểm, nhiều gió, băng ở độ cao 2,835 mét (9,306 ft), khoảng 1,300 km (800 dặm) từ biển gần nhất ở McMurdo Sound. Băng ước tính dày khoảng 2,700 mét (9,000 ft) tại Cực, vì thế mặt đất dưới lớp băng thực tế ở gần mực nước biển.[2]
Lớp băng cực đang di chuyển với tốc độ gần 10 mét mỗi năm theo hướng giữa 37° và 40° tây chỉ bắc,[3] xuống Biển Weddell. Vì thế, vị trí của trạm và các thiết bị nhân tạo so với cực địa lý dần thay đổi theo thời gian.
Cực Nam Địa lý được đánh dấu bởi một bảng hiệu nhỏ và được đóng vào băng, nó được chỉnh lại vị trí mỗi năm vào Năm mới để bù trừ sự di chuyển của băng. Trên bảng có ghi ngày Roald AmundsenRobert F. Scott đến Nam Cực tiếp sau là một đoạn trích dẫn ngắn của mỗi người và có cao độ 2,835 m (9,301 ft).

http://www.nsf.gov/od/opp/images/prss/south_pole_flags06.jpgNam Cực nghi lễ

Nam Cực nghi lễ là một khu vực được thiết lập cho việc chụp ảnh tại Trạm Nam Cực. Nó ở gần Cực Nam Địa lý, và gồm một khối cầu kim loại đặt trên một bệ, được bao quanh bởi các lá cờ của các quốc giaHiệp ước Nam Cực.

Cực không thể tiếp cận

Một cái gọi là "Nam Cực" khác là Nam Cực không thể tiếp cận, địa điểm trên Châu Nam Cực nằm xa nhất khỏi đại dương, và vì thế khó tiếp cận hơn Cực Nam Địa lý. Vị trí này nằm cách xấp xỉ 878 km từ Nam Cực thật.

South Pole World Record - Ice Challenger
South Pole World Record - Ice ChallengerSouth Pole World Record - Ice ChallengerSouth Pole World Record - Ice Challenger


South Pole World Record - Ice Challenger

South Pole World Record - Map of the South Pole

South Pole World Record - Ice Challenger

Thám hiểm

Xem thêm: Lịch sử Châu Nam Cực, Danh sách các cuộc thám hiểm Châu Nam Cực, Thời đại Anh hùng trong việc Thám hiểm Châu Nam CựcXa nhất về phía Nam.

Trước-1900

Địa lý cơ bản của bờ biển Châu Nam Cực không được biết cho tới giữa hoặc cuối thế kỷ 19. Sĩ quan hàng hải Mỹ Charles Wilkes đã tuyên bố (chính xác) rằng Châu Nam Cực là một lục địa mới dựa trên cuộc thám hiểm của ông trong giai đoạn 1839–40,[5] tuy James Clark Ross, trong chuyến thám hiểm của mình năm 1839–43, hy vọng rằng ông có thể đi thuyến trên toàn bộ con đường tới Nam Cực (tất nhiên, ông đã không thành công).[6]

1900–1950

Đội của Amundsen tại Nam Cực, tháng 12 năm 1911. Từ trái sang phải: Amundsen, Hanssen, HasselWisting (ảnh chụp bởi thành viên thứ năm Bjaaland).
Nỗ lực đầu tiên để tìm một con đường từ bờ biển Châu Nam Cực tới Nam Cực là của nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott trong chuyến Thám hiểm Khám phá năm 1901–04. Scott, đi cùng Ernest ShackletonEdward Wilson, đã đặt ra mục tiêu đi xa hết mức có thể về phía nam, và vào ngày 31 tháng 12 năm 1902, đã tới 82°16′ S.[7] Shackleton sau này quay lại Châu Nam Cực ở cương vị chỉ huy cuộc Thám hiểm Nimrod với mục tiêu tới Nam Cực. Ngày 9 tháng 1 năm 1909, với ba đồng đội, ông tới 88°23′ S – 112 dặm quy chế từ Cực – trước khi buộc phải quay về.[8]
Người đầu tiên tới Cực Nam Địa lý là Roald Amundsen và đội của ông ngày 14 tháng 12 năm 1911. Amundsen đặt tên cho trại của mình là Polheim và toàn bộ cao nguyên bao quanh Cực là Vua Haakon VII Vidde để vinh danh Vua Haakon VII của Na Uy. Robert Falcon Scott cũng đã quay trở lại Châu Nam Cực trong chuyến thám hiểm thứ hai, Terra Nova Expedition, trong một cuộc đua với Amundsen tới Nam Cực. Scott và bốn người khác tới Nam Cực ngày 17 tháng 1 năm 1912, ba tư ngày sau Amundsen. Trong chuyến trở về, Scott và bốn đồng đội của ông đều chết vì đói và giá lạnh.
Năm 1914 chuyến Thám hiểm Đế quốc xuyên Châu Nam Cực của Ernest Shackleton được lên kế hoạch với mục tiêu vượt Châu Nam Cực qua Nam Cực, nhưng con tàu của ông, chiếc Endurance, bị mắc kẹt trong băng và đắm 11 tháng sau đó. Chuyến đi xuyên lục địa này không được thực hiện.
Đô đốc Hoa Kỳ Richard Evelyn Byrd, với sự hỗ trợ của phi công Bernt Balchen, trở thành người đầu tiên bay qua Nam Cực ngày 29 tháng 11 năm 1929.

1950–hiện nay

Trạm Nam Cực Amundsen-Scott. Cực nghi lễ và các lá cờ có thể được thấy phía sau, hơi lệch trái, bên dưới các đường đi phía sau các toà nhà. Cực địa lý thực tế cách vài mét về phía trái. Các toà nhà được dựng trên cột để tránh tuyết đọng.
Mãi 44 năm sau, ngày 31 tháng 10 năm 1956 con người mới một lần nữa đặt chân tới Nam Cực, khi một đội do Đô đốc George J. Dufek thuộc Hải quân Mỹ đổ bộ tới đó trong một chiếc máy bay R4D-5L Skytrain (C-47 Skytrain). Trạm Nam Cực Amundsen-Scott được xây dựng bằng vật liệu chuyển tới bằng máy bay trong hai năm 1956–1957 cho Năm Địa vật lý Quốc tế và từ đó luôn có nhân viên đồn trú.
Sau Amundsen và Scott, người đầu tiên tới Nam Cực theo đường lục địa (dù với một số hỗ trợ từ máy bay) là Edmund Hillary (4 tháng 1 năm 1958) và Vivian Fuchs (19 tháng 1 năm 1958) cùng đội của họ, trong chuyến Thám hiểm Khối thịnh vượng chung xuyên Châu Nam Cực. Có nhiều cuộc thám hiểm sau đó với mục đích tới Nam Cực theo đường xuyên lục địa, gồm các cuộc thám hiểm của Havola, CraryFiennes.
Ngày 30 tháng 12 năm 1989, Arved FuchsReinhold Messner là người đầu tiên tới Nam Cực mà không cần sự trợ giúp của động vật hay máy móc, chỉ dùng ván trượt và sức gió.
Chuyến đi nhanh nhất không có hỗ trợ tới Cực Nam Địa lý từ đại dương kéo dài 33 ngày từ Hercules Inlet và được thực hiện năm 2009 bởi các nhà thám hiểm người Canada Ray Zahab, Richard Weber và Kevin Vallely, đánh bại kỷ lục chỉ mới được lập một tháng trước đó của Todd Carmichael người Mỹ với 39 ngày và 7 giờ[10].

Tuyên bố lãnh thổ

Tuyên bố lãnh thổ Châu Nam CựcChâu Nam Cực – Chính trị.

Khí hậu

Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu, Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng mặt trời nào trong 6 tháng. Vào mùa hè, mặt trời luôn nằm ở đường chân trời. Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình (Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển) làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu). Nhiệt độ Nam Cực thấp hơn nhiều so với Bắc Cực chủ yếu do Nam Cực nằm trên lục địa có độ cao cao hơn nhiều so với mực nước biển trong khi Bắc Cực nằm giữa đại dương, những đại dương này hoạt động như một túi đựng nhiệt.
Giữa mùa hè khi mặt trời chiếc thẳng góc tại Chí Tuyến Nam, nhiệt độ Nam Cực trung bình đạt −25 °C (−12 °F). Vào mùa đông, khi mặt trời di chuyển xuống Bắc Bán Cầu, khí hậu Nam Cực trở nên lạnh lẽo với nhiệt độ khoảng −65 °C (−85 °F). Nhiệt độ cao nhất đã từng được ghi nhận tại Trạm Amundsen-Scott South Pole là −13.6 °C (7.5 °F) vào ngày 27 tháng 12 năm 1978 và thấp nhất là −82.8 °C (−117.0 °F) vào ngày 23 tháng 5 năm 1982. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận tại trạm Vostok với -94,5 °C (−128.6 °F) vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.
Nam Cực có khí hậu sa mạc, gần như không bao giờ có giáng thủy tại lục địa này. Độ ẩm tương đối trong không khí gần như bằng 0%. Tuy nhiên gió với tốc độ lớn đã gây ra những trận bão tuyết và lượng tuyết tích tụ hằng năm đạt khoảng 20cm. Các Trạm nghiên cứu ở đây với mái vòm như được thấy trong các hình chụp bị phủ lấp từng phần bởi tuyết và lối vào phải thường xuyên được dọn tuyết. Những công trình xây dựng gần đây được dựng trên những hàng cột cao để khắc chế những trở lực này của thiên nhiên.
Nhiệt độ và lượng giáng thủy trung bình tháng (tính theo Celsius và mm) tại Cực Nam, Châu Nam Cực
Tháng Một Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười Mười Một Mười Hai Năm
Trung bình cao °C −25 −37 −50 −52 −53 −55 −55 −55 −55 −47 −36 −26 −45
Trung bình thấp °C −28 −42 −56 −60 −61 −61 −63 −62 −62 −53 −39 −28 −51
Precipitation millimeters 2.5

Thời gian

Ở hầu hết mọi nơi trên Trái đất, giờ địa phương ít nhiều đồng bộ với vị trí của Mặt trời trên bầu trời. Điều này không diễn ra ở Nam Cực, vốn có 'ngày' kéo dài trọn cả năm. Một cách khác để xem giờ là chú ý rằng mọi múi giờ đều đồng quy tại cực. Không có lý do ưu tiên để đặt Nam Cực tại bất kỳ một múi giờ riêng biệt nào, nhưng vì lý do thuận tiện trong thực tế, Trạm Nam Cực Amundsen-Scott sử dụng giờ New Zealand. Điều này bởi Hoa Kỳ thực hiện các chuyến bay tiếp tế ("Chiến dịch Deep Freeze") từ Christchurch, New Zealand.

Hệ động thực vật

Vì khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, không có các loài thực vật hay động vật sống thường xuyên tại Nam Cực. Dù thế, thỉnh thoảng vẫn có những chú chim cướp biển xuất hiện ở đó.
Năm 2000 có báo cáo rằng đã phát hiện các vi khuẩn sống trong băng Nam Cực, dù các nhà khoa học nghĩ chúng có lẽ không tiến hoá ở Nam Cực.
Lượng khách du lịch đến điểm cực nam của trái đất đang tăng nhanh, nhưng hầu như chưa có quy định nào đối với ngành công nghiệp béo bở này. Giờ đây những tàu chở khách khổng lồ bắt đầu sục sạo đến, mang theo nguy cơ gây thảm họa vì tai nạn và môi trường.
Tàu M/S Explorer của một công ty du lịch Canada bên núi băng ở Nam Cực. Tàu này đâm vào băng và chìm nghỉm hôm 23/11. May mắn là hơn 150 hành khách đều được cứu. Ảnh: Reuters.
"Theo nghị định thư về môi trường của Ban thư ký Hiệp ước Nam Cực, tòan bộ vùng này được cho là vùng bảo vệ thiên nhiên", Jim Barnes, giám đốc điều hành của Liên minh Nam Thái bình dương và Nam Cực, nói. "Vùng đất này được dành cho khoa học, để bảo vệ thiên nhiên hoang dã và môi trường".
Trong mùa du lịch 1992-93, có 6.700 du khách tới Nam Cực. Mùa vừa rồi, con số lên đến 29.500.
Có 7 quốc gia tuyên bố chủ quyền với Nam Cực nhưng chưa nước nào được công nhận. Vì thế hiện chưa rõ ai là chủ thể quản lý vùng đất này. Điều đó khiến ngành du lịch Nam Cực gần như tự quản.
Bên cạnh tác động về môi trường, thì điều kiện thời tiết biển động, gió lớn và sương mù là những yếu tố khiến việc đi lại của tàu khách - kể cả những con tàu rất chắc chắn - trở nên khó lường và gây nguy hại tính mạng của du khách.
Các nước thành viên Hiệp ước Nam cực đã đạt thỏa thuận hạn chế quy mô các chuyến tàu du lịch và số lượng du khách đến Nam cực nhằm bảo vệ hệ sinh thái mỏng manh ở khu vực này.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9F/CB/B0/nam-cuc.jpg
Đề xuất hạn chế do Mỹ đưa ra được các nước tán thành tại cuộc họp tư vấn Hiệp ước Nam cực ở thành phố Baltimore (Mỹ) hôm 17-4. Theo quy định mang tính ràng buộc, tàu chở hơn 500 khách sẽ không được cập bến tại Nam cực và vào một thời điểm chỉ có tối đa 100 du khách đặt chân lên Nam cực. AFP cho hay đề xuất không nêu ra cơ chế thực hiện hoặc biện pháp trừng phạt và chỉ có hiệu lực khi được toàn bộ 28 thành viên Hiệp ước Nam cực phê chuẩn.
Tại cuộc họp, các nước cũng chấp thuận một nghị quyết yêu cầu có bộ chuẩn an toàn bắt buộc trên các chuyến tàu hoạt động trong khu vực này và một nghị quyết đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường đối với toàn hệ sinh thái của Nam cực, nơi sinh sống của nhiều loài chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi.
Việc hạn chế du lịch ở châu Nam cực trở nên cấp bách trong thời gian gần đây sau khi có sự tăng vọt về lượng du khách và số vụ tai nạn tàu du lịch đến Nam cực. Theo BBC, năm ngoái số du khách đến đây đạt mức 45.000 người so với 6.700 người hồi năm 1992-1993. Trong mùa du lịch 2008-2009, đã có hai chiếc tàu du lịch bị mắc cạn và một số sự cố khác có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường.

Minh Hồng giữa trời cực lạnh vùng Nam Cực

Ngành du lịch ở Nam Cực bắt đầu mở màn với hàng chục chiếc tàu chở hàng trăm hành khách đến tham quan các núi băng.
Theo nhận định của Hiệp hội du lịch vùng Nam Cực (IAATO), khu cực này sẽ là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch trong năm 2007.
Theo ghi nhận của IAATO, trong thời gian mùa hè vùng nam cực, từ tháng 11 – 3 hàng năm, có đến 50 tàu khách đủ loại đến cảng Ushuaïa, cực nam Argentina đồng thời cũng là điểm đến của lục địa băng tuyết. Và trong mùa hè 2006-2007, sẽ có khoảng 29.000 du khách các nước tham quan Nam Cực.
Hiện tại, số tàu chở khách du lịch đến khu vực này đang tăng vận tải để vận chuyển nhiều du khách hơn, trong đó có những con tàu có sức chứa 1600 hành kháchđang chen nhau trong vùng nước xiết ở Drake, con kênh chia cắt Nam Cực với thành phố cực nam của thế giới.
Trước khả năng lượng khách du lịch quá lớn đổ xô đến Nam Cực có thể gây tổn hại môi trường tại vùng đang được bảo vệ này, IAATO đã đưa ra những qui định nghiêm nhặt đối với ngành du lịch để bảo vệ môi trường Nam Cực.
Theo đó, những tàu khách sẽ bị hạn chế tải trọng và không xuất phát cùng lúc hay đến cùng một nơi. Một lịch trình nhận tàu khách sẽ được thiết lập cho mỗi mùa nhằm tránh tình trạng có quá nhiều tàu cùng đến.
Dù vậy, các qui định trên thường bị các hãng du lịch vi phạm, bởi Nam Cực đang là một điểm đến thời thượng và lượng du khách tìm đến nơi này đang ngày càng tăng nhanh, thậm chí có nhiều người sẵn sàng trả chi phí cao hơn để đến Nam Cực càng nhanh càng tốt…Lịch sử thám hiểm

* Năm 1773, nhà thám hiểm hàng hải người Anh James Cook đã đi vòng quanh châu nam cực và vượt vòng nam cực, tới vĩ tuyến 71°10' nam.
* Năm 1820, hai nhà thám hiểm người Nga Bellingshausen (Fabian Gottlieb von Bellingshausen, Фаддей Фаддеевич Беллинсгаузен) và Lazarev (Mikhail Petrovich Lazarev, Михаил Петрович Лазарев) đã nhìn thấy bờ lục địa.
* Ngày 16 tháng 1 năm 1901, nhà thám hiểm người Anh Shackleton (Sir Ernest Henry Shackleton) đã đến cực địa từ, cách địa cực 179km.
* Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực
* Ngày 18 tháng 1 năm 1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu là đoàn thám hiểm thứ hai đến Nam Cực

Dấu vết con người

Các bằng chứng lịch sử được công nhận rộng rãi cho biết lục địa này đã được con người nhìn thấy lần đầu vào năm 1820 và đổ bộ lên vào năm 1821. Trước đó đã có một bản đồ của đô đốc Piri Reis thuộc hạm đội của đế quốc Ottoman, vẽ vào năm 1513 cho thấy một lục địa phía nam có bờ biển gần giống châu Nam Cực.

Có giả thuyết cho rằng con người đã từng cư ngụ ở châu Nam Cực dựa trên lập luận bản đồ châu này đã có từ thế kỷ 16 do Piri Reis phác họa.[3]

Nhiều quốc gia gửi những nhà nghiên cứu đến cư trú thường xuyên trong các trạm nghiên cứu rải rác trên toàn châu lục. Số lượng những người là công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu ở đây dao động từ 1,000 người vào mùa động và 5,000 người vào mùa hè.

Trạm cư trú đầu tiên được thiết lập tại Nam Cực vào năm 1786 bởi các ngư dân săn hải cẩu Anh Mỹ. Họ đã lập những trạm cư trú tạm thời trên đảo Georgia để trải qua mùa đông Nam Cực trong thời gian một năm hay nhiều hơn. Trong suốt thời kỳ săn cá voi (kết thúc vào năm 1966), dân cư trên toàn châu lục khoảng 1,000 người (có những năm vượt 2,000 người) vào mùa hè và 200 người vào mùa đông. Phần lớn những thợ săn cá voi là người Na Uy và những năm tiếp theo người ta ghi nhận thấy sự gia tăng của những người có quốc tịch Anh. Các điểm quần cư khi đó gồm có Grytviken, Leith Harbour, King Edward Point, Stromness, Husvik, Prince Olav Harbour, Ocean Harbour and Godthul. Những người quản lý công việc săn bắt cá voi thường sống ở đây với gia đình họ. Một trong số đó là Đại tá Carl Anton Larsen, người thành lập nên Grytviken là một nhà thám hiểm và săn bắn cá voi người Na Uy, sau đó nhập quốc tịch Anh vào năm 1910.

Đứa trẻ đầu tiên sinh ra ở vùng cực nam trái đất này là một bé gái người Na Uy, cô Solveig Gunbjörg Jacobsen, sinh ngày 8 tháng 11 năm 1913. Cô là con gái của Fridthjof Jacobsen, một trợ lí của một trạm đánh bắt cá voi và bà Klara Olette Jacobsen. Jacobsen đến đảo vào năm 1904 và trở thành quản lý của Grytviken từ 1914 đến 1921; hai đứa trẻ của ông được sinh ra ở Nam Cực [4].

Emilio Marcos Palma là người đầu tiên được sinh ra trong lục địa Nam Cực tại trạm Base Esperanza vào năm 1978; cha mẹ của anh ta cùng với 7 hộ gia đình khác được chính phủ Argentina đưa đến lục địa Nam Cực để chứng minh liệu con người có thể sinh sống được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường hay không. Năm 1984, Juan Pablo Camacho trở thành đứa trẻ Chile đầu tiên được sinh ra ở Nam Cực tại trạm Frei Montalva Station. Rất nhiều trạm (căn cứ) hiện trở thành nhà và trường học của con em những người sống trên Nam Cực [5].

Địa lí, khí hậu

Châu Nam Cực có diện tích khoảng 14.100.000 km2, đứng thứ tư trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ, lớn hơn châu Âu và châu Úc); không có dân số cố định, có độ cao trung bình lớn nhất và độ ẩm thấp nhất trong số các lục địa trên Trái Đất. Đỉnh Vinson cao nhất dãy núi Ellsworth với độ cao đo được bằng GPS là 4892.17m[6] nằm cách điểm cực nam 1200km.

Về cơ bản, châu Nam Cực được chia làm hai bởi dải núi chạy giữa biển Ross và biển Weddell, tạo thành miền Đông Nam Cực và Tây Nam Cực

Châu Nam Cực nằm chủ yếu trong vòng cực nam. Phần vươn lên phía bắc nhiều nhất là một số đảo và bán đảo Graham, tới vĩ tuyến 63° Nam. Trung tâm của lục địa, điểm cách xa bờ biển nhất-khoảng 1.700 km, nơi khó tới nhất là điểm bất khả tiếp cận có tọa độ 85°50′N, 65°47′Đ.

Lớp băng phủ dày trung bình 1.720 m, có tổng thể tích khoảng 24 triệu km³, chiếm hơn 90% lượng băng trên mặt trái đất. Độ cao trung bình bề mặt lục địa trên 2.000 m, cao nhất trong các châu lục. Khoảng 1% mặt lục địa không có băng phủ, hình thành những ốc đảo. Châu Nam Cực có khá nhiều ốc đảo, rộng từ vài kilômét vuông tới vài trăm kilômét vuông (ốc đảo Banghera rộng 952 km²).

Nhiệt độ lạnh nhất đo được là âm 94,5 độ C tại Vostok (trạm Phương Đông), trạm cao nhất có con người làm việc. Nhiệt độ trên bình nguyên Nam cực khoảng âm 60 °C trong suốt nửa năm liền. Đó là mùa đông địa cực. Sau đó, chuyển sang mùa hè (khoảng từ giữa tháng 12 năm này tới giữa tháng 1 năm sau) với nhiệt độ có thể lên tới âm 30°C. Lượng tuyết rơi hàng năm tại điểm Cực Nam chưa tới 2,5 cm (quy ra mực nước). Còn ở Bán đảo Nam cực, lượng này là 90 cm.

Nhiệt độ trung bình thấp của không khí đã ngưng tụ hơi nước, đóng băng tạo nên độ ẩm rất thấp, làm cho da tay và da mặt dễ bị nứt nẻ khi làm việc tại Nam Cực.

Một đặc điểm khác thường ở khí quyển Nam cực là, ở gần mặt đất, nhiệt độ tăng lên dần theo độ cao. Trong khi ở các vùng địa lý khác, trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. Sự khác biệt về nhiệt độ có thể lên tới 30 °C trong vòng 100 mét độ cao.

Ngày 4 tháng 6 năm 2006, các nhà địa chất học đưa ra giả thuyết rằng một hố lớn được tìm thấy dưới dải băng tại Wilkes Land có liên quan tới Sự kiện Permi-Trias, sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.

Mặc dù rất lạnh, châu Nam Cực cũng đã từng có núi lửa hoạt động. Hiện tại còn bốn miệng núi lửa lớn trong lục địa: núi Melbourne (núi lửa tầng cao 2,732 m, tại (74°21'N., 164°42'Đ.)), núi Berlin (núi lửa tầng cao 3,500 m, tại 76°03'N., 135°52'T.), núi Kauffman (núi lửa tầng cao 2,365 m, tại 75°37'N., 132°25'T.) và núi Hampton (núi lửa hõm chảo caldera cao 3,325 m, tại 76°29'N., 125°48'T.). Ngoài ra, còn một số núi lửa khác nằm ngoài khơi như núi lửa tầng Erebus cao 3,795 m.

Sinh quyển

# Ốc đảo Nam Cực
# Núi băng

Động vật

* Chim cánh cụt
* Chó biển
* Cá voi xanh


Thực vật

* Dương xỉ
* Địa y
Robert A. McCabe đã cho xuất bản một quyển sách ảnh kỉ niệm chuyến đi của mình tới Nam Cực hơn 50 năm về trước. Cuốn sách có tên "Deep Freeze! A Photpgrapher’s Antarctica Odysssey in the year 1959”. Robert A. Mccabe (sinh năm 1934) là một nhiếp ảnh gia cực kì nổi tiếng tại Mỹ với những bức ảnh đen trắng rất có hồn. Ông từng đi nhiều nơi trên thế giới và cho ra đời những bộ ảnh để đời. Cùng chiêm ngưỡng nhật kí thám hiểm Nam Cực qua hình ảnh của Robert nhé:
Chúng tôi đang trên đường rời khỏi Dunedin và hướng tới vùng biển McMurdo. Phi công vừa thông báo tình hình thời tiết ở McMurdo: Mây ở cao, có gió và tuyết thổi với vận tốc 40 – 48 km/h. Tầm nhìn xa khoảng 5km. Phi hành đoàn có khoảng 50 người bao gồm nhóm chúng tôi là những nhà nghiên cứu khoa học, các phóng viên và cả một vài thành viên trong lực lượng Hải quân nữa.
Tôi đã chụp rất nhiều ảnh trên đường đi và trong suốt hành trình ra bãi biển McMurdo. Tôi đã từng mơ ước được một hay hai lần được tới đây để chiêm ngưỡng những tuyệt tác của tạo hóa. Nam Cực là một khu vực cực kì rộng lớn, có diện tích bằng cả Mỹ và Châu Âu cộng lại. Chúng tôi đang ở cách mặt băng 15m, rồi 7m và cuối cùng máy bay cũng hạ cánh. Khoang máy bay mở ra, xin chào Nam Cực!
Chúng tôi tiếp tục di chuyển bằng xe chuyên dụng đi trên mặt băng. Phía xa kia là núi Discovery. Ở McMurdo, mọi người đều có việc để làm và chẳng ai phụ thuộc vào ai cả. Nghề nghiệp nào cũng quan trọng và cần thiết với cuộc sống.
Thật là khác lạ khi được sống trong một khu vực tràn ngập ánh mặt trời. Nơi đây 24 giờ trong ngày đều có ánh mặt trời, và bầu trời xanh tưởng như vô tận. Bây giờ đang là 1 rưỡi sáng, tôi đi dạo quanh các lều và tác nghiệp. Đây quả là một nơi khiến cánh phóng viên nhiếp ảnh như tôi không thể ngủ yên.
Bảng chỉ dẫn đến các khu vực quanh chỗ chúng tôi cắm trại.

Hai nhà khoa học người Mỹ đã tận dụng chiếc hố này với hệ thống câu cá khá là rắc rối để thử bắt cá Nam Cực. Nhiệt độ nước biển ở đây vào khoảng 29 độ C còn nhiệt độ không khí luôn ở mức rét cóng, việc bắt cá xem ra có vẻ không khả thi cho lắm.
Một con hải cẩu Weddell ngoi lên khỏi lỗ băng để thở. Đây là một loài động vật bạo dạn, chúng dường như chẳng thèm quan tâm đến sự tồn tại của con người.
Tôi bước tới gần để chụp ảnh thì chúng nhe hàm răng ra như có ý đe dọa. Loài này dành phần lớn thời gian để “gầm gừ”, lăn lộn trên mặt băng như một chú cá bị nhấc ra khỏi nước vậy.
Tiếng kêu của hải cẩu nghe từ xa giống như âm thanh của một chiếc đầu tàu hỏa ấy!
“Xin chào chú mày!”
Cũng dễ hiểu vì sao loài hải cẩu bị đe dọa giống loài nghiêm trọng. Người ta săn bắt hải cẩu để lấy da, còn phần thịt để làm thức ăn cho những con chó Husky.
“Tưởng nhớ George T. Vince AB.RN, người đã bị chết đuối ở đây vào ngày 11 tháng 3 năm 1902” – đó là những gì ghi trên tấm bia mộ.
Một trong những công cụ kết nối ở đây là trạm điện thoại bộ đàm cho phép “những ai nhớ nhà” có thể gọi về Mỹ với cước phí rất dễ chịu. Đây quả là một dịch vụ có ích với những người như chúng tôi, thường xuyên phải liên lạc về Mỹ để báo cáo tình hình.
Đây là bản đồ các đường bay cho phép ở Nam Cực.
Chúng tôi được mời đi thăm quan bằng trực thăng tới hai khu vực nổi tiếng ở Nam Cực: Lều Scott ở Cape Evans và lều Shackleton ở Cape Royds. Đến Cape Royds cũng là dịp để làm quen với những chú chim cánh cụt Adelie.
Chim cánh cụt Adelie ở Cape Royds.
Tại Cape Royds, phía xa kia là lãnh thổ của những chú chim cánh cụt. Tôi đã phải rất cố gắng tập cho mình các xác định khái niệm ngày và đêm ở Nam Cực, nhưng tôi đã phải từ bỏ vì ánh mặt trời cứ phản chiếu 24/24, không có một yếu tố gì để phân biệt hết. Tôi lên giường đi ngủ khi cảm thấy mệt và thức dậy khi đã đủ năng lượng bắt đầu ngày mới.
Đây là lều gỗ của Ernest Shackleton ở Cape Royds, cách McMurdo khoảng 32m về phí Bắc. Căn lều gỗ được dựng vào tháng 2 năm 1908, là nơi ở của Shackleton khi đi thám hiểm vùng cực này vào năm 1909, cuộc thám hiểm này đã thất bại.
Tối qua tôi gặp một con chim cánh cụt. Đây là loài chim cánh cụt “hoàng đế”. Nhìn nó có vẻ gì đó rất kiêu ngạo và chỉ chờ ai đó than phục dáng đứng oai vệ của mình. Con cánh cụt này mới trưởng thành, cao khoảng 90cm.
Bề ngoài có vẻ hống hách là thế nhưng đây lại là một chú chim đáng yêu vô cùng. Chúng tôi đặt nó lên bàn để tiện chụp ảnh. Sau khi chụp xong, nó đảo mắt dáo dác khắp xung quanh phòng như muốn đòi được chụp thêm.
Ngoài các chi tiết trắng và đen trên bộ da, nó còn có những vùng màu da cam ở trên đầu nữa. Chúng tôi đem nó ra ngoài trời nhưng nó chẳng có vẻ gì là muốn bỏ đi cả.
Sau khi đứng chơi chán, nó lặng lẽ quay lưng đi về phía biển băng.
Đây là ngọn đồi Observation tưởng nhớ Robert Falcon Scott và các thành viên trong nhóm thám hiểm đã hy sinh trong khi thám hiểm vùng cực này.Ngành du lịch ở Nam Cực bắt đầu mở màn với hàng chục chiếc tàu chở hàng trăm hành khách đến tham quan các núi băng.
Theo nhận định của Hiệp hội du lịch vùng Nam Cực (IAATO), khu vực này sẽ là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch trong năm 2007.
Theo ghi nhận của IAATO, trong thời gian mùa hè vùng Nam Cực, từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm, có đến 50 tàu khách đủ loại đến cảng Ushuaïa, cực nam Argentina đồng thời cũng là điểm đến của lục địa băng tuyết. Và trong mùa hè 2006-2007, sẽ có khoảng 29.000 du khách các nước tham quan Nam Cực.
Hiện tại, số tàu chở khách du lịch đến khu vực này đang tăng vận tải để vận chuyển nhiều du khách hơn, trong đó có những con tàu có sức chứa 1.600 hành kháchđang chen nhau trong vùng nước xiết ở Drake, con kênh chia cắt Nam Cực với thành phố cực nam của thế giới.
Trước khả năng lượng khách du lịch quá lớn đổ xô đến Nam Cực có thể gây tổn hại môi trường tại vùng đang được bảo vệ này, IAATO đã đưa ra những qui định nghiêm ngặt đối với ngành du lịch để bảo vệ môi trường Nam Cực.
Theo đó, những tàu khách sẽ bị hạn chế tải trọng và không xuất phát cùng lúc hay đến cùng một nơi. Một lịch trình nhận tàu khách sẽ được thiết lập cho mỗi mùa nhằm tránh tình trạng có quá nhiều tàu cùng đến.
Dù vậy, các qui định trên thường bị các hãng du lịch vi phạm, bởi Nam Cực đang là một điểm đến thời thượng và lượng du khách tìm đến nơi này đang ngày càng tăng nhanh, thậm chí có nhiều người sẵn sàng trả chi phí cao hơn để đến Nam Cực càng nhanh càng tốt…

No comments:

Post a Comment