Khu vui chơi bao gồm hai phân khu lớn là khu bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa và công viên giải trí.
Khu làng nghề truyền thống sẽ giới thiệu bàn tay vàng của nghệ nhân Việt Nam tạo ra các sản phẩm phong phú đặc sắc. Một khu phố cổ được tái hiện với hơn 20 căn nhà liền kề được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc Hà Nội xưa, thể hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Khu ẩm thực quy tụ các món ăn dân tộc đặc sắc nhất của ba miền đất nước... Đây cũng là nơi sẽ liên tục diễn ra các ngày hội ẩm thực.Trong quần thể công viên, một thế giới đại dương được xây dựng trong 2 quả núi nhân tạo, sẽ trưng bày 2.000 loại cá sống của các châu lục như cá mập, cá đuối, cá heo, hải cẩu, sư tử biển... và nhiều loại san hô và sinh vật biển quý hiếm. Đặc biệt, khu giải trí đa năng dành cho mọi lứa tuổi gồm nhiều trò chơi như đu quay cưỡi ngựa, thám hiểm vũ trụ, đua ôtô điện, du thuyền cảm giác mạnh, tàu hoả lắc lư; đu văng và quay lắc lư; khu nhà ma... Phòng chiếu phim 4 chiều bố trí 48 ghế quay, để người xem như đang ở trong thế giới huyền ảo.
Cổng chào y hệt Tàu !
Ngoài ra, công viên còn biểu diễn nhạc nước, chiếu phim Laser và biểu diễn xiếc cá heo, hải cẩu hằng ngày tại khán đài 7.000 chỗ ngồi.
Du khách có thể thăm vườn thượng uyển với khoảng 500 loại lan quý của Việt Nam và Đông Nam Á, vườn bướm và bảo tàng bướm, tượng đài Phật Di Lặc cao 20 m và tượng 12 Phật La Hán, nhiều hồ nước với tượng đài Rồng ấp trứng, Rồng và Phượng... Khu vui chơi còn có hệ thống bể bơi, cầu trượt, bể sục. Đây là một tổ hợp bơi nóng lạnh, vui chơi giải trí trong nhà phục vụ du khách suốt bốn mùa.
Công viên “Thiên đường Bảo Sơn” được Tập đoàn Bảo Sơn đầu tư 50 triệu USD, dự kiến thu hút trung bình 10.000 lượt khách quốc tế và trong nước mỗi ngày.
Xây dựng một loạt khách sạn cao cấp, hình thành các khu du lịch ở phía Bắc... là những dự án của ngành du lịch TP HCM trong năm 2008, với tổng đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.
Năm nay, ngành du lịch thành phố sẽ triển khai xây mới một số khách sạn 5 sao 4.000 phòng tại thành phố như: khu đô thị mới Thủ Thiêm, công trường Lam Sơn và dự án khu tứ giác Lê Lợi - Đồng Khởi - Nguyễn Huệ, khu du lịch sân Golf Sài Gòn. Các khách sạn Rex, Majestic, Kim Đô, Grand, Oscars được mở rộng, cải tạo nâng cấp toàn bộ khu cũ để hoàn chỉnh tiêu chuẩn quốc tế 5 sao.Bên cạnh đó, còn có dự án xây dựng lớn của ngành du lịch thành phố vươn ra các tỉnh, thành trên toàn quốc như: khu du lịch Sài Gòn - Sapa (Lào Cai); dự án Bãi Sao (Phú Quốc) và xây dựng chuỗi khách sạn Sài Gòn tại Sapa (Lào Cai), Đông Hà (Quảng Trị), Ban Mê (Đắk Lắk), Rạch Giá (Kiên Giang).
Dự án khu du lịch sinh thái 205 ha tại Phú Quốc, khu đô thị du lịch Cần Giờ, các resort tại Quảng Bình, Hồ Cốc (Bà Rịa Vũng Tàu), vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) sẽ được thực hiện thông qua kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đơn vị triển khai và quản lý các dự án trên là Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist).
Theo sở du lịch TP HCM, nhiều hoạt động, sự kiện lớn sẽ tiếp tục được tổ chức trong suốt năm nay như: Ngày hội du lịch, Lễ hội trái cây, bia Oktoberfest, quốc giỗ Tổ Hùng Vương, Hội chợ quốc tế du lịch, Liên hoan ẩm thực "Món ngon các nước"...Một số công trình văn hóa, lịch sử: nhà hát Bông Sen (quận I), Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh), Chùa Gò (quận 11) cũng sẽ được trùng tu cải tạo để đưa vào tuyến điểm phục vụ khách du lịch.
Đối với trục đường Trường Sơn- sân bay Tân Sơn Nhất, UBND TP HCM chỉ đạo Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Du lịch, UBND quận Tân Bình và các ngành liên quan đề xuất phương án tôn tạo, trang trí tạo vẻ đẹp mỹ quan cho con đường là cửa ngõ vào trung tâm thành phố này.
Du lịch một mình, bạn sẽ có cơ hội được thỏa mãn bản thân hơn, nhưng cần chuẩn bị tốt hành trang và cả tinh thần
Quan trọng nhất là phải an toànHãy luôn tự hỏi chính mình sẽ xử lý thế nào trước một số tình huống xảy ra. Nếu cảm thấy nghi ngại thì không làm. Luôn nhớ mang theo những giấy tờ tùy thân cần thiết; giữ thái độ cởi mở và thân thiện với người xung quanh, nhất là khi đi ra ngoài vào ban đêm.Đặc biệt không nên tạo ra sự thu hút bằng cách mặc quần áo diêm dúa, đeo nhiều trang sức.
Không cả tinMột trong những điều thích nhất khi du lịch một mình là được thoải mái gặp gỡ những người mới. Thế nhưng phải luôn lưu ý những kẻ cắp điêu luyện sẽ biết cách để trở thành bạn đồng hành quyến rũ nhất. Vì vậy, không cả tin, cởi mở và cảnh giác là những điều tối quan trọng để bạn bảo đảm an toàn cho mình. Luôn giữ liên lạcVì sự an toàn của chính mình và sự an tâm của người thân, hãy nên xác định nhanh nhất vị trí của các cửa hàng internet nơi mình đặt chân đến. Sẽ tốt hơn nếu điện thoại di động của bạn không mất sóng, hết pin.Nếu đi du lịch nước ngoài, nhất thiết đến bưu điện chuyển vùng hoặc mở mã quốc tế để tiện liên lạc và hãy để lại số điện thoại cho gia đình, bạn bè để phòng các trường hợp khẩn cấp.Giữ nhịp di chuyển chậmViệc phải tự chuẩn bị tất cả mọi thứ và sự thận trọng khi du lịch một mình có thể khiến bạn xuống sức rất nhanh. Khi cảm thấy thấm mệt, hãy giữ nhịp di chuyển chậm giữa các điểm đến. Có thể giãn khoảng cách bằng cách hoãn lại lịch trình, duy trì những thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình.
Lễ hội phố hoa Hà Nội 2009
Hai hàng trống trên phố Đinh Tiên Hoàng
*
Xe điện - một phương tiện giao thông trên các tuyến phố Hà Nội một thời chưa xa
(Tiếc rằng không nghe tiếng leng keng quen thuộc)
*
Ruộng lúa và đàn cò - biểu tượng của nền văn minh lúa nước Việt Nam
*
Giếng nước với thành vách giếng xây bằng đá ong và những chum nước quen thuộc
của xóm làng Việt Nam
*
Hoa sen trên mặt nước ao làng
*
Biểu tượng "Cửu Long Thiên Sử"
*
Hàng xích lô trong một đám cưới Hà Nội xưa
*
Dòng suối và bờ tre
*
Hàng ngàn đóa cúc vàng kết thành bè hoa với con số "1000"
*
Ruộng lúa, ruộng rau
*
Sa bàn cầu Long Biên qua sông Hồng
*
Hồ Gươm ngày cuối năm
*
Hồ Gươm và Tháp Rùa trong màn sương chiều đông
*
Từ ngày 31/12/2008 đến 4/1/2009, Lễ hội phố hoa Hà Nội 2009 lần đầu tiên sẽ được tổ chức theo dọc bờ hồ Hoàn Kiếm - khu vực phố Đinh Tiên Hoàng và tượng đài Lý Thái Tổ.Lễ hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức nhân dịp tết dương lịch ở Việt Nam.Đêm khai mạc sẽ là một lễ hội ấn tượng với màn thả hoa đăng và đèn trời trên mặt hồ Hoàn Kiếm (600 chiếc hoa đăng và 600 chiếc đèn trời). Một khu phố cổ Hà Nội bằng gốm sẽ được tái hiện với chiều dài 50m, cao 0,8m. Hiện các nghệ nhân làng quạt Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) cũng đang gấp rút hoàn thiện chiếc quạt kỷ lục có đường kính 12m, chiều cao 4,5m bằng các chất liệu tre và vải. Một con rồng hoa có chiều cao 4m, dài 15m sẽ được đặt tại trung tâm phố hoa. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động văn hóa khác như: trình diễn bộ sưu tập áo dài kết từ hoa tươi, ca múa nhạc, khiêu vũ, biểu diễn hip-hop, trình diễn nghệ thuật cắm hoa...
Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước năm 2008”tại Saigon: Nhằm giới thiệu, tôn vinh giá trị ẩm thực Việt Nam và quốc tế đến du khách trong và ngoài nước, trong 3 ngày từ 5 đến 7-12-2008, tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch và Tổng Công ty du lịch Sài Gòn tổ chức Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước năm 2008”.
Đây là một sự kiện văn hóa - du lịch nhằm tạo cơ hội giao lưu, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước bạn trên thế giới. Tham dự Liên hoan lần này gồm có 21 đơn vị là các nhà hàng, khách sạn quốc tế tại thành phố, tiêu biểu cho nền ẩm thực của 16 quốc gia sẽ tham dự liên hoan.Tại liên hoan, các nhà hàng sẽ chế biến, nấu nướng, trình diễn và giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống của mỗi quốc gia cùng với việc sử dụng âm nhạc, thời trang truyền thống của quốc gia mình đại diện, đến với du khách tham quan liên hoan ẩm thực.Điểm nổi bật của Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước 2008” là sự tham gia của quốc gia khách mời đặc biệt Hàn Quốc với các hoạt động hấp dẫn như: triển lãm hình ảnh các món ăn truyền thống Hàn Quốc, biểu diễn nghệ thuật nấu ăn cung đình Hàn Quốc DEA JANG GUM, biểu diễn ca múa nhạc Hàn Quốc…Cũng trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra một số nội dung đặc sắc như: Thực hiện 1 Guiness Việt Nam mới “Xiên nướng thịt khổng lồ” dài 10m, cuộc thi “Nấu cơm bằng bã mía”, nhà hàng Samurai thực hiện bức tranh “Lá cờ Việt Nam” từ các màu sắc của món ăn Sushi truyền thống, cuộc thi “Đầu bếp tài năng Việt Nam 2008”, tọa đàm “Văn hóa ẩm thực Việt Nam”…
Người Việt Nam chưa nên đi du lịch Thái Lan thời điểm này.
Trước tình trạng bất ổn tại Thái Lan, và vẫn còn khá nhiều người Việt Nam đã lên kế hoạch sang Thái Lan du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đưa ra khuyến cáo, người Việt Nam chưa nên đi du lịch Thái Lan thời điểm này.
Các Công ty du lịch thường xuyên theo dõi sát tình hình tại Thái Lan, theo đó đề nghị trong thời gian này không đưa du khách sang Thái Lan. Đối với những Công ty du lịch đã đưa khách sang Thái Lan và đang mắc kẹt tại đó cần nắm chắc thông tin, tình hình đồng thời liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại có biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách là người Việt Nam và sớm đưa du khách trở về nước.Vietnam Airlines cũng đã có kế hoạch đưa máy bay hạng lớn sang Thái Lan đưa du khách là người Việt Nam về nước. Ngoài đường hàng không, nhiều Công ty du lịch lữ hàng đã chủ động đưa du khách về bằng đường bộ.
'Tam Quốc Thánh địa':Đến Trung Quốc mới thấy rõ ảnh hưởng của bộ Tam Quốc diễn nghĩa đối với người Trung Hoa. Có thể xem Tam Quốc là bộ tiểu thuyết sử thi đầu tiên của Trung Quốc mà đa số người từ thành thị đến nông thôn, biết chữ hay không biết chữ đều ít nhiều biết về nội dung.
Dựa vào những sự kiện lịch sử, những câu chuyện, những tác phẩm có trước, bằng tài năng sáng tạo của mình, La Quán Trung đã biến bộ sách thành một sản phẩm tinh hoa trong tâm hồn người Trung Quốc.
Ngược dòng lịch sử, sau những chính sách khắc nghiệt, đi ngược lại lòng dân của Tần Thủy Hoàng; Lưu Bang, theo truyền thuyết, đã chém rắn khởi sự nhà Hán. Nhà Hán đã trải qua rất nhiều thăng trầm qua các biến cố lịch sử. Đến khoảng thế kỷ thứ III, Trung Quốc chia làm ba nước: nước Thục của Lưu Bị, nước Ngô của Tôn Quyền và nước Ngụy của Tào Tháo. Đó là thời Tam Quốc, kéo dài từ năm 220 đến năm 280. Mang danh nghĩa khôi phục nhà Hán, ba nước này đã hỗn chiến qua hơn sáu thập niên với ý đồ thống nhất Bắc - Nam.
Nước Thục nay: Chúng tôi đến Thành Đô, xưa là kinh đô nước Thục, ngày nay là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, với tâm trạng phấn khởi xen lẫn một chút bùi ngùi về quá khứ. Theo sử sách, Tứ Xuyên là nơi “biên địa hạ tiện”, vùng biên cương khô cằn của Trung Quốc. Thực tế, Thành Đô làm người ta choáng ngợp bởi sự nhộn nhịp của một thành phố hiện đại. Đâu đâu cũng thấy xe cộ như mắc cửi, sáng rực đèn màu của các bảng hiệu quảng cáo, nhan nhản các cửa hàng thức ăn nhanh KFC, Mc Donald, đầy ắp hàng hóa nhập trong các trung tâm mua sắm như Parkson, Wal-Mart...
Chúng tôi cũng làm như nhà “tiên thơ” Lý Bạch từng làm: viếng Thành Đô, thăm đền Vũ Hầu. Người điều hành công ty du lịch địa phương, với vẻ mặt nửa đùa nửa nghiêm túc, hỏi chúng tôi muốn tham quan đền Vũ Hầu nào. Sau này mới biết, Khổng Minh Gia Cát Lượng được đông đảo nhân dân yêu quý và kính trọng nên chỉ riêng tỉnh Tứ Xuyên đã có đến 40 đền thờ Khổng Minh. Nếu tính thêm Vân Nam và Quý Châu, thì con số lên đến hơn 90 đền. Khổng Minh xứng đáng dược mọi người quý trọng như vậy, ông là một thừa tướng thanh liêm, tài trí của nước Thục xưa. Ông cương quyết hạn chế việc bóc lột dân chúng và rất cổ vũ sản xuất...
Đền được gọi là Vũ Hầu vì lúc còn sống, Khổng Minh được phong Vũ Hương Hầu và sau khi chết, ông được phong làm Trung Vũ Hầu. Đền Vũ Hầu chúng tôi muốn đến chính là “Hán Chiêu Liệt Miếu” hay Huệ Lăng (mộ của Lưu Bị). Nghe đâu, trước đây, đền Vũ Hầu và Huệ Lăng nằm riêng biệt. Đến thời nhà Minh, vua Chu Xuân (con thứ 11 của Thái tử Chu Nguyên Chương) đã “mời” Khổng Minh vào phía Đông của Chiêu Liệt Miếu (phía Tây dành cho Quan Vân Trường và Trương Phi, em kết nghĩa của Luu Bị) nhưng người dân vốn quen gọi đền này là Vũ Hầu. Chúng tôi đã tham bái tượng của Lưu Bị và Khổng Minh mà không khỏi miên man suy nghĩ về họ.
Theo lời tiên đoán trước đây của Tư Mã Huy, cả Lưu Bị và Khổng Minh đều không gặp thời vận tốt. Đúng như lời tiên đoán, họ không được cơ đồ hay giang sơn thống nhất, nhưng bù lại đã được lòng nguời. Bằng chứng là sau đó 18 thế kỷ, vẫn có rất nhiều người, nhiều du khách như chúng tôi ngậm ngùi tham bái cho đấng minh quân và vị trung thần.
Rời nước Thục “nhân hòa” chúng tôi đến nước Ngô của Tôn Quyền, nơi được Khổng Minh đánh giá là “địa lợi” trong thế chân vạc bình thiên hạ vào một ngày xuân.
Đông Ngô - địa lợi
Trời vẫn còn se lạnh trong tiết tháng tư, hoa nở rất nhiều hai bên đường. Ấn tượng đầu tiên về một Giang Đông xưa rất đẹp, không phồn hoa như Bắc Kinh, không hối hả như Thượng Hải, Nam Kinh mà có những khoảng xanh cần thiết, có hồ Huyền Vũ, có dãy núi Tử Kim phía sau và có dòng Dương Tử chảy qua. Ngày xưa, lo sợ phong thủy tốt ở đây sẽ sinh họa sau này, Tần Thủy Hồng cho đào một con sông nhỏ chảy qua thành phố để trừ hậu họa. Con sông về sau được đặt tên là Tần Hoàng.Chúng tôi dành một buổi sáng đi viếng mộ Tôn Quyền, mộ nằm trên đồi có hoa đào nở hồng cả lối đi. Tôn Quyền xưng vương và dựng nước Đông Ngô năm 221, sau đó ông cho dời đô về Nam Kinh. Ngày nay du khách có thể tham quan khu di tích cổ thành nằm giữa hồ Huyền Vũ và sông Tần Hoàng. Có lẽ Tôn Quyền cũng vui lòng nơi chín suối khi thấy con cháu của ông đã làm dược nhiều kì tích cho nước Ngô xưa. Kỳ tích lớn nhất là chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Dương Tử do Trung Quốc xây năm 1968, một công trình được đánh giá không thể thực hiện được vào thời dó.
Đứng trên chiếc cầu vững chãi nhìn xuống dòng Trường Giang cuộn chảy, đỏ ngầu phù sa như dòng Cửu Long mà chạnh xót xa khi nhớ vế những chiếc cầu quá cũ kỹ ở quê mình. Chúng tôi tranh thủ thời gian ít ỏi còn lại để tham quan Triển lãm Quy hoạch thành phố Nam Kinh năm 2010. Sự bài bản ngay từ trong cách thể hiện, với tượng của Tôn Quyền như một người khai quốc được đặt kính cẩn ở gian đầu tiên của triển lãm. Lịch sử của thành phố như dần tái hiện, những viên ngói, giếng nước, những mái nhà xưa… Phần cuối của triển lãm, mô hình của thành phố Nam Kinh năm 2010 hiện ra thật diễm lệ bên dòng Dương Tử.
Còn ai nhớ về nước Ngụy: Nước Ngụy của Tào Tháo nằm ở phía Bắc, xung quanh sông Hoàng Hà. Tào Tháo bị nhiều người ghét vì sự gian hùng và tính đa nghi nhưng thật ra đấy là một nhân vật xuất sắc. Ông là người thao lược, giỏi cả văn lẫn võ. Theo Tam Quốc Diễn nghĩa, ông luôn là một nhân vật phản diện. Người Trung Quốc cũng không thích nhân vật này, nhiều người cản chúng tôi khi nghe ý định tìm những gì còn lại của nước Ngụy xưa. Họ nói, không có người Trung Quốc nào lập đền hay tưởng nhớ đến Tào Tháo đâu, tìm chi cho vô ích. Ngay cả mộ của mình, Tào Tháo phải giấu thật kỹ để tránh người đời sau ganh ghét đập phá.
Chúng tôi đến Lạc Dương, Trịnh Châu (thuộc tỉnh Hà Nam), Tây An (tỉnh Thiểm Tây), những gì liên quan đến nước Ngụy xưa còn lại quá ít. Đành chuyển hướng tìm lại nước Ngụy trong phim trường, tuy trong lòng vẫn ấm ức, mong có ngày quay lại tìm những di tích của nước Ngụy kỹ hơn.
Đến Vô Tích (tỉnh Giang Tô) để tìm đến phim trường Tam Quốc Chí, nơi đây được gọi là Tam Quốc Thành vì phim trường rộng đến 35 hecta giống như một thành phố đời Hán, xây dựng năm 1993. Sau khi mua vé vào cửa và vé xe điện, khách được chở thẳng vào thủy trại của Tào Tháo. Những nhà trại hai tầng thật đẹp được thiết kế bằng gỗ dọc mé nước của Thái Hồ làm người xem liên tưởng đến câu khen ngợi của Chu Du khi nhìn trộm thủy trại này trước trận Xích Bích: “Thật là đạt mức tuyệt diệu của quân thủy!”.
Tại đây khách được ngồi thuyền của Đông Ngô để có thể nhìn toàn cảnh nơi diễn ra trận Xích Bích đầy gió lửa trong phim. Nhờ kế hỏa công mà Chu Du đã phá hơn tám mươi vạn quân của Tào Tháo. Và có lẽ con cháu chúng ta sau này cũng sẽ tìm thấy Xích Bích ở những nơi tương tự như ở đây thôi, bởi Xích Bích thật đã không còn được ai nghĩ đến khi mà công trình thủy điện Tam Hiệp (hoàn thành năm 2009) sẽ nhận chìm Xích Bích trong biển nước mênh mông.
Sau hơn 60 năm tranh giành đẫm máu, kẻ chiến thắng cuối cùng không phải là Thục, Ngô hay Ngụy mà làTư Mã Viêm. Tư Mã Viêm con của Tư Mã Ý, tướng tài của nước Ngụy chiến thắng, lập ra nhà Tây Tấn. Dù có cố gắng tìm, chúng tôi vẫn không thấy bằng chứng người đời sau thờ ông ta. Hình ảnh anh em kết nghĩa Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi, Khổng Minh, Từ Nguyên Trực... vẫn sống mãi trong suy nghĩ của người Trung Quốc. Thiển nghĩ, đối với người làm tướng, phẩm chất con người là bất tử. Đừng vì lợi ích trước mắt mà hại dân hại bán nước, lịch sử sẽ luôn là người phán xét công minh nhất. Đúng như Ferdowsi nói trong Sử thi của các đấng quân vương: Người tốt kẻ xấu đều không thể sống mãi; đẹp đẽ nhất là để lại những việc tốt cho đời ghi nhớ.
Dựa vào những sự kiện lịch sử, những câu chuyện, những tác phẩm có trước, bằng tài năng sáng tạo của mình, La Quán Trung đã biến bộ sách thành một sản phẩm tinh hoa trong tâm hồn người Trung Quốc.
Ngược dòng lịch sử, sau những chính sách khắc nghiệt, đi ngược lại lòng dân của Tần Thủy Hoàng; Lưu Bang, theo truyền thuyết, đã chém rắn khởi sự nhà Hán. Nhà Hán đã trải qua rất nhiều thăng trầm qua các biến cố lịch sử. Đến khoảng thế kỷ thứ III, Trung Quốc chia làm ba nước: nước Thục của Lưu Bị, nước Ngô của Tôn Quyền và nước Ngụy của Tào Tháo. Đó là thời Tam Quốc, kéo dài từ năm 220 đến năm 280. Mang danh nghĩa khôi phục nhà Hán, ba nước này đã hỗn chiến qua hơn sáu thập niên với ý đồ thống nhất Bắc - Nam.
Nước Thục nay: Chúng tôi đến Thành Đô, xưa là kinh đô nước Thục, ngày nay là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, với tâm trạng phấn khởi xen lẫn một chút bùi ngùi về quá khứ. Theo sử sách, Tứ Xuyên là nơi “biên địa hạ tiện”, vùng biên cương khô cằn của Trung Quốc. Thực tế, Thành Đô làm người ta choáng ngợp bởi sự nhộn nhịp của một thành phố hiện đại. Đâu đâu cũng thấy xe cộ như mắc cửi, sáng rực đèn màu của các bảng hiệu quảng cáo, nhan nhản các cửa hàng thức ăn nhanh KFC, Mc Donald, đầy ắp hàng hóa nhập trong các trung tâm mua sắm như Parkson, Wal-Mart...
Chúng tôi cũng làm như nhà “tiên thơ” Lý Bạch từng làm: viếng Thành Đô, thăm đền Vũ Hầu. Người điều hành công ty du lịch địa phương, với vẻ mặt nửa đùa nửa nghiêm túc, hỏi chúng tôi muốn tham quan đền Vũ Hầu nào. Sau này mới biết, Khổng Minh Gia Cát Lượng được đông đảo nhân dân yêu quý và kính trọng nên chỉ riêng tỉnh Tứ Xuyên đã có đến 40 đền thờ Khổng Minh. Nếu tính thêm Vân Nam và Quý Châu, thì con số lên đến hơn 90 đền. Khổng Minh xứng đáng dược mọi người quý trọng như vậy, ông là một thừa tướng thanh liêm, tài trí của nước Thục xưa. Ông cương quyết hạn chế việc bóc lột dân chúng và rất cổ vũ sản xuất...
Đền được gọi là Vũ Hầu vì lúc còn sống, Khổng Minh được phong Vũ Hương Hầu và sau khi chết, ông được phong làm Trung Vũ Hầu. Đền Vũ Hầu chúng tôi muốn đến chính là “Hán Chiêu Liệt Miếu” hay Huệ Lăng (mộ của Lưu Bị). Nghe đâu, trước đây, đền Vũ Hầu và Huệ Lăng nằm riêng biệt. Đến thời nhà Minh, vua Chu Xuân (con thứ 11 của Thái tử Chu Nguyên Chương) đã “mời” Khổng Minh vào phía Đông của Chiêu Liệt Miếu (phía Tây dành cho Quan Vân Trường và Trương Phi, em kết nghĩa của Luu Bị) nhưng người dân vốn quen gọi đền này là Vũ Hầu. Chúng tôi đã tham bái tượng của Lưu Bị và Khổng Minh mà không khỏi miên man suy nghĩ về họ.
Theo lời tiên đoán trước đây của Tư Mã Huy, cả Lưu Bị và Khổng Minh đều không gặp thời vận tốt. Đúng như lời tiên đoán, họ không được cơ đồ hay giang sơn thống nhất, nhưng bù lại đã được lòng nguời. Bằng chứng là sau đó 18 thế kỷ, vẫn có rất nhiều người, nhiều du khách như chúng tôi ngậm ngùi tham bái cho đấng minh quân và vị trung thần.
Rời nước Thục “nhân hòa” chúng tôi đến nước Ngô của Tôn Quyền, nơi được Khổng Minh đánh giá là “địa lợi” trong thế chân vạc bình thiên hạ vào một ngày xuân.
Đông Ngô - địa lợi
Trời vẫn còn se lạnh trong tiết tháng tư, hoa nở rất nhiều hai bên đường. Ấn tượng đầu tiên về một Giang Đông xưa rất đẹp, không phồn hoa như Bắc Kinh, không hối hả như Thượng Hải, Nam Kinh mà có những khoảng xanh cần thiết, có hồ Huyền Vũ, có dãy núi Tử Kim phía sau và có dòng Dương Tử chảy qua. Ngày xưa, lo sợ phong thủy tốt ở đây sẽ sinh họa sau này, Tần Thủy Hồng cho đào một con sông nhỏ chảy qua thành phố để trừ hậu họa. Con sông về sau được đặt tên là Tần Hoàng.Chúng tôi dành một buổi sáng đi viếng mộ Tôn Quyền, mộ nằm trên đồi có hoa đào nở hồng cả lối đi. Tôn Quyền xưng vương và dựng nước Đông Ngô năm 221, sau đó ông cho dời đô về Nam Kinh. Ngày nay du khách có thể tham quan khu di tích cổ thành nằm giữa hồ Huyền Vũ và sông Tần Hoàng. Có lẽ Tôn Quyền cũng vui lòng nơi chín suối khi thấy con cháu của ông đã làm dược nhiều kì tích cho nước Ngô xưa. Kỳ tích lớn nhất là chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Dương Tử do Trung Quốc xây năm 1968, một công trình được đánh giá không thể thực hiện được vào thời dó.
Đứng trên chiếc cầu vững chãi nhìn xuống dòng Trường Giang cuộn chảy, đỏ ngầu phù sa như dòng Cửu Long mà chạnh xót xa khi nhớ vế những chiếc cầu quá cũ kỹ ở quê mình. Chúng tôi tranh thủ thời gian ít ỏi còn lại để tham quan Triển lãm Quy hoạch thành phố Nam Kinh năm 2010. Sự bài bản ngay từ trong cách thể hiện, với tượng của Tôn Quyền như một người khai quốc được đặt kính cẩn ở gian đầu tiên của triển lãm. Lịch sử của thành phố như dần tái hiện, những viên ngói, giếng nước, những mái nhà xưa… Phần cuối của triển lãm, mô hình của thành phố Nam Kinh năm 2010 hiện ra thật diễm lệ bên dòng Dương Tử.
Còn ai nhớ về nước Ngụy: Nước Ngụy của Tào Tháo nằm ở phía Bắc, xung quanh sông Hoàng Hà. Tào Tháo bị nhiều người ghét vì sự gian hùng và tính đa nghi nhưng thật ra đấy là một nhân vật xuất sắc. Ông là người thao lược, giỏi cả văn lẫn võ. Theo Tam Quốc Diễn nghĩa, ông luôn là một nhân vật phản diện. Người Trung Quốc cũng không thích nhân vật này, nhiều người cản chúng tôi khi nghe ý định tìm những gì còn lại của nước Ngụy xưa. Họ nói, không có người Trung Quốc nào lập đền hay tưởng nhớ đến Tào Tháo đâu, tìm chi cho vô ích. Ngay cả mộ của mình, Tào Tháo phải giấu thật kỹ để tránh người đời sau ganh ghét đập phá.
Chúng tôi đến Lạc Dương, Trịnh Châu (thuộc tỉnh Hà Nam), Tây An (tỉnh Thiểm Tây), những gì liên quan đến nước Ngụy xưa còn lại quá ít. Đành chuyển hướng tìm lại nước Ngụy trong phim trường, tuy trong lòng vẫn ấm ức, mong có ngày quay lại tìm những di tích của nước Ngụy kỹ hơn.
Đến Vô Tích (tỉnh Giang Tô) để tìm đến phim trường Tam Quốc Chí, nơi đây được gọi là Tam Quốc Thành vì phim trường rộng đến 35 hecta giống như một thành phố đời Hán, xây dựng năm 1993. Sau khi mua vé vào cửa và vé xe điện, khách được chở thẳng vào thủy trại của Tào Tháo. Những nhà trại hai tầng thật đẹp được thiết kế bằng gỗ dọc mé nước của Thái Hồ làm người xem liên tưởng đến câu khen ngợi của Chu Du khi nhìn trộm thủy trại này trước trận Xích Bích: “Thật là đạt mức tuyệt diệu của quân thủy!”.
Tại đây khách được ngồi thuyền của Đông Ngô để có thể nhìn toàn cảnh nơi diễn ra trận Xích Bích đầy gió lửa trong phim. Nhờ kế hỏa công mà Chu Du đã phá hơn tám mươi vạn quân của Tào Tháo. Và có lẽ con cháu chúng ta sau này cũng sẽ tìm thấy Xích Bích ở những nơi tương tự như ở đây thôi, bởi Xích Bích thật đã không còn được ai nghĩ đến khi mà công trình thủy điện Tam Hiệp (hoàn thành năm 2009) sẽ nhận chìm Xích Bích trong biển nước mênh mông.
Sau hơn 60 năm tranh giành đẫm máu, kẻ chiến thắng cuối cùng không phải là Thục, Ngô hay Ngụy mà làTư Mã Viêm. Tư Mã Viêm con của Tư Mã Ý, tướng tài của nước Ngụy chiến thắng, lập ra nhà Tây Tấn. Dù có cố gắng tìm, chúng tôi vẫn không thấy bằng chứng người đời sau thờ ông ta. Hình ảnh anh em kết nghĩa Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi, Khổng Minh, Từ Nguyên Trực... vẫn sống mãi trong suy nghĩ của người Trung Quốc. Thiển nghĩ, đối với người làm tướng, phẩm chất con người là bất tử. Đừng vì lợi ích trước mắt mà hại dân hại bán nước, lịch sử sẽ luôn là người phán xét công minh nhất. Đúng như Ferdowsi nói trong Sử thi của các đấng quân vương: Người tốt kẻ xấu đều không thể sống mãi; đẹp đẽ nhất là để lại những việc tốt cho đời ghi nhớ.
Sau những trận động đất kinh hoàng ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc vừa qua, tôi lại nhớ đến một di tích lịch sử quan trọng của xứ này: Đó là TAM QUỐC THÁNH ĐỊA, công trình bảo tồn và tôn vinh những nhân vật lịch sử thời Tam Quốc. Nhiều người biết Tam Quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ nổi tiếng thế giới của Trung Quốc mà mấy trăm năm nay bao nhiêu thế hệ người Việt say mê.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều nơi có đền thờ Quan Công, một nhân vật chính trong truyện Tam Quốc. Điều đó nói lên sức sống bền bỉ của các nhân vật Tam Quốc. Thú vị nhất là đã đọc Tam Quốc diễn nghĩa, lại được sang đất Thục, đến Tam Quốc Thánh địa, hồn vía đất Thục, để thăm đền thờ Lưu Bị và đền thờ Gia Cát Lượng thì không có gì thỏa lòng bằng.
Tam Quốc Thánh địa nằm ở phía nam thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, là đất Thục hàng ngàn năm trước. Theo hướng dẫn du lịch Lưu Huệ thì khuôn viên đền thờ rộng 37.000 m2 được Lý Hùng thuộc triều đại Tây Tấn (năm 265 - 316) xây dựng sau khi Gia Cát Lượng chết gần 400 năm.
Nghĩa là đền thờ Lưu Bị và Gia Cát Lượng được xây dựng trước khi La Quán Trung viết Tam Quốc diễn nghĩa gần 1.000 năm (tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa xuất hiện thế kỷ XIV, cuối đời nhà Nguyên, đầu đời nhà Minh).
Trước cổng có một tảng đá khổng lồ, khắc bốn chữ Hán to tướng “Tam Quốc Thánh địa”, mua vé 40 nguyên (“tệ”) là vào thăm thoải mái cả ngày. Trong Tam Quốc Thánh địa có 2 khu vực chính : Đền thờ Lưu Bị gọi là “Đền Hán Chiêu Liệt Đế”, phía sau là đền thờ Gia Cát Lượng gọi là Đền tưởng niệm Vũ Hầu. Ngoài ra còn có một không gian cảnh quan cây cối, hồ nước, lạch suốt, tượng đá, bia khắc... tạo thành công viên rất đẹp và mộ Lưu Bị nấp trong rừng tùng bách. Nếu đi thăm chi tiết sẽ mất cả ngày không hết cảnh.
Từ phía nam, đi thẳng vào cổng thứ nhất là đến khu ngoài, trên bức tường đối diện cổng người ta vẽ những bức tranh lớn mô tả một số trận đánh lớn trong Tam Quốc diễn nghĩa như trận Xích Bích...
Ở bên trái và bên phải đường đi vào đền, người ta tạc 47 pho tượng (quan văn và quan võ) là các tướng soái cao cấp của Lưu Bị thời Tam Quốc như Khương Duy, Triệu Tử Long, Quan Hưng, Trương Bào v.v... Mỗi pho tượng đều thể hiện gương mặt từng người như sách Tam Quốc đã mô tả. Dưới mỗi bức tượng có ghi tên họ, chiến công chính của từng tướng lĩnh…
Qua cổng thứ hai mới đến Đền thờ Lưu Bị. Một tấm biển lớn sơn son thếp vàng treo trên cao đề “Đền Hán Chiêu Liệt Đế”. Đền cao nhất, rộng lớn nhất.
Trước đền có 3 đỉnh chung để cắm nhang, một cái to cao bằng cái Đỉnh ở Đại Nội Huế, hai cái nhỏ hơn, lúc nào cũng khói nhang nghi ngút, do du khách và người dân Thành Đô đến tưởng niệm mỗi ngày.
Bước vào đền thờ, nổi bật nhất là tượng ba anh em “kết nghĩa vườn đào”. Lưu Bị ngồi giữa, bên phải là Trương Phi, bên trái là Quan Công.
Xem tượng Lưu Bị, Trương Phi, Quan Công, tôi lại nhớ đến sách Tam Quốc diễn nghĩa tả: “Lưu Bị mình cao bảy thước, hai tai chấm vai, hai tay dài quá gối, mắt trông thấy được tai. Đó là quý tướng, tướng làm Vua”.
Còn Trương Phi “mình cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én, dáng như ngựa phi”. Lại nhớ Trương Phi hét một tiếng trên cầu Trường Bản làm cho tướng Tào sợ quá ngã ngựa, vỡ mật mà chết.
Hay hình ảnh Quan Vũ lấy đầu giặc nhanh đến nỗi chén rượu mời còn chưa nguội! Những pho tượng tạc rất đúng chân dung, khí phách từng người. Ngôi đền được trang trí nhiều bia đá chạm khắc các hình ảnh thời Tam Quốc và nhiều câu nói nổi tiếng của các thế hệ sau đánh giá về Lưu Bị, Gia Cát Lượng.
Từ đền thờ Lưu Bị, đi ra phía sau, theo trục thẳng phía nam, đến đền thờ Gia Cát Lượng. Đền thờ Gia Cát Lượng thấp hơn đền thờ Lưu Bị, có lẽ vì Gia Cát Lượng chỉ là quân sư. Nhưng đền thờ cũng rất trang nghiêm, với tên gọi giản dị là Đền tưởng niệm Vũ Hầu (sau khi chết Gia Cát Lượng được truy tặng là Vũ Hương Hầu ). Gia Cát Lượng - Khổng Minh được coi là “Bộ trưởng chiến tranh” của Lưu Bị thời Tam Quốc, nên đền thờ ông cũng có rất nhiều người thắp hương khấn vái.
Sau khi thăm đền thờ Lưu Bị và Khổng Minh, chúng tôi đi dạo ngắm nhìn nghệ thuật hoa viên trong khuôn viên Tam Quốc Thánh địa. Ở đây người Trung Quốc đã tạo ra một nơi tham quan, vui chơi, giải trí thật đặc sắc.
Đi dạo một lúc, hướng dẫn viên Lưu Huệ dẫn chúng tôi đến một mô đất cao, rộng, nằm dưới một rừng tùng bách cổ thụ. Đó là mộ Lưu Bị. Ngôi mộ có chu vi 200 m. Tôi xúc động. Không ngờ đời mình lại được đến tận nơi yên nghỉ của một nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Rất nhiều đoàn du khách tranh thủ chụp ảnh ở mộ Lưu Bị để ghi dấu kỷ niệm. Ngôi mộ đất giản dị đã tồn tại hàng ngàn năm nay, như là một lời khuyên với con người mà tôi đã đọc ở đâu đó: Hãy sống hết mình vì con người và chết giản dị như con người !
Khu Tam Quốc Thánh địa đã thành một điểm du lịch hấp dẫn và lâu đời nhất ở Thành Đô, Tứ Xuyên. Đến đây mới biết trình độ bảo tồn lịch sử của người Trung Quốc từ ngàn năm trước đã kỳ công lắm, bởi thế mà người đi tham quan Tam Quốc Thánh địa đông chật mỗi ngày.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều nơi có đền thờ Quan Công, một nhân vật chính trong truyện Tam Quốc. Điều đó nói lên sức sống bền bỉ của các nhân vật Tam Quốc. Thú vị nhất là đã đọc Tam Quốc diễn nghĩa, lại được sang đất Thục, đến Tam Quốc Thánh địa, hồn vía đất Thục, để thăm đền thờ Lưu Bị và đền thờ Gia Cát Lượng thì không có gì thỏa lòng bằng.
Tam Quốc Thánh địa nằm ở phía nam thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, là đất Thục hàng ngàn năm trước. Theo hướng dẫn du lịch Lưu Huệ thì khuôn viên đền thờ rộng 37.000 m2 được Lý Hùng thuộc triều đại Tây Tấn (năm 265 - 316) xây dựng sau khi Gia Cát Lượng chết gần 400 năm.
Nghĩa là đền thờ Lưu Bị và Gia Cát Lượng được xây dựng trước khi La Quán Trung viết Tam Quốc diễn nghĩa gần 1.000 năm (tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa xuất hiện thế kỷ XIV, cuối đời nhà Nguyên, đầu đời nhà Minh).
Trước cổng có một tảng đá khổng lồ, khắc bốn chữ Hán to tướng “Tam Quốc Thánh địa”, mua vé 40 nguyên (“tệ”) là vào thăm thoải mái cả ngày. Trong Tam Quốc Thánh địa có 2 khu vực chính : Đền thờ Lưu Bị gọi là “Đền Hán Chiêu Liệt Đế”, phía sau là đền thờ Gia Cát Lượng gọi là Đền tưởng niệm Vũ Hầu. Ngoài ra còn có một không gian cảnh quan cây cối, hồ nước, lạch suốt, tượng đá, bia khắc... tạo thành công viên rất đẹp và mộ Lưu Bị nấp trong rừng tùng bách. Nếu đi thăm chi tiết sẽ mất cả ngày không hết cảnh.
Từ phía nam, đi thẳng vào cổng thứ nhất là đến khu ngoài, trên bức tường đối diện cổng người ta vẽ những bức tranh lớn mô tả một số trận đánh lớn trong Tam Quốc diễn nghĩa như trận Xích Bích...
Ở bên trái và bên phải đường đi vào đền, người ta tạc 47 pho tượng (quan văn và quan võ) là các tướng soái cao cấp của Lưu Bị thời Tam Quốc như Khương Duy, Triệu Tử Long, Quan Hưng, Trương Bào v.v... Mỗi pho tượng đều thể hiện gương mặt từng người như sách Tam Quốc đã mô tả. Dưới mỗi bức tượng có ghi tên họ, chiến công chính của từng tướng lĩnh…
Qua cổng thứ hai mới đến Đền thờ Lưu Bị. Một tấm biển lớn sơn son thếp vàng treo trên cao đề “Đền Hán Chiêu Liệt Đế”. Đền cao nhất, rộng lớn nhất.
Trước đền có 3 đỉnh chung để cắm nhang, một cái to cao bằng cái Đỉnh ở Đại Nội Huế, hai cái nhỏ hơn, lúc nào cũng khói nhang nghi ngút, do du khách và người dân Thành Đô đến tưởng niệm mỗi ngày.
Bước vào đền thờ, nổi bật nhất là tượng ba anh em “kết nghĩa vườn đào”. Lưu Bị ngồi giữa, bên phải là Trương Phi, bên trái là Quan Công.
Xem tượng Lưu Bị, Trương Phi, Quan Công, tôi lại nhớ đến sách Tam Quốc diễn nghĩa tả: “Lưu Bị mình cao bảy thước, hai tai chấm vai, hai tay dài quá gối, mắt trông thấy được tai. Đó là quý tướng, tướng làm Vua”.
Còn Trương Phi “mình cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én, dáng như ngựa phi”. Lại nhớ Trương Phi hét một tiếng trên cầu Trường Bản làm cho tướng Tào sợ quá ngã ngựa, vỡ mật mà chết.
Hay hình ảnh Quan Vũ lấy đầu giặc nhanh đến nỗi chén rượu mời còn chưa nguội! Những pho tượng tạc rất đúng chân dung, khí phách từng người. Ngôi đền được trang trí nhiều bia đá chạm khắc các hình ảnh thời Tam Quốc và nhiều câu nói nổi tiếng của các thế hệ sau đánh giá về Lưu Bị, Gia Cát Lượng.
Từ đền thờ Lưu Bị, đi ra phía sau, theo trục thẳng phía nam, đến đền thờ Gia Cát Lượng. Đền thờ Gia Cát Lượng thấp hơn đền thờ Lưu Bị, có lẽ vì Gia Cát Lượng chỉ là quân sư. Nhưng đền thờ cũng rất trang nghiêm, với tên gọi giản dị là Đền tưởng niệm Vũ Hầu (sau khi chết Gia Cát Lượng được truy tặng là Vũ Hương Hầu ). Gia Cát Lượng - Khổng Minh được coi là “Bộ trưởng chiến tranh” của Lưu Bị thời Tam Quốc, nên đền thờ ông cũng có rất nhiều người thắp hương khấn vái.
Sau khi thăm đền thờ Lưu Bị và Khổng Minh, chúng tôi đi dạo ngắm nhìn nghệ thuật hoa viên trong khuôn viên Tam Quốc Thánh địa. Ở đây người Trung Quốc đã tạo ra một nơi tham quan, vui chơi, giải trí thật đặc sắc.
Đi dạo một lúc, hướng dẫn viên Lưu Huệ dẫn chúng tôi đến một mô đất cao, rộng, nằm dưới một rừng tùng bách cổ thụ. Đó là mộ Lưu Bị. Ngôi mộ có chu vi 200 m. Tôi xúc động. Không ngờ đời mình lại được đến tận nơi yên nghỉ của một nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Rất nhiều đoàn du khách tranh thủ chụp ảnh ở mộ Lưu Bị để ghi dấu kỷ niệm. Ngôi mộ đất giản dị đã tồn tại hàng ngàn năm nay, như là một lời khuyên với con người mà tôi đã đọc ở đâu đó: Hãy sống hết mình vì con người và chết giản dị như con người !
Khu Tam Quốc Thánh địa đã thành một điểm du lịch hấp dẫn và lâu đời nhất ở Thành Đô, Tứ Xuyên. Đến đây mới biết trình độ bảo tồn lịch sử của người Trung Quốc từ ngàn năm trước đã kỳ công lắm, bởi thế mà người đi tham quan Tam Quốc Thánh địa đông chật mỗi ngày.
Thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (TQ):
Bản đồ thành phố Nam Kinh
Địa lý:
Thành phố Nam Kinh là thủ phủ của Tỉnh Giang Tô, nằm ở vùng đồng bằng màu mỡ thuộc lưu vực sông Trường Giang, phía Tây kề vùng gò đồi Nam An Huy, phía Nam là hệ thống sông ngòi vùng Thái Hồ, phía Bắc là bình nguyên Giang Hoài; cách cửa biển 380 km.
Tổng diện tích thành phố là 6.597 km2. Đơn vị hành chính phân thành 11 khu: Huyền Vũ, Bạch Hạ, Tần Hoài, Kiến Nghiệp, Cổ Lâu, Hạ Quan, Giang Ninh, Phố Khẩu, Lục Hợp, Tây Hà, Vũ Hoa Đài. Ngoài ra còn 2 huyện là Lật Thủy và Cao Thuần.
Tổng dân số thành phố Nam Kinh là 6,4 triệu người (năm 2004), chủ yếu là người Hán (chiếm 98,56%), ngoài ra còn có người dân tộc Hồi, Mãn, Choang.
Nam Kinh có khí hậu gió mùa cận nhiệt đới, bốn mùa phân biệt rõ ràng, mùa đông và mùa hạ dài, mùa xuân và mùa thu ngắn, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 160C. Nhiệt độ nóng nhất vào mùa hè có thể lên đến 380C; nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông xuống dưới 80C. Hạ tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 7 mỗi năm là mùa mưa Mai Vũ (mưa nhỏ nhưng kéo dài).
Quang cảnh Nam Kinh
Lịch sử:
Cách đây hơn 6000 năm trước, ở vùng đất xung quanh hồ Huyền Vũ, ven bờ sông Trường Giang bắt đầu xuất hiện những làng nguyên thủy thời đại đồ đá mới, là nơi cư ngụ những cư dân Nam Kinh đầu tiên. Năm 472 trước Công nguyên, sau khi diệt nước Ngô, Việt Vương Câu Tiễn xây dựng thành trì ở đây, mở đầu lịch sử xây dựng kinh đô Nam Kinh. Năm 333 trước Công nguyên, Sở Uy Vương đánh bại nước Việt, xây dựng ấp Kim Lăng (tên Kim Lăng bắt đầu có từ đây). Thời Tần Hán, quận huyện ở vùng Nam Kinh ngày càng nhiều lên theo sự phát triển của kinh tế. Thời Tam Quốc, năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương, 9 năm sau dời đô về đây, đặt tên là Kiến Nghiệp. Năm 317, Tấn Lang Nha Vương Tư Mã Nhuệ thành lập vương triều Đông Tấn, lấy Kiến Khang (Nam Kinh ngày nay) làm kinh đô. Về sau, nhà Tống, Tề, Lương, Trần đều đóng đô ở Kiến Khang. Nam Kinh từ đó có tên gọi là “Lục triều cố đô”. Năm 937, Nam Kinh trở thành kinh đô của nhà Nam Đường, có tên gọi là Giang Ninh Phủ. Năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế ở Ứng Thiên Phủ - Nam Kinh, thành lập nên nhà Minh.
Nam Kinh ngày nay là sự kết hợp giữa nét cổ xưa và hiện đại
Năm 1863, Phong trào Thái Bình Thiên Quốc định đô tại Nam Kinh, đổi tên thành Thiên Kinh. Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Tôn Trung Sơn nhận chức Đại Tổng thống lâm thời tại đây. Năm 1927, Chính quyền Quốc Dân Đảng đặt Nam Kinh làm trung tâm hành chính. Ngày 23 tháng 4 năm 1949, Nam Kinh được giải phóng, trở thành thành phố trực thuộc trung ương của Chính quyền Nhân dân Trung ương. Ngày 1 tháng 1 năm 1953, Chính quyền Nhân dân Tỉnh Giang Tô được thành lập, Nam Kinh trở thành thủ phủ của tỉnh.
Nam Kinh là kinh đô của nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc, nên di sản văn hóa để lại vô cùng phong phú. Danh lam thắng cảnh ở Nam Kinh có lăng Tôn Trung Sơn, lăng Minh Hiếu, miếu Phu Tử, cầu lớn Trường Giang, phong cảnh Tây Hà…
Lăng Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh
Kinh tế:
Tài nguyên khoáng sản của Nam Kinh có hơn 40 loại, gồm sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đá bạch vân, thạch cao, đất sét… Do vị thế thành phố nằm ở mạng lưới sông ngòi Trường Giang, ao hồ nhiều nên Nam Kinh là một cơ sở đánh bắt nuôi trồng thủy sản quan trọng của Trung Quốc. Ở Nam Kinh có những suối nước nóng nổi tiếng như: Giang Ninh, Thương Sơn, Phố Khẩu, Hổ Bách, Hưởng Thủy, Trân Châu. Thực vật có nhiều loại cây quý như thanh cương, đông thanh, toàn bì, phong hương… Nam Kinh là một trong những nơi sản xuất lương thực quan trọng của Trung Quốc, các cây trồng có cải, bông, tằm, trà, trúc, hoa quả, cây thuốc… Những năm gần đây, sản lượng rau quả, ngô liên tục tăng. Động vật có nhiều loại được xếp vào mức bảo vệ cấp quốc gia như cá tầm Trung Hoa, cá sấu Dương Tử, hươu, cá heo sông, uyên ương…
Nam Kinh cũng là cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng của Trung Quốc. Năng lực sản xuất điện tử, hóa chất đứng hàng thứ hai so với những thành phố khác trong cả nước; quy mô chế tạo ô tô đứng thứ ba; công nghiệp điện gia dụng, vật liệu xây dựng đều có quy mô lớn.
Thành phố Nam Kinh là một đầu mối giao thông trọng yếu của khu vực Hoa Đông, hệ thống giao thông gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Nam Kinh cũng được thừa nhận là nơi có môi trường đầu tư tốt, thành phố môi trường xanh, sạch của Trung Quốc.
Năm 2005, GDP toàn thành phố đạt 241,3 tỷ Nhân dân tệ, tăng 15,2% so với năm trước, cao nhất trong 9 năm gần đây.
Thăm hồ Xuanwu ở Nam Kinh:Hồ Xuanwu nằm ở phía bắc của thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) gần đường ray xe lửa. Diện tích mặt hồ rộng 444ha với đường bờ biển dài 15km. Đây được xem là một trong những hồ đẹp nhất của Trung Quốc. Theo truyền thuyết, người ta đã từng nhìn thấy một con rồng đen xuất hiện ở hồ này. Nghiên cứu về địa lý cho thấy hồ được tạo thành do sự vận động những phiến đá địa chất khi hình thành núi Yến Sơn.Trong lịch sử Trung Quốc, hồ đã từng được nhiều triều đại coi như đường thủy chuyên chở lý tưởng. Nhiều cuộc chiến đấu và thao diễn lực lượng vũ trang đã diễn ra tại đây, vì vậy nó có tên là hồ diễn tập vũ trang hay hồ Kunning.
Vào cuối triều đại nhà Thanh nó đã trở thành công viên và ngày nay, hồ càng đẹp hơn nhiều với màu sắc của nước, núi non và đặc biệt là những cây liễu rủ quanh hồ.Ngoài khu vực công viên có hồ này, thành phố Nam Kinh còn có những ngôi nhà cổ đã được xây dựng lại với những bức tường thành. Từ hồ Xuanwu có thể đến hồ Kunlun và theo lối này để đến cửa Jiefang.
Vào cuối triều đại nhà Thanh nó đã trở thành công viên và ngày nay, hồ càng đẹp hơn nhiều với màu sắc của nước, núi non và đặc biệt là những cây liễu rủ quanh hồ.Ngoài khu vực công viên có hồ này, thành phố Nam Kinh còn có những ngôi nhà cổ đã được xây dựng lại với những bức tường thành. Từ hồ Xuanwu có thể đến hồ Kunlun và theo lối này để đến cửa Jiefang.
Trùng Khánh (重庆 -Chongqing) là một thành phố tự trị (municipality) và hiện đại thứ tư của Trung Quốc, sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Tuy nhiên với con số 31,4 triệu người sống trên 82.400 cây số vuông, Trùng Khánh lại có dân số nhiều và diện tích rộng hơn cả 3 thành phố tự trị nêu trên. Các dân tộc chính sống tại Trùng Khánh là: Hán, Tây Tạng, Miêu và Thổ Gia. Về mặt địa lý, Trùng Khánh nằm giáp ranh ngay giữa miền đông của Tứ Xuyên, và nằm trên một dãy đồi gồm có Đại Ba sơn (ở phía bắc), Vu sơn (ở phía đông), Võ Lăng sơn (ở phía đông nam) và Đại Lâu sơn (ở phía nam). Do vì là nơi có nhiều núi nhiều sương, nên Trùng Khánh còn có biệt danh là Sơn Thành và Vụ Đô. Thêm vào, Trùng Khánh cũng có một tên gọi cũ nữa là Du Thủy vì cả thành phố ấy có tổng cộng hơn 80 con sông lớn nhỏ chảy qua. Gia Lăng giang và Trường giang là hai giòng sông chính rồi chẻ nhánh có thêm Ô giang, Kỳ giang, Đại Ninh giang, Phù giang v.v... Một trong những danh lam thắng cảnh đi cùng với lịch sử hơn 3000 năm của Trùng Khánh là Trường giang. Giòng sông này dài 6397km và vốn bắt nguồn từ Tây Tạng, nhưng từ nơi hợp lưu của hai giòng sông Gia Lăng và Dương Tử tại Bạch Đế Thành ở Trùng Khánh giòng sông đã chảy tiếp qua nhiều khe núi sang đến Nghi Xương của tỉnh Hồ Bắc và tạo nên Trường giang tam hiệp, gồm: Cù Đường hiệp, Vu hiệp và Tây Lăng hiệp rất đẹp và nổi tiếng. (Những đoạn sông nằm giữa hai vách núi dựng đứng được gọi là "hiệp".) Từ xưa những cảnh thiên nhiên kỳ vĩ vô song này của Trường giang đã là nguồn cảm hứng cho các thi hào của Trung Quốc. Thánh Thi Đỗ Phủ khi tới Cù Đường hiệp đã viết:
"Cù Đường hiệp khẩu Khúc giang đầu,
Vạn lý phong yên tiếp tố thu"
("Bên đầu sông Khúc, cửa Cù Đường
Vạn dặm khói sương man mác thu")
Còn Tiên Thi Lý Bạch thì viết:
"Mộ vũ hướng Tam hiệp,
xuân giang nhiễu song lưu"
("Mưa chiều giăng Tam hiệp,
sông xuân đôi giòng trôi")
Và:
"Đào hoa phi lục thủy
tam nguyệt hạ Cù Đường"
(Đào hoa bay, nước biếc
tháng ba nhuộm Cù Đường)
Trường giang ngoài là thắng cảnh đẹp còn là con sông nhân chứng của các cuộc chiến trong lịch sử Trung Quốc từ thời Tam Quốc xa xưa cho đến thời cận đại này, từ trận Xích Bích của Chu Du vào đầu Công Nguyên cho đến sự suy nhược và bị Nhật chiếm cứ để phải dời đô về Trùng Khánh. Tóm lược, giòng sông rộng mênh mông, hai bờ xa vời vợi này đã từng là giòng sông hiểm yếu của nước Thục, cả Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi đều chết trên bờ sông này cách đây 19 thế kỷ trước. Rồi ở một địa danh Quỳ Châu xưa của Trùng Khánh, Khổng Minh đã từng xếp đá lập Bát trận đồ để bắt Lục Tốn v.v... Sau bao nhiêu thăng trầm chiến loạn như thế, thành phố này đã bị đổi tên nhiều lần qua các triều đại khác nhau như từ Giang Châu (Ba Quốc, thế kỷ 11 trước CN), Ích Châu (Ngụy Tấn), Sở Châu (Nhà Tần, năm 314 trước CN), Du Châu (nhà Tùy và Đường, năm 581- 902), rồi đến Cung Châu (Bắc Tống), và cuối cùng vào Công Nguyên năm 1189 đời Nam Tống, nhân vì hoàng tử Triệu Đôn trong vòng một tháng vừa được phong Vương và vừa được lên ngôi vua tại đây nên mới đặt thành phố này tên là Trùng Khánh (nôm na nghĩa là "lại ăn mừng") cho đến bây giờ. Ngày nay, thành phố được phồn thịnh nhờ những con sông này có rất nhiều tòa nhà hành chánh và trung tâm mua bán to lớn được xây dựng lên, trên các nhánh sông đều đã có cầu bắc ngang và nhiều thuyền lớn qua lại. Song người vượt sông Dương Tử nổi tiếng nhất chính là Sơ Tổ Bồ-đề Đạt-ma, Ngài đã qua sông bằng một nhánh cỏ lau rồi đi sang Nam Tân Quan để đến Thiếu Lâm ở Tung sơn. Do đó giòng sông này cũng có ẩn hiện vết tích của Phật giáo và hơn thế nữa không chỉ sông Dương Tử thôi mà còn vô số những nơi khác nữa. Nếu ta đi dọc theo hạ nguồn của Dương Tử đến Nam Kinh rồi lên Cửu Hoa ta sẽ thấy cả mt vùng thánh tích đầy ý nghĩa để chiêm bái.
No comments:
Post a Comment