Monday, September 26, 2011

Hy Lạp

http://www.sunandskihomes.co.uk/images/greece1.jpgBiển xanh Hy Lạp ngàn năm mây trắng
http://turkeymacedonia.files.wordpress.com/2010/03/greece-danger1.jpgMùa hè vừa qua tôi có dịp đi thăm xứ sở thần thoại Hy Lạp núi đồi, đền đài hoang phế bên bờ Ðịa Trung Hải nước xanh màu ngọc thạch. Không bình thản như các lần đi chơi trước, chuyến nầy tôi chờ mong trong nỗi hồi hộp, náo nức. Các chuyện thần thoại Hy Lạp được học từ nhỏ tưởng là xa vời, nào ngờ lúc bước qua tuổi già lại được chứng kiến tận mắt những vị thần và những kỳ quan của thế giới cổ đại qua tượng đá, thành quách, đền đài, dinh thự, vật dụng... xa xưa còn lưu dấu tích nơi nầy. Chuyến bay từ Toronto tới Athens lâu tới gần mười tiếng đồng hồ, tuy đoạn đường khá dài nhưng may mắn chiếc ghế cạnh bên trống chỗ nên tôi ngồi đứng khá thoải mái. Với 16000 km đường bờ biển, 1400 hòn đảo cát trắng, những cánh đồng hoa dại, những hang động đủ hình dáng… - những nét đẹp của tạo hoá mà sự giới hạn của ngôn từ không thể miêu tả hết, Hy Lạp có thể làm hài lòng bất kì du khách nào khó tính nhất trong việc lựa chọn điểm đến cho một kì nghỉ lãng mạn.
Năm 2006, Hy Lạp có 404 bờ biển và 5 bến thuyền được giải Cờ Xanh (Blue Flag) của châu Âu dành cho những bãi biển sạch đẹp và an toàn. Với mạng lưới giao thông thuận tiện đến hầu hết các đảo, Hy Lạp khiến các nước khác phải ganh tị vì số lượng dư thừa “thiên đường tìm thấy”, ai cũng có thể tự do tận hưởng mà không sợ phải cạnh tranh với bất kì đám đông du khách nào.
Bầu trời đầy nắng và những bờ biển cát trắng ấy đã đem lại tiếng tăm lâu năm cho ngành du lịch Hy Lạp nhưng gần đây, quốc gia này đang chuyển trọng tâm sang hướng khác. Thông điệp từ Bộ trưởng Bộ Du lịch Fani Palli – Petralia nhấn mạnh, Hy Lạp vẫn còn nhiều tiềm năng khác ít người biết, chẳng hạn như những làng nghề truyền thống phía Bắc, những con sông, những cánh đồng quanh vùng Yiannena phía Tây, những suối nước nóng tại các vùng xa xôi của đất nước. Du lịch Hy Lạp vẫn còn đang chuyển mình…
Một người bạn Hy Lạp bảo với tôi, hãy ngồi vào một quán nhỏ ở bất kì hòn đảo nào tại đây, ăn hải sản của vùng biển Địa Trung Hải kèm với phô mai, nhắm một chút rượu vang. Sau đó về nhà, cho dù có nấu lại đúng như vậy, chắc chắn bạn cũng không thể nào hương vị như thế. Có thể đó là bí mật của công thức nấu ăn với thực phẩm tươi, các loại dược thảo đậm đà như cây bạc hà, cỏ xạ hương, đặc biệt là dầu ôliu. Nhưng, đó cũng có thể là do không gian, do khung cảnh khi ăn chỉ có thể tìm thấy ở Hy Lạp, không thể lặp lại.
Trước khi đến Hy Lạp - một quốc gia có lịch sử từ gần 5000 năm, thịnh vượng và có nền văn minh dân chủ sớm hơn những nước khác, tôi nghĩ chuyến đi sẽ giống như một buổi học về lịch sử thế giới cổ đại. Quả vậy, Hy Lạp là mảnh đất của khảo cổ học với 17 di tích được xếp loại di sản văn hóa thế giới, trong đó có những cái tên rất quen thuộc như Delphi, Olympia, Acropolis với đền Panthenon...Phần lớn các di tích nằm ở vùng Peloponnese, trong số đó có những công trình cổ đại ngày nay vẫn còn được sử dụng như nhà hát Argos (tên con trai của thần Zeus và thần Niobe).
Thế nhưng tôi không chuẩn bị tinh thần cho một Hy Lạp hôm nay nhộn nhịp với những party và tưng bừng với các lễ hội, một Hy Lạp kế thừa truyền thống của thần rượu Dionysos. Có thể kể đến một số lễ hội đặc biệt như Gynaikokratia vào ngày 8 tháng 1 hằng năm - ngày “đổi vai trò” trong gia đình tại các làng ở phía Bắc Hy Lạp. Chị em phụ nữ được dành cả ngày tiệc tùng, vào quán café, các trung tâm vui chơi nơi phái nam thường tụ tập, trong khi đàn ông ở nhà rửa chén nấu cơm. Rồi lễ Phục sinh khi mà cả Hy Lạp chìm trong ánh nến và pháo hoa. Rồi vô số những lễ hội mùa hè, nổi tiếng nhất là Hellenic với đặc trưng là những vở nhạc kịch tổ chức tại các nhà hát có từ thời cổ đại.
Ở một đất nước mà những ngày nắng chiếm gần trọn thời gian của một năm này, người dân Hy Lạp mỗi bình minh lại chờ đợi thần mặt trời Helios đánh chiếc xe ngựa vàng từ thiên đường đi ngang qua những phố phường nhộn nhịp, cho đến khi chạm vào chân trời và chìm xuống đại dương. Ở nơi ấy, sóng biển Địa Trung Hải ngày ngày kể nhau nghe những câu chuyện thần thoại dưới nắng…
Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία Elleniki Demokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp giáp với các nước Albania, Cộng hòa MacedoniaBulgaria về phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông. Biển Aegaeum bao bọc phía đông và phía nam Hy Lạp, còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của đất nước này là núi non hiểm trở. Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Hy Lạp là 10.706.290 người, mật độ dân số khoảng 82 người/km².
Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Đến thời trung cổ, Hy Lạp trở thành một bộ phận của Đế chế Byzantine, rồi sau đó lại nằm trong Đế chế Ottoman trong gần bốn thế kỉ. Năm 1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa và giành lại độc lập cho dân tộc.
Athens có hơn 5000 năm lịch sử và các di tích lịch sử ở đây rất phong phú, đa dạng. Mỗi năm có khoảng hơn 7 triệu khách du lịch trên thế giới tới thăm Athens. Nơi đây có những điểm du lịch nổi tiếng du khách không thể bỏ qua trong chuyến đi. Đầu tiên là thành Acropolis, tượng trưng cho nền dân chủ của Athens. Thành cổ Acropolis nằm trên một đỉnh núi, có các kiệt tác nhất thể hiện nền văn minh của Hy Lạp cổ đại. Trên thành Acropolish treo quốc kỳ Hy Lạp, từ đây có thể quan sát toàn cảnh Athens.
Kiến trúc Athens mang dấu ấn nền văn minh Hy Lạp cổ đại.
Địa điểm tiếp theo là đền Parthenon. Nằm trong quần thể kiến trúc Acropolis của Athens, đền được xây dựng năm 447 tới 432 trước công nguyên do hai kiến trúc sư nổi tiếng là Ichtinos và Calicrates thiết kế. Đền Parthenon xây trên mặt bằng hình chữ nhật có kích thước 31x70m, với 48 cột trụ, mỗi cột cao 10m, đường kính 2m. Điêu khắc đền do nhà điêu khắc Phidias thực hiện. Đền Parthenon là một kiệt tác văn hoá đồ sộ và là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
Ngoài ra khách còn được tham quan bảo tàng cổ vật quốc gia, là nơi trưng bày những cổ vật lớn nhất của Hy Lạp, chủ yếu là những di vật được qua khai quật khảo cổ học cách đây hơn 2500 năm, trong đó nổi tiếng nhất là bức tượng đồng thời cổ đại.
Một địa danh khác là đền Erechthenon, được xây dựng năm 395 trước Công nguyên, nằm trên thành Acropolis. Trong đền có gian thờ nữ thần Athéna, thần Poseidon và một gian thờ thần Erechthé. Các cột chống trong đền được thay thế bằng tượng của 6 cô gái theo thức Ionic.
Cổng Arch of Hadrian cũng là một điểm đến thú vị. Nằm ở phía nam toà nhà quốc hội, địa danh này cao khoảng hơn 10m, do hoàng đế La Mã Hardrian xây dựng vào thế kỷ II. Cổng Arch of Hadrian được coi là ranh giới phân chia Athens thành hai khu vực mới và cũ.
Điểm đến tiếp theo là sân vận động Athens. Nằm ở phía đông nam cổng Hadrian thuộc trung tâm thành phố, đây là nơi tổ chức thế vận hội lần thứ nhất. Cũng chính tại nơi đây, vào đầu những năm 331 trước Công nguyên đã bắt đầu tổ chức các cuộc đua tài thể thao Olympic.
Điểm đến cuối cùng là đền thờ thần Zeus. Nằm ở phía Bắc cổng Hadrian, được xây dựng vào năm 515 trước công nguyên, đây là ngôi đền cổ nhất ở Athens, trước khi chưa bị thiêu huỷ đền thờ có 104 cột đá, nay chỉ còn những phế tích.
Đất nước Hy Lạp ngày nay là một quốc gia phát triển. Hy Lạp là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, NATO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD, Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO. Năm 1981, Hy Lạp trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu.
Hy Lạp thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 1975.
Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean. Những đảo lớn nhất của Hy Lạp là đảo Crete, Rhodes, Corfu. Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940 km², trong đó phần nước chiếm tỉ lệ 0,9%.
Đường biên giới trên bộ của Hy Lạp dài tổng cộng 1935 km. Hy Lạp chia sẻ đường biên giới chung với các quốc gia là Albania (282 km), Bulgaria (494 km), Thổ Nhĩ Kỳ (931 km) và Cộng hòa Macedonia (228 km). Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng do có nhiều đảo và quần đảo nên chiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất lớn, lên tới 130.800 km và đứng thứ 10 trên thế giới về độ dài đường bờ biển.

Địa hình

Đất nước Hy Lạp có địa hình khá hiểm trở với khoảng 80% diện tích là đồi núi. Nằm ở trung tâm đất nước Hy Lạp là dãy núi Pinlus hùng vĩ với độ cao trung bình là 2636 m so với mực nước biển. Dãy núi Pinlus là một nhánh mở rộng của dãy Alps Dinaric trên bán đảo Balkan và còn tiếp tục trải dài qua bán đảo Peloponnese, mở rộng xuống phía nam tạo thành rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên biển Aegean, cuối cùng kết thúc ở đảo Crete. Những hòn đảo trên biển Aegean của Hy Lạp chính là đỉnh của những dãy núi chạy ngầm bên dưới đáy biển. Phia bắc của Hy Lạp có dãy núi Rhodope làm thành một đường biên giới tự nhiên giữa Hy Lạp và Bulgaria. Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất Hy Lạp, cao 2919 m. Đây được cho là nơi ở của những vị thần Hy Lạp vào thời cổ đại và ngày nay trở thành một địa điểm leo núi hấp dẫn tại Hy Lạp.
Các đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ tại Hy Lạp và tập trung ở các vùng Thessaly, Trung Macedonia và Thrace. Đây là những nơi có nhiều đất đai màu mỡ đồng thời là những vùng tập trung đông dân cư tại Hy Lạp.
Các sông ở Hy Lạp thường ngắn và dốc, một số sông nhỏ thường hay bị khô cạn vào mùa hè. Các con sông là một nguồn cung cấp thủy điện lớn cho Hy Lạp. Nước này còn có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú như nhôm, than non, magie, kẽm, niken, dầu hỏa.

Khí hậu

Cảnh biển ở Hy Lạp
Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu của Hy Lạp. Ví dụ như sườn phía tây của dãy núi Pinlus hứng gió nhiều hơn so với phần phía đông, cho nên có độ ẩm và lượng mưa cao hơn hẳn so với sườn phía đông bị khuất gió.
Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu núi caokhí hậu ôn hòa. Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở Hy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng và khô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ cháy rừng rất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần đây nhất vào tháng 8 năm 2007, một vụ cháy rừng đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến 64 người chết và gây thiệt hại 1,6 tỷ đô la Mỹ[8]. Khí hậu núi cao phân bố chủ yếu ở những vùng núi phía tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus. Tại những vùng này, khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu ôn hòa có diện tích phân bố nhỏ, tập trung ở vùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độ mát mẻ hơn so với khí hậu Địa Trung Hải và có lượng mưa vừa phải.
Thủ đô Athena của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C[9]. Phía bắc của thành phố Athena có kiểu khí hậu ôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung Hải.

Thực vật và động vật

Hồ Kremasta ở Hy Lạp
Rừng chiếm khoảng 50% diện tích đất đai tại Hy Lạp với nhiều loài thực vật đa dạng, phong phú. Nguyệt quế là loài cây biểu trưng của đất nước Hy Lạp và đã được dùng làm vòng nguyệt quế cho những nhà vô địch thể thao thời xưa. Tại những vùng đồng bằng ở Hy Lạp có rất nhiều rừng cây ôliu xanh tốt. Còn tại những vùng núi phía bắc có những cánh rừng linh samthông đen. Rừng sồidẻ mọc ở những vùng thấp hơn, bên cạnh đó còn có những cánh đồng trồng nho. Các loài cây quen thuộc khác ở Hy Lạp là hoa giấy, hoa nhài, mimosa, trúc đào, hoa huệ xạ...
Hy Lạp có một hệ động vật khá đa dạng. Tại những vùng rừng núi ở Hy Lạp có gấu nâu, linh miêu, chó sói, cáo, hươu, nai... Hệ sinh vật biển tại Hy Lạp cũng rất phong phú với các loài như hải cẩu, rùa biển, mực, bạch tuộc, cá heo, cá voi.

Nhân khẩu

Dân số

Một con phố ở trung tâm thành phố Corfu
Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Hy Lạp là 10.706.290 người. Con người đã đến vùng đất ngày nay là Hy Lạp từ Thời kỳ Đồ đá cũ vào khoảng 3000 năm trước công nguyên. Sau đó, tổ tiên của người Hy Lạp đã đến đây vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và xây dựng những nền văn minh rực rỡ. Vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, có 3 triệu dân sinh sống trên bán đảo Hy Lạp và 6 triệu người Hy Lạp định cư tại nhiều vùng khác nhau quanh khu vực Địa Trung Hải. Trong thời kỳ Đế chế Byzantine, nhiều dòng người khác nhau, chủ yếu là người Slav và người Do Thái đã nhập cư vào Hy Lạp. Đến khi bán đảo Hy Lạp bị thống trị bởi Đế chế Ottoman, nhiều người Hy Lạp đã rời bỏ đất nước để sang Tây Âu. Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ 19 cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai, một dòng người Hy Lạp rất lớn cũng di cư sang Mỹ, CanadaÚc để thoát khỏi tình trạng bất ổn trong nước. Hiện nay, một bộ phận người dân Hy Lạp cũng có xu hướng nhập cư sang các nước phát triển khác trong Liên minh Châu Âu như ĐứcBỉ để kiếm việc làm.
Tốc độ gia tăng dân số của Hy Lạp hiện nay là 0,16%. Nhiều khả năng Hy Lạp sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm dân số trong tương lai khi mà tỉ lệ tử tại nước này đã vượt quá tỉ lệ sinh. Dân cư Hy Lạp tăng lên chủ yếu do nhập cư.

http://sienzuf.files.wordpress.com/2010/01/greece7.jpgCác nhóm thiểu số

Các nhóm dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số Hy Lạp. Trong đó các nhóm dân tộc thiếu số chính là người Thổ Nhĩ Kỳ, người Slav, người Albania, người Armenia, người Do Thái...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEggi6xsju4uco4a8PzswFMp1RAs9JdVK6vxl4x9Q2qzSwo7xtiWCeSSdbENwl9hzRj6JKuttZyybf8BmjU6i9KrAPBbUKfA30bAB4rcVAnaW1OpMtYkmOPBi1KFv7vAunHutIQMtFVkDCM/s320/MIss+Greece.JPGNgười Thổ Nhĩ Kỳ là cộng đồng thiểu số lớn nhất tại Hy Lạp với số lượng khoảng 74.000 người. Họ sinh sống tập trung ở tỉnh Thrace thuộc miền đông bắc Hy Lạp. Tuy những mâu thuẫn lịch sử giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp vẫn còn tồn tại nhưng đa phần các nhóm dân này đều sống hòa thuận với nhau.
http://static.businessinsider.com/image/4b228af700000000001ede90/miss-greece.jpgNgười Slav phân bố chủ yếu ở miền bắc Hy Lạp và có nguồn gốc từ người Bulgaria và người Macedonia. Họ được phân chia thành hai nhóm tôn giáo chính là người Slav theo đạo Chính thống và người Slav theo đạo Hồi. Người Albania cũng là một nhóm dân lớn ở Hy Lạp, chủ yếu là những người Albania nhập cư sang để tìm việc làm. Người Do Thái thì từng có một cộng đồng dân cư rất lớn tại nước này, nhưng phần lớn họ đã bị giết hại bởi phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai hoặc nhập cư sang Israel và một số nước khác. Ngày nay cộng đồng Do Thái ở Hy Lạp chỉ còn rất ít với khoảng 5500 người, tập trung chủ yếu ở Thessaloniki. Ngoài ra ở Hy Lạp còn có một cộng đồng người Armenia khá đông đảo với khoảng 35.000 dân.

Tôn giáo

Một tu viện Chính thống giáo ở miền bắc Hy Lạp
Chính thống giáo Hy Lạp được hiến pháp công nhận là tôn giáo chính thức tại Hy Lạp, song thực tế người dân hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo. Chính thống giáo Hy Lạp là tôn giáo phổ biến nhất tại nước này, chiếm tới 97% tổng dân số và phân bố rộng khắp toàn đất nước Hy Lạp. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai với số tín đồ ước tính từ khoảng 98.000 đến 140.000 người, tập trung chủ yếu ở tỉnh Thrace. Bên cạnh đó còn có cộng đồng người Hồi giáo nhập cư vào khoảng 200.000 đến 300.000 người. Cộng đồng Thiên chúa giáo tại Hy Lạp có số tín đồ ước tính khoảng 250.000 người. Còn đạo Nhân Chứng Giê-hô-vađạo Tin lành đều có khoảng 30.000 tín đồ. Cộng đồng theo đạo Do Thái trước kia rất đông tại Hy Lạp, nay chỉ còn 5000 người và phân bố chủ yếu ở Thessaloniki.

Kinh tế

Hy Lạp là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao[11]. Từ sau Thế chiến thứ hai, Hy Lạp đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7% từ năm 1950 đến năm 1973. Những chính sách cải cách kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh Châu Âu đã thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Hy Lạp năm 2006 là 0,921 - đứng thứ 24 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Hy Lạp năm 2007 là 23.500 USDhttp://www.greek-islands.us/ancient-greece/greek-ship.gif

Các ngành kinh tế

Đảo Rhodes, một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hy Lạp
Dịch vụ chiếm một tỉ trọng quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp. Trong các ngành dịch vụ, Hy Lạp đặc biệt phát triển ngành du lịch, vốn là thế mạnh của nước này với rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và các công trình văn hóa lịch sử độc đáo. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15% GDP, đồng thời tạo ra nhiều việc làm lớn cho người dân Hy Lạp. Năm 2005, Hy Lạp đón tiếp khoảng 18 triệu du khách quốc tế đến tham quan.
Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp. Nước này cũng có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh. Các ngành công nghiệp quan trọng khác ở Hy Lạp là dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm. Nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ song vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các loại cây trồng chủ yếu ở Hy Lạp là lúa mì, lúa mạch, ôliu, hoa hướng dương, cà chua, cam, chanh... Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 74,4%, công nghiệp 20,6% và nông nghiệp 5,1%[14].
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp đạt 4,3%, cao hơn so với mức trung bình của Liên minh Châu Âu.

http://nimg.sulekha.com/health/original700/greece-ship-swine-flu-2009-7-24-7-40-16.jpgNgoại thương

Đồng tiền 2 euro của Hy Lạp
Năm 2006, Hy Lạp xuất khẩu khoảng 24,4 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hy Lạp là thực phẩm, hàng chế tạo, dầu mỏ, hóa chất và vải vóc. Những thị trường xuất khẩu chính của nước này bao gồm Đức (13,2%), Ý (10,3%), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (7,5%), Bulgaria (6,3%) và Mỹ (5,3%).
Nhập khẩu năm 2006 của Hy Lạp đạt khoảng 59,1 tỉ USD.[cần dẫn nguồn] Các mặt hàng nhập khẩu của Hy Lạp bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhiên liệu và hóa chất. Các thị trường nhập khẩu chính của nước này là Đức (13,3%), Ý (12,8%), Pháp (6,4%), Hà Lan (5,5%) và Nga (5,5%).[cần dẫn nguồn]
Đồng tiền chính thức của Hy Lạp là đồng euro.

Văn học

Nhà văn Odysseas Elytis, giải Nobel Văn học 1979
Đất nước Hy Lạp có một truyền thống văn học giàu có. Những bộ thiên sử thi IliadOdyssey là những tác phẩm văn học lớn đầu tiên của châu Âu. Hy Lạp cũng là nơi khởi nguồn của thể loại thơ trữ tình trong văn học phương Tây hiện đại. Vào thế kỉ 6 trước Công nguyên, nhà văn Aesop đã viết những câu chuyện ngụ ngôn mà ngày nay nổi tiếng toàn thế giới. Đất nước Hy Lạp cũng là nơi ra đời của nghệ thuật sân khấu với những tác phẩm như bộ ba bi kịch Oresteia của Aeschylus hay các vở hài kịch của nhà thơ Aristophanes. Cũng trong thời kỳ này, triết học Hy Lạp đã đạt đến đỉnh cao với những nhà triết học bậc thầy như PlatonAristotle.
Trong thời kỳ Byzantine, nền văn học Hy Lạp đã chịu ảnh hưởng của khá nhiều dòng văn hóa khác nhau như Cơ đốc giáo, La Mãphương Đông (tức Ba Tư). Giai đoạn này đánh dấu bởi sự phát triển của những tác phẩm thơ trào phúng.
Sau khi giành lại độc lập vào năm 1821, nền văn học Hy Lạp đã phát triển mạnh với những xu hướng cách mạng và chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng. Trong thế kỉ 20, đất nước Hy Lạp đã có rất nhiều nhà văn lớn. Hy Lạp từng có 2 nhà văn đoạt giải thưởng Nobel Văn học, đó là Giorgos Seferis vào năm 1963Odysseas Elytis vào năm 1979. Ngoài ra còn có một số nhà văn khác như Nikos Kazantzakis và Vassilis Vassilikos cũng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới.

Kiến trúc

Tu viện Hosios Lukas với kiến trúc Byzantine
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với rất nhiều những đền đài, công trình công cộng còn tồn tại đến ngày nay. Thời kỳ này, các công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá vôiđá hoa cương. Có 3 phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ chính với những nét đặc trưng riêng thể hiện trên những cột trụ: phong cách Doric với cột trụ trơn và khỏe khoắn, phong cách Ionic mềm mại, duyên dáng và phong cách Corinthian cầu kỳ, trang nhã[15].
http://wwp.greenwichmeantime.com/time-zone/europe/european-union/greece/images/athens-greece.jpgPhong cách kiến trúc Byzantine cũng có ảnh hưởng khá lớn tại Hy Lạp với những công trình kiến trúc như các nhà thờ, tu viện có dạng mái vòm độc đáo. Sau khi Hy Lạp giành được độc lập, trường phái kiến trúc Tân Byzantine được phát triển mạnh. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của dòng kiến trúc Tân Cổ điển. Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, Hy Lạp ngày nay có nhiều công trình mang phong cách hiện đại, đặc biệt là tại những thành phố lớn.

http://www.utexas.edu/courses/introtogreece/lect11/a%20architecstyles0002020002.jpg

http://www.alifetimeofcolor.com/study/images/parthenon_l.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgCOdBVirK_03SJQi3a5jTYxqmMqNkJme8SMD_zbTZwh3OPH6umJ5hCQ0LuOARx-MjDefmUWe_NCJ1Z2u2-kOv7f_UW7zRVxZPBkhvb1iWzfn5jjyLoAJh9qdHFkXYqQXZVdzotSRON88o3/s400/medicine+healthy+food.jpgẨm thực

Một đĩa bánh baklava
http://www.greek-islands.us/ikaria/greek_food_2.jpgẨm thực Hy Lạp rất đa dạng và phong phú, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều dòng ẩm thực khác nhau như của miền nam nước Pháp, ÝTrung Đông. Dầu ôliu là loại hương liệu đặc trưng và có mặt trong hầu hết các món ăn của Hy Lạp. Cây lương thực chủ yếu của Hy Lạp là lúa mì, song bên cạnh đó còn có lúa mạch. Các loại rau xanh được dùng phổ biến tại đây là , cà chua, khoai tây, đậu xanh, ớt xanhhành. Mật tại Hy Lạp được chế biến chủ yếu từ mật của các loại hoa, đặc biệt là từ họ cam quýt.
http://www.salmonellablog.com/greek-food-header.jpgCác món ăn của Hy Lạp thường được chế biến với rất nhiều loại hương liệu như rau kinh giới, hành, tỏi, thì là, bạc hà, quế... Thịt cừu và thịt khá phổ biến tại Hy Lạp, nhưng thịt thì hiếm hơn. Các món cùng rất phổ biến, đặc biệt là tại những vùng duyên hải và đảo của Hy Lạp. Nước này cũng có rất nhiều loại phó mát được chế biến khác nhau.
Các món khai vị thường được phục vụ với bánh mìrượu. Phó mát feta được làm từ sữa cừu và sữa dê là một món khai vị truyền thống tại nước này. Hy Lạp cũng có rất nhiều món súp như avgolemono, fasolada, magiritsa... Baklava là món bánh ngọt phổ biến tại đây, bên cạnh đó có món bánh mì tsoureki được ăn vào dịp Lễ Phục sinh. Có rất nhiều món ăn truyền thống của Hy Lạp có nguồn gốc từ nước ngoài.
greek food,  mayeritsa

http://www.expertise-solutions.eu/english/images/kypelo.jpgThể thao

Hy Lạp là một đất nước có truyền thống về thể thao. Đây là nơi ra đời của Thế vận hội vào năm 776 trước Công nguyên[16]. Vào năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu tiên cũng được tổ chức tại thành phố Athena của nước này.
Hai môn thể thao phổ biến nhất tại Hy Lạp là bóng đábóng rổ. Năm 2004, đội tuyển bóng đá quốc gia Hy Lạp đã xuất sắc vượt qua Bồ Đào Nha và để đoạt chức vô địch châu Âu. Ba câu lạc bộ bóng đá thành công nhất tại Hy Lạp là Panathinaikos, Olympiacos, và AEK Athens.
Đội tuyển bóng rổ quốc gia Hy Lạp được đánh giá là một trong những đội mạnh nhất trên thế giới. Đội tuyển bóng rổ của Hy Lạp đã từng 2 lần vô địch châu Âu vào các năm 1987 và 2005.
http://www.livingroom.org.au/olympics/archives/images/thumbnails/athens_medal.jpgXếp hạng quốc tế
  • Xếp thứ 24 trên 177 quốc gia về chỉ số phát triển con người - HDI. (Danh sách quốc gia theo chỉ số phát triển con người)
  • Xếp thứ 26 trên 179 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người (danh nghĩa).
  • Xếp thứ 48 trên 218 quốc gia về tỉ lệ người dân sử dụng Internet.
  • Xếp thứ 54 trên 163 quốc gia về chỉ số nhận thức tham nhũng.
    http://fc05.deviantart.net/fs25/f/2008/177/a/1/Pathernon__Greek_architecture_by_BilliShere.jpgHy Lạp - Người khổng lồ ngủ quên trên nợ
    Gia nhập khu vực đồng tiền chung euro năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế. Đáng buồn thay, đây lại là nguyên nhân khiến quốc gia này lâm vào cảnh “chúa chổm”.
    Dễ dàng hút vốn đầu tư nước ngoài, trong gần một thập kỷ qua, Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Nhưng điều này không xảy ra, nhà chức trách dường như “ngủ quên” trên núi tiền có được nhờ vay nợ. Nói đúng hơn, Chính phủ Hy Lạp chỉ biết chi tiêu (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) chứ hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ.
    Ảnh: AP
    Người nghèo và người hưởng lương hưu là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng nợ tại Hy Lạp. Ảnh: AP
    Một ví dụ dễ thấy nhất là công tác tổ chức Olympic 2004 - kỳ thế vận hội được hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử. Chi 12 tỷ euro (cao hơn tới 10 tỷ so với dự kiến) nhưng không cho phép bất cứ một biển hiệu quảng cáo nào được xuất hiện trên đường phố, Chính phủ Hy Lạp đã khiến ngân sách quốc gia năm 2004 thâm hụt tới 6,1% (so với GDP) trong khi giới hạn mà khối EU cho phép là 3%.
    Không chỉ chi phí cho cơ sở hạ tầng, quỹ lương của khối dịch vụ công tại Hy Lạp đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Trong khi đó, nguồn thu không được cải thiện sau hàng loạt biện pháp cắt giảm thuế để kích thích đầu tư.
    Những bất ổn nội tại của kinh tế Hy Lạp thực sự biến thành cơn bạo bệnh khi cơn bão khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 tràn qua quốc gia Nam Âu này. Cuối tháng 9/2009, chỉ vài tuần trước khi bị đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử ngày 4/10/2009, chính quyền của Thủ tướng Costas Karamanlis cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 của nước này ở mức 6-8% so với GDP.
    Con số này nhanh chóng bị bác bỏ khi đảng Xã hội Hy Lạp lên nắm quyền. Ngày 20/10/2009, tân thủ tướng George Papandreou khẳng định thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2009 phải ở mức 12,5%, gấp hơn 4 lần giới hạn cho phép của một quốc gia sử dụng đồng euro. Mức thâm hụt này cùng với khoản nợ trị giá 300 tỷ euro đã thực sự cho thấy tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp. Nguy hiểm hơn, nền kinh tế lớn thứ 27 thế giới này rất có thể chỉ là kíp nổ của toàn bộ hệ thống tài chính, tiền tệ châu Âu.
    So sánh thâm hụt ngân sách (thanh màu đỏ) và nợ (thanh màu vàng) của Hy Lạp với một số quốc gia châu Âu trong năm 2009. Nguồn: EC
    Ngày 3/11/2009, Ủy ban Châu Âu (EC) dự báo mức thâm hụt ngân sách của Hy Lạp là 12,7% trong năm 2009 và 12,2% trong 2010. 2 ngày sau, chính phủ nước này công bố dự thảo ngân sách tài khóa 2010, trong đó nhấn mạnh tới việc thắt chặt chi tiêu và dừng các chương trình miễn thuế nhằm giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 9,4%.
    Cùng thời điểm này, nhiều dự báo được được đưa ra cho thấy nợ công của Hy Lạp có thể tăng từ mức 113,4% GDP năm 2009 lên 121-125% GDP trong năm 2010. Hàng loạt tổ chức quốc tế tuyên bố hạ định mức tín nhiệm của Hy Lạp trên thị trương tài chính. Ngày 7/12/2009, S&P cho Hy Lạp điểm tín nhiệm A- với triển vọng kém lạc quan. Một ngày sau đó, Fitch đánh tụt điểm số của nền kinh tế này từ A- xuống còn BBB+.
    Trước những diễn biến xấu, ngày 14/12/2009, Thủ tướng Papandreou tuyên bố sẽ thẳng tay với nạn tham nhũng, thắt chặt chi tiêu hơn nữa, trong đó đánh thuế 90% lên các khoản thưởng của giới “cá mập” ngân hàng cũng như ra lệnh cấm toàn bộ việc thưởng tiền cho các quan chức điều hành trong khu vực công. 10 ngày sau, Quốc hội Hy Lạp thông qua dự thảo ngân sách và dự báo mức thâm hụt ngân sách của năm 2010 là 9,1%.
    Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung euro vẫn tỏ ra chưa thật hài lòng với kế hoạch nói trên vì cho rằng tình trạng ngân sách thâm thủng và bất ổn của Hy Lạp có thể ảnh hưởng tới toàn khối. Định mức tín nhiệm của nước này tiếp tục đi xuống trong mắt các tổ chức quốc tế. S&P tiếp tục hạ điểm của Hy Lạp xuống còn BBB- vào ngày 16/12. Trái phiếu Chính phủ Hy Lạp liên tục phải nâng lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế.
    Nguon: Thompson Reuters
    Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp từ tháng 9/2009 đến nay (đơn vị: %). Nguồn: Thomson Reuters
    Bước sang năm 2010, Chính quyền của Thủ tướng Papandreou một lần nữa phải thay đổi kế hoạch vào ngày 14/1/2010 nhằm hạ mức thâm hụt xuống dưới 3% vào năm 2012 như yêu cầu của EU. Theo kế hoạch này, bội chi ngân sách trong năm 2010 của quốc gia nam Âu này sẽ phải ở mức 8,7%.
    Song song với cắt giảm ngân sách dành cho y tế, quốc phòng, tăng thuế, ngày 2/2, lãnh đạo Hy Lạp tuyên bố một chính sách lương thưởng hà khắc đối với khối dịch vụ công. Mục tiêu của chính sách này là nhằm cắt giảm quỹ lương khoảng 4%.
    Đến ngày 25/2, sau cuộc gặp với đại diện EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chính phủ Hy Lạp cho biết sẽ xem xét một kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” mới. Kế hoạch này, cuối cùng đã được công bố vào ngày 3/3 với quy mô tương đương 4,8 tỷ euro, bao gồm cắt giảm quỹ hưu trí, lương thưởng tại khu vực công, ban hành một số sắc thuế mới đối với các các sản phẩm nhập khẩu như thuốc lá, rượu, xăng dầu và các mặt hàng xa xỉ.
    Bằng việc thực hiện những động thái mạnh tay với nền kinh tế, Chính phủ Hy Lạp hy vọng có thể giúp giảm tỷ lệ bội chi ngân sách cũng như tiếp cận được những khoản hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, cầu chuyện về những khó khăn của kinh tế nước này chắc chắn không thể được giải quyết trong một sớm, một chiều trong khi đời sống xã hội Hy Lạp đang bắt đầu phải chịu đựng bất ổn từ những cuộc biểu tình, đình công… để phản đối các chính sách hà khắc của Chính phủ.
  • The Acropolis and the Parthenonhttp://kbagdanov.files.wordpress.com/2009/03/parthenon2.jpghttp://media-2.web.britannica.com/eb-media/41/20141-004-17BB2B97.jpghttp://chestofbooks.com/travel/greece/athens/John-Stoddard-Lectures/images/The-Acropolis.jpg
  • The Minoan Palace of Knossos, Cretehttp://www.greek-islands.us/heraklio/knossos/knossos.jpghttp://www.explorecrete.com/Knossos/Knossos-map.pnghttp://www.duke.edu/~jds15/clst-153/images/knossos.aerial.jpg
  • Mykonoshttp://www.thegreektravel.com/mykonos/mykonos-town-1.jpg
http://www.corfutoday.com/greece/gallery3/mykonos.jpg
  • Santorini
http://www.holidays-uncovered.co.uk/subject-images/Santorini%206578.jpg
  • Corfuhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgGOFqD5elzVsaCAoEI8dlxwmGVzPjcEf6ip1DEGao4EdJBTEUlB4IWGeThmEWsFbipsIhyphenhyphenoOigc82kGrYWHxxlDBPBR8RWAAuJlnCqUWW6DJLpHkjsoKvFrNeBHQLChc3NXVGZ_d5VVg/s400/corfu7.jpghttp://sobregrecia.com/wp-content/uploads/jonicas_corfu_templo-artemisa.jpghttp://www.matrimonio.com/emp/fotos/1/0/2/3/Corfu,%20Grecia%20908w4y5t.jpg
    Mycenaehttp://www.greeklandscapes.com/images/destinations/mycene/mycenae_aerial_photo.jpg
    http://www.greeceathensaegeaninfo.com/a-greece-travel/a-h-historic-destinations/mykines/mycenae-recon1.gif
  • The National Archaeological Museum - Athens
    The Island of HydraDrogati and Melissnai Caveshttp://www.agni.gr/kefalonia_travel_guide/Lakes_And_Caves/The_Cave_of_Melissani/melisani%20lk.jpghttp://www.orloff.gr/images/hydra/hydra02cut.jpg
  • Cape Sounion and the Temple of Poseidonhttp://www.athenstaxi.net/photos/temple-poseidon-sounion.jpg
    Taormina, Italy: Greek Theatre

No comments:

Post a Comment