Thursday, September 8, 2011

Du lịch VN & những bài toán

Giữa lúc ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu suy thoái vẫn còn đe dọa, ngành du lịch - "kỹ nghệ không khói" khắp nơi đều ..."sổ mũi" nên VN cũng phải đưa ra nhiều "chiêu" gọi là "khuyến mại" nhưng có lẽ VN cũng cần phải có những lời giải thỏa đáng cho nhiều bài toán từ bấy lâu nay vẫn tồn tại không riêng với ngành du lịch mà còn là tác động bởi nhiều yếu tố "khách quan" khác. Hãy thẳng thắn nói thật tất cả suy nghĩ của mình để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi và làm tốt hơn - đó là nguyện vọng của tôi sau nhiều lần về thăm VN.
Vấn đề du lịchNguyễn Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Úc)
Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến trên 70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa. Tôi gọi đó là hiện tượng "một đi không trở lại". Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con. Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng "một đi không trở lại". Vấn đề sản phẩm du lịch Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này. Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới. Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng 9 km). Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn. Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng đó là một nơi hết sức lý tưởng để nghỉ mát và tắm biển. So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều. Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái thá gì của bãi biển Nha Trang! Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nênkhông có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta. Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một "downfall" của Việt Nam. Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông.. Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác khổng lồ. Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng ra gì. Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỉ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp! Nhìn vào cách trùng tu tháp này tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu. Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và… xi măng. Trông nó thô kệch làm sao. Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra. Còn ở dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) thì bị xuống cấp nghiêm trọng. Phòng ốc loang lổ, dơ bẩn, rồi lại có những cái lôcốt có lẽ tồn tại từ thời bao cấp của những người bộ độ từ Bắc mới vào Nam xây để trồng rau để "cải thiện đời sống" vẫn còn chình ình phía sau dinh, trông rất phản cảm. Còn phía trong, những toilet (ôi! những toilet) ở đây không được tu sửa nên bước vào phòng là mùi hôi thối nồng nặc. Ấy thế mà người ta tổ chức hội nghị khoa học quốc tế ở đây mới chết người chứ! Ở những nơi này, người ta đều thu phí vào nhưng chẳng biết số tiền đó được sử dụng cho việc gì, chắc chắn không phải cho việc bảo trì rồi. Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía. Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời. Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân thiện. Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ "miền ngoài" (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, v.v…) vào, chứ không hẳn là người miền Nam. Nhìn thấy những cảnh này, tôi - một người Việt - thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó. Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói "Tôi sẽ không bao giờ quay lại xứsở này". Dịch vụ nghèo nàn và kém Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du lịch trung và nhỏ thì chưa có những hướng dẫn viên chuyên nghiệp, am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết phục khách du lịch. Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du lịch có khả năng hướng dẫn du khách. Nhiều khi tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương, các em ấy chỉ nói "không biết" và kèm theo một… nụ cười! Hôm ở Qui Nhơn, tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc. Tôi nghĩ em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất… khôi hài. Một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam là vệ sinh. Ghé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng "danh lam thắng cảnh", cái nỗi kinh hoàng nhất với du khách là nhà vệ sinh. Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng mà nhà vệ sinh thì kinh khủng và tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó. Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân. Ở những nơi (hãy tạm cho) là "văn minh" này, tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất… ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào? Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một! Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi toilet! Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet! Nói đến vệ sinh cá nhân làm tôi nhớ đến chuyện… giấy. Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu.. Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao, tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp. Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố. Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco, New York, Florence, v...v.... Nhưng nếu có một khách sạn nào mà du khách không muốn quay lại ở thì Hải Âu là một khách sạn như thế. Phòng ốc tuy rất tuyệt vời, nhưng phần lớn đều… hôi thối. Nói chính xác hơn là hôi thối mùi thuốc lá. Có lẽ vì khách sạn cho phép khách hút thuốc lá trong phòng, nên vào phòng nào cũng hôi mùi thuốc lá không chịu được. Chỉ trong vòng vài phút mà tôi phải thay đổi đến 4 phòng để có một phòng có thể tạm sống được. Tôi góp ý cho mấy người làm quản lí, nhưng nhìn qua thái độ của họ tôi không hi vọng gì họ sẽ thay đổi. Điều đáng nói nữa là khách sạn 4 sao nhưng trong phòng không có đến một cái cơ bản nhất của khách: đó là giấy serviette. Tôi hỏi thì người ta trả lời là khách sạn không có chính sách cung cấp hộp giấy trong phòng; muốn thì phải mua. Trời! mới nghe qua tôi tưởng mình nghe lầm. Khách sạn 4 sao gì mà không có giấy ??? Họ cho biết nếu cung cấp hộp giấy trong phòng thì khách sẽ ăn cắp hết. À, thì ra họ sợ khách ăn cắp giấy, nên làm khổ du khách. Đây có lẽ là một lối suy nghĩ nhỏ mọn, chỉ vì tiết kiệm vài ba ngàn đồng mà họ bỏ qua cái lớn hơn: đó là thu hút khách. Thực khách ở những nhà hàng Việt Nam đều quen với tình trạng không có giấy serviette. Buồn cười nhất và có lẽ tục tĩu nhất là trong các nhà hàng hạng trung, người ta sử dụng giấy đi cầu để … lau miệng và lau tay. Còn những nhà hàng hạng "bình dân", người ta cắt những mảnh giấy báo thành những mảnh vuông nhỏ khoảng 3 x 3 cm để làm giấy.. Có nơi thì cung cấp những cái khăn lạnh (và dĩ nhiên là tính tiền), nhưng những ai có kinh nghiệm thì không dám sử dụng mấy cái khăn này vì chúng hàm chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh trong đó. Theo báo chí phản ảnh thì mấy khăn lạnh này được "tái sinh" bằng một công nghệ kinh khủng: sau khi dùng xong, người ta tẩy và thấm nước qua loa rồi xịt vào đó những loại dầu thơm rẻ tiền của Trung Quốc, và vô bao rồi đem đi giao cho các nhà hàng. Do đó, tôi không ngạc nhiên chút nào khi mở ra thì thấy khăn vẫn còn những vết dơ bẩn hiển hiện trong khăn! Thật là kinh khủng! Người ta chỉ vì lợi nhuận mà làm bất cứ chuyện gì, kể cả chuyện lây bệnh.
Giao thông “hành” du lịch!Nhiều đối tác nước ngoài gần đây gửi lời cảnh báo tới các công ty du lịch TP.HCM là sẽ không tiếp tục gửi khách đến. Lý do, đường sá ở đây lấy mất của khách quá nhiều thời gian, khiến điểm đến bị cắt giảm, trong khi giá tour vẫn cao.
Ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH -TT-DL) TP.HCM, thừa nhận: “Đưa khách từ trung tâm thành phố ra sân bay thường thì cứ tính 40 phút là đủ, kể cả trường hợp kẹt xe. Nhưng bây giờ thì không tính trước được, có khi chỉ 5 km mà phải mất 2 giờ. Một công ty du lịch lớn của Nhật Bản, mỗi năm gửi hơn 60.000 khách Nhật tới VN, vừa rồi đã bị trễ chuyến bay về nước của 2 đoàn khách vì kẹt xe trên đường ra sân bay Tân Sơn Nhất. Họ nói với tôi nếu tình trạng giao thông như thế này tiếp diễn, họ sẽ không giới thiệu khách tới VN nữa!”.
Trễ chuyến bay là chuyện cấm kỵ nhất của người điều hành tour, bởi không chỉ khiến công ty thiệt hại tiền bạc mà còn mất uy tín. Với thời gian đi tour được sắp xếp khít khao, để đề phòng việc trễ chuyến bay chỉ còn cách phải cắt giảm điểm du lịch, làm lịch trình xáo trộn. Sẽ không vị khách nào lại có thể hài lòng khi chương trình bị cắt giảm và kế hoạch thay đổi mà nguyên nhân không phải do họ gây ra.
Theo ông Khánh, các công ty du lịch rất ngán ngẩm khi đề cập đến giao thông của thành phố: “Họ chán nản vô cùng. Người dân buộc phải chịu đựng, nhưng du khách (64% khách quốc tế đến VN qua cửa ngõ TP.HCM) thì không thể đòi hỏi và bắt họ phải chịu đựng, chia sẻ tình cảnh này với chúng ta được”.
Hướng dẫn viên quốc tế tên Hoàng của một công ty du lịch lớn ở TP.HCM kể, bất cứ đoàn khách nào trên đường từ sân bay vào khách sạn ở trung tâm thành phố trong lần đầu tiên đến VN cũng đều hỏi những đoạn đường bị rào chắn bịt bùng kia là gì. Hoàng kể tiếp, trước đây trên đoạn đường từ sân bay về khách sạn, anh thường dành thời gian để khái quát mọi lĩnh vực của TP.HCM, chỉ dẫn khách những vấn đề cơ bản cần phải biết về VN. Nhưng bây giờ, phần lớn anh lại phải trả lời khách về giao thông thành phố, về lô cốt, về những đoạn đường gập ghềnh ổ gà ổ voi đầy bụi bặm…
Người viết bài đã thực hiện một khảo sát nhỏ khi phỏng vấn khoảng 100 khách người nước ngoài đang du lịch ở TP.HCM với duy nhất một câu hỏi: “Điều gì khiến bạn lo lắng nhất ở TP.HCM?”. Gần 100% câu trả lời là "kẹt xe". Anh Hoàng cũng thừa nhận điều đó. Đối với cả chủ lẫn khách, kẹt xe trở thành nỗi ám ảnh. Ngoài ra, giao thông lộn xộn cũng khiến du khách ngán ngẩm mỗi khi ra đường. Đội ngũ bảo vệ du lịch dường như cũng chỉ có nhiệm vụ duy nhất là dắt khách băng qua đường mà thôi!
TP.HCM đang thúc đẩy việc triển khai tuyến đường không có xe cơ giới vào cuối tuần (phố đi bộ), nhưng loay hoay từ đường Đồng Khởi qua Nguyễn Huệ nhiều năm rồi mà vẫn không làm nổi. Trong khi ngành du lịch với những nỗ lực mang nguồn thu cho thành phố, thì lại bị giao thông “hành” cho tơi tả.
Du lịch khốn vì... vệ sinh!
Chợ Đông Hà và Trung tâm Thương mại Lao Bảo (Quảng Trị) vừa là điểm tham quan, vừa là nơi mua sắm của nhiều du khách. Danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), hay phố cổ Hội An đều là những địa danh du lịch có tiếng. Thế nhưng, nhiều người đã phát ớn khi một lần “trót dại” hoặc liều mạng “giải quyết nỗi buồn” trong các nhà vệ sinh ở đây...
Thà "nhịn" còn hơn...Chợ Đông Hà được xây dựng năm 1991 và nổi tiếng là nơi bán buôn tấp nập, nhiều người còn cho rằng đến TP Đông Hà mà chưa vô chợ Đông Hà thì coi như chưa đến. Chính vì thế, các đoàn khách du lịch khi qua tỉnh miền Trung này thường tạt qua chợ để thăm thú cho biết. Mọi chuyện có thể xem là ổn, nếu như du khách không mắc phải cái chuyện “tế nhị” ấy khi đi chợ.Chạy quanh tìm cho ra cái nhà vệ sinh, nhưng khi tới nơi thì nhiều người chọn phương án là... cố “nhịn” chứ không dám vào. Chị Phương, một du khách từ Hà Nội chẳng biết phải giải thích với đứa con như thế nào: “Cháu nó chịu không nổi, tôi dẫn cháu đến đây thì cháu đi ra ngay, mặt ỉu xìu vì không “đi” được...”. Đó không phải là chuyện riêng gì của mẹ con chị Phương mà nhiều du khách khi “lỡ đường” vào đây đều phải khiếp vía, chạy dài.
Toàn bộ chợ Đông Hà có tới 6 khu vệ sinh và đều được Ban quản lý chợ khoán cho 6 cá nhân quản lý và thu tiền vệ sinh (1.000 đồng/lượt). Tuy vậy theo thiết kế thì những khu vệ sinh này thường nằm sát ngay khu vực buôn bán nên việc “mùi hương” bay vào khu buôn bán khó mà tránh khỏi. Ở tầng 2, khu vực bán quần áo, vải vóc, có một khu vệ sinh, nhưng chỉ cần đi ngang qua thôi cũng nôn mửa vì mùi hôi (ở đây không thấy bóng dáng của người thu tiền vệ sinh). Phòng ghi rõ ràng chữ "Nữ" (vệ sinh nữ) nhưng lại trở thành kho chứa hàng. Phần còn lại của khu vệ sinh cực kỳ bẩn, những mảng ố vàng bám nham nhở lên tường, nền nhà, cái ca để múc nước dội chắc chẳng ai dám cầm vào...
Không phải riêng gì ở chợ Đông Hà, một vài địa điểm khác ở Quảng Trị cũng nhận được nhiều lời phàn nàn của du khách về khu vệ sinh. Sau chuyến tham quan cửa khẩu Lao Bảo về, chị N.T.Hằng (khách du lịch từ TP.HCM) ngao ngán: “Trên đó hàng hóa thì nhiều thật nhưng kẹt nỗi là chỗ đi vệ sinh khổ quá. Ngay trong Trung tâm Thương mại Lao Bảo có hai tầng, mà hình như chỉ có khu vệ sinh của tầng 1 mới hoạt động nhưng cũng chẳng được sạch sẽ cho lắm. Còn ở khu di tích Nhà tù Lao Bảo thì chúng tôi tìm không ra khu vệ sinh luôn, mà làm bậy trong khu di tích này thì ai dám chứ...”.
Phải bịt mũi khi đi qua nhà vệ sinh tại tầng 2 chợ Đông Hà
Nhà vệ sinh có cũng như... không!
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là một trong những điểm du lịch không thể thiếu đối với tất cả các du khách khi đặt chân đến Đà Nẵng. Tuy nhiên, những phàn nàn của du khách về dịch vụ vệ sinh tại đây cũng không phải là ít.
Sáng 24.8, đứng quan sát tại cổng số 2, tức cổng đi ra của khu danh thắng để kết thúc hành trình tham quan, chúng tôi ghi nhận không ít du khách khi hỏi thăm những người bán hàng quán về nơi giải quyết nhu cầu tế nhị, thì tất cả đều nhận được hướng dẫn: “Nhà vệ sinh (NVS) công cộng ở cổng này bị hư lâu rồi, chịu khó quay ra cổng số 1 (tức cổng đi vào) để kiếm NVS”.
Người dân buôn bán các dịch vụ ăn uống, hàng mỹ nghệ tại đây cho biết NVS ở khu vực cổng ra được xây cách đây mấy năm và bị hư hỏng nhiều lần. Cách đây mấy tháng, NVS này lại tiếp tục bị hư, không có nước dùng nên đã bị khóa lại. Khu vực này chỉ còn 1 NVS ở cổng số 1 và một cái khác ở trên núi. Trung bình một ngày, vào mùa cao điểm khu danh thắng này đón hơn 2.000 du khách. Nếu làm theo phép tính thông thường thì 2 NVS còn lại sẽ phải được sử dụng với tần suất khổng lồ: 1.000 khách/ngày.
Đến Quảng Bình không biết... "đi đâu"?

Quảng Bình ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng bởi có nhiều danh lam thắng cảnh. Thế nhưng việc xây dựng và dọn dẹp khu vệ sinh cho khách chưa được quan tâm khiến du khách hết sức quan ngại...
Quảng Bình ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng bởi có nhiều danh lam thắng cảnh. Thế nhưng việc xây dựng và dọn dẹp khu vệ sinh cho khách chưa được quan tâm khiến du khách hết sức quan ngại...
Muốn... cũng phải chờ!
Theo thông tin từ Trung tâm Du lịch văn hóa - sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng thì 6 tháng đầu năm 2009 đã có 60.328 lượt khách du lịch đến tham quan tuyến du lịch động Phong Nha - Tiên Sơn, trong đó có 60.012 lượt khách trong nước, 316 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ việc bán vé trên 6,2 tỉ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ. Đặc biệt, tuyến du lịch sinh thái Nước Moọc mới đưa vào khai thác đã thu hút được 1.768 lượt khách. Từ dịp cuối tháng 4 đến nửa đầu tháng 8 là lúc khách đến Phong Nha nhiều nhất, có ngày lên đến 3.500 - 4.000 người, sân để xe của trung tâm du lịch luôn chật kín. Vì mùa hè nên nhu cầu đi vệ sinh, rửa ráy của khách rất lớn. Theo ghi nhận của chúng tôi, hệ thống nhà vệ sinh của 2 bến thuyền trên đường vào động Phong Nha - Tiên Sơn hiện khá tốt do trước đây có quá nhiều phàn nàn về việc này. Nhà vệ sinh nam nữ tách biệt, hệ thống xả nước tự động và luôn có nhân viên chuyên trách dọn dẹp, lau chùi.Thế nhưng bên cạnh đó có một điều nan giải mà Trung tâm Du lịch văn hóa - sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng chưa giải quyết được là khi du khách vào trong động. Hiện trong hệ thống động Phong Nha và Tiên Sơn đều không có nhà vệ sinh. Vấn đề đặt ra là: nếu khi đã vào trong động mà muốn "chuyện ấy" thì làm sao? Tiếp xúc nhiều trường hợp chúng tôi được biết chỉ có cách "nín thở" cho đến khi không chịu được nữa thì "đi" tại chỗ luôn. Tính từ lúc du khách bắt đầu vào cửa động Phong Nha đến lúc trở ra, thời gian không phải ngắn. Thực tế đã có không ít tình huống oái oăm xảy ra.
Đơn cử như trên một chiếc thuyền vào động sáng 25.8 có đến 3 trẻ nhỏ đến từ tỉnh Nghệ An, khi vào sâu trong động thì một bé gái cứ bấu áo mẹ đòi đi "tè". Dù bà mẹ dỗ dành thế nào em bé cũng không chịu nên đành tìm góc khuất "giải quyết" cho con. Trẻ con là thế chứ người lớn thì… Có người phải bỏ tham quan cuốc bộ ra trước bến thuyền ở khu vực trước cửa động để "giải quyết".Khi "chuyện đã rồi" trong động, cán bộ của trung tâm du lịch phải ra tay múc nước dội rửa. "Cứ vài ba ngày chúng tôi phải dội rửa một lần. Mặc dù trước khi lên thuyền vào động chúng tôi và lái thuyền đều thông báo, hướng dẫn du khách đi vệ sinh trước" - một cán bộ nói. Hỏi, trong thời gian này nếu có người đau bụng thì sao? Chúng tôi nhận được một cái lắc đầu.
Và một điều nữa là du khách phải đi thuyền dọc trên sông Son từ trung tâm đón khách đến cửa động mất khoảng hơn 30 phút, nếu trong thời gian này mà ai đó "muốn" thì phải làm sao? Khi đặt vấn đề này thì cán bộ trung tâm du lịch cũng chỉ lắc đầu!
Lên núi thiêng mất thiêng
Không chỉ gặp "khó" ở động mà du khách đi nhiều điểm khác tại Quảng Bình như suối nước nóng Bang (H.Lệ Thủy), bãi tắm Đá Nhảy (H.Bố Trạch), núi Thần Đinh (H.Quảng Ninh) hay các điểm tham quan di tích lịch sử cũng vấp phải tình cảnh tương tự.
Trong thời gian gần đây, lượng khách đến núi Thần Đinh ngày càng nhiều. Sau khi leo hết 1.260 bậc đá cao sừng sững ngỡ như du khách đã "chạm tới trời" ở chốn bồng lai tiên cảnh. Trên núi vẫn còn dấu tích chùa Kim Phong với những lưu truyền linh thiêng; gần nền chùa cũ là giếng Tiên nước mát lạnh, chảy mãi không cạn từ một mạch rất nhỏ. Ngành văn hóa, du lịch và chính quyền địa phương đã có đầu tư xây dựng như làm đường lên núi…, thế nhưng người ta lại quên mất việc làm khu vệ sinh, vừa để thuận tiện cho du khách vừa đảm bảo vệ sinh ở nơi sạch sẽ, trong lành này. Cho nên, khi đã leo lên đỉnh núi mà "muốn" thì chỉ có cách "đi" vào bụi cây vì không thể nín nhịn mà cũng không thể chờ xuống núi bởi núi quá cao.
Những ngày lễ, rằm khách đến đông, ai đi cũng mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh để ăn uống giải khát và dâng hương. Vì không hề có thùng đựng rác, nhà vệ sinh nên tất cả đều thải ra tự nhiên. Như thế lại tác dụng ngược, làm ô uế chốn linh thiêng.

Khủng bố tinh thần" du khách Trong những nhu cầu thiết yếu của con người có việc "ăn uống - ngủ nghỉ - yêu đương - vệ sinh". Người ta có thể nhịn ăn uống cả tuần, nhịn ngủ cả tháng, nhịn yêu đương cả năm chứ không thể nhịn vệ sinh dù chỉ 1 ngày. Nếu có nhu cầu lập tức phải “giải tỏa” chứ không thể nín nhịn một thời gian như ăn uống, ngủ nghỉ, yêu đương.
Nhà tắm "cửa đóng then cài" và bị chiếm dụng ở bãi tắm Nhật Lệ - Ảnh: T.Q.NamNgười châu Âu và các nước phát triển xem nhà vệ sinh là quan trọng nhất. Nếu vệ sinh không thoải mái thì ăn không ngon, ngủ không yên, còn tâm trí đâu mà làm chuyện khác? Ở Việt Nam thì ngược lại. To đẹp nhất là phòng khách, đến phòng ngủ, tàm tạm phòng ăn và xuề xòa vệ sinh. Nhiều nhà còn không có vì đã có bãi biển, bờ sông, ruộng vườn bát ngát... Thói quen đó đang thu hẹp dần nhưng chưa dễ gì xóa bỏ. Tình trạng phổ biến là mọi người chỉ tập trung chăm chút nhà vệ sinh trong các khách sạn. Nhà hàng thì tàm tạm, hầu hết là quá ít so với lượng khách và nam nữ đều dùng chung. Tệ nhất là các khu du lịch, các điểm dừng chân và mua đặc sản. Các nhà vệ sinh ở đây thường thiếu nước, không có giấy vệ sinh và hình như cả tuần mới dọn dẹp. Từ trường học đến các trạm dừng, các nhà hàng, các điểm du lịch; nhà vệ sinh đang là vấn nạn. Các em không thể tập trung học tập còn du khách thì nản lòng. Nhà vệ sinh dơ bẩn là một loại "khủng bố" tinh thần nguy hiểm. Đã có khách phải hủy tour, rút ngắn hành trình, không mua và sử dụng đặc sản địa phương vì nghĩ "nhà vệ sinh quá kém, chắc chắn các sản phẩm cũng không hơn gì?". Nhiều du khách đã một đi không trở lại bởi "ấn tượng nhà vệ sinh quá tệ, về nước cả tuần vẫn bị ám ảnh". Tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu, trại bò sữa Long Thành bề thế, có ngày cả mấy chục ngàn khách ghé, doanh thu hằng mấy trăm triệu mà nhà vệ sinh vào lúc cao điểm thật khủng khiếp. Tuyến Tây Nguyên, ra khỏi thành phố chẳng biết ăn đâu? Phở Hồng (Bình Dương) ngon thiệt mà nhà vệ sinh quá xập xệ. Chỉ có Đồng Nai (dọc quốc lộ 1), Trung Lương (Tiền Giang) là tạm ổn và Bảo Lộc (Lâm Đồng) là khá hơn cả. Các tuyến miền Trung, miền Bắc lại càng tệ. Các điểm dừng dọc đường đã vậy, các điểm du lịch đa phần cũng chẳng hơn gì. Mẫu số chung là vừa hôi hám vừa ít phòng. Từ Nam Cát Tiên (Đồng Nai) đến Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), từ Thác Bạc (Sa Pa) đến Điện Biện Phủ, Khe Sanh (Quảng Trị)... Thậm chí mấy danh thắng như ghềnh Đá Dĩa (Phú Yên), bãi đá cổ Sa Pa, vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận)... còn không có nhà vệ sinh! Về thực trạng nhà vệ sinh của ngành du lịch, có lẽ không phải kể lể dông dài. Từ du khách cho đến hướng dẫn viên ai cũng có thể viết thành sách. Vấn đề là các giải pháp để khắc phục. Du lịch Việt Nam không thể cất cánh nếu hệ thống nhà vệ sinh cứ tiếp tục "khủng bố" tinh thần du khách mọi nơi mọi lúc như hiện nay.
Nguyễn Văn Mỹ (Lửa Việt & Tavitour)

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Quang Tươi, Trưởng BQL Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn cho biết: vì không có người quản lý nên BQL đã tạm... khóa cửa NVS lại, nếu ai có nhu cầu thì tới quầy bán vé lấy chìa khóa!
Tại đô thị cổ Hội An, tất cả các điểm du lịch, tham quan đều có các NVS phục vụ du khách. Ngoài ra, ngay dưới chân chùa Cầu cũng có một NVS công cộng để phục vụ du khách đi đường, tham quan phố cổ. Dù có người đứng ra thu tiền để quản lý, dọn dẹp nhưng vẫn có những phàn nàn về mùi hôi mỗi lần đi ngang qua đây.
Chuyện NVS ở một số điểm du lịch vừa thiếu vừa bẩn và nhếch nhác, với nhiều người vì quá cần để giải quyết nhu cầu riêng thì đành nhắm mắt làm liều, bởi dù sao “có còn hơn không”. Nhưng đối với ngành du lịch, việc thiếu những điểm dừng chân và NVS đúng nghĩa tại các cung đường du lịch là khó khăn không nhỏ cho các đơn vị kinh doanh du lịch.Anh Hoàng Hậu Dương, hướng dẫn viên du lịch, Công ty du lịch Vinatour:
Đến Việt Nam du lịch, một trong những nơi khách nước ngoài sợ hãi, thậm chí “sốc” không dám ghé vào đấy là NVS công cộng tại các điểm dừng chân, tham quan. Không ít vị khách nước ngoài một đi, không trở lại chỉ vì “ấn tượng khó phai” với các kiểu NVS ở Việt Nam. Ngoại trừ khách sạn, hầu như NVS tại các điểm dừng chân dọc đường, trạm xăng, quán ăn, tụ điểm vui chơi... chất lượng đều dưới mức trung bình.
Mặc dù rất cẩn thận, cố gắng tìm những nơi sạch sẽ nhất, thế nhưng trên dọc đường tham quan vẫn không tránh khỏi những chuyện dở khóc, dở cười. Khách nước ngoài họ tế nhị, lịch sự lắm, nhiều khi không nói thẳng với mình đâu. Nhưng qua các cách từ chối đi vệ sinh hoặc qua nét mặt nhăn nhó, hãi hùng của họ là mình hiểu ngay vấn đề. Có trường hợp, khách vừa vào NVS, ôm bụng chạy ra. Lúc này, không còn cách nào khác đành phải dẫn khách ra... cánh đồng”.
Du khách đến Huế thường xuyên “nín”

Cố đô Huế mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm. Thế nhưng, không ít du khách phàn nàn nhà vệ sinh ở các điểm di tích còn quá nhếch nhác.Di tích quốc gia, “chỗ ra” quá bẩn
Được công nhận là di tích quốc gia từ năm 1991, nhưng đến nay di tích Nhà lưu niệm Phan Bội Châu (nằm ở phường Trường An, TP Huế) đến nay vẫn chưa có hệ thống nhà vệ sinh để cho du khách "giải quyết" khi có nhu cầu. Không có hệ thống nhà vệ sinh, nên đã có không ít du khách dở khóc, dở cười khi "điều không muốn lại xảy ra". Khi được hỏi, đa số du khách tại các điểm tham quan đều cho rằng: "Cái nhu cầu ấy khó nói lắm, nhất là tại những nơi đông người như các điểm tham quan, hay mua sắm mà không có nhà vệ sinh thì rất bất tiện. Cánh đàn ông còn đỡ, chứ với chị em phụ nữ thì lại càng bức xúc hơn". Tại một số di tích khác mặc dù có nhà vệ sinh nhưng nhếch nhác, bẩn thỉu do không được chùi rửa hằng ngày nên cũng khiến không ít du khách phàn nàn, ta thán. Tại khu lưu niệm Nguyễn Chí Diểu, theo ghi nhận của chúng tôi, do nhà vệ sinh không có nước, nên du khách khi đến tham quan gặp rất nhiều khó khăn. Nhà vệ sinh có nhưng bẩn, lại không có nguồn nước, cửa khóa không đảm bảo nên thành ra nhiều du khách nam khi có nhu cầu giải quyết, họ lại tìm ra các góc vườn cây để "trút bầu tâm sự". Còn du khách nữ thì... chịu chết.
Bến nước bốc mùi xú uế

Du khách đến Huế ngoài tham quan các di tích, còn có nhu cầu tản bộ trên những con đường dọc bờ sông Hương thơ mộng, hay buổi chiều tà ngược lên đồi Vọng Cảnh ngắm hoàng hôn. Thế nhưng, những điểm đến hấp dẫn này lại không được đầu tư nhà vệ sinh khiến du khách bí quá đôi lúc cũng phải... liều! Con đường Nguyễn Đình Chiểu, nối từ chân cầu Tràng Tiền đến Trung tâm Du lịch Festival, ở bờ nam sông Hương, sau khi được chính quyền quyết định xây dựng phố đi bộ đã thu hút hàng trăm lượt du khách và người dân địa phương tản bộ, ngắm cảnh mỗi ngày. Thế nhưng, cả một tuyến phố dài không hề có một điểm vệ sinh nào. Những thời điểm có lễ hội, tại đây Công ty môi trường đô thị Huế có đặt một số nhà vệ sinh di động, nhưng sau đó lại dời đi. Thế nên, những bến nước rất đẹp như Bến Hề, trước đó còn là bến tắm của thanh niên mỗi chiều, thì nay bỗng chốc trở thành góc khuất để "xả". Một bến nước đẹp như vậy nay luôn bốc mùi xú uế!
Đồi Vọng Cảnh nổi tiếng khiến ai cũng biết đến nhưng do thiếu nhà vệ sinh và người quản lý nên cũng đã xảy ra tình trạng phóng uế bừa bãi. Ngay trên đồi, có hai cái lô cốt của thời chiến tranh còn sót lại và chính nó lại trở thành nhà vệ sinh bất đắc dĩ.
Khu vực Đại Nội phía trong Hoàng thành thì các nhà vệ sinh khá đạt chuẩn, nhưng ở những con đường đi bộ vòng quanh bên ngoài, do thiếu các nhà vệ sinh nên cũng đã bốc mùi...
Nhà vệ sinh ở khu lưu niệm Nguyễn Chí Diểu, nhìn bên ngoài trông rất tươm tất nhưng bên trong rất bẩn và bốc mùi xú uế.Băn khoăn của các công ty du lịch
Chuyện tế nhị này đã thành chủ đề bàn thảo tại những cuộc hội thảo, hội nghị liên quan đến ngành du lịch địa phương. Gần đây nhất, trong chuyến khảo sát du lịch Huế với chủ đề Ấn tượng du lịch miền Trung 2009 của gần 50 công ty du lịch lữ hành phối hợp với Công ty du lịch lữ hành Vitour tổ chức vào đầu tháng 6 vừa qua, đại diện của một công ty lữ hành tại Hà Nội thổ lộ: “Phải công nhận rằng Huế rất đẹp, rất thơ mộng và có rất nhiều điểm du lịch để thu hút khách trong nước và quốc tế đến với mình. Song, một điều khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn, đó là khu vệ sinh tại các điểm di tích của Huế quá ít, một số đã bị xuống cấp lại không được lau chùi sạch sẽ. “Giải quyết nhu cầu” là chuyện khá tế nhị. Nếu bạn đang muốn giải quyết mà gặp phải nhà vệ sinh nhếch nhác, bẩn và bốc mùi khó chịu thì bạn sẽ có ấn tượng như thế nào?”.
Một số công ty lữ hành khi đến khảo sát các điểm du lịch ở Huế để mở các tour, tuyến, điểm du lịch, ngoài việc quan tâm đến các đặc thù của ngành du lịch địa phương, vị trí địa lý, điều kiện ăn ở, đi lại... thì điều làm họ băn khoăn chính là vấn đề nhà vệ sinh tại các điểm du lịch.

Xấu hổ với du khách
Đối với khách nước ngoài, họ không nặng về ăn uống, chủ yếu quan tâm đến nghỉ ngơi và vệ sinh. Khách nước ngoài thường đánh giá: vấn đề vệ sinh của VN là kém nhất, chẳng văn minh chút nào. Ngay giữa Hà Nội, điểm du lịch khách không thể bỏ qua là Rạp múa rối nước Thăng Long. Trung bình mỗi ngày có đến hàng trăm lượt khách ra vào. Mặc dù được đầu tư xây dựng rất hiện đại, nhưng do thiếu chuyên nghiệp trong khâu vệ sinh, quét dọn nên dẫn đến bốc mùi. Chỉ cần bước vào cửa, khách đã ngửi thấy mùi khai nồng nặc. Vào đến bên trong, mùi sặc sụa không thể chịu nổi. Có những hôm, ngồi xem rối nước, khách phải bịt mũi vì mùi khai bốc từ nhà vệ sinh. Dường như nhà hát chỉ quan tâm đến việc bán thật nhiều vé vào cửa, tổ chức nhiều suất diễn mà quên mất nỗi khổ của khách. Đấy là còn chưa kể đến các nhà vệ sinh (NVS) công cộng ở xung quanh hồ Hoàn Kiếm nhếch nhác, mà có lúc bí bách, muốn dẫn khách vào cũng đành chịu nhịn vì bị khóa trái cửa. Ở thủ đô đã vậy, những tỉnh xa vấn đề vệ sinh còn tệ hơn nhiều. Cách Hà Nội 170 km, du lịch Mai Châu, bản Pà Cò, Hang Kia (Hòa Bình) là điểm dừng chân, nghỉ ăn trưa và ngủ qua đêm của khách du lịch trên cung đường du lịch Tây Bắc. Do phong tục tập quán nên đến nay ở đây vẫn chưa có NVS. Mới đây, ở bản Hang Kia có một hộ gia đình được Công ty du lịch Hòa Bình tài trợ xây dựng NVS. Thế nhưng, do không biết sử dụng nên NVS thường xuyên trục trặc, phải đóng cửa liên tục. Khách đến đây chỉ còn biết trút “nỗi buồn” vào... thiên nhiên. Tôi nhớ mãi lần dẫn đoàn khách châu Âu nghỉ trưa tại bản Pà Cò. Trời thì mưa, khách nhịn hết nổi đành phải kiếm chỗ “giải quyết”. Khi dẫn khách ra mảnh vườn sau nhà, khách ngơ ngác chẳng thấy bóng dáng NVS đâu ngoài bãi cỏ dại mọc um tùm. Thực sự, lúc đó mình cảm thấy xấu hổ, đành phải giải thích mong nhận được sự cảm thông của du khách vì mức sống người dân còn nghèo chưa có điều kiện xây NVS. Các hướng dẫn viên du lịch cũng đã nhiều lần góp ý với các ban quản lý, hệ thống cung cấp dịch vụ, tuy nhiên tiếng nói, phản ánh của chúng tôi rất hạn chế nên tình hình không cải thiện được mấy. Theo tôi, sự thay đổi này phải xuất phát từ các cơ quan đầu ngành, phải có những giải pháp làm thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh.
Vũ Ngọc Khiêm, Giám đốc Công ty du lịch Indochina travel land
Chỉ cần học các nước trong khu vực Tôi được biết, một số diễn đàn trang du lịch nước ngoài “cảnh báo” khách du lịch không nên đi vệ sinh tại các NVS công cộng ở Việt Nam. Một số người nói với chúng tôi, họ được bạn bè dặn dò, trong hành trang du lịch ở VN không thể thiếu giấy vệ sinh và khăn ướt. Thế nên, khách du lịch, nhất là khách châu Âu nhất định không chịu đi NVS công cộng. Theo tôi, chẳng phải so sánh với nước tiên tiến, phát triển, chỉ cần học hỏi các nước trong khu vực xung quanh chúng ta. Đã đến lúc NVS phải được quan tâm!
(Trần Quốc Hưng, phụ trách hướng dẫn viên Công ty du lịch Redtour)

Anh Lương Văn Chiến, hướng dẫn viên Công ty du lịch Viettravel Hà Nội:
Ở nước ngoài, NVS đa phần là sử dụng miễn phí, nhân viên dọn vệ sinh túc trực thường xuyên. Họ coi NVS là văn phòng, là nơi làm việc, nếu có bốc mùi, họ là người phải hứng chịu đầu tiên. Còn ở Việt Nam, tại một số điểm tham quan, muốn đi vệ sinh, khách thường phải trả tiền từ 500 - 1.000 đồng/lượt. Riêng với khách Tây, họ tranh thủ tính bằng USD, mỗi một lượt là 1 USD. Vừa mất tiền, vừa không sạch sẽ khiến không ít vị khách nước ngoài bực mình.
Chị Trương Thị Thanh Nhàn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - du khách:
Đi sang Nhật, tôi rất ấn tượng với NVS công cộng của họ. Cứ khoảng chục km lại có một trạm nghỉ, tiện lợi ngay bên đường. Khi đi vệ sinh mình còn được các nhân viên lịch sự chào hỏi... Còn ở Việt Nam, ngay giữa thủ đô Hà Nội những điểm tham quan như quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Hồ Tây... đi qua thôi đã muốn ói, huống chi những điểm du lịch ở các địa phương. Trước khi bước vào NVS phải lấy hết bình tĩnh, nín thở, nhắm mắt cho qua. Tại những bãi biển nổi tiếng ở miền Bắc như: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò... cứ mỗi năm dịch vụ quán ăn nhà hàng mọc lên như nấm, còn NVS thì tìm đỏ con mắt.Xấu hổ với du khách Đối với khách nước ngoài, họ không nặng về ăn uống, chủ yếu quan tâm đến nghỉ ngơi và vệ sinh. Khách nước ngoài thường đánh giá: vấn đề vệ sinh của VN là kém nhất, chẳng văn minh chút nào. Ngay giữa Hà Nội, điểm du lịch khách không thể bỏ qua là Rạp múa rối nước Thăng Long. Trung bình mỗi ngày có đến hàng trăm lượt khách ra vào. Mặc dù được đầu tư xây dựng rất hiện đại, nhưng do thiếu chuyên nghiệp trong khâu vệ sinh, quét dọn nên dẫn đến bốc mùi. Chỉ cần bước vào cửa, khách đã ngửi thấy mùi khai nồng nặc. Vào đến bên trong, mùi sặc sụa không thể chịu nổi. Có những hôm, ngồi xem rối nước, khách phải bịt mũi vì mùi khai bốc từ nhà vệ sinh. Dường như nhà hát chỉ quan tâm đến việc bán thật nhiều vé vào cửa, tổ chức nhiều suất diễn mà quên mất nỗi khổ của khách. Đấy là còn chưa kể đến các nhà vệ sinh (NVS) công cộng ở xung quanh hồ Hoàn Kiếm nhếch nhác, mà có lúc bí bách, muốn dẫn khách vào cũng đành chịu nhịn vì bị khóa trái cửa. Ở thủ đô đã vậy, những tỉnh xa vấn đề vệ sinh còn tệ hơn nhiều. Cách Hà Nội 170 km, du lịch Mai Châu, bản Pà Cò, Hang Kia (Hòa Bình) là điểm dừng chân, nghỉ ăn trưa và ngủ qua đêm của khách du lịch trên cung đường du lịch Tây Bắc. Do phong tục tập quán nên đến nay ở đây vẫn chưa có NVS. Mới đây, ở bản Hang Kia có một hộ gia đình được Công ty du lịch Hòa Bình tài trợ xây dựng NVS. Thế nhưng, do không biết sử dụng nên NVS thường xuyên trục trặc, phải đóng cửa liên tục. Khách đến đây chỉ còn biết trút “nỗi buồn” vào... thiên nhiên. Tôi nhớ mãi lần dẫn đoàn khách châu Âu nghỉ trưa tại bản Pà Cò. Trời thì mưa, khách nhịn hết nổi đành phải kiếm chỗ “giải quyết”. Khi dẫn khách ra mảnh vườn sau nhà, khách ngơ ngác chẳng thấy bóng dáng NVS đâu ngoài bãi cỏ dại mọc um tùm. Thực sự, lúc đó mình cảm thấy xấu hổ, đành phải giải thích mong nhận được sự cảm thông của du khách vì mức sống người dân còn nghèo chưa có điều kiện xây NVS. Các hướng dẫn viên du lịch cũng đã nhiều lần góp ý với các ban quản lý, hệ thống cung cấp dịch vụ, tuy nhiên tiếng nói, phản ánh của chúng tôi rất hạn chế nên tình hình không cải thiện được mấy. Theo tôi, sự thay đổi này phải xuất phát từ các cơ quan đầu ngành, phải có những giải pháp làm thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh.
Vũ Ngọc Khiêm, Giám đốc Công ty du lịch Indochina travel land
Chỉ cần học các nước trong khu vực Tôi được biết, một số diễn đàn trang du lịch nước ngoài “cảnh báo” khách du lịch không nên đi vệ sinh tại các NVS công cộng ở Việt Nam. Một số người nói với chúng tôi, họ được bạn bè dặn dò, trong hành trang du lịch ở VN không thể thiếu giấy vệ sinh và khăn ướt. Thế nên, khách du lịch, nhất là khách châu Âu nhất định không chịu đi NVS công cộng. Theo tôi, chẳng phải so sánh với nước tiên tiến, phát triển, chỉ cần học hỏi các nước trong khu vực xung quanh chúng ta. Đã đến lúc NVS phải được quan tâm!
Trần Quốc Hưng, phụ trách hướng dẫn viên Công ty du lịch Redtour

Khi du lịch biển thiếu nhà vệ sinh
Sầm Sơn: Không "nín" được thì... xuống biển
Từ lâu, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Bình quân mỗi năm, lượng du khách đến đây dao động từ 1,3 - 1,7 triệu lượt người. Nhưng thật khó tin là ở một thị xã du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn chỉ có 3 nhà vệ sinh công cộng, trong đó một cái do tư nhân quản lý.Chúng tôi đến Sầm Sơn vào buổi chiều đầu tuần, khi lượng du khách xuống tắm biển không đông lắm. Ghé vào một quán giải khát ở khu vực bãi A thay quần áo, gửi đồ để xuống biển, tôi ngó quanh tìm khu vệ sinh để “giải quyết nỗi buồn”, nhưng chẳng thấy. Đánh liều hỏi bà chủ quán, thì nhận được cái chỉ tay về phía khu vực tắm nước ngọt, nơi có các “phòng thay đồ” cho du khách trước và sau khi tắm. Tôi ngại ngùng hỏi bà chủ quán nhà vệ sinh công cộng, thì được trả lời rằng cả bãi biển này chỉ có duy nhất một cái ở khu vực giữa bãi B, nhưng đang bị khóa.
Thấy tôi nhăn nhó, chồng bà chủ quán ra chiều thông cảm. “Buồn” à? Thôi thay đồ đi rồi xuống biển “làm phát” cho sảng khoái”. Rồi ông chủ chỉ tay về phía biển: “Đấy, chú thấy cái thằng đang ôm phao, bơi một mình ở ngoài kia không. Đang “giải quyết nỗi buồn” đấy”. Tôi phát hoảng, không biết có bao nhiêu người trong số hàng vạn du khách chiều chiều tắm biển Sầm Sơn sẽ (buộc phải) thực hiện hành vi phóng uế kiểu này trên biển?
Nghe tôi phàn nàn về tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng ở Sầm Sơn, một nhân viên trong tổ an ninh trật tự trên bãi biển dè bỉu: “Ôi dào, các ông cứ vẽ chuyện. Quan trọng là có tiền để ăn chơi không, chứ ba cái chuyện đại tiểu tiện thì ở đâu mà chả được”. Nghe đến đây thì tôi thực sự choáng, bởi cái lối suy nghĩ “hồn nhiên” này.
Được biết, những năm gần đây, Sầm Sơn đang được đầu tư mạnh mẽ trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt để giữ gìn vệ sinh môi trường trên bãi biển, đường phố, thị xã Sầm Sơn đã trang bị hàng loạt thùng đựng rác công cộng dọc các tuyến đường chính ven biển và trên bãi biển. Vì vậy giờ đây, bãi biển Sầm Sơn đã sạch hơn rất nhiều. Nhưng chuyện nhà vệ sinh công cộng thì đang là vấn đề bức xúc với du khách hiện nay. Hình như nó không được các nhà quản lý lưu tâm đến thì phải.
Vũng Tàu: Cùng nhau quay ra... biểnBãi biển dọc đường Thùy Vân (TP Vũng Tàu) từ ngã ba Hoàng Hoa Thám đến ngã ba Phan Chu Trinh dài 1.200m, do Liên hiệp HTX Hải Âu quản lý đã từ lâu được xem là nơi vô cùng bát nháo trong việc kinh doanh du lịch. Toàn bộ chiều dài bãi biển chỉ có 6 nhà vệ sinh của liên hiệp. Tuy nhiên, 6 nhà vệ sinh này không hoạt động vào ban đêm. Chính vì vậy, từ chiều tối, rất nhiều du khách nhậu trên vỉa hè khu vực bãi tắm muốn đi giải quyết chuyện tế nhị cứ vô tư quay ra biển mà... xả cho mát.
Cách TP Vũng Tàu hơn 20 km, Trung tâm thương mại thị xã Bà Rịa được xem là nơi dừng chân lý tưởng của du khách du lịch. Du khách trước khi về thường vào trung tâm để mua hải sản. Thế nhưng, trên tầng 2 của trung tâm có một dãy nhà vệ sinh mà lại rất tồi tàn. Chị Hoa, một du khách TP.HCM nói: “Nhà vệ sinh thiết kế không giống ai, chỉ có một lối đi. Nhiều lúc muốn “giải quyết”, vừa bước chân vào đã thấy cả nhóm nam giới đối diện nên đành phải bỏ ra ngoài”.
Còn tầng 1 và dưới đất cũng có nhà vệ sinh nhưng du khách vào phải trả 2.000 đồng/lần. Điều đáng nói là đã mất tiền nhưng du khách vẫn phải chịu đủ mọi mùi hôi từ nhà vệ sinh này. Một “chủ nhà vệ sinh” ở đây giải thích nguyên nhân gây mùi hôi: “Chúng tôi phải hạn chế nước tối đa vì ở đây phải thuê lại của trung tâm giá 6 triệu đồng/tháng. Điện, nước chúng tôi phải chịu hết”.
Đồ Sơn: Cứ thiên nhiên cho mát!Nhà vệ sinh công cộng ở bãi xe khu 2 Đồ Sơn: Buổi sáng đóng kín, buổi chiều trở thành nơi tập kết rác - Ảnh: Lưu Quang Phổ Từng là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam, nhưng mãi đến năm 2008, Đồ Sơn (Hải Phòng) mới xây được 2 nhà vệ sinh công cộng tạm gọi là khang trang nằm cách nhau 3 km! Đinh Công Trần, một người thường xuyên đưa người mẫu ra Đồ Sơn chụp ảnh, đã chở tôi trên xe máy đến khắp các ngõ ngách của Đồ Sơn để đếm xem khu du lịch này có bao nhiêu nhà vệ sinh công cộng. Đang ngơ ngáo ở khu 1 mà chưa tìm thấy gì để... đếm, chúng tôi được một người dân chỉ vào một tòa nhà hình tròn quây kính trong suốt nhưng cửa khóa cứng và không có dấu hiệu hoạt động. Chúng tôi đi tiếp 3 km nữa để vào khu 2. Cạnh bãi tắm, nhưng khuất sau dãy nhà hàng, một nhà vệ sinh quây kính tương tự nhưng cửa cũng khóa cứng ngắt. Nhìn vào trong, một tấm biển đề: “Vệ sinh 2.000 đồng”. Trở ra với vẻ thất vọng, tôi được một thanh niên ngồi ở vỉa hè động viên: “Cần gì nhà vệ sinh, cứ gốc cây mà thiên nhiên cho mát, bác ạ”. “Em đưa khách ra đây chụp ảnh, chú rể có nhu cầu thì cứ bờ biển với rừng thông kia mà giải quyết. Cô dâu nếu bí quá thì cũng xốc váy lên, ngồi xuống, chẳng ai biết đấy là đâu. Người bình thường ra Đồ Sơn tắm thì đi luôn dưới biển, cần gì nhà vệ sinh”, nhiếp ảnh gia Trần nói. Ông Cao Xuân Thu, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Đồ Sơn (Sở Xây dựng Hải Phòng, đơn vị chịu trách nhiệm về vệ sinh, môi trường ở quận Đồ Sơn) cho hay, năm 2007 thành phố đã chi hơn 1 tỉ đồng cho Đồ Sơn xây dựng hai ngôi nhà vệ sinh bằng kính mà chúng tôi đã thấy. Do khu 2 đông khách nên nhà vệ sinh ở đây mở hằng ngày. Khu 1 vắng hơn nên ngày thường khóa lại, thứ bảy và chủ nhật mới mở.
Lưu Quang Phổ
Phan Thiết: Du khách không bỏ chạy mới là lạ!Nhà vệ sinh chợ Phan Thiết như thế này đây! ảnh: Quế Hà

Chợ Phan Thiết nằm ở trung tâm thành phố, là nơi tập trung rất nhiều hàng hóa - trong đó có các loại đặc sản từ biển vốn rất nhiều du khách ưa chuộng. Tuy nhiên, cả chợ này rộng hàng chục nghìn mét vuông, với gần 1.200 ki-ốt kinh doanh, nhưng chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh vỏn vẹn hơn chục mét vuông. Nhà vệ sinh này được xây dựng từ trước 1975. Nó được sửa chữa vài lần cùng với việc nâng cấp chợ, nhưng hầm cống đã nứt to và xập xệ tạo mùi hôi thối; phía trong, bồn vệ sinh đen ngòm, mới nhìn đã phát sợ. Bà con kinh doanh trong chợ than phiền là ngày càng buôn bán khó khăn do suy thoái kinh tế. Nhưng chỉ cần nhìn vào môi trường xung quanh dơ bẩn và nhất là nhà vệ sinh của chợ Phan Thiết thì du khách không bỏ chạy mới là lạ!
Quế Hà
"VN đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách. Tuy nhiên, ở VN, thường thì khách phải tìm nhà vệ sinh trong nhà hàng hoặc khách sạn mới đảm bảo vệ sinh và tiện nghi. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở VN được xem là một trong những nhà vệ sinh dơ bẩn nhất ở châu Á. Chúng không được bảo trì và rất mất vệ sinh. Nhà nước hoặc chính quyền địa phương nên quan tâm hơn nữa vấn đề này. Kinh phí để bảo trì và giữ gìn vệ sinh nên được lấy từ phí dịch vụ của người sử dụng nhà vệ sinh. Du khách sẽ không nề hà chuyện phải trả phí khi sử dụng nhà vệ sinh với một mức chấp nhận được, nhưng phải sạch sẽ. Chẳng hạn, ở Singapore, người ta đều tính phí khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Mọi người đều chấp nhận, bởi vì chúng sạch sẽ và không có mùi khó chịu. Trách nhiệm này thuộc về đơn vị quản lý điểm đến. (Ông Robert Tan, doanh nhân người Singapore đang kinh doanh du lịch ở VN - Trần Tâm ghi)

Đã không có, còn cấm!
Duyên hải miền Trung có rất nhiều cảnh đẹp, đặc biệt là những bãi biển. Song, nhiều nơi không bố trí nhà vệ sinh nên không ít du khách buộc phải “dựa” vào các lùm cây mỗi khi cần giải quyết nhu cầu!
Tỉnh Phú Yên mỗi năm có hơn 165.000 lượt khách đến tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như gành Đá Đĩa, núi Nhạn - sông Đà, bãi biển Tuy Hòa và Long Thủy... Nhưng ở những điểm du lịch này, du khách gặp phiền toái khi thời gian tham quan kéo dài. Gành Đá Đĩa ở xã An Ninh Đông (H.Tuy An) được coi là độc nhất vô nhị ở Việt Nam và cả trên thế giới; được xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia. Thế nhưng anh Đặng Tuấn - du khách ở TP.HCM than phiền: “Tôi đưa cả gia đình đến gành Đá Đĩa. So với nhiều nơi, phong cảnh ở đây đẹp thật, nhưng tiếc rằng chưa có dịch vụ đi kèm. Bất tiện nhất là khi bụng dạ “bất an” thì không biết giải quyết ở đâu”. Một điểm du lịch khác là núi Nhạn (P.1, TP Tuy Hòa), hằng ngày có hàng trăm khách đến tham quan. Các biển báo trên đường đi lên núi đều ghi rõ “cấm phóng uế”, thế nhưng ở đây lại không hề có nhà vệ sinh công cộng! Ông Nguyễn Phúc Bảo - du khách đến từ Đà Lạt (Lâm Đồng) ngao ngán: “Núi Nhạn cao 60m so với mặt nước biển, tôi lội bộ lên đây đã mệt bở hơi tai. Vừa lên đến nơi thì “mắc bí” nhưng không tìm đâu ra nhà vệ sinh mà chỉ có biển cấm phóng uế”. Ông Lê Thanh Vân, 79 tuổi, bảo vệ Công ty cấp thoát nước tại núi Nhạn, phân bua: “Tìm không ra nhà vệ sinh, khách chỉ còn biết tìm bụi cây trên núi. Họ làm vậy là vi phạm, không văn minh nhưng biết làm sao?”.
Du khách đến 2 bãi biển xinh đẹp là Tuy Hòa và Long Thủy (xã An Phú, H.Tuy An) cũng luôn than phiền. Anh Đặng Thái Quốc ở Nha Trang (Khánh Hòa) nói: “Những điểm du lịch có thể thiếu dịch vụ ăn uống, nhưng không thể thiếu vệ sinh công cộng. Vì mỗi người đều có nhu cầu này trong lúc vui chơi, giải trí. Ở bãi biển Long Thủy, tôi không tìm đâu ra nhà vệ sinh công cộng nên đành phải vào “nhờ” của người dân. Thật là bất tiện”...
Tại cầu cảng Bình Châu (H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), mỗi ngày có hàng trăm lượt người - trong đó có rất nhiều du khách - chờ tàu ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Hệ thống nhà vệ sinh ở đây nồng nặc mùi hôi, bẩn thỉu do không được dọn rửa thường xuyên. Sáng 26.8, chúng tôi thấy nhiều người đến nhà vệ sinh rồi... bịt mũi bỏ ra tìm chỗ “giải quyết”. Anh Nhân - một du khách từ TP.HCM lần đầu tiên ra đảo Lý Sơn - chỉ biết nói: “Hôi quá, không chịu nổi!”. “Quái vật” trong nhà vệ sinh
Ở nước ngoài, người ta gọi nhà vệ sinh là nơi để thư giãn vì vừa sạch sẽ, thơm tho, lại có cả tiếng nhạc du dương. Sang Việt Nam, không ít khách nước ngoài tỏ ra kinh ngạc khi vẫn nhìn thấy loại... xí xổm. Khách nam còn đỡ, chứ khách nữ thì đành bấm bụng chịu nhịn. Tôi nhớ mãi khi dẫn một đoàn khách nước ngoài tham quan một ngôi đền ở Hải Phòng. Khi đi vào nhà vệ sinh, một cô bé 6 tuổi hét toáng lên như gặp phải quái vật, khiến cả đoàn giật mình không biết có chuyện gì xảy ra. Hóa ra, “quái vật” khiến cô bé sợ hãi đấy là những con ruồi rất to, bay vo ve trong nhà vệ sinh. Cô bé nước mắt ngắn, dài nằng nặc đòi phải quay về khách sạn giải quyết, chứ nhất định không đi vệ sinh vì trông mấy con ruồi thật khủng khiếp. Cả đoàn đành phải tạm dừng lịch trình tham quan để chiều lòng cô bé. 7 năm đi dẫn khách, những vấn đề bức xúc chúng tôi đã góp ý và phản ảnh, nhưng tình hình nhà vệ sinh tại các điểm du lịch không được cải thiện là bao. Trong lúc chờ đợi ngành du lịch quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi vẫn thường áp dụng “chiêu”: ghé vào quán uống cà phê, mua nước hoặc vào ngân hàng đổi tiền... trong những tình huống bất khả kháng.
Chị Nguyễn Thu Nguyệt - hướng dẫn viên Công ty du lịch APEC
Không ai bôi bẩn lên một nơi sạch đẹp
Khi sang Hàn Quốc và một số nước, tôi thấy hệ thống nhà vệ sinh công cộng của họ rất sạch sẽ, bố trí ở những vị trí hết sức thuận lợi. Kiến trúc các khu nhà vệ sinh cũng được cách điệu rất đẹp, nhiều hoa và cây xanh. Ở trong nước, không ít nơi ngại làm công trình vệ sinh công cộng, vì sợ khi đưa vào sử dụng, nó trở thành “điểm nóng” về ô nhiễm. Thực ra do khâu quản lý, dọn vệ sinh không tốt; chứ người dân, du khách có lẽ cũng không ai bôi bẩn lên một nơi sạch đẹp cả.
Ông Phan Ngọc Dũng - quyền Giám đốc Chi nhánh Vietravel Quy Nhơn
Chưa coi trọng nhân viên vệ sinh
Ở Disneyland Hồng Kông, nhân viên dọn vệ sinh mặc đồng phục rất đẹp, khiến họ không mặc cảm với công việc nên làm hết mình. Còn tôi thấy ở ta, nhân viên dọn dẹp nhà vệ sinh mặc đồ xấu quá, lại không được trang bị đầy đủ, thiếu dụng cụ chuyên nghiệp. Đó là do người quản lý điểm tham quan không coi trọng nhà vệ sinh và người làm công việc này nên không chịu đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó giám đốc Lys Travel

“Méo mó có vẫn hơn không”
Đền Ngọc Sơn (Hồ Gươm) luôn là một trong những điểm đến đầu tiên mà khách du lịch tới Hà Nội lựa chọn.
Tuy nhiên, theo lời anh Hoàng Đình Tiệp, hướng dẫn viên du lịch cho một công ty nước ngoài thì du khách tới đây lại có những “nỗi buồn” khó diễn tả. “Trong số các khu danh thắng của Hà Nội, du khách ngại nhà vệ sinh ở đây nhất”, anh Tiệp nhận xét. Chúng tôi đứng sau hai nữ du khách nước ngoài để kiểm chứng lời anh Tiệp. Người phụ nữ trẻ hơn vào trước. Chưa đầy nửa phút, chị đã vội ra ngay với vẻ hoảng hốt. “Giấy vệ sinh”, chị kêu lên. Người bạn đi cùng vội lấy ngay trong túi xách một cuộn giấy nhỏ đưa cho bạn.
Đường Thanh Niên có chùa Trấn Quốc nổi tiếng, có hai bên mặt hồ Tây, hồ Trúc Bạch và từng được đánh giá là một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội. Hầu như người nước ngoài đến Hà Nội đều không bỏ qua địa chỉ này. Tuy nhiên, cả con đường dài lại chỉ có 2 nhà vệ sinh thu phí (1.000 đồng/lượt). Nhà vệ sinh lưu động khá sạch sẽ nhưng chỉ có vỏn vẹn 2 buồng và luôn kín chỗ. Buộc lòng các du khách phải “nhắm mắt” vào khu nhà vệ sinh nằm trong góc khuất của vườn hoa Lý Tự Trọng, được xây dựng cách đây nhiều năm. Và đây mới thực sự là nỗi kinh hoàng của họ. Mùi hôi nồng nặc, sàn nhà lúc nào cũng nhơm nhớp nước. Người Việt “quen” rồi mà vào đây cũng phải nín thở, bịt mũi nói gì đến người nước ngoài. Ở góc nhà là bể chứa nước dội đã chuyển sang màu đen dơ dáy nên nhiều người chẳng dám cầm ca để múc. Còn khi chúng tôi hỏi rửa tay ở đâu thì nhân viên ở đây chỉ vào những vòi nước đang nằm dưới sàn nhà ướt nhẹp. Khiếp hơn, ngay cạnh đó là những quả dừa tươi do những người bán hàng nước tại Công viên Lý Tự Trọng gửi nhờ!
Tại một bảo tàng, ngay cửa khu vệ sinh đã có biển chỉ dẫn kỳ quặc: “Chú ý, đại tiện trong nhà, đi giải bên ngoài, vi phạm phạt 10.000 đồng”. “Trong nhà” là những phòng vệ sinh khép kín (chỉ có 5 phòng cho cả nam và nữ). Còn “bên ngoài” là một khu vệ sinh có xây tường bao xung quanh nhưng ở... ngoài trời. “Với du khách nước ngoài thì kiểu nhà vệ sinh “bán lộ thiên” này là một sự khó chịu lớn; họ không thích vì đi chung chạ. Hơn nữa lại khá phức tạp về quy định bên trong, bên ngoài nên họ rất ớn”, bạn Nguyễn Thanh (sinh viên ngành Du lịch, Viện ĐH Mở) đưa đoàn du khách Pháp tới đây cho biết. Tuy nhiên trong một số trường hợp, “méo mó có vẫn hơn không”, chứ như nhiều du khách tới mua sắm tại khu phố cổ Hà Nội thậm chí còn không tìm được nơi “giải tỏa nỗi buồn”. Cà Mau hút hồn du khách bằng những cánh rừng tràm, rừng đước còn đậm nét hoang sơ, những dòng sông đầy ắp phù sa, tôm cá và đặc biệt là Mũi Cà Mau - một trong hai biểu tượng của sự vẹn toàn đất nước, nơi đất “biết đi”...
Thế nhưng, chuyến hành trình về Đất Mũi của du khách bỗng mất vui khi hầu hết các khu du lịch ở đây đều thiếu nhà vệ sinh (NVS); hoặc nếu có thì quá nhếch nhác, dơ bẩn. Khu du lịch Rừng quốc gia U Minh Hạ mỗi ngày đón hàng trăm du khách đến tham quan. Thế nhưng cả khu du lịch chỉ có duy nhất một NVS nằm ở khu vực nhà hàng. Nếu khách đi vào rừng tham quan, câu cá mà lỡ “bức xúc” thì... chịu, vì không tìm đâu ra NVS. Nhiều du khách phải “tự cứu mình” bằng cách tìm đại một bụi cây nào đó để “giải quyết”. Nhưng ở vùng U Minh không phải cứ vào đại lùm cây, bụi cỏ như các chỗ khác là xong đâu. Ở đây muỗi vắt “đầy trời”, cho nên khi xong chuyện, thế nào mình mẩy cũng bị côn trùng hành hạ “bầm dập”!
Anh Ng.M.T - một hướng dẫn viên du lịch - kể: có lần anh dẫn một đoàn khách vào tham quan Rừng quốc gia U Minh Hạ. Nửa chừng anh thật sự “chết đứng” khi một nữ du khách đòi đi vệ sinh. Không có NVS, hướng dẫn viên thì không giúp gì được nên mấy phụ nữ đi cùng đoàn phải quây lại che chắn giúp chị này. Khổ nỗi, khi đã trút được “bầu tâm sự” thì lại bị con vắt bám vào chỗ... khó nói. “Chuyện xảy ra đã hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại tôi vẫn còn... run” - anh T. nói.
Vào rừng đã khổ, khi ra khu vực nhà hàng của khu du lịch khách còn khổ hơn. Do chỉ có duy nhất một NVS nên vào các ngày lễ, ngày đông khách, ai có nhu cầu phải “xếp tài” chờ lượt. Những ngày cúp điện, NVS không có nước dội, mùi hôi không chịu nổi. Trong khi đó, các nam du khách cứ vô tư... “sinh thái” quanh quẩn các đám tràm gần nhà hàng, khiến nơi đây bốc mùi rất khó chịu mỗi khi có cơn gió thổi qua.
Một điểm tham quan mà ai đặt chân đến Cà Mau cũng muốn vào, đó là Công viên Văn hóa - nơi duy nhất có vườn chim nằm ngay sát trung tâm thành phố. Nhưng vào đây rồi du khách bối rối, không biết xử trí thế nào mỗi khi có nhu cầu đi vệ sinh. Mặc dù Công viên có 2 khu NVS, nhưng ở cả 2 khu thì NVS nữ đều bị khóa bằng ổ khóa rất cẩn thận (!?), nên tất cả khách tham quan, cả nam lẫn nữ, khi có nhu cầu giải quyết đều... dồn vào một chỗ. Các cánh cửa NVS đều bị hư, đi từ xa khách đã nghe mùi. Đó là chưa kể do không được chùi rửa thường xuyên, nên sàn nhà, bàn cầu rất bẩn thỉu. Khi được hỏi sao các NVS của công viên không được sửa sang lại để phục vụ khách tham quan, ông Trương Hoàng Th., nhân viên ở đây giải thích: “Chắc do kinh phí đơn vị đang gặp khó khăn, vả lại các NVS đó vẫn còn sử dụng được mà. Không có chốt khóa, nhưng cửa vẫn đóng được, vào khép lại là ổn rồi” (!?).
Bao giờ NVS ở các khu du lịch sinh thái ở Cà Mau được xây dựng đàng hoàng, sạch sẽ để du khách gần xa khỏi phải chịu cảnh đi vệ sinh... “sinh thái” như thời gian vừa qua? Câu hỏi này chắc không khó trả lời, nếu như được sự quan tâm của các ngành chức năng.
Vệ sinh “sinh thái” ở Bạc Liêu Khu du lịch biển Nhà Mát là một khu du lịch sinh thái khá nổi tiếng ở tỉnh Bạc Liêu. Ngoài các khu vui chơi giải trí ven cánh rừng ngập mặn là một bãi biển bồi ngút mắt. Bình quân mỗi năm nơi đây thu hút khoảng 300 ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi, giải trí. Thế nhưng, một điều nghịch lý là tại khu du lịch khá bề thế này lại không có một khu NVS nào. Du khách đến đây mỗi khi... “bức xúc” chỉ có thể giải quyết bằng cách... “sinh thái”! Ông Nguyễn Thanh Cường, một du khách đến từ TP.HCM, cho biết: “Trong suốt một buổi sáng tham quan, mặc dù “rất kẹt” nhưng chạy vòng vòng khu du lịch này không kiếm đâu ra một NVS công cộng, thế là tôi phải thập thò đi vệ sinh... sinh thái” (đi vệ sinh ở bên trong đám rừng phòng hộ trong khu du lịch). “Đàn ông còn đỡ, chớ phụ nữ thì... kẹt. Có lẽ họ phải “nín” - ông Cường nói. Theo BQL Khu du lịch biển Nhà Mát thì sở dĩ khu du lịch này không có NVS vì đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn chỉnh. Còn chừng nào các NVS công cộng được xây dựng thì vẫn... “chưa xác định được” (!?).“Các điểm tham quan ở TP.HCM như địa đạo Củ Chi, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, biển Cần Giờ..., NVS mới chỉ đạt ở mức độ tương đối sạch. Còn ở ĐBSCL, các điểm tham quan hầu hết đều không đáp ứng yêu cầu. Nhất là các điểm đến là nhà vườn tư nhân, do phong tục tập quán miền quê, nên người dân không quan tâm đến NVS cho lắm. NVS ở đây phần lớn ở ngoài trời, được dựng lên sơ sài, không người dọn dẹp, ngay cả tôi còn không dám vào, huống chi là khách." (Chị Dương Minh Phượng, hướng dẫn viên tự do tiếng Nhật)Biết lắng nghe “nhu cầu khó nói” của du khách
Các điểm du lịch lớn tại TP Nha Trang đều có NVS công cộng. Tại Tháp Bà Ponagar, nơi mỗi ngày đón khoảng 300 lượt khách, một khu NVS khang trang được xây dựng mới cách đây khoảng 3 năm, nằm thụt xuống như tầng hầm, vừa hợp mỹ quan vừa sạch sẽ. Tại đây mỗi ngày có 2 ca trực, mỗi ca trực luôn có 2 nhân viên dọn vệ sinh. Tại khu du lịch Hòn Chồng, NVS cũng khá sạch sẽ, luôn có người quét dọn hằng ngày. Tại cảng Nha Trang, nơi thường xuyên đón du khách quốc tế bằng đường biển, NVS cho du khách và công nhân được xây riêng biệt; luôn có nhân viên dọn sạch sẽ mỗi khi có thông báo tàu chở khách chuẩn bị cập cảng. Tại công viên bờ biển dọc đường Trần Phú, có 12 NVS, trong đó có 3 NVS thông minh (sử dụng bằng tiền xu, NVS tự mở cửa, tự xả nước...).
Ngoài ra, mỗi dịp lễ hội lớn, Công ty môi trường đô thị Nha Trang đều bố trí thêm một số NVS lắp ghép để tăng cường. Vì vậy, tuy chưa thể nói là tuyệt đối, nhưng nhìn chung các điểm du lịch ở Nha Trang đã đáp ứng được “nhu cầu khó nói” của du khách và người dân địa phương. Hiện UBND TP Nha Trang đang chỉ đạo Công ty môi trường đô thị Nha Trang và các đơn vị liên quan tính toán để xây dựng thêm một số NVS tại các vị trí hợp lý dọc bờ biển và một số công viên trong thành phố. Ông Bùi Xuân Lương, Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa cho biết: “Điểm yếu hiện nay của ngành du lịch Việt Nam là thiếu NVS công cộng. Nhiều nhà quản lý đã không quan tâm đến vấn đề này, nhưng khách du lịch thì rất bức xúc.
Nha Trang trước kia cũng rất yếu kém về NVS công cộng. Sau đó, các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến thành phố thường xuyên có văn bản chỉ đạo về vấn đề này, các nhà quản lý cũng đã biết lắng nghe nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy mà những năm gần đây, nhiều điểm du lịch đã đầu tư xây dựng hệ thống NVS khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi chưa đáp ứng tốt vấn đề này. Sắp tới, chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục” .“Điểm yếu hiện nay của ngành du lịch Việt Nam là thiếu NVS công cộng. Nhiều nhà quản lý không quan tâm đến vấn đề này, nhưng khách du lịch thì rất bức xúc” Ông Bùi Xuân Lương, Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa(Theo TNOL)

Khách du lịch quốc tế đến VN: 85% "một đi không trở lại"!
Thiếu hệ thống khách sạn (KS), phòng ở; thiếu nhân lực có trình độ ngoại ngữ; yếu sự năng động trong quảng bá; yếu về quy hoạch để phát triển... Tất cả những lý do này khiến du lịch VN đang phát triển chậm lại; thậm chí còn báo động việc khó đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.
Nhiều điểm yếu
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) Phạm Từ cho biết: Hệ thống KS tại VN về cơ bản đã đạt chuẩn, song số lượng khoảng 78.000 phòng lại không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhưng, điều đáng lo ngại hơn là VN hiện không có KS lớn và gần như không có khả năng để dành đất cho quy hoạch KS lớn.
Nhưng DL VN còn gặp khó nhiều hơn thế: Đó là sự giảm sút về lượng khách quốc tế. Theo TCDL, lượng khách quốc tế vào VN đang có dấu hiệu giảm sút, nhất là khách Hàn Quốc và Trung Quốc. Lý do là Trung Quốc muốn hạn chế lượng khách đường biên, trong khi đó DLVN lại chưa thể khai thác được khách sâu trong nội địa.
Đối với khách Hàn Quốc, con số chỉ có hơn 30 hướng dẫn viên biết tiếng Hàn Quốc đã nói lên cản trở này. Nhưng điểm yếu trong quảng bá mới thật sự là lực cản lớn nhất. Có chuyên gia so sánh: Vừa qua, Bộ trưởng DL Malaysia đã đi đến các nước ASEAN để mời chào chương trình DL nước này năm 2007 thì DL VN vẫn chưa biết sẽ tiếp thị cái gì.
Chính TCDL cũng thừa nhận ngay cả tiêu đề DL Vietnam - The Hidden Charm (VN - vẻ đẹp tiềm ẩn) dường như vẫn chưa phải là "bình rượu mới" để làm say lòng du khách. Thậm chí, nhiều nơi trên lãnh thổ VN hình ảnh và tiêu đề DL cũ (cô gái đội nón) vẫn tồn tại...
Tất cả những lý do này khiến lượng khách quốc tế vào VN có xu hướng giảm. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2006, lượng khách Pháp giảm mạnh, khách Trung Quốc chỉ bằng 70% so với 2005. Đặc biệt hơn, theo Tổng cục Thống kê, có tới 85% khách quốc tế không quay trở lại VN.
Cần chiến lược và chuyên nghiệp
Thực tế, con số gần 4 triệu khách quốc tế đến VN vẫn chỉ là mục tiêu phấn đấu, song nó cũng là quá nhỏ so với các nước như Malaysia, Singapore với hơn 10 triệu khách quốc tế mỗi năm. Bên cạnh đó, con số 1 triệu khách Trung Quốc/năm cũng có vẻ là mục tiêu xa với DL VN.
Với những điểm yếu nội lực trên, rõ ràng VN cần một chiến lược dài hạn. Theo ông Phạm Từ, Tổng cục DL VN đã hoàn tất thành lập Cục Xúc tiến; đang xây dựng đề án thành lập Bộ DL. Bên cạnh đó là xác định chủ đề cho DL VN những năm tiếp theo.Tuy nhiên, những điều vĩ mô đó là cần thiết song lại chưa đủ cho DL VN vốn đang cần sự vi mô chuyên nghiệp. Với hàng loạt những hạn chế: Nạn đeo bám du khách; sản phẩm DL nghèo nàn, không đổi mới; phương thức tổ chức không chuyên nghiệp, mang tính tự phát; năng lực hướng dẫn du khách còn hạn chế... là những điều mà khách DL quốc tế cần, nhưng DL VN lại thiếu.
Đã có chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu có được sự chuyên nghiệp thì "vẻ đẹp tiềm ẩn" của VN vẫn có thể hấp dẫn lượng khách quốc tế lớn hơn mà hệ thống KS vẫn đáp ứng được. Bên cạnh đó, DL VN cũng chưa khai thác hết tiềm năng DL sinh thái, hoặc DL kiểu "home stay" (tạm hiểu là DL cộng đồng, DL đại trà).
Đặc biệt, dù đã có Cục Xúc tiến, song ngay tại các thị trường DL lớn như Nhật Bản, Thượng Hải... DL VN cũng chưa có văn phòng đại diện để xúc tiến DL. Bên cạnh đó, vì không có đường bay trực tiếp nên DL VN "đánh mất" lượng khách không nhỏ sang thị trường DL nước láng giềng.(Theo VBOL)

Phan Rang biển rác
Lâu nay, bãi biển Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) thường vắng vẻ, không thu hút khách du lịch vì khá dơ bẫn, nước biển thì đục ngầu và bãi tắm thì đầy rác...
Có thể nói sự thiếu ý thức của những người dân là nguyên nhân gây ra nạn rác thải trên những bãi biển ở Phan Rang. Họ sẵn sàng quăng ngay những bịch ni lon, những miếng vỏ bưởi, những lon nước ngọt ngay trên bãi biển.
Anh Tuấn, một du khách đến từ Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nói: "Không biết chính quyền địa phương làm gì nhỉ. Rác như thế này thì làm sao mà kèn cựa được với Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hay Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Hèn chi du khách đến đây rồi một đi không trở lại!”.
Không biết ngành du lịch địa phương có bao giờ làm một cuộc khảo sát để biết được bao nhiêu phần trăm du khách đã trở lại Phan Rang để tắm biển? Và không biết chính quyền sở tại sẽ nghĩ gì khi nghe những câu đại loại như của anh Tuấn để chỉnh trang lại bãi biển hòng thu hút du khách về với biển Phan Rang.
Nhìn ba cô bé tuổi học trò thản nhiên lột từng chiếc nem và bỏ ngay những mảnh lá gói nem xuống bãi cát, thậm chí lột vỏ nem để ném nhau rồi cười to khoái trá và chẳng hề có một chút bận tâm nào khi mình đã góp phần làm ô nhiễm môi trường biển.
Và khi nghe tôi hỏi vì sao không đem rác bỏ vào thùng, mấy cô bé hồn nhiên cười trả lời: ”Nước biển cũng sẽ cuốn đi thôi mà”.
Rồi biển cũng cuốn trôi tất cả. Đúng như thế nhưng rồi biển cũng sẽ trả lại cho chúng ta tất cả. Bằng chứng là buổi chiếu hôm đó sóng biển đã xô rác lại vào bờ, từ cái bao cho đến những mảnh lá,...
Cách đây không lâu, đài truyền hình địa phương cũng phát một phóng sự về rác ở biển Phan Rang. Thế nhưng có lẽ dân bận xem phim Hàn Quốc của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hơn nên họ đã không để ý đến cái phóng sự đó. Một phóng sự, theo tôi, là rất hay, đặt ra rất nhiều vấn đề cho ngành du lịch ở địa phương, vậy không hiểu sao tất cả rồi vẫn như cũ.
Còn tại bãi biển Nha Trang?
Trên bãi biển Nha Trang, cứ tầm 5 giờ sáng, những công nhân quét rác đã có mặt ở biển để thu dọn tất cả những gì mà du khách đã thải ra ngày hôm trước. Đó là chưa nói đến chuyện những người bán hàng rong ở đây ý thức rất rõ rằng chính biển Nha Trang đã nuôi sống họ.
Vì thế bao giờ họ cũng ngồi lại gom từng mảnh vỏ lạc, vỏ ghẹ, mảnh lá gói nem dồn vào một bịch ny lon để đem bỏ vào thùng rác có khắp nơi trên bãi biển. Và thế là Nha Trang biển bao giờ cũng sạch, bãi biển bao giờ cũng đẹp thu hút khách du lịch đến càng ngày càng đông. Nghĩ đến thế rồi lại cám cảnh cho biển Phan Rang.

Ô nhiễm gây cản trở lớn đến phát triển du lịch làng nghề
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn. Song vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch, dẫn đến giảm nguồn thu.
Bên cạnh đó, chất thải độc hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề nhiễm vào môi trường không khí, nước, đất, ảnh hưởng tới thực vật sống trong môi trường đó, làm giảm năng suất cây lương thực, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng hoa màu của ngành nông nghiệp cũng như sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.Du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (cũ) luôn nhiệt tình mở cửa nhưng không thu hút được nhiều du khách, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường được xem là "chiếc gậy ngáng chân" lớn nhất. Môi trường đất, nước, không khí ở hầu hết các làng nghề đều ô nhiễm ở mức báo động. Ngay cả những làng nghề mới, có trưng biển "du lịch làng nghề" như làng may Thượng Hiệp (Phúc Thọ) thì chất thải từ sản xuất cũng làm cho nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, vào ngày mưa, bùn đất ngập đến nửa bánh xe, ngày nắng ráo thì bụi mù mịt. Cùng với vấn đề ô nhiễm, hạ tầng cơ sở như đường sá chật hẹp, kém chất lượng khiến cảnh quan du lịch làng nghề trở nên bí bách, thiếu thông thoáng. Tại xã Dương Nội (quận Hà Đông) số lao động làm nghề dệt, nhuộm khoảng 2.000 người, mỗi năm sản xuất trung bình gần 11.000 m vải. Nước thải từ các gia đình và doanh nghiệp dệt, tẩy nhuộm chưa được xử lý đổ thẳng xuống kênh dẫn chảy ra sông Nhuệ khiến nước bị ô nhiễm nặng. Vào mùa khô lòng mương cạn, nước bốc lên mùi hắc khó chịu. Những hôm trời mưa, nước thải dệt nhuộm tràn xuống ruộng canh tác khiến lúa bị "lốp" nhiều lá, ít hạt.Tại làng đá mỹ nghệ Non Nước (TP Đà Nẵng), khối lượng đá phế phẩm không tận dụng được rất lớn do không có khu vực đổ thải xung quanh khu vực sản xuất của làng nghề. Điều này gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Để giải quyết tình hình ô nhiễm nghiêm trọng tại các làng nghề cần lập đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề. Xây dựng hệ thống xử lý môi trường cho các làng nghề đang ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Tăng cường kiểm tra giám sát thường xuyên việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kiên quyết đình chỉ những cơ sở cố tình không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; sử dụng quỹ môi trường để hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh; cải tiến tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ vào việc xử lý rác thải giảm thiểu ô nhiễm.
Để phát triển làng nghề bền vững, bảo vệ môi trường làng nghề, quan trọng nhất vẫn là ý thức người dân, không vì lợi ích trước mắt mà xem nhẹ việc ô nhiễm môi trường. Người dân làng nghề cần tích cực, chủ động và có biện pháp tham gia bảo vệ môi trường lao động, môi trường sống. Bên cạnh đó, Nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân tiếp cận những giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.Nhiều người nói với tôi: khi mở cửa, VN đón nhiều làn gió, gió lành lẫn gió độc.  Quả thật, VK & du khách nước ngoài và ảnh hưởng từ các nguồn văn hoá khác, con người VN đổ xô kiếm tiền làm giàu bằng mọi cách, mọi giá nên đạo đức suy đồi, xã hội đảo điên, hiệu trưởng mua bán dâm, thầy cô giáo chạy theo sex & $$$...  Đó là cái giá phải trả cho thời mở cửa, khôn thì sống, dại thì chết - có thế thôi !

No comments:

Post a Comment