Thursday, September 8, 2011

DU LỊCH DUBAI - AI CẬP

Dubai là một tiểu bang trong số 7 tiểu bang của UAE. Đất nước Hồi giáo hiện diện ngay khi khách bước chân ra khỏi máy bay. Tại nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh (XNC) các nhân viên mặc trang phục truyền thống của đạo Hồi, nam thì đồ trắng, đội khăn trắng, nữ thì mặc toàn đồ đen và quấn khăn đen. Nhìn ai cũng đẹp, đặc biệt là đàn ông Hồi giáo, người nào cũng to, cao, râu quai nón được chăm chút rất công phu. Thủ tục XNC ở sân bay có lẽ đơn giản nhất thế giới, khách không cần phải khai báo XNC mà chỉ cần xuất trình hộ chiếu và visa là xong. Nhân viên làm thủ tục luôn nở nụ cười thân thiện.
Bước ra bên ngoài sân bay, gặp ngay cái nóng hầm hập của sa mạc. Mặc dù đã 22h nhưng nhiệt độ ngoài trời vẫn ở vào khoảng 35 độ, nhưng đây là cái nóng khô nên không làm toát mồ hôi như ở nhà. Dubai hoạt động về đêm là chủ yếu, để tránh cái nóng ban ngày. Các siêu thị đều mở cửa tới 24h, nhiều cửa hàng mở tới sáng. Khi mặt trời xuất hiện là lúc mọi người đi ngủ, chỉ có những người làm việc tại các cơ quan hành chính mới phải dậy sớm đi làm.
Sức sống của Dubai hoá ra chỉ nhìn nhận qua cửa kính sân bay là sai hết. Dubai không hề có mỏ dầu nào cả, trước kia nơi đây chỉ có sa mạc và cát trắng. Người Anh đã xây dựng ở đây sân bay, bến cảng nhưng người dân Dubai trước kia vẫn nghèo. Chỉ từ khi Hoàng thân Mohammed Bin Rashidal Maktoum trị vì Tiểu bang này, Dubai mới cất cánh. Với chính sách kinh tế mở cho hàng hoá và nguồn nhân lực nước ngoài, khuyến khích đầu tư, bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư... Dubai trở thành miền đất hứa, một ốc đảo bình yên cho tất cả những ai mong muốn đầu tư và tìm kiếm việc làm.
Thiên đường trên biển và trên sa mạc:
Có lẽ trên thế giới chỉ có UAE là có số lượng người nước ngoài làm ăn sinh sống đông hơn chính dân số sở tại. Dân số toàn UAE là khoảng hơn 1 triệu người thì số người nước ngoài sống và làm việc tại đây luôn dao động từ 6 đến 8 triệu người. Dubai là một đại công trường với những dự án khổng lồ đang được thực hiện như những câu chuyện thần kỳ trong ngàn lẻ một đêm: Những dự án lấp biển xây dựng đảo nhân tạo theo hình cây chà là - một loại cây ăn trái đặc trưng của sa mạc - chỉ dành bán cho các tỉ phú, triệu phú và những người nổi tiếng; dự án ngăn biển để tạo ra một con sông giữa lòng thành phố; toà tháp cao nhất thế giới gần 200 tầng...
Khu Marina hiện nay là khu phố mới cao cấp của Dubai, chỉ những người giàu có mới đủ tiền mua nhà ở đây. Với hàng trăm toà cao ốc, không cái nào dưới 35 tầng, không cái nào giống cái nào, có nhiều cái nếu đặt ở nước khác sẽ bị cho là điên rồ, nhưng ở Dubai vẫn được phép xây và đã để lại dấu ấn. Sau Marina, chính quyền Dubai tiếp tục lấn sâu vào sa mạc với dự án Sport City số vốn đầu tư hàng trăm tỷ USD.
Tại đây một thành phố vệ tinh của Dubai đã và đang được xây dựng với đường đua xe công thức 1 hiện đại nhất thế giới, trường đua ngựa, hệ thống sân golf do tay gol số 1 thế giới Tiger Wood là huấn luyện viên. Sport City còn có hàng trăm tòa nhà chọc trời giá thành mỗi chiếc từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD được xây dựng từ nay tới năm 2010. Một tốc độ mà ngay người Mỹ, người Đức, người Nhật cũng phải thán phục.
Tại Dubai và UAE có một chính sách rất hay: tất cả người nước ngoài đều có thể mua được nhà tại đây. Bất cứ ai mua nhà ở đều được cấp visa cho bản thân và gia đình với thời gian 99 năm. Nếu không ở có thể cho thuê được ngay. Không nơi đâu cho thuê nhà dễ và được giá như ở Dubai vì người nước ngoài quá đông, giá nhà lại tăng năm sau cao hơn năm trước.
Hình mẫu về quản lý xã hội:
Việc quản lý xã hội tại Dubai và UAE rất khoa học và hiệu quả. Tại một nước Hồi giáo nhưng những người theo đạo Hindu, Thiên chúa, Phật... sống và làm việc với nhau hòa thuận không hề có xung đột xảy ra, mọi người đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, miễn là họ tôn trọng luật pháp của nước chủ nhà. Đặc biệt, cảnh sát Dubai hoạt động rất hiệu quả dù bất cứ địa điểm nào trong hay ngoài thành phố, khi nhận đựơc tin báo chỉ không đầy 5 phút sau đã có mặt tại hiện trường, xử lý vụ việc hết sức nhanh gọn. Đầu năm 2008, một doanh nhân Việt Nam bị một lái xe taxi người Tuynidi lừa lấy 300 ngàn USD; mặc dù tên ăn cắp đã trốn thoát ra nước ngoài nhưng chỉ với số điện thoại của hắn còn lưu lại trong máy của doanh nhân người Việt mà trong vòng 5 ngày Cảnh sát đã tóm được hắn thu hồi tiền trả cho người bị mất. Khi vị doanh nhân có ý hậu tạ thì nhận được lời từ chối kiên quyết: Chúng tôi không thể nhận vì chúng tôi là cảnh sát Dubai!
Dubai là một thị trường tiêu thụ cực lớn. Ngoài sân bay lớn và nhộn nhịp bậc nhất thế giới, Dubai còn có cảng nước sâu Jabel Ali lớn nhất khu vực Trung Đông với công suất xếp dỡ hàng trăm triệu tấn năm, với hệ thống kho tàng bến bãi thuộc loại hiện đại nhất thế giới. Hàng hoá từ tất cả các nước đều có thể nhập khẩu và bán tại đây. Nếu quá cảnh rồi chuyển đi nước khác thì được tạo điều kiện rất thuận tiện, một container 40 feet từ Dubai về Việt Nam chỉ có 1400USD, rẻ hơn cả Hồng Kông và Singapore. Còn nếu nhập khẩu vào Dubai thì chỉ phải nộp 5% thuế là được bán thoải mái.
Người Dubai rất thoáng trong việc mua sắm, vì phụ nữ không phải đi làm nên sở thích chung của họ là mua sắm. Hàng cao cấp bán tại các đại siêu thị mở khắp nơi chỗ nào cũng đông nghẹt khách. Vì thuế thấp nên hàng cao cấp bán tại Dubai giá rẻ hơn các nơi khác, đã biến nơi đây thành một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới. Thời gian gần đây, Dubai nổi lên như là một trung tâm vàng và kim cương của thế giới. Những ngày cuối tuần, khách từ các nước châu Âu, đặc biệt là lớp nhà giàu mới nổi ở Nga kéo nhau sang đây nghỉ ngơi mua sắm rất đông.
Những người bán hàng tại Dubai là những người nhiệt tình hiếm thấy. Ở đây có một quy định, thiết nghĩ rất nên áp dụng tại Việt Nam: Nếu người bán hàng thiếu tôn trọng khách hàng, không phục vụ chu đáo, có hành vi gian lận, là khách hàng gọi ngay cho cảnh sát, lập tức cảnh sát có mặt triệu ngay người bán hàng về trụ sở, nhẹ thì xử phạt, nặng thì cấm không được kinh doanh. Bình dân hơn thì có Trung tâm thương mại Dragon do người Trung Quốc xây tại ngoại ô trên diện tích 300ha do chính người Trung Quốc bán, với đủ loại hàng hoá từ Trung Quốc đưa sang. Bước đầu hàng Trung Quốc đã thâm nhập được vào thị trường này thông qua tầng lớp bình dân chiếm số đông trong số những người nhập cư tại đây.
Thị trường Dubai hoàn toàn mở, nhưng vẫn có sự phân chia tương đối, người Anh, Mỹ đầu tư vào địa ốc, các trung tâm buôn bán lớn; người Ấn Độ kinh doanh vàng, kim cương và mạng lưới bán lẻ hàng hoá, mảng này đang gặp phải đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc; người Pakistan, Bangladesh, Philippines, bước đầu có sự tham gia của Việt Nam chuyên xây dựng các khu đô thị, đường giao thông. Hiện Việt Nam có hơn 15.000 lao động đang làm việc tại UAE. Hệ thống tàu điện trên cao đầu tiên xây dựng tại Dubai là do Cty Vinaconex xây dựng, là nhà thầu phụ cho các Cty Nhật Bản. Trong khi các cơ quan trong nước đang loay hoay với bài toán giao thông đô thị, hết dự án tàu điện ngầm đến dự án tàu điện trên cao, nhưng rốt cuộc hết năm này sang năm khác chẳng có mét đường nào được xây dựng. Đường phố đã tắc càng thêm tắc, thì người Việt lại đang xây dựng nên những tuyến giao thông hiện đại nhất tại Dubai. Thật là nghịch lý.
Người Việt ta cũng đã bắt đầu tiếp cận với thị trường này. Những hội chợ mở ra thường xuyên tại UAE với sự tham gia của các doanh nhân Việt ngày càng nhiều. Con đường đưa hàng Việt Nam đến nơi này thật vất vả vì chi phí thuê gian hàng ở hội chợ quá cao, nhưng khó khăn hơn là họ không có được một cơ quan đại diện hay xúc tiến thương mại tại Dubai để hỗ trợ đăng ký tham gia, thuê nơi ăn ở hay xin visa trong thời gian tham dự hội chợ.
Xứ sở xa lạ với lạm phát toàn cầu
Dubai dưới sự trị vì của Hoàng thân Mohammed đã tạo nên một xã hội lý tưởng. Đól à một xã hội bình yên cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, không có trộm cắp, tệ nạn. Tôi đã ngủ trong nhà người bạn cả đêm mà không khoá cửa. Trẻ em đi học từ mẫu giáo đến đại học không phải đóng tiền, trường đại học ở đây được xây dựng với quy mô hiện đại hơn cả ở những nước có nền giáo dục tiên tiến ở Âu, Mỹ. Đời sống người dân cực kỳ ổn định, GDP đầu người là 34.000 USD nhưng giá xăng chỉ tương đương 6.000 VNĐ. Ở đây người ta không biết đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra, tỉ giá đồng Dirham và USD hơn 20 năm nay không hề thay đổi, 1 USD ăn 3,65 dirham (điều này có thể gây ngạc nhiên cho các chuyên gia tài chính, nhưng đó là sự thật!). Đồ ăn thức uống trừ trong nhà hàng ra, giá ngoài chợ đều tương đương thậm chí nhiều mặt hàng còn rẻ hơn Hà Nội và TP HCM như tôm, cá. Giá tôm hùm biển chỉ vào khoảng 120 ngàn VNĐ/kg, còn tôm sú loại bằng cổ tay giá chỉ vào khoảng 80 VNĐ/kg. Tất cả các loại thực phẩm trên thế giới đều có mặt tại sa mạc phồn thịnh này.
Tại Dubai phần lớn người dân đều có 2 nhà, một để ở và một để cho thuê. Nhà nước hỗ trợ người dân về nhà ở. Tại đây, phân biệt giữa nhà của người có thu nhập thấp với nhà người có thu nhập cao là ô tô để trong garage hay để ngoài trời, còn các ngôi nhà nhìn bên ngoài chẳng có gì khác biệt. Người địa phương kể rằng: Quốc vương đã xây dựng hàng ngàn ngôi nhà ở theo dạng biệt thự để các gia đình nghèo đến ở, chỉ cần đề nghị với chính quyền là được nhận nhà, nhưng rất ít người dân đề nghị vì họ đã quá bằng lòng với cuộc sống, nên chẳng ai muốn nhận là người nghèo để được hưởng ân sủng của nhà vua cả. Đây cũng là chi tiết rất thú vị về lòng tự trọng của công dân.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Dubai cũng như UAE rất tốt. Năm ngoái Hoàng thân Mohammet đã sang thăm Việt Nam và có ấn tượng rất tốt về nước ta. Sau chuyến thăm của ông, truyền hình Dubai đã chiếu một bộ phim dài về đất nước và con người Việt Nam, được người dân rất quan tâm. Theo kế hoạch, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ sang thăm chính thức Dubai và UAE. Chắc chắn chuyến đi này sẽ đưa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới. Mong rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không bỏ lỡ cơ hội tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này.
NGÀY 1:Đoàn chúng tôi ra sân bay đưa ra phi trường Tân Sơn Nhất để làm thủ tục đáp chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam mang số hiệu VN853 lúc 15:30 đi Bangkok. Đến Bangkok lúc 17:00. Chuyển tiếp chuyến bay EK373 lúc 20h25 của Hãng hàng không Emirates Airlines đi Dubai.Tới Dubai lúc 23h30, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. Chúng ta chẳng hề ngạc nhiên khi sân bay quốc tế Dubai hiện là điểm hạ cánh của hơn 100 hãng hàng không trên thế giới. Bởi lẽ những dự án xây dựng khổng lồ và sự phát triển của nhiều nghành công nghiệp, Dubai đang trở thành điểm đến thu hút các du khách trên toàn thế giới, nó như là "thánh địa" của thế giới vật chất, cùng với các kỷ lục Guinness như toà nhà cao nhất thế giới (đang được xây dựng), khu mua sắm lớn nhất thế giới, Đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, khu trượt tuyết trong nhà lớn nhất thế giới hay khách sạn 7 sao sang trọng nhất thế giới.
Ngày 2: DUBAI - CAIRO
Sau khi ăn sáng tại khách sạn - Khởi hành tham quan thành phố Dubai: Khu Bastakia cùng nhà thờ hồi giáo Jumetrah từ bên ngoài. Ăn trưa. Sau đó xe đưa khách ra phi trường đón chuyến bay EK925 lúc 15h10 đi Ai Cập. Đến phi trường Cairo lúc 18h00, xe và hướng dẫn viên đón, đưa khách đi Ăn tối. Về nhận phòng tại khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 3: CAIRO
Ăn sáng, tham quan thành phố Cairo, thành phố của hàng ngàn ngọn tháp, thành phố lớn nhất thế giới Á Rập, quan trọng nhất của thế giới Hồi giáo. Khởi hành Tham quan Viện bảo tàng Ai Cập (EGYPTIAN MUSEUM), nơi đây du khách sẽ được xem và chiêm ngưỡng những cổ vật từ thời Ai Cập cổ đại với dáng vẻ hoàn mỹ, tìm hiểu những bí ẩn của Ai Cập và các xác ướp của các vị vua nổi tiếng như Vua Tutankhamen,… nơi phản ánh sự phong phú của kho tàng văn hóa Ai Cập. Nơi đây được nhiều người trên thế giới biết đến như là một kho tàng sưu tập và lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa cổ của Ai Cập, trong đó có đến 150.000 vật phẩm nghệ thuật quí giá của các thời vua Pharaon cổ đại. Tham quan triển lãm tranh giấy papyrus - đây là một trong những phát minh lớn nhất của Ai Cập trước đây. Ăn trưa. Sau đó du khách sẽ được đưa đến tham quan Nhóm Kim tự tháp Giza (GIZA PYRAMIDS) tọa lạc tại quận Gizar. Hùng vĩ và tráng lệ nhất trong đó là Kim tự tháp của vua Cheops, kim tự tháp lớn nhất trong nhóm 3 kim tự tháp, được xây trong triều đại thứ 3 vào khoảng năm 2690 trước công nguyên và đây là một trong 7 kỳ quan cổ của nhân loại. Tham quan Tượng nhân sư (SPHINX) được tạc từ một khối đá, tương truyền rằng mặt sư tử chính là diện mạo của vua Ai Cập cổ đại Chephren. Ăn tối. Về lại khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 4: CAIRO - ALEXANDRIA (220 km)
Ăn sáng khởi hành đi ALEXANDRIA cách Cairo 110 dặm về phía đông nam. Tham quan Viện Bảo tàng GRECO ROMANO và thư viện ALEXANDRIA. Ăn trưa và Ăn tối. Về khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 5: ALEXANDRIA - CAIRO
Ăn sáng, Tham quan Cung điện của vua Farouk, khu vườn MONTAZAH với những khu vườn rộng lớn, tham quan toàn cảnh khu thành cổ QUAITBAY và thánh đường Hồi Giáo ABU EL ABBAS. Ăn trưa - Khởi hành về lại Cairo. Ăn tối. Nghỉ ngơi.
Ngày 6: CAIRO
Ăn sáng. Tham quan quần thể thành quách đền đài SALAH EL DIN CITADEL, thánh đường Hồi giáo ALABASTER, Ăn trưa. Tham quan thành cổ CAIRO - Ăn tối trên thuyền đi trên dòng sông Nile đầy huyền thoại với chương trình múa bụng đặc sắc. Về lại khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 7: CAIRO – DUBAI
Ăn sáng - Quý khách có thể đi tham quan và mua sắm tại chợ Khan-Alili với đầy ắp các hàng lưu niệm dành cho du khách. Trả phòng - Ăn trưa - Chuẩn bị hành lý ra phi trường đáp chuyến EK926 lúc 19h15 bay đi Dubai, mua sắm trong thời gian 2 tiếng để chờ chuyển tiếp chuyến bay .
Ngày 8: DUBAI - TP.HCM
Đúng 03h15 phút đáp chuyến bay EK382 đi BKK, tới Bangkok lúc 12h25 đáp tiếp chuyến VN852 lúc 18:00 về lại thành phố Hồ Chí Minh. Tới TP. Hồ Chí Minh lúc 19:30 xe và hướng dẫn viên Viettours sẽ đón và đưa khách về điểm tập trung ban đầu. Kết thúc chuyến tham quan.
GIÁ TOUR:
1,245 USD Nhóm >15 pax
Tiêu chuẩn KS:
Dubai: Millennium
Cairo: Gawharet El Ahram
Alexandria: PlazaChiếc máy bay A320 cất cánh từ sân bay Charles de Gaulles đưa tôi rời xa không khí còn lạnh giá ở châu Âu của những ngày cuối tháng ba. Sau gần 6 tiếng đồng hồ, tôi đặt chân đến vùng đất huyền thoại mà có lẽ rất nhiều người ước mơ được đến đây một lần trong đời. Đó là Ai Cập cổ kính, xứ sở của các vị vua pharaon. Tượng Memnon
Tôi bắt đầu cuộc hành trình khám phá Ai Cập bằng chuyến du thuyền xuôi sông Nile hùng vĩ. Đồng hành cùng chúng tôi là hàng trăm chiếc du thuyền ngược xuôi trên sông. Khung cảnh ấy có thể khiến ta liên tưởng đến những hình ảnh trong bộ phim Tất cả những dòng sông đều chảy.
Sông Nile
Sông Nile dài 6.650km bắt nguồn từ hai nhánh chính là xích đạo Đông Phi và vùng Ethiopia, chảy ngang qua Ai Cập và cuối cùng đổ ra vùng biển Địa Trung Hải. Dòng sông này được xem là quan trọng nhất của lục địa đen và cũng là một trong hai dòng sông dài nhất thế giới, góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên một trong những nền văn minh cổ nhất của nhân loại - nền văn minh Ai Cập.
Với địa hình 94% sa mạc, đất nước Ai Cập gần như sống dựa vào sông Nile. Nhìn vào bản đồ chụp từ vệ tinh, ta sẽ thấy cả Ai Cập là một màu trắng xóa của cát, ngoại trừ một dải màu xanh ngắt của lưu vực sông Nile.
Nước của sông Nile trong xanh quyến rũ đến lạ kỳ. Màu nước ở đây gần giống màu xanh biếc đặc trưng của vùng biển Địa Trung Hải. Khi ánh hoàng hôn bắt đầu buông xuống phía sau những núi cát của hoang mạc thì sông Nile càng trở nên huyền ảo, với những bụi cọ cùng bóng người cưỡi lừa chậm rãi đi dọc hai bờ sông.
Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là thành phố Luxor, nơi từng là thủ đô Thèbes huyền thoại của Ai Cập cổ đại. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1979, Thèbes nổi tiếng nhờ di sản đặc biệt của các đời pharaon còn tồn tại đến ngày nay như đền Karnak, đền Luxor, thung lũng các vì vua, thung lũng các hoàng hậu và những bức tượng Memnon... Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi Luxor là một trong những thành phố có mật độ khách du lịch đông nhất đất nước Ai Cập. Ngôi đền đầu tiên trong chuyến viếng thăm các di sản thành Thèbes là đền Karnak. Đây là quần thể đền lớn nhất Ai Cập còn tồn tại cho đến ngày nay và cũng là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Ai Cập. Đền nằm phía đông của sông Nile, được xây dựng niên đại từ 1580 - 1160 năm trước Công nguyên. Theo các nhà nghiên cứu, đền Karnak luôn là nơi thờ cúng chính các vua pharaon trong vòng gần 2.000 năm và cũng là nơi linh thiêng nhất của người Ai Cập.
Lối vào cổng chính của đền nằm giữa hai hàng sư tử đầu cừu. Trong đền hiện còn lưu giữ hàng trăm cột đá cao 16m, đường kính rộng hơn 1m. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, cột đá là những cây hoa mọc lên từ đất. Do đó trên đỉnh những cột đá trong các ngôi đền cổ ta thường thấy chạm khắc các hình hoa văn mềm mại. Tường của đền được trang trí bằng các phù điêu miêu tả các pharaon dùng cung tên tiêu diệt cái ác.
Một điều đáng chú ý là các hình vẽ của pharaon luôn to lớn hơn các hình khác, hình càng lớn thì tầm vóc giá trị của pharaon càng tăng. Đối với người Ai Cập cổ đại, bất kể thực tế thế nào, pharaon luôn là người đúng và đại diện cho chính nghĩa.
Rời đền Karnak, tôi lên đường đi thăm thung lũng các vị vua và hoàng hậu. Trên đường đi, tôi ghé thăm hai bức tượng đá Memnon nằm ở phía tây thành phố Thèbes. Tượng được làm từ các khối đá riêng lẻ dưới triều đại phong kiến thứ XVIII (khoảng năm 1400 trước Công nguyên), được người Ai Cập vận chuyển từ miền bắc đến đây. Tượng phía nam cao 21m và nặng 1.305 tấn, tượng phía bắc cao 21m và nặng 1.360 tấn.
Trương truyền, vào mỗi sớm bình minh, khi ánh nắng đầu tiên chạm vào hai pho tượng thì một tượng sẽ thổi sáo và tượng kia phát ra tiếng động. Cho đến ngày người La Mã xâm chiếm Ai Cập, vì hiếu kỳ hoàng đế La Mã Septimius Severus đã cho phá hai bức tượng ra (khoảng năm 200 sau Công nguyên) để tìm hiểu nhưng không khám phá được bí mật của người Ai Cập. Kể từ đó, sau khi được lắp ráp lại, cả hai bức tượng đều câm lặng cho đến ngày nay.
Qua khỏi hai tượng đá khổng lồ, tôi đặt chân đến thung lũng các vị vua. Đây là một bãi sa mạc rộng mêng mông nằm dưới chân dãy núi Libya đổ ra hướng thung lũng sông Nile. Các vua pharaon chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ của mình. Có khoảng 63 vị vua thuộc triều đại thứ XVIII - XIX - XX (niên đại khoảng từ 1539 - 1075 trước Công nguyên) được chôn cất ở đây. Các ngôi mộ được xây chìm dưới lòng đất. Lối vào là các cửa hầm nhỏ.
Ngày nay, thung lũng các vị vua mở cửa hạn chế với du khách vì lý do bảo tồn. Cũng có thể do người Ai Cập không muốn du khách khuấy động vùng đất thiêng của họ. Khách du lịch khi vào bên trong tuyệt đối không được phép chụp hình, nếu phát hiện sẽ bị xóa thẻ nhớ và phạt 200 LE (đơn vị tiền tệ Ai Cập - 1 LE bằng khoảng 3.000 đồng Việt Nam).
Nằm cách không xa thung lũng các vị vua là thung lũng của các hoàng hậu. Đây là nơi chôn cất các hoàng hậu, con gái, đôi khi là con trai không kế vị của các vua pharaon. Người ta tính được có ít nhất 80 ngôi mộ cổ nằm dưới thung lũng này, trong số đó có mộ của hoàng hậu Néfertari nổi tiếng về nhan sắc, vợ của vua Ramsès II. Ông là vị vua pharaon thứ 3, vương triều thứ XIX, được xem là một trong những vị vua vĩ đại có quyền lực và được ca tụng nhất trong lịch sử nước Ai Cập.
Cũng như thung lũng các vị vua, công tác bảo tồn trong thung lũng các hoàng hậu được tiến hành khá nghiêm ngặt.Chặng đầu tiên trong chuyến hành trình khám phá Ai Cập của tôi được kết thúc bằng một trận bão cát sa mạc. Bão cát đến hết sức bất ngờ. Chỉ trong vài giây, ánh nắng hoàng hôn bị che phủ bởi những đám mây đen ngày càng lớn kéo về từ phía bên kia sông. Gió mỗi lúc càng mạnh kèm theo âm thanh và cát. Chỉ trong phút chốc, cả thành phố gần như bị bao trùm trong khối cát khổng lồ của sa mạc. Đêm hôm ấy bão cát đã làm gãy nhiều cây xanh và làm đổ vỡ rất nhiều cột đèn đường.
Rời Luxor, chiếc du thuyền xuôi theo dòng sông Nile đưa tôi đi khám phá tiếp các vùng đất kỳ thú khác của Ai Cập. Mặc dù mới trải qua một phần của hành trình nhưng tôi cũng như các du khách đến từ phương xa, tất cả đều sửng sốt và thán phục khi chiêm ngưỡng các di sản của nền văn minh Ai Cập - vô cùng vĩ đại và huyền bí.Đền Edfou
Chặng dừng chân tiếp theo của tôi là Edfou, một thành phố nhỏ ở tả ngạn sông Nile, cách thủ đô Cairo 755km. Edfou nổi tiếng bởi ngôi đền cổ cùng tên - đền Edfou - được xây dựng từ năm 237 đến năm 57 trước Công nguyên. Đền có chiều dài 137m, cao 36m và rộng 79m, thờ thần chim Horus - được xem là một trong những ngôi đền lớn và hoàn hảo nhất Ai Cập, chỉ đứng sau đền Karnak.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các hình họa khắc trên tường đền miêu tả các nghi lễ truyền thống của các vị vua Pharaon cũng như cách thức người Ai Cập cổ đại tiến hành xây dựng công trình trên sa mạc mà không bị lún. Ví dụ trong đó có hình vẽ miêu tả cảnh người Ai Cập đang dùng dụng cụ để tìm mạch nước ngầm. Người Ai Cập cho rằng muốn xây được đền ở sa mạc nhưng không bị lún thì phải tìm nền đá granic tự nhiên hoặc nơi có mạch nước ngầm. Thực tế đã chứng minh nhiều công trình trải qua hơn 3.000 năm mà vẫn đứng vững cho đến tận ngày nay. Ngôi đền tiếp theo trong chuyến đi là đền Kom Ombo nằm phía hữu ngạn sông Nile. Đền xây dựng từ những năm đầu thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên bởi triều đại nhà Ptolemy thứ IV và hoàn thành vào thế kỷ thứ 3 (triều đại người Hi Lạp cai trị Ai Cập). Bởi vậy bên trong đền còn mang một số nét kiến trúc Hi Lạp và La Mã. Đây là nơi thờ thần Sobek (thần có đầu cá sấu) và thần Horus (thần có đầu chim) nên còn được gọi là “đền thờ hai thần”. Tham quan các ngôi đền cổ, chúng ta nhận thấy một điều thú vị là người Ai Cập cổ đại thờ cúng các vị thần xuất thân từ một số loài vật. Thường thì họ dùng đầu của một số loài vật có thật, cách điệu lại cho hơi khác thường và gắn với thân người để tạo nên hình ảnh thánh thần. Chẳng hạn như thần Sobek (thần đầu cá sấu), thần Horus (thần đầu chim) hay thần Set (thần đầu chó), một trong những vị thần lâu đời nhất trong truyền thuyết Ai Cập cổ đại. Tiếp tục hành trình xuôi sông Nile, chúng tôi ghé lại Assouan, thành phố được UNESCO chọn làm “thành phố hòa bình”. Trong quá khứ Assouan từng là cửa ngõ chính ra vào của lục địa đen. Người dân Assouan đã có thói quen tiếp xúc với người nước ngoài từ thời xa xưa, có lẽ vì vậy họ luôn rất thân thiện.Đến Assouan, khách du lịch thường được giới thiệu đi thăm đập thủy điện khổng lồ Assouan và hồ Naser, hồ nhân tạo lớn nhất thế giới. Công trình hiện đại này là niềm tự hào của người dân Ai CậpĐể xây đập thủy điện Assouan người ta phải cần đến 30.000 người làm việc liên tục trong vòng 11 năm và khối lượng đá được sử dụng để xây đập thủy điện này lớn gấp 17 lần lượng đá sử dụng để xây kim tự tháp Kheops vĩ đại. Hồ Nasser có chiều dài 550km, chiều rộng trung bình 10km và chiều rộng tối đa là 35km, với tổng diện tích 5.250km2. Sau khi xây xong, đập thủy điện Assouan cung cấp 50% điện cho toàn Ai Cập. Bên cạnh đó lượng nước ngọt dự trữ của hồ Nasser còn được dùng để phục vụ canh tác nông nghiệp ngay giữa sa mạc.Tuy nhiên, công trình đập thủy điện cũng gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ, trong đó đáng kể nhất là việc nhấn chìm các ngôi đền cổ Philae và Abu Simbel khiến Chính phủ Ai Cập phải di dời chúng đến nơi khác.Đền Philae được xây dựng trong khoảng năm 380-362 trước Công nguyên nhằm tôn vinh nữ thần Isis trên đảo Philae gần Assouan. Ngay sau khi người Anh xây dựng đập thủy điện thủy điện đầu tiên ở Assouan vào năm 1894 thì một phần đảo Philae bị nhấn chìm trong nước của sông Nile.Khi Chính phủ Ai Cập quyết định xây dựng đập thủy điện thứ hai vào năm 1979 thì đền Philae có nguy cơ hoàn toàn bị nhấn chìm trong biển nước. Để cứu ngôi đền cổ, Ai Cập đã kết hợp cùng UNESCO tiến hành di dời đền Philae sang một đảo khác có địa hình tương tự đảo Philae nằm cách đó 300m. Toàn bộ ngôi đền đã được cắt nhỏ từng phần và ráp lại y nguyên tại địa điểm mới. Để tới được đền Philae, du khách phải đi thuyền khoảng 15 phút.Khác với đền Philae, đền Abu Simbel (bao gồm 2 đền) được xây dựng giữa sa mạc. Ngôi đền này cũng bị đe dọa bởi việc xây dựng hồ thủy điện Nasser. Việc di chuyển hai đền này cũng rất kỳ công. Người ta đã cắt hai đền thành từng khối đá nặng từ 10-20 tấn và di chuyển đến địa điểm ngày nay (cao hơn vị trí của ngôi đền cũ 65m). Khối đá đầu tiên được cắt ra sẽ là khối đá.
Từ Assouan, chúng tôi lấy xe buýt vượt sa mạc Nubia dài gần 280km để đến đền Abu Simbel. Khi đi qua sa mạc, các xe chở khách du lịch bắt buộc phải đi thành đoàn, không được xé lẻ. Trên xe nào cũng có lính vũ trang bảo vệ. Quân đội và cảnh sát hiện diện khắp mọi nơi có khách du lịch. Sau vụ khủng bố ngày 2-3-2009 ở ngay trung tâm Cairo làm một học sinh Pháp thiệt mạng, an ninh đã được siết chặt hơn.
Khi đi qua sa mạc, thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp một xác xe buýt cháy rụi, có lẽ là tàn tích của một cuộc tấn công. Chuyến vượt sa mạc trở nên thú vị hơn khi tôi lần đầu tiên được biết đến ảo giác về nước và ốc đảo.
Sau hơn 4 giờ trên xe, cuối cùng chúng tôi đã đặt chân đến ngôi đền nổi tiếng Abu Simbel. Đền Abu Simbel là một quần thể gồm hai ngôi đền. Đền thờ lớn thờ các vị thần của Ai Cập, thực chất là để tôn vinh pharaon Ramsès II, vị vua có nhiều quyền lực nhất và được nói đến nhiều nhất trong huyền thoại Ai Cập cổ đại. Đền nhỏ thờ vợ vua Ramsès II, hoàng hậu Néfertari nổi tiếng về nhan sắc. 
Hai ngôi được đục vào trong hai ngọn đồi. Trước cửa đền thờ vua Ramsès II có 4 pho tượng khổng lồ cao 20m. Một trong bốn pho tượng bị đổ vỡ một nửa thân trên. Phần đá ấy vẫn được người Ai Cập để nguyên dưới chân tượng như khi rơi xuống. Đền thờ hoàng hậu cũng có tượng trấn trước cửa nhưng mang phong cách duyên dáng mềm mại hơn. Chiêm ngưỡng hai ngôi đền Abu Simbel, ta sẽ càng bất ngờ và thán phục hơn khi biết rằng các ngôi đền này đã được xây dựng từ cách đây hơn 3.200 năm. Từ đền Abu Simbel, chúng tôi đi thẳng ra sân bay cùng tên nằm gần đó để cất cánh đi Cairo, thủ đô Ai Cập. Những ấn tượng về sự vĩ đại của nền văn minh Ai Cập cổ đại vừa được chiêm ngưỡng khiến tôi lại càng háo hức hướng về kỳ quan sắp đến - kim tự tháp.Chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến hành trình xuyên Ai Cập của tôi là Cairo, nơi được mệnh danh Thành phố ngàn tháp. Thành phố thủ đô này có mật độ dân số rất cao với 17 triệu dân. Đến đây, ta sẽ được chứng kiến đủ phương tiện giao thông, đặc biệt là các loại ôtô cũ được tận dụng tối đaAi Cập là một quốc gia có nguồn tài nguyên dầu mỏ nên giá xăng ở đây khá rẻ. Khi đến Cairo, các bạn đừng ngại đi taxi bởi phương tiện di chuyển này vừa nhanh vừa rẻ với giá trung bình khoảng 35 L.E cho đoạn đường 20km.
Tên Ngàn tháp được gắn cho Cairo bởi ở đây có hơn 1.000 đền thờ Hồi giáo với hơn 1.000 ngọn tháp theo lối kiến trúc Islam khác nhau. Những ngọn tháp cao, thanh mảnh xuyên bầu trời đêm Ả Rập là hình ảnh quen thuộc thường thấy của Cairo. 
Đã có thời là thủ đô thế giới của Hồi giáo Cairo mang đậm phong cách kiến trúc và văn hóa đạo Hồi. Hai đền thờ Hồi giáo nổi tiếng nhất ở đây là đền Al-Azhar được xây dựng năm 970 và đền Al-Hussein xây dựng năm 1154. Đền Al-Hussein là một trong những nơi linh thiêng nhất của người Hồi giáo Chiite. Vào tham quan bên trong đền hoàn toàn miễn phí và được phép chụp hình. Khi vào các đền thờ Hồi giáo, bạn phải bỏ giày dép ở bên ngoài và phụ nữ phải trùm khăn che đầu.
Tới Cairo, bạn đừng quên ghé thăm chợ Khân el Khalili mà người Ả Rập hay gọi là souk. Nằm trong khu vực đền Al-Azhar và Al-Hussein, đây là một trong những nơi tập trung khách du lịch đông nhất ở Cairo. Lang thang trong những con hẻm nhỏ đông người, tôi có cảm giác như khung cảnh trong chợ vẫn y nguyên như cách đây 600 năm.
Với hàng hóa vô cùng đa dạng và giá cả phải chăng, có thể nói đây là nơi lý tưởng nhất để mua sắm ở Ai Cập. Có điều cần lưu ý là tại Ai Cập người ta không bao giờ nói đúng giá. Nhiều khi chỉ trả 1/10 giá của người bán đưa ra nhưng bạn vẫn bị hớ. Tuy nhiên, ở trong chợ Khân el Khalili phần lớn người ta nói thách không nhiều lắm nên bạn có thể yên tâm mặc cả.
Một ấn tượng khác của Cairo đối với du khách là sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn. Bên cạnh những khách sạn “7 sao” phần lớn chỉ dành cho các thương gia và các ông hoàng Ả Rập là những khu nhà ổ chuột mà dân cư lao động nghèo sống chen chúc đến ngột ngạt, nơi mà mật độ dân số có thể lên đến 17 người/m².
Thậm chí, ở Cairo còn có nhiều nơi mà người sống cùng ở chung với người chết, đó là những khu nghĩa trang. Ở đây, người ta dựng nhà trên mồ mả của những người đã chết.
Thành phố Cairo nhìn từ trên cao.
Sông Nile êm đềm chảy qua thành phố Cairo.
Quần thể kim tự tháp tại Ai Cập.
Du khách tụ tập dưới chân kim tự tháp.
Tượng nhân sư khổng lồ.
Một khu chợ tại Cairo
Du khách khi đến Cairo sẽ không thể bỏ qua một địa danh đặc biệt cũng là mục đích chính của hành trình khám phá Ai Cập: các kim tự tháp Giza. Cách Cairo chừng 20km, đây là một quần thể tập trung nhiều công trình vĩ đại từ thời c
Trong số hơn 100 kim tự tháp lớn nhỏ nằm rải rác trong khu vực, công trình lớn nhất, nổi tiếng nhất là kim tự tháp Kheops hay còn được biết đến dưới tên Đại kim tự tháp. Đây chính là kỳ quan duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về thời điểm xây dựng và hoàn thành kim tự tháp Kheops, trong đó giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất là năm 2.560 TCN. Cách đó không xa còn có kim tự tháp Khafre. Nhìn bề ngoài, kim tự tháp Khafre có vẻ cao hơn cả Đại kim tự tháp do được xây trên khu đất cao hơn.Chiếc máy bay vội vã cất cánh trong đêm đưa tôi rời xa Ai Cập. Hành trang trở về của tôi nặng trĩu những pho tượng pharaon, kim tự tháp, các món quà lưu niệm bằng một loại đá đặc biệt của vùng. Cuộc hành trình đã kết thúc nhưng ấn tượng của chuyến đi vẫn mãi y nguyên.Ai từng đến Ai Cập một lần chắc cũng sẽ như tôi không bao giờ quên những hình ảnh nhân sư, pharaon, kim tự tháp, các ngôi đền cổ soi bóng xuống dòng sông Nile và nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp về một nền văn minh vĩ đại.
1. Aerial View of the Pyramids and a United States Air Force (USAF) B-1B Lancer Bomber, 1999, Jumhuriyat Misr al-Arabiyah - Arab Republic of Egypt (Egypt). Photo Credit: Air Force Link - Photos (http://www.af.mil/photos, 021105-O-9999G-017, "Flying over foreign lands"), United States Air Force (USAF, http://www.af.mil), United States Department of Defense (DoD, http://www.DefenseLink.mil or http://www.dod.gov), Government of the United States of America (USA).
1. Aerial View of the Pyramids, 1999
Jumhuriyat Misr al-Arabiyah – Arab Republic of Egypt
2. Backdropped By The Great Pyramids, Farmers and Caribou in the Field Near Cairo, Jumhuriyat Misr al-Arabiyah - Arab Republic of Egypt. Photo Credit: Defense Visual Information Center (DVIC, http://www.DoDMedia.osd.mil, DF-ST-99-05287), United States Department of Defense (DoD, http://www.DefenseLink.mil or http://www.dod.gov), Government of the United States of America (USA).
2. Backdropped By The Great Pyramids, Farmers and Caribou in the Field Near Cairo
Jumhuriyat Misr al-Arabiyah – Arab Republic of Egypt
3. Another Aerial View of The Great Pyramids and a United States Air Force (USAF) B-52 Stratofortress, September 10, 1983, Jumhuriyat Misr al-Arabiyah - Arab Republic of Egypt. Photo Credit: Joint Service Audiovisual Team; United States Air Force (USAF, http://www.af.mil); Defense Visual Information Center (DVIC, http://www.DoDMedia.osd.mil, DF-ST-84-05994), United States Department of Defense (DoD, http://www.DefenseLink.mil or http://www.dod.gov), Government of the United States of America (USA).
3. Another Aerial View of The Great Pyramids, September 10, 1983
Jumhuriyat Misr al-Arabiyah – Arab Republic of Egypt

4. Horseback Riders On Their Way to The Great Pyramids
Jumhuriyat Misr al-Arabiyah – Arab Republic of Egypt
5. The Great Sphinx of Giza and One of The Great Pyramids, Jumhuriyat Misr al-Arabiyah - Arab Republic of Egypt. Photo Credit: Defense Visual Information Center (DVIC, http://www.DoDMedia.osd.mil, DF-ST-99-05286), United States Department of Defense (DoD, http://www.DefenseLink.mil or http://www.dod.gov), Government of the United States of America (USA).
Large Medium Original
5. The Great Sphinx of Giza and One of The Great Pyramids
Jumhuriyat Misr al-Arabiyah – Arab Republic of Egypt
7. Aerial Front-View of West Cairo, Two of The Great Pyramids and, Participating in Exercise Bright Star '80 (From Left-to-Right) 'Two OH-58 Kiowa Helicopters, Four UH-60 Black Hawk Helicopters and Two AH-1 Cobra Helicopters', November 9, 1980, Jumhuriyat Misr al-Arabiyah - Arab Republic of Egypt. Photo Credit: Staff Sgt. Bill Thompson; Defense Visual Information Center (DVIC, http://www.DoDMedia.osd.mil, DF-ST-82-06256), United States Department of Defense (DoD, http://www.DefenseLink.mil or http://www.dod.gov), Government of the United States of America (USA).
7. Aerial Front-View of Two of The Great Pyramids and West Cairo, November 9, 1980
Jumhuriyat Misr al-Arabiyah – Arab Republic of Egypt
8. Another View of The Great Sphinx of Giza and One of The Great Pyramids, Jumhuriyat Misr al-Arabiyah - Arab Republic of Egypt. Photo Credit: Defense Visual Information Center (DVIC, http://www.DoDMedia.osd.mil,  DF-ST-99-05326), United States Department of Defense (DoD, http://www.DefenseLink.mil or http://www.dod.gov), Government of the United States of America (USA).
8. Another View of The Great Sphinx of Giza and One of The Great Pyramids
Jumhuriyat Misr al-Arabiyah – Arab Republic of Egypt

Xa xa là ba Kim Tự Tháp lớn nhất Ai Cập ở Giza.
Nhóm 3 Kim tự tháp lớn nhất Ai Cập ở khu Giza dưới trời nắng.
Đền thờ nữ hoàng Hatchepsut với lưng dựa vào vách núi.
Đền thờ nữ hoàng Hatchepsut tựa lưng vào vách núi.
Đền thờ Luxor huyền bí trong ánh đèn với những bức tượng khổng lồ.
Đền thờ Luxor huyền bí trong ánh đèn với những bức tượng khổng lồ.
Du thuyền lướt giữa sông Nile mênh mông.
Một Pharaon trong đền thờ Karnak.
Tượng một Pharaoh trong đền thờ Karnak.
Bức ảnh chụp từ máy bay xuống sa mạc phía tây.
Sa mạc phía tây Ai Cập nhìn từ trên máy bay.
Thung lũng hầm mộ của những vị vua Ai Cập cổ đại.
Thung lũng hầm mộ của những vị vua Ai Cập cổ đại.
Sông Nin nhìn từ trên cao xuống giống như một dải lụa.
Sông Nile nhìn từ trên cao xuống giống như một dải lụa.Chia tay Luxor và các di tích của thành Thèbes, chúng tôi đi thuyền xuôi theo dòng sông Nile hiền hòa quyến rũ. Sẽ không có gì thú vị hơn khi khám phá Ai Cập bằng con đường này bởi sông Nile là cái nôi của nền văn minh Ai Cập. Gần như tất cả tinh hoa của một thời Pharaon huy hoàng đều tập trung hai bên.

No comments:

Post a Comment