Thursday, September 22, 2011

Cáp treo (Cable car)

http://static.euronews.net/images_old/10/W300px_hitech-armenia-1910.jpgCáp treo dài nhất thế giới ra mắt
Tuyến cáp treo dài nhất thế giới khánh thành hôm qua tại miền nam Armenia.
World's longest cable car line opens in Armenia
Dài 5,7 km, tuyến đường này dẫn đến khu tu viện Tatev xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và là ứng viên di sản văn hóa UNESCO. Địa điểm xây tuyến cáp cách thủ đô Yerevan khoảng 280 km, RIA Novosti đưa tin. http://farm7.static.flickr.com/6024/5990351391_8cf070a9b1.jpg
Tổng thống Armenia, Giáo trưởng Karekin II và 6 em nhỏ ở các làng lân cận là những hành khách đầu tiên của cáp treo. Tuyến giao thông trên không này là một phần của dự án phục hồi tu viện Tatev trị giá 45 triệu USD.
Một doanh nhân Nga gốc Armenia đã tài trợ 28 triệu USD cho dự án.
Tòa tu viện, vốn có tầm quan trọng lớn đối với lịch sử phát triển của khu vực, là trung tâm tinh thần, chính trị, văn hóa và học thuật của vùng. Nó bị tàn phá nặng nề trong trận động đất năm 1931 và đang được tu sửa.
Để đi hết cáp treo dài nhất thế giới này, hành khách chỉ mất 11 phút trên độ cao hơn 100 mét so với con sông Vorotan. Tốc độ tối đa của cáp treo là 37 km/h. Nó chính thức vận hành vào cuối tháng này.
Trước đây, kỷ lục cáp treo dài nhất thế giới thuộc về Sandia Peak Tramway, 4 km, tại Mỹ.
Giới chức Armenia cho hay họ sẽ đệ đơn lên tổ chức kỷ lục Guiness thế giới để được công nhận có cáp treo dài nhất.
Việt Nam lập kỷ lục cáp treo dài nhất thế giới

Tuyến Cáp treo Bà Nà - Suối Mơ đạt 2 kỷ lục thế giới
Sáng 25/3, công trình cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) sẽ bắt đầu hoạt động. Đây là tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (5km) với tổng kinh phí đầu tư gần 300 tỷ đồng.http://www.chudu24.com/f/d/081104/article_453_go_tuyen_cap_treo_23_ti_dong_o_ba_na.jpg
Tuyến cáp treo vận hành từ chân núi Bà Nà lên đến đỉnh Vọng Nguyệt thuộc khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, gồm 22 trụ với 94 cabin, phục vụ 1.500 khách mỗi giờ.Tuyến cáp treo Bà NàTuyến cáp treo Bà Nà
Trước đây du khách lên Bà Nà theo đường bộ sẽ phải vượt qua những góc cua khúc khuỷu nguy hiểm, mất khoảng một giờ. Với hệ thống cáp treo này, du khách chỉ mất chừng 15 phút.
Cáp treo Bà Nà. Ảnh: CTV.
Theo xác nhận của Hiệp hội cáp treo thế giới, tuyến cáp treo này đã lập hai kỷ lục thế giới: tuyến cáp treo một dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291 m).
Ông Vũ Huy Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ cáp treo Bà Nà cho biết, ngoài hai kỷ lục về chiều dài và cao độ, cáp treo Bà Nà còn nắm giữ một loạt kỷ lục trong khu vực như nhà ga xuất phát của cáp treo có diện tích sàn vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á...
Bà Nà nhìn từ cáp treo là bức tranh với bốn bề mây phủ điệp trùng. Công trình này được xây theo lối kiến trúc nhà rường Hội An. Khi đặt chân đến ga cuối của cáp treo du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca tọa thiền cao 27 m, đang giữ kỷ lục lớn nhất Đông Nam Á.
Công trình cáp treo được hoàn thành sau hơn một năm thi công và chuẩn bị.
Cáp Treo núi Bà Đen- tỉnh Tây Ninh

Cáp Treo núi Tà Cú đi lên một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam. Chùa này là một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.Kiến trúc toàn bộ khu du lịch cáp treo Núi Tà Cú hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Ði cáp treo, du khách được hòa mình cùng thiên nhiên, hương rừng, gió biển và ngắm nhìn những cánh rừng và đồng lúa. Ngồi ca-bin cáp treo, lướt trên những ngọn cây dong hoa đỏ rực, du khách cảm thấy thật thư giãn và dễ chịu. Sau khi vượt qua đỉnh ngọn núi nhỏ và khu rừng già nguyên sinh, trước mặt du khách là biển Hàm Thuận Nam, bên trái là ngọn hải đăng Kê Gà nổi tiếng có hơn 100 tuổi, hằng ngày vẫn cần mẫn hướng dẫn tàu, thuyền đi lại trên biển ban đêm an toàn.Nha ga cáp treo Tà Cú by allin990.

Xuống nhà ga trên, không khí mát hẳn. Theo con đường mòn độ vài trăm mét, khách tham quan sẽ nhìn thấy một quần thể: chùa, tháp, tượng Phật và hang động. Ðáng lưu ý nhất là di tích "Song Lâm Thị Tịch" với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á, dài 49m, cao 11m và nhóm Tam Thế Phật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Leo lên hàng trăm bậc đá, vãn cảnh chùa, thăm hang động, du khách còn thấy những giò lan rừng nở đầy hoa, thơm ngát, vắt vẻo trên những cây dầu, cây bằng lăng... trong rừng nguyên sinh. Khuôn viên nhà chùa trên núi vừa rộng, vừa mát có nhiều ghế đá, ghế gỗ là nơi ngồi để tận hưởng ngọn gió trong lành từ biển. Khách có thể rửa mặt từ những vòi nước trong vắt, mát rượi từ núi chảy ra và nghỉ ngơi ở đây.Khi theo cáp treo đi xuống cũng rất thú vị. Từ trên cao, khách thấy những vườn thanh long thẳng hàng, xanh rì, dưới xa là những làng xóm mái ngói đỏ tươi. Nhìn toàn cảnh khu du lịch, khách sẽ ngạc nhiên và thú vị được chiêm ngưỡng ý tưởng độc đáo của các nhà kiến trúc khi xây dựng nơi đây như một tác phẩm nghệ thuật mang hình cây đàn nhị và cây đàn ghi-ta khổng lồ nối với nhau bằng một chiếc cầu xinh xắn. Khi du khách đi vào, xe điện êm ru chạy vòng theo nửa của hai cây đàn, lúc ra đi theo nửa còn lại. Cái cổng lợp ngói âm dương kiểu cổ là nơi đón và tiễn chân du khách, tạm khép lại một chuyến tham quan thú vị.(Theo Báo Nhân dân)Thông tin từ khu du lịch Núi Tà Cú đã có gần 100.000 lượt khách đến vãn cảnh chùa trong dịp đầu năm Kỷ Sửu. Sẽ là... con số ấn tượng nếu đi cùng với lượng khách đến là tình hình trật tự bảo đảm, cảnh quan môi trường trong lành. Nhưng cũng như nhiều du khách hành hương đầu năm, chúng tôi thật buồn lòng bởi những cảnh tượng rất không phù hợp nơi cửa Thiền. Ngay chân tượng Tam Thế Phật rất nhiều phật tử bị quấy rầy bởi “đội quân” bán nhang đèn và trái cây. Không chỉ chèo kéo mà giá bán còn... trên trời nếu khách nào lỡ hỏi mua.
Chưa hết, dọc lối đi lên tượng Phật nằm không biết từ khi nào đã trở thành một cái... chợ trời. Không chỉ lộn xộn bởi mạnh ai nấy che bạt kinh doanh mà người ta còn bán... không thiếu thứ gì tại nơi cần sự tôn nghiêm và linh thiêng. Kinh khủng hơn, rất nhiều quán nhậu gần tượng Phật nhập Niết bàn dài 49m vô tư... bán thức ăn thịt cá và bia rượu. Rất nhiều khách du lịch lắc đầu ngao ngán bởi mùi khói nướng thịt khét lẹt và cảnh tượng ồn ào của các bợm nhậu. Qua ghi nhận của chúng tôi, chẳng những không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả mà từ các quán ăn này có thể xảy ra hỏa hoạn bởi bao bọc chùa Núi là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú. Quán thì tha hồ nấu nướng, trong khi thực khách vô tư vứt tàn thuốc xuống đất... kề bên những tấm bảng đỏ ghi chữ vàng: cấm lửa! Theo sư thầy trụ trì chùa Linh Sơn Trường Thọ, bên cạnh sự bát nháo của những người buôn bán hàng rong, thắng cảnh chùa Núi còn lộn xộn bởi... ngôi nhà dựng tạm bợ cạnh nhà hàng Thiên Thai, thuộc khu du lịch cáp treo Tà Cú. Vừa buôn bán đủ thứ, chủ nhân ngôi nhà còn... nuôi cả heo gà trong nhà. Theo quy định, trong rừng đặc dụng không được phép xây dựng nhà ở, qua điều tra, ngôi nhà này đã tồn tại khá lâu (!?). Đáng quan tâm hơn là ngôi nhà lại dựng sát bảng cấm lửa của khu bảo tồn rừng đặc dụng nhưng chủ nhân vẫn vô tư nấu nướng và xả rác. Buồn vì cảnh lộn xộn thì ít, chúng tôi... càng buồn hơn khi tiếp xúc với các bộ phận có chức năng tại đây. Hỏi chuyện một công an đang đứng sát bên lò lửa nấu cơm cạnh tượng Phật nằm dài 49m, anh cho biết công an chỉ bảo vệ trật tự an ninh, còn nhiệm vụ như cấm đốt lửa, nấu nướng... là của lực lượng bảo vệ rừng (!?). Hay bảo vệ khu du lịch Tà Cú chỉ lo... nhiệm vụ tại các địa điểm của đơn vị mình. Sư thầy trụ trì than thở: “Chùa đã nhiều lần phản ảnh trực tiếp nhưng không thấy giải quyết. Nếu để tình trạng này kéo dài không những làm ô uế nơi linh thiêng mà còn làm buồn lòng du khách khắp nơi”.Đã đến lúc các ngành chức năng cần “ra tay” để trả lại sự tôn nghiêm cho một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và sự an toàn tuyệt đối cho khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia tại núi Tà Cú! (Xem http://www.giacngo.vn/xahoi/2009/02/26/7BC613/)

Tập tin:Cáp treo Tà Cú.jpg


Cáp Treo qua Vinpearl, Nha Trang








Cột cáp treo Vinpearl by duyanhluu.

Cáp Treo

Đà Lạt

Khu du lịch cáp treo Đà Lạt nằm ở cuối đường Đống Đa, gần Bến xe Liên tỉnh, đầu đèo Prenn, trên ngọn đồi Robin. Trước năm 1975, đồi này là trận địa pháo Tân Lạc.
Mùa xuân Quý Mùi (2003), hệ thống cáp treo Xuân Hương được khánh thành. Nhà ga cáp treo có một nhà hàng rộng lớn với 800 chỗ ngồi thường tổ chức các tiệc cưới. Đây cũng là tiệm cà phê có vị trí đẹp nhất Đà Lạt. Từ nhà ga, du khách nhìn thấy toàn cảnh nội thành Đà Lạt, dãy núi Lang Biang, đồi Cù, hồ Xuân Hương, đèo Prenn, đường Mimosa, núi Voi và những dãy núi của hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Du khách có thể thuê kính vọng cảnh với ống kính thu ngắn khoảng cách 40 lần để chiêm ngưỡng thiên nhiên xinh tươi và các công trình kiến trúc thành phố trên cao nguyên.

Hệ thống cáp treo Đà Lạt - Tuyến cáp treo dài 2.267m là tuyến cáp treo dài nhất nước cho đến năm 2006. 10 trụ đỡ nâng đường cáp lên cao khỏi tán rừng thông. 50 cabin cách nhau 120m chạy luân chuyển với tốc độ 1-5m/giây. Thời gian di chuyển từ đồi Robin (1575m) đến ga cuối (1490m) gần bến xe Thiền viện Trúc Lâm dài 12 phút. Xuất phát từ đồi Robin cao 1.517m, vượt qua dãy đồi núi trập trùng, rừng thông vi vút, cáp treo Đà Lạt hiện nay là tuyến cáp treo dài nhất Việt Nam (2.267m) đã được đưa vào hoạt động sẽ mang đến cảm giác "luồn qua sương, bay trên mây" cho du khách. Qua cửa kính cabin, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ thú của phố núi Đà Lạt. Những ngôi biệt thự kiểu Pháp nằm giữa những vườn hoa thơ mộng, xa xa là dãy đồi Gardder nhuộm tím ánh chiều tà. Ngoài thú ngắm cảnh trên tầm cao cáp treo, du khách còn có thể ngắm bao quát cảnh thành phố Đà Lạt sương giăng lãng đãng từ kính viễn vọng đặt trên nóc tòa nhà ga đi, ở đồi Robin. Và du khách sẽ có cơ hội trở thành "chuyên gia săn ảnh" với những kiểu ảnh sinh động từ tốc độ và chiều cao lý tưởng trên đoạn đường "bay" hơn 2km cùng cáp treo Đà Lạt.

Cáp Treo chùa Hương:

Từ Hà Nội, đi xe vào thị xã Hà Đông, lên thị trấn Vân Đình, qua gần 20km nữa là tới Bến Đục, nằm bên bờ sông Đáy. Đây là cửa ngõ vào khu danh lam thắng cảnh, thuyền đò chen chúc.Thuê một người dẫn đường. Sau một hồi loanh quanh trong các ngõ hẻm, đường làng cũng ra được đến bến Đục. Gửi xe ở đây để đi vào mà sao dân đây lươn lẹo quá, lúc đầu thỏa thuận một giá, đến nơi rồi lại còn vòi thêm.Ra đến bến Yến Vĩ (đuôi con chim én). Bến này nằm trên suối Yến, cách bến Đục Khê tầm 1 km. Thuyền ở đây thậm chí còn nhiều hơn. Năm nay được đánh giá là tổ chức quy củ, mỗi xóm được phân 1 chỗ đậu thuyền, trên thuyền ghi tên người chèo đò, và thuyền nào cũng được gắn biển số màu xanh. Ở đây mỗi ngọn núi đều có một hình dáng riêng, một tên gọi riêng, trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau hai bên bờ. Tục truyền rằng ở đây có 100 ngọn núi, 99 ngọn quay đầu về hướng động Hương Tích để lễ Phật, chỉ riêng núi Tượng bướng bỉnh ngoảnh đầu đi nơi khác, nên bị Vị Hộ Pháp vung gươm chém sạt một bên hông.
Kìa núi Gà, núi Tượng, núi Chống, núi Chiêng
Chưa qua núi lại thấy đò bên cạnh núi Đền Trình, với ý nghĩa là “trình diện” với sơn thần trước khi đặt chân lên đất Phật, là nơi đầu tiên thuyền cập bến. Ấn tượng đầu tiên là: người – sao lắm người thế. So sánh ra thì cái chợ Đồng Xuân hay đường phố Hà Nội giờ cao điểm cũng không đông bằng thế này.Đền Trình được xây trên núi Ngũ Nhạc, nên các tấm biển treo ở đây đều ghi là “Đền Trình Ngũ Nhạc”, tên chữ là “Ngũ Nhạc Linh Từ”, còn có một tên khác là Quan Lớn (do ở đây thờ một bộ tướng của vua Hùng thứ 6, dưới cờ của Phù Đổng Thiên Vương). Qua nhiều thế kỷ, đền Trình được tu bổ hoàn chỉnh theo kiến trúc chữ “Tam” (3 tòa đền) mang dáng “thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đền bị giặc phá tháng 2.1947. Ngôi đền ngày nay là công trình được xây dựng lại vào năm 1984. Trên đường đi còn thấy một bia đá trên một đỉnh núi. Theo lời cô lái đò, đó là bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp ở đây. Đoạn suối Yến từ bến Yến Vĩ đến bến Trò dài chừng 4 km. Thuyền dừng, phải thỏa thuận điểm hẹn và giờ hẹn lúc đi về với cô lái đò. Từ đây bắt đầu tham quan cái gọi là “chùa Hương”. Giờ mới biết nó không phải là 1 ngôi chùa, mà là một hệ thống chùa chiền, đền thờ và hang động trong một khu vực tầm 6 km2, thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây – cách Hà Nội 60km. Theo truyền thuyết, vùng núi có hang động này được tìm thấy cách đây hơn hai nghìn năm và đã được đặt tên Hương Sơn - lấy tên một ngọn núi ở phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Độ), nơi đức Phật đã ngồi tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng rã. Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã có am thờ Phật dựng trên mảnh đất chùa Thiên Trù. Theo sách “Hương Sơn Thiên Trù thiên phú” thì chùa Hương được xây dựng từ đời Lê Huy Tông niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705). Bia tại chùa Thiên Trù có ghi rằng việc xây dựng nền đất, bậc đá và tôn tạo Kim Dung bảo điện của chùa được thực hiện vào năm 1686 ; còn pho tượng chính trong chùa - tượng Bồ-tát Quan Âm - xưa kia vốn bằng đồng được đúc năm 1767.



Chưa đến giờ bán vé, cứ đợi đấy!
Chờ nào, chuẩn bị mở cổng rồi đấy!
Chen từ từ thôi, gãy chân bây giờ!
Hàng năm, hội chùa Hương mở từ ngày 06/1 đến 15/3 âm lịch , trải dài trên 3 tuyến chính: tuyến động Hương Tích, tuyến chùa Tuyết và tuyến chùa Long Vân. Trên thực tế, suốt trong tháng giêng và tháng hai, cảnh chùa luôn luôn đông vui tấp nập và khách thập phương chủ yếu vãn cảnh chùa theo tuyến động Hương Tích. Từ bến Trò đi vào phải qua cổng soát vé. Giờ mới hiểu cái 42,5k lúc đầu là gồm 22,5k tiền vé tham quan và 20k cho lái đò. Lối vào được bố trí hình zic zac để đỡ cảnh chen lấn.Được cảnh báo là đường đi rất trơn, nhưng do chưa đi bao giờ, chưa hình dung được địa hình, nên mình diện luôn đôi giày 5 cm. Công nhận là nếu trời mưa thì cũng trơn thật. Nhưng cứ nhằm đoạn đá lởm khởm ở giữa mà đi thì cũng không sao. Đi lên dốc, cái đầu tiên nhìn thấy bên tay trái là một nhà bia. 2 bên đường là hàng quán, bật băng đĩa hoặc quảng cáo qua micro ầm ầm.
http://news.vietnamnet.vn/dataimages/200702/original/images1240623_45.jpg
Đi qua cái cổng này 1 đoạn là lên đến ga cáp treo. Giá vé người lớn là 60k (khứ hồi) và 30k (1 chiều). Trẻ em dưới 1m20 thì 30k (khứ hồi) và 15k (một chiều). Người ta xếp hàng + chen lấn một đoạn dài trước cổng ga. Vào đến bên trong thì phải ép mình vào lối đi zic zac nên đỡ hơn.Qua cổng kiểm soát 1, lên tầng 2, lại 1 lối đi zic zac nữa mới tới được “cái thùng chở người treo trên cáp”. Mỗi cái “thùng” này chở được 6-7 người, quay theo quán tính đến chóng cả mặt, k0 dừng lại hẳn mà đi từ từ, phải nhanh chân mới leo lên được. mất 7 phút để đi từ ga này đến ga cuối, vào động Hương Tích. Giờ thì có thể thảnh thơi một chút, ngắm cảnh núi non từ trên cao. “Cái thùng di động” đó có dừng 1 chút. Mình tưởng đã đến ga cuối. Sau mới biết đấy là chùa Giải Oan, nơi có giếng nước trong vắt gọi là "Thiên nhiên thanh trì" hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Thời gian mấy giây dừng lại đó, người ta thường ném tiền lẻ xuống.Sau vụ này mình kết luận là thời gian ngồi trên thuyền và ngồi cáp treo là sướng nhất, nhưng nó lại trôi qua nhanh thế. Đến ga cuối, nồng nặc mùi khói thuốc lá.
Mặc dù biển báo ghi là: “Đây là ga kĩ thuật, đề nghị quí khách không ném tiền xuống. Xin cảm ơn”, nhưng các nhân viên kĩ thuật ở đây vẫn có thêm nhiệm vụ nữa là… quét tiền giấy tại trạm dừng cáp treo.

Thoát ra khoảng sân rộng, đứng ngắm núi một lúc. Ở đây nhiều hoa gạo ghê. Cứ 1 đoạn lại thấy mấy chấm đỏ đỏ trên nền xanh của cây. Hoa gạo gắn liền với âm hồn. Người ta thường kể về chuyện tình của anh Khóa Trinh Trung Ngộ và cô gái ma Nhị Khanh bên gốc cây hoa gạo. Mối tình của họ đã trở thành bất tử, làm nên sự tích “Gốc gạo có ma, gốc đa có thần”.Từ ga, hết xuống rồi lại lên. Đá trơn, cầu thang nhiều bậc. Con đường chia đôi và chỉ được đi theo một chiều. Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán "Nam thiên đệ nhất động", tạc vào đá, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc vào năm 1770. Ánh sáng lọt qua lá cây trải trên các bậc đá, cộng với khói hương từ lòng động bay lên tạo thành một không gian huyền diệu như lời ca trong bài hát “Chùa Hương” của Nhạc sĩ Hoàng Quý: "Chùa Hương khói trầm ngút bay những khi nắng tàn, phút giây chìm đắm trong mơ màng".
©Copyright Alfred Molon
Khởi công dự án cáp treo chùa Hương Tích (Hà Tĩnh)
Sáng ngày 15/3/2009 (tức 19/2 ÂL), tại xã Thiên Lộc, Can Lộc, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã khởi công xây dựng Dự án cabin - cáp treo chùa Hương Tích có số vốn lên tới 120 tỷ đồng.Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Du lịch Hồng Lĩnh (HIDT) làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 120 tỷ đồng. Tuyến cabin - cáp treo này xuất phát từ bên trái đền thờ Miếu Cô lên đến chùa Hương Tích, dài 900m qua 2 ga là Miếu Cô và Hương Tích với 25 cabin loại OMEGA IV của Thuỵ Sỹ, khung vỏ bằng chất liệu hợp kim nhôm, đều có bộ phận giảm chắn, giảm xóc và chống lắc ngang. Mỗi cabin có sức chứa khoảng 8 người.
Toàn tuyến có 7 cột cáp từ 12- 35m đi qua các triền núi, chênh lệch độ cao từ ga dưới lên ga trên gần 300m, độ dốc bình quân 35,18%, vận tốc giữa các ga là 5m/s, vận tốc trong nhà ga từ 0-0,3m/s.
Thời gian một lượt đi từ ga Miếu Cô đến Hương Tích là 4 phút. Toàn bộ hệ thống cáp treo chùa Hương Tích được sử dụng thiết bị đồng bộ của hãng Doppelmayr Cộng hòa Áo, đạt tiêu chuẩn ISO - 9001 của châu Âu.
Dự kiến dự án xây dựng này sẽ được hoàn thành và đưa vào vận hành vào tháng 2/2010.
Cáp Treo Yên Tử (Quảng Ninh)
VnExpress.net giới thiệu hình ảnh hành hương về đất Phật do độc giả Bùi Chay chia sẻ.
Nhà ga cáp treo được xây dựng theo lối cổ
Hát chèo tại sân nhà ga
Xếp hàng đợi đến lượt đi cáp treo
Hệ thống cáp treo hiện đại ở Yên Tử được chia làm 2 chặng. Chặng 1 từ dưới chân chùa Giải Oan cho đến gần chùa Hoa Yên. Chặng 2 từ chùa Hoa Yên lên gần tới chân chùa Đồng
Cáp treo lượn trên những ngọn cây, trong cảnh núi rừng và sương mờ ảo
Đoạn dốc lên chùa Hoa Yên nườm nượp khách thập phương
Không đi cáp treo, nhiều cụ già chống gậy leo bộ lên tới chùa Đồng
Tuy nhiên, đường xa khiến nhiều thanh niên cũng phải chùn chân, mỏi gối
Ga đến đã đưa vào sử dụng, tòa tháp vọng cảnh đang hoàn thiện.
Càng lên gần đỉnh núi, lượng người ngồi nghỉ lấy sức càng nhiều
Một em bé ngồi đổi tiền lẻ ngay dưới chân tháp
Tháp tổ thờ vua Trần Nhân Tông - người tạo dựng nên dòng Thiền Trúc Lâm
Tòa tháp cao 7 tầng mới được xây dựng ngay phía trên nhà ga cáp treo gần chùa Đồng
Chùa Đồng trên đỉnh núi thiêng Yên Tử cao hơn 1.000 mét
Du khách chen chân ở chùa Đồng để cầu khấn cho một năm an khang thịnh vượng
Rất nhiều người cầm tiền xoa lên thành chùa với ý nguyện cầu tài lộc
Phút thành tâm...
Đã gần 20h, nhưng hai người công nhân vẫn đứng đốt cho hết số vàng mã trong ngày
Những cáp treo nổi tiếng thế giới
Những tuyến vận tải cáp treo hiện đã không còn là hình ảnh xa lạ trên thế giới. Không chỉ mang ý nghĩa phương tiện vận tải, nhiều công trình cáp treo lớn trên thế giới trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh của người dân và biểu tượng của quốc gia.
Chẳng hạn không người dân Malaysia nào không lộ vẻ kiêu hãnh khi nhắc đến hệ thống cáp treo có tốc độ nhanh nhất Skyway Genting. Những người dân tiểu bang New Mexico Mỹ thì tự hào với hệ thống cáp treo nhịp đơn dài nhất thế giới Sandia Peak bắc qua hai mỏm núi, lẫn trong mây mù. Và tới đây, người dân Việt Nam cũng sẽ có quyền được tự hào với cáp treo Vinpearl, tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới.
Những công trình cáp treo băng qua mọi địa hình, từ vượt qua núi cho đến băng qua biển cho thấy, dường như không có địa hình nào ngăn trở được bước chân con người, là sự kiêu hãnh của con người trên con đường chinh phục thiên nhiên.
Chúng tôi xin giới thiệu một số hệ thống cáp treo nổi tiếng trên thế giới.
Cáp treo Sandia Peak, Mỹ
Nằm ở Albuquerque, tiểu bang New Mexico của Mỹ, Sandia Peak Tramway là hệ thống cáp treo nhịp đơn dài nhất thế giới - 4467,5m, kéo dài từ bờ đông bắc của thành phố lớn nhất tiểu bang New Mexico đến đỉnh núi Sandia.
Hoạt động từ ngày 7/5/1966, hệ thống cáp treo này phục vụ 10.500 chuyến/ngày, mỗi cabin có sức chứa 50 khách.
Mất 15 phút để mỗi cabin vượt độ cao 1.219m, với tốc độ hoạt động bình thường là 19km/h - tốc độ khiến du khách thấy thoải mái. Từ trên cáp treo, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Albuquerque và cả vùng đồng quê của tiểu bang New Mexico.
Cáp treo Sandia Peak, Mỹ
(Ảnh: Turquoisetrail)
Cáp treo Eibsee, Đức
Hệ thống cáp treo này đi vào hoạt động từ năm 1963, vận hành nhờ hai trụ đỡ, một trụ cao 65m và một trụ 85m. Cáp chính có đường kính 46 mm và các cáp kéo cabin có đường kính 29 mm. Tuyến cáp treo có thể phục vụ 300 khách/1 chiều/giờ.
Với chiều dài 4.450m, tốc độ 36 km/h, cáp treo sẽ đưa du khách lên tận đỉnh núi Zugspitze cao nhất nước Đức, nằm ở biên giới Đức-Thụy Sỹ, trong khoảng 10 phút.
Cáp treo Eibsee, Đức
(Ảnh: zugspitze.de)
Cáp treo Klein Matterhorn, Thụy Sỹ
Cáp treo Matterhorn được xây dựng từ tháng 8/1976 và cơ bản hoàn thành vào mùa xuân năm 1979, phục vụ cho khách du lịch đến khu trượt tuyết mùa hè lớn nhất trên dãy núi Alps hùng vĩ của Thụy Sỹ và cũng là dãy núi cao nhất châu Âu. Vì thế, đây cũng là hệ thống cáp treo cao nhất châu Âu. Tuyến cáp treo này vận chuyển trung bình 560.000 lượt khách/năm.
Ngồi trên cáp treo, du khách có cơ hội nhìn ngắm phong cảnh núi tuyết từ độ cao 3.883m.
Cáp treo Klein Matterhorn, Thụy Sỹ
(Ảnh: swisstravel.cz)
Cáp treo Table Mountain, Nam Phi
Điểm cao nhất cách mặt biển 1085m, Núi Bàn (Table Mountain) ở Cape Town, thủ đô lập pháp của Nam Phi, được coi là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ của châu Phi. Đây cũng là điểm du lịch đẹp nhất của Nam Phi, đồng thời là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất trên thế giới. Cái tên kỳ lạ này là do đỉnh núi đá bằng phẳng như mặt bàn.
Để có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên đỉnh Table Mountain cách mặt biển hơn 1000 mét, du khách thường đi cáp treo. Hệ thống cáp treo này đã mở cửa đón những vị khách đầu tiên từ cách đây gần 77 năm - ngày 4/10/1929. Từ đó đến nay, cáp treo đã qua 3 lần sửa chữa nâng cấp, với lần gần đây nhất là vào tháng 10/1997. Ngồi trên cáp treo, du khách có thể mãn nhãn với phong cảnh núi biển hùng vĩ.
Mỗi cabin chỉ mất khoảng 5-10 phút để đưa du khách lên đến đỉnh núi, với vận tốc 10m/giây, trọng tải tối đa 5200 kg. Tổng chiều dài của hệ thống cáp treo là 1200m.
Cáp treo Table Mountain, Nam Phi
(Ảnh: typepad)
Genting Skyway, Malaysia
Đây là hệ thống cáp treo có tốc độ nhanh nhất ở châu Á hiện nay, nằm trong khu nghỉ mát nổi tiếng Genting Highland Resort của Malaysia.
Từ năm 1997, khu du lịch này được du khách trong và ngoài nước biết đến nhờ chiến dịch quảng bá hệ thống cáp treo Skyway Genting dài 3,38 km vượt qua các đỉnh đồi, với tốc độ đạt 21,6 km/h. Đây cũng là hệ thống cáp treo dài nhất Malaysia và khu vực Đông Nam Á.
Genting Skyway, Malaysia
(Ảnh: cuti.com.my)
Cáp treo Sentosa, Singapore
Ý tưởng xây dựng cáp treo để đưa khách du lịch từ đỉnh núi Faber tới đảo Sentosa đến với chính phủ Singapore từ năm 1968 và trở thành một phần quan trọng trong quy hoạch tổng thể cho các dự án du lịch của quốc đảo sư tử.Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/2/1974, Cáp treo Singapore là hệ thống cáp treo vượt biển đầu tiên trên thế giới.Hiện nay, hệ thống này có 81 cabin, treo trên các dây cáp ở cách mặt biển ít nhất 60m. Khoảng cách giữa các cabin là khoảng 61m, tức là cứ 15-21 giây lại có một cabin xuất phát. Với sức chứa tối đa 6 người lớn/cabin, toàn hệ thống cáp treo vượt biển này có thể phục vụ 1400 du khách/giờ/1 chiều. Với tốc độ 4m/giây, chỉ mất khoảng 4 phút để đi từ đỉnh Faber đến Jardine Steps, và thêm 5 phút rưỡi để tiếp tục đến Sentosa.
Cáp treo Sentosa, Singapore
Cáp treo vượt biển dài nhất thế giới - Vinpearl, Việt Nam
Đây có thể coi là niềm tự hào của không chỉ riêng người dân Nha Trang. Công trình đã chính thức khánh thành vào sáng 10/3/2007. Với chiều dài 3.320m, tuyến cáp treo nối liền thành phố biển Nha Trang với khu du lịch Vinpearl Land trở thành tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới.Theo công suất thiết kế, với 65 cabin, mỗi giờ tuyến cáp treo này có thể phục vụ 1500 lượt khách/1 chiều. Vận tốc tối đa 36km/h sẽ giúp mỗi cabin vượt qua đoạt đường biển giữa Nha Trang và đảo Hòn Tre trong gần 10 phút (bình thường nếu đi phà sẽ mất 25 phút).Được chống đỡ bằng hệ thống 9 cột trụ bê tông (cái cao nhất 54,65m, thấp nhất 7,96m), tuyến cáp treo này đảm bảo an toàn cho du khách trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như động đất cấp 6 (theo hệ thống đánh giá cường độ động đất tại Việt Nam), bão từ cấp 7 trở xuống...Với hệ thống cáp treo mới này, khách du lịch đến với Nha Trang sẽ có cơ hội nhìn ngắm thành phố và phong cảnh biển từ độ cao 60m so với mặt biển.
Cáp treo Vinpearl đã làm cảng Nha Trang trở nên nhỏ bé hơn
Cáp treo Vinpearl đã làm cảng Nha Trang trở nên nhỏ bé hơn (Ảnh: P.S.N)
Cáp treo Samurai ở Nhật
Tanigawadake (谷川岳) Cable Car, Gunma Prefecture, Japan by ilcavaliereinglese.Cáp treo Great Wall ở TQCable car, Mutianyu Great WallCáp treo Lantau ở Hongkong
Cáp treo ở Vườn Quốc Gia Banff còn được biết đến với tên tiếng Mỹ là “Banff Gondola“.
Đây là một hệ thống cáp treo rất đặc biệt, đưa các bạn lên đỉnh núi Sulphur của dãy núi Rocky thuộc Canada, từ đó các bạn có thể thưởng ngoạn cảnh vật núi non hùng vĩ của dãy núi Rocky, được bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan của nước này. Vườn quốc gia Banff là một di sản thế giới được UNESCO nhìn nhận năm 1985.

Hệ thống cáp treo này rất đặc biệt và tối tân, có thể đưa các bạn lên 700 thước chiều cao trong vòng 8 phút mà thôi. Mỗi Gondola chứa 4 người, ngồi rất thoải mái, từ trong Gondola nhìn cảnh vật núi non bên ngoài thật tuyệt vời.




Đường này có tên là “Skywalk” (Đường đi bộ trên trời), dài khoảng 1 cây số nối liền đỉnh núi Sulphur và một đỉnh núi khác ở đó có đài khí tượng ngày xưa. Đài khí tượng này có tên “Sulphur Mountain Cosmic Ray Station“, chuyên nghiên cứu về những tia của vũ trụ. Đây là một địa danh lịch sử quốc gia của Canada.
Cáp treo đưa các bạn lên đỉnh núi Sulphur cao khoảng 7,500 feet hay tương đương với 2,300 thước trên mặt biển. Riêng từ trạm Gondola lên tới đỉnh núi này, các bạn phải đi 8 phút với chiều cao 700 thước.
Núi non dãy Rocky thuộc Gia Nã Đại ở Vườn Quốc Gia Banff nhìn từ cáp treo. Đây là Vườn Quốc Gia được du khách ưa chuộng nhất Canada.



Làng Banff nhìn từ cáp treo.


Lên tới đỉnh núi Sulphur các bạn có thể ngồi ăn trưa hoặc uống cà phê nhìn trời đất mênh mông, thưởng thức cảnh núi non hùng vĩ ở đây. Các bạn cũng có thể đi thêm một đoạn đường nữa, đưa các bạn lên một đỉnh núi cao hơn.
Trên đỉnh núi Sulphyr của Vườn Quốc Gia Banff.


Quang cảnh núi non ở đây đẹp hơn. Từ ngọn núi này, các bạn có thể ngắm nhìn và thưởng thức những đỉnh núi sau đây, đỉnh Brewster cao khoảng 9,380 feet (tương đương với 2,859 thước), đỉnh Cascade cao khoảng 9,836 feet (tương đương với 2,998 thước), đỉnh Aylmer cao khoảng 10,375 feet (tương đương với 3,163 thước), và đỉnh Tunnel cao khoảng 5,550 feet (tương đương với 1,692 thước).



Ngoài những ngọn núi hùng vĩ của dãy Rocky thuộc Gia Nã Đại ở Vườn Quốc Gia Banff, từ trên cao các bạn có thể nhìn thấy làng Banff xa xa dưới thung lũng, con sông Bow đẹp và thơ mộng, kể cả thác Bow nơi Marilyn Monroe đã từng đến đây đóng phim “River of no return“, nói về thác Niagara.

No comments:

Post a Comment