Thursday, September 8, 2011

Côn Minh - Thạch Lâm - Đại Lý - Lệ Giang

http://v2.cache2.c.bigcache.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/34403410.jpg?redirect_counter=1Trấn Bình Biên(Pingbian Town)
Lên tầu từ Hà Nội lúc 9h30 tối, bừng tỉnh dậy đã gần 6 giờ sáng. Tầu đã đến Lào Cai. Trên tầu chật ních những khách là khách, phần lớn là người nước ngoài. Thay vì đi tiếp lên Sa Pa theo lộ trình mà đa số khách trên tầu này đều đi thì chúng tôi lại rẽ sang Hà Khẩu, Trung Quốc.
http://dulichachau.com/imgs/1864b3ce1af6520a292e1c437c51c2b3-Ha%20Khau.jpgTừ đây vào sâu đất Trung Quốc, đến Côn Minh chỉ duy nhất có một con đường, đó là đi bằng ôtô. Chúng tôi ra khỏi ga xe lửa Lào Cai lên xe ngay để bắt đầu hành trình đến Côn Minh.
http://www.dulichvietnam247.com/images/uploads/Product/Con-Minh-Trung%20Quoc.jpgHà Khẩu
Tất cả thủ tục từ Lào Cai sang Hà Khẩu muốn nhanh thì làm dịch vụ. Đóng tất cả tiền làm dịch vụ thủ tục hết 700 ngàn đồng mỗi người. Theo lời của Tuấn, nếu không làm dịch vụ sẽ bị mắc nhiều công đoạn rất lâu. Cuối cùng, chúng tôi cũng nhận được giấy thông hành và có thêm cái giấy kiểm soát uống thuốc phòng ngừa dịch tả.
http://www.vanhoalaocai.vn/UserFiles/Cua%20khau%20Lao%20Cai%20-%20Ha%20Khau.jpgKhông biết từ lúc nào, ai qua cửa khẩu cũng phải cầm theo một cái giấy mầu vàng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát cho để xác nhận đã phòng ngừa một số bệnh. Nhưng theo tôi thì đây chỉ là một thủ tục rất nhiêu khê, bởi có biết bao nhiêu bệnh truyền nhiễm mà ai cũng có thể mắc chứ đâu chỉ có dịch tả. Vậy mà trong lúc chờ làm thủ tục, tôi thấy ít nhất có 2 đoàn khá đông phải chờ để uống thuốc phòng dịch tả mất gần 1 giờ đồng hồ.
Nhóm chúng tôi do đã làm dịch vụ rồi nên cũng miễn phải uống thuốc, cũng miễn phải trình giấy thông hành qua Hải quan Việt Nam. Cũng tốt. Giấy thông hành của chúng tôi ghi “sang Trung Quốc trong vòng 7 ngày. Lý do: buôn bán. Nghề nghiệp: tự do”. Các loại thuốc phòng: Đã uống. Có hẳn bác sĩ ký tên, đóng dấu. Kể cũng hay. Nghĩ cũng thấy lạ. Có hẳn giấy mời của Đại học Côn Minh, có đoàn ra đón, nhưng nghề nghiệp vẫn chỉ được ghi là “tự do”.
Con Minh ky su
Hà Khẩu - nơi bắt đầu cuộc hành trình.
Kéo chiếc va ly, đặt chân qua Hà Khẩu, nghe tiếng Trung Quốc “xủng xoẻng” chúng tôi có một cảm giác lâng lâng khó tả: Thế là lại thêm một lần đặt chân sang nơi đất khách quê người.
Các nhân viên hải quan có lẽ ở đâu cũng vậy, luôn giữ vẻ mặt lạnh lùng nghiêm nghị. Rất ít khi thấy họ nở nụ cười, dù tôi, để tạo sự thân thiện đã mang vẻ mặt rất chân thành và luôn miệng cảm ơn (tất nhiên bằng tiếng Trung mà tôi cố học được vài câu để giao tiếp).
Những ngày ở Trung Quốc, tôi nhận thấy không những công an cửa khẩu không biết nói tiếng Anh mà hầu như tất cả mọi người dân đều không sử dụng thứ ngôn ngữ thông dụng này.
Từ Hà Khẩu chỉ có một con đường lên Côn Minh, đó là đi ôtô. Dọc đường chúng tôi cũng thấy có đường xe lửa, nhưng được làm cách đây cả trăm năm nên rất cũ kỹ, rộng chỉ có 1,2m (giống tầu hoả của ta từ Hà Nội đi Lào Cai bây giờ). Nghe kể, con đường xe lửa này do Pháp làm chạy cả ngàn cây số từ Hà Nội lên Lào Cai rồi đến Côn Minh và tiếp lên tận Bắc Kinh.
Đôi khi xe dừng lại giữa đường, tôi không ngắm cảnh đẹp của đồi núi mà chỉ chăm chú nhìn con đường sắt. Nó xuyên vào lòng núi, có lúc cheo leo trên một sườn dốc mà thoạt nhìn có cảm tưởng con tầu nếu chạy qua đó có thể lao xuống vực bất cứ lúc nào.
Để làm con đường này, Pháp đã huy động chủ yếu là sức nhân công của Việt Nam và của Vân Nam đến mấy chục vạn người làm trong suốt 10 năm trời. Bỏ mạng trên con đường sắt này cũng có hàng vạn người Việt. Đến nay vẫn còn khá nhiều bản làng người Việt tiếp tục ở lại sinh sống tại Vân Nam sau khi con đường làm xong.
http://www.hh.cn/picture/picture_city/200811/W020081116554253909924.jpg
Đường đi khá cheo leo và ngày càng lên cao dần. Có nhiều lúc một bên là suối và vực sâu, một bên là vách đá chênh vênh. Lái xe cho đoàn chúng tôi tên là Hoa, người Trung Quốc. Nếu nói về chấp hành luật giao thông thì lái xe Trung Quốc hơn hẳn lái xe Việt Nam.
Theo Hoa thì chẳng bao giờ phải hối lộ công an giao thông, bởi luật rất nghiêm. Xe không đủ tiêu chuẩn chạy trên đường thì bị phạt rất nặng và bị tịch thu bằng lái. Lái xe sợ hết vía thì làm sao còn dám cho xe kém chất lượng lưu thông trên đường. Chẳng may có lỗi gì mà định rút tiền ra hối lộ có khi còn bị bắt làm biên bản phạt cho chết thôi về tội đưa hối lộ, thậm chí còn đi tù.
Không tin điều Hoa nói, tại một trạm kiểm soát giao thông, chúng tôi thử kẹp 200 Nhân dân tệ (khoảng 400 ngàn VNĐ) vào giữa tờ giấy thông hành để nhờ công an làm thủ tục cho nhanh khi kiểm tra, nhưng họ kiên quyết trả lại và vẫn kiểm tra khá kỹ. Một anh công an còn rất trẻ lên xe đếm xem có đủ người và khớp với giấy tờ không rồi thủ tục thông xe mới được làm.
Suốt dọc đường dài tới 500km, đôi khi cũng thấy có xe “cảnh sát giao thông” nhưng chẳng có ai đứng ra vẫy xe vào để “làm luật” như ở Việt Nam cả. Đôi lúc cảnh sát giao thông xử lý không đúng còn bị lái xe mắng té tát, doạ kiện ra toà. Cảnh sát ở Trung Quốc mặc dù tuân thủ luật pháp rất nghiêm nhưng lại rất sợ bị dân kiện. Nếu dân kiện mà đúng thì anh cảnh sát chỉ còn cách là nhận án kỷ luật, cách chức, thậm chí chuyển khỏi ngành. Ở ta thì ngược lại, dân sợ cảnh sát như sợ cọp!
http://moterangrua.files.wordpress.com/2010/05/img_0872.jpgMông Tự
Trước khi đến Mông Tự, được giới thiệu là thành phố đẹp nhất của phía Tây Trung Quốc, chúng tôi rẽ vào một thị trấn nhỏ có tên Bình Biên. Điểm đặc biệt ở Trung Quốc là các thị trấn, thị tứ dù nhỏ nhưng đều được quy hoạch rất có chuẩn mực. Ít khi thấy nhà lô xô không hàng lối như ở ta.
Con Minh ky su
Một góc thành phố Mông Tự.
Cả thị trấn Bình Biên có một nhà hàng được coi là lớn nhất, có hồ nước ở giữa. Tuấn, người dẫn đoàn, gọi liền một lúc 16 món ăn. Sau này tôi mới biết, người Trung Quốc cũng giống người mình ở cái thói ăn uống lúc nào cũng phải thừa mứa chứa chan. Họ đặc biệt thích đồ rán, xào, nướng, cho thật nhiều ớt. Chỉ có một món mà suốt trong mấy ngày ở Trung Quốc, tôi thấy lúc nào cũng dễ ăn, đó là bánh bao.
Rời Bình Biên, chúng tôi phải đi thêm khoảng hơn một trăm cây số nữa mới đến Mông Tự, tương truyền ngày xưa là thủ phủ của bộ tộc Di.
Từ thời Tam Quốc, khi Khổng Minh cất quân đánh xuống phía Nam để mở mang bờ cõi thì mảnh đất phía Nam từ Côn Minh xuống đến Mông Tự là đất của Mạnh Hoạch, thủ lĩnh của người dân tộc Di. Ngay người dân tộc đông nhất ở Vân Nam hiện nay cũng là người Di, tương truyền là con cháu của Mạnh Hoạch. Tôi rất thích đọc Tam quốc diễn nghĩa và nhớ mãi câu chuyện Khổng Minh 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch và thu phục được vùng đất này về cho nhà Hán.
http://www.photo.ccoo.net.cn/bar/2009429/200942923245266.jpgChỉ hai ba chục năm trước, Mông Tự còn hoang vu lắm, nhưng bây giờ thì thành phố Mông Tự được coi là 1 trong 10 thành phố đẹp nhất ở nước này. Nếu con đường Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội được gắn biển “con đường đẹp nhất Việt Nam” thì những con đường đẹp như thế ở Mông Tự chỗ nào cũng có.
Các con đường ở Mông Tự đều được gắn camera để kiểm tra tình hình giao thông, vệ sinh và bảo vệ cây xanh. Chỉ cần ai đó bẻ một cành cây sẽ bị phạt 5.000 Nhân dân tệ (tương đương 10 triệu đồng Việt Nam). Vứt rác ra đường phạt 200 Nhân dân tệ. Có camera ghi lại, không ai chối được.
Ở tất cả các ngã tư, tôi không hề thấy một cảnh sát giao thông nào đứng gác. Mọi thứ đều được tự động hoá và nghiêm chỉnh chấp hành thì luật đâu cần phải hiện diện.
http://www.avala.vn/data/ckf/images/Con%20minh%20-Thach%20Lam%20Trung%20Quoc(1).JPGTrước khi vào đến Côn Minh, chúng tôi rẽ vào Thạch Lâm (rừng đá), một trong những kỳ quan của Vân Nam, tương truyền là Tôn Ngộ Không đã bị Như Lai Bồ Tát giam ở đây suốt 500 năm trước khi được giải thoát để theo Đường Tam Tạng sang Tây Thiên thỉnh kinh. Giá vé vào Thạch Lâm tới 180 Nhân dân tệ (khoảng 360.000 đồng) một người. Vậy mà chỉ riêng buổi sáng, Thạch Lâm đã có gần 10 ngàn khách vào tham quan. Về khoản tiếp thị du lịch, bán hàng tôi mới biết người Việt Nam còn phải học ở người Trung Quốc rất nhiều.Năm 1988, Trung Quốc làm bộ phim Tây Du Ký và chọn Thạch Lâm của Vân Nam để quay một số cảnh, thì khu rừng đá vẫn còn hoang vu này trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.http://tourcuatoi.com/uploads/fckeditor/image/Rungdathachlam.jpgThạch Lâm hay Rừng đá (tiếng Hoa: 石林) là một khu rừng đá tự nhiên tại huyện tự trị dân tộc Di Thạch Lâm (石林彝族自治县),tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cách Côn Minh 120 km. Diện tích hơn 40 vạn mẫu. Thạch Lâm là điển hình khu địa chất hình thành và biến hóa qua hàng tỷ năm và có địa mạo đặc biệt Carxtơ. Ngày 12 tháng 3 năm 2004, Thạch Lâm được các chuyên gia của tổ chức bình chọn địa chất thế giới thuộc UNESCO công nhận là Vườn địa chất thế giới. Năm 1984, Thạch Lâm được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn là Khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia. Theo truyền thuyết của dân tộc Di (彝族) thì Thạch Lâm là đất tổ của dân tộc này. Phong cảnh chủ yếu của Thạch Lâm là: Rừng đá lớn nhỏ, Lý Tử Tinh Thạch Lâm (李子菁石林), Động Chi Vân, Trường Hồ, Đại Điệp Thủy (大叠水). Mỗi năm vào ngày 24/6 âm lịch là thời gian tham quan Thạch Lâm lý tưởng nhất
http://www.anchoigiaitri.vn/page/UserFile/Relax/Business/2122/Avatar/thachlam.jpgNăm 1999, khi Côn Minh được chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị EXPO có 44 nguyên thủ quốc gia đến tham dự thì kinh tế của Côn Minh đã bứt phá nhanh hơn tới 10 năm bởi họ biết tiếp thị. Ngay mấy loại thuốc chữa bệnh mà người Côn Minh phải lấy từ Tây Tạng về bán, nhưng nghe họ giới thiệu thì người khắt khe nhất cuối cùng cũng phải móc hầu bao ra mua vài thứ...
http://static.panoramio.com/photos/original/99190.jpg
Chúng tôi được đưa vào nghỉ tại một khách sạn ngay sát Thạch Lâm để chờ đến sáng hôm sau đi tham quan khu du lịch này cho tiện. Vừa bước vào khách sạn, đã thấy khoảng chục cô gái đang ngồi chờ khách ở sảnh một cách rất tự nhiên. Vừa nhận phòng các cô đã... gõ cửa. Giá một đêm khoảng 300 tệ. Qua tìm hiểu chúng tôi biết, Trung Quốc khá cởi mở về việc này để thu hút khách du lịch. Nhưng đấy chỉ là một trong những “chiêu” để thu hút khách.
http://www.fiditour.com/upload/images/HinhKhamPha/Nam%202010/thang%2004.2010/tuan%2001.04.10/ngay%2030.03.10/kham%20pha%201/shiling3.jpg
Mặc dù vé vào cửa tham quan ở đây đã là 180 tệ (khoảng 360.000 đồng), nhưng người Trung Quốc từ khắp nơi vẫn đổ về Thạch Lâm. Để hấp dẫn du khách, tỉnh Vân Nam đã đổ vào đây tới 200 triệu USD để xây dựng lại. Mỗi ngày trung bình có khoảng 10 ngàn người vào tham quan, ngày nghỉ và ngày lễ thì đông gấp 5 lần. Với khoảng 10 nghìn người/giá vé 360.000 đồng, mỗi ngày người ta đã thu về 3,6 tỉ đồng, mỗi năm ngót nghét 1.000 tỉ đồng. Con số quả thật đáng mơ ước cho những ai muốn làm du lịch.
http://www.zentour.com.vn/data/thach_lam_screen.jpgThực ra thì ở Thạch Lâm chỉ đi một lúc là thấy chán vì chỗ nào cũng chỉ có đá là đá, nhưng trong khoảng chục năm gần đây, đời sống của nhân dân Trung Quốc khá lên rất nhiều, du lịch trở thành nhu cầu rất thiết yếu. Đến Thạch Lâm, người Trung Quốc có quan niệm đó là nơi Phật đã từng đến, chắc chắn đến đây sẽ được ban phước. Chỉ cần yếu tố này, làm du lịch đã trúng to.
http://thanhdattravel.com.vn/Pictures/comming.jpgDừng lại ở lối vào Thạch Lâm, tôi thấy có khoảng chục cô gái dân tộc Di đang ngồi khâu vá. Cũng là một cách tiếp thị. Công việc của họ là ngồi may vá để tạo dáng cho cả khu du lịch. Nếu có ai cần hướng dẫn thì các cô kiêm luôn. Các loại xe điện đi trong khu du lịch cũng đều do các cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc Di điều khiển.
Có khoảng gần một trăm người chuyên làm nghề cho thuê quần áo của hoàng hậu và vua chúa để mặc. Giá 10 tệ một bộ, không cần mặc cả. Thế là chỉ sau ít phút, ai cũng có thể bệ vệ trong chiếc mũ lông cao vút với thanh gươm dắt bên hông hay thướt tha trong chiếc áo hoàng hậu (tuy nhiên dưới chân thì vẫn thòi ra đôi giầy mõm ngoé hay guốc cao gót).
Thuốc chữa bệnh: Cứ việc móc tiền ra
Rời Thạch Lâm vào buổi trưa, chúng tôi lên đường đi tiếp về Côn Minh. Nếu tính từ Hà Khẩu về đến Côn Minh đã có tới 5 điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn: Bình Biên nuôi cả ngàn con gấu, Mông Tự thành phố đẹp nhất Côn Minh, Thạch Lâm, rừng đá duy nhất ở Trung Quốc, và vịt cỏ Vân Nam ở một làng cách Côn Minh chừng gần một trăm cây số có tên là Vân Yến. http://www.timkiem24h.com.vn/upload/pictures/ga2_2.jpgVịt quay ở đây nổi tiếng hơn cả vịt quay Bắc Kinh mà cũng chỉ có ở làng này nuôi được thứ vịt ngon như thế. Đưa một miếng thịt quay giòn vào miệng, cảm giác như tan ra ngọt lịm.
Điểm cuối cùng trước khi vào Côn Minh là khu bán thuốc chữa bệnh. Chúng tôi được biết đây là khu bệnh viện thuộc vào hàng nổi tiếng nhất Trung Quốc và thuốc ở đây cũng thực sự tốt. Chưa biết hay dở thế nào nhưng chúng tôi cũng cứ thử vào. Bệnh viện này trước đây là bệnh viện của quân đội nhưng nay đã liên doanh để tư nhân hoá. Giám đốc bệnh viện, được giới thiệu là một người cực kỳ nổi tiếng, tên là Hoàng Trần Quý. Ông đã từng chữa bệnh cho nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc và quốc tế.
Một bác sĩ, mặc chiếc áo blue, nói tiếng Việt như người Việt, giới thiệu rất chi tiết về sự nổi tiếng của bệnh viện. Do gần đây có nhiều người Việt Nam sang du lịch Côn Minh nên ở khá nhiều điểm du lịch, bán hàng đều có người gốc gác Việt Nam, nói giỏi tiếng Việt đứng giới thiệu, tiếp thị.
Sau màn giới thiệu, chúng tôi được đưa lên tầng 2 để được mat-xa chân miễn phí. Có 4 phòng, mỗi phòng đều có thể chứa được vài chục người được dùng để mat-xa chân. Thực ra, đây cũng là “chiêu” tiếp thị rất giỏi của người Trung Quốc. Phải cho khách hưởng thụ và sướng cái đã, sau đó mới móc tiền của họ sau.
Đang ngồi mat-xa chân thì một cô gái bước vào giới thiệu là Lục Lâm Lan, nhưng nói tiếng Việt thì như người Việt. Lan giới thiệu về công hiệu của rất nhiều loại thuốc có bán ở đây. Tất cả đều được khai thác từ Tây Tạng với nhiều cái tên rất kêu: Hoạt huyết kiện não hoàn, Đông trùng hạ thảo... Nếu cần mua thuốc gì, có ngay bác sĩ đến bắt mạch kê đơn. Thuốc cũng được gói tại chỗ, tiền tính ngay. Trong đoàn chúng tôi, ai cũng móc tiền ra mua. Phần vì thấy họ quá nhiệt tình, chu đáo, phần vì thấy giới thiệu về thuốc quá hay, quá tốt. Thế là mua.
Tôi chưa thấy ở Việt Nam hay bất cứ nơi nào lại có thể tiếp thị bán thuốc giỏi như thế. Họ biết tâm lý của du khách bao giờ cũng rất e dè ngại ngần, muốn vậy thì phải tiếp thị từ từ. Khi “cá đã cắn câu” thì mới đến bài đã mua thì phải mua ngay, nếu không rời khỏi đây sẽ thấy tiếc. Tất nhiên là họ không ép mua với vẻ mặt cau có. Do vậy, trong đoàn có một vài người không mua nhưng họ vẫn rất vui vẻ.
Dù rất cảnh giác với các chiêu tiếp thị, nhưng cuối cùng, tôi cũng móc túi mua liền một lúc 3 loại thuốc. Một loại ngâm chân để lúc nào cũng ngủ ngon, một loại sâm đá, cắt ra từng lát hấp với đường phèn để chữa mất ngủ và một loại nữa chữa đau đầu. Cả 3 loại thuốc hết khoảng 1 triệu VNĐ. Cho đến lúc về Việt Nam, tôi vẫn chưa dùng nhưng bên tai thì vẫn nghe ong ong tiếng của cô Lục Lâm Lan giới thiệu về công dụng của các loại thuốc.
Vòng thạch anh và mùa sale off
Ra khỏi bệnh viện với khệ nệ các loại thuốc trên tay, chúng tôi tiếp tục đến một khu trung tâm chế tác và bán các sản phẩm từ đá thạch anh. Hình như chính người Vân Nam lại chẳng mặn mà lắm với các loại đá thạch anh, nhưng người Việt thì rất háo hức. Cả một khu trưng bày rất rộng với hàng chục nhân viên mặc đồng phục đứng chờ khách.
Một nhân viên nói tiếng Việt rất giỏi bật lên màn hình để giới thiệu công dụng của thạch anh. Cũng là làm mát, làm đẹp, chống được tác dụng của môi trường bên ngoài... Suốt cả tiếng đồng hồ ở khu thạch anh cũng chỉ có chúng tôi vào xem hàng, còn người Vân Nam thì không. Kể cũng lạ.
Theo lời của người hướng dẫn thì thạch anh của Vân Nam đứng số 1 Trung Quốc, bởi nó lúc nào cũng mát lạnh như thạch, mầu lại rất độc đáo. Mặc dù chẳng hiểu gì nhiều lắm về thạch anh nhưng cuối cùng thì đa số các thành viên trong đoàn vẫn móc hầu bao để mua kính hoặc mua vòng đeo tay.
Rời khu trung tâm bán hàng thạch anh, đi thêm khoảng nửa giờ đồng hồ nữa, chúng tôi bắt đầu đặt chân vào đến Côn Minh. Một thành phố rộng gấp 5 lần Hà Nội, với dân số khoảng 3 triệu người và có khoảng gần 1 triệu chiếc ôtô. Đúng vào mùa “Sale off” (giảm giá) nên ở Côn Minh mua hàng rẻ tới mức bất ngờ. Một chiếc áo nhập chính hãng từ Italia vào mùa đông bán với giá 650 tệ thì nay giảm xuống còn 52 tệ. Một đôi giầy rất đẹp, đóng công phu giá 700 tệ nay cũng giảm xuống còn 39 tệ. Sau này tôi mới biết, đi mua hàng giảm giá (chứ đừng vào các shop đắt tiền) cũng có rất nhiều cái thú vị.
Có thể hàng lậu tràn vào Việt Nam đa số là hàng rởm nhưng hàng ở Côn Minh thì lại đa số là hàng thật, nếu biết mua, “đánh” hàng từ đây về Việt Nam cũng là một hướng làm ăn tốt. Đấy là tôi nghĩ thế, bởi một số các sinh viên Việt ở Côn Minh cũng hay “đánh” hàng sale off từ Côn Minh về Lào Cai bán.
Người ta nói Côn Minh có nhiều thứ nổi tiếng ở Trung Quốc: Thuốc lá Hồng Hà, đá thạch anh, thế giới hoa, Thạch Lâm... Những ngày ở Côn Minh tôi thấy cần bổ sung thêm một thứ nổi tiếng nữa: Yến tiệc ở Đại yến Cung.
http://www.phunuonline.com.vn/dulich/2009/Picture/Hung/CN39/conminh1.jpgĐại yến Cung có sức chứa tới 2.000 người với rất nhiều món ăn độc đáo. Để có được một bữa ăn ở đây bạn phải đặt bàn trước ít nhất là 3 ngày. Kinh phí đế xây dựng Đại yến Cung vào khoảng 500 tỉ VNĐ. Đây là công trình được chính quyền tỉnh Vân Nam xây dựng để đón tiếp 44 nguyên thủ quốc gia (trong đó có cả Thủ tướng Phan Văn Khải) đến Hội chợ EXPO tổ chức ở Côn Minh năm 1999.
Nếu bạn đặt một bàn ăn ở đây, bạn sẽ có cảm giác như mình đang được tiếp đón như nghi lễ của một nguyên thủ quốc gia...
1.200.000 đồng/chỗ VIP
Từ “đại gia” mà tôi dùng ở đây hoàn toàn không phải với dụng ý không hay mà ở Trung Quốc, người ta dùng từ này để chỉ những gia đình hay những người có nhiều tiền hoặc có vị thế trong xã hội. Đến những nơi sang trọng để tiêu tiền và để chứng tỏ vị thế xã hội của mình đang trở thành một trong những lối sống của người Trung Quốc.
Ở Vân Nam nói riêng (cũng như Trung Quốc) trong khoảng mười năm trở lại đây, điều kiện sống của người dân đã được nâng lên. Lối sống hưởng thụ đã trở nên khá phổ biến. Chúng tôi vào nhà hàng nào cũng thấy nườm nượp người vào ăn uống dù giá cả không hề rẻ. Đại yến Cung thuộc một trong những nhà hàng được coi là lớn nhất và sang trọng nhất ở Vân Nam nhưng không ngày nào không có khoảng 2.000 người đến đây để được thưởng thức nghệ thuật ẩm thực cũng như nghệ thuật ca múa, kinh kịch.
Đại yến Cung không nằm ở trung tâm thành phố mà ở ven thành. Theo Chu, một quản lý ở đây cho biết, sau khi kết thúc EXPO, một thời gian khá dài, Đại yến Cung gần như hoang vắng, nhưng bây giờ, việc làm ăn trở nên vô cùng phát đạt. Đấy là do đầu óc biết tổ chức, biến cái “không thể” thành cái “có thể”. Hầu hết cách bài trí, bàn ghế, cũng như các món ăn từ thời EXPO vẫn được giữ nguyên để khách đến ăn luôn có cảm giác như mình là “nguyên thủ”.
Dai yen cua cac dai gia
Nhân viên rót trà với chiếc vòi rất dài.
Theo ông Cheng, người mời chúng tôi dự tiệc ở Đại yến Cung hôm ấy thì để có được một bàn gần sát sân khấu phải đặt trước ít nhất 3 ngày. Đó là chiếc “đại bàn” nằm đúng vào khoảng giữa, lớn gấp đôi các bàn khác, ngồi một lúc tới 24 người được coi là bàn VIP nhất. Chúng tôi được xem những bức ảnh chụp các nguyên thủ của các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp... đều dự tiệc ở bàn cực lớn này. Hai bên cánh gà, có thêm 2 bàn nữa cũng được coi là bàn VIP. Sau đó đến loại bàn của chúng tôi, nhỏ hơn chứa khoảng 12 người.
Thông thường một người đặt ăn ở Đại yến Cung phải chi ít nhất là 300 tệ (khoảng 600.000 VNĐ), nhưng đó là các bàn ở khá xa, còn nếu các bàn VIP nhất số tiền đặt có thể đến 600 tệ/người. Nếu chỉ tính trung bình 300 tệ một người vào Đại yến Cung, với 2.000 người/ngày thì mỗi ngày doanh thu ít nhất cũng vào khoảng 1,2 tỉ VNĐ. Như vậy, doanh thu mỗi năm không dưới 360 tỉ VNĐ, quả là con số cũng đáng nể.
Tôi thử tạt vào khu bếp của Đại yến Cung. Gần 100 đầu bếp đang làm việc cật lực để phục vụ thực khách. Cũng vào khoảng trên 200 nhân viên phục vụ cực kỳ nhanh nhẹn và khoẻ mạnh chạy như con thoi giữa các bàn để mang đồ ăn lên rất đúng lúc kèm đó là hơn 100 vũ công cả nam và nữ phục vụ liên tục từ 6 giờ tối đến 9 giờ mới kết thúc với rất nhiều màn biểu diễn hoành tráng mà còn lâu các nhà hàng ở Việt Nam mới làm được như vậy.
Vào tiệc
Đúng 6 giờ chiều, xe ôtô đưa chúng tôi đến Đại yến Cung. Đã có rất nhiều ôtô đậu ở đây. Suốt từ cổng vào đến tận bàn tiệc luôn có các nhân viên phục vụ cúi đầu chào và đưa vào với vẻ nhanh nhẹn và cung kính.
Người Trung Quốc rất thích màu đỏ. Theo truyền thống thì màu đỏ là màu của sự sung túc, no đủ, màu của “phú, quý”. Những ngày ở Trung Quốc tôi luôn bắt gặp màu đỏ ở khắp mọi nơi: Rất nhiều nhà sơn cả cột lẫn ngói đều màu đỏ. Những nhà hàng treo đèn lồng đỏ và bàn ăn cũng màu đỏ. Đại Yến Cung thì càng nhiều màu đỏ. Thảm trải dưới chân cũng màu đỏ. Các hàng cột cũng màu đỏ, trang trí trên tường cũng có rất nhiều hoạ tiết đỏ và vàng xen lẫn. Ngay cả nhân viên phục vụ trong Cung cũng mặc màu đỏ tất.
Đến Đại yến Cung, tôi chợt hiểu tại sao ở đây đông khách. Đó là vì họ luôn luôn gây cảm giác tò mò bất ngờ cho thực khách. Vừa ngồi xuống, tôi đã thấy một nhân viên ăn mặc theo lối của người Di, đội chiếc mũ cao ngất trên đầu với một chiếc bình trà có cái vòi dài cả mét đến rót trà. Nghệ thuật rót trà cao thủ đến nỗi không có một giọt nào rớt ra ngoài.
Trước khi vào tiệc, chúng tôi đã được dặn trước, mỗi món chỉ ăn một chút thôi vì ở Đại yến Cung có tới 18 món. Có nhiều món khá cầu kỳ như món thăn bò nhồi trong quả trứng gà, món thịt rắn nướng hay món bún qua cầu cả tô to bự. Món bào ngư (phải nhập từ tận Thái Lan bằng đường hàng không về) sốt nhân sâm được giới thiệu là ăn xong “biết” liền. Về độ ăn uống thừa mứa chứa chan đúng là người Trung Quốc với người Việt ta rất giống nhau. Trên bàn ăn bao giờ cũng phải đầy oặp các món, ăn xong, đứng lên vẫn phải thừa mứa.
Dai yen cua cac dai gia
Quang cảnh sân khấu biểu diễn ở Đại yến Cung.
Vừa ăn, thực khách vừa thưởng thức các màn trình diễn nghệ thuật mà có những màn toàn những vũ công chỉ 17-18 tuổi, ăn mặc rất “bắt mắt”. Đến những màn này thì thực khách gần như dừng nhai, ngừng uống, hoãn nuốt để hướng mắt lên sân khấu. Thỉnh thoảng xen giữa các màn biểu diễn là đến màn bán đấu giá các đồ cổ. Sau tiếng chiêng “uỳnh”, một cô gái trẻ bước ra giới thiệu về một cổ vật của đời Tống hay Minh gì đó.
Một chiếc bình hình như được rao với giá khởi điểm là 6.000 tệ. Chưa kịp định thần xem tiền Việt là bao nhiêu thì ở một bàn gần chỗ chúng tôi ngồi có một “đại gia” đứng lên trả giá. Ông ta thủng thẳng nói một câu, cả hội trường gần như lặng đi. Giá mà ông trả cao đến nỗi chẳng ai dám trả thêm nữa. Chiếc bình thuộc về ông “đại gia” này.
Trong tối hôm ấy có 3 cuộc bán đấu giá và cuộc nào cũng có một cổ vật được một “đại gia” mua ngay. Tất nhiên là giá mỗi chiếc bình hay chén như vậy cũng phải vài chục triệu đồng tiền Việt. Theo ông Cheng thì ngày nào ở đây cũng diễn ra như vậy. Nó giống như một cuộc trình diễn của sự hoành tráng. Tiệc hoành tráng, nhảy múa hoành tráng và mua bán hoành tráng.
Khoảng 9 giờ tối, Đại yến tiệc kết thúc. Người ta lục tục ra về.
Có thêm một màn rất ấn tượng nữa là thực khách được quyền chụp ảnh với các vũ công. Tôi tranh thủ đứng cạnh một nữ vũ công chắc chỉ vào khoảng 18 tuổi, mà ban nãy trên sân khấu, tôi thấy xinh như mộng để xem đúng là xinh thật không. Xinh thì có xinh, nhưng son phấn nhiều quá. Tôi thử nháy mắt với nàng, nàng cũng nháy mắt lại. Có thể một số nữ vũ công sẽ được các đại gia mời đi tiếp. Đi đâu thì giời biết. Giả dụ như tôi, nếu có nhiều tiền cũng có thể mời em xinh như mộng mà tôi vừa nháy mắt đi chơi. Chuyện này ở Trung Quốc hiện giờ là chuyện bình thường.
Phía bên ngoài, đêm đã xuống. Có hàng trăm chiếc xe ôtô sang trọng đón khách. Ai cũng nói cười hể hả. Ít ra thì cũng có một tối trở thành đại gia, dù số tiền bỏ ra không phải ít. Tôi bỗng nhớ đến buổi chiều hôm nay trong khi chờ để đến Đại yến Cung bất chợt tôi gặp một nhóm hát rong biểu diễn trên hè phố để kiếm tiền. Nom họ nghèo khổ và tội nghiệp. Bài hát của họ tôi nghe qua làn điệu thấy rất hay nhưng số tiền họ kiếm được thì chẳng đáng là bao.
Sáng hôm sau thật bất ngờ, có người gõ cửa phòng khách sạn và người ta mang đến tận nơi cho chúng tôi bức ảnh chụp chung với các vũ công ở Đại yến Cung. Một bức ảnh phóng to, nom rất hoành tráng, được trang trí cực kỳ ấn tượng. Cũng lại một cách tiếp thị cực kỳ giỏi mà chúng ta cần phải học.
http://images.dvt.vn/Images/Uploaded/Share/2011/03/05/daily3.jpgRời Côn Minh, qua Đại Lý rồi đi tiếp đường núi lên phía bắc khoảng 600km bằng xe khách, cổ thành Lệ Giang bất ngờ hiện ra trong ánh nắng chói chang của vùng cao nguyên và trong sự ngỡ ngàng của du khách.
Lệ Giang là tên một quận lớn trong đó có thị trấn cổ cùng tên rất nổi tiếng Trung Quốc, có phần giống như Hội An đối với Việt Nam vậy. Nằm giữa một thung lũng tuyệt đẹp ở độ cao 2.400m so với mặt nước biển, cổ thành đã 800 năm tuổi của người dân tộc Naxi này chính là cửa ngõ từ phía Nam để đi lên cao nguyên Tây Tạng. Lệ Giang được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1997.
Nổi tiếng từ một... thảm hoạ
Năm 1996, một trận động đất 7 độ richter đã xoá sổ gần như toàn bộ khu thị trấn cổ Lệ Giang. Hơn 300 người đã chết và 16.000 người bị thương. Sau thảm hoạ ấy, chính quyền Trung Quốc cùng các tổ chức quốc tế đã đổ hàng trăm triệu USD để khôi phục lại kiến trúc và cuộc sống của người dân địa phương trở lại gần như xưa. Song, cũng chính trận động đất kinh hoàng ấy lại khiến Lệ Giang trở nên nổi tiếng.
Le Giang dong song trong tam tuong
Mặc cho những đổi thay, dường như nhịp sống cũ của người dân phố cổ không hề thay đổi.
Đặt chân vào khu phố cổ, người ta sẽ tưởng là mình lạc vào một đô thị Trung Hoa phong kiến của vài trăm năm trước. Từ trên đồi Sư tử nhìn xuống, bạn sẽ thấy một quảng trường trung tâm cổ kính, những con đường lát đá chạy ngoằn nghèo, những ngôi nhà mái ngói, tường gạch hoặc gỗ nép mình dưới hàng dương liễu bên những cây cầu đá cong vút bắc ngang qua những con kênh lớn nhỏ, xanh ngắt. Phố cổ tràn cả lên sườn núi. Phần trên cao của Lệ Giang sừng sững những mái nhà cong vút, giống như mặt trước của một thành trì cổ đại.
http://maxreading.com/data/books_images/fe39ddbc9fd87e82dad82f0210ab1563.jpgLang thang khắp khu phố cổ mới thấy người Lệ Giang quả là bậc thầy về kiến trúc đô thị và công trình thuỷ. Các con phố chằng chịt tưởng đan xen hỗn loạn, song lại được phân cấp rất khoa học theo chiều từ cao xuống thấp nương theo dòng nước. Hệ thống hàng chục con kênh lớn nhỏ dẫn nước chảy dọc theo khắp các con phố cùng điểm nhấn là những cây cầu đá tạo cho Lệ Giang một cảm giác tĩnh tại trong sự vận động không ngừng.
Dấu sắt nung đóng vào phố cổ
Đêm, tất cả những con đường dẫn đến quảng trường trung tâm (Sifan Square) đều lặng như tờ, như thể sự tĩnh lặng của cả cổ thành dồn lại để đổi lấy cái náo nhiệt kinh người ở khu phố chính Xinghua. Đêm nào cũng vậy, phố Xinghua chạy dọc 2 bên con kênh lớn như cháy rực trong ánh sáng của hàng nghìn đèn lồng đỏ, trong tiếng đàn sáo, trong cuộc hát đối và reo hò của hàng trăm cô gái trẻ Naxi và khách du lịch ở các hàng quán hai bên bờ. Không khí phố hội này có lẽ là một hệ quả đẹp của ý thức tiếp thị du lịch của người Trung Quốc.
Le Giang dong song trong tam tuong
Cầu đá - kênh nước là những nét đặc trưng của phố cổ Lệ Giang.
Người Naxi ở Lệ Giang có nguồn gốc từ Tây Tạng, di cư xuống ở Lệ Giang từ khoảng 1.400 năm trước và từ đó đến nay vẫn giữ nguyên cấu trúc gia đình mẫu hệ của người Tạng. Những sự thay đổi bên ngoài dường như rất ít ảnh hưởng đến lối sống truyền thống của cư dân phố cổ. Người Naxi vẫn mặc trang phục dân tộc truyền thống và giữ nếp sinh hoạt hàng ngày. Một nét thú vị là hầu hết những người già vẫn trung thành với chiếc mũ công nhân kiểu “Mao Trạch Đông” của nhiều thập kỷ trước.
Thành cổ Lệ Giang xây dựng vào Nam Tống là thị trấn duy nhất dung hợp kiến trúc truyền thống dân tộc Na-xi với đặc điểm kiến trúc bên ngoài. Thành cổ Lệ Giang chưa bị ảnh hưởng của chế độ lễ nghi kiến trúc thành phố Trung Nguyên, mạng lưới đường trong thành không quy tắc, không có tường thành nghiêm mật. Đầm nước Hắc Long Đàm là nguồn nước chủ yếu của thành cổ, nước đầm chảy qua tường đi quanh các nhà, hình thành mạng lưới nước, trong thành cổ nơi nào cũng thấy dòng nước chảy, bên hồ nước là những hàng liễu rủ xanh tươi.Lệ Giang giống như một phim trường giữa thời hiện đại. Dù nét cổ kính của kiến trúc chỉ là được tái hiện một cách tinh tế, nhưng theo thời gian chúng cũng dần trở nên xưa cũ. Cùng với những con người cũ, lối sống cũ, Lệ Giang đang trở lại với không khí của một cổ thành nghìn năm tuổi. Chỉ có điều, khách du lịch và các dịch vụ kèm theo ngày một dày lên, như một dấu sắt nung của thị trường âm thầm đóng vào lòng phố cổ.
Dưới chân núi tuyết
Nếu ở Vân Nam có một nơi nào nổi tiếng hơn cả Lệ Giang thì đấy chỉ có thể là Ngọc Long Tuyết Sơn. Từ phố cổ Lệ Giang, bạn có thể nhìn thấy một ngọn núi cao trắng xoá. Đó chính là đỉnh cao 5.595m trong dãy Ngọc Long Tuyết Sơn quanh năm tuyết phủ. Dãy núi tuyết là một trong những phong cảnh hùng vĩ nhất Trung Hoa. Ở đây có khe núi sâu nhất thế giới và tuyến cáp treo cao nhất châu Á, đưa du khách từ mặt đất lên đến độ cao 4.296m.
Le Giang dong song trong tam tuong
Bánh xe nước đầu phố Xinghua này là điểm bắt đầu vào phố cổ.
Trong văn hoá phương Đông núi là nơi hun đúc các giá trị tinh thần. Hành trình lên núi là hình ảnh của sự đi tìm chân lý và giải thoát. Trong truyện cổ Ấn Độ có câu chuyện về một người hành hương lên núi với một sọt đá lớn trên lưng. Anh ta đi tìm điểm tiếp giáp giữa Trời và Đất. Mỗi khi kiệt sức, anh ta lại vứt bớt đi một hòn đá. Khi hòn đá cuối cùng được ném đi thì cũng là lúc anh ta lên tới đỉnh. Đó là một ẩn dụ sâu sắc về cuộc sống. Cuộc đời của con người đầy những gánh nặng. Phải biết tự rũ bỏ những tạp niệm ấy, con người mới đạt đến tận cùng của sự giải thoát.
Vì một sự nhầm lẫn đáng tiếc, chúng tôi chỉ có thể ngắm dãy núi trong một thung lũng đầy gió rét thay vì lên cao để mà được cảm thấy mình bé nhỏ trước những đỉnh băng tuyết, được thả trí tưởng tượng trôi theo dòng sông Dương Tử lẩn khuất đâu đó trong những khe núi không xa.
Theo người Lệ Giang, tháng 5 này chính là thời điểm đẹp nhất cho những chuyến đi lên núi. Tuyết mùa khô rất hợp cho những cuộc dạo chơi trên đỉnh và dưới chân núi hoa mùa hè cũng bắt đầu khoe sắc trên những cung đường.Thương Sơn (tiếng Trung: 苍山; bính âm: cáng shān) còn gọi là Điểm Thương Sơn (点苍山), là một dãy núi dài khoảng 50 km, rộng khoảng 20 km, ở phía tây huyện cấp thị Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phía đông của nó là hồ Nhĩ Hải.Thương Sơn thuộc phía nam dãy núi Vân Lĩnh, phía bắc bắt đầu từ Nhĩ Nguyên, phía nam kéo dài đến cầu Thiên Sinh, phía đông giáp với hồ Nhĩ Hải, phía nam giáp với sông Hắc Huệ.Dãy núi này nổi tiếng vì có nhiều loại thực vật đa dạng, phong phú, lần đầu tiên được Pierre Jean Marie Delavay khảo cứu khoa học vào năm 1882.Trên 3.000 loài thực vật sống trong dãy núi này Mười chín đỉnh núi chính của Thương Sơn từ bắc xuống nam bao gồm: Vân Lộng, Thương Lãng, Ngũ Đài, Liên Hoa, Bạch Vân, Hạc Vân, Tam Dương, Lan Phong, Tuyết Nhân, Ứng Lạc, Quan Âm, Trung Hòa, Long Tuyền, Ngọc Cục, Mã Long, Thánh Ứng, Phật Đính, Mã Nhĩ, Tà Dương.
18 khe suối bao gồm: Hà Di, Vạn Hoa, Dương Khê, Mang Dũng, Cẩm, Linh Tuyền, Bạch Thạch, Song Uyên, Ẩn Tiên, Mai, Đào, Trung, Lục Ngọc, Long, Thanh Bích, Mộ Tàn, Đình Huỳnh, Dương Nam.
http://ynly555.com/system/uploadfiles/2006071314025982455.jpgThương Sơn
Đỉnh cao nhất của nó là đỉnh Mã Long, cao 4.122 m, ngoài ra dãy núi này còn có 18 đỉnh khác đều cao trên 3.500 m
http://img.51766.com/cs/1161936818437.jpgTrong tưởng tượng, tôi vẫn nghĩ Lệ Giang là một dòng sông trên núi, mà những dòng nước trong vắt tôi vẫn gặp trong thị trấn chảy từ con sông ấy.
Mãi về sau, tôi mới biết không có con sông nào tên là Lệ cả. Nước chảy về Lệ Giang bắt nguồn từ tuyết tan trên đỉnh núi, không ào ạt như về dòng sông Ngọc Hà gần đó, mà chỉ lặng lẽ từng dòng, giống như những giọt nước mắt thấm sâu vào lòng phố cổ.
Ngày 01: Hà Khẩu - Thạch Lâm (Ăn sáng, trưa, tối)
Đến Lào Cai, ăn sáng tại nhà hàng, làm thủ tục xuất nhập cảnh sang Trung Quốc, lên xe khởi hành đi Thạch Lâm. Đoàn ăn trưa tại nhà hàng tại trấn Bình Biên. Đến Thạch Lâm, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. Ăn tối tại nhà hàng và nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 02: Thạch Lâm - Đại Lý (Ăn sáng, trưa, tối)
Sau khi ăn sáng tại khách sạn, đoàn bắt đầu thăm quan Rừng Đá Thạch Lâm - di sản văn hóa thế giới (rừng đá tự nhiên - có cây và thú bằng đá) một di kỳ quan nổi tiếng của Trung Quốc được mệnh danh là Thiên hạ đệ nhất kỳ quan, nơi quay bộ phim Tây Du Ký. Ăn trưa tại nhà hàng Lệ Hoa Viên. Đoàn tiếp tục đi Đại Lý, trên đường nghé thăm quan Vân Nam Bảy Sắc. (sử dụng ô tô máy lạnh đời mới). Đoàn nghỉ đêm tại Đại Lý.

Ngày 03: Đại Lý - Lệ Giang (Ăn sáng, trưa, tối)
Sau khi ăn sáng, đoàn đi thăm quan Đại Lý: Tam Tháp Đại lý - Công trình tháp cổ tiêu biểu cho nước Đại Lý ngày xưa với ba tòa tháp tựa như ba thanh kiếm báu hướng lên bầu trời; thăm quan Thành Cổ Đại Lý có từ thế kỷ X và trải qua bao nhiêu đời vua chúa và nổi tiếng nhất là tới thế kỷ XII. Chùa Trùng Khánh, ngôi chùa linh thiêng nơi chín vị vua vương quốc Đại Lý từng tu hành. Đoàn tiếp tục thăm quan Trường quay bộ phim Thiên Long Bát Bộ - với nhiều công trình kiến trúc đặc biệt, với mô hình hoàng thành thu nhỏ. Tại đây Quý khách có thể thưởng ngoạn xiếc, tạp kỹ, ca nhạc... và chiêm bái các hoạt động chốn cung đình. Đoàn nghỉ đêm tại Lệ Giang.

http://image.diaoconline.vn/Tintuc/2010/03/23_kgs2.jpg
Ngày 04: Lệ Giang (Ăn sáng, trưa, tối)
Ăn sáng tại khách sạn. Đoàn thăm quan Núi Tuyết Ngọc Long - một trong những thắng cảnh không thể bỏ qua: đi cáp treo nhỏ thăm quan cảnh Vân Tam Bình, (Quý khách có thể đăng ký đi cáp treo lớn lên đỉnh đầy tuyết phủ để thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của Núi Tuyết Ngọc Long - tự thanh toán). cảnh sông Bạch Thuỷ Hà. Ăn trưa nhà hàng Chiều đoàn tiếp tục thăm quan Thành cổ Lệ Giang - có lịch sử lâu đời hơn 800 năm - Được UNESCO công nhận là Di sản Văn Hoá Thế giới (năm 1997).. Tại đây Quý khách có thể mua hàng lưu niệm đặc thù như: tranh gỗ, tranh hoạ, đồ đồng, đồ bạc chạm khảm rất tinh xảo, Công viên Hắc Long Đầm. Đoàn nghỉ đêm tại Lệ Giang.

http://img2.tamtay.vn/files/photo2/2011/4/22/10/2363383/4db0f0f3_6356c5bb_22wtmk.jpg
Ngày 05: Lệ Giang - Côn Minh (Ăn sáng, trưa, tối)
Sau khi ăn sáng tại khách sạn, đoàn khởi hành bằng ô tô đi Côn Minh thăm quan và mua sắm tại Trung tâm Pha Lê Vân Nam với các sản phẩm pha lê nổi tiếng Trung Quốc. Ăn trưa tại nhà hàng, thưởng thức Lẩu nấm Côn Minh. Quý khách tự do mua sắm tại siêu thị Wal-Mart (hoặc một số các siêu thị khác) phố đi bộ. Đoàn ăn tối và nghỉ đêm tại Côn Minh.

Ngày 06: Tham quan Côn Minh (Ăn sáng, trưa, tối)
Sau bữa sáng tại khách, xe đưa Quý khách đi tham quan Côn Minh - Thành phố của Mùa xuân, tham quan Chùa Đồng Kim Điện (Thái Hoà Cung) - Một trong ba”Chùa Đồng” lớn nhất Trung Quốc bao gồm một quần thể cung điện toạ lạc trên núi Minh Phượng, trong đó nổi bật là Kim Điện, được đúc toàn bằng đồng (khoảng 200 tấn). Tham quan Kim Điện, Quý khách sẽ được chiêm ngưỡng Minh chuông lầu cao khoảng 30 m, gồm 3 tầng mái cong, tầng trên cùng treo quả chuông 2, 1m… Ăn trưa tại nhà hàng. Chiều: Quý khách tham quan chợ hoa Gia Minh - Tại đây Qúy khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm loại hoa tươi đủ màu sắc, Quý khách tự do mua sắm quà lưu niệm. Nghỉ đêm tại Côn Minh.(Thêm chùa Hoa Đình).

Ngày 07: Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai (Ăn sáng, trưa, tối)
Ăn sáng tại khách sạn. Xe đưa đoàn về Hà Khẩu. Đến Hà Khẩu, tham quan thị trấn Hà Khẩu, tự do mua sắm hàng hoá. Xuất cảnh về lại Lào Cai. Ăn tối tại nhà hàng, đoàn ra ga lên tàu khởi hành về Hà Nội. Đoàn nghỉ đêm trên tàu.
Thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc: Tại khu vực miền trung tỉnh Vân Nam có một hồ nước trong vắt rộng mênh mông, giống như viên ngọc óng ánh khảm trên vùng cao nguyên, gọi là "Điền Trì". Thành phố Côn Minh nằm bên bờ hồ cao nguyên tươi đẹp này.Côn Minh (tiếng Hoa: 昆明; Pinyin: Kūnmíng; Wade-Giles: K'un-ming) là thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dân số nôi thị năm 2006 khoảng 1.055.000 người. Vị trí đại lý: nằm bờ phía nam của Hồ Điền (hồ Côn Minh). Thành phố thường được gọi là Xuân Thành (春城, tức "thành phố mùa xuân"). Thành phố ở độ cao 1900 m so với mực nước biển. Thành phố có 2.400 năm lịch sử, là trung tâm văn hóa, kinh tế, giao thông của tỉnh Vân Nam.
Thành phố Côn Minh.
Thành phố Côn Minh. Ảnh: Business
Côn Minh nằm trên vĩ độ thấp, thuộc khí hậu gió mùa núi đồi cao nguyên, do chịu ảnh hưởng của luồng khí ẩm ướt tây nam Ấn Độ Dương. Nơi đây ánh nắng dồi dào, sương mù ít, nhiệt độ bình quân năm là 15 độ C. Khí hậu ôn hòa, mùa hè không nóng, mùa đông không lạnh, bốn mùa như xuân khiến người ta cảm thấy thoải mái dễ chịu, và được gọi là thành phố mùa xuân. Đây cũng là thành phố du lịch quanh năm bốn mùa hiếm có trên thế giới, mệnh danh Geneva của phương Đông.
http://www.huongviettravel.com/admin/Texterea/popups/upload/kunming01.jpg
Côn Minh có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên và nhân văn. Lịch sử lâu đời và kết cấu địa chất độc đáo đã để lại nhiều cổ tích văn vật và danh lam thắng cảnh cho nơi này. Thành phố Côn Minh đang phát triển du lịch, hình thành thắng cảnh du lịch xuân - hạ - thu - đông, lấy vườn sinh vật cảnh thế giới làm trung tâm.Thành phố có thể được xem có thời gian hình thành năm 279 trước Công nguyên. Năm 765, thành phố Thác Đông (拓东) được thành lập.
Vào thế kỷ 13, Marco Polo đã đến đây và đã viết về vùng đất này trong nhật ký. Thành phố được đổi tên thành Côn Minh bởi những người đứng đầu Mông Cổ (nhà Nguyên) vào năm 1276.
Vào thế kỷ 14, Côn Minh được nhà Minh chiếm lại và cho xây một bức tường bao quanh thành phố Côn Minh ngày nay.
Vào thế kỷ 19, Côn Minh chịu sự kiểm soát của quân nổi loạn dưới sự lãnh đạo của Đỗ Văn Tú (杜文秀) vua của Đại Lý quốc từ 1858 đến 1868. Nhiều thập kỷ sau, Côn Minh bắt đầu chịu ảnh hưởng của phương Tây.
Con Minh thanh pho nang dong
Hội chợ sinh vật cảnh Vân Nam 1999. Ảnh: Paulnoll
Hội chợ sinh vật cảnh thế giới năm 1999 đã đạt chuẩn của hội chợ sinh vật cảnh hạng A1, là vườn sinh vật cảnh thế giới mang đặc sắc Vân Nam. Các nước phát triển tổ chức hội chợ sinh vật cảnh đều áp dụng biện pháp đầu tư và sử dụng một lần, nhưng hội chợ sinh vật cảnh Côn Minh đã để lại toàn bộ công trình như địa điểm tổ chức, sân nhà trưng bày..., đồng thời thực hiện việc kinh doanh theo doanh nghiệp hóa, thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường. Hội chợ sinh vật cảnh thế giới Côn Minh năm 1999 đã lập nhiều kỷ lục mới trong lic̣h sử hội chợ sinh vật cảnh thế giới về các mặt: thời gian tổ chức hội chợ ngắn, diện tích triển lãm rộng, các nước dự triển lãm nhiều, số người tham quan đông.
http://www.anchoigiaitri.vn/page/UserFile/Relax/Business/2084/Avatar/conminh.jpgVân Nam là một tỉnh gồm có nhiều dân tộc. Tỉnh lỵ Côn Minh của Vân Nam cũng là một thành phố gồm 26 dân tộc, trong đó có dân tộc Hán, Thái, Hani..., mang lại nhiều đặc sắc dân tộc cho Côn Minh. Mỗi dân tộc đều có ngày lễ ngày tết riêng, khiến Côn Minh luôn luôn tưng bừng nhộn nhịp trong mỗi quý và mỗi tháng. Các lễ hội nổi tiếng là tết bó đuốc của dân tộc Di, lễ té nước của dân tộc Thái, tết hoa nở của dân tộc Mèo, chợ tháng 3 của dân tộc Bạch....
Kim Mã Phường và Bích Kê Phường nằm trong trung thâm thành phố Côn Minh, là hai kiến trúc tiêu biểu của thành phố này. Hai công trình này xây dựng từ đời Minh, đến nay đã có gần 400 năm. Điều độc đáo của Kim Mã Phường và Bích Kê Phường là, khi mặt trời vừa lặn, chiều tà vàng ánh rọi từ phía tây, Bích Kê Phường sẽ ngả bóng xuống đường phía đông. Trong khi đó mặt trăng lại mọc lên từ phía đông, ánh trăng dịu dàng rọi lên Kim Mã Phường, rồi ngả bóng xuống mặt đường phía tây. Bóng hai kiến trúc này dần dần nhích lại gần nhau, đan chéo lẫn nhau, trông lộng lẫy và bắt mắt.
Nền kinh tế của Côn Minh xếp thứ 14 trong các thành phố Trung Quốc năm 1992. Nhiều tuyến đường sắt, và đường bộ đã được xây dựng để nối Côn Minh với Thái Lan, Việt NamLào nhằm giúp Côn Minh có đường ra cảng biển. Côn Minh tham gia tích cực vào Khu Tiểu vùng Mekong mở rộng (bao gồm: Campuchia, Lào, Myanma (Miến Điện), Thái Lan và Việt Nam. Sân bay quốc tế Vu Gia Bá (Kunming Wujiaba International Airport; 昆明巫家坝国际机场) có các đường bay quốc tế đến thành phố nhiều nước, trong đó có Hà Nội.http://www.traveljournals.net/pictures/l/17/173851-kumning-kunming-china.jpgTừ thời Hán Tần, miền tây nam đã xuất hiện con đường giao thông quốc tế qua Côn Minh để đi đến các nước phía nam được gọi là "Trục thân độc đạo " là con đường tơ lụa quan trọng ngày xưa, điều đó cho thấy Côn Minh đã có lịch sử phát triển kinh tế xã hội lâu đời.Khu vực điền trì là trong những khu vực được khai khác sớm nhất của cao nguyên Vân quý, tới thời nguyên trở thành trung tâm chính trị của tỉnh tới thời Minh, thành nền công thương nghiệp và mậu dịch đối ngoại của thành số Côn minh đã bắt đầu đi lên, do sự xâm lượng của đế quốc Anh, pháp đã ép buộc Côn minh phải mở cửa và trở thành con đường thông thương với nước ngoài, từ đó Côn minh có thêm tên gọi " Đô thị thương nghiệp quốc tế" năm 1910 đường sắt Trung Việt được khai thông, không những chỉ có hàng hóa từ Ma Cao, Giang Tô, Triết Giang, Hương Cảng Hải Phòng và phương tiện cũng tới Côn Minh.
http://www.globosapiens.net/data/gallery/ch/pictures_468/--china--yunnan--id=17298.jpgCôn Minh là trung tâm mậu dịch đối ngoại là đầu mối giao thông quan trọng được tăng cường xây dựng thêm trong các thời kỳ chống nhật do sự phân tán và biến đổi đã làm cho các tỉnh ngoài đưa tiền vốn nhân tạo kỹ thuật vào Côn Minh đầu tư ngày càng lớn.Việc sửa chữa và thông xe tuyến Côn Minh - Mi-an-ma đã mở ra con đường quốc tế mới, Côn Minh trở thành trung tâm vận chuyển hành hóa vật tư xuất nhập khẩu, đây chính là thời kỳ thịnh vượng nhất trong lịch sử mậu dịch đối ngoại và mở của Côn Minh. Đến thập kỷ 80, Trung quốc giấy lên cao trào cải cách mở cửa loại hình kinh tế hướng ngoại đã trở thành nhân tố mạnh mẽ nhất trong cơ cấu kinh tế của Côn Minh, phát triển kinh tế mậu dịch biên giới trở thành bộ phận tổ chức quan trọng của nền kinh tế ngoại hình Vân Nam. Thành phố Côn Minh lấy Đông Nam Á và các nước xung quanh làm trọng điểm để tăng cường hợp tác kinh tế . Sau khi khôi phục mậu dịch Vân Nam tiểu ngạch giữa Trung miến, một số sản phẩm của thành phố Côn minh đã đi vào thị trường Mi-an-ma, tại biên giới xuất hiện 80% sản phẩm hàng hóa do Côn Minh sản xuất. tại các điển biên giới như Máng Thị, Trang phong, Mãng Giang , Uyển đinh , thụy lệ .. và trên toàn tuyến đã có nhiều thương hiệu Côn minh
Tỉnh Vân Nam giáp ranh với Việt Nam, Lào và Myanmar, khiến thành phố Côn Minh trở thành trạm trung chuyển và lô cốt đầu cầu trong hợp tác kinh tế và giao lưu thương mại giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.
Đô thị cổ Lệ Giang rộng 3,8 km2, được xây dựng đầu tiên vào cuối thời Tống và đầu thời Nguyên với lịch sử hơn 800 năm. Từ khi Kublai Khan, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Tống đã trị vì, Lệ Giang đã trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục. Giờ đây, khi thả bộ dọc theo khu phố cổ này, bạn có thể cảm nhận được sự thịnh vượng và nét hoa văn trang trí tại những cửa hàng lưu niệm .
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
khách du lịch nếm thử món ăn của người dân tộc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
Hoa anh đào trên phố cổ
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
Trà đóng thành bánh, cái này mới chỉ thấy ở Kunming
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
Chạm khắc trên gỗ, một nghề cổ truyền của người Nanxi, dân tộc chính tại Lệ giang
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
wish I had a house like this ;)
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
con suối chẩy qua phố cổ, nước trong vắt, dưới đáy có cỏ nước mọc quá đẹp
Đô thị cổ Lệ Giang được xây dựng dọc theo dãy núi và dòng sông. Thành phố cổ kính này không chỉ nổi tiếng với những bức tường và những câu chuyện thú vị. Nét đặc sắc của người Trung Quốc đã được thể hiện trong các kiến trúc của những bức tường.
Nhờ kết quả của sự hòa trộn nét văn hóa và sự phát triển của dân tộc Naxi. Kiến trúc những tòa nhà là sự kết hợp chặt chẽ kiến trúc của người Hán, Bai và Tây Tạng. Người Naxi đã rất kỳ công để trang trí nhà cửa và phương tiện đi lại. Du khách sẽ cảm nhận được sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên, hoa và cây cảnh được trồng rất nhiều trên đường phố.
Xung quanh thành phố có rất nhiều kênh đào dòng suối chảy qua khu vực dân cư. Bên bờ là những hàng liễu rủ dọc theo những con kênh đào. Thành phố có hàng cây 350 tuổi và những kiến trúc từ thời Minh. Hệ thống kênh đào chằng chịt này nên người ta gọi thành phố là "Venice" của phương Đông và "Tô Châu" trên cao nguyên.
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
toàn cảnh phố cổ, hàng ngàn nóc nhà với khoảng 4 vạn người đang sống, tất cả đều được bảo tồn tu tạo đẹp đẽ và biến thành 1 khu du lịch hút tiền với hơn 4 triệu khách mỗi năm
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
quảng trường ở trung tâm phố cổ
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
Hoa anh túc trồng trong công viên "Hồ rồng đen" cạnh phố cổ
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc Trung tâm của thị trấn cổ là phố Sifangjie. Từ những con phố chính này sẽ dẫn đến những con phố cũ, ngóc ngách của thành phố. Khắp thành phố được khoác trên mình một màu xám, kết hợp với những kênh đào và cây xanh tạo nên không khí trong lành tràn ngập đường phố.
Vào 3/12/1997, phố cổ Lệ Giang đã được tổ chức UNESCO xếp vào một trong những di sản văn hóa của thế giới. Giờ đây, thành phố ngày càng thu hút khách du lịch với nét văn hóa cổ kính đặc sắc và phong cảnh thiên nhiên trữ tình.Gần Lệ Giang, Bích tuyết Long Sơn là dãy núi băng giá ở Bắc bán cầu. Tuyết phủ và sương mù phủ trắng xóa đã làm dãy núi giống như con rồng bằng ngọc bích đang trườn trên mây, do đó mà có tên là Bích tuyết Long SơnBích tuyết Long Sơn là một dãy núi linh thiêng của người Naxi không chỉ vì truyền thuyết mà còn vì từ rất nhiều năm trước. Đây là một nơi linh thiêng cho những đôi uyên ương làm lễ cầu nguyện cho tình yêu đôi lứa và thoát khỏi nhừng ràng buộc của những hủ tục phong kiến.
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
dưới chân núi là mùa hè, trên đỉnh là mùa đông vĩnh cửu
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
đường cáp treo dài mấy km đi từ chân nui (3000m) lên đến đỉnh núi (gần 5000m). Đỉnh fanxipan của VN có độ cao là 3200m
Với độ cao thấp nhất là 4.000m so với mực nước biển. Các đỉnh núi này tuyết phủ quanh năm và được gọi là bảo tàng băng thiên nhiên. Nhìn từ trên cao, bạn có thể ngắm nhìn những dòng sông và lưu vực sông này. Nơi mà các tảng băng đang tan ra và chảy về phía hạ lưu qua những cánh rừng. Cảnh vật cũng thay đổi dần theo độ cao. Mọi cảnh vật nơi đây mang lại cảm giác ngạc nhiên thích thú. Mỗi bước chân, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh vật khác lạ. Mỗi bãi cỏ dọc triền núi Bích tuyết Long Sơn sẽ mang lại cho bạn sự ấn tượng của phong cảnh vùng núi cao. Các dãy thông, vân sam chạy dọc theo những dòng sông nhỏ lững lờ trôi.
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
tamtay.vn - photo - Lệ Giang - Trung Quốc
Bích tuyết Long Sơn giờ đây là một nơi lý tưởng cho những môn thể thao mùa đông như trượt tuyết, leo núi mạo hiểm, khám phá khoa học và những ký nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, những câu chuyện thần thoại, cổ tích của người dân tộc Naxi và những đỉnh núi chưa ai vượt qua là một sự hấp dẫn lôi cuốn du khách đến với nơi đây.
Kiến trúc nhà ở TQ
Kiến trúc nhà ở là loại kiến trúc cơ bản nhất, xuất hiện sớm nhất, phân bố rộng nhất, số lượng nhiều nhất. Do môi trường tự nhiên và tình hình nhân văn các khu vực TQ khác nhau, kiến trúc nhà ở các nơi cũng thể hiện bô ̣mặt đa dạng hoá.
Dòng chính kiến trúc nhà ở truyền thống ở khu vực dân tộc Hán TQ là nhà ở kiểu quy củ, tiêu biểu là Tứ Hợp Viện Bắc Kinh áp dụng bố cục đối xứng qua trục chính. Tứ Hợp Viện Bắc Kinh chia làm nhà trước và nhà sau, nhà chính giữa là nơi kính trọng và sùng bái nhất, đây là nơi tổ chức lễ nghi gia đình, tiếp đón khách quý, các nhà ở đều có cửa hướng vào sân giữa, có hành lang nối với nhau. Tứ Hợp Viện Bắc Kinh đã thể hiện quan niệm tôn pháp và chế độ gia đình thời cổ TQ, nhưng khu nhà rộng vuông vắn, yên lặng thân thiết, hoa lá, cây cỏ ngăn nắp, là không gian sinh hoạt ngoài trời rất lý tưởng. Kiến trúc nhà ở vùng Hoa Bắc, Đông Bắc phần lớn là khu nhà rộng rãi như vậy.

Ảnh: Tứ Hợp Viện Bắc Kinh
Nhà chính và nhà lầu
Kiến trúc nhà ở của miền nam TQ khá chặt chẽ, nhiều nhà tầng, nhà ở điển hình là nhà hướng vào sân có diện tích nhỏ hình chữ nhật. Kiểu nhà ở này bên ngoài vuông vắn, chất phác đơn giản, phân bố rất rộng tại các tỉnh miền nam TQ.
Người Khách Gia ở khu vực phía nam Phúc Kiến, phía bắc Quảng Đông và Quảng Tây thường ở khu nhà tập đoàn cỡ lớn, khu nhà ở có hình tròn và vuông, gồm khu nhà chính một tầng ở giữa và khu nhà 4-5 tầng ở xung quanh tạo thành, loại kiến trúc này có tính phòng thủ rất mạnh, tiêu biểu là nhà lầu Khách Gia huyện Vĩnh Định Phúc Kiến. Vĩnh Định có hơn 8 nghìn ngôi nhà lầu với các hình vuông, hình tròn, hình tám cạnh và hình bầu dục, những lầu đất này quy mô lớn, tạo hình đẹp, vừa khoa học thực dụng, vừa có đặc điểm riêng, đã tạo thành thế giới nhà ở kỳ diệu.


Thổ Lâu ở tỉnh Phúc Kiến được xây bằng đất sét, cát đá, mảnh gỗ, nối liền với nhau thành một cụm kiến trúc thành quách mang tính phòng ngự khép kín, gọi là Thổ Lâu. Thổ Lâu mang tính kiên cố, an toàn, khép kín và đặc thù tông tộc. Trong Thổ Lâu có giếng nước, có kho chứa lương thực, nếu xảy ra chiến loạn, thổ phỉ thì chỉ cần đóng cửa lại là hình thành một khối, dù bị vây hãm vài tháng vẫn có đủ lương thực. Cộng thêm có đặc tính mùa đông ấm áp mùa hè mát mẻ, kháng chấn và bão, Thổ Lâu là nời nơi sính sống của các đời người Hẹ.

Kiến trúc nhà ở dân tộc Thiểu số

Kiến trúc nhà ở vùng dân tộc thiểu số TQ cũng rất đa dạng, như nhà ở của dân tộc Vây-ua Tân Cương tây bắc TQ phần lớn là nhà mái bằng, tường đất, một đến ba tầng, bên ngoài có vườn vây quanh; nhà ở điển hình của người dân tộc Tạng tường ngoài xây bằng đá, bên trong kết cấu gỗ, mái bằng; dân tộc Mông Cổ thường ở trong lều bạt Mông Cổ có thể di động; còn các dân tộc thiểu số vùng tây nam thường xây các nhà sàn bằng gỗ dựa vào thế núi hướng ra mặt nước, dưới sàn để không, bên trên ở người, trong đó nhà sàn tre dân tộc Thái Vân Nam có đặc điểm nhất. Kiến trúc nhà ở vùng tây nam TQ có đặc điểm nhất là nhà sàn của dân tộc Mèo, dân tộc Thổ Gia. Nhà sàn thường xây trên đường dốc, không đổ nền nhà, chỉ lấy cột chống, nhà có hai hoặc ba tầng, tầng trên cùng rất thấp, chỉ để lương thực không người ở, dưới sàn để đồ lặt vặt hoặc nuôi gia súc.
Nhà hang miền bắc và kiến trúc nhà ở thành cổ
Vùng trung và thượng du sông Hoàng Hà miền bắc TQ có khá nhiều nhà hang.
Tại vùng hoàng thổ Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Sơn Tây v.v, cư dân địa phương đào hang trên vách đất tự nhiên, và thường nối liền mấy hang với nhau, trong hang lát gạch đá, làm thành nhà hang. Nhà hang tránh lửa, tránh tiếng ồn, mùa đông thì ấm mùa hè thì mát, tiết kiệm đất đai, ít tốn công lại kinh tế, kết hợp hữu cơ giữa cảnh tự nhiên với cảnh sinh hoạt, là hình thức kiến trúc hoàn mỹ tuỳ nơi mà vận dụng linh hoạt, thể hiện sự thiết tha và quyến luyến của mọi người đối với đất hoàng thổ.
Ngoài ra, TQ còn có thành cổ bảo tồn khá tốt, trong những thành cổ này có nhiều kiến trục nhà ở thời cổ. Trong đó, thành cổ Bình Dao Sơn Tây và thành cổ Lệ Giang Vân Nam đều được đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1998.

Thành cổ Bình Dao là một thị trấn đời Minh, Thanh đến nay vẫn bảo tồn khá hoàn chỉnh, là tiêu biểu điển hình của thị trấn cổ vùng Trung Nguyên dân tộc Hán TQ. Cho đến nay, các kiến trúc như tường thành, đường phố, nhà ở, cửa hàng, đền miếu của thành phố này vẫn cơ bản còn nguyên vẹn, bố cục và đặc điểm phong cách kiến trúc vẫn chưa bị thay đổi. Bình Dao là tiêu bản sống để nghiên cứu lịch sử phát triển của TQ về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự, kiến trúc, nghệ thuật.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
Đất nước Trung Hoa rộng mênh mông có vô số danh thắng, di tích thu hút du khách khắp năm châu. Nhưng những cái tên như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành, Cửu Trại Câu... đều không thể bỏ qua.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
1. Tới Trung Quốc mà không tới Vạn Lý Trường Thành thì cũng như tới Paris mà không thấy tháp Eiffel hay tới New York mà bỏ qua tượng Nữ thần tự do. Bức tường thành vĩ đại này dài khoảng 9.000 km.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
2. Khúc Phụ, quê hương của Khổng Tử tại Sơn Đông, Trung Quốc. Thị xã này có Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm, một di sản thế giới. Gia đình trực hệ của Khổng Tử hiện vẫn sống tại đây.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
3. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn ở tỉnh Sơn Tây 3 km. Chùa nằm cheo leo trên vách đá, được xây dựng cách đây 1.500 năm với kiến trúc đặc sắc, kế hợp cả đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
4. Tượng Phật cao nhất thế giới: Lạc Sơn Đại Phật ở núi Vân Lăng, tỉnh Tứ Xuyên. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan, cao 71 m, đối mặt với núi Nga Mi.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
5. Cửu Trại Câu tại Tứ Xuyên: Khu bảo tồn thiên nhiên này có giá vé vào cửa đắt nhất trong số các di tích và thắng cảnh Trung Quốc, nhưng luôn đông khách du lịch bởi cảnh đẹp như chốn bồng lai.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
6. Hang đá Mạc Cao với 492 ngôi đền ở Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Đây được coi là ngôi nhà đá lớn nhất và có giá trị nghệ thuật cao nhất Trung Quốc, với 45.000 m2 bích họa và 2415 được chạm khắc vào đá..
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
7. Núi Tung Sơn cao 1.500 mở Trịnh Châu, Hà Nam, nơi đã đón hơn 30 hoàng đế Trung Hoa tới vãn cảnh.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
8. Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn ở Nội Mông. Mộ thật của vị hoàng đế này vẫn chưa được tìm thấy nên đây là nơi hậu thế thường lui tới để tìm hiểu về cuộc đời người anh hùng của dân tộc Mông Cổ. Lăng mộ mang kiến trúc truyền thống Mông Cổ thâp niên 1950, có phòng trưng bày rất nhiều cổ vật.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
9. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long ở tỉnh Tứ Xuyên. Nơi đây được xây dựng từ năm 1963, rộng 200.000 ha với hơn 4.000 loài động vật, trong đó có loài gấu trúc đang có nguy cơ tuyệt chủng.
10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
10. Tử Cấm Thành nằm giữa thủ đô Bắc Kinh. Đây là hoàng cung của chế độ phong kiến trung Quốc suốt 500 năm, kể từ triều đại nhà Minh.

No comments:

Post a Comment