Tuesday, September 27, 2011

Vùng Caribbean (2)

http://www.thecommonwealth.org/Shared_ASP_Files/UploadedFiles/%7BAFA38A8D-1F17-4832-A268-345420077FE9%7D_Barbados.gifBarbados là đảo san hô cực nhỏ độc lập trong số các đảo Lesser Antilles thuộc khu vực phía đông của biển Caribe ở phía tây của Đại Tây Dương. Tương đối phẳng, nó hơi lồi lên tại khu vực trung tâm, với điểm cao nhất là núi Hillaby, trong quận Scotland, có độ cao 340 m (1.100 ft) trên mực nước biển. Đảo này dài 34km x rộng 23km, diện tích chỉ có 431 km2, là 1 trong các thuộc địa của Anh nằm trong Đại Tây Dương, về phía đông của các đảo khác trong khu vực Caribe. Khí hậu mang tính nhiệt đới, với mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10.Có nhiều núi lửa còn hoạt động. Gồm các đảo:
  1. Christ Church
  2. Saint Andrew
  3. Saint George
  4. Saint James
  5. Saint John
  6. Saint Joseph
  7. Saint Lucy
  8. Saint Michael
  9. Saint Peter
  10. Saint Philip
  11. Saint Thomas
St. George & St. Thomas là 2 đảo trung tâm. Cảng biển: Bridgetown. Thích nhất là những bãi cát trắng dọc theo bờ biển có nước trong xanh.
http://www.destination360.com/caribbean/barbados/images/s/things-to-do.jpghttp://soulofamerica.com/soagalleries/barb/Barb_downtown.jpg
http://honeymoonz.info/wp-content/uploads/2009/06/barbados.jpg
Sân bay: 1 (2006) Sân bay có bãi đáp: 1 đường băng dài 3.047 m (2006) Đường bộ: Tổng cộng: 1.600 km Có trải nhựa: 1.600 km (2004)Mặc dù các thông số địa lý của Barbados không có những đặc điểm nổi bật, nhưng vùng đảo này có "ma lực" hấp dẫn cực kỳ mạnh mẽ với du khách khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những người yêu nắng, gió, cát của biển và bộ môn lướt sóng.

Những con sóng to nhất của đảo Barbados với tên thường gọi là Soup Bowl, sự thử thách đầy khiêu khích cho những tay lướt sóng chuyên nghiệp nhất
Nơi đây nổi tiếng vì là một trong những hòn đảo san hô đẹp nhất thế giới với những bãi cát trắng phau nhẹ nhàng men theo một phần vùng biển Đại Tây Dương xanh trong thuần khiết. Bao bọc xung quanh là những đồi núi chập chùng ôm lấy những khu rừng với quần thể động thực vật trù phú chủng loài. Sâu bên trong là vô số hang động cùng các hồ nước rộng lớn vốn được xem là nguồn nước tinh khiết nhất hành tinh.

Bathsheba là thành phố chính nằm ở phía đông Barbados

Bãi biển trước khu resort Casuarina

Các học viên của Zed's Surfing Adventures, một trong những trường dạy lướt sóng lớn nhất của đảo. Nhận học viên mỗi ngày, đủ trình độ

Mushroom Rock (đá hình nấm) ở Bathsheba
Hòn đảo Barbados sở hữu một trong những ngành du lịch phát triển thịnh vượng nhất khu vực biển Caribbean. Nơi đây quần tụ rất nhiều khách sạn tiêu chuẩn quốc tế danh tiếng và hầu như không thiếu bất cứ dịch vụ nào mà du khách cần được phục vụ.
Ngoài những bãi biển luôn mời gọi với làn nước biển trong xanh biếc, bờ cát trắng mịn màng mềm mại quyến rũ các quý ông, quý bà ngả lưng tắm nắng, những món hải sản kích thích vị giác ngất ngây, tô điểm sự đa dạng cho thú vui của du khách không gì hấp dẫn bằng những con sóng hoàn hảo khiến mọi người, từ những cô cậu bé lẫm chẫm đến những chàng trai cô gái sung mãn, đều muốn một lần thử sức mình với ván trượt.

Ngắm biển Barbados trong ánh hoàng hôn

Những con sóng hoàn hảo cho môn lướt ván
Nếu là người mới lần đầu làm quen với bộ môn thể thao này thì không đâu thích hợp bằng những con sóng nhẹ nhàng ở bãi biển phía đông. Và nếu những con sóng phía đông này không còn đủ sức chinh phục những ai đã thành thạo, hãy yên tâm, những con sóng xuôi theo dòng chảy về bên dưới thành phố sẽ cho bạn những thử thách mạo hiểm đầy bất ngờ và thú vị. Người dân bản địa vì thế luôn lặp đi lặp lại rằng điều khiến Barbados trở nên độc nhất vô nhị vì ở đây luôn có một con sóng cho mỗi người.
Tất cả mọi người dù là ai đều có thể lướt sóng ở Barbados. Không biết lướt sóng thì chỉ cần một tấm ván, bạn có ngay một thầy dạy riêng. Lướt sóng một mình buồn ư, có ngay một hội lướt ván cùng bạn để so tài. Muốn biết ai đó có phải là dân Barbados chỉ cần hỏi “Có biết lướt sóng không” là có thể xác định được ngay, dù đó là một cậu bé 7 tuổi hay một người 70.
Và cũng không nơi đâu trên thế giới có nhiều dịch vụ liên quan đến bộ môn dưới nước này như ở Barbados: đám cưới trên sóng, festival lướt sóng, và thậm chí cả… cắm trại trên những con sóng nữa - một hình thức dã ngoại đặc biệt chỉ có ở Barbados.

Điều tạo nên một Barbados đầy "ma lực" quyến rũ là có sóng đủ "size" cho mọi người

Ở đây, lướt ván không chỉ là một môn nghệ thuật dành cho phái mạnh

Rặng đá ngầm với hình thù kỳ quái, phía xa là những bậc thềm dốc mang tính đặc thù của địa hình biển Barbados
Hằng năm Barbados thu hút khoảng nửa triệu lượt khách đến du ngoạn. Với ưu điểm địa lý đa dạng như thế, du lịch đến Barbados nghĩa là vừa vẫy vùng sóng biển thỏa thích, vừa khám phá đời sống hoang dã của quần thể động thực vật nơi đây, vừa chiêm ngưỡng các cảnh đẹp của những rặng san hô khổng lồ, những hang động bí hiểm mang nhiều truyền thuyết…
http://www.destination360.com/caribbean/images/s/barbados.jpghttp://www.islandmassive.com/member/IslandMassive/caribbean_8_caribbean_photo1.jpg
http://www.casaanguilla.com/anguillaMap2.gifAnguilla & Caymans là những lãnh thổ hải ngoại của Anh trong vùng Caribê. Anguilla là một trong những đảo xa nhất về phía bắc của quần đảo Leeward trong khu vực Antilles nhỏ. Nó bao gồm đảo chính Anguilla, dài khoảng 26 km (16 dặm) và rộng 5km (3 dặm) tại điểm rộng nhất, cùng với một số đảo và cù lao nhỏ hơn nhiều không có dân định cư. Thủ phủ của đảo là The Valley. Tổng diện tích đất liền của lãnh thổ là 102 km² (39,4 dặm vuông), với dân số khoảng 13.500 (năm 2006).Đảo Anguilla và St.Barths chiếm vị trí thứ tư và thứ tám trong bảng xếp hạng của các nhà du hành chuyên nghiệp. http://www.your-caribbean-vacation.net/images/anguilla.jpghttp://www.condominiumcentral.net/property-images/Anguilla3.jpghttp://www.luxurylivingint.com/images/articles/saints_stkitts.jpghttp://www.wayfaring.info/wp-content/uploads/2006/12/anguilla_1.jpg
http://oriana2.nomadlife.org/uploaded_images/puntadelado3-718813.jpgBahamas:
Tàu Oasis Of The Seas chở hơn 50 người Việt Nam đã cặp bến Nassau thuộc xứ Bahamas. Bahamas là một nước gồm nhiều đảo, nổi tiếng nhất là Grand Bahamas và Nassau. Thật ra Nassau là một thành phố thuộc đảo New Providence vùng Bahamas, nhưng nhiều người cứ gọi tổng quát đảo này là đảo Nassau Bahamas cho dễ.
Đảo Nassau Bahamas là đảo nổi tiếng nhất, đông dân nhất, và được du khách đến thăm viếng nhiều nhất trong vùng Bahamas. Tổng cộng dân số vùng Bahamas là 330,000 người. Riêng đảo Nassau chứa gần 80% dân số này, khoảng hơn 260,000 người.
Vùng đảo Bahamas có một lịch sử lâu đời. Dân bản xứ sống ở đây từ thế kỷ thứ năm sau thiên chúa. Phần lớn dần này đến từ đảo Cuba gần đó. Ngày nầy dân bản xứ gần như biến mất không còn nữa. Những năm bị đô hộ và sống nô lệ gần như tiêu diệt dân này.
Christopher Columbus trên đường đến tân thế giới, đã đặt chân tới vùng này. Thấy vùng biển xung quanh Bahamas cạn nên ông đặt vùng đất này là “baja mar”, vùng biển cạn. Sau nầy vùng đảo này được đọc trại lại là Bahamas.
Vùng đảo Bahamas ngày trước được các tên cướp biển chọn làm quê hương. Sau này người Tây Ban Nha chiếm đảo này. Năm 1647 một nhóm người Anh đã đến đây định cư, và năm 1717 vùng đảo nầy chánh thức trở thành thuộc địa của Anh.
Năm 1964 Bahamas trở thành vùng đất tự trị. Năm 1973 Bahamas độc lập hoàn toàn, và gia nhập khối Commonwealth của Anh.
Nassau là thủ đô của xứ Bahamas. Ðây là một nước có nhiều đảo dài dài từ Miami xuống phía Ðông Nam. Riêng thủ phủ Nassau này có hai đảo lớn là đảo New Providence và đảo Paradise.
Bahamas được coi như là nơi mà Christopher Columbus đặt chân lên Châu Mỹ đầu tiên năm 1492. Ðó là đảo San Salvador ở phía Ðông Nam đất nước này.
Hồi thế kỷ 17-18, nơi đây là sào huyệt của bọn hải tặc. Nổi tiếng nhứt trong những hải tặc là tên Blackbeard. Muốn được yên ổn, nơi đây chịu sự bảo hộ của người Anh từ năm 1718. Sau chiến tranh giành độc lập của Mỹ nơi đây bị Mỹ đóng quân.
Năm 1782-1783 Bahamas dưới sự kiểm soát của người Tây Ban Nha.
Ðến năm 1783 thì đảo được trả lại cho Anh Quốc.
Nô lệ được giải phóng trên hòn đảo từ năm 1834.
Từ năm 1967 đất nước này được tự trị và hoàn toàn độc lập năm 1973.
Cư dân Bahamas chỉ có hơn 307,000 người. Họ sống chủ yếu với các dịch vụ du lịch, ngoài ra họ còn có ngành ngân hàng, dầu hỏa và sản xuất dược phẩm. Ða số dân trên đảo là người da đen. Lợi tức bình quân hàng năm tính trên đầu người là 27,000 đô la.
Chúng tôi có cả ngày để vui chơi trên đảo nên từ tốn ăn sáng rồi mới rời tàu lúc 9 giờ sáng. Nhiều người đã mua vé tua phụ của hãng tàu nên đã rời tàu đi chơi từ sớm. Chúng tôi không mua tua phụ của hãng tàu vì thấy hơi mắc. Tôi dự tính là khi xuống bến tàu có tua gì thì mua tua nấy, nếu không thì chỉ chơi quanh quẩn gần bến tàu cũng được. Lên đến trạm tiếp đón đã thấy nhiều tay cò đang rủ rê chúng tôi đi qua đảo Paradise bằng phà hay bằng taxi. Ði phà thì chỉ tốn 3 đô la một người. Còn đi taxi thì tốn 4 đô la một người. Chúng tôi chọn cách sau. Tay cò kêu chúng tôi ra ngoài chờ. Sau khi có đủ 6 người thì xe mới chạy. Từ đây qua đảo không xa lắm chừng 3 km mà thôi. Một chuyến taxi như vậy kiếm được 24 đô la thì cũng khá quá. Nhưng chắc anh tài xế phải trả tiền cho mấy tay bắt mối phía trong. Từ hải cảng, xe chạy qua khu dân cư hơi nghèo. Nhà cửa hình như hơi thiếu săn sóc. Không thấy có nhiều dân cư ở đây cho thấy đảo cũng ít dân. Từ Nassau qua đảo Paradise xe chạy phải qua một chiếc cầu khá cao. Từ trên cầu nhìn về phía hải cảng Nassau cũng khá đẹp. Nhưng đảo Paradise mà chúng tôi sắp đến mới là nơi lý tưởng. Bên đó những người giàu có ở trong những biệt thự ẩn mình sau những bức tường hay vườn cây. Bác tài hỏi chúng tôi đi thẳng xuống biển hay ghé khách sạn Atlantic. Chúng tôi chọn cách sau để tham quan cho biết. (Nếu bạn mua tua trên du thuyền để thăm viếng nơi đây thì giá là 80 đô la một người, kể cả việc vào tham quan một bồn cá ở bên trong). Chúng tôi tự đi chơi nên tiết kiệm rất nhiều. Dĩ nhiên cũng có chút chệch choạc, lúng túng, lạc đường... nhưng không đáng kể và có phần thú vị vì mình được phiêu du tùy ý.
Khách sạn và sòng bài Atlantic to lớn như một khách sạn sang trọng ở Las Vegas là nơi tổ chức Hoa Hậu Hoàn Vũ (Miss Universe) vào ngày 23 Tháng Tám 2009 vừa qua. Sau khi chụp vài tấm hình ở bến du thuyền với phong cảnh thật đẹp, chúng tôi vào trong casino. Ở đó có rất nhiều máy đánh bạc nhưng buổi sáng không có mấy người chơi. Chúng tôi chỉ tìm đường để ra bãi biển mà thôi nhưng đi lạc ra phía sau khách sạn nơi có một khu vườn thật rộng lớn được trồng tỉa cây cảnh, thác nước giả. Nơi đó có hồ nước lớn, có cầu bắc ngang. Phong cảnh thật đẹp. Tiếc rằng người ta đòi phải mua vé khoảng 35 đô la mới cho vào chơi và xem bồn cá trong đó. Tôi đã xem nhiều bồn cá rồi nên không mê mà chỉ hỏi đường để ra bãi biển công cộng.
Chúng tôi vòng trở qua lối khác. Bây giờ chúng tôi đi dọc một hành lang nơi mà hai bên là những cửa hàng bán những loại hàng cao cấp mắc tiền như Gucci, Versasi... Trang trí khu bán hàng này rất đẹp nhưng còn sớm nên không có mấy khách hàng. Buôn bán ở đây hôm nay còn ế ẩm lắm.
Bây giờ chúng tôi phải ra khỏi khách sạn và đi theo một con đường về phía Bắc. Ðó là đường Casino. Ði đã gần 1 km mà không thấy biển ở đâu. May thay, có một ông taxi biết chúng tôi đi lố rồi nên chỉ cho chúng tôi ngõ hẻm để đi tắt ra biển. Từ đây ra biển chỉ có 200 mét mà thôi nhưng vì khuất sau những nhà cửa, rừng cây nên chúng tôi mới đi quá lố như vậy.
Cabbage Beach-Bahamas
Ra tới biển phía Bắc đảo Paradise, chúng tôi thấy nơi đây đẹp quá. Phía trên cao là một rừng dương rủ lá lòa xòa. Phía dưới là bãi cát dài và mịn. Du khách tắm biển không nhiều, chỉ vài trăm người mà thôi. Mấy tay cò tiến lại hỏi chúng tôi có cần mướn ghế hay dù không thì chúng tôi chưa quyết định. Bởi vì tôi tìm hoài mà không thấy nơi tắm nước ngọt. Còn bà xã tôi thì thấy sóng biển lớn quá nên sợ. Thật vậy, nơi đây đối diện thẳng với đại dương nên sóng lớn quá. Chiều cao mỗi con sóng chắc cũng hơn 1 mét. Sóng lớn như vậy mà chắc biển cũng sâu nên chỉ có vài ba người tắm biển mà thôi. Ðứng chơi hóng gió một hồi, chúng tôi quyết định đi trở lại Nassau để tắm vì biển bên đó sóng êm hơn ít nguy hiểm hơn.
Vừa đi ngược ra đường lớn thì có ngay một chiếc taxi trờ tới. Chúng tôi lên xe và xe cũng chạy liền. Từ đây về bến cảng chỉ 15 phút mà thôi nên chúng tôi về tới nơi cũng còn sớm. Ông tài xế xin 10 đô la cho hai người. Tuy mắc hơn chuyến ra nhưng thấy giá cũng phải chăng nên chúng tôi trả liền, không thắc mắc.
Tòa nhà Quốc Hội
Từ bến tàu, bạn đi chỉ cần đi vài bước là tới Rawson Square. Bên kia đường là tòa nhà Quốc Hội Bahamas. Tòa nhà này nhỏ, sơn màu hồng. Phía trước có tượng Nữ Hoàng Victoria. Vài chiếc xe ngựa chở du khách đi tham quan thành phố chạy ngang qua làm cho phong cảnh cũng khá xinh đẹp. Phía tay phải là con đường chính của thành phố với những ngân hàng, khách sạn, tiệm quán. Phía sau là một tòa nhà to lớn chắc của ông thống đốc hòn đảo này. Một công viên phía trước tòa nhà có nhiều cây to bóng mát. Vài người già đang ngồi chơi trên các băng đá. Họ có vẻ thảnh thơi, nhàn nhã.
Chợ Straw
Trở ra con đường trước bến tàu, chúng tôi đi về phía Tây. Dọc đường là những tiệm bán đồ lưu niệm như các hàng thủ công nghệ, đồ điêu khắc trên gỗ, bưu thiệp, áo thun, sò ốc, đồ thủy tinh, quần áo tắm biển... Giá cả hàng hóa cũng vừa túi tiền, không mắc không rẻ. Chất lượng của hàng cũng vừa phải chớ không tốt lắm. Ðồ chợ trời mà. Ðặc biệt ở Bahamas có bán xì gà Cuba. Tôi không hút xì gà nên không thiết tha về món hàng đặc biệt này. Tuy nhiên nếu bạn biết hút thì chỉ được hút trên đảo hay trên tàu. Hiện giờ tuy sự quan hệ giữa Mỹ và Cuba có khá hơn nhưng lịnh cấm vận xì gà cũng còn hiệu lực và du khách hoàn toàn không được đem món hàng này vào Mỹ.
Bên phía tay phải của con đường là bến phà đi đảo Paradise. Ở đó cũng là bến tàu đáy bằng thủy tinh để du khách có thể coi cá hay san hô.
Chúng tôi đi về hướng này với ý định tìm bãi biển British Colonial để tắm ai dè phải đi vòng xa quá, mà lại sợ rằng đó là bãi biển tư nhân mình vô không được nên đành thối lui trở về tàu.
Một chút rắc rối khi trở về tàu
Cũng khá trưa rồi, nên chúng tôi tính trở về tàu ăn trưa rồi sẽ ra chơi tiếp. Khi ra cổng di trú, ông cảnh sát hỏi giấy tờ. Chúng tôi đưa thẻ tàu S&S thì ổng lại hỏi thêm là có thẻ căn cước có hình hay không. Mấy hôm trước đi lên đảo hay xuống tàu thì chỉ cần thẻ S&S, hôm nay thờ ơ nên cũng chỉ đem một thẻ duy nhứt mà thôi. Ðó là tại vì mình không để ý chớ hôm mới lên tàu người ta có dặn rồi. Xuống đảo là phải có giấy tùy thân. Giấy phải có hình mới được. Bằng lái xe cũng được, không cần passport. Tôi không đem giấy tờ theo nên bị ông cảnh sát rầy vài câu. Ổng nói kỳ sau là phải đem giấy có hình rồi cũng cho qua (chớ giữ chúng tôi lại làm gì). Nói vậy thôi chớ cũng hơi run. Ðây là kinh nghiệm đáng nhớ. Mỗi khi xuống đảo chơi thì nhớ đem thẻ căn cước có hình.
Cũng vì chuyện rắc rối này nên chúng tôi... giận Bahamas. Ðáng lẽ chúng tôi sẽ tiếp tục xuống chơi trên đảo vào buổi chiều thì “xù” luôn mà chỉ ở trên tàu và lên lầu 9 tắm hồ chơi cho vui mà thôi.
Ðang lúc ngồi trong spa thì mây đen kéo tới. Một cơn mưa rào khá lớn đổ xuống. Chúng tôi cũng ngồi chơi ngoài mưa luôn. Mấy chục năm rồi không có cái thú tắm mưa. Hôm nay mới có dịp nhớ lại những kỷ niệm xưa khi ngồi giữa trời đón nhận những giọt mưa nhiệt đới. Ðây cũng là một điều khá thú vị.
Thì giờ còn ít nên tối nay chúng tôi cũng không đi ăn tối ở nhà hàng mà chỉ ăn buffet cho nhanh rồi tiếp tục vui chơi trên lầu 9. Tới gần 9 giờ thì đi coi show ca vũ nhạc một lần nữa.
Show Nightclub Express
Show này do những ca sĩ và vũ công chuyên nghiệp trên tàu trình diễn. Nội dung có khác nhưng cách trình diễn cũng tương tự show Formidable đã biểu diễn hôm thứ tư nên coi cũng hay nhưng không bằng show hôm trước.
Vãn hát thì cũng gần 10 giờ. Lúc này có show kể chuyện vui “bậy bạ” cho người lớn ở phía sau tàu nhưng tôi không đi xem mà về phòng chuẩn bị thu dọn chiến trường, đồ đạc để ngày mai xuống tàu. Tôi cũng không quên mở tủ sắt (safety box) ra và lấy tiền bạc giấy tờ quan trọng rồi để tủ sắt mở cho người khách sau dễ tiếp tục sử dụng.
Lúc nửa đêm cũng có tiệc bánh ngọt trên lầu 9 nhưng tôi ngủ quên nên đã không tham dự được. Ði chơi trên tàu này việc ăn uống rất nhiều, ăn hoài riết rồi ngán và nhớ đồ ăn Việt.
Thủ tục rời tàu
Sáng hôm sau là ngày cuối cùng của chuyến đi, tôi dậy sớm lúc 7 giờ. Tối qua, người ta đã nhét vào khe cửa một tờ hóa đơn về những dịch vụ mà mình đã sử dụng trên tàu cộng thêm mỗi người 50 đô la tiền típ cho nhân viên (10 đô la một ngày cho một người). Nếu thấy đúng thì khỏi thắc mắc. Tiền sẽ tính vào thẻ tín dụng của mình. Nếu sai thì có thể khiếu nại liền. Hóa đơn của tôi không có gì sai vì mình không ăn xài nhiều lắm.
Làm vệ sinh cá nhân xong, tôi lên lầu 9 nhìn ra thì thấy tàu đã cặp bến Miami. Chúng tôi ăn sáng lần cuối trên tàu một cách từ tốn vì chuyến bay sẽ vào buổi chiều nên không vội vàng gì.
Chúng tôi cũng không có hành lý nhiều nên việc xuống tàu cũng dễ dàng mà không cần sự giúp đỡ của nhân viên trên tàu. Lúc 8 giờ sáng chúng tôi từ giã tàu Carnival với mong muốn sẽ trở lại trong một chuyến du hành khác vào sang năm.
Thủ tục vào nước Mỹ từ tàu du lịch cũng dễ. Ông cảnh sát di trú chỉ thâu tờ khai, sau đó nhìn hình để coi mặt mình có đúng như trong hình hay không rồi cho qua. Họ không cần dò hành lý coi có gì lạ hay không.
Chúng tôi có mua thêm vé chuyển tiếp (transfer) từ bến tàu về phi trường với giá 16 đô la một người nên phải xếp hàng theo tuyến để lên xe buýt. Mua thêm vé chuyển tiếp cho an tâm chớ thật ra đi taxi có thể nhanh hơn mà không tốn kém hơn bao nhiêu. Nếu bạn đi với gia đình đông người thì đừng nên đi theo xe buýt mà hãy đi taxi. Năm người mà cùng đi taxi thì tính ra sẽ rẻ hơn rất nhiều mà còn nhanh nữa. Taxi ở bến cảng hàng hà sa số, không lo thiếu.
Tới phi trường Miami mới hơn 9 giờ mà chuyến bay của chúng tôi mãi tới 3:30 chiều mới khởi hành. Tôi mua vé với thời gian chờ đợi hơi lâu giữa hai chuyến tàu và máy bay cho an tâm nên chờ lâu quá. Ðọc trên bảng chỉ dẫn thì thấy từ giờ tới trưa có hai chuyến bay khác của American Airline bay về Los Angeles. Một chuyến lúc 11 giờ và một chuyến lúc 1 giờ trưa. Chúng tôi muốn vào hỏi trong quầy vé để đi sớm mà cô nhân viên rắc rối không cho vào. Một tiếng sau, tôi check in bằng máy rồi lấy thẻ lên máy bay để qua cổng xét an ninh rồi vào phòng đợi. Tôi không đi về cổng của mình mà kiếm cổng của chuyến bay sớm hơn lúc 1 giờ trưa. Ðợi hành khách lên hết tôi mới tới quày phục vụ để hỏi coi chuyến bay còn chỗ để chúng tôi có thể lên mà về sớm được không. Cô nhân viên nói được nhưng hai vợ chồng phải ngồi xa nhau. Chúng tôi mừng quá và chịu liền. Lên máy bay chúng tôi cũng tìm cách đổi vé để ngồi gần nhau. Nhờ lanh lợi một chút mà chúng tôi về tới Los Angeles sớm hơn gần ba tiếng đồng hồ chấm dứt một chuyến du ngoạn thật lý thú qua vùng Caribbean. Sau chuyến đi đầy vui vẻ này, chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia một chuyến cruise khác ở vùng South Caribbean vào năm sau. Hy vọng chuyến đi kỳ tới cũng sẽ thú vị không kém.Minh Tâm
Quang cảnh khu chợ bán đồ lưu niệm ngay bến tàu
Quang cảnh các bài biển ở Nassau (lấy từ Internet)
British Virgin Islands
http://www.alameda-aero.com/gallery/images/BritishVirginIslands.jpgQuần đảo Virgin thuộc Anh (tiếng Anh: British Virgin Islands) là lãnh thổ hải ngoại của AnhCarribean. Nó bao gồm một 15 đảo trong quần đảo Virgin. Phần còn lại của quần đảo Virgin gọi là quần đảo Virgin thuộc Mỹ (United States Virgin Islands).
http://www.incorporation-offshore-saves-wealth.com/images/bvi-formation-offshore.jpgBritish Virgin Islands nằm ở phía Đông của Puerto Rico. Tổng diện tích khoảng 153 km². Dân số vào khoảng 22 nghìn người (năm 2005).
http://www.bvivacation.com/images/West-Dog-National-Park-British-Virgin-Islands.jpgKinh tế của British Virgin Islands thịnh vượng nhất vùng Carribean chủ yếu nhờ du lịchdịch vụ tài chính. 50% nguồn thu ngân sách nhà nước là từ thuế đánh vào các công ty tài chính hải ngoại. 45% tổng thu nhập của lãnh thổ này là từ du lịch. Công và nông nghiệp, thủy sản chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong nền kinh tế. GDP bình quân đầu người của lãnh thổ này lên tới 38.500 USD (năm 2004). Từ năm 1959, British Virgin Islands sử dụng dollar Mỹ làm đơn vị tiền tệ của mình.
http://www.boatbookings.com/images/BVI/bvi_sailing.jpgBritish Virgin Islands là một trong những nước và lãnh thổ đầu tư trực tiếp rất lớn vào Việt Nam
BVI Map, British Virgin Islands
Quần đảo Cayman
http://www2.canada.com/topics/travel/guides/maps/wg-cayman-islands-680-400x300.gifNgày 10 tháng 05 1503, Christopher Columbus quan sát thấy quần đảo Cayman trong chuyến hành trình thứ tư của mình đi tìm Tân thế giới, và ông đặt tên cho quần đảo vừa nhìn thấy được là Las Tortugas theo tên loài rùa biển địa phương. Theo ghi nhận, người đầu tiên đặt chân lên đảo là Phó Đô đốc người Anh Francis Drake năm 1586. Cái tên Cayman chính thức có từ đây (Cayman có cách đọc gần giống Caiman - dùng để chỉ loài cá sấu Nam Mỹ sống ở các quốc gia vùng Caribe và đảo Taino (Zayas, 1914).
http://www.enflyer.com/app/file_root/3399/Images/Wyndham-Grand-Bay-Waterford-Cayman-Islands.jpgQuần đảo Cayman thuộc lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm ở phía Tây vùng biển Caribe, bao gồm 3 đảo: Grand Cayman, Cayman Brac và đảo Little Cayman. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi (nước biển sâu, thắng cảnh đẹp...), nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn cho những khách du lịch đam mê môn thể thao lặn biển.
http://www.planetware.com/i/photo/cayman-islands-cay102.jpgNgày nay, Cayman còn được biết đến như một trung tâm dịch vụ tài chính xa bờ toàn cầu; một trung tâm tài chính của quần đảo Caribe
Haiti
http://walkwithamari.files.wordpress.com/2009/12/port-au-prince-haiti.jpgCộng hòa Haiti (République d'Haïti ; Repiblik Ayiti), là một quốc gia ở vùng biển Ca ri bê nói tiếng Creole Haiti- và tiếng Pháp. Cùng với Cộng hòa Dominicana, quốc gia này nằm ở đảo Hispaniola, trong quần đảo Đại Antilles. Ayiti (vùng đất núi cao) đã là tên Taíno hay Amerindian bản địa của phía tây núi non của hòn đảo. Điểm cao nhất quốc gia này là Pic la Selle, với độ cao 2.680 méts (8,793 ft). Tổng diện tích là 27.750 km² và thủ đô là Port-au-Prince.
Ví trí dân tộc, ngôn ngữ và lịch sử của Haiti độc đáo vì nhiều lý do. Đây là quốc gia độc lập đầu tiên ở Mỹ Latin, quốc gia do người da đen độc lập phi thực dân hóa đầu tiên trên thế giới, là quốc gia duy nhất mà sự độc lập một phần là nhờ cuộc nổi loạn nô lệ. Dù có mối liên hệ văn hóa với các láng giềng Hispano-Caribbe, Haiti là quốc gia độc lập chủ yếu sử dụng Pháp ngữ ở châu Mỹ, và là một trong hai quốc gia (cùng với Canada) với tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.
Haiti được chia thành 10 tỉnh (department). Các tỉnh được chia như danh sách dưới đây, với tỉnh lỵ trong ngoặc đơn.
Tỉnh của Haiti
  1. Artibonite (Gonaïves)
  2. Centre (Hinche)
  3. Grand'Anse (Jérémie)
  4. Nippes (Miragoâne)
  5. Nord (Cap-Haïtien)
  6. Nord-Est (Fort-Liberté)
  7. Nord-Ouest (Port-de-Paix)
  8. Ouest (Port-au-Prince)
  9. Sud-Est (Jacmel)
  10. Sud (Les Cayes)

http://www.destination360.com/caribbean/images/s/haiti.jpgTiền thuộc địa và giai đoạn thực dân Tây Ban Nha

Đảo Hispaniola, trong đó Haiti chiếm một phần ba phía tây, là một trong những hòn đảo Caribê có thổ dân Taíno - một nhánh của của bộ tộc Nam Mỹ Arawak. Tên Taino cho toàn bộ đảo đã là Kiskeya. Người ta cho ràng người Taínos gọi phía tây hòn đảo là là Ayiti, có nghĩa là "đất miền núi", và một phần của Ayiti họ gọi là Bohio, nghĩa là "làng giàu". Trong xã hội Taino ở quần đảo Caribê, các đơn vị lớn nhất của tổ chức chính trị đã được lãnh đạo bởi một Cacique, vì vậy thuật ngữ 'caciquedom' (tù trưởng)(caciquat trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha là cacicazgo) cho các xã hội có tổ chức Taino, mà thường được gọi là "thủ lĩnh". Trước khi Christopher Columbus đến đây, đảo Hispaniola được chia cho các năm lãnh thổ của tù trưởng đã hình thành lâu dài: Marien, Xaragua, Maguana, Higuey, và Magua. Haiti ngày nay bao trùm gần như tất cả các lãnh thổ của hai lãnh thổ đầu tiên trong số này.
http://www.theodora.com/wfb/photos/haiti/haiti00.jpgThập niên 2000
Aristide tái đắc cử năm 2000. Nhiệm kỳ thứ hai của ông đã được đánh dấu bằngcác cáo buộc tham nhũng. Năm 2004, một cuộc đảo chính bán quân sự đã lật đổ Aristide lần thứ hai. (Xem cuộc nổi dậy Haiti năm 2004) Aristide đã được Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đưa đi khỏi nhà trong vụ mà ông mô tả là một vụ bắt cóc, và một thời gian ngắn ông được chính phủ Cộng hòa Nam Phi giữ (Mỹ quyết định đưa ông đến đó). Aristide được thả và sống lưu vong ở Nam Phi.
Boniface Alexandre tạm thời nắm quyền. Trong tháng 2 năm 2006, sau cuộc bầu cử đánh dấu bởi sự không chắc chắn và các cuộc biểu tình phổ biến, René Préval được bầu làm tổng thống.
Ủy ban ổn định của Liên Hiệp Quốc ở Haiti (còn gọi là MINUSTAH) đã ở quốc gia này kể từ cuộc nổi loại năm 2004 của Haiti.
http://www.travelvivi.com/wp-content/uploads/2009/10/Haiti.jpgHaiti nằm ở phía tây của đảo Hispaniola, hòn đảo lớn thứ nhì trong Đại Antilles. Haiti là quốc gia lớn thứ 3 trong vùng Caribe sau CubaCộng hòa Dominica (Cộng hòa Dominica có cùng 360 km biên giới với Haiti). Điểm gần nhất của Haiti cách Cuba khoảng 80 km và có đường bờ biển dài thứ 2 (Bản mẫu:Convert/LoffAonD/Soff) trong Đại Antilles, sau Cuba. Địa hình của Haiti bao gồm chủ yếu là núi non hiểm trở xen với vùng đồng bằng nhỏ ven biển và thung lũng sông.
Vùng phía bắc gồm khối núi phía bắc (Massif du Nord) và đồng bằng phía bắc (Plaine du Nord). Khối núi phía bắc là phần kéo dài của dãy núi trung tâm từ cộng hòa Dominicana. Nó bắt đầu ở biên giới phía đông của Haiti, phía bắc của sông Guayamouc, và kéo dài đến phía tây bắc xuyên qua bán đảo phía bắc. Các vùng đất thấp của Plaine du Nord nằm kéo dài theo ranh giới phía bắc với cộng hòa Dominicana, giữa Massif du Nord và Bắc Đại Tây Dương. Vùng trung tâm gồm hai đồng bằng và hai dãy núi. Cao nguyên trung tâm kéo dài dọc theo cả hai phía của sông Guayamouc, phía nam của Massif du Nord. Nó chạy từ đông nam đến tây bắc. Về phía tây nam của Cao nguyên trung tâmMontagnes Noires, hầu hết phần phía tây của địa hình này nhập chung với Massif du Nord. Điểm cực tây của nó là mũi Carcasse.
Trận động đất: Vào năm 2009, ở Haiti đã có một trận động đất kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề cho người dân nơi đây.
Theo phần lớn cách đánh giá kinh tế, Haiti là nước nghèo nhất ở châu Mỹ. Nước này một GDP danh nghĩa 7,018 tỷ USD trong năm 2009, với GDP bình quân đầu người 790 USD, mức khoảng 2 $ / người / ngày .
http://oem.readyphiladelphia.org/Customized/uploads/Uploaded%20Graphics/haiti.jpgĐây là một nước nghèo khó, một trong những nước nghèo và và kém phát triển nhất thế giới. Các chỉ số so sánh xã hội và kinh tế cho thấy Haiti rơi xuống phía dưới mức các nước có thu nhập thấp đang phát triển (đặc biệt là ở bán cầu) kể từ những năm 1980. Haiti bây giờ đứng thứ 149 trên 182 quốc gia trong chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc (2006). Khoảng 80% dân số được ước tính đang sống trong cảnh nghèo đói trong năm 2003. Hầu hết người dân Haiti sống trên dưới 2 USD mỗi ngày. Haiti có 50% dân số mù chữ, và hơn 80% sinh viên tốt nghiệp đại học từ Haiti đã di cư, chủ yếu vào Hoa Kỳ. Cité Soleil được xem là một trong những khu nhà ổ chuột tồi tệ nhất ở châu Mỹ, nhất của 500.000 cư dân của nó sống trong cảnh nghèo đói cùng cực nghèo đã buộc ít nhất 225.000 trẻ em ở các thành phố của Haiti vào chế độ nô lệ., làm việc như những đầy tớ rong các hộ gia đình mà không được trả lương.
Khoảng 66% của lao động Haiti làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm chủ yếu là nông nghiệp tự túc quy mô nhỏ, nhưng hoạt động này chỉ chiếm 30% GDP. Các quốc gia đã trải qua quá trình ít tạo việc làm chính thức trong thập kỷ qua, mặc dù nền kinh tế không chính thức đang tăng. Xoài và cà phê là hai trong số các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Haiti. 1% số người giàu nhất Haiti có gần một nửa tài sản của đất nước. Haiti đã luôn được xếp hạng trong số các quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới về Chỉ số nhận thức tham nhũng.Kể từ ngày "Papa Doc" Duvalier, chính phủ Haiti đã nổi tiếng về tham nhũng. Haiti độc tài "Baby Doc" Duvalier, Michelle vợ ông, và ba người khác được cho là đã lấy 504 triệu USD từ ngân quỹ công cộng Haiti giữa năm 1971 và 1986
http://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/01/21/ee/58/dragon-s-flight-labadee.jpgViện trợ nước ngoài chiếm khoảng 30-40% ngân sách quốc gia của chính phủ. Các nhà tài trợ lớn nhất là Hoa Kỳ - theo sau là Canada và Liên minh châu Âu cũng góp phần hỗ trợ . Từ năm 1990-2003, Haiti đã nhận được hơn 4 tỷ USD trong viện trợ. Riêng Hoa Kỳ đã cung cấp cho Haiti 1,5 tỷ USD viện trợ Venezuela và Cuba cũng đóng góp nhiều cho nền kinh tế Haiti, đặc biệt là sau khi các thỏa thuận liên minh đã được gia hạn trong năm 2006 và 2007. Trong tháng 1 năm 2010, Trung Quốc đã hứa viện trợ cấp 4,2 triệu USD cho hòn đảo bị động đất này còn Tổng thống Obama cam kết Mỹ hỗ trợ 100 triệu USD . Viện trợ của Mỹ cho chính phủ Haiti đã bị cắt bỏ hoàn toàn trong giai đoạn 2001-2004 sau cuộc bầu cử năm 2000 bị tranh chấp và Tổng thống Aristide bị cáo buộc có các hành động xấu khác nhau. Sau sự ra đi của Aristide của năm 2004, viện trợ đã được phục hồi, và quân đội Brazil đã chỉ huy cấc hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tạiHaiti. Sau gần 4 năm suy thoái kết thúc vào năm 2004, nền kinh tế tăng 1,5% trong năm 2005 . Năm 2005 tổng nợ nước ngoài của Haiti đã lên đến 1,3 tỷ đô la Mỹ, tương ứng với một món nợ bình quân đầu người là 169 USD, so với mức nợ bình quân đầu người của Hoa Kỳlà 40.000 USD. Trong tháng chín năm 2009, Haiti đã đáp ứng các điều kiện đặt ra của IMF và chương trình các quốc gia mắc nợ nặng nề của Ngân hàng Thế giới đủ điều kiện để hủy bỏ nợ nước ngoài.http://www.djmelissa.com/flyers/StBarth2009.jpg
http://worldwidevacationspots.com/content_images/eden%20rock2.jpgSt.Barths là gọi tắt của Saint-Barthélemy (tiếng Anh: Saint Barthélemy), tên chính thức là Cộng đồng Saint-Barthélemy (tiếng Pháp: Collectivité de Saint-Barthélemy), là một cộng đồng hải ngoại của Pháp. Còn được biết với tên Saint Barts, Saint Barths, hay Saint Barth, cộng đồng này là một trong bốn vùng lãnh thổ trong Quần đảo LeewardCaribbean bao gồm cả Tây Ấn thuộc Pháp, và là vùng đất duy nhất đã từng là thuộc địa của Thụy Điển. Địa vị hiện nay của cộng đồng hải ngoại này có hiệu lực vào ngày 22 tháng 2 năm 2007 và gồm chính đảo Saint-Barthélemy, cộng với vài tiểu đảo ven bờ.Saint-Barthélemy do Pháp tuyên bố đầu tiên vào năm 1648. Nó được bán cho Thụy Điển vào năm 1784, sau đó bán cho Pháp vào năm 1878. Thời kỳ Thụy Điển để lại dấu ấn ở tên của nhiều con đường và thị trấn (để tưởng nhớ Đức vua Gustav III) và để lại biểu tượng quốc gia, Ba Vương miện cùng với con diệc xám, cũng như vương miện tường, trong quốc huy đảo. http://caribbean-vacationspots.com/content_images/1/st%20barths1.jpgTrải rộng trên 250km từ Puerto Rico đến Virgin Islands, giữa Anguilla và St. Martin, gồm các đảo:
  • Île Chevreau (Île Bonhomme)
  • Île Frégate
  • Île Toc Vers
  • Île Tortue
  • Gros Îlets (Îlots Syndare)
http://www.topsecretexcursions.com/wp-content/gallery/st-barths/st-barths-island.jpgGustavia là thủ phủ nhưng Lorient (or L'Orient) thành phố cổ nhất. Ngoài ra còn có thành phố:
  1. Anse des Cayes
  2. Grand Fond
  3. Grand Cul-de-Sac
  4. Petit Cul-de-Sac
  5. Quartier de Colombier
  6. Quartier de la Grande Saline
  7. Quartier de la Petite Saline
  8. Quartier de Public
  9. Quartier de Toiny
  10. Quartier des Flamands et Merlette
  11. Quartier du Corossol
  12. Quartier du Marigot
  13. Quartier du Roy
  14. Quartier de Vitet
  15. Quartier de Devé
  16. Quartier de Lurin
  17. Quartier de Gouverneur
  18. Quartier Lorient (oldest settlement)
  19. Quartier Saint-Jean
http://www.caribbean-tour.com/images/st_barts_harbour415x440bl.jpegCó 21 bãi biển lớn nhỏ trên các đảo nhưng du khcáh thích nhất là Saline hoang sơ, Colombier để hiking hay chèo xuồng., St. Jean, Flamands & Grand-Cul-de-Sac có nhiều nhà trọ và khách sạn, là nơi thả diều, chơi thuyền buồm hay surfing - đây là khu nhà giàu. Shell là bãi giành cho gia đình và surfing. Nhiều bãi tắm rất nguy hiểm nên cấm tắm vào chiều tối.http://www.cbt.cc/images/st-barts/st-barts-map.gifhttp://worldwidevacationspots.com/content_images/eden%20rock.jpghttp://www.stbartsvilla.com/trips/mark-densie/6.jpg

No comments:

Post a Comment