Friday, September 30, 2011

Phá rừng(2)

Có bao nhiêu người hiểu được hậu quả của việc phá rừng là :
- Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi.
- Khí hậu thay đổi.
- Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Cây rừng không những giúp điều hoà khí hậu, bảo vệ mặt đất và chống lại sự xói mòn(erosion); nhất là với những trận mưa bão , cuồng lưu... mà còn giúp rất nhiều cho hệ sinh thái và môi trường.
- Cây rừng thải ra 37 tỉ tấn dưỡng khí cần thiết cho việc hô hấp của người và động vật.
-Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
-Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão,giữ đất, chống xói mòn đất.
-Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.
-Rừng còn tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp,giúp con người thư thái.
Phá rừng là hành động chống lại sự tồn vong của loài người; kể cả việc khai thác rừng không theo qui hoạch và không có chiến lược cũng là phá rừng.
Ở mỗi quốc gia đều cần có một tỷ lệ rừng so với đất liền ở con số nhất định. Phá rừng là phá vỡ hệ số cân bằng đó mà dẫn đến những hậu quả tai hại. Ngoài những hệ lụy về thiên tai thì trạng thái sa mạc hóa là điều đáng sợ hơn nữa. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái toàn diện của vùng.
Nếu việc phá rừng là muốn phát triển công nghiệp thì sẽ gây môi trường bị ô nhiễm, kể cả sinh vật, bờ sông và không gian, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm thì dễ gây bệnh hiểm nghèo như: ung thư não, gan, phổi, ngoài da v.v...! và sẽ làm ảnh hưởng xấu cho phụ nữ đang mang thai và tỷ lệ sinh con có khuyết tật rất cao.Thời gian qua, trên toàn cả nước đã dồn dập xảy ra một trong những sự kiện lớn của xã hội đó là: Thiên tai
Trên thế giới, thiên tai là nỗi ám ảnh, thống khổ và mất mát....là những điều bất hạnh nhất đã gieo xuống cho con người. Đứng trước ngịch cảnh đó, con người phải làm gì để tự bảo vệ sự sống còn của chính mình và cả cộng đồng xung quanh? Đây là những vấn đề lớn mà chỉ khi nào con người biết sống vì lợi ích chung, biết loại bỏ lòng vị kỉ nhỏ nhen để hòa mình trong đại thể thì không khó khăn nào có thể ngăn được sự sống và bước tiến của con người.
Nhìn lại những năm tháng đã qua, đất nước VIỆT NAM nhỏ bé của chúng ta đã trải qua rất nhiều sự mất mát, đau thương chồng chất qua những cuộc chiến tranh đẫm máu và đầy nước mắt. Hàng năm những cơn bão lụt đã cướp đi những sinh mạng và làm nghèo thêm một đất nước vốn đã quá nghèo! miền Trung là cái rốn của những nỗi bất hạnh đó.
Giờ đây đất nước ta không còn mất mát, khổ đau do chiến tranh để lại nữa, nhưng chúng ta vẫn còn đang hằng ngày đối diện với một cuộc chiến tranh khốc liệt hơn, đau thương hơn và mất mát cũng nhiều hơn!
Trong khi những ung nhọt đã và đang xì ra hầu hết các bộ nghành, những nỗi đau mất mát của đất nước chưa nguôi qua những sự kiện PMU (Bộ GTVT), hàng không, viễn thông, điện lực, dầu khí gần đây đề án 112..... thì đồng loạt những khối u khác mà nghiêm trọng nhất là sự tàn phá môi trường sinh thái QUỐC GIA đã và đang xảy ra từ những năm qua.
Chỉ trong vòng một, hai năm trở lại đây, tại QUẢNG NGÃI khoảng 200 ha rừng đã bị tàn phá dữ dội và chết oan uổng do những cán bộ đương chức, cán bộ xã, địa chính, nông, lâm..... xã HÀNH CHÍNH TÂY đã cấu kết cùng nhau ngụy trang che mắt nhân dân để tàn phá rừng phòng hộ của tỉnh QUẢNG NGÃI (Qua số báo 175/2006 Tuổi Trẻ ngày 13/07/06) Gần đây tại các tỉnh CAO NGUYÊN LÂM ĐỒNG các "nô bộc của dân" được mang danh Đảng ủy lại công khai bán đất rừng và đã lần lượt xẻo thịt hết từng mảng xanh của đất nước.
Những kẻ "phá rừng hợp pháp" này đã chia nhau bỏ túi hàng tỉ đồng những nguồn lợi thu được từ rừng.
Phá rừng phòng hộ! đây là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng nhất trong các hành vi tội phạm.
Rừng phòng hộ là tài nguyên cấm của Quốc Gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống của toàn dân, để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi đê điều, chống sa mạc hóa và điều hòa khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước ngầm sinh sống..... rất nhiều và rất nhiều môi trường sống cần thiết cho con người và các động vật hoang dã quí hiếm của QUỐC GIA từ rừng.
Không còn rừng nữa thì hàng năm bão lụt sẽ tàn phá, lần lượt giết cả khối đồng bào vô tội, những cảnh màn trời chiếu đất, tang thương mất mát do thiên tai để lại và không lấy gì để bù đắp được. Thế mà vì lòng ích kỷ cá nhân, lòng tham vô đáy của những kẻ buôn lậu sống ngoài vòng pháp luật mà thời gian qua nổi trội nhất là bọn lâm tặc HAI CHI .... Trong những năm qua, bọn chúng đã tàn phá rừng và giết hại những người đã dũng cảm ngăn cản hành vi phạm pháp của chúng mà chính quyền địa phương vẫn thờ ơ vô cảm trước sự kêu cứu của rừng!
Những hậu quả tất yếu đã xảy ra! Năm nay người dân miền Trung và những vùng duyên hải chạy dài từ Bắc xuống Nam lại đang đối diện với muôn vàn khó khăn. Những tang thương chồng chất lại thêm những nỗi đau mất mát do những cơn lũ lụt kéo dài còn hơn cả cơn lũ của năm 1999. Không còn nỗi khổ nào hơn khi người dân đã hoàn toàn mất trắng!
Những mảnh đời bất hạnh lại kéo chìm họ xuống! Nhưng may thay cuộc đời còn có những tấm lòng ruột thịt nghĩa tình, những tấm lòng rộng mở thương yêu từ khắp cả nước họ cũng đang đau cùng với những nỗi đau mất mát của chính dân tộc họ:
- Có những cụ già,có những em học sinh bé nhỏ, có những người tàn tật, có những chị bán rau, có những đoàn thể ... nhiều và nhiều lắm! Họ đã nhịn bớt phần ăn, họ đã góp nhặt những đồng tiền ít ỏi trong lúc hoàn cảnh cũng đang gặp khó khăn để cố gửi đến tay những đồng bào của mình đang cùng khổ trong cơn đói lạnh ...
Thật cảm động thay những tấm lòng vàng đầy nhân hậu! Những tấm lòng cua ho ! Nhưng lại cùng trong thời điểm này, thật đáng buồn hơn khi vẫn còn rất nhiều kẻ đã sống vô cảm trước những nỗi đau của chính đồng bào họ, họ đã lợi dụng chức quyền để tham ô, phá hoại tài sản QUỐC GIA, tệ hại hơn họ đã nhẫn tâm phá hủy luôn cả môi trường sống, trong đó có mầm mống tương lai con cháu của chính họ để hòng đút vào túi tham hàng tỷ, tỷ đồng. Thật đáng buồn !
Sau 2 vụ án “điểm” về phá rừng và chống người thi hành công vụ tại Thượng Hóa (Quảng Bình), tiếng máy cưa vẫn chưa ngừng vang giữa đại ngàn, và những chuyến xe chở gỗ lậu vẫn nối đuôi nhau về xuôi trong sự bất lực của các đơn vị bảo vệ rừng.
“Máu” rừng vẫn chảy
Nằm ở sườn Bắc đèo Đá Đẽo, tiểu khu 218 rừng Thượng Hóa được giao cho Lâm trường Minh Hóa quản lý, khai thác và bảo vệ. Khu vực đèo Đá Đẽo có lẽ cũng là nơi ghi nhận sự có mặt dày đặc nhất của các lực lượng bảo vệ rừng (BVR). Ngay ở xã Thượng Hóa có trạm BVR Thượng Hóa, trạm Kiểm lâm (KL) Thượng Hóa, Tổ công tác đồn Biên phòng 585. Ở triền Nam đèo, trên đoạn dài 20 km của đường Hồ Chí Minh có đến 4 trạm KL, BVR là Chà Nòi, Khe Sến, Khe Gát và Troóc.
Năm 2008, Công an tỉnh Quảng Bình đã đánh úp một mẻ lưới lớn, thu giữ gần 100 m3 gỗ lậu ở rừng Thượng Hóa. Vụ án được khởi tố, đường dây phá rừng được bóc tách và nhiều cán bộ KL, BVR chịu án kỷ luật.
Năm 2009, cũng tại mảnh rừng này, một vụ án chống người thi hành công vụ đã bị xử lý khi một nhóm lâm tặc địa phương mang theo súng ống, dao quắm vãi đạn truy sát kiểm lâm trạm Chà Nòi, đập nát lán tiền tiêu của tổ công tác đứng chân trên đỉnh đèo Đá Đẽo.
Tưởng như những động thái mạnh mẽ của ngành công an sẽ giúp rừng Thượng Hóa tìm lại sự bình yên, thâm nghiêm vốn có của cánh rừng già này. Nhưng sau vụ án chống người thi hành công vụ, lán tiền tiêu của trạm Chà Nòi cũng tự dẹp bỏ, và lâm tặc đang trở lại rừng Thượng Hóa bằng sự trắng trợn, ngang nhiên như chưa có chuyện gì xảy ra.Vừa đặt chân đến sườn Bắc đèo, chúng tôi đã nghe tiếng máy cưa rền vang như một đại công trường. Trong khoảng vài km đường đèo, ngay sát nách trạm BVR Thượng Hóa là hàng chục đường mòn xương cá đâm xuyên rừng ra đường Hồ Chí Minh. Đó là những cung đường gỗ lậu, được chứng minh bằng những vết chân trâu, người hằn nặng trĩu và những bãi tập kết gỗ dã chiến ngay ven đường.
Con đường vào rừng, lâm tặc đi mãi thành mòn
Trong vai người tìm ong, chúng tôi được một người bản địa dẫn vào tiểu khu 218. Ngay ở cửa rừng đã thấy gần 3m3 gỗ táu được tập kết ngay ngắn trên đường xương cá.
Lô gỗ táu được cưa xẻ vuông vắn tập kết sẵn ở cửa rừng chờ xe đến bốc đi.
Đường rừng dễ đến không ngờ, càng đi sâu vào thung lũng chính đường càng dễ đi do những đà gỗ san sát mà lâm tặc tạo ra trên đường vận chuyển. Cứ dăm chục mét lại bắt gặp một gốc cổ thụ bị đốn hạ. Có cây lâm tặc đã xẻ thịt mang đi hết, vứt lại bìa gỗ và gốc đe trơ trọi, cũng có cây vừa bị đốn hạ đang ri rỉ nhựa và thân đổ kềnh chưa kịp cưa xẻ.
Một cây cổ thụ vừa bị "xẻ thịt", để lại gốc đe trơ trọi
Cũng có những cây mới được đánh dấu trên thân hoặc cưa 1/3 gốc. Theo nhân mối (người cung cấp tin), ở đây có 4 nhóm lâm tặc khai thác chung kiểu da báo, nên việc đánh dấu hoặc cưa gốc là để “xí phần”. Đã có nhiều vụ gây gổ, đánh nhau to chỉ vì “ăn” nhầm lãnh địa của nhau.
“Sau vụ bị công an "đánh" năm 2008, bây giờ các đầu nậu không khai thác tràn lan nữa, mà khai thác theo kiểu “đặt hàng”. Cả cánh rừng bây giờ như tấm áo vá, đi đâu cũng thấy gốc cây, cũng thấy gỗ xẻ thành hộp để rải rác chờ “đơn hàng” là gom lại tuồn đi”, nhân mối giải thích.
Một cây gỗ đang bị "ăn" dở
Quả thật, đoàn người với máy cưa, dao rựa sắc bén khiến chúng tôi không thể tiến vào quá sâu, song tiếng máy cưa văng vẳng bốn bề và những gốc cây trơ trọi rải rác khắp nơi đã vẽ nên bức tranh về một cánh rừng đang hấp hối dưới tay lâm tặc.
Gỗ lậu "êm ái" về xuôi
Trên đường quay ra cửa rừng, chúng tôi gặp một cửu vạn địa phương đang dắt trâu vào rừng. Sau vài cái nhìn nghi kỵ, khi biết chúng tôi là người “ăn ong” anh đã dành cho ít phút tâm sự. “Đó, 3m3 táu kia đêm nay sẽ đi. Sau vụ năm kia, giờ bọn tôi vất vả lắm, phải đợi đến tối mới bốc hàng”, anh này cho biết thêm, anh chỉ là người làm công cho mấy đầu nậu ở Troóc. Y như lời anh nói, hơn 18 giờ, một chiếc xe tải trờ tới cửa rừng, một toán cửu vạn đã chờ sẵn và nhanh chóng vào việc. Từng khúc gỗ lần lượt được kéo ra lề đường, bốc lên xe nhanh chóng như trong phim hành động. 3m3 gỗ nằm gọn trên xe sau chừng 15 phút. Chiếc xe ì ạch “bò” qua đỉnh đèo Đá Đẽo, ánh sáng nhá nhem của đèn pha không đủ để thấy biển xe, hơn nữa chiếc biển cũ kỹ được giấu khéo sau đèn hậu xe, và có vẻ chiếc biển cũng chẳng “thật thà” gì. Chiếc xe lướt qua trạm Chà Nòi, dù trạm vẫn chong đèn sáng trưng bên đường. Cứ thế, chiếc xe êm ái lọt qua 4 trạm KL, BVR. Qua Troóc, chiếc xe rồ ga biến mất trong bóng tối hướng về phía Hoàn Lão, táp vào mặt chúng tôi trùm khói đen khét lẹt. Theo nhiều thông tin từ cơ sở, hai đầu nậu thao túng gỗ tại khu vực này là L.H và Đ (đều là người ở Troóc). Để phục vụ việc chuyên chở gỗ lậu, thường xuyên có 3 xe: hai xe tải nhỏ màu xanh sẫm, một chiếc xe 12 chỗ gắn kính đen, gỡ hết ghế ngồi và bóc luôn biển số thật ở sườn xe. Tùy theo “đơn hàng” từ Hoàn Lão, Đồng Hới mà các xe sẽ đi 2 - 3 chuyến mỗi tuần, với khối lượng 3,5 m3 trở xuống trên mỗi xe. “Bây giờ chúng nó chọn xe nhỏ, chở khối lượng ít để nếu bị chỉ điểm thì tang vật ít, tài sản bị mất cũng nhỏ”, nhân mối nói chuyện bằng kinh nghiệm 15 năm làm… lâm tặc. Cũng theo nhân mối này, trước đó các xe đi Hà Tĩnh rất nhiều, nhưng thời gian này số này giảm hẳn vì tiền “luật” quá cao và các lái buôn Hà Tĩnh đã chuyển vùng “ăn hàng”. Đáp lại băn khoăn của chúng tôi vì sao những chiếc xe chở gỗ lậu đã “nhẵn mặt” đến mức ai cũng có thể nhận ra mà các trạm KL, BVR đều không ngăn chặn được, anh chàng lâm tặc đã bỏ nghề hỏi ngược lại: “Chú không hiểu vì sao hôm trước gặp chúng ta ở cửa rừng, 4 người mặc áo KL lại leo lên xe chạy "rẽ đất" đấy à?”. Thêm một số hình ảnh về cánh rừng đang bị lâm tặc tận diệt:
PV trong vai người đi ong bên một gốc cây vừa bị đốn và xẻ trụi.
Những dấu vết cũ mới khác nhau cho thấy rừng đã bị phá trong một thời gian dài
Các hộp gỗ nằm rải rác khắp nơi, chờ "lệnh" tập kết.
Một thân cây bị lâm tặc "chê" vì nứt gốc.
Lâm tặc chuyển sang chiến thuật khai thác "có chọn lọc"
Ngày 20/7, chúng tôi tìm đến trạm Kiểm lâm (KL) Thượng Hóa những mong tìm câu trả lời cho tình trạng phá rừng bán công khai ở tiểu khu 218. Ông Trạm trưởng Hồ Nguyên Ngọc tiếp chuyện với sự thiếu thiện chí hiện rõ trên từng cử chỉ.
“Làm sao có chuyện cả chục m3 gỗ nằm cách mặt đường 200m được, làm gì có chuyện phá rừng. Ngày nào chúng tôi chẳng đi tuần mà có phát hiện gì đâu?” - ông Ngọc mở đầu câu chuyện.Thậm chí, khi PV tái khẳng định tình trạng phá rừng và số gỗ được tập kết chuẩn bị tuồn đi, ông Ngọc còn “đánh cược”: “Tôi đi với anh, nếu đúng có gỗ như thế thích gì tôi cũng chịu".
Chúng tôi không nhận lời thách đố của ông, nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau tuyên bố “không thể có” của ông Ngọc, lực lượng KL cơ động (Chi cục KL Quảng Bình) đã phối hợp với Trạm Bảo vệ rừng (BVR) Khe Sến phát hiện 6m3 gỗ đã được tập kết ngay trong tiểu khu 218.
6m3 gỗ lậu - điều "không thể có" - đã bị phát hiện cách mặt đường Hồ Chí Minh chỉ 150m.
Về phần mình, mặc dù PV đã rất nhã nhặn và xuất trình đầy đủ giấy tờ song ông Ngọc cự tuyệt trao đổi thông tin. Đến tên của mình, phải mất 10 phút “dỗ dành” ông mới chịu nói ra.Đáng ngạc nhiên hơn, trong khi rừng Thượng Hóa đang bị tàn phá từng ngày thì ông Trạm trưởng Trạm BVR Thượng Hóa lại đi tận thu gỗ cành ngọn, lóc lõi ở tận xã Tân Hóa (cách Thượng Hóa chừng 50 km).
Gỗ khai thác che khuất tầm mắt của trạm BVR Thượng Hóa
Sau khi xem những hình ảnh tan hoang trong tiểu khu 218, ông Đinh Văn Cam - Giám đốc Lâm trường Minh Hóa cho biết: “Nhân lực bảo vệ rừng của Lâm trường ít, hơn nữa nhà nước lại không cấp kinh phí BVR nên công tác này gặp nhiều khó khăn”. Ông nói thêm, khi rừng ở tiểu khu này được giao cho Lâm trường thì về cơ bản đã bị… phá hết rồi. Trước những dấu hiệu “bảo kê”, “làm luật” mà dư luận phản ánh, ông Cam khẳng định sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm nếu phát hiện có sự liên quan của Trạm BVR Thượng Hóa.
Chúng tôi phải tìm đến Tổ công tác của đồn Biên phòng 585 với hy vọng có được một câu trả lời gần với sự thật hơn. Ông Hà Thanh Hải - Tổ trưởng Tổ công tác thừa nhận có tình trạng phá rừng ở Thượng Hóa, nhưng khẳng định lực lượng Biên phòng chỉ “ra tay” khi có đề nghị phối hợp từ các cơ quan chức năng như KL, BVR.
Về tình trạng “làm luật” để khai thác và vận chuyển gỗ ra khỏi rừng mà một số đầu nậu, lái xe phản ánh, ông Hải cho biết: “Đôi khi người dân trong xã đến xin đi làm ít gỗ để dựng nhà, chứ chưa có đầu nậu nơi khác đến “đặt vấn đề” với chúng tôi”.Nhiều trạm KL - BVR, vẫn thiếu “bàn tay sắt”Trên cung đường dài hơn 20 km từ đèo Đá Đẽo tới cửa ngõ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có tới 4 trạm KL, BVR là: Chà Nòi, Khe Sến, Khe Gát và Troóc. Đây có lẽ cũng là nơi có mật độ các đơn vị liên quan đến công tác BVR cao nhất nước. Nhưng những chuyến xe chở gỗ lậu vẫn chạy có hệ thống, lọt qua các trạm để đến “đích” Hoàn Lão, Đồng Hới.
Hai sườn đèo Đá Đẽo có 7 đơn vị có trách nhiệm BVR, còn trên đèo có hàng chục đường xương cá tuồn gỗ lậu.
Có thể nói, những chiếc xe chở gỗ lậu đã “nhẵn mặt” trên từng cây số cung đường này, bởi tất cả đều đậu quay lưng ra đường Hồ Chí Minh sau những chuyến “ăn đêm” no nê.Ông Phan Duy Trí - Trạm phó Trạm KL Chà Nòi (thuộc Hạt KL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) giải thích: “Đã có lần chúng tôi truy đuổi lâm tặc trên đường, khiến anh này ngã chết. Sau lần đó thì lãnh đạo quán triệt không kiểm tra trên đường nữa. Nói như vậy không có nghĩa chúng tôi bất lực, chúng tôi vẫn kiểm tra khi có tin báo rõ xe nào, chở cái gì”.Giải thích cho việc 4 cán bộ KL trạm Chà Nòi đứng ở cửa rừng không thuộc lâm phận mình quản lý và lên xe đi ngay khi giáp mặt với chúng tôi vài ngày về trước, ông Trí nói: “Anh em đang đi trực phòng cháy rừng, trên đèo không có sóng điện thoại nên xuống đó nghe điện thoại chứ làm gì có chuyện lấy tiền luật giữa ban ngày ban mặt như thế. Hôm trước, không biết nắm thông tin ở đâu mà một lãnh đạo cũng gọi điện hỏi chúng tôi thế. Không có đâu”.
Cần một "bàn tay sắt" để cứu lấy rừng Thượng Hóa.
Còn ông Nguyễn Cẩm Sâm - Trạm trưởng Trạm BVR Khe Sến, đơn vị vừa phối hợp với KL cơ động thu giữ 6m3 gỗ lậu trong rừng Thượng Hóa, cũng thừa nhận không phát hiện được vụ vận chuyển lâm sản trái phép nào qua trạm từ đầu năm tới nay.“Thẩm quyền của lực lượng BVR hạn chế lắm. Trước nay, chúng tôi cũng kiểm tra phương tiện lưu thông trên đường, nhưng nhiều khi chặn xe mà không có lâm sản bị họ chửi ghê quá thành ra chỉ dám chặn khi có tin báo chính xác” - ông Sâm nói.Theo ông Sâm, nhờ có sự phối hợp với các lực lượng Cảnh sát, KL cơ động nên tình trạng phá rừng ở các tiểu khu 218, 238 giảm hơn trước. Ông cũng cho rằng dù là KL hay trạm BVR thì việc bắt gỗ khi đang nằm ở trong rừng là dễ, còn khi gỗ đã lên xe thì việc phát hiện khi vận chuyển là cực kỳ khó khăn.Trả lời về thông tin mà chính một cơ quan chức năng khẳng định rằng trạm BVR Khe Sến thường “thả” cho các xe chở lâm sản lọt trạm, ông Sâm nói: “Không có chuyện cầm tiền để thả cho các xe lọt trạm, chỉ có thỉnh thoảng xe chở cho một số vị lãnh đạo thì chúng tôi phải thông cảm cho qua thôi”.Cứ như vậy, những lý do muôn thưở được đưa ra: rừng rộng, người ít, thẩm quyền hạn chế, tạo điều kiện cho dân nghèo, nể nang lãnh đạo… Chỉ tiếc chúng tôi không gặp được các trạm KL Khe Gát và Troóc để nghe thêm những lý do khác. Lý do nào cũng có tình, có lý, song hậu quả là rừng vẫn ngày đêm rỉ máu dưới lưỡi cưa máy của lâm tặc.Với địa hình và thế độc đạo của con đường Hồ Chí Minh qua khu vực này, với mật độ ken đặc các đơn vị KL, BVR phân bổ ở hai sườn đèo Đá Đẽo, có thể nói không ngoa rằng nếu có một “bàn tay sắt” thực thụ thì lâm tặc khó bề vào rừng chứ chưa nói đến việc hình thành một đường dây phá rừng có tổ chức như vậy.

No comments:

Post a Comment