Friday, September 30, 2011

Môi sinh(2)

Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
Theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trược tiếp) thì nước sạch phải đạt các giá trị tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
Theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trược tiếp) thì nước sạch phải đạt các giá trị tiêu chuẩn sau:
1.(*) Mức độ kiểm tra
a.Mức độ I: Bao tồm những chỉ tiêu phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và kiểm tra ít nhất 6 tháng 1 lần. Đây là những chỉ tiêu chịu sự biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các đơn vị y tế chức năng ở các tuyến thực hiện. Việc kiểm tra chất lượng nước theo các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước và sự thay đổi chất lượng nước của hình thức cấp nước hộ gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời.
b.Mức độ II: Bao gồm các chỉ tiêu cần trang thiết bị hiện đại để kiểm tra và ít biến động theo thời tiết. Những chỉ tiêu này được kiểm tra khi:
-Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng.
-Nguồn nước được khai thác tại vùng có nguy cơ ô nhiễm các thành phần tương ứng hoặc do có sẵn trong thiên nhiên.
-Khi kết quả thanh tra vệ sinh nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.
-Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước.
-Khi có nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do các thành phần nêu trong bảng chuẩn này gây ra.
-Các yêu cầu đặc biệt khác.
2. (**) Riêng đối với chỉ tiêu pH giới hạn cho phép được quy định trong khoảng từ 6,0 – 8,5.
Ngày 22.1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Đại sứ quán Đan Mạch, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan đã cùng ký kết Văn bản điều chỉnh Hiệp định đồng tài trợ để bổ sung một khoản viện trợ không hoàn lại từ Vương quốc Anh trị giá 17 triệu bảng, nhằm đẩy mạnh hỗ trợ cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn giai đoạn 2 (2005 – 2010) đã và đang được đồng tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAid), Bộ Ngoại Giao Đan Mạch, Bộ Phát triển Vương quốc Hà Lan, với một khoản cam kết trị giá 125 triệu đô la Mỹ. Chương trình đã giúp 79% dân số nông thôn được tiếp cận nước sạch, 51% các hộ gia đình ở nông thôn giờ đây đã có nhà xí hợp vệ sinh. Chương trình cũng đặc biệt chú trọng tới việc giúp các địa điểm công cộng được tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường. Cho tới nay, 75% trường học, 77% trạm y tế, 67% các văn phòng ủy ban nhân dân xã, 45% các chợ đã có được sự tiếp cận này.
“Chương trình này đã đạt được những tiến bộ vượt bậc và mang lại những thay đổi tích cực cho đời sống người dân nghèo vùng nông thôn. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế. Các nhà tài trợ không những đã hỗ trợ về mặt tài chính, mà còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đưa ra những khuyến nghị rất giá trị, giúp chương trình hoạt động hiệu quả hơn. Tôi rất vui vì thành công của chương trình đã thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế khác, giúp họ quyết định đồng tài trợ chương trình này” - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt nói.
Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, các số liệu thống kê hiện có chỉ ra rằng ít hơn 2% nhóm người nghèo nhất ở Việt Nam có nhà vệ sinh, và chỉ một trong sáu người ở vùng nông thôn rửa tay với xà phòng. Còn nhiều trường học và trạm y tế chưa có nhà vệ sinh.
“Chúng tôi rất vui được chính thức công bố khoản viện trợ trị giá 17 triệu bảng để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường hơn nữa hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn trong việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Mặc dù Việt Nam đã có được những thành tựu rất đáng khích lệ trong việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng những tiến bộ còn chậm trong việc đạt được mục tiêu quan trọng về vệ sinh môi trường sẽ ảnh hưởng tới việc giảm nghèo xa hơn, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Với việc tham gia đồng tài trợ cho chương trình này, chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và hy vọng sẽ cùng hợp tác để hỗ trợ cho tính bền vững của chương trình trong ba năm tới, đặc biệt là vệ sinh môi trường cho các hộ nghèo.” Bà Fiona Louise Lappin, Trưởng Đại diện DFID tại Việt nam phát biểu.
Ông Peter L. Hansen, Đại sứ Đan Mạch nhấn mạnh hai điểm quan trọng nhất của chương trình này, đó là vệ sinh môi trường nông thôn và khâu vận hành/bảo dưỡng các công trình nước sạch và vệ sinh. “Chúng tôi mong rằng, cùng với các khoản viện trợ từ Australia, Đan Mạch và Hà Lan, khoản viện trợ bổ sung từ Anh sẽ được sử dụng một cách sáng suốt và hiệu quả, giúp Việt Nam đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ thứ 7, không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng.”
Chương trình đồng tài trợ này sẽ giúp Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn và đảm bảo rằng các tiến bộ đạt được trong việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ tiếp tục được duy trì sau năm 2010, khi giai đoạn 2 của chương trình này kết thúc.

Các mục tiêu hiện tại cho tới hết năm 2010 bao gồm: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; 70% các hộ gia đình ở nông thôn có nhà xí hợp vệ sinh; 70% các hộ gia đình ở nông thôn có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; tất các các trường tiểu học, các nhà mẫu giáo, nhà trẻ, các trạm y tế ở nông thôn và các văn phòng ủy ban xã đều được tiếp cận nước sạch và có nhà xí hợp vệ sinh.
Chính phủ Việt Nam, với hỗ trợ từ các nhà tài trợ của chương trình, đang xây dựng một chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho giai đọan 2011 – 2015, tập trung chủ yếu vào vệ sinh môi trường nông thôn và vệ sinh cá nhân.
Thưc trạng công tác quản lý chất lượng nước tại Việt Nam Ở nước ta tính đến thời điểm hiện nay mới có 60% người dân o thành thị được sử dụng nước sạch, với tiêu chẩn 60- 80 lít /ngày ; ở nông thôn con số này là 58% với mức 50 lít/ngày.
Thưc trạng công tác quản lý chất lượng nước tại Việt Nam
Ở nước ta tính đến thời điểm hiện nay mới có 60% người dân o thành thị được sử dụng nước sạch, với tiêu chẩn 60- 80 lít /ngày ; ở nông thôn con số này là 58% với mức 50 lít/ngày.Tốc đọ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh dẫn đến hậu quả là hàng loạt các loại chất thải rắn và lỏng từ các hoạt động trong công nghiệp , nông nghiệp, sinh hoạt , bệnh viện …không qua xử lý, được thải trực tiếp vào môi trường nên đã xâm nhập làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, trong khi năng lực cũng như điều kiện xử lý nước của chúng ta chưa cao , chưa có khả năng loại bỏ được các hóa chất độc hại ra khỏi nước trong quá trình xử lý .Đây là mối nguy cơ lớn đối với sức khỏe của mọi người dân.Vậy vấn đề quản lý được chất nước hiện nay ra sao?
Về bộ máy quản lý , ở nước ta Bộ Y tế đã thiết lập một màng lưới từ trung ương đến cấp huyện nhằm kiểm tra , giám sát chất lượng nước ăn uống.
Tại trung ương , công việc này do cục YTDP Việt Nam đảm nhiệm. Các viện chuyen ngành thuộc hệ YTDP.Viện VSDT Tây Nguyên , Viện Pasteur Nha trang , Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh hỗ trợ về mặt chuyên môn .Ngoài nhiệm vụ phối hợp triển khai và tiến hành các cộng trình nghiên cứu đnhs giá tác độngcủa môi trường (trong đó có môi trường nước) ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng…với hệ thông balo đươc trang bị khá hiên đại, các viện này có khả năng thực hiện và triển khai hỗ trợ kỹ thuật xét nghiệm cao về nước cho các trung tâm YTDP và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Tại cấp tỉnh , Trung tâm YTDP tỉnh có phòng xét nghiệm thực hiện việc giám sát chất lượng các nguồn nước cấp tập trung trên đại bàn tỉnh. Định kỳ , các cán bộ của trung tâm YTDP tỉnh đến các cơ sở cấp nước tập trung lấy mẫu và tiến hành xét nghiệm, hoạc tham gia thẩm định , xét duyệt các dự án cung cấp nước sạch của địa phương. Tại cấp huyện , Đội YTDP của trung tâm Y tế huyện thực hiện công tác giám sát và kiểm tra chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Về hệ thống pháp lý , Nhà nước cũng như các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định về việc quản lý , bảo vẹ tài nguyên nước như luật về Tài nguyên nước (1998), Luật bảovệ môi trường (1993) Luật đất đai (1993) Luật khoáng sản (1996), Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống(2002), Tiêu chuẩn nước sạch(2005). Ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn ngành quy định đối với một số chỉ tiêu chất lượng nước ăn uống bề mặt , nước thải …như tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng , Bộ Khoa Học và Công nghệ.
Lắp đặt đường ống nước sạch trên đường Nguyễn Trãi
Đặc biệt trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1989 có Chương II – Vệ sinh trong sinh hoạt và lao động , vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch bệnh tại điều 8 quy định:
·Các cơ quan , xí nghiệp cấp nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.
·Nghiêm cấm các tổ chức Nhà nước , tập thể , tư nhân và mọi công dân làm ô nhiễm các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.
Điều lệ Vệ sinh ba hành theo Nghị định của Hội Đồng Bộ trưởng (1991) cũng có các chương quy định chi tiết về Vệ sinh nước và các quy định Vệ sinh liên quan đến bảo vệ nguồn nước như Vệ sinhtrong xây dựng , Vệ sinh trong sản xuất, bảo quản vận chuyển và xử dụng hóa chất, Vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt , Vệ sinh công cộng .
Trên thực tế chất lượng nước đã được quản lý ra sao?
Trước năm 2002, có 3 tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống được áp dụng song song nên đã dẫn đến hiện tượng chồng chéo và lúng túng trong việc áp dụng tiêu chuẩn. Ngày 18/4/2002, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và sinh hoạt theo quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ để thống nhất áp dụng tiêu chuẩn trong việc giám sát chất lượng nước ăn uống.Tuy nhiên , tiêu chuẩn này mới chỉ được áp dụng cho việc giám sát chất lượng nước ăn uống ở khu vực đô thị , với các cơ sở cấp nước có quy mô trên 500 dân.
Với trang thiết bị hiện đại, năng lực giám sát của các trung tâm YTDP tỉnh còn rất hạn chế , thường chỉ xét nghiệm được khoảng 10-15 chỉ tiêu giám sát nhóm A được quy định trong tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống1329/2002/BYT-QĐ và cũng mới chỉ được làm tốt tại các tỉnh và các thành phố lớn như Hà Nội , Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Các tỉnh còn lại hầu như không thực hiện giám sát này và không có chế độ báo cáo định kỳ về chất lượng nước. Hầu hết các chỉ tiêu giám sát nhóm B, C, thậm chí là cả là một số chỉ tiêu nhóm A… các Trung tâm YTDP tỉnh chưa có đủ khả năng tiến hành xét nghiệm, nếu cần phải gửi lên Tônge cục Đo lường chất lượng hoặc các viên trung ương thuộc hệ thống YTDP.
Việc giám sát chất lượng nước hàng tháng cũng không được thực hiện , mà chỉ được thực hiện 3- 6 tháng , thậm chí 1 năm 1 lần, bởi các cơ sở cấp nước không có kinh phí dành cho hoạt động này . Việc giám sát chất lượng nước do các cơ sở cấp nước tư nhân cung cấp hoặc chất lượng nước của các giếng khoan hộ gia đình thì hoàn toàn thả nổi. Việc tiến hành các test định tính ngay tại chỗ bằng các bộ kít xét nghiệm nước đối với một số chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu vi sinh cũng khó thực hiện bởi các hộ kinh doanh không biết đến, hoặc có biết cũng không biết mua bộ kít này ở đâu. Trong khi đó thí các hộ kinh doanh nước quy mô nhỏ còn không áp dụng bất kỳ hình thức xử lý nước nào. Họ chỉ đơn giản bơm hút nước lên các bể chứa rồi phân phối lên các hộ gia đình thông qua mạng lưới đường ống. Việc khai thác nước ngầm bừa bãi của các hộ kinh doanh nước quy mô nhỏ còn làm cạn kiệt tài nguyên nước và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Việc kiểm tra giám sát chất lượng nước ở cấp tỉnh thì như vậy, còn ở cấp huyện, cấp xã thì hầu như bị bỏ ngỏ vì cán bộ không đủ năng lực, phương tiện xét nghiệm thiếu và là tuyến y tế cơ sở nên các cán bộ y tế phải đảm nhiệm qua nhiều việc.
Phần kết
Theo thống kê của Cục YTDP và PC HIV/AIDS năm 2003, một nửa trong số 10/26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc/ 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm , tiêu chảy , sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amíp, HIV/AIDS, viêm gan virut, thủy đậu… có liên quan tới nước sạch và VSMT. Trong 5 năm trở lại đây, số mắc/ chết do các bệnh liên quan đến nước và VSMT như tiêu chảy , tả lỵ trực khuẩn…đều không giảm . Điều này cho thấy cần phải tập trung hơn nữa cho việc cải thiện các điều kiện cấp nước và vệ sinh như là một trong những giải pháp đồng bộ nhằm từng bước thống kê và giảm tỷ lệ mắc các bệnh này. Tại Quyết định số 104/ 2000/ QĐ- TTg Thủ tướng Chính phủ cũng có giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế có trách nhiệm hoàn chỉnh và vận dụng bộ máy y tế cơ sở vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm vệ sinh nông thôn, xây dựng ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, đề ra các các quy định về tái sử dụng phân người làm phân bón, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn trên. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ Y tế đã có Quyết định 1329/ 2000/ QĐ- BYT về Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các lọai nhà tiêu và quyết đinh số 09/2005/ QĐ- BYT về Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. Các tieu chuẩn này sẽ là căn cứcho các cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra, giám sát các nguồn nước phục vụ cho ăng uống và sinh hoạt, các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh trong các chương trình cấp nước và VSMT nông thôn.
Trong thời gian tới, ngành y tế sẽ tập trung vào việc đào tạo các chuyyen gia vệ sinh giỏi, tăng cường trang thiết bị hiện đại xét nghệm chất lượng nước cho các lobo cho các viện chuyên ngành và Trung tâm YTDP tuyến huyện. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ phát triển các cơ quan quản lý khoa học công nghệ về cả chiều sâu, chiều rộng, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực…để hoàn thành việc giám sát chất lượng vệ sinh tài nguyên nước vừa cho phép bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh đồng thời thúc đẩy quản lý, khai thác phát triển, bảo vệ và tái tạo chóng cạn kiệt, ô nhiễm tài nguyên nước, tạo nền móng cho sự sử dụng nước bền vững trong một sự phát triển bền vững ở nước ta. TS.Nguyễn thị Hồng Tú - Phó Cục trưởng Cục YTDP Việt Nam Năm 2009, 31 tỉnh thành sẽ được hưởng lợi từ hỗ trợ của các nhà tài trợ hiện nay (Danida, AusAIDvà Hà Lan) cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia Việt Nam II về Cung cấp Nước Sạch và Vệ sinh Nông thôn giai đoạn 2 (NTP II).(Xem http://www.isgmard.org.vn/Information%20Service/National%20Program/NTP%20II%20_DAO_-Final%20version-v.pdf)


Quyết định này đã được chính phủ Việt Nam và ba nhà tài trợ thông qua trong cuộc họp đánh giá hang năm chương trình hỗ trợ được tổ chức vào ngày 12 tháng 9 năm 2008 vừa qua. Quyết định này được đưa ra dựa trên khuyến nghị của Đoàn Đánh giá thường niên 2008 giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong đó Đoàn Đánh giá đã có các nhận xét tích cực về giai đoạn thí điểm của chương trình hỗ trợ. Cũng theo Đoàn Đánh giá, các tiến bộ mà chương trình đã đạt được, đặc biệt trong việc thực hiện các điểm nút và các điểm chuẩn đã cho phép Chính phủ và các nhà tài trợ có thể tự tin trong quyết định mở rộng chương trình hỗ trợ ra ngoài các tỉnh thí điểm.

Trong cuộc họp này, chính phủ và các nhà tài trợ đã thống nhất rằng việc thực hiện chương trình NTP II năm 2007 và sáu tháng đầu năm 2008 đã đạt được các kết quả đáng khích lệ bao gồm việc nâng cao năng lực cho các cơ quan triển khai, sự hợp tác tốt hơn giữa các bên liên quan và quan trọng nhất là một hành lang pháp lý minh bạch và được cải thiện.

Tuy nhiên, một vài hoạt động có tính then chốt cho việc thực hiện chương trình vẫn bị chậm trễ, do vậy đòi hỏi các cơ quan chính phủ phải có các cam kết vững chắc và các hành động mau lẹ hơn. Đó là các hoạt động liên quan đến việc tăng cường hợp phận vệ sinh hộ gia đình và vệ sinh cá nhân, tập trung nhiều hơn vào việc vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước và vệ sinh, hợp tác tốt hơn giữa các ban ngành cấp tỉnh trong việc thực thi chương trình này, v.v…

Các bên cũng đồng thuận rằng kế hoạch hoạt động năm 2009 của các cơ quan thực thi NTP II sẽ xem xét kỹ lưỡng đến các vấn đề và các khiếm khuyết trên. Kế hoạch hoạt động này sẽ định rõ không chỉ các nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành mà cả kế hoạch về thời gian, các nguồn lực cần thiết và các cơ quan/người chịu trách nhiệm thi hành.

Qua cuộc họp này, các đại diện của chính phủ nhận thấy việc mở rộng tài trợ tới 31 tỉnh thành trong năm 2009 sẽ là một thách thức lớn đối với tất cả các cơ quan thực thi, cả ở cấp trung ương và cấp địa phương. Nhìn chung, quyết định này sẽ bao hàm i) một cam kết từ các tỉnh về việc tuân theo các điểm nút và điểm chuẩn của NTP II và ii) một kế hoạch đầy tham vọng về việc xây dựng năng lực của các tỉnh và hỗ trợ các tỉnh trong việc việc cung cấp nước sạch và vệ sinh tới các vùng nông thôn một cách có hiệu quả hơn.
Women at Water WellChương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường cung cấp cho người dân Việt Nam một trong những yếu tố cơ bản nhất của cuộc sống: đó là sự tiếp cận với nước sạch và an toàn tại các vùng nông thôn.
Chương trình sẽ nhanh chóng được mở rộng để giúp đỡ người dân ở các vùng nông thôn thông qua hỗ trợ tài chính để xây các nhà xí hợp vệ sinh tại các gia đình và khuyến khích các thói quen vệ sinh như thường xuyên rửa tay với xà phòng. Những nỗ lực đó sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ỉa chảy, đặc biệt là ở trẻ em - nhóm có nguy cơ cao nhất.
Tiếp cận với nước sạch và môi trường vệ sinh (không chỉ là nhà vệ sinh sạch và thói quen rửa tay, mà còn là việc xử lý tốt nước thải và chất thải rắn từ các hộ gia đình) có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc một số bệnh phổ biến và đóng góp vào sự phát triển kinh tế dài hạn và phúc lợi xã hội. Đây chính là một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) nhằm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tại các nước đang phát triển. Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Đông Tây Hội Ngộ tại Việt Nam.
Hệ thống nước sạch do Đông Tây Hội Ngộ xây dựng chính là mô hình mẫu về phát triển cộng đồng bền vững. Trước hết là sự bền vững về mặt tài chính. Người sử dụng nước sẽ chi trả cho lượng nước mà họ sử dụng và chi phí này bao gồm cả các chi phí liên quan tới việc quản lý hệ thống nước. Các hệ thống nước này cũng bền vững trên phương diện quản lý vì chúng do các cộng đồng sở hữu và tự quản lý với sự tham gia của hai cán bộ quản lý nước ở ngay tại cộng đồng do Đông Tây Hội Ngộ thuê và đào tạo.
Hãy tham gia chương trình Nước sạch của chúng tôi trong 5 năm tới. Hãy cùng Đông Tây Hội Ngộ cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho những vùng tại Việt Nam đang thiếu nước sạch. Chúng tôi dự định sẽ mở rộng chương trình với mục tiêu mang nước sạch tới cho hơn 400,000 người dân miền trung Việt Nam.
Lịch sử chương trình
Tới năm 2006, Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ đã xây dựng 89 hệ thống nước tại Việt Nam. Tổng số người hưởng lợi từ hệ thống nước sạch của chúng tôi là hơn 110,000 người.
Mục tiêu chính
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ cho người dân Việt Nam nhờ việc sử dụng nước sạch.
  • Cung cấp nước sạch cho tối đa người dân với chi phí tối thiểu.
  • Tiến hành chương trình cải thiện vệ sinh môi trường (xây nhà vệ sinh tại các gia đình và tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng) như là hoạt động phụ trợ để tối đa hoá lợi ích về mặt sức khỏe của tất cả các hệ thống cung cấp nước sạch trong tương lai.
  • Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em nhờ sử dụng nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh
  • Tăng quỹ thời gian cho trẻ em và phụ nữ đi học và đi làm nhờ giảm gánh nặng của việc phải gánh nước từ những nơi xa nhà.
  • Tăng cường hợp tác với chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm thiết kế, quản lý, vận hành và bảo trì cũng như tài chính nhằm cung cấp các hệ thống nước sạch chất lượng cao hơn và chi phí ít hơn.
  • Nâng cấp các hệ thống nước cũ do Đông Tây Hội Ngộ xây dựng bằng những công nghệ (như công nghệ xử lý nước) và các vật liệu tiết kiệm chi phí.
  • Tăng cường đào tạo cho các cán bộ quản lý nước tại địa phương trong việc bảo trì hệ thống, xử lý nước an toàn, quản lý tài chính và vệ sinh tại các làng xóm.
  • Mở rộng chương trình Nước sạch của Đông Tây Hội Ngộ ra khắp Việt Nam.
Hiệu quả chi phí
Các hệ thống nước do Đông Tây Hội Ngộ xây dựng có năng suất cao và hiệu quả về mặt chi phí. Chỉ cần 20 đô la Mỹ là có thể cung cấp nước sạch cho một người dân Việt Nam trong nhiều năm. Tất cả những người được hưởng lợi từ hệ thống đều phải đóng góp một phần chi phí (chi phí cho đường ống vào nhà và đồng hồ nước) cũng như đóng góp lao động (đào và lấp phần đường đi cho ống dẫn). Việc người hưởng lợi sẵn lòng chi trả góp phần duy trì sự ổn định về mặt tài chính của dự án. Điều này cũng là một phần lý do giúp các dự án của Đông Tây Hội Ngộ có tỷ lệ thành công rất cao. Gần như mọi dự án Nước sạch mà Đông Tây Hội Ngộ xây dựng trong vòng 10 năm qua đều còn hoạt động.
  • Một khoản 25.000 đô la Mỹ sẽ tài trợ toàn bộ hệ thống nước sạch cho một làng
  • Một khoản 20 đô la Mỹ sẽ giúp một người dân Việt Nam được sử dụng nước sạch cả đời
Thông tin thêm
Để biết thêm thông tin về chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường của Đông Tây Hội Ngộ, xin gửi email tới info@eastmeetswest.org hoặc gọi số 1-800-561-3378.
PHOTO BY DAVID ALLEN
Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm hẳn, song các bệnh liên quan tới nước và vệ sinh môi trường vẫn là vấn đề lớn về sức khỏe ở Việt Nam. Bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi toàn quốc, làm cho khoảng 250.000 người phải nhập viện mỗi năm. Theo ước tính mới đây, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc, giun móc và giun đũa. Đó cũng là một phần lý do tại sao Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất ở Đông Á.Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam - đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những cộng đồng dân cư nông thôn vùng
Việc cung cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và các phương tiện vệ sinh khác trong thời gian qua tiến triển rất chậm. Một cuộc điều tra mới đây về tình hình vệ sinh môi trường cho thấy rằng 52% dân cư nông thôn có phương tiện vệ sinh môi trường nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng nhà xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QD-BYT. Cuộc điều tra này còn cho thấy chỉ có 12% số trường học có phương tiện vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Chất lượng nước, đặc biệt là tình trạng nước ngầm bị nhiễm thạch tín, là vấn đề mới nảy sinh hết sức nghiêm trọng.
HỖ TRỢ CỦA UNICEF
Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF (2006-2010), Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh môi trường đặc biệt chú trọng vào các hoạt động sau đây:
Thông tin, tuyên truyền và tham gia: UNICEF hỗ trợ Chính phủ rút ra các bài học và kinh nghiệm thông qua công tác nghiên cứu/đánh giá, ghi chép thành văn bản và triển khai thí điểm các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động dự án và gia tăng giá trị trong quá trình thực hiện cũng như xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn lần thứ II của Chính phủ. UNICEF còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch xây dựng, thực hiện và quản lý các cơ sở cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua các hoạt động truyền thông.
Khuyến khích vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh. Vấn đề vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh phải được quan tâm giải quyết khẩn cấp. Nhiều cơ quan trong nước và quốc tế, trong đó có UNICEF, đã kêu gọi xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia riêng về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh. Kế hoạch đó sẽ thu hút sự quan tâm rộng rãi, góp phần huy động thêm nguồn lực trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh, qua đó giúp Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam (VDG) và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) trong lĩnh vực này. Ngoài ra, UNICEF còn hỗ trợ đề ra các phương thức tuyên truyền về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh có hiệu quả chi phí và hướng vào cộng đồng.
Xây dựng mô hình: UNICEF hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình tăng cường tiếp cận với nước sạch, nâng cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và đẩy mạnh công tác giáo dục về nếp sống vệ sinh cho các gia đình nông thôn nghèo nhất và các dân tộc thiểu số bị thiệt thòi. UNICEF còn hỗ trợ Chính phủ cung cấp các phương tiện nước sạch và vệ sinh môi trường thân thiện với trẻ em cho các nhà trẻ và trường học.
Chất lượng nước và giảm thiểu tình trạng nhiễm thạch tín. UNICEF hỗ trợ Chính phủ tiến hành các nghiên cứu và điều tra về tình trạng nhiễm thạch tín và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. UNICEF tiếp tục giữ vai trò chủ đạo về các hoạt động thuộc lĩnh vực này, trong đó có việc xây dựng và nhân rộng mô hình giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín, xây dựng công tác theo dõi chất lượng nước ở cấp cộng đồng trên cơ sở áp dụng rộng rãi bộ kiểm tra chất lượng nước thuận tiện cho người sử dụng, đồng thời tăng cường các hoạt động phối hợp trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Quốc gia Giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín.
Theo dõi và đánh giá. Dựa trên hệ thống theo dõi theo nguyên tắc lập bản đồ nước (WATER mapper) của riêng mình, UNICEF tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn để theo dõi tiến độ thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cũng như các chỉ số về MDG/VDG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường.
Chuẩn bị sẵn sàng và đối phó với thiên tai. UNICEF tiếp tục và tăng cường hơn nữa các hoạt động lồng ghép vấn đề an toàn trẻ em bằng cách cung cấp các kiến thức và dịch vụ cho các cơ quan/các cấp địa phương và các đối tác tham gia chính.
CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC
Bên cạnh việc hợp tác với các cơ quan quốc tế, Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh của UNICEF tại Việt Nam còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương của Việt Nam như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Cấp nước và Môi trường nông thôn của các tỉnh, các Cơ quan Y tế dự phòng cấp tỉnh cũng như các tổ chức quần chúng như Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên. UNICEF cũng là một thành viên tham gia tích cực trong Nhóm đối tác về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như trong Nhóm công tác WATSAN.Đến năm 2010, cả nước phải đảm bảo có 85% người dân ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch. Đây là chương trình quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2006 và giao Bộ NN-PTNT, Ban Chỉ đạo quốc gia về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện. Thế nhưng, thời gian đã đến mà mục tiêu trên xem ra khó đạt, chưa kể còn bộc lộ nhiều sai sót và bất cập…
Thiếu và yếu!
Nhà máy bơm và lọc nước sạch hiện đại như nhà máy nước ở thị trấn Yên Định, huyện Yên Định (Thanh Hóa) còn quá ít ở khu vực nông thôn
Theo ông Lê Thiếu Sơn - Chánh văn phòng Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tính đến tháng 4-2009, cả nước đã có thêm khoảng 2,7 triệu người dân ở nông thôn được dùng nước sạch, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch lên 75%, trong đó, khoảng 40% đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước hợp vệ sinh không đồng đều giữa các vùng, các địa phương. Có nơi như ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ người dân được dùng nước sạch lên tới 90% nhưng tại An Giang, tỷ lệ này chưa tới 45%.
Không chỉ Chương trình nước sạch không đảm bảo chỉ tiêu đặt ra, ngay cả mục tiêu vệ sinh nông thôn cũng không thực hiện được là bao nhiêu. Theo thống kê, hiện mới chỉ có 51% gia đình ở nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh - thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Có nhiều xã, tỷ lệ nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn mới chỉ là 30%.
Trong khi đó, theo ông Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ nay đến năm 2010, chúng ta phải đảm bảo 75% gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. “Các địa phương cứ báo cáo lên là đã có khoảng 50%-60% nhà tiêu hợp vệ sinh nhưng khi có dịch bệnh xảy ra, đi khảo sát mới phát hiện có xã hầu hết người dân đi vệ sinh ngoài đồng, dùng phân tươi để bón rau” - ông Huấn nói.
Ông Huỳnh Thế Năng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết: “Chỉ tiêu nước sạch hợp vệ sinh ở An Giang năm 2008 tăng không tới 1% so với năm 2007. Toàn tỉnh có 1,6 triệu dân nông thôn, tương đương 328.000 hộ, song cuối năm 2008 mới chỉ có 44,8% được sử dụng nước sạch. Còn về nhà tiêu hợp vệ sinh thì trong cả năm 2008, ở An Giang chỉ tăng thêm khoảng 5%. Với tiến độ triển khai như hiện nay, dù có quyết tâm hơn thì đến năm 2010, An Giang cũng không thể đạt chỉ tiêu mà Chính phủ đã đưa ra”.
Theo ông Năng, hiện nay chương trình nước sạch nông thôn đang gặp khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, mặc dù các địa phương đều có cơ chế ưu đãi về mặt bằng và thủ tục vì lợi nhuận từ các dự án nước sạch không được bao nhiêu.
Lại nhiều bất cập
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20km, làng Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội), nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng
Chẳng những chậm về tiến độ, ngay cả nhiều công trình nước sạch nông thôn hiện còn bộc lộ những bất cập. Nhiều công trình nước sạch đã được đầu tư nhưng không mang lại hiệu quả hoặc không có người quản lý gây lãng phí.
Ông Y Dhăm Enuôl - Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc - cho rằng, bên cạnh vốn cấp hằng năm để đầu tư mới các công trình nước sạch thì cần bổ sung thêm kinh phí sửa chữa, bởi hầu như sau khi xây dựng hoàn thiện thì các công trình đều nhanh chóng hỏng, xuống cấp, bỏ hoang. T
ương tự, ở tỉnh Đắc Nông, các công trình nước sạch sau xây dựng cũng chẳng mang lại nhiều hiệu quả như mong đợi. Chất lượng nước cũng là vấn đề đáng quan ngại. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhận định, nhiều công trình đã xây dựng nhưng khi kiểm tra thì chất lượng nước không đảm bảo!
Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn đẩy nhanh tiến độ các dự án nước sạch ở vùng nông thôn, cần xã hội hóa việc đầu tư. Theo đại diện tỉnh Hà Giang, hiện nay tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch của tỉnh mới được 60%. Để có nhiều công trình hơn cần có chính sách hỗ trợ cho người dân có thể tham gia. Còn nếu cứ xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước thì sẽ không có đủ tiền và việc chậm tiến độ là điều không thể tránh khỏi.
Đại diện tỉnh Lạng Sơn thì cho rằng, trong các năm qua, các công trình nước sạch nông thôn chủ yếu là mô hình tự quản, nên với những vùng dân cư không có ý thức cao thì hiệu quả công trình sau đầu tư rất kém. Bể chứa, hệ thống đường ống dẫn nước… vì không có tổ chức quản lý nên đã xuống cấp, hư hại. Nhiều công trình cung cấp nước tự chảy song không có cơ chế bảo vệ nước đầu nguồn nên chỉ sau vài năm là không còn nước, công trình lại bỏ không.
Ban biên tập Tạp chí PLoS Medicine vừa có một bài viết rất được các chính trị gia và các nhà xã hội học chú ý như một vấn đề toàn cầu, nói về việc tạo điều kiện cho mỗi người phải được quyền hưởng thụ nước sạch, quyền này quan trọng không kém các quyền khác và cần đưa vào luật như một yếu tố của nhân quyền.
Nước, một thành phần cần thiết nhất cho cuộc sống, hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỉ người trên thế giới không được sử dụng nước sạch, 2,6 tỉ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp và số này đang gia tăng. LHQ ước tính có 2,6 tỉ người tại 48 quốc gia sẽ sống trong điều kiện căng thẳng và khan hiếm nước vào năm 2025.

Có 3 lý do để cần phải tuyên bố nước sạch là một yếu tố của quyền con người.

Trước hết, nếu được cung cấp nước sạch sẽ giảm được gánh nặng của các bệnh truyền nhiễm do nước làm lan truyền trên toàn cầu. Mỗi năm hàng triệu người bị bệnh do nguồn nước như tiêu chảy, gây ra cái chết của 1,8 triệu người hàng năm, trong đó nhiều trẻ em dưới 5 tuổi

Thứ hai, việc tư nhân hoá nguồn nước, điều đang xảy ra ở Bolivia, Ghana và một số nước khác nữa – đã tỏ ra rất bất công với người nghèo, tầng lớp đông đảo nhất trong nước đang phải chịu đựng tình trạng không được cung cấp nước sạch. Maude Barlow, cố vấn cao cấp về vấn đề nước trên thế giới của Tổng Thư ký LHQ đã nói “giá nước cao, bị cắt giảm thường xuyên, hạn chế các dịch vụ, vi phạm hợp đồng và gây ô nhiễm là hậu quả của đạo luật cho phép tư nhân hoá nguồn nước”.

Thứ ba, do sự khan hiếm nguồn nước trên toàn cầu, gây ra do biến đổi khí hậu, ô nhiễm và sự tăng dân số chứng tỏ rằng không nước nào “miễn dịch” được trước cuộc khủng hoảng về nước. Chính Hoa Kỳ đang phải đối mặt với sự khan hiếm nước lớn nhất tới nay trong lịch sử của mình và Australia đang hứng chịu một nạn khô hạn do thiếu nước nghiêm trọng tại lưu vực sông Murray-Darling, vùng lương thực chủ yếu của đất nước.

Chính khuôn khổ của nhân quyền mới đưa ra được các quy định được toàn thế giới công nhận về quyền các cá nhân được hưởng thụ về nước - nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất của nhân loại - để từ đó phối hợp hành động và điều chỉnh hướng sử dụng các quỹ chung, bảo đảm các tiêu chuẩn về quyền hợp pháp được sử dụng nước và những cơ chế chịu trách nhiệm của các chính phủ trong việc điều hành nhằm tạo ra nguồn nước an toàn, và đến với từng người.

T.H. (Theo Physorg.com)
CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH
Mục tiêu của chương trình đến năm 2005:
Ủy ban Nhân dân Thành phố đã có Quyết định số 93/2001/QÐ-UB ngày 15/10/2001 ban hành kế hoạch thực hiện chương trình nước sạch cho nhân dân nội và ngoại thành giai đoạn 2001-2005. Mục tiêu của Chương trình được xác định như sau:
- Phát triển nguồn nước tăng lên 1.857.000 m3/ngày đêm vào năm 2005, để có 90% số dân thành phố được cung cấp nước sạch (4, 1 triệu người được cấp nước) với tiêu chuẩn cấp nước bình quân 160 lít/người/ngày đêm.
- Xây dựng mạng lưới truyền dẫn và phân phối để có thể tiếp nhận và tiêu thụ hết lượng nước tăng thêm này. Tập trung phát triển mở rộng mạng lưới phân phối tới toàn bộ các khu vực hiện thiếu nước, các khu vực đang được đô thị hoá và các khu công nghiệp tập trung. Cải tạo, nâng cấp hệ thống mạng phân phối hiện hữu để xóa các vùng nước yếu cục bộ trong các quận nội thành. Giảm tỷ lệ thất thoát nước hiện nay xuống 29% vào năm 2005.
- Nâng tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn ngoại thành được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt để xóa bỏ tình trạng sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, phát sinh bệnh tật do sử dụng nước, góp phần thực hiện nếp sống văn hoá mới. Phấn đấu năm 2005 có 90% số hộ nông thôn có nước sinh hoạt với mức bình quân 60 lít/người/ngày đêm.
- Hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, hiệu quả các dự án cấp nước đã được nghiên cứu và phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2001 - 2005. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để cải tạo, đầu tư, xây dựng phát triển các công trình có liên quan về cấp nước.
- Vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia và tạo sự chuyển biến tích cực trong việc quản lý, bảo vệ, giữ gìn và đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước của thành phố để góp phần phát triển hệ thống và hạn chế thất thoát nước.
Chương trình nước sạch ở vùng sâu, vùng xa
TTCT - Những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nhiều công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân ở những vùng đặc biệt khó khăn mà chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng sâu vùng xa đã được tiến hành xây dựng, đi vào hoạt động và đã đạt được những kết quả bước đầu.
Như Chương trình 135 của Chính phủ giúp các xã đặc biệt khó khăn xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước mà quan trọng nhất phải kể đến dự án xây dựng hệ thống nước tự chảy và khoan giếng lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con ở những vùng khó khăn của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tài trợ... Các dự án này được triển khai rộng khắp, hầu như tất cả các tỉnh vùng cao và những vùng khó khăn, thiếu nước trong sinh hoạt, sản xuất đều được sự giúp đỡ của các dự án này. Nhưng xem ra hiệu quả đạt được không như mong muốn.
Nguyên nhân chủ yếu là thi công sai kỹ thuật dẫn đến công trình có chất lượng kém chóng hư hỏng. Mặt khác, một số công trình không phù hợp với phong tục tập quán của một số địa phương, khi xây dựng đã không quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm thích hợp để lắp đặt, khoan giếng ở nơi tập trung đông dân cư như nhà rông, nhà văn hóa... mà chỉ chọn những nơi thuận lợi việc thi công hoặc gần nhà của một số cán bộ chính quyền địa phương sở tại.
Vậy để các công trình này đạt hiệu quả tốt, thiết thực, theo chúng tôi, cần đáp ứng các yêu cầu sau đây.
Thứ nhất, đối với các công trình đã xây dựng và đi vào hoạt động cần kiểm tra đánh giá và thống kê chính xác hiệu quả sử dụng, rút kinh nghiệm và xử lý sửa chữa. Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm làm chủ đầu tư, thi công, giám sát thi công và nghiệm thu các công trình đó. Đối với những công trình đang và sẽ thi công nên tăng cường quản lý về vốn, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ thi công và cách thức nghiệm thu công trình, cương quyết xử lý các vụ vi phạm có thể dẫn đến việc gây thiệt hại cho công trình về sau và nên qui định trách nhiệm cụ thể cho đơn vị quản lý nguồn vốn xây dựng các công trình đó.
Thứ hai, tăng cường hơn nữa sự tham gia giám sát của chính quyền (đặc biệt là HĐND các cấp) và nhân dân địa phương (người hưởng lợi ích chủ yếu từ các công trình này) lắng nghe ý kiến của họ trước khi xây dựng công trình. Tránh tình trạng khi công trình đã xây dựng xong không ai sử dụng do ở xa khu dân cư, không thuận tiện việc đi lại hoặc không phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân địa phương (như người dân ở đó có thói quen dùng nước tự chảy mà chúng ta lại tiến hành khoan giếng).
Thứ ba, trước và sau khi xây dựng công trình phải phổ biến, tuyên truyền đến tận người dân những lợi ích mà công trình đem lại, cũng như hướng dẫn cách thức bảo quản, sử dụng sao cho có hiệu quả lâu dài, tránh hiện tượng một số công trình sử dụng chưa được bao lâu đã hư hỏng.
PHẠM VĂN CHUNG (Sở Tư pháp tỉnh Kontum)
Chương trình nước sạch mà... không sạch
Giadinh.net - Theo công bố của Kiểm toán nhà nước(KTNN) trong năm 2007, thì chuyện “nước sạch” của Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường đã có những dấu hiệu “ mất vệ sinh” rất rõ ràng.
Sau khi làm việc với Bộ NN&PTNT và 14 tỉnh, cơ quan kiểm toán đã chỉ ra rành rành: Ban chủ nhiệm chương trình được thành lập nhưng hầu như không hoạt động, không thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong khi vẫn đều đều xài tiền ngân sách. Do tiêu quá đà, chương trình đã “vượt định mức” hỗ trợ tới 16,9 tỉ đồng. Và oái oăm, trong khi đó lại không lập được kế hoạch phân bổ kinh phí còn dư của chương trình 8,4 tỉ đồng.
Tóm lại, rất nhiều địa phương trong cả nước đáng lẽ được hưởng nguồn nước sạch từ chương trình quốc gia này thì vẫn tiếp tục dùng…nước bẩn, hoặc không có nước để dùng. Trong khi đó, tiền chính đáng lại tiêu không hết (do không làm việc), còn tiền xài phí thì lạm chi tới gần 17 tỉ đồng!
Ai cũng biết, còn rất nhiều địa phương, những vùng sâu vùng xa trong cả nước cho tới giờ người dân vẫn chưa được biết “nước sạch” là nước gì và vẫn phải cắn răng xài nước bẩn, trong khi chủ trương đưa nước sạch về các địa phương, về vùng sâu vùng xa của nhà nước là rất rõ ràng. Tiền đã chi, “ ban bệ” đã được thành lập, nhưng cũng giống như kiểu “Đề án 112”, tiền thất thoát nhiều hơn tiền thực chi cho công việc và những “ban… ảo” tiếp tục tiêu xài “tiền… thật” cho tới khi bị phát hiện, bị chỉ đích danh, lúc đó đành “giơ mặt chịu trận”. Nhưng tiền nhà nước thì đã trôi theo…nước bẩn mất rồi!.
10 năm thực hiện chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường
Nước sạch và vệ sinh môi trường (NS - VSMT) là vấn đề không của riêng ai. Nó có tính quyết định đối với quá trình phát triển bền vững và liên quan đến mọi người, mọi ngành. Với tầm quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 200/TTg (ngày 29/4/1994) về bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Những kết quả ban đầu và mô hình điển hình
Chương trình NS - VSMT nông thôn là một trong 7 chương trình mục tiêu quốc gia. Sau 5 năm thực hiện chương trình này, đã có 54% số hộ nông thôn có nước sạch, 41% số hộ có hố xí hợp vệ sinh. Việc thực hiện chương trình này cũng giúp quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cho nông thôn trên toàn quốc.
Những kết quả đó đã góp phần nâng cao một bước nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc cung cấp NS - VSMT. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thời gian qua, chương trình đã xây dựng được nhiều mô hình cung cấp NS - VSMT. Điển hình nhất là mô hình hộ nông dân làm hầm biogas, tự sản xuất phân hữu cơ sinh học trên nền than bùn và dịch thải, thí điểm ở một số địa phương như huyện Ứng Hoà (Hà Tây), Bình Lục, Kim Bảng (Hà Nam), Vân Hà (Bắc Giang) và Nam Đàn (Nghệ An). Sử dụng công nghệ sinh học, các hộ gia đình đã hạn chế đến mức thấp nhất các loại chất thải, kết hợp được lợi ích môi trường, sức khoẻ và tăng thu nhập. Qua đó, nông dân biét cách làm giàu, góp phần cải thiện đồng ruộng, thực hiện một nền nông nghiệp sạch trong xu thế phát triển bền vững.
Mô hình xã hội hoá NS - VSMT cũng đã được triển khai thí điểm ở một số tỉnh, thành phố, bước đầu có những kết quả khả quan. Cụ thể là mô hình cổ phần hoá thu gom, xử lý rác đô thị của Cty Môi trường đô thị Hà Nội, Cty TNHH Huy Hoàng (Lạng Sơn), Hợp tác xã Thắng (Hiệp Hoà - Bắc Giang)... và mô hình cung cấp nước hệ tập trung vừa, nhỏ. Từng cụm dân cư từ 20 đến 100 hộ sử dụng các giếng khoan nhỏ đã có sẵn, thay bơm tay bằng bơm đệin và được nối mạng thành hệ thống.
Ngoài ra, chương trình này còn xây dựng mô hình cấp nước cho miền núi bằng hồ treo, giếng đào, giếng khoan, bể, lu chứa nước. Qua đó, người dân tại các vùng khan hiếm nguồn nước hoặc nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng có thể tận dụng nguồn nước mưa để sinh hoạt. Về xây dựng lu chứa nước đơn giản, dễ áp dụng và giá thành chỉ bằng 30 - 40% so với xây bể. Sau 3 năm thử nghiệm ở các vùng khác nhau, mô hình này hiện được áp dụng có hiệu quả ở 14 tỉnh trên cả nước.
Cần nhân rộng những mô hình tốt
Tuy nhiên, hoạt động của Chương trình NS - VSMT còn không ít những hạn chế và thách thức. Mục tiêu đề ra là đến năm 2005 có gần 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, 50% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, 39% chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải. So với hoàn cảnh kinh tế hiện nay, mức đặt ra như vậy không sát thực tế. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN & MT) Mai Ái Trực, kiêm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp NS - VSMT cũng cho rằng tình trạng hạn hán xảy ra ở nhiều vùng, nguồn nước sạch ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay thì mục tiêu đó khó hoàn thành. Hơn thế, để đáp ứng được mục tiêu trên cần có một nguồn kinh phí rất lớn, trong khi đó ngân sách Nhà nước và vốn huy động từ nhiều nguồn mí chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ.
Theo lãnh đạo Bộ NN & PTNT, để Chương trình NS - VSMT nông thôn phát huy những kết quả đã đạt được và tiến tới hoàn thành mục tiêu đề ra, biện pháp chính tà tăng cường sự phối hợp, nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm để nhân rộng mô hình này. Ông Mai Ái Trực cho rằng: "Mặc dù đã có nhiều mô hình thành công, có hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt, nhưng nếu không tìm cách nhân rộng những mô hình đó, chương trình sẽ khó có thể đạt được những mục tiêu đề ra".
Sắp tới, các bộ, ngành và địa phương cần triển khai đồng bộ các chương trình, chiến lược quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Chiến lược quốc gia về cung cấp NS - VSMT nông thôn, chiến lược quốc gia về cung cáp NS - VSMT đô thị, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện đến năm 2010. Phát triển kinh tế - xã hội phải được kết hợp hài với bảo vệ môi trường. Tình trạng môi trường suy thoái, ô nhiễm ở các khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc và một số vùng nông thôn đang cần được giải quyết cơ bản bằng cách khuyến khích sản xất sạch, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng đi đôi với quản lý chất thải.(Hà Nội mới, ngày 8/3/2005, tr.6)

No comments:

Post a Comment