Tuesday, September 27, 2011

Vùng Caribbean (1)

http://www.caribbeandiving.com/images/caribbean-map.jpgMột cỗ máy sau thời gian làm việc cần có thời gian nghỉ ngơi để lau chùi, bảo dưỡng. Con người cũng vậy, sau những ngày làm việc mệt mỏi, chúng ta cũng cần có những giây phút du lịch thư giãn để thay đổi không khí, thay đổi sinh hoạt, lấy lại niềm hứng khởi... Tuy nhiên lúc này kinh tế khó khăn, giá cả lên cao, khiến chúng ta phải suy nghĩ khá nhiều trước khi quyết định sẽ đi đâu. Trong thời điểm hiện nay, ta hãy đi chơi ở vùng Caribbean bởi vì nơi đó là tương đối thoải mái nhứt và rẻ nhứt vì vật giá ở đây tương tự như ở Mỹ. Mà cách đi Caribbean tiện nhứt vẫn là đi cruise. Vé tua cộng với vé máy bay từ Los Angeles chỉ trên dưới 1,000 đô cho chuyến đi trong vòng một tuần. Dự trù thêm vài trăm để tham gia các tua phụ. Như vậy là vừa túi tiền trong thời gian kinh tế khó khăn hiện nay.
Bạn có thể hỏi đi cruise có gì vui và vùng Caribbean cũng xa lạ quá. Bài này chính là để trả lời hai câu hỏi trên.
Trước tiên xin nói vắn tắt đôi dòng về vùng biển xinh đẹp mang tên Caribbean.
http://www.destination360.com/cruises/images/s/west-caribbean-cruises.jpgQuần đảo Caribbean xinh đẹp
Vùng biển Caribbean nằm ở phía Ðông Nam nước Mỹ, phía Ðông vùng Trung Mỹ. Vùng biển này có khoảng 7,000 hòn đảo lớn nhỏ. Những đảo này được gọi là Tây Ấn vì khi Christopher Columbus đặt chân đến đây năm 1492, ông ta cứ tưởng rằng mình đã đặt chân lên đất Ấn Ðộ khi xuất phát từ Châu Âu đi về phía Tây. Các đảo trong khu vực hình thành 27 vùng lãnh thổ. Có vùng là một nước độc lập, có vùng là những thuộc địa hay lãnh thổ hải ngoại của các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Hòa Lan... Dưới đây là những vùng lớn:- Anguilla (lãnh thổ hải ngoại của Anh).
- Antigua and Barbuda (độc lập).
- Aruba (thuộc Hòa Lan).
- Bahamas (độc lập).
- Barbados (độc lập).
- British Virgin Islands (lãnh thổ hải ngoại của Anh).
- Cayman Islands (lãnh thổ hải ngoại của Anh).
- Cuba (độc lập).
- Dominica (độc lập).
- Dominican Republic (độc lập).
- Grenada (độc lập).
- Guadeloupe (thuộc Pháp).
- Haiti (độc lập).
- Jamaica (độc lập).
- Martinique (thuộc Pháp).
- Montserrat (lãnh thổ hải ngoại của Anh).
- Netherlands Antilles (thuộc Hòa Lan).
- Puerto Rico (khối thịnh vượng thuộc Mỹ).
- Saint Barthélemy (thuộc Pháp).
- Saint Kitts and Nevis (độc lập).
- Saint Lucia (độc lập).
- Saint Martin hay Saint Marteen (nửa đảo thuộc Pháp, nửa đảo thuộc Hòa Lan).
- Saint Vincent and the Grenadines (độc lập).
- Trinidad and Tobago (độc lập).
- Turks and Caicos Islands (lãnh thổ hải ngoại của Anh).
- United States Virgin Islands (thuộc Mỹ).
http://www.cruisebrothers.com/images/Destinations/Caribbean3.jpgTrước khi người Âu đặt chân đến Caribbean thì nơi đây đã có khoảng 750,000 thổ dân sống rải rác trên các đảo. Từ năm 1500-1800 dân số nơi đây tăng dần do di dân từ Châu Âu và nô lệ từ Châu Phi tới để phục vụ cho ngành nông nghiệp. Ðến năm 1800 đã có khoảng 2.2 triệu người sinh sống quanh vùng. Ðến thế kỷ thứ 19 lại có thêm người Trung Hoa và Ấn Ðộ di cư đến. Thống kê năm 2000 cho thấy toàn vùng có khoảng 37.5 triệu cư dân trong đó người gốc Phi Châu chiếm đa số.
Do có nhiều dân di cư và là thuộc địa của các nước ở Châu Âu nên vùng Caribbean nói đủ thứ tiếng từ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ðức... nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhứt.
Caribbean thuộc vùng nhiệt đới mưa nhiều. Mùa mưa bão từ tháng 6 tới tới tháng 11. Cao điểm là vào tháng 9-10 do đó ta nên tránh đi du lịch vào những tháng này.http://www.nationalgeographic.com/adventure/images/03_06/caribbean.jpg
Caribbean có những hòn đảo tuyệt đẹp, khí hậu lại ấm áp nên là thiên đường cho dân Mỹ và Canada đến đây để vui chơi và tránh lạnh vào Mùa Ðông.
Muốn đến Caribbean, người ta có thể đi máy bay hay theo các chuyến du thuyền từ các hải cảng dọc bờ đông của nước Mỹ như Miami, Fort Lauderdale, Tampa (Florida), Houston (Texas), Mobile (Alabama)... Do Caribbean là một vùng rộng lớn nên không thể đi một lần thăm hết các đảo mà các hãng tàu thường chia ra ba loại cruise:
a. Vùng Ðông Caribbean: gồm phía Nam Florida, Bahamas, Grand Turk, Half Moon Cay tới Puerto Rico.
b. Vùng Tây Caribbean: gồm các đảo Grand Cayman, Haiti, Cozumel (Mexico), Roatan (Honduras)... và các thành phố ven biển của Mexico, Belize, Panama, Honduras...
c. Vùng Nam Caribbean: gồm các đảo ở phía Nam Puerto Rico như St. Thomas, St. Kitts, Dominica, Barbados, St. Maarten... Ngoài ra còn có Aruba, Curacao... ở gần bờ biển nước Venezuela.
Chúng tôi đã đi cruise qua vùng Ðông Caribbean rồi (xem loạt bài “Kỳ nghỉ tuyệt vời trên du thuyền Carnival Destiny”). Bài này sẽ nói về chuyến đi miền Nam Caribbean. Sau này có dịp sẽ đi tiếp cruise miền Tây Caribbean cho đủ bộ.
http://www.disneyorlandohotels.com/images/disney-caribbean-beach-lg.jpgMua vé
Ðể có giá rẻ cho chuyến đi miền Nam Caribbean vào tháng 4 năm 2010, chúng tôi đã mua vé trực tiếp trên mạng từ tháng 11 năm trước. Chúng tôi cũng chọn hãng tàu Carnival. Chuyến đi 7 ngày khởi hành từ Puerto Rico, sau đó sẽ ghé các đảo St. Thomas, Dominica, Barbados, St. Lucia, St. Kitts, và St. Maarten. Tàu sẽ khởi hành lúc 10 giờ khuya. Sáng hôm sau thì tới đảo St. Thomas để du khách lên bờ đi chơi. Tới chiều tàu lại tiếp tục chuyến đi. Sáng hôm sau lại tới một đảo khác. Cứ thế tiếp tục cho hết 6 đảo... Ngày cuối cùng sẽ vòng về Puerto Rico để chấm dứt chuyến đi.
Giá vé là 500 đô la mỗi người chưa kể thuế. Ðó là vé phòng ở bên trong, giữa tàu, và không có cửa sổ. Nếu bạn có tiền thì có thể mua vé phòng có cửa sổ hay có ban công... Giá vé sẽ mắc hơn nhiều. Tôi còn phải mua vé máy bay từ Los Angeles qua Puerto Rico. Giá vé là 400 đô la một người. Tôi tới sớm một ngày nên còn phải mua thêm một đêm khách sạn ở Puerto Rico để vui chơi chút đỉnh ở hòn đảo này. Do đang giảm giá nên một đêm khách sạn hạng sang là San Juan Marriott mà chỉ tốn hơn 100 đô la, không quá mắc. Tóm lại chi phí cho một người là khoảng trên dưới 1,000 đô la, chưa kể phải cho típ và chi phí xăng dầu. Nói chuyện tiền bạc ở đây để ta có ý niệm sơ qua về chi phí căn bản khi đi du lịch bằng cruise. Nếu tham gia các tua trên bờ như tham quan thành phố, đi câu cá, theo tàu ra lặn biển... bạn sẽ phải chuẩn bị để móc hầu bao thêm nữa... Nhưng mà vui chơi là chính, tiền bạc là phụ, hơi đâu mà lo phải không bạn. Bây giờ mời bạn hãy theo bước chân du hành của chúng tôi để coi chuyến đi này có gì lạ...
Chuyến bay
Tối ngày 23 tháng 4 năm 2010 chúng tôi lên đường lúc 9 giờ. Chuyến bay của hãng American Airline từ Los Angeles qua Puerto Rico tương đối êm ả và sau hơn 6 giờ bay chúng tôi đã đến thủ phủ San Juan của Puerto Rico lúc 9 giờ sáng ngày hôm sau. Khi máy bay hạ cánh, chúng tôi thấy thành phố San Juan ở phía bên trái cũng khá lớn với nhiều nhà cao tầng. Ðó là những khách sạn, resorts nằm dọc bãi biển. Puerto Rico là lãnh thổ thuộc Mỹ nên chúng tôi không bị hỏi giấy tờ khi ra khỏi phi trường.
Chúng tôi cũng để ý nhận xét coi, Chủ Nhựt tuần tới khi trở lại, mình sẽ check-in như thế nào và biết rằng du khách phải đưa hành lý qua trạm kiểm soát nông nghiệp (trái cây, thịt...) của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) trước ở phía ngoài, sau đó mới lấy số ghế máy bay và vào xét an ninh bên trong. Nhờ biết trước như vậy mà chuyến về của chúng tôi mọi thủ tục đều suôn sẽ, dễ dàng.
Trời hơi âm u mặc dù lúc này mới hơn 9 giờ sáng. Chúng tôi kêu taxi về khách sạn. Xe taxi ở toàn vùng Caribbean đều không có đồng hồ tính tiền nên bạn phải hỏi giá trước (tuy rằng trong toàn bộ chuyến đi của chúng tôi các tài xế taxi ở đây đều rất dễ thương và thành thật). Ðường từ phi trường về khách sạn rất tốt mà hôm nay Thứ Bảy nên không nhiều xe. Chỉ mười phút sau thì chúng tôi đã về tới khách sạn San Juan Marriott Resort & Stellaris Casino nằm ngay sát bờ biển Condado, ở phía Bắc đảo Puerto Rico. Ðây là một khách sạn năm sao sang trọng, giá bình thường khoảng 250-300 đô la một đêm, nhưng chúng tôi chỉ phải trả có 100 đô la nhờ kết hợp với mua vé máy bay lúc giảm giá qua website www.expedia.com.
Tiền xe taxi từ phi trường về đây là 17 đô la. Du khách từ Mỹ cũng không cần đổi tiền vì đô la Mỹ được chấp nhận khắp nơi trong vùng Caribbean. Tiếng Anh được sử dụng khắp nơi nên cũng dễ giao dịch. Một ngạc nhiên cho chúng tôi là khách sạn có phòng liền để chúng tôi nghỉ ngơi sau một chuyến bay hơi dài. Thường ít khi khách sạn có phòng trước 3 giờ trưa. Chắc mùa này hơi ế nên có nhiều phòng trống. (Mùa du lịch Puerto Rico là từ cuối tháng 11 tới tháng 4 năm sau, lúc này đã cuối tháng 4 rồi).
Phòng ngủ của khách sạn Marriott này sạch sẽ, rộng rãi và có đầy đủ tiện nghi như tủ an toàn, tủ lạnh, bàn ủi, TV... Chúng tôi ngủ thêm một giấc ngắn sau đó ăn trưa và ra phía sau khách sạn để khám phá thêm những tiện nghi khác. Ở đó tôi thấy có một nhà hàng, một bể bơi với cây cảnh xung quanh thật xinh xắn, thật trữ tình. Ra sau nữa là bãi biển Condado sóng vỗ rì rào vào bờ cát mịn.
http://brillianttrips.richwhitaker.com/wp-content/uploads/2011/01/Puerto-Rico-san-juan-Condado-beach-caribbean.jpg 
Vui chơi ở khách sạn Marriott
Ðến Puerto Rico, chúng tôi chuẩn bị cho những cuộc tắm biển đầy thú vị. Bãi biển đầu tiên mà chúng tôi thưởng thức là bãi Condado ngay sau khách sạn Marriott. Bãi biển này có cát vàng, sóng hơi lớn mà không có người canh gác để cấp cứu (safe guard). Bãi biển khá rộng. Từ hàng rào khách sạn bước ra tới mép nước, khoảng cách chừng 30 mét. Khách sạn đã đặt nhiều ghế và dù để khách trọ sử dụng tự do không phải trả thêm tiền. Trưa nay trời hơi âm u nên số người tắm biển không nhiều. Ða số chỉ ngồi nghỉ ở các ghế bố có dù che nắng.
Chúng tôi xuống tắm biển và nhìn về hai phía Ðông Tây. Bãi biển Condado - San Juan không dài lắm, chừng 2-3 km là cùng. Dọc biển, liên tiếp là những khách sạn cao tầng. Khách sạn Marriott luôn vẫn là nơi sang trọng nhứt và có nhiều khách nhứt. Trong khi đó các khách sạn khác ít người hơn. Lúc nầy, kinh tế xuống dốc nên số khách đi du lịch cũng ít hơn. Vậy mà xa xa, tôi cũng thấy có một khách sạn khác đang tân trang. Chắc họ nghĩ rằng tình trạng kinh tế hiện nay sẽ hồi phục nhanh chóng?
Tắm biển hôm nay rất thích vì nước biển ấm mà trời ít nắng nên không sợ nắng “ăn” da. Trên bãi cát nhiều thiếu nữ mặc quần áo “thiếu vải” đang nằm phơi nắng. Thỉnh thoảng, một cặp vợ chồng hay tình nhân đi dạo trên bãi biển, khiến cho nơi đây có vẻ lãng mạn, tình tứ chớ không ồn ào như các bãi biển lớn ở Việt Nam hay ở Mỹ.
Sau hơn một giờ đùa giỡn với sóng biển, chúng tôi đi vào sau khách sạn để tiếp tục tắm hồ. Có hai hồ sau khách sạn. Một cho người lớn và một cho trẻ em. Quanh hồ có những cây cảnh thật đẹp. Nhiều ghế dài được đặt quanh hồ để du khách nằm nghỉ ngơi, hưởng gió mát. Có một máng nước hình vòng xoắn và cao chừng 10 mét để du khách (nhiều nhứt là trẻ em) ngồi tuột từ trên cao xuống. Có 3 em đang chơi trò nầy. Mấy em nầy còn nhỏ, chừng 8-10 tuổi. Em nào trông cũng thích thú và hân hoan khi vui chơi ở đây. Các em sung sướng quá. Hai vợ chồng chúng tôi xuống hồ ngâm nước vừa coi mấy em nhỏ chơi tuột nước, vừa tán dóc bàn chuyện đời. Tới năm giờ, chúng tôi lên thay đồ chuẩn bị ra khu Phố Cổ ăn tối. Ðặc biệt, tôi còn có cơ hội xem cảnh San Juan từ trên tầng 26 của khách sạn nữa.
http://photos.igougo.com/images/p143392-Eastern_Caribbean-San_Juan_Puerto_Rico.jpghttp://media.news.com.au/travel/lp/images/BN13008_15.jpgSan Juan nhìn từ tầng 26 của khách sạn Marriott
Tôi sửa soạn nhanh hơn bà xã nên có thì giờ đi thang máy lên tầng cao nhứt của khách sạn để ngắm cảnh San Juan từ trên cao. Từ tầng 26, khách sạn có hành lang để du khách ra ngắm cảnh. Từ đây nhìn xuống bờ biển Condado, phong cảnh thật tuyệt vời. Trong bờ là rất nhiều nhà cao tầng. Xa xa là khu Phố Cổ mà chúng tôi dự định qua chơi tối nay. Phía tay trái là khu dân cư. Nhìn xuống gần khách sạn là một con đường hẹp. Ở ngã tư đường thấy có một tiệm Wal Mart và mấy nhà hàng nhỏ. Xa xa về phía tay trái là phi trường. Xa hơn nữa là vài dãy núi lờ mờ. Puerto Rico là một đảo khá lớn, dân cư sung túc.
http://0.tqn.com/d/cruises/1/0/j/W/4/San_Juan_14.JPGKhu vực phía Ðông khách sạn Marriott - San Juan
Ðể di chuyển ở San Juan, ta có thể mướn xe, đi taxi, hay đi xe buýt. Chúng tôi thử chọn cách sau cùng để đi Khu Phố Cổ (Old Town). Giá vé xe buýt là 2 đô la một người. Ngay trước khách sạn có một trạm xe buýt. Bảng chỉ dẫn nói ngày thường cứ 10 phút có một chuyến, Thứ Bảy 20 phút, Chủ Nhựt 30 phút một chuyến. Hôm nay Thứ Bảy lại thấy có hai người ngồi đợi nên chúng tôi cũng chờ xe. Té ra chờ hoài không thấy xe đâu. Ðã hơn 40 phút mà không có xe nào tới. Chúng tôi chán nản nên bèn đi bộ tà tà dọc đường xe buýt để coi dân tình gần khách sạn làm ăn buôn bán ra sao. Vừa đi một đoạn ngắn quay lại thì thấy xe tới, nhưng lỡ rồi nên chúng tôi bỏ chuyến đi Phố Cổ mà chỉ đi dạo quanh khách sạn Marriott ở khu biển Condado.
Trời không nóng lắm nên chúng tôi đi bộ cũng được khá xa. Hai bên đường là những nhà hàng, tiệm buôn bán đồ kỷ niệm... Ngoài ra còn có những khách sạn nhỏ, và một siêu thị bán thực phẩm Trung Quốc... Sự buôn bán ở khu này có vẻ ế ẩm, ít khách. Chúng tôi tà tà đi tới một cửa sông dọc bờ biển. Ở đó có một bãi biển cát mịn, sóng êm. Mấy du khách đang tắm biển và đang chuẩn bị lên bờ. Một chiếc cầu bắc ngang sông sẽ đưa chúng tôi qua khu Phố Cổ. Lúc này thấy cũng hơi mỏi chân nên khi có một chiếc xe buýt chạy ngược chiều thì bà xã đón lại và chúng tôi lên xe trở về khách sạn.
Trạm xe buýt gần khách sạn nhứt trên đường về lại hơi xa vì đường về ngược chiều. Từ đây về khách sạn, chúng tôi đi bộ chừng 500 mét thì thấy có một nhà hàng Nhựt, một nhà hàng Tàu và một nhà hàng bán thức ăn Á Căn Ðình nhưng thấy mấy nhà hàng này ít khách quá, sợ không ngon, nên chúng tôi không vào mà chỉ ăn tối trong một tiệm bán đồ ăn nhanh ven đường.
Ðánh bài và dạo chơi trước khách sạn
Vào buổi tối, do bị dụ dỗ bởi mấy coupon miễn phí để cờ bạc do cô tiếp tân khách sạn tặng khuyến mãi hồi sáng nên chúng tôi vào casino ngay trong khách sạn để đánh bài chơi chừng nửa tiếng. Mấy coupon nầy phải đánh kèm với tiền mặt mới có giá trị chơi bài (dụ dỗ mà, dễ gì cho không!) Vậy mà số hên nên chúng tôi thắng được 100 đô. Không say mê chiến thắng, chúng tôi đổi chip lấy tiền rồi ra trước khách sạn dạo chơi tiếp. Kỳ nầy chúng tôi đi về phía Tây. Ở đó, có vài nhà hàng khá đông khách. Có nhà hàng bán pizza, có nhà hàng bán đồ nướng. Mùi rượu bia bốc ra thơm phức. Khách khứa cũng đông nhưng rõ ràng ở đây không vui bằng khu Art Deco ở Miami. Dạo bước chừng nửa giờ, chúng tôi trở về khách sạn nghỉ ngơi chuẩn bị cho chuyến đi thăm Phố Cổ - Puerto Rico vào sáng ngày mai.
Minh Tâm
http://www.caribpro.com/Caribbean_Map/!Caribbean_MAP.gif

Vùng Caribe là khu vực giáp châu Nam Mỹ về phía nam, Trung Mỹ về phía tây, và Bắc Mỹ về phía tây bắc. Địa lý vùng Caribe bao gồm biển Caribe, các hải đảo thuộc nhóm Bahamas, Đại AntillesTiểu Antilles cùng dải duyên hải trên đất liền.
Vùng Caribe có hơn 7.000 hải đảo, còn có tên là quần đảo "Tây Ấn", trải dài hơn 4.000 cây số. Nhóm Bahamas nằm lui về phía bắc còn nhóm Đại Antilles và Tiểu Antilles trải dài thành một chuỗi hình vòng cung nối hai lục địa Bắc và Nam Mỹ cùng ôm lấy biển Caribe. Hải đảo ở đây được cấu tạo do núi lửa hoặc rạn san hô bồi lên từ đáy biển.
Địa danh "Tây Ấn" có nguồn gốc từ chuyến hải hành của Crít-xtốp Cô-lông năm 1492 khi ông khám phá ra châu Mỹ. Vì ngộ nhận là ông đã đến xứ Ấn Độ, ông gọi vùng đất đó là "Ấn Độ". Người đời sau phải thêm chữ "Tây" vào để phân biệt với xứ Ấn Độ và Nam Dương mà người Âu châu sau gọi là "Đông Ấn".
Caribe đất liền
Nước Belize thuộc Trung MỹGuyana thuộc Nam Mỹ, tuy về mặt địa lý không phải là hải đảo giống như những xứ Caribe kia, nhưng lịch sử và văn hóa gắn liền hai quốc gia này với vùng Caribe. Nước Suriname cũng cùng trường hợp như vậy. Vùng Caribe đất liền cũng phải kể miền duyên hải phía đông nước Nicaragua (còn có tên là Bờ biển Mosquito) vì vùng này xưa kia thuộc quyền kiểm soát của Anh nên có nhiều nét văn hóa giống các hải đảo Caribe hơn là giống văn hóa lục địa.
Địa lý và Khí hậu
Hải đảo vùng Caribe khá đa dạng. Những đảo như Aruba, Bahamas, Turks và Caicos, Barbados, CaymanAntigua thì đất đai bằng phẳng trong khi Cuba, Hispaniola, Jamaica, Puerto Rico thì nhiều núi non.
Rãnh biển Puerto Rico ở phía bắc đảo Puerto Rico là điểm sâu nhất Đại Tây Dương..[2]
Khí hậu vùng Caribe là khí hậu nhiệt đới, nắng ấm quanh năm. Vũ lượng từng địa phương thay đổi tùy cao độ và hải lưu. Gió mậu dịch thổi từ hướng đông đem khí ẩm, khi gặp núi cao cản trở thì trút mưa xuống, gây nên khác biệt rõ rệt giữa vùng khuất gió và vùng hứng gió. Khu vực hứng gió cũng hứng lấy khí mưa ẩm còn vùng khuất gió ít mưa nên đất đai gần như sa mạc.
Vùng Caribe hằng năm hay bị bão. Khu vực hứng bão nhiều nhất là từ Grenada trở ra bắc và từ Barbados lui về hướng tây.
Đa dạng Sinh vật
Hải đảo vùng Caribe được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế xem là một trong những điểm nóng với hệ sinh vật đa dạng vì môi trường thiên nhiên đặc thù và phong phú, bao gồm từ miền rừng cao nguyên mây phủ đến đất bãi khô cằnxương rồng. Những hệ sinh thái này đã bị thiệt hại nhiều vì sinh hoạt con người xâm nhập cùng phá rừng. Nhiều loại bò sát, chim chóc và muông thú bị đe dọa tuyệt chủng, trong số đó phải kể cá sấu Cuba và khu rừng già trên đảo Puerto Rico.
Các nước ở khu vực Caribe, văn hóa
Có tất cả 13 nước độc lập ở khu vực Caribe. Số lãnh thổ còn lại thuộc các nước Hoa Kỳ, Pháp, Hòa Lan, và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Dân sống ở vùng Caribe là tập hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau. Phần lớn người thổ dân châu Mỹ đã chết sau khi người châu Âu đến đây khai phá vùng đất mới. Thiếu nhân lực, thực dân Âu châu đã xoay sang nguồn nô lệ từ Phi châu để phục dịch trên các đồn điền trồng mía đường và hậu duệ của người Phi châu chiếm tỷ số đông nhất. Sau thời kỳ nô lệ, dân gốc Ấn ĐộTrung Hoa cũng được mộ sang vùng Caribe làm phu.
Ngày nay, tính trên tổng số thì phần lớn dân vùng Caribe nói tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên tiếng Pháp, tiếng Hòa Lantiếng Anh cũng phổ biến.
Gần nửa dân số ở Caribe là nông dân. Hệ thống đồn điền trồng cà phê vẫn còn cung ứng công ăn việc làm cho số dân đáng kể. Các nông sản quan trọng khác phải kể thêm chuối, cây ăn quả, bông gònthuốc lá.

No comments:

Post a Comment