Thursday, September 8, 2011

10 Thành phố lớn & đắt đỏ nhất châu Á

1. Tokyo, thành phố của đô la và cảm giác
http://www.orangesmile.com/common/img_final_large/tokyo_sightseeing.jpgTokyo được xếp vào những thành phố lớn nhất thế giới trong nhiều thế kỷ này. Điều này cũng dễ dàng thấy được qua cách quản lý thông minh hiệu quả trong hầu hết các lĩnh vực như: phân phối dịch vụ, giáo dục đào tạo, giao thông... Tuy nhiên hiện Tokyo đang đối mặt với tình hình tài chánh khó khăn chưa từng có: thu nhập quốc dân giảm nhanh chóng, tổng số nợ vượt quá 50 tỷ đô la. Tokyo dường như đã qua thời huy hoàng nhất. Kasaki Katsumi, người trực tiếp điều hành những chính sách hoạt động của thành phố nói: "Đây không còn là lúc đầu tư mở rộng thị trường mà là lúc phải tiết kiệm và sử dụng những gì hiện có để khôi phục lại nền kinh tế". Nhưng điều này có vẻ khó có thể thực hiện được. Vì hiện nay nhiều viên chức tiêu xài hoang phí tiền của Nhà nước.
2. Fukuoka - thành phố đầy sức sống
http://www.metaefficient.com/images/The_Fukuoka_Prefectural_International_Hall_Ambasz.jpgVới những dự án đầu tư nhằm kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế và chằm làm nổi bật thanh thế của Fukuoka, Chính phủ Nhật đã cho xây dựng rất nhiều công trình. Nổi bật nhất là hòn đảo nhân tạo ở vịnh Hakta ngốn hết 3,8 tỉ đô la, một tòa nhà chọc trời 28 triệu đô, hàng loạt công trình trên bờ biển Monochi (gồm thư viện, bảo tàng...), và rất nhiều công trình còn dang dở khác. Tất cả đã để lại cho Fukuoka một món nợ lên đến 18 tỉ đô la. Trong khi những nhà quản lý môi trường trong nước đặc biệt quan tâm đến hòn đảo nhân tạo 400hecta này thì một tổ chức phi Chính phủ ở Nhật cho nó là một trong 10 công trình hoang phí nhất của quốc gia. Thị trưởng mới Yamasaki Hyrotaro, 57 tuổi, hứa sẽ thiết lập một cơ quan hành chánh trong sạch, một môi trường làm việc thân thiện hơn vì ông cho rằng: "Thật ra, những dự án vĩ đại không tạo hạnh phúc cho nhân dân bằng chính sự quan tâm của Nhà nước đối với họ".
3. Osaka-cơ hội thể thao
http://travel.nationalgeographic.com/places/images/photos/photo_lg_osaka.jpgNhững lá cờ đủ màu sắc tung bay phất phới trên các khắp các nẻo đường của thành phố Osaka với dòng chữ: "Hãy đem Olympic đến Osaka". Thị trưởng Osaka, Isomura Takaphum 67 tuổi đã vận động tích cực cho việc đăng cai Olympic vào 2008. Ông phát biểu rằng: "Rất nhiều người cho rằng chúng tôi quá liều lĩnh khi quyết định đăng cai trong lúc nước Nhật đang ở vào thời kỳ khủng hoảng. Nhưng chúng tôi muốn chứng minh cho họ thấy đây chính là một cơ hội để hồi phục lại nền kinh tế Osaka". Điều này có nghĩa là Osaka đã đầu tư một số vốn rất lớn bao gồm 664 triệu đô la cho việc xây dựng sân vận động lớn và 2,37 tỉ đô la cho hệ thống tàu điện ngầm. Tuy nhiên chỉ riêng tiền bán vé có thể thu được 4 tỉ đô. Osaka là nơi tập trung nhiều công ty độc quyền nổi tiếng như Sumitomo và Matsushita mà đã góp phần làm cho Osaka trở thành một khu trung tâm thương mại Kansai.
4. Singapore - Tài quản lý
http://www.franchisehelp.com/images/singapore1.jpgĐối với những nhà lãnh đạo Singapore, việc quản lý giống như một công việc kinh doanh, giữa Chính phủ và người dân luôn có một sự thỏa thuận. Hòn đảo 3 triệu dân này thật sự là nơi đáng học hỏi về các điều phối dịch vụ. Gần đây tạp chí Fortune đã chọn Singapore là Trung tâm thương mại quốc tế tốt nhất trên thế giới để kinh doanh. Thu nhập đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới (28.235 đô/người/năm). Trung bình 10 người thì có 9 người có nhà riêng. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các nước lân cận. Tuy nhiên ở Singapore không hề có dấu hiệu của sự sụp đổ và giảm dịch vụ. Chính phủ đề ra hàng loạt chương trình giúp đỡ những người thất nghiệp (lượng thất nghiệp đã tăng gấp đôi kể từ tháng 6), và những người có kinh tế khó khăn. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục tất cả đều được miễn phí. Về mặt tài chính, Chính phủ Singapore đã dự trữ được 69 tỉ đô mà có thể đưa thành phố thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Nhà nghiên cứu chính trị học Lam peng er nói rằng:"qua cuộc khủng hoảng này người ta thấy rõ tài quản lý của Singapore".
5. Đài Bắc - Thành phố xinh đẹp
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2007/01/30/Taipei101.jpgCách đây 4 năm, thị trưởng Chen sui đã hứa là ông sẽ thay đổi cách làm việc của các nhân viên nhà nước. Và ông đã thực hiện lời hứa. Thay vì trước đây người dân phải xếp hàng tiếng đồng hồ để được tiếp thì giờ đây họ được tiếp đón trong một căn phòng thoải mái với cả nước trà. Chen thường xuyên trực tiếp lắng nghe ý kiến của người dân. Do đó trong những cuộc bầu cử, 80% cử tri Đài Bắc tin tưởng hoàn toàn vào thị trưởng Chen. Bên cạnh đó ông đã thành công trong việc vận động xây dựng lại thành phố. Ông đã làm cho hệ thống giao thông có quy cũ hơn, luật giao thông trở nên có hiệu lực. Để làm cho thành phố nổi tiếng là ngổn ngang này ngăn nắp hơn, văn hóa hơn, ông cho đóng cửa hàng ngàn phòng video - games, hàng trăm câu lạc bộ đêm và phòng tắm hơi mà ông khẳng định là những nhà thổ trá hình. Tất cả những gì ông làm đã đưa Đài Bắc từ vị trí thứ 10 vượt lên hàng thứ 5 trong bảng xếp hạng và Đài Bắc còn là thành phố đầu tiên nhận được giấy chứng nhận dịch vụ có chất lượng ISO 9002.
6. Georgetown - nạn kẹt xe
http://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/01/10/47/65/view-of-gurney-drive.jpgNgười dân Penang rất thích xem thành phố Georgetown, và coi đó là một niềm may mắn của họ. Nó có cả một bộ sưu tập những kiến trúc cổ của thế kỷ 19 được xếp vào loại nguy nga nhất của Đông Nam á. Tuy nhiên đây cũng là thành phố nổi tiếng về nạn kẹt xe, tốc độ di chuyển trung bình trong thành phố rất chậm chỉ khoảng 12km/giờ. Vì chỉ sau 8 năm, lượng xe hơi tư nhân đã tăng 10%.
Đầu năm 1999, nhằm làm giảm lượng xe hơi nhà nước đã cho xây dựng 1 hệ thống xe búyt miễn phí hoạt động xung quanh các trung tâm thương mại chính, các văn phòng Chính phủ và các khu du lịch. Tiến sĩ Choong Sim Poey cho rằng: "Đây là một dự án tốt nhất trình lên thành phố". Dự án này không những giảm được lượng kẹt xe mà còn giảm được nạn ô nhiễm môi trường và tiếng ồn
7 Hồng Kông
http://dulichthanhnien-ytc.com.vn/images/upload/nuoc%20ngoai/trung%20quoc/hongkong/1211604645_HongKong_6181_.jpgCó một thời gian Hồng Kông được xem như là một thành phố đầy những cơn ác mộng từ trận dịch gà khủng khiếp cho đến cảnh hỗn độn của sân bay quốc tế mới khánh thành vào 7/1998. Trong trận dịch gà, Chính phủ đã ra lệnh phải giết tất cả gà (khoảng 1,4 triệu con) trên toàn Hồng Kông trong vòng 24 giờ, nhưng cuối cùng người ta phải mất 4 ngày để hoàn thành công việc. ở Hồng Kông những trận dịch như thế thường xảy ra theo định kỳ. Tuy nhiên đối với du khách, Hồng Kông luôn là một nơi tốt để tham quan. Giao thông ở đây rất tốt, nó là một thành phố an toàn. Đặc biệt là dân Hồng Kông nói tiếng Anh, điều này rất thuận lợi cho khách nước ngoài.
8. Badar seri Begawan - niềm kiêu hãnh hoàng tộc
http://letterstotwilight.files.wordpress.com/2009/01/3587720-omar_ali_saifuddien_mosque_bandar_seri_begawan-bandar_seri_begawan.jpgBạn sẽ làm gì với số dân cư nhỏ nhoi và một ngân sách khổng lồ? Badar seri Begawan là thủ đô của một sứ sở xinh đẹp Bruney nơi có khoảng 50.000 dân và một ngân sách xây dựng đô thị khoảng 12 triệu đôla cho năm 1999, với nhiều tiền mặt có sẵn từ ngân khố khi cần thiết.
Ban đô thị hóa chỉ thị xây dựng Badar seri Begawan thành một thành phố thú vị trong khu vực. Các thắng cảnh ngốn trên 10% ngân sách. Với niềm kiêu hãnh sứ Bruney là một trong những thành phố có mức thu nhập và tỉ lệ sở hữu tư nhân về xe hơi cao hàng đầu trên thế giới, thì đường xá là vấn đề ưu tiên nhất, 10% ngân sách dành cho việc tu sửa, vệ sinh đường phố và hệ thống cấp thoát nước. Sự tắc nghẽn lưu thông được giới hạn tối đa và giờ cao điểm. Họ cũng có hệ thống hàng không có chất lượng hoàn hảo.
9. Kuala Lumpur - sự lớn lên gian khổ
http://www.thgholidays.co.uk/uploaded/1185722854.jpgTrong tháng 7/1998, sân bay quốc tế lộng lẫy mới xây ở phía Nam thành phố đã mở cửa. Một sân thể thao đầy đủ dụng cụ được xây dựng trên một khu vực 20ha trị giá 1 triệu USD. Song những tiện nghi như vậy có thể giúp ích được gì khi sự ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông ngày càng xói mòn chất lượng sống trong những năm gần đây?
10. Bắc Kinh - Trung tâm quyền lực
http://www.nhietdoivietnam.com/UserFiles/Image/thuong%20hai.jpgTừ 1276, khi được Thành Cát Tư Hãn chọn làm thủ đô của Vương quốc, Bắc Kinh trở thành trung tâm chính trị và tri thức. Du khách thực sự bị quyến rũ với những cung điện, lăng tẩm, đền đài, chùa chiền và viện bảo tàng. Bắc Kinh trở thành kho tàng độc nhất vô nhị của lịch sử, văn hóa và tư tưởng của con người và đất nước Trung Hoa. Nhà ở và những tiện nghi được cải thiện đáng kể sau công cuộc đổi mới ở Trung Quốc. Những cao ốc văn phòng, khách sạn sáng choang, và những đại lộ mở rộng khắp thành phố. Cuộc sống về đêm tấp nập từ những phố chợ cho đến những nhà hát Kinh kịch, những quán rượu với những ca sĩ nhạc Rock. Thức ăn rất rẻ. ẩm thực hầu như từ mọi vùng đất của Trung Hoa đều được mời chào ở đây.
Song một số người Bắc Kinh đã tỏ ra ngạc nhiên khi thủ đô của họ được xếp vào 10 thành phố tốt nhất châu lục. "Bạn nên hít thở thử bầu không khí ở đây, Bắc Kinh hiện là một trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới đấy" - một chuyên gia về môi trường nói. Một vài con số thống kê: 30 triệu tấn than đá được đốt mỗi năm, 1,4 triệu xe hơi trong một thành phố chỉ có 10,8 triệu dân, chỉ số ô nhiễm không khí là 257 điểm (thành phố Thượng Hải là 173 điểm). Các chuyên gia nhận định: "Đấy không phải là do chính quyền thành phố không nhiệt tình hay cố gắng làm một cái gì đó, mà là người quy hoạch thành phố đụng phải một quyền lực lớn hơn".
(Kiến thức ngày nay số 311)
Theo Forbes, trong cuộc khủng hoảng kinh kế tòan cầu, thị trường bất động sản khu vực châu Á vẫn sự phát triển khả quan. Thị trường nhà đất vẫn sôi động trong khi các khu vực khác đóng băng. Chi phí thuê nhà, văn phòng tại những thành phố lớn nhất châu lục không hề giảm, hoặc tăng cao so với thu nhập bình quân đầu người. Nhiều thành phố, giá nhà đất thậm chí còn cao hơn so với trước khi khủng hoảng.
Danh sách xếp hạng các thành phố đắt đỏ khu vực châu Á (Đơn vị: USD)
TPHCM nằm trong top 10 thành phố đắt đỏ nhất châu ÁTPHCM nằm trong top 10 thành phố đắt đỏ nhất châu Á
Đứng đầu danh sách các thành phố đắt nhất châu Á của Forbes năm nay vẫn là Tokyo, thủ đô của Nhật Bản. Giá trung bình để thuê một căn hộ cao cấp hai phòng ngủ là 4.737 USD.
Khảo sát gần đây của ECA International đã đưa ra danh sách các thành phố đắt đỏ nhất châu Á, 4 thành phố dẫn đầu đều thuộc về Nhật Bản.
Tại châu lục đông dân và có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới này xuất hiện những tầng lớp chi tiêu với mức ấn tượng, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị lớn.

Rất nhiều thành phố xếp hạng đắt nhất thế giới được đặt tại châu Á. Sự lên giá mạnh mẽ của các loại tiền tệ ở đây cũng đẩy chi phí sinh hoạt trong khu vực lên.

1. Tokyo
Mô tả ảnh.

Tokyo chính là thành phố đắt đỏ nhất châu Á và thế giới.

Trụ sở của rất nhiều những ngân hàng đầu tư, những công ty bảo hiểm lớn mạnh nhất được đặt ở đây - trung tâm tài chính toàn cầu.

Tokyo gần đây cũng đã giành danh hiệu thành phố có nhiều nhà hàng Michelin 3 sao nhất thế giới, trở thành “thủ đô ẩm thực” - vượt qua cả Paris.

2. Nagoya
Mô tả ảnh.

Là khu vực năng động nhất Nhật Bản, Nagoya được xem là trung tâm công nghiệp sản xuất.

Đây là nơi sản xuất phần lớn ô tô, máy bay cho đất nước với một loạt trụ sở chính của những công ty lớn.

3. Yokohama
Mô tả ảnh.

Là thành phố lớn thứ hai Nhật Bản, Yokohama cũng chính là trung tâm thương mại lớn nhất của khu vực trung tâm và phụ cận Tokyo.

Thành phố có một nền tảng kinh tế vững mạnh, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghiệp bán dẫn và vận tải biển.

4. Kobe
Mô tả ảnh.

Thành phố sôi động này là một trong những cảng container nhộn nhịp nhất Nhật Bản và cũng là nơi xuất xứ của một đặc sản cùng tên nổi tiếng thế giới, thịt bò Kobe.

5. Seoul
Mô tả ảnh.

Thủ đô Hàn Quốc Seoul cũng là quê hương của những tập đoàn hay còn gọi là Chaebols lớn nhất thế giới như Samsung, LG và Hyundai.

Hiện có gần 25 triệu người sống tại khu vực thủ đo Seoul, chiếm một nửa tổng dân số toàn đất nước.

6. Hong Kong
Mô tả ảnh.

Thành phố sôi động này, còn được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông, chính là địa điểm đắt đỏ nhất Trung Quốc.

Hong Kong nổi tiếng với những tòa cao ốc chọc trời, cảng biển nên thơ và giá bất động sản đắt cắt cổ.

7. Thượng Hải
Mô tả ảnh.

Là cảng biển lớn nhất thế giới, Thượng Hải đóng vai trò trung tâm thương mại và tài chính tại đại lục.

Thành phố giàu nhất Trung Quốc này là chủ nhà Hội chợ triển lãm thế giới năm 2010 với 200 nước và tổ chức quốc tế tham gia, dự kiến khoảng 70 triệu lượt khách viếng thăm.

8. Bắc Kinh
Mô tả ảnh.
Được biết đến với những cung điện, đền thờ xa hoa, các trường đại học hàng đầu, Bắc Kinh là trung tâm văn hóa và giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nơi đây hội tụ hơn 70 tổ chức giáo dục bậc đại học, cao đẳng, thu hút các học giả từ khắp các nơi trong toàn khu vực.

9. Singapore
Mô tả ảnh.

Nổi tiếng với hệ thống cơ sở hạ tầng, y tế và các lĩnh vực dịch vụ vào loại bậc nhất, thành phố - đất nước này được đánh giá là quốc gia có mức độ toàn cầu hóa cao nhất trên thế giới.

Vị trí mang tính chiến lược của quốc đảo cũng giúp Singapore trở thành trung tâm giao thương hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

10. Busan
Mô tả ảnh.

Thành phố cảng lớn nhất Hàn Quốc, cũng là trung tâm của các hội nghị quốc tế diễn ra trong nước.

Gần dây Busan được chọn là nơi họp mặt các nước G-20, Hội nghị thương đỉnh APEC 2005 và Asian Games 2002.
Tiếp theo danh sách là Mumbai-Ấn Độ, Sydney-Australia và Jakarta, thủ đô Indonesia.
10 thành phố giàu nhất thế giới
Danh sách những thành phố giàu có nhất thế giới vừa được công bố hôm qua, với sự dẫn đầu của New York.
Top 10 này do hãng bất động sản Anh Knight Frank và Ngân hàng Mỹ Citi Bank đưa ra, Xinhua cho hay. Các tiêu chí để đánh giá bao gồm: độ sống động về kinh tế, ảnh hưởng chính trị, khả năng nghiên cứu và mức sống của cư dân.
Châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á chiếm trọn danh sách này, các nơi khác trên thế giới không có cơ hội chen chân.
New York chiếm vị trí đầu bảng về tổng thể. Tính riêng các tiêu chí, thành phố này nhất về kinh tế và khả năng nghiên cứu, nhưng mức sống đứng thứ 8.
London, trung tâm tài chính của thế giới, chiếm vị trí thứ nhì trong bảng xếp hạng.
Kinh đô ánh sáng Paris của Pháp xếp thứ ba.
Thành phố giàu nhất châu Á là Tokyo, đứng thứ tư trên thế giới.
Tiếp theo là Los Angeles của Mỹ.
Thủ đô Brussels của Bỉ đứng thứ 6. Thành phố này là trung tâm chính trị của châu Âu, nơi có trụ sở của Liên minh.
Một thành phố nữa của châu Á là Singapore cũng góp mặt trong top 10 đô thị giàu có nhất. Quốc đảo sư tử nhận vị trí thứ 7.
Berlin đứng thứ 8 trong bảng tổng sắp, nhưng dẫn đầu về mức sống của cư dân.
Thủ đô Trung Quốc - Bắc Kinh - đứng thứ 9.
Cuối cùng trong top 10 là Toronto của Canada. (Ảnh: Global Times)

No comments:

Post a Comment