Tuesday, September 20, 2011

Nam Phi

Du lịch Nam Phi: CAPE TOWN - JOHANNESBURGNam Phi-Chaâu Map
Nam Phi - vùng đất nổi tiếng với các mỏ vàng, kim cương, động vật hoang dã, những cảnh đẹp thiên nhiên nguyên thủy và nền văn hóa đa chủng tộc. Nằm ở phần đỉnh phía Nam của lục địa châu Phi, với một đường bờ biển dài hơn 2500 kilometres (1.550 dặm) chạy qua hai đại dương (Đại Tây DươngẤn Độ Dương). Với tổng diện tích là 1.219.912 km² (470 979 mi²)[4] Nam Phi là nước lớn thứ 25 trên thế giới (sau Mali). Nước này có kích thước tương đương Colombia. Njesuthi tại Drakensberg với độ cao 3 408 m (11.424 ft) là đỉnh cao nhất Nam Phi. Nam Phi giáp biên giới với Botswana - 1.840 km, Lesotho - 909 km, Mozambique - 491 km, Namibia - 967 km, Swaziland - 430 km, và Zimbabwe - 225 km. Nó có bờ biển dài 2.798 km. Trái ngược với quan niệm thông thường của mọi người, Nam Phi có khí hậu nói chung ôn hòa, một phần nhờ nó được bao quan bởi Đại Tây DươngẤn Độ Dương ở ba phía, nhờ vị trí nằm tại bán cầu nam với thời tiết dịu hơn, và nhờ độ cao tăng dần về phía bắc (về hướng xích đạo) và trong lục địa. Vì những ảnh hưởng địa hình và hải dương này, Nam Phi có nhiều khu vực khí hậu.
Các vùng khí hậu khá khác biệt, từ sa mạc khô cằn phía nam Namib tại cực tây bắc tới kiểu khí hậu cận nhiệt đới tươi tốt ở phía đông dọc biên giới với MozambiqueẤn Độ Dương. Từ phía đông, địa hình nhanh chóng chuyển thành núi non dựng đứng về hướng cao nguyên nội địa được gọi là Thảo nguyên cao. Thậm chí Nam Phi bị xếp hàng là bán khô cằn, có khá nhiều khác biệt về khí hậu cũng như địa hình.
Nội địa Nam Phi là một vùng cao nguyên đất sét bụi rậm rộng lớn, phẳng và dân cư thưa thớt, khí hậu khô hơn về hướng tây bắc dọc theo xa mạc Namib. Trái lại, ở bờ biển phía đông là vùng đất với cây cối tươi tốt, nhiều nước với kiểu khí hậu nhiệt đới. Cực tây nam có khí hậu rất giống với kiểu khí hậu Địa Trung Hải với mùa đông ẩm và mùa hè khô, là nơi có Quần xã sinh vật Fynbos nổi tiếng. Khu vực này cũng là nơi sản xuất ra đa số các loại rượu Nam Phi. Vùng này cũng nổi tiếng vì loại gió tại đó, thổi không liên tục suốt năm. Sự dữ dội của loại gió này khiến việc đi ngang qua Mũi Hảo Vọng trở nên đặc biệt khó khăn cho các thủy thủ, gây ra nhiều vụ đắm tàu. Xa hơn về phía đông của bờ biển phía nam đất nước, lượng mưa được phân bố đồng đều suốt năm khiến phong cảnh xanh tươi. Vùng này thường được gọi là Garden Route.
Bang Free đặc biệt phẳng nhờ nó nằm trên cao nguyên. Phía bắc Sông Vaal, Thảo nguyên cao được cung cấp nhiều nước hơn và không có kiểu thời tiết đặc biệt nóng cận nhiệt đới. Johannesburg, tại trung tâm Thảo nguyên cao, ở độ cao 1740 mét (5.709 ft) và có lượng mưa trung bình hàng năm 760 milimét (30 in). Mùa đông tại vùng này lạnh, dù tuyết khá hiếm.
Tới phía bắc Johannesburg, độ cao giảm về hướng vách đứng Thảo nguyên cao, và chuyển về hướng Thảo nguyên cây bụi thấp hơn, một vùng pha trộn giữa những khu rừng khô và phong phú về động thực vật hoang dã. Phía đông Thảo nguyên cao, về hướng vách đứng phía đông, Thảo nguyên thấp trải dài về phía Ấn Độ Dương. Vùng này có nhiệt độ đặc biệt cao, và cũng là nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp cận nhiệt đới. Các dãy núi Barberton dải Greenstone tại thảo nguyên thấp là những dãy núi già nhất trên Trái đất, có niên đại từ 3.5 tỷ năm trước. Bằng chứng sớm nhất về cuộc sống (có niên đại 3.2 - 3.5 tỷ năm) đã được tìm thấy tại những dãy núi này.
Dãy núi cao Drakensberg, hình thành nên dốc đứng đông nam Thảo nguyên cao, là nơi có thể tổ chức môn trượt tuyết vào mùa đông. Nhiều người cho rằng địa điểm lạnh nhất Nam Phi là Sutherland ở phía tây Núi Roggeveld, nơi nhiệt độ vào giữa mùa đông có thể xuống tới −15 độ C (5 °F). Trên thực tế, nơi lạnh nhất là Buffelsfontein, tại quận Molteno thuộc Đông Cape. Buffelsfontein đã ghi nhận nhiệt độ −18.6 độ C (-1.5 °F). Vùng sâu trong nội địa có thời tiết nóng nhất: nhiệt độ 51.7 °C (125 °F) đã được ghi lại năm 1948 tại Bắc Cape Kalahari gần Upington.
Nam Phi cũng có một quần đảo cận Nam Cực nhỏ là Quần đảo Hoàng tử Edward, gồm Đảo Marion (290 km²/112 mi²) và Đảo Hoàng tử Edward (45 km²/17.3 mi²) (không nên nhầm với một tỉnh trùng tên của Canada).
Theo xếp hạng của Liên hiệp quốc, Nam Phi là quốc gia có mức thu nhập loại trung bình và sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên; tài chính, truyền thông và năng lượng rất phát triển, thị trường chứng khoán xếp hạng nằm trong tốp 20 của thế giới. Nam Phi có một cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ phân phối hàng hóa hiệu quả, tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, phân cách giàu nghèo đang gia tăng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Nam Phi, tính theo sức mua tương đương, đặt nước này vào vị trí một trong năm mươi nước giàu nhất thế giới
Theo nhiều phương diện, Nam Phi là một nước phát triển; tuy nhiên, sự phát triển này chủ yếu tập trung quanh bốn vùng là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và Pretoria/Johannesburg. Ngoài bốn trung tâm kinh tế đó, sự phát triển rất ít thấy và tình trạng nghèo khổ vẫn hiện diện dù đã có những nỗ lực của chính phủ. Tuy nhiên, các vùng đệm quan trọng gần đây đã có những bước phát triển nhanh chóng. Như các vùng: Vịnh Mossel tới Vịnh Plettenberg; vùng Rustenburg; vùng Nelspruit; Bloemfontein; Bờ biển Cape West; KZN North Coast.
Hố sâu thu nhập và một nền kinh tế đối ngẫu cho thấy Nam Phi là một nước phát triển. Nam Phi có một trong những tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới. Một thập kỷ tăng trưởng kinh tế liên tục đã giúp giảm tình trạng thất nghiệp, nhưng các vấn đề kinh tế vẫn còn đó. Các vấn đề khác gồm tội phạm, tham nhũng và HIV/AIDS.
Bắt đầu từ năm 2000, Tổng thống Thabo Mbeki đã tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách giảm bớt các hạn chế của luật lao động, đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá, và cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết của chính phủ. Các chính sách của ông gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các công đoàn. Nam Phi cũng là nước sản xuất và tiêu thụ năng lượng lớn nhất châu lục Châu Phi.
Đồng rand Nam Phi, đồng tiền tệ thị trường hoạt động nhất thế giới, đã gia nhập câu lạc bộ mười lăm đồng tiền tệ được ưa thích, hệ thống Thanh toán kết nối liên tục (CLS), nơi các giao dịch được giải quyết lập tức, làm giảm nguy cơ giao dịch xuyên múi giờ. Theo Bloomberg Currency Scorecard, đồng rand Nam Phi (ZAR) là đồng tiền tệ hoạt động tốt nhất trước đồng dollar Mỹ trong giai đoạn 2002 - 2005.
Sự biến đổi nhanh của đồng rand đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, với sự sụt giá mạnh của nó trong năm 2001, rơi xuống mức thấp kỷ lục R13.85 trên dollar Mỹ, làm dấy lên những lo ngại lạm phát, và buộc Ngân hàng Dự trữ Quốc gia phải tăng tỷ lệ lãi suất. Từ thời điểm đó đồng rand đã phục hồi, đạt mức R6.99 trên dollar Mỹ ở thời điểm tháng 1 năm 2007 trong khi chính sách của Ngân hàng Dự trữ Quốc gia Nam Phi về lạm phát với đã hoàn thành mục tiêu đưa lạm phát về mức kiểm soát được. Tuy nhiên, đồng rand càng mạnh càng gây nhiều sức ép lên những nhà xuất khẩu, và nhiều người hiện kêu gọi chính phủ can thiệp vào tỷ lệ trao đổi giúp giảm giá đồng rand.
Người tị nạn từ các quốc gia nghèo láng giềng cộng với dòng người nhập cư từ Cộng hòa Dân chủ Congo, Mozambique, Zimbabwe, Malawi và nhiều nước khác đang là một vấn đề với Nam Phi. Với tỷ lệ thất nghiệp cao trong cộng đồng người nghèo Nam Phi, tình trạng bài ngoại là một mối lo ngại rất hiện thực và nhiều người sinh tại Nam Phi cảm thấy bực bội với những người nhập cư được coi là nguyên nhân khiến nhiều người Nam Phi bị mất việc vì người nhập cư nhận đồng lương thấp hơn công dân Nam Phi, đặc biệt trong ngành công nghiệp xây dựng, du lịch, nông nghiệpdịch vụ trong nước. Những người nhập cư bất hợp pháp cũng tham gia tích cực vào thị trường chợ đen. Tuy nhiên, nhiều người nhập cư tới Nam Phi vẫn tiếp tục sống trong tình trạng nghèo khổ, và chính sách nhập cư của Nam Phi dần trở lên chặt chẽ từ năm 1994.
Theo cuộc điều tra dân số mới nhất năm 2001, tín đồ Thiên chúa giáo chiếm 79.7% dân số. Con số này gồm Thiên chúa giáo Zion 11.1%, Trào lưu chính thống (Charismatic) 8.2%, Cơ đốc giáo 7.1%, Hội giám lý 6.8%, Cải cách Hà Lan 6.7%, Giáo phái Anh 3.8%, và nhánh Thiên chúa giáo khác 36%. Đạo Hồi chiếm 1.5% dân số, 15.1% không theo tôn giáo nào, 2.3% khác và 1.4% không được xếp hạng.
Nhà thờ Bản xứ Nam Phi là những nhóm Thiên chúa giáo lớn nhất.Mọi người cho rằng nhiều người trong số những người tự cho là không theo tôn giáo nào có tham gia các tôn giáo bản xứ truyền thống. Nhiều người theo cả Thiên chúa giáo và các tôn giáo bản xứ truyền thống.
Hồi giáo tại nam Phi có thể xuất hiện từ trước thời thuộc địa, và không có liên quan với những thương nhân Ả RậpĐông Phi. Nhiều người Hồi giáo Nam Phi được miêu tả là người da màu, chủ yếu tập trung tại Tây Cape, gồm cả những người có tổ tiên là những nô lệ tới từ quần đảo Indonesia (Cape Malays). Những người khác được cho là người Ấn Độ, chủ yếu tại Kwazulu-Natal, gồm cả những người có tổ tiên là những thương nhân tới từ Nam Á; nhóm này còn gồm những người khác từ khắp nơi trên lục địa Châu Phi cũng như những người da trắng, da đen cải đạo.
Có thể cho rằng không chỉ có "một" nền văn hóa tại Nam Phi vì sự đa dạng sắc tộc của nó. Ngày nay, sự đa dạng thực phẩm từ nhiều nền văn hóa được nhiều người thưởng thức, đặc biệt là những khách du lịch muốn khám phá sự phong phú trong ẩm thực Nam Phi. Ngoài thực phẩm, âm nhạcnhảy múa cũng là đặc điểm nổi bật.
Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và sở hữu một món ăn đặc trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi là braai, hay thịt nước. Nam Phi cũng đã phát triển trở thành một quốc gia sản xuất rượu lớn, với một số vườn nho thuộc loại tốt tại các thung lũng quanh Stellenbosch, Franschoek, PaarlBarrydale.
Nam Phi sở hữu nhiều phong cách âm nhạc. Nhiều nhạc công da đen biểu diễn bằng tiếng Hà Lan Nam Phi hay tiếng Anh trong thời kỳ apartheid đã chuyển sang sử dụng các ngôn ngữ Châu Phi truyền thống, và phát triển một phong cách âm nhạc riêng biệt được gọi là Kwaito. Một người đáng chú ý là Brenda Fassie, bà đã trở nên nổi tiếng với bài hát "Weekend Special", biểu diễn bằng tiếng Anh. Nhiều nhạc công truyền thống nổi tiếng gồm Ladysmith Black Mambazo, còn Soweto String Quartet trình diễn nhạc cổ điển với hương vị Châu Phi. Các ca sĩ da trắng và da màu Nam Phi theo truyền thống thường có ảnh hưởng từ các phong cách âm nhạc Châu Âu gồm cả ban nhạc metal phương Tây như Seether. Âm nhạc sử dụng tiếng Hà Lan Nam Phi có nhiều kiểu, như hiện đại với Steve Hofmeyrpunk rock với ban nhạc Fokofpolisiekar. Các nghệ sĩ đa phong cách như Johnny Clegg và các ban nhạc Juluka, Savuka đã đạt nhiều thành công trong nước và tại nước ngoài.
Cộng đồng đa số người da đen trong nước với số lượng đông đảo tại các vùng nông thôn chủ yếu vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Tuy nhiên, chính trong những cộng đồng này, các truyền thống văn hóa đang tồn tại mạnh mẽ nhất; bởi những người da đen cũng đang trải quá quá trình đô thị hoátây Phương hoá ngày càng nhanh, nhiều nét văn hóa truyền thống đang mai một. Những người da đen sống tại đô thị thường sử dung tiếng Anh hay tiếng Hà Lan Nam Phi ngoài tiếng mẹ đẻ của họ. Có những nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn rất đáng chú ý những người sử dụng các ngôn ngữ Khoisan, tuy không phải là ngôn ngữ chính thức, nhưng cũng được xếp hạng là một trong tám ngôn ngữ không chính thức. Có các nhóm nhỏ khác sử dụng các ngôn ngữ đang gặp nguy hiểm, đa số chúng thuộc ngữ hệ Khoi-San, và không được chính thức ghi nhận; tuy nhiên, một số nhóm ngôn ngữ bên trong Nam Phi đang tìm cách phổ biến sự sử dụng ngôn ngữ đó giúp chúng tồn tại.
Phong cách sống của tầng lớp trung lưu, chủ yếu là thiểu số người da trắng nhưng số lượng người da đen, người da màu và người Ấn Độ thuộc tầng lớp này cũng đáng kể, tương tự nhau về nhiều phương diện với tầng lớp trung lưu tại Tây Âu, Bắc MỹAustralasia. Các thành viên tầng lớp trung lưu thường học tập và làm việc tại nước ngoài để có cơ hội tiếp cận sâu hơn với các thị trường thế giới.
Dù tình trạng phân biệt chủng tộc rất sâu sắc thời chế độ apartheid, người da màu thường có xu hướng tiếp cận văn hóa da trắng Nam Phi hơn là văn hóa da đen Nam Phi, đặc biệt là những người da màu nói tiếng Hà Lan Nam Phi, những người mà ngôn ngữ và đức tin tôn giáo của họ tương đồng hay đồng nhất với những người Nam Phi gốc Hà Lan. Những ngoại lệ là những người da màu và các dòng họ đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa apartheid và muốn được gọi là người da đen. Những trường hợp đó thường chỉ chiếm thiểu số.
người Châu Á, chủ yếu có nguồn gốc Ấn Độ, gìn giữ di sản văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của riêng họ, họ có thể là tín đồ Thiên chúa giáo, Hindu giáo hay Hồi giáo Sunni và nói tiếng Anh cùng các ngôn ngữ Ấn Độ như Hindi, Telugu, Tamil hay Gujarati. Đa số người Ấn Độ sống theo phong cách tương tự người da trắng. Những người Ấn Độ đầu tiên tới Nam Phi trên con tàu Truro nổi tiếng với tư cách nhân công giao kèo tại Natal để làm việc trên những cánh đồng mía. Có một cộng đồng người Trung Quốc nhỏ tại Nam Phi, dù số lượng của họ đã tăng thêm với số người nhập cư từ Trung Hoa Dân Quốc.
Nam Phi cũng có ảnh hưởng khá lớn trên phong trào Hướng đạo sinh, nhiều truyền thống và lễ hội Hướng đạo sinh xuất phát từ những trải nghiệm của Robert Baden-Powell (người thành lập Hướng đạo sinh) trong thời gian ông sống tại Nam Phi với tư cách sĩ quan quân sự trong thập niên 1890. Hiệp hội Hướng đạo sinh nam Phi là một trong những tổ chức thanh niên đầu tiên mở cửa chấp nhận thành viên từ mọi sắc tộc tại Nam Phi. Sự việc này xảy ra ngày 2 tháng 7 năm 1977 tại một hội nghị được gọi là Quo Vadis.
Nam Phi có mười một ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hà Lan Nam Phi, tiếng Anh, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swati, Tsonga, Tswana, Venda, XhosaZulu. Về số lượng nước này chỉ đứng sau Ấn Độ. Tuy trên lý thuyết các ngôn ngữ đều tương đương nhau, một số ngôn ngữ có số người sử dụng đông hơn.
Theo cuộc điều tra dân số quốc gia năm 1996, ba ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất tại gia đình là Zulu (9.2 triệu), Xhosa (7.2 triệu) và tiếng Hà Lan Nam Phi (5.8 triệu). Ba ngôn ngữ được dùng tại gia đình như ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh (2.2 triệu), tiếng Hà Lan Nam Phi (1.1 triệu) và Zulu (0.5 triệu). Bốn ngôn ngữ được dùng nhiều nhất tại gia đình là Zulu (9.8 triệu), Xhosa (7.5 triệu), tiếng Hà Lan Nam Phi (6.9 triệu) và tiếng Anh (5.7 triệu). Cuộc điều tra dân số năm 1996 không lấy thông tin về các ngôn ngữ được sử dụng bên ngoài gia đình.
mười một tên chính thức để gọi Nam Phi, mỗi tên theo một ngôn ngữ chính thức quốc gia.
Nước này cũng công nhận tám ngôn ngữ không chính thức: Fanagalo, Khoe, Lobedu, Nama, Northern Ndebele, Phuthi, SanNgôn ngữ Ký hiệu Nam Phi. Những ngôn ngữ không chính thức này có thể được sử dụng chính thức trong một số thời điểm ở một số vùng hạn chế nơi đã được xác nhận rằng chúng chiếm ưu thế. Tuy thế, số dân sử dụng ngôn ngữ này chưa đủ lớn để được công nhận là ngôn ngữ chính thức quốc gia.
Nhiều trong số "ngôn ngữ không chính thức" của người SanKhoikhoi chứa những thổ ngữ vùng kéo dài tới tận Namibia và Botswana, và nước khác. Những sắc tộc đó, về mặt thể chất có khác biệt với người Châu Phi, có nền văn hóa riêng dựa trên các cơ cấu xã hội săn bắn hái lượm. Họ sống khá cách biệt, và nhiều ngôn ngữ đang gặp nguy cơ tuyệt chủng.
Nhiều người da trắng Nam Phi cũng sử dụng các ngôn ngữ Châu Âu khác, như tiếng Bồ Đào Nha (cũng được người da đen Angola và Mozambic sử dụng), tiếng Đức, và tiếng Hy Lạp, tuy nhiều người Châu ÁẤn Độ tại Nam Phi sử dụng các ngôn ngữ Nam Á, như Telugu, Hindi, GujaratiTamil.
Nam Phi là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lục địa Châu Phi. Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland, và Lesotho, một lãnh thổ ngoài mẫu quốc bị lãnh thổ Nam Phi bao quanh. Nam Phi là thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh.
Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở Châu Phi, kết quả của quá trình nhập cư sớm từ Châu Âu và tầm quan trọng chiến lực của Con đường Biển Cape. Những người nhập cư Châu Âu đã bắt đầu tới đây ngay sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập một điểm đồn trú (sau này sẽ trở thành) Cape Town năm 1652. Việc đóng cửa Kênh đào Suez trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày đã cho thấy tầm quan trong của nó. Nước này có cơ sở hạ tầng khá phát triển giúp trữ lượng tài nguyên khoáng sản phong phú và có giá trị cao tiếp cận tới thị trường phương Tây, đặc biệt trong suốt thế kỷ mười chín, khi cuộc cạnh tranh diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ thời Chiến tranh lạnh. Nam Phi là quốc gia đa sắc tộc, với các cộng đồng da trắng, Ấn Độ, và người lai lớn nhất tại Châu Phi. Người da đen Nam Phi, nói chín ngôn ngữ được công nhận chính thức và nhiều thổ ngữ khác, chiếm gần 80% dân số.
Sự xung đột giữa thiểu số da trắng và đa số da đen đóng một vai trò quan trọng trong lịch sửchính trị đất nước, lên cực đỉnh thành chế độ Apartheid, được Đảng Quốc gia Nam Phi ghi thành hiến pháp năm 1948 (dù sự phân biệt đã tồn tại từ trước đó). Chế độ Apartheid bắt đầu bị Đảng Quốc gia huỷ bỏ hay bãi bỏ năm 1990 sau một cuộc xung đột kéo dài và thỉnh thoảng đầy tính bạo lực (gồm cả những biện pháp trừng phạt kinh tế từ cộng đồng thế giới) của cộng đồng đa số da đen cũng như nhiều người da trắng, da màu và người Ấn Độ tại Nam Phi.
Hai học thuyết triết học bắt nguồn từ Nam Phi: ubuntu (niềm tin vào một sự liên kết giữa toàn thể nhân loại); và quan điểm “phản kháng bất bạo động” (satyagraha) của Gandhi, đã được phát triển khi ông sống tại Nam Phi.
Những cuộc bầu cử thường xuyên đã được tổ chức trong gần một thế kỷ, tuy nhiên, đa số người Nam Phi da đen vẫn không có quyền bỏ phiếu cho tới tận năm 1994. Kinh tế Nam Phi là nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất lục địa, với cơ sở hạ tầng hiện đại và rộng khắp đất nước. Nam Phi đã là nước đăng cai tổ chức và giành chiến thắng giải Cúp các Quốc gia Châu Phi 1996. Nam Phi cũng thường được gọi là "Quốc gia Cầu vồng", một thuật ngữ do Tổng giám mục Desmond Tutu đưa ra và đã được Tổng thống Nam Phi khi ấy là Nelson Mandela chấp nhận. Tổng thống Mandela đã sử dụng thuật ngữ "Quốc gia Cầu vồng" như một ẩn dụ để miêu tả sự đa dạng văn hoá mới phát triển sau khi tư tưởng phân biệt chủng tộc aparthied bị bãi bỏ. Các chính sách xã hội tiến bộ của nước này khá hiếm thấy tại Châu Phi. Tới năm 2007, nước này đã gia nhập cùng với Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, và Canada trở thành nhóm quốc gia cho phép hôn nhân đồng giới. Nam Phi sẽ là quốc gia tổ chức FIFA World Cup 2010. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức tại Châu Phi. Nam Phi cũng sẽ là nước tổ chức Giải vô địch 20 Quốc gia Thế giới lần đầu tiên được tổ chức tháng 9 năm 2007.
Cộng Hòa Nam Phi (Republic of South Africa/Republik Südafrika, là quốc gia đầu tiên của lục địa Phi Châu tổ chức giải Túc Cầu Thế Giới (World Cup) Hàng tỷ người trên thế giới đã theo dõi ngày khai mạc 11.6.2010 tại sân Soccer chứa tới 94,700 khán giả, kinh phí hơn 440 triệu USD,(là nơi cựu tổng thống Nelson Mandela đọc bài diễn văn đầu tiên ở Johannesburg sau khi ra tù) với 32 đội tuyển quốc gia từ các châu lục về tham dự. Các đội tuyển được chia thành 8 bảng A-B-C-D-E-F-G-H, các đội tranh tài, thể hiện tinh thần quốc gia, với hy vọng được vào chung kết đoạt cúp vàng “Jules Rimet” mang lại niềm tự hào cho dân tộc.
WORLD CUP 2010 sôi động làm thế giới chú ý đến quốc gia Nam Phi với những cảnh đẹp tráng lệ, của hệ thống lưu thông, hải cảng, phi trường, nhà ga, và 10 sân vận động tân tiến quốc tế.
Lịch sử Nam Phi
Nam Phi là quốc gia nằm ở phía nam lục điạ Phi Châu, là thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung Anh (The Commonwealth of Nations). Nam Phi là một trong những nước giàu nhất trong 54 quốc gia ở Phi Châu (Africa/Afrika)[1]. nhiều bộ lạc da đen ngôn ngữ khác nhau, bên cạnh còn những “sắc tộc” khác gồm người da trắng, người Á Châu (Ấn Ðộ), người lai được gọi là “da màu.”. Cách đây hơn ba thế kỷ, người Hòa Lan, Ðức, và Anh Quốc tới đây khai khẩn thuộc địa, còn là một nước nghèo hèn hoang dã dù khắp đất nước đầy mỏ vàng nhưng người Nam Phi không nhận thấy và không đủ văn minh để khai thác!
Lịch sử Nam Phi khác biệt với các quốc gia ở Phi Châu, do ảnh hưởng văn minh Âu Châu và tầm quan trọng chiến lược về đường biển Cap, các tàu từ Âu Châu thường ghé đến Cap Town là điểm dừng chân trên con đường tới Australia và Ấn Độ. Bác sĩ Jan Van Riebeeck[2] năm 1651 làm Giám đốc Công ty Đông Ấn Hòa Lan (NiederländischeOstindien-Kompanie/ Dutch East India Company) chỉ huy đoàn thám hiểm Nam Phi (82 đàn ông, 8 đàn bà và bà Maria de la Queillerie vợ của Van Riebeeck), đến Mũi Hy Vọng (Kap der Guten Hoffnung/ Cape of Good Hope) ngày 6 tháng 4 năm 1652. Người Hoà Lan thành lập một điểm đồn trú, phải đối đầu để chiến thắng với người bản xứ Boers/ Buren, sau này gọi là Afrikaners. Cty Đông Ấn Hòa Lan kinh doanh xây dựng phát triển trồng cây ăn trái, rau và cung cấp thực phẩm cho thương thuyền, đồng thời người Anh tới đây khai khẩn thuộc địa, dần dần mảnh đất này thuộc quyền Ðế Quốc Anh, vì tranh giành ảnh hưởng người Anh không muốn nơi nầy rơi vào tay người Pháp thời Napoleon Bonaparte. Vùng này được trả lại cho Hòa Lan năm 1803, nhưng ngay sau đó Công ty Đông Ấn Hòa Lan bị phá sản người Anh đã sáp nhập thuộc địa Cape năm 1806 (Kapkolonie) lập cảng Port Elizabeth. Người Anh tiếp tục các cuộc chiến tranh biên giới chống lại người bản xứ, đẩy biên giới phía đông lùi ra xa hơn thông qua một loạt những pháo đài được thiết lập dọc sông Fish và củng cố chúng bằng cách khuyến khích người Anh tới lập nghiệp. Từ năm 1836-1840 người Buren di chuyển lên phương bắc thành lập 2 xứ cộng hòa mới là Natal (phiá đông) và Oranje free (phía Tây) cảng Durban. Năm 1843 thực dân Anh chiếm Natal người Buren di chuyển lên miền đông bắc thành lập cộng hòa Transvaal thủ đô là Pretoria (Hình vẽ lại người Hòa Lan tới Nam Phi)
Vì áp lực của các phong trào bãi bỏ nô lệ[3] tại Anh, Nghị viện Anh lần đầu tiên năm 1833 yêu cầu ngừng công việc buôn bán nô lệ, phải xóa bỏ chế độ nô lệ tại tất cả các thuộc địa . Năm 1834 tại Nam Phi 39.000 người nô lệ được mua về từ Đông và Trung Phi đã được giải phóng. Đa số hậu duệ những người nô lệ do quan hệ hôn nhân với những người Hòa Lan, sau này được xếp hạng cùng với người Khoikhoi (aka Khoisan) thành người da màu Cape, ngòai ra có người Xhosa và các sắc tộc Nam Phi khác. Những người Ấn Độ đầu tiên tới Nam Phi trên con tàu Truro với tư cách công nhân tại Natal để làm việc trên những cánh đồng mía và một số người Tàu tha phương cầu thực.
Sự phát hiện Kim cương năm 1867 và vàng năm 1886, Đế quốc Anh đã thúc đẩy phát triển kinh tế và làn sóng nhập cư, làm tăng thêm tình trạng nô dịch hóa người bản xứ. Người Buren đã thành công trong việc ngăn chặn sự xâm lấn của người Anh trong cuộc chiến tranh Burenkrieg lần thứ I (1880-1881) với các chiến thuật chiến tranh du kích thích hợp với những điều kiện địa phương. Tuy nhiên, người Anh đã quay trở lại với số lượng quân đông hơn trong cuộc chiến tranh Burenkrieg lần thứ II (1899-1902) làm 26.500 người thiệt mạng. Người Anh đã chiến thắng, ngày 31.5.1902 ký Hiệp ước hoà bình “Freidensvertrag” xác định chủ quyền của Anh Quốc tại Nam Phi và chính phủ Anh chấp nhận trả khoản nợ chiến phí 3.000 000 Bảng anh cho các chính phủ người Nam Phi gốc Âu. Một trong những điều khoản chính của hiệp ước chấm dứt chiến tranh „Người da đen“ không được phép bầu cử, ngoại trừ tại thuộc địa Cape.
Chính trị
Trong hơn ba thế kỷ, người da trắng coi dân da đen như một giống người thấp kém, không được hưởng những quyền bình đẳng với họ. Người da trắng đã chính thức độc quyền cai trị với chế độ phân biệt chủng tộc. Năm 1910 các lãnh thổ tự trị Oranje Free, Transvaal và phần đất thuộc điạ Cape, Natal của Anh kết hợp nhất thành Liên Minh Nam Phi (Südafrika Union) nằm trong khối Liên Hiệp Anh. Năm 1934 Đảng Nam Phi và Đảng Quốc Gia hợp nhất để hình thành Đảng Thống Nhất tìm cách hòa giải giữa những người Nam Phi gốc Âu và những người „Da trắng“ nói tiếng Anh không thành công, các đảng đã bị chia rẽ. Năm 1939 Thế chiến II, Liên Minh Nam Phi gia nhập với tư cách là đồng minh của Anh Quốc nhưng chính sách còn kỳ thị phân biệt chủng tộc, cùng việc ban hành của Luật Đất đai Native (Native Land Act) năm 1913 dân da đen được sử dụng tổng diện tích là 7,5% và sau đó là 13% của Nam Phi. 87% còn lại họ không được quyền canh tác. Bởi vậy Đảng Quốc gia African National Congress (ANC) chống đối.
Năm 1948 số dân da trắng đã giúp cho cánh hữu của Đảng ANC trúng cử và nắm quyền lực, ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của những người Afrikaner, sau này sẽ được gọi chung là chế độ Apartheid. (hình lá phiếu đa đảng chọn nhân tài trong cuộc bầu cử )
Năm 1961 Liên Minh Nam Phi rút khỏi khối Liên Hiệp Anh và tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nam Phi, Đảng cầm quyền đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1976 tại Soweto hơn 500 người bị thiệt mạng cả thế giới phản đối chính sách đó, các cường quốc cùng nhau cấm vận Nam Phi nên nền kinh tế Nam Phi đến tình trạng kinh tế suy sụp khủng hoảng chính trị. Do phong trào đấu tranh của nhân dân trong và ngoài nước phát triển mạnh. Chính quyền Nam Phi buộc phải ban hành 1 số chính sách để nới rộng quyền dân chủ. Hiến pháp năm 1984, Quốc hội được chia làm ba viện tương đương nhau là House of Assembly đại diện cho người da trắng, House of Representatives do người da màu bầu ra và House of Delegates do những người gốc châu Á bầu đại diện cho họ. Cộng đồng đa số da đen vẫn bị tước quyền bầu cử.
Ngày 02.02. 1990 Frederick Willen de Klerk[4] của đảng Quốc gia lên làm tổng thống thay thủ tướng Louis Botha. Ông đã cải cách bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và trả tự do cho những tù nhân da màu, trong số đó có Nelson Mandela[5] đã bị kết án tù chung thân tại đảo Robben từ năm 1963 cáo buộc hành động bạo lực vũ trang.
Ngày 11.02.1990 Mandela được trả tự do, ra tù Mandela chủ trương từ bỏ bạo động để tiến tới một nền dân chủ hài hòa đa sắc tộc. Năm 1994 trong một cuộc trưng cầu dân ý dành riêng cho người da trắng thống trị, hai phần ba đã bỏ phiếu đồng ý bãi bỏ chế độ Apartheid. Người da đen đủ tư cách đi bỏ phiếu khoảng 19,5 triệu người trong tổng số 21,7 triệu cử tri, cuộc bỏ phiếu đầu tiên trong lịch sử là ngày 27.4.1994 tại Nam Phi, và phong trào ANC đại thắng. Hai năm sau Quốc Hội đã ban hành một bản hiến pháp mới, lúc đó có thể coi là một Cộng Hòa Nam Phi được khai sinh và chọn ngày Quốc khánh 24/9. Bản hiến pháp Nam Phi có những quyền tự do và bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội được công nhận và thể hiện trong luật pháp. Hiến pháp cấm mọi chủ trương phân biệt chủng tộc, bảo đảm quyền lợi của người da trắng, người Châu Á và da màu. Nam Phi đã sống theo tinh thần bản hiến pháp mới, tình trạng hài hoà trong cuộc sống Nam Phi đạt được là nhờ giới lãnh đạo phong trào ANC, đặc biệt là công của tổng thống Nelson Mandela, thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc, được cả thế giới ngưỡng mộ, ông giữ đúng chủ trương không kỳ thị, không thù hận người da trắng. Ông bảo vệ hệ thống hành chánh và nền tư pháp độc lập mà người da trắng đã thiết lập, sử dụng những người da trắng theo khả năng của họ. Nelson Mandela làm tổng thống nhiệm kỳ (1994-1999) không tham quyền cố vị và từ chối không tái ứng cử. Từ 16 năm nay bốn vị tổng thống đều thuộc đảng ANC. Họ đều không có khuynh hướng độc tài, các chính sách lớn của quốc gia thường được tham khảo với các nhà chính trị .
Nam Phi có một hệ thống lưỡng viện gồm: chín mươi thành viên của Thượng viện và 400 thành viên của Hạ Viện. Các thành viên hạ viện do dân bầu, một nửa số thành viên được bầu từ các danh sách quốc gia và một nửa được bầu từ các danh sách tỉnh. Mười thành viên được bầu để đại diện mỗi tỉnh trong Hội đồng Tỉnh Quốc gia, không cần biết số dân trong tỉnh. Các cuộc bầu cử cho cả hai viện được tổ chức mỗi năm năm. Chính phủ được hạ viện thành lập và lãnh đạo đảng đa số trong Quốc hội là Tổng thống (cựu TT Nelson Mandela và cháu gái 13 tuổi Zenani Mandela mặc áo xanh, cháu bị tai nạn mất trước ngày 11.6.2010)
Điạ lý và dân số
Nam Phi có diện tích: 1.219.090 km ² (hạng 24 trên thế giới ), trong đó 7% rừng và cây bụi, 11% đất canh tác, 67% đồng cỏ và đồng cỏ, mở rộng theo hướng Đông tây 1.700 km, Tây bắc 1.400 km.
Biên giới: 4.750 km với các quốc gia láng giềng: Botswana 1.840 km, Lesotho 909 km, Mozambique 491 km, Namibia 855 km, Swaziland 430 km, Zimbabwe 225 km; bờ biển dài 2.798 km
Thủ đô: Pretoria; Tiền tệ 1 Rand =100 cent; 1 Rand = 0,108179972 Euro
Các quần đảo cận Nam Cực là quần đảo: Marion (290 km²/112 m²) và đảo Hoàng tử Edward (45 km²/17.3 m²)
Dân s 47,6 Million, da đen 78% (Bantu) da trắng (10%), da ngâm đen (9% Mischilingen), người Á Châu (2,5%). Mật độ trung bình 39 người/ km2
Tôn giáo 80% Thiên Chúa Giáo[6], Hindu, dân tộc thiểu số của người Hồi giáo
Dân số tại các đô thị lớn như: Johannesburg 3.225.800, Cape Town 2.893.200, Durban 3.090.100, Pretoria 1.986.000 & Port Elizabeth 1.005.800
11 ngôn ngữ chính thức (bao gồm cả tiếng Afrikaans, tiếng Anh, Nordsotho, Südsotho, Swati, Ndebele, Setswana, Tsonga, Venda, xhosa, Zulu,)

Kinh tế
Nam Phi đứng hàng thứ 24 về kinh tế thế giới, là thành viên của nhóm G20[7] gồm 20 quốc gia kinh tế cao, với lợi tức trung bình 10.000 USD một năm cho mỗi người dân. Nhưng có tới 40% dân chúng sống với lợi tức dưới 2 USD một ngày. Ða số là những người da đen sống ở các vùng thôn quê, ở một xứ mà chỉ có 12% đất đai trồng trọt được. Với tình trạng bất công xã hội như vậy, nạn ma túy, trộm cắp và tội phạm lên cao vì một số người nhập cư mới từ các vùng nghèo ở Phi Châu. Nam Phi là một nước phát triển; tuy nhiên sự phát triển này tập trung quanh bốn vùng là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và Pretoria/Johannesburg. Ngoài bốn trung tâm kinh tế đó, sự phát triển các vùng xa còn tình trạng nghèo khổ vẫn chưa có những nỗ lực giúp đỡ của chính phủ. Tuy nhiên, các vùng đệm quan trọng gần đây đã có những bước phát triển nhanh chóng. Như các vùng: Vịnh Mossel tới vịnh Plettenberg; vùng Rustenburg; Nelspruit; Bloemfontein; Bờ biển Cape West; North Coast. Các hãng xe lớn như: Daimler, BMW, Wolkwagen đều có chi nhánh sản xuất xe, hàng năm có 7 triệu du khách, ảnh hưởng suy thoái kinh tế, tài chánh thế giới nên Nam Phi bị 23% thất nghiệp(hình các hoa hậu thế giới với nông dân Nam Phi)
Giáo dục
Nam Phi được xem là quốc gia đầu tư cho giáo dục nhiều nhất so với các nước ở Phi Châu theo tiêu chuẩn châu Âu do chịu ảnh hưởng của nền giáo dục này từ giáo trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập theo tiêu chuẩn quốc tế giảng dạy bằng anh ngữ. Chính phủ Nam Phi dành từ 20-25% ngân sách cho giáo dục hàng năm nên mức học phí mà sinh viên đóng rất thấp (từ 1.000 - 2.000 USD/năm). Ở một số trường sinh viên nào sau 6 tháng học mà không đạt lượng kiến thức chuẩn thì còn được yêu cầu học lại khóa học đó miễn phí. Hơn 21.000 trường phổ thông, 21 trường đại học lớn và các trường cao đẳng chuyên nghiệp, chỉ có một đại học Cape Town được xếp hạng 200 đại học tốt nhất thế giới. 800.000 sinh viên theo học, tuy nhiên cũng chỉ có khoảng một nửa hoàn thành chương trình đại học. Một số người bi quan cho rằng giáo dục Nam Phi không cung cấp được chuyên viên kỷ thuật có khả năng đáp ứng cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của đất nước. Ngoài ra có 50.000 sinh viên du học đến Nam Phi phần lớn là sinh viên của các nước Châu Phi cũng có nhiều sinh viên Châu Âu, Châu Á. Hiện nay kết qủa 39% học sinh da đen vượt qua kỳ thi so với 98% số học sinh da trắng; 28% học sinh da trắng được điểm giỏi, trong khi chỉ có 2% học sinh da đen. Trình trạng mù chữ đàn ông 14% và đàn bà 15,5%.
Năm 1960 Tại Nam Phi đã thành công trong việc giải phẩu thay tim ở bệnh viện Kapstäter, nhưng hiện nay vấn đề y tế đáng lo ngại vì bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS.
Âm nhạc
Nền âm nhạc Nam Phi ảnh hưởng đa văn hoá, mỗi bộ lạc có nghi thức riêng, truyền thống và ngôn ngữ của nó, nhưng vẫn có một số điểm tương đồng cùng một ngôn ngữ âm nhạc: Pop, Jazz, Rock, Jazz Acid, Reggae, Rap, các vũ điệu là những hợp tấu hỗn hợp âm nhạc Tây phương. Nhiều dụng cụ nhạc, đờn, loại trống một mặt.., nhưng loại kèn Vuvuzela các vận động viên thổi trong các trận đấu đã làm cho chúng ta nhức đầu, như tiếng ồn của đàn ong vỡ tổ…
Nhạc sĩ nỗi tiếng Abdullah Ibrahim.(weltbekannte Jazz-Musiker) Ibrahim cho rằng âm nhạc Nam Phi không chỉ giải trí mà còn là một người kể chuyện, chữa bệnh có hiệu lực tạo ra bản sắc, tự tin và có thể chữa lành vết thương. Để truyền tải những cảm giác của thế hệ trẻ, Ibrahim đã nhận ra giấc mơ thành lập một học viện âm nhạc ở Cape Town và Johannesburg để phát huy tài năng của Nam Phi. Các dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp lâu đời nhất ở Nam Phi, thành lập ở Cape Town. Nhìn chung ca sĩ cả nhạc sĩ người Nam Phi trong và ngoài nước đều thành công vẽ vang. Đầu năm 1998 nhà sản xuất kiêm soạn nhạc Nam Phi Cedric Samson đã được đề cử cho giải Grammy cho ca khúc hay nhất được viết cho phim truyền hình
Văn chương:
Những nhà văn nỗi tiếng: Sir Percy, Fitz Patrick, Olive Schreiner, Nadine Gordiner, Mzwkhe Mbuli & John M. Coetzee, phim chuyện tình „ Lisa và Tshepo“ Eine Liebesgeschichte tác giả vừa là đạo diễn Rrika Runge
Khoáng sản
Nam Phí cung cấp 16 % khoáng sản trên thế giới: vàng, kim cương, crom, than, bạch kim, quặng sắt, mangan, vanadi, antimon, khoáng, đá vôi, khoáng huỳnh thạch, chì, kẽm, uranium, đồng, nickel, thiếc, rutil, cao lanh, Zirconi, bạc, phốt pho, thạch cao, Mica, muối (vorhandene Rohstoffe Gold, Diamanten, Chrom, Kohle, Platin, Eisenerz, Mangan, Vanadium, Antimon, Vermiculit, Kalkstein, Asbest, Flußspat, Blei, Zink, Uran, Kupfer, Nickel, Zinn, Rutil, Kaolin, Zirkon, Silber, Phosphat, Gips, Glimmer, Salz. (Nam Phi cung cấp nhiều nhất thế giới 3 loại: platinum, vàng, crom).
Phụ tùng ô tô, nhà máy lọc dầu khí, chế biến kim loại, máy móc, sản phẩm cao su, dệt may, sắt thép, hóa chất, phân bón, chế biến thực phẩm, giấy và các sản phẩm giấy
Nông nghiệp
Nam Phi sản xuất rượu lớn thứ tám thế giới, và thứ mười một về hạt hướng dương, các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, các mặt hàng có giá trị xuất cảng gồm: nho, đường, chanh, bông, thuốc lá và các loại hoa quả. Loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất tại Nam Phi là hạt bắp, 9 triệu tấn được chế tạo, và 7.4 tấn được tiêu thụ. Gia súc sản xuất ra 85% tất cả các loại thịt là bò, dê và cừu
nuôi 29,1 triệu con cừu, 13,7 triệu con bò (sữa và thịt) 119 triệu con gà. Nhập cảng lương thực, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị công nghiệp.
Thú rừng
Nam Phi có loài động vật to lớn bao gồm: Sư tử, báo hoa mai, tê giác, voi, hà mã, hươu cao cổ, linh dương, đà điểu và linh cẩu. Có tám khu vực được bảo vệ, bao gồm nổi tiếng quốc gia Kruger Park và Addo Elephant National Park, gần Port Elizabeth trên bờ biển phía nam. Nhiều động vật trước nguy cơ bị diệt chủng nên thế giới giúp đỡ để bảo vệ các động vật hoang dã Nam Phi được tồn tại.
Khí Hậu
Bình nguyên Châu Phi thường rất nóng vì có nhiều sa mạc rộng như Sahara[8], Kalahari, Libyan… nên đa số các quốc gia Châu Phi oi bức, nhưng vùng gần cực nam thì lạnh hơn. Nam Phi mùa đông từ tháng 4 đến tháng 8 cũng là nước lạnh nhất Châu phi. Nam Phi có khí hậu nói chung ôn hoà nhờ một phần được bao quanh bởi Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương ở ba phía, nhờ vị trí nằm tại nam bán cầu thời tiết dịu hơn. Ở phía tây núi Roggeveld nhiệt độ giữa mùa đông có thể xuống -15 °C. Trên thực tế nơi lạnh nhất là Buffelsfontein tại quận Molteno thuộc Đông Cape. Buffelsfontein nhiệt độ -18.6°C. Vùng sâu trong nội địa thời tiết nóng nhất vào mùa hè: nhiệt độ 51.7 °C Nội địa Nam Phi là một vùng cao nguyên đất sét, bụi rậm mênh mông bằng phẳng nhưng dân cư thưa thớt, khí hậu khô hơn về hướng tây bắc dọc theo sa mạc Namib. Bờ biển phía đông là vùng đất với cây cối tươi tốt, nhiều nước theo khí hậu nhiệt đới. Cực tây nam khí hậu giống khí hậu Điạ Trung Hải mùa đông ẩm và mùa hè khô. Nam Phi có hơn 20.000 loài cây cỏ khác nhau, hay khoảng 10% tất cả các loài thực vật được biết trên thế giới.
Những thập niên qua thế giới biết nhiều về Nam Phi do hoạt động của Tổng Thống đầu tiên Nelson Mandela với nền dân chủ pháp trị. Cộng Hoà Nam Phi dành độc lập từ bỏ chế độ kỳ thị màu da không còn nặng nề như những thế kỷ trước. World cup 2010 càng làm cho nhiều người tìm hiểu thêm về đất nước và con người Nam Phi. Chúng ta liên tưởng đến người Phi Châu (Algeria…) đánh thuê cho thực dân Pháp đã đốt nhà, hãm hiếp, bắn phá làng mạc Việt Nam không nhân tính… là xứ khô cằn, sỏi đá nhiều sa mạc và nơi của những người bị bắt bán làm nô lệ từ thế kỷ thứ 16, đời sống lạc hậu và thiên tai dịch bệnh triền miên. Ngày nay dân Phi Châu họ đang vùng lên qua giải túc cầu thế giới. Cộng Hòa Nam Phi là Quốc gia nhiều tài nguyên, thể chế chính trị thay đổi tiến bộ, từ 1994 được tự do bầu cử, tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ, đa đảng đã đưa đất nước Nam Phi đến thịnh vượng phú cường. Nhìn về đất nước và con người Nam Phi là một bài học giá trị cho những quốc gia còn độc tài, chậm tiến… trong đó có Việt Nam.
Cape Town and Table Mountain viewed from Bloubergstrand across Table Bay.
Cape Town & Table MountainNgày 1: Đến phi trường CAPE TOWN - thành phố du lịch quốc tế trên thế giới.
Hướng dẫn viên địa phương ra đón đoàn chúng tôi và đưa đoàn tham quan nông trại nuôi đà điểu/ Ostrich tại bờ phía Tây
(Westcoast Ostrich Show Ranch) gần bờ biển, nhìn thấy dãy núi Durbanville, dãy núi Table Mountain, dãy núi Hottentots Holland Mountains, do gia đình Kanigowski(gốc Dutch) làm chủ (nay là Gavin và con trai Pawell điều hành). Đây là điểm tham quan đầu tiên của du lịch Nam Phi dành cho du khách quốc tế xem "kỹ nghệ" nuôi đà điểu.
12:00,chúng tôi ăn trưa tại nhà hàng Tong Lok.
Sau đó, 13:00,
chúng tôi khởi hành tham quan thành phố Cape Town với điểm du lịch nổi tiếng Table Mountain. Chúng tôi đi xe cáp(cable car) lên đỉnh Bàn, tản bộ trên mặt bằng phẳng lặng của đỉnh núi như chính tên gọi của nó. Chúng tôi tự do du ngoạn, ngắm nhìn từng góc độ của thành phố của thành phố hiền hòa trong lòng vịnh Table Bay. Chúng tôi còn được dịp ngắm nhìn Thỏ Đá riêng có của Nam Phi và Hoa Vua Protea nổi tiếng trên đỉnh núi. Nơi đây còn lưu lại cho chúng tôi những hình ảnh đẹp với đồi Signal, đỉnh Ác Quỷ, những kỷ niệm sảng khoái khi vừa ngồi bên tách café trên đỉnh núi, vừa ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên ban tặng ở thành phố Cape Town.
15:00,
chúng tôi tiếp tục hành trình tham quan thành phố Cape Town: các khu công viên, khu thương mại trung tâm thành phố, Khu Bo - Kaap và bến cảng nổi tiếng V&A Waterfrony - nơi chúng tôi được dịp mua sắm thỏa thích các đồ hiệu nổi tiếng ..."made in China".
-18:00,
chúng tôi ăn tối tại nhà hàng Sea Palace.
-19:30,
chúng tôi nhận phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn Higc Eastern Boulevard CAPE TOWN(tiếng Afrikaan: Kaapstad, tiếng Xhosa: iKapa) là thành phố đông dân thứ nhì Nam Phi và đồng thời là một bộ phận của khu vực đại đô thị thành phố Cape Town.Image:South Africa-Table Mountain-Cable Car01.jpgCape Town là thủ phủ của tỉnh Tây Cape và đóng vai trò là thủ đô lập pháp của Nam Phi. Đây là nơi đặt trụ sở của tòa nhà quốc hội Nam Phi cùng nhiều cơ quan chính phủ quan trọng khác. Thành phố Cape Town nổi tiếng với cảng biển lớn nằm bên bờ Đại Tây Dương, đóng một vai trò huyết mạch trong giao thông đường biển quốc tế và những cảnh quan tự nhiên tươi đẹp như Vương quốc thực vật Cape, núi Cái Bàn (Table Mountain) và mũi đất Cape vươn dài ra biển. Đây là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại đất nước Nam Phi.
Image:CapeTown-InternationalTerminal1.jpg Đầu tiên, Cape Town được chọn để trở thành một điểm hậu cần cho những con tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan đến Đông Phi, Ấn ĐộTrung Đông. Jan van Riebeeck, một người Hà Lan đã đến Cape Town vào ngày 6 tháng 4 năm 1652 và thành lập điểm dân cư đầu tiên của người châu Âu tại Nam Phi. Thành phố này nhanh chóng phát triển và trở thành một trung tâm kinh tế và văn hóa tại miền nam châu Phi. Mãi cho đến khi những mỏ vàng được phát hiện dẫn đến sự thành lập Johannesburg, Cape Town đã trở thành thành phố đông dân cư nhất của đất nước Nam Phi.Image:RSA CT City Hall.jpg
Theo số liệu năm 2007, dân số của thành phố Cape Town là 3,5 triệu người. Do có diện tích lớn hơn các thành phố khác của Nam Phi nên mật độ dân số tại Cape Town tương đối thấp.
Image:CapeTownWaterfront flip666.jpg
Johannesburg thành phố đông dân nhất của tỉnh Gauteng và huy động vốn đầu tư cao nhất của Nam Phi. Thị xã Johannesburg là trung tâm của kinh doanh vàng và kim cương. Johannesburg được thành lập vào 1886. Vào thời điểm đó, các khoáng sản(vàng, kim cương...) đã được phát hiện gần Mount Witwatersrand. Nhờ vậy, các thị trấn đã phát triển nhanh chóng. Hôm nay, Johannesburg là một thành phố thương mại hiện đại, sầm uất. Trong thành phố, bạn sẽ tìm thấy nhiều nơi thú vị; nhất là thành phố Gold Reef - nơi khách du lịch kéo đến rất đông với các khách sạn, quầy bar, cửa hàng và rạp chiếu phim... Bạn có thể nhìn thấy những viên gạch đúc bằng vàng, hoặc đi thang máy xuống tham quan một mỏ vàng. Ngoài ra, sở thú trong thành phố cũng là một điểm tham quan nổi tiếng với khu vườn thực vật và các công viên Florence-Bloom và Melrose. Từ tòa nhà Carlton Panorama cao 202 m hay ngồi trong nhà hàng ở phần trên tháp truyền hình cao 131 m nhìn xuống thành phố, du khách có thể nhìn ngắm toàn cảnh đẹp của thành phố.
Johannesburg còn có hai tháp truyền hình và Thư viện ảnh nghệ thuật, Bảo tàng Châu Phi và viện bảo tàng Mandelovo, ở gần nhà của cựu TT Nelson Mandela. Phiá tây bắc của thành phố là the Cradle of humankind với nhiều di chỉ khảo cổ quan trọng liên quan đến sự phát triển của con người, như là Sterkfontein, Swartkrans, Kromdraai,thác Phophonyane, Vredefort Dome, UKhalamba / Drakensberg,hay Thác nước Tugela. Có khoảng 2000 người VN sống tại Nam Phi, chủ yếu là từ miền Bắc(Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An...) mở nhà hàng hay buôn bán, đông nhất là ở Johannesburg.
Ngày 2: CAPE PENINSULA
Ăn sáng tại khách sạn xong,
chúng tôi khởi hành trên tàu du thuyền Mauticat từ vịnh Hout tham quan đảo Seals of Duikers - nơi chúng tôi có thể chiêm ngưỡng và chụp hình với đàn Hải Cẩu sinh sống một cách hoang dã và tự do,...
Ăn trưa tại nhà hàng Fish Hoek Galley xong,
chúng tôi tiếp tục tham quan đảo Boulders Beach. Chúng tôi được dịp ngắm nhìn hàng đoàn chim cánh cụt Nam Phi nô đùa, phơi nắng và tỉa bộ cánh cho nhau... Sau đó, chúng tôi tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Mũi Hảo Vọng, chụp hình lưu niệm tại điểm cực Nam của Nam Phi:Cape Point. Chúng tôi đi xe tram lên đỉnh Cape Point - nơi chúng tôi có thể ngắm nhìn chỗ giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Ăn tối tại nhà hàng Mr. Chan
xong, chúng tôi trở về khách sạn tắm rửa rồi đi thử vận may tại Casino Taiwan City. Phải công nhận Tàu làm ăn khiếp thật, chổ nào cũng có họ, kinh doanh đủ ngành nghề; kể cả "xã hội đen" !http://www.dulichhe.com/data/gallery/upload/ngan%20nam%20thang%20long/muiHa%20Vong.jpg
Ngày 3: CAPE TOWN
Ăn sáng tại khách sạn xong,
chúng tôi khởi hành tham quan làng rượu vang đặc trưng Groot Constantia nổi tiếng tại Cape Town, cũng giống như Napa Valley.Chúng tôi trở lại ăn trưa tại nhà hàng Tong Lok và khởi hành quay về Cape Town.Chúng tôi trở lại ăn tối tại nhà hàng Taiwan City. Sau bữa tối, chúng tôi lại dạo phố Cape Town về đêm.http://www.southafrica.to/transport/Airports/O-R-Tambo-International/roads-leaving-Johannesburg-airport-LARGE.JPG
Ngày 4: CAPE TOWN - JOHANNESBURG - SUN CITY
Ăn sáng tại khách sạn
xong, chúng tôi tự do tham quan, mua sắm cho đến giờ ra sân bay, làm thủ tục đáp chuyến bay đi tham quan Johannesburg. Đến Johannesburg, xe và hướng dẫn viên địa phương đón đoàn. Chúng tôi tập trung tại khách sạn khởi hành cho chuyến đi khám phá vùng đất hoang dã của Nam Phi tại công viên Bảo tồn quốc gia Pilanesburg. Tận mắt chứng kiến cảnh sinh họat của các chủng loại thú hoang dã trong khu vực bảo tồn: Sơn Dương, Sư Tử, Tê Giác, Hươu cao cổ, Trâu Nam Phi, Báo, Voi.... Vừa ăn trưa tại nhà hàng Hoa Tong Lok xong, chúng tôi khởi hành tham quan thành phố Sun City - thành phố với các khu vui chơi tổng hợp: thử vận may tại các sòng bài, chụp hình khách sạn Palace 6 sao, thử cảm giác động đất tại thành phố Lost City....Chúng tôi ăn tối tại nhà hàng Cabanas và tự do nghỉ ngơi buổi tối.
Ngày 5: SUN CITY - ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - PRETORIA - JOHNNESBURG
Chúng tôi khởi hành tham quan thủ đô Pretoria: Quảng trường nhà thờ trung tâm, tòa thị chính, Unions Building.
Ăn trưa tại nhà hàng Wing Hin.
Chúng tôi khởi hành tham quan thành phố Johannesburg, tham quan xưởng sản xuất kim cương lớn nhất Nam Phi.Chúng tôi ăn tối tại nhà hàng Lai Lai rồi đi nhận phòng tại khách sạn Higc Milpark gần khu trung tâm, tắm rửa và nghỉ ngơi mới thấy tour này thật lãng phí tiền bạc & thời gian.http://www.africapoint.net/wp-content/uploads/2009/03/cape_town.jpg
Ngày 6: JOHANNESBURG - VIỆT NAM ( ăn sáng, ăn uống trên máy bay )
Chúng tôi tự do sinh họat cho đến giờ ra sân bay đáp chuyến bay trở về Việt Nam. Quý khác nghỉ ngơi trên máy bay.Máy bay hạ cánh tại sân bay Cape Town lúc 07h35 sáng, xe đón HDV địa phương đón khách tại sân bay và đưa về thành phố. Tham quan Trang trại đà điểu – West coast Ostrich Farm – cách Cape Town 20 phút xe chạy. Đoàn ăn trưa tại nhà hàng, thưởng thức món thịt đà điểu tại trang trại “West Coast Ostrich Farm”. Chiều đòan tiếp tục tới thăm quan Núi Bàn “ Table Mountain” – một thắng cảnh nổi tiếng của Cape Town, bao gồm vé đi xe cáp treo lên đỉnh núi nếu điều kiện thời tiết cho phép. Đoàn thăm quan thành phố Cape Town, Quảng trường Malay, tòa nhà Quốc Hội, các khu Vườn Công ty, nhà thờ Hồi giáo Bo – Kaap và chụp ảnh tại Đồi Signal. Ăn tối tại nhà hàng Sea Palace, nghỉ đêm tại khách sạn St. Georges Hotel 4* hoặc tương đương tại Cape Town.
http://www.anderson-online.co.uk/lions2009/pretoria1.jpgNgày 3: CAPE TOWN
Sau khi ăn sáng tại khách sạn xong, đoàn dạo quanh Bán đảo Cape, chiêm ngưỡng cảnh quan của Sea Point và tới Vịnh Hout. Đoàn đi tàu tới thăm Đảo Hải Cẩu, xem cách sinh hoạt thiên nhiên của các gia đình Hải cẩu. 09h30 tàu về tới bến, đoàn tự do mua sắm quà lưu niệm tại các cửa hàng dọc bờ biển. Quý khách tiếp tục chương trình Bãi biển Boulders để tìm hiểu cuộc sống của các chú chim cánh cụt. Đoàn ăn trưa tại nhà hàng Chinese. Chiều đi tàu lên thăm điểm Cực Cape Point. Sau đó đoàn dừng chụp ảnh tại Khu bảo tồn Mũi Hảo Vọng, điểm cực Nam Châu Phi – nơi Ấn Độ dương và Đại Tây Dương gặp nhau. Đoàn tự do mua sắm tại Canal Walk Complex. Ăn tối tại nhà hàng Mr Chan ‘Sliced abalone menu”, nghỉ đêm tại khách sạn Georges Hotel 4* hoặc tương đương tại Cape Town.
http://www.travel247.ie/images/cities/johannesburg-big.jpg
Ngày 4: CAPE TOWN /JOHANNESBURG
Sau khi ăn sáng tại khách sạn xong, xe đón đòan ra sân bay đáp chuyến bay di Johannesburg (BA 6406: 09h15-11h15). Xe và HDV địa phương đón quý khách tại sân bay đưa về thành phố. Đoàn ăn trưa tại nhà hàng, chiều tới thăm quan Di tích mỏ vàng trong khuôn viên khu giải trí Gold Reef city, cách Johannesburg 6 km. Đây là phần thu nhỏ của thành phố Johannesburg cách đây 100 năm. Quý khách sẽ được khám phá hầm mỏ vàng nguyên thủy để hiểu được cách sống và sinh hoạt của những người thợ đào vàng. Đoàn tiếp tục tới thăm quan Tòa Thị Chính, Thị trường giao dịch chứng khoán Johannesburg. Thăm quan xưởng chế tác Kim cương. 19h00 quý khách ăn tối tại nhà hàng Carnivore “Game meat menu”. Nghỉ đêm tại khách sạn Rosebank or Sunnyside Park 4* tại Johannesburg.

Ngày 5: JOHANNESBURG – PRETORIA – SUN CITY
Sau khi ăn sáng tại khách sạn xong, Xe khởi hành đi Pretoria – thủ đô hành chính của Nam Phi, thăm quan thành phố Pretoria gồm: Tòa nhà Liên bang – Union Building, Quảng trường nhà thờ, nơi có tượng Paul Kruger, Phố Đại sứ quán, tượng đài kỷ niệm Vootrekker. Đoàn ăn trưa tại nhà hàng, sau bưa trưa quý khách tiếp tục khởi hành đi Sun City, khu giải trí phức hợp lớn nhất Châu Phi. Quý khách nhận phòng khách sạn, chiều tự do thăm quan và khám phá Sun City, ăn tối tại nhà hàng Calabash, nghỉ đêm tại Khách sạn Main Hotel 4*tại Sun City.

Ngày 6: SUN CITY – ENTABENI GAME RESERVE
Sau khi ăn sáng tại khách sạn xong, xe đón đòan khởi hành đi Entabeni – Khu rừng hoang dã Entabeni Game Reserve. Đòan dùng bữa trưa tại Lodge, chiều đòan thăm ra vào hành trình khám phá Khu rừng hoang dã Entabeni. Ăn tối tại Lodge, nghỉ đêm tại Lakeside hoặc Ravineside Hotel.
http://www.safarinow.com/db/id/8365/8365t.jpgNgày 7: ENTABENI GAME RESERVE – JOHANNESBURG – SINGAPORE
Sau khi ăn sáng tại khách sạn xong, đòan làm thủ tục trả phòng, xe đưa đoàn rời Entabeni Game Reserve về sân bay Johannesburg đáp chuyến bay về Việt Nam, kết thúc chuyến du lịch Nam Phi.

No comments:

Post a Comment